Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On April 29, 2013
TÓM TẮT DỰ LUẬT DI TRÚ MỚI CỦA HOA KỲ 2013 LIÊN QUAN ĐẾN BẢO LÃNH THEO DIỆN GIA ĐÌNH  (Nếu dự luật có hiệu lực từ 1/10/2013) Visa F1: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2015: Số Visa hàng năm tăng lên từ 23,400 lên 45,200 (226,000 x 20%) - Từ 1/10/2015 trở đi: Số Visa hàng năm tăng lên từ 45,200 lên 56,350 (=161,000 x 35%) Visa F2A: Cấp Visa không hạn chế từ 1/10/2013 Visa F2B: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2015: Số Visa hàng năm tăng từ 26,266 (=114,200 x 23%) lên 45,200 (=226,000 x 20%) - Từ 1/10/2015 trở đi: Số Visa hàng năm tăng lên từ 45,200 lên 64,400 (=161,000 x 40%) Visa F3: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2014: Số Visa tăng lên từ 23,400 lên 45,200 (226,000 x 20%)  - Từ 1/10/2014 đến 30/09/2015: Số Visa = 45,200 + Số Visa được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  - Từ 1/10/2015 trở đi: . Visa hằng năm của (F3 dưới 31 tuổi) là 40,250 (=161,000 x 25%) . Hủy bỏ Family-based visa của (F3>=31 tuổi) .Từ 1/10/2015 đến 30/09/2023: Visa (F3>=31 tuổi) được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  Visa F4: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2014: Số Visa tăng lên từ 65,000 lên 90,400 (226,000 x 40%)  - Từ 1/10/2014 đến 30/09/2015: Số Visa = 90,400 + Số Visa được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  - Từ 1/10/2015 trở đi: . Hủy bỏ Family-based visa của F4 . Từ 1/10/2015 đến 30/09/2023:  Visa F4 được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  Sau đây là một số điểm chính trong chương trình cải tổ di trú do Thượng viện đề nghị:  DIỆN BẢO LÃNH THÂN NHÂN TRỰC HỆ:  - Không có sự thay đổi diện bảo lãnh người hôn phối và con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ, nhưng dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện sẽ cho phép một công dân Mỹ được quyền bảo lãnh con riêng của người hôn phối nếu hôn thú của họ được thành lập trước khi người con 21 tuổi. Hiện nay, giấy hôn thú phải thành lập trước khi người con 18 tuổi. Những anh chị em độc thân, dưới 21 tuổi, có thể được tính thêm vào đơn bảo lãnh cha  -mẹ và sẽ không cần thiết phải nộp riêng mẫu đơn bảo lãnh anh chị em nữa.  - Di chuyển diện bảo lãnh F2A (tức cha-mẹ Thường trú nhân bảo lãnh con độc thân, dưới 21 tuổi) sang diện bảo lãnh Thân Nhân Trực Hệ.  DIỆN BẢO LÃNH THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN: -Diện bảo lãnh F1 dành cho con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ sẽ không thay đổi. - Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân và trên 21 tuổi của Thường trú nhân sẽ được gọi là diện "F2". Ðối với những người con quá lớn tuổi để được áp dụng Chương trình Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức chương trình CSPA), và đã phải ở lại Việt Nam, sẽ tự động được sử dụng ngày ưu tiên của hồ sơ bảo lãnh cha-mẹ trước đây trong đơn bảo lãnh mới được cha-mẹ nộp ngay sau khi đến Hoa Kỳ.  - Diện bảo lãnh F3 dành cho con cái đã lập gia đình của công dân Mỹ sẽ được gọi là diện "F1B".  -Diện bảo lãnh này sẽ vẫn tiếp tục sau khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật chính thức nhưng đơn bảo lãnh phải được nộp trước người con đã lập gia đình lên 31 tuổi. Hiện nay, diện này không giới hạn tuổi, vì thế, những đơn bảo lãnh diện F3 được nộp cho Sở di trú trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện mới có hiệu lực sẽ vẫn được duyệt xét bình thường. - Diện bảo lãnh F4 dành cho anh chị em của công dân Mỹ sẽ chấm dứt nếu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện trở thành luật chính thức. Những đơn bảo lãnh được nộp trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật sẽ vẫn được duyệt xét, và thời gian chờ đợi sẽ ngắn hơn trong tương lai. Những người con độc thân và dưới 21 tuổi sẽ có thể cùng theo cha-mẹ đến Hoa Kỳ.  -Diện bảo lãnh F-4 dành cho anh-chị-em của công dân Mỹ sẽ chấm dứt, nhưng bất cứ ai đã nộp đơn bảo lãnh cho sở di trú sẽ được xét duyệt sớm. Hiện nay, chúng ta thấy sở di trú vẫn nhận đơn bảo lãnh diện F-4 cho đến khi chương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật. - Diện bảo lãnh F-3 dành cho con đã lập gia đình của công dân Mỹ sẽ vẫn tồn tại, nhưng các con của người bảo lãnh phải dưới 32 tuổi lúc sở di trú nhận được đơn.  - Diện bảo lãnh F2A dành cho người hôn phối và các con độc thân, dưới 21 tuổi của Thường trú nhân, sẽ được chuyển sang diện không bị giới hạn số lượng chiếu khán, sẽ giống như người hôn phối và các con dưới vị thành niên của công dân Mỹ. Ðiều này sẽ giúp cho đơn bảo lãnh được giải quyết rất nhanh chóng.  -Dự luật này sẽ thay đổi thời gian chờ đợi của người có Thẻ Xanh muốn nhập quốc tịch Hoa Kỳ, thay vì 5 năm sẽ chỉ còn 3 năm.  - Sẽ không có con đường "đặc biệt" xin nhập tịch Hoa Kỳ của khoảng 11 triệu 500 ngàn di dân bất hợp pháp. Họ sẽ phải đợi 10 năm trước khi nộp đơn xin Thẻ Xanh. Trong thời gian đó, họ sẽ được đi làm hợp pháp nhưng sẽ không được hưởng những lợi ích của liên bang, chẳng hạn như trợ cấp xã hội hoặc y tế. Sau khi nhận được Thẻ Xanh, họ có thể nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ trong 3 năm. Họ sẽ hợp lệ được nhận Thẻ Xanh nếu vẫn đủ tiêu chuẩn, học Anh ngữ, hoàn tất những đòi hỏi khác và vẫn làm việc trong 10 năm. - Ngày đáo hạn dành cho những di dân bất hợp pháp được hưởng từ chương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện của Thượng viện sẽ là việc nhập cảnh Hoa Kỳ kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.  -Những trẻ em được đưa đến Mỹ bất hợp pháp sẽ được giải quyết nhanh hơn: họ sẽ có Thẻ Xanh trong 5 năm và sẽ hợp lệ xin nhập tịch Hoa Kỳ ngay khi có Thẻ Xanh.  -Ðối với diện chiếu khán H-1B dành cho những công nhân có tài năng, sẽ có nhiều chiếu khán hơn.  -Một loại chiếu khán mới sẽ cấp cho những doanh nhân mong muốn đến Hoa Kỳ để khởi công xây dựng công ty của họ. -5 năm sau khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật, một loại "chiếu khán dựa trên giá trị" mới sẽ được thực hiện. Chiếu khán mới này sẽ khởi sự với 120.000 chiếu khán mỗi năm, và sẽ thêm điểm dựa trên tài năng, việc làm và mối liên hệ gia đình. Hàng tỷ mỹ kim sẽ được đổ vào an ninh biên giới, và hàng triệu người đang chờ đợi ở nước ngoài nhiều năm, có khi cả nhiều thập niên, vì sự chậm trễ giải quyết di trú hợp pháp sẽ thấy hồ sơ của mình được giải quyết nhanh chóng.  Các Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa trong "Nhóm Tám Người" đặt trọng tâm vào an ninh biên giới và thi hành luật pháp nghiêm minh; trong khi đảng Dân Chủ đặt ưu tiên vào việc quốc tịch hóa rộng rãi hơn. Dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện của Thượng viện là việc thương thảo giữa hai đảng này. Tin giờ chót cho biết vì biến cố nổ bom khủng bố ở thành phố Boston vừa qua, dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện được đề nghị hoãn việc thảo luận lại cho đến thời gian thuận tiện hơn.  -------------------------------------------------------  Hỏi: Liệu vẫn còn thời gian để các công dân Mỹ bắt đầu bảo lãnh anh chị em của họ và con có gia đình không?  - Ðáp: Ðơn F4 dành cho việc bảo lãnh anh chị em và đơn F3 dành cho việc bảo lãnh các con có gia đình nên được nộp cho sở di trú càng sớm cành tốt, trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật. Nếu diện bảo lãnh F4 bị ngưng lại, các anh chị em của công dân Mỹ sẽ được bảo lãnh bởi cha/mẹ công dân Mỹ với diện bảo lãnh khác, chẳng hạn như diện F1 hoặc F3 nếu họ không quá lớn tuổi theo đòi hỏi mới của diện F3. ------------------------------------------------------  HIỂU VỀ THẺ XANH ( THƯỜNG TRÚ NHÂN )  Đi diện định cư thẻ xanh được cấp 10 năm, trừ diện vợ chồng, hôn phu, hôn thê là 2 năm... Nếu đã có thẻ xanh 10 năm, không phải gia hạn thẻ xanh nếu Thường trú nhân có ý định đi ra ngoài nước Mỹ bằng thẻ xanh dưới một năm thì không cần xin Reentry Permit, nhưng nếu có ý định đi trên 1 năm dưới 2 năm thì bắt buộc phải xin Reentry permit ( giấy phép tái nhập cảnh).  Theo luật Di trú, thường trú nhân Hoa kỳ được phép tự do đi lại, sinh sống làm ăn, cư trú tại một quốc gia khác ngoài Hoa kỳ trong thời hạn liên tiếp tối đa không quá 1 năm liền mà không cần phải xin phép chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nếu những lần đi lại quá 6 tháng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố sống liên tục 5 năm trên đất Hoa kỳ khi nộp đơn xin thi vào QT Mỹ sau này (thời gian cư trú liên tục sẽ phải tính trở lại từ đầu).  Dù thẻ xanh có thời hạn 10 năm nhưng nếu ra khỏi nước Mỹ trên một năm mà không xin Reentry Permit thì coi như như thẻ xanh 10 năm không còn hiệu lực nữa. Nếu muốn quay lại Mỹ phải đến Lãnh Sự Quán Việt Nam tại TP HCM để xin làm hồ sơ và phỏng vấn lại, được hay không được tùy vào buổi phỏng vấn. Reentry Permit không thể xin ngoài nước Mỹ, bắt buộc phải xin tại Mỹ vì phải lăn tay và được xét trên 60 ngày bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ. Reentry Permit chỉ được cấp một lần duy nhất và có hiệu lực là 2 năm.
0 Rating 2.8k+ views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On January 31, 2014
 Trên đời không thiếu câu chuyện chỉ nghe thoáng qua một lần và không bao giờ còn được nhắc đến.  Dẫu vậy, có những câu chuyện mà cứ phải nghe lại mãi dù đã thật xa xưa.  Một trong những câu chuyện ấy phải nói là của Huyền Trân công chúa, dù đã xảy ra hơn 700 năm về trước. Chuyện tình Huyền Trân công chúa đã được nhắc tới nhiều trong dân gian Việt Nam dưới nhiều góc độ nhìn khác nhau.  Người thì ca ngợi công chúa đã thay mặt triều đình nhà Trần thực hiện công tác ngoại giao, tạo hòa bình giữa hai nước đã thường xuyên tranh chấp với nhau lâu đời. Cũng có người tiếc cho công chúa xinh đẹp, lá ngọc cành vàng phải xa quê hương trao thân gởi phận cho người chồng xa lạ.  Về mặt tình cảm thì nhiều người thương tiếc, nhưng chuyện tình Huyền Trân cũng thường được hâm nóng lại và gây nhiều tranh cãi qua những bài viết đó đây.   Cách đây không lâu nhân chuyến đi họp xa tôi có dịp ghé thăm cộng đồng Việt Nam và nhận được tờ Viet Lifestyles Magazine số 31 đem về khách sạn. Nhưng cho đến khi ngồi trên chuyến bay trở về tôi mới có thì giờ mở ra lật từng trang và bắt gặp bài “NHỚ VỀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA” của Mường Giang từ Hạ Uy Di.  Viết về công chúa Huyền Trân, cả chính sử và dã sử đã tốn khá nhiều giấy mực để luận “công” và “tội” của nàng.  Nhưng đây là một bài viết mà theo tôi là rất trung thực, tác giả ghi lại câu chuyện tình xa xưa và cố trình bày sự thật cách rõ ràng theo như mình tìm hiểu được.  Ông cũng đưa ra những lời nhận định chân tình của một người cầm bút, không thiên lệch nhưng rất công tâm khi xét về lý lẽ và sự kiện đã xảy ra trong lịch sử. Ca dao Việt Nam có câu: Có con mà gả chồng gần, Có bát canh cần nó cũng đem cho.                                  Về việc vua Trần Nhân Tông hứa gả công chúa yêu quý nhất của ngài cho vua Chế Mân xa xứ, theo tác giả Mường Giang thì “cũng không ngoài việc anh hùng trọng anh hùng, qua cái tư cách hào hoa mã thượng của nhà vua trẻ này đã thể hiện vào năm 1283, vua Chế Mân đã lãnh đạo quân dân Chiêm Quốc chống lại quân Mông Cổ khi chúng xâm lăng nước này.”   Đọc Việt sử tới những trang viết về cuộc tình của Huyền Trân công chúa và vua Chế Mân, không hiểu là tại sao bên lề câu chuyện chính sử lại có kèm theo những câu ca dao không rõ xuất xứ này:   Tiếc thay cây quế giữa rừng, Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.   Khác với câu ca dao trên, có thể nói vua Trần Nhân Tông là người hiểu rõ về cốt cách và tài năng của Chế Mân.  Ông chẳng những là một vị anh hùng có tài thao lược, mà lại còn là một vị vua có lòng hiếu khách nữa.  Năm 1301 khi Trần Nhân Tông đặt chân đến kinh đô của vương quốc Champa để tận mắt chiêm ngưỡng những ngọn tháp nguy nga tráng lệ ở đây, thì chính Chế Mân long trọng đích thân đến mời ngài vào cung điện của mình đón tiếp và dẫn đi du ngoạn khắp các đền đài.  Nên trong gần chín tháng lưu lại nơi đây, đến ngày về, cảm động trước tấm thịnh tình của Chế Mân, nhà vua đã hứa gả cô công chúa xinh đẹp của mình là Huyền Trần cho vua xứ Vijaya.  Hôm ấy trên không trung trong lòng máy bay giữa bầu trời cao ngất, đọc xong bài viết của tác giả Mường Giang, tôi ngồi chiêm nghiệm lại những bài viết mà mình đã từng đọc trước đây cũng về cùng một câu chuyện mà không ít băn khoăn.  Trong ấy có những bài viết mà tác giả chỉ muốn nói lên sự thật như một bài học lịch sử, một số bài viết thì tác giả muốn đi tìm sự thật với những câu hỏi chân tình về những điều bí ẩn bên trong.  Dẫu vậy, cũng có những tác giả đã không nhẹ tay chút nào khi phóng ra nét bút của mình trên trang giấy, nặng lời kết án không chỉ những nhân vật trong câu chuyện mà còn lây lan đến làm đau lòng cho cả một dân tộc cách không thương xót.   Dĩ nhiên, trong chúng ta không ai có thể thay đổi được quá khứ.  Điều mà mỗi chúng ta có thể, ấy là cùng nhau làm cho ngày mai tốt đẹp hơn.  Chuyện Huyền Trân công chúa phải nói là đã xảy ra vào một giai đoạn lịch sử mà ngày hôm nay nhắc lại làm cho mỗi chúng ta ngậm ngùi và hối tiếc.  Đối với người Việt, thì không ít người xót xa cho một Huyền Trân vì chữ hiếu mà đành phải xa quê để đi lấy một người xa xứ.  Nên người sau cảm thông nỗi niềm ấy mà trút cạn lòng mình trong lời ca bi thiết:   Nước non ngàn dặm ra đi, Mối tình chi. Mượn màu son phấn, Đền nợ Ô Ly. Xót thay vì, Đương độ xuân thì…   Đối với người Chăm, thì lại tiếc thay vì một Huyền Trân mà mảnh đất thân thương là hai châu Ô và Lý đành phải vĩnh viễn lìa xa đất tổ.  Hoàng Thái Xuyên viết:   Hai châu Ô Lý vuông nghìn dặm, Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi…   Việc gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đã khiến quần thần trong triều Việt xôn xao bàn tán, và dĩ nhiên việc dâng hai châu Ô và Lý làm sính lễ cũng không tránh khỏi nhiều sự bất bình trong thần dân Champa.  Cuộc hôn nhân này quả là một thiên bi hài kịch, gây hệ lụy đau buồn cho nhiều người qua nhiều thế hệ.  Nên những người cầm bút dù là một sử gia, hay là một văn nghệ sĩ muốn mượn câu chuyện tình này làm nguồn cảm hứng để cảm tác một bài thơ, sáng tác một dòng nhạc hay dựng nên một tác phẩm thì cũng hãy nên lấy công tâm mà viết.  Đây là câu chuyện tình lịch sử có liên quan đến hai nước láng giềng khi xưa và hai dân tộc đang sống với nhau trong cùng một cộng đồng bây giờ.  Nên khi viết đừng theo trí nhớ mà diễn đạt, nhưng cần phải tra cứu lịch sử để khi dệt thành văn nó trở nên giá trị đem lại bài học lịch sử cho mọi người, chứ không thì theo trí nhớ mà sai lệch sẽ đem lại nhức nhối cho nhiều người.  Hơn nữa khi viết phải ý tứ trong cách dùng từ, vì đây là một vấn đề nhạy cảm.  Dù sao dân tộc Chăm một thời là thần dân của một vương quốc rất oai hùng đã bị mất, và nay đang sống chung trong cộng đồng của một đất nước Việt Nam.  Từ khi mất nước dân tộc Chăm đã từng sát cánh với dân tộc Việt chiến đấu trong nhiều cuộc chiến khác nhau, cùng gắng công xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh thời trước 1975.  Bây giờ một số đã cùng bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để cùng đoàn người dân Việt ra đi lưu lạc khắp phương trời, và nơi ấy họ cũng cùng chung sinh hoạt sát cánh với người Việt để xây dựng một cộng đồng hải ngoại vững mạnh ở xứ người.  Còn những ai đang ở lại quê nhà, thì họ cũng đều chịu chung số phận với muôn triệu người Việt khác ở trong cùng hoàn cảnh.  Nên hãy quan tâm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau, dùng ngòi bút đem lại sự cảm thông để hóa giải những bất đồng.  Hầu có thể cùng kéo nhau lại gần hơn nữa trong cuộc sống bươn bả ở quê người, hay là cuộc sống lo âu ở quê nhà.  Chúng ta cần có nhau, người Chăm hay là người Việt, dù ở bất cứ đâu trên quả địa cầu.  Thật chúng ta từ ngàn xưa có những bắt đầu khác nhau, tổ tiên chúng ta sinh ra không cùng chung một vùng địa lý.  Nhưng rồi thì theo cái vận chung của thời cuộc, Trời đã xui cho hai dân tộc cùng sống chung với nhau như láng giềng trên chung một mảnh đất, nên không chi tốt bằng là hãy sống vui khỏe bên nhau để cùng chung hưởng những tốt đẹp mà Trời đã ban cho mỗi chúng ta./.
0 Rating 1.1k+ views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On November 25, 2014
Chào các bạn. Trong những nỗ lực phát triển website http://NguoiCham.com ( http://UrangCham.com ) để mang đến cho độc giả gần xa Cham những thông tin bổ ích, thời sự, những hoạt động của người Cham ở khắp mọi miền trên thế giới hầu để chúng ta có thể xích lại gần nhau hơn. Thì sự tương tác giữa các thành viên của website http://NguoiCham.com (NC) được quan tâm đến nhất cùng với số phận trôi nổi của tiếng Cham - một thời từng là tiếng phổ thông của Vương quốc Champa mươi mấy thế kỷ (từ năm 192 đến 1832). Như các bạn cũng biết, tiếng Cham ngày nay trong giao tiếp cơ bản giữa người Cham với nhau thường xuyên bị lai căng tiếng Việt, tiếng Anh... rất nhiều, đến độ theo cuộc khảo sát và đánh giá (không chính thức) của chúng tôi thì, khoảng chừng hơn 50 năm nữa thôi khi đến đời con cháu chúng ta, chúng nó sẽ nói chuyện với nhau bằng một thứ ngôn ngữ nào đó khác mà không phải là tiếng Cham. Lúc đó thì mặc dù người Cham vẫn còn nhưng có thể xem như đã chết. Chúng ta là những Urang Cham. Chúng ta muốn và phải làm một điều gì đó...   Mỗi mùa đi qua là mỗi sự thay đổi nhộn nhịp. Và hôm nay, NC muốn giới thiệu đến các bạn một Cuộc thi "HÁT TIẾNG CHAM" do NC tổ chức bằng hình thức online với thể lệ như sau: 1. Đối tượng tham gia: + Là người Cham khắp mọi miền  + Không giới hạn tuổi tác và giới tính. + Phải là thành viên của website http://NguoiCham.com   (Nếu bạn nào chưa đăng ký làm thành viên của NC thì hãy đăng ký ngay nhé!) 2. Loại hình nghệ thuật:  + Hát ca khúc tiếng Cham. Có thể hát dân ca, tân nhạc, nhạc ngoại lời Cham hoặc một sáng tác mới bằng tiếng Cham. 3. Cách thức dự thi: + Quay một video clip do chính bạn tự hát. Có thể quay bằng điện thoại di động, máy tính hoặc bất kỳ phương tiện nào bạn có. + Có thể song ca hoặc hát nhóm. + Video clip phải rõ mặt, nghe rõ giọng hát. + Có thể hát trên nền nhạc karaoke. Hoặc tự đàn hát. Hoặc hát chay... + Upload video clip lên YouTube rồi share link trong mục Video --> "Thi Giọng Hát" or link http://www.nguoicham.com/video/category/33/ (Vào ĐÂY để xem cách upload video vào trong NC) + Để tạo công bằng cho mọi thành viên, chất lượng âm thanh trong video clip không được qua xử lý bằng phần mềm chuyên dụng. Và không chấp nhận âm thanh được thu âm trong Phòng Thu âm chuyên nghiệp. + Mỗi thành viên NC có thể gửi nhiều video clip để tham dự cuộc thi. *** Một số nhạc karaoke các bạn có thể tải về từ đây: + mp3:  http://www.nguoicham.com/musicsharing/listen/album_115 + Videos: http://www.nguoicham.com/videochannel/category/34/ 4. Thời hạn của chương trình: Vì lý do kỹ thuật cũng như số lượng clip của thành viên tham gia quá ít, cho nên BTC quyết định lùi lại thời hạn của chương trình như ở dưới đây và mong các bạn thông cảm sự bất tiện này. + Bắt đầu từ khi có bài post này cho đến hết ngày 18/02/2015 (theo GMT +7), tức trùng vào đêm giao thừa tết Âm lịch Việt Nam. + Ngày 19/02/2015, BTC sẽ công bố kết quả trên website http://NguoiCham.com và sẽ trao giải ngay vào ngày 01/03/2015.   5. Cách thức chấm giải: + Video clip sẽ được các thành viên trong NC chấm điểm bằng cách bấm chọn ngôi sao từ 1-5 ở dưới mỗi video. + Mỗi thành viên NC chỉ được phép chấm số sao (rate) 1 lần cho 1 video clip. + Video clip nào nhận được nhiều số sao nhất sẽ giành chiến thắng cuối cùng. + Trong trường hợp có hai hoặc nhiều clip có điểm tương đương nhau thì BTC sẽ giới hạn thêm thời gian là 24h (nghĩa là cuộc thi sẽ kéo dài đến 0:00 AM ngày 02/03/2015 GMT +0). Nếu sau thời gian đó mà các video clip trên vẫn còn tương đương nhau về điểm vote thì giải thưởng sẽ bị chia đôi hoặc ba cho những bạn nhận giải. Cho nên chúng ta hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi vote cho một video clip nhé. *** Cách tính: Số điểm (số sao) = tổng số sao được rate : số lần rate. ví dụ: 1 video nhận được 3 lần rate lần lượt là 3, 4 và 5 sao thì: Số điểm = (3+4+5):3 = 4.   6. Giải thưởng: 5 giải + 1 giải nhất: 1.000.000 VND + 1 giải nhì: 500.000 VND + 1 giải ba: 350.000 VND + 1 giải sáng tạo dành cho một sáng tác mới ấn tượng: 500.000 VND (phần này do BTC chấm) + 1 giải phong cách dành cho bạn nào có giọng hát tốt và phong cách trình bày ấn tượng: 200.000 VND (phần này do BTC chấm)   +++ Chú ý: Các bạn giành giải nhất, nhì hoặc ba vẫn có thể nhận thêm giải sáng tạo hoặc phong cách, nhưng không thể nhận quá hơn 2 giải thưởng cho một người. ___________________________________ Chương trình được thực hiện nhờ sự giúp đỡ tận tình của UrangCham và cei Thạch Ngọc Xuân. Chân thành cảm ơn hai vị và xin chúc hai vị sức khỏe, an bình và sự thành đạt trong cuộc sống. Hãy chia sẻ thông tin này đến với nhiều bạn Cham của chúng ta được biết nhé!  Chúc các bạn tham gia Cuộc thi "HÁT TIẾNG CHAM" vui vẻ cùng NC! Thân, UrangCham Team   Phần tài trợ cho chương trình này: 1. Thạch Ngọc Xuân 2. UrangCham Team 3. Bá Trung Thiệu (fb: Inrachahya) NC rất mong các doanh nhân, thưong mại, hay cá nhân ủng hộ cho chương trình Thi Online liên quan đến nhiều đề tài về văn hoá, ngôn ngữ, sáng tác âm nhạc, mặc trang phục Cham trong tương lai.  Cảm ơn.     
0 Rating 828 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On March 31, 2012
Thư Ngỏ:  Các bạn thân mến, Lời đầu tiên thay mặt cho BQT web nguoicham.com, tôi xin mạo muội gởi đến các bạn yêu dấu trên mọi miền của đất nước, lời chúc sức khỏe và thành công nhất trong cuộc sống. Hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát huy và bảo tồn nền văn hóa champa cũng như mong muốn tạo ra một sân chơi, cầu nối để cho tất cả anh em Champa chúng ta có thể giao lưu học hỏi và trao đổi  kinh nghiệm với nhau, xóa mờ rào cảng về khoảng cách, tuổi tác, tôn giáo… Để thực hiện được những ý định ấy Website www.nguoicham.com chính thức ra mắt công chúng vào nănm 2008. Trải qua gần 4 năm hoạt động tuy nguoicham.com chưa khẳng định đã thực hiện “xuất sắc” những kế hoạch mong ước mà NC đã đề ra, nhưng NC cũng đã thực hiện được một số công việc sau: Luôn luôn bảo tồn, cập nhật, cung cấp các thông tin , tài liệu, video clip về nền văn hóa ( ngôn ngữ ,kiến trúc, phong tục tập quán v…v) cho thành viên qua các mục:  •         Lịch sử Champa •         Từ vựng Chăm •         Tự học tiếng Chăm •         Tin cộng đồng •         Văn hóa-Xã hội •         Văn Học-Trường Ca Chăm •         Chăm music  . . . . . . . . Không những như thế nguoicham.com còn tạo ra một số mục để cung cấp các thông tin nổi bật trong và ngoài nước như các vấn đề kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội …. Điểm nổi bậc nhất là NC đã tạo ra mục kết nối mạng xã hội, đây là một sân chơi rất hữu ích, lành mạnh, cũng là nơi giao lưu, kết bạn, chia sẻ kinh nghiệm cho các sinh viên, học sinh, anh em Champa ở khắp nơi trên thế giới qua các mục như:       Diễn đàn bạn trẻ •         Thành viên •         Mục bình luận •         Kết bạn •         Sáng tác •         Tổ chức các hoạt động offline…..   •         Một số mục giải trí ,thư giản.  Từ những mục đích hữu ích trên, NC đã và đang thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và đóng góp nhiều bài vở, hình ảnh, video clip, ca nhạc Cham cũng như đem những hiểu biết chút ít của mình để góp phần bảo tồn văn hóa,phong tục, ngôn ngữ cho cộng đồng Champa. Để nâng cao khả năng sáng tạo, tính cộng động, biểu dương tinh thần hiếu học, thắt chặt tình cảm anh em, quê hương, dân tộc giữa các thành viên với nhau nguoicham.com đã và đang tổ chức các phong trào, chương trình bổ ích cho các thành viên.  Cụ thể là cho tới hôm nay, nguoicham.com đã tổ chức được các phong trào như: Tổ chức tặng quà cho một số học sinh, sinh viên, tổ chức buổi họp mặt vui chơi cho các thành viên với nhau ( buổi offline giữa các thành viên nguoicham.com trong ngày lễ  hội Kate, Ramuwan, Rija Nưgar…,  tổ chức giao lưu giữa các thành viên nguoicham.com với các sv, học sinh Cham “ tại plei hamutaran, pleiram …..)  tổ chức buổi bán sách tagalau, quảng bá hình ảnh nguoicham.com tại tháp, các plei Chăm và nhiều hoạt động bổ ích khác .  Trong thời gian sắp tới nguoicham.com sẽ cố gắn đẩy mạnh việc tổ chức các phong trào sự kiện cho các thành viên, anh em Champa ở khắp nơi sẽ được tham gia, khuyến khích tinh thần bằng các giải thưởng mang giá trị về vật chất và  tinh thần cho các thành viên. Đến thời điểm này web đã thu hút và được mọi người biết không những trong cộng đồng dân tộc Cham mà cả các dân tộc anh em khác. Nhưng trong thời gian hoạt động gần đây, web đã xãy ra một số lỗi ở các mục như: hình ảnh, nhạc, emails, chat, videos, tính kết nối giữa thành viên qua lại với nhau…và web dễ bị hacker tấn công vì tính bảo mật vẫn còn giới hạn,…và cấu trúc web của các mục vẫn cò rờm rà, chưa logic, hơi khó sự dụng…. Mặc dù web có nhiều mặt hữu ích nhưng bên cạnh cũng có một số khuyết…Trong những thời gian qua NC đã nhận được nhiều email gởi đến góp ý và than phiền rằng web NC vừa rồi chú trọng đến mạng xã hội www.nguoicham.com/connecting nhiều quá mà ít quan tâm đến mục www.nguoicham.com/news , www.nguoicham.com/learning  , www.nguoicham.com/tv  .                      Hơn nữa trong phiên bản củ mỗi mục ở trên đều cần phải có các tài khoản riêng khác nhau mỗi khi thành viên đăng nhập. Không những thế mục đăng bài cũng hơi phức tạp khi các thành viên muốn đóng góp bài vở, hình ảnh. .. .. cho nên họ yêu cầu nên gom hết các mục trên vào thành một. ALL IN ONE để dễ tiện theo dõi và ít mất thời gian của các thành viên và độc giả mỗi khi lước qua web www.nguoicham.com Vì tôn trọng ý kiến của độc giả, và cũng vì đáp lại sự thỏa mãn yêu cầu của độc giả đã và đang nhiệt tình đóng góp, ủng hộ  web NC trong những thời gian qua, nên BQT quyết định ra phiên bản mới nhằm làm ALL IN ONE. Vì rằng BQT cũng nhận thấy rằng nếu Web NC không thay đổi trong lúc này thì sau này khó mà quảng lý một khi web có nhiều thành viên tham gia và các dữ kiện như bài vở, hình ảnh, videos, nhạc ngày càng nhiều và số dung lượng cần phải lớn…tính bảo mật cần phải nâng cao. Với tính ưu điểm của phiên bản mới là dễ sự dụng, đơn giản về các mặt như: việc đăng bài, hình ảnh, nhạc, email qua lại, pm, gởi quà tặng, tự tạo nhạc playlist, chia sẽ thông tin qua lại, kết bạn…..và nhiều mục hay khác nữa. Khi ra phiên bản mới thì phần mềm, scripts, tables, database, v.v...không trùng phiên bản cũ nên khó mà chuyển các tư liệu, hình ảnh videos, users...vào phiên bản mới, nhưng NC sẽ cố gắng tìm cách khắc phục về việc chuyển các tư liệu trên sau này.  Đây là một điều đáng buồn và muốn mọi người cùng hiểu, thông cảm và chia sẻ trước cái khó khăn của BQT web NC. Nhưng để có được lợi ích trong tương lai sau này, thì chúng ta phải trả một giá khá đắt, vì chúng ta phải làm lại từ đầu.  Nhưng nếu các bạn vẫn còn yêu thích NC, luôn muốn đóng góp sức mọn của mình để góp phần bảo tồn văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ,… mà tiền nhân Champa chúng ta để lại thì không có gì gọi là muộn phài không các bạn, vì rằng nếu không có sự đóng góp của các bạn thì web NC chẳng đi đến đâu, “ một con chim én không thể làm nên mùa xuân”. Nhưng từ khi thay đổi phiên bản mới đến nay thì số lượng thành viên gia nhập web NC không nhiều như trước đây, anh em không còn hoạt động tích cực như trước nữa. Không biết do nguyên nhân nào? Web NC rất muốn các bạn cho NC ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng, NC muốn hiểu và lắng nghe những tâm tư và suy nghĩ của các bạn về phiên bản mới của NC, để NC từng bước thực hiện ngày càng tốt và hoàn thiện hơn. NC cũng mong muốn các bạn có thể cho NC một cơ hội để NC tạo dựng lại một trang web xứng đáng để được các bạn truy cập, hãy cùng Web Nguoicham.com để bảo tồn, gìn giữ và phát huy nền văn hóa của dân tộc ta. Hãy mang những kiến thức mà chúng ta biết để truyền đạt cho các anh em khác vì biết rằng những cống hiến đóng góp của các bạn chẳng hề vô ích đâu. Nếu chúng ta làm đựơc điều này thì nó sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn đối với nền văn hóa, và cộng đồng Champa chúng ta. Chúng ta là những đứa con người Champa đang lạc loài ở mọi nơi, chúng ta có thể tự hào về văn hóa, phong tục tâp quán, ngôn ngữ của mình. Web nguoicham.com ra đời không ngoài mục đích trên. Ngoài ra NC cũng là nơi mà các bạn Champa chúng ta tìm đến nhau, chia sẻ, học hỏi cái hay lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ,..và đặc biệt là bảo tồn bản sắc văn hóa, phong tục tâp quán, ngôn ngữ Champa. Qua bài viết này tôi mạo muội muốn gởi đến các bạn là chúng ta hãy dành một chút thời gian quý báu của mình để ghế thăm và tham gia Web www.nguoicham.com. “Chúng ta hãy ưu tiên Ngườicham sử dụng web Nguoicham”. Nếu chúng ta không tự tôn trọng, yêu và trân quí những gì chúng ta có, thì làm sao người khác, người ngoại tộc trân quí chúng ta nhỉ, phải không các bạn? Một dân tộc đánh mất văn hóa là một dân tộc không tồn tại. Nhân dịp năm mới Champa 2012 “RIJA NƯGAR 2012”, thay mặc web www.nguoicham.com , tôi xin chúc quý vị xa gần một năm mới sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Trân trọng,  Vijanhan - Anglechampa  
0 Rating 563 views 2 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On May 11, 2013
Vì bài viết quá dài nên chúng tôi trích gửi đến trang nhà Nguoicham để cho độc giả tham khảo và thảo luận. Minh định lại thành quả chuẩn hóa của 19 vị tiền bối trong Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham tỉnh Thuận Hải, trong vòng 12 năm trường thí điểm, bàn bạc hội thảo và biểu quyết của đồng bào (1978-1990), và đã ổn định cho đến năm 2006. Chương trình Chuẩn hóa đó hiện vẫn đang dạy cho trên 10 ngàn học sinh tiểu học hằng năm tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Thông qua việc đánh giá sự ngộ nhận của Hội thảo Kuala Lumpur cùng định hướng thái độ của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển tiếng Cham. Xin xem trong attach file. Đua phôl biak ralô, Can Quang,2 Sự Thật Về Hội Thảo Kuala Lumpur và Akhar Thrah Cham TS Quang Can Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề gây nhiều tranh cải không cần thiết về Akhar Thrah (AT) Cham sau 2006. Xin được chia sẻ thông tin liên quan mà lẽ ra đã đến bạn đọc ngay sau Hội Thảo Kuala Lumpur (HTKL). Sự thật cần được phơi bày cho công chúng và giới quan tâm chứ không thể giử cho riêng mình vì muốn tránh tranh cải hay làm đau một hai người nào đó liên quan đến vụ việc. Đã đến lúc cần phải hiểu rõ và khép lại câu chuyện ngộ nhận về Chuẩn Hóa Chính Tả AT Cham lần đầu tiên trong lịch sử ngôn ngữ chữ viết Cham của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm tỉnh Thuận Hải (BBSSCC). Hiểu rõ sự thật về HTKL, một hội thảo quốc tế đầu tiên quy tụ hầu hết các trí thức hàng đầu của Cham bàn về Tiếng Cham, chữ Cham rất hoành tráng, quy mô và long trọng. Thế nhưng lợi ích đem lại như thế nào thì chúng ta đã thấy. Chính phủ Việt Nam cũng như cộng đồng không thể làm theo kết luận của HTKL được. Tại sao như vậy, bằng kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu ngôn ngữ và hồi sinh các ngôn ngữ có nguy cơ bị tiêu vong, xin được vào thẳng vấn đề. Dù sao đi nữa cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tiền nhân Cham đã cố làm theo khả năng của mình vì tiếng Cham, cả các vị trong BBSSCC và HTKL. Cũng là bài học lớn cho hậu thế suy gẫm và bước tiếp, những bước phát triển an hoà và bền vững hơn. I. Nguyên nhân của sự ngộ nhận: 1. Tư liệu nghiên cứu không đầy đủ: Po Dharma và HTKL ngộ nhận rằng mẫu mực cho Akhar Tharh chỉ có trong tư liệu Hoàng Gia Champa (1702- 1850). Gồm những bản ghi chép công việc hành chánh của triều đình Champa-Panduranga và chưa được công bố (Kỉ yếu HTKL, 2007). Trong khi phần lớn AT đang sử dụng trong dân, và các từ điển Cham trước 1978, nhất là từ điển Cham Francais của AC 1906 bao trùm hầu hết các kiểu viết AT của Champa (Campuchia và Việt Nam) không được HTKL xem xét. Ngôn ngữ là dòng chảy liên tục của phương tiện giao tiếp luôn tiếp biến và kế thừa cho phù hợp với sự phát triển văn hóa và kinh tế của một cộng đồng, dân tộc (Nguyễn, T. G., 1998). 2. Hạn chế về cơ sở lý luận: Ưu điểm: HTKL đã nhìn ra vấn đề ngắn, dài là cơ bản và “rất quan trọng”. Cách dùng baluw theo Po Dharma: “KHÔNG BALUW DÀNH CHO ÂM TRẮC [NGẮN], CÓ BALUW DÀNH CHO ÂM TRẦM [DÀI].” (Po D., 2007b, tr. 13) Ông cho rằng nhiều âm dài được viết không có baluw là “cách viết không nghiêm túc… người học phải chú ý phân biệt cách phát âm” (Sđd, tr. 13). Hạn chế: Vài nhầm lẫn trong HTKL quy vào các điểm sau: (a) Nhầm lẫn thuật ngữ, âm tố, hậu tố, và “không biết đọc”; (b) Nhầm lẫn thuật ngữ trắc, trầm, cao; (c) Nhầm lẫn các hiện tượng ngôn ngữ, ngắn dài; (d) Nhầm lẫn biến âm gây khu biệt nghĩa và biến thể tự do. (a) Nhầm lẫn thuật ngữ âm tố, hậu tố, và “không biết đọc”: Âm tố (sound, phoneme): là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, yếu tố cụ thể của một âm vị. Thế nhưng ông thường viết: “âm tố (phonème) «[aok]» chứa đựng ba âm…” (Po D., 2007b, tr. 16) “…biến âm tố (phoneme) “[ak], [uk]” từ âm trắc[ngắn] ra âm trầm [dài],” (Sđd, tr. 9), “…âm tố (phoneme) [ak], [uk], [ek] trong Akhar Thrah Cham,” (Sđd, tr. 12), “âm tố “[aong]” … “[aik]”…này luôn chứa đựng… âm trắc [ngắn] và trầm [dài]…” (Sđd, tr. 16). Lẽ ra ông nên dùng ÂM TIẾT (syllable) hay vần để mô tả tổ hợp (nhiều hơn một âm vị) đó thì ổn hơn. Hậu tố (suffix): là phụ tố (hình vị phụ thuộc) có nghĩa đi liền sau một căn tố, ví dụ như hậu tố tiếng Anh “er”, có nghĩa là “tác nhân”, nếu đi với work, thì thành worker “công nhân”, đi với read thì thành reader “người đọc”. Tiếng Pháp “able”, nghĩa là “qui peut être” trong từ “administrable, secourable”. Ông viết: “Tiếng Chăm cổ có qui luật rất rõ ràng về cách dùng baluw trên âm tố (phonème) (a) và (u) + phụ âm k tức là ak, uk ở hậu tố” (Sđd, tr. 9) và: “Chế biến paoh gak ở hậu tố.” (Sđd, tr. 23). Vậy hậu tố Cham, mà Po Dharma đề cập, là gì, mang nghĩa gì, và xin cho vài ví dụ về hậu tố Cham? Không biết đọc như thế nào: Ông cũng viết: “Vì âm tố [ao] trong craoh aw phát xuất từ ký hiệu dar tha = «ô» mà ra. Nếu bỏ craoh aw thì còn lại là dar tha đọc là «ô». Nhưng nếu bỏ dar tha tức là «ô», thì craoh aw không có giá trị nữa và không biết đọc như thế nào.” (Sđd, tr. 9). Croh aw không darsa có trong hơn 100 mục từ trong từ điển Cham Francais AC 1906, và nếu có trong Hoàng Gia Champa, hay văn bản cổ sẽ cho là viết sai vì Po Dharma “không biết đọc như thế nào” (Sđd, tr. 9). (b) Nhầm lẫn thuật ngữ trắc, trầm, cao: Âm trầm (thấp) đối nghịch với phù (cao) là hai khái niệm liên quan tới âm vực. Âm trắc (sắc, hỏi ngã, nặng) đối nghịch với bằng (bình) (ngang, huyền) liên quan đến âm điệu, là “điệu vị” yếu tố âm vị siêu đoạn tính (suprasegmental phoneme) không liên quan gì đến khu biệt nghĩa ngắn, dài của nguyên âm- âm vị đoạn tính (segmental phoneme) của Cham (Đoàn T. T., 1977; Nguyễn T. C., 1995). Po Dharma (2007b) “tạm gọi” tên âm mới /cōk/ “tên thôn Hiếu Lễ” âm (trầm) dài, /cok/ “khóc” âm (trắc) ngắn, /cog/ “bóc” âm cao, vần có phụ âm tắc thanh hầu (glottal stops) Po Dharma cho là âm cao. Thế thì xin hỏi Po Dharma, cũng vần “ok” trong /kanjōg/, âm /ōg/ gọi là âm gì? Và nhiều nữa như (1) vần “ak” có /ak/: âm ngắn, /āk/: âm dài, /ag/ âm cao, còn /āg/ trong /katāg/ là âm gì? (2) Vần “ap” đọc là /ap/, /āp/, /ơp/ và /ơơp/ là âm gì? Ông mô tả là âm cao /og/ trong /cog/ “bóc” của vần “ok” có phụ âm tắc thanh hầu (glottal stop), thật ra đó chính là âm ngắn, và /ōg/ trong /kanjōg/ “[gà] gáy” mới là âm dài (đọc khác nhau do sự dài gấp đôi của nguyên âm giữa). Một cặp ngắn dài tạo ra do phụ âm cuối tắc ngạt cứng “k” biến thành tắc thanh hầu “g”. Ông cũng không hiểu được tại sao có poh gak như ông thú nhận: “người ta không cần chế biến paoh gak để chỉ định cho «âm trắc [ngắn]» cho một số từ như /jag/ «khôn ngoan», /luk/ «tha tẩm», /cơk/ «núi», v.v. mà Ban Biên Soạn tiếng Chăm đã đề nghị.” (Sđd, tr. 13). Tại điểm này ông đánh giá các âm đó là ngắn là đúng, nhưng cho rằng BBSSCC đề nghị có poh gak thì chỉ đúng cho /jag/ (đúng 1/3 điểm). Hai trường hợp sau, vì từ /luk/ và /cơk/ chỉ có âm tố cuối là tắc ngạt cứng (palatal stop) /k/. Poh gak là âm tố tắc thanh hầu (glottal stops) /g/ có ở các từ sau: /xug/ “thứ Sáu”, /lag/ “rượu”, /cagag/ “cây sà gạt”, /kalug/ “lõm”, /katōg/ “châu chấu/, /preg kateg/ “chi li”, và /patig/ “bình trà”. Chỉ có “trắc, trầm [ngắn, dài]” chứ không bao giờ là âm “cao”. (c) Nhầm lẫn các hiện tượng ngôn ngữ, ngắn dài: Những biểu hiện của sự không nắm vững hiện tượng “trắc trầm [ngắn dài]” do tự ông đưa ra trong hai ví dụ ở trang 9 và trang 12: trang 9 các âm dài ông viết có baluw, và đọc CÓ dấu biểu thị âm dài bằng gạch ngang trên đầu âm chính rất hay và dễ hiểu. Âm dài còn được mô tả trong phần tiếng Cham cổ điển và AT phổ thông trong trang 6, 7 và 8 đều có dấu ngang trên đầu âm vị. Tuy nhiên trong ví dụ trang 12 ông tự mâu thuẩn và KHÔNG gạch ngang trên đầu âm chính của từ có âm dài, dù các từ đó đều viết có baluw. Để thể hiện sự khác biệt về phát âm âm ngắn, và dài, trong các ví dụ (BẮC BUỘC PHẢI CÓ ÂM VỊ THỂ HIỆN SỰ KHU BIỆT ĐÓ). Viết kok nhưng đọc là /kok/, /kōk/, /kog/, và /kōg/ có nghĩa khác nhau, kiểu “jal gak pôc lak”. Thay phụ âm đầu, nguyên âm giữa ta cũng có những cặp, hay bộ ba, bộ bốn tương tự tạo thành hệ thống. Đã là hệ thống thì không còn là ngoại lệ: chính là hệ thống khu biệt nghĩa ngắn dài, mà tổ tiên Cham đã có cách viết phân biệt. Trong thực tế (từ điển và trong các bản chép tay) âm dài được viết không nhất quán, lúc không, lúc có baluw. Một số ít âm dài viết có baluw (khoảng vài trăm trong từ điển AC 1906 và GM 1971) (Quảng, Đ. C. 2007). Vậy thì ngoại lệ là vài trăm từ chứa âm dài viết có baluw hay hàng ngàn từ chứa âm dài nhưng có cách viết không có baluw? Chưa thấy HTKL đề cập? (d) Biến âm gây khu biệt nghĩa: HTKL luôn lập đi lập lại “nói sao viết vậy” chứng tỏ không hiểu rõ bản chất vấn đề chuẩn hóa của BBSSCC là gì? Chúng chỉ liên quan đến “trắc trầm [ngắn dài]” là hiện tượng viết giống hoặc khác nhau, phát âm khác nhau và có nghĩa khác nhau. Hiện tượng biến âm phương ngữ (biến thể tự do) rất phổ biến trong Từ Điển Cham Francais AC 1906, một mục từ có nhiều cách viết (do chưa được CHUẨN CHÍNH TẢ). Vì chúng không gây khu biệt nghĩa, nên BBSSCC chọn một cách viết đơn giản, phổ thông đã có và những cách viết khác đều được chấp nhận (phụ lục trong SGK tiếng Cham của NXB Giáo Dục). Về biến âm gây khu biệt nghĩa, dù BBSSCC đã áp dụng triệt để phát hiện của Po Dharma và HTKL: “BALUW DÀNH CHO ÂM TRẦM [DÀI]” có phát âm là /ā/, /ū/, /ưư/, /ơơ/, và /ē/, nhưng ông không nhận ra điều này do đó đã đánh giá cách dùng baluw của BBSSCC là “tùy tiện” (Sđd, tr. 23). 3. Quy trình hội thảo không bình thường: Quy trình của hội thảo khoa học là tôn trọng tất cả các kết quả của tham luận, dù có tỷ lệ nhỏ khác biệt cũng được ghi nhận để nghiên cứu thêm cho những lần hội thảo tiếp. Hội Thảo Quốc Tế Kuala Lumpur rất khác và lạ. Ý kiến khác biệt từ phía BBSSCC không được lắng nghe. Và biên bản tổng kết hội thảo được “…đa số đại biểu đều nhất trí đưa ra kết luận…” (Kỉ yếu HTKL, 2007, tr. 23) và ký biên bản theo số đông. Kiểu kết luận này giống nghị quyết của kỳ họp một hội đoàn, hay đảng phái hơn là một hội thảo khoa học. 4. Các ý kiến khác biệt không được lắng nghe: Không lắng nghe cách tiếp cận khác về AT, nguyên nhân AT cần phải chuẩn [CHÍNH TẢ] là do: “bí chữ này đọc chữ khác”, “phần ai nấy viết, chữ ai nấy đọc”. Chuẩn là chọn lọc ra từ cách viết [TỰ DO] trong các văn bản cổ của ba vùng Cham Phan Rang, Phan Rí, và Ma Lâm (Lộ Minh Trại, 2007). Chuẩn hóa là do các trí thức Cham chủ trương, với sự hướng dẫn của chuyên viên ngôn ngữ của Bộ Giáo Dục, và đồng thuận của đồng bào (Nguyễn Văn Tỷ, 2007). “Sự cải tiến là một quy luật tất yếu của quá trình phát triển của sự vật, kể cả ngôn ngữ chữ viết để phù hợp với thực tế xã hội ngày một phong phú, đa dạng. Cải biến không có nghĩa là phá bỏ, …mà là… làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn, chuẩn xác hơn” (Thuận Ngọc Liêm, 2007, tr. 4). Quy luật chuẩn hóa được đại diện BBSSCC mô tả rất chi tiết cách viết ngắn dài các âm /a, u, ư, ơ, e, i và o/, đơn giản, dễ hiểu, nhưng đều không được lắng nghe và đưa vào kết luận. II. Ngộ nhận của HTKL: Từ những hạn chế trên khiến cho kết luận của Po Dharma và HTKL đầy tính chủ quan, sai lạc. Ông viết: “độc giả có cảm giác rằng BBSSCC đang đóng vai trò «bà bóng lên đồng»: Chỉ cần một đêm suy nghĩ, BBSSCC đã đưa ra bao quyết định cải tiến qui luật chữ viết Chăm,…” (Po D., 2007b, tr. 27). “ … đa số là thành viên của BBSSCC không chuyên về chữ viết Cham,… đã biến chữ Chăm thành một chữ viết «lai căng»… phủ nhận hoàn toàn giá trị tinh hoa của akhar thrah Chăm truyền thống …học tiếng Chăm để họ đọc được chữ viết … của kho tàng văn học akhar thrah Chăm còn lưu trữ lại. Đó mới là mục tiêu quan trọng hàng đầu” (Sđd, Tr. 28). Sai lầm được vô tư và hoành tráng lập lại: “cách viết … biến dạng,.. đa số bô lão và trí thức Cham không đồng tình…” (Po D., 2007a, tr. 4). (1) Chế biến, chế tạo, hay không bao giờ có poh gak, (2) croh aw của chữ Cham luôn có dar sa, (3) baluw tùy tiện không theo quy luật nhất định, (4) chữ Cham không thể áp dụng quy luật “nói sao viết vậy” (Po D., 2007a, tr.3, 6, 9, 10, 15, 17, 21). Chính vì hạn chế nêu trên kéo theo kết luận sai lầm về AT. khiến cho bản thân tác giả và HTKL không định nghĩa được AT truyền thống là gì, không thấy được điểm tương đồng và dị biệt của AT truyền thống và AT “chế biến” của BBSSCC. Lúc cho là không phân biệt ngắn dài, lúc phải học thuộc các trường hợp có âm “trầm [dài]” ngoại lệ, lúc “không biết đọc thế nào”. III. Hậu quả: Phủ định những giải thích của BBSSCC, HTKL phủ định luôn những việc làm của BBSSCC dù đó là sự thật hiển nhiên, là chân lý tuyệt đối có thể thấy và kiểm tra được. Trong đó có 3 sự thật quyết định sự phá sản của HTKL 2006: 1. HTKL kết luận sai về ba vần: HTKL kết luận là: “Akhar Thrah Cham không bao giờ có paoh gak, craoh aw luôn luôn phải có dar tha và không bao giờ có baluw trên dar tha-dar dua, [trước khi BBSSCC ra đời (1978)]” Sự thật đó là những vần từ các văn bản cổ và có trong từ điển Cham Francaise AC 1906 được chọn làm vần chuẩn. Chính điều này đã giúp Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai đánh giá dễ dàng kết luận của HTKL là sai sự thật (vì chúng có mặt trong ấn phẩm Cham trước 1978). 2.Ngộ nhận Ông Tỷ và Trại là người chỉnh lý chữ Cham AT: Trong “30 năm khủng hoảng ngôn ngữ và chữ viết Chăm” trang 127 có khẳng định “Nguyễn Văn Tỷ lại chủ trương cho BBSSCC cải biến trường hợp bất qui tắc trong Akhar Thrah Chăm.” Thật ra ông Tỷ và ông Trại chỉ là người kế thừa thành quả đã xong hơn 16 năm trước HTKL. Là thành quả của 19 thầy giáo hàng đầu của Cham thuộc thế hệ đầu tiên của BBSSCC trong 12 năm trời (1978-1990 thời điểm Cham chưa ai có học vị cử nhân Ngôn Ngữ). Đa số họ đã qua đời. Nay chỉ còn vài cụ như: Lâm Gia Tịnh, Châu Văn Kên, Châu Văn Đỉnh… 3. Sự chuẩn hóa AT phải đúng quy trình: BBSSCC đã theo đúng quy trình chuẩn hóa ngôn ngữ do Bộ Giáo Dục quy định và được Hội đồng thẩm định phê duyệt năm 1990. HTKL muốn điều chỉnh AT Cham thì phải trình bày “sự thay đổi” cho Hội Đồng Thẩm Định gồm chuyên gia của Bộ Giáo Dục, UBND Tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, và nhân sĩ trí thức Cham và được họ phê duyệt. Ông Tỷ, Trại, Liêm… ký biên bản HTKL rồi vẫn không thay đổi gì được vì không đúng quy trình. 4. Trên một vạn học sinh Cham học tiếng Cham hằng năm: Cộng đồng và trên 20 ngàn phụ huynh Cham đã biết sự phản đối và lên án của HTKL đối với BBSSCC và công trình Chuẩn Chính Tả. Họ có quyền yêu cầu sửa đổi chương trình Tiếng Cham với AT chuẩn. Thế nhưng họ vẫn tiếp sức, ủng hộ, và còn yêu cầu đưa AT chuẩn hóa này lên cấp trung học và đại học. Trên một vạn học sinh (bằng tổng dân số Cham tại Malay) hằng năm tham gia 100% các lớp tiếng Cham suốt từ năm 2003 đến nay. Mặ dù đó là môn học tự chọn và học sinh Cham có quyền thôi học bất cứ lúc nào. Thái độ đó chính là thông điệp: Chúng tôi tin, yêu và quý AT Cham chuẩn hóa. Chân lí và thông tin là tài sản của mọi người. Hiểu đúng để cho chúng ta hành động đúng đắn và mạnh lên. Rất cần khép lại những ngộ nhận và bất đồng, tha thứ và yêu thương nhau để cùng chung lo cho sự phát triển lâu dài của tiếng Cham chữ Cham đang bị mai một. Can Quang sẵn sàng trao đổi tương kính với mọi người riêng hay chung trong facebook, qua email hay điện thoại hầu làm sáng tỏ vấn đề.   Vì mỗi người Cham chúng ta đều quan trọng và có tính quyết định ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của Cham ngữ. Aymonier E. & Cabaton A. (1906). Dictionaire Cam – Francais, L’ecole Francaise D’exttreme-Orient, Volume VII. Đoàn, T. T. (1977). Ngữ âm tiếng Việt (Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, Quảng, Đ. C. (2007). Khái quát về sự chỉnh lý chữ Cham Akhar Thrah. Tập San Ngoại ngữ - Tin học và Giáo dục số 9, tr. 126- 138, Trường Đại Học Huflit. Trong http://sapcham.blogspot.com/2008/07/khi-qut-v-s-chnh-l-ch-chm-akhar-thrah.html Harak Champaka 28. (2008). 30 năm khủng hoảng ngôn ngữ và chữ viết Chăm. Moussay G., Nại T. B., Thiên S. C., Lưu N. H., Đàng, N. P., Lưu, Q. S., Lâm, G. T., & Trượng, V. T. (1971). Từ Điển Chăm - Việt – Pháp, Phanrang. Nguyễn, T. C. (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục. Po, D. (2007a). Giới Thiệu đại hội ngôn ngữ và chữ viết Chăm 2006. Kỉ yếu Hội Thảo Kuala Lumpur. Kuala Lumpur. Po, D. (2007b). Ngôn ngữ và chữ viết Chăm trong quá trình lịch sử. Kỉ yếu Hội Thảo Kuala Lumpur 2006
0 Rating 158 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 5, 2012
Sự Hình Thành Hội Đồng Tối Cao Dân Tộc Bản Địa tại Việt Nam Written by Musa PoromeSunday, 02 December 2012Trước kia có rất ít người biết đến về "Dân Tộc Bản Địa", nhưng ngược lại ngôn từ "Dân tộc thiểu số" mà ngày nay người Việt ta thường gọi là "dân tộc ít người"lại rất phổ thông. Thế nhưng, thế nào là dân tộc bản địa, và thế nào là dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người, và nó khác nhau ở vị trí nào?. Nhìn chung, thì chúng ta tưởng hai cụm từ này gần như đồng nghĩa, nhưng thực chất nó không như mình tưởng. Do bởi, dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người có nghĩa là dân tộc này chỉ có một nhóm nhỏ di cư từ một quốc gia nào đó đến sống và lập nghiệp tại một quốc gia mới, chẳng hạn như người Trung Hoa ở Việt Nam thuộc dạng di dân là thuộc nhóm dân tộc thiểu số, và các dân tộc khác như dân tộc Chru, Roglai, Rhade, Koho, Stieng, Mường, Mán, Mèo, Khmer Krom, Chăm, Stieng, Chăm Hroi, và..v.v... cũng thuộc nhóm dân tộc thiểu số khi so với một dân tộc đa số là người Việt sống tại Việt Nam. Ngược li, dân tộc bản địa thì khác, họ có thể là nhóm đa số hay thiểu số, và nhóm dân tộc này đã đến khai khẩn đất hoang lập nơi sinh sống, lập nghiệp, và thành lập một quốc gia có cơ cấu tổ chức để cai quản một bộ tộc, hay cơ cấu hành chánh để điều hành một quốc gia rõ ràng. Thí dụ, trường hợp của hai dân tộc Champa và Khmer Krom. Theo sử liệu ghi chép, vương quốc Champa đã có mặt xuyên qua đồng bằng và cao nguyên trung phần từ thế kỉ thứ II mà ngày nay vùng đất này đã đổi tên gọi thành Việt Nam. Còn những thần dân Khmer Krom hiện đang sống dọc theo bờ sông Mekông mà biên giới của vương quốc họ trước kia trải dài từ Biên Hoà cho đến mũi Cà Mau. Vương quốc Champa đã bị Đại Việt xâm lăng và xoá tên khỏi bản đồ Đông Dương từ năm 1832, và một phần lảnh thổ phía bắc của Kampuchea (vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền nam Việt Nam ngày nay) cũng đã bị Đại Việt chiếm đóng. Hai vương quốc này đã có mặt lâu đời trên cố hương của họ, họ bị dân quân Đại Việt xâm chiếm và tàn sát để rồi ngày nay phải trở thành một tộc người thiểu số què quặt liên tục bị nhóm dân đa số uy hiếp. Vì thế, cả hai thần dân Champa và Khmer Krom đều hội đủ cả hai yếu tố dân tộc thiểu số và dân tộc bản địa một cách bất khả nghi. Có một số dân bản địa may mắn được sống ưu đãi dưới ách thống trị của các nước dân chủ và tiến bộ như dân tộc bản địa Da Đỏ (Indian) tại Hoa Kỳ. Họ đã được chính quyền Hoa Kỳ dành nhiều chính sách nâng đở để nâng cao đời sống của họ, họ không bị thọ thuế, miễn đóng tiền bảo hiểm sức khoẻ, miễn đóng học phí, được hưởng trợ cấp hàng tháng, và đặc biệt hơn nữa là những khu gia cư đất đai của họ được quyền bất khả xâm phạm, họ tự do quản trị những bộ tộc theo đúng luật lệ và phong tục tập quán của họ, họ tự do kinh doanh và bảo tồn bản sắc dân tộc của họ, và v.v... Có những quốc gia đã dành cả quyển tự trị cho người dân bản địa của họ để tự quản trị và bào tồn bản sắc văn hoá dân tộc của họ như trường hợp của dân bản địa Manoca ở Pháp. Đông Timo được chính quyền Nam Dương trao trả độc lập và gần đây nhứt tại Sudan đã bị thế giới chia ra thành 2 quốc gia, và .v.v.... Thế giới ngày càng văn minh, khoa học ngày càng tiến bộ. Văn minh và tiến bộ đã đóng góp nhiều yếu tố quan trọng trong việc giúp con người khai quật lại những gì đã bị thế giới lãng quên, góp phần giúp các nhà nghiên cứu nhân chủng tìm lại nguồn gốc của thế nhân. Ngày nay, Liên Hiệp Quốc cũng đã phải mở ra trang sử mới để soạn lại nội dung của hiến chương nhằm mang quyền lợi tối cao về cho nhóm người thiểu số và các dân tộc bản địa trên thế giới. Năm 2007, đã có hơn 192 quốc gia ký tên vào bản hiến chương này trong đó có Việt Nam. Tiếc rằng, chính quyền Việt Nam đã đặt bút ký nhưng lại từ chối cho rằng Việt Nam ta không có dân tộc bản địa ngoài 43 nhóm người thuộc dạng dân tộc thiểu số. Câu hỏi cần đặt ra ở đây rằng tại sao chính quyền lại từ chối trong khi ở Việt Nam có ít nhứt 4 dân tộc thuộc nhóm dân bản địa điển hình như: Dân tộc Kinh ở miền bắc, dân tộc Chăm sống dọc miền trung, dân tộc Thượng sống ngập vùng tây nguyên trung phần, và nhóm dân Khmer Krom sống dọc bờ sông Mekông miền nam Việt Nam? Chính quyền Việt Nam có thể từ chối và đánh lừa cơ quan Liên Hiệp Quốc nhưng khó vượt được nhãn quan của thế giới, và của các nhà nghiên cứu khoa học tiến bộ ngày nay. Vì rằng, những đền tháp kia vẫn còn đứng sừng sững dọc miền trung, dẫu nó đã và đang đổ nát hoang tàn trên những đồi núi cô quạnh, và những thần dân thuộc vương quốc Champa xưa kia nay vẫn còn nói tiếng nói của họ. Đây là lý do đưa đến sự thành hình một tổ chức liên minh mang tên "Hội Đồng Tối Cao Của Các Dân Tộc Bản Địa Tại Việt Nam" nhằm mục đích đấu tranh cho 3 mục tiêu sau: 1. Yêu cầu LHQ dùng quyền tối cao để đòi chính quyền Việt Nam phải thừa nhận ít ra có ba nhóm dân tộc bản địa, và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thực thi chính sánh theo đúng hiến chương LHQ đề ra mà chính quyền Việt Nam đã đồng ý đặt bút ký tên. 2. Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thừa nhận ít ra có ba nhóm dân tộc bản địa tại Viêt Nam, trong đó có các dân tộc Tây Nguyên, dân tộc Champa và dân tộc Khmer Krom. 3. Yểm trợ hiến chương Liên Hiệp Quốc đề ra cho các dân tộc bản địa trên thế giới.  Đây là lần đầu tiên tại hải ngoại có ba dân tộc liên minh hình thành một tổ chức đấu tranh cho cùng một mục tiêu chung, nên là cơ hội tốt mang yếu tố cần thiết cho toàn thể người Chăm chứ không phải cho một tổ chức hội đoànhay cá nhân nào. Có nghĩa là mỗi ngưởi Chăm có tinh thần và trách nhiệm với dân tộc cần đóng góp khả năng cũng như tài trợ tài chánh để bánh xe của Hội Đồng nhẹ nhàng lăn bánh đạt mục tiêu. Nhân đây, tôi kêu gọi toàn thể người Chăm ở hải ngoại hãy dẹp bỏ quan điểm cá nhân, chớ phân biệt tổ chức hội đoàn cũng như tôn giáo, để cùng nhau góp phần hàn gắn những rạn nứt trong cộng đồng mà cùng đấu tranh mang quyền lợi về cho dân tộc. Cuộc đấu tranh này cần thời gian, nên kết quả của nó sẽ hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự bảo trợ đóng góp tài chánh từ mỗi cá nhân người Chăm ở hải ngoại. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp của quí vị. Mọi ngân phiếu xin gửi về cho hai tổ chức sau đây:  1. Pay to the order of: CSCD-Champa Po Box 582792. Elk Grove, CA 95758-0049. USA.  2. Pay to the order of: IOC-Champa Po Box 28024. Anaheim, CA 92602. USA.  Ai cũng thừa biết một khi Hội Đồng Tối Cao này thành hình thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi lối tuyên truyền xuyên tạc chống đối từ bộ phận cơ quan công an Việt Nam, thậm chí họ sẽ lên án kết tội Hội Đồng này là đối tượng âm mưu phản động chống chính quyền. Thế nhưng, chúng tôi vẫn biết việc đó là trách nhiệm việc làm thường ngày của bộ phận cơ quan công an Việt Nam. Tuy rằng, việc làm của Hội Đồng chỉ nhằm đấu tranh cho 3 mục tiêu đề trên chứ không mang một ý nghĩa hay dưới một màu cờ âm mưu phản động nào cả, mà chỉ mang ý nghĩa hợp tác xây dựng một quốc gia Việt Nam thì đúng nghĩa của nó hơn. Vì rằng, nghĩa vụ của tổ chức là chỉ đấu tranh mang quyền lợi đến cho nhân dân nước Việt Nam chứ không phải cho nhóm kiều bào Chăm ở hải ngoại.   Ở đây, chúng ta cần đặt lại câu hỏi, là tại sao chính quyền Việt Nam từ chối không thừa nhận có dân tộc bản địa tại Việt Nam? phải chăng chính quyền không muốn giúp đở nâng cao đời sống của họ, hay vì một khi thừa nhận họ là dân tộc bản địa thì việc thực thi hiến chương của Liên Hiệp Quốc sẽ là một gánh nặng cho quốc gia Việt Nam? Thế thì còn đâu là từ ngữ "Nhà nước vì dân" trong khi nhân loại trên thế giới ngày nay đang vươn mình đòi công lý tương đồng, cần hội nhập phát triển đời sống văn minh và tiến bộ! Chính quyền Việt Nam từ cấp trung ương đến địa phương cần nên hiểu rằng dân tộc Champa ngày nay không còn tha thiết gì hơn là ao ước được nhóm dân tộc đa số đón nhận họ vào một cộng đồng chung trên đất nước Việt, thay vì cứ tiếp tục phân biệt, coi thường và đánh giá họ là những hạng dân hạ cấp mọi rợ, Thượng-Chàm. Họ mong muốn được chính quyền quan tâm giúp đở không phân biệt gai cấp, họ mong muốn con em của họ khi tốt nghiệp ra trường sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận họ có được công ăn việc làm ổn định. Họ không muốn bị chính quyền tiếp tục xem họ là đối tượng phản động, và họ mong muốn chính quyền dành chút đặc ân để được hưởng quyền tự do trong khuôn viên văn hoá và phong tục tập quán của họ.  Chính quyền Việt Nam phải thừa nhận dân tộc Champa là nhóm dân bản địa theo đúng tục ngữ "ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây ". Cần chiếu cố và thực thi đúng theo Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc mà Chính phủ Việt Nam đã đặt bút ký tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vào năm 2007 tại New York.  
0 Rating 916 views 3 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On January 20, 2013
Ng y 9-1-2013, đi BBC đăng bi viết về nhࠠ nước Việt Nam hnh thnh một젠đội ngũ chuyn gia để "đấu tranh trực diện, tham gia bt chiến tr꺪n internet chống cc luận điệu xuyn tạc của c᪡c thế lực th địch". Ring tại H骠 Nội, cơ quan tuyn gio thꡠnh phố đ tổ chức đội ngũ 900 Dư Luận Vin chuy㪪n lm nghề tuyn truyền bằng miệng chống lại cડc đối tượng th địch. Song song với đội ngũ Dư Luận Vi頪n ny, đi BBB c࠲n cho rằng nh nước Việt Nam đ h࣬nh thnh ૠnhm chuyn gia đấu tranh trực diện, tham gia b㪺t chiến trn internet꠻. Ring về thnh phố Hꠠ Nội, nh nước đ x࣢y dựng 19 trang tin điện tử v lập ra hơn 400 ti khoản trࠪn cc mạng x hội để trực tiếp b᣺t chiến với cc "thế lực phản động". Đᠠi BBC cn cho biết nh nước Việt Nam y⠪u cầu cc bo chᡭ phải thực hiện ˽ kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm, thnh lập cc tổ phࡳng vin bấm nt, phản ứng nhanh". 꺠 Bi bnh luận của đଠi BBC về ˠđội ngũ bt chiến꠻ tại Việt Nam l tin tức quan trọng đng chࡺ . V rằng, kể từ mấy năm qua, t�a soạn web Champaka c nhận hng trăm㠠 by I Want This" href="http://champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=721/>ochuc&catid=45:quandiemxahoi&Itemid=61#">Haith!ng sau, Po Dharma tổ chức Hội Thảo Ngn Ngữ v Chữ Viết Chăm tại Kuala Lumpur v䠠o ngy 21-9-2006 để giải quyết vấn để chữ viết Chăm do Ban Bin Soạn gઢy ra, c sự tham gia của Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại, Lưu Quang Sang v Th㠠nh Ph B, Ts. Thꡠnh Phần, Ts. Ph Văn Hẳn, Pts. Trương Văn Mn, v.v. 고 Nhn dịp ny, Lưu Quang Sang vẩn c⠲n giữ lập trường l phải tổ chức đại hội 2007. • Thࠡng 10-2006, từ Kuala Lumpur Lưu Quang Sang trở về Việt Nam v c gặp cơ quan c೴ng an nhiều lần. Theo nguồn tin cho biết, cơ quan cng an yu cầu Lưu Quang Sang kh䪴ng nn tổ chức đại hội nhằm kỷ niệm Champa mất nước v sẳn sꠠng cho php Chế Linh về Việt Nam để trnh diễn, nếu Chế Linh kh鬴ng nằm trong ban tổ chức của Đại Hội Champa 2007 nửa. Chế Linh l ca sĩ Chăm muốn trở về Việt Nam kể từ năm 2004, nhưng chnh quyền H Nội từ chối. � 2). Khởi đầu cho trận bt chiến • Thꠡng 11-2006, Lưu Quang Sang trở lại Hoa Kỳ. Ngy 28-11-2006, Chế Linh viết thư cho b con Chăm để xin r࠺t lui ra khỏi ban tổ chức Đại Hội Champa 2007 v mục tiu kh쪴ng ph hợp với nguyện vọng của dn tộc Chăm. V颠i ngy sau, Lưu Quang Sang cũng tuyn bố xin từ chức ra khỏi ban tổ chức của Đại Hội 2007. ઠ • Ngy 6-12-2006, Chế Linh tuyn bố với đઠi BBC l ng đണ c giấp php về hợp t㩡c với nh nước Việt Nam. Thࠡi độ bỏ rơi đồng đội của Chế Linh v Lưu Quang Sang để trở về đầu th với nhຠ nước Việt Nam đ gy ra một l㢠n sng phẩn nộ trong cộng đồng người Chăm tại Hải Ngoại chung quanh vấn đề: Chế Linh v㠠 Lưu Quang Sang l hai nhn vật đࢣ từng sống trong trại cải tạo của chế độ cộng sản, thường ku gọi b con Chăm chống cộng, nay lại xin trở về hợp tꠡc với chế độ cộng sản v quay lưng với qu hương Champa đổ nડt để chống ph cc tổ chức đấu tranh của người Chăm tại hải ngoại. ᡠ Để trả lời cho Chế Linh v Lưu Quang Sang, tr thức Chăm tại hải ngoại quyết định tổ chức cho bằng được Đại Hội Champa 2007, d୹ Chế Linh v Lưu Quang Sang c chống đối đến đೢu đi nữa. Thế l chiến trường bt chiến giữa nhຳm Chế Linh-Lưu Quang Sang v tổ chức người Chăm tại hải ngoại bắt đầu bng nổ tr๪n mạng web. M4 hnh tổ chức của đội ngũ bt chiến 캠 Đội ngũ bt chiến chống ph tổ chức đấu tranh của người Chăm chia lꡠm 3 nhm: 㠠 1). Đội ngũ nặc danh chuyn nghiệp Đꠢy l đội ngũ chuyn nghiệp nằm trong cơ quan phản giડn chuyn viết những email nặc danh, lc n꺠o cũng cho mnh l sinh vi젪n Chăm, tr thức Chăm, v.v. nhưng khng bao giờ cho biết người Chăm ở l�ng no. Đội ngũ ny chia thࠠnh nhiều tổ, c nhiều cy viết rất đặc sắc, nhằm phản hồi trực tiếp những biến cố của người Chăm kh㢴ng c lợi cho nh nước Việt Nam, như vấn đề chiếm đoạt đất đai người Chăm, vụ hiếp đ㠡p thanh nin Chăm, vụ l hạt nh겢n tại Ninh Thuận, vụ cải biến chữ Chăm của Ban Bi Soạn, vụ Inrasara viết bi ch꠪ bai vua cha Chăm, vụ Thnh Đꠠi lm bằng giả mạo, vụ cựu dn biểu Lưu Quang Sang từ chối tham gia ngࢠy ra mắt tc phẩm Lịch Sử Champa, v.v. Đội ngũ nặc danh chuyᠪn nghiệp l tổ chức nắm vững tnh hବnh x hội người Chăm, c tr㳬nh độ kiến thức cao v c hệ thống phản giೡn rất tinh vi qua những bi biết c l೽ luận nhằm li ko sinh vi䩪n v tr thức Chăm phải xa lୡnh những tổ chức phản động người Chăm tại hải ngoại. Đội ngũ ny cũng khng ngần ngại viết bഠi cảnh co một số trch thức Chăm trong nước kh᭴ng nằm trong phe nhm của Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang v Quảng Đại Cẩn. 㠠 Chỉ cần đọc qua bi viết của Lanh Muadong vo thࠡng 9 năm 2012 độc giả c thể đon rằng đ㡢y l nhn vật nằm trong ࢫđội ngũ b:t chiến; chuyn nghiệp. Trong bi viết, ꠴ng tachỉ tr-ch 12 tr thức Chăm trong nướcnhư Ts. Th�nh Phần, Ts. Ph Văn Hẳn, Ts. B Trung Phụ, Ts. Trương Văn Mꡳn, v.v. l những người khng cള trnh độ để viết bi khảo luận; ch젪 bai Pgs. Thnh Phần l tiến sĩ ba xu, học cho c࠳ lệ ở nước Lin S thời trước, trong l괺c đ ng lại tăng b㴳c Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang v tn vinh Ts. Quảng Đại Cẩn (xem:ഠ
0 Rating 416 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On November 19, 2013
- L?y chúa! Em bê cái này t? ?âu ra?  - Trên ?ài th?. Ng??i ?àn ông nhìn theo ch? tay c?a v? v? cu?i ???ng h?m hun hút và nh?n ra r?ng mình ?ang ? ?o?n ??u c?a m?t cung ?i?n. Còn vô s? ?i?u h?p d?n và l? m?t v?n ?ang ch? ông ? phía tr??c. ??nh ?i ti?p nh?ng môt s?c m?nh vô hình ?ã ghìm ch?t ông l?i. Gi?n d? và kinh ng?c, ông ch? tay lên linh v?t. - Em...em ??nh mang nó ?i ?âu?  - Mang v? M? S?n. Viên ki?n trúc s? th?t lên kinh ng?c:  - V? M? S?n? M?c dù hi?u ???c n?i lòng khao khát cháy b?ng tìm l?i báu v?t thiêu ??t trong trái tim v? ông b?y lâu nay, nh?ng ông không ng? cô ta l?i x?c n?i nh? v?y. Ch? m?y phút tr??c ?ây, nàng còn là ph? n? non gan e th?n, v?y mà ch? trong phút ch?c, ch? hi?u phép thu?t nào ?ó ?ã bi?n cô tr? nên ngang nhiên ??n ng? ng??c nh? th?. - Không ???c, - Ông d?t khoát xua tay, - Nh?ng th? n?m trên ?ài th? là b?t kh? xâm ph?m! - ?ây là báu v?t c?a ng??i Ch?m. - Cô nói ??y thách th?c - Nó ph?i tr? v? v?i ng??i Ch?m. - Nh?ng không ph?i lúc này, hãy tr? l?i ?ài th? ngay! - Không ???c, - Cô b??ng b?nh ?áp – ?ây là Qu?c b?o c?a Champa, là linh h?n c?a ng??i Ch?m, chúng ta ph?i có trách nhi?m tr? v? ?úng ch?n c?a nó. - Hãy nghe anh nói ?ã - ông xòe hai tay phân bua.- Chúng ta s? h?i h??ng nh?ng gì ?ã b? l?y c?p nh?ng ch?a ph?i lúc này. Chúng ta ch?a hi?u gì v? thánh ??a này và s? ph?i tr? giá ??t cho s? x?c n?i và ngu d?t. - Không bây gi? thì bao gi?? Ngoài tôi và anh ra còn ai n?a? – Cô l?i lùi xa t?m tay c?a ng??i ch?ng nh? tránh m?t k? ph?n tr?c - T? tiên em ?ã m?t bao nhiêu công s?c và c? máu ?? ?i tìm nh?ng ??u th?t b?i. ?ây là c? h?i duy nh?t và tôi không th? ch? thêm ???c n?a. Anh không thuy?t ph?c n?i tôi ?âu! Không ch?n ch?, ng??i v? ôm ch?t báu v?t n?ng hàng ch?c cân lao ra c?a v?i m?t s?c m?nh kinh ng?c. Nàng b?t ch?p bóng ?êm và s? hãi khi b?ng ngang tr??c m?i th?n r?n. Ng??i ?àn ông Pháp ch? bi?t ch?y theo soi ?èn cho cô kh?i ngã mà không dám ch?p vào ng??i v? ?ang n?i c?n lôi ?ình. Khi ch?m vách ?á, ng??i ph? n? quay ph?t l?i nhìn ông th? th?. Nhìn c?p m?t hoang d?i mà ông ch?a bao gi? nhìn th?y ? ng??i ph? n?a ??u g?i tay ?p m?y n?m nay, b?n n?ng sinh t?n mách ông không nên d?n ai ?ó vào ???ng cùng. Ông lùi l?i và t? ra l?ch lãm nh? m?t ?àn ông Paris th? thi?t.  - Anh hi?u và trân tr?ng suy ngh? c?a em. Nh?ng chúng ta không th? ?ón r??c th?n linh m?t cách thô b?o nh? v?y. ?ây là di s?n c?a Champa nh?ng ?ã n?m trong lãnh th? Camboge m?y tr?m n?m nay. ?? mang ???c nó v? chúng ta ph?i gi?i quy?t nhi?u v?n ?? l?ch s? ?? l?i. Dù sao chúng ta c?ng s? hành x? ?àng hoàng trong lu?t pháp ch? không ph?i hành ??ng nh? nh?ng tên ?n c?p! - Không, s? không còn ngày nào n?a, em linh c?m r?ng chúng ta không th? quay tr? l?i ?ây ???c n?a. Chúng ta s? v?nh vi?n m?t linh v?t này! Ng??i ?àn ông Paris len lén s?n t?i, ch? ??i m?t cái ch?p m?t c?a cô, ông s? v? c??p.  - ??ng ??ng vào tôi - cô d? cao pho t??ng - n?u ông c??p, tôi s? ??p ??u ch?t ngay tr??c m?t ông... L?i nói này ?ã ?ánh g?c ý ?? c?a ông. ??ng ch?t l?ng gi?a phòng, m?t ông trân tr?i nhìn ng??i ph? n? xinh ??p và t? h?i r?ng nàng có còn là v? mình n?a hay không. Sai l?m! Không ph?i sai l?m khi c??i nàng mà sai l?m khi ??a nàng vào ?ây. Ngàn l?n sai l?m. - Cô có bi?t là cô ?ang xúc ph?m th?n linh không h?? Ông ch? còn bi?t trút h?t t?c gi?n vào l?i nói nh?ng ti?ng gào c?a ông d?i vào vách ?á r?i h?t th?ng vào chính m?t ông. Nàng v?n im lìm d?a l?ng vào cánh c?a và không th? nào nhìn th?y dòng ch? ?ang t?a ám khí ngay trên ??u cô ta. Ông rùng mình nh?n ra dòng ch? Ph?n kia là dành cho ông, nó ?ang chi?u th?ng vào s? m?nh ông. H? nhìn th?ng m?t nhau trong bóng t?i, yên l?ng ??n r?n ng??i. Ti?ng tích tích trên chi?c ??ng h? ?eo tay ?ang nh?c nh? ông th?i kh?c s?p ??n. C?a s? m?. Ông ??a tay nhìn ??ng h? và h?t ho?ng khi nh?n ra th?i kh?c ch? tính b?ng giây và cô ta s? d? dàng thoát ra ngoài. Th?i gian c?u vãn th?n linh c?a ông s?p h?t. Ng??i ph? n? v?n nén l?ng ch? ??i vì cô bi?t th?i gian ?ang ?ng h? mình. Trong tích t?c ông bi?t mình v?n hoàn toàn làm ch? tình hu?ng. Cánh c?a s? không kh?i ??ng n?u ông k?p ng?t máng n??c. Nhanh nh? c?t, ông quay ??u lao v?t vào bóng t?i, ch?a ??y m??i giây sau ông ?ã ??ng gi?a thác n??c. - Khoan, anh làm gì th?? - ti?ng v? ông hét lên ngay sau l?ng - không ???c tháo n??c. Ông ??ng kh? l?i gi?a dòng ch?y không ph?i vì ti?ng thét sau l?ng mà là âm thanh trên tr?i. Ông chi?u ?èn lên và kinh hãi khi th?y tr?n nhà nh? ?ang h? xu?ng. Ti?ng rít c?a nh?ng phi?n ?á xanh mi?t vào nhau nghe l?ng óc. Ông bi?t ?ã quá mu?n, lúc này không có s?c m?nh nào có th? ng?n c?n c? máy kh?ng khi?p kia khi nó ?ã kh?i ??ng. - Ch?y ?i! – Ông thét to v? phía v? r?i lao v?t lên b? tr??c khi tr?n nhà s?p xu?ng. M?c dù bóng t?i bao trùm, ông v?n lao ?úng h??ng cánh c?a ?á ?ang rung chuy?n. Tr??c ông không xa ti?ng b??c chân d?n d?p c?a ng??i v?.  - D?ng l?i! Không k?p ?âu...- ông hét lên. Nhà kh?o c? ng? tu?n r??n h?t s?c lao theo, b?n b? rung chuy?n t??ng nh? m?t c?n ??a ch?n ?ang ?p ??n. M?t ti?ng rít nghê tai vang lên cùng v?i lu?ng ánh sáng tràn vào. Hình ?nh mong manh bé nh? c?a v? ông nh? ?ang bay kh?i m?t ??t h??ng v? ánh sáng. Và ?ó c?ng là hình ?nh nguyên v?n cu?i cùng mà ông còn th?y v? ng??i v? ?áng th??ng c?a mình. Ti?ng ??ng kinh hoàng vang lên. T?t c? chìm vào bóng t?i. Ông tin r?ng v? mình ?ã may m?n thoát qua cánh c?a. ??nh quay l?i con su?i thì ti?ng ??ng l? tr??c m?t làm ông chú ý. Nh? nhàng ng?i xu?ng trong bóng ?êm, ông linh c?m m?t s? th?t kinh ng??i ?ã bày ra tr??c m?t. Ông nh?t v?i cây ?èn trên sàn r?i chi?u vào n?i phát ra ti?ng ??ng. L?y chúa tôi! Thân th? nàng b? ??t lìa. Ông kh?y xu?ng ?? hai c?p m?t kinh h?n c?a h? g?p nhau l?n cu?i. M?t làn h?i th?u thào h??ng v? phía ông.  - ...Hãy mang nó... v? M? S?n... Làn h?i y?t ?t tan bi?n vào h? vô. Ng??i ?àn ông Pháp m?t nhòa ?i và không còn dám nhìn máu c?a nàng ?ang trào ra tr??c ng?c và t??i ??m lên c? linh v?t ?ang n?m trên tay nàng. M?t câu h?i xo?t ngang óc ông. Ph?n thân còn l?i c?a nàng ?ang ? ngoài hay r?i xu?ng h?m t?i. Rõ ràng ông ?ã th?y nàng b?ng qua c?a nh?ng không hi?u sao l?i b? b?t ng??c vào trong. Ông soi ?èn lên v?t th??ng c?a nàng và rùng mình kinh hãi khi th?y m?t bàn tay gân g?c b? ch?t ngang c? tay ?ang b?u l?y ng?c áo v? mình. Ai? Bên ngoài cánh c?a ?á kia là ai? Là ng??i hay qu? d?. Ông l?nh gáy khi ngh? r?ng, mình c?ng không th? toàn m?ng khi ra kh?i ?ây. Làn máu nóng h?i ?ã lan ??t d??i chân ông. ??ng ch?t l?ng trên sàn, ông hãi hùng nhìn cách c?a táp ??y máu ?ang r? ròng ròng xu?ng ??t nh? m?t máy chém v?a xong ca hành quy?t ?? b?o v? m?t chân lí hùng h?n kh?c sâu trên ?á. ‘’Dâng máu cho Ngài! k? nào xúc ph?m ??n th?n linh s? b? rút s?ch máu ba ??i dâng lên Ngài’’  M?t mã Ch?mpa - Ch??ng 1- p1  M?t mã Ch?mpa - Ch??ng 1- p2  M?t mã Champa - Ch??ng 2 - p1  M?t mã Champa - Ch??ng 2 p-2  M?t mã Champa - Ch??ng 3 -p1  M?t mã Champa - Ch??ng 3 - p2 M?t mã Champa - Ch??ng 4 - p1
0 Rating 1k+ views 6 likes 0 Comments
Read more
Đ một hơn bảy thng sau khi m㡬nh đi lm. trở lại cuộc sống bn bề vളi học tập cc mối quan hệ. trước đy tự cảm thấy cuộc sᢴng của mnh sao lc n캠o cũng bận rộn với bn bề lo toan, ai cũng c 24 h m䳠 sao mnh lc n캠o cũng bận với cng việc. mnh muốn qua m䬴i trường khc để thay đổi sống thật với mnh hơn để về sau kh᬴ng bao giờ hối hận. từ những thng ngy ấy mᠬnh đ thay đổi nhiều hơn v tham gia v㠠o cc hoạt động cửa wed người cham .com hng ngᠠy thấy mnh chủ động hơn trước tư biết việc g m쬬nh sẽ lm, nhn nhận bản thଢn thấy mnh cn nhiều thiếu s첳t phải khắc phục, đặc biệt l biết quan tm đến cha me hơn, những người xung quanh...cảm thấy yࢪu đời v yu cuộc sống của mબnh hơn. cảm ơn gia đnh, cảm ơn ba me, anh chị rất nhiều yu mọi người^^ đặc biệt l쪠 mới wen một người bạn kh đặc biệt v khᠳ tnh ..........(tn vịt)...........!c�m ơn wed người chăm .com đ kết nối bạn b,ph㨺c thay mặt cc bạn chăm cm ơn anh kaka rất nhiều!
0 Rating 232 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On March 10, 2012
Hai d chu đang giỡn nhau trước c존̉ng KTX b̃ng khựng lại, qui sao nhi䡪̀u người nhn mnh th쬪́? Nhn lại xung quanh mnh mới ph쬡t hịn, t ra hok fai mọi ng nhꩬn mnh, m nh젬n 1 cặp tinh nhn đứng cch m⡬nh chừng 1 mt. C n鴠ng mặc o thun 3 l̃, quᴢ̀n sort đng địu dꪢn x f́. Da ẻm trắng n촵n, chn cũng hơi di, đ⠴i mắt to đen, lng mi cong vt, ẻm th亢̣t l đẹp. Anh chng ࠭ ng̀i trn xe, ẻm đứng 2 tay 䪴m eo anh chng, đỉm ch઺ nh́t l� đi tay của chả đang bp b䳳p, nắn nắn 2 ci ti sau của ẻm, nẪn mỏi người mới nhn th́. Nh쪬n quen qu, lục tr nhớ mới b᭭t th ra ẻm ni học cng trường, “c칹ng đ̀ng bo” m䠬nh đy m! Tự nhi⠪n nḥn th́y người quen m⢬nh chn người v x� h̉! Vi trời đừng cho ẻm nh䡢̣n ra mnh, th́ l쪠 hai c chu r䡴̀ ga chạy!
0 Rating 389 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On June 1, 2014
  Tắc đường. Mới bảnh mắt đã ùn đống tại các ngã ba mà trước đây chưa bao giờ tắc. Lê Đại Hắc đi ngược chiều giữa một đám đông ngơ ngác. Từ Mỹ Sơn tỏa sang vùng lân cận có tới bảy chốt đã được cấp tốc lập ra để chặn bắt thủ phạm. Chẳng mấy ai tin vào cách này nhưng Lê Đại Hắc thừa nhân lực để không bỏ sót phương án nào dù là thô sơ nhất. Tuy chưa biết hung thủ thuộc thành phần nào nhưng ông ta chắc chắn đó là một kẻ tà đạo khát máu có bộ mặt gớm giếc. Sáng nay ông đã thẩm vấn ngót chục đối tượng khả nghi có tiền án tiền sự nhưng không hé ra được manh mối gì. Kẻ sát nhân chọn hiện trường là khu di tích tôn giáo, cách giết người lạ lùng với những nghi lễ chưa từng có đã buộc ông chú ý đến các đối tượng khác người. Cuộc trao đổi với viên kiến trúc sư trên hiện trường đã trang bị cho ông một cặp kính mà ông tin có thể nhìn sâu hơn vào các tổ chức ma giáo. Các thầy lang, thầy cúng, thầy phù thủy và các gia đình có thân nhân bị bệnh được cho là ‘’ma ám’’ được ông cho người theo dõi. Tuy nhiên ông để mắt nhiều hơn đến các các đạo sĩ, trí thức, những người mà ông tin rất thông tường pháp thuật và nghi lễ của phái Balamon. Họ có thể là các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu hoặc đơn giản những kẻ cuồng tín hay mang bệnh hoang tưởng. Trong khi ông đang cho lính ráo riết săn lùng khắp hang cùng ngõ hẻm thì hung thủ có lẽ đang giảng đạo trên thánh đường, trên bục giảng, hoặc ngồi trong công sở hay đang vùi đầu trong thư viện với các cuốn sách cổ kinh dị. Lê Đại Hắc nảy ra ý định gặp ngay hội đồng khảo cổ, nơi tập trung rất nhiều đoàn chuyên gia đang thất sủng sau khi buổi khai quật bị hủy đột ngột. Tên hung thủ biết đâu là một trong số họ, hoặc nếu không thì nhóm trí thức kia sẽ giúp ông gỡ rối phần nào mối tơ vò này. Máy cầm tay reo vang, ông nghe xong rồi nói. - Đoàn nào đến?... Khẩn trương lắm hả?... Bảo họ đợi chốc lát, tôi sẽ về ngay. Hóa ra không chỉ ông muốn gặp các nhà khảo cổ, mà chính họ cũng đang cần chất vấn ông. Lê Đại Hắc dập máy rồi lên xe trở lại đại bản doanh của mình. Về đến nơi, ông đã thấy một nhóm người ăn mặc lịch sự, kẻ đứng người ngồi đầy vẻ nôn nóng trong phòng khách và nổi bật nhất là giáo sư Huỳnh Lẫm. - Xin chào các vị, các vị đợi tôi đã lâu? - Chào ông cảnh sát, tìm ra hung thủ chưa? – Giáo sư Huỳnh Lẫm hỏi. - Tôi đang muốn tìm các vị giúp sức đây. - Lê Đại Hắc lắc đầu đáp. Giáo sư Huỳnh Lẫm nói: - Lẽ ra không đến phiền ông nhưng chúng tôi vừa nhận được một công văn khẩn từ Bộ ngoại giao giới thiệu một chuyên viên người Campuchia sang làm việc. Lê Đại Hắc nhìn thấy một người đàn ông da ngăm đen ngồi bên cạnh vị giáo sư. - Xin tự giới thiệu, tôi là Sray Ka Mou, phó chánh văn phòng Bộ Du lịch campuchia. Paul Morierre đang mang một số tài liệu tối mật liên quan đến Campuchia. – Người khách nói. - Nếu tài liệu này lọt ra ngoài thì hậu quả khó lường nổi. Chính vì lẽ đó mà tôi được cấp tốc phái sang đây gặp các ông. - Tìm tài liệu nào? tôi chưa hiểu? - Tôi sẽ giải thích. – Giáo sư Huỳnh Lẫm rút ra một cuộn hồ sơ rồi nói. - Thưa ngài cảnh sát, Paul đang nắm tài liệu về một kho báu bí mật trong lòng đất thuộc lãnh thổ Campuchia. Nếu kẻ xấu lấy được tài liệu này thì chúng sẽ tìm thấy kho báu đó. Vì vậy người ta cần ông tìm kiếm và thu lại ngay các giấy tờ này. - Gay thế cơ hả, chúng tôi đang vã mồ hôi hột tìm hung thủ đây. Mà có gì thì cũng chờ chúng tôi bắt được chúng đã chứ. Tuy nói vậy nhưng Lê Đại Hắc vẫn đón lấy tập hồ sơ ra xem. Ông biết đây là một công trình cổ kính chứa nhiều hiện vật quý. Kẻ ngoại đạo như ông không đánh giá hết ý nghĩa. Giáo sư Huỳnh Lẫm nói tiếp: - Phần lớn tài liệu này đang trong tay Paul. Hay nói đúng hơn là số tài liệu về kho báu này Paul đã chuyển cho chính phủ Campuchia một phần rồi. Ông ta chỉ giữ trong người phần cốt yếu nhất để đích thân đi khai quật kho báu này nhưng chưa thành thì đã gặp nạn như ông biết. Lê Đại Hắc nghe qua đã thấy độ khẩn cấp và sức nóng của công việc. Hóa ra đây là một chuỗi hậu quả dây chuyền sau cái chết của Paul, vụ việc đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới. Điều này gợi ra một hướng điều tra mới mà ông chưa bao giờ nghĩ tới, đó là: động cơ giết người là vì tài liệu. Do đó thủ phạm có thể sẽ chạy sang Campuchia – hướng về kho báu. Lê Đại Hắc nói. - Chúng tôi đã khám hiện trường nhưng không thấy gì. Nạn nhân đã bị lột trần truồng không còn thứ gì trên người. Nếu ông ta mang gì đó theo người thì chắc chắn đã bị hung thủ mang đi rồi. Chúng tôi đang căng ra tìm hung thủ và có gắng thu về mọi tang vật. - Có lẽ tài liệu này chưa hẳn đã nằm trong tay hung thủ. - Giáo sư Huỳnh Lẫm nói. – Paul thừa khôn ngoan để cất giấu nó hoặc gửi cho một người thân cận nào đócủa ông ta. - Theo giáo sư thì ai là người thân cận? Tất cả nhìn nhau nhưng không cất tiếng. Lê Đại Hắc nói. - Các ông cứ suy nghĩ cho kĩ những ai đang nhòm ngó kho báu này. Chỉ có những kẻ có học mới đủ tầm làm những việc như vậy. Các ông là người trong nghề nên dễ nhận dạng bọn họ. Các vị ngại nói ra ở đây thì có thể nhắn tin vào máy cho tôi. Còn bây giờ tôi có việc rất gấp phải đi ngay. Lê Đại Hắc đứng dậy đi ra cửa. Từ khi xảy ra án mạng ông tập trung chỉ đạo truy tìm hung thủ nên ông đã coi nhẹ căn phòng của nạn nhân ở Rex. Tuy đã báo cho cảnh sát khu vực đến niêm phong nhưng ông không mấy tin vào sự khẩn trương của họ. Lê Đại Hắc bỗng dưng thấy nôn nóng khác lạ, nếu Paul có một tài liệu tuyệt mật tầm cỡ như vậy thì chắc chắn đang nằm trong két sắt ở khách sạn. Ông lao ra ngoài gara, một phút sau chiếc Land Cruiserchở nhóm cảnh sát lao hết tốc lực về phía Đà Nẵng.                            ***   Kì Phương mở ba-lô lấy tờ giấy anh chép dòng chữ sáng nay ra so với dòng chữ trong bức ảnh.Thật kinh ngạc. Hai chữ này là một. Vậy làchữ đó đã từng xuất hiện tại một thánh địa khác ở một thời điểm khác. Kì Phương gợn lên một nỗi hoang mang rằng liệu những gì xảy ra với Paul sáng nay có giống như vợ ông ta ở Naga 12 năm về trước không? Nếu đúng thì cái chết của Paul đã được lập trình từ trước và hôm nay, tên sát thủ đã trở lại. - Ai giết mẹ cô? – Kì Phương đột nhiên hỏi. - Tôi không biết. - Ba cô phải biết chứ? - Tiếc rằng ba tôi cũng không nhìn thấy kẻ giết người. Đó là cái chết khủng khiếp đã ám ảnh ba suốt bao năm nay. Đã có lần trên giường bệnh ba tôi đã mê sảng và hét lên rằng ‘’Đừng giết ta, đừng giết con ta’’. Rõ ràng có ai đó muốn giết ba con tôi. Kì Phương suy ra một điều rằng Paul đã bị một lực lượng nào đó đeo bám để trả thù từ khi rời kho báu Naga. Sáng nay giáo sư Huỳnh Lẫm đã vô tình gieo một câu mà anh cứ nhớ mãi ‘’chưa có kẻ nào đụng vào thần hộ mệnh Chăm mà toàn mạng trở về’’. Kì Phương cố gạt nỗi ám ảnh trong đầu rồi lật các trang sách hòng tìm chứng tích nào đó về hung thủ nhưng các bức ảnh còn lại chỉ là hang động âm u không có sự sống. - Ba cô có bao giờ tiết lộ thánh địa này ở nơi nào không? - Không, không bao giờ. - Thi Nga lắc đầu dứt khoát. – Ba nói vị trí này phải được giữ tuyệt mật vì tính mạng của tôi. Ba sợ tôi sẽ tìm cách vào đó và sẽ lại mất mạng... Ba nói nó là thánh địa có chủ hàng mấy thế kỉ nay. Những chủ nhân bí ẩn này sẵn sàng có mặt bất cứ đâu để ban cái chết cho bất cứ ai nhăm nhe xâm phạmnó. Ba mẹ tôi may mắn đã đặt chân đến đó nhưng mẹ tôi đã không thể trở về. Ba tôi căm thù chúng đến tận xương tủy và thề rằng ngày lôi chúng ra ánh sáng không còn lâu nữa! - Nhưng ba cô đã...- Kì Phương định nói chết rồi nhưng may kìm được. Tuy rất dằn vặt nhưng anh vẫn trấn an lòng mình rằng tìm xong Naga anh vẫn kịp đưa cô về viếng ba mình. Hơn nữa, linh hồn và thể xác mẹ cô thảm thương hơn vì đã mười hai năm không người nhang khói. Nhìn Kì Phương đứng ngây người, Thi Nga giằng lấy cuốn sách trong tay anh rồi nói: - Nếu anh sợ, tôi sẽ đi tìm Naga một mình. - Ơ kìa. - Kì Phương giằng lại cuốn sách. – Ai bảo tôi sợ? mà cô biết Naga đâu mà đi một mình? - Tôi sẽ tự đi tìm. Kì Phương không hiểu cô gái này sẽ tìm cách nào giữa núi rừng bao la xứ người. Mà tình cảnh cô lúc này cũng rất éo le, ở lại cũng không ổn, đi cũng không xong và anh không nỡ bỏ cô lúc này. - Tôi sẽ đi cùng cô.Chúng ta sẽ cùng đi Naga. - Anh không sợ tai vạ à? Nếu có mệnh hệ gì thì sao? Thật tình Kì Phương cũng rất ớn khi nghe cô kể và nhất là tận mắt thấy xác Paul nhưng đến nước này mà rút lui thì ê mặt nam nhi. Anh cất cuốn tài liệu vào balô rồi nói. - Tôi chỉ lo cho thân gái của cô thôi. Nhìn thấy sự quyết tâm của Kì Phương, mặt cô rạng rỡ trở lại. - Chúng ta phải tìm ra Naga trước chiều mai. - Cô nói. – Nếu muộn hơn e phải đợi thêm... mười hai năm nữa đấy. Kì Phương gật đầu rồi nói nửa thật nửa đùa. - Không bản đồ, không manh mối, không người dẫn đường, hi vọng mười hai năm sau tìm thấy là vừa. - Tại sao lại không có manh mối chứ? Kì Phương chợt nhớ ra mẩu giấy của Paul và cả dòng chữ trên yoni. Rất có thể con đường đến Naga đang ẩn trong đó. - Chắc cô biết tiếng Chăm chứ? - Tôi chỉ học một ít qua ba thôi. – Cô đáp thoáng chút ngượng ngùng. - Thế là tốt, hơn một trăm ba mươi ngàn người Chăm trong nước cũng chỉ vài chục người đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ là cùng. Còn để đọc được tiếng Chăm cổ thì chỉ đếm đầu ngón tay. - Mà anh hỏi để làm gì? Kì Phương đưa cho cô tờ giấy có dòng chữ Chăm lạ. - Anh lấy đâu ra? - Sáng nay tôi thấy trên yoni nên đã chép lại đấy. - Yoni nào? tại sao tôi không thấy gì nhỉ? - Yoni có máu đấy. Sáng nay nó mới hiện rõ hơn, mà quan trọng là cô có hiểu chữ này là gì không? Thi Nga ngơ ngác nhìn dòng chữ hồi lâu rồi hỏi. - Đây đâu phải tiếng Chăm? - Đây không phải là chữ thảo Akhar Thrah, nhưng có thể là một chữ Chăm cổ. Cô nên nhớ là từ thời lập Quốc đã có đến hàng trăm phiên bản đấy. Thú thực Kì Phương cũng không thể biết hết người Chăm đã sáng tạo ra bao nhiêu và khai tử bao nhiêu loại chữ. Là một người Kinh, anh không khỏi mến mộ và khâm phục tổ tiên người Chăm đã tô những nét son đặc sắc có một không hai cho nền văn hóa lâu đời trên dải đất chữ S này. Anh đã dành trọn ba năm để học chữ Chăm cổ nhưng giờ cũng chỉ đạt đến mức trên đánh vần mà thôi. Ngoài chữ thảo Akhar Thrah có từ thời vua Pô Rôme đã tròm trèm năm thế kỉ thì còn vô số phiên bản cổ xưa hơn nhiều. Chữ Chăm cổ đó lại được phân ra nhiều loại khác nhau như chữ thánh Akhar Rik, chữ con nhện Garlimang, chữ bí ẩn Akhar Yok và nhiều chư lai Arập và Mã Lai nữa... Sự phân loại còn dựa trên vật liệu để viết: chữ Hayep viết trên bia kí, kim loại, chữ Baar viết trên giấy, chữ Agal viết trên lá buông, chữ Tapuk viết trên giấy gió... Chính vì quá nhiều và phức tạp nên hầu như không ai có thể liệt kê hết bao nhiêu chữ Chăm cổ. Nhìn tờ giấy xong Thi Nga lắc đầu. - Tôi chịu, có vẻ như là chữ trên bùa chú? - Không phải, chữ trên bùa chú của người Chăm thường là hình vẽ hoặcviết phăng trên nền chữ Akhar Thrah nên xem qua là dễ đoán được ngay. Vả lại ai đó vẽ bùa lên đây để làm gì chứ? - Hay đây là một loại bùa chú của dân tộc khác muốn trấn yểm người Chăm? - Ý cô muốn nói tộc Kinh của tôi chắc? - Tôi thấy hao hao giống bùa chú của phái... Mật tông Tây tạng! Kì Phương nhìn cô đầy tâm đắc nhưng không ngại lắc đầu phủ nhận. Quả thật, cô ta có trí nhớ hình ảnh khá tốt. Lúc sáng, khi thấ
0 Rating 636 views 6 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On January 28, 2012
0 Rating 86 views 1 like 0 Comments
Read more