Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On December 20, 2016
THƯ KIẾN NGHỊ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ****** Ninh Thuận, ngày 30/11/2016 THƯ KIẾN NGHỊV/v: Đề nghị thu hồi để xem xét lại những nội dung trong cuốn sách mang tên “ Văn hóa Sa Huỳnh với Đông Nam Á” của nhóm tác giả là cựu học sinh trường Trần Quốc Toản ở Quảng Ngãi bao gồm Nguyễn Văn Chừng, Dương Minh Chính, Lê Văn Công, Lê Sơn, Nguyễn Văn Thanh, Lê Quốc Ân, Nguyễn Quốc Chiến Kính gửi:- Bộ Thông tin và Truyền Thông- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch- Nhà xuất bản Hồng ĐứcChúng tôi những người đồng kí tên sau đây, là những con dân của dân tộc Chăm đang sinh sống và học tập ở trong và ngoài nước, là một trong những hậu duệ của vương quốc Champa cổ đã từng tồn tại ở dọc duyên hải Miền Trung và khu vực Tây Nguyên có niên đại được sử sách xác nhận bắt đầu từ năm 192 SCN, có biên giới được các nhà khoa học trong và ngoài nước xác định trải dài từ dãy núi Hoành Sơn thuộc tỉnh Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận phía Nam và bao gồm cả các tỉnh Tây Nguyên. Những chứng cứ khảo cổ học xuyên suốt ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên đã minh chứng cho những nhận định của các nhà nghiên cứu về sự hiện diện của Champa trong những vùng đất trên. Nhưng nhóm tác giả mà chúng tôi vừa nêu tên ở trên đã phủ nhận vai trò của lịch sử Champa với sự hình thành nên đất nước Việt Nam ngày hôm nay. Không những phủ nhận những sử liệu chứng minh Champa từng là chủ nhân của những vùng đất trên mà còn phủ nhận luôn những công lao đóng góp nghiên cứu to lớn của các nhà khoa học thế hệ trước, bao gồm những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Chúng tôi không biết chuyên môn của nhóm tác giả này là gì? Và, việc họ viết tác phẩm này với mục đích gì? Vấn đề này chúng tôi cần một câu trả lời từ nhóm tác giả cũng như nhà xuất bản. Tác phẩm không chỉ gây nên sự phẫn nộ trong giới trí thức Chăm và những người am hiểu về lịch sử Champa mà còn mang tính xuyên tạc và kích động thù hận giữa hai dân tộc Chăm –Việt. Đồng thời, đó còn là những hành động phi khoa học đã xúc phạm lịch sử, xúc phạm người Cham và các dân tộc khác kể cả người Kinh. Những luận điểm của nhóm tác giả đã bóp méo đi quá nhiều những sự thật lịch sử đã được thế giới công nhận. Đồng thời, tác phẩm “ Văn hóa Sa Huỳnh với Đông Nam Á” đã phạm quá nhiều lỗi căn bản của một tác phẩm khoa học. Từ bố cục trình bày, cách đặt vấn đề, đến phần phụ lục và tài liệu tham khảo đều không thể gọi là một công trình nghiên cứu khoa học. Chính Vì vậy, chúng tôi viết thư kiến nghị này trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền Thông và NXB Hồng Đức với hai đề nghị: 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Thông tin và Truyền Thông cần có văn bản để xem xét những điều chúng tôi đã nêu trong kiến nghị thư. 2. Nhà xuất bản Hồng Đức và nhóm tác giả cần đứng ra đính chính và xin lỗi về những luận điểm sai lệch trong cuốn sách và nếu cần thiết tổ chức một buổi nói chuyện phản biện với các trí thức Chăm. Những lỗi mà nhóm tác giả đã mắc phải trong “công trình” của họ sẽ được chúng tôi gửi đính kèm theo thư kiến nghị Trân trọng cảm ơn!P/S: XIN QUÝ VỊ KÝ TÊN ĐỂ CHÚNG TÔI KIẾN NGHỊ LÊN BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH CHO VIỆC THU HỒI SÁCH NÀY. Source" https://docs.google.com/forms/d/1In4qhv8RiNGigirjBkVDkExxu17X270GSB8-qCLIjIY/viewform?edit_requested=true    
0 Rating 792 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On January 24, 2016
  Chương 12 - CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC CHAMPA của cuốn sách "Bangsa Champa: Tìm về với một cội nguồn cách xa". Xin thưa cùng mikwa, Xin gởi mikwa Chương 12 này, có thể đọc thẳng trên FB hay tải chương này về với dạng PDF để dành đọc. Cuốn sách này có cả thảy 15 chương, và hiện nay dahlak đã ghép hết hình ảnh vào các trang giống như trong sách, nhưng còn đang tiếp tục tìm và ghi lại tất cả các chú thích (footnote) ở cuối trang. Chuyện này cũng sắp xong. Hiện nay dahlak đã làm tới Chương 13, nhưng sợ mikwa chờ lâu nên xin đăng lên từng chương cho mikwa đọc và đồng thời giúp chỉnh sửa chính tả dùm vì còn có nhiều chổ mà chử ở dạng Unicode bị biến dạng khi chuyển sang Microsoft Word. Dahlak ráng cố gắng tìm nhưng không thể thấy hết lổi, vậy nếu đọc thấy những chổ lổi đó, xin mikwa báo cho biết để sữa lại cho đúng. Đwa karun. Ysa Cosiem --------------------------------------- Chương 12 - CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC CHAMPA Xuất phát từ cội nguồn thời thượng cổ, và trong tương quan với các bangsa khác trên đời, chỉ có một Bangsa Champa duy nhứt. Tuy nhiên, trên quá trình tồn tại và phát triển, khi đạt trình độ và quy mô quốc gia dân tộc, cơ cấu bangsa được tổ chức theo một nề nếp nhứt định, tính đa dạng đã đưa đến sự hình thành các thành phần không nhứt thiết cùng gắn liền vào một chủng tộc, một giống dòng. Về mặt hình thức, các thành phần này có thể được gọi là các “sắc tộc” cùng hợp thành dân tộc gắn liền với quốc gia nói chung, và cũng có thể cùng được gọi ngang bằng nhau là “dân tộc” trong một quốc gia nhiều dân tộc. Ngoài ra, còn có các thực thể được gọi là “dân tộc” mà thật ra chỉ là những hư cấu dân tộc học. 1. THỂ CHẤT NHÂN LOẠI HỌC BANGSA CHAMPA Trong một phút bất chợt, được đọc trên đất Hoa kỳ một đoạn văn đầy chân tình của bác sĩ Trần văn Tích, một cây bút chuyên khảo kỳ cựu của tạp chí Bách Khoa Thời Đại tại Saigon trước năm 1975: Cuối đời Trần, ở cổ thành phủ Triệu Phong có thành Thuận Châu, tương đương với đất châu Ô của Chiêm Thành nhường cho nhà Trần. Như thế, đồng hương Quảng trị đã ra đời và lớn lên trên đất cũ của người Chàm; chắc không nhiều thì ít đều có mang những gen của Chế Mân, Chế Củ, Chế Bồng Nga. Qua những đợt di dân trong lịch sử, những đoàn người từ châu thổ các sông Hồng, sông Mã đã đến lập nghiệp ở Triệu Phong, Hải Lăng. Chắc phải có những chàng trai tứ chiến giang hồ từ phuơng Bắc tới gá nghĩa cùng các nàng Mỵ Ê thôn dã địa phương để trở thành viễn tổ của người viết bài này.(*)  Nhận xét kể trên của học giả Trần văn Tích nói lên hiện tượng giao lưu nhân chủng, một thực trạng không ai phủ nhận được là trong xã hội Việt Nam ngày nay, nhứt là tại các vùng nguyên là lãnh địa cũ của vương quốc Champa, một số người thực sự có mang dòng máu Champa trong người mặc dầu trong sanh hoạt thường ngày, không thấy có chỉ dấu bề ngoài nào chứng tỏ còn dính dấp đến người Champa ngày xưa nữa. Thực sự, đó là những người dân Champa mà tổ tiên đã không chịu rời bỏ quê nhà khi vùng đất, trong lịch sử, đã bị nhượng lại hoặc bị thôn tính để rồi theo thời gian, trải qua nhiều thế hệ, đã sống hòa đồng với người Việt định cư sau này. Người ta cũng liên tưởng đến những nghệ nhân Champa, trong lịch sử, đã được đưa sang Đại Việt qua nhiều đời khác nhau chắc phải có con cháu mang huyết thống của mình đang sống trong các cộng đồng xã hội người Việt ngày nay.  Tiêu biểu cho thành phần người gốc Chăm đang sống như người Việt này là vừa qua, một số người ở miền Trung Việt Nam, khi cho biết ngày xưa, cha ông thuộc các họ Ôn, Ma, Trà, Chế…... của dân tộc Champa, đã phải đổi thành họ Nguyễn, Trần, ... nhứt là dưới thời vua Minh Mạng, nguyên có một chánh sách Việt hóa quyết liệt đối với dân tộc Champa. Một vài người thuộc diện này đã gây không ít ngạc nhiên cho nhiều người không am tường, và bao nhiêu xúc động cho những ai có mang dòng máu Chăm trong người, khi ngỏ ý tha thiết muốn được quay về với cội nguồn Chăm thực sự của cha ông. Cụ thể nhứt, trong một bức thư trần tình nhận được, lên tiếng về một sự việc xảy ra trong cộng đồng người Chăm, một người tự giới thiệu là Chăm lai Việt “hãnh diện về văn hóa Chăm, và yêu con người Chăm”, hiện đang chuyên viết tiểu luận văn học, cho biết đang lập thủ tục hành chánh cần thiết xin nhà nước Việt Nam cho “nhập tộc Chăm”. Hỏi ra thì mới biết, tại Cọng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, người dân được xếp loại, chánh thức ghi trên giấy căn cước, thuộc thành phần dân tộc Kinh và các dân tộc khác, trong đó, có dân tộc Chăm, nên vị này vì ý thức và tha thiết với gốc nguồn, xin được “nhập tịch Chăm”. Trong các cộng đồng người Champa còn tồn tại đến ngày nay, cũng có một số người gốc Việt hoàn toàn, đã do một số hoàn cảnh cá biệt, nhứt là do hôn nhân hoặc điều kiện sanh sống, đã hội nhập vào xã hội người Chăm, đã và đang sống hoàn toàn như người Chăm tại các gia đình người Chăm. [H80. Một phụ nữ Việt lập gia đình với người Chăm] Trong bối cảnh kể trên, ngày nay, thật khó mà tìm được một mẫu người trong xã hội người Chăm còn tồn tại để nhận diện là người Chăm thuần túy, để xác định các đặc tính nhân chủng cần thiết. Hoàn cảnh chiến chinh và giao lưu với các dân tộc lân cận đã tạo nên những sắc thái nhân dạng phức hợp ngay tại các thôn ấp người Chăm còn sống tập trung và còn duy trì phần nào cuộc sống cổ truyền thể hiện qua cách ăn mặc và ngôn ngữ.  Dầu vậy, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng làm việc này. Cụ thể, sớm sủa nhứt, có thể kể công trình nghiên cứu khoa học đã được M.E. Farinaud ghi nhận cho thấy công thức máu của người Chăm rất gần gũi với người Rha-đê và người Bahnar, và khá gần gũi với người Sê-đăng cư ngụ tại vùng cao nguyên. Tính gần gũi trong công thức máu này cho người ta ý niệm sơ khởi về quan hệ ruột thịt giữa người Chăm và các sắc dân anh em sống trên vùng đất Cao nguyên Trung Phần. Trong thập niên 1950, hai bác sĩ Pháp Georges Olivier, tại Phan Rang, và Henri Chagnoux,(**) tại Phnom Penh (Cam bốt) đã thực hiện cuộc quan sát và thu thập các dữ kiện một cách có hệ thống để phân tích, sau khi lọai trừ một cách khoa học các yếu tố lai giống của các dân tộc có tiếp xúc hoặc hội nhập. Từ 165 mẫu người Chăm (92 ở Kampuchea và 73 tại Trung Việt), công trình nghiên cứu xác định một mẫu nhân chủng học của người Chăm thuộc chủng tộc Indonesian, khác biệt với các dân tộc khác của Đông Dương tức Việt, Khmer. Người Chăm có nước da sáng sủa của giống người nằm trong đường ranh giữa nước da ngâm ngâm và da vàng, mái tóc đen, dợn sóng (60,5%), có chứng hói đầu (38,2%) và chứng tóc bạc (6,5%), hình dạng mang các sắc nét thanh lịch, xác định sự pha lẫn các yếu tố nhân chủng Indonesian nguyên khởi đã chịu ảnh hưởng gốc Nam Ấn Độ, sau đo, lại hòa lẫn với sắc thái Mông Cổ. Chiều cao trung bình của người Chăm là 1,60m và có cùng công thức huyết rất gần gũi với người Ê-đê, người Bahnar, người Sedang ở Cao nguyên Trung Phần. Chỉ số sọ là 83,1, chỉ số xuyên qua gò má là 89,5, và chỉ số mặt trung bình là 87,4%. Điều đáng lưu ý là người Chăm còn sống ở mãnh đất cũ tại Trung Phần Việt Nam thân hình thoạt trông có vẽ nhỏ thó hơn người Chăm ly hương định cư ở trên đất Kampuchea, một số khá đông có quan hệ hôn nhân với người Mã Lai. Theo giới am hiểu, một công trình nghiên cứu khoa học về sọ người Chăm, dưới quyền điều khiển của cố giáo sư Trần Anh, trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn, cũng đã được tiến hành, đưa đến một số kết quả bước đầu, nhưng đã bị bỏ dang dở do biến cuộc năm1975. 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA DÂN TỘC CHAMPA (1) Chăm & Champa Các nhà nghiên cứu buổi đầu thời thuộc Pháp, nhứt là nhóm Trường Viễn Đông Bác Cổ, khi tìm hiểu Champa thường liên tưởng ngay đến, và giới hạn, thành phần người dân nước này chỉ có người Chàm mà sử sách Việt còn gọi là người Chiêm. Bản thân người Chàm xưa nay vẫn tự gọi mình là người Chăm chớ không phải "Chàm" hoặc "Chiêm" như trên.  Các bia ký cổ xưa viết bằng chữ Phạn, được khai quật cho đến nay, chưa thấy ghi từ "chăm" mà chỉ có từ "champa". Tuy nhiên, nếu căn cứ vào sự kiện này mà lập luận rằng từ “chăm” không liên quan đến từ “champa” thì cũng giống như khi người ta nói, từ “Việt” không liên quan gì đến tên nước “Đại Cồ Việt”, “Đại Việt” hoặc “Việt Nam” cả. Nhân dịp này, tưởng cần mở ngoặc ghi nhận, các từ “Hời”, “Lồi” ở Trung Phần cũng như từ “Chà và” ở Tây nam Nam phần, thường được người Việt dùng có thể là không có một định kiến nào cả để ám chỉ một sắc dân mà thôi; ngay cả cố thi sĩ Chế Lan Viên trong những bài thơ ca ngợi thời vàng son của dân tộc Champa cũng đã dùng chữ “Hời”, cụ thể là trong bài “Trên đường về”, nhưng trên thực tế, đối với người Chăm, các từ này gợi lại một quá khứ chẳng lấy gì làm đẹp, mang tính miệt thị gây mặc cảm với người Chăm, không nên sử dụng trong các quan hệ trao đổi với người Chăm, cũng như từ “mọi” đối với người Thượng vậy. Xin đóng lại dấu ngoặc. Trong cuộc hội thảo tại Viện Đại học Copenhague ngày 23 tháng 5 năm 1987 được tổ chức bởi Trung tâm văn hóa - xã hội Champa Pháp, Viện Văn hóa – Xã hội Campa - Đan Mạch, có bài phát biểu thể hiện quan điểm mới về thành phần dân tộc Champa.(***) Theo bài phát biểu này, từ năm 1975, Giáo sư lão thành Pierre Bernard Lafont (Pháp) đã kết hợp các nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học Paris, thực hiện một công trình quy mô diễn dịch ra tiếng Pháp các bản thảo xưa cũ bằng chữ Chăm cùng các sử biên niên hoàng gia Champa bằng chữ Chăm và chữ Trung Hoa nạp bản tại các thư viện Pháp và Trường đại học Cornell (Hoa Kỳ), đối chiếu một cách có hệ thống với các kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Kết quả nghiên cứu này đã soi sáng về thành phần dân tộc Champa, xác định dân tộc Champa ngày xưa, thật ra, không phải chỉ bao gồm toàn người Chăm sống ở vùng duyên hải Trung Phần Việt Nam mà còn có những sắc dân Champa với một số tên gọi khác sống trên vùng cao nguyên. Trong lịch sử, vùng Phan Rang – Phan Rí, Trung Phần Việt Nam, nơi nhóm người Chăm còn tồn tại, trước thuộc chủ quyền của triều đình Huế, bị đặt dưới chế độ bảo hộ của Pháp, sau đó từng bước mới chuyển thành vùng đất trực trị của Pháp trên thực tế. E. Aymonier là viên chức người Pháp đã sớm quan tâm nghiên cứu về người Chăm, đầu tiên khi đến Phan Rang năm 1884, đã được gặp và tiếp xúc với một số người được xác định không phải là người Việt và tự giới thiệu là người Chăm. Trong khi ở Kampuchea, E. Aymonier đã nắm được thông tin về Vương quốc Champa, nên suy luận ngay chỉ người Chăm là con dân của Vương quốc Champa. Các nhà nghiên cứu đi sau đã noi theo E. Aymonier, cứ theo lối mòn đinh ninh một cách máy móc, người Chăm là con dân duy nhứt của Vương quốc Champa. Trong khi đó, khi việc tiếp xúc với dân chúng trên vùng Cao nguyên Trung Phần, người Pháp không thông qua triều đình Huế, mà qua các đoàn thám sát địa thế (nổi tiếng là đoàn Pavie, Henry Maitre, bác sĩ Alexandre Yersin. . .) xâm nhập từng khu vực, thiết lập giao dịch với các lãnh đạo địa phương, rồi từ đó, mới áp đặt một bộ máy thống trị riêng cho toàn vùng, nơi sanh sống của các nhóm thần dân vùng cao của vương quốc Champa ngày xưa, lập nên “Pays Montagnard du Sud d’Indochine” gọi tắt là PMSI có quy chế chánh trị và hành chánh biệt lập, tách biệt hẳn, không còn dính líu đến vùng duyên hải Trung Phần nữa. Đến thời kỳ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng thì đổi danh xưng là “Hoàng triều Cương thổ”, tiếp tục quy chế chánh trị và hành chánh biệt lập. (2) Xếp thành phần theo địa bàn cư trú Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ F.M. Lebar, G.C. Hickey, J.K. Musgrave, căn cứ vào địa bàn cư trú trong Nagar Champa thời cổ, đã phân chia một cách có hệ thống, dân tộc Champa thành 2 nhóm chủ yếu:  1) Nhóm Chăm đồng bằng (low land Cham); 2) Nhóm Chăm cao nguyên (high land Cham). Người Chăm đồng bằng sống trên các vùng đất thung lũng dọc theo duyên hải, một phần sống về nghề nông trên những thửa ruộng hẹp, còn phần lớn là những thủy thủ cang cường, chuyên nghề đi biển, chài lưới, hoặc thương buôn đường dài, một thời nổi danh trong vùng biển đông. Trong khi các sắc dân cao nguyên sống trong vùng núi non hiểm trở, thiếu giao lưu với bên ngoài, một số làng mạc sống theo nề nếp du canh du cư đốt rừng làm rẩy, canh tác ruộng khô, phải di chuyển theo định kỳ để đất luân phiên phục hồi mầu mở. Việc phân chia dân tộc Champa thành 2 nhóm căn cứ vào địa bàn sanh sống kể trên là sự phân chia theo kỹ thuật phân tích của các nhà nghiên cứu, chớ không phải là sự phân chia lịch sử của chính dân tộc Champa, bởi lẽ các văn bia, các văn bản lịch sử Champa còn lưu lại không có sự phân chia này. Trong ngôn ngữ Champa, khi nói orang Champa là bao gồm cả người dân Champa sống tại các vùng đồng bằng lẫn miền núi của vương quốc Champa, không phân biệt nguồn gốc hoặc sanh quán của họ. Tuy nhiên, vì mỗi sắc dân trên vùng Cao nguyên Trung Phần, trên quá trình phát triển ở các địa phương, đều đã có và tự hào với những tên gọi riêng như Ê Đê, Jarai, Bahnar, Churu, Kaho, v.v. . .thể hiện căn sắc dân tộc (ethnic identity) của mình cũng như người Chăm vùng duyên hải, nên một số thành phần trí thức Thượng thị thành mà thời thế đã nâng lên đến một địa vị nhứt định trong bộ máy chánh quyền Việt Nam Cọng hòa trước năm 1975, mặc dầu vẫn xác nhận thuộc thành phần dân tộc Champa trong lịch sử, đã tỏ ra không mấy mặn mà nếu không nói là phủ nhận lối gọi chung người Thượng là “Chăm vùng cao”. Đúng ra, đây chỉ là vấn đề thuật ngữ không hơn không kém. Trong môi trường sống bao quanh bởi núi rừng hiểm trở, khác biệt với người Chăm ở vùng duyên hải, người dân Champa miền núi còn sống gần với thiên nhiên, trong những tập thể xã hội ngăn cách nhau, thiếu phưong tiện giao lưu tối thiểu nên thường được các nhà dân tộc học ngoại quốc, trong quá khứ, nhận diện theo từng bộ tộc thể hiện qua các biểu hiện thực thể văn hóa mà thực chất chỉ là những hư cấu dân tộc học (ethnographic fictions) cho nên có những tên gọi do sách vở đặt cho, nhưng chính người dân trong cuộc lại tự gọi mình với tên gọi khác. Cụ thể như tên gọi Radhê đã được sách vở nghiên cứu ghi từ non một thế kỷ nay thì chính người dân trong cuộc lại thích tự gọi mình là Ê-Đê xuất xứ từ tên gọi Anak H'Đê có nghĩa là con của H'Đê nghe có vẽ trang trọng hơn. Căn cứ vào ngữ học, dân tộc Champa được xếp thành hai nhóm chủ yếu, nhóm Mã lai đa đảo và nhóm Môn khmer. Nhóm Mã Lai đa đảo (Malayo Polynesian), còn gọi là Austronesian (Nam đảo) trong đó, có người Chăm, bao gồm có các tộc người chánh yếu, người Roglai, Churu, Ê-đê, Jarai, Hroy v.v.., trong ngôn ngữ, có những âm chính rất gần gũi nhau và thông cảm nhau dễ dàng được học giới Tây phương xếp vào loại “Chamic”: - Người Roglai gần gũi nhứt với người Chăm, sống trong rừng núi phía Tây Nha Trang, trong khu vực Tây Bắc Phan Rang (Ninh Thuận) và rải rác trong vùng Phan Rí (Bình Thuận).  - Người Churu sống trong vùng thung lũng Đa Nhim (Đa Lạt, mà theo thông tin truyền khẩu, được xem là tộc người lai Chăm và Roglai, Koho, còn được người Chăm vùng duyên hải gọi là Chăm-Ro tức Chăm t nạn đã trốn chạy trước làn sóng Nam tiến của quân binh nhà Nguyễn. - Người Ê-Đê tại Buôn Ma Thuôt, vùng sanh sống về phía Tây giáp giới với Kampuchea. - Người Jarai sống trong vùng Kon Tum, Pleiku, trên một địa bàn nới rộng đến biên thùy Kampuchea về phía Tây và giáp ranh với khu vực người Ê-Đê ở phía Nam. Trong giới người Jarai, có những nhân vật lãnh đạo có tiếng là Patao Apui, tức Vua Lửa từng đựợc triều đình nhà Nguyễn phong là Hỏa xá, Patao Ea, tức Vua Nước, mệnh danh là Thủy Xá; ngoài ra, còn có Patao a-ngin tức Vua Gió... uy danh đượm nhiều màu sắc thần thoại, được dân chúng địa phương kính trọng. - Người Hroy, sanh sống ở phía Tây Cheo Reo, chính là người Chăm, nhưng môi trường sanh sống, theo thời gian, đã khíến họ hội nhập vào sống nếp sống gần gũi hơn với nếp sống văn hóa và xã hội người vùng cao.  Nhóm Môn – khmer còn gọi là Austroasiatic tức Nam Á, chủ yếu gồm có các tộc người Bahnar, Seđang, Mnong, Halang, Jeh, Koho, Mạ, Stiêng, Ta Ôi, K’Yu, Bru-Vân Kiều, v.v...: - Người Bahnar sống tại vùng An Khê (Pleiku) và Kontum. - Người Seđang sống tại vùng Tây Bắc Kontum. - Người Halang ở Kontum và giáp giới Nam Lào. - Người Jeh, ở Đaksut, gần biên giới Lào. - Người Koho, vùng Đa lạt. - Người Stiêng, vùng Biên Hòa - Thủ dầu một, v.v... Ngoài sự gần gũi về ngôn ngữ, có những bằng chứng cho thấy mối quan hệ gắn bó không tách rời của người Chăm và các bộ tộc cao nguyên với tánh cách là dân tộc Champa trong lịch sử. Trước hết, giữa người Chăm và các sắc tộc vùng cao có những quan hệ dòng họ. Trong người Ê-đê là sắc tộc lớn có nhiều bậc trí thức nhứt Cao nguyên, có họ Êchăm là dòng họ ngoại hôn thuộc dòng tộc Eban. Họ R’Com là một dòng họ lớn của người Jarai thường được xem bao gồm những người “văn minh” nhứt do được tạo điều kiện sớm tiếp cận với nền giáo dục trường lớp thời thuộc địa Pháp. Về mặt từ nguyên, từ R’Com rất gần gũi nên có thể là một biến thể của từ R’Chăm. Người Roglai còn có họ Chamalê cũng xuất xứ từ từ “Chăm”. Trong số những vị vua Champa, có một vị vua sanh quán tại vùng cao, đáng chú ý nhứt là Vua Pô Romê, vị vua cho đến nay còn được tôn thờ tại một ngọn tháp ở Phan Rang, được dân chúng cúng bái hằng năm, là người gốc Chu Ru. Một vị vua khác là Pô Top đã lên ngôi năm 1655 là con một người con gái của hoàng hậu người Ê-đê của vua Pô Rômê (tức là cháu ngoại của Pô Rômê). Tiếp nối truyền thống quan hệ này, sau khi vương quốc Champa không còn nữa, người dân Roglai hàng năm vẫn cùng nhau xuống đến tận tháp Pô Romê ở Phan Rang cùng người Chăm tham dự lễ Katê là một lễ hội dân gian hàng năm của dân tộc Champa. Trong lịch sử, các vua Champa trong các lễ vật cống nạp triều đình Trung Hoa, người ta nhận thấy có các lọai gỗ quý giá cùng các hương liệu thì chính xuất xứ từ người Roglai và các sắc tộc vùng cao khác dâng nạp. Ngoài ra, còn có sừng tê giác, bạch tượng, quế, vàng, mật ong... đều là sản phẩm của vùng cao mới có, chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ tộc cao nguyên với triều đình Champa ngày xưa trong sanh hoạt quốc gia. Vua quan Champa ngày xưa có lúc đã phải nương náu trong sự bảo bọc của người dân Champa vùng cao khi bị yếu thế trong các cuộc xua quân xâm nhiễu của triều đình Đại Việt, hoặc của Trung Hoa từ phía Bắc, hoặc của triều đình Phù Nam từ phía Tây Nam. Tuy nhiên, trong học giới, người ta cũng ghi nhận một khuynh hướng phân cách không tán đồng lập luận thành phần dân tộc Champa bao gồm toàn bộ các bộ tộc Cao nguyên miền Nam. Trong một bài phát biểu tại Hội nghị quốc tế về Champa và thế giới Mã Lai tại Viện Đại học California, Berkeley (Hoa kỳ) năm 1990 do Trung tâm nghiên cứu Á châu (Center for Southeast Asia Studies) và Văn Phòng quốc tế Champa (International Office of Champa) kết hợp tổ chức, một vị phát biểu, chỉ có người Churu mới có điều kiện được kể là thành phần dân tộc Champa, còn các dân tộc Cao nguyên khác từ nhiều ngàn năm, đã hình thành và duy trì những trật tự xã hội khác biệt, có truyền thống văn chương truyền khẩu và các hệ thống cúng tế địa phương riêng biệt.  Một lập luận phân cách khác của nhóm người dân miền núi từ Cao nguyên Trung Phần Việt Nam sang tỵ nạn tại Hoa kỳ sau năm 1975, phản ảnh trong trang nhà Internet của tổ chức hội đoàn “Montagnard Dega Foundation”, trong thập niên gần đây, nhứt là qua trang nhà trên Internet, tự gọi một cách tự hào là dân tộc Dega (chử “Dega” được dẫn giải là “các bộ tộc”). Các lập luận trao đổi về mặt này sẽ bất tận nếu người ta không thỏa hiệp với nhau trước ở tiền đề về một số tiêu chuẩn cần thiết, bởi lẽ khái niệm tùy thuộc vào một thành phần dù của dân tộc nào, đều mang tính nhiệm ý, thể hiện ít nhiều xúc cảm chủ quan, chịu dưới tác động của bối cảnh bao quanh, không thể né tránh vào đâu được. Trong số các thành phần dân tộc một nước, bao giờ cũng có một loại thành phần mang tính cốt lõi, thành phần nắm giữ vai trò chủ động áp đảo trong việc hình thành và phát huy dòng chánh lưu (mainstream) về văn hóa, kinh tế, chánh trị, xã hội, v.v. cho toàn dân tộc. Các thành phần khác trong khi lúc nào cũng có khuynh hướng bảo tồn căn sắc của mình, vẫn phải khép mình hội nhập vào dòng chánh lưu. Sau khi vương quốc Champa không còn nữa, dân tộc Champa - theo đúng nội dung bao gồm cả người Champa vùng duyên hải và các bộ tộc Champa vùng cao - không còn duy trì được một bộ máy chánh quyền vương quốc từ trung ương làm chất kết dính các thành phần đa dạng trong lòng dân tộc Champa như trong lịch sử. Trong lịch sử, thực hiện chánh sách tầm thực trong cuộc Nam tiến vào thế kỷ 19, nhà Nguyễn nước Đại Việt đã cắt bỏ phần đất vùng cao của vương quốc Champa lập thành hai nước khác: Hoa Anh, Nam Phan đặt trực thuộc triều đình nhà Nguyễn. Tiếp theo, nhà cầm quyền thực dân Pháp, sau khi áp đặït bộ máy thống trị Việt Nam, đã thực hiện chủø trương chia để trị, cô lập vùng cao nguyên Trung Phần với phần đất còn lại và từ đó, mới xuất hiện từ ngữ “montagnard”chỉ định các sắc dân thiểu số Champa sống trên đó, đồng thời xây dựng một lớp trí thức tự hào với một căn sắc biệt lập mới. Đến khi chuyển giao chủ quyền cho chánh quyền Bảo Đại vào năm 1949 thì lập nên Hoàng triều cương thổ, gọi các sắc dân montagnard kể trên là “Thượng” được quen dùng đến ngày nay. Trong khuôn khổ các sự kiện kể trên và qua thời gian kéo dài đã non một thế kỷ, tính gắn bó dân tộc Champa, do thiếu điều kiện giao lưu thông suốt của quá khứ, mặt khác, lại phải phấn đấu sống còn tại địa phương, dù muốn dù không, vẫn phải đi đến chỗ phân cách trong không gian. Ngay trong cùng một bộ tộc, cũng lại có khuynh hướng tách rời và có tên gọi mới thọat nhận, có thể nghĩ là không phải cùng thuộc một bộ tộc. Các tên gọi mới này trong một số trường hợp cũng là do quan hệ hôn nhân với bộ tộc lân cận tạo thành một nhóm mới biệt lập. Do đó, tại Việt Nam ngày nay, khi nói đến người Chăm, người ta phải nói rõ là người Chăm Phan Rang - Phan Rí hay người Chăm Châu Đốc, người Chăm Kampuchea. Người Jarai thì có Hđrung, Habau, A-Rap, Tô-buan, Hroy, v.v...; người Ê-Đê thì có Ê-Đê - Kpa, Adham, Ktul, Blo, Epan, Bih, v.v...  Mặc dầu có những sự kiện nêu trên, sự song tồn của thành phần đa số và thành phần thiểu số trên cùng một lãnh thổ quốc gia bao giờ cũng là một thực tế mà mọi người dù muốn dù không cũng phải chấp nhận. Khái niệm dân tộc Champa trong nội dung bao gồm người Chăm và các bộ tộc Champa cao nguyên, vốn là thần dân của vương quốc Champa ngày xưa, dù sao, vẫn có giá trị lịch sử, không ai có thể chối bỏ được. Để tránh những tranh cãi không đi đến đâu, nghĩ có thể dung hòa bằng cách, khi nói đến “dân tộc Champa” trong lịch sử thì sẽ bao gồm toàn bộ các sắc dân đã xuất phát từ một cội nguồn từ thời cổ, đã từng sống đùm bọc gắn bó với nhau ngày xưa trong vương quốc Champa. 3. DÂN TỘC VÀ BANGSA Các thành phần gọi là dân tộc Champa kể trên ngày nay không phải chỉ sanh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trong lịch sử, vương quốc Champa và vương quốc khmer có những quan hệ khi thì thân thiện khi thì thù địch giết hại lẫn nhau, hậu quả là có một số người Chăm bao gồm cả những nhân vật thuộc hoàng gia Champa sang định cư tại Kampuchea. Ngoài ra, khi nhà Nguyễn nước Đại Việt xua quân thôn tính Panduranga là phần đất có chủ quyền cuối cùng của Champa, thì đã diễn ra những đợt dời cư ồ ạt của người Chăm kể cả dòng tộc hoàng gia còn sót lại sang lánh nạn và đã định cư vỉnh viễn đến ngày nay trên đất nước Kampuchea. Một chi tiết đặc biệt cần được lưu ý là số người Chăm sanh sống tại Kampuchea hiện nay, sau khi đã là nạn nhân của chánh sách tàn sát diệt chủng thời Khmer đỏ sau năm 1975, theo ước lượng của giới có thẩm quyền, là vào khoảng 400 ngàn người, đông hơn Việt Nam (ước khoảng 130 ngàn người) mặc dầu vương quốc Champa ngày xưa nằm trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay chớ không phải Kampuchea. Dưới thời Việt Nam Cọng Hòa trước năm 1975, các thành phần thiểu số đều được gọi là các “sắc tộc thiểu số” bao gồm sắc tộc Chàm và các sắc tộc Cao nguyên Trung Phần gọi chung là “đồng bào Thượng”; còn người Việt, đối lại, thì được gọi là “người Kinh”. Từ “dân tộc” chỉ dùng cho toàn dân tộc Việt Nam mà thôi. Chuyển sang chế độ Cọng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi thành phần dân tộc Champa ngày xưa, từ sau năm 1975, đều được chánh thức gọi là “dân tộc” (dân tộc Chăm, dân tộc Jarai, dân tộc Chu Ru, dân tộc Ê Đê, v.v. . ) còn dân tộc Việt là dân tộc Kinh thủ giữ vai trò trội yếu của dòng chánh lưu cùng các dân tộc anh em, tất cả, trên nguyên tắc, hợp thành đại gia đình dân tộc Việt Nam.  Tại Kampuchea, là một nước có dân số gốc Chăm nhiều nhứt thế giới, và người Chăm đã đạt trình độ thăng tiến xã hội đáng kể, thì một có sự kiện nghịch lý là không còn được gọi là “Chăm”. Lý do: cựu Quốc vương Sihanouk, từ trước năm 1975, dựa vào lý do tránh phân biệt chủng tộc, đã ban hành quyết định không gọi người Chăm là “Chăm” nữa, mà chánh thức gọi chung người Chăm là “Khmer Islam”. Nhưng cho đến ngày nay, trong nội bộ người Chăm vẫn tự gọi là “Chăm”.  Riêng người Chăm sang định cư tại Malaysia thì được gọi một cách trang trọng là “Orang Malayu Champa”. Mặc dầu tên gọi chỉ thể hiện mặt hình thức, không nhứt thiết phản ánh trung thực nội dung phong cách đối xử, cách gọi khác biệt như vậy theo thời gian rồi cũng có tác động vào tâm trạng của những người trong cuộc ở những mức độ nhứt định và theo những chiều hướng phát triển khác nhau, qua những tình huống mà họ phải đối phó hoặc xử lý trong cuộc sống thường ngày.  Trong biên cương chánh trị của các nước, nói một cách khác, thân trạng của người Chăm lệ thuộc vào chánh sách của nhà nước nơi đang định cư. Sự lệ thuộc này, cộng với tác động của dòng chánh lưu về văn hóa, xã hội, nhứt là về ngôn ngữ, qua nhiều thế hệ, có hậu quả làm xói mòn và cuối cùng phá vỡ tính thuần nhứt của nền tảng tinh thần dân tộc Champa thời vương quốc Champa còn tồn tại. Tính thuần nhứt này, trái ngược lại, vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, mỗi khi được gợi lên, trong tinh thần Bangsa vốn không lệ thuộc vào sự thay đổi địa bàn sanh sống, không lệ thuộc vào những tình huống hoặc những sự kiện đương thời, bởi lẽ Bangsa Champa là cội nguồn, là gốc gác của ông bà tổ tiên; cội nguồn là một yếu tố vốn bất di bất dịch không ai có thể tự mình thay đổi được, kể cả khi một cá nhân, vì một lý do nào đó, thực tâm muốn thay đổi. Theo chiều hướng này, không cần biết hiện đang sống tại đâu, những ai còn ấp ủ tiềm tàng trong lòng tính gắn bó và niềm tự hào về Bangsa Champa thì đều là thành phần của dân tộc Champa. (*) Trần văn Tịch "Quê Cũ, Sách Xưa", trong tạp chí Làng Văn, số 150, tháng 2, 1997, tr. 40. (**) Olivier, Georges & Chagnoux, Henri. “Anthropologie Physique des Chams”. Trong Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, Tập XXVI, số 3, Tam cá nguyệt 3, 1951, tr. 272-318. (***) Gay, Bernard. “Vue Nouvelle sur la Composition Ethnique du Campa” trong Actes du S éminaire sur le Campa. Paris: Travaux du Centre d’Histoire et Civilisation de la P éninsule Indochinoise, 1988, tr. 50-58.
0 Rating 782 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On November 22, 2013
Ch??ng 2 – p1 12 n?m sau. ?à N?ng, 22 gi? 17 phút ngày 19 tháng 8. Ng??i ?àn ông Pháp g?y gò ?ang s?a so?n ??ng tài li?u trong c?n phòng c?a m?t khách s?n bên b? bi?n ?à n?ng. Su?t m??i hai n?m s?ng ?n gi?t sau bi?n c? kinh hoàng, n?i ân h?n và s? hãi ?ã v?t ki?t m?t nhà kh?o c? tài ba ?ang ?à sung mãn tr? nên ti?u t?y h?n so v?i cái t?i 67 c?a mình. Ni?m an ?i l?n nh?t gi? ông l?i trên cõi tr?n là l?n ??a con gái ??c nh?t v?i ng??i v? b?t h?nh mà ông ?ã vô tình ??y vào ch? ch?t. V?t th??ng nào r?i c?ng ph?i lành da. Ngày ông ph?c h?n và làm theo ??c nguy?n c?a v? lúc lâm chung ?ã ??n. M?i khâu chu?n b? cho ngày tr?ng ??i s? di?n ra vào hôm sau ?ã hoàn t?t, ông lôi cu?n nh?t kí ??t lên bàn ??nh chép n?t vài dòng. D? cu?n s? dày c?p luôn bên c?nh ông su?t m?y m??i n?m nay, trên khuôn m?t phong s??ng h?c hác c?a nhà kh?o c? Vi?n Vi?n ?ông B?c C? l?ng danh thoáng hi?n m?t n?i bu?n. Cu?n s? ch? còn ?úng m?t trang. B?t giác ông linh c?m có chuy?n gì ?ó khác l?, nh?ng trang gi?y nâu chi chít nh?ng phát hi?n, nh?ng s? ki?n ?áng nh? và c? nh?ng ngày ?au ??n cùng c?c trong ??i. Nó là ng??i b?n duy nh?t luôn ? bên ông. Càng ngh? ông l?i phát hi?n nó gi?ng mình ??n kì l?. C?ng thô m?c, nhàu nh? và cô ??c nh?ng ??y ?p tri th?c và ??y r?y kh?ng ho?ng còn nóng r?c ??n t?n hôm nay. Ông ch?t nh?n ra nó chính là b?n sao chu?n xác nh?t v? ??i mình nh?ng ông không mong gi?ng nó n?a. B?i, nó ch? còn ?úng m?t trang. M?t n?i ám ?nh ch?t chóc b?ng d?ng s?ng l?i. L?i nguy?n ??c ??a ?ã c??p ?i ng??i v? h?t lòng yêu th??ng. Hôm nay nó nh? ?ang hi?n v? ?? mang ?i n?t b? con ông sao? C? xua ?u?i cái c?m giác b?t an c?a m?t k? có tu?i ??c thân, Paul Morier b?t ??u c?m bút r?i ch?t chiu trang gi?y còn l?i. Ông có thói quen ghi l?i nh?ng di?n bi?n chính trong ngày, sau ?ó g?ch ??u dòng các vi?c quan tr?ng cho ngày mai. Hôm nay là m?t ngày b?n r?n nên nh?ng dòng ch? c?ng dài h?n. Nh?ng ngày mai m?i th?c s? quan tr?ng nh?t. Theo l?ch ?ã s?p x?p, ?úng 7 gi? sáng mai ông s? ??n ??u phái ?oàn kh?o c? vào thánh ??a M? S?n ?? khai qu?t m?t th?n b?o h? c?a V??ng qu?c Champa c? x?a. Tr? ông ra, không m?t ai bi?t báu v?t này là gì và chôn v? trí nào cho ??n phút chót. B?t ch?p s? háo h?c và nôn nóng dâng cao trong gi?i kh?o c? nh? m?t n?i súpde ?ang ?un sôi, ông v?n gi? phong thái l?nh lùng th??ng th?y. Ông bi?t ch? vài gi? n?a thôi h? s? v? òa. Giây phút l?ch s? c?a ngành kh?o c? Vi?t Nam nói chung và Ch?mpa h?c nói riêng s? b??c qua m?t trang m?i. Paul ??ng d?y r?i t? t? m? toang c?a s?. M?t làn gió bi?n ?ông mát r??i lùa vào tràn ng?p c?n phòng nh?. Hít th? m?t h?i tràn ??y l?ng ng?c, ông ??ng l?ng h?i lâu. H??ng ?ông, theo quan ni?m c?a ng??i Ch?m là h??ng c?a th?n linh và c?i ngu?n c?a s? s?ng. Là m?t k? ?ã dành h?t tâm l?c cho ??t thánh M? S?n, cùng v?i trái tim thành tâm c?a mình ông có quy?n tin r?ng ? ch?n linh thiêng các ??ng siêu nhiên ?ang nhìn th?u và s? phù h? cho ông trong s? m?nh cu?i ??i này. Ta ch? c?n s?ng thêm hai ngày n?a. ?úng v?y, ch? c?n 48 ti?ng n?a, món n? l?ch s? dài ??ng ??ng h?n m?t ngàn n?m mà nhân lo?i ?ang vay c?a ng??i Ch?m s? ???c ông thanh toán r?t ráo. Sòng ph?ng tr??c khi ch?t. Ti?ng chuông ?i?n tho?i bàn reo vang, Paul nh?c máy, gi?ng nói quen thu?c ?p ??n vào cái gi? c?m làm ông kinh ng?c. - Anh nói gì? ... Sao h?? – Paul th?t lên l?c c? gi?ng - Ch?c ch?n không?... ???c r?i, tôi s? m? máy ra ngay bây gi?. ??t tai nghe xu?ng r?i kh?i ??ng nhanh chi?c Ipad, Paul m? h?p th? ?i?n t? c?a mình. T?m ?nh trong b?c th? hi?n lên ??y s? kinh s? c?a ông lên ??n ??nh ?i?m. Chính nó ?ây r?i. Không th? nh?m l?n ???c. S? bí m?t tuy?t ??i mà ông ?ã gi? m??i hai n?m nay ?ã h?t. Linh v?t v?a b? ai ?ó ?ào lên. Ai ?ã c??p c?a ông? Tr?i ??t nh? quanh cu?ng tr??c m?t. Nh?ng m?t b?o v?t ch?a ph?i là t?t c?, v?n ?? là nó gi?ng nh? cái ch?t an toàn c?a m?t trái phá ?ã b? rút. Paul rùng mình ngh? ??n m?t ??i h?a kh?ng khi?p s? giáng xu?ng t?c thì. M? hôi l?nh t? nhiên túa ra ??y trán. Trong giây phút hoang mang t?t ??, ông không còn nhi?u s? l?a ch?n. Ông c?m th?y mình ph?i làm m?t vi?c gì ?ó ngay t?c thì, ph?i g?i ngay cho ai ?ó tr? giúp. ?i?n báo cho ban di tích M? S?n hay cho c?nh sát? Báo cho ??ng nghi?p tr??c hay t? mình ??n ?ó tr??c? Paul cu?ng cu?ng l?c tìm các s? ?i?n tho?i nh?ng tai quái là ông không có di ??ng còn cu?n danh b? thì ?ã quên ? nhà. Mà dù có g?i cho ai thì ông c?ng không th? không ??n ?ó. Trong lúc cu?n lo?n, nh?ng linh c?m quái g? c?ng thi nhau ?p ??n. Ph?i trao bí m?t cho ai ?ó phòng khi m?t ?i không tr? l?i. Trao kho báu cho ai m?i là v?n ??. Paul b?ng nhiên nh? t?i m?t ng??i Pháp r?t n?i ti?ng th? k? 18 – tên h?i t?c khét ti?ng Labis. Tr??c khi b? treo c? y ?ã ném t?m da dê v? ??y hình thù kì d? xu?ng pháp tr??ng và nói l?n ‘’ Kho báu c?a ta s? thu?c v? ai có th? hi?u ???c nó’’. Khi ngh? ??n k? ??ng h??ng này, Paul b?ng th?y mình th? dãn khác l?. Ông m?m c??i. Cho dù linh v?t b? m?t th?t ?i ch?ng n?a nh?ng kho báu Champa kh?ng l? v?n ?ang tuy?t m?t trong tay ông. Th? nh?ng n?u ?êm nay ông b? gi?t? Làm sao ?? nó không b? th?t truy?n ?ây? Ph?i r?i, m?t mã! Rút t? gi?y và cây bút. Paul vi?t ?úng 8 kí t? r?i l?p t?c b? ?i.  *                        Chi?c Ford Ranger c? k? phanh két trong bãi gara v?ng v? v? khuya. M?t thanh niên tr? v?i vã b??c ra r?i r?o b??c v? s?nh chính. Kì Ph??ng có m?t t?i sân bay ?à N?ng trong m?t tâm tr?ng b?i h?i hi?m có ? m?t ki?n trúc s? quen s?ng tr?m l?ng. V?i anh, ch?a bao gi? th?i gian l?i t?n công d?n d?p nh? hôm nay. Anh ?ã lái xe xuyên r?ng trong ?êm ?? ?i ?ón m?t nhân v?t thú v? mà h?n ch?c n?m nay ch?a g?p l?i, ?ó là Thi Nga. Nàng là ti?u th? danh giá và xinh ??p c?a Paul- ng??i th?y c?a anh. ?n t??ng v? cô bé mang hai dòng máu ??c bi?t này trong anh không nhi?u ngoài thân hình nh?ng nhiu v?i s? thích b?i l?i trên con su?i quanh co ch?y qua vùng ??t thánh h?n m??i n?m tr??c.  M?t tháng th?c t?p nhoáng trôi ?i, gã sinh viên Kì Ph??ng tr? v? Hà N?i và sau ?ó không lâu anh bi?t tin c? gia ?ình ông không còn ? M? S?n n?a. H?n m??i n?m trôi qua không m?t tin t?c gì v? h? cho ??n hôm qua, ông b?t ng? xu?t hi?n tr? l?i trong m?t cu?c kh?o c? ??c bi?t s? di?n ra ngày mai. Quá xúc ??ng vì ông còn nh? c?u h?c trò v?n không có gì n?i b?t n?m x?a, Kì Ph??ng không bi?t nói gì h?n. Không ch? nh? ??n anh, ông còn ng? ý nh? anh qua sân bay ?ón con gái c?ng bay t? Pari tr? l?i. Th?t không có gì quý h?n ???c g?p l?i nh?ng ng??i ?ã t?ng coi anh nh? thành viên trong gia ?ình. B?ng ?i?n t? thông báo chuy?n bay t? Paris quá c?nh Sài Gòn và ?ã h? cánh xu?ng ?à N?ng an toàn. Kì Ph??ng ??a tay nhìn ??ng h?. 11’30 gi? t?i. Kì Ph??ng lách qua ?ám ?ông ngoi lên, m?t nhìn dòng ng??i ?ang ùn ùn ?? ra v?i tâm tr?ng không th? h?i h?p h?n. Ánh m?t anh không sót m?t ai, nh?ng cô tr? ??p ph?i nhìn k? h?n b?i anh tin ch?c ch?n r?ng nàng ph?i th?. M?t thi?u n? ?ôi m??i mang hai dòng máu Pháp - Ch?m ch?c ph?i có cái gì ?ó r?t l?. Nàng s? di?nváy ??mhay là khép mình trong b? áo dài Ch?m truyên th?ng ?ây? Dòng khách nhanh chóng trôi qua nh?ng không ai kh?p v?i trí t??ng t??ng c?a anh. C?ng ch?ng m?t ai g?i tên anh n?t. ?úng khi ?ó, có bàn tay v? nh? lên vai. - Anh là Kì Ph??ng? - Anh quay gi?t l?i, sát sau là m?t cô gái r?t tr? v?n váy ?en, ?i giày cao gót. - Vâng... cô ?ây là... - Tôi là Thi Nga! - Tôi là Kì Ph??ng, - anh ?áp l?i- Tôi lên ?? ?ón cô ?ây. Kì Ph??ng g?n nh? không th? r?i ánh m?t kh?i cô ta ???c n?a, nh?ng nét thân thu?c ?n sâu trong kí ?c c?a anh t?i t?p ùa v?. - Anh ?úng là ki?n trúc s? Kì Ph??ng không?- Khác h?n anh, ?ôi m?t ?en d?ng d?ng c?a cô ?ã nói lên r?ng, cô ta ?ã quên t?t c?. - ?úng r?i, n?u c?n cô có th? xem ch?ng minh th? tr??c khi ra xe cùng tôi. - Kh?i c?n, coi nh? ?i xe ôm! Kì Ph??ng không bi?t cô ta nói th?t hay ?ùa, anh ?oán cô vui quá mà l? l?i thôi. - Hình nh? cô ?ã quên tôi? – anh h?i và h?i h?p ??i câu tr? l?i. V?n n? n? c??i xã giao, cô ?áp: - Th?c ra h?i ?y tôi còn nh? quá. - Ch? trách tr? con hay quên,– Anh nhìn ngang vào má cô và c? g?ng ??a ra m?t nh?n xét tinh t?. – còn cô, trông khuôn m?t cô không khác tr??c là m?y ?âu. - V?y mà lúc nãy anh không nh?n ra tôi, - cô ?áp r?t nhanh - mà thôi, tôi bi?t ?àn ông các anh th??ng ng?m nhìn ph? n? nh?ng n?i ... không h?n là khuôn m?t. Kì Ph??ng h?i ng??ng, lí do anh b? sót cô chính là khuôn m?t không h? trang ?i?m và b? tóc ?en m?c m?c, ?ã th? cô ta l?i ch?n cách ?n m?c t?i màu tr? ?ôi giày ?? d??i chân. - Không nh? m?t tôi, sao cô l?i v? vai và g?i ?úng tên tôi? - Vì tôi bi?t tr??c anh ?i ?ón, khách ra h?t ch? còn anh ??ng ?ó nên tôi ?oán v?y. Kì Ph??ng g?t ??u m?m c??i. Hai ng??i không nói gì cho ??n khi chi?c xe ford c?a anh n?ng nh?c l?n bánh h??ng v? thành ph?. - Bây gi? chúng ta v? khách s?n ch?? – cô gái ??t nhiên h?i t? hàng gh? sau. - Sao cô bi?t? - Thì ba tôi ?ang ? ?ó mà, ?úng không? - ?, hôm nay ông ?y nh?c cô su?t ngày ??y. ?ã khuya nh?ng có l? ông ?y ?ang ch? cô v? ?n t?i ??y. Kì Ph??ng b?a nh? th? ch? th?c ra anh th?a hi?u tính lãng trí c?a ba cô ch?ng ai bì n?i. Cuôc ??i nhà kh?o c? này g?n li?n v?i sách v? và g?ch ?á. Ông có th? ??c vanh vách t?ng niên ??i c?a t?t c? hi?n v?t trong b?o tàng Ch?m nh?ng l?i quên t?t ngày sinh nh?t c?a v? con. Sáng nay ông ta b?n ?ánh v?t v?i kh?i bia kí t?i M? S?n r?i hàng tá chuyên gia quen l?n không quen ùa vào hóng chuy?n. Thú th?c, ng??i ch? ??i cô nh?t chính là anh. Chi?u nay, t? khi bi?t tin cô v?, anh luôn ngh? v? cô v?i b?o k? ni?m ng?t nào xa x?a, nh?ng cái anh tò mò nh?t là cô xinh ??n m?c nào. Anh ?ã quên ?n và b?t ch?p m? công vi?c bù ??u ?? ?i ?ón cô. Gi? nhìn th?y dung nhan này anh vui s??ng vì ?ã không bõ công t??ng t??ng.  Tuy nhiên khi ??i m?t v?i s? l?nh nh?t kia, anh không kh?i bu?n lòng. - Th?c ra anh ?? ba em ? l?i khách s?n m?t mình là h?i ?u. – cô l?i nói. Kì Ph??ng ch?ng h?ng. Anh ch?a ng??ng: - Ba cô b?o th?... Mà tôi không hi?u vì sao hai ng??i không ch? nhau ?? ?i cùng chuy?n bay? - Vâng, l? ra tôi ?ã bay cùng chuy?n ba tôi hôm qua, nh?ng do ph?i thi n?t m?t môn quan tr?ng nên ph?i ?i sau m?t ngày m?c dù bi?t r?ng ?? ông ta ?i m?t mình là không nên. - Trông ba cô qu?c th??c l?m, tôi ngh? không có v?n ?? gì v? s?c kh?e ?âu. - Anh ch?a hi?u h?t ?âu, ?êm nay r?t quan tr?ng v?i ông ?y, tôi r?t lo vì các r?i ro khác. ?úng là Kì Ph??ng không hi?u nhi?u v? Paul ngoài nh?ng giai tho?i ch?ng t? ?ây là m?t ng??i Pháp có nhi?u duyên n? nh?t v?i x? s? này. Nh?ng ?i?u mà b?t c? ai c?ng bi?t là ngày mai ?ích thân Paul s? khai qu?t m?t báu v?t c?a v??ng tri?u Champa. Tin này l?p t?c thu hút các nhà kh?o c? kh?p th? gi?i, ??i v?i các nhà nghiên c?u v?n hóa Ch?m thì ?ây là m?t ti?ng sét vang d?i báo hi?u c?n dông hi?m hoi sau nhi?u n?m khô c?n h?n hán. Không gi?ng nh? các cu?c khai qu?t thông th??ng v?n th?m l?ng di?n ra ? ?âu ?ó hàng ngày, ?i?u b?t th??ng là Paul d??ng nh? bi?t tr??c c? v?t là cái gì và ?ang n?m ? ?âu d??i lòng ??t. H?t nh? hàng ngàn n?m tr??c t? tiên c?a ông ta chôn xu?ng và truy?n l?i b?n ?? cho chính ông ta v?y. S? kì bí c?a báu v?t và thói úp m? c?a Paul v?a gây thêm tò mò v?a sinh l?m k? hi?m ghét. Ông ??c quy?n báu v?t l?n thông tin. Nói d?i, ng? nh? ?êm nay ông có m?nh h? gì thì t?t c? c?ng ?i theo ông n?t. - Cô yên tâm, - Anh c?t cao gi?ng. - không ??y n?m phút n?a tôi s? bàn giao cô cho ông ta, hai cha con tha h? mà hàn huyên nhá! Rex Hotel tráng l? t?a l?c trên bãi bi?n l? d?n tr??c ánh ?èn pha. Kì Ph??ng cua xe vào trong sân r?i b??c xu?ng d?n cô vào trong s?nh. Gã nhân viên có chi?c n? trên c? áo mau mi?ng chào anh nh?ng c?p m?t c?a h?n ta l?i h??ng v? cô gái ??ng phía sau. - Anh ch? c?n thuê phòng? - Phi?n anh g?i lên phòng 307, báo cho ông Paul Morier có ng??i ??n g?p. – Kì Ph??ng nói. Gã nh??ng mày ra chi?u suy ngh?. - Vâng, anh ch? lát. – y c?m máy ?n s? r?i áp lên tai khá lâu, m?t li?c thêm cô gái m?y ch?p mà h?n cho là ?n d?t m?y ? ng??i m?u quen m?t th??ng lui t?i ?ây cùng các ??i gia. - Ch?ng ai nghe máy c?. – y l?c l?c cái ??u húi cua r?i nói. - có l? ông ta ?ang t?m? - Ông ta có ra ngoài không? – Kì Ph??ng h?i. - C?ng có th?. - Gã ??o ánh m?t l? ?ãng m?t cung tròn r?i nhìn Thi Nga g?i ý.- Cô là ng??i nhà c?a ông Paul à? Khách kh?a ra vào quá ?ông, tôi không ?? ý l?m. N?u c?n ngh? ng?i, hai ng??i c? ??t thêm phòng? - Chúng tôi không có nhu c?u lên phòng. – Thi Nga c?t ngang l?i anh ta. - Không thuê phòng?- Anh chàng l? tân ch? tay v? phía gh? sôfa - v?y thì xin m?i anh ch?! - Vâng, chúng tôi s? ??i! – cô ?áp.  Thi Nga bi?t nh??c ?i?m c?a ba cô là hay quên. N?u ông ta ra ngoài ?i d?o m?t mình, cô ch? hi v?ng r?ng ?êm nay ông nh? ???ng v?. Cô không th? liên l?c cho ông vì ông không dùng ?i?n tho?i di ??ng nh?ng cô cho r?ng nh? v?y t?t h?n, b?i h? c? mua t?ng ông hôm nay thì l?i m?t vào hôm sau. Ng?i trong s?nh có t??ng kính nhìn ra bãi bi?n, Thi Nga xua tan s? lo âu c?a mình b?ng cách th? h?n theo nh?ng ?ám mây l?n v?i ngoài bi?n xa. Trong khi cô ng?m bi?n thì Kì Ph??ng ng?m cô. Da tr?ng, tóc dài, m?i thanh, môi h?ng... không trang ?i?m. Không gi?ng ánh m?t xanh l?o c?a cha, cô gi? s?c m?t ?en th?m th?m c?a m? cô trên g??ng m?t ??y quý phái. T?o hóa ?ã mang cho cô s? tuy?t m? gi?a s? thanh tao c?a ng??i ph??ng tây và s? ??m th?m dung d? c?a ph? n? An nam. Ánh tr?ng vàng chi?u chênh ch?ch làm khuôn m?t cô sáng lên ??y huy?n ?o. Cô cách anh m?t t?m tay mà ng? nh? m?t thiên th?n ?ang bay xa v?n d?m. Máu ngh? s? b?t ch?t n?i lên, anh kh? g?i tên cô. - Tuy?t quá...Thi Nga cói th? cho tôi...kí h?a ???c không? Cô gái quay l?i v?i n? c??i hi?m hoi. Tuy nhiên dù cô có ??ng ý hay không thì cu?n s? và chi?c bút ?ã n?m g?n trên tay anh. T?ng v? hàng tr?m khuôn m?t danh ti?ng và nhi?u ng??i m?u kho? thân nh?ng ch?a bao gi? anh l?i run tay nh? v?y. V? kí h?a ch? c?n ch?p l?y th?n s?c c?a nhân v?t và ghi l?i b?ng vài nét bút. Tuy thô s? nh?ng ng??i h?a s? ph?i tài hoa m?i mong th?i ???c vào b?c tranh c? tâm h?n l?n tính cách. V?a ???c vài nét thì gi?ng the thé c?a gã nhân viên làm anh c?t h?ng. - Cô Thi Nga có ?ây không? - Tôi ?ây- Thi Nga quyên m?t ?ang làm m?u v?t, cô ??ng v?t lên r?i ?i v? phía qu?y.- Gì v?y anh? Chàng l? tân ?ã s?n n? c??i duyên t? ??ng xa kèm v?i m?t lá th? trên tay. ?i?u b? h?t nh? s?p ban cho cô m?t ni?m vui l?n. - Có m?t lá th? c?a ông Paul g?i l?i ?ây ??y. - Th? ba tôi? sao lúc nãy anh không nói ngay. - Xin l?i, tôi... quên! Thi Nga tin r?ng gã này có v?n ??. Không ??i anh ta nói h?t câu, cô ??a tay ?ón l?y nh?ng b? anh chàng ‘’có v?n ??’’ này v?i r?t tay l?i. L?n này y m?nh d?n nhìn th?ng. - Khoan ?ã, l?y gì ch?ng minh cô là... ng??i nhà c?a Paul? Cô ?ành l?y t?m h? chi?u màu h?t d? ??a cho anh ta. Chàng nhân viên nhìn xu?ng r?i l?i nhìn lên m?t cô ??i chi?u. Không th? tìm ra lí do níu gi? cô ta lâu h?n, anh ta trao tr? h? chi?u l?n b?c th?. Nói là b?c th? ch? th?c ra là t? gi?y tr?ng kh? A4 g?p l?i làm t?. Hi v?ng ba cô nh?n l?i ?i?u gì tr??c khi ?i ?âu ?ó, cô v?i vã m? ra. Khi trang gi?y dang r?ng tr??c m?t, cô không th? ng?c nhiên h?n khi th?y m?y kí t? l? ho?c:                   A5D3                   C1D7 Cô quay l?i h?i ngay ng??i thanh niên. - Li?u anh có ?ùa tôi không? ?úng là ông Paul Morier ? phòng 307 vi?t và b?c th? này? - ? hay, cô ngh? tôi v? ra ?? trêu cô ch?c. - Xin l?i, ?úng là ông tây cao cao g?y g?y, râu tóc b?c ph? bi?t ti?ng Vi?t ?úng không. - S?ng m?i cao và ?ôi môi màu d?a h?u nh? cô n?a ??y! – anh ta b? sung. - Phi?n anh cho tôi h?i thêm, ông ??a cho anh lúc nào, ông ?y ?i cùng ai, và có d?n gì thêm n?a không? Chàng l? tân c?m th?y vinh h?nh ng?n nào khi ?ôi m?t ??p nh? m?ng kia ?ang nhìn xo?n l?y mình, cho dù ?ó là cái nhìn ri?t ráo ??n ?iên d?i. Anh ??c gì ???c chia ra n?m câu h?i và m?i câu tr? l?i t??ng ?ng anh s? thêm th?t cho thêm ph?n lì kì h?i h?p ?? ??ng ng?m ng??i ??p ??n h?t cái bu?i tr?c ?êm bu?n t? này. Nh?ng nhìn khuôn m?t có ph?n tím tái và m?t anh chàng m?t h?m h?m ?i theo bu?c anh ph?i rút ng?n s? bông ?ùa c?a mình. - Ông ta vi?t lúc ra khách s?n cách ?ây ch?ng hai ti?ng. Vi?t xong ông ??a cho tôi và v?i vã b? ?i, hình nh? ?i m?t mình... - Anh có nh? ông ?i ???ng nào không?   Anh chàng l?i t? ra ?ang ??ng não nh?ng Kì Ph??ng kéo nh? tay cô. M?t anh nãy gi? không r?i t? gi?y trên tay cô. - Tôi bi?t ?ây là ?âu - Kì Ph??ng nói - Ta ?i thôi! Thoáng chút ng?c nhiên nh?ng không h?i thêm, cô b??c theo anh. Chi?c Ford Ranger nh? m?t m?i tên vùn v?t lao trong ?êm tr?c ch? M? S?n.                                  M?t mã Ch?mpa - Ch??ng 1- p1  M?t mã Ch?mpa - Ch??ng 1- p2  M?t mã Champa - Ch??ng 2 - p1  M?t mã Champa - Ch??ng 2 p-2  M?t mã Champa - Ch??ng 3 -p1  M?t mã Champa - Ch??ng 3 - p2 M?t mã Champa - Ch??ng 4 - p1
0 Rating 771 views 9 likes 0 Comments
Read more
By: On January 22, 2017
  NC- Các bài viết liên quan đến "Nữ sinh Chăm bị bạn đánh dã man ở ninh thuận ngày 15-1-2017" trên facebook.com. Xem video clip củ nữ sinh Cham bị đánh dã man ở Ninh Thuân  Đồng Chuông Tử-  NỮ SINH ĐÁNH BẠN HỌC TÀN BẠO, THỰC TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Sáng nay, 16.01.2017, cộng đồng mạng xã hội lại "nổi sóng" lên với clip nữ sinh đánh bạn học tàn bạo ở Ninh Thuận. Clip dài hơn 1 phút, được tung lên mạng trước đó một ngày. Và đến thời điểm này, clip vừa mới bị xóa.Được biết, nữ sinh bị đánh là học sinh lớp 8, người dân tộc Chăm, ngụ ở làng Hữu Đức, huyện Ninh Phước. Người đánh là bạn Kinh, làng Ma Ram, hai làng gần gũi nhau. Chung xã.Sau khi clip gây phẫn nộ dư luận, Ban giám hiệu trường Huỳnh Phước, nơi học tập của hai bạn nữ sinh này và cơ quan chức năng lập tức vào cuộc.Vấn đề là cách giải quyết làm sao để tránh xảy ra những sự cố trong tương lai gần. Bởi không khéo, nó sẽ không còn là chuyện cá nhân, gia đình và nhà trường nữa.Nó sẽ có khả năng bị đẩy lên rất cao. Rất nguy hiểm. Đó là chuyện mâu thuẫn sắc tộc. Mà chuyện đụng chạm sắc tộc ở địa phương Ninh Thuận, đã có nhiều tiền lệ rồi.Nếu cứ đụng chuyện, cơ quan chức năng cho người đánh nghỉ học là không nên. Đó chỉ là cách xử lí tình thế tồi tệ.Vì sao? Vì người đánh đã không có cơ hội được học hành thêm, bồi dưỡng văn hóa và nhân cách cho chính mình. Cái tầm nhận thức của người đánh bị chững lại, dừng lại và có khi suy thoái, biến tướng hãi hùng. Gây phức tạp cho cộng đồng.Xã hội cần người lớn và cơ quan chức năng biết ứng xử nhân văn trong trường hợp này. Cần thiết xây dựng và ban hành bộ quy chuẩn ứng xử đẹp và những hành vi đáng lên án trong nhà trường. Phù hợp luật Hiến Pháp và các luật liên quan quyền con người.Mặt khác, chúng ta thật đau lòng khi nhìn thấy tần suất và mức độ ứng xử tàn bạo của các nữ sinh, ngày càng lan rộng và trở thành căn bệnh trầm kha. Với vụ việc đánh bạn mới đây của nữ sinh ở Ninh Thuận, phản ánh một thực trạng đáng báo động trong môi trường giáo dục nước nhà. Cứ vài ba tháng, chúng ta lại phải nhìn thấy những sản phẩm đau đớn, xấu hổ "xổ chuồng". Chúng ta lại la làng. Rồi sau đó chìm đi. Rồi lại nổi sóng ở địa phương khác. Rồi lại ứng xử tiếp tục như vậy ư?Phải có một giải pháp vĩ mô từ các nhà giáo dục, chuyên gia tâm lí và chuyên gia pháp luật để chấm dứt vấn nạn này, càng nhanh càng tốt. Không để những sản phẩm đang trong giai đoạn giáo dục lại đi "tô son trét phấn" lên nền giáo dục, vốn dĩ đã để xảy ra quá nhiều tai tiếng, trong thời gian dài vừa qua.   -----------   Đồng Chuông Tử- THĂM NHÀ CHÁU HỌC SINH BỊ BẠO HÀNH Cháu tên là Hán Nữ Ngọc Hưởng, học sinh lớp 8, Trường Trung học cơ sở Huỳnh Phước, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cháu là người bị bạn học lớp 9 tên B.Q, cùng trường đánh dã man, bạn bè dự khán quay clip và tung lên mạng bốn ngày qua.Clip đánh bạn tàn bạo này, sau khi được tung lên mạng, nó nhanh chóng thu hút dư luận cả nước, với hàng ngàn lượt chia sẻ và chục ngàn lượt like biểu tượng phẫn nộ, cũng như vô vàn bình luận thể hiện nỗi bất bình đối với người đánh.Liền sau đó, cơ quan chức năng địa phương và Ban giám hiệu trường trên vào cuộc, mở cuộc họp lắng nghe tâm tư của học sinh và phụ huynh. Báo Pháp Luật Tp.HCM có bài phản ánh nội dung clip sớm nhất và cho biết công an đang làm việc về nội dung clip gây sóng cư dân mạng. Chiều nay, ngày 17.01.2017, Đồng Chuông Tử và thầy giáo, nhà thơ trẻ Lưu Anh Tặng đã ghé thăm gia đình cháu Hưởng, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu.Qua trao đổi từ chính cháu cho hay, cháu đi học nghề trở về thì một nhóm người nữ lạ đã gọi cháu lại đánh. Clip trên chỉ kéo dài 1 phút 25 giây, nhưng thực tế cháu bị đánh hơn 20 phút, kể cả dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu.Cháu nói không quen biết và có thù hằn gì với nhóm người đánh mình.Theo gia đình kể lại, trưa hôm qua nhà trường tổ chức họp, có gia đình hai bên và cơ quan công an, khi được hỏi lí do đánh bạn, thì nữ sinh B.Q trả lời cách thản nhiên "thích thì đánh thôi".Gia đình cũng cho biết, công an có về nhà hỏi thăm tình hình cháu và hỏi han có người lạ nhà báo nào ghé về tìm hiểu không. Người nhà lập tức mở trang báo đã đăng tin clip cháu Hưởng bị đánh.Trong chiều nay, gia đình có đưa cháu Hưởng đi bệnh viện công siêu âm lấy tỉ lệ thương tật. Bác sĩ hỏi cháu bị làm sao, gia đình thành thật trả lời nguyên trạng, thì bác sĩ hướng dẫn lên công an xã lấy giấy tờ thêm để đúng quy trình.Khi Đồng Chuông Tử trực tiếp hỏi thăm sức khỏe, nhận thấy tâm trạng cháu vẫn còn hoang mang, lo sợ thất thường. Cháu kể cháu bị mũ bảo hiểm đánh vào đầu đang đau đầu lắm và ê ẩm khắp người. Hỏi về nguyện vọng đi học thì cháu hốt hoảng bảo không dám đi học ở trường cũ nữa và muốn chuyển trường qua Đổng Dậu học.Riêng nữ sinh B.Q, người đánh bạn dã man trong clip, đã bị nhà trường đuổi học. B.Q là học sinh cá biệt, vi phạm kỉ luật rất nhiều, và không thể hiện sự tiến bộ trong sinh hoạt và học tập thời gian dài. ---------- Trà VigiaCHUYỆN PHIM BUỒN Hôm qua mấy đứa cháu có đưa cho tôi xem một video clip trên smart fone. Đó không phải là một video ca nhạc giựt gân của một ca sĩ trẻ nào mới nổi, cũng không là một cảnh trong phim hành động Mỹ với nhiều pha đua xe đọ súng kinh hồn! Cảnh quay một cô bé to con mặc áo rằn ri đang đánh một con bé mặc áo vàng nhỏ thó. Người trên thì ra sức đánh đấm đạp đá vào người nạn nhân còn miệng thì luôn mồm chửi bới dọa nạt, kẻ dưới thì ôm đầu co quắp khóc lóc rên la… Hỏi ra mới biết cảnh quay trong phim Bạo lực học đường mà chưa biết rõ đạo diễn quay phim là ai, kịch bản cũng không rõ ràng lắm vì một đoạn phim cắt ngang cũng không nói lên được điều gì để có thể kết luận! Chỉ biết diễn viên chính đóng vai thủ ác là một học sinh lớp 9 ở Mông Nhuận xã Phước Hữu huyện Ninh Phước, diễn viên phụ đóng vai nạn nhân là học sinh lớp 8 ở Hữu Đức cùng xã cùng huyện cùng tỉnh Ninh Thuận mến yêu! Cả hai cùng học cùng trường trung học cơ sở Huỳnh Phước, tên một danh nhân kháng chiến của xã nhà và là niềm tự hào chung của địa phương để con em noi gương phấn đấu. Có lẽ các em không được phụ huynh cùng thầy cô hướng dẫn đúng cách nên thay vì chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, các em lại đi ngược truyền thống đó như một hệ quả tất yếu mà thế hệ sau phải cưu mang… Mấy đứa cháu hỏi tôi cảm giác thế nào, tôi chỉ rùng mình bảo ghê rợn mà man rợ còn hơn thời chiến vì hôm nay chúng ta đang sống hòa bình! Bạo lực học đường không còn là sản phẩm độc quyền diễn ra trên các thành phố lớn mà đã lan tràn đến các ngõ ngách làng quê và đó là điều cần báo động nghiêm túc. Một câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và phương hướng giải quyết ra sao cho thỏa đáng mang tính căn cơ lâu dài? Sự mâu thuẫn bất đồng giữa các em học sinh là điều không thể tránh khỏi, nhưng để sự việc dẫn đến bạo lực để giải quyết vấn đề là một sự kiện không thể xem thường! Vì nó vận hành theo quy luật ỷ mạnh hiếp yếu, cậy đông hiếp kẻ thế cô mà bài học công dân giáo dục vẫn thường xuyên nhắc nhở. Là phụ huynh ai cũng bức xúc đau đớn khi thấy con em mình bị đánh đập ngược đãi một cách công khai và vô lý, tất yếu phải nẩy sinh ý định trả thù với nhiều hệ lụy đáng tiếc khác có thể xảy ra! Ở đây nghiêm trọng hơn kẻ bị hại lại là người Chăm, một dân tộc đã chịu quá nhiều đau thương mất mát trên chính mảnh đất cha ông của họ. Bởi vậy cần phải có giải pháp rốt ráo để làm sáng tỏ vấn đề, giải tỏa mọi nghi ngờ hiềm khích trong tương lai gần và xa để trường hợp đó không còn xảy ra một cách đáng tiếc! Cần phải có sự quan tâm tháo gỡ không chỉ của nhà trường mà cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền để hố ngăn chia rẽ được lấp đầy và sự thù hận dân tộc vĩnh viễn đi vào quá vãng. Nhà trường phải lấy lại niềm tin của phụ huynh học sinh khi gửi gắm con em mình với tất cả niềm hy vọng bởi họ còn phải bươn chải mưu sinh. Sự sang chấn tâm lý của em học sinh bị hại cũng cần được giúp đỡ phục hồi một cách chu đáo cụ thể. Đã xa rồi lời cảm ơn xin lỗi muộn màng bởi liều thuốc đó từ lâu không còn hiệu nghiệm! Cuộc sống với bao nhiêu lo toan cần phải trang trải và thế hệ sau mới là rường cột của nước nhà, tương lai của đất nước. Người lớn chúng ta quá bận rộn với chuyện vĩ mô nên lơ là yếu tố vi mô là một sai lầm không thể thoái thác! Tôi chỉ muốn làm thơ viết văn ca ngợi tổ quốc như một con tàu vươn khơi ra biển, rất tiếc xem chuyện phim buồn buồn ơi! -------------- Lưu Tặng - ĐẰNG SAU VỤ VIỆC HỌC SINH ĐÁNH NHAU Ở TRƯỜNG THCS HUỲNH PHƯỚC-NINH THUẬN Trong thời gian vừa qua, dân mạng nói chung và cộng đồng sống tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng đã thể hiện sự xót đau cho em học sinh bị đánh (là em H học sinh lớp 8, dân tộc Chăm) và lên án hành động tàn bạo dã man của em học sinh đánh bạn (là em Bích Quy học sinh lớp 9, dân tộc Kinh), cả hai đều đang theo học tại trường THCS Huỳnh Phước (Phước Hữu-Ninh Phước-Ninh Thuận). Hẳn chúng ta luôn mong muốn những giải pháp hợp lí hợp tình của pháp luật tránh những khả năng có thể đẩy lên đỉnh điểm và gây ra những sự mâu thuẫn không đáng có. Hôm nay có đến thăm em H chia sẻ nỗi đau thể xác cùng tinh thần. Hẳn nhiên em vẫn còn có vẻ mất tinh thần với một bộ dạng hốc hác chứng tỏ cho sự mất ngủ nhiều đêm. Như trong đoạn video clip chúng ta thấy, em là một người chịu đựng trước một cảnh hãi hùng được gây ra bởi một bạn học sinh cùng trường. Em chia sẻ trước đây em với B.Quy chưa một lần quen biết cũng như chuyện trò gì cả, trong một buổi học nghề tại trường TTHNDN (trung tâm hướng nghiệp dạy nghề) Ninh Phước, Bích Quy cùng 4 người bạn nữa (trong đó 2 em cũng học tại Huỳnh Phước và 2 khác không biết học ở đâu, sau tìm hiểu tôi mới biết 2 em này học tại trường Trương Định-Phú Quý-Ninh Phước-Ninh Thuận) rủ em với lời đe dọa rất sợ hãi, vì sự ngây thơ và thẳng thắng em đã đi theo với mong muốn không có việc gì xảy ra. Nhưng nhũng gì đến với em như một trận động đất khôn lường hậu quả. Em sẵn sàng làm tất cả mọi thứ họ yêu cầu cho dù có tồi tệ cỡ nào. Như những lời em H hứa với em B.Quy, về nhà em nằm bỏ cơm trùm mền, khi mẹ hỏi cơ sự em nói “mặt xưng to vì va vào cổng trường lúc tai nạn xe với mấy bạn”. Cho tới khi công an đến nhà ba mẹ em mới vỡ òa sự thật. Riêng em H thì không muốn đi học ở trường cũ và muốn chuyển trường. Cho đến bây giờ em vẫn đau khắp người và nhất là phần đầu vì tổn thương quá nặng với những cú đấm, em còn cho biết em bị hành hạ đánh đập hơn 20 phút, trước đó em B.Quy còn dùng cả nón bảo hiểm đánh vào đầu em rất lâu. Nhưng Clip mà chúng ta xem chỉ vỏn vẹn 1,20 phút, mà thấy rả rời cả ruột gan. Ba mẹ em H chia sẻ, khi đến trường trước mặt thầy cô giáo, ba mẹ 2 bên và có cả cơ quan ban ngành em trả lời “thích thì đánh” với một vẻ mặt rất ư hống hách lạnh lùng. Nhưng lúc đấy gia đình em H vẫn chưa xem clip nên không biết cảnh tượng xảy ra ngoài sức tưởng tượng. Nay mong ban ngành cùng BGH nhà trường có cách giải quyết dứt khoát và nhanh chóng để không trở ngại biến chứng có thể cũng gây ra từ đối tượng là em Bích Quy. Với tính cách ứng sử trước mặt cán bộ người lớn cùng với thầy cô giáo dạy dỗ và ba mẹ mình. Em bích Quy thể hiện một hành động như trên thì chứng tỏ em có thể làm nhiều việc “ghê tởm” hơn. Ngoài ra nhà trường giờ đã đuổi học em vì đã phạm quá nhiều tội khi ngồi ghế nhà trường. Theo quan điểm cá nhân, tôi mong các ban ngành nhảy vào cuộc xử lý đến nơi đến chốn đối tượng em B.Quy, cho em thôi học là một quan điểm sai lầm vì em có thể tự do và chắc chắn sẽ có nhiều hành động ngoài sức tưởng tượng. Cần có giải pháp giáo dưỡng em này đúng quy cách với những phương thức đạo đức cùng cách ứng sử nhân văn. Hồng mong em có thể quay về với cuộc sống xã hội lành mạnh và văn minh.   -----------------------   QUAN ĐIỂM VỀ VỤ CLIP "NỮ SINH ĐÁNH BẠN DÃ MAN Ở NINH THUẬN " Tác giả LƯU QUANG TUẤN HUY Bạo hành lứa tuổi vị thành niên, một thực trạng của xã hội hiện tại mà mỗi ngày đang diễn ra trên toàn quốc. Nó nhan nhản trên mạng xã hội, đã gióng lên hồi chuông báo động về sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức và sự vô cảm của một bộ phận người.  Vấn đề là cô bé bị bạo hành trước mặt bao người vô cảm, họ dửng dưng như không có gì xảy ra, rồi thay vì phải can ngăn và giúp đỡ người bị hại thì lại quay clip tung lên mạng. Theo tôi, cái chúng ta cần quan tâm là sự giáo dục của gia đình cô gái bạo hành, cái tâm của cha mẹ cô gái ấy trước sự việc xảy ra, cái quan tâm của nhà trường và pháp luật, chính quyền địa phương mang lại công bằng cho người bị hại.  Còn nói về cô gái gây ra sự việc này, tôi nghĩ khó mà có thể mong cô ấy có ý thức suy nghĩ lại, cô ấy đang nằm trong trạng thái vô cảm, bất cần đời,... Và thậm chí như đang trả thù một cái gì đó mà cô ấy đang chịu đựng trong cuộc sống riêng tư.  Cần phải xem xét một cách nghiêm túc sự nguy hiểm của dạng người này đối với xã hội và môi trường học tập của các em. Đây cũng có thể là một sự nông nổi theo trào lưu bạo lực ở lứa tuổi trẻ em, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ và người thân, nên cần lắm sự giáo dục của gia đình và cộng đồng, mà quan trọng nhất là sự vào cuộc của pháp luật, các tổ chức xã hội và sự giúp đỡ của mọi người.  Chúng ta nên ngăn chặn một bạo lực kế tiếp, sẽ diễn ra cho một nạn nhân mới, mà chưa thể biết một cháu bé tội nghiệp của bất cứ gia đình nào.  Tôi thiết nghĩ, lứa tuổi các em chỉ đơn thuần là thỏa mãn mình, chưa đủ khả năng nghĩ đến vấn đề dân tộc hay chính trị, nên cần lắm sự sáng suốt của người lớn, đừng đẩy vấn đề này lên thành sự nhạy cảm bất lợi cho ổn định xã hội và chia rẽ dân tộc.  Mong thay!!!        
0 Rating 768 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 26, 2014
   Ở sân chùa Hoa Tiên có một cây cốc đại cổ thụ, thân cây phải 3-4 người ôm. Cặp bạch xà hiển linh canh giữ kho vàng khổng lồ dưới gốc đại thụ Người ta đồn rằng, dưới gốc cây có một kho vàng khổng lồ được người Hời (người Chăm) chôn giấu từ hàng trăm năm trước. Ly kỳ hơn, nhiều nhân chứng còn khẳng định có một cặp bạch xà ngày đêm canh giữ kho báu không cho bất kỳ kẻ nào mạo phạm. Lời đồn “vàng sống”  Bất cứ ai đến chùa Hoa Tiên đều ngỡ ngàng trước một cây đại thụ nằm giữa sân che bóng mát cho ngôi cổ tự. Người dân sở tại quen gọi là cây cốc. Thân cây sần sùi bằng vòng ôm của nhiều người, gốc rễ u mấu, cành lá sum suê, tỏa bóng một không gian rộng lớn. Tương truyền, trước khi lập nên chùa Hoa Tiên thì cây cốc đã mọc sừng sững ở đó rồi. Tính đến nay, cây cũng phải tuổi thọ hàng trăm năm.  Trước đây, từng có nhiều người muốn đốn hạ cây để xây dựng nhà hát nhưng không hiểu sao khi đưa các loại máy móc tới thì chúng lại không thể nào hoạt động được. Nhiều người còn đưa cả máy ủi đến để hy vọng “san bằng” được cây, nhưng khi máy được đưa đến thì cũng bỗng dưng chết máy. Không thể tìm được cách đốn hạ nên cuối cùng chủ đầu tư đành phải “đổi ý” xây dựng nhà hát sang bên cạnh.  Nhưng điều lôi cuốn và khiến khách phương xa tò mò nhất đó chính là lời đồn đại về kho vàng bạc, châu báu được chôn giấu dưới gốc cây. Nhiều người dân quả quyết rằng, ban đêm họ thường thấy ánh vàng sáng rực di chuyển xung quanh “thần mộc”. Họ đồn rằng, “vàng từ dưới đất chui lên hóa dạng con gà đi ăn”... nhưng khi nghe tiếng động hoặc thấy bóng dáng con người là “đàn gà vàng” biến mất trong nháy mắt. Lại có người thấy vàng đi giữa đường liền vồ đến ôm nhưng khi mang về nhà nhìn kỹ thì lại hóa ra... cục đá. Tuy vậy, cũng có không ít người may mắn đào được buồng cau, nải chuối, tượng Phật bằng vàng...  “Có những người đi làm về khuya tận mắt nhìn thấy những đồng tiền vàng cứ bay qua bay lại lấp lánh xung quanh gốc đại thụ nhưng khi tìm đến thì lại không thấy nữa. Nhiều lần như vậy nên người dân tin rằng số vàng đó đã “có linh khí” và có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác”, cụ Nguyễn Hoàng Lộc (gần 70 tuổi, nhà gần chùa Hoa Tiên) cho biết. Nhiều người còn tin rằng những đàn gà vàng đi ăn trong đêm chính là vong hồn của những trinh nữ bị chôn sống theo kho vàng hóa thân mà thành.  Thầy Thích Chơn Đạo giảng giải thêm, trong văn hóa người Chăm trước kia có rất nhiều giai thoại về việc sử dụng bùa ngải để trấn giữ những thứ quý giá của riêng mình hoặc của dòng tộc. Và hình thức “yểm bùa” bằng trinh nữ cũng đã từng được sử dụng. Linh hồn sẽ không được đầu thai nên sẽ phải làm “thần giữ của” mãi mãi cho đến khi lời nguyền được hóa giải.  Không biết thông tin về kho vàng có bao nhiêu phần trăm sự thực nhưng nó đã từng khiến không ít kẻ nổi lòng tham muốn chiếm đoạt. Câu chuyện được đích thân nhà văn Quách Tấn viết lại trong cuốn “Xứ Trầm hương” rằng, dưới thời Pháp thuộc, Công sứ Bréda từng tới làng yêu cầu đào gốc cây để tìm vàng. Người trong làng sợ linh mộc bị đốn hạ thì tai họa xảy đến nên quyết liệt phản đối. “Phép vua thua lệ làng”, viên công sứ đành thối nhượng. Nhưng cũng có người cho rằng, vị Công sứ Pháp kia đã gặp phải những giấc mơ quái đản, bị oan hồn thiếu nữ hành hạ nên đã sợ hãi mà từ bỏ ý định.  Không chỉ có vị Công sứ Pháp có ý định tìm kho báu mà sau này từng có mấy người Chăm ở Phan Rang cũng tìm đến chùa. Họ trưng giấy tờ của ông bà để lại và xin được phép đào gốc cây cốc để tìm của “gia bảo”. Nhưng nhà chùa nhất định khước từ. Đáng sợ hơn có những kẻ bất chấp lệnh cấm mà cố tình đào bới nên đã gặp phải những tai ương, bỗng dưng bị bệnh “ngơ ngơ ngẩn ngẩn” nằm liệt giường, thậm chí có kẻ bỏ mạng mà không hiểu lí do. Người dân tin rằng đó là do hồn ma trinh nữ trừng trị những kẻ dám mạo phạm đến kho báu.  Chùa Hoa Tiên Bạch xà hộ vệ  Đã có thời những ngôi mộ cổ của người Chăm khắp vùng Bình Đình, Khánh Hòa bị những kẻ săn tìm kho báu xới tung, “kho vàng” dưới gốc cây cốc đại thụ cũng bị không ít kẻ để ý dòm ngó. Thế nhưng bên cạnh niềm tin về sự bảo vệ của những “oan hồn trinh nữ”, người dân địa phương còn tin rằng kho vàng linh thiêng được một cặp rắn thần canh giữ suốt đêm ngày. Chính vì thế dù có thèm muốn “nhỏ dãi” cũng không có người nào dám cả gan làm bậy.  Thầy Thích Chơn Đạo dẫn tôi vào một gian mật thất bí mật, nơi nhà chùa lưu giữ pho tượng cổ “lồi” lên từ gốc cây cốc. Sự tích pho tượng Phật lồi này cũng là một điều kỳ lạ. Truyền rằng, một hôm tại gốc cây đại thụ bỗng xuất hiện 2 tượng Phật kì dị. Có người tin rằng đó chính là tượng trấn yểm kho báu của người Chăm nhưng theo thời gian đã tự “lồi” lên mặt đất. Khi nhà sư trụ trì chùa đem vào thờ trong chính điện thì trong đêm một pho tượng biến mất, pho tượng còn lại bị rơi từ trên cao xuống đất, đầu lìa khỏi thân.  Ly kỳ hơn kể từ ngày đó, nhiều người trong chùa nhìn thấy một cặp rắn khổng lồ thoắt ẩn thoắt hiện xung quanh “linh thụ”. Cặp bạch xà dài tới 4 thước và trên đỉnh đầu có mào đỏ rực như lửa. Không chỉ những vị sư thầy ở chùa mới may mắn được gặp mặt “rắn ông, rắn bà” mà những người dân sống gần chùa cũng nhiều lần “hội ngộ” với “rắn thần”. Bà Trần Thị Lạc (67 tuổi, nhà gần chùa Hoa Tiên) kể lại, khi còn con gái, trong một lần đi xem kịch nói về, bà Lạc kinh hãi khi phát hiện một con rắn khổng lồ đang uốn mình trên cây cốc ở trước cổng chùa. Nhưng “rắn thần” không tấn công mà chỉ nhìn bà một lúc rồi trườn đi mất.  Cũng theo lời vị sư trụ trì thì những lời đồn đại về kho vàng chôn giấu dưới gốc cây đại thụ là có thật, tuy nhiên việc tìm được kho báu không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ, ngoài việc được những oan hồn trinh nữ bảo vệ, bạch xà canh gác thì những kho báu của người Chăm thường được chôn giấu theo một trận đồ “ngũ hành bát quái” bí mật. Do đó, nếu muốn lấy được vàng thì phải đoán biết chính xác đến từng khắc về thời gian cũng như quy luật vận hành tương xung tương khắc của kì trận.  “Càng khó khăn hơn khi thời gian đã trải qua tới mấy trăm năm. Quy luật vận hành dưới lòng đất nên rất có thể trận đồ này đã biến hóa không còn như lúc nó được chôn giấu nữa”, thầy Thích Chơn Đạo chia sẻ. Có một thời gian người dân xung quanh chùa nhìn thấy lá cây cốc trước chùa bỗng nhiên đổi màu vàng rực cả cây. Điều này khiến cho giả thuyết về sự tồn tại của kho báu được củng cố. Nhiều người cho rằng do dưới gốc cây có kho báu bằng kim loại khiến cho cây không tìm được nguồn dinh dưỡng nên mới héo úa. Chỉ có điều một thời gian sau, lá cây lại bỗng dưng xanh tốt trở lại(?).  Ngoài ra, trên bề mặt thân cây cốc còn có những hình thù kì lạ mà theo như thầy Thích Chơn Đạo cho biết: “Những hình trên gốc cây này đã có cách đây mấy trăm năm rồi. Kỳ thú hơn là những hình xù xì đó trông rất giống cảnh các vị Chư Phật đang cúi đầu trước Đạt Ma Sư Tổ”. Cho đến bây giờ, câu hỏi có hay không một kho vàng dưới gốc cây cốc đại thụ vẫn là một ẩn số. Thế nhưng có một điều chắc chắn là cây cốc cùng với ngôi cổ tự nhiều trăm năm tuổi kia đã trở thành một chứng tích của thời gian, một “kho báu” trong lòng những người dân nơi đây.
0 Rating 765 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
1. ?ôi nét v? s? hình thành v??ng qu?cChampa Qua nh?ng ghi chép trong th? t?ch c?, bia ký và nh?ng di tích kh?o c? trên m?t và trong lòng ??t, ??a bàn V??ng qu?c Champa trùng h?p v?i ??a bàn phân b? c?a n?n v?n hoá th?i S? s? – v?n hoá Sa Hu?nh. Theo th? t?ch Trung Hoa c?, vào cu?i th? k? II (n?m 192) Khu Liên ?ã l?p ra n??c Lâm ?p.M?c dù còn nhi?u ý ki?n khác nhau xung quanh v?n ?? v? trí, tính ch?t c?a Lâm ?p và m?i quan h? gi?a Lâm ?p v?i Champa, nh?ng m?t ?i?u c?n l?u ý, s? hình thành v??ng qu?c Champa là quá trình ti?n hoá c?a c?u trúc xã h?i trong kho?ng th?i gian vài th? k? và n?m trong qu? ??o phát tri?n chung c?a khu v?c ?ông Nam Á. Trên c? s? nh?ng t? ch?c xã h?i ti?n nhà n??c ?ã phát tri?n t?i nh?ng vùng ??a ph??ng c?a v?n hoá Sa Hu?nh (??c bi?t là ? nh?ng l?u v?c sông l?n) và d??i tác ??ng c?a nhi?u y?u t? bên trong và bên ngoài, vào kho?ng th? k? II ??n th? k? IV AD m?t s? chính th? d?ng nhà n??c s? khai ?ã hình thành ? mi?n Trung Vi?t Nam. Tài li?u kh?o c? thu th?p ???c qua khai qu?t Trà Ki?u (sông Thu B?n, Qu?ng Nam), C? Lu?-Phú Th? (sông Trà Khúc, Qu?ng Ngãi) và thành H? (sông ?à R?ng, Phú Yên) cho th?y t? nh?ng th? k? sau Công nguyên ? nh?ng khu v?c này ?ã có nh?ng trung tâm quân s?-chính tr?-kinh t? ?óng vai trò quan tr?ng trong m?i l?u v?c sông t??ng ?ng. Di tích và di v?t kh?o c? c?ng ch?ng t? nh?ng chính th? d?ng nhà n??c s? khai này có cùng trình ?? phát tri?n kinh t?-xã h?i và quan h? gi?a chúng là quan h? v?a theo xu h??ng liên minh, liên k?t v?a theo xu h??ng thu ph?c và c?nh tranh. ??n kho?ng th? k? V AD nh?ng xu th? này d?n ??n s? ra ??i c?a v??ng qu?c Champa. 2.Nh?ng y?u t? tác ??ng ??n s? hình thành nhà n??c ? mi?n Trung Vi?t Nam.K?t qu? khai qu?t Trà Ki?u, Gò C?m (Duy Xuyên, Qu?ng Nam), di ch? H?u Xá I (H?i An)… cho th?y t?ng v?n hoá s?m nh?t ? nh?ng ??a ?i?m này có niên ??i kho?ng th? k? I, II AD và trùng h?p v?i niên ??i c?a th? t?ch c? v? m?t nhà n??c s?m. N?u so sánh th?i gian ta th?y có s? trùng khít gi?a th?i ?i?m k?t thúc c?a v?n hoá Sa Hu?nh (nh?ng khu m? chum Sa Hu?nh mu?n nh?t ? Gò D?a (Duy Xuyên, Qu?ng Nam), Bình Yên (Qu? S?n, Qu?ng Nam), Lai Nghi (?i?n Bàn, Qu?ng Nam), Hoà Diêm (Cam Ranh, Khánh Hoà)… ???c xác ??nh có niên ??i k?t thúc kho?ng th? k? I ??n II AD) v?i niên ??i kh?i ??u c?a nh?ng nhà n??c s? khai ? mi?n Trung Vi?t Nam. Trong tình hình nghiên c?u hi?n nay, t? li?u ??a t?ng và hi?n v?t kh?o c? ch?a nhi?u ?? tìm hi?u ??y ?? b?n ch?t và n?i dung c? th? quá trình chuy?n ti?p và chuy?n bi?n gi?a hai n?n v?n hoá Sa Hu?nh- Champa. Tuy v?y, s? trùng h?p v? không gian phân b?, th?i gian kh?i ??u, k?t thúc và ti?p n?i c?a hai v?n hoá; s? n?i ti?p trong s?n xu?t và s? d?ng c?a m?t s? lo?i hình hi?n v?t nh? ?? g?m gia d?ng, ?? trang s?c b?ng mã não, thu? tinh; s? ti?p t?c t?n t?i c?a táng t?c ho? thiêu gi?a hai n?n v?n hoá; s? phát tri?n c?a nh?ng thi?t ch? chính tr? phân t?ng; s? chuyên hoá ? m?c ?? nào ?ó c?a s?n xu?t th? công và c?u trúc xã h?i d?a trên c? s? t?ng l?p c?a xã h?i th?i Sa Hu?nh (n?n t?ng ?? hình thành c?u trúc chính tr? m?i – nhà n??c)… m?t m?t h??ng các nhà nghiên c?u t?i vi?c tìm ki?m nh?ng ngu?n g?c b?n ??a c?a v?n hoá Champa, m?t khác giúp ?ánh giá ?úng m?c vai trò c?a nh?ng y?u t? ngo?i sinh bao g?m c? ti?p xúc, trao ??i v?n hoá, kinh t?, làn sóng d?ch chuy?n dân c? trong vi?c hình thành nh?ng ??c tr?ng v?n hoá m?i. ?a s? ý ki?n ??ng thu?n v?i gi? thi?t v?n hoá Champa n?y sinh t? v?n hoá Sa Hu?nh, ng??i Ch?m c? là con cháu ng??i Sa Hu?nh c?. Theo Hà V?n T?n ch? nhân v?n hoá Sa Hu?nh là c? dân Ti?n Ch?m hay S? Ch?m, có ngh?a c?ng là c? dân nói ti?ng Nam ??o nh? ng??i Ch?m sau này. D??i ánh sáng c?a kh?i t? li?u m?i hi?n nay v? tính ??a ph??ng c?a v?n hoá Sa Hu?nh giai ?o?n mu?n ? hai vùng Trung Trung B? và Nam Trung B?, có th? gi? thi?t r?ng, nh?ng nhóm t?c ng??i thu?c m?t s? ng? h? khác nhau ?ã ?óng góp vào quá trình kh?i d?ng n?n v?n minh Champa, trong ?ó vai trò ch? ??o là c?a c? dân nói ti?ng Nam ??o.B?t k? c?u trúc Lâm ?p và nh?ng chính th? t??ng ???ng Lâm ?p nh? th? nào, nh?ng nghiên c?u m?i nh?t cho th?y nh?ng chính th? này ??u ???c b?t ngu?n t? nh?ng d?ng v?n hoá-xã h?i b?n ??a. Nh?ng y?u t? v?n hoá ngo?i sinh Trung Hoa, ?n ??… ?ã có m?t tr??c khi nh?ng chính th? này ra ??i. T? Sa Hu?nh qua Lâm ?p ??n Champa là c? quá trình di?n bi?n d?n d?n và lâu dài mà trong ?ó c? hai nhóm ngu?n l?c n?i sinh và ngo?i sinh có m?i quan h? ch?t ch? và t??ng h?. 3.C?u trúc c?a v??ng qu?c ChampaTr??c ?ây, d?a vào s? li?u Trung Hoa, nhi?u h?c gi? ?ã cho r?ng v??ng qu?c Champa ???c t? ch?c theo mô hình chính quy?n quan liêu t?p quy?n ki?u T?n-Hán. Nh?ng k?t qu? nghiên c?u m?i nh?t c?a C. Jasques, O.W. Wolter, K. Taylor ?ã ch?ng minh r?ng Champa, Phù Nam (th?m chí c? V?n Lang, Âu L?c) là nh?ng liên hi?p, liên minh c?a nhi?u ti?u qu?c có nhi?u nét t??ng ??ng v? v?n hoá. Theo GS. Tr?n Qu?c V??ng, mô hình m?t ti?u qu?c Champa d?a trên tr?c quy chi?u là dòng sông ph?i có ba thi?t ch? – ba trung tâm (tính theo dòng ch?y c?a sông, t? núi ra bi?n) là: trung tâm tôn giáo, t?m g?i là Thánh ??a (th??ng v? phía Tây, ??u ngu?n sông) – trung tâm chính tr? (th??ng n?m ? b? Nam sông) và trung tâm th??ng m?i – kinh t? (th??ng n?m ? g?n sát c?a sông – c?a bi?n).hoáT? th?p k? 60 tr? v? tr??c, nhi?u h?c gi? ph??ng Tây nh? G. Coedès, H. Maspéro… th??ng coi Champa là m?t qu?c gia ?n hoá. Trên th?c t?, ?nh h??ng v?n hoá-tôn giáo c?a ?n ?? ??i v?i Champa là r?t m?nh m? và không th? ph? nh?n. Song, ng??i ta c?ng nh?n th?y nhi?u y?u t? phi ?n, khác ?n ? ?ây. Paul Mus nh?n m?nh t?i nh?ng ??c ?i?m b?n ??a – Ti?n ?n ?? hoá – trong v?n hoá Champa. Trong quá trình ti?p thu v?n hoá Trung Hoa, ?n ??… c? dân Champa ?ã k?t h?p hài hoà gi?a y?u t? v?n hoá ??a ph??ng (n?i sinh) và v?n hoá bên ngoài (ngo?i sinh) trên c? s? phù h?p v?i ?i?u ki?n môi tr??ng sinh thái, tính cách, tâm lý t?c ng??i, ?i?u ki?n xã h?i và l?ch s? ??c thù ?? sáng t?o ra n?n v?n hoá c?a mình có nh?ng nét chung, song có nhi?u nét riêng so v?i nh?ng v?n hoá láng gi?ng khác ? ?ông Nam Á cùng ch?u ?nh h??ng c?a v?n minh ?n ??.T? li?u kh?o c? h?c c?ng cho th?y ?nh h??ng c?a v?n hoá Trung Hoa, ?n ?? và v?n hoá ?ông S?n ??i v?i v?n hoá Sa Hu?nh t? nh?ng th? k? BC. Nh?ng ?nh h??ng này ???c di?n ra qua trao ??i buôn bán hàng hoá, ??ng th?i c?ng là trao ??i k? thu?t gi?a các khu v?c. M?i quan h? – ?nh h??ng v?n hoá – này ???c ??y m?nh t? ??u thiên niên k? I Công nguyên. Theo các nhà nghiên c?u, nguyên nhân ch? y?u c?a vi?c t?ng c??ng các ?nh h??ng c?a v?n hoá ?n ?? chính là nhu c?u th??ng m?i. Các ngu?n t? li?u khác nhau cho bi?t, ngu?n h??ng li?u, g? tr?m, các lo?i d?u th?m, long não, cánh ki?n tr?ng và ??c bi?t là vàng vô cùng phong phú ? ?ông Nam Á ?ã thu hút các th??ng nhân ?n ?? t?i ?ông Nam Á nói chung và Champa nói riêng. Theo sau các th??ng nhân, hay cùng các th??ng nhân là các tu s? Hindu giáo, các nhà s? Ph?t giáo…. Do thâm nh?p ch? y?u qua v?n hoá mà l?i b?ng nh?ng ph??ng th?c hoà bình, t? nguy?n, nên quá trình ti?p xúc và trao ??i v?i v?n hoá ?n ?? (và v?i c? v?n hoá Trung Hoa, v?n hoá ?ông Nam Á) ?ã th?m th?u và ?? l?i nh?ng d?u ?n ??m nét trong m?i khía c?nh ??i s?ng v?n hoá Champa t? v?t ch?t ??n ??i s?ng tinh th?n-tâm linh.ChampaT? cu?i th? k? XIX, v?n hoá Champa ?ã ???c nhi?u h?c gi? n??c ngoài, ??c bi?t là ng??i Pháp, quan tâm nghiên c?u. H? ?ã ti?n hành nhi?u ??t kh?o sát s?u t?m nh?ng di tích ki?n trúc và ?iêu kh?c Champa. ??c bi?t t? n?m 1898 v?i vi?c phát hi?n khu di tích M? S?n, vi?c nghiên c?u Champa càng ???c ??y m?nh. Nh?ng nghiên c?u giai ?o?n này ??t nhi?u thành t?u ?áng k? và ??t n?n móng c? b?n cho nh?ng giai ?o?n sau. Tuy v?y, nh?ng nghiên c?u c?a ng??i Pháp ch? t?p trung vào các l?nh v?c ki?n trúc, ?iêu kh?c và bia ký. Giai ?o?n này h?u nh? không ai quan tâm nghiên c?u ??i s?ng sinh ho?t c?a c? dân qua di tích và di v?t kh?o c? h?c.T? sau ngày ??t n??c th?ng nh?t (n?m 1975), vi?c nghiên c?u v?n hoá Champa ???c ??y m?nh trên nhi?u l?nh v?c và ch? y?u do các nhà nghiên c?u Vi?t Nam ti?n hành. Tuy v?y, cho ??n n?m 1985, v?n ch? là nh?ng cu?c ?i?u tra s?u t?m v?i hai cu?c khai qu?t nh? c?a ?HTH Hà N?i và các m?ng, các ?? tài nghiên c?u còn r?t h?n h?p. H?u nh? chúng ta ch?a có ý ni?m gì v? n?i c? trú, v? ??i s?ng sinh ho?t, v? các ngành ngh? th? công, v? c? c?u kinh t? c?a c? dân.T? sau n?m 1985, ??c bi?t t? th?p k? 90 tr? l?i ?ây, tình hình nghiên c?u Champa ???c ??y m?nh lên m?t b??c m?i. K? th?a thành t?u nghiên c?u c?a các th? h? h?c gi? ?i tr??c, nh?ng ng??i nghiên c?u giai ?o?n này ?ã b? sung và hoàn thi?n h?n k?t qu? nghiên c?u trong các l?nh v?c ?ã ???c th?c hi?n tr??c ?ây nh?: ki?n trúc, ?iêu kh?c, v?n bia…. D??i góc ?? kh?o c? h?c, h? ?ã tri?n khai nhi?u ?? tài m?i nh?: khai qu?t các di ch? c? trú; nghiên c?u ?ô th?, thành c?, th??ng c?ng; vi?c s?n xu?t ?? g?m, ?? trang s?c và các ngành ngh? th? công khác; k? thu?t tr? thu? và s? d?ng n??c; ??i s?ng tâm linh…. Thành t?u l?n nh?t trong giai ?o?n này là vi?c phát hi?n và nghiên c?u nh?ng n?i c? trú c?a c? dân Champa, ngh? làm ?? g?m và g?ch ngói c?ng nh? trang trí, v?t ph?m dâng cúng b?ng ??t nung…. Các cu?c ?i?u tra kh?o sát ?ã phát hi?n thêm nhi?u di tích, di v?t m?i nh? các ph? tích ki?n trúc, tác ph?m ?iêu kh?c ?á, ?? g?m… làm phong phú thêm lo?i hình di tích di v?t. T?ng s? ??a ?i?m phát hi?n có di tích di v?t v?n hoá Champa ? ??u th? k? XX ch? là 229, còn vào cu?i th? k? con s? này ???c nâng lên g?n 300 ??a ?i?m.Nhi?u ??a ?i?m ???c khai qu?t trên di?n r?ng và trong nhi?u n?m li?n. Nh?ng v?n ?? th??ng ???c t?p trung gi?i quy?t là ngu?n g?c, m?i quan h? c?a v?n hoá Champa v?i v?n hoá Sa Hu?nh, ?nh h??ng mang tính “xúc tác” c?a các y?u t? ngo?i sinh Hán, ?n ??, ?ông Nam Á…. Nh?ng v?n ?? khác nh? di v?t hay các lo?i hình c? trú, th? t?, th??ng c?ng và bi?n pháp tr? thu?… c?ng ??t ???c nhi?u k?t qu? ?áng khích l?.Ngh? s?n xu?t ?? g?m c?a c? dân Champa ? giai ?o?n s?m thu hút s? quan tâm ??c bi?t c?a các nhà nghiên c?u trong và ngoài n??c. D?a trên kh?i t? li?u kh?ng l? t? các cu?c khai qu?t H?u Xá, Trà Ki?u, Nam Th? S?n, Bãi Làng, Lý S?n, C? Lu?, thành H?… nhi?u nh?n xét và k?t lu?n v? ch?t li?u, hoa v?n, k? thu?t s?n xu?t g?m ?ã ???c ??a ra.V??ng qu?c Champa n?i ti?ng trong th? t?ch v?i nh?ng ?? kim hoàn l?ng l?y b?ng vàng, b?c, thu? tinh, ?á quý… song ch?ng c? t? các cu?c khai qu?t kh?o c? h?c các ??a ?i?m c? trú h?u nh? không cung c?p b?t c? t? li?u xác th?c nào. ?i?u này là tr? ng?i l?n cho vi?c tìm hi?u ??i s?ng ngh? thu?t và tâm linh c?a c? dân. Chúng ta ch? bi?t qua ghi chép và qua các s?u t?p t? nhân, r?t khó xác ??nh chính xác ngu?n g?c xu?t x? và niên ??i.Tóm l?i, th?i gian v?a qua, ngành Champa h?c Vi?t Nam ?ã làm ???c nhi?u vi?c khi ?i sâu nghiên c?u v?n hoá Champa ? khía c?nh ??i s?ng c?a c? dân. Nh?ng di s?n v?t th? và c? phi v?t th? m?i thu th?p ???c này ?ã ?em l?i nh?ng hi?u bi?t m?i ho?c giúp ?i?u ch?nh nh?ng hi?u bi?t c? v? c? dân Champa c?, v?n hoá Champa trong m?i quan h? v?i các t?c ng??i, các v?n hoá, các qu?c gia…. Thêm nhi?u c? li?u m?i, ki?n th?c càng m? r?ng nh?ng c?ng làm n?y sinh nhi?u v?n ?? m?i. Cái ch?a làm ???c cùng v?i cái ?ã làm ch?a xong ??t ra nhi?u thách th?c và trách nhi?m ??i v?i nh?ng ng??i quan tâm ??n n?n v?n hoá r?c r? m?t th?i ? ?ông Nam Á. 6. Tên g?i: K? t? khi ???c phát hi?n l?i, các di tích ki?n trúc b?ng g?ch c?a v??ng qu?c Champa ???c g?i b?ng nhi?u tên khác nhau nh? tháp, tháp-l?ng m?, ??n-tháp…. ??n nay, các di tích ki?n trúc này ???c th?ng nh?t tên g?i là các ??n-tháp Champa (B?n ?nh 35).C? dân Champa ?ã xây d?ng ???c nhi?u công trình ki?n trúc ??n-tháp ?n ?? giáo và Ph?t giáo r?t quy mô v?i m?t k? thu?t ?iêu luy?n, tinh x?o và m?t n?n ngh? thu?t t?o hình ??y cá tính trong su?t nhi?u th? k?. Ngày nay v?n t?n t?i nh?ng nhóm ??n-tháp t?i các di tích n?i ti?ng nh? M? S?n, ??ng D??ng, Po Nagar, D??ng Long… cùng v?i hàng ngàn tác ph?m ?iêu kh?c b?ng sa th?ch và h?p kim tr?ng bày t?i các b?o tàng. M? thu?t Champa ?ã góp ph?n t?o nên di?n m?o ??c ?áo c?a n?n ngh? thu?t ?ông Nam Á bên c?nh m?t n?n ngh? thu?t ?n ?? k? v?. Tháp Po Nagar, Nha Trang Hi?n nay, theo th?ng kê, hi?n còn l?i t?t c? 19 nhóm ??n-tháp ?ang t?n t?i trên m?t ??t, tính t? t?nh Qu?ng Nam ??n Bình Thu?n và ??k L?k ???c phân b? nh? sau:Qu?ng Nam: M? S?n, B?ng An, Kh??ng M?, Chiên ?àn.Bình ??nh: Ph??c L?c, Cánh Tiên, Bánh Ít, Bình Lâm, Th? Thi?n, D??ng Long, H?ng Th?nh.Phú Yên: Nh?n Tháp.Khánh Hoà: Po Nagar.Ninh Thu?n: Hoà Lai, Po Klaung Garai, Po Rôme.Bình Thu?n: Po ?am (Po T?m), Phú Hài.??k L?k: Yang Prong.Niên ??i c?a nh?ng ??n-tháp này tr?i dài t? th? k? th? VII-VIII ??n th? k? th? XVII-XVIII. Theo v?n bia, ph?n l?n nh?ng ??n-tháp tr??c th? k? th? VII-VIII ???c d?ng b?ng g?, nh?ng sau nh?ng c?n binh l?a, nh?ng ngôi ??n này ??u b? thiêu h?y, cho ??n kho?ng th? k? th? VII-VIII m?i xu?t hi?n nh?ng ??n-tháp xây b?ng g?ch nung và sa th?ch.Ki?n trúc Champa ch?u ?nh h??ng ngh? thu?t ?n ??. M?t t?ng th? nhóm ??n-tháp bao g?m m?t ngôi ??n chính, ti?ng Champa g?i là kalan, k?t h?p v?i nh?ng ??n th? nh?, nh?ng công trình ph? và ???c bao quanh b?i nh?ng b? t??ng th?p. Thông th??ng, m?t nhóm ??n-tháp Champa ph?i có ít nh?t 4 công trình là: mandapa (tháp Nhà), gorupa (tháp C?ng), kalan (?i?n th?) và kosa grha (tháp Ho?).Kalan t??ng tr?ng cho ng?n núi th?n tho?i Meru, cái tr?c c?a v? tr?, trung tâm hoàn v?; bao quanh núi Meru là các thiên th? và nh?ng ??i d??ng ???c t??ng tr?ng b?ng nh?ng ngôi ??n nh? và nh?ng b? t??ng th?p. H??ng chung c?a m?t t?ng th? th??ng là h??ng ?ông, h??ng m?t tr?i m?c, n?i m? ??u cho s? v?n hành c?a th?i gian và v? tr?.Kalan Champa là m?t ki?n trúc có bình ?? hình vuông, mái tháp hình chóp có ba t?ng và m?t ??nh tháp b?ng sa th?ch.??n-tháp Champa xây b?ng g?ch nung, ghép v?i nh?ng m?ng trang trí và ch?u l?c b?ng sa th?ch ? ?? tháp, khung c?a, trán c?a (tym-pan), ???ng di?m, v?t trang trí góc và ??nh tháp…V? k? thu?t xây d?ng c?a ng??i Champa c?, hi?n nay còn nhi?u gi? thi?t và ý ki?n khác nhau. Tuy nhiên, ph?n l?n các nhà nghiên c?u ?ã ??ng thu?n v? ch?t k?t dính có ngu?n g?c nh?a th?c v?t.?iêu kh?c: ??n-tháp Champa ???c trang trí tinh t?, c?u k?, th? hi?n s? k?t h?p hài hoà gi?a ngh? thu?t ?iêu kh?c và ngh? thu?t ki?n trúc. Ch? ?? chính trong ?iêu kh?c trang trí tháp là hoa lá, hình ng??i, hình ??ng v?t, các v? th?n, các con v?t huy?n tho?i theo n?i dung tôn giáo ho?c s? thi ?n ?? .D?a vào các y?u t? trang trí, s? thay ??i c?a k?t c?u ki?n trúc, s? xu?t hi?n hay m?t ?i c?a các motif trang trí, k?t h?p v?i nh?ng tài li?u liên quan (bia ký, các ngu?n s? li?u…), ?nh h??ng c?a các phong cách t? nh?ng n?n ngh? thu?t xung quanh nh? ?n ?? và các n??c láng gi?ng khác (nh? Môn, Kh?me, Vi?t, Java…), các nhà nghiên c?u ?ã chia ngh? thu?t trang trí và xây d?ng ??n tháp Champa t? th? k? th? VII ??n th? k? XV ra làm nhi?u phong cách khác nhau. ?iêu kh?c Champa n?i ti?ng v?i phù ?iêu và t??ng tròn. Riêng phù ?iêu c?ng ?ã có nhi?u hình th?c. Ngoài ch?m kh?c trên ch?t li?u ?á còn có ch?m kh?c tr?c ti?p lên g?ch tháp hay t?o hình trang trí trên g?ch tr??c khi nung. Nét ??c s?c c?a ?iêu kh?c Champa là nh?ng hình ch?m kh?c d??i d?ng phù ?iêu ??u mang xu h??ng h??ng t?i t??ng tròn – phù ?iêu n?i cao. T?ng nhân v?t, t?ng nhóm nhân v?t nh? tách r?i nhau, ??c l?p và g?n nh? bi?n thành nh?ng t??ng tròn riêng bi?t.S?u t?p hi?n v?t ?iêu kh?c l?n nh?t hi?n ?ang ???c l?u gi? t?i B?o tàng ?iêu kh?c Champa ? Tp. ?à N?ng. Nhi?u tác ph?m khác ???c gi? t?i các b?o tàng t?nh, các phòng VHTT huy?n, th?m chí ? c? m?t s? UBND xã. M?t s? không ít hi?n v?t l?u l?c ? các b?o tàng n??c ngoài và trong các s?u t?p t? nhân trong và ngoài n??c.Lo?i hình và ch? ?? ?iêu kh?c khá ?a d?ng, liên quan ??n ?n ?? giáo, Ph?t giáo, tín ng??ng b?n ??a… và có các nhóm chính sau:- T??ng th?.- ?ài th?.- Trán c?a (lá nh?/tym-pan).- Các trang trí ki?n trúc trên tháp.6.2. Minh v?nT?m bia Võ C?nh (Nha Trang, hi?n tr?ng bày ? sân B?o tàng L?ch s? Vi?t Nam) có niên ??i cu?i th? k? III ??u th? k? IV (niên ??i tr??c ?ây ??a ra là th? k? th? II) là bi ký s?m nh?t kh?c b?ng ch? Sanskrit. Sau quá trình ti?p bi?n v?n hoá-ngôn ng?, ng??i Champa ?ã sáng t?o ra h? th?ng v?n t? c?a mình ?? ghi ti?ng Ch?m. Minh v?n vi?t b?ng ch? Champa s?m nh?t ???c tìm th?y ? ?ông Yên Châu (Qu?ng Nam) có niên ??i th? k? IV.N?i dung c?a các minh v?n th??ng g?n v?i vi?c l?p ??n th? th?n, d?ng t??ng ho?c ghi nh? m?t s? ki?n quan tr?ng nào ?ó. Minh v?n ???c kh?c trên vách núi, trên bia, c?t ??n, tr? c?a, b? th?…Cho t?i nay, s? minh v?n Champa ?ã bi?t là 208 v?n b?n, trong s? ?ó có 69 b?n ?ã d?ch và công b? ch? y?u nh? công lao và nghiên c?u c?a các h?c gi? Pháp mà ?i?n hình là A. Bergaigne, E. Aymonier. Ng??i Ch?m hi?n nay c?ng không ??c ???c các v?n bia c? vì ?ang s? d?ng m?t h? th?ng v?n t? hoàn toàn khác.6.3. Thành c?Thành c? là m?t b? ph?n h?u c? c?a v?n hoá Champa. Ng??i Champa ?ã xây d?ng nhi?u toà thành trong ph?m vi v??ng qu?c c?a mình. Ph?n l?n nh?ng thành l?y này ?ã b? phá hu? nhi?u l?n, nh?ng do v? th? ??c ??a l?i th??ng ???c tái d?ng, tái s? d?ng qua nhi?u th?i ??i. Vì v?y, thành c? Champa th??ng ?n ch?a trong lòng nhi?u l?p tr?m tích v?n hoá t? s?m ??n mu?n và không ít tr??ng h?p ???c ng??i Vi?t c?u trúc l?i và tái s? d?ng. Nhi?u toà thành ???c xây d?ng trên c? t?ng c? trú s?m h?n, do v?y niên ??i c?a l?p c? trú không th? coi là niên ??i c?a xây d?ng thành. ?i?n hình nh? thành Trà Ki?u, niên ??i c?a t?ng c? trú s?m nh?t c?a Trà Ki?u hi?n nay ???c xác ??nh là t? th? k? I AD, nh?ng k?t qu? khai qu?t t??ng thành Nam cho th?y có l? t??ng thành ???c ??p s?m nh?t t? th? k? III, IV AD. Thành C? Lu? (Qu?ng Ngãi) ???c xây d?ng trên l?p c? trú Champa s?m có niên ??i ??u th? k? II AD và nh?ng ki?n trúc b?ng g?ch s?m nh?t ? ?ây có niên ??i kho?ng t? th? k? IV AD. Nh?ng nghiên c?u m?i ?ây t?i thành H? (Phú Yên) c?ng cho th?y k?t qu? t??ng t?.Theo s? li?u, vào th? k? th? IV, ng??i Champa ?ã h?c ???c cách xây thành t? Trung Hoa. Nh?ng phát hi?n kh?o c? h?c g?n ?ây ? Trà Ki?u, C? Lu?-Phú Th?, thành H? c?ng cho th?y ?i?u này. S? li?u ghi chép ??u tiên v? thành ???c ?? c?p trong Thu? kinh chú (cu?i th? k? V ??u th? k? VI), sau ?ó trong cu?n ?? bàn thành ký (th? k? XIX), thành Chà Bàn ???c mô t? khá t? m? và bên c?nh ?ó còn ?? c?p t?i 12 toà thành khác… B?n v? thành Trà Ki?u c?a ClayesTrên d?i ??t mi?n Trung hi?n nay còn v?t tích c?a m?t s? thành c? Champa nh? thành C? Lu? (Qu?ng Tr?), thành Hoá Châu, thành L?i (Th?a Thiên Hu?), thành Trà Ki?u (Qu?ng Nam), thành Châu Sa, thành C? Lu?-Phú Th? (Qu?ng Ngãi), Tra (Cha) thành, thành ?? Bàn (Bình ??nh), thành H? (Phú Yên), thành Diên Khánh (Khánh Hoà)…. Nh?ng thành này th??ng ???c xây d?ng ? nh?ng v? trí xung y?u, c?a sông, c?n bi?n hay ngã ba sông trong m?t quy ho?ch t?ng th? c?a vùng l?y sông làm tr?c chính và th??ng n?m bên b? Nam c?a sông.Nh?ng k?t qu? kh?o sát và khai qu?t g?n ?ây ? các thành nh? Trà Ki?u, C? Lu?, thành H?… cho th?y, khi xây d?ng toà thành, ng??i Champa ?ã l?i d?ng t?i ?a ??a hình t? nhiên nh? sông, gò, núi… ?? t?ng c??ng tính phòng th?/phòng ng? c?a t??ng thành và hào lu?. Thành Champa th??ng có c?u trúc kép hay th?m chí nhi?u l?p.Tuy v?y, cho ??n nay ch?a có b?t k? m?t thành nào ???c khai qu?t m?t cách có h? th?ng nên ch?a có m?t bình ?? c? th? v? t?ng th? quy ho?ch thành Champa. Có th? vòng thành bên ngoài th??ng có hình d?ng n??ng theo ??a hình, toà thành bên trong ???c ??p khá quy ch?nh. Nh?ng cu?c khai qu?t c?t thành Trà Ki?u hay thành H? m?i ?ây cho th?y: t??ng thành th??ng có m?t c?t ngang hình thang, bên ngoài d?c ??ng, bên trong thoai tho?i, hai bên ?p g?ch, d??i chân thành kè ?á, lòng t??ng ??p ??t lèn ch?t và t??ng thành th??ng ???c gia c? nhi?u l?n.6.4. C?ng th?Ng??i Champa là c? dân h??ng bi?n. Bi?n ?óng vai trò quan tr?ng và ?nh x? trong nhi?u khía c?nh ??i s?ng c?a h?. ??a hình bi?n mi?n Trung (b? và ??o ven b?) c?ng r?t thu?n l?i cho thuy?n bè neo ??u, trú ng?. Ngay t? th?i v?n hoá Sa Hu?nh ? ?ây ?ã hình thành nh?ng c?ng th? s? khai, có vai trò quan tr?ng trong ho?t ??ng ti?p xúc, giao l?u v?n hoá trong ngoài v??ng qu?c Ti?n Ch?mpa trong s?u t?p H? V?n Em, TP.?à N?ng D?a vào nh?ng phát hi?n ?? g?m Trung Hoa, g?m và thu? tinh Islam… t?i nhi?u các c?a sông ven bi?n l?n t? Qu?ng Tr? vào ??n Ninh Thu?n, k?t h?p v?i ghi chép trong th? t?ch c?, m?t s? nhà nghiên c?u ?ã xác quy?t m?t s? v?t tích c?ng th? c?a ng??i Champa. C?ng th? n?i ti?ng nh?t là Champapura th?i Lâm ?p ? C?a ??i (H?i An, Qu?ng Nam) v?i ti?n c?ng chính là Cù Lao Chàm. ? Quy Nh?n, Bình ??nh còn l?u d?u c?ng Th? N?i. Các c?ng này ?óng vai trò quan tr?ng trong vi?c hình thành và h?ng th?nh c?a con ???ng t? l?a qu?c t? trên bi?n vào nh?ng th? k? IX-X và nh?ng th? k? mu?n h?n. Tài li?u kh?o c? h?c c?a các ??t kh?o sát xác nh?n s? t?n t?i các c?ng Ròn, Gianh, Lý Hoà, Nh?t L? ? Qu?ng Bình; c?a Tùng (Lu?t), Mai Xá (trên c?ng c?a Vi?t hi?n nay 3-4km) ? Qu?ng Tr?; c?a Eo, c?a T? Hi?n ? Th?a Thiên Hu?; Nha Trang ? Khánh Hoà, Phan Rang ? Ninh Thu?n… có nhi?u kh? n?ng t?ng là các c?ng th? Champa.Theo các nhà nghiên c?u, c?u trúc th??ng c?ng Champa d??ng nh? khá th?ng nh?t theo m?t bình ?? t? ngoài vào nh? sau: C?a bi?n – ??m n??c – tháp – thành hay th? t? . Tuy v?y, c?n ph?i thêm vào c?u trúc này vai trò che ch?n, ti?n tiêu/ti?n c?ng c?a h? th?ng ??o ven b?. H? th?ng ??o này liên quan m?t cách h?u c? v?i nh?ng c?u trúc trong ??t li?n theo m?t tr?c sông ch? ??o. Ví d? ?i?n hình v? c?u trúc này là Cù Lao Chàm (Chiêm B?t Lao) ngoài c?a sông Thu B?n. Cù Lao Ré ? Qu?ng Ngãi. Có th? nh?n rõ vai trò c?a các ??o-c?a sông khác ngay trên b?n ?? ??a lý mi?n Trung hi?n ??i.6.5. ??a ?i?m c? trúCho t?i nay, ?ã phát hi?n và khai qu?t hàng ch?c ??a ?i?m thu?c v?n hoá Champa. Ph?n l?n di tích có tính ch?t ph?c h?p, ?a ch?c n?ng. D?a trên nghiên c?u v?t tích c? trú còn l?i có th? th?y nh?ng di tích c? trú Champa, ??c bi?t là nh?ng di tích thu?c giai ?o?n n?a ??u thiên niên k? I AD phân b? trùng kh?p v?i ??a bàn c?a v?n hoá Sa Hu?nh tr??c ?ó. Hi?n t??ng chung là trên các khu m? v?n hoá Sa Hu?nh th??ng có l?p v?n hoá Champa, hay nh?ng di tích Champa hay ???c tìm th?y k? c?n nh?ng khu m? chum c?a v?n hoá Sa Hu?nh.Tính ch?t c?a các ??a ?i?m r?t ?a d?ng và ph?c t?p, nh?ng ??a ?i?m này th??ng ?a ch?c n?ng (c? trú, phòng v?, trung tâm chính tr?, kinh t?…), trong khi các cu?c khai qu?t l?i có di?n tích h?n ch?. Thông th??ng các di tích nh? thành hay ??n-tháp trong m?t ph?c h?p di tích th??ng ???c xây d?ng trên n?n c?a l?p c? trú s?m h?n, ví d? ?i?n hình nh? khu di tích Trà Ki?u, C? Lu?, thành H?…Niên ??i c?a các ??a ?i?m: Có hai nhóm hay chính xác h?n có ba giai ?o?n ?ng v?i tính ch?t v?n hoá s?m mu?n c?a các di tích. Nhóm 1: giai ?o?n s?m t? Công nguyên ??n th? k? II, III AD. Nhóm 2: t? th? k? III AD ??n th? k? VII,VIII và nhóm 3: t? th? k? IX-X… v? sau. H?u h?t các ??a ?i?m ??u có niên ??i kéo dài su?t t? nhóm niên ??i 1 ??n 2, ?i?n hình nh? Trà Ki?u, H?u Xá I (di ch?), Tr?ng S?i…. M?t s? khác ch? thu?c nhóm niên ??i 3 nh? Nam Th? S?n, Bãi Làng…7. ??i s?ng c?a c? dânNg??i Champa có m?t n?n kinh t? ?a ngành ngh?. Tr??c tiên là ngh? nông tr?ng lúa n??c, dâu t?m, bông, hoa màu (v?i nhi?u gi?ng cây ngo?i nh?p t? Nam Thái Bình D??ng nh? mía, khoai…); ngh? r?ng, khai thác lâm th? s?n g? quý nh? qu?, tr?m h??ng, h? tiêu…; ngh? bi?n; ngh? th? công (rèn s?t, d?t v?i l?a, làm g?m, g?ch, ngói, ch? t?o ?? thu? tinh, ?á ng?c, khai khoáng và làm m? ngh? vàng b?c…), phát tri?n ngh? buôn bán ???ng bi?n, ???ng sông và ???ng núi. C? c?u kinh t? này là s? k? th?a và phát huy c? c?u có s?n tuy ch?a hoàn ch?nh c?a v?n hoá Sa Hu?nh tr??c ?ó. M?t s? ngành ngh? nh? làm g?m, g?ch, ngói, rèn s?t, ch? t?o ?? trang s?c b?ng thu? tinh, buôn bán b?ng ???ng bi?n ?ã ???c xác nh?n qua nh?ng tài li?u kh?o c? h?c nh?ng n?m g?n ?ây. Nh?ng thành t?u c?a các ngành ngh? khác m?i ch? ???c bi?t qua nh?ng t? li?u gián ti?p, qua nh?ng ghi chép trong th? t?ch c? Trung Hoa, bia ký…M?t trong nh?ng thành t?u n?i b?t c?a Champa là nh?ng ti?n b? v? nông nghi?p. Ng??i Ch?m ?ã t?o ra gi?ng lúa ch?u h?n. Khi di th?c gi?ng lúa này ra châu th? B?c b? (trong s? g?i là lúa Chiêm Thành hay lúa Chiêm, lúa Ch?m), gieo c?y c? hai v?. T? tháng 7 ??n tháng 10, tr?ng lúa tr?ng ? ru?ng b?ch ?i?n, t? tháng 12 ??n tháng 4, tr?ng lúa ?? ? ru?ng xích ?i?n. ?? thích ?ng v?i vùng ??t khô h?n Trung B?, c? dân v??ng qu?c Champa ?ã có hàng lo?t các bi?n pháp tr? thu? và s? d?ng n??c nh? c?n n??c, gi?ng, kênh, h? ??p…. ??c bi?t là h? th?ng khai thác nh?ng ngu?n n??c m?nh n?i hay ng?m, phân c?n, chia dòng ch?y s? d?ng n??c vào các m?c ?ích khác nhau ch?ng xói mòn ? nh?ng vùng ??i gò hay c?n cát… (“thu? h?” ch? dùng c?a Tr?n Qu?c V??ng). Có nhi?u kh? n?ng nh?ng “thu? h?” c?a ng??i Champa mà sau này ng??i Vi?t k? th?a và s? d?ng là m?t trong nh?ng bi?n pháp tr? thu? ??c ?áo, thích ?ng tuy?t v?i v?i môi tr??ng sinh thái v?a khô h?n v?a l? l?t mi?n Trung Vi?t Nam. V?t tích c?a nh?ng “thu? h?” này hi?n nay v?n còn th?y ? nhi?u vùng thu?c các t?nh Qu?ng Tr?, Qu?ng Nam, Ninh Thu?n, Bình Thu?n…. Nh?ng công trình s? d?ng n??c nh? gi?ng hay tr? thu? nh? ??p, kênh mà d?u v?t còn l?i cho ??n t?n ngày nay ? mi?n Trung Vi?t Nam c?ng là minh ch?ng cho chi?n l??c thích nghi này. Ng??i Champa ?ã bi?t khai thác và t?n d?ng m?i th? m?nh c?a các h? sinh thái ? mi?n Trung Vi?t Nam. Nh?ng gi?ng n??c c?a ng??i Champa không nh?ng ph?c v? cho nhu c?u tôn giáo, dân d?ng, mà còn ???c ph?c v? cho m?c ?ích th??ng m?i. Nhi?u s? li?u còn ghi l?i vi?c ng??i Champa bán n??c ng?t cho các thuy?n buôn n??c ngoài. Ngh? làm ngói, g?ch hình thành và phát tri?n t? r?t s?m. T?i nh?ng ??a ?i?m kh?o c? h?c có niên ??i t? ??u Công nguyên nh? Gò C?m, Trà Ki?u, V??n ?ình-Khuê B?c (l?p trên)… ?ã phát hi?n ra nhi?u lo?i ngói khác nhau. Theo các nhà nghiên c?u, ngh? s?n xu?t v?t li?u xây d?ng này có ngu?n g?c t? bên ngoài, có nhi?u kh? n?ng t? Trung Hoa (tr?c ti?p ho?c gián ti?p qua mi?n B?c Vi?t Nam), n?u so sánh lo?i v?t li?u này v?i nh?ng v?t li?u t??ng t? ? Trung Qu?c, Mi?n B?c Vi?t Nam, Nh?t B?n, Tri?u Tiên… cùng giai ?o?n. Theo Chamstudies.wordpress.com
0 Rating 759 views 0 likes 0 Comments
Read more
Nhạc cụ truyền thống của dn tộc Chăm Nhạc cụ l th⠠nh tố quan trọng để tạo nn phần hồn lễ hội Chăm. Nhạc cụ Chăm khng chỉ l괠 sản phẩm vật chất đơn thuần m cn lಠ phương tiện biểu diễn nghệ thuật mang lại biểu cảm thẩm mỹ trong đời sống tm linh. Phải ni lễ hội Chăm lⳠ nơi bảo tồn, lưu giữ nhạc cụ Chăm. Hầu hết cc loại nhạc cụ Chăm nhằm mục đch để phục vụ cho lễ hội. Nhạc cụ Chăm sử dụng trong lễ hội bao gồm: Đ᭠n Kanhi,trống Ghinăng, Paranưng, k(n Saranai, Hagar (trống nhỏ), Ching, Asăng (t v깠), Tăngek (nhạc g bằng 2 cy gỗ). Ngo墠i ra cn c Mⳣ la do người Ra glai biểu diễn. Cc nhạc cụ trn c᪳ cc đặc điểm sau đy: Đᢠn Kanhi: L loại đn kࠩo một dy tương tự như đn nhị của người Kinh. Th⠢n đn Kanhi được lm bằng mai r࠹a vng. Trn thઢn mai ra vng c頳 gắn một đoạn tre nhỏ đặc cỡ ngn chn c㢡i, di khoảng 0,65cm. Ở đầu đoạn tre ny c࠳ hai cần để ko dy gọi l颠 hai tai Kanhi. Từ hai cần ko (hai tai) nối xuống với cy tre bằng một sợi l颠 dy đn ch⠭nh của Kanhi. Ngoi ra cần ko n੠y nối với cy tre bằng lng đuⴴi ngựa uốn cong như cnh cung. Đy ch᢭nh l dy kࢩo của đn Kanhi để tạo ra m thanh. Theo truyền thuyết Chăm đࢠn Kanhi l biểu tượng cho 4 đứa con của thần mẹ xứ sở - Po Inư Nưgar c t೪n l: Jakak, jakan chuyn tr઴ng coi việc trn trời v jalo, jalai tr꠴ng coi ở trần gian (dun ya). Do vậy đn Kanhi người Chăm sử dụng trong hai trường hợp sau: Kanhi dng trong đ๡m tang gọi l “Kanhi đam”. Người Chăm thường sử dụng 2 đn Kanhi cho đࠡm tang 2 thầy Paseh v sử dụng 4 ci cho đࡡm tang 4 thầy Paseh. Kanhi trong nghi lễ ny do nghệ nhn biểu diễn phục vụ cho cࢴng việc trần gian l nhằm để phụ hoạ với bi hࠡt lễ tiễn đưa hồn người qu cố về thế giới bn kia. Đ᪠n Rabap cũng tương tự, cng họ với đn Kanhi tr頪n nhưng chỉ được sử dụng đơn chiếc. Rabap vừa l vật tổ mn phഡi của thầy Kadhar - một thầy tn ngưỡng dn gian Chăm thờ thần mặt trời (yang prong). Do đ� Rabap chỉ được thầy Kadhar sử dụng để ho m với cࢡc bi thnh ca, ca ngợi cࡡc vị thần trn trời ở lễ hội như lễ hội đền thp, lễ tế thần linh puis, payak, lễ tế trꡢu… Cả hai loại Kanhi v Rabap đều c 2 ấm ch೭nh: k v k⠭. Khi diễn tấu thầy Kadhar phải ngồi xếp bằng đặt tay ln đi tay phải k깩o cnh cung, tay tri điều khiển nốt nhạc. Khi khai lễ (Pachah yawa Rabap) thầy Kadhar phải kᡩo Rabap pht ra 3 tiếng kh vᲠ 3 tiếng kh để thức giấc mọi sinh linh v c�c thần thnh ở vũ trụ. Kn Saranai: Đᨢy l nhạc cụ thổi bằng hơi, cấu trc gồm 3 phần gắn liền nhau: Phần chuິi (gali) lm bằng đồng, bn trong cળ gắn lưỡi g bằng l buࡴng, dng để thổi; phần thn (rup) l颠m bằng gỗ đục rỗng 7 lỗ chnh pha tr�n v một lỗ phụ ở pha dưới để điều khiển cୡc nốt nhạc;v bộ thứ ba loa kn lਠm bằng gỗ qu, sừng tru hoặc ng� voi, rỗng ruột. Đy l phần ph⠡t m thanh. Kn Saranai c⨳ 5 nốt m thanh tương đương với nốt nhạc đồ, pha, sol, la, r v⪠ cũng l tượng trưng cho 5 ngũ quan con người. Kn Saranai được nghệ nhਢn Chăm sử dụng trong cc lễ hội Chăm như lễ hội ma Rija. Thổi kẨn Saranai Trống Paranưng Đ"y l loại trống trn, bịt da một mặt, đường kಭnh khoảng 0,45m. Mặt trống bịt da d, thn trống bằng gỗ. Xung quanh thꢢn trống c đục 12 lỗ, mỗi lỗ được giữ chặt bằng mỗi con nem v c㠳 quấn dy my xung quanh. Đ⢢y l bộ phận tăng giảm m thanh vࢠ nốt nhạc của trống. Trống c 3 m ch㢭nh: tc, tăm, tằm. Trống ny được người Chăm xem lᠠ biểu trưng cho lồng ngực (tim, phổi, ngũ tạng), l biểu hiện ci tࡢm con người. Trống Paranưng được xem l nhạc cụ, l vật tổ của thầy Mưdu࠴n - thầy cng lễ tn ngưỡng dꭢn gian phục cho lễ hội ma Rija. Trống vỗ với tư thế ngồi, đặt trống vo đ꠹i, m st v䡠o ngực, vỗ hai tay vo trống. Ảnh: Diendanvanhoahoc Trống Ghinăng: Trống Ginăng. Ảnh: Tạ Quang Động Trống ghi năng Chăm lࠠ trống di hnh trụ, thường biểu diễn bằng cặp đ଴i để nghing nằm cho nhau. Thꩢn trống thường lm bằng gỗ lim, khot rỗng b੪n trong. Thn trống di khoảng 0,72m, hơi ph⠬nh ở giữa v được bo nhẵn cả trong lẫn ngoࠠi. Hai mặt trống căng da, mặt nhỏ căng da d, đường knh 0,24m, mặt nꭠy người Chăm gọi l chang (mặt dương) vỗ bằng tay c 2 ೢm chnh tớ, tn. C�n một mặt lớn căng da tru, đường knh khoảng 0,28m, mặt n⭠y l mặt chnh của trống người Chăm gọi lୠ Băm (mặt m) c hai Ⳣm chnh l: d�n, gleng v lun đഡnh bằng đi gỗ. Trống Ginăng tượng trưng cho đi ch鴢n con người. Theo quan niệm của người Chăm về 3 loại nhạc cụ: kn Saranai, trống Paranưng, Ghinăng l tượng trưng cho con người v蠠 một vũ trụ thu nhỏ (trời, đất) hon chỉnh. Do vậy khi biểu diễn 3 nhạc cụ ny kh࠴ng được tch rời nhau m luᠴn ha quyện vo nhau, trong đ⠳ kn Saranai l nhạc cụ chủ đạo. Ba nhạc cụ n蠠y đ tạo nn linh hồn cho lễ hội Chăm. Hagar (trống c㪡i) Đy l loại trống cơm, th⠢n trống di khoảng 0,5m lm bằng gỗ đục rỗng bࠪn trong. Mặt trống căng bằng da d đường knh khoảng 0,2m. Đꭢy l loại trống nhỏ chỉ sử dụng trong đm tang Chăm. Cࡹng họ với loại trống ny cn cಳ trống gọi lễ trong thnh đường nhn lễ hội Ramưwan của người Chăm Awal. Như trống gọi lễ nᢠy c kch thước lớn hơn, h㭬nh bầu dục, đường knh khoảng 0,4m. Ching (cheng) Đ�y l loại nhạc cụ g bằng đồng c൳ đường knh 0,3m. Ching c� 2 loại: ching mặt bằng v chi꠪ng c nm. Chi㺪ng thường dng di gỗ, ở đầu d鹹i quấn vải mềm dng để g. Chi鵪ng được sử dụng trong cc lễ hội Chăm như lễ ma Rija, tế lễ thần linh Puis, payak. NgoẠi ra cn được sử dụng trong đm tang. B⡪n cạnh ching cn c겳 M la nhưng nhạc cụ ny do người Raglai biểu diễn nh㠢n ngy hội cng lễ ở đền thມp.. T V (săng) Đ頢y l nhạc cụ bằng ốc biển dng để thổi. Theo truyền thuyết đ๢y l vật linh m đấng Dࠪbitathur dng để s乡ng tạo vũ trụ v mọi sinh vật trn trần gian, tહ v cn lಠ vật tổ Po Adhia dng để hnh lễ trong đ頡m tang Chăm Ahir, đặc biệt trong nghi thức lễ tẩy uế (talih) đất thp trong cꡡc lễ hội ở đền thp Chăm. Nhạc cụ Chăm tuy chưa phong ph vẠ đa dạng nhưng l một phương tiện khng thể thiếu được trong lễ hội Chăm. Nhạc cụ Chăm chỉ vang lപn khi c lễ, c hội, kh㳴ng phục vụ cho sinh hoạt đời thường. Nhạc Chăm chỉ đnh thức những sinh linh ở ci trần vᵠ thần thnh nơi chốn thin đường v᪠ li cuốn người xem về với tn ngưỡng, về với lễ hội. Như vậy, đến lượt m䭬nh nhạc cụ Chăm đ thực sự trở thnh phương tiện nghệ thuật l㠴i cuốn người xem về với lễ hội v ngược lại lễ hội Chăm chnh lୠ nơi nui dưỡng, bảo tồn nhạc cụ Chăm. (Theo Sắc Chăm Ninh Thuận)
0 Rating 753 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 26, 2012
Hội thảo Xy dựng phần mềm chữ Nm, chữ Thⴡi, chữ Chăm do Trung tm Cng nghệ Thⴴng tin Thừa Thin-Huế tổ chức vừa qua tại thnh phố Huế, lần đầu ti꠪n, đ cng bố hệ thống phần mềm v㴠 website hỗ trợ chữ Thi v chữ Chăm tại Việt Nam khᠡ hon chỉnh. Nhളm chuyn vin tham dự hội thảo (Phan Anh Dũng, người thứ 4 từ trꪡi sang). Ri*ng chữ Chăm, phin bản mới của phần mềm v website chữ Chăm đꠣ hon thnh với đầy đủ cࠡc chức năng, gồm: bộ phng chữ Chăm Unicode, bộ g chữ Chăm tr䵪n Windows v trn Linux vઠ website về chữ Chăm. Sắp tới bộ Từ điển trực tuyến chữ Chăm cũng sẽ được triển khai. Tại hội thảo, Phan Anh Dũng v cộng sự hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm v website chữ Chăm nhằm phục vụ c࠴ng tc giảng dạy, học tập chữ Chăm ở cc địa phương. Dᡢn tộc Chăm c chữ viết sớm nhất Đng Nam 㴁, vo khoảng thế kỷ thứ IV sau Cng nguyപn; sau nhiều biến đổi v chỉnh sửa, đến thế kỷ thứ XX, chữ Chăm đ tương đối ổn định. Đࣳ l thứ chữ truyền thống người Chăm dng để ch๩p cc trường ca, sử thi, gia huấn ca, cch tᡭnh lịch, kinh đạo B-la-mn, cഡc bi ht trong những dịp lễ hội... trࡪn l bung, giấy bản Tᴠu hay cc loại giấy sau ny.ᠠ Chữ Chăm truyền thống (tiếng Chăm gọi l Akhar thrah) được đưa vo giảng dạy ở cấp Tiểu học tại tất cả trường c࠳ con em Chăm theo học tại hai tỉnh Ninh Thuận v Bnh Thuận từ năm 1978, cହng với sự ra đời của Ban Bin soạn sch chữ Chăm thuộc Sở Giꡡo dục v Đo tạo tỉnh Ninh Thuận (Thuận Hải cũ). Ban nࠠy vừa c trch nhiệm nghi㡪n cứu bin soạn sch giꡡo khoa, vừa mở lớp bồi dưỡng gio vin, đồng thời theo d᪵i việc dạy v học tại cc trường. Sau bốn lần chỉnh lࡽ, đến nay (nin kha 2011-2012), tr곪n 40.000 bản sch được in phục vụ cho cc trường ở địa phương. Hơn hai vạn học sinh ở 22 trường tiểu học được cấp miễn phᡭ ti liệu. Sau bậc Tiểu học, con em Chăm đều c thể đọc th೴ng viết thạo chữ mẹ đẻ. Ngoi ra, từ lớp bốn trở ln, học sinh người Chăm cલn nắm bắt thm tri thức cơ bản của nền văn học dn tộc bằng vꢠi trch đoạn thơ-văn, thng qua chữ viết. Đ� l thnh tựu kh࠴ng thể chối ci của chnh s㭡ch Nh nước ta về việc bảo tồn v phࠡt triển tiếng v chữ dn tộc, đࢣ tc động tch cực trong duy tr᭬ v pht triển tiếng vࡠ chữ của dn tộc Chăm thời gian qua. Nhưng, sau cấp Tiểu học, cc em kh⡴ng được học tiếp, sch đọc thm cho c᪡c em cũng khng. Từ đ, chữ thầy trả lại cho thầy l䳠 điều kh trnh. Rồi, khi văn h㡳a Internet pht triển, nhu cầu sng tᡡc, nghin cứu, đọc v trao đổi bằng chữ Chăm được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Bꠠ con Chăm trao đổi thư từ với nhau qua mạng Internet đều phải sử dụng chữ Chăm La tinh ha, l điều chưa bao giờ l㠠m cho họ thỏa mn. Cng tr㴬nh của Phan Anh Dũng ra đời l một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cng cuộc giảng dạy vഠ học tập tiếng v chữ dn tộc. Từ khi đất nước thống nhất, tiếng vࢠ chữ Chăm đ được thể hiện qua bộ ba Từ điển Chăm - Việt, Từ điển Việt - Chăm v Từ điển Việt - Chăm d㠹ng trong nh trường; hng trăm văn bản văn chương Chăm cũng đࠣ được sưu tầm, dịch v in thnh sࠡch; thế nhưng để tiếp cận chng qua mạng Internet l điều gần như bất khả. Với sự xuất hiện của c꠴ng trnh phần mềm chữ Chăm, hy vọng trong một tương lai khng xa, độc giả y촪u tiếng Chăm v văn học Chăm cũng như cc nhࡠ nghin cứu c thể nhận hay trao đổi th곴ng tin hoặc đọc văn bản văn chương Chăm qua Akhar thrah trn my vi tꡭnh m khng chഺt trở ngại no. Ngay sau khi hội thảo kết thc, Hội Bảo tồn di sản chữ Nິm (nomfoundation.org) đ trao giải thưởng Balaban 2011 cho Phan Anh Dũng, chuyn vi㪪n Trung tm Cng nghệ Thⴴng tin tỉnh Thừa Thin - Huế, một người đ rất d꣠i lu giấu mnh trong b⬳ng tối v danh để tạo nn cho đời tr䪡i ngọt! Inrasara
0 Rating 741 views 5 likes 0 Comments
Read more
By: On February 18, 2014
Tôi xin chia xẻ một bức tư người em họ trà gởi cho tôi đầu xuân giáp ngọ Trà Trang chúc anh một năm mới đầy phước lộc, bình anh và tự tại. Anh Toàn thân mến! trước giờ em có đọc một số bài viết của anh trên mạng nhưng chưa có dịp liên lạc, nhưng trong thâm tâm luôn xem anh là một mối tình thâm truyền đời. Không ngờ Ma Tử (Đồng Chuông Tử) đã đem cho em một niềm vui trong dịp cuối năm, nó gọi điện và hỏi em có ăn tết ở Bình Định không? thật sự là trước giờ em ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng năm 2012 bị một tai nạn xe làm cho tổn thương ở lưng và đi khắp chốn để chữa trị, đến cả cuối năm 2013 mới tạm ổn. Vì cuộc sống của thành phố đối với em là chốn "gió tanh mưa máu" vai trò là một ca sĩ, một nhà biên kịch đã dính dấp đến nghệ thuật, là người của quần chúng, nên phiền toái và ân oán rất nhiều, có nhiều điều không phải giải quyết bằng lời nói hay tiền bạc là xong. Nhưng dù có làm gì đi chăng nữa con cháu Chămpa cũng chưa bao giờ làm điều xằng bậy và đánh mất phong hóa của dân tộc Chăm vả lại chốn thành đô là nơi tiếp xúc với đủ thành phần nên em hiểu rõ những con người của các giai cấp vẫn có một khoảng cách đối với dân Chăm. Gần hai năm qua, em phải ở "ẩn".Nên không ai gặp được em cả. Có nhiều điều không diễn tả bằng lời qua thư từ được mong một ngày nào đó anh em ta có thể gặp nhau để chia xẻ và xây dựng tình dân tộc với nhau.        Anh Toàn thân mến!  anh cũng họ Trà, em cũng họ Trà. Anh em ta dù chưa gặp nhau nhưng em tin chắc anh cũng như em có sự quý mến về một hình thức có thể gọi là "tâm truyền" dù chưa biết mặt nhau. Anh chưa thấy em " giống con ma gì" nhưng em thấy hình anh trên mạng rồi. Nhưng dù chưa gặp mặt nhau nhưng  hình thức "tâm truyền" sẽ vượt qua tất cả các hình thức.               Anh Toàn  thân mến! vì sử Chămpa anh thông thuộc nên em cũng có một chuyện nhỏ để hỏi anh đây , Vì thành Đồ Bàn của Chămpa  đã qua bao biến đổi thành của nhà Nguyễn, Tây Sơn giờ muốn có mô hình cũng giống như Thánh Địa Mỹ Sơn, Mỹ Sơn sanctuary may mắn là các kiến trúc sư vẫn có thể dựa vào sự còn lại ít nhiều của các Tháp mà vẽ lại được mô hình của tòa tháp nên ý của em là muốn có mô hình thành Đồ Bàn. Em có xem trên mạng nhưng không có một cơ sở về độ cao thấp để vẽ lại được có chăng là do tự ý tưởng dựa theo Thánh Địa Mỹ Sơn thôi. Cái em mong muốn là vẽ lại thành Đồ Bàn, ngoại thành, nội thành và hoàng cung,..?       Anh biết lý do vì sao mà em muốn có nó. Em nói cho anh rõ sau này công việc này chắc có lẽ phải nhờ anh nhúng tay vào. Sự việc như sau. Em có viết một cuốn tiểu thuyết với tựa đề " Cung Thành Diễn Ca"  gọi là Huyền Sử Chế- Bongaur( 1360 -1390) kể về vị vua anh hùng dân tộc Chế- Bồng- Nga và em có một số hư cấu về hoàng hậu, lãnh chúa,..dù hư cấu một chút về hoàng cung Chămpa nhưng lịch sử diễn ra với Đại Việt nội dung vẫn không hề mai một, em đã dựa vào đó và viết ra kịch bản phim điện ảnh cũng với tựa đề "Cung thành diễn ca". Sự việc như vầy, trước đây em có viết kịch bản phim "vụ án chiếc vòng cổ vật Chămpa"  đạo diễn của đài thành phố khen nội dung lạ và hay nhưng phán một câu: "để cho anh sống với, có chữ Chămpa vô là chết tụi anh", còn thầy em thì cho là kinh phí phim này lên đến 22 tỷ, ở Việt Nam đầu tư sẽ không thể thu lại vốn mà bắt em chuyển thể thành phim truyền hình.Và em không có thời gian nên cũng không thể chuyển thể được. Thôi em quay lại chuyện chính đây. Vì vấn đề Chămpa tuy nói bằng lời là cởi mở nhưng thực chất không thể cởi mở được. Nên chuyện để làm bộ phim mà về đề tài vua Chế- Bồng- Nga nhiều lần tiến đánh Thăng Long và đi lại như chốn không người là một chuyện không thể xảy ra ở Việt Nam!!! nhưng em cho đây là một sứ mệnh của mình. Vì ban đầu khó khăn về mọi mặt và không một ai dám ủng hộ dù là lời nói, các văn nghệ sĩ ai nghe nói đến cũng cho là em thích nằm mơ,... nên em chỉ biết dựa vào chính mình và chuyện lành dữ, hung kiết một mình em gánh chịu chứ không để ai liên lụy cả. Vả lại giờ đây công trình của em cũng không một ai dám nhúng vào, không một công ty nào dám đứng ra kết hợp để lập Bản Dự Toán kinh phí cho em nên em tự lập ra, Cũng hợp lý thôi anh TOàn ạ vì chính em là người viết kịch bản thì em mới biết tính toán bao nhiêu voi ngựa, rồi trận thân chinh của vua trần Duệ Tông của Đại Việt thân chinh 11 vạn đại binh tử trận ngay trước kinh thành Đồ Bàn, rồi bao nhiêu chiến xa, hỏa pháo thần công, gươm đao của hai bên... rồi nào ngàn voi yểm trợ cho vua CHăm khi hành quân,.. ngựa, lừa, quần áo, mũ miện,... rồi vườn ngự uyển của vua, nuôi cả ngàn chim công, hổ, sư tử, chim, cây trái,...vũ nữ ca múa,.. tất cả được tái hiện lại trong phim...ôi thôi không biết bao nhiêu thứ mà kể. Chính vì điều đó em là người tính toán mới gần chính xác nhất.  Anh Toàn ạ! Bản dự toán kinh phí cho bộ phim điện ảnh này thì em tự lập được nhưng để tái hiện lại Kinh thành Đồ Bàn thì phải có mô hình và căn cứ trên mô hình đó em mới có thể nhờ Kiến trúc sư vẽ lại thành Đồ Bàn ngày xưa, bởi vậy em hỏi anh, anh có được thông tin về hình ảnh thành Đồ Bàn xưa không thì cung cấp cho em.        Thưa anh Toàn! Một bộ phim lịch sử của một đế chế Chămpa, tái hiện lại văn hóa lịch sử của thời kỳ ấy, cảnh vật hoàng tráng và xây dựng lại,.. của giữa cuối thế kỷ 13 - 14 không phải đơn giản và nếu tính ra kinh phí thì thật là kinh hoàng, nó được tính là lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay thì lấy ở đâu ra,? Điều này nằm trong chủ ý của em cách đây 10 năm về trước  và được em lần lần thực hiện, nó hoàn toàn sẽ được xin các tổ chức quốc tế., đầu tiên tác phẩm văn hóa em đã viết, kịch bản văn học em đã xong,.. bản dự toán đã có, nhưng kịch bản đạo diễn chưa có, vì không một ông đạo diễn nào hiện nay dám nhúng vô, ai cũng sợ một khi em gửi đơn trình xin các tổ chức quốc tế, báo chí tất nhiên sẽ nhúng tay vào, lúc đó họ lo sợ không biết chuyện gì sẽ ụp lên đầu họ vì vấn đề này vẫn là chuyện nhạy cảm ở chính phủ Việt Nam. đạo diễn nào cũng phán một câu," khi nào em xin được tiền ở các tổ chức quốc tế tài trợ, rồi xin thủ tướng chính phủ và Bộ văn hóa phê duyệt., lúc đó "hú" mấy anh một tiếng lo gì"? còn bây giờ không một đạo diễn nào chịu viết kịch bản đạo diễn cả.         Anh Toàn à! ai mà không biết khi có tiền và được chính phủ đồng ý phê duyệt thì mời thiếu gì người, hiện tại cần phải có kịch bản đạo diễn, vì đó là thủ tục trong hồ sơ. Hồ sơ cũng phải được chuyển dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp vì em muốn gửi xin Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, và một vài thứ tiếng Khác nơi mà mình trình bày lý do mà họ có một chút dính dấp đến Chămpa. trước mắt có nhiều cản trở và khó khăn như vậy nên em mới có quyết định chính em làm Đạo diễn phim luôn cho nó xong và em viết Kịch bản đạo diễn luôn. Nếu sau này được cơ duyên thực hiện phim "CTDC" này nếu một mình em đạo diễn nặng nhọc quá thì lúc đó em có thể mời một vài đạo diễn mà mình thấy hợp lý kết hơp.       Anh Toàn à! công việc này không đơn giản. Việc thứ nhất em nhờ anh tìm hiểu hay anh có sẵn mô hình của thành Đồ Bàn, để có thể nhìn vào đó em nhờ kiến trúc sư vẽ lại mô hình và tái thiết hình ảnh kinh thành Đồ Bàn ngày xưa thế kỷ 13- 14 để em gửi vào hồ sơ để trình quốc tế về việc trong phim kinh thành Đồ Bàn được tái lập lại như vậy. Việc thứ hai, nếu một khi hồ sơ đưa đi các tổ chức quốc tế sẽ có cuộc phỏng vấn thì lúc đó vì lịch sử em yếu hơn anh rất nhiều, anh có thể cùng em đứng ra trả lời với những nhà chức trách đó có được không? nếu ở Việt Nam có truy tố về tội danh gì thì em sẽ là người đứng ra một mình gánh lấy trách nhiệm hoàn toàn không để ai liên lụy và nhất là anh, đối với em tuy là nữ lưu nhưng đã làm là không sợ. Chết em cũng không sợ, sợ nhất là người con Chăm mang tiếng là hèn thôi. Vinh hoa thì em vẫn để tên những người có tinh thần và công lao,Nếu sự việc được diễn ra tốt đẹp thì anh đóng một vai trò là người tham mưu, cố vấn về lịch sử cho em. Nhưng nếu xảy ra một việc gọi là nguy hiểm, phạm gì đó mà chính phủ Việt Nam quy tội thì cứ để một mình con Trà Trang này bị kết tội và xử án.          Anh Toàn ạ! em cũng tâm tình rõ cho anh hay. Em là người cô độc nhất ở cõi đời này. Ông ngoại em là người Minh Hương giòng họ Trương Bá bên tàu, nhà nội là dòng họ Trà hiện nay ngụ tại Phù Cát là nhiều vô số, bà bảy em là em ông nội em ờ gần chùa Thập Tháp, trong mảnh vườn trong nhà bà em có một cái tháp bị đặt mìn và nổ cách đây mấy chục năm nên tháp nằm trọn trong mảnh đất và có những sự tích ly kì có dip em sẽ kể. Ba em ở với dì ghẻ em ở Phù Cát, các cô, chú em một số ở Phù Cát, và một số ở Sài Gòn. Mẹ em không bao giờ muốn con cái mình nhận là con cháu Chămpa đâu. Từ nhỏ em đã cô độc một mình, tự đi học rồi về,.. đến lớn vào thành phố học và trụ lại nơi đó, hai năm nay vì những bọn đại gia lắm của nhiều tiền bọn chúng săn đuổi em với mục đích gì em không rõ, em chỉ nghe chúng kháo nhau vì em là " quận chúa Chămpa", hai năm qua em đã đi ở "ẩn" là vậy. Nhiều người ở Sài gòn tìm em nhưng không ra? em không muốn cái guồng xoáy của bả vinh hoa, của những cái thói giả dối bao vây lấy mình. Thời gian trước em đã nhìn lầm nhiều con người, cho rằng họ hòa đồng với người Chăm, nhưng thực chất trước mặt là xem trọng nhưng phía sau lại thị phi và chà đạp dân tộc Chăm không ra gì, nên em có nói 'chốn gió tanh mưa máu". và "rút". Có những con người ngồi trong bàn tròn nhưng cái giọng điệu vẫn có kiểu phân chia, em đã phát biểu và hãnh diện khi đánh đổ được một đám tai to mặt lớn. Bọn này muốn săn em chúng gọi em là " báu vật thành Chăm" nhằm biến em thành một món đồ. Em tuyên bố "còn quốc thổ nhưng không giữ được phong hóa, thì không còn dân tộc. Chămpa dù mất nước, nhưng còn giữ Phong Hóa nên còn dân tộc". Em tuyên bố điều đó và "ẩn cư" hai năm nay.       Dù ở đâu nhưng nhiệm vụ và sứ mệnh của em, em cũng đang cố thực hiện. Anh xem thư này và phúc đáp cho em hay.        Vài hàng thăm anh, chúc anh và gia đình dồi dào sức khỏe. Anh là Trà Thanh Toàn, nhưng tiên đế lcủa họ Trà là Trà Toàn, là hậu duệ anh phải bỏ chữ Thanh vào là đúng. Người dân Chăm hãnh diện có anh cũng đúng thôi.                                                                      TRÀ TRANG
0 Rating 729 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On December 31, 2017
  Posted on 20/12/2015 by The Observer ( ?o?n cu?i ) Tác gi?: H? B?ch Th?o .......   Ngày 12 tháng 6 nhu?n n?m H?ng V? th? 20 [27/7/1387]  S?c cho ?ô Ch? huy S? ty [20] Phúc Ki?n t?o 100 chi?c thuy?n ?i bi?n; Qu?ng ?ông ch? t?o g?p b?i s? này, trang b? ??y ?? khí gi?i và l??ng th?c t?p trung t?i Chi?t Giang ?? chu?n b? ??n Chiêm Thành b?t b?n gi?c N?y. (Minh Th?c l?c V. 6, t. 2752; Thái T? q. 182, t. 7b) S? d?ng quân th?y, quân b?, g?t hái ???c nhi?u chi?n th?ng; Ch? B?ng Nga t? ra kiêu m?n “d?c ngang nào bi?t trên ??u có ai”, coi th??ng ngay c? Trung Qu?c. Qua m?t s?c d? nh?m u?n n?n ??a con kiêu [21] c?a Thiên t?, Minh Thái T? v?ch cho Ch? B?ng Nga bi?t r?ng y nói m?t ???ng làm m?t n?o, gi? làm ??ng c??p ?n ch?n s? voi n??c Chân L?p [Campuchia] c?ng Trung Qu?c và c? tình l? là trong vi?c tri?u c?ng: Ngày 8 tháng 4 n?m H?ng V? th? 21 [14/5/1388] Sai Hành nhân ??ng Thi?u ??n d? Qu?c v??ng Chiêm Thành Ha ?áp Ha Gi? r?ng: “Ng??i s?ng t?i n?i h?i ??o, hi?u l?nh cho dân Di d??i quy?n, n?u không dùng ân và tín ?? cai tr? nuôi d?y dân chúng, thì làm sao có th? làm ch? m?t ph??ng, truy?n cho con cháu, gi? ???c không có m?i lo. M?i ?ây ng??i sai con ??n tri?u ?ình, ta sai Trung s? ??a v? n??c; r?i viên s? này tr? v? trình r?ng hành ??ng c?a ng??i trái v?i ?i?n l?. Lúc ??u Tr?m ch?a tin, ??n lúc Ma Lâm C? trình bày vi?c trong n??c ng??i, ?em so sánh th?y l?i trên th?t ?áng tin, không ph?i là vu cáo.” Tháng 4 n?m nay l?i ???c An Nam tâu nh? sau: “Hành Nhân L?u M?n trên ???ng ra kh?i Chiêm Thành ??a 52 con voi do Chân L?p c?ng; Chiêm Thành sai ng??i gi? làm k? c??p ?o?t m?t ¼ s? voi cùng b?t 15 tên qu?n t??ng. Ta bi?t r?ng ng??i là Di ph??ng nam; nh?ng không ngh? r?ng ng??i v?a tôn kính Trung Qu?c, l?i l?y vi?c c??p c??p bóc làm ngh? nghi?p. Dù r?ng hàng ngày ng??i c??p bóc làm ?i?u b?t ngh?a, thì c?ng ph?i bi?t k? l?n ng??i nh?, k? trên ng??i d??i! Há l?i ??ng ??u m?t n??c l?i dám buông tu?ng khinh l?n Thiên t?. Nh? n?m ngoái ng??i dâng voi và 2 ng??i qu?n t??ng; t? khi cho con ng??i tr? v?, thì tr?n tránh không dâng ti?p! Vi?c làm c?a ng??i c? ti?p t?c nh? v?y thì m?t ?àng không có lòng th? n??c l?n, m?t ?àng thì m?t s? tín ngh?a ?? giao thi?p v?i lân qu?c; ng??i ph?i suy ngh? s?a ??i, ch? ?? h?i v? sau.” (Minh Th?c l?c V. 7, t. 2864-2865; Thái T? q. 190, t. 1b-2a) Cu?i ??i, tuy Ch? B?ng Nga ch?t tr??c h?ng súng c?a quân nhà Tr?n, nh?ng ng??i ch? ?i?m là m?t viên quan nh? Champa ch?y sang tr?i quân ta, cho bi?t chi?c thuy?n s?n xanh là thuy?n c?a Qu?c v??ng h?n [22] . R?i Th? t??ng La Ngai [23] cho h?a táng xác Ch? B?ng Nga bên b? sông, mang quân Champa tr? v? chi?m n??c, t? lên làm vua. Con và em Ch? B?ng Nga s? b? gi?t, ph?i ch?y sang n??c ta lánh n?n. [24] T?n bi k?ch này ???c dàn d?ng b?i k? n?i thù; th? ph?m chính là La Ngai [25] , s? Tàu g?i là Các Th?ng (Ko Cheng). M?t v?n b?n trong Minh Th?c l?c chép r?ng, sau khi lên làm vua, Các Th?ng sai s? sang Trung Qu?c dâng bi?u b?ng vàng ti?n c?ng, nh?ng b? vua Thái T? nhà Minh c? tuy?t b?i t?i m?u gi?t v??ng n??c này ?? lên làm vua: Ngày 7 tháng M?t n?m H?ng V? th? 24 [2/12/1391] N??c Chiêm Thành sai viên Thái s? ?ào B?o Gia Tr?c dâng bi?u b?ng vàng, ti?n c?ng tê giác, nô t?, v?i vóc. Thiên t? b?o các quan b? L? r?ng: “?ây do viên quan soán ngh?ch! ?? ti?n c?ng ??ng nh?n. Tr??c ?ây viên quan Chiêm Thành là Các Th?ng gi?t V??ng n??c này t? l?p, nên c? tuy?t.” (Minh Th?c l?c v. 7, t. 3157; Thái T? q.214, t. 1a) Chú thích: [1]N?m 1318, nhà Tr?n phong m?t t??ng Champa tên Th? (Patalthor) lên ngôi, hi?u Ch? A N?ng (hay Thành A v??ng, t??ng ???ng v?i t??c phó v??ng c?a ??i Vi?t). Vì không thu?c dòng dõi b? t?c Cau và D?a, Ch? A N?ng liên t?c b? tri?u th?n ch?ng ??i t? 1323 ??n 1326. ?? có s? chính th?ng, n?m 1323 Ch? A N?ng c? em trai là Pao Yeou Patseutcho ?i s? sang Trung Hoa xin nhà Nguyên công nh?n. Hay tin này, n?m 1326 nhà Tr?n mang quân sang ?ánh nh?ng b? ??y lùi. Chiêm Thành s?ng trong thái bình cho t?i 1342. N?m 1336 Ch? A N?ng t? tr?n, con ru?t là Ch? M? và con r? là Trà Hoa B? ?? tranh ngôi vua trong 6 n?m, Chiêm Thành s?ng trong lo?n l?c. N?m 1342 Ch? M? b? ?u?i sang ??i Vi?t, Trà Hoa B? ?? chính th?c lên ngôi. N?m 1353, Tr?n D? Tôn ??a Ch? M? v? n??c nh?ng ??n C? L?y (Qu?ng Ngãi) thì b? quân Chiêm ch?n ?ánh, quân Tr?n rút v?, Ch? M? bu?n r?u r?i qua ??i. T? sau ngày ?ó, quân Chiêm Thành liên t?c tràn sang ?ánh phá Hóa châu và Thu?n châu. N?m 1360, Trà Hoa B? ?? qua ??i, em Ch? A N?ng là Po Binasor (Po Bhinethuor) ???c tri?u th?n tôn lên làm vua, hi?u Ch? B?ng Nga (Che Bonguar). (Theo Nguy?n V?n Huy, “Tìm hi?u c?ng ??ng ng??i Ch?m t?i Vi?t Nam”) BT[2]Hi?n nay, ta chính th?c dùng tên g?i Champa. V?y, ngo?i tr? ph?n trích d?n t? Minh Th?c l?cs? d?ng tên g?i Chiêm Thành theo ng??i Trung Qu?c, còn l?i, xin g?i là Champa. BT [3]N??c th?i Minh g?i là Tây D??ng, nay thu?c qu?n ??o Nam D??ng (T? H?i). [4]Th? c?a vua, có ?óng [d?u] ?n t?. [5]Trung Qu?c g?i các n??c lân bang b?n ph??ng là “T? Di”; nói chung các dân t?c không ph?i là Trung qu?c thì ???c g?i là Di. [6]?: M?t lo?i l?a d?t s?i xiên, có hoa v?n. [7]Chính Sóc t?c ngày ??u n?m, m?ng 1 tháng Giêng. Ngày x?a hàng n?m Trung-Qu?c ban l?ch Chính Sóc cho các n??c lân bang, t??ng tr?ng uy quy?n Thiên t?. [8]Vua nhà T?ng h? Tri?u. Vua m? ??u tri?u ??i là T?ng Thái T? t?c Tri?u Khuông D?n. [9]Gi?c N?y: Trung Qu?c x?a th??ng g?i ng??i Nh?t là N?y. Vào th?i nhà Nguyên, t?i Nh?t B?n có cu?c n?i chi?n. Phe mi?n Nam thua, chi?m c? các ??o nh?, r?i mang quân c??p phá t?i b? bi?n Tri?u Tiên Trung Qu?c; mãi ??n ??i Gia T?nh tri?u Minh, H? Tôn Hi?n, Du ??i Du d?p ???c; s? Trung Qu?c goi là “N?y kh?u”. [10]Qu?c hi?u n??c ta th?i ?ó. BT [11]Tên n??c ta do nhà Minh g?i. BT [12]??i Vi?t S? ký Toàn th?, t?p 2, trang 154. ( NXB Khoa h?c Xã h?i, Hà N?i, 1998). [13]Xích = 0,32 mét. Th?n = 1/10 xích. [14]??ng lý v?n phòng c?a nhà vua. [15]??n v? hành chánh c?p t?nh th?i Minh, có 15 hành t?nh. [16]??i Vi?t S? ký Toàn th?, t?p 2, trang 169. [17]Có th? s? c?nh tranh gi?a các “qu?c gia h?i t?c” ng?u nhiên trùng h?p v?i quy?n l?i Trung Hoa. BT [18]Bát Bách T?c Ph?: tên n??c x?a, n?m trong lãnh th? phía b?c Thái-Lan hi?n nay, T??ng truy?n Tù tr??ng có 800 v? nên ???c ??t tên nh? v?y. [19]Ch?a rõ ? ?âu. [20]Nhà Minh ??t Tam ty t?i khu v?c hành chánh l?n nh? Giao Ch?, Qu?ng Tây v.v… g?m: ?ô Ch? huy s? ty coi v? quân s?, B? chính ty coi v? hành chính, Án sát ty coi v? x? án. [21]Ch? kiêu này m??n t? b?n ch? Hán trong Chinh Ph? Ngâm “tr?m thiên kiêu”. [22]– ??i Vi?t S? ký B?n k? Toàn th?, Quy?n VIII, K? Nhà Tr?n, Thu?n Tông hoàng ?? chép: Canh Ng?, [Quang Thái] n?m th? 3 [1390], (Minh H?ng V? n?m th? 23). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 23, ?ô t??ng Tr?n Khát Chân ??i th?ng quân Chiêm Thành ? H?i Tri?u, gi?t ???c chúa nó là Ch? B?ng Nga. Khi ?y, B?ng Nga cùng v?i [17b] Nguyên Di?u d?n h?n m?t tr?m thuy?n chi?n ??n quan sát tình th? c?a quan quân. Các thuy?n gi?c ch?a t?p h?p l?i, thì có tên ti?u th?n c?a B?ng Nga là Ba L?u Kê nhân b? B?ng Nga trách ph?t, s? b? gi?t, ch?y sang doanh tr?i quân ta, tr? vào chi?n thuy?n s?n xanh b?o r?ng ?ó là thuy?n c?a qu?c v??ng h?n. Khát Chân li?n ra l?nh các cây súng nh?t t? nh? ??n, b?n trúng thuy?n B?ng Nga, xuyên su?t ván thuy?n, B?ng Nga ch?t, ng??i trong thuy?n ?n ào kêu khóc. Nguyên Di?u c?t l?y ??u B?ng Nga ch?y v? v?i quan quân. ??i ??i phó Th??ng ?ô quân Long Ti?p là Ph?m Nh? L?c và ??u ng? là D??ng Ngang li?n gi?t luôn Nguyên Di?u, l?y c? ??u B?ng Nga. Quân gi?c tan v?. (http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt13.html) – Sách “Khâm ??nh Vi?t s? thông giám C??ng m?c” chép: “N?m 1389 tháng 10, Chiêm Thành vào c??p Thanh Hóa. Sai Quý Ly ?em quân ?i ch?ng c?. B? thua, Quý Ly tr?n v?. Tháng 11. Quân Chiêm Thành xâm ph?m ??n Hoàng Giang. Tr?n Khát Chân ?em quân ch?ng c?. N?m 1390 tháng giêng, Tr?n Khát Chân ?ánh cho quân Chiêm Thành thua to ? H?i Tri?u, gi?t ???c chúa n??c ?y là Ch? B?ng Nga.” – Giai tho?i k? r?ng: N?m K? T? (1389), quân Champa l?i sang ?ánh. Th??ng hoàng Tr?n Ngh? Tông sai Tr?n Khát Chân làm ?ô t??ng th?ng l?nh quân Long Ti?p ?i ?ánh gi?c. Lúc xu?t quân, Khát Chân và Th??ng hoàng ??u khóc ti?n bi?t. Quân ta xu?t phát t? sông Lô (t?c sông H?ng), g?p gi?c ? Hoàng Giang. Th?y ??a th? không thu?n l?i ?? ch?ng gi?c, Khát Chân bèn lui quân v? gi? t?i sông H?i Tri?u. Th?y quân Champa ?óng ? b? phía Nam, th?y và l?c quân Vi?t ?óng ? b? sông phía B?c. Chi?u 24 tháng Giêng, tên ??u b?p c?a Ch? B?ng Nga tên là Ba L?u Kê dâng lên vua món giò heo h?m ch?a ???c m?m. Vua ?n không ngon mi?ng, sai quân ?ánh Ba L?u Kê 30 hèo. S? b? gi?t, ?êm ?y ??u b?p Ba L?u Kê th?a lúc t?i tr?i ?i thuy?n nh? tr?n sang tr?i quân Vi?t ??u hàng, khai báo binh tình c?a Ch? B?ng Nga, ch? vào chi?n thuy?n s?n xanh, cho bi?t ?ó là thuy?n vua. Sáng 25, hai bên khai chi?n. Khát Chân h? l?nh cho quân s? nh?t t? nã tên ??n vào thuy?n Ch? B?ng Nga, thuy?n b? th?ng ván và B?ng Nga trúng ??n ch?t. Ch? B?ng Nga b? t? tr?n, ch?m d?t m?t trang hùng s?. Có th? nói trong vòng 30 n?m, Ch? B?ng Nga ?ã khôi ph?c l?i nh?ng vùng ?ã m?t t? h?n 300 n?m tr??c ?ó (B? Chánh, ??a Lý và Ma Linh b? m?t n?m 1069; châu Ô, châu Rí n?m 1306). BT [23]Có tài li?u g?i là La Kh?i. BT [24]B? ?ánh b?i n?m 1390, t??ng La Kh?i chi?m ???c xác Ch? B?ng Nga mang ?i h?a táng, r?i thu quân v? n??c. V? ?? Bàn, La Kh?i li?n x?ng v??ng và ch?u tri?u c?ng nhà Tr?n tr? l?i. N?m 1391, La Kh?i xin nhà Minh th?a nh?n nh?ng ??n n?m 1413 con c?a ông là Ba ?ích L?i m?i ???c nhà Minh t?n phong. Chính sách cai tr? kh?t khe c?a La Kh?i gây b?t mãn trong n??c. Vây cánh c?a Ch? B?ng Nga ??u b? La Kh?i thay b?ng nh?ng t??ng s? thân tín, con trai c?a Ch? B?ng Nga tên Ch? Ma Nô Dã Na cùng em là Ch? San Nô s? b? ám h?i ?ã ch?y qua ??i Vi?t xin t? n?n. C? hai ???c nhà Tr?n phong t??c Hi?u chính h?u. N?m 1397, m?t hoàng thân tên Ch? ?à Bi?t, em là M? Hoa, con là Gia Di?p cùng toàn th? gia quy?n sang ??i Vi?t t? n?n. Ch? ?à Bi?t ???c Lê Quí Ly giao tr?ng trách b?o v? biên gi?i phía nam c?a ??i Vi?t ?? phòng nh?ng cu?c t?n công m?i c?a quân Chiêm Thành. N?m 1400, La Kh?i m?t, con là Ba ?ích L?i (Jaya Sinhavarman V) lên ngôi. (Theo Nguy?n V?n Huy, „Tìm hi?u c?ng ??ng ng??i Ch?m t?i Vi?t Nam“) BT [25]La Ngai ?ã c??p ngôi sau khi Ch? B?ng Nga ch?t, còn k? ph?n b?i tr?c ti?p gây ra cái ch?t c?a Ch? B?ng Nga thì nh? chú thích 22. BT.   Ngu?n: Facebook.com  
0 Rating 721 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On July 23, 2013
Written byBBT Champaka.info Pgs. Ts. Po Dharma Ng y 14-9-2013, Hội Đồng Pht Triển Văn Ha-X᳣ Hội Champa (Hoa Kỳ) sẽ tổ chức buổi lễ ra mắt tc phẩm mang tựa đề ᠫVương Quốc Champa : Lịch Sử 33 Năm Cuối C9ng, 1802-1835; do Pgs. Ts. Po Dharma thực hiện v Hội Luận Champa qua đề tiࠠ ˠCc Vấn Đề Lin Quan Đến D᪢n Tộc Bản Địa Việt Nam;. Nhn dịp ny, BBT Champaka xin tr⠬nh by thế no lࠠ nội dung của tc phẩm ny. ᠠ Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cng (1802-1835)l頠 cng trnh nghi䬪n cứu của Pgs. Ts. Po Dharma được xuất bản tại Paris vo năm 1987 bởi Viện Viễn Đng Phഡp, với nhan đề: Le Panduranga (Campa). Ses rapports avec le Vietnam (1802-1835). Đy l t⠡c phẩm lịch sử Champa cận đại đầu tin viết về tnh hꬬnh chnh trị, qun sự v� mối quan hệ với triều đnh Huế kể từ ngy vua Gia Long l젪n ngi vo năm 1802 cho đến khi vua Minh Mệnh x䠳a bỏ Champa trn bản đồ vo năm 1832, k꠩o theo sự ra đời phong tro khng chiến của Katip Sumat (1833-1834) vࡠ sự vng dậy vũ trang của Katip Ja Thak Wa (1834-1835) nhằm chống lại cuộc xm lăng của triều đ颬nh Huế v phục hưng lại vương quốc Champa độc lập c chủ quyền. ೠ Lịch sử 33 năm cuối c9ng của Champa l tổng thể của những biến cố
0 Rating 717 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On December 2, 2013
Nhìn xung quanh thấy hoang vu và miệng hố đào nham nhở, Kì Phương đoán đây là nơi đào vội để phi tang xác chết nhưng bất thành. Anh nhận ra các kí hiệu mà Paul để lại chẳng liên quan gì đến vị trí này cả còn chỗ Yoni đầy máu là khu B cũng chẳng có trong bảng kí hiệu. Paul có một ý nguyện duy nhất là khi chết, tro cốt của mình được rắc xuống Mỹ Sơn. Kì Phương trộm nghĩ hay tờ giấy này là di chúc yêu cầu vị trí rắc tro sau khi chết? Tuy nhiên nhận định của anh có thể làm linh hồn ông nổi giận. Có nhiều học giả nói các đền tháp là nơi mai táng của vua chúa và các tu sĩ nhưng đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều đó. Paul là người phản bác giả thiết này nên càng không thể có ý nghĩ mạo phạm như vậy. Có chăng,ông chỉ muốn tro cốt của mình hòa lẫn với cỏ cây đất rừng ngoài xung quanh mà thôi. Vậy thì bảng kí hiệu kia nói gì? Anh nhìn lại và tiếp tục vắt óc suy nghĩ. A5D6 C1D7 Bây giờ anh mới nhìn kĩ và phát hiện sự hời hợt của mình. Trong danh mục của H. Parmentier không hề có kí hiệu D7. Chỉ có từ D1- đến D6 mà thôi. Nếu D7 không phải là tháp thì là cái gì? Mà ngẫm lại, cả bốn ngôi tháp trên nay đều thành phế tích, thậm chí tháp A5 hay D6 đã bị xóa sổ gần như hoàn toàn. Kì Phương băn khăn không biết Paul muốn gửi gắm điều gì trong mớ hỗn độn kia. Việc của ông ta là khai quật báu vật. Nếu biết không sống nổi thì phải chỉ ra vị trí cho người khác làm. Nhưng thay vì ghi rõ địa điểm thì ông ta để lại một mớ chữ hỗn độn kia. Hay là ông ta sợ kẻ xấu lấy được tờ giấy rồi đào trộm mất? Kì Phương nhìn lại mớ kí tự và anh nhận ra rằng đây có dáng dấp của một mật thư cổ điển. Thế nhưng mật mã thế này thì quá ư đơn giản. Cách mã hóa bằng các chữ cái latinh có từ thời La Mã cổ đại và được sử dụng trong nhiều thế kỉ nay đã lạc hậu và có thể bị hóa giải bởi bất cứ ai trong vòng vài phút. Tuy vậy Kì Phương vẫn bắt tay vào thử. Cách giải mật thư kiểu này phải có bản khóa của chính người mã hóa để lại, nhưng có thể Paul không có cách nào chuyển bản khoá cho anh nên đành phải mò. Rất may là chỉ 8 kí tự thì không đến nỗi khó. Nhìn bảng kí tự vừa có chữ cái La tinh vừa có chữ số thì ý nghĩ đầu tiên của anh là phải chuyển toàn bộ sang chữ latinh. A5D6 C1D7 Thay các số thứ tự 1, 2, 3... tương ứng với bảng chữ cái A, B, C...Lúc đó 5 là E, còn 7 là F Đoạn kí tự trở thành:  AEDF                                    CADG Nhìn mãi Kì Phương vẫn không thấy có nghĩa gì cả. Nếu đảo lộn bốn chữ AEDF rồi sắp xếp lại theo một trật tự khác thì tạo ra môt từ đáng chú ý là ‘’DEAF ‘’Từ này có nghĩa là ‘’điếc’’. Còn CADG thì sắp trật tự nào cũng vô nghĩa. Bài toán chưa dừng ở đây. Ví như 1 không ứng với A thì có thể là ứng với B. Còn 2 ứng với C. Phương pháp này trong thuật mật mã gọi là ‘’phép thế Caesar’’. Đây là phương pháp do vị Hoàng đế Lã Mã  Caesar sử dụng khi gửi các bức thư mật ra chiến trường bằng cách thay các chữ cái trong thư bằng các chữ khác cách đó 3 chữ trong bảng chữ cái. Trong trường hợp này, Kì Phương biết có thể phải tịnh tiến thêm hai hoặc vài chữ cái nữa nhưng phương pháp thủ công này sẽ ngốn nhiều thời gian và tạo ra vô số nghiệm. Anh nhận ra cách này không mấy triển vọng bởi Paul rất kém tiếng Anh còn anh thì kém lại tiếng Pháp. Vì vậy khả năng ông ta dùng một trong hai ngôn ngữ này để mã hóa là không cao. Anh tạm gác cách này để chuyển sang cách ngược lại. Đó là biến các chữ cái thành số thứ tự. Thử thay A, B, C thành 1, 2, 3. Dòng kí tự ‘’A5D6’’ lập tức trở thành: ‘’1546’’ Chữ số này chẳng có gì đặc biệt, liên quan đến Chămpa hay kho báu thì lại càng không. Định gạt đi nhưng anh bỗng nhận thấy hơi quen quen. Cách đây đã lâu, trong một lần đo đạc và khảo sát một móng tháp anh đã xác định ra tâm của điện thờ. Hiện nay dữ liệu của Trung tâm trùng tu do anh phụ trách đang bổ sung và hoàn thiện một loạt bản đồ di tích số hóa. Từ địa hình và di tích kiến trúc đều được định vị trên máy tính chính xác đến từng centimests. Theo thường lệ, khi phát hiện ra dấu kiến trúc, anh đều cập nhật ngay lên bản đồ điện tử này. Khi áp lưới tọa độ vào di tích này liền hiện lên con số vĩ độ Bắc 15’46’’00’’’. Chính xác! anh nhớ như in số này vì nó chẵn và trùng với biển số chiếc xe máy của cậu em. Vậy là đã rõ, Paul đã dùng ngay vĩ độ này để đánh dấu vị trí của báu vật. Còn kinh độ thì... Kì Phương nhanh chóng giải dòng tiếp theo trong tâm trạng hồi hộp nhưng số kinh độ đầu tiên đã làm anh thất vọng. C1D7 chuyển thành ‘’3147’’ trong khi kinh độ của Mỹ Sơn du di quanh số 108’50’’. Vậy đây không thể là kinh độ. Anh chưa biết làm gì tiếp theo thì nghe thấy tiếng động cơ gầm rú, tiếng còi rít kèm ánh đèn pha chói sáng thi nhau xé tan hoang cánh rừng. Kì Phương đút tờ giấy vào túi, xốc lại quần áo và phủi qua đầu tóc trước khi nhìn thấy một tốp cảnh sát xuất hiện. Họ nhảy xuống từ hai chiếc xe cam nhông màu trắng rồi chia ra vài nhóm nhỏ nhanh chóng tỏa khắp khu đền. Một người phát hiện ra anh rồi thêm hai ba người nữa vội vàng đi tới. Người đi đầu trạc hơn bốn mươi, dáng đậm, đầu tóc chải vội và đeo kính đen. Anh ta từ tốn hỏi: - Anh là ai? - Tôi tên Kì Phương, thi công trùng tu tại đây, đêm qua... Chưa nghe hết, ông ta đi tiếp đến miệng hố rồi rút cặp kính râm ra nhìn xuống. Hàng rào người mặc quân phục mau chóng vây quanh, vài tiếng xì xào vang lên. Sau đó có hai người tụt xuống hố với túi dụng cụ nghiệp vụ. Chừng dăm phút sau họ nhấc nạn nhân lên mặt đất. Qua kẽ hở của hàng người, Kì Phương liếc mắt tranh thủ nhìn người xấu số lần nữa và anh sửng sốt khi nhìn thấy thân hình Paul trần trụi chỉ độc một mảnh quần lót trên người. Họ đặt ông lên một tấm dù màu đen tương phản với nước da nhăn nheo trắng bệch nên thi thể trông càng thảm hại. Kì Phương định dấn lên một bước để xem cho rõ thì một bàn tay túm gáy anh lôi nhẹ ra. Một cặp kính đen áp vào mặt anh. - Anh đã làm gì ở đây? - Tôi...tôi đi tìm ông ta và thấy ông ta nằm dưới hố. - Vậy anh đã thấy những gì? - Tôi chỉ mới đến đây trước các ông vài chục phút thôi, khi đó ông ta đã tắt thở, nằm dưới hố như các anh đã thấy. Viên cảnh sát bấm đèn pin rê từ đầu xuống chân anh như thể kiểm chứng lời khai vừa rồi có đáng tin hay không rồi đột nhiên ông ta dừng lại ở mũi giày. - Tại sao lại có máu? Kì Phương cảm thấy nhớp nháp toàn thân. Không riêng gì mũi giày mà trên người anh chỗ nào cũng lấm láp hệt vừa trải qua một cuộc ẩu đả. - Tại sao lại có máu ở chân?- ông ta nhắc lại.        - Trước khi tôi ngã xuống đây, tôi đã lại gần yoni đằng kia, máu ở đó đã.... - Yoni? Yoni là cái quái gì? – ông ta ngắt lời, tai vênh lên. Kì Phương thoáng ngạc nhiên, anh nhìn xuyên mặt kính đen nhưng không thể biết ông ta có đùa hay không. Qua chất giọng bắc bộ anh đoán viên cảnh sát này vừa chuyển công tác đến đây chưa lâu. Cũng không lấy gì làm lạ, hai phần ba du khách lần dầu đến đây đều có chung câu hỏi na ná như vậy. Kì Phương cố nhìn kĩ hình thù như một con gấu lừng lững đang ngự trước mặt nhưng chẳng thấy gì ngoài tấm biển hiệu‘’Lê Đại Hắc’’ sáng loáng trước ngực. Tuy trời tối mịt nhưng ông ta vẫn đeo cặp kính râm che gần nửa khuôn mặt và đang chăm chú chờ câu trả lời. Kì Phương nói: - Yoni là vật thờ cúng mô phỏng cơ quan sinh dục nữ. Theo quan niệm của Bà la môn giáo, Yony là biểu tượng cho âm tính trong vũ trụ. - Chẳng lẽ trong vũ trụ này chỉ mỗi âm tính? - Viên cảnh sát tỏ vẻ không hài lòng.- Dương tính ở đâu? - À không, vũ trụ này được cấu thành bởi hai lực lương âm và dương trái ngược nhau nhưng cân bằng và luôn song hành với nhau. Lúc nãy tôi nói chưa hết, bên trên mỗi yoni luôn tồn một linga. Nói đến đây Chắc ông biết linga là gì rồi chứ, linh thực khí đàn ông... Một sĩ quan bước tới làm ông ta phải miễn cưỡng quay sang. - Gì thế? - Báo cáo sếp! đã xác định được danh tính nạn nhân, Qua khám nghiệm sơ bộ thì ông ta chết khoảng 2-3 giờ sáng bởi một vết thương nhỏ trên cổ gây mất máu. Không thấy máu trên hiện trường vì vậy đây có thể là hiện trường giả...Ngoài ra có rất nhiều dấu chân cày nát xung quanh và dưới đáy hố. Nghe đến từ ‘’cày nát’’ Kì Phương lại chột dạ. Anh định nói lên rằng có rất nhiều máu đã đổ phía ngoài kia nhưng đã thấy rất nhiều lính tráng đã vây quanh đó tự khi nào. - Đưa nạn nhân về trung tâm pháp y tỉnh. – Ông ta xua tay như muốn đuổi đám cấp dưới cùng cái xác to kềnh thiếu thẩm mỹ ra khỏi mắt kính thời trang của mình. Xem ra phạm trù âm dương đối với ông ta thú vị hơn nhiều. Ông ta ẩy cặp kính rồi nói tiếp: - Linh thực khí? tiếp đi! - Vâng, bộ ngẫu tượng linga- yoni thể hiện một triết lí về vũ trụ và tâm linh. Nếu ông muốn tìm hiểu về nó tôi rất sẵn lòng. - Được, theo tôi ra ngoài kia! Họ ra khỏi lùm cây, bầu trời màu xám tro le lói vài tia nắng nhạt xuyên qua đám mây mù nặng trĩu. Những ngọn tháp Chàm nhấp nhô như đang vươn mình khỏi khóm cây xanh để tận hưởng nguồn sinh khí ban mai tinh khiết nhất. Xa xa là dãy núi trùng điệp bao quanh như những bức tường thành thiên nhiên được thượng đế dựng lên để che chở cho nơi trú ngụ của thần linh. Không giống như các đền đài lăng tẩm nổi tiếng trên thế giới luôn ngự trị trên quảng trường rộng lớn hay sa mạc bao la để tăng tính uy nghi thì tháp Chàm lại duyên dáng e ấp trong những đồi cây khóm lá. Nếu bức màn thiên nhiên xung quanh bị tàn phá, tháp sẽ trở nên trần trụi và cô độc. Kazik - người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên “người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ -  thâm nghiêm - hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết” Trong khi anh đang day dứt với vô vàn di tích và thiên nhiên ở đây đang dần bị mất thiêng thì đi trước anh là hiện thân của chủ nghĩa vô thần. Viên cảnh sát như một con bò mộng lùi lũi dẫm đạp lên những chùm hoa dại đang khoe sắc để tiến về nơi có máu đổ. - Tu bổ mà sao không ủi sạch cỏ cây ở đây đi? - ông ta cất giọng ồm ồm. Kì Phương không biết nói gì. Ông ta nói đúng một nửa. Tuy cây rừng là lớp áo choàng xinh xắn nhưng vẫn có nhiều loại cây luôn ăn bám như tầm gửi. Những chùm rễ vươn dài như những xúc tu bạch tuộc đang ngày đêm gặm nhấm, sờ soạng và rỉa rói vào từng thớ thịt khúc xương để hút cạn sinh lực của những thân hình già cỗi xiêu vẹo và đổ nát. Sự xấm lấn bền bỉ thầm lặng này đang từng ngày từng giờ xóa sổ những dấu tích ít ỏi cuối cùng của một nền văn minh tột bậc Đông nam Á một thời mà một người làm nghệ thuật như anh không khỏi xót xa. - Thưa ông, lối này! – Kì Phương gọi như thét khi thấy viên cảnh sát đặt gầm dày lên lên một tấm bia để đi tắt. Quá muộn, trang sách bằng đá lật nghiêng rơi xuống vỡ làm đôi. Ông ta quay lại chép miệng vẻ tiếc nuối rồi lách qua khe cửa để vào ngôi tháp. Hai viên sĩ quan bên trong vội vã trồi trở ra nhường chỗ cho vị sếp to lớn của mình. Rất sợ đổ vỡ, Kì Phương nhoài người lao theo nhưng chiếc máy ủi kia đã bị chặn lại bởi chiếc bệ thờ. Ông ta khự lại chiếu đèn lên xem rồi chết lặng đi vài giây. Lùi lại một bước, ông đưa tay gẩy kính khỏi mắt rồi trân trân nhìn hiện vật trước mắt như nhìn một quái vật chưa thấy lần nào trong đời. - Đây là ...Yoni:?  Mật mã Chămpa - Chương 1- p1  Mật mã Chămpa - Chương 1- p2  Mật mã Champa - Chương 2 - p1  Mật mã Champa - Chương 2 p-2  Mật mã Champa - Chương 3 -p1  Mật mã Champa - Chương 3 - p2 Mật mã Champa - Chương 4 - p1
0 Rating 713 views 7 likes 0 Comments
Read more
By: On July 17, 2018
Salam mikwa. #CdictTeam xin g?i l?i c?m ?n sâu s?c ??n quý bà con cô bác anh ch? em ?ã ??ng lòng và ?ng h? cho project “T? ?i?n Ch?m Online Vi?t-Ch?m-Anh”. Ng??i Ch?m chúng ta có nhi?u th? ?? t? hào v?i th? gi?i bên ngoài, m?t trong nh?ng ?i?u t? hào trong l?ch s? hi?n ??i chính là tinh th?n "N?i l?c c?ng ??ng". M?i l?n kêu g?i s? giúp ?? cho b?nh nhân hi?m nghèo hay cho các ho?t ??ng v?n hóa mang ý ngh?a cho dân t?c thì anh em ??ng t?c th??ng h??ng ?ng và ?óng góp v?i tinh th?n t? nguy?n nhi?t thành. Sau khi b? T? ?i?n Online “Ch?m-Vi?t-Pháp-Anh” (*) ra m?t sau h?n 3 n?m mi?t mài làm vi?c ?ã nh?n ???c nhi?u ph?n h?i tích c?c t? c?ng ??ng, CdictTeam nh?n th?y r?ng r?t c?n thi?t ph?i có thêm m?t b? Online th? hai là “Vi?t-Ch?m-Anh” (xem video demo ? d??i bài vi?t). D? án xây d?ng T? ?i?n Online “Vi?t-Ch?m-Anh” là m?t d? án c?a c?ng ??ng mang tính l?ch s? vì ch?t l??ng và tính c?p nh?t c?a nó. M?t d? án r?t c?n thi?t và ý ngh?a cho b?n thân ng??i Ch?m ?? tra c?u và h?c l?i ngôn ng? c?a chính dân t?c mình. Bên c?nh ?ó, gi?i nghiên c?u c?ng thu?n ti?n r?t nhi?u khi tìm hi?u v? ngôn ng? Ch?m chúng ta. Nên vi?c có thêm m?c “Vi?t-Ch?m-Anh” trong Cham Dictionary Online s? r?t h?u ích cho vi?c góp ph?n b?o t?n ngôn ng? Ch?m chúng ta ngày càng mai m?t. “Ngôn ng? còn, thì dân t?c còn. Ngôn ng? ch?t, dân t?c h?t t?n t?i”. Chúng ta bây gi? ?ang góp ph?n c?u v?t dân t?c chúng ta kh?i b? ??ng hoá và trên con ???ng b? di?t vong trong nay mai. CdictTeam th?t s? vui m?ng và h?nh phúc. Ch? sau m?t th?i gian r?t ng?n sau khi CdictTeam ??ng status kêu g?i h? tr? $5,000 cho project T? ?i?n Ch?m Online, ??a m?c “Vi?t-Ch?m-Anh” vào trong Cham Dictionary Online t?i ??a ch? http://nguoicham.com/cdict (có s?n app ?? t?i v? s? d?ng cho iOS và Android) ?ã nh?n ???c nhi?u s? ?ng h? ??ng viên c? tinh th?n l?n v?t ch?t t? quý bà con b?ng h?u. Và vi?c gây qu? ??n h?t tháng 6 n?m 2018 ?ã thu ???c: T?ng c?ng: 200MYR + $5,430 + 19,550,000? (#CdictTeam ?ã nh?n 200MYR + $4900 + 19,050,000?) Nh? v?y, qu? c?n cho Project ?ã ?? và d?. Admin NguoiCham.com (NC) s? g?i s? ti?n $5000 cho anh em trong nhóm CdictTeam ? VN cùng ??ng hành v?i NC ?? làm project này. S? ti?n d? NC s? gi? l?i ?? dùng cho vi?c b?o trì website, phí ??a App “Cham Dictionary” lên Apple Store và Google Play, c?p nh?t b? sung t? v?ng, công tác k? thu?t và các phiên b?n m?i trong t??ng lai”. Project s? ???c b?t tay vào làm "full-time" k? t? ngày 1 tháng 7 n?m 2018 và s? hoàn thành theo d? ki?n vào ngày 1 tháng 5 n?m 2020, t?c g?n hai n?m. C? th? nh? sau: - T? tháng 7/2018 ??n tháng 01/2019: chu?n b? và nh?p d? li?u offline. - T? tháng 02/2019 ??n tháng 7/2019: ki?m tra, chu?n l?i chính t?, thêm b?t t? v?ng. - T? tháng 8/2019 - 5/2020: Ki?m tra l?n cu?i, l?ng hình ?nh minh h?a cho t? v?ng và nh?p d? li?u lên website. M?t l?n n?a, CdictTeam xin c?m ?n t?m lòng hào hi?p c?a t?t c? quý bà con xa g?n ?ã và ?ang ??ng hành chung tay ?óng góp vì t??ng lai c?a ngôn ng? dân t?c. Xin chúc t?t c? quý nhân d?i dào s?c kh?e, bình an, h?nh phúc và g?p nhi?u may m?n trong cu?c s?ng. Trân tr?ng, Nguoi Cham Ikan CdictTeam UrangCamTeam DANH SÁCH B?O TR? CHO CDICT ONLINE #2   Abd Majid Yunos 200MYR (?ã nh?n) Website NguoiCham.com $500 (?ã nh?n) Phú V?n D?ng $100 (?ã nh?n) Bá Trung Thi?u $500 (?ã nh?n) Mylan Che $500 (?ã nh?n) Ysa Cosiem $100 (?ã nh?n) Aly Ba $200 (?ã nh?n) Qua Anh D?ng $100 (?ã nh?n) ??t Xuân Hi?p $100 (?ã nh?n) Teresa Mai (Th?y Tiên) $100 (?ã nh?n) vc Zamin V?n $100 (?ã nh?n) vc James Ba (Bá Imam) $50 (?ã nh?n) vc Th?p Danh ??ng $50 (?ã nh?n) Hi?n ??c $100 (?ã nh?n) Julie ??c $100 (?ã nh?n) vc Sami Ba (vc Hòang Ba) $500 (?ã nh?n) vc Kathy Ba $500 (?ã nh?n) vc ob Yassin Ba $100 (?ã nh?n) vc Sarif Chau + Levy Ba $100 (?ã nh?n) vc Ng?c Minh $100 (?ã nh?n) Kinh Khánh $500 (?ã nh?n) Luu Hoangzdu $200 (?ã nh?n) vc Fatimah Amin $100 L?u Quang Sáng $100 (?ã nh?n) Bao Van Can $200 (?ã nh?n) ?àng Reo $50 (?ã nh?n) Zalyn Kieu $50 Min Cham P $30 Indrapura Chau $100 Thuy Nguyen $100 Hangow Thien $100 Saai VD-G: SpecialGift ( ? )   ----------------   Phiral 500,000? (?ã nh?n) BiBi Ph??ng 500,000? (?ã nh?n) Wa Praong 500,000? (?ã nh?n) Duong Long 500,000? (?ã nh?n) Eva Ruoii 500,000? (?ã nh?n) Anh Nguyen Ngoc 50,000? (?ã nh?n) JaThoai 500,000? (?ã nh?n) RJ-AntiVirus-Aaa 500,000? (?ã nh?n) Nang Anh 1,000,000? (?ã nh?n) H? D??ng Tên L?u 500,000? (?ã nh?n) ?àng Ng?c Th?y 500,000? (?ã nh?n) Thong Thai Lam 500,000? (?ã nh?n) GalaiMT 500,000? (?ã nh?n) Châu Út Hi?p 300,000? (?ã nh?n) Patri Nai 200,000? (?ã nh?n) Jabraok Hamutanran 500,000? (?ã nh?n) Putra Jatrai 500,000? (?ã nh?n) Tuan Inu 500,000? (?ã nh?n) Liem Coi 200,000? (?ã nh?n) Ja Dar 100,000? (?ã nh?n) V? "cám" 100,000? (?ã nh?n) Thu?n Hòa Th??ng Trinh 500,000? (?ã nh?n) Nha Trang Chau 300,000? (?ã nh?n) Kim Tagalau 500,000? (?ã nh?n) Camry Mohamad 300,000 (?ã nh?n) Hoa Tuoi Duong 500,000? (?ã nh?n) Nuhuang Thai 1,000,000? (?ã nh?n) Tr??ng Tu?n 2,000,000? (?ã nh?n) Ty Thap 200,000? (?ã nh?n) Jano-R 300,000? (?ã nh?n) Nin Nguyen 1,000,000? (?ã nh?n) Van Lasaha 500,000? (?ã nh?n) Jandat Padra 1,000,000? (?ã nh?n) Nguyen Trinh Thi 2,000,000? (?ã nh?n) Tu? Nguyên 500,000? Ja Aia Campa X? Báo Phú Sang X? B?o Trung T? X? ImRol Ba X? Trang Ph??ng X? ------------------------ T?ng c?ng: $5,430 + 19,550,000? + 200MYR (#CdictTeam ?ã nh?n 200MYR + $4900 + 19,050,000?) CdictTeam xin chân thành c?m ?n. P.S: http://www.nguoicham.com/cdict (Cham dictionary), NC hi?n ?ang khôi ph?c. Trang Cham dictionary s? ho?t ??ng tr? l?i s?m h?n trong th?i gian t?i.  
0 Rating 699 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 3, 2012
Tr thanh ton Lời mởi đầu Trong quࠡ khứ, trn di đất Việt Nam n꣠y, c sự tồn tại một nền văn minh champa: Vương quốc Champa, thuộc miền trung ngy nay.Hiện tại tuy n㠳 đ bị st nhập v㡠o nước Việt Nam, nhưng chng ta khng thể phủ nhận sự ảnh hưởng của nền văn h괳a champa , trong qu khứ, cũng như hiện tại, đối với tổng thể văn ha 54 d᳢n tộc anh em việt nam. Nhất l văn ha tộc người Champa cೳ ảnh hưởng rất lớn.Văn ha champa đ ph㣡t triển một nền văn minh rực rở, bật nhất đng nam suốt gần 15 thế kỷ . Bởi qu䡡 trnh tồn tại, định hnh lịch sử v쬠 văn ha pht triển, c㡳 bề dy đng kể trࡪn 4000 năm(Từ người champa cổ sa huỳnh đến ngy hm nay). Vബ muốn thảo thm vi n꠩t vẽ cho bức tranh lịch sử, văn ha nền văn minh champa cn bỏ ngỏ, n㲪n ti một người con trong dng tộc champa mạo muội đặt vấn đề cho đề t䲠i ny.Ti khഴng muốn ph phn hiện tại vꡠ qu khứ, ti chỉ muốn người vᴠ người nhn thực chất về bản sắc v văn h젳a của nền văn minh champa, giờ đ chn chặc v㴠o lng đất kh cằn, bⴣo lũ miền trung, đầy nhn bản v nh⠢n văn.Trải di hng ngࠠn năm lịch sử, thăng trầm trong vinh quang, khổ đau, tủi hờn rồi thất bại. Thế l họ bắt đầu hnh thଠnh sự khc biệt d rằng họ cṹng một nguồn cội v c chung dೲng mu.Thời gian thấm thot trᡴi , đ qua rồi ci thời gh㡡nh con vượt di Trường Sơn, ci thời gong buồm th㡡ch thức con sng dữ của biển cả, để đi trnh cơn binh đao.Giờ đ㡢y họ đ được yn vui sống tr㪪n mảnh đất được gọi nm na l qu䠪 hương thứ hai mặc d c những nơi họ sống trước kia từng l鳠 lng qu, đất tổ, lઠ đất nước của họ.Cn g s⬳t lại ở họ ngoi dng mಡu đỏ v cht ອt ngữ vựng trong ngn từ.Tại sao con người khng quan t䴢m đến n để ko lại gần sau h㩠ng thế kỉ xa cch ,xin đừng đổi thừa tn giᴡo,tnh phn biệt lu�n khng chấp nhận những g hơi xa lạ đối với m䬬nh. Một cộng đồng tan r, bị dẫm nt qua thời gian, theo d㡲ng lịch sử đau buồn,cần lắm những bn tay xoa diệu để chữa lnh vết thương… Từ nhỏ, nhࠬn chung quanh l những thp chăm u sầu, lở lࡳi với thời gian, lng ti luⴴn hiếu k về vương quốc Champa, hay l bản thể l젠 con chu họ tr champa.??? Sự hiếu kᠬ pha lẫn lng mạng v nuối tiếc một nền văn minh đ㠣 tn lụi, c lẽ một phần bị ảnh hưởng từ tập thơ “Đi೪u tn” của Chế Lan Vin.Vબ đy l vấn đề lớn trong khoa học,t⠴i khng đủ khả năng xy dựng lại diện mạo của n䢳, nn chỉ cố gắng pht họa vꡠi nt m th頴i .Ti nghĩ rằng đề ti n䠠y sẽ gp thm một hạt c㪡t vo bễ ct tri thức mࡪnh mng của loi người hiện tại trong qu䠡 trnh tm hiểu, ph쬢n tch, pht thảo bức tranh nền văn h�a, văn minh tộc người Champa Malayo Polynsien, trong tổng thể văn ha d鳢n tộc việt nam, một cch khoa học v nhᠢn văn. Đặc biệt, việc nghin cứu gi trị của một nền văn minh bị bỏ ngỏ, mai một rất nhiều trong hệ thống văn hꡳa, th việc tm hiểu d쬢n tộc người Champa chnh l điều cần yếu, c� nghĩa cấp thiết, gp phần l�m r hơn bản sắc văn ha Việt Nam, đ峴ng nam Malayo Polynsien ,để ch᩺ng ta c phương php bảo tồn, ph㡡t huy gi trị của n, trong c᳴ng cuộc xy dựng nền văn ha Việt Nam vⳠ đng nam ng䡠y nay.Qui luật của lịch sử nhn loại l sự sinh tồn v⠠ biến đổi một cch biến chuyển lin tục. Sự sụp đổ ho᪠n ton của Vương Quốc Champa vo năm 1832, cho d࠹ bất cứ nguyn nhn nꢠo, cũng đều nằm trong qui luật tất yếu của lịch sử.Tuy nhin, nếu một dn tộc đꢣ c một lịch sử, cho d quốc gia đ㹳 khng cn nữa, lịch sử d䲢n tộc đ vẫn lun lu㴴n cn hiện diện, trong tiến trnh của lịch sử nh⬢n loại, v t ra vẫn c୲n trong k ức của dn tộc đ�, lưu truyền từ đời ny sang đời khc vࡠ mi mi cho đến tận c㣹ng…của lịch sử nhn loại.Nếu một dn tộc đ⢣ c một lịch sử,một nền văn minh đặt th, đương nhi㹪n đ c một cội nguồn.N㳳i đến cội nguồn l ni đến những g೬ rất xa v cũng rất gần.Rất xa v cội nguồn đଣ c từ chốn hồng hoang, từ trong mịt mờ của tiền sử.Rất gần v cội nguồn lu㬴n lun c trong t䳢m tưởng của bất cứ ai cn biết nhớ đến tổ tin, biết y⪪u thương những người, cng chung huyết thống của chủng tộc. Ni huyết thống v鳬 người ta c thể thay đổi tư duy, c thể thay đổi ho㳠n cảnh, c thể thay đổi đức tin, nhưng khng thể thay đổi được d㴲ng mu đồng chủng ,đang lun lưu trong khắp chᢢu thn của mỗi một con người.Đề ti n⠠y chắc chắn rằng sẽ cn nhiều sai xt vⳠ cũng khng t người kh䭴ng đồng , v lịch sử đ� qua l “bất di, bất dịch”, trong khi sử liệu về vương quốc champa qu ࡭t v đang dần chn vഹi theo thời gian Ti mong rằng nhiều người sẽ cng đ乳ng gp v x㠢y dựng thm.Nếu c g곬 sai xt trong bi sưu tầm n㠠y ti rất mong mọi người rộng lng tha thứ v䲠 đng gp th㳪m cho hong chỉnh.THỦY TỔ DࠂN TỘC CHAMPA:Từ trong mịt mờ của tiền sử, khi những thnh tựu tin tiến khoa học h઴m nay, chưa gip được nhn loại vꢩn ln bức mng tiến h꠳a của vũ trụ, chưa gip nhn loại hiểu biết hết về xuất xứ của mꢬnh, từ đu m ra, từ đ⠢u m đến. Con người thường nu lપn sự hiện hữu của mnh trn h쪠nh tinh ny bằng những truyền thuyết. M truyền thuyết lࠠ ci bng của sự thật, được d᳢n gian tưởng tượng v thu dệt bằng những chi tiết ly kỳ, lઠm cho truyền thuyết trở nn hoang đường. Do đ trong truyền thuyết c곳 sự hoang đường v cũng c “bೳng dng” của sự thật. Ni đến truyền thuyết của giai thoại, của lịch sử, l᳠ ni đến bng d㳡ng của giai thoại, đến bng dng của lịch sử. Giữa lịch sử v㡠 truyền thuyết vẫn c lin quan mật thiết với nhau như h㪬nh với bng, v h㠬nh no th bଳng đ. V dụ như: d㭢n tộc champa theo chế độ mẫu hệ từ x hội nguyn thủy cho đến ng㪠y nay vẫn cn. Trong khi đ theo truyền thuyết, người mẹ của xứ sở lⳠ Nữ Thần Po Nưgar. Do đ ci h㡬nh l chế độ mẫu hệ, cn cಡi bng l Nữ Thần Po Inư Nưgar theo truyền thuyết.㠐ể trnh by c젢u hỏi: Ai sanh ra tổ tin Champa v họ từ đꠢu đến? Thật l vấn đề nan giải, ngoi sự hiểu biết vࠠ cch nghĩ của chnh hậu duệ người Champa??? V᭬ tm c hướng về cội nguồn, thⳬ nguồn sẽ c trong tm.Người Champa quan niệm do trời v㢠 đất l Thủy tổ đ sinh ra tổ ti࣪n của họ. Trời (Dyaus) ở ngi Cha, mang dương tnh 䭐ất (Dyaus) ở ngi Mẹ mang m t䢭nh. Sự tc hợp giữa Trời v ᠐ất l sự giao ha khಭ dương v kh ୢm đ tạo thnh vạn vật v㠠 sản sinh ra thủy tổ của dn tộc Champa. Do đ dⳢn tộc Champa chấp nhận thuyết m dương; sự kiện ny cũng ph⠹ hợp với biểu tượng Linga (dương tnh),Yoni (m t�nh)Thần Shiva được thờ tại cc đền Thp Champa. Đᡢy l quang niệm chung cho cc chủng tộc trࡪn thế giới.Nguồn gốc tổ tin champa:Từ kết quả sự khai quật của cc nhꡠ khảo cổ đ khm ph㡡 nền văn ha Sa huỳnh trn phần đất Vương Quốc Champa cổ cũng đ㪣 xc định được tổ tin Champa l᪠ cư dn địa phương trn v⪹ng đất ny ngay từ thời tiền sử. Cng trബnh khai quật ny được diễn tiến như sau:Từ năm 1909 Vinet một vin chức người Phડp tnh cờ pht hiện được (tại 졐ức Phổ – Quảng Ngi), tiếp theo đ từ 1923-1951 như Labarre, Henry Parmentier v㳠 nh Nữ Tiền Sử học tất cả l người Phࠡp lần lượt đến Sa Huỳnh v những địa điểm khc nhau thuộc lࡣnh địa Vương Quốc Champa cổ trước đy, từ Quảng Bnh đến B⬬nh Thuận, để khai quật khm ph được nhiều mộ Chum khᡡc. Mộ chum hay l kho chum cao chừng 0m,80 lm bằng đất nung, trong kho Chum chứa những dụng cụ cần thiết để lࠠm vườn, ph rẩy, chặt cy, nấu nướng như: nồi đất, rựa v.v..vᢠ những vật dụng khc. Sau năm 1951 v chiến tranh Việt Nam, nᬪn cng việc khảo cổ bị khựng lại cho đến sau năm 1975, cng t䴡c khảo cổ được tiếp tục với người Ty Phương ,cng với c⹡c nh khảo cổ Việt Nam trở lại Sa Huỳnh, tiếp tục đo bới lớp đất cũ của v࠹ng cư tr Champa cổ v đꠠo ra nhiều kho Chum mới dọc theo ven biển miền Trung, với những đồi ct trắng phao nối tiếp nhau trong gi lộng của miền biển cả. Những kho Chum được đ᳠o ln chứa nhiều di tch văn hꭳa Sa Huỳnh, với trnh độ pht triển kh졡c nhau, được cc nh nghiᠪn cứu khoa cổ học chia thnh hai nhm , vೠo 2 giai đoạn khc nhau:Thời kỳ Tiền Sa Huỳnh hay l Tiền Champa:Di tᠭch văn ha cư ngụ sớm nhất của văn ha tiền Sa Huỳnh l㳠 thời đại đồ đ, đồng thau c niᳪn đại cch ngy nay khoản hơn 4 ngᠠn năm.Thời kỳ Sa Huỳnh sắt:Тy l thời kỳ cc dụng cụ mưu sinh được lࡠm bằng sắt như: lưỡi dao, kiếm ngắn, dao quắm, lao, rựa thuổng, x beng, liều hi, đục v.v những đồ sắt nࡠy l dụng cụ khai ph, chặt,t࡬m kế sinh nhai v c loại d೹ng lm vũ kh nhưao, kiếm, daoୠVăn ha Sa Huỳnh sắt l văn h㠳a nối liền với thời kỳ tiền Sa Huỳnh (khng sắt), gắn liền với vng đất m习 cư dn đ chⳭnh l thần dn của nước Lࢢm Ấp v chnh lୠ cộng đồng dn cư của đất Nhật Nam, nơi Khu Lin đ⪣ dấy binh lập quốc đầu tin, với danh xưng Lm Ấp như đꢣ ni trn.Cư d㪢n vng Văn ha Sa Huỳnh v鳠o thời đ thường dng khoan, tai hai đầu th㹺 (hnh hai đầu con d), l쪠 biểu tượng của văn ha Sa Huỳnh. Trn địa b㪠n sinh cư của vng văn ha Sa Huỳnh trước đ鳢y (tức vng miền Trung nước Việt by giờ) đều c颳 nui nhiều đn d䠪 v cho đến ngy nay ta thấy ở cࠡc lng Champa tại tỉnh Ninh Thuận, Bnh Thuଢn c nui D㴪, cc lễ cng giỗ, cẺng Yang c dng thịt D㹪 để cng.Trong cc di tꡭch văn ha Sa Huỳnh, ngoi những kỹ thuật chế t㠡c đồ trang sức bằng thủy tinh hai đầu th (D); những cư dꪢn thuộc vng Vương Quốc Cổ Champa cn sở trường về c鲴ng nghệ đồ gốm, m cc nhࡠ khảo cổ học khai quật được trong những mộ Chum ở dưới lng đất miền Trung VN ngy nay, đều c⠳ hnh loại lm bằng chất liệu đất s젩t pha ct, hoặc pha tạp với những chất khc thường gọi lᡠ Gấu th mu đỏ n䠢u, xm đen, c khi v᳠ng nhạt, đỏ nhạt giống như những loại đồ gốm cc lng champa ở Hựu An, Phan Lᠽ Chăm Bnh Thuận v l젠ng Bn Trc, An Phước, Ninh Thuận ngຠy nay. Champa đ biến mất cch đ㡢y gần 3 thế kỷ, nay chỉ cn để lại cc di t⡭ch Chăm, rải rc ở cc tỉnh Trung phần Việt Nam, như Trᡠ Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Khương Mỹ, Thp Mẫm.. Viện bảo tng Champa, do nhᠠ nghin cứu Php Parmentier thꡠnh lập năm 1919, đ thu thập cc bảo vật, như tượng, bệ, c㡴ng trnh kiến trc, đi캪u khắc của cc đền, cung điện.. từ nhiều nơi để tồn giữ. Nhưng tại đy, trᢣi qua nhiều biến cố lịch sử, cc di sản đặc sắc của văn minh Champa cũng khng thoᴡt qua nhiều sự mất mt, lưu lạc. Ngy 9 thᠡng 12 năm 1946, trong những ngy đầu của chiến tranh Việt-Php, giữa sự hổn loạn vࡠ thiếu an ninh ở Đ Nẵng, viện bảo tng đࠣ bị xm nhập. Rất nhiều bảo vật cũng như tư liệu trong thư viện đ bi đ⣡nh cắp. Hơn một năm sau, vo năm 1948, Trường Viễn Đng bഡc cổ đ gởi ng Manukus đến để hồi phục lại viện bảo t㴠ng. Hơn 150 bảo vật ny đ được t࣬m lại từ nh dn, trại lࢭnh, phi trường v tận ở Lo (Savanakhet). Năm 1954, Viện bảo tࠠng l nơi tr ngụ của khoảng 300 người dຢn di tản chiến tranh. Năm Mậu Thn 1968, trong trận đnh chiếm lại Huế, Viện bảo t⡠ng ny đ trở th࣠nh trại tập trung v l nơi ăn ở của quࠢn đội Nam Việt Nam. Giửa những sự s bồ, hỗn độn, va chạm v kh䠴ng c sự bảo vệ v bảo tr㠬 như vậy, th sự hư hại, hay mất mc c졡c tượng đ, cc cᡴng trnh điu khắc tất nhi쪪n đ xảy ra. Gần đy trong năm 1996, c㢡c nhn vin viện bảo t⪠ng đ tnh cờ t㬬m ra được 157 mảnh cổ vật đ được chn dưới l㴲ng đất trong khun vin của viện bảo t䪠ng.Champa đ biến mất qua những cơn bảo lịch sử, nhưng di sản của nền văn minh ny cũng đ㠣 chịu đựng nhiều sự cố khng may mắn. Một số phận hẫm hiu của nền văn minh Champa ? Trải qua nhiều thế kỷ, c䪡c ngi thp Champa ở nhiều nơi bị hư hại v䡠 đổ nt bởi thời gian v do thiᠪn nhin tc động. Theo Lꡪ Qu Đn,, Ng� Thế Ln, vo thế kỷ 18, đ⠣ để lại bi thơ, Ch bࠠn cố thnh hoi cổ, cho thấy tࠬnh trạng sơ st, bỏ hoang của cc thᡡp, điện đi của vương quốc Champa cch đࡢy hơn 200 năm.Bng t dừng ngựa đứngMan m㠡c nỗi hư vongLăng uyển lm cha Phật;Cung đ๬nh thnh ruộng cyN࠺i tn trơ thp cổ;Nước cũ hiện thࡠnh hoangThần đạo nguyn v cứ;Cửa t괢y trn khắc bia(bản dịch)Khng khഡc chi tnh trạng hiện nay của nhiều thp cổ khắp miền trung Việt Nam.Trong cuộc chiến vừa qua, di t졭ch Đồng Dương hầu như bị huỷ hoại hon ton do bom đạn . Một mất mࠡc to lớn đối với những thế hệ về sau.Hầu như tất cả những g ta biết về văn minh Champa l đứng từ g젳c độ của người khng phải dn t䢴c Champa. Ngy nay, trong sch giࡡo khoa Đại học của gio sư D. Hall về lịch sử Đng Nam ᴁ , ta c thể biết tổng qut về lịch sử đất nước Champa. Tuy vậy phần lớn dữ kiện từ s㡡ch của Hall l dựa vo những c࠴ng trnh nghin cứu ti쪪n phong của cc học giả Php như G. Coedes, H. Parmentier vᡠ H. Maspero ở đầu thế kỷ 20.Ni chung về khảo cổ v sử của c㠡c nước Champa, Cam Bốt v một số nước khc ở Đࡴng Nam thl chỉ vo đầu thế kỷ 20 người ta mới biết được nhiều m th࠴i. Trước đ khng mấy ai biết nhiều về Cambodia c㴳 một nền văn minh Angkor rực rỡ, cả sử của Nam Dương cũng m tịt cho đến khi Coedes khm ph顡 ra vương quốc SriVijaya ở Sumatra, cn sử của Champa th m⬹ mờ, chỉ biết qua tư liệu của cc nước lng giềng như Việt Nam (Đại Việt sử k᡽ ton thư) hay của Trung quốc (Tống sử, Minh sử..) đến khi Finot, Parmentier, Majumdar v Maspero khࠡm ph ra bằng phương php cᡳ hệ thống. cả trong sử của Ấn độ, trước đy hong đế Ashoka chả ai biết nhiều, chỉ nghe t⠪n trong vi kinh điển Phật gio, đến khi Princep khࡡm ph ra qua bia k lὠ c thật, một nh vua hiền triết chuộng đạo Phật với một vương quốc rộng lớn.Hầu như tất cả kh㠡m ph về vương quốc Champa l từ những kᠽ tự trn đ vꡠ những g biết qua từ sử k của Trung quốc n콳i về cc dn tộc trᢪn. Từ đ lịch sử cc nước đ㡣 được viết v ghi lại. Giải những k tự trཪn đ để biết đến văn minh cổ ở Đng Nam ᴁ cũng khng km kh䩳 khăn v mang tnh cୡch đột ph như giải ra được chữ viết cổ Ai cập qua tảng đ Rosetta của nền văn minh Ai Cập.Phải nᡳi l văn minh Trung Hoa đ đࣳng gp khng lớn v㴠o văn minh nhn loại qua sự pht minh ra giấy v⡠ dng n trong quan triều để ghi v鳠 truyền lại cho hậu thế những tham khảo rất gi trị về cc nước chung quanh. Việt Nam cũng như Trung Quốc cᡳ những tư liệu lịch sử qu gi (như Đại Việt sử k� ton thư), cn cಡc nước khc ở Đng Nam ᴁ, khng c truyền thống viết sử đ䳡nh dấu giai đoạn của cc triều vua, m dᠹng l v đᠡ để viết nay th tất cả chữ viết c gi쳡 trị trn l đều đꡣ ra tro bụi hoặc cn rất t r⭣i rc ở cc thᡴn Chăm, chỉ để lại một vi chữ trn cડc tảng đ m thᠴi.Hiện nay nghin cứu về văn minh v văn h꠳a Champa đ được quan tm v㢠 đ c một số c㳴ng trnh nghin cứu c쪳 gi trị được xuất bản gần đy ở Việt Nam. Đᢢy l một dấu hiệu đng mừng cho sự nghiࡪn cứu Champa học ở Việt nam. Trước đy, trong cc thập ni⡪n 1970 v sau 1975, c sự d೨ dặt trong sự nghin cứu Champa học, v ngꬠnh ny đa số l do cࠡc nh nghin cứu nước ngoઠi, chủ yếu l Php, khai phࡡ v pht triển với sự cộng tࡡc của một số cộng tc vin Chăm v᪠ Việt. Sự d dặt nghi kỵ của người Việt về mục đch ch譭nh trị đối với cc cng trᴬnh nghin cứu Chăm học khng phải l괠 khng c l䳽 do. V đ c죳 nhiều thế lực chnh trị lợi dụng để chia rẽ, hay muốn tch rời địa phận để độc lập l�m kh khăn cho Việt Nam trong những năm chiến tranh chống thực dn, giảm đi tiềm năng v㢠 bước tiến của lịch sử. Nhưng sự d dặt v nghi ngờ n蠠y nếu đi qu cũng c hệ quả l᳠ trong lnh vực Chăm học, “sn chơi” chỉ d㢠nh cho lực lượng người nước ngoi nghin cứu mઠ Việt Nam th chỉ c lưa thưa v쳠i người.Khi ti đề cấp đến sở thch về nghi䭪n cứu văn minh Champa th mọi người đổi thi độ v졠 hơi d dặt lo u, anh trưởng ban chuyển qua đề t袠i về cc lực lượng chống chnh quyền ở T᭢y Nguyn v sau đ꠳ khng cn b䲠n về đề ti Chăm học nữa. Chỉ c bೡc quản gia gi ở thư viện sau đ nೳi chuyện với ti vui vẽ về cc s䡡ch về Chăm học m bc biết rất nhiều từ khi bࡡc lm việc ở đy từ trước năm 1945. Khoảng cuối thập niࢪn 1990, tổ chức Toyota Foundation đ ti trợ cho Gs Trần Kỳ Phương xuất bản bộ s㠡ch tổng hợp về sự hiểu biết hiện nay về văn minh Champa ở Việt Nam như trước đy họ đ t⣠i trợ cho bộ sch về văn minh Đng Sơn do Gs Hᴠ Văn Tấn xuất bản. Khng may l sự việc đ䠣 khng thnh.Ng䠠y nay Việt nam đ khc nhiều v㡠 tự tin hơn về đất nước mnh qua sự chuyển mnh về kinh tế v쬠 tm năng trong tương lai. Tư duy cũng đ thay đổi từ thời chiến qua thời b죬nh mặc dầu c những kh khăn trong những năm chuyển tiếp. Sự vững tin n㳠y cũng thể hiện trong lnh vực văn ha, văn học v㳠 nghin cứu trong những năm gần đy. Viện Nghiꢪn cứu Đng Nam đ䁣 thnh lập. Việt Nam ngy nay lࠠ thnh vin của tổ chức ASEAN. Cộng đồng Champa ở Việt Nam lઠ gạch nối với cc thnh viᠪn Indonesia, M Lai cng t㹴n gio v liᠪn hệ ngn ngữ. Cc nước n䡠y đ c những chương tr㳬nh hoạt động văn ha, nghin cứu chung với cộng đồng Champa. Sợi d㪢y lin hệ giữa Việt Nam v Đ꠴ng Nam sẽ c`ng đan kết v thắt chặc.Lần đầu tin sau nhiều năm qua đણ c một hội nghị Champa học vo th㠡ng 8/2004 ở Singapore qui tụ một số học giả từ nhiều nước như Việt Nam, Singapore, Nhật, Anh, Mỹ, Php. Nhiều bo cᡡo, khm ph mới cᡳ gi trị đ được thᣴng bo: những hiểu biết về văn minh Sa Huỳnh v Champa qua địa điểm khảo cổ Trᠠ Kiệu, lin hệ giữa ngn ngữ Champa v괠 cc ngn ngữ dᴢn tộc ở Ty Nguyn. Một điểm đ⪡ng ch trong c꽡c bản bo co lᡠ cc ti liệu Trung quốc trước kia chưa được quan tᠢm đến nay đ được một số học giả nghin cứu: Minh sử, Tống hội yếu tập cao v㪠 Cửu Phin Ch. “Tổng hội yếu tập cao” cꭳ nhiều thng tin về Champa từ 960-1180 như sự lin hệ của Champa với triều đ䪬nh Tống, Chn Lạp, Srivijaya, Đại Việt (thuộc Giao Chu thời bị Trung quốc đ⢴ hộ v sau khi độc lập năm 960), phong tục Chăm, nng nghiệp, thương mại hഠng hải...Tiếp nối cng trnh bỏ dở của Boisselier khi 䬴ng ny mất, Emmanuel Guillon năm 2002 đ xuất bản t࣡c phẩm về nghệ thuật Champa qua những bảo vật ở viện bảo tng Đ Nẵng. Sࠡch c gi trị tham khảo, tổng hợp sự hiểu biết từ trước đến nay kể cả những kh㡡m ph cc di vật khảo cổ mới thu thập được.Ở Việt Nam, cᡡc sch về văn ha, văn học, nghệ thuật Champa của Ng᳴ Văn Doanh, Insara, Trần Kỳ Phương... với những hiểu biết mới cũng đ được xuất bản. Lnh vực Chăm học như c㣳 luồng sinh kh mới mở đầu cho thời kỳ Phục hưng trong nghin cứu m� trước đy đ bị bỏ qu⣪n, t được quan tm trong một thời gian d�i, sau những cng trnh kh䬡m ph tin phong của c᪡c học giả Php trong giai đoạn nữa đầu thế kỷ 20.Indrapuraᠠvng đất từ Đo Ngang, Ho騠nh Sơn đến đo Hải Vn (Quảng B袬nh, Quảng Trị v Thừa Thin) lઠ vng giao điểm của hai văn minh từ hướng Bắc v hướng Nam hải đảo. Đ頢y l vng đất "đệm" của hai nền văn minh Ấn-Hoa. Di t๭ch Champa trong vng ny c頲n ở Mỹ Đức, Quảng Bnh, H Trung, Thạch An, B젭ch La cũng như ở di cồn ở Cửa Tng, Cửa Việt. Di t㹭ch Thp Champa được tm thấy ở An Xᬡ (Do Linh), Cam Giang, Cam Lộ, Cổ Thnh i Tử v` Tr Lin.Tại vહng ny, người ta cũng tm được nhiều đồ gốm xưa của văn hoଡ Champa v Trung quốc từ thời Đường, Tống, Minh.. chứng tỏ xưa kia ở đy cũng cࢳ thể l nơi c cೡc hải cảng thương mại sầm uất khng km cảng Hội An về sau n䩠y.Xa hơn nữa vo thời tiền sử, vng n๠y l nơi chuyển tiếp của giao lưu văn ha Sa Huỳnh vೠ văn minh Đng Sơn qua Đo Ngang. Nơi đ䨢y cn c cⳡc di tch văn ha Sa Huỳnh ở Cồn B�u, đảo Cồn Cỏ, Cổ Trai ở Cửa Tng. Đồ đồng Đng Sơn đ鴣 được tm thấy ở Tam Mỹ, Ph H캲a v mới đy tận mࢣi Bnh Định, cn những khuy첪n tai hai đầu th v cꠡc hạt chuổi thuỷ tinh thuộc văn ho Sa Huỳnh, th tᬬm thấy được ở Xun An, Lng Vạc (Nghệ An, H⠠ Tĩnh). Văn ho Sa Huỳnh được cc nhᡠ khảo cổ Việt Nam v nước ngoi cho lࠠ c khng gian ch㴭nh từ Quảng Nam đến Đồng Nai.Thng 8, 2001 ở Thừa Thin, Huế, t᪬nh cờ tm được một ngi th촡p Chăm nhỏ, đỉnh thp đ mất, thᣢn thp cao khoảng gần 2m. Theo Ng Văn Doanh, ngᴴi thp ny (gọi lᠠ thp Mỹ Khnh) cᡳ nin đại ở thế kỷ 8. Như vậy l ng꠴i thp Chăm cổ nhất hiện cn thuộc phong cᲡch Mỹ Sơn E1.Trong chiến tranh chống Mng cổ dưới đời vua Trần Nhn T䢴ng, lin minh Champa-Việt đ th꣠nh cng đẩy lui hiểm họa xm lăng từ phương bắc qua đường bộ v䢠 thủy. Từ sự lin kết ny qua ch꠭nh sch chiến lược sng suốt của vua Trần Nhᡢn Tng, m Jaya Simhavarman III (Chế M䠢n) cũng đ đồng theo lời đề nghị của thượng ho㽠ng Nhn Tng, trong dịp ⴴng rời nơi tu dưỡng ở ni Yn Tử đi viếng Champa, để lấy cꪴng cha Trần Huyền Trn, em gꢡi của vua Trần Anh Tng. Trong hn nh䴢n Champa-Việt ny, lnh thổ Champa l࣠ chu v┠ chu R (Quảng Trị v⭠ Thừa Thin) đ được nhượng tặng cho Đại Việt. Trong thời trị v꣬ của vua Chế Mn, quyền lực Champa rất mạnh tri rộng đến tận T⣢y Nguyn nam phần. Thp Yang Prong ở Tꡢy Nguyn v thꠡp Jaya Simhalingesvara (thp P Klaung Garai) nổi tiếng ở Phan Rang lᴠ do chnh Chế Mn x�y dựng.Tuy nhin sau khi Nhn Tꢴng v Jaya Simhavarman mất, vua Anh Tng hoഠn ton thay đổi chnh sࡡch. Chiến tranh Champa-Việt trở lại khốc liệt hơn khi Champa đi lại vng đất đ⹣ nhượng.Theo Minh sử, một trong những l do nh Minh đ� gởi tướng Trương Phụ xm lăng Đại Việt l Đại Việt đ⠣ nhiều lần xm phạm lnh thổ Champa. Sứ giả Champa l⣺c ny đ dࣹng chiến thuật ngoại giao rất c tc dụng. Họ đ㡣 bo co thường xuyᡪn rất nhiều lần v nhờ nh Minh trợ gi࠺p qun sự hay mua v kh⵭ để đnh trả Đại Việt. Nhưng cũng chnh sự chiếm đ᭳ng v đ hộ Đại Việt của nhഠ Minh, trong một thời gian đ đưa đến cc nguy㡪n nhn dẫn đến sự suy tn của vương quốc Champa, sau khi Đại Việt d⠠nh lại được độc lập. Theo Wade th c 2 nguy쳪n nhn chnh: Sự chiếm đ⭳ng v quản l của nhའ Minh ở Đại Việt v cc quận ở Indrapura đࡣ mỡ rộng phạm vi Đại Việt, khi qun Minh rt đi Sự chuyển giao kỷ thuật qu⺢n sự (sng ống) của nh Minh vꠠo Đại Việt. ến thời LЪ Thnh Tng, vương quốc Champa hoᴠn ton bị mất thế trong tương quan lực lượng qun sự. Champa bắt đầu tࢠn lụi sau khi thủ phủ Vijaya bị tn ph với dࡢn số một phần bị tiu diệt v phần khꠡc bị bắt lm t binh mang về Đại Việt.Theo Shiro Momoki, qua c๡c tư liệu như “Tống hội yếu tập cao”, “Chư Phin Ch” th꭬ Champa vo thế kỷ 10 đến 11 vẫn cn cಡc cơ cấu x hội, chnh quyền ở ph㭭a bắc đo Hải Vn. Như vậy quan điểm cho rằng người Việt li袪n tục mở rộng xuống pha Nam từ thế kỷ 10 l kh�ng đng. Ngay cả ở thế kỷ 14, Champa khng suy t괠n như ta nghĩ, m vẫn pht triển hoạt động thương mại với Trung Quốc vࡠ cc nước trong vng. Vải bṴng, đồ gốm Chăm xuất khẩu đến cc nước Đng Nam ᴁ hải đảo. Cửa Thị Nại l cảng quan trọng ở biển Nam m Kublai Khan coi lࠠ cảng tiếp nối từ cảng Quảng Chu đến cảng Qui lam ở nam Ấn Độ. Như vậy sự nam tiến của Đại Việt sau 1390 chỉ c thể được coi như lⳠ một chiến thắng len lỏi từ sau lưng.AmaravatiTừ đo Hải Vn (Quảng Nam) xuống ph袭a nam đến gip Bnh Định lᬠ vng trọng điểm của văn minh Champa với cc di t顭ch lớn như Mỹ Sơn, Tr Kiệu, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chin Đઠn. Nơi đy ở Đồng Dương đ t⣬m thấy tượng phật đồng rất đẹp đầy mỹ thuật (hiện cn tng trữ ở viện bảo t⠠ng Thnh phố SG). Đặc biệt cc tượng điࡪu khắc, kiến trc ở đền Đồng Dương chịu ảnh hưởng của Phật gio đại thừa. Trong tất cả cꡡc di tich Chăm, nghệ thuật Chăm Đồng Dương l độc đo sࡡng tạo v l nơi duy nhất c࠳ chịu ảnh hưởng tư tưởng từ Trung quốc phương bắc. Di tch Đồng Dương hầu như đ bị huỷ diệt ho�n ton trong cuộc chiến tranh vừa qua.Tr Kiệu hay Simhapura (Thࠠnh phố sư tử, từ chữ Simha, Singha nghĩa l sư tử v pura lࠠ thnh phố) l kinh đ࠴ xưa nhất của Champa ở Amaravati. Trước cả 2 thnh phố "sư tử"khc ở Đࡴng Nam l` Singapore (Lion City, từ Singha v pura) v Singburi (Singha vࠠ buri (thnh phố)), gần Ayuthaya, Thi Lan. Xưa kia sư tử cࡲn hiện diện ở Cận Đng v Bắc Ấn (c䠡c vua người Assyria thường đi săn bắn sư tử như trn cc bia khắc đền đꡣ m tả), sau ny sư tử 䠁 chu tuyệt chủng chỉ cn lại sư tử ở Phi ChⲢu. Theo Ng Văn Doanh th từ Tr䬠 Kiệu hiện nay l biến m từ chữ Chăm cổ ya – sࢴng, nước v chữ Phạn: keo - ngọc, m người Việt gọi lࠠ thnh Sng Ngọc để chỉ thഠnh phố Simhapura. Mariko Yamagata, Ian Glover, Nguyễn Kim Dung của nhm nghin cứu Việt-Anh-Nhật khai quật ở Tr㪠 Kiệu (1997-2000) v ở G Cam (2000) gần s಴ng Thu Bồn, cch thnh cổ Trᠠ Kiệu 3.5km về pha Đng. Tại đ�y đ tm thấy c㬡c hủ đất giống cc hiện vật ở Tr Kiệu, cᠡc đồ gốm, đồng, dấu ấn thời Hn, di tch nh᭠ gổ cổ nhất (được xc định khoảng ). Dưới tầng khai quật trn l᪠ cc di vật thuộc văn ha Sa Huỳnh, cho thấy cᳳ sự lin tục v người Chăm lꠠ hậu duệ của người Sa Huỳnh. Địa điểm G Cam gần ba di tch mộ ch⭴n Sa Huỳnh: G Miếu ng, G┲ M Voi, G V㲠ng. ng Yamagata cho rằng TrԠ Kiệu v G Cam xuất hiện n_ sau sự suy tಠn của văn ha Sa Huỳnh. Tầng cuối nhất của địa điểm khảo cổ Hon Ch㠢u (Tr Kiệu) v G࠲ Cam được thẩm dịnh ở nửa đầu thế kỷ 2.Mỹ Sơn l di tch Champa lớn nhất, nằm trong thung lũng, dọc theo một con suối. Nơi đୢy c nhiều đền, thp, bia k㡽 được nhiều triều đại trong lịch sử Champa xy dựng. Nhờ bia k t⽬m được m người ta biết được l người sࠡng lập ra Mỹ Sơn vo thế kỷ thứ 4 l vua Bhadravarman I . D࠹ thủ đ c dời hay ở nơi n䳠o khc do thời cuộc, cc vua ch᡺a Champa vẫn hướng về Mỹ Sơn để tưởng nhớ v xy đền thờ. Thࢡnh địa Mỹ Sơn v thế c nhiều kiến tr쳺c khc nhau theo cc phong thᡡi ring của mỗi thời.. Phần lớn những cng tr괬nh kiến trc hiện cn ở Mỹ Sơn được x겢y dựng vo thế kỷ thứ 10 c chung một phong cೡch kiến trc được cc nhꡠ nghin cứu gọi chung l phong cꠡch Mỹ Sơn A1. Trước phong cch Mỹ Sơn A1 l cᠡc nhm thp thuộc thế kỷ 8 đến 9. Qua lịch tr㡬nh pht triển kiến trc Champa thẬ trong 2 thế kỷ 8 v 9, c ba phong cೡch khc nhau được nhận ra l phong cᠡch Mỹ Sơn E1, phong cch Ho Lai vᠠ phong cch Đồng Dương.Trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ vừa qua, đền Mỹ Sơn A1 v vᠠi di tch ln cận đ� bị ph huỷ khi trng bom mạy bay Mỹ trong một phi vụ oanh kch. Vo năm 1988, trong một c�ng trnh thủy lợi, người ta tnh cờ kh쬡m ph ra di tch th᭡p An Mỹ, Tam Kỳ với nhiều điu khắc đ như bộ linga-yoni, trang trꡭ kiến trc (đỉnh, cột thp), mảnh vở của tấm bia… Niꡪn đại được thẩm định vo đầu thế kỷ 10, thuộc phong cch chuyển tiếp từ Đồng Dương đến Mỹ Sơn A1.Vࡠo năm 1997, tỉnh Quảng Nam v chnh phủ Việt Nam đୣ đề nghị v xin Lin Hiệp Quốc đưa Trઠ Kiệu, Mỹ Sơn v Đồng Dương ln danh sડch những di sản của thế giới (World Heritage list) để bảo tồn. Đy l những di t⠭ch văn ha xưa nhất ở Trung Việt Nam, lu hơn Huế hơn 12 thế kỷ. Hiện nay quần thể Mỹ Sơn được c㢴ng nhận l một di sản văn ho thế giới.Đồng Dương (Indrapura) một thời lࡠ kinh đ của Champa dưới triều đại Indrapura. Triều đại Indrapura, do vua Indravarman II sng lập, bắt đầu từ năm 875. C䡡c đền thp của phong cch Mỹ Sơn A1 đều được xᡢy dựng dưới triều đại Indrapura. Sau hơn một thế kỷ pht triển, kinh thnh Indrapura bị tiᠪu hủy trong trận chiến với vua L Đại Hnh vꠠo năm 982.Năm 1000,vua Champa HarivarmanII rời hẳn thủ đ về Vijaya ở pha Nam.Một số người Champa cũng đ䭣 di cư qua đảo Hải Nam (v hiện nay họ vẫn cn) sau cuộc chinh phạt của Lಪ Hon vo Amaravati. Một tướng của Lࠪ Hon l Lưu Kỳ T࠴ng, phản lại nh L, tự xưng vương ở Amaravati (986-988) đણ cai trị h khắc v huỷ diệt đền đࠠi v nhiều bia k ở Mỹ Sơn, nཪn một số người Champa đ chạy đến đảo Hải Nam (Trung Quốc). Theo sử gia Maspero th, v㬬 bị mất nhiều bia k (thế kỷ 8 – 10), nn trong giai đoạn n�y lịch sử Champa khng được biết nhiều.VijayaMặc dầu Indrapura v Amaravati vẫn l䠠 lnh thổ Champa khi dời đ về Vijaya v㴠o năm 1000, Indrapura v Amaravati đ trở th࣠nh cc tỉnh ngoại vi, khng cᴲn chiếm vị tr quan trọng về kinh tế, chnh trị của Champa. Năm 1286, đất Indrapura ph�a bắc đo Hải Vn nhượng cho Đại Việt khi vua vua Champa cưới c袴ng cha Huyền Trn. Vua Champa Chế Bồng Nga lấy lại được trong chiến tranh với Đại Việt. năm 1390, khi Chế Bồng Nga mất, Indrapura mất hẳn, vꢠ sau đ khng l㴢u Amaravati cũng rơi vo tay Đại Việt.Sau khi bị mất Indrapura v Amaravati vࠠo tay Đại Việt th vng đất từ B칬nh Định đến Ph Yn lꪠ nơi dn tộc Champa rt về tập trung ra sức chống chỏi lại cuộc nam tiến của Đại Việt. Khi d⺢n Việt đi vo định cư, th người Champa cଳ đặc tnh v khuynh hướng l� khng bm trụ ở lại. Đa số họ dời đi chổ kh䡡c xuống pha Nam, chứ khng ở lại với người Việt. C� thể đy v hai văn h⬳a c sự khc biệt nhiều.Tập trung quanh khu vực kinh đ㡴 mới Tr bn (Vijaya), họ cũng cố gắng lấy lại một cࠡch v vọng những vng đất ph乭a bắc đ bị mất. Nhưng đến năm 1471, kinh đ Tr㴠 bn cũng đ bị thất thủ v࣠ tn ph khi vua Lࡪ Thnh Tng đem quᴢn chếm đồ bn.Đy lࢠ cuộc tn st đẫm mࡡu nhất của đại việt với champa, hơn 60000 người bị giết,30000 bị bắt về thăng long,vua champa Tr ton bị bắt vࠠ đ tự st ng㡠y 2 thng 3 năm 1471 trn đường giải về thăng long. L᪪ Thnh Tng đᴣ dng chnh s魡ch ph
0 Rating 696 views 1 like 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On September 7, 2013
Putra Jatrai Trong mấy ngy gần đy trࢪn mạng web giải tr trong nước đang lưu truyền những hnh ảnh v� nội dung của một bộ phim c tn gọi “Tiếng trống Paranung“, phim lấy chủ đề văn h㪳a Champa, những con người dn tộc Chăm Ninh Thuận để lm bối cảnh v⠠ lm chủ đề chnh của phim. Phim của đạo diễnୠTrần Đnh Thu, kịch bảnVũ Mạnh Tư젠do hng phim Nguyễn Đnh Chiểu v㬠 Thanh Nin hợp tc sản xuất. Nội dung của phim đề cập đến những con người Chăm ở hai lꡠng dệt Mỹ Nghiệp v gốm Bu Tr࠺c, hai lng nghề truyền thống cn sಳt lại, chứa đựng những tinh hoa qu bu của vương quốc Champa xưa. Điều đặc biệt l� phim khng hề xoay quanh đến những gi trị văn h䡳a ấy m lại đi khai thc những bản thể con người Chăm với những hࡠnh động k dị, khc ho졠n ton với văn ha Chăm, con người Chăm đang cೳ, m nội dung chnh yếu của phim lୠ khai thc về mảng sex v hᠠnh động đẫm mu của những con người Chăm ở hai lng nghề truyền thống nᠠy, cng với đ l鳠 sử dụng hnh tượng cc Po Adhia thật để c졹ng lm giải tr cho bộ phim phản cảm nୠy. Dng Po Adhia thật để quay phim giải tr. Po Adhia l魠 vị chức sắc đứng đầu tn gio, phong tục, t䡭n ngưỡng của Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng BLaMn), lഠ vị cả sư chi phối mọi hoạt động tn ngưỡng, phong tục Chăm, Ngi l� vị chủ tr tế lễ trn c쪡c đền thp Chăm hm nay vᴠ Ngi l người thực hiện cࠡc nghi lễ lớn của người Chăm lin quan đến thần Shiva m người Chăm t꠴n thờ như lễ Peh Mbang Yang (lễ mở cửa thp), lễ Yuer Yang (lễ cầu đảo), lễ Kate, lễ nhập Kut… V đặc biệt trong lễ nhập Kut, Ngᠠi l ha thೢn đặc biệt của đấng Shiva để dẫn dắt một linh hồn con người qu cố gi biệt đời thường để hᣲa nhập vo thực thể siu hબnh vũ trụ.[1] Với người Chăm, Po Adhia l thực thể siu nhiપn ton năng chứa đựng tinh hoa triết l BୠLaMn, Po Adhia l vị đức cao vọng trọng m䠠 những con người Chăm Ahier lun hằng knh trọng. Vậy m䭠 trong một bộ phim giải tr của giới Showbiz Việt lại dng con người thật, h�nh tượng thật của Po Adhia để quay những thước phim giải tr rẻ mạt, m nội dung của phim chỉ khai th�c hnh tượng sex v những pha h젠nh động th thiển thiếu tnh bản thể văn h䭳a của dn tộc Chăm. Po Adhia H⠡n Đ v diễn vi䠪n trong phim Hết những đền thp Chăm linh thing để giải tr᪭ cho du khch nay lại dng hṬnh thể Po Adhia để lm giải tr cho giới nghe nh୬n. Văn ha Chăm l những mảnh hồn thi㠪ng cn đọng lại trong những tn dư của phế t⠭ch cổ Champa n cần phải được nng niu tr㢢n trọng v gn giữ. Do đଳ sinh đừng lm tổn thương đến họ, đến những c thể Chăm sinh linh, bࡩ bỏng v đầy đau thương. Nội dung phim xuyn tạc văn hળa Chăm, phụ nữ Chăm. Trong phim cn đề cập đến nội dung “một chng trai Chăm t⠪n Ha Ray bị c gi bia 䡴m Chăm cưỡng hiếp v tống tiền” đy quả thật lࢠ một hnh động sỉ nhục ton thể văn h࠳a Chăm, cộng đồng Chăm v phụ nữ Chăm. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ nn phụ nữ Chăm cળ vai tr quan trọng trong hệ thống tn ngưỡng, phong tục tập qu⭡n, l người cốt yếu giữ gn truyền thống tổ tiପn, giữ gn những thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống v c젳 nhiệm vụ truyền đạt lại cho thế hệ mai sau. Huyền thoại Po Ina Nagar l minh chứng sống động nhất cho phụ nữ Chăm, đ lೠ hnh tượng thing li쪪ng, sng ngời nhất cho vai tr phụ nữ Chăm trong lịch sử, cũng như biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ Chăm trong xᲣ hội Chăm ngy nay. Do đ kh೴ng ai c quyền dng h㹬nh ảnh phụ nữ Chăm để lm th vui tiສu khiển rẻ tiền trn mn ảnh. ꠠ Cảnh người Chăm hm hiếp nhau trong phim Thiết nghĩ văn h㠳a Chăm khng phải l văn h䠳a rẻ tiền để khai thc một cch vᡴ thức, phụ nữ Chăm khng phải l� hnh tượng của những phụ nữ ăn chơi sa đọa để đi đến nỗi phải “tống tiền v hiếp d젢m”. Quan tm đến văn ha Chăm lⳠ một điều đng mừng nhưng phải nn quan t᪢m đến những cốt li văn ha đời thực của người Chăm như cuộc sống ngh峨o đi bấp bnh, bệnh tật v㪠 bần cng. Từ xa xưa đến nay x hội Chăm, cuộc sống Chăm chưa bao giờ xảy ra những h飬nh tượng “v văn ha” ấy m䳠 trong phim đ đề cập, chưa xảy ra những cuộc bạo loạn bằng sng đạn để tranh gi㺠nh người yu. Một lng qu꠪ yn bnh lꬠ thế, lối sống giản dị l thế, m nay sự ph࠳ng đại của những nh bin kịch lઠm cuộc sống của người Chăm rơi vo bể khổ của những tnh ଡi trụy lạc, của những giết chc đẫm mu, kh㡡c xa ton bộ với lối sống người Chăm hiền ha ngಠy hm nay. Phim về dn tộc Chăm l䢠 đề ti mới v sự quan tࠢm đến văn ha Chăm l một việc l㠠m đng trn trọng nhưng người lᢠm phim hy ha m㲬nh vo con người Chăm để tm những n଩t hay, những đặc biệt m người Chăm đang c. Cೳ như thế những thước phim ấy mới c gi trị v㡠 đầy tnh nhn văn. Đừng v� những danh vọng c nhn mᢠ ch đạp văn ha Chăm, con người Chăm một cೡch v nhn t䢭nh ny. Cuối cng. Con xin v๡i lạy đấng Shiva! Ngi hy l࣠m cho họ đừng dng những đồng tiền rẻ mạt để ch đạp l頪n những tinh hoa văn ha Champa chng ta. 㺠 Những cảnh sng ống, bạo lực trong phim như thời chiến diễn ra tại cc lꡠng Chăm Trong vai người đ n ng v phụ nữ Chăm [1] Sakaya-Tiếp cận một số vấn đề văn h䠳a Champa-NXB Tri Thức 2013 Link giới thiệu về phim v nội dung phim ‘Ước mơ vươn tới một ngi sao’ của Hഹng Cửu Long Hng Cửu Long lần đầu đng “cảnh n鳳ng”, tham dự Lin hoan Phim theo gulpataom.com
0 Rating 695 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On March 1, 2012
L? RIJA N?GAR C?A NG??I CH?M ? N
0 Rating 687 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On March 25, 2018
0 Rating 686 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On December 20, 2016
ĐỔNG THÀNH DANH Tóm tắt: Bài viết này muốn gây sự chú ý đến một thời kỳ lịch sử ít được biết đến của vương quốc Champa, từ sau thế kỷ thứ XVI, tức là sau sự sụp đổ của Vijaya. Mà trọng tâm của của nó là tìm hiểu và phân tích về những chuyển biến quan trọng của Champa trong giai đoạn này dẫn đến một thời kỳ được gọi là bản địa hóa trong tiến trình lịch sử sử của vương quốc ấy. Trong đó, tác giả giành sự quan tâm vào các yếu tố bản đại hóa trên nhiều khía cạnh như tín ngưỡng – tôn giáo, chính trị – xã hội, văn hóa – văn minh. Hầu từ đó có thể phần nào làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử của Champa trong thời kỳ hậu vương quốc. Từ khóa: Champa, lịch sử, thời kỳ hậu kỳ, yếu tố bản địa, bản địa hóa. Đặt vấn đề Thế kỷ thứ XV (cụ thể là năm 1471) là một cột mốc quan trọng của lịch sử Champa nói riêng và lịch sử các nước ở Đông Nam Á nói chung. Đây là thời điểm đánh dấu sự cáo chung của nển văn minh Ấn giáo ở Champa, để chuyển sang một nền văn minh mới, mang nhiều yếu tố bản địa, pha trộn với nền văn minh Hồi giáo, được du nhập từ Mã Lai, bên cạnh đó là sự tồn tại của một ít tàn dư Ấn Độ giáo. Sự hình thành nền văn minh mới ở Champa trong giai đoạn này, biểu hiện trên những sự biến đổi về ý thức hệ, niềm tin, hệ thống giáo lý và tổ chức tín ngưỡng – tôn giáo, cách thức vận hành và cấu trúc của các thiết chế chính trị – xã hội, kéo theo đó là những thay đổi về văn hóa, nghệ thuật, phong tục, tập quán… của vương quốc Champa. Hệ quả của những sự thay đổi này ngày nay còn tồn tại và thể hiện rõ nét qua tổ chức tôn giáo, xã hội, văn hóa, phong tục của cộng đồng người Chăm ở miền Trung Việt Nam, vốn là thần dân của vương quốc Champa trước đây. Dựa vào các văn bản cổ viết bằng Akhar thrah (tiếng Chăm hiện đại hay phổ thông), mà ngày nay còn lưu giữ các bản chép tay trong giới chức sắc và một số hộ gia đình người Chăm ở Ninh – Bình Thuận, từ cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học như P.Y. Manguin, Po Dharma, P-B. Lafont[1]… đã phát hiện ra sự tồn tại của một nền văn minh mới ở miền Nam Champa sau thế kỷ XV, mà Lafont gọi nền văn minh này là một nước “Champa mới”[2]. Tuy nhiên, những công trình này mới dừng lại việc phát hiện và tìm ra nền văn minh này, mà chưa đi sâu vào công việc phục dựng, hay tái hiện quá trình bản địa hóa ấy, cũng như miêu tả chi tiết những đặc trưng, biểu hiện khác biệt của nền văn minh mới này so với nền văn minh Ấn giáo trước đó. Chính đó, là lý do mà chúng tôi thực hiện bài viết này, với mục đích đóng góp thêm và làm rõ về quá trình hình thành nền văn minh mới ở Champa sau thế kỷ XV. Dù vậy, những công trình đã kể trên, của các học giả đi trước, sẽ là một nguồn tham khảo bổ ích cho chúng tôi khi thực hiện bài viết này. Cũng cần nói thêm, trong quá trình hình thành của nền văn minh mới này, một mặt là sự suy tàn của nền văn minh Ấn giáo, mặt khác là sự du nhập của nền văn minh Hồi giáo vào đất nước Champa, nhưng trong quá trình đó, giới tinh hoa (các tầng lớp đứng đầu) của vương quốc Champa không tiếp nhận niềm tin, hệ thống tổ chức của Hồi giáo một cách thụ động, mà tiếp biến, sáng tạo nó cho phù hợp với các đặc tính bản địa. Do đó, trong giai đoạn này, quá trình bản địa hóa mới là diễn trình chủ đạo, góp phần tạo nên “hình thù” đầy đủ của nền văn minh mới ở Champa, sau thế kỷ XV. Chính vì thế, mà chúng tôi chọn tựa đề và chủ đề chính của bài viết là quá trình bản địa hóa, thay vì Hồi giáo hóa hay Mã Lai hóa. Bối cảnh lịch sử Từ thế kỷ thứ XIII, vương quốc Champa bước vào thời kỳ suy yếu và khủng hoảng, những cuộc xung đột liên tục giữa Champa với các nước làng giềng như Khmer, Trung Quốc (nhà Nguyên), Đại Việt, cũng như các cuộc xung đột nội bộ giữa chính quyền liên bang ở Vijaya (phía Bắc) với tiểu quốc Panduranga ở phía Nam… ngày càng làm cho thực lực của vương quốc trở nên yếu nhược. Thêm vào đó, sự xâm nhập và thống trị của Hồi giáo ở Ấn Độ, rồi sau đó là khu vực Đông Nam Á cũng làm cho niềm tin của những người lãnh đạo Champa ngày càng phai nhạt đối với nền văn minh Ấn giáo, một nền văn minh mà họ đã vay mượn từ triết lý, tổ chức tôn giáo, cách thức tổ chức, điều hành các hoạt động chính trị – xã hội cho đến ngôn ngữ, nghệ thuật… từ khi mới lập quốc đến nay (thế kỷ II). Chỉ dấu cho sự suy tàn của nền văn minh Ấn giáo tại Champa trong thời gian này chính là sự suy tàn của nghệ thuật Champa, mang ảnh hưởng Ấn Độ, sự ít dần của những công trình bằng gạch được xây dựng để thờ cúng thần Shiva, mà trong suốt hàng ngàn năm là biểu hiện sự sùng tín của nhà vua và giới quý tộc với Thượng đế của mình. Mặt khác, sự suy tàn của văn minh Ấn giáo cũng thể hiện qua sự suy tàn của văn hóa Phạn ngữ, các bia ký Phạn ngữ cuối cùng được tìm thấy ở miền Bắc Champa có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ XIII và ở Biên Hòa khoảng thế kỷ XV[3], cho thấy ảnh hưởng của Phạn ngữ đã không được duy trì ở Champa phổ biến như trước đây nữa… Những điều đó cũng cho thấy sự phai nhạt và khủng hoảng về niềm tin của giai cấp lãnh đạo với giáo lý Ấn Độ giáo hay Phật giáo Đại thừa. Bước sang thế kỷ XV, một biến cố chính trị vô cùng quan trọng dẫn đến sự cáo chung của nền văn minh Ấn giáo ở Champa. Năm 1471, kinh đô Vijaya và toàn bộ phần lãnh thổ phía Bắc Champa (ranh giới đến đào Cù Mông ngày nay) thất thủ, bởi cuộc chinh phạt của vua Đại Việt, Lê Thánh Tông. Sau sự kiện này, trung tâm chính trị của vương quốc Champa chuyển về phía Nam ở tiểu quốc Panduranga, nơi mà một hàng tướng của Champa là Bồ Trì Trì lên làm vua của vương quốc[4]. Cũng từ đây, những nhà lãnh đạo mới của Champa hoàn toàn đánh mất niềm tin của mình vào Ấn Độ giáo, một cuộc khủng hoảng sâu sắc về ý thức hệ, cách thức tổ chức và vận hành các thiết chế chính trị, xã hội… Đòi hỏi giới tinh hoa phải đi tìm một hướng đi mới, một ý thức hệ tôn giáo, một thiết chế chính trị – xã hội mới để tiếp tục duy trì sự tồn tại của quốc gia. Trong bối cảnh ấy, từ phía Bắc, Champa luôn phải chịu áp lực từ Đại Việt (một mẫu hình của văn minh Trung Hoa) hoàn toàn xa lạ với triết lý tôn giáo và tổ chức chính trị – xã hội của Champa. Trong khi ở phía Nam đế chế Khmer đã suy tàn, đang phải chịu áp lực từ Xiêm La và Đại Việt (Đàng Trong) không thể là đồng minh để Champa tìm chổ dựa. Champa chỉ còn cách hướng ra biển, nơi những đế chế Hồi giáo đang hình thành ở Đông Nam Á hải đảo, và chính từ thời điểm này Champa bắt đầu tiếp thu văn minh Hồi giáo, thông qua các tiểu quốc ở Mã Lai, nhưng trên hết vẫn là sự quay về với những yếu tố bản địa, để tạo một nền văn minh mới là sự pha trộn giữa các đặc tính nội tại với các đặc tính ngoại lai. Có những bằng chứng lịch sử cho thấy, từ sau thế kỷ thứ XV, Champa đã có mối liên hệ thường xuyên và rất mật thiết với các quốc gia Hồi giáo ở vùng hải đảo như Kelantan, Johor, Malayu… Theo đó, vào thế kỷ thứ XV, vua Champa là Po Kabrah có đến viếng thăm Malayu[5], trong thế kỷ XVI, vua Champa còn gửi quân giúp đỡ một vị Sultan chống quân Bồ Đầu Nha[6], hay trong thế kỷ XVII, Champa vẫn còn liên hệ thường xuyên với tiểu quốc Johor[7]. Điều đó giải thích tại sao trong thời kỳ này, các thương thuyền Champa thường có mặt ở tiểu quốc Pattani (Bắc Mã Lai), Johor, mà các nhật trình phương Tây thường nhắc đến, ngược lại, các thuyền thương của Nam Dương (Inđônêxia) và Mã Lai cũng có mặt thường xuyên ở các cảng Malithit (Phan Thiết), Parik (Phan Rí), Kam-ran (Cam Ranh)… của Champa[8]. Cũng vào thế kỷ XVII, đặc biệt vào thời Po Rome (1627 – 1651), các văn bản Chăm như damnay Po Rome, damnay Po Tang Ahaok, damnasy Po Rayak (tiểu sử vua Po Rome, Po Tang Ahaok, Po Rayak)…ghi nhận các sự kiện quan trọng như sự kiện vua Po Rome sang viếng thăm Kelantan, kết hôn với công chúa Malai và học đạo Islam, ngoài ra Po Tang Ahaok, Po Rayak cũng được cử sang Mã Lai để học về tôn giáo, bùa phép, quân sự… Bên cạnh đó, cũng trong thời điểm này, thông qua các biên niên sử hoàng gia, các gia phả hoàng tộc ở Mã Lai như Hikayat Seri Kelentan (gia phả dòng họ tiểu vương Kelentan), Riwayat Kelentan Sejarah Melayu (lịch sử Malayu)… ghi nhận rằng nhiều vị tướng Mã Lai cũng đến Champa như Ungku Omar, Abdul Hmid, tại đây, họ đã dạy giáo lý Hồi giáo cho dân chúng địa phương[9]… Chính trong bối cảnh này, Champa đã hấp thụ các yếu tố của tư tưởng Hồi giáo và văn hóa Mã Lai để tổ chức và xây dựng lại các hệ thống tôn giáo, chính trị – xã hội và văn hóa – văn minh của đất nước. Vì lẽ đó, thế kỷ XV – XVI và nhất là thế kỷ XVII chính là thời kỳ tìm kiếm, định hình và hoàn thiện các sắc thái của nền văn minh Champa “mới”, một nền văn minh dù ảnh hưởng Hồi giáo, duy trì chút ít tàn dư Ấn giáo, nhưng trên toàn cảnh và nổi bật vẫn là sự quay về với các đặc tính địa phương trên mọi bình diện, hầu tạo nên một nền văn minh bản địa. Bản địa hóa trong tổ chức và thực hành tín ngưỡng – tôn giáo Thông qua những mối quan hệ với các tiểu quốc ở hải đảo, Champa đã tiếp thu và tiếp biến đạo Hồi, cũng như tôn giáo Mã Lai để thay thế cho Hindu giáo và Phật giáo Đại thừa. Trong quá trình ấy, giai cấp cầm quyền đã khéo léo dung hòa, kết hợp giữa những tàn dư Ấn giáo và các yếu tố Hồi giáo mới du nhập, đồng thời “phủ lên” các tôn giáo này nhiều đặc tính bản địa, khiến cho Ấn giáo không còn nhiều dấu vết Ấn Độ, Hồi giáo không còn nhiều dấu ấn Mã Lai, mà mang những đặc trưng riêng có. Trước thế kỷ thứ XV, Champa là một quốc gia theo Hindu giáo và Phật giáo Đại thừa, với một loạt những công trình thờ thần Shiva ở Mỹ Sơn hay thờ Phật ở Đồng Dương. Thế nhưng, những tôn giáo này chỉ được phổ biến trong hoàng gia và giới quý tộc, đại bộ phận dân chúng vẫn duy trì các tín ngưỡng bản địa, những yếu tố Ấn giáo chỉ được tiếp thu một cách hạn chế trong giới bình dân. Khi Hồi giáo mới được du nhập và tiếp thu ở Champa, tôn giáo này đã tạo nên những xung đột giữa hai tín ngưỡng, tôn giáo mới với cũ mà văn chương Chăm thường ghi nhận như sử thi Um Mưrup hay trường ca Bini – Cam (Nai Mai Mang Makah), Cam – Bini…[10] Chính từ đây, để tránh tạo nên những xung đột lớn giữa hai cộng đồng tôn giáo, các vị lãnh đạo của Champa, nhất là vua Po Rome (1627 – 1651) đã kết hợp hai tôn giáo này với nhau, đồng thời đưa những yếu tố bản địa vào trong cách thức tổ chức, thực hành văn hóa tâm linh, cũng như nâng những yếu tố này trở thành chủ đạo để hình thành nên hai cộng đồng Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo) và Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo), dù đối lập nhưng luôn thống nhất với nhau trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. Thông qua sự sáng tạo và kết hợp này, người Champa đã tạo nên những cộng đồng Chăm theo Ấn giáo và Hồi giáo nhưng đã bị bản địa hóa thành một tôn giáo địa phương chỉ mang ít yếu tố chính thống, mà vẫn duy trì các tín ngưỡng bản địa như tục thờ đa thần (trong dó có thồ vật tổ, vạn vật và thần địa phương), thờ cúng ông bà tổ tiên, thực hiện các lễ nghi mang tính nông nghiệp… Đặc biệt là sự kết hợp giữa Ahier và Awal, dù đối lập nhưng vẫn thống nhất, luôn tồn tại trong sự phụ thuộc lẫn nhau, biểu hiện qua sự phân công và phối hợp trong việc thực hiện các lễ tục của cả cộng đồng[11]… Dấu ấn bản địa, được biểu hiện trong tín ngưỡng thờ đa thần, thông qua hệ thống thần linh của người Champa sau thế kỷ XV. Nếu như trước thế kỷ XV, ở Champa chỉ tôn thờ các vị thần Ấn giáo, mà nổi bật là thần Shiva, với vai trò như Thượng đế duy nhất, thì sau thế kỷ XV, hình ảnh của thần Shiva bị phai nhạt, ý niệm về một Thượng đế duy nhất cũng không còn. Mặt khác, dù tiếp nhận Hồi giáo, nhưng người Champa không xem Allah (mà họ gọi là Po Awloah) như một Thượng đế duy nhất, thay vào đó là một hệ thống đa thần giáo, mà Po Awloah chỉ là một vị thần đứng đầu… Trong hệ thống này, họ không tôn sùng riêng lẽ bất cứ một vị thần nào như Shiva trong Ấn giáo hay Allah trong Hồi giáo, mà tôn thờ nhiều vị thần, trong đó có các thần linh mà nguồn gốc từ Hồi giáo như Po Awloah (Allah), Po Nưbi Mohamad (thiên sứ Mohamad) cũng như những vị vua, tướng có công được thần thánh hóa, thần đất đai, thần sông, biển, thần canh giữ mương, đập… mà họ gọi chung là Yang. Hệ thống thần linh của Champa cũng được phân ra làm hai nhóm thần linh chính, tướng ứng với thần của Awal và thần của Ahier, lần lược được gọi là yang Biruw (thần linh mới) là những vị thần có nguồn gốc xuất phát từ Mã Lai thường mang yếu tố Hồi Giáo, như Nai Mah Ghang, Nai Tang Ya Bia Tapah, Po Riyak, Po Tang Ahaok, Po Haniimper, Po Baruw, v.v. Yang klak (thần linh cũ) thì có nguồn gốc xuất phát từ văn hoá bản địa pha trộn với tín ngưỡng Ấn Giáo, như Po Rome, Po Binthuer, Po Klaong Garai, Po Ina Nagar, Po Sah, v.v. Ứng với mỗi nhóm thần linh lại có một nơi thờ tự và cách thức thờ cúng khác nhau, nếu như trước đây mọi nghi lễ tôn giáo đều được tổ chức ở tháp, và tháp chỉ là nơi thờ thần Shiva, thì sau này các yang klak cũng được thờ ở tháp, ngoài ra các đền, miếu cũng trở thành nơi thờ tự và thực hiện các nghi lễ cho yang klak, những nghi lễ này do người Ahier phụ trách thực hiện, trong lúc thực hiện các nghi lễ chiếu lễ phải trải úp, đồ lễ phải là món mặn (thịt, trứng, rượu…). Trong khi đó, các yang biruw thì được thờ tự hay dâng lễ trong nhà, hoặc các nhà lễ tạm thời (kajang), do người Chăm Awal thực hiện nhiệm vụ thờ cúng, mâm lễ phải là các món chay (xôi, chè, bánh, trái…). Ngoài ra, để tạo sự gắn kết giữa hai cộng đồng Ahier và Awal, một số các nghi lễ như Rija Nagar (lễ đầu năm), palao sah (lễ cầu đảo)… cả hai cộng đồng phải cùng thực hiện, trong đó cả yang biruw hay yang klak đều được dâng cúng[12]. Về hệ thống chức sắc, nếu như trước đây các nghi lễ tôn giáo trong nước đều do các vị Brahman thực hiện, thì trong thời kỳ bản địa hóa, tầng lớp tu sĩ được gọi chung là Hahlau Janang hay aw koak (áo trắng), để phân biệt với tầng lớp dân thường gọi là Giheh hay aw juk (áo đen). Tầng lớp Hahlau Janang cũng được phân ra làm hai hệ phái chính: Basaih (gồm 5 cấp từ cao đến thấp là Po Adhia – Cả sư ,Ndung akoak, Liah, Pauh, Tapah) các tu sĩ của cộng đồng Chăm Ahier, có nghĩa vụ tổ chức các nghi lễ cho yang klak; Các Po Acar (gồm 5 cấp: Po Gru – Cả sư, Iman, Katip, Madin, Acar), tu sĩ của cộng đồng Chăm Awal, thường thực hiện các nghi lễ cúng yang biruw…Ngoài ra còn có các vị Ka-ing, Maduen, Kadhar…, thực hiện các nghi lễ chung cho cả hai cộng đồng[13]. Bản địa hóa trong cách thức tổ chức chính trị – xã hội Không chỉ bản địa hóa và tiếp thu các yếu tố Hồi giáo trong cách thức tổ chức tín ngưỡng – tôn giáo, trong thời kỳ này, Champa còn đơn giản hóa, dựa vào các giá trị bản địa và vay mượn một số yếu tố từ Mã Lai để tổ chức lại cơ cấu chính trị – xã hội của mình. Trước hết, về chính trị, nếu trước đây nhà vua thường tự thần thánh hóa mình, thường cho mình là đại diện của Thượng đế, hay là hiện thân của thần Shiva, hay nói cách khác là luôn đồng hoá thần quyền với vương quyền để cai trị đất nước, vì thế mà, các vị vua thời Ấn giáo thường tạc tượng đầu mình vào các Linga (Mukhalinga) hay thường đặt cho mình những danh xưng thần thánh mà các bia ký vẫn ghi lại[14]. Thì nay, nhà vua chỉ là một nhà chính trị đơn thuần trong nghĩa rộng của nó, ông lên ngôi và duy trì quyền lực dựa vào tài năng và đức hạnh của mình, hơn là từ một mệnh lệnh hay sự phó thác của đấng vô hình nào đó[15]. Nền chính trị cũng đơn giản hóa và mang tính đại chúng ngày càng phổ biến hơn, trước hết là việc những vị vua hay quan lại, nếu như trước đây phải xuất thân từ giai cấp thống trị, thì nay lại có nguồn gốc bình dân và nhiều khi rất nghèo khổ như vua Po Rome chẳng hạn, những điều này được ghi lại rõ ràng trong tiểu sử cùa các vua, quan của Champa, được viết sau thế kỷ XV[16]. Bên cạnh đó, nếu như trước đây, vua Champa thường sử dụng những người trong gia tộc, đẳng cấp hay bộ tộc của mình (trước đây hai tộc họ vẫn nắm quyền lãnh đạo ở Bắc và Nam Champa là Narikela – thị tộc Dừa và Krammuka – dòng tộc Cau). Nhưng trong giai đoạn này hệ thống cố vấn và quan lại bắt đầu có sự tham dự của mọi giới tầng, mọi tôn giáo (Ahier và Awal), mọi sắc tộc (bên cạnh người Chăm có người Churu, Êđê, Raglai…)[17]. Về tổ chức xã hội, trong thời kỳ Ấn Hóa, cơ cấu xã hội của Champa có nhiều yếu tố tương đồng với Ấn Độ. Trong đó, xã hội chia ra làm bốn đẳng cấp (theo quy luật cha truyền con nối) cao quý nhất là Brahman (tu sĩ Bàlamôn), sau đến ksatriya (thượng lưu quý tộc, những người lãnh đạo quốc gia), vaisya (nông dân, những người buôn bán…), sudra (có thể là nô lệ?)[18]. Nhưng từ sau thế kỷ XV, chế độ đẳng cấp của Ấn Độ cũng tan rã, kéo theo đó là sự xuất hiện chế độ giai cấp, với hai tầng lớp chính là thar patao bamao mah, bao gồm vua chúa, quan lại, quý tộc và người thân của họ, thứ hai là bal li-ua hua hawei, bao gồm nông dân, những người buôn bán và cuối cùng là các người làm công hay nô lệ được gọi là halun. Ngoài ra, khác với chế độ đẳng cấp trước đây, các giai cấp này có tính chất mở, không còn vai trò thế tập, một người có thể từ giai cấp thấp vươn lên giai cấp trên nếu có thể[19]. Cũng trong giai đoạn này, dù tiếp thu các quan niệm của Hồi giáo, nhưng chế độ hôn nhân và gia đình của người Champa vẫn duy trì các đặc tính địa phương, nếu như ở các quốc gia Hồi giáo họ luôn theo phụ hệ, vai trò của người đàn ông trong xã hội luôn được đề cao. Thì ở Champa, dù tiếp thu Hồi giáo, nhưng người ta vẫn thấy sự duy trì truyền thống mẫu hệ trong một số nhóm dân tộc như Chăm, Jarai, Churu, Êđê, Raglai… Theo chế độ này, từ dòng dõi vua, chúa, quan lại, quý tộc đến hạng thứ dân hay nô lệ đều phải tuân thủ quy luật người con gái phải theo tộc họ mẹ, con gái đi cưới chồng và thừa kế tài sản, con trai phải ở rễ nhà vợ, không có tài sản thừa kế… Ngày nay, người Chăm, dù là Ahier hay Awal, đều theo chế độ mẫu hệ, mẫu cư, nhưng phụ quyền, tức là trong gia đình, tộc họ thì phụ nữ nắm quyền, trong công tác chính trị, hoạt động xã hội thì đàn ông đảm trách. Bản địa hóa trong các lĩnh vực văn hóa, văn minh Ngoài việc bản địa hóa và tiếp thu một số yếu tố Hồi giáo trong tổ chức tín ngưỡng – tôn giáo, cũng như chính trị – xã hội, từ sau thế kỷ XV, Champa còn bản địa hóa và hấp thụ từ thế giới hải đảo nhiều giá trị văn hóa, văn minh. Quá trình ấy, đã góp phần tạo ra những giá trị tinh thần mới của Champa, từ các giá trị về ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật, đến lịch pháp… tổng thể những giá trị ấy đã góp phần tạo nên một diện mạo mới của nền văn minh Champa thời kỳ bản địa hóa. Trước hết, khi bước vào thế kỷ thứ XVI, Phạn ngữ và chữ viết Champa cổ điển (được sáng tạo trên cơ sở tiếp thu Phạn ngữ và chứa đựng nhiều điểm gần gủi với chữ viết Ấn Độ) bước vào giai đoạn thoái hóa và mất đi. Thay vào đó, tiếng Chăm phổ thông (akhar thrah) xuất hiện, mà những ghi chép đầu tiên của nó được khắc lên bia ký ở tháp Po Rome (Ninh Thuận). Hệ chữ viết này, một mặt thừa hưởng các quy luật của chữ Chăm cổ điển, mặt khác lại hấp thụ một số từ vựng gốc Mã Lai, để tạo nên những nét đặc thù của mình. Đặc điểm của hệ thống chữ viết này là có nhiều nét đơn giản, dể nhận biết, dễ tiếp cận hơn chữ Phạn và chữ Chăm cổ điển, vì vậy nó nhanh chóng được hoàn thiện, thống nhất và cố định, để rồi kể từ thế kỷ XVII, trở thành chữ viết chính thức được sử dụng trong mọi lĩnh vực hành chính, văn học, tôn giáo[20]… Cùng với sự thay đổi về chữ viết, là sự biến đổi về cách thức lưu giữ và truyền tải hệ thống văn tự mới này. Trước thế kỷ XV, khi Phạn ngữ và chữ viết Chăm cổ điển còn thịnh hành, loại chữ này thường được khắc hay viết lên các bia đá rải rác ở miền Trung. Từ thế kỷ XVI, cùng với sự xuất hiện của akhar thrah, ngoài bia ký Po Rome, việc viết chữ lên lá buông hay sau này là giấy trở nên phổ biến để thay thế cho chữ được viết trê
0 Rating 679 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On December 16, 2013
Trên quốc lộ 1, chiếc Audi A6 màu đen lao với tốc độ chóng mặt tiến vào thành phố Đà Nẵng từ cửa ngõ phía nam. Trời đã mờ sáng nhưng các con phố và giao lộ hầu như vắng ngắt trong ánh đèn đường vàng vọt. Đến một ngã ba, chiếc xe rẽ vào phố Lê Đại Hành rồi lại tăng tốc nhằm hướng sân bay. Trên hàng ghế sau có hai người đàn ông, một to cao, một gầy nhỏ. Mặc dầu không nói gì suốt quãng đường dài nhưng có vẻ họ khá lưu luyến trước khi chia tay. Ngồi cạnh nhau, người thấp bé chốc chốc ngước lên nhìn trộm người kiađang ngả mình lim dim trên nệm ghế. Dung mạo người to cao mới trông đã biết ngày là ngoại quốc: mùi hắc, mũi cao, mắt sâu, tóc xoăn, nước da đen sạm chắc bền như được xông khói từ suốt mấy kiếp trước. Chỉ vài phút nữa là tiễn khách, không để không khí tẻ nhạt kéo dãi mãi, người thấp bé với tư cách là chủ nhà bèn lên tiếng trước. - Tôi hỏi khí không phải, ông anh là người ...Ấn Độ? Người to cao cựa mình cười mỉm, mắt phóng về phía trước rồi đáp lại bằng một giọng tiếng Việt lơ lớ. - Ông nói chỉ đúng một nửa. - Sao cơ? - Người nhỏ bé giương to mắt.- Đúng là đúng mà sai là sai chứ? - Xác mọc đất Miên, hồn ngự Mêru. – Anh ta đáp. Người thấp bé vẫn láng máng cho đến khi nhìn thấy hình ảnh siva bằng kim cương lủng lẳng trên sợi dây chuyền trước ngực. Người Miên theo theo đạo Bà la môn. Thú vị với phát hiện của mình, người nhỏ thó càng tò mò. Mới chỉ vài phút quen nhau nhưng đã để cho anh ta không ít ấn tượng về thanh niên ngoại quốc này. Người to cao vẫn nhìn phía trước, chỉ có cặp mắt đen là động đậy. Ánh đèn pha của những ô tô ngược chiều phả những luồng sáng thoắt đỏ thoắt vàng trên nước da đen cháy tựa như thân xác y được đúc tạc bằng đồng thau vậy. - Tiếng Việt của anh không tồi, chắc anh thường sang Việt Nam làm ăn? - Tôi vẫn thường đón bình minh trên các resort bãi biển Đà Nẵng, tiếc rằng lần này về cứ như chạy trốn. - Vâng... - người thấp bé cúi xuống tỏ chút ngượng ngập. – Chúng ta đều thừa lệnh Cả sư thôi mà. Nghe đến ‘’Cả sư’’ người to cao ngoái lại nhìn chiếc vali đang an toàn trong cốp sắt mới an tâm quay lên nhưng không giấu nổi nét căng thẳng bất chợt. Xe lao nhanh hơn. Anh ta ngước cặp mắt đầy chất latin đượm buồn ngoái ra ngoài cửa sổ nhìn xa xa về phái đằng đông đầy vẻ tiếc nuối. Thấy vẻ mặt đầy tâm trạng của một kẻ sắp rời xa chốn mình yêu thích, người nhỏ bé chẳng nỡ gây xáo trộn khoảng khắc yên lặng ngắn ngủi này của y. Hai người im lặng cho đến khi chiếc Audi dừng hẳn. Người nhỏ bé xuống chạy vòng ra sau mở cốp xách vali cho y vào sâu trong sảnh đón rồi chủ động đưa tay ra bắt. - Chúc đạo sĩ lộ bình an! Gã to cao suýt bật cười khi lần đầu tiên có người gọi mình là ‘’đạo sĩ’’. Thấy người bỏ bé lưỡng lự chưa muốn dứt ra, y hỏi. - Hình như ông có điều gì muốn dạy tôi? - Ấy, không dám...tôi thấy đạo sĩ có nét gì đó hơi...quen quen, có phải tên ngài là ...Shi... -Xuỵt!- Người cao lớn trỏ vội ngón tay lên môi. - Thốt tên người khác nơi công cộng là không nên. Y lần tay sau quần móc một tấm card rồi đưa cho người nhỏ bé. Người này đón lấy đọc ngấu nghiến, một thoáng sau ngửng lên vẻ mặt muôn phần kinh ngạc. Vua đồ cổ. Lúc này anh ta mới nhận ra trước mặt là một con người mà không phải ai cũng có cơ may được gặp một lần trong đời. Thảo nào từ đầu đã toát lên vẻ uy nghiêm khó gần, một chút lịch lãm và thừa...ngạo mạn. Miệng lưỡi người nhỏ bé vốn đã sượng cứng nay lại càng xơ cứng không thốt nên lời. Người to cao vỗ nhẹ vai anh ta. – Nếu có cơ hội, đừng ngại gọi cho tôi. Nhiều người đã đổi đời sau khi họ gọi cú đầu tiên cho tôi đấy! Người nhỏ thó xúc động đến nỗi mặt co lại, từng nhúm da bên khóe mắt giật lên từng hồi. Với công việc và chức năng của mình, anh ta hiểu từ ‘’cơ hội’’ ở đây là gì. Đó là đồ cổ. - Đứng lâu nơi công cộng cũng không tốt đâu. Tạm biệt! - Người cao lớn vỗ vai cho anh ta tỉnh lại rồi ném một nụ cười bí hiểm trước khi bỏ đi. Luôn luôn ‘’gieo hạt’’ là phương châm làm việc của y. Một thói quen tốt và rất đơn giản, với xấp card dày cộp đầy hai túi sau chiếc quần bò Levi’s, y không ngừng gieo xuống các mảnh đất tiềm năng. Với con mắt nhà nghề, y biết đâu là những đối tượng cần thiết lập quan hệ, đâu là đối tượng không nên la cà và tránh xa. Không hề vung vãi danh hão như một số doanh nhân học đòi, những tấm danh thiếp của y luôn đặt đúng nơi đúng chỗ. Đó là những nhà khảo cổ có tâm địa, những tên bảo vệ bảo tàng tham lam, và tất nhiên không thể thiếu những tên trộm đồ cổ người bản địa- kẻ mà hắn cho rằng sẽ mang niềm vui bất ngờ nhất. Trong quá khứ đã có không ít những nhà sư biến chất trước khi từ giã cõi tu hành đã không quên ẵm về cho hắn bức tượng phật vô giá. Bây giờ điểm lại, tài sản nhiều trăm triệu đô la của y đang ngày một phình to mà một phần không nhỏ đã đến từ những mảnh giấy nhỏ xíu đó. Thật khó tin. Sân bay khang trang và hiện đại này đã mở chuyến bay thẳng Đà Nẵng – Pnompenh càng làm cho ‘’con đường đồ cổ’’ của y ngày một hanh thông nhưng hôm nay còn sớm nên chỉ lác đác vài người. Bước về phía quầy check in, y cúi gầm mặt nhìn những áng đèn phản chiếu rực rỡ trước mỗi bước chân. Mọi giấy tờ và thủ tục suôn sẻ như bao phi vụ trước đây. Khi chiếc đồng hồ Hubost nạm kim cương trên tay y chỉ đúng 7 giờ 45 phút, chiếc Boing737 cất cánh khỏi đường băng rồi vếch chiếc chiếc đầu da cam như một mãnh thú hướng về phía tây nam. Trót lọt. Y ngả người trên hàng ghế VIP tận hưởng cảm giác khó tả đang dâng trào. Nhưng một sự thật phũ phàng mà y không thể ngờ tới đó là: cổ vật trong chiếc vali này là một dấu chấm hết sắp giáng xuống cuộc đời đầy dông bão của một vua đồ cổ tầm cỡ thế giới.    Mắt Kì Phương hoa lên khi dòng chữ kì lạ đang nhảy múa trước mặt. Anh cúi người xuống cho máu thông suốt lên não rồi thở sâu cho dưỡng khí tràn ngập buồng phổi. Khi đã đạt độ tỉnh táo cao nhất, anh lại tập trung vào yoni với hi vọng điều mình vừa thấy chỉ là ảo giác. Nhưng không, dòng chữ nổi rõ trên lớp máu đen sánh hiện rõ hơn bao giờ hết. Điều kì lạ là trước đó anh và viên cảnh sát đã nhìn hàng chục lần mà không ai phát hiện ra điều này. Ai đã viết ra nó? Khi anh và Lê Đại Hắc đàm đạo bên ngoài không hề có ai bước vào. Mấy viên cảnh sát giám định người Kinh không thể viết được chữ này mà giả sử viết được thì có cho vàng họ cũng không dám đụng tay. Một kẻ lạ khác thừa cơ lẻn vào đây là lại càng không thể. Quá trình ngưng kết của chất lỏng diễn ra rất chậm và tĩnh. Vả lại chất lỏng màu đen trên mặt đá sần sùi nằm trong màn đêm rất khó nhìn kĩ. Mặt chất lỏng có tính phản chiếu nên khi anh chiếu đèn lên thì hình ảnh nhìn thấy là của bứctường gồ ghề xung quanh. Giờ đây, dưới ánh sáng tự nhiên, nóhiện rõ hơn bao giờ hết. Kì Phương khẳng định luôn đây không phải là chữ Lào hay chữ Thái. Nó cũng không hề giống nhóm chữ Môn - Kh’mer mà người Campuchia và nhiều dân tộc Đông Nam Á đang dùng. Mới nhìn thì rất giống chữ Chăm truyền thống, nhưng nhìn kĩ thì hoàn toàn không phải. Nócó vẻ cũng có nguyên âm, phụ âm, dấu âm trên, dấu âm dưới và cả móc câuy như Chữ Chăm nhưng tuyệt không phải chữ Chăm mà hệt như một người em sinh đôi trên trời rơi xuống mà ta chưa thể biết tên.    Mà nếu không phải chữu Chăm truyền thống thì có thể là Chăm cổ hoặc một ngôn ngữ nào đó trong số hơn 150 ngôn ngữ thuộc hệ Mãlai - Đa Đảo chăng? Người viết chữ lên đây với kẻ giết Paul có phải là một? Nhìn dòng chữ còn tanh máu người đầy câu ngoắc tủa tủa như một bó giun lạ vừa đội đất ngoi lên đang ngoe nguẩy trước mặt làm Kì Phương cuộn từng cơn tởm lợm. Như sợ dòng chữ lại biến mất đột ngột như lúc xuất hiện, anh lấy giấy bút nắn nót sao chép y nguyên rồi cất kĩ vào ba lô như sưu tầm đuwocj một ngôn ngữ lạ. Kì Phương khóa chặt balo rồi lại ngắm nghía. Mỗi loại chữ cổ có một quy luật viết khác nhau, khi đọc không đúng chiều hoặc hướng sẽ không nhận ra mặt chữ. Đã đi ba vòng và thử các góc độ nhưng các kí tự đó vẫn là một câu đố hiểm hóc. Mà có thể đây không phải là chữ mà là bút tích có ý đồ của hung thủ. Trong thế giới của những hội kín, sau vụ án thủ phạm thường để lại thông điệp nào đó trên hiện trường. Đó là một thông tin, sự thách thức, hoặc một đe dọa. Một số hung thủ còn để lại những biểu tượng hay mật mã mà có khi nhân loại mất nhiều thế kỉ cũng không giả mã nổi. Vụ án Tamam Shud là một trong những bí ẩn lớn nhất của Australia khi cảnh sát tìm thấy một dòng chữ bí ẩn trên mẩu giấy giấu trong túi quần nạn nhân mà hơn nửa nay vẫn trong bóng tối bí ẩn. Hội Tam điểm, hội Illuminati, hội Tam Hoàng hay tổ chức khủng bố hồi giáo Al-Qaeda cũng có những mật mã để đời như vậy. Kì Phương nhận ra đã đến lúc phải chuồn khỏi đây để nhường lại cho Lê Đại Hắc cùng chuyên gia mật mã và cổ ngữ vào cuộc ngay lập tức. Ngay lúc anh định bỏ đi thì có tiếng xe đỗ nhẹ ngoài bờ suối cùng lúc có bốn người đang đi rất nhanh về phía anh. Kì Phương mừng rỡ khi nhìn thấy tốp sư phụ của mình và một cô phóng viên quen mặt. Anh vẫy tay kêu to. - Mời mọi người vào đây! Giáo sư Huỳnh Lẫm đáp lại từ xa với khuôn mặt nghiêm trọng, ông dẫn đầu đoàn tiến thẳng vào tháp như chính ông mới một chủ nhân đích thực ở đây. Kì Phương và Mộc Trân đứng ngoài để dành không gian cho ba người đàn ông đi vào. Tiến sát đài thờ, giáo sư Huỳnh Lẫm nghiêng mình đứng lại, hai người khác dàn ra hai bên và cúi xuống như đang làm một nghi thức nào đó. Thấy khuôn mặt giáo sư Huỳnh Lẫm đột nhiên căng thẳng và giữ nguyên tư thế cúi đọc rất lâu mà không ngửng lên. Nghĩ rằng thầy cũng đang bí, Kì Phương ném một câu vào trong. - Thưa các thầy, em đã cố tìm hiểu... nhưng chịu. Giáo sư Huỳnh Lẫm vẫn giữ nét mặt kính cẩn lẫn kinh ngạc, có lẽ trong cuộc đời khảo cổ và dịch cổ ngữ của mình chưa bao giờ ông nhìn thấy một chữ viết quái lạ đến vậy. Hơn nữa nó lại viết bằng máu tại trên một biểu tượng thiêng liêng tột bậc như vậy. Tiến sĩ Phú Thành Tài lùi lại một bước lấy tay che miệng nói khẽ. - Chữ của quỷ dữ! Tiếng thì thào của ông ta như làn gió buốt len vào tai mọi người. Giáo sư Huỳnh Lẫm quay mặt lại nhìn xiết vào mắt ông ta áp chế. Kì Phương cũng nghĩ như thế, nhưng anh rút kinh nghiệm để hỏi sang hướng khác. - Thưa thầy, có phải đây là hệ thống chữ Phạn hay Chăm cổ? - Hỏi thế sai bét! - Giáo sư Huỳnh Lẫm đáp khô khốc. - Vậy thì theo thầy là chữ gì ạ? - Chữ gì thì ta không biết nhưng nhìn kĩ tôi dám chắc chắn nó nằm trong hệ chữ Bhahmi. Tôi đã nhắc anh bao nhiêu lần rồi, chữ Phạn hay chữ Chăm trên các bia kí và các văn bản cổ của Champa chỉ dùng một hệ thống chữ viết duy nhất để biểu đạt, đó là hệ thống chữ Bhahmi vay mượn từ Ấn Độ. Mà có tới hàng trăm hàng ngàn ngôn ngữ sử dụng hệ thống chữ viết Bhahmi tôi làm sao biết hết. Giống như tiếng Anh, tiếng Pháp, Ý và cả tiếng Việt ... mượn hệ thống chữ Latin để viết và phiên âm cho ngôn ngữ của mình! - Vậy chữ Phạn và Chăm cổ khác nhau như thế nào? – Mộc Trân đánh bạo hỏi. Giáo sư Huỳnh Lẫm chậm rãi giải thích:  - Tiếng Sanskit hay còn gọi tiếng Phạn là ngôn ngữ cổ của người Ấn Độ có từ trước công nguyên. Nó bắt đầu du nhập theo các nhà truyền đạo và thương gia vào Champa từ thế kỉ thứ 2 và 3. Bia Võ Cạnh là văn bia tiếng Phạn đầu tiên của Đông Nam Á là minh chứng. Sau khi du nhập vào Champa người Chăm đã tiếp thu và không ngừng cải tiến để tạo ra một loại chữ riêng gọi là chữ Chăm cổ tương tự như chúng ta nội địa hóa chữ Hán thành chữ Nôm ở Đại Việt. Hiện nay ta tìm đỏ mắt may ra chỉ còn một vài nhà Nho thập cổ lai hi còn nhớ được vài chữ nôm. Còn người đọc được chữ Chăm cổ còn hiếm hơn vạn lần. - Giáo sư vừa nói, - Kì Phương hỏi - đây không phải chữ Phạn hay chữ Chăm, vậy có hay không một cộng đồng người bí ẩn nào đó đang sử dụng chữ này ngay trên nước ta? Giáo sư Huỳnh Lẫm chau mày lại: - Cái đó thì phải hỏi các nhà nhân chủng học, tôi đã thuộc làu nhiều bộ từ điển kim cổ kể cả của Aymonier và Moussay, nhưng thú thật dòng chữ này là lần đầu tiên tôi nhìn thấy. - Hay đây là chữ của... thánh thần? – Mộc Trân buột miệng. Cô muốn rút lại câu hỏi của mình khi nhận ra vị giáo sư già rất đang rất nghiêm túc khi đối diện với trường hợp hóc búa nhất trong suốt cuộc đời đánh vật với chữ nghĩa của mình. - Hết quỷ dữ rồi lại thánh thần – ông thở daif-  các người khéo nghĩ nhữn gthuws đâu đâu nhưng một điều gần gũi và khoa học hơn nhiều thì không ai nghĩ ra. - Đó là gì ạ? – Tất cả cùng hỏi.   - Đây đích xác là chữ của tiền nhân! Cả đoàn nghe xong đều vô cùng ngạc nhiên. Vốn rất ưa những gì gây sốc và li kì, cô phóng viên vội vã chộp lấy hỏi dồn. - Chữ tiền nhân. Chẳng lẽ tiền nhân vừa hiện về để viết lên đây sao? - Cô nói đúng! Người vừa viết chữ này sống cách đây hơn... một ngàn năm!
0 Rating 678 views 5 likes 0 Comments
Read more
By: On November 22, 2012
Kiều Ngọc Quy*n San Jose, USA ngy 15 thng 11 năm 2012 ࡠ Thưa qy vị, Ti mong q괺y vị tha thứ cho ti,sỡ dĩ ti phải viết thật nhiều cho Dharma.Trước đ䴢y ti thật tnh t䬴n trọng hắn,trn trọng một người Chăm c học vị TS,nhưng hắn đⳣ lm ti thất vọng quഡ nhiều, hắn đ nu đời tư c㪹a ti từ khi HARAR Champaka mới xuất bản,nhưng ti ko bao giờ phản ứng tren mạng.t䴴i muốn đối mặt với hắn nhưng hắn trnh n v᩠ ni nhiều với đn em hắn về đơi tư của t㠴i,hơn nữa cứ dng BBT Champaka để che dấu thay v hắn.B鬢y giờ lạii đem đời tư ti để đnh phủ đầu t䡴i nữa.Ti ko nhịn nữa,Ti th䴡ch thức Dharma đi diện với ti tr㴪n mạng hay trực diện,nếu hắn ko dm l "THẰNG H᠈N".cho hăn khỏi quấy ph x hội Chăm tại Hᣣi ngoại.Ti vẫn biết, vềChampa học ti ko bằng hăn nhưng về mặt x䴣 hội v hnh chࠡnh cũng như vận dụng quần chng hắn ko đng lꡠm học tr của ti..Hắn giỏi Phⴡp ngữ nhưng chưa chắc hắn rnh từ Việt ngữ.Học vị l phương tiện cho hắn đi đến cứu cࠡnh,nhưng rồi cứu cnh của hắn la phương tiện cho ngươi đi sau v đᠴi khi người ta sẽ vượt qua ma hắn ko ngờ được.Chưa chắc học vị cao m xy dựng quần chࢺng được nếu kiu ngạo v trịch thượng coi quần ch꠺ng l đm nࡴ dịch.sử dụng mt bầy đệ tử a dua nịnh ht m䳬nh. Sau đy,ti cũng thⴠnh thật muốn cc thnh viᠪn Champaka đng lợi dụng việc g đ鬳 m đụng chạm đn tੴi m để ti khള xử,người duy nhất ti muốn chỉ mặt l Dharma. Xin th䠴ng cảm.TẠ ƠN QY VỊ. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Kiều Ngọc Quyڪn San Jose, USA ngy 16 thng 11 năm 2012 ࡠ Knh thưa qy vị, Theo b�i viết của MUSA POROME ngy 20/4/2012,chủ đ lਠ Thực trạng x hội Cham hm nay. 1-Kinh tế. 2-X㴣 hội. 3-Văn ha. Ti rất tr㴢n trọng v đồng tnh với bଠi viết nầy bởi n rất trung thực v r㠵 rng để cho nh cầm quyền VN vࠠ Campuchia, nơi c dn tộc Cham sinh sống,phải quan t㢢m nhiều hơn .Nhưng ti xin viết thm một số vấn đề tr䪭ch nơi website CHAMPAKA.NFO,t̴i cũng xin gp . v nhận định một c㠡ch khch quan v trung thực.Mong qᠺy vị thng cảm. BI KỊCH X HỘI CHĂM H䃔M NAY của MUSA POROME ngy 21/3/2012. *Sự biến đổi của thời cuộc : Trch "(..,,....)Sau khi chୡnh phủ Hoa kỳ ra chnh sch nh�n đạo(...)cứu xt nhưng t nh鹢n của chế độ cộng sản theo diện HO,th (...) " Theo đoạn văn ny người viết kh젴ng vui lng khi những HO qua MỸ. - Ti xin nⴳi rằng, thật may cho giới tr thức trẻ tai Hoa kỳ,nếu khng c� chng ti l괠 những người lớn sang Mỹ th dn tộc Cham c좲n bị xoy vo vᠲng quỷ đạo "XẢO QUYỆT" của DHARMA,bởi giới tr thức trẻ dựng chuynchưa c� đủ tầm nhn su xa v좠 rộng ri về chiu thức chồng ch㪩o của Dharma.Ti ni vậy ko c䳳 nghĩa l ch bai cડc bạn m sợ cc bạn chưa đủ kinh nghiệm về thủ đoạn ch࡭nh trị của một con người mưu m,bất nghĩa ko trừ thủ doạn bỉ ổi no miễn sao th䠢u tm lợi lc v㴠 danh nghĩa về mnh. Ti xin dẫn chứng: Anh NHUẬN l촠 thầy đ dạy tiếng PHP vだ chữ CHAM cho Dharma tại Php,nhưng v anh Nhuận chất phᬡt v thật th,trung thực vࠠ quảng đại nn bị Dharma chơi gi l겡i.Cn cc bạn trẻ,Dharma lật lừa kh⡴ng c g l㬠 kh cả. (QY vị sẽ thấy kết quả lời n㚳i của ti,nếu ai ra ngoi quỷ đạo của Dharma). *Những bi kịch x䠣 hội Cham: Trch "(....)c một nguy�n nhn chnh yếu đ⭳ l một loại tr thức Cham ra đi mang theo gia sản chống phୡ lẫn nhau sang Hải ngoại v sư say m quyền lưc thống trị người kh쪡c,tip tucf hnh nghề đạo đức giả vꠠ lc no cũng ꠴m bản chất bẩn thỉu ho danh với ho dan h lᡠm nh lnh tụ người Cham(....)" Thạt ra ko ai muốn chࣴng ph ngoại trừ Dharma v Champaka muốn dựng chuyện đẻ bᠴi nhọ người khc gy thᢪm nghi kỵ v hiềm khch lẫn nhau. Tr୭ch "(........) Họ sẵn sng luồng ci bất cứ ai nếu cຳ lợi cho họ(.........) để hnh thnh một b젨 phi ring đẻ phục vụ cho mục ti᪪u của họ với khu hiệu l đập ph⠡ những người Cham ko cng quan điểm với họ,tn họ l鴠m chủ nhn của x hội nầy,Họ l⣠ ai? ****HỌ L AI ? Nếu t4i cn ở VN,toi sẽ trả lời về nhn vật người Cham l⢠ THNH THẢO v VẠN THANH BNH> C̲n bn MỸ ti biết MUSA Thỏa muốn am chỉ 괔ng LƯU QUANG SANG nhưng v nhat gan ko dm n졳i thẳng ra.. Nhưng,ti dng chữ NHƯNG để cho qu. vị tự suy nghĩ,toi n乳i rất chan thật như sau : Ti l ch䠡u ng cố DԢn biễu TỪ CNG XUԂN,ku ng TỪ C괔NG THU bằng cậu--- ngoi ra ti cലn ng cậu l CỐ Thiếu t䠡 TỪ HƯU THƠM l bạn ch cốt của CỐ Th/tୡ D.T.SỞ Tranh cử Dn biểu năm 1972 ti vận động vⴠ đứng tn lm đại diện trong hồ sơ cho Ứng cử vi꠪n DƯƠNG tấn THI thay v XU씂N,v l vận động viࠪn rất cực đoan. Ti với SANG l䔠m sui gia khi qua MY sau năm năm. Nhưng sui gia la một lẻ, chuyn x hội l꣠ lẽ khc,nhiều vấn đ xᨣ hội nếu SANG tԴi sẵn sng đối lập nếu ti thഢy ko hợp l...Trong đời ti chỉ c 2 người t䳴i chịu khut phục l ᠴ Cậu THƠM v cố DB XUԂN,ngoai ra ko con ai lay chuyển ti theo . họ được..Nếu Musa Thỏa m chỉ 䡴 Sang l chưa chnh xୡc bởi ng Sang l con người ko luồng c䠺i,trnh n đụng chạm,cᩳ lẻ hơi hơi 3,4 OK..hơi hơ thi nha. Đoạn văn m Musa Thỏa viết n䠪n dnh cho Dharma l đ࠺ng nhất nhờ vậy mới qua Php học được thay v ở chiến trường. ( ko riᬪng sau nầy m từ khi cn bಪn VN năm 1968 ), BBT Champaka hon ton bࠪnh vực Dharma m li từ chuyện cũ năm xưa ra bഴi nhọ ng ta. như: 1/ Vấn đ"con heo quay" năm 1996 theo mặt T䨍N NGƯỠNG, ng SANG, chị MẬN,ng Đ䴔NG,v ng LƯU dều cള lỗi cả v l ban tổ chức KATE đ젣 thiế tn trọng những người MUSLIM.Đu c䢳 ring ng SANG.*về mặt x괣 hội--một buổi tiệc c nhiều mn ăn ngon,gi㳡 trị để đi thực khch ko ph㡢n biệt tn gio,t䡭n ngưỡng hoặc kin cử, ai ăn hay ko ăn ty . chọn,ko ngồi chung được th깬 ko bn ghế ngồi chỗ kh頡c,nhiều mon ăn dọn ra chủ tiệc cảm thy thoải mi hơn l⡡ thiếu mn trở thnh keo kiệt,bủn xỉn sợ tốn k㠩m lm khach hết vui. Nếu biết thng cảm với nhau,tha thứ cho nhau mഠ giải quyt vấn đề th vẫn tốt đẹp,ko đến nỗi IOC bị tan vỡ, " thương nhau nước đục cũng trong,ghet nhau nước chảy giữa dong cũng dơ ". 2/Vấn đề bầu ban quản trị mới của IOC,Tꬴi xin xc nhận ti,Phᴺ văn LƯU v Chu văn THỦ lࢠ những người chng đi danh xưng IOC ( International Office of Champa ) bởi từ office c䳳 nghĩa l VĂN PHNG ko hợp cho một cộng đồng Cham hiện nay đң đng người,hơn nữa một tập thể x hội ko phải l䣠 cng ty hay cơ quan g, xin thay từ COMMUNITY c䬳 nghĩa l cộng đồng,hoặc từ ORGANIZATION c nghĩa lೠ tổ chức.( Ti sẽ vit về phần nầy sau V/v t䪴i v Dharma trao đổi với nhau trươc một đm họp ) 3/V/đ TỐ cડo cố thiếu t SỞ năm 2001--2003.chuyn n᪢y ko đang ni nữa bởi đ vui vẻ v㣠 ha giải với nhau tốt đẹp,băng chứng cụ thể l đ⠡m tang theo truyền thống do Ph v Lưu đảm trch vꡠ anh Đức vẫn sinh hoạt trong hội Truyền thống VH Sacramento bnh thường. Đ 11 năm tr죴i qua rồi m Champaka vẫn nhắc lại,muốn khơi dậy sự hiềm khch với nhau. 4/V/đ chữ Cham taiKuala Lumpur thang 9/2006 cũng nhắc lại. VẤN ĐỀ LୂM GIA TN VIŠT THƯ CHO DHARMA thng 8,2010. Chuyện giữa Dharma v Gia Tᠢn từ 2010 ko lin quan đến champaka ,nhưng cung li 괴ng SAng vo,Tại sao DHARMA v Champaka th࠹ Ong Sang dai dẳng như vay. trch "(.....)v một t�n hip sĩ m như L.G.T깂N chưa lm được g cho dଢn tộc th kh m쳠 hạ được một tay kiếm chuyn nghiệp như Po Dharma,một người đ từng sống chết tr꣪n bi chin trường sung đạn gần 5 năm v㪠 hm nay vẫn hy sinh cuộc đời cho dn tộc Champa" Tăng bốc nhau qu䢡 cỡ,Gia Tn "m" nhưng Dharma "đui" c⹳ kh g đ㬢u với Gia Tn. "NĂM NĂM sống chết trn b⪣i chiến trường sng đạn" thật LO KHOꁉT v KHOE KHOANG,năm 1970 mới sp nhập quࡢn đi CPC,nawm1971 bị thương về nằm BV ower BIN H䊒A, năm 1972 sang Php học lm bᠠi toan thế no thnh 5 năm vậy. VỀ THࠀNH VĂN HONG v B VĂN ANH *BBT Anakhan champaka ng`y 21/3/2012. Thư của 2 người nầy viết cho Dharma ngy 10/11/2010 cung li ഴng SANG v ng TỶ vԠo để chữi, d thư đ viết c飡ch đay hơn 10 năm. CỰU DB TỪ CHỐI TIP XʚC VỚI PO DHARMA****BBT Champaka ngy 4/FEB 2012. ng SANG ko thԨm tiếp Dharma cung ko khỏi đem chuyện "Con heo quay", "v/đ Tranh cử DB năm 1972" v "V/đ kin tụng cố Th/Tડ SỞ" ra nữa. CỰU DB LƯU Q SANG PHỦ NHẬN LỄ RA MẮT SCH LỊCH SỬ CHAMPA***BBT champaka ng`y 21/1/2012. ng SANG ko tham dự ra mắt sԡch cung bị chữi.,vic nầy từ 9/2011 đến 2012 champaka vẫn cn chịu kh겳 ko ra. Sang ko tham dự ra mắt s锡ch bị chữi,cn ng DOHAMIDE ra mắt s┡ch cũng bị Champaka v Dharma chựi xối xả,lam sao đay hả qu vị. Chưa kể chữi Chế LINH,ko tham gia đại hội 2007,r୴i đi ht VN cung bị Champaka bᴴi nhọ v chựi bới. KO ai khỏi bị chựi cả như LỘ MINH TRẠI, INRASARA,TỪ CNG PHԚ QUANG ĐẠI CẨN. KNH MONG QU. VỊ ĐỌC B̀I NẦY M PHN XT CHO*****CHAMPAKA vɠ DHARMA như thế no mới vừa lng.Cam ơn qu. vi. KIỀU NGỌC QUYᲊN
0 Rating 675 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 13, 2017
??u Th? k? IX (SCN) Giao Châu tách kh?i Liên Bang ??i ???ng, ch? h?n th? k? sau ?ã thành m?t qu?c gia ??ng ng?nh, hung hãn ? ph??ng Nam. Tai h?a, n?i th?ng kh? bi ai cho ng??i Chiêm b?t ??u t? ?ó.K? 2: Indrapura di?t vong, cu?c hôn nhân chính tr? Ch? Mân - Huy?n Trân công chúa Ng??i Chiêm thu?c gi?ng Nam ??o, m?t sâu, m?i th?ng, tóc xo?n rõ ràng d? ch?ng so v?i ??i Vi?t v?n là th? dân h?n t?p ph?n ?a ?ã hòa huy?t v?i Hán t?c mà thành. S?c dân này không gi?i làm lúa, mà th?o vi?c ?i buôn ???ng bi?n, h? th??ng ?ánh c??p các x? lân bang c??p t?i s?n, súc v?t, ?em v?, còn tù binh thì bán làm nô l?. Nh?ng lão già Ch?m - ?nh Sông Hàn ch?p l?i t?i khu Tháp Ponaga - Khánh Hòa Vàng son m?t th?a   Quãng cu?i Th? k? II, t?i huy?n T??ng Lâm (có l? là vùng t? Qu?ng Bình vào ??n ?èo H?i Vân), Khu Liên (tên m?t th? lãnh quân s?, ho?c m?t danh x?ng c?a ng??i b?n ??a dành cho m?t nhân v?t có quy?n l?c và ?áng kính tr?ng) ?ã ?ánh lùi ???c ách ?ô h? c?a ng??i Hán, ki?n qu?c l?p ?ô. V?y là Lâm ?p ra ??i.   Trong khi ?ó các c? dân Nam ??o di c? t?i mi?n trung Vi?t Nam c?ng d?n d?n hình thành nh?ng th?c th? qu?c gia. Không gian v?n hóa Ch?m m? ra bao g?m toàn b? mi?n Trung Vi?t Nam ngày nay. Ch?m Pa ??i th? g?m 5 ti?u qu?c là Indrapura (vùng Qu?ng Bình, Qu?ng Tr? - t??ng ???ng v?i lãnh th? Lâm ?p) - Amaravati (vùng Qu?ng Nam, Th?a Thiên) - Vijaya (Bình Ð?nh) - Kauthara (Phú Yên, Khánh Hòa) - Panduranga (Phan Rang, Phan Rí). Các ti?u qu?c này nhi?u khi còn kh?i binh chinh ph?t l?n nhau nh? tr??ng h?p D??ng M?i II ch?y n?n ?àn Hòa Chi c?ng ti?n tay chi?m luôn Vijaya, Kauthara; Panduranga sau này c?ng t?n công vào Vijaya. Gi?i quý t?c Ch?m ban ??u ti?p nh?n ?n Giáo hình thành nên m?t khu bi?t v?n hóa ??i x?ng v?i ph??ng B?c là Giao Ch? ch?u ?nh h??ng m?nh c?a Trung Qu?c. ?i?u ??c bi?t là ng??i Ch?m r?t ham vi?n du, các bi ký c?a h? còn k? v? nh?ng ng??i Ch?m ?ã vi?t bi?n sang ?n ??, ho?c sang t?n ? R?p h?c ??o. Sau này Chiêm Thành còn ti?p nh?n c? Ph?t giáo (ti?u th?a), H?i giáo. T? ki?n trúc, ??n v? ?i?u, âm nh?c, cái gì ng??i Ch?m c?ng không kém c?nh Vi?t t?c, th?m chí còn ?u vi?t h?n. Ng??i Ch?m ki?m soát vi?c buôn bán h??ng li?u, g?m s?, t? l?a gi?a hai th? gi?i China và ?n ??. Vì qu?ng ??i giao th??ng mà Ch?m gi?u có, h? xây lên các tháp cho vi?c th? ph?ng (ngày nay ta g?i là Tháp Chàm), thánh ??a M? S?n – Quy mô ki?n trúc – th? m?c còn b?ng m?y l?n ??i Vi?t th?i h?ng th?nh. ??n th??ng dân c?ng may vàng vào qu?n áo; và có th?i k? ánh sáng Lâm ?p t?a ra kh?p vùng ?ông Nam Á, khi?n các n??c trong khu v?c l?n l??t tìm t?i c?u thân.   N?m 446, ?àn Hòa Chi ?ã th?c hi?n cu?c t?n công c??p phá Lâm ?p ?em v? cho L?u T?ng t?i h?n 10 v?n cân vàng.      Liên bang Chiêm Thành (X??ng tinh và Bà R?a n?m phía nam Chiêm Thành, t??ng ?ng v?i ??t Bình D??ng, Bình Ph??c, Bà R?a V?ng Tàu ngày nay) - ngu?n Wiki Liên bang Ch?m tr??c có kinh ?ô ? mi?n Qu?ng Nam, t?c là thành S? T?, sau ??i lên Ph?t Th? (T?i H??ng Th?y - TTH) và Vijaya (Chà Bàn hay ?? Bàn) là kinh ?ô danh ti?ng cu?i cùng c?a Chiêm qu?c. Khi mà ng??i Vi?t còn là dân Giao Châu, thu?c v? ?? qu?c Trung Hoa thì Liên bang Ch?m ?ã hùng m?nh ? ph??ng nam, h? m?y l?n ?ánh tr? ph??ng B?c xâm l?ng, có th?i k? táo gan vua Ch?m còn ?? ??n xin Thiên t? cho cai qu?n Giao Châu. S? Vi?t m?a mai r?ng con ?ch mà l?i mu?n nu?t con bò. V? quân s?, h? th?o nh?t là Th?y h?i chi?n, t?ng dùng th?y binh ?i xuyên qua sông C?u Long, ng??c lên t?n h? Tonlé Sap ?ánh b?i th?y quân c?a ?? ch? Kh’me gi?t ch?t c? quân v??ng n??c này. ? phía B?c, n?u không ?ng ý v?i Thiên t?, ho?c chính quy?n Giao Châu, Th?y Quân Ch?m s?n sàng v??t bi?n ?ánh phá, c??p bóc. Sau này ??i chi?n Tr?n – Chiêm; Ch? B?ng Nga c?ng d?n th?y quân công phá ?ánh cho quân nhà Tr?n th?t ?iên bát ??o, Ngh? Tông ph?i b? c? kinh thành ch?y tr?n. Oai hùng gi?u sang là th?, nh?ng th?i ??i tr?m luân, ngàn n?m th?ng kh? bi ai c?a ng??i Chiêm b?t ??u ??y là khi ng??i Vi?t l?p qu?c, r?i t? cho mình là hoàng ?? c?a ph??ng Nam b?t lân bang tri?u c?ng. Ngàn n?m, tr??c sau Chiêm Thành ??i chi?n v?i ng??i Vi?t m??i l?n. T? Ti?n Lê ??n Nguy?n Tri?u, tri?u ??i nào c?a ng??i Vi?t c?ng s?n lòng ?? thêm n?i th?ng kh?, bi ai cho ng??i Chiêm. Tháp Chàm loang máu Vi?t t?c l?p qu?c, lãnh th? ven vùng châu th? sông H?ng, vùng trung du ph? c?n, ??ng b?ng và trung du Thanh – Ngh?. Nh? c? trú ven các con sông nên nông nghi?p r?t phát tri?n, l??ng th?c ?? ??y, l?i h?c theo cách tr? n??c c?a Trung Qu?c nên s?m tr? nên hung hãn. ??i Vi?t b?c ph?t chi?m h?t ??t c?a Tày – Nùng, Tây bình nu?t trôi ??t c?a Ng?u H?ng (t?c là qu?c gia ng??i Thái ? mi?n Tây B?c ngày nay), Nam ti?n chu?c bi ai cho Chiêm Thành. Ng??i Chiêm c?ng nh?n th?c rõ m?i ?e d?a t? ??i Vi?t. ??c bi?t là t? khi Lý tri?u thành l?p, các v? qu?c v??ng ??u chú ý t?i ph??ng Nam l?p ra các kho ??n tích tr? c?a c?i và mi?n Thanh – Ngh? thì s?m u?t b?i các ho?t ??ng buôn bán ???ng bi?n. H? s? ng??i Vi?t m?nh lên s? th? chân h? trong dòng th??ng m?i bi?n ?ông. Cu?c c??p phá ??u tiên mà ng??i Vi?t nh?m vào Chiêm Thành di?n ra vào n?m 982. Lê Hoàn thân ?ánh Chiêm thành c??p s?ch vàng b?c, m? n?, tàn phá thành trì, h?y b? ??n th?, m? m?. Sau Ti?n Lê ??n Lý c?ng ???c th? hà hi?p, c??p ??t, gi?t vua Chiêm thành, c??p c?a gi?t ng??i không t? m?t th? gì. Lý Thái Tông gi?t vua Chiêm S? ??u, l?i toan hi?p v? c?a ông ?y là nàng M? Ê, gi?t c? v?n dân Chiêm, b?t 5000 ng??i ?em v?. Lý Thánh Tông nam chinh c?ng c??p bóc, ?ánh gi?t kh?c li?t không kém. Ông b?t ng??i Chiêm 5 v?n ?em v? làm nô l?. ??n th?i Lý, coi nh? Chiêm Thành ?ã m?t g?n h?t ti?u bang Indrapura bao g?m toàn b? lãnh th? t? nam C?a Sót ??n ??t Qu?ng Tr?, ??n th?i Tr?n, h? m?t toàn b? ph?n b?c ?èo H?i Vân. M?t tháp Ch?m t?i Phú Yên - photo by Sông Hàn Cái ??m sáng duy nh?t trong cu?c tr??ng chinh kháng Vi?t c?a Chiêm thành ?y là s? xu?t hi?n c?a v? vua l?y l?ng Ch? B?ng Nga. Trong h?n 20 n?m, v? quân v??ng này ?ánh cho quan binh nhà Tr?n th?t ?iên bát ??o, gi?t ch?t Tr?n Du? Tông trong ??i chi?n ?? Bàn (1377), 12 l?n b?c ti?n l?y l?i h?t ??t c? Chiêm Thành khi?n Th??ng hoàng Tr?n Ngh? Tông ph?i b? c? kinh thành ch?y tr?n. Không may cho Chiêm Thành, n?m 1389, Ch? B?ng Nga b? súng th?n công c?a ??i Vi?t – do Tr?n Khát Chân ch? huy – b?n ch?t. Sau cái ch?t c?a ông Chiêm suy vi không gì c?u vãn. ??n khi Lê Thánh Tông h? ?? Bàn (1471), chi?m ??t l?p làm Th?a tuyên Qu?ng Nam thì coi nh? Chiêm Thành ch? còn ch? ngày m?t n??c. Các ti?u qu?c Chiêm m?i l?n ??ng lên ch?ng Vi?t t?c xâm l?ng l?i ch? nh?n ???c k?t c?c là thành b? phá, vua b? gi?t, dân b? b?t làm nô l?. Ng??i Vi?t c??p gi?t ng??i Chiêm ch?a ?? l?i c??p luôn c? n?i th? t? c?a h?. ??n Minh M?ng Nguy?n tri?u, ti?u qu?c cùng còn gi? n?n t? tr? c?a ng??i Chiêm là Thu?n Thành b? ??i thành ph? Ninh Thu?n, Minh M?ng ban l?nh cho quân lính sáng ph?i c?t ba ??u Chiêm m?i ???c nh?n l??ng. Chiêm Thành r?c r? vàng son ?ã l?i tàn ?? l?i n?i th?ng h?n ?? Bàn. Tháp Chàm rêu phong, r? máu, m? H?i ?êm nghe ti?ng vong khóc h? th?ng thi?t. Nh?ng vì sao ng??i Vi?t ch?m ch? th?o ph?t Chiêm thành nh? v?y? M?i l?n th?o ph?t ??u tuân theo cách tam quang (??t s?ch, gi?t s?ch, phá s?ch). ?ó ch?ng ph?i vì sinh t?n mà vì l?i. Chiêm Thành gi?u có, là m?t qu?c gia qu?t c??ng, ??i th? s? 1 c?a ng??i Vi?t trong hành trình tranh bá ph??ng Nam, ??p b? uy th? Chiêm Thành, lân bang không ai là không khi?p s? ??i Vi?t. Vàng b?c châu báu, m? n?, nô l? ???c c??p t? Chiêm v? càng làm t?ng uy th? và s? gi?u có cho các quân v??ng ??i Vi?t. Quan tr?ng h?n tiêu h?y m?t c??ng qu?c th??ng m?i bi?n ng??i Vi?t m?i có th? soán ngôi Chiêm Thành tr? thành m?t tr?m chung chuy?n trên con ???ng t? l?a bi?n ?ông. Theo hantimesblog.blogspot.com
0 Rating 670 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On November 27, 2013
Chương 3 - p1   Không hiểu vô tình hay hữu ý mà cổ nhân đã đặt ba trung tâm Tôn giáo- Chính trị - Kinh tế của vương quốc Chămpa cổ nằm trên một đường thẳng tắp có tâm điểm là kinh đô Sư Tử (Simhapura). Hơn một thiên niên kỉ trôi qua, ngoại trừ biểu tượng chính trị đã lụi tàn nhưng kì lạ thay, trung tâm Tôn giáo Mỹ Sơn và thành phố cảng Hội An vẫn trường tồn đầy sức sống mãnh liệt như thủa xưa. Đón những tia nắng đầu tiên của ngày hôm nay là một nhóm người trong căn nhà cổ kính ven sông Thu Bồn. Đó là ba người đàn ông lớn tuổi và một nữ phóng viên trẻ Mộc Trân. Trước mặt cô là chiếc máy ghi âm đang ở chế độ tắt, một cây viết và một quyển sổ đang mở rộng chưa có dòng chữ nào. Nét mặt của họ đăm chiêu ngó ra mặt sông phẳng phiu như lụa trải ngoài khung cửa mờ sương. Người lớn tuổi nhất là giáo sư Huỳnh Lẫm- một nhà khảo cổ và nghiên cứu văn hóa Chăm có tên tuổi nhất nước hiện nay. Ông bấm máy di động rồi áp lên tai lần này là lần thứ năm. Rỗi cũng như mấy lần trước, ông thả xuống bàn với cái lắc đầu nặng trĩu: - Đến giờ này vẫn chưa liên lạc được, tôi e rằng lão đã xảy ra trục trặc gì đó. - Xin thầy đừng sốt ruột ạ - Một người tóc xoăn lên tiếng - Người Pháp có thói quen dậy muộn, ta đợi lát nữa xem. Người đàn ông khác đeo cravat đỏ có phần sốt sắng hơn: - Có lẽ chúng ta nên bắt taxi lên khách sạn xem sao, ông ta phải biết rằng khán giả cả nước và nhất là người Chăm trên toàn thế giới đang nằm phục bên tivi từ đêm qua. Mộc Trâm với đôi mắt thâm quầng do mất ngủ bỗng ánh lên, cô đặt li cà phê xuống bàn, cô phụ họa theo: - Cánh phóng viên chúng em có người cả tuần này ăn chực nằm chờ ở Mỹ Sơn, lề mề nhất như em thì tối qua đã hạ trại rồi. Người đeo cravat đỏ lộ dần là một quan chức nặng kí, ông vung tay: - Không gì tệ bằngđể mất lòng tin trong nhân dân, ông ta mà bỏ trốn như hồi trước, tôi sẽ lôi cổ ông ta ra tòa. Nghe đến từ ‘’bỏ trốn’’, người tóc xoăn không thể không xen vào: - Chú Dũng cứ bình tĩnh, dù bê tha đến mấy thì người Pháp cũng không thất hứa đâu. Giáo sư Huỳnh lẫm không hé môi, ông đưa cặp mắt sâu hoắm nhìn ra mặt sông như tìm kiếm một câu trả lời về buổi lỡ hẹn không đáng có này. Tuy không bổ nhát cuốc lịch sử xuống Mỹ Sơn sáng nay, nhưng là trưởng đoàn nên ông như đang ngồi trên đống lửa. Ông tin tưởng vào vị đồng nghiệp đến từ viện Viễn đông bác cổ như tin chính bản thân mình, nhưng để xảy ra sự cố ngay từ phút đầu trong sự kiện trọng đại này lại là một điềm không lành. Dù gì đi chăng nữa, Paul vẫn được nhìn nhận như một người đầu tiên hồi sinh cho Mỹ Sơn sau hai cuộc chiến tranh tàn phá. Hơn một thế kỉ nay các nhà khảo cổ Pháp luôn phô cái bóng to kềnh của họ che lấp những nhà khoa học da vàng mũi tẹt như ông. Từ khi nhà thám hiểm L. Paris tìm ra Mỹ Sơn đến nay đã có không ít nhà khoa học Tây phương để lại dấu ấn trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Và ngày mai, lại một người Pháp nữa. - Không biết linh vật Champa là thứ gì mà ông Paul kín như bưng vậy, chẳng lẽ các bác không ai biết gì hay sao? – Cô phóng viên ngước nhìn lần lượt ba tinh hoa nước nhà như như thể đang khiêu khích. Người tóc xoăn lập tức quay sang trừng mắt nhìn cô ta qua cặp kính dày cộp, giọng đục ngầu. - Cô muốn chúng tôi ngồi tù chắc! Đã nói là tuyệt mật, cô nên tìm Paul mà hỏi. Chúng tôi không có quyền tiết lộ bí mật quốc gia. Giáo sư Huỳnh lẫm nhấp một li cà phê cố che một cái nhếch mép. Bởi, ông biết rằng sau cái cặp kính trí thức kia cũng chả biết gì. Ngay cả ông đây, từng là viện trưởng Viện khảo cổ, nhà nghiên cứu Chămpa có số có hạng mà cũng chẳng rõ Paul sẽ diễn trò gì trên khoảnh đất đã nén chặt dấu chân ông. Nhìn những khuôn mặt khó đăm đăm, cô phóng viên biết mình đã hỏi không đúng lúc, không đúng người và không đúng chỗ. Gấp cuốn sổ trống trơn trên bàn, cô đưa ánh đầy cam chịu nhìn chan chứa ra phía con sông. Ngay lúc đó, chất giọng trầm trầm nghe còn u ất hơn lên tiếng. - Chị Mộc Trân cứ bình tĩnh.- Gs Huỳnh Lẫm nói. - Cô mới đợi có một đêm, còn tôi, nói cô đừng cười, tôi đợi ngót một đời người rồi. Người đeo kính cười khổ rồi phụ hoa theo. - Cô Trân chắc không lạ gì với thầy Lẫm đây, nếu nói về thâm niên nghề nghiệp còn hơn cả tuổi đời của tôi, vậy mà tôi năm nay đã ngót 50. Cái tuổi săp về vườn nhưng nhìn lại mình vẫn chưa làm nên trò trống gì so với ông Paul. Thực lòng mà nói, chúng tôi rất ghen tị với ông ta - Người đeo kính lén nhìn thầy của mình rồi lại tiếp. – Nhưng nghĩ lại phải công nhận ông ta là người dám xả thân. Xứ này có ai dám sống chung với rừng hoang và rắn rết để làm khoa học như ông ta đâu. Giáo sư Phương đồng tình, ông nói thêm. - Đợt này ông ta thề sẽ mang cho chúng ta một báu vật quý báu hơn tất cả các báu vật trong viện bảo tàng Chăm cộng lại. - Ông ta điên chắc!- Người thắt cravat vốn kiệm lời nhất, nãy giờ ông chỉ nghe và ngẫm, nhưng lần này ông cũng không kìm nổi - Có cái gì đó rất kì quặc, tôi cảm thấy chúng ta hình như đang... bị lừa. Giáo sư Huỳnh Lẫm vung tay như chặn những chiếc lưỡi quá khích đang nhằm vào người bạn của mình. - Nói bậy, các vị suy xét cho thật kĩ, trước khi sang đây ông ta lập hồ sơ chứng cứ rất cặn kẽ cho cơ quan chủ thể của mình và cả Ủy ban di sản Unesco. Với uy tín của cá nhân và cả viện Viễn đông bắc cổ, mọi khâu thủ tục đã khơi thông với tốc độ ngoài mong đợi. Đây là sự kiện lớn do một nhân vật uy tín khởi xướng. Cả nhóm không nói thêm, lúc đó chếc di động lại reo vang. Không phải là Paul gọi đến xin lỗi như ông tưởng, đó là một học trò của ông. - Ai đấy, .... Paul bị giết sao?.. nói to lên....Trời, không thể! Chiếc điện thoại nhỏ bé ruốt cuộc đã đánh khụy vị giáo sư. Sau tiếng gào khô khốc, ông lẩy bẩy ôm lấy đầu. Mộc Trân nhổm người dậy, mắt dáo lên hỏi dồn: - Có giết người hả bác, ở đâu? Sau cơn choáng nhẹ, Giáo sư thở sâu rồi ngả lên thành nghế, mắt mở to lơ lác nhìn lên trần nhà. - Thầy... thầy có làm sao không thầy... - ba người đồng thanh hỏi. - Paul..đã bị giết rồi! - Vị giáo sư già nói hắt ra đầy khó nhọc. -Ở đâu bác? chúng ta sẽ đến đó ngay bây giờ. – Mộc Trân nhanh tay lùa mớ đồ nghề vào bao. -Thánh địa Mỹ Sơn! - ông chỉ tay ra chiếc xe ngoài phố - Bấm máy cho cảnh sát đến đó luôn một thể. Mấy phút sau, hai chiếc xe con nhằm hướng tây lao đi. * Mặc dù Kì Phương đã lường trước một kết cục tồi tệ từ khi nhìn thấy máu, nhưng anh không ngờ cái chết của Paul lại thê thảm đến như vậy. Anh vội vã rút máy ra gọi điện báo cho trưởng doàn khảo cổ Gs Huỳnh Lẫm. Phía đằng xa, Thi Nga vẫn miệt mài tìm kiếm mà quên mất bạn đồng hành phía sau. Không có anh bên cạnh, sự can đảm của cô đã rơi mất một nửa. Sự sợ hãi bất giác lan tỏa trên những bước chân run rẩy của cô. Ánh đèn trong tay cô chiếu loang loáng tứ phía và tim cô giật thót mỗi khi thấy những pho tượng không đầu của thần sinva và những đứa con mình người đầu thú của ngài ẩn hiện trong bóng tối. -Kì Phương, anh ở đâu?- Cô khẽ gọi. Phủi mặt mũi rồi ngồi dậy, Kì Phương định leo lên miệng hố thì bỗng nghe thấy tiếng cô văng nẳng phía xa. Anh hét với lên. - Cẩn thận kẻo ngã đấy. Nhận ra giọng anh, cô òa lên vui sướng: - Đừng đùa tôi nữa, Anh trốn ở đâu? - Đừng chạy, đứng tại chỗ, tôi sẽ đến. - Anh làm sao thế?- Nhận ra âm thanh khản đặc của anh thoát lên từ lòng đất, cô ta cuống cuồng chạy về phía anh. Trong lòng hố sâu và hẹp, Kì Phương nghe rõ tiếng bước chân rung chuyển mặt đất. Ánh đèn loang loáng ngày một sáng hơn. Cô ta sẽ nhìn thất tất cả. Kì Phương bỗng dưng thấy hoang mang như chính mình vừa gây một tội ác ghê gớm, và không hiểu sao anh thấy sợ hãi, không phải sợ xác chết sau lưng mà sợ con người sống trước mặt. Trong tích tắc anh chưa giải nghĩa chính xác mình sợ cái gì nhưng anh ước cô ta biến mất khỏi đây. Cô ấy không đủ can đảm để nhìn cha mình lúc này. Kì Phương đã nhận ra mình sợ cái gì. Phải rồi, lòng trắc ẩn! Anh sợ sẽ phải chứng kiến trái tim non nớt kia tan nát. Cô đang chạy thình thịch trước khi quỵ ngã. Mỗi bước chân cô là một nắm đấm dội thẳng vào lồng ngực anh. Rồi bằng một động tác bản năng, anh ngã ngửa như một khúc cây bị đốn. - Dừng lại ngay! – Kì Phương hét lên khi nhìn thấy một mũi giày thòi trên mép hố, một tràng đất đá dội xuống mù mịt kèm một chùm sáng chiếu vào mắt. - Trời ơi, – cô thét lên - anh có làm sao không? Rõ ràng là cô chưa thấy cái mà anh đang che lấp. Vừa nói, cô vừa khom người túm chặt lấy miệng váy, một tay bám vào cỏ dại rồi duỗi đôi chân dọc theo mép hố. Bàn tay còn lại thõng sâu xuống nhưng vẫn thiếu vài tấc nữa để chạm vào điểm cao nhất của người anh. Kì Phương lập tức co rúm người lại một cách vụng về vô tình để cái xác to tướng dưới vai anh lộ ra. - Đưa tay đây tôi sẽ kéo anh lên! - Tôi đang choáng - Kì Phương luống cuống chỉnh lại thế nằm - Hãy để tôi nằm đây chốc lát. Thấy anh lúng ta lúng túng và có ý không muốn lên. Cô cau mày khó hiểu. - Tại sao anh kì quặc thế, đưa tay đây tôi kéo lên! - Không!- Kì Phương dứt khoát.- Cô ra khỏi đây ngay đi. Kì Phương thể hiện một thái độ mà cô vừa tức cười vừa nổi cáu, chẳng khác một đứa trẻ đang ăn vạ. Rồi như chợt nhớ ra điều gì, cô kiểm tra lại tư thế của mình rồi ngượng nghịu thu hai cặp đùi lên trước khi chuyển sang thế khác mà cô cho là kín đáo hơn. Đặt chiếc đèn bên mép hố, cô nằm sấp trên mặt đất rồi thõng toàn bộ thân trên và đôi tay xuống hố. Với thế mới này Kì Phương chỉ còn nước nhắp tịt mắt. Đôi bàn tay vớt liên hồi trong không khí và cô suýt nữa tóm trúng cái thắt lưng đang phập phồng của anh. - Đồ hâm, - cô quát - Chìa cái tay anh ra đây mau! Bất chấp vòng tay nhiệt huyết đang dang ra, Kì Phương vẫn nhất quyết cự tuyệt. Anh biết rằng chỉ cần cựa quậy, cái vật dưới lưng anh sẽ làm cô ta ngã lộn cổ xuống đây. Anh không thể tàn nhẫn như vậy được. Cách hành xử kì quặc của Kì Phương lại càng làm cô ta sinh nghi. Cô không vồ vập như trước mà tập trung soi đèn từ mặt đến bàn chân anh hòng tìm ra lí do. Thấy tình hình đã đến lúc nguy ngập, Kì Phương buộc phải tìm cách tống cổ cô ta. - Tắt đèn đi. – anh quát. Ánh đèn vụt tắt nhưng khối thịt lù lù vẫn y nguyên có thể nhào xuống bất cứ lúc nào. Anh dằn từng chữ: - Để tôi nằm nghỉ giây lát, cô hãy ra khỏi đây ngay. - Không được, đưa tay đây! – Cô ta bất thần phóng tay xuống cố vồ một cú quyết định để kết thúc cái trò đùa quái gở này. Đất đá được dịp tuôn mù mịt lấp đầy mặt anh nhưng Kì Phương vẫn lấy làm mừng vì nó lấp luôn cả khuôn mặt lạnh ngắt sau gáy anh. - Cô hãy quay lại khách sạn đi, - Anh gào lên - biết đâu ba cô đã quay lại tìm cô. Kì Phương không hiểu sao lại vuột một câu như vậy, nhưng câu này liền tỏ ra hiệu quả tức thì. Thi Nga thu bàn tay chưng hửng trở về rồi ngồi thượt trên mép hố, nhưng vẫn bướng bỉnh không chịu bỏ đi. - Cô lái được xe chứ? - Để làm gì? - Cô hãy nhanh nhanh quay lại khách sạn ngay, nếu không tìm thấy cô, ba cô sẽ rất lo lắng có thể lên sân bay tìm cô đấy. - Nếu ông ấy đã rời khỏi đây, tôi nghĩ sẽ phải sang Pnompenh tìm ba tôi mất? Anh đi với tôi chứ? - Pnompenh? – Kì Phương tưởng cô nói nhầm - Cô nói nghiêm túc đấy chứ? - Tôi không đùa vào lúc này! Kì Phương cho rằng cô nàng láu lỉnh đang bịa chuyện để dụ anh đứng lên nhưng anh không dễ dãi mắc mưu đến vậy. - Vậy ông hẹn cô sang pnompenh để làm gì nào? - Thám hiểm một kho báu bí ẩn chưa ai biết tới. Anh chưa nghe ba em nói bao giờ sao? Nghe đến đây Kì Phương chỉ muốn ngồi bật dậy để hỏi cho ra nhẽ, nhưng vừa dựng gáy lên anh đã phải giả vờ mệt mỏi hạ xuống. Không biết từ phía sau Paul có xác nhận điều con mình vừa nói hay nhưng quả thật mấy hôm nay anh đã nghe phong phanh về chuyện đó. Kì Phương đã định hỏi trực tiếp Paul nhưng ông vẫn chưa dành cho anh một chút thời gian nhưng dù bất luận đúng hay sai thì giờ đã đến lúc đẩy cô ra khỏi đây. - Vậy cô nên nhanh nhanh quay về Rex đi, nếu không ba cô sẽ đi Pnompenh mất. - Anh hứa là không làm sao cả chứ? - Khổ quá, đừng lo cho tôi, - Anh van nài - tôi sẽ tự lên và quay về khách sạn tìm cô! - Tốt lắm, tôi sẽ đi ngay. Kì Phương rút chùm chài khóa rồi ném lên miệng hố. Chỉ trong vài giây tiếng sột soạt của đôi giày 9 li đã mất hút. Áp lực tưởng như đã vơi đi nhưng một nỗi ân hận lập tức ập đến giày xéo lấy anh. Mình quá ác với cô ta. Nhưng ngược lại, nếu để cô chứng kiến cảnh này còn tàn nhẫn hơn nhiều. Anh thầm nghĩ sẽ gặp lại cô tại Rex rồi nói hết sự thật này, lúc đó dù có ngất xỉu cũng đã có giường ấm nệm êm. Anh cũng có thể ở đó an ủi vỗ về hàng giờ dù sao cũng dễ chịu hơn là để cô chuầy chòa nơi bùn lầy bẩn thỉu này. Kì Phương nặng nề ngồi dậy dũ bớt bùn đất rồi tìm cách leo lên miệng hố cao lút đầu người. Xung quanh chìm đắm vào bóng đêm mịt mùng.                                   Mật mã Chămpa - Chương 1- p1  Mật mã Chămpa - Chương 1- p2  Mật mã Champa - Chương 2 - p1  Mật mã Champa - Chương 2 p-2  Mật mã Champa - Chương 3 -p1  Mật mã Champa - Chương 3 - p2 Mật mã Champa - Chương 4 - p1  
0 Rating 669 views 6 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On January 12, 2012
ĐỜI SỐNG TÂM LINH CHĂM   Jathraoh Người Chăm là một dân tộc có nền văn minh sớm phát triển. Họ đã xây dựng một Vương quốc Champa hùng mạnh một  thời trong khu vực. Vương quốc này để lại nhiều di sản văn hóa phong phú. Các thành tố văn hóa này được cấu thành từ sự sáng tạo, tiếp thu và cải biến qua nhiều đợt,  sớm định hình trong sự đa dạng. Champa là một quốc gia đa dân tộc bao gồm dân tộc Chăm, các dân tộc vùng Tây Nguyên; trong đó người Chăm là dân tộc đóng vai trò hạt nhân, chi phối mạnh đến các dân tộc khác; tuy nhiên, trong phạm vi bài này tôi chỉ đề cập riêng văn hóa người Chăm. Người Chăm Việt Nam gồm có 161.729 người (năm 2009), sống tập trung ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Phú Yên…Tuy nhiên, tổ tiên của họ vốn sống cả trên một vùng đất từ Quảng Bình đến Đồng Nai. Do đó không gian văn hóa của họ cũng trải dài trên vùng đất này.     Yếu tố tâm linh dân gian  Trong văn hóa Chăm, ta thấy rõ sự tồn tại đan xen giữa yếu tố tâm linh dân gian trong tôn giáo… . Các tập tục, tín ngưỡng dân gian hình thành trong quá trình sinh sống được họ gìn giữ đến ngày nay. Champa không phải là vùng đất nảy sinh các tôn giáo nhưng là vùng đất hình thành nhiều tín ngưỡng bản địa.  1.Triết lí về vũ trụ nguyên sơ thuở hồng hoang xuất hiện trước khi Bà La Môn du nhập vào Champa. Sakkarai Krân ka Nam mâk mang kal lak ghi nhận: Vũ trụ ban đầu là một cõi hư vô (elak) tối tăm mù mịt gồm có hai phần. Phần trên là trời (akal). Phần dưới là đất (tanâh riya). Thần trời kết hợp với thần đất sinh ra muôn vị thần (các Po yang), muôn vạn vật (suk sar) và con người (adam). Triết lí này cho thấy dáng dấp lưỡng hợp âm – dương hiện hữu rất sớm. Nó đó xuất hiện trước khi dòng triết lí âm – dương từ Ấn Độ du nhập vào Champa. Triết lí trên giải thích thế giới một cách gần gũi với đời thường. Đứng trên mặt đất ta sẽ thấy gì trước tiên? Ngó lên thấy trời. Nhìn xuống thấy đất. Điều này thật trực quan. 2. Các lễ hội mang đậm yếu tố tâm linh. Người Champa có rất nhiều lễ hội. Sau đây là một số lễ hội chính còn tồn tại hiện nay. Các lễ hội người Chăm có sự kế thừa nhiều yếu tố cổ xưa. Xưa đến đâu? Có lẽ chúng ta phải ngạc nhiên khi biết rằng văn hóa bản địa ban sơ thời kỳ săn bắn hái lượm, sản xuất nông nghiệp cổ sơ vẫn còn dáng dấp hiện hữu trong các lễ hội này. Các tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là những hình thức tín ngưỡng nguyên thủy của loài người, vẫn được tìm thấy.  Katé: Đây là lễ hội tải nhiều yếu tố mang tính chiều sâu về thời gian hơn cả. Nó là lễ hội có cội nguồn xưa nhất. Nghi lễ này có trước khi Bà La Môn du nhập vào Champa. Đây nghi lễ mang tính tín ngưỡng dân gian hơn là niềm tin tôn giáo. Nó có ảnh hưởng nhiều từ các nghi thức Bà La Môn. Lễ hội Katé được người Chăm Ahiér đứng ra tổ chức. Katé tưởng nhớ đến các anh hùng dân tộc, tổ tiên; chính vì thế, nó dễ dàng được dân tộc hóa, có sự tham dự của nhiều người Awal. Ramâwan: Lễ hội này có nhiều điểm tương đồng trong lễ Ramadan của người Hồi giáo chính thống. Đây là lễ hội có sự tôn thờ đậm dành cho Allah, nó là biểu tượng cho cộng đồng Awal; tuy nhiên, lễ hội này cũng thờ cúng tổ tiên do kế thừa yếu tố văn hóa bản địa ban sơ như tôi trình bày trước. Lễ Ramadan của người Chăm Hồi giáo chính thống chỉ tôn thờ duy nhất Đấng tối cao Allah. Họ không thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, người Chăm Hồi giáo chính thống ở Ninh Thuận vẫn đi thăm mộ tổ tiên của họ vào dịp này. Điều này cho thấy họ vẫn kế thừa lễ Ramâwan của Awal. Rija Nâgar: Đây là lễ hội đại diện cho dân tộc hơn cả. Nó là lễ hội dành chung cho cộng đồng Ahiér và Awal.  Lễ hội này thờ Thần mẹ xứ sở Po Inâ Nâgar và các thần linh khác vào dịp năm mới. Po Inâ Nagar là người phụ nữ có thật, được thần thánh hóa. Po Inâ Nagar được xem là thủy tố của người Chăm. Truyền thuyết kể rằng Po Ina Nagar là con gái của thần Po Kuk được ngài sai xuống trần gian để giúp người Chăm xây dựng vương quốc. Bà dạy người Chăm trồng lúa, dệt vải, nuôi tầm,… 3.Thông thường nhiều dân tộc chỉ sáng tạo ra điệu múa nhằm mục đích giải trí, nhưng người Champa không dừng lại ở đó. Ngoài những điệu múa mô phỏng các hoạt động sống thường ngày như hái rau quả, chài lưới, gặt lúa…Người Champa còn sáng tạo các điệu múa nhằm vào việc thờ thần linh. Người ta thống kê có đến 80 điệu múa tương ứng với 80 vị thần. Người Chăm có nhiều điệu múa nhưng chung quy ta xếp chúng vào 4 kiểu cơ bản: Biyén, Kmân, Mrai, Chron. Đây là tên của 4 loài chim: công, điểu cầm, gà lôi, ngang. Theo truyền thuyết, Po Ina Nagar nắm lấy 4 vì tinh tú cho nở ra 4 con chim trên. Bà cùng các nàng tiên cưỡi xuống trần gian. Khi nhìn những con chim trên bay lượn đẹp người Chăm đã bắt chước động tác này để sáng tạo 4 kiểu múa mang tên 4 loài chim này. Về sau  nhiều động tác múa được sáng tạo thêm. Múa được xem là một hình thức gửi gắm lòng biết ơn đối với thần linh. Chính vì điều này, múa hiện hữu trong các lễ Rija. Nhiều dân tộc khi thờ cúng thần linh thường phải trang nghiêm, nhưng trong lễ Rija người Chăm nhảy múa rất vô tư. 4. Đối với nhiều dân tộc ăn uống là một lối sinh hoạt không mảy may liên quan gì đến tâm linh nhưng người ta phải bất ngờ khi thấy người Chăm Ahiér và Awal thực hành một nghi thức  tâm linh. Đây là nghi thức thuộc tín ngưỡng đa thần. Mỗi lần uống rượu, bia họ sẽ đổ xuống đất vài giọt để kính mời thần linh. Mỗi lần có thức ăn ngon thuộc các món thờ cúng truyền thống như chè, thịt gà,… họ đều thực hành nghi thức này. Họ nhẩm vài lời cầu sự che chở của thần linh. 5. Những thai nhi trong quan điểm của bác sĩ nó vốn chỉ là phần máu thịt đơn thuần.  Phá thai ngày nay trở nên phổ biến. Hơn nữa, hiếm thấy dân tộc nào để ý đến linh hồn của thai nhi bất hạnh. Người Chăm thì khác. Những thai nhi chưa ra đời, gặp một sự cố bất hạnh phải giã từ khi mới còn ở trong bụng mẹ. Người Chăm có tục Mbuic haluk để tưởng nhớ, bồi đắp cho sinh linh bất hạnh này. Linh hồn của các thai nhi này cũng được xem là thành viên trong các linh hồn của dòng tộc ở thế giới bên kia. Nếu người phụ nữ bị sảy thai ở quê thì các Po Acar sẽ lấy một nắm đất ở nơi nó để tượng trưng cho thi thể thai nhi. Nếu người phụ nữ sảy thai ở nơi xa lạ thì các Po Acar ra  cạnh làng về hướng nam lấy một nắm đất để tượng trưng cho thi thể thai nhi. Nắm đất này được nắn theo hình người, quấn qua vài lớp vải trắng. “Thi thể của thai nhi” được Po Acar mặc nhiều lớp “áo”. “Áo” là một dải khăn màu trắng nhỏ được cắt theo hình thù tượng trưng áo người quá cố. “Thi thể của thai nhi” được Po Acar thực hiện nghi thức tắm, rồi chôn trong Ghur, tương tự người chết. Trong Mbuic haluk, người ta sẽ “gửi” nhiều quần áo, đồ sinh hoạt của trẻ con cho thai nhi. Các vật dụng này được Po Acar thực hiện nghi thức đọc vài đoạn kinh Qu’ran của người Hồi giáo Bàni, để trao cho linh hồn của thai nhi bất hạnh.  Đây là nghi lễ mang giá trị nhân văn sâu sắc. Mbuic haluk cần được giữ gìn, lưu giữ cho người Chăm Awal. 6.Bố trí nhà cửa là công việc của kĩ sư. Đó là cách nghĩ của nhiều dân tộc. Người Chăm không chỉ có vậy. Làm nhà, người Chăm Awal thường hướng mặt nhà về phía aia harei tamâ (hướng tây). Họ tin rằng, làm nhà theo hướng này sẽ làm ăn phát đạt, sớm trở nên giàu có. Vị trí đặt ngôi nhà cũng vậy. Ai có dịp đến thăm các làng người Chăm sẽ phát hiện một điều rất thú vị. Các ngôi nhà được sắp xếp theo một dãy thẳng. Hai bên dãy nhà là hai con đường thẳng táp. Tục này đã tạo ra một không gian rất thoáng cho các làng người Chăm. Trông rất ngăn nắp. 7.Người Chăm xem phun bet (cây bồ đề) là nơi trú ngụ của nhiều vị thần, có cả ma quỷ. Họ cảm thấy sợ hãi khi đi qua. Họ tin rằng cây này mang lại nhiều điều rủi ro, vì thế rất không ưa. Tuy nhiên họ không dám chặt bỏ. Họ tin rằng nếu đụng chạm đến cây này thần linh, ma quỷ sẽ khiến họ gặp nhiều bệnh tật. 8. Đối với người Thiên Chúa, mỗi lần gặp điều rủi ro họ sẽ cầu nguyện để Chúa giúp đỡ. Còn người Chăm thì sao? Họ sẽ cầu mong sự che chở của Po sang. Họ tin rằng Po sang luôn dõi theo bước chân của họ để che chở. Po sang là các linh hồn tổ tiên quá cố. Người Chăm cảm thấy tự tin khi được Po sang che chở. Điều này chỉ có ở người Chăm Awal, Ahiér. Người Chăm Islam cầu mong sự giúp đỡ từ Thượng đế Allah. 9.Sinh ra được một đứa con khỏe mạnh là mong muốn và niềm hạnh phúc lớn lao của người mẹ. Trong thời kì mang thai các bà mẹ không được nhìn thấy những hình ảnh kì dị vì sợ sẽ sinh ra những đứa con tật quyền. Khi sinh con ra còn non tháng, các bà mẹ sẽ tránh gặp người lạ. Và đặt biệt trong sân nhà có đốt lửa sáng. Tất cả điều này đều là niềm tin tâm linh nhằm tránh điều rủi ro. Về tục đốt lửa có thể được giải thích như sau.: Buổi đầu ban sơ có nhiều rừng rậm kèm theo thú dữ, và dĩ nhiên là không thể loại trừ kẻ xấu lảng lách trong bóng tối, và cả ma quỷ - nỗi sợ hãi vô hình. Bóng tối mang lại sự sợ hãi cho các bà mẹ. Điều này gây tâm lí lo ngại. Ánh sáng của lửa sẽ mang lại niềm tin cho họ. Yếu tố này hình thành tục cho đến ngày nay. 10. Phụ nữ sở hữu nhiều vẻ đẹp. Phụ nữ lôi cuốn tâm hồn của nhiều chàng trai, mang lại sự say mê cho các chàng trai. Phụ nữ rất đẹp. Chính vì phụ nữ rất đẹp nên người Chăm cũng sợ ma quỷ, thần linh làm mê hoặc. Thần linh đối với họ không phải vị nào cũng mang lại điều tốt. Các cô gái trẻ, đặt biệt là các thiếu nữ tránh thả tóc khi đi qua bóng tối. Khi tắm ven sông suối họ cũng không buông xõa tóc để tránh Patao aia khap (Thần nước gây mê hoặc). Điều thú vị ở đây là sự trân trọng, quí hóa của tình yêu đôi lứa. Một khi đã yêu một người con gái nào thì bạn sẽ hẹp hòi. Hẹp hòi vì muốn riêng tư cảm nhận vẻ đẹp của người yêu. Không người nào khác được phép cảm nhận vẻ đẹp của các cô gái ngoài người yêu của nàng. Đây thể hiện sự bí ẩn của tình yêu. Vì thế, họ không muốn bất kì một thứ ma quỷ, kể cả thần linh nào chiêm ngưỡng sắc đẹp của nàng. Khi một người con gái buông xõa tóc sẽ tạo ra nét gợi cảm. Nét gợi cảm này chỉ riêng người yêu của nàng chiêm ngưỡng. Thật là một điều kì bí trong tình yêu đôi lứa! 11. Người Kinh quan niệm họ sẽ giao cảm được với linh hồn thế giới bên kia và các thần thánh qua việc thấp nhang. Khói nhang bay ngun ngút sẽ khơi dậy niềm tin tâm linh cho họ. Ta thường thấy nhiều người Kinh thấp nhang thờ tổ tiên. Họ cũng thờ Phật, các vị Bồ tát… qua cây nhang cháy đỏ rực. Người Chăm thì niềm tin tâm linh được khơi dậy qua ngọn lửa pang jién (nến), khói gihluw asar (trầm hương). Pang jién được làm bằng sáp ong. Người ta thường thắp sáng pang jién khi cúng tổ tiên thần linh. Trong lễ Ramâwan, họ đưa ra lời đối thoại với người quá cố cầu mong điều an lành qua ngọn lửa của các pang jién. Trong lễ Rija praongcó nhiều pang jién khổng lồ cao 1 – 1.5 m được thắp sáng để làm ý niệm tâm linh. Champa vốn nổi tiếng là xứ sở của trầm hương. Nhiều nhà thơ người Chăm tốn nhiều màu mực để ca ngợi trầm hương. Trầm hương trở thành một đề tài trong nhiều bài văn, bài thơ giống như các cây tùng, cúc , trúc, mai… đối với văn học Hán. Trầm hương là loại cây có giá trị kinh tế cao. Trầm hương không chỉ mang lại sự giàu có về vật chất cho cư dân Champa mà còn mang lại đời sống tinh thần phong phú. Gihluw asar khi đốt sẽ tỏa ra nhiều khói. Khói Gihluw asar không có mùi gây hắc như nhang. Trong lễ tảo mộ của người Chăm Awal họ thường đốt gihluw để giao cảm với linh hồn tổ tiên. Gihluw asar cũng khơi dậy niềm tin tâm linh không kém pang jién. Tôn giáo Tôn giáo chi phối nhiều đến các nghi lễ phong tục. Nó như một khung xương tạo dựng bộ dạng của nền văn hóa, qua đó các nghi lễ phong tục được hình thành. Người Chăm theo hai tôn giáo chính: Bà La Môn và Hồi giáo.  1.Bà La Môn được du nhập vào Champa từ thế kỉ thứ IV. Bà La Môn (Brahman) vốn là danh từ chỉ một đẳng cấp ở Ấn Độ gồm các tu sĩ, triết gia, học giả, các chức sắc tôn giáo. Bà La Môn là tôn giáo được hình thành ở Ấn Độ vào khoảng năm 1.500 trước Công nguyên, chủ trương thờ đa thần (polytheism).  Các vị thần Brahma (đấng sáng tạo), Vishnu (đấng bảo tồn), Shiva (đấng hủy diệt) chuyển hóa lẫn nhau trong một Trimurti (tam vị nhất thể). Nếu như ở Ấn Độ, Brahma được tôn thờ nổi trội so với các vị thần kia, thì đối với người Champa, họ đã tiếp biến tôn giáo này: Thần Shiva được tôn thờ  vượt trội hơn hẳn. Quả vậy, người Champa đã biến Brahma giáo thành Shiva giáo. Thần Shiva được thờ dưới dạng hình tượng Linga. 2.Hồi giáo Bàni được du nhập vào Champa từ cuối thế kỉ thứ X nhưng chỉ thực sự biểu hiện mạnh ở thế kỉ XVII.  Ban đầu, người Bàni chỉ thờ duy nhất Đấng tối cao Allah. Cách hành lễ của họ cũng mang nhiều nét tương đồng với cộng đồng Hồi giáo quốc tế. Po Aulaohđã đi hành hương Thánh địa La Macque.  3.Năm 1471, thành Vijaya (Đồ Bàn) bị thất thủ. Champa bước vào ngưỡng khủng hoảng nhiều mặt. Niềm tin vào các vị thần Bà La Môn bị giảm sút. Ấn Độ cũng không còn liên hệ với Champa nữa.  Người Champa muốn tìm kiếm một chỗ dựa mới về tinh thần. Nhiều người Champa đã cải đạo vào Hồi giáo. Đến thế kỉ XVII, số lượng tín đồ Hồi giáo đã chiếm ½ dân số. Mâu thuẫn tôn giáo diễn ra gay gắt.  Po Romé chủ trương một cuộc cải cách cho dung hòa hai tôn giáo này. Người Bà La Môn thờ cả Allah, và người Bàni thờ luôn các vị thần Bà La Môn. Đồng thời, ông còn cho kết hợp với một số tín ngưỡng dân gian bản địa. Đó là đề thuyết giải quyết mâu thuẫn tôn giáo và tìm chỗ dựa về tinh thần của ông. Về chính trị, ông mong muốn hợp nhất cộng đồng Chăm, tránh bị chia rẽ. Về cuộc cải cách này, người Chăm hiện nay còn tồn tại ý kiến bất đồng. Một số người Chăm Hồi giáo chính thống phản biện lại, vì cho rằng cuộc cải cách này đã phạm nhiều điều luật quan trọng của người Hồi giáo. Hiện nay, nhiều hộ người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn còn thực hiện theo thành quả của cuộc cải cách tôn giáo này. Họ thờ nhiều tín ngưỡng đa thần bản địa, gọi chung là ngap yang. Ngap yang phổ biến là các nghi lễ: ngap tanâh riya (cúng thần đất), ngap pabaiy (tế dê cho thần, cầu mong điều lành), … Tuy nhiên, người Bàni có xu hướng đơn giản hóa các lễ ngap yang, từ bỏ một số lễ ngap yang mà họ cho là không cần thiết. Trong cách hành lễ của các tu sĩ, họ tập trung tôn thờ Allah. Người Bà La Môn cũng đơn giản hóa nhiều lễ ngap yang hơn. 4.Hồi giáo chính thống (Islam) là một tôn giáo độc thần, chỉ tôn thờ Đấng tối cao Allah.  Hồi giáo ra đời từ thế kỉ VII, tại bán đảo Ả Rập, do Thiên sứ Muhammadnhận mặc khải của Thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael. Tín đồ Hồi giáo cũng tin rằng Muhamed là vị Thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Qu’ran Sau những lần thất bại trước đoàn quân Nam tiến của Đại Việt. Người Champa bắt đầu di cư vào Campuchia, diễn ra mạnh mẽ vào các năm 1471, 1692, 1832. Họ tiếp thu giáo lí Islam từ người Mã Lai ở đây, hình thành Cộng đồng Chăm Hồi giáo chính thống. Thế kỉ XIX, nhiều người Chăm ở Campuchia bị ngược đãi, buộc phải di cư sang lánh nạn trở lại Việt Nam. Họ được nhà Nguyễn cho định cư ven sông Mékong, An Giang. Họ thành lập 7 ngôi làng. Các giáo luật Islam được tuân thủ nghiêm ngặt. Về sau, bộ phận người Chăm ở đây di cư sang sinh sống ở nhiều vùng trong Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Thế kỉ XX, một số người Chăm Ninh Thuận tiếp nhận Islam từ bộ phận người Chăm Islam Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đến truyền giáo cho người Chăm ở Ninh Thuận. Người Chăm ở đây còn gọi Islam là Asulam hay Akhlam. Cộng đồng này sinh hoạt độc lập so với người Chăm Hồi giáo Bàni. Hiện nay, Islam có xu hướng tăng lên. Quan điểm Trong quá trình sinh sống, người Chăm đã sáng tạo nhiều giá trị tinh thần trong đời sống tâm linh mang tính cố kết cộng đồng dân tộc. Họ luôn luôn đi tìm sự lí giải trong nhân sinh quan về vũ trụ và đời thường. Họ có ý thức gìn giữ nét đẹp văn hóa mà tổ tiên để lại, nhưng không ngần ngại cải biến một số lễ nghi cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, và cũng đồng ý tiếp nhận cái mới. Các điểm khác biệt này không tồn tại độc lập mà luôn đấu tranh và bổ sung lẫn nhau. Điều này tạo ra sự phong phú trong đời sống tâm linh người Chăm. Tôi được sở hữu dòng máu của  một dân tộc có nền văn hóa đồ sộ. Tôi cảm thấy tự hào về các  tinh hoa trong nền văn hóa của dân tộc. Nền văn hóa ấy thể hiện sự nhạy cảm trước sự huyền bí của cuộc đời. Họ không ngừng mò mẫm tìm hiểu sự huyền bí ấy. Đây chính là lí do khiến họ tiếp nhận và sáng tạo nhiều giá trị văn hóa tâm linh làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần. 1.Ta là ai? Đứng trước vũ trụ bao la này, con người luôn trăn trở. Quả là một điều ngu ngốc nếu con người không đặt câu hỏi và tìm cách lí giải điều đó. Và quả là một dân tộc không khôn ngoan khi không trăn trở điều này. Các lí giải về vũ trụ và đời thường trong các triết lí tín ngưỡng, tôn giáo dù đúng hay sai vẫn thể hiện một quá trình tìm tòi đáng ghi nhận.  Sự tò mò khiến con người đi tìm sự lí giải. Sự lí giải nguyên sơ về thế giới của con người phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan. Nhưng tính khách quan cũng không thể có nếu không dựa trên cơ sở tính chủ quan. Khoa học không thể đứng vị trí cao nếu bỏ qua các triết lí tôn giáo ban sơ.  Khoa học được thực nghiệm chứng  minh tính chân lí nhưng nhiều triết lí tín ngưỡng, tôn giáo cũng được chứng minh qua hoạt động thực tiễn; tuy ta không thể không phủ nhận một số thành tố lạc hướng, nhưng ai dám khẳng định rằng các chân lí trong khoa học là hoàn toàn đúng?  Khi nói về quan điểm giữa khoa học và tín ngưỡng, tôn giáo người ta thường nghĩ về sự đối lập. Thực ra gữa hai khái niệm này có bổ sung lẫn nhau. Các quan điểm trong tín ngưỡng, tôn giáo gợi ra nhiều đề tài, vấn đề cho khoa học nghiên cứu. Và có rất nhiều kiến thức trong các bộ kinh thánh của các tôn giáo được khoa học xác nhận tính đúng đắn.  2.Con người nhìn nhận thế giới qua nhiều nhãn quan khác nhau. Cách nhìn nhận khác nhau này đã sinh ra nhiều điều phong phú trong sinh hoạt văn hóa. Thật là một điều hoang vắng, rập khuôn nếu như các nền văn hóa trên thế giới cùng quy tụ một nhân sinh quan. Thật là một lỗ hỏng kiến thức khi người ta so sánh giá trị cao – thấp giữa các nền văn hóa. Vì vậy, các giá trị văn hóa tâm linh của người Chăm không thể bị đánh giá thấp hơn so với các giá trị tâm linh của nền văn hóa khác. 3.Sati – một tục hình thành ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến Champa. Đây là một thành tố trong thế giới quan về tôn giáo bị sai lệch. Nhiều người thường lợi dụng điều này để hạ bệ đời sống tâm linh Champa. Sati vốn là tên của vợ thần Shiva. Khi Shiva chết, vì quá thương chồng, nàng nhảy vào lửa trong đám thiêu. Do nhận thức con người lúc này còn hạn chế, sự việc này phát sinh thành một tục. Ở Ấn Độ, nhiều phụ nữ phải chịu vào lửa trong đám thiêu của chồng. Tuy nhiên, khi ảnh hưởng vào Champa, chỉ có hoàng hậu mới vào lửa trong đám thiêu của vua; đặc biệt việc này phải được sự đồng ý của hoàng hậu. Người Champa mặc dù có bị ảnh hưởng Sati nhưng họ vẫn hạn chế đến mức  tối thiểu. Điều này nhiều dân tộc khác cũng theo Bà La Môn không thể làm được. Đây chẳng phải là một tiến bộ, một sự đột phá đó sao?  Đời sống tâm linh người Chăm là thế. Rất phong phú! Người Chăm biết tiếp nhận văn hóa của các nền văn minh khác, và sáng tạo các giá trị mới từ nền văn minh này. Người Chăm cần ý thức điều này để làm vun đắp niềm tự hào dân tộc. Đồng thời họ cũng phải bảo vệ nét đẹp này. Các giá trị tâm linh là thành tố tinh thần quan trọng trong văn hóa Chăm. 
0 Rating 667 views 0 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On December 25, 2013
Công an bóp cổ dân (Ph. RFA) Trước thềm Giáng Sinh 2014, đài Á Châu Tự Do loan tin rằng Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới chuyên nuôi dưỡng nhóm công an côn đồ để “đè đầu bóp cổ dân chúng”. Trong thời gian gần đây, một số bloger có lần báo động “vào đồn công an là người sống mà ra khỏi đồn công an thành người chết (…) Một khi hành hung chết dân, công an thường quy trách cho nạn nhân vào đồn công an để…tự tử,  tự đập đầu vào tường hay chết do suy tim, sốc ma túy (…) Công an và côn đồ là lực lượng mà CSVN sử dụng để trấn áp nhân dân. Một Nhà nước dùng những chất dơ bẩn như mắm tôm, phân và nước giải người để cai trị. Như vậy Nhà nước CSVN hèn hạ đến mức nào? Xã hội VN đã bị đảo lộn, đạo đức suy đồi và những thói hư tật xấu xuất hiện ngày càng nhiều. Còn Cộng Sản là còn những nỗi đau, còn sự dối trá, còn những oan khiên cho dân tộc VN”   Công an cấu kết côn đồ Cũng theo đài Á Châu Tự Do, hành động đàn áp “thỏai mái” vẫn tiếp diễn như thế tại Việt Nam, một quốc gia vừa có chân trong Hội Đồng Nhân quyền LHQ, khiến công luận, nhất là các tổ chức nhân quyền thế giới, lên án và báo động về tình trạng công an VN đánh dân ngày càng nhiều hơn, dã man hơn, bằng phương cách tinh vi hơn (…) Các trang mạng xã hội lề dân cho rằng những vụ sử dụng bạo lực trong quan hệ dân sự càng diễn ra thường xuyên, man rợ, rừng rú, mạnh hiếp đáp yếu, nhân danh quyền lực Nhà nước ức hiếp dân (…) Công an cùng côn đồ dùng sức mạnh Nhà nước và sức mạnh xã hội đen đánh người dân lương thiện (…) Công an huy động côn đồ hành hung dân đến làm việc ngay trong phòng trực ban công an. Công an đánh chết dân ngay trong nhiệm sở chỉ vì những vụ việc dân sự thông thường hàng ngày (…) Xã hội Việt Nam cứ mãi mãi là xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể trong xã hội rừng rú đó (…) Hạ nhục, vu khống, hành hung, hay giam cầm người dân đã trở thành thuộc tính của từng đảng viên. Công an tuyển chọn Nguyễn Văn Tỷ làm nghề bút chiến Dân tộc Chăm là thành phần dân bản địa cũng không thoát ra khỏi chính sách đàn áp và khủng bố này. Tổ chức công an không ngần ngại tuyển chọn Nguyễn Văn Tỷ (người Chăm thôn Phước Nhơn, Ninh Thuận) kể từ năm 2006 để xung phong vào “đội ngũ bút chiến” nhằm tiêu diệt trí thức Chăm trong và ngoài nước không đồng tình với chữ viết Chăm cải biến của Ban Biên Soạn. Vào tháng 4 năm 2013, Nguyễn Văn Tỷ viết thư cho Bộ Giáo Dục Việt Nam để tố cáo 13 trí thức Chăm viết tác phẩm Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp (ấn hành 2011) là thành phần chống phá Ban Biên Soạn, tức là chống phá cơ quan nhà nước và lên án Po Dharma và mạng web Champaka.info là thành phần phản động. Tiếp theo bức thư cáo kiện này vào tháng 4-2013, Nguyễn Văn Tỷ tung ra 90 thư nặc danh để mạ nhục, phỉ bán, chà đạp lên thanh danh của trí thức Chăm trong và ngoài nước, nhất là Ts. Po Dharma, một thành viên Fulro hiện đang sinh sống tại Pháp mà công an VN và Nguyễn Văn Tỷ xem đó là đối tượng thù địch cần phải tảy chay và dẹp tắt. Chỉ vì không đồng tình với chữ Chăm có “paoh gak”, Nguyễn Văn Tỷ viết thư tố cáo trí thức Chăm trước Bộ Giáo Dục và viết 90 thư nặc danh bôi nhọ họ một cách vô văn hóa. Chỉ cần đọc thư nặc danh số 88, 89, 90 sau đây, độc giả có thể đánh giá thế nào là hành động “côn đồ” của Nguyễn Văn Tỷ dành cho trí thức Chăm. Nguyễn Văn Tỷ là vị học thức hay kẻ côn đồ chống trí thức Chăm?   Po Tao 21-12-2013   Có một BBT CHAMPAKA.INFO có trụ sở tại nước văn minh nhất trên thế giới do Pgs ts Podharma làm tổng biên tập, Gs địa lý Abdul Karim làm chủ biên vừa đăng bài viết : “chờ cái lồn” do tác giả nhóm cải lùi của các ts thúi trong nước đồng quan điểm , nhằm oanh tạc hạ bệ bôi rêu thành phần trí thức thật trong và ngoài nước ủng hộ nhóm cải tiến của BBSSC , và đặc biệt là Lưu Quang Sang và Phú Trạm được nhóm này chăm sóc kỹ hơn vinh danh làm tựa đề .   Cứ cho là thơ của Insara có tà dâm nghệ thuật, nhóm ts thúi ghét cay ghét đắng Insara đi nữa, thì họ cũng không bao giờ dám cầm cây viết để viết lộ liễu như thế này. Mà chính xác “chờ cái lồn “ này là do Đầu Bò Đủ thần kinh kinh niên và Đầu Heo Karim lưu manh dựa hơi chêm vào nhằm trút bớt đi cái cục nghẹn đang nằm trong cổ họng do ông NVT thải ra hai tên này lỡ nuốt vào mà không lối thoát.   Hai tên đầu bò đầu heo lúc này rất đắc chí khi được đồng minh các ts thúi 13 tác giả do ts tiền Thành Phần trong nước cầm đầu và tàn mạt Thập Liên Trưởng gọi tên từng người một các bậc trí thức thơm ra mà chửi rủa bôi rêu trù ẻo. Tụi bay cứ rủa cứ trù đi càng nhiều bao nhiêu thì các tên tuổi của cá vị trí thức này càng vĩ đại bấy nhiêu. Potao xin cá cược với tụi bay là khi các vị sư phụ đó đọc được bài của tụi bay thì ông nào cũng cười té đái trong quần hết.   Một trang web champaka.info chính thống có đầy đủ thành phần đầu bò đầu heo đặt trụ sở tại nước ngoài, chỉ để dành đăng tải những bài viết vô văn hóa như thế này . Mai mốt lại có tác giả nặc danh khác nhờ web champaka.info đăng tải bài “chờ con cặt” thì nhóm này cũng đăng luôn cho đủ bộ sậu . Potao tôi nhắc nhở cho cả nhóm tụi bay nếu có đủ hai món này thì nhóm tụi bay nên để dành làm mồi ăn nhậu thì hay hơn là gởi đi.   POTAO   Sử Thị Thúy Diễm 21-12-2013   Kính thưa bà con   Sáng nay đọc bài Champaka: “ Phú Trạm-Lưu Quang Sang: kẻ giấu mặt trên chiến trường Akhar Thrah”. Thúy Diễm cười no nê từ đầu đến cuối bài, đây cũng là trò hài hước cho bà con Chăm thư giãn cuối tuần sau một ngày làm việc cực nhọc. Cười cho cái tầm quá thấp của một Ts làm khoa học, cười cho tâm địa thấp hèn nhỏ nhặt của một người bệnh hoạn Quảng đại Đủ   Thời gian này Thúy Diễm bận rộn cho việc thi cuối năm, thấy thật mất thời gian cho những bài viết hết sức nhảm nhí vàn yếu kém của Champaka, nhưng nếu im lặng thì chẳng có ai để trả lời, bởi những Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Chế Linh, Quảng Đại Cẩn, Inrasara… hai thập niên sau chưa chắc thèm trả lời cho những kiểu văn chương “hàng cá hang thịt” như thế này. Làn trước Thúy Diễm nói rõ: Mỗi bài viết của Đủ thần kinh thì ít nhất 3,4 lỗi sơ hở và tào lao điếm đàng, bài này ít nhất 10 lỗi ngu dốt và dưới tầm :   Ngu 1. Suốt 7 năm ròng Đủ thần kinh than khóc với bà con Cham rằng: Sao nhiều thư nặc danh không dám ra mặc đối thoại với mình, (tới thời điểm này nhóm Champaka đếm được 82 thư nặc danh). Nhưng thật trớ trêu Đủ thần kinh bỏ tiền sáng lập một trang Web hoành tráng, chiêu mộ “một bầy heo trí thức hải ngoại” Thỏa Căn Vinh, và mới đây tuyển thêm heo rừng Tài Đại An làm cố vấn, nhưng lạ, nhóm lưu manh này hèn nhát núp bong nặc danh: Lý Nhân Tâm,Parong Kacau, BBT Champaka, Sohaniim, Jamathuot, Ja Karo, và hôm nay là A Giao. Đấy thể hiện rõ một bầy súc vật chẳng biết mắc cỡ là gì??!!   Ngu 2. A Giao viết: “ Đề nghị Champaka chiếu cố đăng bài này cho tôi, bức xúc quá, gửi email sợ công an bắt”. Đọc câu này bà con Cham được một phen cười bể bụng, nếu tên “Quảng Đại A Giao” này có ý tưởng góp ý tranh luận thì sợ gì công an nhỉ?? Mà Công an nào rảnh rỗi chờ bắt mấy tên hèn nhát đâm thọc nhau nhi??!!, và nếu gửi qua email sợ bị bắt nhưng gửi cho Champaka đăng thì không bị bắt sao, hiiii….. Chắc Anh A Giao này tin chắc rằng một bầy súc vật heo bảo vệ được cho mình sao??!!   Ngu 3. Một điều bà con Cham thấy rõ Trên thế giới không ai ngu hơn bầy súc vật Champaka, viết chê bai xuyên tạc đối thủ mình có cơ sở, có sự thật thì đã bị dư luận mỉa mai khinh khi, huống chi viết bừa bãi dối trá, toàn vu khống thì thật là không có điều gì bẩn thiểu hơn, xin bó tay lắc đầu!! Ngu 4. Ông Nguyễn văn Tỷ sinh năm 1935, năm nay 78 tuổi, Chế Linh sinh năm 1942, 71 tuổi, nhưng A Giao Champaka thêm tuổi NVT là 85, chế Linh hơn 80….”Quảng Đại Cẩn bảo vệ xong Ts không có năng lực làm việc trí óc với Mỹ, chỉ xin làm việc tay chân nhà hàng, sát sinh giết thịt lợn gà..v.v..và v.v…..Một Champaka được sáng lập với ý tường làm đẹp Cham, tổ chức hội luận, viết lịch sử 33 năm cuối Champaka, nhưng hành động việc làm chẳng hơn các bà bán các ngoài chợ bêu rếu nhau cho đã tức???, vậy bà con Cham thấy như thế nào nhỉ   Ngu 5. A Giao-Đủ thần kinh kết tội “Inrasara đánh phá phụ nữ Chăm Chế Kim Trung, Chế Mỹ Lan và bên vực Hồ Trung Tú cho rằng Mỹ Sơn là của người Việt, tác Phẩm 500 năm như thế”. Một Ts tốt nghịệp Sorbon Pháp nhưng có cách hành văn tư tưởng độc ác và thấp kém đến mức độ vậy sao thưa quí vị???, Vậy Đủ thần kinh cho bà con thấy đượ bằng chứng không nhỉ, sự thật là Web Inrasara đang bảo vệ và ca ngợi CKT và CML mà? Và phản đối góp ý với Hô Trung Tú rõ rang và minh bạch rành rành đấy mà, cách điếm đàng hèn nhát này thì Chính CKL và CML dâng món đăc sản của mình để tặng Đủ thần kinh và bầy súc vật Champaka( cách đây 2 năm cũng có phụ nữ Cham DTH dâng tặng quà độc này cho nhóm này rồi)   Ngu 6. Thật lạ trên đời này một tên súc vật được cho đi học nước ngoài lấy bằng Ts lịch sử, nhưng quanh năm suốt tháng treo hình điểm danh các trí thức gạo cội hàng đầu Cham để chửi bới, lạ thay suốt 7 năm chẳng thấy một ai ngó ngàng bận tâm hay trả lời cho Ts thần kinh này, ngược lại chỉ thấy mấy anh em thanh niên choai choai đối thoại như Quảng Trung Hiếu, Potao, Thúy Diễm, Thành Phố buồn…. đấy là một điều vô cùng nhục nhã cho bầy heo Champaka   Ngu 7. Chỉ vì không ai đồng tình với chữ Cham thời hoàng gia 200 năm về trước, mà Đủ thần kinh cùng nhóm “trí thức heo Champaka” tạo chiến trường vô bổ, truy lung các đời tư cá nhân một cách dối trá và vô cùng dơ bẩn để đập phá thù địch, hành đông mất dạy này không những thay đổi được chiến trường Akhar Thrah mà còn là hiệu ứng xấu cho dân tộc anh em nhìn vào nhóm Champaka này, Nếu một người tỉnh táo, có sức khỏe, có ý thức thì có chọn giải pháp kết thúc cuộc chiến như Đù thần Kinh này không thưa quí vị???   Ngu 8. Cách đây 2 năm Thành Đài có một câu rất hay để mỉa mai Đủ thần kinh: gieo gió gặp bão, nếu anh bắn quá khứ bằng sung lục thì tương lai sẽ nã anh bằng đại bác” Hôm nay Đủ thần kinh hết sức lực, cạn từ ngữ nên bê nguyên si câu này làm ý tưởng của mình.   Với những bài viết xuyên tạc dưới tầm trên, đó không phải là ngẫu nhiên mà là một quá trình hành động có hệ thống, âm mưu đen tối phá nát sự đoàn kết Cham. Đó là triết lý của tạo hóa, khi anh có tâm địa độc ác, yếu kém về nhân cách, què quặt ý tưởng thì sẽ dẫn đến hệ lụy tê liệt và sụp đổ. Đó cũng là điềm gở mà Poyang Cham sui khiến nhóm “Cham gian” vào con đương chết   Với thể loại bài viết dưới tầm, xuyên tạc đời tư người khác thì nhóm Champaka như cái xác không hồn, không tự chủ bản than, không tỉnh táo, sống vô thức…. Chúng ta nên thăm viếng truy điệu đưa bày súc vật này về nơi an nghĩ cuối cùng   Chúc bà con sức khỏe   Sử Thị Thúy Diễm   Châu Văn Toàn Ngày 23-12-2013   Nói về chú Đỏ Quảng Đại Đủ   Từ trước giờ tôi vẫn theo dõi kỷ các tin túc của các email người Chăm. Nay thấy sốt ruột quá nên mới mạo muội viết mấy hàng này để tỏ bày quan điểm về chú Đỏ Po Dharma như sau:   1/ Tôi thấy anh em hiền từ quá dẫn đến khờ khạo, cứ nhắm mắt mà cãi vã với Dharma, chắc mong muốn thuyết phục Dharma chấp nhận lẽ phải, trở lại con đường chân chính để đoàn kết, xây dựng và phát triển v.v… Các anh em lầm to rồi!!! Tôi đố ai có thể thuyết phục Dharma trở lại con đường phục thiện, biết đúng, biết sai, biết phải, biết quấy? Các anh nói: 2 + 2 = 4, thì Dharma khẳng định, dứt khoát, kiên trì và quyết định phải là 5! Không ai lay chuyển nổi. Ai lay chuyển được Dharma, tôi xin không làm người!!   2/ - Dharma là con quạ. Con quạ thì ở phương trời nào cũng đen, nghĩa là đầu óc chứa đựng những ý nghĩ tối tăm, xấu xa, bẩn thỉu. Chỉ biết đến quyền lợi cá nhân mình: lo vơ vét, lường gạt học bổng của sinh viên, củng cố địa vị và tham vọng ngu ngốc của mình là phải làm tổng thống Chăm trên toàn Thế giới, nhất định phải bảo vệ akhar thrah truyền thống, để tiếp tục lừa phỉnh ÉFEO (Trường Viễn đồng bác cổ Pháp) và Đại học INALCO v.v.. và v.v…   • Một ngàn lần các tri thức chân chính đã năng nỉ, van xin Dharma (Chế Mỹ Lan là người tha thiết nhất): hoặc xóa bỏ Champaka và hệ thống báo chí vệ tinh cũng như Website riêng, hoặc phải sửa đổi lại tôn chỉ thật chân thực để phục vụ dân tộc thay vì đánh phá tan nát những đồng tộc của mình, Dharma ĐÃ CƯƠNG QUYẾT KHÔNG THA! CHÚ ĐỎ NÀO THA AI?!   • Kết quả hôm nay “công trình vĩ đại” của chú Đỏ Dharma để lại cho dân tộc Chăm là những hậu quả đáng ghê tởm kinh qua những việc làm phá hoại độc ác của hắn là chia rẽ, hận thù, nát tan…   3/ Vậy Dharma là ai?? Dharma không phải là người. Tôi khẳng định như thế vì người thì phải biết tốt xấu, đúng sai, lợi hại và thương yêu dân tộc bất hạnh của mình. Dharma không bao giờ biết những giá trị đó (hay chỉ mị dân) như thế thì Dharma chỉ là CHÚ ĐỎ là THÚ VẬT, đúng là “loài thú nhai lại”! Các anh cũng đã từng nghe – biết là con thú này thường nhai giẽ rách, rất ưa thích những đồ dơ bẩn là thức ăn của nó, đặc biệt là đồ dơ uế của phụ nữ! Các anh em đã biết quá rõ, tôi xin không cụ thể hóa!   4/ Ai còn trao đổi, thuyết phục Dharma nữa thì tôi cho là người khờ dại… đến mất lý trí, không hiểu đời vì không hiểu Dharma là ai. Tóm lại, người đó có KHÙNG hơn Dharma điên, nát rượu! Nếu cần thiết, chỉ nên trao đổi với các trí thức Chăm trừ Dharma chú Đỏ ra…   KẾT LUẬN:   Nếu các bạn là tri thức chân chính thì hãy suy nghĩ lại cho kỷ việc làm của Dharma nhằm không trao đổi với Dharma và phải tẩy chay Champaka, hoặc phải quay đầu là bờ… Kính chúc các bạn sức khỏe!                                                                                                      22/12/2013                                                                                                       Thân ái                                                                                                  Châu Văn Toàn  Written by BBT Champaka.info    theo champaka.info
0 Rating 661 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 19, 2012
CHẾ BỒNG NGA, LÊ THÁNH TÔNGVÀ HOÀNG ĐẾ NHÀ MINH CỦA TRUNG HOA Andrew Hardy   Tại kinh đô ở Nam Kinh, ngày 25 tháng 7 năm Hồng Vũ thứ tư (1371), hoàng đế nhà Minh của Trung Hoa tiếp nhận một tấu văn cỡ lớn làm bằng vàng lá, trên khắc chữ ngoại quốc. Sau khi dịch, hoàng đế biết rằng những hàng đầu tiên của tấu văn này được đọc như sau: “Hoàng đế Đại Minh đã lên ngôi vỗ yên bốn bể. Bệ hạ như bầu trời và mặt đất bao phủ và chứa đựng muôn loài, như mặt trời và mặt trăng chiếu sáng vạn vật. Sánh với bệ hạ, A-da-a-zhe chỉ như một cọng cỏ. Bệ hạ thương kẻ hạ thần đã sai sứ ban cho thần ấn vàng và sắc phong cho thần làm vua xứ này. Thần rất biết ơn và tự hào, và sẽ như vậy mãi mãi”(1). Tác giả của tấu văn này, A-da-a-zhe, được biết đến trong lịch sử là vua Chămpa Chế Bồng Nga. Trong sắc phong 1 năm trước đó, hoàng đế đã giải thích những nguyên tắc trong mối quan hệ của họ ở tương lai: “Rõ ràng là đứng giữa thiên hạ, vỗ về bên ngoài, ta coi tất cả là như nhau. Ngươi phải chú tâm vào nhiệm vụ bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng một cách cẩn trọng và nhất quán, mãi duy trì là một chư hầu”. Với tấu văn trên, Chế Bồng Nga bắt đầu việc trao đổi thư từ với hoàng đế, kéo dài trên một phần tư thế kỷ. Đọc chúng trong biên niên sử nhà Minh, chúng ta có thể thấy Chế Bồng Nga ngày càng tăng cường thử độ nhẫn nại của hoàng đế như thế nào qua việc phá vỡ luật lệ đã được giải thích từ những năm đầu của triều đại. Một thế kỷ sau, cũng biên niên sử đó mô tả việc trao đổi thư từ khác thử độ nhẫn nại của hoàng đế, thậm chí còn căng thẳng hơn. Trong trường hợp này, không phải vua Chămpa đã phá vỡ luật lệ mà là hàng xóm của ông ở phía bắc, vua Việt Nam Lê Thánh Tông. Nguyên nhân khiến cho cả hai vị hoàng đế bực tức là những câu chuyện lịch sử nổi tiếng và có một điểm chung: cả hai đều có kết quả là quân đội của nước kia phá hủy kinh đô của một nước. Chế Bồng Nga chiếm Thăng Long trong những năm 1370; Lê Thánh Tông chiếm Vijaya (nay là Đồ Bàn, tỉnh Bình Định) năm 1471. Từ nhãn quan của triều đình Trung Hoa, bài viết này xem xét sâu hơn bối cảnh lịch sử của hai câu chuyện với mục đích đề ra một cuộc tranh luận về sự trường tồn khác thường của Thăng Long trong vai trò là thủ đô chính trị của Việt Nam, điều mà tôi coi là vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà sử học nghiên cứu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Chế Bồng Nga Trong tấu văn năm 1371, sau phần thăm hỏi được trích dẫn ở trên, Chế Bồng Nga đi thẳng vào vấn đề. Ông kêu rằng Việt Nam “đang sử dụng quân đội tấn công biên cương” và đề nghị giúp đỡ dưới dạng “vũ khí, nhạc cụ và nhạc công”. Hoàng đế đã từ chối can thiệp; với đề nghị về âm nhạc, ông khuyên Chế Bồng Nga chọn người của mình “và gửi họ tới kinh đô để học hỏi”(2). Hai năm sau, hoàng đế thiết triều cùng các quan cận thần quyết định cách xử lý liên quan đến chiến tranh giữa Việt Nam và Chămpa: “Năm trước, An Nam dâng biểu tâu rằng Chămpa đã xâm phạm biên cương. Năm nay, Chămpa hiện quả quyết rằng An Nam đã quấy rối cương vực của mình. Cả hai nước này đều phụng sự triều đình, nhưng ta chưa xác minh được bên nào đúng và bên nào sai. Hãy cử sứ thần tới hai nước này lệnh cho họ chấm dứt chiến tranh và để cho dân chúng nghỉ ngơi”(3). Năm 1377, biên niên sử ghi lại thất bại và cái chết của vua Việt Nam trong cuộc tấn công vào kinh đô Chămpa(4). Hai năm sau đó, hoàng đế vẫn tiếp tục duy trì cách tiếp cận không thiên vị đối với chiến tranh, răn đe Chế Bồng Nga bằng những lời lẽ sau: “Các ngươi phải bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng. Không được đề cập đến chuyện tranh cãi. Ngươi phải được răn rằng Hoàng thiên có thể hài lòng lẫn không hài lòng”(5). Năm 1380, thái độ căng thẳng của hoàng đế bộc lộ trong chiếu chỉ gửi vua Việt Nam: “Ai đúng ai sai ta không biết. Nếu oán giận không được xoa dịu và thù địch không được hóa giải, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Nếu ngươi nghe theo lệnh ta, chấm dứt chiến tranh và nuôi dưỡng dân chúng, điều đó sẽ được phản ảnh lên Thiên kính và ngươi rõ ràng sẽ chứng kiến sự thịnh vượng lâu dài. Nếu ngươi không theo lệnh ta và khăng khăng tiếp tục theo cách của mình, ta e rằng nó sẽ giống như đã xảy ra trong thời Xuân Thu và ngươi sẽ mang tai họa đến cho mình”(6). Vài tháng sau, chiếu chỉ của hoàng đế gửi cho Chế Bồng Nga cũng chứa đựng sự răn dạy: “Một số nước rõ ràng có khả năng hành động một cách nhân đức và do đó họ phù hợp với Thiên đạo. Những nước này sao mà không tồn tại lâu dài, con cháu kẻ cai trị sao mà không thịnh vượng? […] Nếu ngươi không làm như vậy và vẫn muốn tiến hành tấn công, năm này qua năm khác sẽ trở thành cuộc chiến tranh cay đắng. Không có cách nào để xác định ai thắng ai bại. Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”(7). Khoảng năm 1388, sự nhẫn nại của hoàng đế bị cạn kiệt. Chế Bồng Nga phái con trai của mình tới Nam Kinh với một thái độ kính trọng, đồng thời ra lệnh cho người đóng giả cướp biển để trộm đồ cống nạp cho thiên triều trên đường đến từ Campuchia. Hoàng đế hỏi: “Sao ngươi đứng đầu một nước vẫn có thể xúc phạm tàn bạo đối với Thiên tử?”(8). Sứ thần Chămpa sau đó “đã dâng cống sản phẩm địa phương để thú tội”(9). Tiếp theo, chúng ta thấy Chămpa trong biên niên sử ở mục ngày 2 tháng 12 năm 1391: Quốc sư Tao-bao Jia-zhi được phái đến từ nước Chămpa đã trình biểu chương bằng vàng và dâng cống sừng tê, nô lệ và vải vóc. Hoàng đế nói với Thượng thư Bộ Lễ rằng: “Tất cả những vật này là đồ cướp bóc. Chúng sẽ không được thu nhận!”. Trước đó, Thái sư Chămpa là Ge-sheng đã giết vua và tự lập mình làm vua. Vì vậy mà hoàng đế ra lệnh từ chối đồ cống nạp(10). Đó là quan điểm về triều đại Chế Bồng Nga từ hoàng cung đế chế Trung Hoa ở Nam Kinh. Lê Quý Đôn đưa ra một nhãn quan thẳng thắn và Việt Nam hơn về những sự kiện trong chiến dịch quân sự đầu tiên của Chế Bồng Nga: Năm Thiệu Khánh thứ 10, vua Trần Nghệ Tông (năm Tân Hợi) [tức 1371 sau CN.], tháng 3 nhuận, người nước Chiêm Thành vào cướp phá nước ta. Thuyền họ vào cửa biển Đại An [thuộc địa phận tỉnh Nam Định], rồi thẳng đến xâm phạm Kinh kỳ, đốt phá, cướp bóc rồi trở về(11). Các sự kiện vào cuối những năm 1370 và đầu những năm 1380 được tóm tắt lại như sau: Trần Phế Đế (1377 – 1388) lên ngôi thay Duệ Tông. Chỉ 6 tháng sau khi Duệ Tông tử trận, quân Chiêm “vào cửa Thần Phù (Yên Mô, Ninh Bình) rồi lên cướp phá kinh thành Thăng Long”. Không ai chống giữ được. Năm 1378, quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An rồi ngược sông Hồng lên đánh phá Thăng Long. Từ năm ấy đến 1383, nhiều trận giằng co Chiêm – Việt trên đất Nghệ An – Hà Tĩnh. Giữa năm 1383, Chế Bồng Nga lại đem quân đánh phá Thăng Long, vua ra vào Việt Nam như đi vào chỗ không người, chỉ trong mấy năm đến phá kinh đô 3 lần, làm cho vua tôi phải kinh hoàng”(12). Lê Quý Đôn cung cấp một phiên bản súc tích về kết thúc ngoạn mục của triều đại Chế Bồng Nga. Năm 1390, khi cua Chămpa bị giết trên chiến trường trong lần cuối của hàng loạt các cuộc tấn công vào kinh đô Việt Nam: “Chế Bồng Nga bị tướng Trần Khắc Chân đánh phá và bị đại bại, chết ở sông Hải Triều. Còn bao nhiêu quân lính đều trở về nước họ”(13). Đọc điều này, chúng ta không ngạc nhiên về lời lẽ bực dọc của hoàng đế Trung Hoa trong những chiếu thư khác nhau gửi Chế Bồng Nga và các vua nhà Trần của Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh chiếm phần lớn thời gian của hai thập kỷ, kinh đô Việt Nam đã bị phá hủy nhiều lần, một vua Việt Nam bị giết tại cổng kinh đô Chămpa, và cuối cùng là vua Chămpa bị giết tại cổng của kinh đô Việt Nam. Vài năm sau đó, từ hậu quả không trực tiếp của những sự kiện này, Việt Nam học được sự thật cay đắng trong thành ngữ của hoàng đế về “trai và cò”. Nhà Trần nhanh chóng kết thúc và ít lâu sau, “ngư ông” triều Minh thiết lập sự cai trị trên toàn cõi Việt Nam. Lê Thánh Tông Biên niên sử ghi lại rằng ngày 15 tháng 6 năm 1471 – đúng một trăm năm sau khi việc trao đổi thư từ với Chế Bồng Nga bắt đầu – hoàng đế Trung Hoa tiếp nhận sứ thần từ vua Việt Nam là Lê Thánh Tông, được biết dưới cái tên Lê Hạo. Thông điệp của vua rất thẳng thắn: “Nước của thần rất gần với Chămpa và trong một thời gian dài, chúng thần bị nước này tấn công và hăm dọa. (…) Thần muốn tập hợp binh lính để chiến đấu, nhưng sợ rằng điều này sẽ vi phạm chỉ dụ của Thiên triều. Thần cũng muốn nhẫn nại chịu đựng sự đau khổ (…). Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thần quyết định nhẫn nại và gửi sứ kèm theo tới triều đình để kiến nghị điều này”. Tại kinh đô Trung Hoa, Thượng thư Bộ Binh không tin một câu nào trong thông điệp đó, tâu với hoàng đế rằng Lê Hạo “tham lam vô độ và trong khi ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ, hắn công khai kiến nghị yêu cầu này”. Hoàng đế viết răn đe vua Việt Nam: “Sao ngươi có thể kích động sự thù hằn, tăng cường quân đội và tham gia tấn công chống lại nhau và dành toàn bộ thời gian để khiển trách người đáng kính. […] Người phải rất, rất cẩn trọng”(14). Một năm sau, biên niên sử ghi lại thông điệp được sứ thần chămpa mang tới triều đình Trung Hoa: “Trong tháng hai năm Thành Hóa thứ bảy (tháng 2-3 năm 1471), quân đội An Nam đã tới và tấn công kinh đô của chúng thần, bắt nhà vua Bàn La Trà Toàn và gia quyến đem đi, tổng cộng hơn 50 người. Họ còn thu giữ ấn, đốt nhà cửa, giết hoặc đem đi vô số binh lính và dân thường, cả đàn ông lẫn đàn bà. Hiện nay, em trai của nhà vua Bàn La Trà Toại tạm thời nắm giữ việc quản lý các công việc của đất nước và khiêm nhường đón đợi sắc phong”. Biểu chương này được gửi tới Bộ Binh. Thượng thư Bộ Binh Bai Gui và những người khác tâu rằng: “Vào năm Thành Hóa thứ bảy (1471-72), An Nam tâu rằng Chămpa đã vượt biên giới tấn công họ, và yêu cầu triều đình rủ lòng thương bằng cách kiểm soát sự áp bức. Khi đó chúng thần cảm thấy rằng Lê Hạo đã ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ nhưng lại công khai tâu rằng hắn bị tấn công. Nay hắn đã tàn phá đất nước đó và đem vua của họ đi. Nếu hắn không bị trừng phạt, không chỉ Chămpa sẽ đánh mất lòng trung thành với Trung Hoa mà nó còn có thể khiến An Nam trở thành ngoan cố. Chúng ta cần phái người mang lệnh dụ của triều đình đến cho Hạo, đòi hắn trả vua, gia quyến và ấn tín mà họ đã cướp cho Chămpa, để hành động của hắn không gây nên thảm họa quân sự”. Lệnh của triều đình ban rằng: “Không cần phải phái người tới An Nam. Hãy đợi khi sứ thần từ An Nam đến và ban lệnh của triều đình cho hắn”(15). Vài tháng sau đó, khi sứ thần của Lê Thánh Tông đến, hoàng đế khẳng định mô tả của Việt Nam và Chămpa về các sự kiện là rất “mâu thuẫn”, dụ rằng nhà vua phải ứng xử một cách chính trực và “ngày càng tôn trọng các chuẩn mực đạo đức”(16). Tuy nhiên vào năm 1475, sứ thần Trung Hoa tới triều đình Chămpa, khi đến cảng đã bị từ chối không cho vào và phát hiện ra rằng “toàn bộ gia đình cua Chămpa đã bị An Nam đem đi và lãnh thổ Chămpa đã được đổi tên là thừa tuyên Quảng Nam”(17). Trường nhiều năm, Lê Thánh Tông tiếp tục gửi các tấu biểu không chính xác tới hoàng đế; hoàng đế tiếp tục khuyên ông “tự sửa mình” (18), cho tới ngày hoàng đế nhận được văn bản sau đây trong năm 1478. “Thủ lĩnh Chămpa Bo-long-a-ma trước đây giao hảo với đất nước của chúng thần. Vào năm thứ 11 thời Thành Hóa (1475-1476), hắn thu nhận lực lượng hải thuyền của nước Lưu Cầu bị gió đánh dạt tới đó, sai họ xâm chiếm và cướp bóc. Họ đã bị lính sơn phòng của chúng thần đánh bại. Sứ thần họ Lý nay vừa từ Thiên triều trở về và thần kính cẩn nhận chỉ dụ của triều đình, trách mắng thần đã chiếm đất Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Thần phải trình bày nghiêm túc thực tế một cách chi tiết để chứng tỏ rằng tại sao chúng thần rõ ràng không thể đã làm điều đó. Vùng đất mà Chămpa được phong không có đất đai màu mỡ. Nhà cửa ở đó có vài gia súc và ít lương thực dự trữ, làng quê thiếu dâu và đay, núi non không có vàng và đá quý, trong khi biển thiếu cá và muối. Họ chỉ có ngà voi, sừng tê, gỗ mun. Tuy nhiên, đất nước của chúng thần sản xuất ra những thứ đó nhiều hơn nhiều so với nhu cầu. Làm sao mà chúng thần có thể coi đó là những vật có giá trị? Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn. Cũng sẽ rất khó khăn cho chúng thần để canh giữ vùng đất này và chúng thần sẽ nhận được rất ít ích lợi từ đó. Sự mất mát sẽ rất lớn và lợi lộc thì ít, tai họa là rõ ràng và danh tiếng giành được là không có. Đó là những lý do khiến chúng thần không chiếm Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Nay triều đình lại dụ thần trả đất cho họ, để dòng dõi cai trị không bị tuyệt diệt. Thần kính cẩn cho rằng sứ thần của triều đình do vội vàng khó có thể tiến hành những yêu cầu chi tiết, và người Chămpa, trốn tránh loạn lạc và căm ghét đất nước của chúng thần, đã nói với sứ thần tin tức này. Lời của họ không thể tin được. Thần khiêm nhường mong rằng sứ thần của triều đình sẽ được đặc biệt gửi tới để sắp đặt lãnh thổ và phục hồi dòng họ bị đứt đoạn, để Chămpa được yên bình cả trên lẫn dưới, biên cương đất nước thần được hưởng sự nghỉ ngơi. Chămpa từ đó sẽ là bình phong của Trung Hoa và sự sắp đặt sẽ ích lợi cho các dân tộc xa xôi. Đó là mong ước lớn của thần và thần kính cẩn gửi sứ thần Nguyễn Đức Trinh tới tâu lên điều này”(19). Tiếp theo vài tháng sau là tin tức từ Zhai-ya-ma-wa-an đề nghị sắc phong là vua của Chămpa. Sứ thần của ông tâu lên hoàng đế rằng “Người An Nam đã trả cho thần vùng đất ở biên giới phía nam của nước họ để thần cai quản. Thần đã tái lập đất nước, nhưng e sợ quyền lực của Hoàng thiên, không muốn nhận vương hiệu cho chính mình, đặc biệt phái sứ thần dâng biểu xin sắc phong”. Hoàng đế nhà Minh đồng ý với đề nghị này, chấp nhận thực tế tình trạng mới của Chămpa. Tuy nhiên vào năm 1481, một lần nữa, chúng ta lại thấy ông phản đối Lê Thánh Tông về sự chiếm đoạt của Việt Nam: “Việc này như thể ngươi không biết hay không thấy điều gì đã xảy ra sau khi cha ông ngươi tham gia vào các cuộc tấn công trả thù chống Chămpa” (20). Quan thanh tra của các tỉnh miền Nam Trung Hoa gợi ý phái quân đội triều đình đến chống Lê Thánh Tông để “trừng phạt tội lỗi”: tuy nhiên, quan thanh tra này bị nghi là hành động vì tham vọng cá nhân và sau đó đã bị trừng phạt (21). Vào năm 1481, sự quở trách nặng hơn từ kinh đô Trung Hoa đến Thăng Long: “Trong những năm trước, ngươi kiến nghị rằng tất cả đất đai của Chămpa bị các thủ lĩnh địa phương của nước này tranh giành chia ra và chiếm cứ. Nay xem xét cáo buộc của Gu-lai, rõ ràng là nước của ngươi đã chiếm đất và đẩy họ đi chỗ khác. [...] Sao ngươi có thể muốn che đậy sự xấu xa và tỏ vẻ có đạo đức, che giấu tội lỗi của chính mình, ở trên thất bại trong việc duy trì lòng trung thành của một người phụng sự bề trên, ở dưới thất bại trong việc duy trì mối quan hệ tốt với các nước láng giềng. [...] Nếu ngươi tiếp tục giả dối và bất lương, răn rằng Thiên đạo mang lại thịnh vượng cho người tốt và tai họa cho kẻ xấu” (22). Răn đe cuối cùng được ban bằng miệng cho sứ thần năm 1490: nếu cương giới không được tôn trọng, “Triều đình sẽ lập tức nổi giận và binh lính Thiên triều sẽ phá hủy lãnh thổ của người giống như những sự kiện trong thời Vĩnh Lạc (1403 – 1424). Liệu ngươi có thể không hối lỗi” (23). Trong khi biên niên sử ghi lại khởi hành của một sứ thần “vô cùng sợ hãi”, không chắc rằng cảm xúc như vậy đã được cảm thấy tại hoàng thành ở Thăng Long khi sứ thần trở về. Hai thập kỷ đã trôi qua kể từ khi kinh đô Chămpa sụp đổ và gần 3 thập kỷ sẽ qua trước khi cái chết của lê Thánh Tông được ghi trong biên niên sử Trung Hoa năm 1498” (24). Tại một thời điểm trong giai đoạn này, biên niên sử ghi lại tuyên bố quan trọng sau đây của hoàng đế: Xem xét An Nam, ta coi nó cũng giống như ngoại quốc. Mỗi khi nó phạm luật hay kháng lệnh, ta khoan dung tha thứ nó. Công khai, chứng tỏ vẻ trung thành và kính trọng, nhưng ngấm ngầm chúng xảo quyệt và khôn lỏi. Tuy nhiên, hành động của chúng không thể che giấu được. Binh pháp có nói: “Không được giả định rằng kẻ địch sẽ không tới. Dựa vào phòng thủ của mình để bảo vệ chống lại chúng” (25). Sự phòng thủ của Trung Hoa được tăng cường thích đáng dọc biên giới phía nam. Nhưng không có đội quân Trung Hoa nào từng có ý định vượt biên giới vào Việt Nam. Thảo luận Vào cuối thế kỷ XIII, kinh đô Việt Nam bị quân đội từ phía nam cướp phá. Cuối thế kỷ XIV, kinh đô này không bị quân đội từ phía bắc cướp phá. Từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV, kinh đô Việt Nam đã nhiều lần rơi vào tay quân xâm lược nước ngoài. Mặc dù vậy, nó vẫn là kinh đô của đất nước trong nhiều thế kỷ sau. Trái lại, vào cuối thế kỷ XIV, sự sụp đổ của kinh đô Chămpa đã dẫn đến sự chấm dứt của vương quốc Chămpa. Có thể thấy khá rõ về những sự kiện lịch sử khá nổi tiếng. Nhưng chúng ta học được điều gì của Chế Bồng Nga và Lê Thánh Tông, về lịch sử của Thăng Long? Theo quan điểm của tôi, chúng ta có thể vạch hai đường tìm hiểu từ các câu chuyện trên để định hướng suy nghĩ của chúng ta về Thăng Long. Cả hai đều được dẫn dắt bởi một câu hỏi lịch sử quan trọng nêu ra từ di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Câu hỏi này có thể được nêu ra theo hai cách. Thứ nhất, tại sao kinh đô của Việt Nam lại duy trì ở đúng một chỗ trong một giai đoạn dài như vậy? Thứ hai, tại sao kinh đô của Việt Nam lại chuyển vào miền Trung ở cuối giai đoạn này (đến Huế vào đầu thế kỷ XIX)? Giúp chúng ta nghĩ về câu hỏi này, các nhân tố tổ chức hành chính, bối cảnh khu vực và sự phát triển kinh tế – xã hội là rất quan trọng. Thăng Long không thể được hiểu chỉ đơn giản bằng việc nghiên cứu riêng Thăng Long. Bối cảnh mà tôi muốn nêu ra để chúng ta xem xét ở đâu là bối cảnh nổi lên từ mối quan hệ lâu dài giữa Chămpa và Việt Nam. Khác biệt chủ yếu giữa Chế Bồng Nga và Lê Thánh Tông là mục đích tấn công của người này vào kinh đô của người kia. Một mặt, chúng ta không có cứ liệu cho thấy rằng Chế Bồng Nga có ý định chiếm cứ Thăng Long: mục tiêu của ông trước tiên là quân sự, thứ đến là cướp bóc, là giả thuyết có khả năng nhất. Nếu ông thực sự có tham vọng chiếm cứ, ông thiếu mô hình chính trị và cấu trúc hành chính cần thiết để đảm bảo sự lâu bền của lãnh thổ chiếm được. Mặt khác, mục tiêu của Lê Thánh Tông là rõ ràng trong thư từ của ông với hoàng đế Trung Hoa. Chúng ta hãy xem xét đoạn văn sau trong biểu chương của ông năm 1475, nhớ đọc nó với nhận thức về phong cách hoàn toàn không trung thực trong trao đổi thư từ của ông với Thiên triều trên danh nghĩa: “Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn”. Những tuyên bố này không chính xác – lịch sử đã chứng minh điều đó – vừa dường như vua Việt Nam biết rằng chúng không trung thực. Văn bản này quả thật ẩn chứa giải thích rằng vua Việt Nam bị thúc đẩy bởi ham muốn chiếm đoạt những thứ đắt giá mà ông tỏ ra coi thường: ngà voi, sừng tê, gỗ mun trong hệ thống buôn bán mà nền kinh tế liên quốc thời đó dựa vào. Và ông biết rõ răng trong tay nông dân Việt Nam, ngay cả đất đai bạc màu của Chămpa cũng có thể sản xuất ra lúa gạo. Xét như vậy, ta không thể bỏ qua cấu trúc kinh tế – xã hội tương ứng của Chămpa vận hành một hệ thống kinh tế – xã hội theo hướng đông – tây mang tính dịch chuyển cao qua các địa hình khác nhau, dựa rên buôn bán được thực hiện trên một phạm vi trải dài: điều này cũng cung cấp nền tảng kinh tế cho hệ thống chính trị mang tính liên kết của nó. Hệ thống kinh tế – xã hội Việt Nam kém dịch chuyển hơn, dựa trên nông nghiệp trồng lúa, ủng hộ hệ thống chính trị có cấu trúc trung tâm và phân cấp: định hướng địa lý bắc – nam là một chức năng của khả năng tái tạo mô hình kinh tế và hành chính, thực hiện bởi những cuộc di dân vừa là binh lính vừa là nông dân trên một địa hình duy nhất: vùng đất thấp phù hợp với canh tác ruộng nước. Những cấu trúc đối lập này có các hệ quả sau: sự dịch chuyển và đa dạng của mô hình Chămpa đã tạo nên sự giàu có, được đầu tư vào việc phát triển một loạt các trung tâm cố định mang tính biểu tượng về chính trị (các đô thị lớn, tất nhiên và cả Mỹ Sơn, khu thánh địa của triều đình). Tuy nhiên, mô hình này không đòi hỏi sự mở rộng lãnh thổ thống nhất. Sự không dịch chuyển và thống nhất của mô hình Việt Nam tạo ra ít của cải hơn: không có các đô thị mà là xã hội của các làng được nối với nhau bằng hệ thống hành chính lỏng lẻo nhưng mang tính trung tâm và đẳng cấp. Quan trọng nhất là những làng này có khả năng tự tái tạo, vừa theo mạng lưới di dân tự phát, vừa đáp ứng yêu cầu chủ động của chính quyền. Chămpa là một nền văn minh dựa trên mô hình đa cực trong phát triển đô thị và chính trị. Trái lại, trong mô hình đơn cực của Việt Nam, nếu Thăng Long coi nó là trung tâm của đế chế, đế chế mà nó cai quản là một đế chế của các làng. Tuy nhiên chính mối quan hệ giữa các làng với kinh đô đơn cực – dàn xếp thông qua các cấp hành chính trung gian – duy trì sự ổn định của kinh đô và tính năng động bảo thủ của xã hội làng. Thuật ngữ “năng động bảo thủ” là rất quan trọng, bởi sự năng động của sự tái tạo làng một quá trình trên hết là tái tạo: tại những nơi khác, làng tìm cách tái tạo chính nó, các cấu trúc cơ bản của làng, mô hình quan hệ với chính quyền trung ương, trong phản ứng với thách thức từ việc thích nghi với địa kinh tế của một môi trường mới. Tôi không phải là người xem xét các khía cạnh chính trị và văn hóa của cái có thể được gọi là “chủ nghĩa bảo thủ triệt để”: khuynh hướng tái tạo cấu trúc của quyền lực trung ương tại cùng một chỗ. Trong khi cấu trúc kinh tế – xã hội và văn hóa chính trị đóng một vai trò quan trọng trong cách các sự kiện diễn ra, chúng ta cũng cần tìm những cách giải thích lịch sử đối với các sự kiện của lịch sử. Tôi muốn nêu rằng một trong những cách giải trí lịch sử đối với sự lâu bền của đời sống Thăng Long như là một kinh đô có thể được tóm tắt lại trong câu hỏi sau đây: tại sao sau đóng góp ngoạn mục mở rộng biên cương đất nước, Lê Thánh Tông cai trị toàn bộ lãnh thổ quốc gia? Chỉ vài năm sau cái chết của ông, và trong khoảng hai thế ỷ, Việt Nam bị chia ra thành hai triều Nam – Bắc: đất nước được sự cai quản từ hai kinh đô. Sau khi thống nhất, Thăng Long đã mất vị trí kinh đô của nó cho Huế. Câu trả lời của tôi là ở giai đoạn Đàng Trong – Đàng Ngoài, vị trí kinh đô của Thăng Long phụ thuộc vào sự thành công của cấu trúc phòng thủ được các chúa Nguyễn xây dựng trong thế kỷ XVII tại tỉnh Quảng Bình. Thêm vào đó, sự thành công của Lũy Thầy và thành tũy liên quan tạo nên một trong những điều kiện cần thiết cho quá trình Nam tiến của Việt Nam. Hai quá trình này liên quan đến nhau: vấn đề kinh đô và vấn đề mở rộng biên cương. Với sự chiếm đóng lãnh thổ Chămpa, liệu một triều đình đóng tại Hà Nội xa xôi có khả năng tạo ra những điều kiện cần thiết cho quá trình mở rộng biên cương về phía nam? Có thể có. Liệu quá trình này có khuyến khích kinh đô chuyển vào phía nam? Có thể không. Cả hai câu hỏi chỉ là giả thuyết và phi lịch sử. Nhưng chúng đáng được hỏi, bởi câu trả lời lịch sử có thể được đưa ra. Thứ nhất, do Việt Nam bị chia ra trong giai đoạn quan trọng của quá trình nam tiến, sự mở rộng này được tạo thuận lợi bởi những cách tân của triều đình các chúa Nguyễn đóng tại kinh đô ở Phú Xuân. Thứ hai, do Việt Nam bị chia ra trong giai đoạn mở rộng, kinh đô triều Lê không thể di chuyển vào Nam. Hai chứng cứ mà tôi dùng để kết thúc thảo luận này ủng hộ cách giải thích trên về các sự kiện. Chứng cứ thứ nhất là việc chuyển kinh đô vào Huế do ông vua sáng lập triều Nguyễn: đây gần như là phản ứng không tránh khỏi với chiến thắng tối hậu trong cuộc chiến với Tây Sơn, dựa trên sức mạnh của họ Nguyễn ở phía nam của đất nước. Chứng cứ thứ hai đưa ta lại xem xét về lịch sử của hai kinh đô trong thế kỷ XIII và XIV liên quan ở trên. Trong những năm 1370, chúng ta thấy kinh đô Việt Nam bị quân Chămpa tàn phá. Trong những năm 1470, chúng ta thấy quân Việt Nam tàn phá kinh đô Chămpa. Như biên niên sử triều Minh thuật lại, tất cả những sự kiện này đều được triều đình phương Bắc giám sát chặt chẽ. Nhưng hoàng đế nhà Minh quan sát từ đâu? Khi chúng ta xem xét số phận hai kinh đô của Chămpa và Việt Nam, chúng ta cũng phải nắm trong đầu lịch sử của kinh đô Trung Hoa trong giai đoạn này. Vào năm 1421, kinh đô Trung Hoa chuyển từ Nam Kinh lên Bắc Kinh. Nguyên bản: The History của Thăng Long in Regional Context: Chế Bồng Nga, Lê Thánh Tông and Chinas Ming Dynasty Emperor, 2008. Nguyễn Thị Hồng Hạnh dịch   CHÚ THÍCH: (1) Geoff Wade, dịch, Southeast Asia in the Minh shi-lu: an ope
0 Rating 648 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 1, 2014
  Tắc đường. Mới bảnh mắt đã ùn đống tại các ngã ba mà trước đây chưa bao giờ tắc. Lê Đại Hắc đi ngược chiều giữa một đám đông ngơ ngác. Từ Mỹ Sơn tỏa sang vùng lân cận có tới bảy chốt đã được cấp tốc lập ra để chặn bắt thủ phạm. Chẳng mấy ai tin vào cách này nhưng Lê Đại Hắc thừa nhân lực để không bỏ sót phương án nào dù là thô sơ nhất. Tuy chưa biết hung thủ thuộc thành phần nào nhưng ông ta chắc chắn đó là một kẻ tà đạo khát máu có bộ mặt gớm giếc. Sáng nay ông đã thẩm vấn ngót chục đối tượng khả nghi có tiền án tiền sự nhưng không hé ra được manh mối gì. Kẻ sát nhân chọn hiện trường là khu di tích tôn giáo, cách giết người lạ lùng với những nghi lễ chưa từng có đã buộc ông chú ý đến các đối tượng khác người. Cuộc trao đổi với viên kiến trúc sư trên hiện trường đã trang bị cho ông một cặp kính mà ông tin có thể nhìn sâu hơn vào các tổ chức ma giáo. Các thầy lang, thầy cúng, thầy phù thủy và các gia đình có thân nhân bị bệnh được cho là ‘’ma ám’’ được ông cho người theo dõi. Tuy nhiên ông để mắt nhiều hơn đến các các đạo sĩ, trí thức, những người mà ông tin rất thông tường pháp thuật và nghi lễ của phái Balamon. Họ có thể là các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu hoặc đơn giản những kẻ cuồng tín hay mang bệnh hoang tưởng. Trong khi ông đang cho lính ráo riết săn lùng khắp hang cùng ngõ hẻm thì hung thủ có lẽ đang giảng đạo trên thánh đường, trên bục giảng, hoặc ngồi trong công sở hay đang vùi đầu trong thư viện với các cuốn sách cổ kinh dị. Lê Đại Hắc nảy ra ý định gặp ngay hội đồng khảo cổ, nơi tập trung rất nhiều đoàn chuyên gia đang thất sủng sau khi buổi khai quật bị hủy đột ngột. Tên hung thủ biết đâu là một trong số họ, hoặc nếu không thì nhóm trí thức kia sẽ giúp ông gỡ rối phần nào mối tơ vò này. Máy cầm tay reo vang, ông nghe xong rồi nói. - Đoàn nào đến?... Khẩn trương lắm hả?... Bảo họ đợi chốc lát, tôi sẽ về ngay. Hóa ra không chỉ ông muốn gặp các nhà khảo cổ, mà chính họ cũng đang cần chất vấn ông. Lê Đại Hắc dập máy rồi lên xe trở lại đại bản doanh của mình. Về đến nơi, ông đã thấy một nhóm người ăn mặc lịch sự, kẻ đứng người ngồi đầy vẻ nôn nóng trong phòng khách và nổi bật nhất là giáo sư Huỳnh Lẫm. - Xin chào các vị, các vị đợi tôi đã lâu? - Chào ông cảnh sát, tìm ra hung thủ chưa? – Giáo sư Huỳnh Lẫm hỏi. - Tôi đang muốn tìm các vị giúp sức đây. - Lê Đại Hắc lắc đầu đáp. Giáo sư Huỳnh Lẫm nói: - Lẽ ra không đến phiền ông nhưng chúng tôi vừa nhận được một công văn khẩn từ Bộ ngoại giao giới thiệu một chuyên viên người Campuchia sang làm việc. Lê Đại Hắc nhìn thấy một người đàn ông da ngăm đen ngồi bên cạnh vị giáo sư. - Xin tự giới thiệu, tôi là Sray Ka Mou, phó chánh văn phòng Bộ Du lịch campuchia. Paul Morierre đang mang một số tài liệu tối mật liên quan đến Campuchia. – Người khách nói. - Nếu tài liệu này lọt ra ngoài thì hậu quả khó lường nổi. Chính vì lẽ đó mà tôi được cấp tốc phái sang đây gặp các ông. - Tìm tài liệu nào? tôi chưa hiểu? - Tôi sẽ giải thích. – Giáo sư Huỳnh Lẫm rút ra một cuộn hồ sơ rồi nói. - Thưa ngài cảnh sát, Paul đang nắm tài liệu về một kho báu bí mật trong lòng đất thuộc lãnh thổ Campuchia. Nếu kẻ xấu lấy được tài liệu này thì chúng sẽ tìm thấy kho báu đó. Vì vậy người ta cần ông tìm kiếm và thu lại ngay các giấy tờ này. - Gay thế cơ hả, chúng tôi đang vã mồ hôi hột tìm hung thủ đây. Mà có gì thì cũng chờ chúng tôi bắt được chúng đã chứ. Tuy nói vậy nhưng Lê Đại Hắc vẫn đón lấy tập hồ sơ ra xem. Ông biết đây là một công trình cổ kính chứa nhiều hiện vật quý. Kẻ ngoại đạo như ông không đánh giá hết ý nghĩa. Giáo sư Huỳnh Lẫm nói tiếp: - Phần lớn tài liệu này đang trong tay Paul. Hay nói đúng hơn là số tài liệu về kho báu này Paul đã chuyển cho chính phủ Campuchia một phần rồi. Ông ta chỉ giữ trong người phần cốt yếu nhất để đích thân đi khai quật kho báu này nhưng chưa thành thì đã gặp nạn như ông biết. Lê Đại Hắc nghe qua đã thấy độ khẩn cấp và sức nóng của công việc. Hóa ra đây là một chuỗi hậu quả dây chuyền sau cái chết của Paul, vụ việc đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới. Điều này gợi ra một hướng điều tra mới mà ông chưa bao giờ nghĩ tới, đó là: động cơ giết người là vì tài liệu. Do đó thủ phạm có thể sẽ chạy sang Campuchia – hướng về kho báu. Lê Đại Hắc nói. - Chúng tôi đã khám hiện trường nhưng không thấy gì. Nạn nhân đã bị lột trần truồng không còn thứ gì trên người. Nếu ông ta mang gì đó theo người thì chắc chắn đã bị hung thủ mang đi rồi. Chúng tôi đang căng ra tìm hung thủ và có gắng thu về mọi tang vật. - Có lẽ tài liệu này chưa hẳn đã nằm trong tay hung thủ. - Giáo sư Huỳnh Lẫm nói. – Paul thừa khôn ngoan để cất giấu nó hoặc gửi cho một người thân cận nào đócủa ông ta. - Theo giáo sư thì ai là người thân cận? Tất cả nhìn nhau nhưng không cất tiếng. Lê Đại Hắc nói. - Các ông cứ suy nghĩ cho kĩ những ai đang nhòm ngó kho báu này. Chỉ có những kẻ có học mới đủ tầm làm những việc như vậy. Các ông là người trong nghề nên dễ nhận dạng bọn họ. Các vị ngại nói ra ở đây thì có thể nhắn tin vào máy cho tôi. Còn bây giờ tôi có việc rất gấp phải đi ngay. Lê Đại Hắc đứng dậy đi ra cửa. Từ khi xảy ra án mạng ông tập trung chỉ đạo truy tìm hung thủ nên ông đã coi nhẹ căn phòng của nạn nhân ở Rex. Tuy đã báo cho cảnh sát khu vực đến niêm phong nhưng ông không mấy tin vào sự khẩn trương của họ. Lê Đại Hắc bỗng dưng thấy nôn nóng khác lạ, nếu Paul có một tài liệu tuyệt mật tầm cỡ như vậy thì chắc chắn đang nằm trong két sắt ở khách sạn. Ông lao ra ngoài gara, một phút sau chiếc Land Cruiserchở nhóm cảnh sát lao hết tốc lực về phía Đà Nẵng.                            ***   Kì Phương mở ba-lô lấy tờ giấy anh chép dòng chữ sáng nay ra so với dòng chữ trong bức ảnh.Thật kinh ngạc. Hai chữ này là một. Vậy làchữ đó đã từng xuất hiện tại một thánh địa khác ở một thời điểm khác. Kì Phương gợn lên một nỗi hoang mang rằng liệu những gì xảy ra với Paul sáng nay có giống như vợ ông ta ở Naga 12 năm về trước không? Nếu đúng thì cái chết của Paul đã được lập trình từ trước và hôm nay, tên sát thủ đã trở lại. - Ai giết mẹ cô? – Kì Phương đột nhiên hỏi. - Tôi không biết. - Ba cô phải biết chứ? - Tiếc rằng ba tôi cũng không nhìn thấy kẻ giết người. Đó là cái chết khủng khiếp đã ám ảnh ba suốt bao năm nay. Đã có lần trên giường bệnh ba tôi đã mê sảng và hét lên rằng ‘’Đừng giết ta, đừng giết con ta’’. Rõ ràng có ai đó muốn giết ba con tôi. Kì Phương suy ra một điều rằng Paul đã bị một lực lượng nào đó đeo bám để trả thù từ khi rời kho báu Naga. Sáng nay giáo sư Huỳnh Lẫm đã vô tình gieo một câu mà anh cứ nhớ mãi ‘’chưa có kẻ nào đụng vào thần hộ mệnh Chăm mà toàn mạng trở về’’. Kì Phương cố gạt nỗi ám ảnh trong đầu rồi lật các trang sách hòng tìm chứng tích nào đó về hung thủ nhưng các bức ảnh còn lại chỉ là hang động âm u không có sự sống. - Ba cô có bao giờ tiết lộ thánh địa này ở nơi nào không? - Không, không bao giờ. - Thi Nga lắc đầu dứt khoát. – Ba nói vị trí này phải được giữ tuyệt mật vì tính mạng của tôi. Ba sợ tôi sẽ tìm cách vào đó và sẽ lại mất mạng... Ba nói nó là thánh địa có chủ hàng mấy thế kỉ nay. Những chủ nhân bí ẩn này sẵn sàng có mặt bất cứ đâu để ban cái chết cho bất cứ ai nhăm nhe xâm phạmnó. Ba mẹ tôi may mắn đã đặt chân đến đó nhưng mẹ tôi đã không thể trở về. Ba tôi căm thù chúng đến tận xương tủy và thề rằng ngày lôi chúng ra ánh sáng không còn lâu nữa! - Nhưng ba cô đã...- Kì Phương định nói chết rồi nhưng may kìm được. Tuy rất dằn vặt nhưng anh vẫn trấn an lòng mình rằng tìm xong Naga anh vẫn kịp đưa cô về viếng ba mình. Hơn nữa, linh hồn và thể xác mẹ cô thảm thương hơn vì đã mười hai năm không người nhang khói. Nhìn Kì Phương đứng ngây người, Thi Nga giằng lấy cuốn sách trong tay anh rồi nói: - Nếu anh sợ, tôi sẽ đi tìm Naga một mình. - Ơ kìa. - Kì Phương giằng lại cuốn sách. – Ai bảo tôi sợ? mà cô biết Naga đâu mà đi một mình? - Tôi sẽ tự đi tìm. Kì Phương không hiểu cô gái này sẽ tìm cách nào giữa núi rừng bao la xứ người. Mà tình cảnh cô lúc này cũng rất éo le, ở lại cũng không ổn, đi cũng không xong và anh không nỡ bỏ cô lúc này. - Tôi sẽ đi cùng cô.Chúng ta sẽ cùng đi Naga. - Anh không sợ tai vạ à? Nếu có mệnh hệ gì thì sao? Thật tình Kì Phương cũng rất ớn khi nghe cô kể và nhất là tận mắt thấy xác Paul nhưng đến nước này mà rút lui thì ê mặt nam nhi. Anh cất cuốn tài liệu vào balô rồi nói. - Tôi chỉ lo cho thân gái của cô thôi. Nhìn thấy sự quyết tâm của Kì Phương, mặt cô rạng rỡ trở lại. - Chúng ta phải tìm ra Naga trước chiều mai. - Cô nói. – Nếu muộn hơn e phải đợi thêm... mười hai năm nữa đấy. Kì Phương gật đầu rồi nói nửa thật nửa đùa. - Không bản đồ, không manh mối, không người dẫn đường, hi vọng mười hai năm sau tìm thấy là vừa. - Tại sao lại không có manh mối chứ? Kì Phương chợt nhớ ra mẩu giấy của Paul và cả dòng chữ trên yoni. Rất có thể con đường đến Naga đang ẩn trong đó. - Chắc cô biết tiếng Chăm chứ? - Tôi chỉ học một ít qua ba thôi. – Cô đáp thoáng chút ngượng ngùng. - Thế là tốt, hơn một trăm ba mươi ngàn người Chăm trong nước cũng chỉ vài chục người đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ là cùng. Còn để đọc được tiếng Chăm cổ thì chỉ đếm đầu ngón tay. - Mà anh hỏi để làm gì? Kì Phương đưa cho cô tờ giấy có dòng chữ Chăm lạ. - Anh lấy đâu ra? - Sáng nay tôi thấy trên yoni nên đã chép lại đấy. - Yoni nào? tại sao tôi không thấy gì nhỉ? - Yoni có máu đấy. Sáng nay nó mới hiện rõ hơn, mà quan trọng là cô có hiểu chữ này là gì không? Thi Nga ngơ ngác nhìn dòng chữ hồi lâu rồi hỏi. - Đây đâu phải tiếng Chăm? - Đây không phải là chữ thảo Akhar Thrah, nhưng có thể là một chữ Chăm cổ. Cô nên nhớ là từ thời lập Quốc đã có đến hàng trăm phiên bản đấy. Thú thực Kì Phương cũng không thể biết hết người Chăm đã sáng tạo ra bao nhiêu và khai tử bao nhiêu loại chữ. Là một người Kinh, anh không khỏi mến mộ và khâm phục tổ tiên người Chăm đã tô những nét son đặc sắc có một không hai cho nền văn hóa lâu đời trên dải đất chữ S này. Anh đã dành trọn ba năm để học chữ Chăm cổ nhưng giờ cũng chỉ đạt đến mức trên đánh vần mà thôi. Ngoài chữ thảo Akhar Thrah có từ thời vua Pô Rôme đã tròm trèm năm thế kỉ thì còn vô số phiên bản cổ xưa hơn nhiều. Chữ Chăm cổ đó lại được phân ra nhiều loại khác nhau như chữ thánh Akhar Rik, chữ con nhện Garlimang, chữ bí ẩn Akhar Yok và nhiều chư lai Arập và Mã Lai nữa... Sự phân loại còn dựa trên vật liệu để viết: chữ Hayep viết trên bia kí, kim loại, chữ Baar viết trên giấy, chữ Agal viết trên lá buông, chữ Tapuk viết trên giấy gió... Chính vì quá nhiều và phức tạp nên hầu như không ai có thể liệt kê hết bao nhiêu chữ Chăm cổ. Nhìn tờ giấy xong Thi Nga lắc đầu. - Tôi chịu, có vẻ như là chữ trên bùa chú? - Không phải, chữ trên bùa chú của người Chăm thường là hình vẽ hoặcviết phăng trên nền chữ Akhar Thrah nên xem qua là dễ đoán được ngay. Vả lại ai đó vẽ bùa lên đây để làm gì chứ? - Hay đây là một loại bùa chú của dân tộc khác muốn trấn yểm người Chăm? - Ý cô muốn nói tộc Kinh của tôi chắc? - Tôi thấy hao hao giống bùa chú của phái... Mật tông Tây tạng! Kì Phương nhìn cô đầy tâm đắc nhưng không ngại lắc đầu phủ nhận. Quả thật, cô ta có trí nhớ hình ảnh khá tốt. Lúc sáng, khi thấ
0 Rating 643 views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On December 8, 2012
  Sau nhiều biến cố lịch sử do chiến tranh, người Chăm về định cư tại Châu Đốc, An Giang vào thời nhà Nguyễn. Nằm bên bờ sông Hậu, đoạn chảy qua thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang có 7 làng Chăm của cộng đồng người Chăm ở miền Nam - Việt Nam. Những năm gần đây, cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các cấp, đời sống người Chăm ở Châu Đốc, An Giang đã có những chuyển biến tích cực thông qua việc đầu tư hạ tầng cơ sở, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc... cuộc sống và sinh hoạt của người Chăm nơi đây được hòa đồng cùng các dân tộc khác tại địa phương. Kiến trúc nhà người Chăm được thiết kế khá lạ mắt.Người Chăm Châu Đốc vẫn giữ tập quán dệt vải với nhiều sắc màu rực rỡ.     Người Chăm ở đây chuyên sống chủ yếu bằng nghề chài lưới trên sông. Tuy hòa đồng văn hóa, nhưng nét tâm linh riêng biệt vẫn theo đạo Hồi, dòng Islam, kinh Co - ran. Mỗi ngày, người Chăm theo dòng Islam cầu nguyện 5 lần, bắt đầu khi trời vừa rạng sáng, trưa ngọ, xế chiều, chạng vạng và trở về khuya. Mỗi lần như vậy họ lại đến thánh đường để cầu nguyện, mặt quay về hướng Tây, hướng về Thánh ĐịaMecca - một địa điểm linh thiêng đối với người theo dòng Islam. Bến phà Châu Phong - nối liền và tạo gắn kết, giao lưu  văn hóa giữa người Kinh ở trung tâm thị xã Châu Đốc với các làng Chăm.Sản phẩm du lịch do người Chăm tạo nên khá phong phú và đa dạng.      Nhà người Chăm được xây dựng theo kiểu nhà sàn, mặt trước nhà có một cầu thang chắc bằng gỗ. Bên trong nhà hầu như không có bàn ghế, khi tiếp khách thì họ trải chiếu hoặc tấm thảm và ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ. Người đàn ông dù lớn hay nhỏ đều để tóc ngắn, tóc dài sẽ bị cho là thiếu đứng đắn. Khi tham gia sinh hoạt cộng đồng trong làng, người con trai phải đội nón nỉ màu đen dùng cho người nhỏ tuổi, còn người lớn thì đội nón màu trắng. Đối với phụ nữ, dù già hay trẻ, khi ra đường phải đội khăn phủ đầu, nếu không muốn bị đánh giá là không tốt. Những chiếc khăn đội bỏ xuôi xuống hai bên màng tang, được vắt lên trong lúc làm việc. Người Chăm Islam thường vận Sà-rong quấn quanh mình, dài đến gót chân. Người Chăm Châu Đốc có tập tục ăn bốc. Món ăn đặc sản của người Chăm Châu Đốc là món Tung Lò Mò - Lạp xưởng làm từ thịt bò. Theo thời gian, người Chăm, người Khmer và người Kinh sống chan hòa, gần gũi nhau hơn trong sinh hoạt... Người đàn ông phải để tóc ngắn, người lớn tuổi khi ra đường phải đội nón màu trắng; người phụ nữ phải quấn khăn trên đầu...     Hiện người Chăm ở Châu Đốc - An Giang có khoảng 2.100 hộ, với khoảng 13.700 người. Ngoài ra, tại Việt Nam, người Chăm còn sinh sống ở Ninh Thuận, Tây Nguyên nhưng với số lượng không nhiều.HƯƠNG GIANG Nguồn: baoanhdatmui.vn    
0 Rating 637 views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On December 16, 2017
By Sakaya Tr??ng V?n Món   (Ngu?n: Facebook)     Katé Ch?m n?m 2011 ch?m d?t ?ã ?? l?i nhi?u ?n t??ng trong lòng khán gi? c?ng nh? nh?ng ng??i d? h?i. Th?i gian và không gian Katé ngày càng lan r?ng t?a ngát h??ng, tung bay kh?p m?i mi?n. Katé Ch?m không còn gi?i h?n m?t ngày, hai ngày ? palei Phan Rang, Phan Rí, Pajai n?ng gió mà ?ã v??n ??n ch?n th? thành Sài Gòn – C?n Gi? và c? n??c M?, Pháp. “Katé – Palei Ch?m” ?ã tr? thành kh?u hi?u m?i g?i, cu?n hút du khách th?p ph??ng.   D?u bi?t r?ng Katé nào c?ng m?a! Katé nào c?ng ca hát nh?y múa, ?á bóng! Katé nào c?ng ?n th?t v?t, cari bún và u?ng bia nh? nhau. Tuy nhiên n?u n?m nào không ???c tham d? Katé thì c?m th?y thi?u và tr?ng v?ng. Linh h?n Katé - Ramawan ?ã tr? thành b?t di?t trong tâm h?n m?i ng??i Ch?m.   Tôi ?ã t?ng làm vi?c 16 n?m ? Ninh Thu?n, nh?ng không n?m nào ?n ???c m?t mùa Katé tr?n v?n nh? n?m nay. Th??ng m?i n?m làm l? h?i Katé, tôi ? c? quan ph?i t?t b?t lo t? ch?c Katé cho bà con. ??c bi?t, ??n ngày Katé tôi ph?i ti?p và h??ng d?n nhi?u ?oàn nghiên c?u, khách tham quan. ??a h? tham d?, gi?i thi?u ?? h? hi?u v? Katé Ch?m. Khi ch??ng trình kh?o sát l? h?i c?a các ?oàn k?t thúc, thì l? Katé ?ã ch?m d?t. Tôi ?n Katé khá mu?n màng? V? làng không khí Katé ?ã chìm l?ng. H?t Katé ??ng sau tôi là nh?ng kho?ng tr?ng.   N?m 2004 tôi b?t ??u ?i h?c n??c ngoài và sau ?ó n?m 2009 v? công tác ? Sài Gòn. Th?i gian ? n??c ngoài h?n 4 n?m, tôi v?ng Katé 4 l?n. Mãi ??n n?m 2011, tôi m?i ???c t? do, tho?i mái d? m?t mùa Katé tr?n v?n ? c? 4 vùng: Katé Phan Rang, Katé B?c Bình, Katé &Ramawan Tp HCM; Katé c?a Công ty c? ph?n Khánh S?n ? C?n Gi?.     Katé Phan Rang     Katé Phan Rang lúc nào c?ng m? ??u.Vào ngày 26/9/2011, tôi t? Sài Gòn cùng ?oàn ngo?i giao Vi?t Nam và Campuchia ??n th?m Katé làng Ch?m. Chi?u ngày 26/9/2011 chúng tôi ??n th?m l? ?ón r??c y trang c?a Po Ina Nagar ? H?u ??c. Không khí Katé ? ?ây v?n không thay ??i, v?n r?o r?c, háo h?c nh? x?a. C?ng là màng múa t?p th? truy?n th?ng hàng tr?m ng??i ?? chào ?ón quan khách, r?i ??n ?á bóng, t?ng nhà t? ch?c ti?p ?ãi khách linh ?ình. K?t thúc màng múa, chúng tôi ??n th?m ??n Danaok Po Ina Nagar. ? ?ó có m?t nh?ng tu s?- ban t? l? Katé.Tr??c c?a và trong ??n có ki?u khiêng. Trong ??n có Po Adhia, Kadhar, Pajau m?c áo tr?ng, kh?n ?? và vài ng??i Raglai ng?i ch?m nhau ? góc ??n r?t matuei madhar, ch?ng ai quan tâm m?c dù h? là t?ng l?p hoàng gia. Tôi th?y m?i th? không thay ??i, ch? có vài ch?c s?c thay ??i. Po Adhia và Kadhar- nh?ng ng??i tr? trì t? l? ? ?ây mà tôi ?ã t?ng g?p h? 6 n?m v? tr??c bây gi? ?ã m?t. S? còn l?i, m?c dù tu?i già s?c y?u, qua nhi?u n?m xa cách h? v?n nh?n ra tôi nh? ngày nào.Th?t c?m ??ng,tay b?t m?t m?ng h? h?i. Trong ch?n linh thiêng này không cho phép nói chuy?n nhi?u v?i nhau. Vài l?i th?m h?i, ch?p vài ki?u ?nh l?u ni?m v?i nh?ng tu s?, chúng tôi t?m bi?t các c? và r?i làng H?u ??c.   ?oàn chúng tôi v? Phan Rang, ghé th?m Trung tâm Nghiên c?u V?n hoá Ch?m Ninh Thu?n. Trung tâm này ???c nhà n??c xây d?ng l?i khan trang b? th? v?i ki?n trúc r?t l?, không x?p ???c vào lo?i ki?n trúc nào. Chúng tôi ???c m?i vào xem nhà tr?ng bày, nhân viên thuy?t minh b?ng ti?ng Vi?t nên khách Campuchia không hi?u. ?oàn yêu c?u thuy?t minh b?ng ti?ng Ch?m nh?ng nhân viên ? ?ây không ai ?áp ?ng ???c. Th?y v?y ông giám ??c Trung tâm ti?p l?i và thuy?t minh m?t tràn b?ng ti?ng Ch?m pha l?n ph?n l?n ti?ng Vi?t nên ng??i Ch?m Campuchia c?ng không hi?u ông ?y nói gì. Cu?i cùng tôi ??ng ra thuy?t minh thay.Vào Trung tâm này tôi th?y ch? có ngôi nhà m?i, còn hi?n v?t tr?ng bày ? ?ây v?n không thay ??i so v?i nh?ng n?m tr??c ?ó. Cách tr?ng bày hi?n v?t ? ?ây gi?ng nh? cách tri?n lãm m?t phòng tranh t??ng c?a m?t ho? s? h?n là cách tr?ng bày hi?n v?t c?a b?o tàng hay nhà tr?ng bày di s?n v?n hoá.   Sáng ngày 27/10/2011, ?oàn chúng tôi lên th?m Katé tháp Po Klaong Garai. C?nh ??u tiên nh?n th?y là, ngày h?i l?n c?a dân t?c Ch?m nh?ng nh?c tr? Vi?t phát lên loa inh ?i. C? ??, vàng, xanh bay ph?t ph?i, ch?c ch?n ?ó c?ng không ph?i nh?ng lá c? Ch?m. Ng??i Kinh bán hàng rong, vé s?, trò ch?i ?? ?en r?t nhi?u. Khi ?oàn xe chúng tôi ghé vào ???ng lên tháp, ngay c?ng chào g?p bãi rác to. Nhân viên ch?n xe l?i, không cho lên tháp ti?p m?c dù xe chúng tôi có bi?n s? ngo?i giao và g?n còi hú trên mui. Lúc ?ó chúng tôi không mu?n s? d?ng uy quy?n c?a mình mà âm th?m t?p xe ??u ngay bên c?nh bãi rác.   R?i kh?i xe, chúng tôi chen chút m?t h?i lâu c?ng ???c lên tháp. Kho?ng 8.30h l? Katé khai m?c. Ông bí th?, ch? t?ch t?nh gì ?ó ??c di?n v?n khai m?c và t?ng quà cho ch?c s?c. Sau ?ó ti?t m?c trình di?n v?n ngh? l? h?i Katé Ch?m. C?nh ? ?ây m?t tr?t t? ?ã di?n ra m?y n?m nay nh?ng chính quy?n, ban t? ch?c l? h?i Katé ch?a có gi?i pháp. Nh?ng nhà nhi?p ?nh, camera ?ông ?úc, chen l?ng ch?p ch?p quay quay, b??c ngang qua c? ?? chu?n b? cúng c?a các ông tu s?. Tôi t??ng nh? m?i n?m ? t?nh, Katé phong phú l?m nh?ng không ng? n?m nay ch? có hai ti?t m?c. M?t múa qu?t truy?n th?ng Ch?m và múa Mã La c?a ng??i Raglai. Sau ch??ng trình v?n ngh?, BTC Katé tuyên b? k?t thúc. T? ?ó làm cho m?i ng??i h?t h?n. Có m?t nam di?n viên ?i?n ?nh r?t n?i ti?ng ??ng c?nh tôi, ông h?i ch??ng trình Katé k?t thúc h?. Tôi tr? l?i, ?úng v?y. Ông nói sao b?n tôi k? l? h?i Katé phong phú l?m mà, ch? v?y thôi ?! Tôi h?i l?i, ngh? s? tham gia Katé l?n ??u tiên h?. Ông tr? l?i vâng! Tôi c?ng c?m nh?n nh? v?y, không th?y Katé n?m nào mà t? nh?t nh? n?m nay ? ??n tháp. T? ngày ??n tháp Po Klaong Gariai b? nhà n??c qu?n lí Katé ngày càng xu?ng c?p tr?m tr?ng. Vì nhà n??c luôn ph? thu?c vào ti?n. N?m nào nhà n??c có kinh phí thì Katé ???c t? ch?c hoành tráng, sôi ??ng. N?m nào không có kinh phí thì Katé t? nh?t. N?u c? ?à nh? th?, Katé Ch?m s? r?t b?p bênh và cu?i cùng s? phai nh?t.   Ng??c l?i tr??c n?m 1990, tháp Ch?m ch?a b? nhà n??c qu?n lí, làng Ch?m t? ??ng t? ch?c Katé r?t hay.Tr??c ngày Katé m?t ngày, Ban t? ch?c huy ??ng dân làng h?c sinh, sinh viên làm v? sinh tháp, phát cây d?n c?, làm gì có c?nh t??ng b?i rác h?i hùng kia tr??c c?ng tháp. Ch??ng trình Katé do chính ng??i Ch?m t? ch?c. M?i làng Ch?m ??u có ??i v?n ngh?. ??n ngày Katé h? lên tháp ??ng kí v?i BTC l? h?i ?? bi?u di?n. Khi l? khai m?c Katé xong, ??i v?n ngh? t?ng thôn làng, ch?n m?t góc ??t tr?ng nào ?ó ? khuôn viên tháp sinh ho?t. C? th? b?ng ?ôi chân tr?n, h? ca hát nh?y múa cho nhau nghe. ??c bi?t ai lên tháp ??u m?c áo qu?n truy?n th?ng Ch?m, làm gì có ai m?c qu?n hai ?ng lên tháp. T? ?ó t?o nên c?nh s?c l? h?i Katé r?t ??c ?áo. Nay không khí Katé truy?n th?ng ?ã d?n phai màu, xu h??ng Katé không là c?a dân mà b? nhà n??c chi?m l?nh, b?ng m?t l? h?i Katé c?a nhà n??c, do nhà n??c giàn d?ng và ph? thu?c vào nhà n??c. Dân làng luôn b? ??ng. H?n Katé truy?n th?ng ?ang y?u d?n. Trong t??ng lai Katé ch? còn là nh?ng ??a con lai y?u ?t ?ang ngày ?êm thoi thóp ch? ngu?n s?a m? già ?ã hoá th?ch t? m?y tr?m n?m qua.   Th?t v?ng ch??ng trình Katé ? tháp Ch?m, tôi quy?t ??nh ??a ?oàn rút lui ra kh?i khu v?c tháp.Tình c? lúc này tôi g?p ???c ông M? Tray, m?i ng??i gi?i thi?u v?i ông, tôi là nhà nghiên c?u V?n Món Sakaya. Tôi chào h?i ông m?y câu r?i t?m bi?t theo ?oàn ?i. Không ng? M? Tray l?i ch?y theo, g?i tôi l?i xin phép nói chuy?n thêm vài phút. Ông h?i tôi và xác ??nh l?i r?t nhi?u l?n, có ph?i tôi là V?n Món Sakaya, ?úng chính xác là ng??i ?ã h?c ? Mã Lai và M? v? không? Có ph?i tôi là ng??i ?ã vi?t cu?n l? h?i Ch?m không? Ông ta k? ?ã ??c r?t k? cu?n sách này. Tr??c khi ?i l? h?i này, ông c?ng ??c l?i bài Katé c?a tôi. Ông nghi ng? tôi không ph?i là V?n Món Sakaya nên ông h?i r?t nhi?u l?n chuy?n này. E r?ng nói ti?ng Vi?t ông không hi?u, tôi chuy?n qua nói ti?ng Anh, tôi chính là V?n Món Sakaya thì ông ta yên tâm. Ch?c trong trí t??ng t??ng c?a ông , V?n Món Sakaya là ng??i tr?nh tr?ng, ph?i m?c áo Veston, ?eo kính tr?ng, túi d?t d?m 3 cây vi?t xanh, ??, tay xách c?p da, chân mang giày láng cóng. Không ng? V?n Món Sakaya t??ng l?i b?i b? nh? th? kia? Ông ta còn h?i tôi có h?c ? tr??ng Po Klong không? Tôi nói, không. Tôi là th? h? tr? Ch?m sau n?m 1975, do c?ng s?n ?ào t?o (xin l?i vì tôi nói t? “cách m?ng” (revolution) ông ta không hi?u nên tôi m?i s? d?ng t? “c?ng s?n” (communist). Ông ng? l?i m?i tôi... Tôi cám ?n và h?n d?p khác.Tôi ??a cho ông name card và kèm theo l?i xã giao, có gì chúng ta liên h? sau. Trong lúc nói chuy?n, tôi ch?ng ?? ý, th?nh tho?ng có nh?ng ánh ?èn máy ?nh nh?p nháy v? phía chúng tôi.   Tôi t?m bi?t M? Tray, len lõi gi?a dòng ng??i ra kh?i tháp. Ti?p t?c ??a ?oàn tham quan ??n hai làng ngh? sau ?ó tôi ti?n h? vào Sài Gòn. Tôi quy?t ??nh ? l?i làng Ch?m ?n Katé. Ngày hôm sau tôi ?i vòng m?t làng Ch?m ?? xem không khí l? h?i Katé. Tr??c khi vào làng Ch?m tôi c?ng âm th?m l?ng l? ?i vào các ch? ng??i Kinh ? vùng Ch?m nh? ch? Phan Rang, ch? Tháp Chàm, ch? Phú Quý v?a ?? kh?o sát v?a ?? mua quà t?ng nh?ng trí th?c, tu s? Ch?m. Tôi c? ngh? Katé Ch?m ch? di?n ra ? làng nh?ng trong ch? không khí Katé c?ng r?n ràng, h? xã, sôi n?i nh?ng l?i chào h?i, chúc t?ng Katé gi?a ng??i Kinh (ng??i bán hàng) và ng??i Ch?m (ng??i mua hàng). Ng??i Ch?m tiêu th? hàng hoá nhi?u, ch? y?u h? mua ?? ?? ?ãi khách, ?? mua ?? cúng ch?ng bao nhiêu. Ng??i Kinh bán ?? không k?p ch?y, không k?p l?y ti?n. Th?nh tho?ng tôi c?ng th?y ng??i Ch?m mua hàng ch?u (mua hàng nh?ng không tr? ti?n m?t ngay, ch? khi nào có ti?n ng??i mua hàng m?i tr? cho ng??i bán sau). ?i vào làng Ch?m, nhà nào c?ng ?ãi khách t?ng ?oàn, nh?t là nh?ng nhà cán b?, h?c sinh, sinh viên Ch?m. Nhà nông dân ch? y?u là cúng qu?y ông bà (ew muk kei), sau ?ó là bà con trong n?i t?c ?n u?ng v?i nhau là chính. Nhà nào c?ng có vài thùng 333, th?c ?n gi?ng nhau, ch? y?u là v?t xào, th?t gà lu?c, th?t heo n??ng, cari bún ho?c bánh mì. Th?y khách m?i ng??i Kinh ?i hàng ?àn, ?n nói vui v?, khí th? .Vì ???c m?i ?n Katé th?t s??ng, ?n ki?u t?p th?, ?? ?n nóng, bia u?ng không gi?i h?n, ?n u?ng ??u mi?n phí, không có quà bi?u, không có ti?n lì xì…Ki?u ?n này ?i ??n t?n n??c M? giàu nh?t th? gi?i và c? lên thiên ???ng c?ng không có. ?n t??ng ??u tiên, tôi vào làng H?u ??c, th?y ?oàn xe (3 chi?c xe t?i) ?ang ch? nh?ng két bia ?ã u?ng xong ra kh?i làng. Không bi?t Katé làng Ch?m tiêu th? bao nhiêu két bia, xe t?i kia ch? bao nhiêu chuy?n r?i?. Nh?ng ch?c r?ng mùa Katé và Ramanan ? Ninh Thu?n ?ã góp ph?n không nh? ?? nâng k? lu?t u?ng bia c?a Vi?t Nam lên ??ng hàng th? hai th? gi?i sau n??c ??c.   Mùa Katé, làng Ch?m không bao gi? thi?u hai môn s? tr??ng n?a ?ó là bóng ?á và v?n ngh?. Bóng ?á ??i làng này làng kia ?á giao h?u v?i nhau. Vào bu?i t?i, làng nào c?ng có t? ch?c ?êm v?n ngh?, múa hát. Có làng sân kh?u ch? là m?t mô ??t nhô lên và m?t cái bóng ?i?n tròn, hai loa thùng nh?ng h? c?ng làm nên ch??ng trình v?n ngh? ??c s?c. Tôi âm th?m ?i kh?o sát v?n ngh? hai làng MN và BT. Tôi c? ng? v?n ngh? c?a làng v?ng teo, ch?ng ai coi, nh?ng quá ?ông không th? nào chen chân. Ch??ng trình ch? y?u nh?ng bài hát múa truy?n th?ng và nh?ng bài mà nh?ng nh?c s? Ch?m, Kinh m?i sáng tác trong nh?ng n?m g?n ?ây nh? nh?ng bài c?a c? nh?c s? ?àng N?ng Qu?, Tan Tu, Am?nhân, nh?ng bài múa Ápsara, múa tr?ng Baranâng. Di?n viên ch? y?u là h?c sinh, sinh viên và nh?ng ca s?, ngh? nhân chân ??t …T?t c? h? ?ã hoà quy?n v?i nhau góp ph?n làm nên linh h?n v?n ngh? trong m?i d?p Katé & Ramawan ? làng Ch?m     Katé B?c Bình   T?m bi?t Katé Phan Rang, tôi v? ?n Katé B?c Bình hai ngày c?ng là hai ngày chìm ??m trong ti?c tùng và bia. ?i nhà nào c?ng v?y, c?ng cúng kính ?ãi khách. C?ng y h?t nh? Phan Rang nhà nào c?ng u?ng bia lon 333. Hình nh? bia chai ?ã tuy?t ch?ng ? làng Ch?m. Khách vi?ng th?m t?ng ?oàn, ?n u?ng hoàn toàn mi?n phí. M?y ngày ? B?c Bình tôi ? Nhà Tr? c?a m?t ng??i Ch?m. Ch? nhà cao to, hi?n t?, ít nói. Không khí Katé mãnh li?t nh? th? nh?ng không len lõi n?i vào nhà ông. Trong không gian t?nh m?ch, nhà tr? im v?ng. Ông ng?i m?t mình nh? ?ang ngh? gì quá kh? xa x?m, m?t th?i vàng son mà ông t?ng tr?i.     Katé C?n gi?     Tôi t?m bi?t B?c Bình.V?n chi?c xe Honda Air Blade rong r?i kh?p n?o ???ng mùa Katé. Tôi tr? v? Sài Gòn, r?i qua r?ng sát C?n Gi? vào ngày 22/10. Gi?a r?ng mênh mông, Katé Ch?m ??t nhiên xu?t hi?n. M?t bu?i sáng ??p tr?i, t?ng ?oàn xe ch? ng??i Ch?m n?i ?uôi nhau hành h??ng v? Katé ? C?n Gi?. Công ty c? ph?n Khánh S?n C?n Gi? chào ?ón l? h?i b?ng kh?u hi?u Ch?m – Vi?t th?t hoành tráng, nh?t là hàng ch? Ch?m truy?n th?ng to (Raok uen harei Katé Cam thun 2011) bay b?ng, hiên ngang gi?a cánh r?ng. Thành ph?n tham gia ??y ??, c? Ch?m Ahier, Ch?m Awal và Ch?m Islam. Nh? ?ó mà t?o nên m?t s?c màu Katé m?i l? ? C?n Gi?. T?ng s? ng??i d? l? ??c tính g?n 1.500 ng??i, nhi?u nh?t là ng??i Ch?m Palei Pajai. Katé m? ??u b?ng trò ch?i ??p n?i và b?t v?t có th??ng. Bu?i tr?a ?n c?m dân dã gi?a r?ng. ? ?ây tôi c?ng g?p ??y ?? ch?c s?c Ch?m nh? Po Basaih, Po Acar, Imam…Bu?i t?i hôm ?ó chúng tôi t? g?i nhau nhóm l?i bao g?m Gru Thành Ph?n, Lâm T?n Bình, Qu?ng ??i H?i, Ch? Viên, Sam?c Linh … ?? ch?y ch??ng trình v?n ngh? giúp vui cho bà con. ??u tiên kêu g?i các ?oàn, các palei Ch?m tham gia ??ng kí ch??ng trình v?n ngh?. T?t c? h?n 10 ?oàn ??i di?n g?n 10 palei ??ng kí, t?ng c?ng là 24 ti?t m?c. Chúng tôi s?p x?p l?i ch??ng trình và b?t ??u bi?u di?n t? lúc 9h t?i ??n 11h30 k?t thúc. Lúc này ai c?ng b?n r?n, m?i ng??i m?i vi?c. Không tìm ai ???c ?? làm MC (master of ceremony), m?i ng??i th?y tôi có khoát áo cánh d?i c?a nhà báo nên c? tôi làm MC. Tôi tr? thành MC b?t ??c d?. Áo qu?n th?m ??m m? hôi t? sáng ??n t?i, không có áo m?i ?? thay, ??u tóc qu?n, r?i b?i, không tìm th?y l??c ?âu mà ch?i tóc cho ??p ?? b??c lên sân kh?u. Trong tôi, t?i hôm ?ó không còn gì, ch? có “tinh th?n Katé b?t di?t” v?i nét m?t r?ng r?, ánh m?t sáng ng?i, gi?ng nói vang vang c?t lên ??u ??u m?c dù không truy?n c?m, d?u dàng l?m. Ch??ng trình ti?p t?c ch?y, nh?ng di?n viên vai tr?n chân ??t v?n h?ng say, cu?ng nhi?t ca hát nh?y múa trên sân kh?u. Ch? ?? hát múa v?n là nh?ng bài hát c? nh?c s? ?àng N?ng Qu?, nh?c s? Am?nhân nh? Bhum adei, H?i Katé, g?p em ?êm h?i Ramawan, múa qu?t...Ch??ng trình k?t thúc b?ng ti?ng hát c?a ca s? Y Sa v?i bài hát Bar batéh tal paje và màn múa m?ng h?i Katé c?a palei Pajai di?n ra sôi ??ng ??y ?n t??ng. M?i ng??i ch?y ào lên sân kh?u cùng múa nh?y và giao l?u. ?èn sân kh?u quay nhanh ?? màu, pháo hoa, ?èn sáng r?c t?o thành âm vang sôi ??ng lay chuy?n r?ng sác C?n Gi?. Không ng? ch??ng trình dân giã mà t?o ???c ?n t??ng nh? th?, ?? l?i nhi?u ?n t??ng trong lòng khán gi?. Vì ??n ?ây h? múa hát b?ng chính nh?ng trái tim và nh?p ??p chân tình, ch? không ph?i múa hát vì ti?n, vì huy ch??ng và gi?i th??ng. H? ??n tham d? Katé m?t cách t? giác cho công ??ng và cho chính h?, ch? không ph? Katé do nhà n??c t? ch?c. Do v?y h?n Katé C?n gi? khác h?n h?n Katé ? nh?ng n?i khác do nhà n??c t? ch?c. Có m?t khán gi? có chuyên môn ?ã nh?n xét, Katé C?n Gi? hoành tráng và có h?n h?n ch??ng trình Ngày h?i V?n hoá Dân t?c Ch?m m?y n?m tr??c ? Hà N?i.     S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7     12h ?êm ch??ng trình Katé C?n Gi? k?t thúc, nhóm chúng tôi ph?i quay v? l?i Sài Gòn ngay ?êm ?ó ?? k?p sáng mai ch?y ch??ng trình S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7 t?i Sài Gòn. Tôi v?n trung thành v?i con ng?a s?t Honda Air Blade ch? theo m?t ng??i r?i kh?i C?n Gi?. Còn l?i gru Ph?n, anh Bình, Qu?ng ??i H?i, Thành Ch? Ph??ng … ?i xe ô tô gru Ph?n, không may xe b? l?y, vì ???ng ??t, n??c thu? tri?u lên, ???ng C?n Gi? lún. M?i ng??i xúm vào ??y xe gru Ph?n g?n m?t ti?ng ??ng h? và cu?i cùng c?ng ch?y ???c v? Sài Gòn g?n 4 gi? sáng. Chúng tôi ch? ???c ch?p m?t vài ti?ng l?i th?c d?y ??n ??i h?c V?n hoá ?? làm ch??ng trình Katé. Cu?i cùng ng?a s?t Honda Air Blade c?a tôi v?n th??ng h?ng, ?i ??n n?i v? ??n ch?n r?t ti?n l?i. Ch?c nh? Po Yang phù h?, ?? trì thôi.   L? h?i Katé & Ramawan m?t b? ph?n ng??i Ch?m và các em sinh viên sinh s?ng h?c t?p và làm vi?c t?i Sài Gòn t? ch?c hàng n?m ?ã tr? thành thông l?. Làm ???c ch??ng trình nh? th? gi?a lòng Sài Gòn là n? l?c r?t l?n ??i v?i các em sinh viên và nh?ng anh em Ch?m tâm huy?t. S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7 -20011 c? b?n thành công r?c r?. Tuy nhiên n?u chúng ta c? b?ng lòng và t? hào nh? th? thì ch??ng trình s? tr? thành nhàm chán, c? l?p ?i l?p l?i nh? th? t? n?m nay qua n?m khác, không có gì m?i h?n. N?m nào c?ng bài hát Bhum Adei, g?p em ?êm h?i Ramâwan, c?ng tình ca gi?ng n??c cây bàng, c?ng múa Siva, múa tr?ng Baranang … ? ?ây không ai ph? nh?n nh?ng sáng tác m?i mà còn khuy?n khích n?a là khác. S? ?òi h?i ??i m?i ? ?ây không ph?i là ?òi h?i ph?i ??i m?i bài hát, ph?i c?i biên, nâng cao t? bài c? nhi?u lên. ?ó là ??i m?i sai l?m và s? d?n ??n s? m?t g?c v? v?n hoá. ??i m?i có nhi?u cách, c?ng bài ?ó nh?ng n?m này bi?u di?n ? không gian, môi tr??ng khác, v?i ??o c?, múa ph? h?a khác thì nó s? m?i h?n. Ch? không nh?t thi?t n?m nào c?ng ??ng hát trên sân kh?u, di?n viên m?c áo dài Ch?m ?eo dây ?ai và phong sân kh?u là tháp Ch?m, ?èn chi?u vàng. Ví d?, ca s? Thu Hi?n luôn hát bài dân ca Hu? bao n?m nay nh?ng m?i khi ca s? hát ??u th?y m?i là do cách làm nh? trên. Chúng ta ph?i quy?t t?m h??ng ??n chuyên nghi?p h?n. Hi?n nay ?ã là S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7, ch? còn 3 n?m n?a (r?t nhanh) s? ??n S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 10. K? ni?m 10 n?m chúng ta c?n ph?i làm gì, ch??ng trình ra sao ph?i tính ngay bây gi?. ??n lúc k? ni?m 10 n?m mà S?c màu l? h?i Katé & Ramwan v?n nh? l?n 5,6,7 thì không còn gì ?? bàn ? ?ây. Mu?n làm m?i ?i?u này ph?i có ??o di?n, nh?c s?, biên ??o múa. Ng??i Ch?m ta có ??y ?? l?c l??ng này. D? nhhiên làm vi?c này là khó không ??n gi?n, ?òi h?i m?i ng??i ph?i có nhi?t tâm và tính hi sinh. Vì khó nh? v?y, nên có m?t s? ng??i tham gia r?i d?n b? cu?c. Hi?n nay ch? mình gru Ph?n là có tinh th?n theo ?u?i cu?c ch?i này su?t t? sau gi?i phóng ??n nay.   ? Sài Gòn m?i l?n t?p trung anh em r?t khó, vì nhi?u lí do khác nhau m?i ng??i không ??n tham gia ???c. Ví d? hôm s? kh?o ch??ng trình S?c màu l? h?i Katé Ramwan l?n 7, ngoài gru Ph?n b?n vi?c ? Phan Rang không ??n ???c, còn l?i anh em l?n tu?i không ai ??n ch? có tôi , ?àng N?ng Hoà và Hán D??ng Phú. Hôm ?y có anh Phú V?n H?n ??n nh?ng do b?n vi?c nên m?t lúc ph?i ?i. Hôm t?ng duy?t ch??ng trình có thêm Biên ??o múa Quang D?ng, n?m tr??c có thêm nh?c s? Am?nhân. C?ng nên bi?u d??ng m?t s? ng??i kiên trì ch?u ??ng có tinh th?n hi sinh, ?óng góp vô biên nh? gru Ph?n, V?n Quang V? …??c bi?t ph?i k? ??n anh Hán D??ng Phú m?c dù ? Phan Rang nh?ng khi có ch??ng trình Katé anh ??u b?t xe vào Sài Gòn tham gia v?i anh em. Ng??c l?i, có m?t s? anh em m?c dù ? t?i Sài Gòn nh?ng không có m?t và ?óng góp gì cho phong trào. Nói chung t?t c? anh em ??u có tinh th?n, vì th? ?ã t?o nên s?c màu Katé m?y n?m nay th?t hoành tráng. T?t c? khán gi? ngoài Ch?m khi xem ch??ng trình qua nh?ng c?nh tái hi?n l? h?i Katé & Ramawan, nh?ng l?i ca ti?ng hát sinh viên h? ??u công nh?n ng??i Ch?m có n?n v?n hoá r?t cao. H? c?ng ?ánh giá Ban t? ch?c t? ch?c ch??ng trình r?t chuyên nghi?p.     ??ng sau l? h?i Katé: Nh?n di?n con ng??i Ch?m và v?n hoá Ch?m   Tôi vào Sài Gòn và tr?c ti?p tham gia ch??ng trình này 3 n?m nay. Ngoài vi?c ?ó tôi c?ng ?ã xin ???c m?t d? án cho sinh viên h?c nh?c c? và ch? Ch?m. Tôi vào cu?c không ch? v?i t? cách cá nhân, trách nhi?m công dân c?a m?t c?ng ??ng (ng??i trong cu?c) mà còn là t? cách c?a m?t nhà nghiên c?u (ngoài cu?c). Do v?y, tôi ph?i ghi chép, xem xét, theo gi?i và l?ng nghe m?i ho?t ??ng c?a c?ng ??ng này. T? ?ó tôi rút ra nhi?u v?n ??, trong ?ó có v?n ?? hay, có v?n ?? d?. Nh?ng cái hay tôi l?y làm t? hào và gi?i thi?u v?i b?n bè g?n xa và nh?ng cái d? bu?c tôi ph?i tr?n tr?, suy t? ?? tìm h??ng kh?c ph?c. M?i ng??i nh?t trí r?ng, ng??i Ch?m làm v?n ngh? r?t hay, v?n hoá Ch?m r?t cao, nh?ng con ng??i Ch?m là ph?i xem l?i. V?n ?? c? th? ? ?ây, chúng ta ph?i xác ??nh t? ch?c ch??ng trình Katé ?? làm gì? Không ch? ?? múa hát mua vui r? ti?n mà thông qua ch??ng trình này nh?m giáo d?c cho th? h? tr? có tính k? lu?t, t? ch?c cao, tinh th?n giao l?u h?c h?i ?? nâng cao ki?n th?c, hoàn ch?nh nhân cách mình ?? ?óng góp cho xã h?i cho dân t?c. ??c bi?t qua ch??ng này giáo d?c th? h? tr? có lòng yêu v?n hoá, t? hào v? dân t?c Ch?m. T? ?ó h? m?i g?n bó v?i quê h??ng v?i dân t?c mình. N?u múa hát Katé ?? mua vui, n?i g?p g? nhau trong kho?ng kh?c ? Sài Gòn thì ch??ng trình nh? th? là vô ngh?a. Và nh? th? c?ng ?i sai m?c tiêu c?a l? h?i Katé truy?n th?ng. Vì Katé truy?n th?ng nói riêng và l? h?i khác nói chung, luôn l?y múa hát ?? lôi cu?n ng??i xem v? v?i tín ng??ng, v? v?i t? tiên, v? v?i v?n hoá và l?ch s? dân t?c. C? th? là múa hát l? h?i Katé nh?m lôi cu?n ng??i Ch?m v? v?i ??n tháp, dâng l? v?t lên thánh th?n, l?ng nghe nh?ng l?i ca, t?c cúng ?? hi?u v? v?n hoá, v? l?ch s? dân t?c, hi?u v? Po Bin Thuer, Po Klaong Garai, Po Romé, Po Rayak là ai?. Ngu?n g?c và ý ngh?a sâu xa c?a l? h?i Katé truy?n th?ng là nh? v?y. Ch? Katé không ph?i ??n múa hát, ?á bóng là chính.   Do v?y, m?i ng??i Ch?m, nh?t là th? h? tr? ??n Katé ph?i có ý th?c. ??n Katé không ph?i ?? múa hát mà qua ?ó là n?i g?p g? giao l?u, h??ng v? c?i ngu?n, n?i ?? th? hi?n v?n hoá cá nhân ?? góp ph?n làm t?t lên v?n hoá c?a c?ng ??ng. M?t n?n v?n hoá cao ch?c ch?n s? s?n sinh ra nh?ng con ng??i t?t. Nh?ng ng??i Ch?m hi?n nay ph?i xem l?i chúng ta.Th? h? tr? có x?ng ?áng th?a h??ng m?t di s?n v?n hoá Ch?m cao ??p nh? th? kia không? Hay là mu?n tr? thành nh?ng ??a con l?c loài, m?t g?c, b? ??ng hoá? Mu?n x?ng ?áng ?? th?a h??ng, t? hào v? nó thì chúng ta c?n ph?i làm gì? Qua t? ch?c 3 mùa Katé ? Sài Gòn tôi ít nhi?u hi?u th? th? tr? có h?c th?c (sinh viên) ng??i Ch?m ? Sài Gòn. D? nhiên ?a s? các em là ng??i t?t, n?ng n? nhi?t tình, ai c?ng có n?ng khi?u múa hát, ?á banh và s? em có tinh th?n dân t?c cao ??. Tuy nhiên m?t s? em (k? c? m?t s? b?c ?àn anh) ph?i xem l?i. ??n tham gia v?i c?ng ??ng, h? luôn ?òi h?i, ra nhi?u ?i?u ki?n. H? ??n thì h? ph?i tham gia ch??ng trình, ??n là ph?i có ch? ng?i, v? trí x?ng ?áng, còn không thì không ??n. ?i h?p không ?úng gi?, vào t? ch?c không tuân th? n?i quy, tinh th?n tùy ti?n. M?t s? l?p tr? còn nhát gan, không l?p tr??ng, lên m?ng, th?o lu?n, phát bi?u không dám nêu tên th?t, luôn m?o danh. Trong m?i bu?i h?p t? ch?c v? Katé và bi?u di?n ch??ng trình ? Sài Gòn, tôi ch?a th?y bao gi? ng??i Ch?m mình ?i h?p ?úng gi?. Chúng ta nên ch?m d?t tình tr?ng này, th??ng BTC thông báo 8h h?p, có khi ??n 9-10h ch? có m?t lèo tèo, vài ng??i. Ch??ng trình s? kh?o v?n ngh? thông báo cách hai tu?n là 8h s? b?t ??u nh?ng ??n 10.30h v?n ch?a ch?y ???c ch??ng trình, m?c dù BTC c?m loa thông báo nhi?u l?n t?t c? các ?oàn t?p trung v? h?i tr??ng chu?n b? bi?u di?n. M?c cho thông báo các em c? ??ng tr? tr?, tho?i mái nói chuy?n c??i ?ùa mà không ch?u vào h?i tr??ng. Khi góp ý h? ??a ra muôn vàn lí do nh?ng n?u nh?ng lí do kia ??u chính ?áng thì khônggì ph?i bàn và lâu ??i nó s? tr? thành m?t t?p quán c? h? cho Ch?m là luôn ?i tr?, vô k? lu?t. Vì v?y v?n ?? này t? BTC ??n các em sinh viên nên xem xét l?i chính mình. B?i vì ?a s? chúng ta là th? h? m?i, th? h? c?a th?i ??i v?n minh, c?a tính k? lu?t, th?i ??i c?a công vi?c, ch? không ph?i th?i ??i buông th?. Có t? ch?c, có k? lu?t m?i t?o ra cho con ng??i có hành ??ng chu?n m?c, nhanh nh?n, chính xác. T? ?ó mà g?t hái thành công trong h?c t?p, c?ng nh? trong công vi?c c?a c? quan trong n??c và ngoài n??c.   Khi bi?u di?n ch??ng trình Ban giáo kh?o góp ý không nghe. Ti?t m?c nào ???c duy?t vui m?ng h?n h?, không ???c duy?t thì ?òi b? v?, rút lui luôn không tham gia, r?i ra bè phái, ch?ng phá. Ch??ng trình BTC ?ã duy?t nh?ng tùy ti?n, ng?u h?ng thay ??i liên t?c. C? ch? này mu?n gi?i và ?iêu luy?n ph?i ch?p nh?n c?nh tranh, ph?i thi ??. Vì c?nh tranh m?i t?o ra ???c ch?t l??ng s?n ph?m t?t. ?i thi có ng??i r?t, ng??i ??u thì m?i tìm ra ???c ng??i gi?i. Ch??ng trình có ki?m duy?t, s? kh?o, lo?i b? cái d? thì m?i tìm ra ch??ng trình hay, ch?t l??ng lôi cu?n ng??i xem. M?t ch??ng trình ??ng kí t?t c? 40 ti?t m?c, không c?n duy?t, ??a lên sân kh?u di?n h?t là có v?n ??. Khán gi? s? b? tra t?n, m?t m?i và b?i th?c trong âm thanh vang d?i su?t g?n 5 ti?ng ??ng h? trong h?i tr??ng. Ch??ng trình Katé Sài Gòn n?m nào c?ng r?i vào trình tr?ng này. Vì tinh th?n sinh viên không mu?n c?nh tr?nh, nâng cao ch?t l??ng, cái gì h? tham gia ph?i ???c trình di?n. Ban t? ch?c ?ã h?p bàn nhi?u l?n v? s? lo?i nh?ng do ch?a kiên quy?t làm vi?c này. M?t khi sinh viên ch?a t? giác, BTC, ng??i d?n ??u ch?a quy?t tâm thì không bi?t t? ch?c này s? ??a ?âu?   Xung quanh chuy?n Katé, nhi?u khuy?t t?t c?a Ch?m ?ã ???c l? ra t? gi?i tr? chúng ta (trong ?ó có tôi). M?t GS là Vi?t ki?u Pháp xem ch??ng trình Katé ? C?n Gi? hai ngày xong nh?n xét v?i tôi. Ông r?t khâm ph?c dân t?c Ch?m có n?n v?n hoá cao nh?ng nhìn c? th? con ng??i Ch?m, cách sinh ho?t, ?n ?, ?i ??ng thì có v?n ??. Ví d?, nhi?u ng??i m?t mình chi?m hai ba cái gh?, m?t gh? ng?i, m?t gh? gác trong khi ?ó m?t s? ng??i khác loang xoay tìm gh? ng?i mà không có. T?t c? thanh niên nam n? ?n u?ng ??u t? do xã rác b?a bãi ?? r?i sáng s?m m?y c? bà Ch?m t? giác c?m ch?i quét rác, còn thanh nhiên nam n? v?n vô t? t? l?. T? hình ?nh m?y c? già Ch?m c?m ch?i quét rác, ông suy ng?m ch?c truy?n th?ng v?n hoá c?a ng??i Ch?m ngày x?a là t?t, ch?c m?i suy thoái ? th? h? tr? này thôi. Ông tin r?ng m?t dân t?c s?n sinh ra m?t n?n v?n hoá cao nh? v?y nên ch?c r?ng s? s?n sinh nh?ng con ng??i t?t. Nh?ng t?i sao th? h? tr? Ch?m bây gi? l?i nh? th? kia. Tôi cho r?ng ông nh?n xét r?t tinh vi. Tôi l?y Ariya Pataow Adat Kamei, Ariya Pataow Adat Lakei ?? gi?i thích và ch?ng minh v?i ông ngày x?a con ng??i Ch?m r?t hay và chu?n m?c, ch?c m?i suy thoái m?y n?m g?n ?ây nh? ông nói thôi (có ng??i ?? l?i do ?nh h??ng ng??i Kinh, tôi không tin ?i?u này). Ông ??ng viên tôi nên làm gì ?? giáo d?c gi?i tr? Ch?m ngày nay, h??ng h? ??n tinh th?n Ch?m cách ?ây 300 n?m ?? ti?p t?c ?óng vai trò là ch? nhân c?a n?n v?n hoá cao ??p này. N?u không s? b? v?t m?t trong t?m tay.   Cu?i cùng chúng ta th?y, t? nh?ng chuy?n v?n ngh?, ca hát nh?y múa (th? hi?n v?n hoá cao ??p); ??n vi?c t? ch?c ?n u?ng linh ?ình, ?ãi khách xa hoa, lãng phí ? làng; không có tính t? ch?c k? lu?t cao, tinh th?n tu? ti?n, không ý th?c v? m?i ng??i xung quanh, “mình vì m?i ng??i” ?ã t?o ra cho con ng??i Ch?m m?t hình d?ng quái d?, ?i ??ng m?t th?ng b?ng v?i ?ôi chân kh?p kh?nh. Chúng ta có th? hình dung con ng??i Ch?m hi?n nay (trong ?ó có tôi) nh? sau: M?t ng??i có ??y ?? ??u, mình, tay nh?ng có ?ôi chân kh?p kh?nh, m?t chân r?t to dài (ch?a ??ng m?t n?n v?n hoá Ch?m r?t cao ??p) còn m?t chân kia th?p, ?m o (ch?a ??ng nh?ng khuy?t t?t mà tôi v?a m?i k?).   Chúng ta không con còn ???ng nào khác, nh?t là gi?i tr?, không c?n hô hào ?? th? trí thông minh hay h??ng v? tinh th?n Nh?t B?n, tinh th?n hi?p s? Ph??ng Tây mà nên c? g?ng s?ng vì m?i ng??i,ý th?c v? v?n hoá dân t?c, ?oàn k?t v?i nhau, ti?p nh?n tinh hoa c?a Ariya Pataow Adat Kamei và Ariya Pataow Adat Lakei ?? th?c s? h?i nh?p vào n?p s?ng v?n minh, hi?n ??i. T? ?ó m?i có th? kh?c ph?c nh?ng khuy?t t?t, t?o thành m?t hình ?nh Ch?m ??p, cân ??i, hài hoà gi?a con ng??i Ch?m và v?n hoá Ch?m trong th? k? t?i.     Bai Gaor harei 27/10/2011  
0 Rating 632 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 14, 2018
?ây thiên tình s? Bàlamôn v?i Bàni Chuy?n x?y ra lâu l?m r?i, khi nh?ng ng??i theo ??o Bàlamôn và ??o Bà Ni còn coi nhau nh? hai con su?i không th? ch?y chung m?t dòng, nh? m?t tr?ng m?t tr?i không th? sáng cùng m?t lúc. H? là hai ??a bé ?i ch?n bò, ch?n dê, ngày nay qua ngày khác, lúc tr?i n?ng, h? cùng ngh? chung d??i m?t bóng cây, nh?ng ngày m?a, h? cùng trú chung trong m?t cái l?u. C? th?, n?ng m?a làm cho c?u bé ngày m?t kh?e lên và giàu thêm ngh? l?c, Tháng ngày c?ng tô h?ng thêm cho ?ôi má c?a cô gái. Nên lúc ?ôi b?n nh?n ra mình ?ã l?n thì không có cách gì tách h? ra ???c n?a. Nh?ng tình yêu c?a ?ôi trai gái có sáng nh? tr?ng r?m tháng tám, có ngát nh? h??ng hoa bu?i s?m c?ng không ???c ??o lu?t che ch?. Chàng trai ? xóm ??o Bà Ni, còn cô gái ? xóm ??o Bàlamôn. T? khi nghe trong gi?ng nói c?a cô gái có ti?ng chim ?ang hót, trong ánh m?t chàng trai có ng?n l?a ?ang nh?y múa thì cha m? hai nhà không cho h? g?p nhau n?a. Nh?ng ng??i ? trong m?i dòng ??o coi ?ây nh? là m?t tai h?a s?p gieo xu?ng ??u mình. V?i ?ôi trai, lu?t ??o nh? m?t l??i dao tàn nh?n ?ang ?âm vào trái tim. Ti?ng nói c?a cô gái không còn véo von nh? chim hót. Ánh l?a trong ?ôi m?t chàng trai nh? b? n??c l?nh d?i vào. Chàng trai s?ng v?i m? và ng??i m? r?t th??ng con. Th?y con quá ?au kh? nên bà không n? ng?n cách. Chính s? d?u dàng, ch?u th??ng ch?u khó c?a cô gái ?ã làm bà v?a lòng. Trái l?i, gia ?ình cô gái c??ng quy?t không cho con mình l?y k? khác ??o. H? cho r?ng ?ây là ý mu?n c?a th?n thánh, mà làm cho th?n thánh n?i gi?n thì không th? l??ng tr??c ???c tai h?a s? ghê g?m ??n m?c nào. Ng??i cha và các anh c?a cô gái b?t nàng c?m cung trong nhà, không cho ?i ch?n dê, làm ru?ng nh? tr??c n?a. Chàng trai thi?u b?n tình, không mu?n ?n u?ng gì c?. Su?t ngày chàng ?i lang thang ngoài ??ng c?. ?êm ??n, chàng c?ng ch?ng ch?u v? nhà. Chàng h??ng v? phía ng??i yêu và hát nh?ng bài mà ngày nào hai ng??i cùng hát. Gi?ng chàng kh?c kho?i nh? ti?ng chim g?i b?n. B? nh?t trong bu?ng t?i, cô gái ch? bi?t ôm m?t khóc. Ti?ng hát c?a ng??i yêu l?t qua khe c?a nh? than thân trách ph?n, nh? t?i, nh? h?n. R?i m?t ?êm cô c?y vách ?i tìm ng??i yêu. H? s?ng trong ni?m h?nh phúc khi ???c g?n nhau, nh?ng c?ng là lúc s?ng trong ?au kh? vì s?p ph?i xa nhau. Chàng trai quy?t ??nh r? ng??i yêu ?i tr?n. Cô gái b?ng lòng. H? d?t tay nhau ?i m?i mi?t nh? hai con chim s? l?ng bay v? r?ng xanh. Nh?ng ngay trong ?êm ?y, gia ?ình cô gái phát hi?n con b? tr?n. Tin ?y nh? sét ?ánh, c? dòng h? l?p t?c cùng nhau ??t ?u?c ?i tìm. Ch?ng bao lâu, h? b?t ???c hai ng??i ? m?t n?i ch?a xa làng bao nhiêu. L?p t?c h? trói c? hai ng??i ??a v?. Dòng h? Bàlamôn bên cô gái l?p m?t phiên tòa xét x?, ghép t?i chàng trai ?ã phá lu?t l? c?a ông bà, dám ?i quy?n r? m?t ng??i con gái khác ??o. Vì v?y, chàng trai b? ph?t m?t tr?m roi và bu?c ng??i nhà ph?i ??n chu?c. Còn cô gái ?ã làm nh?c dòng h?, làm nh?c m? cha, nên b? ?ánh n?m m??i roi và giao cho che m? giam trong bu?ng t?i, ?n c?m nh?t, ??n khi nào th?c s? h?i c?i m?i cho ra ngoài. B?n án ???c thi hành ngay t?c kh?c. Hai ng??i b? trói vào hai cây c?c. Qu?n áo b? roi qu?t rách t? t?i, máu r? ra t? nh?ng v?t th??ng trên c?, trên m?t. Tuy ?au ??n nh?ng ???c ? g?n nhau, nên tuy?t nhiên h? không kêu khóc, không van xin. Tin này ??n tai bà m? và c? dòng h? chàng trai. V?a h? th?n, v?a t?c gi?n, h? ??nh kéo nhau ?i tr? thù, nh?ng m? chàng trai kêu khóc, van xin m?i ng??i ??ng vì con bà mà gây h?a cho c? làng. B?i vì chính con bà ?ã vi ph?m lu?t ??o. M?i ng??i nghe theo và c? m?t ?oàn cùng bà mang ti?n ?i chu?c con v?. T? ?ó, ?ôi trai gái không ???c g?p m?t nhau n?a. Th?m thoát ?ã m?t mùa b?p trôi qua, cô gái vì th??ng nh? mà héo hon nhan s?c, chàng trai ?au kh? mà ? r? m?t mày. Gia ?ình cô gái v?n bi?t con mình th??ng nh? chàng trai Bà Ni khôn nguôi, nên c??ng quy?t b?t nàng ph?i l?y m?t ng??i cùng dòng ??o. H? ngh? r?ng, có ch?ng r?i cô s? quên ?i chuy?n c?. Nh?ng v?i cô gái, ?ó là m?t ?i?u kh?ng khi?p. Cô ngã ra b?t t?nh trong s? lo s? c?a m?i ng??i. T?nh d?y, cô ch? bi?t úp m?t khóc. Trong thâm tâm, cô thà ch?t ch? không ph? b?c ng??i yêu. Gia ?ình cô tuy th??ng con, nh?ng v?n không thay ??i ý ki?n, nên m?i ng??i ti?n hành chu?n b? cho l? c??i. Bi?t không lay chuy?n ???c cha m?, ?êm tr??c ngày c??i, cô th?t c? t? v?n. Tr??c khi ch?t, cô v?n còn g?i: “Chàng ?i, em s? ??i chàng” Sáng hôm sau, khi có ng??i vào trang ?i?m cho cô dâu thì th?y nàng ch? còn m?t cái xác l?nh ng?t, v?i ?ôi m?t không ch?u khép. Th? là ?ám c??i tr? thành m?t ?ám tang. Nghe tin ng??i yêu ch?t, chàng trai không còn t? ch? ???c n?a. Chàng vùng ch?y m?t m?ch t?i nhà nàng m?c cho m?i ng??i ng?n c?n. Ng??i ta không cho chàng ??n g?n ng??i ch?t. Nh?ng cha m? cô gái vì quá ân h?n nên ??ng ý ?? chàng vào nhìn m?t nàng l?n cu?i. Chàng ??n sát ng??i yêu và nhìn vào m?t nàng, b?ng nhiên ?ôi m?t ?y khép l?i. Chàng trai nói v?i cha m? ng??i yêu xin ???c d?ng giàn h?a thiêu cho nàng. Cha m? ??ng ý, nh?ng yêu c?u chàng trai ph?i ?i ngay tr??c khi hành l?. Không còn cách nào khác, chàng trai ?ành ch?p nh?n. Khi ng??i ta ??a nàng lên giàn h?a thiêu do chính tay chàng d?ng là lúc chàng ph?i ?au ??n ra ?i. ?i ?âu bây gi?? Chàng không bi?t n?a. Phía sau chàng là giàn h?a táng ?ang b?c cháy. Chàng th?y ng?n l?a thiêu ??t ng??i yêu nh? ?ang ??t cháy trong tim mình. Chàng ngh?, nàng ?ã ch?t thì ta còn s?ng làm gì! Nàng hãy ch? ta… T?i giàn thiêu, l?a b?c cháy ngùn ng?t, nh?ng không hi?u sao xác ng??i con gái không cháy. Gi?a lúc m?i ng??i ?ang bàn tán v? ?i?u l? lùng này thì chàng trai quay tr? l?i. Chàng ?i quanh giàn thiêu thét g?i tên ng??i yêu r?i lao vào l?a. B?ng d?ng hai cái xác cùng b?c cháy, t?o ra hai c?t khói v??n lên cao và qu?n quít l?y nhau. Sau này ng??i ta k? r?ng: t? trong ??ng tro n?i thiêu xác, có ng??i tìm th?y m?t quy?n th? ghi l?i câu chuy?n c?a ?ôi tình nhân b?t h?nh ?y. Chuy?n ???c truy?n t? ??i này sang ??i khác. C?ng t? ?ó, gi?a nh?ng ng??i trong dòng ??o Bàlamôn và Bà Ni không còn ?? k?, ghen ghét nhau nh? tr??c n?a.  Akhar Thrah Cham Ngu?n: Facebook
0 Rating 632 views 2 likes 0 Comments
Read more
Ngày xửa ngày xưa ở vương quốc hoa hồng có một thằng ngốc tên Stupid. Thằng ngốc may mắn được nhà vua giao cho chăm sóc vườn hoa hồng. Nhà vua có một cô công chúa rất xinh tên Rose.Công chúa rất thích hoa hồng nên yêu cầu thằng ngốc mỗi ngày hãy mang cho mình một bó hoa hồng thật đẹp. Tuy nhiên thằng ngốc không biết bó hoa thế nào cả. Nó bèn xin với công chúa:- Xin lỗi công chúa nhưng tôi có thể mang đến mỗi ngày chỉ một bông hoa được không.Ban đầu công chúa thấy không vui một chút nào.Tuy nhiên thằng ngốc đều cố gắng mỗi ngày mang đến cho công chúa một bông hoa đẹp nhất. Thằng ngốc chẳng biết làm việc gì khác ngoài việc chăm sóc những bông hoa.Mỗi khi có ai đó bắt nó đi làm việc gì đó là nó lại nói:- Xin lỗi nhưng tôi hậu đậu lắm! Tôi sẽ làm hỏng hết mất...Vậy là người ta lại chán nản bỏ đi. Cũng bởi vậy nên không ai chơi với thằng ngốc cả. Thằng ngốc hàng ngày cứ thui thủi bên những bông hoa của nó. Dường như thằng ngốc chẳng bao giờ biết buồn là gì... Những bông hoa mà thằng ngốc mang đến cho công chúa mỗi ngày đều rất đẹp. Đôi khi công chúa ngắm nhìn những bông hoa đó và tự hỏi: "Một thằng ngốc thì làm thế nào mà tạo ra những bông hoa đẹp như vậy nhỉ".Rồi một ngày công chúa quyết định đến thăm vườn hoa của thằng ngốc. Thằng ngốc đang lúi cúi tưới cho một khóm hoa hồng. Với công chúa thì công việc này thật lạ. Công chúa tò mò đến gần thằng ngốc và làm nó giật mình. Thằng ngốc làm rơi bình tưới hoa và làm bắn bẩn lên váy áo của công chúa:- Xin lỗi công chúa - Thằng ngốc hốt hoảng - Tôi thật là hậu đậu.- Không sao! Ta sẽ tha tội cho ngươi nhưng ngươi phải chỉ cho ta cách ngươi tạo ra những bông hoa này.Thằng ngốc ngạc nhiên quá "Công chúa mà quan tâm đến cách trồng hoa ư?!"- Rất đơn giản thưa công chúa... - Và thằng ngốc say sưa nói với công chúa tất cả những gì nó biết về hoa hồng,về cách trồng hoa, cách chăm sóc chúng... Thằng ngốc cảm thấy rất lạ khi công chúa tỏ ra rất thích thú với những gì nó nói. Và khi thằng ngốc bắt gặp ánh mắt công chúa đang chăm chú nhìn nó thì tự nhiên nó trở nên luống cuống. Một lần nữa nó lại đánh rơi bình tưới hoa.- Xin lỗi công chúa... tôi vụng về quá đi mất.- Ngươi thật là ngốc! Nhưng những gì ngươi nói về hoa hồng rất hay. Ngày mai ta sẽ lại tới.Công chúa trở lại cung điện và thằng ngốc lại say sưa tưới hoa. Tuy nhiên nó vừa tưới hoa vừa hát. Chưa ai nghe thất thằng ngốc hát bao giờ cả... Ngày hôm sau thằng ngốc dậy rất sớm. Nó quét dọn những lối đi, nhổ cỏ bên những khóm hoa. Nhưng công chúa không đến nữa. Thằng ngốc đợi mãi mà công chúa vẫn không đến. Nó đâu biết hôm đó là một ngày đặc biệt. Nhà vua tổ chức một lễ hội rất lớn trong cung đình. Có rất nhiều các vị vua, những hoàng tử của các nước láng giềng... Công chúa chẳng muốn đến lễ hội một chút nào. Nàng nhất định không chịu mặc bộ váy dạ hộ. Chỉ đến khi viên tổng quản xuất hiện và nhã nhặn:- Xin lỗi công chúa nhưng đây là mệnh lệnh của nhà vua... Công chúa phải có mặt trong lễ hội. Nhà vua muốn thông qua lễ hội tìm cho con gái mình một vị hoàng tủ thích hợp. Tất cả các hoàng tủ tham gia lễ hội đều được thông báo về điều đó. Ai cũng rất háo hức được gặp công chúa (vì nghe nói công chúa rất xinh). Và mọi người không phải chờ đợi lâu. Công chúa xuất hiện trong bộ váy dạ hội mầu trắng, vương niệm của nàng được kết bằng những bông hoa hồng đỏ. Một vài hoàng tử đánh rơi ly rượu trong tay, một số khác phải mất một lúc lâu mới biết mình đang đứng ở đâu. Ngay đến các nhạc công cũng quên mất những nốt nhạc của mình. Ai cũng muốn được cùng nhảy với công chúa một bài, công chúa đều nhiệt tình đáp lại. Tuy nhiên chẳng ai lọt vào mắt xanh của công chúa cả. Nàng công chúa xinh đẹp chẳng thể tìm được cho mình một vị hoàng tử thích hợp. Khi mà nhà vua gần như tuyệt vọng thì điều bất ngờ đã xãy ra. Đúng vào lúc bữa tiệc sắp tàn thì một chàng hoàng tử cưỡi một con bạch mã tuyệt đẹp xuất hiện. Hoàng tử đến trước mặt công chúa và mỉm cười: - Xin lỗi cô bé! Ta không đến quá muộn đấy chứ.Công chúa bỗng cảm thấy tim mình đập rộn ràng. Đó là những cảm xúc kì lạ mà công chúa không thể định nghĩa nổi... Giai điệu ngọt ngào của bản Vanx như hòa nhịp cùng bước nhẩy của hai người. Hoàng tử kể cho công chúa nghe về những miền đất xa lạ mà hoàng tử đã đi qua. Những câu chuyện kéo dài như bất tận. Thời gian dường như không còn là mối quan tâm của hai người nữa... Mãi đến khi những vì sao đã sáng lấp lánh trên bầu trời, khi mà cả thằng ngốc và những bông hoa hồng đều đã ngủ say, hoàng tử mới lên ngựa từ biệt công chúa... Công chúa trở về cung điện và cho gọi thằng ngốc tới.- Ngươi có biết làm thế nào để cung điện của ta thật đẹp không! Ngày mai hoàng tử sẽ lại tới. Ta muốn dành cho chàng một sự ngạc nhiên.-Thưa công chúa... hoàng tử... à vâng thưa công chúa, tôi sẽ trang trí cung điện của công chúa bằng tất cả hoa hồng trong vườn. Cung điện của công chúa sẽ trở thành cung điện hoa hồng.- Một ý tưởng tuyệt vời! Ngươi cũng không ngốc lắm đâu! Nhưng ta sợ ngươi sẽ không thể làm xong nó trong đêm nay.- Tôi sẽ cố hết sức thưa công chúa...Vậy là suốt cả đêm đó những bông hoa hồng còn ướt đẫm sương đêm được thằng ngốc cẩn thận hái từ vườn hoa mang vào cung điện. Khi cung điện của công chúa tràn ngập hoa hồng cũng là lúc trời vừa sáng. Khi công chúa thức dậy, nàng không thể tin vào mắt mình, trước mắt nàng là một cung điện đẹp như trong truyện cổ tích vậy. Công chúa đi dạo một vòng và thấy thằng ngốc ngủ gật bên cạnh một chiếc cột đá:- Stupid. Dậy đi nào. Trời sáng rồi.- Xin lỗi công chúa, tôi lại ngủ quên mất, tôi sẽ hoàn thành nốt công việc ngay thôi.- Không cần nữa. Như vậy là được rồi. Nguơi hãy về nghỉ ngơi đi.Thằng ngốc thở phào vì công chúa đã không trách nó chưa hoàn thành công việc. Nó vui vẻ trở về với vườn hoa giờ chỉ còn trơ những gốc. Công chúa đến bên cửa sổ và nhìn về phía những ngọn núi xa, nơi mà từ đó hoàng tử sẽ lại tới. Công chúa sẽ dẫn hoàng tử đi thăm cung điện hoa hồng của mình. Hoàng tử sẽ lại kể cho công chúa nghe câu chuyện về những miền đất xa lạ...Nhưng rồi chẳng có hoàng tử nào đến cả. Chỉ có người hầu của Hoàng tử mang theo một bức thư: "...Cô bé của ta, ta không thể đến với em như đã hẹn. Đất nước của ta có chiến tranh. Ta phải tham gia vào cuộc chiến. Có lẽ chúng ta sẽ phải xa nhau một thời gian dài. Ta không muốn thế một chút nào. Ta sẽ rất nhớ em. Nhưng ta tin thời gian sẽ chứng minh cho tình yêu của chúng ta. Ta sẽ sớm gặp lại em..."Công chúa buồn lắm. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi môi: "Em sẽ đợi! Nhưng nhất định chàng phải trở về đấy!..." ...Một tuần, rồi một tháng, rồi một năm...Chẳng có tin tức gì của hoàng tử. Hoàng tử như một cơn gió cứ bay mãi, bay mãi mà chẳng biết bao giờ sẽ trở lại. Công chúa thường đứng một mình bên khung của sổ mỗi buổi hoàng hôn và nhìn về phía những ngọn núi xa, nơi ánh mặt trời dần tắt. Có thể một ngày nào đó... Cũng hơn một năm đó không thấy thằng ngốc mang hoa hồng cho công chúa mỗi buổi sớm nữa. Có thể là sau khi trang hoàng cho cung điện vuờn hoa của thằng ngốc đã chẳng còn một bông hoa nào cả. Công chúa hình như cũng chẳng quan tâm đến những bông hoa hồng của thằng ngốc nữa...Rồi một buổi sáng sớm khi công chúa thức dậy, có ai đó đã đặt sẵn bên của sổ một bông hoa hồng tuyệt đẹp. Công chúa ngắm nhìn bông hoa và chợt nhớ tới thằng ngốc. "Một năm rồi Stupid không mang hoa tới..". Công chúa trở lại vườn hoa của thằng ngốc. Trước mắt công chúa không phải là những gốc cây trơ trụi mà là muôn ngàn những bông hồng rực rỡ. Thằng ngốc vẫn lúi cúi bên những khóm hoa hồng. Thằng ngốc nhìn thấy công chúa và một lần nữa nó lại đánh rơi bình tưới hoa:- Xin lỗi công chúa! Tôi đã cố hết sức nhưng không thể làm cho vườn hoa đẹp như xưa.- Ồ không! Thật là kỳ diệu! Nói cho ta biết đi, ngươi đã làm thế nào vậy?Lần đầu tiên trong đời có người nói với nó như vậy, mà lại là một công chúa nữa chứ. Thằng ngốc vui lắm, nó cười ngây ngô và lại say sưa nói với công chúa về những bông hoa... Những ngày sau đó ngày nào công chúa cũng đến vườn hoa của thằng ngốc. Công chúa tự mình trồng những bông hoa, tự mình tưới nước cho chúng. Ban đầu thằng ngốc cảm thấy rất lạ nhưng rồi nó cũng hiểu ra rằng công chúa đang cố làm tất cả để nguôi ngoai nỗi nhớ hoàng tử. Thằng ngốc rất vui vì dù sao cũng có người cùng nó trò chuyện, có người chịu nghe nó nói cả ngày về những bông hoa hồng. Thằng ngốc cố làm cho công chúa vui những lúc công chúa ở bên nó. Có một lần thằng ngốc nói với công chúa về ý nghĩa của các loài hoa:- Hoa hồng bạch là tình bạn chân thành, hồng nhung là tình yêu nồng thắm, hồng vàng là... - Vậy còn hồng xanh, nó tượng trưng cho điều gì - Hồng xanh là tình yêu bất diệt! thưa công chúa,nhưng nó không có thật.- Vậy tại sao nó lại tượng trưng cho tình yêu bất diệt?- Đó là một huyền thoại, thưa công chúa. Người ta nói rằng nếu ta trồng một cây hoa hồng bằng cả trái tim dành cho người mình yêu thương thì nó sẽ nở ra một bông hoa hồng xanh. Đó là bông hoa có phép mầu, nó sẽ cho một điều ước..- Ta sẽ ước chiến tranh kết thúc và hoàng tử sẽ trở về bên ta...- Thưa công chúa! Không có điều gì là không thể xãy ra. Tôi tin nếu công chúa thành tâm biết đâu cây hoa mà công chúa trồng sẽ nở ra một bông hoa hồng xanh.- Ta tin ngươi...Và từ hôm đó công chúa dành hết thời gian để chăm sóc cho cây hoa hồng của mình. Nhưng không hiểu sao cây hoa mà công chúa trồng mãi vẫn không nở một bông hoa nào cả. Có một sự thật mà có lẽ thằng ngốc không bao giờ dám nói. Đó là câu chuyện về hoa hồng xanh chỉ là một lời nói dối. Thằng ngốc không muốn thấy công chúa quá đau buồn nên nó đã nghĩ ra câu chuyện về bông hoa hồng xanh và điều ước...Nhưng rồi thằng ngốc mới thấy đó là một sai lầm rất lớn. Nó sợ cái ngày mà cây hoa của công chúa nở ra một bông hoa bình thường. Công chúa sẽ rất buồn. Thằng ngốc không muốn làm công chúa buồn một chút nào. Nó cố tìm trong vườn hoa bao la của nó một bông hoa hồng xanh nhưng chẳng có bông hồng xanh nào cả... Rồi một đêm thằng ngốc trằn trọc mãi không ngủ được. Bỗng nhiên nó nghe thấy một giọng nói như tiếng thì thầm vậy- Stupid! Sao ngươi buồn thế?- Ai vậy?- Ta là hoa hồng đây.- Hoa hồng ư? Sao ngươi có thể nói được?- Ngươi ngốc quá, ta luôn nói chuyện với ngươi mà ngươi không để ý đấy thôi, loài hoa nào cũng nói được, chỉ là có bao giờ ngươi lắng nghe không mà thôi. Có chuyện gì mà ngươi buồn vậy?- Ta... Ta đã trót nói dối công chúa về hoa hồng xanh. Ta không nghĩ là công chúa lại đặt nhiều niềm tin vào hoa hồng xanh đến thế.- Stupid! Ngươi đang nghĩ gì vậy. Ta nói cho ngươi biết điều này nhé: Huyền thoại mà ngươi đã nói với công chúa là có thật đấy.- Sao cơ? Thế nghĩa là hoa hồng xanh là có thật. Ngươi biết làm thế nào để tạo ra hoa hồng xanh phải không?- Ta biết... Nhưng ta không thể nói cho ngươi được.- Tại sao chứ? Ta xin ngươi đấy- Stupid à.. Ngươi thật là ngốc quá, ngươi làm tất cả là vì cái gì chứ?- Ta... Ta muốn công chúa có bông hoa hồng xanh. Ta muốn ước mơ của công chúa trở thành sự thực. Ta không muốn thấy công chúa buồn...- Ôi Stupid! Ta không muốn nói cho ngươi một chút nào, nhưng thôi được rồi, nếu ngươi thực sự muốn có một bông hoa hồng xanh, ta sẽ chỉ cho ngươi cách...Và hoa hồng ghé tai thằng ngốc thì thầm điều gì đó mà chỉ có thằng ngốc nghe rõ. Khuôn mặt thằng ngốc bỗng ngẩn ngơ đến khó hiểu. Rồi người ta thấy thằng ngốc ngước nhìn bầu trời đầy sao và mỉm cười... Sáng sớm hôm sau khi công chúa vừa thức dậy thì người hầu của nàng đã chạy vào:- Thưa công chúa, thật không thể tin được, người hãy ra mà xem, cây hoa mà công chúa trồng đã nở một bông hoa màu xanh.Công chúa như không tin vào những gì mình nghe thấy. Nàng chạy ngay ra vườn hoa. Trước mắt nàng là một bông hoa hồng xanh tuyệt đẹp. Những cánh hoa lấp lánh những giọt sương sớm long lanh dưới ánh sáng mặt trời. Công chúa cầm bông hoa đặt lên trái tim. Nàng còn chưa kịp nói điều ước thì người hầu của nàng đã vào báo:- Thưa công chúa! Hoàng tử đã thắng trận trở về. Có lẽ hoa hồng xanh đã biết truớc điều ước của nàng nên không cần công chúa phải nói ra.Công chúa băng qua quảng trường rộng mênh mông để đến bên cổng thành. Quả nhiên từ phía ngọn núi xa hoàng tử đã trở về, chiếc áo bào sạm đen vì khói bụi. Hoàng tử xuống ngựa ngay khi chàng trông thấy công chúa, quên đi cả những mệt mỏi bao tháng ngày qua, vòng tay ôm chặt công chúa như không bao giờ muốn buông ra vậy.- Cô bé của ta! Ta nhớ nàng quá.- Em gần như đã tuyệt vọng, chàng biết không. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra. Chàng hãy nhìn xem, một bông hoa hồng xanh. Chính nó đã mang chàng về với em.- Hoa hồng xanh! Ta tưởng làm gì có hoa hồng xanh trên thế gian này!- Có chứ. Đó là một huyền thoại. Em sẽ dẫn chàng đến vườn hoa. Stupid sẽ kể cho cho chàng nghe huyền thoại về hoa hồng xanh.Vậy là hoàng tử và công chúa cùng đến vườn hoa của thằng ngốc.- Stupid! Ngươi đâu rồi. Ra đây đi nào, hoàng tử muốn nghe câu chuyện về hoa hồng xanh của ngươi...Nhưng Stupid đã biến đi đâu mất. Công chúa gọi mãi, gọi mãi mà không thấy thằng ngốc đâu cả. Bên gốc hoa mà công chúa trồng chiếc bình tưới hoa được dựng ngay ngắn. Chẳng hiểu thằng ngốc đã biến đi đâu mất.Chỉ còn cơn gió thổi những bông hoa hồng đung đưa như đang hát một bài hát từ rất xa xưa "Tình yêu chân thành bắt đầu từ trái tim, chỉ có máu từ con tim của một kẻ đang yêu mới tạo ra bông hồng xanh bất diệt. Và bông hồng xanh sẽ tạo nên điều kỳ diệu..."
0 Rating 631 views 1 like 0 Comments
Read more