Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On February 14, 2015
Valentine (Lễ tình nhân) là dịp mà các đôi uyên ương trao cho nhau những lời ngọt ngào, ý nghĩa để thể hiện tình cảm của mình, dưới đây là những lời chúc nhân mùa yêu năm 2015 mà Tinmoi.vn ưu tầm để gửi đến các bạn. Chúc các bạn một mùa Valentine ngập tràn hạnh phúc. Những lời chúc Valentine ngọt ngào là cả tấm lòng người gửi muốn thể hiện Những lời chúc Valentine ngọt ngào dành cho những ai đang yêu "Anh đã luôn mơ những giấc mơ thật đẹp, những giấc mơ trong đó có em…Em đến bên anh thật nồng nàn, say đắm như sự sắp đặt của số phận. Trong mơ, anh là người hạnh phúc, và anh cứ muốn kéo dài giấc mơ hạnh phúc ấy, kéo dài mãi mãi…Chúc em yêu một Valentine thật vui vẻ và hãy nhớ đến anh.”  Anh sẽ luôn nắm tay em ở chỗ đông người, không phải vì sợ em lạc mất, mà để mọi người nhìn vào trầm trồ rằng “hai đứa nó đang yêu nhau đấy”. Trên thiên đường có 10 thiên thần: 5 thiên thần đang chơi đùa, 4 thiên thần đang nói chuyện và 1 thiên thần đang đọc tin nhắn này."Nếu có bản án dành cho anh vì đã yêu em thì anh xin đứng trước toà và nhận bản án chung thân được bên em suốt đời...". "Châu Âu ngủ, Châu Á cũng đang ngủ, Châu Mỹ đang tối dần, chỉ có đôi mắt đẹp nhất trên thế giới này đang đọc tin nhắn của anh. Happy Valentine Day." Anh, người yêu của em. Em biết rằng mình đã chờ đợi anh “mấy chục” năm nay và anh cũng như vậy. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình để cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta nhận ra nhau.Anh yêu! Em yêu anh không vì anh đẹp trai, không vì anh giàu có … mà đơn giản là em yêu anh chứ không vì một lý do nào khác cả. Em không biết sẽ dành tặng cho anh món quà gì vì em nghĩ rằng chúng sẽ không thể hiện hết tất cả tình cảm em dành cho anh Những lời chúc ý nghĩa cho một mùa Valentine hạnh phúc đến với mọi người  "Xin chào bạn. Đây là tổng đài tin nhắn. Ấn phím 1 để có 1 lời khen. Phím 2 cho một lời chúc tốt đẹp. Phím 3 cho 1 nụ hôn. Phím 4 cho 1 cuộc hẹn. Nếu muốn tất cả hãy bấm số của tôi"Em xin lỗi anh hôm nay em bị hạn chế nhắn tin cho anh rồi... Hôm nay khám bệnh, bác sĩ bảo em phải hạn chế với những gì ngọt ngọt… mà anh lại ngọt ngào số một. Em đang liều mạng với tin nhắn này đấy. Happy Valentine-Day. Dành cho những ai đang cô đơn Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác lại mở ra. Nếu bạn vừa chia tay với mối tình trước, hãy cố gắng bước qua nỗi buồn vì đâu đó vẫn có người đang chờ đợi bạn. Hãy ngừng ngóng trông về nơi cánh cửa đã đóng mà hãy dành cơ hội cho cánh cửa đang mở ra vì bạn. Đừng quên rằng bên cạnh bạn vẫn còn rất nhiều những người bạn thân. Chúc bạn có một ngày Valentine thật vui bên cạnh những người bạn tuyệt vời của bạn. Và mong cho bạn sớm tìm được tình yêu đích thực của mình. Những lời chúc Valentine hài hước cho ngày Valentine  (Hài hước) "Nếu có bản án dành cho anh vì đã yêu em thì anh xin đứng trước toà và nhận bản án chung thân được bên em suốt đời..." (Hài hước) Em ơi, lúc em đọc tin nhắn này, e đã nợ anh 1 cuộc hẹn. Xoá tin nhắn này, e sẽ nợ a 1 cuộc tình. Lưu tin nhắn này là e nợ anh 1 nụ hôn. Trả lời anh, em nợ anh tất cả. Còn nếu em không trả lời thì em…. đã yêu anh. Hihi, chúc em Valentine vui vẻ. (Hài hước) Thầy Toán dạy anh 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây, nhưng thầy chẳng nói với anh 1 giây không có em lại bằng tới 100 năm. Nhớ em! Hãy cũng cố gắng nhé Gấu yêu, chúng mình quyết tâm đỗ đại học yêu thích nhé. Tớ yêu cậu nhiều cám ơn cậu đã động lực thêm sức mạnh trong học tập cũng như trong cuộc sống.  Những lời chúc Valentine ngọt ngào khiến cho nàng cảm động bất ngờ : Hãy giữ mãi nụ cười trên môi nhé em! Em có biết là, em rất dễ thương khi em cười không? Anh nhìn chỉ muốn Cắn trên đôi môi đó hằng ngày để khắc sâu thêm tính yêu của anh dành cho em. Hãy cho anh cơ hội được chăm sóc nụ cười đó nha em. Đây là Valentine đầu tiên của anh và của chúng ta.  Cái nụ hôn đầu tiên ôi sao thật ngọt ngào anh không thể quên được em à, Cám ơn tính yêu mà em dành cho anh. Yêu em nhiều lắm lắm cún con à. Em yêu à… Anh hứa sẽ luôn nắm chặt tay em, cùng em đi đến cuối con đường tình yêu của hai chúng mình và làm cho em trở thành người hạnh phúc vui vẻ nhất thế gian. Hãy tin tưởng vào anh em nhé. Chúc em một Valentine hạnh phúc. Nếu em là gió… thì tình anh là thảo nguyên mênh mông… Gió có thể vui chơi với mây trắng, đùa giỡn với cánh diều nhỏ…Nhưng gió không thể nhận ra chính mình nếu ngọn cỏ của thảo nguyên không lay động… Em rất vui vì đã có mặt trong giấc mơ của anh – giấc mơ mà anh là người hạnh phúc. Nhưng em mong rằng mình sẽ có mặt trong cuộc sống của anh – nơi mà cả hai chúng ta đều hạnh phúc…Em sẽ nhớ đến anh…sẽ cố nhớ đến anh…Vì em…(Chính em mà thôi)…” Lời chúc Valentine hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn trai :  Anh, người yêu của em. Em biết rằng mình đã chờ đợi anh “mấy chục” năm nay và anh cũng như vậy. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình để cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta nhận ra nhau. Anh yêu! Em yêu anh không vì anh đẹp trai, không vì anh giàu có … mà đơn giản là em yêu anh chứ không vì một lý do nào khác cả. Em không biết sẽ dành tặng cho anh món quà gì vì em nghĩ rằng chúng sẽ không thể hiện hết tất cả tình cảm em dành cho anh. "Trên Trái Đất có 8.000.000.000 người. Và em không hiểu vì sao em chỉ nhắn tin cho mỗi mình anh. Có lẽ vì 7.999.999.999 người còn lại không thể thay thế được anh."Em mong rằng em sẽ nhận được món quà rất lớn từ anh – Đó chính là tình yêu của anh, có được không anh? Lần đầu tiên em nhìn thấy anh, em đã thấy tình yêu… Lần đầu tiên anh chạm vào em, em đã cảm nhận được tình yêu. Và sau những khoảng thời gian đó, anh vẫn là người duy nhất em yêu. Đã có đứa nào trong cái đám bạn lẻo mép của mình mách với em rằng anh yêu em nhiều lắm lắm chưa? Chưa có hả? Thôi để anh nói nhé “I love U”. Happy Valentine’s Day! Hôm nay anh nhờ bưu điện gửi tới tặng em một món quà. Đó là nỗi nhớ của anh dành cho em lúc này. Nhưng rất tiếc họ từ chối. Họ bảo vì nó quá lớn. Anh phải làm sao đây? Will you be my Valentine? Lời chúc Valentine dành cho những ai yêu mà không dám nói Những lời chúc Valentine ý nghĩa thay lời khó nói cho những ai yêu đơn phương Thật đáng tiếc khi bạn yêu đơn phương, nhưng còn đáng tiếc hơn nếu bạn yêu mà không dám nói cho người bạn yêu rằng bạn đang nghĩ gì. Khi bạn yêu một ai đó hãy dũng cảm đến nói với họ vì thánh Valentine đã dành cho bạn một ngày đặc biệt để bạn có thể làm điều đó. Chúc bạn có đủ tự tin và dũng cảm để thổ lộ với người ấy, và mong rằng người ta cũng sẽ đáp lại tình cảm của bạn một cách chân thành nhất. Dã Quỳ (Tổng hợp)   Nguồn : Người đưa tin
0 Rating 262 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On February 3, 2015
KHÓC NÀNG MỴ Ê                                            “Châu Giang một giải sông dài,                         Thuyền ai than thở một người Cung phi!...”                                                              Tản Đà.   Gió Châu giang, gió gào cung oán Trong sương mờ ai khóc thảm thương. Có phải nàng Mỵ Ê của Chiêm Thành năm ấy? Đã gieo mình xuống bãi sông đây. Ta nghe đâu đây, tiếng Chiêm nương than thở, Và lại buồn tiếc nhớ thuỡ xa xưa: “ - Cái thuở giang sơn còn chiến loạn, Phận má đào tựu cánh bèo trôi. Kẻ ngang tàn vùi hoa, dập liễu, Để Hoa Vàng rụng xuống bến sông sâu. Và từ đó tiếng lòng sông vang vọng, Như tiếng người con gái khóc đêm trăng.” Ta đứng đây, nơi Chiêm nương tuẫn tiết, Để khóc người thiếu nữ liệt trinh. Nàng không chết dù xác thân đã mất, Vẫn sống hoài sống mãi với non sông. Đây dưới đáy Châu giang thăm thẳm, Anh linh nàng vẫn khóc với nhân gian.  Ja shaklikei    
0 Rating 385 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On January 17, 2015
Hader Wek Ka Kadha Adaoh Gru Dang Nang Qua Thekwa Palei Ram Di kraong gah ka Bruh hu ralo banek nduec trun marai tel banek patau. Banek patau nan nduec aia nao ka dua mblang hamu, nan mblang hamu palei hamu Tanran saong mblang hamu palei hamu Craok.Tel di thun banek patau ni pacalah, gah hamu palei hamu Craok di hu aia ngap hamu pala padai o. Yau nan ye gru Dang Nang Qua hu panâh kadha adaoh “Palei Dahlak” yau ni: "Palei dahlak takik hamu o padaiGaok ndua pak thun dak raiTanâh len raong pa-ndar ni maraiMada nagar urang , kasaot min palei drei.Juai wer tanâh aia muk keiKhik kajep adei sa-ai manaok drei." Palei hamu Craok nan sa palei ngap gaok glah mâng haluk tanâh len hu pajieng mâng ong muk kei caik marai tel harei ni. Wak di harei dua, bulan sapluh, thun dua ribau sa pluh pak. Bel Seattle, Washington  --------------------------------------------***-------------------------------------------- hd-^ w-` k\ kD aOd_H RgU d) N-) k\W  d[ ORk= gH k\ RbUH hU rOl bn-` VW-! RtU# mEr t-& bn-` pt-U ; bn-` pt-U N# VW-! aY On_ k\ dW vL) hmU ; N# vL) hmU pl] hmU tRn# Os= vL) hmU pl] hmU ORc_` ;t-& d{ TU# bn-` pt-U n{ pclH ; gH hmU pl] hmU ORc_` d{ hU aY Q$ hmU pl pEd o ; y-U N# y| RgU d) N-) k\W hU pnIH kD aOd_H “pl] dhL`” y-U n{ :  pl] dhL` tk[` hmU o pEd Og_` VW p` TU# d` Er tnIH l-# Or= pV^ n{ mEr md ng^ ur) ; kOs_@ m[# pl] Rd] EjW w-^ tnIH aY mU` k] K[` kj-$ ad] SEA mOn_` Rd]  ; pl] hmU ORc_` N# s pl] Q$ Og_` gLH mI~ hlU` tnIH l-# hU pjY-~ mI~ o) mU` k] Ec` mEr t-& hr] n{ ; w` d{ hr] 2 ; bUl# 10 TU# 2014 ; b-& Seattle, Washington  
0 Rating 291 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On January 8, 2015
Brem guh brem guh li-an yawa deng halei? urang  ndih sa drei mâdeh sanâng gilac padruai yau urang rinaih o thuw ruai yau hala phun buai di pa-ndiak balan bhang urang alah urang tapong kang urang gila urang ngap cek   hala pah angin jawing ye hala buai laik ye angin yuk nao halei? dhan thu ye deng karei hala buai dhan thu harei uni ngap habar? ngap hagait bijip bisamar likei yaom sa amar gilac agha phun   hala buai laik trun dhan mâlun dhan phun laik trun phun yau urang o hu tangin hala dhan hu kajap o min yaom hu gok agha rim yawa oh kanda ribuk hala buai dhan thu yau sa mbuk urang gila ngap cek angin ribuk nyu o thuw   rai hadiip hu kandah hu lingau ka-ndah ka-ndaiy birau phun mâti tamâ gruk prân yawa buai nao halei plaih angin o yuk? urang gila urang cek o thuw likuk nyu nan hagait pah tada pik mata nduec o thuw hagait bién halei libuh maong tanat mbuah kar o sumu   rai uni likei ngap habar nao bisumu? thuw akhar thuw adat mânuh o siam o jieng ra laor kataor ngap hagait o hajieng pajantian urang khing drah min khik tian urang hu o daok deng habar khing thraong di ilimo? njep lac tok drap bidrah o njep lac tok yamân sa birok o   bhum bhap mâng kal cahya lo rai uni ka-ndah kan-daiy o kahria bijip bisamar o siam bhap bini ngap habar thraong di alam? thei hatai siam khing khik thraong paran? danaw hamu kapek dom ikan, adang bhap bini mâng kal urang jak buh prân ngap khing bijieng   mâlam sup, brem guh ngan hadah mblang ula  taglaoh gawang rup praong hatai cagraw urang jak plaih ula klaw urang gila ye nao hataw o gaok aia danaw cheh buei sa drei anâk naok ranyah iku mâ-in parabaoh tok hatai mânei aia danaw   ***  Mờ sáng   mờ sáng lạnh, hồn người đâu mất? ta nằm một mình, nghĩ lại buồn nhưđứa trẻ không thểđi như lá héo giữa nắng khô kẻ lười thì chống cầm kẻ ngốc thì kiêu căng   lá khô gió xoáy đó lá héo rồi gió thổi đi đâu? cành khô thì cách biệt lá héo cành khô, hôm nay làm sao? làm sao thật rõ, thật nhanh ta chỉ muốn trở lại nguồn cội   lá héo rơi, cành trọc cành lìa khỏi, cây như kẻ không tay cành lá chẳng vững chỉ có gốc rễđủ mạnh không sợ bão lá héo cành khô một đống kẻ khờ dại kiêu căng, bão táp chẳng biết đến   cuộc đời gian nan và hương mát gian truân bước đầu tiên sức tàn sao chịu nổi gió bão? kẻ ngốc, kẻ khờ chẳng biết đằng sau là gì vỗ ngực nhắm mắt chạy, chẳng hề biết khi nào vấp ngã, nhận ra chẳng kịp   cuộc đời bây giờ, ta làm gì cho kịp? giỏi chữ nghĩa, giỏi phong tục tính không tốt chẳng được kẻ gian dối làm gì chẳng nên dụ lòng người thì nhanh mà giữ lòng người không được sống sao giữ lại văn hóa chẳng phải lấy của cho nhanh, chẳng phải nếm ngọt chốc lát   xứ sở này xưa kia anh dũng cuộc đời hấp hối không nghĩ kĩ và nhanh không được làm sao xứ sở tồn tại mãi trên cõi đời? ai lòng tốt giữ lấy dân tộc vũng nước trên đồng ve vẩy cá, tôm khi xưa kẻ khôn làm nên dân tộc   đêm tối, đầu hôm hay mờ sáng con rắn mù cuộn mình ngồi chễm chệ kẻ khôn thì tránh được kẻ dại thì đi đâu chẳng gặp con lòng tong vẫn vẫy lên giữa vũng nước ve vẩy cái đuôi chơi bong bóng giữa vũng lầy --- Rb< gUH Rb< gUH l[a# yw d-) hl] ?ur) V[H s Rd] mId-H snI~ g[l! pERdW y-U ur) r[EnH o TU* ErW y-U hl PU# EbW d{ pVY` bl# B) ur) alH ur) tOp~ k) ur) g[l ur) q$ c-` hl pH aq[# jw{~ y- hl EbW El` y- aq[# yU` On_ hl] ?D# TU y- d-) kr] hl EbW D# TU hr] un{ q$ hb^ ?q$ hEg@ b[j[$ b[sm^ l[k] Oy+ s am^ g[l! aG PU# hl EbW El` RtU# D# mIlU# D# PU# El` RtU# PU# y-U ur) o hU tq[# hl D# hU kj$ o m[# Oy+ hU Og` aG r} yw oH kV r[bU` hl EbW D# TU y-U s vU` ur) g[l q$ c-` aq[# r[bU` zU o TU* Er hdY[$ hU kVH hU l[q-U kVH kEV% b[r-U PU# mIt{ tmI RgU` RpI# yw EbW On_ hl] EpLH aq[# o yU` ?ur) g[l ur) c-` o TU* l[kU` zU n# hEg@ pH td p[` mt VW-! o TU* hEg@ ObY-# hl] l[bUH Om= tn@ vWH k^ o sUmU Er un{ l[k] q$ hb^ On_ b[sUmU ?TU* aK^ TU* ad@ mInUH o sY. o jY-~ r Ol_^ kOt_^ q$ hEg@ o hjY-~ pj#tY# ur) K{~ RdH m[# K[` tY# ur) hU o Od_` d-) hb^ K{~ ORT= d{ il[Om ?x-$ l! Ot` Rd$ b[RdH o x-$ l! Ot` ymI# s b[Or` o B.U B$ mI~ k& cHy Ol Er un{ kVH k#Ed% o kRhY b[j[$ b[sm^ o sY. B$ b[n{ q$ hb^ ORT= d{ al. ?T] hEt sY. K{~ K[` ORT= pr# ?dn* hmU kp-` Od. ik# , ad) B$ b[n{ mI~ k& ur) j` bUH RpI# q$ K{~ b[jY-~ mIl. sU$ , Rb< gUH q# hdH vL) ul tOgL_H gw) rU$ ORp= hEt cRg* ur) j` EpLH ul kL* ur) g[l y- On_ ht* o Og_` aY dn* C-H bW] s Rd] anI` On_` rzH ikU mIi# prOb_H Ot` hEt mIn] aY dn*    Sri Thaoh
0 Rating 428 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On January 7, 2015
BINGUK URANG MÂYUT thei yam tapa urang ni krân? mbaok mâta hadah hadai takai yam lidia aia ribaong jangaih, thei yam tapa? binguk trun ribaong haluei di aia ribaong dalam bak hatai tian aia di ribaong nduec tal halei? aia nduec tamâ kraong, tamâ tasik pandiak chang trun chang hamiet nyâ ka urang ni krân binguk adei di katua aia ribaong urang ni khin tanyi klaoh hatai tian adei yam tapa katua binguk trun aia aia ba binguk nao halei? --- BÓNG NGƯỜI TÌNH chàng ngắm ai bước ngang khuôn mặt diễm lệ dáng thư thả nước mương trong, ai bước ngang? soi bóng theo dòng in bóng mặt nước dòng mương sâu chở tình dòng nước đi tới đâu? nước trôi vào sông, biển nắng rọi xuống chiếu hoài nhé cho chàng suy tư bóng em trên cầu mương chàng muốn hỏi nôn nao em bước qua cầu soi bóng mặt nước nước in bóng em trôi đâu?  ----- b[qU` ur) myU@   T] y. tp\ ur) n{ RkI# Ov_` mt\ hdH hEd tEk y. l[dY aY\ r[Ob= jEqH T] y. tp b[qU` RtU# r[Ob= hlW] d{ aY   r[Ob= dl. b` hEt tY# aY d{ r[Ob= VW-! t& hl] aY VW-! tm ORk=  tm tS[` pVY` C) RtU# C) hmY-@ z\ k ur) n{ RkI#   b[qU` ad] d{ ktW\ aY r[Ob= ur) n{ K[# tz[ OkL_H hEt tY# ad] y. tp\ ktW b[qU` RtU# aY aY\ b b[qU` On_ hl] Sri Thraoh    
0 Rating 196 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On December 29, 2014
Bingu Throh Drei  Bel Pataih ndik asaih aiek binguMboh ralo bingu gheh thau ruah ber haleiKamei dara yau bingu throh dreiLi-nguw bingu yamân hiak ralo kadit marai ndem Adei ley cang hagait harei malamPok mata maong akaok ruah dam siam likeiSiam likei praong thaik o kareiDuh hatai pa-ndik akaok malam harei mâk madau Bingu gheh  bingu buai juai malauHarei tapa bel Pataih mang thau ka dreiSa-ai ley juai klao balei ka adeiThan kamei yau gep thei jang caong khin   Hoa Nở Rộ Mùa xuân cưỡi ngựa xem hoaThấy nhiều hoa đẹp biết chọn màu nào đâyGái xuân như hoa nở rộNhụy hoa ngọt khàn nhiều bướm đến đậu Em ơi đợi chi ngày đêmĐưa mắt trông mong chọn chàng đẹp traiĐiển trai to tướng đâu khác gìÂu lo nhức óc đêm ngày bắt ghen  Hoa đẹp hoa tàn đừng thẹnNgày qua xuân tiết mới biết thân mìnhAnh ơi đừng cười cho emThân gái đều vậy ai cũng ước mong ---------------------------***--------------------------- B[qU ORTH Rd] b-& pEtH V[` aEsH aY-` b[qUOvH rOl b[qU G-H T-U rWH b-^ hl]km] dr y-U b[qU ORTH Rd]l[qU* b[qU ymI# hY` rOl kd[@ MEr V< ad] l-% c) hEg@ hr] Ml.Op` Mt\ Om= aOk_` rWH d. sY. l[k]sY. l[k] ORp= ET` o kr]dUH hEt pV[` aOk_` Ml. hr] mI` Md-U b[qU G-H b[qU EbW EjW Ml-Uhr] tp b-& pEtH m) T-U k\ Rd]SEA l-% EjW OkL_ bl] k\ ad]T# km] y-U g-$ T] j) Oc= K[#  
0 Rating 232 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On December 24, 2014
NHỮNG CÂY XƯƠNG RỒNG NỞ HOA Tùy bút           Vùng đất Panduranga, nằm về phía cực Nam miền Trung đất nước, vùng đất đầy nắng, gió, ít mưa và khô hạn.Dải đất ấy tựa mình vào núi, bị biển bao phủ ở phía Đông, chỉ còn sót lại những cánh đồng nhỏ hẹp trên tuyến đường Bắc - Nam ở trung tâm xứ sở. Nơi ấy, hằng năm biển khơi cuồn cuộn mang trong mình tiếng “gào thét” cuồng nộ của những trận bão trùng dương đe dọa vào lòng đất mẹ.Mưa, những trận mưa hiếm hoi nhưng daidẳngđi theo gió bãolàm nát bờ kênh, con mương, làm cho đồng ruộng ngập tràn nước lũ, mùa màng thất bát, tan hoang…  Nhưng bão tố, phong ba và tiếng thét gào của trùng dương, không khắc nghiệt bằng cái nắng như thiêu như đốt, làm cháy da cháy thịt, bằng cái gió như rang, như tát và bằng cái khô hạn của xứ sở ít mưa nhất nước. Vào những mùa hạn ấy, sông cạn đấy, mặt đất nứt nẻ, hằng rõ những vết “chân chim”,  bóc lên một mùi “khen khét” như một chảo dầu đang nóng,  ruồng đồng thì khô héo, cây lúa héo hon, trâu bò đợi nước mòn mỏi… Kỳ lạ thay! Trên mảnh đất khô cằn, nứt nẻ, đất nằng và gió ấy! Có một loài cây vẫn trường tồn, với sức sống phi thường và mãnh liệt, dường như bất chấp tất  cả những khắc nghiệt, những khổ sở mà thiên nhiên “gieo” vào lòng đất mẹ. Trên những cồn cát của quê hương, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn sinh sôi từ ngàn đời nay như thách thức tất cả những đe dọa, thử thách của nằng, của gió, của trùng dương muôn đời dậy sóng… Ở mảnh đất ấy, bên cạnh những đồi cây xương rồng là những Palei Chăm đã có từ lâu rồi, như là chứng nhân cho một thời quá vãng, khi tổ tiên họ còn là thần dân của vương quốc Champa xưa cũ. Trong đó có cái palei Krak, mà trên con đường vào Palei, bạt ngàn, bạt ngàn những cây xương rồng, tạo thành cả một rừng cây xương rồng.Rừng cây xương rồng ấy, dường như “ôm trọn” cả palei Krak trong mình nó. Cũng như các palei Chăm trên vùng đất Panduranga này, palei Krak mưa ít, nắng nhiều, năm nào cũng khô hạn. Con mương duy nhất chạy vào palei cách sông đến mười mấy cây số, ruộng đồng cũng vậy. Hằng năm cứ vào mùa hạn, cây lúa, cây khoai, cây bắp thiếu nước nằm chết yểu trên những đồng ruộng cằn khô, trơ sỏi đá, trâu, bò, dê, cừu… há hốc chờ nước, dáng đi xiêu quẹo, mắn nhấm mắt mở, rên lên những tiếng thoi thót…Nhìn cái cảnh tượng ấy, con người cũng ngao ngán, thở dài nhìn trời, nhìn đất mà trĩu nặng nỗi lo âu cho mùa màng năm tới. Thế nhưng! Cũng lạ kỳ thay! Cái palei Krak ấy, vẫn tồn tại từ bao đời nay, trên chính cái vùng đấtấy, con người vẫn sống, vẫn sinh sôi, vẫn con đàn, cháu đống. Đêm đêm cụ già vẫn vỗ trống Baranưng, ngâm cho lũ trẻ nghe những Ariya huyền thoại, những Damnưy cổ tích gợi nhắc về một quá khứ xa xăm huyền ảo. Dưới ánh trăng mờ, trai gái hẹn nhau bên bên nước, hát đối giao duyên ru lòng say đắm…Và đặc biệt, palei trong những mùa lễ hội - với điệu múa, lời ca, với tiếng xaranai, baranưng rộn rã, đàn em thơ khoe những tà áo mới, nam thanh, nữ tú dập dìu trẩy hội – lại chợt bừng tỉnh và đắm chìm trong niềm vui bất tận để quên đi những gánh nặng của đời thường.Lạ kỳ thay! Palei Krak, hay nói đúng hơn là những người con của palei này, có một sức sống mãnh liệt như chính những cây xương rồng nở quanh palei vậy! Trong cái palei nhỏ này, những người già như ông Than Takok, bà Nai Para như những cây xương rồng già, dù đã đuối sức sau một đời ròng rã, dù trên bóng thân ngà đã xuất hiện những nếp nhăn như những vết nứt trên thân những cây xương rồng già cổi. Nhưng các cụ, các bà lại có một sức sống bền bỉ, nghị lực phi thường dìu dắt và trở thành mẫu mực cho những thế hệ trẻ như những cây xương rồng tuy già, nhưng vẫn vươn mình che chở cho những cây xương rồng non mọc lên và trưởng thành, trong gió xương của những trận bảo cát, của cái hạn trên quê hương. Cụ Than Takok, một người đứng đầu làng, người điều hành hội đồng phong tục của cả palei. Cụ vẫn cần mẫn lưu giữ những kho sách cổ hiếm hoi, những điệu dân ca còn sót lại, rồi đêm đêm cụ đem ra đọc, hát và dạy cho những đứa trẻ. Cụ vẫn miệt mài gieo vào lòng con cháu vài ba ngôn ngữ cha ông, vài ba câu truyện cổ, dạy chúng biết thổi kèn Xaranai, đánh trống Ginang, kéo đàn Kanhi… Bà Nai Para, vợ ông, người chủ tộc họ Bàlamôn uy tín nhất thôn, bà vẫn đêm ngày truyền dạy cho những thiếu nữ những gia huấn ca Patauw Adat Kamei, dạy những cô gái biết dệt, biết múa, biết ca như ngày xưa bà và mẹ của bà dạy bà vậy…Những cụ già như ông Than Takok, bà Nai Para… như những người giữ “ngọn lửa” truyền thống của cái palei này vậy! Những thanh niên, thiếu nữ của palei Krak, thì như những cây xương rồng trưởng thành, đang vươn sức mình lên, cống hiến tuổi thành xuân cho cuộc đời để làm cho rừng cây ngày càng tươi trẻ, đậm sức sống trước những phong xương, bão táp. Những thiếu nữ như Mưsa vẫn hằng ngày múa những điệu khoang thai, với giọng hát trong ngần đêm đến niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời. Mưsa là người thiếu nữ đẹp nhất palei, nàng làm duyên sau khung cửi, ngày ngày dệt những sợi chỉ ước mơ, tô vẽ thêm cho sắc thắm của cuộc đời, nàng duyên dáng trong áo Dhai dân tộc, với chiếc khăn Matra nhung huyền trong những đêm hẹn ước… Còn những nam thanhnhư Para, lại cống hiến sức khỏe, sự cường tráng của mình vào lao động, chàng ngày ngày gặt ruộng, trồng khoai,… xây bồi sự ấm no của xóm làng. Những người thanh niên như chàng đã đem lại cho palei những hạt thóc đầy bồ, tôm cá đầy khoang, cho câu hạt nhặt quang mãi âm vang trên đất quê mình. Những cây xương rồng non, bé hơn, mới đâm chồi lại như những đứa trẻ thơ của cái palei Krak vậy. Chúng là những rặng xương rồng yếu, gai rất mềm dễ tổn thương, nhưng chính chúng lại được che chở, hấp thụ dinh dưỡng được san sẻ từ những cây lớn hơn. Những đứa trẻ của palei hồn nhiên, trong trẻo, chúng rong chơi trên trong xóm thôn quen thuộc, chúng thả hồn mình vào tiếng sáo, bóng diều, ngày ngày reo ca tiếng ca mục đồng. Và những buổi chiều giăng câu bắt cá, đêm đến chúng hát ca, reo hò, vui đùa ngộ ngĩnh, palei trong những đêm như vậy lại chợt rộn ràng, chợt tươi trẻ. Những đứa trẻ, như những xương rông non vẫn nở, để cho cuộc đời tươi trẻ, vui ca, để cho những gánh nặng, những suy tư về cuộc sống vơi đi ít nhiều. Trên dậm dài mảnh đất quê hương khô cằn, nắng, gió, nghèo nàn này, con người, nhất là người Chăm, như cái palei Krak vậy, họ vẫn sống, vẫn trường tồn, vẫn sinh con, đẻ cái. Và hơn hết, trong điều kiện kham khổ ấy, họ vẫn vui ca, vẫn hát hò, người già vẫn lưu giữ và truyền dạy cho con cháu mình những truyền thống của dân tộc. Nhưng nam thanh, nữ tú vẫn yêu nhau, vẫn mộng mơ vẫn đem cho đời câu ca, điệu múa vẫn lao động để tô điểm cho đời dù đời còn nhiều khó khăn thử thách. Những đứa trẻ, đem tuổi thời làm vui tượi và rộn ràng thôn ấp, chính chúng đã làm cho người lớn vơi đi phần nào những nỗi âu lo từ nụ cười hồn nhiên, ánh mắt trong trẻo, ngây thơ của mình. Lạ thay! Giữa cái xứ sở, cái mảnh đất thiếu vắng phì nhiêu, trải đầy nắng hạn.Con người vẫn vươn lên, không chỉ tồn tại mà còn phát triển, còn hát ca, còn bồi đắp cho cõi đời thêm tươi đẹp và dạy cho con cháu phải lưu giữ truyền thông, tiếp tục bồi đắp cho cuộc đời thêm tươi đẹp. Họ, như những cây xương rồng mọc lên ở mảnh đất này từ ngàn đời nay vậy! Và, ở đấy, họ đã nở hoa, như chính những bụi cây xương rồng nở hoa trên vùng trời đất mẹ.                                                                         JASHAKLIKEI                                                                         Panrang, tháng 11, 2014
0 Rating 160 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 7, 2014
 THÁP THIÊN THU Trên những dải cồn cát xa xăm Giữa những cánh đồng miên man gió thổi Và trùng dương muôn đời dậy sóng Dáng những tháp Chàm vận in dậm nơi đây. Từ thuở gò cao, gạch Chàm chất đống Cho đến lúc thành hình, nghệ sĩ tác dung nhan Tháp động mình trần, khói hương trầm nghi ngút Tăng lữ xướng kinh, quân vương dâng lễ  Tiếng kinh cầu vang vọng trốn linh thiêng Trải gió xương, lịch sử bao lần Tháp vẫn đứng hiên ngang từ độ ấy! Dù tuổi già đã ngấp nghé trên thân. Nhớ, thuở Khu Liên lập quốc Đến dặm đường Ô, Lý xót xa Chế Bồng Nga hành quân về ải Bắc Thành Đồ Bàn thất thủ máu xương tan. Phía biển khơi Cei Sit trở về Để đất nước lại ngập tràn hy vọng Dù chỉ là hy vọng thoáng qua mau Cho đến buổi chiều tàn trên xứ sở  Khi dân Chàm, máu cuộn, xương tuôn Nơi rừng sâu ai vong thân vị quốc? Phía đường mòn, lớp lớp kẻ lưu vong. Tháp vẫn đứng u buồn trên đất mẹ Thách thức phong trần, đánh đố thời gian Tháp vẫn đứng dù người đời quên lãng Nhìn thế nhân mà khóc biết bao lần. Ai, có thử một lần nhìn lại? Thấy mảnh gạch Chàm mà nhớ đến cố nhân Thấy những bức phù điêu vàng úa,  mà nghĩa về quá khứ lệ rưng rung. Thấy rêu xanh, in hằng lên dáng tháp  Mà nhớ về cố quốc Hay chăng? Thấy những vết chân chim trong lòng tháp, mà để lòng đau đấu nổi thương tan? Có thấy Siva trầm ngâm trên cửa Tháp,  chốn thiêng đường uất hận thâu canh? Có thấy vũ nữ apsara đang múa,  những điệu tang ca cho chốn điêu tàn?  Và có thấy chăng, trong lòng tháp cổ, tiếng oán than của kiếp đá mòn? Suốt mấy trăm năm, trên khắp miền đất mẹ Tháp lặng im đứng giữa cõi xa vời. Rồi một lần có ai chợt nhìn lại, Thấy Tháp kia, chết đứng, chạnh lòng? Ai, có biết chăng nỗi lòng của Tháp,  Vẫn ngậm ngùi, nức nở suốt thiên thu?    Ja shaklikei  
0 Rating 272 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On November 9, 2014
1CÂU CHUYỆN CỦA KHATHAYTác giả: Lựu Hoàng Điệp (Người dân tộc Chăm).Email: luuhoangdiep92@gmail.com2Chămpa hay Chiêm Thành là một vương quốc cổ ở miền trung Việt Nam. Chămpagồm 4 tiểu vương quốc, theo thứ tự từ bắc xuống nam là: Amaravati, Vijaya, Kautharavà Panduranga. Indrapura (đô thị sấm sét) là một đô thị thuộc xứ Amaravati, đây cũnglà kinh đô Chămpa từ năm 875 đến năm 982. Ở nơi đây từng tồn tại phật viện ĐồngDương lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.Năm 982, Indrapura bị tàn phá, người Chăm phải dời đô về phía nam. Kinh đô mới cótên là Vijaya, thuộc địa khu cùng tên Vijaya. Khathay là nhân vật sống trong thời kỳloạn lạc này.Về cuộc chiến tranh giữa Chămpa và Đại Cồ Việt năm 982. Đại Việt Sử Ký Toàn Thưcó chép lại như sau:“Vua thân đi đánh Chiêm Thành, thắng được. Trước đó vua sai Từ Mục, Ngô TửCanh sang sứ Chiêm Thành, bị người Chiêm bắt giữ. Vua giận, sai đóng chiến thuyềnsửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to.Bắt sống được quân sĩ của chúng nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người vàmột nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kểhàng vạn, san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”.3CÂU CHUYỆN CỦA KHATHAY (P1)Xưa kia, ở kinh đô Indrapura của vương quốc Chămpa cổ, có một đôi vợ chồng sinhsống bằng nghề buôn bán nhỏ. Cuộc sống của họ không thể nói là khá giả nhưng cũngkhông thiếu thốn. Hai vợ chồng chỉ sinh được một đứa con trai duy nhất, họ đặt tênđứa con ấy là Khathay, theo tiếng Chăm cổ lúc đó có nghĩa là "ánh sáng".18 năm sau, năm 979 sau công nguyên.Khathay bây giờ đã 18 tuổi. Cậu cùng với cha mẹ sống trong một gia đình yên ấm.Khathay nổi tiếng là người rất thông minh, cậu học rất nhanh và rất ham tìm hiểunhững thứ mới lạ. Cuộc sống yên ấm kéo dài không lâu thì biến cố xảy đến.Năm đó, vua Chămpa là Parameshvaravarman cử binh sang đánh nước Đại Cồ Việt.Khathay đã trưởng thành nên được triều đình huy động làm binh sĩ. Cậu phải vàodoanh trại để rèn luyện. Không lâu sau, Khathay giả từ cha mẹ, họ hàng, quê hương,cậu ra đi cùng với hơn 8 vạn chiến binh khác. Cậu vẫn luôn nhớ tới lời cha dặn trướckhi đi: "hãy trở về với cha mẹ".Năm 979, hạm đội Chămpa hơn tám vạn quân và 1200 chiến thuyền đã theo đườngbiển sang tấn công kinh đô Hoa Lư của Đại Cồ Việt.Ba ngày trôi qua trên biển. Hàng vạn thủy binh Chămpa vẫn tiếp tục khẩn trương tiếnlên trên những chiến thuyền. Tiếng hò vang như sấm của hàng vạn binh sĩ. Trời ngàycàng nhiều mây, gió ngày càng mạnh, sóng ngày càng lớn, những đàn chim khổng lồche kín cả bầu trời, chúng gào thét bay qua trên đầu đoàn quân viễn chinh báo hiểuđiềm chẳng lành.Một cơn bão mạnh đang tràn tới. Tiếng những binh sĩ la hét trong vô vọng. Nhữngchiến thuyền sừng sửng giờ như những khúc gỗ nhỏ bé trên dòng lũ dữ. Những chiếnthuyền lần lược bị cơn bão đánh chìm tan tác. Khathay và đồng đội vẫn còn bám trụtrên những chiếc thuyền, họ đang dùng tất cả những khả năng mình có để chống lại tửthần. Khathay phải bám thật chặt vào một cái cột và phải chứng kiến cảnh nhữngngười lính khác bị sóng cao, gió bão và mưa nặng hạt quật ngã xuống biển mà khôngthể làm gì cho họ. Khathay la lên “Pô Yang lơi, tại sao người lại trừng phạt chúngcon?”. Tiếng cha già vẫn văng vẳng bên tai cậu "hãy trở về với cha mẹ".Sau cơn bão, toàn bộ quân viễn chinh đã bị tan rã.Gần một ngày sau, những chiến thuyền sống sót cũng trôi dạt vào bờ. Cảnh tượng trênbờ thật khủng khiếp, hàng vạn binh sĩ bị chết đuối, bụng sình lên, bị những con kênhkênh bới móc. Bên cạnh những xác chết là hàng ngàn chiến thuyền đã bị tan nát, hưhỏng trôi dạt vào bờ. Cảnh tưởng hôi thối, chết chóc và hoang tàn ấy trãi dài trên mộtvùng bờ biển.Vừa lên bờ, kiệt sức vì mệt, Khathay cùng hàng vạn đồng đội sống sót khác bị nhữngbinh lính người Việt đón bắt và giải về trại tù binh. Trại có hơn hai vạn tù binh Chămcòn sống sót sau cơn bão, hầu hết họ đều mệt mỏi, đói và khát. Số phận của họ sẽđược định đoạt bởi vua nước Việt. Trong trại tù binh, ngồi nhìn hàng ngàn binh sĩ mệtmỏi, đói khát như những phế nhân. Khathay đang nghĩ ngợi, cậu không ngờ mình vẫncòn sống trên trần thế này."LƯƠNG THỰC", "LƯƠNG THỰC", "LƯƠNG THỰC".Tiếng hô vang của hàng ngàn binh sĩ Chăm. Đã hai ngày trôi qua, trại tù binh hơn 24vạn người được cung cấp lương thực một cách vô cùng thiếu thốn. Đã có gần trăm tùbinh chết đói. Cứ tình hình này thì tất cả các tù binh sẽ bị chết đói hết.Ngày thứ ba trong trại tù binh, thêm nhiều người chết đói, xô xác đã xảy ra giữa tùbinh và binh sĩ Việt.Ngày thứ tư, trại tù đã sắp hỗn loạn, lại xảy ra xung đột giữa binh lính và tù binh. Máuđã đổ, hàng chục binh lính và tù binh đã bị giết chết.Ngày thứ năm, lính Việt bắt hàng trăm tù binh chém đầu. Nhưng tình hình vẫn khôngđược cải thiện. Trại tù đã quá hỗn loạn, sắp xảy ra cuộc huyết chiến. Thấy sắp khôngthể kiểm soát được tình hình, viên quan canh giữ trại tù đã cử người lên Hoa Lư thôngbáo tình hình cho triều đình định đoạt.[Hoa Lư-kinh đô Đại Cồ Việt-cuối năm 979].Vua của nước Việt bấy giờ là Đinh Toàn mới 6 tuổi, quyền lực thực tế nằm trong taythập đạo tướng quân Lê Hoàn là nhiếp chính. Nước Việt mới trải qua cơn bão, lươngthực đang thiếu thốn. Lê Hoàn nổi tiếng là một người máu lạnh và dứt khoát. Sau khinhận được tin báo từ trại tù binh, ông ra lệnh:-chúng ta không có đủ lương thực cho bọn xâm lược, nhưng nếu thả chúng về nước sẽlà một mối hoạ cho nước ta sau này, hãy giết sạch bọn chúng, thực hiện việc này trướcsáng ngày mai.Triều đình Hoa Lư điều quân đến trại tù để thực hiện cuộc tắm máu. Nhưng ngay đêmhôm đó, tù binh đã nổi loạn. Gần 2 vạn tù binh liều chết phá trại, họ chiến đấu liềulĩnh, máu đã đổ rất nhiều. Cuối cùng, do vượt trội về số lượng, họ đã làm chủ đượctrại, cướp được nhiều vũ khí và lương thực. Nhận được tin quân Việt sắp tới, họnhanh chóng chạy xuống phía nam, họ chạy không ngoảnh mặt lại, sau được gần mộtngày đêm thì quân Việt đuổi kịp.Khathay cùng khoảng 3000 binh sĩ Chăm còn khoẻ mạnh đã tình nguyện cầm vũ khícướp được, họ đi sau cùng đoàn người, và sẽ quyết tử chiến nếu quân Việt đuổi tới.Đoàn người đang chạy qua một cây cầu bắt qua một con sông lớn nước chạy siết, đãrất gần biên giới Chămpa. Đoàn người qua được sắp hết thì hình như mặt đất đang hơirung rung nhè nhẹ. Khathay áp tai xuống sát đất nge. Đó là tiếng vó ngựa, tiếng bướcchân của hàng vạn binh sĩ. Khathay hô lên "QUÂN VIỆT ĐẾN RỒI". Cũng vừa kịpđoàn người đã qua cầu hết.Từ xa xa đã nghe thấy tiếng ngựa hí, đã thấy cờ hiệu màu vàng, là cờ hiệu quân Việt.Mọi người dùng hết sức, mọi cách để có thể phá sập cầu, nhưng cầu quá vững chắc,không thể phá sập ngay được. Khathay cùng khoảng 3000 quân Chăm quyết định ở lạibên này cầu chiến đấu nhằm ngăn chặn bước tiến của quân Việt và tạo thời gian chonhững người bên kia phá cầu.Quân Việt tiến đến cách quân Chăm một đoạn thì dừng lại, chuẩn bị cho cuộc giáp lácà. Hai vạn quân Việt binh phục đỏ-vàng, cờ hiệu vàng; và 3000 quân Chăm binhphục trắng-đen, cờ hiệu trắng. Trên một cây cầu hẹp thì số lượng trở nên vô nghĩa. Đólà một buổi chiều năm 979, mây đen phủ bầu trời như sắp mưa, tiếng những con kênhkênh đang bay lượn qua lại chuẩn bị cho bửa tiệc sắp sửa. Gió thổi ớn lạnh như cómùi tanh trong đó, Mây đen kéo đến nhiều hơn, và mưa đã bắt đầu trút.5Những hạt mưa đầu tiên vừa chạm đất. Tướng quân Việt hạ lệnh tấn công. QuânChăm quyết tử chiến, mũi giáo 2 bên đã bắt đầu chạm nhau, sắc đỏ đã chạm sắc trắng.Tiếng chém xoàn xoạt, tiếng đao kiếm chạm nhau ben ben, tiếng những con ngựachiến bị chém ngã quị xuống, tiếng la hét từ giả cõi đời của những binh sĩ, nhữngdòng máu bay tung toé hoà với những giọt mưa đang rơi, những cái đầu lăn lóc,những thân xác bị chém đứt không được vẹn toàn. Khathay cùng các binh sĩ Chămchiến đấu liều mình, do cây cầu hẹp nên quân Việt dù đông hơn vẫn không thể vượtqua. Sau một hồi giao chiến, tướng Việt bèn hạ lệnh lui quân.Một lúc sau, cung thủ Đại Cồ Việt tới, hàng ngàn cung thủ bắn những đợt cung tênhướng vào quân Chămpa. Hàng vạn mũi tên bay như những đàn châu chấu khổng lồgăm vào binh sĩ Chăm, quân Chăm bị trúng tên, chết gối lên nhau. Khathay bị trúngtên ở cánh tay, trong lúc hoang mang cậu bị đẩy rớt xuống cầu.Khathay đang rơi, chàng vẫn kịp nhìn thấy các đồng đội còn lại bị mũi tên xuyên thân,đâu đó vẫn văng vẳng tiếng la ó, nhìn những hạt mưa rơi theo như xen lẫn những giọtmáu đỏ.6CÂU CHUYỆN CỦA KHATHAY (P2)Ngay sau khi đã tiêu diệt quân Chăm, quân Việt liền tràn qua cầu. Qua được một nữathì cầu bị sập, người ngựa đều rơi xuống sông. Không thể qua sông nên quân Việtphải lui về. Mười mấy ngàn người Chăm nhờ thế mà có thể bình an trở về quê hương.Lại nói đến Khathay, sau khi rơi xuống nước thì bị cuốn theo dòng nước. Nhìn thấycầu bị sập, có nhiều khúc gỗ lớn nổi trên mặt nước. Chàng dùng tất cả sức lực còn lạicủa mình bơi ngược dòng bám chặt lấy một khúc gỗ lớn. Nhờ vậy mà chàng sống sót.Một lát sau, khúc gỗ trôi qua bên kia sông. Khathay lên bờ sông, người mệt lã lại bịthương, chàng ngủ thiếp luôn trên bãi cát trắng. Màng đêm buông xuống, có một ônglão tốt bụng đi ngang qua, thấy có người bị thương đang nằm trên bãi cát thì tiến đếngần kêu dậy:-Cậu ơi! Dậy đi, cậu ơi!Khathay vì mất nhiều máu nên đã bất tỉnh, thấy vậy ông lão bèn cõng chàng về cănnhà của ông lão gần đó để chữa trị.Chàng tỉnh dậy, thấy vết thương trên cánh tay đã được băng bó cận thận. Đang đói,thấy bát cháo trước mặt nên chàng liền húp sạch cháo. Ăn xong bát cháo, chàng cảmthấy mình đã khỏe lại nhiều. Một lát sau thì một bà lão bước vô nhà. Bà nhìn chàngmột lúc rồi hỏi:-Cậu tỉnh rồi à, cậu thấy trong người khỏe hơn chưa?Không hiểu tiếng Việt nên Khathay không biết phải nói gì. Bà lão nói tiếp bằng tiếngChăm.Bà lão: Cậu làm sao mà bị thương vậy?Khathay: Tôi, tôi bị tên bắn. Sao bà lại nói được tiếng Chăm?Bà lão: Tôi vốn là người Chăm, qua đây sinh sống đã lâu.Gặp được đồng hương thì Khathay vô cùng mừng rỡ. Chàng quì xuống nắm lấy tay bàlão:-Cảm ơn lão nhiều lắm! không có lão thì chắc tôi chết nơi đây rồi!Hai ông bà lão ấy sống với nhau trong một căn nhà tranh ven sông. Lúc trước vì bàlão bị vu oan là phù thủy nên phải lánh nạn qua đây sống, tuy sống ở đất người, nhưnghai lão vẫn ngày đêm nhớ về quê hương, nhớ về đứa cháu gái vẫn còn đang ở cốhương. Gặp được người đồng hương bị nạn, hai ông bà ra sức giúp đỡ.Khathay ở căn nhà đó dưỡng thương được ba ngày thì đã khỏe hẵn lại. Hai ông bà lãocung cấp cho chàng lương khô và ngân lượng để chàng có thể trở về quê hương.Khathay: Nay con phải trở về, ân tình này của hai lão, con nguyện ghi nhớ suốt đời!Ông lão: Ừ, thì đã đến lúc con phải về. Khi đã qua nơi ấy, ta có một việc muốn congiúp đỡ.Khathay: Hai lão cứ nói, bằng bất cứ giá nào con cũng sẽ giúp.Bà lão lấy ra một cái khăn trắng, hoa văn màu đỏ đưa cho Khathay rồi nói:-Con hãy tìm đến Plây Căm (Làng Căm), xứ Amaravati. Ở nơi đó có cháu gái ta tên làSasa. Hãy đưa cái khăn này cho nó, nói rằng ông bà ở quê người vẫn bình yên!Khathay: Vâng, con nhất định sẽ trao chiếc khăn này cho Sasa. Nhất định!Nói rồi, Khathay vĩnh biệt hai ông bà lão rồi ra đi.7Ba ngày sau, Khathay đã qua địa phận Chămpa, khi đang đi ngang qua một khúc sôngthì thấy có một cô gái nhảy xuống sông tự vẫn. Không kịp nghĩ nhiều, Khathay liềnnhảy xuống sông vớt cô ấy lên. Cô ta vẫn còn sống. Được vớt lên, cô gái trừng trừngnhìn Khathay. Tưởng cô gái giận mình, Khathay phân minh:-Tôi, tôi biết là cô muốn chết, nhưng tôi không thể thấy chết mà không cứu.Cô gái ấy lại trừng trừng nhìn Khathay hơn nữa nhưng lại không nói gì.Khathay nói tiếp: Cô tên gì? Cô còn trẻ, sao lại muốn chết chứ?Cô gái: Tôi tên Garê. Hồi nãy tôi còn muốn chết, nhưng giờ thì tôi lại rất muốn sống.Cũng nhờ anh, nếu không thì tôi chết vì quyết định dại dột của mình rồi, cảm ơn anh!Khathay cười rồi nói: Không có gì, thấy sự như vậy, giúp được thì giúp thôi.Garê: Nay, anh theo tôi về làng tôi nhé, nhờ anh mà tôi vẫn còn sống. Tôi phải báođáp anh.Khathay: Ôi không, tôi còn phải về, nhà tôi xa lắm. Ơn này, cô không cần phải báođáp đâu.Garê: Không! Anh nhất định phải về với tôi, nếu anh không về với tôi, tôi sẽ lại nhảyxuống con sông này. Coi như anh tốn công cứu người vô ích.Thế là Khathay phải cùng Garê về làng của cô ấy. Làng của Garê tên là Plây Cang,một ngôi làng ven biển chuyên đánh bắt cá và buôn bán. Ngôi làng ấy ở phía bắc xứAmaravati, nơi giáp ranh giữa Đại Cồ Việc và Chămpa . Garê năm nay 16 tuổi, Garêcó một người cha giàu có. Ông ấy tên là Khang, vợ ông Khang mất sớm chỉ để lại mộtđứa con gái nên ông rất quí đứa con gái ấy. Garê vốn bướng bỉnh, cô ta đi chơi thâuđêm mới về nhà, bị cha đánh rất đau. Nhất thời nóng giận nên muốn tự vẫn. Ở PlâyCang, Khathay được cha của Garê đối xử rất hậu. Chàng thật thà, lại khôi ngô, khỏemạnh nên rất được Garê yêu quí. Tối hôm đó, trời trăng thanh gió mát, chỉ hai người ởbên ngọn lửa dưới gốc cây. Garê tựa đầu vào vai Khathay.Garê: Ai nhu lơi! (Chàng ơi!)Khathay: Chàng đây!Garê: Em yêu chàng nhiều lắm!Khathay: Chàng cũng yêu em nhiều lắm!Garê: Trời hôm nay mát lắm, trăng đêm nay đẹp lắm. Dưới gốc cây này, bên ngọn lửanày. Ta nguyện sẽ yêu nhau mãi nhé chàng!Khathay: Ừm, Ta sẽ mãi mãi yêu nhau, bên nhau suốt đời!…Lúc đó, ở Plây Cang có một con hổ thường đi quanh làng bắt người ăn thịt. Ngày thìcon hổ ở yên trong rừng gần đó để tránh thanh niên làng đi lùng bắt. Đêm về thì hổ điquanh làng, thấy ai thì hổ vồ ăn thịt. Dân làng rất khiếp sợ, dân làng quen đi biển,không biết đi rừng nên khó mà bắt được hổ. Nhiều người trong làng bị ăn thịt,Khathay thấy vậy thương lắm, cảnh tượng đau xót lắm. Chàng quyết định vào rừngmột mình trong đêm tối để giết cho được hổ, mặc cho ông Khang và Garê ngăn cản.8CÂU CHUYỆN CỦA KHATHAY (P3)Khathay tạm biệt ông Khang, Garê và dân làng Plây Cang. Chàng mang theo gươm,cung tên rồi vào rừng một mình. Nhiều trai làng khác muốn cùng đi với chàng, nhưngKhathay từ chối, sợ đi nhiều người sẽ làm kinh động hổ, khó mà giết được nó.Khathay bước đi, chàng bước từng bước nhẹ nhàng nhưng vững chắc, phong thái củamột binh sĩ già dặn. Chàng băng qua đồng cỏ tiến tới khu rừng. Vầng trăng sáng chiếulối chàng đi. Tới gần khu rừng, Khathay trèo lên một cái cây cao cho dễ quan sát. Đợicon hổ đi ra khỏi khu rừng sẽ dùng cung tên mà bắn nó. Gần nữa đêm thì hổ xuấthiện. Trái với tưởng tượng của Khathay, đây không phải là một con hổ to lớn đầy sứcmạnh mà chỉ là một con hổ gầy gò, đói khát và còn bị thương tật ở sau chân trái. Conhổ đang bước đi những bước mệt mỏi. Không còn nhiều thời gian để suy nghĩ,Khathay dùng cung tên bắn liền liên tiếp ba mũi tên. Một mũi tên trúng ngay môngphải con vật. Con vật gầm lên đau đớn rồi quay đầu chạy vào rừng. Khathay nhanhchóng lao xuống cây đuổi theo con vật. Tuy con vật đã chạy mất hút vào sâu trongrừng nhưng vẫn còn vết máu nó để lại trên đường chạy. Ánh trăng rất sáng giúpKhathay có thể lần theo vết máu mà tìm ra nơi ẩn náo của hổ. Chàng cứ theo vết máu,băng qua cánh rừng đầy thú dữ và trùng độc. Một hồi sau, chàng cũng tìm được nơi ấnnáo của nó. Đó là một cái hang đá nhỏ. Ánh trăng rọi vào trong hang giúp chàng cóthể quan sát bên trong. Ẩn nấp bên ngoài hang, chàng thấy trong đó không chỉ có mộtcon hổ mà còn có 5 con hổ con. Mỗi con hổ con chỉ nhỏ bằng con mèo. Con hổ mẹ bịthương nằm đó, nhìn kỹ vết thương ở chân trái, Khathay nhận ra đó là vết thương dotên bắn. Chàng ngẫm nghĩ rồi hiểu ra sự tình. Thì ra, con hổ đang nuôi con của nó,chân nó bị con người bắn bị thương nên nó không thể săn được các con thú trong rừngđể nuôi con. Nó đã phải đi xa tới tận biển để săn người. Vì người yếu ớt, dễ săn hơn.Thì ra, chính con người đã ám hại nó trước. Có thể nó muốn trả thù con người, hoặccó lẽ nó không còn con đường nào khác là phải săn người.Khathay từ từ bước vào trong hang, con vật gầm gừ cố mọi sức đứng dậy. Khathaycầm thanh gươm lên chuẩn bị kết liễu con vật. Nhưng nhìn năm con hổ bé nhỏ kiachàng lại động lòng, nếu mẹ nó chết thì ai sẽ nuôi chúng? Chưa kịp nghĩ nhiều thì hổmẹ đã dùng tất cả sức lực còn lại của nó bay lên định vồ lấy Khathay. Nhanh như cắt,Khathay dùng thanh gươm đâm xuyên ngay cổ của hổ mẹ. Sau khi giết được hổ.Khathay mang đầu hổ về Plây Cang. Người chàng đầy máu. Dân làng thấy đầu hổ thìvô cùng mừng rỡ. Ai ai cũng kính phục Khathay, chàng được dân làng tặng nhiềuvàng bạc châu báu.Sau khi ở Plây Cang được một thời gian, Khathay xin phép ông Khang trở vềIndrapura để thăm Cha mẹ mình. Chàng hứa sẽ quay về kết hôn với Garê. Đêm trướcngày ra đi, Khathay và Garê đã gặp nhau để tâm sự lần cuối.Garê: Chàng sẽ quay về sớm chứ?Khathay: Vâng, anh hứa anh sẽ quay về thật sớm với em!Garê: Em lo lắm. Em lo chàng sẽ gặp ai đó xinh đẹp hơn em, hiền dịu hơn em, rồichàng sẽ quên mất em.Khathay: Em yêu ơi!Garê: Ơi!Khathay: Ai ních thầy lô lô! (Anh yêu em nhiều lắm!). Anh đã yêu thì anh sẽ chỉ yêumình em thôi, dù được nàng tiên yêu thì anh cũng sẽ từ chối. Anh yêu mình em thôi,em hiểu không?!Garê: Hihi! Em không hiểu! Chàng mà không giữ lời, thì coi chừng em. Em sẽ lùngsục mọi nơi để tìm cho được chàng. Chàng nhớ lấy!9Sáng hôm sau, Khathay rời khỏi Plây Cang. Lần này, chàng đi với một con ngựa. Gầntới phía bắc Indrapura, chàng ghé qua Plây Căm để thực hiện lời hứa với hai ông bàlão đã cứu mình ở nước Việt. Đi tới gần đầu làng thì chàng thấy một bà lão đang gánhmột bó củi, chàng bèn hỏi:Khathay: Bác ơi! Ở đây có ai tên Sasa không?Bà lão suy nghĩ một hồi rồi nói: Có, ở đây chỉ có một người tên là Sasa.Khathay: Vậy bác có biết nhà của Sasa ở đâu không? Bác chỉ cháu với.Bà lão: Ừ. Cháu cứ theo bác.Khathay: Bó củi này để cháu gánh dùm bà!Bà lão: Cảm ơn cháu!Khathay đi theo bà lão vào trong làng. Đi được một đoạn thì đến nhà của Sasa. Đó làmột căn nhà làm bằng bùn đất, tre và rơm. Trước nhà có hai cây dừa tỏa bóng rất mát.Xung quanh nhà là hàng rào chỉ cao ngang ngực người. Bà lão gọi to: Sasa ơi, cóngười tìm con kìa. Sasa bước ra, đó là một thiếu nữ tuổi 17, 18. Sasa mặt bộ áo dàimàu trắng hồng. Trông nàng thật xinh đẹp. Sasa nhìn bà lão rồi nói: Con không quenngười này. Bà lão nghe vậy thì nhìn vào Khathay, chờ lời giải thích.Khathay: Ừ đúng rồi, cô không biết tôi. Chúng ta chưa bao giờ gặp nhau cả.Sasa: Vậy anh tìm tôi làm gì?Khathay: Tôi là binh sĩ, hồi đánh nước Việt vừa rồi, tôi được Ông Bà cô ở bên nướcViệt cứu sống.Sasa: Vậy à, tôi nhớ ông bà lắm! Anh mau mau vào nhà, chúng ta sẽ còn nhiềuchuyện để nói!Tối hôm đó, Khathay, Sasa và bà lão đã nói chuyện với nhau rất nhiều. Khathay đượccho ăn ngon, được cho uống rượu no say. Chàng chìm sâu vào giấc ngủ lúc nào cũngkhông hay, chàng vẫn chưa kịp trao chiếc Khăn cho Sasa. Nửa đêm hôm đó, bỗng cónhiều người cầm đuốc, cầm vũ khí xông vào nhà. Lấy bao bịt đầu chàng lại, lấy dâytrói tay chân chàng lại rồi đưa chàng đi. Sasa và bà lão không hề ngăn cản mà còngiúp cho đám người đó. Thì ra, cô gái mặt áo dài trắng hồng không phải là Sasa.Mười năm trước, ở Plây Căm xảy ra một đại dịch. Rất nhiều dân làng chết thảm.Người ta cho rằng thần linh trừng phạt họ. Họ tế gà, tế dê, tế trâu nhưng bệnh dịchvẫn không dứt. Gia đình của Sasa mới chuyển đến sống ở Plây Căm chưa lâu, gia đìnhchỉ gồm hai ông bà và cháu gái, trước đó họ ở xứ Panduranga. Có người vì mâu thuẫnvới ông bà của Sasa nên đã gài bẫy họ, tố cáo họ là phù thủy, là nguồn bệnh. Đang lúclý trí lu mờ, dân làng kéo nhau đến vây bắt hai ông bà, nhưng vì đã biết trước sự tìnhnên hai ông bà đã trốn sang nước Việt. Lúc đó, Sasa không có ở nhà, vậy là ba ông bàcháu lạc mất nhau. Hai ông bà nghĩ cháu gái còn nhỏ, chắc sẽ không bị hại nên đanglúc khẩn cấp đã cắn răng mà bỏ lại cháu gái ở Plây Căm, đợi sau này sẽ tìm cách cứucháu gái. Nhưng sau khi không tìm thấy hai ông bà lão, dân làng càng nghi ngờ họ làphù thủy. Họ đổ mọi tội lỗi cho Sasa, họ bắt Sasa lại, định thiêu sống để tế thần.Nhưng một số người chính nghĩa trong làng đã ngăn chặn việc làm man rợ này, họ đãgiải thoát cho Sasa. Kể từ đó không ai biết tung tích của Sasa nữa. Và cũng thật trùnghợp, từ đó, dịch bệnh ở Plây Căm cũng chấm dứt.10CÂU CHUYỆN CỦA KHATHAY (P4)Tuy dịch bệnh đã qua đi, nhưng dân làng vẫn tin rằng ông bà của Sasa là phù thủy, vàmột ngày không xa họ sẽ trở lại trả thù dân làng. Dân làng rất sợ hãi bệnh dịch, họ lưutruyền những câu chuyện thêu dệt về hai người, nói rằng hai người có nhiều phép biếnhóa. 10 năm trôi qua, những câu chuyện cứ được kể đi kể lại rồi được thêm bớt chothêm phần ly kỳ. Dần dần người ta tin chắc rằng ông bà của Sasa là phù thủy.Hôm đó, Khathay hỏi một bà lão về Sasa. Điều đó gợi cho bà lão nỗi sợ hãi về dịchbệnh 10 năm trước, về sự trả thù của phù thủy. Để bảo vệ con cháu mình, để bảo vệdân làng mình. Bà lão đã dựng mưu bắt lại Khathay để tra xét cho rõ. Cô gái mặt áotrắng hồng chính là cháu gái của bà lão đó.Sau khi bị bắt, Khathay bị dẫn đến một căn nhà cách xa ngôi làng. Chàng vẫn còn bịcột tay chân lại. Họ nói với Khathay là đã gửi người tới Indrapura để xác minh, nếuKhathay thật sự là binh sĩ thì họ sẽ thả đi.Nửa đêm hôm đó, tiếng ếch kêu, gió lạnh. Bọn người canh gác thấy Khathay đã bị tróichặt chân tay thì chủ quan. Họ uống rượu say, ngủ hết, chẳng còn biết trời đất là gì.Có một cô gái áo đen, tay cầm con dao sắt. Cô ta bình tĩnh bước qua lũ người đangngủ la liệt bên đống lửa. Khathay không biết, chàng vẫn đang ngủ. Cô ta tiến đến gầnKhathay, ánh dao sắt loáng chói vào mặt anh. Cô ấy vỗ vào Khathay rồi gọi nhẹ:-Anh dậy đi, tôi đến để cứu anh. Khathay mở mắt ra, gật đầu tỏ vẻ hiểu. Cô gái lấydao cắt dây trói rồi hai người cùng chạy trốn.Cô gái: Tôi chính là Sasa.Khathay: Cô đây à, trông cô đen đen, không giống như tôi tưởng!Sasa cười rồi nói: Tôi phải phơi nắng, nên đen.Thật ra Sasa vẫn ở quanh Plây Căm. Cô vẫn chờ đợi một ngày nào đó ông bà sẽ đếnvới mình. Cô đổi tên, sống lang thang đây đó. Cô làm đủ mọi việc vất vả, da cô rámnắng, trông cô không được đẹp, nhưng lòng cô trong sạch. Càng ngày cô càng lớn.Trừ chính cô, không còn ai biết cô là Sasa. Nghe tin có người đến tìm mình, cô mừngrỡ vô cùng. Cô tìm đến căn nhà nhốt Khathay, ẩn nấp quanh đó, chờ thời cơ để cứuanh. Đến gần sáng thì hai người cũng đã cách Plây Căm khá xa.Khathay: Đây là chiếc khăn mà ông bà cô đã nhờ tôi gửi cho cô.Sasa: Đúng rồi, hoa văn đỏ này chính là biểu tượng của dòng tộc tôi.Khathay: Chắc cô muốn đư&#
0 Rating 304 views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On November 5, 2014
Mộng Tình Xứ ChămPa( tác giả : Ngọc Tảo )Phần1. - Bông Hoa Không NởNgày xưa, khi vương quốc Chăm Pa còn là một đất nước hưng thịnh và phồn hoa, tiểu vương quốc Vijaya là một lãnh địa rộng lớn giàu có, các thương nhân ở nhiều nơi khác đổ về làm ăn, cảnh tượng xem thấy thật đông đúc và rất thịnh vượng, nhưng nhân dân nơi đây vẫn phải chịu cạnh cơ cực do chiến tranh và nạn cướp phá.Năm 1373 niên lịch Saka (tức năm 1451 sau CN) . Bắc ChămPa có đô thành tên Đồ Bàn thuộc tiểu vương Vijaya, Đồ Bàn là một kinh đô to lớn và nhộn nhịp, đó là nơi ở mà vua của các vua ngự đã hàng trăm năm nay, Đồ Bàn cũng là nơi tập trung và chỉ huy hạm đội thủy quân và lục quân lớn nhất mà ChămPa thời đó có, Đồ Bàn được bao bọc bởi tường thành lũy hào vững chắc, kiên cố và hiểm trợ nhằm ngăn chặn các cuộc đánh úp vào kinh đô hòng dành vương quyền tối cao của các lãnh chúa liên bang ở phía nam và cả những ý đồ diệt phá từ các nước phương bắc và tây nam. Bên ngoài thành là vùng đất trồng trọt và những khu rừng quý.Cách ngôi thành Đồ Bàn không xa ở phía trong rừng có một ngôi nhà tranh mái lá, trong nhà chỉ có một bà mẹ và một đứa bé trai mới được ba tuổi, đứa bé này tên JaNin, họ vốn ở tận đất Indrapura, sau khi hoàng gia để mất đất vào tay của người phương Bắc, dân Chăm sống trong cảnh cơ cực và nghèo nàn, sau bao nhiêu trăm năm ở đây với hoang phế và tàn tích của một vương triều đã mất, họ quyết định bỏ xuống phía Nam, nhưng vẫn còn một số ở lại vì không nỡ rời bỏ đất đai, nhà cửa, gia đình JaNin thuộc trong số ở lại, họ và nhiều người khác cố gắng bám vào số ruộng đất đã khai hoang để sống, nhưng họ sống mà không được yên; hàng tháng bọn lính phương Bắc thường đến với số lượng đông, chúng kiểm dân,bắt bớ,lũ trai thanh niên cũng bị bắt làm lính cho chúng, mùa màng đến thì dân Chăm phải trả tiền thuế với giá ở trên trời, mọi của cải và những tặng phẩm mà dân Chăm tích góp đưa cho vị quan ở đây cũng không làm thỏa mãn lòng tham và tội ác của chúng. Những cuộc nổi dậy bùng lên, lửa chưa bén thì đã bị dập tắt hoàn tàn và tàn khóc, nhiều người bị giết và bỏ đói vì không đủ tiền đóng thuế, những ai nổi dậy chống đối thì gia đình bị giết sạch vì tội che giấu và đồng lõa, Cha JaNin dẫn đầu đám đông đánh trả bọn lính, thế là gia đình JaNin bị tàn sát hết, người mẹ phải bồng đứa bé là JaNin trốn trong một đống rơm lớn mới thoát được nạn, sau đó người mẹ bế JaNin chạy dài về hướng nam đến xứ Vijaya và dựng một ngôi nhà tranh nhỏ ở ngoài thành Đồ Bàn, hằng ngày bà mẹ dắt đứa con vào thành tìm cách làm thuê, làm mướn, ở đở cho người ta chỉ để nuôi con và sinh sống qua ngày, cuộc sống hết sức khốn khổ.Thời gian đằng đẵng trôi qua, người mẹ ấy bây giờ mái tóc đã nhanh chóng nhuốm màu mây, từng nếp nhăn đua nhau in vết trên khuôn mặt hốc hác, người mẹ ấy giờ đã già đi nhiều. Còn đứa bé thì đã khôn lớn, trở thành một chàng trai lực lượng và khôi ngô, chàng JaNin năm nay được mười chín tuổi, JaNin da ngâm, tóc xoăn, mặt vuông mũi cao, lưng to vai rộng, dáng đi như loài mãnh sói. Nin rất khỏe, có hôm chàng tìm được một cái thân cây to vốn là loài gỗ quý ở trong rừng, ước chừng nặng hơn cả một xe bò chở thóc, chàng ta liền chặt xuống vác vào thành đem bán để đổi gạo, ai ai trông thấy cũng tấm tắc khen là một người có sức khỏe. Nin rất thích nhìn và ngắm nghía những loại vũ khí mà chàng thấy, vào thành Đồ Bàn, hễ thấy thanh gươm nào hình thù kì lạ là chàng chăm chú nhìn thật lâu, sau đó chạy liền ngay về nhà chặt cây chế tạo lại thanh gươm đó bằng gỗ y chang, chàng giấu những thứ vũ khí bằng gỗ đó trên cây vì sợ mẹ nhìn thấy, hẳn nhiên mẹ chàng không chịu dựng nhà trong thành mà dựng nhà tranh ngoài rừng là có nguyên do, mẹ JaNin đã từng chứng kiến và chịu đựng quá nhiều sự mất mát, mất cha mẹ, mất chồng, anh chị em và họ hàng, mẹ JaNin không muốn mất thêm JaNin, từ nhỏ JaNin được mẹ dạy và dặn rất nhiều lần, mẹ chàng ngăn cấm chàng gây thương tích cho người khác, không dùng vũ khí, chỉ được dùng nỏ và một số thứ để đi săn, JaNin hiểu và không muốn mẹ trông thấy những cái vũ khí tuy rằng bằng gỗ đó, hằng ngày JaNin tập luyện với những thứ vũ khí mà chàng chế tác, chàng có thể sử dụng thành thạo và điêu luyện mọi thứ vũ khí mà chàng tạo ra. Tính chàng như thế nhưng chàng rất thương người, Nin rất thật thà và chàng thương mẹ lắm, hằng ngày chàng được mẹ dạy cho cái chữ, chàng thấy cái chữ của Chăm mình ngoằn nghèo cong nghoeo cũng hay hay nên rất ham thích.Một ngày trời mưa lưa thưa mát mẻ, JaNin bẫy được một lúc cả hai con nai và một con lợn rừng, chàng nhìn vào mắt con nai, không hiểu sao cảm thấy chảnh lòng nên chàng thả cho hai con nai này chảy đi, còn lợn rừng thì chàng liền vác mang vào trong thành ở chỗ ngoài chợ bán cho người bán thịt. Bên trong thành Đồ Bàn, ở trong chợ kẻ bán người rao, người mua dạo chợ đông như hội, con nít nối đuôi nhau đùa nghịch, những nàng thiếu nữ Chăm xinh tươi tuổi đôi mươi cũng ra đây, họ đi chợ và dạo mua những thứ trang sức, những chiếc khăn và những thứ vải quý giá, các thương nhân và ngoại nhân mang mọi thứ quý hiếm ở khắp nơi mang về đây, thật là tấp nập và nhộn nhịp, bọn thanh niên nhìn thấy những thiếu nữ ấy lấy làm vui và thích mắt vô cùng.Trong thành có rất nhiều người đẹp và duyên, trong đó có một người con gái tuổi vừa mười tám, nàng tên là PaRa, PaRa vừa đẹp người lại vừa đẹp nét, đôi mắt thơ ngây to tròn trong vắt của nàng nhìn vào như người mới tỉnh ngủ, quyến rũ ánh nhìn của người khác một cách vô tình và lạ thường; nàng có khuôn mặt tròn, mi nàng cong, môi nàng phai nồng, dáng người gọn gẽ, tiếng nói thỏ thẻ nhưng rất chính chắn và chuẩn mực, nàng có nụ cười duyên làm đắm đuối biết bao nhiêu con trai mang trong mình cái dại dột của tình ái, nàng nhăn mặt củng đủ làm cho người con trai đứng bên cạnh phải thẫn thờ. PaRa mồ côi cả cha lẫn mẹ, nàng sống nhờ trong nhà một người chú từ nhỏ, vì cảm lòng chú nuôi nấng nên nàng làm việc rất chăm chỉ, nàng nấu ăn rất ngon, múa lại càng rất hay, bọn con trai làng thường đua nhau mang quà đến tận nhà tặng nàng nhưng nàng chỉ mỉm cười mà không lấy. Hôm nay nàng PaRa cũng đi chợ, nàng đi với một người em trai tám tuổi lúc nào cũng tươi cười và đòi theo chị gái, đó là em họ của PaRa, họ ra chỗ người bán thịt, chàng JaNin cũng đang ở đấy. Vừa trông thấy PaRa, JaNin đã đứng chôn chân tại chỗ, chàng chưa bao giờ được đứng gần nhìn một người con gái như thế này, Nin mê mẩn tâm thần chăm chú ngắm đôi mắt, đôi môi và đôi khuyên tai nhỏ đáng yêu của nàng, Nin dường như đã bị PaRa hớp hồn ngay từ lần gặp đầu tiên, đúng là cảm giác của đứa con trai lần đầu trông thấy một người con gái xinh đẹp. Còn nàng PaRa thấy có người con trai bên cạnh nhìn mình như vậy, nàng mỉm cười và nhìn JaNin, hai đôi mắt nhìn nhau, nàng thấy khuôn mặt của JaNin thật là ngây ngô và nó làm nàng như muốn bật cười, nàng e dè lấy chiếc khăn choàng đầu che mặt lại, ngoài trời mưa vẫn rơi lưa thưa làm trời thật thoáng mát.Cạnh chỗ người bán thịt đó có những người thợ săn kia, họ mang về một con hổ to lớn, cực kì hung dữ, con hổ bị nhốt trong lồng, mấy đứa con nít súm lại quanh cái lồng reo hò ầm ĩ, chẳng may cửa lồng bị con hổ xé toạc sợi dây, con hổ phóng mình lao ra làm cửa lồng bị gãy gập làm hai, con hổ to lớn thoát ra khỏi lồng, những ai ở quanh đó đều lo mà chạy, trẻ con đàn bà thì ôm nhau đứng núp, những người thợ săn thì thủ thế giăng dây cầm giáo nhưng không ai giám tiến lại gần cả, con hổ to lớn bị bỏ đói nhiều ngày, thấy con lợn rừng chỗ hàng thịt, lại thấy nàng PaRa ở trước mặt liền nhe những chiếc răng nanh gầm lên, nhún đôi chân sau nhảy vồ tới định ngoặm cái đầu nhỏ của nàng PaRa, Nin đứng gần đó, chàng nhanh chân lao tới đẩy PaRa ngã xuống thoát khỏi cái chết trong gang tất, PaRa sợ quá ngất đi mất, con hổ nhanh chóng quay lại về phía JaNin, nhảy tới dùng móng vuốt vồ JaNin, JaNin không kịp trở tay, chàng bị con hổ cào chảy máu nhiều ở ngực, chàng ngã quỵ xuống, con hổ xoay mình và định nhảy tới lần nữa, con hổ gầm lên, Nin nhanh chóng đứng dậy, máu chảy ướt đẫm áo và người của chàng, Nin xé toạc áo mình để lộ thân hình cơ bắp, chàng rút con dao trong người ra,dựng cả tóc gáy, trợn mắt cau mày, điên tiết hét lên một tiếng lớn vang như sấm sét đang muốn xẻ đôi cây to, Nin bước tới,con hổ nghe tiếng thét sợ hãi bước lui mấy bước rồi nằm phục xuống, Nin bước tới thì con hổ càng nằm xuống thấp hơn và tỏ ra vẻ co ro, ai trông thấy cũng kinh sợ , những người thợ săn liền mang cái lồng úp lên con hổ rồi cột lại cửa lồng thật chặt, ai cũng khen Nin tài giỏi và ca ngợi không ngớt lời, chuyện chàng JaNin thuần phục con hổ được mọi người trông thấy truyền tai nhau. Còn nàng PaRa được người nhà đưa về, tới đêm mới tỉnh, nghe kể lại mọi chuyện mới nhớ ra là mình đã được JaNin cứu, từ đó nàng đem lòng ngưỡng mộ và thầm mong nhớ JaNin, chỉ cầu được gặp lại chàng để cảm ơn và thể hiện lòng thật của mình.Chàng JaNin từ nhỏ đã theo mẹ đi làm thuê mướn cho người trong thành, mẹ chàng có làm công cho một nhà giàu nọ, sau này chàng lớn lên cũng làm thuê trong nhà này, trong nhà đó chàng có quen thân với một người thanh niên hơn chàng một tuổi, người thanh niên ấy tên Bố Ca, là một cậu chủ trong gia đình, JaNin xem Bố Ca như là bạn thân và người anh của mình. Bố Ca dáng người vừa, mặt sáng mày ngược, đôi mắt nhìn không thẳng, tính tình đa nghi và tính toán, Bố Ca biết JaNin là một người sức khỏe có thể làm việc gấp hai những kẻ khác nên mới lân la làm thân, thường xuyên cho người mang thức ăn ngon về cho mẹ JaNin để JaNin cảm cái ơn ấy mà làm việc hết sức vì nhà mình hơn, mẹ JaNin tưởng Bố Ca là người tốt nên nói con trai mình phải cố gắng làm việc vì chủ, cũng kể từ ấy mà JaNin chỉ đi săn và làm việc cho nhà Bố Ca mà thôi.Chiều ngày hôm sau Nin vào thành xin Bố Ca cho chàng nghỉ mấy ngày vì chàng bị thương do hổ vồ, nàng PaRa tìm đến gặp, JaNin và PaRa gặp nhau, PaRa và JaNin đưa nhau ra bờ sông tâm sự, bỗng nhiên trời mưa, cả hai nắm tay chạy vào núp trong Tháp Cánh Tiên, đôi trai gái lần đầu tiên được ngồi gần nhau nên cả hai ai cũng ngượng ngùng, trong câu chuyện nàng PaRa tỏ ý cảm kích cái ơn cứu mạng, lời nói hết sức e thẹn và ý nhị làm cho chàng JaNin siêu lòng lúc nào không hay, chàng ấp úng mãi mà chẳng nói thành lời được, hai cặp mắt nhìn nhau đắm đuối, tưởng chừng như là đã thuộc về nhau tự bao giờ, một nụ hôn đầu được trao đi nhẹ nhàng, mưa vẫn rơi trên khung nền lãng mạn của tình yêu. Và kể từ đó trở đi, JaNin và PaRa đem lòng yêu mến nhau, thường xuyên gặp gỡ trao đổi tâm tình.Bố Ca vốn cũng biết đến PaRa, PaRa là một người con gái xinh đẹp mà Bố Ca đã mang lòng mê mẩn nhưng nhiều lần mang quà đến tìm gặp mà không bao giờ gặp được, nay bỗng nhiên nghe PaRa và JaNin là một đôi thì hết sức ghanh tị, lại được JaNin đem chuyện chàng yêu thương PaRa kể thật cho nghe thì Bố Ca lại càng căm tức, hắn ta nghĩ JaNin là một đứa nghèo hèn trong tay chẳng có cái gì mà PaRa lại đi thân với người như vậy, còn nhà mình thì bạc vàng tuy ít nhưng cũng không hề thiếu thốn, gia đình lại giàu có thì kém thua thằng JaNin chỗ nào, từ đó Bố Ca tỏ ý ghen ghét JaNin, những công việc nặng nhọc đều khéo léo sắp xếp để cho mình JaNin làm, buổi sáng ông mặt trời còn chưa ló mặt thì JaNin đã phải lùa đàn trâu ra chăn,chàng hết đi lấy những bó củi to đùng thì lại ra rẫy khai hoang, hết ghánh nước cả ngày thì lại thức trắng đêm đi gặt lúa, có ngày Bố Ca giả cách bị đau kêu JaNin trèo lên tận núi cao hái lá cây thuốc về cho hắn ăn, hắn chỉ mong cho JaNin lên núi bị rắn rít cắn chết, ma quỷ bắt đi cho hắn được một mình yêu lấy PaRa, một bên Bố Ca bốc lột sức JaNin, một bên lại sai người mang thêm nhìu thứ ngon quý đem tặng cho mẹ JaNin,lại chu cấp thêm tiền bạc, JaNin thì vẫn cố gắng làm việc cho tốt, chàng không biết là người bạn thân duy nhất và cũng là người anh mà chàng coi đang cố gắng tìm cách hại mình.Cuộc sống nơi xứ sở Chăm cứ như vậy trôi qua từng ngày, những tai ương cứ âm thầm tìm đến.Năm 1391 niên lịch Saka (tức năm 1469 sau CN)Một ngày mới lại đến trên kinh đô Đồ Bàn. Nhà vua tối thượng ban lệnh cho tất cả thần dân và quân đội chuẩn bị cho cuộc vượt biển tiến đánh một khu vực trọng yếu ở phương bắc, sau những cuộc họp hoàng gia và quan thần, vùng đất được chỉ định đánh phá lần này là Vuyar – thành Hóa châu (Châu Lý), một vùng đất xưa kia của ta đã đánh mất vào tay nước Đại Việt, cần phải đánh phá Hóa châu vì đây là nơi tích trữ gạo dồi dào nhằm cung cấp lương thực cho quân binh của Đại Việt trên đường di chuyển cả đường bộ và đường thủy để đánh chiếm kinh đô của ta.Cả thành dường như chấn động và tấp nập hẳn lên, ở ngoài khơi, những chiếc thuyền độc mộc được dẹp sang một ngả để hàng ngàn những chiến thuyền to lớn của ta vào luân chuyển lương thực và sửa chữa chuẩn bị cho ngày xuất quân, binh lính được chọn lựa và tuyển thêm, bọn thanh niên háo hức đua nhau xin nhập quân, hầu như ai cũng muốn đi đánh trận này, đây chắc chắn là một trận thắng vì nó là một sự bất ngờ được dành cho địch,tinh thần của binh lính thoải mái lúc nào cũng có sự sẵn sàng, đây chỉ là một cuộc đi cướp phá và ai cũng biết là ai đi cũng sẽ có chiến lợi phẩm để mang về, Bố Ca cùng đám bạn cũng đi, Bố Ca nghĩ quân ta đông và nhiều như thế, đi cho biết một lần thế nào là đánh trận và nếu gặp may thì hắn sẽ mang về những chiến lợi phẩm có giá trị. Tất cả được chuẩn bị kĩ lưỡng cho cuộc xuất phát sau nửa tháng nữa.Được tin, JaNin đang cày ruộng, lại thêm mấy đứa bạn rủ nhập quân, JaNin lập tức chạy quay về nhà tìm mẹ, thấy mẹ đang ngồi nhai trầu trước cửa chàng ngồi xuống cầu xin mẹ cho chàng được gia nhập thủy quân, chàng từng theo mấy đứa bạn ra biển đánh cá, chàng thích cái cảm giác được lướt đi trên đầu những con sóng, ở trên những con thuyền giữa đại dương bao la khiến chàng thấy mình thật nhỏ bé giữa thiên nhiên, giữa trời này, chàng thầm cảm ơn các Yang đã ban cho chàng, cho mẹ chàng, PaRa và tất cả mọi người có được một cuộc sống thú vị và vui vẻ. Giữa biển xanh này, chàng thấy thoải mái và tự do. Chàng thích thú khi kể cho mẹ nghe về cảm xúc của chàng trong những lần ra khơi, chàng nài nỉ mẹ cho chàng được đi đánh trận này, chàng sẽ lập công và nhận được những phù hiệu cao quý, những chiến lợi phẩm mang về chàng sẽ đem đổi thành tiền mua vải tặng mẹ, chàng sẽ mua gạo để dành trong nhà, chàng vui mừng khi nghĩ đến những điều đó, nhưng câu trả lời của mẹ làm chàng thất vọng vô cùng.Mẹ chàng ôn tồn đáp :- “ Không đi và đừng đi. Nin! ”Mẹ chàng lấy khăn choàng đầu lâu mồ hôi trên mặt chàng rồi nói tiếp :- “ Hãy hiểu cho nỗi lòng và sự cố gắng của mẹ bấy lâu nay. Mẹ đã thấy con đang sẵn sàng, người khác nhìn vào nghĩ mẹ thật ích kỉ khi giữ con ở nhà. Mẹ không cần những thứ lợi phẩm mà con nói đến từ việc theo theo đoàn quân đi đánh phá. Ngày xưa mẹ ẵm con bỏ làng chạy về nơi này là mong tìm được cuộc sống bình thường với những niềm vui. Nói cho mẹ nghe, con đã giết hay cắt đầu một ai chưa ? “JaNin buông giọng đáp :- “Dạ ! chưa một lần nào, đi đánh trận con sẽ thử”Mẹ chàng khuyên:- “ Con giết người khác hay người khác giết con, mẹ không muốn con đi chết ở đất người. Nhà mình nghèo, mẹ đi làm thuê lấy gạo nấu cháo nuôi con từ ngày con biết bò đến lúc con biết chạy, biết nói, lời mẹ nói con hãy nghe, trận này con không được đi.”JaNin nghe mẹ nói, thất vọng tràn trề, chàng như một đứa trẻ con, chàng buồn, chàng chạy ra ngoài nhảy xuống con suối ở trước nhà tắm để quên đi nỗi buồn này. Đúng lúc đó thì PaRa mang một mớ rau đến, nghe mẹ JaNin kể lại, trông ra ngoài thấy JaNin đang kì cọ tắm mình ở con suối trước nhà thì hai người phụ nữ nhìn nhau cười rất tươi.Đến thời gian hạm đội xuất phát, người ta kéo nhau ra tiễn người thân, PaRa cũng ra tiễn người thân, JaNin thì ra tiễn Bố Ca vì chàng coi Bố Ca như là người anh trai, Bố Ca đắc ý và coi thường JaNin khi thấy JaNin không có mặt trong đội hình xuất phát. Cãnh tiễn người ra trận diễn ra trong nước mắt và cả những niềm vui. Hàng ngàn chiến thuyền dần dần biến mất ở nơi xa tít.Hằng ngày JaNin vẫn đến nhà Bố Ca để nhận công việc làm thuê như bình thường, cứ đến buổi trưa thì PaRa mang cơm đến hai người cùng ăn, tình cảm càng trở nên mặn nồng. Ngày qua ngày, hết JaNin qua nhà PaRa chơi thì JaNin lại dẫn PaRa về nhà với mẹ mình, hai gia đình và chòm xóm láng giềng ai cũng khen là đôi bạn trẻ rất đẹp đôi.Chưa được một tháng thì tin tức truyền về, trận đánh phá thắng lợi, bên ta mất mát ít, thu được khá nhiều chiến lợi phẩm. Gần hai tháng thì hạm đội với những chiếc thuyền to lớn trở về biển của ta, mọi người cùng nhau ra đón trong niềm vui gặp mặt lại người thân. Người nhà Bố Ca ra đón nhưng nhận được tin giữ, Bố Ca và một toán binh của ta bị địch phục kích và bắt sống mang đi vì ham mải miết đuổi theo một gia đình phú hộ trên đường vận chuyển tài sản tháo chạy, thuyền của ta neo ngoài biển nên không thể mạo hiểm tiến sâu vào vùng nội địa để giải cứu toán quân này. Gia đình Bố Ca đau đớn khóc lóc rất thảm thiết, JaNin đang ở ngoài đồng, khi về mới được tin, JaNin tỏ ra rất buồn và oán giận quân địch, gia đình Bố Ca có ơn với chàng, chàng rất muốn đi tìm anh Bố Ca.Ngày tháng trôi qua, tình cảm của PaRa và JaNin dành cho nhau ngày càng sâu nặng. PaRa một đêm mang chuyện nàng yêu và muốn lấy chàng JaNin làm chồng cho người chú nghe, người chú này vốn cũng mến cái tài sức khỏe của chàng JaNin nên hứa sẽ đồng ý kết duyên chàng JaNin cho cháu mình. PaRa đem chuyện ấy nói JaNin nghe, JaNin bên vui bên buồn, chàng vui vì mình thân nghèo mà sắp lấy được vợ, chàng buồn vì người anh của mình là Bố Ca bị bắt ở xứ người ta, sống chết bây giờ chưa rõ, và quan trọng nhất là chàng thương người mẹ già, PaRa phải nói lời an ủi thì JaNin mới đỡ buồn được phần nào. Chàng về nhà mang chuyện PaRa và Bố Ca tỏ rõ tâm tư của mình cho mẹ nghe, chàng nói:- “ Thưa mẹ ! nay mai người ta sẽ đến nhà mình hỏi con về làm chồng, nhưng lòng con chỉ muốn đi tìm anh Bố Ca về rồi sẽ tính chuyện vợ chồng sau, không biết ý mẹ như thế nào..? “Lần này mẹ JaNin đồng ý cho chàng đi tìm Bố Ca, đây cũng có thể là một trận đánh của riêng chàng mà chẳng cần một hạm đội thủy quân nào cảSau khi suy nghĩ, người mẹ từ tốn nói :- “ Người ta không chê nhà mình nghèo mà muốn lấy con về là người ta thật lòng với con, nhưng nhà Bố Ca đã giúp đỡ hai mẹ con ta rất nhiều, tình là một chuyện nhưng nghĩa con không bao giờ được quên,con hãy nhớ lấy.”JaNin xúc động thưa rằng:- “Lòng con cũng nghĩ như vậy, nhưng hành trình con đi sẽ không biết bao giờ trở về, để mẹ một thân già yếu ở nhà lòng con không an tâm.”Nói xong chàng ta nằm xuống tựa đầu vào đôi chân mẹ già, người mẹ xoa đầu JaNin, rớt nước mắt nhìn ra ngoài hát lên một khúc dân ca.JaNin nghe câu hát ru rồi thiu thiu ngủ đi lúc nào không hay. Đêm đó, JaNin đi đến nhà PaRa nói thật nỗi lòng của mình, bên nhà PaRa cũng không vội nên đồng ý ý muốn của chàng, sau đó JaNin và PaRa cùng nhau ra chỗ Tháp Cánh Tiên ở giữa thành, trời lại bỗng mưa, ông trời thật biết khéo đùa, mỗi lần hai người ở bên nhau thì mưa lại rơi xuống, nhưng chỉ một lúc sau thì mưa đã tạnh, hai người trao cho nhau những tình cảm yêu thương chân thành, những giãi bày, tâm sự của đôi trai gái thì thầm dưới ánh sáng lung linh của ánh sao xuyên qua tàn cây in lên bóng Tháp một thứ màu sắc mê hoặc,những lời hứa được trao đi, những lời thề được trao lại, một tình yêu giản dị và thơ mộng của đôi trai gái Chăm, dưới bóng Tháp hùng vĩ, PaRa tặng cho JaNin một bài múa, nàng đứng lên múa,nàng bắt đầu bước đi, nhịp điệu có khi nhanh có khi chậm, cung cách đi đứng hết sức ý tứ, những bàn tay của nàng lúc xòe ra lúc uốn cong như loài bông hoa nở rộ, nụ cười thơ ngây càng tô thêm màu sắc cho điệu múa đẹp đẽ, JaNin dường như bị hoa mắt trước nàng tiên trước mặt, chàng cũng yêu thích múa hát, chàng đứng dậy bước đến gần PaRa cất tiếng hát, những bàn tay của chàng cũng xòe ra khép vào đung đưa theo cánh tay PaRa, đôi chân chàng nhanh hơn, chàng bước tới nhanh rồi chậm rãi lui xuống, vừa múa vừa hát vòng quanh nàng, PaRa và JaNin như hai con chim non bay quấn quýt đùa dỡn nhau, điệu múa như là tìm thấy được niềm vui trong cuộc sống vậy.Sáng sớm hôm sau, PaRa và mẹ JaNin cùng ra tiễn chàng, nàng PaRa tháo ba chiếc vòng vàng ở tay ra cho JaNin mang theo phòng lúc cấp bách, để có tiền đi đường cho con, mẹ JaNin đem hết những thứ trong nhà có giá trị đổi thành ít tiền vàng cho JaNin, JaNin một mình một ngựa thẳng theo con đường đến hướng bắc mà chạy, phía sau chàng là những giọt nước mắt chia ly của người mẹ và người yêu, , , , hai người phụ nữ với những đôi mắt xa xăm nhìn theo bóng JaNin khuất dần sau những bụi cây rồi mất dạng về đường chân trời, mẹ JaNin vẫn đứng đó nhìn dù JaNin đã đi rất xa. Làm sao có thể hiểu được hết ý nghĩa những giọt nước mắt mà một người mẹ dành cho đứa con mình.“ Mẹ mang con trong bụng,trời sinh raĐôi chân con chưa vững, cất tiếng khóc ê aMẹ dạy con ba tiếng : ChămPa, Mẹ và ChaDòng máu chảy trong con là đất và quê nhàBầu sữa mẹ căng tròn, con nằm ngoan chờ đợiMẹ ru con giấc ngủ, cha nâng bước con điCha mẹ đi trồng lúa,thành hạt cơm thơm phứcNhững lời con đã cãi, cha mẹ chẳng trách chiTrời làm cảnh mưa gió, Mẹ nuôi con khó nhọcCha ghánh đời nghèo khó,ghánh cả con trên lưngNhững chiếc áo mỏng vai, Cha Mẹ mặc từ đóSông núi lớn trước mắt rồi con sẽ thấy rõ.Nè ne neChim non cất cánh từ trong ổCá con vẫy vùng ra biển khơiChim khôn cá lớn ngày tháng dàiCon đã nên người con trả cho ai “JaNin ngày đi đêm nghỉ, chàng đi hơn tháng trời mới đến được nước Việt, tin tức về Bố Ca và toán binh lính của ta hầu như không ai biết cả, nhưng JaNin vẫn không nản lòng, tiền bạc trong người hết, chàng phải bán luôn con ngựa của mình, nhưng chiếc vòng vàng PaRa trao cho chàng vẫn giữ bên mình, ngày tháng tìm kiếm tha phương, hai tháng trời trôi qua nhanh chóng trong niềm vô vọng, một ngày kia chàng đi đến một vùng núi mỏ vàng, ở đây con người thay nhau làm việc cả ngày lẫn đêm, mặt mũi ai nấy lem luốc và bơ phờ vì công việc khổ cực, tiền bạc trong tay đã hết sạch, JaNin xin vào làm ở mỏ vàng này và người ta nhận ngay bởi nhìn vào là biết JaNin là người có sức khỏe, ở trong mỏ, nhìn từ xa JaNin trông thấy một hình dáng thân quen, tuy không nhìn rõ mặt nhưng chàng nhận ra ngay đó là anh Bố Ca, JaNin tìm đến gặp thì quả đúng là Bố Ca thì vui mừng khôn xiết, Bố Ca nhận ra JaNin, cảm động quá ứa nước mắt mà khóc rống lên như đứa trẻ con, nói cũng chẳng thành lời, JaNin liền xin người ta cho chàng làm thay anh mình để Bố Ca nghỉ ngơi, tới đêm JaNin mới xong việc, hai anh em ngồi nói chuyện với nhau, Bố Ca kể về những chuyện mà mình đã trải qua,từ khi qua đây , Bố Ca bị áp bức, bị đánh,bị chửi mắng, ăn uống lại hết sức khổ sở, nay gặp lại JaNin thì dường như được cảm thấy cơ hội thoát thân chắc hơn và hắn đỡ cô đơn rất nhiều,JaNin kể về những chuyện ở quê, kể về mẹ, về PaRa, bây giờ tìm đã tìm được Bố Ca, chàng hứa sẽ tìm mọi cách để đưa anh mình về đoàn tụ với gia đình.Sáng hôm sau, JaNin lại đi làm thay Bố Ca, trong lúc làm, chàng quan sát địa hình, hỏi thăm địa vật, xác định đường đi nước chạy ngay từ trong đầu, chàng nhận thấy cạnh quả núi này có một con sông chảy quanh khu mỏ vàng, sông rộng và sâu, nước chảy rất xiết, người ta lại không xây cầu, nhiều người bị chết đuối khi qua sông này vì bỏ chạy,tất cả nơi ở của người và vùng mỏ đều được lắp hào, lại để ý thấy bọn canh gác rất đông, chúng thay phiên nhau ba lần một ngày, việc thoát khỏi nơi này tưởng chừng như không dễ một chút nào.JaNin ngày đêm suy nghĩ, tìm cách cứu Bố Ca, còn Bố Ca thì giả cách bị bệnh, nằm liệt tại cái chòi của mình không đi làm, tên quản đốc thấy JaNin làm thay cho Bố Ca là tên có sức khỏe thì cũng thầm đồng ý, không hỏi đến Bố Ca nữa. JaNin đem suy nghĩ của mình nói cho Bố Ca nghe, chàng nói cần thời gian để tìm cách, chỉ cần có sơ hở thì hai anh em sẽ thoát được, bằng nếu hết cách thì sẽ lấy ba chiếc vòng vàng của PaRa cho để đổi lấy sự tự do của anh Bố Ca, còn thân mình sẽ tính sau, nói xong chàng mang ba cái vòng vàng ra cho Bố Ca xem, Bố Ca trông thấy vòng vàng, trong ánh mắt rạng rỡ vui mừng ánh lên những toan tính, lấy cớ JaNin đi làm mang theo vòng vàng dễ bị đánh rơi nên Bố Ca đòi giữ những chiếc vòng ấy cho an tâm, tất nhiên là JaNin không từ chối.Một tuần trôi qua, vẫn không thấy JaNin nhắc đến chuyện bỏ trốn, Bố Ca cảm thấy hết sức sốt ruột, cũng không thể giả bệnh hoài. Sáng hôm đó, chờ khi JaNin đi làm rồi, Bố Ca lén mang ba cái vòng vàng tìm đến tên quản đốc, ở đây một thời gian dài nên Bố Ca cũng hiểu và biết nói tiếng người nước Việt, Bố Ca dùng lời ngon ngọt và lí lẽ tỏ rõ cho tên quản đốc nghe, tên quản đốc này tính lại tham lam, thấy vàng thì nhận ngay, hắn nghĩ cho Bố Ca về, để JaNin lại thì cũng tốt, chỉ lợi chứ không hại, hắn liền cho người mở cổng thả cho Bố Ca đi, lại thấy Bố Ca yếu ớt nên cho thêm con ngựa già, Bố Ca được ra ngoài, cắm đầu phi ngựa mà chạy, không biết trời đất là gì, cũng không nhớ tới JaNin đang ở phía sau nữa, hắn chỉ biết là cuộc sống mới và nàng PaRa đang ở phía trước mà thôi.Đêm JaNin làm về, hỏi thăm thì biết Bố Ca dùng vàng đổi thân, đã được thả đi từ sáng, trong lòng JaNin buồn bã, cô đơn vô cùng, chàng nhớ mẹ và nhớ PaRa rất nhiều, chàng không trách Bố Ca, chàng còn mong cho Bố Ca được mau mau về đến nhà chu cấp một phần nào đó cho người mẹ già của chàng.Nhắc qua PaRa, từ khi tiễn biệt JaNin, ngày nào nàng cũng đến nhà JaNin săn sóc cho mẹ người yêu, mặc dầu chưa phải là dâu nhưng dẫu tất cả công việc nàng đều làm hết thảy, nàng không để người mẹ phải đụng đến chân tay dù là việc nhỏ nhất, thường ngày nàng lên núi hái rau rừng, xuống suối bắt con tôm con cá về nấu những bữa cơm đạm bạc cho hai mẹ con, người mẹ cảm thấy nếu có được người con dâu như PaRa là hết sức may mắn cho con mình, căn nhà tranh mái lá đơn sơ với hai người đàn bà ngày đêm trông ngóng JaNin trở về.Hơn một tháng sau, Bố Ca về đến nhà, cha con Bố Ca thấy mặt, ôm nhau khóc lóc kể lệ sự tình. Mẹ JaNin và PaRa được tin Bố Ca về, niềm vui như muốn vỡ òa, hơn nhiều tháng nay chờ đợi cuối cùng họ cũng quay về, hai người liền dắt nhau tìm đến nhà Bố Ca với niềm hân hoan trong lòng. Vừa trông thấy mẹ JaNin, Bố Ca đã quỳ xuống dưới chân người mẹ khóc lóc rất thảm thiết, như cảm thấy điều gì bất an đã xảy ra, người mẹ liền đỡ Bố Ca lên hỏi ngay sự tình, gặng hỏi mãi Bố Ca mới ấp úng dối rằng trên đường trốn chạy về đây, JaNin đă bị trăm mũi tên của quân Việt bắn chết rồi, chỉ một mình hắn là trở về được. PaRa nghe đến đấy, chân tay run rẩy, nước mắt vỡ tan, cả người như không đứng vững. Mẹ JaNin nghe xong, đứng sững một chỗ, định nói lời gì đó nhưng chưa kịp thốt lời nào đã ngã lăn ra đất, bất tỉnh từ đó.Những ngày hôm sau, người mẹ vì quá thương con nên việc ăn uống không điều độ, PaRa hết sức ngày đêm săn sóc nhưng mẹ JaNin không muốn dùng đến thuốc than, hằng ngày người mẹ cố lê từng bước mỏi mệt ra ngoài tựa đầu vào cửa khóc đứng đó nhìn xa xa chờ con, đôi mắt hốc hác người mẹ tưởng chừng như đã khóc đến cạn khô nước mắt rồi. PaRa cũng gầy đi thấy rõ, không đêm nào là nàng không đẫm lệ nhớ thương, nàng không giám khóc trước mặt mẹ già vì sợ làm bà buồn thêm,nàng cố nén lòng, ban đêm đi ngủ mới sụt sùi nước mắt nhớ thương người yêu, nàng chẳng ngủ được, trong giấc mơ nàng thấy hình bóng JaNin rất gần, ngôi nhà tranh chìm trong màn cảnh buồn đau.Nửa tháng sau, sức khỏe mẹ JaNin yếu hẳn đi, bà không thể ngồi dậy được nữa, đến lúc hơi thở cuối cùng, bà kêu PaRa lại bên giường, nắm tay nàng, nói rằng:- “ Khi mẹ chết đi rồi, xin con mang xác đem chôn ở trên đỉnh núi cao để hồn mẹ có thể trông thấy thân xác JaNin, được như vậy mẹ có thể yên lòng biết nhường nào. Còn con PaRa, con phải đi tìm một chỗ dựa khác cho riêng mình, JaNin đã chết rồi, chết thật rồi, con đừng buồn bã và suy nghĩ mãi mà sống cuộc đời một mình, con còn trẻ,đường hạnh phúc còn dài, PaRa con hãy nghe lời mẹ.”Nói xong những lời dặn dò thì đêm đó người mẹ JaNin buông tay nhắm mắt, thân ở lại đất, hồn bay về trời, một kiếp người trôi qua trong trần gian đau thương. PaRa khóc nức nở, ôm lấy mẹ JaNin, nàng kêu tên JaNin, nước mắt nàng làm ướt cả khuôn mặt hồng hạc cô đơn, bây gi
0 Rating 221 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On October 27, 2014
Wa Praong -fb PANUEC LANGKAR EW YANG ( Lời khấn vái trong các nghi lễ) Likau da-a Po Harei siam tuk tanyruahHarei ligaih tuk makrâPo deh di danaokPo daok di Cam. Aia patil aia pataPo kalung papah thah tageihala nduen hala khailisei sapluh limâ salaoahar thong ahar cambah. Manuk yauakaok takai hatai hajaiphik la aguen. Hadiip pasang muk Jukduah hu ngao jiengthau phuel thau yaomka Po muk Po keiPo Praok Po PatraPo Patri Po Nabi Daliwetdalam sang dalam danaokbilan Katé bilan Cambur bilan than uh bilan than auenPo dai thau dai hamiitjuai aen juai kaden. Likau da-a Poliéng phuel liéng yaomliéng likau liéng kunâliéng pajiak liéng pajiengsaong mbeng trah thombeng trah angantrah harak trah agalthraiy juai kandonganak dam klaong juai kawak. Dei tra likau mbai padaongtapeng paga ala sanghadiip hataom[pataom] pasanganak hataom amaiksuma hataom matuwcek hataom tacaowadei hataom sa-aimik hataom kamuen. Saong mbai padaongjalan nao jalan maijalan trun jalan tagokpandiak praong padaong di Po rimbuk praong padaong di Po nao tel cek wek tel sangnao tel glai mai tel sangakaok yau basei drei yau habanakaok yau basei drei yau talithei brei Po breithei pajieng Po pajienglaik likei daok likeilaik kamei daok kamei. Likei ngap kajang lang ciéw tiap asau raow manuk kumei daok di khan di aw taik khan tamâ khan taik aw tamâ aw ka Po Muk Po Kei Po praok Po Patra Po Patri Po Nâbi Daliwet ngap dhaong jieng dhaong ngap kanu jieng kanu ngap hamu hu padai nao raglai hu tangey ngap hamu sa phun sa taok sa laok sa ribuw sa phun sa taok sa laok sa tamân ndom saong yuen ranam ndom saong cam anit peh pabah klao urang kacaw mâh brei peh pabah puec urang kuec mâh brei. Anâk tacaow Po daok dom ro rah kakah kaghak likau di Po juai aen kaden hanaik kajaok thei jhak hatai iniai yak Po paoh mbaok mâng likuk mbuk mâng anak ngap mbeng hu ginup jieng mâda yak yum jum pataom yau rakaom mâng baoh di aia yau caraoh bak banâk mâk oh mada thraok jhaok oh mada karang kheng yau Po tanâh Po riya thei caong oh taklok thei rok oh magei ribuw thun tamân thun. Haiy laih....!! likau thuk kunâ siam likau kajep kunâ karo Po brei Po pajieng oh mâng da hu hagait tra,,,, Sohaniim _ Sưu tầm.
0 Rating 197 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On October 14, 2014
                                        KATÊ CHỢT NHỚ ! Một sớm mai, tôi bàng hoàng tĩnh giất Nhìn hàng cây trụi lá, dáng hao gầy. Nhìn lá đổ, phủ vàng ngoài hiên vắng Mưa sương buồn, se lạnh cả tâm cam. Tôi đâu ngỡ thu về nhanh đến thế? Gió thu sang, chợt thoáng chút ngỡ ngàng. Tôi đâu ngỡ, trên vùng thân thương ấy Thu đã về, gieo rắc cả nhân gian?   Tôi chợt nhớ quê hương tôi ngoài đó Cũng gió thu nồng, cũng nắng thu sang. Tôi chợt nhớ đến những mùa thu cũ Katê đã về trên khắp nẻo đường quê. Nắng sớm palei, nắng tràn thôn ấp Gió thơm nồng, hương lúa phía nông trang.   Tôi chợt nhớ: Lũ em thơ rộn ràng kheo áo mới Ánh mắt sáng ngời, trong tiếng cười vang. Bóng mẹ già bồi hồi bên hiên vắng Mắt xa xăm, mong ngóng lũ con về. Phía đầu thôn, những chuyến xe đến vội Lũ con về, thăm lại chốn quê cha.   Tôi chợt nhớ: Dáng em tôi thấp thoáng sau khung cửi Áo mới điểm tà, khoe nét kiêu sa. Buông suối tóc, khăn makra choàng vội Nở môi cười, khoe sắc với muôn hoa. Tôi liên tưởng đến những vùng ân ái Bóng hồng nhan chợt tỏa khắp thân ngà.     Tôi chợt nhớ: Trong những ánh nắng ban mai vàng nhẹ Trên những vùng tháp cổ ngống trông thu. Những đoàn người hành hương lên trẩy hội Katê muôn màu, muôn vẻ thiên thai. Tượng Siva nước sông thiên gột rửa Cột đá linga làm lễ tẩy trần. Thần mặc áo mới, đón mùa lễ hội Lũ con dân, đưa lễ cúng dâng người. Vị tăng lữ đốt hương trầm cầu nguyện Tiếng kanhi réo mãi khúc xưng thần.   Tôi chợt nhớ: Trong những ngày Kate xưa cũ ấy Palei tôi bừng tỉnh khúc giao mùa. Cả xóm thôn, ngập tràn trong vũ hội. Điệu múa, lời ca vang mãi chẳng ngừng. Và nhà nhà đắm chìm trong hoang hỉ Chén rượu mùa vui, ngâm suốt đêm trường.   Tôi lại nhớ, những mùa Kate ấy! Trong một ngày, gió nhẹ chốn tha hương. Tôi chợt nghĩ đến Katê quê mẹ Chắc giờ này, thôn xóm cũng vui ca. Katê ơi! katê sao đến vội? Để tôi ngồi tôi nhớ chốn quê hương. Gió thu ơi! Có về nơi đất mẹ. Nhớ gửi lời, dùm cho kẻ xa quê: Palei giờ này có gì thay đổi, Katê đã về, ai có thấy vui không?   JASHAKLIKEI  Bai Gaor, Katê, 2014.
0 Rating 140 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On September 21, 2014
Chiếc vòng tay nước mắt Đêm hôm ấy, một đêm thu, trăng sáng, không một tiếng động, hoa sứ nhà ai tỏa hương thơm ngào ngạt? Quấn lấy cái không gian yên tĩnh, chợt như đang lắng động lại trong lòng đôi bạn trẻ, Jadu và Mưsa ngồi đó, lặng thinh. Nước mắt trào ra, chạy dài trên đôi má Mưsa từ lúc nào? Nàng không biết và cũng chả muốn lau. Tay của Jadu đã bầm tím lên vì chàng ghì nó quá chặt vào mảnh đá chàng đang ngồi.   Đêm nay, hai người hẹn nhau để nói điều gì đó, nhưng – nhường chỗ lại cho cái khoảng không tỉnh mịch – họ không nói gì cả, vì họ đều biết cả hai đang muốn nói điều gì. Mưsa không thể chờ đợi lâu hơn, nàng gạt nước mắt, rồi quay sang phía Jadu, dúi vào tay chàng chiếc vòng tay mà chàng đã tặng nàng năm tốt nghiệp cấp ba, hai người xem đó như chiếc vòng đính ước, đêm nào Mưsa cũng lau chùi, ngấm nghía nó, rồi lại cười tủm tỉm, nó đã theo nàng hằng đêm vào giất ngủ. Mưsa bỏ chạy, nàng về nhà và khóc suốt đêm đó. Jadu ngồi đó, khóc nấc lên như một đứa trẻ, chưa bao giờ chàng khóc nhiều đến thế, chưa bao giờ chàng đau khổ đến thế… … Mưsa sinh ra trong một gia đình Bàlamôn đầy uy tín trong thôn, mẹ của nàng mất – vì bệnh hiểm nghèo – khi nàng mới ba tuổi, kể từ đó, nàng sống trong sự nuôi dưỡng của bà. Bà của Mưsa, người đứng đầu của tộc họ, người phụ nữ đầy quyền uy và trọng vọng đối với cộng đồng Bàlamôn. Người đàn bà đó, thừa hưởng một gia tài lớn của gia tộc là những sách cổ và các đồ dùng quý giá. Mẹ của Mưsa, con gái út của bà, người sau này bà hy vọng sẽ truyền lại để lưu giữ những tài sản tinh thần quý giá đó của gia tộc. Nhưng, mẹ Mưsa lại mất quá sớm, ngày mẹ nàng mất, bà của nàng đã buồn lắm, bà khóc rất nhiều, người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, đứa con gái yêu quý của bà đã không còn trên đời này nữa, bà đã đau khổ lắm. Lúc ấy, Mưsa hãy còn nhỏ quá, nàng chỉ biết khóc theo bà và cha. Từ đó, bà dành mọi tình yêu của mình cho Mưsa, bà thương nàng vô cùng, thương nàng còn hơn thương con gái của mình, bà thương nàng mất mẹ từ tấm bé, sợ nàng thiếu thốn tình thương của mẹ. Những đứa cháu khác của bà dù nội hay ngoại, chưa bao giờ được bà cho ngủ chung, chưa bao giờ được bà chăm sóc từng miếng ăn, giất ngủ như nàng. Và từ đó, bà xem nàng như là người mà sau này sẽ truyền thừa lại kho tàng của tổ tiên, người mà bà sẽ giao lại vai trò của người đứng đầu dòng tộc, nàng còn quá trẻ để biết điều đó, nhưng bà sợ mình không sống lâu hơn được nữa, bà dạy cho nàng cách làm người con gái Chăm, đêm đêm bà ngâm những bài ariya Patauw Adat Kamei hay Muk Thruh Palei cho nàng, cho dù nàng không hiểu triết lý và bài học trong những gia huấn ca ấy cho lắm! Cha của Mưsa, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm mẫu mực và nổi tiếng trong cộng đồng Bàlamôn, là cựu sinh viên Đà Lạt, ông trở về tham gia sáng lập và giảng dạy tại trường Pô Klong, sau đó về làng mở trường dạy chữ Chăm cho những đứa trẻ trong thôn. Ông gặp mẹ Mưsa, hai người yêu nhau và kết hôn như bao cặp tình nhân cùng đạo khác. Sau khi mẹ Mưsa qua đời, ông buồn bã và đau khổ, người vợ thân yêu của ông đã không còn nữa, ông lao đầu vào viết sách và nghiên cứu, ông rong ruổi khắp các làng Chăm sưu tầm các văn bản cổ, tham gia soạn giáo trình, từ điển tiếng Chăm, làm thơ, sáng tác nhạc về Chăm, con người đó thật sự đã tạo nên uy tín rất lớn được nhiều người ngưỡng vọng. Đối với giới chức sắc Bàlamôn ông còn là người có công lớn, ông đã đóng góp rất nhiều kinh phí tổ chức lễ tết cho làng xóm, cũng như cộng đồng, không bậc tu sĩ Bàlamôn nào không biết và không tri ân ông. Đối với làng, ông là người đã đứng ra tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tổ chức thôn xóm và xây dựng nếp sống trong thôn. Chính vì phải hằng ngày lao mình vào công việc ông không có thời gian chăm sóc cho Mưsa, nhưng ông thương nàng lắm, ngoài thời gian nghiên cứu, ông làm nông, như bao người Chăm bình thường khác. Ông viết sách và nghiên cứu ngoài tinh thần dân tộc, còn là để nuôi cho Mưsa ăn học thành người. Mưsa lên lớp sáu, năm ấy gặp mùa hạn, không có tiền, ông đã bán những tác phẩm sáng tác văn chương và âm nhạc của mình cho người khác với giá rẻ mạt để có tiền cho nàng kịp nhập học, điều mà một nhà viết lách chuyên nghiệp như ông, không bao giờ muốn làm. Người cha, không thể biểu hiện tình cảm yêu thương của mình ra bên ngoài như bà và mẹ, nhưng cha của Mưsa đã yêu thương nàng bằng cái cách thầm lặng nhưng dạt dào tình cảm như vậy đó! Ngày lại qua ngày, Mưsa lớn dần theo tình thương mà bà và cha đã dành cho nàng. Nàng không mãi là cô bé, cô bé của cái thời trẻ dại, khi mái tóc còn chấm ngang vai, khi đôi chân vẫn còn để trần rong chơi khắp xóm làng. Nàng đã trở thành thiếu nữ, đôi mắt long lanh với những cái nhìn gợi cảm, mái tóc dài thước tha tung bay trong gió, nụ cười duyên làm lộ hai má lún đồng tiền, làm cho ai bắt gặp cũng phải xuyến xao. Mưsa đã là một thiếu nữ thật sự, nàng đã biết sửa soạn, biết trau chuốt, biết làm duyên trước lũ con trai cùng lứa. Có bao người đã thầm yêu trộm nhớ nàng, và nàng cũng đã có những người để mà thương, mà nhớ, nhưng tất cả chỉ là những mối tình vụn trộm, ngây dại của cái tuổi mới lớn, nàng chôn chặt những tình cảm đó vào trong, chưa bao giờ dám thổ lộ. Cho đến cái năm mười sáu tuổi, cái tuổi đẹp nhất của đời người con gái, nàng gặp Jadu. Jadu sinh ra trong một gia đình chức sắc Bàni ở thôn bên cạnh, cha chàng là một vị tăng lữ có địa vị và tiếng nói, tương lai sẽ là Cả sư (Po Gru) của thôn. Chàng là con thứ sáu, con trai út, trong gia đình trước đó đã có năm đứa con gái. Cha mẹ chàng mãi mới có một người con trai, chàng là hy vọng của cha mẹ, mẹ sinh ra chàng khi bà đã gần bốn mươi tuổi, đối với cha mẹ, ông bà chàng là con cầu con khẩn, con mà Po Aulwah đã ban cho gia đình. Vì vậy, ngay từ nhỏ chàng được cha mẹ rất mực cưng chiều, ngay từ nhỏ, cha đã cho chàng làm lễ trưởng thành (katat) và đưa chàng đi học chữ Bini để lớn lên chàng gọi ông bà tổ tiên về chứng dám trong các dịp tảo mộ (nau ghur) và cúng tổ tiên (ew muk kei). Có thể nói, gia đình chàng, hy vọng ở chàng nhiều lắm, họ muốn chàng là một người Bàni thật sự, xứng đáng là con của một Po Acar, mà sau này có thể lên chức sư cả (Po Gru), tuổi thơ chàng thanh bình lớn lên trong tình thương đầy ấp mà cha, mẹ giành cho chàng. Mưsa và Jadu gặp nhau khi cả hai đều bắt đầu bước vào trường Pô Klong, hai người học chung một khóa ở cái ngôi trường giàu truyền thống này. Ở ngôi trường này, biết bao nhiêu thế hệ những người con Chăm và Raglai ưu tú đã trưởng thành, cũng từ ngôi trường này biết bao thế hệ bạn bè đã trở nên thân thiết, từ ngôi trường này cũng có biết bao câu truyện tình yêu lứa đôi đã được nở hoa kết trái, những năm tháng được học dưới mái trường này, thật sự là một kỷ niệm không thể nào quên được trong ký ức tuổi học trò của những con em Chăm và Raglai nhiều thế hệ. Trong những năm tháng đó, đôi bạn trẻ của tuổi mười sáu ấy – cái tuổi mười sáu trinh bằng, ngây dại như những đóa hoa Tagalau mới nở mỗi độ hè về – gặp nhau và yêu nhau. Hai người học khác lớp nhưng cạnh nhau, buổi ban đầu biết nhau họ chưa phải lòng nhau. Cho đến cái ngày tổ chức hội trại của trường… Đêm hôm ấy, khi buổi sinh hoạt văn nghệ hội trại của trường đã xong, khi đám con gái đã vào trại ngủ rồi, ở bên ngoài trại lớp, lũ con trai rủ nhau ngồi lại hát hò, Jadu cầm ghi-ta, đàn cho lũ bạn hát, những nam sinh Chăm và Raglai ngồi bên nhau, quay quần bên ánh lửa trại, cất lên tiếng hát, hát những khúc nhạc về quê hương dân tộc. Giất mơ Chapi, Đêm hội Raglai, Điệu ru đất tháp, Mùa xuân trên tháp cổ… những bài ca ấy gợi nhớ về những hình ảnh xa xăm, bình dị của buôn làng Raglai: “với những ngôi nhà sàn đơn sơ, nơi những con người sống cuộc đời thanh bình, không lo toan, không tính toán, hay những hình ảnh của đêm hội say sưa bên ghè rượu cần, nam, nữ, già, trẻ nhảy múa bên ánh lửa, trong tiếng cồng , chiêng vang vọng núi rừng…”. Hay từ những khúc ca gợi những liên tưởng, những ký ức về những palei Chăm: “… hằng đêm vẫn vang lên tiếng đàn kanhi đắm say, ngất ngây tâm hồn, hình ảnh của đàn chim Chrao tung bay trên vòm trời xanh thẳm, những xóm làng lại rộn lên trong những mùa gặt hái, hay hình ảnh hoa tagalau nỡ đầu xuân,  bên tiếng trống ginang, tiếng kèn saranai, đàn em mùa hát bên tháp Chàm đón mừng ngày hội quê hương và cả xóm làng như hòa mình vào ngày hội của quê hương, dân tộc…”. Tiếng ca hòa lẫn tiếng đàn, vang lên trong đêm lửa trại, không biết tự khi nào đánh thức đám con gái hòa mình vào cuộc vui, từ các trại bên cạnh các học sinh kéo đến cũng ngồi vây quần tham gia vào cuộc vui khó cưỡng, tiếng đàn của Jadu, lời hát của những chàng trai Raglai, Chăm đã lôi cuốn được đông đảo mọi người. Theo lời giới thiệu của một người bạn trong lớp, Mưsa hát cho mọi người nghe bàiBhum Adei, cái bài ca thắm đượm tâm tư, tình cảm và tiếng lòng của người con gái Chăm. Tiếng hát trong ngần của Mưsa cất lên, tiếng đàn Jadu say theo từng câu hát, giọng hát của nàng thanh thót, âm vang, tiếng đàn của chàng du dương, da diết,  hòa vào tiếng hát, làm cho cả không gian dường như tỉnh lặng, mọi người ngồi nghe không một tiếng động. Mưsa nhìn Jadu, mĩm cười, nàng hát: “…jwai wơr palei adei ơy xa-ai, jwai bboh mưda wơr kathaut rah mai…”. Jadu như say sưa trong tiếng hát của Mưsa, chàng chưa bao giờ chơi bản nhạc nào có hay đến thế! Chàng thấy, lời nhắn gửi của bài hát dường như nhắn gửi riêng cho mình. Tiếng đàn của Jadu cũng làm trái tim Mưsa xao động, nó đã đánh lên tiếng lòng của người con gái, nàng cảm thấy xuyến xao lạ thường, nàng xuyến xao tiếng đàn, hay xuyến xao người nghệ sĩ chơi đàn, nàng cũng không biết nữa? Đêm hôm ấy, những nữ sinh, nam sinh Chăm – Raglai, ngồi với nhau bên ánh lửa bập bùng, không tiếng mã la, không tiếng chapi, không tiếng cồng chiêng, không có kanhi, ginang, saranai, không có ghè rượu cần, không phải ở giữa buôn làng, giữa palei. Nhưng ở nơi đây, qua lời hát, qua tiếng đàn họ như sống lại những lúc còn ở quê nhà, ở những buôn làng, những nhà sàn của người Raglai, ở những palei Chăm vào mùa lễ hội. Lời hát, tiếng đàn làm cho những người anh, em Chăm – Raglai học xa nhà, nhớ quê hương hơn, nhớ người thân hơn, nhưng ở nơi đây họ được sẽ chia bên tình bạn, ở nơi đây họ trở thành một khối, quyện chặt vào nhau, bên nhau cho vơi đi nổi nhớ. Tình bạn đó sẽ theo họ đến suốt cuộc đời này, rồi sau này khi trưởng thành, nó sẽ mãi là những kỷ niệm không bao giờ quên trong lòng tất cả. Cũng trong đêm cái đêm lửa trại ấy, Mưsa và Jadu đã tìm được một nửa của cuộc đời mình, ở đó, hai trái tim đồng điệu đã cũng thổn thức, đêm nay sẽ là cái đêm không bao giờ quên trong ký ức của mỗi người. Kể từ cái đêm hôm ấy, không khi nào Mưsa không nghĩ về Jadu, không khi nào không nhớ về chàng, hằng đêm nàng đưa chàng vào trong giất ngủ của mình, cái hình ảnh nàng hát, Jadu đàn, cứ ghi sâu trong tâm trí nàng, nàng đã biết yêu thật rồi! Jadu cũng vậy, chàng say mê tiếng hát của Mưsa, nàng kiều diễm với nụ cười làm duyên lúc nào cũng khắc sâu trong tâm trí chàng, chàng gặng hỏi lũ con trai cạnh lớp để biết về Mưsa. Kể từ đêm đó, hai người đã biết chỉnh chu hơn trong mắt nhau, và đôi lúc – ngoài giờ học – trộm liếc nhìn nhau, lúc gặp mặt nhau chỉ nở một nụ cười e thẹn, ánh mắt nhìn nhau trìu mến, nói với nhau những lời ngượng ngùng. Và đêm về lại nghĩ về nhau, đưa nhau vào suy nghĩ, vào giấc mơ, họ chợt nhận ra mình yêu người kia, tự lúc nào cũng không biết? Thông qua lũ bạn cùng lớp, Jadu biết số điện thoại của Mưsa, hai người nhắn tin qua lại cho nhau, gần hai tháng, cho đến cái ngày Jadu quyết định chàng sẽ hẹn nàng ra quan nước trước trường. Lần đầu – chỉ hai người – ngồi cùng trong quán nước, có một chút thẹn thùng, một chút ngượng ngạo, nhưng rồi Jadu cũng chủ động bắt chuyện với Mưsa, chàng hỏi đủ thứ chuyện về học hành, về bạn bè trong phòng của Mưsa, không chuyện nào ăn nhập với chuyện nào, chàng còn hơi bối rối, nàng cũng vậy. Thoáng chốc, hai người không còn ngượng ngùng, rụt rè như ban đầu nữa – từ lúc nào – đôi bạn hiểu nhau hơn, thân mật hơn và tự nhiên hơn. Đêm về, họ lại tin qua, tin lại cho nhau, Mưsa và Jadu yêu nhau như vậy đó, mối tình đầu của họ – mối tình thuở học trò – là những lần hẹn nhau ngoài quán nước, là những lần đi dạo dưới sân trường, là những chiều mưa đứng ngoài ban công tâm sự, là những dòng nhắn vội lúc đêm về, là những lời quan tâm, âu yếm… là những ngày lưu luyến mãi về nhau! Họ yêu nhau, biết đối phương nghĩ gì, nhưng chưa bao giờ nói tiếng yêu. Jadu đã hỏi Mưsa, nhưng Mưsa nghẹn ngùng không muốn đáp, nàng cứ lần hồi, lần hồi mãi… Cho đến cái ngày họ sắp ra trường, một chiều mùa mưa trên hành lang lớp học, Jadu tặng cho nàng chiếc vòng tay kỷ niệm, chàng ngập ngừng: – “Không biết ra trường rồi, làm sao mình gặp nhau liên tục được nữa, tôi sợ cái cảm giác không được thấy Mưsa hằng ngày lắm, Mưsa à”. Một hồi yên lặng, Mưsa đáp: - “Mưsa cũng vậy, không biết từ khi nào Mưsa cũng có cảm giác như Jadu vậy?”. - “Thế sao Mưsa không trả lời tôi đi, Mưsa còn suy nghĩ đến bao giờ nữa” – Jadu tiếp lời nàng – “chúng ta sắp tốt nghiệp rồi, không biết có còn được gặp nhau nữa không”. Mưsa nói: - “Jadu nói chuyện gì vậy, Mưsa không hiểu?”. Jadu: “thì chuyện tôi yêu Mưsa, muốn làm bạn trai Mưsa đó, Mưsa không nhớ sao?” Mưsa thoáng chút e thẹn trên nét mặt, nàng cười và nói: “Mưsa và Jadu chẳng phải đã là bạn của nhau đó sao, Mưsa không nói, nhưng tự khi nào, em đã xem Jadu như người yêu của mình rồi”. Nghe những lời đó, chàng như mở cờ trong bụng, chàng lấy chiếc vòng tay – chàng đã mua để tận Mưsa từ lâu, tính hôm nay nói chuyện và tặng nàng – tặng cho Mưsa, chàng nói: - “Quen nhau đó giờ, Jadu không có gì để tặng Mưsa cả, nay tặng cho Mưsa, Mưsa cứ xem đây như là tình cảm cua tôi”. Mưsa không dám nhận: - “Sao vậy được, Mưsa không dám lấy quà của Jadu đâu”. Chàng đáp: - “Đây không phải là món quà bình thường đâu, Mưsa à! Nó là tình cảm của Jadu tặng cho Mưsa, Mưsa không nhận tức là từ chối tình cảm của Jadu đó, hay Mưsa cứ xem nó như là kỷ niệm cũng được”. - “Jadu nói vậy thì Mưsa nhận” – nàng đáp. Ngoài trời, mưa vẫn rơi, những cơn mưa đầu mùa ở cái xứ sở nắng nóng Panduranga. Jadu và Mưsa ngồi đó – chỉ hai người – bên hành lang lớp học. Thế là, đã hai năm trôi qua kể từ đêm lửa trại, đêm hai người bắt đầu yêu nhau, hôm nay họ mới chính thức trao lời cho nhau, chiếc vòng tay mà Jadu tặng Mưsa như một minh chứng cho tình cảm của họ. Họ gặp nhau, yêu nhau, như bao đôi lứa Chăm bình thường khác, họ không nghĩ rào cản Chăm – Bàni có thể chia cắt được tình yêu của họ, họ nghĩ thời đại đã phát triển, người ta sẽ không còn ngăn cản con gái Bàlamôn yêu con trai Bàni như xưa nữa. Tình yêu sẽ giúp họ có đủ can đảm để vượt qua tất cả và đến với nhau, như nhiều trường hợp đã diễn ra như vậy. Thế là hai, ba mùa mưa nữa lại trôi qua, tình yêu của họ lớn dần theo năm tháng. Cả hai người đều là sinh viên đã ra trường, họ quen nhau trọn vẹn năm năm rồi, mối tình của họ đẹp như thơ, êm ả nhưng cũng mãnh liệt như dòng sông Lu vẫn chảy trên quê hương từ nghìn đời, nồng nhiệt như cái nắng, cái gió của xứ sở. Thời gian càng trôi mối tình đó lại càng thêm sâu đậm, họ cảm thấy mình yêu nhau lắm rồi! Không có gì có thể chia cắt nổi tình yêu đó. Yêu nhau, họ không bao giờ nghĩ đến những rào cản nào cả, có nghĩ đến nhưng cũng tin rằng, tình yêu sẽ giúp họ vượt qua tất cả và đi bên nhau đến bến bờ hạnh phúc. Tình yêu của hai người đến một ngày cùng đến tai của người lớn. Đêm hôm ấy, khi bữa cơm vừa xong, cha của Mưsa, ngồi bên ngoài hiên nhà, nhâm nhi tách trà nóng, Mưsa cảm thấy trên khuôn mặt cha hiện lên một nét lo âu gì đấy. Bà nội gọi Mưsa vào trong và nói chuyện với Mưsa, trên nét mặt bà cũng hiện lên những nỗi âu lo như vậy, nàng cảm nhận thấy một điều gì đó? Bà hỏi Mưsa về chuyện tình cảm của mình, sau một hồi nàng thú nhận đang yêu Jadu – người con trai Bàni. Nét lo âu trên khuôn mặt bà giờ được thay thế bằng giọt nước mắt ướt đẫm, người đàn bà cứng rắn nhất tộc họ, lần thư hai đã khóc – lần đầu là lúc mẹ Mưsa mất – bà thương Mưsa, nhưng bà không thể cho Mưsa lấy người con trai khác đạo được. Ở nhà nào bà không cần biết, ở trong nhà của bà, đăc biệt là người cháu thừa kế của bà không thể lấy người Bàni được, bà thương Mưsa, nhưng chính bà cũng không thể thoát khỏi cái rào cản này được. Bà là trụ cột của tộc họ, bà phải làm gương cho tộc họ. Mưsa đêm ấy, không ngủ được, nàng khóc sướt mướt. Nàng nghĩ, chẳng lẽ mình phải chia tay với Jadu sao? Nàng không thể, nàng yêu Jadu lắm rồi, nàng không thể sống mà không có Jadu được, như con thú không thể sống mà không có rừng, như con cá không thể sống mà rời xa nước. Hôm sau nàng nói chuyện này với Jadu, chàng cũng buồn lắm không biết phải tính sao nữa, gia đình chàng cũng đã biết chuyện này, cha nói tuyệt đối không được lấy con gái Bàlamôn, nếu muốn thì cha sẽ từ con, còn hơn là làm mất thể diện. Nghe đến đây mẹ Jadu cũng khóc, bà khóc cho đứa con của bà, đứa con mà bà hằng hy vọng làm rạng danh gia đình, nay lại đòi lấy người con gái Bàlamôn, bà chỉ khóc và không nói gì cả, thà bà cứ đánh, cứ chửi Jadu, thì chàng không cảm thấy áy náy và đau khổ, đằng này không nói gì cả, cứ ngồi khóc, cứ buồn rầu, bà đổ bệnh mấy ngày liền, cha không cho vào thăm, mà cứ gặp Jadu là bà lại khóc. Jadu tự nghĩ chàng không thể là người con bất hiếu, nhưng biết làm sao được? Chàng yêu Mưsa như sậu đậm mất rồi, một ngày xa nàng là một ngày khắc khoải, là một ngày ăn không yên, ngủ không ngon, chàng nhớ nàng, như con chim Chrao nhớ đàn, như chàng Đam San nhớ nữ thần mặt trời vậy! Họ tiếp tục yêu nhau – bắt chấp sự ngăn cản của gia đình – được hơn năm nữa, hai người cố gằng thuyết phục hai bên nhưng hoài vô vọng, cho dù ở trong họ niềm tin về sự chiến thắng của tình yêu lúc nào cũng chảy. Chàng đã nhiều lần đến xin gia đình nàng nhưng không được tiếp, lũ con trai trong họ nghe tin nhiều lần dọa đánh chàng, nếu chàng không từ bỏ Mưsa, trong gia đình chàng ai cũng xa lánh chàng, vì sợ gần chàng sẽ làm cho cha chàng phật ý, mẹ chàng từ đó, cũng đổ bệnh, không ngớt thuốc thang, chàng cũng thường xuyên vắng nhà vì sợ về lại làm mẹ đau lòng. Mưsa, cũng vậy, bà nói với nàng: “khi nào tao chết thì mày hãy lấy nó, lấy nó để mà làm người ngoài tộc, lấy nó để mà chết làm con ma hoang ở ngoài làng”. Bà thương nàng lắm, bà kể với nàng, ngày xưa bà cũng yêu một người con trai Bàni, nhưng bà lại là người thừa kể của dòng họ, bà từ bỏ tình yêu để làm tròn hiếu hạnh, bà là con của tộc họ, do tộc họ sinh ra, bà phải có trách nhiệm với cội nguồn, bà nói với Mưsa: “đừng vì một thằng con trai, mà từ bỏ dòng họ, từ bỏ tổ tiên, như người mất gốc, rồi chết đi không được nằm trong kut của tộc họ, không được siêu thoát linh hồn con ạ”. Cha Mưsa, cũng buồn lắm, ông vốn ít nói, nhưng biểu hiện ra mặt, ông không còn quan tâm đến Mưsa nhiều hơn trước nữa, nàng dọn cơm, nấu nước ông không ăn, ông gọi cô cháu gái đến để nấu cơm, nấu nước trong nhà đã hơn nửa năm nay. Uy tín của một nhà Chăm học, một người hoạt động cho dân tộc, khiến ông không thể chấp nhận điều này. Thế là cứ hằng đêm, hằng đêm cuộc hẹn hò của hai người chìm cho nỗi buồn và nước mắt, Mưsa đã chảy bao nhiêu giọt nước mắt rồi, hằng đêm nàng không ngủ được, chỉ biết khóc, xanh xao và gầy hẳn đi. Jadu, thì ít cười hơn trước, chàng bỏ bê mọi thứ, suốt ngày cứ suy nghĩ mông lung như kẻ mất hồn. Thế rồi, chuyện gì đến sẽ phải đến, Mưsa không thể làm người con bất hiếu, và càng không thể để Jadu, vì mình mà cũng là người con bất hiếu, mẹ chàng đã bệnh lâu lắm rồi, nàng không muốn người bên nàng cứ sang mắng chửi cha chàng không biết dạy con, để cho chàng đi dụ dỗ con gái. Nàng cứ suy nghĩ mãi, cái lần mẹ chàng dù bệnh tật, không đi nỗi, phải có người dắt díu, cũng đến gặp nàng và nói: “Ta yêu Jadu lắm! Nó yêu con, ta biết con cũng yêu nó lắm! Ta cũng yêu con lắm! Nhưng gia đình ta là một chức sắc Bàni, ta không cho con làm con dâu ta được, nếu cha nó chỉ là một lão nông phu nghèo hèn, và gia đình ta chỉ là một gia đình bình dân, ta sẽ cho con lấy nó… ta tin rằng gia đình con cũng sẽ không bao giờ chấp nhận chuyện này, ta không muốn con trai ta bị mắng chửi là đi dụ dỗ con gái nhà lành, bị đánh đập mỗi lần sang nhà con nữa! Ta không muốn nó phải từ bỏ chữ hiếu, vì con, ta không muốn nó khi chết đi, không được làm lễ nhập Ghur, mà phải làm con ma vất vưởng, mãi không thể siêu thoát.  Ta yêu nó lắm, ta đau khổ khi nhìn nó ra nông nỗi này lắm, khi nào có con, con mới biết ta yêu nó như thế nào con ạ!… Con đừng trách cha nó, đừng trách ta, cũng đừng trách gia đình con, nếu trách hãy trách số mệnh, trách tiếng khen che, giễu cợt của người đời, con ạ!…” Đến đây, Mưsa lại nhớ đến câu nói của bà: “… Ta và con đều từng yêu một người Bàni, nhưng số mệnh đã sinh ta ra là người Bàlamôn, số mệnh sinh ta ra là người thừa kế của dòng tộc này. Ta không thể vì tình yêu mà trở thành một người con bất hiếu, ta thương con, nhưng ta không thể vì con làm mất thanh danh dòng họ, con có thể lấy bất kỳ ai con muốn, nhưng con không thể vì hạnh phúc của mình mà phải để gia đình, dòng tộc phải chịu lời vô tiếng ra của người đời, con không thể vì người khác mà làm ô nhục gia tộc được. Ta thà từ bỏ con chứ không bao giờ chấp nhận truyện này, hãy trách số mệnh, trách người đời, chứ đừng trách ta, trách cha con, trách gia đình mình…”. Thế là xong, nàng yêu Jadu, nhưng nàng không muốn vì tình yêu của mình mà cha, mẹ chàng phải buồn, nàng yêu chàng, không muốn chàng phải chịu khổ, chịu nhục vì yêu mình nữa, chàng không muốn Jadu phải vì mình mà làm một người bất hiếu. Nàng lại càng không muốn bà và cha mình phải buồn, càng không muốn vì mình mà dòng họ lại phải chịu tai tiếng, bị người đời chê bai. Bà nàng và mẹ Jadu nói đúng: “… Nếu trách hãy trách số mệnh, trách tiếng khen che, giễu cợt của người đời…”. Nàng tự hỏi, không biết mình sẽ sống thế nào khi không được ở bên Jadu? Năm năm yêu nhau, thật khó để mà có thể kết thúc, biết bao nhiêu kỷ niệm, biết bao nhiêu tình cảm, giờ phải chấm dứt như vậy sao? Nàng tự hỏi. Những rồi, nàng phải lựa chọn, chia tay tốt hơn cho cả hai, cứ mỗi lần nghĩ vậy, nàng lại khóc, đôi mắt nàng thâm quần lên vì hằng đêm không ngủ. Cứ hằng đêm, nàng nằm dài trong tuyệt vọng, những giọt lệ vẫn hằng ngày ước đẫm đôi môi, ướt đẫm cả mối tình nàng, ướt đẫm tâm tư người con gái, trái tim nàng đớn đau như rỉ máu: “Chàng hỡi! Chàng ơi! Em yêu chàng nhiều lắm, những ngại mẹ cha, nhưng ngại gia đình, em phải làm sao? Không phải lỗi của đôi mình mà là lỗi của số mệnh, nếu em không sinh ra trong một dòng tộc danh vọng trong làng, nếu chàng không phải là con của một Po Acar đầy uy tín… có lẽ ta đã đến được bên nhau, có lẽ và có lẽ!…” Mưsa có kìm cái mối riêng tư ấy lại, cho dù nàng biết nó sẽ để lại một nỗi đau không thể nào nguôi trong lòng mình. Nàng hẹn chàng để trả lại chiếc vòng tay mà chàng tặng lúc tốt nghiệp cấp ba – chiếc vòng tay minh chứng cho tình yêu của họ, chiếc vòng tay đã theo họ trải qua những nỗi nhớ, những niềm vui, những hy vọng thuở đang yêu, đã theo họ nếm trải những nỗi buồn, nước mắt lúc khổ đau – đó là một đêm mùa thu – hai người nói tiếng chia tay – một đêm mùa thu, Mưsa và Jadu không còn là của nhau nữa, không còn bên nhau nữa, cho dù vẫn rất yêu nhau.“Nếu trách hãy trách số mệnh, trách tiếng khen che, giễu cợt của người đời…”. Đâu đó, ở trong xã hội Chăm đương đại, vẫn còn có những chuyện tình buồn như chuyện tình Mưsa và Jadu. Đâu đó – dù đã có nhiều tiến bộ – nhưng người Bàni vẫn không thể lấy người Bàlamôn. Và ở đâu đó Ariya Cam – Bini thuở xưa vẫn được tái hiện bằng cách này hay cách khác, không khắc nghiệt, thê thảm như chuyện xưa nhưng cũng thấm đẫm đầy niềm đau và nước mắt. Đêm nay, bỗng từ đâu vang lên khúc dân ca Chăm – Bini: “Cam saung Bini hu min Vơy adei nhu lơy, min hu min. Thei, thei lac ong khin? Dwix nan, đwa nhu đwa, dwix nan, đwa nhu đwa » (Chăm và Bàni được thôi, hỡi em vẫn được thôi.
0 Rating 171 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 1, 2014
  Tắc đường. Mới bảnh mắt đã ùn đống tại các ngã ba mà trước đây chưa bao giờ tắc. Lê Đại Hắc đi ngược chiều giữa một đám đông ngơ ngác. Từ Mỹ Sơn tỏa sang vùng lân cận có tới bảy chốt đã được cấp tốc lập ra để chặn bắt thủ phạm. Chẳng mấy ai tin vào cách này nhưng Lê Đại Hắc thừa nhân lực để không bỏ sót phương án nào dù là thô sơ nhất. Tuy chưa biết hung thủ thuộc thành phần nào nhưng ông ta chắc chắn đó là một kẻ tà đạo khát máu có bộ mặt gớm giếc. Sáng nay ông đã thẩm vấn ngót chục đối tượng khả nghi có tiền án tiền sự nhưng không hé ra được manh mối gì. Kẻ sát nhân chọn hiện trường là khu di tích tôn giáo, cách giết người lạ lùng với những nghi lễ chưa từng có đã buộc ông chú ý đến các đối tượng khác người. Cuộc trao đổi với viên kiến trúc sư trên hiện trường đã trang bị cho ông một cặp kính mà ông tin có thể nhìn sâu hơn vào các tổ chức ma giáo. Các thầy lang, thầy cúng, thầy phù thủy và các gia đình có thân nhân bị bệnh được cho là ‘’ma ám’’ được ông cho người theo dõi. Tuy nhiên ông để mắt nhiều hơn đến các các đạo sĩ, trí thức, những người mà ông tin rất thông tường pháp thuật và nghi lễ của phái Balamon. Họ có thể là các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu hoặc đơn giản những kẻ cuồng tín hay mang bệnh hoang tưởng. Trong khi ông đang cho lính ráo riết săn lùng khắp hang cùng ngõ hẻm thì hung thủ có lẽ đang giảng đạo trên thánh đường, trên bục giảng, hoặc ngồi trong công sở hay đang vùi đầu trong thư viện với các cuốn sách cổ kinh dị. Lê Đại Hắc nảy ra ý định gặp ngay hội đồng khảo cổ, nơi tập trung rất nhiều đoàn chuyên gia đang thất sủng sau khi buổi khai quật bị hủy đột ngột. Tên hung thủ biết đâu là một trong số họ, hoặc nếu không thì nhóm trí thức kia sẽ giúp ông gỡ rối phần nào mối tơ vò này. Máy cầm tay reo vang, ông nghe xong rồi nói. - Đoàn nào đến?... Khẩn trương lắm hả?... Bảo họ đợi chốc lát, tôi sẽ về ngay. Hóa ra không chỉ ông muốn gặp các nhà khảo cổ, mà chính họ cũng đang cần chất vấn ông. Lê Đại Hắc dập máy rồi lên xe trở lại đại bản doanh của mình. Về đến nơi, ông đã thấy một nhóm người ăn mặc lịch sự, kẻ đứng người ngồi đầy vẻ nôn nóng trong phòng khách và nổi bật nhất là giáo sư Huỳnh Lẫm. - Xin chào các vị, các vị đợi tôi đã lâu? - Chào ông cảnh sát, tìm ra hung thủ chưa? – Giáo sư Huỳnh Lẫm hỏi. - Tôi đang muốn tìm các vị giúp sức đây. - Lê Đại Hắc lắc đầu đáp. Giáo sư Huỳnh Lẫm nói: - Lẽ ra không đến phiền ông nhưng chúng tôi vừa nhận được một công văn khẩn từ Bộ ngoại giao giới thiệu một chuyên viên người Campuchia sang làm việc. Lê Đại Hắc nhìn thấy một người đàn ông da ngăm đen ngồi bên cạnh vị giáo sư. - Xin tự giới thiệu, tôi là Sray Ka Mou, phó chánh văn phòng Bộ Du lịch campuchia. Paul Morierre đang mang một số tài liệu tối mật liên quan đến Campuchia. – Người khách nói. - Nếu tài liệu này lọt ra ngoài thì hậu quả khó lường nổi. Chính vì lẽ đó mà tôi được cấp tốc phái sang đây gặp các ông. - Tìm tài liệu nào? tôi chưa hiểu? - Tôi sẽ giải thích. – Giáo sư Huỳnh Lẫm rút ra một cuộn hồ sơ rồi nói. - Thưa ngài cảnh sát, Paul đang nắm tài liệu về một kho báu bí mật trong lòng đất thuộc lãnh thổ Campuchia. Nếu kẻ xấu lấy được tài liệu này thì chúng sẽ tìm thấy kho báu đó. Vì vậy người ta cần ông tìm kiếm và thu lại ngay các giấy tờ này. - Gay thế cơ hả, chúng tôi đang vã mồ hôi hột tìm hung thủ đây. Mà có gì thì cũng chờ chúng tôi bắt được chúng đã chứ. Tuy nói vậy nhưng Lê Đại Hắc vẫn đón lấy tập hồ sơ ra xem. Ông biết đây là một công trình cổ kính chứa nhiều hiện vật quý. Kẻ ngoại đạo như ông không đánh giá hết ý nghĩa. Giáo sư Huỳnh Lẫm nói tiếp: - Phần lớn tài liệu này đang trong tay Paul. Hay nói đúng hơn là số tài liệu về kho báu này Paul đã chuyển cho chính phủ Campuchia một phần rồi. Ông ta chỉ giữ trong người phần cốt yếu nhất để đích thân đi khai quật kho báu này nhưng chưa thành thì đã gặp nạn như ông biết. Lê Đại Hắc nghe qua đã thấy độ khẩn cấp và sức nóng của công việc. Hóa ra đây là một chuỗi hậu quả dây chuyền sau cái chết của Paul, vụ việc đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới. Điều này gợi ra một hướng điều tra mới mà ông chưa bao giờ nghĩ tới, đó là: động cơ giết người là vì tài liệu. Do đó thủ phạm có thể sẽ chạy sang Campuchia – hướng về kho báu. Lê Đại Hắc nói. - Chúng tôi đã khám hiện trường nhưng không thấy gì. Nạn nhân đã bị lột trần truồng không còn thứ gì trên người. Nếu ông ta mang gì đó theo người thì chắc chắn đã bị hung thủ mang đi rồi. Chúng tôi đang căng ra tìm hung thủ và có gắng thu về mọi tang vật. - Có lẽ tài liệu này chưa hẳn đã nằm trong tay hung thủ. - Giáo sư Huỳnh Lẫm nói. – Paul thừa khôn ngoan để cất giấu nó hoặc gửi cho một người thân cận nào đócủa ông ta. - Theo giáo sư thì ai là người thân cận? Tất cả nhìn nhau nhưng không cất tiếng. Lê Đại Hắc nói. - Các ông cứ suy nghĩ cho kĩ những ai đang nhòm ngó kho báu này. Chỉ có những kẻ có học mới đủ tầm làm những việc như vậy. Các ông là người trong nghề nên dễ nhận dạng bọn họ. Các vị ngại nói ra ở đây thì có thể nhắn tin vào máy cho tôi. Còn bây giờ tôi có việc rất gấp phải đi ngay. Lê Đại Hắc đứng dậy đi ra cửa. Từ khi xảy ra án mạng ông tập trung chỉ đạo truy tìm hung thủ nên ông đã coi nhẹ căn phòng của nạn nhân ở Rex. Tuy đã báo cho cảnh sát khu vực đến niêm phong nhưng ông không mấy tin vào sự khẩn trương của họ. Lê Đại Hắc bỗng dưng thấy nôn nóng khác lạ, nếu Paul có một tài liệu tuyệt mật tầm cỡ như vậy thì chắc chắn đang nằm trong két sắt ở khách sạn. Ông lao ra ngoài gara, một phút sau chiếc Land Cruiserchở nhóm cảnh sát lao hết tốc lực về phía Đà Nẵng.                            ***   Kì Phương mở ba-lô lấy tờ giấy anh chép dòng chữ sáng nay ra so với dòng chữ trong bức ảnh.Thật kinh ngạc. Hai chữ này là một. Vậy làchữ đó đã từng xuất hiện tại một thánh địa khác ở một thời điểm khác. Kì Phương gợn lên một nỗi hoang mang rằng liệu những gì xảy ra với Paul sáng nay có giống như vợ ông ta ở Naga 12 năm về trước không? Nếu đúng thì cái chết của Paul đã được lập trình từ trước và hôm nay, tên sát thủ đã trở lại. - Ai giết mẹ cô? – Kì Phương đột nhiên hỏi. - Tôi không biết. - Ba cô phải biết chứ? - Tiếc rằng ba tôi cũng không nhìn thấy kẻ giết người. Đó là cái chết khủng khiếp đã ám ảnh ba suốt bao năm nay. Đã có lần trên giường bệnh ba tôi đã mê sảng và hét lên rằng ‘’Đừng giết ta, đừng giết con ta’’. Rõ ràng có ai đó muốn giết ba con tôi. Kì Phương suy ra một điều rằng Paul đã bị một lực lượng nào đó đeo bám để trả thù từ khi rời kho báu Naga. Sáng nay giáo sư Huỳnh Lẫm đã vô tình gieo một câu mà anh cứ nhớ mãi ‘’chưa có kẻ nào đụng vào thần hộ mệnh Chăm mà toàn mạng trở về’’. Kì Phương cố gạt nỗi ám ảnh trong đầu rồi lật các trang sách hòng tìm chứng tích nào đó về hung thủ nhưng các bức ảnh còn lại chỉ là hang động âm u không có sự sống. - Ba cô có bao giờ tiết lộ thánh địa này ở nơi nào không? - Không, không bao giờ. - Thi Nga lắc đầu dứt khoát. – Ba nói vị trí này phải được giữ tuyệt mật vì tính mạng của tôi. Ba sợ tôi sẽ tìm cách vào đó và sẽ lại mất mạng... Ba nói nó là thánh địa có chủ hàng mấy thế kỉ nay. Những chủ nhân bí ẩn này sẵn sàng có mặt bất cứ đâu để ban cái chết cho bất cứ ai nhăm nhe xâm phạmnó. Ba mẹ tôi may mắn đã đặt chân đến đó nhưng mẹ tôi đã không thể trở về. Ba tôi căm thù chúng đến tận xương tủy và thề rằng ngày lôi chúng ra ánh sáng không còn lâu nữa! - Nhưng ba cô đã...- Kì Phương định nói chết rồi nhưng may kìm được. Tuy rất dằn vặt nhưng anh vẫn trấn an lòng mình rằng tìm xong Naga anh vẫn kịp đưa cô về viếng ba mình. Hơn nữa, linh hồn và thể xác mẹ cô thảm thương hơn vì đã mười hai năm không người nhang khói. Nhìn Kì Phương đứng ngây người, Thi Nga giằng lấy cuốn sách trong tay anh rồi nói: - Nếu anh sợ, tôi sẽ đi tìm Naga một mình. - Ơ kìa. - Kì Phương giằng lại cuốn sách. – Ai bảo tôi sợ? mà cô biết Naga đâu mà đi một mình? - Tôi sẽ tự đi tìm. Kì Phương không hiểu cô gái này sẽ tìm cách nào giữa núi rừng bao la xứ người. Mà tình cảnh cô lúc này cũng rất éo le, ở lại cũng không ổn, đi cũng không xong và anh không nỡ bỏ cô lúc này. - Tôi sẽ đi cùng cô.Chúng ta sẽ cùng đi Naga. - Anh không sợ tai vạ à? Nếu có mệnh hệ gì thì sao? Thật tình Kì Phương cũng rất ớn khi nghe cô kể và nhất là tận mắt thấy xác Paul nhưng đến nước này mà rút lui thì ê mặt nam nhi. Anh cất cuốn tài liệu vào balô rồi nói. - Tôi chỉ lo cho thân gái của cô thôi. Nhìn thấy sự quyết tâm của Kì Phương, mặt cô rạng rỡ trở lại. - Chúng ta phải tìm ra Naga trước chiều mai. - Cô nói. – Nếu muộn hơn e phải đợi thêm... mười hai năm nữa đấy. Kì Phương gật đầu rồi nói nửa thật nửa đùa. - Không bản đồ, không manh mối, không người dẫn đường, hi vọng mười hai năm sau tìm thấy là vừa. - Tại sao lại không có manh mối chứ? Kì Phương chợt nhớ ra mẩu giấy của Paul và cả dòng chữ trên yoni. Rất có thể con đường đến Naga đang ẩn trong đó. - Chắc cô biết tiếng Chăm chứ? - Tôi chỉ học một ít qua ba thôi. – Cô đáp thoáng chút ngượng ngùng. - Thế là tốt, hơn một trăm ba mươi ngàn người Chăm trong nước cũng chỉ vài chục người đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ là cùng. Còn để đọc được tiếng Chăm cổ thì chỉ đếm đầu ngón tay. - Mà anh hỏi để làm gì? Kì Phương đưa cho cô tờ giấy có dòng chữ Chăm lạ. - Anh lấy đâu ra? - Sáng nay tôi thấy trên yoni nên đã chép lại đấy. - Yoni nào? tại sao tôi không thấy gì nhỉ? - Yoni có máu đấy. Sáng nay nó mới hiện rõ hơn, mà quan trọng là cô có hiểu chữ này là gì không? Thi Nga ngơ ngác nhìn dòng chữ hồi lâu rồi hỏi. - Đây đâu phải tiếng Chăm? - Đây không phải là chữ thảo Akhar Thrah, nhưng có thể là một chữ Chăm cổ. Cô nên nhớ là từ thời lập Quốc đã có đến hàng trăm phiên bản đấy. Thú thực Kì Phương cũng không thể biết hết người Chăm đã sáng tạo ra bao nhiêu và khai tử bao nhiêu loại chữ. Là một người Kinh, anh không khỏi mến mộ và khâm phục tổ tiên người Chăm đã tô những nét son đặc sắc có một không hai cho nền văn hóa lâu đời trên dải đất chữ S này. Anh đã dành trọn ba năm để học chữ Chăm cổ nhưng giờ cũng chỉ đạt đến mức trên đánh vần mà thôi. Ngoài chữ thảo Akhar Thrah có từ thời vua Pô Rôme đã tròm trèm năm thế kỉ thì còn vô số phiên bản cổ xưa hơn nhiều. Chữ Chăm cổ đó lại được phân ra nhiều loại khác nhau như chữ thánh Akhar Rik, chữ con nhện Garlimang, chữ bí ẩn Akhar Yok và nhiều chư lai Arập và Mã Lai nữa... Sự phân loại còn dựa trên vật liệu để viết: chữ Hayep viết trên bia kí, kim loại, chữ Baar viết trên giấy, chữ Agal viết trên lá buông, chữ Tapuk viết trên giấy gió... Chính vì quá nhiều và phức tạp nên hầu như không ai có thể liệt kê hết bao nhiêu chữ Chăm cổ. Nhìn tờ giấy xong Thi Nga lắc đầu. - Tôi chịu, có vẻ như là chữ trên bùa chú? - Không phải, chữ trên bùa chú của người Chăm thường là hình vẽ hoặcviết phăng trên nền chữ Akhar Thrah nên xem qua là dễ đoán được ngay. Vả lại ai đó vẽ bùa lên đây để làm gì chứ? - Hay đây là một loại bùa chú của dân tộc khác muốn trấn yểm người Chăm? - Ý cô muốn nói tộc Kinh của tôi chắc? - Tôi thấy hao hao giống bùa chú của phái... Mật tông Tây tạng! Kì Phương nhìn cô đầy tâm đắc nhưng không ngại lắc đầu phủ nhận. Quả thật, cô ta có trí nhớ hình ảnh khá tốt. Lúc sáng, khi thấ
0 Rating 643 views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On May 29, 2014
----_p`@H tn;$ h=n&----   p@H t~U t`N tb`K _kN aR# c@K =\g ,   h_d. j# j} , E@P-bK dL# dL# kL/ drH ,,   kt@K Q&% pQ{K F% yw%-E&K _d   l{Z{K tE{K S@H ab&] , h&$ hdH b@L p=tH ,,   t=lH E@P-x&N tb`K pR# _kN =\pT t{K ,   \g# nrH _\P   w@H mT% _m   F% ht~K wg p@H _\P   ----------- d`} IN \d% tw _y`@w --------------    
0 Rating 159 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 29, 2014
  ----_p`@H tn;$ h=n&----   p@H t~U t`N tb`K _kN aR# c@K =\g , h_d. j# j} , E@P-bK dL# dL# kL/ drH ,, kt@K Q&% pQ{K F% yw%-E&K _d l{Z{K tE{K S@H ab&] , h&$ hdH b@L p=tH ,,   t=lH E@P-x&N tb`K pR# _kN =\pT t{K , \g# nrH _\P w@H mT% _m F% ht~K wg p@H _\P   ----------- d`} IN \d% tw _y`@w --------------    
0 Rating 192 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On May 29, 2014
----_p`@H tn;$ h=n&----   p@H t~U t`N tb`K _kN aR# c@K =\g , h_d. j# j} , E@P-bK dL# dL# kL/ drH ,, kt@K Q&% pQ{K F% yw%-E&K _d l{Z{K tE{K S@H ab&] , h&$ hdH b@L p=tH ,,   t=lH E@P-x&N tb`K pR# _kN =\pT t{K , \g# nrH _\P w@H mT% _m F% ht~K wg p@H _\P   thK aR EK F% l2L pt~K hdH _\E \d;/ u=R t_gK _\bK apN _N< \g@P g{_L ThK aR EK , ap@H t\nK lZ{K _g* M=R h_d. pt~K aL/ E~P mn;g j&% g{Q@U ,   k*} kd$ A$ kj@P m=EK d@U oH b* oH =l& p@H _\p     -----\\\d`} IN \d% tw _y`@w \\\\-------------------    
0 Rating 248 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 29, 2014
------ar{Y% --ad~T pd~y _C                              \\\\\ K~D% mkL \\\\\   mkL _d ZK E~bR h~% tp~K I{n%aAN C# j;$ ,, s% Il{_m% , al{m~% _g* _p`@H p@H tb~K ZK tn;$ t_nY E@P bK ,   Pn&@C _Q. twK t`N af{K dh*K , ht~K qN _d tN{ pdR kD% k*K an{t rN$ , dh*K xrK t&@K-t&K a#-P# prN \d] ,,   l{k~w al{N pn&@C b{Z~% t@L ad] , k~D% s`. m\k;% , MT hdH h=d _\p hn{. F&@L =QH _\EH \g@P k~l{_dU , s% b@L p=tH m\E~. tO/ _BU _rU s/ d_n   s% BP x% C# hdH aO h~% Il{_m% , h~% pn&@C a=mK _d h~% ad# dR% =QK _q h~% adT cOT , h~% _F% p_t   h~% s% h)H \t~H A$ kj@P , h~% FK _k`@U ad{H : uT , p~N , p~N , =P ,, al{N F% ad] h_d. l{b{K x=\h , =j& _OH mD{L-klL _b*   F% E@P bK x=I Q&% pQ{K , k*H _p`@H d} s% t\nK lZ{K l{N tp{N ,, al&{C tp&{C x$ hdH w@K m{N , ky&% m_N% xK =R xN} tZ{N a&K pj^ ,,   gn~. g@P w@H _p*> F% G@H , s% m=EK bL jw K% nrH _x@H mL/ ,, ad] w@Y d$ d_gK =j& C/ , g{lL# t@L t~K G&@H G/ uE~ML ,,   =R dh)w _A% rOH aE@N pj@N , urK N{ \kH hdH \g@P ng@R yT cK ,, pN tZ{N oT m_nT ET t`K , oN t_bN an{T a_lg E}-rsK m_h@H x=R ,,   g{n~P md% _d h_d. mn~x g*c ad&{x y/ p=\b V~% m{N ,, xm{ xML \g~K ZK j`~. al{N , mn&{x uR/_A% rOH l{h{K tZ{N t=K S~P pl~P .   d~N y% t@L ht~K md% g{n~P , al{N F% ad] as~N b{lN ht~K awg s`. ,, O$ h&K aQ{H b{Z} hR] mL# , \p;N yw% A$ kd$ y~w dL# \k~/ \k;C ,,   B{Q{ b{=Y _d L/ c=l& _Q. _pC oH b{=W& xlK ht`N ,, A< d&% _b Q&% xlw , aO~K cK G@H G/ mn~H mn;/ ,,   x=I t\k;% m=sK ad] a;. , k~K a_k \k;n x_L< ad] dl# s/ mg{K , Pt&H W~~@P jnK pA{K dL# af{K h~% ht} ,,   adT cOT anK k~M] c# b{n} , ad# dr7 pq# an[T bEK rE} hpK aw-l&H ,, _FK x_l< _\cU d} ak _\E     aL/ c_lY j~U c_OY =QH b}Z~% ,, ad] k*< A{. ap@H mT% t@L t~% F% dh*K an{T ad] _\p hg t\k;% D~g =D h*n h*K al&H _F% ,,   t\k;% p&@C g*$ aqK adT _B% , adT k~M]-xH l{k]-_d^w%m_N% , _d^w%xm=lK , _pC r_L% ad] _Q> oH tl=K ,,, _b*   O/ a_b Mv~. a`% b{Z~N MT b@N mIN s/ad] ,, _d F% BP X% C# , Il{_M% \d] _QU t_gK .   ZK E~b@R A$ h~% rK _rK , Pn&@C _Q. a=mK h~% B&@H w@K dL# u=R ,,,   ,,,xl# ad] _s _n< l{k~w _fL _p`@H m=R p@H s/bc , k*w as~N kQH k=QY m/ h~ g{lC , h~ p_t   ad] x=I m{K-w% ab{H \d] , pcH g@P bC m\j~% mL# hR] oH _k* =xH bC m=R b* Mt =cK _m   K*w aE~N hn[ f&@L _s j/ oH aw@R \g~K _G aw d&% _b E~b@R km@Y A&K =l& F% V~% m~t&] m~DR ,   aAR W# j{H b{Z~% ar ML , b{Q} b{=Y s`. m=EK AL dML an{T rN# ,, ,,, my~T km@Y j$ \g~% p_t \g~K ZK P$ kd$ F% u=R prN C$ dh*K ,,   F% IN%aAN C# yT cK oH md# , _d ------ g{n~. g@P _rH d&H Il_m% , _j`@N p=d O$ ab{H oH _d% aAN tp~K ,, Mn&{x x$ bC h)H \t~H , Ad~h a`% g`~. a_lg s`. m/g~h hr] p_g^ ,,   Th% _n< j/pA{KD_n _p`@H k% b`% ut m/ m[H e t_gK p_t _s yK y~. j~. p_t> p\t} p\t% prN dh*K ,,   l{k] xg =j O&K amH p\MK , k~M] jg krg Et t`K t_gK E&@L g% ,, h~% s% uR% r{y% aZN : tN Q%- p\d~T p\=d& F% uT b`% _c   t&@K t&K s% af`N ar{y% j# j} , =l& w@K =R C# s% gq} ad~T pd~Y , Al{N kM@Y a`@K =j& r~w r} , =jK s% r{b~w as~N t@L urK xn} _d   ,,,\E~w ad~w tL/ drH a_lg tN} , a@N =Z mn&{X h*] j# j} _g` hdH pj^ d} \g@P gl%L# , b*@K xl{H b{r~w u=r an[K rN# t&] h=T F% m_n%xK ,,   k*K w@R ab{H kD% JK k*K , h_d. jnK k# m=b kd$ adK u=R b{r~w ,, mn&@X hd`{P ab{H \g~K b=W& r~w , tnH r{y% , _\c   \g~. ktL mV} md@H ab{H \d] , hjN aZ{N tb~K r{_E =g* r$ l{h{K , ac@K c@N _d C[ k*K \E~H apN tm% t\nK l{Z{K _\p@w h`% ,,   L{m;N k*K r# dn;N –d_N< s~% a`% , B*K tm% _\c D~N y% \E~w d~w a@K l{F% , An;K mn&{X ZK _F% O$ _R% h)L dh*K ,,   _F% _gN d{ a_Lg _\p M{N s~bR k*H d} o xlK t`N akL ,, =r hd`{P pcH g@P O&H akR , _d   R{y%akL h~% d&{X d} h=gK , _B* hr] hd] hd`{P md% m=R h~ , ky*% _y       ---\\\\--d`} IN \d% tw _y`@w --\\\\
0 Rating 236 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On February 23, 2014
Salam tong abih yut saong adei sa-ai hatain anit ranam. Harei ni Dahlah pajao sa kadha daoh : Ranam anit yuw eh angin . Cuak kadha daoh saong Ulang di (Hanh phuc lang thang Anh Bang -Tran ngoc Son) . Thekwa Cam palei Ram wak di harei dau bulan sa thun nasaktheik (lisak aseik) 1/2/2014 yuw ni :Harei nan Adei yuw bingu CampaMbau pahe bauk di nagarMang bier harei teng maiHarei nan yuw aia taklondaok lapinguk phun kayauSu-uh su-ol sadrei.Harei nan Adei yuw lapeiMboh pinguk rub-sehSa-ai mai tengJalan atah tangin peng tanginHadeng wek hadom harei tapa .Hadom thun bulan harei tapaHatai sanang jang O mbohSa-mbo bhrauk salih sa-mbo jhaoAdei ranam saong anitGilai (ke) klak nhu tapa krong pajeHali-halemg lei oh mboh ...Binguk rut-seh Adei lihikJalan krak malam hajan leh,lehPhum palei klak weng angan adeiNao(tabak) sanang yuw mubuk - mbungAngin yuh li-al boh hataiMbang aia mata sata-eing drei .Harei nan ranam adeiSa-ai oh sanang teng pariphaYut-coi O hadar wekHadom boh paneuc Anit saong RanamRanam- Anit yuw eh anginBrai kayawa Adei doh pak nanHadom malam lapei teng AdeiMin cang yeh mboh Adei... mai...Thekwa Cam palei Ram .
0 Rating 140 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On February 6, 2014
 Vào đi! Cô nhìn anh với ánh mắt mừng rỡ rồi ngồi vội xuống sàn trước chiếc vali lớn đầy sách đã mở tung. Cô đang lục lọi tất cả hành lí của ba mình để tìm manh mối về naga. Kì Phương đảo mắt, khắp nơi bừa bộn sách báo bày từ trên bàn đến sô pha. Anh lặng lẽ ngồi xuống chiếc nghế trống dựng góc phòng và không biết mình nên bắt đầu từ đâu. Dù muốn hay không anh cần phải nói ra sự thật. Dường như không hề để ý đến vẻ mặt căng thẳng của anh, Thi Nga rút một cuốn sách rồi xoay bìa về anh. - Anh hãy lật chồng sách đầu giường xem có cuốn nào có từ ‘’thánh địa’’ như cuốn này không? Kì Phương liếc qua cuốn ‘’ Thánh địa Mỹ Sơn’’ của Ngô Văn Doanh liền hiểu ngay cô đang tìm gì nhưng anh biết điều đó không cần thiết nữa. Thi Nga đặt cuốn sách xuống rồi lại nói tiếp. - Có hai thứ quan trọng nhất mà tôi muốn có ngay trước khi đi camboge, đó là tấm bản đồ hay cuốn sách nào đó dẫn đến thánh địa naga, thứ hai là cuốn nhật kí của ba tôi. Anh giúp tôi đi. Cũng không cần nốt, anh nói thầm trong cổ. Nhưng không hiểu sao trước lời yêu cầu tha thiết kia, anh lại buột ra một câu khác hẳn: - Mấy thứ đó chắc ba cô đã...mang đi rồi! - Dạo này bố em hay quên, lúc đi lại rất vội vã. Nhật kí là vật bất li thân của ba rồi, mong sao tấm bản đồ ba tôi bỏ quên đâu đây. Kì Phương dường như không nghe thấy gì, mấy lần suýt vọt miệng rằng ba cô chết rồi không cần đi đâu nữa nhưng anh đã kìm lại. Nhìn Thi Nga hăm hở như một thợ mỏ ngửi thấy mùi vàng mà anh không nỡ làm cô cụt hứng. Cô ngồi gần như xếp bằng trên sàn nhà trước ngổn ngang biển trời tri thức. Tấm lưng ong thon thả đang căng lên dưới mái tóc đen như lụa của cô gái mới đôi mươi. Khuôn mặt ửng hồng, đôi mắt đen không chớp lướt nhanh trên những trang sách như sợ các dòng chữ sẽ vụt biến mất. Một vẻ đẹp thánh thiện, một cô gái thơ ngây đáng thương thế này mà không hiểu sao viên thiếu tá và ngay cả thầy anh lại dồn bao ghi hoặc lên tâm hồn trong trắng như vậy? Không! Cô là một thiên thần. Anh không thể tiếp tục trù trừ và lừa dối cô được nữa. Phải nói. Lấy hết sự bình sinh anh cất giọng. - Thi Nga! em hãy nghe... tôi nói đây! Cô gái từ từ ngước lên, đôi môi mọng đầy hé mở thoáng chút ngạc nhiên, nàng lúng liếng cặp mắt nhìn anh như chuẩn bị đón nhận một lời nguyện ước thiêng liêng. Nhưng rốt cuộc chẳng có gì cả. Kì Phương thấy trong đôi mắt kia là cả một ngọn lửa hi vọng đang bùng cháy mãnh liệt. Ôi, đôi mắt! Có lẽ nào anh lại phũ phàng dập tắt nó. Lẽ nào đôi môi của anh lại phóng ra một lưỡi dao làm trái tim kia phải bật máu. Không! Lại một lần nữa, cổ họng anh như bị thít chặt. Về phần Thi Nga, cô sớm nhận ra bên cạnh mình cũng chỉ là một kẻ si tình, một biểu hiện y hệt những anh chàng kém tự tin đang đeo đuổi cô bên Paris. Cô vội dụi mắt xuống đống sách, giọng chán ngán: - Anh hết mệt chưa? có thể giúp tôi một tay được không? Trong chiếc túi vải trên giường kia của cha tôi cũng là sách, anh tìm nốt đi, chú ý các từ ‘’thánh địa’’ hoặc ‘’naga’’! - Nhưng...ba cô... ba cô đã...- Kì Phương cố gắng như một nỗ lực cuối cùng, nhưng chưa kịp nói tròn câu thì bị chặn lại bởi một câu ráo hoảnh. - Ba tôi đã nói với tôi rằng, ông ấy sẽ có mặt ở thánh địa Naga trong chiều mai. Nào, hãy giúp tôi mở cái túi kia nhanh lên đi chứ! Ở đời có một việc hiếm gặp và ai cũng sợ phải làm, đó là đi báo tin người chết cho người thân của họ. Bởi đơn giản là không ai muốn làm đồng loại lên cơn đau đớn tột cùng. Vậy mà hôm nay, cái chân ‘’sứ giả thần chết’’ mà anh kiêng kị nhất trong đời đã gọi đúng tên anh. Trong tích tắc nữa, cơ thể tràn trề sức sống kia sẽ phải gục ngã và giãy dụa trước một sự thật đang chực sẵn trên môi anh. Sự trì trầy nhu nhụt của anh dần dần đi đến một bước lùi tai hại. Giờ đây anh lại phân vân không biết nên kiên quyết chứng minh cha cô ta đã chết hay là cứ để cho cô ta tin cha mình đang sống thêm... một thời gian nữa? Mà một khi tin cha mình còn sống tức là anh cũng chuẩn bị khăn gói mà tháp tùng cô ta đi tìm cái thánh địa quái quỷ nào đó. Nghĩ mà nực cười, chỉ mới sang nay anh cố giãy dụa dưới hố sâu để chứng minh cha cô còn sống, thì giờ đây anh cũng đang ‘’giãy dụa’’ để chữa lại lỗi lầm. - Cô tin mọi việc đang diễn ra đúng như cha cô đã nói? – anh hỏi xong thì vội nhận ra câu hỏi quá thừa. - Ơ kìa anh này!- cô ngửng phắt nhìn anh như một thằng ngốc – Nói thêm để anh biết, kế hoạch khám phá thánh địa của ba tôi đã chuẩn bị từ cách đây mấy năm chứ không phải bột phát đêm nay. - Sao? kế hoạch khám phá thánh địa của ba cô đã chuẩn bị từ cách đây mấy năm? – Kì Phương kinh ngạc đến mức lắp bắp. - Đúng vậy - Cô nói dứt khoát.- ba tôi nhất định đến đó. - Thôi được - Kì Phương lắc đầu chịu thua - Chúng ta tìm bản đồ rồi đi naga tìm ba cô. - Anh đừng quên chúng ta đã thỏa thuận với nhau lúc ở dưới hố rồi nhé. Lúc đó túng quá mà Kì Phương hứa bừa là sẽ cùng cô đi Pnompenh, rồi sau đó anh lại hứa đại với giáo sư Huỳnh Lẫm là đưa cô đi trốn. Giờ đây, theo đà này thì cô ta sẽ lôi anh trốn ra nước ngoài mất. Thế mà hóa hay. Làm thế thì được lòng cả hai và điều quan trọng nhất là cô ta sẽ thoát khỏi nơi nguy hiểm này? - Tấm bản đồ và cuốn nhật kí – Anh nói- Trước đây cô đã nhìn thấy chúng bao giờ chưa? Thi Nga định không đáp, nhưng không phải câu hỏi nào của anh cũng thừa. - Bản đồ thì tôi chưa thấy bao giờ, còn cuốn sổ tay thì rất dày, bìa da màu đen. Cũng như một cuốn nhật kí riêng tư của bất cứ ai, ông không muốn ai xem nó cả.  - Nếu tồn tại thánh địa naga trong thực tế, ắt ta sẽ có cách tìm được thôi. – Kì Phương an ủi, mặc dù anh cũng chưa có cách gì. Ngay lập tức Thi Nga hất mái tóc và quay mặt sang. - Anh đừng nghĩ đơn giản, đây là bí mật lớn nhất của lịch sử khmer và champa, nếu dễ người ta đã tìm ra từ lâu rồi. - Chính ba cô đã biết đấy thôi - Kì Phương vặn lại. - Ba tôi là người duy nhất làm được điều đó nhưng cái giá quá đắt. Mẹ tôi phải bỏ mạng ngay tại đó. Sự trả thù vẫn còn đeo đẳng cha con tôi đến tận bây giờ. Chính vì thế nên bằng mọi giá tôi sẽ không để ba đến đó môt mình. Lúc này thì kp mới thấm câu nói của gshl, quả thật, ba con cô ta đang bị ai đó đe dọa. - Vậy ba cô đã nói kế hoạch gì với cô trước khi ông ấy sang đây? - Ba tôi cho tôi biết sáng nay làm lễ ở Mỹ Sơn, chiều nay sẽ đáp máy bay qua Pnompenh để chuẩn bị cho khai quật thánh địa naga vào chiều mai. Có lẽ sự cố ở Mỹ Sơn sáng nay đã buộc ông ta tiến hành khai quật naga sớm hơn dự định. Ba tôi nói khai quật naga là sứ mệnh lớn nhất của ông trước khi chết. Nghe đến đây, Kì Phương nhận ra rằng đây là lí do cô chưa ‘’cho phép’’ba mình được chết. Sau nghĩa vụ ở Mỹ Sơn sẽ là naga. Ý nghĩ khám phá thánh địa naga bí ẩn bắt đầu cuốn hút anh, và không biết tự khi nào anh đã bỏ hẳn ý định nói thật với Thi Nga. Tận dụng nguồn thời gian, Kì Phương định bảo Thi Nga mang vài cuốn vào ba lô rồi vừa đi vừa tìm thì tiếng reo của cô vang lên. - Đây rồi, thánh địa naga! Kì Phương trờ tới nhìn lên cuốn sách được đóng thủ công đã ố vàng trên tay cô. ‘’Thánh địa Naga’’. Không kìm được tò mò, Kì Phương nhìn qua vai cô khi cô giở nhanh từng trang. Anh nhìn thấy có rất nhiều ảnh chụp và vẽ tay khá công phu cố diễn tả từng phần một công trình bằng đá tối màu như trong một cung điện tối tăm. Sức hút của những công trình kiến trúc cổ đối với Kì Phương là rất mãnh liệt. Đáng chú ý, trong công trình này hiện diện nhiều mảng phù điêu bằng gạch rất đặc trưng của người Chăm. Theo kinh nghiệm của người trong nghề, Kì Phương liên tưởng ngay đến bộ hồ sơ hiện trạng một công trình cổ nào đó trước khi làm dự án trung tu phục chế. Paul vốn là kiến trúc sư cổ vì thế anh tin chắc đây là công trình ông đang làm dở. Tuy vậy tập tài liệu này chưa vẽ lên phối cảnh tổng thể lẫn vị trí địa lí nên không thể biết nó thuộc vùng nào. Thi Nga giở nhanh thoăn thoắt để tìm bản đồ. Cũng như khi soát xong đống sách trong va li, một lần nữa cô lại thất vọng. - Anh tìm lại đi, để tôi tìm cuốn nhật kí. Kì Phương vội cầm lấy xem ngấu nghiến. Mấy bức ảnh đầu tiên là các lối đi lắt léo nhỏ hẹp rất tối tăm giống như một mê lộ dưới lòng đất. Những vách đá dựng đứng được khác tạc các vị thần Ấn Độ giáo uy nghĩ lững lững và cả những hình vẽ lễ hội lạ mắt mà nhất thời anh không hiểu nổi. Tiếp đến là những không gian đóng mở, lồi lõm xen kẽ chứa đựng những pho tượng và kinh sách rất đồ sộ. Kp đồ rằng nếu đây không phải là những tác phẩm do ông tưởng tượng ra thì bấy lâu nay nhân loại đang bỏ quên một kho báu khổng lồ theo tất cả các ngữ nghĩa của nó. - Đây là một kho báu trong lòng đất! – Kì Phương thốt lên. Quả nhiên là trăm nghe không bằng một thấy, cho dù là thấy trong tranh ảnh. Kho báu Chămpa là có thật và được nhắc đến từ khá lâu bởi các nhà khoa học Pháp, những người không màng mê tín hay huyền thoại mà chỉ tin vào thực chứng. Kho báu cuối cùng, nơi lưu giữ những gì còn lại của vương triều Chămpa đã được khẳng định bởi Jeanne Leuba trong tác phẩm Unroyaume disparu-Les Chams et leur art -1923 (một quốc gia đã bị diệt vong và nghệ thuật Chăm) khi viết rằng “Do tình cờ ông H.Parmentier và hai người cộng sự trong một chuyến đi khảo sát tại Phan Rí đã được Nữ hoàng Chămpa cho phép tham quan kho báu ở một khu rừng phải mất nhiều ngày vượt núi mới đến được. Kho báu mà họ được xem tận mắt gồm hơn 300 hiện vật. Đó là những cái bình, những vật trang sức bằng vàng, 4 tá bình bằng bạc, một bộ sưu tập lộng lẫy các vũ khí cổ được khắc hoặc khảm bằng vàng hoặc bằng kim loại quý’’ Đây chỉ là một cuộc mục sở thị kho báu nho nhỏ của giới khoa học Pháp đã được công bố trên tạp chí chuyên ngành. Dân gian đồn đại rằng những thứ không được công bố mới là phần chìm của tảng băng trôi. Cầm trên tay cuốn sách lạ này Kp không khỏi hoài nghi đây liệu có phải là kho báu Champa mà sử sách tốn bao công bàn luận hay không. Kp lật nhanh để xem nó lớn đến mức nào nhưng anh bỗng dừng tay khi thấy một bức ảnh tối màu nhưng nổi lên một vệt sáng ngoằn nghèo như dải khói trắng. Nhìn kĩ anh nhận ra đây là một con rắn rất lớn đang ôm một cây cột. - Xem này! – Kì Phương hướng ảnh về phía Thi Nga. Thi Nga thấy rắn liền giật thót mình suýt chút nữa ngã nhào lên đống sách. Kì Phương bấm bụng cười rằng mới chỉ là bức ảnh mà đã thế, không biết khi gặp rắn thật cô sẽ ra sao. - Nếu nó canh giữ thánh địa này cô có dám vào không? – anh hỏi. - Nó nằm trong naga ư? Thánh địa này có tên là Naga, theo thần thoại Balamon thì đây là tên một con ‘’rắn thần’’. Loài vật thiêng này cũng được xem là thần giữ của của người Khmer. Cha cô còn tiết lộ điều gì về naga nữa không? - Mặc dù là một người kín tiếng nhưng trước khi đi ba tôi nói rằng thám hiểm thánh địa naga có thể mất nhiều ngày và vô cùng nguy hiểm. Ba khuyên tôi ở nhà đừng lo lắng gì, ba sẽ liên lạc với tôi khi có thể. - Vậy lí do gì mà cô phải cấp tốc đi tìm ông? - Tôi biết đây là công việc liên quan đến cái chết mười hai năm trước của mẹ tôi, và lần này cũng rất nguy hiểm với ba tôi nên không nỡ để ông ra đi một mình. - Ba mẹ cô từng vào thánh địa naga?- kp rất ngạc nhiên. - Ba em nói đó là câu chuyện dài, ông hứa sẽ nói sau. Dường như ông rất ân hận về việc mình đã làm với mẹ. Nhìn ông u uất nên tôi chạnh lòng và không nỡ hỏi thêm. - Vậy tại sao ông không trở lại naga sớm hơn, ví như năm ngoái, năm trước chẳng hạn? - Không được. Ba nói rằng không phải cứ thích đi là đi, vấn đề là cánh cửa đá bí mật trong hang núi này không ai mở được! Kp đã từng nghe rất nhiều vào giai thoại kể rằng người Chăm cất giấu kho sách lớn dưới hang núi vùng Cà Ná từ mấy thế kỷ nay. Nền hang được phủ dày bằng lớp cát phát sáng, cửa đóng kín mít bởi một tảng đá to mà chỉ có người Raglai - một dòng họ gia nhân của hoàng tộc Champa cuối cùng mới mở được bằng bài phù chú bí hiểm với lễ vật. Câu chuyện này hấp dẫn các nhà sử học và hàng lớp người đã lên đường tìm kiếm. Không lẽ Thi Nga đang nói về nó chăng. - Nếu không ai mở được sao ba cô trước đây lại vào được? - Nó tự mở theo chu kì, và chu kì này sẽ đến vào ngày mai. - Chu kì? - Đúng vậy, ngày cửa mở chính là ngày diễn ra nghi lễ theo chu kì 12 năm một lần. Kì Phương thấy bắt đầu thú vị. Sáng nay đã có một người buột miệng ra từ ‘’Chu kì’’. Thật ngốc nghếch nếu coi hiện tượng trên Yoni hôm nay là tín hiệu của một chu kì cánh cửa xa lắc nào đó nhưng cũng không được bỏ qua bất cứ điều lạ thường nào. Thờ cúng với tôn giáo như máu nuôi cơ thể, mà thờ cúng luôn luôn diễn ra theo đúng chu kì. Vì vậy nếu muốn một cơ hội nhìn sâu vào một tôn giáo nào đó phải mục kích cho được các chu kì thờ cúng và lễ hội của nó. Thông thường chu kì này diễn ra vào một ngày giờ cố định hằng năm như lễ kate chẳng hạn, nhưng chu kì dài đến một con giáp thì anh chưa nghe bao giờ cả. Phải chăng đây là một nghi lễ tà giáo bí mật và hiếm hoi còn tồn tại trên thế giới này. Kì Phương lật từng trang một cách vô thức và mắt anh nhanh chóng lạc vào thế giới âm u thần bí. Khi nhìn xuống, anh bỗng rùng mình đánh rơi cuốn sách. Bàng hoàng mất vài giây anh mới dám nhìn xuống một bức ảnh văng ra nằm trên mặt đất. Không thể tin nổi. Chính giữa yoni là một dòng chữ kì quái đập vào mắt: -
0 Rating 251 views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On November 17, 2013
  Đây là tiểu thuyết thám hiểm đầu tiên về kho báu bí ẩn của người Chămpa cổ. Mỗi một nền văn minh xuất hiện và biến mất đều để lại một dấu ấn mãnh liệt, cái chúng ta nhìn thấy của nền văn minh Chămpa còn lưu lại cho đời sau là kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc và nhiều tác phẩm nghệ thuật phi vật thể khác. Còn kho báu thì sao? Các bia kí tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ cùng với sử liệu Đại Việt và nhà Hán đều mô tả hàng tấn vàng bạc, đồ thờ cúng và hàng vạn cuốn kinh quý đã bị thất lạc và cướp bóc bởi các cuộc xâm lược. Rất nhiều báu vật khác mà triều đình còn giữ được và cất dấu là có cơ sở. Lần theo tư liệu của các nhà khảo cổ Pháp từ Viện Viễn Đông Bác Cổ và các bia kí, thư tịch cổ, chúng tôi đã hình dung được sự thật và điều huyền bí chưa lí giải qua một câu truyện tạm gọi là ‘’Mật mã Champa’’  Chương 1- Phần 1. Tuân thủ một cách tuyệt đối những di chỉ bằng tiếng Phạn lưu lại trên một tấm da dê cổ vẽ tay, viên kiến trúc sư người Pháp cùng với phu nhân đã bước qua cánh cổng đá cuối cùng của hành trình khám phá kho báu Champa cổ xưa. Trong hang đá tối đen như mực, người phụ nữ trẻ tỏ ra sợ sệt khi nhìn lại cánh cửa đã sập xuống sau lưng. Một dải sáng lân tinh bò ngoằn ngoèo trên vách đá hiện một dòng chữ Phạn lờ nhờ: ‘’Dâng máu cho Ngài! kẻ nào xúc phạm đến thần linh sẽ bị rút sạch máu ba đời dâng lên Ngài’’ -Anh nhìn kìa...- cô gái chỉ tay nói. Viên kiến trúc sư đến từ Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) rùng mình khi đọc xong dòng chữ khắc sâu trên mặt đá. Từng bỏ ra hàng chục năm để nghiên cứu bia mộ cổ, ông liên tưởng đến một lời nguyền được cho là thần bí nhất lịch sử, đó là câu khắc trên bia mộ các hoàng đế Ai Cập ‘’Bất cứ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaông, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó’’ Đó không phải là lời dọa suông. Hàng ngàn năm nay, lời nguyền bí ẩn kia vẫn là bản án tử hình siêu linh đã giáng phạt bao nỗi chết chóc kinh hoàng cho giới khảo cổ và cả những tên săn trộm dám phớt lờ nó. Viên kiến trúc sư chiếu ánh đèn pin rồi xích lại gần, ông nhìn thấy những vẩy máu khô loang lổ trên vách cửa đúng vị trí mà ông và vợ vừa nhảy qua. Ông biết rằng mình không phải là người đầu tiên bước qua đây và số phận những kẻ trước đó ra sao thì đã rõ. Ông trấn an người vợ đang run rẩy trong làn hơi ẩm lành lạnh dưới độ sâu gần chục mét trong lòng núi. -Đừng để tâm, anh đã có cách khắc chế cánh cửa đó. Người đàn bà đầu tiên đặt chân nơi cung cấm này vẫn chưa hết sợ hãi. Cô nói: - Cửa đá đã sập xuống, làm sao chúng ta mở được để về? - Anh đã nghiên cứu tấm bản đồ cổ rất kĩ rồi, phía sau bức tường trước mặt kia là cỗ máy chạy bằng sức nước dùng để điều khiên cánh cửa đá. Mặc dù chiếc đèn pin công suất sao, chùm sáng dường như tắt lụi trong khoảng không mịt mù. Họ mò mẫm theo hướng nam như trong trí nhớ, đi qua một không gian rộng không rõ hình thù, cuối cùng một bức tường đá xám xịt đã hiện ngay trước mắt họ. Men theo bức tường cho tới khi nhận ra một cánh cửa vòm, ông liền đẩy mạnh. Tiếng nước rào rào bất ngờ phả ra từ một đoạn suối ngầm chảy qua lòng núi. Trước mắt ông là một guồng nước khổng lồ đang chuyển động để đưa dòng chảy lên một hệ thống phức tạp nằm trên cao mà ông không thể nào nhìn rõ. Trục quay guồng nước được kê trên hai trụ đá lớn song song mọc lên từ lòng suối giúp cho chiếc bánh xe nặng hàng chục tấn vận hành suốt mấy trăm năm nay. Thấy một chiếc thang đá dựng đứng và chìm khuất trong bóng tối, ông lội xuống bám tay vào những thanh giằng để tìm cách trèo lên. Thận trọng leo đến bậc cuối cùng, từ độ cao của một ngôi nhà ba tầng nhìn xuống, những lá guồng gạt nước trắng xóa dưới ánh đèn bàng bạc làm ông cảm tưởng như đang lạc vào một gầm máy của một chiến hạm không lồ thời Trung cổ đang nhởn nhơ vô định giữa đêm đen trên đại dương. Nước từ hệ thống ống máng chằng chịt trên cao dội xuống ào ào xen lẫn với dòng suối réo von tạo thành một bản hòa tấu hoang sơ đến kì dị. Nhìn quanh, viên kiến trúc sư ngạc nhiên khi phát hiện trước mặt là một bế chứa nước bằng đá rất lớn mà trước đó ông ngỡ là một tầng lầu. Tuy nhiên bể nước này đã cạn khô và chỉ có mọt dòng nước đang nhỏ giọt vào bể. Chỉ mất vài phút, viên kiến trúc sư đã phát hiện ra quy luật vận hành của chiếc đồng hồ nước cổ xưa đã được phác họa chi tiết trong tấm thư tịch quý báu. Nắm được cấu tạo và nguyên lí hoạt động khắc sẽ điều khiển được nó. Trên chiếc bàn điều khiển, ông tìm cách cài chế độ mở cửa đá. Tháo chiếc ống nhỏ đang rỉ nước đặt sang bên cạnh rồi ông dùng hết sức xoay một ống đồng có đường kính rất lớn vào vị trí. Một thác nước mới từ chiếc ống tuôn ào ào vào bể chứa. Toàn bộ lan can và hành lang đá dưới chân ông bắt đầu rung lên nhè nhẹ. Chỉ vài chục phút nữa thôi, mực nước sẽ đạt ngưỡng cực điểm để đẩy bật một chiếc lẫy. Mấy trăm khối nước cùng hàng chục tấn đá sẽ trút xuống để khởi động một chiếc đòn bẩy có khả năng ném bay một tòa nhà với một sức mạnh khủng khiếp. Năng lượng đang tích tụ với một tốc độ rất nhanh tỉ lệ thuận với nhịp rung của chiếc sàn đá dưới chân ông. Mặc dù muốn nán thêm vài phút để đo lại thể tích và vận tốc nước nhưng một giọng rất thanh át tiếng thác vọng lên cùng ánh đèn pin loang loáng. -Xuống ngay, nó sẽ sập xuống mất! Nhìn qua luồng sáng yếu ớt chiếu qua đám bụi nước trắng xóa, ông phát hiện trước mặt có một máng nước dốc chéo xuống dưới. Không chần chừ, ông chạy dọc hành lang đang chao đảo rồi bò qua một dầm đá trơn nhẫy để nhảy vào lòng máng. Trong tích tắc, ông gần như rơi ùm xuống lòng suối làm nước bắn tung tóe lên mặt người vợ. -Xin lỗi!...- Ông vùng đứng lên đưa tay vuốt mặt. – Tốt rồi, cách cửa lát nữa sẽ tự mở ra. -Cửa tự động ư? Hệ thống gì mà lạ vậy? -Một cỗ máy bằng đá chạy bằng sức nước rất cổ xưa. Tổ tiên người Chăm đã chế tác ra nó đấy! -Nó đủ sức nhấc cánh cửa mấy chục tấn kia sao? Anh cam đoan là chúng ta không bị kẹt lại đây chứ? -Yên tâm, nếu cỗ máy kia chạy đúng, khoảng nửa tiếng nữa cửa sẽ mở ra. -Sao nhanh vậy? liệu chúng ta còn thời gian đi khắp cung điện này không? -Chỉ có hai ống đồng cho hai chế độ mở. Đây là chế độ mở nhanh nhất, hoặc sẽ phải đợi thêm nhiều năm nữa. Thôi đừng hỏi nữa, nhanh chân lên! Họ chui trở lại tiền sảnh, do thiếu oxy và vận động mạnh nên ông đã có dấu hiệu rối loạn phương hướng. Tránh mất thời gian, trong khi cúi mặt xuống ông tranh thủ mở tấm bản đồ cổ ra định vị lại lần nữa. -Đằng kia kìa – Người vợ trẻ chỉ tay phía sau lưng ông. Ông quay lại bắt gặp một khoảng tối đen đặc đang phả hơi lạnh vào mặt mình, ông xoay đèn về hướng đó và lờ mờ nhận ra một vòng tròn trũng xuống như miệng giếng. Biết rằng đây là lối đi duy nhất, ông nắm tay vợ đi nhanh về phía đó và thấy một một dải đi hẹp hình xoắn ốc dẫn xuống dưới. Không rời một bước theo chồng, mắt cô sợ sệt nhìn theo ánh đèn nhấp nhoáng trên các phiến đá ẩm ướt và cố không để trượt chân rơi xuống cái hố mà cô chưa nhìn thấy đáy. Để thêm an toàn, cô bám tay kia lên lan can nhưng vội rụt lại khi chạm vào đầu một con rắn. Chỉ trong tích tắc, cô kịp nhận ra và thở phào khi đó là tay vịn bằng đá. Con rắn bảy đầu bằng đá hoa cương ngoằn nghèo khắc khoải men theo mép thang xuống sâu hun hút như đang cố ngoi lên từ địa ngục từ suốt mấy trăm năm nay. Bất chấp lối đi hiểm trở, cô nhắm mắt đi theo chồng cho đến khi ông ghìm tay cô lại. -Kia mới là kẻ giữ đền đích thực, rắn thần Naga! – ông nói. Người phụ nữ nhìn theo tay chồng, dưới ánh đèn yếu ớt xuyên qua không khí đặc quánh, một dải trắng như lụa bềnh bệch hiện lên. -Trong truyền thuyết rắn Naga giữ đền có tới bảy đầu cơ mà. - Người phụ nữ sợ hãi hỏi.- Con này lớn nhưng chỉ một đầu. -Đúng thế, nhưng đây là con rắn thật đang sống! Cô gái thất kinh ôm chặt hông chồng mình. Người đàn ông từ tốn gỡ nhẹ tay cô: - Đừng sợ, đây chính là rắn khổng lồ sống trong hang động và rừng sâu hạ lưu sông Mê Kông. Trước đây xuất hiện thường xuyên tại rừng U minh Hạ nhưng nay gần như tuyệt chủng. Truyền thuyết rắn thần Naga lấy cảm hứng từ loài bò sát khổng lồ có thật này. Sách cổ của người khmer còn mô tả những con long xà to như cây Thốt nốt. Vẫn nhìn con vật qua vai chồng mình, giọng cô chưa hết run rẩy: -Nó đang ăn? -Chính con dê trắng mà ta vừa thả xuống khi qua cửa đấy thôi, đây là bữa điểm tâm đầu tiên của nó sau 12 năm đấy. Cô gái mắt mở to nhìn con rắn bất động, chỉ có mang tai đang phập phồng đẩy dần con vật bé bỏng ngày càng khuất sâu trong chiếc miệng đang há rộng kia. -Đây là giống rắn quen sống nơi không có ánh sáng nhưng mắt nó có thẻ nhìn xa hàng cây số trong bóng đêm. Cô gái nhè nhẹ lùi xa hơn, mắt vẫn không rời con vật, cô hỏi. -Nó nhịn đói tới 12 năm sao?... -Giữa chu kì mở cửa tháp, làm gì có ai cho nó ăn, nó rất đói. Nếu hôm nay chúng ta quên mang con dê cho nó, em có biết thức ăn của nó sẽ là gì không? Người phụ nữ định kéo chồng mình trở lên nhưng người đàn ông to cao vẫn không hề nhúc nhích. Viên kiến trúc sư biết rằng họ đã rơi vào phạm vi tấn công của con vật từ lâu, nhưng hôm nay nó sẽ tha mạng cho họ. Ông chỉ khe hở đủ một người đi phía sau con rắn và nói. -Muốn vào thánh địa phải đi qua mặt con rắn này. Người vợ định bỏ chạy, nhưng cô vội nhận ra phía sau là cánh cửa đã khép chặt. Đã vào đến đây dù chết cũng phải đi đến tận cùng. Chẳng phải mười mấy năm nay cô cũng chỉ mong điều đó đấy thôi. -Đi tiếp! – cô nói. Tuy lấy hết can đảm, không chỉ cô mà người đàn ông đầy chất thép kia cũng phải co mình nín thở để lách qua lưng con rắn đang phả hơi tanh nồng nặc cả góc hang. Họ nhanh nhẹn lách vào khe hở và bắt gặp một hành lang rộng dẫn sâu vào điện thờ. Ngay vừa đặt chân vào khu tiền điện, viên kiến trúc sư đã ngỡ ngàng sửng sốt với vô số pho tượng các vị thần Balamon giáo xếp trang trọng trong các khám thờ ăn sâu trong đá. Tượng Siva, bò Nadin, dấu triện cổ và các thanh kiếm ánh lên màu sắc đặc trưng của vàng thật. Do thời gian có hạn nên không thể xem kĩ từng chi tiết, ông muốn đi thật nhanh để bao quát quy mô thánh địa nhưng một pho tượng nữ thần vàng óng làm ông sững người lại. Đúng là pho tượng này được đúc bằng vàng khối, với kích cỡ lớn bằng người thật như vậy làm ông nghĩ đến tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng tại Po Nagar đã bị quân Khmer băng qua cao nguyên Langbian đến tấn công nam Champa năm 945. Sự tập trung của ông bị cắt ngang khi có tiếng động vang lên từ xa. Lúc này ông mới giật mình nhớ lại người vợ đã biến đi đâu mất. May thay, nỗi sợ của ông tan biến khi thấy nàng đang ôm một thứ gì đó nặng trĩu trước ngực. Ông lia đèn sang nhìn thứ trên tay vợ và không thể tin nổi vào mắt mình nữa. -Lạy chúa! Em bê cái này từ đâu ra?                                                                                                                                                                                               Mật mã Chămpa - Chương 1- p1  Mật mã Chămpa - Chương 1- p2  Mật mã Champa - Chương 2 - p1  Mật mã Champa - Chương 2 p-2  Mật mã Champa - Chương 3 -p1  Mật mã Champa - Chương 3 - p2 Mật mã Champa - Chương 4 - p1
0 Rating 1.7k+ views 5 likes 0 Comments
Read more
By: On July 15, 2013
                                           ************những đêm TRONG  RỪNG THU MƯA*********                             ====NHỮNG SỌ NGƯỜI KHỐN-KHỔ====                                                     ************ Chim không còn rừng làm tổ, Người chẵng Tông-Tích Cơ-Đồ. Lại hiện-hửu lập mưu-mô, Hồng phá huỷ bờ pháp-lý…   Chim cất cánh về Đô-Thị, Hát tự-do cùng lủ khỉ-giã-nhân. Gây bảo-tó khắp non-sông, Lại bôi-nhoạ cho Tộc-Giồng máu quý.   Trên đời này bổng vô-vị, Do những kẻ vô- lương trị kiếp người. Bọn chúng gây tội đầy trời, Mai đây trả giá cho đời yên vui.   …Đoàn phá rối vùi trong máu, Chẵng được bao lâu sống lậu trên đời   ****1975=1984=1985== Tập-Đoàn pol-pot-i-sa-ry hởi, Cờ mỏng nhà ngươi không che khuất mặt trời. Đội lớp mà đi như Đười-Ươi dương-thế, Những bạo-tàn hồng tiêu-diệt Dân tôi.   Ta đã thấy những thể-xát cất đôi, Đầu lìa cổ ,tay- chưng rời từng khúc. Độc át nhất là làm nhục Phụ-nử, Hảm-hiếp rồi lại cắt núm nhủ-hoa.   Tàn-bạo hơn;cầm gươm chém-giết Mẹ-Cha, Tổ chức nhà ngươi Trời không thể tha. Những cháu bé tội tình chi mà chặc khúc, Phơi sương đêm cho loài thú làm mồi…     *******DJI-IN-DRA TAW-ZIEW********** [viết cho những mưu kẻ phá hoạiĐoàn-kết=[ĐôngDương]           **********NHỮNG SUY-TƯ***   LẼ SỐNG CƯU MANG NỔI BÂN-KHUÂN Suy tàn chất sám bởi cơ-hàn… Trạng-thái âm-thầm ,hồn ẩn-sĩ, Tâm-tư khát-vọng;Vị- nhân-sinh.   Thật khổ cho sự sống công-minh, Dể chi hiểu đặng kẻ bội tình. Quyền-uy lại hướng về thế mạnh, Tiền-bạc vay mượn được thanh-danh.   Khó-khăn cho những bật vĩ-nhân, Nghèo mạt chẵng được lẻ ân-cần. Dốt-nát lại chọn làm Phủ-Chủ, Què-quặt vô-tri lại tôn-sùng.   Rồi xã-hội sẽ mụt-nát thối-ung, Bởi loài sau đã hoá bướm Thiên-Cung. Lột xát bay lên tầng ngự-uyển, Phá-hoại hoa-màu,nhân-loại khốn cùng.     *********DJI-IN-DRA TAW-ZIEW*********           NHỮNG SUY-TƯ *********và giọt nước mắt*********   Đầu tôi đầy ngạt nổi lo-âu, Tim  tôi hồi-hợp bao suy-tưởng. Đêm nay không ngũ không buồn ngũ, Khiến thoi7i2-gian lịch-sử nhiễu-nhàu.   Người lại khóc cho đời mai sau, Bởi đã cười cho phận cực-hình. Luật-nhân-sinh[cân nào quả nấy] Gậy ông đành đập lấy đầu mình.   Đời người lại nối nổi nhục-vinh, Khóc đời hoa nay tàn hương sắc. Không đẹp lòng-dạ nên gieo tai-ất, Cho người cho ta bằng nước mắt.   Quá tham-tàn bỏ quên thiện-át, Cho ngày nay trong bao sự thật. Oái-oăm này nước mắt tư6ng rơi, Tiếc gì nữa số trời đã đặt…     Hảy cười lên loài người bi-đát, Cho ngày tàn trong máu lửa kia. Đừng nhin trời mà cười u-uất, Đừng kêu than-oán-trách điên-rùa.   Cuộc sống không phải sự đùa giỡn, Xem nhẹ đời khinh thường trời-đất. Phải biết sống phù hợp sự thật, Trong đấu-tranh phải có cân-phần.   Trách những tham-vọng cái huỷ thân, Mờ đôi mắt trước những tham-tàn. Làm giàu quên cân-bằng Dương-Thế, Giết kiếp nghèo bằng những quyền-năng.   Giết sắc-dân quên sự công-bằng, Và tự cao giết hại cả Dương-Gian. Có phải chăng;phải chăng loài thú, Sống làm chi hãy cút khỏi trần…     **********DJI-DRA TAW-ZIEW**********     …….. NHỮNG đất ước giàu sang vô- tận, Vô-tâm chi lắm rồi câm-hận. Hận mình sao sống lại cơ-bần, Trách mình sao lại vô-nhân-đạo.   Giết hàng loạt sang bằng Đạo-Gia1o, Giữa trần-gian muốn sống riêng mình. Cấy nòi-giống trong hành- tinh vũ-trụ, Hành-quyết này mau nên tuân-thủ.   Không thì trời đất phủ màu tang. Quả địa-cầu rạn-nức kinh-hoàng. Trận động-đất dập-vùi tiêu-diệt, Huỷ sự sống xanh-tươi trần-thế.   Hãy tiêu-huỷ ngay những vũ-khí, Ngyên-tử trong cuộc sống này.[1] Tàn trử chi,đợi gì khí thế, Ngày tàn huỷ-diệt thế-nhân đây.     *********[bom nguyen-tu]         Có đau-đớn chi bằng hôm nay, Sự điêu-tàn nhân-loại kiếp này. Không phai vì một Dân-Tộc mất, Chẵng nghĩa gì một đất nước tôi.   Thảm-hoạ này sẽ đến mãi thôi, Đến mãi khi không còn cái tôi. Trên hành-tinh hiện dáng sâu- giòi. Hoá kiếp luân-hồi nhân-quả lại.   Cỏi đời sau không cò nhân-loại, Không còn loài người bởi tham- vọng; Ích-kỷ ,thối-nát vì huỷ-hoại, Tự chôn mình vì trái nghĩa cái cân.   Không ai khi thac rồi sống lại, Ta đủ rồi trong cuộc đời này. Chỉ tiếc cho nhân-loại sau đây, Què-quặt đau-thương ,đói-rét ấy.   Hởi những quyền-uy-lực phá hoại, Đừng ngông-cuồng huỷ-hoại tương-lai. Hãy nêu cao tinh-thần nhân-loại, Để tâm-hồn cao-thượng ngày mai.   Những công việc ta làm chưa phải, Không phai vì ta còn ám-hại. Chỉ vì ta còn háo chiến mãi Bởi cái ta to lớn hon ai???   Diệt cái ta ngu-ngơ khờ- dại, Diệt cái ta vĩ-đại hơn trời. Để cho tồn tại lại con người, Địa- cầu xanh-tươi,mãi xanh-tươi.       *********Dji-in-dra tawziew***********     Sưu tầm*************     “khẩu xà tâm phật”**miệng độc lòng ngay. “sống với phật mặt áo cà sa, Đi đám ma thì mặt áo giấy”**biết người ,biết mình.           Nổi cánh chim trời*******   Hoàng hon sét vọng,gậm hờn, Bởi đàn chim vổ tức trườn trời mây. Thiên hạ đang chạnh cấy cày, Mưa nguồn tuông đẩy lở ngày công lao…     **một thoáng trời chiều  Móng Cái và tháng năm:2013.   ************Dji in dra-Tawziew**************       u-uẩn*******************   nước trôi đi mãi không ngừng, non đứng chờ lại,chim dừng cánh bay. Bao giờ thôi chẵng hôm nay, Thiên thời mang đến vận may kiếp người.   Non mòn núi lở mà thôi, Trời cao biển rộng đổi đời nổi trôi. Kiếp may gió bao giờ nguôi, Gian truân luân lý ngược xuôi trăm bề.   Ta chờ nhau thuở đề huề, Bóng khói vọng về hoang vẻ hoàng hôn. Bầu trời xanh thẩm dậm trường, Lấp lánh chớp bể vọng sang,   Thời gian hơn cả bạc vàng, Thực thi hầu thể xoá ngàn khổ đau. Những gì quý nhất hàng đầu, Co phải tồn tại đẹp giàu nước non.   Vĩnh cữu mãi những vàng son, Quyền năng cực mạnh còn trong ngục tù. Chẵng lẽ tự do đền bù, Tự do tàn phá gây thù ức oan???   Tự do bỏ nước quên non, Tự do bôi nhoạ lòng son sắc người??? Ta yêu Việt Nam trên đời, Yêu các dân tộc con người chất phát.   Yêu những tấm lòng tình thật, Ngày mai đây hân hạnh nhất;tự do. Yêu những người biết chăm lo, Biết quý trọng và thò phò tiên tổ.   Biết mình biết ta biết gian khổ, Biết chia xẽ xây dựng tổ ấm đời. Thời gian này còn thay đổi, Bao giờ mới hết tội lổi thì thôi.   Thà thôi bao những đường lối Không còn gì ngoài lừa dối nhau chi. Bởi nhân loại đã hiểu gì, Mà rung động trong lâm ly bi đác/ .   Ôi những con người uyên bác, Có tầm nhìn thật chính xác cuộc đòi. Rồi âu lo số phận người, Tìm lý giải cho vạn thời đại tới.   Những thanh bình trong ngày mới, Không c
0 Rating 389 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On June 2, 2013
Chó hú bu?i tr?a Tác gi?: qu?ng ??i gi?i Lúc nh? tôi thích ?i câu cá l?m ch? nh?t nào c?ng ?i .hôm ???c ngh? tôi xin ba ?i câu cá, ba tôi h?i :”mày ?i câu ? ?âu ?“ d? g?n nhà ông t? lát ák ba. “?! G?n ?ó thôi ??ng qua g?n cây mít” ,sao v?y ba? ”ng??i ta nói ?n c?p mít thì mày tính làm sao nh? ?ó c?m” con bi?t r?i! Lulu ?i thôi .su?t m?t bu?i sáng lèo phèo tr? ???c con cá nào.?ang b?c mình tr?t nh? ra m?y ??a b?n nói qua ch? cây mít có nhi?u con cá to l?m? , Th? là l?i c?i ??n ch? ?ó . cây mít kà lulu ch? ?ó câu mát ?ó ?i thui! ,tôi t? ngh? ...tr?i cây mít to th? này mà tr? có trái nào ,ch?c không có ai nói mình ?n c?p ?au nh? !,ng?i xu?ng câu,câu su?t c? bu?i tr?a mà tr? ???c con nào b?c,v?a câu v?a ch?i m?y th?ng b?n,” m?y th?ng này ch?i mình ?ây mà” ,m?t lát sau ??t nhiên lulu hú lên nó c? hú và nhìn lên cây mít ,?ang lúc b?c tôi héc lên mày im ?i lulu” nh? ai ?ó ?ang ti?n l?i g?n” ,nó lùi l?i g?n tôi và c? hú nh? v?y ,tôi c? nhìn v? phía tr??c tr? th?y gì c?,b?t ch?t có cái gì ?ó thoáng qua m?t l?n...l?n n?a, hình nh? là bóng c?a m?t ng??i ?àn bà ?ang bé ??a con thì ph?i? Bi?n m?t trong choát lát , tôi t? an ?i mình ch?c là ?o giác thui! ,lát sau nghe vân v?n ?âu ?ây ti?ng m?t ??a tr? khóc....?m ?m...! ,tôi ngh?:tr?i !tr?a n?ng th? này mà ai b?m con ?i bi?t n?a? bà m? c?t ti?ng ru con “con ?i ! m? không s? gì h?t m? ch? s? c?c chì ,v?i roi mây” . nghe xong tim tôi nh? mu?n r?t ra , b?ng d?ng gió th?i ngày càng m?nh ,làm cho tôi xù lông gà tôi b?t ??u th?y s? ,tôi l?y c?n câu ??nh v? nhà ,tr?i ?! c?n câu ?ang run ..run.. tôi nghi! là con cá nào ?ó dính zùi,tôi c? gi?t th?t m?nh nh?ng không ???c,càng gi?t m?nh thì nó c? kéo vào.....anh...h?..!,cái con nh? này ,mày làm gi?t mình tao mày...!,qua ?ây làm chi? ba kêu anh ?i ?n c?m kà...tao bi?t zùi! . nh? em h?i:” su?t bu?i tr?a ,mà không có con cá nào h?! i tr?i anh nhìn kìa móc câu dính vào cành cây kìa! N?y gi? ?ang kéo cái này ák h?n? v? thui anh ba ?ang ch? ?ó”,? thì v?, tr?i ngh? quê ghê .v? nhà không dám k? v?i ba , th? là ?n c?m xong tôi ch?y sang nhà ông ngo?i ch?i ,tôi ngh?: s?n ti?n k? luôn chuy?n bu?i tr?a nay, vì ông ngo?i là th?y cúng nên bi?t nhi?u chuy?n trong làng l?m ,nh?t là ba cái chuy?n l? h?i tr?a nay ,tôi k? cho ông nghe ,ông nói :”cháu g?p ma zùi ?ó” tr?i thi?t không ngo?i?” ?? ông k? cháu nghe cách ?ây m?y n?m thì nhà ông t? lát có ??a con gái, c? mà không m?t thì gi? g?n 33 tu?i r?i,tu?i tr? l? d?i mang b?u, b? ng??i yêu b? ,c? ngh? qu?n ,cây mít là n?i c? t? t? n?m n?m ?y ,t?t c? nh?ng gì cháu nghe và th?y là c? ??y.” nghe xong x?ng tóc gá ,ngh? ??n là rùn ...mình,à! Ngo?i ?i! cháu không hi?u sao lulu nó hú v?y? nó c?ng th?y h? ngo?i? ,lulu không nh?ng th?y mà còn th?y rõ h?n cháu n?a .cháu bi?t không loài chó là c?n v? trung thành nh?t c?a loài ng??i ,nó xua ?i nh?ng r?i ro,không may c?a loài ng??i, ??c bi?t loài chó th?y ng??i th? gi?i c?i âm thì nó báo cho loài ng??i ??ng th?i còn b?o v? ?? tránh ?i ?i?u không may ?ó .cháu bi?t không khi l?y máu con chó bôi lên m?t , t?i bu?i ?ám tan ng??i ch?m thì s? nhìn th?y m?i ho?t ??ng c?a th? gi?i c?i âm và truy?n này ngo?i ch? k? cháu nghe thôi ??ng b?t tr??c gì c?, vì ngo?i ?ã th?y nhi?u tr??ng h?p nh?ng ng??i mà làm nh? th? này không có k?t qu? t?t ??p gì c?:”không ch?t thì c?ng b? ?iên n?ng” v?y h? ngo?i? “?”. Thôi mây cho cháu ?êu s?i dây bùa không thì b? ‘c? b?t ?i bé con cho c? luôn r?i...haha...”ngo?i này z?n hoài ! Ch?ng ngày hôm sau ông ngo?i ?i cúng t?i cây mít ?? siu h?n ng??i ?àn bà ?ó . The end
0 Rating 881 views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On April 6, 2013
Hội Bảo Tồn Văn Ha Champa @ U.S.A P.O Box 62061, Sunnyvale, CA 94088 Email: ccpaoffice@ilimochampa.org Web: www.ilimochampa.org *** Ngy 16 th㠡ng 03 năm 2013 THƯ MỜIVIẾT BI CHO ĐẶC SAN VIJAYA SỐ 9 Knhgởi: - Cc Bậc Thức Giả Champa - C�c Văn Nhn Thi Sĩ Champa - Cc Nh⡠ Hoạt Động Văn Ha-X Hội Champa K㣭nh thưa qu vị: Thấm thot Đặc san Vijaya đ� ra mắt qu độc giả được 8 số với chặng đường di khi�m tốn mười bốn năm, kể từ ngy ra mắt Vijaya số 1 đầu tin vઠo năm 1999. Một lần nữa chng ti xin ch괢n thnh cảm ơn qu vị đୣ v đang đng gೳp bi viết gi trị cho Đặc San Vijaya đến ngࡠy hm nay. Để kịp ra mắt Đặc san Vijaya số 9 vo dịp lễ KATE năm 2013, k䠭nh mong qu vị cng tiếp tay, đ�ng gp bi viết gồm c㠡c chủ đề lin quan đến Văn ha, X곣 hội, Lịch sử v sinh hoạt cộng đồng Champa khắp nơi, truyện cười dn gian Chăm, truyện cổ tࢭch, ca dao tục ngữ, truyện viết bằng tiếng Chăm, tiếng Việt v tiếng Anh. Mọi bi viết vࠠ kiến xy dựng xin gửi về email: BBTVijaya@gmail.com. bằng những bản văn đ�nh my sẵn hoặc c thể gởi qua email hay diskette cᳳ bi viết chứa đựng bn trong để anh em Ban Biપn Tập tiện dụng trong việc sắp xếp ấn bản cho đến cc bi khảo cứu, BBT đều nồng nhiệt đᠳn nhận. Những bi viết đ đăng tr࣪n sch bo khᡡc xin qi vị miễn gởi cho Đặc san Vijaya hay ngược lại. Tất cả những bi đăng tr꠪n Vijaya bản quyền thuộc Hội Bảo Tồn Văn Ho Champa v tᠡc giả. Thời hạn nhận bi viết kết thc vຠo ngy 31 thng 7 năm 2013 Một lần nữa Ban Biࡪn Tập rất mong được sự cộng tc v giᠺp sức của quvị. K�nh cho thn ࢡi v trn trọng, T.M Ban Biࢪn Tập Đặc San Vijaya Trưởng Ban, ( đ k ) L㽢m Gia Tn
0 Rating 452 views 3 likes 0 Comments
Read more