Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On February 10, 2015
  Di sản Champa trong lòng Quảng Trị Trong diễn trình lịch sử của Quảng Trị có một thời gian khá dài gần một thiên niên kỷ đất này thuộc lãnh thổ vương quốc cổ Chămpa. Trước khi khi chịu sự phán quyết nghiệt ngã của lịch sử trong quy luật tồn tại, bộ phận dân cư của dân tộc này đã vừa phải kiên trì vật lộn với những thử thách nghiệt ngã của tự nhiên, vừa phải đương đầu với nhiều thế lực của xã hội trong cuộc giành giật sinh tử để không ngừng tạo lập và phát triển vương quốc. Quá trình xây dựng và đấu tranh để sinh tồn của bộ phận cư dân Chămpa trên vùng đất quảng Trị không chỉ tạo ra được những cơ sở có tính chất tiền đề cho sự phát triển vững chắc của vùng đất này mà còn để lại nhiều dấu tích về một nền văn hóa hết sức phong phú và độc đáo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Quảng Trị.Đến nay, văn hóa Chămpa đã không còn là một bộ phận tồn tại độc lập và song hành với chính chủ nhân của nó. Tất cả đã hòa chung vào dòng chảy của văn hóa người Việt Quảng Trị - lớp người kế nhiệm/kế tục/kế thừa những gì trước đó, biến hóa cái của tiền chủ thành cái của hậu chủ. Sự “hợp thức hóa" khá mềm dẻo, khôn ngoan của người Việt trên nền các di sản văn hóa người Chăm ở cả lĩnh vực vật chất lẫn tinh thần để làm đa dạng, phong phú cho vốn liếng di sản của mình âu cũng là một thế ứng xử rất văn hóa của người Quảng Trị nói riêng, người Việt Nam nói chung. Văn hoá Chămpa ở Quảng Trị cho đến nay tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau nhưng nhìn chung tập trung vào các loại hình tiêu biểu đáng chú ý là: Đền tháp - thành luỹ - hệ thống các công trình khai thác nước và mộ táng. 1. ĐỀN THÁP Quảng Trị hôm nay, các đền tháp Chăm không còn soi bóng xuống các dòng sông Sa Lung, Bến Hải, Vịnh Định, Thạch Hãn, Cổ Hà nữa, song vẫn còn có rất nhiều những địa điểm có dấu tích về sự hiện diện của các công trình đền tháp. Qua nhiều năm nghiên cứu, khảo sát thực địa ở các địa phương trên cơ sở xác minh những địa điểm đã được người Pháp thống kê cũng như những địa điểm mới được phát hiện thêm, chúng tôi đã thống kê được một danh mục gần 30 phế tích thuộc dạng đền tháp. Trong số này bao gồm: Duy Viên (xã Vịnh Lâm), Nam Sơn, Huỳnh Xá (xã Vĩnh Sơn), thuộc huyện Vĩnh Linh; An Xá (xã Trung Sơn), Phường Sỏi (xã Do Phong), Hà Trung (xã Do Châu) thuộc huyện Do Linh); Kim Đâu (xã Cam An), Định Xá, Lâm Lang (xã Cam Hiếu) thuộc huyện Cam Lộ; Trương Xá (phường IV), Đông Hà (Phường III) thuộc thị xã Đông Hà; Trâm Lý (xã Hải Quy), Trà Lộc (xã Hải Xuân), Câu Hoan (xã Hải Thiện), Trung Dân (xã Hải Thành), Trường Sánh (xã Hải Trường) thuộc huyện Hải Lăng; Thạch Hãn (phường 2) thuộc thị xã Quảng Trị); Dương Lệ, Võ Thuận (xã Triệu Thuận), Trà Liên (xã Triệu Giang), Ngô Xá (xã Triệu Trung), Bích La (xã Triệu Đông), Nhan Biểu, Đa Nghi (xã Triệu Thượng), Quảng Điền (xã Triệu Đại), Phương Sơn, Thượng Trạch (xã Triệu Sơn) thuộc huyện Triệu Phong. Các địa điểm di tích này được gọi tên theo tên địa danh của các làng. Một vài nơi khác như An Lộng, Bích Khê, Đại Hào, Liêm Công... có được các nhà nghiên cứu người Pháp lưu ý đầu thế kỷ nhưng nay đã không còn dấu vết gì . Do những biến động mạnh mẽ và thường xuyên của các điều kiện tự nhiên, xã hội nên cho đến nay, tất cả các địa điểm mang dấu tích đền tháp kể trên chỉ còn tồn lưu dưới dạng phế tích với những cồn đất mang các tên gọi như Cồn Giăng, Lùm Giăng, Lòi Giăng...; với các đống gạch vụn nát, các thành phần kiến trúc, các phù điêu, các đối tượng nguyên là các vị thần Chăm nằm ngổn ngang và bên trên đó thường là những ngôi miếu thờ của người Việt. Những năm gần đây, nhiều địa điểm di tích bị huỷ hoại một cách nghiêm trọng, một phần do bom đạn của chiến tranh, nhưng phần khác là do nhân dân địa phương đào bới để lấy đất, lấy gạch hoặc tìm những cổ vật quý Chăm pa. Cách đây gần trọn một thế kỷ, vào năm 1905, linh mục Cadière đã tiến hành khảo sát và lập một danh mục khá đầy đủ về các địa điểm có dấu tích đền tháp Chăm trên toàn khu vực Bình Trị Thiên, trong đó Quảng Trị là địa bàn có số lượng nhiều di tích hơn cả. Từ đó cho đến nay, lần theo những trang tư liệu có tính chất gợi mở này, các nhà nghiên cứu đã một mặt xác định lại tính chân thực của những địa điểm đã phát hiện; mặt khác cũng đã tìm thêm được một số địa điểm mới. Có di tích do bị đào bới mà tình cờ phát hiện, lại có di tích đã được các nhà nghiên cứu tiến hành khai quật; nhưng dù cố gắng đến mấy thì trên một thực tế của sự hoang tàn, đổ nát như vậy, các kết quả nghiên cứu, thẩm định cũng chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát, mô tả, cao hơn một chút là sự đánh giá, phác thảo một chân dung mờ nhạt dựa trên cơ sở những gì có thể nhìn thấy được, cảm nhận được chứ khó có thể đạt đến do chính xác hoàn toàn như những gì mà di tích vốn có. Tuy nhiên, với những gì hiện còn, có thể thấy rằng ở một địa bàn không lấy gì làm rộng lớn như Quảng Trị thì việc tồn lưu một số lượng đền tháp như thế quả thật xứng đáng để gọi là "xứ tháp" của khu vực Bình - Trị - Thiên. Đó là một đặc điểm nổi trội hơn hẳn trong toàn khu vực.  Địa bàn phân bố của các đền tháp nằm rải rác khắp nơi từ vùng ven biển lên tận vùng đồi trung du, nhưng mật độ nhiều nhất vẫn là ở đồng bằng - nơi nguyên là những làng cổ Chăm. Cũng như các nơi khác trong lãnh thổ của vương quốc Chămpa, đa số các đền tháp ở Quảng Trị thường được dựng trên những mô đất cao vùng gò đồi hay ven triền các cồn cát. Một số khác dù nằm giữa vùng đồng ruộng (như tháp Kim Đâu, Trung Đơn, Ngô Xá, Bích La, Quảng Điền) thì địa điểm tọa lạc đều ở các cồn đất có địa hình dương từ 5 - 10m. Trên từng bậc địa hình từ đông sang tây ở đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp các dấu tích đền tháp: Phía tây cồn cát ngoài gần biển (Đại Trường Sa) là di tích ở Phương Sơn/An lưu. Giữa hai dãi cồn/đụn cát (thuộc vùng đồng ruộng) là các di tích ở Bích La, Trung Đơn, Dương Lệ, Quảng Điền, Ngô Xá... Trên dải cồn/đụn cát trong (Tiểu Trường Sa) là các di tích ở Trà Lộc, Câu Hoan, Hà Trung, Đa Nghi... Vùng tiếp giáp các đồi trung du là các di tích ở Phường Sỏi, Huỳnh Xá, Duy Viên, Lâm Lang, Trương Xá, Đông Hà, Nhan Biểu...Vùng trên cùng, ở cuối địa hình đồi là tháp An Xá. Quy mô các đền tháp Chăm ở Quảng Trị nói riêng, vùng phía bắc vương quốc Chăm pa nói chung thường có kích thước vừa và nhỏ, ít có những khu đền tháp lớn, tập trung với những ngôi tháp đồ sộ, uy nghi như Mỹ Sơn, Đồng Dương, PÔ Naga... Đền tháp là công trình kiến trúc tôn giáo của người chăm chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ nên các kalan là hình ảnh thu nhỏ của "trung tâm vũ trụ” trên núi Mêru, nơi ngự trị của các thần linh theo tín ngưỡng thờ các vị thần ở hạ giới nên được tuân thủ theo những quy định chặt chẽ. Do là bố cục hướng tâm, các trục xoay ra bốn hướng, mặt tiền cũng như cửa chính quay về hướng đông - hướng của các vị thần linh và cũng là hướng của tầm nhìn chiến lược về biển của người Chăm. Bên cạnh những khu đền tháp được xây dựng tập trung theo mô hình một kalan thờ thần chính (thường là bộ ngẫu tượng Linga - Yoni: thể .hiện quan niệm thờ sinh thực khí, biểu trưng của sáng tạo bằng sự sinh sôi, nảy nở) ở trung tâm và vài kalan thờ các thần phụ (thuộc bộ 3: Brahma - đấng sáng tạo, Shiva - đấng hủy diệt, Visnu - đấng bảo tồn hoặc các vị thần liên quan gần gũi với "tam vị nhất” theo này) vây xung quanh là những đền tháp được xây dựng theo mô hình đơn lẻ, dưới dạng độc tháp. Các khu tháp được xây dựng có quy mô lớn, tập trung vốn là "thánh địa" của một vùng, nơi hành hương, hành lễ hàng năm, còn các tháp nằm đơn lẻ vốn chỉ là các đền thờ của một hay nhiều grama (làng xã), nơi nhân dân vẫn đến lễ bái thường ngày. Có bốn địa điểm thuộc di tích đền tháp ở Quảng Trị qua các dấu tích hiện còn có thể thấy chúng là những trung tâm tôn giáo của mỗi vùng trong toàn bộ địa bàn này. Đó là: - Hà Trung - ngôi đền Indrakantesvara của Hoàng hậu Tribhuvanadevi và An Xá - trung tâm tôn giáo của vùng châu Ma Linh. - Trương Xá (thượng nguồn sông Hiếu) và Dương Lệ - trung tâm tôn giáo của vùng bắc châu ô. - Câu Hoan - trung tâm tôn giáo của vùng nam châu ô. Trong số này, ngoại trừ ngôi đền Indrakantesvara thì các khu đền tháp khác đều lấy biểu tượng của bộ sinh thực khí Linga - Yoni làm đối tượng thờ chính, đặt ở tháp trung tâm và vây quanh nó là từ ba đến bốn kalan trở lên. Đặc biệt, Ở khu tháp Dương Lệ, với những dấu vết hiện còn qua các cấu kiện kiến trúc, nền móng..., nhất là kích thước to quá cỡ của bệ Yoni, có thể coi đây là một cụm tháp lớn hơn cả và hẳn là nó đã giữ vai trò như một thánh địa không chỉ của vùng bắc châu Ô xưa mà còn là của cả một vùng khá rộng lớn thuộc vùng bắc vương quốc Chăm pa (ít nhất là từ nam châu Rí đến châu Ma Linh dưới các thế kỷ từ VII đến XIII). Ngoài các khu đền tháp có quy mô lớn như đã nêu trên, các đền tháp còn lại ở Quảng Trị hoặc được xây dựng theo mô hình một vài tháp với quy mô nhỏ, hoặc dưới dạng tháp đơn lẻ (chỉ có 1 kalan). Những tháp này cũng đều thờ Linga/Mukhalinga - Yoni. hoặc những vị thần khác như Nandin, Shiva, Buddha, Dvarapata... Các đền tháp Chăm ở Quảng Trị qua những dấu tích còn lại cho thấy đa phần đều sử dựng nguyên liệu chính là gạch nung. Một số tháp sử dụng kỹ thuật kết hợp gạch nung với đá (sa thạch - mè), nhưng thường rất ít, chỉ ở những cấu kiện trụ cửa, bậc cửa, lin tau, các khối đá bó vỉa ở móng tháp, bệ thờ, đài thờ, vật trang trí... (như Hà Trung, An Xá, Bích La, Dương Lệ, Trà Liên, Trung Đơn...), còn một số tháp khác hầu như chỉ xây bằng gạch (như Trà Lộc, Quảng Điền, Lâm Lang, Trương Xá, Trường Sánh, Nhan Biểu...). Trong số các công trình có sử dụng vật liệu đá thì Hà Trung là tiêu biểu. Ỡ đây theo khảo tả của H.Parmentier là thuộc một dạng kiến trúc đặc biệt, có năm tảng đá khổng lồ bằng sa thạch (hiện còn bốn tảng) nguyên là cột của một gian nhà lớn kiểu như ngôi nhà cột Đồng Dương và PÔ Naga; bên cạnh nhiều cột ốp (ít nhất là 10 cột) cùng với rất nhiều các cấu kiện khác có kích thước lớn được sử dụng bằng đá, cụ thể là tập trung vào công trình mà ông cho là thuộc một kiến trúc thấp như Mỹ Sơn B5 hay kiến trúc dài của Tháp Bạc. Đó là chưa kể các bệ cột, các đài thờ, các trang trí kiến trúc khác. Ngô Văn Doanh thì cho rằng: "Hà Trung là khu kiên trúc Chăm pa duy nhất hiện được biết dùng nhiều đá nhất để làm các bộ phận kiến trúc khác nhau” Việc những người thợ Chămpa xây cất nên các công trình sử dụng nhiều khối đá sa thạch có kích thước lớn tại một vùng đất hoàn toàn vắng bóng nguồn vật liệu này, quả là một bí ẩn kỳ tài về phương cách vận chuyển và tạo tác. Cách thức, kỹ thuật xây dựng những tháp gạch Chămpa ở Quảng Trị cũng giống như nhiều nơi khác trên khu vực miền Trung, cho đến nay vẫn còn là những ẩn số. Tuy nhiên, trên thực tế tại các phế tích đền tháp đã sụp đổ, một đặc điểm chung là người ta khó tìm thấy (hoặc có thì cũng rất ít) những viên gạch còn nguyên vẹn mà chỉ toàn là những mảnh vỡ vụn nát không định hình, thậm chí ở một vài nơi, dù đào bới đến phần móng cũng chỉ thấy những lớp gạch dã mụn ra thành đất. Điều này bởi nhiều lý do, trong đó có sự tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, điều kiện lịch sử phức tạp và đầy biến động của vùng đất này; nhưng xét cho cùng thì cũng có thể thấy rằng các tháp Chăm ở Quảng Trị đều được sử dụng loại gạch có độ nung thấp. Ớ một số nền móng tháp như Hà Trung, An Xá, Dương Lệ... tuy còn một ít gạch nguyên được tìm thấy trong các đợt khai quật nhưng độ nung không cao. Đó là những viên gạch có kích thước lớn hơn nhiều so với gạch người Việt hiện đại; độ dày, mỏng, to, nhỏ tương tự nhau; chúng thường có màu nâu non và ở bên trong có lõi màu nâu đen. Giữa các viên gạch hoàn toàn không tìm thấy những dấu hiệu về việc sử dụng chất kết dính mà chỉ như là được xếp chồng lên nhau theo từng lớp. Vấn đề về cách thức và kỹ thuật xây dựng tháp Chăm mặc dù còn tồn nghi với nhiều giả thiết đang tiếp tục được các nhà nghiên cứu tìm tòi, song có thể nói bên cạnh những đặc điểm chung thường thấy ở các nơi thì chắc chắn những người thợ xây dựng các tháp Chăm ở Quảng Trị đã có một trình độ kỹ thuật cao, một sự sáng tạo vượt bậc và có sự linh hoạt chút ít trong phương pháp để tùy thuộc vào điều kiện của địa phương mình. Điều đáng ngạc nhiên là cho đến nay, trên các phế tích đền tháp ở Quảng Trị, chúng tôi vẫn chưa phát hiện ra những viên gạch Chăm có trang trí. Điều này có lẽ do tất cả những lớp gạch có trang trí ở các đền tháp đã bị mủn nát, không còn nguyên hình dạng nên không thể nhìn thấy được các hoạ tiết trang trí. Về niên đại xây dựng các đền tháp Chăm thì cho đến nay chưa có một dấu hiệu nào để có thể làm căn cứ xác nhận được một trong số hơn. 20 địa điểm mang dấu tích đền tháp ở Quảng Trị có trước thế kỷ VIII. Dĩ nhiên, không thể loại trừ một số ngôi tháp được xây dựng vào thời gian trước đó mà do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, chúng ta chưa có điều kiện tiếp cận. Tháp có niên đại sớm nhất mà chúng tôi biết được qua phong cách nghệ thuật điêu khắc đá là Bích La Trung. Tấm phù điêu lá nhĩ (tympan) tạc hình Shiva múa điệu vũ trụ (tandra) hiện đang trưng bày ở Bảo tàng nghệ thuật Chăm Đà Năng được mang về từ tháp Bích La đã được các nhà nghiên cứu xác định là thuộc phong cách Hòa Lai (đầu thế kỷ IX). Tuy nhiên, theo pho tượng Shiva khất thực tìm được ở Trâm Lý mà chúng tôi nghi là thuộc tháp Trà Lộc thì địa điểm này có khả năng thuộc thời kỳ sớm nhất: phong cách Mĩ Sơn El (thế kỷ VIII). Tháp có niên đại muộn hơn cả là Trung Đơn được xác định bởi phù điêu thủy quái Makara mang phong cách Trà Kiệu (thế kỷ XI). Các ngôi đền tháp khác như Hà Trung, Dương Lệ, Câu Hoan, Trà Liên, Duy Viên, An Xá... qua những dấu vết còn lại đều cho thấy chúng hoặc sớm hoặc muộn đều thuộc thời đại Đồng Dương (cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X). Có một địa điểm được xác định niên đại xây dựng tương đối chính xác là khu đền tháp Hà Trung. Thông qua nội dung của cột bia ký chạm dày đặc chữ Chăm cổ ở cả bốn mặt, nhà nghiên cứu Majumdar xác định ngôi đền được xây dựng vào năm 838 saka (năm 916 tây lịch) dưới thời vua Indravarman. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học của Trung tâm Văn hoá Việt Nam (Đại học quốc gia Hà Nội) và Bảo tàng Quảng Trị trong đợt khai quật khu tháp An Xá tháng 7-1993 cũng đã khẳng định cụm tháp này được xây dựng trong thời đại đầu Đồng Dương. Như vậy, có thể nói trong bốn thế kỷ từ VIII đến Xi là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật kiến trúc đền tháp Chămpa trên vùng đất Quảng Trị. Sau đó, vì không thể chống cự nổi trước sức mạnh Nam tiến của người Việt nên lãnh thổ Chăm pa ngày một thu hẹp dần kể từ cuộc chinh phạt của Lý Thường Kiệt đầu thế kỷ XI cho đến khi mất hết quyền sở hữu đất đai, kể cả quyền sở hữu các công trình văn hóa để tan biến vào trong cộng đồng người Việt tại xứ này sau thế kỷ XIV. Điều này lý giải vì sao các đền tháp ở Quảng Tri không có niên đại muộn hơn thế kỷ XI. 2. THÀNH LŨY Trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị qua những cứ liệu thực tế và sự lưu truyền trong dân gian cho thấy hiện có hai địa điểm liên quan đến những công trình kiến trúc thành lũy mà cho dù trải qua thời gian đã trở nên hoang phế nhưng vẫn còn để lại những vết tích đáng tin cậy. Đó là địa điểm Bến Lũy thuộc làng Cổ Lũy, xã Vinh Giang, huyện Vĩnh Linh và địa điểm nằm ở phía tây nam khu chợ Thuận thuộc làng Vệ Nghĩa, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong. Cả hai công trình hiện chỉ cỏn những dấu tích mờ nhạt, nhưng dựa vào những chứng cứ về khảo cổ học trên trục lịch đại với các hiện vật thuộc nền văn hóa trước và trong thời kỳ Chămpa cũng như sự quy chiếu về mặt địa lý, lịch sử... trong khu vực tọa lạc của những địa điểm này, các nhà nghiên cứu đã bước đầu phục dựng lại được quy mô, cách thức xây dựng, phác họa được bối cảnh ra đời, sự tồn tại và ý nghĩa của các công trình nói trên và khẳng định chủ kiến tạo ban đầu là thuộc về một dân tộc bản địa có trước người Việt: người Chăm. Đây chính là hai tòa thành được gọi theo hai tên: thành Cổ Lũy (gọi theo tên địa danh) và thành Thuận Châu (gọi theo cách hiểu là thành cũ của châu Thuận từ thời nhà Trần). Thành Cổ Lũy và thành Thuận Châu đều được xây dựng trên vùng đồng bằng ven biển, gần các con sông chính trong vùng là sông Bến Hải/Hiền Lương (sông Hồi/sông Minh Lương) và sông Thạch Hãn, đặc biệt là gần hai cửa biển: Cửa Tùng (cửa Tùng Luật), Cửa Việt (cửa Việt Yên) nhằm tạo ra tại những nơi này các lỵ sở hành chính gắn kết với các thị tứ để vừa thiết lập nên trung tâm chính trị, đồng thời làm nhiệm vụ trấn giữ những địa bàn xung yếu ven biển - nơi nối thông từ bên ngoài với các vùng đồng bằng dân cư rộng lớn ở hai phía bắc và nam của khu vực Quảng Trị. Người Chăm với con mắt nhìn chiến lược về biển cũng như có nhiều lợi thế về mặt quân sự biển nên các trung tâm chính trị, quân sự được đặt không xa so với cửa biển. Từ đây theo các trục sông về phía tây là những trung tâm tôn giáo (đền tháp/thánh địa) nối kết chặt chẽ với các trung tâm thương mại (cảng sông, cảng biển) về phía đông để tạo ra thế liên hoàn. Sự gắn bó mật thiết giữa trung tâm chính trị, quân sự, trung tâm văn hóa và kinh tế đã trở thành một mô hình tương đối trọn vẹn, có ý nghĩa nhiều mặt trong chiến lược quốc phòng và phát triển dân sinh. Thành lũy của người Chăm ở Quảng Trị là kết quả của nghệ thuật sử dụng triệt để những gì đã có của tự nhiên như địa hình, cung đường, sông nước... để phát triển lên một trình độ hoàn thiện, làm cho nó trở thành những pháo đài phòng thủ chắc chắn, tiện cho việc giao thương về kinh tế, văn hóa, xã hội trên vùng mà nó chi phối. Thành Cổ Lũy và thành Thuận Châu là hai tòa thành cổ giữ vai trò trọng yếu trong hai khu vực thuộc châu Ma Linh và Châu Ô xưa. Kiến trúc của thành đều được đạp bằng đất, thường có hình chữ nhật, bốn mặt là các lũy đất. Cấu tạo của lũy là nền đất nện chặt, kè đá củ đậu (đá cuội) hoặc đá ong lẫn lộn. Chiều cao của lũy không lớn (cao nhất chỉ chừng hơn 5m). Ớ một vài nơi của hệ thống tuy, qua thực tế hiện còn cho thấy có dấu hiệu về sự tồn tại của những mảng tường thành được đạp bằng gạch, tuy nhiên đấy có thể chỉ là những điểm nguyên là cổng thành hoặc là bề mặt của thân thành phía bên trong. Xung quanh lũy là hệ thống hào thành rập rờn sông nước được tận dụng từ chiều uốn khúc của các con hói, nhánh sông. Bên trong là bãi đất bằng rộng dùng xây dựng các dinh thự, kho tàng. Bên ngoài thành là khu vực thị tứ, nơi giao lưu buôn bán tấp nập nhờ mạch nối của các trục đường giao thông thủy, bộ. Thời điểm có sự hiện diện của thành Cổ Lũy và thành Thuận Châu trên vùng phía Bắc vương quốc Chăm pa có thể đã bắt đầu từ thế kỷ IV - V trong thời kỳ hình thành và phát triển của vương triều Gangaraja. Những tài liệu hiếm hoi về các tòa thành cổ Chămpa đã không cho phép chúng ta khẳng định qui mô, cách thức và kỹ thuật xây dựng, càng không thể biết được điều gì chính xác về thời gian hình thành. Tác giả Phan Khoang trong "Việt sử xứ Đàng Trong" cho rằng "từ đời Phạm Văn, người Chăm đã biết thuật xây thành, đắp lũy, họ kiến trúc những tường thành bằng gạch, có những tháp canh bằng đá để bảo vệ những thành thị". Chúng tôi cho rằng rất có thể người Chăm đã biết kỹ thuật đắp các lũy thành bằng đất sớm hơn. Song dù sao, qua một số nguồn thư tịch cổ Trung Hoa và Đại Việt cho chúng ta biết rằng vùng đất Bình Trị Thiên chính thức thuộc về người Chăm từ giữa thế kỷ IV, dưới thời Phạm Văn nên việc xây dựng các công trình quân sự để phòng thủ, chống lại sự xâm lấn của thế lực phong kiến Trung Hoa hẳn đã phải thực hiện trong khoảng thời gian này. Cố nhiên, các thành lũy Chăm pa chắc chắn là sự nâng cao hơn, hoàn thiện hơn từ những đôn lũy của chính quyền đô hộ Trung Hoa tại quận Nhật Nam. Nó cũng như về sau này, khi còn xẩy ra cuộc tranh chấp Chăm - Việt (thế kỷ XI - XIV), nhà Trần đã sử dụng và sửa sang lại thành Thuận Châu và Hóa Châu. Học giả Đào Duy Anh cho rằng "chỗ thành Thuận Châu của nhà Trần, xưa kia có lẽ là trị sở Ô Châu của Chiêm Thành. Chúng tôi ngờ rằng thành Chu Ngô của nhà Hán ở vào khoảng ấy”. Như vậy, rất có thể thành Thuận Châu được xây dựng trên nền tảng của thành Chu Ngô - một thời gian từng là quận trị của quận Nhật Nam; còn thành Cổ Lũy là sự nâng cấp từ một đồn lũy quân sự trấn giữ, bảo vệ cảng biển Cửa Tùng dưới thời nhà Hán. Thành Cổ Lũy có thể đã chấm dứt vai trò của mình từ trước thời nhà Trần (thế kỷ XIII); còn thành Thuận Châu vẫn được người Việt sử dụng suốt trong các thế kỷ XIV - XV - XVI. Sau năm 1558, khi Nguyễn Hoàng chọn ái Tử để xây dựng thủ phủ Đàng Trong của nhà Chúa Nguyễn (cách Thành Thuận 2km về phía tây) thì tòa thành này chỉ còn được sử dụng làm lỵ sở của một huyện: huyện Vũ Xương (sau đổi thành Đăng Xương). Tầm nhìn chiến lược về biển của người Chăm đến đây đã được thay thế bằng con mắt nhìn chiến lược về vùng núi và trung du của người Việt. 3. CÁC CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC Trên vùng đất luôn khô rát, cháy bỏng bởi gió Lào mà người Quảng Trị từ xưa đến nay phải gánh chịu thì nhu cầu về nước luôn là nỗi khát vọng ám ảnh và trở thành nỗi trăn trở ngàn đời buộc các thành phần cư dân nơi đây phải luôn tìm cách tạo ra cho mình những cách thức kỹ thuật cốt làm sao khai thác được nguồn nước phù hợp với điều kiện địa lý, thủy văn của vùng đất mình cư trú. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, các thế hệ người dân Quảng Trị thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau đã không ngừng vật lộn với môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, không ngừng sáng tạo và liên tục kế thừa những thành tựu văn hóa của nhau trong lĩnh vực khai thác nguồn nước, trong đó có thành quả quan trọng của một bộ phận cư dân Chăm pa. Hệ quả của sự sáng tạo và kế thừa này đã sản sinh ra hàng loạt những công trình khai thác nước cổ với tính chất, quy mô, kỹ thuật giống và khác nhau tồn tại cùng thời gian cho đến tận ngày nay. Hệ thống các công trình khai thác nước cổ ở Quảng Trị rất phong phú và đa dạng theo sự ảnh hưởng của điều kiện địa hình. Nếu không tính các công trình thuộc sản phẩm riêng biệt của người Việt giai đoạn sau này thì hệ thống khai thác nước cổ (mà chúng tôi cho là của người Chăm) ở Quảng Trị bao gồm các loại hình với các đặc điểm sau đây: a. Hệ thống các công trình khai thác nước gồm nhiều thành phần cấu trúc phức tạp, liên hoàn, đa hình dạng, đa chức năng, nằm ven các triền đồi đất đỏ bazan hoặc ven các triền đồi cát vùng đồng bằng và ven biển để nhằm khai thác mạch nước nổi (phun lộ thiên hay phun ngầm). Hệ thống này bao gồm những công trình mang tính chất “dẫn thủy nhập điền" có vai trò thủy lợi cao, được nhân dân các địa phương quen gọi là giếng với các tên gọi: giếng Bà, giếng Ông, giếng Lợi, giếng Gai, giếng Kình, giếng Đào, giếng Côi, giếng Dưới, giếng Trạng, giếng Máng, giếng Tép, giếng Pheo, giếng Đàng, giếng Mới... Ở vùng đất đỏ bazan tây Do Linh (Do An, Do Sơn); giếng Đắn, giếng Ba Vòi, giếng Mài Rạ... Ở vùng đất đỏ đông nam Vinh Linh (Vinh Hiền, Vinh Thành), giếng Mới, giếng Làng, giếng Chùa, giếng Đá Ở vùng cồn cát đông Do Linh (Do Mỹ). Hệ thống này vận dụng triệt để những ưu điểm tự nhiên vốn có tại các bề mặt địa hình để tạo ra những cấu trúc, cách thức kỹ thuật phù hợp trên cơ sở sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ. Có loại cấu trúc gồm nhiều thành phần phức tạp, liên hoàn với nhau tạo thành hệ thống (systèms) với sự có mặt của các bể lắng (bassin supérieur), máng/vòi dẫn diệc dễ cu ve), bể hứng (bassin d'alimentation), vũng (puits'), các mương phai bên cạnh những hồ chứa, đập nước cùng tham gia vào quá trình lưu thông dòng chảy (như giếng Đào, giếng Trạng làng An Nha, giếng Máng làng Long Sơn, giếng Gái làng Thanh Khê xã Do An...); lại có loại chỉ cấu trúc đơn giản, gồm một, hai thành phần với. bể và mương dẫn (như giếng ông, Giếng Bà, giếng Tép Giếng Gai làng Hảo Sơn xã Do An...) hoặc chỉ là những hố đào sâu xuống đất có kè đá xung quanh dạng vuông hay tròn nằm độc lập để nhận nước ngầm thấm ra từ vách của một giếng bên trên (như giếng Đắn, giếng Mới, giếng Trạng làng Liêm Công xã Vĩnh Thành...). Có loại không hề sử dụng nguyên liệu đá mà chỉ đắp bằng đất, hoặc kè chắn xung quanh thành giếng bằng một ít gạch, các tấm gỗ, cọc tre (như các giếng ven cồn cát làng An Mỹ xã Do Mỹ, các giếng Khai, giếng Mới, giếng Chùa Ở làng Thủy Tú, Vĩnh Tú, Vĩnh Linh); cũng có loại sử dụng nguyên các viên đá từ trong tự nhiên (đá ong, đá bazan) hoặc được chế ra theo cách chế tác giản đơn để xây những bể lắng bể hứng, mương dẫn bằng kỹ thuật xếp, kè đá (các giếng đá xếp ở các làng Hảo Sơn, An Nha, An Hướng, Phường Xuân, Thanh Khê xã Do An); bên cạnh đó, lại có loại xây dựng công phu bằng cách xếp chồng những bi đá hình tròn được chế tác theo kỹ thuật đẽo, mài trình độ cao để tạo ra bể chứa (có nơi lại có lỗ thoát nước ra ngoài qua thành giếng) hay xếp những viên đá được chế tác có bề mặt nhẵn dùng lát nền quanh thành giếng (như giếng Pheo, giếng Mới, giếng Đàng, Giếng Boong Ở tây Do Linh (Tân Văn, Do An), giếng Đá Ở đông Do Linh (Như Thượng, Do Mỹ).
0 Rating 903 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On November 30, 2017
    Nhi?u ng??i Vi?t Nam th??ng ngh? r?ng, ??t n??c này là n?n nhân c?a nh?ng cu?c xâm l?ng, nh?ng th?c t? l?i không hoàn toàn nh? v?y. Nhi?u ng??i ngh? s?ng c?nh Trung Qu?c khó, nh?ng s?ng c?nh ng??i Vi?t m?i th?c s? là n?i b?t h?nh ??i v?i b?t k? m?t s?c dân nào, dù v?n minh, hay còn ? tr?ng thái bán khai . Nh?ng ng? nh?n! ??i Vi?t ngày Th? k? X - XI và các qu?c gia, vùng lãnh th? láng gi?ng Ng? nh?n th? nh?t: Ch?ng xâm l?ng, qu?t c??ng ?ánh tr? ngo?i xâm ?úng nh?ng thi?u m?t v?: ng??i Vi?t ?i xâm l?ng nhi?u h?n ch?ng xâm l?ng. T? khi l?p qu?c (938) t?i nay, ng??i Vi?t g?p ph?i m?y ??i th? l?n nh? Trung Qu?c, Pháp, và c? Hoa K? và c?ng ch? có ba ?? qu?c này t?ng ?óng chân t?i Vi?t Nam trong nh?ng quãng th?i gian nh?t ??nh. Trong khi ?ó danh sách n?n nhân c?a ??i Vi?t thì dài d?ng d?c. 1.   1. Ng?u H?ng – m?t qu?c gia là t?p h?p c?a các b?n m??ng ng??i Thái t?i Tây B?c, ??n th? k? XV danh x?ng Ng?u H?ng bi?n m?t trong các b? s? Vi?t. T? hàng ch? h?u vào c?ng lãnh th? Ng?u H?ng tr? thành c??ng th? ??i Vi?t, tàn d? còn r?i r?t l?i là Khu t? tr? Tây B?c b? xóa s? n?m 1975.        2. ??i Nguyên L?ch; vùng lãnh th? ??c l?p n?m ? khu v?c Cao B?ng, b? Lý tri?u xóa s? vào n?m 1022. 3.    3. ??i Lý: Sau tr?n chi?n 1014, ??i Vi?t ?ánh b?t th? l?c ??i Lý kh?i khu v?c sông H?ng – Sông Lô, hoàn toàn qu?n tr? ???c khu v?c Tuyên Quang và sáp nh?p Hà Giang vào b?n ??. 4   4. Khu v?c ?ông B?c là lãnh ??a t? tr? c?a các t?c Tày Nùng b? khu?t ph?c hoàn toàn vào n?m 1041, sau khi cha con Nùng T?n Phúc – Trí Cao th?t b?i trong vi?c gây d?ng n?n ??c l?p.  5.    5. Chiêm Thành: Sau m?t ngàn n?m t?n công, ??i Vi?t xóa s? hoàn toàn liên bang này. 6.    6. Ngay c? T?ng (t?c Tàu, t?c Trung Qu?c) c?ng là n?n nhân c?a ??i Vi?t. Cu?c vi?n chinh n?m 1075 c?a Lý Th??ng Ki?t b?t gi?t 10 v?n ng??i T?ng; riêng Ung Châu có 58 nghìn ng??i, quân Lý gi?t s?ch, ch? ch?a m?ng nào. 7.   7. B?n Man nay là Xiêng Kho?ng c?a Lào, Lang Xa, Lão Qua ??u tr? thành n?n nhân c?a cu?c chinh ph?t n?m 1478 d??i tri?u Lê Thánh Tông. 8.    8. Chân L?p hay Kh? Me. ?àng Trong ?ã b?ng m?i ph??ng cách c? quy?n l?c m?m, l?n v? l?c quân s? chi?m ???c khu v?c ?ông – Tây Nam B?. Sang ??n th?i Nguy?n – Minh M?nh, trên lãnh th? Kh? Me, thành Tr?n Tây ???c l?p v?i toan tính 50 n?m bi?n ng??i Kh? Me thành ng??i Vi?t. 9.    9. Th?y Xá Qu?c – H?a Xá Qu?c – m?t thành t? - ho?c m?t b? ph?n trong liên bang Ch?m, b? bu?c ph?i th?n ph?c ??i Nam, sau này ng??i Pháp ?em khu v?c Tây Nguyên sáp nh?p vô b?n ?? An Nam, Th?y Xá – H?a Xá không còn. 1   10. Siam. ??i Nam và Siam tranh ch?p ?nh h??ng khu v?c Cao Miên (Kh? Me) và Ai Lao (Lào). ??i Nam dành th?ng l?i quân s?, sáp nh?p ??i b? ph?n lãnh th? Cao Miên vào b?n ?? g?i là tr?n Tây Thành. Cu?c vi?n chinh g?n ?ây nh?t c?a ng??i Vi?t k?t thúc ch?a ??y 30 n?m v? tr??c, ân nhi?u oán c?u c?ng l?m. Trong 1000 n?m có t?i m??i m?y qu?c gia, vùng lãnh th? là n?n nhân các cu?c chinh ph?t, lãnh th? Vi?t Nam hình ch? S r?ng ch?ng 336.363km2 (g?p kho?ng g?n 10 – 15 l?n th?i l?p qu?c) là do chinh ph?c, t?m máu lân bang mà có ???c. Ng? nh?n th? 2. T? th?a mang g??m ?i m? cõi S?ng c?nh ng??i Vi?t Nam khó kh?n ??n d??ng bao! Hàng xóm b? ta ?ánh ??n t?t nguy?n là còn may, r?i thì ch?t m?t xác, không còn chút t?m tích nào. L??i g??m m? cõi c?ng là l??i g??m xâm l?ng, chu?c bi ai cho láng gi?ng. Xem s? ta, s? tây, s? tàu coi khi Tàu, Tây xâm l?ng có v? nào h? b?t nào 5 v?n ng??i Vi?t ?em v? n??c? Có v? th?m sát nào nh? ta gi?t B?n Man? Có hành ??ng s? nh?c nào nh? vi?c Lý Thái Tông mu?n hi?p M? Ê, Quân chúa Nguy?n nh?t r? vua Po Romé? Có dã man nào nh? lính nhà Nguy?n gi?t ng??i Ch?m vào m?i bu?i sáng ?? l?y ti?n? + Th?m sát B?n Man: n?m 1478, d??i tri?u Lê Thánh Tông, ??i Vi?t ti?n ?ánh B?n Man, k?t thúc chi?n tranh, v??ng qu?c này t? 9 v?n h? còn .... 2000 ng??i. N?u th?ng kê này chính xác thì h?n 99% dân s? B?n Man b? quân ??i ??i Vi?t gi?t, ch?t ?ói, ch?t vì b?nh t?t, ho?c ch?y t? tán tìm ???ng s?ng. + Vua Po Romé c?a Panduranga Champa (ti?u v??ng qu?c Champa cu?i cùng). Tr? vì t? 1627 - 1651, ông b? quân chúa Nguy?n b?t, nh?t vào c?i s?t ?em v? Phú Xuân. Quá ph?n u?t, nhà vua ?ã tìm ??n cái ch?t. Tàu, Tây dù xâm l?ng h? v?n ?em l?i cho ng??i Vi?t l?i ích ch?ng h?n nh? h?c thu?t, ph??ng cách tr? n??c làm nên n?n v?n hi?n ngàn n?m, hay ch? qu?c ng?, ?ô th?, th??ng c?ng ki?u ph??ng tây, ???ng s?t r?i ki?n trúc, ?iêu kh?c, v?n h?c... Còn ta khi xâm l?ng thì ch? chém gi?t, ??y ti?ng oán h?n; th?m chí có dân t?c ch? còn m?ng nào mà nuôi d??ng s? oán h?n ?y. Ng? nh?n th? 3: Tàu ?áng s? vì luôn l?m le thôn tính ta Th?c t? quan h? Vi?t – Tàu trong ngàn n?m khá là ?n, hai bên ?ánh nhau c? th?y 8 l?n (k? c? Mông – Nguyên ?ánh Vi?t 3 l?n), bình quân c? 120 n?m m?i ph?i ??ng ??n binh ?ao m?t l?n (chi?n s? th??ng kéo dài 6 tháng). Sau chi?n tranh c? hai bên ??u l?y hòa bình, phát tri?n buôn bán (v?i nhau) làm tr?ng. Vi?t c?ng tàu, thì Tàu c?ng tr? l? v?i giá tr? t??ng ???ng, th?m chí nhi?u h?n. Hài h??c nh?t là Tàu không ?áng s? b?ng Tây. Pháp ?ánh Vi?t Nam n?m 1858 sau 30 n?m thì ??i Nam ??u hàng, n?m 1956, Pháp rút quân hoàn toàn kh?i Vi?t Nam, t?ng th?i gian quãng tr?m n?m; th?i gian cai tr? tr?c ti?p g?n 70 n?m. Nh?ng Tàu ch? có th? ?ô h? Vi?t Nam trong 20 n?m (1407 – 1427), ?VSKTT chép k? thu?c Minh ch? có 3 n?m (1414 - 1417), t? 1407 ??n 1414 thu?c v? nhà H?u Tr?n; 1417 tr? ?i chép vào K? nhà Lê. Ng? nh?n th? 4, dân t?c anh hùng nh?ng l?i yêu chu?ng hòa bình. Th?c t?, n?u không ph?i ch?ng xâm l?ng thì ng??i Vi?t s? ?i xâm l?ng, tàn phá lân bang; nhàn, không ?ánh nhau v?i ai thì anh em trong nhà chém nhau cho ... ?? khát. Riêng Lê – M?c ?ánh nhau 66 n?m (1527 – 1592); Tr?nh – Nguy?n giao tranh 7 l?n su?t th?i gian t? (1627 – 1672) có khi l?y ??i l?y, tr?ng tr?n h?a mai sáng r?c tr?i ?êm ròng rã ??n 5 n?m tr?i; Tây S?n kh?i lo?n 30 n?m (1771 – 1802), Chi?n tranh Vi?t C?ng – Qu?c Gia 20 n?m (1955 – 1975). T?ng c?ng th?i gian n?i chi?n ??c 160 n?m ??y là ch?a k? lo?n 12 s? quân, lo?n cu?i Lý, cu?i Tr?n, cu?i Lê s?, Tàn d? nhà M?c cát c? Cao B?ng – Tuyên Quang (60 n?m); chúa Tr?nh d?p nông dân kh?i lo?n th? k? XIIX, N?a cu?i th? k? XIX, nông dân làm lo?n kh?p n??c, th?m chí câu k?t v?i ngo?i xâm ?? m?u cát c?, chia c?t ??t qu?c gia nh? cu?c phi?n lo?n (1861 – 1856) c?a Lê V?n Ph?ng. Tính t?ng c?ng l?i th?i gian n?i chi?n ??c b?ng 1/4 t?ng th?i gian t? ngày l?p qu?c ??n nay, con s? này là g?n g?p ?ôi th?i gian ch?ng xâm l?ng và b? ngo?i bang ?ô h?. N?i chi?n thì chém gi?t còn ??m máu h?n c? ch?ng xâm l?ng; ??n t?n ngày nay, ng??i Vi?t v?n ch?a h?c ???c cách ch?p nh?n nhau và s?ng hòa bình v?i ... chính ng??i Vi?t. M?i ng??i m?t góc nhìn, ?úng sai tùy ý b?n, nh?ng s? th?t v?n là s? th?t.   Theo Hantimesblog.blogspot.com
0 Rating 883 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 2, 2013
Chó hú bu?i tr?a Tác gi?: qu?ng ??i gi?i Lúc nh? tôi thích ?i câu cá l?m ch? nh?t nào c?ng ?i .hôm ???c ngh? tôi xin ba ?i câu cá, ba tôi h?i :”mày ?i câu ? ?âu ?“ d? g?n nhà ông t? lát ák ba. “?! G?n ?ó thôi ??ng qua g?n cây mít” ,sao v?y ba? ”ng??i ta nói ?n c?p mít thì mày tính làm sao nh? ?ó c?m” con bi?t r?i! Lulu ?i thôi .su?t m?t bu?i sáng lèo phèo tr? ???c con cá nào.?ang b?c mình tr?t nh? ra m?y ??a b?n nói qua ch? cây mít có nhi?u con cá to l?m? , Th? là l?i c?i ??n ch? ?ó . cây mít kà lulu ch? ?ó câu mát ?ó ?i thui! ,tôi t? ngh? ...tr?i cây mít to th? này mà tr? có trái nào ,ch?c không có ai nói mình ?n c?p ?au nh? !,ng?i xu?ng câu,câu su?t c? bu?i tr?a mà tr? ???c con nào b?c,v?a câu v?a ch?i m?y th?ng b?n,” m?y th?ng này ch?i mình ?ây mà” ,m?t lát sau ??t nhiên lulu hú lên nó c? hú và nhìn lên cây mít ,?ang lúc b?c tôi héc lên mày im ?i lulu” nh? ai ?ó ?ang ti?n l?i g?n” ,nó lùi l?i g?n tôi và c? hú nh? v?y ,tôi c? nhìn v? phía tr??c tr? th?y gì c?,b?t ch?t có cái gì ?ó thoáng qua m?t l?n...l?n n?a, hình nh? là bóng c?a m?t ng??i ?àn bà ?ang bé ??a con thì ph?i? Bi?n m?t trong choát lát , tôi t? an ?i mình ch?c là ?o giác thui! ,lát sau nghe vân v?n ?âu ?ây ti?ng m?t ??a tr? khóc....?m ?m...! ,tôi ngh?:tr?i !tr?a n?ng th? này mà ai b?m con ?i bi?t n?a? bà m? c?t ti?ng ru con “con ?i ! m? không s? gì h?t m? ch? s? c?c chì ,v?i roi mây” . nghe xong tim tôi nh? mu?n r?t ra , b?ng d?ng gió th?i ngày càng m?nh ,làm cho tôi xù lông gà tôi b?t ??u th?y s? ,tôi l?y c?n câu ??nh v? nhà ,tr?i ?! c?n câu ?ang run ..run.. tôi nghi! là con cá nào ?ó dính zùi,tôi c? gi?t th?t m?nh nh?ng không ???c,càng gi?t m?nh thì nó c? kéo vào.....anh...h?..!,cái con nh? này ,mày làm gi?t mình tao mày...!,qua ?ây làm chi? ba kêu anh ?i ?n c?m kà...tao bi?t zùi! . nh? em h?i:” su?t bu?i tr?a ,mà không có con cá nào h?! i tr?i anh nhìn kìa móc câu dính vào cành cây kìa! N?y gi? ?ang kéo cái này ák h?n? v? thui anh ba ?ang ch? ?ó”,? thì v?, tr?i ngh? quê ghê .v? nhà không dám k? v?i ba , th? là ?n c?m xong tôi ch?y sang nhà ông ngo?i ch?i ,tôi ngh?: s?n ti?n k? luôn chuy?n bu?i tr?a nay, vì ông ngo?i là th?y cúng nên bi?t nhi?u chuy?n trong làng l?m ,nh?t là ba cái chuy?n l? h?i tr?a nay ,tôi k? cho ông nghe ,ông nói :”cháu g?p ma zùi ?ó” tr?i thi?t không ngo?i?” ?? ông k? cháu nghe cách ?ây m?y n?m thì nhà ông t? lát có ??a con gái, c? mà không m?t thì gi? g?n 33 tu?i r?i,tu?i tr? l? d?i mang b?u, b? ng??i yêu b? ,c? ngh? qu?n ,cây mít là n?i c? t? t? n?m n?m ?y ,t?t c? nh?ng gì cháu nghe và th?y là c? ??y.” nghe xong x?ng tóc gá ,ngh? ??n là rùn ...mình,à! Ngo?i ?i! cháu không hi?u sao lulu nó hú v?y? nó c?ng th?y h? ngo?i? ,lulu không nh?ng th?y mà còn th?y rõ h?n cháu n?a .cháu bi?t không loài chó là c?n v? trung thành nh?t c?a loài ng??i ,nó xua ?i nh?ng r?i ro,không may c?a loài ng??i, ??c bi?t loài chó th?y ng??i th? gi?i c?i âm thì nó báo cho loài ng??i ??ng th?i còn b?o v? ?? tránh ?i ?i?u không may ?ó .cháu bi?t không khi l?y máu con chó bôi lên m?t , t?i bu?i ?ám tan ng??i ch?m thì s? nhìn th?y m?i ho?t ??ng c?a th? gi?i c?i âm và truy?n này ngo?i ch? k? cháu nghe thôi ??ng b?t tr??c gì c?, vì ngo?i ?ã th?y nhi?u tr??ng h?p nh?ng ng??i mà làm nh? th? này không có k?t qu? t?t ??p gì c?:”không ch?t thì c?ng b? ?iên n?ng” v?y h? ngo?i? “?”. Thôi mây cho cháu ?êu s?i dây bùa không thì b? ‘c? b?t ?i bé con cho c? luôn r?i...haha...”ngo?i này z?n hoài ! Ch?ng ngày hôm sau ông ngo?i ?i cúng t?i cây mít ?? siu h?n ng??i ?àn bà ?ó . The end
0 Rating 882 views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On October 13, 2014
" Katê - lễ hội bản địa truyền thống Champa: Sự tiếp nối của văn minh Sa Huỳnh"  ( CHAU DONG KIEU-pleirem)  Nguồn: https://www.facebook.com/groups/LichsuChampa/ Gần đây xuất hiện một chùm ý kiến trái chiều với dòng chảy tự nhiên của truyền thống Kate. Một nhà nghiên cứu hàng đầu người Cham đã có cách tiếp cận, nhìn nhận và đánh giá lễ hội Kate đang thực hiện ở hải ngoại theo một cách khác thường và “phát minh” ra hai định nghĩa khác nhau về Kate mà sự thật, Kate chỉ có một ý nghĩa duy nhất vốn có được các thế hệ người Chăm tiếp nối nhau lưu giử. Tên gọi Kate có thể khác, hình thức tổ chức có thể khác nhau theo thời gian, không gian nhưng “định nghĩa”, nội dung và ý nghĩa Kate thì chỉ có duy nhất một. Kate từng có nhiều tên gọi khác nhau như là lễ hội truyền thống, lễ hội tin ngưỡng bản địa, và là lễ hội dân gian đó là theo GS-TS Trần Ngọc Thêm, TS Phan Quốc Anh. Trong tài liệu nghiên cứu của mình ThS Trương Văn Món, Ngô Văn Doanh và ThS Đàng Năng Hòa cho Kate là lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc nhất. Đặc biệt theo nghiên cứu của TS Phan Quốc Anh, ThS Đàng Năng Hòa và tư liệu trong Đại Nam Nhất thống Chí cho rằng Kate là lễ hội dân gian có qui mô lớn như tết nguyên đán. Dân gian là yếu tố bản địa trung tính không phụ thuộc tôn giáo. Theo đa số các nhà Champa học, Kate là lễ hội bản địa dân gian truyền thống. Trong nghiên cứu của Harak Champaka 40, 41 và PGS-TS Po Dharma, Kate chỉ là lễ tục Ahier, lại còn có phát hiện ra định nghĩa khác tại hai hội đoàn Champa ở Hoa Kỳ mâu thuẩn với Kate ở quê nhà. Qua bài viết ngắn này, chúng tôi không có tham vọng nói hết về Kate, vẫn còn nhiều điều bí ẩn cần nhiều nghiên cứu thêm mới giải mã được, chỉ muốn nhấn mạnh ở hai điểm mà độc giả có thể tự mình kết luận được là: 1/. Kate có một định nghĩa duy nhầt hay có thể có hai định nghĩa như Harak Champaka đã tìm thấy ở hai hội đoàn khác nhau tại Mỹ và khác với ý nghĩa Kate bên nhà hay không? 2/. Kate là lễ tục Ahier hay là lễ hội truyền thống dân gian? Do phát hiện mới này, khiến tất cả các bài nghiên cứu liên quan đến Kate, tất cả các DVD, you tube về Kate phải được duyệt lạI, để thấy, và mừng là Kate luôn hoành tráng và sinh động, nhất là Kate 2009 được xem là Kate lớn nhất từ trước đến nay. A/. Kate, có duy nhất một định nghĩa hay nhiều định nghĩa?: PGS-TS Po Dharma định nghĩa Kate, trong trang 15 và 16, Harak CPK 41, cho là theo ý nghĩa Ahier (tàn dư Balamon) Kate là lễ tế Yang Po amư là duy nhất nam thần Shiva; Theo ý nghĩa tín ngưỡng địa phương là lễ tạ ơn ba vị thần linh Po Klaung Garai, Po Rame, Po Ana Nagar, cũng là biểu trưng của thần Shiva và Bhargavati. “..lễ tục Kate truyền thống, một khi đến xứ Hoa Kỳ, đã trở thành hai lễ hội và mang hai ý nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm của từng hội đoàn.” Còn Kate bên nhà: Theo báo Du Lịch Việt Nam, Kate: “như là ngày tết, là lễ hội thiêng liêng để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà, tạ ơn các thần linh đã giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.” Trong báo Bình Thuận: “ nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất, anh hùng dân tộc, các vị Vua (được người Cham tôn vinh làm thần), tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.” Theo Sakaya ThS Trương Văn Món: “Đây là lễ hội của người Chăm nhằm tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Rôme (vua)… Và tưởng nhớ ông bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ độ trì cho con người.” Quê hương online cho rằng: “ Kate là tết Cham nhằm tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà, tạ ơn thần linh”. Theo TS Phan Quốc Anh, đây là lễ trọng như ngày tết nguyên đán, cúng tế thần- vua, cầu cúng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ độ trì, chúc tụng nhau may mắn, phát đạt. Nhiều nhà Champa học đã dẫn ở trên và các báo đài đều ý chung như nhau. Tóm lại Kate có duy nhất một định nghĩa: LÀ LỄ TƯỞNG NIỆM VÀ TẠ ƠN THẦN- VUA, ANH HÙNG, TIỀN NHÂN, ÔNG BÀ, TỔ TIÊN, CẦU MONG AN BÌNH, HẠNH PHÚC CHO CON CHÁU CHAMPA. Căn cứ trên hiện thực nêu trên và thực tế đại lễ Katê tại Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa và Hội Truyền Thống Champa Hoa Kỳ các năm qua, chúng tôi thấy hoàn toàn đúng như Kate bên nhà, cần thiết phải ghi công họ vì đã tổ chức liên tục các Lễ hội Kate mẫu mực để đời cho ngàn năm con cháu mai sau tự hào. B/. Kate là Lễ tục Chăm Ahier hay là lễ hội dân gian?: Theo PGS-TS Po Dharma trang 18, Harak CPK 41: “Trong hệ thống tín ngưỡng người Chăm, cũng như tín ngưỡng của nhiều dân tộc chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo trong khu vực Đông Nam Á, dân tộc Chăm Ahier và Awal chỉ có lễ tục (culte, cérémonie) chứ không bao giờ có lễ hội (fête, festival)”. Ông ta nhìn thấy Kate chỉ là lễ tục Ahier thờ thần Shiva và Bhargavati. Trên lý thuyết và thực tiển trong sinh hoạt tâm linh của người Ahier không có tên Shiva và Bhargavati, như GS-TS Trần Ngọc Thêm trong phần “Balamon và văn hóa Việt Nam” có đề cập: “đối với số đông người dân Chăm, thần Siva, tượng Linga,v.v.. chỉ là hình thức, còn ước vọng phồn thực và lòng sùng kính các nữ thần địa phương, các anh hùng dân tộc mới là nội dung.” Hơn thế nữa, ý nghĩa Kate hôm nay ít hoặc không liên quan đến Shiva, Brahma, Vishnu, hay Bhargavati thuộc văn minh Balamon vì các lẽ sau: 1/. Truyền thống thờ mẫu và văn hóa mẫu hệ không bị phai nhạt, dù trải qua thời kỳ đầu lập quốc Lâm Áp, ảnh hưởng Trung Hoa văn hóa trọng nam, (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) sau đó tiếp thu văn minh Ấn độ trong nhiều thế kỷ, cũng phụ hệ, đến thế kỷ thứ X, nhận thêm văn minh Hồi giáo là phụ hệ, trọng nam. Ngày nay người Cham vẫn nguyên vẹn tôn vinh Po Ana Nagar, là Nữ Thần Mẹ Xứ Sở, được người Việt tiếp thu và lưu giử truyền thống thờ mẫu, với những tên gọi khác như: Thiên Y Ana, Bà Chúa Sứ, Chuà Thiên Mụ, Muk Juk. Đất nước Chămpa lúc cực thịnh là một vương quốc giào có kháp nơi đền đài, dinh thự, vàng bặc châu báo và lễ hội múa hát quanh năm (theo Wikipedia và Đại Việt Sử Ký toàn thư). Một trong các lễ lớn đó chắc chắn là dấu vết của Kate, vì Kate chỉ có duy nhất ở Champa, có sẵn, không là yếu tố ngoại nhập (theo Huỳnh Ngọc Trảng). Phải Chăng đó là lễ hội Po Ana Nagara? Hoặc dể hiểu nhất là tại khởi nguồn Vương quốc Champa, chưa có vua, thì lời tụng của On Kadhar lúc bấy giờ chắc chắn chỉ có một Po Ana Nagar. 2/. Từ thế kỹ 15, Champa là quốc gia hồi gíao: Kể từ thời Po Kabrah (1448-1482/ 1460-1494) các vua ở Pangduranga đều theo Hồi Giáo Bàni, nhưng vẫn còn giử những nghi lễ truyền thống của hoàng gia. Khi đó nếu có Kate thờ Thần- Vua, liệu người Cham có còn chấp nhận Vua là thần Shiva nữa hay không Hay là Vua chính là thiên sứ của Allwah, vẫn mô hình Thần- là Vua trị vì vương quốc Champa?!! Trong triều đình Po Rame, đa số theo đạo Hồi giáo. Quyền lực trong tay nhưng yếu tố bản địa và tàn dư Balamon vẫn được tôn trọng trong các sinh hoạt tâm linh theo phương châm “hoà hợp hòa đồng tôn giáo”. Đó là sự tiếp tục tham dự của Ahier và “Gru urang” trong lễ lớn Kate của dân tộc. Không phải ngẫu nhiên trong lời tụng ca công đức các ngài của On Kadhar có đề cập đến các thần Islam: Po Allwah, Po Li, Po Phuatimâh, Po Biruw, Po Hanim Pan, Nai Mâh Ghang Tang Nagar, v.v. (trong Po Dharma, HCK 41, T.17). 3/. Tháp Cham là của chung Champa, đền thờ Ahier là thang Banrach: Trong lời tụng ca của tất cả các On Kadhar hiện nay trong cung thỉnh, ca ngợi công đức các ngài, và cung tiển, vào dịp lễ Kate, không bao giờ thấy xuất hiện từ Shiva, Vishnu, Brahma, hay Bhargavati. Luôn có tên của các vị vua Champa, là của chung của mọi người Cham, không thể của riêng Ahier. Các tháp Chàm là những tượng đài, lăng tẩm tưởng niệm các vì vua không thể hiểu nhầm là nhà thờ Balamon hay Ahier. Nhà thờ Balamon, hay Ahier là Thang Banrach trụ trì bởi các Po Dhia (theo Mai Tường & Bá Đại Long). 4/. Người Bani có dự Kate Cham không?: Theo lời kể của một cụ già làng Phước Nhơn dịp Kate 1993 trên tháp Po Rame: “Trước 75, dòng tộc Po Rame tại Phước Nhơn dến lễ ngài thường xuyên hằng năm bằng lễ vật và tiền mặt. Chúng tôi tập trung ở thang Po Yang giửa làng Phước Nhơn rồi cùng nhau đến thẳng Danauk Po Rame và lên tháp làm lễ ngài. Nay khó khăn nên thưa thớt hơn.” Theo lời kễ của các nhân sĩ trí thức Cham gốc Islam như mik Yasin Ba, Thanh Ngoc Co, Dohamide và một số bạn trẻ từng là vũ công trong đoàn văn nghệ: “ Kate ở Mỹ từng là ngày hội rất lớn và vui, người Cham Islam đông nên đảm trách hầu hết các khâu chuẩn bị lễ hội Kate…” Được Qasim Từ khẳng định: ““gần 13 năm, kể từ năm 1982 đến năm 1995, Katê trở thành một lễ hội Champa tại hải ngoại (ở Pháp, ở Danmark, ở Hoa Kỳ) do hội CSC-Champa và IOC-Champa tổ chức mà đa số thành viên của hội này là bà con Chăm Bani và Chăm Islam. Và trong ngày đại hội Katê này lúc nào cũng có sự hiện diện của nhiều sắc tộc Champa khác như Jarai, Bahnar, Stieng ở hải ngoại và hai nghệ sĩ Chế Linh (Chăm Ahiér) và Từ Công Phụng (Chăm Islam)” PGS-TS Po Dharma cũng khẳng định trong trang 19 Harak Champaka 41: “…số lượng người Chăm Awal tham gia trong ngày lễ hội Kate tại quê nhà hôm nay rất đông đảo. Sự hiện diện của họ đã chứng minh rằng dù Kate là lễ tục của Chăm Ahier nhưng đã trở thành di sản văn hóa chung của vương quốc Champa mà mỗi người Chăm phải có bổn phận bảo tồn và phát triển.” Năm 2000 và 2004, Lễ hội Kate tại Ninh Thuận co sự tham gia của tất cả các địa phương có người Cham cư trú, có cả Cham Islam Nam Bộ. Gần đây cộng đồng Cham Bani Bình Thuận đã lên làm lễ Katê năm 2009 tại Bimong Po Sah Inư, theo nhiều nguồn tin, báo Binh Thuận, Xalo tin tức và Doanh Nhân Sài Gòn. 5/. Vai trò quan trọng của người Raglai- Lễ rước hoàng bào ngày trước Kate: Đáng chú ý là hoàng bào của Vua từ các đền tháp ở Ninh Thuận và Bình Thuận đều được người Raglai, gia đình Ja Angui, đồng loạt cất giử: ngày cuối tháng 6 (Cham lịch) tất cả các đền tháp đều cử người làm lễ rước hoàng bào từ nhà Ja Angui đến Danauk để ngày Kate đón lên các đền tháp làm lễ. Nghi lễ này hiện nay còn thực hiện tại tháp Po Klaung Garai, Po Rame, Po Sah Inư, Đền Po Inư Nưgar, Đền Po Binthor, Po Dam, Po Klaung Mưnai, nhà thờ hoàng tộc Cham tại Bình Thuận. Vậy thì Kate là lễ hội dân gian chung của dân tộc Cham không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng. C/. Kate là lễ tục hay hễ hội?: Theo PGS-TS Po Dharma trong Harak CPK 41, trang 19: “..lễ tục Kate truyền thống, một khi đến xứ Hoa Kỳ, đã trở thành hai lễ hội và mang hai ý nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm của từng hội đoàn.” “…biến lễ tục cổ truyền Kate sang mô hình hiện đại của ngày kỷ niệm bậc tiền nhân Champa cũng như sự dân chủ hóa lễ hội này thành ngày quốc lễ Champa… quyết định ngày quốc lễ và mô hình kỷ niệm anh hùng liệt sĩ Champa.” Và ông ta tự mình trả lời: “Nếu Kate tại Việt Nam hôm nay đã trở thành một ngày lễ rất trang nghiêm trong phần lễ tục và rất linh đình và nhộn nhịp qua phần lễ hội, là vì Kate được tổ chức trong biên giới cổ truyền của nó, từ ý nghĩa của lễ tục cho đến nội dung của lễ hội, không mang nội dung chính trị, không trang điểm màu sắc văn chương đấu tranh, không bài diễn văn và cũng không có lời cảm tưởng, cảm tạ, cám ơn, v.v. chỉ làm phiền hà quần chúng đang chờ xem lễ hội.” Tuy với chung một ý nghĩa, tưởng niệm- tạ ơn tiền nhân, nhưng hình thức thể hiện lại phong phú vô cùng. Ví dụ: năm 2000 tại tháp Po Klaung Garai, phó chủ tịch tỉnh Ninh thuận đọc bài diễn văn khá dài và khá tai tiếng: “…Kate của người Cham Balamon…” để nhận được góp ý ngay từ các nhà nghiên cứu đến tham dự như: Ngô Văn Doanh, TS Nguyễn Chí Bền và nhân sĩ trí thức Cham. Kate làng tổ chức tại văn phòng của Hợp tác xã, thường có một phút mật niệm. Kate tại mỗi gia đình thì sự đa dạng và phong phú đến bất ngờ, tùy điều kiện và cảm nhận của gia chủ. Đây là sự thật vì nhiều người quan niệm rằng có lợi cho con cháu hơn là cho tiền nhân, giúp giáo dục con cháu luôn nhớ về cội nguồn không bị mất bản sắc khi đi xa quê, xa gia đình, nơi chốn thị thành nhiều cám dỗ. Quả vậy, chỉ cần đọc lại các bài mô tả và xem các DVD về Kate, ta có thể cảm nhận được không khí linh thánh của lễ hội, sự sôi động, nhộn nhịp, hoành tráng lạ thường, như không phải do con người tạo nên, chói lòa, bừng vở, lan tỏa khắp nơi từ đền tháp-xã hội- cá nhân, cộng đồng, địa phương, đất nước, vùng người Cham cư trú rất tự nhiên. Vậy thì Kate luôn là lễ hội truyền thống dân gian Champa hoành tráng, đặc sắc và độc đáo nhất Đông Nam Á, vẫn luôn hoành tráng, nhân bản, làm ngây ngất lòng người dù là Cham hay Việt hay người nước ngoài, theo như sự khẳng định của nhà Champa học, TS Phan Quốc Anh: “… lễ hội luôn diễn ra trong một không gian lớn từ các đền tháp đến làng, dòng họ và cuối cùng là gia đình. Katê cũng là dịp để người Chăm từ mọi miền đất nước trở về quê cha đất tổ để cùng đoàn tụ cùng gia đình bạn bè, dòng họ. Lễ hội Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của người Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt cộng đồng; nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc. Do đó, lễ hội không những gắn với đền tháp cổ kính – nơi hội tụ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật của nền văn hóa Chăm mà còn gắn với những yếu tố khác của văn hóa như: đồ cúng tế, ẩm thực, y phục…Đặc biệt, đến với lễ hội Katê quí khách sẽ thưởng thức một nền âm nhạc độc đáo, với những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân, với nước. Lễ hội còn những phần biểu diễn trước công chúng một nền ca – múa - nhạc dân gian với một phong cách riêng, độc đáo.” D/. Chúng ta cần làm gì? Đến đây thì chúng ta thấy rõ ngày lễ hội Kate là ngày giổ tiền nhân, quốc tổ, và gia tiên Champa, là di sản quý báo, lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Người Cham tại hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ cần đoàn kết và bản sắc trên con đường phát triển và hội nhập, rất nên phát huy những gì cộng đồng mình đã đạt được. Cái khác biệt nếu có trong chúng ta là “cách nhìn nhận về Kate” mà mọi người đều có trách nhiệm. Hãy ngồi lại với nhau, tôn trọng nhau, mọi khác biệt, nếu có, sẽ tiêu tan, để cùng nhìn về một hướng. Giá như những “lễ hội Kate đó”, trong 13 năm (từ 1982 đến1995) tổ chức chung (theo Qasim), được liên tục thì cộng đồng Cham ở Hoa Kỳ có lẽ đã tiến một bước dài, có thể chúng ta đã có một đại diện Dân biểu trong chính quyền tiểu bang, và thấy nhiều đám cưới của con em Cham mình với nhau trên đất Hoa Kỳ này. Dù là Aval, Ahier, Islam, Tin Lành hay Thiên Chúa, chúng ta vẫn còn điểm chung Kate Cham, Champa. Hãy ngồi lại với nhau trước khi quá muộn, lúc chúng ta không còn gì chung để nói chuyện và cải vã nhau. Hãy vì con cháu mà cảm thông tha thứ cho nhau, điều lành sẽ đến với con cháu Champa. p\S CHAU DONG KIEU-pleirem.
0 Rating 876 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On June 5, 2015
Ts. Po Dharma Đại Hội Champa 2015 là diễn đàn dành cho thanh niên Chăm để định hướng lại thế nào là vai trò của họ đối với sự sống còn của dân tộc Chăm trong thế kỷ thứ 21. Trên diễn dàn có nhiều bài phát biểu, trong đó có bài phát biểu bằng tiếng Anh của Pgs. Ts. Po Dharma, một nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử và nền văn minh Champa mà chúng tôi chuyễn ngữ sang tiếng Việt.     Những biến cố quan trọng trong lịch sử Champa   Pgs. Ts. Po Dharma (Viện Viễn Đông Pháp)   Champa là một vương quốc cổ chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Giáo, nằm ở miền Trung Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 2. Vương quốc Champa theo thể chế liên bang, tập trung 5 tiểu vương quốc: Inrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Dân tộc Champa bao gồm dân tộc Chăm ở vùng đồng bằng và người Tây Nguyên sinh sống ở miền cao. Mỗi dân tộc thường đóng một vai trò riêng biệt trong hệ thống tổ chức chính trị và xã hội của quốc gia này.   Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, dân tộc Chăm Việt Nam có hơn 160 000 người và Chăm ở Campuchia, khoảng 200 000. Riêng về người Tây Nguyên, dân số ước tính khoảng hơn một triệu người.   Tổ chức chính trị và xã hội   Trong suốt chiều dài của lịch sử, vương quốc Champa chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh riêng biệt. Trước 1471, tức là năm đánh dấu ngày thất thủ thành Đồ Bàn (Vijaya) trước đoàn quân hùng mạnh của Việt Nam, Champa là vương quốc hoàn toàn theo nền văn minh Ấn Giáo, từ phong cách sinh hoạt xã hội, cách cấu trúc gia đình hoàng gia cho đến hệ thống tổ chức tín ngưỡng và ngôn ngữ Phạn. Sau 1471, Champa tìm cách xa lánh dần dần những yếu tố văn hóa và tôn giáo vây mượn từ Ấn Độ để tạo cho mình một nền văn minh mới dựa vào các yếu tố mang tính cách bản địa của tiểu vương quốc Panduranga, pha trộn với nền văn hóa Hồi Giáo do người Mã Lai mang đến kể từ thế kỷ XVI.   Lịch Sử   Trong suốt 800 năm tồn tại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 10, Champa là một quốc gia hòa bình và thịnh vượng. Sự ra đời của trung tâm Ấn Giáo vô cùng đồ sộ ở Mỹ Sơn (thế kỷ thứ 4-13) được UNESCO công nhận vào năm 1999 là di sản văn hoá của nhân loại và công trình xây dựng nhiều cơ sở Phật Giáo ở Đồng Dương (thế kỷ thứ 8-9) cho thấy rằng Champa là vương quốc có nền văn minh cao độ.   Sự chuyển mình của Việt Nam trên bàn cờ chính trị ở Đông Dương sau ngày độc lập vào cuối thế kỷ thứ 10, là móc ngoặc mới cho tương lai của vương quốc Champa. Kể từ đó, lịch sử của Champa hoàn toàn bị chi phối bởi các cuộc chiến đẫm máu chống lại chính sách mở rộng đât đai về phía nam của dân tộc Việt.   Năm 1069 đánh dấu sự thất bại đầu tiên của Champa trước cuộc nam tiến của Việt Nam. Vào năm đó, Việt Nam đã thành công thôn tính lãnh thổ của Champa nằm ở hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.   Trong suốt 237 năm đấu tranh để khôi phục lại lãnh thổ bị chiếm đóng vào năm 1069, vương quốc Champa không đạt đến mục tiêu, nhưng cũng không mất một tắt đất đai của mình. Tiếc rằng, vì lời hứa kết hôn với công chúa Huyền Trân, vua Jaya Simhavarman III chấp nhận giao nhượng cho Việt Nam vào năm 1306, một phần lãnh thổ của mình nằm trong khu vực Thừa Thiên-Huế.     Một thế kỷ rưỡi sau đó, tức là vào năm 1471, Việt Nam phát động một chiến dịch quân sự hùng mạnh nhằm tiêu huỷ thủ đô Vijaya (Bình Định), tức là trung tâm quyền lực chính trị và tôn giáo của vương quốc Champa và di dời biên giới phía nam của mình đến đèo Cù Mông (phía bắc Phú Yên).   Từ trái sang phải: Sary (Châu Đốc), Po Dharma, Farina So (Campuchia), Châu Văn Triển (Ninh Thuận), Từ Công Thu (Ninh Thuận), Gs. Coroline Valverde   Theo chúng tôi, sự thất thủ thành Đồ Bàn vào năm 1471 không đánh dấu cho sự suy vong của vương quốc Champa, mà là sự sụp đổ của nền văn minh Ấn Giáo đã từng thống trị đời sống chính trị và tâm linh của dân tộc Champa trong suốt 13 thế kỷ.   Và sau ngày thất thủ Vijaya vào năm 1471, cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt phải đối mặt với sự kháng cự vô cùng mãnh liệt của nhân dân Panduranga, một tiểu vương quốc nằm phía nam của Champa. Bởi vì Việt Nam phải mất hơn ba thế kỷ rưỡi để chiếm trọn lãnh thổ đất đai của tiểu vương quốc nhỏ bé này.             Năm 1611, Việt Nam xua quân xâm chiếm Phú Yên và tiến vào Nha Trang vào 1653. Ba năm sau, tức là năm 1658, Việt Nam chiếm đóng Saigon và đưa đẩy Champa vào một tình thế địa dư mới: Vương quốc Champa đã trở thành một vùng trái độn nằm ngay trong lãnh thổ của Việt Nam.   Năm 1692, Việt Nam mở thêm cuộc tấn công chống lại vương quốc này, thay đổi tên gọi Champa (Chiêm Thành) thành Trấn Thuận Thành và biến Champa thành quốc gia đặt dưới quyền bảo hộ của triều đình Huế.   140 năm sau, tức là năm 1832, hoàng đế Minh Mệnh quyết định xóa bỏ danh xưng Champa trên bản đồ Đông Dương và khởi động chiến dịch tiêu diệt dân tộc Champa vô cùng dã mang và tàn bạo về tội theo Lê Văn Duyệt để chống lại triều Huế.   Vào năm 1841, hoàng đế Thiệu Trị bãi bỏ chính sách của vua cha (Minh Mệnh) đối với người Chăm và ban cho dân tộc này một qui chế tự trị dưới lá cờ của Huyện Thổ Dân, tức là huyện dành riêng cho người Chăm bản địa.   Tình hình sau năm 1832   Vào cuối thế kỷ XIX, chính quyền Pháp ở Đông Dương đưa ra chính sách nhằm bảo vệ dân tộc Tây Nguyên và Chăm trước mối đe dọa của sự diệt chủng. Ngày 27-5-1946 chính quyền Pháp hình thành “ Quốc gia người Thượng ở miền nam Đông Dương” (Pays Montagnard du Sud Indochinois-PMSI), tức là lãnh thổ tự trị dành dành cho dân tộc Tây Nguyên, đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ Pháp thuộc.   Ngày 21-5-1951, “Quốc gia người Thượng ở miền nam Đông Dương” trở thành khu vực “Hoàng Triều Cương Thổ” của triều đình Huế, nhưng hưởng quyền tự trị đặt dưới quyền chỉ đạo của chính phủ Pháp.   Cũng vào thời điểm đó, dân tộc Chăm trở thành cộng đồng đặt dưới quyền cai trị của chính phủ Pháp ở Đông Dương, theo Hiệp ước Harmand đã ký vào ngày 25-8-1883 tại Huế. Theo hiệp ước này, người Chăm nộp thuế trực tiếp cho chính phủ Pháp và có một lãnh thổ tự trị do người Chăm quản lý.   Năm 1955, Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở miền Nam Việt Nam, đưa hàng trăm ngàn người Việt lên định cư ở vùng cao nguyên Champa. Biến cố này đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tồ chức xã hội và gia đình của người dân bản địa, kéo theo những cuộc xung đột hàng ngày giữa hai dân tộc: Việt và Tây Nguyên.   Trước sự hiện diện quá đông đảo của người Kinh trên cao nguyên, người Thượng và Chăm tìm cách vùng dậy để bảo vệ lợi ích kinh tế và quyền tự quyết của mình dưới ngọn cờ của phong trào Bajaraka ra đời vào năm 1955 và tổ chức vũ trang Fulro vào năm 1964.   Để giải quyết những yêu sách của Fulro, chính quyền Sài Gòn công nhận phong trào Fulro là một lực lượng đấu tranh chính trị có pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người dân bản địa. Ngày 16-12-1967, chính quyền Sài Gòn ký nghị định hình thành Bộ Phát Triển Sắc Tộc có trách nhiệm điều hành các chương trình có mối liên hệ với dân tộc Tây Nguyên và Chăm, và chấp nhận Bộ Trưởng của Bộ Phát Triển Sắc Tộc là người bản địa đã từng tham gia trong phong trào Fulro. Thông qua chính sách này, dân tộc Tây Nguyên và Chăm có cơ hội để làm chủ trên định mệnh của mình, tìm lại bản sắc chính trị, văn hóa và nhân phẩm của họ với tư cách là người dân bản địa.   Tình hình dưới chế độ cộng sản   Năm 1975, đoàn quân miền bắc chiếm đóng miền nam và xây dựng chế độ theo chủ nghĩa cộng sản. Biến cố này đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, đạo đức và tâm linh của dân tộc Tây Nguyên và Chăm.   Trước năm 1975, dân tộc Tây Nguyên và Chăm sống chủ yếu về ngành nông nghiệp và hưởng qui chế tự trị. Cũng nhờ qui chế đặc biệt này, dân tộc Tây Nguyên và Chăm làm chủ tuyệt đối trên nền kinh tế của mình và nắm sẳn trong tay bao quyền lực để phát triển các cấu trúc xã hội và gia đình của họ và sống một cuộc sống thanh bình và thịnh vượng.   Vừa nắm chính quyền vào năm 1975, chế độ cộng sản quyết định xoá bỏ quyền sở hữu của người Thượng và Chăm, tịch thu tất cả đất đai tư nhân và cộng đồng của dân tộc này nhưng không bồi thường một cách thỏa đáng những tài sản của họ bị tịch thu.   Đối với người Chăm và Tây Nguyên, quốc hữu hóa đất đai của dân tộc bản địa không phải là cuộc cải cách đất đai để xóa bỏ sự độc quyền về kinh tế, mà là hành động cướp đoạt tài sản của họ bằng vũ lực một cách trắng trợn.   Sống trong chế độ không công ăn việc làm và cũng không có quyền sở hữu đất đai, người Chăm và người Thượng trở thành tập thể đang lâm vào cảnh nghèo đói và bần cùng.Tình hình kinh tế thảm khốc này đã buộc các giới thanh niên bản địa rời khỏi thôn làng để tìm công ăn việc làm trong các thành phố lớn. Lợi dụng cơ hội này, các công ty Việt Nam không ngừng tìm cách biến giới thanh niên Chăm và Tây Nguyên trở thành tập thể nô lệ của thời đại mới: nộ dịch vô cùng vất vả với đồng lương vô cùng thấp, nhưng còn bị đối xử tồi tệ và không có bảo hiểm y tế một khi bệnh tật hay gặp tai nạn.   Người dân bản địa vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Để tìm miếng cơm sống qua ngày,người Chăm và Tây Nguyên phải tìm cách vây mượn tiền bạc người Kinh để phát triển kinh tế với số lãi vượt hơn 100% hàng năm. Vì không có phương tiện để trả nợ, người dân bản địa chỉ còn có cách là mang cả đất đai và tài sản của mình để nộp cho chủ nợ người Kinh.   Nghèo đói và bần cùng là hai yếu tố có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và nền giáo dục của những người Thượng và Chăm. Đối với dân tộc này, mối quan tâm chính của họ không phải là vấn đề giáo dục đối với con em của họ, mà là làm thế nào để tìm được 15.00 đola mỗi tháng hầu nuôi gia đình.   Sống trong một đất nước mang danh nghĩa là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, người Chăm và Tây Nguyên không được hưởng qui chế bảo hiểm xã hội một khi lâm vào bệnh tật hoặc tai nạn. Để được có giấy phép vào bệnh viện, người Thượng và Chăm phải nộp trước tiên tiền lệ phí đăng ký, chi phí thuốc men và giường ngủ. Nếu không có phương tiện tài chính, người dân bản địa không có quyền hưởng sự chăm sóc thuốc men cần thiết, một khi lâm vào bệnh tật.   Trong lúc các cuộc cải cách ruộng đất đang tiến hành vào năm 1975, nhà nước Việt Nam tung ra hàng loạt bộ máy cải tạo nhằm biến người Tây Nguyên và Chăm thành tập thể vô sản, luôn luôn trung thành với chế độ cộng sản. Chính quyền Hà Nội còn ngân cấm những người dân bản địa phát triển di sản văn hóa và tôn giáo của họ mà Đảng Cộng sản xem đó là các tập tục mê tín dị đoan.   Việt Nam là quốc gia theo chế độ độc tài và đảng trị, ngân cấm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp. Những nhà bất đồng chính kiến luôn luôn bị sách nhiễu, hăm dọa, tra tấn và bỏ tù. Đối với chính quyền Hà Nội, dân tộc Chăm và Tây Nguyên chỉ là thành phần ủng hộ chế độ cũ Sài Gòn, là nhóm đánh thuê cho quân đội Mỹ và là những kẻ phản động theo tổ chức Fulro. Chính vì nguyên nhân đó mà hai dân tộc bản địa này đã trở thành nạn nhân đầu tiên của chế độ cộng sản.   Đàn áp tôn giáo, hạn chế tự do, hoàn cảnh nghèo đói và bần cùng đã trở thành yếu tố cơ bản giải thích cho những cuộc vùng dậy lớn của những người Tây Nguyên vào năm 2001 và 2004 nhằm chống lại chính sách của Hà Nội, kéo theo phong trào di dân lớn của người Thượng sang Campuchia.   Ts. Po Dharma đang ký tặng tác phẩm Lịch sử Champa     Kết Luận   Việt Nam là quốc gia đã ký vào Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về “Quyền của dân tộc bản địa”, được thông qua vào năm 2007. Kể từ khi ban hành Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc, chính quyền Hà Nội chưa thực hiện một dự án gì để cải thiện tình hình của dân tộc Chăm và Tây Nguyên bản địa tại quốc gia này.   Hôm nay, Việt Nam vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại rằng người Chăm và Tây Nguyên hôm nay chỉ là thành phần dân tộc thiểu số, chứ không phải người dân bản địa, mặc dù hai dân tộc này đã có mặt ở miền Trung Việt Nam kể từ thế kỷ thứ hai. Thái độ này đã chứng minh rằng chữ ký của Việt Nam trên bản Tuyên Ngôn về "Quyền của dân tộc bản địa" chỉ là hiệp ước quốc tế không có giá trị gì.   Sau năm 1975, các cơ cấu tổ chức kinh tế, xã hội và gia đình của người Tây Nguyên và Chăm đang đối mặt với bao sự thay đổi, kể từ khi cộng sản lên nắm chính quyền. Thêm vào đó, chính quyền Hà Nội xoá bỏ quyền tự quyết dành cho người Tây Nguyên và Chăm được ban hành dưới thời Việt Nam Cộng Hoà. Việc bãi bỏ qui chế đặc biệt này không cho phép người dân bản địa có quyền tự do phát triển hệ thống kinh tế, xã hội, gia đình và văn hóa của họ nữa.   Vì quá đơn phương đối mặt với chính sách “Việt Nam hóa” của chế độ cộng sản, không ai có thể tiên đoán rằng liệu dân tộc Tây Nguyên và Chăm có thể tồn tại với tư cách là người dân bản địa tại Việt Nam trong những thập niên sắp tới của thế kỷ 21 này. theo Champaka.info
0 Rating 836 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On May 8, 2016
+Văn hoá Sa Huỳnh Khu vực ven biển miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình đến Bình Thuận và một phần Tây Nguyên từ lâu đã là địa bàn sinh tụ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo - Polynesien, trong đó người Chăm là đông nhất.   Phát hiện khảo cổ học về các khu cư trú và mộ táng của người cổ ở vùng này cho thấy có một trung tâm nông nghiệp trồng lúa thuộc thời đại kim khí phát triển từ tiền Sa Huỳnh tới Sa Huỳnh với các giai đoạn văn hóa Xóm Cồn (Khánh Hòa), văn hóa Long Thạnh, văn hóa Bình Châu và văn hóa Sa Huỳnh liên tục cách ngày nay khoảng 3.500 - 2.200 năm. Thời tiền Sa Hùynh, cư dân cổ tại đây sở hữu những đồ đất nung gồm chum, vò hình trứng có nắp đậy trang trí hoa văn thừng, khắc vạch… được tô màu, miết láng. Thời Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) cư dân đã có nhiều nghề cơ bản: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt vải, nấu thủy tinh, chế tạo đồ trang sức và buôn bán thương mại mà di vật còn lại là các loại khuôn đúc đồng, xỉ đồng, công cụ và vũ khí bằng sắt, đồ trang sức bằng đá quý, thủy tinh trong đó có vật đeo hai đầu thú, các loại khuyên tai đa dạng: loại khối tròn phía ngoài có 3 mấu hình tam giác, loại tròn phình quăn như con đỉa… làm bằng đất nung, đá quý hoặc thủy tinh, kim loại đồng… và đồ gốm với các hình dạng, hoa văn đặc trưng: bát chân cao có hai lỗ dưới chân trang trí văn chấm dải, nồi miệng loe có hai lỗ trên cổ… đặc biệt là tục chôn người chết trong các loại vò gốm [51, tr.11] với đủ loại đồ tùy táng như đồ trang sức, đồ gốm, vũ khí… được chế tác tinh xảo. Văn hóa Sa Huỳnh được xem là tiền đề của văn hóa Champa. Bát chân cao:  Bát được tạo hình như một chiếc đĩa bồng chân cao hơi loe nhưng đường kính chân chỉ nhỏ bằng nửa so với miệng bát. Vành miệng có thành hơi xiên. Bát được nặn bằng tay, nung nhẹ lửa, văn chấm dải. + Văn hoá Chămpa (TK II- TK XVII) Năm 179 tr. CN, mảnh đất miền Trung - Sa Huỳnh cùng chung số phận với Âu Lạc - Đông Sơn khi Triệu Đà xâm lược. Năm 111 tr. CN, miền đất này thuộc nhà Hán, được gọi là quận Nhật Nam. Nhưng cùng với nhân dân Giao Chỉ và Cửu Chân ở phía Bắc, nhân dân Nhật Nam nhiều lần khởi nghĩa đòi quyền độc lập và đã trở thành bộ phận đầu tiên giành được độc lập: Năm 192, Khu Liên (Srimara?) lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm thuộc Nhật Nam đuổi được quân Hán thành lập nước với tên gọi là Lâm Ấp có nghĩa là xứ rừng. Đến TK VII, Sambhuvarman (Phạm Chí) khẳng định tên nước là Champa mà thủ đô trước đó ở Sinhapura (Trà Kiệu). Tuy nhiên người Trung Quốc lại gọi Champa là nước Hoàn Vương (758 - 859) và sau đó gọi là nước Chiêm Thành. Lịch sử Champa hiện nay còn nhiều điểm chưa rõ ràng nhưng về đại thể có thể chia làm các giai đoạn như sau:  - Giai đoạn Sinhapura - Trà Kiệu (192 - 750): bước đầu thống nhất.  - Giai đoạn Virapura (750 - 850): khẳng định vị thế.  - Giai đoạn Indrapura - Đồng Dương (850 - 982): bắt đầu phát triển  - Giai đoạn Vijaya - Bình Định (982 - 1471): thịnh đạt và đi vào khủng hoảng.  - Từ năm 1471, khi bị vua Lê Thánh Tông chia làm 3 nước nhỏ, vương quốc Champa chấm dứt sự tồn tại. Sau đó, các chúa Nguyễn Đàng Trong dần kiểm soát đất đai còn lại của Champa, năm 1693, kiểm soát miền đất cuối cùng Phan Rang - Bình Thuận. Tuy nhiên người Chăm vẫn được chúa Nguyễn và nhà Nguyễn phong vương kéo dài đến năm 1822 khi vua Chăm cuối cùng là Po Chơn Chan bỏ sang Campuchia thì vương triều Champa thật sự chấm dứt.  Dân tộc Chăm cơ bản được hình thành từ hai thị tộc: Cau (Caramukar) ở phương Nam và Dừa (Narikelanamsa) ở phương Bắc. Về không gian sinh tồn, vương quốc Champa có 5 vùng: Amaravati tương ứng với Quảng Bình - Huế, Indrapura (Quảng Nam – Đà Nẵng), Vijaya (Quy Nhơn – Bình Định) với kinh đô là thành Chà Bàn (Đồ Bàn), Kauthara (Khánh Hòa), Pandurangar (Bình Thuận – Đồng Nai).  Qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Champa đã xây dựng nên một nền văn hóa độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ trong đó chủ yếu là Bà la môn giáo và Phật giáo. Trong đạo Bà la môn, người Chăm tôn thờ Shiva trong tam vị nhất thể, Vishnu và Brahma ít quan trọng hơn. Từ khoảng thế kỷ XI đạo Hồi xuất hiện trong cộng đồng Champa.  Champa đã để lại một khối lượng di tích và di vật rất lớn về kiến trúc, điêu khắc đá, các loại đồ đồng, đồ gốm, đồ thờ cúng bằng vàng, bạc, các loại đồ trang sức… các loại hiện vật này phản ánh những nét sinh hoạt trong xã hội Champa xưa, từ đời thường đến tôn giáo và cung đình, chúng có giá trị về nhiều mặt, nhất là về nghệ thuật. Đặc biệt có một quần thể kiến trúc đền tháp thuộc tôn giáo của Chămpa ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) còn gọi là “thánh địa Mỹ Sơn” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12 năm 1999. Ngoài ra, người Chămpa còn để lại các di sản ca múa nhạc thể hiện một phần trên điêu khắc đá: các tượng vũ công hoặc người chơi nhạc cụ.  - Kiến trúc Champa chủ yếu là các loại đền tháp (kalan) bằng gạch được xây dựng theo một kỹ thuật đặc biệt với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên gạch. Trong quá trình tồn tại, người Champa đã xây dựng hàng trăm đền tháp nhằm thờ cúng thần và các vị vua, tuy nhiên khi người Champa suy yếu các tháp đã bị bỏ hoang và bị phá hoại nghiêm trọng, hiện nay còn lại khoảng 70 tháp, rải rác ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Đaklak... tập trung nhiều ở Quảng Nam, nhất là Mỹ Sơn nơi được coi là vùng đất thánh dùng xây đền tháp thờ các vị vua đã qua đời mà mỗi vị vua được xây dựng một cụm kiến trúc gồm 4 tháp (tháp cổng, tháp nước, tháp lửa và tháp thờ). Tháp Chăm thường có mặt bằng vuông, dùng gạch làm vật liệu xây dựng chính, chỉ có một ít bộ phận bằng đá như mi cửa, trụ cửa, bậc cửa. Mỗi tháp có ba tầng, nhỏ dần khi lên cao theo dạng núi Meru - nơi trú ngụ cùa các thần Bà la môn, tháp chỉ mở một cửa chính hướng về phía Đông, 3 cửa còn lại đóng kín. Theo quan niệm của người Chăm thì hướng Đông là hướng của thần linh, Bắc là hướng của ma quỷ, Tây Nam là hướng của dân chúng nên nhà cửa của người Chăm thường mở cửa về hướng Tây Nam.  - Điêu khắc đá Champa là một bộ môn nổi tiếng được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX. Các nhà nghiên cứu đã định ra được các phong cách tạo hình của Champa từ giai đoạn trước TK VII (chịu ảnh hưởng nghệ thuật Amaravati của Ấn Độ) cho tới giai đoạn nửa sau TK VII trở đi, đã tạo ra được những nét riêng của điêu khắc đá Champa qua 8 loại phong cách: Mỹ Sơn E1, Hòa Lai, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chánh Lộ, Tháp Mắm, Yang Mun, Pô Rô Mê. Hiện nay sưu tập điêu khắc Champa tập trung ở các Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Tổng hợp Huế, Bảo tàng Bình Định và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam –Tp. HCM. Nghệ thuật điêu khắc Champa rất phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo Bà la môn, trên những tác phẩm này thường bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Chăm hòa trộn với hình ảnh các vị thần Bà la môn, hoặc những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện trong hình ảnh con người, loài vật… hết sức sinh động. - Nữ thần Devi: Được tạo tác bán thân, tóc búi kiểu hình tháp, lông mày liền nhau, mắt mở to, sống mũi thẳng, cân đối, miệng hơi nở nụ cuời tạo nên khuôn mặt xinh đẹp, hài hòa, tượng để hở bộ ngực tròn căng sức sống nhưng lại tạo nên một cảm giác thánh thiện. Theo truyền thuyết, nữ thần Devi có tên Champa là Rija kula hara Devi, là vợ của vua Indravarman II, người sáng lập triều đại Đồng Dương, triều đại Phật giáo vào thế kỷ thứ IX. Vì Devi có công với đất nước, đặc biệt là thường giúp đỡ những người nghèo, cô nhi quả phụ, nên sau khi mất bà được phong thần và được vua Jaya Shinhavarman I dựng tháp thờ.    - Thần Shiva: Shiva là thần Bà la môn giáo được người Chăm thờ cúng và tôn vinh là vị thần tối cao. Khoảng TK IV, sự tôn thờ Shiva một cách tuyệt đối của các vua Champa khởi đầu bởi vua Bhabravarman đã hình thành một tôn giáo chuyên thờ thần Shiva gọi là Shiva giáo mà từ đó ra đời khu “thánh địa Mỹ Sơn”. Shiva vừa mang tính hủy diệt vừa mang tính sáng tạo, vừa được coi là hung thần phá hoại, hủy diệt muôn loài vừa là phúc thần bảo vệ đời sống của cư dân Champa. Shiva thường thể hiện dưới dạng một nam nhân có ba con mắt với mắt thứ ba ở giữa trán, ba mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, ngọn lửa thế gian, và có thể nhìn thấy hết quá khứ, hiện tại, tương lai. Tay Shiva có khi cầm đinh ba biểu tượng cho sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt, có khi cầm rìu biểu hiện cho sự tuyệt đối hoặc cầm cây kiếm xua đuổi những sợ hãi và một tay ban phúc lành. Shiva cũng là vị thần tổng hợp, vạn sự đều qui tụ vào đó, khác nào như biển là nơi qui tụ tất cả mọi dòng nước trong, nước đục.  Biểu tượng của Shiva là Linga. Linga cũng là biểu hiện của tam vị nhất thể với chỏm đầu hình cầu tròn là Shiva, phần giữa là Vishnu có tám cạnh và phần cuối là Brahma có bốn cạnh. Chiếc Linga đầu tiên xuất hiện dưới triều vua Bhadravarman thế kỷ IV. Nhà vua cho xây tại thánh địa Mỹ Sơn một đền thờ thần Shiva Bradravarman, mà biểu tượng là một Linga. - Thần Ganesha: Là con của Shiva và Parvati, được thể hiện dạng đầu voi mình người với cái bụng to ăn quá no bị vỡ phải quấn con rắn Naduki bó lại. Theo thần thoại Ấn Độ, thần Ganesha có đầu voi là vì do trong một cơn nóng giận, Shiva lỡ chặt mất đầu Ganesha. Ngay sau đó Shiva sửa chữa sai lầm bằng cách lập lời nguyền sẽ lấy đầu kẻ nào gặp trước tiên để gắn vào thân hình Ganesha cho Ganesha sống lại, nhưng sinh vật mà Shiva gặp đầu tiên sau khi chém con mình lại là một chú voi nên Ganesha đành mang đầu voi mình người. Ganesha được coi là thần tài, thần hạnh phúc. Ở những quốc gia theo Ấn giáo, Ganesha rất được sùng kính. Ganesha Chăm được thể hiện như trong thần thoại với tư thế ngồi, đầu đội vương miện, có con mắt thứ ba giữa trán,bụng cuốn con rắn Naduki. Tượng bị mất cả 2 cánh tay.   - Sư tử (Trà Kiệu – Quảng Nam, TK X - XI) Sư tử, người Chăm gọi là “Rimon”, là hình tượng phổ biến trong điêu khắc Champa, đặc biệt là ở kinh đô Sinhapura (thành phố sư tử) - Trà Kiệu. Sư tử là con vật không có ở Champa nhưng vua chúa Champa lại dùng sư tử biểu hiện cho vương quyền. Theo quan niệm của người Chăm sư tử biểu tượng cho quý tộc, cho sức mạnh vì theo truyền thuyết, sư tử là một trong mười kiếp hóa thân của thần Vishnu và đã giết được quỷ Hiraya Kapipu. Sư tử Champa thường được tạo thân hình vạm vỡ với các tư thế đứng, ngồi, quỳ, phổ biến là tư thế đứng. Nghệ nhân thể hiện sư tử không hoàn toàn đúng theo đời thường nhưng lại được mang rất nhiều đồ trang sức.  - Đồ gốm: Nghề gốm ở Champa ít được biết đến. Khoảng nửa cuối TK XX mới có một số công trình đề cập về gốm Champa nhưng từ đó đến nay những hiểu biết về dòng gốm này vẫn còn ít ỏi so với lãnh vực kiến trúc và điêu khắc của vương quốc Chămpa. Tuy nhiên điều chắc chắn là đã từng tồn tại những lò gốm cổ trong địa bàn cư trú của người Chăm ở Bình Định như các lò Gò Sành, Gò Hời, Gò Trường Cửu, Gò Cây Me, Gò Ké… mà niên đại thuộc thời Vijaya. Điểm quan trọng khác là sản phẩm loại gốm này chủ yếu được phát hiện trong những công trình khảo cổ không những ở Hoa Lư, Thăng Long thuộc Đại Việt, Đại Làng, Đại Lào (Lâm Đồng) mà còn tìm thấy trên con tàu đắm ở Padanan (Philippine), ở cảng Altur thuộc bán đảo Sinai (Trung Cận Đông) [31, tr.236-242] … Điều đó cho thấy gốm Champa thực sự là một loại sản phẩm có chất lượng được tin tưởng sử dụng ở ngoài Champa. Đây có lẽ cũng là một dạng gốm xuất khẩu mà không sử dụng trong nội địa tương tự như gốm Chu Đậu Việt Nam thời Lê.   Sản phẩm gốm Champa rất đa dạng từ các loại gạch, ngói, vật trang trí phục vụ việc xây đền tháp, thành trì hoặc kiến trúc nhà ở cho đến các loại đồ đựng như bát đĩa hũ chóe, âu, bình, vò... Gốm đồ đựng Champa có nét riêng về dáng kiểu và đặc biệt là màu men với các loại men nâu ngả đen, da lươn, men ngọc, men sắt… mà bao giờ phần chân hiện vật cũng được để mộc. Gốm đồ đựng Champa được trang trí kiểu khuôn in, đắp nổi hoặc khắc vạch với những họa tiết hoa sen, dây lá, hình kỷ hà, sóng nước, mặt Kala… cho thấy đây là những thủ pháp trang trí đặc thù của các loại men độc sắc TK XIII - XIV trước khi xuất hiện gốm men xanh trắng. - Lokesvara (Thế tự tại Bồ tát) Người Champa xem Lokesvara là hình thức thể hiện sự kết hợp giữa Shiva (Bà la môn giáo) và Avalokitesvara (Phật giáo) với hình tượng nam nhân, được thờ phổ biến nhất tại vùng Indrapura (Đồng Dương - Quảng Nam), nơi đây tìm thấy nhiều tượng Lokesvara bằng kim loại (đồng, vàng, mạ vàng hoặc bạc) đa số được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. HCM và Bảo tàng Chàm Đà Nẵng. Lokesvara được thể hiện trong tư thế đứng hoặc ngồi, ngực nở eo thon, mang nhiều trang sức ở tai, cổ, bắp tay, cổ tay, cổ chân… khuôn mặt đầy đặn. Đôi mắt mở, tóc búi cao có miện chạm Avalokitesvara. Tượng thường có hai tay, cầm hoa sen, chuỗi hạt hoặc bình nước cam lồ. Nghệ nhân Champa đã thể hiện Lokesvara với ý nghĩa thuần túy bằng trực giác, những biểu trưng của Phật giáo phù hợp với ước vọng và niềm tin của xã hội Champa xưa.   - Tượng Phật Đồng Dương - TK IV Người Chăm gọi Đức Phật là “phịh”. Tượng Đồng Dương mặc áo choàng hở vai trong tư thế đứng trên tòa sen, tóc hình bụt ốc, tai dài gần đến vai, đôi mắt mở, khuôn mặt thon và đầy đặn.  Tượng Phật được thể hiện khá vạm vỡ, mang đậm phong cách Ấn Độ đến nỗi có nhà nghiên cứu cho rằng tượng được mang từ Ấn Độ sang. Trong các công trình nghiên cứu về Champa, nghề đúc đồng ít được quan tâm nhưng có một điều đáng lưu ý là trong các di vật Champa hầu như không có tượng Phật bằng đá và ngược lại không thấy các loại tượng Bà la môn được đúc bằng đồng. Ảnh hưởng của Phật giáo với Champa thể hiện mạnh nhất vào thời kỳ Indrapura. Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn Xem Ảnh lớn   Theo baotanglichsuvn.com  
0 Rating 802 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On January 24, 2016
  Chương 12 - CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC CHAMPA của cuốn sách "Bangsa Champa: Tìm về với một cội nguồn cách xa". Xin thưa cùng mikwa, Xin gởi mikwa Chương 12 này, có thể đọc thẳng trên FB hay tải chương này về với dạng PDF để dành đọc. Cuốn sách này có cả thảy 15 chương, và hiện nay dahlak đã ghép hết hình ảnh vào các trang giống như trong sách, nhưng còn đang tiếp tục tìm và ghi lại tất cả các chú thích (footnote) ở cuối trang. Chuyện này cũng sắp xong. Hiện nay dahlak đã làm tới Chương 13, nhưng sợ mikwa chờ lâu nên xin đăng lên từng chương cho mikwa đọc và đồng thời giúp chỉnh sửa chính tả dùm vì còn có nhiều chổ mà chử ở dạng Unicode bị biến dạng khi chuyển sang Microsoft Word. Dahlak ráng cố gắng tìm nhưng không thể thấy hết lổi, vậy nếu đọc thấy những chổ lổi đó, xin mikwa báo cho biết để sữa lại cho đúng. Đwa karun. Ysa Cosiem --------------------------------------- Chương 12 - CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC CHAMPA Xuất phát từ cội nguồn thời thượng cổ, và trong tương quan với các bangsa khác trên đời, chỉ có một Bangsa Champa duy nhứt. Tuy nhiên, trên quá trình tồn tại và phát triển, khi đạt trình độ và quy mô quốc gia dân tộc, cơ cấu bangsa được tổ chức theo một nề nếp nhứt định, tính đa dạng đã đưa đến sự hình thành các thành phần không nhứt thiết cùng gắn liền vào một chủng tộc, một giống dòng. Về mặt hình thức, các thành phần này có thể được gọi là các “sắc tộc” cùng hợp thành dân tộc gắn liền với quốc gia nói chung, và cũng có thể cùng được gọi ngang bằng nhau là “dân tộc” trong một quốc gia nhiều dân tộc. Ngoài ra, còn có các thực thể được gọi là “dân tộc” mà thật ra chỉ là những hư cấu dân tộc học. 1. THỂ CHẤT NHÂN LOẠI HỌC BANGSA CHAMPA Trong một phút bất chợt, được đọc trên đất Hoa kỳ một đoạn văn đầy chân tình của bác sĩ Trần văn Tích, một cây bút chuyên khảo kỳ cựu của tạp chí Bách Khoa Thời Đại tại Saigon trước năm 1975: Cuối đời Trần, ở cổ thành phủ Triệu Phong có thành Thuận Châu, tương đương với đất châu Ô của Chiêm Thành nhường cho nhà Trần. Như thế, đồng hương Quảng trị đã ra đời và lớn lên trên đất cũ của người Chàm; chắc không nhiều thì ít đều có mang những gen của Chế Mân, Chế Củ, Chế Bồng Nga. Qua những đợt di dân trong lịch sử, những đoàn người từ châu thổ các sông Hồng, sông Mã đã đến lập nghiệp ở Triệu Phong, Hải Lăng. Chắc phải có những chàng trai tứ chiến giang hồ từ phuơng Bắc tới gá nghĩa cùng các nàng Mỵ Ê thôn dã địa phương để trở thành viễn tổ của người viết bài này.(*)  Nhận xét kể trên của học giả Trần văn Tích nói lên hiện tượng giao lưu nhân chủng, một thực trạng không ai phủ nhận được là trong xã hội Việt Nam ngày nay, nhứt là tại các vùng nguyên là lãnh địa cũ của vương quốc Champa, một số người thực sự có mang dòng máu Champa trong người mặc dầu trong sanh hoạt thường ngày, không thấy có chỉ dấu bề ngoài nào chứng tỏ còn dính dấp đến người Champa ngày xưa nữa. Thực sự, đó là những người dân Champa mà tổ tiên đã không chịu rời bỏ quê nhà khi vùng đất, trong lịch sử, đã bị nhượng lại hoặc bị thôn tính để rồi theo thời gian, trải qua nhiều thế hệ, đã sống hòa đồng với người Việt định cư sau này. Người ta cũng liên tưởng đến những nghệ nhân Champa, trong lịch sử, đã được đưa sang Đại Việt qua nhiều đời khác nhau chắc phải có con cháu mang huyết thống của mình đang sống trong các cộng đồng xã hội người Việt ngày nay.  Tiêu biểu cho thành phần người gốc Chăm đang sống như người Việt này là vừa qua, một số người ở miền Trung Việt Nam, khi cho biết ngày xưa, cha ông thuộc các họ Ôn, Ma, Trà, Chế…... của dân tộc Champa, đã phải đổi thành họ Nguyễn, Trần, ... nhứt là dưới thời vua Minh Mạng, nguyên có một chánh sách Việt hóa quyết liệt đối với dân tộc Champa. Một vài người thuộc diện này đã gây không ít ngạc nhiên cho nhiều người không am tường, và bao nhiêu xúc động cho những ai có mang dòng máu Chăm trong người, khi ngỏ ý tha thiết muốn được quay về với cội nguồn Chăm thực sự của cha ông. Cụ thể nhứt, trong một bức thư trần tình nhận được, lên tiếng về một sự việc xảy ra trong cộng đồng người Chăm, một người tự giới thiệu là Chăm lai Việt “hãnh diện về văn hóa Chăm, và yêu con người Chăm”, hiện đang chuyên viết tiểu luận văn học, cho biết đang lập thủ tục hành chánh cần thiết xin nhà nước Việt Nam cho “nhập tộc Chăm”. Hỏi ra thì mới biết, tại Cọng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, người dân được xếp loại, chánh thức ghi trên giấy căn cước, thuộc thành phần dân tộc Kinh và các dân tộc khác, trong đó, có dân tộc Chăm, nên vị này vì ý thức và tha thiết với gốc nguồn, xin được “nhập tịch Chăm”. Trong các cộng đồng người Champa còn tồn tại đến ngày nay, cũng có một số người gốc Việt hoàn toàn, đã do một số hoàn cảnh cá biệt, nhứt là do hôn nhân hoặc điều kiện sanh sống, đã hội nhập vào xã hội người Chăm, đã và đang sống hoàn toàn như người Chăm tại các gia đình người Chăm. [H80. Một phụ nữ Việt lập gia đình với người Chăm] Trong bối cảnh kể trên, ngày nay, thật khó mà tìm được một mẫu người trong xã hội người Chăm còn tồn tại để nhận diện là người Chăm thuần túy, để xác định các đặc tính nhân chủng cần thiết. Hoàn cảnh chiến chinh và giao lưu với các dân tộc lân cận đã tạo nên những sắc thái nhân dạng phức hợp ngay tại các thôn ấp người Chăm còn sống tập trung và còn duy trì phần nào cuộc sống cổ truyền thể hiện qua cách ăn mặc và ngôn ngữ.  Dầu vậy, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng làm việc này. Cụ thể, sớm sủa nhứt, có thể kể công trình nghiên cứu khoa học đã được M.E. Farinaud ghi nhận cho thấy công thức máu của người Chăm rất gần gũi với người Rha-đê và người Bahnar, và khá gần gũi với người Sê-đăng cư ngụ tại vùng cao nguyên. Tính gần gũi trong công thức máu này cho người ta ý niệm sơ khởi về quan hệ ruột thịt giữa người Chăm và các sắc dân anh em sống trên vùng đất Cao nguyên Trung Phần. Trong thập niên 1950, hai bác sĩ Pháp Georges Olivier, tại Phan Rang, và Henri Chagnoux,(**) tại Phnom Penh (Cam bốt) đã thực hiện cuộc quan sát và thu thập các dữ kiện một cách có hệ thống để phân tích, sau khi lọai trừ một cách khoa học các yếu tố lai giống của các dân tộc có tiếp xúc hoặc hội nhập. Từ 165 mẫu người Chăm (92 ở Kampuchea và 73 tại Trung Việt), công trình nghiên cứu xác định một mẫu nhân chủng học của người Chăm thuộc chủng tộc Indonesian, khác biệt với các dân tộc khác của Đông Dương tức Việt, Khmer. Người Chăm có nước da sáng sủa của giống người nằm trong đường ranh giữa nước da ngâm ngâm và da vàng, mái tóc đen, dợn sóng (60,5%), có chứng hói đầu (38,2%) và chứng tóc bạc (6,5%), hình dạng mang các sắc nét thanh lịch, xác định sự pha lẫn các yếu tố nhân chủng Indonesian nguyên khởi đã chịu ảnh hưởng gốc Nam Ấn Độ, sau đo, lại hòa lẫn với sắc thái Mông Cổ. Chiều cao trung bình của người Chăm là 1,60m và có cùng công thức huyết rất gần gũi với người Ê-đê, người Bahnar, người Sedang ở Cao nguyên Trung Phần. Chỉ số sọ là 83,1, chỉ số xuyên qua gò má là 89,5, và chỉ số mặt trung bình là 87,4%. Điều đáng lưu ý là người Chăm còn sống ở mãnh đất cũ tại Trung Phần Việt Nam thân hình thoạt trông có vẽ nhỏ thó hơn người Chăm ly hương định cư ở trên đất Kampuchea, một số khá đông có quan hệ hôn nhân với người Mã Lai. Theo giới am hiểu, một công trình nghiên cứu khoa học về sọ người Chăm, dưới quyền điều khiển của cố giáo sư Trần Anh, trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn, cũng đã được tiến hành, đưa đến một số kết quả bước đầu, nhưng đã bị bỏ dang dở do biến cuộc năm1975. 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA DÂN TỘC CHAMPA (1) Chăm & Champa Các nhà nghiên cứu buổi đầu thời thuộc Pháp, nhứt là nhóm Trường Viễn Đông Bác Cổ, khi tìm hiểu Champa thường liên tưởng ngay đến, và giới hạn, thành phần người dân nước này chỉ có người Chàm mà sử sách Việt còn gọi là người Chiêm. Bản thân người Chàm xưa nay vẫn tự gọi mình là người Chăm chớ không phải "Chàm" hoặc "Chiêm" như trên.  Các bia ký cổ xưa viết bằng chữ Phạn, được khai quật cho đến nay, chưa thấy ghi từ "chăm" mà chỉ có từ "champa". Tuy nhiên, nếu căn cứ vào sự kiện này mà lập luận rằng từ “chăm” không liên quan đến từ “champa” thì cũng giống như khi người ta nói, từ “Việt” không liên quan gì đến tên nước “Đại Cồ Việt”, “Đại Việt” hoặc “Việt Nam” cả. Nhân dịp này, tưởng cần mở ngoặc ghi nhận, các từ “Hời”, “Lồi” ở Trung Phần cũng như từ “Chà và” ở Tây nam Nam phần, thường được người Việt dùng có thể là không có một định kiến nào cả để ám chỉ một sắc dân mà thôi; ngay cả cố thi sĩ Chế Lan Viên trong những bài thơ ca ngợi thời vàng son của dân tộc Champa cũng đã dùng chữ “Hời”, cụ thể là trong bài “Trên đường về”, nhưng trên thực tế, đối với người Chăm, các từ này gợi lại một quá khứ chẳng lấy gì làm đẹp, mang tính miệt thị gây mặc cảm với người Chăm, không nên sử dụng trong các quan hệ trao đổi với người Chăm, cũng như từ “mọi” đối với người Thượng vậy. Xin đóng lại dấu ngoặc. Trong cuộc hội thảo tại Viện Đại học Copenhague ngày 23 tháng 5 năm 1987 được tổ chức bởi Trung tâm văn hóa - xã hội Champa Pháp, Viện Văn hóa – Xã hội Campa - Đan Mạch, có bài phát biểu thể hiện quan điểm mới về thành phần dân tộc Champa.(***) Theo bài phát biểu này, từ năm 1975, Giáo sư lão thành Pierre Bernard Lafont (Pháp) đã kết hợp các nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học Paris, thực hiện một công trình quy mô diễn dịch ra tiếng Pháp các bản thảo xưa cũ bằng chữ Chăm cùng các sử biên niên hoàng gia Champa bằng chữ Chăm và chữ Trung Hoa nạp bản tại các thư viện Pháp và Trường đại học Cornell (Hoa Kỳ), đối chiếu một cách có hệ thống với các kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Kết quả nghiên cứu này đã soi sáng về thành phần dân tộc Champa, xác định dân tộc Champa ngày xưa, thật ra, không phải chỉ bao gồm toàn người Chăm sống ở vùng duyên hải Trung Phần Việt Nam mà còn có những sắc dân Champa với một số tên gọi khác sống trên vùng cao nguyên. Trong lịch sử, vùng Phan Rang – Phan Rí, Trung Phần Việt Nam, nơi nhóm người Chăm còn tồn tại, trước thuộc chủ quyền của triều đình Huế, bị đặt dưới chế độ bảo hộ của Pháp, sau đó từng bước mới chuyển thành vùng đất trực trị của Pháp trên thực tế. E. Aymonier là viên chức người Pháp đã sớm quan tâm nghiên cứu về người Chăm, đầu tiên khi đến Phan Rang năm 1884, đã được gặp và tiếp xúc với một số người được xác định không phải là người Việt và tự giới thiệu là người Chăm. Trong khi ở Kampuchea, E. Aymonier đã nắm được thông tin về Vương quốc Champa, nên suy luận ngay chỉ người Chăm là con dân của Vương quốc Champa. Các nhà nghiên cứu đi sau đã noi theo E. Aymonier, cứ theo lối mòn đinh ninh một cách máy móc, người Chăm là con dân duy nhứt của Vương quốc Champa. Trong khi đó, khi việc tiếp xúc với dân chúng trên vùng Cao nguyên Trung Phần, người Pháp không thông qua triều đình Huế, mà qua các đoàn thám sát địa thế (nổi tiếng là đoàn Pavie, Henry Maitre, bác sĩ Alexandre Yersin. . .) xâm nhập từng khu vực, thiết lập giao dịch với các lãnh đạo địa phương, rồi từ đó, mới áp đặt một bộ máy thống trị riêng cho toàn vùng, nơi sanh sống của các nhóm thần dân vùng cao của vương quốc Champa ngày xưa, lập nên “Pays Montagnard du Sud d’Indochine” gọi tắt là PMSI có quy chế chánh trị và hành chánh biệt lập, tách biệt hẳn, không còn dính líu đến vùng duyên hải Trung Phần nữa. Đến thời kỳ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng thì đổi danh xưng là “Hoàng triều Cương thổ”, tiếp tục quy chế chánh trị và hành chánh biệt lập. (2) Xếp thành phần theo địa bàn cư trú Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ F.M. Lebar, G.C. Hickey, J.K. Musgrave, căn cứ vào địa bàn cư trú trong Nagar Champa thời cổ, đã phân chia một cách có hệ thống, dân tộc Champa thành 2 nhóm chủ yếu:  1) Nhóm Chăm đồng bằng (low land Cham); 2) Nhóm Chăm cao nguyên (high land Cham). Người Chăm đồng bằng sống trên các vùng đất thung lũng dọc theo duyên hải, một phần sống về nghề nông trên những thửa ruộng hẹp, còn phần lớn là những thủy thủ cang cường, chuyên nghề đi biển, chài lưới, hoặc thương buôn đường dài, một thời nổi danh trong vùng biển đông. Trong khi các sắc dân cao nguyên sống trong vùng núi non hiểm trở, thiếu giao lưu với bên ngoài, một số làng mạc sống theo nề nếp du canh du cư đốt rừng làm rẩy, canh tác ruộng khô, phải di chuyển theo định kỳ để đất luân phiên phục hồi mầu mở. Việc phân chia dân tộc Champa thành 2 nhóm căn cứ vào địa bàn sanh sống kể trên là sự phân chia theo kỹ thuật phân tích của các nhà nghiên cứu, chớ không phải là sự phân chia lịch sử của chính dân tộc Champa, bởi lẽ các văn bia, các văn bản lịch sử Champa còn lưu lại không có sự phân chia này. Trong ngôn ngữ Champa, khi nói orang Champa là bao gồm cả người dân Champa sống tại các vùng đồng bằng lẫn miền núi của vương quốc Champa, không phân biệt nguồn gốc hoặc sanh quán của họ. Tuy nhiên, vì mỗi sắc dân trên vùng Cao nguyên Trung Phần, trên quá trình phát triển ở các địa phương, đều đã có và tự hào với những tên gọi riêng như Ê Đê, Jarai, Bahnar, Churu, Kaho, v.v. . .thể hiện căn sắc dân tộc (ethnic identity) của mình cũng như người Chăm vùng duyên hải, nên một số thành phần trí thức Thượng thị thành mà thời thế đã nâng lên đến một địa vị nhứt định trong bộ máy chánh quyền Việt Nam Cọng hòa trước năm 1975, mặc dầu vẫn xác nhận thuộc thành phần dân tộc Champa trong lịch sử, đã tỏ ra không mấy mặn mà nếu không nói là phủ nhận lối gọi chung người Thượng là “Chăm vùng cao”. Đúng ra, đây chỉ là vấn đề thuật ngữ không hơn không kém. Trong môi trường sống bao quanh bởi núi rừng hiểm trở, khác biệt với người Chăm ở vùng duyên hải, người dân Champa miền núi còn sống gần với thiên nhiên, trong những tập thể xã hội ngăn cách nhau, thiếu phưong tiện giao lưu tối thiểu nên thường được các nhà dân tộc học ngoại quốc, trong quá khứ, nhận diện theo từng bộ tộc thể hiện qua các biểu hiện thực thể văn hóa mà thực chất chỉ là những hư cấu dân tộc học (ethnographic fictions) cho nên có những tên gọi do sách vở đặt cho, nhưng chính người dân trong cuộc lại tự gọi mình với tên gọi khác. Cụ thể như tên gọi Radhê đã được sách vở nghiên cứu ghi từ non một thế kỷ nay thì chính người dân trong cuộc lại thích tự gọi mình là Ê-Đê xuất xứ từ tên gọi Anak H'Đê có nghĩa là con của H'Đê nghe có vẽ trang trọng hơn. Căn cứ vào ngữ học, dân tộc Champa được xếp thành hai nhóm chủ yếu, nhóm Mã lai đa đảo và nhóm Môn khmer. Nhóm Mã Lai đa đảo (Malayo Polynesian), còn gọi là Austronesian (Nam đảo) trong đó, có người Chăm, bao gồm có các tộc người chánh yếu, người Roglai, Churu, Ê-đê, Jarai, Hroy v.v.., trong ngôn ngữ, có những âm chính rất gần gũi nhau và thông cảm nhau dễ dàng được học giới Tây phương xếp vào loại “Chamic”: - Người Roglai gần gũi nhứt với người Chăm, sống trong rừng núi phía Tây Nha Trang, trong khu vực Tây Bắc Phan Rang (Ninh Thuận) và rải rác trong vùng Phan Rí (Bình Thuận).  - Người Churu sống trong vùng thung lũng Đa Nhim (Đa Lạt, mà theo thông tin truyền khẩu, được xem là tộc người lai Chăm và Roglai, Koho, còn được người Chăm vùng duyên hải gọi là Chăm-Ro tức Chăm t nạn đã trốn chạy trước làn sóng Nam tiến của quân binh nhà Nguyễn. - Người Ê-Đê tại Buôn Ma Thuôt, vùng sanh sống về phía Tây giáp giới với Kampuchea. - Người Jarai sống trong vùng Kon Tum, Pleiku, trên một địa bàn nới rộng đến biên thùy Kampuchea về phía Tây và giáp ranh với khu vực người Ê-Đê ở phía Nam. Trong giới người Jarai, có những nhân vật lãnh đạo có tiếng là Patao Apui, tức Vua Lửa từng đựợc triều đình nhà Nguyễn phong là Hỏa xá, Patao Ea, tức Vua Nước, mệnh danh là Thủy Xá; ngoài ra, còn có Patao a-ngin tức Vua Gió... uy danh đượm nhiều màu sắc thần thoại, được dân chúng địa phương kính trọng. - Người Hroy, sanh sống ở phía Tây Cheo Reo, chính là người Chăm, nhưng môi trường sanh sống, theo thời gian, đã khíến họ hội nhập vào sống nếp sống gần gũi hơn với nếp sống văn hóa và xã hội người vùng cao.  Nhóm Môn – khmer còn gọi là Austroasiatic tức Nam Á, chủ yếu gồm có các tộc người Bahnar, Seđang, Mnong, Halang, Jeh, Koho, Mạ, Stiêng, Ta Ôi, K’Yu, Bru-Vân Kiều, v.v...: - Người Bahnar sống tại vùng An Khê (Pleiku) và Kontum. - Người Seđang sống tại vùng Tây Bắc Kontum. - Người Halang ở Kontum và giáp giới Nam Lào. - Người Jeh, ở Đaksut, gần biên giới Lào. - Người Koho, vùng Đa lạt. - Người Stiêng, vùng Biên Hòa - Thủ dầu một, v.v... Ngoài sự gần gũi về ngôn ngữ, có những bằng chứng cho thấy mối quan hệ gắn bó không tách rời của người Chăm và các bộ tộc cao nguyên với tánh cách là dân tộc Champa trong lịch sử. Trước hết, giữa người Chăm và các sắc tộc vùng cao có những quan hệ dòng họ. Trong người Ê-đê là sắc tộc lớn có nhiều bậc trí thức nhứt Cao nguyên, có họ Êchăm là dòng họ ngoại hôn thuộc dòng tộc Eban. Họ R’Com là một dòng họ lớn của người Jarai thường được xem bao gồm những người “văn minh” nhứt do được tạo điều kiện sớm tiếp cận với nền giáo dục trường lớp thời thuộc địa Pháp. Về mặt từ nguyên, từ R’Com rất gần gũi nên có thể là một biến thể của từ R’Chăm. Người Roglai còn có họ Chamalê cũng xuất xứ từ từ “Chăm”. Trong số những vị vua Champa, có một vị vua sanh quán tại vùng cao, đáng chú ý nhứt là Vua Pô Romê, vị vua cho đến nay còn được tôn thờ tại một ngọn tháp ở Phan Rang, được dân chúng cúng bái hằng năm, là người gốc Chu Ru. Một vị vua khác là Pô Top đã lên ngôi năm 1655 là con một người con gái của hoàng hậu người Ê-đê của vua Pô Rômê (tức là cháu ngoại của Pô Rômê). Tiếp nối truyền thống quan hệ này, sau khi vương quốc Champa không còn nữa, người dân Roglai hàng năm vẫn cùng nhau xuống đến tận tháp Pô Romê ở Phan Rang cùng người Chăm tham dự lễ Katê là một lễ hội dân gian hàng năm của dân tộc Champa. Trong lịch sử, các vua Champa trong các lễ vật cống nạp triều đình Trung Hoa, người ta nhận thấy có các lọai gỗ quý giá cùng các hương liệu thì chính xuất xứ từ người Roglai và các sắc tộc vùng cao khác dâng nạp. Ngoài ra, còn có sừng tê giác, bạch tượng, quế, vàng, mật ong... đều là sản phẩm của vùng cao mới có, chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ tộc cao nguyên với triều đình Champa ngày xưa trong sanh hoạt quốc gia. Vua quan Champa ngày xưa có lúc đã phải nương náu trong sự bảo bọc của người dân Champa vùng cao khi bị yếu thế trong các cuộc xua quân xâm nhiễu của triều đình Đại Việt, hoặc của Trung Hoa từ phía Bắc, hoặc của triều đình Phù Nam từ phía Tây Nam. Tuy nhiên, trong học giới, người ta cũng ghi nhận một khuynh hướng phân cách không tán đồng lập luận thành phần dân tộc Champa bao gồm toàn bộ các bộ tộc Cao nguyên miền Nam. Trong một bài phát biểu tại Hội nghị quốc tế về Champa và thế giới Mã Lai tại Viện Đại học California, Berkeley (Hoa kỳ) năm 1990 do Trung tâm nghiên cứu Á châu (Center for Southeast Asia Studies) và Văn Phòng quốc tế Champa (International Office of Champa) kết hợp tổ chức, một vị phát biểu, chỉ có người Churu mới có điều kiện được kể là thành phần dân tộc Champa, còn các dân tộc Cao nguyên khác từ nhiều ngàn năm, đã hình thành và duy trì những trật tự xã hội khác biệt, có truyền thống văn chương truyền khẩu và các hệ thống cúng tế địa phương riêng biệt.  Một lập luận phân cách khác của nhóm người dân miền núi từ Cao nguyên Trung Phần Việt Nam sang tỵ nạn tại Hoa kỳ sau năm 1975, phản ảnh trong trang nhà Internet của tổ chức hội đoàn “Montagnard Dega Foundation”, trong thập niên gần đây, nhứt là qua trang nhà trên Internet, tự gọi một cách tự hào là dân tộc Dega (chử “Dega” được dẫn giải là “các bộ tộc”). Các lập luận trao đổi về mặt này sẽ bất tận nếu người ta không thỏa hiệp với nhau trước ở tiền đề về một số tiêu chuẩn cần thiết, bởi lẽ khái niệm tùy thuộc vào một thành phần dù của dân tộc nào, đều mang tính nhiệm ý, thể hiện ít nhiều xúc cảm chủ quan, chịu dưới tác động của bối cảnh bao quanh, không thể né tránh vào đâu được. Trong số các thành phần dân tộc một nước, bao giờ cũng có một loại thành phần mang tính cốt lõi, thành phần nắm giữ vai trò chủ động áp đảo trong việc hình thành và phát huy dòng chánh lưu (mainstream) về văn hóa, kinh tế, chánh trị, xã hội, v.v. cho toàn dân tộc. Các thành phần khác trong khi lúc nào cũng có khuynh hướng bảo tồn căn sắc của mình, vẫn phải khép mình hội nhập vào dòng chánh lưu. Sau khi vương quốc Champa không còn nữa, dân tộc Champa - theo đúng nội dung bao gồm cả người Champa vùng duyên hải và các bộ tộc Champa vùng cao - không còn duy trì được một bộ máy chánh quyền vương quốc từ trung ương làm chất kết dính các thành phần đa dạng trong lòng dân tộc Champa như trong lịch sử. Trong lịch sử, thực hiện chánh sách tầm thực trong cuộc Nam tiến vào thế kỷ 19, nhà Nguyễn nước Đại Việt đã cắt bỏ phần đất vùng cao của vương quốc Champa lập thành hai nước khác: Hoa Anh, Nam Phan đặt trực thuộc triều đình nhà Nguyễn. Tiếp theo, nhà cầm quyền thực dân Pháp, sau khi áp đặït bộ máy thống trị Việt Nam, đã thực hiện chủø trương chia để trị, cô lập vùng cao nguyên Trung Phần với phần đất còn lại và từ đó, mới xuất hiện từ ngữ “montagnard”chỉ định các sắc dân thiểu số Champa sống trên đó, đồng thời xây dựng một lớp trí thức tự hào với một căn sắc biệt lập mới. Đến khi chuyển giao chủ quyền cho chánh quyền Bảo Đại vào năm 1949 thì lập nên Hoàng triều cương thổ, gọi các sắc dân montagnard kể trên là “Thượng” được quen dùng đến ngày nay. Trong khuôn khổ các sự kiện kể trên và qua thời gian kéo dài đã non một thế kỷ, tính gắn bó dân tộc Champa, do thiếu điều kiện giao lưu thông suốt của quá khứ, mặt khác, lại phải phấn đấu sống còn tại địa phương, dù muốn dù không, vẫn phải đi đến chỗ phân cách trong không gian. Ngay trong cùng một bộ tộc, cũng lại có khuynh hướng tách rời và có tên gọi mới thọat nhận, có thể nghĩ là không phải cùng thuộc một bộ tộc. Các tên gọi mới này trong một số trường hợp cũng là do quan hệ hôn nhân với bộ tộc lân cận tạo thành một nhóm mới biệt lập. Do đó, tại Việt Nam ngày nay, khi nói đến người Chăm, người ta phải nói rõ là người Chăm Phan Rang - Phan Rí hay người Chăm Châu Đốc, người Chăm Kampuchea. Người Jarai thì có Hđrung, Habau, A-Rap, Tô-buan, Hroy, v.v...; người Ê-Đê thì có Ê-Đê - Kpa, Adham, Ktul, Blo, Epan, Bih, v.v...  Mặc dầu có những sự kiện nêu trên, sự song tồn của thành phần đa số và thành phần thiểu số trên cùng một lãnh thổ quốc gia bao giờ cũng là một thực tế mà mọi người dù muốn dù không cũng phải chấp nhận. Khái niệm dân tộc Champa trong nội dung bao gồm người Chăm và các bộ tộc Champa cao nguyên, vốn là thần dân của vương quốc Champa ngày xưa, dù sao, vẫn có giá trị lịch sử, không ai có thể chối bỏ được. Để tránh những tranh cãi không đi đến đâu, nghĩ có thể dung hòa bằng cách, khi nói đến “dân tộc Champa” trong lịch sử thì sẽ bao gồm toàn bộ các sắc dân đã xuất phát từ một cội nguồn từ thời cổ, đã từng sống đùm bọc gắn bó với nhau ngày xưa trong vương quốc Champa. 3. DÂN TỘC VÀ BANGSA Các thành phần gọi là dân tộc Champa kể trên ngày nay không phải chỉ sanh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trong lịch sử, vương quốc Champa và vương quốc khmer có những quan hệ khi thì thân thiện khi thì thù địch giết hại lẫn nhau, hậu quả là có một số người Chăm bao gồm cả những nhân vật thuộc hoàng gia Champa sang định cư tại Kampuchea. Ngoài ra, khi nhà Nguyễn nước Đại Việt xua quân thôn tính Panduranga là phần đất có chủ quyền cuối cùng của Champa, thì đã diễn ra những đợt dời cư ồ ạt của người Chăm kể cả dòng tộc hoàng gia còn sót lại sang lánh nạn và đã định cư vỉnh viễn đến ngày nay trên đất nước Kampuchea. Một chi tiết đặc biệt cần được lưu ý là số người Chăm sanh sống tại Kampuchea hiện nay, sau khi đã là nạn nhân của chánh sách tàn sát diệt chủng thời Khmer đỏ sau năm 1975, theo ước lượng của giới có thẩm quyền, là vào khoảng 400 ngàn người, đông hơn Việt Nam (ước khoảng 130 ngàn người) mặc dầu vương quốc Champa ngày xưa nằm trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay chớ không phải Kampuchea. Dưới thời Việt Nam Cọng Hòa trước năm 1975, các thành phần thiểu số đều được gọi là các “sắc tộc thiểu số” bao gồm sắc tộc Chàm và các sắc tộc Cao nguyên Trung Phần gọi chung là “đồng bào Thượng”; còn người Việt, đối lại, thì được gọi là “người Kinh”. Từ “dân tộc” chỉ dùng cho toàn dân tộc Việt Nam mà thôi. Chuyển sang chế độ Cọng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi thành phần dân tộc Champa ngày xưa, từ sau năm 1975, đều được chánh thức gọi là “dân tộc” (dân tộc Chăm, dân tộc Jarai, dân tộc Chu Ru, dân tộc Ê Đê, v.v. . ) còn dân tộc Việt là dân tộc Kinh thủ giữ vai trò trội yếu của dòng chánh lưu cùng các dân tộc anh em, tất cả, trên nguyên tắc, hợp thành đại gia đình dân tộc Việt Nam.  Tại Kampuchea, là một nước có dân số gốc Chăm nhiều nhứt thế giới, và người Chăm đã đạt trình độ thăng tiến xã hội đáng kể, thì một có sự kiện nghịch lý là không còn được gọi là “Chăm”. Lý do: cựu Quốc vương Sihanouk, từ trước năm 1975, dựa vào lý do tránh phân biệt chủng tộc, đã ban hành quyết định không gọi người Chăm là “Chăm” nữa, mà chánh thức gọi chung người Chăm là “Khmer Islam”. Nhưng cho đến ngày nay, trong nội bộ người Chăm vẫn tự gọi là “Chăm”.  Riêng người Chăm sang định cư tại Malaysia thì được gọi một cách trang trọng là “Orang Malayu Champa”. Mặc dầu tên gọi chỉ thể hiện mặt hình thức, không nhứt thiết phản ánh trung thực nội dung phong cách đối xử, cách gọi khác biệt như vậy theo thời gian rồi cũng có tác động vào tâm trạng của những người trong cuộc ở những mức độ nhứt định và theo những chiều hướng phát triển khác nhau, qua những tình huống mà họ phải đối phó hoặc xử lý trong cuộc sống thường ngày.  Trong biên cương chánh trị của các nước, nói một cách khác, thân trạng của người Chăm lệ thuộc vào chánh sách của nhà nước nơi đang định cư. Sự lệ thuộc này, cộng với tác động của dòng chánh lưu về văn hóa, xã hội, nhứt là về ngôn ngữ, qua nhiều thế hệ, có hậu quả làm xói mòn và cuối cùng phá vỡ tính thuần nhứt của nền tảng tinh thần dân tộc Champa thời vương quốc Champa còn tồn tại. Tính thuần nhứt này, trái ngược lại, vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, mỗi khi được gợi lên, trong tinh thần Bangsa vốn không lệ thuộc vào sự thay đổi địa bàn sanh sống, không lệ thuộc vào những tình huống hoặc những sự kiện đương thời, bởi lẽ Bangsa Champa là cội nguồn, là gốc gác của ông bà tổ tiên; cội nguồn là một yếu tố vốn bất di bất dịch không ai có thể tự mình thay đổi được, kể cả khi một cá nhân, vì một lý do nào đó, thực tâm muốn thay đổi. Theo chiều hướng này, không cần biết hiện đang sống tại đâu, những ai còn ấp ủ tiềm tàng trong lòng tính gắn bó và niềm tự hào về Bangsa Champa thì đều là thành phần của dân tộc Champa. (*) Trần văn Tịch "Quê Cũ, Sách Xưa", trong tạp chí Làng Văn, số 150, tháng 2, 1997, tr. 40. (**) Olivier, Georges & Chagnoux, Henri. “Anthropologie Physique des Chams”. Trong Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, Tập XXVI, số 3, Tam cá nguyệt 3, 1951, tr. 272-318. (***) Gay, Bernard. “Vue Nouvelle sur la Composition Ethnique du Campa” trong Actes du S éminaire sur le Campa. Paris: Travaux du Centre d’Histoire et Civilisation de la P éninsule Indochinoise, 1988, tr. 50-58.
0 Rating 783 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
1. ?ôi nét v? s? hình thành v??ng qu?cChampa Qua nh?ng ghi chép trong th? t?ch c?, bia ký và nh?ng di tích kh?o c? trên m?t và trong lòng ??t, ??a bàn V??ng qu?c Champa trùng h?p v?i ??a bàn phân b? c?a n?n v?n hoá th?i S? s? – v?n hoá Sa Hu?nh. Theo th? t?ch Trung Hoa c?, vào cu?i th? k? II (n?m 192) Khu Liên ?ã l?p ra n??c Lâm ?p.M?c dù còn nhi?u ý ki?n khác nhau xung quanh v?n ?? v? trí, tính ch?t c?a Lâm ?p và m?i quan h? gi?a Lâm ?p v?i Champa, nh?ng m?t ?i?u c?n l?u ý, s? hình thành v??ng qu?c Champa là quá trình ti?n hoá c?a c?u trúc xã h?i trong kho?ng th?i gian vài th? k? và n?m trong qu? ??o phát tri?n chung c?a khu v?c ?ông Nam Á. Trên c? s? nh?ng t? ch?c xã h?i ti?n nhà n??c ?ã phát tri?n t?i nh?ng vùng ??a ph??ng c?a v?n hoá Sa Hu?nh (??c bi?t là ? nh?ng l?u v?c sông l?n) và d??i tác ??ng c?a nhi?u y?u t? bên trong và bên ngoài, vào kho?ng th? k? II ??n th? k? IV AD m?t s? chính th? d?ng nhà n??c s? khai ?ã hình thành ? mi?n Trung Vi?t Nam. Tài li?u kh?o c? thu th?p ???c qua khai qu?t Trà Ki?u (sông Thu B?n, Qu?ng Nam), C? Lu?-Phú Th? (sông Trà Khúc, Qu?ng Ngãi) và thành H? (sông ?à R?ng, Phú Yên) cho th?y t? nh?ng th? k? sau Công nguyên ? nh?ng khu v?c này ?ã có nh?ng trung tâm quân s?-chính tr?-kinh t? ?óng vai trò quan tr?ng trong m?i l?u v?c sông t??ng ?ng. Di tích và di v?t kh?o c? c?ng ch?ng t? nh?ng chính th? d?ng nhà n??c s? khai này có cùng trình ?? phát tri?n kinh t?-xã h?i và quan h? gi?a chúng là quan h? v?a theo xu h??ng liên minh, liên k?t v?a theo xu h??ng thu ph?c và c?nh tranh. ??n kho?ng th? k? V AD nh?ng xu th? này d?n ??n s? ra ??i c?a v??ng qu?c Champa. 2.Nh?ng y?u t? tác ??ng ??n s? hình thành nhà n??c ? mi?n Trung Vi?t Nam.K?t qu? khai qu?t Trà Ki?u, Gò C?m (Duy Xuyên, Qu?ng Nam), di ch? H?u Xá I (H?i An)… cho th?y t?ng v?n hoá s?m nh?t ? nh?ng ??a ?i?m này có niên ??i kho?ng th? k? I, II AD và trùng h?p v?i niên ??i c?a th? t?ch c? v? m?t nhà n??c s?m. N?u so sánh th?i gian ta th?y có s? trùng khít gi?a th?i ?i?m k?t thúc c?a v?n hoá Sa Hu?nh (nh?ng khu m? chum Sa Hu?nh mu?n nh?t ? Gò D?a (Duy Xuyên, Qu?ng Nam), Bình Yên (Qu? S?n, Qu?ng Nam), Lai Nghi (?i?n Bàn, Qu?ng Nam), Hoà Diêm (Cam Ranh, Khánh Hoà)… ???c xác ??nh có niên ??i k?t thúc kho?ng th? k? I ??n II AD) v?i niên ??i kh?i ??u c?a nh?ng nhà n??c s? khai ? mi?n Trung Vi?t Nam. Trong tình hình nghiên c?u hi?n nay, t? li?u ??a t?ng và hi?n v?t kh?o c? ch?a nhi?u ?? tìm hi?u ??y ?? b?n ch?t và n?i dung c? th? quá trình chuy?n ti?p và chuy?n bi?n gi?a hai n?n v?n hoá Sa Hu?nh- Champa. Tuy v?y, s? trùng h?p v? không gian phân b?, th?i gian kh?i ??u, k?t thúc và ti?p n?i c?a hai v?n hoá; s? n?i ti?p trong s?n xu?t và s? d?ng c?a m?t s? lo?i hình hi?n v?t nh? ?? g?m gia d?ng, ?? trang s?c b?ng mã não, thu? tinh; s? ti?p t?c t?n t?i c?a táng t?c ho? thiêu gi?a hai n?n v?n hoá; s? phát tri?n c?a nh?ng thi?t ch? chính tr? phân t?ng; s? chuyên hoá ? m?c ?? nào ?ó c?a s?n xu?t th? công và c?u trúc xã h?i d?a trên c? s? t?ng l?p c?a xã h?i th?i Sa Hu?nh (n?n t?ng ?? hình thành c?u trúc chính tr? m?i – nhà n??c)… m?t m?t h??ng các nhà nghiên c?u t?i vi?c tìm ki?m nh?ng ngu?n g?c b?n ??a c?a v?n hoá Champa, m?t khác giúp ?ánh giá ?úng m?c vai trò c?a nh?ng y?u t? ngo?i sinh bao g?m c? ti?p xúc, trao ??i v?n hoá, kinh t?, làn sóng d?ch chuy?n dân c? trong vi?c hình thành nh?ng ??c tr?ng v?n hoá m?i. ?a s? ý ki?n ??ng thu?n v?i gi? thi?t v?n hoá Champa n?y sinh t? v?n hoá Sa Hu?nh, ng??i Ch?m c? là con cháu ng??i Sa Hu?nh c?. Theo Hà V?n T?n ch? nhân v?n hoá Sa Hu?nh là c? dân Ti?n Ch?m hay S? Ch?m, có ngh?a c?ng là c? dân nói ti?ng Nam ??o nh? ng??i Ch?m sau này. D??i ánh sáng c?a kh?i t? li?u m?i hi?n nay v? tính ??a ph??ng c?a v?n hoá Sa Hu?nh giai ?o?n mu?n ? hai vùng Trung Trung B? và Nam Trung B?, có th? gi? thi?t r?ng, nh?ng nhóm t?c ng??i thu?c m?t s? ng? h? khác nhau ?ã ?óng góp vào quá trình kh?i d?ng n?n v?n minh Champa, trong ?ó vai trò ch? ??o là c?a c? dân nói ti?ng Nam ??o.B?t k? c?u trúc Lâm ?p và nh?ng chính th? t??ng ???ng Lâm ?p nh? th? nào, nh?ng nghiên c?u m?i nh?t cho th?y nh?ng chính th? này ??u ???c b?t ngu?n t? nh?ng d?ng v?n hoá-xã h?i b?n ??a. Nh?ng y?u t? v?n hoá ngo?i sinh Trung Hoa, ?n ??… ?ã có m?t tr??c khi nh?ng chính th? này ra ??i. T? Sa Hu?nh qua Lâm ?p ??n Champa là c? quá trình di?n bi?n d?n d?n và lâu dài mà trong ?ó c? hai nhóm ngu?n l?c n?i sinh và ngo?i sinh có m?i quan h? ch?t ch? và t??ng h?. 3.C?u trúc c?a v??ng qu?c ChampaTr??c ?ây, d?a vào s? li?u Trung Hoa, nhi?u h?c gi? ?ã cho r?ng v??ng qu?c Champa ???c t? ch?c theo mô hình chính quy?n quan liêu t?p quy?n ki?u T?n-Hán. Nh?ng k?t qu? nghiên c?u m?i nh?t c?a C. Jasques, O.W. Wolter, K. Taylor ?ã ch?ng minh r?ng Champa, Phù Nam (th?m chí c? V?n Lang, Âu L?c) là nh?ng liên hi?p, liên minh c?a nhi?u ti?u qu?c có nhi?u nét t??ng ??ng v? v?n hoá. Theo GS. Tr?n Qu?c V??ng, mô hình m?t ti?u qu?c Champa d?a trên tr?c quy chi?u là dòng sông ph?i có ba thi?t ch? – ba trung tâm (tính theo dòng ch?y c?a sông, t? núi ra bi?n) là: trung tâm tôn giáo, t?m g?i là Thánh ??a (th??ng v? phía Tây, ??u ngu?n sông) – trung tâm chính tr? (th??ng n?m ? b? Nam sông) và trung tâm th??ng m?i – kinh t? (th??ng n?m ? g?n sát c?a sông – c?a bi?n).hoáT? th?p k? 60 tr? v? tr??c, nhi?u h?c gi? ph??ng Tây nh? G. Coedès, H. Maspéro… th??ng coi Champa là m?t qu?c gia ?n hoá. Trên th?c t?, ?nh h??ng v?n hoá-tôn giáo c?a ?n ?? ??i v?i Champa là r?t m?nh m? và không th? ph? nh?n. Song, ng??i ta c?ng nh?n th?y nhi?u y?u t? phi ?n, khác ?n ? ?ây. Paul Mus nh?n m?nh t?i nh?ng ??c ?i?m b?n ??a – Ti?n ?n ?? hoá – trong v?n hoá Champa. Trong quá trình ti?p thu v?n hoá Trung Hoa, ?n ??… c? dân Champa ?ã k?t h?p hài hoà gi?a y?u t? v?n hoá ??a ph??ng (n?i sinh) và v?n hoá bên ngoài (ngo?i sinh) trên c? s? phù h?p v?i ?i?u ki?n môi tr??ng sinh thái, tính cách, tâm lý t?c ng??i, ?i?u ki?n xã h?i và l?ch s? ??c thù ?? sáng t?o ra n?n v?n hoá c?a mình có nh?ng nét chung, song có nhi?u nét riêng so v?i nh?ng v?n hoá láng gi?ng khác ? ?ông Nam Á cùng ch?u ?nh h??ng c?a v?n minh ?n ??.T? li?u kh?o c? h?c c?ng cho th?y ?nh h??ng c?a v?n hoá Trung Hoa, ?n ?? và v?n hoá ?ông S?n ??i v?i v?n hoá Sa Hu?nh t? nh?ng th? k? BC. Nh?ng ?nh h??ng này ???c di?n ra qua trao ??i buôn bán hàng hoá, ??ng th?i c?ng là trao ??i k? thu?t gi?a các khu v?c. M?i quan h? – ?nh h??ng v?n hoá – này ???c ??y m?nh t? ??u thiên niên k? I Công nguyên. Theo các nhà nghiên c?u, nguyên nhân ch? y?u c?a vi?c t?ng c??ng các ?nh h??ng c?a v?n hoá ?n ?? chính là nhu c?u th??ng m?i. Các ngu?n t? li?u khác nhau cho bi?t, ngu?n h??ng li?u, g? tr?m, các lo?i d?u th?m, long não, cánh ki?n tr?ng và ??c bi?t là vàng vô cùng phong phú ? ?ông Nam Á ?ã thu hút các th??ng nhân ?n ?? t?i ?ông Nam Á nói chung và Champa nói riêng. Theo sau các th??ng nhân, hay cùng các th??ng nhân là các tu s? Hindu giáo, các nhà s? Ph?t giáo…. Do thâm nh?p ch? y?u qua v?n hoá mà l?i b?ng nh?ng ph??ng th?c hoà bình, t? nguy?n, nên quá trình ti?p xúc và trao ??i v?i v?n hoá ?n ?? (và v?i c? v?n hoá Trung Hoa, v?n hoá ?ông Nam Á) ?ã th?m th?u và ?? l?i nh?ng d?u ?n ??m nét trong m?i khía c?nh ??i s?ng v?n hoá Champa t? v?t ch?t ??n ??i s?ng tinh th?n-tâm linh.ChampaT? cu?i th? k? XIX, v?n hoá Champa ?ã ???c nhi?u h?c gi? n??c ngoài, ??c bi?t là ng??i Pháp, quan tâm nghiên c?u. H? ?ã ti?n hành nhi?u ??t kh?o sát s?u t?m nh?ng di tích ki?n trúc và ?iêu kh?c Champa. ??c bi?t t? n?m 1898 v?i vi?c phát hi?n khu di tích M? S?n, vi?c nghiên c?u Champa càng ???c ??y m?nh. Nh?ng nghiên c?u giai ?o?n này ??t nhi?u thành t?u ?áng k? và ??t n?n móng c? b?n cho nh?ng giai ?o?n sau. Tuy v?y, nh?ng nghiên c?u c?a ng??i Pháp ch? t?p trung vào các l?nh v?c ki?n trúc, ?iêu kh?c và bia ký. Giai ?o?n này h?u nh? không ai quan tâm nghiên c?u ??i s?ng sinh ho?t c?a c? dân qua di tích và di v?t kh?o c? h?c.T? sau ngày ??t n??c th?ng nh?t (n?m 1975), vi?c nghiên c?u v?n hoá Champa ???c ??y m?nh trên nhi?u l?nh v?c và ch? y?u do các nhà nghiên c?u Vi?t Nam ti?n hành. Tuy v?y, cho ??n n?m 1985, v?n ch? là nh?ng cu?c ?i?u tra s?u t?m v?i hai cu?c khai qu?t nh? c?a ?HTH Hà N?i và các m?ng, các ?? tài nghiên c?u còn r?t h?n h?p. H?u nh? chúng ta ch?a có ý ni?m gì v? n?i c? trú, v? ??i s?ng sinh ho?t, v? các ngành ngh? th? công, v? c? c?u kinh t? c?a c? dân.T? sau n?m 1985, ??c bi?t t? th?p k? 90 tr? l?i ?ây, tình hình nghiên c?u Champa ???c ??y m?nh lên m?t b??c m?i. K? th?a thành t?u nghiên c?u c?a các th? h? h?c gi? ?i tr??c, nh?ng ng??i nghiên c?u giai ?o?n này ?ã b? sung và hoàn thi?n h?n k?t qu? nghiên c?u trong các l?nh v?c ?ã ???c th?c hi?n tr??c ?ây nh?: ki?n trúc, ?iêu kh?c, v?n bia…. D??i góc ?? kh?o c? h?c, h? ?ã tri?n khai nhi?u ?? tài m?i nh?: khai qu?t các di ch? c? trú; nghiên c?u ?ô th?, thành c?, th??ng c?ng; vi?c s?n xu?t ?? g?m, ?? trang s?c và các ngành ngh? th? công khác; k? thu?t tr? thu? và s? d?ng n??c; ??i s?ng tâm linh…. Thành t?u l?n nh?t trong giai ?o?n này là vi?c phát hi?n và nghiên c?u nh?ng n?i c? trú c?a c? dân Champa, ngh? làm ?? g?m và g?ch ngói c?ng nh? trang trí, v?t ph?m dâng cúng b?ng ??t nung…. Các cu?c ?i?u tra kh?o sát ?ã phát hi?n thêm nhi?u di tích, di v?t m?i nh? các ph? tích ki?n trúc, tác ph?m ?iêu kh?c ?á, ?? g?m… làm phong phú thêm lo?i hình di tích di v?t. T?ng s? ??a ?i?m phát hi?n có di tích di v?t v?n hoá Champa ? ??u th? k? XX ch? là 229, còn vào cu?i th? k? con s? này ???c nâng lên g?n 300 ??a ?i?m.Nhi?u ??a ?i?m ???c khai qu?t trên di?n r?ng và trong nhi?u n?m li?n. Nh?ng v?n ?? th??ng ???c t?p trung gi?i quy?t là ngu?n g?c, m?i quan h? c?a v?n hoá Champa v?i v?n hoá Sa Hu?nh, ?nh h??ng mang tính “xúc tác” c?a các y?u t? ngo?i sinh Hán, ?n ??, ?ông Nam Á…. Nh?ng v?n ?? khác nh? di v?t hay các lo?i hình c? trú, th? t?, th??ng c?ng và bi?n pháp tr? thu?… c?ng ??t ???c nhi?u k?t qu? ?áng khích l?.Ngh? s?n xu?t ?? g?m c?a c? dân Champa ? giai ?o?n s?m thu hút s? quan tâm ??c bi?t c?a các nhà nghiên c?u trong và ngoài n??c. D?a trên kh?i t? li?u kh?ng l? t? các cu?c khai qu?t H?u Xá, Trà Ki?u, Nam Th? S?n, Bãi Làng, Lý S?n, C? Lu?, thành H?… nhi?u nh?n xét và k?t lu?n v? ch?t li?u, hoa v?n, k? thu?t s?n xu?t g?m ?ã ???c ??a ra.V??ng qu?c Champa n?i ti?ng trong th? t?ch v?i nh?ng ?? kim hoàn l?ng l?y b?ng vàng, b?c, thu? tinh, ?á quý… song ch?ng c? t? các cu?c khai qu?t kh?o c? h?c các ??a ?i?m c? trú h?u nh? không cung c?p b?t c? t? li?u xác th?c nào. ?i?u này là tr? ng?i l?n cho vi?c tìm hi?u ??i s?ng ngh? thu?t và tâm linh c?a c? dân. Chúng ta ch? bi?t qua ghi chép và qua các s?u t?p t? nhân, r?t khó xác ??nh chính xác ngu?n g?c xu?t x? và niên ??i.Tóm l?i, th?i gian v?a qua, ngành Champa h?c Vi?t Nam ?ã làm ???c nhi?u vi?c khi ?i sâu nghiên c?u v?n hoá Champa ? khía c?nh ??i s?ng c?a c? dân. Nh?ng di s?n v?t th? và c? phi v?t th? m?i thu th?p ???c này ?ã ?em l?i nh?ng hi?u bi?t m?i ho?c giúp ?i?u ch?nh nh?ng hi?u bi?t c? v? c? dân Champa c?, v?n hoá Champa trong m?i quan h? v?i các t?c ng??i, các v?n hoá, các qu?c gia…. Thêm nhi?u c? li?u m?i, ki?n th?c càng m? r?ng nh?ng c?ng làm n?y sinh nhi?u v?n ?? m?i. Cái ch?a làm ???c cùng v?i cái ?ã làm ch?a xong ??t ra nhi?u thách th?c và trách nhi?m ??i v?i nh?ng ng??i quan tâm ??n n?n v?n hoá r?c r? m?t th?i ? ?ông Nam Á. 6. Tên g?i: K? t? khi ???c phát hi?n l?i, các di tích ki?n trúc b?ng g?ch c?a v??ng qu?c Champa ???c g?i b?ng nhi?u tên khác nhau nh? tháp, tháp-l?ng m?, ??n-tháp…. ??n nay, các di tích ki?n trúc này ???c th?ng nh?t tên g?i là các ??n-tháp Champa (B?n ?nh 35).C? dân Champa ?ã xây d?ng ???c nhi?u công trình ki?n trúc ??n-tháp ?n ?? giáo và Ph?t giáo r?t quy mô v?i m?t k? thu?t ?iêu luy?n, tinh x?o và m?t n?n ngh? thu?t t?o hình ??y cá tính trong su?t nhi?u th? k?. Ngày nay v?n t?n t?i nh?ng nhóm ??n-tháp t?i các di tích n?i ti?ng nh? M? S?n, ??ng D??ng, Po Nagar, D??ng Long… cùng v?i hàng ngàn tác ph?m ?iêu kh?c b?ng sa th?ch và h?p kim tr?ng bày t?i các b?o tàng. M? thu?t Champa ?ã góp ph?n t?o nên di?n m?o ??c ?áo c?a n?n ngh? thu?t ?ông Nam Á bên c?nh m?t n?n ngh? thu?t ?n ?? k? v?. Tháp Po Nagar, Nha Trang Hi?n nay, theo th?ng kê, hi?n còn l?i t?t c? 19 nhóm ??n-tháp ?ang t?n t?i trên m?t ??t, tính t? t?nh Qu?ng Nam ??n Bình Thu?n và ??k L?k ???c phân b? nh? sau:Qu?ng Nam: M? S?n, B?ng An, Kh??ng M?, Chiên ?àn.Bình ??nh: Ph??c L?c, Cánh Tiên, Bánh Ít, Bình Lâm, Th? Thi?n, D??ng Long, H?ng Th?nh.Phú Yên: Nh?n Tháp.Khánh Hoà: Po Nagar.Ninh Thu?n: Hoà Lai, Po Klaung Garai, Po Rôme.Bình Thu?n: Po ?am (Po T?m), Phú Hài.??k L?k: Yang Prong.Niên ??i c?a nh?ng ??n-tháp này tr?i dài t? th? k? th? VII-VIII ??n th? k? th? XVII-XVIII. Theo v?n bia, ph?n l?n nh?ng ??n-tháp tr??c th? k? th? VII-VIII ???c d?ng b?ng g?, nh?ng sau nh?ng c?n binh l?a, nh?ng ngôi ??n này ??u b? thiêu h?y, cho ??n kho?ng th? k? th? VII-VIII m?i xu?t hi?n nh?ng ??n-tháp xây b?ng g?ch nung và sa th?ch.Ki?n trúc Champa ch?u ?nh h??ng ngh? thu?t ?n ??. M?t t?ng th? nhóm ??n-tháp bao g?m m?t ngôi ??n chính, ti?ng Champa g?i là kalan, k?t h?p v?i nh?ng ??n th? nh?, nh?ng công trình ph? và ???c bao quanh b?i nh?ng b? t??ng th?p. Thông th??ng, m?t nhóm ??n-tháp Champa ph?i có ít nh?t 4 công trình là: mandapa (tháp Nhà), gorupa (tháp C?ng), kalan (?i?n th?) và kosa grha (tháp Ho?).Kalan t??ng tr?ng cho ng?n núi th?n tho?i Meru, cái tr?c c?a v? tr?, trung tâm hoàn v?; bao quanh núi Meru là các thiên th? và nh?ng ??i d??ng ???c t??ng tr?ng b?ng nh?ng ngôi ??n nh? và nh?ng b? t??ng th?p. H??ng chung c?a m?t t?ng th? th??ng là h??ng ?ông, h??ng m?t tr?i m?c, n?i m? ??u cho s? v?n hành c?a th?i gian và v? tr?.Kalan Champa là m?t ki?n trúc có bình ?? hình vuông, mái tháp hình chóp có ba t?ng và m?t ??nh tháp b?ng sa th?ch.??n-tháp Champa xây b?ng g?ch nung, ghép v?i nh?ng m?ng trang trí và ch?u l?c b?ng sa th?ch ? ?? tháp, khung c?a, trán c?a (tym-pan), ???ng di?m, v?t trang trí góc và ??nh tháp…V? k? thu?t xây d?ng c?a ng??i Champa c?, hi?n nay còn nhi?u gi? thi?t và ý ki?n khác nhau. Tuy nhiên, ph?n l?n các nhà nghiên c?u ?ã ??ng thu?n v? ch?t k?t dính có ngu?n g?c nh?a th?c v?t.?iêu kh?c: ??n-tháp Champa ???c trang trí tinh t?, c?u k?, th? hi?n s? k?t h?p hài hoà gi?a ngh? thu?t ?iêu kh?c và ngh? thu?t ki?n trúc. Ch? ?? chính trong ?iêu kh?c trang trí tháp là hoa lá, hình ng??i, hình ??ng v?t, các v? th?n, các con v?t huy?n tho?i theo n?i dung tôn giáo ho?c s? thi ?n ?? .D?a vào các y?u t? trang trí, s? thay ??i c?a k?t c?u ki?n trúc, s? xu?t hi?n hay m?t ?i c?a các motif trang trí, k?t h?p v?i nh?ng tài li?u liên quan (bia ký, các ngu?n s? li?u…), ?nh h??ng c?a các phong cách t? nh?ng n?n ngh? thu?t xung quanh nh? ?n ?? và các n??c láng gi?ng khác (nh? Môn, Kh?me, Vi?t, Java…), các nhà nghiên c?u ?ã chia ngh? thu?t trang trí và xây d?ng ??n tháp Champa t? th? k? th? VII ??n th? k? XV ra làm nhi?u phong cách khác nhau. ?iêu kh?c Champa n?i ti?ng v?i phù ?iêu và t??ng tròn. Riêng phù ?iêu c?ng ?ã có nhi?u hình th?c. Ngoài ch?m kh?c trên ch?t li?u ?á còn có ch?m kh?c tr?c ti?p lên g?ch tháp hay t?o hình trang trí trên g?ch tr??c khi nung. Nét ??c s?c c?a ?iêu kh?c Champa là nh?ng hình ch?m kh?c d??i d?ng phù ?iêu ??u mang xu h??ng h??ng t?i t??ng tròn – phù ?iêu n?i cao. T?ng nhân v?t, t?ng nhóm nhân v?t nh? tách r?i nhau, ??c l?p và g?n nh? bi?n thành nh?ng t??ng tròn riêng bi?t.S?u t?p hi?n v?t ?iêu kh?c l?n nh?t hi?n ?ang ???c l?u gi? t?i B?o tàng ?iêu kh?c Champa ? Tp. ?à N?ng. Nhi?u tác ph?m khác ???c gi? t?i các b?o tàng t?nh, các phòng VHTT huy?n, th?m chí ? c? m?t s? UBND xã. M?t s? không ít hi?n v?t l?u l?c ? các b?o tàng n??c ngoài và trong các s?u t?p t? nhân trong và ngoài n??c.Lo?i hình và ch? ?? ?iêu kh?c khá ?a d?ng, liên quan ??n ?n ?? giáo, Ph?t giáo, tín ng??ng b?n ??a… và có các nhóm chính sau:- T??ng th?.- ?ài th?.- Trán c?a (lá nh?/tym-pan).- Các trang trí ki?n trúc trên tháp.6.2. Minh v?nT?m bia Võ C?nh (Nha Trang, hi?n tr?ng bày ? sân B?o tàng L?ch s? Vi?t Nam) có niên ??i cu?i th? k? III ??u th? k? IV (niên ??i tr??c ?ây ??a ra là th? k? th? II) là bi ký s?m nh?t kh?c b?ng ch? Sanskrit. Sau quá trình ti?p bi?n v?n hoá-ngôn ng?, ng??i Champa ?ã sáng t?o ra h? th?ng v?n t? c?a mình ?? ghi ti?ng Ch?m. Minh v?n vi?t b?ng ch? Champa s?m nh?t ???c tìm th?y ? ?ông Yên Châu (Qu?ng Nam) có niên ??i th? k? IV.N?i dung c?a các minh v?n th??ng g?n v?i vi?c l?p ??n th? th?n, d?ng t??ng ho?c ghi nh? m?t s? ki?n quan tr?ng nào ?ó. Minh v?n ???c kh?c trên vách núi, trên bia, c?t ??n, tr? c?a, b? th?…Cho t?i nay, s? minh v?n Champa ?ã bi?t là 208 v?n b?n, trong s? ?ó có 69 b?n ?ã d?ch và công b? ch? y?u nh? công lao và nghiên c?u c?a các h?c gi? Pháp mà ?i?n hình là A. Bergaigne, E. Aymonier. Ng??i Ch?m hi?n nay c?ng không ??c ???c các v?n bia c? vì ?ang s? d?ng m?t h? th?ng v?n t? hoàn toàn khác.6.3. Thành c?Thành c? là m?t b? ph?n h?u c? c?a v?n hoá Champa. Ng??i Champa ?ã xây d?ng nhi?u toà thành trong ph?m vi v??ng qu?c c?a mình. Ph?n l?n nh?ng thành l?y này ?ã b? phá hu? nhi?u l?n, nh?ng do v? th? ??c ??a l?i th??ng ???c tái d?ng, tái s? d?ng qua nhi?u th?i ??i. Vì v?y, thành c? Champa th??ng ?n ch?a trong lòng nhi?u l?p tr?m tích v?n hoá t? s?m ??n mu?n và không ít tr??ng h?p ???c ng??i Vi?t c?u trúc l?i và tái s? d?ng. Nhi?u toà thành ???c xây d?ng trên c? t?ng c? trú s?m h?n, do v?y niên ??i c?a l?p c? trú không th? coi là niên ??i c?a xây d?ng thành. ?i?n hình nh? thành Trà Ki?u, niên ??i c?a t?ng c? trú s?m nh?t c?a Trà Ki?u hi?n nay ???c xác ??nh là t? th? k? I AD, nh?ng k?t qu? khai qu?t t??ng thành Nam cho th?y có l? t??ng thành ???c ??p s?m nh?t t? th? k? III, IV AD. Thành C? Lu? (Qu?ng Ngãi) ???c xây d?ng trên l?p c? trú Champa s?m có niên ??i ??u th? k? II AD và nh?ng ki?n trúc b?ng g?ch s?m nh?t ? ?ây có niên ??i kho?ng t? th? k? IV AD. Nh?ng nghiên c?u m?i ?ây t?i thành H? (Phú Yên) c?ng cho th?y k?t qu? t??ng t?.Theo s? li?u, vào th? k? th? IV, ng??i Champa ?ã h?c ???c cách xây thành t? Trung Hoa. Nh?ng phát hi?n kh?o c? h?c g?n ?ây ? Trà Ki?u, C? Lu?-Phú Th?, thành H? c?ng cho th?y ?i?u này. S? li?u ghi chép ??u tiên v? thành ???c ?? c?p trong Thu? kinh chú (cu?i th? k? V ??u th? k? VI), sau ?ó trong cu?n ?? bàn thành ký (th? k? XIX), thành Chà Bàn ???c mô t? khá t? m? và bên c?nh ?ó còn ?? c?p t?i 12 toà thành khác… B?n v? thành Trà Ki?u c?a ClayesTrên d?i ??t mi?n Trung hi?n nay còn v?t tích c?a m?t s? thành c? Champa nh? thành C? Lu? (Qu?ng Tr?), thành Hoá Châu, thành L?i (Th?a Thiên Hu?), thành Trà Ki?u (Qu?ng Nam), thành Châu Sa, thành C? Lu?-Phú Th? (Qu?ng Ngãi), Tra (Cha) thành, thành ?? Bàn (Bình ??nh), thành H? (Phú Yên), thành Diên Khánh (Khánh Hoà)…. Nh?ng thành này th??ng ???c xây d?ng ? nh?ng v? trí xung y?u, c?a sông, c?n bi?n hay ngã ba sông trong m?t quy ho?ch t?ng th? c?a vùng l?y sông làm tr?c chính và th??ng n?m bên b? Nam c?a sông.Nh?ng k?t qu? kh?o sát và khai qu?t g?n ?ây ? các thành nh? Trà Ki?u, C? Lu?, thành H?… cho th?y, khi xây d?ng toà thành, ng??i Champa ?ã l?i d?ng t?i ?a ??a hình t? nhiên nh? sông, gò, núi… ?? t?ng c??ng tính phòng th?/phòng ng? c?a t??ng thành và hào lu?. Thành Champa th??ng có c?u trúc kép hay th?m chí nhi?u l?p.Tuy v?y, cho ??n nay ch?a có b?t k? m?t thành nào ???c khai qu?t m?t cách có h? th?ng nên ch?a có m?t bình ?? c? th? v? t?ng th? quy ho?ch thành Champa. Có th? vòng thành bên ngoài th??ng có hình d?ng n??ng theo ??a hình, toà thành bên trong ???c ??p khá quy ch?nh. Nh?ng cu?c khai qu?t c?t thành Trà Ki?u hay thành H? m?i ?ây cho th?y: t??ng thành th??ng có m?t c?t ngang hình thang, bên ngoài d?c ??ng, bên trong thoai tho?i, hai bên ?p g?ch, d??i chân thành kè ?á, lòng t??ng ??p ??t lèn ch?t và t??ng thành th??ng ???c gia c? nhi?u l?n.6.4. C?ng th?Ng??i Champa là c? dân h??ng bi?n. Bi?n ?óng vai trò quan tr?ng và ?nh x? trong nhi?u khía c?nh ??i s?ng c?a h?. ??a hình bi?n mi?n Trung (b? và ??o ven b?) c?ng r?t thu?n l?i cho thuy?n bè neo ??u, trú ng?. Ngay t? th?i v?n hoá Sa Hu?nh ? ?ây ?ã hình thành nh?ng c?ng th? s? khai, có vai trò quan tr?ng trong ho?t ??ng ti?p xúc, giao l?u v?n hoá trong ngoài v??ng qu?c Ti?n Ch?mpa trong s?u t?p H? V?n Em, TP.?à N?ng D?a vào nh?ng phát hi?n ?? g?m Trung Hoa, g?m và thu? tinh Islam… t?i nhi?u các c?a sông ven bi?n l?n t? Qu?ng Tr? vào ??n Ninh Thu?n, k?t h?p v?i ghi chép trong th? t?ch c?, m?t s? nhà nghiên c?u ?ã xác quy?t m?t s? v?t tích c?ng th? c?a ng??i Champa. C?ng th? n?i ti?ng nh?t là Champapura th?i Lâm ?p ? C?a ??i (H?i An, Qu?ng Nam) v?i ti?n c?ng chính là Cù Lao Chàm. ? Quy Nh?n, Bình ??nh còn l?u d?u c?ng Th? N?i. Các c?ng này ?óng vai trò quan tr?ng trong vi?c hình thành và h?ng th?nh c?a con ???ng t? l?a qu?c t? trên bi?n vào nh?ng th? k? IX-X và nh?ng th? k? mu?n h?n. Tài li?u kh?o c? h?c c?a các ??t kh?o sát xác nh?n s? t?n t?i các c?ng Ròn, Gianh, Lý Hoà, Nh?t L? ? Qu?ng Bình; c?a Tùng (Lu?t), Mai Xá (trên c?ng c?a Vi?t hi?n nay 3-4km) ? Qu?ng Tr?; c?a Eo, c?a T? Hi?n ? Th?a Thiên Hu?; Nha Trang ? Khánh Hoà, Phan Rang ? Ninh Thu?n… có nhi?u kh? n?ng t?ng là các c?ng th? Champa.Theo các nhà nghiên c?u, c?u trúc th??ng c?ng Champa d??ng nh? khá th?ng nh?t theo m?t bình ?? t? ngoài vào nh? sau: C?a bi?n – ??m n??c – tháp – thành hay th? t? . Tuy v?y, c?n ph?i thêm vào c?u trúc này vai trò che ch?n, ti?n tiêu/ti?n c?ng c?a h? th?ng ??o ven b?. H? th?ng ??o này liên quan m?t cách h?u c? v?i nh?ng c?u trúc trong ??t li?n theo m?t tr?c sông ch? ??o. Ví d? ?i?n hình v? c?u trúc này là Cù Lao Chàm (Chiêm B?t Lao) ngoài c?a sông Thu B?n. Cù Lao Ré ? Qu?ng Ngãi. Có th? nh?n rõ vai trò c?a các ??o-c?a sông khác ngay trên b?n ?? ??a lý mi?n Trung hi?n ??i.6.5. ??a ?i?m c? trúCho t?i nay, ?ã phát hi?n và khai qu?t hàng ch?c ??a ?i?m thu?c v?n hoá Champa. Ph?n l?n di tích có tính ch?t ph?c h?p, ?a ch?c n?ng. D?a trên nghiên c?u v?t tích c? trú còn l?i có th? th?y nh?ng di tích c? trú Champa, ??c bi?t là nh?ng di tích thu?c giai ?o?n n?a ??u thiên niên k? I AD phân b? trùng kh?p v?i ??a bàn c?a v?n hoá Sa Hu?nh tr??c ?ó. Hi?n t??ng chung là trên các khu m? v?n hoá Sa Hu?nh th??ng có l?p v?n hoá Champa, hay nh?ng di tích Champa hay ???c tìm th?y k? c?n nh?ng khu m? chum c?a v?n hoá Sa Hu?nh.Tính ch?t c?a các ??a ?i?m r?t ?a d?ng và ph?c t?p, nh?ng ??a ?i?m này th??ng ?a ch?c n?ng (c? trú, phòng v?, trung tâm chính tr?, kinh t?…), trong khi các cu?c khai qu?t l?i có di?n tích h?n ch?. Thông th??ng các di tích nh? thành hay ??n-tháp trong m?t ph?c h?p di tích th??ng ???c xây d?ng trên n?n c?a l?p c? trú s?m h?n, ví d? ?i?n hình nh? khu di tích Trà Ki?u, C? Lu?, thành H?…Niên ??i c?a các ??a ?i?m: Có hai nhóm hay chính xác h?n có ba giai ?o?n ?ng v?i tính ch?t v?n hoá s?m mu?n c?a các di tích. Nhóm 1: giai ?o?n s?m t? Công nguyên ??n th? k? II, III AD. Nhóm 2: t? th? k? III AD ??n th? k? VII,VIII và nhóm 3: t? th? k? IX-X… v? sau. H?u h?t các ??a ?i?m ??u có niên ??i kéo dài su?t t? nhóm niên ??i 1 ??n 2, ?i?n hình nh? Trà Ki?u, H?u Xá I (di ch?), Tr?ng S?i…. M?t s? khác ch? thu?c nhóm niên ??i 3 nh? Nam Th? S?n, Bãi Làng…7. ??i s?ng c?a c? dânNg??i Champa có m?t n?n kinh t? ?a ngành ngh?. Tr??c tiên là ngh? nông tr?ng lúa n??c, dâu t?m, bông, hoa màu (v?i nhi?u gi?ng cây ngo?i nh?p t? Nam Thái Bình D??ng nh? mía, khoai…); ngh? r?ng, khai thác lâm th? s?n g? quý nh? qu?, tr?m h??ng, h? tiêu…; ngh? bi?n; ngh? th? công (rèn s?t, d?t v?i l?a, làm g?m, g?ch, ngói, ch? t?o ?? thu? tinh, ?á ng?c, khai khoáng và làm m? ngh? vàng b?c…), phát tri?n ngh? buôn bán ???ng bi?n, ???ng sông và ???ng núi. C? c?u kinh t? này là s? k? th?a và phát huy c? c?u có s?n tuy ch?a hoàn ch?nh c?a v?n hoá Sa Hu?nh tr??c ?ó. M?t s? ngành ngh? nh? làm g?m, g?ch, ngói, rèn s?t, ch? t?o ?? trang s?c b?ng thu? tinh, buôn bán b?ng ???ng bi?n ?ã ???c xác nh?n qua nh?ng tài li?u kh?o c? h?c nh?ng n?m g?n ?ây. Nh?ng thành t?u c?a các ngành ngh? khác m?i ch? ???c bi?t qua nh?ng t? li?u gián ti?p, qua nh?ng ghi chép trong th? t?ch c? Trung Hoa, bia ký…M?t trong nh?ng thành t?u n?i b?t c?a Champa là nh?ng ti?n b? v? nông nghi?p. Ng??i Ch?m ?ã t?o ra gi?ng lúa ch?u h?n. Khi di th?c gi?ng lúa này ra châu th? B?c b? (trong s? g?i là lúa Chiêm Thành hay lúa Chiêm, lúa Ch?m), gieo c?y c? hai v?. T? tháng 7 ??n tháng 10, tr?ng lúa tr?ng ? ru?ng b?ch ?i?n, t? tháng 12 ??n tháng 4, tr?ng lúa ?? ? ru?ng xích ?i?n. ?? thích ?ng v?i vùng ??t khô h?n Trung B?, c? dân v??ng qu?c Champa ?ã có hàng lo?t các bi?n pháp tr? thu? và s? d?ng n??c nh? c?n n??c, gi?ng, kênh, h? ??p…. ??c bi?t là h? th?ng khai thác nh?ng ngu?n n??c m?nh n?i hay ng?m, phân c?n, chia dòng ch?y s? d?ng n??c vào các m?c ?ích khác nhau ch?ng xói mòn ? nh?ng vùng ??i gò hay c?n cát… (“thu? h?” ch? dùng c?a Tr?n Qu?c V??ng). Có nhi?u kh? n?ng nh?ng “thu? h?” c?a ng??i Champa mà sau này ng??i Vi?t k? th?a và s? d?ng là m?t trong nh?ng bi?n pháp tr? thu? ??c ?áo, thích ?ng tuy?t v?i v?i môi tr??ng sinh thái v?a khô h?n v?a l? l?t mi?n Trung Vi?t Nam. V?t tích c?a nh?ng “thu? h?” này hi?n nay v?n còn th?y ? nhi?u vùng thu?c các t?nh Qu?ng Tr?, Qu?ng Nam, Ninh Thu?n, Bình Thu?n…. Nh?ng công trình s? d?ng n??c nh? gi?ng hay tr? thu? nh? ??p, kênh mà d?u v?t còn l?i cho ??n t?n ngày nay ? mi?n Trung Vi?t Nam c?ng là minh ch?ng cho chi?n l??c thích nghi này. Ng??i Champa ?ã bi?t khai thác và t?n d?ng m?i th? m?nh c?a các h? sinh thái ? mi?n Trung Vi?t Nam. Nh?ng gi?ng n??c c?a ng??i Champa không nh?ng ph?c v? cho nhu c?u tôn giáo, dân d?ng, mà còn ???c ph?c v? cho m?c ?ích th??ng m?i. Nhi?u s? li?u còn ghi l?i vi?c ng??i Champa bán n??c ng?t cho các thuy?n buôn n??c ngoài. Ngh? làm ngói, g?ch hình thành và phát tri?n t? r?t s?m. T?i nh?ng ??a ?i?m kh?o c? h?c có niên ??i t? ??u Công nguyên nh? Gò C?m, Trà Ki?u, V??n ?ình-Khuê B?c (l?p trên)… ?ã phát hi?n ra nhi?u lo?i ngói khác nhau. Theo các nhà nghiên c?u, ngh? s?n xu?t v?t li?u xây d?ng này có ngu?n g?c t? bên ngoài, có nhi?u kh? n?ng t? Trung Hoa (tr?c ti?p ho?c gián ti?p qua mi?n B?c Vi?t Nam), n?u so sánh lo?i v?t li?u này v?i nh?ng v?t li?u t??ng t? ? Trung Qu?c, Mi?n B?c Vi?t Nam, Nh?t B?n, Tri?u Tiên… cùng giai ?o?n. Theo Chamstudies.wordpress.com
0 Rating 759 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 31, 2017
  Posted on 20/12/2015 by The Observer ( ?o?n cu?i ) Tác gi?: H? B?ch Th?o .......   Ngày 12 tháng 6 nhu?n n?m H?ng V? th? 20 [27/7/1387]  S?c cho ?ô Ch? huy S? ty [20] Phúc Ki?n t?o 100 chi?c thuy?n ?i bi?n; Qu?ng ?ông ch? t?o g?p b?i s? này, trang b? ??y ?? khí gi?i và l??ng th?c t?p trung t?i Chi?t Giang ?? chu?n b? ??n Chiêm Thành b?t b?n gi?c N?y. (Minh Th?c l?c V. 6, t. 2752; Thái T? q. 182, t. 7b) S? d?ng quân th?y, quân b?, g?t hái ???c nhi?u chi?n th?ng; Ch? B?ng Nga t? ra kiêu m?n “d?c ngang nào bi?t trên ??u có ai”, coi th??ng ngay c? Trung Qu?c. Qua m?t s?c d? nh?m u?n n?n ??a con kiêu [21] c?a Thiên t?, Minh Thái T? v?ch cho Ch? B?ng Nga bi?t r?ng y nói m?t ???ng làm m?t n?o, gi? làm ??ng c??p ?n ch?n s? voi n??c Chân L?p [Campuchia] c?ng Trung Qu?c và c? tình l? là trong vi?c tri?u c?ng: Ngày 8 tháng 4 n?m H?ng V? th? 21 [14/5/1388] Sai Hành nhân ??ng Thi?u ??n d? Qu?c v??ng Chiêm Thành Ha ?áp Ha Gi? r?ng: “Ng??i s?ng t?i n?i h?i ??o, hi?u l?nh cho dân Di d??i quy?n, n?u không dùng ân và tín ?? cai tr? nuôi d?y dân chúng, thì làm sao có th? làm ch? m?t ph??ng, truy?n cho con cháu, gi? ???c không có m?i lo. M?i ?ây ng??i sai con ??n tri?u ?ình, ta sai Trung s? ??a v? n??c; r?i viên s? này tr? v? trình r?ng hành ??ng c?a ng??i trái v?i ?i?n l?. Lúc ??u Tr?m ch?a tin, ??n lúc Ma Lâm C? trình bày vi?c trong n??c ng??i, ?em so sánh th?y l?i trên th?t ?áng tin, không ph?i là vu cáo.” Tháng 4 n?m nay l?i ???c An Nam tâu nh? sau: “Hành Nhân L?u M?n trên ???ng ra kh?i Chiêm Thành ??a 52 con voi do Chân L?p c?ng; Chiêm Thành sai ng??i gi? làm k? c??p ?o?t m?t ¼ s? voi cùng b?t 15 tên qu?n t??ng. Ta bi?t r?ng ng??i là Di ph??ng nam; nh?ng không ngh? r?ng ng??i v?a tôn kính Trung Qu?c, l?i l?y vi?c c??p c??p bóc làm ngh? nghi?p. Dù r?ng hàng ngày ng??i c??p bóc làm ?i?u b?t ngh?a, thì c?ng ph?i bi?t k? l?n ng??i nh?, k? trên ng??i d??i! Há l?i ??ng ??u m?t n??c l?i dám buông tu?ng khinh l?n Thiên t?. Nh? n?m ngoái ng??i dâng voi và 2 ng??i qu?n t??ng; t? khi cho con ng??i tr? v?, thì tr?n tránh không dâng ti?p! Vi?c làm c?a ng??i c? ti?p t?c nh? v?y thì m?t ?àng không có lòng th? n??c l?n, m?t ?àng thì m?t s? tín ngh?a ?? giao thi?p v?i lân qu?c; ng??i ph?i suy ngh? s?a ??i, ch? ?? h?i v? sau.” (Minh Th?c l?c V. 7, t. 2864-2865; Thái T? q. 190, t. 1b-2a) Cu?i ??i, tuy Ch? B?ng Nga ch?t tr??c h?ng súng c?a quân nhà Tr?n, nh?ng ng??i ch? ?i?m là m?t viên quan nh? Champa ch?y sang tr?i quân ta, cho bi?t chi?c thuy?n s?n xanh là thuy?n c?a Qu?c v??ng h?n [22] . R?i Th? t??ng La Ngai [23] cho h?a táng xác Ch? B?ng Nga bên b? sông, mang quân Champa tr? v? chi?m n??c, t? lên làm vua. Con và em Ch? B?ng Nga s? b? gi?t, ph?i ch?y sang n??c ta lánh n?n. [24] T?n bi k?ch này ???c dàn d?ng b?i k? n?i thù; th? ph?m chính là La Ngai [25] , s? Tàu g?i là Các Th?ng (Ko Cheng). M?t v?n b?n trong Minh Th?c l?c chép r?ng, sau khi lên làm vua, Các Th?ng sai s? sang Trung Qu?c dâng bi?u b?ng vàng ti?n c?ng, nh?ng b? vua Thái T? nhà Minh c? tuy?t b?i t?i m?u gi?t v??ng n??c này ?? lên làm vua: Ngày 7 tháng M?t n?m H?ng V? th? 24 [2/12/1391] N??c Chiêm Thành sai viên Thái s? ?ào B?o Gia Tr?c dâng bi?u b?ng vàng, ti?n c?ng tê giác, nô t?, v?i vóc. Thiên t? b?o các quan b? L? r?ng: “?ây do viên quan soán ngh?ch! ?? ti?n c?ng ??ng nh?n. Tr??c ?ây viên quan Chiêm Thành là Các Th?ng gi?t V??ng n??c này t? l?p, nên c? tuy?t.” (Minh Th?c l?c v. 7, t. 3157; Thái T? q.214, t. 1a) Chú thích: [1]N?m 1318, nhà Tr?n phong m?t t??ng Champa tên Th? (Patalthor) lên ngôi, hi?u Ch? A N?ng (hay Thành A v??ng, t??ng ???ng v?i t??c phó v??ng c?a ??i Vi?t). Vì không thu?c dòng dõi b? t?c Cau và D?a, Ch? A N?ng liên t?c b? tri?u th?n ch?ng ??i t? 1323 ??n 1326. ?? có s? chính th?ng, n?m 1323 Ch? A N?ng c? em trai là Pao Yeou Patseutcho ?i s? sang Trung Hoa xin nhà Nguyên công nh?n. Hay tin này, n?m 1326 nhà Tr?n mang quân sang ?ánh nh?ng b? ??y lùi. Chiêm Thành s?ng trong thái bình cho t?i 1342. N?m 1336 Ch? A N?ng t? tr?n, con ru?t là Ch? M? và con r? là Trà Hoa B? ?? tranh ngôi vua trong 6 n?m, Chiêm Thành s?ng trong lo?n l?c. N?m 1342 Ch? M? b? ?u?i sang ??i Vi?t, Trà Hoa B? ?? chính th?c lên ngôi. N?m 1353, Tr?n D? Tôn ??a Ch? M? v? n??c nh?ng ??n C? L?y (Qu?ng Ngãi) thì b? quân Chiêm ch?n ?ánh, quân Tr?n rút v?, Ch? M? bu?n r?u r?i qua ??i. T? sau ngày ?ó, quân Chiêm Thành liên t?c tràn sang ?ánh phá Hóa châu và Thu?n châu. N?m 1360, Trà Hoa B? ?? qua ??i, em Ch? A N?ng là Po Binasor (Po Bhinethuor) ???c tri?u th?n tôn lên làm vua, hi?u Ch? B?ng Nga (Che Bonguar). (Theo Nguy?n V?n Huy, “Tìm hi?u c?ng ??ng ng??i Ch?m t?i Vi?t Nam”) BT[2]Hi?n nay, ta chính th?c dùng tên g?i Champa. V?y, ngo?i tr? ph?n trích d?n t? Minh Th?c l?cs? d?ng tên g?i Chiêm Thành theo ng??i Trung Qu?c, còn l?i, xin g?i là Champa. BT [3]N??c th?i Minh g?i là Tây D??ng, nay thu?c qu?n ??o Nam D??ng (T? H?i). [4]Th? c?a vua, có ?óng [d?u] ?n t?. [5]Trung Qu?c g?i các n??c lân bang b?n ph??ng là “T? Di”; nói chung các dân t?c không ph?i là Trung qu?c thì ???c g?i là Di. [6]?: M?t lo?i l?a d?t s?i xiên, có hoa v?n. [7]Chính Sóc t?c ngày ??u n?m, m?ng 1 tháng Giêng. Ngày x?a hàng n?m Trung-Qu?c ban l?ch Chính Sóc cho các n??c lân bang, t??ng tr?ng uy quy?n Thiên t?. [8]Vua nhà T?ng h? Tri?u. Vua m? ??u tri?u ??i là T?ng Thái T? t?c Tri?u Khuông D?n. [9]Gi?c N?y: Trung Qu?c x?a th??ng g?i ng??i Nh?t là N?y. Vào th?i nhà Nguyên, t?i Nh?t B?n có cu?c n?i chi?n. Phe mi?n Nam thua, chi?m c? các ??o nh?, r?i mang quân c??p phá t?i b? bi?n Tri?u Tiên Trung Qu?c; mãi ??n ??i Gia T?nh tri?u Minh, H? Tôn Hi?n, Du ??i Du d?p ???c; s? Trung Qu?c goi là “N?y kh?u”. [10]Qu?c hi?u n??c ta th?i ?ó. BT [11]Tên n??c ta do nhà Minh g?i. BT [12]??i Vi?t S? ký Toàn th?, t?p 2, trang 154. ( NXB Khoa h?c Xã h?i, Hà N?i, 1998). [13]Xích = 0,32 mét. Th?n = 1/10 xích. [14]??ng lý v?n phòng c?a nhà vua. [15]??n v? hành chánh c?p t?nh th?i Minh, có 15 hành t?nh. [16]??i Vi?t S? ký Toàn th?, t?p 2, trang 169. [17]Có th? s? c?nh tranh gi?a các “qu?c gia h?i t?c” ng?u nhiên trùng h?p v?i quy?n l?i Trung Hoa. BT [18]Bát Bách T?c Ph?: tên n??c x?a, n?m trong lãnh th? phía b?c Thái-Lan hi?n nay, T??ng truy?n Tù tr??ng có 800 v? nên ???c ??t tên nh? v?y. [19]Ch?a rõ ? ?âu. [20]Nhà Minh ??t Tam ty t?i khu v?c hành chánh l?n nh? Giao Ch?, Qu?ng Tây v.v… g?m: ?ô Ch? huy s? ty coi v? quân s?, B? chính ty coi v? hành chính, Án sát ty coi v? x? án. [21]Ch? kiêu này m??n t? b?n ch? Hán trong Chinh Ph? Ngâm “tr?m thiên kiêu”. [22]– ??i Vi?t S? ký B?n k? Toàn th?, Quy?n VIII, K? Nhà Tr?n, Thu?n Tông hoàng ?? chép: Canh Ng?, [Quang Thái] n?m th? 3 [1390], (Minh H?ng V? n?m th? 23). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 23, ?ô t??ng Tr?n Khát Chân ??i th?ng quân Chiêm Thành ? H?i Tri?u, gi?t ???c chúa nó là Ch? B?ng Nga. Khi ?y, B?ng Nga cùng v?i [17b] Nguyên Di?u d?n h?n m?t tr?m thuy?n chi?n ??n quan sát tình th? c?a quan quân. Các thuy?n gi?c ch?a t?p h?p l?i, thì có tên ti?u th?n c?a B?ng Nga là Ba L?u Kê nhân b? B?ng Nga trách ph?t, s? b? gi?t, ch?y sang doanh tr?i quân ta, tr? vào chi?n thuy?n s?n xanh b?o r?ng ?ó là thuy?n c?a qu?c v??ng h?n. Khát Chân li?n ra l?nh các cây súng nh?t t? nh? ??n, b?n trúng thuy?n B?ng Nga, xuyên su?t ván thuy?n, B?ng Nga ch?t, ng??i trong thuy?n ?n ào kêu khóc. Nguyên Di?u c?t l?y ??u B?ng Nga ch?y v? v?i quan quân. ??i ??i phó Th??ng ?ô quân Long Ti?p là Ph?m Nh? L?c và ??u ng? là D??ng Ngang li?n gi?t luôn Nguyên Di?u, l?y c? ??u B?ng Nga. Quân gi?c tan v?. (http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt13.html) – Sách “Khâm ??nh Vi?t s? thông giám C??ng m?c” chép: “N?m 1389 tháng 10, Chiêm Thành vào c??p Thanh Hóa. Sai Quý Ly ?em quân ?i ch?ng c?. B? thua, Quý Ly tr?n v?. Tháng 11. Quân Chiêm Thành xâm ph?m ??n Hoàng Giang. Tr?n Khát Chân ?em quân ch?ng c?. N?m 1390 tháng giêng, Tr?n Khát Chân ?ánh cho quân Chiêm Thành thua to ? H?i Tri?u, gi?t ???c chúa n??c ?y là Ch? B?ng Nga.” – Giai tho?i k? r?ng: N?m K? T? (1389), quân Champa l?i sang ?ánh. Th??ng hoàng Tr?n Ngh? Tông sai Tr?n Khát Chân làm ?ô t??ng th?ng l?nh quân Long Ti?p ?i ?ánh gi?c. Lúc xu?t quân, Khát Chân và Th??ng hoàng ??u khóc ti?n bi?t. Quân ta xu?t phát t? sông Lô (t?c sông H?ng), g?p gi?c ? Hoàng Giang. Th?y ??a th? không thu?n l?i ?? ch?ng gi?c, Khát Chân bèn lui quân v? gi? t?i sông H?i Tri?u. Th?y quân Champa ?óng ? b? phía Nam, th?y và l?c quân Vi?t ?óng ? b? sông phía B?c. Chi?u 24 tháng Giêng, tên ??u b?p c?a Ch? B?ng Nga tên là Ba L?u Kê dâng lên vua món giò heo h?m ch?a ???c m?m. Vua ?n không ngon mi?ng, sai quân ?ánh Ba L?u Kê 30 hèo. S? b? gi?t, ?êm ?y ??u b?p Ba L?u Kê th?a lúc t?i tr?i ?i thuy?n nh? tr?n sang tr?i quân Vi?t ??u hàng, khai báo binh tình c?a Ch? B?ng Nga, ch? vào chi?n thuy?n s?n xanh, cho bi?t ?ó là thuy?n vua. Sáng 25, hai bên khai chi?n. Khát Chân h? l?nh cho quân s? nh?t t? nã tên ??n vào thuy?n Ch? B?ng Nga, thuy?n b? th?ng ván và B?ng Nga trúng ??n ch?t. Ch? B?ng Nga b? t? tr?n, ch?m d?t m?t trang hùng s?. Có th? nói trong vòng 30 n?m, Ch? B?ng Nga ?ã khôi ph?c l?i nh?ng vùng ?ã m?t t? h?n 300 n?m tr??c ?ó (B? Chánh, ??a Lý và Ma Linh b? m?t n?m 1069; châu Ô, châu Rí n?m 1306). BT [23]Có tài li?u g?i là La Kh?i. BT [24]B? ?ánh b?i n?m 1390, t??ng La Kh?i chi?m ???c xác Ch? B?ng Nga mang ?i h?a táng, r?i thu quân v? n??c. V? ?? Bàn, La Kh?i li?n x?ng v??ng và ch?u tri?u c?ng nhà Tr?n tr? l?i. N?m 1391, La Kh?i xin nhà Minh th?a nh?n nh?ng ??n n?m 1413 con c?a ông là Ba ?ích L?i m?i ???c nhà Minh t?n phong. Chính sách cai tr? kh?t khe c?a La Kh?i gây b?t mãn trong n??c. Vây cánh c?a Ch? B?ng Nga ??u b? La Kh?i thay b?ng nh?ng t??ng s? thân tín, con trai c?a Ch? B?ng Nga tên Ch? Ma Nô Dã Na cùng em là Ch? San Nô s? b? ám h?i ?ã ch?y qua ??i Vi?t xin t? n?n. C? hai ???c nhà Tr?n phong t??c Hi?u chính h?u. N?m 1397, m?t hoàng thân tên Ch? ?à Bi?t, em là M? Hoa, con là Gia Di?p cùng toàn th? gia quy?n sang ??i Vi?t t? n?n. Ch? ?à Bi?t ???c Lê Quí Ly giao tr?ng trách b?o v? biên gi?i phía nam c?a ??i Vi?t ?? phòng nh?ng cu?c t?n công m?i c?a quân Chiêm Thành. N?m 1400, La Kh?i m?t, con là Ba ?ích L?i (Jaya Sinhavarman V) lên ngôi. (Theo Nguy?n V?n Huy, „Tìm hi?u c?ng ??ng ng??i Ch?m t?i Vi?t Nam“) BT [25]La Ngai ?ã c??p ngôi sau khi Ch? B?ng Nga ch?t, còn k? ph?n b?i tr?c ti?p gây ra cái ch?t c?a Ch? B?ng Nga thì nh? chú thích 22. BT.   Ngu?n: Facebook.com  
0 Rating 722 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On June 3, 2012
Tr thanh ton Lời mởi đầu Trong quࠡ khứ, trn di đất Việt Nam n꣠y, c sự tồn tại một nền văn minh champa: Vương quốc Champa, thuộc miền trung ngy nay.Hiện tại tuy n㠳 đ bị st nhập v㡠o nước Việt Nam, nhưng chng ta khng thể phủ nhận sự ảnh hưởng của nền văn h괳a champa , trong qu khứ, cũng như hiện tại, đối với tổng thể văn ha 54 d᳢n tộc anh em việt nam. Nhất l văn ha tộc người Champa cೳ ảnh hưởng rất lớn.Văn ha champa đ ph㣡t triển một nền văn minh rực rở, bật nhất đng nam suốt gần 15 thế kỷ . Bởi qu䡡 trnh tồn tại, định hnh lịch sử v쬠 văn ha pht triển, c㡳 bề dy đng kể trࡪn 4000 năm(Từ người champa cổ sa huỳnh đến ngy hm nay). Vബ muốn thảo thm vi n꠩t vẽ cho bức tranh lịch sử, văn ha nền văn minh champa cn bỏ ngỏ, n㲪n ti một người con trong dng tộc champa mạo muội đặt vấn đề cho đề t䲠i ny.Ti khഴng muốn ph phn hiện tại vꡠ qu khứ, ti chỉ muốn người vᴠ người nhn thực chất về bản sắc v văn h젳a của nền văn minh champa, giờ đ chn chặc v㴠o lng đất kh cằn, bⴣo lũ miền trung, đầy nhn bản v nh⠢n văn.Trải di hng ngࠠn năm lịch sử, thăng trầm trong vinh quang, khổ đau, tủi hờn rồi thất bại. Thế l họ bắt đầu hnh thଠnh sự khc biệt d rằng họ cṹng một nguồn cội v c chung dೲng mu.Thời gian thấm thot trᡴi , đ qua rồi ci thời gh㡡nh con vượt di Trường Sơn, ci thời gong buồm th㡡ch thức con sng dữ của biển cả, để đi trnh cơn binh đao.Giờ đ㡢y họ đ được yn vui sống tr㪪n mảnh đất được gọi nm na l qu䠪 hương thứ hai mặc d c những nơi họ sống trước kia từng l鳠 lng qu, đất tổ, lઠ đất nước của họ.Cn g s⬳t lại ở họ ngoi dng mಡu đỏ v cht ອt ngữ vựng trong ngn từ.Tại sao con người khng quan t䴢m đến n để ko lại gần sau h㩠ng thế kỉ xa cch ,xin đừng đổi thừa tn giᴡo,tnh phn biệt lu�n khng chấp nhận những g hơi xa lạ đối với m䬬nh. Một cộng đồng tan r, bị dẫm nt qua thời gian, theo d㡲ng lịch sử đau buồn,cần lắm những bn tay xoa diệu để chữa lnh vết thương… Từ nhỏ, nhࠬn chung quanh l những thp chăm u sầu, lở lࡳi với thời gian, lng ti luⴴn hiếu k về vương quốc Champa, hay l bản thể l젠 con chu họ tr champa.??? Sự hiếu kᠬ pha lẫn lng mạng v nuối tiếc một nền văn minh đ㠣 tn lụi, c lẽ một phần bị ảnh hưởng từ tập thơ “Đi೪u tn” của Chế Lan Vin.Vબ đy l vấn đề lớn trong khoa học,t⠴i khng đủ khả năng xy dựng lại diện mạo của n䢳, nn chỉ cố gắng pht họa vꡠi nt m th頴i .Ti nghĩ rằng đề ti n䠠y sẽ gp thm một hạt c㪡t vo bễ ct tri thức mࡪnh mng của loi người hiện tại trong qu䠡 trnh tm hiểu, ph쬢n tch, pht thảo bức tranh nền văn h�a, văn minh tộc người Champa Malayo Polynsien, trong tổng thể văn ha d鳢n tộc việt nam, một cch khoa học v nhᠢn văn. Đặc biệt, việc nghin cứu gi trị của một nền văn minh bị bỏ ngỏ, mai một rất nhiều trong hệ thống văn hꡳa, th việc tm hiểu d쬢n tộc người Champa chnh l điều cần yếu, c� nghĩa cấp thiết, gp phần l�m r hơn bản sắc văn ha Việt Nam, đ峴ng nam Malayo Polynsien ,để ch᩺ng ta c phương php bảo tồn, ph㡡t huy gi trị của n, trong c᳴ng cuộc xy dựng nền văn ha Việt Nam vⳠ đng nam ng䡠y nay.Qui luật của lịch sử nhn loại l sự sinh tồn v⠠ biến đổi một cch biến chuyển lin tục. Sự sụp đổ ho᪠n ton của Vương Quốc Champa vo năm 1832, cho d࠹ bất cứ nguyn nhn nꢠo, cũng đều nằm trong qui luật tất yếu của lịch sử.Tuy nhin, nếu một dn tộc đꢣ c một lịch sử, cho d quốc gia đ㹳 khng cn nữa, lịch sử d䲢n tộc đ vẫn lun lu㴴n cn hiện diện, trong tiến trnh của lịch sử nh⬢n loại, v t ra vẫn c୲n trong k ức của dn tộc đ�, lưu truyền từ đời ny sang đời khc vࡠ mi mi cho đến tận c㣹ng…của lịch sử nhn loại.Nếu một dn tộc đ⢣ c một lịch sử,một nền văn minh đặt th, đương nhi㹪n đ c một cội nguồn.N㳳i đến cội nguồn l ni đến những g೬ rất xa v cũng rất gần.Rất xa v cội nguồn đଣ c từ chốn hồng hoang, từ trong mịt mờ của tiền sử.Rất gần v cội nguồn lu㬴n lun c trong t䳢m tưởng của bất cứ ai cn biết nhớ đến tổ tin, biết y⪪u thương những người, cng chung huyết thống của chủng tộc. Ni huyết thống v鳬 người ta c thể thay đổi tư duy, c thể thay đổi ho㳠n cảnh, c thể thay đổi đức tin, nhưng khng thể thay đổi được d㴲ng mu đồng chủng ,đang lun lưu trong khắp chᢢu thn của mỗi một con người.Đề ti n⠠y chắc chắn rằng sẽ cn nhiều sai xt vⳠ cũng khng t người kh䭴ng đồng , v lịch sử đ� qua l “bất di, bất dịch”, trong khi sử liệu về vương quốc champa qu ࡭t v đang dần chn vഹi theo thời gian Ti mong rằng nhiều người sẽ cng đ乳ng gp v x㠢y dựng thm.Nếu c g곬 sai xt trong bi sưu tầm n㠠y ti rất mong mọi người rộng lng tha thứ v䲠 đng gp th㳪m cho hong chỉnh.THỦY TỔ DࠂN TỘC CHAMPA:Từ trong mịt mờ của tiền sử, khi những thnh tựu tin tiến khoa học h઴m nay, chưa gip được nhn loại vꢩn ln bức mng tiến h꠳a của vũ trụ, chưa gip nhn loại hiểu biết hết về xuất xứ của mꢬnh, từ đu m ra, từ đ⠢u m đến. Con người thường nu lપn sự hiện hữu của mnh trn h쪠nh tinh ny bằng những truyền thuyết. M truyền thuyết lࠠ ci bng của sự thật, được d᳢n gian tưởng tượng v thu dệt bằng những chi tiết ly kỳ, lઠm cho truyền thuyết trở nn hoang đường. Do đ trong truyền thuyết c곳 sự hoang đường v cũng c “bೳng dng” của sự thật. Ni đến truyền thuyết của giai thoại, của lịch sử, l᳠ ni đến bng d㳡ng của giai thoại, đến bng dng của lịch sử. Giữa lịch sử v㡠 truyền thuyết vẫn c lin quan mật thiết với nhau như h㪬nh với bng, v h㠬nh no th bଳng đ. V dụ như: d㭢n tộc champa theo chế độ mẫu hệ từ x hội nguyn thủy cho đến ng㪠y nay vẫn cn. Trong khi đ theo truyền thuyết, người mẹ của xứ sở lⳠ Nữ Thần Po Nưgar. Do đ ci h㡬nh l chế độ mẫu hệ, cn cಡi bng l Nữ Thần Po Inư Nưgar theo truyền thuyết.㠐ể trnh by c젢u hỏi: Ai sanh ra tổ tin Champa v họ từ đꠢu đến? Thật l vấn đề nan giải, ngoi sự hiểu biết vࠠ cch nghĩ của chnh hậu duệ người Champa??? V᭬ tm c hướng về cội nguồn, thⳬ nguồn sẽ c trong tm.Người Champa quan niệm do trời v㢠 đất l Thủy tổ đ sinh ra tổ ti࣪n của họ. Trời (Dyaus) ở ngi Cha, mang dương tnh 䭐ất (Dyaus) ở ngi Mẹ mang m t䢭nh. Sự tc hợp giữa Trời v ᠐ất l sự giao ha khಭ dương v kh ୢm đ tạo thnh vạn vật v㠠 sản sinh ra thủy tổ của dn tộc Champa. Do đ dⳢn tộc Champa chấp nhận thuyết m dương; sự kiện ny cũng ph⠹ hợp với biểu tượng Linga (dương tnh),Yoni (m t�nh)Thần Shiva được thờ tại cc đền Thp Champa. Đᡢy l quang niệm chung cho cc chủng tộc trࡪn thế giới.Nguồn gốc tổ tin champa:Từ kết quả sự khai quật của cc nhꡠ khảo cổ đ khm ph㡡 nền văn ha Sa huỳnh trn phần đất Vương Quốc Champa cổ cũng đ㪣 xc định được tổ tin Champa l᪠ cư dn địa phương trn v⪹ng đất ny ngay từ thời tiền sử. Cng trബnh khai quật ny được diễn tiến như sau:Từ năm 1909 Vinet một vin chức người Phડp tnh cờ pht hiện được (tại 졐ức Phổ – Quảng Ngi), tiếp theo đ từ 1923-1951 như Labarre, Henry Parmentier v㳠 nh Nữ Tiền Sử học tất cả l người Phࠡp lần lượt đến Sa Huỳnh v những địa điểm khc nhau thuộc lࡣnh địa Vương Quốc Champa cổ trước đy, từ Quảng Bnh đến B⬬nh Thuận, để khai quật khm ph được nhiều mộ Chum khᡡc. Mộ chum hay l kho chum cao chừng 0m,80 lm bằng đất nung, trong kho Chum chứa những dụng cụ cần thiết để lࠠm vườn, ph rẩy, chặt cy, nấu nướng như: nồi đất, rựa v.v..vᢠ những vật dụng khc. Sau năm 1951 v chiến tranh Việt Nam, nᬪn cng việc khảo cổ bị khựng lại cho đến sau năm 1975, cng t䴡c khảo cổ được tiếp tục với người Ty Phương ,cng với c⹡c nh khảo cổ Việt Nam trở lại Sa Huỳnh, tiếp tục đo bới lớp đất cũ của v࠹ng cư tr Champa cổ v đꠠo ra nhiều kho Chum mới dọc theo ven biển miền Trung, với những đồi ct trắng phao nối tiếp nhau trong gi lộng của miền biển cả. Những kho Chum được đ᳠o ln chứa nhiều di tch văn hꭳa Sa Huỳnh, với trnh độ pht triển kh졡c nhau, được cc nh nghiᠪn cứu khoa cổ học chia thnh hai nhm , vೠo 2 giai đoạn khc nhau:Thời kỳ Tiền Sa Huỳnh hay l Tiền Champa:Di tᠭch văn ha cư ngụ sớm nhất của văn ha tiền Sa Huỳnh l㳠 thời đại đồ đ, đồng thau c niᳪn đại cch ngy nay khoản hơn 4 ngᠠn năm.Thời kỳ Sa Huỳnh sắt:Тy l thời kỳ cc dụng cụ mưu sinh được lࡠm bằng sắt như: lưỡi dao, kiếm ngắn, dao quắm, lao, rựa thuổng, x beng, liều hi, đục v.v những đồ sắt nࡠy l dụng cụ khai ph, chặt,t࡬m kế sinh nhai v c loại d೹ng lm vũ kh nhưao, kiếm, daoୠVăn ha Sa Huỳnh sắt l văn h㠳a nối liền với thời kỳ tiền Sa Huỳnh (khng sắt), gắn liền với vng đất m习 cư dn đ chⳭnh l thần dn của nước Lࢢm Ấp v chnh lୠ cộng đồng dn cư của đất Nhật Nam, nơi Khu Lin đ⪣ dấy binh lập quốc đầu tin, với danh xưng Lm Ấp như đꢣ ni trn.Cư d㪢n vng Văn ha Sa Huỳnh v鳠o thời đ thường dng khoan, tai hai đầu th㹺 (hnh hai đầu con d), l쪠 biểu tượng của văn ha Sa Huỳnh. Trn địa b㪠n sinh cư của vng văn ha Sa Huỳnh trước đ鳢y (tức vng miền Trung nước Việt by giờ) đều c颳 nui nhiều đn d䠪 v cho đến ngy nay ta thấy ở cࠡc lng Champa tại tỉnh Ninh Thuận, Bnh Thuଢn c nui D㴪, cc lễ cng giỗ, cẺng Yang c dng thịt D㹪 để cng.Trong cc di tꡭch văn ha Sa Huỳnh, ngoi những kỹ thuật chế t㠡c đồ trang sức bằng thủy tinh hai đầu th (D); những cư dꪢn thuộc vng Vương Quốc Cổ Champa cn sở trường về c鲴ng nghệ đồ gốm, m cc nhࡠ khảo cổ học khai quật được trong những mộ Chum ở dưới lng đất miền Trung VN ngy nay, đều c⠳ hnh loại lm bằng chất liệu đất s젩t pha ct, hoặc pha tạp với những chất khc thường gọi lᡠ Gấu th mu đỏ n䠢u, xm đen, c khi v᳠ng nhạt, đỏ nhạt giống như những loại đồ gốm cc lng champa ở Hựu An, Phan Lᠽ Chăm Bnh Thuận v l젠ng Bn Trc, An Phước, Ninh Thuận ngຠy nay. Champa đ biến mất cch đ㡢y gần 3 thế kỷ, nay chỉ cn để lại cc di t⡭ch Chăm, rải rc ở cc tỉnh Trung phần Việt Nam, như Trᡠ Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Khương Mỹ, Thp Mẫm.. Viện bảo tng Champa, do nhᠠ nghin cứu Php Parmentier thꡠnh lập năm 1919, đ thu thập cc bảo vật, như tượng, bệ, c㡴ng trnh kiến trc, đi캪u khắc của cc đền, cung điện.. từ nhiều nơi để tồn giữ. Nhưng tại đy, trᢣi qua nhiều biến cố lịch sử, cc di sản đặc sắc của văn minh Champa cũng khng thoᴡt qua nhiều sự mất mt, lưu lạc. Ngy 9 thᠡng 12 năm 1946, trong những ngy đầu của chiến tranh Việt-Php, giữa sự hổn loạn vࡠ thiếu an ninh ở Đ Nẵng, viện bảo tng đࠣ bị xm nhập. Rất nhiều bảo vật cũng như tư liệu trong thư viện đ bi đ⣡nh cắp. Hơn một năm sau, vo năm 1948, Trường Viễn Đng bഡc cổ đ gởi ng Manukus đến để hồi phục lại viện bảo t㴠ng. Hơn 150 bảo vật ny đ được t࣬m lại từ nh dn, trại lࢭnh, phi trường v tận ở Lo (Savanakhet). Năm 1954, Viện bảo tࠠng l nơi tr ngụ của khoảng 300 người dຢn di tản chiến tranh. Năm Mậu Thn 1968, trong trận đnh chiếm lại Huế, Viện bảo t⡠ng ny đ trở th࣠nh trại tập trung v l nơi ăn ở của quࠢn đội Nam Việt Nam. Giửa những sự s bồ, hỗn độn, va chạm v kh䠴ng c sự bảo vệ v bảo tr㠬 như vậy, th sự hư hại, hay mất mc c졡c tượng đ, cc cᡴng trnh điu khắc tất nhi쪪n đ xảy ra. Gần đy trong năm 1996, c㢡c nhn vin viện bảo t⪠ng đ tnh cờ t㬬m ra được 157 mảnh cổ vật đ được chn dưới l㴲ng đất trong khun vin của viện bảo t䪠ng.Champa đ biến mất qua những cơn bảo lịch sử, nhưng di sản của nền văn minh ny cũng đ㠣 chịu đựng nhiều sự cố khng may mắn. Một số phận hẫm hiu của nền văn minh Champa ? Trải qua nhiều thế kỷ, c䪡c ngi thp Champa ở nhiều nơi bị hư hại v䡠 đổ nt bởi thời gian v do thiᠪn nhin tc động. Theo Lꡪ Qu Đn,, Ng� Thế Ln, vo thế kỷ 18, đ⠣ để lại bi thơ, Ch bࠠn cố thnh hoi cổ, cho thấy tࠬnh trạng sơ st, bỏ hoang của cc thᡡp, điện đi của vương quốc Champa cch đࡢy hơn 200 năm.Bng t dừng ngựa đứngMan m㠡c nỗi hư vongLăng uyển lm cha Phật;Cung đ๬nh thnh ruộng cyN࠺i tn trơ thp cổ;Nước cũ hiện thࡠnh hoangThần đạo nguyn v cứ;Cửa t괢y trn khắc bia(bản dịch)Khng khഡc chi tnh trạng hiện nay của nhiều thp cổ khắp miền trung Việt Nam.Trong cuộc chiến vừa qua, di t졭ch Đồng Dương hầu như bị huỷ hoại hon ton do bom đạn . Một mất mࠡc to lớn đối với những thế hệ về sau.Hầu như tất cả những g ta biết về văn minh Champa l đứng từ g젳c độ của người khng phải dn t䢴c Champa. Ngy nay, trong sch giࡡo khoa Đại học của gio sư D. Hall về lịch sử Đng Nam ᴁ , ta c thể biết tổng qut về lịch sử đất nước Champa. Tuy vậy phần lớn dữ kiện từ s㡡ch của Hall l dựa vo những c࠴ng trnh nghin cứu ti쪪n phong của cc học giả Php như G. Coedes, H. Parmentier vᡠ H. Maspero ở đầu thế kỷ 20.Ni chung về khảo cổ v sử của c㠡c nước Champa, Cam Bốt v một số nước khc ở Đࡴng Nam thl chỉ vo đầu thế kỷ 20 người ta mới biết được nhiều m th࠴i. Trước đ khng mấy ai biết nhiều về Cambodia c㴳 một nền văn minh Angkor rực rỡ, cả sử của Nam Dương cũng m tịt cho đến khi Coedes khm ph顡 ra vương quốc SriVijaya ở Sumatra, cn sử của Champa th m⬹ mờ, chỉ biết qua tư liệu của cc nước lng giềng như Việt Nam (Đại Việt sử k᡽ ton thư) hay của Trung quốc (Tống sử, Minh sử..) đến khi Finot, Parmentier, Majumdar v Maspero khࠡm ph ra bằng phương php cᡳ hệ thống. cả trong sử của Ấn độ, trước đy hong đế Ashoka chả ai biết nhiều, chỉ nghe t⠪n trong vi kinh điển Phật gio, đến khi Princep khࡡm ph ra qua bia k lὠ c thật, một nh vua hiền triết chuộng đạo Phật với một vương quốc rộng lớn.Hầu như tất cả kh㠡m ph về vương quốc Champa l từ những kᠽ tự trn đ vꡠ những g biết qua từ sử k của Trung quốc n콳i về cc dn tộc trᢪn. Từ đ lịch sử cc nước đ㡣 được viết v ghi lại. Giải những k tự trཪn đ để biết đến văn minh cổ ở Đng Nam ᴁ cũng khng km kh䩳 khăn v mang tnh cୡch đột ph như giải ra được chữ viết cổ Ai cập qua tảng đ Rosetta của nền văn minh Ai Cập.Phải nᡳi l văn minh Trung Hoa đ đࣳng gp khng lớn v㴠o văn minh nhn loại qua sự pht minh ra giấy v⡠ dng n trong quan triều để ghi v鳠 truyền lại cho hậu thế những tham khảo rất gi trị về cc nước chung quanh. Việt Nam cũng như Trung Quốc cᡳ những tư liệu lịch sử qu gi (như Đại Việt sử k� ton thư), cn cಡc nước khc ở Đng Nam ᴁ, khng c truyền thống viết sử đ䳡nh dấu giai đoạn của cc triều vua, m dᠹng l v đᠡ để viết nay th tất cả chữ viết c gi쳡 trị trn l đều đꡣ ra tro bụi hoặc cn rất t r⭣i rc ở cc thᡴn Chăm, chỉ để lại một vi chữ trn cડc tảng đ m thᠴi.Hiện nay nghin cứu về văn minh v văn h꠳a Champa đ được quan tm v㢠 đ c một số c㳴ng trnh nghin cứu c쪳 gi trị được xuất bản gần đy ở Việt Nam. Đᢢy l một dấu hiệu đng mừng cho sự nghiࡪn cứu Champa học ở Việt nam. Trước đy, trong cc thập ni⡪n 1970 v sau 1975, c sự d೨ dặt trong sự nghin cứu Champa học, v ngꬠnh ny đa số l do cࠡc nh nghin cứu nước ngoઠi, chủ yếu l Php, khai phࡡ v pht triển với sự cộng tࡡc của một số cộng tc vin Chăm v᪠ Việt. Sự d dặt nghi kỵ của người Việt về mục đch ch譭nh trị đối với cc cng trᴬnh nghin cứu Chăm học khng phải l괠 khng c l䳽 do. V đ c죳 nhiều thế lực chnh trị lợi dụng để chia rẽ, hay muốn tch rời địa phận để độc lập l�m kh khăn cho Việt Nam trong những năm chiến tranh chống thực dn, giảm đi tiềm năng v㢠 bước tiến của lịch sử. Nhưng sự d dặt v nghi ngờ n蠠y nếu đi qu cũng c hệ quả l᳠ trong lnh vực Chăm học, “sn chơi” chỉ d㢠nh cho lực lượng người nước ngoi nghin cứu mઠ Việt Nam th chỉ c lưa thưa v쳠i người.Khi ti đề cấp đến sở thch về nghi䭪n cứu văn minh Champa th mọi người đổi thi độ v졠 hơi d dặt lo u, anh trưởng ban chuyển qua đề t袠i về cc lực lượng chống chnh quyền ở T᭢y Nguyn v sau đ꠳ khng cn b䲠n về đề ti Chăm học nữa. Chỉ c bೡc quản gia gi ở thư viện sau đ nೳi chuyện với ti vui vẽ về cc s䡡ch về Chăm học m bc biết rất nhiều từ khi bࡡc lm việc ở đy từ trước năm 1945. Khoảng cuối thập niࢪn 1990, tổ chức Toyota Foundation đ ti trợ cho Gs Trần Kỳ Phương xuất bản bộ s㠡ch tổng hợp về sự hiểu biết hiện nay về văn minh Champa ở Việt Nam như trước đy họ đ t⣠i trợ cho bộ sch về văn minh Đng Sơn do Gs Hᴠ Văn Tấn xuất bản. Khng may l sự việc đ䠣 khng thnh.Ng䠠y nay Việt nam đ khc nhiều v㡠 tự tin hơn về đất nước mnh qua sự chuyển mnh về kinh tế v쬠 tm năng trong tương lai. Tư duy cũng đ thay đổi từ thời chiến qua thời b죬nh mặc dầu c những kh khăn trong những năm chuyển tiếp. Sự vững tin n㳠y cũng thể hiện trong lnh vực văn ha, văn học v㳠 nghin cứu trong những năm gần đy. Viện Nghiꢪn cứu Đng Nam đ䁣 thnh lập. Việt Nam ngy nay lࠠ thnh vin của tổ chức ASEAN. Cộng đồng Champa ở Việt Nam lઠ gạch nối với cc thnh viᠪn Indonesia, M Lai cng t㹴n gio v liᠪn hệ ngn ngữ. Cc nước n䡠y đ c những chương tr㳬nh hoạt động văn ha, nghin cứu chung với cộng đồng Champa. Sợi d㪢y lin hệ giữa Việt Nam v Đ꠴ng Nam sẽ c`ng đan kết v thắt chặc.Lần đầu tin sau nhiều năm qua đણ c một hội nghị Champa học vo th㠡ng 8/2004 ở Singapore qui tụ một số học giả từ nhiều nước như Việt Nam, Singapore, Nhật, Anh, Mỹ, Php. Nhiều bo cᡡo, khm ph mới cᡳ gi trị đ được thᣴng bo: những hiểu biết về văn minh Sa Huỳnh v Champa qua địa điểm khảo cổ Trᠠ Kiệu, lin hệ giữa ngn ngữ Champa v괠 cc ngn ngữ dᴢn tộc ở Ty Nguyn. Một điểm đ⪡ng ch trong c꽡c bản bo co lᡠ cc ti liệu Trung quốc trước kia chưa được quan tᠢm đến nay đ được một số học giả nghin cứu: Minh sử, Tống hội yếu tập cao v㪠 Cửu Phin Ch. “Tổng hội yếu tập cao” cꭳ nhiều thng tin về Champa từ 960-1180 như sự lin hệ của Champa với triều đ䪬nh Tống, Chn Lạp, Srivijaya, Đại Việt (thuộc Giao Chu thời bị Trung quốc đ⢴ hộ v sau khi độc lập năm 960), phong tục Chăm, nng nghiệp, thương mại hഠng hải...Tiếp nối cng trnh bỏ dở của Boisselier khi 䬴ng ny mất, Emmanuel Guillon năm 2002 đ xuất bản t࣡c phẩm về nghệ thuật Champa qua những bảo vật ở viện bảo tng Đ Nẵng. Sࠡch c gi trị tham khảo, tổng hợp sự hiểu biết từ trước đến nay kể cả những kh㡡m ph cc di vật khảo cổ mới thu thập được.Ở Việt Nam, cᡡc sch về văn ha, văn học, nghệ thuật Champa của Ng᳴ Văn Doanh, Insara, Trần Kỳ Phương... với những hiểu biết mới cũng đ được xuất bản. Lnh vực Chăm học như c㣳 luồng sinh kh mới mở đầu cho thời kỳ Phục hưng trong nghin cứu m� trước đy đ bị bỏ qu⣪n, t được quan tm trong một thời gian d�i, sau những cng trnh kh䬡m ph tin phong của c᪡c học giả Php trong giai đoạn nữa đầu thế kỷ 20.Indrapuraᠠvng đất từ Đo Ngang, Ho騠nh Sơn đến đo Hải Vn (Quảng B袬nh, Quảng Trị v Thừa Thin) lઠ vng giao điểm của hai văn minh từ hướng Bắc v hướng Nam hải đảo. Đ頢y l vng đất "đệm" của hai nền văn minh Ấn-Hoa. Di t๭ch Champa trong vng ny c頲n ở Mỹ Đức, Quảng Bnh, H Trung, Thạch An, B젭ch La cũng như ở di cồn ở Cửa Tng, Cửa Việt. Di t㹭ch Thp Champa được tm thấy ở An Xᬡ (Do Linh), Cam Giang, Cam Lộ, Cổ Thnh i Tử v` Tr Lin.Tại vહng ny, người ta cũng tm được nhiều đồ gốm xưa của văn hoଡ Champa v Trung quốc từ thời Đường, Tống, Minh.. chứng tỏ xưa kia ở đy cũng cࢳ thể l nơi c cೡc hải cảng thương mại sầm uất khng km cảng Hội An về sau n䩠y.Xa hơn nữa vo thời tiền sử, vng n๠y l nơi chuyển tiếp của giao lưu văn ha Sa Huỳnh vೠ văn minh Đng Sơn qua Đo Ngang. Nơi đ䨢y cn c cⳡc di tch văn ha Sa Huỳnh ở Cồn B�u, đảo Cồn Cỏ, Cổ Trai ở Cửa Tng. Đồ đồng Đng Sơn đ鴣 được tm thấy ở Tam Mỹ, Ph H캲a v mới đy tận mࢣi Bnh Định, cn những khuy첪n tai hai đầu th v cꠡc hạt chuổi thuỷ tinh thuộc văn ho Sa Huỳnh, th tᬬm thấy được ở Xun An, Lng Vạc (Nghệ An, H⠠ Tĩnh). Văn ho Sa Huỳnh được cc nhᡠ khảo cổ Việt Nam v nước ngoi cho lࠠ c khng gian ch㴭nh từ Quảng Nam đến Đồng Nai.Thng 8, 2001 ở Thừa Thin, Huế, t᪬nh cờ tm được một ngi th촡p Chăm nhỏ, đỉnh thp đ mất, thᣢn thp cao khoảng gần 2m. Theo Ng Văn Doanh, ngᴴi thp ny (gọi lᠠ thp Mỹ Khnh) cᡳ nin đại ở thế kỷ 8. Như vậy l ng꠴i thp Chăm cổ nhất hiện cn thuộc phong cᲡch Mỹ Sơn E1.Trong chiến tranh chống Mng cổ dưới đời vua Trần Nhn T䢴ng, lin minh Champa-Việt đ th꣠nh cng đẩy lui hiểm họa xm lăng từ phương bắc qua đường bộ v䢠 thủy. Từ sự lin kết ny qua ch꠭nh sch chiến lược sng suốt của vua Trần Nhᡢn Tng, m Jaya Simhavarman III (Chế M䠢n) cũng đ đồng theo lời đề nghị của thượng ho㽠ng Nhn Tng, trong dịp ⴴng rời nơi tu dưỡng ở ni Yn Tử đi viếng Champa, để lấy cꪴng cha Trần Huyền Trn, em gꢡi của vua Trần Anh Tng. Trong hn nh䴢n Champa-Việt ny, lnh thổ Champa l࣠ chu v┠ chu R (Quảng Trị v⭠ Thừa Thin) đ được nhượng tặng cho Đại Việt. Trong thời trị v꣬ của vua Chế Mn, quyền lực Champa rất mạnh tri rộng đến tận T⣢y Nguyn nam phần. Thp Yang Prong ở Tꡢy Nguyn v thꠡp Jaya Simhalingesvara (thp P Klaung Garai) nổi tiếng ở Phan Rang lᴠ do chnh Chế Mn x�y dựng.Tuy nhin sau khi Nhn Tꢴng v Jaya Simhavarman mất, vua Anh Tng hoഠn ton thay đổi chnh sࡡch. Chiến tranh Champa-Việt trở lại khốc liệt hơn khi Champa đi lại vng đất đ⹣ nhượng.Theo Minh sử, một trong những l do nh Minh đ� gởi tướng Trương Phụ xm lăng Đại Việt l Đại Việt đ⠣ nhiều lần xm phạm lnh thổ Champa. Sứ giả Champa l⣺c ny đ dࣹng chiến thuật ngoại giao rất c tc dụng. Họ đ㡣 bo co thường xuyᡪn rất nhiều lần v nhờ nh Minh trợ gi࠺p qun sự hay mua v kh⵭ để đnh trả Đại Việt. Nhưng cũng chnh sự chiếm đ᭳ng v đ hộ Đại Việt của nhഠ Minh, trong một thời gian đ đưa đến cc nguy㡪n nhn dẫn đến sự suy tn của vương quốc Champa, sau khi Đại Việt d⠠nh lại được độc lập. Theo Wade th c 2 nguy쳪n nhn chnh: Sự chiếm đ⭳ng v quản l của nhའ Minh ở Đại Việt v cc quận ở Indrapura đࡣ mỡ rộng phạm vi Đại Việt, khi qun Minh rt đi Sự chuyển giao kỷ thuật qu⺢n sự (sng ống) của nh Minh vꠠo Đại Việt. ến thời LЪ Thnh Tng, vương quốc Champa hoᴠn ton bị mất thế trong tương quan lực lượng qun sự. Champa bắt đầu tࢠn lụi sau khi thủ phủ Vijaya bị tn ph với dࡢn số một phần bị tiu diệt v phần khꠡc bị bắt lm t binh mang về Đại Việt.Theo Shiro Momoki, qua c๡c tư liệu như “Tống hội yếu tập cao”, “Chư Phin Ch” th꭬ Champa vo thế kỷ 10 đến 11 vẫn cn cಡc cơ cấu x hội, chnh quyền ở ph㭭a bắc đo Hải Vn. Như vậy quan điểm cho rằng người Việt li袪n tục mở rộng xuống pha Nam từ thế kỷ 10 l kh�ng đng. Ngay cả ở thế kỷ 14, Champa khng suy t괠n như ta nghĩ, m vẫn pht triển hoạt động thương mại với Trung Quốc vࡠ cc nước trong vng. Vải bṴng, đồ gốm Chăm xuất khẩu đến cc nước Đng Nam ᴁ hải đảo. Cửa Thị Nại l cảng quan trọng ở biển Nam m Kublai Khan coi lࠠ cảng tiếp nối từ cảng Quảng Chu đến cảng Qui lam ở nam Ấn Độ. Như vậy sự nam tiến của Đại Việt sau 1390 chỉ c thể được coi như lⳠ một chiến thắng len lỏi từ sau lưng.AmaravatiTừ đo Hải Vn (Quảng Nam) xuống ph袭a nam đến gip Bnh Định lᬠ vng trọng điểm của văn minh Champa với cc di t顭ch lớn như Mỹ Sơn, Tr Kiệu, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chin Đઠn. Nơi đy ở Đồng Dương đ t⣬m thấy tượng phật đồng rất đẹp đầy mỹ thuật (hiện cn tng trữ ở viện bảo t⠠ng Thnh phố SG). Đặc biệt cc tượng điࡪu khắc, kiến trc ở đền Đồng Dương chịu ảnh hưởng của Phật gio đại thừa. Trong tất cả cꡡc di tich Chăm, nghệ thuật Chăm Đồng Dương l độc đo sࡡng tạo v l nơi duy nhất c࠳ chịu ảnh hưởng tư tưởng từ Trung quốc phương bắc. Di tch Đồng Dương hầu như đ bị huỷ diệt ho�n ton trong cuộc chiến tranh vừa qua.Tr Kiệu hay Simhapura (Thࠠnh phố sư tử, từ chữ Simha, Singha nghĩa l sư tử v pura lࠠ thnh phố) l kinh đ࠴ xưa nhất của Champa ở Amaravati. Trước cả 2 thnh phố "sư tử"khc ở Đࡴng Nam l` Singapore (Lion City, từ Singha v pura) v Singburi (Singha vࠠ buri (thnh phố)), gần Ayuthaya, Thi Lan. Xưa kia sư tử cࡲn hiện diện ở Cận Đng v Bắc Ấn (c䠡c vua người Assyria thường đi săn bắn sư tử như trn cc bia khắc đền đꡣ m tả), sau ny sư tử 䠁 chu tuyệt chủng chỉ cn lại sư tử ở Phi ChⲢu. Theo Ng Văn Doanh th từ Tr䬠 Kiệu hiện nay l biến m từ chữ Chăm cổ ya – sࢴng, nước v chữ Phạn: keo - ngọc, m người Việt gọi lࠠ thnh Sng Ngọc để chỉ thഠnh phố Simhapura. Mariko Yamagata, Ian Glover, Nguyễn Kim Dung của nhm nghin cứu Việt-Anh-Nhật khai quật ở Tr㪠 Kiệu (1997-2000) v ở G Cam (2000) gần s಴ng Thu Bồn, cch thnh cổ Trᠠ Kiệu 3.5km về pha Đng. Tại đ�y đ tm thấy c㬡c hủ đất giống cc hiện vật ở Tr Kiệu, cᠡc đồ gốm, đồng, dấu ấn thời Hn, di tch nh᭠ gổ cổ nhất (được xc định khoảng ). Dưới tầng khai quật trn l᪠ cc di vật thuộc văn ha Sa Huỳnh, cho thấy cᳳ sự lin tục v người Chăm lꠠ hậu duệ của người Sa Huỳnh. Địa điểm G Cam gần ba di tch mộ ch⭴n Sa Huỳnh: G Miếu ng, G┲ M Voi, G V㲠ng. ng Yamagata cho rằng TrԠ Kiệu v G Cam xuất hiện n_ sau sự suy tಠn của văn ha Sa Huỳnh. Tầng cuối nhất của địa điểm khảo cổ Hon Ch㠢u (Tr Kiệu) v G࠲ Cam được thẩm dịnh ở nửa đầu thế kỷ 2.Mỹ Sơn l di tch Champa lớn nhất, nằm trong thung lũng, dọc theo một con suối. Nơi đୢy c nhiều đền, thp, bia k㡽 được nhiều triều đại trong lịch sử Champa xy dựng. Nhờ bia k t⽬m được m người ta biết được l người sࠡng lập ra Mỹ Sơn vo thế kỷ thứ 4 l vua Bhadravarman I . D࠹ thủ đ c dời hay ở nơi n䳠o khc do thời cuộc, cc vua ch᡺a Champa vẫn hướng về Mỹ Sơn để tưởng nhớ v xy đền thờ. Thࢡnh địa Mỹ Sơn v thế c nhiều kiến tr쳺c khc nhau theo cc phong thᡡi ring của mỗi thời.. Phần lớn những cng tr괬nh kiến trc hiện cn ở Mỹ Sơn được x겢y dựng vo thế kỷ thứ 10 c chung một phong cೡch kiến trc được cc nhꡠ nghin cứu gọi chung l phong cꠡch Mỹ Sơn A1. Trước phong cch Mỹ Sơn A1 l cᠡc nhm thp thuộc thế kỷ 8 đến 9. Qua lịch tr㡬nh pht triển kiến trc Champa thẬ trong 2 thế kỷ 8 v 9, c ba phong cೡch khc nhau được nhận ra l phong cᠡch Mỹ Sơn E1, phong cch Ho Lai vᠠ phong cch Đồng Dương.Trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ vừa qua, đền Mỹ Sơn A1 v vᠠi di tch ln cận đ� bị ph huỷ khi trng bom mạy bay Mỹ trong một phi vụ oanh kch. Vo năm 1988, trong một c�ng trnh thủy lợi, người ta tnh cờ kh쬡m ph ra di tch th᭡p An Mỹ, Tam Kỳ với nhiều điu khắc đ như bộ linga-yoni, trang trꡭ kiến trc (đỉnh, cột thp), mảnh vở của tấm bia… Niꡪn đại được thẩm định vo đầu thế kỷ 10, thuộc phong cch chuyển tiếp từ Đồng Dương đến Mỹ Sơn A1.Vࡠo năm 1997, tỉnh Quảng Nam v chnh phủ Việt Nam đୣ đề nghị v xin Lin Hiệp Quốc đưa Trઠ Kiệu, Mỹ Sơn v Đồng Dương ln danh sડch những di sản của thế giới (World Heritage list) để bảo tồn. Đy l những di t⠭ch văn ha xưa nhất ở Trung Việt Nam, lu hơn Huế hơn 12 thế kỷ. Hiện nay quần thể Mỹ Sơn được c㢴ng nhận l một di sản văn ho thế giới.Đồng Dương (Indrapura) một thời lࡠ kinh đ của Champa dưới triều đại Indrapura. Triều đại Indrapura, do vua Indravarman II sng lập, bắt đầu từ năm 875. C䡡c đền thp của phong cch Mỹ Sơn A1 đều được xᡢy dựng dưới triều đại Indrapura. Sau hơn một thế kỷ pht triển, kinh thnh Indrapura bị tiᠪu hủy trong trận chiến với vua L Đại Hnh vꠠo năm 982.Năm 1000,vua Champa HarivarmanII rời hẳn thủ đ về Vijaya ở pha Nam.Một số người Champa cũng đ䭣 di cư qua đảo Hải Nam (v hiện nay họ vẫn cn) sau cuộc chinh phạt của Lಪ Hon vo Amaravati. Một tướng của Lࠪ Hon l Lưu Kỳ T࠴ng, phản lại nh L, tự xưng vương ở Amaravati (986-988) đણ cai trị h khắc v huỷ diệt đền đࠠi v nhiều bia k ở Mỹ Sơn, nཪn một số người Champa đ chạy đến đảo Hải Nam (Trung Quốc). Theo sử gia Maspero th, v㬬 bị mất nhiều bia k (thế kỷ 8 – 10), nn trong giai đoạn n�y lịch sử Champa khng được biết nhiều.VijayaMặc dầu Indrapura v Amaravati vẫn l䠠 lnh thổ Champa khi dời đ về Vijaya v㴠o năm 1000, Indrapura v Amaravati đ trở th࣠nh cc tỉnh ngoại vi, khng cᴲn chiếm vị tr quan trọng về kinh tế, chnh trị của Champa. Năm 1286, đất Indrapura ph�a bắc đo Hải Vn nhượng cho Đại Việt khi vua vua Champa cưới c袴ng cha Huyền Trn. Vua Champa Chế Bồng Nga lấy lại được trong chiến tranh với Đại Việt. năm 1390, khi Chế Bồng Nga mất, Indrapura mất hẳn, vꢠ sau đ khng l㴢u Amaravati cũng rơi vo tay Đại Việt.Sau khi bị mất Indrapura v Amaravati vࠠo tay Đại Việt th vng đất từ B칬nh Định đến Ph Yn lꪠ nơi dn tộc Champa rt về tập trung ra sức chống chỏi lại cuộc nam tiến của Đại Việt. Khi d⺢n Việt đi vo định cư, th người Champa cଳ đặc tnh v khuynh hướng l� khng bm trụ ở lại. Đa số họ dời đi chổ kh䡡c xuống pha Nam, chứ khng ở lại với người Việt. C� thể đy v hai văn h⬳a c sự khc biệt nhiều.Tập trung quanh khu vực kinh đ㡴 mới Tr bn (Vijaya), họ cũng cố gắng lấy lại một cࠡch v vọng những vng đất ph乭a bắc đ bị mất. Nhưng đến năm 1471, kinh đ Tr㴠 bn cũng đ bị thất thủ v࣠ tn ph khi vua Lࡪ Thnh Tng đem quᴢn chếm đồ bn.Đy lࢠ cuộc tn st đẫm mࡡu nhất của đại việt với champa, hơn 60000 người bị giết,30000 bị bắt về thăng long,vua champa Tr ton bị bắt vࠠ đ tự st ng㡠y 2 thng 3 năm 1471 trn đường giải về thăng long. L᪪ Thnh Tng đᴣ dng chnh s魡ch ph
0 Rating 697 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On March 25, 2018
0 Rating 686 views 2 likes 0 Comments
Read more