Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On October 3, 2014
MIỀN TRUNG VIỆT NAM VÀ VĂN HOÁ CHĂMPA (MỘT CÁI NHÌN ĐỊA - VĂN HÓA)  Trần Quốc Vượng   I. Lời mở Từ một hai thế kỷ đầu Công nguyên cho đến các thế kỷ XVII-XVIII, trên dải đất miền Trung Việt Nam hiện tại, chủ yếu là từ Đèo Ngang cho đến Hàm Thuận, nhiều thời bao gồm cả Tây Nguyên, đã nảy sinh, phát sáng rực rỡ rồi tắt dần một nền văn minh độc đáo, ta gọi là văn minh Chămpa mà sợi dây liên kết (theo F. Engels: "sợi dây liên kết văn minh là Nhà nước" (xem Nguồn gốc gia đình tư hữu và Nhà nước, 1882) là các nhà nước mà sử sách Trung Hoa, Đại Việt gọi bằng những tên Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành, với các miền lãnh thổ - cũng có thể là các "tiểu quốc" xuất hiện trong sử sách Hoa Việt dưới những cái tên Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, châu Ô, châu Lý, Chiêm Động, Cổ Lũy, Thi Bị, Thượng Nguyên, Bôn đà lãng..., hay trong bi ký Phạn - Chàm với những tên Chămpapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga, Virapura, v.v... Văn minh Chămpa đã tắt, hay đúng hơn, các nhà nước Chămpa đã không còn tồn tại từ vài trăm năm nay, song tộc Chăm và các tộc bà con theo mẫu hệ còn đó: Chăm H'rê, Chăm H'roi, Raglai, Jarai, Rhaday... Văn hóa Chăm vẫn còn đây, sống động ở Ninh Thuận (với làng gốm Bàu Trúc), Bình Thuận hay là các phế tích "thành lồi', "giếng Hời", "cánh đồng chăm" theo cách gọi của người Kinh - Việt ở Bình - Trị - Thiên, Nam - Ngãi - Bình - Phú, Khánh Hòa - Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết..., những "thánh địa" (sanctuaive) Mỹ Sơn, Đồng Dương, Phong Nha, những cụm/nhóm đền - tháp Chămpa trong thung lũng, trên sườn đồi, chân núi, ven biển, trong rừng sâu..., những dòng họ Ông, Ma, Trà, Chế... với những con người da đồng hun, mũi cao, mắt sâu, tóc xoăn, những huyền tích, những lễ hội Katé, nhiều di tích Chăm và ảnh hưởng văn hóa Chăm còn "nhìn" thấy được và có thể tìm hiểu, nghiên cứu được ở Thanh, Nghệ, Tĩnh, ở châu thổ Bắc Bộ, ở ngay nội đô và ven đô Hà Nội... Và ngôn ngữ Chăm vẫn là sinh ngữ (Ngôn ngữ là sản phẩm/thành phần văn hóa). Người ta bảo "chính trị qua đi, văn hóa ở lại" (Les poliques passent, les cultures restent)". Văn hóa Chămpa đã và vẫn là một bộ phận hợp thành, là những thành tố của phức thể (multiplex) văn hóa việt Nam... Dưới đây, tôi muốn trình ra một cái nhìn địa - văn hóa về Chămpa dựa trên những kết quả thăm dò điền dã nhiều năm qua từ những làng Việt vốn là khu biệt cư (isolat) Chăm ở châu thổ sông Hồng và đặc biệt ở miền Trung, từ chân đèo Ngang tới Xuân Lộc - Biên Hòa, lưu vực Đồng Nai thượng, hạ... Tôi rất yêu quý tộc người Chăm - một tộc người có một nền văn hóa đặc sắc trải mấy phong sương... Một anh bạn Chămpa học (không bao giờ nghĩ rằng tôi giỏi như và hơn anh ấy) bảo rằng có lẽ vì tôi nặng tình với Chămpa nên có duyên với các di tích Chămpa. Có lẽ vậy... II. Bối cảnh và tảng nền địa văn hóa miền Trung 1. Trong bài này, tôi xin phép không nói đến Thanh - Nghệ - Tĩnh cũng thuộc miền Trung, đúng hơn Bắc Trung bộ. Có nhà địa lý học nói rằng trên một ý nghĩa nào đó thì châu thổ sông Mã, sông Lam chỉ là sự "nối dài" của châu thổ Bắc bộ. Tôi không dám nghĩ thế, song về văn hóa - khảo cổ học, từ trước Công nguyên, Thanh - Nghệ - Tĩnh đã là thuộc không gian văn hóa Đông Sơn (chỉ cần kể hai khu di chỉ mộ táng lớn: Đông Sơn (Thanh Hóa), Làng Vạc (Nghệ An). Trước đó nữa, di chỉ Cồn Chân Tiên, xứ Thanh hoàn toàn có chất Gò Bông (Phùng Nguyên) - Đồng Đậu của sơ kỳ Kim khí trung châu sông Nhị và gốm Hoa Lộc (sơ kỳ Kim khí đặc trưng ven biển xứ Thanh) tìm thấy ở nhiều di chỉ xứ Đoài miền Bắc (Gò Mả Đống, Gò Ghệ, Gò Giạ). Trước đó nữa, thì cồn sò hến Đa Bút, cồn Cổ Ngựa và các di chỉ hang động xứ Thanh là thuộc về không gian văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn. Cả giới địa học và dân tộc - văn hóa học đều xem miền núi Thanh - Nghệ là sự nối dài cùng một dải của sơn hệ Tây Bắc Bắc bộ. Cố nhiên, Thanh - Nghệ - Tĩnh đã là không gian Việt cổ (Lạc Việt) và cũng như Giao chỉ (Bắc bộ), Cửu Chân, Ái châu (Thanh), Diễn châu, Hoan châu (Nghệ), Đức châu (Tĩnh) từ đầu Công nguyên (Hán) đã nằm chung trong "lồng" Bắc thuộc Giao Châu rồi An Nam đô hộ phủ thời Hán - Đường, và cùng giành quyền tự chủ chung ở thế kỷ X. Thế kỷ X và đầu thế kỷ XI. Ranh giới phía Nam của Đại Cồ Việt - Đại Việt là Đèo Ngang - Hoành Sơn hayNam Giới (vùng cửa Sót, Hà Tĩnh nay, bên bắc đèo Ngang một chút). Tuy nhiên, cũng cần để ý đến ba chuyện: + Nhiều nhà khảo cổ học cho rằng văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ) là cội nguồn của văn hóa Bàu Tró (Quảng Bình) và văn hóa Bàu Tró lại là cội nguồn của văn hóa Sa Huỳnh (Trung Trung bộ): Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có quan hệ hữu cơ về Di truyền văn hóa. + Thời gian gần đây đã tìm được trống đồng loại I Heger và đồ đồng Đông Sơn ở nhiều địa điểm Quảng Bình (Phù Lưu), trống Thanh Khê (thố) (Bố Trạch), Quảng Trị (Dak Krông, Hướng Hóa), rìu lưỡi xéo, trống đồng Thừa Thiên (Ô Lai, Phong Điền)... Ngược lại, cũng tìm khuyên tai hai đầu thú kiểu Sa Huỳnh ở Xuân An (nay là thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dưới chân dải Hồng Lĩnh bên hữu ngạn sông Lam. Gốm Sa Huỳnh ở Cồn Yàng[1] (Hương Trà, Huế) có nhiều mô típ trang trí kiểu Phùng Nguyên - Đông Sơn. Do vậy: + Cái giả thuyết khoa học cho rằng Bình - Trị - Thiên là khu đệm trước công nguyên dăm thế kỷ giữa văn hóa Sa Huỳnh từ Trung Nam Trung bộ tỏa ra và văn hóa Đông Sơn từ Bắc Trung Bộ lan vào, hay đó là vùng giao thoa văn hóa Sa Huỳnh - Đông Sơn vẫn tỏ ra có lý, tuy các di tích cả Sa Huỳnh, cả Đông Sơn, tìm và đào được ở Bình Trị Thiên còn khá mờ, khá ít, thua xa Sa Huỳnh Quảng Nam hay Đông Sơn Thanh Nghệ. Có lẽ còn cần thâm canh khảo cổ sơ kỳ kim khí ở Bình Trị Thiên nhiều hơn nữa mới hiểu được cội nguồn văn hóa Chămpa. + Nghệ An có người Bồ Lô (Poulo = Đảo nhân) ở Cửa Lò, cửa Hội, có Bà Lỗ Man ở cửa Cờn Quỳnh Lưu, Diễn Châu mà sử biên niên ghi ở thế kỷ X (thời Lê Hoàn). Từ đầu Công nguyên, Cửu Chân (Thanh Nghệ), Nhật Nam (Quảng Bình - Quảng Nam) luôn luôn theo biên niên sử Trung Hoa - phối kết nổi dậy chống Bắc thuộc, đặc biệt năm Xích Ô 11 (248) Lâm Ấp đánh chiếm đến Hoành Sơn thì ở xứ Thanh có khởi nghĩa Bà Triệu. Lâm Ấp, Chiêm Thành thường đánh phá Cửu Đức, Đức Châu (Tĩnh) và có lúc chiếm Thanh Nghệ một thời gian (đầu IX). Do vậy cần lý giải thêm quan hệ tộc người và văn hóa Việt (Thanh - Nghệ - Tĩnh) - Chăm (Bình Trị Thiên) ở vùng này. Tôi cho rằng có cư dân ngữ hệ Mã Lai - tiền Chăm ở vùng ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh, chủ nhân các văn hóa Hoa Lộc, Bàu Tró. + Chưa kể sau này (từ XI-XII trở đi) văn hóa Mường - Việt được lan truyền từ Thanh Nghệ Tĩnh vô Bình Trị Thiên và giao thoa với văn hóa Chămpa vùng Bắc. + Hay lại có giả thuyết cội nguồn tiếng nói và tộc người Tiền Việt - Mường hay/và Việt - Mường chung là từ miền Tây Nghệ - Tĩnh - Bình lan tỏa ra miền Bắc của nhiều học giả trong và ngoài nước (P. Ferlus, P. Schneider, G. Diffloth...). + Và từ H. Quarich Wales, Olov Janse ở thập kỷ 30 cho đến nay vẫn có giả thuyết là Chămpa đã là một trong những người thừa kế văn hóa Đông Sơn như G. Condominas đã tìm ra di duệ nghệ thuật Đông Sơn ở cột đâm trâu Tây Nguyên. Vậy cứ còn phải nghiên cứu nữa, nghiên cứu mãi... mà vai trò khảo cổ học là có tầm quan trọng quyết định đối với văn hóa Chămpa. Tiếc rằng Bình Trị Thiên cũng như Tây Nguyên còn là miền yếu của Khảo cổ - Văn hóa học Việt Nam. 2. Kèm theo đây là một sơ đồ - mô hình địa văn hóa Việt Nam, thể hiện cái nhìn của tôi về các vùng địa - văn hóa đa dạng của một Việt Nam thống nhất hôm nay. Nhưng bài này chỉ nói về miền Trung và văn hóa Chămpa. 3. Nói đến miền Trung, ai cũng biết đấy là miền có địa thế hẹp chiều Tây - Đông, dằng dặc chiều Bắc - Nam. Tây là dải Trường Sơn, người Pháp gọi là Chaine annamitique; GS.TS Trần Kim Thạch chia đoạn Trường Sơn Nam, từ Quảng Nam đến Vũng Tàu, gọi nó là Nam Sơn. Trường Sơn mênh mông rừng rậm, với nhiều tầng cây nhiệt đới. Có một dải đồi ở miền chân núi (piérmont) mà người Nga gọi là miền trước núi (pretgorie = sơn cước). Từng đoạn, từng đoạn dải núi - đồi này lại đâm ngang ra biển Đông, chia cắt miền Trung thành từng vùng - xứ - tỉnh; đi từ Bắc vô Nam Trung bộ là ta cứ lần lượt vượt ra "một dèo, một đèo, lại một đèo": đèo Ba Dội, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả... ấy là ta chỉ kể các đèo lớn, chứ thật ra còn nhiều đèo khác, chẳng hạn đèo Hoàng Mai - Khe nước lạnh - Lèn Hai Vai khoảng giữa Thanh Nghệ, đèo Lý Hòa - núi Lễ Đế (hay núi Ma Cô - tên này có ghi trong sử) ở giữa Quảng Bình, đèo Bình Đê ở khoảng giữa Quảng Ngãi và Bình Định... Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ, đều chảy ngang theo chiều Tây - Đông ra biển, sông ngắn, nước xanh biếc, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu, tạo thành vịnh cảng là nơi đậu thuyền (landing) rất tốt. Vận động tạo sơn còn "ném" ra biển xa các đảo và quần đảo. Chưa kể các quần đảo san hô xa khơi (Hoàng Sa, Trường Sa), chỉ nói các đảo gần bờ như Hòn Mê - Biện Sơn - Nghi Sơn (Thanh), Song Ngư, Hòn Mát (Nghệ Tĩnh), Hòn Cỏ - Hòn La (2 Hòn La), Hòn Nồm (2 Hòn Chùa), Hòn Gió (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Phú Yên), Hòn Tre (Khánh Hòa)... tạo ra những "bình phong" ngăn chặn bớt sóng gió biển Đông. Bờ biển miền Bắc "lõm" vào đất liền thành vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, kỳ quan di sản văn hóa thế giới năm 1994, song lại bị đảo Hải Nam"thút nút" ở bên ngoài. Chất văn hóa biển của Giao Châu - Đại Việt buổi đầu là nhạt. Bắt đầu từ miền Trung, đường bờ biển Việt Nam "ưỡn" cong, "lồi" ra phía biển Đông, hứng gió bão sóng thần thật đấy, song "chất biển" trong văn hóa Chămpa ngày trước, văn hóa các vùng Trung bộ Việt Nam ngày nay rất mặn mòi, như chượp, mắm ruốc, mắm nêm, nước mắm, các loại đặc sản miền Trung. Luồng cá biển cũng chạy gần bờ miền Trung hơn miền Bắc. Miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc Nam đất nước (mùa khô Bắc - Nam là từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 4). Ở miền Trung mùa hè (tháng 4 - tháng 10) khô nóng, lại gặp gió Tây (gió phơn) rất khô nóng thổi từ Lào qua (xưa bà con ta gọi là "gió Lào") nên, nói như một câu ca dân gian Quảng Trị: "Tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn...". Bốn năm liền, từ 1992 đến 1995, cứ vào tháng 7 - tháng 8 tôi vô công tác Quảng Trị, Quảng Bình và hưởng trọn 30/30 ngày nắng gió Tây ngoài cồn cát nóng khô. Càng nóng càng ăn cay, và đấy là một bản sắc văn hóa ăn Chămpa - Trung bộ (Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm cách giải thích hiện tượng này). 4. Để dễ hình dung, tôi đã mô hình hóa miền Trung thành hình hộp chữ nhật đứng - cạnh Tây là núi đồi - cạnh Đông là biển, với các đèo - sông, chia nó thành các xứ - vùng hình chữ nhật ngang. Từ đó với phương pháp tiếp cận tổng thể (system analysis), tôi "nhìn" miền Trung như một phức sinh thái (multiplex), với 7 hằng số địa lý sau: a) NÚI ĐỒI là sự ngăn cách mà cũng là sự nối tiếp: ĐÈO chính là cái gạch nối: Đèo nối Đông Tây: - Mụ Giạ (Nghệ Tĩnh) - Cha Lo (Quảng Bình) - Lao Bảo (Quảng Trị) - nay là cửa khẩu Quốc tế - Đèo Kiền Quảng Nam, đèo An Khê (Bình Định) qua Gialai và Kontum, Daklak, Dakmil... Đèo nối Bắc - Nam: Đèo Ngang chẳng hạn, mà nhà thơ PTD nói vui: núi ngang (T-Đ), đèo dọc chứ (B-N), sao gọi Đèo Ngang? Hay ở đó có câu của cổ nhân (Bùi Dương Lịch): Thạch thành Lâm Ấp trúc Lục lộ Tử An bình (Lũy đá Lâm Ấp xây Đường bộ Tử An đắp) - Ngô Tử An thời Lê Hoàn được sai làm đường vượt đèo Ngang sang miền Địa lý của Chiêm Thành: "Mùa thu, tháng Tám, Nhâm Thìn (992), sai Phụ quốc là Ngô Tử An đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam giới đến châu Địa lý" (Toàn thư, Bản kỷ, q.I). Hè 1995, tôi đã di dọc dài lần theo cái gọi là "Lâm Ấp thế lũy" này, từ Hoành Sơn quan (Đông) đến vùng núi Chóp Chài, Quảng Lưu - Quảng Trạch (Tây); Dân gian cũng có người gọi là "Lũy Hoàn vương" - Lũy này là đắp nối các đỉnh của dải đồi trước núi Hoành Sơn về phía Nam (phía Quảng Bình), kè đá tảng rất to chắc, bề mặt có nơi đo được 25m, cao 3-5m (tuy nay bị phá đã nhiều). Sách Tấn thư (q.95) chép năm Vĩnh Hòa thứ 3 (347) vua Lâm Ấp là Phạm Văn đánh Nhật Nam, thông báo với thứ sử Giao Châu Chu Phiên (Phồn) đòi lấy Hoành Sơn làm phân giới, Phạm Văn sai lấy đá đắp lũy và cũng bắt đầu xây thành Khu Túc trên sông Thọ Linh (sông Giang theo Đào Duy Anh). Thơ văn Nguyễn Hàm Ninh (giữa XIX) nói về núi Chóp Chài và núi Vọng Bái ở Quảng Lưu, Quảng Trạch có câu: "Tảng đá vua Lồi còn sót lại[2] Việc công hầu giành giật núi Thành Thang" Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn Nam sông Gianh) sử dụng - cải tạo lại thành Cao Lao (≈ thiềng Kẻ Hạ ≈ thành Khu Túc (theo đoán định của Đào Duy Anh), còn ở Bắc Bố Chính (Bắc sông Gianh), chúa Trịnh cải tạo sử dụng lại hệ lũy Lâm Ấp và núi Vọng Bái. Cũng thơ văn Nguyễn Hàm Ninh viết: Cột cờ chúa Trịnh đổ rồi Dấu dinh lũy còn chơn vơn trên hòn Vọng Bái (Vọng Bái, nay thuộc thôn Tam Đa, xã Quảng Lưu, Quảng Trạch). Thời chống Pháp, chống Mỹ, đây là chiến khu Trung Thuần, với các tướng lĩnh Trần Hường, Đồng Sỹ Nguyên... Các nhà quân sự, từ Chămpa, qua Trịnh - Nguyễn đến ngày nay đều "nhìn" ra tầm quan trọng của các vị trí chốt trên các địa hình vùng Đèo Ngang là việc thường của binh pháp. Theo cán bộ và dân gian Quảng Bình, khoảng năm 1970, tướng quân Võ Nguyên Giáp cũng đã vô đây tổ chức các binh đoàn để chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (tháng 3-1971). b) Chúng ta cũng nên "nhìn" SÔNG - BIỂN như đã "nhìn" NÚI - ĐỒI - ĐÈO, đó là cái nhìn biện chứng, vừa thấy mặt cắt ngăn vừa thấy mặt nối tiếp. Do một trăm năm nay, từ thời thực dân Pháp, với tư duy giao thông bộ, hễ cứ thấy miền nào bị sông ngăn (mà họ lại ít xây dựng cầu đường) là nhà cầm quyền chia đôi bờ sông thành hai đơn vị hành chính khác nhau: ở Bắc: Sơn Tây/Vĩnh - Phúc Yên, Thái Bình/Nam Định (qua sông Hồng)... Bắc Giang/Bắc Ninh (qua sông Cầu)... Ở miền Trung: Nghệ/Tĩnh (qua sông Lam), Bình/Trị (qua sông Sa Lung), Trị/Thiên (qua sông Ô Lâu), v.v... Thật ra, qua tư duy giao thông thủy của bản sắc văn hóa sông nước của việt Nam và miền Trung, đôi bờ sông chỉ là hai nửa của một, từ một làng, một huyện đến một tỉnh, xứ... Từ Chămpa đến Đại Việt - Việt Nam chẳng hạn, đôi bờ sông Thu Bồn - sông Chợ Củi chỉ là hai nửa của một Amaravati - Quảng Nam, đôi bờ sông Côn chỉ là hai nửa của một Vijaya - Bình Định... Sông không chỉ được "nối" bằng các bến đò ngang và hình ảnh "các cô lái đò" đã vào rất sâu folklore và văn hóa Việt Nam. Sông còn là sự nối tiếp Núi - Biển bằng các con đò dọc, bằng bè mảng... Tôi rất thích câu ca dao của hai cảng Hội An, Thi Nại - hai cảng rất cổ từ thời Chămpa đến nay: Ai về nhắn với nậu nguồn Măng le (mít non) chở xuống, cá chuồn gửi lên. Hè 1994, tôi lên công tác ở một huyện trung du xứ Quảng và làm ra cái vẻ có "hiểu biết" về kinh tế, tôi hỏi cán bộ huyện: "Sao các đồng chí không học lối nuôi "cá lồng" dọc sông của miền Bắc?" và được trả lời: "Có đấy, nhưng thất bại vì dân tôi quen ăn đồ hải sản rồi, mà ngày nào chả có thuyền ngược lên đây mua bán hải sản!" Sự ngu ngốc này của tôi có cội nguồn lịch sử: Tôi là người Hà Nội, thuộc châu thổ Bắc bộ đã ở quá xa biển (# 100km) và ở thế hệ bố - mẹ - ông - bà tôi, hầu hết người Hà Nội đều không thích/không ăn được đồ biển, từ cá thu phải nấu lót bằng lá chè tươi (nhiều chất tanin khử mùi tanh) và "chả Sài Gòn" (nem rán) có "đệm" thêm thịt cua bể với thịt lợn, giá, miến... Qua kinh nghiệm điền dã ở miền Trung và cả Tây Nguyên, tôi thấy dân vùng này hay "xài" đồ biển. Tôi cho đó là bản sắc địa - văn hóa, được người Việt thừa kế từ người Chăm, cũng như nươc smắm, mắm nêm, chượp... và rau diếp cá (cho đến nay đa số người châu thổ Bắc bộ không thích/không ăn được rau diếp cá, họ chỉ dùng làm một vị thuốc nam). Bà tiến sĩ Pamela Gutman, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Đại học Sidney (Australia) có thông báo cho tôi biết rằng: Các nhà khảo cổ học biển (maritime archaeology) đã tìm thấy một con tàu đắm chở các thùng nước mắm từ Chămpa sang bán cho Roma cổ đại. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong một cuốn sách của L. Ferrand về các nguồn tài liệu của Ả Rập - Ba Tư từ thế kỷ VIII - đến thế kỷ XIV, khách thương hồ quốc tế đều gọi biển Đông là biển Chămpa. Biển là cái gạch nối giữa không gian văn hóa Sa Huỳnh - Chămpa - Óc Eo với thế giới Đông Nam Á hải đảo - Mã Lai và các không gian văn hóa biển khác, từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ dương và v.v.... c- Ngoài NÚI - ĐỒI - ĐÈO - SÔNG - BIỂN, Chămpa cổ miền Trung nay còn có CỒN - BÀU - ĐẦM PHÁ... Để tiện theo dõi có hệ thống, tôi và bạn tôi là GS Mai Đình Yên sẽ đề cập đến các hệ sinh thái ở ngay sau đây. 5. a) Những nghiên cứu mới nhất (xem Mai Đình Yên, Trần Quốc Vượng và các tác giả khác, Môi trường học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1994) đã phân loại các hệ sinh thái tự nhiên làm 3 nhóm: - Nhóm các hệ sinh thái trên cạn. - Nhóm các hệ sinh thái ở nước. - Nhóm các hệ sinh thái ngập nước. Như đã nói ở phần trên (mục 4) miền Trung nay - Chămpa cổ - nằm hẹp giữa núi và Biển, có đầy đủ các kiểu sinh thái trên cạn chính, như: - Hệ sinh thái núi cao; hệ sinh thái hang động. - Hệ sinh thái núi trung bình và thấp. - Hệ sinh thái đồi gò. - Hệ sinh thái châu thổ (đồng bằng). - Hệ sinh thái ven biển. - Hệ sinh thái các đảo. Với cấu trúc đặc trưng là các thảm thực vật - thành phần quan trọng của quần xã rất phồn tạp (GS.TS Thái Văn Trừng, nhà lâm - sinh học tài danh, từ 1978 đã phân thành 19 kiểu thảm thực vật). Các hệ sinh thái ở nước cũng được phân thành các nhóm, các kiểu khác nhau như sau: + Nhóm hệ sinh thái nước ngọt, nước đọng. - Ao - Vũng - Hồ - Đầm (miền Trung gọi là Bàu) - Ruộng nước - Đập nước (Chămpa, theo Ấn Độ, gọi là Barak) - Đất ngập nước Đất ngập nước, từ Quảng Bình đến Nam - Ngãi... nằm giữa hai dải cồn cát Đông/Tây (theo L. Cadieriè) hay Đại/Tiểu Trường Sa (theo Lê Quý Đôn). Dưới chân các Cồn (Dune), thường có các Bàu (Stew) hay các rạch nước. Các nhà khảo cổ thường phát hiện được các di chỉ cư trú ở ven bàu và di chỉ mộ táng ở trên cồn. Vài ví dụ về văn hóa Bàu Tró và Sa Huỳnh - tiền Chămpa: Quảng Bình - Bàu Khê, Bàu Tró, Cồn Nền, Ba Đồn, Cường (Khương) Hà... Quảng Trị - Bàu Đông, Cồ
0 Rating 977 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On December 7, 2014
VĂN HÓA CHĂM: BẢN SẮC VÀHỘI NHẬP (Tiếp cận từ góc nhìn đương đại) Đặt bút, viết lên những dòng này, tức là trong tâm tưởng[của tôi] đang chứa đầy những ưu tư, trăn trở về một dân tộc [Chăm] trong thế đứng của nó ở một thời đại [hội nhập hay toàn cầu hóa]. Bản sắc của một dân tộc, là cái hồn túy tạo nên đặc trưng riêng có của dân tộc đó, cốt lõi của nó chính là văn hóa dân tộc, văn hóa ở đây bao gồm ngôn ngữ, chữ viết, văn chương, trang phục, nghi lễ, hội hè, phong tục, tạp quán...Văn hóa có tính “động”: thời đại nào, thì văn hóa đó, nói thế tức làvăn hóa sẽ biến đổi theo từng thời kỳ,  nhưng cái cốt tủy, cái căn cơ cấu thành văn hóa thì không bao giờ được biến đổi, một khi biến đổi thì tức là mất văn hóa, mất bản sắc. Thời đại – từ phía nó - luôn đặt ra cho văn hóa những lo lắng, yêu cầu phải làm thế nào để vừa hội nhập, biến đổi văn hóa theo thời đại, mà lại vừa giữ gìn những cốt tủy của văn hóa? Không biến đổi, một số hiện tượng văn hóa sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời,làm trì trệ dân tộc; nhưng nếu biến đổi quá nhanh, không kiểm soát, thiếu chọn lọc thì những giá trị văn hóa quý báu, lành mạnh sẽ có nguy cơ bị mai một và đánh mất, khi đó dân tộc không còn văn hóa nữa, bởi vì bản sắc - cốt tủy của văn hóa - không còn nữa. Câu hỏi đặt ra lớn là làm thể nào để vừa hội nhập mà vẫn giữ vững bản sắc? Để vừa “hòa nhập mà không hòa tan”? Mahatma Gandhi, nói: “Tôi không muốn ngôi nhà của mình bị vây kín giữa những bức tường và những khung cửa sổ luôn luôn bịt chặt, tôi muốn văn hóa của mọi miền đất tự do thổi vào ngôi nhà đó. Nhưng tôi sẽ không bị cuốn đi bởi bất cứ ngọn gió nào”.Đểthực hiện nhiệm vụ này mỗi dân tộc cần phải có: bản lĩnh văn hóa. Trãi qua biết bao biến thiên, thâm trầm của lịch sử, bản sắc Chăm cũng biết bao lần biến đổi. Từ thuở ban sơ, khi người Chăm chỉ biết đến thần trời, thần đất, thần mưa, thần biển,... chưa biết gì đến Shiva, Po Awlaoh,... chỉ biết các thầy mo, thầy cúng chứ chưa biết gì đến Basaih, Po Acar... chỉ biết Chăm Jat chứ chưa biết đến Chăm Hier, Awal hay Chăm Islam. Cho đến khi, Ấn Độgiáo, Hồi giáo theo đường biển truyền vào Champa làm biến đổi tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, cứ mỗi lần như vậy, văn hóa Chăm lại bao lần biến đổi. Và cứ mỗi lần như vậy, bản lĩnh văn hóa Chăm lại luôn được thể hiện.Trong quá trình ấy, người Chăm không hấp thụ toàn bộ Ấn Độ giáo, Hồi giáo mà đã biến đổi làm cho các tôn giáo này khi du nhập vào không còn như nguyên bản mà bị bản địa hóa, tạo nên những đặc thù của văn hóa Chăm trong đó các tôn giáo (với hệ thống đền tháp, thánh dường, tăng lữ) kết hợp với chế độ mẫu hệ, tục thờ cúng đa thần và ông bà, tổ tiên… Nhưng cũng trong quá trình biến thiên ấy, đã biết bao lần người Chăm lãng quên hoặc dần đánh mất các giá trị truyền thống trong nền văn hóa của mình. Những cuộc biến loạntrong các năm 1471, 1832 làm cho người Chăm không còn đồng nhất phân biệt làm Chăm giữa, Chăm Đông, Chăm Tây, Chăm Việt Nam, Chăm Campuchia…Kéo theo đó ngôn ngữ và phong tục của mỗi cộng đồng cũng có nhiều dị biệt. Mặt khác, từ những cuộc chạy loạn ấy, bao sách vở, văn bản Chăm cũng bị thất tán, mất đi rất nhiều giá trị văn hóa. Người Chăm ngày nay không còn hoạt động kinh tế biển, do đó dấu ấn văn hóa biển rất mờ nhạt, nhiều phong tục tập quán được ghi trong thư tịch cổ cũng không được duy trì… Dù vậy, cho đến hôm nay, người Chăm vẫn còn giữ được rất nhiều truyền thống văn hóa quý báu như duy trì các lễ hội, lễ tục như Rija nưgar, Kate, Ramưwan… Nhiều người già vẫn còn giữ nhiều ciet sách, vẫn biết ngâm nhiều ariya, damnưi…vẫn còn các nghệ nhân thổi kèn Saranai, đánh trống Baranưng, Ginang, đàn Kanhi…Đặc biệt, ngôn ngữ Chăm dù có bị lai căng, pha tạp rất nhiều, nhưng vẫn được các nhà nghiên cứu, chuyên gia và một số người Chăm quan tâm và duy trì (dù con số này cũng ít ỏi)… Nhưng,thế giới ngày nay đã “phẳng”, người ta có thể gọi thế giới và cách mà các thực thể trong thế giới này liên kết với nhau bằng các mỹ từ như hội nhập, toàn cầu hóa hay bất cứ thuật ngữ nào khác, nhưng tựu chung lại nó ám chỉ một thế giới mà ở đó, ranh giới giữa các dân tộc, các nền văn hóa là rất nhạt nhòa. Thế giới đương đại là một thế giới hội nhập, hội nhập không ngừng với tốc độ vũ bão. Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc hội nhập, tiếp xúc giữa các dân tộc, các nền văn hóa nhưng hôm nay hội nhập diễn ra ở quy mô toàn thế giới, với mức độ hội nhập mạnh mẽ gắp nhiều lần. Truyền thông hiện đại, làm cho con người ở khắp nơi liên kết với nhau dễ dàng, từ đó văn hóa, ngôn ngữ, lối sống của dân tộc này sẽ tiếp xúc, ảnh hưởng văn hóa, ngôn ngữ, lối sống dân tộc khác. Những nền văn hóa này sẽ hòa nhập vào nền văn hóa kia, nhiều hiện tượng văn hóa của dân tộc khác sẽ ảnh hưởng và phổ biến vào dân tộc này. Chẳng hạn, Hàn Quốc thông qua truyền thông đa phương tiện (phim ảnh, âm nhạc) đã du nhập thời trang, âm nhạc, cách sống vào các quốc gia khác. Các sản phẩm văn hóa ngoại lại (từ tinh thần đến vật chất) không có chút gì mang dấu ấn dân tộc tồn tại đầy rẫy,… Trong trào lưu đó, những yếu tố truyền thống được ông, cha lưu giữ tự bao đời rất có nguy cơ bỉ những thứ văn hóa lai tạp, hiện đại, nhất thời ấy làm biến đổi, mai một vàlúc nào cũng cóthể nuốt chửng các giá trị văn hóa truyền thống ấy, con người hiện đại mà đa phần là giới trẻ đang cuốn theo những trào lưu văn hóa hiện đại, ngoại lai mà lãng quên dần văn hóa dân tộc – Chăm cũng vậy! Thế giới cần phát triển, cần hiện đại, nhưng thử thách đặt ra là phải làm thế nào vừa phát triển nhưng vừa không đánh mắt bản sắc dân tộc?Thomas L.Friedman trongchiếc lexus và cây Ôliu viết: “…Bất cứ xã hội nào muốn thịnh vượng về kinh tế đều phải cố gắng chế tạo cho được xe Lexus và lái chúng ra thế giới. Nhưng người ta cũng đừng bao giờ ảo tưởng rằng chỉ tham gia tích cực vào kinh tế thế giới không thôi mà có thể tạo được xã hội lành mạnh…Một đất nước không có những rặng cây Ô liu khỏe khoắn sẽ không bao giờ có được cảm giác nguồn gốc được duy trì hay an tâm để có thể đón nhận và hội nhập với thế giới. Nhưng một đất nước mà chỉ có những rặng Ô liu không thôi, chỉ lo giữ cội rễ, mà không có xe Lexus, thì sẽ không bao giờ tiến xa được. Giữ cân bằng giữa hai yếu tố nói trên là một cuộc vật lộn triền miên…”. Dân tộc Chăm, tồn tại trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, không thể không hội nhập, không thể đứng ngoài tiến trình phát triển. Nhưng cũng như các nền văn hóa khác, Chăm cần phải giữ cho được bản sắc, đối với Chăm đây thật sự là một thách thức, “một cuộc vật lộn triền miên”. Qủa thật không ngoa khi nói như vậy! Hiện thực sinh hoạt văn hóa Chăm đương đại, cho phép chúng ta nghi ngờ đến một viễn cảnh đánh mất bản sắc dân tộc và những nguy cơ đó sẽ là sự thực nếu chúng ta không có những hành đồng kịp thời và hữu hiệu.           Cứ xem, palei Chăm nơi tự bao đời lưu giữ các giá trị truyền thống, tính cố kết cộng đồng, nơi mà ở đó mỗi người con ý thức được vai trò, nghĩa vụ của mình với gia đình, dòng họ, xóm làng, nơi ở đó luật tục (adat) được bảo tồn, tình làng nghĩa xóm và các giá trị văn hóa được lưu giữ…Ngày nay,dưới ảnh hưởng của đô thị hóa, các palei  đã thay đổi sâu sắc, đó không còn là một không gian khép kín, nơi mà các giá trị truyền thống được lưu giữ biết bao đời.Mà mang nhiều hướng mở, nhiều giá trị bên ngoài xâm nhập vào palei, kéo theo đó nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng không ngừng nhiều biến đổi.           Đã không còn nữa, hình ảnh những cụ già, dưới ánh trăng, đêm đêm ngâm những dòng ariya, damnưi cho con cháu, người Chăm của mấy chục năm gần đây, đã không còn được trưởng thành từ những câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ Chăm, giới trẻ chỉ biết có truyện Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Tám Cám, Cây tre trăm đốt…chứ không biết đến truyền thuyết Po Inư Nagar, Po Kloang Garai, Po Rame hay Ja Li-u… Những đứa trẻ lớn lên lại được cha mẹ nó đưa vào giất ngủ những câu truyện cổ tích của dân tộc khác, chứ không hề biết gì đến các truyện cổ của dân tộc mình.           Từ xưa, dân tộc Chăm có một kho tàng văn chương rất phong phú, nhưng thời gian và sự quên lãng của con người khiến nó tản mát đi rất nhiều. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu, học giả đã bỏ nhiều công sức ra - để gọi là - sưu tầm lại những tác phẩm văn chương Chăm. Nhưng đó chỉ là công việc mang tính hàn lâm, đa số người Chăm vẫn không quân tâm đến nó, đối với họ những mẫu chuyện của người Kinh đã ăn sâu vào tâm trí ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường và đến lược họ, lại kể những câu truyện đó cho con cháu mình nghe.           Không chỉ trong văn học, ngày nay, nhiều giá trị dân gian khác như âm nhạc, diễn xướng cũng đang bị thế hệ hội nhập dần dần lạnh nhạt. Trong cộng đồng không còn bao nhiêu nghệ nhân biết hát xướng dân ca, đánh đàn Kanhi, trống Baranưng, Ginăng, kèn Saranai…Dù ở quê nhà, cũng như tại Sài Gòn đã tổ chức nhiều lớp học nhạc cụ truyền thống nhưng số người theo học vẫn rất ít so với số đông những người Chăm quay lưng lại với truyền thống, mà phần nhiều trong đó là các bạn trẻ.           Ngày nay, nhiều thanh niên Chăm không còn thích nghe các bài dân ca, các ca khúc viết về quê hương xứ sở, về palei Chăm với những hình ảnh những ngôi tháp Chàm cổ kính, con sông quê hương, xóm thôn Chăm mùa gặt, tình yêu thủy chung của trai gái làng Chăm… những ca khúc ấy tự bao đời đã trở thành bệ đỡ tinh thần cho bao đứa con Chăm, gợi nhắc trong họ tình yêu quê hương, sứ xở.  Ngày nay, đa phần người trẻ chỉ hướng về các dòng nhạc hiện đại, mang nhiều tính thị trường của Vpop, Kpop…mà lãng quên dần các bài dân ca, các bài hát về quê hương, dân tộc.           Bên cạnh đó, một hiện tượng văn hóa cũng đang ngày càng mai một, ngay trong tâm thực của người Chăm hiện đại đó là trang phục truyền thống Chăm. Người Chăm có nhiều loại trang phục cổ truyền phong phú, mang tính thẩm mỹ cao và chứa đầy giá trị tinh thần, tạo nên một nét đặc trưng của tộc người.Thế nhưng, hiện nay, trừ những người đã cao tuổi, hầu hết những người hai mươi, ba mươi tuổi không còn thích mặc váy, áo dài truyền thống mà chỉ mặc áo sơ mi, quần tây trong đời sống hằng ngày (kể cả nam lẫn nữ), trừ các dịp lễ hội người ta mới khoác lên mình những trang phục mang đậm hồn dân tộc ấy!               Đặc biệt nhất, đáng báo động nhấtlà thực trạng ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc Chăm. Trong khi những chuyên gia về ngôn ngữ Chăm vẫn đang có những bất đồng về truyền thống và cải biên, vẫn chưa tìm được một tiếng nói chung thì ngôn ngữ Chăm đang hằng ngày, hằng ngày lụi tàn, giãy chết. Thực trạng người Chăm giao tiếp với nhau trong đời sống hằng ngày trộn đến 50% tiếng Việt là một điều đáng quan ngại, vì nhiều từ ngữ sẽ bị lãng quên, muốn biết, muốn hiểu nghĩa người ta lại phải tra từ điển và sách vỡ, đây là một thực trạng phổ biến trong đời sống Chăm đương đại và đã được nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia báo động. Đó là về ngôn ngữ nói, về chữ viết, người Chăm ngày nay cũng không nhiều người biết viết tiếng Chăm nữa. Cho dù, trong các trường tiểu học ở các làng người Chăm, có dạy tiếng Chăm, nhưng khi lên các lớp lớn do không có điều kiện học thêm và tiếp xúc, chủ yếu trong đời sống họ viết và sử dụng toàn tiếng Việt nên sẽ không thể nhớ được, dần dần lãng quên nó. Tiếng Chăm, đối với nhiều người,không còn quan trọng nữa, không ứng dụng gì nhiều trong cuộc sống nên họ không cần thiết phải viết nó. Một số sinh viên, có ý thức bảo tồn chữ viết dân tộc đã tham gia vào các lớp học tiếng Chăm, nhưng số lượng này không được bao nhiêu, và khi hoàn thành khóa học do không có điều kiện, thời gian tiếp xúc viết, nói hằng ngày nên lâu dần lại quên. Thành ra, tiếng nói đã lai căng, chữ viết Chăm lại càng bị mai một, không còn bao nhiêu người biết viết chữ mẹ đẻ nữa, ngôn ngữ Chăm thành ra một thứ ngôn ngữ hàn lâm (tức là chỉ sử dụng cho giới tu sĩ, giới nghiên cứu, học giả…) ngày càng xa rời đại chúng, trong khi một thứ ngôn ngữ ngoại lai lại pha tạp vào tiếng nói hằng ngày và lấn áp chữ viết dân tộc– đó là tiếng Việt, cái mà chúng tagọi là tiếng phổ thông. Ngôn ngữ Chăm, không chỉ là đặc trưng cho bản sắc văn hóa, nó còn là phương tiện để con người hiện đại liên kết với quá khứ. Một khi ngôn ngữ này càng ngày càng bị mai một thì nó cũng sẽ kéo theo các giá trị văn chương, các văn bản cổ Chăm sẽ không còn ai lưu giữ, bảo tồn và truyền lại cho thế hệ sau, dòng chảy văn hóa của dân tộc sẽ bị gián đoạn. Không còn ngôn ngữ, người Chăm cũng sẽ mất đi nhiều giá trị văn hóa, mất đi bản sắc, câu truyện của 2500 ngôn ngữ đã mất (theo Unesco) là một cảnh báo cho chúng ta. Trong suốt tiến trình tồn tại, văn hóa Chăm đã bao lần biến đổi có lúc nó hấp thu rồi tiếp biến các giá trị bên ngoài, tạo thành cái riêng, cái đặc sắc của mình, thế là tốt! Nhưng cũng có những lúc thăm trầm và đen tối, nó bị văn hóa ngoại lai thống trị và xâm nhập, khiến cho một số truyền thống bị lụi tàn…Nhưng, may mắn thay! Hôm nay,  Chăm vẫn còn giữ được một số bản sắc văn hóa như ngôn ngữ, sách cổ, các lễ hội, lễ tục và tính cố kết cộng đồng…Điều đó cho thấy, dù trải qua bao biến thiên người Chăm vẫn luôn thể hiện được bản lĩnh văn hóa của mình. Trước thềm toàn cầu hóa, hội nhậplà yêu cầu khách quan không thể chối bỏ, nhưng làm thế nào để vừa hội nhập mà lại vừa không đánh mất bản sắc? Ở đây,tôi bày tỏ đồng cảm với Pauh Catwai, lời người xưanhư vẫn còn nguyên giá trị, thuở ấy, năm 1832, quốc gia mất đi, dân tộc phải đối mặt với nguy cơ mất luôn cả văn hóa, những người trí thức đương thời như Pauh Catwaiưu tư, trăn trở cho việc lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc: “…Sa bauh cơk tajuh giloang, sibơr ka throang bhap ilimo…” (một núi bảy đường, biết đường nào thông cho văn hóa dân tộc). Hôm nay, chúng ta phải ý thức rằng: dân tộc này, theo thời gian đã mất mát rất nhiều giá trị văn hóa, đừng để mất luôn những giá trị còn giữ lại được, để rồi đánh mất luôn chính bản sắc dân tộc. Nếu có hỏi tôi có quá bi quan không khi nói vậy? Xin trả lời: Không. Vì rằng, dù Chăm, hôm nay vẫn còn ngôn ngữ, người Chăm hôm nay vẫn biết xướng hát dân ca, thuộc lòng các kho tàng văn chương…Nhưng số này rất ít, hầu hết đều đã già, nay mai cũng trở thành người thiên cổ, trong khi giới trẻ rất ít ai mặn mà, thậm chí còn quay lưng lại với chúng. Vậy, thử hỏi: Văn hóa Chăm, còn giữ lại bao nhiêu để mà cợt đùa, để mà không quan ngại? Đối với Chăm nhiệm vụ bảo tồn bản sắc trong thời đại này lại càng khó khăn, nhất là khi chúng ta chỉ là một cộng đồng thiểu số, bị phân hóa thành các palei tách biệt và hằng ngày có những sự tiếp xúcnhiều với một cộng đồng đa số, có một nền văn hóa dị biệt, lúc nào cũng có thể hút chúng ta vào tầm ảnh hưởng của nó. Tôi chợt nghĩ đến một viễn tượng đáng buồn của tương lai: “…nơi người Chăm nói với nhau bằng một thứ tiếng lai căng, mất gốc; nơi những bài dân ca, ariya, những nhạc cụ được đưa vào bảo tàng vì không có ai ngâm nga, diễn xướng; nơi chữ viết Chăm trở thành cổ vật phi vật thể vì không ai biết viết; nơi các lễ hội Chăm chỉ là những huyền thoại xa vời;…; nơi những đứa trẻ Chăm được truyền thụ và tự ý thức rằng tổ tiên chúng ta là con của rồng, cháu của tiên…” Hãy nhìn vào quá khứ mà suy ngẫm, tạo nên một giá trị đã khó, giữ cái giá trị đó đến muôn đời lại càng khó hơn. Đừng để những giá trị mà bao đời tổ tiên gây dựng mất đi, nếu vậy, không phải chúng ta - những kẻ hậu thế - hổ thẹn với tiền nhân lắm sao? Một lần nữa và hơn lúc nào hết, người Chăm (tất cả người Chăm) cần thể hiện bản lĩnh văn hóa của mình trong bối cảnh mới – bối cảnh toàn cầu hóa.  Ja shaklikei (Nguồn: Tagalau 16)                                                                
0 Rating 424 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On June 5, 2015
Ts. Po Dharma Đại Hội Champa 2015 là diễn đàn dành cho thanh niên Chăm để định hướng lại thế nào là vai trò của họ đối với sự sống còn của dân tộc Chăm trong thế kỷ thứ 21. Trên diễn dàn có nhiều bài phát biểu, trong đó có bài phát biểu bằng tiếng Anh của Pgs. Ts. Po Dharma, một nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử và nền văn minh Champa mà chúng tôi chuyễn ngữ sang tiếng Việt.     Những biến cố quan trọng trong lịch sử Champa   Pgs. Ts. Po Dharma (Viện Viễn Đông Pháp)   Champa là một vương quốc cổ chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo, nằm ở miền Trung Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 2. Vương quốc Champa theo thể chế liên bang, tập trung 5 tiểu vương quốc: Inrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Dân tộc Champa bao gồm dân tộc Chăm ở vùng đồng bằng và người Tây Nguyên sinh sống ở miền cao. Mỗi dân tộc thường đóng một vai trò riêng biệt trong hệ thống tổ chức chính trị và xã hội của quốc gia này.   Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, dân tộc Chăm Việt Nam có hơn 160 000 người và Chăm ở Campuchia, khoảng 200 000. Riêng về người Tây Nguyên, dân số ước tính khoảng hơn một triệu người.   Tổ chức chính trị và xã hội   Trong suốt chiều dài của lịch sử, vương quốc Champa chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh riêng biệt. Trước 1471, tức là năm đánh dấu ngày thất thủ thành Đồ Bàn (Vijaya) trước đoàn quân hùng mạnh của Việt Nam, Champa là vương quốc hoàn toàn theo nền văn minh Ấn Giáo, từ phong cách sinh hoạt xã hội, cách cấu trúc gia đình hoàng gia cho đến hệ thống tổ chức tín ngưỡng và ngôn ngữ Phạn. Sau 1471, Champa tìm cách xa lánh dần dần những yếu tố văn hóa và tôn giáo vây mượn từ Ấn Độ để tạo cho mình một nền văn minh mới dựa vào các yếu tố mang tính cách bản địa của tiểu vương quốc Panduranga, pha trộn với nền văn hóa Hồi Giáo do người Mã Lai mang đến kể từ thế kỷ XVI.   Lịch Sử   Trong suốt 800 năm tồn tại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 10, Champa là một quốc gia hòa bình và thịnh vượng. Sự ra đời của trung tâm Ấn Giáo vô cùng đồ sộ ở Mỹ Sơn (thế kỷ thứ 4-13) được UNESCO công nhận vào năm 1999 là di sản văn hoá của nhân loại và công trình xây dựng nhiều cơ sở Phật Giáo ở Đồng Dương (thế kỷ thứ 8-9) cho thấy rằng Champa là vương quốc có nền văn minh cao độ.   Sự chuyển mình của Việt Nam trên bàn cờ chính trị ở Đông Dương sau ngày độc lập vào cuối thế kỷ thứ 10, là móc ngoặc mới cho tương lai của vương quốc Champa. Kể từ đó, lịch sử của Champa hoàn toàn bị chi phối bởi các cuộc chiến đẫm máu chống lại chính sách mở rộng đât đai về phía nam của dân tộc Việt.   Năm 1069 đánh dấu sự thất bại đầu tiên của Champa trước cuộc nam tiến của Việt Nam. Vào năm đó, Việt Nam đã thành công thôn tính lãnh thổ của Champa nằm ở hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.   Trong suốt 237 năm đấu tranh để khôi phục lại lãnh thổ bị chiếm đóng vào năm 1069, vương quốc Champa không đạt đến mục tiêu, nhưng cũng không mất một tắt đất đai của mình. Tiếc rằng, vì lời hứa kết hôn với công chúa Huyền Trân, vua Jaya Simhavarman III chấp nhận giao nhượng cho Việt Nam vào năm 1306, một phần lãnh thổ của mình nằm trong khu vực Thừa Thiên-Huế.     Một thế kỷ rưỡi sau đó, tức là vào năm 1471, Việt Nam phát động một chiến dịch quân sự hùng mạnh nhằm tiêu huỷ thủ đô Vijaya (Bình Định), tức là trung tâm quyền lực chính trị và tôn giáo của vương quốc Champa và di dời biên giới phía nam của mình đến đèo Cù Mông (phía bắc Phú Yên).   Từ trái sang phải: Sary (Châu Đốc), Po Dharma, Farina So (Campuchia), Châu Văn Triển (Ninh Thuận), Từ Công Thu (Ninh Thuận), Gs. Coroline Valverde   Theo chúng tôi, sự thất thủ thành Đồ Bàn vào năm 1471 không đánh dấu cho sự suy vong của vương quốc Champa, mà là sự sụp đổ của nền văn minh Ấn Giáo đã từng thống trị đời sống chính trị và tâm linh của dân tộc Champa trong suốt 13 thế kỷ.   Và sau ngày thất thủ Vijaya vào năm 1471, cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt phải đối mặt với sự kháng cự vô cùng mãnh liệt của nhân dân Panduranga, một tiểu vương quốc nằm phía nam của Champa. Bởi vì Việt Nam phải mất hơn ba thế kỷ rưỡi để chiếm trọn lãnh thổ đất đai của tiểu vương quốc nhỏ bé này.             Năm 1611, Việt Nam xua quân xâm chiếm Phú Yên và tiến vào Nha Trang vào 1653. Ba năm sau, tức là năm 1658, Việt Nam chiếm đóng Saigon và đưa đẩy Champa vào một tình thế địa dư mới: Vương quốc Champa đã trở thành một vùng trái độn nằm ngay trong lãnh thổ của Việt Nam.   Năm 1692, Việt Nam mở thêm cuộc tấn công chống lại vương quốc này, thay đổi tên gọi Champa (Chiêm Thành) thành Trấn Thuận Thành và biến Champa thành quốc gia đặt dưới quyền bảo hộ của triều đình Huế.   140 năm sau, tức là năm 1832, hoàng đế Minh Mệnh quyết định xóa bỏ danh xưng Champa trên bản đồ Đông Dương và khởi động chiến dịch tiêu diệt dân tộc Champa vô cùng dã mang và tàn bạo về tội theo Lê Văn Duyệt để chống lại triều Huế.   Vào năm 1841, hoàng đế Thiệu Trị bãi bỏ chính sách của vua cha (Minh Mệnh) đối với người Chăm và ban cho dân tộc này một qui chế tự trị dưới lá cờ của Huyện Thổ Dân, tức là huyện dành riêng cho người Chăm bản địa.   Tình hình sau năm 1832   Vào cuối thế kỷ XIX, chính quyền Pháp ở Đông Dương đưa ra chính sách nhằm bảo vệ dân tộc Tây Nguyên và Chăm trước mối đe dọa của sự diệt chủng. Ngày 27-5-1946 chính quyền Pháp hình thành “ Quốc gia người Thượng ở miền nam Đông Dương” (Pays Montagnard du Sud Indochinois-PMSI), tức là lãnh thổ tự trị dành dành cho dân tộc Tây Nguyên, đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ Pháp thuộc.   Ngày 21-5-1951, “Quốc gia người Thượng ở miền nam Đông Dương” trở thành khu vực “Hoàng Triều Cương Thổ” của triều đình Huế, nhưng hưởng quyền tự trị đặt dưới quyền chỉ đạo của chính phủ Pháp.   Cũng vào thời điểm đó, dân tộc Chăm trở thành cộng đồng đặt dưới quyền cai trị của chính phủ Pháp ở Đông Dương, theo Hiệp ước Harmand đã ký vào ngày 25-8-1883 tại Huế. Theo hiệp ước này, người Chăm nộp thuế trực tiếp cho chính phủ Pháp và có một lãnh thổ tự trị do người Chăm quản lý.   Năm 1955, Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở miền Nam Việt Nam, đưa hàng trăm ngàn người Việt lên định cư ở vùng cao nguyên Champa. Biến cố này đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tồ chức xã hội và gia đình của người dân bản địa, kéo theo những cuộc xung đột hàng ngày giữa hai dân tộc: Việt và Tây Nguyên.   Trước sự hiện diện quá đông đảo của người Kinh trên cao nguyên, người Thượng và Chăm tìm cách vùng dậy để bảo vệ lợi ích kinh tế và quyền tự quyết của mình dưới ngọn cờ của phong trào Bajaraka ra đời vào năm 1955 và tổ chức vũ trang Fulro vào năm 1964.   Để giải quyết những yêu sách của Fulro, chính quyền Sài Gòn công nhận phong trào Fulro là một lực lượng đấu tranh chính trị có pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người dân bản địa. Ngày 16-12-1967, chính quyền Sài Gòn ký nghị định hình thành Bộ Phát Triển Sắc Tộc có trách nhiệm điều hành các chương trình có mối liên hệ với dân tộc Tây Nguyên và Chăm, và chấp nhận Bộ Trưởng của Bộ Phát Triển Sắc Tộc là người bản địa đã từng tham gia trong phong trào Fulro. Thông qua chính sách này, dân tộc Tây Nguyên và Chăm có cơ hội để làm chủ trên định mệnh của mình, tìm lại bản sắc chính trị, văn hóa và nhân phẩm của họ với tư cách là người dân bản địa.   Tình hình dưới chế độ cộng sản   Năm 1975, đoàn quân miền bắc chiếm đóng miền nam và xây dựng chế độ theo chủ nghĩa cộng sản. Biến cố này đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, đạo đức và tâm linh của dân tộc Tây Nguyên và Chăm.   Trước năm 1975, dân tộc Tây Nguyên và Chăm sống chủ yếu về ngành nông nghiệp và hưởng qui chế tự trị. Cũng nhờ qui chế đặc biệt này, dân tộc Tây Nguyên và Chăm làm chủ tuyệt đối trên nền kinh tế của mình và nắm sẳn trong tay bao quyền lực để phát triển các cấu trúc xã hội và gia đình của họ và sống một cuộc sống thanh bình và thịnh vượng.   Vừa nắm chính quyền vào năm 1975, chế độ cộng sản quyết định xoá bỏ quyền sở hữu của người Thượng và Chăm, tịch thu tất cả đất đai tư nhân và cộng đồng của dân tộc này nhưng không bồi thường một cách thỏa đáng những tài sản của họ bị tịch thu.   Đối với người Chăm và Tây Nguyên, quốc hữu hóa đất đai của dân tộc bản địa không phải là cuộc cải cách đất đai để xóa bỏ sự độc quyền về kinh tế, mà là hành động cướp đoạt tài sản của họ bằng vũ lực một cách trắng trợn.   Sống trong chế độ không công ăn việc làm và cũng không có quyền sở hữu đất đai, người Chăm và người Thượng trở thành tập thể đang lâm vào cảnh nghèo đói và bần cùng.Tình hình kinh tế thảm khốc này đã buộc các giới thanh niên bản địa rời khỏi thôn làng để tìm công ăn việc làm trong các thành phố lớn. Lợi dụng cơ hội này, các công ty Việt Nam không ngừng tìm cách biến giới thanh niên Chăm và Tây Nguyên trở thành tập thể nô lệ của thời đại mới: nộ dịch vô cùng vất vả với đồng lương vô cùng thấp, nhưng còn bị đối xử tồi tệ và không có bảo hiểm y tế một khi bệnh tật hay gặp tai nạn.   Người dân bản địa vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Để tìm miếng cơm sống qua ngày,người Chăm và Tây Nguyên phải tìm cách vây mượn tiền bạc người Kinh để phát triển kinh tế với số lãi vượt hơn 100% hàng năm. Vì không có phương tiện để trả nợ, người dân bản địa chỉ còn có cách là mang cả đất đai và tài sản của mình để nộp cho chủ nợ người Kinh.   Nghèo đói và bần cùng là hai yếu tố có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và nền giáo dục của những người Thượng và Chăm. Đối với dân tộc này, mối quan tâm chính của họ không phải là vấn đề giáo dục đối với con em của họ, mà là làm thế nào để tìm được 15.00 đola mỗi tháng hầu nuôi gia đình.   Sống trong một đất nước mang danh nghĩa là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, người Chăm và Tây Nguyên không được hưởng qui chế bảo hiểm xã hội một khi lâm vào bệnh tật hoặc tai nạn. Để được có giấy phép vào bệnh viện, người Thượng và Chăm phải nộp trước tiên tiền lệ phí đăng ký, chi phí thuốc men và giường ngủ. Nếu không có phương tiện tài chính, người dân bản địa không có quyền hưởng sự chăm sóc thuốc men cần thiết, một khi lâm vào bệnh tật.   Trong lúc các cuộc cải cách ruộng đất đang tiến hành vào năm 1975, nhà nước Việt Nam tung ra hàng loạt bộ máy cải tạo nhằm biến người Tây Nguyên và Chăm thành tập thể vô sản, luôn luôn trung thành với chế độ cộng sản. Chính quyền Hà Nội còn ngân cấm những người dân bản địa phát triển di sản văn hóa và tôn giáo của họ mà Đảng Cộng sản xem đó là các tập tục mê tín dị đoan.   Việt Nam là quốc gia theo chế độ độc tài và đảng trị, ngân cấm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp. Những nhà bất đồng chính kiến luôn luôn bị sách nhiễu, hăm dọa, tra tấn và bỏ tù. Đối với chính quyền Hà Nội, dân tộc Chăm và Tây Nguyên chỉ là thành phần ủng hộ chế độ cũ Sài Gòn, là nhóm đánh thuê cho quân đội Mỹ và là những kẻ phản động theo tổ chức Fulro. Chính vì nguyên nhân đó mà hai dân tộc bản địa này đã trở thành nạn nhân đầu tiên của chế độ cộng sản.   Đàn áp tôn giáo, hạn chế tự do, hoàn cảnh nghèo đói và bần cùng đã trở thành yếu tố cơ bản giải thích cho những cuộc vùng dậy lớn của những người Tây Nguyên vào năm 2001 và 2004 nhằm chống lại chính sách của Hà Nội, kéo theo phong trào di dân lớn của người Thượng sang Campuchia.   Ts. Po Dharma đang ký tặng tác phẩm Lịch sử Champa     Kết Luận   Việt Nam là quốc gia đã ký vào Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về “Quyền của dân tộc bản địa”, được thông qua vào năm 2007. Kể từ khi ban hành Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc, chính quyền Hà Nội chưa thực hiện một dự án gì để cải thiện tình hình của dân tộc Chăm và Tây Nguyên bản địa tại quốc gia này.   Hôm nay, Việt Nam vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại rằng người Chăm và Tây Nguyên hôm nay chỉ là thành phần dân tộc thiểu số, chứ không phải người dân bản địa, mặc dù hai dân tộc này đã có mặt ở miền Trung Việt Nam kể từ thế kỷ thứ hai. Thái độ này đã chứng minh rằng chữ ký của Việt Nam trên bản Tuyên Ngôn về "Quyền của dân tộc bản địa" chỉ là hiệp ước quốc tế không có giá trị gì.   Sau năm 1975, các cơ cấu tổ chức kinh tế, xã hội và gia đình của người Tây Nguyên và Chăm đang đối mặt với bao sự thay đổi, kể từ khi cộng sản lên nắm chính quyền. Thêm vào đó, chính quyền Hà Nội xoá bỏ quyền tự quyết dành cho người Tây Nguyên và Chăm được ban hành dưới thời Việt Nam Cộng Hoà. Việc bãi bỏ qui chế đặc biệt này không cho phép người dân bản địa có quyền tự do phát triển hệ thống kinh tế, xã hội, gia đình và văn hóa của họ nữa.   Vì quá đơn phương đối mặt với chính sách “Việt Nam hóa” của chế độ cộng sản, không ai có thể tiên đoán rằng liệu dân tộc Tây Nguyên và Chăm có thể tồn tại với tư cách là người dân bản địa tại Việt Nam trong những thập niên sắp tới của thế kỷ 21 này. theo Champaka.info
0 Rating 836 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On July 12, 2015
Chế Bồng Nga: Anh Hùng Chiêm Quốc Ngô Viết Trọng Bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng được hình thành với một quá trình gần giống nhau. Bắt đầu là những bộ lạc nhỏ ở kề cận nhau, vì nhu cầu nào đó mà hợp lại với nhau hoặc thôn tính lẫn nhau. Dần dần các bộ lạc nhỏ yếu biến mất và các bộ lạc mạnh trở thành những tập thể xã hội lớn hơn gọi là “nước”. Các xã hội ngày xưa cứ thế mà diễn tiến như là một việc tất nhiên. Điển hình như nước Trung Hoa ngày nay là một tập hợp của hàng vạn nước nhỏ tạo nên! Xã hội Việt Nam cũng là một quần thể gồm nhiều dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán khác nhau hợp lại. Trong đó Việt tộc (người Kinh) chiếm đa số. Về lãnh thổ, Việt Nam là một dải đất hình chữ S nằm ven Biển Đông, chạy dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu. Để tạo dựng được một giang sơn như thế, Việt Nam không thể tránh khỏi việc phải thôn tính hoặc xâm lấn đất cát của một số nước láng giềng! Đó là công việc của người xưa đã phải làm để tồn tại. Trên dải đất hình chữ S Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều chùa miếu, lăng mộ, đền tháp lâu đời của các dân tộc thiểu số nằm rải rác khắp nơi. Nổi bật là những dấu tích thành trì, những ngôi tháp cổ biểu tượng cho nền văn minh cổ của dân tộc Chiêm Thành ở miền Trung. Đặc biệt là khu Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam đã được tổ chức quốc tế UNESCO chọn là một trong các di sản văn hóa thế giới. Khu Thánh địa Mỹ Sơn đã ghi lại dấu tích một thời vàng son của dân tộc Chiêm Thành. Thời Việt Nam còn nằm dưới ách Bắc thuộc, Chiêm Thành – tên cũ là Lâm Ấp rồi Hoàn Vương – đã nhiều phen gây bối rối cho Trung Hoa qua những vụ tranh chấp lãnh thổ, ngăn cản bước bành trướng của đế quốc to lớn này. Rất nhiều viên thứ sử, thái thú, huyện lệnh tàn ác của Trung Hoa đã mất đầu dưới tay người Chiêm. Người Chiêm cũng từng đánh vào các nước Mã Lai, Java, Chân Lạp, có lần còn đột kích luôn vào cả đảo Hải Nam để cướp ngựa nữa. Nói chung dân tộc Chiêm Thành đã có một quá khứ oanh liệt chẳng kém ai! Ngày nay thì người Chiêm đã trở thành thiểu số trong cộng đồng Việt Nam. Trong bài “Tìm Hiểu Cộng Đồng Người Chăm Tại Việt Nam”, Tiến sĩ Dân tộc học Nguyễn Văn Huy có đoạn viết: “Nhiều người sẽ hỏi dân số vương quốc Chiêm Thành xưa bây giờ ở đâu? Không lẽ họ đã bị tiêu diệt hết sao? Con số 100.000 người Chăm tại Bình Thuận và Châu Đốc có phản ánh đúng sự thật không? Câu trả lời là dân chúng gốc Chăm vẫn còn nguyên vẹn. Người Chăm đồng bằng không đi đâu cả, họ đã ở lại trên lãnh thổ cũ tại miền Trung và với thời gian đã trở thành công dân Việt Nam một cách trọn vẹn. Có thể nói không một người Việt Nam nào sống lâu đời tại miền Trung mà không mang ít nhiều dòng máu Champa trong người. Điều này cũng rất dễ khám phá, ít nhất là về hình dáng: da ngăm đen, vai ngang, mặt vuông, tóc dợn sóng, vòm mắt sâu, mắt bầu dục hai mí, mũi cao, môi dầy, miệng kín. Cũng không phải vô tình mà cách phát âm của người miền Trung khác hẳn phần còn lại của đất nước, với nhiều âm sắc thấp của người Champa. Đó là chưa kể những danh từ có nguồn gốc Champa. Cũng không phải tình cờ mà các điệu múa hát của người Chăm trở thành những điệu múa hát trong cung đình và ngoài dân gian thời Nguyễn. Nêu ra một vài trường hợp cụ thể trên để chứng minh một điều: dân cư vương quốc Champa cũ đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội ViệtNam. Nhắc lại quá khứ của người Chăm cũng là nhắc lại quá khứ của cộng đồng người Việt tại miền Trung nói chung.” Lời nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy chắc không xa thực tế mấy. Những cuốn Việt sử xưa nhất đều có chép vụ tháng giêng năm Ất Tị (1365) quân Chiêm đã bắt hàng trăm thanh thiếu niên nam nữ của Đại Việt đang vui chơi Hội Xuân ở đất Bà Dương (Hóa Châu) đem về nước! Bắt về để làm gì? Nếu muốn giết đám trẻ đó, người Chiêm đủ khả năng để giết tại chỗ mà! Tiếp theo, mỗi lần Chế Bồng Nga sang đánh Đại Việt thắng trận lại bắt về không biết bao nhiêu thiếu nữ và đàn bà trẻ để làm gì nếu không phải là làm quà ban thưởng cho các quan quyền làm thê thiếp hay nô lệ? Tới năm Nhâm Ngọ (1402), nhà Hồ chiếm được xứ Động Chiêm và Cổ Lũy của Chiêm Thành, đưa lính tráng vào trước để khai khẩn đất đai tính chuyện ăn ở lâu dài. Thế nhưng năm sau, khi đưa vợ con những người này vào để đoàn tụ gia đình bằng thủy lộ, không may lại gặp bão đánh chìm thuyền bè, hầu hết số người này đều bị chết đuối. Vậy, những người lính làm di dân không may ấy sẽ tìm vợ ở đâu nếu không phải là những đàn bà Chiêm Thành? Tới thời Trịnh Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn còn đưa bao nhiêu đợt tù binh bắt được của họ Trịnh vào khai khẩn đất Chiêm Thành nữa, họ cũng phải lập gia đình chứ? Nhưng họ dễ gì kiếm được đàn bà Đại Việt khi đang ở trên đất Chiêm! Thực tế như ở Thừa Thiên – Huế, chỉ điểm sơ ở các làng Vân Thê (xã Thủy Thanh), La Vân (La Chữ), An Mỹ (Thế Lại Thượng) đã có nhiều cư dân mang họ Chế. Hỏi dân địa phương họ ước tính người họ Chế trong ba làng đó đã lên tới vài ngàn người. Đó là chưa nói đến các họ khác mà vua Minh Mạng đã ban cho những người Chiêm trên toàn quốc: Bá, Đàng, Hứa, Lưu, Hán, Lộ, Mã, Châu, Ngụy, Từ, Tạ, Thiên, Ức v.v… Đến đây thiết tưởng cũng nên nói sơ về vấn đề “Họ” của người Chiêm một chút: Ngày xưa người Chiêm chưa có họ. Những người đã đạt được một địa vị quan trọng trong xã hội thường tự chọn tên một vị thần, một vị thánh, một vị vua danh tiếng, một đấng anh hùng mình tôn sùng ghép vào tên mình để tăng thêm vẻ tôn quí. Như chữ “Chế”, chữ “Trà” đứng trước tên người mang ý nghĩa như một biểu tượng về một tước vị, một giai cấp cao sang hoặc để “thiên mệnh hóa” cái địa vị đương thời của người ấy. Sau này một số người Chiêm đầu hàng các vua Việt mới được các vị vua ấy ban “họ chính thức” theo ý nghĩa Việt Nam. Đến đời vua Minh Mạng thì nước Chiêm bị sát nhập hẳn vào Việt Nam. Vua Minh Mạng đã bắt buộc những người Chiêm chưa có họ đều phải nhận cho mình một họ trong danh sách các họ do vua chỉ định để triều đình tiện việc thống kê hộ tịch. Ngày nay dân tộc Chiêm đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng Việt Nam, lãnh thổ cũ của Chiêm Thành cũng đã trở thành một phần lãnh thổ Việt Nam. Vậy ta có thể coi lịch sử Chiêm Thành như một phần của lịch sử Việt Nam không? Sao lại không được nhỉ? Làm sao phủ nhận được sự liên can lịch sử của triều đại Chế Bồng Nga nước Chiêm Thành với lịch sử thời Trần mạt của Đại Việt? Người viết nghĩ cộng đồng Việt Nam cũng có thể hãnh diện với lòng chung thủy, dám hi sinh mạng sống của mình để giữ tròn trinh tiết với chồng của một vương phi Mỵ Ê, hãnh diện với những công trình văn hóa mà dân tộc Chiêm đã để lại cho đất nước Việt Nam lắm chứ! Còn nữa, nói tới dân tộc Chiêm mà quên nói tới vị vua anh hùng Chế Bồng Nga là một điều thiếu sót! Đó là một vị anh hùng đúng nghĩa, anh hùng chính hiệu! Sở dĩ người viết phải nhấn mạnh điểm anh hùng đúng nghĩa, anh hùng chính hiệu vì ngày nay người ta hay lạm dụng danh hiệu anh hùng quá đáng như anh hùng diệt tăng, anh hùng sản xuất phân xanh, anh hùng lao động v.v…! Danh hiệu này được dùng như một phần thưởng để ban phát một cách vô tội vạ! Điều mỉa mai là vẫn có lắm kẻ mê say nó đến quên mạng! Người viết còn nhớ hồi ở tù cải tạo, có một số bạn tù đói thắt ruột nhưng khi ra lao động vẫn cố gắng cuốc đất tối đa để cuối tuần được bầu làm “anh hùng lao động”! Lạm dụng đến nỗi có người phải than ngày nay là thời đại “ra ngõ gặp anh hùng”! Vậy, phải như thế nào mới xứng đáng là anh hùng chính hiệu? Theo nghĩa nguyên gốc thì anh là vua loài hoa, hùng là vua loài thú. Ngay chữ “anh” đã tự nó xác định cái ý nghĩa đẹp đẽ, thơm tho, tinh khiết của chính nó! Chữ “hùng” thì mang ý nghĩa sức mạnh, khả năng, lòng quả cảm, sự khôn khéo, sự chiến thắng… Hai chữ này đi chung với nhau nó trở thành tiếng kép để chỉ hạng người vượt trội những người khác về mặt tài năng hay đức độ, tạo nên được những thành tích phi thường có lợi cho nhân quần xã hội, ít nhất họ cũng để lại được một tấm gương sáng đẹp cho người đời soi chung. Từ ngữ anh hùng thường chỉ dùng giới hạn trong phạm vi một dân tộc, một đất nước, một liên bang thôi. Không nghe ai nói tới anh hùng quốc tế bao giờ! Để được gọi là anh hùng chính hiệu, nhân vật đó phải được dư luận quốc dân gạn lọc qua một thời gian dài mới định được! Trong bộ sách “Tam Quốc Chí” của văn hào La Quán Trung, ở hồi thứ 21, có đoạn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng với Lưu Bị nghe rất lý thú, xin lược lại như sau: Trong khi uống rượu, Tào Tháo hỏi Lưu Bị có biết anh hùng trong thiên hạ đời nay là ai không? Lưu Bị đã nêu lên một số người đang có danh vọng, đang cát cứ một phần lãnh thổ của nước Trung Hoa đương thời, nhưng tất cả đều bị Tào Tháo bác đi. Tào Tháo cho Viên Thuật là nắm xương khô trong mả, Viên Thiệu thì mặt bạo mà gan non, thấy của thì quên mệnh, Lưu Biểu chỉ có hư danh mà không có thực tài, Tôn Sách thì dựa vào uy danh của cha, Lưu Chương là chó giữ nhà, Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại… là đám tiểu nhân lúc nhúc không đáng đếm xỉa. Tiếp đó Tào Tháo dõng dạc nói: “Người anh hùng ấy à? Anh hùng phải là người nuôi chí lớn trong tim óc, lại phải có mưu cao kế giỏi, có tài bao tàng cả máy Vũ Trụ trong lòng, có chí nuốt Trời mửa Đất, ấy mới đáng mặt anh hùng chứ!”. Lưu Bị hỏi lại: “Ai là người đáng mặt như thế?”. Tào Tháo không còn úp mở nữa, chỉ thẳng vào Lưu Bị rồi lại chỉ vào mình mà nói: “Anh hùng trong thiên hạ đời nay chỉ có sứ quân và Tháo!”. Lưu Bị nghe rụng rời cả chân tay, đôi đũa ông đang cầm cũng rơi xuống đất… Theo cách luận này thì muốn làm anh hùng quả thật là khó! Mạc Đăng Dung là một tướng có tài, khi triều Lê suy yếu, loạn lạc khắp nơi, ông ra công đánh Nam dẹp Bắc rồi cướp ngôi nhà Lê dựng nên triều nhà Mạc. Công nghiệp như thế nhưng chưa thấy sử sách nào khen ông ta là anh hùng cả! Vì sao? Vì Mạc Đăng Dung chỉ có “hùng” mà không có “anh”! Vì ông đã cam tâm dâng hiến một phần lãnh thổ của Đại Việt cho Trung Hoa để cầu chước bảo vệ ngai vàng, phản lại quyền lợi của dân tộc! Nguyễn Thân, một đại thần triều Nguyễn thời Pháp thuộc là người nhiều mưu lắm kế, giúp Pháp dẹp được rất nhiều cuộc khởi nghĩa, nhất là diệt được phong trào Văn Thân của Phan Đình Phùng. Ông là một vị tướng bách chiến bách thắng, đã được chính phủ Pháp tặng Bắc Đẩu bội tinh đệ ngũ hạng rồi Bắc Đẩu bội tinh đệ tứ hạng. Với triều Nguyễn, ông được phong Cần chính điện Đại học sĩ, Túc liệt tướng Diên Lộc quận công. Bước đường công danh như vậy là đã tột đỉnh. Thế nhưng cuối cùng ông chỉ để lại trong lòng người dân Việt vỏn vẹn cái danh hiệu “Việt gian”! Vì ông cũng chỉ có “hùng” mà không hề có “anh”, cam tâm làm tay sai cho ngoại bang, giết hại những người dân tranh đấu cho quyền lợi dân tộc! Ngược lại, các nhân vật như Triệu Thị Trinh, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Đề Thám, Trương Định, Nguyễn Thái Học v.v… là những người không chịu khuất phục trước bọn giặc cướp nước, quyết kháng chiến tới cùng, dù thất bại họ vẫn được quốc dân nhớ ơn thờ kính, xưng tụng là những bậc anh hùng. Tên tuổi họ ngàn năm vẫn sáng ngời trong sử sách! Trở lại chuyện vua Chế Bồng Nga: Khi ông lên ngôi vua thì nước Chiêm vừa trải qua một trận dịch hạch khủng khiếp. Ông vừa lo việc hàn gắn vết thương cũ vừa lo việc phát triển quân đội để tái chiếm những vùng đất cũ của Chiêm Thành đã bị Đại Việt xâm chiếm. Trong bước đầu ông đã thành công rất vẻ vang. Nhờ mưu trí tuyệt vời, quân đội hùng mạnh, ông đã chiến thắng Đại Việt nhiều trận oanh liệt. Nhưng ông không hề nuôi ý định thôn tính Đại Việt. Ông đã sáng suốt nhận ra được những mối nguy sẽ xảy đến nếu Chiêm Thành thôn tính Đại Việt: Thứ nhất, dân Đại Việt sẽ quật cường vùng dậy như nhiều lần trước họ đã làm với người Trung Hoa. Thứ hai, nếu Đại Việt không vùng dậy nổi thì Chiêm Thành sẽ thành ở sát cạnh Trung Hoa, chẳng khác chi con dê phải ở sát cạnh một con báo! Ông đã cố thực hiện một giải pháp khác giữ được an toàn cho nước Chiêm hơn. Ông chủ trương duy trì sự tồn tại của một nước Đại Việt để làm bình phong che chắn thế lực Trung Hoa! Dùng Trần Húc con vua Nghệ Tôn không thành, ông lại định dùng Trần Nguyên Diệu, con thứ vua Duệ Tôn làm con bài chủ cho giải pháp này! Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên! Không ngờ cuộc đời của một vị vua anh hùng ngang dọc một thời lại bị kết thúc đau đớn chỉ vì một sơ suất nhỏ! Ông đã không thực hiện được ước nguyện. Nếu Chế Bồng Nga cẩn thận hơn một chút, không biết cục diện khu vực Đông Nam Á ngày nay sẽ ra thế nào! Phải chăng đó là sự dàn xếp của định mệnh? Người viết vốn thích đọc lịch sử nước nhà, đã từng gặp nhiều đoạn sử oái oăm. Đôi khi chỉ cần một sự rủi may nhỏ nhoi cũng đủ làm thay đổi cả một cục diện lớn. Khi đọc qua đoạn sử này người viết không thể không suy nghĩ băn khoăn. Rõ ràng nhân vật Chế Bồng Nga, về nhiều mặt không thể tách rời dòng sử Việt được. Vì thế nên người viết mạo muội gom góp một ít tài liệu viết nên thiên tiểu thuyết lịch sử Chế Bồng Nga: Anh hùng Chiêm quốc. Có một điều người viết xin thưa trước với quí độc giả: Tuy viết tiểu thuyết lịch sử chứ không phải khảo cứu lịch sử, nhưng người viết luôn chủ trương xây dựng tác phẩm của mình không đi quá xa nguồn chính sử! Tiếc rằng tài liệu về nhân vật Chế Bồng Nga trong chính sử quá hiếm và quá ngắn gọn. Về dã sử tuy có nhiều hơn nhưng thường rất mơ hồ, hoang đường nên sự gạn lọc khá khó khăn. Vì vậy, thiên tiểu thuyết lịch sử này có thể vấp nhiều lầm lỗi dễ gây sự hiểu biết sai lạc cho độc giả như nhà văn tiền bối Lan Khai từng vấp phải. Theo chính sử, nhân vật Đỗ Tử Bình là một viên quan tham lam, gian dối, sự gian dối của y đã tạo thành ngòi nổ cho trận chiến Việt – Chiêm năm 1377 mà kết quả là quân Việt đại bại, vua Trần Duệ Tôn bị giết. Thế mà trong tập tiểu thuyết lịch sử Chế Bồng Nga của nhà văn Lan Khai, nhân vật Đỗ Tử Bình lại được biến thành người giết được Chế Bồng Nga, là vị cứu tinh của nhà Trần! Thật sự người bắn hạ được Chế Bồng Nga chính là Đô tướng Trần Khát Chân, lúc đó Đỗ Tử Bình qua đời đã lâu. Hi vọng với sự tiến triển của ngành nghiên cứu sử học, trong tương lai người ta sẽ tìm thêm được những tài liệu lịch sử về nước Chiêm chính xác hơn. Mong quí độc giả ai thấy những thiếu sót trong tập sách này xin chỉ giáo cho. Người viết lúc nào cũng sẵn sàng lắng nghe và xét lại để bổ chính khi sách được tái bản. Sacramento, tháng 3 năm 2011 Trân trọng kính chào quí độc giả! Sau khi quân Mông Cổ bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược hai nước Đại Việt và Chiêm Thành, hai dân tộc này đã trải qua một thời gian sống hòa bình, thân thiện bên nhau ngót hai mươi năm. Vua Đại Việt Trần Nhân Tôn cũng như vua Chiêm Chế Mân đều rất cảm kích lòng dũng cảm, ý chí bất khuất của nhau trước lũ giặc lớn Mông Cổ. Khi vua Nhân Tôn đã xuất gia, trong một lần vân du sang Chiêm Thành, ngài đã hứa gả người con gái út của ngài là Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân. Thế nhưng khi vua Chế Mân xin thực hiện lời hứa đó, triều đình Đại Việt lúc bấy giờ đã do vua Anh Tôn lãnh đạo lại dùng dằng không muốn chịu. Bất đắc dĩ vua Chế Mân phải dâng hai châu Ô và Rí cho Đại Việt để làm sính lễ. Việc này đã làm cả triều đình lẫn dân chúng nước Chiêm bất mãn. Năm Bính Ngọ*, Huyền Trân công chúa được vua Chế Mân phong làm hoàng hậu. Nhưng cuộc tình duyên này không được lâu dài. Vua Chế Mân sống với Huyền Trân công chúa chưa được một năm thì mất. Hoàng tộc Chiêm Thành tôn hoàng tử trưởng Chế Chí lên kế vị vua cha. Vua Anh Tôn thương em, sợ Huyền Trân sẽ bị hỏa thiêu với chồng theo tục lệ Chiêm Thành – vua mất thì các hậu, phi của vua cũng phải hỏa thiêu theo vua(?) nên sai Đại hành khiển Trần Khắc Chung lập mưu cướp bà đem về Đại Việt. Vụ cướp lại công chúa đã làm người Chiêm càng thêm bất bình. Vua Chế Chí quá tức giận, đã tìm cách chiếm lại hai châu đất cũ. Thế là tình hình giao thiệp giữa hai nước bấy giờ càng ngày càng trở nên căng thẳng. Năm Nhâm Tý*, vua Anh Tôn thân hành đem quân đánh Chiêm Thành. Vua Chế Chí thấy quân Trần quá mạnh, có ý muốn đầu hàng. Ngặt nỗi quân dân Chiêm vì quá phẫn uất, thúc ép ông phải kháng cự. Kết quả vua Chế Chí đã bị bắt sống. Vua Anh Tôn bèn hội các quan ở Đồ Bàn để bàn định việc cai trị nước Chiêm. Vua hỏi: -Nay vua Chiêm đã bị bắt, quân Chiêm đã tan rã, ta có nên nhân dịp này đặt quan lại để cai trị nước Chiêm không? Thiên tử chiêu dụ sứ Đoàn Nhữ Hài thưa: -Đánh bại quân đội một nước có thể dễ nhưng cai trị một nước thì rất khó! Muốn cai trị nước Chiêm không phải bệ hạ chỉ để lại một số quan lại là đủ! Tuy rằng có thể tuyển mộ những binh lính tại địa phương nhưng làm sao tin tưởng chúng được? Còn nếu để lại nhiều binh lính của ta thì rất bất tiện: nào giải quyết vấn đề lương thực, vấn đề tình cảm gia đình, làm sao cho lớp binh lính xa nhà ấy được yên tâm để phục vụ? Chưa hết, nếu lỡ quân Bắc lại sang xâm lấn, lực lượng ta đã bị xé mỏng, bấy giờ tính sao? Theo thiển ý của thần, bệ hạ nên lựa chọn một người nào đó trong hoàng tộc nước Chiêm, phong cho y làm chúa rồi bắt y triều cống hàng năm thì vẫn lợi hơn là cai trị nước Chiêm để rồi gánh thêm bao nhiêu mối lo âu, xin bệ hạ xét định! Các quan đều tán thành ý kiến ấy. Vua Anh Tôn nghe lời, phong cho người em Chế Chí là Chế Đà A Bà Niêm làm Á hầu để cai quản nước Chiêm, lấy hiệu là Chế Năng. Ổn định tình hình nước Chiêm xong, vua Anh Tôn cho rút quân về nước. Nhưng Chiêm Thành thần phục Đại Việt chưa bao lâu lại trở chứng. Do tinh thần phẫn nộ của dân Chiêm về mối hận Ô Rí thúc đẩy, Chế Năng lại bước theo con đường Chế Chí đã đi. Năm Mậu Ngọ* Chế Năng kéo quân xâm phạm hai châu Ô và Rí. Lúc bấy giờ ở Đại Việt vua Trần Minh Tôn đã lên thay vua Anh Tôn, ông cử Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn đem quân chinh phạt Chiêm Thành. Trước khi xuất quân, vua Minh Tôn nói với Huệ Vũ: -Với uy vũ của thúc phụ, chuyến đi này nhất định phải thành công. Tuy thế, trẫm chưa biết phải xử trí thế nào khi đã chiến thắng. Thúc phụ có cao kiến gì không? Huệ Vũ đáp: -Trước đây Thượng hoàng đã chinh phạt Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm. Thượng hoàng có hỏi ý các quan có nên chiếm đất Chiêm không, các quan đều bàn chưa nên. Lý do là sợ phải xé mỏng lực lượng của ta trong khi mối đe dọa của phương Bắc vẫn còn đó. Thượng hoàng bèn lựa một người trong hoàng tộc Chiêm phong làm chúa để y cai quản lấy nước Chiêm, buộc hàng năm triều cống Đại Việt. Lần phạt Chiêm này cũng chẳng xa cách lần trước mấy, tình hình cũng chẳng khác nhau, tôi nghĩ ta cũng nên bắt chước kế hoạch của Thượng hoàng là hơn! Vua Minh Tôn nói: -Nếu thúc phụ cũng có ý ấy, xin thúc phụ cứ tùy tiện! Huệ Vũ bèn cử Hiếu Túc hầu Lý Tất Kiến đi tiên phong. Trong trận đụng độ đầu tiên, quân Chiêm đã kháng cự rất mãnh liệt. Quân Đại Việt thua lớn, Hiếu Túc hầu Lý Tất Kiến bị tử trận. May có Điện súy Phạm Ngũ Lão tiếp ứng kịp thời quân Đại Việt mới chuyển bại thành thắng. Quân Chiêm lại tan tác chạy. Huệ Vũ thừa thế tiến thẳng vào tới Đồ Bàn. Chế Năng hoảng sợ phải dẫn cả hoàng gia chạy sang nương náu ở Java là quê mẹ của ông ta. Triều đình Chiêm Thành như rắn mất đầu, các quan lại, các lãnh chúa người đầu hàng, kẻ chạy trốn hết. Chiếm xong Đồ Bàn, Huệ Vũ bèn cho yết bảng phủ dụ chiêu an dân Chiêm. Ông kêu gọi ai làm công việc gì nay trở về với công việc nấy. Ông cũng ra lệnh cấm tuyệt quan quân Đại Việt quấy nhiễu dân Chiêm. Ai phạm tội nặng như giết người, hiếp dâm đều bị xử chém. Tội vừa như cướp bóc, trộm cắp thì phải chịu đánh đòn, trường hợp nghiêm trọng có thể bị tước quân tịch và bắt làm nô lệ. Nhờ lệnh đó, dân Chiêm có phần yên lòng, dần trở lại làm ăn như cũ. Một hôm Huệ Vũ cho đòi tất cả các quan chức lớn nhỏ cũ của nước Chiêm đã đầu hàng tập trung tại nhà hội Vĩnh Xương trong thành Đồ Bàn rồi tuyên bố: -Trước đây Trần đế đã đánh bại Chế Chí, đáng lẽ ngài đã sát nhập nước Chiêm vào lãnh thổ Đại Việt! Thế nhưng vì lòng nhân ái, ngài đã phong Chế Năng làm Á hầu để cùng các ngươi cai quản nước Chiêm! Không hiểu sao Chế Năng và các ngươi lại ôm lòng phản trắc, gây hấn tạo tình trạng bất an cho dân cả hai nước. Trần triều bất đắc dĩ lại phải ra tay trừng phạt. Nay nước Chiêm thêm một lần nữa coi như đã mất! Với quyền lực trong tay, ta sẽ đặt các quan Đại Việt cai trị dân Chiêm! Còn các ngươi, ta có thể giam vào ngục thất hoặc đày ải làm nô lệ suốt đời cho biết thân, các ngươi nghĩ thế nào? Nghe Huệ Vũ hỏi thế, các quan chức Chiêm Thành đều lộ rõ nét mặt buồn bã lo âu nhưng chẳng ai dám hé môi. Huệ Vũ nhìn khắp bọn họ một lượt rồi nói tiếp: -Ta nói như thế có phải không? Tại sao triều đình Đại Việt đã dung dưỡng các ngươi, trả quyền chức cho các ngươi, cho các ngươi tự cai trị lấy nhau, thế mà các ngươi lại a tòng với kẻ phản bội chống lại Trần triều như các ngươi đã hành động vừa rồi? Tại sao các ngươi không biết khuyên Chế Năng bỏ cái thói ăn cháo đá bát ấy? Một người khuyên y có thể không nghe nhưng nhiều người khuyên lẽ nào y lại chẳng nghe? Cũng bởi các ngươi không tốt nên y mới dễ dàng thuyết phục cùng nhau làm cái việc vong ân bội nghĩa ấy! Kinh nghiệm xương máu đã rành rành trước mắt, Đại Việt ta đâu còn dám để các ngươi tự trị? Chính các ngươi đã tự đưa dân tộc các ngươi đến chỗ diệt vong! Các ngươi còn có lời gì để nói nữa không? Không khí im lặng ngột ngạt bao trùm cả sân hội. Đám cựu quan chức Chiêm Thành hầu hết gục mặt âu sầu tuyệt vọng. Bỗng một cụ già khoảng ngoài bảy mươi lấy can đảm đứng dậy tiến lên quì lạy Huệ Vũ rồi nói với giọng tha thiết: -Bẩm Đại vương, chúng tôi đã lỡ dại phạm tội với thiên triều! Cúi xin thượng quốc mở lượng hải hà bỏ qua lỗi lầm cho lũ mán mọi lạc hậu này! Nếu Đại vương cho nước Chiêm chúng tôi được tự trị một lần nữa, dân Chiêm chúng tôi xin thề chẳng bao giờ còn dám phản bội! Nếu chúng tôi còn phạm lời thề xin trời tru đất diệt! Nghe vị cựu quan già làm thế, nhiều người khác cũng bắt chước nhau cúi lạy Huệ Vũ: -Cúi xin Đại vương mở lượng hải hà tha thứ cho dân Chiêm chúng tôi một lần nữa! Chúng tôi sẽ tuân phục thờ kính thiên triều như thờ cha mẹ, chẳng bao giờ còn dám ăn ở hai lòng! Huệ Vũ đợi đám cựu quan chức Chiêm Thành van lạy một hồi rồi mới hỏi: -Có chắc các ngươi thề không bao giờ còn phản bội thiên triều nữa không? Một thoáng hi vọng lóe lên, đám cựu quan chức Chiêm Thành đồng loạt hô lớn:
0 Rating 152 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On July 15, 2015
 Written by Ts. Po Dharna     Nhân đọc bài viết của Quảng Đại Tuyên về “Bước đầu tìm hiểu về triết lí âm dương thông qua hình ảnh cánh diều Chăm” đăng trên web của Inrasara, những bài thuyết trình của Pgs. Ts. Thành Phần về “âm dương” ở TPHCM và quan điểm của một số trí thức Chăm thường nhắc đến “âm dương” ăn sâu vào văn hoá Chăm, một số độc giả trong nước xin Champaka.info trả lời cho biết dân tộc Chăm có triết lý “âm dương” hay không? Nếu có, thì đâu là nguồn gốc của sự du nhập triết lý “âm dương” vào nền văn hoá Chăm?   Để trả lời cho câu hỏi này, BBT Champaka.info xin Ts. Po Dharma, chuyên gia về lịch sử và nền văn minh Champa, cho biết thế nào là quan điểm của ông về triết lý âm dương Chăm.   Dân tộc Chăm không bao giờ có triết lý âm dương Pgs. Ts. Po Dharma (Viện Viễn Đông Pháp)   Trong quá trình lịch sử, Đông Nam Á là khu vực tập trung nhiều quốc gia và chủng tộc chia làm hai khối rỏ rệt. Dân tộc Chăm, Campuchia, Lao, Thai và Mã Lai Đa Đảo, v.v. chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo, trong khi đó dân tộc Việt theo khuôn mẫu văn hoá của Trung Quốc. Phát xuất từ hai nền văn minh khác nhau, dân tộc Việt và Chăm đã đón nhận hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về qui luật cấu trúc vũ trụ. Đối với dân tộc Việt, “âm dương” là triết lý nhằm giải thích cho sinh tồn của “vũ trụ”, trong khi đó dân tộc Chăm lại dựa vào qui luật “tanaow-binai / lakei-kamei” (đực-cái / nam-nữ) để làm nền tảng để giải thích cho mối liên hệ giữa Chăm Ahier (Balamon) và Chăm Awal (Hồi Giáo). Chính đó là trọng tâm của vấn đề cần cứu xét lại trước khi đi đến kết luận dân tộc có chịu ảnh hưởng triết lý “âm dương” của dân tộc Việt hay không?   Triết lý âm dương của dân tộc Việt   Âm dương (tiếng Hán: Ying Yang) là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập, tạo nên toàn bộ vũ trụ, bao gồm những qui luật liên quan đến nền tảng của không gian học, thiên văn học, triết học, y học, vật lý học, v.v. Theo triết lý này, “âm” thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại... đối lập nó là “dương” thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn.. Qui luật giải thích “vũ trụ” dựa trên âm và dương được gọi là triết lý “âm dương”.   Ai cũng biết, “Âm dương” là qui luật phát sinh từ nền văn minh Trung Quốc. Kể từ đó, các chuyên gia về Đông Phương học đưa ra kết luận rằng “âm dương” là triết lý chỉ dành cho các dân tộc nằm trong không gian văn hoá của Trung Quốc, đó là xã hội người Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn trong đó có Việt Nam. Người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo, không bao giờ có triết lý “âm dương” như dân tộc Việt mà chỉ có qui luật: tanaow-binai / lakei-kamei (đực cái / nam nữ)   Biểu tượng âm dương của dân tộc Việt   Qui luật “tanaow-binai / lakei-kamei” của dân tộc Chăm   Qui luật “tanaow-binai / lakei-kamei” (đực cái / nam nữ) là khái niệm phát xuất từ qui luật Linga và Yoni nằm trong nền văn minh Ấn Giáo, không liên hệ gì với triết lý âm dương của dân tộc Việt. Theo triết Ấn Giáo, Linga biểu tượng cho dương vật và Yoni biểu tượng cho âm vật, là hai hình tượng thiêng liêng nhất được tồn thờ trong nền văn min Ấn Giáo.   Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tín ngưỡng này gắn liền với triết lý dựa vào mối kết hợp giữa dương vật của đàn ông và âm vật của đàn bà, cấu thành động cơ của mọi sự sáng tạo. Theo triết lý này, vũ trụ sẽ bị diệt vong, nếu vũ trụ này chỉ có Linga (dương vật) nhưng không có Yoni (âm vật), hay ngược lại. Và vũ trụ này cũng bị tiêu diệt, nếu vũ trụ này có cả hai yếu tố Linga (dương vật) và Yoni (âm vật), nhưng không kết hợp với nhau một cách sung túc về tình dục.   Người Chăm là cộng đồng chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo. Tục thờ Linga và Yoni vẫn còn thể hiện hôm nay qua nhiều tục lễ của người Chăm nhất là lễ Kate và Ca-mbur trên đền tháp. Và mối liên hệ giữa Linga và Yoni vẫn còn đó, nhưng người Chăm gọi là qui luật “tanaow-binai / lakei-kamei” (đực-cái / nam-nữ).   Đối với người Chăm, “tanaow-binai / lakei-kamei” là triết lý của hai thực thể đối lập nhau nhưng không thể tách rời với nhau. Hoàn toàn khác hẳn với triết lý “âm dương” của dân tộc Việt, qui luật “tanaow-binai / lakei-kamei” của dân tộc Chăm chỉ áp dụng vào không gian rất giới hạn nhằm giải thích cho mối liên hệ giữa Awal và Ahier, tức hai thực thể tín ngưỡng hoàn toàn khác nhau về triết lý và nghi lễ, nhưng lúc nào cũng gắn liền với nhau một cách có hệ thống, không thể tách rời nhau được. Awal và Ahier là hai thuật ngữ có nguồn gốc lịch sử riêng:   • Awal là từ Á Rập có nghĩa “trước, khởi đầu”. Chăm Awal ám chỉ cho những người Chăm đã theo Hồi Giáo “trước” triều đại Po Rome, tức là Chăm Bani hôm nay.   • Ahier cũng là từ Á Rập, có nghĩa là “sau, cuối cùng”. Chăm Ahier ám chỉ cho những người Chăm chấp nhận Po Uluah là đấng thượng đế “sau” triều đại Po Rome, tức là Chăm Balamon hôm nay.   Cho đến hôm nay, người ta không biết triết lý “tanaow-binai / lakei-kamei” đã xuất hiện trong xã hội Chăm từ lúc nào. Theo truyền thuyết Chăm cho biết, trước vương triều Po Rome, Hồi Giáo đã có mặt tại vương quốc Champa, nhưng sự hiện diện của Hồi Giáo chỉ nằm bên lề của xã hội. Các chức sắc Acar của Chăm Bani không đóng vai trò gì trong triều đình bên cạnh vua chúa Champa như các vị tu sĩ Basaih của Chăm Balamon. Sự cách biệt này đã gây ra bao xung đột giữa hai cộng đồng, buộc vương triều Po Rome phải giải quyết vấn đề bằng cách triển khai qui luật "tanaow-binai / lakei-kamei” (đực cái / nam nữ) để làm biểu tượng cho sự gắn bó giữa Chăm Awal và Chăm Ahier, tức là hai tín ngưỡng hoàn toàn đối lập nhau, nhưng không thể tách rời với nhau được, như mối liên hệ giữa nam và nữ.   Chăm Awal và Chăm Ahier là hai cộng đồng tín ngưỡng biểu tượng cho hai thực thể: tanaow-binai / lakei-kamei (đực cái / nam nữ). Kể từ đó, tất cả những gì nằm trong hai tín ngưỡng này đều được phân chia thành hai thực thể khác nhau, hoặc Tanaow-lakei (nam) hay Binai-kamei (nữ), dù đó là các bậc tu sĩ, những vật dụng, thức ăn, màu sắc áo quần mà người Chăm thường dùng trong lễ tục. Tanaow-lakei (nam) hay Binai-kamei (nữ) là hai yếu tố đối lập nhau nhưng luôn luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời với nhau được trong tín ngưỡng của người Chăm, cấu thành yếu tố cơ bản để Awal và Ahier cùng nhau phát triển và tồn tại. Những thuật ngữ đối lập nằm trong hệ thống tín ngưỡng Awal và Ahier là:   • Tanaow (đực) – Binai (cái) • Lakei (nam) – Kamei (nữ) • Klam (ám chỉ cho nam, những gì có màu rực rở nếu là khăn vải, có thịt nếu là thức ăn và có nhiều hương ngọt nếu là bánh trái) – Yuer (ám chỉ cho nữ, những gì có màu lờ nhạt nếu là khăn vải, không có thịt hay ít ngọt nếu là thức ăn) • Pagruak (úp lại, ám chỉ cho cách nằm của đàn ông khi làm tình) – Pa-ndang (nằm ngữa, ám chỉ cho cách nằm của đàn bà khi làm tình)   Dựa vào qui luật vừa nêu trên, người Chăm đưa ra hàng loạt danh sách của các biểu tượng tanaow-binai / lakei-kamei (đực cái / nam nữ) trong cách cấu trúc tín ngưỡng Awal và Ahier như sau:   Biểu tượng Lakei-Kamei • Basaih biểu tượng cho lakei (nam) – Acar biểu tượng cho kamei (nữ). Vì Basaih ngồi trong nghi lễ như đàn ông (crah kanal) trong khi đó Acar ngồi như đàn bà (jaoh angua) • Basaih > kamei (nữ) – Acar > lakei (nam). Vì Basaih để tóc dài trong khi đó Acar cạo đầu như con trai • Basaih > kamei (nữ) – Acar > lakei (nam). Vì Basaih mang bị túi có hình dạng âm vật và Acar mang bị túi có hình dạng dương vật   Tu sĩ Chăm Awal ngồi theo phong cách đàn bà Tu sĩ Chăm Ahier ngồi theo phong cách đàn ông   Biểu tượng Klam-Yuer Trong các lễ tục, một số dụng cụ, khăn vải, áo quần hay thức ăn, v.v. cũng đều mang biểu tượng cho Lakei (nam) và Kamei (nữ), luôn luôn đi đôi với nhau:   • Kaya klam, ám chỉ cho “lakei”, bao gồm bánh tét, bánh bột gạo hấp (kur) và chuối – Kaya yuer, ám chỉ cho “kamei”, gồm có nếp, bánh bột gạo hấp (kur) và chuối • Aw klam, ám chỉ cho “lakei”, tức là áo có màu rất đậm – Aw yuer, ám chỉ cho “kamei”, tức là áo có màu hơi phai dợt • S’alaw klam ám chỉ cho “lakei”, vì s’alaw klam là mâm cúng có thịt – S’alaw yuer ám chỉ cho “kamei”, mâm cúng không có thịt.   Biểu tượng Atau pa-ndang–Yang pagruak Atau là thuật ngữ ám chỉ cho thần linh có nguồn gốc từ hệ thống Hồi Giáo và Yang là thần linh mang tính cách bản địa.   • Trong các lễ tục dành cho thần linh thuộc về “Atau”, thì người Chăm phải để nãi chuối nằm ngữa trên mâm cúng hay trải chiếu nằm ngữa (pa-ndang). • Trong các lễ tục dành cho thần linh thuộc về “Yang”, thì người Chăm Ahier hay Awal phải để nãi chuối nắm úp lại trên nâm cúng hay trải chiếu nằm úp lại (pagruak).   Biểu tượng Tanaow-binai   Vào dịp cúng tế Po Yang In, người Chăm thường tổ chức lễ Paper Kalang (lễ thả diều). Lễ tục này có nguồn gốc từ Mã Lai. Trong lễ này gồm có hai con diều mang tên là Kalang tanaow (diều đực) và Kalang binai (diều cái). Đây là hai biểu tượng nằm trong hệ thống tanaow-binai / lakei-kamei (đực cái / nam nữ) của dân tộc Chăm, không liên hệ gì đến triết lý “âm dương” của người Việt như một số người thường hiểu lầm, để rồi từ đó họ tự chế biến ra bao lý thuyết mơ hồ nhằm giải thích cho sự hòa hợp các yếu tố: trời-đất, đực-cái, đất-nước, mặt trời-mặt trăng, không trung-mặt đất, hình tròn-hình vuông, vân vân, không liên hệ gì đến truyền thống lễ Paper Kalang (lễ thả diều) của dân tộc Chăm.   Tóm lại, người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Giáo, không bao giờ có qui luật “âm dương” của Trung Quốc như dân tộc Việt. Nếu một số trí thức Chăm hôm nay thường bàn về triết lý “âm dương” trong nền văn hoá Chăm, thì đó chỉ là quan điểm mang tính cách suy diễn, không dựa vào cơ sơ khoa học nào, vì những lý do sau đây.   1). Yếu tố ngôn ngữ Trong kho tàng ngôn ngữ, người Chăm không có cụm từ để ám chỉ cho “âm dương”. Thế thì từ “âm dương” xuất hiện từ đâu đến? Có chăng “âm dương” chỉ là cụm từ do một số trí thức Chăm vừa sáng chế ra dưới chế độ xã hội chũ nghĩa, mang tính cách suy đoán, phát xuất từ sự nhằm lẫn giữa qui luật tanaow-binai / lakei-kamei (đực-cái / nam-nữ) của người Chăm và triết lý “âm dương” của dân tộc Việt.   Một khi ngôn ngữ Chăm không có từ vựng để ám chỉ cho “âm” và “dương”, thì người ta có quyền đưa ra kết luận ngay: văn hoá Chăm không có qui luật “âm dương” hay chịu ảnh hưởng ít nhiều về qui luật này.   2). Yếu tố lịch sử Người Chăm là thần dân của vương quốc Champa xưa kia. Sau tám thế kỷ đương đầu với cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt, chấp nhận cúi đầu sống dưới nền đô hộ của nhà Nguyễn kể từ năm 1692 và chịu bao thống khổ của chính sách đồng hoá và diệt chủng của hoàng đế Minh Mệnh kể từ năm 1832, nhưng dân tộc Chăm không tiếp thu từ những yếu tố gì mang tính cách văn hoá, tín ngưỡng hay nghệ thuật của dân tộc Việt, ngoại trừ một vài chi tiết rất nhỏ nhoi nằm bên lề của nền giao lưu văn hoá, như:   • Vây mượn vài từ tiếng Việt: klan thu = trần thủ, lik kleng = lý trưởng, aen ngai = ơn nghĩa, cip = chịu, v.v., • Vẽ biểu tượng “âm dương” trên trống baranang mà người Chăm cũng không biết tên gọi biểu tượng này là gì. Sự hiện diện của biểu tượng “âm dương” trên trống của người Chăm chỉ bắt đầu dưới thời vua Minh Mệnh, tức là vào lúc Minh Mệnh buộc dân tộc Chăm phải mời người Kinh diễn tuồng hát bội trong lễ múa Rija để phô trương cho tinh thần đoàn kết dân tộc Chăm-Việt. • Bắt chước vài món ăn có dầu mỡ: cien = chiên, sao = xào… • Văn hoá ăn đủa thay vì ăn bóc kể từ thời Ngô Đình Diệm   Hát bội (hình trên hết) trong lễ Rija Chăm dưới thời Minh Mệnh Biểu tượng âm dương trên trống Chăm kể từ thời Minh Mệnh   Ai cũng biết, tanaow-binai / lakei-kamei (đực cái / nam nữ) là qui luật ra mời vào thời Po Rome (1627-1651), tức là vào thời kỳ hưng thịnh của Champa, một quốc gia độc lập không bao giờ chấp nhận những yếu tố văn hoá của dân tộc Việt ở phương bắc xâm nhập vào đất nước này. Kể từ đó, là tanaow-binai / lakei-kamei (đực cái / nam nữ) là qui luật riêng của dân tộc Chăm dựa vào triết lý Linga và Yoni của Ấn Giáo, chứ không phải là qui luật chịu ảnh hưởng triết lý “âm dương” của dân tộc Việt.   3). Yếu tố biên giới Mặc dù nằm trong khu vực Đông Nam Á, nhưng dân tộc Chăm có khái niệm về biên giới hoàn toàn khác biệt so với các dân tộc khác. Theo truyền thống, biên giới Champa là ranh giới mang tính cách chính trị và tín ngưỡng, có yếu tố thần quyền trấn giữ, nhằm   • Ngân cấm bất cứ ai dùng bạo lực để xâm nhập vào lãnh thổ của mình. • từ chối mọi yếu tố văn hoá hay nghệ thuật của dân tộc khác du nhập vào lãnh thổ của mình, dù văn hoá này là triết lý âm dương của người Việt đi nữa.   Và biên giới thần quyền này vẫn còn có hiệu lực cho đến thời Việt Nam Cộng Hoà. Mặc dù chung sống trên địa bàn dân cư ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nhưng phong tục Chăm không bao giờ chấp nhận người Kinh xây dựng nhà cửa trong biên giới thôn làng của họ. Ngay trong gia đình, con em người Chăm cũng không có quyền nói tiếng Việt, vì truyền thống Chăm xem đây là tiếng nói ngoại lai, không thể xử dụng trong biên giới văn hoá và xã hội của dân tộc này.   *   Dân tộc Chăm và Việt là hai cộng cồng chịu ảnh hưởng hai nền văn minh hoàn toàn khác biệt. Nếu dân tộc Việt có triết lý “âm dương” thì dân tộc Chăm cũng có qui luật “tanaow-binai / lakei-kamei” (đực cái / nam nữ). Đây là hai triết lý phát xuất từ hai nguồn gốc khác nhau và có hai mục tiêu hoàn toàn khác nhau.   Để giải thích cho hai thực thể đối chọi nhau nhưng không thể tách rời với nhau trong văn hoá Chăm, thì các nhà nghiên cứi nên dựa vào qui luật “tanaow-binai / lakei-kamei” để phân tích vấn đề, chứ không nên xoá bỏ qui luật “tanaow-binai / lakei-kamei” để thay vào đó triết lý “âm dương” của dân tộc Việt, không liên hệ gì với yếu tố văn hoá của dân tộc Chăm.   Theo Champaka.info  
0 Rating 988 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On May 4, 2016
Quân Champa xâm lược Angkor (ảnh mô phỏng phù điêu) Trà Thanh Toàn A-VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI CHAMPA TRONG QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ Trong bất cứ lịch sử của một quốc gia nào, vấn đề xã hội luôn luôn là một đề tài quan trọng trong cơ cấu tổ chức của một cộng đồng. Mọi yếu tố, dù vô tình hay cố ý, nhằm đưa đẩy dân tộc đến sự xung đột và hiềm thù lẫn nhau, sẽ có một tác dụng vô cùng tai hại trong cơ cấu tổ chức xã hội đó. Và mọi xung đột xã hội là động cơ thúc đẩy một tập thể dân tộc đi vào con đường diệt vong. Trong quá trình lịch sử Champa, vấn đề xung đột xã hội đã trở thành một đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu thường nêu ra. Ða số đã nhận định rằng, sự xung đột liên tục trong nội bộ Champa mà lịch sử đã từng đề cập là nguyên nhân chính đã đưa vương quốc này đến chỗ diệt vong. Có 5 nguyên nhân mà lịch sử champa để lại: -: Tranh giành quyền lực giữa hai hòang tộc cau và dừa ngày càng lớn -: Các tôn giáo lớn trong khu vực du nhập ngày càng mạnh, làm đảo lộn trật tự xã hội champa có từ lâu đời. Xung đột giữa ấn giáo, đạo hồi và nho giáo lên đến đỉnh điểm. Phân biệt tôn giáo đã làm mất đi tính tự hào dân tộc, mất đi sự đoàn kết thiết yếu để bảo vệ dân tộc champa. -: Chênh lệch giàu nghèo giữa hoàng tộc và các tiểu vương -: Sai lầm quân sự khi đẩy mạnh tàu thuyền giao thương xa bờ nhưng không cũng cố phòng thủ quân sự, khi dân số ít và thưa thớt. -: Nội bộ trong cộng đồng nhân dân không đoàn kết. các tiểu vương chưa thống nhất, nhất quán trong chính tri, kinh tế và cả quân sự B-XÃ HỘI CHAMPA TRƯỚC THẾ KỶ 15 Từ ngày lập quốc đến 1471, năm đánh dấu sự thất thủ thành Vijaya, vấn đề chiến tranh nội bộ vẫn là một yếu tố quan trọng trong tiến trình lịch sử của vương quốc Champa. Trải qua hằng thế kỷ, tư liệu lịch sử cũng đã ghi nhận biết bao biến cố xã hội trong vương quốc này. Tuy nhiên, những tư liệu đó, nhất là các bản văn viết trên bia đá đã được tìm thấy ở Champa, chỉ cho phép chúng ta kết luận rằng mọi xung đột xã hội trước thế kỷ thứ 15 chỉ do một nguyên nhân chính yếu, đó là việc tranh chấp chính trị nhằm độc quyền cai trị trên vương quốc Champa giữa hai dòng tộc của các vua Champa thời trước: dòng tộc cây Cau nắm quyền cai trị tiểu vương quốc Panduranga (Phanrang-Phanri) và Kauthara (Khánh Hòa- Phú Yên) ở miền nam; dòng tộc cây Dừa, nắm quyền cai trị ở phía bắc Champa, đó là Vijaya (Bình Ðịnh) Amaravati (Quảng Nam và Quảng Ngải) và Indrapura (Huế). Chính vì sự khác biệt nguồn gốc giữa hai dòng tộc cây Cau và cây Dưà này mà các nhà lãnh đạo thường dùng chiến tranh hay vũ lực để tìm lối thoát cho những vấn đề liên quan đến sự sống còn của liên bang Champa (một thể chế chính trị rất gần với thể chế liên bang Mã Lai hôm nay). Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, chiến tranh này chỉ là một phương thức nhằm giải quyết sự xung đột chính trị giữa hai tiểu vương quốc ở miền nam và ba tiểu vương quốc ở miền bắc, chứ không phải là vấn đề nội chiến phát xuất từ mối hiềm thù giữa dân tộc Champa. Chính vì thế, một khi chiến tranh đã chấm dứt, lãnh tụ dòng tộc nào may mắn được làm chủ tình hình quân sự sẽ trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Champa, gọi là vị vua của các vua Champa (Raja diraja Campa) nắm quyền cai tri trên toàn lãnh thổ của vương quốc này mà bia đá đã ghi là Po Tanah Raya “Quyền làm chủ trên toàn diện lãnh thổ›. Ngược lại, dòng tộc nào kém may mắn, thì phải chấp nhận sự yếu thế với tất cả lòng hãnh diện: không hiềm khích với dòng tộc khác và cũng không tìm cách trả thù vì sự thất bại của mình. Ðiều đáng nêu ra, là hai dòng tộc Champa này có một ý thức hệ rất đặc biệt về tư tưởng đấu tranh chính trị của họ. Một khi đã thành công, chính quyền trung ương Champa thường khắc lên bia đá điều giải thích nguyên nhân chính yếu của biến cố đã xảy ra và tuyên bố rõ rệt kết quả của phía thất trận và phía thắng trận. Mặt dù bị thất trận, dòng tộc thua kém này, nhất là dòng tộc ở miền nam, không bao giờ tìm cách để xóa bỏ những dòng chữ trên bia đá. Ngược lại, họ coi đó là những kỷ niệm cao cả và thiêng liêng trong quy luật đấu tranh chính trị: ăn làm vua nhưng không vì thua mà làm giặc. Trong quá trình lịch sử Ðông Nam Á, quy luật đấu tranh chính trị này chỉ xuất hiện ở vương quốc Champa mà thôi. C-KHỞI ĐẦU CỦA SỰ CÁCH BIỆT NAM BẮC CHAMPA Sự xung đột xã hội đầu tiên trong lịch sử Champa đã xảy ra vào những năm cuối cùng của thế kỷ 11.Sau ngày từ trần của vua Champa Jaya Simhavarman đệ nhị vào năm 1044, một tướng tài xuất thân từ gia đình quan chức trong triều đình Champa, nổi lọan chiếm ngôi ở thủ đô Vijaya, và tự tôn mình lên làm vua Champa lấy tên là: Jaya Paramesvara varman đệ nhất (1044-1060). Vì không đồng ý với chính sách dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt ngôi vua Champa, tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam vùng dậy tuyên chiến chống lại chính quyền của Jaya Paramesvaravarman đệ nhất vào năm 1050, nhưng không thành công. Trong một bản văn viết trên bia đá hiện còn ở trên tháp Po Klaong Garai (Phan Rang), vua Jaya Paramesvaravarman đệ nhất chỉ trích kịch liệt nhân dân Panduranga là những “kẻ ngu muội, những người vô tôn chỉ luôn luôn có thái độ hiềm thù… chống lại vua Campa”. Bản văn kết tội nhân dân Panduranga trên bia đá này cũng có nghĩa là kết tội dòng cây Cau ở miền nam chỉ tìm cách xen lấn vào nội bộ Champa ở miền bắc thuộc dòng cây Dừa. hiến tranh nội bộ này, mặc dù xuất phát từ sự tranh chấp quyền hành cai trị vương quốc Champa giữa hai dòng tộc, đã gây rạng nứt xã hội rất nghiêm trọng giữa dân tộc Champa ở miền nam vốn tôn thờ giai cấp lãnh đạo dòng cây Cau và dân tộc Champa ở miền bắc, trung thành với cấp lãnh đạo quốc gia thuộc dòng cây Dừa. May thay, cuộc xung đột này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn ngủi, bởi vì các giới lãnh đạo quốc gia giữa hai miền, cũng vì ý thức đến tầm quan trọng của sự xung đột này, đã tìm cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Ðể chấm dứt biến cố này, vua Panduranga chấp nhận sự thất bại của chiến tranh do mình tạo ra và sẳn sàng ra lệnh, thể theo lời yêu cầu của vua Jaya Paramesvaravarman đệ nhất, để bắt mỗi người dân Panduranga phải mang vài cục đá đem nộp cho đền tháp mỗi khi có cơ hội đi ngang qua khu vực này. Truyền thống này vẫn còn lưu truyền cho đến hôm nay, nhất là cho những ai thường đi ngang đèo Cậu, trên đường đi từ Phanrang lên Dalat. D-NGUYÊN NHÂN SỰ XUNG ĐỘT GIỮA NAM VÀ BẮC CHAMPA Sự thành công của cuộc hòa giải dân tộc vào năm 1050 vẫn là điều đáng chú ý, nhưng vấn đề xung đột xã hội vẫn là một hiện tượng lịch sử có một tác động tâm lý sâu đậm trong quần chúng. Và chỉ cần có một yếu tố nhỏ nhoi, biến cố này cũng có thể trở lại trên bàn cờ chính trị. 1-Tình hình 1145-1160 Năm 1145, vua Kampuchea là Suryavarman gởi một đoàn quân hùng mạnh sang thủ đô Vijaya và giết được vua Champa là Jaya Indravarman đệ tam (1139-1145) trên chiến trường. Ðể thay thế vua này, một hoàng tử xuất thân từ một gia đình hoàng gia khác, tự tôn mình là vua Champa, lên ngôi ở Vijaya lấy tên là Rudravarman đệ tứ Vì thủ đô Vijaya bị quân campuchia chiếm đóng hay là vì sự vùng dậy của nhân dân Champa ở miền Vijaya chống lại chính quyền cướp ngôi này, vua Rudravarman đệ tứ phải chạy sang ẩn náu ở tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam vào năm 1147, cùng với đứa con trai của mình, tức là hoàng tử Sivanandana. Trước tình thế này, tiểu vương quốc Panduranga rất ân cần với gia đình hoàng gia từ miền bắc đến xin tị nạn trong lãnh thổ của mình. Một vài tháng sau, Rudravarman thoái vị và xin hậu thuẫn của tiểu vương quốc Panduranga để tôn hoàng tử trẻ tuổi Sivanandana hiện có mặt tạm thời trên lãnh thổ của mình lên làm vua Champa vào năm 1147, lấy tên là Jaya Harivarman đệ nhất. Khi đã lên ngôi, mặc dù còn ở trong lãnh thổ miền nam, Jaya Harivarman đệ nhất đã có danh chánh ngôn thuận để đòi hỏi quân xâm lược Kampuchea phải rời khỏi thủ đô Vijaya của Champa. Khi nghe tin này, vua Kampuchea Suryavarman vô cùng phẫn nộ và quyết định gởi một đoàn quân sang tàn phá vùng Phan Rang vào năm 1148. Sẳn dịp thắng trận, vua campuchia đưa em rể của mình là Harideva lên làm vua Champa ở Vijaya, bất chấp phản ứng của người dân Champa.Năm 1148 đánh dấu sự chia đôi đầu tiên của vương quốc này: Miền bắc Champa đặt dưới quyền cai trị của một ông hoàng tử gốc campuchia. Miền nam, đó là chính quyền của vua Champa Jaya Harivarman đệ nhất, gốc người Vijaya. Một năm sau, tức là 1149, vua Jaya Harivarman đệ nhất, với sự hổ trợ của đoàn quân hùng mạnh Panduranga, sang đánh Vijaya, giết được hoàng tử Harideva của campuchia. Sau khi thắng trận, ông tự tôn mình là vua của vua Champa (Raja diraja Campa) trên toàn lãnh thổ của vương quốc này. Tiếc rằng, đối với nhân dân miền bắc Champa, Jaya Harivarman đệ nhất chỉ là một công cụ của tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam. Vì không chấp nhận chính sách của vua Jaya Harivarman đệ nhất nhằm dùng vũ lực để chiếm đoạt ngôi báu Champa, nhân dân Champa ở miền bắc và dân tộc Tây nguyên là Radê và Mada (Bahnar?) vùng dậy kêu gọi một hoàng tử khác, gốc hoàng gia Champa ở Vijaya, đó là Vangsaraja, em vợ của vua Harivarman đệ tứ (1114-1129) đứng ra làm lãnh tụ của phong trào kháng chiến này. Năm 1150, Jaya Harivarman đệ nhất cho lệnh tấn công hàng ngũ cách mạng của hoàng tử Vangsaraja, nhất là nhóm Radê và Mada ở Tây nguyên. Bị thất bại, hoàng tử Vangsaraja chạy sang Ðại Việt để xin viện trợ quân sự nhằm chiếm ngôi lại, nhưng không thành.Năm 1151, nhân dân vùng Amaravati cũng vùng dậy đứng sau lưng hoàng tử Vangsaraja để phản đối lại sự chiếm ngôi của vua Jaya Harivarman đệ nhất. Bốn năm sau, tức là vào năm 1155, tiểu vương quốc Panduranga, không biết vì lý do gì, cũng đứng ra để truất phế vua này. Thế là chiến tranh giữa nam và bắc bùng nổ trong suốt năm năm trường. Phải chờ cho đến năm 1160, vua Jaya Harivarman đệ nhất mới có thời cơ để dẹp tan sự xung đột quân sự với Panduranga.Chiến tranh vào năm 1150 giữa vua Champa Jaya Harivarman đệ nhất và nhóm Tây Nguyên trung thành với Vangsaraja, một hoàng tử mà người Radê và Mada coi như là dòng chính thống có quyền lên ngôi Champa của họ, đã bị thêu dệt một cách phi khoa học bởi một số nhà sử học nước ngoài và Việt Nam như một chiến tranh của người Chăm nhằm đô hộ cao nguyên. Nếu Champa không dính dáng gì với họ, tại sao dân tộc Radê và Mada lại tình nguyện đem quân giúp hoàng tử Vangsaraja để chống lại vua Jaya Harivarman đệ nhất từ Panduranga đến cai trị miền bắc. Sự thành công trong việc chiếm ngôi ở Vijaya của vua Jaya Harivarman đệ nhất đã từng tị nạn ở Panduranga không phải là sự thành công của cá nhân ngài, nhưng là sự thành công của toàn dân tộc cây Cau Champa ở miền nam trong công cuộc chiếm đoạt quyền cai trị ở miền bắc. Ngược lại, dòng cây Dừa cũng có lý do riêng để phản đối sự hiện diện ở Vijaya của vua Jaya Harivarman đệ nhất. Nguyên nhân chính đó là Jaya Harivarman đệ nhất, con của vua Rudravarman đệ tứ, không phải là dòng hoàng gia Champa, chạy sang Panduranga ở miền nam nhằm cầu cứu sự hỗ trợ chính trị và quân sự để chinh phục ngôi vua. 2-Tình hình 1190-1220 Sau cuộc nội chiến 1145-1160, tình hình nội bộ Champa trở lại bình thường, nhưng vấn đề cách biệt giữa dân tộc ở phía nam và bắc Champa vẫn còn là một hiện tượng đáng lo ngại. Bằng chứng rằng, sau 30 năm kể từ ngày cướp ngôi của vua Jaya Harivarman đệ nhất (1147-1160), vương quốc Champa đã lâm vào cuộc xung đột xã hội vô cùng bi đát chưa bao giờ có trong lịch sử Champa. Biến cố này phát xuất từ sự tranh chấp quyền lực giữa những hoàng tử ở miền bắc Champa, nhằm tạo cho mình một tư thế với bất cứ giá nào để được toàn quyền làm vua trên đất nước này. Nếu một số hoàng tử Champa ở miền bắc dùng chính sách kêu gọi nhân dân miền bắc vùng dậy để yểm trợ cho phe phái mình, cũng có một số hoàng tử không ngần ngại mời gọi quân ngoại lai nhằm giải quyết việc nội bộ trong vương quốc này. Vào năm 1182, tức là bốn mươi năm sau ngày dẹp tan quân Khmer ở Vijaya, một hoàng tử Champa khác tên là Sri Vidyanandana, gốc người Vijaya, chạy sang campuchia để tìm hậu thuẫn của vua Jayavarman đệ thất. Trong những năm lưu vong ở đây, ông ta xin vua Khmer phong tước cho mình là hoàng tử nối ngôi (Yuvaraja) của vương quốc Champa, bất chấp cả qui luật tổ chức chính trị trong vương quốc này. Vì rằng, chỉ có hội đồng hoàng gia có quyền phong chức hoàng tử nối ngôi của Champa. Với hậu thuẫn của một đoàn quân Khmer hùng mạnh, hoàng tử Vidyanandana sang tấn công thủ đô Vijaya vào năm 1190, bắt được vua Jaya Indravarman đệ tứ (1167-1190) để đem giao nạp cho vương quốc campuchia. Cũng nhờ hậu thuẫn chính trị và quân sự của vua Khmer là Jayavarman đệ thất mà hoàng tử Champa Sri Vidyanandana đã làm chủ tình hình chiến tranh ở miền bắc. Ðể tạ ơn vua campuchia hay là không đủ quyền lực chống lại sự thống trị của vương quốc láng giềng này, hoàng tử Champa Sri Vidyanandana , một khi đã thắng trận, xin đề nghị (hay là bị buộc phải đề nghị) em rể của vua Khmer Jayavarman đệ thất lên làm vua Champa ở Viajaya lấy tên là Suryajayavarman. Sau đó, ông ta tự xưng vua của tiểu vương quốc Panduranga, lấy tên là Suryavarman. Sự cầu cứu quân sự ngoại lai để giải quyết nội bộ Champa đã phân chia vương quốc này thành hai khu vực rõ rệt: Miền bắc đặt dưới sự cai trị của một ông vua ngoại lai từ Khmer sang. Miền nam lại lọt vào trong tay của một ông hoàng tử Champa không phải gốc Panduranga, nhưng là gốc người miền bắc. Vấn đề tự xưng vương ở Panduranga của vua Suryavarman, gốc Vijaya đã biến tình hình xã hội miền nam thành một ung nhọt không chữa trị được. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Champa miền nam cảm thấy mình không còn làm chủ trên lãnh thổ của mình nữa. Trước biến cố chính trị này, nhân dân Panduranga tìm cách vùng dậy, vào năm 1190 không phải để chống xâm lược ngoại lai, nhưng chống lại hoàng tử Champa gốc miền bắc, mặc dù không thành công. Trong khi đó, dân tộc Champa miền bắc cũng vùng dậy vào năm 1191 dưới quyền chỉ đạo của hoàng tử Rasupati để đánh đuổi ông vua ngoại lai ở thủ đô Vijaya. Khi đã thắng trận, hoàng tử Rasupati lên ngôi lấy tên là Jaya Indravarman đệ ngũ.Trước tình thế này, vua Khmer không ngần ngại vuốt ve Jaya Indravarman đệ tứ, một ông vua Champa bị bắt giam ở Khmer vào năm 1190. Ðó cũng là một chiến thuật mới: dùng người Champa để chống lại với vương quốc Champa. Nhưng đối với vua Champa là Jaya Indravarman đệ tứ đang tù đày ở Khmer, đây cũng là một dịp may mắn để chiếm lại ngôi vàng của mình.Cũng vào năm 1191, vua Jaya Indravarman đệ tứ, đem quân từ Khemer sang hợp tác với vua Panduranga là Suryavarman để tiến đánh Vijaya. Mặc dù mang danh là người đứng ra để giúp đỡ Jaya Indravarman đệ tứ để chống lại chính quyền Vijaya, vua Suryavarman của tiểu vương quốc Panduranga, khi đã thắng trận, tự xưng mình là vua trên toàn vẹn lãnh thổ Champa. Cảm thấy mình bị lừa bịp trong chiến tranh này, Jaya Indravarman đệ tứ quyết định tập trung lực lượng của mình từ Khmer sang để tấn công vua Suryavarman, một nhân vật cướp ngôi, nhưng không thành.Nghe tin này, vua campuchia Jayavarman đệ thất tức tốc gởi quân sang để trừng trị Suryavarman ở Vijaya vào văm 1193. Thế là chiến tranh giữa Campuchia và Champa bắt đầu bùng nổ, một chiến tranh vô cùng khủng khiếp làm đảo lộn hoàn toàn bao công trình kinh tế và cơ cấu xã hội. Quân Champa cướp phá Angkor Trong suốt 10 năm chiến tranh, vua Khmer, vì không thể nào chống lại vua Champa, chỉ còn cách là nhờ ông Dhanapati Grama, là cậu ruột của vua Suryavarman, tìm cách cô lập vua Champa này. Thế là vào năm 1203 chính quyền vua Suryavarma bị lật đổ bởi cậu ruột của mình là ông Dhanapati Grama, dưới sự yểm trợ của đoàn quân campuchia. Sau trận chiến này, Champa đã trở thành một thuộc địa của Campuchia trong suốt 17 năm, tức là từ năm 1203-1220. Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, vào những năm 1190-1220, xã hội Champa đã trở thành hai bãi chiến trường mà dân tộc Champa là nạn nhân chính của chiến cuộc này. Một bên là chiến trường tranh chấp quyền hành giữa các hoàng tử Champa ở miền bắc để làm bá chủ vương quốc Champa, còn chiến trường thứ hai dành cho sự tranh chấp uy quyền giữa hai nước láng giềng Champa và campuchia. Từ năm 1182 đến năm 1220, nhân dân Champa đang chứng kiến một vở bi kịch lịch sử với bao nhiêu nhân vật chính trị tranh giành quyền làm Po Tanah Raya: – Hoàng tử Sri Vidyananda chạy sang lánh nạn ở Khmer vào năm 1182, rồi sau trở thành vua tiểu vương quốc Panduranga, lấy tên là Suryavarman. – Vua Indavarman ở Vijaya bị quân campuchia bắt đày sang campuchia vào năm 1190.- Em rể của vua Khmer Jayavarman đệ thất tự xưng vương ở Vijaya Champa lấy tên là Suryajayavarman. 3-Chiến tranh với Mông cổ 1283-1285 Sáu mươi ba năm về sau, tức là năm 1283, tiểu vương quốc Champa Vijaya lại bị quân Mông Cổ chiếm cứ liên tục trong hai năm liền. Vua Champa Indravarman đệ ngũ, vì không thể đứng ra để đối chọi với đoàn quân hùng mạnh Mông Cổ trong khu vực đồng bằng, dùng chiến thuật nhà không đồng trống để kháng chiến, quyết định rút toàn bộ quân sự của mình về phòng thủ ở Tây Nguyên.
0 Rating 476 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On May 8, 2016
+Văn hoá Sa Huỳnh Khu vực ven biển miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình đến Bình Thuận và một phần Tây Nguyên từ lâu đã là địa bàn sinh tụ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo - Polynesien, trong đó người Chăm là đông nhất.   Phát hiện khảo cổ học về các khu cư trú và mộ táng của người cổ ở vùng này cho thấy có một trung tâm nông nghiệp trồng lúa thuộc thời đại kim khí phát triển từ tiền Sa Huỳnh tới Sa Huỳnh với các giai đoạn văn hóa Xóm Cồn (Khánh Hòa), văn hóa Long Thạnh, văn hóa Bình Châu và văn hóa Sa Huỳnh liên tục cách ngày nay khoảng 3.500 - 2.200 năm. Thời tiền Sa Hùynh, cư dân cổ tại đây sở hữu những đồ đất nung gồm chum, vò hình trứng có nắp đậy trang trí hoa văn thừng, khắc vạch… được tô màu, miết láng. Thời Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) cư dân đã có nhiều nghề cơ bản: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt vải, nấu thủy tinh, chế tạo đồ trang sức và buôn bán thương mại mà di vật còn lại là các loại khuôn đúc đồng, xỉ đồng, công cụ và vũ khí bằng sắt, đồ trang sức bằng đá quý, thủy tinh trong đó có vật đeo hai đầu thú, các loại khuyên tai đa dạng: loại khối tròn phía ngoài có 3 mấu hình tam giác, loại tròn phình quăn như con đỉa… làm bằng đất nung, đá quý hoặc thủy tinh, kim loại đồng… và đồ gốm với các hình dạng, hoa văn đặc trưng: bát chân cao có hai lỗ dưới chân trang trí văn chấm dải, nồi miệng loe có hai lỗ trên cổ… đặc biệt là tục chôn người chết trong các loại vò gốm [51, tr.11] với đủ loại đồ tùy táng như đồ trang sức, đồ gốm, vũ khí… được chế tác tinh xảo. Văn hóa Sa Huỳnh được xem là tiền đề của văn hóa Champa. Bát chân cao:  Bát được tạo hình như một chiếc đĩa bồng chân cao hơi loe nhưng đường kính chân chỉ nhỏ bằng nửa so với miệng bát. Vành miệng có thành hơi xiên. Bát được nặn bằng tay, nung nhẹ lửa, văn chấm dải. + Văn hoá Chămpa (TK II- TK XVII) Năm 179 tr. CN, mảnh đất miền Trung - Sa Huỳnh cùng chung số phận với Âu Lạc - Đông Sơn khi Triệu Đà xâm lược. Năm 111 tr. CN, miền đất này thuộc nhà Hán, được gọi là quận Nhật Nam. Nhưng cùng với nhân dân Giao Chỉ và Cửu Chân ở phía Bắc, nhân dân Nhật Nam nhiều lần khởi nghĩa đòi quyền độc lập và đã trở thành bộ phận đầu tiên giành được độc lập: Năm 192, Khu Liên (Srimara?) lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm thuộc Nhật Nam đuổi được quân Hán thành lập nước với tên gọi là Lâm Ấp có nghĩa là xứ rừng. Đến TK VII, Sambhuvarman (Phạm Chí) khẳng định tên nước là Champa mà thủ đô trước đó ở Sinhapura (Trà Kiệu). Tuy nhiên người Trung Quốc lại gọi Champa là nước Hoàn Vương (758 - 859) và sau đó gọi là nước Chiêm Thành. Lịch sử Champa hiện nay còn nhiều điểm chưa rõ ràng nhưng về đại thể có thể chia làm các giai đoạn như sau:  - Giai đoạn Sinhapura - Trà Kiệu (192 - 750): bước đầu thống nhất.  - Giai đoạn Virapura (750 - 850): khẳng định vị thế.  - Giai đoạn Indrapura - Đồng Dương (850 - 982): bắt đầu phát triển  - Giai đoạn Vijaya - Bình Định (982 - 1471): thịnh đạt và đi vào khủng hoảng.  - Từ năm 1471, khi bị vua Lê Thánh Tông chia làm 3 nước nhỏ, vương quốc Champa chấm dứt sự tồn tại. Sau đó, các chúa Nguyễn Đàng Trong dần kiểm soát đất đai còn lại của Champa, năm 1693, kiểm soát miền đất cuối cùng Phan Rang - Bình Thuận. Tuy nhiên người Chăm vẫn được chúa Nguyễn và nhà Nguyễn phong vương kéo dài đến năm 1822 khi vua Chăm cuối cùng là Po Chơn Chan bỏ sang Campuchia thì vương triều Champa thật sự chấm dứt.  Dân tộc Chăm cơ bản được hình thành từ hai thị tộc: Cau (Caramukar) ở phương Nam và Dừa (Narikelanamsa) ở phương Bắc. Về không gian sinh tồn, vương quốc Champa có 5 vùng: Amaravati tương ứng với Quảng Bình - Huế, Indrapura (Quảng Nam – Đà Nẵng), Vijaya (Quy Nhơn – Bình Định) với kinh đô là thành Chà Bàn (Đồ Bàn), Kauthara (Khánh Hòa), Pandurangar (Bình Thuận – Đồng Nai).  Qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Champa đã xây dựng nên một nền văn hóa độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ trong đó chủ yếu là Bà la môn giáo và Phật giáo. Trong đạo Bà la môn, người Chăm tôn thờ Shiva trong tam vị nhất thể, Vishnu và Brahma ít quan trọng hơn. Từ khoảng thế kỷ XI đạo Hồi xuất hiện trong cộng đồng Champa.  Champa đã để lại một khối lượng di tích và di vật rất lớn về kiến trúc, điêu khắc đá, các loại đồ đồng, đồ gốm, đồ thờ cúng bằng vàng, bạc, các loại đồ trang sức… các loại hiện vật này phản ánh những nét sinh hoạt trong xã hội Champa xưa, từ đời thường đến tôn giáo và cung đình, chúng có giá trị về nhiều mặt, nhất là về nghệ thuật. Đặc biệt có một quần thể kiến trúc đền tháp thuộc tôn giáo của Chămpa ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) còn gọi là “thánh địa Mỹ Sơn” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12 năm 1999. Ngoài ra, người Chămpa còn để lại các di sản ca múa nhạc thể hiện một phần trên điêu khắc đá: các tượng vũ công hoặc người chơi nhạc cụ.  - Kiến trúc Champa chủ yếu là các loại đền tháp (kalan) bằng gạch được xây dựng theo một kỹ thuật đặc biệt với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên gạch. Trong quá trình tồn tại, người Champa đã xây dựng hàng trăm đền tháp nhằm thờ cúng thần và các vị vua, tuy nhiên khi người Champa suy yếu các tháp đã bị bỏ hoang và bị phá hoại nghiêm trọng, hiện nay còn lại khoảng 70 tháp, rải rác ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Đaklak... tập trung nhiều ở Quảng Nam, nhất là Mỹ Sơn nơi được coi là vùng đất thánh dùng xây đền tháp thờ các vị vua đã qua đời mà mỗi vị vua được xây dựng một cụm kiến trúc gồm 4 tháp (tháp cổng, tháp nước, tháp lửa và tháp thờ). Tháp Chăm thường có mặt bằng vuông, dùng gạch làm vật liệu xây dựng chính, chỉ có một ít bộ phận bằng đá như mi cửa, trụ cửa, bậc cửa. Mỗi tháp có ba tầng, nhỏ dần khi lên cao theo dạng núi Meru - nơi trú ngụ cùa các thần Bà la môn, tháp chỉ mở một cửa chính hướng về phía Đông, 3 cửa còn lại đóng kín. Theo quan niệm của người Chăm thì hướng Đông là hướng của thần linh, Bắc là hướng của ma quỷ, Tây Nam là hướng của dân chúng nên nhà cửa của người Chăm thường mở cửa về hướng Tây Nam.  - Điêu khắc đá Champa là một bộ môn nổi tiếng được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX. Các nhà nghiên cứu đã định ra được các phong cách tạo hình của Champa từ giai đoạn trước TK VII (chịu ảnh hưởng nghệ thuật Amaravati của Ấn Độ) cho tới giai đoạn nửa sau TK VII trở đi, đã tạo ra được những nét riêng của điêu khắc đá Champa qua 8 loại phong cách: Mỹ Sơn E1, Hòa Lai, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chánh Lộ, Tháp Mắm, Yang Mun, Pô Rô Mê. Hiện nay sưu tập điêu khắc Champa tập trung ở các Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Tổng hợp Huế, Bảo tàng Bình Định và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam –Tp. HCM. Nghệ thuật điêu khắc Champa rất phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo Bà la môn, trên những tác phẩm này thường bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Chăm hòa trộn với hình ảnh các vị thần Bà la môn, hoặc những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện trong hình ảnh con người, loài vật… hết sức sinh động. - Nữ thần Devi: Được tạo tác bán thân, tóc búi kiểu hình tháp, lông mày liền nhau, mắt mở to, sống mũi thẳng, cân đối, miệng hơi nở nụ cuời tạo nên khuôn mặt xinh đẹp, hài hòa, tượng để hở bộ ngực tròn căng sức sống nhưng lại tạo nên một cảm giác thánh thiện. Theo truyền thuyết, nữ thần Devi có tên Champa là Rija kula hara Devi, là vợ của vua Indravarman II, người sáng lập triều đại Đồng Dương, triều đại Phật giáo vào thế kỷ thứ IX. Vì Devi có công với đất nước, đặc biệt là thường giúp đỡ những người nghèo, cô nhi quả phụ, nên sau khi mất bà được phong thần và được vua Jaya Shinhavarman I dựng tháp thờ.    - Thần Shiva: Shiva là thần Bà la môn giáo được người Chăm thờ cúng và tôn vinh là vị thần tối cao. Khoảng TK IV, sự tôn thờ Shiva một cách tuyệt đối của các vua Champa khởi đầu bởi vua Bhabravarman đã hình thành một tôn giáo chuyên thờ thần Shiva gọi là Shiva giáo mà từ đó ra đời khu “thánh địa Mỹ Sơn”. Shiva vừa mang tính hủy diệt vừa mang tính sáng tạo, vừa được coi là hung thần phá hoại, hủy diệt muôn loài vừa là phúc thần bảo vệ đời sống của cư dân Champa. Shiva thường thể hiện dưới dạng một nam nhân có ba con mắt với mắt thứ ba ở giữa trán, ba mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, ngọn lửa thế gian, và có thể nhìn thấy hết quá khứ, hiện tại, tương lai. Tay Shiva có khi cầm đinh ba biểu tượng cho sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt, có khi cầm rìu biểu hiện cho sự tuyệt đối hoặc cầm cây kiếm xua đuổi những sợ hãi và một tay ban phúc lành. Shiva cũng là vị thần tổng hợp, vạn sự đều qui tụ vào đó, khác nào như biển là nơi qui tụ tất cả mọi dòng nước trong, nước đục.  Biểu tượng của Shiva là Linga. Linga cũng là biểu hiện của tam vị nhất thể với chỏm đầu hình cầu tròn là Shiva, phần giữa là Vishnu có tám cạnh và phần cuối là Brahma có bốn cạnh. Chiếc Linga đầu tiên xuất hiện dưới triều vua Bhadravarman thế kỷ IV. Nhà vua cho xây tại thánh địa Mỹ Sơn một đền thờ thần Shiva Bradravarman, mà biểu tượng là một Linga. - Thần Ganesha: Là con của Shiva và Parvati, được thể hiện dạng đầu voi mình người với cái bụng to ăn quá no bị vỡ phải quấn con rắn Naduki bó lại. Theo thần thoại Ấn Độ, thần Ganesha có đầu voi là vì do trong một cơn nóng giận, Shiva lỡ chặt mất đầu Ganesha. Ngay sau đó Shiva sửa chữa sai lầm bằng cách lập lời nguyền sẽ lấy đầu kẻ nào gặp trước tiên để gắn vào thân hình Ganesha cho Ganesha sống lại, nhưng sinh vật mà Shiva gặp đầu tiên sau khi chém con mình lại là một chú voi nên Ganesha đành mang đầu voi mình người. Ganesha được coi là thần tài, thần hạnh phúc. Ở những quốc gia theo Ấn giáo, Ganesha rất được sùng kính. Ganesha Chăm được thể hiện như trong thần thoại với tư thế ngồi, đầu đội vương miện, có con mắt thứ ba giữa trán,bụng cuốn con rắn Naduki. Tượng bị mất cả 2 cánh tay.   - Sư tử (Trà Kiệu – Quảng Nam, TK X - XI) Sư tử, người Chăm gọi là “Rimon”, là hình tượng phổ biến trong điêu khắc Champa, đặc biệt là ở kinh đô Sinhapura (thành phố sư tử) - Trà Kiệu. Sư tử là con vật không có ở Champa nhưng vua chúa Champa lại dùng sư tử biểu hiện cho vương quyền. Theo quan niệm của người Chăm sư tử biểu tượng cho quý tộc, cho sức mạnh vì theo truyền thuyết, sư tử là một trong mười kiếp hóa thân của thần Vishnu và đã giết được quỷ Hiraya Kapipu. Sư tử Champa thường được tạo thân hình vạm vỡ với các tư thế đứng, ngồi, quỳ, phổ biến là tư thế đứng. Nghệ nhân thể hiện sư tử không hoàn toàn đúng theo đời thường nhưng lại được mang rất nhiều đồ trang sức.  - Đồ gốm: Nghề gốm ở Champa ít được biết đến. Khoảng nửa cuối TK XX mới có một số công trình đề cập về gốm Champa nhưng từ đó đến nay những hiểu biết về dòng gốm này vẫn còn ít ỏi so với lãnh vực kiến trúc và điêu khắc của vương quốc Chămpa. Tuy nhiên điều chắc chắn là đã từng tồn tại những lò gốm cổ trong địa bàn cư trú của người Chăm ở Bình Định như các lò Gò Sành, Gò Hời, Gò Trường Cửu, Gò Cây Me, Gò Ké… mà niên đại thuộc thời Vijaya. Điểm quan trọng khác là sản phẩm loại gốm này chủ yếu được phát hiện trong những công trình khảo cổ không những ở Hoa Lư, Thăng Long thuộc Đại Việt, Đại Làng, Đại Lào (Lâm Đồng) mà còn tìm thấy trên con tàu đắm ở Padanan (Philippine), ở cảng Altur thuộc bán đảo Sinai (Trung Cận Đông) [31, tr.236-242] … Điều đó cho thấy gốm Champa thực sự là một loại sản phẩm có chất lượng được tin tưởng sử dụng ở ngoài Champa. Đây có lẽ cũng là một dạng gốm xuất khẩu mà không sử dụng trong nội địa tương tự như gốm Chu Đậu Việt Nam thời Lê.   Sản phẩm gốm Champa rất đa dạng từ các loại gạch, ngói, vật trang trí phục vụ việc xây đền tháp, thành trì hoặc kiến trúc nhà ở cho đến các loại đồ đựng như bát đĩa hũ chóe, âu, bình, vò... Gốm đồ đựng Champa có nét riêng về dáng kiểu và đặc biệt là màu men với các loại men nâu ngả đen, da lươn, men ngọc, men sắt… mà bao giờ phần chân hiện vật cũng được để mộc. Gốm đồ đựng Champa được trang trí kiểu khuôn in, đắp nổi hoặc khắc vạch với những họa tiết hoa sen, dây lá, hình kỷ hà, sóng nước, mặt Kala… cho thấy đây là những thủ pháp trang trí đặc thù của các loại men độc sắc TK XIII - XIV trước khi xuất hiện gốm men xanh trắng. - Lokesvara (Thế tự tại Bồ tát) Người Champa xem Lokesvara là hình thức thể hiện sự kết hợp giữa Shiva (Bà la môn giáo) và Avalokitesvara (Phật giáo) với hình tượng nam nhân, được thờ phổ biến nhất tại vùng Indrapura (Đồng Dương - Quảng Nam), nơi đây tìm thấy nhiều tượng Lokesvara bằng kim loại (đồng, vàng, mạ vàng hoặc bạc) đa số được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. HCM và Bảo tàng Chàm Đà Nẵng. Lokesvara được thể hiện trong tư thế đứng hoặc ngồi, ngực nở eo thon, mang nhiều trang sức ở tai, cổ, bắp tay, cổ tay, cổ chân… khuôn mặt đầy đặn. Đôi mắt mở, tóc búi cao có miện chạm Avalokitesvara. Tượng thường có hai tay, cầm hoa sen, chuỗi hạt hoặc bình nước cam lồ. Nghệ nhân Champa đã thể hiện Lokesvara với ý nghĩa thuần túy bằng trực giác, những biểu trưng của Phật giáo phù hợp với ước vọng và niềm tin của xã hội Champa xưa.   - Tượng Phật Đồng Dương - TK IV Người Chăm gọi Đức Phật là “phịh”. Tượng Đồng Dương mặc áo choàng hở vai trong tư thế đứng trên tòa sen, tóc hình bụt ốc, tai dài gần đến vai, đôi mắt mở, khuôn mặt thon và đầy đặn.  Tượng Phật được thể hiện khá vạm vỡ, mang đậm phong cách Ấn Độ đến nỗi có nhà nghiên cứu cho rằng tượng được mang từ Ấn Độ sang. Trong các công trình nghiên cứu về Champa, nghề đúc đồng ít được quan tâm nhưng có một điều đáng lưu ý là trong các di vật Champa hầu như không có tượng Phật bằng đá và ngược lại không thấy các loại tượng Bà la môn được đúc bằng đồng. Ảnh hưởng của Phật giáo với Champa thể hiện mạnh nhất vào thời kỳ Indrapura. Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn   Theo baotanglichsuvn.com  
0 Rating 802 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On December 20, 2016
ĐỔNG THÀNH DANH Tóm tắt: Bài viết này muốn gây sự chú ý đến một thời kỳ lịch sử ít được biết đến của vương quốc Champa, từ sau thế kỷ thứ XVI, tức là sau sự sụp đổ của Vijaya. Mà trọng tâm của của nó là tìm hiểu và phân tích về những chuyển biến quan trọng của Champa trong giai đoạn này dẫn đến một thời kỳ được gọi là bản địa hóa trong tiến trình lịch sử sử của vương quốc ấy. Trong đó, tác giả giành sự quan tâm vào các yếu tố bản đại hóa trên nhiều khía cạnh như tín ngưỡng – tôn giáo, chính trị – xã hội, văn hóa – văn minh. Hầu từ đó có thể phần nào làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử của Champa trong thời kỳ hậu vương quốc. Từ khóa: Champa, lịch sử, thời kỳ hậu kỳ, yếu tố bản địa, bản địa hóa. Đặt vấn đề Thế kỷ thứ XV (cụ thể là năm 1471) là một cột mốc quan trọng của lịch sử Champa nói riêng và lịch sử các nước ở Đông Nam Á nói chung. Đây là thời điểm đánh dấu sự cáo chung của nển văn minh Ấn giáo ở Champa, để chuyển sang một nền văn minh mới, mang nhiều yếu tố bản địa, pha trộn với nền văn minh Hồi giáo, được du nhập từ Mã Lai, bên cạnh đó là sự tồn tại của một ít tàn dư Ấn Độ giáo. Sự hình thành nền văn minh mới ở Champa trong giai đoạn này, biểu hiện trên những sự biến đổi về ý thức hệ, niềm tin, hệ thống giáo lý và tổ chức tín ngưỡng – tôn giáo, cách thức vận hành và cấu trúc của các thiết chế chính trị – xã hội, kéo theo đó là những thay đổi về văn hóa, nghệ thuật, phong tục, tập quán… của vương quốc Champa. Hệ quả của những sự thay đổi này ngày nay còn tồn tại và thể hiện rõ nét qua tổ chức tôn giáo, xã hội, văn hóa, phong tục của cộng đồng người Chăm ở miền Trung Việt Nam, vốn là thần dân của vương quốc Champa trước đây. Dựa vào các văn bản cổ viết bằng Akhar thrah (tiếng Chăm hiện đại hay phổ thông), mà ngày nay còn lưu giữ các bản chép tay trong giới chức sắc và một số hộ gia đình người Chăm ở Ninh – Bình Thuận, từ cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học như P.Y. Manguin, Po Dharma, P-B. Lafont[1]… đã phát hiện ra sự tồn tại của một nền văn minh mới ở miền Nam Champa sau thế kỷ XV, mà Lafont gọi nền văn minh này là một nước “Champa mới”[2]. Tuy nhiên, những công trình này mới dừng lại việc phát hiện và tìm ra nền văn minh này, mà chưa đi sâu vào công việc phục dựng, hay tái hiện quá trình bản địa hóa ấy, cũng như miêu tả chi tiết những đặc trưng, biểu hiện khác biệt của nền văn minh mới này so với nền văn minh Ấn giáo trước đó. Chính đó, là lý do mà chúng tôi thực hiện bài viết này, với mục đích đóng góp thêm và làm rõ về quá trình hình thành nền văn minh mới ở Champa sau thế kỷ XV. Dù vậy, những công trình đã kể trên, của các học giả đi trước, sẽ là một nguồn tham khảo bổ ích cho chúng tôi khi thực hiện bài viết này. Cũng cần nói thêm, trong quá trình hình thành của nền văn minh mới này, một mặt là sự suy tàn của nền văn minh Ấn giáo, mặt khác là sự du nhập của nền văn minh Hồi giáo vào đất nước Champa, nhưng trong quá trình đó, giới tinh hoa (các tầng lớp đứng đầu) của vương quốc Champa không tiếp nhận niềm tin, hệ thống tổ chức của Hồi giáo một cách thụ động, mà tiếp biến, sáng tạo nó cho phù hợp với các đặc tính bản địa. Do đó, trong giai đoạn này, quá trình bản địa hóa mới là diễn trình chủ đạo, góp phần tạo nên “hình thù” đầy đủ của nền văn minh mới ở Champa, sau thế kỷ XV. Chính vì thế, mà chúng tôi chọn tựa đề và chủ đề chính của bài viết là quá trình bản địa hóa, thay vì Hồi giáo hóa hay Mã Lai hóa. Bối cảnh lịch sử Từ thế kỷ thứ XIII, vương quốc Champa bước vào thời kỳ suy yếu và khủng hoảng, những cuộc xung đột liên tục giữa Champa với các nước làng giềng như Khmer, Trung Quốc (nhà Nguyên), Đại Việt, cũng như các cuộc xung đột nội bộ giữa chính quyền liên bang ở Vijaya (phía Bắc) với tiểu quốc Panduranga ở phía Nam… ngày càng làm cho thực lực của vương quốc trở nên yếu nhược. Thêm vào đó, sự xâm nhập và thống trị của Hồi giáo ở Ấn Độ, rồi sau đó là khu vực Đông Nam Á cũng làm cho niềm tin của những người lãnh đạo Champa ngày càng phai nhạt đối với nền văn minh Ấn giáo, một nền văn minh mà họ đã vay mượn từ triết lý, tổ chức tôn giáo, cách thức tổ chức, điều hành các hoạt động chính trị – xã hội cho đến ngôn ngữ, nghệ thuật… từ khi mới lập quốc đến nay (thế kỷ II). Chỉ dấu cho sự suy tàn của nền văn minh Ấn giáo tại Champa trong thời gian này chính là sự suy tàn của nghệ thuật Champa, mang ảnh hưởng Ấn Độ, sự ít dần của những công trình bằng gạch được xây dựng để thờ cúng thần Shiva, mà trong suốt hàng ngàn năm là biểu hiện sự sùng tín của nhà vua và giới quý tộc với Thượng đế của mình. Mặt khác, sự suy tàn của văn minh Ấn giáo cũng thể hiện qua sự suy tàn của văn hóa Phạn ngữ, các bia ký Phạn ngữ cuối cùng được tìm thấy ở miền Bắc Champa có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ XIII và ở Biên Hòa khoảng thế kỷ XV[3], cho thấy ảnh hưởng của Phạn ngữ đã không được duy trì ở Champa phổ biến như trước đây nữa… Những điều đó cũng cho thấy sự phai nhạt và khủng hoảng về niềm tin của giai cấp lãnh đạo với giáo lý Ấn Độ giáo hay Phật giáo Đại thừa. Bước sang thế kỷ XV, một biến cố chính trị vô cùng quan trọng dẫn đến sự cáo chung của nền văn minh Ấn giáo ở Champa. Năm 1471, kinh đô Vijaya và toàn bộ phần lãnh thổ phía Bắc Champa (ranh giới đến đào Cù Mông ngày nay) thất thủ, bởi cuộc chinh phạt của vua Đại Việt, Lê Thánh Tông. Sau sự kiện này, trung tâm chính trị của vương quốc Champa chuyển về phía Nam ở tiểu quốc Panduranga, nơi mà một hàng tướng của Champa là Bồ Trì Trì lên làm vua của vương quốc[4]. Cũng từ đây, những nhà lãnh đạo mới của Champa hoàn toàn đánh mất niềm tin của mình vào Ấn Độ giáo, một cuộc khủng hoảng sâu sắc về ý thức hệ, cách thức tổ chức và vận hành các thiết chế chính trị, xã hội… Đòi hỏi giới tinh hoa phải đi tìm một hướng đi mới, một ý thức hệ tôn giáo, một thiết chế chính trị – xã hội mới để tiếp tục duy trì sự tồn tại của quốc gia. Trong bối cảnh ấy, từ phía Bắc, Champa luôn phải chịu áp lực từ Đại Việt (một mẫu hình của văn minh Trung Hoa) hoàn toàn xa lạ với triết lý tôn giáo và tổ chức chính trị – xã hội của Champa. Trong khi ở phía Nam đế chế Khmer đã suy tàn, đang phải chịu áp lực từ Xiêm La và Đại Việt (Đàng Trong) không thể là đồng minh để Champa tìm chổ dựa. Champa chỉ còn cách hướng ra biển, nơi những đế chế Hồi giáo đang hình thành ở Đông Nam Á hải đảo, và chính từ thời điểm này Champa bắt đầu tiếp thu văn minh Hồi giáo, thông qua các tiểu quốc ở Mã Lai, nhưng trên hết vẫn là sự quay về với những yếu tố bản địa, để tạo một nền văn minh mới là sự pha trộn giữa các đặc tính nội tại với các đặc tính ngoại lai. Có những bằng chứng lịch sử cho thấy, từ sau thế kỷ thứ XV, Champa đã có mối liên hệ thường xuyên và rất mật thiết với các quốc gia Hồi giáo ở vùng hải đảo như Kelantan, Johor, Malayu… Theo đó, vào thế kỷ thứ XV, vua Champa là Po Kabrah có đến viếng thăm Malayu[5], trong thế kỷ XVI, vua Champa còn gửi quân giúp đỡ một vị Sultan chống quân Bồ Đầu Nha[6], hay trong thế kỷ XVII, Champa vẫn còn liên hệ thường xuyên với tiểu quốc Johor[7]. Điều đó giải thích tại sao trong thời kỳ này, các thương thuyền Champa thường có mặt ở tiểu quốc Pattani (Bắc Mã Lai), Johor, mà các nhật trình phương Tây thường nhắc đến, ngược lại, các thuyền thương của Nam Dương (Inđônêxia) và Mã Lai cũng có mặt thường xuyên ở các cảng Malithit (Phan Thiết), Parik (Phan Rí), Kam-ran (Cam Ranh)… của Champa[8]. Cũng vào thế kỷ XVII, đặc biệt vào thời Po Rome (1627 – 1651), các văn bản Chăm như damnay Po Rome, damnay Po Tang Ahaok, damnasy Po Rayak (tiểu sử vua Po Rome, Po Tang Ahaok, Po Rayak)…ghi nhận các sự kiện quan trọng như sự kiện vua Po Rome sang viếng thăm Kelantan, kết hôn với công chúa Malai và học đạo Islam, ngoài ra Po Tang Ahaok, Po Rayak cũng được cử sang Mã Lai để học về tôn giáo, bùa phép, quân sự… Bên cạnh đó, cũng trong thời điểm này, thông qua các biên niên sử hoàng gia, các gia phả hoàng tộc ở Mã Lai như Hikayat Seri Kelentan (gia phả dòng họ tiểu vương Kelentan), Riwayat Kelentan Sejarah Melayu (lịch sử Malayu)… ghi nhận rằng nhiều vị tướng Mã Lai cũng đến Champa như Ungku Omar, Abdul Hmid, tại đây, họ đã dạy giáo lý Hồi giáo cho dân chúng địa phương[9]… Chính trong bối cảnh này, Champa đã hấp thụ các yếu tố của tư tưởng Hồi giáo và văn hóa Mã Lai để tổ chức và xây dựng lại các hệ thống tôn giáo, chính trị – xã hội và văn hóa – văn minh của đất nước. Vì lẽ đó, thế kỷ XV – XVI và nhất là thế kỷ XVII chính là thời kỳ tìm kiếm, định hình và hoàn thiện các sắc thái của nền văn minh Champa “mới”, một nền văn minh dù ảnh hưởng Hồi giáo, duy trì chút ít tàn dư Ấn giáo, nhưng trên toàn cảnh và nổi bật vẫn là sự quay về với các đặc tính địa phương trên mọi bình diện, hầu tạo nên một nền văn minh bản địa. Bản địa hóa trong tổ chức và thực hành tín ngưỡng – tôn giáo Thông qua những mối quan hệ với các tiểu quốc ở hải đảo, Champa đã tiếp thu và tiếp biến đạo Hồi, cũng như tôn giáo Mã Lai để thay thế cho Hindu giáo và Phật giáo Đại thừa. Trong quá trình ấy, giai cấp cầm quyền đã khéo léo dung hòa, kết hợp giữa những tàn dư Ấn giáo và các yếu tố Hồi giáo mới du nhập, đồng thời “phủ lên” các tôn giáo này nhiều đặc tính bản địa, khiến cho Ấn giáo không còn nhiều dấu vết Ấn Độ, Hồi giáo không còn nhiều dấu ấn Mã Lai, mà mang những đặc trưng riêng có. Trước thế kỷ thứ XV, Champa là một quốc gia theo Hindu giáo và Phật giáo Đại thừa, với một loạt những công trình thờ thần Shiva ở Mỹ Sơn hay thờ Phật ở Đồng Dương. Thế nhưng, những tôn giáo này chỉ được phổ biến trong hoàng gia và giới quý tộc, đại bộ phận dân chúng vẫn duy trì các tín ngưỡng bản địa, những yếu tố Ấn giáo chỉ được tiếp thu một cách hạn chế trong giới bình dân. Khi Hồi giáo mới được du nhập và tiếp thu ở Champa, tôn giáo này đã tạo nên những xung đột giữa hai tín ngưỡng, tôn giáo mới với cũ mà văn chương Chăm thường ghi nhận như sử thi Um Mưrup hay trường ca Bini – Cam (Nai Mai Mang Makah), Cam – Bini…[10] Chính từ đây, để tránh tạo nên những xung đột lớn giữa hai cộng đồng tôn giáo, các vị lãnh đạo của Champa, nhất là vua Po Rome (1627 – 1651) đã kết hợp hai tôn giáo này với nhau, đồng thời đưa những yếu tố bản địa vào trong cách thức tổ chức, thực hành văn hóa tâm linh, cũng như nâng những yếu tố này trở thành chủ đạo để hình thành nên hai cộng đồng Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo) và Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo), dù đối lập nhưng luôn thống nhất với nhau trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. Thông qua sự sáng tạo và kết hợp này, người Champa đã tạo nên những cộng đồng Chăm theo Ấn giáo và Hồi giáo nhưng đã bị bản địa hóa thành một tôn giáo địa phương chỉ mang ít yếu tố chính thống, mà vẫn duy trì các tín ngưỡng bản địa như tục thờ đa thần (trong dó có thồ vật tổ, vạn vật và thần địa phương), thờ cúng ông bà tổ tiên, thực hiện các lễ nghi mang tính nông nghiệp… Đặc biệt là sự kết hợp giữa Ahier và Awal, dù đối lập nhưng vẫn thống nhất, luôn tồn tại trong sự phụ thuộc lẫn nhau, biểu hiện qua sự phân công và phối hợp trong việc thực hiện các lễ tục của cả cộng đồng[11]… Dấu ấn bản địa, được biểu hiện trong tín ngưỡng thờ đa thần, thông qua hệ thống thần linh của người Champa sau thế kỷ XV. Nếu như trước thế kỷ XV, ở Champa chỉ tôn thờ các vị thần Ấn giáo, mà nổi bật là thần Shiva, với vai trò như Thượng đế duy nhất, thì sau thế kỷ XV, hình ảnh của thần Shiva bị phai nhạt, ý niệm về một Thượng đế duy nhất cũng không còn. Mặt khác, dù tiếp nhận Hồi giáo, nhưng người Champa không xem Allah (mà họ gọi là Po Awloah) như một Thượng đế duy nhất, thay vào đó là một hệ thống đa thần giáo, mà Po Awloah chỉ là một vị thần đứng đầu… Trong hệ thống này, họ không tôn sùng riêng lẽ bất cứ một vị thần nào như Shiva trong Ấn giáo hay Allah trong Hồi giáo, mà tôn thờ nhiều vị thần, trong đó có các thần linh mà nguồn gốc từ Hồi giáo như Po Awloah (Allah), Po Nưbi Mohamad (thiên sứ Mohamad) cũng như những vị vua, tướng có công được thần thánh hóa, thần đất đai, thần sông, biển, thần canh giữ mương, đập… mà họ gọi chung là Yang. Hệ thống thần linh của Champa cũng được phân ra làm hai nhóm thần linh chính, tướng ứng với thần của Awal và thần của Ahier, lần lược được gọi là yang Biruw (thần linh mới) là những vị thần có nguồn gốc xuất phát từ Mã Lai thường mang yếu tố Hồi Giáo, như Nai Mah Ghang, Nai Tang Ya Bia Tapah, Po Riyak, Po Tang Ahaok, Po Haniimper, Po Baruw, v.v. Yang klak (thần linh cũ) thì có nguồn gốc xuất phát từ văn hoá bản địa pha trộn với tín ngưỡng Ấn Giáo, như Po Rome, Po Binthuer, Po Klaong Garai, Po Ina Nagar, Po Sah, v.v. Ứng với mỗi nhóm thần linh lại có một nơi thờ tự và cách thức thờ cúng khác nhau, nếu như trước đây mọi nghi lễ tôn giáo đều được tổ chức ở tháp, và tháp chỉ là nơi thờ thần Shiva, thì sau này các yang klak cũng được thờ ở tháp, ngoài ra các đền, miếu cũng trở thành nơi thờ tự và thực hiện các nghi lễ cho yang klak, những nghi lễ này do người Ahier phụ trách thực hiện, trong lúc thực hiện các nghi lễ chiếu lễ phải trải úp, đồ lễ phải là món mặn (thịt, trứng, rượu…). Trong khi đó, các yang biruw thì được thờ tự hay dâng lễ trong nhà, hoặc các nhà lễ tạm thời (kajang), do người Chăm Awal thực hiện nhiệm vụ thờ cúng, mâm lễ phải là các món chay (xôi, chè, bánh, trái…). Ngoài ra, để tạo sự gắn kết giữa hai cộng đồng Ahier và Awal, một số các nghi lễ như Rija Nagar (lễ đầu năm), palao sah (lễ cầu đảo)… cả hai cộng đồng phải cùng thực hiện, trong đó cả yang biruw hay yang klak đều được dâng cúng[12]. Về hệ thống chức sắc, nếu như trước đây các nghi lễ tôn giáo trong nước đều do các vị Brahman thực hiện, thì trong thời kỳ bản địa hóa, tầng lớp tu sĩ được gọi chung là Hahlau Janang hay aw koak (áo trắng), để phân biệt với tầng lớp dân thường gọi là Giheh hay aw juk (áo đen). Tầng lớp Hahlau Janang cũng được phân ra làm hai hệ phái chính: Basaih (gồm 5 cấp từ cao đến thấp là Po Adhia – Cả sư ,Ndung akoak, Liah, Pauh, Tapah) các tu sĩ của cộng đồng Chăm Ahier, có nghĩa vụ tổ chức các nghi lễ cho yang klak; Các Po Acar (gồm 5 cấp: Po Gru – Cả sư, Iman, Katip, Madin, Acar), tu sĩ của cộng đồng Chăm Awal, thường thực hiện các nghi lễ cúng yang biruw…Ngoài ra còn có các vị Ka-ing, Maduen, Kadhar…, thực hiện các nghi lễ chung cho cả hai cộng đồng[13]. Bản địa hóa trong cách thức tổ chức chính trị – xã hội Không chỉ bản địa hóa và tiếp thu các yếu tố Hồi giáo trong cách thức tổ chức tín ngưỡng – tôn giáo, trong thời kỳ này, Champa còn đơn giản hóa, dựa vào các giá trị bản địa và vay mượn một số yếu tố từ Mã Lai để tổ chức lại cơ cấu chính trị – xã hội của mình. Trước hết, về chính trị, nếu trước đây nhà vua thường tự thần thánh hóa mình, thường cho mình là đại diện của Thượng đế, hay là hiện thân của thần Shiva, hay nói cách khác là luôn đồng hoá thần quyền với vương quyền để cai trị đất nước, vì thế mà, các vị vua thời Ấn giáo thường tạc tượng đầu mình vào các Linga (Mukhalinga) hay thường đặt cho mình những danh xưng thần thánh mà các bia ký vẫn ghi lại[14]. Thì nay, nhà vua chỉ là một nhà chính trị đơn thuần trong nghĩa rộng của nó, ông lên ngôi và duy trì quyền lực dựa vào tài năng và đức hạnh của mình, hơn là từ một mệnh lệnh hay sự phó thác của đấng vô hình nào đó[15]. Nền chính trị cũng đơn giản hóa và mang tính đại chúng ngày càng phổ biến hơn, trước hết là việc những vị vua hay quan lại, nếu như trước đây phải xuất thân từ giai cấp thống trị, thì nay lại có nguồn gốc bình dân và nhiều khi rất nghèo khổ như vua Po Rome chẳng hạn, những điều này được ghi lại rõ ràng trong tiểu sử cùa các vua, quan của Champa, được viết sau thế kỷ XV[16]. Bên cạnh đó, nếu như trước đây, vua Champa thường sử dụng những người trong gia tộc, đẳng cấp hay bộ tộc của mình (trước đây hai tộc họ vẫn nắm quyền lãnh đạo ở Bắc và Nam Champa là Narikela – thị tộc Dừa và Krammuka – dòng tộc Cau). Nhưng trong giai đoạn này hệ thống cố vấn và quan lại bắt đầu có sự tham dự của mọi giới tầng, mọi tôn giáo (Ahier và Awal), mọi sắc tộc (bên cạnh người Chăm có người Churu, Êđê, Raglai…)[17]. Về tổ chức xã hội, trong thời kỳ Ấn Hóa, cơ cấu xã hội của Champa có nhiều yếu tố tương đồng với Ấn Độ. Trong đó, xã hội chia ra làm bốn đẳng cấp (theo quy luật cha truyền con nối) cao quý nhất là Brahman (tu sĩ Bàlamôn), sau đến ksatriya (thượng lưu quý tộc, những người lãnh đạo quốc gia), vaisya (nông dân, những người buôn bán…), sudra (có thể là nô lệ?)[18]. Nhưng từ sau thế kỷ XV, chế độ đẳng cấp của Ấn Độ cũng tan rã, kéo theo đó là sự xuất hiện chế độ giai cấp, với hai tầng lớp chính là thar patao bamao mah, bao gồm vua chúa, quan lại, quý tộc và người thân của họ, thứ hai là bal li-ua hua hawei, bao gồm nông dân, những người buôn bán và cuối cùng là các người làm công hay nô lệ được gọi là halun. Ngoài ra, khác với chế độ đẳng cấp trước đây, các giai cấp này có tính chất mở, không còn vai trò thế tập, một người có thể từ giai cấp thấp vươn lên giai cấp trên nếu có thể[19]. Cũng trong giai đoạn này, dù tiếp thu các quan niệm của Hồi giáo, nhưng chế độ hôn nhân và gia đình của người Champa vẫn duy trì các đặc tính địa phương, nếu như ở các quốc gia Hồi giáo họ luôn theo phụ hệ, vai trò của người đàn ông trong xã hội luôn được đề cao. Thì ở Champa, dù tiếp thu Hồi giáo, nhưng người ta vẫn thấy sự duy trì truyền thống mẫu hệ trong một số nhóm dân tộc như Chăm, Jarai, Churu, Êđê, Raglai… Theo chế độ này, từ dòng dõi vua, chúa, quan lại, quý tộc đến hạng thứ dân hay nô lệ đều phải tuân thủ quy luật người con gái phải theo tộc họ mẹ, con gái đi cưới chồng và thừa kế tài sản, con trai phải ở rễ nhà vợ, không có tài sản thừa kế… Ngày nay, người Chăm, dù là Ahier hay Awal, đều theo chế độ mẫu hệ, mẫu cư, nhưng phụ quyền, tức là trong gia đình, tộc họ thì phụ nữ nắm quyền, trong công tác chính trị, hoạt động xã hội thì đàn ông đảm trách. Bản địa hóa trong các lĩnh vực văn hóa, văn minh Ngoài việc bản địa hóa và tiếp thu một số yếu tố Hồi giáo trong tổ chức tín ngưỡng – tôn giáo, cũng như chính trị – xã hội, từ sau thế kỷ XV, Champa còn bản địa hóa và hấp thụ từ thế giới hải đảo nhiều giá trị văn hóa, văn minh. Quá trình ấy, đã góp phần tạo ra những giá trị tinh thần mới của Champa, từ các giá trị về ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật, đến lịch pháp… tổng thể những giá trị ấy đã góp phần tạo nên một diện mạo mới của nền văn minh Champa thời kỳ bản địa hóa. Trước hết, khi bước vào thế kỷ thứ XVI, Phạn ngữ và chữ viết Champa cổ điển (được sáng tạo trên cơ sở tiếp thu Phạn ngữ và chứa đựng nhiều điểm gần gủi với chữ viết Ấn Độ) bước vào giai đoạn thoái hóa và mất đi. Thay vào đó, tiếng Chăm phổ thông (akhar thrah) xuất hiện, mà những ghi chép đầu tiên của nó được khắc lên bia ký ở tháp Po Rome (Ninh Thuận). Hệ chữ viết này, một mặt thừa hưởng các quy luật của chữ Chăm cổ điển, mặt khác lại hấp thụ một số từ vựng gốc Mã Lai, để tạo nên những nét đặc thù của mình. Đặc điểm của hệ thống chữ viết này là có nhiều nét đơn giản, dể nhận biết, dễ tiếp cận hơn chữ Phạn và chữ Chăm cổ điển, vì vậy nó nhanh chóng được hoàn thiện, thống nhất và cố định, để rồi kể từ thế kỷ XVII, trở thành chữ viết chính thức được sử dụng trong mọi lĩnh vực hành chính, văn học, tôn giáo[20]… Cùng với sự thay đổi về chữ viết, là sự biến đổi về cách thức lưu giữ và truyền tải hệ thống văn tự mới này. Trước thế kỷ XV, khi Phạn ngữ và chữ viết Chăm cổ điển còn thịnh hành, loại chữ này thường được khắc hay viết lên các bia đá rải rác ở miền Trung. Từ thế kỷ XVI, cùng với sự xuất hiện của akhar thrah, ngoài bia ký Po Rome, việc viết chữ lên lá buông hay sau này là giấy trở nên phổ biến để thay thế cho chữ được viết trê
0 Rating 679 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On April 26, 2017
  Written by Wa Praong from facebook Khi ti?ng ve b?t ??u ngân vang, cái n?ng b?t ??u lên ??nh ?i?m kh?c nghi?t kh?p các thôn làng ng??i Ch?m chu?n b? cho m?t l? t?c ??u n?m có tên g?i là Rija nâgar Rija nâgar là m?t tín ng??ng dân gian có t? lâu ??i, theo quan ni?m c?a ng??i Ch?m ?ây là m?t l? c?u xin s? bình an, cho m?a thu?n gió hòa khi b?t ??u m?t n?m m?i, ??ng th?i c?ng là d?p t?y u? nh?ng gì không may m?n c?a n?m c?. Qua l? t?c này ng??i Ch?m th? hi?n ni?m tin vào th? l?c siêu nhiên mang m?t ý ni?m v? m?t tinh th?n, cùng các bái kh?n t? nói lên m?t cái gì ?ó c?a l?ch s? dân t?c. Có th? chia l? t?c Rija nâgar ? ph?n chính: th? nh?t là l? chung c?a c? c?ng ??ng cùng góp làm, th? hai là l? cá nhân c?a m?i gia ?ình còn g?i là ba ahar mah. Rija chung c?a palei (làng) : B?t ??u vào ngày th? n?m (th??ng tu?n tháng 1 Ch?m l?ch) c? làng t?p chung t?i nhà làng (sang palei), m?i ng??i m?t nhi?m v? riêng do m?t ng??i l?n trong làng am hi?u v? v?n hóa, phong t?c h??ng d?n. Th?i gian l?: Bu?i chi?u th? n?m là ngày vào, ngày vào theo quan ni?m c?a ng??i Ch?m là ngày cúng cho th?n Yang m?i, v? l? v?t chính c?a ngày này là ba con gà và tr?ng, sáng ngày th? sáu là ngày ra là ngày cúng cho th?n Yang c?, l? v?t là m?t con dê. Ng??i Ch?m có câu "tamâ manuk tabiak pabaiy". Tuy ng??i Ch?m có quan ni?m là ngày vào cúng cho th?n Yang m?i và ngày ra cúng cho th?n Yang c? nh?ng trong n?i dung bài cúng c?a ông Maduen thì có s? hòa h?p gi?a th?n Yang c? và m?i không phân bi?t. ?ó là m?t s? khôn khéo c?a dân t?c Ch?m trong vi?c hòa h?p tín ng??ng Bàlamôn và Bani. Ch?c s?c làm l? bao g?m : Ông ka-ing, ông maduen. Bên c?nh ?ó có các ngh? nhân ?ánh tr?ng Gineng và th?i kèn Saranai. Trong quá trình hành l?, ch?c s?c ch? l? là ông Ka-ing làm trung tâm, ông là ng??i ??i di?n c?ng ??ng liên l?c v?i th?n Yang b?ng nh?ng l?i kh?n vái và các ?i?u múa c?ng nh? lúc lên ??ng. Còn ch?c s?c ông Maduen v?i cái tr?ng Baranâng v?a v? v?a hát các bài nói lên công ?n c?a các v? th?n ??i v?i tr?n th? c?ng nh? c?ng ??ng, bên c?nh ?ó các ngh? nhân gineng và saranai c?ng hòa nh?p vào làm cho không khí l? càng thêm ph?n linh thiêng và r?n ràng h?n. Các l? v?t và các món dùng ?? cúng trong Rija nâgar bao g?m : M?t con dê, ba con gà, m?t mâm c?m ( lisei thap). Chi?u th? n?m ( ngày vào) ng??i ta cúng ba con gà. Riêng Po Haniim Par ng??i ta ??t m?t mâm c?m (lisei thap), m?t qu? tr?ng gà và m?t con gà lu?c còn các th?n Yang khác là th?t gà xé nh? và x??ng gà b?m nh? ?? làm mâm l? talai lisei hop (h?p c?m), b?n mâm c?m và ba cambah raba (d?a th?t và chén canh). Sáng th? sáu là ngày ra ng??i ta làm m?t con dê l?y th?t thái nh?, x??ng b?m nh? ?? làm mâm l? talai lisei hop, patuy, b?n mâm c?m và ba cambah ?? cúng th?n Yang. Ngoài ra còn có các món nh? : Canh gà, canh môn th?t dê, aia tanut th?t dê. Trong l? t?c nh?t ??nh ph?i có: tr?u, r??u, g?o n?, xôi và hoa qu? ( d?a, chu?i, mía…). ??c bi?t qu? l?u và bông ?i?p là hai th? r?t quan tr?ng nó mang m?t ý ni?m sâu xa, cây mía dùng ?? ông Ka-ing múa bài chèo thuy?n nói v? Po Tang Haok. Các v? th?n trong l? t?c bao g?m : Po Haniim Par, Po Tang Haok, Po Tang, Po Gihluw, Po Than, Po Riyak. ?ó là các v? th?n theo ng??i Ch?m quan ni?m là th?n Yang m?i. Ngoài ra còn có : Po Thun Girai (Po Klaong), Po Girai Bhaok, Po Rame, Po Sah inâ, Po Klaong Kasat, Po Cei Tathun, Cei Dalim, Cei Sit, Cei Praong, Po Patra và Po Nai. Ng??i Ch?m v?n là dân t?c có tín ng??ng th? ?a th?n vì v?y trong các l? t?c ng??i Ch?m có th? m?i g?i t?t c? các th?n Yang mà h? cho là quan tr?ng trong l? t?c ?ó. Có th? nói trong l? t?c Rija nâgar vi?c múa l?a là r?t ??c bi?t ông Ka-ing ??p lên ??ng l?a ?ang l?ng cháy, múa l?a là m?t ?i?u múa th? hi?n ý chí và tinh th?n b?t khu?t c?a dân t?c, nh?ng th?i gian càng trôi v? sau này thì tinh th?n ?y không còn n?a. Ngày tr??c ông Ka-ing múa l?a khi?n cho bao ng??i ph?i kinh ng?c và cu?n hút ng??i xem, ph?i ch?ng lúc ?ó tinh th?n c?a dân t?c Ch?m v?n còn dâng trào?, còn ngày nay thì ng??c l?i ?i?u ?ó làm m?t ?i tính ch?t linh thiêng c?a ngày l?. Ngày tr??c Po Riyak v??t trùng kh?i bi?t bao hi?m nguy ?? ?i h?c h?i v?n hóa n??c b?n v? truy?n ??t cho th?n dân Champa, Po Tang Haok chèo thuy?n ?i chinh chi?n ?? b?o v? quê h??ng x? s?. Tuy ?ó là s? h? c?u c?a dân gian nh?ng cho chúng ta m?t bài h?c ?ó là tinh th?n b?t khu?t. Ph?n l? mah : là l? c?a gia ?ình ?êm l? v?t c?a gia ?ình ?? bày t? lòng thành c?a mình v?i th?n Yang. ( L?u ý: tùy thu?c vào làng ng??i ta có th? cúng l? v?t là hoa qua hay hay gà…). Ph?n l? này ng??i ta ?em v?t cúng ??n tr??c c?ng làng hay ??n khu v?c có th? các th?n ( danaok). Nói chung Rija nâgar c?a dân t?c Ch?m nó là l? t?c mang ??m b?n s?c Champa,trong cùng th?i gian này các n??c ? khu v?c ?ông Nam Á ?i?u di?n ra nhi?u l? h?i và Rija Nagar Ch?m c?ng n?m trong ngày ?ó. P/s: Th? 5 ngày 27 tháng 4, b?t ??u vào l? ? các làng Ch?m Ahier. Riêng Awal mình ch?a c?p nhât. N?m nay có s? khác bi?t. Mik wa ley gilac nagar Auen saong raok Rija Nagar Cam.    
0 Rating 318 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On July 28, 2017
Michael Vickery Ng??i d?ch: Hà H?u Nga   Nh? ??u ?? c?a bài vi?t mu?n nói, tôi cho r?ng l?ch s? Champa, v?i t? cách là m?t t?ng th? h?u nh? ch?a có m?t nghiên c?u phê phán nào, k? t? khi cu?n sách1 c?a Georges Maspéro xu?t b?n n?m 1928, nay c?n ph?i ???c nhìn l?i v?i các v?n ?? sau: i) Ngu?n g?c c?a ng??i Ch?m nói ti?ng Nam ??o hi?n sinh s?ng t?i Vi?t Nam và Cambodia; ii) V?n ?? Lâm ?p; có ph?i Lâm ?p chính là Champa do nh?ng h? s? ??u tiên liên quan ??n v?n ?? này, hay là do ???c xác ??nh v? sau, còn n?u Lâm ?p không ph?i là Champa thì ?ó là gì?2 ; iii) Các quan h? v?i Vi?t Nam, ??c bi?t là quan ni?m cho r?ng Champa, bao g?m c? Lâm ?p th??ng xuyên là n?n nhân c?a t? bành tr??ng c?a ng??i láng gi?ng phía b?c; iv) Cách k? v? l?ch s? Champa c?a Maspéro. M?c dù cu?n sách c?a ông l?p t?c thu hút s? xét ?oán c?a ??c gi? ngay sau khi xu?t b?n và càng ngày càng th?u ?áo h?n k? t? Rolf Stein, nh?ng các k?t lu?n ch? y?u c?a ông l?i ???c trao truy?n theo ngh?a ?en vào công trình t?ng h?p n?i ti?ng c?a Georges Coedès, và ?ã ti?p t?c tác ??ng ?nh h??ng m?nh m? ??n các công trình nghiên c?u khác, k? c? vi?c ch?p nh?n chung c?a m?t s? nhà ngôn ng? cho ??n t?n th?p k? v?a qua 3.   Bài vi?t này bao g?m c? vi?c xem xét l?i v? th? chính tr? – hành chính c?a các vùng ng??i Ch?m sinh s?ng ???c xác ??nh c?n c? vào các di tích ki?n trúc và bi ký tr?i dài t? Qu?ng Bình ??n nam Phan Rang. Có ngh?a là nhìn l?i xem li?u có ph?i Champa là m?t nhà n??c/v??ng qu?c th?ng nh?t duy nh?t nh? mô t? trong các công trình nghiên c?u kinh ?i?n ?ã có hay ?ó là m?t lo?i liên chính th? do ng??i Ch?m nói ti?ng Nam ??o th?ng tr?, hay c? hai, ho?c ?ó là nh?ng chính th? hoàn toàn riêng bi?t, th?nh tho?ng có tranh ch?p? 4   Các ngu?n t? li?u: Có ba lo?i ngu?n t? li?u cho l?ch s? Champa: (1) các di tích v?t ch?t – ki?n trúc g?ch v?n ???c coi là h? th?ng ??n tháp ?i li?n v?i các công trình ?iêu kh?c, và các t? li?u thu ???c t? các cu?c khai qu?t kh?o c? h?c; (2) các bi ký b?ng ti?ng Ch?m c? và ti?ng Ph?n; và (3) các s? li?u ch? Hán và ti?ng Vi?t v? m?i quan h? gi?a các qu?c gia ?ó và các chính th? khác thu?c các vùng phía nam Trung Qu?c, trong ?ó có b?c Vi?t Nam, và vùng lãnh th? thu?c nam Vi?t Nam ngày nay.   Các di tích v?t ch?t: Các di tích v?t ch?t trên m?t ??t, h? th?ng ??n tháp thông qua các công trình ki?n trúc ?ã cho th?y t?i thi?u có ba vùng b?t ??u phát tri?n vào cùng m?t th?i gian – kho?ng các th? k? 8 – 9. Tuy nhiên, ch?c ch?n là ?ã có các ki?n trúc s?m h?n gi? ?ây không còn n?a và niên ??i kh?i ??u th?c s? thì s?m h?n. K? t? B?c vào Nam, các vùng ?ó là (1) Qu?ng Nam, nh?t là l?u v?c sông Thu B?n, khu v?c M? S?n, Trà Ki?u và ??ng D??ng; (2) vùng Nha Trang v?i ph?c h?p Po Nagar, và (3) vùng Phan Rang, trong ?ó các b? ph?n thu?c di tích Hòa Lai có th? có niên ??i vào th? k? 8, và có l? có th? g?m c? các ki?n trúc Pô Dam và Phan Thi?t xa h?n v? phía Nam.5   M?t vùng khác, ? ?ó có s? l??ng l?n các di tích ??n tháp, ?ó chính là khu v?c Quy Nh?n, nh?ng các ki?n trúc ? ?ó l?i có niên ??i th? k? 11 – 13, mà không có các di tích s?m h?n. Toàn b? các vùng này ??u n?m ? các c?ng r?t thu?n ti?n thu?c các c?a sông, ho?c trên các con sông, không xa bi?n. M?t di ch? c? t?i l?u v?c Thu B?n ? ?ó toàn b? các công trình ki?n trúc trên m?t ??t ?ã bi?n m?t theo th?i gian, là ?? tài thu hút r?t nhi?u m?i quan tâm, nh?ng ? ?ó các công trình ?iêu kh?c ?n t??ng thì l?i v?n còn, ?ó là Trà Ki?u, cách M? S?n kho?ng 20 – 30 km; t?m quan tr?ng c?a nó có l? t? th? k? th? nh?t ?ã ???c kh?o c? h?c phát l?6.   Hai con sông có t?m quan tr?ng h?n c? trong l?ch s? s?m Champa, m?c dù cho ??n bây gi? v?n ch?a ???c chú ý ?úng m?c. M?t là – tôi s? ch? rõ, con sông ch?a bao gi? ???c quan tâm ??n – sông Trà Kúk ? Qu?ng Ngãi v?i hai ngôi thành c? Châu Sa (rõ ràng là m?t thành l?y l?n) và C? L?y (n?i này ?ã phát hi?n ???c m?t s? công trình ?iêu kh?c quan tr?ng, có l? niên ??i t? th? k? 7 – 8). C? hai ngôi thành này ??u n?m g?n c?a sông, cùng v?i các di tích c?a ngôi tháp Chánh L? có các công trình ?iêu kh?c r?t ?áng chú ý, có niên ??i th? k? 11. Vi?c g?n nh? b? qua thành Châu Sa c?a các nhà kh?o sát tr??c ?ây có l? do h? không phát hi?n ???c h? th?ng ??n tháp ?n t??ng, mà l?i ch? có m?t bi ký 7. Còn con sông kia là ?à R?ng – Sông Ba, ?? vào bi?n ? Tuy Hòa, gi?a Quy Nh?n và Nha Trang; ?ó là m?t l?u v?c r?ng nh?t ? Vi?t Nam. Các di tích c?a các giai ?o?n khác nhau ?ã ???c phát hi?n d?c tri?n sông, m?t bi ký Ph?n th? k? XV ? vùng c?a sông, và Thành H? r?ng h?n thành Châu Sa, cách bi?n kho?ng 15 km. Không còn nghi ng? gì n?a, ?ây là m?t tuy?n ???ng th?y quan tr?ng vào n?i ??a 8.   M?t vùng khác c?ng b? b? qua, ?ó là vùng phía c?c b?c c?a Champa ? Qu?ng Tr? và Qu?ng Bình, rõ ràng là thu?c th? k? 9 – 10, khi Indrapura và khu v?c ??n tháp ??ng D??ng h?ng th?nh và khi các di ch? Ph?t giáo ??i th?a phát tri?n t?i Ròn/B?c H?, ??i H?u, M? ??c và Hà Trung 9. Vùng này có l? ???c ??a vào ph?m vi “tri?u vua th? sáu” c?a Maspéro, nh?ng các công trình t??ng ni?m c?a nó ?ã không ???c nghiên c?u trong th?i gian ông ?ang vi?t v? v?n ?? này, và t?m quan tr?ng c?a vùng này ch?a bao gi? ???c ?ánh giá ?úng m?c. H?n n?a, ý ngh?a to l?n c?a nó l?i b? lu m? ?i trong các v?n li?u v?i vi?c quy cho các công trình ?ó thu?c “phong cách” ???c ??t tên cho các trung tâm xa h?n v? phía nam, ch?ng h?n nh? ??ng D??ng, M? S?n, v.v…10. Vi?c chú ý thi?t y?u ??n vùng này bu?c chúng ta ph?i di?n gi?i l?i l?ch s? các s? ki?n trong các th? k? 10 – 11.   C?n ph?i nh?n m?nh r?ng vi?c ??nh niên ??i nhi?u di tích ki?n trúc và vi?c phát hi?n các công trình ?iêu kh?c trên m?t ??t v?n c?n ph?i ???c nghiên c?u k? h?n, vì ng??i ta ?ã không còn ch?p nh?n các di?n gi?i c? là h?p lý n?a. Các m?u bao g?m M? S?n E-1, ???c ??nh niên ??i b?ng cách so sánh v?i ?iêu kh?c Cambodia cách xa 700 km v?i m?t bi ký m? h? ?i kèm; c?m tháp Hòa Lai, Phan Rang ???c ??nh niên ??i theo Damrei Krap ? Phnom Kulen, Cambodia, c?n c? vào m?t m?u huy?n tho?i trên bi ký Cambodia Sdok Kak Thom; phong cách Tháp M?m, Bình ??nh thì d?a vào cách x? lý n?ng tính h? c?u c?a Maspéro; còn phong cách M? S?n A1 tr??c h?t d?a trên m?t ??nh ki?n c?a Henri Parmentier cùng m?t bi ký b? l?m d?ng và gi? ?ây không còn ???c phân bi?t rõ ràng kh?i Trà Ki?u mà ngày nay r?t ít ng??i ??ng ý vì nh?ng phong cách Trà Ki?u khác nhau ???c kh?o c? h?c th?c ??a phát hi?n11. Vì v?y trong giai ?o?n nghiên c?u này thì vi?c ??nh niên ??i các công trình ki?n trúc và ?iêu kh?c c?a l?ch s? Champa ??u khá l?ng l?o.   Bi ký: Bi ký Champa ???c th? hi?n b?ng hai ngôn ng?, Ch?m và Ph?n. Bi ký Ch?m ???c coi là c? nh?t chính là bia Võ C?nh ???c phát hi?n t?i m?t di ch? g?n Nha Trang. Nó ???c ??nh niên ??i vào kho?ng th? k? 2 – 4, và càng ngày ng??i ta càng có nh?ng ý ki?n khác nhau v? vi?c nó có thu?c Champa hay thu?c v? m?t th? l?nh Phù Nam ?ã t?ng chinh ph?c vùng ??t sau ?ó ?ã tr? thành m?t ph?n c?a Champa. Quan ?i?m cu?i cùng c?a Coedès ???c Maspéro ?ng h? cho r?ng bia ?ó thu?c Phù Nam, và v? th? l?nh ???c xác ??nh rõ ràng, có tên ???? ???* ?r? M?ra, ???c vi?t b?ng ch? Hán là ???* Fan Shih man Ph?m S? M?n, còn tôn giáo th?i k? ?ó là ??o Ph?t. Quan ?i?m ?ó ???c th?nh hành ??n t?n n?m 1969, khi Jean Filliozat cho r?ng t??c v? M?ra có l? có ngu?n g?c t? m?t t??c v? hoàng gia ???????* Pandyan, còn n?i dung c?a t?m bi ký có th? c?ng ch? ?n ý ?n ?? giáo nh? là Ph?t giáo mà thôi. Cách x? lý nh? v?y d??ng nh? cho th?y bia Võ C?nh có th? không ???c coi là thu?c Phù Nam, ho?c Champa, và ch?c ch?n không thu?c Lâm ?p 12.     Tuy nhiên ngày nay William Southworth ?ã lôi cu?n s? chú ý ??n nh?ng ??c ?i?m nh?t ??nh c?a n?i dung bi ký, có v? th? hi?n xã h?i Nam ??o; n?u l?p lu?n ?y ??ng v?ng thì có th? hoàn tr? l?i cho m?t th?c th? Ch?m t?m bi ký ??u tiên ?ó, m?c dù nó không thu?c Lâm ?p. Nh? Southworth ?ã l?u ý, ?o?n d?ch d??i ?ây c?a Filliozat và Claude Jacques: “Tác gi? c?a t?m bi ký này có l? không h? là h?u du? c?a ?r? M?ra, mà là m?t ng??i con r? ?ã k?t hôn v?i dòng t?c m?u h? th?ng tr?. Tr?ng tâm then ch?t c?a dòng t?c này rõ ràng là ng??i con gái c?a cháu n?i ?r? M?ra, mà tác gi? c?a t?m bi ký xu?t thân t? gia ?ình ?ó, còn n?i dung t?m bi ký ?ã cho th?y tôn ty m?u h? này”.     Có ngh?a là lo?i v?t quyên cúng này ???c mô t? trong bi ký là “r?t thông th??ng trong các xã h?i m?u h?”, và t?m bi ký “ch? y?u ???c thúc ??y b?i các m?i quan tâm xã h?i b?n ??a”. Cái tên ?r? M?ra có th? v?n thu?c v? ngu?n g?c Tamil nh? Filliozat ?? xu?t – mà ng??i Ch?m h?c ???c trong các chuy?n h?i hành ??n ?n ?? và s? d?ng cái tên ?ó m?t th?i gian cho ??n khi t??c v? ph?n ??????* varmache ch?, b?o v?* tr? thành ph? bi?n vào giai ?o?n sau. Nha Trang, nh? Southworth ?ã mô t?, là m?t c?ng “trên tuy?n th??ng m?i chính qua ?ông Nam Á” t? ?n ?? ??n b?c Vi?t Nam và nam Trung Qu?c, “t?o ra m?t b?i c?nh l?ch s? và ??a lý h?p lý cho vi?c d?ng bia Võ C?nh” 13. T?m bia ???c coi là c? x?a th? hai, th? k? IV, sau Võ C?nh là m?t v?n b?n c? ng? Ch?m thu?c ?ông Yên Châu, g?n Trà Ki?u. ???c phát hi?n t?i vùng Thu B?n, không xa M? S?n, ?ây c?ng là lo?i v?n b?n c? nh?t c?a b?t c? c? ng? Nam ??o ho?c ?ông Nam Á nào 14.      C? hai t?m bia s?m này ??u bi?t l?p và có th? không thu?c vào s? còn l?i, nh?ng t?m bia còn sót l?i không ???c phân b? hoàn toàn phù h?p v?i các di tích v?t ch?t. Nhóm bia có n?i dung m?ch l?c nh?t g?n li?n v?i s? phát tri?n s?m c?a l?u v?c sông Thu B?n, di ch? M? S?n, ??ng th?i ch? có nh?ng v?n b?n bi?t l?p ? n?i khác. T? th? k? V-VIII có 20 bi ký t?t c? ??u b?ng ch? Ph?n, tr? hai bia ? M? S?n ho?c g?n ?ó. Theo các th?ng kê c?a Southworth thì 19 bi ký v?i 279 dòng v?n b?n ? Qu?ng Nam, v?i 12 bi ký và 258 dòng ? M? S?n, nh?ng ch? có ba bi ký v?i 13 dòng ? n?i khác 15. Sau ?ó t? gi?a th? k? VIII ??n gi?a th? k? IX, kho?ng 774 ??n 854, có m?t nhóm 8 bia m?ch l?c nh?t ? phía Nam. H?u h?t các bia này ??u ? Phan Rang, ch? có vài cái ? Nha Trang; 5 t?m bia hòan toàn, ho?c m?t ph?n, vi?t b?ng ch? Ch?m. Ti?p theo, t? 875 (ho?c s?m h?n tý chút) ??n 965, có 25 bi ký ???c coi là thu?c tri?u ??????????* Indrapura/??ng D??ng, l?i ? phía b?c vùng Thu B?n, nh?ng riêng bi?t kh?i M? S?n. Các bi ký này ??u phác h?a m?t khu v?c rõ ràng t? Qu?ng Nam ??n Qu?ng Bình và ch? có lo?i c? t? trong các v?n t?p ?ã ???c công b? phát hi?n ? phía b?c Hu?. B?n bi ký nhóm này ? phía Nam và 16 bi ký hoàn toàn ho?c m?t ph?n thu?c ch? Ch?m 16. M?t bi ký có nhi?u c? t? Ch?m h?n c?, và có l? liên quan là bia M? S?n, có niên ??i 991 (xem bên d??i).   V? sau các bi ký này phân b? khá ??ng ??u gi?a B?c và Nam cho ??n ??u th? k? XIII, sau ?ó có 32 bia ???c phát ? phía Nam, và ch? có sáu bia ? M? S?n, niên ??i mu?n nh?t là 1263. Sau n?m 991, trong s? 75 bia ?ã bi?t cho ??n cái cu?i cùng n?m 1456 thì ch? có 5 cái b?ng ch? Ph?n, t?t c? ??u tr??c n?m 1263, và s? còn l?i là ch? Ch?m. Trong cùng giai ?o?n có 18 bia M? S?n tính ??n chi?c cu?i cùng ???c ??nh niên ??i 1263 và m?t bia khác t? cu?i th? k? ??* ?aka XII, hai tr?m n?m sau khi các vua Champa, theo Maspéro, ???c cho là chuy?n v? phía nam ??n ????* Vijaya do s?c ép c?a ng??i Vi?t, m?t hoàn c?nh bu?c ph?i xem xét l?i các m?i quan h? gi?a hai chính th? này.       Th?t khác th??ng là Bình ??nh/Quy Nh?n m?c dù rõ ràng có t?m quan tr?ng nh? h? th?ng tháp g?ch ?ã ch?ng t? và rõ ràng các ngu?n t? li?u Champa và Cambodia ??u chú ý ??n nó, nh?ng ? ?ây l?i ch? th?y có 7 bi ký r?t ng?n – t?t c? ??u mu?n màng, và ch? có m?t bi ký có nhi?u giá tr? l?ch s? h?n c? (C53 and C54/1178-1278, C58/1259, C55/1265, C52/th? k? ?., C47/1401, C56/1456). T?t c? các bi ký ch? y?u c?a các nhà cai tr? ???c cho là ?ã ki?m soát Bình ??nh tr??c th? k? XIII ??u ???c ch?m kh?c t?i M? S?n. [V? v?n ?? này, xin xem ? d??i, trong ph?n nói v? Vijaya.   M?t t?p h?p các bi ký chi ti?t và m?ch l?c nh?t, chí ít là có m?t ch?c v?n b?n, liên quan ??n các m?i quan h? c?a các th? k? XI – XIII, h?u nh? hoàn toàn là chi?n tranh v?i Cambodia. Vi?c th?o lu?n chi ti?t v? các bi ký này ???c trình bày t?i m?c v? l?ch s? t? s? ? phía d??i. Công trình ??u tiên v? các bi ký Champa b?t ??u vào cu?i th? k? XIX. Abel Bergaigne b?t ??u t?ng h?p các thông tin t? các bi ký t? n?m 1888, và công b? các v?n b?n Ph?n ng? n?m 1893. Công trình ??u tiên v? các bi ký Ch?m ng? là c?a Étienne Aymonier n?m 1891. Sau ?ó, trong m?t lo?t bài vi?t, Louis Finot ?ã x? lý c? các bi ký Ch?m ng? và Ph?n ng?, b?ng cách bi?n ??i m?t s? v?n ?? di?n gi?i v? sau c?a Aymonier. Édouard Huber c?ng ?ã th?c hi?n m?t công trình nghiên c?u quan tr?ng liên quan 17.   V?n còn nh?ng v?n ?? v? vi?c gi?i thích theo ngh?a ?en m?t s? v?n b?n Ch?m ng?. Vì h?u h?t các bi ký ???c Aymonier x? lý trong bài vi?t n?m 1891, nh?ng ông ?ã không công b? chính v?n b?n ?ó, và c?ng không h? ??a ra m?t b?n d?ch ??y ??, mà ch? tóm t?t các chi ti?t quan tr?ng. Rõ ràng là m?t s? bi ký v?n c?n có nh?ng di?n gi?i m?i, ?? r?i cu?i cùng, nó ?ã thu hút ???c s? chú ý c?a m?t nhà Ch?m h?c tài n?ng. Khi Louis Finot ti?p t?c công vi?c công b? và d?ch các bi ký Ch?m, ông luôn ch?n các v?n b?n mà Aymonier không x? lý; và vì ông không ph?i là m?t chuyên gia v? ngôn ng?, nên không th? ch?p nh?n toàn b? các b?n d?ch c?a ông mà không ??t câu h?i.  Vì ch?t l??ng không ch?c ch?n c?a các b?n d?ch c? ng? Ch?m, nh?t là công trình c?a Aymonier, và c?a c? Finot n?a, nên t?t c? các di?n gi?i v? các s? ki?n l?ch s? d?a vào ?ó ??u ph?i ???c trình bày b?ng cách thông báo tr??c r?ng ?? có ???c nh?ng b?n d?ch t?t h?n thì bu?c ph?i xem xét l?i m?t s? chi ti?t.        Gi? ?ây ?ã có m?t công trình m?i c?a Anne-Valérie Shweyer v? các bi ký Champa ???c s? d?ng làm h??ng d?n cho t?t c? các xu?t b?n ph?m. Nó có ý li?t kê toàn b? các bi ký ?ã ???c công b? theo tr?t t? niên ??i, ?ã ???c hi?u ch?nh v?i các c?t ghi s? ??ng ký, v? trí, tên ng??i và tên các th?n ???c ?? c?p và các công b? khác liên quan 18. Ngoài công trình c?a Shweyer, không có m?t nghiên c?u nguyên b?n nào m?i v? các bi ký Ch?m tr??c n?m 1920, và danh m?c t? li?u chu?n v? các bi ký Champa, c? Ch?m ng? và Ph?n ng?, ??u có niên ??i t? 1923 19. S? sách Trung Qu?c và Vi?t Nam   Các ngu?n s? li?u Trung Qu?c ???c Maspéro s? d?ng là các b? s? sách chính th?c c?a các tri?u ??i d?n t? ????* V?n hi?n Thông kh?o c?a ???* Mã ?oan Lâm, do Hervey de Saint-Denys d?ch ra ti?ng Pháp v?i t?a ?? Ethnographie des peuples étrangers Man t?c kh?o và ?ã ???c Maspéro trích d?n b?ng t?Méridionaux 20, Nam man. M?i ?ây Geoff Wade ?ã d?ch m?t s? ph?n c?a m?t v?n b?n vi?t v? Champa khác, ???* Song huiyao T?ng H?i y?u*, không ???c Maspéro s? d?ng, v?n b?n này v? nhi?u tình ti?t quan tr?ng l?i khác h?n v?i ??* T?ng s? ???c Maspéro trích d?n, s? ???c chú thích ? d??i. ??i v?i m?t s? giai ?o?n c?a l?ch s? Champa thì các s? sách này ???c biên so?n mu?n h?n nhi?u so v?i th?i ?i?m di?n ra các s? ki?n, và rõ ràng là các ngu?n tài li?u gián ti?p. Nh? Wade ?ã mô t?, ???* Song huiyao T?ng H?i y?u ???c biên so?n “trong m?t quá trình tr?i t? ??u th? k? XI ??n gi?a th? k? XIII … nh?ng ch?a bao gi? ???c in ra”. Sau ?ó nó ?ã ???c s? d?ng làm m?t ngu?n s? li?u cho vi?c biên so?n T?ng s? vào th? k? XIV 21. V?i nh?ng ?i?u ki?n này, ng??i ta c?n ph?i trì tín ?? ??m b?o r?ng m?i chi ti?t v? Champa trong các th? k? X – XI c?n ???c ch?p nh?n là th?c s?, và nh?ng b?t nh?t v? s? li?u c?n ph?i ???c xem xét k? càng.         Các ngu?n s? li?u Vi?t Nam ?ã ???c s? d?ng ?? vi?t l?ch s? Champa g?m có Ð?i Vi?t s? ký Toàn th? (Tt), Khâm ??nh Vi?t s? Thông giám C??ng m?c (Cm), andVi?t s? l??c (Vsl) 22. Trong vi?c s? d?ng các ngu?n s? li?u Vi?t Nam c?a Maspéro có m?t v?n ?? còn m? h? và không ???c các công trình sau này ?? ý ??n, ?ó là s? t?n t?i c?a hai truy?n th?ng biên niên s? ch? y?u khác nhau v? m?t s? s? ki?n liên quan ??n Champa, và c? các chính th? khác n?a. Tr??c h?t, ?ó là Toàn th? ???c C??ng m?c ?i theo, và th? hai là Vi?t s? l??c. Maspéro ?ã s? d?ng phiên b?n này ho?c phiên b?n khác, rõ ràng là theo quy?t ??nh võ ?oán c?a ông v? s? ki?n “c?n di?n ra” nh? v?y. Các ví d? v? v?n ?? này s? ???c ch? ra ? ph?n sau.       ??i v?i khu v?c ?ang ???c ?? c?p, các s? sách Trung Qu?c và Vi?t Nam th??ng b?t ??u b?ng vi?c tham chi?u vào m?t chính th? có tên g?i là Lâm ?p, n?m ? phía nam Giao Ch?, các t?nh c?a Vi?t Nam ???c coi là d??i quy?n qu?n lý c?a Trung Qu?c; tr??c h?t nó ???c ghi chú b?ng cái tên ?ó vào nh?ng n?m 220 – 230, và d?n chi?u cu?i cùng xu?t hi?n n?m 757. Lâm ?p là m?t vùng có v?n ?? vì các ho?t ??ng gây h?n ch?ng l?i Giao Châu ? phía b?c. Sau khi Lâm ?p bi?n m?t kh?i các ghi chép c?a Trung Qu?c thì các s? sách chính th?c c?a Trung Qu?c trong m?t th? k? th?nh tho?ng có nh?c ??n m?t chính th? có tên g?i là Hoàn V??ng, rõ ràng là thu?c vùng Lâm ?p, cho ??n gi?a th? k? th? 9 ng??i ta v?n nh?n là Champa b?ng tên g?i Chiêm Thành, “Thành  c?a ng??i Ch?m”.   Xuyên su?t th?i k? Lâm ?p cho ??n gi?a th? k? VII, t?c là m?t th? k? tr??c khi cái tên ?ó bi?n m?t – các th? l?nh Lâm ?p trong các s? sách Trung Qu?c có t??c v?Fan và sau ?ó là nh?ng cái tên có t? m?t ??n ba âm ti?t, v?i th? l?nh cu?i cùng,???* Fan Zhenlong Ph?m Tr?n Long, xu?t hi?n trong kho?ng n?m 645 [???* C?u ???ng th? cxcvii, 32a; ???* Tân ???ng th? ccxxii, ? 19a; ????*V?n hi?n Thông kh?o xxiv, 46b]. Nói chung không th? ??ng nh?t m?t cách h?p lý nh?ng cái tên Fan v?i tên c?a nh?ng ng??i tr? vì trong các bi kí Champa ???ng th?i, m?c dù Maspéro ?ã th? và sau ?ó các nhà s? h?c ?ã ?i theo. Vào gi?a th? k? th? VIII ??n cu?i th? k? IX, khi t?t c? các bi ký ??u ? phía Nam thì ng??i Trung Qu?c không ghi các t??c v? Fan và các tham chi?u c?a h? v? Hoàn V??ng không cho bi?t tên nh?ng ng??i tr? vì c?a chính th? ?ó d??i b?t k? d?ng th?c nào.   Nh?ng cái tên trong các s? sách Trung Qu?c và Vi?t Nam rõ ràng có th? quy vào nh?ng ng??i tr? vì Champa b?t ??u t? nh?ng n?m 860 và ti?p t?c – dù có kho?ng tr?ng l?n – ??n cu?i th? k? XII, sau ?ó trong kho?ng g?n m?t tr?m n?m d??i s? can thi?p c?a ng??i Angkor vào Champa, rõ ràng là ng??i Vi?t và ng??i Trung Qu?c ?ã ít chú ý ??n nó. Các ngu?n s? li?u ?ó b?t ??u l?i cho th?y nh?ng cái tên c?a nh?ng ng??i tr? vì Champa t? ??u th? k? XIV và ti?p t?c qua m?t vài th?p k? cho ??n khi không còn bi ký Champa n?a. Nh? Stein ?ã nh?n m?nh, không th? ??ng nh?t h?u h?t nh?ng cái tên trong các v?n b?n Trung Qu?c và Vi?t Nam v?i nh?ng cái tên trong các bi ký. H?u h?t nh?ng cái tên trong các bi ký là các t??c v? có ch? varma, mà cách d?ch chu?n sang ch? Hán là ?? ba mo b?t ma. Trong toàn b? l?ch s? Champa t? ??????* varma ??u tiên, có l? vào th? k? th? t?, ??n n?m 1471, ch? có b?n tr??ng h?p ???c phiên âm b?ng ch? Hán ?? ba mo b?t ma, mà t?t c? ??u thu?c th? k? VI-VII, và r?t ít th?y tr??ng h?p trong ?ó các y?u t? phiên âm ch? Hán khác có th? ??ng nh?t v?i m?t t??c v? ??a ph??ng nào; m?t trong nh?ng ngo?i l? hi?m hoi là các âm Hán ???lu tuo luo L? ?à La và ?? lu tuo L? ?à cho ???????????* Rudra-[varman] vào gi?a th? k? th? VIII. Còn có m?t tr??ng h?p phiên âm Hán và âm Vi?t ?áng tin c?y cho m?t t??c v? Ch?m y?ï po ku vijaya ?r? (xem bên d??i). Nh? tôi ?ã ?? c?p liên quan ??n m?t tr??ng h?p trong m?t bài vi?t tr??c ?ây, và s? ti?p t?c ?? c?p ??n trong bài vi?t này, lý do cho s? b?t nh?t này có l? là do ng??i Trung Qu?c và ng??i Vi?t không quan tâm ??n cái chính th? Champa ?ã ???c ghi trong các bi ký 23.      Nhìn l?i l?ch s? Champa   I. Các c?i ngu?n Champa và dân Ch?m: Mãi cho ??n g?n ?ây, ng??i Ch?m v?n ???c coi là m?t b? ph?n c?a nh?ng “làn sóng” di chuy?n dân c? ra kh?i Trung Qu?c ?? ??n ?ông Nam Á l?c ??a, trong ?ó có m?t s? nhóm ti?p t?c di chuy?n ??n vùng ??o Nusantara. Các nhóm dân c? nói chung ???c xác ??nh trong khuôn kh? th? ch?t v? ph??ng di?n nhân h?c. Tr??c h?t ng??i Australoid-Melanesoid xu?t hi?n, t??ng ??ng v?i các th? dân Úc và các nhóm ng??i Papua New Guinea, sau ?ó hai nhóm Indonesians, Proto- và Deutero- k? ti?p. Ng??i Ch?m – vì h? nh?n ngôn ng? c?a mình là Indonesian, bây gi? g?i là Austronesian, m?t nhánh, trong th?i gian ?ó nhìn chung không ???c ch?p nh?n – ???c coi là nh?ng tàn d? c?a nh?ng ng??i Indonesians v?n còn trên l?c ??a này, sau khi s? còn l?i ?ã ti?p t?c di chuy?n ??n các ??o d??i s?c ép c?a làn sóng di dân m?i nh?t lúc ?ó là ng??i Mon – Khmer. Theo quan ?i?m này, toàn b? các cu?c v?n ??ng ?y có l? ?ã ???c hoàn thành tr??c khi b?t ??u K? nguyên Thiên chúa. V?y là Champa hoàn toàn là m?t c??ng qu?c n?i ??a, và theo quan ?i?m ?ó, thì ng??i láng gi?ng Phù Nam ? ph??ng nam c?ng v?y. V?i nh?ng bi?n th? ng?u nhiên th? y?u, t?t c? các h?c gi? tr??c ?ây ??u ch?p nh?n ?i?u này, k? c? Coedès, Maspéro và Stein; ngu?n g?c l?c ??a c?a ng??i Ch?m g?n ?ây nh?t v?n còn ???c Jacques Népote duy trì và ???c ?n trong “các bài vi?t cho H?i th?o v? Champa t?i ??i h?c Copenhagen” ngày 23/5/1987 24. Ng??i ta c?ng công nh?n r?ng ng??i Tày/ Thái ?ã di c? ??n các môi tr??ng s?ng ngày nay mu?n h?n nhi?u so v?i các cu?c di dân ?ã phác h?a ? trên, và ng??i ta c?ng tin r?ng ng??i Vi?t, ???c cho là m?t nhánh Sinitic (thu?c các nhóm Hoa ng?), ?ã di chuy?n ??n vùng b?c Vi?t Nam ngày nay m?t cách ??c l?p so v?i các cu?c di dân kia.    B?t ??u vào kho?ng 30 n?m tr??c, khi vi?c t?p h?p thành các nhóm nhân h?c th? ch?t không còn th?nh hành n?a, và ngôn ng? h?c ngày càng ti?n b? thì ng??i ta quy?t ??nh r?ng các ngôn ng? Nam ??o, k? c? ti?ng Ch?m phát tri?n không ph?i thông qua các t?c ng??i di c? ra kh?i Trung Qu?c theo con ???ng ?ông Nam Á l?c ??a, sau ?ó ?i ra các ??o n?a, mà là theo ???ng bi?n – có l? b?t ??u t?i ?ài Loan, sau ?ó ??n Philippines, Indonesia, các ??o Thái Bình D??ng, Madagascar, và trong các cu?c di c? cu?i cùng, các t? tiên c?a n??i Ch?m t? Borneo ??n b? bi?n Vi?t Nam ngày nay vào kho?ng 500 n?m TCN và nh?ng n?m ??u c?a K? nguyên Thiên chúa, m?c dù các xác ??nh niên ??i nh? v?y v?n ch? r?t t??ng ??i 25. M?t s? nhà kh?o c? h?c cho r?ng V?n hóa Sa Hu?nh thu?c ven bi?n mi?n trung Vi?t Nam chính là b?ng ch?ng v?t ch?t ??u tiên c?a ng??i Ch?m, m?c dù nh?ng nghiên c?u t?i s? thay ??i quan ?i?m này, và có th? không ph?i ch? có m?t cu?c ?? b? duy nh?t c?a nh?ng ng??i Ch?m có ngu?n g?c bi?n ??u tiên 26. Tuy nhiên không nghi ng? gì r?ng ti?ng Ch?m là m?t ngôn ng? Nam ??o, có m?i quan h? g?n g?i v?i ngôn ng? Ache, Malay và xa h?n v?i các ngôn ng? c?a ng??i Indonesia, Philippines, Polynesia và Madagascar.   Nh? nhà ti?n s? h?c Peter Bellwood ?ã xác ??nh, “t? t??ng c?, vì v?y th??ng ???c l?p l?i trong các công trình ph? bi?n ngày nay là ng??i Nam ??o di c? t? châu Á l?c ??a qua bán ??o Malay ho?c Vi?t Nam là hoàn toàn sai l?m”. H?n n?a Bellwood còn cho r?ng các di tích kh?o c? h?c Sa Hu?nh có th? ??ng nh?t v?i ng??i Ch?m ??u tiên, là nh?ng ng??i có l? ?ã ??n ?ó vào thiên niên k? th? nh?t TCN. Ho?c, d?n l?i Bellwood, “Heine Geldern [1932] rõ ràng ?ã nh?m l?n … khi ông g?i ý r?ng nh?ng ng??i Nam ??o ??u tiên ?ã di c? t? Châu Á l?c ??a qua bán ??o Malay ??n Indonesia. Hành trình th?c s? c?a cu?c di chuy?n c?a ng??i Nam ??o là ?i theo m?t h??ng khác 27. T?t nhiên, có th? ?ã không ch? có m?t cu?c ?? b? duy nh?t d?c ven bi?n trung Vi?t Nam, mà nh?ng di tích Champa s?m nh?t ???c bi?t cho ??n nay ?ã cho th?y có l? ?ó là nh?ng di tích ? phía nam c?a Hu?. Khi h? ??n ?ó, vùng này ?ã có các c? dân nói ti?ng Mon – Khmer. Trong th?c t?, v? ph??ng di?n ngôn ng?, ?ông Nam Á l?c ??a th?i ?ó có l? là m?t kh?i Mon – Khmer thu?n nh?t 28.         Rolf Stein, trong m?t nghiên c?u ch? ch?t v? Lâm ?p ?ã b?t ??ng m?t cách m?nh m? v?i Maspéro v? nhi?u chi ti?t và d??ng nh? ?ã ch? ra m?t cách d?t khoát r?ng tr??c th? k? th? V, chí ít thì Lâm ?p và Champa có th? ?ã khác bi?t nhau, và ông c?ng xem xét b?ng ch?ng v? v? trí ngôn ng? c?a Lâm ?p, mà ông tin là thu?c Mon-Khmer. Chúng ta c?n ph?i nh?n m?nh l?i là Stein v?n tin r?ng ng??i Ch?m ?ã di c? trên ??t li?n và vì v?y mà h? ?ã t?ng ? trong vùng nam Trung Qu?c – b?c Vi?t nam hàng tr?m n?m ho?c th?m chí hàng ngàn n?m. Stein không nói v? ?i?u này m?t cách d?t khoát, nh?ng qua các ghi chú c?a ông thì rõ ràng là ông ch?p nh?n ?i?u ?ó nh? m?t th?c ti?n c? b?n không c?n gì ph?i kh?ng ??nh l?i m?t l?n n?a. Vì v?y khi cho r?ng ng??i Ch?m ?ã ti?p xúc v?i ng??i Trung Qu?c trong m?t th?i gian quá lâu dài, ông ?ã phân tích ng? âm thái c? (th? k? VIII – III TCN) và ng? âm c? (th? k? VI SCN) c?a các ch? Hán ???c s? d?ng ?? g?i Lâm ?p và Ch?m, cu?i cùng ?ã phát hi?n ra r?ng chúng g?n nh? ??ng nh?t, b?t ??u b?ng nhóm ph? âm “KR” HO?C “PR”. Thông qua phân tích này, ông ?ã tìm cách phát hi?n ra cách phát âm g?c c?a các t? ti?ng Hán thích h?p, và ông cho r?ng Lâm ?p và Ch?m ??u là Mon-Khmer 29.      Tuy nhiên gi? ?ây ng??i ta hi?u r?ng ng??i Ch?m không ??n b? bi?n mi?n trung Vi?t Nam tr??c thiên niên k? I TCN, và trong m?t vùng có l? ?ã có ít ho?c không có ti?p xúc v?i ng??i Trung Qu?c vào th?i gian mà ng??i Trung Qu?c ?ang chú ý ??n h? và vi?t v? h?. Vì v?y ch? Hán ???c s? d?ng ?? ch? v? h? ?ã có m?t cái gì ?ó g?n v?i cách phát âm hi?n ??i c?a chính ch? ?ó, và có l? ?ã ??i di?n – nh? Stein và sau ?ó là Bergaigne ?ã nh?n ra – cho m?t s? th? hi?n m?t cái tên nào ?ó mà ng??i Ch?m ?ã s? d?ng cho chính b?n thân h?, nh?ng v? ?i?u ?ó, gi? ?ây chúng ta không th? bi?t ???c. Vì v?y, nghiên c?u c?a Stein v? các cách phát âm thái c? c?a các ch? ?ó là không thích h?p, nh? ?ã ???c Paul Demiéville 30 l?u ý. Hi?u bi?t m?i này v? các c?i ngu?n Ch?m d?a trên c? s? ngôn ng? có ngh?a là ng??i Ch?m ph?i ???c hi?u nh? là m?t trong nh?ng dân t?c ?i bi?n v? ??i c?a ?ông Nam Á ti?n s?, và vì v?y mà v? th? kinh t?-chính tr? c?a Champa c?ng c?n ph?i ???c nhìn nh?n l?i. Ngày nay ?ã có m?t s? ??ng thu?n cho r?ng ??n th? k? XII, ngh? ?i bi?n và th??ng m?i bi?n trong vùng ?ông Nam Á và gi?a ?ông Nam Á v?i Trung Qu?c và ?n ?? là do các nhóm ??a ph??ng chi ph?i, n?i b?t trong s? ?ó là nh?ng ng??i nói ti?ng Nam ??o, k? c? ng??i Ch?m. Di?n gi?i này v? ngu?n g?c ng??i Ch?m và niên ??i t??ng ??i c?a s? ki?n h? c?p b?n t?i khu v?c thu?c Vi?t Nam ngày nay ?ã ?ánh g?c s? ng? v?c lòng kiên ??nh c?a m?t s? nhà nghiên c?u v? tính ?a t?c thu?c c?a Champa c?, t?i thi?u là trong vi?c mô t? các nhóm t?c ng??i g?m có các nhóm riêng r? (nh?ng l?i liên h? g?n g?i) là Ch?m, Jarai, Rhadé, Churu và Raglai c?ng nh? các nhóm Mon – Khmer khác nhau. Ngày nay ng??i ta hi?u r?ng các ngôn ng? Jarai, Rhadé, Churu, Raglai và các ngôn ng? Nam ??o khác t?i Champa và Vi?t Nam v? sau ?ã phát tri?n v??t ra kh?i ngôn ng? Ch?m, và có l? không ph?i là các ngôn ng? riêng bi?t trong giai ?o?n Champa c? ?i?n cho ??n t?n th? k? XV. T? khi ng??i Ch?m ??u tiên chen vào lãnh th? Mon-Khmer, không nghi ng? gì n?a, các chính th? Champa luôn luôn bao g?m m?t s? nhóm ngôn ng? t?c ng??i và vì Champa g?m có các c?ng th? ? c?a các con sông chính, nên m?t s? lãnh th? xem cài nào ?ó có th? dân c? Mon-Khmer luôn luôn ?ông h?n dân c? Nam ??o 31.   Nh? chuyên gia v? ngôn ng? Mon-Khmer Gérard Diffloth ?ã mô t? quá trình ?y:   “B?ng ch?ng ngôn ng? cho th?y r?ng nh?ng gì th?c s? ?ã di?n ra chính là cái mà nh?ng ng??i nói ti?ng Ch?m (C?) ?ã chuy?n ??n m?t lãnh th? (Tây Nguyên) mà lúc ?ó toàn b? do ng??i nói ngôn ng? Mon-Khmer (??c bi?t là nh?ng ng??i nói các lo?i hình ngôn ng? Bahnar, Sre, Mnong, và có l? c? Sedang và các ngôn ng? khác) c? chi?m, ?ã xác l?p vi?c ki?m soát chính tr? ??i v?i h?, và cu?i cùng ?ã làm cho h? chuy?n ??i ngôn ng?, t? b? ngôn ng? Mon-Khmer g?c c?a h? và ch?p nh?n m?t lo?i ngôn ng? Ch?m ?? gi? ?ây ?ã tr? thành Jarai, Rhade, …v.v. ?i?u này ?ã ???c th?c hi?n m?t cách r?t rõ ràng b?ng m?t th?c t? là các lo?i ngôn ng? Ch?m ?ó chính là lo?i hình ngôn ng? Bahna v? ph??ng di?n c?u trúc, ch? không ph?i là Nam ??o, và ng? v?ng c?a h? có ch?a hàng tr?m h?ng m?c t? Bahnaric không ph?i là nh?ng t? vay m??n, mà là nh?ng gì còn gi? l?i ???c t? các ngôn ng? tr??c ?ây. C? t?ng Mon-Khmer trong ngôn ng? Ch?m Núi là r?t rõ ràng và bu?c ta ph?i gi?t mình vì nó ?ã ?ánh l?a ???c các nhà nghiên c?u tr??c ?ây, k? c? Schmidt là ng??i ?ã ??a các nhóm Chamic vào ti?u h? Mon-Khmer [xem thêm Stein, Lâm ?p, ? d??i], khi cho r?ng các nhóm ?ó là “các ngôn ng? pha tr?n”, m?t khái ni?m không còn ???c s? d?ng n?a” 32.   ?ám Copenhagen c?ng ?ã duy trì m?t ý t??ng c? c?a Finot cho r?ng thu?t ng? “Cham/Cam” không ph?i là tên c?a m?t nhóm t?c ng??i, mà ch? là m?t apocopehi?n t??ng m?t âm ch? c?a “Champa”. ?ây là m?t v? trí ??c bi?t ph?i gi?. Cái tên Champa có th? ???c hi?u là m?t s? mô ph?ng cái tên  ????* Champa ? ?n ??, nh?ng vi?c ch?n cái tên ?ó cho m?t khu v?c trên b? bi?n ?ông Nam Á, nh? Stein th?a nh?n, có l? vì cái tên c?a nhóm ng??i ? ?ây có cái gì ?ó gi?ng th? /cam/. Cái tên ?ó có l? do chính h? l?a ch?n sau các chuy?n h?i hành ??n ?n ?? ch? không ph?i là b? bu?c ph?i dùng cái tên ?ó do nh?ng ng??i ?n ?? ?em ??n, nh? Finot tin t??ng m?t cách ch?c ch?n. T? ?i?n c?a Aymonier và Antoine Cabaton n?m 1906 ?ã ??a ra ch? ?aü nh? là cái tên hi?n nay cho h?, b?ng ngôn ng? c?a h?, nh? t? ?i?n n?m 1971 c?a Gérard Moussay, ?ánh v?n trong b?n ch? vi?t Ch?m, phiên âm là c?m. Nh?ng ng??i láng gi?ng hi?n ??i c?a h?, không nghi ng? gì n?a ?ã r?t ngây th? v? các ??nh ki?n ?n ?? h?c, nên ?ã g?i h? là ?am (Rade), cam(Jarai, Chru), cap (Raglai), …v.v; còn cái ???c g?i là Chiêm ti?ng Vi?t ?? di?n gi?i l?ch s? Champa c?, nh?ng phiên b?n Cham c?a h?, h?t nh? cách ??nh danh chính th?c c?a ng??i Trung Qu?c ??i v?i Champa sau th? k? th? IX (?? ZhanchengChiêm Thành) là thành c?a ng??i Ch?m, ch? không ph?i là thành c?a Champa? Ngay b?n thân Po Dharma là ng??i Ch?m, khi không ?? c?p gì ??n ý th?c h? nhóm Paris c?a ông, c?ng có th? ??t tên cho cu?n sách c?a mình m?t cách vô th?c là Quatre lexiques malais-cam anciens B?n t? ?i?n Mã Lai – Ch?m c?, khi không xem xét ??n ngôn ng? Ch?m c? th?c s?, mà là ngôn ng? Ch?m th? k? XIX33. II. V?n ?? Lâm ?p   ??i v?i nh?ng ng??i châu Âu ??u tiên quan tâm ??n v?n ?? này thì l?ch s? Champa ???c b?t ??u b?ng m?t chính th? có tên g?i Lâm ?p (âm c? là Liem-.iep) l?n ??u tiên ???c ghi trong s? li?u Trung Qu?c là ?ã d?y lo?n ch?ng l?i chính quy?n Giao Ch? vào th? k? th? III SCN. Trong su?t các th? k? ti?p theo cho ??n khi cái tên Lâm ?p bi?n m?t kh?i các s? sách Trung Qu?c (và sau này là c? s? sách Vi?t Nam) sau n?m 757, thì nó ???c mô t? là m?t th?c th? hi?u chi?n th??ng gây s?c ép v? phía b?c ch?ng l?i các t?nh do ng??i Trung Qu?c cai qu?n, mà ngày nay là b?c Vi?t Nam. Vì v?y các ghi chép ??u tiên b?ng ch? Hán xác ??nh nó thu?c phía B?c, nh?ng các s? gia ch?ng h?n nh? Maspéro thì l?i tin r?ng bia Võ C?nh g?n Nha Trang là thu?c v? chính th? này, và vì v?y mà Lâm ?p g?c m? r?ng t? xa v? phía B?c cho ??n t?n vùng Nam Trung b? Vi?t Nam ngày nay. Các bi ký b?ng ch? Ph?n và ch? Ch?m th?y có t? th? k? V t?i vùng l?u v?c sông Thu B?n, trong s? ?ó quan tr?ng nh?t là bia M? S?n, và ti?p t?c phát tri?n v? s? l??ng và t?m quan tr?ng cho ??n th? k? VIII ??u ???c coi là thu?c chính th? mà ng??i Trung Qu?c g?i là Lâm ?p này, và gi? thuy?t ?ó ?ã c?ng c? cho quan ?i?m coi Lâm ?p và Champa là m?t.       S? sách Trung Qu?c không di?n gi?i gì v? Lâm ?p, t?i thi?u nh? ?ã mô t? trong các v?n li?u hi?n th?i, ch?ng h?n nh? vi?c cung c?p các ch? d?n c? th? v? t?c thu?c ho?c ngôn ng?. N?u các di tích kh?o c? h?c v? Sa Hu?nh th?c s? ??i di?n cho ng??i Ch?m thì các di tích xa v? phía Nam c?a vùng này d??ng nh? l?i ???c ph?n ánh trong các s? li?u Trung Qu?c vi?t v? Lâm ?p. H?n n?a, ngoài các di tích kh?o c? h?c ra thì không có ghi chép ???ng th?i nào khác c?a ??a ph??ng (ch?ng h?n bi ký) cho ??n khi có t?m bia ch? Ch?m ??u tiên có niên ??i gi? ??nh thu?c th? k? IV, và muôn h?n ?ôi chút là các bi ký ch? Ph?n g?n li?n v?i Champa, nh?ng toàn b? các bi ký này d??ng nh? c?ng là phía nam Lâm ?p nh? các v?n li?u Trung Qu?c mô t?. Stein c?ng ?ã l?u ý v? các v?n ?? này, và sau khi ??c k? các ngu?n t? li?u Trung Qu?c liên quan, ông cho r?ng trung tâm c?a Lâm ?p s?m là ? Qusu [??* Khu Túc?]/Ba ??n, phía b?c c?a cái có v? ???c coi là trung tâm ch? y?u c?a ng??i Ch?m, và cho r?ng s? h?p nh?t gi?a hai vùng – n?u ?i?u ?ó ?ã x?y ra – không ph?i mãi cho ??n th? k? th? VI. Tuy nhiên ông c?ng nh?n r?ng, th? ?ô c?a Lâm ?p mà ng??i Trung Qu?c ?ã c??p phá n?m 605 có l? là Trà Ki?u, n?i mà các phát hi?n kh?o c? h?c d??ng nh? cho th?y là thu?c v? Champa, và có th? là trung tâm c?a Champa t? th? k? I ho?c th? k? II 34.     Trong m?t xu?t b?n ph?m tr??c ?ây, tôi cho r?ng Lâm ?p v? m?t ngôn ng? là thu?c Mon – Khmer, nh?ng có l? tôi th?y r?ng m?t b? ph?n c?a nó có th? b? h?p thu vào Champa trong th?i gian ng??i Trung Qu?c v?n còn ?ang s? d?ng cái tên Lâm ?p, và ?i?u ?ó ???c th? hi?n trong cu?c xâm chi?m n?m 605 nh? ?ã ???c Stein phân tích 35. Có l? tôi v?n thiên v? ý ki?n cho r?ng nhóm ngôn ng?-t?c ng??i ch? y?u c?a Lâm ?p là Mon-Khmer, có l? thu?c ngành Katu, ho?c th?m chí thu?c ngành Vi?t ho?c Vi?t M??ng chuy?n v? phía b?c khi ng??i Trung Qu?c l?n ??u tiên bi?t v? h?, cho ??n khi h? h?p nh?t thành cái mà cu?i cùng tr? thành Vi?t Nam ??u tiên. Gi? ?ây các nhà ngôn ng? cho r?ng ??a bàn g?c c?a các ngôn ng? Vi?t – M??ng là Ngh? An, và Urheimat [Nguyên quán*] c?a ngành Katu là ? Trung Lào 36. Cùng v?i quá trình này, ng??i Ch?m, mà trung tâm ??u tiên có nhi?u kh? n?ng nh?t là Trà Ki?u, c?ng ?ã m? r?ng v? phía b?c ??n cái ???c g?i là lãnh th? Lâm ?p c?, mà ng??i Trung Quôc không bi?t ho?c không quan tâm ??n nó, chính là các ph?c h?p ngôn ng?-t?c ng??i ???c ti?p t?c g?i là “Lâm ?p” cho ??n gi?a th? k? VIII.   G?i ý bu?i ??u c?a tôi là Lâm ?p là Mon-Khmer c?n c? vào t??c v? Fan ???c ng??i Trung Qu?c s? d?ng cho c? th? l?nh Lâm ?p l?n m?t s? th? l?nh s?m c?a Phù Nam, và ??i v?i Phù Nam, tôi th?y t??ng ?ng v?i t??c v? poñ ???c s? d?ng cho th? l?nh ??a ph??ng, v?n th??ng th?y trong các bi ký Khmer th? k? VII, nh?ng l?i không bao gi? th?y k? t? gi?a th? k? VIII. Poñ là t??c v? Khmer duy nh?t hoàn toàn t??ng ??ng v? ngh?a v?i Fan, cách phát âm c? là b’iwAm 37. Fan ??u tiên ? Lâm ?p là Fan Xiong/Ph?m Hùng [? ?* Ph?m Hùng] ???c ghi l?i vào th? k? IV còn Fan cu?i cùng là th? k? VII. V? sau không th?y Fan xu?t hi?n trong danh m?c s? li?u Trung Qu?c và Vi?t Nam vi?t v? các th? l?nh Lâm ?p và Champa n?a. H?t nh? m?t Fan nào ?ó trong s? li?u Trung Qu?c v? Phù Nam ?ã ???c mô t? là “t??ng” nh?ng l?i không ph?i là các th? l?nh tr? vì, còn các poñ nào ?ó trong các bi ký Khmer th? k? VII l?i là nh?ng hình t??ng t?i cao khác trong vùng c?a h?, vì v?y t?i Lâm ?p c?ng có Fan, không ???c coi là nh?ng ng??i tr? vì. M?t V?n nào ?ó, xu?t thân nghèo kh? nh?ng cu?i cùng ?ã tr? thành Fan, ???c mô t? là ?ã tr? thành th? l?nh t?i Tây Quy?n, nh?ng l?i không ph?i là ng??i tr? vì Lâm ?p, có tên là Fan Chui [???* Ph?m Chút, Ph?m Tr?n Thành] ; có m?t nhân v?t Fan Jian ??* [Ph?m Ki?n] , là t??ng c?a th? l?nh Lâm ?p Fan Huda [???* Ph?m H? ??t]; hai Fan khác không ph?i là vua c?ng th?y d??i tri?u Fan Yang Mah [???*Ph?m D??ng M?i]; m?t s? th?n c?a Fan Yang Mah II ?ã ???c phong t??c Fan Long Pa; và m?t Ph?m (= Fan) nào ?ó tên Côn Sa ??t … không ???c Maspéro ?? c?p ??n, nh?ng l?i ???c ghi trong chính s? Vi?t. Còn có m?t Fan Xiong [? ?* Ph?m Hùng] th? hai d??ng nh? ?ã c?nh tranh v?i ng??i tr? vì Lâm ?p Fan Huda[???* Ph?m H? ??t] b?ng vi?c g?i m?t s? th?n ??n Trung Quôc, khi?n cho Maspéro ?ã có ?ôi chút h? c?u l?ch s? 38.      T? th? k? th? V ??n gi?a th? k? VIII có hai t?p h?p s? li?u – các bi ký b?ng ch? Ch?m và các bi ký ch? Ph?n ghi l?i các ho?t ??ng (th??ng là gây chi?n) c?a Lâm ?p d??i s? lãnh ??o c?a các Fan. ??i v?i Maspéro, và ??i v?i h?u h?t các s? gia sau này, hai t?p ghi chép ?y liên quan ??n cùng m?t chính th?, và nh?ng cái tên ?n ?? trong các bi ký ???c ??ng nh?t v?i nh?ng cái tên Fan nh? ?ã th?y qua các s? li?u Trung Qu?c. Các di tích ki?n trúc th? k? VII – VIII phía nam Hu?, thu?c l?u v?c sông Thu B?n rõ ràng thu?c v? m?t chính th? có th? có lý ?? g?i là “Champa”, b? sung cho các bi ký, trong khi các ngu?n s? li?u Trung Qu?c và sau này là Vi?t Nam ti?p t?c cho bi?t nh?ng cái tên mà Maspéro ??ng nh?t v?i cùng các nhân v?t tr? vì th??ng v?i nhi?u t??ng t??ng.         L?n l?n nghiêm tr?ng trong cách x? lý c?a Maspéro v? các s? li?u Trung Qu?c và các bi ký Champa b?t ??u t? s?m, trong “tri?u ?
0 Rating 438 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On September 8, 2017
[ka... Amuchandra Luu, Jaka N?ng Tu? Phú, Ysa Cosiem] Là ?i?u c?c kì quan tr?ng. Quan tr?ng, vì ?ây là l?n ??u tiên, bài vi?t d? phóng ??a cái nhìn t?ng quan v? l?ch s? hình thành và chuy?n di palei Cham ? Pangdurangga.  Qua kí ?c c?a Pô Adhya Hán B?ng, M?dôn gru Hán Ph?i [?ã m?t], anh D??ng T?n Ng?c (Chakleng), Pô Gru H??ng (Katuh), ông Th?p V?n Th? [?ã m?t], Gru Châu V?n Kên (Ram), Bá V?n Có [m?t], Ông Ò (Hamu Tanran), Thiên Sanh S? (Palao), Giáo B??i (Cwah Patih), và qua s?u t?m riêng, tôi ghi chép ???c c? kh?i t? li?u quý giá. Nay t?m k?t n?i l?i thành m?t b?n l??c ?? (c?c ng?n) ?? nh?ng ??a con c?a ??t có c? s? nhìn l?i Bhum bh?k pad?k kiak c?a mình. Ch?c ch?n bài vi?t không th? tránh kh?i các chi ti?t sai, l?ch; tôi r?t c?n s? góp ý và b? sung c?a ng??i ??c. Karun – Sara. * T?m l?y th?i ?i?m kh?i ??ng cho l?ch s? ?y t? Patau Tablah (ti?ng Vi?t là “?á n?”) ???c d?ng lên. Bia kí thu?c ??a ph?n làng Bal C?ng Chung M?, th? tr?n Ph??c Dân, huy?n Ninh Ph??c, Ninh Thu?n. ? ?ây minh v?n mang n?i dung l?ch s? ??m nét ? th?i ?o?n khá dài: 1147-1266, k? l?i cu?c chi?n Champa Khmer.  Bia kí có nh?c ??n tr?n chi?n di?n ra ? “cánh ??ng Cakling”, là tên làng M? Nghi?p ngày nay. Chakleng còn liên quan ??n truy?n thuy?t Ông Paxa M?k Cakling, ông bà nuôi c?a vua Po Klaung Girai.  S? th? cho bi?t tên làng Cakling có m?t ít nh?t t? tr??c th? k? X. Ta b?t ??u t? ?ây, và Sông Lu là ?i?m nh?n ?? nh?n di?n. SÔNG LU Sông Lu – Kr?ng M?nôl kh?i t? ??p Tân Giang ch?y xu?ng g?p ??p Katêw. T? ??p này phân thành hai nhánh. Nhánh ch?y qua Ph??c Hà t??i vùng ru?ng làng Thôn - H?u Sanh và Hamu Tanran; nhánh ch?y qua Chakleng ???c g?i là Sông Lu2. Sông Lu2 b?t ngu?n t? Ban?k (??p) Katêw qua Ban?k Katôr, xu?ng Ban?k Katin r?i Ban?k M?rên. Sau ?ó nó g?p Ban?k Ia Kiak r?i Ban?k Patau.  Ban?k này cách làng Ram Ga kho?ng 1km v? h??ng Tây Nam. Bin?k Patau - ??p ?á, ng?n n??c t??i ??ng ru?ng xã Ph??c Nam. Sông Lu2 xuôi xu?ng g?p Bin?k Lim?ng r?i Ban?k Tanông ? làng Hamu Ram. Sông ch?y qua c?u Phú Quý r?i c?u M? Nghi?p, xuôi xu?ng. PALEI BAL C?NG Ch?c ch?n ?ây là khu v?c trung tâm kinh thành Virapura mà t? ??u th? k? IX các v? vua Champa tr? vì su?t hai th? k?. Hi?n Bal C?ng là làng Chung M? thu?c th? tr?n Ph??c Dân, ch? tr??c ?ó nó án ng? ngay Phú Quý. Vào ??u th? k? XX, khi ng??i Vi?t ??n ?ông, Cham m?i d?i lên palei hi?n t?i. ??n ??u th?p niên 1960, v?n còn vài gia ?ình Cham tr? l?i, ?? r?i cu?i cùng không còn ng??i Cham nào. Hi?n nay chúng tôi còn quen g?i Chung M? là palei Birau [làng M?i] là v?y. HAMU RAM & PALEI HAMU TANRAN Bên kia ???ng rày xe l?a kho?ng 300m là palei Humu R?m, hi?n là làng Vi?t, còn tr??c ?ó chính là n?i Cham c? trú. Tr??c 1954. ??n th? Pô In? N?gar ???c th?nh t? Nha Trang v? v?n còn l?p ? ?ây. Ch? sau ?ó, khi ng??i Vi?t tràn t?i, Cham m?i t?n ?i.  Palei Hamu Tanran làng H?u ??c hi?n t?i hình thành t? m?t trong nh?ng cu?c di t?n ?ó, và cu?c di d?i ch? k?t thúc vào cu?i th? k? XIX. ? khu v?c nhà anh Thi?n còn l?u d?u ??n th? n?i bà con Cham cúng t? Yang Takuh (Th?n Chu?t). T? ??n th? [?ã ?iêu] này ng??c lên phía b?c kho?ng 2km là C?k Y?ng Patao (Núi ?á Tr?ng). BÌNH QUÝ T? C?k Y?ng Patao xuôi v? ?ông, là Bình Quý, m?t làng Vi?t. ? ?ây d?c Sông Quao còn t?n t?i r?t nhi?u d?u tích ki?n trúc và ?iêu kh?c Champa giá tr?. Vào th?p niên 1960, vài dòng h? nh? ? Chakleng v?n còn qua khu v?c Bình Quý th? cúng Kut c?a dòng t?c mình.  PALEI CHAKLENG Chakleng x?a có tên là Nha Tranh do ng??i Vi?t ??c tr?i t? âm ti?ng Cham là Chakleng hay Chakling, nay có tên M? Nghi?p thu?c th? tr?n Ph??c Dân.  B?i là m?t làng c? nên khu v?c xung quanh làng t?p trung nhi?u di tích l?ch s?, trong ?ó có h?n 20 Kut bhaw (Ngh?a trang hoang). ?ây là d?u v?t quan tr?ng nh?t ?? nh?n di?n s? c? trú lâu dài c?a c?ng ??ng Cham Ahiêr. Tr??c ?ây, dân Chakleng ch? y?u c? trú t?i Takai Tan?h Wak cách làng hi?n t?i non cây s? v? h??ng ?ông b?c, b? ph?n khác ? Bbl?ng Mil r?y nhà Ch? Ki?u cách làng hi?n t?i 400m v? h??ng ?ông nam. Sau ?ó do m?a ??t nhão, dân làng d?n v? n?i bây gi?.  Gi?a th?p niên 1940-50 n?n d?ch r?i làng b? cháy, l?n n?a h?n n?a dân làng d?i lên r?y Ông Hào Pi?ng cách làng non cây s? v? h??ng nam, t?m c? h?n hai n?m m?i tr? v? ??t c?.  Chuy?n k? Ông Paxa Muk Chakling th??ng ?i mò cua ? bãi bi?n không ph?i là không liên quan ??n th?c t?. Tr??c 1975, ngay phía ?ông làng còn có Láng tr?ng Bbl?ng Kad?ng ??t cà giang r?ng ??n 30 m?u. T? ?ó xuôi xu?ng làng Thành Tín là vùng n??c l? có nhi?u loài cá cua n??c l? sinh s?ng (xem ph?n palei Cwah Patih). PALEI RAM Th? k? XVIII tr? v? tr??c, V?n Lâm c? trú t?i vùng ??t S?n H?i, n?i có Ghur Dil [??m], m?t b? ph?n ? khu v?c Cà Ná (hi?n còn Ghur Kan?k). ??n th?i Nhà Nguy?n, h? bu?c Cham d?i lên phía núi, l?p thành 3 làng: Canah Klau, Canah Dwa, và Canah T?ng (t?c Chà Vin). Hi?n nay d?u v?t Th?ng M?g?k v?n còn. Cu?c kh?i ngh?a c?a Thak Wa 1833-1834 di?n ra ? ?ây. Kh?i ngh?a th?t b?i, c? ba làng này b? san ph?ng, Minh M?ng cho d?i ng??i V?n Lâm v? Ram Ga ngày nay (n?m 1834).  Pháp ??n, h? th?ng ???ng rày xe l?a nam mi?n Trung ti?n hành th?p niên 1920, r?i khi Ram Ga hay b? l? l?t, ng??i V?n Lâm d?i làng lên Tabbôk Kr?h (Gò Gi?a), Tabbôk Gah (Gò Bên). S? ki?n nói lên làng V?n Lâm hi?n t?i hình thành không th? tr??c th?p niên 1920. Th?ng M?g?k ??u tiên c?a V?n Lâm là ? Ram Ga. Ng??i Ram có Ghur Dil, Ghur Kan?k, m?t s? ? Ghur Dar?k Neh; r?i Ghur Ia Kal?ng [tr??c là ? Ia M?l?n, sau ?ó chuy?n v? g?n làng h?n]. PALEI KATUH C? dân Cham ch?y lo?n t? mi?n Trung di d?i vào Nam, ??nh c? ? nhi?u vùng khác nhau. M?t b? ph?n l?n d?ng l?i ? Phú Th? bên này c?u An ?ông – Phan Rang.  Sau ?ó m?t ph?n ?i ti?p ??n palei Cwah Patih.  B? ph?n còn l?i ??nh c? t?i Dh?ng Kia, giáp ranh phía tây palei Katuh hi?n t?i.  Ng??i palei Hamu Cr?k có Kut t?i ?ây, ch?ng t? khu v?c này có c? làng Cham Ahiêr. Tr??c 1975, m?t dòng h? palei Hamu Cr?k còn ??n cúng ki?ng, sau ?ó Kut này b? b? hoang h?n. M?t nhóm khác di d?i lên ??nh c? t?i palei Katuh [khu v?c sân bóng ?á hi?n nay]. Ng??i Cham Awal ??n ?âu l?p Th?ng M?g?k t?i ?ó. Th?ng M?g?k kiên c? ??u tiên dân làng còn nh? ???c d?ng vào n?m 1926, ? palei Katuh c?. PALEI CWAH PATIH ? Pabah Cr?k g?n ??ng Jam Thir, gi?a palei Katuh và Cwah Patih, dân làng ?ào gi?ng hay sau 1975 ?ào Sông Lu b?t g?p v? sò, h?n, dây th?ng, m? neo… ch?ng t? b? bi?n khi x?a n?m sát làng Cwah Patih. Dù hi?n nay kho?ng cách t? Jam Thir ??n b? bi?n cách kho?ng 5 km. Cwah Patih thành l?p vào th?p niên 1850. Tr??c tiên, có b?n ch? em t? vùng Phú Th? – Phan Rang kéo xu?ng mi?t Nam l?p ?p. Th?y vùng ??t Ia njak ia njar n??c ch?y quanh n?m r?t thu?n cho vi?c cày c?y, h? ??t c? ng?i t?i ?ó.  Khi ?y, làng v?n còn r?t hoang s?, k? r?ng có c? g? kuh, g? njei l?n ??n m?t ng??i ôm, c?p beo còn ??y, ?êm nghe ti?ng chúng ?ùa gi?n nghe ?n l?nh. Không l?, nên sau ?ó không lâu m?t trong b?n ch? em b? làm m?i cho loài thú d?. B?n ch? em ?ào Gi?ng Tre [hai gi?ng, m?t ??c m?t cái – hi?n gi?ng Vuông v?n còn ???c dùng t??i ru?ng] ?? t??i cho cánh ??ng ??n 30 m?u ru?ng. Có th? nói t?t c? ??t ?ai palei Cwah Patih ??u do dòng h? này qu?n. Cham ??n ?âu không th? b? chuy?n cúng t? th?n. Nhìn tr??c nhìn sau không có ai nh? c?y, ch? c? ph?i t? phong làm Pajau ph? trách t? l?. ?ây là dòng h? l?n nh?t ? palei Cwah Patih t? tr??c ??n nay. PALEI PALAO & PALEI HAMU CR?K Tên th??ng g?i là làng Cù Lao, t?c Hi?u Thi?n. Tr??c ?ó c? dân s?ng ? ngoài ??o (??o = palao), Nhà Nguy?n cho d?i vào ??t li?n l?p làng ? khu v?c Cà Ná, ??n th?i Pháp làm ???ng rày xe l?a t?t c? m?i d?i vào palei Palao Klak (làng c?) cách Ram Ga kho?ng 2km v? h??ng nam, hi?n v?n còn Kut t?i ?ó. Tr??ng ca Xe L?a Ariya Ridêh Apui có nh?c ??n s? ki?n này. Vi?t Minh n?i lên, dân làng t? ??t c? d?i v? palei hi?n t?i. Xét v? gi?ng nói, tuy?n Chakleng-Bal C?ng-Hamu Tanran [và palei ph? c?n] g?n nh? phát âm cùng ch?t gi?ng, không l? - b?i h? là c? dân Panrang vùng ??ng b?ng.  Trong khi ?ó, bà con Ram h?i khác. Khác do - nh? ??i b? ph?n Cham Bini – làng Ram c? trú ? mi?n duyên h?i [S?n H?i, Cà Ná] sau ?ó b? d?n lên trung du [Canah T?ng...]. Ch? t? n?m 1834 bà con m?i chuy?n v? mi?n ??ng b?ng khu v?c trung tâm là Ram Ga. S? “khác” này còn do ng??i Ram là Cham Bà-ni. Câu h?i ??t ra: T?i sao Hamu Cr?k ngay sát ?ó, và c?ng là Cham Ahiêr, mà gi?ng quá khác? Nguyên do: ng??i Hamu Cr?k m?i t?i. H? v? Panrang cùng “??t” v?i Katuh, sau ?ó chuy?n lên palei c?, ?? cu?i r?t ??n th?i ông D??ng T?n S? làm qu?n tr??ng An Ph??c vào th?p niên 1960, dân làng m?i d?i lên làng m?i bây gi?. [Chú ý thêm: C?nh sông Nh?t L? Qu?ng Bình c?ng có làng tên Bàu Tró (ng??i Vi?t ? Phan Rang g?i Hamu Cr?k là làng Bàu Trúc, hay Ma Tró), và c?ng làm g?m. Có l? ng??i Hamu Cr?k t? ?ó d?i v? th?ng Panrang ch?ng? Hay h? thiên di vào nam, t?m d?ng ?âu ?ó th?i gian r?i m?i v? ?ây? Chi ti?t này nêu ra ch? ?? tham kh?o]. T?M K?T Nh? v?y, sau bi?n c? Thak Wa 1834, tam giác Ram Ga – Hamu Ram [ti?n thân Hamu Tanran] – Chakleng chính là “Phun Dar?ng” [Phun: g?c; Dar?ng: vi?t t?t Pangdurangga, hay Pr?ng Dar?ng là ch? dùng trong Ariya Glang Anak), là “trung tâm” c?a Panrang, ng? ? 3 ??nh tam giác cách tâm ?i?m là Bal C?ng (Phú Quý) trên d??i cây s?. Chính khu v?c này Minh M?ng ?ã d?n Cham l?i, t? ?ó tr?n áp và bao vây. Ariya Glang Anak vi?t: Ra cek Ulik d?k pakhik Phun Dar?ng/ Di graup tapiên ra paw?ng:  H? c?t quân tr?n gi? trung tâm Pangdurangga/ [trong khi] Kh?p b?n b? h? bao vây… Còn các làng khác khi ?y ch? g?m vài ch?c gia ?ình, th?m chí ch? là vài nhóm ng??i thân c?n ch?y lo?n h?p l?i. Nh? là, khi Thi?u Tr? lên ngôi n?m 1840, và kêu Cham t? kh?p vùng r?ng núi tr? v?, dân s? Cham Ninh Thu?n ch? v?n v?n 5.000 ng??i! ______________ (*) Bài vi?t ch? khoanh vùng Phun Dar?ng, và vì là b?n tóm l??c nên tác gi? xin mi?n d?n ch?ng ngu?n t? li?u. Inra Sara Ngu?n: Facebook        Inra Sara   Ngu?n: Facebook
0 Rating 286 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On September 23, 2017
Hình: ngu?n Báo Bình Thu?n.   Có th? kh?ng ??nh không quá r?ng ng??i Ch?m b?n ??a là t?c ng??i c?a l? h?i ? vùng ??t Ninh - Bình Thu?n ngày nay. Vùng ??t này, còn có m?t tên g?i chung r?t n?i ti?ng trong s? Ch?m, ?ó là vùng ??t Panduranga. ?ây là m?t ti?u qu?c c?c nam c?a Liên bang V??ng qu?c Champa x?a. Theo tín ng??ng ?a th?n, có l?ch Sakavi riêng, ngôn ng? và tôn giáo riêng, t? xa x?a ng??i Ch?m ?ã bi?t ??nh h??ng, quy ho?ch và phát tri?n n?n v?n hóa v?n minh l? h?i cho dân t?c mình. Trong ??n v? th?i gian là n?m d?a vào l?ch Ch?m, th??ng thì kh?i ??ng n?m m?i c?a ng??i Ch?m là kho?ng th??ng tu?n tháng 4 d??ng l?ch. Nh? v?y, tính ??n th??ng tu?n tháng 9 d??ng l?ch n?m nay, l?ch Ch?m ch? còn vài ngày ít ?i n?a là b??c sang tháng 7. M?t tháng vô cùng ??c bi?t ??i v?i c?ng ??ng Champa. ?ó là tháng s? di?n ra l? h?i Kate - m?t l? h?i l?n nh?t trong h? th?ng l? h?i c?a ng??i Champa. ? ph?m vi bài vi?t ng?n này, t? cách ??t ??u ??, ng??i vi?t mu?n nói qua m?t chút v? cách g?i tên mùa trong n?m ? l? h?i Kate, cho chu?n xác theo Ch?m l?ch. B?i trong m?t th?i gian dài ?ã qua, hình nh? nhi?u ng??i có s? nh?m l?n tai h?i v? mùa. ??c bi?t là trong các sáng tác âm nh?c c?a tác gi? Ch?m và ngoài Ch?m. Kh?i ??u cho s? nh?m l?n mùa trong l? h?i Kate, không ai khác, chính là A M? Nhân, m?t ??a con tài hoa, m?t nh?c s? g?o c?i c?a c?ng ??ng ng??i Ch?m. Trong nhi?u ca khúc n?i ti?ng c?a nh?c s? A M? Nhân, m?i d?p l? h?i Kate tr? v?, ng??i Ch?m th??ng ???c nghe quen tai nh?ng ca t? ki?u nh? "Kate palei Ch?m ?ón chào mùa xuân v?", hay " t?ng h?i tr?ng Ginang r?n vang, hoa Tagalau g?i mùa xuân ??n",... Nên nh? cho r?ng l? h?i Kate rõ ràng không ph?i r?i vào mùa xuân trong n?m và hoa Tagalau thì báo hi?u mùa thu v?, thay vì "g?i mùa xuân v?" nh? l?i bài hát. S? nh?m l?n này là v?n ?? nh? hay l?n, ng??i vi?t xin ???c ?? c?ng ??ng có ý ki?n và phân tích minh ??nh nó. Riêng cá nhân ng??i vi?t ?ã t?ng ??t câu h?i cho ng??i nh?c s? này, cách ?ây kho?ng 3, 4 n?m t?i t? gia c?a ng??i vi?t, khi m?i ông v? hát giao l?u l? h?i Kate ? ??n Po Dam. Nh?c s? tr? l?i b?ng vài tràn c??i tr? r?t h?n nhiên ngh? s?. Kh?i ??u s? nh?m l?n mùa này, ?ã vô tình hay h?u ý kéo theo nhi?u nh?c s? ?àn em, nh?m theo. ? ?ây, ng??i vi?t xin t? nh? không nêu tên, vì s? th?t là nhi?u nh?c s? r?t h?n nhiên, tài hoa và có tâm t?t ??p v?i V?n hóa Ch?m. Nhà v?n Trà Vigia, ? Phan Rang nhi?u l?n lên ti?ng th? dài v? ca t? ?y. Nhà v?n h? Trà nói r?ng c?n có m?t ca khúc ?ính chính l?i, ??t Kate vào mùa thu cho chu?n m?c không gian và th?i gian. B?ng ?i th?i gian dài, g?n ?ây có m?t ca khúc b?ng d?ng thu hút nhi?u ngàn l??t ng??i xem trên Youtube, bài hát Kate Mùa Thu c?a tác gi? Trà Vigia, qua gi?ng hát ?m, ng?t và tr?m bu?n c?a ca s? Tr??ng Tu?n, ch? không sôi n?i, h?ng h?c sân kh?u nh? trong nh?c c?a nh?c s? A M? Nhân. Tóm l?i, ng??i vi?t ?ính chính r?ng l? h?i KATE DI?N RA VÀO MÙA THU theo Ch?m l?ch, và ngay c? có chi?u b?ng d??ng l?ch ch?ng n?a, thì tháng 10 ch?c ch?n c?ng không ph?i r?i ??ng mùa xuân nhé m?i ng??i.   ??ng Chuông T? Ngu?n: facebook.com
0 Rating 301 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On December 7, 2017
Công trình nghiên c?u Le royaume de Champa c?a G.Maspero ???c gi?i nghiên c?u Champa trên kh?p th? gi?i coi nh? m?t trong nh?ng công trình tiên phong và kinh ?i?n, m?t standard interpretation trong nghiên c?u l?ch s? c?a v??ng qu?c Champa t? kh?i ngu?n cho ??n n?m 1471.[1] S? d? công trình c?a Maspero n?i ti?ng nh? v?y, b?i ?ây là m?t trong nh?ng công trình ??u tiên ?ã phác d?ng lên m?t l?ch s? hoàn ch?nh và n?i ti?p liên t?c c?a m?t v??ng qu?c ?ã t?ng t?n t?i ? mi?n trung Vi?t Nam t? nh?ng th? k? ??u công nguyên cho ??n n?m 1471. Maspero ?ã d?a chính vào hai ngu?n s? li?u quan tr?ng nh?t th?i b?y gi? là Bia ký b?ng ch? Sanskrit và ch? Ch?m c? ???c chuy?n ng? b?i các chuyên gia l?n v? c? ng? th?i b?y gi?; ngu?n t? li?u th? hai là các th? t?ch c? c?a Trung Hoa và Vi?t Nam ?? c?p t?i vùng ??t và c? dân mà ngày nay thu?c mi?n Trung Vi?t Nam. ?ó là nh?ng ngu?n t? li?u quý giá ?? hi?u v? l?ch s? c?a m?t v??ng qu?c x?a, tuy nhiên cách th?c tác gi? s? d?ng các ngu?n t? li?u ?y và cách di?n gi?i/interpretation/discourse c?a tác gi? v? các ngu?n t? li?u ?y nh? th? nào l?i là m?t chuy?n khác.  Cu?n sách trên th?c t? là vi?c t?p h?p l?i các bài nghiên c?u v? l?ch s? Champa mà Maspero ?ã cho ??ng t?i liên t?c trên t?p chí T’oung Pao trong nh?ng n?m 1910 t?i 1913. Sau khi ???c xu?t b?n, cu?n sách tr? thành m?t công trình tham kh?o ??c bi?t quan tr?ng ??i v?i b?t c? ai nghiên c?u v? l?ch s? v?n hóa Champa nói chung và l?ch s? ?ông Nam Á c? x?a nói riêng. Chính vì th? mà các công trình v? ??i sau này c?a Majumdar,[2] G.Coedes[3] và D.G.Hall[4] v? c? b?n ??u s? d?ng l?i và d?a chính vào công trình tiên phong này c?a Maspero khi trình bày v? l?ch s? c?a v??ng qu?c Champa. Nh?ng cách ki?n gi?i c?a Maspero v? l?ch s? Champa t? kh?i ngu?n cho ??n th? k? th? 15, dù sau ?ó ?ã nh?n ???c nh?ng tranh bi?n t? P.Stein hay Arroussause, nh?ng v?n ???c coi là standard interpretation v? l?ch s? Champa. M?t cách ki?n gi?i m?i v? l?ch s? Champa ch? m?i ???c tranh lu?n và b?t ??u l?i t? nh?ng n?m 1970 kh?i ngu?n t? nhóm các nhà nghiên c?u Champa c?a EFEO, và sau ?ó là các nhà nghiên c?u qu?c t? khác quan tâm v? Champa và ?ông Nam Á. Th? h? các nhà nghiên c?u này b?t ??u ??t câu h?i và nghi v?n v? các cách ti?p c?n t? li?u c?ng nh? là cách interpret/ki?n gi?i-lu?n gi?i c?a Maspero v? l?ch s? Champa  ? Vi?t Nam, công trình c?a Maspero ???ng nhiên ?ã tr? thành m?t trong nh?ng ngu?n tài li?u tham kh?o quý giá và quan tr?ng ??i v?i các th? h? nghiên c?u v? Champa h?c. ?ó th?c s? là m?t công trình v? ??i n?u ??t trong b?i c?nh c?a 1 th? k? tr??c ?ây. Khi ? Vi?t Nam, tôi ch?a t?ng có c? h?i ???c ti?p c?n t?i nguyên b?n sách c?a Maspero v? v??ng qu?c Champa b?ng ti?ng Pháp, nguyên do có th? là do tôi l??i, tôi ch?a ??c ???c ti?ng Pháp và c?ng có th? là do ? Vi?t Nam sách này không có ? nh?ng n?i tôi ?ã tìm. Tuy nhiên tôi ?ã ???c ti?p c?n v?i hai b?n d?ch ti?ng Vi?t c?a sách này. B?n th? nh?t tôi ?ã photo ???c t? B?o tàng g?m Gò Sành ? Quy Nh?n, anh H?o ?ã hào phóng cho tôi m??n ?i photo. B?n d?ch này theo tôi nh? là c?a B?o tàng L?ch s? Thành ph? H? Chí Minh. B?n d?ch này khác ??y ??n, chi ti?t và có l? bám sát theo sách g?c (vì có c? ph?n chú thích ch? Hán). B?n th? hai là t? li?u d?ch c?a c? Lê T? Lành, l?u t?i khoa S?, tr??ng T?ng H?p Hà N?i. Tuy nhiên b?n này không d?ch toàn b? nguyên b?n g?c mà là l??c d?ch tác ph?m. Các b?n d?ch khác hi?n có ? ?âu ?ó ? Vi?t Nam thì tôi ch?a ???c ti?p c?n nên không bi?t. Ch? ??n khi sang Singapore tôi m?i có c? h?i ???c ??c cu?n sách c?a Maspero b?ng nguyên b?n ti?ng Pháp. M?t b?n ti?ng Anh c?a cu?n sách c?ng ?ã ???c xu?t b?n, tuy nhiên có khá nhi?u sai sót do d?ch gi? không rành v? ti?ng Vi?t c?ng nh? không có ph?n chú thích ch? Hán, k? c? m?t s? trích d?n sai.[5] Chính b?i th?, ai quan tâm t?i sách c?a Maspero thì t?t nh?t là nên s? d?ng b?n g?c b?ng ch? Pháp, có th? ??i chi?u v?i các b?n d?ch ti?ng Anh và ti?ng Vi?t.  Nguyên b?n ti?ng Pháp sách c?a Maspero th?c s? là m?t công trình ?áng quý. C?ng gi?ng nh? các công trình khác vi?t v? Champa và Vi?t Nam th?i ?ó, tác gi? là ng??i uyên thâm v? c? ng?, ??c bi?t là ch? Hán, nên các chú thích r?t ??y ??n và khoa h?c. Bên c?nh nh?ng ki?n gi?i khoa h?c c?a cu?n sách thì n?u ai nghiên c?u v? Champa mà mu?n t?ng c??ng kh? n?ng ti?ng Pháp và ch? Hán thì ?ây qu? th?c là m?t công trình c?n ph?i tham kh?o. D??i ?ây s? ?? c?p m?t chút v? n?i dung c?a cu?n sách và các cách ki?n gi?i c?a Maspero v? l?ch s? Champa mà không có l?i bình lu?n nào (s? ?? c?p trong nh?ng bài vi?t sau).  Bruce Lockhart trong công trình nghiên c?u g?n ?ây c?a mình ?ã ch? ra ba v?n ?? c? b?n ???c nêu lên b?i Maspero trong công trình n?i ti?ng c?a mình.[6] Theo quan ?i?m c?a G.Maspero thì t?c ng??i Ch?m là t?c ng??i th?ng tr? trong v??ng qu?c Champa và các t?c ng??i khác ???c coi là nh?ng “ng??i m?i (savage) ? nh?ng vùng r?ng núi”.[7] Champa t? kh?i ngu?n c?a mình ?ã là m?t “v??ng tri?u ?n Giáo” (Hinduized dynasty), ch?u ?nh h??ng m?nh m? c?a n?n v?n minh ?n ?? trong b?i c?nh chung c?a th? gi?i ?n ?? hóa ? vùng ?ông Nam Á.[8] C?ng theo G.Maspero thì v??ng qu?c Champa t? khi l?p qu?c d??i tri?u ??i Sri Mara t? th? k? th? 2 cho ??n s? ki?n n?m 1471 là m?t v??ng qu?c th?ng nh?t (single/unity kingdom). S? ki?n 1471 ???c coi nh? là s? k?t thúc c?a m?t nhà n??c ?n giáo ? mi?n Trung Vi?t Nam, và “ng??i Ch?m không còn hi?n di?n trong trí nh? c?a nhân lo?i”.[9]  Trong sách c?a mình, Maspero cho r?ng m?i quan h? gi?a hai t?c Cau và D?a có vai trò quan tr?ng trong l?ch s? v??ng qu?c Champa. Theo ?ó thì t?c Cau/Areca Palm n?m quy?n ? Panduranga và t?c D?a/Coconut n?m quy?n ? phía B?c. Hai t?c này th??ng xuyên x?y ra các cu?c chi?n ??m máu, tuy nhiên th??ng k?t thúc b?ng s? liên minh. (E.15 = B?n ti?ng Anh, trang 15)  Nhà Vua Champa, trong quan ?i?m c?a Maspero, là ng??i có quy?n l?c t?i cao, có uy quy?n ??i v?i s? s?ng và cái ch?t, quy?n l?c v?i vi?c b? nhi?m các v? trí, và toàn b? h? th?ng hành chính c?a toàn th? v??ng qu?c ??u n?m trong tay c?a v? Vua này (E.16)  Theo Maspero, d??i quy?n c?a m?t v? Vua t?i cao c?a m?t nhà n??c Champa th?ng nh?t là h? th?ng các quan l?i c?p t?nh ? các vùng lãnh th? c?a v??ng qu?c, mà theo ông là có 3 ho?c 4 vùng chính là: Amaravati ? phía B?c, g?m c? Indrap?a và Sinhapura; Vijaya ? Trung tâm, là th? ?ô trong th?i k? 1000 ??n 1471; Panduranga hay Panran ? phía Nam. Virapura, hay còn g?i là Rajapura ?ôi khi tr? thành th? ?ô c?a v??ng qu?c. ?ó là vùng l?n nh?t trong ba vùng, và nó bao g?m c? Kauthara. Các vùng lãnh th? này l?i ???c chia nh? thành các t?nh, ch?ng h?n g?m 38 t?nh d??i th?i Haruvarman II. D??i n?a là các trung tâm, các ?ô th?, và các làng xã. (E.17).  Maspero cho r?ng, Lâm ?p chính là Champa, và v??ng qu?c này ?ã ???c hình thành vào n?m 192 SCN v?i v? Vua ??u tiên là Sri Mara trong bia ký, hay Khu Liên trong th? t?ch Trung Hoa (E.25-26). Theo ?ó, Sri Mara trong bia ký và Khu Liên trong s? Trung Hoa ???c ??ng nh?t là m?t ng??i, và là ng??i ?ã t?p h?p các th? l?nh và tuyên b? tr? thành Vua c?a các th? l?nh Cham và ông cai tr? lãnh th? r?ng l?n ??n các biên gi?i phía Nam c?a v??ng qu?c Kauthara, n?i tìm ???c bia Võ C?nh. (E.26)  Các v? Vua sau ?ó và các tri?u ??i sau ?ó c?a Champa ???c Maspero miêu t? nh? là nh?ng v? vua k? ti?p nhau, và l?ch s? Champa là l?ch s? liên t?c c?a m?t nhà n??c Champa th?ng nh?t ? mi?n Trung Vi?t Nam. Vi?c thay ??i các tri?u ??i hay các trung tâm ???c coi là nh?ng s? r?i ?ô và thay ??i dòng h? n?m quy?n c?a m?t v??ng qu?c th?ng nh?t.  Hwang-wang (Hoàn V??ng) và bá quy?n c?a Panduranga, hay Tri?u ??i th? 5/La Ve dynastie (758-859).  Theo Maspero thì m?t tài li?u c?a Trung Hoa cho bi?t r?ng t? n?m 758, tên g?i Lâm ?p không còn ???c s? d?ng, mà thay vào ?ó là tên g?i Hwan-wang. M?t trong nh?ng v? Vua n?i ti?ng c?a Champa trong th?i k? này theo bia ký là Prithivindravarman, Maspero mô t? là thành viên c?a gia ?ình hoàng gia ? Panduranga, “t?c Cau” và ông ti?p t?c ng? t?i phía nam. Tuy nhiên, theo Maspero, v? Vua này cai tr? toàn b? v??ng qu?c Champa và quy?n l?c c?a ông tr?i dài t? Hoành S?n cho ??n biên gi?i c?a ?? ch? Khmer ([Il ‘jouit’ cependant ‘de la terre entière de Campa’ et son autorité s’étendit du mont Hoành S?n à la frontière de l’empire khmèr, p.97]).  Chiêm Thành/ Le Tch’eng-cheng, tri?u ??i th? 6/la Vie dynastie (875-991) ??n tri?u ??i này, Maspero cho r?ng th? ?ô c?a Champa không còn ? Panduranga n?a mà là ? Indrapura, và ??ng D??ng là m?t trong nh?ng trung tâm ph?t giáo l?n vào giai ?o?n này. Maspero ghi nh?n v? nh?ng m?i liên h? c?a Champa v?i các v??ng qu?c khác trong khu v?c, ch?ng h?n nh? s? th?n ??n Java, cu?c chi?n v?i ??i Vi?t, và nh?ng phái ?oàn ngo?i giao ??n Trung Hoa khá th??ng xuyên t? giai ?o?n này. Và b?t ??u t? giai ?o?n này, các s? li?u Trung Hoa và Vi?t Nam ?? c?p t?i Champa khá nhi?u, t? ?ó Maspero s? d?ng ch? y?u (th?m chí trong nhi?u th?i k? là toàn b?) các ngu?n tài li?u này ?? ph?c d?ng l?ch s? Champa cho ??n t?n cu?i th? k? 15 và b? qua các thông tin ?? c?p trong bia ký.  Tri?u ??i th? 7, Theo Maspero thì tri?u ??i Vijaya th? nh?t b?t ??u t? n?m 989 ??n n?m 1044, L?u Ký Tông trong s? Vi?t ???c Maspero ??ng nh?t v?i Ku Shri Harivarman II trong bia ký, lên làm vua ? Vijaya. ??n n?m 999 thì Yan Pu-ku Vijaya lên k? v?, tuyên b? mình là vua ? Vijaya nh?ng tri?u ?ình l?i ??t ? Indrapura, n?i mà t?t c? các tri?u vua ??u tuyên b? mình là h?u du? c?a T?c D?a. N?m 1000 ???c Maspero coi là n?m mà Champa chính th?c r?i ?ô v? Vijaya d??i áp l?c c?a ??i Vi?t t? phía B?c M?t phái ?oàn Champa ?ã ???c c? ??n tri?u ?ình Trung Hoa và cho bi?t v? s? chuy?n d?i kinh ?ô c?a mình, và Maspero ?ã d?a trên thông tin này ?? kh?ng ??nh v? vi?c Champa d?i ?ô t? Indrapura v? Vijaya. H?u nh? t?t c? các ghi chép v? s? Champa sau này ??u theo lu?n gi?i này c?a Maspero và ít ng??i ??t câu h?i v? ?? xác th?c c?a nó (s? bàn ? các bài sau).  Nh?ng ch??ng ti?p theo Maspero d?ng l?i m?t th?i k? dài nhi?u th? k? giao tranh gi?a Champa v?i th? ?ô ? Vijaya v?i ??i Vi?t ? Phía B?c và Khmer ? phía Nam, c?ng nh? là cu?c chi?n ch?ng Mông Nguyên vào th? k? XIII D??i ?ây là ?o?n vi?t c?a Maspero v? vi?c vua Champa dâng hai châu Ô và Lý c?a Champa cho vua nhà Tr?n Giai ?o?n cu?i c?a tri?u ??i th? XI, hay là th?i k? c?a Ch? B?ng Nga ???c Maspero coi là th?i k? huy hoàng ??nh cao c?a v??ng qu?c Champa (cu?i th? k? XIV) Th?i k? t? sau giai ?o?n c?a Ch? B?ng Nga ??n n?m 1471 ???c Maspero coi là th?i k? suy tàn và k?t thúc c?a l?ch s? v??ng qu?c Champa, và l?ch s? Champa d?ng l?i ? Tri?u ??i th? 14 (1458-1471) M?t s? trang vi?t c?a Maspero v? cu?c t?n công c?a vua Lê Thánh Tông, trong ?ó có ?? c?p t?i vùng ??t Phú Yên mà anh B?o ?àn có ?? c?p: S? ki?n 1471 Maspero c?ng coi ?ó nh? là d?u ch?m h?t c?a l?ch s? v??ng qu?c Champa, và sau th?i ?i?m ?ó thì Champa ?ã không còn hi?n di?n trong trí nh? c?a nhân lo?i Trên ?ây là nh?ng gi?i thi?u chung khái quát v? di?n gi?i c?a Maspero v? l?ch s? v??ng qu?c Champa t? n?m 192 ??n 1471. ?ây th?c s? là m?t công trình giá tr? và ?áng quý soi sáng l?ch s? c? x?a c?a m?t v??ng qu?c ?ã t?ng t?n t?i ? mi?n Trung Vi?t Nam trong nhi?u th? k?. Nh?ng di?n gi?i c?a Maspero d?a trên các t? li?u bia ký và th? t?ch Trung-Vi?t sau khi ra ??i ?ã thành n?n t?ng và cái s??n cho các sách và bài vi?t v? l?ch s? Champa c?a các th? h? nghiên c?u Champa và ?ông Nam Á sau này mà r?t ít ng??i ??t ra các câu h?i v? ?? xác th?c c?a các t? li?u, ?? xác th?c c?a các di?n gi?i c?a Maspero t? các t? li?u. Nh?ng bài vi?t v? các tranh lu?n c?a các h?c gi? ??i v?i nh?ng di?n gi?i c?a Maspero s? ???c gi?i thi?u trong nh?ng bài vi?t sau Do Truong Giang April 18, 2012 [1] Maspero, Georges. Le royaume de Champa, rev.ed. Paris and Brussels: Van Oest, 1928. [2] Majumdar, R.C. Ancient Indian Colonies in the Far East, Vol.1 – Champa (1927); and Vol.2 – Suvarnadvipa (1937) [3] Coedes, George (1944). Histoire ancienne des etats hindouises d’Extreme-Orient. Translated into English as The Indianized states of Southeast Asia Ed. Walter F.Vella, translated by Susan Brown Cowing. Hawaii: East-West Center Press, 1968 [4] Hall, D.G.E. A history of South-east Asia. London: Macmillan Limited, 1955 [5] Tham kh?o b?n d?ch ti?ng Anh c?a công trình này: The Champa kingdom – The history of an extinct Vietnamese culture, ???c chuy?n ng? b?i Walter E.J. Tips. Bangkok: White Lotus Press, 2002 [6] Bruce M.Lockhart trong “Colonial and post-colonial constructions of ‘Champa’”, in trong The Cham of Vietnam – History, Society and Art. NUS Press, Singapore, 2001, tr.1-53. [7] Maspero, The Champa kingdom, s?d, tr.2. [8] Maspero, The Champa kingdom, s?d, tr.3. [9] Maspero, The Champa kingdom, s?d, tr.118. Quan ?i?m này c?ng ???c m?t s? các h?c gi? khác ?ng h?, ch?ng h?n nh? Majumdar trong: Champa – History and culture of an Indian colonial kingdom in the Far East, tr.148-149. Theo Campapura.wordpress.com
0 Rating 325 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On December 16, 2017
By Sakaya Tr??ng V?n Món   (Ngu?n: Facebook)     Katé Ch?m n?m 2011 ch?m d?t ?ã ?? l?i nhi?u ?n t??ng trong lòng khán gi? c?ng nh? nh?ng ng??i d? h?i. Th?i gian và không gian Katé ngày càng lan r?ng t?a ngát h??ng, tung bay kh?p m?i mi?n. Katé Ch?m không còn gi?i h?n m?t ngày, hai ngày ? palei Phan Rang, Phan Rí, Pajai n?ng gió mà ?ã v??n ??n ch?n th? thành Sài Gòn – C?n Gi? và c? n??c M?, Pháp. “Katé – Palei Ch?m” ?ã tr? thành kh?u hi?u m?i g?i, cu?n hút du khách th?p ph??ng.   D?u bi?t r?ng Katé nào c?ng m?a! Katé nào c?ng ca hát nh?y múa, ?á bóng! Katé nào c?ng ?n th?t v?t, cari bún và u?ng bia nh? nhau. Tuy nhiên n?u n?m nào không ???c tham d? Katé thì c?m th?y thi?u và tr?ng v?ng. Linh h?n Katé - Ramawan ?ã tr? thành b?t di?t trong tâm h?n m?i ng??i Ch?m.   Tôi ?ã t?ng làm vi?c 16 n?m ? Ninh Thu?n, nh?ng không n?m nào ?n ???c m?t mùa Katé tr?n v?n nh? n?m nay. Th??ng m?i n?m làm l? h?i Katé, tôi ? c? quan ph?i t?t b?t lo t? ch?c Katé cho bà con. ??c bi?t, ??n ngày Katé tôi ph?i ti?p và h??ng d?n nhi?u ?oàn nghiên c?u, khách tham quan. ??a h? tham d?, gi?i thi?u ?? h? hi?u v? Katé Ch?m. Khi ch??ng trình kh?o sát l? h?i c?a các ?oàn k?t thúc, thì l? Katé ?ã ch?m d?t. Tôi ?n Katé khá mu?n màng? V? làng không khí Katé ?ã chìm l?ng. H?t Katé ??ng sau tôi là nh?ng kho?ng tr?ng.   N?m 2004 tôi b?t ??u ?i h?c n??c ngoài và sau ?ó n?m 2009 v? công tác ? Sài Gòn. Th?i gian ? n??c ngoài h?n 4 n?m, tôi v?ng Katé 4 l?n. Mãi ??n n?m 2011, tôi m?i ???c t? do, tho?i mái d? m?t mùa Katé tr?n v?n ? c? 4 vùng: Katé Phan Rang, Katé B?c Bình, Katé &Ramawan Tp HCM; Katé c?a Công ty c? ph?n Khánh S?n ? C?n Gi?.     Katé Phan Rang     Katé Phan Rang lúc nào c?ng m? ??u.Vào ngày 26/9/2011, tôi t? Sài Gòn cùng ?oàn ngo?i giao Vi?t Nam và Campuchia ??n th?m Katé làng Ch?m. Chi?u ngày 26/9/2011 chúng tôi ??n th?m l? ?ón r??c y trang c?a Po Ina Nagar ? H?u ??c. Không khí Katé ? ?ây v?n không thay ??i, v?n r?o r?c, háo h?c nh? x?a. C?ng là màng múa t?p th? truy?n th?ng hàng tr?m ng??i ?? chào ?ón quan khách, r?i ??n ?á bóng, t?ng nhà t? ch?c ti?p ?ãi khách linh ?ình. K?t thúc màng múa, chúng tôi ??n th?m ??n Danaok Po Ina Nagar. ? ?ó có m?t nh?ng tu s?- ban t? l? Katé.Tr??c c?a và trong ??n có ki?u khiêng. Trong ??n có Po Adhia, Kadhar, Pajau m?c áo tr?ng, kh?n ?? và vài ng??i Raglai ng?i ch?m nhau ? góc ??n r?t matuei madhar, ch?ng ai quan tâm m?c dù h? là t?ng l?p hoàng gia. Tôi th?y m?i th? không thay ??i, ch? có vài ch?c s?c thay ??i. Po Adhia và Kadhar- nh?ng ng??i tr? trì t? l? ? ?ây mà tôi ?ã t?ng g?p h? 6 n?m v? tr??c bây gi? ?ã m?t. S? còn l?i, m?c dù tu?i già s?c y?u, qua nhi?u n?m xa cách h? v?n nh?n ra tôi nh? ngày nào.Th?t c?m ??ng,tay b?t m?t m?ng h? h?i. Trong ch?n linh thiêng này không cho phép nói chuy?n nhi?u v?i nhau. Vài l?i th?m h?i, ch?p vài ki?u ?nh l?u ni?m v?i nh?ng tu s?, chúng tôi t?m bi?t các c? và r?i làng H?u ??c.   ?oàn chúng tôi v? Phan Rang, ghé th?m Trung tâm Nghiên c?u V?n hoá Ch?m Ninh Thu?n. Trung tâm này ???c nhà n??c xây d?ng l?i khan trang b? th? v?i ki?n trúc r?t l?, không x?p ???c vào lo?i ki?n trúc nào. Chúng tôi ???c m?i vào xem nhà tr?ng bày, nhân viên thuy?t minh b?ng ti?ng Vi?t nên khách Campuchia không hi?u. ?oàn yêu c?u thuy?t minh b?ng ti?ng Ch?m nh?ng nhân viên ? ?ây không ai ?áp ?ng ???c. Th?y v?y ông giám ??c Trung tâm ti?p l?i và thuy?t minh m?t tràn b?ng ti?ng Ch?m pha l?n ph?n l?n ti?ng Vi?t nên ng??i Ch?m Campuchia c?ng không hi?u ông ?y nói gì. Cu?i cùng tôi ??ng ra thuy?t minh thay.Vào Trung tâm này tôi th?y ch? có ngôi nhà m?i, còn hi?n v?t tr?ng bày ? ?ây v?n không thay ??i so v?i nh?ng n?m tr??c ?ó. Cách tr?ng bày hi?n v?t ? ?ây gi?ng nh? cách tri?n lãm m?t phòng tranh t??ng c?a m?t ho? s? h?n là cách tr?ng bày hi?n v?t c?a b?o tàng hay nhà tr?ng bày di s?n v?n hoá.   Sáng ngày 27/10/2011, ?oàn chúng tôi lên th?m Katé tháp Po Klaong Garai. C?nh ??u tiên nh?n th?y là, ngày h?i l?n c?a dân t?c Ch?m nh?ng nh?c tr? Vi?t phát lên loa inh ?i. C? ??, vàng, xanh bay ph?t ph?i, ch?c ch?n ?ó c?ng không ph?i nh?ng lá c? Ch?m. Ng??i Kinh bán hàng rong, vé s?, trò ch?i ?? ?en r?t nhi?u. Khi ?oàn xe chúng tôi ghé vào ???ng lên tháp, ngay c?ng chào g?p bãi rác to. Nhân viên ch?n xe l?i, không cho lên tháp ti?p m?c dù xe chúng tôi có bi?n s? ngo?i giao và g?n còi hú trên mui. Lúc ?ó chúng tôi không mu?n s? d?ng uy quy?n c?a mình mà âm th?m t?p xe ??u ngay bên c?nh bãi rác.   R?i kh?i xe, chúng tôi chen chút m?t h?i lâu c?ng ???c lên tháp. Kho?ng 8.30h l? Katé khai m?c. Ông bí th?, ch? t?ch t?nh gì ?ó ??c di?n v?n khai m?c và t?ng quà cho ch?c s?c. Sau ?ó ti?t m?c trình di?n v?n ngh? l? h?i Katé Ch?m. C?nh ? ?ây m?t tr?t t? ?ã di?n ra m?y n?m nay nh?ng chính quy?n, ban t? ch?c l? h?i Katé ch?a có gi?i pháp. Nh?ng nhà nhi?p ?nh, camera ?ông ?úc, chen l?ng ch?p ch?p quay quay, b??c ngang qua c? ?? chu?n b? cúng c?a các ông tu s?. Tôi t??ng nh? m?i n?m ? t?nh, Katé phong phú l?m nh?ng không ng? n?m nay ch? có hai ti?t m?c. M?t múa qu?t truy?n th?ng Ch?m và múa Mã La c?a ng??i Raglai. Sau ch??ng trình v?n ngh?, BTC Katé tuyên b? k?t thúc. T? ?ó làm cho m?i ng??i h?t h?n. Có m?t nam di?n viên ?i?n ?nh r?t n?i ti?ng ??ng c?nh tôi, ông h?i ch??ng trình Katé k?t thúc h?. Tôi tr? l?i, ?úng v?y. Ông nói sao b?n tôi k? l? h?i Katé phong phú l?m mà, ch? v?y thôi ?! Tôi h?i l?i, ngh? s? tham gia Katé l?n ??u tiên h?. Ông tr? l?i vâng! Tôi c?ng c?m nh?n nh? v?y, không th?y Katé n?m nào mà t? nh?t nh? n?m nay ? ??n tháp. T? ngày ??n tháp Po Klaong Gariai b? nhà n??c qu?n lí Katé ngày càng xu?ng c?p tr?m tr?ng. Vì nhà n??c luôn ph? thu?c vào ti?n. N?m nào nhà n??c có kinh phí thì Katé ???c t? ch?c hoành tráng, sôi ??ng. N?m nào không có kinh phí thì Katé t? nh?t. N?u c? ?à nh? th?, Katé Ch?m s? r?t b?p bênh và cu?i cùng s? phai nh?t.   Ng??c l?i tr??c n?m 1990, tháp Ch?m ch?a b? nhà n??c qu?n lí, làng Ch?m t? ??ng t? ch?c Katé r?t hay.Tr??c ngày Katé m?t ngày, Ban t? ch?c huy ??ng dân làng h?c sinh, sinh viên làm v? sinh tháp, phát cây d?n c?, làm gì có c?nh t??ng b?i rác h?i hùng kia tr??c c?ng tháp. Ch??ng trình Katé do chính ng??i Ch?m t? ch?c. M?i làng Ch?m ??u có ??i v?n ngh?. ??n ngày Katé h? lên tháp ??ng kí v?i BTC l? h?i ?? bi?u di?n. Khi l? khai m?c Katé xong, ??i v?n ngh? t?ng thôn làng, ch?n m?t góc ??t tr?ng nào ?ó ? khuôn viên tháp sinh ho?t. C? th? b?ng ?ôi chân tr?n, h? ca hát nh?y múa cho nhau nghe. ??c bi?t ai lên tháp ??u m?c áo qu?n truy?n th?ng Ch?m, làm gì có ai m?c qu?n hai ?ng lên tháp. T? ?ó t?o nên c?nh s?c l? h?i Katé r?t ??c ?áo. Nay không khí Katé truy?n th?ng ?ã d?n phai màu, xu h??ng Katé không là c?a dân mà b? nhà n??c chi?m l?nh, b?ng m?t l? h?i Katé c?a nhà n??c, do nhà n??c giàn d?ng và ph? thu?c vào nhà n??c. Dân làng luôn b? ??ng. H?n Katé truy?n th?ng ?ang y?u d?n. Trong t??ng lai Katé ch? còn là nh?ng ??a con lai y?u ?t ?ang ngày ?êm thoi thóp ch? ngu?n s?a m? già ?ã hoá th?ch t? m?y tr?m n?m qua.   Th?t v?ng ch??ng trình Katé ? tháp Ch?m, tôi quy?t ??nh ??a ?oàn rút lui ra kh?i khu v?c tháp.Tình c? lúc này tôi g?p ???c ông M? Tray, m?i ng??i gi?i thi?u v?i ông, tôi là nhà nghiên c?u V?n Món Sakaya. Tôi chào h?i ông m?y câu r?i t?m bi?t theo ?oàn ?i. Không ng? M? Tray l?i ch?y theo, g?i tôi l?i xin phép nói chuy?n thêm vài phút. Ông h?i tôi và xác ??nh l?i r?t nhi?u l?n, có ph?i tôi là V?n Món Sakaya, ?úng chính xác là ng??i ?ã h?c ? Mã Lai và M? v? không? Có ph?i tôi là ng??i ?ã vi?t cu?n l? h?i Ch?m không? Ông ta k? ?ã ??c r?t k? cu?n sách này. Tr??c khi ?i l? h?i này, ông c?ng ??c l?i bài Katé c?a tôi. Ông nghi ng? tôi không ph?i là V?n Món Sakaya nên ông h?i r?t nhi?u l?n chuy?n này. E r?ng nói ti?ng Vi?t ông không hi?u, tôi chuy?n qua nói ti?ng Anh, tôi chính là V?n Món Sakaya thì ông ta yên tâm. Ch?c trong trí t??ng t??ng c?a ông , V?n Món Sakaya là ng??i tr?nh tr?ng, ph?i m?c áo Veston, ?eo kính tr?ng, túi d?t d?m 3 cây vi?t xanh, ??, tay xách c?p da, chân mang giày láng cóng. Không ng? V?n Món Sakaya t??ng l?i b?i b? nh? th? kia? Ông ta còn h?i tôi có h?c ? tr??ng Po Klong không? Tôi nói, không. Tôi là th? h? tr? Ch?m sau n?m 1975, do c?ng s?n ?ào t?o (xin l?i vì tôi nói t? “cách m?ng” (revolution) ông ta không hi?u nên tôi m?i s? d?ng t? “c?ng s?n” (communist). Ông ng? l?i m?i tôi... Tôi cám ?n và h?n d?p khác.Tôi ??a cho ông name card và kèm theo l?i xã giao, có gì chúng ta liên h? sau. Trong lúc nói chuy?n, tôi ch?ng ?? ý, th?nh tho?ng có nh?ng ánh ?èn máy ?nh nh?p nháy v? phía chúng tôi.   Tôi t?m bi?t M? Tray, len lõi gi?a dòng ng??i ra kh?i tháp. Ti?p t?c ??a ?oàn tham quan ??n hai làng ngh? sau ?ó tôi ti?n h? vào Sài Gòn. Tôi quy?t ??nh ? l?i làng Ch?m ?n Katé. Ngày hôm sau tôi ?i vòng m?t làng Ch?m ?? xem không khí l? h?i Katé. Tr??c khi vào làng Ch?m tôi c?ng âm th?m l?ng l? ?i vào các ch? ng??i Kinh ? vùng Ch?m nh? ch? Phan Rang, ch? Tháp Chàm, ch? Phú Quý v?a ?? kh?o sát v?a ?? mua quà t?ng nh?ng trí th?c, tu s? Ch?m. Tôi c? ngh? Katé Ch?m ch? di?n ra ? làng nh?ng trong ch? không khí Katé c?ng r?n ràng, h? xã, sôi n?i nh?ng l?i chào h?i, chúc t?ng Katé gi?a ng??i Kinh (ng??i bán hàng) và ng??i Ch?m (ng??i mua hàng). Ng??i Ch?m tiêu th? hàng hoá nhi?u, ch? y?u h? mua ?? ?? ?ãi khách, ?? mua ?? cúng ch?ng bao nhiêu. Ng??i Kinh bán ?? không k?p ch?y, không k?p l?y ti?n. Th?nh tho?ng tôi c?ng th?y ng??i Ch?m mua hàng ch?u (mua hàng nh?ng không tr? ti?n m?t ngay, ch? khi nào có ti?n ng??i mua hàng m?i tr? cho ng??i bán sau). ?i vào làng Ch?m, nhà nào c?ng ?ãi khách t?ng ?oàn, nh?t là nh?ng nhà cán b?, h?c sinh, sinh viên Ch?m. Nhà nông dân ch? y?u là cúng qu?y ông bà (ew muk kei), sau ?ó là bà con trong n?i t?c ?n u?ng v?i nhau là chính. Nhà nào c?ng có vài thùng 333, th?c ?n gi?ng nhau, ch? y?u là v?t xào, th?t gà lu?c, th?t heo n??ng, cari bún ho?c bánh mì. Th?y khách m?i ng??i Kinh ?i hàng ?àn, ?n nói vui v?, khí th? .Vì ???c m?i ?n Katé th?t s??ng, ?n ki?u t?p th?, ?? ?n nóng, bia u?ng không gi?i h?n, ?n u?ng ??u mi?n phí, không có quà bi?u, không có ti?n lì xì…Ki?u ?n này ?i ??n t?n n??c M? giàu nh?t th? gi?i và c? lên thiên ???ng c?ng không có. ?n t??ng ??u tiên, tôi vào làng H?u ??c, th?y ?oàn xe (3 chi?c xe t?i) ?ang ch? nh?ng két bia ?ã u?ng xong ra kh?i làng. Không bi?t Katé làng Ch?m tiêu th? bao nhiêu két bia, xe t?i kia ch? bao nhiêu chuy?n r?i?. Nh?ng ch?c r?ng mùa Katé và Ramanan ? Ninh Thu?n ?ã góp ph?n không nh? ?? nâng k? lu?t u?ng bia c?a Vi?t Nam lên ??ng hàng th? hai th? gi?i sau n??c ??c.   Mùa Katé, làng Ch?m không bao gi? thi?u hai môn s? tr??ng n?a ?ó là bóng ?á và v?n ngh?. Bóng ?á ??i làng này làng kia ?á giao h?u v?i nhau. Vào bu?i t?i, làng nào c?ng có t? ch?c ?êm v?n ngh?, múa hát. Có làng sân kh?u ch? là m?t mô ??t nhô lên và m?t cái bóng ?i?n tròn, hai loa thùng nh?ng h? c?ng làm nên ch??ng trình v?n ngh? ??c s?c. Tôi âm th?m ?i kh?o sát v?n ngh? hai làng MN và BT. Tôi c? ng? v?n ngh? c?a làng v?ng teo, ch?ng ai coi, nh?ng quá ?ông không th? nào chen chân. Ch??ng trình ch? y?u nh?ng bài hát múa truy?n th?ng và nh?ng bài mà nh?ng nh?c s? Ch?m, Kinh m?i sáng tác trong nh?ng n?m g?n ?ây nh? nh?ng bài c?a c? nh?c s? ?àng N?ng Qu?, Tan Tu, Am?nhân, nh?ng bài múa Ápsara, múa tr?ng Baranâng. Di?n viên ch? y?u là h?c sinh, sinh viên và nh?ng ca s?, ngh? nhân chân ??t …T?t c? h? ?ã hoà quy?n v?i nhau góp ph?n làm nên linh h?n v?n ngh? trong m?i d?p Katé & Ramawan ? làng Ch?m     Katé B?c Bình   T?m bi?t Katé Phan Rang, tôi v? ?n Katé B?c Bình hai ngày c?ng là hai ngày chìm ??m trong ti?c tùng và bia. ?i nhà nào c?ng v?y, c?ng cúng kính ?ãi khách. C?ng y h?t nh? Phan Rang nhà nào c?ng u?ng bia lon 333. Hình nh? bia chai ?ã tuy?t ch?ng ? làng Ch?m. Khách vi?ng th?m t?ng ?oàn, ?n u?ng hoàn toàn mi?n phí. M?y ngày ? B?c Bình tôi ? Nhà Tr? c?a m?t ng??i Ch?m. Ch? nhà cao to, hi?n t?, ít nói. Không khí Katé mãnh li?t nh? th? nh?ng không len lõi n?i vào nhà ông. Trong không gian t?nh m?ch, nhà tr? im v?ng. Ông ng?i m?t mình nh? ?ang ngh? gì quá kh? xa x?m, m?t th?i vàng son mà ông t?ng tr?i.     Katé C?n gi?     Tôi t?m bi?t B?c Bình.V?n chi?c xe Honda Air Blade rong r?i kh?p n?o ???ng mùa Katé. Tôi tr? v? Sài Gòn, r?i qua r?ng sát C?n Gi? vào ngày 22/10. Gi?a r?ng mênh mông, Katé Ch?m ??t nhiên xu?t hi?n. M?t bu?i sáng ??p tr?i, t?ng ?oàn xe ch? ng??i Ch?m n?i ?uôi nhau hành h??ng v? Katé ? C?n Gi?. Công ty c? ph?n Khánh S?n C?n Gi? chào ?ón l? h?i b?ng kh?u hi?u Ch?m – Vi?t th?t hoành tráng, nh?t là hàng ch? Ch?m truy?n th?ng to (Raok uen harei Katé Cam thun 2011) bay b?ng, hiên ngang gi?a cánh r?ng. Thành ph?n tham gia ??y ??, c? Ch?m Ahier, Ch?m Awal và Ch?m Islam. Nh? ?ó mà t?o nên m?t s?c màu Katé m?i l? ? C?n Gi?. T?ng s? ng??i d? l? ??c tính g?n 1.500 ng??i, nhi?u nh?t là ng??i Ch?m Palei Pajai. Katé m? ??u b?ng trò ch?i ??p n?i và b?t v?t có th??ng. Bu?i tr?a ?n c?m dân dã gi?a r?ng. ? ?ây tôi c?ng g?p ??y ?? ch?c s?c Ch?m nh? Po Basaih, Po Acar, Imam…Bu?i t?i hôm ?ó chúng tôi t? g?i nhau nhóm l?i bao g?m Gru Thành Ph?n, Lâm T?n Bình, Qu?ng ??i H?i, Ch? Viên, Sam?c Linh … ?? ch?y ch??ng trình v?n ngh? giúp vui cho bà con. ??u tiên kêu g?i các ?oàn, các palei Ch?m tham gia ??ng kí ch??ng trình v?n ngh?. T?t c? h?n 10 ?oàn ??i di?n g?n 10 palei ??ng kí, t?ng c?ng là 24 ti?t m?c. Chúng tôi s?p x?p l?i ch??ng trình và b?t ??u bi?u di?n t? lúc 9h t?i ??n 11h30 k?t thúc. Lúc này ai c?ng b?n r?n, m?i ng??i m?i vi?c. Không tìm ai ???c ?? làm MC (master of ceremony), m?i ng??i th?y tôi có khoát áo cánh d?i c?a nhà báo nên c? tôi làm MC. Tôi tr? thành MC b?t ??c d?. Áo qu?n th?m ??m m? hôi t? sáng ??n t?i, không có áo m?i ?? thay, ??u tóc qu?n, r?i b?i, không tìm th?y l??c ?âu mà ch?i tóc cho ??p ?? b??c lên sân kh?u. Trong tôi, t?i hôm ?ó không còn gì, ch? có “tinh th?n Katé b?t di?t” v?i nét m?t r?ng r?, ánh m?t sáng ng?i, gi?ng nói vang vang c?t lên ??u ??u m?c dù không truy?n c?m, d?u dàng l?m. Ch??ng trình ti?p t?c ch?y, nh?ng di?n viên vai tr?n chân ??t v?n h?ng say, cu?ng nhi?t ca hát nh?y múa trên sân kh?u. Ch? ?? hát múa v?n là nh?ng bài hát c? nh?c s? ?àng N?ng Qu?, nh?c s? Am?nhân nh? Bhum adei, H?i Katé, g?p em ?êm h?i Ramawan, múa qu?t...Ch??ng trình k?t thúc b?ng ti?ng hát c?a ca s? Y Sa v?i bài hát Bar batéh tal paje và màn múa m?ng h?i Katé c?a palei Pajai di?n ra sôi ??ng ??y ?n t??ng. M?i ng??i ch?y ào lên sân kh?u cùng múa nh?y và giao l?u. ?èn sân kh?u quay nhanh ?? màu, pháo hoa, ?èn sáng r?c t?o thành âm vang sôi ??ng lay chuy?n r?ng sác C?n Gi?. Không ng? ch??ng trình dân giã mà t?o ???c ?n t??ng nh? th?, ?? l?i nhi?u ?n t??ng trong lòng khán gi?. Vì ??n ?ây h? múa hát b?ng chính nh?ng trái tim và nh?p ??p chân tình, ch? không ph?i múa hát vì ti?n, vì huy ch??ng và gi?i th??ng. H? ??n tham d? Katé m?t cách t? giác cho công ??ng và cho chính h?, ch? không ph? Katé do nhà n??c t? ch?c. Do v?y h?n Katé C?n gi? khác h?n h?n Katé ? nh?ng n?i khác do nhà n??c t? ch?c. Có m?t khán gi? có chuyên môn ?ã nh?n xét, Katé C?n Gi? hoành tráng và có h?n h?n ch??ng trình Ngày h?i V?n hoá Dân t?c Ch?m m?y n?m tr??c ? Hà N?i.     S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7     12h ?êm ch??ng trình Katé C?n Gi? k?t thúc, nhóm chúng tôi ph?i quay v? l?i Sài Gòn ngay ?êm ?ó ?? k?p sáng mai ch?y ch??ng trình S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7 t?i Sài Gòn. Tôi v?n trung thành v?i con ng?a s?t Honda Air Blade ch? theo m?t ng??i r?i kh?i C?n Gi?. Còn l?i gru Ph?n, anh Bình, Qu?ng ??i H?i, Thành Ch? Ph??ng … ?i xe ô tô gru Ph?n, không may xe b? l?y, vì ???ng ??t, n??c thu? tri?u lên, ???ng C?n Gi? lún. M?i ng??i xúm vào ??y xe gru Ph?n g?n m?t ti?ng ??ng h? và cu?i cùng c?ng ch?y ???c v? Sài Gòn g?n 4 gi? sáng. Chúng tôi ch? ???c ch?p m?t vài ti?ng l?i th?c d?y ??n ??i h?c V?n hoá ?? làm ch??ng trình Katé. Cu?i cùng ng?a s?t Honda Air Blade c?a tôi v?n th??ng h?ng, ?i ??n n?i v? ??n ch?n r?t ti?n l?i. Ch?c nh? Po Yang phù h?, ?? trì thôi.   L? h?i Katé & Ramawan m?t b? ph?n ng??i Ch?m và các em sinh viên sinh s?ng h?c t?p và làm vi?c t?i Sài Gòn t? ch?c hàng n?m ?ã tr? thành thông l?. Làm ???c ch??ng trình nh? th? gi?a lòng Sài Gòn là n? l?c r?t l?n ??i v?i các em sinh viên và nh?ng anh em Ch?m tâm huy?t. S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7 -20011 c? b?n thành công r?c r?. Tuy nhiên n?u chúng ta c? b?ng lòng và t? hào nh? th? thì ch??ng trình s? tr? thành nhàm chán, c? l?p ?i l?p l?i nh? th? t? n?m nay qua n?m khác, không có gì m?i h?n. N?m nào c?ng bài hát Bhum Adei, g?p em ?êm h?i Ramâwan, c?ng tình ca gi?ng n??c cây bàng, c?ng múa Siva, múa tr?ng Baranang … ? ?ây không ai ph? nh?n nh?ng sáng tác m?i mà còn khuy?n khích n?a là khác. S? ?òi h?i ??i m?i ? ?ây không ph?i là ?òi h?i ph?i ??i m?i bài hát, ph?i c?i biên, nâng cao t? bài c? nhi?u lên. ?ó là ??i m?i sai l?m và s? d?n ??n s? m?t g?c v? v?n hoá. ??i m?i có nhi?u cách, c?ng bài ?ó nh?ng n?m này bi?u di?n ? không gian, môi tr??ng khác, v?i ??o c?, múa ph? h?a khác thì nó s? m?i h?n. Ch? không nh?t thi?t n?m nào c?ng ??ng hát trên sân kh?u, di?n viên m?c áo dài Ch?m ?eo dây ?ai và phong sân kh?u là tháp Ch?m, ?èn chi?u vàng. Ví d?, ca s? Thu Hi?n luôn hát bài dân ca Hu? bao n?m nay nh?ng m?i khi ca s? hát ??u th?y m?i là do cách làm nh? trên. Chúng ta ph?i quy?t t?m h??ng ??n chuyên nghi?p h?n. Hi?n nay ?ã là S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7, ch? còn 3 n?m n?a (r?t nhanh) s? ??n S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 10. K? ni?m 10 n?m chúng ta c?n ph?i làm gì, ch??ng trình ra sao ph?i tính ngay bây gi?. ??n lúc k? ni?m 10 n?m mà S?c màu l? h?i Katé & Ramwan v?n nh? l?n 5,6,7 thì không còn gì ?? bàn ? ?ây. Mu?n làm m?i ?i?u này ph?i có ??o di?n, nh?c s?, biên ??o múa. Ng??i Ch?m ta có ??y ?? l?c l??ng này. D? nhhiên làm vi?c này là khó không ??n gi?n, ?òi h?i m?i ng??i ph?i có nhi?t tâm và tính hi sinh. Vì khó nh? v?y, nên có m?t s? ng??i tham gia r?i d?n b? cu?c. Hi?n nay ch? mình gru Ph?n là có tinh th?n theo ?u?i cu?c ch?i này su?t t? sau gi?i phóng ??n nay.   ? Sài Gòn m?i l?n t?p trung anh em r?t khó, vì nhi?u lí do khác nhau m?i ng??i không ??n tham gia ???c. Ví d? hôm s? kh?o ch??ng trình S?c màu l? h?i Katé Ramwan l?n 7, ngoài gru Ph?n b?n vi?c ? Phan Rang không ??n ???c, còn l?i anh em l?n tu?i không ai ??n ch? có tôi , ?àng N?ng Hoà và Hán D??ng Phú. Hôm ?y có anh Phú V?n H?n ??n nh?ng do b?n vi?c nên m?t lúc ph?i ?i. Hôm t?ng duy?t ch??ng trình có thêm Biên ??o múa Quang D?ng, n?m tr??c có thêm nh?c s? Am?nhân. C?ng nên bi?u d??ng m?t s? ng??i kiên trì ch?u ??ng có tinh th?n hi sinh, ?óng góp vô biên nh? gru Ph?n, V?n Quang V? …??c bi?t ph?i k? ??n anh Hán D??ng Phú m?c dù ? Phan Rang nh?ng khi có ch??ng trình Katé anh ??u b?t xe vào Sài Gòn tham gia v?i anh em. Ng??c l?i, có m?t s? anh em m?c dù ? t?i Sài Gòn nh?ng không có m?t và ?óng góp gì cho phong trào. Nói chung t?t c? anh em ??u có tinh th?n, vì th? ?ã t?o nên s?c màu Katé m?y n?m nay th?t hoành tráng. T?t c? khán gi? ngoài Ch?m khi xem ch??ng trình qua nh?ng c?nh tái hi?n l? h?i Katé & Ramawan, nh?ng l?i ca ti?ng hát sinh viên h? ??u công nh?n ng??i Ch?m có n?n v?n hoá r?t cao. H? c?ng ?ánh giá Ban t? ch?c t? ch?c ch??ng trình r?t chuyên nghi?p.     ??ng sau l? h?i Katé: Nh?n di?n con ng??i Ch?m và v?n hoá Ch?m   Tôi vào Sài Gòn và tr?c ti?p tham gia ch??ng trình này 3 n?m nay. Ngoài vi?c ?ó tôi c?ng ?ã xin ???c m?t d? án cho sinh viên h?c nh?c c? và ch? Ch?m. Tôi vào cu?c không ch? v?i t? cách cá nhân, trách nhi?m công dân c?a m?t c?ng ??ng (ng??i trong cu?c) mà còn là t? cách c?a m?t nhà nghiên c?u (ngoài cu?c). Do v?y, tôi ph?i ghi chép, xem xét, theo gi?i và l?ng nghe m?i ho?t ??ng c?a c?ng ??ng này. T? ?ó tôi rút ra nhi?u v?n ??, trong ?ó có v?n ?? hay, có v?n ?? d?. Nh?ng cái hay tôi l?y làm t? hào và gi?i thi?u v?i b?n bè g?n xa và nh?ng cái d? bu?c tôi ph?i tr?n tr?, suy t? ?? tìm h??ng kh?c ph?c. M?i ng??i nh?t trí r?ng, ng??i Ch?m làm v?n ngh? r?t hay, v?n hoá Ch?m r?t cao, nh?ng con ng??i Ch?m là ph?i xem l?i. V?n ?? c? th? ? ?ây, chúng ta ph?i xác ??nh t? ch?c ch??ng trình Katé ?? làm gì? Không ch? ?? múa hát mua vui r? ti?n mà thông qua ch??ng trình này nh?m giáo d?c cho th? h? tr? có tính k? lu?t, t? ch?c cao, tinh th?n giao l?u h?c h?i ?? nâng cao ki?n th?c, hoàn ch?nh nhân cách mình ?? ?óng góp cho xã h?i cho dân t?c. ??c bi?t qua ch??ng này giáo d?c th? h? tr? có lòng yêu v?n hoá, t? hào v? dân t?c Ch?m. T? ?ó h? m?i g?n bó v?i quê h??ng v?i dân t?c mình. N?u múa hát Katé ?? mua vui, n?i g?p g? nhau trong kho?ng kh?c ? Sài Gòn thì ch??ng trình nh? th? là vô ngh?a. Và nh? th? c?ng ?i sai m?c tiêu c?a l? h?i Katé truy?n th?ng. Vì Katé truy?n th?ng nói riêng và l? h?i khác nói chung, luôn l?y múa hát ?? lôi cu?n ng??i xem v? v?i tín ng??ng, v? v?i t? tiên, v? v?i v?n hoá và l?ch s? dân t?c. C? th? là múa hát l? h?i Katé nh?m lôi cu?n ng??i Ch?m v? v?i ??n tháp, dâng l? v?t lên thánh th?n, l?ng nghe nh?ng l?i ca, t?c cúng ?? hi?u v? v?n hoá, v? l?ch s? dân t?c, hi?u v? Po Bin Thuer, Po Klaong Garai, Po Romé, Po Rayak là ai?. Ngu?n g?c và ý ngh?a sâu xa c?a l? h?i Katé truy?n th?ng là nh? v?y. Ch? Katé không ph?i ??n múa hát, ?á bóng là chính.   Do v?y, m?i ng??i Ch?m, nh?t là th? h? tr? ??n Katé ph?i có ý th?c. ??n Katé không ph?i ?? múa hát mà qua ?ó là n?i g?p g? giao l?u, h??ng v? c?i ngu?n, n?i ?? th? hi?n v?n hoá cá nhân ?? góp ph?n làm t?t lên v?n hoá c?a c?ng ??ng. M?t n?n v?n hoá cao ch?c ch?n s? s?n sinh ra nh?ng con ng??i t?t. Nh?ng ng??i Ch?m hi?n nay ph?i xem l?i chúng ta.Th? h? tr? có x?ng ?áng th?a h??ng m?t di s?n v?n hoá Ch?m cao ??p nh? th? kia không? Hay là mu?n tr? thành nh?ng ??a con l?c loài, m?t g?c, b? ??ng hoá? Mu?n x?ng ?áng ?? th?a h??ng, t? hào v? nó thì chúng ta c?n ph?i làm gì? Qua t? ch?c 3 mùa Katé ? Sài Gòn tôi ít nhi?u hi?u th? th? tr? có h?c th?c (sinh viên) ng??i Ch?m ? Sài Gòn. D? nhiên ?a s? các em là ng??i t?t, n?ng n? nhi?t tình, ai c?ng có n?ng khi?u múa hát, ?á banh và s? em có tinh th?n dân t?c cao ??. Tuy nhiên m?t s? em (k? c? m?t s? b?c ?àn anh) ph?i xem l?i. ??n tham gia v?i c?ng ??ng, h? luôn ?òi h?i, ra nhi?u ?i?u ki?n. H? ??n thì h? ph?i tham gia ch??ng trình, ??n là ph?i có ch? ng?i, v? trí x?ng ?áng, còn không thì không ??n. ?i h?p không ?úng gi?, vào t? ch?c không tuân th? n?i quy, tinh th?n tùy ti?n. M?t s? l?p tr? còn nhát gan, không l?p tr??ng, lên m?ng, th?o lu?n, phát bi?u không dám nêu tên th?t, luôn m?o danh. Trong m?i bu?i h?p t? ch?c v? Katé và bi?u di?n ch??ng trình ? Sài Gòn, tôi ch?a th?y bao gi? ng??i Ch?m mình ?i h?p ?úng gi?. Chúng ta nên ch?m d?t tình tr?ng này, th??ng BTC thông báo 8h h?p, có khi ??n 9-10h ch? có m?t lèo tèo, vài ng??i. Ch??ng trình s? kh?o v?n ngh? thông báo cách hai tu?n là 8h s? b?t ??u nh?ng ??n 10.30h v?n ch?a ch?y ???c ch??ng trình, m?c dù BTC c?m loa thông báo nhi?u l?n t?t c? các ?oàn t?p trung v? h?i tr??ng chu?n b? bi?u di?n. M?c cho thông báo các em c? ??ng tr? tr?, tho?i mái nói chuy?n c??i ?ùa mà không ch?u vào h?i tr??ng. Khi góp ý h? ??a ra muôn vàn lí do nh?ng n?u nh?ng lí do kia ??u chính ?áng thì khônggì ph?i bàn và lâu ??i nó s? tr? thành m?t t?p quán c? h? cho Ch?m là luôn ?i tr?, vô k? lu?t. Vì v?y v?n ?? này t? BTC ??n các em sinh viên nên xem xét l?i chính mình. B?i vì ?a s? chúng ta là th? h? m?i, th? h? c?a th?i ??i v?n minh, c?a tính k? lu?t, th?i ??i c?a công vi?c, ch? không ph?i th?i ??i buông th?. Có t? ch?c, có k? lu?t m?i t?o ra cho con ng??i có hành ??ng chu?n m?c, nhanh nh?n, chính xác. T? ?ó mà g?t hái thành công trong h?c t?p, c?ng nh? trong công vi?c c?a c? quan trong n??c và ngoài n??c.   Khi bi?u di?n ch??ng trình Ban giáo kh?o góp ý không nghe. Ti?t m?c nào ???c duy?t vui m?ng h?n h?, không ???c duy?t thì ?òi b? v?, rút lui luôn không tham gia, r?i ra bè phái, ch?ng phá. Ch??ng trình BTC ?ã duy?t nh?ng tùy ti?n, ng?u h?ng thay ??i liên t?c. C? ch? này mu?n gi?i và ?iêu luy?n ph?i ch?p nh?n c?nh tranh, ph?i thi ??. Vì c?nh tranh m?i t?o ra ???c ch?t l??ng s?n ph?m t?t. ?i thi có ng??i r?t, ng??i ??u thì m?i tìm ra ???c ng??i gi?i. Ch??ng trình có ki?m duy?t, s? kh?o, lo?i b? cái d? thì m?i tìm ra ch??ng trình hay, ch?t l??ng lôi cu?n ng??i xem. M?t ch??ng trình ??ng kí t?t c? 40 ti?t m?c, không c?n duy?t, ??a lên sân kh?u di?n h?t là có v?n ??. Khán gi? s? b? tra t?n, m?t m?i và b?i th?c trong âm thanh vang d?i su?t g?n 5 ti?ng ??ng h? trong h?i tr??ng. Ch??ng trình Katé Sài Gòn n?m nào c?ng r?i vào trình tr?ng này. Vì tinh th?n sinh viên không mu?n c?nh tr?nh, nâng cao ch?t l??ng, cái gì h? tham gia ph?i ???c trình di?n. Ban t? ch?c ?ã h?p bàn nhi?u l?n v? s? lo?i nh?ng do ch?a kiên quy?t làm vi?c này. M?t khi sinh viên ch?a t? giác, BTC, ng??i d?n ??u ch?a quy?t tâm thì không bi?t t? ch?c này s? ??a ?âu?   Xung quanh chuy?n Katé, nhi?u khuy?t t?t c?a Ch?m ?ã ???c l? ra t? gi?i tr? chúng ta (trong ?ó có tôi). M?t GS là Vi?t ki?u Pháp xem ch??ng trình Katé ? C?n Gi? hai ngày xong nh?n xét v?i tôi. Ông r?t khâm ph?c dân t?c Ch?m có n?n v?n hoá cao nh?ng nhìn c? th? con ng??i Ch?m, cách sinh ho?t, ?n ?, ?i ??ng thì có v?n ??. Ví d?, nhi?u ng??i m?t mình chi?m hai ba cái gh?, m?t gh? ng?i, m?t gh? gác trong khi ?ó m?t s? ng??i khác loang xoay tìm gh? ng?i mà không có. T?t c? thanh niên nam n? ?n u?ng ??u t? do xã rác b?a bãi ?? r?i sáng s?m m?y c? bà Ch?m t? giác c?m ch?i quét rác, còn thanh nhiên nam n? v?n vô t? t? l?. T? hình ?nh m?y c? già Ch?m c?m ch?i quét rác, ông suy ng?m ch?c truy?n th?ng v?n hoá c?a ng??i Ch?m ngày x?a là t?t, ch?c m?i suy thoái ? th? h? tr? này thôi. Ông tin r?ng m?t dân t?c s?n sinh ra m?t n?n v?n hoá cao nh? v?y nên ch?c r?ng s? s?n sinh nh?ng con ng??i t?t. Nh?ng t?i sao th? h? tr? Ch?m bây gi? l?i nh? th? kia. Tôi cho r?ng ông nh?n xét r?t tinh vi. Tôi l?y Ariya Pataow Adat Kamei, Ariya Pataow Adat Lakei ?? gi?i thích và ch?ng minh v?i ông ngày x?a con ng??i Ch?m r?t hay và chu?n m?c, ch?c m?i suy thoái m?y n?m g?n ?ây nh? ông nói thôi (có ng??i ?? l?i do ?nh h??ng ng??i Kinh, tôi không tin ?i?u này). Ông ??ng viên tôi nên làm gì ?? giáo d?c gi?i tr? Ch?m ngày nay, h??ng h? ??n tinh th?n Ch?m cách ?ây 300 n?m ?? ti?p t?c ?óng vai trò là ch? nhân c?a n?n v?n hoá cao ??p này. N?u không s? b? v?t m?t trong t?m tay.   Cu?i cùng chúng ta th?y, t? nh?ng chuy?n v?n ngh?, ca hát nh?y múa (th? hi?n v?n hoá cao ??p); ??n vi?c t? ch?c ?n u?ng linh ?ình, ?ãi khách xa hoa, lãng phí ? làng; không có tính t? ch?c k? lu?t cao, tinh th?n tu? ti?n, không ý th?c v? m?i ng??i xung quanh, “mình vì m?i ng??i” ?ã t?o ra cho con ng??i Ch?m m?t hình d?ng quái d?, ?i ??ng m?t th?ng b?ng v?i ?ôi chân kh?p kh?nh. Chúng ta có th? hình dung con ng??i Ch?m hi?n nay (trong ?ó có tôi) nh? sau: M?t ng??i có ??y ?? ??u, mình, tay nh?ng có ?ôi chân kh?p kh?nh, m?t chân r?t to dài (ch?a ??ng m?t n?n v?n hoá Ch?m r?t cao ??p) còn m?t chân kia th?p, ?m o (ch?a ??ng nh?ng khuy?t t?t mà tôi v?a m?i k?).   Chúng ta không con còn ???ng nào khác, nh?t là gi?i tr?, không c?n hô hào ?? th? trí thông minh hay h??ng v? tinh th?n Nh?t B?n, tinh th?n hi?p s? Ph??ng Tây mà nên c? g?ng s?ng vì m?i ng??i,ý th?c v? v?n hoá dân t?c, ?oàn k?t v?i nhau, ti?p nh?n tinh hoa c?a Ariya Pataow Adat Kamei và Ariya Pataow Adat Lakei ?? th?c s? h?i nh?p vào n?p s?ng v?n minh, hi?n ??i. T? ?ó m?i có th? kh?c ph?c nh?ng khuy?t t?t, t?o thành m?t hình ?nh Ch?m ??p, cân ??i, hài hoà gi?a con ng??i Ch?m và v?n hoá Ch?m trong th? k? t?i.     Bai Gaor harei 27/10/2011  
0 Rating 632 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On May 12, 2019
H? Trung Tú    Sau khi vua Lê Thánh Tông chi?m thành Trà Bàn, m?t t??ng Chiêm là Bô Trì Trì ch?y thoát, ?em tàn quân vào Phan Lung (Phan Rang) t? x?ng v??ng, gi? ???c 1/5 ??t ?ai Chiêm Thành c?, sai ng??i ??n xin x?ng th?n và n?p c?ng. Vua Thánh Tông nhân ?ó chia ??t ?ai còn l?i c?a Chiêm Thành làm 3 n??c:1/ Chiêm Thành là ??t t? núi mà sau ?ó g?i là Th?ch Bi (t?c ?èo C? ngày nay) tr? v? Nam, phong cho Bô Trì Trì.2/ Nam Bàn là ??t t? núi này tr? v? Tây phong cho dòng dõi c?a vua n??c Chiêm còn sót l?i.3/ Hoa Anh, ch?a kh?o c?u ???c.T??ng truy?n r?ng, sau khi l?y ???c Trà Bàn, vua ?ã cho ng??i kh?c lên m?t t?ng ?á trên núi cao ? ?èo C? “Chiêm Thành quá th?, binh b?i qu?c vong; An Nam quá th? t??ng tru binh chi?t”; ngh?a là: Chiêm Thành qua ?ây, quân thua n??c m?t, An Nam qua ??y, t??ng ch?t quân tan. ?i?u này gây c?m giác r?ng ngay t? n?m 1471, Phú Yên ?ã thu?c v? ??i Vi?t, th? nh?ng trên các v?n b?n phân chia ??a gi?i chính th?c thì ??t c?c Nam c?a th?a tuyên Qu?ng Nam ch? ??n huy?n Tuy Vi?n, thu?c ph? Hoài Nhân, t?c huy?n Tuy Ph??c t?nh Bình ??nh ngày nay. Phía trong ?èo Cù Mông ??u ch?a bi?t ??n, ch?a kê biên vào ??a chính. Có th? ?ó là ??t Hoa Anh ch?ng? Nh? v?y có ngh?a r?ng vùng ??t bên kia ?èo Cù Mông, t?c Phú Yên ngày nay, ??i Vi?t không h? bi?t ??n cho ??n n?m 1611. Tuy v?y, Chúa Nguy?n v?n c? g?ng th? hi?n ch? quy?n trên vùng ??t này b?ng cách n?m 1597, sai L??ng V?n Chánh ?ang là Tri huy?n Tuy Vi?n, tr?n An Biên, ??a ch?ng 4.000 l?u dân vào khai kh?n vùng ??t phía Nam ?èo Cù Mông ??n ?èo C? (??a bàn t?nh Phú Yên ngày nay). M?c dù v?y, ng??i dân “b?n ??a” ??t này v?n không ng?ng qu?y r?i và ??n 1611 thì Nguy?n Hoàng c? Ch? s? V?n Phong (không rõ h?) vào d?p yên ??t này ??t thành ph? Phú Yên v?i hai huy?n ??ng Xuân và Tuy Vi?n thu?c Dinh Qu?ng Nam.M?i chuy?n không có gì ?áng nói thêm n?u ta không ??t d?u h?i v? tr??ng h?p ch? s? V?n Phong. T?i sao m?t ng??i có công l?n nh? khai qu?c công th?n nh? v?y s? sách l?i không chép h?, không truy phong công tr?ng r?t nhi?u l?n sau này nh? L??ng V?n Chánh ho?c Nguy?n Ph??c Vinh ? T?i sao m?t s? ki?n l?n ??n v?y, l?y m?t vùng ??t khá quan tr?ng và khá r?ng l?n v? cho x? ?àng Trong, b??c ti?n v??t ?èo C? m? màn cho nh?ng b??c ti?n dài v? ph??ng Nam, mà ng??i c?m quân có công l?n nh?t l?i không ???c s? sách ghi chép ??y ?? tên h?? Các t? li?u ? Phú Yên c?ng không h? bi?t ??n nhân v?t nh? khai qu?c công th?n này. T?i sao v?y?Thì ra là 18 n?m sau, vào n?m K? T? (1629) “V?n Phong ? Phú Yên dùng quân Chiêm Thành ?? làm ph?n. Chúa sai phó t??ng Nguy?n Phúc Vinh ?i ?ánh, d?p yên và ??i Phú Yên làm dinh Tr?n Biên (khi m?i m? mang nh?ng n?i ??u ??a biên gi?i ??u g?i là Tr?n Biên nh? Biên Hòa sau này). Vì có công ?y, ??c bi?t cho Nguy?n Phúc Vinh dùng ?n son”[1]! ??c nh?ng dòng ghi chép này ta th?y các nhà chép s? ?ã th?t b?t công v?i V?n Phong. Khi V?n Phong c?m quân ?i l?y ??t ?y thì ng??i h? gì c?ng không ???c chép, còn Phúc Vinh ch? ?i d?p lo?n thôi ?ã ???c g?i là t??ng, cho dùng ?n son. Ngay vi?c ?u ái v?i Phúc Vinh nh? v?y cho th?y chúa Nguy?n ?ánh giá r?t cao vùng ??t m?i thâu vào là Phú Yên. L??ng V?n Chánh vì có công chiêu t?p dân xiêu tán, khai kh?n ??t Phú Yên mà khi ch?t ???c t?ng Qu?n công, phong phúc th?n. Riêng V?n Phong vì c?u k?t v?i Chiêm Thành làm ph?n mà b? xóa h? và m?t ?i s? kính tr?ng c?a l?ch s?.T?i sao V?n Phong l?i làm ph?n có l? s? mai mãi là m?t bí m?t c?a l?ch s?, tuy v?y là h?u th?, có l? chúng ta c?ng nên tr? l?i công tr?ng cho nhân v?t r?t có công này v?i l?ch s? n??c nhà. Và li?u chúng ta có th? tìm th?y ?âu ?ó chút thông tin v? nhân v?t b? t??c h? này ?Trong m?t l?n ti?p xúc gia ph? t?c Phan làng ?à S?n-?à Ly, hi?n thu?c ph??ng Hòa Minh, qu?n Liên Chi?u, thành ph? ?à N?ng, g?i là “Phan t?c ph? chí”; chúng tôi ??c th?y: “??i th? b?y, Th? s? quan Phan Công Hi?n cùng v? là Nguy?n Ph??c Bình h? sanh 11 ng??i con trai. Th?i chúa Nguy?n ?ánh Chân L?p, ??n ông h?i k?, ông h?a cho 5 ng??i con tòng quân (t? ng??i con ??u ??n ng??i con th? n?m). ??n khi bình ???c Chân L?p, n?m ng??i con cùng ? l?i d?y dân Chân L?p v?n hoá và canh nông. Nay con cháu phái này ??u ? trong Nam[2]”.Vì Phan t?c ph? chí không ghi rõ s? ki?n ?y x?y ra n?m nào nên chúng ta hãy th? xét xem có th? tìm th?y ?i?u gì trong cái s? ki?n khá nh?y c?m này: T?i sao chúa Nguy?n l?i ??n m?t t?c h? ng??i Ch?m nh? t?c Phan ?à S?n ?? h?i k? ?i ?ánh Chân L?p?Ph?i ch?ng ?ã ??n ??i th? 8-9 r?i (Con trai ?ã có th? c?m quân ?i ?ánh Chân L?p c?ng có ngh?a con cháu ?ã có chí ít là ??i th? 8-9) t?c Phan ?à S?n v?n gi? nguyên b?n s?c dân t?c Ch?m c?a mình? Và t?i sao l?i ?i ?ánh Chân L?p?  Các chúa Nguy?n nhi?u l?n ?i ?ánh Chân L?p vào nh?ng n?m 1672, 1685, 1690, 1698, 1756, 1757, 1755... L?n s?m nh?t là n?m 1672, li?u s? ki?n ông Phan Công Hi?n thu?c ??i th? 7 có kh?p vào v?i s? ki?n này? Và t?i sao mà c? 5 ng??i con ?y ??u ? l?i không v??N?u Phan Công Thiên m?t n?m 1405, ta t?m l?y n?m 1400 ?? tính cho ??i th? nh?t. S? ki?n các con ông Phan Công Hi?n (??i th? 7) ?ã ??n tu?i tòng quân, nh? v?y th? h? ta tính là ??i th? 8, x?p x? 200 n?m (có th? tính là ??i th? 9 vì n?m ng??i con tòng quân thì tu?i c?a ng??i con c? và ng??i con út có khi x?p x? m?t th? h?). Trung bình 25 n?m m?t th? h?, ta có n?m x?y ra s? ki?n “Chúa ??n h?i k? ?i ?ánh Chân L?p”  ?y là vào kho?ng sau 1600 và tr??c 1625. Vào các n?m này thì v?n ?? ?i ?ánh Chân L?p hoàn toàn ch?a ??t ra, ??n gi?n là vì n?m 1611 chúa Nguy?n m?i thu ph?c ??t Phú Yên. Và hoàn toàn ch?ng có lý do gì ?? chúa Nguy?n ??n t?c Phan ?à S?n ?? h?i chuy?n ?i ?ánh Chân L?p, t?c Phan có kinh nghi?m hi?u bi?t gì v? Chân L?p ?? Không, chúng tôi ngh? r?ng ?ó chính là Chiêm Thành ch? không ph?i Chân L?p, ch? vì m?t s? “nh?y c?m nào ?ó” (trong b?i c?nh l?ch s? nhà Nguy?n c?m quy?n liên t?c sau ?ó thì ?i?u này th?c s? nh?y c?m) mà Phan t?c ph? chí chép l?ch ?i nh? v?y ch?ng?Trong Phan t?c ph? chí, vào ??i th? 5 ông Phan Công Giáo, có x?y ra s? ki?n: “Th?i vua Lê phong Tiên chúa h? Nguy?n vào tr?n th? hai x? Ô Châu, Tiên chúa hành h?t ?i qua ?i?n Bàn, h?i chuy?n x?a, ông (Phan Công Giáo) ?em s? tích, gi?y t? c?a li?t v? tiên công (t?c Phan ta) ra trình bày. Chúa Tiên h? Nguy?n tâu v? vua Lê, (vua Lê) phong cho Tiên Công ta là H?u D?c Thánh Thành Hoàng[3]”.  Nguy?n Hoàng vào tr?n th? Thu?n Hóa (ch?a có Qu?ng Nam nh?ng c?ng ?ã vào ??n sông Thu B?n nay) t? n?m 1558, ??t dinh t?i Ái T?, Qu?ng Tr? nay. Sau khi Bùi Tá Hán ch?t, r?i sau ?ó T?ng tr?n Nguy?n Bá Quýnh ???c rút v? B?c, Nguy?n Hoàng ???c kiêm lãnh hai x? Thu?n Hóa -Qu?ng Nam (t?c ??n h?t Bình ??nh nay). Mãi ??n n?m 1602 ông m?i l?n ??u b??c qua ?èo H?i Vân ?? vào ?i?n Bàn, trên ???ng ch?c ?ã ghé vào ?à S?n nên m?i có nh?ng dòng ghi chép trên. V?y, n?u ??i th? 5 (?ã khá l?n tu?i, con cháu có th? ?ã có ??i 6-7) r?i vào s? ki?n n?m 1602 thì ??i th? 7 v?i s? ki?n chúa Nguy?n ??n h?i k? ?i ?ánh “Chân L?p” ch?c ch?n ph?i sau n?m 1602, nh?ng ch?c ch?n không th? là n?m 1672 (l?n ?i ?ánh Chân L?p ??u tiên) ???c.Và s? ki?n quan tr?ng nh?t có nhi?u kh? n?ng ?ã khi?n chúa Tiên Nguy?n Hoàng ph?i thân chinh ??n nhà ph? t?c Phan ?à S?n ?? “h?i k? ?i ?ánh Chân L?p” ?ó chính là s? ki?n vào n?m Tân H?i (1611), Chúa sai ch? s? là V?n Phong (không rõ h?) ?em quân ?i ?ánh l?y ??t Phú Yên. do nhi?u l?n qu?y phá biên gi?i, các ghi chép trong “Ph? t?p Qu?ng Nam ký s?” cho th?y Bùi Tá Hán r?t quan tâm ??n ??i s?ng dân c? vùng biên gi?i này. Nhân chuy?n quân Chiêm Thành xâm l?n biên gi?i, chúa Tiên Nguy?n Hoàng m?i quy?t ??nh l?y ??t này.Li?u có th? n?i các dòng thu?c ??i th? 8 trong gia ph? t?c Phan làng ?à S?n ?y vào v?i s? ki?n V?n Phong trong ??i Nam Th?c l?c? Ph?i ch?ng ng??i chép gia ph? t?c Phan bi?t rõ là chúa Nguy?n ??n h?i k? ?i ?ánh Chiêm Thành nh?ng ph?i “bu?c lòng” mà ghi thành ?i ?ánh Chân L?p? Ph?i ch?ng “Kim t? tôn ??ng phái vi?n vu Nam trung” (nguyên v?n trong Phan t?c ph? chí, ngh?a là: Hi?n nay con cháu 5 ng??i này ??u ? trong Nam) chính là ch? s? ki?n V?n Phong ? l?i ??t Phú Yên? Phan Công Hi?n có ??n 11 con trai nh?ng ch? có 1 con trai ???c ghi vào gia ph? là Phan V?n S?.Chuy?n gì ?ã x?y ra khi?n 10 ng??i con trai không ???c ghi vào gia ph? c?a t?c h?? H? ?ã ph?m m?t t?i gì ch?ng? Chính tên lót c?a V?n S? c?ng cho phép ta hi?u Phan Công Hi?n ?ã l?y ch? V?n làm tên lót cho các con c?a mình ch? không ch? là Phan Công nh? các th? h? tr??c. Và V?n Phong có ph?i ?ích th?c là con trai c?a Phan Công Hi?n ! Và vì là dòng h? còn gi? nguyên b?n s?c v?n hóa ng??i Chiêm Thành nên Ch? S? V?n Phong m?i c?u k?t v?i ng??i Chiêm Thành ? Phú Yên ?? làm ph?n ?Tr? l?i v?i ch?c danh Ch? S? c?a V?n Phong. Theo sách “Ô châu c?n l?c”, trong m?c Quan Ch? thì Ch? S? là m?t ch?c quan thu?c Hi?n Ty[4]. Theo SKTT, n?m 1471, sau khi l?p th?a tuyên Qu?ng Nam và v? Th?ng Hoa, Lê Thánh Tông cho ??t 3 ty ? Qu?ng Nam ?ó là ?ô ty, Th?a ty và Hi?n ty. Ch?c n?ng nhi?m v? c?a Hi?n ty ???c quy ??nh rõ trong SKTT: “Hi?n sát s? và Hi?n sát phó s? (hai ch?c quan ph? trách Hi?n ty, theo Ô châu c?n l?c) chuyên gi? ch?c v? tâu bày, xét h?i, tâu h?c, khám xét, xét ki?n h?i ??ng, ??i chi?u, soát l?i, xét công t?i, ?i tu?n hành...c? th?y 32 ?i?u”[5]. Theo “L?ch tri?u Hi?n ch??ng lo?i chí” c?a Phan Huy Chú thì Ch? S? là thu?c quan c?a b? L?i, tòng hàng Bát ph?m[6]. Nh? v?y ch?c Ch? S? là m?t thu?c quan ph? trách m?t ph?n vi?c chuyên ngành có th? công tác ? nhi?u ngành khác nhau. Riêng trong tr??ng h?p V?n Phong, qua Ô Châu c?n L?c và SKTT thì ông làm ? Hi?n ty và lo các vi?c g?n gi?ng nh? là c?nh sát, n?i v?, công an ngày nay.T?i sao vi?c ?i ?ánh Chiêm Thành, m? mang ??t ?ai quan tr?ng ??n v?y mà chúa Tiên l?i giao cho m?t ng??i không thu?c trong hàng quan t??ng biên ch? chính th?c c?a quân ??i tri?u ?ình mà l?i giao cho m?t viên quan chuyên lo các vi?c nh? xét h?i, tâu h?c, khám xét, xét công t?i? Li?u ?ó có ph?i là m?t Ch? S? chuyên trách v? v?n ?? ng??i Chiêm Thành v?n luôn ?n ch?a nhi?u b?t ?n trong ??i s?ng xã h?i? Ph?i ch?ng nh?ng dòng trong Phan T?c Ph? Chí ?y là chính xác có quan h? v?i s? ki?n này?Có th? t?t c? ch? là nh?ng suy ?oán, chúng ta không có ?? c? li?u ch?c ch?n nào ?? kh?ng ??nh b?t c? ?i?u gì, tuy v?y, c? hai s? ki?n, m?t trong “Phan t?c ph? chí”, m?t trong “??i Nam Th?c l?c” ??u cho ta bi?t r?ng ng??i Ch?m trên ??t ?à N?ng nay, vào ??u Th? k? 17, v?n còn l?u gi? h?u nh? nguyên v?n b?n s?c v?n hóa, l?i s?ng c?ng nh? ý th?c dân t?c mình.H? Trung Tú[1] ??i Nam Th?c l?c ti?n biên. NXB S? h?c 1962, trang 56[2] Phan t?c ph? chí. B?n d?ch và chú gi?i c?a Võ V?n Th?ng, ph?n ch?a công b?, trang 33.[3] Phan t?c ph? chí. B?n d?ch và chú gi?i c?a Võ V?n Th?ng, ph?n ch?a công b?, trang 31[4] D??ng V?n An, Ô Châu C?n L?c, NXB KHXH 1997, trang 88[5] SKTT, t?p 2, trang 463[6] Phan Huy Chú, L?ch Tri?u Hi?n ch??ng Lo?i chí, NXB KHXH 1992, t?p 1, trang 448 và 558   Ngu?n: hotrungtu.blogspot.com    
0 Rating 273 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On April 26, 2020
Kadhar là ch?c s?c tín ng??ng dân gian quan tr?ng trong ??i s?ng tâm linh Ch?m, nhi?m v? chính c?a h? th?ng ch?c s?c này là hát các bài thánh ca ca ng?i công ??c các v? th?n trong các l? nghi trên ??n tháp (ngap yang bimong), các l? cúng c?a dòng t?c nh? Puix – Payak, l? Rija thrua và nghi l? nh?p Kut c?a ng??i Ch?m Ahiér. Di s?n âm nh?c Kadhar là t?ng hòa nh?ng bái hát l? ?i kèm v?i lo?i nhac c? ??c tr?ng là ?àn kanyi t?o thành m?t lo?i hình ngh? thu?t nghi l? mang tính ??c tr?ng và vô cùng ??c ?áo, gi? vai trò n?i b?t trong n?n ngh? thu?t ca múa nh?c Ch?m nói chung. Tuy v?y, trong b?i c?nh hi?n ??i hóa hi?n nay, c?ng nh? nhi?u di s?n âm nh?c truy?n th?ng khác, di s?n âm nh?c Kadhar c?ng ??ng tr??c nh?ng thách th?c, nhi?u bài hát b? c?t g?n, tam sao th?t b?, nhi?u bài ít khi s? d?ng d?n d?n mai m?t, l?c l??ng ch?c kadhar thi?u m?t th? h? ti?p n?i ch?t l??ng… nh?ng ?i?u ?ó ??a di s?n này vào nguy c? b? mai m?t. Chính vì th?, ???c s? h? tr? c?a H?i ??ng Anh Vi?t Nam, m?t nhóm các b?n tr? Ch?m ?ã th?c hi?n công tác th?ng kê, s?u t?m m?t toàn di?n danh m?c, n?i dung và hi?n tr?ng th?c hành các bài hát l? trong ??i s?ng Ch?m ???ng ??i. M?c tiêu c?a d? án là t?o ra m?t b? s?u t?p các file ghi hình các ch?c s?c th? hi?n các bài hát l? t?o ra s?n ph?m là các ??a DVD ho?c các video công b? trên internet ?? chia s? ??n m?i thành ph?n trong xã h?i t? chính trong c?ng ??ng Ch?m và k? c? c?ng ??ng bên ngoài.     Hình 1: Nhóm nghiên c?u ?ang ph?ng v?n Kadhar Thành V?n L?y trong ch??ng trình d? án D? án ???c tri?n khai t? tháng 3 n?m 2019 và d? ki?n hoàn thành vào tháng 12 n?m 2019, k?t qu? c?a d? án s? cho ra nh?ng video trình di?n các bài hát l? c?a ch?c s?c Kadhar, ??ng th?i th?c hi?n các b? phim t? li?u v? lo?i hình ngh? thu?t này, t?t c? các s?n ph?m này s? ???c chia s? m?t cách r?ng r?i ??n c?ng ??ng. Nhóm th?c hi?n d? án bao g?m 3 thành viên chính là ??ng Thành Danh, Th?p H?ng Luy?n (Trung tâm Nghiên c?u V?n hóa Ch?m) và Hán D??ng H?i ??ng (nghiên c?u t? do).   Hình 2: Ch?c s?c Kadhar ?ang tham gia hát l? trong ch??ng trình s?u t?m c?a d? án   ??NG THÀNH DANH Trung tâm Nghiên c?u V?n hóa Ch?m Ninh Thu?n  
0 Rating 429 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 30, 2020
H?I GIÁO BANI C?A NG??I CH?M      Tác gi?: Ts. Bá Trung Ph?      T?n t?i xuyên su?t l?ch s? nhân lo?i, tôn giáo là m?t hi?n t??ng xã h?i tác ??ng lên hai m?t c?a ??i s?ng con ng??i; c?ng ??ng và cá th?. Tôn giáo xu?t hi?n t? bu?i bình minh c?a nhân lo?i và t?n t?i cho ??n ngày nay. Tôn giáo là m?t nhu c?u tinh th?n c?a các tín ??, nh?ng ng??i theo tôn giáo, m?t nhu c?u có tính c?ng ??ng, dân t?c, khu v?c và nhân lo?i. Tôn giáo không ch? là vi?c ??o mà còn là vi?c ??i. Nó không ch? liên quan ??n th? gi?i t??ng t??ng mai sau (thiên ???ng, ??a ng?c) mà còn ?nh h??ng ??n ??i s?ng th?c t?i c?a con ng??i. Sinh ho?t tôn giáo g?n bó ch?t ch? v?i ??i s?ng v?n hóa c?a m?i c?ng ??ng, m?i dân t?c. Trong ?ó có dân t?c Ch?m.   Trên lãnh th? Vi?t Nam có 54 thành ph?n dân t?c, s?ng hòa quy?n v?i nhau và cùng nhau phát tri?n theo xu h??ng c?a th?i ??i. M?t trong nh?ng dân t?c ?ang ???c nhi?u nhà nghiên c?u trong và ngoài n??c quan tâm là dân t?c Ch?m. M?t dân t?c thu?c ng? h? Malayo - Polynesien, sinh s?ng lâu dài t?i mi?n ??t mi?n Trung Vi?t Nam, có m?i giao l?u r?ng rãi ?a chi?u v?i nhi?u thành ph?n c? dân vùng l?c ??a và h?i ??o ?ông Nam Á. ??c bi?t v?n hóa Sa Hu?nh ???c coi là ti?n thân c?a v?n hóa Ch?mpa v?i nh?ng di tích d?c theo vùng duyên h?i mi?n Trung t? Qu?ng Bình cho ??n ??ng Nai, ?ã khai qu?t và phát hi?n r?t nhi?u hi?n v?t nh?: khuyên tai hai ??u thú, ?? trang s?c b?ng vàng b?c, mã não,… ? th?i k? c? trung ??i có nhi?u công trình ki?n trúc c?, ?iêu kh?c c? r?i rác kh?p vùng nh? Amravati (Qu?ng Bình), Indrapura (?à N?ng), Vijaya (Qui Nh?n), Kauthara (Nha Trang - Daklak), Panduranga (Phan Rang - ??ng Nai). ??c bi?t bi ký c? ?ã minh ch?ng m?t ph?n nào dân t?c Ch?m t?n t?i r?t lâu ??i, có ngu?n g?c b?n ??a, ??ng th?i có m?t n?n v?n minh r?c r?, có th? so sánh v?i nhi?u n?n v?n minh r?t cao ??p th?i c? ??i và trung ??i ? ?ông Nam Á. T? ngu?n g?c b?n ??a, c?i bi?n y?u t? ngo?i sinh, dân t?c Ch?m ?ã sáng t?o m?t n?n v?n hóa ?a d?ng và nét ??c ?áo riêng cho dân t?c mình, trong ?ó có H?i giáo Bani (Bani Awal).       Ng??i Ch?m và v?n hóa tôn giáo Ch?m, ?ã ???c nghiên c?u t? h?n m?t th? k? qua. Các nghi l?, t?p t?c, v?n hóa, tín ng??ng ?ã ???c chú ý ngay t? ??u th? k? XIX và t? ?ó ??n nay có r?t nhi?u công trình, bài vi?t chuyên kh?o v? l?nh v?c này c?a nhi?u tác gi? trong và ngoài n??c.     Tr??c h?t ph?i k? ??n công trình nghiên c?u v? ng??i Ch?m c?a các nhà nghiên c?u Pháp nh?: A. Labussiere, Septfonts, A. Lauded, A. Bergaigne,... nh?ng ?áng k? nh?t là công trình nghiên c?u c?a E. Aymonier, trong chuyên kh?o “Les Cham a Bình Thu?n” (ng??i Ch?m ? ph? Bình Thu?n, tháng 2 n?m 1891), E. Aymonier cho bi?t H?i giáo du nh?p vào Ch?mpa ngay t? ??u th? k? th? X, ph?n l?n ng??i Ch?m theo ??o H?i giáo là nh?ng ng??i không ch?u ?? c?ng ??ng mình ??ng hóa b?i ng??i Vi?t sau nh?ng bi?n c? l?ch s?, nên ?ã làm m?t cu?c hành trình di c? sang v??ng qu?c Kampuchea, Siam (Thái Lan) và ??o H?i Nam.   Ngoài ra, trong cu?n “Ng??i Ch?m H?i giáo và tôn giáo c?a h?” (4/1981) ?ã cho bi?t khái quát v? nghi l? tôn giáo, v?n ?? t? ch?c h? th?ng H?i giáo Bani c?ng ???c quan tâm: Po Gru (S? C?), các Imam ph? trách d?y tr? em h?c Thiên kinh Koran, ông còn quan tâm ??n nghi l? vòng ??i, nh? l? c?t da qui ??u, l? thành hôn c?a ng??i Ch?m H?i giáo. M?t khác, ?? b? sung ??y ?? h?n trong vi?c nghiên c?u ng??i Ch?m ? Vi?t Nam, E. Aymonier, trong cu?n “Tín ng??ng và s? tuân gi? giáo quy c?a ng??i Ch?m ? Kampuchea”, Paris 1891, ?ã ?i?m qua ng??i Ch?m ? Kampuchea. T?t c? h? ??u theo H?i giáo Islam chính th?ng, h? t? b? t?t c? nh?ng nghi l? ngo?i ??o c?a t? tiên, b?o l?u ???c ti?ng nói c?a dân t?c.     Trong nh?ng n?m 1906 - 1907, Cabaton ?ã gi?i thi?u ng??i Ch?m và ng??i Malay ? Nam b?, Kampuchea và nhóm Ch?m theo ??o H?i giáo Bani ? Phan Rang, Phan Rí, trên m?t lo?t bài vi?t trên t?p chí c?a tr??ng Vi?n ?ông Bác C?. N?m 1941, trong m?t chuyên kh?o v? c?ng ??ng H?i giáo ? ?ông D??ng, M. Mer ?ã nêu m?t s? nét c? b?n v? kinh t?, xã h?i, giáo d?c, tôn giáo ? làng Ch?m t?i Châu ??c       T? nh?ng th?p niên 50 ??n tr??c n?m 1975 c?a th? k? XX, t?i Vi?t Nam m?i xu?t hi?n nhi?u nhà nghiên c?u v? ng??i Ch?m v?i các tác gi? nh?: Nghiêm Th?m, Nguy?n Kh?c Ng?, ?ôrôhiêm, ?ôhamit “l??c s? Chàm”, 1974; Thái V?n Ki?m “?nh h??ng Chiêm Thành trong v?n hóa Vi?t Nam”. ?áng chú ý là Nguy?n V?n Lu?n “Ng??i Chàm H?i giáo mi?n Tây Nam ph?n Vi?t Nam”, 1974 ?ã phác h?a v? phong t?c, t?p quán nghi l? tôn giáo c?a ng??i Ch?m ? Nam b? m?t cách khá sâu s?c.       T? n?m 1975, khi ??t n??c hòa bình, ?i?u ki?n h?c t?p nghiên c?u thu?n l?i h?n, v?n ?? tôn giáo ?ã ???c nghiên c?u nhi?u h?n ?ã tr? thành l?c l??ng nghiên c?u khá hùng h?u nh?: Ngô V?n Doanh “V?n hóa Ch?mpa”, 1994; Bá Trung Ph? “Gia ?ình và hôn nhân c?a ng??i Ch?m ? Vi?t Nam”, 2002, là công trình nghiên c?u khá công phu v? gia ?ình và hôn nhân, các nghi l? tôn giáo Balamon, H?i giáo Islam, H?i giáo Bani.     Nhìn chung, ?i?m qua v? tình hình nghiên c?u cho th?y, t? tr??c ??n nay nh?ng công trình nghiên c?u v? ng??i Ch?m H?i giáo khá phong phú, ph?n ánh ???c ??i s?ng sinh ho?t tôn giáo c?a c?ng ??ng này, song ti?p c?n c?a tác gi? ch?a ?i sâu và tìm hi?u k?, ??a ra ??c tr?ng c?a H?i giáo Bani.       Ng??i Ch?m hi?n nay theo th?ng kê 1989 cho bi?t trên toàn th? lãnh th? Vi?t Nam ng??i Ch?m có 131.282 ng??i Ch?m ch?u ?nh h??ng v?n hóa ?n ?? và t?n t?i các tôn giáo Balamon và H?i giáo, trong ?ó H?i giáo có hai phái là H?i giáo Bani và H?i giáo Islam. Ng??i Ch?m H?i giáo Bani sinh s?ng ch? y?u ? mi?n Trung v?i hai t?nh Ninh Thu?n và Bình Thu?n (Phan Rang, Phan Rí), còn ng??i Ch?m H?i giáo Islam ? mi?n Tây nh? An Giang, thành ph? H? Chí Minh, Long Khánh, Bình Ph??c. ? mi?n Trung có 2/3 theo ??o Balamon, còn 1/3 theo H?i giáo Bani. Riêng ? mi?n Tây Nam ph?n 100% là ng??i H?i giáo Islam.       Aymonier c?ng tìm th?y trong quy?n l?ch s? c?a ng??i Ch?m m?t ?o?n  nh? sau “Vào n?m con chu?t, m?t ng??i có b?n ch?t Allah ?ã hành ??ng cho s? t?n thi?n, t?n m? c?a V??ng qu?c Champa. Nh?ng dân chúng l?i b?t bình nên ông ta ?ã hi?n c? th? xác l?n linh h?n cho Th??ng ?? và sang c? trú 37 n?m ? Makkak. Sau ?ó ông tr? v? V??ng qu?c Champa, Vua mang tên Allah tr? vì t? n?m 1000 ??n 1036”. S? ki?n này phù h?p v?i vi?c khai qu?t kh?o c? tìm th?y 2 t?m bia ?  ven bi?n Trung b?, m?t t?m bia có niên ??i 1039 và t?m còn l?i ???c xác ??nh vào kho?ng 1025 ??n 1035. C? hai bia ký c?ng có nh?c ??n ng??i H?i giáo, nh?ng là nh?ng ng??i n??c ngoài trú ng? ? ven bi?n mi?n Trung, h? là nh?ng ng??i th??ng nhân, th? th? công, qu?n c? thành m?t c?ng ??ng, có m?t v? lãnh ??o tinh th?n và ng??i ch? trì bu?i l? là Imam. T? ngh?a Bani là tín ?? c?a Th??ng ??.       Qua minh ch?ng t? các bia ký và t? li?u ?ã cho chúng ta th?y s? du nh?p c?a ??o H?i vào V??ng qu?c Champa vào th? k? th? IX. ??c bi?t vào th?i vua Porome (1627- 1651) ?? hòa h?p dân t?c, cùng ?oàn k?t ?? ch?ng gi?c ngo?i xâm, vào th?i chúa Nguy?n, ông hóa gi?i Ch?m Balamon và Ch?m H?i giáo thành Ch?m Ahier và Ch?m Awal b?ng cách b?t ng??i Ch?m Balamon th? thêm ??ng Allah, qua ?ó cho chúng ta th?y r?ng nghiên c?u H?i giáo Islam ? Champa ph?i qua hai giai ?o?n l?ch s? H?i giáo th?i k? ??u t? th? k? th? IX- XVI ?nh h??ng c?a Iran th?i k? th? hai t? th? k? XVII th?i vua Po Rome.            N?u nh? c?ng ??ng Ch?m ? mi?n Tây theo H?i giáo Islam gi? gìn giáo lu?t m?t cách chính th?ng, s?ng trong c?ng ??ng tín ?? ?ông ??o và t? ch?c thôn xóm g?i là “palei” d?a vào Thiên kinh Koran và giáo lu?t H?i giáo ?ã h? tr? cho nh?ng sinh ho?t tinh th?n theo H?i giáo m?t cách tích c?c và xem Thánh ???ng (Magik) là trung tâm sinh ho?t tôn giáo và chính tr? c?a xóm làng thì,       T? ch?c H?i giáo Bani:     M?i dòng h? ch?n ra m?t ho?c hai ng??i, n?u dòng h? ?ông có th? ba ng??i, ?? ??i di?n dòng h? th?c hi?n công vi?c c?a tôn giáo nh? tang l?, hôn l?,… Các v? ??i di?n cho dòng h? g?i là “Acar”. H? có nhi?m v? ??c thu?c Thiên kinh Koran, hành l? và th?c hi?n các yêu c?u c?a l? nghi tôn giáo. Tuy nhiên các gi?i giáo s? H?i giáo Bani ch? bi?t h?c thu?c kinh Koran nh?ng không hi?u ngh?a trong t?ng ?o?n kinh vì h? cho r?ng Thiên kinh Koran là l?i c?a Po Allah (Th??ng ??) không ???c gi?i thích, n?u ph?m s? có t?i. Khi ?ã tr? thành Acar thì ph?i tuân th? theo Giáo lu?t, n?u vi ph?m vào gi?i c?m s? có hình ph?t tùy theo n?ng nh?, th??ng là làm l? t? l?i (Thaw Bah) tr??c Th??ng ?? Allah. Do ?ó, H?i giáo Bani g?m hai t?ng l?p, t?ng th? nh?t là gi?i giáo s? (Acar) tôn th? Allah tr?c ti?p và h?c thu?c thiên kinh Koran; và t?ng l?p th? hai là tín ?? bình th??ng, l?p tín ?? này không tr?c ti?p th? Allah mà ch? có nhi?m v? ph?ng s? gi?i ch?c s?c.       H? th?ng tôn giáo H?i giáo Bani hoàn thành g?m các v? nh? sau:       - Acar: là nh?ng ng??i m?i nh?p hàng ng? giáo s?. Trong lu?t ??o nh?ng ng??i m?i nh?p tùy theo th?i gian h?c h?i và kh? n?ng thu?c Thiên kinh Koran chia ra làm 4 c?p: Jamak, Talavi, Po asit, Po praong l? ???c ti?n hành trong tháng t?nh  chay Ramadan.         - Madin: là ng??i ?i?u khi?n các bu?i l? và l? nghi, d?y các tr? h?c Thiên kinh Koran         - Khotip hay Katip: là ng??i ???c phân công gi?ng v? giáo lý vào tr?a th? sáu, thánh l? hàng tu?n c?a H?i giáo t?i thánh ???ng. Katip trong H?i giáo Bani có nhi?m v? th?c hi?n l? nghi t?i thánh ???ng và t? gia không ??m nh?n vi?c gi?ng giáo lý.       - Imam: là nh?ng ng??i ?ã hành ??o có th?i gian lâu n?m t?i thi?u là 15 n?m, ???c xem là ng??i am hi?u và h?c thu?c h?t Thiên kinh Koran và có kh? n?ng th?c hi?n h?t m?i l? nghi. Trong s? các v? Imam là nh?ng ng??i thông su?t Thiên kinh Koran, ??o ??c, ???c ch?n ?? ra m?t 40 v? Thánh c?a ??o g?i là Imam pak pluh (Imam 40). S? l?a ch?n ?? phong ch?c Imam pak pluh ph?i tuân th? lu?t l? r?t kh?t khe nh?t là v? ??o ??c và am hi?u v? Thiên kinh Koran và ph?i ???c các S? c? (Po Gru) trong khu v?c ch?p nh?n và m?i n?m ch? có m?t ho?c hai ngày t? ch?c l? phong ch?c theo qui ??nh c?a ??o và m?i t?t c? Imam và Po Gru trong vùng t?i ch?ng ki?n. Qua h? th?ng t? ch?c tôn giáo chúng tôi cho r?ng H?i giáo Bani  ???c truy?n ??o t? Iran tr??ng phái Shiit, vì phái Shiit có Imam Pak Pluk (Imam 40), Imam ?óng vai trò r?t quan tr?ng H?i giáo Bani, ch? ??ng sau Po Gru.       - Po Gru (S? c?): là ng??i ???c t?t c? các giáo s? và toàn dân trong làng b?u ch?n. Ng??i lãnh ??o m?t Thánh ???ng và là ng??i ??a ra ý ki?n quy?t ??nh ngày tháng t? ch?c nghi l? t?i các t? gia, quy?t ??nh h?u h?t các v?n ?? v? ??o và ??i.       Ng??i H?i giáo Bani t?ng l?p Acar (giáo s?) th?c hi?n ??y ?? v? n?m tr? c?t c?a H?i giáo Islam nh?ng theo hình th?c khác. Riêng tín ?? h?ng hai, t?c không ph?i gi?i Acar (ng??i bình th??ng) thì không th?c n?m tr? c?t này. ?ây là s? khác bi?t c?a xã h?i Champa ???ng th?i c?ng nh? qua nhi?u bi?n c? c?a l?ch s? Champa.      N?m tr? c?t:       1. Xác ??nh ??c tin: Th??ng ?? Allah là ??ng duy nh?t và Muhammad là Thiên s?.       2. L? nguy?n Salah: Ng??i H?i giáo hành l? n?m l?n trong m?t ngày là s? k?t n?i b? tôi và Th??ng ??, trong bu?i l?, ng??i b? tôi c?u xin Th??ng ?? xin Ng??i tha th? t?i l?i, xin Ng??i phù h? và che ch?. Ng??i H?i giáo Bani không th?c hi?n hành l? trong n?m l?n m?t ngày, vì h? cho r?ng vi?c ??o là vi?c c?a t?ng l?p giáo s? Acar và t?ng l?p này thay th? cho h? th?c hi?n l? n?m l?n trong m?t ngày, m?t ngh?a v? c?a tín ?? ??i v?i Th??ng ??. Ngoài ra trong qui ??nh c?a giáo lu?t H?i giáo Bani thì t?p t?c t? lâu ??i m?i m?t dòng h? ph?i có m?t ng??i làm giáo s? ?? thay th? dòng h? ??m nh?n ngh?a v? ??i v?i Th??ng ??, ??ng th?i th?c hi?n t?p t?c nh? l? c?u an, l? hôn nhân, tang l?,… trong dòng h?. ??c bi?t các giáo s? ???c truy?n t? ??i này sang ??i khác, n?u tr??ng h?p dòng h? ?ông thành viên thì có th? có t? 2 ??n 3 giáo s?. T? nh?ng qui ??nh trên mà m?i tín ?? ??u không ph?i tuân theo, gìn gi? giáo lu?t nh?t là n?m ?i?u giáo lu?t c? b?n và ngay c? t?ng l?p giáo s? gi?i lu?t hành h??ng Thánh ??a Makkah ch?a quan tâm ??y ??. ?i?u khá lý thú và có ??c tr?ng riêng là Thánh ???ng H?i giáo là n?i các tín ?? ??n c?u nguy?n m?t ngày n?m l?n và ???c coi là trung tâm sinh ho?t tôn giáo và chính tr?. Nh?ng ??i v?i Thánh ???ng H?i giáo Bani ch? m? c?a trong tháng Ramadan và nh?ng ngày l? quan tr?ng c?a ??o H?i.       3. Ramadan: là tháng t?nh chay là ?i?u b?t bu?c n?m trong n?m ?i?u giáo lu?t c? b?n c?a H?i giáo. Hàng n?m mùa t?nh chay th??ng gây xúc ??ng tâm lý m?nh m? cho ng??i H?i giáo. Vi?c nh?n chay b?t ??u k? t? ngày v?ng tr?ng tháng 9 H?i giáo xu?t hi?n, cho ??n khi trông th?y tr?ng vào ??u tháng sau. Nh?ng ng??i Ch?m H?i giáo Islam Mi?n Tây, nh? cu?n H?i l?ch do ông Hadji Isahat so?n ra có ghi rõ nh?ng ngày l?, ??i chi?u v?i d??ng l?ch nên có th? bi?t ???c khi nào b?t ??u và k?t thúc mùa t?nh chay. H? t? ch?c vào mùa này hai ngày l?, m?t vào ngày hôm tr??c khi b?t ??u nh?n ?n và m?t l? n?a vào ngày k?t thúc mùa chay t?nh. Có th? m?i tháng Ramadan là m?t sinh ho?t quan tr?ng, có tính c?ng ??ng Ch?m theo H?i giáo nói chung. ? ng??i Ch?m H?i giáo mi?n Tây, m?i sinh ho?t h?u nh? b? ng?ng l?i vào ban ngày và khi m?t tr?i l?n, các thôn xóm và tín ?? nh? m?i h?i sinh. Ng??i Ch?m H?i giáo Bani ch? y?u sinh s?ng ? vùng Phan Rang (Panrang), Phan Rí (Parik). ?ây không ph?i là tháng nh?n chay mà là tháng dâng l? cho Allah và các v? Thánh c?a H?i giáo. Trong tháng Ramadan các giáo s? ??u vào ? Thánh ???ng ?? hành l?, m?i gia ?ình c?a giáo s? ??u ph?i dâng mâm l? v?t, mâm c?m, mâm xôi ho?c bánh trái cây, nh?ng ng??i trong dòng h? c?a giáo s? có nhi?m v? mang g?o, c? trái cây cho giáo s? c?a mình và là ng??i ??i di?n c?u nguy?n Allah ban ph??c cho mình. ??c bi?t ngày ??u tháng Ramadan, ngày r?m và ngày x? chay các gia ?ình tín ?? ??u mang l? v?t ??n Thánh ???ng ?? dâng l? g?m m?t mâm c?m, m?t mâm chè, ng??i Ch?m H?i giáo Bani quan ni?m r?ng t? lòng thành c?a mình dâng cho Th??ng ?? Allah ban ph??c lành cho mình. Thánh ???ng trong tháng Ramadan tr? thành trung tâm sinh ho?t tôn giáo c?a tín ?? nh?t là vào ban ?êm. Ngoài ra ?i?m lý thú là tín ?? Balamon v?n công nh?n Th??ng ?? Allah và c?u xin Allah ban ph??c lành cho mình, cho nên trong tháng Ramadan các tín ?? Balamon c?ng mang bánh, chu?i t?i dâng l? t?i  thánh ???ng (Magik), ban ?êm h? c?ng t?i c?u nguy?n t?i Thánh ???ng vì Ch?m Balamon c?ng tôn th? ??ng Allah.     Theo tài li?u c? và các bô lão t? nh?ng th? k? tr??c cho ??n ??u th? k? XX, Thánh ???ng (Magik) ??u làm b?ng mái tranh, vách b?ng tre, n?n ??t, phía tr??c ??t b?y hòn ?á ph?ng ?? các giáo s? làm l? l?y n??c. Hi?n nay, t?t c? Thánh ???ng H?i giáo Bani ??u xây kiên c? b?ng xi m?ng, mái ngói, xây b?ng g?ch. V? m?t ki?n trúc, thánh ???ng không mang phong cách c?a Thánh ???ng H?i giáo trên th? gi?i, nh?ng v?n quay m?t v? h??ng Tây t?c h??ng Thánh ??a Makkah, ? cu?i Thánh ???ng vách phía Tây có ??t m?t h?u t?m g?i là Minbar, n?i ?? cho các giáo s? gi?ng giáo lý v? Sunna hay Hadji.       4. Zakat (B? thí): ?ây là m?t ph?n tài chính nh? trích t? ngu?n tài chính c?a m?i ng??i Muslim khá gi? khi h?i ?ù ?i?u ki?n theo qui ??nh dùng ?? h? tr? cho nh?ng anh em ??ng ??o có hoàn c?nh nghèo và khó kh?n. M?c tiêu c?a Islam là kh?i d?y và duy trì tinh th?n t??ng tr? l?n nhau trong c?ng ??ng tín ?? Muslim, qua ?ó, ng??i nghèo khó s? ???c c?i thi?n c?ng nh? v??t qua th?i ?i?m khó kh?n ?ói khát, ng??i giàu s? ???c t?y s?ch tâm h?n kh?i s? keo ki?t ích k? và h?p hòi, ??ng th?i ng??i nghèo c?ng ???c t?y s?ch tâm h?n kh?i s? ganh ghét và h?n thù khi h? nhìn th?y ng??i giàu giúp ??, t??ng tr? và c? x? t?t v?i h?. Ng??i H?i giáo Bani không th?c ?úng nh? ng??i H?i giáo Islam, h? thay ??i thành l? “??i g?o”, ch? trích m?t ph?n r?t nh? nh? g?o khoàng vài ch?c ký, 10 hay 20 tr?ng v?t, vài cây n?n, h? mang ??n Magik “B? thí” cho các giáo s?, sau ?ó chia cho nhau, không b? thí cho ng??i nghèo gi?ng nh? tinh th?n Islam chính th?ng.     5. Haji: là hành h??ng ??n ngôi ??n Kabah t?i Masjid ? Makkah thu?c Saudi Arabia. G?m các nghi th?c nh?t ??nh ???c th?c hi?n t?i các ??a ?i?m nh?t ??nh vào nh?ng th?i gian nh?t ??nh, nh?m ph?c tùng m?nh l?nh c?a Allah. M?i tín ?? Muslim nam, n? tr??ng thành b?t bu?c ph?i th?c hi?n chuy?n hành h??ng Haji m?t l?n trong ??i khi ?? h?i ?? ?i?u ki?n (s?c kh?e, tài chính, và ph??ng ti?n,…) ?? th?c hi?n. Haji ???c coi là m?t cu?c t?p h?p l?n nh?t c?a Islam, tri?u tín ?? Muslim ? kh?p m?i n?i trên th? gi?i ??n Makkah. Nh?ng tín ?? Muslim ??ng lo?t c?u nguy?n và kh?n xin ??n m?t Th??ng ?? duy nh?t, h? cùng m?c m?t ki?u qu?n áo, cùng th?c hi?n chung nh?ng nghi th?c ???c qui ??nh, không có s? phân bi?t gi?a ng??i giàu và ng??i nghèo, quý phái sang tr?ng hay nghèo hèn, da tr?ng hay da ?en, ng??i Arabic hay không ph?i ng??i Arabic, ??u là anh em ??ng ??o ?ang th?c hi?n m?nh l?nh c?a Allah.         Nhìn chung ng??i Ch?m H?i giáo Bani (H?i giáo dòng Bani) ?ã t?n t?i r?t lâu ??i, h? luôn luôn b?o t?n ???c nét sinh ho?t v?n hóa - tôn giáo có nh?ng ??c tr?ng riêng không th? l?n l?n v?i b?t k? nhóm c?ng ??ng dân t?c, tôn giáo nào n?i h? sinh s?ng. Giáo lu?t ?ã b? bi?n ??i r?t nhi?u ?? phù h?p v?i xã h?i m?u h? c?a ng??i Ch?m. S? xu?t hi?n t?ng l?p giáo s? là ??c tr?ng c?a H?i giáo Bani là s? ki?n ?ã ph?n ánh H?i giáo Islam chính th?ng ?ã du nh?p vào Champa ?ã ???c Champa bi?n thành h? phái riêng c?a mình. Chính nh?ng y?u t? trên ?ã làm cho H?i giáo Bani c?a ng??i Ch?m ? Vi?t Nam có m?t s?c thái riêng, m?t ??c ?i?m riêng khác v?i H?i giáo ? ?ông Nam Á và th? gi?i Saudi Arabia.     Ngu?n:  kauthara.org     H?i giáo Bani (Bani Awal) c?a ng??i Ch?m:  
0 Rating 306 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On December 11, 2020
V?n lý t??ng thành Champa dài nh?t ?ông Nam Á   Trung tâm tr??ng Vi?n ?ông Bác c? Pháp t?i Hà N?i, v?a t? ch?c cu?c h?p báo cáo khoa h?c c?a ch??ng trình nghiên c?u l?ch s? di s?n Tr??ng l?y t?i Qu?ng Ngãi- Bình ??nh. L?y c? Hoành S?n hay còn g?i là l?y Hoàn V??ng, th?c t? ?ây là l?y ???c x?p b?ng ?á kéo dài theo các dãy ??i núi c?a Hoành S?n t? Tây sang ?ông (L?y ?á Lâm ?p xây, ???ng b? T? An ??p), Ngô T? An t? th?i Lê Hoàn ?ã sai làm ???ng v??t ?èo Ngang sang mi?n ??a lý c?a Chiêm Thành “mùa thu tháng 8, Nhâm Thìn (992), sai Ph? Qu?c là Ngô T? An ?em 3 v?n ng??i ?i m? ???ng b? t? c?a bi?n Nam gi?i ??n châu ??a Lý”  Th?c ch?t L?y hoành s?n ???c hình thành do V??ng qu?c Champa l?p nên t? nh?ng ngày ??u l?p qu?c, sau ?ó ??n th?i nhà nguy?n nam ti?n trùng tu thêm. Tr??ng l?y Qu?ng Bình,Qu?ng Ngãi- Bình ??nh ???c các nhà kh?o c? h?c trong và ngoài n??c b?t ??u nghiên c?u t? n?m 2005. Tr??ng l?y ???c xây d?ng t? tr??c th? k? 17-19, có chi?u dài kho?ng 200 km, kéo dài t? huy?n Trà B?ng (t?nh Qu?ng Ngãi) ??n huy?n An Lão (t?nh Bình ??nh). Nó ?i qua ??a ph?n 9 huy?n, g?m: Trà B?ng, S?n T?nh, S?n Hà, T? Ngh?a, Minh Long, Ngh?a Hành, Ba T?, ??c Ph? (Qu?ng Ngãi) và Hoài Nh?n, An Lão (Bình ??nh), ch?y d?c theo dãy Tr??ng S?n. ?ây là m?t công trình có giá tr? v?n hóa ??c bi?t, ???c xây d?ng b?ng m? hôi, công s?c và s? h?p tác gi?a 2 c?ng ??ng ng??i Hrê và ng??i Vi?t. L?y ??p b?ng ??t và ?á. ? nh?ng v? trí d?c l?n, hay núi, l?y ???c ??p hoàn toàn b?ng ?á ?? tránh s?t l?, chi?u cao thông th??ng t? 1 ??n 3 mét, có ?i?m cao 4 m; m?t tr??ng l?y r?ng 2,5 m, chân dày t?i 4 m. Khai qu?t t?i m?t s? ?i?m nh? ??n Xóm ?èo, ??n Thiên Xuân... phát hi?n nhi?u ?? g?m, ??t nung, sành. ? khu v?c núi cao, hi?m tr?, di tích g?n nh? còn nguyên v?n. Theo ?ánh giá c?a TS.Christopher Young-??i di?n H?i ??ng Di s?n Anh- ng??i ?ã nhi?u n?m ho?t ??ng nghiên c?u t?i Châu Á, trong ?ó có Vi?t Nam cho r?ng, Tr??ng l?y Qu?ng Ngãi- Bình ??nh là công trình tr??ng l?y dài nh?t ?ông Nam Á và có th? ??ng th? 2 Châu Á, sau V?n Lý Tr??ng Thành ? Trung Qu?c. GS. Phan Huy Lê cho bi?t, s? khác bi?t gi?a Tr??ng l?y Qu?ng Ngãi- Bình ??nh v?i các công trình tr??ng l?y khác là ? ch? có s? giao thoa gi?a cách s?p x?p ?á, ??t c?a tr??ng l?y. ?i?u ??c bi?t nh?t có th? không tìm th?y trên th? gi?i là s? ph?i h?p, th?a thu?n gi?a hai c?ng ??ng ng??i Kinh và Hrê trong quá trình xây d?ng tr??ng l?y. Do ?ó, tr??c h?t nó mang ý ngh?a hòa bình, ý ngh?a kinh t?, giao th??ng r?i m?i ??n ý ngh?a quân s?. D?a vào nh?ng hi?n v?t g?m khai qu?t có xu?t x? t? Chu ??u (t?nh H?i D??ng), Bát Tràng (Hà N?i) niên ??i th? k? 17 – 18, r?i nh?ng m?nh g?m men, s? Trung Hoa th?i Thanh, g?m nung, sành c?a mi?n Trung... nh?ng nhà nghiên c?u nh?n ??nh: ?ây là nh?ng s?n ph?m g?m có ???c qua s? giao l?u th??ng m?i. C?ng t?i cu?c h?p, nhi?u ý ki?n cho r?ng c?n ph?i thi?t l?p ngay m?t c? s? pháp lý ?? qu?n lý, b?o v? di s?n này. N?n v?n hóa Ch?mpa lâu ??i, ??c ?áo, là m?t thành ph?n quan tr?ng t?o nên b?n s?c v?n hóa dân t?c Vi?t Nam. Vi?c nghiên c?u v?n hóa Ch?mpa Qu?ng Bình góp ph?n tích c?c cho vi?c nh?n di?n v?n hóa này, v?i nh?ng ?óng góp c?a nó trong t?ng th? v?n hóa Qu?ng Bình nói riêng, dân t?c nói chung. Qu?ng Bình, c?u n?i hai mi?n, n?i nuôi d??ng n?n v?n hóa Ch?mpa có b? dày g?n 10 th? k? (t? th? k? 2 ??n th? k? 10), v?i nh?ng di tích, di v?t v?n hóa Ch?mpa  ???c phát hi?n khá phong phú, nhi?u lo?i hình. Nh?ng nhìn chung các lo?i hình di tích di v?t ?ó th??ng t?p trung vào: l?y, thành, m?, tháp, t??ng, v?n bia, h? th?ng cung c?p n??c và n?i c? trú. L?y thành:  Trên d?i ??t mi?n Trung hi?n nay, chúng ta v?n còn th?y v?t tích c?a m?t s? thành, l?y c? Ch?mpa  nh? thành C? L?y (Qu?ng Ngãi), thành ?? Bàn (Bình ??nh), thành Hóa Châu, thành L?i (Th?a Thiên-Hu?)... Nh?ng thành này th??ng ???c xây d?ng ? nh?ng v? trí xung y?u, g?n c?a sông, c?n bi?n, hay ngã ba sông. Khi xây d?ng, ng??i Ch?mpa l?i d?ng t?i ?a ??a hình t? nhiên nh? sông, gò, ??i, núi... ?? t?ng c??ng tính phòng th?, phòng ng? c?a tr??ng thành và hào l?y. Qu?ng Bình, m?nh ??t t? ?èo Ngang ??n H? C?, có các l?y, thành ???c ng??i Ch?m xây d?ng t??ng ??i qui mô. ?ó là l?y c? Hoành S?n, ph? thành Lâm ?p (huy?n Qu?ng Tr?ch); thành K? H? hay còn g?i là thành Khu Túc, thành L?i (huy?n B? Tr?ch) và thành Nhà Ngo hay g?i là Ninh Vi?n thành (huy?n L? Th?y). L?y c? Hoành S?n hay còn g?i là l?y Hoàn V??ng, th?c t? ?ây là l?y ???c x?p b?ng ?á kéo dài theo các dãy ??i núi c?a Hoành S?n t? Tây sang ?ông (L?y ?á Lâm ?p xây, ???ng b? T? An ??p), Ngô T? An t? th?i Lê Hoàn ?ã sai làm ???ng v??t ?èo Ngang sang mi?n ??a lý c?a Chiêm Thành “mùa thu tháng 8, Nhâm Thìn (992), sai Ph? Qu?c là Ngô T? An ?em 3 v?n ng??i ?i m? ???ng b? t? c?a bi?n Nam gi?i ??n châu ??a Lý” – (Toàn th? b?n k? - quy?n 1). ??i Nam nh?t th?ng chí  c?ng g?i Lâm ?p th? l?y là l?y Hoàn V??ng. L?y kéo dài t? núi Thành Thang  ch?y qua các xã Tô Xá, Vân T?p, Phù L?u, v??t qua núi, quanh theo khe. Nay do chi?n tranh và do nhân dân ??a ph??ng san ?i làm n?n nhà, tr?ng tr?t nên l?y b? ng?t t?ng ?o?n, nh?ng v?n kéo dài hàng ch?c km, có n?i cao 3-4m, chân l?y r?ng 15-20m, m?t l?y còn l?i t?i 5m. Phía nam, cách Linh Giang (sông Gianh) 1km có thành K? H? (thành L?i, thành Khu Túc) n?m gi?a cánh ??ng xã H? Tr?ch (B? Tr?ch). Sách T?n Th? (quy?n 97) chép: N?m V?nh Hòa th? 3(347) vua Lâm ?p là Ph?m V?n ?ánh Nh?t Nam, thông báo v?i th? s? Giao Châu Chu Phiên (Ph?n) ?òi l?y Hoành S?n làm ranh gi?i”. Ph?m V?n sai l?y ?á ??p l?y và c?ng b?t ??u xây thành Khu Túc trên sông Th? Linh (sông Gianh). Thành Khu Túc hi?n nay v?n còn, có hình ch? nh?t, thành ??p b?ng ??t có 3 c?a, c?a Nam, c?a B?c không rõ l?m (do nhân dân ??a ph??ng  san thành ?? táng m?), c?a ?ông r?ng 16m. Chi?u r?ng thành theo h??ng B?c- Nam là 179m. Chi?u dài thành theo h??ng ?ông- Tây là 249m. M?t trên thành r?ng 5m, chân thành r?ng 10m8, ?? cao c?a thành trung bình còn là 1,7m, bao quanh thành có hào r?ng x?p x? 30m. Nay hào ?ã và ?ang b? l?p d?n. Chân thành ???c kè ?á t? ong và g?ch Ch?m. G?ch có kích th??c 18x10x40 cm, có lo?i màu vàng và màu ghi. S? ra ??i c?a thành L?i (Khu Túc) ? khu v?c phía B?c Qu?ng Bình có m?i quan h? m?t thi?t v?i ph? l?y Lâm ?p, là bi?u hi?n c? th? c?a vi?c Lâm ?p b? trí hoàn ch?nh các công trình phòng th? c?a mình, t?o c? s? cho vi?c gi? v?ng vùng biên ??a này. Ph? l?y Lâm ?p v?i thành L?i s? giúp chúng ta nh?n ra tính h? th?ng trong ch?c n?ng b? tr? l?n nhau c?a chúng. Thành L?i là n?i ??t ??i b?n doanh c?a quân binh vùng biên ??a, n?i t?p k?t ?óng quân, n?i ng??i Ch?m ??ng v?ng và v??n lên giành ph?n ch? th? chính cai qu?n vùng ??t này trong su?t m?t th?i gian dài, qua ?ó ?? l?i m?t h? th?ng ?a d?ng, phong phú v? lo?i hình các di tích v?n hóa trên ??a bàn Qu?ng Bình. ? L? Th?y có thành nhà Ngo (thu?c hai làng U?n Áo và Qui H?u), qua th?c ??a thì thành có chi?u dài ?ông - Tây là 500m, r?ng theo h??ng B?c - Nam là 300m. Thành ?ã b? san ?i, dân làm nhà, làm v??n trên m?t thành, m?t thành hi?n nay còn l?i kho?ng 20m, còn m?t c?a phía ?ông B?c là t??ng ??i rõ, r?ng  15m. Thành còn cao kho?ng 1m55. Riêng ?o?n ?ông Nam còn l?i cao 2,4m. Chân thành kè ?á t? ong, ?á h?c và g?ch Ch?m. Bao quanh ba phía (Tây, ?ông, B?c) có hào r?ng kho?ng  29m. Riêng phía Nam có sông Ki?n Giang mang vai trò nh? m?t hào l?n b?o v? thành. L?y, thành c?a ng??i Ch?m ? Qu?ng Bình nh? k? trên  là k?t qu? c?a vi?c s? d?ng tri?t ?? ?i?u ki?n t? nhiên s?n có cùng ??a hình, v? trí ??a lý, sông ngòi, làm cho nó tr? thành nh?ng pháo ?ài phòng th? ch?c ch?n mà các nhà quân s? t? Ch?mpa , Nguy?n, Tr?nh ??u nhìn ra t?m quan tr?ng, ?u th? c?a các v? trí tuy?t v?i ?y ?? ti?p t?c c?i t?o, tu b? s? d?ng  cho ý ?? chi?n l??c c?a mình. Th?i Tr?nh – Nguy?n phân tranh, chúa Nguy?n (nam sông Gianh) c?i t?o s? d?ng l?i thành Cao Lao – thành K? H? còn ? B?c B? Chính (b?c Sông Gianh), chúa Tr?nh c?i t?o, tu b?, s? d?ng l?i h? l?y Lâm ?p g?i là C? Dinh. Ngoài l?y Lâm ?p có ý ngh?a phân chia lãnh th? c?a hai qu?c gia ??i Vi?t, Chiêm Thành thì thành Nhà Ngo, thành K? H? ??u xây ??p trên các tri?n sông có h??ng xuôi v? các c?a bi?n (K? H?- sông Gianh- c?a Gianh - Nhà Ngo – Ki?n Giang-Nh?t L?) nh?m t?o th? giao thông thu?n l?i b?ng sông bi?n, tr?n gi? ??a bàn tr?ng y?u ven bi?n Qu?ng Bình, b?o v? ch? quy?n, lãnh th?, phát huy th? m?nh c?a ??a hình trong thông th??ng buôn bán v?i th??ng gia n??c ngoài. M?: Thôn Vân T?p,xã Qu?ng L?u t? bao ??i nay v?n l?u truy?n v? m?t ngôi m? linh thiêng g?n li?n v?i truy?n con l?n vàng xu?t hi?n, chói sáng vào ban ?êm, h? ch?y v? trên ngôi m? là bi?n m?t. Nhân dân ??a ph??ng truy?n l?i cho nhau r?ng ?ây là ngôi m? c?a vua Ch?m (vua L?i, vua L?i). ??i Nam nh?t th?ng chí g?i là: “Chuy?n l?ng ? xã Vân T?p, r?ng vài m?u, g?ch x?a ch?t ??ng nh? núi... L?ng ?y ?i vào 5 b??c có c?a hình ng?c khuê (trên nh?n d??i vuông) hai bên xây ?á vuông, chu vi ??u 1 th??c 5 t?c, trên m?t ch?m n?i hình vuông, nghi ?ó là cái L?ng c? c?a Hoàn V??ng” (hi?u vua Chiêm Thành tên là Gia Cát ??a). C?n c? vào nh?ng tài li?u thu th?p ???c trong ??t khai qu?t g?n ?ây và nh?ng c? li?u liên quan chúng tôi cho r?ng ?ây là ngôi m? mà ch? nhân là ng??i Ch?m, ???c xây d?ng r?t công phu, qui mô. Sau nh?ng phát hi?n c?a M.Colani tháng 7 n?m 1935 t?i Kh??ng Hà (B? Tr?ch) v? m? vò và cách chôn ng??i ch?t trong các vò mà bà cho là c?a ng??i v?n hóa Sa Hu?nh có quan h? b?ng các thuy?n bu?m (Kh??ng Hà n?m sát sông Son, ??u ngu?n sông Gianh) thì nh?ng tín hi?u ??n nay càng ???c sáng t? b?i nh?ng khu m? ki?u ti?n Ch?mpa và Ch?mpa ? Qu?ng Bình ???c phát hi?n r?t nhi?u. ?ó là các khu m? táng c?a ng??i Ch?m ? thôn Phú Xá (Quang Phú), ? H?u Cung (L?c ??i), ? Phong Nha (B? Tr?ch), ? Qu?ng L?u, Qu?ng Th?, Qu?ng S?n, Qu?ng Th?y (Qu?ng Tr?ch và Ba ??n)... Nh?ng m? vò này th??ng táng 3 ??n 5 vò, ch?m mi?ng vào nhau, vò có kích th??c cao 40-50cm, ???ng kính mi?ng 10-12cm, vò có màu vàng hay s?m, có n?p ??y, trong vò có mùn ?en - l?i h?a táng quen thu?c c?a ng??i Ch?m. Tháp: Hi?n nay ? Qu?ng Bình d?u tích còn r?t m? nh?t, n?m 1995 theo tài li?u c? ?? l?i, chúng tôi l?n theo s? ch? d?n c?a nhân dân ??a ph??ng t?i hai n?i: ??i H?u (thu?c xã An Ninh, huy?n Qu?ng Ninh) xã M? ??c, xã S?n Th?y (huy?n L? Th?y). T?i các n?i này ch? còn l?i d?u tích c?a n?n tháp và r?t nhi?u g?ch Ch?m, dân ??a ph??ng cho bi?t, tr??c ?ây có t??ng Ch?m nh?ng lính Pháp ?ã l?y ?i. Chúng tôi ???c bi?t t??ng Ch?m ??i H?u, M? ??c ?ang ???c tr?ng bày t?i B?o tàng Ch?m Qu?ng Nam-  ?à N?ng và B?o tàng l?ch s? thành ph? H? Chí Minh. T??ng: N?m 1918, cùng v?i vi?c xây d?ng b?o tàng Ch?m (Musse Ch?m) ?à N?ng, ng??i Pháp ?ã mang các s?u t?p tác ph?m ?iêu kh?c t??ng Ch?m c?a Qu?ng Bình vào tr?ng bày t?i ?ây, m?t s? mang vào Sài Gòn, còn l?i mang v? Pháp. ??c bi?t, trong kho c?a B?o tàng l?ch s? thành ph? H? Chí Minh hi?n nay còn 6 b?c t??ng ??ng (thu?c th? k? th? 7 ??n th? k? XI) ???c phát hi?n ? Qu?ng Bình. ???c bi?t, còn m?t b? s?u t?p t??ng Ch?m ? Qu?ng Bình t?i thành Khu Túc (Cao Lao H?-B? Tr?ch) trên m??i t??ng hi?n nay ?ang ???c tr?ng bày ? m?t s? b?o tàng c?a n??c C?ng hòa Pháp. N?m 1998, cán b? b?o tàng t?nh ?ã phát hi?n và s?u t?p ???c m?t tác ph?m ?iêu kh?c ??u t??ng Ch?m t?i thôn Tây, ??i Phúc, xã V?n Ninh, huy?n Qu?ng Ninh (x?a là làng V?n Xuân). ??u t??ng ???c phát hi?n d??i m?t l?p ??t ven b? phía ?ông c?a khe ? ?, ch?y t? núi An Mã v? cánh ??ng ??i Phúc qua v??n nhà anh Võ V?n D?ng. Theo tài li?u ?? l?i thì ?ây ngày x?a có m?t mi?u th? nh?ng nay ?ã b? s?p, ch? còn tr? l?i n?n móng ? phía Tây c?a b? su?i. ?i?u thú v? h?n n?a là Qu?ng Bình có ??ng Phong Nha, m?t “?? nh?t k? quan ??ng” g?n li?n v?i nh?ng tên g?i nh? chùa Hang, ??ng Tiên S?, ??ng Chùa, ??ng Troóc... thu?c làng Phong Nha, xã S?n Tr?ch, huy?n B? Tr?ch. T? cu?i th? k? tr??c, c? ??o Ca?ie ?ã tìm th?y d?u tích m?t bàn th? và m?t s? ch? Ch?m trên vách hang ??ng Phong Nha. Tháng 7 n?m 1995, ?oàn công tác h?n h?p do giáo s? Tr?n Qu?c V??ng d?n ??u ?ã tìm ???c trong khu v?c Chùa Hang – “??ng Phong Nha” d??i m?t l?p xi m?ng vôi (26cm) 3 n?n xây g?ch Ch?m, có nhi?u t?ng ?á l?n (Granits) và có r?t nhi?u m?nh g?m Ch?m ?? nâu, r?t gi?ng g?m Trà Ki?u, H?i An... n?m l?n v?i ?? bát s? và s? ???ng T?ng (th? k? 9-10). Phía B?c sông Di Luân (sông Roòn ) có bia B?c Hà (xã Qu?ng Phú, Qu?ng Tr?ch), tr??c ?ây có mi?u Ch?m (?ã b? máy bay ?ánh s?p, bia b? vùi d??i h? bom), ??c bi?t bia có 4 ch? Ph?n, n?i dung nói v? vi?c cúng nh??ng ??t ?ai c?a vua Ch?m cho m?t Ph?t vi?n. Bên c?nh các thánh ??a nêu trên, ? Qu?ng Bình còn có m?t h? th?ng gi?ng Ch?m, c?ng nh? các ??a ph??ng vùng duyên h?i nh?  Qu?ng Tr?, Th?a Thiên-Hu?, ? Qu?ng Bình d?c theo bi?n t? c?a Roòn, c?a Gianh ??n c?a Nh?t L?, ??u phát hi?n ???c m?t s? gi?ng Ch?m, ?ó là các gi?ng có d?ng hình vuông hay tròn ???c kè ?á hay x?p g?ch, bên d??i có lát g?, n??c r?t ng?t, trong v?t và không h? c?n, nh? các gi?ng ? Qu?ng Tùng (gi?ng H?i), ? C?nh D??ng (Qu?ng Tr?ch), ? Thanh Tr?ch (B? Tr?ch), ??c Ninh (??ng H?i), La Hà, Minh L? (Ba ??n) L? S?n, (Tuyên Hóa), H?ng Th?y (L? Th?y)...  Nhi?u gi?ng Ch?m hi?n nay v?n ???c ng??i Vi?t ti?p t?c s? d?ng nh? m?t c?u cánh trong các mùa hè. Cho ??n nay, vùng ??t Qu?ng Bình, n?i ??a ??u phía B?c c?a Ch?mpa c? ?ang ti?m ?n nhi?u ?i?u lý thú. B?ng s? l?u truy?n trong dân gian và nh?ng kh?o sát th?c ??a, chúng tôi ?ã phát hi?n ???c nh?ng làng Ch?m ? Qu?ng Bình nh? làng Tr?m, làng Hà L?i (B? Tr?ch), cánh ??ng Ch?m (Phù Kinh - Phù Hóa - Qu?ng Tr?ch) ??ng Ch?m (Phù L?u, Qu?ng L?u, Qu?ng Tr?ch), xóm L?i (Qu?ng Tùng, Qu?ng Tr?ch)... T?i nh?ng n?i này, b??c ??u chúng tôi ?ã phát hi?n ???c r?t nhi?u g?m Ch?m. Ng??i Ch?m có m?t ? vùng ??t Qu?ng Bình khá s?m, n?u không mu?n nói là s?m nh?t (th? k? th? 2-th? 3 sau CN), h? bi?t ch?n nh?ng v? trí ??a hình lý t??ng ?? xây ??p l?y thành b?o v? lãnh th?, ho?c xác l?p ??a v?c hành chính, dò tìm ngu?n n??c, ?ào gi?ng, kh?i m??ng ph?c v? s?n xu?t, tr?ng tr?t và cu?c s?ng sinh ho?t... H? ?ã sáng t?o và ?ã ?? l?i m?t n?n v?n hóa ??c ?áo, ??c s?c b?ng các di tích, di v?t vô cùng quí giá trong không gian v?n hóa g?n 10 th? k?, c?n ???c b?o v?, gi? gìn và phát huy giá tr?, b?i n?n v?n hóa này góp ph?n làm phong phú thêm b?n s?c v?n hóa c?a Qu?ng Bình và c?a c?ng ??ng các dân t?c Vi?t Nam  ??n nay, sau 7 n?m nghiên c?u kh?o sát th?c ??a, các nhà khoa h?c th?c hi?n D? án Di tích Tr??ng l?y tìm th?y kho?ng 100 ??n. ?ã khai qu?t kh?o c? 3 ??n thu?c huy?n Ngh?a Hành, t?nh Qu?ng Ngãi. Hi?n nay, Vi?n Kh?o c? h?c Vi?t Nam ?ang ph?i h?p v?i S? V?n hóa, Th? thao và Du l?ch Bình ??nh khai qu?t kh?o c? di tích ??n Th? thu?c thôn La Vuông, xã Hoài S?n, huy?n Hoài Nh?n.       Các sách ??i Nam Th?c l?c, ??i Nam Nh?t Th?ng Chí, B?n tri?u b?n ngh?ch li?t truy?n, ?ông Khánh ??a d? chí ??u có chép v? Tr??ng L?y: L?y dài 177 d?m, phía B?c giáp huy?n Hà ?ông t?nh Qu?ng Nam, phía Nam giáp huy?n B?ng S?n t?nh Bình ??nh. L?y do Lê V?n Duy?t – T?ng tr?n mi?n Nam d??i th?i Gia Long ??c thúc xây d?ng t? n?m 1819. Trên ??a ph?n Bình ??nh, các nhà kh?o c? ?ã phát hi?n Tr??ng L?y ?i qua 2 huy?n Hoài Nh?n và An Lão, di tích ?? l?i khá rõ nét v?i b? l?y hi?n còn cao t? 1m ??n 3m, m?t l?y r?ng t? 1m ??n 2m, chân l?y t? 4m ??n 6m và có h? th?ng ??n xây d?ng d?c theo phía ?ông b? l?y. Sách “??i Nam Th?c l?c” chép: d?c theo l?y có t?i 115 ??n, m?i ??n  có 1 t?p 10 lính gác. ?ây là m?t ki?n trúc S?n phòng ??c bi?t c?a h? th?ng Tr??ng L?y Qu?ng Ngãi – Bình ??nh. N?m 2009 và 2010, Trung tâm Vi?n ?ông Bác C? Pháp t?i Hà N?i ph?i h?p v?i Vi?n Kh?o c? h?c Vi?t Nam, S? V?n hóa, Th? thao và Du l?ch t?nh Qu?ng Ngãi khai qu?t 3 ??n thu?c huy?n Ngh?a Hành: di tích Thiên Xuân (Hành Tín ?ông), di tích R?m ??n và di tích ?èo Chim Hút (Hành D?ng). V?a qua, Vi?n Kh?o c? h?c Vi?t Nam ph?i h?p v?i S? V?n hóa, Th? thao và Du l?ch t?nh Bình ??nh khai qu?t kh?o c? h?c di tích ??n Th? d??i chân Hòn B? thu?c thôn La Vuông, xã Hoài S?n, huy?n Hoài Nh?n. Theo ng??i dân ??a ph??ng, s? d? g?i là ??n Th? là g?i theo tên m?t ng??i lính gi? ??n tên Th?. Tuy nhiên, theo s? li?u “Th? quân” là quân do tri?u ?ình tr?c ti?p qu?n lý. Có th? n?i ?ây là v? trí xung y?u, tri?u ?ình ?ã b? trí l?c l??ng “ch? l?c”, quân c?a tri?u ?ình tr?c ti?p qu?n lý: Th? quân tr?n gi? nên g?i là ??n Th? (?). Tr??ng L?y t? huy?n ??c Ph?, t?nh Qu?ng Ngãi r?i chân núi và d?ng d?c lên qua r?ng r?m La Vuông có ?? cao kho?ng 800mso v?i m?c n??c bi?n. Vùng này không có ng??i ?, r?ng núi ch?p chùng. T? vùng cao La Vuông, l?y ?? xu?ng và k?t thúc ? ngu?n An Lão (huy?n An Lão, t?nh Bình ??nh). ??a ?i?m ??n Th? có ?? cao 500mso v?i m?c n??c bi?n. Các nhà kh?o c? ?ã kh?o sát th?c ??a khu v?c này cho bi?t: Khu v?c ??n Th? ??a hình r?t hi?m tr?, ti?p giáp v?i ??a ph?n t?nh Qu?ng Ngãi, 5km t? ?èo ?i, Hòa Khánh (Qu?ng Ngãi) ??n La Vuông, Hoài S?n (Bình ??nh) không ??p b? l?y, thay vào ?ó là h? th?ng ??n khá dày: 8 ??n. Theo s? c?, d?c theo Tr??ng L?y có 115 ??n, trong ?ó có 3 ??n l?n, các ??n th??ng có di?n tích trên d??i 1.000 m2. ??n nay, các nhà kh?o c? ?ã kh?o sát phát hi?n ???c kho?ng 100 ??n, trong ?ó ??n Th? – La Vuông có quy mô ?áng kinh ng?c: 16.000 m2, chia làm 2 khu: Khu B?c và Khu Nam phân cách b?i b? t??ng ???c ??p kiên c? nh? b? thành xung quanh ??n và có m?t c?a thông nhau ? gi?a b? t??ng. B? thành ??n Th? cao t? 2m ??n 3m, ??p 2 c?p, c?p trên có b? m?t r?ng t? 1m??n 2m, c?p d??i r?ng t? 2m ??n 4m, chân r?ng t? 4m ??n 6m, chân móng b? thành ??n sâu kho?ng 50cm. C?a chính ? phía Nam và 2 c?a ph?: ?ông, Tây, b? thành B?c không có c?a. Tr??c m?t c?a Nam, cách c?a kho?ng 6mcó 2 phi?n ?á l?n ???c kê b?ng ph?ng, phía tr??c là kho?ng sân r?ng th?p h?n 50cm. Xung quanh b? thành ??n có 5 c?ng thoát n??c xuyên b? thành ???c xây kè ?á kiên c?. B? thành ??n ???c ??p ??t ??m ch?t và kè ?á bên ngoài, có ?o?n ch? ??p ??t ho?c xây ?á, trên b? thành ??n tr?ng tre gai, xung quanh có hào sâu, bên ngoài hào sâu là con ???ng ch?y xung quanh ??n, r?ng kho?ng 6mcao kho?ng 40cm, có kè ?á ? l? ???ng. N?m tháp canh b? trí ? 4 góc ??n và gi?a b? thành Tây, ??p cao h?n b? thành kho?ng 1m và có 2 c?p, ???c kè ?á xung quanh, di?n tích tháp canh kho?ng 15m2, riêng tháp canh phía ?ông – B?c cao và l?n h?n: cao kho?ng 5m và di?n tích kho?ng 20m2, t?t c? 5 tháp canh ??u ???c ??p ???ng lên t? bên trong ??n, có kè và ?p ?á b? m?t. Trong khu B?c ??n, m?t b?ng hi?n tr?ng chia nhi?u c?p n?n hình ch? nh?t theo tr?c B?c – Nam. H? thám sát c?p n?n th? 2 cho th?y d??i l?p ??t m?t 30cm là l?p ?á phi?n ken dày. Trong khu Nam ??n có 3 khu n?n ???c xây t??ng bao b?ng ?á 3 m?t, n?m li?n k? nhau, các khu n?n có 2 c?a thông nhau, m?t phía Nam không xây t??ng, n?n có 2 c?p, khu v?c cao là n?n ??t cát, có l? ??t cát nâng n?n ???c l?y t? lòng su?i. Trong khu v?c này các nhà kh?o c? phát hi?n 3 chân l? l?n, 2 chân l? nh? và m?t s? m?nh thân l? b?ng ??t nung có in hoa 7 cánh và hoa v?n kh?c v?ch. Theo TS. Nguy?n Ti?n ?ông – Ch? trì cu?c khai qu?t, vi?c phát hi?n các lo?i chân l? h??ng trong khu v?c “ki?n trúc m?” (t??ng bao 3 m?t) có th? ?ây là khu v?c tín ng??ng tâm linh (?), b?i l? các ??n, mi?u th??ng ???c xây d?ng trong t??ng bao. ?ây là l?n ??u tiên các nhà kh?o c? phát hi?n d?u v?t tín ng??ng sau 7 n?m kh?o sát, khai qu?t kh?o c? di tích Tr??ng L?y Qu?n Ngãi – Bình ??nh. Ngoài ra, các nhà kh?o c? còn phát hi?n m?t s? hi?n v?t lo?i hình gia d?ng c?a ng??i Vi?t b?ng ??t nung và g?m men Trung Qu?c th? k? 18. So sánh v?i k?t qu? khai qu?t kh?o c? 3 ??n ? Qu?ng Ngãi, các nhà kh?o c? ??a ra nh?n ??nh: G?m s? phát hi?n ? Qu?ng Ngãi th? hi?n có s? giao th??ng ?ông – Tây, B?c – Nam, còn g?m s? phát hi?n ? ??n Th? cho bi?t hi?n v?t ch? s? d?ng ph?c v? cho quan quân ??n trú. Lo?i g?ch v? kích th??c l?n c?ng ???c tìm th?y trong ??n Th?, tuy nhiên ch?a phát hi?n d?u v?t ki?n trúc g?ch. C?ng theo TS.Nguy?n Ti?n ?ông, ki?n trúc ??n Th? kiên c? nh?t, quy mô r?ng l?n nh?t và c?u trúc ??c bi?t nh?t l?n ??u tiên phát hi?n trong h? th?ng di tích Tr??ng L?y. Không gi?ng các ??n khác ?ã phát hi?n v?i ch?c n?ng ch? y?u là qu?n lý qua l?i ?ông – Tây; ??n Th? có ch?c n?ng ch? y?u S?n phòng, b?o v? khu v?c r?ng l?n không ??p b? l?y, gi? an ninh cho ?o?n ???ng thiên lý xung y?u B?c – Nam : La Vuông (Bình ??nh)– ?èo ?i (Hòa Khánh, Qu?ng Ngãi). V?i m?t di tích ??c bi?t và m?i m? nh? ??n Th?, vi?c khai qu?t kh?o c? vài tr?m mét vuông, ch? cho phép các nhà kh?o c? ??a ra m?t s? nh?n ??nh ban ??u. ?? có cái nhìn t?ng quát và chu?n xác c?n ph?i khai qu?t kh?o c? m? r?ng và b? sung các ph??ng pháp nghiên c?u khác nh?: nhân v?n, v?n hóa dân gian và ??a lý h?c. Tin r?ng, ??n Th? trong t??ng lai s? cung c?p cho chúng ta nh?ng thông tin m?i v? h? th?ng S?n phòng c?a nhà Nguy?n ? th? k? XIX. Ngu?n: Trà Toàn (Facebook)
0 Rating 273 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On December 20, 2020
Hoàn toàn trái ng??c v?i các lý thuy?t ?ã ??a ra g?n m?t th? k? qua, v??ng qu?c Champa không nh?ng bao g?m các ph?n ??t n?m ? ven bi?n c?a mi?n trung Vi?t Nam hi?n nay mà k? c? dãy Tr??ng S?n (Cordillère Annamitique) và vùng cao nguyên ti?p n?i v?i nó. D?a vào y?u t? ??a d? này, ng??i ta ??a ra k?t lu?n r?ng dân c? Champa k?t h?p không nh?ng ng??i dân sinh s?ng ? vùng ??ng b?ng mà bao g?m c? dân c? c?a vùng cao nguyên, th??ng g?i là ng??i Th??ng (Montagnard) hay là ng??i b?n x? ?ông D??ng (Proto-Indochinois). Chính vì th?, v??ng qu?c Champa không ph?i là ??t n??c riêng t? c?a ng??i Ch?m mà là m?t qu?c gia ?a ch?ng g?m c? dân t?c Tây Nguyên, trong ?ó m?i s?c dân th??ng ?óng m?t vai trò riêng bi?t trong ti?n trình l?ch s? c?a v??ng qu?c này mà chúng tôi s? trình bày ? ph?n d??i ?ây. Ngu?n g?c Vào ??u k? nguyên c?a Tây L?ch, ng??i ta không bi?t nhi?u v? ngu?n g?c dân c? s?ng trong lãnh th? x?a kia c?a Champa. Các b?n v?n Trung Hoa ???c xem nh? là ngu?n s? li?u duy nh?t ch? nói m?t cách s? l??c liên quan ??n dân t?c sinh s?ng trong khu v?c n?m gi?a Hoành S?n (Porte d’Annam) và ?èo H?i Vân. Theo tài li?u này, ?ây là khu v?c n?m v? phía nam c?a biên gi?i Trung Hoa mà dân c? bao g?m m?t s? ng??i Trung Hoa nh?p c? và ?a s?  còn l?i chi?m ph?n quan tr?ng là dân b?n ??a ? vùng ven bi?n và trên cao nguyên có cu?c s?ng r?t g?n g?i v?i nhau. Theo tác ph?m Jinshu (T?n th? – RIPVN) (trang 57, 4b. B?n d?ch ti?ng Pháp c?a Paul Pelliot), «các ng??i b?n ??a này c?u thành t?ng nhóm bi?t h? tr? l?n nhau». H?n n?a các tài li?u trên g?i h? là dân t?c «man r?» (barbare), vì r?ng ??i v?i tác gi? Trung Hoa th?i ?ó, t?t c? nh?ng ai không ph?i là ng??i Trung Hoa hay không mang s?c thái c?a n?n v?n minh Trung Hoa ??u b? gán cho c?m t? là «ng??i man r?». Tài li?u trên c?ng qui luôn c? ng??i Khu Liên (Q? Lián) vào nhóm «man r?» này, m?t thu?t ng? ?? ám ch? cho t?c ng??i có n??c da rám n?ng. Riêng v? dân t?c sinh s?ng trên lãnh th? n?m v? phía nam c?a núi B?ch Mã (Hu?), m?t s? tài li?u kh?o c? ?ã nêu ra vài chi ti?t khá rõ ràng h?n. Theo tài li?u này, các hài c?t d??i th?i th??ng c? ???c tìm th?y trên Tây Nguyên n?m v? phía tây c?a dãy Tr??ng S?n là nh?ng hài c?t c?a ng??i b?n ??a Mã Lai (Protomalais) có s? ??u dài (dolichocéphales) v?i thân hình v?m v?. Ngay t? th?i k? ?á m?i (néolithique), h? là dân b?n ??a ?ông D??ng (Proto-Indochinois) duy nh?t ?ã t?ng làm ch? khu v?c Tây Nguyên và t?n t?i cho ??n gi?a th? k? XX. Bên c?nh ?ó, ng??i ta c?ng tìm th?y các hài c?t ? vùng ven bi?n có ngu?n g?c n?m trong thành ph?n dân b?n ??a Mã Lai (Protomalais) có ??u dài và di trú ??n Champa ??t th? hai nh?ng l?i pha tr?n v?i m?t s? y?u t? c?a ch?ng t?c Mông C? do các ng??i nh?p c? g?c Trung Hoa mang ??n.  Vào th?i k? ?á m?i (néolithique), sau khi ti?p thu nhi?u ngu?n v?n minh c?a th?i ti?n s? vào ??u k? nguyên Tây L?ch, nh?ng ng??i b?n ??a Mã Lai (Protomalais) này ?ã tr? thành m?t t?p th? ch?ng t?c mà ng??i Âu Châu th??ng dùng thu?t ng? Vi?t Nam ?? gán cho h? là ng??i Ch?m, trong khi ?ó c?m t? «Ch?m» hoàn toàn b? lãng quên trong ngôn ng? c?a dân t?c Tây Nguyên và c?ng không bao gi? xu?t hi?n trong các bia ký hay trong các b?n v?n x?a vi?t b?ng tay t?i v??ng qu?c Champa. C?m t? th??ng s? d?ng ?? ám ch? cho th?n dân c?a v??ng qu?c Champa x?a kia là Urang Champa (urang = ng??i, cá nhân) ch? không ph?i là Urang Cham t?c là ng??i Ch?m nh? m?t s? nhà khoa h?c th??ng hi?u l?m. H?n m?t th? k? qua, c?ng vì vi?c s? : d?ng t? «Ch?m» là cách nu?t âm (apocope) c?a t? «Champa» ?? ám ch? m?t s?c dân c? ng? t? x?a t?i vùng duyên h?i Champa ?ã tr? thành m?t thông l?, thành ra ng??i ta ti?p t?c dùng t? «Ch?m» này v?i ý ngh?a mang tính ??c tr?ng ?? ám ch? chung nh?ng gì thu?c v? Champa, không nh?t thi?t thu?c v? dân t?c Ch?m hôm nay. Ngôn ng? Các d? ki?n kh?o c? h?c cho r?ng nh?ng dân c? b?n ??a Mã Lai (Protomalais) có m?t trên lãnh th? Champa x?a kia ?ã s? d?ng m?t hay nhi?u ngôn ng? thu?c gia ?ình Mã Lai ?a ??o (proto-malayo polynésienne). Qua các ti?n trình phát tri?n, ngôn ng? này ?ã bi?n thành m?t ng? h? m?i trong ?ó có ti?ng Ch?m (???c s? d?ng b?i ng??i Ch?m sinh s?ng t?i các vùng ??ng b?ng) và các th? ng? cùng chung m?t ngu?n g?c v?i ti?ng Ch?m, nh? ti?ng Jarai, Ê?ê, Churu, Raglai, Hroi, ???c s? d?ng b?i các dân c? c?a vùng cao thu?c mi?n trung-b?c c?a bán ??o ?ông D??ng.  Ti?ng Ch?m ?ã có m?t t?i v??ng qu?c Champa vào th? k? th? IV. X?a kia, ti?ng Ch?m là ngôn ng? ???c l?u hành t? Hoành S?n ??n vùng Biên Hòa. Nh?ng hôm nay, ngôn ng? Ch?m ch? còn l?u hành t?i các thôn ?p ng??i Ch?m trong hai t?nh Ninh thu?n và Bình Thu?n c?ng nh? t?i Phnom Penh và chung quanh t?nh Kampot c?aKampuchea. Ti?ng Ch?m thu?c gia ?ình ngôn ng? Mã Lai ?a ??o (austronésien), m?c dù ch?a ??ng m?t s? y?u t? thu?c h? ngôn ng? Châu Á Ng? (austo asiatique). Ngôn ng? Ch?m ?ã phát tri?n theo m?t ?à ti?n hóa rõ ràng, ??c bi?t nh?t là s? xu?t hi?n các ph? âm phát t? tr??c c? h?ng (préglottalisé) và vi?c vay m??n nhi?u t? c?a Ph?n ng? (Sanskrit), Vi?t ng? và ti?ng Khmer, ?? r?i hôm nay ti?ng Ch?m không g?n g?i v?i ti?ng Mã Lai nh? x?a kia n?a.  Ngôn ng? Ch?m xu?t hi?n l?n ??u tiên trên m?t bia ký (th? k? th? IV) vi?t b?ng ti?ng Ch?m c? ??i (vieux cham) ???c phát hi?n g?n Trà Ki?u trong t?nh Qu?ng Nam-?à N?ng hi?n nay (G. Coedès, «La plus ancienne Inscription en langue chame» trong New Indian Antiquary, Extra Series I, 1939, trg. 46-49). Ch? vi?t c?a t?m bia này phát sinh t? ch? vi?t Devanagari c?a ?n ?? mà V??ng qu?c Champa th??ng dùng ?? kh?c trên các bia ?á song song v?i ti?ng Ph?n cho ??n th? k? th? XV, t?c là niên ??i ?ánh d?u cho s? bi?n m?t hoàn toàn ti?ng Ch?m c? ??i ?? thay th? vào ?ó ch? Ch?m trung ??i (Cham moyen) và sau là ch? Ch?m c?n ??i (Cham moderne) t?p trung b?n d?ng khác nhau g?i là: akhar rik, akhar yok, akhar tuel và akhar srah (t?c ch? vi?t ph? thông). Ch? Ch?m c?n ??i th??ng ???c s? d?ng tr??c tiên trên m?t lá buông (olles) sau ?ó trên gi?y (P.B. Lafont, Po Dharma và Nara Vija, Catalogue des manuscrits cam des bibliothèques francaises, Paris, Publications de l’École Française d’Extrême-Orient, vol CX?V, 1977, trg. 2, 6-8 và sách c? Ch?m mang ký hi?u CM 23-2). T?i Vi?t Nam hôm nay, ngôn ng? vi?t (langue écrite) và ngôn ng? nói (langue parlée) c?a ng??i Ch?m có nhi?u s? khác bi?t ?áng k?. Ngôn ng? vi?t Ch?m ?ã tr?i qua nhi?u ti?n trình phát tri?n nh?ng còn gi? nguyên nh?ng y?u t? c? b?n r?t g?n g?i v?i h? nguyên th?y c?a ngôn ng? Mã Lai ?a ??o trong khi ?ó ngôn ng? nói c?a dân t?c này thì b? ??n ti?t hóa (monosyllabisme) qua các cu?c ti?p xúc v?i ti?ng Vi?t mà ng??i Ch?m ?ã h?c trong các tr??ng l?p và s? d?ng nó nh? ti?ng ph? thông h?ng ngày. T?i Campuchia, ti?ng nói và ch? vi?t mà ng??i Ch?m ?ang s? d?ng ?ã ch?u ?nh h??ng sâu ??m ti?ng Khmer.  Trên Tây Nguyên, dân c? Champa s? d?ng hai ngôn ng? r?t khác bi?t nh?ng không có ch? vi?t, ?ó là h? ng? thu?c nhóm Chamic (nhóm ngôn ng? c?a ti?ng Ch?m) thu?c ng? h? Mã Lai ?a ??o (austronesien) nh? ti?ng Jaral, Ê?ê, Churu, Raglai và Hroi và m?t h? ng? khác, c?ng khá quan tr?ng, c?a nhóm Môn-Khmer thu?c ng? h? ?ông Nam Á-Châu (austroasiatique). Ngôn ng? Jaral, Ê?ê, Churu, Raglai và Hroi c?ng n?m chung trong ngu?n g?c Mã Lai ?a ??o nh?ng r?t g?n g?i v?i ti?ng Ch?m c? ??i h?n là ti?ng Ch?m c?n ??i. Ngôn ng? này là ti?ng nói r?t th?nh hành trên khu v?c Tây Nguyên so v?i ngôn ng? thu?c gia ?ình ?ông Nam Á-Châu. Nh?ng bia ký vi?t b?ng Ph?n ng? và Ch?m ng? c? ??i cho r?ng nh?ng ng??i sinh s?ng trên Tây Nguyên là dân t?c s? d?ng ngôn ng? Chamic, có s? liên h? r?t g?n g?i v?i ng??i Ch?m ? ??ng b?ng k? t? th? k? th? XII, trong khi ?ó v?n ch??ng truy?n kh?u c?a dân t?c Tây Nguyên dùng ngôn ng? ?ông Nam Á-Châu th??ng nói ??n các m?i quan h? gay g?t trong quá kh? gi?a c?ng ??ng này và s?c dân Ch?m sinh s?ng ? ??ng b?ng.  Dân s? Nh? chúng ta ?ã th?y, mi?n duyên h?i c?a Champa là khu v?c ??nh c? c?a dân t?c Ch?m, bao g?m có các vùng ??t r?t h?n h?p và không m?y thu?n l?i cho vi?c tr?ng tr?t. Nó ch? cung c?p m?t s? l??ng hoa màu gi?i h?n, «không giúp cho vi?c gia t?ng dân s? m?t cách nhanh chóng n?u dân t?c này không tìm cách khai kh?n các vùng ??t m?i. Ti?c r?ng ng??i Ch?m không bao gi? làm chuy?n ?ó, vì lý do tôn giáo mà chúng tôi ?ã nêu ra ? ph?n trên. Theo truy?n th?ng tín ng??ng, ng??i Ch?m không có quy?n ??nh c? bên ngoài biên gi?i thôn xóm c?a h?, t?c là ??a bàn dân c? ?ã ???c quy ??nh b?i các th?n linh phù h? cho thôn xóm này. Chính vì th?, h? không dám n?i r?ng ??t ?ai ra kh?i biên gi?i truy?n th?ng, vì s? không còn h??ng quy?n b?o b? c?a th?n linh Champa n?a. ?i?u này khi?n cho biên gi?i c?a các làng xã và ngay c? biên gi?i c?a qu?c gia Champa tr? thành biên gi?i c? ??nh và v?nh vi?n, không bao gi? thay ??i. Chính ?ó c?ng là nguyên nhân ?ã gi?i thích t?i sao dân s? c?a Champa t?i các vùng ??ng b?ng không h? thay ??i trong quá trình l?ch s?. Trái ng??c v?i vùng duyên h?i, khu v?c cao nguyên Champa có di?n tích r?ng mênh mông, nh?ng ng??i dân b?n ??a s?ng ? n?i ?ó ch? bi?t khai kh?n ??t ?ai theo hình th?c du canh ??t r?ng làm r?y, t?c là công th?c canh tác hoa màu m?t cách liên t?c trong m?t th?i gian vào kho?ng 3 n?m sau ?ó ph?i b? hoang t? 15 ??n 20 n?m ?? cho ??t ?ai này tr? l?i m?u m? (P-B. Lafont, «Lagricultuire sur brûlis chez les proto-indochinois des hauts plateaux du centre Vietnam», ??ng trong Les cahiers d’Outre-Mer. Revue de Géographie, Tome XX, 196, trg. 37-50). Chính vì th?, dân t?c b?n ??a s?ng ? mi?n cao c?a Champa không th? gia t?ng ??t ?ai tr?ng tr?t c?ng nh? dân s? c?a h? m?t cách nhanh chóng.  Nh?ng y?u t? v?a nêu ra ?ã ch?ng minh r?ng t? l? dân s? Champa không thay ??i cho ??n th?i k? cáo chung c?a n?n v?n minh ?n Giáo vào th? k? th? XV. N?u ng??i ta không bi?t rõ dân s? c?a th?n dân Champa vào th? k? XVI-XIX là bao nhiêu, thì ng??i ta c?ng không bi?t ch? s? th?t s? c?a dân t?c Champa là bao nhiêu trong su?t chi?u dài c?a l?ch s?. C?ng vì quá chú tâm ??n các s? ki?n mang n?i dung ?n Giáo, các bia ký Champa ch? nh?c ??n m?t cách tình c? vài bi?n c? liên quan ??n dân c? trong v??ng qu?c này. N?u t? li?u này có nêu ra m?t vài ch? s? dân c? ?i n?a, thì ?ây ch? là t?ng s? quân ??ch thua tr?n trên bãi chi?n tr??ng, v?i s? l??ng ?ôi lúc ???c phóng ??i ?? nh?m tâng b?c và tôn vinh các nhà lãnh ??o Champa th?ng tr?n thì ?úng h?n (L. Einot, «Les Inscriptions de M?-s?n XXI A &  B» trong BEFFO IV, 1904, trg. 965). Theo biên niên s? Vi?t Nam, quân ??i Champa tr??c th? k? th? XV có vào kho?ng m?t tr?m ngàn ng??i, nh?ng ?ây ch? là con s? mang tính ch?t suy ?oán không bi?u t??ng cho s? l??ng quân lính th?t s? c?a v??ng qu?c Champa th?i ?ó. Riêng dân s? c?a th? ?ô Champa vào th? k? th? XV, biên niên s? Vi?t Nam nêu ra hai l?n. L?n ??u, tài li?u này cho r?ng Thành ?? Bàn (Vijaya) có vào kho?ng 2500 gia ?ình (t??ng ???ng kho?ng m??i ngàn ng??i) và l?n th? hai, b?y m??i ngàn ng??i. Vào cu?i th? k? XX, ng??i ta c?ng không bi?t m?t cách chính xác s? l??ng ng??i Ch?m và ng??i Tây Nguyên ? mi?n trung Vi?t Nam. Nh?ng con s? do các nhà nghiên c?u và các vi?n th?ng kê chính th?c hay bán chính th?c ??a ra ch? là con s? ph?ng ch?ng và ?ôi lúc thêm b?t ?? xác minh cho lý thuy?t c?a h? mà thôi. Thí d? ?i?n hình là dân s? ng??i Ch?m t?i Vi?t Nam xu?t hi?n trong các tài li?u th??ng thay ??i t? 76000 ng??i (Cao Xuân Ph?, Hanoi, 1988) cho ??n 95000 ng??i Ch?m (Po Dharma, Paris, 1997) trong lúc ?ó con s? 60000 ng??i d??ng nh? g?n g?i v?i th?c t? h?n. V? ng??i Ch?m t?i Campuchia, h? là t?p th? ?ã b? r?i vùng ??ng b?ng duyên h?i Champa ra ?i lánh n?n t? cu?i th? k? XV ?? thoát kh?i các th?m h?a Nam Ti?n c?a dân t?c Vi?t. S? l??ng dân s? c?a h? c?ng là m?t v?n ?? ch?a gi?i quy?t thích ?áng. Các nhà nghiên c?u Âu Châu th??ng nh?m l?n h? v?i các ng??i Mã Lai sinh s?ng t?i Campuchia, t?c là hai dân t?c cùng chung m?t gia ?ình ngôn ng? và tín ng??ng H?i Giáo và th??ng liên h? v?i nhau qua các cu?c hôn nhân h?n h?p. Thêm vào ?ó, các nhà nghiên c?u Âu Châu c?ng không bao gi? ??a ra m?t con s? chính xác hay kho?ng ch?ng liên quan ??n t?ng s? riêng c?a ng??i Ch?m hay ng??i Mã Lai t?i v??ng qu?c Campuchia, mà ch? nêu ra t?ng s? chung c?a c?ng ??ng Ch?m-Mã Lai theo H?i Giáo mà thôi. Chính vì th?, s? l??ng dân t?c Ch?m và Mã Lai t?i Campuchia v?n là m?t lý thuy?t mang tính cách tr?u t??ng mà thôi. Con s? ?áng tin c?y nh?t mà ng??i ta th??ng ngh? ??n là con s? c?a vi?n ?i?u tra dân s? th?c hi?n vào n?m 1998 th?ng kê có 250000 ng??i Khmer Islam t?c là c? ng??i Mã Lai và ng??i Ch?m theo ??o H?i Giáo c?ng l?i. Ng??c l?i v?i nh?ng gì mà ng??i ta th??ng ??a ra, ch? s? ng??i Ch?m ít h?n ng??i Mã Lai. K? t? ?ó, ng??i ta ??c l??ng dân s? ng??i Ch?m t?i Campuchia, t?c là t?p th? t? cho mình g?c Ch?m và nói ti?ng nói Ch?m, có vào kho?ng 100000 ng??i.  T? khi chi?n tranh ?ông D??ng l?n th? hai ch?m d?t vào n?m 1975, có vào kho?ng 20000 ng??i Ch?m sang ??nh c? ??nh c? t?i Mã Lai và m?t s? l??ng nh? h?n t?i mi?n tây c?a Hoa k? và C?ng Hòa Pháp. H?u nh? toàn th? các ng??i t? n?n này là ng??i Khmer Islam ?ã r?i b? Campuchia t? khi quân Khmer ?? n?m chính quy?n vào n?m 1975. ?a s? nh?ng ng??i t? n?n này t? cho mình g?c Mã Lai ch? không ph?i là Ch?m. M?t s? còn l?i, th??ng t? gi?i thi?u mình là ng??i Muslim thay vì ng??i Ch?m H?i Giáo. Còn nh?ng ng??i Ch?m t? n?n ? n??c ngoài xu?t thân t? mi?n trung Vi?t Nam thì có s? l??ng r?t ít. H? ?ã b? x? ra ?i vì s? b? tr? thù sau bi?n c? 1975. Liên quan ??n ng??i Tây Nguyên có ti?ng nói thu?c gia ?ình ngôn ng? ?a ??o, dân s? c?a h? v?n còn lu m? m?c dù b?ng ?i?u tra n?m 1991 ?ã li?t kê nh? sau: dân t?c Ê ?ê (Rhadé) có vào kho?ng 194000 ng??i m?c dù ch? s? c?a h? không quá 120000 ng??i ; dân t?c Raglai có 71696 trong lúc ?ó h? ch? có kho?ng 50000 ng??i ; Dân t?c Churu có 10746 ; dân t?c Jrai d??ng nh? có kho?ng 15000.   Ngu?n: https://vi.ripvn.org/
0 Rating 335 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
Những văn kiện viết trên bia đá, sử liệu lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, sách cổ bằng văn tự Chăm, cũng như những bài tường trình của các du khách từ các nước Âu Châu và Á Rập đã chứng minh cụ thể rằng giữa thế kỷ thứ 2 và đầu thế kỷ 19 đã có sự hiện diện ở miền trung Việt Nam một vương quốc hùng mạnh được mang tên là: Champa.   Gs. Po Dharma  Lãnh thổ của vương quốc Champa không chỉ bao gồm vùng đồng bằng chạy dài theo bờ biển Trung Quốc như nhiều nhà sử học thường hiểu lầm, nhưng bao gồm cả vùng Tây nguyên miền trung Việt Nam (1). Liên quan đến vấn đề nhân chủng Champa trong quá khứ. Lịch sử cũng đã từng chứng minh rằng dân tộc Champa không chỉ dành riêng cho người Chăm, nhưng là một dân tộc đa chủng, bao gồm cả người Chăm và các anh em Tây nguyên thuộc hệ ngôn ngữ Malayo-Polynésien (như dân tộc Jarai, Rađê, Churu, Raglai, Hroi, v.v.) hay thuộc hệ ngôn ngữ Austroasiatique (dân tộc Bahnar, Sédang, Stieng, Maa, v.v.) (2).Trong quá trình lịch sử của vương quốc này, khi nói đến Champa, thì người ta phải nhắc đến chiến tranh liên tục với Ðại Việt, một láng giềng miền bắc cùng chung một biên giới. Cũng vì sự phát triển nhanh chóng của tổ chức chính trị và xã hội của Ðại Việt cộng thêm sự khủng hoảng đất đai ở miền bắc Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 14 đã gây ra một cán cân không thăng bằng trong nền bang giao chính trị giữa hai quốc gia này. Champa phải chịu từ bỏ dần dần đất đai của mình cho láng giềng miền bắc để lui về cố thủ ở phía nam, vùng Panduranga cho đến 1832, năm mà vương quốc Champa bị xóa hẳn trên bản đồ Bán Ðảo Ðông Dương (3).Trong quá trình lịch sử của vương quốc này, Champa chịu ảnh hưởng nặng nề của hai nền văn minh. Cho đến 1471, năm đánh dấu sự sụp đổ thủ đô Vijaya (Bình Ðịnh) sau cuộc tấn công của Ðại Việt, Champa là một vương quốc ảnh hưởng nặng nề nền văn minh Ấn Ðộ Giáo và nền văn hóa Phạn ngữ. Nhưng sau biến cố 1471, Champa từ bỏ dần dần những gì vay mượn từ Ấn Ðộ Giáo để xây dựng lấy một nền văn hóa riêng, một phương thức tổ chức xã hội và chính trị riêng dựa trên truyền thống cơ bản cổ truyền của mình. Những phong cách lễ hội và cơ cấu tổ chức gia đình và xã hội Champa trong khu vực Panduranga hôm nay đã chứng minh rõ rệt lý thuyết này. Từ năm 1471 đến năm 1832, lịch sử Champa chỉ là một quá trình đấu tranh với bao nỗ lực của mình nhằm chống lại Nam Tiến của nhà Nguyễn hầu bảo vệ nền độc lập và di sản văn hóa của mình.Khởi đầu của ChampaCho đến bây giờ, không ai có thể chứng minh rằng kể từ năm nào, vương quốc Champa đã xuất hiện trên bản đồ của bán đảo Ðông Dương. Ngược lại, chỉ có sử liệu lịch sử Trung Quốc đã từng cho chúng ta biết rằng kể từ cuối thế kỷ thứ 2 - hay nói một cách chính xác hơn, đó là vào năm 192 sau công nguyên - một số bộ tộc sống trong vùng Je-nan (trực thuộc khu vực của Huế bây giờ) đã từng vùng lên chống lại sự đô hộ của Tàu nhằm xây dựng một vương quốc độc lập đó là Lin-yi (4). Cũng theo tư liệu của Trung quốc, dân tộc của Lin-yi nói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Malayo-Polynésien. Lúc đầu, vương quốc Lin-yi bành trướng mạnh mẽ biên giới chính trị của mình về phía bắc cho tới núi Hoành Sơn (Quảng Bình), sau đó tìm cách đô hộ dần dần những vương quốc Ấn Ðộ Giáo ở miền nam.Cho đến hôm nay, ai cũng biết một cách rõ rệt về năm tháng của sự ra đời của vương quốc Lin-yi trên bản đồ Ðông Dương. Và nhờ các sử liệu về ngôn ngữ cũng như nhân chủng được nghiên cứu bởi R. Stein, nhà bác học Pháp, ai cũng biết rõ rệt về sự liên hệ lịch sử giữa Lin-yi và Champa từ cuối thế kỷ thứ 2 đến cuối thế kỷ thứ 6. Nhưng cho tới hôm nay, không ai có đủ tư cách để chứng minh ngày tháng nhất định của sự thay đổi danh xưng từ vương quốc Lin-yi sang vương quốc Champa (5). Trong suốt bốn thế kỷ này, có nghĩa là từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 6, người ta chỉ biết một cách sơ lược về quá trình của vương quốc Lin-yi này. Thêm vào đó, không có sử liệu nào chứng minh cụ thể nhằm xác định rằng có thể hay không dân tộc sống trong vương quốc Lin-yi thời đó đã bị ảnh hưởng nền văn minh Ấn Ðộ? Và từ năm nào Lin-yi này đã trở thành một vương quốc ảnh hưởng Ấn Ðộ Giáo có một cơ cấu tổ chức chính trị chặt chẽ và dùng hệ ngữ Malayo-Polynésien trong hệ thống hành chánh của họ.Trong suốt thế kỷ thứ 4, 5 và 6, vương quốc Lin-yi cũng nhiều lần tìm cách dùng vũ lực để dời biên giới chính trị của mình ra khỏi khu vực Hoành Sơn (Quảng Bình), nơi sinh cư của dân tộc proto-Việt. Nhưng những ý đồ chiến tranh này không đạt sự thành công cho lắm. Ðể trả lời cho sự quấy phá biên giới này, dân tộc này cũng gởi đoàn quân của mình để sang xâm chiếm Lin-yi như vào cuối thế kỷ thứ 4 chẳng hạn. Ðối với Trung Quốc, Lin-yi cũng đã mấy lần từ chối, trong suốt thế kỷ thứ 3, gửi những “quà cống” để biếu tặng cho cường quốc Trung Quốc ở miền bắc này. Ðây cũng là một hành động nhằm phủ nhận tư thế chư hầu của mình. Nhưng tư thế độc lập này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn hạn.Ngoài vấn đề bang giao với láng giềng, người ta cũng được biết rằng từ thế kỷ thứ 4, dân tộc sống trên lãnh thổ Lin-yi dùng ngôn ngữ Chăm để sử dụng trong tổ chức hành chánh của mình (6). Họ là dân tộc thường dùng những vật liệu bằng gạch để xây cất nhà cửa và áp dụng đám thiêu cho những người đã qua đời (7). Trong triều đình, nhất là từ cuối thế kỷ thứ 4 đến đầu thế kỷ thứ 5, đấng Siva đã giữ một tư thế quan trọng trong các lễ nghi tôn giáo của Lin-yi (8).Từ thế kỷ thứ 7, lịch sử của vương quốc này bắt đầu đi vào một niên đại sáng sủa hơn. Cũng nhờ các sử liệu của đoàn quân viễn chinh Trung Quốc sang chiếm đóng nước này vào năm 605, người ta biết được thủ đô của Lin-yi nằm về phía nam của đèo Hải Vân, tức là vùng Trà Kiệu bây giờ (9). Chiếm một địa thế rất gần với Mỹ Sơn (10), Trà Kiệu đã trở thành, từ thế kỷ thứ 4, một trung tâm truyền bá Bà La Môn Giáo lẫn trung tâm phát triển ngôn ngữ Chăm và văn tự Chăm. Nhiều bia đá dùng mẫu tự Phạn ngữ để ghi chú những biến cố lịch sử bằng tiếng Chăm đã chứng minh rõ rệt lý thuyết này. Thêm vào đó, nếu nguyên nhân của sự biến dạng danh xưng Lin-yi vẫn còn là một vấn đề lu mờ trong lịch sử, ngược lại, không còn ai chối cải đến niên đại của sự xuất hiện danh xưng Champa. Bởi rằng tên của vương quốc Champa này lần đầu tiên được ghi trên một bia đá bằng Phạn ngữ khắc vào năm 658 tìm thấy ở miền trung Việt Nam và trên một tấm bia khác của Kampuchea viết vào năm 668. Mặc dù bằng chứng cụ thể đó, nhưng danh xưng Champa cũng có thể xuất hiện trước thế kỷ này. Thêm vào đó, sử liệu của Trung Quốc cũng nhắc đến danh xưng Tchang-tch'eng (tiếng Việt gọi là Chiêm-Thành) vào năm 809. Tchang-tch'eng hay Chiêm-Thành là danh từ phiên âm từ Phạn ngữ Campapura “thành phố Champa”. Cũng trong thế kỷ thứ 7 này, một số bia đá tìm thấy ở khu vực Nha Trang đã chứng minh là vương quốc Champa đã từng nắm quyền cai trị ở miền nam và đã từng đặt biên giới chính trị của mình không xa cho mấy với khu vực Brei Nogor (Sài Gòn) của vương quốc Kampuchea.Hai thế kỷ vàng son của ChampaTrong suốt 200 năm từ thế kỷ thứ 7, vương quốc Champa đã trở thành một quốc gia hùng mạnh, nắm quyền cai trị trên một lãnh thổ rộng lớn, chạy dài từ cửa An Nam (núi Hoành Sơn, Quảng Bình) ở phía bắc đến đồng bằng sông Ðồng Nai ở phía nam. Vương quốc này chia thành 5 khu vực hành chánh hay tiểu vương quốc, gọi là: Inrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Nhiều sử liệu cũng đã từng chứng minh rằng Champa không phải là một vương quốc có một thể chế chính trị “trung ương tập quyền” như người ta thường hiểu lầm, nhưng là một quốc gia liên bang. Mỗi tiểu vương quốc có một thể chế chính trị tự trị và có quyền ly khai ra khỏi liên bang Champa để xây dựng lấy một vương quốc độc lập riêng biệt.Cũng từ thế kỷ này, Champa bắt đầu dùng chính sách hữu nghị để bang giao với các nước láng giềng (11). Vương quốc này đã bao lần gởi những quà cống chư hầu cũng như những phái bộ ngoại giao sang Trung Quốc và tiếp tục phát triển chương trình trao đổi kinh tế và tôn giáo với cường quốc này. Chính những chuyến du hành của nhiều nhà tu sĩ phật giáo từ Trung Quốc sang Ấn Ðộ thường hay ghé qua các hải cảng Champa là nguyên nhân chính yếu có sự hiện diện của Ðạo Phật Ðại Thừa trong vương quốc này. Và Ðạo Phật này đã phát triển mạnh mẽ ở Champa vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9. Những di tích đền đài Phật Giáo ở rãi rác trong khu vực Ðồng Dương hôm nay đã chứng minh rõ rệt dữ kiện này. Ðối với Kampuchea, Champa luôn luôn vẫn coi vương quốc này là một quốc gia láng giềng anh em. Nhưng sau thế kỷ thứ 12, hai vương quốc này đã biến tình hữu nghị thành những chiến tranh, không phải để chiếm đất đai, nhưng để xác định uy quyền chính trị của mình. Kể từ năm 1220, chiến tranh giữa hai nước không còn nữa. Ðối với các nước đa đảo của Mã Lai, vấn đề bang giao lúc đầu với Champa chỉ thể hiện qua các cuộc xung đột quân sự, nhất là những trận chiến của hải quân Java chống lại khu vực Panduranga vào cuối thế kỷ thứ 8. Sau cuộc xung đột này, vấn đề bang giao giữa Champa và các vương quốc Mã Lai càng ngày càng trở nên tốt đẹp để rồi hai vương quốc này tự trở thành hai quốc gia liên minh chặt chẽ trong thương mại và kết tình ruột thịt qua các lễ cưới hỏi giữa hoàng tử và công chúa giữa hai nước.Trong suốt thế kỷ thứ 9, vua Champa đã chú tâm rất nhiều đến công trình xây cất các đền đài Phật Giáo ở Ðồng Dương hay các đền đài Bà La Môn Giáo ở Mỹ Sơn. Cũng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 9 này, vua Champa dời thủ đô của vương quốc mình từ Panduranga ở miền nam sang Indrapura, một khu vực miền bắc nay thuộc tỉnh Quảng Nam.Trong suốt 2 thế kỷ này, vương quốc Champa cũng đã từng vay mượn từ Bà La Môn Giáo toàn diện những nguyên tắc tổ chức xã hội, hệ thống tổ chức chính quyền nhà nước, những lễ nghi và Phạn ngữ. Chính vì thế, triều đình Champa, nơi tập trung tất cả những quan chức hấp thụ nền văn minh Phạn ngữ, đã trở thành một trung tâm quản lý mọi vấn đề chính trị, kinh tế hay xã hội, hay nói một cách khác, Champa lúc này đã trở thành một vương quốc Bà La Môn hóa thì đúng hơn.Cuối thế kỷ thứ 10: Một khúc quanh trong lịch sử ChampaSau một thời gian ngắn sống trong an bình và thịnh vượng, Champa bắt đầu đối phó với bao nhiêu biến cố chính trị và quân sự. Ðó là cuộc tấn công của Kampuchea chống lại Champa vào năm 950 nhưng bị thất bại. Sau đó là cuộc xâm lăng của Ðại Việt vào năm 982 nhằm tàn phá thủ đô Indrapura ở Quảng Nam. Trong trận chiến này, vua Champa đã hy sinh nơi chiến trận (12). Sự vùng dậy bất ngờ của Ðại Việt vào cuối thế kỷ thứ 9 trên địa bàn chính trị Ðông Dương đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch trình diễn tiến lịch sử của khu vực này. Chính thế, khi đã thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc nhằm tạo dựng một quốc gia độc lập bao gồm toàn diện đất đai của khu vực sông Hồng cho đến cửa An Nam (Hoành Sơn), Ðại Việt bắt đầu biến tình hữu nghị với Champa thành những cuộc xung đột bằng vũ lực. Sau bao năm chiến tranh không ngừng giữa đôi bên, vua Champa quyết định vào năm 1000 dời thủ đô về Vijaya (Bình Ðịnh), vì Indrapura (Quảng Nam) nằm trên một địa thế quá gần với biên giới Ðại Việt.Kể từ thế kỷ thứ 11, Champa bắt đầu gặp phải bao khó khăn để đối phó chống lại những cuộc xâm lăng từ miền bắc, thí dụ vào năm 1021 và vào năm 1026. Chưa đầy 18 năm sau, viện cớ là quân Champa xâm phạm biên cương, vua Ðại Việt cầm đầu một đoàn quân hùng mạnh sang xâm chiếm Vijaya vào năm 1044. Quân Ðại Việt đã thành công, và họ đốt phá thủ đô Ðồ Bàn và giết chết vua Champa trong trận chiến. Ðể phản lại tư thế quá yếu hèn của các vua Champa ngự trị ở miền bắc, tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam vùng dậy đòi quyền độc lập. Chính thế mới có một đoàn quân viễn chinh từ thủ đô Vijaya đã đến Panduranga để giải quyết chiến tranh nội bộ này (13).Một vài năm sau, vua Champa là Rudravarman đệ tam xuất quân ra miền bắc để tàn phá Thăng Long. Ðể trả đủa cho sự việc trên, vua Ðại Việt là Lý Thánh Tông, đem một đoàn quân hùng mạnh sang xâm chiếm Vijaya. Trong trận chiến này, vua Champa bị bắt đưa ra Thăng Long. Năm 1069, nhằm chuộc tội để được trở về quê hương an toàn, vua Champa phải chịu nhường cho Ðại Việt một lãnh thổ rộng lớn ở miền bắc của vương qúốc này. Chính lãnh thổ này đã trở thành khu vực hành chánh Ðại Việt gọi là Ðịa Lý, Ma Linh và Bố Chính, chạy dài từ Hoành Sơn (Quảng Trị) đến đèo Lao Bảo ở phía bắc của Huế. Kể từ đó, đèo Lao Bảo đã trở thành biên giới chính thức giữa Champa và Ðại Việt, Năm 1103 và 1104, vua Champa cũng dùng quân sự nhằm thu hồi lại khu Ðiạ Lý, Ma Linh và Bố Chính, nhưng không thành công (14).Trong suốt 30 năm cuối cùng của thế kỷ thứ 11 này, ngoài chiến tranh với Ðại Việt, vua Champa còn phải đối phó với cuộc nội chiến ở Panduranga nhằm đòi độc lập. Sau biến cố của Panduranga, vua Champa cũng tìm cách đi chinh phạt vương quốc Kampuchea vào năm 1074 và 1080 nhưng không thành công. Hết chiến tranh với Kampuchea, vương quốc Champa vướng phải bao nhiêu trở ngại khác: hết chuyện khủng hoảng chính trị, vì nội chiến, Champa phải chấp nhận làm nghĩa vụ của nước chư hầu hay yếu thế, nhằm gởi lễ vật sang triều cống Trung Quốc và Ðại Việt.Sang thế kỷ thứ 12, Champa vẫn chưa tìm thấy lối thoát. Một khi đã hy sinh giúp Kampuchea để gây chiến tranh chống lại với Ðại Việt, Champa lại trở thành nạn nhân của chiến cuộc. Vì rằng, vua Kampuchea, vì nghi ngờ vương quốc Champa tìm cách liên kết chính trị với Ðại Việt, quyết định tuyên chiến với Champa vào năm 1145. Quân đội viễn chinh Kampuchea sang chiếm thành Ðồ Bàn và đặt quyền cai trị ở lãnh thổ miền bắc Champa. Trước tình hình nguy ngập này, vua tiểu vương quốc Panduranga quyết định nổi dậy chống cuộc xâm lăng của Kampuchea và thành công hoàn toàn trong công cuộc giải tỏa thủ đô Vijaya ra khỏi ách thống trị ngoại lai, vào năm 1149. Lợi dụng tư thế là một anh hùng dân tộc đánh đuổi ngoại quân Kampuchea, vua tiểu vương quốc Panduranga này tự tôn mình là vua Champa ở Vijaya. Công trình cứu quốc này đã bị kết tội như một hành động chiếm ngôi không phù hợp với quy luật chính trị Champa. Chính vì thế đã xảy ra những cuộc nổi loạn của dân tộc êđê và Jarai ở Tây nguyên, cộng thêm những sự phản đối bằng bạo lực của nhân dân Champa trong khắp miền, kể cả khu vực Panduranga.Khi vua Champa này qua đời, vua nối tiếp quyết định gây chiến tranh chống lại Kampuchea. Với một đoàn hải quân hùng mạnh, vua Champa xuất quân theo đường sông Mékong cho đến biển Hồ nhằm đốt phá đền Ðế Thiêng Ðế Thích và thành công giết được vua Kampuchea trong trận chiến (15).Sự thất thủ Ðế Thiên Ðế Thích là nguyên nhân chính giải thích cho tình hình khó khăn trong nội bộ chính trị Kampuchea thời đó. May thay, vương quốc này thoát khỏi nội chiến cũng nhờ công lao của một ông vua đại tài tên là Jayavarman đệ thất. Khi lên nắm chính quyền, Jayavarman đệ thất đã đánh đuổi thành công ngay quân đội Champa ra khỏi Kampuchea. Nhiều trận chiến đẫm máu trong cuộc đụng độ giữa lực lượng hải quân của hai nước còn để lại nhiều hình ảnh trên vách tường chạm trổ của đền Bayon và Banteay Chmar ở Kampuchea (16). Lợi dụng cơ hội này, vua Jayavarman đệ thất chỉ huy đoàn quân tấn công thủ đô Vijaya vào năm 1190 và bắt được vua Champa tại chiến trận. Sau cuộc chiến thắng này, vua Kampuchea tự phong người em rể của mình lên làm vua Champa và một hoàng tử gốc Panduranga lên làm vua ở tiểu vương quốc này. Sự nhúng tay của Kampuchea vào nội bộ Champa đã biến vương quốc này thành hai miền nam bắc riêng biệt. Vì không chấp nhận sự chia đôi của vương quốc Champa, vua của tiểu vương quốc Panduranga đã vùng dậy đem đoàn quân hùng mạnh ra bắc để dẹp tan quyền cai quản Champa bởi một hoàng tử ngoại lai gốc Kampuchea. Sau khi đã giết chết vua Champa gốc Kampuchea, vua tiểu vương quốc Panduranga này tự xưng vương Champa ở Vijaya và sát nhập hai miền nam bắc thành một Champa độc lập và chủ quyền. Mặc dù, có công lao với đất nước, nhưng nhiều quan chức trong hoàng gia không hài lòng với việc hoàng tử gốc Panduranga tự tôn mình lên làm vua Champa ở Vijaya. Ðó là nguyên nhân chính đưa đến cuộc nổi dậy của quan chức trong triều đình Champa thời đó. Lợi dụng cơ hội này, vua Jayavarma đệ thất của Kampuchea quyết định xâm chiếm Champa, vào năm 1203, để trả thù cho em rể của mình bị tử trận ở Vijaya, và biến vương quốc Champa này thành thuộc địa của mình cho tới năm 1220, năm đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn của sự xung đột giữa hai vương quốc kế cận cùng ảnh hưởng Bà La Môn Giáo. Kể từ đó, Champa và Kampuchea trở thành hai nước láng giềng chung sống hòa bình trong tình hữu nghị anh em.Vào năm 1283, quân Mông Cổ tràn xuống xâm lăng Champa. Trước đoàn quân hùng mạnh của Mông Cổ, vua Champa quyết định rút quân lên vùng Tây nguyên để ẩn náu. Theo ông Marco Polo, một nhà du hành Âu Châu, vua Champa chịu bỏ trống toàn bộ lãnh thổ đồng bằng cho quân Mông Cổ chiếm đóng. Trong suốt hai năm chờ đợi không giao chiến, vì thiếu lương thực, quân Mông Cổ tự rút lui ra khỏi Champa.Thế kỷ thứ 14: Sự vùng dậy của Chế Bồng NgaMặc dù đặt dưới quyền cai trị của Kampuchea trong suốt 17 năm trường, đã từng chịu đựng trong suốt hai năm chống lại quân Mông Cổ, đã từng đương đầu chống lại chính sách xâm lược của Ðại Việt, vương quốc Champa chưa hề trao nhường cho ai một tấc đất của mình. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ thứ 14, Champa lại chịu mất đi một khu vực đất đai rộng lớn của mình ở miền bắc, trong một hoàn cảnh chính trị vô cùng đặc biệt chưa từng xảy ra trong tiến trình lịch sử của vương quốc này. Nguyên nhân chính, đó là vua Champa Jaya Simhavarman đệ tam (tiếng Việt gọi là Chế Mân) đề nghị dâng hiến cho Ðại Việt vào năm 1306 hai vùng Ô và Lý (lãnh thổ của Huế hôm nay) để được kết hôn với công chúa Huyền Trân của Ðại Việt (17). Sự kết hôn này đúng là một vở bi kịch tình sử. Vì rằng chưa đầy một năm chung sống với công chúa Ðại Việt, Jaya Simhavarma đệ tam từ trần trong một khung cảnh vô cùng mờ ám, để rồi Huyền Trân tìm cách chạy trốn về Thăng Long với Trần Khắc Chung mà chưa ai hiểu được nguyên nhân nào để giải thích cho sự hiện của Trần Khắc Chung trong bối cảnh lịch sử này. Nhiều câu hỏi thường được nêu ra về cái chết đột ngột của vua Jaya Simhavarma đệ tam. Nguyên nhân nào giải thích cho mưu mô chạy trốn của công chúa Huyền Trân, trong khi ai cũng biết rằng công chúa Ðại Việt này không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa. Nếu theo truyền thống Champa, chỉ có bà hoàng hậu chính thức mới được phép để huỷ thân trên giàn hỏa với chồng của mình.Vì không chấp nhận vở bi kịch lịch sử này, vua Champa kế tiếp đã từng dùng vũ lực, vào năm 1311-1312, 1317-1318, 1326 và 1353, nhằm yêu cầu Ðại Việt trao trả cho vương quốc này hai châu Ô và Lý, nhưng không thành công.Câu chuyện công chúa Huyền Trân và sự dâng hiến đất đai Champa cho Ðại Việt vào đầu thế kỷ thứ 14 đã trở thành một biến cố chính trị quan trọng trong vương quốc này. Khi đã chứng kiến tận mắt mọi tiến trình của biến cố này mà Chế Bồng Nga, một nhà chính trị mưu lược và là một nhà quân sự đại tài, đã xuất hiện trên bàn cờ chính trị Ðông Dương. Theo sử liệu, vua Champa Chế Bồng Nga không phải là vua Po Binthuor hay Sak Bingu của tiểu vương quốc Panduranga như người ta thường hiểu lầm (18), dường như ông lên ngôi vào năm 1360. Lợi dụng cơ hội tốt khi triều đại mới của Nhà Minh (Trung Quốc) không muốn nhúng tay vào chính trị của Ðại Việt. Kể từ năm 1361 Chế Bồng Nga quyết định tập trung lực lượng quân sự của mình để tấn công Ðại Việt. Bao lần xuất trận của Chế Bồng Nga là bao lần thắng. Năm 1361, đoàn quân của ngài đập phá tan tành hải cảng Di Lý; năm 1362 và 1365, chiếm toàn diện khu vực Hoa; năm 1368, dập tan đoàn quân Ðại Việt ở Chiêm Ðộng; và năm 1370, Chế Bồng Nga làm chủ đồng bằng sông Hồng, tiến quân chiếm thủ đô Thăng Long. Năm 1376, Chế Bồng Nga lại sang tàn phá khu vực Hoa một lần nữa. Năm 1377, ngài đánh tan đoàn quân Ðại Việt sang quấy nhiễu thủ đô Vijaya và giết chết vua Ðại Việt là Trần Duệ Tôn tại chiến trường. Lợi dụng cơ hội này, Chế Bồng Nga xuất quân lần thứ hai để chiếm đồng bằng sông Hồng, đập tan tất cả đoàn quân Ðại Việt trên đường tiến quân của mình, sau đó kéo quân thẳng về Hà Nội để đốt phá thành Thăng Long lần thứ hai. Ba năm sau, tức là năm 1380, ngài sang đánh Nghệ An, Diên Châu và Thanh Hoá. Năm 1382, Chế Bồng Nga trở lại Thanh Hoá và năm 1383, đem đoàn quân chiếm đóng đồng bằng sông Hồng một lần nữa Sáu năm sau, tức là năm 1389, ngài xuất quân ra Thanh Hoá một lần nữa. Tiếc rằng, cũng vì một ông quan trong triều đình Champa bán nước nhận làm mật vụ cho Ðại Việt mà Chế Bồng Nga đã bị một trận phục kích và ông bị tử trận ở hải phận Ðại Việt vào năm 1390 (19).Sau ngày tử trận của Chế Bồng Nga, La Khải, một ông tướng thân cận của ngài, lên ngôi thay thế, lấy tên là Jaya Simhavarman Sri Harijatti (20). Trong suốt thời gian cai trị vương quốc này cho đến năm 1400, Champa phải trao trả lại cho Ðại Việt tất cả đất đai bị mất từ Hoành Sơn đến Huế mà Chế Bồng Nga đã thâu hồi lại được.Trong cuốn sách “Lịch Sử Champa” của G. Maspéro, ông ta đã nêu lên ý kiến rằng những năm trị vì của Chế Bồng Nga là thời “vàng son” của Champa (21). Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, trong suốt 30 năm với “trăm trận trăm thắng” của vua Chế Bông Nga chỉ nói lên khung cảnh vàng son của một thời kỳ lịch sử mà thôi. Vì rằng, thời vàng son của Chế Bồng Nga chỉ là tiếng chuông báo hiệu cho sự suy tàn dần dần của nền văn minh Bà La Môn Giáo ở Champa vào cuối thế kỷ thứ 14. Ai cũng biết rằng, từ thế kỷ thứ 14, nền văn minh Champa không còn giữ trạng thái nguyên thủy của nó nữa. Sự biến dạng này xuất phát từ sự phai tàn của nền văn hóa Phạn ngữ, của triết lý Bà Là Môn Giáo hay Phật Giáo Ðại Thừa mà Champa đã dựa vào từ mấy chục thế kỷ qua, để xây dựng nền tảng cơ bản của tổ chức xã hội hay chính trị của vương quốc mình. Bia đá Phạn ngữ viết vào năm 1256 là tư liệu cuối cùng của nền văn minh Phạn ngữ ở Champa. Sự phai tàn này cũng xuất phát từ một nguyên nhân khác không kém quan trọng, đó là sự bành trướng Hồi Giáo ở Ấn Ðộ vào cuối thế kỷ thứ 12 đã cắt đứt sự liên hệ của Ấn Ðộ với các nước Ðông Dương, đã làm trì hoãn sự phát triển của văn hóa Ấn Ðộ ra bên ngoài; văn hoá mà Champa đã thu thập để dùng làm cơ sở cho nền văn minh của mình. Sự suy tàn của nền văn minh Champa còn có một yếu tố khác, đó là sự bại vong trong nhiều chiến trận quân sự vào thế kỷ thứ 13 đã làm phai nhạt đi niềm tin của quần chúng vào cơ cấu huyền bí của Ấn Ðộ Giáo mà Champa vẫn tin rằng cơ cấu này xuất phát từ ý muốn của các Ðấng thiêng liêng. Vì bằng chứng rõ rệt là những cơ cấu huyền bí này đã không còn sức mạnh để chống lại với quân xâm lược Kampuchea, Trung Quốc hay Ðại Việt. Chính vì thế, dân tộc Champa bắt đầu xa lánh dần dần các thần thánh thiêng liêng du nhập từ Ấn Ðộ. Sự khủng hoảng tinh thần của nhân dân đối với triết lý Ấn Ðộ Giáo trong vương quốc Champa bị ảnh hưởng nặng nề của Bà La Môn Giáo này cũng là nguyên nhân chính đã đưa Champa, trong suốt thế kỷ thứ 13, đến con đường suy yếu trên mọi lãnh vực (22). Những yếu tố vừa nói trên đã chứng minh rằng trang sử vàng son mà vua Chế Bồng Nga để lại chỉ là một trang sử tạm bợ không có định hướng tương lai.Từ đầu thế kỷ 15 đến năm 1471: Sự suy vong của Champa theo Bà La Môn GiáoKhi đã từ trần, vua Jaya Simhavarman Sri Harijatti để lại ngai vàng cho đứa con của mình. Chưa đầy vài năm sau, Ðại Việt gởi quân sang xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ mà vua Chế Bồng Nga đã thâu phục lại được, tức là tiểu vương quốc Amaravati (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Lợi dụng cơ hội chiến tranh giữa nhà Minh của Trung Quốc và Ðại Việt, cũng như lợi dụng phong trào nội chiến của Lê Lợi ở Ðại Việt để thành lập một vương triều mới của nhà Lê, Champa không ngần ngại tấn công Ðại Việt để thu hồi lại đất đai Amaravati bị mất. Sau cuộc thành công này, chiến tranh giữa hai nước thật sự bùng nổ kể từ năm 1445 cho đến ngày thất thủ thành Ðồ Bàn vào năm 1471.Kể từ năm 1445, vương quốc Champa càng ngày càng đi đến con đường suy vong, vừa quân sự lẫn chính trị (23). Sự suy tàn của Champa là vì phải đối đầu liên tục chống lại sự xâm lăng của láng giềng miền bắc, cộng thêm vào đó, là phải đối phó với bao nhiêu chiến tranh nội bộ của mình: chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 30 năm, 5 vị vua Champa tiếp nối nhau để lên ngôi ở thủ đô Vijaya (Bình Ðịnh). Viện cớ là quân Champa quấy nhiễu ở biên giới, Ðại Việt quyết định với bất cứ giá nào là phải xâm chiếm thành Ðồ Bàn. Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, vua Lê Thánh Tông dẫn một đoàn thủy quân và lục quân hùng mạnh sang xâm chiếm Champa. Khi đã chiếm được thành Ðồ Bàn, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thủ đô này, ông ta đã ra lệnh chém đầu công khai hơn bốn chục ngàn quân Champa, và bắt đưa về Thăng Long hơn ba chục ngàn tù binh. Sau cùng, Lê Thánh Tông không ngần ngại ra lệnh tàn phá tiểu cường quốc Vijaya thành tro bụi để xóa bỏ hoàn toàn những vết tích của Champa còn sót lại trong khu vực này.Theo quan điểm của giáo sư Lafont (24), sự thất thủ thành Ðồ Bàn vào năm 1471 chỉ là kết quả của một sự xung đột vô cùng dài hạn, có nghĩa là trong suốt 5 thế kỷ, giữa nền văn minh Champa chịu ảnh hưởng Ấn Ðộ Giáo và nền văn minh Ðại Việt chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Sự xung đột giữa hai quốc gia này bắt đầu kể từ cuối thế kỷ thứ 10, không ngoài lý do là đấu tranh đế bảo tồn cho sự sống còn của mình. Tiếc thay, trong tiến trình của lịch sử, Champa là nạn nhân không may mắn. Trước sự tăng dân số cao độ ở Ðại Việt, Champa phải chịu mất dần đất đai của mình cho Ðại Việt để lui dần về cố thủ ở phương nam. Hay nói một cách khác hơn, năm 1471 là năm đánh dấu sự thành công rực rỡ của nền văn minh Trung quốc chống lại một xã hội mang nặng văn hóa Ấn Ðộ Giáo, một văn hóa đã có một thời vàng son gây bao ảnh hưởng lớn mạnh, nhất là từ thế kỷ thứ 4, trong nhiều quốc gia ở bán đảo Ðông Dương.Sau khi tàn phá thành Ðồ Bàn, quân Ðại Việt tiến đến núi Thạch Bi (tỉnh Phú Yên), nơi mà vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh cho đục trên bia đá để phân chia biên giới mới giữa Champa và Ðại Việt. Trên thực tế, biên giới thật sự giữa hai nước vào năm 1471 chỉ ở đèo Cù Mông, phía nam Bình Ðịnh. Vì khu vực núi Thạch Bi (Phú Yên) chỉ là một vùng “No Man's land” (đất không ai định cư) giữa Champa và Ðại Việt (25).Sau ngày thất thủ thành Ðồ Bàn, ai cũng nghĩ rằng Ðại Việt sẽ tiến quân để xâm chiếm toàn vẹn lãnh thổ Champa ở miền nam. Ðó là một lý thuyết mà nhiều sử gia đã từng lầm lẫn từ hơn một phần ba thế kỷ vừa qua, vì họ đã cho rằng vương quốc Champa không còn nữa sau ngày sụp đổ thủ đô Vijaya vào năm 1471. Chính quốc sử Ðại Việt đã lên tiếng phản lại sự sai lầm này (26). Bởi rằng, khi đã làm chủ tình hình ở Vijaya, chính vua Lê Thánh Tông quyết định phong vương cho Bố Trì Trì, một vị tướng từng tham chiến ở Vijaya vào năm 1471, và giao cho Bố Trì Trì quyền cai trị trên lãnh thổ Champa còn lại, đó là tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang và Phan Ri) và Kauthara (Nha Trang và Phú Yên). Chính vì thế, Champa vẫn còn là một vương quốc độc lập, nhưng độc lập trong hệ thống chư hầu của Ðại Việt. Nhiều nhà sử học rất ngạc nhiên về ân huệ của Ðại Việt dành cho Champa trong biến cố này. Thật ra, Ðại Việt đã có một mưu đồ lớn trong cuộc xâm chiếm này. Vì rằng, sau ngày chiếm đóng Vijaya, vua Lê Thánh Tông đã gởi đến khu vực này hàng ngàn quân điền vừa phát hoang để khai thác kinh tế vừa phòng thủ để chống lại sự nổi dậy của Champa chinh phục trở lại đất đai của mình bị mất. Vua Lê Thánh Tông cũng còn áp dụng chính sách đồng hóa dân tộc Champa còn sống trong vùng bị chiếm đóng bằng cách là đưa hàng ngàn người gốc Việt là những thành phần trộm cướp hay vi phạm luật pháp sang sống trà trộn với dân tộc Champa. Chính thành phần trộm cướp và phạm pháp này mới có đủ sức tung hoành cướp bóc và đồng hóa dân Champa còn sót lại. Nếu hôm nay không còn ai, từ Quảng Trị cho đến Nha Trang, dám nhận diện mình là dân tộc Champa nữa, thì dữ kiện này chỉ là kết quả của chính sách Việt Nam hóa do vua Lê Thánh Tông tạo nên. Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, vào giữa thế kỷ thứ 15, đúng ra Ðại Việt không đủ nhân lực và vật lực để giải quyết hai vấn đề cùng một lúc, đó là vừa phòng thủ đất đai Champa đã lọt vào tay mình và vừa áp dụng chính sách Việt Nam hóa dân tộc Champa hiện còn sống trên vùng bị chiếm đóng. Chính vì thế, Ðại Việt chỉ tìm cách xâm chiếm lãnh thổ Champa gần biên giới mình hơn để tiện việc cai quản, nhất là để áp dụng chương trình Việt Nam hóa, biến dân tộc Champa thành dân Việt một cách dễ dàng hơn.1471-1653: Sự thất thủ KautharaÐại Việt đã quyết định dành cho Bố Trì Trì quyền cai trị trên l&atild
0 Rating 243 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
V??ng qu?c Champa hình thành và phát tri?n trên d?i ??t mi?n Trung Vi?t Nam và m?t ph?n Cao nguyên Tr??ng S?n (L??ng Ninh : 3). C? s? v?t ch?t c?a v??ng qu?c Champa là t? v?n hóa Sa Hu?nh  và n?n nông nghi?p tr?ng lúa n??c n?i ti?ng trong khu v?c ?ông Nam Á. Ngay t? nguyên s?, Champa là qu?c gia ?a t?c ng??i. S? ra ??i c?a v??ng qu?c Champa vào cu?i th? k? th? II là k?t qu? c?a s? h?p nh?t c?a hai b? l?c l?n. ?ó là b? l?c Cau (Kramuka Vamsa) và b? l?c D?a (Nakirela Vamsa). B? l?c Cau c? trú ? khu v?c Nam Champa tr?i dài t? Bình ??nh ??n ??ng Nai còn b? l?c D?a sinh s?ng ? B?c Champa kéo dài t? Bình ??nh ra ??n Qu?ng Bình ngày nay. Nh? nh?ng khám phá c?a Kh?o c? h?c, qua bia kí vi?t b?ng ch? Ph?n cho bi?t v? m?t tri?u vua ??u tiên c?a qu?c gia này mà ng??i sáng l?p có tôn hi?u là Sri Mara. Bia c?ng nói lên ?nh h??ng r?t rõ r?t c?a v?n hóa ?n ??, vai trò c?a các t?ng l?  ?n ?? ??i v?i s? phát tri?n tôn giáo, và có th? kinh t?, xã h?i c?a qu?c gia này n?a (Hu?nh Công Bá :100). T? ngày ra ??i, v??ng qu?c Champa ?ã ch?u ?nh h??ng sâu s?c n?n v?n minh ?n ??. Quá trình hình thành m?t qu?c gia ?a t?c ng??i, v?i t? cách là m?t qu?c gia ??c l?p Champa liên t?c b? ?e d?a t? các qu?c gia láng gi?ng. M?i khi hùng m?nh, các qu?c gia xung quanh th??ng ?em quân  sang gây chi?n  ?? c??p bóc và chi?m l?n ??t ?ai, ??t n?n cai tr? trên lãnh th? Champa. Th? k? th? III, Champa ?ã chú ý xây d?ng b? máy chính quy?n, quân ??i, l?y dãy Hoành S?n làm c??ng gi?i phía B?c, xây d?ng thành Khu Túc ?? phòng ng? (Linh Ninh:18). Do v? trí ??a lí g?n v?i Trung Qu?c, m?t qu?c gia l?n m?nh có n?n v?n hóa khác v?i Champa. Nên gi?a hai qu?c gia này, th??ng xuyên x?y ra chi?n s? vì m?c ?ích c??p bóc và ??ng hóa v?n hóa. Vùng ??t phía B?c c?a Champa t? ?èo H?i Vân ??n ?èo Hoành S?n mà Ph?m V?n ?em quân chi?m ???c t? th? k? III cho ??n cu?i nhà Tùy (??u th? k? VII) v?n là vùng ??t th??ng xuyên x?y ra chi?n s? gi?a Champa v?i Trung Qu?c. N?m 446, th? s? Giao Châu là ?àn Hòa Chi ?ã ?em quân ?ánh Champa c??p ?o?t  nhi?u c?a c?i  và ??t phá c? kinh ?ô. ??n n?m 605, t??ng L?u Ph??ng nhà Tùy  l?i t?n công Champa l?n n?a (Hà Bích Liên:33). S? th?ng nh?t c?a Champa còn l?ng l?o do ?i?u ki?n giao l?u ?i l?i gi?a các vùng trong v??ng qu?c còn r?t khó kh?n và trong m?t tình tr?ng phân tán quy?n l?c khó tránh kh?i gi?a B?c và Nam Champa ( Hà Bích Liên : 34). Nh?ng t? th? k? VII, v??ng qu?c Champa ?ã tr? thành m?t qu?c gia hùng m?nh, n?m quy?n cai tr? trên m?t lãnh th? r?ng l?n. V??ng qu?c chia thành 5 khu v?c hành chính hay ti?u v??ng qu?c là : Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Nhi?u s? li?u c?ng ?ã t?ng ch?ng minh r?ng Champa không ph?i là m?t v??ng qu?c có m?t th? ch? chính tr? “Trung ??ng t?p quy?n” nh? ng??i ta th??ng hi?u l?m, nh?ng là m?t qu?c gia liên bang. M?i ti?u v??ng qu?c có m?t th? ch? chính tr? t? tr? và có quy?n li khai ra kh?i liên bang Champa ?? xây d?ng l?y m?t v??ng qu?c ??c l?p riêng bi?t. Champa b?t ??u dùng chính sách h?u ngh? ?? bang giao v?i các n??c láng gi?ng.  V??ng qu?c này ?ã nhi?u l?n g?i nh?ng quà c?ng ch? h?u c?ng nh? phái b? ngo?i giao sang Trung Qu?c và ti?p t?c phát tri?n ch??ng trình trao ??i kinh t? và tôn giáo v?i c??ng qu?c này. Chính nh?ng chuy?n du hành c?a nhi?u nhà tu s? Ph?t giáo t? Trung Qu?c sang ?n ?? th??ng hay ghé qua h?i c?ng Champa là nguyên nhân chính y?u có s? hi?n di?n c?a ??o Ph?t ??i th?a trong v??ng qu?c này. ??i v?i Cambodia, Champa luôn luôn coi v??ng qu?c này m?t qu?c gia láng gi?ng anh em (Po Dharma). Quan h? gi?a Champa và Cambodia ngày càng thân thi?t, khi m?t ông hoàng Ch?m sang làm phò mã n??c Bhavapura (Chân L?p), không ch? có quan h? hôn nhân mà còn có quan h? v?n hóa. B?i th? mà trong ki?n trúc xây d?ng ??n tháp Champa ? M? S?n E1 có cái vòm c?a ch?u ?nh h??ng khá rõ  c?a Prei Khmeng ( kho?ng gi?a th? k? VIII) c?a Chân L?p. Ng??c l?i, ng??i Champa c?ng ?em kinh nghi?m làm g?ch, xây g?ch ph? bi?n l?i cho ng??i Khmer và còn giúp ng??i Khmer xây d?ng tháp Prasat Damrei Krap n?m 802 ( L??ng Ninh:33). Riêng Vi?t Nam, th?i ?i?m này còn b? s? th?ng tr? c?a Trung Qu?c nên không có quan h? v? m?c ngo?i giao nh?ng v?n có s? trao ??i, ?i l?i gi?a ng??i dân khu v?c chung ???ng biên gi?i. Th? k? th? VIII, m?t s? ki?n l?n x?y ra ??i v?i Champa. ?ó là vi?c chuy?n kinh ?ô vào mi?n Nam vào Rajapura, t?c Virapura ? phía Nam ?èo C? mà không th?y do tranh ch?p, xung ??t nào. Còn mi?n B?c d??ng nh? ???c ??c quy?n quan h? v?i n??c ngoài, tr? thành vùng qu?n c? ?ông ?úc m?i  Sinhapura, tr? thành Trà Ki?u v?i ki?n trúc ??n tháp và nh?ng phù ?iêu ?á vào hàng ??p nh?t c?a ng??i Ch?m (L??ng Ninh:33-34). Trong các n?m 774 và n?m 787, Champa hai l?n b? ng??i Java t?n công, c??p bóc c?a c?i châu báu và tàn phá ??n ?ài. Nh?ng sau ?ó, Champa ?ã ph?c h?i ???c s?c m?nh và còn ?em quân ?ánh Chân L?p, khi?n vua n??c này vì lo ??i phó mà ch?m làm l? ??ng quang (Hu?nh Công Bá:104). Xung ??t quân s? x?y ra trong th?i kì v??ng tri?u mi?n Nam gi?a Java – Champa là l?n ??u và c?ng là l?n duy nh?t duy nh?t trong l?ch s? quan h? c?a hai n??c n??c này. Giai ?o?n cu?i và nh?ng th? k? sau ?ó m?i quan h? này càng ngày càng  tr? nên thân thi?n Bia kí Java ?ã l?u ý ??n s? có m?t c?a ng??i Ch?m vào nh?ng n?m 762, n?m 831 Saka (N?m 840, 902 công l?ch) trong hoàng cung c?a Kuti ? ?ông Java. Nhi?u nhà buôn ng??i Champa c?ng ?ã có m?t ? Champa ( Hà Bích Liên:45). Th? k? IX, Champa liên t?c x?y ra tình tr?ng ??u tranh trong n?i b? qu?c, nh?ng do yêu c?u ?n ??nh ?? phát tri?n  và m? r?ng quan h? ngo?i giao v?i bên ngoài hòa bình ???c l?p l?i, ??t n??c ???c th?ng nh?t. M?t nét n?i b?t trong giai ?o?n này là s? phát tri?n c?a Ph?t giáo, d? nhiên s? x?y ra quá trình c?nh tranh v?i Bàlamôn giáo, s? c?nh tranh này th? hi?n qua vi?c xây d?ng các công trình tôn giáo. Vua Champa ?ã chú tâm r?t nhi?u ??n công trình xây c?t các ??n ?ài Ph?t giáo ? ??ng D??ng hay các ??n ?ài Bàlamôn giáo ? M? S?n ( theo Po Dharma). N?i b? Champa di?n ra s? phân chia quy?n l?c d?n ??n vi?c d?i ?ô t? Panduranga ? mi?n Nam ??n Indrapura ( Thành ph? c?a th?n Indra – Th?n ??ng ??u c?a các th?n). ??a ?i?m kinh ?ô m?i là làng ??ng D??ng trên b? sông Ly Ly – M?t nhánh sông Thu B?n cách Trà Ki?u kho?ng 15km v? phía ?ông  Nam. D??i v??ng tri?u ??ng D??ng ( còn g?i là v??ng tri?u Ph?t Giáo ), ??o Ph?t phát tri?n r?t m?nh, tuy r?ng ?n ?? giáo v?n không b? bài xích (Hà Bích Liên:106). V??ng tri?u Indrapura r?t th?nh tr? th? hi?n ? ch? nhi?u công trình giáo ???c xây d?ng, quân s? ???c trang b? t?t. Champa ?ã 3 l?n t?n công An Nam ( vào n?m 861, 862, 865). Champa ?ã làm phá s?n ý chí xâm l??c c?a vua Chân L?p là Yasovarman vào nh?ng n?m 889-890, gây thi?t h?i l?n cho Chân L?p. Th? k? X, khi ??i Vi?t d?n thoát kh?i s? kìm k?p c?a Trung Qu?c, chính sách cai tr? c?a các  tri?u ??i Trung Qu?c ?ã ?? l?i m?t gánh n?ng l?n cho ??i Vi?t trong v?n ?? khôi ph?c, xây d?ng, t? ch?c l?i ??i s?ng kinh t?, xã h?i. ?? gi?i quy?t v?n n?n  trên, ??i Vi?t t?ng c??ng xây d?ng b? máy chính quy?n Trung ??ng, ban hành nh?ng chính sách m?i  thúc ??y s?c s?n xu?t c?a ??t n??c, kh?ng ??nh s? t?n t?i c?a mình và b?t ??u ti?n hành chi?n tranh v?i n??c láng gi?ng m?t m?t ?? c??p bóc, xâm l?n, m?t khác ?? th? uy. N?u nh? tr??c ?ây, nh?ng r?n n?t trong quan h? Champa ch? ??i m?t v?i cu?c t?n công c?a Cambodia, ??n ?ây l?i thêm ??i Vi?t ?ang l?n m?nh nhanh ch?ng. Do ??i Vi?t và Champa phát tri?n theo ý th?c chính tr? khác nhau, d?n ??n vi?c ?ng x? quy?n l?i gi?a hai giai c?p và dân t?c không gi?ng nhau, nên k?t qu? th??ng gi?i quy?t b?ng xung ??t quân s?. Cu?c chi?n tranh m?nh ???c y?u thua là m?t lu?t t?t y?u trong l?ch s? th? gi?i c? trung ??i. S? th?nh v??ng c?a kinh ?ô ánh sáng Indrapura tr? thành mi?ng m?i ngon cho c?n khát ??i Vi?t mu?n bành tr??ng v? ph??ng Nam. Cu?c chi?n tranh luôn nóng b?ng ? vùng giáp gianh ???ng biên gi?i hai n??c. ?? chu?n b? cho cu?c ch?ng tr? lâu dài, Champa ti?n hành xây d?ng m?t kinh ?ô m?i ? Vijaya (Bình ??nh) ??n n?m 1000 cho d?i toàn b? tri?u ?ình ? Indrapura (Qu?ng Nam) v? Vijaya.  Vì kinh ?ô m?i có ???ng biên gi?i cách xa v?i ??i Vi?t.  M?c khác, khi chi?n s? x?y ra s? có s? h? tr? nhanh ch?ng t? ti?u qu?c Panduranga và các t?c ng??i ? dãy Tr??ng S?n  th?n ph?c Champa ?? ?ng c?u nguy c?p. Th? k? XI, n?m k?p gi?a hai n??c l?n ?ang trên ?à phát tri?n, t? th? k? XI-XIII, Champa chao ??o trong quan h? tay ba gi?a Cambodia và ??i Vi?t. Champa v?a ch? ??ng v?a b? ??ng gây chi?n, v?a theo l?i v?a ch?ng c? hai. Quan h? ph?c t?p này th??ng ?i cùng v?i nh?ng bi?n ??ng v? chính tr? và xu h??ng phân li?t trong v??ng qu?c ( Hà Bích Liên:72). M?c dù các vua c?a th?i kì ??u Vijaya ?ã có c? g?ng ?? th?ng nh?t ??t n??c, nh?ng ta v?n th?y s? th?ng nh?t còn b?p bênh, ch?a th?t v?ng ch?c. S? phân li?t trong n??c g?n nh? luôn x?y ra cùng v?i s? xung ??t bên ngoài lãnh th?. N?i tình qu? th?t ch?a ?? m?nh, nh?ng m?c khác ?ó c?ng là h?u qu? tr?c ti?p c?a nh?ng xung ??t chính tr?, lãnh th? th??ng xuyên x?y ra v?i các n??c láng gi?ng ( Hà Bích Liên:73). N?m 1044, vua ??i Vi?t là Lý Thánh Tông d?n ??u m?t ?oàn quân hùng m?nh sang xâm chi?m Vijaya ( ?? Bàn) ?ã ??t phá th? ?ô ?? Bàn và gi?t ch?t vua Champa là S? ??u trong tr?n chi?n. H?n m??i n?m sau, quan h? hai n??c tr? l?i bình th??ng hóa, Champa th??ng xuyên phái b? ??n ??i Vi?t ?? t?ng nh?ng c?ng ph?m và trao ??i v?n hóa. ??n n?m 1069, m?t s? b?t ng? l?n ??n v?i Champa. Vua Lý Thánh Tông h? chi?u thân chinh Champa không rõ lí do v?ng ch?c. Cu?c hành quân vi?n chinh này do Lý Th??ng Ki?t c?m ??u ?ã ?ánh th?ng và kinh ?ô Vijaya ?ã gi?t r?t nhi?u quân và dân Champa. Vua Champa theo tên g?i c?a ??i Vi?t là Ch? C? b? b?t s?ng. ?? ???c t? do Ch? C? ph?i cam k?t th?n ph?c và c?t m?t ph?n lãnh th? cho ??i Vi?t. ?ó là ph?n ??t B? Chính, ??a Lí, Ma Linh ( t?c vùng Qu?ng Tr? ??n Hu? ngày nay). Tình hình b?t ?n chính tr? trong n??c ch?a gi?i quy?t d?t ?i?m, Champa l?i có chi?n s? v?i Cambodia và ??i Vi?t. Do v?y, mà v? th? Champa ?ang suy vi d?n, ph?i ch?p nh?n ngh?a v? c?ng n?p v?i Trung Qu?c nay l?i thêm ??i Vi?t. ?ây là nh?ng gánh n?ng l?n cho m?t ??t n??c ??t không r?ng ng??i không ?ông, tr? l?c này làm c?n tr? b??c phát tri?n c?a Champa trong các v??ng tri?u v? sau th?y rõ ràng. Th? k? XII, m?i bang giao gi?a Champa v?i Cambodia t? thân thi?t, tin c?y tr? nên x?u ?i tr?m tr?ng, hai qu?c gia cùng ch?u ?nh h??ng Hindu giáo ?ã gi?i quy?t nh?ng nghi k? b?ng cu?c chi?n tranh huynh ?? tàn khóc. N?m 1132, liên minh quân s? Cambodia – Champa ph?i h?p cùng nhau t?n công ??i Vi?t. Tr??c s?c ph?n kháng m?nh li?t, cu?c t?n công nhanh ch?ng b? ??y lùi. Sau s? th?t b?i này, quan h? Champa-Cambodia b? r?n n?t t? h?i, vì s? nghi ng? l?n nhau d?n ??n hi?m khích, xung ??t khó gi?i hòa. N?m 1145, vua Cambodia là Suryavarman II ?em quân quay l?ng ?ánh chi?m kinh ?ô Vijaya c?a Champa (Hà Bích Liên:198). Sau ?ó, ??t n?n cai tr? ? Champa luôn. Tr??c s? ph?n b?i tr?ng tr?n, nhân dân Champa liên t?c n?i d?y ch?ng l?i s? ?ô h? c?a ngo?i bang và gi?i phóng ??t n??c. N?m 1177, Jaya Indravarman IV c?a Champa ?ã tr? ??a b?ng cu?c nghinh chi?n b?ng quân s? vào kinh ?ô tráng l? Angkor, gi?t ch?t vua Chân L?p t?i tr?n và chi?m ?óng trong vòng 4 n?m tr?i. N?m 1190, vua Champa là Jaya Varman IV ti?p t?c ??a quân tr? l?i khiêu khích Chân L?p, l?p t?c vua Chân L?p ?em quân t?n công vào t?n kinh thành Vijaya b?t s?ng vua Champa ?em v? n??c. Sau ?ó, ??a ng??i thân tín lên n?m quy?n ? Champa. ?i?u này, ?ã làm nhân dân Champa ph?n n? b?ng cu?c kháng chi?n liên t?c trong hai n?m m?i th?ng nh?t l?i ???c ??t n??c. Th? k? XIII, cu?c tranh ch?p n?i b? Champa l?i dâng cao t?t ??nh vì quy?n l?c. Ti?u qu?c Panduranga sau khi ?u?i Chân L?p gi?i phóng ??t n??c, ?ã ti?n hành th?ng nh?t l?i ??t n??c và quy?t ??nh x?ng v??ng ? Vijaya ph?n ??i quy?t li?t, ??a ??n vi?c c?u vi?n tr? c?a Chân L?p. L?i d?ng c? h?i này Cambodia l?i chi ph?i sâu s?c n?i tình c?a Champa. H?n th? n?a, còn ph?i h?p v?i nhau kéo quân sang ?ánh ??i Vi?t. N?m 1220, Chân L?p rút quân kh?i Champa vì b? s? uy hi?p t? phía Xiêm La ( Thailand). K? t? ?ó, hai qu?c gia Hindu giáo ch?m d?t luôn s? xung ??t v?i nhau, tr? l?i quan h? bình th??ng. Tuy nhiên c?nh yên bình ch?ng bao lâu Champa l?i ??i m?t v?i k? thù hùng m?nh h?n, nguy c? m?t n??c luôn b? ?e d?a b?i ?oàn quân vi?n chinh Nguyên-Mông. N?m 1257, quân Nguyên Mông b? ch?ng ??ng trên lãnh th? ??i Vi?t. Nên quy?t ??nh chuy?n h??ng t?n công vào Champa. ??i Vi?t không nh?ng c? tuy?t m?i yêu sách c?a quân Nguyên Mông trong vi?c m??n ???ng ?i và cung c?p l??ng th?c ?? th?c hi?n ý ?? ?ánh chi?m Champa mà còn ti?p vi?n cho Champa 2 v?n quân và 500 chi?n thuy?n ?? ch?ng Mông C?. N?m 1282, quân Mông C? theo ???ng bi?n ti?n công vào kinh ?ô Vijaya, Champa ?ã th?c hi?n chi?n thu?t “ V??n không nhà tr?ng” rút quân vào vùng r?ng núi ?? phòng ng? chi?n ??u, khi?n cho ?oàn quân vi?n chinh b? kh?n ??n vì thi?u l??ng th?c. Hai n?m ch? ??i mà không giao chi?n quân Mông C? vì thi?u th?n l??ng th?c nên t? rút quân kh?i Champa. Trong nh?ng n?m kháng chi?n ch?ng quân Nguyên Mông (1282-1284) quan h? hai qu?c gia láng gi?ng ??i Vi?t-Champa tr? nên bình th??ng hóa, m?i r?n n?t  tr??c ?ây ???c hàn g?n h?t s?c ng?c nhiên. M?i bang giao tr? nên t?t ??p sau chi?n th?ng quân Nguyên Mông. N?m 1285 thái t? Harijit lên ngôi vua l?y hi?u là Jaya Sinhavarman IV ( Lê Vinh Qu?c : 59). S? sách Vi?t Nam g?i là Ch? Mân. Ông là ng??i tài gi?i có công l?n trong vi?c làm phá s?n âm m?u xâm l??c c?a quân Nguyên Mông. Ch? Mân ?ã ki?n thi?t l?i ??t n??c thi hành nhi?u chính sách ngo?i giao khôn khéo, c?i m?, k?t thân v?i các qu?c gia láng gi?ng. Trong n??c, Ch? Mân ??y m?nh s? liên h? v?i các t?c ng??i ? Tr??ng S?n Tây Nguyên v?n th?n ph?c Champa, th?c hi?n vi?c m? r?ng lãnh th? v? phía Tây. ??t n?n cai tr? ??n t?n Tây Nguyên, lãnh th? Champa v??n r?ng ??n ??ng Nai. Ho?t ??ng kinh t? trên c?ng bi?n tr? l?i th?i kì sôi ??ng, nh?n nh?p, thu hút nhi?u tàu buôn ? các n??c ?ông Nam Á ??n buôn bán. Ngoài n??c, Ch? Mân luôn t? ra hòa hi?u v?i ??i Vi?t và các qu?c gia h?i ??o. ??c bi?t, trong và sau cu?c liên minh quân s? ?ánh b?i quân Nguyên Mông. V?i Cambodia không h? có cu?c xung ??t, khiêu khích nào x?y ra, v?i Java càng g?n bó ch?t ch?  qua cu?c hôn nhân gi?a Ch? Mân v?i hoàng h?u Tapasi c?a Java. Champa th?i Ch? Mân là giai ?o?n th?nh tr? và yên bình nh?t trong l?ch s? Champa. Th? k? XIV, cu?c kháng chi?n ch?ng Nguyên Mông thành công, nh?ng Champa b? m?t m?t ph?n lãnh th? khá quan tr?ng ? B?c Champa. ?ó là vùng Châu Ô, Châu Lý  ( t?c khu v?c Th?a Thiên Hu? ngày nay ) vào n?m 1306. Nguyên nhân t? cu?c bang giao chính tr? l? th??ng gi?a ??i Vi?t và Champa. Vua Tr?n Nhân Tông sau g?n m?t n?m du ngo?n ? Champa, khi v? n??c ?ã b?ng lòng cho con gái mình là Tr?n Huy?n Trân sang làm dâu ? x? Champa. Ch? Mân t?ng nh?n vi?n binh c?a Tr?n Nhân Tông trong cu?c kháng chi?n ch?ng Nguyên Mông, nay tr? thành chàng r? c?a ??i Vi?t. ?ây là cu?c hôn nhân ??u tiên trong l?ch s? Champa và ??i Vi?t. ??ng sau s? thân tình là m?t kho?ng t?i mênh mông ch?a ai làm rõ ???c. Th?i gian ? x? s? Champa công chúa Huy?n Trân r?t ???c ân s?ng c?a hoàng ?? Champa, nàng ???c ?u ái ??a lên ngôi ???ng kim hoàng hoàng h?u. Tuy nhiên, thiên tình s? này ch?ng kéo dài bao lâu, m?t n?m sau cái ch?t ??t ng?t c?a c?a hoàng ?? Champa mà không ai hi?u n?i lí do, ?ã làm s?ng l?i v?t th??ng r?n n?t v?n có trong quan h? Champa-??i Vi?t. Ph?i ch?ng nó có s? liên quan ??n Công chúa Huy?n Trân ? S? xu?t hi?n c?a bà nh? là gián ?i?p ?ã mua chu?c thành công m?t s? quý t?c Champa và gây m?t s? chia r? l?n trong tri?u ?ình Champa. Nói cách khác, ch? m?u cho cái ch?t c?a Ch? Mân chính là Tr?n Nhân Tông. Vì ông ?ã nh?n th?y ???c m?i hi?m h?a có th? ??n t? Champa, nên ông ?ã phòng ng?a s?c m?nh c?a Champa trong t??ng lai. Gi? s?, m?t Champa b?t tay v?i Trung Qu?c, Cambodia và các qu?c ??o khác t?o nên m?t s?c m?nh t?ng h?p ?ánh vào ??i Vi?t thì h? qu? s? nh? th? nào. Và th?t s?, Trung Qu?c luôn mu?n l?i d?ng Champa ?? kìm k?p ??i Vi?t. Bên c?nh ?ó, ??i Vi?t nh? bé không th? bàng tr??ng lên phía B?c n?i, ch? còn cách ?ánh xu?ng phía Nam v?a tìm ???c ngu?n s?ng v?a v?a t?o ???c th? rút lui an toàn khi b? Trung Qu?c t?n công. Vì v?y, cái ch?t c?a Ch? Mân là do ý t??ng c?a Tr?n Nhân Tông cho dù ông ?ã rút kh?i tri?u chính ?? làm ch?c Thái th??ng hoàng. Tr?n Huy?n Trân ch? th?c thi m?nh l?nh mà thôi ! Qu? th?t, Champa ?ã ch?u nhi?u m?t mát l?n sau cái ch?t c?a hoàng ?? Ch? Mân. T? ?ó, quan h? ??i Vi?t-Champa b? tr??t d?c tr?m tr?ng, nh?ng cu?c chi?n tranh ?òi l?i ??t ?ai liên t?c di?n ra. Thêm vào ?ó, Champa c?ng ?ang b? m?t d?n s? liên h? v?i các qu?c ??o. Philippine ?ã liên h? tr?c ti?p v?i Trung Qu?c  không còn qua lãnh h?i Champa. Cambodia thì ?ang r?i ren v?i cu?c kháng chi?n v?i Ayuthaya c?a Thailand nên không có liên h? nhi?u v?i Champa. Tuy v?y, t? n?m 1360, làn s?ng chóng ??i Vi?t di?n ra m?nh m?. V?i s? xu?t hi?n c?a Ch? B?ng Nga. Hai qu?c gia ?ã x?y ra chi?n s? trong su?t 30 n?m, ?ã h?n 15 l?n Champa ?ánh ??i Vi?t, 3 l?n phá nát kinh ?ô Th?ng Long và gi?t ch?t c? vua ??i Vi?t là Tr?n Du? Tông. Vi?c Ch? B?ng Nga ch? ??ng ti?n công ??i Vi?t là mu?n giành l?i ph?n lãnh th? Champa ?ã b? m?t tr??c ?ây. M?c dù, tài ch? huy quân s? ki?t su?t ?ã nhi?u l?n khi?n ??i Vi?t b? kinh ?ô ch?y tr?n.  Nh?ng quá trình huy ??ng nhân v?t l?c cho cu?c chi?n quá dài và k?t cu?c b?t thành Champa ?ã b? m?t uy tín r?t nhi?u trong khu v?c. ??c bi?t là s? suy thoái c?a n?n kinh t?, s? phai m? c?a v?n hóa Hindu giáo ?ã ??a xã h?i Champa r?i vào tình tr?ng kh?ng ho?ng nghiêm tr?ng. ???c th? th?ng, các tri?u ??i Vi?t Nam không ng?ng th?c hi?n chính sách xâm l?n ??t ?ai, tranh giành ngu?n l?i t? nhiên, t?ng b??c ??y lùi Champa v? ph??ng Nam m?i khi có ?i?u ki?n. Th? k? XV, sau m?t th?i gian làm quan ?n l??ng nhà Tr?n, H? Quý Ly ?ã t?ng b??c ???c th?ng quan ti?n ch?c, r?i giành luôn ngôi vua c?a nhà Tr?n. H? Quý Ly m?c dù thi hành nhi?u chính sách thân thi?n v?i nhà Minh (Trung Qu?c). Riêng v?i Champa, H? Quý Ly th??ng d?n s?c gây chi?n ?? th? uy. Tr??c th? b? t?n công, vua Champa là Ba ?ích Lai ( Indravarman V) ph?i ch?p nh?n nh??ng vùng ??t Chiêm ?ông và C? L?y  ?? ???c Hi?p ??nh ?ình chi?n. Nh? th?, sau n?m 1404 c??ng gi?i Champa ch? còn t? Bình ??nh tr? vào. Vùng Amaravati  v?i thánh ??a tôn nghiêm và c? ?ô ?ã thu?c quy?n ki?m soát c?a ??i Vi?t (Hà Bích Liên:108). N?m 1414, th?a lúc Lê L?i và nhà Minh ?ang nghinh chi?n, Champa l?n l??t thu h?i l?i ???c vùng ??t ?ã b? m?t th?i H? Quý Ly. Indravarman V ( Ba ?ích Lai) ??c bi?t chú tâm ??n vùng ??t Cao nguyên trung ph?n và ??ng Nai ?? phát tri?n ??t n??c. Vì nh?ng liên h? v?i th? gi?i Hindu giáo ?ã phai m? h?n. Indravarman V n? l?c tìm cách huy ??ng m?i ngu?n l?c kinh t?, xã h?i ?? ki?n thi?t l?i tri?u chính, ng?n ng?a nh?ng xung ??t v?i ??i Vi?t. N?m 1467, có s? th?n Champa sang ??i Vi?t xin s?c phong và trong s? sách Vi?t Nam ghi tên vua m?i c?a Champa là B? ?i?n. Ông có thái ?? hòa hi?u v?i qu?c gia láng gi?ng. Nh?ng sau ?ó, phái ??i l?p trong tri?u ?ình Champa ?ã giành l?i v??ng quy?n b?ng cách l?t ?? B? ?i?n ??a ng??i khác lên thay là Bàn La Trà Toàn. Ng??c h?n v?i vua ti?n nhi?m, Bàn La Trà Toàn có ý th?c rõ ràng v? c??ng v?c lãnh th? nên phát ??ng quân s? ?ánh vào ??i Vi?t ? nh?ng vùng ??t Champa b? m?t vào th?i Ch? Mân ?? ?òi l?i. Hành ??ng ?ó, b? phía ??i Vi?t lên án m?nh m? “ là ng??i hung b?o, làm b?y, d?i th?n ng??c dân, l?i kêu ng?o t? cho mình là gi?i, kinh r? làm nh?c s? th?n c?a ??i Vi?t, xâm nhi?u dân biên gi?i”nh?ng không ph?i ch? có th? . Hi?n t??ng Bàn La Trà Toàn có l? còn kh?i l?i c? s? ki?n Ch? B?ng Nga, nh?c l?i m?t m?i lo ng?i không d?t v? nh?ng cu?c chi?n tranh s? n? ra. ?áp l?i hành ??ng, vua Lê Thánh Tông ?ã quy?t ??nh th?c hi?n m?t cu?c vi?n chinh quân s? v?i quy mô l?n ?ánh th?ng vào kinh ?ô Vijaya c?a Champa.  N?m 1471, vua Lê ?ích thân ?em 26 v?n quân ?i ?ánh Champa. Tr?n ?ánh toàn th?ng, chi?m ???c kinh ?ô Vijaya b?t ???c vua Bàn La Trà Toàn. M?t viên t??ng Ch?m là B? Trì Trì ch?y vào Phan Rang, t? l?p làm vua và xin s?c phong. Nhà Lê ?ã ch?p nh?n. Vua Lê ?ã chi?m l?i Chiêm ??ng và C? L?y và l?y thêm ph?n lãnh th? m?i là Vijaya sáp nh?p vào, l?p thành m?t ??o m?i g?i là Qu?ng Nam (bao g?m Qu?ng Nam, Qu?ng Ngãi, Bình ??nh ngày nay). V??ng tri?u Vijaya ??n nay ch?m d?t ( L??ng Ninh:114). T? ?ó v? sau, các v??ng tri?u Champa không bao gi? ??t ???c s? h?ng th?nh nh? Vijaya t?ng t?n t?i. Xã h?i Champa b? s?p ?? toàn di?n v? c? ch? t? ch?c qu?n lí xã h?i theo mô th?c Hindu giáo, nhi?u b??c chuy?n c?a xã h?i di?n ra theo m?t xu h??ng m?i. ?ó là s? tr?i d?y c?a t? t??ng Islam giáo ngày càng m?nh lên. Th? k? XVI-XVII, s? m? r?ng lãnh th? c?a ??i Vi?t trên vùng lãnh th? Champa ???c thi?t l?p v?ng ch?c. ??c bi?t t? cha con Nguy?n Hoàng và Nguy?n Phúc Nguyên. Kinh t? c?a chúa Nguy?n ? ?àng Trong t?o s? thu hút c?a tàu buôn n??c ngoài ??n r?t nhi?u, vô hình chung ?ã giành luôn nh?ng b?n hàng ??n t? vùng vi?n ?ông v?i Champa và ?ã t?o thành m?t s?c c?nh tranh khá gây g?t. Tuy v?y, chính nh?ng m?i quan h? buôn bán trên vùng bi?n t? do ngoài s? ki?m soát c?a qu?c v??ng Champa ?ã v?y g?i nh?ng tàu buôn t? Bruney, Bunta, Java… vào c?ng Champa ( Hà Bích Liên:121). Ng??c l?i nh?ng tàu buôn Champa c?ng ??n Malaysia và Indonesia th??ng xuyên. ?i?u này s? gi?i thích t?i sao Islam ???c duy trì và phát tri?n ? Champa. Do không ch?p nh?n s? có m?t ngày càng nhi?u ng??i Vi?t trên lãnh th? Champa, Po Nit (1603-1613) ??ng lên ch?ng l?i s? ?ô h? c?a ng??i Vi?t ? Phú Yên, cu?c kháng chi?n b?t thành.  Chúa Nguy?n xung luôn vùng ??t Phú Yên làm dinh Tr?n Biên. Tuy nhiên, ng??i Ch?m v?n bám tr? l?i vùng ??t c?a t? tiên, ngày nay h? ???c nh?n d?ng qua nét v?n hóa Ch?m và t?c danh Ch?m H’Re, Ch?m H’Roi. Xung ??t Nam B?c tri?u và n?i chi?n Tr?nh-Nguy?n kéo dài ?ã ph?n nào làm cho s?c m?nh c?a ??i Vi?t suy nh??c, gi?m chi ph?i ??n n?i tình Champa. Nh? ?ó, Champa có th?i gian hòa bình ?? ?n ??nh t? ch?c l?i c? c?u kinh t?, v?n hóa, xã h?i. H?n 45 n?m n?i chi?n x?y ra ? ??i Vi?t c?ng là lúc Champa t?ng b??c ???c h?i ph?c v? kinh t?, do ???c t? do phát tri?n trong hòa bình. Và Po Rome ?ã xu?t hi?n nh? m?t hi?n t??ng m?i l? v?i bao huy?n tho?i trong l?ch s? Champa. Vua Po Rome chuyên tâm vào  ki?n thi?t l?i ??t n??c, chú tâm phát tri?n kinh t?, xã h?i. Ti?n hành xây d?ng h? th?ng th?y l?i ?? ph?c v? n??c t??i tiêu trong nông nghi?p, v?i công trình ??p n??c Maren ???c s? d?ng ??n t?n bây gi?. H?n th? n?a, Vua Po Rome ?ã xu?t s?c trong vi?c n?i l?i s? liên h? v?i các t?c ng??i ? Cao Nguyên Trung Ph?n qua cu?c hôn nhân v?i con gái c?a m?t tù tr??ng ng??i E?ê ( Ra?ê), nh?m m?c ?ích t?o s? g?n k?t ch?t ch? ng??i Ch?m ? ??ng B?ng và ng??i Ch?m vùng Cao Nguyên ( bao g?m các t?c ng??i ? Tây Nguyên). Trong bang giao v?i chúa Nguy?n, Po Rome c?ng t?o ???c s? tin t??ng r?t l?n, ??n n?i c??i luôn con gái c?a chúa Nguy?n là Ng?c Khoa ?? làm cung n?. Tri?u ??i Po Rome h?ng th?nh kéo dài không lâu. V? vua k? nghi?p là Po Nrop có ???ng l?i c?ng r?n v?i chúa Nguy?n. Ông ti?n hành ho?t ??ng quân s? ?? chi?m l?i vùng ??t Phú Yên b? m?t th?i Po Nit. Nh?ng không may b? th?t tr?n, không nh?ng không l?y l?i ???c vùng ??t ?ã m?t mà còn m?t luôn h?n vùng ??t Kauthara vào tay chúa Nguy?n ki?m soát và thi?t l?p n?n hành chính m?i t?i vùng ??t này là dinh Thái Khang và Diên Khánh. Nh? v?y, Champa ch? còn v?n v?n vùng ??t Panduranga làm n?i sinh s?ng và m?t b? ph?n dân c? ? ??ng Nai. S? m?t d?n ch? quy?n ??t ?ai và ngu?n l?i kinh t? ?ã ??a xã h?i Champa vào tình tr?ng kh?ng ho?ng tr?m tr?ng. L?ch s? Champa có b??c ti?n tri?n m?i hay không ph? thu?c r?t l?n t? cu?c n?i chi?n c?a Vi?t Nam và thái ?? ?ng x? c?a Vi?t Nam ??i v?i v?n ?? xã h?i Champa. B?i vì, Champa không còn làn gianh B?c Nam n?a mà phân hóa theo m?t h??ng khác r?t t? h?i. ?ó là, thái ?? khác nhau c?a ng??i Ch?m trong vi?c h?p tác v?i ??i Vi?t hay ??ng v? phía Champa ?? ch?ng l?i ng??i Vi?t ??n cùng. S? phân hóa này, làm cho Champa tr? thành n?n nhân c?a cu?c tranh giành quy?n l?c trong su?t v??ng tri?u Nguy?n. M?c dù, b? m?t kauthara m?t trung tâm c?a Hindu giáo con ???ng thông th??ng v?i các qu?c ??o vùng bi?n ?ông b? c?t ??t ?o?n, nh?ng nhân dân Champa v?n gi? v?ng ng?n l?a ??u tranh. Po Thot (1660-1692) ?ã lãnh ??o cu?c n?i d?y ch?ng l?i chúa Nguy?n nh?ng nhanh ch?ng b? th?t b?i và b? b?t t?i tr?n. Nh? m?t thông l? l?ch s?, c? m?i l?n ??ng ??u tranh ?? ?òi l?i ??t ?ai b? xâm chi?m, Champa càng b? ??y lùi v? phía Nam. Toàn b? lãnh th? còn l?i c?a Champa b? bi?n thành m?t ??n v? hành chính c?a chúa Nguy?n là tr?n Thu?n Thành. ??n tháng 8-1693, ??i tr?n Thu?n Thành b?ng ph? Bình Thu?n (Hà Bích Liên:132). Th?t s?, trên danh ngh?a chúa Nguy?n làm ch? trên toàn cõi Champa nh?ng ch?a th? tr?c ti?p qu?n lí ???c. Do ?ó, chúa Nguy?n th??ng ??t cách quy ch? ng??i Champa qu?n lí ng??i Champa theo s? s?p x?p c?a chúa Nguy?n. Chính sách t? tr? này, ???c tri?u Nguy?n th?c thi ?? d?p t?t ng?n l?a kháng chi?n ch?ng l?i ng??i Vi?t. Th? k? XVIII-XIX, vi?c l?p thi?t n?n hành chính m?i là ph? Bình Thu?n c?a nhà Nguy?n, nh?m ti?n sâu vào lãnh th? nh? bé còn l?i c?a Panduranga v?i lí do  ?? b?o v? b? ph?n ng??i Vi?t m?i di c? sang. Quá trình c?ng c? ?an xen ?ã làm xóa m? lãnh th? ??c l?p c?a Champa và xáo tr?n c? c?u t? ch?c kinh t?, xã h?i truy?n th?ng. N?m 1771, phong trào Tây S?n n? ra. Khi Nguy?n Hu? làm ch? ???c ??t n??c thì Nguy?n Ánh ráo ri?t xây d?ng c? s? ? phía Nam ?? ph?n công. Th? là ph?n lãnh th? c?a Champa ? gi?a tr? thành tr?n ??a quy?t li?t và cu?c tranh giành quy?n l?c lãnh ??o ??t n??c ?ã lôi kéo c? ng??i Champa vào cu?c chi?n tranh riêng t? c?a h? Nguy?n. Cu?i cùng, Nguy?n Ánh ?ã th?ng nh?t ???c ??t n??c và m? ra m?t tri?u ??i. ?ó là v??ng tri?u Nguy?n. ?? c?m ?n quý t?c Champa ?ã góp công làm nên chi?n th?ng. Ng??i ??ng ??u tri?u ?ình nhà Nguy?n là Gia Long ?ã ban b? nhi?u chính sách m?i ??i v?i Champa và v?n tôn tr?ng quy?n k? v? theo truy?n th?ng Champa, ???c h??ng quy ch? t? tr? ?? qu?n lí dân Champa nh? m?t chính quy?n chuyên ch?. T? n?m 1793-1799, Po Ladhun Dapaguh là m?t th? l?nh quân s? Ch?m làm ch??ng c? qu?n lí vùng ??t Thu?n Thành. N?m 1799-1802, Po Saung Nun Can ???c c? làm Khâm sai th?ng binh cai c? làm phó tr?n Thu?n Thành. N?m 1802-1820, Po Klan Thu lên thay th?. N?m 1828-1832, Po Phauk Tha ???c ti?n c? ??m nh?n cai qu?n vùng ??t Thu?n Thành. Trong th?i kì ??u nhà Nguy?n không gây ra m?t s? b?t ?n l?n cho Champa c?ng nh? không can thi?p nhi?u vào phong t?c, t?p quán truy?n th?ng c?a Champa. ?i?u này, t?o thu?n l?i cho ng??i Ch?m ???c yên ?n ?? sinh s?ng. Tuy nhiên, v? sau Minh M?ng v?i nh?ng chính sách c?i cách ??t n??c, ?ã không ch?p nh?n s? t?n t?i cát c?, n?m ngoài s? qu?n lí c?a tri?u ?ình. Chính sách c?i cách hành chính do Minh M?ng kh?i x??ng ?ã châm ng?n l?a ??u tranh ch?ng ng??i Vi?t bùng phát. ?ó là phong trào kh?i ngh?a Katip Sumat (1834) d??i ng?n c? Islam hy sinh vì ??o ?? ph?n n? chính sách Minh M?ng can thi?p nghiêm tr?ng vào sinh ho?t c?a Champa.  Ti?p sau ?ó là cu?c kh?i ngh?a c?a Ja Tha Wa (1835). C? hai phong trào ch?ng l?i ng??i Vi?t b? d?p t?t trong b? máu.  Minh M?ng ?ã th?ng ?àn áp ?? phòng ng?a nh?ng phong trào ch?ng l?i ng??i Vi?t v? sau. Nh? v?y, n?m 1832, ?ánh d?u m?c th?i ?i?m cu?i cùng c?a v??ng qu?c Champa, m?t qu?c gia hình thành ??u tiên ? ?ông Nam Á và t?ng gi? v? trí kinh t?, chính tr? quan tr?ng trong khu v?c.  C? dân Champa vì n?n chi?n tranh liên t?c nên l
0 Rating 4.3k+ views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
V??ng qu?c Chiêm Thành (Champa) c? cho ??n nay v?n còn là m?t bí ?n ??i v?i ng??i Vi?t Nam. V??ng qu?c này ? ?âu, xu?t hi?n t? th?i nào, phát tri?n ra sao và t?i sao bi?n m?t ? Không s? sách Vi?t Nam nào nh?c ??n. ??c l?i s? x?a, nh?ng nhân v?t l?ch s? Chiêm Thành, v?i nh?ng tên phiên âm Hán hóa, th??ng ???c nh?c t?i m?t cách m? h?, ?ôi khi v?i nh?ng l?i l? xúc ph?m, t? ?ó sinh ra hi?u l?m r?i hi?u sai d?n ??n tâm lý phân bi?t ??i x? hay khinh th??ng, không thông c?m l?n nhau.?ây là thi?u sót l?n trong quan h? gi?a ng??i Vi?t và ng??i Vi?t v?i nhau. Tình tr?ng này c?n s?m ch?m d?t vì c?ng ??ng ng??i Ch?m ngày nay là thành t? b?t kh? phân c?a dân t?c Vi?t Nam. Quá kh? c?a ng??i Ch?m c?ng là quá kh? chung c?a ng??i Vi?t Nam. Tìm hi?u l?ch s? v??ng qu?c Chiêm Thành x?a, chính vì th?, không nh?ng là m?t b?t bu?c l?ch s? mà còn là m?t bi?u l? tình c?m ?? hàn g?n nh?ng tai h?a mà c?ng ??ng ng??i Vi?t Nam nói chung ?ã gây ra cho nh?ng dân t?c anh em tr??c khi cùng nhau b?t tay xây d?ng l?i m?t ??t n??c chung. Quan ni?m v? ??t ?ai, lãnh th? và t? ch?c chính tr? Tr??c khi ?i sâu vào ph?n tìm hi?u l?ch s? v??ng qu?c Chiêm Thành x?a, t??ng c?ng nên duy?t l?i m?t s? quan ni?m v? ??t ?ai và lãnh th? c?a ng??i Kinh và ng??i Ch?m. Có n?m v?ng y?u t? này, chúng ta s? d? dàng theo dõi nh?ng chuy?n bi?n l?ch s? ti?p theo và k?t qu? t?t y?u c?a nó. Khuy?t ?i?m c?a nh?ng nhà vi?t s? hay nghiên c?u dân t?c h?c là th??ng d?a trên nh?ng quan ?i?m v?n hóa và tình c?m c?a mình ?? phê phán các dân t?c khác, hi?u l?m và ng? nh?n là không tránh kh?i.??t ?ai và lãnh th? tuy là nh?ng giá tr? c? th? nh?ng quan ?i?m c?a ng??i Kinh và ng??i Ch?m r?t khác nhau. ??i v?i ng??i Kinh, ??t ?ai và lãnh th? v?a là m?t giá tr? v?t ch?t v?a là m?t bi?u t??ng tình c?m, trong khi ??i v?i ng??i Ch?m ?ó là m?t giá tr? tâm linh và là m?t bi?u t??ng th?n quy?n.Qua nh?ng ??t di dân liên t?c t? h?n m?t ngàn n?m qua, lãnh th? c?a ng??i Kinh không ng?ng m? r?ng theo th?i gian và c?ng ??ng ng??i Kinh ngày nay ?ã có m?t t?i kh?p n?i trên th? gi?i. Ng??i Kinh tuy r?t quí ??t ?ai nh?ng ?ó ch? là m?t tài s?n c?n ph?i b?o v?, m?t k? ni?m c?n ph?i gi? gìn. R?t ít ai ch?u giam mình n?i chôn nhau c?t r?n n?u ?i?u ki?n sinh s?ng n?i ?ó khó kh?n. N?i nào có th? an c? l?c nghi?p ???c, n?i ?ó tr? thành quê h??ng, n?i nào sinh s?ng khó kh?n thì b? ?i tìm n?i khác. Và khi ra ?i, ng??i Kinh mang theo c? bàn th? t? tiên, gia ph? và tín ng??ng ?i theo, do ?ó không có v?n ?? m?t g?c hay m?t c?i ngu?n.Suy cho cùng, ng??i Kinh v?a là m?t dân t?c du m?c v?a là m?t dân t?c phù sa, b?i vì, m?t m?t, l?ch s? dân t?c Kinh là m?t l?ch s? di dân th??ng tr?c và cu?c di dân này ??n nay ch?a ch?m d?t, m?t khác, ng??i Kinh ch? g?n bó v?i nh?ng vùng ??t th?p, ??t ??ng b?ng c?nh nh?ng dòng sông hay tr?c l? giao thông, ít ai ch?u g?n bó ??i mình v?i r?ng núi hay bi?n c? bao la.Trên ph?m vi l?n h?n là lãnh th?. Lãnh th? bao g?m c? ??t ?ai, b?u tr?i và vùng n??c, có l?n ranh nh?t ??nh và thu?c ch? quy?n m?t qu?c gia. ??i v?i ng??i Kinh, lãnh th? là m?t ph?m trù ?o, không c? th?, cha chung không ai ti?c. Lãnh th? r?ng h?p ra sao là v?n ?? trách nhi?m c?a nh?ng ng??i lãnh ??o qu?c gia, không ?nh h??ng gì ??n ??i s?ng th??ng ngày c?a ng??i dân.Ng??i Ch?m thì ng??c l?i, ??t ?ai là m?t v?t th? thiêng liêng không th? sang nh??ng và ch?i b?. T? ngàn x?a cha ông ?ã ? ?ây thì con cháu ??i sau ph?i ? ?ó, không ai t? quy?n r?i b? quê cha ??t t? ??nh c? n?i khác. R?i b? quê cha ??t t? là t? b? dòng t?c, t? b? th?n linh. Chính vì th?, trong su?t dòng l?ch s? ???ng ??u v?i ng??i Kinh, c?ng ??ng ng??i Ch?m ch?p nh?n m?i hy sinh và gian kh? ?? gi? ??t và bám ??t, cho dù quê h??ng không còn hay b? t??c m?t. T?t c? nh?ng l? l?c trong tri?u chính và ngoài dân gian ??u nh?m vinh danh các v? th?n cai qu?n ??t ?ai, vì ??t là ngu?n s?ng và c?ng là n?i ng? tr? c?a các v? th?n b?o v? ??t, che ch? gia ?ình và ??ng t?c. N?u vì m?t lý do nào ?ó ngoài ý mu?n m?t ng??i Ch?m ph?i r?i b? quê h??ng ?i n?i khác l?p nghi?p, sinh ho?t tâm linh c?a ng??i ?ó luôn g?n li?n v?i n?i sinh quán c?, vì không ai ???c quy?n mang bàn th? t? tiên và th?n linh ?i theo, con ng??i l? thu?c th?n linh ch? không ng??c l?i. H?n n?a n?u ph?i ly h??ng, ng??i ?ó c?ng không th? ?i ra ngoài lãnh th? ?ã ???c th?n linh che ch?, ngh?a là ch? gi?i h?n trong vùng ??t c?a ??ng t?c mà thôi. ?ó là lý do gi?i thích t?i sao t?i ng??i Ch?m không di c? ra kh?i ??a bàn c? trú c?a h? và t?i nhi?u n?i, nh?t là ? Bình Thu?n, ng??i Ch?m ??nh c? t?i m?t làng cách xa n?i sinh quán c? c? tr?m cây s? nh?ng v?n mu?n l? thu?c v? hành chánh và nghi l? t?i làng c?. ??o H?i khi du nh?p vào ?ây c?ng ph?i thích nghi v?i tâm lý tôn th? th?n linh c?a ng??i Ch?m ?? ???c ch?p nh?n và ?ã bi?n c?i thành ??o Bani. T?t c? ch? vì ng??i ph? trách l? nghi và s? b? hành chánh ??a ph??ng là các th?y Paseh, Tapah (n?u là giáo dân ??o Bà La Môn) và các th?y Char, Po Adhya, Po Bac (n?u là giáo dân ??o Bani). ?ây là m?t khó kh?n v? qu?n tr? hành chánh mà các chính quy?n ng??i Kinh không hi?u n?i và mu?n xóa b?, nhi?u tranh ch?p ?áng ti?c ?ã x?y ra.Nhi?u ng??i s? h?i dân s? v??ng qu?c Chiêm Thành x?a bây gi? ? ?âu ? Không l? ?ã b? tiêu di?t h?t sao ? Con s? 100.000 ng??i Ch?m t?i Bình Thu?n và Châu ??c có ph?n ánh ?úng s? th?t không ?Câu tr? l?i là không và dân chúng g?c Ch?m v?n còn nguyên v?n. Ng??i Ch?m ??ng b?ng không ?i ?âu c?, h? ?ã ? l?i trên lãnh th? c? t?i mi?n Trung và v?i th?i gian ?ã tr? thành công dân Vi?t Nam m?t cách tr?n v?n. Có th? nói không m?t ng??i Vi?t Nam nào sinh s?ng t? lâu ??i t?i mi?n Trung nào mà không mang ít nhi?u dòng máu Champa trong ng??i. ?i?u này c?ng r?t d? khám phá, ít nh?t là v? hình dáng : da ng?m ?en, vai ngang, m?t vuông, tóc d?n sóng, vòm m?t sâu, m?t b?u d?c hai mí, m?i cao, môi d?y, mi?ng kín. C?ng không ph?i vô tình mà cách phát âm c?a ng??i mi?n Trung khác h?n ph?n còn l?i c?a ??t n??c, v?i nhi?u âm s?c th?p c?a ng??i Champa. ?ó là ch?a k? nh?ng danh t? có ngu?n g?c Champa. C?ng không ph?i tình c? mà các ?i?u múa hát c?a ng??i Ch?m tr? thành nh?ng ?i?u múa hát trong cung ?ình và ngoài dân gian th?i Nguy?n. Nêu ra m?t vài tr??ng h?p c? th? trên ch? ?? ch?ng minh m?t ?i?u : dân c? v??ng qu?c Champa c? ?ã h?i nh?p hoàn toàn vào xã h?i Vi?t Nam. Nh?c l?i quá kh? c?a ng??i Ch?m c?ng là nh?c l?i quá kh? c?a c?ng ??ng ng??i Vi?t t?i mi?n Trung nói chung.V? chính tr?, v??ng qu?c Champa ???c t? ch?c theo ??nh ch? liên bang. Tr??c khi b? xóa tên, v??ng qu?c Chiêm Thành là m?t k?t h?p c?a nhi?u ti?u v??ng qu?c, t? ?èo Ngang (Qu?ng Bình) ??n m?i Kê Gà (Bình Thu?n). M?i ti?u v??ng cai tr? m?t lãnh th? riêng, v?i m?t dân s? nh?t ??nh, sinh ho?t ??c l?p v?i các ti?u v??ng khác và không can thi?p vào n?i b? c?a nhau. M?t cách không chính xác, v??ng qu?c Chiêm Thành c? (Campapura) có ít nh?t n?m ti?u v??ng qu?c : Indrapura (Bình Tr? Thiên), Amaravati (Qu?ng Nam), Vijaya (Ngh?a Bình), Kauthara (Phú Khánh) và Panduranga (Bình Thu?n). Có th? thêm ti?u v??ng qu?c Aryaru (Phú Yên) là sáu, nh?ng s? hi?n di?n c?a ti?u v??ng qu?c này trong l?ch s? Chiêm Thành không rõ ràng.Trong m?i ti?u v??ng qu?c c?ng có s? phân chia quy?n hành gi?a các lãnh chúa ??a ph??ng. Chính sách ??a ph??ng t?n quy?n này ?ã ???c tri?u ?ình Vi?t Nam công nh?n n?m 1471, khi thành ?? Bàn, kinh ?ô v??ng qu?c Chiêm Thành, v?a b? ?ánh chi?m : ??t Qu?ng Nam ???c chia thành nhi?u lãnh ??a khác nhau và giao cho nh?ng lãnh chúa Champa ??a ph??ng cai qu?n. V??ng quy?n trung ??ng Chiêm Thành ch? gi? vai trò th?n quy?n, gìn gi? s? th?ng nh?t và s? v?n toàn lãnh th? mà thôi, nh?ng sinh ho?t khác ??u do các ti?u v??ng qu?c ??a ph??ng ??m nhi?m. Khi có nhu c?u hay g?p nguy bi?n, tri?u ?ình trung ??ng nhân danh th?n linh b?o v? v??ng qu?c kêu g?i các ti?u v??ng ??a ph??ng ?óng góp nhân tài, v?t l?c xây d?ng ??n ?ài, chu?n b? chinh chi?n hay tri?u c?ng các th? l?c l?n m?nh h?n. V? th?n bao v? v??ng qu?c Chiêm Thành ???c bi?t ??n nhi?u nh?t là n? th?n Yan Po Nagar (Bà M? ??t N??c hay Thiên Y Thánh M?u), ??n th? ??t t?i Xóm Bóng, Nha Trang.V? biên gi?i, l?n ranh phân chia gi?a các ti?u v??ng qu?c và v??ng qu?c Chiêm Thành c? v?i các th? l?c chính tr? ???ng th?i là m?t biên gi?i th?n quy?n, không ai ???c quy?n v??t qua và c?ng không ai có quy?n xâm ph?m. V??ng tri?u Chiêm Thành không có tham v?ng ??t ?ai, h? ch? t?p trung phát tri?n và b?o v? nh?ng ??t ?ai thu?c quy?n s? h?u mà thôi. Nh?ng chuy?n bi?n l?ch s? sau ?ây ch?ng minh ?i?u ?ó.T??ng Lâm : ??a bàn xác ??nh b?n th?R?t khó xác ??nh m?c th?i gian ?? bi?t v??ng qu?c c? Chiêm Thành ?ã ???c hình thành t? h?i nào. Ph?n l?n nh?ng nhà kh?o c? và s? h?c ??u ??ng ý là v??ng qu?c này xu?t hi?n vào ??u công nguyên, t?c là th?i gian ng??i Ch?m b?t ??u có ch? vi?t, ch? Ph?n c?. Nói nh? v?y không có ngh?a là tr??c ?ó ng??i Ch?m không có lãnh th?, không có t? ch?c chính quy?n và không có l?ch s? riêng. B?n th? Chiêm Thành có tr??c danh x?ng. T? ch?c chính quy?n c?a h? có th? ?ã thành hình cùng lúc v?i s? xu?t hi?n c?a các L?c h?u, L?c t??ng trên ??a bàn l?u v?c sông H?ng và sông Mã c?a n??c V?n Lang, th?i Hùng V??ng.Nh?ng tài li?u có d?u v?t th?i gian rõ ràng (s? li?u c? Trung Hoa và các bia ký) ghi nh?n v??ng qu?c c? Chiêm Thành chính th?c xu?t hi?n vào kho?ng th? k? th? 2, n?m 192 khi qu?c gia Lâm ?p ra ??i. Th?t ra v??ng qu?c này tr??c ?ó có r?t nhi?u tên : H? Tôn Tinh, T??ng Lâm. Sau này ???c ??ng hóa v?i các tên Lâm ?p, Hoàn V??ng Qu?c, Chiêm Thành (Campapura), Phan Rang (Panduranga), cu?i cùng là tr?n Thu?n Thành (Pradara). Nh?ng tên g?c Ph?n v?a k? ??u do ng??i Trung Hoa hay ng??i Vi?t ??t ra, d?a theo cách phát âm c?a ng??i ??a ph??ng mà g?i.V? n??c H? Tôn Tinh, sách L?nh Nam Chích Quái vi?t: "X?a kia bên ngoài lãnh th? Âu L?c có m?t v??ng qu?c mang tên Di?u Nghiêm [có th? là Phù Nam]. V? vua c?a v??ng qu?c này có tên là Tràng Minh, hi?u Qu? V??ng [Dasanana] có m??i ??u. Phía b?c v??ng qu?c này có m?t v??ng qu?c khác tên H? Tôn Tinh [qu?c gia c?a ng??i kh?] do vua Dasaratha cai tr?. Hoàng t? Chung T? [Rama], ng??i k? v? vua Dasaratha, có m?t ng??i v? là công chúa B?ch Tinh [Sita]. Công chúa B?ch Tinh có m?t s?c ??p tuy?t tr?n không gi?ng ng??i phàm. Qu? V??ng, mê h?n tr??c s?c ??p c?a B?ch Tinh, mang binh sang ?ánh n??c H? Tôn Tinh c??p công chúa v? n??c. Hoàng t? Chung T?, quá c?m gi?n, d?n ??u m?t ?oàn h?u binh xe núi b?ng bi?n ti?n vào v??ng qu?c Di?u Nghiêm, gi?t Qu? V??ng, ??a công chúa B?ch Tinh v?".Theo nh?n xét c?a h?c gi? Huber (La Légende du Ramayana en Annam, Etudes indochinoises), H? Tôn Tinh có th? là v??ng qu?c Champa c?. Nh?ng qu?c gia ch?u ?nh h??ng n?n v?n minh ?n ?? th?i ?ó ??u có s? tích gi?ng nhau, t?i Indonésia trong các ??n th? Bà La Môn l?n ??u kh?c chuy?n th?n tho?i này trên t??ng ?á. Chuy?n Qu? V??ng có m??i ??u ch? là cách mô t? thô thi?n ngai vàng c?a các v? vua trong th?n tho?i ?n ?? và Phù Nam th??ng có hình con r?n h? mang [naja] m??i ??u.V? ??t T??ng Lâm, các s? li?u Trung Hoa xác quy?t ?ó là ph?n ??t ? vùng c?c nam qu?n Nh?t Nam x?a kia, tr?c thu?c quy?n quan tr? hành chánh c?a Giao Châu th?i B?c thu?c, ngày nay là các t?nh Qu?ng Nam, Qu?ng Ngãi, Bình ??nh (có tài li?u ghi ??n c?a ??i Lãnh, Phú Yên). Nh?ng nhà kh?o c? ph??ng Tây cho r?ng T??ng Lâm có th? là ph?n ??t ch?y d?c theo b? bi?n, t? ?èo Ngang ??n ?èo H?i Vân, n?m trong lãnh th? các t?nh Ngh? An, Hà T?nh, Qu?ng Bình, Qu?ng Tr? và Th?a Thiên, g?i chung là Thanh Ngh? T?nh và Bình Tr? Thiên. M?t s? h?c gi? ng??i Ch?m xác nh?n lãnh th? T??ng Lâm bao g?m : Indrapura (Bình Tr? Thiên), Amavarati (Qu?ng Nam) và Vijaya (Ngh?a Bình), sau này g?i chung là B?c Chiêm Thành.Nh? v?y, v? v?n hóa, T??ng Lâm là n?i t?p c? c?a nhi?u nhóm ng??i xu?t thân t? nhi?u n?n v?n hóa khác nhau, m?t s? pha tr?n v?n hóa t? nhiên gi?a các gi?ng ng??i vào th?i hoang s?. ??u tiên là s? pha tr?n v?n hóa gi?a các nhóm Indonésien di c? (v?n hóa Indus) và c? Mã Lai (v?n hóa Sa Hu?nh), k? là v?i nhóm Vi?t t?c s? s? (v?n hóa ?ông S?n), sau có thêm ng??i Hán (v?n hóa Kh?ng M?nh) t? ph??ng b?c di c? xu?ng và ng??i Môn Khmer (v?n hóa Óc Eo-Phù Nam) t? tây-nam ?i lên. Cu?i cùng là nh?ng nhóm Malayo-Polynésien (v?n hóa Mã Lai - ?a ??o hay Nam ??o) t? bi?n c? tràn vào h?i ??u công nguyên. Nhóm sau cùng, hùng m?nh h?n, ?ã thu ph?c hay ??ng hóa nh?ng nhóm có tr??c, ?? ch? còn y?u t? Nam ??o ??c tôn, và thi?t ??t quy?n cai tr? lâu dài (th? k? 1 tr??c và sau công nguyên). M?t s? c? dân b?n ??a, không ch?p nh?n hay không ch?u n?i s? cai tr? c?a nhóm di dân m?i t?i, ?ã di t?n lên vùng r?ng núi sinh s?ng và tr? thành nh?ng nhóm s?c t?c thi?u s? ngày nay, nh?ng không vì v?y mà quan h? gi?a ??ng b?ng và mi?n núi b? c?t ??t, dân c? hai vùng ?ã n??ng t?a nhau ?? t?n t?i trong su?t th?i gian qua.Sang th? k? th? 2, m?t s? th??ng nhân ?n ?? ??n vùng ??t này buôn bán và luôn ti?n ph? bi?n n?n v?n minh và v?n hóa mà h? th?a h??ng cho thành ph?n c?m quy?n ??a ph??ng và m?t s? c? ch? t? ch?c qu?c gi? ?ã ???c thành hình t? mi?n Nam lên mi?n B?c. M?t t?m bia ?á tìm ???c ? làng Võ C?nh (Nha Trang) cho bi?t v? v??ng cai tr? vùng ??t phía nam vào th? k? th? 2 tên là Sri Mara, không có ph?n k? ti?p. Nhi?u h?c gi? cho r?ng v? v??ng ?ó là Khu Liên, ng??i thành l?p v??ng qu?c Lâm ?p ? phía b?c, là sai. Sri Mara ch? là m?t ti?u v??ng Champa ? phía nam (Kauthara), trong khi Khu Liên là m?t ti?u v??ng khác ? phía b?c (Indrapura).Do n?m c?nh lãnh th? v?i Trung Qu?c, s? hình thành v??ng qu?c Champa phía b?c ???c bi?t ??n nhi?u nh?t b?i các ngu?n s? li?u Trung Hoa ?? l?i và c?ng nh? ?ó ng??i ta bi?t thêm quan h? gi?a ng??i Vi?t (các L?c h?u và L?c t??ng) và ng??i Ch?m trong th?i B?c thu?c ?ã r?t g?n bó.C?ng nên bi?t ??t Giao Châu, t?c n??c V?n Lang c? là thu?c ??a c?a nhà ?ông Hán (-202 ??n + 220) t? n?m 111 tr??c công nguyên. Sau khi di?t xong nhà Tri?u (Tri?u ?à), Hán V? ?? chia ??t Âu L?c (V?n Lang c?) ra làm ba qu?n : Giao Ch?, C?u Chân và Nh?t Nam. Theo Ti?n Hán th?, qu?n Giao Ch? có 92.440 h? g?m 746.237 dân, qu?n C?u Chân có 35.743 h? g?m 166.013 dân và qu?n Nh?t Nam có 15.460 h? g?m 69.485 dân. Qu?n Nh?t Nam có n?m huy?n : Tây Quy?n (Hà T?nh), Ty C?nh hay Ty ?nh (Qu?ng Bình), Châu Ngô (Qu?ng Tr?), Lô Dung (Th?a Thiên) và T??ng Lâm (t? Qu?ng Nam tr? xu?ng).Không ch?p nh?n s? cai tr? c?a ng??i Hán, m?t s? dân c? (các nhóm L?c h?u, L?c t??ng) t? các qu?n Giao Ch?, C?u Chân và Nh?t Nam ?ã ho?c tr?n lên các vùng r?ng núi phía tây ?n náu, ho?c ch?y xu?ng các vùng c?c nam (huy?n T??ng Lâm) h?p l?c v?i nh?ng nhóm dân c? b?n ??a ch?ng l?i quân Hán. Huy?n T??ng Lâm tr? thành ??a bàn tranh ch?p quy?n l?c gi?a quan quân nhà Hán v?i các nhóm c? dân b?n ??a trong su?t th?i k? B?c thu?c. Tr??ng Tôn, thái thú qu?n C?u Chân (25-56 tr??c công nguyên), mô t? dân chúng huy?n T??ng Lâm là "nh?ng gi?ng ng??i còn man di, ch? bi?t b?t cá và s?n thú r?ng, không bi?t cày c?y. B?n ng??i này r?t b?t tr?, th??ng hay n?i lên ch?ng l?i thiên tri?u, ??t nhà, gi?t ng??i, c??p c?a, r?i rút vào r?ng sâu m?i khi quân ti?p vi?n ??n".T?i Giao Ch?, n?m 42, m?t L?c t??ng tên Thi Sách n?i lên ch?ng l?i s? cai tr? hà kh?c c?a quân Hán nh?ng th?t b?i, ông b? quân ?ô h? gi?t ch?t. V? là Tr?ng Tr?c, cùng em là Tr?ng Nh?, ti?p n?i cu?c kháng chi?n ch?ng l?i nhà Hán. Hai Bà chiêu m? ngh?a binh g?c Nam ??o phía nam và L?c Vi?t phía b?c, ?ánh ?u?i quân ?ô h? ra kh?i x? s?. Binh l?c c?a Hai Bà chi?m 65 thành trì trong các qu?n Nh?t Nam, C?u Chân và Giao Ch?. Hán v??ng (Quang V? ??) ph?i c? Ph?c Ba t??ng quân Mã Vi?n mang ??i quân sang ?ánh d?p và chi?m l?i nh?ng ph?n ??t ?ã m?t. ?? xác nh?n uy quy?n c?a nhà Hán, Mã Vi?n cho d?ng c?t ??ng kh?c sáu ch? : "Tr? ??ng chi?t, Giao Ch? di?t" [Tr? ??ng ngã xu?ng, Giao Ch? không còn]. Thông ?i?p này th?t ra là m?t l?i nh?n nh? ?ám quan quân ??a ph??ng : mu?n gi? yên ??t Giao Ch? ph?i ng?n ch?n phi?n quân t? phía nam tràn lên, n?u không ??t Giao Ch? s? m?t. Quan quân ??a ph??ng ? ?ây ph?i hi?u là quan quân nhà Hán và quan quân L?c Vi?t h?p tác v?i nhà Hán cai tr? ??t Giao Ch? (g?i chung là ng??i Kinh, t?c ng??i ??nh c? trên ??ng b?ng).L?nh c?a Ph?c Ba t??ng quân Mã Vi?n có l? ?ã ???c ?ông ??o dân chúng ??a ph??ng nghe theo nên, theo truy?n thuy?t, khi ?i ngang tr? ??ng m?i ng??i ph?i ném m?t c?c ?á vào chân tr? ??ng ?? nó luôn ???c ??ng v?ng. S? ki?n này gi?i thích s? qua l?i ? khu v?c biên gi?i phía nam qu?n Giao Ch? c?a các th??ng nhân phía b?c r?t là t?p n?p. Lâu d?n tr? ??ng b? l?p, ngày nay không còn d?u v?t do ?ó không bi?t ? ?âu. C?ng có th? Mã Vi?n, sau khi di?t xong hai Bà Tr?ng, ?ã thi hành m?t chính sách cai tr? m?m d?o h?n ?? l?y lòng dân chúng ??a ph??ng, vì không có s? sách nào nh?c ??n nh?ng cu?c b?o ??ng c?a ng??i Giao Ch? ch?ng l?i thiên tri?u trong su?t h?n 50 n?m sau ?ó.Tr? ??ng này là m?c ranh gi?i ??u tiên gi?a nhà Hán và dân c? g?c Nam ??o. S? ki?n này ch?ng minh các nhóm dân c? g?c Kinh theo nhà Hán sinh s?ng trên ph?n ??t phía nam qu?n Nh?t Nam r?t s? nh?ng cu?c ti?n công c?a ng??i Nam ??o phía d??i. V? ??a ?i?m c?a tr? ??ng, s? c? Trung Hoa (H?u Hán Th? và Thuy Kinh chú) ghi chép r?ng nó n?m ? ph?n lãnh th? c?c nam c?a nhà Hán (qu?n Nh?t Nam) ? huy?n C?u Phong (còn g?i là C? Phong, t?nh Qu?ng Tr? ngày nay). Nh?ng ngu?n s? khác (T?n th?, Nam T? th? và L??ng th?) c?ng xác nh?n tr? ??ng ???c d?ng lên ? phía nam huy?n T??ng Lâm (phía b?c Th?a Thiên). Có sách (Tân ???ng th?) ghi tr? ??ng ???c d?ng lên ? phía nam Qu?ng Châu.D?u ngo?c v? hai Bà Tr?ngNgu?n g?c c?a hai Bà Tr?ng c?ng c?n ???c nghiên c?u l?i, vì trong th?i k? này ??t Giao Ch? ch?u ?nh h??ng v?n hóa Trung Hoa. Sau g?n hai th? k? b? ?ô h? (t? –111 ??n +42) ch? ?? m?u h? c?a ng??i L?c Vi?t b? ch? ?? ph? h? do ng??i Hán mang t?i l?n át, m?t d?n ?nh h??ng r?i bi?n m?t trong xã h?i th??ng l?u và gi?i quí t?c. Ng??i ph? n? b?n ??a tuy m?t ?i vai trò lãnh ??o xã h?i, nh??ng ch? cho phái nam, nh?ng uy quy?n c?a h? v?n ???c tôn tr?ng trong gi?i dân gian (gia t?c và gia ?ình).Trong th?i B?c thu?c, nhà ?ông Hán mu?n xóa b? n?n v?n hóa ?ông S?n c?a các nhóm L?c Vi?t ?? ch? còn v?n hóa Trung Hoa, các quan cai tr? ?ã thay th? ch? ?? m?u h? b?ng ch? ?? ph? h?, khuyên khích ??nh c?, c?i ??i l?i ?n m?c và canh tác nông nghi?p. Ch? ?? m?u h? c?a các dòng L?c h?u, L?c t??ng b? xóa b? d?n theo t?ng chính sách cai tr? c?a các quan thái thú t? B?c tri?u g?i xu?ng. Có l? ph?n l?n các nhóm L?c Vi?t sinh s?ng trên l?u v?c sông H?ng ch?p nh?n s? cai tr? c?a ng??i Hán, ch? m?t s? ít còn l?i t? ch?i s? h?i nh?p này ?ã rút lên mi?n núi sinh s?ng và tr? thành nh?ng nhóm ng??i M??ng ngày nay (gia ?ình hai Bà Tr?ng có l? là m?t trong nh?ng nhóm này), hay ch?y xu?ng phía nam k?t h?p v?i các nhóm Nam ??o, v?n còn mang n?ng y?u t? m?u h?.S? sách Trung Hoa nói r?ng hai Bà Tr?ng, thu?c dòng "man di", là ch? em sinh ?ôi, quê t?i xã C? Lai, huy?n Châu Diên, qu?n Phong Châu (làng H? Lôi, huy?n Yên Lãng, t?nh Phúc Yên ngày nay). Tr?ng Tr?c l?y ch?ng là Thi Sách, ng??i huy?n Châu Diên (V?nh Yên) và ??nh c? t?i quê ch?ng. S? sách Vi?t Nam cho r?ng hai Bà thu?c dòng L?c h?u, L?c t??ng (v?n hóa ?ông S?n), quê ? huy?n Mê Linh (ngo?i thành Hà N?i), t? Ba Vì ??n Tam ??o, ??t b?n b? c? c?a các vua Hùng, sinh s?ng b?ng ngh? nuôi t?m, do ?ó m?i có tên Tr?ng Ch?c (kén d?y) và Tr?ng Nh? (kén m?ng), sau này ??c tr?i thành Tr?ng Tr?c và Tr?ng Nh?.Thi Sách là m?t quan l?i b?n ??a thu?c dòng L?c t??ng, h?p tác v?i quan quân nhà Hán cai tr? Châu Diên. Sau khi c??i Tr?ng Tr?c, có th? ?ã b? ?nh h??ng b?i ý chí ??c l?p c?a gia t?c bên v?, ?ã ch?ng l?i s? cai tr? c?a quan quân nhà Hán. Trong giai ?o?n này, có l? y?u t? m?u h? còn m?nh nên Thi Sách ?ã không ???c s? h??ng ?ng m?nh m? c?a dân chúng ??a ph??ng nên th?t b?i. Khi Thi Sách b? sát h?i, Tr?ng Tr?c ?ã cùng em là Tr?ng Nh? n?i lên ch?ng l?i quân Hán thì không nh?ng ?ã ???c dân chúng Giao Ch? ?ng h? mà c? dân chúng phía nam (C?u Chân, Nh?t Nam, ??c bi?t là huy?n T??ng Lâm) h??ng ?ng và tôn lên làm lãnh t?. Y?u t? m?u h? n?i b?t trong ??o quân kháng chi?n, trong n?m t?c l?n th?i ?ó hai Bà ?ã kén ch?n ???c 62 v? t??ng, trong ?ó h?n phân n?a (32 ng??i) là ph? n? nh? Thánh Thiên công chúa, Man Thi?n, Di?u Tiên, bà Lê Chân, Bát Nàn, Hoàng Thi?u Hoa, ?ào K?, Xuân N??ng, Li?u Giáp, Vi?t Huy, ? Di, ? Lã, ? T?c, Nàng ?ê, v.v... và 21 tì t??ng, trong ?ó g?n phân n?a là ph? n?.C?ng nên bi?t ch? "?, n??ng, nàng, ?ào, li?u" là nh?ng t? Hán ?? ch? ng??i phái n?. Y?u t? Ph?t giáo c?ng n?i b?t trong cách ??t tên ng??i : Man Thi?n, Di?u Tiên, Bát Nàn là nh?ng pháp danh Ph?t giáo. Y?u t? v??ng quy?n c?ng b?t ??u xu?t hi?n v?i nh?ng t??c v? nh? ng??i Hán : công chúa Thánh Thiên ???c phong binh hàm Bình Tây ??i nguyên soái, bà Lê Chân gi? ch?c Tiên Phong n? t??ng quân... Nh?ng s? ki?n n?i b?t nh?t là ??o binh c?a hai Bà Tr?ng ?ã bi?t dùng voi xung tr?n, m?t lo?i quân d?ng hoàn toàn xa l? v?i ng??i Hán. ?ây là b?ng ch?ng cho th?y s? h?p tác gi?a các nhóm dân c? sông H?ng và dân c? phía b?c mi?n Trung r?t là m?t thi?t, vì thu?n ph?c voi là ngh? c?a nh?ng ng??i mi?n núi phía tây-nam B?c ph?n. Nh?ng cu?c n?i d?y c?a ng??i Ch?m ? T??ng Lâm Sau bi?n c? hai bà Tr?ng, có l? chính sách cai tr? c?a quan quân ?ông Hán ?ã c?i m? h?n nên ??t Giao Ch? tr? nên yên bình trong h?n n?m th? k?. Ng??c l?i, tình hình chính tr? phía nam, huy?n T??ng Lâm, luôn giao ??ng.Mùa hè n?m 100, h?n 2.000 dân T??ng Lâm n?i lên phá ??n, ??t thành, gi?t m?t s? quan quân cai tr?. Chính quy?n ?ô h? ph?i huy ??ng quân c?a các qu?n huy?n khác ??n d?p, gi?t ???c ch? t??ng, cu?c n?i lo?n m?i t?m yên. T? ?ó chính quy?n nhà Hán không dám ?c hi?p m?t cách thô b?o dân c? t?i ?ây nh?ng ??t vùng ??t này d??i quy?n cai tr? tr?c ti?p, do m?t binh tr??ng s? c?m ??u, phòng h? nh?ng cu?c n?i lo?n sau này. ?? l?y lòng dân c? ??a ph??ng, quan quân nhà Hán t? ch?c phát ch?n cho dân nghèo, mi?n thu? hai n?m...M?c ?ích c?a chính sách cai tr? tr?c ti?p này là thu thu? và nh?n ph?m v?t tri?u c?ng (vàng, b?c, s?ng tê giác, ngà voi, móng chim ?ng, h??ng li?u, vai l?a...) càng nhi?u càng t?t. Thu? và ph?m v?t tri?u c?ng do nh?ng lãnh chúa ??a ph??ng (thu?n ph?c nhà Hán) thay m?t thiên tri?u quyên góp trong dân chúng. Nh? v?y nhà Hán v?a có thu nh?p v?a không hao t?n ngân qu?, l?i duy trì ???c ?nh h??ng trên vùng ??t ?ó, bù l?i lãnh chúa ??a ph??ng ???c thiên tri?u s?c phong và ???c b?o v? khi b? t?n công.Theo s? li?u c? c?a Trung Hoa (H?u Hán th?, L?u Long truy?n, Mã Vi?n truy?n) ghi l?i thì ng??i huy?n T??ng Lâm luôn ch?ng ??i l?i chính sách cai tr? c?a nhà Hán và th??ng tranh ch?p l?n nhau v? quy?n cai tr? t?i vùng ??t này. T??ng Lâm ? quá xa chính qu?c nên s? cai tr? tr?c ti?p c?a nh?ng quan ?ô h? và binh l?c thiên tri?u làm hao t?n công qu? mà l?i ích chính tr? và kinh t? ch?a ch?c ?ã cao, do ?ó ?ã r?t l? là.N?m 136, kho?ng 1.000 dân T??ng Lâm n?i lên ch?ng l?i s? cai tr? c?a nhà Hán và ?ánh chi?m huy?n T??ng Lâm, h? ?ã ??t thành và gi?t tr??ng l?i (huy?n tr??ng). N?m sau th? s? Giao Ch? là Phàn Di?n ph?i ?i?u h?n 10.000 binh s? t? hai qu?n Giao Ch? và C?u Chân xu?ng ?àn áp nh?ng th?t b?i. Thay vì ?i d?p lo?n, ?oàn quân này l?i ph?i h?p v?i dân quân T??ng Lâm ch?ng l?i và chi?m ?óng m?t s? thành quách khác trong qu?n, quan quân ?ông Hán ph?i rút lui kh?i huy?n T??ng Lâm.N?m 138, Gi? X??ng, m?t quan th? ng? s? nhà Hán ?i s? phía nam, ?ã cùng v?i các quan thái thú trong qu?n Nh?t Nam gom quân ?i d?p nh?ng cu?c n?i lo?n ? huy?n T??ng Lâm. Nh?ng sau g?n m?t n?m c? g?ng, t?t c? ??u th?t b?i, không nh?ng th? h? còn b? dân quân ??a ph??ng bao vây h?n c? n?m tr?i. T? ?ó nhà Hán m?t tin t??ng ? ?ám quan quân ??a ph??ng và ch? tin dùng quan quân t? Trung Hoa ??a xu?ng. N?m sau Hán Thu?n ?? sai t??ng C? X??ng huy ??ng 40.000 quân ? các châu Kinh, D??ng, Duyên, D? (Trung Hoa) xu?ng ?àn áp cu?c n?i d?y. C? X??ng b? quân n?i lo?n ?ánh b?i, Hán v??ng sai m?t t??ng khác tên Lý C? mang vi?n binh ti?p tr? nh?ng Lý C? vi?n b?y lý do ?? hoãn binh. Cu?c ti?n quân b? kh?ng l?i và tình hình t?m yên tr? l?i.Nh?ng k? sách c?a Lý C? là : ly gián n?i b? nh?ng ng??i n?i lo?n b?ng cách mua chu?c nh?ng lãnh chúa ??a ph??ng nh?m làm suy y?u ti?m l?c c?a dân quân T??ng Lâm ; tránh can thi?p b?ng quân s? vào nh?ng tranh ch?p c?c b? c?a ng??i ??a ph??ng ; ch? ?? l?i m?t quan l?i ng??i ??a ph??ng thay m?t thiên tri?u cai tr? ; v?n ?? lãnh ??o ??a ph??ng ?? cho ng??i ??a ph??ng ch?n l?y, ng??i th?ng cu?c ???c thiên tri?u t?n phong ; quan cai tr? ??a ph??ng ph?i là m?t lãnh chúa th?n ph?c thiên tri?u ; t??c V??ng H?u (dành cho ng??i nhà Hán) và Li?t Th? (dành cho ng??i ??a ph??ng).?? th?c hi?n m?u k? c?a Lý C?, Hán v??ng phong Tr??ng Ki?u làm th? s? Giao Ch? và Chúc L??ng làm thái thú C?u Chân ; c? hai có nhi?m v? thu thu? và nh?n ph?m v?t t? nh?ng quan l?i ???c nhà Hán t?n phong. Tr??ng Ki?u ?ã thu ph?c ???c hàng ch?c ngàn th??ng dân Nh?t Nam và T??ng Lâm qui thu?n Hán tri?u.N?m 144, dân chúng qu?n Nh?t Nam và huy?n T??ng Lâm l?i n?i lên ch?ng l?i ách cai tr? c?a nhà Hán, nh?ng b? th? s? H? Ph??ng ?ánh b?i. N?m 157, m?t ng??i tên Chu ??t cùng v?i dân chúng C?u Chân n?i lên gi?t huy?n l?nh ? C? Phong và thái thú Nghê Th?c chi?m quy?n lãnh ??o. S? k?t h?p t? nhiên gi?a dân chúng hai qu?n C?u Chân và Nh?t Nam gây nhi?u b?i r?i cho các quan quân cai tr?. D??i s? ch? huy c?a ?ô úy qu?n C?u Chân là Ng?y Lãng, quân Hán ph?n công quy?t li?t, gi?t h?n 2.000 dân C?u Chân, phe n?i lo?n ph?i ch?y xu?ng phía nam chi?m qu?n Nh?t Nam và ch?ng tr? l?i. Trong ba n?m li?n, t? 157 d?n 160, l?c l??ng ngh?a quân huy?n T??ng Lâm, kho?ng 20.000 ng??i, ti?n lên ?ánh quân Hán và chi?m nhi?u huy?n khác c?a Nh?t Nam. Vài n?m sau, n?m 178, L??ng Long c?m ??u cu?c kh?i ngh?a ch?ng l?i quân Hán, chi?m ???c nhi?u vùng ??t t? Giao Ch? ??n H?p Ph? và t? C?u Chân ??n Nh?t Nam ; n?m 181 Hán v??ng c? Lã ??i mang ??i quân sang ?ánh d?p tình hình m?i t?m yên. ??n ??i Hán S? Bình (190-193), nhân n?i tình Trung Hoa lo?n l?c, dân chúng T??ng Lâm, ph?i h?p v?i dân c? hai qu?n C?u Chân và Nh?t Nam, n?i lên ?ánh ?u?i quân Hán và ??t th?ng l?i sau cùng. N?m 192, ti?u v??ng qu?c Champa ??u tiên phía b?c chính th?c ra ??i, d??i tên Lâm ?p. Ti?u v??ng qu?c này là ??u tàu m? ??u cu?c ??u tranh giành ??c l?p c?a ng??i Kinh ? phía b?c và là phong trào th?ng nh?t v??ng qu?c Chiêm Thành ? phía nam. Nguy?n V?n Huy   Theo e-ThongLuan.org
0 Rating 265 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
T? sau n?a th? k? th? hai sau công nguyên, ph?n lãnh th? c?c nam Giao Ch? tr? nên khó tr?, dân c? b?n ??a liên t?c n?i lên ch?ng l?i chính sách cai tr? hà kh?c c?a chính quy?n ?ô h? nhà Hán. Huy?n T??ng Lâm tr? thành n?i tranh ch?p th??ng tr?c gi?a quan quân ?ô h? và nhân dân ??a ph??ng. N?m 190, ng??i T??ng Lâm n?i lên gi?t th? s? Chu Phù và chi?m huy?n thành. Vài n?m sau, n?m 192, dân c? T??ng Lâm l?i n?i lên gi?t huy?n l?nh (huy?n tr??ng) và tôn Khu Liên, con m?t quan công tào (xã tr??ng) ??a ph??ng, lên làm vua. Khu Liên t? ti?n xén m?t ph?n lãnh th? c?c nam c?a qu?n Nh?t Nam - huy?n T??ng Lâm – thành l?p m?t v??ng qu?c riêng : Lâm ?p.   Lâm ?p : m?t bi?n c? l?ch s? Cho ??n nay g?n nh? không m?t s? gia Vi?t Nam nào quan tâm ??n bi?n c? Lâm ?p. Có l? nhi?u ng??i cho r?ng Lâm ?p không quan tr?ng vì không dính líu gì, n?u không mu?n nói là thù ??ch, v?i ng??i Vi?t Nam. T?t c? ??u r?t l?m. Cu?c n?i d?y c?a ng??i Lâm ?p là c?a chính dân t?c Vi?t Nam, ng??i Vi?t c?, vào th?i ?ó. Lâm ?p là m?t bi?n c? l?ch s? tr?ng ??i, m? ??u giai ?o?n ??u tranh giành ??c l?p c?a nh?ng dân t?c b? ??t d??i ách ?ô h? c?a ng??i Hán. ?ây là l?n ??u tiên trong l?ch s? Trung Hoa, m?t lãnh th? ??t d??i quy?n ki?m soát tr?c ti?p c?a thiên tri?u ?ã t? tách ra và tuyên b? ??c l?p. S? ki?n này trái v?i nguyên t?c t? ch?c chính quy?n c?a ng??i Hoa, vì t? th? k? th? hai tr??c công nguyên tr? ?i, d??i th?i nhà Hán, nguyên t?c trung ??ng t?p quy?n ?ã là n?n t?ng c?a các chính sách cai tr? c?a ng??i Trung Hoa, không có ngo?i l?. Giao Ch? th?i ?ó là m?t ph?n lãnh th? Trung Hoa, các quan cai tr? ??u do thiên tri?u tr?c ti?p ch? ??nh, m?i ý ?? ly khai hay t? tr? ??u b? tr?ng tr?. M?c ?ích c?a chính sách trung ??ng t?p quy?n này là gi? gìn và b?o v? s? toàn v?n gi?ng nòi, ng??i Hán không ch?p nh?n b?t c? m?t pha tr?n ch?ng t?c nào ngoài ch?ng t?c Hán v?i nhau. M?t l?n c?n khó ch?u là trong su?t th?i B?c thu?c, ??i b? ph?n gi?i "quí t?c" L?c Vi?t (L?c h?u và L?c t??ng), và ng??i Kinh - b? khu?t ph?c b?i v?n minh và v?n hóa do ng??i Hán mang l?i - ?ã h?p tác v?i ng??i Hán trong vi?c qu?n tr? ??t n??c, ???ng nhiên ? nh?ng ??a v? th?p h?n. Nh?ng cu?c n?i d?y ch?ng l?i chính sách cai tr? hà kh?c và mu?n tách kh?i v?n minh và v?n hóa c?a ng??i Hán, ph?n l?n ??u do ng??i M??ng (hai Bà Tr?ng n?m 42 và bà Tri?u n?m 248) và ng??i Nam ??o (Mai Thúc Loan n?m 722) kh?i x??ng. Nh?ng cu?c n?i d?y c?a ng??i Kinh - Lý Bí, Tri?u Quang Ph?c, Lý Ph?t T? (th? k? 6 và 7), Phùng H?ng và D??ng Thanh (th? k? 8), Khúc Th?a M? và D??ng ?ình Ngh? (th? k? 10) - ??u xu?t phát t? ??ng c? b?t mãn c?a nh?ng ng??i c?ng tác không ???c ?u ?ãi h?n là ý chí giành ??c l?p hay mu?n tách kh?i ?nh h??ng c?a ng??i Hoa. Ch? ??n th?i Ngô Quy?n ý chí ??c l?p c?a ng??i Vi?t m?i rõ ràng nh?ng ng??i Kinh l?i xem ng??i Ch?m là ??i th?, nên ?ã không ng?ng phân bi?t ??i x? vì v?n hóa khác bi?t và uy hi?p h? trong su?t th?i k? t? ch?, quên h?n quá kh? ru?t th?t ?ã qua. Tr? v? v?i Lâm ?p, khi thành l?p v??ng qu?c riêng có l? Khu Liên không có ý ??nh tách r?i ?nh h??ng v?n minh và v?n hóa Trung Hoa, nh?ng v?i th?i gian quy?t tâm tách kh?i qu? ??o Trung Hoa ngày càng rõ nét. S? d? có s? ?o?n tuy?t này là vì t? ch?c chính tr? xã h?i c?a ng??i Hoa không còn phù h?p v?i n?n t?ng chính tr? xã h?i Lâm ?p n?a. Vào th?i k? này, th??ng nhân và tu s? ?n ?? ?ã giao ti?p m?t thi?t v?i ng??i Ch?m sinh s?ng ven bi?n mi?n Trung. Khi ? l?i ch? thu?n bu?m xuôi gió tr? v? quê c?, nh?ng ng??i ?n này ?ã truy?n cho gi?i quí t?c ??a ph??ng v?n minh và v?n hóa c?a h?, và ???ng nhiên truy?n luôn c? cách th?c t? ch?c xã h?i. Khác v?i ng??i Hoa, t? ch?c xã h?i c?a ng??i ?n d?a trên nguyên t?c t?n quy?n và phân quy?n, phù h?p v?i n?p s?ng và ??c nguy?n t? tr? c?a ng??i ??a ph??ng nên r?t ???c ?a chu?ng. ??c ?i?m c?a ng??i ?n là không dùng b?o l?c ?? áp ??t v?n hóa hay uy quy?n chính tr? c?a mình trên nh?ng xã h?i khác, kém h?n, mà ?? các thân hào ??a ph??ng t? nguy?n làm thay, sau khi h?p th? v?n minh và v?n hóa c?a h?. Tranh ch?p v?n hóa Trung Hoa và ?n ?? trong n?i b? Lâm ?p ngã ng? sau khi Khu Liên qua ??i, ch? Ph?n c? (sanscrit, m?t lo?i ch? vi?t xu?t phát t? mi?n nam ?n ?? cách ?ây h?n 2.000 n?m) tr? thành ch? vi?t chính th?c cua các tri?u v??ng. Các bia ký tìm ???c trong giai ?o?n này ??u kh?c b?ng ch? Ph?n. Qu?c th? trao ??i cua Lâm ?p v?i Trung Hoa th?i ?ó ???c vi?t b?ng ch? "H?" (ch? cua n??c H? Tôn Tinh, t?c ch? Ph?n) thay vì ch? Hán. V?n hóa ?n ??, t? phía Nam ??a lên, tr? thành v?n hóa c?a toàn v??ng qu?c Lâm ?p. ??o Bà La Môn và ??o Ph?t ???c ph? bi?n r?ng rãi trong qu?n chúng, l?n át anh h??ng ??o Kh?ng và ??o Lão cua v?n hóa Trung Hoa ?? l?i trong v??ng qu?c. C?ng nên bi?t th? cúng ông bà là tín ng??ng dân gian c?a ng??i b?n ??a, Kinh hay Ch?m, do ?ó r?t ???c kính tr?ng, giáo lý và nghi l? các tôn giáo khác ph?i thích h?p theo n?u mu?n ???c ?ng h?. V? chính tr?, các v? vua Lâm ?p ??u gán ghép tên mình v?i m?t th?n linh, th??ng là v?i Siva (còn g?i là Isvara) ?? có ??c quy?n cai tr?. Uy quy?n vua th? hi?n qua cái l?ng màu tr?ng mà dân gian không ???c dùng. Ph? tá nhà vua là các quan l?i trung ??ng và ??a ph??ng, ???c phân chia thành ba h?ng : ??ng ??u là hai v? tôn quan (senapati và tapatica-hai t? t??ng võ và v?n), k? là thu?c quan g?m ba h?ng : luân ?a ?inh (dandavaso bhatah-t??ng ch? huy c?m v?), ca luân trí ?? (danay pinang, quan h?u tr?u) và ?t tha già lan (yuvaraja-k? v??ng), sau cùng là ngo?i quan (quan l?i ??a ph??ng). Quân l?c Lâm ?p kho?ng t? 40 ??n 50.000 ng??i, g?m k? binh, t??ng binh và th?y binh, Tri?u ?ình Trung Hoa có l? c?ng mu?n ch?m d?t tình tr?ng tranh ch?p v?n hóa và chính tr? kéo dài quá lâu này nên ?ã ch?p nh?n s? ly khai m?t cách mi?n c??ng, h? ??t tên qu?c gia m?i này là Lâm ?p, thay vì H? Tôn Tinh hay T??ng Lâm nh? tr??c kia, và duy trì m?i quan h? t?t ?? nh?n càng nhi?u ph?m v?t tri?u c?ng càng t?t. V? danh x?ng, Lâm ?p ch? là s? bi?n ngh?a cua ch? T??ng Lâm. ??i v?i nhà ?ông Hán, danh x?ng Lâm ?p là m?t khinh mi?t, vì ?ó ch? là m?t ph?n ??t nho không quan tr?ng ? vùng c?c nam ?? thiên tri?u phai quan tâm tr?c ti?p. Sách Thuy Kinh Chú giai thích : "Lâm ?p là huy?n T??ng Lâm, sau bo ch? T??ng ?? ch? còn ch? Lâm". C?ng nên bi?t ngôn ng? Trung Hoa trong th?i k? này có nhi?u h?n ch? trong vi?c phiên âm các tên ngo?i qu?c : Lâm ?p là cách phát âm Vi?t hóa t? ch? Lin-yi, phiên âm t? ch? "Hindi" hay "Indi", t?c ng??i ?n. Có ng??i nói ?ó là cách phiên âm t? ch? Ph?n "Indirapura" (??t c?a ng??i ?n ??). V? sau ng??i Ch?m ??t tên ph?n ??t t? Qu?ng Bình ??n Th?a Thiên là Indrapura (??t c?a Indra, th?n s?m sét). Lâm ?p c?ng có th? do s? phát âm Vi?t hóa t? ch? "Krom" hay "Prum" (hai t?c c?a ng??i Vi?t c?) mà ra. Bình dân h?n ng??i ta giai thích : Lâm là r?ng, ?p là thôn nho v.v... Nói chung, cho dù di?n gi?i th? nào Lâm ?p là m?t ??nh ch? ??c l?p v?i v??ng tri?u Trung Hoa t?i Giao Ch?. V? tên g?i Khu Liên c?ng th?, có r?t nhi?u tranh cãi. S? sách Trung Hoa vi?t tên v? vua ??u tiên c?a Lâm ?p là Khu Liên, có sách vi?t là Khu Qu?, Khu ??t hay Khu V??ng. Nhi?u s? gia cho r?ng Khu Liên thu?c dòng dõi cua b? t?c D?a ? phía B?c… Th?t ra Khu Liên không là tên c?a ng??i nào c?, ?ó ch? là cách g?i m?t cách kính tr?ng m?t ng??i có ngôi v? cao trong m?t ??nh ch? t?p th? (làng, xã, huy?n…). ??i v?i dân chúng ??a ph??ng, "Khu" không phai là tên riêng mà là t??c v? c?a m?t t?c tr??ng (lãnh chúa), phiên âm t? ch? "Kurung" (nh? các vua Hùng) c?a ng??i Vi?t c? – hay ch? "Varman" c?a ng??i Ch?m t? ti?ng Ph?n, có ngh?a là t??c t?c tr??ng, lãnh chúa hay vua. Tr??c ?ó, n?m 137, các quan ?ô h? nhà Hán g?i quân phan lo?n ? Tây Quy?n (Qu?ng Bình) là "r? Khu Liên". Nh? v?y Khu Liên ch? là tên g?i chung nh?ng ng??i không cùng v?n hóa v?i ng??i Hán ? phía nam Giao Ch?. Tên g?i này không liên quan gì ??n danh x?ng Sri Mara (tên m?t v? v??ng tôn ng??i Ch?m khác cùng th?i k?, con bà Lona Lavana ? Panduranga) tìm th?y trên m?t bia ký b?ng ?á granít (ngang 1 mét, dày 1 mét, cao 2,5 mét) ? làng Võ C?nh (nay thu?c xã V?nh Trung), Nha Trang. V? ??a lý, v??ng qu?c Lâm ?p ? ?âu, r?ng h?p nh? th? nào ? Còn r?t nhi?u ?i?m t?i, không ai rõ. Theo s? c? Trung Hoa thì lãnh th? v??ng qu?c này là huy?n T??ng Lâm thu?c qu?n Nh?t Nam, phía nam huy?n Lô Dung (Th?a Thiên ngày nay). ???ng Th? nói Lâm ?p t? huy?n Tây Quy?n (Qu?ng Bình) tr? xu?ng. ??i Nam Nh?t Th?ng Chí nói T??ng Lâm là Bình ??nh và Phú Yên. Thuy Kinh Chú cho bi?t thu phu Lâm ?p lúc ??u không bi?t ? ?âu, sau ???c bi?t ??t t?i Khu L?t (Hu?, Th?a Thiên), phía Nam có sông Lô Dung (sông H??ng) chay qua. M?t cách tóm l??c, d?a vào s? sách x?a, lãnh th? Lâm ?p có th? ?ã tr?i dài t? Qu?ng Bình ??n Qu?ng Nam. M?t s? chuyên gia Champa cho r?ng Lâm ?p là lãnh th? Indrapura (??t c?a th?n Indra), t? m?i Hoành S?n ??n ?èo H?i Vân, do v??ng tri?u Gangaraja, t?c nh?ng ng??i ?n ?? ??n t? sông Gange, khai sinh ra. S? ki?n này c?n ???c ghi nh?n v?i t?t c? dè d?t vì cho ??n nay ch?a m?t d?u tích bia ký nào gi?i thích s? ki?n này. Các tri?u v??ng Lâm ?p 1. Tri?u v??ng th? nh?t (192-366) : khai sinh v??ng qu?c Khu Liên lên ngôi n?m 192, tr? vì trong nhi?u n?m, nh?ng không bi?t m?t n?m nào và ai là ng??i k? v?. S? c? Trung Hoa (L??ng th?) cho bi?t trong khoang th?p niên 220-230, con cháu Khu Liên có g?i phái b? ??n th?ng ??c Quang ?ông và các thái thú Giao Châu (Lã ??i và L?c D?n) tri?u c?ng và duy trì quan h? ngo?i giao. S? ki?n n?i b?t sau th?i Khu Liên là cu?c d?y binh c?a bà Tri?u n?m 248 t?i qu?n C?u Chân ch?ng l?i quân ?ông Ngô (Trung Hoa). Bà Tri?u, còn g?i là Tri?u Trinh N??ng, là m?t thi?u n? M??ng c??i voi ra tr?n làm khi?p ?am quân ??ch. Bà Tri?u c?ng là m?u ng??i lý t??ng cua ch? ?? m?u h? : thân hình n?y n? (vú dài ba th??c !?) và can ?am (dám ??ng ra gánh vác vi?c n??c). Có l? trong giai ?o?n này con cái cua Khu Liên gia nh?p vào ??i quân cua bà Tri?u r?t ?ông vì cu?c kh?i ngh?a này ???c s? Trung Hoa ghi nh?n là cu?c n?i d?y cua nhân dân Lâm ?p. Nhà ?ông Ngô phong danh t??ng L?c D?n t??c An Nam hi?u úy, t?c th? s?, sang Giao Châu d?p l?an. L?c D?n v?a dùng m?u v?a làm áp l?c chiêu d? các b? l?c n?i lo?n ; sau h?n 6 tháng c?m c? quân cua Bà Tri?u b? cô l?p và b? ?ánh b?i phai ch?y v? mi?n Nam lánh n?n. L?c D?n xua quân xu?ng chi?m Khu L?t (Hu?), b?t theo hàng ngàn th? khéo tay mang v? Giao Châu r?i dâng cho nhà ?ông Ngô n?m 260. Nh?ng vùng ??t b? ngh?a quân Lâm ?p chi?m ?óng ??u b? l?y l?i. Lãnh th? Lâm ?p tr? v? v? trí c?, t?c huy?n T??ng Lâm, quân ?ông Ngô không dám ti?n xu?ng xa h?n. Có l? truy?n nhân ?ích tôn cua Khu Liên ?ã ch?t trong cu?c kh?i ngh?a này vì không còn ???c nh?c t?i n?a. Sách L??ng th? cho bi?t n?m 270, cháu ngo?i cua Khu Liên là Ph?m Hùng (Fan Hiong hay Fan Hsung) lên làm vua. C?ng nên bi?t "Ph?m" ? ?ây là cách phiên âm Hán hóa t? ch? "Po" (hay Pô, Phò, Pha) c?a ng??i Ch?m, t?c là ng??i ??ng ??u, lãnh t? ho?c là ngài, ch? không ph?i là cách phiên âm t? ch? "varman" c?a ng??i ?n, c?ng có ngh?a là vua, v??ng, ngài, hay "h? Ph?m" c?a ng??i Vi?t Nam mà ra. C?ng nên bi?t ng??i Lâm ?p theo ch? ?? m?u h?, ch? có tên ch? không có h?. D??i th?i Ph?m Hùng, lãnh th? Lâm ?p ???c n?i r?ng t?i thành Khu Túc, c?nh sông Gianh, phía b?c và t?i Khánh Hòa (Kauthara) phía nam. Ph?m Hùng c?ng ?ã chinh ph?c và th?ng nh?t các ti?u v??ng qu?c khác n?m trong các lõm ??t d?c duyên hai mi?n Trung : Amavarati (Quang Nam), Vijaya (Quang Ngãi, Bình ??nh) và m?t ph?n lãnh th? Aryaru (Phú Yên). Nh?ng sau h?n 10 n?m chinh chi?n (271-282), Ph?m Hùng b? quân Tây T?n (do ?ào Hoàng ch? huy) ?ánh b?i, n?m 283 con là Ph?m D?t (Fan Yi) lên ngôi thay. N?m 284, Ph?m D?t g?i m?t s? b? sang Trung Hoa c?u hòa ; Lâm ?p ???c thái hòa và Ph?m D?t tr? vì 52 n?m thì qua ??i. 2. Tri?u v??ng th? hai (337-420) : m? r?ng v??ng qu?c Ph?m D?t qua ??i n?m 336, m?t t? t??ng c??p ngôi vua t? x?ng Ph?m V?n (Fan Wen). Ph?m V?n không ph?i là ng??i Ch?m mà là m?t ng??i g?c Hoa quê ? D??ng Châu, b? bán làm nô l? cho m?t quan cai tr? huy?n Tây Quy?n tên Ph?m T??ng. N?m 15 tu?i, vì ph?m t?i gian V?n phai tr?n theo m?t th??ng gia ng??i Lâm ?p sang Trung Hoa và ?n ?? buôn bán, nh? ?ó ?ã h?c hoi ???c k? thu?t luy?n kim và xây thành l?y c?a ng??i Hoa. Khi v? l?i Lâm ?p n?m 321, V?n tr? thành ng??i thân tín cua Ph?m D?t và ???c giao tr?ng trách xây thành, ??p l?y, d?ng cung ?ài theo ki?u Trung Hoa, ch? t?o chi?n xa và v? khí, ch? bi?n d?ng c? âm nh?c v.v... và ???c th?ng ch?c t? t??ng. D??i th?i Ph?m V?n, k? thu?t luy?n s?t (rèn ki?m, ?úc lao) ??t ??n t?t ??nh. Nhà vua áp d?ng v?n minh ?n ?? th?ng vào ??i s?ng : cai t? l?i h? th?ng quan l?i theo khuôn m?u ?n D?, nh? ?ó gu?ng máy t? ch?c chính quy?n ch?y ??u và mang l?i hi?u qua t?t ; xây d?ng thu phu chính tr? t?i Khu L?t (K’iu-sou, hay Thành L?i, Hu?), hình ch? nh?t, chu vi 2100 mét, t??ng cao 8 mét, có 16 c?a, dân chúng s?ng chung quanh chân thành, m?i khi có lo?n, các c?a thành ??u ?óng l?i. V?i th? m?nh này, Ph?m V?n ?ánh th?ng hai n??c ??i K? Gi?i và Ti?u K? Gi?i (có th? ?ây là hai v??ng qu?c trên ??t Lào ngày nay), chinh ph?c nhi?u b? l?c khác nh? Che Phou, Siu Lang, Khiu Tou, Kan Lou và Fou Tan (có th? là nh?ng b? l?c thi?u s? g?c Thái trên dãy Tr??ng S?n), t?ng c??ng s? ph? n? mang v? t? các lãnh th? ?ánh chi?m ???c và t?ng nhân s? trong quân ??i (khoang t? 40.000 ??n 50.000 ng??i). N?m 340, Ph?m V?n xin nhà ?ông T?n cho sát nh?p qu?n Nh?t Nam, g?m các huy?n Tây Quy?n, Ty Canh, Chu Ngô, Lô Dung và m?t ph?n ??t phía nam qu?n C?u Chân huy?n Hàm Hoan (Thanh Hóa) vào lãnh th? Lâm ?p nh?ng không ???c to?i nguy?n. Ph?m V?n li?n xua quân ti?n công vào n?i ??a Nh?t Nam, chi?m huy?n Tây Quy?n, gi?t th? s? H? H?u Lâm, l?y m?i Hoành S?n (nam Thanh Hóa) làm biên gi?i phía b?c, cho xây l?i thành Khu Túc (c?nh sông Gianh) phòng gi?. T? ?ó ph?n lãnh th? t? ?èo Ngang tr? xu?ng thu?c v? Lâm ?p và c?ng k? t? ?ó phía b?c ?èo Ngang là n?i xay ra nh?ng tr?n th? hùng gi?a Lâm ?p và Giao Châu trong su?t hai th? ky 4 và 5. N?m 349 nhà ?ông T?n ph?n công, quân Lâm ?p b? ?ánh b?i, Ph?m V?n b? tr?ng th??ng và qua ??i, con là Ph?m Ph?t (Fan Fo) lên thay. Ph?m Ph?t là m?t v? t??ng tài ba, ???c nhi?u s? gia cho là ng??i m? ??u v??ng tri?u Gangaraja (B?c Chiêm Thành). V?a lên ngôi, Ph?m Ph?t t?n công quân ?ông T?n t?i Nh?t Nam và vây thành C?u Chân. N?m 351, quân Lâm ?p b? ?ánh b?i phai bo ch?y v? phía tây t?i Lãng H?, huy?n Th? Lãnh (Thanh Hóa), thành Khu Túc b? chi?m, ranh gi?i ???c thi?t l?p l?i t?ihuy?n Ty Canh g?n sông Nh?t L? (Quang Bình). N?m 359, quân ?ông T?n chi?m huy?n Th? Lãnh và ?ánh b?i quân Lâm ?p t?i v?nh Ôn C?n, chi?m thành Khu Túc ; Ph?m Ph?t xin hòa và g?i s? b? sang Trung Hoa tri?u c?ng (372 và 377). Ph?m Ph?t m?t n?m 380 nh??ng ngôi cho con là Ph?m H? ??t. Ph?m H? ??t (Fan Houta) ???c nhi?u h?c gia cho là vua Dharmamaharaja, hi?u Bhadravarman I, ng??i sáng l?p v??ng tri?u Gangaraja. D??i th?i Ph?m H? ??t, Ph?t giáo ti?u th?a (Thevada) phát tri?n m?nh, nhi?u nhà s? ??n tr?c ti?p t? ?n ?? sang truy?n ??o. Thành Khu L?t (Hu?) v?n là trung tâm chính tr? nh?ng ??i tên thành Kandapurpura, ngh?a là Ph?t Bao Thành (vì là n?i có nhi?u ??n ?ài và hình t??ng Ph?t và Siva). Bên c?nh ?ó nhà vua còn cho xây d?ng thêm m?t trung tâm tôn giáo m?i t?i Amavarati, t?c thánh ??a Hào Quang (nay là M? S?n, m?t thung l?ng cách ?à N?ng 70km v? phía tây). Nhi?u ??n th? Bà La Môn ???c xây d?ng t?i M? S?n ?? th? th?n Siva và t??ng Linga, t??ng tr?ng s?c m?nh phái nam. Ngôi ??n ??u tiên ???c xây b?ng g? vào cu?i th? ky 4 mang tên Bradresvara, k?t h?p gi?a tên vua Bradravarman I và th?n Isvara (hay Siva). K? t? th? ky th? 4 tr? ?i lãnh t? chính tr? và tôn giáo t?i Lâm ?p là m?t : th? th?n t?c th? vua, vua thay m?t th?n Siva cai quan muôn dân. Siva v?a là th?n b?o h? x? s? v?a là viï th?n gi? ??n (Dvarapala) ?? dân chúng ??n th? ph??ng và dâng l? v?t. N?m 399, Ph?m H? ??t mang quân chi?m qu?n Nh?t Nam, gi?t thái thú Kh?ng Nguyên, ti?n công qu?n C?u ??c, b?t s?ng thái thú Tào Bính nh?ng b? quân cua th?ng ch? ?? Vi?n ?ánh b?i phai rút v? d??i ?èo Ngang. N?m 413,Ph?m H? ??t mang b? binh chi?m ?óng Nh?t Nam, ra l?nh cho thuy binh ?? b? vào C?u Chân ??t phá các làng xã ven duyên. Th? s? ?? Tu? ?? mang quân ra nghinh chi?n, chém ???c con cua Ph?m H? ??t là Ph?m Trân Trân (ti?u v??ng ??t Giao Long) và t??ng Ph?m Ki?n, b?t làm tù binh h?n 100 ng??i, trong có m?t hoàng t? tên Na Neng, t?t ca ??u b? chém ??u. Ph?m H? ??t tr?n vào r?ng sâu r?i m?t tích. Trong khi ch?a tìm ???c m?t v? vua m?i, tri?u ?ình Lâm ?p ti?p t?c tri?u c?ng Trung Hoa ?? ???c yên v? chính tr?. Trong th?i gian t? 413 ??n 420, con cháu Ph?m H? ??t tranh giành ngôi vua, n?i chi?n x?y ra kh?p n?i. N?m 413, m?t ng??i con cua Ph?m H? ??t là ??ch Ch?n (Ti Chen), ??o s? Bà La Môn, ???c tri?u th?n ??a lên ngôi vua, hi?u Gangaraja (sông Gange bên ?n ??). ??ch Ch?n là ng??i ?am mê v?n hóa ?n ?? mu?n nh??ng ngôi cho em là ??ch Khai (Ti Kai) ?? sang ?n ?? s?ng nh?ng ngày cu?i ??i, nh?ng ??ch Khai s? b? tri?u th?n ám h?i, d?n m? ch?y tr?n vào r?ng. Ngôi báu ?ành nh??ng cho Manorathavarman, cháu ??ch Ch?n nh?ng t? t??ng Thi?u Lâm (Tsang Lin) ch?ng l?i vì ng??i này không ???c sinh ra t? m?t ng??i m? có dòng máu tinh khi?t (t?c ??ng c?p Brahman), nên b? Manorathavarman gi?t ch?t. 3. Tri?u v??ng th? ba (420-530) : tranh ch?p v?i Trung Hoa N?m 420, con cháu cua Thi?u Lâm ám sát vua Manorathavarman và ??a ng??i em cùng m? khác cha cua ??ch Ch?n là V?n ??ch (Wen Ti) lên thay. V?n ??ch x?ng hi?u là Ph?m D??ng M?i I (Yan Mah hay Fan Yang Mai), có ngh?a là Hoàng t? Vàng, nh?ng không tr? v? lâu vì b? ch?t trong m?t cu?c t?n công c?a quân ?ông T?n. Con là thái t? ??t, 19 tu?i, ???c nhà ?ông T?n phong v??ng n?m 421, hi?u D??ng M?i II. Nhân tình th? lo?n l?c bên Trung Hoa (nhà T?ng d?p nhà ?ông T?n), n?m 431, D??ng M?i II d?n h?n 100 chi?n thuy?n t?n công các làng ven bi?n t?i c?a Th? Lãnh, T? H?i và Châu Ngô (qu?n Nh?t Nam và C?u Chân) nh?ng b? ?ánh b?i, quân T?ng chi?m thành Khu L?t, D??ng M?i II ch?y tr?n ra Cù Lao Chàm (Quang Nam). N?m 433, D??ng M?i II xin "lãnh" ??t Giao Châu v? cai tr? nh?ng vua T?ng không ch?u, chi?n tranh l?i x?y ra. N?m 443 vua T?ng Du Long phong th?ng ch? ?àn Hòa Chi làm th? s? Giao Châu, cùng hai phó t??ng là T?ng Xác và Túc Canh Hi?n, mang ??i quân ?ánh Lâm ?p, Ph?m D??ng M?i II ch?y thoát ???c ra c?a T??ng Ph?, v?nh Bành Long (Bình ??nh), t? ch?c l?i l?c l??ng, t?ng c??ng thêm nhi?u ??i t??ng binh r?i ra l?nh t?ng phan công nh?ng không ??ch n?i quân Nam T?ng. Nh?ng ng??i s?ng sót ch?y sang Láng Cháng (Luang Prabang t?i B?c Lào) t? n?n, m?t s? ch?y ??n Champassak (Nam Lào) ?n náu. ?àn Hòa Chi thu r?t nhi?u vàng b?c, châu báu, t??ng ??ng và??p phá r?t nhi?u ??n ?ài. S? Trung Hoa (T?ng Th?) chép r?ng ?àn Hòa Chi l?y ???c nhi?u t??ng vàng (m??i ng??i m?i ôm xu?), ?em n?u chay thâu ???c h?n 10 v?n cân (50.000 kí-lô vàng y?). T? ?ó Trung Hoa bi?t Lâm ?p có nhi?u vàng nên m?i khi có d?p là ti?n quân xu?ng ?ánh c??p. Trong th?i này, nhi?u nhà s? Ph?t giáo Trung Hoa ái m? nét ki?n trúc và t??ng ?ài trong các ??n th? t?i M? S?n sang Lâm ?p tìm hi?u và h?c hoi r?t ?ông, nhi?u t??ng B? Tát cua Ph?t giáo ??i Th?a Trung Hoa ???c tìm th?y trong các chùa (chùa Quang Khê) trong vùng. Trong lúc ch?y tr?n v? phía nam, D??ng M?i II chinh ph?c luôn các ti?u v??ng t?i Vijaya (Bình ??nh), Aryaru (Phú Yên), th?ng nh?t lãnh th? phía B?c. N?m 443, D??ng M?i II v? l?i Khu L?t, th?y canh hoang tàn, bu?n r?u r?i m?t n?m 446. Lãnh th? phía B?c cua Lâm ?p b? ??y lùi v? huy?n Lô Dung (Th?a Thiên), con cháu D??ng M?i II l?i tranh ch?p quy?n hành. N?m 455 con D??ng M?i II là Ph?m Chút (Fan Tou) lên ngôi, hi?u Tr?n Thành (Devanika). Trung tâm chính tr? v?n t?i Khu L?t, nh?ng Tr?n Thành cho xây d?ng thêm m?t trung tâm v?n hóa và tôn giáo m?i t?i Amaravati, g?i là thánh ??a Hào Quang (M? S?n, Quang Nam). V??ng qu?c Lâm ?p ti?p t?c ???c n?i r?ng xu?ng phía nam ??n t?n sông Ba (Tuy Hòa), thu?c lãnh th? Aryaru (Phú Yên) và vùng núi non phía tây lân c?n (cao nguyên Kontum, Darlac), và phía tây t?i Champassak (Nam Lào), nhi?u b? l?c Th??ng s?ng trên dãy Tr??ng S?n c?ng theo v? tri?u c?ng. Ph?m Tr?n Thành m?t n?m 472, Lâm ?p không có vua, n?i b? tri?u ?ình có bi?n ??ng. N?m 484, m?t ng??i Khmer tên Ph?m ??ng C?n Th?ng (Kieou Tcheou Lo), con vua Phù Nam Jayavarman t? n?n t?i Lâm ?p, c??p ngôi và c?m quy?n trong g?n 20 n?m. N?m 492, con Ph?m Tr?n Thành là Ph?m Ch? Nông gi?t C?n Th?ng giành l?i ngôi báu. Ph?m Ch? Nông b? ch?t ?u?i n?m 498, con cháu ti?p t?c tr? vì ??n n?m 527 : Ph?m V?n T?n (Fan Wen Kuoan) tr? vì t? 498 ??n 502, Ph?m Thiên Kh?i hi?u Devavarman (510-514) và Cao Th?c Th?ng Kh?i hi?u Vijayavarman hay B?t Tôi B?t Ma (526-527). 4. Tri?u v??ng th? t? (529-757) : cung c? và ?n ??nh lãnh th? N?m 529, Vijayavarman m?t không ng??i k? t?. Tri?u ?ình Lâm ?p phong Lu?t ?a La B?t Ma lên làm vua, hi?u Rudravarman I. N?m 577 Lu?t ?a La B?t Ma m?t, con là Prasastadharma lên k? nghi?p, hi?u Ph?m Ph?n Chi (Sambhuvarman). D??i th?i Ph?m Ph?n Chi, v?n hóa Lâm ?p t?a r?ng kh?p ?ông Nam Á. N?m 598, nhà Tùy chi?m dóng Lâm ?p và phân chia thành ba châu : châu Hoan (Ty Canh), châu Ái (Hai Âm) và châu Trong (Kh??ng). N?m 605, Ph?m Ph?n Chi d?i kinh ?ô v? Sinhapura, thành ph? S? T? (nay là Trà Ki?u, c?nh sông Thu B?n, huy?n Duy Xuyên, t?nh Quang Nam). Danh x?ng Campa (Chiêm Thành) chính th?c xu?t hi?n trong h?i này. N?m 629 Ph?m Ph?n Chi m?t, con là Ph?m ??u Lê (Kandharpardharma) k? nghi?p. N?m 645 Ph?m ??u Lê qua ??i, v??ng tri?u Lâm ?p lo?n l?c. Ph?m Tr?n Long (Prabhasadharma), con ??u Lê, v?a giành ???c ngôi vua li?n b? gi?t ch?t, dân chúng ??a con trai cua m?t công chúa, em gái cua Tr?n Long, tên Ch? Cát ??a lên làm vua, hi?u Bhadresvaravarman (s? ghép tên gi?a th?n Bradresvara và v? t? Bradravarman). Ch? Cát ??a làm vua ???c m?t n?m (646) thì b? tri?u th?n l?t ??, công chúa Tchou Koti, con gái cua chánh phi c?a Ph?m ??u Lê, ???c tôn lên làm n? v??ng, hi?u Jagaddharma. ??c ?? cua bà Jagaddharma r?t ???c dân chúng kính tr?ng. Sau khi qua ??i, n? v??ng Jagaddharma ???c dân chúng l?p ??n th? t?i tháp Po Nagar (Xóm Bóng, Nha Trang). N?m 653 Tchou Koti nh??ng ngôi cho ch?ng (ng??i Khmer) tên Prakasadharma (Po Kiachopamo), hi?u Vikrantavarman I. N?m 685, Vikrantavarman I qua ??i, nh??ng ngôi cho con là Vikrantavarman II (Kientotamo). D??i th?i Vikrantavarman II, v?n hóa Lâm ?p toa kh?p ?ông Nam Á, các qu?c gia lân bang ??u mu?n k?t thân. N?m 731, Vikrantavarman II qua ??i, con là Rudravarman II (Lutolo) tr? vì ??n n?m 757 thì m?t. Con là Bhadravarman II lên thay nh?ng b? các v??ng tôn mi?n Nam h? b?, ch?m d?t vai trò lãnh ??o c?a v??ng tri?u mi?n B?c. Nguy?n V?n Huy Theo thongluan.org
0 Rating 338 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
Sau thời kỳ dựng nước và mở nước khó khăn, từ thế kỷ thứ 4 vương quốc Lâm Ấp đã trở thành một thế lực chính trị đáng kể trong vùng, dưới thời Bradravarman I (Phạm Hồ Đạt), người sáng lập triều đại Gangaraja phía Bắc. Là một kết hợp của nhiều tiểu vương quốc khác nhau, lãnh thổ phía Bắc giáp ranh với quận Cửu Chân, lãnh thổ phía Nam trải dài đến mũi Kê Gà (Varella, Phan Thiết). Hào quang của Lâm Ấp chiếu sáng vùng trời Đông Nam Á, các quốc gia láng giềng đều tìm đến để làm thân. Cho đến nay không ai biết hai miền Nam Bắc đã thống nhất như thế nào, nhưng từ thế kỷ 5 trở về sau thông thương giữa hai miền trở nên liên tục và ồ ạt, lượng người và hàng hóa di chuyển từ miền Nam lên miền Bắc thay đổi dần dần cán cân quyền lực. Người Chăm phía Bắc, vì phải thường xuyên đối phó với quân thù, trở nên thiện chiến ; khi mộ quân hay trên đường chạy nạn, vì bị quân Trung Hoa truy đuổi, họ khuất phục luôn những tiểu vương quốc khác đã có mặt dọc bờ biển miền Trung từ lâu đời, quen sống trong hòa bình và an lạc. Với thời gian, vương quyền miền Bắc suy yếu dần, vì dồn hết tài nguyên nhân vật lực cho chiến tranh, vai trò lãnh đạo nhường lại cho các vương triều phía Nam giàu có và hùng mạnh hơn.   Triều vương thứ năm (758-854) : vương triều Panduranga hay Hoàn Vương Quốc Năm 757, môt tiểu vương phía Nam nổi lên hạ bệ Bhadravarman II - nhà vua trẻ vừa lên ngôi - rồi tự xưng vương, hiệu Prithi Indravarman, chấm dứt dòng Gangaraja phía Bắc. Theo bia ký đọc được, Prithi Indravarman là người đã thống nhất lãnh thổ Champa một cách chính danh nhất, vì được triều thần công nhận là "người thống lãnh toàn bộ đất nước như Indra, thần của các vị thần". Tuy đất nước đã được thống nhất, lãnh thổ này vẫn chưa có tên. Khi sang Trung Hoa triều cống, không biết sứ thần của Prithi Indravarman đã giải thích như thế nào mà sử liệu cổ Trung Hoa đặt tên lãnh thổ mới của người Chăm trong thời kỳ này là Hoàn Vương Quốc, "vương quyền trở về quê cũ". Để xác minh điều này, việc làm đầu tiên của Prithi Indravarman là dời kinh đô Sinhapura (thành phố sư tử hay Trà Kiệu, Quảng Nam) về Virapura (thành phố Hùng Tráng, nay là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước - cách Sài Gòn 310 cây số về phía Bắc trên quốc lộ 1, tỉnh Ninh Thuận). Dưới thời Prithi Indravarman, văn minh và văn hóa Ấn Độ từ phía Nam đưa lên lấn át toàn bộ sinh hoạt của người Chăm phía Bắc ; chữ Phạn được phổ biến rộng rãi trong giới vương quyền và các nơi thờ phượng ; đạo Bà La Môn được đông đảo người theo ; đạo Phật Tiểu Thừa (Thevada) phát triển mạnh trong chốn dân gian ; đền đài, dinh thự và chùa tháp được xây dựng lên khắp nơi, nhiều nhất là tại Khu Lật (Huế), Amavarati (Mỹ Sơn), Sinhapura (Trà Kiệu)… để tạ ơn thần linh. Tuy vậy nguyên tắc tự trị của các tiểu vương quốc phía Bắc vẫn được tôn trọng, vì không thấy di ảnh hay hình tượng nữ thần Bhagavati - vị thần bảo hộ Panduranga được Prithi Indravarman chọn làm "Bà Mẹ xứ sở" để dân chúng thờ phượng – trong các di tích khảo cổ trên lãnh thổ Chiêm Thành phía Bắc. Về "Bà Mẹ xứ sở", ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (646-653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Tháp này về sau được biết dưới tên Po Nagar, hay Tháp Bà. Truyền thuyết Chăm cho rằng Hoàn Vương Quốc trước kia do nữ vương Po Nagar cai trị trong suốt 200 năm, từ 758 đến 958. Thời gian trị vì lâu dài này là thời gian mà vương triều Panduranga thịnh hành. Nữ vương Po Nagar - còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen (nguời Việt Nam gọi là Thánh Mẫu Thiên Y Ana) - là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra quả đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 phu quân, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phượng cho tới ngày nay : Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara (Khánh Hòa) ; Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit (Phan Thiết). Prithi Indravarman là một quân vương tài giỏi, đất nước thái bình và rất phồn vinh. Sự giàu có của Hoàn Vương Quốc hấp dẫn các vương quốc lân bang, đặc biệt là Srivijaya (Palembang), Malayu (Malaysia), Javadvipa (Java), Nagara Phatom (Thái Lan), Sriksetra (Miến Điện) và Angkor (Chân Lạp) ; họ đến để trao đổi hoặc chờ dịp cướp phá. Năm 774, quân Nam Đảo từ ngoài khơi đổ bộ vào Kauthara và Panduranga, chiếm Virapura. Vua Prithi Indravarman đã chống trả lại mãnh liệt nhưng bị chết trong đám loạn quân (sau này được dân chúng tôn thờ dưới pháp danh Rudraloka). Một bia ký đọc được ở tháp Po Nagar ghi "những người đen đủi và gầy yếu từ miền xa đến, ăn những thức ăn khủng khiếp hơn xác chết, lại có tính hung ác. Bọn người này đi mành đến lấy cắp tượng linga của thần Sri Sambhu, đốt phá đền thờ [Po Nagar]". Sau cuộc tấn công này quân Nam Đảo cướp đi rất nhiều báu vật, trong đó có tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng. Ngay khi Prithi Indravarman vừa tử trận, một người cháu gọi ông bằng cậu tên Satyavarman được hoàng tộc tôn lên thay thế. Nhưng vừa lên ngôi, Satyavarman đã cùng hoàng tộc chạy lên miền Bắc (Bình Định) lánh nạn. Tại đây, nhà vua được cộng đồng người Chăm và người Thượng địa phương (Bahnar, Hré) giúp thành lập một đạo quân hùng mạnh tiến xuống Kauthara tấn công quân Nam Đảo. Trước uy lực của Satyavarman, quân Nam Đảo lên thuyền bỏ chạy ra khơi, tân vương dẫn hoàng gia về lại Virapura. Tại đây, nhà vua xây thêm một cung điện mới trong thành Krong Laa và không ngờ đã sáng chế ra một phong tục mới mà các đời vua sau bắt chước theo, đó là tục trồng cây Kraik, biểu tượng của hoàng gia, trước cung điện. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, 10 năm sau (774-784) thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay. Năm 786, Satyavarman mất (được dân chúng thờ phượng dưới pháp danh Isvaraloka), em trai út của ông được hoàng tộc đưa lên ngôi, hiệu Indravarman I (786-801). Hay tin Satyavarman từ trần, năm 787, quân Java từ ngoài khơi lại tràn vào Virapura cướp phá, sát hại rất nhiều binh sĩ và dân chúng, phá tháp Hòa Lai thờ thần Bhadradhipatisvara tại Virapura. Quân Nam Đảo chia ra làm hai nhóm, một nhóm bắt theo nhiềuá phụ nữ cùng rbáu vật chở về nước, một nhóm khác chiếm giữ Panduranga. Phải hơn mười năm vất vả Indravarman I mới đuổi được quân Nam Đảo ra khơi để khiến thiết lại xứ ở (năm 799). Tại Virapura, nhà vua xây lại tháp Hòa Lai bằng ba tháp mới, gọi là Kalan Ba Tháp, thờ các thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana. Cũng vất vả lắm Indravarman I mới dẹp yên được một số giặc giã nổi lên từ khắp nơi, như tại Candra (phía bắc), Indra (đông-bắc), Agni (phía đông), Yama (đông-nam), quan trọng nhất là loạn Yakshas (phía nam). Yakshas là những bộ lạc Thượng cư ngụ trên lãnh thổ đế quốc Angkor chứ không phải là quân Khmer. Đầu thế kỷ thứ 9, Indravarman I mất, em rể là hoàng thân Deva Rajadhiraja lên thay, hiệu Harivarman I, mở đầu một trang sử mới. Trong hai năm đầu tân vương dồn mọi nổ lực xây dựng lại đất nước và phục hồi thế lực quân sự. Để nhận thêm sự ủng hộ của quần chúng, nhà vua sai tể tướng Senapati Pangro trùng tu lại tháp Po Nagar và xây thêm hai tháp mới cạnh tháp chính, một ở hướng nam và một ở hướng tây-bắc để dân chúng đến chiêm bái tượng nữ thần Bhagavati, được tạc lại bằng đá hoa cương. Sau những cố gắng vượt bực, Hoàn Vương Quốc hưng thịnh trở lại, Harivarman I quyết định trả thù những quốc gia đã tấn công và cướp bóc đất nước của ông trước đó. Tháng 1-803, quân Chăm tấn công châu Hoan (Tỷ Cảnh, nay là Thanh Hóa) và châu Ái (Hải Âm, nay là Nghệ Tĩnh), mang về rất nhiều phẩm vật. Với lượng lúa gạo mang về miền Bắc, thủy quân Hoàn Vương Quốc xuất dương trừng phạt vương quốc Kelantan ở Java và Patani ở Malaysia. Khi trở về, nhà vua cho người lên Tây Nguyên mộ thêm binh sĩ và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người thiểu số. Với đạo quân này, hai lần (nam 803 và 817), Harivarman I tiến vào cao nguyên Đồng Nai thượng, đánh bại quân Khmer và kiểm soát một vùng đất rộng lớn. Để có thêm nguồn lương thực, năm 808, Harivarman I xua quân đánh chiếm châu Hoan và châu Ái lần nữa, nhưng bị thái thú Trương Châu đánh bại : 59 người trong hoàng tộc bị bắt sống, nhiều thớt voi, tàu chiến và quân trang quân dụng bị tịch thu, hơn 30.000 người bỏ xác tại trận. Về con số ba vạn người bị chết này, tưởng cũng nên tương đối hóa nó vì thời đó người Hoa chưa phát minh ra số "không" (zéro) do đó cái gì nhiều quá, đếm không xuể đều được ghi là "vạn" ; con số ba vạn ở đây có thể do nhiều đơn vị khác nhau cùng báo cáo và cũng có thể được thổi phồng để được triều đình trung ương khen thưởng, vì qua năm sau, năm 809, Harivarman I tái chiếm châu Hoan và châu Ái một cách dễ dàng và mang về rất nhiều phẩm vật. Không rõ Harivarman I mất năm nào nhưng con trai là tiểu vương (pulyan) đất Panduranga lên kế vị năm 817, hiệu Vikrantavarman III. Vì tân vương còn nhỏ tuổi, triều thần phong tể tướng Senapati Par, tiểu vương đất Manidhi (?), làm phụ chính. Viên tể tướng này đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Kambujas (Kampuchea ngày nay), do vua Jayavarman II cai trị, phá nhiều thành trì khmer trên cao nguyên Đồng Nai thượng. Để tạ ơn Bà Mẹ Xứ Sở, trong khuôn viên Po Nagar, Senapati Par cho xây thêm hai tháp mới về phía tây và tây-nam, thời gian sau xây thêm ba tháp khác : một tại khu trung tâm thờ Sri Shambu, một phía tây-bắc thờ Shandhaka và một phía nam thờ Ganesha. Mặc dù vậy, trung tâm chính trị và tôn giáo vẫn được duy trì tại Virapura, thủ phủ Panduranga. Dưới thời Vikrantavarman III, Hoàn Vương Quốc rất là giàu có, quân lực rất là hùng mạnh. Một bia ký, tìm được tại tháp Po Nagar, mô tả Vikrantavarman III như sau : "[Người] đeo những dây vàng có đính ngọc trai và ngọc bích, giống như mặt trăng tròn đầy đặn, che một chiếc lọng trắng bao phủ cả bốn phương trời bởi vì lọng còn sâu hơn cả đại dương, thân thể [Người] trang sức phủ kín bởi vương miện, đai, vòng, hoa tai, những tràng hồng ngọc... bằng vàng, từ đó phát ra ánh sáng giống như những cây leo [sáng lấp lánh]". Thư tịch cổ Trung Hoa (Cựu Đường thư) mô tả thêm : "[Vua] mặc áo cổ bối bạch diệp... trên đeo thêm trân châu, dây chuyền vàng làm thành chuỗi...". Đẳng cấp quí tộc và phụ nữ cung đình cũng đeo trang sức quí : "Phu nhân mặc vải cổ bối triệu hà... mình trang sức dây chuyền vàng, chuỗi ngọc trai". "[...] Quân đội được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau...". Với thời gian, Hoàn Vương Quốc trở thành nạn nhân của sự giàu có của mình, các thế lực lân bang liên tục tràn váo cướp phá. Trong suốt hơn 20 năm, từ 854 đến 875, quân của đế quốc Angkor đã nhiều lần tiến đánh Hoàn Vương Quốc, chiếm nhiều vùng đất rộng lớn dọc tả ngạn sông Đồng Nai, đôi khi còn băng cao nguyên Langbian đột nhập vào lãnh thổ Panduranga cướp phá. Vikrantavarman III mất năm 854 (được thờ dưới pháp danh Vikrantasvara), không người kế tự, nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp. Triều vương thứ sáu (859-991) : vương triều Indrapura hay Campapura (Chiêm Thành) Sống mãi trong xa hoa, vương triều Panduranga trở nên yếu đuối. Sau hơn 20 năm chinh chiến với Angkor quyền hành trong nước lọt dần vào tay các dòng vương tôn miền Bắc, chính họ đã chống trả lại các đợt xâm lăng của đế quốc Angkor. Năm 859, một vương tôn mang nhiều chiến công, tên Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Indravarman II. Mặc dù là truyền nhân đích tôn của các đời vua trước (ông nội là Rudravarman II, cha là Bhadravarman II), Indravarman II lên ngôi do "dày công tu luyện, do sức mạnh của trí tuệ trong sáng", vì Indra là thần trên các vị thần. Sau khi qua đời ông được dân chúng thờ dưới tên Paramabuddhaloka. Dưới thời Indravarman II, trung tâm quyền lực chính trị và tôn giáo được dời lên phía Bắc tại Indrapura - thành phố Sấm Sét (nay là Đồng Dương, cách Đà Nẵng hơn 50km về phía nam) trên bờ sông Ly Ly (một nhánh sông Thu Bồn, cách thánh địa Trà Kiệu 15 cây số). Vị trí của Indrapura rất thuận lợi trong việc phòng thủ chống lại những cuộc tiến công của quân Khmer và quân Nam Đảo. Phật giáo Đại Thừa cũng phát triển mạnh trong giai đoạn này, nhiều nhà sư Trung Hoa được phép đến Indrapura truyền đạo, xây chùa chiền và thu nạp giáo đồ, nhưng không mấy thịnh hành. Indravarman II là người đã dung hòa được hai tôn giáo lớn nhất thời đó (Bà La Môn và Phật giáo) trong dân gian và xã hội : nhiều Phật viện (Vihara), Phật đường, tu viện, đền thờ được xây dựng khắp nơi lãnh thổ, một bảo tháp dài 1.330m tên Laksmindra Lokesvara được xây dựng cạnh đền thờ Bà La Môn (một tượng Buddha thời này, cao 1,14m, được tìm thấy tại Đồng Dương năm 1978). Đẳng cấp tu sĩ (Brahman) rất được trọng vọng, đạo Bà La Môn rất thịnh hành. Indravarman II rất tự hào vì các đại thần dưới quyền đều là những người Brahman và Ksatriya, và chính nhà vua cũng là một Brahman. Quốc hiệu Campapura (đất nước của người Chăm, theo tiếng Phạn cổ) được Indravarman II chính thức sử dụng khi tôn vinh đất nước mình. Sử sách Trung Hoa phiên âm là Chang Cheng (từ chữ Campapura hay Campa mà ra), tiếng Việt là Chiêm Thành hay Chiêm Bà, tiếng Tây phương là Champa. Trong thực tế, Campa là tên của một cây có hoa màu trắng, nhụy vàng, hương rất thơm. Tiếng Việt gọi là hoa đại hay bông sứ. Loài hoa này được trồng quanh cung điện của các vua Chăm và đền thờ của người Chăm ; sau này được trồng tại nhiều nơi thờ tự của các tôn giáo khác ở miền Trung và các gia trang có sân vườn rộng. Mỗi dịp lễ lạc người Chăm thường hái bông sứ dâng lên bàn thờ, mùi hương tỏa ngát không gian của đền thờ. Campa cũng là tên một địa danh miền bắc Ấn Độ, trên con sông Hasdo, tỉnh Madhya Pradesh, gần thành phố Bhagalpur (Bilaspur). Thời đó, vì mến mộ văn minh và văn hóa Ấn Độ, các vị lãnh đạo Champa thường đặt tên triều vương, lãnh thổ và thành phố của mình theo tên các địa danh đã có tại Ấn Độ. Chiêm Thành dưới thời Indravarman II rất là hùng mạnh, hai miền Nam-Bắc đã được thống nhất trong hòa bình. Trong những năm 861, 862 và 865, quân Chiêm Thành tổ chức nhiều cuộc tấn công vào phủ An Nam, mang về rất nhiều lương thực và của cải. Năm 889 vua Angkor là Yasovarman hai lần tiến quân vào Chiêm Thành nhưng đều bị đánh bại và chết trong rừng sâu (năm 890), một phần đất trên Đồng Nai thượng và lãnh thổ đông-bắc Angkor (cao nguyên Rattanakiri và Mondolkiri) đặt dưới quyền kiểm soát của Chiêm Thành. Năm 890 Indravarman II mất, cháu là hoàng thân Jaya Sinhavarmadeva Campapura Paramesvara kế vị, hiệu Jaya Sinhavarman I. Tân vương được nhiều danh tướng Ajna Jayendrapati, Ajna Narendranpavitra, Sivacarya, Po Klun Pilih Rajadvara… tận tình giúp đỡ. Nhà vua tiếp tục cho xây thêm nhiều đền đài tráng lệ, tu viện Phật giáo quanh thánh địa Đồng Dương. Tượng nữ thần Bhagavati được cho đúc lại bằng vàng thờ trong chính điện tháp Yan Po Nagara. Uy quyền của vương triều Indrapura nới rộng lên đến Tây Nguyên. Cao nguyên Darlac-Kontum do một tiểu vương người Thượng, tên Mahindravarman, cai trị. Nhiều đền đài Chăm được xây cất trong thung lũng sông Bla gần Kontum (đền Kon Kor được xây cất năm 914 thờ thần Mahindra Lokesvara). Jaya Sinhavarman I mất năm 898, con là Jaya Saktivarman lên thay (899-901). Những vị vua tiếp theo - Bhadravarman II (901-918) và con là Indravarman III (918-959) - tiếp tục sự nghiệp của cha ông trong lãnh vực tôn giáo : đạo Bà La Môn trở thành quốc giáo. Qua trung gian những gia đình hoàng tộc gốc Nam Đảo - Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqid Amr Ali - trốn chạy chính sách cai trị khắc nghiệt của những tiểu vương Java, được tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara nhận vào tị nạn, đạo Hồi chính thức được phổ biến trong chốn hoàng gia. Với thời gian, đạo Hồi được đông đảo quần chúng bình dân tin theo. Nhân cơ hội, những gia đình quí tộc tị nạn này truyền bá luôn văn minh và văn hóa Nam Đảo, đặc biệt là lối kiến trúc và cách điêu khắc, cho nghệ nhân Chăm. Vào thời này, người Chăm đã nắm vững kỹ thuật đi biển, biết buôn bán và giao hảo tốt với các quốc gia lân bang : Trung Hoa và Java. Vừa lo ngại vừa ganh tị sức mạnh và sự giàu có của Chiêm Thành, năm 945 vua Khmer là Rajendravarman II cùng binh sĩ băng rừng từ Angkor vào Kauthara, cướp tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng - vị thần bảo vệ xứ sở và là biểu tượng uy quyền của Chiêm Thành - trong tháp Yan Po Nagara mang về nước ; từ sau ngày đó, vương triều Indravarman III suy yếu hẳn. Dưới thời Indravarman III, biến cố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của vương quốc Chiêm Thành là sự hình thành một vương quốc độc lập phía Bắc : nước Đại Cồ Việt, nhưng chỉ thực sự để lại hậu quả qua các triều vua sau. Năm 959, Indravarman III từ trần, con là Jaya Indravarman I lên thay năm 960. Việc làm đầu tiên của tân vương là cho tạc lại tượng nữ thần Bhagavati bằng đá hoa cương để dân chúng đến thờ, năm 965 mới xong. Năm 972, Jaya Indravarman Iraq từ trần, con là Phê Mi Thuế, Paramesvaravarman I (972-982), lên thay. Sinh hoạt chính trị của Chiêm Thành trong giai đoạn này rất là hỗn độn, năm 978, một người tên Kinan Tache mang phẩm vật sang Trung Hoa triều cống để được phong làm vua Chiêm Thành nhưng không được nhà Tống nhìn nhận. Trong lúc đó, lợi dụng tình trạng loạn lạc tại Đại Cồ Việt (loạn thập nhị sứ quân, từ 944 đến 972), quân Chiêm Thành nhiều lần tiến lên đánh phá những quận huyện ở phía nam, gây nhiều thiệt hại nhân mạng và tài sản. Năm 979, hay tin Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, Ngô Nhật Khánh, một sứ quân Đại Cồ Việt, thuyết phục vua Paramesvaravarman I, dẫn hơn một ngàn chiến thuyền từ Chiêm Thành vào chiếm Hoa Lư, nhưng không thành. Ngô Nhật Khánh bị giết, quân Chăm phải rút về. Tình hình chính trị của Đại Cồ Việt trong giai đoạn này cũng không lấy gì làm sáng sủa : triều đình không có vua, Hạng Lang tức Đinh Vệ Vương còn quá nhỏ (6 tuổi), mẹ là thái hậu Dương Vân Nga không thể một mình đảm đương việc nước vì phía Bắc quân Tống lăm le tiến xuống, phía Nam quân Chiêm sẵn sàng tiến lên. Năm 980, Dương Vân Nga nhường cho Lê Hoàn làm vua Đại Cồ Việt, hiệu Lê Đại Hành hoàng đế. Tân vương sai sứ sang Trung Hoa báo tin, dâng vài tù binh Chiêm vừa bắt được làm quà biếu. Vua Tống nhận tặng phẩm nhưng lại muốn duy trì ảnh hưởng tốt với Chiêm Thành, sai thống đốc Quảng Châu cho những tù binh Chiêm ăn uống rồi thả về nước. Bực mình trước tin này, Lê Đại Hành sai Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chiêm Thành yêu cầu vua Chiêm sang bái kiến. Paramesvaravarman I, sau khi nhận lại tù binh từ nhà Tống và tin chắc sẽ được Bắc triều bênh vực nếu bị Lê Đại Hành tấn công, đã không những không sang bái kiến mà còn bắt giam sứ giả. Lê Đại Hành rất giận nhưng chưa có phản ứng. Sau khi đánh đuổi quân Tống ra khỏi lãnh thổ phía Bắc cuối năm 980, Lê Đại Hành củng cố lại lực lượng chuẩn bị tấn công Chiêm Thành. Đầu năm 982, nhà vua dẫn đại quân tiến vào Indrapura. Đây là cuộc Nam chinh đầu tiên của người Việt vào đất Chiêm Thành. Paramesvaravarman I tử trận ngay tại cửa thành, chấm dứt triều đại Indrapura. Lê Đại Hành tiến vào kinh đô Indrapura (Đồng Dương), giết tướng giữ thành Tỳ My Thuế, bắt sống hàng trăm vũ nữ trong hậu cung, tịch thu rất nhiều báu vật mang về nước. Bên ngoài binh lính Việt đốt phá thành trì, san phẳng lăng tẩm các vị vua Chiêm, bắt theo hàng ngàn tù binh, trong đó một nhà sư Ấn Độ tên Thiền Trước Tăng (bhiksu). Lãnh thổ Bắc Chiêm Thành (Bình Trị Thiên) bị chiếm đóng từ 982 đến 983. Sau chiến thắng này, văn hóa và nghệ thuật (nhất là âm nhạc) Chiêm Thành chính thức được du nhập vào đời sống cung đình và dân gian Việt. Đền đài, dinh thự tại Hoa Lư được trang trí bằng những chiến lợi phẩm do các thợ Chiêm Thành chạm trổ và sản xuất ra. Indravarman IV (Xá Lợi Đà Ngô Nhựt Hoàn) – được hoàng triều tôn lên làm vua khi Paramesvaravarman I vừa tử trận - chạy vào Panduranga lánh nạn và chịu triều cống nhà Lê mới được yên. Năm 985 Nhựt Hoàn sai pháp sư Kinkoma sang Trung Hoa xin nhà Tống cứu viện nhưng được khuyên là nên duy trì quan hệ tốt với Đại Cồ Việt. Nội bộ nhà Lê cũng xảy ra tranh chấp về quyền lãnh đạo trên lãnh thổ Bắc Chiêm Thành, người thì đề nghị cai trị trực tiếp, người thì khuyên tản quyền. Cuối cùng một giải pháp trung gian được áp dụng : nơi nào còn đông đảo người Chăm cư ngụ thì giao cho người địa phương quản lý, nơi nào đông dân cư gốc Kinh sinh sống thì triều đình Đại Cồ Việt đặt quan cai trị trực tiếp. Sự kiện này chứng tỏ sự cộng cư giữa các nhóm cư dân địa phương sau khi Lâm Ấp giành được độc lập vẫn còn khắng khít, nhưng từ khi người Kinh bắt đầu cai trị trực tiếp lãnh thổ Bắc Chiêm Thành chống đối bắt đầu xảy ra. Năm 983, một quản giáp (trưởng làng) người Kinh sinh sống trên lãnh thổ Bắc Chiêm Thành tên Lưu Kỳ Tông nổi lên chém đầu một người con nuôi của Lê Đại Hành, lúc đó là một quan cai trị trực tiếp, xây thêm thành lũy quanh Phật Thành (Fo Che) phòng thủ lãnh thổ Bắc Chiêm Thành, rồI mộ hơn 10.000 người và nhiều voi ngựa đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành tiến quân xuống đánh nhưng cuộc chiến đã không xảy ra, vì sau khi vượt núi Đông Cổ và sông Bà Hòa (Thanh Hóa), đại quân của nhà Tiền Lê chịu không nổi sương lam chướng khí phải rút về. Năm 986, hay tin vua Indravartman IV (Ngô Nhựt Hoàn) của người Chăm từ trần, Lưu Kỳ Tông liền tự xưng vương và xin nhà Tống thừa nhận. Sự tiếm quyền này xúc phạm đến tín ngưỡng của người Chăm vì Lưu Kỳ Tông không xuất thân từ vương tộc hay đẳng cấp tôn giáo nào, và là một đe dọa cho cộng đồng người Hoa địa phương. Một người Chăm gốc Hoa tên Poulo Ngo dẫn theo khoảng 150 người đổ bộ lên đảo Hải Nàm và vùng duyên hải nam Quảng Châu tị nạn. Năm 988, thêm 300 người khác do Ho Siuan dẫn đầu đổ bộ lên bờ biển Quảng Châu. Người Chăm gốc Nam Đảo còn lại theo Bằng Vương La (Cu-thì-lợi Hà-thanh-bài Ma-la), một người Champa sinh sống tại Phật Thành, kháng chiến chống Lưu Kỳ Tông. Nguyễn Văn Huy   Theo thongluan.org
0 Rating 232 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
G?n sát qu?c l? 1, cách thành ph? Quy Nh?n ch?ng 27km v? phía tây b?c, trên ??a ph?n huy?n An Nh?n còn tàn tích c?a m?t tòa thành c? mà n?n móng c?a nó chính là kinh thành Vijaya. Theo ??a gi?i hành chính hi?n nay, thành n?m trên ??a ph?n hai thôn Nam Tân, B?c Thu?n (xã Nh?n H?u) và thôn B? Canh th? tr?n ??p ?á. Trong các tài li?u l?ch s? và ??a lý c?a Vi?t Nam, tên thành này ???c phiên âm thành Chà Bàn, Trà Bàn, Xà Bàn hay ?? Bàn còn dân gian th??ng g?i là thành L?i. Tác gi? m?t s? công trình nghiên c?u, d?a vào th? t?ch c? Trung Qu?c, còn dùng các tên nh? Ph?t Th? (Lý Th??ng Ki?t c?a Hoàng Xuân Hãn), ??i Châu (Cu?c kháng chi?n ch?ng xâm l??c Nguyên Mông th? k? XIII c?a Hà V?n T?n và Ph?m Th? Tâm) ?? ch? kinh ?ô Vijaya. Sách Thiên Nam t? chí l? ?? th?, vi?t vào cu?i th?i Lê ?ã v? s? ?? và mô t? nh? sau: "Xã Phú ?a x?a có thành g?ch, g?i là thành ?? Bàn. Thành hình vuông, m?i b? dài m?t d?m. Có b?n c?a. Trong có ?i?n, có tháp. ?i?n ?ã b? ??, tháp còn 12 tòa, t?c g?i là tháp Con Gái". Trong b? ??i Nam nh?t th?ng chí c?ng có m?t ?o?n ghi chép v? tòa thành này, nh?ng l?i dùng tên Chà Bàn và s? li?u v? quy mô c?a thành c?ng không gi?ng v?i tài li?u ?ã d?n: "Thành c? Chà Bàn ? ??a ph?n ba thôn Nam ??nh, B?c Thu?n và B? Canh v? phía ?ông b?c huy?n Tuy Vi?n, x?a là qu?c ?ô c?a Chiêm Thành, chu vi 30 d?m, trong thành có tháp c?, có nghê ?á, voi ?á, ??u c?a ng??i Chiêm Thành". Nguy?n V?n Hi?n trong tác ph?m ?? Bàn thành ký, cho bi?t: "Thành ?? Bàn hình vuông, xây b?ng g?ch, rào b?ng g?, m? b?n c?a, chu vi h?n 10 d?m". Nh? v?y, t? li?u trong các th? t?ch c?, tuy có ch? sai khác, nh?ng ??u th?ng nh?t mô t? ?? Bàn là m?t tòa thành hình vuông, có b?n c?a, xây b?ng g?ch. ?i?m khác bi?t ?áng k? gi?a các ngu?n t? li?u là v? chu vi tòa thành. Theo Thiên Nam t? chí l? ?? th?, m?i m?t thành dài 1 d?m, ngh?a là chu vi ch? có 4 d?m. Trong khi ?ó ??i Nam nh?t th?ng chí l?i mô t? chu vi c?a thành t?i 30 d?m. Không rõ s? sai khác này do ?âu mà có, nh?ng n?u c?n c? vào ??n v? ?o l??ng th?i Nguy?n thì nh?ng s? li?u trên ?ây không phù h?p v?i tài li?u kh?o sát th?c ??a. T??ng ??i sát v?i th?c t? di tích là s? li?u trong sách ?? Bàn thành ký, theo ?ó thành có chu vi 10 d?m (g?n 6km). ? vào th?i hoàng kim, Vijaya là m?t tòa thành nguy nga, tráng l?. Theo sách Vi?t s? l??c, vào n?m 1069, sau khi vua Lý Thánh Tông chi?m ???c thành Ph?t Th? ?ã sai ki?m t?t c? các nhà trong và ngoài thành, c? th?y có t?i h?n 2.560 khu. M?c dù cung ?i?n, ??n ?ài, tháp mi?u trong thành ?ã nhi?u phen b? phá h?y vì binh l?a chi?n tranh, ??n th? k? XVIII, khi vi?t L?ch tri?u hi?n ch??ng lo?i chí, trong m?c Ph? Hoài Nh?n, Phan Huy Chú v?n còn nh?n xét: "Trong ph? có thành ?? Bàn, là n?i x?a kia vua n??c Chiêm ? ?ó, l?ng l?y kiên c?, nay d?u c? hãy còn". Sách Hoàng Vi?t ??a d? chíc?ng cho bi?t trong thành có t?i 35 tòa tháp. B? phá ?i d?ng l?i nhi?u l?n và v?i s? bào mòn c?a th?i gian nhi?u th? k? (thành Vijaya th?c t? b? ph? b? t? 1471), nay thành ch? còn là m?t ph? tích. H?n th?, vào th? k? XVIII, tòa thành này m?t l?n n?a ???c ngh?a quân Tây S?n tu b?, m? r?ng, ??p thêm ?? xây d?ng làm ??i b?n doanh c?a phong trào nên c?u trúc c? c?a kinh thành Vijaya không còn nguyên v?n nh? x?a. Tuy nhiên, nh?ng d?u tích Champa v?n còn l?i khá nhi?u. ??n n?m 1778 Nguy?n Nh?c ??i tên là thành Hoàng ??. Theo s? c?, thành Vijaya v?n là m?t khu v?c có nhi?u tháp, nh?ng hi?n còn t??ng ??i nguyên v?n ch? có m?t ngôi tháp tên g?i Cánh Tiên.(Theo "Bình ??nh - Danh th?ng và di tích")
0 Rating 379 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
1. ?ôi nét v? s? hình thành v??ng qu?cChampa Qua nh?ng ghi chép trong th? t?ch c?, bia ký và nh?ng di tích kh?o c? trên m?t và trong lòng ??t, ??a bàn V??ng qu?c Champa trùng h?p v?i ??a bàn phân b? c?a n?n v?n hoá th?i S? s? – v?n hoá Sa Hu?nh. Theo th? t?ch Trung Hoa c?, vào cu?i th? k? II (n?m 192) Khu Liên ?ã l?p ra n??c Lâm ?p.M?c dù còn nhi?u ý ki?n khác nhau xung quanh v?n ?? v? trí, tính ch?t c?a Lâm ?p và m?i quan h? gi?a Lâm ?p v?i Champa, nh?ng m?t ?i?u c?n l?u ý, s? hình thành v??ng qu?c Champa là quá trình ti?n hoá c?a c?u trúc xã h?i trong kho?ng th?i gian vài th? k? và n?m trong qu? ??o phát tri?n chung c?a khu v?c ?ông Nam Á. Trên c? s? nh?ng t? ch?c xã h?i ti?n nhà n??c ?ã phát tri?n t?i nh?ng vùng ??a ph??ng c?a v?n hoá Sa Hu?nh (??c bi?t là ? nh?ng l?u v?c sông l?n) và d??i tác ??ng c?a nhi?u y?u t? bên trong và bên ngoài, vào kho?ng th? k? II ??n th? k? IV AD m?t s? chính th? d?ng nhà n??c s? khai ?ã hình thành ? mi?n Trung Vi?t Nam. Tài li?u kh?o c? thu th?p ???c qua khai qu?t Trà Ki?u (sông Thu B?n, Qu?ng Nam), C? Lu?-Phú Th? (sông Trà Khúc, Qu?ng Ngãi) và thành H? (sông ?à R?ng, Phú Yên) cho th?y t? nh?ng th? k? sau Công nguyên ? nh?ng khu v?c này ?ã có nh?ng trung tâm quân s?-chính tr?-kinh t? ?óng vai trò quan tr?ng trong m?i l?u v?c sông t??ng ?ng. Di tích và di v?t kh?o c? c?ng ch?ng t? nh?ng chính th? d?ng nhà n??c s? khai này có cùng trình ?? phát tri?n kinh t?-xã h?i và quan h? gi?a chúng là quan h? v?a theo xu h??ng liên minh, liên k?t v?a theo xu h??ng thu ph?c và c?nh tranh. ??n kho?ng th? k? V AD nh?ng xu th? này d?n ??n s? ra ??i c?a v??ng qu?c Champa. 2.Nh?ng y?u t? tác ??ng ??n s? hình thành nhà n??c ? mi?n Trung Vi?t Nam.K?t qu? khai qu?t Trà Ki?u, Gò C?m (Duy Xuyên, Qu?ng Nam), di ch? H?u Xá I (H?i An)… cho th?y t?ng v?n hoá s?m nh?t ? nh?ng ??a ?i?m này có niên ??i kho?ng th? k? I, II AD và trùng h?p v?i niên ??i c?a th? t?ch c? v? m?t nhà n??c s?m. N?u so sánh th?i gian ta th?y có s? trùng khít gi?a th?i ?i?m k?t thúc c?a v?n hoá Sa Hu?nh (nh?ng khu m? chum Sa Hu?nh mu?n nh?t ? Gò D?a (Duy Xuyên, Qu?ng Nam), Bình Yên (Qu? S?n, Qu?ng Nam), Lai Nghi (?i?n Bàn, Qu?ng Nam), Hoà Diêm (Cam Ranh, Khánh Hoà)… ???c xác ??nh có niên ??i k?t thúc kho?ng th? k? I ??n II AD) v?i niên ??i kh?i ??u c?a nh?ng nhà n??c s? khai ? mi?n Trung Vi?t Nam. Trong tình hình nghiên c?u hi?n nay, t? li?u ??a t?ng và hi?n v?t kh?o c? ch?a nhi?u ?? tìm hi?u ??y ?? b?n ch?t và n?i dung c? th? quá trình chuy?n ti?p và chuy?n bi?n gi?a hai n?n v?n hoá Sa Hu?nh- Champa. Tuy v?y, s? trùng h?p v? không gian phân b?, th?i gian kh?i ??u, k?t thúc và ti?p n?i c?a hai v?n hoá; s? n?i ti?p trong s?n xu?t và s? d?ng c?a m?t s? lo?i hình hi?n v?t nh? ?? g?m gia d?ng, ?? trang s?c b?ng mã não, thu? tinh; s? ti?p t?c t?n t?i c?a táng t?c ho? thiêu gi?a hai n?n v?n hoá; s? phát tri?n c?a nh?ng thi?t ch? chính tr? phân t?ng; s? chuyên hoá ? m?c ?? nào ?ó c?a s?n xu?t th? công và c?u trúc xã h?i d?a trên c? s? t?ng l?p c?a xã h?i th?i Sa Hu?nh (n?n t?ng ?? hình thành c?u trúc chính tr? m?i – nhà n??c)… m?t m?t h??ng các nhà nghiên c?u t?i vi?c tìm ki?m nh?ng ngu?n g?c b?n ??a c?a v?n hoá Champa, m?t khác giúp ?ánh giá ?úng m?c vai trò c?a nh?ng y?u t? ngo?i sinh bao g?m c? ti?p xúc, trao ??i v?n hoá, kinh t?, làn sóng d?ch chuy?n dân c? trong vi?c hình thành nh?ng ??c tr?ng v?n hoá m?i. ?a s? ý ki?n ??ng thu?n v?i gi? thi?t v?n hoá Champa n?y sinh t? v?n hoá Sa Hu?nh, ng??i Ch?m c? là con cháu ng??i Sa Hu?nh c?. Theo Hà V?n T?n ch? nhân v?n hoá Sa Hu?nh là c? dân Ti?n Ch?m hay S? Ch?m, có ngh?a c?ng là c? dân nói ti?ng Nam ??o nh? ng??i Ch?m sau này. D??i ánh sáng c?a kh?i t? li?u m?i hi?n nay v? tính ??a ph??ng c?a v?n hoá Sa Hu?nh giai ?o?n mu?n ? hai vùng Trung Trung B? và Nam Trung B?, có th? gi? thi?t r?ng, nh?ng nhóm t?c ng??i thu?c m?t s? ng? h? khác nhau ?ã ?óng góp vào quá trình kh?i d?ng n?n v?n minh Champa, trong ?ó vai trò ch? ??o là c?a c? dân nói ti?ng Nam ??o.B?t k? c?u trúc Lâm ?p và nh?ng chính th? t??ng ???ng Lâm ?p nh? th? nào, nh?ng nghiên c?u m?i nh?t cho th?y nh?ng chính th? này ??u ???c b?t ngu?n t? nh?ng d?ng v?n hoá-xã h?i b?n ??a. Nh?ng y?u t? v?n hoá ngo?i sinh Trung Hoa, ?n ??… ?ã có m?t tr??c khi nh?ng chính th? này ra ??i. T? Sa Hu?nh qua Lâm ?p ??n Champa là c? quá trình di?n bi?n d?n d?n và lâu dài mà trong ?ó c? hai nhóm ngu?n l?c n?i sinh và ngo?i sinh có m?i quan h? ch?t ch? và t??ng h?. 3.C?u trúc c?a v??ng qu?c ChampaTr??c ?ây, d?a vào s? li?u Trung Hoa, nhi?u h?c gi? ?ã cho r?ng v??ng qu?c Champa ???c t? ch?c theo mô hình chính quy?n quan liêu t?p quy?n ki?u T?n-Hán. Nh?ng k?t qu? nghiên c?u m?i nh?t c?a C. Jasques, O.W. Wolter, K. Taylor ?ã ch?ng minh r?ng Champa, Phù Nam (th?m chí c? V?n Lang, Âu L?c) là nh?ng liên hi?p, liên minh c?a nhi?u ti?u qu?c có nhi?u nét t??ng ??ng v? v?n hoá. Theo GS. Tr?n Qu?c V??ng, mô hình m?t ti?u qu?c Champa d?a trên tr?c quy chi?u là dòng sông ph?i có ba thi?t ch? – ba trung tâm (tính theo dòng ch?y c?a sông, t? núi ra bi?n) là: trung tâm tôn giáo, t?m g?i là Thánh ??a (th??ng v? phía Tây, ??u ngu?n sông) – trung tâm chính tr? (th??ng n?m ? b? Nam sông) và trung tâm th??ng m?i – kinh t? (th??ng n?m ? g?n sát c?a sông – c?a bi?n).hoáT? th?p k? 60 tr? v? tr??c, nhi?u h?c gi? ph??ng Tây nh? G. Coedès, H. Maspéro… th??ng coi Champa là m?t qu?c gia ?n hoá. Trên th?c t?, ?nh h??ng v?n hoá-tôn giáo c?a ?n ?? ??i v?i Champa là r?t m?nh m? và không th? ph? nh?n. Song, ng??i ta c?ng nh?n th?y nhi?u y?u t? phi ?n, khác ?n ? ?ây. Paul Mus nh?n m?nh t?i nh?ng ??c ?i?m b?n ??a – Ti?n ?n ?? hoá – trong v?n hoá Champa. Trong quá trình ti?p thu v?n hoá Trung Hoa, ?n ??… c? dân Champa ?ã k?t h?p hài hoà gi?a y?u t? v?n hoá ??a ph??ng (n?i sinh) và v?n hoá bên ngoài (ngo?i sinh) trên c? s? phù h?p v?i ?i?u ki?n môi tr??ng sinh thái, tính cách, tâm lý t?c ng??i, ?i?u ki?n xã h?i và l?ch s? ??c thù ?? sáng t?o ra n?n v?n hoá c?a mình có nh?ng nét chung, song có nhi?u nét riêng so v?i nh?ng v?n hoá láng gi?ng khác ? ?ông Nam Á cùng ch?u ?nh h??ng c?a v?n minh ?n ??.T? li?u kh?o c? h?c c?ng cho th?y ?nh h??ng c?a v?n hoá Trung Hoa, ?n ?? và v?n hoá ?ông S?n ??i v?i v?n hoá Sa Hu?nh t? nh?ng th? k? BC. Nh?ng ?nh h??ng này ???c di?n ra qua trao ??i buôn bán hàng hoá, ??ng th?i c?ng là trao ??i k? thu?t gi?a các khu v?c. M?i quan h? – ?nh h??ng v?n hoá – này ???c ??y m?nh t? ??u thiên niên k? I Công nguyên. Theo các nhà nghiên c?u, nguyên nhân ch? y?u c?a vi?c t?ng c??ng các ?nh h??ng c?a v?n hoá ?n ?? chính là nhu c?u th??ng m?i. Các ngu?n t? li?u khác nhau cho bi?t, ngu?n h??ng li?u, g? tr?m, các lo?i d?u th?m, long não, cánh ki?n tr?ng và ??c bi?t là vàng vô cùng phong phú ? ?ông Nam Á ?ã thu hút các th??ng nhân ?n ?? t?i ?ông Nam Á nói chung và Champa nói riêng. Theo sau các th??ng nhân, hay cùng các th??ng nhân là các tu s? Hindu giáo, các nhà s? Ph?t giáo…. Do thâm nh?p ch? y?u qua v?n hoá mà l?i b?ng nh?ng ph??ng th?c hoà bình, t? nguy?n, nên quá trình ti?p xúc và trao ??i v?i v?n hoá ?n ?? (và v?i c? v?n hoá Trung Hoa, v?n hoá ?ông Nam Á) ?ã th?m th?u và ?? l?i nh?ng d?u ?n ??m nét trong m?i khía c?nh ??i s?ng v?n hoá Champa t? v?t ch?t ??n ??i s?ng tinh th?n-tâm linh.ChampaT? cu?i th? k? XIX, v?n hoá Champa ?ã ???c nhi?u h?c gi? n??c ngoài, ??c bi?t là ng??i Pháp, quan tâm nghiên c?u. H? ?ã ti?n hành nhi?u ??t kh?o sát s?u t?m nh?ng di tích ki?n trúc và ?iêu kh?c Champa. ??c bi?t t? n?m 1898 v?i vi?c phát hi?n khu di tích M? S?n, vi?c nghiên c?u Champa càng ???c ??y m?nh. Nh?ng nghiên c?u giai ?o?n này ??t nhi?u thành t?u ?áng k? và ??t n?n móng c? b?n cho nh?ng giai ?o?n sau. Tuy v?y, nh?ng nghiên c?u c?a ng??i Pháp ch? t?p trung vào các l?nh v?c ki?n trúc, ?iêu kh?c và bia ký. Giai ?o?n này h?u nh? không ai quan tâm nghiên c?u ??i s?ng sinh ho?t c?a c? dân qua di tích và di v?t kh?o c? h?c.T? sau ngày ??t n??c th?ng nh?t (n?m 1975), vi?c nghiên c?u v?n hoá Champa ???c ??y m?nh trên nhi?u l?nh v?c và ch? y?u do các nhà nghiên c?u Vi?t Nam ti?n hành. Tuy v?y, cho ??n n?m 1985, v?n ch? là nh?ng cu?c ?i?u tra s?u t?m v?i hai cu?c khai qu?t nh? c?a ?HTH Hà N?i và các m?ng, các ?? tài nghiên c?u còn r?t h?n h?p. H?u nh? chúng ta ch?a có ý ni?m gì v? n?i c? trú, v? ??i s?ng sinh ho?t, v? các ngành ngh? th? công, v? c? c?u kinh t? c?a c? dân.T? sau n?m 1985, ??c bi?t t? th?p k? 90 tr? l?i ?ây, tình hình nghiên c?u Champa ???c ??y m?nh lên m?t b??c m?i. K? th?a thành t?u nghiên c?u c?a các th? h? h?c gi? ?i tr??c, nh?ng ng??i nghiên c?u giai ?o?n này ?ã b? sung và hoàn thi?n h?n k?t qu? nghiên c?u trong các l?nh v?c ?ã ???c th?c hi?n tr??c ?ây nh?: ki?n trúc, ?iêu kh?c, v?n bia…. D??i góc ?? kh?o c? h?c, h? ?ã tri?n khai nhi?u ?? tài m?i nh?: khai qu?t các di ch? c? trú; nghiên c?u ?ô th?, thành c?, th??ng c?ng; vi?c s?n xu?t ?? g?m, ?? trang s?c và các ngành ngh? th? công khác; k? thu?t tr? thu? và s? d?ng n??c; ??i s?ng tâm linh…. Thành t?u l?n nh?t trong giai ?o?n này là vi?c phát hi?n và nghiên c?u nh?ng n?i c? trú c?a c? dân Champa, ngh? làm ?? g?m và g?ch ngói c?ng nh? trang trí, v?t ph?m dâng cúng b?ng ??t nung…. Các cu?c ?i?u tra kh?o sát ?ã phát hi?n thêm nhi?u di tích, di v?t m?i nh? các ph? tích ki?n trúc, tác ph?m ?iêu kh?c ?á, ?? g?m… làm phong phú thêm lo?i hình di tích di v?t. T?ng s? ??a ?i?m phát hi?n có di tích di v?t v?n hoá Champa ? ??u th? k? XX ch? là 229, còn vào cu?i th? k? con s? này ???c nâng lên g?n 300 ??a ?i?m.Nhi?u ??a ?i?m ???c khai qu?t trên di?n r?ng và trong nhi?u n?m li?n. Nh?ng v?n ?? th??ng ???c t?p trung gi?i quy?t là ngu?n g?c, m?i quan h? c?a v?n hoá Champa v?i v?n hoá Sa Hu?nh, ?nh h??ng mang tính “xúc tác” c?a các y?u t? ngo?i sinh Hán, ?n ??, ?ông Nam Á…. Nh?ng v?n ?? khác nh? di v?t hay các lo?i hình c? trú, th? t?, th??ng c?ng và bi?n pháp tr? thu?… c?ng ??t ???c nhi?u k?t qu? ?áng khích l?.Ngh? s?n xu?t ?? g?m c?a c? dân Champa ? giai ?o?n s?m thu hút s? quan tâm ??c bi?t c?a các nhà nghiên c?u trong và ngoài n??c. D?a trên kh?i t? li?u kh?ng l? t? các cu?c khai qu?t H?u Xá, Trà Ki?u, Nam Th? S?n, Bãi Làng, Lý S?n, C? Lu?, thành H?… nhi?u nh?n xét và k?t lu?n v? ch?t li?u, hoa v?n, k? thu?t s?n xu?t g?m ?ã ???c ??a ra.V??ng qu?c Champa n?i ti?ng trong th? t?ch v?i nh?ng ?? kim hoàn l?ng l?y b?ng vàng, b?c, thu? tinh, ?á quý… song ch?ng c? t? các cu?c khai qu?t kh?o c? h?c các ??a ?i?m c? trú h?u nh? không cung c?p b?t c? t? li?u xác th?c nào. ?i?u này là tr? ng?i l?n cho vi?c tìm hi?u ??i s?ng ngh? thu?t và tâm linh c?a c? dân. Chúng ta ch? bi?t qua ghi chép và qua các s?u t?p t? nhân, r?t khó xác ??nh chính xác ngu?n g?c xu?t x? và niên ??i.Tóm l?i, th?i gian v?a qua, ngành Champa h?c Vi?t Nam ?ã làm ???c nhi?u vi?c khi ?i sâu nghiên c?u v?n hoá Champa ? khía c?nh ??i s?ng c?a c? dân. Nh?ng di s?n v?t th? và c? phi v?t th? m?i thu th?p ???c này ?ã ?em l?i nh?ng hi?u bi?t m?i ho?c giúp ?i?u ch?nh nh?ng hi?u bi?t c? v? c? dân Champa c?, v?n hoá Champa trong m?i quan h? v?i các t?c ng??i, các v?n hoá, các qu?c gia…. Thêm nhi?u c? li?u m?i, ki?n th?c càng m? r?ng nh?ng c?ng làm n?y sinh nhi?u v?n ?? m?i. Cái ch?a làm ???c cùng v?i cái ?ã làm ch?a xong ??t ra nhi?u thách th?c và trách nhi?m ??i v?i nh?ng ng??i quan tâm ??n n?n v?n hoá r?c r? m?t th?i ? ?ông Nam Á. 6. Tên g?i: K? t? khi ???c phát hi?n l?i, các di tích ki?n trúc b?ng g?ch c?a v??ng qu?c Champa ???c g?i b?ng nhi?u tên khác nhau nh? tháp, tháp-l?ng m?, ??n-tháp…. ??n nay, các di tích ki?n trúc này ???c th?ng nh?t tên g?i là các ??n-tháp Champa (B?n ?nh 35).C? dân Champa ?ã xây d?ng ???c nhi?u công trình ki?n trúc ??n-tháp ?n ?? giáo và Ph?t giáo r?t quy mô v?i m?t k? thu?t ?iêu luy?n, tinh x?o và m?t n?n ngh? thu?t t?o hình ??y cá tính trong su?t nhi?u th? k?. Ngày nay v?n t?n t?i nh?ng nhóm ??n-tháp t?i các di tích n?i ti?ng nh? M? S?n, ??ng D??ng, Po Nagar, D??ng Long… cùng v?i hàng ngàn tác ph?m ?iêu kh?c b?ng sa th?ch và h?p kim tr?ng bày t?i các b?o tàng. M? thu?t Champa ?ã góp ph?n t?o nên di?n m?o ??c ?áo c?a n?n ngh? thu?t ?ông Nam Á bên c?nh m?t n?n ngh? thu?t ?n ?? k? v?. Tháp Po Nagar, Nha Trang Hi?n nay, theo th?ng kê, hi?n còn l?i t?t c? 19 nhóm ??n-tháp ?ang t?n t?i trên m?t ??t, tính t? t?nh Qu?ng Nam ??n Bình Thu?n và ??k L?k ???c phân b? nh? sau:Qu?ng Nam: M? S?n, B?ng An, Kh??ng M?, Chiên ?àn.Bình ??nh: Ph??c L?c, Cánh Tiên, Bánh Ít, Bình Lâm, Th? Thi?n, D??ng Long, H?ng Th?nh.Phú Yên: Nh?n Tháp.Khánh Hoà: Po Nagar.Ninh Thu?n: Hoà Lai, Po Klaung Garai, Po Rôme.Bình Thu?n: Po ?am (Po T?m), Phú Hài.??k L?k: Yang Prong.Niên ??i c?a nh?ng ??n-tháp này tr?i dài t? th? k? th? VII-VIII ??n th? k? th? XVII-XVIII. Theo v?n bia, ph?n l?n nh?ng ??n-tháp tr??c th? k? th? VII-VIII ???c d?ng b?ng g?, nh?ng sau nh?ng c?n binh l?a, nh?ng ngôi ??n này ??u b? thiêu h?y, cho ??n kho?ng th? k? th? VII-VIII m?i xu?t hi?n nh?ng ??n-tháp xây b?ng g?ch nung và sa th?ch.Ki?n trúc Champa ch?u ?nh h??ng ngh? thu?t ?n ??. M?t t?ng th? nhóm ??n-tháp bao g?m m?t ngôi ??n chính, ti?ng Champa g?i là kalan, k?t h?p v?i nh?ng ??n th? nh?, nh?ng công trình ph? và ???c bao quanh b?i nh?ng b? t??ng th?p. Thông th??ng, m?t nhóm ??n-tháp Champa ph?i có ít nh?t 4 công trình là: mandapa (tháp Nhà), gorupa (tháp C?ng), kalan (?i?n th?) và kosa grha (tháp Ho?).Kalan t??ng tr?ng cho ng?n núi th?n tho?i Meru, cái tr?c c?a v? tr?, trung tâm hoàn v?; bao quanh núi Meru là các thiên th? và nh?ng ??i d??ng ???c t??ng tr?ng b?ng nh?ng ngôi ??n nh? và nh?ng b? t??ng th?p. H??ng chung c?a m?t t?ng th? th??ng là h??ng ?ông, h??ng m?t tr?i m?c, n?i m? ??u cho s? v?n hành c?a th?i gian và v? tr?.Kalan Champa là m?t ki?n trúc có bình ?? hình vuông, mái tháp hình chóp có ba t?ng và m?t ??nh tháp b?ng sa th?ch.??n-tháp Champa xây b?ng g?ch nung, ghép v?i nh?ng m?ng trang trí và ch?u l?c b?ng sa th?ch ? ?? tháp, khung c?a, trán c?a (tym-pan), ???ng di?m, v?t trang trí góc và ??nh tháp…V? k? thu?t xây d?ng c?a ng??i Champa c?, hi?n nay còn nhi?u gi? thi?t và ý ki?n khác nhau. Tuy nhiên, ph?n l?n các nhà nghiên c?u ?ã ??ng thu?n v? ch?t k?t dính có ngu?n g?c nh?a th?c v?t.?iêu kh?c: ??n-tháp Champa ???c trang trí tinh t?, c?u k?, th? hi?n s? k?t h?p hài hoà gi?a ngh? thu?t ?iêu kh?c và ngh? thu?t ki?n trúc. Ch? ?? chính trong ?iêu kh?c trang trí tháp là hoa lá, hình ng??i, hình ??ng v?t, các v? th?n, các con v?t huy?n tho?i theo n?i dung tôn giáo ho?c s? thi ?n ?? .D?a vào các y?u t? trang trí, s? thay ??i c?a k?t c?u ki?n trúc, s? xu?t hi?n hay m?t ?i c?a các motif trang trí, k?t h?p v?i nh?ng tài li?u liên quan (bia ký, các ngu?n s? li?u…), ?nh h??ng c?a các phong cách t? nh?ng n?n ngh? thu?t xung quanh nh? ?n ?? và các n??c láng gi?ng khác (nh? Môn, Kh?me, Vi?t, Java…), các nhà nghiên c?u ?ã chia ngh? thu?t trang trí và xây d?ng ??n tháp Champa t? th? k? th? VII ??n th? k? XV ra làm nhi?u phong cách khác nhau. ?iêu kh?c Champa n?i ti?ng v?i phù ?iêu và t??ng tròn. Riêng phù ?iêu c?ng ?ã có nhi?u hình th?c. Ngoài ch?m kh?c trên ch?t li?u ?á còn có ch?m kh?c tr?c ti?p lên g?ch tháp hay t?o hình trang trí trên g?ch tr??c khi nung. Nét ??c s?c c?a ?iêu kh?c Champa là nh?ng hình ch?m kh?c d??i d?ng phù ?iêu ??u mang xu h??ng h??ng t?i t??ng tròn – phù ?iêu n?i cao. T?ng nhân v?t, t?ng nhóm nhân v?t nh? tách r?i nhau, ??c l?p và g?n nh? bi?n thành nh?ng t??ng tròn riêng bi?t.S?u t?p hi?n v?t ?iêu kh?c l?n nh?t hi?n ?ang ???c l?u gi? t?i B?o tàng ?iêu kh?c Champa ? Tp. ?à N?ng. Nhi?u tác ph?m khác ???c gi? t?i các b?o tàng t?nh, các phòng VHTT huy?n, th?m chí ? c? m?t s? UBND xã. M?t s? không ít hi?n v?t l?u l?c ? các b?o tàng n??c ngoài và trong các s?u t?p t? nhân trong và ngoài n??c.Lo?i hình và ch? ?? ?iêu kh?c khá ?a d?ng, liên quan ??n ?n ?? giáo, Ph?t giáo, tín ng??ng b?n ??a… và có các nhóm chính sau:- T??ng th?.- ?ài th?.- Trán c?a (lá nh?/tym-pan).- Các trang trí ki?n trúc trên tháp.6.2. Minh v?nT?m bia Võ C?nh (Nha Trang, hi?n tr?ng bày ? sân B?o tàng L?ch s? Vi?t Nam) có niên ??i cu?i th? k? III ??u th? k? IV (niên ??i tr??c ?ây ??a ra là th? k? th? II) là bi ký s?m nh?t kh?c b?ng ch? Sanskrit. Sau quá trình ti?p bi?n v?n hoá-ngôn ng?, ng??i Champa ?ã sáng t?o ra h? th?ng v?n t? c?a mình ?? ghi ti?ng Ch?m. Minh v?n vi?t b?ng ch? Champa s?m nh?t ???c tìm th?y ? ?ông Yên Châu (Qu?ng Nam) có niên ??i th? k? IV.N?i dung c?a các minh v?n th??ng g?n v?i vi?c l?p ??n th? th?n, d?ng t??ng ho?c ghi nh? m?t s? ki?n quan tr?ng nào ?ó. Minh v?n ???c kh?c trên vách núi, trên bia, c?t ??n, tr? c?a, b? th?…Cho t?i nay, s? minh v?n Champa ?ã bi?t là 208 v?n b?n, trong s? ?ó có 69 b?n ?ã d?ch và công b? ch? y?u nh? công lao và nghiên c?u c?a các h?c gi? Pháp mà ?i?n hình là A. Bergaigne, E. Aymonier. Ng??i Ch?m hi?n nay c?ng không ??c ???c các v?n bia c? vì ?ang s? d?ng m?t h? th?ng v?n t? hoàn toàn khác.6.3. Thành c?Thành c? là m?t b? ph?n h?u c? c?a v?n hoá Champa. Ng??i Champa ?ã xây d?ng nhi?u toà thành trong ph?m vi v??ng qu?c c?a mình. Ph?n l?n nh?ng thành l?y này ?ã b? phá hu? nhi?u l?n, nh?ng do v? th? ??c ??a l?i th??ng ???c tái d?ng, tái s? d?ng qua nhi?u th?i ??i. Vì v?y, thành c? Champa th??ng ?n ch?a trong lòng nhi?u l?p tr?m tích v?n hoá t? s?m ??n mu?n và không ít tr??ng h?p ???c ng??i Vi?t c?u trúc l?i và tái s? d?ng. Nhi?u toà thành ???c xây d?ng trên c? t?ng c? trú s?m h?n, do v?y niên ??i c?a l?p c? trú không th? coi là niên ??i c?a xây d?ng thành. ?i?n hình nh? thành Trà Ki?u, niên ??i c?a t?ng c? trú s?m nh?t c?a Trà Ki?u hi?n nay ???c xác ??nh là t? th? k? I AD, nh?ng k?t qu? khai qu?t t??ng thành Nam cho th?y có l? t??ng thành ???c ??p s?m nh?t t? th? k? III, IV AD. Thành C? Lu? (Qu?ng Ngãi) ???c xây d?ng trên l?p c? trú Champa s?m có niên ??i ??u th? k? II AD và nh?ng ki?n trúc b?ng g?ch s?m nh?t ? ?ây có niên ??i kho?ng t? th? k? IV AD. Nh?ng nghiên c?u m?i ?ây t?i thành H? (Phú Yên) c?ng cho th?y k?t qu? t??ng t?.Theo s? li?u, vào th? k? th? IV, ng??i Champa ?ã h?c ???c cách xây thành t? Trung Hoa. Nh?ng phát hi?n kh?o c? h?c g?n ?ây ? Trà Ki?u, C? Lu?-Phú Th?, thành H? c?ng cho th?y ?i?u này. S? li?u ghi chép ??u tiên v? thành ???c ?? c?p trong Thu? kinh chú (cu?i th? k? V ??u th? k? VI), sau ?ó trong cu?n ?? bàn thành ký (th? k? XIX), thành Chà Bàn ???c mô t? khá t? m? và bên c?nh ?ó còn ?? c?p t?i 12 toà thành khác… B?n v? thành Trà Ki?u c?a ClayesTrên d?i ??t mi?n Trung hi?n nay còn v?t tích c?a m?t s? thành c? Champa nh? thành C? Lu? (Qu?ng Tr?), thành Hoá Châu, thành L?i (Th?a Thiên Hu?), thành Trà Ki?u (Qu?ng Nam), thành Châu Sa, thành C? Lu?-Phú Th? (Qu?ng Ngãi), Tra (Cha) thành, thành ?? Bàn (Bình ??nh), thành H? (Phú Yên), thành Diên Khánh (Khánh Hoà)…. Nh?ng thành này th??ng ???c xây d?ng ? nh?ng v? trí xung y?u, c?a sông, c?n bi?n hay ngã ba sông trong m?t quy ho?ch t?ng th? c?a vùng l?y sông làm tr?c chính và th??ng n?m bên b? Nam c?a sông.Nh?ng k?t qu? kh?o sát và khai qu?t g?n ?ây ? các thành nh? Trà Ki?u, C? Lu?, thành H?… cho th?y, khi xây d?ng toà thành, ng??i Champa ?ã l?i d?ng t?i ?a ??a hình t? nhiên nh? sông, gò, núi… ?? t?ng c??ng tính phòng th?/phòng ng? c?a t??ng thành và hào lu?. Thành Champa th??ng có c?u trúc kép hay th?m chí nhi?u l?p.Tuy v?y, cho ??n nay ch?a có b?t k? m?t thành nào ???c khai qu?t m?t cách có h? th?ng nên ch?a có m?t bình ?? c? th? v? t?ng th? quy ho?ch thành Champa. Có th? vòng thành bên ngoài th??ng có hình d?ng n??ng theo ??a hình, toà thành bên trong ???c ??p khá quy ch?nh. Nh?ng cu?c khai qu?t c?t thành Trà Ki?u hay thành H? m?i ?ây cho th?y: t??ng thành th??ng có m?t c?t ngang hình thang, bên ngoài d?c ??ng, bên trong thoai tho?i, hai bên ?p g?ch, d??i chân thành kè ?á, lòng t??ng ??p ??t lèn ch?t và t??ng thành th??ng ???c gia c? nhi?u l?n.6.4. C?ng th?Ng??i Champa là c? dân h??ng bi?n. Bi?n ?óng vai trò quan tr?ng và ?nh x? trong nhi?u khía c?nh ??i s?ng c?a h?. ??a hình bi?n mi?n Trung (b? và ??o ven b?) c?ng r?t thu?n l?i cho thuy?n bè neo ??u, trú ng?. Ngay t? th?i v?n hoá Sa Hu?nh ? ?ây ?ã hình thành nh?ng c?ng th? s? khai, có vai trò quan tr?ng trong ho?t ??ng ti?p xúc, giao l?u v?n hoá trong ngoài v??ng qu?c Ti?n Ch?mpa trong s?u t?p H? V?n Em, TP.?à N?ng D?a vào nh?ng phát hi?n ?? g?m Trung Hoa, g?m và thu? tinh Islam… t?i nhi?u các c?a sông ven bi?n l?n t? Qu?ng Tr? vào ??n Ninh Thu?n, k?t h?p v?i ghi chép trong th? t?ch c?, m?t s? nhà nghiên c?u ?ã xác quy?t m?t s? v?t tích c?ng th? c?a ng??i Champa. C?ng th? n?i ti?ng nh?t là Champapura th?i Lâm ?p ? C?a ??i (H?i An, Qu?ng Nam) v?i ti?n c?ng chính là Cù Lao Chàm. ? Quy Nh?n, Bình ??nh còn l?u d?u c?ng Th? N?i. Các c?ng này ?óng vai trò quan tr?ng trong vi?c hình thành và h?ng th?nh c?a con ???ng t? l?a qu?c t? trên bi?n vào nh?ng th? k? IX-X và nh?ng th? k? mu?n h?n. Tài li?u kh?o c? h?c c?a các ??t kh?o sát xác nh?n s? t?n t?i các c?ng Ròn, Gianh, Lý Hoà, Nh?t L? ? Qu?ng Bình; c?a Tùng (Lu?t), Mai Xá (trên c?ng c?a Vi?t hi?n nay 3-4km) ? Qu?ng Tr?; c?a Eo, c?a T? Hi?n ? Th?a Thiên Hu?; Nha Trang ? Khánh Hoà, Phan Rang ? Ninh Thu?n… có nhi?u kh? n?ng t?ng là các c?ng th? Champa.Theo các nhà nghiên c?u, c?u trúc th??ng c?ng Champa d??ng nh? khá th?ng nh?t theo m?t bình ?? t? ngoài vào nh? sau: C?a bi?n – ??m n??c – tháp – thành hay th? t? . Tuy v?y, c?n ph?i thêm vào c?u trúc này vai trò che ch?n, ti?n tiêu/ti?n c?ng c?a h? th?ng ??o ven b?. H? th?ng ??o này liên quan m?t cách h?u c? v?i nh?ng c?u trúc trong ??t li?n theo m?t tr?c sông ch? ??o. Ví d? ?i?n hình v? c?u trúc này là Cù Lao Chàm (Chiêm B?t Lao) ngoài c?a sông Thu B?n. Cù Lao Ré ? Qu?ng Ngãi. Có th? nh?n rõ vai trò c?a các ??o-c?a sông khác ngay trên b?n ?? ??a lý mi?n Trung hi?n ??i.6.5. ??a ?i?m c? trúCho t?i nay, ?ã phát hi?n và khai qu?t hàng ch?c ??a ?i?m thu?c v?n hoá Champa. Ph?n l?n di tích có tính ch?t ph?c h?p, ?a ch?c n?ng. D?a trên nghiên c?u v?t tích c? trú còn l?i có th? th?y nh?ng di tích c? trú Champa, ??c bi?t là nh?ng di tích thu?c giai ?o?n n?a ??u thiên niên k? I AD phân b? trùng kh?p v?i ??a bàn c?a v?n hoá Sa Hu?nh tr??c ?ó. Hi?n t??ng chung là trên các khu m? v?n hoá Sa Hu?nh th??ng có l?p v?n hoá Champa, hay nh?ng di tích Champa hay ???c tìm th?y k? c?n nh?ng khu m? chum c?a v?n hoá Sa Hu?nh.Tính ch?t c?a các ??a ?i?m r?t ?a d?ng và ph?c t?p, nh?ng ??a ?i?m này th??ng ?a ch?c n?ng (c? trú, phòng v?, trung tâm chính tr?, kinh t?…), trong khi các cu?c khai qu?t l?i có di?n tích h?n ch?. Thông th??ng các di tích nh? thành hay ??n-tháp trong m?t ph?c h?p di tích th??ng ???c xây d?ng trên n?n c?a l?p c? trú s?m h?n, ví d? ?i?n hình nh? khu di tích Trà Ki?u, C? Lu?, thành H?…Niên ??i c?a các ??a ?i?m: Có hai nhóm hay chính xác h?n có ba giai ?o?n ?ng v?i tính ch?t v?n hoá s?m mu?n c?a các di tích. Nhóm 1: giai ?o?n s?m t? Công nguyên ??n th? k? II, III AD. Nhóm 2: t? th? k? III AD ??n th? k? VII,VIII và nhóm 3: t? th? k? IX-X… v? sau. H?u h?t các ??a ?i?m ??u có niên ??i kéo dài su?t t? nhóm niên ??i 1 ??n 2, ?i?n hình nh? Trà Ki?u, H?u Xá I (di ch?), Tr?ng S?i…. M?t s? khác ch? thu?c nhóm niên ??i 3 nh? Nam Th? S?n, Bãi Làng…7. ??i s?ng c?a c? dânNg??i Champa có m?t n?n kinh t? ?a ngành ngh?. Tr??c tiên là ngh? nông tr?ng lúa n??c, dâu t?m, bông, hoa màu (v?i nhi?u gi?ng cây ngo?i nh?p t? Nam Thái Bình D??ng nh? mía, khoai…); ngh? r?ng, khai thác lâm th? s?n g? quý nh? qu?, tr?m h??ng, h? tiêu…; ngh? bi?n; ngh? th? công (rèn s?t, d?t v?i l?a, làm g?m, g?ch, ngói, ch? t?o ?? thu? tinh, ?á ng?c, khai khoáng và làm m? ngh? vàng b?c…), phát tri?n ngh? buôn bán ???ng bi?n, ???ng sông và ???ng núi. C? c?u kinh t? này là s? k? th?a và phát huy c? c?u có s?n tuy ch?a hoàn ch?nh c?a v?n hoá Sa Hu?nh tr??c ?ó. M?t s? ngành ngh? nh? làm g?m, g?ch, ngói, rèn s?t, ch? t?o ?? trang s?c b?ng thu? tinh, buôn bán b?ng ???ng bi?n ?ã ???c xác nh?n qua nh?ng tài li?u kh?o c? h?c nh?ng n?m g?n ?ây. Nh?ng thành t?u c?a các ngành ngh? khác m?i ch? ???c bi?t qua nh?ng t? li?u gián ti?p, qua nh?ng ghi chép trong th? t?ch c? Trung Hoa, bia ký…M?t trong nh?ng thành t?u n?i b?t c?a Champa là nh?ng ti?n b? v? nông nghi?p. Ng??i Ch?m ?ã t?o ra gi?ng lúa ch?u h?n. Khi di th?c gi?ng lúa này ra châu th? B?c b? (trong s? g?i là lúa Chiêm Thành hay lúa Chiêm, lúa Ch?m), gieo c?y c? hai v?. T? tháng 7 ??n tháng 10, tr?ng lúa tr?ng ? ru?ng b?ch ?i?n, t? tháng 12 ??n tháng 4, tr?ng lúa ?? ? ru?ng xích ?i?n. ?? thích ?ng v?i vùng ??t khô h?n Trung B?, c? dân v??ng qu?c Champa ?ã có hàng lo?t các bi?n pháp tr? thu? và s? d?ng n??c nh? c?n n??c, gi?ng, kênh, h? ??p…. ??c bi?t là h? th?ng khai thác nh?ng ngu?n n??c m?nh n?i hay ng?m, phân c?n, chia dòng ch?y s? d?ng n??c vào các m?c ?ích khác nhau ch?ng xói mòn ? nh?ng vùng ??i gò hay c?n cát… (“thu? h?” ch? dùng c?a Tr?n Qu?c V??ng). Có nhi?u kh? n?ng nh?ng “thu? h?” c?a ng??i Champa mà sau này ng??i Vi?t k? th?a và s? d?ng là m?t trong nh?ng bi?n pháp tr? thu? ??c ?áo, thích ?ng tuy?t v?i v?i môi tr??ng sinh thái v?a khô h?n v?a l? l?t mi?n Trung Vi?t Nam. V?t tích c?a nh?ng “thu? h?” này hi?n nay v?n còn th?y ? nhi?u vùng thu?c các t?nh Qu?ng Tr?, Qu?ng Nam, Ninh Thu?n, Bình Thu?n…. Nh?ng công trình s? d?ng n??c nh? gi?ng hay tr? thu? nh? ??p, kênh mà d?u v?t còn l?i cho ??n t?n ngày nay ? mi?n Trung Vi?t Nam c?ng là minh ch?ng cho chi?n l??c thích nghi này. Ng??i Champa ?ã bi?t khai thác và t?n d?ng m?i th? m?nh c?a các h? sinh thái ? mi?n Trung Vi?t Nam. Nh?ng gi?ng n??c c?a ng??i Champa không nh?ng ph?c v? cho nhu c?u tôn giáo, dân d?ng, mà còn ???c ph?c v? cho m?c ?ích th??ng m?i. Nhi?u s? li?u còn ghi l?i vi?c ng??i Champa bán n??c ng?t cho các thuy?n buôn n??c ngoài. Ngh? làm ngói, g?ch hình thành và phát tri?n t? r?t s?m. T?i nh?ng ??a ?i?m kh?o c? h?c có niên ??i t? ??u Công nguyên nh? Gò C?m, Trà Ki?u, V??n ?ình-Khuê B?c (l?p trên)… ?ã phát hi?n ra nhi?u lo?i ngói khác nhau. Theo các nhà nghiên c?u, ngh? s?n xu?t v?t li?u xây d?ng này có ngu?n g?c t? bên ngoài, có nhi?u kh? n?ng t? Trung Hoa (tr?c ti?p ho?c gián ti?p qua mi?n B?c Vi?t Nam), n?u so sánh lo?i v?t li?u này v?i nh?ng v?t li?u t??ng t? ? Trung Qu?c, Mi?n B?c Vi?t Nam, Nh?t B?n, Tri?u Tiên… cùng giai ?o?n. Theo Chamstudies.wordpress.com
0 Rating 759 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
Lâm ?p, Champa và di s?n  Nguy?n ??c Hi?p (theo Viet Ecology Foundation)Trong chuy?n v? l?i Vi?t Nam vào ??u n?m 2004, tôi có d?p vi?ng th?m mi?n trung Vi?t Nam ch? y?u là ? ba thành ph? chính: Hu?, ?à N?ng và H?i An. Hu? th? m?ng ???m nét Vi?t Nam, H?i An c? kính v?i nhi?u ?nh h??ng c?a v?n hoá Hoa ki?u (Minh H??ng), và ?à N?ng thì l?i m?i m? và n?ng ??ng. Có l? ?a s? khách du l?ch s? ch?n Hu? hay H?i An là ??a ?i?m ?áng th?m nh?t qua b? d?y l?ch s? và nét c? kính c?a hai thành ph? này. Nh?ng chính ?à n?ng là n?i tôi chú ý h?n vì ? ??y có Vi?n b?o tàng v?n hoá Ch?m ch?a ??ng nhi?u b?o v?t quý giá c?a n?n v?n minh c? Champa. Trong l?a tu?i tu?i h?c trò ? trung h?c, tôi r?t thích môn h?c l?ch s? và tò mò v? v??ng qu?c Ch?m. S? tò mò pha l?n lãng m?ng và nu?i ti?c m?t n?n v?n minh ?ã tàn l?i, có l? m?t ph?n b? ?nh h??ng t? t?p th? “?iêu tàn” c?a Ch? Lan Viên. G?n ?ây, tôi có d?p ??c t?p th? “Tháp N?ng” và các bài nghiên c?u có giá tr? v? v?n hoá Ch?m c?a Inrasara (Phú Tr?m), m?t ng??i Vi?t g?c Ch?m. Cu?c hành trình tr? v? ngu?n g?c Ch?m c?a Inrasara ???c k? l?i r?t chân tình và c?m ??ng, làm tôi ray r?c và càng mu?n h?c h?i thêm v? m?t b? ph?n dân t?c và v?n hoá ít ???c quan tâm ??n ? Vi?t Nam. Tôi ??n th?m Vi?n b?o tàng ?à N?ng v?i m?c ?ích tìm hi?u v? quá trình phát tri?n m? thu?t Ch?m qua các phong cách khác nhau c?a các tháp Ch?m.Champa ?ã bi?n m?t cách ?ây g?n 2 th? k?, nay ch? còn ?? l?i các di tích Ch?m, r?i rác ? các t?nh Trung ph?n Vi?t Nam, nh? Trà Ki?u, M? S?n, ??ng D??ng, Kh??ng M?, Tháp M?m.. Vi?n b?o tàng Ch?m, do nhà nghiên c?u Pháp Parmentier thành l?p n?m 1919, ?ã thu th?p các b?o v?t, nh? t??ng, b?, công trình ki?n trúc, ?iêu kh?c c?a các ??n, cung ?i?n.. t? nhi?u n?i ?? t?n gi?. Nh?ng n_ t?i ?ây, trãi qua nhi?u bi?n c? l?ch s?, các di s?n ??c s?c c?a v?n minh Ch?m c?ng không thoát qua nhi?u s? m?t mát, l?u l?c. Ngày 9 tháng 12 n?m 1946, trong nh?ng ngày ??u c?a chi?n tranh Vi?t-Pháp, gi?a s? h?n lo?n và thi?u an ninh ? ?à N?ng, vi?n b?o tàng ?ã b? xâm nh?p. R?t nhi?u b?o v?t c?ng nh? t? li?u trong th? vi?n ?ã bi ?ánh c?p (1). H?n m?t n?m sau, vào n?m 1948, Tr??ng Vi?n ?ông bác c? ?ã g?i ông Manukus ??n ?? h?i ph?c l?i vi?n b?o tàng. H?n 150 b?o v?t này ?ã ???c tìm l?i t? nhà dân, tr?i lính, phi tr??ng và t?n ? Lào (Savanakhet). N?m 1954, Vi?n b?o tàng là n?i trú ng? c?a kho?ng 300 ng??i dân di t?n chi?n tranh. N?m M?u Thân 1968, trong tr?n ?ánh chi?m l?i Hu?, Vi?n b?o tàng này ?ã tr? thành tr?i t?p trung và là n?i ?n ? c?a quân ??i Nam Vi?t Nam. Gi?a nh?ng s? sô b?, h?n ??n, va ch?m và không có s? b?o v? và b?o trì nh? v?y, thì s? h? h?i, hay m?t mác các t??ng ?á, các công trình ?iêu kh?c t?t nhiên ?ã x?y ra. G?n ?ây trong n?m 1996, các nhân viên vi?n b?o tàng ?ã tình c? tìm ra ???c 157 m?nh c? v?t ?ã ???c chôn d??i lòng ??t trong khuôn viên c?a vi?n b?o tàng.Champa ?ã bi?n m?t qua nh?ng c?n b?o l?ch s?, nh?ng di s?n c?a n?n v?n minh này c?ng ?ã ch?u ??ng nhi?u s? c? không may m?n. M?t s? ph?n h?m hiêu c?a n?n v?n minh Ch?m ? Tr?i qua nhi?u th? k?, các ngôi tháp Ch?m ? nhi?u n?i b? h? h?i và ?? nát b?i th?i gian và do thiên nhiên tác ??ng. Theo Lê Quí ?ôn thì Ngô Th? Lân, vào th? k? 18, ?ã ?? l?i bài th?, Chà bàn c? thành hoài c?, cho th?y tình tr?ng s? sát, b? hoang c?a các tháp, ?i?n ?ài c?a v??ng qu?c Champa cách ?ây h?n 200 n?m(8).Bóng tà d?ng ng?a ??ngMan mác n?i h? vongL?ng uy?n làm chùa Ph?t;Cung ?ình thành ru?ng càyNúi tàn tr? tháp c?;N??c c? hi?n thành hoangTh?n ??o nguyên vô c?;C?a tây tràn kh?c bia(b?n d?ch)Không khác chi tình tr?ng hi?n nay c?a nhi?u tháp c? kh?p mi?n trung Vi?t Nam.Trong cu?c chi?n v?a qua, di tích ??ng D??ng h?u nh? b? hu? ho?i hoàn toàn do bom ??n . M?t m?t mác to l?n ??i v?i nh?ng th? h? v? sau.H?u nh? t?t c? nh?ng gì ta bi?t v? v?n minh Ch?m là ??ng t? góc ?? c?a ng??i không ph?i Ch?m. Ngày nay, trong sách giáo khoa ??i h?c c?a giáo s? D. Hall v? l?ch s? ?ông Nam Á (2), ta có th? bi?t t?ng quát v? l?ch s? ??t n??c Champa. Tuy v?y ph?n l?n d? ki?n t? sách c?a Hall là d?a vào nh?ng công trình nghiên c?u tiên phong c?a các h?c gi? Pháp nh? G. Coedes, H. Parmentier và H. Maspero ? ??u th? k? 20.Nói chung v? kh?o c? và s? c?a các n??c Champa, Cam B?t và m?t s? n??c khác ? ?ông Nam Á thì ch? vào ??u th? k? 20 ng??i ta m?i bi?t ???c nhi?u mà thôi. Tr??c ?ó không m?y ai bi?t nhi?u v? Cambodia có m?t n?n v?n minh Angkor r?c r?, c? s? c?a Nam D??ng c?ng mù t?t cho ??n khi Coedes khám phá ra v??ng qu?c SriVijaya ? Sumatra, còn s? c?a Champa thì mù m?, ch? bi?t qua t? li?u c?a các n??c láng gi?ng nh? Vi?t Nam (??i Vi?t s? ký toàn th?) hay c?a Trung qu?c (T?ng s?, Minh s?..) ??n khi Finot, Parmentier, Majumdar và Maspero khám phá ra b?ng ph??ng pháp có h? th?ng. N_ c? trong s? c?a ?n ??, tr??c ?ây hoàng ?? Ashoka ch? ai bi?t nhi?u, ch? nghe tên trong vài kinh ?i?n Ph?t giáo, ??n khi Princep khám phá ra qua bia ký là có th?t, m?t nhà vua hi?n tri?t chu?ng ??o Ph?t v?i m?t v??ng qu?c r?ng l?n.H?u nh? t?t c? khám phá v? v??ng qu?c Champa là t? nh?ng ký t? trên ?á và nh?ng gì bi?t qua t? s? ký c?a Trung qu?c nói v? các dân t?c trên. T? ?ó l?ch s? các n??c ?ã ???c vi?t và ghi l?i. Gi?i nh?ng ký t? trên ?á ?? bi?t ??n v?n minh c? ? ?ông Nam Á c?ng không kém khó kh?n và mang tính cách ??t phá nh? gi?i ra ???c ch? vi?t c? Ai c?p qua t?ng ?á Rosetta c?a n?n v?n minh Ai C?p.Ph?i nói là v?n minh Trung Hoa ?ã ?óng góp không l?n vào v?n minh nhân lo?i qua s? phát minh ra gi?y và dùng nó trong quan tri?u ?? ghi và truy?n l?i cho h?u th? nh?ng tham kh?o r?t giá tr? v? các n??c chung quanh. Vi?t Nam c?ng nh? Trung Qu?c có nh?ng t? li?u l?ch s? quí giá (nh? ??i Vi?t s? ký toàn th?), còn các n??c khác ? ?ông Nam Á, không có truy?n th?ng vi?t s? ?ánh d?u giai ?o?n c?a các tri?u vua, mà dùng lá và ?á ?? vi?t nay thì t?t c? ch? vi?t có giá tr? trên lá ??u ?ã ra tro b?i ho?c còn r?t ít rãi rác ? các thôn Ch?m, ch? ?? l?i m?t vài ch? trên các t?ng ?á mà thôi.Hi?n nay nghiên c?u v? v?n minh và v?n hóa Ch?m ?ã ???c quan tâm và ?ã có m?t s? công trình nghiên c?u có giá tr? ???c xu?t b?n g?n ?ây ? Vi?t Nam. ?ây là m?t d?u hi?u ?áng m?ng cho s? nghiên c?u Ch?m h?c ? Vi?t nam. Tr??c ?ây, trong các th?p niên 1970 và sau 1975, có s? dè d?t trong s? nghiên c?u Ch?m h?c, vì ngành này ?a s? là do các nhà nghiên c?u n??c ngoài, ch? y?u là Pháp, khai phá và phát tri?n v?i s? c?ng tác c?a m?t s? c?ng tác viên Ch?m và Vi?t. S? dè d?t nghi k? c?a ng??i Vi?t v? m?c ?ích chính tr? ??i v?i các công trình nghiên c?u Ch?m h?c không ph?i là không có lý do. Vì ?ã có nhi?u th? l?c chính tr? l?i d?ng ?? chia r?, hay mu?n tách r?i ??a ph?n ?? ??c l?p làm khó kh?n cho Vi?t Nam trong nh?ng n?m chi?n tranh ch?ng th?c dân, gi?m ?i ti?m n?ng và b??c ti?n c?a l?ch s?. Nh?ng s? dè d?t và nghi ng? này n?u ?i quá c?ng có h? qu? là trong lãnh v?c Ch?m h?c, “sân ch?i” ch? dành cho l?c l??ng ng??i n??c ngoài nghiên c?u mà Vi?t Nam thì ch? có l?a th?a vài ng??i.N?m 1984, tôi có d?p v? th?m Vi?t Nam và nhân d?p này có ti?p xúc v?i nhóm nghiên c?u ? vi?n Khoa h?c Xã h?i ? Thành ph? SG. Khi tôi ?? c?p ??n s? thích v? nghiên c?u v?n minh Ch?m thì m?i ng??i ??i thái ?? và h?i dè d?t lo âu, anh tr??ng ban chuy?n qua ?? tài v? các l?c l??ng ch?ng chính quy?n ? Tây Nguyên và sau ?ó không còn bàn v? ?? tài Ch?m h?c n?a. Ch? có bác qu?n gia già ? th? vi?n sau ?ó nói chuy?n v?i tôi vui v? v? các sách v? Ch?m h?c mà bác bi?t r?t nhi?u t? khi bác làm vi?c ? ?ây t? tr??c n?m 1945. Kho?ng cu?i th?p niên 1990, t? ch?c Toyota Foundation ?ã tài tr? cho Gs Tr?n K? Ph??ng xu?t b?n b? sách t?ng h?p v? s? hi?u bi?t hi?n nay v? v?n minh Champa ? Vi?t Nam nh? tr??c ?ây h? ?ã tài tr? cho b? sách v? v?n minh ?ông S?n do Gs Hà V?n T?n xu?t b?n. Không may là s? vi?c ?ã không thành.Ngày nay Vi?t nam ?ã khác nhi?u và t? tin h?n v? ??t n??c mình qua s? chuy?n mình v? kinh t? và tìm n?ng trong t??ng lai. T? duy c?ng ?ã thay ??i t? th?i chi?n qua th?i bình m?c d?u có nh?ng khó kh?n trong nh?ng n?m chuy?n ti?p. S? v?ng tin này c?ng th? hi?n trong lãnh v?c v?n hóa, v?n h?c và nghiên c?u trong nh?ng n?m g?n ?ây. Vi?n Nghiên c?u ?ông Nam Á ?ã thành l?p. Vi?t Nam ngày nay là thành viên c?a t? ch?c ASEAN. C?ng ??ng Ch?m ? Vi?t Nam là g?ch n?i v?i các thành viên Indonesia, Mã Lai cùng tôn giáo và liên h? ngôn ng?. Các n??c này ?ã có nh?ng ch??ng trình ho?t ??ng v?n hóa, nghiên c?u chung v?i c?ng ??ng Ch?m. S?i dây liên h? gi?a Vi?t Nam và ?ông Nam Á s? càng ?an k?t và th?t ch?c.Bài này có m?c ?ích gi?i thi?u và tóm t?t l?ch s?, v?n hóa Ch?m và m?t s? thành qu? nghiên c?u g?n ?ây ? Vi?t Nam và n??c ngoài. Hy v?ng s? giúp chút ít cho ??c gi? th?y m?t hình ?nh toàn c?nh v? s? hi?u bi?t v? v?n minh Ch?m trong lãnh v?c Ch?m h?c hi?n nay.L?n ??u tiên sau nhi?u n?m qua ?ã có m?t h?i ngh? Ch?m h?c vào tháng 8/2004 ? Singapore qui t? m?t s? h?c gi? t? nhi?u n??c nh? Vi?t Nam, Singapore, Nh?t, Anh, M?, Pháp. Nhi?u báo cáo, khám phá m?i có giá tr? ?ã ???c thông báo: nh?ng hi?u bi?t v? v?n minh Sa Hu?nh và Ch?m qua ??a ?i?m kh?o c? Trà Ki?u, liên h? gi?a ngôn ng? Ch?m và các ngôn ng? dân t?c ? Tây Nguyên. M?t ?i?m ?áng chú ý trong các b?n báo cáo là các tài li?u Trung qu?c tr??c kia ch?a ???c quan tâm ??n nay ?ã ???c m?t s? h?c gi? nghiên c?u: Minh s?, T?ng h?i y?u t?p cao và C?u Phiên Chí. “T?ng h?i y?u t?p cao” có nhi?u thông tin v? Champa t? 960-1180 nh? s? liên h? c?a Champa v?i tri?u ?ình T?ng, Chân L?p, Srivijaya, ??i Vi?t (thu?c Giao Châu th?i b? Trung qu?c ?ô h? và sau khi ??c l?p n?m 960), phong t?c Ch?m, nông nghi?p, th??ng m?i hàng h?i...Ti?p n?i công trình b? d? c?a Boisselier khi ông này m?t, Emmanuel Guillon n?m 2002 ?ã xu?t b?n tác ph?m v? ngh? thu?t Ch?m qua nh?ng b?o v?t ? vi?n b?o tàng ?à N?ng. Sách có giá tr? tham kh?o, t?ng h?p s? hi?u bi?t t? tr??c ??n nay k? c? nh?ng khám phá các di v?t kh?o c? m?i thu th?p ???c.? Vi?t Nam, các sách v? v?n hóa, v?n h?c, ngh? thu?t Champa c?a Ngô V?n Doanh, Insara, Tr?n K? Ph??ng... v?i nh?ng hi?u bi?t m?i c?ng ?ã ???c xu?t b?n. Lãnh v?c Ch?m h?c nh? có lu?ng sinh khí m?i m? ??u cho th?i k? Ph?c h?ng trong nghiên c?u mà tr??c ?ây ?ã b? b? quên, ít ???c quan tâm trong m?t th?i gian dài, sau nh?ng công trình khám phá tiên phong c?a các h?c gi? Pháp trong giai ?o?n n?a ??u th? k? 20.  IndrapuraNói v? vùng ??t t? ?èo Ngang, Hoành S?n ??n ?èo H?i Vân (Qu?ng Bình, Qu?ng Tr? và Th?a Thiên) là vùng giao ?i?m c?a hai v?n minh t? h??ng B?c và h??ng Nam h?i ??o. ?ây là vùng ??t "??m" c?a hai n?n v?n minh ?n-Hoa. Di tích Ch?m trong vùng này còn ? M? ??c, Qu?ng Bình, Hà Trung, Th?ch An, Bích La (5) c?ng nh? ? dãi c?n ? C?a Tùng, C?a Vi?t. Di tích Tháp Ch?m ???c tìm th?y ? An Xá (Do Linh), Cam Giang, Cam L?, C? Thành Ái T? và Trà Liên (6).T?i vùng này, ng??i ta c?ng tìm ???c nhi?u ?? g?m x?a c?a v?n hoá Ch?m và Trung qu?c t? th?i ???ng, T?ng, Minh.. ch?ng t? x?a kia ? ?ây c?ng có th? là n?i có các h?i c?ng th??ng m?i s?m u?t không kém c?ng H?i An v? sau này.Xa h?n n?a vào th?i ti?n s?, vùng này là n?i chuy?n ti?p c?a giao l?u v?n hóa Sa Hu?nh và v?n minh ?ông S?n qua ?èo Ngang. N?i ?ây còn có các di tích v?n hóa Sa Hu?nh ? C?n Bàu, ??o C?n C?, C? Trai ? C?a Tùng. ?? ??ng ?ông S?n ?ã ???c tìm th?y ? Tam M?, Phú Hòa và m?i ?ây t?n mãi Bình ??nh, còn nh?ng khuyên tai hai ??u thú và các h?t chu?i thu? tinh thu?c v?n hoá Sa Hu?nh, thì tìm th?y ???c ? Xuân An, Làng V?c (Ngh? An, Hà T?nh). V?n hoá Sa Hu?nh ???c các nhà kh?o c? Vi?t Nam và n??c ngoài cho là có không gian chính t? Qu?ng Nam ??n ??ng Nai.Tháng 8, 2001 ? Th?a Thiên, Hu?, tình c? tìm ???c m?t ngôi tháp Ch?m nh?, ??nh tháp ?ã m?t, thân tháp cao kho?ng g?n 2m. Theo Ngô V?n Doanh, ngôi tháp này (g?i là tháp M? Khánh) có niên ??i ? th? k? 8. Nh? v?y là ngôi tháp Ch?m c? nh?t hi?n còn thu?c phong cách M? S?n E1.Trong chi?n tranh ch?ng Mông c? d??i ??i vua Tr?n Nhân Tông, liên minh Ch?m-Vi?t ?ã thành công ??y lui hi?m h?a xâm l?ng t? ph??ng b?c qua ???ng b? và th?y. T? s? liên k?t này qua chính sách chi?n l??c sáng su?t c?a vua Tr?n Nhân Tông, mà Jaya Simhavarman III (Ch? Mân) c?ng ?ã ??ng ý theo l?i ?? ngh? c?a th??ng hoàng Nhân Tông, trong d?p ông r?i n?i tu d??ng ? núi Yên T? ?i vi?ng Champa, ?? l?y công chúa Tr?n Huy?n Trân, em gái c?a vua Tr?n Anh Tông. Trong hôn nhân Ch?m-Vi?t này, lãnh th? Ch?m là châu Ô và châu Rí (Qu?ng Tr? và Th?a Thiên) ?ã ???c nh??ng t?ng cho ??i Vi?t. Trong th?i tr? vì c?a vua Ch? Mân, quy?n l?c Ch?m r?t m?nh trãi r?ng ??n t?n Tây Nguyên nam ph?n. Tháp Yang Prong ? Tây Nguyên và tháp Jaya Simhalingesvara (tháp Pô Klaung Garai) n?i ti?ng ? Phan Rang là do chính Ch? Mân xây d?ng.Tuy nhiên sau khi Nhân Tông và Jaya Simhavarman m?t, vua Anh Tông hoàn toàn thay ??i chánh sách. Chi?n tranh Ch?m-Vi?t tr? l?i kh?c li?t h?n khi Champa ?òi l?i vùng ??t ?ã nh??ng.Theo Minh s?, m?t trong nh?ng lý do nhà Minh ?ã g?i t??ng Tr??ng Ph? xâm l?ng ??i Vi?t là ??i Vi?t ?ã nhi?u l?n xâm ph?m lãnh th? Champa. S? gi? Ch?m lúc này ?ã dùng chi?n thu?t ngo?i giao r?t có tác d?ng. H? ?ã báo cáo th??ng xuyên r?t nhi?u l?n và nh? nhà Minh tr? giúp quân s? hay mua võ khí ?? ?ánh tr? ??i Vi?t. Nh?ng c?ng chính s? chi?m ?óng và ?ô h? ??i Vi?t c?a nhà Minh trong m?t th?i gian ?ã ??a ??n các nguyên nhân d?n ??n s? suy tàn c?a v??ng qu?c Ch?m sau khi ??i Vi?t dành l?i ???c ??c l?p. Theo Wade (14) thì có 2 nguyên nhân chính: (a) S? chi?m ?óng và qu?n lý c?a nhà Minh ? ??i Vi?t và các qu?n ? Indrapura ?ã m? r?ng ph?m vi ??i Vi?t khi quân Minh rút ?i (b) S? chuy?n giao k? thu?t quân s? (súng ?ng) c?a nhà Minh vào ??i Vi?t. Ð?n th?i Lê Thánh Tông, v??ng qu?c Ch?m hoàn toàn b? m?t th? trong t??ng quan l?c l??ng quân s?. Champa b?t ??u tàn l?i sau khi th? ph? Vijaya b? tàn phá v?i dân s? m?t ph?n b? tiêu di?t và ph?n khác b? b?t làm tù binh mang v? ??i Vi?t.Theo Shiro Momoki, qua các t? li?u nh? “T?ng h?i y?u t?p cao”, “Ch? Phiên Chí” thì Champa vào th? k? 10 ??n 11 v?n còn các c? c?u xã h?i, chính quy?n ? phía b?c ?èo H?i Vân. Nh? v?y quan ?i?m cho r?ng ng??i Vi?t liên t?c m? r?ng xu?ng phía Nam t? th? k? 10 là không ?úng. N_ c? ? th? k? 14, Champa không suy tàn nh? ta ngh?, mà v?n phát tri?n ho?t ??ng th??ng m?i v?i Trung Qu?c và các n??c trong vùng. V?i bông, ?? g?m Ch?m xu?t kh?u ??n các n??c ?ông Nam Á h?i ??o. C?a Th? N?i là c?ng quan tr?ng ? bi?n Nam mà Kublai Khan coi là c?ng ti?p n?i t? c?ng Qu?ng Châu ??n c?ng Quilam ? nam ?n ??. Nh? v?y s? nam ti?n c?a ??i Vi?t sau 1390 ch? có th? ???c coi nh? là m?t chi?n th?ng len l?i t? sau l?ng.AmaravatiT? ?èo H?i Vân (Qu?ng Nam) xu?ng phía nam ??n giáp Bình ??nh là vùng tr?ng ?i?m c?a v?n minh Ch?m v?i các di tích l?n nh? M? S?n, Trà Ki?u, ??ng D??ng, Kh??ng M?, Chiên ?àn. N?i ?ây ? ??ng D??ng ?ã tìm th?y t??ng ph?t ??ng r?t ??p ??y m? thu?t (hi?n còn tàng tr? ? vi?n b?o tàng Thành ph? SG). ??c bi?t các t??ng ?iêu kh?c, ki?n trúc ? ??n ??ng D??ng ch?u ?nh h??ng c?a Ph?t giáo ??i th?a. Trong t?t c? các di tich Ch?m, ngh? thu?t Ch?m ??ng D??ng là ??c ?áo sáng t?o và là n?i duy nh?t có ch?u ?nh h??ng t? t??ng t? Trung qu?c ph??ng b?c. Di tích ??ng D??ng h?u nh? ?ã b? hu? di?t hoàn toàn trong cu?c chi?n tranh v?a qua.Trà Ki?u hay Simhapura (Thành ph? s? t?, t? ch? Simha, Singha ngh?a là s? t? và pura là thành ph?) là kinh ?ô x?a nh?t c?a Champa ? Amaravati. Tr??c c? 2 thành ph? "s? t?"khác ? ?ông Nam Á là Singapore (Lion City, t? Singha và pura) và Singburi (Singha và buri (thành ph?)), g?n Ayuthaya, Thái Lan. X?a kia s? t? còn hi?n di?n ? C?n ?ông và B?c ?n (các vua ng??i Assyria th??ng ?i s?n b?n s? t? nh? trên các bia kh?c ??n ?ã mô t?), sau này s? t? Á châu tuy?t ch?ng ch? còn l?i s? t? ? Phi Châu. Theo Ngô V?n Doanh (16) thì t? Trà Ki?u hi?n nay là bi?n âm t? ch? Ch?m c? ya – sông, n??c và ch? Ph?n: keo - ng?c, mà ng??i Vi?t g?i là thành Sông Ng?c ?? ch? thành ph? Simhapura. Mariko Yamagata, Ian Glover, Nguy?n Kim Dung c?a nhóm nghiên c?u Vi?t-Anh-Nh?t khai qu?t ? Trà Ki?u (1997-2000) và ? Gò Cam (2000) g?n sông Thu B?n, cách thành c? Trà Ki?u 3.5km v? phía ?ông. T?i ?ây ?ã tìm th?y các h? ??t gi?ng các hi?n v?t ? Trà Ki?u, các ?? g?m, ??ng, d?u ?n th?i Hán, di tích nhà g? c? nh?t (???c xác ??nh kho?ng ). D??i t?ng khai qu?t trên là các di v?t thu?c v?n hóa Sa Hu?nh, cho th?y có s? liên t?c và ng??i Ch?m là h?u du? c?a ng??i Sa Hu?nh. ??a ?i?m Gò Cam g?n ba di tích m? chôn Sa Hu?nh: Gò Mi?u Ông, Gò Mã Voi, Gò Vàng. Ông Yamagata cho r?ng Trà Ki?u và Gò Cam xu?t hi?n n_ sau s? suy tàn c?a v?n hóa Sa Hu?nh. T?ng cu?i nh?t c?a ??a ?i?m kh?o c? Hoàn Châu (Trà Ki?u) và Gò Cam ???c th?m d?nh ? n?a ??u th? k? 2.M? S?n là di tích Ch?m l?n nh?t, n?m trong thung l?ng, d?c theo m?t con su?i. N?i ?ây có nhi?u ??n, tháp, bia ký ???c nhi?u tri?u ??i trong l?ch s? Ch?m xây d?ng. Nh? bia ký tìm ???c mà ng??i ta bi?t ???c là ng??i sáng l?p ra M? S?n vào th? k? th? 4 là vua Bhadravarman I . Dù th? ?ô có d?i hay ? n?i nào khác do th?i cu?c, các vua chúa Ch?m v?n h??ng v? M? S?n ?? t??ng nh? và xây ??n th?. Thánh ??a M? S?n vì th? có nhi?u ki?n trúc khác nhau theo các phong thái riêng c?a m?i th?i.. Ph?n l?n nh?ng công trình ki?n trúc hi?n còn ? M? S?n ???c xây d?ng vào th? k? th? 10 có chung m?t phong cách ki?n trúc ???c các nhà nghiên c?u g?i chung là phong cách M? S?n A1. Tr??c phong cách M? S?n A1 là các nhóm tháp thu?c th? k? 8 ??n 9. Qua l?ch trình phát tri?n ki?n trúc Ch?m thì trong 2 th? k? 8 và 9, có ba phong cách khác nhau ???c nh?n ra là phong cách M? S?n E1, phong cách Hoà Lai và phong cách ??ng D??ng.Trong cu?c chi?n tranh Vi?t-M? v?a qua, ??n M? S?n A1 và vài di tích lân c?n ?ã b? phá hu? khi trúng bom máy bay M? trong m?t phi v? oanh kích. Vào n?m 1988, trong m?t công trình th?y l?i, ng??i ta tình c? khám phá ra di tích tháp An M?, Tam K? v?i nhi?u ?iêu kh?c ?á nh? b? linga-yoni, trang trí ki?n trúc (??nh, c?t tháp), m?nh v? c?a t?m bia… Niên ??i ???c th?m ??nh vào ??u th? k? 10, thu?c phong cách chuy?n ti?p t? ??ng D??ng ??n M? S?n A1.Vào n?m 1997, t?nh Qu?ng Nam và chính ph? Vi?t Nam ?ã ?? ngh? và xin Liên Hi?p Qu?c ??a Trà Ki?u, M? S?n và ??ng D??ng lên danh sách nh?ng di s?n c?a th? gi?i (World Heritage list) ?? b?o t?n. ?ây là nh?ng di tích v?n hóa x?a nh?t ? Trung Vi?t Nam, lâu h?n Hu? h?n 12 th? k?. Hi?n nay qu?n th? M? S?n ???c công nh?n là m?t di s?n v?n hoá th? gi?i.??ng D??ng (Indrapura) m?t th?i là kinh ?ô c?a Champa d??i tri?u ??i Indrapura. Tri?u ??i Indrapura, do vua Indravarman II sáng l?p, b?t ??u t? n?m 875. Các ??n tháp c?a phong cách M? S?n A1 ??u ???c xây d?ng d??i tri?u ??i Indrapura. Sau h?n m?t th? k? phát tri?n, kinh thành Indrapura b? tiêu h?y trong tr?n chi?n v?i vua Lê ??i Hành vào n?m 982. N?m 1000, vua Ch?m Harivarman II r?i h?n th? ?ô v? Vijaya ? phía Nam.M?t s? ng??i Ch?m c?ng ?ã di c? qua ??o H?i Nam (và hi?n nay h? v?n còn) sau cu?c chinh ph?t c?a Lê Hoàn vào Amaravati. M?t t??ng c?a Lê Hoàn là L?u K? Tông, ph?n l?i nhà Lê, t? x?ng v??ng ? Amaravati (986-988) ?ã cai tr? hà kh?c và hu? di?t ??n ?ài và nhi?u bia ký ? M? S?n nên m?t s? ng??i Champa ?ã ch?y ??n ??o H?i Nam (Trung Qu?c). Theo s? gia Maspero thì, vì b? m?t nhi?u bia ký (th? k? 8 – 10), nên trong giai ?o?n này l?ch s? Champa không ???c bi?t nhi?u (9).VijayaM?c d?u Indrapura và Amaravati v?n là lãnh th? Ch?m khi d?i ?ô v? Vijaya vào n?m 1000, Indrapura và Amaravati ?ã tr? thành các t?nh ngo?i vi, không còn chi?m v? trí quan tr?ng v? kinh t?, chính tr? c?a Champa. N?m 1286, ??t Indrapura phía b?c ?èo H?i Vân nh??ng cho ??i Vi?t khi vua vua Ch?m c??i công chúa Huy?n Trân. Vua Champa Ch? B?ng Nga l?y l?i ???c trong chi?n tranh v?i ??i Vi?t. n?m 1390, khi Ch? B?ng Nga m?t, Indrapura m?t h?n, và sau ?ó không lâu Amaravati c?ng r?i vào tay ??i Vi?t.Sau khi b? m?t Indrapura và Amaravati vào tay ??i Vi?t thì vùng ??t t? Bình ??nh ??n Phú Yên là n?i dân t?c Ch?m rút v? t?p trung ra s?c ch?ng ch?i l?i cu?c nam ti?n c?a ??i Vi?t. Khi dân Vi?t ?i vào ??nh c?, thì ng??i Ch?m có ??c tính và khuynh h??ng là không bám tr? ? l?i. ?a s? h? d?i ?i ? ch? khác xu?ng phía Nam, ch? không ? l?i v?i ng??i Vi?t. Có th? ?ây là vì hai v?n hóa có s? khác bi?t nhi?u.T?p trung quanh khu v?c kinh ?ô m?i Trà bàn (Vijaya), h? c?ng c? g?ng l?y l?i m?t cách vô v?ng nh?ng vùng ??t phía b?c ?ã b? m?t. Nh?ng ??n n?m 1471, kinh ?ô Trà bàn c?ng ?ã b? th?t th? và tàn phá khi vua Lê Thánh Tông ?em quân chinh ph?t Chiêm Thành. Lê Thánh Tông ?ã dùng chính sách phá h?y v?n hóa ?? tiêu di?t dân t?c và n?ng l?c tinh th?n n??c Ch?m: ??n ?ài, cung ?i?n, tháp, bia ký, t? li?u ph?n ?nh ??c tr?ng c?a v?n hoá Ch?m ??u b? phá h?y, quân dân và ngh? nhân b? tàn sát hay b? b?t ?i. M?t Vijaya coi nh? v?n m?nh c?a Champa ?ã tàn. ??i v?i ??i Vi?t thì Lê Thánh Tông là v? vua thành công nh?t d??i tri?u Lê trong lãnh v?c v?n hóa, k? c??ng xã h?i d?a vào nho h?c. Lê Thánh Tông là ??i di?n tiêu bi?u cho v?n minh Trung qu?c ph??ng b?c ??i ch?i v?i v?n minh ?ông Nam Á. C?t l?i v?n minh b?n ??a ?ông Nam Á c?a ??i Vi?t ?ã b? ?è nén và d?n d?n b? tan loãng d??i l?p v?n hóa Hán nho. Trong cu?c “xung ??t v?n minh” s?ng còn này, v?n minh Champa ?ông Nam Á ?ã ph?i lùi m?t b??c dài quy?t ??nh tr??c b??c ti?n c?a v?n minh nho h?c Trung qu?c.Không nh?ng b? áp l?c t? ??i Vi?t ? ph??ng B?c, mà Champa còn ??i di?n v?i v??ng qu?c Khmer ? phía Nam. Vào th? k? 12, quy?n l?c Khmer ? Angkor lan r?ng và ?nh h??ng ??n Champa gây ra các cu?c xung ??t gi?a Angkor và Vijaya. T? th? k? 12 ??n 15, Champa ?ã ch?u hai s?c ép t? ??i Vi?t và Angkor. ?ó c?ng là nguyên nhân d?n t?i s? suy vong c?a Champa. Sau khi Champa ?ánh chi?m và tàn phá Angkor n?m 1177, vua Khmer Jayavarman VII ?ã gi?i phóng th? ?ô Angkor n?m 1181, ti?n ?ánh chi?m Vijaya và Champa. T? n?m 1203, Champa tr? thành m?t t?nh c?a Khmer cho ??n n?m 1220 thì Champa dành ???c l?i ??c l?p, sau cu?c th?m b?i c?a liên quân Khmer, Xiêm, Pagan ?ánh vào ??i Vi?t, d??i tri?u vua Sri Jaya Paramesvaravarman II mà bia ký ?á ? Ch? Dinh (Phan Rang) cho th?y. C?ng không l? gì mà r?t nhi?u ki?n trúc, ?iêu kh?c ??n tháp ? Vijaya ch?u ?nh h??ng c?a ngh? thu?t Khmer.Hi?n nay thành Vijaya (Trà Bàn) không còn, ch? còn chút v?t tích t??ng thành ?? l?i. Chính gi?a thành, trên m?t gò nh? còn tr? l?i duy nh?t tháp Cánh Tiên (tháp ??ng). Ngoài ra có hai con voi ?á và hai con s? t? ?á r?t l?n g?n l?ng Võ Tánh. ?iêu kh?c và mô típ c?a t??ng voi và s? t? ?á cho th?y chúng thu?c gi?ng các t??ng ?iêu kh?c ? tháp D??ng Long. Các công trình ki?n trúc khác còn l?i hi?n nay ? vùng Vijaya là các tháp Bánh Ít, Bình Lâm, Th? Thi?n, Phú L?c, tháp Nh?n. Phong cách ki?n trúc này ???c g?i là phong cách Bình ??nh hay phong cách Chánh L?. Phong cách Bình ??nh có niên ??i vào kho?ng cu?i th? k? 10 ??n cu?i th? k? 11. Tháp Bình Lâm là tháp duy nh?t ? ??ng b?ng thay vì nh? các tháp khác ? trên ??i. Tháp Bình Lâm g?n m?t thành c?. Thành này ?ã b? ?? nát, không còn d?u tích n?a. N?i ?ây chính là v? trí c?ng Th? N?i, mà quân ??i Vi?t và quân Nguyên Mông C? lúc ?i ?ánh Champa ?ã ?? b? tr??c khi ti?n v? Vijaya theo ???ng b? t? c?ng.  Kauthura Vùng ??t này hi?n nay thu?c ??a ph?n t?nh Khánh Hòa. Kauthura n?i b?t vào th?i k? sau Lâm ?p mà s? Trung qu?c g?i là n??c Hoàn V??ng. S? Trung qu?c không còn ?? c?p ??n Lâm ?p sau ?ó n?a. Quy?n l?c c?a Champa chuy?n t? phía b?c xu?ng Kauthara ? phía nam. Vì th? th?i Hoàn V??ng, Champa có nhi?u liên h? và ?nh h??ng v?i Chân L?p và Java. Tính ch?t th? th?n Visnu và theo Ph?t giáo tr?i h?n theo ??o th?n Siva. Th?i Hoàn V??ng, Champa ch?u nhi?u ??t t?n công t? Java nh? bia ký ? ??n Po Nagar cho th?y gi?c Java ??n c??p t??ng th?n và phá ??n. Vua Satyavarman ?ã cho d?ng l? vào n?m 784 t??ng Yan Pu Nagara (n? th?n m? ??t n??c). ?ây là b?ng ch?ng ??u tiên và c? nh?t v? t?c th? n? th?n m? x? s? Po Nagar c?a Champa. Theo bia ký thì th? ?ô c?a Champa th?i Hoàn V??ng là Virapura. V? trí c?a Virapura ch?a ???c xác ??nh, nh?ng ch?c là ? vùng Kauthura hay Panduranga.Vào th?i Hoàn V??ng (758-859), các ki?n trúc Ch?m ???c xây d?ng theo phong cách Hòa Lai (t? tên tháp Hòa Lai ? ?ông b?c Phan Rang). Phong cách ki?n trúc r?t g?n v?I phong cách Chân l?p và Indonesia. ? Po Nagar, g?n Nha Trang có nhi?u bia ký, k? c? hai bia c?a v? vua cu?i cùng th?i Hoàn V??ng, Vikrantavarman III.Panduranga (Phan Rang)?ây là vùng c? ??a cu?i cùng còn sót l?i c?a v??ng qu?c Ch?m. N?m 1692, khi vua Po Saut ??nh chi?m l?i lãnh th? Ch?m Kauthura b? m?t tr??c ?ây, chúa Nguy?n ?ã g?i quân ?ánh ch?n và b?t ???c Po Saut. Chi?m ???c Panduranga, chúa Nguy?n ??i tên Champa Panduranga thành tr?n Bình Thu?n và xác nh?p vào lãnh th? ?àng trong. Lãnh th? cu?i cùng c?a m?t n??c Champa ??c l?p coi nh? b? m?t và chính th?c không còn hi?n di?n n?a. Tuy v?y vào n?m 1693, dân Panduranga ?ã n?i d?y. Th?y khó lòng d?p ???c cu?c n?i lo?n này, chúa Nguy?n bu?c ph?i bãi b? Bình Thu?n và tr? l?i Panduranga cho vua Po Saktiraydaputih (em c?a vua Po Saut) v?i ?i?u ki?n là m?i n?m Champa Pandugara ph?i tri?u c?ng.Trong g?n su?t th? k? 18, Panduranga n?m gi?a vùng tranh ch?p c?a Tây S?n và chúa Nguy?n. N?m 1802, khi Nguy?n Ánh Gia Long th?ng ???c Tây S?n, vùng Panduranga ???c Gia Long cho thi?t l?p là vùng t? tr?, cai qu?n b?i Po Sau Nun Can, m?t b?n ??ng hành thân thi?t c?a Gia Long trong th?i k? chinh chi?n v?i Tây S?n. Su?t d??i tri?u Gia Long, Panduranga ???c t? tr? nh? m?t ti?u qu?c d??i s? b?o h? c?a vua Gia Long và t?ng tr?n Gia ??nh thành Lê V?n Duy?t. Khi Gia Long m?t n?m 1820, Minh M?ng lên ngôi v?i chính sách trung ??ng t?p quy?n và t? t??ng d?a theo mô hình Thanh tri?u ? Trung qu?c. Panduranga tr? thành con ch?t trong s? tranh ch?p quy?n l?c gi?a Minh M?ng và Lê V?n Duy?t. N?m 1828 khi vua Panduranga m?t, Minh M?ng t?n phong m?t viên ch?c Ch?m thân v?i Minh M?ng lên thay th?, nh?ng Lê V?n Duy?t ?ã thay viên ch?c này v?i ng??i con c?a Po Sau Nun Can. V? này thân v?i Lê V?n Duy?t ch?u qui thu?n, tr? thu? và tri?u c?ng Gia ??nh thành. K? t? n?m 1828, s? ph?n Panduranga vì th? g?n li?n v?i Lê V?n Duy?t.Khi Lê V?n Duy?t m?t (1832), Minh M?ng ?ã ra tay tr?ng ph?t không nh?ng các lãnh ??o, ch?c s?c ? Gia ??nh thành và v? vua Champa ?ã c? gan tri?u c?ng t?ng tr?n Gia ??nh thành mà t?t c? dân ? Gia ??nh thành và Panduranga c?ng b? v? lây qua s? tr? thù c?a Minh M?ng: ru?ng b? t?ch thu và dân b? b?t xung vào lao công. S? hà kh?c ??i s? tàn nh?n c?a Minh M?ng v?i dân ? Gia ??nh thành và Panduranga mà tr??c ?ây ?ã trung thành và giúp ?? Gia Long trong cu?c chi?n v?i Tây S?n, ?ã gây ra làn sóng b?t bình, ph?n n? n?i d?y kh?p mi?n Nam. Lê V?n Khôi ?ã t?p trung nhi?u thành ph?n trong xã h?i, nhi?u s?c t?c (Hoa ki?u ? Gia ??nh, Ch?m ? Panduranga) n?i lên ch?ng l?i Minh M?ng. ? Panduranga, cu?c n?i d?y ???c l?nh ??o b?i Katip Sumat, m?t ng??i Ch?m theo ??o H?i. Cu?i n?m 1833, cu?c n?i d?y c?a Lê V?n Khôi và Sumat không thành công. Minh M?ng ?ã x? t?i dân Gia ??nh và Panduranga tàn kh?c h?n.Sau khi cu?c kh?i ngh?a c?a Lê V?n Khôi b? d?p t?t, vua Minh M?ng ?ã bãi b? ti?u qu?c Panduranga, xác nh?p vào t?nh Bình Thu?n. ??u n?m 1834, Thak Va lãnh ??o dân Panduranga n?i lên l?n cu?i c? l?p l?i v??ng qu?c Champa nh?ng ch? trong vòng m?t n?m, gi?c m?ng cu?i cùng c?a Champa ?ã b? d?p t?t. Lê Thánh Tông ? th? k? 15 kh?i ??u cho s? suy vong c?a Champa. ??n ??i Minh M?ng ? th? k? 19, v? vua nho h?c theo mô hình v?n minh Hán Trung qu?c này ?ã khai t? v??ng qu?c Champa c?a v?n minh ?ông Nam Á.Khác v?i nh?ng vùng khác, Panduranga hi?n v?n còn c?ng ??ng ng??i Ch?m sinh s?ng, ?a s? t?p trung ? Ninh Thu?n và Bình Thu?n. Vì th? nhi?u tháp trong vùng (nh? Po Rome, Po Klaung Garai) v?n còn ???c dùng ?? th? cúng và trong các d?p l? h?i, ch? không b? b? hoang nh? ? các ??n tháp ? Amaravati, Vijaya và Kauthura. Tháp Pô Klaung Garai n?i ti?ng ? Phan Rang là do Ch? Mân (Jaya Simhavarman III) xây lên ?? th? cá nhân mình vào th? k? 14. ??n này tr??c ?ây còn có tên là Jaya Simhalingesvara. Tháp v?n còn ???c ng??i Vi?t và Ch?m dùng ?? th? cúng. Trên các tr? c?a c?a tháp chính, có các ký t? k? l?i vi?c vua Jaya Simhavarman III dâng ??t và nô l? cho th?n Jaya Simhalingesvara.Lâm ?pTheo s? Trung qu?c (L??ng th?) thì ng??i lãnh ??o l?p ra Lâm ?p (Lin-yi) là m?t th? hào ??a ph??ng tên là Khu Liên. Tr??c ?ó nh?ng ng??i ? vùng này ?ã qu?y vùng Nh?t Nam d??i s? b?o h? ng??i Hán, L??ng th? c?ng g?i dân ? T??ng Lâm là "b?n man di" Khu Liên. Cho nên t? Khu Liên có th? không là tên m?t ng??i mà là tên chuy?n âm t? ngôn ng? ?ông Nam Á c?, Khu Liên - Kurung, có ngh?a là t?c tr??ng, vua.Ng??i Lâm ?p h? là ai ?.Tr??c h?t ta h?y xem s? li?u Trung qu?c sau ?ó các khám phá v? bia ký ? M? S?n và Trà Ki?u (Simhapura) còn sót l?i ?? tìm hi?u v? con ng??i Lâm ?p.Mã ?oan Lâm (Ma Tuan-Lin), s? gia ng??i Trung Hoa th? k? 13 vi?t v? các dân t?c phía Nam Trung qu?c d?a vào s? c?a nhà L??ng, Hán và Tùy ?ã miêu t? nh? sau v? nh?ng ng??i và phong t?c dân Lâm ?p vào th? k? th? 4. ?ây có th? coi là tài li?u c? nh?t và lý thú nh?t v? dân t?c h?c nói v? ng??i ?ông Nam Á b?ng ti?ng Hán. (Trích t? G. Coedes (3), d?ch t? ti?ng Hán ra Pháp r?i sang Anh ng? t? b?n "Ethnographie des peuples etrangers a la Chine, ouvrage compose au XIIIe siecle de notre ere, trans., Marquis d' Hervey, Geneva, 1883)"C? dân ? ?ây xây t??ng nhà b?ng g?ch nung, ph?t trên g?ch là m?t l?p vôi. Nhà ???c xây trên m?t n?n hay sân g?i là kan-lan (chú thích: kan-lan ti?ng Ch?m ngh?a là n?n sân, hi?n nay ng??i Ch?m g?i sân tháp Ch?m là kan-lan). C?a nhà th??ng ??t ? h??ng b?c, ?ôi khi ? phía ?ông hay tây không có m?t qui t?c nh?t ??nh nào .. ?àn ông và ?àn bà không có m?t y ph?c nào khác ngoài m?t ?o?n v?i ki-peh qu?n quanh ng??i (chú thích: t? Ch?m). H? khoét l? bông tai ?? ?eo các vòng trang s?c nh?. Nh?ng ng??i có ch?c s?c ??u ?i chân ??t. Nh?ng phong t?c này c?ng ???c theo ? v??ng qu?c Phù Nam và t?t c? các v??ng qu?c khác phía xa quá Lâm ?p. Vua ??i nón cao trang trí v?i hoa màu vàng và chung quanh vi?n nón ???c t?a g?n v?i núm tua b?ng l?a. Khi ra ngoài nhà vua c?i voi; ?i tr??c là các kèn tù và và tr?ng, vua ???c che d??i m?t dù làm b?ng v?i ki-peh, chung quanh là nô tì c?m c? xí c?ng ???c làm b?ng v?i ki-peh.?ám c??i lúc nào c?ng ???c t? ch?c vào ngày th? tám c?a tr?ng. Chính ng??i con gái ?i h?i con trai, vì con gái ???c xem là th? y?u. Hôn nhân gi?a nh?ng ng??i cùng h? không b? ng?n c?m. Nh?ng ng??i ngo?i qu?c này có cá tính d? d?n và ác. V? khí c?a h? g?m có cung, tên, ki?m, giáo, và n? làm b?ng g? tre.Nh?c c? h? dùng r?t gi?ng nh?c c? c?a chúng ta : ?àn tì bà, ?àn b?u 5 giây, sáo v.v… H? c?ng dùng kèn tù và và tr?ng ?? báo hi?u cho dân chúng.H? có m?t to và sâu, m?i th?ng và cao, tóc qu?n ?en. ?àn bà bu?i tóc trên ??nh ??u thành hình nh? búa ri?u… (chú thích : ?ây ?úng là ng??i thu?c gi?ng Austronesia ? d?c qu?n ??o Malay, Indonesia..)Nghi l? tang c?a vua b?t ??u 7 ngày sau khi vua m?t, còn các quan ??i th?n thì 3 ngày sau khi m?t, và ng??i dân th??ng 1 ngày sau khi ch?t. B?t k? ch?c t??c c?a ng??i m?t, thi hài ??u ???c bó l?i c?n th?n, sau ?ó ???c mang ??n b? bi?n ho?c b? sông gi?a nh?c tr?ng và ?i?u múa, và ???c h?a thiêu trên dàn c?i. Sau khi thi hài c?a vua ???c h?a tán, x??ng c?t còn l?i ???c b? vào h? làm b?ng vàng và ném xu?ng bi?n. Còn x??ng c?t c?a các quan l?i thì ??ng trong h? b?c và ném xu?ng c?a sông. V?i th??ng dân, h? ??t ??ng c?t ném xu?ng sông là ?? (chú thích: ?ây ?úng là phong t?c x?a c?a ng??i Ch?m indonesian v?i ngu?n g?c v?n hoá sông, n??c, bi?n).…"Mã ?oan Lâm (Ma Tuan Lin) vi?t v? ng??i Lâm ?p (Lin-yi) ? th? k? th? 4 ch?ng t? cho ta th?y h? là ng??i nói ti?ng Indonesian và là t? tiên c?a ng??i Ch?m hi?n nay. Ng??i Ch?m lúc này ?ã bi?t khai thác tr?m h??ng, qu?, ngà voi (vùng h? c? ng? r?t nhi?u voi), s?ng tê, vàng..??c bi?t h? bi?t dùng cát tr?ng ?? n?u thu? tinh làm bát, ?? trang s?c. T?t c? các ??c s?n vùng này ?ã có mang sang Trung Qu?c trong nh?ng hành trình c?a các s? gi? Ch?m Lâm ?p. S? sách Trung Hoa g?i nh?ng thu? tinh này là "l?u li" (t? ch? Ph?n (sanscrit) verula).Th? thì bia ký có xác th?c s? li?u Trung qu?c nh? v?y không ? th? k? th? 3 và 4?.N?m 1898, ki?n trúc M? S?n ???c khám phá tình c? b?i m?t ng??i Pháp tên O. Paris trong r?ng ? m?t thung l?ng h?p. Nó ?ã hoang tàn qua bao th? k?. ?i?m l? là s? ta t???i Lê không nh?c ??n thành ph? c? này và nó bi?n m?t trong bóng t?i ??n khi ???c khám phá.L. Finot và H. Parmentier, G. Coedes ?ã ??n và nghiên c?u tìm ra ???c bao v?n t? bia ký trong vùng này và ph? c?n Trà ki?u, ?ông D??ng. M?t trong nh?ng bia ký (th? k? 4) là bia nói v? vua Bhadravarman l?p ra M?-s?n và Trà Ki?u trên vùng ??t mà ng??i Ch?m g?i là Amaravati (Qu?ng nam). ?ây là bia c? nh?t b?ng ti?ng Ch?m hay b?ng ti?ng th? ng? Indonesian trong th? gi?i ng??i Indonesian. Bia nói v? sùng bái v?t thánh thiêng c?a ngu?n r?ch hay gi?ng n??c c?a vua. ?i?u này cho th?y vùng Amaravati (Qu?ng Nam) là n?i c? ng? c?a ng??i nói ti?ng Ch?m ? th? k? th? 4. Theo nhà kh?o c? Madeleine Colani thì các gi?ng c?, ???c tìm th?y nhi?u ? Qu?ng Tr? khám phá t? ??u th? k? 20 và các n?m g?n ?ây c?a các nhà kh?o c? Vi?t Nam, là có ngu?n g?c c?a dân Ch?m Indonesian.S? n??c ta có nh?c t?i vùng ??t Vi?t Th??ng và d?a vào m?t s? tài li?u Hán c?a Trung Qu?c. Nh? trong ??i Nam Nh?t Th?ng Chí, nói v? vùng Qu?ng Nam: "Nguyên x?a là ??t Vi?t-Th??ng Th?, ??i T?n (246-207 tr??c D??ng l?ch), thu?c v? T??ng qu?n, ??i Hán (206-1 tr??c d??ng l?ch, 1-129 sau d??ng l?ch) thu?c qu?n Nh?t Nam"Theo Hán th?: qu?n Nh?t Nam có huy?n L? Dung và Châu Ngô. ? L? Dung có b?n n??c L??m vàng, theo truy?n thuy?t t?i Sông Tranh và Sông Tu thu?c ??o Trà N? ph? Th?ng Bình th??ng có s?n xu?t vàng.V?y thì t? 2 th? k? tr??c D??ng l?ch cho ??n th? k? 4 (khi Lâm ?p là dân t?c Ch?m Indonesia ch?ng Austronesian), ??t Vi?t-Th??ng hay T??ng Lâm có nh?ng dân t?c nào ? ?ó?.Theo s? Trung qu?c, thì sau Khu Liên, các vua k? ti?p c?a Lâm ?p là Ph?m Hùng (Fan Hsiung), Ph?m D?t (Fan Yi), Ph?m V?n (Fan Wen), Ph?m Ph?t (Fan Fo, sau này theo bia ký thì ?ó là Bhadravarman) và Ph?m Tu ??t (Fan Hu-ta). D??i th?i Ph?m Hùng, Ph?m D?t và Ph?m V?n s? Lâm ?p ?ã dùng "ch? vi?t H?" (t?c ch? ?n ?? ch? Ph?n) trong v?n th?. ?i?u này ch?ng t? ?nh h??ng t? phía Phù Nam và Nam Ch?m.Riêng Ph?m V?n, c? v?n cho Ph?m D?t, m?t s? s? li?u Trung qu?c có nói là ng??i Hán t? Giang Châu. Theo Coedes thì Ph?m V?n là ng??i Lâm ?p s?ng ? Trung qu?c t? 313??n 316 và ?ã h?p th? v?n hóa Hán ch? không ph?i là ng??i Hán.Tr??c khi Khu Liên thành l?p n??c Lâm ?p (n?m 192), thì tr??c ?ó vào n?m 137, vùng T??ng Lâm ?ã b? xâm l?ng b?i nh?ng ng??i x? phía Nam biên gi?i Nh?t Nam. Theo Coedes thì gi?c "man di" ?ó n?u không là Ch?m thì là c?ng nh?ng ng??i ch?ng t?c Indonesian.Các v? vua trên ch?c ch?n không ph?i là h? Ph?m mà là Hán phiên âm c?a ch? ??a ph??ng. R?t có th? ?ó là phiên âm c?a t? Pô hay Pha. Pô ti?ng Ch?m Indonesian là chúa, vua hay l?c tr??ng (nh? Po Nagara).Nh? v?y có th? nói là t? gi?a th? k? th? 2 ??n th? k? th? 4 thì vùng ??t s? ta g?i là Vi?t-Th??ng c? b?n là n?i ng??i Ch?m Austronesian c? ng?. Tr??c ?ó, r?t có th? là nh?ng b? l?c Môn-Khmer, M??ng .. ?ã b? ng??i Ch?m ??y lùi và tiêu di?t.Hi?n nay ? vùng x? Qu?ng trên các cao nguyên có các dân t?c Mon-Khmer nh? Vân Ki?u, Pa kô, Tà ôi.. v?n còn c? trú, và trên Tây Nguyên Nam Trung b?, ng??i Gia Rai, Rhade c?a ch?ng Austronesian x?a v?n còn và có ít ?nh h??ng t? Ch?m Austronesian.Tóm l?i, ??t Vi?t Th??ng x?a kia có các b? l?c thu?c ch?ng Mon-Khmer nh? Vân Ki?u, Bru, Pa kô, Tà Ôi hay có th? M??ng và Austronesian c? ng? trong cùng m?t không gian. Sau ?ó ??n th? k? th? 2 thì thành ph?n Austronesian t? b? bi?n ??n. Thành ph?n này ?ã b? ?n hóa, có th? t? Funan ho?c các v??ng qu?c ?n hóa trong vùng ?ông Nam Á. Ch?ng Ch?m Austronesian này v?n hóa cao h?n ?ã ??y nh?ng nh?ng dân t?c khác vào trong n?i ??a. Sau này ta c?ng bi?t là sau ?ó ng??i Ch?m ?ã c? g?ng chinh ph?c các dân t?c vùng Tây Nguyên mà d?u v?t Ch?m trên Tây nguyên hi?n nay v?n còn. ??n th? k? 3 và 4 thì ??t Vi?t-Th??ng, hay T??ng Lâm, Lâm ?p ho?c Amaravati ?ã là c?a ng??i Ch?m Indonesian.  V??ng qu?c Lâm ?p hay Champa ? Sách Hán "Thu? kinh chú" ghi tên g?i c?a n??c Lâm ?p là: "Lâm ?p là huy?n T??ng Lâm.. sau b? ch? "T??ng" ch? g?i là Lâm ?p.Th?c s? nói Lâm ?p, Hoàn v??ng hay Champa là m?t qu?c gia hay n??c thì c?ng không ?úng l?m theo s? ??nh ngh?a c?a ngày nay. T? dùng ?úng h?n là mandala, t? ng? mà nhà nghiên c?u O. Wolters (13) ?ã ?? ngh? cho th? ch? Champa trong giai ?o?n này. "Mandala" m?t lo?i liên hi?p các "ti?u qu?c". Ng??i Champa có hai b? t?c l?n: b? t?c Cau và b? t?c D?a. Dòng Cau (kramuk vansh) tr? vì mi?n B?c g?m Indrapura (Bình Tr? Thiên), Amaravati (Qu?ng nam, Qu?ng Ngãi) và Vijaya (Bình ??nh, Phú Yên). Dòng D?a tr? vì mi?n Nam g?m K
0 Rating 335 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
Tại sao gọi là biển Nam Trung Quốc mà không gọi là biển Champa? Biên dịch từ bài báo tiếng Malaysia : Putra Champa Lưu ý: Khu vực Biển Đông (Tức vùng biển nằm trang khu vực Việt Nam, Philppin, Malaysia, Indonesia…) được thế giới gọi là “South China Sea” tức "Biển Nam  Trung Quốc”. Nếu ta gọi là “biển Nam Trung Quốc” thì tất cả mọi người trên thế giới sẽ hiểu đó là phần biển ở vùng Đông Nam của Châu Á, được bao bọc bởi các quốc gia như Malaysia và đảo Borneo. Phía bắc của nó được tính từ đảo Đài loan và kết thúc cực nam ở Singapore, diện tích của nó vào khoảng 3,500,000 km². Bản đồ chung của Khu vực Đông Nam Á Hiện nay vùng biển này được gọi là “ biển Nam Trung Quốc”. Nhưng ít có ai biết rằng vùng biển rộng lớn này đã có thời được biết đến với tên “Biển Champa”. Đều này nói lên sẽ khiến không ít những người nghe được phải giật mình, nhưng đó là sự thật. Tại sao người ta lại gọi nó là biển Champa? Biển Champa ( trong tiếng Mã Lai, Laut(la-ut) có nghĩa là biển) Trước tiên ta hãy giải thích danh từ “Champa”. Champa thật ra là tên của một vương quốc vốn được xây dựng  bởi sắc dân Malayo-poynesian ( Mã Lai- Đa Đảo) hay chúng ta có thể gọi tắt là tộc người Mã Lai. Đế chế Mã Lai này được biết đến với tên gọi Campa nagara ( vương quốc Champa), họ đã từng kiểm soát một vùng đất đai rộng lớn ở phía nam Đông Nam á ngày nay. Đế chế này được hình thành vào thế kỉ thứ 2 và kết thúc vào năm 1832. Trong quá trình tồn tại vương quốc này đã bao phen giãn, co phần đất đai của mình . Điều này đã dẫn đến kinh đô của vương quốc được di dời rất nhiều lần, cụ thể là Indrapura (875-978M), Vijaya (978-1485M) và cuối cùng là Pandurangga (1485-1832M) cho đến khi bị xóa sổ hẳn bởi tộc người phương bắc ( nam Trung Hoa). Đế chế Champa hùng mạnh nhất vào khoàng năm 800 đến năm 1000. Trong khoảng thời điểm đó, Người Chăm rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị và tơ lụa với các nước như Trung Quốc, Nusantara ( Indonesia, Malaysia, brunei…ngày nay) và nước Abbasiah ở Baghdad (Bát Đa- xứ 1001 đêm). Vào khoảng năm 800, người Chăm được biết đến với tài đi biển rất gỏi và những thương nhân tài ba. Theo ông  Tan Sri Prof. Emeritus Dr. Ismail Hussein,chủ tịch hội nhà văn Malaysia gọi tắt là (GAPENA) có nói. Vùng biển mà ngày nay được gọi là Biển Nam Trung Quốc thật sự trước kia được gọi là Biển Champa, nó từng là một vùng thương mại và vận chuyển quan trọng của người Chăm. Sự hùng cường về thương mại và vận chuyển của đế chế Champa nhanh chóng được nổi tiếng và rất nhiều người biết đến không chỉ ở Nusantara mà là toàn thể thế giới lúc bấy giờ, dẫn đến vùng biển này được gọi với tên Biển Champa. Biển Champa có thể được xem là “sân chơi” của các tộc người Mã Lai. Dấu vết của sự kiện này vẫn được tìm thấy ở những vùng đất đai mà ngay nay người Mã Lai vẫn đang nấm quyền sở hữu, cụ thể là tiểu bang Kelantan của Malaysia. Sự nổi tiếng về thông thương qua lại giữa Champa và Malaysia lúc bấy giờ mạnh đến nổi khiến vùng đất này (bang Kelantan)được gọi là “ nơi dừng chân của Chepa”. “ Chepa” ở đây là Champa phát âm theo giọng địa phương của người Kelantan-Pattani. Có lẽ chúng ta hãy nên trả lịch sử về cho lịch sử. Và những đứa con Melayo-polynesian(cụ thể là sắc dân Chăm) chúng ta nên tự hào và trách nhiệm với tên gọi này. *Theo nguồn nguyên bản tiếng Malaysia : http://putrachampa.blogspot.com/2011/02/kenapa-laut-china-selatan-kenapa-tidak.html
0 Rating 498 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
TỪ VỰNG LỊCH SỬ VĂN HOÁ CHAMPA - TRẦN KỲ PHƯƠNG   A Agni: Thần Lửa/Hỏa Thiên, vị thần hộ trì phương Đông - Nam của thiên giới. Amaravati: Địa danh của một vùng ở miền Nam Ấn Độ, nơi có trường phái nghệ thuật Phật giáo phát triển từ sau thế kỷ thứ 2 CN. Danh hiệu này cũng để gọi một tiểu quốc của Champa ở vùng Quảng Nam ngày nay. Amitabha: Đức Phật A Di Đà, vị Phật của ‘ánh sáng vĩnh cửu’ trong Phật giáo Đại thừa; thế giới của ngài ở Tây Phương Tịnh Độ. Đức Bồ tát Quán Thế Âm là một hóa thân của ngài. Angkor: Di tích kiến trúc kỳ vĩ của Campuchia gồm nhiều đền - tháp đồ sộ bằng đá, đạt đến tuyệt đỉnh của nghệ thuật Khmer vào thế kỷ khoảng 12-14 CN Avalokitesvara: Đức Bồ tát Quán Thế Âm, vị Bồ tát tượng trưng cho đức từ bi và trí tuệ. Hình tượng của ngài rất phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừa ở vùng Đông Nam Á. Apsara: Thiên nữ, múa hát trên các cõi trời; thường được điêu khắc trên các đài thờ và đền - tháp Champa   B Bodhisattva: Bồ tát; tự tánh/sattva của bậc giác ngộ/bodhi ; sự hạnh nguyện tái sanh của các bậc giác ngộ vào cõi luân hồi để cứu độ chúng sinh. Một tín ngưỡng đặc trưng của Phật giáo Đại thừa. Brahma: Thần Sáng tạo; một trong ba vị thượng đẳng thần (Trimurti) của Ấn Độ giáo.   C Cakra: Bánh xe hoặc cái đĩa, vật tùy thuộc của thần Visnu. Trong nghệ thuật Phật giáo là vật tượng trưng cho Pháp luân.   D Devi: Nữ thần giết quỷ đầu trâu còn gọi là Mahisasuramardini hay Durga. Dharmapala: Thần Hộ Pháp, hộ trì đền - tháp trong di tích Phật giáo Đại thừa  tại Phật viện Đồng Dương, Quảng Nam. Dvarapala: Thần Hộ trì ngôi đền Ấn Độ giáo. Hình tượng các vị hộ pháp thường được thể hiện có thân thể cường tráng và khuôn mặt hung dữ, đe doạ để che chở cho ngôi đền khỏi sự quấy phá của các thế lực đen tối. Dhoti: Y phục của đàn ông, choàng từ bụng đến chân. Dikpalaka: Chư thần hộ trì tám phương thiên giới, thường được thờ trong những miếu nhỏ chung quanh đền thờ chính hoặc trên thượng tầng kiến trúc của ngôi đền kalan trong nghệ thuật Champa.   G Gandhava: Ca công trên cõi trời, thường ca hát nhảy múa với các thiên nữ Apsaras. Ganesa: Thần Hạnh phúc và May mắn, đầu voi mình người; con trai của thần Siva và nữ thần Parvati. Gajasimha: Voi - Sư tử, con vật biểu trưng của thần Siva, thường được tôn thờ để hộ trì cho ngôi đền. Garuda: Chim thần, con vật biểu trưng của thần Visnu, tượng trưng cho sự bình an.   H   Hamsa: Thiên nga, con vật biểu trưng của thần Brahma và nữ thần Sarasvati, tượng trưng cho trí thức. Hanuman: Tướng khỉ giúp hoàng tử Rama đánh thắng quỷ vương Ravana, cứu thoát được công chúa Sita khỏi chốn giam cầm tại đảo Sri Lanca trong anh hùng ca Ramayana. Hinayana: Nghĩa là ‘cỗ xe nhỏ’ hay Tiểu thừa, một tông phái Phật giáo thịnh hành ở các nước Nam và Đông Nam Á như Sri Lanka/Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào. Kinh tạng hành trì bằng tiếng Palì. Tông phái này còn được gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Nam tông. Phật giáo Nguyên thủy/Nam tông chủ trương sự tu hành xa lánh thế tục, tự lực hành trì để đạt đến giải thoát bằng chứng quả A La Hán, một thánh quả chứng được trạng thái Niết Bàn, đoạn diệt sinh tử.   I Indra: Thần Sấm sét/Lôi Thiên, cai quản ba mươi ba cõi trời; vị thần hộ trì phương Đông của thiên giới. Isvara: Thượng đế, đấng Toàn năng, thần Siva, vị thần hộ trì phương Đông - Bắc của thiên giới.   J Jata - Mukuta: Một kiểu tóc kết thành hình chóp với một cái miện thường xuất hiện trên các hình tượng thuộc phái Saivite/hệ phái Siva. Jakata: Bổn Sinh Kinh, bộ kinh giảng về các tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca / Sakyamuni.   K Kailasa: Ngọn núi thiêng trong dãy Himalaya; theo thần thoại là chỗ an ngụ của gia đình thần Siva. Kala: Thần Thời gian, tượng trưng cho sự hủy diệt, vô thường của vạn vật; được biểu hiện bằng những mặt quái vật hung dữ trên các đài thờ và đền - tháp Champa. Kalan: Tên gọi ngôi đền Ấn Độ giáo trong tiếng Chăm. Kirita - Mukuta: Một kiểu mũ bằng kim loại quý, thường dành cho phái Vaisnavite/hệ phái Visnu. Kubera: Thần Tài lộc và Sức khỏe; vị thần hộ trì phương Bắc của thiên giới.   L Laksmi: Nữ thần Phú quý, Sắc đẹp và Hạnh phúc; vợ thần Visnu. Linga: Bộ sinh thực khí, tượng trưng cho thần Siva, biểu tượng dương tính (kết hợp với yoni, biểu tượng âm tính) tượng trưng cho năng lực sáng tạo. Linga trong điêu khắc Champa thường có ba phần: Phần dưới hình vuông, tượng trưng cho thần Brahma; phần giữa hình bát giác, tượng trưng cho thần Visnu; phần trên hình tròn, tượng trưng cho thần Siva. Lokapala: Chư Bồ tát hộ trì thế gian trong Phật giáo Kim Cương thừa; hình tượng các ngài được thờ trong những ngôi đền nhỏ xung quanh Phật đường chính của di tích Phật giáo Đồng Dương, Quảng Nam.   M Mahayana: Nghĩa là ‘cỗ xe lớn’ hay Đại thừa, là  một trong hai tông phái chính của Phật giáo, phái kia là Hinayana/Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa xuất hiện trong thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên, được chia ra thành nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ rồi truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Phật giáo Đại thừa chú trọng đến đức từ bi, trí huệ và đề cao lý tưởng Bồ-tát Makara: Con thú thần thoại, một loài thủy quái có nanh nhọn và vòi dài. Con vật biểu trưng của nữ thần Ganga, vợ thần Siva và thần Varuna, thường được trang trí trên các đài thờ và đền - tháp Champa, giữ chức năng hộ trì cho ngôi đền. Mukhalinga: Linga có điêu khắc mặt thần Siva.   N Naga: Vua của loài rắn sống ở thủy cung. Nandin: Bò thần, con vật biểu trưng của thần Siva.   P Prajaparamita: Bồ tát Đại Trí Tuệ Bát Nhã/Đại Trí Độ, mẹ của chư Phật; được tôn thờ phổ biến trong Phật giáo Đại thừa ở  Đông Nam Á.   R Rahu: Ác quỷ nuốt mặt trời và mặt trăng, tạo nên nhật thực và nguyệt thực; được biểu hiện bằng những mặt nạ hung dữ trong điêu khắc Champa. Rsi: Đạo sư thấu thị tiên tri trên thiên giới. Rudra: Thần Bão tố và Hủy diệt.   S Sarasvati: Nữ thần Thi ca và Nghệ thuật, vợ thần Brahma. Sera: Rắn thần bảy đầu, tượng trưng cho sự bất diệt. Siva: Một trong ba vị thượng đẳng thần của Ấn Độ giáo (Trimurti); thần Huỷ diệt và Tái tạo, vị thần chính của phái Saivaite.   T Tandava: Điệu múa của thần Siva biểu thị sự vận hành của vũ trụ. Hình tượng thần Siva múa điệu Tandava rất phổ biến trong nghệ thuật Champa.   U Uma: Nữ thần, vợ của thần Siva, cũng được biết dưới tên gọi khác là Parvati. Uroja: Vú phụ nữ trong tiếng Chăm. Bà là nữ thần dựng nước, gốc rễ của vương quốc Champa. Hình tượng của Bà thường được biểu hiện trên các đài thờ và trên đền - tháp bằng những bộ vú phụ nữ, tượng trưng cho sự trù phú của vương quốc.   V Vajrayana: Kim Cương thừa, một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 5 - 6 tại Bắc Ấn Độ, sau đó được truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản. Giáo pháp của Kim Cương thừa mang nặng tính chất Mật giáo bao gồm các yếu tố của phép Du-già/Yoga và các giáo phái thiên nhiên của Ấn Độ phối hợp với tư tưởng Tính Không của Phật giáo Đại thừa. Varuna: Thần Nước/Thủy Thiên, vị thần hộ trì phương Tây của thiên giới. Vayu: Thần Gió/Phong Thiên, vị thần hộ trì phương Tây - Bắc của thiên giới. Visnu: Một trong ba vị thượng đẳng của Ấn Độ giáo, thần Bảo tồn Vũ trụ, vị thần chính của phái Vaisnavite.   Y Yaksa: Một vị Á thần. Yama: Thần Chết/Diêm-ma; vị thần hộ trì phương Nam của thiên giới. Yoni: Bộ sinh thực khí, biểu tượng âm tính, kết hợp với linga thành một bàn thờ đặt trong ngôi đền.Yoni trong điêu khắc Champa thường được biểu hiện bằng hình tròn hoặc hình vuông; cái vòi của yonigọi là snanadroni/dục tào, luôn luôn được đặt quay về phương Bắc, là phương tượng trưng cho nguyên tố Nước/Thủy, một trong năm nguyên tố cấu thành vũ trụ là Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không.   TRẦN KỲ PHƯƠNG biên soạn   theo facebook.com
0 Rating 616 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
GIỚI THIỆU CÁC THÁP CHAMPA KHÁNH HÀ I. DẪN NHẬP: Kế thừa văn hóa Sa Huỳnh và tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Khomer, Đại Việt,… cư dân Champa (tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ XVII trên mảnh đất ven biển Miền Trung Việt Nam (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) đã sáng tạo nên những công trình kiến trúc tháp độc đáo mang đậm dấu ấn bản địa, góp phần không nhỏ cho bức tranh văn hóa Việt Nam đa dạng hơn, phong phú hơn. II. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC CHAMPA CỔ:1. Nhà nước Lâm Ấp ( thế kỷ II – thế kỷ VI):Theo Thủy kinh chú: Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng chỉ gọi là Lâm Ấp.Lương thư cho biết về nhà vua đầu tiên của Lâm Ấp là Khu Liên (có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt hay Khu Vương. Chữ Khu Liên có thể không phải tên người mà là sự chuyển âm từ cổ Kurung, có nghĩa là thủ lĩnh, vua…)Người Lâm Ấp có tài đi núi, quen ở nước, không quen đất bằng, làm nhà sàn để ở. Họ có phong tục, chữ viết giống Ấn Độ.Các khai quật khảo cổ năm 1927 của J. Y. Claeys cho thấy nhiều khả năng Trà Kiệu chính là Shinhapura và là kinh đô của Champa buổi đầu. Đây cũng là vùng quần cư lâu đời, có trình độ phát triển kinh tế – văn hóa cao.Các vua Champa nối tiếp Lâm Ấp đã cho xây dựng nhiều đền tháp ở Mỹ Sơn để thờ thần Srisana Bhadresvara.2. Thời kỳ Virapura hay Rajapura ( Hoàn Vương) từ năm 750 đến năm 866:Đây là thời kỳ vương triều miền Nam làm chủ đất nước. Thánh địa của Virapura có lẽ là Pô Nagar (nằm trên một quả núi nhỏ, nay thuộc địa phận Nha Trang, khánh Hòa?). Vương quốc Nam Chăm có thể là một tập hợp tiểu quốc, trong đó gồm có tiểu quốc Panduranga và tiểu quốc Kauthara.Về nguyên nhân trung tâm đất nước đột ngột chuyển từ Shinhapura về nam chăm đến nay vẫn là một bí ẩn, chưa có lời giải đáp.3. Thời kỳ Indrapura (Đồng Dương) từ năm 866 đến năm 982:Các nhà khoa học đã tìm được 20 minh văn cho biết về giai đoạn Đồng Dương với 12 đời vua kế tiếp nhau trị vì đất nước. Giai đoạn Đồng Dương là một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Champa: có sự kết hợp giữa tiếp nhận Bàlamôn giáo và Phật giáo. Đồng Dương vừa là hoàng cung, vừa là đền, miếu thờ thần, phật.4. Nhà nước Champa thống nhất và phát triển (thế kỷ X – XIII):Trung tâm đất nước dịch chuyển vào phía nam, thiết lập trên đất Quy Nhơn ( Bình Định). Kinh đô chính là thành Vijaya (Phật Thệ) hay còn được gọi là Chà Bàn (Đồ Bàn).Quan hệ bang giao được mở rộng với khu vực và với Trung Quốc.5. Giai đoạn phát triển thịnh đạt của vương quốc Champa (1220 – 1353):Sau cuộc chiến tranh trăm năm với Campuchia, vương quốc Champa phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Nhà vua Jaya Paramesvaravarman II là người có công lớn trong việc phục hưng này. Ông là người thân Ăngkor và có thái độ kỳ thị với Đại Việt.Đời vua thứ III của vương triều này là Indravarman IV đã củng cố quan hệ với Đại Việt và nhận được sự giúp đỡ của Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông Cổ (1282 – 1284).6. Giai đoạn khủng hoảng của vương quốc (1353 – 1693):Giai đoạn này được khởi đầu bằng một cuộc khủng hoảng chính trị trong triều đình, do việc Trà Hòa Bố Để (con rể của Chế A Nan cướp ngôi của Chế Mỗ). Dẫn đến chiến tranh kéo dài cả trong nước lẫn với các nước láng giềng. Dẫn đến nền kinh tế sa sút, đời sống nhân dân đói khổ, lãnh thổ bị thu hẹp dần do những cuộc chiến tranh dai dẳng và bị mất đất vào tay phong kiến nước ngoài.Năm 1693, vương quốc Champa hoàn toàn sụp đổ sau 12 thế kỷ tồn tại. II. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC CHAMPA CỔ:1. Nhà nước Lâm Ấp ( thế kỷ II – thế kỷ VI):Theo Thủy kinh chú: Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng chỉ gọi là Lâm Ấp.Lương thư cho biết về nhà vua đầu tiên của Lâm Ấp là Khu Liên (có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt hay Khu Vương. Chữ Khu Liên có thể không phải tên người mà là sự chuyển âm từ cổ Kurung, có nghĩa là thủ lĩnh, vua…)Người Lâm Ấp có tài đi núi, quen ở nước, không quen đất bằng, làm nhà sàn để ở. Họ có phong tục, chữ viết giống Ấn Độ.Các khai quật khảo cổ năm 1927 của J. Y. Claeys cho thấy nhiều khả năng Trà Kiệu chính là Shinhapura và là kinh đô của Champa buổi đầu. Đây cũng là vùng quần cư lâu đời, có trình độ phát triển kinh tế – văn hóa cao.Các vua Champa nối tiếp Lâm Ấp đã cho xây dựng nhiều đền tháp ở Mỹ Sơn để thờ thần Srisana Bhadresvara.2. Thời kỳ Virapura hay Rajapura ( Hoàn Vương) từ năm 750 đến năm 866:Đây là thời kỳ vương triều miền Nam làm chủ đất nước. Thánh địa của Virapura có lẽ là Pô Nagar (nằm trên một quả núi nhỏ, nay thuộc địa phận Nha Trang, khánh Hòa?). Vương quốc Nam Chăm có thể là một tập hợp tiểu quốc, trong đó gồm có tiểu quốc Panduranga và tiểu quốc Kauthara.Về nguyên nhân trung tâm đất nước đột ngột chuyển từ Shinhapura về nam chăm đến nay vẫn là một bí ẩn, chưa có lời giải đáp.3. Thời kỳ Indrapura (Đồng Dương) từ năm 866 đến năm 982:Các nhà khoa học đã tìm được 20 minh văn cho biết về giai đoạn Đồng Dương với 12 đời vua kế tiếp nhau trị vì đất nước. Giai đoạn Đồng Dương là một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Champa: có sự kết hợp giữa tiếp nhận Bàlamôn giáo và Phật giáo. Đồng Dương vừa là hoàng cung, vừa là đền, miếu thờ thần, phật.4. Nhà nước Champa thống nhất và phát triển (thế kỷ X – XIII):Trung tâm đất nước dịch chuyển vào phía nam, thiết lập trên đất Quy Nhơn ( Bình Định). Kinh đô chính là thành Vijaya (Phật Thệ) hay còn được gọi là Chà Bàn (Đồ Bàn).Quan hệ bang giao được mở rộng với khu vực và với Trung Quốc.5. Giai đoạn phát triển thịnh đạt của vương quốc Champa (1220 – 1353):Sau cuộc chiến tranh trăm năm với Campuchia, vương quốc Champa phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Nhà vua Jaya Paramesvaravarman II là người có công lớn trong việc phục hưng này. Ông là người thân Ăngkor và có thái độ kỳ thị với Đại Việt.Đời vua thứ III của vương triều này là Indravarman IV đã củng cố quan hệ với Đại Việt và nhận được sự giúp đỡ của Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông Cổ (1282 – 1284).6. Giai đoạn khủng hoảng của vương quốc (1353 – 1693):Giai đoạn này được khởi đầu bằng một cuộc khủng hoảng chính trị trong triều đình, do việc Trà Hòa Bố Để (con rể của Chế A Nan cướp ngôi của Chế Mỗ). Dẫn đến chiến tranh kéo dài cả trong nước lẫn với các nước láng giềng. Dẫn đến nền kinh tế sa sút, đời sống nhân dân đói khổ, lãnh thổ bị thu hẹp dần do những cuộc chiến tranh dai dẳng và bị mất đất vào tay phong kiến nước ngoài.Năm 1693, vương quốc Champa hoàn toàn sụp đổ sau 12 thế kỷ tồn tại. III. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀN THÁP CHAMPA:1. Giới thiệu chung về tháp Champa:Theo quan niệm của người Chăm, đền tháp là nơi tôn nghiêm, linh thiêng, nơi cầu đáo thần linh, người dân bình thường không được lui tới, chỉ có những tu sỹ Bàlamôn, những người thuộc tầng lớp quý tộc Chăm mới được đến và cử hành lễ (Lê Tuấn Anh, 2004: 176) .Hầu hết các tháp Chăm đều xây dựng gần giống đền tháp ở Ấn Độ, Ăngkor (Campuchia) nằm trên những ngọn núi cao, bao quanh bởi đồi núi, được che chắn, bảo vệ bằng những thành lũy tự nhiên hiểm trở (giữa các đồi núi có thung lũng, sông , suối…).Đền tháp Champa thường đứng một mình (tháp Nhạn, tháp Thủ Thiện) hoặc được xây dựng thành cụm (khu đền tháp Mỹ Sơn). Kết cấu mỗi cụm gồm một đền thờ chính (Kalan), xung quanh có những đền nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính (thường nằm giữa một cụm đền tháp) tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ – là nơi hội tụ của thần linh nên được thờ một bộ Linga biểu tượng của thần Siva. Các đền tháp còn lại có công năng khác như tháp cổng (tháp Đồng Dương), có hai cửa thông nhau theo hướng đông – tây, đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời, các công trình làm nơi chuẩn bị lể vật trước khi hành lễ hoặc kho cất giữ đồ tế lễ…Những tháp phụ thường có mái hình thuyền úp, lợp ngói hoặc ghép gạch (tháp phụ ở tháp Bánh Ít, Chiên Đàn). Đặc điểm đền thờ của người Chăm thường không có cửa sổ, nếu tháp nào có cửa sổ thì đó là công trình phụ (Lê Tuấn Anh, 2004: 181 – 182).Các đền tháp thường được gia cố phần đế móng khá kỹ bằng những lớp cát, đá cuội, đá dâm. Tường, mái là những viên gạch và những chi tiết trang trí bằng đá sa thạch được xếp khít với nhau, không nhìn thấy mạch vữa ở giữa. Dù thời tiết rất khắc nghiệt nhưng hàng nghìn năm qua mà những công trình này vẩn không bị lún, nứt hay đổ vỡ (chỉ bị sụp đổ do con người – chiến tranh, phá hủy…), không có rong rêu bám phủ trên tường tháp (trong khi những mảnh tường gạch mới được phục chế vào cuối thập kỷ 20 đã bị rêu bám). Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chính xác chất kết dính giữa các viên gạch hay các chi tiết bằng đá là gì (Lê Tuấn Anh, 2004: 182). Lueba (1923) cho rằng người Chăm đã dùng gạch mộc chồng khít lên nhau rồi nung toàn bộ tháp. Theo Ngô Văn Doanh (1978) thì vữa là nước cây xương rồng trộn với mật mía. Trần Kỳ Phương (1980) thì cho rằng đó là nhựa cây dầu rái. Hoặc được xây bằng vữa đất sét rồi nung lại (Awawrzenczak và Skibinski, 1987). Cũng có ý kiến cho tháp được xây bằng cách mài và xếp khít gạch (mài chập) (Trịnh Cao Tưởng, 1985 hoặc Nguyễn Văn Chỉnh) hay mài xếp phần vỏ và sử dụng vữa là bột mịn có độ nung như gạch xây tháp trộn với nước tạo nên (Lê Đình Phụng, 1990) (Hà Văn Tấn, 2002: 335) . Bên cạnh việc dùng nhựa cây, người Chăm còn dùng nhớt của các loại lá cây: ô dước, bời lời, dâm bụt,…(Trần Bá Việt, 2007: 96) . Các ý kiến trên đều có phần đúng nhưng vẫn chưa có ý kiến nào được giới khảo cổ học chấp nhận.Một ngôi tháp thường có kết cấu 3 phần: đế, thân và mái. Theo quan niệm của người Chăm, đế tháp tượng trưng cho đế thế giới trần tục; thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần, thoát tục để tiếp xúc với tổ tiên và hòa nhập với thần linh; còn mái tháp thì tượng trưng cho thế giới thần linh.Đế tháp: thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng gạch hoặc bằng đá phiến to (tháp B1 ở khu đền tháp Mỹ Sơn). Xung quanh đế được trang trí theo môtip hoa văn, hình con thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ, mặt quái vật (Kali), thủy quái (Makara) hay các vũ nữ, nhạc công…Thân tháp: thường được ghép hoàn toàn bằng gạch, tường rất dày (độ dày thường trên dười 1 mét), chiều cao ở mỗi đền tháp khác nhau. Cửa ra vào có trụ, lanh tô bằng đá. Mặt ngoài thân tháp được trang trí rất đa dạng: trụ áp tường, cửa giả thường có hình vòm cuốn mềm mại, bên trong vòm cuốn chạm rồi các hình trang trí, thường thấy là hình người đứng chắp tay cầu nguyện thành kính.Hầu hết các đền tháp có cửa chính quay về hướng đông (hướng của thần Sấm Sét Indra). Một số đền có cửa chính hướng tây hoặc thêm cửa hướng tây (hướng mà các vị vua Champa thường chọn cho mình khi rời cõi trần thế để về với sự thanh cao). Mặt tường phía trong lòng để trơn, ở những ngôi đền chính thường có một số ô trên tường làm nơi đặt đèn. Không gian trong đền chật chội, thiếu ánh sáng. Một đài thờ biểu tượng thần Siva (bộ Linga) đặt chính giữa nền, chiếm gần hết diện tích và chỉ chừa một lối hẹp xung quanh để hành lễ.Mái tháp: thường được cấu tạo nhiều tầng, càng lên cao càng thu hẹp. Ở nhiều đền tháp, tầng trên thường được mô phỏng đầy đủ cấu trúc cửa, các chi tiết như tầng dưới. Môtip trang trí rất đa dạng: tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ giáo như: chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử…các đường gờ, cột ốp hay hoa văn. Tại các góc thường có mô hình tháp nhỏ hay vật trang trí phụ bằng đá hoặc gạch. Những tháp phụ, mái thường có hình thuyền úp, phần trang trí không cầu kỳ.Đỉnh mái có hai dạng, hình chóp nhọn và hình thuyền. Vật liệu làm đỉnh tháp có khi là một khối đá tạo thành hình chóp hoặc bằng gạch ghép lại (Lê Tuấn Anh, 2004 : 184 – 185).2. Giới thiệu phong cách tháp Champa:Dựa vào các yếu tố mỹ thuật trang trí trên tháp, sự thay đổi các kết cấu kiến trúc, sự xuất hiện hay mất đi của các môtip trang trí kết hợp với tài liệu liên quan như bia ký, thư tịch cổ,…mà các nhà nghiên cứu đã chia nghệ thuật trang trí tháp thành các phong cách khác nhau và vạch ra quá trình phát triển tương ứng với các thời kỳ lịch sử. H.Parmentier vừa dựa trên cấu trúc hình dáng vừa dựa trên môtip trang trí chia các tháp thành hai giai đoạn: Giai đoạn I từ thế kỷ V đến thế kỷ X bao gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng với 3 phong cách: nghệ thuật nguyên sơ (art primitif), nghệ thuật hình khối (art cubique) và nghệ thuật hỗn hợp (art mixte). Giai đoạn II từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVII bao gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng với 3 phong cách: nghệ thuật hình tháp (art pyramidal) (thế kỷ X – XII), nghệ thuật cổ điển (art classique) (thế kỷ XII – XIV), nghệ thuật phát sinh (art de’rivé) (thế kỷ XIV – XVII). L.Finot dựa vào tài liệu bia ký của các tháp, tư liệu lịch sử (mà chủ yếu là các triều đại nhà vua Champa) đã nêu lên 4 phong cách: Phong cách Cambhuvarman (thế kỷ V – VI), phong cách Prakacadharma (thế kỷ VI – IX), phong cách Harivarman I (thế kỷ X – XI), phong cách Harivarman II (thế kỷ XI – XIII) (Trần Bá Việt, 2007). Ph.Stern đã phân tích quá trình diễn biến của 8 yếu tố kiến trúc tháp là vòm cửa (réature), trụ tường hay gân tường (pilastre), dải trang trí (frise), cột nhỏ (colonnette), gờ đầu tường hay mái đua (corniche), hình điểm góc (pièces d’accent), cấu tạo trang trí góc (amorisements d’angle), mi cửa (linteau). Cùng với sự phát triển liên tục của các phong cách (đặc biệt coi trọng bước chuyển tiếp giữa các phong cách), ông nêu lên 6 phong cách nghệ thuật:  Phong cách Mỹ Sơn E1 (giữa thế kỷ VIII), tiêu biểu là tháp Mỹ Sơn E1, với bước chuyển tiếp là tháp Phú Hài.  Phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), tiêu biểu là tháp Hòa Lai, Pô Đam, Mỹ Sơn F1. Chuyển tiếp gồm Mỹ Sơn C7, C12, C13,… Phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ IX), tiêu biểu là Đồng Dương, Mỹ Sơn A10, A11. Chuyển tiếp : Khương Mỹ, Mỹ Sơn B2,… Phong cách Mỹ Sơn A1 (khoảng thế kỷ X), tiêu biểu là Mỹ Sơn A1, A2, C1, C2, B3, B5, D1, D4, Trà Kiệu,…Chuyển tiếp có Pô Nagar, Chánh lộ, Bình Lâm, Chiên Đàn. Phong cách Bình Định (khoảng thế kỷ XII – XIII), tiêu biểu là Tháp Bạc, Tháp Ngà, Hưng Thạnh, Mỹ Sơn G1, H, K,… Chuyển tiếp là Bình Định, Thủ Thiện, Tháp Đồng, Tháp Vàng. Phong cách Muộn (thế kỷ XIV – XVII), tiêu biểu có Pô Krông Garai, Pô Rôme, tháp Nam Pô Nagar, Yang Mun, Yang Prông,… Trần Kỳ Phương lấy tư liệu chính từ các tháp thánh địa Mỹ Sơn kết hợp với các nguồn tư liệu khác đã đưa 7 phong cách nghệ thuật tháp Champa: Phong cách Mỹ Sơn E1 (đầu thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ IX), phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), phong cách Đồng Dương (giữa thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X), phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X), phong cách Pô Nagar (thế kỷ XI), phong cách Bình Định (thế kỷ XII đến thế kỷ XIV), phong cách Muộn (thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII) (Hoàng Xuân Chinh, 2005: 453 – 455). Lê Tuấn Anh thì dựa vào đặc trưng nghệ thuật để phân thành 6 phong cách: phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách cổ) (xây dựng nửa đầu thế kỷ VIII), phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), phong cách Đồng Dương (giữa thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X), phong cách Mỹ Sơn A1 (xây dựng thế kỷ X), phong cách Pô Nagar (xây dựng thế kỷ XI), phong cách Bình Định và phong cách Muộn (xây dựng thế kỷ XII – XIII) (Lê Tuấn Anh, 2004: 188 – 199).Trong các cách phân loại trên, cách phân loại phong cách tháp Champa của Ph.Sern được giới khảo cổ học đồng thuận nhiều và đánh giá cao.Việc phân chia nghệ thuật tháp Champa thành các phong cách là vô cùng quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, vì hầu hết các tháp đã qua nhiều lần tu sửa, thậm chí có tháp được xây dựng lại trên nền tháp cũ (tháp Nhạn), nhiều vật liệu cũ được sử dụng lại trong khi trùng tu nhưng cũng có khi phải dùng vật liệu mới. Nhiều phế tích tháp tuy bị đổ, nhưng phần đế, móng, bình đồ, các vật liệu kến trúc, các phù điêu, các họa tiết trang trí ẩn chứa nhiều tư liệu có giá trị cần được nghiên cứu kĩ. 3. Khu vực phân bố:Theo “Văn hoá cổ Chămpa”, tổng số tháp Champa trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay là 119 tháp (Ngô Văn Doanh, 2002) . Một số tháp đã bị sụp đổ, nay chỉ còn là phế tích, một số khác thì được trùng tu nhiều lần. Các tháp được phân bố thành 3 loại địa hình chính: vùng núi (từ Đèo Ngang trở vào), vùng cao nguyên (Tây Nguyên) và vùng ven biển (Trần Bá Việt, 2007) . Các tháp Chăm tiêu biểu chủ yếu phân bố ở 5 tiểu vùng theo địa lý (theo 5 tiểu quốc lớn của Champa xưa – từ Bắc đến Nam theo lãnh thổ Việt Nam): Indrapura – Bình Trị Thiên: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên (Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh xưa) có tháp Mỹ Khánh. Amaravati - Quảng Nam, Quảng Ngãi gồm có khu đền tháp Mỹ Sơn, tháp Bằng An, Khương Mỹ, Đồng Dương, Chiên Đàn. Viyaja – Bình Định, Phú Yên gồm tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít, Cánh Tiên, Phước Lộc, Hưng Thạnh, Thủ Thiện, Dương Long (Bình Định); tháp Nhạn (Phú Yên). Kauthara – Khánh Hòa có tháp Pô Nagar. Panduranga – Ninh Thuận, Bình Thuận gồm có tháp Hòa Lai, Pô Rôme, Pô Krông Garai (Ninh Thuận); tháp Pô Shanư, Pô Đam (Bình Thuận).Ngoài ra còn có tháp Yang Prông ở Đăk Lăk. Và các tháp khác phần bố khắp nơi trên mảnh đất miền Trung Việt Nam. IV. GIỚI THIỆU CÁC THÁP CHĂM TIÊU BIỂU:Khu đền tháp Mỹ Sơn Tháp Bánh ÍtTháp Hoà Lai Tháp NhạnTháp Bằng An Tháp Pô Rôme (Tháp Hậu Sanh)Tháp Bình Lâm Tháp Chiên Đàn Tháp Yang PrôngTháp Đồng Dương Tháp Dương LongTháp Khương Mỹ Tháp Phú Lốc (Tháp Phước Lộc)Tháp Mỹ Khánh Tháp Cánh TiênTháp Pô Đam (Pô Tằm) Tháp Đôi (Tháp Hưng Thạnh)Tháp Pô Nagar – Tháp Bà Nha Trang Tháp Pô Krông GaraiTháp Pô Shanư (tháp Phú Hài) Tháp Thủ ThiệnTheo khu vực phân bố ở trên, ta có:1. Tháp Mỹ Khánh: Toạ lạc ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Huế khoảng 20 km về phía Đông Nam. Di tích được phát hiện tình cờ tháng 07/2001. Niên đại: vào thế kỷ VIII, là ngôi tháp Chăm cổ nhất thuộc phong cách tháp Mỹ Sơn E1.2. Khu đền tháp Mỹ Sơn: Nằm ở thung lũng Mỹ Sơn, xã Phú Duy, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam. Cụm di tích được H.Parmentier phát hiện năm 1898. Năm 1999, Mỹ Sơn được công nhận Di sản văn hoá Thế Giới. Khu di tích là một quần thể kiến trúc độc đáo, điển hình duy nhất, nghệ thuật kiến trúc mang dấu ấn của nhiều triều đại khác nhau, đại diện cho tất cả phong cách, tất cả giai đoạn lịch sử của kiến trúc tháp Champa.3. Tháp Bằng An: Thuộc làng Bằng An, xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km về phía Nam.  Được xây dựng vào thế kỷ thứ X.4. Tháp Khương Mỹ: Thuộc làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 2km về phía Nam. Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X thuộc phong cách Khương Mỹ. 5. Tháp Đồng Dương: Thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 65 km về phía Tây Nam. Được vua Indravarman II xây dựng vào năm 877 giữa kinh đô Indrapura để thờ Laksmindora là Lesvara.  Có sự kết hợp giữa tiếp nhận Bàlamôn giáo và Phật giáo. Đồng Dương vừa là hoàng cung, vừa là đền, miếu thờ thần, phật.6. Tháp Chiên Đàn:  Thuộc làng Chiên Đàn, xã Tân An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam. Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI. 7. Tháp Bình Lâm: Nằm ở xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.8. Tháp Bánh Ít: Nằm ven QL1A, thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI – đầu thế kỷ XII. Chuyển từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.9. Tháp Cánh Tiên: Nằm trong trung tâm thành Đồ Bàn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI – đầu thế kỷ XII. Là một trong một số ít tháp đẹp và còn khá nguyên vẹn. Tháp mang ảnh hưởng kiến trúc Khomer. 10. Tháp Phú Lốc (Phước Lộc): Thuộc làng Phước Lộc, xã Nhơn Lộc, tỉnh Bình Định.  Được xây dựng vào thế kỷ XIII. 11. Tháp Đôi (Hưng Thạnh): Nằm trong thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.  Được xây dựng vào thế kỷ XIII. Chịu ảnh hưởng nghệ thật Khơme thế kỷ XII. 12. Tháp Thủ Thiện: Nằm ở làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.  Được xây dựng vào thế kỷ XII.13. Tháp Dương Long: Nằm ở gò Dương Long, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.  Được xây dựng vào thế kỷ XIII.14. Tháp Nhạn: Nằm gần trung tâm thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.  Được xây dựng vào thế kỷ XII. Thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.15. Tháp Pô Nagar (Tháp Bà Nha Trang): Nằm ven quốc lộ 1, cách thành phố Nha Trang 4 km về phía Bắc. Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ IX đến thế kỷ XII. Đây là đến thờ Siva của Bàlamôn giáo, sau này trở thành thờ mẹ Xứ Sở – Pô Inư Nagar của vương quốc Champa.16. Tháp Hoà Lai: Nằm ven đường QL1A, làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Được xây dựng vào thế kỷ IX. Những ngôi tháp Hòa Lai còn lại là những tác phẩm kiến trúc thuộc vào loại đẹp và cổ nhất Champa. Tháp có một bộ Linga – Yoni (cạnh 50cm) cao 30 cm cùng với những mặt tường phủ kín hoa văn, các hình Thiên nữ, người ngồi chắp tay và cả những hình Gajasimha, kala, nagar…, đã làm cho khu tháp tăng thêm giá trị nghệ thuật.17. Tháp Pô Krông Garai (Po Klaong Girai): Nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang (Ninh Thuận) khoảng 7 km về hướng Tây Bắc.  Được xây dựng vào thế kỷ XIV. Tháp được lấy tên vị vua được thờ ở đây mà sử sách Đại Việt gọi là Chế Mân. Po Klaong Girai được đồng hóa với thần Siva, thể hiện tín ngưỡng thờ Thần – Vua của Champa thế kỷ XIV.18. Tháp Pô Rômê (Hậu Sanh): Thuộc xã Phú Quý, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.  Được xây dựng vào thế kỷ XVII theo phong cách Muộn. Là tháp gạch cuối cùng của người Chăm. Tháp thờ vị vua Pô Rômê (được tạc nổi trên tấm đá hình vòng cung trên mái tháp). Đức vua được Siva hóa có tám cánh tay ngồi giữa 2 con bò thần Nadin.19. Tháp Pô Shanư (Phú Hài): Nằm trên đồi Bà Nại, thôn Phú Hài, cách thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông Bắc. Được xây dựng vào thế kỷ IX, là cực nam của vương quốc Chămpa. Hình khối và các trang trí đơn giản, ít điêu khắc, có những nét gần với kiểu tháp Khomer thời Chân Lạp. 20. Tháp Pô Đam: Nằm trên sườn núi Ông Xiêm ở làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Được xây dựng vào thế kỷ IX. Thuộc phong cách Hòa Lai.21. Tháp Yang Prông: Nằm bên dòng sông Ea Leo, xã Ea Rok, huyện Ea Súp, Đắk Lắk. Được vua SimhavarmanIII xây dựng vào cuối thế kỷ XIII. Phía đông thân tháp được gắn vào một Gopura. V. KẾT LUẬN:“The age-old relics of art and culture of a people is the embodiment of the past of that people, and also is a part of the past of mankind. Mankind needs this past to contemplate on themselves and others. Art and culture is like a mirror reflecting history, humanity or inhumanity; thus mankind of any era and any culture to appreciate its universal beauty”.“Những dấu tích văn hóa, nghệ thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân tộc là hiện thân của cái dĩ vãng của dân tộc đó, đồng thời cũng là một phần dĩ vãng của nhân lọai. Con người cần cái dĩ vãng đó để nhìn lại mình và kẻ khác. Nó như một tấm gương, nhìn vào đó người ta thấy được lịch sử, thấy được nét nhân bản, hay không nhân bản, trong một nền văn hóa, nghệ thuật, và từ đó nhận ra được những cái đẹp phổ biến, mà một con người dù ở thời đại nào, thuộc nền văn hóa nào, cũng đều có thể cảm thụ được”) (“Di sản nghệ thuật Chăm” – Phạm Ngọc Tới ( nhà nghiên cứu nghệ thuật) – Pari – Pháp).VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:Sách:1. Lê Tuấn Anh (chủ biên), “Di sản thế giới ở Việt Nam”, Trung tâm Công nghệ Thông tin Du lịch, Hà Nội – 2004.2. Hoàng Xuân Chinh, “Các nền văn hóa cổ Việt Nam (từ thời nguyên thủy đến thế kỷ 19)”, NXB Lao Động, Hà Nội – 2005.3. Ngô Văn Doanh, “Văn hoá cổ Chămpa”, NXB Văn hoá dân tộc – 2002.4. Ngô Văn Doanh – Nguyễn Thế Thục, “Điêu khắc Chămpa”, NXB Thông Tấn – 2004.5. Nguyễn Văn Kự, “Di sản văn hoá Chăm” (“Heritage of Chăm Culture”), NXB Thế Giới, Hà Nội – 2007.6. Gs. Hà Văn Tấn (chủ biên), “Khảo cổ học Việt Nam – tập III – Khảo cổ học lịch sử Việt Nam”, NXB KHXH, Hà Nội – 2002.7. Trần Bá Việt (chủ biên), “Đền tháp Chămpa – bí ẩn xây dựng”, NXB Xây Dựng, Hà Nội – 2007.8. Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Diệp Đình Hoa, “Cơ sở khảo cổ học”, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.Internet:1. Nguyễn Duy Chính, “Núi xanh nay vẫn đó…”2. http://dulich.tuoitre.com.vn.3. www.vietnamtourism.com.4. http://vi.wikipedia.orgVII. PHỤ LỤC:Một số bản đồ nhà nước Champa cổ v&agr
0 Rating 1.4k+ views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
HOÀNG H?U PARAMECVARI C?A CHAMPASimhavarman XXITrong ti?n trình l?ch s? d?ng n??c và gi? n??c t? h?n c? ngàn n?m tr??c cho ??n nh?ng th? k? g?n ?ây 15, 16; qua nh?ng s? ki?n l?ch s? ? Trung Hoa và Vi?t Nam ?ã có nh?ng b?c quân s? ??y m?u l??c, trí d?ng song toàn trong v?n ?? ?i?u binh khi?n t??ng ; v?i bi?t bao quân hùng t??ng m?nh hàng hàng l?p l?p. V?i g??m ?ao s?t thép, v?i hàng v?n m?i tên vô tình thâm ??c, v?i hàng v?n chi?n mã, vó ng?a m?t mù cát b?i ph? ??u quân gi?c, v?i nh?ng ?oàn chi?n t??ng hung hãn v??t núi b?ng sông ?iên cu?ng d?m nát thây gi?c, phá tan thành quách, nh?ng không d? dàng khu?t ph?c ???c các b?c quân v??ng Vua chúa trên ngôi cao tr? vì bá tánh thiên h?. C?ng không kh?ng ch? ???c nh?ng anh hùng n?m trong tay hàng v?n binh mã, tr?n th? tung hoành m?t góc tr?i ngang d?c nh? anh hùng T? H?i vai n?m t?c r?ng thân m??i th??c cao ?ã làm cho tri?u ?ình H? Tôn Hi?n bó tay ?iên ??u:Anh hùng riêng m?t góc tr?iG?m hai v?n võ xé ?ôi s?n hà.Duy ch? có lo?i v? khí b?ng x??ng b?ng th?t, d?u dàng m?nh mai, ?ài trang khuê các ??y s?c quy?n r? ?ó là loài hoa bi?t nói, nh?ng bông hoa ?ã làm nghiêng thành ?? n??c, s?p ?? c? m?t tri?u ??i huy hoàng, hay ?ã ch? ng? ???c nh?ng anh hùng ??u ??i tr?i, chân ??p ??t, d?c ngang v?y vùng nh? anh hùng T? H?i ?ã ch?t ??ng gi?a tr?i c?ng vì h??ng s?c khuynh thành c?a bông hoa bi?t nói Thúy Ki?u.?ó là trong thi ca, còn trong th?c t? qua s? ki?n l?ch s?, nh?ng Vua chúa nhà H?u Lý ?ã t?ng s? d?ng “M? nhân k?” lôi kéo nh?ng viên Châu M?c t?i các vùng Cao B?c L?ng phía b?c Vi?t Nam, nh?ng l?c l??ng quân binh thi?u s? này s?n sàng theo Tàu ?? làm nh?ng ng?n l?a có th? b?c phát ??t cháy thiêu r?i c? khu núi r?ng Vi?t B?c lúc nào không hay: nh? Vua Lý Thái Tông g? Công Chúa Kim Thành cho ??u m?c Châu Phong là Lê Tông Thu?n, Vua Lý Thánh Tông g? Công Chúa Khâm Thánh cho Hà Di Khách – châu m?c Tuyên Quang và Tuyên Hóa v.v. ??i v?i Trung Hoa: Chiêu Quân ?ã c?m chân ???c gi?c Hung Nô. Công Chúa Lý V?n Thành con c?a Vua Lý Th? Dân ?ã làm cho Can B?, m?t th? lãnh mà dân Tây T?ng cho là “Thiên Th?n xu?t th?” tr? nên ngoan ngoãn khi k?t hôn v?i nàng Công Chúa h? Lý này ..v.vCác Vua chúa ngày x?a ?ã hi?u ???c v? khí s?c bén c?a ph? n? tài s?c ?oan trang thùy m?, có s?c thu hút mãnh li?t các b?c quân v??ng, anh hùng trong ch?n mê cung, nên ?ã dùng m? nhân ?? th?c hi?n sách l??c chính tr?: dùng hôn nhân ?? k?t tình h?u ngh? hoà bình gi?a các qu?c gia láng gi?ng; ho?c ?? ch? ng? các lãnh chúa làm Vua m?t cõi quanh vùng ?? lôi kéo h? h?u mang l?i an bình cho dân t?c; ho?c dùng hôn nhân ?? ?oàn k?t t?o m?t s?c m?nh ch?ng l?i n??c th? ba, ho?c dùng m? nhân k? ?? th?c hi?n m?u ?? thôn tính ??t n??c khác ..v.v… Sách l??c dùng công chúa m? nhân này ???c th? hi?n bàng b?c ?i?n hình qua các tri?u ??i Trung Hoa và Vi?t Nam nh? sau:? Trung Hoa: Hán V? ?? g? Chiêu Quân cho H? Hàn Da, Tây Thi c?a Vi?t V??ng Câu Ti?n g?i ?i cho Ngô Phù Sai có m?c ?ích làm cho nhà Ngô suy s?p và di?t vong; Ngô Phu Nhân g? cho L?u B?, Gi?i ?u Công Chúa ???c Hán V? ?? g? cho Vua S?m Tâu n??c Ô Tôn, Lý V?n Thành Công Chúa ???c Vua Lý Th? Dân g? cho Vua Tây T?ng là Can B? ..v..v…- ? Vi?t Nam: Lý Thái Tông g? Công Chúa Bình D??ng cho Thân Thi?u Thái là ??u M?c Châu Phong. Lý Thánh Tông g? Công Chúa Khâm Thánh cho Hà Di Khách là Châu M?c Tuyên Quang Tuyên Hoá . Lê Hi?n Tông g? Ng?c Hân Công Chúa cho Nguy?n Hu? . Chúa Nguy?n Phúc Nguyên g? Công Chúa Ng?c V?n cho Vua Chey-Chetta II c?a Cao Miên và Vua Tr?n Nhân Tông g? Huy?n Trân Công Chúa cho Vua Ch? Mân c?a Chiêm Thành.Trong ph?m vi bài vi?t này, tác gi? ch? nêu lên cu?c hôn nhân gi?a Công Chúa Huy?n Trân c?a ??i Vi?t và Vua Ch? Mân c?a Chiêm Thành. Công Chúa Huy?n Trân ???c Vua Ch? Mân phong t??c Hoàng H?u v?i danh t??c là Paramecvari Hoàng H?u .Trong vài tr?m n?m tr? l?i ?ây ng??i ta ch? hi?u câu chuy?n tình s? Vua Ch? Mân và Công Chúa Huy?n Trân qua thi ca còn truy?n t?ng ??n ngày nay c?a m?t vài tác gi? ngày x?a vi?t theo c?m tính t? tôn và phi?n di?n . C?ng theo l?i mòn ?ó, ngày nay nh?ng t?p san v?n ngh?, báo chí c?ng th??ng hay d?a vào câu th? do bia mi?ng truy?n l?i ?? vi?t v? tình s? Ch? Mân và Huy?n Trân không ???c chính xác ??y ?? b?i vì thi?u s? ki?n b?i c?nh l?ch s? .Nh? s? gia Tr?n Tr?ng Kiâm ?ã nói: Vi?t Nam ??n th? k? th? 13 m?i có l?ch s?; mà các s? gia là nh?ng ng??i làm vi?c d??i quy?n ch? ??o c?a Vua chúa, cho nên s? ki?n l?ch s? ch?a h?n ?ã ???c ghi l?i trung th?c, mà th??ng hay b? chính tr? bóp méo ngòi bút c?a s? gia . Cho nên theo thi?n ki?n c?a tác gi? vi?t bài này, chúng ta c?n ph?i suy lu?n và dùng quan ?i?m cá nhân ?? soi sáng l?i ph?n s? ki?n l?ch s? nào ?ôi lúc xét th?y còn m?p m? . N?m 1479, s? th?n Ngô S? Liên là ng??i ??u tiên tuân l?nh Vua Lê Thánh Tông s? d?ng truy?n thuy?t dân gian ?? biên so?n l?ch s?: ??i Vi?t S? Ký Toàn Th?. Mà ?ã là truy?n thuy?t thì không th? hoàn toàn là s? th?t vì truy?n thuy?t ???c nhân gian t??ng t??ng thêu d?t b?ng nh?ng chi ti?t ly k? nên có ph?n mang tính h? c?u c?a nó . Do ?ó ?? tránh s? hi?u bi?t l?ch l?c v? cu?c hôn nhân gi?a Huy?n Trân Công Chúa và Vua Ch? Mân, ít ra c?ng nên hi?u bi?t s? qua v? b?i c?nh l?ch s? c?a th?i Vua Tr?n Nhân Tông ??i Vi?t và Vua Ch? Mân Chiêm Thành, vì t? b?i c?nh l?ch s? ?ó m?i ??a ??n cu?c tình l?ch s? ??y v??ng gi? nà?B?i c?nh l?ch s? th?i Vua Tr?n Nhân Tông và Vua Ch? MânN?m 1253, ?? qu?c Mông C? H?t T?t Li?t xua quân xâm l?ng Trung Hoa ??i nha` T?ng, d?ng nên nhà Nguyên g?i là th?i k? Nguyên Mông hay g?i t?t là nha` Nguyên bên Tàu . Theo Vi?t Nam S? L??c, sau khi tiêu di?t nhà T?ng Trung Hoa, nhà Nguyên b?t ??u xâm l?ng ?ông Nam Á . Trong ph?m vi bài này, ch? xin nói ??n giai ??an l?ch s? ??i Tr?n Nhân Tông và Ch? Mân ? ?ông D??ng theo ti?n trình l?ch s? nh? sau:1258-1288: Nhà Nguyên xâm l?ng ??i Vi?tTrong giai ??an 30 n?m l?ch s? này, nhà Nguyên 3 l?n ti?n quân sang xâm l?ng ??i Vi?t nh?ng ??u th?m b?i vì s? ch?ng tr? quy?t li?t c?a ??i Vi?t . Tuy ng?n ch?n ???c ý ?? xâm l?ng c?a quân Nguyên, nh?ng ??i Vi?t v?n th?n ph?c nhà Nguyên d??i hình th?c dâng c?ng ph?m hàng n?m ?? t?o s? hi?u hoà gi?a hai dân t?c và ?ây c?ng là sách l??c ngo?i giao c?a Vua Tr?n Nhân Tông có tánh cách nhún nh??ng c? n? m?t chút ?? b?o t?n s? ??c l?p c?a m?t n??c nh? bé bên c?nh n??c ph??ng b?c kh?ng l? luôn có ý ?? thôn tính các n??c liên bang. Do ?ó lúc nào ??i Vi?t c?ng lo âu ph?p ph?ng ??i v?i m?ng xâm l?ng bành tr??ng c?a ?? qu?c ph?ong b?c có th? x?y ra b?t c? lúc nào .N?m trong giai ?o?n 30 n?m l?ch s? này c?a ??i Vi?t, vào n?m 1284-1285 Vua Ch? Mân Champa ?ã ?em quân c?u vi?n cho Vua Tr?n Nhân Tông ?? ?ánh b?i cu?c xâm l?ng c?a quân Nguyên ? Ngh? An .1282-1284: D??i s? th?ng lãnh c?a Toa ?ô, nhà Nguyên ào ?t xâm l?ng Champa nh?ng b? Vua Ch? Mân giáng tr? oanh li?t ?ánh b?i quân Nguyên lui v? c? qu?c.1292:Trên ???ng rút quân kh?i ??o Sumatra c?a n??c Java (Nam D??ng), quân Nguyên ?? b? lên b?` bi?n Champa l?i b? Vua Ch? Mân ?ánh b?t ra bi?n Nam H?i ?? l?i c? tr?m chi?n thuy?n tan nát và hàng v?n xác ch?t n?m ng?n ngang bên b? cát tr?ng c?a mi?n bi?n Champa .K? t? 1253 khi H?t T?t Li?t tiêu di?t ???c nhà T?ng và l?p nên nhà Nguyên cho ??n khi H?t T?t Li?t qua ??i vào n?m 1294, ?ây là giai ?o?n l?ch s? làm cho ??i Vi?t th?i Tr?n Nhân Tông và Champa th?i Vua Ch? Mân vô cùng kh?n kh? v?i m?ng xâm l?ng c?a quân Nguyên, và hai nhà Vua c?a hai qu?c gia Vi?t – Chiêm d?a l?ng vào nhau ?? ch?ng quân Nguyên, ?ó c?ng là lý do Tr?n Nhân Tông và Ch? Mân r?t có h?o c?m v?i nhau . Vài ??c ?i?m c?a Vua Tr?n Nhân Tông và Vua Ch? MânVua Tr?n Nhân TôngM?t v? Vua anh hùng ái qu?c (?ánh ?u?i quân Nguyên) và nhân h?u (Toa ?ô nhà Nguyên t? tr?n lúc t?n công ??i Vi?t t?i m?t tr?n Tây K?t, Vua Tr?n Nhân Tông ?ã c?i áo long bào ??p cho Toa ?ô và cho mai táng theo ?úng nghi l? trang tr?ng).Là m?t v? Vua ??o ??c không tham quy?n c? v? (nh??ng ngôi cho con là Tr?n Anh Tông ?? làm Thái Th??ng Hoàng, khoác áo cà sa nghiên c?u kinh Ph?t, tu hành trên núi Yên T?).Tr?n Nhân Tông làm Vua 13 n?m, Thái Th??ng Hoàng 14 n?m, t?t c? là 27 n?m và b?ng hà lúc 51 tu?i . Vua Ch? MânM?t v? Vua anh hùng ái qu?c (?ánh ?u?i quân Nguyên) và ??o ngh?a (tha t?i ch?t cho m?t viên ch? huy quân binh Champa toan toa r?p v?i ??ch quân (quân Nguyên) nh?ng t??c h?t binh quy?n ?u?i v? quê làm ru?ng (1a); và còn là m?t v? Vua nhân h?u (xem xét gi?y t? tùy thân nh?ng binh s? quân Nguyên ?ã t? tr?n trên b? bi?n Champa r?i cho h?a táng riêng bi?t t?ng ng??i, b? tro c?t vào h? sành riêng m?i ng??i và dán tên h? lên, ??ng th?i c?p cho m?t chi?c thuy?n, tha t?i ch?t cho 10 tên gi?c Nguyên b? b?t s?ng mang theo tro c?t ?u?i v? Tàu (1b).Vua Ch? Mân làm Vua ???c 26 n?m và b?ng hà lúc 50 tu?i .??i Vi?t d??i th?i Tr?n Nhân TôngGu?ng máy chính tr? quân s? ???c ki?n toàn v?ng ch?c nh? Vua Tr?n Nhân Tông và các quan trong tri?u có nhi?u tài ??c. Tinh th?n dân t?c ?oàn k?t, kinh t? ph?n th?nh, dân sinh ?m no h?nh phúc, có m?t n?n v?n hóa dân t?c nhân b?n. Nh? s?c m?nh này Vua quan nhà Tr?n ?ã nhi?u l?n ??p tan ???c m?ng xâm l?ng c?a B?c ph??ng.Champa d??i th?i Ch? MânHùng c??ng v? quân s?, v?n hóa ngh? thu?t phát tri?n sáng ng?i. N?n hành chánh chánh tr? t? ch?c v?ng vàng, n?n kinh t? ph?n th?nh và có m?t n?n ngo?i th??ng ngành hàng h?i phát tri?n m?nh t? khi Vua Ch? Mân k?t hôn v?i Công Chúa Tapasi c?a Java (Nam D??ng ngày nay).o0o(1a)+(1b): Theo l?i k? c?a c? B? Thu?n, m?t h?c gi? Champa và là m?t chuyên viên nghiên c?u v? Champa c?a tr??ng Vi?n ?ông Bác C? Hà N?i trong th?i k? Pháp thu?cThái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông và cu?c vi?n du Chiêm Thành:Vua Ch? Mân là m?t anh hùng hào ki?t, quy?t li?t v?i ??ch quân xâm l??c nh?ng l?i là m?t v? Vua hi?u hòa . Tháng 3 n?m 1301, Vua Ch? Mân ?ã c? s? th?n h??ng d?n ngo?i giao ?oàn sang ??i Vi?t cùng v?i nhi?u t?ng ph?m quí giá: ng?c ngà châu báu, s?ng voi, tê giác, l?a là vàng b?c v?i ??c mu?n ??t n?n t?ng bang giao v?i ??i Vi?t trong tình h?u ngh? lâu dài ?? cùng t?n t?i tr??c móng vu?t xâm l??c c?a ?? qu?c Trung Hoa .Khi ?oàn s? th?n ngo?i giao c?a Champa ??n ??i Vi?t, lúc ?y Vua Tr?n Nhân Tông ?ã là Thái Th??ng Hoàng m?c áo cà sa tu hành t?i m?t ngôi chùa trên núi Yên T?, nh??ng ngôi l?i cho con là Tr?n Anh Tông. ?ây là giai ?o?n c?c th?nh c?a Ph?t giáo trên ??t Vi?t. Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông là ng??i nhân t? sùng kính ??o Ph?t, say s?a nghiên c?u kinh k? Ph?t pháp và yêu thích c?nh gió núi mây ngàn, thích ngao du s?n th?y ?ó ?ây và v?n c? v?n cho Vua Tr?n Anh Tông trong v?n ?? ?i?u hành vi?c dân vi?c n??c.Nhân phái ?oàn ngo?i giao Champa ???c Vua Ch? Mân c? ??n th?m vi?ng ngo?i giao v?i ??i Vi?t và mong mu?n k?t tình h?u ngh?; Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông nh? l?i ng??i x?a t?c Vua Ch? Mân c?a Chiêm Thành cách ?ây b?y n?m ?ã cùng d?a l?ng nhau ch?ng tr? quân Nguyên t?i Ngh? An; nên ?? ?áp l?i t?m th?nh tình c?a Vua Ch? Mân, Ngài quy?t ??nh theo chân ngo?i giao ?oàn Chiêm Thành v? th?m Chiêm qu?c và Vua Ch? Mân, cùng ngao du s?n th?y nghiên c?u Ph?t pháp bên Chiêm Thành.Trong b? áo cà sa, Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông và ?oàn tùy tùng cùng v?i s? ?oàn Champa sau th?i gian c? tháng tr??ng nay ?ã ??n kinh thành Champa . ???c tin quân báo, Vua Ch? Mân hân hoan ra ?ón t?n c?ng thành ?? Bàn ?? m?ng ?ón Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông ??i Vi?t. M?t cu?c ti?p ?ón vô cùng long tr?ng dành cho m?t v? qu?c khách. Hai nhà Vua Vi?t – Chiêm có nhi?u ?i?m t??ng ??ng h?p ý nh? ?ã nêu ? ph?n b?i c?nh l?ch s? : cùng có m?t quá kh? oai hùng ??y máu x??ng khi ch?ng phá quân Nguyên c?ng v?i m?t tâm nguy?n k?t tình h?u ngh? ?? cùng t?n t?i tr??c tham v?ng ?iên cu?ng tàn b?o c?a quân Nguyên; cùng ??o ??c nhân h?u, anh hùng và ái qu?c gi?ng nhau, tâm ??u ý h?p ?ã kéo dài cu?c th?m vi?ng c?a Thái Th??ng Hoàng ??n chín tháng tr?i, ???c Vua Ch? Mân h??ng d?n ?i th?m vi?ng nhi?u n?i danh lam th?ng c?nh c?ng nh? nh?ng ??a ?i?m ??c bi?t liên quan ??n v?n hóa, tôn giáo c?a n??c Chiêm Thành nh? Ng? Hành S?n, Thánh ??a M? S?n, trung tâm Ph?t giáo v? ??i ? ??ng D??ng ..v..v.. h?u h?t ??u n?m trong lãnh ??a Amaravati c? t?c t? Qu?ng Tr? Th?a Thiên ??n Qu?ng Nam ?à N?ng ngày nay . M?i n?i ?i qua Ngài ??u l?u l?i m?t th?i gian. L?n l??t, Thái Th??ng Hoàng ???c Vua Ch? Mân h??ng d?n ?i th?m vi?ng h?u h?t các ??n tháp thu?c lãnh ??a Vijaya, Kâuthara và Panduranga, t?i ?âu c?ng ???c các lãnh chúa m?i vùng ti?p ?ón long tr?ng .??c bi?t là Tu Vi?n ??ng D??ng là m?t kinh ?ô có m?t n?n ki?n trúc v? ??i, m?t thành ph? tráng l? b?c nh?t vào th?i ??i này t?i ?ông D??ng, th?i Vua Indravarman ?? nh? . Ngài là m?t v? Vua sùng bái ??o Ph?t; vào n?m 875 Công Nguyên ?ã xây m?t Ph?t Vi?n v? ??i l?y tên là Laksmindra-Lokesvara. ?ây là m?t trung tâm Ph?t giáo Champa l?n nh?t, có vô s? kinh ?i?n Ph?t h?c trong l?ch s? ??t n??c và có m?t nhà s? Aán ?? n?i ti?ng uyên thâm v? Ph?t h?c tr? trì t?i trung tâm Ph?t giáo này . Thái Th??ng Hoàng trong b? áo cà sa c?a ??i Vi?t ?ã dành hai ph?n ba th?i gian th?m vi?ng Chiêm Thành ?? nghiên c?u Ph?t Pháp t?i tu vi?n ??ng D??ng .Trong th?i gian l?u l?i 9 tháng ? Champa, Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông cùng Vua Ch? Mân tham d? nh?ng l? h?i l?n c?a dân t?c Champa . Ngài ?ã m?c kích t?n m?t và r?t thi?n c?m v?i dân t?c Champa trông có v? bình d? và hi?n l??ng này . Ngài c?ng ???c th??ng ngo?n nh?ng ?i?u múa hát theo ?i?u Tây Thiên Trúc (c?a Aán ??) qua ngh? thu?t trình di?n c?a các cô Chiêm n? trong xiêm y l?a là v?a nh? nhàng v?a thanh thoát và nh?ng ?i?u múa trong cung ?ình Champa ?nh h??ng v? ?i?u c?a n? th?n ngh? thu?t Sravastri và thiên th?n v? n? Apsara ..v..v.. Ngài c?ng tìm hi?u nh?ng phong t?c t?p quán c?a dân t?c Champa th?t thích thú .Bao nhiêu dáng v? thâm nghiêm k? v? c?a n?n ki?n trúc ??n tháp, tu vi?n, b?o tháp, Ph?t ???ng, v?i vô s? kinh ?i?n .v..v… v?i nh?ng ???ng nét ?iêu kh?c ch?m tr? th?t tinh vi s?c s?o ?ã nói lên m?t n?n hoa phong tuy?t m? c?a các ?iêu kh?c gia Champa. N?n ki?n trúc này ?ã tô ?i?m cho giang s?n g?m vóc Champa thêm ph?n xinh ??p và ?ã nói lên s? l?n m?nh và v?n minh c?a m?t dân t?c. M?t ??t n??c xinh ??p, m?a thu?n gió hòa, ??t ?ai phì nhiêu ???c xây d?ng và gìn gi? b?i m?t dân t?c l??ng thi?n an hoà, b?i m?t quân ??i g?m k? binh, t??ng binh, b? binh và h?i quân; n?n kinh t? nông nghi?p ph?n th?nh, m?t n?n v?n hóa nhân b?n ??y b?n s?c dân t?c Champa và ???c cai tr? b?i m?t v? Vua Ch? Mân anh hùng ái qu?c, nhân h?u l?ch duy?t …; ch?ng ?y d? ki?n ?ã mang ??n cho Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông m?t c?m xúc ??c bi?t, m?t tình c?m n?ng nàn mà Ngài t??ng ch?ng nh? b? cu?n hút b?i Vua quan, l??ng dân và ??t n??c Champa ?ã dành cho Ngài trong cu?c vi?n du k? thú này.o0oM?t sáng cu?i thu n?m 1301, t?i thành Vijaya (?? Bàn) mây gi?ng bàng b?c, không gian và th?i gian nh? chùng l?i, mu?n níu gót vi?n du c?a Thái Th??ng Hoàng trong b? áo cà sa chu?n b? quay v? ??i Vi?t sau 9 tháng vi?n du th?m vi?ng Champa.Tr??c m?t bá quan v?n võ trong tri?u ?ình Champa, Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông v?i khuôn m?t khôi ngô phúc h?u và c?ng ??y nét uy v?, Ngài ?ã long tr?ng tuyên b? ??c g? Huy?n Trân Công Chúa cho Vua Ch? Mân . ?ây là l?i minh th? c?a m?t Thái Th??ng Hoàng ??y quy?n uy v?i tri?u th?n Tr?n Anh Tông và là nhà s? uyên bác, ??c h?nh và trung tín c?a Trúc Lâm Thi?n S? Yên T? s?n.S? ??c g? này ?? th?c hi?n m?t sách l??c hoà thân c?a hai v? lãnh ??o qu?c gia hi?u hoà Vi?t – Chiêm ?? r?i Công Chúa Huy?n Trân s? là Hoàng H?u Champa, Vua Ch? Mân s? là Phò Mã ??i Vi?t. Hai n??c láng gi?ng s? có m?i liên h? tình thân gia ?ình (con c?a Huy?n Trân s? là cháu ngo?i c?a Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông) và còn ?oàn k?t liên minh v?i nhau cùng t?n t?i và cùng ??i phó v?i m?ng xâm l??c có th? x?y ra b?t c? lúc nào c?a ?? qu?c b?c ph??ng tràn xu?ng các n??c phía nam, ?ó là ý ngh?a c?a sách l??c hòa thân c?a Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông và Vua Ch? Mân.Sách l??c hòa thân (t? ng? Hòa Thân theo giáo s? Hu?nh V?n Lang) này ?ã b? tri?u th?n Tr?n Anh Tông bi?n thành m?t s? ??i chát ??a ??n tráo tr? và th?t tín s? ?? c?p chi ti?t ? ph?n sau .VUA CH? MÂN C?U HÔNTháng 02/1302 Vua Ch? Mân c? s? th?n Ch? B? ?ài h??ng d?n m?t phái ?oàn h?n m?t tr?m ng??i ?em vàng b?c châu báu, tr?m h??ng, ng?c ngà v.v… sang ??i Vi?t ?? xin c?u hôn v?i Công Chúa Huy?n Trân theo l?i ??c g? c?a Vua cha Tr?n Nhân Tông; nh?ng tri?u th?n Tr?n Anh Tông có ng??i thu?n có ng??i không. H? mu?n bi?n ??i cu?c hôn nhân nh? m?t sách l??c Hoà Thân c?a Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông thành m?t ch? tr??ng m?u d?ch, ngoài l? v?t nêu trên, tri?u th?n Tr?n Anh Tông còn bu?c Vua Ch? Mân ph?i n?p thêm ??t ?ai g?i là “l? N?p Tr?ng” theo phong t?c Vi?t Nam và Trung Hoa .Tr?n Nhân Tông v?i uy quy?n c?a m?t Thái Th??ng Hoàng, Ngài không bao gi? ??t ra v?n ?? ??i chát hay m?u d?ch, mà vai trò Huy?n Trân là m?t s? gi? hoà bình, dùng hôn nhân ?? th?c hi?n sách l??c Hoà Thân gi?a hai gia ?ình và hai n??c láng gi?ng v?n th??ng hay l?c ??c tr??c ?ây, ?? cùng nhau liên minh trong tình gia ?ình, trong tình thân gi?a hai n??c th?c s? ?oàn k?t v?i nhau ?? ch?ng l?i hi?m h?a xâm l?ng t? ?? qu?c b?c ph??ng tràn xu?ng lúc nào không hay; h?n n?a Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông, Ngài còn là m?t nhà s? Trúc Lâm c?a Yên T? S?n, ?nh h??ng sâu s?c tri?t lý nhà Ph?t, nên vi?c ?òi ??t ?ai c?a dân t?c khác là sai v?i tôn ch? t? bi vô l??ng vô biên, công b?ng bác ái, phóng khoáng c?a ??o Ph?t và s? có nhân qu? không t?t ??p v? sau . Tr??c s?c ép c?a tri?u th?n Tr?n Anh Tông, Vua Ch? Mân ?ành ph?i l?y hai châu ? biên thùy ?? làm “l? n?p tr?ng” tho? mãn m?t s? qu?n th?n Tr?n Anh Tông ?òi h?i h?u xúc ti?n cu?c hôn nhân th?c hi?n sách l??c Hoà Thân Vi?t – Chiêm.Vi?c hi?n c?ng hai châu Ô Lý ?? làm quà sánh l? c??i Công Chúa Huy?n Trân ?ã b? tri?u th?n Champa ph?n kháng d? d?i và th?n dân Champa ? hai châu Ô và Lý c?ng nh? c? n??c Champa ??u ph?n n? tr??c quy?t ??nh sai trái c?a Vua Ch? Mân; nh?ng th?i ?ó Vua là Thiên T? n?m h?t giang s?n và thiên h?, nên dân t?c Champa ?ành ch?u v?y trong ng?n l? xót xa . Ngày nay h?u du? c?a Champa cho r?ng vi?c dâng ??t ?? làm sính l? c??i Huy?n Trân là m?t s? sai l?m c?a Vua Ch? Mân vì ?ó là vùng chi?n l??c quân s? ??a ??u r?t quan tr?ng. T? châu Ô châu Lý nhìn xu?ng th?y c? ??ng b?ng h?p nh?ng phì nhiêu và c? chi?u dài c?a b? bi?n (mi?n Trung ngày nay) v?i bãi cát tr?ng phau trông gi?ng ng??i ph? n? n?m ?? l? c?p ?ùi nõn nà khi?n cho anh dâm ?ãng H?t T?t Li?t thèm thu?ng nh? n??c mi?ng mu?n chi?m ?o?t . Sau khi Vua Ch? Mân ??ng ý n?p hai châu Ô và Lý, Vua Tr?n Anh Tông và qu?n th?n xem nh? m?t món l?i to l?n nên ?ã hân hoan g? Huy?n Trân cho Vua Ch? Mân vào tháng 06/1306 n?m Bính Ng? .CÔNG CHÚA HUY?N TRÂN TRÊN ???NG V? CHIÊM QU?CTháng 06 n?m Bính Ng? (1306), Vua Tr?n Anh Tông c? Tr?ng Nguyên M?c ??nh Chi, Ng? S? ?oàn Nh? H?i và Th??ng T??ng Tr?n Kh?c Chung c?m ??u phái ?oàn ??i Vi?t g?m nhi?u quan quân h? t?ng ?? ??a ti?n cô dâu Huy?n Trân v? Chiêm Thành.T? th? ?ô Th?ng Long c?a ??i Vi?t ra ??n b?n sông H?ng Hà, qu?n chúng ??ng ??y d?c hai bên thành l? v?i c? xí và bi?u ng? chúc m?ng chúc t?ng lên ???ng bình an dành cho công chúa thân yêu c?a ??i Vi?t xuôi v? Nam ?? k?t duyên cùng Vua Chiêm Thành ?? th?c hi?n l?i giao ??c c?a Vua cha là Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông (quân vô hý ngôn).M?t công chúa tu?i v?a ?? ?ôi m??i xinh ??p, con nhà Vua chúa, h?c th?c và ??o h?nh l?i ph?i xa lìa t? ?m gia ?ình t?i cung ?ình, xa lìa quê h??ng yêu d?u, ngàn d?m ra ?i, lênh ?ênh nghìn trùng sóng v? ?? làm dâu x? l?, lòng d? nào l?i không b?n r?n lúc ra ?i .Ngày x?a bên Trung Hoa, th?i Hán Nguyên ?? có V??ng Chiêu Quân có v? ??p phi phàm tr?m ng? (chìm ?áy n??c cá l? ?? l?n) v??ng gi? sang tr?ng. Trong ngày t? bi?t Vua Hán Nguyên ?? ra ?i làm Hoàng H?u m?t x? xa l? ? n??c Hung Nô, có thi nhân th?i ?ó ? Trung Hoa làm th? c?m thán:Cô ?i cô ??p nh?t ??iMà sao m?nh b?c th? tr?i c?ng thuaM?t ?i t? bi?t cung VuaCó v? ?âu n?a ??t H? ngàn n?m!(Huy?n N? Nguy?n Thi?n K?)??i v?i Huy?n Trân c?ng v?y, tâm tr?ng nàng vô cùng ng?n ngang, v?a g?t l? giã t? Ph? Hoàng và M?u H?u, ng??i thân, giã t? quê h??ng m?u qu?c ??ng bào ru?t th?t, v?a nao nao b?n ch?n h??ng v? m?t khung tr?i h?nh phúc xa xôi m? m?t ch?a bi?t ra sao ? Nh?ng th? h? v? sau, có vài thi nhân ?ã c?m thông v?i n?i ni?m c?a ki?p hoa trôi d?t nên có nh?ng câu t? s? Nam Bình ???c dân Thu?n Hóa hát theo ?i?u Chiêm Thành:N??c non ngàn d?m ra ?iM?i tình chiM??n màu son ph?n??n n? Ô Ly??ng cay vì ???ng ?? xuân thì …(tác gi? vô danho0oSau h?i tr?ng gi?c, nàng ph?i b??c chân xu?ng thuy?n hoa v?i ?oàn tùy tùng h? t?ng c?a ??i Vi?t và s? h??ng d?n th?y l? c?a ?oàn S? B? Chiêm Thành; trong c? xí ph?t ph?i ti?n ??a c?ng có s? s?t sùi gi?a k? ?i ng??i ? … ?oàn thuy?n hoa r?i b?n sông H?ng ?? ra c?a bi?n xuôi v? Nam.Gió ?ông nam th?i nh? nh?ng hoa sóng ??i d??ng v?n n? rì rào nh? tâm s? ng??i ?i xa, m?t bi?n trong xanh d??i b?u tr?i sáng chói c?a muà xuân ban ngày, và khi hoàng hôn bao trùm, c? m?t bi?n tr? thành ?en ngh?t, ch? có hàng v?n vì sao trên b?u tr?i l?p lánh nh? nh?ng h?t kim c??ng tô lên m?t b?c h?a ánh sáng thâm tr?m. Lòng cô gái xuân thì trên ???ng vu qui r?n rã không bi?t bao nhiêu tâm s? …L?i Ph? Hoàng, ng??i cha già kính yêu ?ã c?n d?n tr??c khi v? Chiêm Qu?c: nh?ng tháng ngày tr??c ?ây Ph? Hoàng ?ã vi?n du x? Chiêm Thành, ??t n??c h? ??p ??, m?t dân t?c hi?n l??ng có n?n v?n hóa riêng bi?t r?c r? . Ch? Mân là m?t v? Vua bi?t yêu th??ng nòi gi?ng, m?t anh hùng hào ki?t, l?ch duy?t và nhân h?u, không ph?i là m?t hôn quân b?o chúa . Con hãy làm tròn b?n ph?n m?t s? gi? hoà bình, ?em l?i tình thân thi?n gi?a hai dân t?c Vi?t – Chiêm. ??i v?i Ch? Mân sau này s? là phu quân c?a con, con ph?i bi?t ??o tam tòng t? ??c, phu x??ng ph? tùy c?a ng??i ph? n? Á ?ông và ph?i x?ng ?áng là m?t “m?u nghi thiên h?” . Ngh? ??n l?i Ph? Hoàng còn v?ng v?ng bên tai, lòng nàng se l?i và ?m áp h?n r?i chìm d?n trong gi?c ng? m? hoa, b?ng b?nh trên sóng n??c ??i d??ng trôi d?n v? Chiêm Qu?c.Trong khi ?ó ? Chiêm Qu?c, Vua Ch? Mân c? quan Ng? S? Ch? B? ?ài c?m ??u m?t s? qu?n th?n, binh lính và toán Ng? Lâm Quân theo h? giá nhà Vua ?? ?ón r??c cô dâu Huy?n Trân cùng phái ?oàn ??i Vi?t t?i h?i c?ng Pat-Thin?ng (Th? N?i Bình ??nh ngày nay)Sau nh?ng ngày lênh ?ênh trên bi?n c? mênh mông, ?oàn thuy?n hoa ??a ti?n Công Chúa Huy?n Trân c?a ??i Vi?t ?ã vào ??n lãnh h?i Vijaya (Bình ??nh) và h??ng d?n vào c?p b?n c?ng Pat-Thin?ng do s? h??ng d?n c?a ?oàn S? B? Chiêm Thành.Công Chúa Huy?n Trân lòng d? b?n ch?n mu?n s?m trông th?y m?t Vua Ch? Mân, nh?ng h?i lo âu vì n?u phu quân Ch? Mân quá d? d?ng nh? anh chàng Tr??ng Chi thì làm sao ?ây h?i Ph? Hoàng c?a con! Li?u con có làm n?i nh?ng l?i khuyên c?a Ph? Hoàng kính yêu hay không ??oàn thuy?n hoa ??i Vi?t v?a c?p sát vào c?u b?n c?ng Pat-Thin?ng thì ?oàn quân binh, qu?n th?n, toán ng? lâm quân, các n? t? .v..v… cùng Vua Ch? Mân ?ã có m?t ? b?n c?ng tr??c r?i .Khi m?t Hòa Th??ng trong phái ?oàn ??i Vi?t cùng các v? qu?n th?n nh? Tr?ng Nguyên M?c ??nh Chi, Th??ng T??ng Tr?n Kh?c Chung, Ng? S? ?oàn Nh? H?i b??c lên b? c?ng thì qu?n th?n và Ng? S? Ch? B? ?ài Chiêm Thành ?ã ?ón chào thân m?t, trong khi ?ó Vua Ch? Mân t? trên ki?u vàng r?c r? b??c ra, con ng??i cao l?n, n??c da sáng, m?i cao, tóc h?i g?n sóng phía tr??c, ?ôi m?t sáng ng?i thoáng nét ?a tình và dáng v? hào hoa phong nhã nh?ng không kém ph?n uy d?ng c?a m?t quân v??ng, ngang hông mang m?t thanh ki?m báu v?i v? ki?m b?ng vàng, chuôi ki?m b?ng ngà voi kh?m ng?c . ??u ??i chi?c m? b?ng vàng cao hình tr?, trên ??nh nh?n c?a m? có g?n m?t viên ng?c t?a ra ánh sáng v?i nhi?u màu s?c khác nhau trông v?a ??p m?t v?a uy nghi. Mình m?c áo l?a th??ng h?ng màu tr?ng, ???ng vi?n c? áo, hai tay áo và song song v?i hai hàng nút ??u b?ng kim tuy?n b?ng vàng l?p lánh, và m?t ?ai vàng dát m?ng th?t ngang l?ng, khoác ngoài m?t chi?c áo lông bào . Chân mang hia màu ?en có thêu hình con chim Garuda màu ?? …Huy?n Trân Công Chúa t? trong ki?u hoa, sau khi cô t? n? nh? vén màng che tr??c ki?u hoa, nàng nhìn ra ngoài th?y Qu?c V??ng Ch? Mân, ?ôi má nàng ?ng h?ng lên, ý ngh? v? Chiêm Qu?c bây gi? không nh?ng ?? làm s? gi? hòa bình mà còn ??n Chiêm Thành v?i lòng d? b?ng trinh c?a m?t cô thanh n? xuân thì vu qui v? nhà ch?ng; nàng th?m c?m ?n Ph? Hoàng ?ã khéo ch?n cho nàng m?t ??ng phu quân x?ng ?áng ?? s?a túi nâng kh?n. Huy?n Trân nh? nhàng b??c ra kh?i ki?u hoa, e ?p th?n thùng, khép nép; nàng ch?p hai tay tr??c ng?c cu?i mình quì ph?c xu?ng chào, Vua Ch? Mân l?t ??t ??n sát bên nàng ??a hai tay nh? nhàng ?? nàng ??ng d?y. Nh? hai lu?ng ?i?n âm d??ng giao c?m; ?ôi bàn tay nh? bé thon th? xinh ??p c?a nàng nh? nhàng nh? cánh b??m ??u trên n? hoa th?t ?m áp trong ?ôi lòng bàn tay c?a Quân V??ng. B?ng m?t gi?ng êm ??m d?u v?i, Công Chúa Huy?n Trân tâu: Xin ?a t? Thánh Th??ng ?ã nh?c công ?ón ti?p b?ng ti?ng Champa (Tri?u ?ình Tr?n Anh Tông m?i m?t ng??i Ch?m s?ng ? ??i Vi?t d?y ti?ng Ch?m c?ng nh? phong t?c và v?n hóa Champa tr??c khi nàng lên ???ng v? Chiêm Qu?c). Vua Ch? Mân ??m ??m nhìn nàng trong s? ng?c nhiên, không ng? nàng ?n m?c y ph?c trang s?c theo m? thu?t Champa, l?i nói ???c c? ngôn ng? Champa. R?i nhà Vua n? n? c??i và ân c?n h?i nàng có kh?e không, ta r?t lo âu sóng n??c trùng d??ng làm nàng m?t m?i, ta xin l?i nàng. Công Chúa Huy?n Trân duyên dáng ch?p tay cu?i ??u kh? tâu: nh? h?ng ân c?a Thánh Th??ng, th?n thi?p và t?t c? m?i ng??i trong ?oàn thuy?n hoa ??u kh?e m?nh, ch? có chút say sóng.Vua Ch? Mân nh? nhàng dìu Huy?n Trân lên ki?u vàng r?c r?, nh?ng chi?c ki?u nh? h?n ?? d?c m?t hàng sau dành cho các ??i di?n tri?u th?n Tr?n Anh Tông và các qu?n th?n Champa; nh?ng thành ph?n nh? h?n ?i ng?a l?ng th?ng theo sau, cùng v?i toán ng? lâm quân, binh lính h??ng v? thành Vijaya (thành ?? Bàn). Con ???ng t? h?i c?ng Pat-Thin?ng ??n c?a thành ?? Bàn dài kho?ng 8 km. Hai bên ???ng là hai hàng d??ng li?u óng ? m??t mà xanh th?m nh? ?ón chào cô dâu t? ??i Vi?t ??n .?oàn r??c dâu r?i kh?i b?n c?ng Pat-Thin?ng ch?ng bao lâu, ch? còn m?t d?m n?a ??n thành ?? Bàn. Hai bên ???ng t?i ?ây không còn cây d??ng, ch? có tr?ng hoa Vong, hoa Ph??ng, hoa Qu? d?c hai bên ???ng trông r?t ???c m?t. Qu?n chúng Champa ??ng ?ón hai bên ???ng v?i áo qu?n ??p ??, c? xí ph?t ph?i, bi?u ng? gi?ng ??y, chiêng tr?ng hòa l?n v?i l?i hô chào vang d?y chào ?ón cô dâu ??i Vi?t.Thành ?? Bàn r?ng mênh mông, thành quách tráng l? vây quanh. Bên ngoài thành ?? Bàn, phía Tây c?a thành:- N?i ng?a hí chuông r?n vang trong gió(Ch? Lan Viên)Phía Nam thành:?ây chi?n thuy?n n?m m? trên sông l?ngB?y voi thiêng tr?m m?c d?o quanh thành(Ch? Lan Viên)Khi Qu?c V??ng Ch? Mân và hai phái ?oàn ??a r??c Công Chúa Huy?n Trân vào trong khuôn viên cung ?ình, tr??c m?t Huy?n Trân:?ây ?i?n các huy hoàng trong ánh n?ngNh?ng ??n ?ài tuy?t m? d??i tr?i xanh(Ch? Lan Viên)Huy?n Trân nh? l?c vào cõi m?ng, khi ??m chiêu suy ngh?, khi ng?n ng? nhìn nh?ng lâu ?ài ?i?n các, gác tía cung son, tháp n??c, mi?u ???ng, ??i s?nh nguy nga .v..v… không bi?t bao nhiêu khu ???c xây d?ng theo hàng l?i ngay th?ng n?p na, v?i nh?ng công trình ki?n trúc v? ??i tráng l?, thâm nghiêm hòa h?p b?i hai n?n v?n minh ki?n trúc c?a Chiêm Thành và Aán ??, t?t c? ??u xây d?ng b?ng g?ch, ???c s?n ph?t ??p m?t . C? khu tri?u ?ình r?ng l?n ?? s? ?y ??u ???c lát g?ch Bát Tràng, trông n?i b?t r?c r? . C?ng trong khuôn viên tri?u ?ình, ngoài l?u son gác tía, còn có nh?ng h??ng li?u k? nam, tr?m h??ng, nh?ng loài hoa quí nh? hoa lan, hoa Champa; chim ?ng, chim y?n, b?ch t??ng .v..v… cung t?n, m? n?, hoa g?m l?a là v.v.. ?ã nói lên m?t s?c s?ng ??y thi v? trong m?t th? gi?i cung ?ình riêng bi?t, th? thì t?i sao có ng??i d? ngh? cho Chiêm Thành là man di ? Th?t không trung th?c chút nào, ch? do ?? k? t? tôn mà ra . Th?o nào Ph? Hoàng không ng?t l?i khen ng?i ??t n??c Chiêm Thành. ?ang khi v?i ý ngh? miên man, Qu?c V??ng Ch? Mân kh? b?o v?i Huy?n Trân: nàng và các n? t? s? ???c các cung n? Chiêm Thành ??a vào h?u cung ngh? ng?i ch? ngày mai thi?t tri?u ?? chính th?c s?c phong Hoàng H?u cho Công Chúa theo l?i ta ?ã h?a v?i Thái Th??ng Hoàng c?a ??i Vi?t t?c thân ph? c?a nàng tr??c ?ây .L? PHONG T??C HUY?N TRÂN CÔNG CHÚA THÀNH HOÀNG H?U PARMECVARI C?A CHIÊM THÀNHL? phong t??c Hoàng H?u cho Công Chúa Huy?n Trân ???c t? ch?c tr?ng th? . T?t c? các v? lãnh chúa t? các lãnh ??a Amaravati, Vijaya, Kâuthara, và Panduranga ??u cóm?t t? hôm tr??c nh? ?ã d? ??nh. Các b?c t?ng l?, các qu?n th?n v?n võ ??u t? t?u ?ông ?? . Các quan Ph? quan Huy?n và các ?oàn th? qu?n chúng quanh vùng thành ?? Bàn ??u có m?t trong tri?u ?ình ?? làm cho l? phong t??c ???c long tr?ng .Công Chúa Huy?n Trân ???c các t? n? Chiêm Thành và viên quan ??c trách l? t?n phong h??ng d?n Công Chúa vào ??i s?nh sau khi phái ?oàn ??i Vi?t ?ã ??n tr??c và ng?i vào v? trí ?n ??nh s?n .Vua Ch? Mân t? trong n?i cung b??c ra v?i dáng v? uy nghi, ???ng b? pha l?n v?i phong cách hào hoa phong nhã c?a m?t Qu?c V??ng v?n võ song toàn. T?t c? m?i ng??i trong ??i s?nh thi?t tri?u ??u quì ph?c xu?ng nghênh chào b? h? . Vua Ch? Mân v?i vã b??c ??n hai tay nh? nhàng ?? l?y Công Chúa Huy?n Trân ??ng d?y và dìu nàng ng?i vào chi?c bành k? dát vàng b?c quanh vi?n bên c?nh chi?c ngai vàng kh?m ng?c dành cho Hoàng ?? . Ngài truy?n cho m?i ng??i bình thân. Sau ?ó Qu?c V??ng Ch? Mân long tr?ng tuyên b? : “Trong không gian ??i s?nh c?a cung ?ình Champa, hôm nay, t?i th?i kh?c vàng son c?a l?ch s? này, Công Chúa Huy?n Trân chính th?c là phu nhân c?a Tr?m, ta phong t??c Hoàng H?u cho nàng v?i t??c hi?u là Hoàng H?u Paramecvari c?a Champa . Hoàng H?u Paramecvari là m?u nghi thiên h? và c?ng là nàng dâu c?a dân t?c và ??t n??c Champa . Nh?ng tràng pháo tay tung hô vang d?i c? cung ?ình . Qu?c V??ng Ch? Mân ch? th? cho vi?n Hàn Lâm ph?ng ch? vi?t t? Chi?u ?? nhà Vua ban hành b? cáo cho th?n dân toàn qu?c Champa ?? tri t??ng .Sau ?ó ??i di?n tri?u ?ình ??i Vi?t lên chúc m?ng Hoàng ?? Ch? Mân và Hoàng H?u Paramecvari ???c an khang tr??ng th? ?? ch?n gi? muôn dân Champa và ?em l?i s? hòa thân ?oàn k?t gi?a hai dân t?c Vi?t – Chiêm, cùng ki?n t?o hòa bình, cùng t?n t?i tr??c m?i m?u ?? xâm l?ng t? n??c kh?ng l? ph??ng b?c .o0o??n khi hoàng hôn v?a bao ph? v?n v?t, không gian và v? tr? chìm trong ánh sáng c?a tr?ng sao huy?n ho?c; n?i cung ?ình Champa hoa ??ng n? r? sáng tr?ng kh?p n?i thành Vijaya . Vua Ch? Mân và Hoàng H?u Paramecvari ?ôi trai tài gái s?c hàng ??u c?a dân t?c Champa ?ã m? d? ti?c linh ?ình ?? m?ng Tân lang và Tân giai nhân và m?ng t??c v? Tân Hoàng H?u Paramecvari c?a Champa.V?i Công Chúa Huy?n Trân, tr??c khi t? giã quê h??ng ??i Vi?t lên ???ng v? Chiêm Qu?c ?ã ???c tri?u ?ình ??i Vi?t chu?n b? hành trang chu ?áo cho nàng v? vi?c h?i nh?p v?n hóa Champa; t? ngôn ng?, ?n m?c ph?c s?c, v?n hóa ngh? thu?t. Do ?ó nàng ph?c s?c theo cung cách Chiêm Thành, s? d?ng ngôn ng? Chiêm Thành và ?ã bi?t rành r? nh?ng v? khúc cung ?ình n?i ?i?n ng?c cung vàng c?a tri?u ?ình Champa .?? m? ??u d? ti?c, Vua Ch? Mân c?ng n?i ti?ng là hào hoa ?ã kh? nghiêng vai nh? nhàng ??a tay m?i Hoàng H?u Paramecvari, Tân lang và Tân giai nhân m? ??u d? ti?c qua v? khúc “Mia – Harung” (v? khúc này cách ?ây m?t ngàn n?m mà ngày nay nh?c s? Champa Qu?ng ??i T?u ng??i Ninh Thu?n ?ã sáng tác theo n?i dung và ?i?u m?i mà dân t?c Ch?m hi?n ?ang múa hát vào d?p có l? h?i c?a dân t?c Ch?m). V? khúc Mia-Harung c?ng là lo?i v? khúc cung ?ình hoan ca . Hoàng H?u Paramecvari trong b? nhung y r?c r?, v?i chi?c kh?n quàng b?ng kim tuy?n ?? v?i tua vàng l?p lánh, quàng t? trên vai trái xuyên hông ph?i . Chi?c th?t l?ng dát m?ng b?ng vàng kh?m ng?c l?p lánh ôm nh? t?m l?ng ong v?i dáng ng??i thon th? cao ráo, làn da tr?ng m?n màng làm n?i b?t Hoàng H?u Paramecvari nh? tiên n? giáng tr?n bên c?nh m?t Quân V??ng hào hoa ?a tình và phong ??, v?i n??c da sáng, mái tóc m?t chút g?n sóng phía tr??c, ?ôi m?t sáng ng?i trong m?t thân th? cao ráo cân ??i .Nh?c tr?ng, kèn n?i lên khi khoan khi nh?t, khi náo ??ng nh? tr?i ?? m?a, khi khoan nh? gió tho?ng ngoài .Jaya Simhavarman III (t?c Vua Ch? Mân) và Paramecvari (Huy?n Trân Công Chúa) tay trong tay, m?t trong m?t, chìm ??m trong nh?ng nh?p múa khi nhanh lúc ?u?i nhau, k? ti?n ng??i lui, khi n??ng t?a vào nhau, khi nàng m?m m?i nh? m?t cành hoa lan, lúc ?o l? nh? m?t ng?n trúc m?m tr??c gió, chàng ph?i nh?y b??c nhanh tay ?? l?y t?m thân ng?c ngà, h? ?ã th?c s? không ph?i say n?ng trong men r??u mà trong men n?ng h?nh phúc qua nh?ng ??ng tác múa mà l?ch s? hai qu?c gia c?ng nh? ??nh m?nh c?a Th??ng ?? ?ã an bài cho h? .Trong khung c?nh l?ng l?y n?i cung ?ình v?i hoa ??ng sáng r?c nh? trân châu, qua v? khúc Mia-Harung c?a cung ?ình mà Vua Jaya Simhavarman ?? Tam cùng Hoàng H?u Paramecvari ?ã m? ??u bu?i d? ti?c, ?oàn s? th?n ??i Vi?t ngh? r?ng th?o nào Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông ?ã không ch?n m?t m? nhân nào trong n??c ??i Vi?t ?? g? cho Vua Ch? Mân h?u th?c hi?n sách l??c hòa thân mà l?i ch?n ngay con gái ru?t xinh ??p c?a mình . Sau màn v? Quân V??ng và Hoàng H?u ch?m d?t, c? cung ?ình vang lên nhi?u tràng pháo tay khen ng?i . Nhà Vua dìu Hoàng H?u tr? v? v? trí c?, ?êm d? ti?c ???c ti?p t?c v?i nh?ng ?i?u múa Tây Thiên Trúc qua ngh? thu?t trình di?n c?a các cô Chiêm N? trong cung ?ình v?i xiêm y l?a là v?a nh? nhành v?a thanh thoát . Nh?ng ?i?u múa cung ?ình Champa ?nh h??ng v? ?i?u c?a n? th?n ngh? thu?t Sravastri và v? ?i?u Thiên Th?n V? N? Apsara c?ng ???c ?oàn v? n? cung ?ình bi?u di?n th?t tuy?t v?i cùng v?i dàn tr?ng ??m g?m ba m??i nh?c công, ngoài ra các nh?c c? dân t?c c? ?i?n dân gian Champa nh? kèn Saranai, tr?ng ?ôi Gin?ng, tr?ng chi?c m?t ng??i s? d?ng nh? Paran?ng .v..v… c?ng ???c dùng hòa âm khi trình bày nh?ng khúc nh?c dân ca .D? y?n ti?c có ?? s?n hào h?i v?, các lo?i r??u ??c bi?t c?a Champa và c?a nh?ng qu?c gia lân c?n. M?i ng??i v?a th??ng th?c ngh? thu?t ca v?, r??u ngon trà ?m, nh?ng th?c ?n tuy?t h?o sang tr?ng trong ??i s?ng cung ?ình:?ây ánh ng?c l?u ly m? ?o .Vua quan Chiêm say ??m th?t da ngà,Nh?ng Chiêm n? m? màng trong ti?ng sáo,Cùng nh?p nhàng uy?n chuy?n u?n mình hoa .(Ch? Lan Viên)Khi d? ti?c ch?m d?t, m?i ng??i nghiêm ch?nh ti?n ??a Qu?c V??ng và Hoàng H?u v? cung son gác tía, th? gi?i riêng t? c?a Quân V??ng và Hoàng H?u. Trong ch?n mê cung này, Tân lang và Tân giai nhân cùng c?n hai chung r??u n?ng ?m s?t son và trong Hoa Tiên có câu:B?y lâu chút m?nh riêng tâyAùi ân này ??n ?êm này là xong .Sau n?m n?m c?u hôn và ch? ??i, Quân V??ng Ch? Mân bây gi? m?i th?c s? trùng phùng v?i giai nhân ngày tháng ??i ch? . Hai ng??i nhoài ?i trong gi?c ?i?p … Nh?ng con Oanh vàng và m?y con chim Vành Khuyên phía sau v??n th??ng uy?n hót vang lên, Qu?c V??ng và Hoàng H?u v?a th?c gi?c thì v?ng thái d??ng ?ã chi?u r?i n?i khung c?a ng?c … và l?i b?t ??u m?t ngày m?i .o0oSau nh?ng tu?n tr?ng m?t, Vua Ch? Mân tr? l?i lo vi?c tri?u chính . Hoàng H?u Paramecvari, bà ta không nh?ng là m?t nh?p c?u n?i li?n tình ?oàn k?t thâm sâu c?a hai dân t?c Vi?t-Chiêm mà còn là m?t ng??i ?àn bà luôn bên c?nh Vua Ch? Mân (bên Tây Cung). Hoàng H?u Tapasi ? bên ?ông Cung, bà này ??i s?ng ?óng kín h?n. Hoàng H?u Paramecvari còn lo vi?c an nguy c?a dân t?c và ??t n??c Champa ?? x?ng ?áng là “M?u nghi thiên h?” . Qu?c V??ng và Hoàng H?u Paramecvari cùng ?i th?m vi?ng l??ng dân, quan sát ??i s?ng c?a dân ?? có k? ho?ch lo cho nh?n qu?n xã h?i Champa ???c ?m no h?nh phúc, ??ng th?i chiêm ng??ng c?nh trí thiên nhiên ??p ?? c?a giang s?n ch?ng. Qu?c V??ng và Hoàng H?u l?n l??t th?m vi?ng nh?ng ??a danh ??c bi?t n?i ti?ng trên ??t n??c Champa nh?:Ng? Hành S?n: ?? ra m?t Th?n Linh Champa, vì n?i ?ây có nh?ng khóm mây ng? quên trên l?ng ch?ng ??i; c?nh trí nh? s??ng khói mùa thu bao ph? c? r?ng cây, c? nh?ng hang ??ng thiên nhiên r?ng và sâu nh?ng ??y mùi h??ng tr?m và ?èn sáp sáng tr?ng, v?n là n?i th? ph??ng th?n linh hi?n linh c?a dân t?c Champa .Thánh ??a M? S?n do Vua Bhadravarman xây d?ng h?i cu?i th? k? th? IV công nguyên. Qu?c V??ng và Hoàng H?u c?u nguy?n tr??c Th?n Bhadresvara là ??ng toàn n?ng c?a ??t n??c và dân t?c Champa và quì l?y tr??c Th?n Shiva là ??ng toàn n?ng ch? ??o ??i s?ng v??ng quy?n Champa và còn là m?t bi?u t??ng tâm linh c?i ngu?n c?a dân t?c Champa . ?ây là m?t trung tâm hành h??ng l?n nh?t c?a Champa v?i n?n ki?n trúc r?c r? nguy nga .Tu Viên ??ng D??ng: ? Qu?ng Nam (Indrapuna) Qu?c V??ng và Hoàng H?u ??n l?y Ph?t. ?ây là m?t trung tâm Ph?t giáo ??i Th?a nguy nga ?? s? l?n nh?t ? ?ông Nam Á trong th?i ?i?m l?ch s? này, do Vua Indravarman ?? Nh? xây d?ng h?i th? k? th? 9 . N?i ?ây, Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông là ph? hoàng c?a Hoàng H?u Paramecvari ?ã tr?i qua nhi?u tháng ?? nghiên c?u Ph?t Pháp.D?o ch?i v??n Mai Uy?n t?i mi?n ??t thu?c châu Panduranga, gi?a Cà Ná và V?nh H?o t?c ranh gi?i gi?a t?nh Ninh Thu?n và Bình Thu?n ngày nay . V??n Mai Uy?n này g?m có B?ch mai, Hoàng mai, và H?ng mai t?a l?c t?i m?t ??a th? hùng v? c?a núi r?ng và s? mênh mông c?a bi?n c? (m?t bên là bi?n Thái Bình D??ng, m?t bên là chi nhánh c?a dãy Tr??ng S?n Vi?t Nam, v??n Mai Uy?n ? gi?a). Ngh?a là m?t bên là màu xanh c?a bi?n c?, m?t bên là màu xanh c?a núi r?ng, ? gi?a là v??n Mai Uy?n v?i hoa tr?ng hoa vàng hoa Mai h?ng hoà l?n v?i màu xanh c? cây và hoa r?ng ?? lo?i t?o thành m?t b?c tranh màu s?c tuy?t ??p . Ng??i ta ??n r?ng khi Thái Th??ng Ho&
0 Rating 1.8k+ views 0 likes 0 Comments
Read more