Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On April 29, 2013
TÓM TẮT DỰ LUẬT DI TRÚ MỚI CỦA HOA KỲ 2013 LIÊN QUAN ĐẾN BẢO LÃNH THEO DIỆN GIA ĐÌNH  (Nếu dự luật có hiệu lực từ 1/10/2013) Visa F1: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2015: Số Visa hàng năm tăng lên từ 23,400 lên 45,200 (226,000 x 20%) - Từ 1/10/2015 trở đi: Số Visa hàng năm tăng lên từ 45,200 lên 56,350 (=161,000 x 35%) Visa F2A: Cấp Visa không hạn chế từ 1/10/2013 Visa F2B: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2015: Số Visa hàng năm tăng từ 26,266 (=114,200 x 23%) lên 45,200 (=226,000 x 20%) - Từ 1/10/2015 trở đi: Số Visa hàng năm tăng lên từ 45,200 lên 64,400 (=161,000 x 40%) Visa F3: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2014: Số Visa tăng lên từ 23,400 lên 45,200 (226,000 x 20%)  - Từ 1/10/2014 đến 30/09/2015: Số Visa = 45,200 + Số Visa được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  - Từ 1/10/2015 trở đi: . Visa hằng năm của (F3 dưới 31 tuổi) là 40,250 (=161,000 x 25%) . Hủy bỏ Family-based visa của (F3>=31 tuổi) .Từ 1/10/2015 đến 30/09/2023: Visa (F3>=31 tuổi) được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  Visa F4: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2014: Số Visa tăng lên từ 65,000 lên 90,400 (226,000 x 40%)  - Từ 1/10/2014 đến 30/09/2015: Số Visa = 90,400 + Số Visa được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  - Từ 1/10/2015 trở đi: . Hủy bỏ Family-based visa của F4 . Từ 1/10/2015 đến 30/09/2023:  Visa F4 được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  Sau đây là một số điểm chính trong chương trình cải tổ di trú do Thượng viện đề nghị:  DIỆN BẢO LÃNH THÂN NHÂN TRỰC HỆ:  - Không có sự thay đổi diện bảo lãnh người hôn phối và con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ, nhưng dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện sẽ cho phép một công dân Mỹ được quyền bảo lãnh con riêng của người hôn phối nếu hôn thú của họ được thành lập trước khi người con 21 tuổi. Hiện nay, giấy hôn thú phải thành lập trước khi người con 18 tuổi. Những anh chị em độc thân, dưới 21 tuổi, có thể được tính thêm vào đơn bảo lãnh cha  -mẹ và sẽ không cần thiết phải nộp riêng mẫu đơn bảo lãnh anh chị em nữa.  - Di chuyển diện bảo lãnh F2A (tức cha-mẹ Thường trú nhân bảo lãnh con độc thân, dưới 21 tuổi) sang diện bảo lãnh Thân Nhân Trực Hệ.  DIỆN BẢO LÃNH THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN: -Diện bảo lãnh F1 dành cho con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ sẽ không thay đổi. - Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân và trên 21 tuổi của Thường trú nhân sẽ được gọi là diện "F2". Ðối với những người con quá lớn tuổi để được áp dụng Chương trình Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức chương trình CSPA), và đã phải ở lại Việt Nam, sẽ tự động được sử dụng ngày ưu tiên của hồ sơ bảo lãnh cha-mẹ trước đây trong đơn bảo lãnh mới được cha-mẹ nộp ngay sau khi đến Hoa Kỳ.  - Diện bảo lãnh F3 dành cho con cái đã lập gia đình của công dân Mỹ sẽ được gọi là diện "F1B".  -Diện bảo lãnh này sẽ vẫn tiếp tục sau khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật chính thức nhưng đơn bảo lãnh phải được nộp trước người con đã lập gia đình lên 31 tuổi. Hiện nay, diện này không giới hạn tuổi, vì thế, những đơn bảo lãnh diện F3 được nộp cho Sở di trú trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện mới có hiệu lực sẽ vẫn được duyệt xét bình thường. - Diện bảo lãnh F4 dành cho anh chị em của công dân Mỹ sẽ chấm dứt nếu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện trở thành luật chính thức. Những đơn bảo lãnh được nộp trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật sẽ vẫn được duyệt xét, và thời gian chờ đợi sẽ ngắn hơn trong tương lai. Những người con độc thân và dưới 21 tuổi sẽ có thể cùng theo cha-mẹ đến Hoa Kỳ.  -Diện bảo lãnh F-4 dành cho anh-chị-em của công dân Mỹ sẽ chấm dứt, nhưng bất cứ ai đã nộp đơn bảo lãnh cho sở di trú sẽ được xét duyệt sớm. Hiện nay, chúng ta thấy sở di trú vẫn nhận đơn bảo lãnh diện F-4 cho đến khi chương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật. - Diện bảo lãnh F-3 dành cho con đã lập gia đình của công dân Mỹ sẽ vẫn tồn tại, nhưng các con của người bảo lãnh phải dưới 32 tuổi lúc sở di trú nhận được đơn.  - Diện bảo lãnh F2A dành cho người hôn phối và các con độc thân, dưới 21 tuổi của Thường trú nhân, sẽ được chuyển sang diện không bị giới hạn số lượng chiếu khán, sẽ giống như người hôn phối và các con dưới vị thành niên của công dân Mỹ. Ðiều này sẽ giúp cho đơn bảo lãnh được giải quyết rất nhanh chóng.  -Dự luật này sẽ thay đổi thời gian chờ đợi của người có Thẻ Xanh muốn nhập quốc tịch Hoa Kỳ, thay vì 5 năm sẽ chỉ còn 3 năm.  - Sẽ không có con đường "đặc biệt" xin nhập tịch Hoa Kỳ của khoảng 11 triệu 500 ngàn di dân bất hợp pháp. Họ sẽ phải đợi 10 năm trước khi nộp đơn xin Thẻ Xanh. Trong thời gian đó, họ sẽ được đi làm hợp pháp nhưng sẽ không được hưởng những lợi ích của liên bang, chẳng hạn như trợ cấp xã hội hoặc y tế. Sau khi nhận được Thẻ Xanh, họ có thể nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ trong 3 năm. Họ sẽ hợp lệ được nhận Thẻ Xanh nếu vẫn đủ tiêu chuẩn, học Anh ngữ, hoàn tất những đòi hỏi khác và vẫn làm việc trong 10 năm. - Ngày đáo hạn dành cho những di dân bất hợp pháp được hưởng từ chương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện của Thượng viện sẽ là việc nhập cảnh Hoa Kỳ kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.  -Những trẻ em được đưa đến Mỹ bất hợp pháp sẽ được giải quyết nhanh hơn: họ sẽ có Thẻ Xanh trong 5 năm và sẽ hợp lệ xin nhập tịch Hoa Kỳ ngay khi có Thẻ Xanh.  -Ðối với diện chiếu khán H-1B dành cho những công nhân có tài năng, sẽ có nhiều chiếu khán hơn.  -Một loại chiếu khán mới sẽ cấp cho những doanh nhân mong muốn đến Hoa Kỳ để khởi công xây dựng công ty của họ. -5 năm sau khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật, một loại "chiếu khán dựa trên giá trị" mới sẽ được thực hiện. Chiếu khán mới này sẽ khởi sự với 120.000 chiếu khán mỗi năm, và sẽ thêm điểm dựa trên tài năng, việc làm và mối liên hệ gia đình. Hàng tỷ mỹ kim sẽ được đổ vào an ninh biên giới, và hàng triệu người đang chờ đợi ở nước ngoài nhiều năm, có khi cả nhiều thập niên, vì sự chậm trễ giải quyết di trú hợp pháp sẽ thấy hồ sơ của mình được giải quyết nhanh chóng.  Các Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa trong "Nhóm Tám Người" đặt trọng tâm vào an ninh biên giới và thi hành luật pháp nghiêm minh; trong khi đảng Dân Chủ đặt ưu tiên vào việc quốc tịch hóa rộng rãi hơn. Dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện của Thượng viện là việc thương thảo giữa hai đảng này. Tin giờ chót cho biết vì biến cố nổ bom khủng bố ở thành phố Boston vừa qua, dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện được đề nghị hoãn việc thảo luận lại cho đến thời gian thuận tiện hơn.  -------------------------------------------------------  Hỏi: Liệu vẫn còn thời gian để các công dân Mỹ bắt đầu bảo lãnh anh chị em của họ và con có gia đình không?  - Ðáp: Ðơn F4 dành cho việc bảo lãnh anh chị em và đơn F3 dành cho việc bảo lãnh các con có gia đình nên được nộp cho sở di trú càng sớm cành tốt, trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật. Nếu diện bảo lãnh F4 bị ngưng lại, các anh chị em của công dân Mỹ sẽ được bảo lãnh bởi cha/mẹ công dân Mỹ với diện bảo lãnh khác, chẳng hạn như diện F1 hoặc F3 nếu họ không quá lớn tuổi theo đòi hỏi mới của diện F3. ------------------------------------------------------  HIỂU VỀ THẺ XANH ( THƯỜNG TRÚ NHÂN )  Đi diện định cư thẻ xanh được cấp 10 năm, trừ diện vợ chồng, hôn phu, hôn thê là 2 năm... Nếu đã có thẻ xanh 10 năm, không phải gia hạn thẻ xanh nếu Thường trú nhân có ý định đi ra ngoài nước Mỹ bằng thẻ xanh dưới một năm thì không cần xin Reentry Permit, nhưng nếu có ý định đi trên 1 năm dưới 2 năm thì bắt buộc phải xin Reentry permit ( giấy phép tái nhập cảnh).  Theo luật Di trú, thường trú nhân Hoa kỳ được phép tự do đi lại, sinh sống làm ăn, cư trú tại một quốc gia khác ngoài Hoa kỳ trong thời hạn liên tiếp tối đa không quá 1 năm liền mà không cần phải xin phép chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nếu những lần đi lại quá 6 tháng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố sống liên tục 5 năm trên đất Hoa kỳ khi nộp đơn xin thi vào QT Mỹ sau này (thời gian cư trú liên tục sẽ phải tính trở lại từ đầu).  Dù thẻ xanh có thời hạn 10 năm nhưng nếu ra khỏi nước Mỹ trên một năm mà không xin Reentry Permit thì coi như như thẻ xanh 10 năm không còn hiệu lực nữa. Nếu muốn quay lại Mỹ phải đến Lãnh Sự Quán Việt Nam tại TP HCM để xin làm hồ sơ và phỏng vấn lại, được hay không được tùy vào buổi phỏng vấn. Reentry Permit không thể xin ngoài nước Mỹ, bắt buộc phải xin tại Mỹ vì phải lăn tay và được xét trên 60 ngày bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ. Reentry Permit chỉ được cấp một lần duy nhất và có hiệu lực là 2 năm.
0 Rating 2.8k+ views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On January 31, 2014
 Trên đời không thiếu câu chuyện chỉ nghe thoáng qua một lần và không bao giờ còn được nhắc đến.  Dẫu vậy, có những câu chuyện mà cứ phải nghe lại mãi dù đã thật xa xưa.  Một trong những câu chuyện ấy phải nói là của Huyền Trân công chúa, dù đã xảy ra hơn 700 năm về trước. Chuyện tình Huyền Trân công chúa đã được nhắc tới nhiều trong dân gian Việt Nam dưới nhiều góc độ nhìn khác nhau.  Người thì ca ngợi công chúa đã thay mặt triều đình nhà Trần thực hiện công tác ngoại giao, tạo hòa bình giữa hai nước đã thường xuyên tranh chấp với nhau lâu đời. Cũng có người tiếc cho công chúa xinh đẹp, lá ngọc cành vàng phải xa quê hương trao thân gởi phận cho người chồng xa lạ.  Về mặt tình cảm thì nhiều người thương tiếc, nhưng chuyện tình Huyền Trân cũng thường được hâm nóng lại và gây nhiều tranh cãi qua những bài viết đó đây.   Cách đây không lâu nhân chuyến đi họp xa tôi có dịp ghé thăm cộng đồng Việt Nam và nhận được tờ Viet Lifestyles Magazine số 31 đem về khách sạn. Nhưng cho đến khi ngồi trên chuyến bay trở về tôi mới có thì giờ mở ra lật từng trang và bắt gặp bài “NHỚ VỀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA” của Mường Giang từ Hạ Uy Di.  Viết về công chúa Huyền Trân, cả chính sử và dã sử đã tốn khá nhiều giấy mực để luận “công” và “tội” của nàng.  Nhưng đây là một bài viết mà theo tôi là rất trung thực, tác giả ghi lại câu chuyện tình xa xưa và cố trình bày sự thật cách rõ ràng theo như mình tìm hiểu được.  Ông cũng đưa ra những lời nhận định chân tình của một người cầm bút, không thiên lệch nhưng rất công tâm khi xét về lý lẽ và sự kiện đã xảy ra trong lịch sử. Ca dao Việt Nam có câu: Có con mà gả chồng gần, Có bát canh cần nó cũng đem cho.                                  Về việc vua Trần Nhân Tông hứa gả công chúa yêu quý nhất của ngài cho vua Chế Mân xa xứ, theo tác giả Mường Giang thì “cũng không ngoài việc anh hùng trọng anh hùng, qua cái tư cách hào hoa mã thượng của nhà vua trẻ này đã thể hiện vào năm 1283, vua Chế Mân đã lãnh đạo quân dân Chiêm Quốc chống lại quân Mông Cổ khi chúng xâm lăng nước này.”   Đọc Việt sử tới những trang viết về cuộc tình của Huyền Trân công chúa và vua Chế Mân, không hiểu là tại sao bên lề câu chuyện chính sử lại có kèm theo những câu ca dao không rõ xuất xứ này:   Tiếc thay cây quế giữa rừng, Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.   Khác với câu ca dao trên, có thể nói vua Trần Nhân Tông là người hiểu rõ về cốt cách và tài năng của Chế Mân.  Ông chẳng những là một vị anh hùng có tài thao lược, mà lại còn là một vị vua có lòng hiếu khách nữa.  Năm 1301 khi Trần Nhân Tông đặt chân đến kinh đô của vương quốc Champa để tận mắt chiêm ngưỡng những ngọn tháp nguy nga tráng lệ ở đây, thì chính Chế Mân long trọng đích thân đến mời ngài vào cung điện của mình đón tiếp và dẫn đi du ngoạn khắp các đền đài.  Nên trong gần chín tháng lưu lại nơi đây, đến ngày về, cảm động trước tấm thịnh tình của Chế Mân, nhà vua đã hứa gả cô công chúa xinh đẹp của mình là Huyền Trần cho vua xứ Vijaya.  Hôm ấy trên không trung trong lòng máy bay giữa bầu trời cao ngất, đọc xong bài viết của tác giả Mường Giang, tôi ngồi chiêm nghiệm lại những bài viết mà mình đã từng đọc trước đây cũng về cùng một câu chuyện mà không ít băn khoăn.  Trong ấy có những bài viết mà tác giả chỉ muốn nói lên sự thật như một bài học lịch sử, một số bài viết thì tác giả muốn đi tìm sự thật với những câu hỏi chân tình về những điều bí ẩn bên trong.  Dẫu vậy, cũng có những tác giả đã không nhẹ tay chút nào khi phóng ra nét bút của mình trên trang giấy, nặng lời kết án không chỉ những nhân vật trong câu chuyện mà còn lây lan đến làm đau lòng cho cả một dân tộc cách không thương xót.   Dĩ nhiên, trong chúng ta không ai có thể thay đổi được quá khứ.  Điều mà mỗi chúng ta có thể, ấy là cùng nhau làm cho ngày mai tốt đẹp hơn.  Chuyện Huyền Trân công chúa phải nói là đã xảy ra vào một giai đoạn lịch sử mà ngày hôm nay nhắc lại làm cho mỗi chúng ta ngậm ngùi và hối tiếc.  Đối với người Việt, thì không ít người xót xa cho một Huyền Trân vì chữ hiếu mà đành phải xa quê để đi lấy một người xa xứ.  Nên người sau cảm thông nỗi niềm ấy mà trút cạn lòng mình trong lời ca bi thiết:   Nước non ngàn dặm ra đi, Mối tình chi. Mượn màu son phấn, Đền nợ Ô Ly. Xót thay vì, Đương độ xuân thì…   Đối với người Chăm, thì lại tiếc thay vì một Huyền Trân mà mảnh đất thân thương là hai châu Ô và Lý đành phải vĩnh viễn lìa xa đất tổ.  Hoàng Thái Xuyên viết:   Hai châu Ô Lý vuông nghìn dặm, Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi…   Việc gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đã khiến quần thần trong triều Việt xôn xao bàn tán, và dĩ nhiên việc dâng hai châu Ô và Lý làm sính lễ cũng không tránh khỏi nhiều sự bất bình trong thần dân Champa.  Cuộc hôn nhân này quả là một thiên bi hài kịch, gây hệ lụy đau buồn cho nhiều người qua nhiều thế hệ.  Nên những người cầm bút dù là một sử gia, hay là một văn nghệ sĩ muốn mượn câu chuyện tình này làm nguồn cảm hứng để cảm tác một bài thơ, sáng tác một dòng nhạc hay dựng nên một tác phẩm thì cũng hãy nên lấy công tâm mà viết.  Đây là câu chuyện tình lịch sử có liên quan đến hai nước láng giềng khi xưa và hai dân tộc đang sống với nhau trong cùng một cộng đồng bây giờ.  Nên khi viết đừng theo trí nhớ mà diễn đạt, nhưng cần phải tra cứu lịch sử để khi dệt thành văn nó trở nên giá trị đem lại bài học lịch sử cho mọi người, chứ không thì theo trí nhớ mà sai lệch sẽ đem lại nhức nhối cho nhiều người.  Hơn nữa khi viết phải ý tứ trong cách dùng từ, vì đây là một vấn đề nhạy cảm.  Dù sao dân tộc Chăm một thời là thần dân của một vương quốc rất oai hùng đã bị mất, và nay đang sống chung trong cộng đồng của một đất nước Việt Nam.  Từ khi mất nước dân tộc Chăm đã từng sát cánh với dân tộc Việt chiến đấu trong nhiều cuộc chiến khác nhau, cùng gắng công xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh thời trước 1975.  Bây giờ một số đã cùng bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để cùng đoàn người dân Việt ra đi lưu lạc khắp phương trời, và nơi ấy họ cũng cùng chung sinh hoạt sát cánh với người Việt để xây dựng một cộng đồng hải ngoại vững mạnh ở xứ người.  Còn những ai đang ở lại quê nhà, thì họ cũng đều chịu chung số phận với muôn triệu người Việt khác ở trong cùng hoàn cảnh.  Nên hãy quan tâm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau, dùng ngòi bút đem lại sự cảm thông để hóa giải những bất đồng.  Hầu có thể cùng kéo nhau lại gần hơn nữa trong cuộc sống bươn bả ở quê người, hay là cuộc sống lo âu ở quê nhà.  Chúng ta cần có nhau, người Chăm hay là người Việt, dù ở bất cứ đâu trên quả địa cầu.  Thật chúng ta từ ngàn xưa có những bắt đầu khác nhau, tổ tiên chúng ta sinh ra không cùng chung một vùng địa lý.  Nhưng rồi thì theo cái vận chung của thời cuộc, Trời đã xui cho hai dân tộc cùng sống chung với nhau như láng giềng trên chung một mảnh đất, nên không chi tốt bằng là hãy sống vui khỏe bên nhau để cùng chung hưởng những tốt đẹp mà Trời đã ban cho mỗi chúng ta./.
0 Rating 1.1k+ views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On November 25, 2014
Chào các bạn. Trong những nỗ lực phát triển website http://NguoiCham.com ( http://UrangCham.com ) để mang đến cho độc giả gần xa Cham những thông tin bổ ích, thời sự, những hoạt động của người Cham ở khắp mọi miền trên thế giới hầu để chúng ta có thể xích lại gần nhau hơn. Thì sự tương tác giữa các thành viên của website http://NguoiCham.com (NC) được quan tâm đến nhất cùng với số phận trôi nổi của tiếng Cham - một thời từng là tiếng phổ thông của Vương quốc Champa mươi mấy thế kỷ (từ năm 192 đến 1832). Như các bạn cũng biết, tiếng Cham ngày nay trong giao tiếp cơ bản giữa người Cham với nhau thường xuyên bị lai căng tiếng Việt, tiếng Anh... rất nhiều, đến độ theo cuộc khảo sát và đánh giá (không chính thức) của chúng tôi thì, khoảng chừng hơn 50 năm nữa thôi khi đến đời con cháu chúng ta, chúng nó sẽ nói chuyện với nhau bằng một thứ ngôn ngữ nào đó khác mà không phải là tiếng Cham. Lúc đó thì mặc dù người Cham vẫn còn nhưng có thể xem như đã chết. Chúng ta là những Urang Cham. Chúng ta muốn và phải làm một điều gì đó...   Mỗi mùa đi qua là mỗi sự thay đổi nhộn nhịp. Và hôm nay, NC muốn giới thiệu đến các bạn một Cuộc thi "HÁT TIẾNG CHAM" do NC tổ chức bằng hình thức online với thể lệ như sau: 1. Đối tượng tham gia: + Là người Cham khắp mọi miền  + Không giới hạn tuổi tác và giới tính. + Phải là thành viên của website http://NguoiCham.com   (Nếu bạn nào chưa đăng ký làm thành viên của NC thì hãy đăng ký ngay nhé!) 2. Loại hình nghệ thuật:  + Hát ca khúc tiếng Cham. Có thể hát dân ca, tân nhạc, nhạc ngoại lời Cham hoặc một sáng tác mới bằng tiếng Cham. 3. Cách thức dự thi: + Quay một video clip do chính bạn tự hát. Có thể quay bằng điện thoại di động, máy tính hoặc bất kỳ phương tiện nào bạn có. + Có thể song ca hoặc hát nhóm. + Video clip phải rõ mặt, nghe rõ giọng hát. + Có thể hát trên nền nhạc karaoke. Hoặc tự đàn hát. Hoặc hát chay... + Upload video clip lên YouTube rồi share link trong mục Video --> "Thi Giọng Hát" or link http://www.nguoicham.com/video/category/33/ (Vào ĐÂY để xem cách upload video vào trong NC) + Để tạo công bằng cho mọi thành viên, chất lượng âm thanh trong video clip không được qua xử lý bằng phần mềm chuyên dụng. Và không chấp nhận âm thanh được thu âm trong Phòng Thu âm chuyên nghiệp. + Mỗi thành viên NC có thể gửi nhiều video clip để tham dự cuộc thi. *** Một số nhạc karaoke các bạn có thể tải về từ đây: + mp3:  http://www.nguoicham.com/musicsharing/listen/album_115 + Videos: http://www.nguoicham.com/videochannel/category/34/ 4. Thời hạn của chương trình: Vì lý do kỹ thuật cũng như số lượng clip của thành viên tham gia quá ít, cho nên BTC quyết định lùi lại thời hạn của chương trình như ở dưới đây và mong các bạn thông cảm sự bất tiện này. + Bắt đầu từ khi có bài post này cho đến hết ngày 18/02/2015 (theo GMT +7), tức trùng vào đêm giao thừa tết Âm lịch Việt Nam. + Ngày 19/02/2015, BTC sẽ công bố kết quả trên website http://NguoiCham.com và sẽ trao giải ngay vào ngày 01/03/2015.   5. Cách thức chấm giải: + Video clip sẽ được các thành viên trong NC chấm điểm bằng cách bấm chọn ngôi sao từ 1-5 ở dưới mỗi video. + Mỗi thành viên NC chỉ được phép chấm số sao (rate) 1 lần cho 1 video clip. + Video clip nào nhận được nhiều số sao nhất sẽ giành chiến thắng cuối cùng. + Trong trường hợp có hai hoặc nhiều clip có điểm tương đương nhau thì BTC sẽ giới hạn thêm thời gian là 24h (nghĩa là cuộc thi sẽ kéo dài đến 0:00 AM ngày 02/03/2015 GMT +0). Nếu sau thời gian đó mà các video clip trên vẫn còn tương đương nhau về điểm vote thì giải thưởng sẽ bị chia đôi hoặc ba cho những bạn nhận giải. Cho nên chúng ta hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi vote cho một video clip nhé. *** Cách tính: Số điểm (số sao) = tổng số sao được rate : số lần rate. ví dụ: 1 video nhận được 3 lần rate lần lượt là 3, 4 và 5 sao thì: Số điểm = (3+4+5):3 = 4.   6. Giải thưởng: 5 giải + 1 giải nhất: 1.000.000 VND + 1 giải nhì: 500.000 VND + 1 giải ba: 350.000 VND + 1 giải sáng tạo dành cho một sáng tác mới ấn tượng: 500.000 VND (phần này do BTC chấm) + 1 giải phong cách dành cho bạn nào có giọng hát tốt và phong cách trình bày ấn tượng: 200.000 VND (phần này do BTC chấm)   +++ Chú ý: Các bạn giành giải nhất, nhì hoặc ba vẫn có thể nhận thêm giải sáng tạo hoặc phong cách, nhưng không thể nhận quá hơn 2 giải thưởng cho một người. ___________________________________ Chương trình được thực hiện nhờ sự giúp đỡ tận tình của UrangCham và cei Thạch Ngọc Xuân. Chân thành cảm ơn hai vị và xin chúc hai vị sức khỏe, an bình và sự thành đạt trong cuộc sống. Hãy chia sẻ thông tin này đến với nhiều bạn Cham của chúng ta được biết nhé!  Chúc các bạn tham gia Cuộc thi "HÁT TIẾNG CHAM" vui vẻ cùng NC! Thân, UrangCham Team   Phần tài trợ cho chương trình này: 1. Thạch Ngọc Xuân 2. UrangCham Team 3. Bá Trung Thiệu (fb: Inrachahya) NC rất mong các doanh nhân, thưong mại, hay cá nhân ủng hộ cho chương trình Thi Online liên quan đến nhiều đề tài về văn hoá, ngôn ngữ, sáng tác âm nhạc, mặc trang phục Cham trong tương lai.  Cảm ơn.     
0 Rating 838 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On March 31, 2012
Thư Ngỏ:  Các bạn thân mến, Lời đầu tiên thay mặt cho BQT web nguoicham.com, tôi xin mạo muội gởi đến các bạn yêu dấu trên mọi miền của đất nước, lời chúc sức khỏe và thành công nhất trong cuộc sống. Hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát huy và bảo tồn nền văn hóa champa cũng như mong muốn tạo ra một sân chơi, cầu nối để cho tất cả anh em Champa chúng ta có thể giao lưu học hỏi và trao đổi  kinh nghiệm với nhau, xóa mờ rào cảng về khoảng cách, tuổi tác, tôn giáo… Để thực hiện được những ý định ấy Website www.nguoicham.com chính thức ra mắt công chúng vào nănm 2008. Trải qua gần 4 năm hoạt động tuy nguoicham.com chưa khẳng định đã thực hiện “xuất sắc” những kế hoạch mong ước mà NC đã đề ra, nhưng NC cũng đã thực hiện được một số công việc sau: Luôn luôn bảo tồn, cập nhật, cung cấp các thông tin , tài liệu, video clip về nền văn hóa ( ngôn ngữ ,kiến trúc, phong tục tập quán v…v) cho thành viên qua các mục:  •         Lịch sử Champa •         Từ vựng Chăm •         Tự học tiếng Chăm •         Tin cộng đồng •         Văn hóa-Xã hội •         Văn Học-Trường Ca Chăm •         Chăm music  . . . . . . . . Không những như thế nguoicham.com còn tạo ra một số mục để cung cấp các thông tin nổi bật trong và ngoài nước như các vấn đề kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội …. Điểm nổi bậc nhất là NC đã tạo ra mục kết nối mạng xã hội, đây là một sân chơi rất hữu ích, lành mạnh, cũng là nơi giao lưu, kết bạn, chia sẻ kinh nghiệm cho các sinh viên, học sinh, anh em Champa ở khắp nơi trên thế giới qua các mục như:       Diễn đàn bạn trẻ •         Thành viên •         Mục bình luận •         Kết bạn •         Sáng tác •         Tổ chức các hoạt động offline…..   •         Một số mục giải trí ,thư giản.  Từ những mục đích hữu ích trên, NC đã và đang thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và đóng góp nhiều bài vở, hình ảnh, video clip, ca nhạc Cham cũng như đem những hiểu biết chút ít của mình để góp phần bảo tồn văn hóa,phong tục, ngôn ngữ cho cộng đồng Champa. Để nâng cao khả năng sáng tạo, tính cộng động, biểu dương tinh thần hiếu học, thắt chặt tình cảm anh em, quê hương, dân tộc giữa các thành viên với nhau nguoicham.com đã và đang tổ chức các phong trào, chương trình bổ ích cho các thành viên.  Cụ thể là cho tới hôm nay, nguoicham.com đã tổ chức được các phong trào như: Tổ chức tặng quà cho một số học sinh, sinh viên, tổ chức buổi họp mặt vui chơi cho các thành viên với nhau ( buổi offline giữa các thành viên nguoicham.com trong ngày lễ  hội Kate, Ramuwan, Rija Nưgar…,  tổ chức giao lưu giữa các thành viên nguoicham.com với các sv, học sinh Cham “ tại plei hamutaran, pleiram …..)  tổ chức buổi bán sách tagalau, quảng bá hình ảnh nguoicham.com tại tháp, các plei Chăm và nhiều hoạt động bổ ích khác .  Trong thời gian sắp tới nguoicham.com sẽ cố gắn đẩy mạnh việc tổ chức các phong trào sự kiện cho các thành viên, anh em Champa ở khắp nơi sẽ được tham gia, khuyến khích tinh thần bằng các giải thưởng mang giá trị về vật chất và  tinh thần cho các thành viên. Đến thời điểm này web đã thu hút và được mọi người biết không những trong cộng đồng dân tộc Cham mà cả các dân tộc anh em khác. Nhưng trong thời gian hoạt động gần đây, web đã xãy ra một số lỗi ở các mục như: hình ảnh, nhạc, emails, chat, videos, tính kết nối giữa thành viên qua lại với nhau…và web dễ bị hacker tấn công vì tính bảo mật vẫn còn giới hạn,…và cấu trúc web của các mục vẫn cò rờm rà, chưa logic, hơi khó sự dụng…. Mặc dù web có nhiều mặt hữu ích nhưng bên cạnh cũng có một số khuyết…Trong những thời gian qua NC đã nhận được nhiều email gởi đến góp ý và than phiền rằng web NC vừa rồi chú trọng đến mạng xã hội www.nguoicham.com/connecting nhiều quá mà ít quan tâm đến mục www.nguoicham.com/news , www.nguoicham.com/learning  , www.nguoicham.com/tv  .                      Hơn nữa trong phiên bản củ mỗi mục ở trên đều cần phải có các tài khoản riêng khác nhau mỗi khi thành viên đăng nhập. Không những thế mục đăng bài cũng hơi phức tạp khi các thành viên muốn đóng góp bài vở, hình ảnh. .. .. cho nên họ yêu cầu nên gom hết các mục trên vào thành một. ALL IN ONE để dễ tiện theo dõi và ít mất thời gian của các thành viên và độc giả mỗi khi lước qua web www.nguoicham.com Vì tôn trọng ý kiến của độc giả, và cũng vì đáp lại sự thỏa mãn yêu cầu của độc giả đã và đang nhiệt tình đóng góp, ủng hộ  web NC trong những thời gian qua, nên BQT quyết định ra phiên bản mới nhằm làm ALL IN ONE. Vì rằng BQT cũng nhận thấy rằng nếu Web NC không thay đổi trong lúc này thì sau này khó mà quảng lý một khi web có nhiều thành viên tham gia và các dữ kiện như bài vở, hình ảnh, videos, nhạc ngày càng nhiều và số dung lượng cần phải lớn…tính bảo mật cần phải nâng cao. Với tính ưu điểm của phiên bản mới là dễ sự dụng, đơn giản về các mặt như: việc đăng bài, hình ảnh, nhạc, email qua lại, pm, gởi quà tặng, tự tạo nhạc playlist, chia sẽ thông tin qua lại, kết bạn…..và nhiều mục hay khác nữa. Khi ra phiên bản mới thì phần mềm, scripts, tables, database, v.v...không trùng phiên bản cũ nên khó mà chuyển các tư liệu, hình ảnh videos, users...vào phiên bản mới, nhưng NC sẽ cố gắng tìm cách khắc phục về việc chuyển các tư liệu trên sau này.  Đây là một điều đáng buồn và muốn mọi người cùng hiểu, thông cảm và chia sẻ trước cái khó khăn của BQT web NC. Nhưng để có được lợi ích trong tương lai sau này, thì chúng ta phải trả một giá khá đắt, vì chúng ta phải làm lại từ đầu.  Nhưng nếu các bạn vẫn còn yêu thích NC, luôn muốn đóng góp sức mọn của mình để góp phần bảo tồn văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ,… mà tiền nhân Champa chúng ta để lại thì không có gì gọi là muộn phài không các bạn, vì rằng nếu không có sự đóng góp của các bạn thì web NC chẳng đi đến đâu, “ một con chim én không thể làm nên mùa xuân”. Nhưng từ khi thay đổi phiên bản mới đến nay thì số lượng thành viên gia nhập web NC không nhiều như trước đây, anh em không còn hoạt động tích cực như trước nữa. Không biết do nguyên nhân nào? Web NC rất muốn các bạn cho NC ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng, NC muốn hiểu và lắng nghe những tâm tư và suy nghĩ của các bạn về phiên bản mới của NC, để NC từng bước thực hiện ngày càng tốt và hoàn thiện hơn. NC cũng mong muốn các bạn có thể cho NC một cơ hội để NC tạo dựng lại một trang web xứng đáng để được các bạn truy cập, hãy cùng Web Nguoicham.com để bảo tồn, gìn giữ và phát huy nền văn hóa của dân tộc ta. Hãy mang những kiến thức mà chúng ta biết để truyền đạt cho các anh em khác vì biết rằng những cống hiến đóng góp của các bạn chẳng hề vô ích đâu. Nếu chúng ta làm đựơc điều này thì nó sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn đối với nền văn hóa, và cộng đồng Champa chúng ta. Chúng ta là những đứa con người Champa đang lạc loài ở mọi nơi, chúng ta có thể tự hào về văn hóa, phong tục tâp quán, ngôn ngữ của mình. Web nguoicham.com ra đời không ngoài mục đích trên. Ngoài ra NC cũng là nơi mà các bạn Champa chúng ta tìm đến nhau, chia sẻ, học hỏi cái hay lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ,..và đặc biệt là bảo tồn bản sắc văn hóa, phong tục tâp quán, ngôn ngữ Champa. Qua bài viết này tôi mạo muội muốn gởi đến các bạn là chúng ta hãy dành một chút thời gian quý báu của mình để ghế thăm và tham gia Web www.nguoicham.com. “Chúng ta hãy ưu tiên Ngườicham sử dụng web Nguoicham”. Nếu chúng ta không tự tôn trọng, yêu và trân quí những gì chúng ta có, thì làm sao người khác, người ngoại tộc trân quí chúng ta nhỉ, phải không các bạn? Một dân tộc đánh mất văn hóa là một dân tộc không tồn tại. Nhân dịp năm mới Champa 2012 “RIJA NƯGAR 2012”, thay mặc web www.nguoicham.com , tôi xin chúc quý vị xa gần một năm mới sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Trân trọng,  Vijanhan - Anglechampa  
0 Rating 567 views 2 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On May 11, 2013
Vì bài viết quá dài nên chúng tôi trích gửi đến trang nhà Nguoicham để cho độc giả tham khảo và thảo luận. Minh định lại thành quả chuẩn hóa của 19 vị tiền bối trong Ban Biên Soạn Sách Chữ Cham tỉnh Thuận Hải, trong vòng 12 năm trường thí điểm, bàn bạc hội thảo và biểu quyết của đồng bào (1978-1990), và đã ổn định cho đến năm 2006. Chương trình Chuẩn hóa đó hiện vẫn đang dạy cho trên 10 ngàn học sinh tiểu học hằng năm tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Thông qua việc đánh giá sự ngộ nhận của Hội thảo Kuala Lumpur cùng định hướng thái độ của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển tiếng Cham. Xin xem trong attach file. Đua phôl biak ralô, Can Quang,2 Sự Thật Về Hội Thảo Kuala Lumpur và Akhar Thrah Cham TS Quang Can Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề gây nhiều tranh cải không cần thiết về Akhar Thrah (AT) Cham sau 2006. Xin được chia sẻ thông tin liên quan mà lẽ ra đã đến bạn đọc ngay sau Hội Thảo Kuala Lumpur (HTKL). Sự thật cần được phơi bày cho công chúng và giới quan tâm chứ không thể giử cho riêng mình vì muốn tránh tranh cải hay làm đau một hai người nào đó liên quan đến vụ việc. Đã đến lúc cần phải hiểu rõ và khép lại câu chuyện ngộ nhận về Chuẩn Hóa Chính Tả AT Cham lần đầu tiên trong lịch sử ngôn ngữ chữ viết Cham của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm tỉnh Thuận Hải (BBSSCC). Hiểu rõ sự thật về HTKL, một hội thảo quốc tế đầu tiên quy tụ hầu hết các trí thức hàng đầu của Cham bàn về Tiếng Cham, chữ Cham rất hoành tráng, quy mô và long trọng. Thế nhưng lợi ích đem lại như thế nào thì chúng ta đã thấy. Chính phủ Việt Nam cũng như cộng đồng không thể làm theo kết luận của HTKL được. Tại sao như vậy, bằng kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu ngôn ngữ và hồi sinh các ngôn ngữ có nguy cơ bị tiêu vong, xin được vào thẳng vấn đề. Dù sao đi nữa cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tiền nhân Cham đã cố làm theo khả năng của mình vì tiếng Cham, cả các vị trong BBSSCC và HTKL. Cũng là bài học lớn cho hậu thế suy gẫm và bước tiếp, những bước phát triển an hoà và bền vững hơn. I. Nguyên nhân của sự ngộ nhận: 1. Tư liệu nghiên cứu không đầy đủ: Po Dharma và HTKL ngộ nhận rằng mẫu mực cho Akhar Tharh chỉ có trong tư liệu Hoàng Gia Champa (1702- 1850). Gồm những bản ghi chép công việc hành chánh của triều đình Champa-Panduranga và chưa được công bố (Kỉ yếu HTKL, 2007). Trong khi phần lớn AT đang sử dụng trong dân, và các từ điển Cham trước 1978, nhất là từ điển Cham Francais của AC 1906 bao trùm hầu hết các kiểu viết AT của Champa (Campuchia và Việt Nam) không được HTKL xem xét. Ngôn ngữ là dòng chảy liên tục của phương tiện giao tiếp luôn tiếp biến và kế thừa cho phù hợp với sự phát triển văn hóa và kinh tế của một cộng đồng, dân tộc (Nguyễn, T. G., 1998). 2. Hạn chế về cơ sở lý luận: Ưu điểm: HTKL đã nhìn ra vấn đề ngắn, dài là cơ bản và “rất quan trọng”. Cách dùng baluw theo Po Dharma: “KHÔNG BALUW DÀNH CHO ÂM TRẮC [NGẮN], CÓ BALUW DÀNH CHO ÂM TRẦM [DÀI].” (Po D., 2007b, tr. 13) Ông cho rằng nhiều âm dài được viết không có baluw là “cách viết không nghiêm túc… người học phải chú ý phân biệt cách phát âm” (Sđd, tr. 13). Hạn chế: Vài nhầm lẫn trong HTKL quy vào các điểm sau: (a) Nhầm lẫn thuật ngữ, âm tố, hậu tố, và “không biết đọc”; (b) Nhầm lẫn thuật ngữ trắc, trầm, cao; (c) Nhầm lẫn các hiện tượng ngôn ngữ, ngắn dài; (d) Nhầm lẫn biến âm gây khu biệt nghĩa và biến thể tự do. (a) Nhầm lẫn thuật ngữ âm tố, hậu tố, và “không biết đọc”: Âm tố (sound, phoneme): là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, yếu tố cụ thể của một âm vị. Thế nhưng ông thường viết: “âm tố (phonème) «[aok]» chứa đựng ba âm…” (Po D., 2007b, tr. 16) “…biến âm tố (phoneme) “[ak], [uk]” từ âm trắc[ngắn] ra âm trầm [dài],” (Sđd, tr. 9), “…âm tố (phoneme) [ak], [uk], [ek] trong Akhar Thrah Cham,” (Sđd, tr. 12), “âm tố “[aong]” … “[aik]”…này luôn chứa đựng… âm trắc [ngắn] và trầm [dài]…” (Sđd, tr. 16). Lẽ ra ông nên dùng ÂM TIẾT (syllable) hay vần để mô tả tổ hợp (nhiều hơn một âm vị) đó thì ổn hơn. Hậu tố (suffix): là phụ tố (hình vị phụ thuộc) có nghĩa đi liền sau một căn tố, ví dụ như hậu tố tiếng Anh “er”, có nghĩa là “tác nhân”, nếu đi với work, thì thành worker “công nhân”, đi với read thì thành reader “người đọc”. Tiếng Pháp “able”, nghĩa là “qui peut être” trong từ “administrable, secourable”. Ông viết: “Tiếng Chăm cổ có qui luật rất rõ ràng về cách dùng baluw trên âm tố (phonème) (a) và (u) + phụ âm k tức là ak, uk ở hậu tố” (Sđd, tr. 9) và: “Chế biến paoh gak ở hậu tố.” (Sđd, tr. 23). Vậy hậu tố Cham, mà Po Dharma đề cập, là gì, mang nghĩa gì, và xin cho vài ví dụ về hậu tố Cham? Không biết đọc như thế nào: Ông cũng viết: “Vì âm tố [ao] trong craoh aw phát xuất từ ký hiệu dar tha = «ô» mà ra. Nếu bỏ craoh aw thì còn lại là dar tha đọc là «ô». Nhưng nếu bỏ dar tha tức là «ô», thì craoh aw không có giá trị nữa và không biết đọc như thế nào.” (Sđd, tr. 9). Croh aw không darsa có trong hơn 100 mục từ trong từ điển Cham Francais AC 1906, và nếu có trong Hoàng Gia Champa, hay văn bản cổ sẽ cho là viết sai vì Po Dharma “không biết đọc như thế nào” (Sđd, tr. 9). (b) Nhầm lẫn thuật ngữ trắc, trầm, cao: Âm trầm (thấp) đối nghịch với phù (cao) là hai khái niệm liên quan tới âm vực. Âm trắc (sắc, hỏi ngã, nặng) đối nghịch với bằng (bình) (ngang, huyền) liên quan đến âm điệu, là “điệu vị” yếu tố âm vị siêu đoạn tính (suprasegmental phoneme) không liên quan gì đến khu biệt nghĩa ngắn, dài của nguyên âm- âm vị đoạn tính (segmental phoneme) của Cham (Đoàn T. T., 1977; Nguyễn T. C., 1995). Po Dharma (2007b) “tạm gọi” tên âm mới /cōk/ “tên thôn Hiếu Lễ” âm (trầm) dài, /cok/ “khóc” âm (trắc) ngắn, /cog/ “bóc” âm cao, vần có phụ âm tắc thanh hầu (glottal stops) Po Dharma cho là âm cao. Thế thì xin hỏi Po Dharma, cũng vần “ok” trong /kanjōg/, âm /ōg/ gọi là âm gì? Và nhiều nữa như (1) vần “ak” có /ak/: âm ngắn, /āk/: âm dài, /ag/ âm cao, còn /āg/ trong /katāg/ là âm gì? (2) Vần “ap” đọc là /ap/, /āp/, /ơp/ và /ơơp/ là âm gì? Ông mô tả là âm cao /og/ trong /cog/ “bóc” của vần “ok” có phụ âm tắc thanh hầu (glottal stop), thật ra đó chính là âm ngắn, và /ōg/ trong /kanjōg/ “[gà] gáy” mới là âm dài (đọc khác nhau do sự dài gấp đôi của nguyên âm giữa). Một cặp ngắn dài tạo ra do phụ âm cuối tắc ngạt cứng “k” biến thành tắc thanh hầu “g”. Ông cũng không hiểu được tại sao có poh gak như ông thú nhận: “người ta không cần chế biến paoh gak để chỉ định cho «âm trắc [ngắn]» cho một số từ như /jag/ «khôn ngoan», /luk/ «tha tẩm», /cơk/ «núi», v.v. mà Ban Biên Soạn tiếng Chăm đã đề nghị.” (Sđd, tr. 13). Tại điểm này ông đánh giá các âm đó là ngắn là đúng, nhưng cho rằng BBSSCC đề nghị có poh gak thì chỉ đúng cho /jag/ (đúng 1/3 điểm). Hai trường hợp sau, vì từ /luk/ và /cơk/ chỉ có âm tố cuối là tắc ngạt cứng (palatal stop) /k/. Poh gak là âm tố tắc thanh hầu (glottal stops) /g/ có ở các từ sau: /xug/ “thứ Sáu”, /lag/ “rượu”, /cagag/ “cây sà gạt”, /kalug/ “lõm”, /katōg/ “châu chấu/, /preg kateg/ “chi li”, và /patig/ “bình trà”. Chỉ có “trắc, trầm [ngắn, dài]” chứ không bao giờ là âm “cao”. (c) Nhầm lẫn các hiện tượng ngôn ngữ, ngắn dài: Những biểu hiện của sự không nắm vững hiện tượng “trắc trầm [ngắn dài]” do tự ông đưa ra trong hai ví dụ ở trang 9 và trang 12: trang 9 các âm dài ông viết có baluw, và đọc CÓ dấu biểu thị âm dài bằng gạch ngang trên đầu âm chính rất hay và dễ hiểu. Âm dài còn được mô tả trong phần tiếng Cham cổ điển và AT phổ thông trong trang 6, 7 và 8 đều có dấu ngang trên đầu âm vị. Tuy nhiên trong ví dụ trang 12 ông tự mâu thuẩn và KHÔNG gạch ngang trên đầu âm chính của từ có âm dài, dù các từ đó đều viết có baluw. Để thể hiện sự khác biệt về phát âm âm ngắn, và dài, trong các ví dụ (BẮC BUỘC PHẢI CÓ ÂM VỊ THỂ HIỆN SỰ KHU BIỆT ĐÓ). Viết kok nhưng đọc là /kok/, /kōk/, /kog/, và /kōg/ có nghĩa khác nhau, kiểu “jal gak pôc lak”. Thay phụ âm đầu, nguyên âm giữa ta cũng có những cặp, hay bộ ba, bộ bốn tương tự tạo thành hệ thống. Đã là hệ thống thì không còn là ngoại lệ: chính là hệ thống khu biệt nghĩa ngắn dài, mà tổ tiên Cham đã có cách viết phân biệt. Trong thực tế (từ điển và trong các bản chép tay) âm dài được viết không nhất quán, lúc không, lúc có baluw. Một số ít âm dài viết có baluw (khoảng vài trăm trong từ điển AC 1906 và GM 1971) (Quảng, Đ. C. 2007). Vậy thì ngoại lệ là vài trăm từ chứa âm dài viết có baluw hay hàng ngàn từ chứa âm dài nhưng có cách viết không có baluw? Chưa thấy HTKL đề cập? (d) Biến âm gây khu biệt nghĩa: HTKL luôn lập đi lập lại “nói sao viết vậy” chứng tỏ không hiểu rõ bản chất vấn đề chuẩn hóa của BBSSCC là gì? Chúng chỉ liên quan đến “trắc trầm [ngắn dài]” là hiện tượng viết giống hoặc khác nhau, phát âm khác nhau và có nghĩa khác nhau. Hiện tượng biến âm phương ngữ (biến thể tự do) rất phổ biến trong Từ Điển Cham Francais AC 1906, một mục từ có nhiều cách viết (do chưa được CHUẨN CHÍNH TẢ). Vì chúng không gây khu biệt nghĩa, nên BBSSCC chọn một cách viết đơn giản, phổ thông đã có và những cách viết khác đều được chấp nhận (phụ lục trong SGK tiếng Cham của NXB Giáo Dục). Về biến âm gây khu biệt nghĩa, dù BBSSCC đã áp dụng triệt để phát hiện của Po Dharma và HTKL: “BALUW DÀNH CHO ÂM TRẦM [DÀI]” có phát âm là /ā/, /ū/, /ưư/, /ơơ/, và /ē/, nhưng ông không nhận ra điều này do đó đã đánh giá cách dùng baluw của BBSSCC là “tùy tiện” (Sđd, tr. 23). 3. Quy trình hội thảo không bình thường: Quy trình của hội thảo khoa học là tôn trọng tất cả các kết quả của tham luận, dù có tỷ lệ nhỏ khác biệt cũng được ghi nhận để nghiên cứu thêm cho những lần hội thảo tiếp. Hội Thảo Quốc Tế Kuala Lumpur rất khác và lạ. Ý kiến khác biệt từ phía BBSSCC không được lắng nghe. Và biên bản tổng kết hội thảo được “…đa số đại biểu đều nhất trí đưa ra kết luận…” (Kỉ yếu HTKL, 2007, tr. 23) và ký biên bản theo số đông. Kiểu kết luận này giống nghị quyết của kỳ họp một hội đoàn, hay đảng phái hơn là một hội thảo khoa học. 4. Các ý kiến khác biệt không được lắng nghe: Không lắng nghe cách tiếp cận khác về AT, nguyên nhân AT cần phải chuẩn [CHÍNH TẢ] là do: “bí chữ này đọc chữ khác”, “phần ai nấy viết, chữ ai nấy đọc”. Chuẩn là chọn lọc ra từ cách viết [TỰ DO] trong các văn bản cổ của ba vùng Cham Phan Rang, Phan Rí, và Ma Lâm (Lộ Minh Trại, 2007). Chuẩn hóa là do các trí thức Cham chủ trương, với sự hướng dẫn của chuyên viên ngôn ngữ của Bộ Giáo Dục, và đồng thuận của đồng bào (Nguyễn Văn Tỷ, 2007). “Sự cải tiến là một quy luật tất yếu của quá trình phát triển của sự vật, kể cả ngôn ngữ chữ viết để phù hợp với thực tế xã hội ngày một phong phú, đa dạng. Cải biến không có nghĩa là phá bỏ, …mà là… làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn, chuẩn xác hơn” (Thuận Ngọc Liêm, 2007, tr. 4). Quy luật chuẩn hóa được đại diện BBSSCC mô tả rất chi tiết cách viết ngắn dài các âm /a, u, ư, ơ, e, i và o/, đơn giản, dễ hiểu, nhưng đều không được lắng nghe và đưa vào kết luận. II. Ngộ nhận của HTKL: Từ những hạn chế trên khiến cho kết luận của Po Dharma và HTKL đầy tính chủ quan, sai lạc. Ông viết: “độc giả có cảm giác rằng BBSSCC đang đóng vai trò «bà bóng lên đồng»: Chỉ cần một đêm suy nghĩ, BBSSCC đã đưa ra bao quyết định cải tiến qui luật chữ viết Chăm,…” (Po D., 2007b, tr. 27). “ … đa số là thành viên của BBSSCC không chuyên về chữ viết Cham,… đã biến chữ Chăm thành một chữ viết «lai căng»… phủ nhận hoàn toàn giá trị tinh hoa của akhar thrah Chăm truyền thống …học tiếng Chăm để họ đọc được chữ viết … của kho tàng văn học akhar thrah Chăm còn lưu trữ lại. Đó mới là mục tiêu quan trọng hàng đầu” (Sđd, Tr. 28). Sai lầm được vô tư và hoành tráng lập lại: “cách viết … biến dạng,.. đa số bô lão và trí thức Cham không đồng tình…” (Po D., 2007a, tr. 4). (1) Chế biến, chế tạo, hay không bao giờ có poh gak, (2) croh aw của chữ Cham luôn có dar sa, (3) baluw tùy tiện không theo quy luật nhất định, (4) chữ Cham không thể áp dụng quy luật “nói sao viết vậy” (Po D., 2007a, tr.3, 6, 9, 10, 15, 17, 21). Chính vì hạn chế nêu trên kéo theo kết luận sai lầm về AT. khiến cho bản thân tác giả và HTKL không định nghĩa được AT truyền thống là gì, không thấy được điểm tương đồng và dị biệt của AT truyền thống và AT “chế biến” của BBSSCC. Lúc cho là không phân biệt ngắn dài, lúc phải học thuộc các trường hợp có âm “trầm [dài]” ngoại lệ, lúc “không biết đọc thế nào”. III. Hậu quả: Phủ định những giải thích của BBSSCC, HTKL phủ định luôn những việc làm của BBSSCC dù đó là sự thật hiển nhiên, là chân lý tuyệt đối có thể thấy và kiểm tra được. Trong đó có 3 sự thật quyết định sự phá sản của HTKL 2006: 1. HTKL kết luận sai về ba vần: HTKL kết luận là: “Akhar Thrah Cham không bao giờ có paoh gak, craoh aw luôn luôn phải có dar tha và không bao giờ có baluw trên dar tha-dar dua, [trước khi BBSSCC ra đời (1978)]” Sự thật đó là những vần từ các văn bản cổ và có trong từ điển Cham Francaise AC 1906 được chọn làm vần chuẩn. Chính điều này đã giúp Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai đánh giá dễ dàng kết luận của HTKL là sai sự thật (vì chúng có mặt trong ấn phẩm Cham trước 1978). 2.Ngộ nhận Ông Tỷ và Trại là người chỉnh lý chữ Cham AT: Trong “30 năm khủng hoảng ngôn ngữ và chữ viết Chăm” trang 127 có khẳng định “Nguyễn Văn Tỷ lại chủ trương cho BBSSCC cải biến trường hợp bất qui tắc trong Akhar Thrah Chăm.” Thật ra ông Tỷ và ông Trại chỉ là người kế thừa thành quả đã xong hơn 16 năm trước HTKL. Là thành quả của 19 thầy giáo hàng đầu của Cham thuộc thế hệ đầu tiên của BBSSCC trong 12 năm trời (1978-1990 thời điểm Cham chưa ai có học vị cử nhân Ngôn Ngữ). Đa số họ đã qua đời. Nay chỉ còn vài cụ như: Lâm Gia Tịnh, Châu Văn Kên, Châu Văn Đỉnh… 3. Sự chuẩn hóa AT phải đúng quy trình: BBSSCC đã theo đúng quy trình chuẩn hóa ngôn ngữ do Bộ Giáo Dục quy định và được Hội đồng thẩm định phê duyệt năm 1990. HTKL muốn điều chỉnh AT Cham thì phải trình bày “sự thay đổi” cho Hội Đồng Thẩm Định gồm chuyên gia của Bộ Giáo Dục, UBND Tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, và nhân sĩ trí thức Cham và được họ phê duyệt. Ông Tỷ, Trại, Liêm… ký biên bản HTKL rồi vẫn không thay đổi gì được vì không đúng quy trình. 4. Trên một vạn học sinh Cham học tiếng Cham hằng năm: Cộng đồng và trên 20 ngàn phụ huynh Cham đã biết sự phản đối và lên án của HTKL đối với BBSSCC và công trình Chuẩn Chính Tả. Họ có quyền yêu cầu sửa đổi chương trình Tiếng Cham với AT chuẩn. Thế nhưng họ vẫn tiếp sức, ủng hộ, và còn yêu cầu đưa AT chuẩn hóa này lên cấp trung học và đại học. Trên một vạn học sinh (bằng tổng dân số Cham tại Malay) hằng năm tham gia 100% các lớp tiếng Cham suốt từ năm 2003 đến nay. Mặ dù đó là môn học tự chọn và học sinh Cham có quyền thôi học bất cứ lúc nào. Thái độ đó chính là thông điệp: Chúng tôi tin, yêu và quý AT Cham chuẩn hóa. Chân lí và thông tin là tài sản của mọi người. Hiểu đúng để cho chúng ta hành động đúng đắn và mạnh lên. Rất cần khép lại những ngộ nhận và bất đồng, tha thứ và yêu thương nhau để cùng chung lo cho sự phát triển lâu dài của tiếng Cham chữ Cham đang bị mai một. Can Quang sẵn sàng trao đổi tương kính với mọi người riêng hay chung trong facebook, qua email hay điện thoại hầu làm sáng tỏ vấn đề.   Vì mỗi người Cham chúng ta đều quan trọng và có tính quyết định ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của Cham ngữ. Aymonier E. & Cabaton A. (1906). Dictionaire Cam – Francais, L’ecole Francaise D’exttreme-Orient, Volume VII. Đoàn, T. T. (1977). Ngữ âm tiếng Việt (Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, Quảng, Đ. C. (2007). Khái quát về sự chỉnh lý chữ Cham Akhar Thrah. Tập San Ngoại ngữ - Tin học và Giáo dục số 9, tr. 126- 138, Trường Đại Học Huflit. Trong http://sapcham.blogspot.com/2008/07/khi-qut-v-s-chnh-l-ch-chm-akhar-thrah.html Harak Champaka 28. (2008). 30 năm khủng hoảng ngôn ngữ và chữ viết Chăm. Moussay G., Nại T. B., Thiên S. C., Lưu N. H., Đàng, N. P., Lưu, Q. S., Lâm, G. T., & Trượng, V. T. (1971). Từ Điển Chăm - Việt – Pháp, Phanrang. Nguyễn, T. C. (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục. Po, D. (2007a). Giới Thiệu đại hội ngôn ngữ và chữ viết Chăm 2006. Kỉ yếu Hội Thảo Kuala Lumpur. Kuala Lumpur. Po, D. (2007b). Ngôn ngữ và chữ viết Chăm trong quá trình lịch sử. Kỉ yếu Hội Thảo Kuala Lumpur 2006
0 Rating 159 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 5, 2012
Sự Hình Thành Hội Đồng Tối Cao Dân Tộc Bản Địa tại Việt Nam Written by Musa PoromeSunday, 02 December 2012Trước kia có rất ít người biết đến về "Dân Tộc Bản Địa", nhưng ngược lại ngôn từ "Dân tộc thiểu số" mà ngày nay người Việt ta thường gọi là "dân tộc ít người"lại rất phổ thông. Thế nhưng, thế nào là dân tộc bản địa, và thế nào là dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người, và nó khác nhau ở vị trí nào?. Nhìn chung, thì chúng ta tưởng hai cụm từ này gần như đồng nghĩa, nhưng thực chất nó không như mình tưởng. Do bởi, dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người có nghĩa là dân tộc này chỉ có một nhóm nhỏ di cư từ một quốc gia nào đó đến sống và lập nghiệp tại một quốc gia mới, chẳng hạn như người Trung Hoa ở Việt Nam thuộc dạng di dân là thuộc nhóm dân tộc thiểu số, và các dân tộc khác như dân tộc Chru, Roglai, Rhade, Koho, Stieng, Mường, Mán, Mèo, Khmer Krom, Chăm, Stieng, Chăm Hroi, và..v.v... cũng thuộc nhóm dân tộc thiểu số khi so với một dân tộc đa số là người Việt sống tại Việt Nam. Ngược li, dân tộc bản địa thì khác, họ có thể là nhóm đa số hay thiểu số, và nhóm dân tộc này đã đến khai khẩn đất hoang lập nơi sinh sống, lập nghiệp, và thành lập một quốc gia có cơ cấu tổ chức để cai quản một bộ tộc, hay cơ cấu hành chánh để điều hành một quốc gia rõ ràng. Thí dụ, trường hợp của hai dân tộc Champa và Khmer Krom. Theo sử liệu ghi chép, vương quốc Champa đã có mặt xuyên qua đồng bằng và cao nguyên trung phần từ thế kỉ thứ II mà ngày nay vùng đất này đã đổi tên gọi thành Việt Nam. Còn những thần dân Khmer Krom hiện đang sống dọc theo bờ sông Mekông mà biên giới của vương quốc họ trước kia trải dài từ Biên Hoà cho đến mũi Cà Mau. Vương quốc Champa đã bị Đại Việt xâm lăng và xoá tên khỏi bản đồ Đông Dương từ năm 1832, và một phần lảnh thổ phía bắc của Kampuchea (vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền nam Việt Nam ngày nay) cũng đã bị Đại Việt chiếm đóng. Hai vương quốc này đã có mặt lâu đời trên cố hương của họ, họ bị dân quân Đại Việt xâm chiếm và tàn sát để rồi ngày nay phải trở thành một tộc người thiểu số què quặt liên tục bị nhóm dân đa số uy hiếp. Vì thế, cả hai thần dân Champa và Khmer Krom đều hội đủ cả hai yếu tố dân tộc thiểu số và dân tộc bản địa một cách bất khả nghi. Có một số dân bản địa may mắn được sống ưu đãi dưới ách thống trị của các nước dân chủ và tiến bộ như dân tộc bản địa Da Đỏ (Indian) tại Hoa Kỳ. Họ đã được chính quyền Hoa Kỳ dành nhiều chính sách nâng đở để nâng cao đời sống của họ, họ không bị thọ thuế, miễn đóng tiền bảo hiểm sức khoẻ, miễn đóng học phí, được hưởng trợ cấp hàng tháng, và đặc biệt hơn nữa là những khu gia cư đất đai của họ được quyền bất khả xâm phạm, họ tự do quản trị những bộ tộc theo đúng luật lệ và phong tục tập quán của họ, họ tự do kinh doanh và bảo tồn bản sắc dân tộc của họ, và v.v... Có những quốc gia đã dành cả quyển tự trị cho người dân bản địa của họ để tự quản trị và bào tồn bản sắc văn hoá dân tộc của họ như trường hợp của dân bản địa Manoca ở Pháp. Đông Timo được chính quyền Nam Dương trao trả độc lập và gần đây nhứt tại Sudan đã bị thế giới chia ra thành 2 quốc gia, và .v.v.... Thế giới ngày càng văn minh, khoa học ngày càng tiến bộ. Văn minh và tiến bộ đã đóng góp nhiều yếu tố quan trọng trong việc giúp con người khai quật lại những gì đã bị thế giới lãng quên, góp phần giúp các nhà nghiên cứu nhân chủng tìm lại nguồn gốc của thế nhân. Ngày nay, Liên Hiệp Quốc cũng đã phải mở ra trang sử mới để soạn lại nội dung của hiến chương nhằm mang quyền lợi tối cao về cho nhóm người thiểu số và các dân tộc bản địa trên thế giới. Năm 2007, đã có hơn 192 quốc gia ký tên vào bản hiến chương này trong đó có Việt Nam. Tiếc rằng, chính quyền Việt Nam đã đặt bút ký nhưng lại từ chối cho rằng Việt Nam ta không có dân tộc bản địa ngoài 43 nhóm người thuộc dạng dân tộc thiểu số. Câu hỏi cần đặt ra ở đây rằng tại sao chính quyền lại từ chối trong khi ở Việt Nam có ít nhứt 4 dân tộc thuộc nhóm dân bản địa điển hình như: Dân tộc Kinh ở miền bắc, dân tộc Chăm sống dọc miền trung, dân tộc Thượng sống ngập vùng tây nguyên trung phần, và nhóm dân Khmer Krom sống dọc bờ sông Mekông miền nam Việt Nam? Chính quyền Việt Nam có thể từ chối và đánh lừa cơ quan Liên Hiệp Quốc nhưng khó vượt được nhãn quan của thế giới, và của các nhà nghiên cứu khoa học tiến bộ ngày nay. Vì rằng, những đền tháp kia vẫn còn đứng sừng sững dọc miền trung, dẫu nó đã và đang đổ nát hoang tàn trên những đồi núi cô quạnh, và những thần dân thuộc vương quốc Champa xưa kia nay vẫn còn nói tiếng nói của họ. Đây là lý do đưa đến sự thành hình một tổ chức liên minh mang tên "Hội Đồng Tối Cao Của Các Dân Tộc Bản Địa Tại Việt Nam" nhằm mục đích đấu tranh cho 3 mục tiêu sau: 1. Yêu cầu LHQ dùng quyền tối cao để đòi chính quyền Việt Nam phải thừa nhận ít ra có ba nhóm dân tộc bản địa, và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thực thi chính sánh theo đúng hiến chương LHQ đề ra mà chính quyền Việt Nam đã đồng ý đặt bút ký tên. 2. Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thừa nhận ít ra có ba nhóm dân tộc bản địa tại Viêt Nam, trong đó có các dân tộc Tây Nguyên, dân tộc Champa và dân tộc Khmer Krom. 3. Yểm trợ hiến chương Liên Hiệp Quốc đề ra cho các dân tộc bản địa trên thế giới.  Đây là lần đầu tiên tại hải ngoại có ba dân tộc liên minh hình thành một tổ chức đấu tranh cho cùng một mục tiêu chung, nên là cơ hội tốt mang yếu tố cần thiết cho toàn thể người Chăm chứ không phải cho một tổ chức hội đoànhay cá nhân nào. Có nghĩa là mỗi ngưởi Chăm có tinh thần và trách nhiệm với dân tộc cần đóng góp khả năng cũng như tài trợ tài chánh để bánh xe của Hội Đồng nhẹ nhàng lăn bánh đạt mục tiêu. Nhân đây, tôi kêu gọi toàn thể người Chăm ở hải ngoại hãy dẹp bỏ quan điểm cá nhân, chớ phân biệt tổ chức hội đoàn cũng như tôn giáo, để cùng nhau góp phần hàn gắn những rạn nứt trong cộng đồng mà cùng đấu tranh mang quyền lợi về cho dân tộc. Cuộc đấu tranh này cần thời gian, nên kết quả của nó sẽ hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự bảo trợ đóng góp tài chánh từ mỗi cá nhân người Chăm ở hải ngoại. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp của quí vị. Mọi ngân phiếu xin gửi về cho hai tổ chức sau đây:  1. Pay to the order of: CSCD-Champa Po Box 582792. Elk Grove, CA 95758-0049. USA.  2. Pay to the order of: IOC-Champa Po Box 28024. Anaheim, CA 92602. USA.  Ai cũng thừa biết một khi Hội Đồng Tối Cao này thành hình thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi lối tuyên truyền xuyên tạc chống đối từ bộ phận cơ quan công an Việt Nam, thậm chí họ sẽ lên án kết tội Hội Đồng này là đối tượng âm mưu phản động chống chính quyền. Thế nhưng, chúng tôi vẫn biết việc đó là trách nhiệm việc làm thường ngày của bộ phận cơ quan công an Việt Nam. Tuy rằng, việc làm của Hội Đồng chỉ nhằm đấu tranh cho 3 mục tiêu đề trên chứ không mang một ý nghĩa hay dưới một màu cờ âm mưu phản động nào cả, mà chỉ mang ý nghĩa hợp tác xây dựng một quốc gia Việt Nam thì đúng nghĩa của nó hơn. Vì rằng, nghĩa vụ của tổ chức là chỉ đấu tranh mang quyền lợi đến cho nhân dân nước Việt Nam chứ không phải cho nhóm kiều bào Chăm ở hải ngoại.   Ở đây, chúng ta cần đặt lại câu hỏi, là tại sao chính quyền Việt Nam từ chối không thừa nhận có dân tộc bản địa tại Việt Nam? phải chăng chính quyền không muốn giúp đở nâng cao đời sống của họ, hay vì một khi thừa nhận họ là dân tộc bản địa thì việc thực thi hiến chương của Liên Hiệp Quốc sẽ là một gánh nặng cho quốc gia Việt Nam? Thế thì còn đâu là từ ngữ "Nhà nước vì dân" trong khi nhân loại trên thế giới ngày nay đang vươn mình đòi công lý tương đồng, cần hội nhập phát triển đời sống văn minh và tiến bộ! Chính quyền Việt Nam từ cấp trung ương đến địa phương cần nên hiểu rằng dân tộc Champa ngày nay không còn tha thiết gì hơn là ao ước được nhóm dân tộc đa số đón nhận họ vào một cộng đồng chung trên đất nước Việt, thay vì cứ tiếp tục phân biệt, coi thường và đánh giá họ là những hạng dân hạ cấp mọi rợ, Thượng-Chàm. Họ mong muốn được chính quyền quan tâm giúp đở không phân biệt gai cấp, họ mong muốn con em của họ khi tốt nghiệp ra trường sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận họ có được công ăn việc làm ổn định. Họ không muốn bị chính quyền tiếp tục xem họ là đối tượng phản động, và họ mong muốn chính quyền dành chút đặc ân để được hưởng quyền tự do trong khuôn viên văn hoá và phong tục tập quán của họ.  Chính quyền Việt Nam phải thừa nhận dân tộc Champa là nhóm dân bản địa theo đúng tục ngữ "ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây ". Cần chiếu cố và thực thi đúng theo Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc mà Chính phủ Việt Nam đã đặt bút ký tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vào năm 2007 tại New York.  
0 Rating 922 views 3 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On January 20, 2013
Ng y 9-1-2013, đi BBC đăng bi viết về nhࠠ nước Việt Nam hnh thnh một젠đội ngũ chuyn gia để "đấu tranh trực diện, tham gia bt chiến tr꺪n internet chống cc luận điệu xuyn tạc của c᪡c thế lực th địch". Ring tại H骠 Nội, cơ quan tuyn gio thꡠnh phố đ tổ chức đội ngũ 900 Dư Luận Vin chuy㪪n lm nghề tuyn truyền bằng miệng chống lại cડc đối tượng th địch. Song song với đội ngũ Dư Luận Vi頪n ny, đi BBB c࠲n cho rằng nh nước Việt Nam đ h࣬nh thnh ૠnhm chuyn gia đấu tranh trực diện, tham gia b㪺t chiến trn internet꠻. Ring về thnh phố Hꠠ Nội, nh nước đ x࣢y dựng 19 trang tin điện tử v lập ra hơn 400 ti khoản trࠪn cc mạng x hội để trực tiếp b᣺t chiến với cc "thế lực phản động". Đᠠi BBC cn cho biết nh nước Việt Nam y⠪u cầu cc bo chᡭ phải thực hiện ˽ kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm, thnh lập cc tổ phࡳng vin bấm nt, phản ứng nhanh". 꺠 Bi bnh luận của đଠi BBC về ˠđội ngũ bt chiến꠻ tại Việt Nam l tin tức quan trọng đng chࡺ . V rằng, kể từ mấy năm qua, t�a soạn web Champaka c nhận hng trăm㠠 by I Want This" href="http://champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=721/>ochuc&catid=45:quandiemxahoi&Itemid=61#">Haith!ng sau, Po Dharma tổ chức Hội Thảo Ngn Ngữ v Chữ Viết Chăm tại Kuala Lumpur v䠠o ngy 21-9-2006 để giải quyết vấn để chữ viết Chăm do Ban Bin Soạn gઢy ra, c sự tham gia của Nguyễn Văn Tỷ, Lộ Minh Trại, Lưu Quang Sang v Th㠠nh Ph B, Ts. Thꡠnh Phần, Ts. Ph Văn Hẳn, Pts. Trương Văn Mn, v.v. 고 Nhn dịp ny, Lưu Quang Sang vẩn c⠲n giữ lập trường l phải tổ chức đại hội 2007. • Thࠡng 10-2006, từ Kuala Lumpur Lưu Quang Sang trở về Việt Nam v c gặp cơ quan c೴ng an nhiều lần. Theo nguồn tin cho biết, cơ quan cng an yu cầu Lưu Quang Sang kh䪴ng nn tổ chức đại hội nhằm kỷ niệm Champa mất nước v sẳn sꠠng cho php Chế Linh về Việt Nam để trnh diễn, nếu Chế Linh kh鬴ng nằm trong ban tổ chức của Đại Hội Champa 2007 nửa. Chế Linh l ca sĩ Chăm muốn trở về Việt Nam kể từ năm 2004, nhưng chnh quyền H Nội từ chối. � 2). Khởi đầu cho trận bt chiến • Thꠡng 11-2006, Lưu Quang Sang trở lại Hoa Kỳ. Ngy 28-11-2006, Chế Linh viết thư cho b con Chăm để xin r࠺t lui ra khỏi ban tổ chức Đại Hội Champa 2007 v mục tiu kh쪴ng ph hợp với nguyện vọng của dn tộc Chăm. V颠i ngy sau, Lưu Quang Sang cũng tuyn bố xin từ chức ra khỏi ban tổ chức của Đại Hội 2007. ઠ • Ngy 6-12-2006, Chế Linh tuyn bố với đઠi BBC l ng đണ c giấp php về hợp t㩡c với nh nước Việt Nam. Thࠡi độ bỏ rơi đồng đội của Chế Linh v Lưu Quang Sang để trở về đầu th với nhຠ nước Việt Nam đ gy ra một l㢠n sng phẩn nộ trong cộng đồng người Chăm tại Hải Ngoại chung quanh vấn đề: Chế Linh v㠠 Lưu Quang Sang l hai nhn vật đࢣ từng sống trong trại cải tạo của chế độ cộng sản, thường ku gọi b con Chăm chống cộng, nay lại xin trở về hợp tꠡc với chế độ cộng sản v quay lưng với qu hương Champa đổ nડt để chống ph cc tổ chức đấu tranh của người Chăm tại hải ngoại. ᡠ Để trả lời cho Chế Linh v Lưu Quang Sang, tr thức Chăm tại hải ngoại quyết định tổ chức cho bằng được Đại Hội Champa 2007, d୹ Chế Linh v Lưu Quang Sang c chống đối đến đೢu đi nữa. Thế l chiến trường bt chiến giữa nhຳm Chế Linh-Lưu Quang Sang v tổ chức người Chăm tại hải ngoại bắt đầu bng nổ tr๪n mạng web. M4 hnh tổ chức của đội ngũ bt chiến 캠 Đội ngũ bt chiến chống ph tổ chức đấu tranh của người Chăm chia lꡠm 3 nhm: 㠠 1). Đội ngũ nặc danh chuyn nghiệp Đꠢy l đội ngũ chuyn nghiệp nằm trong cơ quan phản giડn chuyn viết những email nặc danh, lc n꺠o cũng cho mnh l sinh vi젪n Chăm, tr thức Chăm, v.v. nhưng khng bao giờ cho biết người Chăm ở l�ng no. Đội ngũ ny chia thࠠnh nhiều tổ, c nhiều cy viết rất đặc sắc, nhằm phản hồi trực tiếp những biến cố của người Chăm kh㢴ng c lợi cho nh nước Việt Nam, như vấn đề chiếm đoạt đất đai người Chăm, vụ hiếp đ㠡p thanh nin Chăm, vụ l hạt nh겢n tại Ninh Thuận, vụ cải biến chữ Chăm của Ban Bi Soạn, vụ Inrasara viết bi ch꠪ bai vua cha Chăm, vụ Thnh Đꠠi lm bằng giả mạo, vụ cựu dn biểu Lưu Quang Sang từ chối tham gia ngࢠy ra mắt tc phẩm Lịch Sử Champa, v.v. Đội ngũ nặc danh chuyᠪn nghiệp l tổ chức nắm vững tnh hବnh x hội người Chăm, c tr㳬nh độ kiến thức cao v c hệ thống phản giೡn rất tinh vi qua những bi biết c l೽ luận nhằm li ko sinh vi䩪n v tr thức Chăm phải xa lୡnh những tổ chức phản động người Chăm tại hải ngoại. Đội ngũ ny cũng khng ngần ngại viết bഠi cảnh co một số trch thức Chăm trong nước kh᭴ng nằm trong phe nhm của Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang v Quảng Đại Cẩn. 㠠 Chỉ cần đọc qua bi viết của Lanh Muadong vo thࠡng 9 năm 2012 độc giả c thể đon rằng đ㡢y l nhn vật nằm trong ࢫđội ngũ b:t chiến; chuyn nghiệp. Trong bi viết, ꠴ng tachỉ tr-ch 12 tr thức Chăm trong nướcnhư Ts. Th�nh Phần, Ts. Ph Văn Hẳn, Ts. B Trung Phụ, Ts. Trương Văn Mꡳn, v.v. l những người khng cള trnh độ để viết bi khảo luận; ch젪 bai Pgs. Thnh Phần l tiến sĩ ba xu, học cho c࠳ lệ ở nước Lin S thời trước, trong l괺c đ ng lại tăng b㴳c Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang v tn vinh Ts. Quảng Đại Cẩn (xem:ഠ
0 Rating 417 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On November 19, 2013
- L?y chúa! Em bê cái này t? ?âu ra?  - Trên ?ài th?. Ng??i ?àn ông nhìn theo ch? tay c?a v? v? cu?i ???ng h?m hun hút và nh?n ra r?ng mình ?ang ? ?o?n ??u c?a m?t cung ?i?n. Còn vô s? ?i?u h?p d?n và l? m?t v?n ?ang ch? ông ? phía tr??c. ??nh ?i ti?p nh?ng môt s?c m?nh vô hình ?ã ghìm ch?t ông l?i. Gi?n d? và kinh ng?c, ông ch? tay lên linh v?t. - Em...em ??nh mang nó ?i ?âu?  - Mang v? M? S?n. Viên ki?n trúc s? th?t lên kinh ng?c:  - V? M? S?n? M?c dù hi?u ???c n?i lòng khao khát cháy b?ng tìm l?i báu v?t thiêu ??t trong trái tim v? ông b?y lâu nay, nh?ng ông không ng? cô ta l?i x?c n?i nh? v?y. Ch? m?y phút tr??c ?ây, nàng còn là ph? n? non gan e th?n, v?y mà ch? trong phút ch?c, ch? hi?u phép thu?t nào ?ó ?ã bi?n cô tr? nên ngang nhiên ??n ng? ng??c nh? th?. - Không ???c, - Ông d?t khoát xua tay, - Nh?ng th? n?m trên ?ài th? là b?t kh? xâm ph?m! - ?ây là báu v?t c?a ng??i Ch?m. - Cô nói ??y thách th?c - Nó ph?i tr? v? v?i ng??i Ch?m. - Nh?ng không ph?i lúc này, hãy tr? l?i ?ài th? ngay! - Không ???c, - Cô b??ng b?nh ?áp – ?ây là Qu?c b?o c?a Champa, là linh h?n c?a ng??i Ch?m, chúng ta ph?i có trách nhi?m tr? v? ?úng ch?n c?a nó. - Hãy nghe anh nói ?ã - ông xòe hai tay phân bua.- Chúng ta s? h?i h??ng nh?ng gì ?ã b? l?y c?p nh?ng ch?a ph?i lúc này. Chúng ta ch?a hi?u gì v? thánh ??a này và s? ph?i tr? giá ??t cho s? x?c n?i và ngu d?t. - Không bây gi? thì bao gi?? Ngoài tôi và anh ra còn ai n?a? – Cô l?i lùi xa t?m tay c?a ng??i ch?ng nh? tránh m?t k? ph?n tr?c - T? tiên em ?ã m?t bao nhiêu công s?c và c? máu ?? ?i tìm nh?ng ??u th?t b?i. ?ây là c? h?i duy nh?t và tôi không th? ch? thêm ???c n?a. Anh không thuy?t ph?c n?i tôi ?âu! Không ch?n ch?, ng??i v? ôm ch?t báu v?t n?ng hàng ch?c cân lao ra c?a v?i m?t s?c m?nh kinh ng?c. Nàng b?t ch?p bóng ?êm và s? hãi khi b?ng ngang tr??c m?i th?n r?n. Ng??i ?àn ông Pháp ch? bi?t ch?y theo soi ?èn cho cô kh?i ngã mà không dám ch?p vào ng??i v? ?ang n?i c?n lôi ?ình. Khi ch?m vách ?á, ng??i ph? n? quay ph?t l?i nhìn ông th? th?. Nhìn c?p m?t hoang d?i mà ông ch?a bao gi? nhìn th?y ? ng??i ph? n?a ??u g?i tay ?p m?y n?m nay, b?n n?ng sinh t?n mách ông không nên d?n ai ?ó vào ???ng cùng. Ông lùi l?i và t? ra l?ch lãm nh? m?t ?àn ông Paris th? thi?t.  - Anh hi?u và trân tr?ng suy ngh? c?a em. Nh?ng chúng ta không th? ?ón r??c th?n linh m?t cách thô b?o nh? v?y. ?ây là di s?n c?a Champa nh?ng ?ã n?m trong lãnh th? Camboge m?y tr?m n?m nay. ?? mang ???c nó v? chúng ta ph?i gi?i quy?t nhi?u v?n ?? l?ch s? ?? l?i. Dù sao chúng ta c?ng s? hành x? ?àng hoàng trong lu?t pháp ch? không ph?i hành ??ng nh? nh?ng tên ?n c?p! - Không, s? không còn ngày nào n?a, em linh c?m r?ng chúng ta không th? quay tr? l?i ?ây ???c n?a. Chúng ta s? v?nh vi?n m?t linh v?t này! Ng??i ?àn ông Paris len lén s?n t?i, ch? ??i m?t cái ch?p m?t c?a cô, ông s? v? c??p.  - ??ng ??ng vào tôi - cô d? cao pho t??ng - n?u ông c??p, tôi s? ??p ??u ch?t ngay tr??c m?t ông... L?i nói này ?ã ?ánh g?c ý ?? c?a ông. ??ng ch?t l?ng gi?a phòng, m?t ông trân tr?i nhìn ng??i ph? n? xinh ??p và t? h?i r?ng nàng có còn là v? mình n?a hay không. Sai l?m! Không ph?i sai l?m khi c??i nàng mà sai l?m khi ??a nàng vào ?ây. Ngàn l?n sai l?m. - Cô có bi?t là cô ?ang xúc ph?m th?n linh không h?? Ông ch? còn bi?t trút h?t t?c gi?n vào l?i nói nh?ng ti?ng gào c?a ông d?i vào vách ?á r?i h?t th?ng vào chính m?t ông. Nàng v?n im lìm d?a l?ng vào cánh c?a và không th? nào nhìn th?y dòng ch? ?ang t?a ám khí ngay trên ??u cô ta. Ông rùng mình nh?n ra dòng ch? Ph?n kia là dành cho ông, nó ?ang chi?u th?ng vào s? m?nh ông. H? nhìn th?ng m?t nhau trong bóng t?i, yên l?ng ??n r?n ng??i. Ti?ng tích tích trên chi?c ??ng h? ?eo tay ?ang nh?c nh? ông th?i kh?c s?p ??n. C?a s? m?. Ông ??a tay nhìn ??ng h? và h?t ho?ng khi nh?n ra th?i kh?c ch? tính b?ng giây và cô ta s? d? dàng thoát ra ngoài. Th?i gian c?u vãn th?n linh c?a ông s?p h?t. Ng??i ph? n? v?n nén l?ng ch? ??i vì cô bi?t th?i gian ?ang ?ng h? mình. Trong tích t?c ông bi?t mình v?n hoàn toàn làm ch? tình hu?ng. Cánh c?a s? không kh?i ??ng n?u ông k?p ng?t máng n??c. Nhanh nh? c?t, ông quay ??u lao v?t vào bóng t?i, ch?a ??y m??i giây sau ông ?ã ??ng gi?a thác n??c. - Khoan, anh làm gì th?? - ti?ng v? ông hét lên ngay sau l?ng - không ???c tháo n??c. Ông ??ng kh? l?i gi?a dòng ch?y không ph?i vì ti?ng thét sau l?ng mà là âm thanh trên tr?i. Ông chi?u ?èn lên và kinh hãi khi th?y tr?n nhà nh? ?ang h? xu?ng. Ti?ng rít c?a nh?ng phi?n ?á xanh mi?t vào nhau nghe l?ng óc. Ông bi?t ?ã quá mu?n, lúc này không có s?c m?nh nào có th? ng?n c?n c? máy kh?ng khi?p kia khi nó ?ã kh?i ??ng. - Ch?y ?i! – Ông thét to v? phía v? r?i lao v?t lên b? tr??c khi tr?n nhà s?p xu?ng. M?c dù bóng t?i bao trùm, ông v?n lao ?úng h??ng cánh c?a ?á ?ang rung chuy?n. Tr??c ông không xa ti?ng b??c chân d?n d?p c?a ng??i v?.  - D?ng l?i! Không k?p ?âu...- ông hét lên. Nhà kh?o c? ng? tu?n r??n h?t s?c lao theo, b?n b? rung chuy?n t??ng nh? m?t c?n ??a ch?n ?ang ?p ??n. M?t ti?ng rít nghê tai vang lên cùng v?i lu?ng ánh sáng tràn vào. Hình ?nh mong manh bé nh? c?a v? ông nh? ?ang bay kh?i m?t ??t h??ng v? ánh sáng. Và ?ó c?ng là hình ?nh nguyên v?n cu?i cùng mà ông còn th?y v? ng??i v? ?áng th??ng c?a mình. Ti?ng ??ng kinh hoàng vang lên. T?t c? chìm vào bóng t?i. Ông tin r?ng v? mình ?ã may m?n thoát qua cánh c?a. ??nh quay l?i con su?i thì ti?ng ??ng l? tr??c m?t làm ông chú ý. Nh? nhàng ng?i xu?ng trong bóng ?êm, ông linh c?m m?t s? th?t kinh ng??i ?ã bày ra tr??c m?t. Ông nh?t v?i cây ?èn trên sàn r?i chi?u vào n?i phát ra ti?ng ??ng. L?y chúa tôi! Thân th? nàng b? ??t lìa. Ông kh?y xu?ng ?? hai c?p m?t kinh h?n c?a h? g?p nhau l?n cu?i. M?t làn h?i th?u thào h??ng v? phía ông.  - ...Hãy mang nó... v? M? S?n... Làn h?i y?t ?t tan bi?n vào h? vô. Ng??i ?àn ông Pháp m?t nhòa ?i và không còn dám nhìn máu c?a nàng ?ang trào ra tr??c ng?c và t??i ??m lên c? linh v?t ?ang n?m trên tay nàng. M?t câu h?i xo?t ngang óc ông. Ph?n thân còn l?i c?a nàng ?ang ? ngoài hay r?i xu?ng h?m t?i. Rõ ràng ông ?ã th?y nàng b?ng qua c?a nh?ng không hi?u sao l?i b? b?t ng??c vào trong. Ông soi ?èn lên v?t th??ng c?a nàng và rùng mình kinh hãi khi th?y m?t bàn tay gân g?c b? ch?t ngang c? tay ?ang b?u l?y ng?c áo v? mình. Ai? Bên ngoài cánh c?a ?á kia là ai? Là ng??i hay qu? d?. Ông l?nh gáy khi ngh? r?ng, mình c?ng không th? toàn m?ng khi ra kh?i ?ây. Làn máu nóng h?i ?ã lan ??t d??i chân ông. ??ng ch?t l?ng trên sàn, ông hãi hùng nhìn cách c?a táp ??y máu ?ang r? ròng ròng xu?ng ??t nh? m?t máy chém v?a xong ca hành quy?t ?? b?o v? m?t chân lí hùng h?n kh?c sâu trên ?á. ‘’Dâng máu cho Ngài! k? nào xúc ph?m ??n th?n linh s? b? rút s?ch máu ba ??i dâng lên Ngài’’  M?t mã Ch?mpa - Ch??ng 1- p1  M?t mã Ch?mpa - Ch??ng 1- p2  M?t mã Champa - Ch??ng 2 - p1  M?t mã Champa - Ch??ng 2 p-2  M?t mã Champa - Ch??ng 3 -p1  M?t mã Champa - Ch??ng 3 - p2 M?t mã Champa - Ch??ng 4 - p1
0 Rating 1k+ views 6 likes 0 Comments
Read more
Đ một hơn bảy thng sau khi m㡬nh đi lm. trở lại cuộc sống bn bề vളi học tập cc mối quan hệ. trước đy tự cảm thấy cuộc sᢴng của mnh sao lc n캠o cũng bận rộn với bn bề lo toan, ai cũng c 24 h m䳠 sao mnh lc n캠o cũng bận với cng việc. mnh muốn qua m䬴i trường khc để thay đổi sống thật với mnh hơn để về sau kh᬴ng bao giờ hối hận. từ những thng ngy ấy mᠬnh đ thay đổi nhiều hơn v tham gia v㠠o cc hoạt động cửa wed người cham .com hng ngᠠy thấy mnh chủ động hơn trước tư biết việc g m쬬nh sẽ lm, nhn nhận bản thଢn thấy mnh cn nhiều thiếu s첳t phải khắc phục, đặc biệt l biết quan tm đến cha me hơn, những người xung quanh...cảm thấy yࢪu đời v yu cuộc sống của mબnh hơn. cảm ơn gia đnh, cảm ơn ba me, anh chị rất nhiều yu mọi người^^ đặc biệt l쪠 mới wen một người bạn kh đặc biệt v khᠳ tnh ..........(tn vịt)...........!c�m ơn wed người chăm .com đ kết nối bạn b,ph㨺c thay mặt cc bạn chăm cm ơn anh kaka rất nhiều!
0 Rating 234 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On March 10, 2012
Hai d chu đang giỡn nhau trước c존̉ng KTX b̃ng khựng lại, qui sao nhi䡪̀u người nhn mnh th쬪́? Nhn lại xung quanh mnh mới ph쬡t hịn, t ra hok fai mọi ng nhꩬn mnh, m nh젬n 1 cặp tinh nhn đứng cch m⡬nh chừng 1 mt. C n鴠ng mặc o thun 3 l̃, quᴢ̀n sort đng địu dꪢn x f́. Da ẻm trắng n촵n, chn cũng hơi di, đ⠴i mắt to đen, lng mi cong vt, ẻm th亢̣t l đẹp. Anh chng ࠭ ng̀i trn xe, ẻm đứng 2 tay 䪴m eo anh chng, đỉm ch઺ nh́t l� đi tay của chả đang bp b䳳p, nắn nắn 2 ci ti sau của ẻm, nẪn mỏi người mới nhn th́. Nh쪬n quen qu, lục tr nhớ mới b᭭t th ra ẻm ni học cng trường, “c칹ng đ̀ng bo” m䠬nh đy m! Tự nhi⠪n nḥn th́y người quen m⢬nh chn người v x� h̉! Vi trời đừng cho ẻm nh䡢̣n ra mnh, th́ l쪠 hai c chu r䡴̀ ga chạy!
0 Rating 395 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On June 1, 2014
  Tắc đường. Mới bảnh mắt đã ùn đống tại các ngã ba mà trước đây chưa bao giờ tắc. Lê Đại Hắc đi ngược chiều giữa một đám đông ngơ ngác. Từ Mỹ Sơn tỏa sang vùng lân cận có tới bảy chốt đã được cấp tốc lập ra để chặn bắt thủ phạm. Chẳng mấy ai tin vào cách này nhưng Lê Đại Hắc thừa nhân lực để không bỏ sót phương án nào dù là thô sơ nhất. Tuy chưa biết hung thủ thuộc thành phần nào nhưng ông ta chắc chắn đó là một kẻ tà đạo khát máu có bộ mặt gớm giếc. Sáng nay ông đã thẩm vấn ngót chục đối tượng khả nghi có tiền án tiền sự nhưng không hé ra được manh mối gì. Kẻ sát nhân chọn hiện trường là khu di tích tôn giáo, cách giết người lạ lùng với những nghi lễ chưa từng có đã buộc ông chú ý đến các đối tượng khác người. Cuộc trao đổi với viên kiến trúc sư trên hiện trường đã trang bị cho ông một cặp kính mà ông tin có thể nhìn sâu hơn vào các tổ chức ma giáo. Các thầy lang, thầy cúng, thầy phù thủy và các gia đình có thân nhân bị bệnh được cho là ‘’ma ám’’ được ông cho người theo dõi. Tuy nhiên ông để mắt nhiều hơn đến các các đạo sĩ, trí thức, những người mà ông tin rất thông tường pháp thuật và nghi lễ của phái Balamon. Họ có thể là các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu hoặc đơn giản những kẻ cuồng tín hay mang bệnh hoang tưởng. Trong khi ông đang cho lính ráo riết săn lùng khắp hang cùng ngõ hẻm thì hung thủ có lẽ đang giảng đạo trên thánh đường, trên bục giảng, hoặc ngồi trong công sở hay đang vùi đầu trong thư viện với các cuốn sách cổ kinh dị. Lê Đại Hắc nảy ra ý định gặp ngay hội đồng khảo cổ, nơi tập trung rất nhiều đoàn chuyên gia đang thất sủng sau khi buổi khai quật bị hủy đột ngột. Tên hung thủ biết đâu là một trong số họ, hoặc nếu không thì nhóm trí thức kia sẽ giúp ông gỡ rối phần nào mối tơ vò này. Máy cầm tay reo vang, ông nghe xong rồi nói. - Đoàn nào đến?... Khẩn trương lắm hả?... Bảo họ đợi chốc lát, tôi sẽ về ngay. Hóa ra không chỉ ông muốn gặp các nhà khảo cổ, mà chính họ cũng đang cần chất vấn ông. Lê Đại Hắc dập máy rồi lên xe trở lại đại bản doanh của mình. Về đến nơi, ông đã thấy một nhóm người ăn mặc lịch sự, kẻ đứng người ngồi đầy vẻ nôn nóng trong phòng khách và nổi bật nhất là giáo sư Huỳnh Lẫm. - Xin chào các vị, các vị đợi tôi đã lâu? - Chào ông cảnh sát, tìm ra hung thủ chưa? – Giáo sư Huỳnh Lẫm hỏi. - Tôi đang muốn tìm các vị giúp sức đây. - Lê Đại Hắc lắc đầu đáp. Giáo sư Huỳnh Lẫm nói: - Lẽ ra không đến phiền ông nhưng chúng tôi vừa nhận được một công văn khẩn từ Bộ ngoại giao giới thiệu một chuyên viên người Campuchia sang làm việc. Lê Đại Hắc nhìn thấy một người đàn ông da ngăm đen ngồi bên cạnh vị giáo sư. - Xin tự giới thiệu, tôi là Sray Ka Mou, phó chánh văn phòng Bộ Du lịch campuchia. Paul Morierre đang mang một số tài liệu tối mật liên quan đến Campuchia. – Người khách nói. - Nếu tài liệu này lọt ra ngoài thì hậu quả khó lường nổi. Chính vì lẽ đó mà tôi được cấp tốc phái sang đây gặp các ông. - Tìm tài liệu nào? tôi chưa hiểu? - Tôi sẽ giải thích. – Giáo sư Huỳnh Lẫm rút ra một cuộn hồ sơ rồi nói. - Thưa ngài cảnh sát, Paul đang nắm tài liệu về một kho báu bí mật trong lòng đất thuộc lãnh thổ Campuchia. Nếu kẻ xấu lấy được tài liệu này thì chúng sẽ tìm thấy kho báu đó. Vì vậy người ta cần ông tìm kiếm và thu lại ngay các giấy tờ này. - Gay thế cơ hả, chúng tôi đang vã mồ hôi hột tìm hung thủ đây. Mà có gì thì cũng chờ chúng tôi bắt được chúng đã chứ. Tuy nói vậy nhưng Lê Đại Hắc vẫn đón lấy tập hồ sơ ra xem. Ông biết đây là một công trình cổ kính chứa nhiều hiện vật quý. Kẻ ngoại đạo như ông không đánh giá hết ý nghĩa. Giáo sư Huỳnh Lẫm nói tiếp: - Phần lớn tài liệu này đang trong tay Paul. Hay nói đúng hơn là số tài liệu về kho báu này Paul đã chuyển cho chính phủ Campuchia một phần rồi. Ông ta chỉ giữ trong người phần cốt yếu nhất để đích thân đi khai quật kho báu này nhưng chưa thành thì đã gặp nạn như ông biết. Lê Đại Hắc nghe qua đã thấy độ khẩn cấp và sức nóng của công việc. Hóa ra đây là một chuỗi hậu quả dây chuyền sau cái chết của Paul, vụ việc đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới. Điều này gợi ra một hướng điều tra mới mà ông chưa bao giờ nghĩ tới, đó là: động cơ giết người là vì tài liệu. Do đó thủ phạm có thể sẽ chạy sang Campuchia – hướng về kho báu. Lê Đại Hắc nói. - Chúng tôi đã khám hiện trường nhưng không thấy gì. Nạn nhân đã bị lột trần truồng không còn thứ gì trên người. Nếu ông ta mang gì đó theo người thì chắc chắn đã bị hung thủ mang đi rồi. Chúng tôi đang căng ra tìm hung thủ và có gắng thu về mọi tang vật. - Có lẽ tài liệu này chưa hẳn đã nằm trong tay hung thủ. - Giáo sư Huỳnh Lẫm nói. – Paul thừa khôn ngoan để cất giấu nó hoặc gửi cho một người thân cận nào đócủa ông ta. - Theo giáo sư thì ai là người thân cận? Tất cả nhìn nhau nhưng không cất tiếng. Lê Đại Hắc nói. - Các ông cứ suy nghĩ cho kĩ những ai đang nhòm ngó kho báu này. Chỉ có những kẻ có học mới đủ tầm làm những việc như vậy. Các ông là người trong nghề nên dễ nhận dạng bọn họ. Các vị ngại nói ra ở đây thì có thể nhắn tin vào máy cho tôi. Còn bây giờ tôi có việc rất gấp phải đi ngay. Lê Đại Hắc đứng dậy đi ra cửa. Từ khi xảy ra án mạng ông tập trung chỉ đạo truy tìm hung thủ nên ông đã coi nhẹ căn phòng của nạn nhân ở Rex. Tuy đã báo cho cảnh sát khu vực đến niêm phong nhưng ông không mấy tin vào sự khẩn trương của họ. Lê Đại Hắc bỗng dưng thấy nôn nóng khác lạ, nếu Paul có một tài liệu tuyệt mật tầm cỡ như vậy thì chắc chắn đang nằm trong két sắt ở khách sạn. Ông lao ra ngoài gara, một phút sau chiếc Land Cruiserchở nhóm cảnh sát lao hết tốc lực về phía Đà Nẵng.                            ***   Kì Phương mở ba-lô lấy tờ giấy anh chép dòng chữ sáng nay ra so với dòng chữ trong bức ảnh.Thật kinh ngạc. Hai chữ này là một. Vậy làchữ đó đã từng xuất hiện tại một thánh địa khác ở một thời điểm khác. Kì Phương gợn lên một nỗi hoang mang rằng liệu những gì xảy ra với Paul sáng nay có giống như vợ ông ta ở Naga 12 năm về trước không? Nếu đúng thì cái chết của Paul đã được lập trình từ trước và hôm nay, tên sát thủ đã trở lại. - Ai giết mẹ cô? – Kì Phương đột nhiên hỏi. - Tôi không biết. - Ba cô phải biết chứ? - Tiếc rằng ba tôi cũng không nhìn thấy kẻ giết người. Đó là cái chết khủng khiếp đã ám ảnh ba suốt bao năm nay. Đã có lần trên giường bệnh ba tôi đã mê sảng và hét lên rằng ‘’Đừng giết ta, đừng giết con ta’’. Rõ ràng có ai đó muốn giết ba con tôi. Kì Phương suy ra một điều rằng Paul đã bị một lực lượng nào đó đeo bám để trả thù từ khi rời kho báu Naga. Sáng nay giáo sư Huỳnh Lẫm đã vô tình gieo một câu mà anh cứ nhớ mãi ‘’chưa có kẻ nào đụng vào thần hộ mệnh Chăm mà toàn mạng trở về’’. Kì Phương cố gạt nỗi ám ảnh trong đầu rồi lật các trang sách hòng tìm chứng tích nào đó về hung thủ nhưng các bức ảnh còn lại chỉ là hang động âm u không có sự sống. - Ba cô có bao giờ tiết lộ thánh địa này ở nơi nào không? - Không, không bao giờ. - Thi Nga lắc đầu dứt khoát. – Ba nói vị trí này phải được giữ tuyệt mật vì tính mạng của tôi. Ba sợ tôi sẽ tìm cách vào đó và sẽ lại mất mạng... Ba nói nó là thánh địa có chủ hàng mấy thế kỉ nay. Những chủ nhân bí ẩn này sẵn sàng có mặt bất cứ đâu để ban cái chết cho bất cứ ai nhăm nhe xâm phạmnó. Ba mẹ tôi may mắn đã đặt chân đến đó nhưng mẹ tôi đã không thể trở về. Ba tôi căm thù chúng đến tận xương tủy và thề rằng ngày lôi chúng ra ánh sáng không còn lâu nữa! - Nhưng ba cô đã...- Kì Phương định nói chết rồi nhưng may kìm được. Tuy rất dằn vặt nhưng anh vẫn trấn an lòng mình rằng tìm xong Naga anh vẫn kịp đưa cô về viếng ba mình. Hơn nữa, linh hồn và thể xác mẹ cô thảm thương hơn vì đã mười hai năm không người nhang khói. Nhìn Kì Phương đứng ngây người, Thi Nga giằng lấy cuốn sách trong tay anh rồi nói: - Nếu anh sợ, tôi sẽ đi tìm Naga một mình. - Ơ kìa. - Kì Phương giằng lại cuốn sách. – Ai bảo tôi sợ? mà cô biết Naga đâu mà đi một mình? - Tôi sẽ tự đi tìm. Kì Phương không hiểu cô gái này sẽ tìm cách nào giữa núi rừng bao la xứ người. Mà tình cảnh cô lúc này cũng rất éo le, ở lại cũng không ổn, đi cũng không xong và anh không nỡ bỏ cô lúc này. - Tôi sẽ đi cùng cô.Chúng ta sẽ cùng đi Naga. - Anh không sợ tai vạ à? Nếu có mệnh hệ gì thì sao? Thật tình Kì Phương cũng rất ớn khi nghe cô kể và nhất là tận mắt thấy xác Paul nhưng đến nước này mà rút lui thì ê mặt nam nhi. Anh cất cuốn tài liệu vào balô rồi nói. - Tôi chỉ lo cho thân gái của cô thôi. Nhìn thấy sự quyết tâm của Kì Phương, mặt cô rạng rỡ trở lại. - Chúng ta phải tìm ra Naga trước chiều mai. - Cô nói. – Nếu muộn hơn e phải đợi thêm... mười hai năm nữa đấy. Kì Phương gật đầu rồi nói nửa thật nửa đùa. - Không bản đồ, không manh mối, không người dẫn đường, hi vọng mười hai năm sau tìm thấy là vừa. - Tại sao lại không có manh mối chứ? Kì Phương chợt nhớ ra mẩu giấy của Paul và cả dòng chữ trên yoni. Rất có thể con đường đến Naga đang ẩn trong đó. - Chắc cô biết tiếng Chăm chứ? - Tôi chỉ học một ít qua ba thôi. – Cô đáp thoáng chút ngượng ngùng. - Thế là tốt, hơn một trăm ba mươi ngàn người Chăm trong nước cũng chỉ vài chục người đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ là cùng. Còn để đọc được tiếng Chăm cổ thì chỉ đếm đầu ngón tay. - Mà anh hỏi để làm gì? Kì Phương đưa cho cô tờ giấy có dòng chữ Chăm lạ. - Anh lấy đâu ra? - Sáng nay tôi thấy trên yoni nên đã chép lại đấy. - Yoni nào? tại sao tôi không thấy gì nhỉ? - Yoni có máu đấy. Sáng nay nó mới hiện rõ hơn, mà quan trọng là cô có hiểu chữ này là gì không? Thi Nga ngơ ngác nhìn dòng chữ hồi lâu rồi hỏi. - Đây đâu phải tiếng Chăm? - Đây không phải là chữ thảo Akhar Thrah, nhưng có thể là một chữ Chăm cổ. Cô nên nhớ là từ thời lập Quốc đã có đến hàng trăm phiên bản đấy. Thú thực Kì Phương cũng không thể biết hết người Chăm đã sáng tạo ra bao nhiêu và khai tử bao nhiêu loại chữ. Là một người Kinh, anh không khỏi mến mộ và khâm phục tổ tiên người Chăm đã tô những nét son đặc sắc có một không hai cho nền văn hóa lâu đời trên dải đất chữ S này. Anh đã dành trọn ba năm để học chữ Chăm cổ nhưng giờ cũng chỉ đạt đến mức trên đánh vần mà thôi. Ngoài chữ thảo Akhar Thrah có từ thời vua Pô Rôme đã tròm trèm năm thế kỉ thì còn vô số phiên bản cổ xưa hơn nhiều. Chữ Chăm cổ đó lại được phân ra nhiều loại khác nhau như chữ thánh Akhar Rik, chữ con nhện Garlimang, chữ bí ẩn Akhar Yok và nhiều chư lai Arập và Mã Lai nữa... Sự phân loại còn dựa trên vật liệu để viết: chữ Hayep viết trên bia kí, kim loại, chữ Baar viết trên giấy, chữ Agal viết trên lá buông, chữ Tapuk viết trên giấy gió... Chính vì quá nhiều và phức tạp nên hầu như không ai có thể liệt kê hết bao nhiêu chữ Chăm cổ. Nhìn tờ giấy xong Thi Nga lắc đầu. - Tôi chịu, có vẻ như là chữ trên bùa chú? - Không phải, chữ trên bùa chú của người Chăm thường là hình vẽ hoặcviết phăng trên nền chữ Akhar Thrah nên xem qua là dễ đoán được ngay. Vả lại ai đó vẽ bùa lên đây để làm gì chứ? - Hay đây là một loại bùa chú của dân tộc khác muốn trấn yểm người Chăm? - Ý cô muốn nói tộc Kinh của tôi chắc? - Tôi thấy hao hao giống bùa chú của phái... Mật tông Tây tạng! Kì Phương nhìn cô đầy tâm đắc nhưng không ngại lắc đầu phủ nhận. Quả thật, cô ta có trí nhớ hình ảnh khá tốt. Lúc sáng, khi thấ
0 Rating 640 views 6 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On January 28, 2012
0 Rating 88 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 10, 2012
NGUOICHAM Apps:     Cham Dictionary Apps:     Các bạn click vào link để tải  font xuống. Download Font Cham Convert Akhar Cham software  ChamThrah.ttf EFEOPanrang.ttf EFEOParik.ttf EFEOUdong.ttf Bingu_di_tanran --------------------------------- * ?ánh ti?ng Cham Online  * Convert ti?ng Cham Online  * Gi?i thi?u font Bingu di Tanran -------------------------------- download "XalihAkharCam.msi"  r?i cài vào máy ?? ?ánh chuy?n AT sang latin ho?c ng??c l?i. Dowload B? gõ Chamkey Download Font Cham dùng riêng cho b? gõ Chamkey H??ng d?n cách dùng b? gõ Chamkey      
0 Rating 13.6k+ views 3 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On May 9, 2013
Đy l llijch tr⠬nh lm việc của Tiến sĩ QUẢNG ĐẠI CẨN . Trong lần trở về Việt nam .Tham dự Hội thảo Quốc tế về ngn ngữ học Việt nam . Do viện Hഠn Lm khoa học Việt nam tổ chức Tại H NỘI Dự tr‹ những điều sẽ thực hiện trong chuyến đi Việt Nam dự Hội Thảo Quốc Tế về Ngn Ngữ Học Việt Nam trong tiến trnh Hội Nhập v䬠 Pht Triển. Sng ngᡠy 9/5/13 sẽ đp chuyến bay về thẳng H Nội ở nhᠠ khch của Viện Hn Lᠢm Khoa Học Việt Nam, Viện Ngn Ngữ Học ViT Nam. Chuẩn bị cho hội thảo v䪠o ngy Thứ Bảy 11/5/13 với chương trnh lଠm việc như sau đy (theo Ban tổ chức): HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC TẾ “Ngn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới vⴠ hội nhập” The International Conference on “The linguistics of Vietnam in the progress of renovation and integration” Thời gian/Time: 11/05/2013 ׷ Địa điểm/Venue: Viện Hn lm Khoa học xࢣ hội Việt Nam Vietnam Academy of Sciences (1 Lieu Giai, Ba Đinh, Ha Noi, Vietnam) Chương trnh lm việc/Conference Program Thời gian/Time Sự kiện/Activities Địa điểm/ Venue Trưởng Tiểu ban/Chairs Thư k젽/ Secretary 8:00 - 8:30 Ghi danh Registration 8:30 – 10:00 PHIN TOʀN THỂ Plenary Session 1 Lieu Giai, Ba Đinh, Ha Noi Prof.Dr. Nguyễn Văn Hiệp Institute of Linguistics Prof.Dr. Nguyễn Đức Tồn Institute of Linguistics Prof.Dr. Nguyễn Văn Khang Institute of Linguistics Assoc.Prof.Dr. Đon Văn Phc Institute of Linguistics Assoc.Prof.Dr. Vũ Thị Thanh Hương Institute of Linguistics MA. Nguyễn Thị Phương (Secretary) Institute of Linguistics 10: 00 – 10:30 Giải lao/Coffee break 10:30 – 12:00 Tiểu ban /Session 1 Lອ luận ngn ngữ/Theoretical Linguistics 1 Lieu Giai, Ba Đinh, Ha Noi Prof.Dr. Nguyễn Đức Tồn Institute of Linguistics Prof.Dr. Nguyễn Đức Dn University of Social sciences and Humanities, TPHCM Prof.Dr. Nguyễn Thiện Gi䢡p University of Social sciences and Humanities, Hanoi Assoc.Prof.Dr. Hong Anh Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration Dr. Vũ Thị Sao Chi (Secretary) Institute of Linguistics Tiểu ban / Session 2 Ngn ngữ vഠ văn ha/Language and Culture 1 Lieu Giai, Ba Đinh, Ha Noi Prof.Dr. Nguyễn Văn Khang Institute of Linguistics Prof.Dr. Bualy Paphaphan National University of Laos Prof.Dr. Vũ Đức Nghiệu University of Social sciences and Humanities, Hanoi Dr. Mai Xun Huy Institute of Linguistics Dr. Nguyễn Thị Kim Loan Institute of Linguistics MA. L㢪 Thị Lm (Secretary) Institute of Linguistics Tiểu ban / Session 3 Ngn ngữ dⴢn tộc thiểu số v chnh sୡch ngn ngữ/ Ethnic Languages and Language Policies 1 Lieu Giai, Ba Đinh, Ha Noi Assoc.Prof.Dr. Đon Văn Ph䠺c Institute of Linguistics Prof.Dr. Gyanam Mahajan University of California, Los Angeles Assoc. Prof Shimizu Masaaki Osaka University Dr. Bi Thị Minh Yến Institute of Linguistics MA. Phan Lương Hng (Secretary) Institute of Linguistics Tiểu ban / Session 4 Giảng dạy tiếng Việt v鹠 ngoại ngữ/Language Education: Vietnamese and Foreign Languages 1 Lieu Giai, Ba Đinh, Ha Noi Assoc.Prof.Dr. Vũ Thị Thanh Hương Institute of Linguistics Prof. Quyn Di Chc B꺹i University of California, Los Angeles Assoc.Prof.Dr. Nguyễn Văn Lộc Thai Nguyen University of Education Asoc.Prof.Dr. Đinh Điền University of science Ho Chi Minh City Assoc.Prof.Dr. Thi Duy Bảo Australian National University Assoc.Prof. Dr. Vũ Kim Bảng Institute of Linguistics MA. Trần Thy An (Secretary) Institute of Linguistics Tiểu ban / Session 5 Việt ngữ học/Vietnamese Linguistic Studies 1 Lieu Giai, Ba Đinh, Ha Noi Prof. Dr. Nguyễn Văn Hiệp Institute of Linguistics Prof.Dr Nigel Duffield Konan University, Japan Prof.Dr. Anoop Mahajan University of California, Los Angeles Assoc. Prof.Dr. Nguyễn Hồng Cổn University of Social sciences and Humanities, Hanoi Assoc. Prof.Dr. Phạm Tất Thắng Institute of Linguistics Dr. LṢm Quang Đng University of Languages and International Studies, HN MA. Phạm Văn Lam (Secretary) Institute of Linguistics MA. Vũ Thị Hải H (Secretary) Institute of Linguistics 12:00 -13:30 Nghỉ ăn trưa/ Lunch 13:30- 15:00 C䠡c tiểu ban tiếp tục lm việc/ Concurrent Sessions at work 15:00 – 15:30 Giải lao/Coffee break 15:30 – 17:00 Cc tiểu ban tiếp tục lࡠm việc/ Concurrent Sessions at work. 17:00 – 17:30 Bo co tổng kết/CONCLUDING SESSION by Conference Convener 1 Lieu Giai, Ba Đinh, Ha Noi Prof. Dr Nguyễn Văn Hiệp President of Institute of Linguistics CQ sẽ trᡬnh by trong phần thảo luận về tnh trạng đang chết của Tiếng Cham (Eastern Cham) giải phଡp cho chương trnh tiếng Cham ln đến hết lớp 12 để cứu nguy v쪠 dạy trong đồng bo tại cc trung tࡢm gio dục thường xuyn. Luật h᪳a cc quy định chnh tả của Akhar Thrah v᭠ Latinh Cham, để trnh sự cải cọ một cch t᡹y tiện v khng theo quy trബnh như vừa qua. Cấp chứng chỉ quốc gia cho những ai đủ khả năng thng thạo tiếng Cham, cho những đối tượng c như cầu. Ng䳠y 13-15/5 lm việc với Ủy Ban Nhn Dࢢn Tỉnh v Sở Gio Dục Đࡠo Tạo Ninh Thuận (Trung Tm Gio Dục D⡢n Tộc). Sẽ c một buổi trao đổi với gio vi㡪n v phụ huynh Cham về đnh giࡡ lại Chuẩn ha của BBSSCC v sự thật về Hội Thảo Kuala Lumpur 2006. Sẽ b㠠n bạc với Trung Tm Gio Dục D⡢n Tộc v đơn vị chức năng thực hiện triển khai giảng dạy tiếng Cham ln đến lớp 12 vઠ đại học (Đo tạo gio Viࡪn). Tại Tp Hồ Ch Minh trong ngy 16-18/5 CQ sẽ cố gắng c� t nhất một buổi trao đổi với sinh Vin v� tr thức Cham về Tnh Trạng Đang Chết Của Cham Ngữ, Giải Ph�p Cứu Nguy. Đồng thời bo co kết quả của Hội Thảo Quốc Tế về Ngᡴn Ngữ Học Việt Nam trong tiến trnh đổi mới v hội nhập. Cố gắng giải toả những bất đồng kh젴ng đng c về Akhar Thrah. Nếu đồng b᳠o, tr thức v sinh vi�n Cham cn quan tm , y⢪u mến tiếng Cham, chữ Cham, hy vọng sẽ c sự trao đổi hiểu biết, thn t㢬nh để c tiếng ni chung trong vấn đề cốt tử n㳠y của Cham. Thời gian khng chờ đợi ai cả chng ta h亣y ngồi lại với nhau, với những gip người c chuy곪n mn v tr䠡ch nhiệm trong cng việc truyền b ng䡴n ngữ c dầy đủ thng tin cần thiết để l㴠m tốt cng việc của họ. Gip họ tr亡nh những sai phạm c thể c trong bước đường trực tiếp phục vụ cộng đồng. V㳬 sự trường tồn của Cham Ngữ, dn tộc, tạm qun c⪡i ti để đến với nhau trong tnh anh em ruột thịt thật sự, c䬹ng tm ra sinh lộ cho dn tộc. Tất cả mọi 좽 kiến đều được lắng nghe. CQ sẽ ghi nhận tất cả những kiến đng g�p của nhn sĩ, tr thức, sinh vi⭪n v đồng bo Cham để c࠳ một ci nhn chung nhất về bức tranh ng᬴n ngữ Cham. Kết quả của Hội Thảo v trao đổi với tr thức, giୡo vin, sinh vin Cham sẽ được bꪡo co với đồng bo Cham ở hải ngoại khi cᠳ dịp. Mục tiu mưu tm một phương hướng tốt nhất để cứu nguy cho Cham ngữ đang cꬳ nguy cơ bị thay thế (chết- mu vng, như Summer Institute of Linguistics- SIL đࠡnh gi). Ngy 18/5/13 CQ sẽ trở về với cᠴng việc bnh thường. Thug Siam, TS. Can Quang TB Cuối tuần ny ch젺ng ti sẽ đăng ton Văn . B䠠i tham luận của tiến sĩ Quảng Đại Cẩn. Tham dự hội thảo khoa học về ngn ngữ tại H Nội Th䠢n cho
0 Rating 118 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On April 6, 2012
L? RIJA NAGAR ??U N?M: H??NG V? C?I NGU?N V
0 Rating 614 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On September 14, 2012
Danh sch bảo trợ cho việc tu sữa Danook Pᠴ Mưbơk palei Pabhan 1. Thạch Ngọc Xun : ⠠ $100 dollars 2. Web: www.nguoicham.com : $50 dollars 3. Quảng Đại Cẩn $100 dollars 4. Quảng Thị Th!i Ha ⠠ $50 dollars 5. Quảng Minh Qu"n $50 dollars 6. v/c Đặng Ch!nh Linh $100 dollars 7.Linna Daisa Th nh $100 dollars 8.Chế Linh $200 dollars 9.Ph: Văn Mi ᠠ $ 50 dollars 10. v/cLưu Quang Sang $100 dollars 11. v/c Lưu Thanh Th:y $50 dollars 12. v/c Lưu Phương Mai $100 dollars 13. v/c Lưu Phương Loan $50 dollars 14. v/c Lưu Thanh Ha ⠠ $50 dollars 15. v/c Lưu Phương Trm ⠠ $100 dollars 16. v/c Lưu Thanh Trc ꠠ $200 dollars 17. g/d B Văn Động ᠠ $100 dollars 18. Unknown $ 50 dollars 19. Quảng Minhu $20 dollars 20. Ph: Văn Lưu $100 dollars 21. Dương H,nh $50 dollars Tổng số tiền b con đng gೳp đến lc ny lꠠ : 1770 dollars Sau đy l địa chỉ v⠠ số phone lin lạc. Chech ghi: Pay to: Can Dai Quang For: ghi tn của chủ tꪠi khoản, bn tri chử k꡽. 1. Địa chỉ Hawaii Qu#ng Đại Cẩn 1260 richard Lane # B510 Honolulu - HI - 96819 Phone: 1808 203 4710 2. Địa chỉ California Thạch ngọc Xu"n 4004 Divan court Modesto Ca 95356 Phone: (209) 204-5588 3. Địa chỉ Seattle Đặng Ch!nh Linh 9505 - 10TH AVE. E. Tacoma, WA 98445 Phone: 253-223-5241 4. Địa chỉ Việt Nam Ph Văn Hẳn Phone: 090 378 1639 5. Địa chỉ Ninh Thuận Quꠣng thị Thanh H Phone: 84 68 3767470 Danh sch sẽ cập nhật trong những lần kế tiếp. Thư Ngỏ
0 Rating 351 views 4 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On May 30, 2013
THƯ MỜI GP ӝ “DVD” HỌC V VIẾT CHỮ CHĂM BẰNG H NH ẢNH Knh thưa qu vị, Để bổ sung việc học v� viết chữ Chăm một cch rộng ri vᣠ tạo sự dễ dng cho cc con em Chăm – Việt (tự học). Chࡺng ti dự kiến sẽ thực hiện “DVD” ni, học v䳠 viết chữ Chăm qua hnh ảnh... Thư ny gởi đến to젠n thể qu vị uyn th�m ngn ngữ chữ viết Chăm để xin gp 䳽 hầu đem lại sự hon hảo trong việc thực hiện “DVD” ni tr೪n. Ngoi ra chng tິi cũng tha thiết mời cc anh: (trong nước): Nguyễn Văn Tỷ, Thnh Phần, Phᠺ Trạm, Lộ Minh Trại, B Trung Phụ, Ph Văn Hẳn, Trương Văn Mẳn, Thng Thanh Khnh, Đ䡠ng Năng Ha...(hải ngoại): Tn Sung, Po Dharma, Lưu Quang Sang, Ngụy Văn Nhuận, Dương Tấn Thi, Dohamid, Đắc Văn Kiết, Đắc Hữu Thi⴪n, Đặng Chnh Anh, Từ Cng Thu, Lộ Trung Căn, Quảng Đại Cẩn, Thᴠnh Thanh Di, Ti Đại An, Th㠠nh Ngọc C, Dominique Nguyễn...L những người th㠢n thương m chng tິi đ từng sinh hoạt. Mong tất cả qu vị cho 㽽 kiến v kế hoạch, để sớm “DVD” trn thực hiện. Chઠo thn i v⡠ knh chc vui vẻ-hạnh ph�c. Chế Linh Si Gn ngಠy 28/5/2013
0 Rating 77 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On December 2, 2013
Nhìn xung quanh thấy hoang vu và miệng hố đào nham nhở, Kì Phương đoán đây là nơi đào vội để phi tang xác chết nhưng bất thành. Anh nhận ra các kí hiệu mà Paul để lại chẳng liên quan gì đến vị trí này cả còn chỗ Yoni đầy máu là khu B cũng chẳng có trong bảng kí hiệu. Paul có một ý nguyện duy nhất là khi chết, tro cốt của mình được rắc xuống Mỹ Sơn. Kì Phương trộm nghĩ hay tờ giấy này là di chúc yêu cầu vị trí rắc tro sau khi chết? Tuy nhiên nhận định của anh có thể làm linh hồn ông nổi giận. Có nhiều học giả nói các đền tháp là nơi mai táng của vua chúa và các tu sĩ nhưng đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều đó. Paul là người phản bác giả thiết này nên càng không thể có ý nghĩ mạo phạm như vậy. Có chăng,ông chỉ muốn tro cốt của mình hòa lẫn với cỏ cây đất rừng ngoài xung quanh mà thôi. Vậy thì bảng kí hiệu kia nói gì? Anh nhìn lại và tiếp tục vắt óc suy nghĩ. A5D6 C1D7 Bây giờ anh mới nhìn kĩ và phát hiện sự hời hợt của mình. Trong danh mục của H. Parmentier không hề có kí hiệu D7. Chỉ có từ D1- đến D6 mà thôi. Nếu D7 không phải là tháp thì là cái gì? Mà ngẫm lại, cả bốn ngôi tháp trên nay đều thành phế tích, thậm chí tháp A5 hay D6 đã bị xóa sổ gần như hoàn toàn. Kì Phương băn khăn không biết Paul muốn gửi gắm điều gì trong mớ hỗn độn kia. Việc của ông ta là khai quật báu vật. Nếu biết không sống nổi thì phải chỉ ra vị trí cho người khác làm. Nhưng thay vì ghi rõ địa điểm thì ông ta để lại một mớ chữ hỗn độn kia. Hay là ông ta sợ kẻ xấu lấy được tờ giấy rồi đào trộm mất? Kì Phương nhìn lại mớ kí tự và anh nhận ra rằng đây có dáng dấp của một mật thư cổ điển. Thế nhưng mật mã thế này thì quá ư đơn giản. Cách mã hóa bằng các chữ cái latinh có từ thời La Mã cổ đại và được sử dụng trong nhiều thế kỉ nay đã lạc hậu và có thể bị hóa giải bởi bất cứ ai trong vòng vài phút. Tuy vậy Kì Phương vẫn bắt tay vào thử. Cách giải mật thư kiểu này phải có bản khóa của chính người mã hóa để lại, nhưng có thể Paul không có cách nào chuyển bản khoá cho anh nên đành phải mò. Rất may là chỉ 8 kí tự thì không đến nỗi khó. Nhìn bảng kí tự vừa có chữ cái La tinh vừa có chữ số thì ý nghĩ đầu tiên của anh là phải chuyển toàn bộ sang chữ latinh. A5D6 C1D7 Thay các số thứ tự 1, 2, 3... tương ứng với bảng chữ cái A, B, C...Lúc đó 5 là E, còn 7 là F Đoạn kí tự trở thành:  AEDF                                    CADG Nhìn mãi Kì Phương vẫn không thấy có nghĩa gì cả. Nếu đảo lộn bốn chữ AEDF rồi sắp xếp lại theo một trật tự khác thì tạo ra môt từ đáng chú ý là ‘’DEAF ‘’Từ này có nghĩa là ‘’điếc’’. Còn CADG thì sắp trật tự nào cũng vô nghĩa. Bài toán chưa dừng ở đây. Ví như 1 không ứng với A thì có thể là ứng với B. Còn 2 ứng với C. Phương pháp này trong thuật mật mã gọi là ‘’phép thế Caesar’’. Đây là phương pháp do vị Hoàng đế Lã Mã  Caesar sử dụng khi gửi các bức thư mật ra chiến trường bằng cách thay các chữ cái trong thư bằng các chữ khác cách đó 3 chữ trong bảng chữ cái. Trong trường hợp này, Kì Phương biết có thể phải tịnh tiến thêm hai hoặc vài chữ cái nữa nhưng phương pháp thủ công này sẽ ngốn nhiều thời gian và tạo ra vô số nghiệm. Anh nhận ra cách này không mấy triển vọng bởi Paul rất kém tiếng Anh còn anh thì kém lại tiếng Pháp. Vì vậy khả năng ông ta dùng một trong hai ngôn ngữ này để mã hóa là không cao. Anh tạm gác cách này để chuyển sang cách ngược lại. Đó là biến các chữ cái thành số thứ tự. Thử thay A, B, C thành 1, 2, 3. Dòng kí tự ‘’A5D6’’ lập tức trở thành: ‘’1546’’ Chữ số này chẳng có gì đặc biệt, liên quan đến Chămpa hay kho báu thì lại càng không. Định gạt đi nhưng anh bỗng nhận thấy hơi quen quen. Cách đây đã lâu, trong một lần đo đạc và khảo sát một móng tháp anh đã xác định ra tâm của điện thờ. Hiện nay dữ liệu của Trung tâm trùng tu do anh phụ trách đang bổ sung và hoàn thiện một loạt bản đồ di tích số hóa. Từ địa hình và di tích kiến trúc đều được định vị trên máy tính chính xác đến từng centimests. Theo thường lệ, khi phát hiện ra dấu kiến trúc, anh đều cập nhật ngay lên bản đồ điện tử này. Khi áp lưới tọa độ vào di tích này liền hiện lên con số vĩ độ Bắc 15’46’’00’’’. Chính xác! anh nhớ như in số này vì nó chẵn và trùng với biển số chiếc xe máy của cậu em. Vậy là đã rõ, Paul đã dùng ngay vĩ độ này để đánh dấu vị trí của báu vật. Còn kinh độ thì... Kì Phương nhanh chóng giải dòng tiếp theo trong tâm trạng hồi hộp nhưng số kinh độ đầu tiên đã làm anh thất vọng. C1D7 chuyển thành ‘’3147’’ trong khi kinh độ của Mỹ Sơn du di quanh số 108’50’’. Vậy đây không thể là kinh độ. Anh chưa biết làm gì tiếp theo thì nghe thấy tiếng động cơ gầm rú, tiếng còi rít kèm ánh đèn pha chói sáng thi nhau xé tan hoang cánh rừng. Kì Phương đút tờ giấy vào túi, xốc lại quần áo và phủi qua đầu tóc trước khi nhìn thấy một tốp cảnh sát xuất hiện. Họ nhảy xuống từ hai chiếc xe cam nhông màu trắng rồi chia ra vài nhóm nhỏ nhanh chóng tỏa khắp khu đền. Một người phát hiện ra anh rồi thêm hai ba người nữa vội vàng đi tới. Người đi đầu trạc hơn bốn mươi, dáng đậm, đầu tóc chải vội và đeo kính đen. Anh ta từ tốn hỏi: - Anh là ai? - Tôi tên Kì Phương, thi công trùng tu tại đây, đêm qua... Chưa nghe hết, ông ta đi tiếp đến miệng hố rồi rút cặp kính râm ra nhìn xuống. Hàng rào người mặc quân phục mau chóng vây quanh, vài tiếng xì xào vang lên. Sau đó có hai người tụt xuống hố với túi dụng cụ nghiệp vụ. Chừng dăm phút sau họ nhấc nạn nhân lên mặt đất. Qua kẽ hở của hàng người, Kì Phương liếc mắt tranh thủ nhìn người xấu số lần nữa và anh sửng sốt khi nhìn thấy thân hình Paul trần trụi chỉ độc một mảnh quần lót trên người. Họ đặt ông lên một tấm dù màu đen tương phản với nước da nhăn nheo trắng bệch nên thi thể trông càng thảm hại. Kì Phương định dấn lên một bước để xem cho rõ thì một bàn tay túm gáy anh lôi nhẹ ra. Một cặp kính đen áp vào mặt anh. - Anh đã làm gì ở đây? - Tôi...tôi đi tìm ông ta và thấy ông ta nằm dưới hố. - Vậy anh đã thấy những gì? - Tôi chỉ mới đến đây trước các ông vài chục phút thôi, khi đó ông ta đã tắt thở, nằm dưới hố như các anh đã thấy. Viên cảnh sát bấm đèn pin rê từ đầu xuống chân anh như thể kiểm chứng lời khai vừa rồi có đáng tin hay không rồi đột nhiên ông ta dừng lại ở mũi giày. - Tại sao lại có máu? Kì Phương cảm thấy nhớp nháp toàn thân. Không riêng gì mũi giày mà trên người anh chỗ nào cũng lấm láp hệt vừa trải qua một cuộc ẩu đả. - Tại sao lại có máu ở chân?- ông ta nhắc lại.        - Trước khi tôi ngã xuống đây, tôi đã lại gần yoni đằng kia, máu ở đó đã.... - Yoni? Yoni là cái quái gì? – ông ta ngắt lời, tai vênh lên. Kì Phương thoáng ngạc nhiên, anh nhìn xuyên mặt kính đen nhưng không thể biết ông ta có đùa hay không. Qua chất giọng bắc bộ anh đoán viên cảnh sát này vừa chuyển công tác đến đây chưa lâu. Cũng không lấy gì làm lạ, hai phần ba du khách lần dầu đến đây đều có chung câu hỏi na ná như vậy. Kì Phương cố nhìn kĩ hình thù như một con gấu lừng lững đang ngự trước mặt nhưng chẳng thấy gì ngoài tấm biển hiệu‘’Lê Đại Hắc’’ sáng loáng trước ngực. Tuy trời tối mịt nhưng ông ta vẫn đeo cặp kính râm che gần nửa khuôn mặt và đang chăm chú chờ câu trả lời. Kì Phương nói: - Yoni là vật thờ cúng mô phỏng cơ quan sinh dục nữ. Theo quan niệm của Bà la môn giáo, Yony là biểu tượng cho âm tính trong vũ trụ. - Chẳng lẽ trong vũ trụ này chỉ mỗi âm tính? - Viên cảnh sát tỏ vẻ không hài lòng.- Dương tính ở đâu? - À không, vũ trụ này được cấu thành bởi hai lực lương âm và dương trái ngược nhau nhưng cân bằng và luôn song hành với nhau. Lúc nãy tôi nói chưa hết, bên trên mỗi yoni luôn tồn một linga. Nói đến đây Chắc ông biết linga là gì rồi chứ, linh thực khí đàn ông... Một sĩ quan bước tới làm ông ta phải miễn cưỡng quay sang. - Gì thế? - Báo cáo sếp! đã xác định được danh tính nạn nhân, Qua khám nghiệm sơ bộ thì ông ta chết khoảng 2-3 giờ sáng bởi một vết thương nhỏ trên cổ gây mất máu. Không thấy máu trên hiện trường vì vậy đây có thể là hiện trường giả...Ngoài ra có rất nhiều dấu chân cày nát xung quanh và dưới đáy hố. Nghe đến từ ‘’cày nát’’ Kì Phương lại chột dạ. Anh định nói lên rằng có rất nhiều máu đã đổ phía ngoài kia nhưng đã thấy rất nhiều lính tráng đã vây quanh đó tự khi nào. - Đưa nạn nhân về trung tâm pháp y tỉnh. – Ông ta xua tay như muốn đuổi đám cấp dưới cùng cái xác to kềnh thiếu thẩm mỹ ra khỏi mắt kính thời trang của mình. Xem ra phạm trù âm dương đối với ông ta thú vị hơn nhiều. Ông ta ẩy cặp kính rồi nói tiếp: - Linh thực khí? tiếp đi! - Vâng, bộ ngẫu tượng linga- yoni thể hiện một triết lí về vũ trụ và tâm linh. Nếu ông muốn tìm hiểu về nó tôi rất sẵn lòng. - Được, theo tôi ra ngoài kia! Họ ra khỏi lùm cây, bầu trời màu xám tro le lói vài tia nắng nhạt xuyên qua đám mây mù nặng trĩu. Những ngọn tháp Chàm nhấp nhô như đang vươn mình khỏi khóm cây xanh để tận hưởng nguồn sinh khí ban mai tinh khiết nhất. Xa xa là dãy núi trùng điệp bao quanh như những bức tường thành thiên nhiên được thượng đế dựng lên để che chở cho nơi trú ngụ của thần linh. Không giống như các đền đài lăng tẩm nổi tiếng trên thế giới luôn ngự trị trên quảng trường rộng lớn hay sa mạc bao la để tăng tính uy nghi thì tháp Chàm lại duyên dáng e ấp trong những đồi cây khóm lá. Nếu bức màn thiên nhiên xung quanh bị tàn phá, tháp sẽ trở nên trần trụi và cô độc. Kazik - người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên “người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ -  thâm nghiêm - hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết” Trong khi anh đang day dứt với vô vàn di tích và thiên nhiên ở đây đang dần bị mất thiêng thì đi trước anh là hiện thân của chủ nghĩa vô thần. Viên cảnh sát như một con bò mộng lùi lũi dẫm đạp lên những chùm hoa dại đang khoe sắc để tiến về nơi có máu đổ. - Tu bổ mà sao không ủi sạch cỏ cây ở đây đi? - ông ta cất giọng ồm ồm. Kì Phương không biết nói gì. Ông ta nói đúng một nửa. Tuy cây rừng là lớp áo choàng xinh xắn nhưng vẫn có nhiều loại cây luôn ăn bám như tầm gửi. Những chùm rễ vươn dài như những xúc tu bạch tuộc đang ngày đêm gặm nhấm, sờ soạng và rỉa rói vào từng thớ thịt khúc xương để hút cạn sinh lực của những thân hình già cỗi xiêu vẹo và đổ nát. Sự xấm lấn bền bỉ thầm lặng này đang từng ngày từng giờ xóa sổ những dấu tích ít ỏi cuối cùng của một nền văn minh tột bậc Đông nam Á một thời mà một người làm nghệ thuật như anh không khỏi xót xa. - Thưa ông, lối này! – Kì Phương gọi như thét khi thấy viên cảnh sát đặt gầm dày lên lên một tấm bia để đi tắt. Quá muộn, trang sách bằng đá lật nghiêng rơi xuống vỡ làm đôi. Ông ta quay lại chép miệng vẻ tiếc nuối rồi lách qua khe cửa để vào ngôi tháp. Hai viên sĩ quan bên trong vội vã trồi trở ra nhường chỗ cho vị sếp to lớn của mình. Rất sợ đổ vỡ, Kì Phương nhoài người lao theo nhưng chiếc máy ủi kia đã bị chặn lại bởi chiếc bệ thờ. Ông ta khự lại chiếu đèn lên xem rồi chết lặng đi vài giây. Lùi lại một bước, ông đưa tay gẩy kính khỏi mắt rồi trân trân nhìn hiện vật trước mắt như nhìn một quái vật chưa thấy lần nào trong đời. - Đây là ...Yoni:?  Mật mã Chămpa - Chương 1- p1  Mật mã Chămpa - Chương 1- p2  Mật mã Champa - Chương 2 - p1  Mật mã Champa - Chương 2 p-2  Mật mã Champa - Chương 3 -p1  Mật mã Champa - Chương 3 - p2 Mật mã Champa - Chương 4 - p1
0 Rating 708 views 7 likes 0 Comments
Read more
By: On December 25, 2013
(lược trích)   Mọi người giải tán sau một buổi sáng tồi tệ. Riêng đối với tiến sĩ Tài, đây là một thất bại của ngành khảo cổ, nhưng đối với cá nhân anh ta thì có nhiều thứ phải cảm ơn cái chết của paul. Một ý tưởng mới đã ngoi từ huyệt mộ của nhà khảo cổ Pháp. Khi mọi người đã khuất bóng, giáo sư Huỳnh Lẫm hỏi Kì Phương. - Đêm qua, paulcó liên lạc với anh không? - Có ạ, em đang ở công trường thì nhận được điện của ông ấy ra Đà Nẵng. - Để làm gì? - Lên sân bay đón con gái ông ta! - Chạy 70 km để làm một việc mà bất cứ chiếu taxi nào cũng có thể làm? - Ông ta không biết em ở xa vậy, khi em nói đang ở Mỹ Sơn ông ấy vội thoái lui nhưng em nói cũng đang định về Đà Nẵng nên tiện thể đón luôn. - Nếu ông ta nhờ anh đi đón một mẹ xề nào đó, chắc anh đã không có ý định ‘’tiện thể’’ đúng không? Kì Phương cười gượng, mà đúng thế thật. Lúc ấy anh không cảm thấy bị sai vặt mà rất hãnh diện như được trao một món quà đắt giá. Do mải nghĩ đến món quà ‘’bằng xương bằng thịt’’ này nên khi phóng xe qua ngã ba Nam Phước anh suýt lao chiếc xe cà tàng của mình vào chiếc contairner chạy ngược chiều. Thật hú vía. - Thế rồi sau đó thì sao? - Sau đó em đưa cô ta về khách sạn chỗ cha cô ta, chờ mãi không thấy nên đoán ông ta đi Mỹ Sơn, vậy là chúng em vào đây luôn. Vị giáo sư thở dài, không giấu vẻ buồn bã. - Còn bây giờ, chắc cô ta đã khóc hết nước mắt rồi chứ? Kì Phương biết mình sắp phải giải thích một việc khó tin hệt như sáng nay với viên cảnh sát. - Em nhìn thấy xác paul trước và không muốn cái chết thảm thương đó đập vào mắt cô ta, vì lí do ấy mà em đã che thi thể cha cô ta lại. Cho đến giây phút này, cô ta cũng chưa biết ba mình đã chết. - Chưa biết? – ông ngạc nhiên - Nhưng thầy thấy có dấu chân giày nữ bên xác chết! Kì Phương không ngờ thầy mình có năng khiếu làm thám tử đến vậy nhưng vội nhớ ra các nhà khảo cổ có thoi quen luôn nhìn xuống đất, nghe đồn rằng họ có biệt tài nhìn các nếp nhăn trên cơ thể phụ nữ mà đoán trúng ‘’niên đại’’ nữa. -Vâng, đúng là cô ta đứng bên xác chết mà không thấy. - Anh đè lên xác chết để ...che mắt cô ta? -Vâng! giáo sư Huỳnh Lẫm nhìn anh như một sinh vật mọi rợ. - Bây giờ thì cô ta đi đâu rồi?  - Bởi chưa biết cha mình chết, nên cô ta đã đi tìm. - Nếu cô ta không thấy xác, thì số máu lênh láng kia không làm cô ta thắc mắc hay sao? -Vâng, con gái hay tin một cách ẫu trí mà. Cô ta kiên quyết đi tìm. Gshl biết kẻ ấu trí ở đây là ai, còn cô gái quái đản kia đi đâu và làm gì sau khi bỏ chạy khỏi hiện trường mới làm ông quan tâm. - Sao không ngăn cô ta lại, anh thật tàn nhẫn! nếu anh không dám nói thì tôi sẽ nói. Số máy cô ta bao nhiêu? Kì Phương không ngờ ông lại phản ứng gay gắt đến vậy. - Thưa thầy, cô ta từ nước ngoài về nên chưa có số. Em sẽ đi tìm cô ấy ngay bây giờ! - Anh biết gì về cô ta? Hai người thân nhau đến mức nào? Kì Phương nhận ra sự quan tâm của ông đã đi hơi xa, nhưng trước một người thầy luôn tận tụy với học trò, anh coi đây là điều đáng trân trọng. - Thưa thầy, con biết cô ta hồi bé, hơn 12 năm nay chưa hề gặp lại... - Một con người mà đứng bên xác cha mình mà không biết chỉ có mất hết giác quan hoặc là giả vờ. Anh tin cô ta là người tốt sao! Lúc nằm trên xác chết và dưới cái nhìn da diết đến tội nghiệp của cô ta đã làm anh không thể nghĩ được gì nữa. Sau lời nói khó nghe của thầy anh mới bắt đầu hoài nghi về cô. Dù sao, trước cái nhìn đầy soi mói của thầy, anh bắt đầu tự ái. - vâng, em tin cô ấy, cha cô ấy là người tốt. -À, cha tốt thì con tốt! Kì Phương định đáp lại nhưng nhận ra ông ta đã tự trả lời, một sự khẳng định đầy mỉa mai. - Ta hiểu con, bây giờ anh mau mau đi tìm cô ta đi, tìm thấy hãy gọi ngay cho tôi. Kì Phương định quay mặt đi thì ông bất ngờ kéo tay lại hỏi. - Anh có biết vì sao Paul chết không? Kì Phương sầm mặt, giờ là lúc còn quá sớm và quá khó để nói về nguyên nhân hay hung thủ. Giao sư lại hỏi. - Anh có thấy điều gì đó bất ổn ở cô gái vừa bỏ trốn kia không? - Thầy nói sao? Con gái ông ta không thể liên quan đến cái chết...của ba cô. - Tôi không biết cô ta là loại người gì, nhưng chưa chắc Paul là người duy nhất sẽ phải chết. - Thầy nói gì? - Kì Phương giật mình. - Hãy nói cho cô ta biết sự thật và điều quan trọng nhất là đưa cô ta trốn đi đâu đó thật nhanh. Kì Phương chột dạ, giáo sư Huỳnh Lẫm đã cảnh báo một điều mà lẽ ra anh phải biết trước. Trong khi nguyên nhân cái chết của Paul đang trong bí ẩn thì giáo sư Huỳnh Lẫm có lí do để lo lắng cho đứa con nạn nhân. Thi Nga là người ruột thịt duy nhất nên ba cô chắc chắn đã chia sẻ nhiều thông tin bí mật. Nếu chúng giết Paul vì những bí mật đó thì không lí do gì chúng không làm điều tương tự với con gái ông ta. Kì Phương vội vã đi nhanh ra xe. Hình như vừa sực nghĩ ra điều gì, giáo sư Huỳnh Lẫm đuổi theo rồi chặn ngang trước mặt anh: - Tôi sẽ đi cùng anh! - Việc này một mình em là đủ - Nhìn khuôn mặt khốn khổ của thầy, Kì Phương không nghĩ ông lại đánh giá sự việc trầm trọng đến vậy. Anh nói vội.– Thầy cứ yên tâm, cảnh sát đang giăng lưới khắp nơi, nếu có kẻ nào đó muốn hại cô ta cũng không dại gì manh động lúc này.- Kì Phương né sang đi tiếp nhưng giáo sư Huỳnh Lẫm không để anh vượt lên. - Anh định tìm cô ta ở đâu? Kì Phương biết rằng ông muốn đi tìm Thi Nga, nghĩ đến viễn cảnh ông ta gặp Thi Nga để nói cái chết của Paul sẽ làm anh khó xử, việc này để anh chủ động nói lại với cô thì hơn. Hơn nữa, có thêm một ông lão già nua bên cạnh cũng không làm cô an toàn hơn. Anh đành nói qua quýt. - Em cũng không dám chắc cô ta ở đâu, có lẽ ở chỗ người quen thôi. - Nghe tôi nói đây, - ông đẩy anh lùi nửa bước rồi nói.- nếu tìm thấy cô ta, hai người nên tạm náu mình đâu đó một hai hôm cho tình hình lắng xuống cái đã. - Thấy nghĩ có kẻ sẽ giết cô ta sao? – Kì Phương phát hoảng. - Qua những gì ta đã chứng kiến sáng nay, chúng ta chưa rõ kẻ giết paul vì động cơ gì, hung thủ là ai và có bao nhiêu tên nhưng chắc chắn đây không phải là hành vi đơn lẻ bột phát. Từ sáng qua tới nay anh với paul như hình với bóng, sự gần gũi và ân cần thái quá của anh và con gái ông ta đang vô tình phát một thông điệp cho kẻ xấu rằng: anh với họ cùng bè cùng đảng. Họ phải chết thfi anh cũng khó sống sót. Kì Phương nghe xong suýt bật cười, anh cho rằng tên sát thủ đã cao chạy xa bay cùng với cổ vật. Khả năng chúng sẽ hãm hại nốt Thi Nga và anh gần như không có. Tuy nhiên chuyến thám hiểm thánh địa naga nào đó có khi lại là nguyên chúng săn lùng cha con cô. ‘’Cẩn tắc bất áy náy’’ rõ ràng giáo sư Huỳnh Lẫm tĩnh tâm hơn anh tưởng và ông có cái nhìn sâu sắc hơn. - Nếu trốn đi lúc này – anh đắn đo - có làm cho cảnh sát nghĩ sai về mình không. - Đó là những con người không làm việc theo cảm tính, nếu anh và cô ta không phạm pháp thì không ai bắt được tội được cả. - Thầy nói đúng, con sẽ đưa cô ta vào náu ngay tại đồn cảnh sát luôn. giáo sư Huỳnh Lẫm vội vã xua tay. - Tìm đến họ lúc này không phải là cách làm thông minh nhất. - Tại sao thưa thầy? - Đương nhiên hai người không có tội, nhưng những gì anh và cô ta làm ở hiện trường đã lọt vào tầm ngăm,s của cảnh sát. Lẽ ra cô ta nên ở lại trình báo và hợp tác với cảnh sát để tìm hung thủ thì lại trốn biệt tăm biệt tích. Ai dám chắc cô ta không móc nối với với hung thủ hay đang tẩu tán cổ vật thì sao? Họ thừa lí do để tạm giam hai người để điều tra, anh hiểu chứ? Điều này thì không cần giáo sư Huỳnh Lẫm răn dạy anh cũng hiểu, sáng nay chính viên chỉ huy cảnh sát đã nói thẳng với anh rằng lẽ ra anh phải bị giữ lại như một nhân chứn gddawcj biệt nhưng ông ta đã linh động bỏ qua nhưng hieue ý là sẽ bị triệu tập bất cứ lúc nào. Kp nhìn rõ một nỗi ác cảm về Thi Nga đang gợn lên trong đôi mắt tinh tường của ông. - Vậy theo ý thầy, ta vẫn phải tìm một nơi nào đó...để tránh nạn? - Tôi nghĩ ra rồi, anh hãy đưa cô ta về Hội An ở tạm ngôi nhà bỏ không của nhóm chuyên gia khảo cổ Nhật. Chìa khóa tôi đang giữ đây. Dù sao thì bảo vệ và chăm sóc con gái paul là trách nhiệm của tôi và anh lúc này. Ai dám chắc kẻ giết pie sẽ không thanh toán nốt cô ta. Không được rời cô ta nửa bước. Phải bí mật và tạm thời cắt hết mọi liên lạc với bên ngoài. Tôi sẽ cử người đến bảo vệ hai người. Kì Phương biết ngôi biệt thự hai tầng đầy đủ tiện nghi trong một con hẻm vắng bên sông Thu Bồn đó, đúng là một nơi lí tưởng để ẩn nấp. Kì Phương nhận chùm chìa khóa rồi lên xe lao đi. Kì Phương lo lắng đêm hôm lạ nước lạ cái thế này không biết Thi Nga có về đến Đà Nẵng an toàn hay không. Nếu không bị sát hại dọc đường thì giờ này cô nàng đang thu xếp hành lí để rời Việt Nam theo dấu chân mịt mù vô vọng của cha cô sang Pnompenh. Thật điên rồ. Lúc này Kì Phương bỗng rùng mình về sự dại dột và vô trách nhiệm đến khó tha thứ của mình. Đã thế, mặc dù biết rõ hành tung của cô nhưng anh vẫn giấu tịt điều này với viên thiếu tá lẫn thầy mình chỉ vì anh không muốn họ tìm thấy cô để ném một cái tin đau xé lòng vào mặt cô ấy. Trong chuyện này anh phải đích thân gặp lại Thi Nga để nói hết sự thật kèm theo xin lỗi. Đêm qua anh đã chạy xe với một tốc độ kinh hoàng lên tận sân bay để mong nhận một nụ cười của cô, giờ đây anh cũng phi như điên dại tìm nàng mặc dù biết trước một cái tát nảy lửa đang chờ anh. Đúng như anh hi vọng, chiếc Ford sét rỉ mà Thi Nga đang đùng đang đỗ xệch xẹo ngoài cổng khách sạn. Chàng nhân viên đeo nơ thấy anh đi vào nên tỏ ra là người tinh tế. - Cô ta đang chờ anh ở trên phòng 302 đấy!  - Cảm ơn!- Kì Phương thấy rõ ánh mắt ganh tị của gã. Đến trước cửa phòng 302 anh nén lặng mình một lúc rồi ấn chuông. Cánh cửa vội mở ra.  
0 Rating 447 views 8 likes 0 Comments
Read more
By: On May 3, 2012
  Abd. Karim Trong kho tàng văn học dân gian Chăm, Cei Balaok La-u (Hoàng Tử Sọ Dừa) là truyện cổ mang nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội Champa. Nhìn dưới gốc độ của văn chương lịch sử, truyện Cei Balaok La-u có nội dung liên quan đến hai dòng tộc lớn của vương quốc Champa dưới thời cổ đại, đó là thị tộc Cau (Kramuka) và thị tộc Dừa (Narikela). Theo tài liệu bia đá Champa cho biết, hoàng tử Thang, còn gọi là Yang Visnumurti tự cho mình là người xuất thân từ hai thị tộc. Thân phụ của ngài là thị tộc Dừa (Narikela) nắm quyền ở miền bắc và thân mẫu của ngài là thị tộc Cau ((Kramuka) cai trị tiểu vương quốc ở phía nam. Dựa vào nguồn xuất sứ của hai gia đình hoàng gia này, hoàng tử Thang đã thành công thống nhất hai miền nam bắc của Champa đã từng xảy ra các cuộc xung đột nội bộ trong vương quốc Champa thời bấy giờ, và lên ngôi vào năm 1074 với danh hiệu là Vijaya Çri Harivarmadeva, Yang Devatamurti. Mặc dù dân tộc Chăm chưa bao giờ nghe đến cốt truyện thị tộc Cau, nhưng truyện này lại rất được phổ biến trong biên niên sử của Mã Lai là Sejarah Melayu. Theo biên niên sử này, vị vua trị vì vương quốc Champa ở phương nam thấy có một cây cau kỳ lạ mọc bên cạnh hoàng cung của ngài. Cây cau trổ buồng rất to và đẹp, nhưng buồng cau không chịu nở hoa. Thấy kỳ lạ, nhà vua cho người trèo lên chặt buồng cau ấy đem xuống cho ngài xem. Ông dùng cây kiếm thần của mình chẻ mo cau ra, thấy trong đó có một đứa trẻ hồng hào đẹp đẽ. Ông rất vui mừng, nhận làm con nuôi, rồi đặt tên là Raja Po Klaong (Hoàng tử Po Klaong). Mo cau bọc hoàng tử biến thành tấm mộc đỡ của hoàng gia. Đầu nhọn của mo cau biến thành bảo kiếm keris (một loại kiếm ngắn) của nhà vua. Về sau, hai thứ khí giới này trở thành biểu tượng cho uy quyền nhà nước Champa ở phía Nam. Ngược lại, Cei Balaok La-u là cốt truyện nằm trong văn học dân gian của người Chăm. Đây chỉ là truyện cổ tích, nhưng nội dung của nó có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với yếu tố lịch sử Champa vào đầu thế kỷ thứ XI. Đó, chính là nguyên nhân giải thích cho mục tiêu bài viết của chúng tôi.   Yếu tố văn hóa – xã hội Nhìn dưới gốc độ văn hóa, truyện Cei Balaok La-u mang một số yếu tố truyền thống Chăm, như chế độ mẫu hệ; tục đeo karah mata (chiếc nhẫn hạt cườm); tục dùng trầu cau trong cưới hỏi, giao tế; gói trầu cau bằng khăn màu đỏ, và v.v…   Chế độ mẫu hệ Người Chăm là dân tộc theo chế độ mẫu hệ và mẫu cư. Theo truyền thống Chăm, phụ nữ là người đứng ra lựa chọn phái nam trong việc cưới hỏi. Sau ngày đám cưới, người chồng sống bên nhà vợ. Của cải, con cái trong gia đình là thuộc về người vợ hay dòng tộc bên vợ. Balaok La-u (Sọ Dừa) dù là một hoàng tử hay nhân vật siêu phàm cũng không thoát ra khỏi truyền thống này. Do vậy, anh ta không đi cưới công chúa Út, mà chỉ để cho công chúa Út cưới mình. Sau khi lấy công chúa Út, Balaok La-u không về sống bên nhà mình, mà sống bên nhà vợ, rồi trở thành phò mã sau đó lên ngôi bên xứ sở của vợ mình.   Chiếc nhẫn hạt cườm Karah mata hay “chiếc nhẫn hạt cườm” là bản sắc văn hóa riêng biệt của tôc người Chăm. Đối với dân tộc Chăm, “chiếc nhẫn hạt cườm” không phải là đồ trang sức trong nghĩa rộng của nó mà là biểu tượng cho nguồn gốc của một chủng tộc. Bởi vậy, khi ai đeo karah mata là tự xác định bản thân mình là người Chăm. Qua karah mata, người Chăm tự nhận diện nhau, biết nhau là người đồng tộc. Cei Balaok La-u, khi vừa bước ra khỏi cái lốt sọ dừa, đã thấy trên ngón tay chàng có đeo “chiếc nhẫn hạt cườm”. Như vậy, chẳng cần qua một lời giới thiệu nào, mọi người đều biết bản thân Balaok La-u là người Chăm. Karah mata còn biểu tượng cho lòng trung thành và sự thủy chung. Trao tặng karah mata cho một người tức là ghi một dấu ấn minh chứng cho sự trung thành của mình đối với người ấy. Cei Balaok La-u trao karah mata cho vợ trước khi nàng xuống thuyền, là dâng cho người vợ trái tim thủy chung của mình, đồng thời, cũng là cái nhắc nhở để nàng không đánh mất bản thân hay bản thể của chính mình. Nhờ vậy, mà dù có trải qua bao gian nan khốn khó, cuối cùng hai người sẽ tìm được lại nhau.   Tục dùng trầu cau Tục dùng trầu cau trong giao tế, cưới hỏi, thừa tự, cúng tế, v.v… là một sự việc quan trọng và cần thiết trong cộng đồng người Chăm cả bên Ahier cũng như bên Awal. Sự việc sẽ không thành hay không hội đủ nếu như thiếu trầu cau. Cô công chúa Út muốn kết thân với Cei Balaok La-u, cô đã khôn ngoan sử dụng “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nó vừa hợp với lẽ đạo, vừa hợp với truyền thống, vừa kín đáo cho Cei Balaok La-u biết rằng: Việc cô làm là hoàn toàn có ý thức. Lời cô nói với chàng là những lời lẽ chân tình, chứ chẳng phải là lời lẽ hời hợt của kẻ hồ đồ hay nông nỗi. Cho nên, Cei Balaok La-u khó có thể phủ nhận. Nhờ vậy, mà chuyện tình của hai người được kết thành.   Gói trầu bằng khăn đỏ Gói trầu cau bằng khăn đỏ, là thói quen riêng của người Chăm mà không thấy ở dân tộc nào khác. Công chúa Út khi mang trầu cho Cei Balaok La-u cũng theo kiểu cách của người Chăm. Điều này, chứng tỏ cô là một người hiểu biết và thấm nhuần Văn hóa Chăm.   Harei But Theo quan niệm của người Chăm, ngày thứ Tư (harei But) trong tuần được xem là ngày tốt lành và vẹn toàn nhất. Cho nên họ thường chọn ngày này để tiến hành hôn lễ, dựng nhà cửa, mua sắm và, v.v… Trong truyện Cei Balaok La-u, nhà vua cũng chọn ngày thứ Tư (harei But) để cử hành hôn lễ cho cô công chúa Út của mình.   Xã hội hòa đồng và không giai cấp Trong truyện Cei Balaok La-u, người Chăm được sống trong môt xã hội an bình không giai cấp: Mẹ Balaok La-u một thường dân, Balaok La-u một anh chăn dê tật nguyền, bà lão nhà nghèo bán “chăn dằn” v.v.. đều có thể xin gặp nhà vua bất kỳ lúc nào mà họ thấy cần thiết. Balaok La-u một anh chăn dê tật nguyền, cũng có thể thực hiện giấc mơ ngàn đời, là lấy cô công chúa đẹp như tiên nữ làm vợ, trở thành nhà vua và truyền lại ngôi báo cho con cháu của mình muôn đời sau, mà không chút trở ngại. Một đám cưới to lớn được tiến hành trong suốt một trăm ngày đêm. Khách được mời là toàn thể nhân dân, không phân biệt vua chúa, giàu sang hay nghèo hèn đã cho thấy một sự hòa đồng cao độ. Sự kiện trên đây còn cho thấy, vị trí của ông vua chỉ là người anh cả trong gia đình, để điều phối và gìn giữ sự an bình và sự công bằng cho xã hội hơn là để thống trị. Trong truyện Cei Balaok La-u, chưa thấy mức độ xử lý người có tội, nhưng người có công thì khen thưởng rất trọng hậu, như trường hợp hai cụ nhà nghèo, người đã tìm được cô công chúa Út.   Xã hội nông nghiệp phát triển Trong thời Cei Balaok La-u xã hội Chăm còn mang nặng yếu tố nông nghiệp, nhưng đã phát triển khá cao. Mức sống của người dân tương đối ổn định: Chỉ riêng trâu của nhà vua cũng đã nhiều đến mức ba mươi gia đinh chăn giữ mà vẫn bị thất lạc hay mất mát. Nghèo như mẹ Balaok La-u nhà cũng có xe trâu, dê cừu… Lúa gạo không thiếu nên nhà vua mới có thể một lần thưởng đến một trăm xe lúa cho một người, cùng với vàng bạc và đất đai. Vào thời điểm này, người Chăm cũng đã biết đóng thuyền tàu. Chuyên chở trên bộ chủ yếu bằng xe trâu. Có những giao thương rộng rãi (ra cả ngoài nước). Và làm được những sản phẩm như tơ lụa v.v…   Tóm lược truyện Cei Balaok La-u Khi xưa, có một gia đình nghèo khó sống ở ven rừng. Hằng ngày, người ông và người cháu gái phải đi vô rừng đốn củi để đem về bán, đổi lấy lúa gạo. Có một hôm, trời nắng gắt, nước hai người mang theo không bao lâu đã hết cạn. Người ông bảo: – “Cháu đi tìm quanh đây coi có nơi nào có nước không?” Người cháu đi tìm và thấy trên một tảng đá lớn có một cái trũng nước rất trong. Cô vốc lên uống. Làn nước ngọt ngào mát rượi. Cô vốc nước lên tắm. Làn nước mát làm cô thấy sảng khoái vô cùng. Xong, cô về báo lại cho ông cô biết, rồi đưa ông cô đến đó. Nhưng lạ thay, khi nãy là một trũng nước đầy, bây giờ, bỗng dưng khô cạn, chỉ còn dấu ươn ướt trên đá, mà thôi. Họ về nhà chưa được bao lâu, cô gái cảm thấy trong người có biến đổi khác lạ, cô có mang thai. Sau đủ chín tháng mười ngày, cô sinh ra một bé trai. Bé trai này không có chân và tay, mà tròn trịa như một cái gáo dừa. Thấy vậy, mọi người đặt tên cho cậu ta là Balaok La-u (Sọ Dừa). Sọ Dừa lớn lên nhanh chóng. Bảy tháng tuổi biết nói, biết lăn đi chơi một mình. Ba năm tuổi biết đi chăn dê giúp mẹ. Sọ Dừa là cậu bé vừa thông minh, vừa khôn ngoan, có nhiều tài, lại khéo ứng xử. Do vậy, thay vì ghê tởm hay ghét bỏ cái cục thịt xấu xí chỉ biết lăn long lóc, mọi người dần dần trở nên thân thiện và yêu thích Sọ Dừa. Một hôm, Sọ Dừa đề nghị với mẹ cho mình đi ở chăn trâu cho nhà vua. Mẹ bảo: – “Con không có chân, có tay. Chăn mấy con dê, mẹ còn lo cho dê bị mất. Nay con đòi chăn trâu cho nhà vua, trâu vua nhiều, làm sao con giữ được.” Nhưng Sọ Dừa vẫn quyết tâm đòi mẹ đi tâu với vua. Nghe tin Sọ Dừa muốn giữ trâu cho mình, nhà vua hơi ngỡ ngàng, nhưng vì muốn thử tài Sọ Dừa, nên ông đồng ý, bảo: – “Mẹ Sọ Dừa, cứ mang Sọ Dừa lại đây”. Trâu của nhà vua rất nhiều, hơn ba mươi gia đinh chăn giữ mà cứ bị thất lạc hay mất mát. Nay giao cho một mình Sọ Dừa, nhưng chưa hề bị thất lạc một con nào. Vua rất lấy làm mãn nguyện. Một hôm, nhà vua sai công chúa Út mang cơm cho Sọ Dừa. Công chúa mang cơm đến nơi Sọ Dừa đang chăn trâu. Cô nhìn quanh quẩn chẳng thấy Sọ Dừa đâu cả. Chỉ thấy một đoàn gia nhân của một quốc vương nào đó, đang làm việc: người chặt cây, kẻ bức dây rừng, người chăn trâu, kẻ xếp cây rào … Công chúa muốn gọi Sọ Dừa ra lấy cơm ăn, chợt nghe tiếng nhạc và tiếng sáo du dương nổi lên, cô vội nép mình sau cành lá, lén nhìn về nơi vừa phát ra thanh nhạc. Cô thấy có một đám người đang ca múa phục vụ cho một vị hoàng tử. Vị hoàng tử trẻ tuổi này có khuôn mặt đẹp rạng rỡ như ánh trăng rằm. Cô nhìn vị hoàng tử một cách đam mê, lòng xốn xang, bỗng cảm thấy trái tim mình như thầm yêu, trộm nhớ đến chàng. Rồi thời gian trôi qua. Đã nhiều lần công chúa Út mang cơm đến cho Sọ Dừa. Cũng đã nhiều lần cô trộm nhìn vị hoàng tử Sọ Dừa. Nhiều lần trong thâm tâm cô khẳng định: – “Hoàng tử Sọ Dừa chẳng phải là người phàm tục, mà là người của xứ sở thần tiên, hoặc giả, một nhân vật siêu phàm hiếm thấy”, nhưng cô chẳng bao giờ tiếc lộ điều này với ai. Có một lần, nhà vua bảo: – “Hôm nay, công chúa Cả và công chúa Hai, hai ngươi mang cơm cho Sọ Dừa, công chúa Út đã mang đi nhiều lần rồi.” Nghe tin này, tim công chúa Út như se thắt lại. Nàng lo ngại mất đi cơ hội để gặp hoàng tử Sọ Dừa. Bỗng nghe hai cô chị nói: – “Hai con không muốn mang cơm cho Sọ Dừa. Sọ Dừa chỉ là một cục thịt, chỉ biết lăn long lóc. Mang cơm cho Sọ Dừa là một điều sỉ nhục.” Thấy vậy, nhà vua mới nói: – “Thôi, tụi bây không ai muốn đi thì để cho cô Út nó đi”. Nghe vậy, công chúa Út mới mừng thầm. Cô vội têm trầu cau, gói trong chiếc khăn đỏ mang theo. Cô đến nơi Sọ Dừa làm việc sớm hơn thường khi, rồi giấu mình kín trong một lùm cây. Khi thấy hoàng tử Sọ Dừa vừa bước ra khỏi “lốt sọ dừa”, cô cũng bất ngờ xuất hiện trước mặt chàng, làm cho hoàng tử Sọ Dừa không kịp biến mình vào cái “lốt sọ dừa” như các lần trước. Cô mời Sọ Dừa miếng trầu, và nói: – “Em đã quen chàng từ lâu. Nhớ nhung, sướng khổ đã từng. Chàng đừng phụ em miếng trầu này. Dẫu mai sau chúng ta có nên duyên nợ hay không, thì qua miếng trầu, chàng còn có giây phút nhớ đến em”. Trước mối tình thâm sâu, chân thành của công chúa Út, hoàng tử Sọ Dừa không thể phủ nhận. Rồi hai người trở thành đôi bạn tình yêu nhau. Sọ Dừa về nhà thưa với mẹ, là chàng muốn lấy công chúa con vua làm vợ. Mẹ chàng vừa nghe đến thì đã giãy nảy và run cầm cập, cho là chàng không bình thường, gia đình bà có thể bị kết tội chết. Nhưng trước cái thúc ép của Sọ Dừa, bà đành chịu thua, liều chết đến thưa chuyện với nhà vua. Về phần nhà vua, ông không những không bắt tội hay trách cứ mẹ Sọ Dừa, mà còn có phần hoan hĩ. Vua bảo: – “Chuyện ấy, không có gì trở ngại. Ngặt ta, có ba người con. Không biết, đứa nào chịu lấy Sọ Dừa làm chồng!” Rồi ông cho gọi ba cô công chúa lại, hỏi: – “Trong các con, ai chịu lấy Sọ Dừa làm chồng?” Nghe đến đây, hai cô công chúa chị đều giãy nảy, bảo, Sọ Dừa không xứng đáng với mình. Trước thái độ của hai cô chị, ông quay sang hỏi cô công chúa Út: – “Còn con như thế nào?” Cô công chúa Út trả lời: – “Phận làm con, cha đặt đâu thì con ngồi đấy”. Nhà vua quay sang mẹ Sọ Dừa, và bảo: – “Ngày lành thứ Tư này, trẫm sẽ tổ chức hôn lễ cho chúng”. Nhà vua cho tổ chức một tiệc cưới thật linh đình, kéo dài trong suốt một trăm ngày đêm. Tất cả mọi người, không kể bậc vua chúa, người sang hay kẻ hèn đều được mời đến. Đúng là một tiệc cưới to lớn và vui nhộn, hiếm thấy. Sau ngày tân hôn, hoàng hậu cho gọi công chúa Út đến để hỏi thăm về cuộc sống chung của hai vợ chồng trẻ. Công chúa Út bảo: – “Vợ chồng con sống hạnh phúc như các cặp vợ chồng bình thường khác.” Cô còn thêm: – “Sọ Dừa là một hoàng tử quí phái gấp hơn cả mấy lần con, không dễ gì tìm được”. Cuộc trò chuyện giữa công chúa Út và hoàng hậu, không thoát khỏi tai mắt của hai người chị. Họ rất lấy làm ngạc nhiên. Bởi vậy, khi đêm tối vừa buông xuống, hai người đã đến rình xem, coi vợ chồng công chúa Út sống với nhau như thế nào. Họ thấy, từ phòng của công chúa Út, ánh hào quang sáng lên, rồi từ trong cái sọ dừa một thanh niên phương phi tuấn tú bước ra. Vẻ đẹp, sự ngời sáng của chàng ta là không thể nào mô tả hết được. Vẻ đẹp này, đã làm mê mệt trái tim của hai người chị. Làm cho hai người tự trách mình sao quá ngu dại. Sao trước đây họ không chịu lấy Sọ Dừa làm chồng. Rồi than tiếc: – “Uổng thay! Công chúa Út, thật là may mắn! “. Do không cưỡng được mối tình si đối với Sọ Dừa, hai cô công chúa chị nảy ra cái ý định cướp chồng của em. Ít lâu sau, Sọ Dừa muốn cùng vợ làm một chuyến giao thương ra nước ngoài. Hai người chị cũng đòi đi theo. Trước khi xuống thuyền, Sọ Dừa đưa cho vợ chiếc nhẫn hạt cườm “thần kỳ” của mình, và bảo nàng nên đeo vào ngón tay. Thuyền đã ra khơi xa, không ai còn có thể nhìn thấy bến bờ. Ba cô công chúa cùng bước dạo chơi trên khoang thuyền. Hai cô chị ngỏ ý muốn xem chiếc nhẫn “thần kỳ” trên ngón tay của cô em út. Không hiểu được dã tâm của hai người chị, Công chúa Út tháo nhẫn trao cho họ. Hai người chị giả vờ ngắm nghía, rồi bất chợt ném nó xuống biển.Thấy ánh sáng từ chiếc nhẫn lóe lên trước khi rơi xuống nước. Không chút ngần ngại, công chúa Út cũng vụt người lao theo. Hai người chị đứng nhìn, họ chờ đến khi thuyền đã đi xa nơi xảy ra sự cố, mới giả bộ than khóc đến báo cùng Sọ Dừa. Sọ Dừa cho thuyền quay trở lại tìm vợ, nhưng chẳng thấy, chỉ thấy chiếc khăn quàng của nàng đang lênh đênh trên mặt nước. Lòng buồn bã, Sọ Dừa cho hủy chuyến ra đi nước ngoài. Chàng cho thuyền quay trở về để báo cho nhà vua biết. Công chúa Út lao xuống biển, kịp thời nắm bắt chiếc nhẫn “thần kỳ”, nên cô không hề hấn gì. Cô hóa thân thành một hài nhi, vào tá túc trong một vỏ sò lớn. Vỏ sò ấy tự trôi lênh đênh trên biển cho đến hơn một năm sau mới giạt vào bờ, nơi hai vợ chồng cụ già nhà nghèo thường hay đến để nhặt sò, hến. Hai cụ thấy có cái vỏ “sa cừ” rất lớn, mà bên trong dường như có tiếng trẻ thơ. Hai cụ lấy làm lạ, rồi cùng nhau khiêng về để phía sau nhà. Bẵng đi một hôm, hai cụ đi làm về, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cơm nước dọn sẵn. Hai vợ chồng nghĩ chắc có người tốt bụng nào đó sang giúp. Song việc ấy cứ liên tục xảy ra, nên hai người cũng sinh nghi. Một ngày kia, hai người giả vờ ra đi như thường lệ, khi đi được nửa đường thì quay về ẩn mình vào một góc kín để theo dõi. Họ thấy, một cô gái có vóc dáng đẹp như tiên nữ từ trong vỏ sò bước ra. Cô nhanh nhẹn thu dọn nhà cửa, đun nước pha trà, rồi nấu nướng để sẵn cho hai người. Không chậm trễ, hai cụ bất ngờ đi ra cầm tay cô gái, rồi hỏi: – “Có phải cháu là người mà bấy lâu nay đã âm thầm giúp cho hai già này không?” Nàng gật đầu, rươm rướm nước mắt và khe khẻ nói: – “Hai cụ nhặt con về. Con không có gì đền đáp công lao. Con giúp làm việc nhà để trả ơn hai cụ.” Tuy đã về được đất liền, nhưng công chúa Út không vơi được nỗi buồn. Cô nhớ vua cha cùng mẫu hậu. Cô nhớ nhất là Sọ Dừa, người chồng thương yêu của cô. Cô dệt một tấm “chăn dằn”, rồi nhờ bà cụ mang vào cung vua để bán. Trước khi bà cụ ra đi, cô căn dặn: – “Cụ đừng bán “chăn” này cho ai, ngoại tr&
0 Rating 428 views 4 likes 0 Comments
Read more
GỬI NGƯỜI CON GI ANH YU !HOʀNG PHƯƠNG Trong tm tr, l⭺c no anh cũng chỉ muốn ni với em rằng Hೣy yu anh, em nh”. Em trẻ con, rất nhạy cảm nꩪn hay nghĩ vẩn vơ, khiến anh lo lắng. Bn em, anh muốn mnh thật mạnh mẽ , lꬠ bờ vai vững chắc để em tựa vo. Nhưng … anh chỉ lm được những điều đ࠳ khi c em bn cạnh. V㪬 vậy …. Hy yu anh, em nh㪩! Để khi em khc, em sẽ c một bờ vai để tựa v㳠o. Cảm gic được nhn thấy bờ vai đang rung lᬪn, thổn thức trn vai mnh lꬠm anh thấy mnh mạnh mẽ hơn để c thể an ủi em. E h쳣y lun bn anh để khi th䪠nh cng hay thất bại trn đường đời, người chia sẻ những gi䪢y pht đ với anh chỉ c곳 thể l em. V như thế anh biết mࠬnh khng c đơn. Chỉ cần c䴳 em cng ngồi ngắm hong h頴n ngoi biển, mỗi sớm mai thức dạy được l người đầu tiࠪn em nghĩ đến v l người cuối c࠹ng em nghĩ đến trước khi đi ngủ - như vậy thi l anh thấy m䠬nh hạnh phc rồi.Hy y꣪u anh, em nh!Bn tay em b頩 nhỏ, hay lạnh gi mỗi khi đng về, bᴠn tay anh d khng đủ to, kh鴴ng nắm hết tay em nhưng anh sẽ nắm thật chặt, sẽ mang hơi ấm cho tay em bớt gi rt.Mỗi khi em giận dỗi, anh sẽ được dịp “ trổ t᩠i” lm tr tếu, khiến em mỉm cười. Vಬ em biết khng, những nụ cười của em sẽ xua tan những mệt mỏi v sưởi ấm tr䠡i tim anh mỗi khi lạc nhịp.Hy yu anh, em nh㪩!Để anh biết giữ hẹn sau một lần em giận dỗi. Để tất cả những nỗi lo u trong một ngy sẽ tan biến khi em v⠲ng tay m lấy anh, dịu dng, nhỏ nhẹ: “D䠹 c chuyện g xảy ra em vẫn lu㬴n ở bn anh m, cố l꠪n anh nh”.Để anh được l ch頭nh mnh, v c쬳 những lc anh khng mạnh mẽ, cũng c괳 những khi anh mệt mỏi v muốn bung xuഴi tất cả. Sau những pht giy như vậy. anh lại cꢳ động lực để cố gắng hơn nữa, v em – tnh y쬪u của anh.Để mỗi chiếc l vng rơi trước hiᠪn nh, xoay xoay theo ln gi࠳ nhẹ v dịu dng rơi ngay dưới chࠢn, cũng khiến anh nghĩ đến em v mỉm cười hạnh phc.Vậy, hຣy yu anh, em nh ….
0 Rating 220 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On February 6, 2014
 Vào đi! Cô nhìn anh với ánh mắt mừng rỡ rồi ngồi vội xuống sàn trước chiếc vali lớn đầy sách đã mở tung. Cô đang lục lọi tất cả hành lí của ba mình để tìm manh mối về naga. Kì Phương đảo mắt, khắp nơi bừa bộn sách báo bày từ trên bàn đến sô pha. Anh lặng lẽ ngồi xuống chiếc nghế trống dựng góc phòng và không biết mình nên bắt đầu từ đâu. Dù muốn hay không anh cần phải nói ra sự thật. Dường như không hề để ý đến vẻ mặt căng thẳng của anh, Thi Nga rút một cuốn sách rồi xoay bìa về anh. - Anh hãy lật chồng sách đầu giường xem có cuốn nào có từ ‘’thánh địa’’ như cuốn này không? Kì Phương liếc qua cuốn ‘’ Thánh địa Mỹ Sơn’’ của Ngô Văn Doanh liền hiểu ngay cô đang tìm gì nhưng anh biết điều đó không cần thiết nữa. Thi Nga đặt cuốn sách xuống rồi lại nói tiếp. - Có hai thứ quan trọng nhất mà tôi muốn có ngay trước khi đi camboge, đó là tấm bản đồ hay cuốn sách nào đó dẫn đến thánh địa naga, thứ hai là cuốn nhật kí của ba tôi. Anh giúp tôi đi. Cũng không cần nốt, anh nói thầm trong cổ. Nhưng không hiểu sao trước lời yêu cầu tha thiết kia, anh lại buột ra một câu khác hẳn: - Mấy thứ đó chắc ba cô đã...mang đi rồi! - Dạo này bố em hay quên, lúc đi lại rất vội vã. Nhật kí là vật bất li thân của ba rồi, mong sao tấm bản đồ ba tôi bỏ quên đâu đây. Kì Phương dường như không nghe thấy gì, mấy lần suýt vọt miệng rằng ba cô chết rồi không cần đi đâu nữa nhưng anh đã kìm lại. Nhìn Thi Nga hăm hở như một thợ mỏ ngửi thấy mùi vàng mà anh không nỡ làm cô cụt hứng. Cô ngồi gần như xếp bằng trên sàn nhà trước ngổn ngang biển trời tri thức. Tấm lưng ong thon thả đang căng lên dưới mái tóc đen như lụa của cô gái mới đôi mươi. Khuôn mặt ửng hồng, đôi mắt đen không chớp lướt nhanh trên những trang sách như sợ các dòng chữ sẽ vụt biến mất. Một vẻ đẹp thánh thiện, một cô gái thơ ngây đáng thương thế này mà không hiểu sao viên thiếu tá và ngay cả thầy anh lại dồn bao ghi hoặc lên tâm hồn trong trắng như vậy? Không! Cô là một thiên thần. Anh không thể tiếp tục trù trừ và lừa dối cô được nữa. Phải nói. Lấy hết sự bình sinh anh cất giọng. - Thi Nga! em hãy nghe... tôi nói đây! Cô gái từ từ ngước lên, đôi môi mọng đầy hé mở thoáng chút ngạc nhiên, nàng lúng liếng cặp mắt nhìn anh như chuẩn bị đón nhận một lời nguyện ước thiêng liêng. Nhưng rốt cuộc chẳng có gì cả. Kì Phương thấy trong đôi mắt kia là cả một ngọn lửa hi vọng đang bùng cháy mãnh liệt. Ôi, đôi mắt! Có lẽ nào anh lại phũ phàng dập tắt nó. Lẽ nào đôi môi của anh lại phóng ra một lưỡi dao làm trái tim kia phải bật máu. Không! Lại một lần nữa, cổ họng anh như bị thít chặt. Về phần Thi Nga, cô sớm nhận ra bên cạnh mình cũng chỉ là một kẻ si tình, một biểu hiện y hệt những anh chàng kém tự tin đang đeo đuổi cô bên Paris. Cô vội dụi mắt xuống đống sách, giọng chán ngán: - Anh hết mệt chưa? có thể giúp tôi một tay được không? Trong chiếc túi vải trên giường kia của cha tôi cũng là sách, anh tìm nốt đi, chú ý các từ ‘’thánh địa’’ hoặc ‘’naga’’! - Nhưng...ba cô... ba cô đã...- Kì Phương cố gắng như một nỗ lực cuối cùng, nhưng chưa kịp nói tròn câu thì bị chặn lại bởi một câu ráo hoảnh. - Ba tôi đã nói với tôi rằng, ông ấy sẽ có mặt ở thánh địa Naga trong chiều mai. Nào, hãy giúp tôi mở cái túi kia nhanh lên đi chứ! Ở đời có một việc hiếm gặp và ai cũng sợ phải làm, đó là đi báo tin người chết cho người thân của họ. Bởi đơn giản là không ai muốn làm đồng loại lên cơn đau đớn tột cùng. Vậy mà hôm nay, cái chân ‘’sứ giả thần chết’’ mà anh kiêng kị nhất trong đời đã gọi đúng tên anh. Trong tích tắc nữa, cơ thể tràn trề sức sống kia sẽ phải gục ngã và giãy dụa trước một sự thật đang chực sẵn trên môi anh. Sự trì trầy nhu nhụt của anh dần dần đi đến một bước lùi tai hại. Giờ đây anh lại phân vân không biết nên kiên quyết chứng minh cha cô ta đã chết hay là cứ để cho cô ta tin cha mình đang sống thêm... một thời gian nữa? Mà một khi tin cha mình còn sống tức là anh cũng chuẩn bị khăn gói mà tháp tùng cô ta đi tìm cái thánh địa quái quỷ nào đó. Nghĩ mà nực cười, chỉ mới sang nay anh cố giãy dụa dưới hố sâu để chứng minh cha cô còn sống, thì giờ đây anh cũng đang ‘’giãy dụa’’ để chữa lại lỗi lầm. - Cô tin mọi việc đang diễn ra đúng như cha cô đã nói? – anh hỏi xong thì vội nhận ra câu hỏi quá thừa. - Ơ kìa anh này!- cô ngửng phắt nhìn anh như một thằng ngốc – Nói thêm để anh biết, kế hoạch khám phá thánh địa của ba tôi đã chuẩn bị từ cách đây mấy năm chứ không phải bột phát đêm nay. - Sao? kế hoạch khám phá thánh địa của ba cô đã chuẩn bị từ cách đây mấy năm? – Kì Phương kinh ngạc đến mức lắp bắp. - Đúng vậy - Cô nói dứt khoát.- ba tôi nhất định đến đó. - Thôi được - Kì Phương lắc đầu chịu thua - Chúng ta tìm bản đồ rồi đi naga tìm ba cô. - Anh đừng quên chúng ta đã thỏa thuận với nhau lúc ở dưới hố rồi nhé. Lúc đó túng quá mà Kì Phương hứa bừa là sẽ cùng cô đi Pnompenh, rồi sau đó anh lại hứa đại với giáo sư Huỳnh Lẫm là đưa cô đi trốn. Giờ đây, theo đà này thì cô ta sẽ lôi anh trốn ra nước ngoài mất. Thế mà hóa hay. Làm thế thì được lòng cả hai và điều quan trọng nhất là cô ta sẽ thoát khỏi nơi nguy hiểm này? - Tấm bản đồ và cuốn nhật kí – Anh nói- Trước đây cô đã nhìn thấy chúng bao giờ chưa? Thi Nga định không đáp, nhưng không phải câu hỏi nào của anh cũng thừa. - Bản đồ thì tôi chưa thấy bao giờ, còn cuốn sổ tay thì rất dày, bìa da màu đen. Cũng như một cuốn nhật kí riêng tư của bất cứ ai, ông không muốn ai xem nó cả.  - Nếu tồn tại thánh địa naga trong thực tế, ắt ta sẽ có cách tìm được thôi. – Kì Phương an ủi, mặc dù anh cũng chưa có cách gì. Ngay lập tức Thi Nga hất mái tóc và quay mặt sang. - Anh đừng nghĩ đơn giản, đây là bí mật lớn nhất của lịch sử khmer và champa, nếu dễ người ta đã tìm ra từ lâu rồi. - Chính ba cô đã biết đấy thôi - Kì Phương vặn lại. - Ba tôi là người duy nhất làm được điều đó nhưng cái giá quá đắt. Mẹ tôi phải bỏ mạng ngay tại đó. Sự trả thù vẫn còn đeo đẳng cha con tôi đến tận bây giờ. Chính vì thế nên bằng mọi giá tôi sẽ không để ba đến đó môt mình. Lúc này thì kp mới thấm câu nói của gshl, quả thật, ba con cô ta đang bị ai đó đe dọa. - Vậy ba cô đã nói kế hoạch gì với cô trước khi ông ấy sang đây? - Ba tôi cho tôi biết sáng nay làm lễ ở Mỹ Sơn, chiều nay sẽ đáp máy bay qua Pnompenh để chuẩn bị cho khai quật thánh địa naga vào chiều mai. Có lẽ sự cố ở Mỹ Sơn sáng nay đã buộc ông ta tiến hành khai quật naga sớm hơn dự định. Ba tôi nói khai quật naga là sứ mệnh lớn nhất của ông trước khi chết. Nghe đến đây, Kì Phương nhận ra rằng đây là lí do cô chưa ‘’cho phép’’ba mình được chết. Sau nghĩa vụ ở Mỹ Sơn sẽ là naga. Ý nghĩ khám phá thánh địa naga bí ẩn bắt đầu cuốn hút anh, và không biết tự khi nào anh đã bỏ hẳn ý định nói thật với Thi Nga. Tận dụng nguồn thời gian, Kì Phương định bảo Thi Nga mang vài cuốn vào ba lô rồi vừa đi vừa tìm thì tiếng reo của cô vang lên. - Đây rồi, thánh địa naga! Kì Phương trờ tới nhìn lên cuốn sách được đóng thủ công đã ố vàng trên tay cô. ‘’Thánh địa Naga’’. Không kìm được tò mò, Kì Phương nhìn qua vai cô khi cô giở nhanh từng trang. Anh nhìn thấy có rất nhiều ảnh chụp và vẽ tay khá công phu cố diễn tả từng phần một công trình bằng đá tối màu như trong một cung điện tối tăm. Sức hút của những công trình kiến trúc cổ đối với Kì Phương là rất mãnh liệt. Đáng chú ý, trong công trình này hiện diện nhiều mảng phù điêu bằng gạch rất đặc trưng của người Chăm. Theo kinh nghiệm của người trong nghề, Kì Phương liên tưởng ngay đến bộ hồ sơ hiện trạng một công trình cổ nào đó trước khi làm dự án trung tu phục chế. Paul vốn là kiến trúc sư cổ vì thế anh tin chắc đây là công trình ông đang làm dở. Tuy vậy tập tài liệu này chưa vẽ lên phối cảnh tổng thể lẫn vị trí địa lí nên không thể biết nó thuộc vùng nào. Thi Nga giở nhanh thoăn thoắt để tìm bản đồ. Cũng như khi soát xong đống sách trong va li, một lần nữa cô lại thất vọng. - Anh tìm lại đi, để tôi tìm cuốn nhật kí. Kì Phương vội cầm lấy xem ngấu nghiến. Mấy bức ảnh đầu tiên là các lối đi lắt léo nhỏ hẹp rất tối tăm giống như một mê lộ dưới lòng đất. Những vách đá dựng đứng được khác tạc các vị thần Ấn Độ giáo uy nghĩ lững lững và cả những hình vẽ lễ hội lạ mắt mà nhất thời anh không hiểu nổi. Tiếp đến là những không gian đóng mở, lồi lõm xen kẽ chứa đựng những pho tượng và kinh sách rất đồ sộ. Kp đồ rằng nếu đây không phải là những tác phẩm do ông tưởng tượng ra thì bấy lâu nay nhân loại đang bỏ quên một kho báu khổng lồ theo tất cả các ngữ nghĩa của nó. - Đây là một kho báu trong lòng đất! – Kì Phương thốt lên. Quả nhiên là trăm nghe không bằng một thấy, cho dù là thấy trong tranh ảnh. Kho báu Chămpa là có thật và được nhắc đến từ khá lâu bởi các nhà khoa học Pháp, những người không màng mê tín hay huyền thoại mà chỉ tin vào thực chứng. Kho báu cuối cùng, nơi lưu giữ những gì còn lại của vương triều Chămpa đã được khẳng định bởi Jeanne Leuba trong tác phẩm Unroyaume disparu-Les Chams et leur art -1923 (một quốc gia đã bị diệt vong và nghệ thuật Chăm) khi viết rằng “Do tình cờ ông H.Parmentier và hai người cộng sự trong một chuyến đi khảo sát tại Phan Rí đã được Nữ hoàng Chămpa cho phép tham quan kho báu ở một khu rừng phải mất nhiều ngày vượt núi mới đến được. Kho báu mà họ được xem tận mắt gồm hơn 300 hiện vật. Đó là những cái bình, những vật trang sức bằng vàng, 4 tá bình bằng bạc, một bộ sưu tập lộng lẫy các vũ khí cổ được khắc hoặc khảm bằng vàng hoặc bằng kim loại quý’’ Đây chỉ là một cuộc mục sở thị kho báu nho nhỏ của giới khoa học Pháp đã được công bố trên tạp chí chuyên ngành. Dân gian đồn đại rằng những thứ không được công bố mới là phần chìm của tảng băng trôi. Cầm trên tay cuốn sách lạ này Kp không khỏi hoài nghi đây liệu có phải là kho báu Champa mà sử sách tốn bao công bàn luận hay không. Kp lật nhanh để xem nó lớn đến mức nào nhưng anh bỗng dừng tay khi thấy một bức ảnh tối màu nhưng nổi lên một vệt sáng ngoằn nghèo như dải khói trắng. Nhìn kĩ anh nhận ra đây là một con rắn rất lớn đang ôm một cây cột. - Xem này! – Kì Phương hướng ảnh về phía Thi Nga. Thi Nga thấy rắn liền giật thót mình suýt chút nữa ngã nhào lên đống sách. Kì Phương bấm bụng cười rằng mới chỉ là bức ảnh mà đã thế, không biết khi gặp rắn thật cô sẽ ra sao. - Nếu nó canh giữ thánh địa này cô có dám vào không? – anh hỏi. - Nó nằm trong naga ư? Thánh địa này có tên là Naga, theo thần thoại Balamon thì đây là tên một con ‘’rắn thần’’. Loài vật thiêng này cũng được xem là thần giữ của của người Khmer. Cha cô còn tiết lộ điều gì về naga nữa không? - Mặc dù là một người kín tiếng nhưng trước khi đi ba tôi nói rằng thám hiểm thánh địa naga có thể mất nhiều ngày và vô cùng nguy hiểm. Ba khuyên tôi ở nhà đừng lo lắng gì, ba sẽ liên lạc với tôi khi có thể. - Vậy lí do gì mà cô phải cấp tốc đi tìm ông? - Tôi biết đây là công việc liên quan đến cái chết mười hai năm trước của mẹ tôi, và lần này cũng rất nguy hiểm với ba tôi nên không nỡ để ông ra đi một mình. - Ba mẹ cô từng vào thánh địa naga?- kp rất ngạc nhiên. - Ba em nói đó là câu chuyện dài, ông hứa sẽ nói sau. Dường như ông rất ân hận về việc mình đã làm với mẹ. Nhìn ông u uất nên tôi chạnh lòng và không nỡ hỏi thêm. - Vậy tại sao ông không trở lại naga sớm hơn, ví như năm ngoái, năm trước chẳng hạn? - Không được. Ba nói rằng không phải cứ thích đi là đi, vấn đề là cánh cửa đá bí mật trong hang núi này không ai mở được! Kp đã từng nghe rất nhiều vào giai thoại kể rằng người Chăm cất giấu kho sách lớn dưới hang núi vùng Cà Ná từ mấy thế kỷ nay. Nền hang được phủ dày bằng lớp cát phát sáng, cửa đóng kín mít bởi một tảng đá to mà chỉ có người Raglai - một dòng họ gia nhân của hoàng tộc Champa cuối cùng mới mở được bằng bài phù chú bí hiểm với lễ vật. Câu chuyện này hấp dẫn các nhà sử học và hàng lớp người đã lên đường tìm kiếm. Không lẽ Thi Nga đang nói về nó chăng. - Nếu không ai mở được sao ba cô trước đây lại vào được? - Nó tự mở theo chu kì, và chu kì này sẽ đến vào ngày mai. - Chu kì? - Đúng vậy, ngày cửa mở chính là ngày diễn ra nghi lễ theo chu kì 12 năm một lần. Kì Phương thấy bắt đầu thú vị. Sáng nay đã có một người buột miệng ra từ ‘’Chu kì’’. Thật ngốc nghếch nếu coi hiện tượng trên Yoni hôm nay là tín hiệu của một chu kì cánh cửa xa lắc nào đó nhưng cũng không được bỏ qua bất cứ điều lạ thường nào. Thờ cúng với tôn giáo như máu nuôi cơ thể, mà thờ cúng luôn luôn diễn ra theo đúng chu kì. Vì vậy nếu muốn một cơ hội nhìn sâu vào một tôn giáo nào đó phải mục kích cho được các chu kì thờ cúng và lễ hội của nó. Thông thường chu kì này diễn ra vào một ngày giờ cố định hằng năm như lễ kate chẳng hạn, nhưng chu kì dài đến một con giáp thì anh chưa nghe bao giờ cả. Phải chăng đây là một nghi lễ tà giáo bí mật và hiếm hoi còn tồn tại trên thế giới này. Kì Phương lật từng trang một cách vô thức và mắt anh nhanh chóng lạc vào thế giới âm u thần bí. Khi nhìn xuống, anh bỗng rùng mình đánh rơi cuốn sách. Bàng hoàng mất vài giây anh mới dám nhìn xuống một bức ảnh văng ra nằm trên mặt đất. Không thể tin nổi. Chính giữa yoni là một dòng chữ kì quái đập vào mắt: -
0 Rating 249 views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On March 4, 2014
Xem link http://www.nguoicham.com/faqs/view/22 về cách đánh chữ Cham trong www.nguoicham.com   nï j_ MtUE a@H hU_ aM_ t@È S_ aNÈ S_ a`mÈ m^. , a`mÈ N. p`pH p`pUÒ pp@H abU_ r# M! S^™ `tÒ Rp# OT@ nd€ OT@ `pUÇ , OT@ n`dUÇ OT@ RbUH , bL@H iN_ pnd® FÈ RgUÈ h`gÈ j! nyU_ alH , lÇ FÈ a@H `jY( , pnd® N@ FÈ apH dUaH RbH pbU_ r# SUa. j! nyU_ a@H N@ , hrE Oy@ hrE nyU_ kRh_ N@ dUaH c@È OhL@È hlUÈ l. b_ `m `jÈ t`p™ t_YÈ cndYÈ FÈ OkL@ b@H _@È , S_ b@H Rp# , S_ b@H a`nH , S_ b@H S^™ , FÈ bL@H nyU_ b_ pmbUjmbU_ dï mbL! , ur! tM_ tbYÈ TE mb@H lj! `W tfï lÇ , FÈ _@È M! gLUH N. `pYH FÈ h`gÈ Oy@ nï , j_ MtUE lÇ FÈ `pYH pbLE m`b( , ur! lÇ TE `kÇ bLE SE RbE kÇ , MyH h_ pbLE hd€ S_ b@H , j_ MtUE lÇ _@È Rp# OkL@ pLUH kUa. , _@È a`nH dUa_ pLUH kUa. , _@È S^™ S_ pLUH kUa. , `tÒ TU_ nyU_ N@ dUaH `dU. lnj_ MÈ p# h`Rn! pmbU_ jmbU_ bL@H b_ OkL@ b@H _@È N. N@ `a* a* ptTÈ , m^. hU_ S_ # dl* plE N. hU_ jN! kÒ k® Rp# rE bL@H a@H hU_ aNÈ lkE , t@È S_ ur! aNÈ kmE dr_ m^. , y) hrE tUÈ MnUÈ knj@È N. kRh_ tbYÈ N@ dUaH `kH apUE `m bUH pndYÈ aY_ k_ aM_ nyU_ MnyU* , m^. S_ hrE N. Rb* gUH brmgUH aNÈ kmE # N. `pH pmb! j! bmb! j! Tï Sï tbYÈ N@ dUaH `kH apUE pÈ kv€ S! `jÈ `jÈ N. Oy@ rH `m m^. , bL@H v. N. nyU_ tbYÈ RtUH dï pmb! j! bmb! j! tlÈ M# mb@H apUE hdH pÈ mbL! l. jl. , nyU_ N@ pÈ apUE j_ MtUE cUH `a* a* _@È N. nyU_ MÈ `g `k kkÇ apUE mb@H OkL@ b@H _@È a* tTÈ B# nyU_ pC€ lÇ aFH apUE , nyU_ MÈ `g `tH pcH _@È N. ab^H , brUW M! j_ MtUE J@È `m dU! dï aW ur! kmE N. kj) , gnd^È lÇ hb® FÈ k_ _@È nyU_ pcH ab^H , urÈ nï by® _@È SY* `vÈ k_ nyU_ bï RdH , _@È N. hU_ ur! `cÈ `jY. dhLUW pnd® FÈ , bL@H pcH ab^H , FÈ h`gÈ b_ k_ ur! hrE nï pSUmU_ , g* nd€ g* dU! a@H pl@ , ur! kmE N. `pUÇ a`nH d. lÇ , `l l{ p`j an^™ lUaï `bÈ , nd€ Oy@ hlE j! j_ MtUE a@H p! , nd@È FÈ `rU. RT^( , ur! kmE N. `hUÇ nd_ MlUW , S# `hUÇ nd_ a`mÈ aM_ M`dH tg@È hmï™ Mh^™ `pUÇ lÇ t# p@H , brUW M! nyU_ v® `gL dUH TUaÈ SUaÈ k# MH dï tf^. by® k_ _@È pcH N. M! j_ MtUE pl@ tf^. lUaï dU! hU_ Tï Sï N@ S! , apUE j! a@H hU_ k# j! lh^È , dUH h`t N@ `kH apUE pÈ S! ur! pk. b_ `m bUH pndYÈ aY_ k_ aM_ MnyU* , bL@H dï N. aNÈ kmE N. d€ dï rUW rï , dm. k# S# Sn! `hUÇ dï a`mÈ aM_ OT@ k_ k# lh^È `jY( rUaÈ hk^È , Md_ hrE Md_ `rÁ rUW , a`mÈ aM_ mb@H aNÈ rUW rï a@H mb@H nd€ `pUÇ bUE `bÁ , brUW M! a`mÈ tfï lÇ , hb® `kÇ kÇ aNÈ M# r@H rU) pB) Oy@ r_ rUaÈ hk^È Oy@ N. , MyH Oy@ hlE N. aNÈ nd€ bï tpÈ , jUaï pd! pjUaï hb! rU) `c , brUW M! aNÈ N. lÇ , dhLÈ kUÈ J@È aY_ tb! bL@H tTUaÈ tSUaÈ k# tM_ bfU. lh^È , dhLÈ S_ gH `hUÇ dï a`mÈ aM_ t# p@H , S_ gH rUW dm. k# m`b( a@H tM_ nd^H a@H v® , brUW M`rÁ rU) `RdH nï , bL@H a`mÈ N. N@ nd€ `vÈ S# aM_ k_ p`nUÇ aNÈ aK. Oy@ N. , `S( aM_ `W tfï `vÈ lj! nyU_ nd€ S_ kD_ Oy@ N. rE , S# nyU_ lÇ dm. k# S# `hUÇ dï a`mÈ aM_ l@ Rt_ M`t m^. , bL@H aM_ N. `bY S# a`mÈ lÇ jUaï `pUÇ lÇ `h T@È RdÈ aNÈ jUaï , pgUH nï apH MnU^S_ `m nyU™ nyUÈ aY_ tb! dUaH mb@H `h a@H mb@H j! lh^È `jY. rE , lUaï k_ Ok@ N@ nd€ pOm@( S# BU* plE RbE d_ ab^H RdE d* dl* plE TE l`gH k@Ò S# aNÈ kmE RdE `m lÇ , TE nyUÈ aY_ bfU. dUaH mb@H k# N. RdE pK^. aNÈ kmE RdE k_ nyU_ `j , hdE hrE krE p`nUÇ a@H hU_ Rt_ , BU* plE d_ `m nd€ Oy@ N. , `S( hd€ d* l`gH MrYÈ `g) p`gU. hrE `m nyUÈ aY_ dUaH B# b@H Mt_ a@H mb@H , `tÒ hrE hdE j_ MtUE `m tfï # N. lÇ hrE pRbUaï brUaï dhLÈ N@ rl# a@H hU_ d@È dï S! Sï `m nyUÈ aY_ dUaH k# k_ S`A kmE a@ , MyH bYÈ k# tTUaÈ tSUaÈ `lÈ tM_ bfU. hb® a@H mb@H , aY_ Rk# g. nyU_ `TÈ , brUW M! # mUÈ N. lÇ , MyH h_ nyUÈ dUaH mb@H k# j! Oy@ p`nUÇ v_ n`dUÇ TttYÈ bYÈ `j , j_ MtUE MÈ k# kmE by® k_ _@È pcH M! hrE dOhL@ N. pLH p`d) b_ RtU. bfU. , nyU_ FÈ MFÈ nyUÈ S_ kS. , p`y. p`y® k# tg@È , tfï # mUÈ lÇ n`j) lE , MyH a@H n`j) lUaï k_ dhLÈ nyUÈ dUaH `vÈ , # mUÈ N. lÇ n`j) k# N. p`j , b_ tg@È `bÈ j_ MtUE tg@È `m `T `yU.TÁ K. aW , # mUÈ N. tM_ S! `W aNÈ lÇ k# nï S`A h_ nyUÈ dUaH mb@H p`j , `S( # mUÈ N. lÇ p`nUÇ Ok@ nd€ TttYÈ bL@H TE nyUÈ dUaH mb@H k# N. F) FÈ MtUW , p`nUÇ a`mÈ aM_ nd€ S_ b@H N. kL@H S_ kD_ , # mUÈ `bY `g) kRhï kRh_ hrE SY* tUÈ tnRyUaH FÈ m`b( MnyU* j_ MtUE S# aNÈ `j , brUW M! j_ MtUE lOk@ nd€ `vÈ lÇ , T. pj. dhLÈ MtUE MD® S_ b@H ak@È M# , kT@™ rmbH l@ a@H K^. c# Oy@ N. , aNÈ kmE v_ `C MH prYÈ , T. dhLÈ Oy@ hlUW gUiÇ RTÈ dï mbUÒ m`bU. kr* , urÈ nï dhLÈ lOk@ dï v_ OkL@ b@H p`nUÇ , v_ RbE ad™ k_ adE kmE N. MyH dhLÈ N@ t@ ht@ `m S! N. `W dhLÈ S`A N. , v_ lkE v_ kmE `W dhLÈ aNÈ N. `bÈ , S# hlE hlE dhLÈ `m , v_ RbE S_ d. krH k_ dhLÈ ny& S_ hrE , S# v_ RbE k_ dhLÈ S_ rtUH N# prYÈ d€ N. bL@H pd@È kd@È , hd€ b@H p`nUÇ j_ MtUE nd€ # mUÈ N. `hÁ ab^H S# # mUÈ N. lÇ yH aNÈ Sï d@È hd€ hrE j! hU_ rE , bL@H # mUÈ MÈ prYÈ RbE k_ j_ MtUE S_ rtUH S_ `jY. , j_ MtUE t@È prYÈ bL@H tOD@ ayUH # mUÈ S# adE kmE TU™ SY* TUÈ SY* bL@H lOk@ RdE tbYÈ N@ `j , j_ MtUE N@ pÈ S! a`mÈ `jYfp`jY( nyU_ , g@È a`mÈ nyU_ rUaÈ , nyU_ kRh_ r# dUa_ OkL@ hrE a@H ptUaH a`mÈ nyU_ `pÈ j^) , nyU_ pbLE S! a`mÈ nyU_ k_ ur! ab^H , t@È S_ rtUH S_ `jY. Rt_ , nyU_ T* `T T. T{ pSY* pJÈ b_ a`mÈ nyU_ N@ pyUa_ dï p@ tz_ ry_ bL@H nyU_ glÇ N@ lOk@ RdE dï a`mÈ aM_ r# bL@H kLÈ Ng® N@ hUa! `j , brUW M! nyU_ tbYÈ N@ y€ S_ aV_ v. `d) t`pU. t`pU® r`nH gL! kbW pt€ `g) `m. rl@ RdE , nyU_ `W `m kkE lÇ pN@È h_ p! p`nUÇ Ok@ kkE nï `h , Mnï S`tÒ hdE MyH Ok@ N@ t@ ht@ `m S! ab^H RdE pN@È h_ `h mb@H Ok@ pÈ hlE N. jÈ `g) pOT@ lÇ cE `m S! K^È kNÒ Oy@ N. jUaï v® , Ok@ RbE pjYÈ dOhL@ k_ pN@È h_ S_ pLUH S_ `jY. b_ N@ bLE ah® m`b( S# `g) bL@H hdÒ hd® p`nUÇ Ok@ kkE `j , pN@È gL! kbW MÈ prYÈ bL@H S_UÈ p@ `hÁ S_ M`r) S# `g) , bL@H j_ MtUE N@ S`g) S_ aW dNW Rt_ , jÒ dï aY_ Rk# Rp# , t`pY. N. hU_ ur! d@È jg_ vH rk^È b_ ur! tp_ t@È `jY. m`b( y) TU. bl. `j , nyU_ nd^È tp_ N@ bL@H , nyU_ nd€ S# ut! vH rk^È N. lÇ , Mnï S`tÒ hdE `h mb@H ak@È dhLÈ `m , MyH S`A kT_ vH rk^È b_ TE MT_ Rk# , yH mb@H dhLÈ `m d! `W N. S`A glÇ `m `vÈ vH , b_ dhLÈ tb_ tp_ N@ k_ , bL@H glÇ N@ vH b_ ur! , MyH S`A a! a>! p`nUÇ dhLÈ kkE N. dhLÈ RbE dOhL@ k_ S`A S_ pLUH S_ `jY. , ur! vH rk^È N. `hÁ p! p`nUÇ j_ MtUE nd@. N. t@È prYÈ S_ pLUH S_ `jY. bL@H nyU_ N@ `j , nyU_ N@ `tÒ Ng® Rk# , nyU_ tM_ S! # mUÈ N. hU_ jN! k® , mb@È Mt_ gn) Md_ , hU_ S_ ur! aNÈ kmE dr_ , S# r# S_ RdE a`SH tN@W MrYH SY* l@ , j_ MtUE tM_ S! # mUÈ N. d@È apH , brUW M! # mUÈ N. tfï k`mU. d@È pÈ plE hlE bL@H `m lOk@ d@È apH , `S( j_ MtUE lÇ dhLÈ d@È pÈ Ng® pRn! `m dUaH FÈ apH gL! kbW gL! a`SH m^. , dhLÈ pt@È gl_ dï OT@ FÈ h`gÈ a@ , lOk@ d@È y# lSE hUaÈ m^. , # N. lÇ Ok@ tk® apH h_ S_ TU. OkL@ pLUH kUa. a! lE , j_ MtUE lÇ dhLÈ a@H K^. nd€ `tÒ `jY. p`d , nyU_ d@È `pYH yUaÈ h`rÈ k_ a`SH S# pndYÈ aY_ k_ # mUÈ MnyU* m^. , j_ MtUE l_. t_ tf^. l@ , tM_ d@È r# a`SH a@H hU_ hd€ bl. bL@H a`SH lmÈ pLÈ Oy@ pp. b@È K. , hrE nyU_ N@ yUaÈ h`rÈ k_ a`SH S# pndYÈ aY_ k_ p@ S! nyU_ MnyU* , Ml* nyU_ N@ dUaH cUaÈ yU™ FÈ kr. S# S`A lkE RkH hdH aK® kt^H , nyU_ TUlU_ tUE MRgU_ , y€ dUa_ OkL@ bl. m^. bL@H RkH aK® RtUH kt^H ab^H , bL@H nyU_ dUaH tUE MRgU_ t# yUÈ rb) Mrï ad@H `y( j! OT@ rE , nyU_ FÈ yU™ cUaï S# aNÈ lkE # d@È `jÈ S! p@ nyU_ d@È N. kL@H h`t , # N. an^™ nyU_ `C aNÈ p`jY( dÈ `RdH , # N. d€ dï TUaÈ SUaÈ yv_ lÇ , j_ MtUE MnU^S_ N@ hUa! m^. bL@H RkH hdH aK® kt^H SUnUW bRn^È bL@H a@H hU_ aNÈ kmE k^( pt@È a@ , d€ dï Sn! dm. dl* h`t , # N. SUaÈ yv_ rl@ m`b( l@ , brUW M! j_ MtUE hmï™ Mh^™ nyU_ lÇ S# # N. lÇ , MyH v_ a! `kY( k_ dhLÈ FÈ yU™ S# aNÈ lkE v_ d@È `jÈ v_ N. dhLÈ n`y z{tk_ v_ N@ `pUÇ aNÈ kmE p@ S! dhLÈ bï hU_ k_ dhLÈ `bÈ , t@È hU_ k_ dhLÈ Sï d@È `jÈ v_ `j , brUW M! # N. p! kD_ N@ `pUÇ , # mUÈ N. lÇ aNÈ S_ RdE S_ S! bL@H pK^. k_ MnU^S_ N@ hUa! , a@H OT@ S_ b@H h`gÈ Oy@ N. hb® Sï n`j) kÇ , nyU_ lOk@ d@È y€ hUaÈ m^. , nyU_ a@H K^. t@È `jY. p`d , v_ nyU_ lÇ j_ MtUE dï OT@ h`gÈ a@ , dhLÈ lOk@ nd€ k_ v_ nyU_ OT@ , j_ MtUE FÈ yU™ S# aNÈ dhLÈ kL@H h`t , dhLÈ OT@ nyU_ RkH dï aK® kt^H g`n( `cY( rb) Mrï ad@H `y( j! OT@ ab^H , dhLÈ dm. l@ , bL@H dhLÈ dï hU_ aNÈ kmE Sï pK^. k_ nyU_ a@ , brUW M! dhLÈ `m `bY S# S`A ,, # N. `m S! j_ MtUE TUaï tfï lÇ , v_ N@ nd€ hU_ lE , # jnyUÈ N. aK. lÇ `vÈ , ur! lÇ k`mU. gl_ pt@È a@H OT@ h`gÈ `m lOk@ d@È y# hUaÈ m^. , a@H K^. MÈ `jY. p`d TE kÇ Sï tk® , j_ MtUE aK. lÇ , bYÈ m^. , dhLÈ dï T* `jY. p`d ur! a@ , dhLÈ hU_ S_ rtUH S_ `jY. prYÈ b_ tUE m`b( rH jl. , dUa_ pLUH S_ `jY. d@È dlp. pLUH pjY# prYÈ Rt_ , dhLÈ p@È pyUa_ dï # mUÈ N. tM@W M! N. Snï `m dhLÈ a@H k_ pr# S_ `jY. hlE a@ , bL@H dhLÈ Sï MÈ `jY. d@È apH `vÈ FÈ h`gÈ , N. kyUa_ dhLÈ a@H tk® m`b( PÈ plH , `jY. p`d pÈ S! dhLÈ j! d@È m^. v_ , `tÒ hrE hdE # jnyUÈ N. N@ rH aK. `vÈ k_ # mUÈ N. p! hd€ b@H p`nUÇ j_ MtUE nd€ Oy@ N. , # mUÈ p@ S! N. v® `gL lÇ , bYÈ nyU_ pyUa_ dlp. pLUH prYÈ d@È tM@W a@H hU_ m`b( PÈ plH , brUW M! # mUÈ p@ S! N. glÇ jUÈ # jnyUÈ N. nd€ `vÈ S# j_ MtUE nd€ lÇ hU_ p`j , c! a`iÈ hrE SY* tUÈ tnRyUaH kRh_ m`b( MnyU* pnd^H aNÈ MtUW `j , j_ MtUE nd€ S# # jnyUÈ lÇ n`y tk_ v_ an^™ N@ nd€ `vÈ S# # mUÈ p@ S! dhLÈ lÇ , MyH a! dhLÈ FÈ aNÈ MtUW N. lOk@ v_ S# p@ S! dhLÈ NH RgUÈ y* t`k N@ t€ a`mÈ aM_ nd€ k_ M! dhLÈ a! , `S( # N. jUÈ # jnyUÈ N@ S_ t`k S# j_ MtUE tbYÈ pRn! t€ a`mÈ aM_ nd€ ptTÈ p`nUÇ kD_ , `tÒ hrE b_ `g) N@ MT_ aDUa_ `tÒ Rk# , mb@H ur! krH vH rk^È b_ ur! N@ hU_ MT_ Rk# , j_ MtUE plUaï S) `W ur! vH rk^È glÇ ak@È `vÈ r@È vÈ rk^È b_ nyU_ tp_ , ur! vH hk^È N. Mh^™ S) nyU_ `W b_ ur! `lH `cÈ S_ gH , tp_ `m `tÒ `cÈ `g dï al_ , `kU® tf^. pOT@ lÇ cE `m S! bL@H d_ nyU_ S# dUa_ # N. RtU. rk^È vH tp_ `j , S# a@H mb@H nyU_ RbE `jY. , dUa_ # N. N@ hdE `kH `g) d€ dï pnkS_ lÇ j_ MtUE FÈ h`gÈ bL@H ur! `W cE , yH nd^È hk^È j! ur! a@H K^. MÈ `jY. , N@ k`jÈ Sï `tÒ plE mb@H r`nH d@È gL! kbW S_ t`pU® tlÈ M# mb@H ak@È j_ MtUE jÈ `g) n`dUÇ `m `tÒ `kU® tf^. kUÈ ak@È a`u. pOT@ cE `m S! nyU_ dr! pN@È gL! kbW N. S_UÈ p@ S_ M`r) `j , bL@H dï N. nyU_ b_ dUa_ # N@ pÈ S! a`mÈ aM_ nyU_ , brUW cUÈ ak@È RtU. dï pbH bmb! j! # mUÈ mb@H a`u. tfï lÇ aNÈ N. `m S! , bL@H aNÈ kmE # N. mb@H n`dUÇ `m a`u. tfï lÇ S`A N. `m rv! S! , nyU_ `hÁ lÇ `m rv! S! , bL@H M! # mUÈ N. d_ dUa_ # N. d@È dï F@È pp. , aNÈ adE nyU_ kRh_ pT@ p`T lSE aY_ rl@W ik. alÈ t`p ah® MN! pyÈ pnd* dUa_ # N. S# nyU_ hUaÈ m`b( `_ d`h bL@H j_ MtUE tg@È `kU® tf^. d! nd€ S# # mUÈ N. lÇ dhLÈ N@ d€ TU. Mnï , ur! b_ tY. an^™ dhLÈ , urÈ nï ur! tUE `m `pUÇ dhLÈ FÈ MtUW , yH a`mÈ aM_ an^™ `hÁ k_ dhLÈ M! K^. , `lH p`nUÇ # mUÈ N. `hÁ `j , kRh_ FÈ pyÈ pnd* `vÈ S_ v. Rt_ , bL@H `bL nd€ `pUÇ bUE `bÁ lOk@ RdE b_ `g) `vÈ Ng® Rk# , j_ MtUE S# dUa_ # N. `m `tÒ S! p`lÈ kL@. d@È al_ SUaÈ yv_ lÇ mUÈ `lÁ mUÈ , mUÈ hdï) N. tfï lÇ hb® kÇ , dUa_ # N@ jM@W `h hg@ bL@H d€ Sï SUaÈ yv_ , brUW M! # N. aK. S# mUÈ lÇ , hb® kÇ nyU_ lÇ `m hUa! lOk@ d@È apH y# hUaÈ m^. bL@H a@H OT@ hb® nyU_ N@ `tÒ hlE , `d) ur! hlE `S( ur! `kU® tf^. `W cE ab^H , v® `gL Sï pnkS_ Rc^H , N@ nd€ RgUÈ aNÈ MtUW j! tUaH l) g) Mk® rE , mUÈ jUaï b^D_ h`t dï h`gÈ Rt_ jUaï , # mUÈ kRh_ hrE SY* tUÈ tnRyUaH bL@H T* `T drÈ d^H RbH p`d FÈ m`b( MnyU* pnd^H pd@È aNÈ MtUW d@È S# `g) TUÈ SY* FÈ m`b( afUE pjYÈ p`jY( `tÒ mUÈ SUM_ nyU_ rtUH TU. th_ N. dUa_ hdï) pS! j_ MtUE d@È K^È m`b( afUE S! dN@È ayUH SÈ S# `g) `tÒ th_ ndUa_ mUÈ pt^H `j ,,
0 Rating 581 views 2 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On January 31, 2012
Năm hết Tết đến, người Việt khắp nơi đn Tết. Cả khi ra nước ngoi, họ vẫn kh㠴ng chối bỏ Tết cổ truyền dn tộc. Ring những đứa con d⪢n Champa lưu lạc, vừa t ỏi vừa chịu cảnh đời tha hương, th kh�ng c “Tết” của mnh. Để㬠 được quy quần bn nhau, kể cho nhau nghe thi⪪n lịch sử oai hng của dn tộc, h颡t khc dn ca trầm buồn của quꢪ hương, v nhảy những điệu ma truyền thống của tổ tiສn cho vơi đi nỗi buồn mong nhớ. Video clip Kỷ Niệm 10 Năm Ng y Thnh Lập Hội BTVH Champa ࠠMay thay mong ước giản dị chn chất ấy được giải tỏa phần no từ khi c⠳ Hội I.O.C ra đời năm 1986 tại U.S.A, sau đ l Hội Bảo Tồn Văn H㠳a Champa. Hội đ qui tụ người Champa từ u Chアu đến Mỹ Chu để tổ chức lễ hội Kat. D⪹ cn nhiều trở ngại, cn vⲠi kha cạnh chưa đồng thuận, nhưng với bao nhiu th�nh tch đạt được, th đ� l cng lao to lớn của cả một tập thể. Vậy mഠ mới đy, một tc giả tr⡪n Harak Champaka đ cố tnh xuy㬪n tạc thnh tch đ୳, hng chối bỏ n. Để biết tⳡc giả đ đ xuy㣪n tạc thế no, trước hết ti thử điểm qua thഠnh tựu của Hội. 1. Hội Bảo Tồn Văn Ha Champa U.S.A. Ngay buổi đầu th㠠nh lập, v sau mấy mấy năm hoạt động, Hội I.O.C. đ tổ chức th࣠nh cng vượt bậc lễ hội Kat v䪠o thng 11.1994, tại giảng đường của Trường San Jose State University với khoảng 500 quan khch Champa - Việt - Mỹ tham dự. Qua những trang phục truyền thống của đồng hương trong lễ hội, cᡡc tiết mục văn nghệ thật đặc sắc gip quan khch Việt - Mỹ hiểu thꡪm về mục đch v � nghĩa của đại lễ Kat, về văn ha cổ truyền d곢n tộc. Sau lễ hội Kat lịch sử ny, cꠡc đồng hương Champa cảm thấy sung sướng tự ho được nối gt tiền nhೢn thực hiện một lễ hội truyền thống đ gắn liền với lịch sử dn tộc từ khi dựng nước năm 192 đến khi mất nước năm 1832 (theo sử gia Tiến sĩ Po Dharma).㢠 Mặc d đ mất nước gần 180 năm, nhưng lễ hội Kat飪 vẫn cn đ vⳠ ngy cng phࠡt triển. Mọi người dn Champa hải ngoại hy vọng rằng truyền thống qu b⽡u đ được pht huy mạnh mẽ trong những năm kế tiếp.㡠 Rồi những năm kế tiếp con dn Champa lưu lạc im lặng. Suốt ba năm liền (1995-1997), b⠠ con Champa nơi hải ngoại khng hề c được cuộc gặp mặt, cho d䳹 l cuộc họp đơn sơ để kỷ niệm Kat truyền thống.ઠ Quần chng Chăm trong những năm thng nꡠy rất lo lắng khng hiểu v sao Hội I.O.C ngưng hoạt động.䬠 V phải đến bao giờ th Hội mới tଡi xuất hiện? Đ3 l nguyn nhઢn khiến ra đời nhiều tổ chức bảo tồn văn ha Champa tại Hoa kỳ. Hội Bảo Tồn Văn Ha Champa đ㳣 khai sinh trong hon cảnh trống vắng của lịch sử trn.ઠ Mục đ-ch của Hội Bảo Tồn Văn Ha Champa Mục đ㠭ch của Hội l nối gt cೡc bậc tiền nhn giữ gn v⬠ pht huy văn ha bản sắc d᳢n tộc, tiu biểu l tiếng n꠳i v chữ viết Champa, cc phong tục tập quࡡn, lễ nghi truyền thống, cụ thể l lễ hội Ilim đầu năm vഠ Kat truyền thống, phổ biến lịch sử Champa cho thế hệ con chu ở hải ngoại.ꡠ Hội Bảo Tồn Văn Ha Champa được hnh th㬠nh l nhờ cng lao vận động đളng gp của một số cc bậc nh㡢n sĩ, tr thức Champa tại Hoa Kỳ, Canada v Ph�p, cng với sự hậu thuẫn đng đảo của c鴡c tầng lớp thanh nin sinh vin học sinh Champa tại Hoa Kỳ.ꪠ Bước đầu thnh lập, Hội đ gặp nhiều khࣳ khăn về ti chnh lẫn cơ sở để sinh hoạt. Nhờ sự giࡺp đỡ của gia đnh ng Yassin B촡, một nhn sĩ trong cc th⡠nh vin của Ban sng lập Hội, đꡣ cho mượn tư gia lm trụ sở sinh hoạt của Hội; ng Đắc William Kiết, một nhഢn sĩ tr thức Chăm, thnh vi�n Ban sng lập Hội, đ cᣳ cng vận động cc nh䡢n sĩ, tr thức Champa hậu thuẫn cho sự khai sinh Hội, v �ng ta cũng l người đ đem hết t࣢m huyết của mnh cng với 카ng Yasin B đ sang bằng mọi trỡ lực từ nhiều phᣭa trong vấn đề thnh lập Hội Bảo Tồn Văn Ha Champa tại USA. ೠ Hội BTVH Champa tại U.S.A; ng Đắc Jimmy Thin một tr䪭 thức Chăm, thnh vin Ban sડng lập, đ c c㳴ng trong việc lo thủ tục php l để Hội hoạt động hợp phὡp theo luật php của Hoa Kỳ. Ngoᠠi ra Hội BTVH Champa thnh thật ghi nhận cng lao của cഡc vị nhn sĩ, tr thức sau: ⭔ng Y Klong Adrong, một nhn sĩ Champa vng Cao Nguy⹪n, cố vấn cho Hội tm nguồn ti ch젡nh cũng như gip hội trường để sinh hoạt; ng Tiến Sĩ Po Dharma, gi괡o sư trường đại học Sorbonne Paris, nh viết sử Champa, đ gửi b࣠i thuyết trnh về "Vấn đề nguồn gốc lịch sử, văn ha Champa v쳠 cộng đồng Champa hm nay" trong ngy ra mắt Hội; 䠴ng Dương Tấn Sở, ng Hoa Đnh Sổi, 䬔ng Lư Thi Nhn, ᠴng Đặng Chnh Anh, ng Bᴭch Văn Thin, ng Huỳnh Th괡i Sơn, cc bậc thn hᢠo nhn sĩ Chăm, đ c⣳ cng vận động trong giới cao nin Champa ủng hộ việc th䪠nh lập Hội. ng Hakem Masales Moly, một nhԠ lnh đạo tinh thần của b con Chăm v㠹ng Sacramento v phụ cận, đ t࣭ch cực đng gp 㳽 kiến xậy dựng trong việc bảo tồn tiếng ni Chăm trong ngy ra mắt Hội. 㠔ng Hong Kim Gia, chủ tịch Lin Minh Những Người Tị Nạn Chăm tại Hoa Kỳ, đણ ủng hộ về tinh thần lẫn ti chnh để Hội cࡳ thm phương tiện hoạt động. Hội BTVH Champa cũng khng qu괪n cng lao của ng B䴭ch Văn Mười, một tr thức Chăm hiện định cư tại Canada, đ nhiệt t�nh gip đỡ kiến cho việc x꽢y dựng Hội. ng Mai Tường, một nhԠ nghin cứu về lịch sử Champa, đ đꣳng gp bi vở, tiền bạc, c㠴ng sức thuyết trnh cho ngy ra mắt Hội. 젔ng B Đại Long, một chuyn vi᪪n nồng cốt về Chim ngữ v lịch phꠡp Chăm. Ngo i ra Hội cũng khng qun ch䪢n thnh cảm ơn tất cả qu vị đୣ c mặt trong Hội nghị thnh lập v㠠 ngy ra mắt Hội. Sau hội nghị thࠠnh lập, Hội quyết định tổ chức đn mừng lễ hội Illim đầu năm Mậu Dần (theo lịch Champa), kết hợp với việc l㴠m lễ ra mắt Hội cng ton thể b頠 con Champa nơi hải ngoại vo 4.7.1998 tại hội trường Trung Học Overfelt, thuộc thnh phố San Jose. Trong bầu kh࠴ng kh nắng ấm của ngy xu�n, con dn Champa từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ tề tựu về đy để l⢠m lễ đn những năm mới v ch㠺c mừng cho sự ra mắt của Hội BTVH Champa được tiến triển tốt đẹp. Khoảng 300 đồng hương Champa tham dự. Buổi lễ bao gồm trnh diễn văn nghệ truyền thống do cc em thanh ni졪n Champa biểu diễn, đ bng giao hữu giữa hai đội thanh niᳪn Chanmpa San Jose v thanh nin Champa Seattle. ઠLễ hội đ kết thc trong tiếng hoan h㺴 cổ vũ cho cc cầu thủ đ bᡳng của hai đội thật l si nổi, vഠ ho hứng, đnh dấu một ngࡠy mới của lịch sử Champa nơi hải ngoại. ng Hakem Masales Moly phԡt biểu trong ngy Lễ Hội Kat -2005 ઠ Để thực hiện theo đng điều lệ v t꠴n chỉ của Hội đề ra, Hội BTVH Champa đ tiến hnh tổ chức lễ hội Kat㠪 năm Mậu Dần, 25.10.1998 Dương lịch (vo khoảng đầu thng Bảy Chăm lịch) tại hội trường do ࡴng Y Klong Adrong bảo trợ, trn đường 2400 Moorpark Avenue, thuộc thnh phố San Jose. Gần 100 đồng hương tham dự lễ hội. Mở đầu lꠠ lễ đặt vng hoa ln đ⪠i tưởng niệm những vị c cng với d㴢n tộc l một điển hnh, thứ đến lଠ những bi đọc tiểu sử để vinh danh cc vị anh hࡹng của dn tộc. Cng lao vⴠ sự nghiệp của cc vị vua như Po Klong Girai, b Chᠺa Po Sah Inư, vua Po Bir Thor (tức Chế Bồng Nga). Những giy pht tưởng niệm trang nghi⺪m knh cẩn, bi h�t Khik Bhum Pasai vang ln như một sự nhắc nhở nhau cho bangsa Champa vẫn l một nỗi đau của mỗi người, những bꠠi diển văn nhắc lại thn phận mất nước v những b⠠i pht biểu ku gọi về nguồn trong nước mắt của những bật trưởng l᪣o. Ku gọi tnh đoꬠn kết dn tộc v k⠪u gọi những con chu hy biết ơn cᣴng lao của cc thế hệ cha ng chᴺng ta. Nhắc nhở con chu đừng qun m᪬nh l con dn Champa vࢠ hy hnh diện v㣠 tự ho về điều đ. Nhắc nhở con chೡu dẫu đang ở phương trời no vẫn nối gt truyền thống di sản của tổ ti೪n. Đy l di sản qu⠽ gi trong cuộc sống của một nền văn ha cao đẹp. Bởi thế chᳺng ta cần gn giữ pht huy v졠 trn trọng n. Những thứ nếu mất đi rồi thⳬ khng bao giờ trở lại. 䠠 Xen kẽ với cc tiết mục đọc tiểu sử c phần phụ diễn văn nghệ do thanh thiếu niᳪn đảm trch. Chương trnh lễ hội diển ra thật nghiᬪm trang v hấp dẫn, li kഩo sự ch của đồng hương ngay từ đầu đến cuối. Sau c꽹ng l phần ăn trưa v văn nghệ cࠢy nh l vườn do cࡡc em thanh nin biểu diễn. Chương trnh lễ hội kết thꬺc trong niềm hn hoan v bờ bến của mọi người. Tất cả cⴹng nắm tay nhau ma khc nhạc d꺢n tộc trong tiếng cười chan ha cng những d⹲ng nước mắt hạnh phc. ꠠ Bước đầu vo năm Kỷ Mo, Hội BTVH Champa đࣣ tham gia hội chợ Tết cng với cộng đồng Việt Nam Bắc California, 20.2.1999, tại Fairground thuộc thnh phố San Jose. Hội đ頣 thu một gian phng để triển l겣m hng cng nghệ phẩm, cഡc hnh ảnh sinh hoạt của đồng bo Champa ở quốc nội cũng như hải ngoại. Ban thanh ni젪n của Hội đ tham gia biểu diễn ba tiết mục văn nghệ truyền thống Champa cng với đội văn nghệ của nhiều hội đo㹠n Việt Nam khc tại khn đᡠi chnh của Hội Chợ Tết để truyền b văn h�a chăm cho cc cộng đồng bạn ni chung v᳠ b con Champa ni ri೪ng. Sau Tết Nguyn Đn Việt Nam, Hội BTVH Champa tổ chức ngꡠy lễ hội Ilim đầu năm Kỷ Mo theo lịch Champa v䣠o 18.4.1999 tại Cunningham Park thuộc thnh phố San Jose với sự tham gia của hơn 100 đồng hương Champa. Trong buổi lễ, Hội đ trao tặng những tấm lịch Champa đến c࣡c gia đnh đồng hương c mặt trong buổi lễ v쳠 sau đ gửi tặng một số lịch Champa cho cc th㡢n ho nhn sĩ Chăm ở xa. Ngoࢠi ra Hội cn gởi tặng những tầm lịch cho một số vị nghin cứu về lịch sử Champa ở qu⪪ nh để cng tham khảo. ๠ Hnh ảnh Triển Lm Văn H죳a Champa trong ngy Tết Nguyn Đડn Việt Nam Ngo i việc ch trọng đến cng t괡c tổ chức lễ hội truyền thống cho đồng hương, Hội BTVH Champa cn mở những lớp xa m⳹ chữ Chăm cho thanh thiếu nin sinh vin học sinh Chăm cꪳ nhu cầu biết đọc biết viết chữ Chăm. Lớp học đầu tin đ ch꣭nh thức khai giảng vo 2.6.1999 tại tư gia ng Kiều Ngọc Quyപn, mỗi tuấn học vo tối thứ Bảy từ 7 giờ tới 9 giờ. C࠳ khoảng 10 học sinh theo học v gio viࡪn đứng lớp l ng Bԡ Đại Long. Lớp học đ kết thc v㺠o 30.8.1999 khi ma tựu trường của học sinh đến. Chương trnh hoạt động của Hội từ đầu th鬡ng 9.1999 đến cuối năm 1999 l tổ chức những buổi tập dượt văn nghệ cho cc em, cࡡc chu thanh thiếu nin trong Hội v᪠o cc ngy cuối tuần, chuẩn bị trᠬnh diễn trong dịp lễ Kat sắp tới, 10.10.1999 (tức vo khoảng m꠹ng 2 thng 7 Chăm). Vo dịp lễ Katᠪ năm nay, Hội pht hnh Đặc san Vijaya đầu tiᠪn đến cng qu độc giả trong v齠 ngoi cộng đồng Champa. Đࠢy l phần sơ kết cc hoạt động của Hội BTVH Champa từ khi thࡠnh lập cho đến cuối năm 1999. Trong những năm kế tiếp, hội Bảo Tồn Văn H3a Champa cứ theo truyền thống ấy. Mỗi năm với nỗi mong nhớ qu* hương da diết, những đứa con Champa lạc loi lại tm đến với nhau để cହng hướng về cội nguồn tổ tin. D꠹ cuộc sống ngổn ngang cng việc mưu tm kế sinh nhai tr䬪n đất khch qu người họ vẫn d᪠nh trọn thời gian, vượt qua mun vạn kh khăn để t䳬m đến với nhau cng tổ chức Kat hằng năm rất long trọng. C骳 cả những bo ch Việtnam cũng c᭳ mặt. Jalan Riya viết, trong Kat*: Lễ hội Champa truyền thống v triễn vọng “lần đầu tin xem cuốn băng DVD nhiều người Chăm ở quપ nh đ xࣺc động đến rơi nước mắt. Họ khng tin vo mắt m䠬nh với những hnh ảnh Kat qu쪪 hương trn đất Mỹ, vừa mừng vừa hnh diện rằng những điệu m꣺a quạt truyền thống, những điệu dn ca mộc mạc di sản của tổ tin vẫn được người Chăm x⪣ hội sinh ra v lớn ln trપn mnh đất mới đầy thử thch đối với truyền thống n㡠y nng niu trn trọng.”⢠ Hy nghe cảm xc của t㺡c giả sau khi đ tham dự những Kat khắp mọi nơi trong v㪠 ngoi nước:“T࠴i đ từng tham dự nhiều hội Kat, nhất l㪠 tại qu nh, từ lꠠng ny qua lng khࠡc, từ Phan Rang đến Phan R, từ Sng L�ng Sng đến Malm, hay tại S䢠ign. T⠴i thấy Kat được tổ chức mỗi nơi mỗi vẻ, ngay cả tại Mỹ, qua những ti liệu sinh hoạt vꠠ hnh ảnh video của Hội Bảo Tồn Văn Ha Champa, U.S.A.쳠 Kat ở đy cꢳ một nt ring của n骳. D9 hnh thức c kh쳡c, mới lạ, nhưng nội dung vẫn l sự nhớ ơn v vinh danh cࠡc bật tiền nhn Champa , những vị c c⳴ng với đất nước, xậy dựng hay gn giữ hay tạo sự an cư lập nghiệp, phồn vinh cho con dn Champa trước đ좢y”. Đạt được cc thnh quả nᠪu trn, một phần l nhờ tinh thần dꠡm hy sinh cao cả cho sự nghiệp bảo tồn văn ha bản sắc dn tộc của c㢡c anh em Hội vin, khng nề h괠 gian khổ kh khăn, vượt qua biết bao nhiu trở lực, c㪹ng nhau đon kết gp c೴ng sức tiền bạc, một phần l nhờ sự hậu thuẫn của qu đồng hương mặc dཹ khng trực tiếp tham gia cc sinh hoạt của Hội, nhưng lu䡴n hiện diện trong cc ngy lễ hội trọng đại của dᠢn tộc. Hội Bảo Tồn Văn H3a Champa xin chn thnh cảm ơn sự c⠳ mặt của qu vị trong cc ng�y lễ truyền thống cộng đồng v xem đ như những đೳng gp thiết thực cho sự tồn vong của dn tộc Champa. 㢠 Hnh ảnh trong ngy Lễ Hội Ilimo Kauk Thun - 2005 젠 Đấy l bi viết Yaya Palei tường trࠬnh mục đch thnh lập hội BTVH Champa v� những hoạt động của Hội để độc giả cng tham khảo v nhận định.頠 Vậy m c tೡc tc giả đ viết bᣠi xuyn tạc mục đch vꭠ việc lm tốt đẹp ấy, nhằm phủ nhận v chối bỏ bao nhiࠪu cng sức vun vn cao cả ấy bấy l䩢u nay. 2. Sự sai lầm của tc giả bi viết “Katᠪ: một lễ tục hai lễ hội v hai nghĩa khཡc nhau” Về b i viết “Kat: một lễ tục, hai lễ hội v hai ꠽ nghĩa khc nhau” trong tập san Harak Champaka 40 trang 7”. Ngay tựa đề thi cũng đᴣ hiện ra ci suy nghĩ sai lầm, lệch lạc của tc giả với tất cả con dᡢn Champa ở hải ngoại đ v đang nỗ lực để bảo tồn văn h㠳a Champa. Đoạn thứ hai trong bi tc giả viết:ࡠ“Kat l một lễ tục của cộng đồng Chăm Ahier đꠣ trở thnh những lễ hội linh đnh nhất như lễ Ramawan của người Chăm Awal (Chăm Bani)”.Đଢy l một quan điểm sai lệch v v࠴ cng tai hại. L luận điệu, tư tưởng g頢y chia rẽ trong cộng đồng, chẳng c cht n㺠o tnh cch x�y dựng. Xin nu ra hai điểm căn bản nh! ꩠ Điểm thứ nhất, Kat khng phải l괠 một lễ tục của cộng động Chăm AHIER. Khi đọc cu ny độc giả đ⠣ đnh gi tᡡc giả chẳng c cht căn bản n㺠o về khi niệm của nghĩa KatὪ. Giai đoạn qua, Kat được nghin cứu vꪠ trnh by từ nhiều c젡ch nhn v diễn đạt kh젡c nhau, qua lăng knh nhn sinh quan v� cảm xc của từng nh nghi꠪n cứu về Champa. D9 c khc nhau đến đ㡢u đi nữa nhưng họ vẫn quy theo mẫu số chung: Đ3 l lễ hội lớn v quan trọng nhất mang t࠭nh truyền thống của dn tộc, c nguồn gốc lịch sử độc đⳡo, tiu biểu cho một cộng đồng Champa, khng ph괢n biệt tn gio. 䡠 Hy xem một nh nghi㠪n cứu trẻ Champa, chuyn su vꢠo lễ hội dn tộc. Kat được Văn M⪳n m tả một cch kh䡡 cặn kẽ v đầy đủ về hnh thức lẫn ଽ nghĩa thing ling ấy qua bꪠi “Sắc mu của lễ hội Kat Chăm” (*).ઠXin đuợc tr-ch lại cng bạn đọc: “Lễ hội Kat được tổ chức mỗi năm một lần v骠o thng 7 lịch Chăm (nhằm khoảng thng mười Dương lịch).ᡠ Đy l lễ hội của người Chăm nhằm tưởng nhớ c⠡c vị Vua m sau ny người ta phong lࠪn l Thần gọi l Nam thần như Po Klong Girai, Po Rome…Vࠠ tưởng nhớ ng b tổ ti䠪n, trời đất đ ph hộ độ tr㹬 cho con người. Chnh v vậy, lễ hội Kat� l biểu hiện một nữa cấu trc lưỡng hợp thuộc về dương đối lập với yếu tố ຢm. Lễ Chabur - lễ cng cc vị Nữ thần vꡠo thng 9 lịch Chăm. Sự đối lập liᠪn kết giữa Nam thần - Nữ Thần, giữa Trời - Đất, Mẹ - Cha, Đực – Ci, Vng cao – Vṹng thấp…. l một triết l trong thuyết Nhị Nguyཪn, l nt đặc trưng phổ qu੡t trong nền văn ha Chăm được thể hiện su sắc tr㢪n nhiều bnh diện như nghi lễ hội h, ăn mặc m쨠u sắc cho đến loại hnh biểu diễn nghệ thuật khc.졠 Tất cả những yếu tố trn tot lꡪn nội dung, hm chứa một nghĩa phồn thực với sự liཪn kết lứa đi, cầu mong cho sự sinh si nảy nở của con người, vật nu䴴i, cy trồng…Lễ hội Kat l⪠ một lễ hội dn gian đặc sắc nhất trong kho tng văn h⠳a của người Chăm, l tấm gương phản chiếu sinh hoạt cộng đồng; nơi hội tụ những gi trị tinh hoa văn hࡳa của dn tộc. Lễ hội kh⠴ng những gắn với đền thp cổ knh- nơi ngưng tụ những g᭭a trị kỹ thuật v mỹ thuật cao nhất của nền văn ha Champa mೠ cn gắn với một phần khc của văn h⡳a như; đồ cng tế, y phục, nhạc cụ, những bi thꠡnh ca, ca ngợi cc vị vua hiền c c᳴ng với dn, với nước v h⠡t kể cng việc đồng ng, m䡹a mng, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề. Lễ hội cn xuất trಬnh trước cng chng một nền nghệ thuật ca – m人a - nhạc dn gian mang một phong cch ri⡪ng biệt , độc đo. Lễ hội diễn ra trn một kh᪴ng gian rộng lớn lần lượt từ đền thp (Bimong, Kalan) – lng (Palei) - đến gia đᠬnh (Mưnga wm). 䠠 Song song với nh nghin cứu Văn Mળn, nh nghin cứu Inrasara cũng đણ khẳng định ngắn gọn nhưng rất dứt khot: “Kat – lễ tưởng niệm nam thần (thuộc dương) được tổ chức v᪠o đầu thng Bảy Cham lịch, l lễ nghi tᠭn ngưỡng của dn tộc Cham, khng phⴢn biệt tn gio, địa phương. Người Cham tạ ơn trời đất, thần th䡡nh, tổ tin đ gầy dựng non sꣴng, mang no ấm, thanh bnh cho dn l좠nh” (**). ng DorohiԪm pht biểu trong ngy Lễ Hội Katᠪ - 2005 Lễ hội Kat đưa người dự lễ bước ln đỉnh cao của sự thăng hoa, say sưa theo tiếng trống Ginăng, kꪨn Saranai ha vo những điệu m⠺a của cc c thiếu nữ Chăm bay khắp cᴵi trời mơ. Lễ hội Kat chnh lꭠ giy pht thi⺪ng ling ngắn ngủi của đời thường đnh thức Thꡡp Champa cổ knh lặng ngủ dưới bụi thời gian bừng dậy, sng l�a, tỏa ra trăm sắc ngn hương". Nࠪn nhớ Kat l lễ hội của người Champa chứ kh꠴ng phải của Chăm Ahier như tc giả cố nhấn mạnh với hὠm khng mấy g� tốt đẹp. Tập san Harak Champaka đ cố tnh xuy㬪n tạc nghĩa ngy lễ hội Kat� ny một lần rồi qua tc giả Qasim Từ, một bࡠi viết đầy sai lầm đ bị dư duận trong v ngo㠠i nước ln n kịch liệt. Khốn thay, lần nꡠy tư tưởng đ ti diễn, d㡹 l tc giả khࡡc, nhưng nội dung xuyn tạc vẫn như cũ. Trong Harak Champaka số 10 trang 19, Qasim Từ viết: “Kat của lễ hội Bꪠlamn v Ramawan l䠠 lễ hội của Bni v Muslim”. Một cࠢu khẳng định thiếu hiểu biết trầm trọng, l ci sai cơ bản. Trࡪn thực tế, khng phải ở đu c䢳 Blamn lഠ
0 Rating 131 views 2 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
NGƯỜI CHM Ở B NH THUẬN Năm ngo!i ti c viết trong䳠Đng Php thời b䡡on3i về người Chm ở Ty Ninh. Mới rồi nhࢢn dịp đi Bnh Thuận, ti c촳 thăm mấy xm Chm ở tỉnh ấy, t㠴i viết bi nầy.(*) Sự ngẫu nhin khi l઺c đi thăm xm Chm ở B㠬nh Thuận cũng đi với một thầy gio như khi ở Ty Ninh. Hai ᢴng thầy gio ấy hnhᬠnhư lm ci biểu tượng nhắc cho tࡴi nhớ rằng sự đi chơi nầy tức l sự học. Xm Chೠm chng ti đi thăm đ괢y về huyện Tuy Phong thuộc tỉnh Bnh Thuận, từ ga xe hỏa Sng L촲ng đi xuống pha đng đến huyện 8 c�y số. Huyện Tuy Phong c ba tổng m một tổng to㠠n l dn Chࢠm ku l tổng Lạc Trị tức lꠠ nơi chng ti đ괣 đến viếng đy. Phải biết rằng : Hiện nay tỉnh Bnh Thuận vẫn c⬲n nhiều nơi c người Chm ở, nhứt l㠠 huyện Phan L Chm rặt những d�n họ. Họ lại cn ở xen lộn vo c⠡c lng An Nam nữa. Chỗ chng tິi đến đy chẳng qua chỉ một tổng,-⠠m tiếng l một tổng chớ thật cũng chỉ c࠳ hai xm m th㠴i. Một xm ku l㪠 Cng Rang ở pha tୢy huyện, cch chừng hơn một cy số, một xᢳm ku l Chꠢu Hot, cũng ở pha t魢y huyện, cch chừng 5 cy số. Chᢺng ti đi thăm mỗi xm trong một buổi, tuy kh䳴ng dm cho rằng mnh quan sᬡt đ kỹ lưỡng song những điều nghe thấy sẽ viết ra đy thảy l㢠 điều đại khi của một dn tộc mᢠ ta nn biết, ai đọc qua tưởng cũng chẳng đến nỗi mất cng toi. C괡i điều ta nn ch 꺽 thứ nhứt l trong hai xm c೹ng một giống ở cch nhau chừng một khu rựa mᢠ tn gio hai đ䡠ng khc nhau. Xm Ch᳢u Hot theo đạo Chm, ki頪ng ăn thịt b, người ta chết th thi⬪u ; xm Cng Rang theo đạo Pni, ki㠪ng ăn thịt heo, chết th chn, hai t촴n gio khc nhau đại lược lᡠ như vậy. Bn Chm thi꠪u người chết. Khng, khng phải l䴠 hễ chết rồi m thiu liền đઢu. Họ để ci thy nằm trong nhᢠ đ rồi lo lm đ㠡m, mổ tru lm rượu đ⠣i đằng, lng xm cứ việc ăn uống miết cho đến chừng nೠo ci thy thối nᢡt đổ di ra họ mới đem thiu, nghĩa l⪠ bỏ một thng hoặc một thng rưỡi khᡴng chừng(*). Thiu ra tro rồi, mấy người ruột r của kẻ chết lấy mỗi người một nắm đem về dấu cất, c꠲n một t th g�i lại đem chn nơi bờ ruộng hoặc gửi nơi cy cao b䢳ng mt, vi rằng : “Hồn cᡳ khn th bắt bớ quấy nhiễu thi䬪n hạ để họ cng cho m ăn chớ rꠠy về sau người nh khng cഺng quảy nữa”. Người mnh ở những nơi đ mỗi khi đi ra ngo쳠i th hay sợ gặp phải ma Hời, l v젬 cớ đ. Cn b㲪n Pni chn kẻ chết cch rất lạ, n䡳i ra ai nấy nghe phải dửng dừng dưng(**). Bất kỳ kẻ chết l ai, khi chn thബ một vi người khỏe mạnh nắm lấy đầu tc cೡi xc m kᠩo xệt ra đồng. Ci huyệt đo sẵn, cᠳ vy mng xung quanh. Năm ba ⹴ng thầy Chang l thầy tế lễ của họ, ở trong mng l๠m php tắc g đ鬳 kh4ng biết, xong rồi th bỏ xc xuống lấp đất lại. Trong khi ấy người nh졠 khng c ph䳩p lại gần, nh giu thࠬ c dng 4 tấm v㹡n dựng 4 bn ci xꡡc(***), cn nh ngh⠨o th khng c촳 vn nữa. Theo tn giᴡo nn sự chn cất ki괪ng kỵ của hai xm c kh㳡c nhau m thi, song cള việc g th họ cũng v쬣ng lai với nhau, khng phải c th䳹 ght g v鬠 sự sanh hoạt của hai bn th y như nhau cả. Xꬣ hội của họ lấy đn b lࠠm chủ vị. Đn b đi cưới đࠠn ng v đứng kế tự cho cha mẹ đ䠣 qua đời. Con ci th theo họ mẹ. Tuy vậy việc lᬠng việc nước th lại đn 젴ng ra lm, c gặp mấy người chೡnh tổng, ph tổng, l trưởng th㽬 thấy đều l đn ࠴ng cả. C hạng người gọi l thầy Chang tức l㠠 hạng người đỡ đầu của dn Chm cũng như c⠡c cố trong đạo Thin Cha vậy. Thầy Chang th꺴ng thạo sch vở, biết coi ngy giờ, giữ việc cᠺng cấp để bảo hộ dn sự. Ai c đau ốm thⳬ rước thầy Chang đến cng cho, khng biết uống thuốc l괠 g. Thầy Chang c bậc cao bậc thấp, lấy c쳡i đy đựng trầu thuốc lm dấu hiệu : thầy n㠠o lớn th mới được đựng trầu trong đy, c죲n thầy nhỏ th chỉ được gi bằng một thứ khăn ri쳪ng. Hạng thầy nầy thường l cha truyền con nối chớ t khi dạy cho người ngoୠi.(*) Bất kỳ con nt, kẻ lớn, người Chm đều n�i được 2 thứ tiếng. Khi họ ni với nhau th n㬳i tiếng Chm, cn khi nಳi với người mnh th d쬹ng tiếng An Nam. Thấy vậy rồi chng ti hiểu rằng hễ d괢n no đࠣ bị dn khc cai trị l⡢u rồi th buộc phải biết ni tiếng của kẻ cai trị m쳬nh, v c vậy mới biết c쳡i bổn phận lm ti... Họ nളi rằng tiếng Chm khng giഠu bằng tiếng Nam, by giờ c nhiều lời họ phải d⳹ng tiếng ta th ni mới tr쳴i. Ti thấy trong khi ni chuyện họ biết d䳹ng chữ “tịch” khi họ ni thầy Chang no chết th㠬 ni “thầy ấy tịch” như ta dng chỉ về 㹴ng sư no chết vậy. Nguyn ngઠy trước người Nam ta đến chiếm ở đất Chm [rồi ku họ] lઠ người thổ(**). Thổ, cũng như người Php đến ở xứ ta rồi ku l᪠ Indigne(***); cn người Ch負m họ ku người mnh lꬠ người Huế. C điều rất lạ l họ chừ lại th㠭ch xưng mnh l Thổ hơn l젠 Chm. Thầy gio nࡳi mnh ở đy l좢u đ nhận ra rằng khi no m㠬nh ku họ l người thổ th꠬ họ cũng ku lại bằng người Huế, như vậy họ cho l lịch sự, c꠲n mnh ku họ bằng Ch쪠m th họ c 쳽 bất bnh m k젪u mnh lại bằng An Nam. Song nghĩ lại trong An Nam ta cũng c 쳭t nhiều người như vậy : đối với người Php họ lại thch xưng m᭬nh l Indigne. Ch਺ng ti ni chuyện với mấy người chức việc l䳠ng, thấy họ c phục t㽹ng triều đnh Huế lắm, một điều họ xung đức lịnh Hong đế. Đối với người Ph젡p ở đy họ ku l⪠ Nh nước. Người Php đối với xứ nầy quan hệ ra sao, chừng như họ khࡴng r cho lắm th phải. Họ k嬭nh sợ đằng Nh nước cũng như knh sợ đằng Huế v୬ họ cho hai đằng đều l khn khഩo giỏi giang hơn họ v c quyền trn họ. Nh㪠 người Chm ở đy đều lࢠ nh trệt cả, chớ khng cള nh sn như ở Tࠢy Ninh. Nh họ lm thấp quࠡ, c nhiều ci đi v㡴 phải ci đầu lun, đến chỗ ch괭nh giữa nh mới đứng thẳng lưng được. Trong nh kh࠴ng c vn giường b㡠n ghế chi hết, chỉ c vi c㠡i sạp bằng tre để ngủ, cn ăn th ngồi dưới đất. C⬳ mấy nh chnh tổng, phࡳ tổng th thấy bằng nh ng젳i, ở trong c đủ bn ghế, tủ, v㠡n ngựa nhưta, chỉ duy dơ bẩn qu! thể v khng cള thứ lớp, khi chng ti đến, dừng đợi ngo괠i cửa độ mười pht cho họ qut dọn xong rồi mới vꩴ được. Trong hai xm, Chu Ho㢩t giu hơn. Họ giữ nghề lm ruộng, nhiều nhࠠ c những đống rơm to. Cn x㲳m Cng Rang thଠ ngho cả, cả xm đều ăn vay. Họ vay của người Nam m賬nh m vay nặng lỡi lắm, nhiều nh tan nࠡt v mắc nợ, song chẳng c ph쳡p luật no binh vực cho họ về sự ấy hết. Về ci cࡴng nghệ thường dng, người Chm ở đ頢y chẳng hề lm được một ci g࡬ hết. Từ nghề thợ rn thợ mộc cho tới tứ ban vạn sự, họ nhứt giai bất biết. Ci s蠠ng, ci dừng(*), ci chᡠy, cối tay, cối đm, họ đều phải mua của An Nam m d⠹ng. Những o vải to mặc trong nh thᠬ đn b họ may lấy, ng࠳ vụng về tm tuꭠ chẳng ra sao ; cn tới những o h⡠ng lụa, th họ chịu dốt khng may được, phải thu촪 thợ ta. Trong hai xm nầy c mấy nh㳠 An Nam ở xen vo, tức l nhࠠ thợ rn v thợ may vậy. Ch蠺ng ti hỏi cho cng tột th乬 họ chỉ cn biết một nghề dệt m th⠴i. Chng ti c괳 tm đến chỗ họ dệt để coi. Đừng nghe ni dệt m쳠 tưởng rằng c khung cửi v đồ lề rộn r㠠ng như ta. Họ lm đơn sơ lắm, chỉ một ci ống tre lࡠm trục cuốn canh v vi thanh tre chằng chịt với nhau, giࠠng ra một x dưới đất rồi ngồi m dệt. Cũng c㠳 go c khổ, v c㠡i thoi th lm bằng ống nứa. Một lần họ mắc cửu chỉ dệt ra vải d젠i được hai thước ty m th⠴i, vừa lm đủ ci chăn vấn của họ hay lࡠ may đủ ci o cụt. Song những vải dệt ra đᡳ cốt dng để liệm cho người chết, chớ khng d鴹ng cho kẻ sống. Họ lại c dệt thứ khăn bề khổ chừng hơn một tấc ty, c㢳 xen lộn cc mu vᠠ bắt bng, nửa tơ nửa vải, thứ nầy để ring l䪠m khăn cho thầy Chang. Xm Cng Rang ở gần biển. Họ n㠳i với chng ti rằng xưa kia 괴ng cha ở xm họ lm nghề đ㠡nh c, song by giờ nghề ấy về trong tay người Huế hết. Thật vậy, chᢺng ti c đi xem một x䳳m của lng Long Hưng l lࠠng sở tại huyện Tuy Phong, xm ấy ở st b㡪n biển, c được mấy trăm chiếc ghe chi, mỗi buổi chiều, ghe về người ta g㠡nh c ở bờ biển thật l đᠴng, song đều l An Nam cả, chẳng c một người Chೠm no lộn vo hết. Nội một sự lࠠm ăn đ, ni theo ph㳩p kinh tế học đời nay, người Chm rồi cũng đến tiu diệt. Bởi vબ một vạn thứ chi họ cũng mua của người ngoi m họ kh࠴ng bn ra cho ai được một thứ chi, th bảo lᬠmsao tiền của chẳng mỗi ng y một tiu mn rồi ngh겨o nn cho đến chết ! Chng ta thấy những cມi thp cng cṡc di tch của Chim Th�nh ở cc tỉnh pha nam Trung Kỳ th᭬ đủ biết cng nghệ của họ ngy xưa kh䠩o lo l dường n頠o. Trải qua một cuộc biển du, lm cho họ ng⠠y nay trở nn dốt nt hꡨn vụng như thế, thật l một sự khng ai tưởng tới. Đഡng gh thay l cꠡi họa vong quốc ! Đng thảm thay l cᠡi dn mất nước. Lời tục thường ni : Con cⳡ lớn nuốt con c nhỏ, con c nhỏ lại nuốt con tᡩp. Ấy l luật tạo ha chăng ? Ấy lೠ đạo trời chăng ? Người Nam ta ăn hiếp người Chm về đường chnh trị vࡠ về đường kinh tế, từ trước hai ba thế kỷ cho đến ngy nay, rồi ta lại chn mബnh vo trong bụng con c lớn ! Nghĩ cho cࡹng rồi thấy cuộc đời chẳng ra tr g cả, hết thảy đều l⬠ hung c, đều l bạo ngược, đừng cᠳ lm bộ đem những cu bࢡc i, nhn đạo mᢠ le nhau lm chi ! T⠴i thấy ci trnh độ sanh hoạt vᬠ tri thức của người Chm rồi ti đoഡn rằng họ sẽ bị diệt chủng chớ khng ti n䠠o khỏi được, chẳng qua một chầy một kp m th�i. Ti nghĩ rằng by giờ dầu c䢳 ci quyền no mạnh lớn vᠠ ci ơn no rộng rᠣi bồng đỡ họ ln v nꠢng niu lấy họ, l họ cũng khng cള thể trồi đầu được, v họ như khng muốn sống v촠 cũng khng biết cch sống ở thế kỷ nầy. An Nam ta dầu thủ cựu cho mấy đi nữa cũng kh䡴ng theo kịp ci gt người Ch᳠m. Họ giữ gn cc lề lối của tổ ti졪n họ một cch rất knh cẩn, đố ai l᭠m cho họ “duy tn” hay l “cải lương” một ch⠺t no được. Đn bࠠ con gi Chm khᠴng biết khing hay l gꠡnh như ta. Họ chỉ đội trn đầu v bưng xꠡch nơi tay m thi. Con gഡi đi lấy nước thế no ? Chng nຳ đem ci v ra sᲴng, vục nước vo rồi đội trn đầu mઠ về. C ti thay l㠠 ci v nước lớn tướng đội trᲪn đầu m khng chao khഴng đổ ! Mắt chng ti thấy c괳 người đn ng đội cả hai thớt cối xay trപn đầu ! Hoặc giả họ hnh hạ ci ࡳc như vậy cho nn n c고ng ngy cng đần đi cũng phải. Ch࠺ng ti c giảng cho mấy người nghe về sự kh䳴n ngoan của người ta l ở nơi c, vೠ khuyn họrꠠy về sau phải tập khing gnh, đừng đội đầu nữa. Song họ đꡡp rằng :C!i tục đội l tục ng bഠ đằng Thổ chng ti mấy trăm đời nay kh괴ng bỏ được, nếu bỏ đi th sanh ra đau ốm, ở khng y촪n, lm ăn khng nổi. Nghe vậy chഺng ti phải bật cười khng n䴭n được. Song nghĩ cũng chẳng c g m㬠 lạ, ci giọng ấy cũng tức l cᠡi giọng “bảo tồn quốc tu” của mấy ng đại �i quốc An Nam mnh chớ c g쳬 đu ! Chng t⺴i c hỏi thầy ph tổng ở x㳳m Chu Hot tại l⩠m sao mấy thầy biết cất nh ngi mೠ ở theo như đằng Huế, cn những nh gi⠠u kia khng bắt chước theo lại cứ ở trong nh thấp thỏi bầy hầy như vậy ? Thầy ấy đ䠡p rằng : “Cch lm nhᠠ của chng ti đ괣 c php tổ truyền nhứt định, c㩢y cột cao mấy thước, lng căn rộng mấy thước, ci đ⡲n đng chừng no, c䠡i ko chừng no, phải y theo rập cũ của 蠴ng b truyền lại, khng sai. Như anh em tഴi đy v c⬳ lm việc quan nn phải cất một cડi nh ngi nầy để cೳ chỗ tiếp rước quan khch, cn những người kia tuy giᲠu mặc lng đu d⢡m bỏ tục ng b. Song t䠴i đy dầu c cⳡi nh nầy, cũng phải c một cೡi theo kiểu xưa để lm như nh thờ vậy”. Thầy ph࠳ ni như vậy rồi mở cửa một bn dẫn ch㪺ng ti đi coi ci䡠 nh tổ của thầy, th quả nhiପn cũng ũm thũm như cc ci kia. Đau ốm mᡠ chỉ nhờ thầy Chang cng cho th chắc lꬠnh bịnhđược kh4ng ? Chng ti c괳 đem cu ấy hỏi họ. Cứ như họ trả lời th⬠sự ấy khng lấy g l䬠m chắc. C khi cng rồi thấy bịnh l㺠nh, cũng c khi cng rồi bịnh c㺠ng ngy cng nặng, cho đến chết. C࠳ người v thấy đau qu m졠 cũng khng khỏi th trộm lịnh đi uống thuốc đằng䬠Huế, song uống m c lೠnh bịnh đi nữa cũng l giấu đi khng dഡmcho thầy Chang biết, v phải ni rằng ấy l nhờ c㠺ng m được khỏemạnh. Ở miền đ trời nắng quanh năm vೠ hằng ngy c giೳ lớn, nn mặt đất kh khan v괠 nhiều bụi. V cớ ấy phần nhiều người Chm bị to젩t mắt hay l m. Thầy gi๡o c giảng php vệ sinh về con mắt cho họ nghe, bảo đừng ngồi la lết dưới đất v㩠 đừng cho trẻ con vọc đất. Song họ đanh tiếng ni rằng : Đui hay khng, l㴠 nhờ ở ng b, chớ ch䠺ng ti c quyền g䳬 ! Khi vo một nh kia, thấy một đứa bࠩ độ năm su thng đương nằm khᡳc khan tiếng v đến nỗi lồi rốn ra m mẹ n࠳ cứ ngồi yn chẻ lạt, chng t꺴i hỏi lm sao khng dỗ em ? Mẹ nọ trả lời : Nള khc phỉ sức rồi n n㳭n. Chng ti n괳i : “N lồi rốn ra như vậy l tại n㠳 khc qu, phải coi chừng”. Song người mẹ v㡴 tnh kia cứ nguội lạnh như khng m촠 ni rằng : N lồi ra n㳳 lại thụt vo ! Bởi người Chm sống trong sự mࠪ tn, thủ cựu, chỉ thch “bảo tồn quốc t�y” m khng biết bắt chước theo lối văn minh thờiഠ nay như vậy, cho nn dng giống họ cũng ng겠y cng mn. Cứ như lời thầy phಳ tổng ni cng ch㹺ng ti th bẩy năm về trước đ䬢y, số dn trng tổng Lạc Trị đến ba trăm rưởi m⡠ by giờ cn chừng hơn baⲠtrăm. Về xm Cng Rang, người l㠽 trưởng đương kim cũng khai rằngsố d"n trng xm ấy mười năm trᳪn được một trăm m by giờ cࢲn bẩy chục. Ci sự tiu hao ấy ch᪭nh mắt họ trng thấy, họ h lại kh䡴ng biết sao, song coi tuồng như họ khng lấy g l䬠m lo lm sợ. ng hương chủ xԳm Cng Rang c nೳi với chng ti một c괡ch tự nhin rằng : Năm trước, quan Cng sứ B괬nh Thuận c ni v㳠o tai chng ti : “Người Ch괠m bay tao kỳ cho hai mươi năm nữa th chết tiệt hết !”. Đ vậy m죠 ci lng Სi quốc của họ coi lại như tuồng nguội lạnh nữa. Chng ti c괳 hỏi một cch nửa bỡn nửa thiệt m rằng : bᠢy giờ người đằng Thổ cc ng muốn lấy lại nước mᴬnh chăng ? ng hương chủ trԪn kia trả lời : “C lm chi. Xưa kia ch㠺ng ti ở với vua Tn (vua Ch䢠m), nay vua Tn mất nghiệp rồi th đ⬣ c đức lịnh hong đế An Nam, c㠳 về với ai chng ti cũng l괠 lm dn cả”. Chࢺng ti c m䳡ch cho họ rằng c một tua người Chm ng㠠y xưa chạy giặc v ở tại Ty Ninh b䢢y giờ vẫn cn sanh cơ lập nghiệp tại đ, rồi hỏi họ cⳳ biết đến khng v c䠳 hay qua lại thăm viếng nhau khng ? Một người trong đm họ n䡳i rằng : “C nghe ng b㴠 truyền lại như vậy song v đường s xa xu존i, đất nước lạ lng, vả ai lm ăn ở đ頢u yn ở đ th곬 thi, nn chẳng qua lại viếng thăm l䪠m chi cho thm chuyện !” Tuy vậy, lấy những lời đ để l고m chứng rằng người Chm khng cള lng thương nước thương ni thⲬ cũng kh oan cho họ. Ni người ta phải rờ lại sau �t mnh... Nghe đến cu chuyện dưới nầy th좬 lại thấy ra họ cũng cn đau đớn một vi phần. Cũng ⠴ng hương chủ trn kia ni rằng : “Thuở nay tổng Lạc Trị ch곺ng ti vốn thuộc về huyện Phan L Ch你m c quan huyện người Chm cai trị. Mới hồi đức vua Khải Định đ㠢y, quan huyện ấy dng cng ngoⴠi Bộ (Bộ đy l chỉ Triều đ⠬nh Huế) rồi đem bn đứng chng tẴi nn tổng chng t꺴i ngy nay mới thuộc về huyện Tuy Phong. Ở với quan An Nam cũng chẳng hề g, song lଠm sao cho bằng ở với quan Chm chng tິi l dễ chịu” [.....] Ch࠺ng ti đi dạo trong hai xm, v䳠o hết thảy l su nhࡠ, ni chuyện với độ chừng hai chục người. Một nh ở x㠳m Cng Rang c pha nước trೠ tu đi chࣺng ti, song khng uống được v䴬 ch mốc, bnh tr謠 dơ v nước hi khളi. Ở xm Chu Ho㢩t chng ti v괠o nh thầy chnh tổng, thầy đi vắng, cࡳ vợ v em trai ra tiếp. Họ mở một chai rượu cht vang trắng đࡣi chng ti, ch괺ng ti phải uống một cht lấy l亲ng. Vo nh ph࠳ tổng chng ti ngồi n괳i chuyện kh lu. Đến lᢺc từ lui, thầy ph đem ra hai đồng bạc để trn khay trầu m㪠 ni rằng : Khng mấy khi “c㴡c quan” đến chơi, ti xin dng lễ mọn gọi l䢠. Chng ti từ chối kh괴ng nhận. Nhứt l về phần ti, tഴi bỡ ngỡ lắm, muốn tỏ cho thầy ph biết chng t㺴i khng phải quan v hỏi thầy sao lại trửng(*)䠠bằng tiền bạc. Nhưng thầy gio biết , nέi ring với ti rằng : Chẳng c괳 g m lạ, họ k젪u mnh bằng “quan” cũng như mnh k쬪u Ty bằng “qu quan”, bất kỳ l⽠ người Ty no [....]. Thần chung,⠠Si Gn,ಠ s.94 (12 v 13.5.1929); s.96 (15.5.1929); s.97 (16.5.1929). Trung lập,Sࠠi Gn, s. 5901 (12.7.1929); s. 5902 (13.7.1929). ⠠ (*) Ch-nh do 2 cu mở đầu, người sưu tầm suy luận rằng bi b⠺t k điền d n�y l của tc giả Phan Khࡴi (bi trước k C.D. ; mའ tất cả cc bi viết, bᠠi dịch, kể cảNam "m thi thoại, đăngĐ4ng Php thời bo, Phan Khᡴi đều k C.D.). Bi n�y đăng 3 kỳ trnThần chung, kh꠴ng k tn t�c giả, sau đ đăng 2 kỳ trn b㪡oTrung lập, cuối b i k Th. Ch., c thể l� ghi việc boTrung lậpᠠđăng lại bi của boࡠThần chung. (*) bản đăng b!oTrung lập chỗ ny l “... trong m࠹ng” (**) bản đăng b!oTrung lập, chỗ n y l : “... ai nấy nghe phải sửng sốt”. (***) bản đăng bࠡoTrung lập, chỗ n y l : “4 bn vડch xc”. (*) bản đăng bᠡoTrung lập : “chớ khng phải l người ngo䠠i”. (**) chỗ n y 2 bản đăng boThần chungᠠvTrung lậpࠠc lẽ đều in thiếu, ở đy NST th㢪m 3 từ trong ngoặc vung cho r 䵽 (***) Indig(ne (tiếng Php) : bản xứ, người bản xứ. (*)ᠠci dừng: cᠳ lẽ lcࠡi dần. (*) trửng: đ9a bỡn (theoTừ điển phương ngữ Nam Bộ, Sđd.).
0 Rating 99 views 0 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
Mùa Valentines lại v̀ .... chúc cho ai đó được hạnh phúc bn nửa yꪪu thương, chc cho ai đ c곲n c đơn sẽ tìm th́y 1 bờ vai chia sẻ, ch䢺c cho ai đ sẽ tm lại được nhau sau những th㬡ng ngy xa cch . . . Chúc cho ngày lࡪ̃ Valentines tràn đ̀y hạnh phúc, ko chỉ là nụ cười mà đi khi những giọt nước mắt cũng là ni⴪̀m hạnh phúc Lời chc nhn ngꢠy Valentine Một ma Valentine nữa lại về, m thanh t颬nh yu ngn vang khắp phố 1 Dꢠnh cho những ai đang c đơn Khi một cnh cửa hạnh ph䡺c đng lại, một cnh cửa kh㡡c lại mở ra. Nếu bạn vừa chia tay với mối tnh trước, hy cố gắng bước qua nỗi buồn v죬 đu đ vẫn cⳳ người đang chờ đợi bạn. Hy ngừng ngng tr㳴ng về nơi cnh cửa đ đᣳng m hy d࣠nh cơ hội cho cnh cửa đang mở ra v bạn. Đừng quᬪn rằng bn cạnh bạn vẫn cn rất nhiều những người bạn th겢n. Chc bạn c một ng고y Valentine thật vui bn cạnh những người bạn tuyệt vời của bạn. V mong cho bạn sớm t꠬m được tnh yu đ쪭ch thực của mnh. 2. Dnh cho những ai kh젴ng cn c đơn T⴬nh yu mang đến cho bạn hạnh phc nhưng vẫn thường đi k꺨m với đau khổ. Nhưng chng ta ai nấy đều tm kiếm tꬬnh yu trong suốt hnh tr꠬nh cuộc sống, bởi tnh yu lu쪴n c nhiều điều k diệu. Ch㬺c bạn c một ngy Valentine thật hạnh ph㠺c bn cạnh người bạn yu. Vꪠ ti chắc rằng hạnh phc đ亳 được trao tặng từ một người yu bạn chn thꢠnh nhất. 3. Dnh cho những ai l "dࠢn chơi" Ngy Valnetine l một ngࠠy quan trọng v ba chữ "I love you" c ೽ nghĩa đặc biệt với một ai đ. Đừng ni l㳪n ba chữ ấy nếu bạn khng chắc. Đừng đem cảm xc ch亢n thnh của người khc lࡠm tr đa. Đừng nh⹬n thẳng vo mắt người khc nếu những điều bạn sắp nࡳi chỉ ton l giả dối. Ch࠺c bạn sớm trưởng thnh hơn v biết qu࠽ trọng tnh yu cũng như những t쪬nh cảm chn thnh ai đ⠳ dnh cho bạn. Chỉ một tnh cảm chଢn thực mới lm nn một Valentine ઽ nghĩa. 4. Dnh cho những ai yu mઠ khng dm n䡳i Thật đng tiếc khi bạn yu đơn phương, nhưng c᪲n đng tiếc hơn nếu bạn yu m᪠ khng dm n䡳i cho người bạn yu rằng bạn đang nghĩ g. Khi bạn yꬪu một ai đ hy dũng cảm đến n㣳i với họ v thnh Valentine đ졣 dnh cho bạn một ngy đặc biệt để bạn c࠳ thể lm điều đ. Ch೺c bạn c đủ tự tin v dũng cảm để thổ lộ với người ấy, v㠠 mong rằng người ta cũng sẽ đp lại tnh cảm của bạn một cᬡch chn thnh nhất. Kh⠴ng có Tình yu nào vĩnh cửu, chỉ có những giy phút vĩnh cửu của Tình yꢪu. Chúc cho những ai đã yu, đang yu và sắp sửa yꪪu sẽ mãi mãi được hạnh phúc ! ! ! !
0 Rating 56 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 26, 2012
Hội thảo Xy dựng phần mềm chữ Nm, chữ Thⴡi, chữ Chăm do Trung tm Cng nghệ Thⴴng tin Thừa Thin-Huế tổ chức vừa qua tại thnh phố Huế, lần đầu ti꠪n, đ cng bố hệ thống phần mềm v㴠 website hỗ trợ chữ Thi v chữ Chăm tại Việt Nam khᠡ hon chỉnh. Nhളm chuyn vin tham dự hội thảo (Phan Anh Dũng, người thứ 4 từ trꪡi sang). Ri*ng chữ Chăm, phin bản mới của phần mềm v website chữ Chăm đꠣ hon thnh với đầy đủ cࠡc chức năng, gồm: bộ phng chữ Chăm Unicode, bộ g chữ Chăm tr䵪n Windows v trn Linux vઠ website về chữ Chăm. Sắp tới bộ Từ điển trực tuyến chữ Chăm cũng sẽ được triển khai. Tại hội thảo, Phan Anh Dũng v cộng sự hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm v website chữ Chăm nhằm phục vụ c࠴ng tc giảng dạy, học tập chữ Chăm ở cc địa phương. Dᡢn tộc Chăm c chữ viết sớm nhất Đng Nam 㴁, vo khoảng thế kỷ thứ IV sau Cng nguyപn; sau nhiều biến đổi v chỉnh sửa, đến thế kỷ thứ XX, chữ Chăm đ tương đối ổn định. Đࣳ l thứ chữ truyền thống người Chăm dng để ch๩p cc trường ca, sử thi, gia huấn ca, cch tᡭnh lịch, kinh đạo B-la-mn, cഡc bi ht trong những dịp lễ hội... trࡪn l bung, giấy bản Tᴠu hay cc loại giấy sau ny.ᠠ Chữ Chăm truyền thống (tiếng Chăm gọi l Akhar thrah) được đưa vo giảng dạy ở cấp Tiểu học tại tất cả trường c࠳ con em Chăm theo học tại hai tỉnh Ninh Thuận v Bnh Thuận từ năm 1978, cହng với sự ra đời của Ban Bin soạn sch chữ Chăm thuộc Sở Giꡡo dục v Đo tạo tỉnh Ninh Thuận (Thuận Hải cũ). Ban nࠠy vừa c trch nhiệm nghi㡪n cứu bin soạn sch giꡡo khoa, vừa mở lớp bồi dưỡng gio vin, đồng thời theo d᪵i việc dạy v học tại cc trường. Sau bốn lần chỉnh lࡽ, đến nay (nin kha 2011-2012), tr곪n 40.000 bản sch được in phục vụ cho cc trường ở địa phương. Hơn hai vạn học sinh ở 22 trường tiểu học được cấp miễn phᡭ ti liệu. Sau bậc Tiểu học, con em Chăm đều c thể đọc th೴ng viết thạo chữ mẹ đẻ. Ngoi ra, từ lớp bốn trở ln, học sinh người Chăm cલn nắm bắt thm tri thức cơ bản của nền văn học dn tộc bằng vꢠi trch đoạn thơ-văn, thng qua chữ viết. Đ� l thnh tựu kh࠴ng thể chối ci của chnh s㭡ch Nh nước ta về việc bảo tồn v phࠡt triển tiếng v chữ dn tộc, đࢣ tc động tch cực trong duy tr᭬ v pht triển tiếng vࡠ chữ của dn tộc Chăm thời gian qua. Nhưng, sau cấp Tiểu học, cc em kh⡴ng được học tiếp, sch đọc thm cho c᪡c em cũng khng. Từ đ, chữ thầy trả lại cho thầy l䳠 điều kh trnh. Rồi, khi văn h㡳a Internet pht triển, nhu cầu sng tᡡc, nghin cứu, đọc v trao đổi bằng chữ Chăm được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Bꠠ con Chăm trao đổi thư từ với nhau qua mạng Internet đều phải sử dụng chữ Chăm La tinh ha, l điều chưa bao giờ l㠠m cho họ thỏa mn. Cng tr㴬nh của Phan Anh Dũng ra đời l một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cng cuộc giảng dạy vഠ học tập tiếng v chữ dn tộc. Từ khi đất nước thống nhất, tiếng vࢠ chữ Chăm đ được thể hiện qua bộ ba Từ điển Chăm - Việt, Từ điển Việt - Chăm v Từ điển Việt - Chăm d㠹ng trong nh trường; hng trăm văn bản văn chương Chăm cũng đࠣ được sưu tầm, dịch v in thnh sࠡch; thế nhưng để tiếp cận chng qua mạng Internet l điều gần như bất khả. Với sự xuất hiện của c꠴ng trnh phần mềm chữ Chăm, hy vọng trong một tương lai khng xa, độc giả y촪u tiếng Chăm v văn học Chăm cũng như cc nhࡠ nghin cứu c thể nhận hay trao đổi th곴ng tin hoặc đọc văn bản văn chương Chăm qua Akhar thrah trn my vi tꡭnh m khng chഺt trở ngại no. Ngay sau khi hội thảo kết thc, Hội Bảo tồn di sản chữ Nິm (nomfoundation.org) đ trao giải thưởng Balaban 2011 cho Phan Anh Dũng, chuyn vi㪪n Trung tm Cng nghệ Thⴴng tin tỉnh Thừa Thin - Huế, một người đ rất d꣠i lu giấu mnh trong b⬳ng tối v danh để tạo nn cho đời tr䪡i ngọt! Inrasara
0 Rating 737 views 5 likes 0 Comments
Read more
By: On July 23, 2012
1 ng y hum nay of tớ- hjx! bnh thường tớ chả bao jo` faj~ dzậy sớm hjt! nhưng hum ny-5h30' m tớ đ젣 faj~ zậy oy, nếu l 1 số ng th coi đଳ l bt nhưng vs tớ th đଳ quả thật l c ch೺t kh khăn. Tớ wen thức khuya, sng ra l㡠 ngủ nướng fe` fon~ nướng đến lux trễ jo` hox! hj..... Ns 5h30' zậy, nhưng tớ lại la l*n: " chị cho e nướng thm 15' nữa ik"-hjx....5h45'- tớ ...lại bị gọi. hjx....ko mn lết c꺡i xc nặng n ra khoj~ juong` tᨭ no! nhưng lỡ hứa jup' 1 chị oy! đnh faj~ zậy lun! 蠠6h15' tớ chuẩn bị xong xui hjt trơn nh!....nhn cute hjt sức lun-cᬡc mem bt tớ faj~ đi đu ko?-hjx....tớ đi học z�m ng ta đ- tớ đng vai l㳠 1 ng gv đi học lớp j` nhỉ- ak- bồi dưỡng cn bộ c/nh�n vin chức về đảng- ns nm na l괠 học lớp cảm tnh đảng ak! hj- cũng liều thiệt chứ-1 nhox 93 như tớ faj~ đng vai 1 ng sn 86-ja` ch쳡t.* tớ bắt đầu chuyến hnh trnh đi đến lớp học xa tuốt đଢu đu . từ ngoại ⭴ tp CL-chỗ bến Ph ak- đi đến huyện CL. Ngồi trn xe,uj- jo` ms cảm nhận lại được kh઴ng kh of buổi sng sớm m� lu nay tớ ko thm quan t⨢m, v ko bt từ bao jo` tớ đୣ đnh mất n lᳺc no ko hay!...tớ dc chị mua cho ổ bnh m࡬- hjx...chưa bao jo` thấy ci ổ bnh mᡬ no nhỏ như ci bࡡnh ni lun!...ăn hổng c no u- l㢺c đ bt zị mua th㭪m 1 ổ nữa th dc oy!...(hj-tật ham ăn ko bỏ dc, nhưng ng ta ns-lux no cũng faj~ lo cho c젡i bụng of mik trc th ms lm việc hỉu wa~ dc chứ nhĩ!).....hjhj. Mua b젡nh xong ri nh! tớ faj~ đứng chờ l顢u thiệt l lu- tớ chࢺa ght cảm jac' n...nhưng ngược lại ai m鬠 hẹn vs tớ th cũng tương tự như tớ lux n z....jo ms b쬭t-chờ ng ta lu thiệt l bực mik hjt sức....*Sau 1 hồi đứng chờ- ui! m⠵i r ci gi㡲 of tớ lun oy!....hức...hức...tức lm m k0 ns dc j....cuối c頹ng vị cứu tinh of tớ cũng đ xuất hiện- tớ bắt đầu cấu nhưng faj~ nhịn thuj- ng ta gv cơ m, mik l㠠 1 đứa nhox thuj!....chuyến hah trjh of tớ bắt đầu, dọc đương- nhn phố x-thấy cảm gi졡c thật tuyệt vời- tớ nhn vai, lung lay ci tay r꡹i ci chn...hjhj....ko hỉu sao tớ iu cuộc đời mik lắm!....giᢳ buổi sng sớm...se se lạnh.....nhn cảnh vật xung quanh-᬴i! thiệt đẹp....dọc bờ sng- mọi ng đi tập thể dục n, những chiếc xe h䨲a chung dng đường vs tớ tấp nập....c những ng đi vội chạy nhanh như m⳺n nuốt lấy chiếc xe m tớ v chị đang đi....xe đổ dồn về hướng of tớ cứ như d࠲ng thc ấy!....nhn s᬴ng....tớ thấy lng mik nhẹ đi- bao nhiu ci giận tan biến hết....lục b⡬nh tri nhẹ nhng....những chiếc ghe, đ䠲, thuyền cũng bắt đầu nhộn nhịp hẳn!.....chở những tri dừa tươi, tri cᡢy, la gạo....những hng h꠳a ấy đươc vận chuyển đi tiu thụ....ng nghi곪ng một hồi.....tiếng chị Tr vang ln....hỏi......chị hỏi rất nhu lun ꬭ...tớ giống như đang k khai l lịch đꭳ-...tớ bị hỏi l lịch đến 4 lần từ 4 chị gv trường TH Hương Thịnh 2...đuối lun.* Rồi cũng tới lớp học- tớ măm măm ổ bnh m� trc' khi vo lớp, i---cắn bມnh m nguội....thiệt giống m đứa đi bụi-Bỗng- tớ 쭁.........1 tiếng r to, mọi ng nhᵬn tớ....những nh mắt t mᲲ-như đang cố mn hỏi- ci quꡡi j đang diễn ra thế? chị Tr ngồi cạnh bn- giật tht l곪n v mn đau tim bởi c캡i la of tớ. chị hỏi: E bị sao z?Tớ li hi c꺡i mặt b xị lại- đỏ hoe, rưng rưng nước mắt, hjx! trả lời: Zạ E cắn nguyn 1 miếng ớt cắt nửa từ 1 tr�i r l to. 堔i mẹ ơi! con chỉ ước lc ny c꠳ chai nước th con sẽ wut' cạn nước lun!...nhưng lạy cha t캴i! 2 chị e hi sng mua b顡nh m m qu젪n mua nc'.....huhu...khổ ci thn tui- đᢠnh nuốt enzim- nước mắt cứ ứa ra-mặn cht!...tớ loay hoay ko bt l᭠m cch no để hᠭt cay th bắt đầu faj~ đến nhận ti liệu để v젠o học. Sợ mn cht.......mik nꭳi tn v trường cho ng ta r꠹i k tn z� lớp học. c nỗi đi học zm mṠ ci tn of chị mik học z᪹m lại bị thiếu. Tớ sợ bị fat' hiện g gm. hen we'...ơn trời con dc v꺠o học sau khj tn dc chỉnh sửa. Bắt đầu học nh! nhꩬn quanh, chao đảo mắt, liếc ngang, liếc dọc...c mỗi tớ ik như l trẻ kon z. c㠳 những ng qu đỗi gi lun...sao đến bi jo` họ ms đi học lớp cảm tᠬnh Đảng để đc kết nạp vo Đảng z nhỉ!...hajzz!...Lớp học diễn ra trong 1 ko khj' faj~ ns l rất tệ....những a, chị, c࠴, ch người th năm, ng thꬬ cằm đ/thoại nt, gọi...ng th n, 1 số t th쭬 ghj ghj chp...chp.....l驺c đầu th tớ cũng chăm ch nghe giảng lắm nh캩! nhưng cng về sau- tớ bn ngủ hết sức.....r๹i hiu hiu ngủ lc no ko hay!....sau 1 cꠡi chạm nhẹ m ấm of 1 bn tay, hj....chj Tr gọi. Tớ giật mik tjh zậy.....vẫn cảm jac' rất b⠹n guủ nhưng faj~ cố tjh zậy. uj......sao m chn wa'....giࡡo vin dạy ns l 10h lꠠ xong m đến hơn 11h ms xong lun. Kết thc lớp học lຠ tưởng đc về chứ! hj....r l khổ. Ở lại nghe gvcn nhận lớp, chia tổ..lớp trưởng..vv..b堺 lu xu.....lun. Lc đ tớ chỉ nghe c곡i bụng of tớ cồn co v cଡi đi.....hajzz, hơn 11h lu- c㢡m ơn- rồi cũng dc về. Tớ dc 1 chị # chở về tới siu thị để chờ chị Oanh ra đn. giữa nắng n곳ng oi bức....lu wa'...lai faj` chờ...Giống như " con Đin" ấy!...gh⪩t wa....xe but đi ngang tớ vội đn xe zề lun!.....mệt r� rời- cả ng tớ như ko 1 cht sức lực- giống như đv ko xương sống ấy !....ln xe bus đꪴng tớ cn faj~ đứng nữa....huhu...ko bt đ⭢u!....lết đc ci xc về đến nhᡠ, tớ mừng như cười ra nc' mắt lun....Trời oi! con cn sống để m về đến trọ....! *Tới trọ r⠹i....chưa dc ăn. tớ uống 2 ly nc đ buốt răng....nằm d᪠i trn giường....rồi cũng faj~ qun đi mệt mỏi...fu chj nấu ăn. chj bꪭt lắm nh- l�m cho tớ 1 ly bơ mt lạnh- tuyệt c mẨo lun! Đc ăn bơ, rồi dc ăn cơm.....đ wa'. hjhj.....Ăn xong tớ lại nằm di- kết th㠺c nửa ngy v cഹng mệt mỏi. Tưởng chừng như l tớ đ xong n/vụ- ai zࣨ buổi chiều cn bắt tớ đi học nữa....hjx...bi jo` c chết e cũng ko m⳺n zậy đu- e bn ngủ lắm oy!..tớ ngủ 1 mạch đến gần 5h p.m. Tắm rửa xong- tớ ngồi đ⹢y viết về ngy đầu tin tớ đi học zહm...................P/S: n như 1 truyện ngắn nhĩ......c㭳 mem no từng như tớ chưa?
0 Rating 206 views 1 like 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On October 18, 2012
Nụ cười duyn dng xinh xinh,Đẹp tꡬnh c gi Chăm - pa,Cho䡠ng chiếc khăn Ma - tơ - ra,nh mắt lung linh đưa tlnh,Đi mi nụ cười thi䴪n thần,Người tnh ơi anh đắm say.Nhịp đều điệp khc Tan - go,Ngạt ng캠o hương hoa Chăm - pa,Cng tiếng ca A - ti - dza,Anh muốn trao em tất cả,Chiếc nhẫn Mư ta n t颬nh,Trăm nhớ ngn thương bng ai.ĐK:Người t೬nh ơi anh muốn gửi,Cả bầu trời đm đầy sao,Người tnh ơi anh đꬣ yu,Xa em, anh cng vấn vương,Người t꠬nh ơi anh xin tặng,Cả đại dương hoa Chăm - pa,Ngt hương mi trong tim nᣠy.Người tnh ơi anh muốn tặng,Cả dng m첡u nng tri tim,Người t㡬nh ơi anh đ yu,Xa em, anh c㪠ng nhớ nhung,Người tnh ơi anh xin tặng,Cả đại dương hoa Xương rồng,Tỏa lan mi trong tim n죠y.
0 Rating 513 views 4 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On November 16, 2012
C lẽ khng d㴡m ni l người Chăm ch㠺ng ta, nhưng nếu ni về c nh㡢n ti th t䬴i c thể ni rằng "T㳴i l một người Chăm đ mất gốc tr࣪n 70%" ! Ti khng c䴲n c thể ni lưu lo㳡t trn 70% vốn từ Chăm trong một cu, mꢠ hầu như l dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Chăm để ni th೬ đng hơn. Điều đ dần dần sẽ l고m cho cu ni của t⳴i khng cn mang 䲢m điệu của lời thoại của tiếng Chăm nữa. Thật đng buồn thay cho chnh t᭴i ! Ti, l một người Chăm, c䠳 t nhất l đến đời �ng nội, b nộiđều lࠠ Chăm, vậy c thể ni "t㳴i l một người Chăm gốc" ! Nhưng những g đଣ diễn ra trong khoảng thời gian từ khoảng 25 năm trở lại đy thi, tⴴi thấy đ khc lắm rồi (t㡴i đ gần 40 tuổi rồi m !). Thuở c㠲n b, người Chăm qu t骴i ni rất t từ "độn" tiếng Việt, thậm ch㭭 chng ti đi học cấp tiểu học m괠 đi khi vẫn cn chưa n䲳i rnh được tiếng Việt nữa l ! Rất tiếc vࠬ x hội ha ng㳠y ấy v by giờ, giới trẻ chࢺng ti lớn ln chỉ biết học tiếng Việt m䪠 khng bao giờ được biết đến chữ viết Chăm v lịch sử của d䠢n tộc mnh. V v젬 tiếng Việt l thứ ngn ngữ duy nhất để chഺng ta c thể học ln cao (từ tiểu học l㪪n đến trung học, sau đ l học nghề, trung cấp, đại học, v..v...), đ㠳 cũng l 01 phần l do để chེng ti phải "bm đuổi" để nu䡴i hy vọng khi lớn ln c c곴ng ăn việc lm, c thăng tiến vೠ thậm ch cn mơ đến một "địa vị" nhất định trong x� hội. Sau nhiều năm vật vả với kh khăn, rồi ti cũng tốt nghiệp được đại học, thời ấy thật qu㴽 gi biết bao, cũng lc ấy người quẪ ti thường nu những tấm gương hiếu học để con ch䪡u họ phấn đấu học tập. ... Rồi thời gian tri đi, qu t䪴i ngy cng nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học, vࠠ tất nhin trong đa số, cuộc sống vật chất của họ cũng kh hơn trước. Vꡠ từ đ, ngy ng㠠y phải vất vả lo toan kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống, v thậm ch c୳ cả tham vọng lm giu, ..... Nhưng đến một ngࠠy gần đy, ti bất chợt hoảng hốt vⴠ nhận ra rằng ti đ bị mất gốc Chăm từ l䣺c no khng biết ! Thật buồn biết bao khi ta lഠ người Chăm m khng biết trước đഢy người Chăm đ từng l một vương quốc thịnh vượng về văn h㠳a, c những pht triển vượt trội so với d㡢n tộc gần chng ta nhất l dꠢn tộc Kinh (nay l bản sắc chnh của Việt Nam). Người Chăm đୣ xy dựng văn ha chữ viết từ rấtⳠlu đời (c thể xem lⳠ cổ ngữ !), nghệ thuật điu khắc, kỹ thuật xy dựng đền thꢡp, kỹ thuật thin văn, ... pht triển rất sớm. Vꡠ cng đng buồn hơn nữa lࡠ ti biết ni tiếng Chăm m䳠 "m" chữ Chăm (trong khi ti đ鴣 tốt nghiệp đại học !!). Từ đ lm t㠴i tự hổ thẹn với lương tm chnh m⭬nh, v cũng từ đ t೴i bắt đầu một cuộc hnh trnh c଴ độc đi tm lại cội nguồn của dn tộc m좬nh. Ti bắt đầu đi tm những t䬠i liệu viết về Chăm, ti liệu về dạy học tiếng Chăm, đi tm thầy dạy chữ Chăm. T଴i cng nghin cứu t઴i cng thấy hứng th, bởi lẽ tິi sẽ rất tự ho về dn tộc Chăm trong quࢡ khứ, v rồi ti cũng biết ഭt nhiều về lịch sử dn tộc Chăm, về cộng đồng Chăm, về ngn ngữ Chăm, ... Nhưng vẫn đⴡng tiếc l ti vẫn khഴng thể tm được bản sắc gốc của chnh Chăm của qu쭪 ti 25 năm về trước. Ti vẫn c䴲n nhớ như in khi ti ln 5 l䪪n 10 tuổi, mỗi khi đến ma gặt la hay hội đ麡m, ti thường ngh c䪡c b, cc cࡴ ht đối đp rất hay. Rồi cᡡc ch, cc ꡴ng "c tuổi" ni chuyện c㳳 những cu từ rất l lịch sự, hoa mỹ. Nhất l⠠ trong ngy lễ cưới, những lời pht biểu hai họ luࡴn được cc bậc tiền bối "chao chuốt" nghe rất ngọt ngo vᠠ nghĩa..... By giờ ngẫm lại v� ước chi .... v ... ước chi, c rất nhiều cೡi ước nhưng ti vẫn mong ước một ngy n䠠o đ ti sẽ t㴬m thấy bản sắc gốc của dn tộc mnh, t⬴i sẽ nng niu v tr⠢n trọng nt đẹp đ đến ng鳠n đời. Vẫn chưa qu muộn,sống trong cộngᠠđồng ngườiViệt n3i tiếng Kinh gần như l chủ yếu,t࠴i vẫn từng ngy bặp bẹ n lại từng cഢu ni, chữ viết để nui hy vọng, t㴴i sẽ khng bị mất gốc ! u cũng l䂠 niềm vui, niềm an ủi cho chnh bản thn m�nh, xa hơn l của dn tộc Chăm mࢬnh./.
0 Rating 200 views 11 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On December 21, 2012
Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam vừa được thành lập tại Hoa Kỳ đệ trình lên LHQ yêu cầu Nhà nước Việt Nam công nhận “Dân tộc Bản địa” đối với 3 nhóm dân tộc thiểu số. Hòa Ái phỏng vấn Tiến sĩ Po Dharma về sự kiện này. AFP photo Dân tộc Chăm rước lễ tại Mỹ Sơn, đất thánh của Vương quốc Champa cũ, nằm ​​ở trung tâm tỉnh Quảng Nam  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/champa-request-admit-native-pp-ha-12202012113119.html/12202012-chmapa-ha.mp3 “Dân tộc Thiểu số” hay “Dân tộc Bản địa” Hòa Ái: Thưa Tiến sĩ Po Dharma, trước tiên nhờ Tiến sĩ cho biết khái niệm về “Dân tộc Thiểu số” khác với “Dân tộc Bản địa” trong hiến chương Liên Hiệp Quốc như thế nào? Tiến sĩ Po Dharma: Tôi là Tiến sĩ Po Dharma, một thành viên trong Hội đồng Phát triển Văn hóa Dân tộc Chăm tại Hoa Kỳ. Cho tới hôm nay, dân tộc Chăm là một thành viên trong tổ chức gọi là Hội đồng Tối Cao Dân tộc Bản địa Việt Nam. Trong đó có người Campuchia Krom, dân tộc Chăm và dân tộc Tây Nguyên, ra đời vào tháng 9 năm 2012 tại North Carolina, Hoa Kỳ. Đối với chúng tôi, “Dân tộc Bản địa” và “Dân tộc Thiểu số” là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Theo hiến chương của LHQ thì “Dân tộc Bản địa” là một tập thể tộc người sinh sống tại khu vực đó từ hàng trăm thế kỷ về trước. Dân tộc Chăm là một dân tộc đã có mặt tại miền Trung Việt Nam vào hơn mấy trăm thế kỷ. Sau đó, mới có vấn đề nam tiến Việt Nam, rồi dân tộc Champa phải nhường lại cho Đại Việt từ Quảng Bình cho tới Biên Hòa. Như vậy, nếu chúng tôi định nghĩa theo LHQ thì chúng tôi là người “Dân tộc Bản địa” vì quê hương của người Chăm tại đó và dân tộc Chăm có ở đó hàng trăm thế kỷ về trước. Ngược lại, đối với hiến chương LHQ đối với “Dân tộc Thiểu số” là tập thể của một cộng đồng tộc người từ một quốc gia khác đến sinh sống tại một quốc gia này. Thí dụ như người Hoa là một dân tộc thiểu số đối với Việt Nam bởi vì người Hoa từ Trung Hoa đến. Như vậy định nghĩa chúng tôi là dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người thì không phù hợp cho lắm đối với bản tuyên ngôn về “Dân tộc Bản địa” của LHQ ra đời vào năm 2007 mà Việt Nam là một thành viên của LHQ đã thỏa thuận ký kết trên văn bản đó. Hòa Ái: Như vậy, qua lời Tiến sĩ chia sẻ là Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam mới vừa thành lập gồm có 3 nhóm “Dân tộc Bản địa”, vậy Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa thành lập với mục đích gì, thưa Tiến sĩ? Nếu chúng tôi định nghĩa theo LHQ thì chúng tôi là người “Dân tộc Bản địa” vì quê hương của người Chăm tại đó và dân tộc Chăm có ở đó hàng trăm thế kỷ về trước. Tiến sĩ Po Dharma Tiến sĩ Po Dharma: Vâng, Hội đồng Dân tộc Tối cao Bản địa Dân tộc Việt Nam thành lập với mục tiêu chính của họ là đấu tranh để yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải thực hiện những quy ước trong tuyên ngôn của LHQ về vấn đề “Dân tộc Bản địa”. Riêng về cộng đồng Chăm, chúng tôi có quan điểm riêng, tức là cộng đồng Chăm trong tổ chức Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa thì chúng tôi có 8 mục tiêu yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải thực hiện. Hòa Ái: Vậy thì trong 8 mục tiêu của dân tộc Chăm đề ra, thì mục tiêu nào đóng vai trò quan trọng nhất? Tiến sĩ Po Dharma: Trong 8 điều đó, có 3 điều vô cùng quan trọng đối với chúng tôi. Thứ nhất là quyền sở hữu đất đai của chúng tôi. Đây là điều vô cùng quan trọng. Vì chúng tôi không có đất đai để sống hôm nay, dân tộc bản địa không có một miếng đất nào để sống. Họ không thể sống được vì họ không biết làm nghề gì khác ngoài nghề nông. Điểm thứ hai là chúng tôi muốn làm thế nào Nhà nước Việt Nam công nhận chúng tôi là một “Dân tộc Bản địa”, chứ không phải là “Dân tộc Thiểu số”. Chúng tôi không phải như người Hoa từ Trung Hoa tới. Chúng tôi là người sinh đẻ ở đó, quê hương ở đó. Chúng tôi không phải là thành phần của “Dân tộc Thiểu số” mà là thuộc thành phần của “Dân tộc Bản địa” theo hiến chương của ban tuyên ngôn LHQ. Vấn đề thứ ba, quan trọng nhất, là làm thế nào để hoàn trả lại đất đai của người dân tộc thiểu số hồi trước bị tịch thu hay bị quốc hữu hóa. Nếu trường hợp không trả lại thì chí ít cũng phải hoàn tiền cho họ một chút để họ có cơ hội phát triển kinh tế. Đó là ba mục tiêu quan trọng nhất mà chúng tôi bất cứ giá nào phải đấu tranh trong tương lai. Hành trình gian nan   Dân tộc Chăm tổ chức Lễ dâng cúng thần làng trong ngày hội Katê được tổ chức hàng năm vào tháng 7 lịch Chăm, tức là khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch. Photo courtesy of vinaculto.vn Hòa Ái: Bởi vì Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam được thành lập ở hải ngoại, như vậy có sự nối kết nào giữa cộng đồng của 3 dân tộc gồm có Khmer Krom, Chăm và Tây Nguyên ở trong nước không?   Tiến sĩ Po Dharma: Hôm nay chúng tôi chưa có sự kết hợp “Dân tộc Bản địa” trong nước và ngoài nước. Đây là một tổ chức hội đoàn phi chính phủ hoàn toàn độc lập, ra đời vào tháng 9 tại North Carolina. Và trong dự án, có thể năm tới, phái đoàn của chúng tôi tới LHQ với tư cách không phải là dân tộc Chăm hay dân tộc Tây Nguyên mà là chung cho ba dân tộc, để có một tiếng nói như nhau hết. Và chúng tôi đề nghị LHQ giải quyết vấn đề hồ sơ đó. Ngược lại chúng tôi cũng mong muốn có sự tham gia trực tiếp của những hội đoàn, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam vì “Dân tộc Bản địa” nhưng hôm nay chúng tôi chưa đi đến giải pháp đó. Chúng tôi chưa có sự liên hệ nào với những hội đoàn trong nước. Đây là một hội đoàn hoàn toàn ở ngoài nước, còn rất mới mẻ vừa mới ra đời hồi tháng 9 này thôi. Hòa Ái: Để trình lên LHQ vào năm tới về yêu cầu chính phủ Việt Nam phải công nhận “Dân tộc Bản địa” đối với 3 dân tộc Chăm, Khmer Krom và Tây Nguyên thì Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam đã khởi động những công tác nào rồi, thưa Tiến sĩ? Tiến sĩ Po Dharma: Đầu tiên, hiện nay chúng tôi đang chuẩn bị hồ sơ về những dự án tương lai cả về đối ngoại lẫn đối nội. Chúng tôi chuẩn bị hồ sơ cho lần hội nghị về “Dân tộc Bản địa” sẽ được tổ chức vào năm tới tại Geneva thì lúc đó chúng tôi mới tuyên bố rõ ràng đâu là giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 của tổ chức Hội đồng Tố cao này. Hòa Ái: Qua những gì Tiến sĩ chia sẻ, thì quá trình cho sự đấu tranh của những nhóm dân tộc bản địa ở Việt Nam cho đến một ngày được Nhà nước Việt Nam công nhận, Tiến sĩ có nghĩ rằng quá trình này sẽ rất dài và rất khó hay không? Chúng tôi chưa có sự liên hệ nào với những hội đoàn trong nước. Đây là một hội đoàn hoàn toàn ở ngoài nước, còn rất mới mẻ vừa mới ra đời hồi tháng 9 này thôi.Tiến sĩ Po Dharma Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi tin chắc rằng đây là một cuộc vận động rất dài và khó. Khó vì thế nào? Là vì một Nhà nước Việt Nam muốn thay đổi cái tên gọi “Dân tộc Thiểu số” thành “Dân tộc Bản địa” không phải là dễ làm, chúng tôi hiểu điều đó. Đây là lẽ tự nhiên. Hôm nay chưa thay đổi nhưng chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai, Nhà nước Việt Nam sẽ có quan điểm hơi khác một chút. Bởi vì Nhà nước Việt Nam đã ký, đã công nhận Nhà nước Việt Nam tại quốc gia Việt Nam có nhiều dân tộc bản địa mà hôm nay Nhà nước Việt Nam chưa có tuyên bố ai là “Dân tộc Bản địa” và ai là “Dân tộc Thiểu số”. Chúng tôi hy vọng thôi và dù bất cứ lý do nào đi nữa, dân tộc bản địa ở hải ngoại này, chúng tôi phải tiếp tục đấu tranh. Đấu tranh theo bản tuyên ngôn của LHQ, phù hợp với luật lệ, luật pháp của Nhà nước Việt Nam. Hòa Ái: Cảm ơn Tiến sĩ Po Dharma rất nhiều đã dành thời gian chia sẻ với thính giả của đài ACTD. theo www.rfa.org/vietnamese
0 Rating 300 views 2 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On January 2, 2013
Kính gửi Giáo Sư Tiến Sĩ Po Dharma, Tổng Biên Tập Cơ Quan Ngôn Luận Champaka.info Kính Gửi Musa Porome, Chủ Tịch IOC (International Office of Champa) Nhập đề: “Ðối ngoại hữu kỳ tâm. Ðối nội vô tâm giả”. Tạm dịch rằng: Ðối ngoại phải sáng suốt và kiên nhẫn. Ðối nội không dùng giả tâm. Chúng ta nên lấy câu châm ngôn này làm kim chỉ nam cho mọi cuộc đối thoại và đấu tranh trong tương lai. Anh! cả núi anh hùng (rơm) Chú! Cả trời tài (ngụy biện) Tôi! Mênh mong biển (bằng chứng) Champaka.info nhận định: “Đây bi kịch của xã hội Chăm mà Champaka.info có nghiã vụ chuyển tải đến đọc giả”. Thật ra đây là một bài thơ điên mà tôi và một người bạn đánh cược. Bạn tôi bảo rằng chuyện gì Champaka cũng luận được kể cả một bài thơ điên. Và tôi đã thử viết. Kết qủa thế nào thì bây giờ đã rõ. Bằng chứng của tôi là sự anh hùng của anh. Bằng chứng của tôi là tài trí của chú.Chứ tôi nào đâu nói bằng chứng về bằng thật bằng gỉa của ai bao giờ. “Tôi viết bài ủng hộ Thành Đài ở đâu, dòng nào, trang mấy? Đề nghị ông Musa Porome Chủ Tịch I.O.C, Ông Gs/Ts Po Dharma Tổng Biên Tập Cơ Quan Ngôn Luận Champaka.info phát biểu một cách nghiêm túc khi đưa tên người khác ra bàn luận trước công chúng mà người đó không liên hệ gì đến biến cố. Đây là điều cấm kỵ tại các quốc gia pháp quyền”. Kính thưa ông Tiến Sĩ, Kính thưa ông Chủ Tịch, các ông là người Khoa Bảng và có kiến thức thì các ông phải hiểu rằng: Quyền Được Im Lặng có trước Quyền Tự Do Ngôn Luận. Tại sao các ông sử dụng Quyền Tự Do Ngôn Luận kiểu các ông để Sỉ Nhục Quyền Im Lặng của tôi.Tôi là một anh giảng viên dậy toán làm sao tôi có thể “Tham Nhũng Trí Tuệ” được? Tôi đang cho trí tuệ đấy! Trong nghiên cứu khoa học, chỉ có những người ăn cắp những nghiên cứu của người khác rồi dán tên của mình đó mới là Tham Nhũng Trí Tuệ. Tôi có trình luận án khoa học nào đâu? Tôi đăng tải bài viết trên trang báo điện tử nào? Sao lại chửi tôi là Tham Nhũng Trí Tuệ. Các ông là những tên tuổi lớn nên tập sống một cách văn minh để lịch sử không phát xét và thế hệ trẻ noi theo. Ông Musa là Chủ Tịch Hội IOC. I.O.C là một tập thể trí thức đầy nhiệt huyết dám hy sinh để đấu tranh cho quyền lợi dân tộc Chăm trên chính trường quốc tế. Tại sao phải trù dập một trí thức Chăm không tên tuổi và không liên hệ gì đến biến cố. Là một nhà lãnh đạo mà không nhận định sáng suốt đã đưa danh dự cá nhân và tổ chức của mình đi vào con đường tâm tối. “Chính đó là yếu tố cấu thành bằng chứng để tôi gọi ông là Chiến Binh Mù”. Vì danh dự của các thành viên I.O.C., vì danh dự của các bậc tiền bối, vì danh dự của làng Phước Nhơn, vì danh dự của dân tộc Chăm điêu tàn, tôi có nhiệm vụ yêu cầu ông Musa có lời giải thích NGHIÊM TÚC để thế hệ trẻ còn chút lòng tin vào sự nghiệp đấu tranh cho dân tộc của ông và của I.O.C. trên chính trường quốc tế. Ông Pgs. Ts. Po Dharma là Tổng biên tập của cơ quan ngôn luận Champaka.info. Champaka.info là một cơ quan ngôn luận có tầm vốc quốc tế có hơn hai trăm ngàn lượt xem. “Đọc gỉa Champaka.info là những tổ chức báo chí, cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu trên thế giới chuyên về Việt Nam học và nhất là các bậc trí thức, sinh viên học sinh Chăm trong và ngoài nước”. Tại sao champaka.info lại vô cớ sỉ nhục một trí thức Chăm không liên hệ gì đến biến cố là một“Trí Thức Tham Nhũng Trí Tuệ”? Gỉa sử như có ai đó tạo một email lấy tên Po Dharma rồi viết email ủng hộ Thành Đài. Ngay lập tức BBT Champaka.info gán cho ông tiến sĩ là Pgs. Ts. Po Dharma Tham Nhũng Trí Tuệ à? Vô lý quá! Ngay cả các bạn trẻ ở việt nam cũng biết bài viết đó không phải là của tôi. Tại sao Champaka.info là cơ quan khoa học lại không nhận ra điều đó. Hay vì một lý do nào khác mà ông đành bán rẻ lương tâm, uy tín và danh dự của một nhà khoa học chỉ nhầm mục đích bôi nhọ danh dự của một trí thức trẻ không tên tuổi như tôi. Hơn thế nữa Champaka.info không bao giờ đăng tải và nghe thông tin hai chiều. “Chính đó là yếu tố cấu thành bằng chứng để tôi gọi ông Tổng Biên Tập là Giáo Chủ Ðiếc” theo đúng tinh thần truyện chưởng trào phúng mà tôi đã viết trong email trước. Vì danh dự của các “Đọc gỉa Champaka.info là những tổ chức báo chí, cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu trên thế giới chuyên về Việt Nam học và nhất là các bậc trí thức, sinh viên học sinh Chăm trong và ngoài nước” nói chung và danh dự của giới báo chí nói riêng. Tôi yêu cầu Pgs. Ts Po Dharma Tổng Biên tập Champaka.info trả lời nghiêm túc. Tôi xin khép lại bài viết này bằng câu nói nỗi tiếng của Nguyễn Duy. “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, Bên nào thắng thì nhân dân đều bại”. Kính Lưu Quang Sáng * Tài liệu tham khảo: Champaka.info, tư liệu Nguyễn Duy, những email qua lại trong cộng đồng. Đây là một bài viết hoàn toàn nghiêm túc. Để bảo vệ danh dự của của champaka.info. Để đảm bảo rằng Champaka.info hoàn toàn khoa học và vô tư giống như tuyên ngôn và tiêu chí hoạt động của Champaka.info. Tôi yêu cầu champaka.info đăng bài viết của tôi đúng theo luật báo chí vì tôi là người bị liên lụy bởi quý Báo. Giới trí thức Chăm là những người thấp cổ bé miệng không có một cơ quan ngôn luận trong tay. Họ chỉ biết lượm lặt những email trên internet để phản biện nên cuộc đấu tranh không có kết qủa. Lợi dụng nhược điểm này, Champaka.info tự tung tự tác. Tôi xin tất cả các tờ báo điện tử Chămpa trong và ngoài nước đăng tải bài viết của tôi để rộng đường dư luận và nhận phản hồi từ đọc giả.Tôi chịu hoàn toàn về tính pháp lý. Đọc gỉa không nên phê bình cơ quan chuyển tải mà phải phê bình trực tiếp tôi vì tôi viết minh danh. Ban quản trị web không chịu trách nhiệm. Cảm ơn nhiều
0 Rating 218 views 0 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On May 20, 2013
Minh định thnh quả chuẩn ha chữ Cham Akhar Thrah của Ban Bi೪n Soạn Sch Chữ Chăm tỉnh Thuận Hải Justification for the Standardization of Cham Akhar Thrah of Cham Textbook Compiling Committee in Thuan Hai Province TS Quảng Đại Cẩn I. Đặt vấn đề: Ban Bin Soạn S᪡ch Chữ Chăm (BBSSCC) chnh thức hoạt động từ ngy 01/06/1978 (Quyết định th�nh lập số 104/QĐ-UB Thuận Hải ngy 15/3/1978) đến 31/10/2010, sau đ chuyển thೠnh Trung Tm Gio Dục D⡢n Tộc (TTGDDT)) l cơ quan chịu trch nhiệm (1) nghiࡪn cứu chữ Cham Akhar Tharh để phổ biến v pht triển; (2) biࡪn soạn gio trnh, sᬡch tham khảo, v sch đọc thࡪm cho học sinh v đồng bo Cham; (3) tổ chức dạy vࠠ học Cham ngữ trong trường tiểu học, đo tạo gio viࡪn chữ Cham, tiếng Cham trong trường Sư Phạm. Bin chế ban đầu gồm 19 người (chuyn mꪴn gồm 15 người, hnh chnh quản trị cࡳ 4 người, theo quyết định bin chế số 646/ QĐ-UB Thuận Hải ngy: 3/5/1978) Thiết Ngữ (Trưởng Ban- ph꠳ Gim Đốc Ty Gio Dục Thuận Hải), Lᡢm Ni (ph ban phụ trೡch), Bạch Thanh Chạy, Lm Gia Tịnh, Trượng Tốn, Qua Đnh Bồi, Nguyễn Ngọc Đảo, Quảng Đại Hồng, Ch⬢u Văn Đỉnh, Chu Văn Kn, Nguyễn Hữu Ch⪢u, Ph Hữu Tỏ, Ph Văn Kỉnh, Đ꺠ng Năng Mo, Đng Năng Quạ, Thi㠪n Sanh Dưỡng, v Thập Văn Hưởng. Với kinh nghiệm thất bại trong chương trnh dạy tiếng Cham từ 1964-1975, những giଡo vin ny điều chỉnh nguy꠪n nhn v quyết định chuẩn ch⠭nh tả. Việc san định lại m vần được thực hiện trong 12 năm (1978-1990). Bước chuẩn ha nⳠy rất ph hợp với “language planning”i, một chuẩn bị cần thiết để pht triển gi顡o dục ngn ngữ dn tộc thiểu số (Baker, 2011). Chương tr䢬nh tiếng Cham, thnh quả thuẩn ha, được đೡnh gi cao trong cc bᡡo co của ngnh, giới khoa học, chuyᠪn gia của trường Đại Học Melbourne c (Marilyn & Paul, 1996), đồng bڠo Cham ni ring v㪠 dn tộc thiểu số c chương trⳬnh tiếng dn tộc ni chung đⳣ tiếp sức cho chương trnh pht triển bền vững đến nay. Th졠nh quả của chương trnh tiếng Cham đ gi죺p bao trm v cập nhật được tiếng, chữ Cham trong cộng đồng Cham v頠 Việt Nam. Tuy nhin, sau 28 năm thưc hiện, nổi ln một đꪡnh gi nghịch chiều l: BBSSCC đᠣ gp phần “ph hủy” kho t㡠ng ngn ngữ chữ viết Cham, di sản thing li䪪ng của dn tộc Champa (Po Dharma, 2007b, tr. 29). D vậy người Cham, lịch sử ng⹴n ngữ Việt Nam vẫn mi ghi nhận cng tr㴬nh đồ sộ đầy nhiệt huyết của tiền nhn d c⹳ chế biến vi vần hay vi sai lầm thật đi nữa. II. Diễn biến của sự ngộ nhận: Po Dharma c࠳ khen chương trnh tiếng Cham: “… cng tr촬nh gip đỡ con em Chăm … học tiếng Chăm trong trường lớp” (2007b, tr. 29). BBT Champaka.info viết: “V rằng Champaka lꬠ tổ chức rất hoan h sch gi䡡o trnh dạy chữ Chăm v c촹ng đồ sộ của BBSSCC v nhất l c࠴ng lao của cơ quan ny.”, v CPK.info yࠪu cầu: “Champaka chỉ yu cầu BBSSCC sửa đổi 4 điểm sai lầm trong sch giꡡo trnh để thống nhất lại Akhar Thrah truyền thống của người Chăm c lợi cho ch쳭nh sch bảo tồn ngn ngữ vᴠ chữ viết của nh nước Việt Nam đưa ra m th࠴i.” (Harak Champaka 28, 2008, tr. 140) Năm 2006 tại Hội Thảo Kuala Lumpur (HTKL) với bi viết “Ngn ngữ vഠ chữ viết Chăm trong qu trnh lịch sử”, Po Dharma kết luận rằng: “, sᬡch gio trnh giảng dạy tiếng Cham của BBSSCC dᬹ thế no đi nữa cũng l một c࠴ng trnh rất l lợi 젭ch đ gip đỡ con em Cham c㺳 cơ hội học tiếng Cham cơ bản trong trường lớp. Tiếc rằng, sch gio trᡬnh ny lại vấp phải 7 sai lầm đ đưa ngࣴn ngữ chữ viết Cham, một di sản văn ho thing li᪪ng của dn tộc Cham đi vo kh⠺c quanh của lịch sử,” (Harak Champaka 15, 2006). Kết luận HTKL yu cầu phải xa bỏ 3 vần “chế tạo” trong số hơn 190 vần BBSSCC đ곣 chuẩn (Po, 2007a, tr. 17). Hội đồng thẩm định, Bộ Gio Dục Đo Tạo (GDĐT) trả lời yᠪu cầu của HTKL ngy 7/2/2007: “Chuẩn ha của BBSSCC lೠ hợp l, HTKL cần nghin cứu th�m.” Po Dharma chẳng những khng nghe m c䠲n dấn su hơn vo sai lầm. Thay v⠬ nghin cứu thm để thuyết phục hơn, ꪴng chọn cch tăng n cho tập thể BBSSCC (thực chất lᡠ ln n 19 nhꡠ gio Cham hng đầu thời bấy giờ). ᠔ng viết: “Sự lượt bớt, cải biến tiếng Chăm của BBSSCC … trở thnh hnh vi tiࠪu cực … ph hủy kho tng quᠽ bu ngn ngữ chữ viết Chăm truyền thống… lᴠ di sản thing ling của một dꪢn tộc Champa hm nay.” (P, 2007b, tr. 29). Sự thực đ䴳 chnh l sự CHỌN LỰA từ c�c cch viết đ cᣳ từ trước khi BBSSCC ra đời của đồng bo Cham Thuận Hải để chuẩn CHNH TẢ. III. Nguyͪn nhn của sự ngộ nhận: III.1. Tư liệu nghin cứu kh⪴ng đầy đủ: Po Dharma v HTKL ngộ nhận rằng mẫu mực cho Akhar Tharh chỉ c trong tư liệu Hoೠng Gia Champa (1702- 1850) v trnh bଠy n như l nguồn tư liệu duy nhất trong c㠡c lập luận trnh by tại HTKL. Gồm những bản ghi ch젩p cng việc hnh ch䠡nh của triều đnh Champa-Panduranga v chưa được c젴ng bố (Kỉ yếu Hội Thảo Kuala Lumpur, 2007). Do đ cng ch㴺ng khng thể tiếp cận được để kiểm chứng những luận cứ trong văn bản HTKL. Để c kết luận tin cậy được, tư liệu nghi䳪n cứu phải khả tn, phải bao gồm tư liệu cập nhật nhất l to�n bộ AT đang lưu giữ sử dụng trong dn, v c⠡c từ điển Cham trước 1978. Nhất l từ điển Cham Francais của AC 1906 gần như bao trm to๠n bộ cc kiểu viết AT của Champa tại Đng Dương (Campuchia vᴠ Việt Nam). Từ điển được xem l kim chỉ nam cho những ai nghin cứu về văn bản AT Cham cho tới nay. III.2. Hạn chế về cơ sở lઽ luận: Chỉ c bi viết của Po Dharma l㠠 m tả v ph䠢n tch kỹ cấu trc �m vần Cham như l bi chủ đạo của HTKL. D࠹ c một số nhầm lẫn nhưng ưu điểm l cơ bản v㠬 đ chạm được vo to㠠n bộ cốt li vấn đề chuẩn ha của BBSSCC- vấn đề ngắn d峠i của m chnh g⭢y khu biệt nghĩa. Ưu điểm: Nhận diện được bản chất vấn đề, nhưng dng sai thuật ngữ v kh頴ng đưa ra được danh sch ngoại lệ. Vi lần Pᠴ Dharma (2007b) dng đng từ, đ麺ng hiện tượng: “k hiệu baluw (m d�i) rất quan trọng” (tr. 12), “baluw chức năng di ha ೢm trắc” (tr. 23), nhưng khng nhất qun trong lập luận. 䡔ng viết: “tiếng Cham cổ điển … Hệ thống dng baluw khng c鴳 một qui luật r rng v堠 khng ổn định… Qui luật dng baluw tr乪n [vần] ak, uk trong tiếng Chăm cổ điển vẫn cn lưu lại trong akhar thrah hm nay” (2007b, tr. 9). Trang 13, ⴴng viết: “Tm lại, baluw l k㠽 hiệu chỉ c gi trị khi d㡹ng n để biến m tố (phon㢨me) [m tiết]ii ak, uk, ek ⫢m trắc [ngắn] th۠nh m tố (phonme) [⨢m tiết] ak, uk, ek [āk, ūk, ēk] ˢm trầm [di] m໠ thi.” Trang 9 ng khẳng định: “Tiếng Chăm cổ c䴳 qui luật rất r rng về c堡ch dng baluw trn 骢m tố (phonme) a v u + phụ 蠢m k tức l ak, uk ở hậu tố [m tiết cuối]… khࢴng baluw dnh cho m trắc [ngắn]… cࢳ baluw dnh cho m trầm [dࢠi].” D c l鳺c tự mu thuẩn cho rằng AT vừa khng, vừa cⴳ “quy luật r rng”, nhưng 場ng đ nhn ra vấn đề ngắn, d㬠i l cơ bản v “rất quan trọng”. Cࠡch dng baluw theo Po Dharma: “KHNG BALUW D销NH CHO M TRẮC [NGẮN], C“ BALUW DNH CHO M TRẦM [DI]”, l một pht hiện rất chnh x᭡c v khoa học. Để cho nhất qun vࡠ dễ hiểu trong lập luận, xin được dng đng thuật ngữ cho n麩t khu biệt ngắn di. ng cho vԭ dụ (tr.9): m ngắn /a/ trong /pak/ “nơi chốn” đối nghịch với ¢m di /ā/ c baluw như /pāk/ “số 4”, /pāt/, /jāk/ “giạ”, /likūk/ “đằng sau”, /bbūk/ “đống”. V೭ dụ (tr. 12): c baluw cho m d㢠i /ā/ như /jāk/ “rủ nhau”, /lūk/ “đần độn”, /cēk/ “phch lối”. ng cho rằng nhiều ᔢm di được viết khng cള baluw l “cch viết khࡴng nghim tc… người học phải ch꺺 phn biệt c�ch pht m” (tr. 13). Đᢺng vậy, ng b ta viết t䠹y tiện, rất nhiều m di trong thực tế (từ điển v⠠ trong cc bản chp tay) được viết khᩴng c baluw, một số t 㭢m di viết c baluw (khoảng vೠi trăm trong từ điển AC 1906 v GM 1971) (Quang, 2007). Vậy th ngoại lệ lଠ vi trăm từ chứa m dࢠi viết c baluw hay hng ng㠠n từ chứa m di nhưng c⠳ cch viết khng cᴳ baluw? Chưa thấy Po Dharma hay HTKL đề cập cụ thể từ no v bao nhiࠪu trường hợp l ngoại lệ? Tuy nhin, do hạn chế về cơ sở lઽ luận ngn ngữ học, một số nhầm lẫn trong HTKL quy vo c䠡c điểm sau: (a) Nhầm lẫn thuật ngữ, m tố, hậu tố, v “kh⠴ng biết đọc”; (b) Nhầm lẫn thuật ngữ trắc, trầm, cao; (c) Nhầm lẫn cc hiện tượng ngn ngữ, ngắn dᴠi; (d) Nhầm lẫn biến m gy khu biệt nghĩa v⢠ biến thể tự do. Những nhầm lẫn đng tiếc ny đᠣ dẫn văn bản chủ đạo của HTKL đến một kết luận sai lệch về chuẩn ha của BBSSCC. III.2.(a) Nhầm lẫn thuật ngữ m tố, hậu tố, v㢠 “khng biết đọc”: Đi khi 䴴ng dng thuật ngữ m tố v颠 hậu tố ty tiện khiến bạn đọc hiểu nhầm rằng Po Dharma khng nắm được kh鴡i niệm cơ bản của m vị học, m tố, hậu tố l⢠ g? m tố (sound, phoneme): l삠 đơn vị ngữ m nhỏ nhất, yếu tố cụ thể của một m vị. Thế nhưng ⢴ng thường viết: “m tố (phonme) ⨫aok chứa đựng ba ۢm…” (Po, 2007b, tr. 16) “…biến m tố (phoneme) “ak, uk” từ m trắc[ngắn] ra ⢢m trầm [di],” (tr. 9), “…m tố (phoneme) ak, uk, ek trong Akhar Thrah Cham,” (tr. 12), “ࢢm tố “aong” … “aik”…ny lun chứa đựng… ഢm trắc [ngắn] v trầm [di]…” (tr. 16). Lẽ ra ࠴ng nn dng 깂M TIẾT (syllable) hay vần để m tả tổ hợp (nhiều hơn một m vị) đ䢳 th ổn hơn. Hậu tố (suffix): l phụ tố (h젬nh vị phụ thuộc) c nghĩa đi liền sau một căn tố, v dụ như hậu tố tiếng Anh “er”, c㭳 nghĩa l “tc nhࡢn”, nếu đi với work, th thnh worker “c젴ng nhn”, đi với read th th⬠nh reader “người đọc”. Tiếng Php “able”, nghĩa l “qui peut ᠪtre” trong từ “administrable, secourable”. ng viết: “Tiếng Chăm cổ cԳ qui luật rất r rng về c堡ch dng baluw trn 骢m tố (phonme) a v u + phụ 蠢m k tức l ak, uk ở hậu tố” (Po, 2007b, tr. 9) v: “Chế biến paoh gak ở hậu tố.” (tr. 23). Vậy hậu tố Cham, mࠠ Po Dharma đề cập, l g, mang nghĩa gବ, v xin cho vi v࠭ dụ về hậu tố Cham? Khng biết đọc như thế no: 䠔ng cũng viết: “V m tố ao trong craoh aw ph좡t xuất từ k hiệu dar tha = � m۠ ra. Nếu bỏ craoh aw th cn lại l철 dar tha đọc l ૴. Nhưng nếu bỏ dar tha tức l۠ ˴, th۬ craoh aw khng c gi䳡 trị nữa v khng biết đọc như thế nഠo.” (Po, 2007b, tr. 9). Ở đy khng những ⴴng khng nhận diện được m n䢠o l “trắc, trầm [ngắn, di]” mࠠ cn “khng biết đọc như thế nⴠo” nếu từ chỉ c croh aw. Croh aw khng darsa xuất hiện tr㴪n 100 mục từ trong từ điển Cham Francais AC 1906, Po Dharma cũng “khng biết đọc như thế no” v䠠 chưa thấy bao giờ? Đương nhin l nếu t꠬nh cờ gặp ở đu đ cⳳ croh aw khng đi với darsa trong Hong Gia Champa, hay văn bản cổ 䠴ng sẽ cho l tc giả viết sai v࡬ ng “khng biết đọc như thế n䴠o” (Po, 2007b, tr. 9). III.2.(b) Nhầm lẫn thuật ngữ trắc, trầm, cao: m trầm (thấp) đối nghịch với ph¹ (cao) l hai khi niệm liࡪn quan tới m vực. m trắc (sắc, hỏi ng₣, nặng) đối nghịch với bằng (bnh) (ngang, huyền) lin quan đến 쪢m điệu, l “điệu vị” yếu tố m vị siࢪu đoạn tnh (suprasegmental phoneme) (Đon Thiện Thuật, 1977; Nguyễn T�i Cẩn, 1995) khng lin quan g䪬 đến khu biệt nghĩa ngắn, di của nguyn ઢm- m vị đoạn tnh (segmental phoneme) của Cham. Ở đ⭢y ng dng thuật ngữ th乴ng dụng chuyn ngnh trắc trầm (vừa thanh điệu vừa ꠢm vực) để m tả khi niệm kh䡡c l ngắn di. Lại thࠪm một khi niệm v nghĩa “cao” cho thấy ᴴng vừa khng nắm vững lịch sử nghin cứu ngữ 䪢m Cham, vừa nhầm lẫn cc thuật ngữ chuyn ng᪠nh vốn c. Gy cho bạn đọc sự mơ hồ v㢠 rối rắm về một vấn đề đơn giản. Po Dharma (2007b) đ thấy “m d㢠i rất quan trọng” (tr. 12). Rồi chnh ng “tạm gọi” t�n mới: “aok˻ chứa đựng ba m, m ch⠺ng ti tạm gọi l 䠢m trắc [ngắn], m trầm [di] v⠠ m cao [?]” (tr. 16). ng diễn giải: /cōk/ “t┪n thn Hiếu Lễ” m d䢠i, /cok/ “khc” m ngắn, /cog/ “b㢳c” m cao. Như vậy vần c phụ Ⳣm tắc thanh hầu (glottal stops) Po Dharma cho l m cao. Vậy thࢬ xin hỏi Po Dharma, cũng vần “ok” trong /kanjōg/, m /ōg/ gọi l ⠢m g? V nhiều nữa như (1) vần “ak” c젳 /ak/: m ngắn, /āk/: m d⢠i, /ag/ m cao, cn /āg/ trong /katāg/ lⲠ m g? (2) Vần “ap” đọc l⬠ /ap/, /āp/, /ơp/ v /ơơp/ l ࠢm g? ng m씴 tả l m cao /og/ trong /cog/ “bࢳc” của vần “ok” c phụ m tắc thanh hầu (glottal stop), thật ra đ㢳 chnh l �m ngắn, v /ōg/ trong /kanjōg/ “[g] gࠡy” mới l m dࢠi (đọc khc nhau do sự di gấp đᠴi của nguyn m giữa). Một cặp ngắn dꢠi tạo ra do phụ m cuối tắc ngạc cứng “k” biến thnh tắc thanh hầu “g”. ⠔ng cũng khng hiểu được tại sao c poh gak như 䳴ng th nhận: “Chnh v꭬ thế, người ta khng cần chế biến paoh gak để chỉ định cho 䫢m trắc [ngắn] cho một số từ như /jag/ ۫khn ngoan, /luk/ 仫tha tẩm, /cơk/ ۫ni, v.v. m껠 Ban Bin Soạn tiếng Chăm đ đề nghị.” (tr. 13). Tại điểm n꣠y ng đnh gi䡡 cc m đᢳ l ngắn l đ࠺ng, nhưng cho rằng BBSSCC đề nghị c poh gak th chỉ đ㬺ng cho /jag/ (đng 1/3 điểm). Hai trường hợp sau, v từ /luk/ vꬠ /cơk/ chỉ c m tố cuối l㢠 tắc ngạc cứng (palatal stop) /k/. Poh gak l m tố tắc thanh hầu (glottal stops) /g/ cࢳ ở cc từ sau: /lag/ “rượu”, /cagag/ “cy sᢠ gạt”, /kalug/ “lm”, /katōg/ “chu chấu/, /preg kateg/ “chi li”, v墠 /patig/ “bnh tr”. Chỉ c젳 “trắc, trầm [ngắn, di]” chứ khng bao giờ lഠ m “cao”. III.2.(c) Nhầm lẫn cc hiện tượng ng⡴n ngữ, ngắn di: Những biểu hiện của sự khng nắm vững hiện tượng “trắc trầm [ngắn dഠi]” do tự ng đưa ra trong v dụ ở trang 9 v䭠 trang 12: trang 9 cc m dᢠi ng viết c baluw, v䳠 đọc c dấu biểu thị m d㢠i bằng gạch ngang trn đầu m chꢭnh rất hay v dễ hiểu. m di cn được m tả trong phần tiếng Cham cổ điển vⴠ AT phổ thng trong trang 6, 7 v 8 đều c䠳 dấu ngang trn đầu m vị. Tuy nhiꢪn trong v dụ trang 12 ng tự m�u thuẩn v khng gạch ngang trപn đầu m chnh của từ c⭳ m di, d⠹ cc từ đ đều viết cᳳ baluw. Những từ trong trang 12 trở đi m di thể hiện phần đọc như ⠢m ngắn, cho thấy ng khng nhận diện được hiện tượng ng䴴n ngữ đu l ngắn, đ⠢u l di. Trong Akhar Thrah Latinh của ࠴ng, baluw khng c gi䳡 trị (c v kh㠴ng như nhau). Bạn đọc c thể tự kiểm tra nếu di th㠬 c dấu ngang trn đầu 㪢m vị (Theo cch của cc học giả Phᡡp v Po Dharma), hay l gấp đ࠴i nguyn m (theo Can Quang, Graham Thurgood, 2005, Jayam Padra & Jakhwa Cauk, 2009). Do vậy vꢭ dụ trang 12 về “trắc trầm [ngắn di]” sẽ r rൠng khi trnh by như sau: Trong AT: “젢m trắc [ngắn]” khng baluw: /jak/ “khn”, /luk/ “tha tẩm”, /cek/ “n䴺i”; “m trầm [di]” c⠳ baluw: /jāk/ “rủ nhau”, /lūk/ “đần độn”, /cēk/ “phch lối”. Po Dharma c lᳺc khng thể hiện sự khc biệt về ph䡡t m m ngắn, v⢠ di, trong cc v࡭ dụ (BẮC BUỘC PHẢI C ӂM VỊ THỂ HIỆN SỰ KHU BIỆT Đ). Viết cӳ baluw, nhưng ng cho đọc như nhau, gy nhầm lẫn cho cả 䢴ng v bạn đọc (P Dharma, 2007b, tr. 12). Lഺc ng cho l ngoại lệ đặc th䠹 của Cham, viết kok nhưng đọc l /kok/, /kōk/, /kog/, v /kōg/ c࠳ nghĩa khc nhau, kiểu “jal gak pc lak”. Thay phụ ᴢm đầu, nguyn m giữa ta cũng cꢳ những cặp, hay bộ ba, bộ bốn tương tự tạo thnh hệ thống. Đ l࣠ hệ thống th khng c촲n l ngoại lệ: chnh lୠ hệ thống khu biệt nghĩa ngắn di, m tổ tiࠪn Cham đ c c㳡ch viết phn biệt. Chọn từ no kiểu viết n⠠o l ngoại lệ??? III.2.(d) Biến m gࢢy khu biệt nghĩa: HTKL lun lập đi lập lại “ni sao viết vậy” chứng tỏ kh䳴ng hiểu r bản chất vấn đề chuẩn ha của BBSSCC l峠 g? Chng chỉ li캪n quan đến “trắc trầm [ngắn di]” l hiện tượng viết giống hoặc khࠡc nhau, pht m khᢡc nhau v c nghĩa khೡc nhau. Hiện tượng biến m phương ngữ (biến thể tự do) rất phổ biến trong Từ Điển Cham Francais AC 1906, một mục từ c nhiều cⳡch viết. V chng kh캴ng gy khu biệt nghĩa, nn BBSSCC chọn một c⪡ch viết đơn giản, phổ thng đ c䣳 v những cch viết khࡡc đều được chấp nhận (phụ lục trong SGK tiếng Cham của NXB Gio Dục). Về biến m gᢢy khu biệt nghĩa, d BBSSCC đ 飡p dụng triệt để pht hiện của ng: “BALUW DᴀNH CHO M TRẦM [D€I]” c pht 㡢m l /ā/, /ū/, /ưư/, /ơơ/, v /ē/, nhưng Po Dharma kh࠴ng nhận ra điều ny v đࠡnh gi cch d᡹ng baluw của BBSSCC như sau đy. ng viết: “Qui luật d┹ng baluw trn [vần] ak, uk trong tiếng Chăm cổ điển vẫn cn lưu lại trong akhar thrah h겴m nay, ngoại trừ chữ Chăm cải biến của Ban Bin Soạn” (tr. 9). V: “BBSSCC ꠡp dụng hua baluw một cch ty tiện mṠ khng đưa ra lời giải thch n䭠o” (tr. 23). 3. Quy trnh hội thảo khng b촬nh thường: Quy trnh của hội thảo khoa học l t젴n trọng tất cả cc kết quả của tham luận, d cṳ tỷ lệ nhỏ khc biệt cũng được ghi nhận để nghin cứu th᪪m cho những lần hội thảo tiếp. Hội Thảo Quốc Tế Kuala Lumpur rất khc v lạ. ᠝ kiến khc biệt từ pha BBSSCC kh᭴ng được lắng nghe. V bin bản tổng kết hội thảo được “…đa số đại biểu đều nhất trભ đưa ra kết luận…” (Kỉ yếu HTKL, 2007, tr. 23) v k biཪn bản theo số đng. Kiểu kết luận ny giống nghị quyết của kỳ họp một hội đo䠠n, hay đảng phi hơn l một hội thảo khoa học. 4. Cᠡc kiến khc biệt kh�ng được lắng nghe: Khng lắng nghe cch tiếp cận kh䡡c về AT, nguyn nhn AT cần phải chuẩn lꢠ do: “b chữ ny đọc chữ kh�c”, “phần ai nấy viết, chữ ai nấy đọc”. Chuẩn l rt ra từ cມch viết trong cc văn bản cổ của ba vng Cham Phan Rang, Phan Rṭ, v Ma Lm (Lộ Minh Trại, 2007). Chuẩn hࢳa l do cc tr࡭ thức Cham chủ trương, với sự hướng dẫn của chuyn vin ngꪴn ngữ của Bộ Gio Dục, v đồng thuận của đồng bᠠo (Nguyễn V. T., 2007). “Sự cải tiến l một quy luật tất yếu của qu tr࡬nh pht triển của sự vật, kể cả ngn ngữ chữ viết để phᴹ hợp với thực tế x hội ngy một phong ph㠺, đa dạng. Cải biến khng c nghĩa l䳠 ph bỏ, …m lᠠ… lm cho vấn đề được sng tỏ hơn, chuẩn xࡡc hơn” (Thuận Ngọc Lim, 2007, tr. 4). Quy luật chuẩn ha được đại diện BBSSCC m곴 tả rất chi tiết cch viết ngắn di cᠡc m /a, u, ư, ơ, e, i v o/, đơn giản, dễ hiểu, nhưng đều bị bỏ ngo⠠i tai v khng đưa vഠo kết luận. IV. Ngộ nhận của Hội Thảo Luala Lumpur: Từ những hạn chế trn khiến cho kết luận của Po Dharma v HTKL đầy t꠭nh chủ quan, sai lạc. ng viết: “độc giả cԳ cảm gic rằng BBSSCC đang đng vai trᳲ bˠ bng ln đồng㪻: Chỉ cần một đm suy nghĩ, BBSSCC đ đưa ra bao quyết định cải tiến qui luật chữ viết Chăm,…” (Po, 2007b, tr. 27). “ … đa số l꣠ thnh vin của BBSSCC kh઴ng chuyn về chữ viết Cham,… đ biến chữ Chăm th꣠nh một chữ viết lai căng˻… phủ nhận hon ton giࠡ trị tinh hoa của akhar thrah Chăm truyền thống …học tiếng Chăm để họ đọc được chữ viết … của kho tng văn học akhar thrah Chăm cn lưu trữ lại. Đಳ mới l mục tiu quan trọng hઠng đầu” (Po, 2007b, Tr. 28). Sai lầm được v tư v ho䠠nh trng lập lại: “cch viết … biến dạng,.. đa số bᡴ lo v tr㠭 thức Cham khng đồng tnh…” (Po, 2007a, tr. 4). (1) Chế biến, chế tạo, hay kh䬴ng bao giờ c poh gak, (2) croh aw của chữ Cham lun c㴳 dar sa, (3) baluw ty tiện khng theo quy luật nhất định, (4) chữ Cham kh鴴ng thể p dụng quy luật “ni sao viết vậy” (Po, 2007a, tr.3, 6, 9, 10, 15, 17, 21). Ch᳭nh v hạn chế nu tr쪪n ko theo kết luận sai lầm về AT. khiến cho bản thn t颡c giả v HTKL khng định nghĩa được AT truyền thống lഠ g, khng thấy được điểm tương đồng v촠 dị biệt của AT truyền thống v AT “chế biến” của BBSSCC. Lc cho lຠ khng phn biệt ngắn d䢠i, lc phải học thuộc cc trường hợp cꡳ m “trầm [di]” ngoại lệ, l⠺c “khng biết đọc thế no”. V. Hậu quả: Phủ định những giải th䠭ch của BBSSCC, HTKL phủ định lun những việc lm của BBSSCC d䠹 đ l sự thật hiển nhi㠪n, l chn lࢽ tuyệt đối c thể thấy v kiểm tra được. Trong đ㠳 c 3 sự thật quyết định sự ph sản của HTKL 2006: V.1. Hội Thảo Luala Lumpur kết luận sai về ba vần: HTKL kết luận l㡠 khng bao giờ c trong AT trước khi BBSSCC ra đời (1978) l䳠: “Akhar Thrah Cham khng bao giờ c paoh gak, craoh aw lu䳴n lun phải c dar tha v䳠 khng bao giờ c baluw tr䳪n dar tha-dar dua.” Sự thật đ l những vần từ c㠡c văn bản cổ v c trong từ điển Cham Francaise AC 1906 được chọn lೠm vần chuẩn. Chnh điều ny đ� gip Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai, d kh깴ng biết chữ Cham AT vẫn đnh gi dễ dᡠng kết luận của HTKL l sai lầm (v ch଺ng c mặt trong ấn phẩm Cham trước 1978). V.2. Ngộ nhận ng Tỷ v㔠 Trại l người chỉnh l chữ Cham AT: Trong “30 năm khủng hoảng ngུn ngữ v chữ viết Chăm” trang 127 c khẳng định “Nguyễn Văn Tỷ lại chủ trương cho BBSSCC cải biến trường hợp bất qui tắc trong Akhar Thrah Chăm.” Thật ra ೴ng Tỷ v ng Trại chỉ lഠ người kế thừa thnh quả đ xong hơn 16 năm trước HTKL. L࣠ thnh quả của 19 thầy gio hࡠng đầu của Cham thuộc thế hệ đầu tin của BBSSCC trong 12 năm trời. Đa số họ đ qua đời. Nay chỉ cꣲn vi cụ như: Lm Gia Tịnh, Chࢢu Văn Kn, Chu Văn Đỉnh… Những nhꢠ khoa học điều hnh HTKL nghĩ đơn giản rằng ng Tỷ, Trại, Liപm k bin bản rồi th� họ sẽ thay đổi được theo muốn chủ quan của HTKL. V.3. Sự chuẩn ha AT phải đ�ng quy trnh: BBSSCC đ theo đ죺ng quy trnh chuẩn ha v쳠 được ph duyệt của Hội đồng thẩm định năm 1990. ng Nguyễn Văn Tỷ đꔣ đề cập rằng nếu muốn thay đổi g trong chữ Cham AT th phải đ쬺ng quy trnh v phải qua x젩t duyệt của một Hội Đồng Thẩm Định gồm chuyn gia của Bộ Gio Dục, UBND Tỉnh Ninh Thuận, Bꡬnh Thuận, v nhn sĩ trࢭ thức Cham. Phương n đề xuất thay đổi đ phải thuyết phục được Hội Đồng, kh᳴ng th tiếp tục nghin cứu. HTKL muốn điều chỉnh AT Cham th쪬 phải trnh by “sự thay đổi” cho hội đồng v젠 được họ ph duyệt, chứ khng phải k괽 với nhau trong một Hội Thảo Khoa Học l xong. V.4. Trn một vạn học sinh Cham học tiếng Cham hằng năm: Một sự thật nữa lớn vઠ mạnh hơn tất cả l v tiếng Cham lଠ mn tự chọn. Học sinh c to䳠n quyền học hay khng học những lớp ny. Phụ huynh (tr䠪n 20 ngn người) đ biết sự phản đối v࣠ ln n của HTKL, cꡳ quyền yu cầu sửa đổi chương trnh. Thế nhưng họ vẫn tiếp sức, ủng hộ, vꬠ cn yu cầu đưa AT chuẩn h⪳a ny ln cấp trung học vઠ đại học. Trn một vạn học sinh (bằng tổng dn số Cham tại Malay) hằng năm tham gia 100% cꢡc lớp tiếng Cham suốt từ năm 2003 đến nay. Thi độ đ ch᳭nh l thng điệp: Chഺng ti tin, yu v䪠 qu AT Cham chuẩn ha. VI. Kết luận: Thực chất vấn đề: AT truyền thống c� m ngắn v d⠠i (trắc v trầm theo Po Dharma), l nࠩt khu biệt nghĩa quan trọng. Đa số từ c m d㢠i AT Cham khng được viết phn biệt như khi ph䢡t m. Một số từ c Ⳣm di được viết phn biệt với ࢢm ngắn bằng những takai akhar được cho l “ngoại lệ”. Ngoại lệ c thể lೠ: (1) trn 300 mục từ ngoại lệ như thể hiện trong Từ điển Cham Francais AC 1906 v Từ điển Chꠠm Việt Php GM 1971 cần học thuộc lng (Quang, 2007); khᲡ đng hiểu ngoại lệ l kiểu “jal di gak p䠴c lak” l (2) “jal cok, pc cōk, jal cok, cōk, pഴc cog, jal di cok, cōk, cog, pc cōg” khoảng vi ng䠠n từ; hay l cả hai. AT chuẩn ha của BBSSCC triệt để viết phೢn biệt m ngắn di bằng những takai akhar theo một quy luật chặt chẽ dễ học v⠠ dễ nhớ. Đ l sự chọn lựa của cả cộng đồng, viết d㠠i ngắn r rng cho chữ Cham tiếng Cham ph堡t triển l một tất yếu lịch sử. Cng trബnh tập thể đồ sộ chuẩn ha chẳng những khng l㴠 ph hoại m cᠲn lm cho AT hợp l vའ kh hon chỉnh để phᠡt triển đi ln pha trước. Đꭳ l sự kế thừa thng minh tഠi tnh di sản ngn ngữ Cham. Tuy nhi촪n AT vẫn lun mở ng để được bổ sung cho kh䵴ng ngừng hon thiện cho ph hợp với x๣ hội thăng tiến. Sự ngộ nhận l ph hoại của vࡠi c nhn lᢠ tự nhin khi họ thiếu thng tin hay đ괣 c thnh kiến, cần được minh định, điền khuyết th㠴ng tin hầu ha giải ngộ nhận v bất đồng. Th㠴ng tin c nhn: From: Tiến Sĩ Quảng Đại Cẩn, chuyᢪn ngnh gio dục ngࡴn ngữ. Alumni: Trường University of Hawaii of Manoa, Hoa Kỳ. Địa chỉ lin lạc: 1260 Richard Ln Apt. B510, Honolulu, HI 96819. Phone: 8082034710 (USA), email: cquang@hawaii.edu To: Bo cꡡo xin gửi về: Văn phng Hội thảo Ngn ngữ học toⴠn quốc lần thứ II Phng 403, tầng 4, Viện Ngn ngữ học Số 9, Kim Mⴣ Thượng, Ba Đnh, H Nội Điện thoại: 04.37674574 Fax: 04.37674572 Email: hoithaongonngu2013@gmail.com
0 Rating 143 views 0 likes 0 Comments
Read more