• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
prancham
by On December 20, 2016
999 views

[Phản biện sách] Văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á (phần 2)

Chamstudies.net xin trân trọng giới thiệu phần tiếp theo về phản biện văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á của một nhà nghiên cứu trẻ.

Đổng Thành Danh 

Trung tâm Nghiên Cứu Văn Hoá Chăm tỉnh Ninh Thuận

danh

 

Sách Văn hóa Sa Huỳnh với Đông Nam Á của nhóm tác giả Nguyễn Văn Chừng, Dương Minh Chính, Lê Văn Công, Lê Sơn, Nguyễn Văn Thanh, Lê Quốc Ân, Nguyễn Quốc Chiến được ấn hành bởi nhà xuất bản Hồng Đức (Hà Nội) vào năm 2015. Cuốn sách có 283 trang, ngoài lời giới thiệu (của Pgs. Ts. Phan An thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), lời nói đầu của Ts. Lê Sơn (thuộc nhóm tác giả), mục lục và phụ lục thì có 4 chương chính:

  • Chương 1: Những vương quốc hùng mạnh đã từng tồn tại trên dãi đất Việt Nam trong quá khứ.
  • Chương 2: Ba trung tâm văn hóa thời cổ Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo.
  • Chương 3: Người Sa Huỳnh.
  • Chương 4: Nước Việt Thường Thị, nước Lâm Ấp.

Cuốn sách là một công trình chuyên khảo của nhóm tác giả về nền văn hóa Sa Huỳnh và lịch sử miền Trung Trung Bộ trong các thế kỷ đầu thiên niên kỷ I sau Công nguyên. Trong đó, các tác giả tổng hợp các nguồn tư liệu về khảo cổ học, sử học để chứng minh rằng văn hóa Sa Huỳnh nằm trong địa phận nước Việt (trang 9) và lãnh thổ của người Việt cho đến thế kỷ thứ III sau Công nguyên kéo dài đến tận đèo Cả (hoặc núi Thạch Bi) (trang 10 – 11). Tuy nhiên, công trình của nhóm tác giả chứa đựng nhiều hạn chế và sai lệch về mặt học thuật cần được chỉnh sửa và bổ sung, bài viết này sẽ trình bày một số những sai lầm và thiếu sót về khoa học của cuốn sách hầu cung cấp một cách nhìn chân xác về lịch sử.

  1. Tiêu chí của một công trình nghiên cứu khoa học

Xét về tiêu chí của một công trình khoa học mang tính hàn lâm, đủ khả năng đứng vững trước các phản biện khoa học, tôi nhận thấy cuốn sách này vấp phải một số các nhược điểm sau đây:

  • Về bố cục và nội dung của cuốn sách

Như đã nói, cuốn sách có 283 trang, nhưng bố cục phân chia không đồng đều, chương thì quá nhiều (chương 3 có đến 48 trang), chương thì quá ít (chương 4 chỉ có 11 trang), hai chương còn lại (chương 1, 2) mỗi chương có khoảng 20 trang. Thêm vào đó, phần nội dung chính (gồm 4 chương) chỉ có 103 trang (từ trang 27 đến trang 130), nhưng phần phụ lục lại chiếm đến 147 trang (từ trang 131 đến trang 278). Thông thường trong một bài nghiên cứu khoa học nghiêm túc phần phụ lục không thể có số lượng lớn hơn phần nội dung chính của công trình được. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của cuốn sách khi so sánh với các công trình khoa học thực thụ.

Về mặt nội dung, cuộc sách này chỉ là một công trình khảo cứu mang tính tổng hợp, tập hợp lại các nguồn tư liệu đã có trước đó về Sa Huỳnh. Trong phần Sa Huỳnh một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu (từ trang 15 – 26), nhóm tác giả chỉ tiến hành công tác tổng hợp các quan điểm của một số các học giả, nhà nghiên cứu về Sa Huỳnh như một bài tường thuật về Hội thảo 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh chứ chưa đi vào nghiên cứu. Trong chương 1, nhóm tác giả chủ yếu sao chép lại bài viết về Phù Nam – Chân Lạp của Phạm Đức Mạnh (trang 27 – 30) và G. Maspero về Champa (trang 30 – 48).

Riêng phần nội dung chính về Sa Huỳnh được trình bày trong các chương 2 – 3 cũng có vấn đề, cụ thể phần II của chương 2 có mụcNhững tương đồng và dị biệt giữa văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Sa Huỳnh (trang 57 – 66) mà nội dung hoàn toàn giống với bài viết của Ts. Dương Văn Sáu trước đó[1]? Tương tự,mục tiếp theo làGiao lưu giữa văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Sa Huỳnh (từ trang 66 – 69) cũng có nội dung sao y nguyên bản từ bài viết Giao lưu giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học của tác giả Nguyễn Văn Tiến đăng trên trang mạng của Đại học văn hóa[2]. Chương 3 mang tựa Người Sa Huỳnh, chiếm khối lượng lớn trong phần nội dung, tuy nhiên chủ yếu tổng kết lại các kết quả khai quật và nghiên cứu trước đó, chủ yếu trình bày khái quát quá trình phát hiện và nghiên cứu Sa Huỳnh cũng như khảo tả một số di tích Sa Huỳnh ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (Trung Trung Bộ).

Ở chương 4, các tác giả đề cập đến Việt Thường Thị và Lâm Ấp có 11 trang, là phần tác giả trình bày quan điểm của mình rằng chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh không phải là Champa (trang 120) và biên giới nước ta thời Hai Bà Trưng đến tận núi Thạch Bi (trang 123), nhưng đến một nửa nội dung là trích dẫn và sao lục nguyên văn các công trình của Maspero, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Hán Thư, Nam sử, ngoài ra còn trích dẫn một đoạn ngắn trong Tấn thư (trang 128)… Tuy nhiên, điều đáng nói là ở phần cuối chương lại đặt thêm một phần phụ lục (dịch tư liệu tiếng Hán và tiếng Pháp của B. Boroutte) thay vì đặt ở phần phụ lục lớn ở cuối sách, như vậy cuốn sách có hai phần phụ lục: phụ lục của chương 4 và phụ lục của toàn bộ cuốn sách, chúng tôi chưa hề thấy một cuốn sách nào có phần đặt bố cục kỳ lạ như vậy!

Cònriêng về phần phụ lục (của toàn bộ sách) dù chiếm số lượng nhiều, nhưng đó lại không phải là phần do các tác giả tự nghiên cứu hay phân tích mà chủ yếu lại là phần dịch toàn văn các bài viết của một số các học giả nước ngoài về văn hóa Sa Huỳnh (trừ phụ lục 6 là bài giới thiệu ngắn về bảo tàng Sa huỳnh ở Hội An). Cuối cùng là phần Giới thiệuThư mục tham khảo về văn hóa Sa huỳnh (trang 279 – 282) với 48 danh mục tài liệu, chúng tôi không hề biết các giả nêu danh mục này ra để làm gì vì nhóm tác giả không hề tham khảo hay có một trích dẫn nào đối với hầu hết các bài viết ấy.

  • Về nguồn tư liệu tham khảo và trích dẫn

Cuốn sách viết về nền văn hóa Sa Huỳnh và khảo cổ học miền Trung, nhưng chủ yếu sử dụng các nguồn tư liệu đã cũ của các học giả phương Tây đầu thế kỷ XX Như L. Malleret, L. Colani,H. Parmentier, W. Solheim II, O. Jansé, J. Chidanel… mà không tham khảo hay có một trích dẫn nào với các bài viết, các phát hiện mới về Sa Huỳnh[3]. Trong chương 2 và 3 là chương chủ yếu viết về Sa Huỳnh và khảo cổ miền Trung, nhưng tác giả không hề có một trích dẫn các sách, tạp chí hay các công trình nghiên cứu khoa học kể trên, mà chủ yếu sao lại một số bài viết của Colani, Malleret (trang 82), của nhóm tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (trang 115 – 118),còn lại hầu hết đều viết chay, không thấy có trích dẫn nguồn nào.

Ngoài Sa Huỳnh và khảo cổ học miền Trung các tác giả còn giành sự quan tâm đến chủ đề vương quốc Lâm Ấp và Champa (chương 1 và chương 4), chính vì thế các tác giả chủ yếu sử dụng các nguồn tài liệu sơ cấp như Hán ThưTấn ThưNam sửĐại Việt Sử Ký Toàn thư, thứ cấp như Le RoyaumeChampa của G. Maspero, Essaid’Histoire des Populations Mongtagnardes du Sud-Indochinois của B. Bourotte, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Tuy nhiên, đây chỉ là mục danh mục tài liệu rất hạn chế và chứa đựng nhiều sai sót về Lâm Ấp và Champa mà các tác giả sử dụng làm nguồn tham khảo.

Xét về các nguồn tài liệu sơ cấp là Hán Thư, Nam sử và Đại Việt Sử ký Toàn thư, Tấn thư ta thấy đây chỉ là một vài trong số rất nhiều sử liệu cổ mà nội dung liên quan đến Lâm Ấp – Champa, bản thân nội dung hay tính xác thực của các nguồn tư liệu sơ cấp (của Trung Hoa và Đại Việt) luôn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, chính bản thân các tác giả của cuốn sách này cũng thừa nhận điều đó: “Tuy nhiên, nên biết là các tư liệu cổ sử đều thiếu các tư liệu xác thực và thường ghi chép rất khái lược, có khi thiếu mạch lạc” (trang 119). Như vậy, thay vì sử dụng thêm nhiều tư liệu sơ cấp khác của cổ sử Trung Hoa như Thủy Kinh Chú, Hải Ngoại ký sựTống Thư, Nam Tề Thư, Lương Thư, Trần thư, Tùy Thư, Cựu Đường Thư, Tân Đường thư[4]… hay các cổ sử Việt như Việt sử lược, Lĩnh Nam chích quái,…. để cùng đối chiếu, so sánh nhận diện đúng bản chất lịch sử thì các tác giả chỉ sử dụng bốn văn bản trên để chứng minh cho các luận điểm của mình.

Đối với các nguồn tư liệu thứ cấp, nhóm tác giả này lại sử dụng các nguồn tư liệu ít ỏi, bản thân các công trình đó lại rất cũ, chứa đựng nhiều sai lệch và thiếu sót về Lâm Ấp và Champa, nhất là cuốn sách về Champa của Maspero đã được L. Aurousseau và L. Finot phê bình[5]. Mặt khác từ sau công trình của Maspero, nhiều công trình khác đã ra đời cũng giành sự quan tâm đến chủ đề này với nhiều nội dung và quan điểm mới, như các cuốn sách của R. Stein, G. Coedes. Po Dharma, Lafont[6], chưa kể đến hàng trăm công trình, bài viết nghiên cứu về Champa khác… Trong cuốn sách mà chúng tôi đang phản biện, tên tuổi và tác phẩm của các nhà nghiên cứu ở trên hầu như không được nhắc đến, điều đó cho thấy, các tác giả không cập nhật các nghiên cứu mới nhất về lịch sử Lâm Ấp và Champa trong mấy chục năm gần đây, từ đó tác giả sử dụng các quan điểm rất lạc hậu của Maspero, Bourotte hầu chứng minh các lập luận của mình.

  • Tiểu kết

Từ việc phân chia bố cục không đồng đều, phi khoa học, nội dung mang tính tường thuật, khái quát, chủ yếu tổng hợp, sao chép các tư liệu, bài viết đi trước cho đến cách thức sử dụng và trích dẫn các nguồn tư liệu một cách thiếu chuyên môn, nhiều chương (như chương 2, 3) không hề có tư liệu tham khảo, phần lớn viết chay, nhiều chương có trích dẫn nhưng sử dụng ít nguồn tư liệu, trong đó nhiều tư liệu đã lỗi thời, hàm chứa nhiều sai sót về học thuật, mà không hề có sự phân tích, đánh giá. Chính vì vậy, tôi cho rằng, cuốn sách Văn hóa Sa Huỳnh với Đông Nam Á không thể được xem là một tác phẩm khoa học nghiêm túc, càng không thể được sử dụng để làm nguồn tham khảo cho các nghiên cứu sau này.

  1. Các quan điểm và nhận định của nhóm tác giả

Dù không thể hội đủ các tiêu chuẩn cơ bản của một tác phẩm nghiên cứu khoa học, từ cách phân chia bố cục, nội dung cho đến cách sử dụng và trích dẫn nguồn tài liệu, nhưng các tác giả của cuốn sách vẫn đưa ra nhiều quan điểm về khảo cổ và lịch sử Sa Huỳnh, Champa và Trung Trung bộ. Cho nên, chắc hẳn rằng các quan điểm và nhận định của các tác giả đưa ra sẽ có nhiều thiên kiến, chủ quan thậm chí thiếu tính đúng đắn về khoa học, gây hậu quả tiêu cực cho nhận thức lịch sử trong tương lai. Trong phần này tôi sẽ phản bác và đính chính một số quan điểm ý kiến như vậy trong cuốn sách.

Như đã nói, ngay từ lời nói đầu các tác giả muốn chứng minh rằng: “Vào thời Hai Bà Trưng, địa giới phía Nam nước ta… là núi Thạch Bi, ranh giới hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay” và “Sa Huỳnh nằm trong địa phận nước ta trước khi bị quân Chàm xâm chiếm” (trang 9). Nhóm tác giả chủ yếu giành chương 1 (phần về Champa) và chương 4 để chứng minh cho luận điểm trên của mình, chính vì vậy phản biện của chúng tôi sẽ chủ yếu phân tích hai chương này. Trước hết để chứng minh quan điểm của mình các tác giả tiến hành các bước: 1. Xác định chủ nhân, phạm vi của văn hóa Sa huỳnh; 2. Xác định ranh giới Việt cổ và Champa cổ (Lâm Ấp) dưới thời Hai Bà Trưng (tức thế kỷ I SCN).

  • Chủ nhân và phạm vi (không – thời gian) của văn hóa Sa Huỳnh

Để chứng minh cho quan điểm thứ nhất nhóm tác giả giành nhiều quan tâm đến nền văn hóa Sa Huỳnh, một nền văn hóa thời tiền nhà nước (tiền sử, sơ sử) ở miền Trung Việt Nam. Theo đó, các tác giả tìm lập luận chứng minh rằng chủ nhân của nền văn hóa Sa huỳnh ở Trung Trung Bộ (từ Quảng Nam đến Phú Yên) là người Việt, chứ không phải là người tiền Champa (những người đã lập nên nhà nước Champa sau này). Tức là họ cũng đồng thời phủ nhận sự chuyển biến liên tục từ Tiền Sa huỳnh – Sa Huỳnh – tiền Champa (Lâm Ấp và các chính thể tương đương) – Champa đã được nhiều nhà khảo cổ thừa nhận.

Quan điểm này được thể hiện ở các câu văn sau:

“… Miền Trung Trung Bộ, từ đèo Cả đến đèo Hải Vân không hề là đất bản địa của dân tộc Chàm như nhiều người lầm tưởng.

Chính ngành khảo cổ đã khẳng định điều đó.

Tác giả John G. Chidainel trong bài viết “một số đồ gốm Sa Huỳnh và những mối liên quan với các di chỉ khảo cổ khác ở Đông Nam Á cho rằng:

‘Nền văn hóa này không chia sẽ những ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ, thường thấy tại bản đảo Ấn Trung vào thời đầu của kỷ nguyên Kitôgiáo. Mặc dù không xác định được những mối liên hệ bản chất giữa người Sa Huỳnh với người Chàm nguyên thủy nhưng những phương thức chôn cất của họ hướng tới một điểm sẽ kết nối với những người chủ của mộ cự thạch Thượng Lào’.(Xem Phụ lục 5)

Nhà khảo cổ trứ danh thế giới, làm Trưởng Ban Khảo cổ của Viện Viễn Đông Bác Cổ, ngài Henri Parmentier trong bài viết “Những hố chum ở Sa Huỳnh”, Parmentier nhấn mạnh:

‘Qua các di vật tìm được ở Sa Huỳnh thiếu tất cả các chứng tích về nền văn minh Chàm’ và

‘Sự độc lập hoàn toàn của các trang trí với nghệ thuật xa xưa, xưa hơn nghệ thuật Chàm, không cho phép gắn các hố khảo cổ này với người Chàm’”(trang 10).

Ở chương 4, các tác giả cũng viết:

“…Ngày nay dưới ánh sáng của Khảo cổ học đang phát triển thì những năm vào thế kỷ III trước CN cho biết vùng này đã hình thành một loại nhà nước sơ khai. Nhà nước ấy nhất định không phải là tổ tiên của người Champa, vì theo Parmentier thì:

‘Qua các di vật tìm được ở Sa Huỳnh thiếu tất cả các chứng tích về nền văn minh Chàm’ và ‘Sự độc lập hoàn toàn của các trang trí với nghệ thuật xa xưa, xưa hơn nghệ thuật Chàm, không cho phép gắn các hố khảo cổ này với người Chàm’…” (Trang 120).

Chỉ có ngần ấy tư liệu, chỉ viện dẫn hai nhà nghiên cứu phương Tây (chưa tính là lập lại hai lần bài viết của Parmentier) nhưng tác giả muôn phủ nhận người tiền Champa là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh.Như chúng tôi đã đề cập, những nghiên cứu của J. Chidainel và H. Parmentier là những nghiên cứu rất xưa, trong thời điểm mà các phát hiện về Sa Huỳnh vẫn còn ở giai đoạn đầu tiên, hàng chục năm sau khi các bài viết này ra đời, nhiều phát hiện mới về Sa Huỳnh cũng xuất hiện, thay đổi nhiều nhận thức về nền văn hóa ấy, và từng ấy thời gian nhiều bài viết, công trình nghiên cứu mới đã ra đời. Tuy nhiên, nhóm tác giả dường như không cập nhật chúng, đây là lỗi nghiêm trọng nhất của một công trình khoa học.

Trong thực tế, những phát hiện mới đã làm thay đổi các nhận thức cơ bản về chủ nhân và phạm vi của văn hóa Sa huỳnh của các học giả phương Tây trước đây. Theo các nghiên cứu mới, chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh chính là người bản địa,chính họ đã đóng góp vào sự chuyển biến từ Sa Huỳnh sang giai đoạn hình thành các nhà nước sơ khai ở miền Trung như Lâm Ấp và sau này là Champa, phạm vi của nền văn hóa này không chỉ bó hẹp ở Trung Trung Bộ (Quảng Nam đến Phú Yên) mà còn đến tận Nam Trung Bộ (Khánh Hòa đến Bình Thuận)[7]. Quá trình chuyển biến từ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Champa là một quá trình liên tục, chủ yếu chuyển biến từ tác động nội sinh hơn là các tác nhân cơ học bên ngoài, tức từ Sa huỳnh sang tiền Champa không hề có sự can thiệp từ bên ngoài, do đó chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh là những người tiền Champa[8].

  • Ranh giới và địa giới của hai nước Việt cổ và Champa đầu công nguyên.

Một khi đã phủ nhận vai trò hậu duệ của người Champa đối với nên văn hóa cổ Sa Huỳnh, nhất là ở miền Trung Trung Bộ (mà theo các tác giả là từ Quảng Nam đến Phú Yên)

Be the first person to like this.