Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On December 20, 2016
ĐỔNG THÀNH DANH Tóm tắt: Bài viết này muốn gây sự chú ý đến một thời kỳ lịch sử ít được biết đến của vương quốc Champa, từ sau thế kỷ thứ XVI, tức là sau sự sụp đổ của Vijaya. Mà trọng tâm của của nó là tìm hiểu và phân tích về những chuyển biến quan trọng của Champa trong giai đoạn này dẫn đến một thời kỳ được gọi là bản địa hóa trong tiến trình lịch sử sử của vương quốc ấy. Trong đó, tác giả giành sự quan tâm vào các yếu tố bản đại hóa trên nhiều khía cạnh như tín ngưỡng – tôn giáo, chính trị – xã hội, văn hóa – văn minh. Hầu từ đó có thể phần nào làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử của Champa trong thời kỳ hậu vương quốc. Từ khóa: Champa, lịch sử, thời kỳ hậu kỳ, yếu tố bản địa, bản địa hóa. Đặt vấn đề Thế kỷ thứ XV (cụ thể là năm 1471) là một cột mốc quan trọng của lịch sử Champa nói riêng và lịch sử các nước ở Đông Nam Á nói chung. Đây là thời điểm đánh dấu sự cáo chung của nển văn minh Ấn giáo ở Champa, để chuyển sang một nền văn minh mới, mang nhiều yếu tố bản địa, pha trộn với nền văn minh Hồi giáo, được du nhập từ Mã Lai, bên cạnh đó là sự tồn tại của một ít tàn dư Ấn Độ giáo. Sự hình thành nền văn minh mới ở Champa trong giai đoạn này, biểu hiện trên những sự biến đổi về ý thức hệ, niềm tin, hệ thống giáo lý và tổ chức tín ngưỡng – tôn giáo, cách thức vận hành và cấu trúc của các thiết chế chính trị – xã hội, kéo theo đó là những thay đổi về văn hóa, nghệ thuật, phong tục, tập quán… của vương quốc Champa. Hệ quả của những sự thay đổi này ngày nay còn tồn tại và thể hiện rõ nét qua tổ chức tôn giáo, xã hội, văn hóa, phong tục của cộng đồng người Chăm ở miền Trung Việt Nam, vốn là thần dân của vương quốc Champa trước đây. Dựa vào các văn bản cổ viết bằng Akhar thrah (tiếng Chăm hiện đại hay phổ thông), mà ngày nay còn lưu giữ các bản chép tay trong giới chức sắc và một số hộ gia đình người Chăm ở Ninh – Bình Thuận, từ cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học như P.Y. Manguin, Po Dharma, P-B. Lafont[1]… đã phát hiện ra sự tồn tại của một nền văn minh mới ở miền Nam Champa sau thế kỷ XV, mà Lafont gọi nền văn minh này là một nước “Champa mới”[2]. Tuy nhiên, những công trình này mới dừng lại việc phát hiện và tìm ra nền văn minh này, mà chưa đi sâu vào công việc phục dựng, hay tái hiện quá trình bản địa hóa ấy, cũng như miêu tả chi tiết những đặc trưng, biểu hiện khác biệt của nền văn minh mới này so với nền văn minh Ấn giáo trước đó. Chính đó, là lý do mà chúng tôi thực hiện bài viết này, với mục đích đóng góp thêm và làm rõ về quá trình hình thành nền văn minh mới ở Champa sau thế kỷ XV. Dù vậy, những công trình đã kể trên, của các học giả đi trước, sẽ là một nguồn tham khảo bổ ích cho chúng tôi khi thực hiện bài viết này. Cũng cần nói thêm, trong quá trình hình thành của nền văn minh mới này, một mặt là sự suy tàn của nền văn minh Ấn giáo, mặt khác là sự du nhập của nền văn minh Hồi giáo vào đất nước Champa, nhưng trong quá trình đó, giới tinh hoa (các tầng lớp đứng đầu) của vương quốc Champa không tiếp nhận niềm tin, hệ thống tổ chức của Hồi giáo một cách thụ động, mà tiếp biến, sáng tạo nó cho phù hợp với các đặc tính bản địa. Do đó, trong giai đoạn này, quá trình bản địa hóa mới là diễn trình chủ đạo, góp phần tạo nên “hình thù” đầy đủ của nền văn minh mới ở Champa, sau thế kỷ XV. Chính vì thế, mà chúng tôi chọn tựa đề và chủ đề chính của bài viết là quá trình bản địa hóa, thay vì Hồi giáo hóa hay Mã Lai hóa. Bối cảnh lịch sử Từ thế kỷ thứ XIII, vương quốc Champa bước vào thời kỳ suy yếu và khủng hoảng, những cuộc xung đột liên tục giữa Champa với các nước làng giềng như Khmer, Trung Quốc (nhà Nguyên), Đại Việt, cũng như các cuộc xung đột nội bộ giữa chính quyền liên bang ở Vijaya (phía Bắc) với tiểu quốc Panduranga ở phía Nam… ngày càng làm cho thực lực của vương quốc trở nên yếu nhược. Thêm vào đó, sự xâm nhập và thống trị của Hồi giáo ở Ấn Độ, rồi sau đó là khu vực Đông Nam Á cũng làm cho niềm tin của những người lãnh đạo Champa ngày càng phai nhạt đối với nền văn minh Ấn giáo, một nền văn minh mà họ đã vay mượn từ triết lý, tổ chức tôn giáo, cách thức tổ chức, điều hành các hoạt động chính trị – xã hội cho đến ngôn ngữ, nghệ thuật… từ khi mới lập quốc đến nay (thế kỷ II). Chỉ dấu cho sự suy tàn của nền văn minh Ấn giáo tại Champa trong thời gian này chính là sự suy tàn của nghệ thuật Champa, mang ảnh hưởng Ấn Độ, sự ít dần của những công trình bằng gạch được xây dựng để thờ cúng thần Shiva, mà trong suốt hàng ngàn năm là biểu hiện sự sùng tín của nhà vua và giới quý tộc với Thượng đế của mình. Mặt khác, sự suy tàn của văn minh Ấn giáo cũng thể hiện qua sự suy tàn của văn hóa Phạn ngữ, các bia ký Phạn ngữ cuối cùng được tìm thấy ở miền Bắc Champa có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ XIII và ở Biên Hòa khoảng thế kỷ XV[3], cho thấy ảnh hưởng của Phạn ngữ đã không được duy trì ở Champa phổ biến như trước đây nữa… Những điều đó cũng cho thấy sự phai nhạt và khủng hoảng về niềm tin của giai cấp lãnh đạo với giáo lý Ấn Độ giáo hay Phật giáo Đại thừa. Bước sang thế kỷ XV, một biến cố chính trị vô cùng quan trọng dẫn đến sự cáo chung của nền văn minh Ấn giáo ở Champa. Năm 1471, kinh đô Vijaya và toàn bộ phần lãnh thổ phía Bắc Champa (ranh giới đến đào Cù Mông ngày nay) thất thủ, bởi cuộc chinh phạt của vua Đại Việt, Lê Thánh Tông. Sau sự kiện này, trung tâm chính trị của vương quốc Champa chuyển về phía Nam ở tiểu quốc Panduranga, nơi mà một hàng tướng của Champa là Bồ Trì Trì lên làm vua của vương quốc[4]. Cũng từ đây, những nhà lãnh đạo mới của Champa hoàn toàn đánh mất niềm tin của mình vào Ấn Độ giáo, một cuộc khủng hoảng sâu sắc về ý thức hệ, cách thức tổ chức và vận hành các thiết chế chính trị, xã hội… Đòi hỏi giới tinh hoa phải đi tìm một hướng đi mới, một ý thức hệ tôn giáo, một thiết chế chính trị – xã hội mới để tiếp tục duy trì sự tồn tại của quốc gia. Trong bối cảnh ấy, từ phía Bắc, Champa luôn phải chịu áp lực từ Đại Việt (một mẫu hình của văn minh Trung Hoa) hoàn toàn xa lạ với triết lý tôn giáo và tổ chức chính trị – xã hội của Champa. Trong khi ở phía Nam đế chế Khmer đã suy tàn, đang phải chịu áp lực từ Xiêm La và Đại Việt (Đàng Trong) không thể là đồng minh để Champa tìm chổ dựa. Champa chỉ còn cách hướng ra biển, nơi những đế chế Hồi giáo đang hình thành ở Đông Nam Á hải đảo, và chính từ thời điểm này Champa bắt đầu tiếp thu văn minh Hồi giáo, thông qua các tiểu quốc ở Mã Lai, nhưng trên hết vẫn là sự quay về với những yếu tố bản địa, để tạo một nền văn minh mới là sự pha trộn giữa các đặc tính nội tại với các đặc tính ngoại lai. Có những bằng chứng lịch sử cho thấy, từ sau thế kỷ thứ XV, Champa đã có mối liên hệ thường xuyên và rất mật thiết với các quốc gia Hồi giáo ở vùng hải đảo như Kelantan, Johor, Malayu… Theo đó, vào thế kỷ thứ XV, vua Champa là Po Kabrah có đến viếng thăm Malayu[5], trong thế kỷ XVI, vua Champa còn gửi quân giúp đỡ một vị Sultan chống quân Bồ Đầu Nha[6], hay trong thế kỷ XVII, Champa vẫn còn liên hệ thường xuyên với tiểu quốc Johor[7]. Điều đó giải thích tại sao trong thời kỳ này, các thương thuyền Champa thường có mặt ở tiểu quốc Pattani (Bắc Mã Lai), Johor, mà các nhật trình phương Tây thường nhắc đến, ngược lại, các thuyền thương của Nam Dương (Inđônêxia) và Mã Lai cũng có mặt thường xuyên ở các cảng Malithit (Phan Thiết), Parik (Phan Rí), Kam-ran (Cam Ranh)… của Champa[8]. Cũng vào thế kỷ XVII, đặc biệt vào thời Po Rome (1627 – 1651), các văn bản Chăm như damnay Po Rome, damnay Po Tang Ahaok, damnasy Po Rayak (tiểu sử vua Po Rome, Po Tang Ahaok, Po Rayak)…ghi nhận các sự kiện quan trọng như sự kiện vua Po Rome sang viếng thăm Kelantan, kết hôn với công chúa Malai và học đạo Islam, ngoài ra Po Tang Ahaok, Po Rayak cũng được cử sang Mã Lai để học về tôn giáo, bùa phép, quân sự… Bên cạnh đó, cũng trong thời điểm này, thông qua các biên niên sử hoàng gia, các gia phả hoàng tộc ở Mã Lai như Hikayat Seri Kelentan (gia phả dòng họ tiểu vương Kelentan), Riwayat Kelentan Sejarah Melayu (lịch sử Malayu)… ghi nhận rằng nhiều vị tướng Mã Lai cũng đến Champa như Ungku Omar, Abdul Hmid, tại đây, họ đã dạy giáo lý Hồi giáo cho dân chúng địa phương[9]… Chính trong bối cảnh này, Champa đã hấp thụ các yếu tố của tư tưởng Hồi giáo và văn hóa Mã Lai để tổ chức và xây dựng lại các hệ thống tôn giáo, chính trị – xã hội và văn hóa – văn minh của đất nước. Vì lẽ đó, thế kỷ XV – XVI và nhất là thế kỷ XVII chính là thời kỳ tìm kiếm, định hình và hoàn thiện các sắc thái của nền văn minh Champa “mới”, một nền văn minh dù ảnh hưởng Hồi giáo, duy trì chút ít tàn dư Ấn giáo, nhưng trên toàn cảnh và nổi bật vẫn là sự quay về với các đặc tính địa phương trên mọi bình diện, hầu tạo nên một nền văn minh bản địa. Bản địa hóa trong tổ chức và thực hành tín ngưỡng – tôn giáo Thông qua những mối quan hệ với các tiểu quốc ở hải đảo, Champa đã tiếp thu và tiếp biến đạo Hồi, cũng như tôn giáo Mã Lai để thay thế cho Hindu giáo và Phật giáo Đại thừa. Trong quá trình ấy, giai cấp cầm quyền đã khéo léo dung hòa, kết hợp giữa những tàn dư Ấn giáo và các yếu tố Hồi giáo mới du nhập, đồng thời “phủ lên” các tôn giáo này nhiều đặc tính bản địa, khiến cho Ấn giáo không còn nhiều dấu vết Ấn Độ, Hồi giáo không còn nhiều dấu ấn Mã Lai, mà mang những đặc trưng riêng có. Trước thế kỷ thứ XV, Champa là một quốc gia theo Hindu giáo và Phật giáo Đại thừa, với một loạt những công trình thờ thần Shiva ở Mỹ Sơn hay thờ Phật ở Đồng Dương. Thế nhưng, những tôn giáo này chỉ được phổ biến trong hoàng gia và giới quý tộc, đại bộ phận dân chúng vẫn duy trì các tín ngưỡng bản địa, những yếu tố Ấn giáo chỉ được tiếp thu một cách hạn chế trong giới bình dân. Khi Hồi giáo mới được du nhập và tiếp thu ở Champa, tôn giáo này đã tạo nên những xung đột giữa hai tín ngưỡng, tôn giáo mới với cũ mà văn chương Chăm thường ghi nhận như sử thi Um Mưrup hay trường ca Bini – Cam (Nai Mai Mang Makah), Cam – Bini…[10] Chính từ đây, để tránh tạo nên những xung đột lớn giữa hai cộng đồng tôn giáo, các vị lãnh đạo của Champa, nhất là vua Po Rome (1627 – 1651) đã kết hợp hai tôn giáo này với nhau, đồng thời đưa những yếu tố bản địa vào trong cách thức tổ chức, thực hành văn hóa tâm linh, cũng như nâng những yếu tố này trở thành chủ đạo để hình thành nên hai cộng đồng Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo) và Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo), dù đối lập nhưng luôn thống nhất với nhau trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. Thông qua sự sáng tạo và kết hợp này, người Champa đã tạo nên những cộng đồng Chăm theo Ấn giáo và Hồi giáo nhưng đã bị bản địa hóa thành một tôn giáo địa phương chỉ mang ít yếu tố chính thống, mà vẫn duy trì các tín ngưỡng bản địa như tục thờ đa thần (trong dó có thồ vật tổ, vạn vật và thần địa phương), thờ cúng ông bà tổ tiên, thực hiện các lễ nghi mang tính nông nghiệp… Đặc biệt là sự kết hợp giữa Ahier và Awal, dù đối lập nhưng vẫn thống nhất, luôn tồn tại trong sự phụ thuộc lẫn nhau, biểu hiện qua sự phân công và phối hợp trong việc thực hiện các lễ tục của cả cộng đồng[11]… Dấu ấn bản địa, được biểu hiện trong tín ngưỡng thờ đa thần, thông qua hệ thống thần linh của người Champa sau thế kỷ XV. Nếu như trước thế kỷ XV, ở Champa chỉ tôn thờ các vị thần Ấn giáo, mà nổi bật là thần Shiva, với vai trò như Thượng đế duy nhất, thì sau thế kỷ XV, hình ảnh của thần Shiva bị phai nhạt, ý niệm về một Thượng đế duy nhất cũng không còn. Mặt khác, dù tiếp nhận Hồi giáo, nhưng người Champa không xem Allah (mà họ gọi là Po Awloah) như một Thượng đế duy nhất, thay vào đó là một hệ thống đa thần giáo, mà Po Awloah chỉ là một vị thần đứng đầu… Trong hệ thống này, họ không tôn sùng riêng lẽ bất cứ một vị thần nào như Shiva trong Ấn giáo hay Allah trong Hồi giáo, mà tôn thờ nhiều vị thần, trong đó có các thần linh mà nguồn gốc từ Hồi giáo như Po Awloah (Allah), Po Nưbi Mohamad (thiên sứ Mohamad) cũng như những vị vua, tướng có công được thần thánh hóa, thần đất đai, thần sông, biển, thần canh giữ mương, đập… mà họ gọi chung là Yang. Hệ thống thần linh của Champa cũng được phân ra làm hai nhóm thần linh chính, tướng ứng với thần của Awal và thần của Ahier, lần lược được gọi là yang Biruw (thần linh mới) là những vị thần có nguồn gốc xuất phát từ Mã Lai thường mang yếu tố Hồi Giáo, như Nai Mah Ghang, Nai Tang Ya Bia Tapah, Po Riyak, Po Tang Ahaok, Po Haniimper, Po Baruw, v.v. Yang klak (thần linh cũ) thì có nguồn gốc xuất phát từ văn hoá bản địa pha trộn với tín ngưỡng Ấn Giáo, như Po Rome, Po Binthuer, Po Klaong Garai, Po Ina Nagar, Po Sah, v.v. Ứng với mỗi nhóm thần linh lại có một nơi thờ tự và cách thức thờ cúng khác nhau, nếu như trước đây mọi nghi lễ tôn giáo đều được tổ chức ở tháp, và tháp chỉ là nơi thờ thần Shiva, thì sau này các yang klak cũng được thờ ở tháp, ngoài ra các đền, miếu cũng trở thành nơi thờ tự và thực hiện các nghi lễ cho yang klak, những nghi lễ này do người Ahier phụ trách thực hiện, trong lúc thực hiện các nghi lễ chiếu lễ phải trải úp, đồ lễ phải là món mặn (thịt, trứng, rượu…). Trong khi đó, các yang biruw thì được thờ tự hay dâng lễ trong nhà, hoặc các nhà lễ tạm thời (kajang), do người Chăm Awal thực hiện nhiệm vụ thờ cúng, mâm lễ phải là các món chay (xôi, chè, bánh, trái…). Ngoài ra, để tạo sự gắn kết giữa hai cộng đồng Ahier và Awal, một số các nghi lễ như Rija Nagar (lễ đầu năm), palao sah (lễ cầu đảo)… cả hai cộng đồng phải cùng thực hiện, trong đó cả yang biruw hay yang klak đều được dâng cúng[12]. Về hệ thống chức sắc, nếu như trước đây các nghi lễ tôn giáo trong nước đều do các vị Brahman thực hiện, thì trong thời kỳ bản địa hóa, tầng lớp tu sĩ được gọi chung là Hahlau Janang hay aw koak (áo trắng), để phân biệt với tầng lớp dân thường gọi là Giheh hay aw juk (áo đen). Tầng lớp Hahlau Janang cũng được phân ra làm hai hệ phái chính: Basaih (gồm 5 cấp từ cao đến thấp là Po Adhia – Cả sư ,Ndung akoak, Liah, Pauh, Tapah) các tu sĩ của cộng đồng Chăm Ahier, có nghĩa vụ tổ chức các nghi lễ cho yang klak; Các Po Acar (gồm 5 cấp: Po Gru – Cả sư, Iman, Katip, Madin, Acar), tu sĩ của cộng đồng Chăm Awal, thường thực hiện các nghi lễ cúng yang biruw…Ngoài ra còn có các vị Ka-ing, Maduen, Kadhar…, thực hiện các nghi lễ chung cho cả hai cộng đồng[13]. Bản địa hóa trong cách thức tổ chức chính trị – xã hội Không chỉ bản địa hóa và tiếp thu các yếu tố Hồi giáo trong cách thức tổ chức tín ngưỡng – tôn giáo, trong thời kỳ này, Champa còn đơn giản hóa, dựa vào các giá trị bản địa và vay mượn một số yếu tố từ Mã Lai để tổ chức lại cơ cấu chính trị – xã hội của mình. Trước hết, về chính trị, nếu trước đây nhà vua thường tự thần thánh hóa mình, thường cho mình là đại diện của Thượng đế, hay là hiện thân của thần Shiva, hay nói cách khác là luôn đồng hoá thần quyền với vương quyền để cai trị đất nước, vì thế mà, các vị vua thời Ấn giáo thường tạc tượng đầu mình vào các Linga (Mukhalinga) hay thường đặt cho mình những danh xưng thần thánh mà các bia ký vẫn ghi lại[14]. Thì nay, nhà vua chỉ là một nhà chính trị đơn thuần trong nghĩa rộng của nó, ông lên ngôi và duy trì quyền lực dựa vào tài năng và đức hạnh của mình, hơn là từ một mệnh lệnh hay sự phó thác của đấng vô hình nào đó[15]. Nền chính trị cũng đơn giản hóa và mang tính đại chúng ngày càng phổ biến hơn, trước hết là việc những vị vua hay quan lại, nếu như trước đây phải xuất thân từ giai cấp thống trị, thì nay lại có nguồn gốc bình dân và nhiều khi rất nghèo khổ như vua Po Rome chẳng hạn, những điều này được ghi lại rõ ràng trong tiểu sử cùa các vua, quan của Champa, được viết sau thế kỷ XV[16]. Bên cạnh đó, nếu như trước đây, vua Champa thường sử dụng những người trong gia tộc, đẳng cấp hay bộ tộc của mình (trước đây hai tộc họ vẫn nắm quyền lãnh đạo ở Bắc và Nam Champa là Narikela – thị tộc Dừa và Krammuka – dòng tộc Cau). Nhưng trong giai đoạn này hệ thống cố vấn và quan lại bắt đầu có sự tham dự của mọi giới tầng, mọi tôn giáo (Ahier và Awal), mọi sắc tộc (bên cạnh người Chăm có người Churu, Êđê, Raglai…)[17]. Về tổ chức xã hội, trong thời kỳ Ấn Hóa, cơ cấu xã hội của Champa có nhiều yếu tố tương đồng với Ấn Độ. Trong đó, xã hội chia ra làm bốn đẳng cấp (theo quy luật cha truyền con nối) cao quý nhất là Brahman (tu sĩ Bàlamôn), sau đến ksatriya (thượng lưu quý tộc, những người lãnh đạo quốc gia), vaisya (nông dân, những người buôn bán…), sudra (có thể là nô lệ?)[18]. Nhưng từ sau thế kỷ XV, chế độ đẳng cấp của Ấn Độ cũng tan rã, kéo theo đó là sự xuất hiện chế độ giai cấp, với hai tầng lớp chính là thar patao bamao mah, bao gồm vua chúa, quan lại, quý tộc và người thân của họ, thứ hai là bal li-ua hua hawei, bao gồm nông dân, những người buôn bán và cuối cùng là các người làm công hay nô lệ được gọi là halun. Ngoài ra, khác với chế độ đẳng cấp trước đây, các giai cấp này có tính chất mở, không còn vai trò thế tập, một người có thể từ giai cấp thấp vươn lên giai cấp trên nếu có thể[19]. Cũng trong giai đoạn này, dù tiếp thu các quan niệm của Hồi giáo, nhưng chế độ hôn nhân và gia đình của người Champa vẫn duy trì các đặc tính địa phương, nếu như ở các quốc gia Hồi giáo họ luôn theo phụ hệ, vai trò của người đàn ông trong xã hội luôn được đề cao. Thì ở Champa, dù tiếp thu Hồi giáo, nhưng người ta vẫn thấy sự duy trì truyền thống mẫu hệ trong một số nhóm dân tộc như Chăm, Jarai, Churu, Êđê, Raglai… Theo chế độ này, từ dòng dõi vua, chúa, quan lại, quý tộc đến hạng thứ dân hay nô lệ đều phải tuân thủ quy luật người con gái phải theo tộc họ mẹ, con gái đi cưới chồng và thừa kế tài sản, con trai phải ở rễ nhà vợ, không có tài sản thừa kế… Ngày nay, người Chăm, dù là Ahier hay Awal, đều theo chế độ mẫu hệ, mẫu cư, nhưng phụ quyền, tức là trong gia đình, tộc họ thì phụ nữ nắm quyền, trong công tác chính trị, hoạt động xã hội thì đàn ông đảm trách. Bản địa hóa trong các lĩnh vực văn hóa, văn minh Ngoài việc bản địa hóa và tiếp thu một số yếu tố Hồi giáo trong tổ chức tín ngưỡng – tôn giáo, cũng như chính trị – xã hội, từ sau thế kỷ XV, Champa còn bản địa hóa và hấp thụ từ thế giới hải đảo nhiều giá trị văn hóa, văn minh. Quá trình ấy, đã góp phần tạo ra những giá trị tinh thần mới của Champa, từ các giá trị về ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật, đến lịch pháp… tổng thể những giá trị ấy đã góp phần tạo nên một diện mạo mới của nền văn minh Champa thời kỳ bản địa hóa. Trước hết, khi bước vào thế kỷ thứ XVI, Phạn ngữ và chữ viết Champa cổ điển (được sáng tạo trên cơ sở tiếp thu Phạn ngữ và chứa đựng nhiều điểm gần gủi với chữ viết Ấn Độ) bước vào giai đoạn thoái hóa và mất đi. Thay vào đó, tiếng Chăm phổ thông (akhar thrah) xuất hiện, mà những ghi chép đầu tiên của nó được khắc lên bia ký ở tháp Po Rome (Ninh Thuận). Hệ chữ viết này, một mặt thừa hưởng các quy luật của chữ Chăm cổ điển, mặt khác lại hấp thụ một số từ vựng gốc Mã Lai, để tạo nên những nét đặc thù của mình. Đặc điểm của hệ thống chữ viết này là có nhiều nét đơn giản, dể nhận biết, dễ tiếp cận hơn chữ Phạn và chữ Chăm cổ điển, vì vậy nó nhanh chóng được hoàn thiện, thống nhất và cố định, để rồi kể từ thế kỷ XVII, trở thành chữ viết chính thức được sử dụng trong mọi lĩnh vực hành chính, văn học, tôn giáo[20]… Cùng với sự thay đổi về chữ viết, là sự biến đổi về cách thức lưu giữ và truyền tải hệ thống văn tự mới này. Trước thế kỷ XV, khi Phạn ngữ và chữ viết Chăm cổ điển còn thịnh hành, loại chữ này thường được khắc hay viết lên các bia đá rải rác ở miền Trung. Từ thế kỷ XVI, cùng với sự xuất hiện của akhar thrah, ngoài bia ký Po Rome, việc viết chữ lên lá buông hay sau này là giấy trở nên phổ biến để thay thế cho chữ được viết trê
0 Rating 679 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 13, 2017
??u Th? k? IX (SCN) Giao Châu tách kh?i Liên Bang ??i ???ng, ch? h?n th? k? sau ?ã thành m?t qu?c gia ??ng ng?nh, hung hãn ? ph??ng Nam. Tai h?a, n?i th?ng kh? bi ai cho ng??i Chiêm b?t ??u t? ?ó.K? 2: Indrapura di?t vong, cu?c hôn nhân chính tr? Ch? Mân - Huy?n Trân công chúa Ng??i Chiêm thu?c gi?ng Nam ??o, m?t sâu, m?i th?ng, tóc xo?n rõ ràng d? ch?ng so v?i ??i Vi?t v?n là th? dân h?n t?p ph?n ?a ?ã hòa huy?t v?i Hán t?c mà thành. S?c dân này không gi?i làm lúa, mà th?o vi?c ?i buôn ???ng bi?n, h? th??ng ?ánh c??p các x? lân bang c??p t?i s?n, súc v?t, ?em v?, còn tù binh thì bán làm nô l?. Nh?ng lão già Ch?m - ?nh Sông Hàn ch?p l?i t?i khu Tháp Ponaga - Khánh Hòa Vàng son m?t th?a   Quãng cu?i Th? k? II, t?i huy?n T??ng Lâm (có l? là vùng t? Qu?ng Bình vào ??n ?èo H?i Vân), Khu Liên (tên m?t th? lãnh quân s?, ho?c m?t danh x?ng c?a ng??i b?n ??a dành cho m?t nhân v?t có quy?n l?c và ?áng kính tr?ng) ?ã ?ánh lùi ???c ách ?ô h? c?a ng??i Hán, ki?n qu?c l?p ?ô. V?y là Lâm ?p ra ??i.   Trong khi ?ó các c? dân Nam ??o di c? t?i mi?n trung Vi?t Nam c?ng d?n d?n hình thành nh?ng th?c th? qu?c gia. Không gian v?n hóa Ch?m m? ra bao g?m toàn b? mi?n Trung Vi?t Nam ngày nay. Ch?m Pa ??i th? g?m 5 ti?u qu?c là Indrapura (vùng Qu?ng Bình, Qu?ng Tr? - t??ng ???ng v?i lãnh th? Lâm ?p) - Amaravati (vùng Qu?ng Nam, Th?a Thiên) - Vijaya (Bình Ð?nh) - Kauthara (Phú Yên, Khánh Hòa) - Panduranga (Phan Rang, Phan Rí). Các ti?u qu?c này nhi?u khi còn kh?i binh chinh ph?t l?n nhau nh? tr??ng h?p D??ng M?i II ch?y n?n ?àn Hòa Chi c?ng ti?n tay chi?m luôn Vijaya, Kauthara; Panduranga sau này c?ng t?n công vào Vijaya. Gi?i quý t?c Ch?m ban ??u ti?p nh?n ?n Giáo hình thành nên m?t khu bi?t v?n hóa ??i x?ng v?i ph??ng B?c là Giao Ch? ch?u ?nh h??ng m?nh c?a Trung Qu?c. ?i?u ??c bi?t là ng??i Ch?m r?t ham vi?n du, các bi ký c?a h? còn k? v? nh?ng ng??i Ch?m ?ã vi?t bi?n sang ?n ??, ho?c sang t?n ? R?p h?c ??o. Sau này Chiêm Thành còn ti?p nh?n c? Ph?t giáo (ti?u th?a), H?i giáo. T? ki?n trúc, ??n v? ?i?u, âm nh?c, cái gì ng??i Ch?m c?ng không kém c?nh Vi?t t?c, th?m chí còn ?u vi?t h?n. Ng??i Ch?m ki?m soát vi?c buôn bán h??ng li?u, g?m s?, t? l?a gi?a hai th? gi?i China và ?n ??. Vì qu?ng ??i giao th??ng mà Ch?m gi?u có, h? xây lên các tháp cho vi?c th? ph?ng (ngày nay ta g?i là Tháp Chàm), thánh ??a M? S?n – Quy mô ki?n trúc – th? m?c còn b?ng m?y l?n ??i Vi?t th?i h?ng th?nh. ??n th??ng dân c?ng may vàng vào qu?n áo; và có th?i k? ánh sáng Lâm ?p t?a ra kh?p vùng ?ông Nam Á, khi?n các n??c trong khu v?c l?n l??t tìm t?i c?u thân.   N?m 446, ?àn Hòa Chi ?ã th?c hi?n cu?c t?n công c??p phá Lâm ?p ?em v? cho L?u T?ng t?i h?n 10 v?n cân vàng.      Liên bang Chiêm Thành (X??ng tinh và Bà R?a n?m phía nam Chiêm Thành, t??ng ?ng v?i ??t Bình D??ng, Bình Ph??c, Bà R?a V?ng Tàu ngày nay) - ngu?n Wiki Liên bang Ch?m tr??c có kinh ?ô ? mi?n Qu?ng Nam, t?c là thành S? T?, sau ??i lên Ph?t Th? (T?i H??ng Th?y - TTH) và Vijaya (Chà Bàn hay ?? Bàn) là kinh ?ô danh ti?ng cu?i cùng c?a Chiêm qu?c. Khi mà ng??i Vi?t còn là dân Giao Châu, thu?c v? ?? qu?c Trung Hoa thì Liên bang Ch?m ?ã hùng m?nh ? ph??ng nam, h? m?y l?n ?ánh tr? ph??ng B?c xâm l?ng, có th?i k? táo gan vua Ch?m còn ?? ??n xin Thiên t? cho cai qu?n Giao Châu. S? Vi?t m?a mai r?ng con ?ch mà l?i mu?n nu?t con bò. V? quân s?, h? th?o nh?t là Th?y h?i chi?n, t?ng dùng th?y binh ?i xuyên qua sông C?u Long, ng??c lên t?n h? Tonlé Sap ?ánh b?i th?y quân c?a ?? ch? Kh’me gi?t ch?t c? quân v??ng n??c này. ? phía B?c, n?u không ?ng ý v?i Thiên t?, ho?c chính quy?n Giao Châu, Th?y Quân Ch?m s?n sàng v??t bi?n ?ánh phá, c??p bóc. Sau này ??i chi?n Tr?n – Chiêm; Ch? B?ng Nga c?ng d?n th?y quân công phá ?ánh cho quân nhà Tr?n th?t ?iên bát ??o, Ngh? Tông ph?i b? c? kinh thành ch?y tr?n. Oai hùng gi?u sang là th?, nh?ng th?i ??i tr?m luân, ngàn n?m th?ng kh? bi ai c?a ng??i Chiêm b?t ??u ??y là khi ng??i Vi?t l?p qu?c, r?i t? cho mình là hoàng ?? c?a ph??ng Nam b?t lân bang tri?u c?ng. Ngàn n?m, tr??c sau Chiêm Thành ??i chi?n v?i ng??i Vi?t m??i l?n. T? Ti?n Lê ??n Nguy?n Tri?u, tri?u ??i nào c?a ng??i Vi?t c?ng s?n lòng ?? thêm n?i th?ng kh?, bi ai cho ng??i Chiêm. Tháp Chàm loang máu Vi?t t?c l?p qu?c, lãnh th? ven vùng châu th? sông H?ng, vùng trung du ph? c?n, ??ng b?ng và trung du Thanh – Ngh?. Nh? c? trú ven các con sông nên nông nghi?p r?t phát tri?n, l??ng th?c ?? ??y, l?i h?c theo cách tr? n??c c?a Trung Qu?c nên s?m tr? nên hung hãn. ??i Vi?t b?c ph?t chi?m h?t ??t c?a Tày – Nùng, Tây bình nu?t trôi ??t c?a Ng?u H?ng (t?c là qu?c gia ng??i Thái ? mi?n Tây B?c ngày nay), Nam ti?n chu?c bi ai cho Chiêm Thành. Ng??i Chiêm c?ng nh?n th?c rõ m?i ?e d?a t? ??i Vi?t. ??c bi?t là t? khi Lý tri?u thành l?p, các v? qu?c v??ng ??u chú ý t?i ph??ng Nam l?p ra các kho ??n tích tr? c?a c?i và mi?n Thanh – Ngh? thì s?m u?t b?i các ho?t ??ng buôn bán ???ng bi?n. H? s? ng??i Vi?t m?nh lên s? th? chân h? trong dòng th??ng m?i bi?n ?ông. Cu?c c??p phá ??u tiên mà ng??i Vi?t nh?m vào Chiêm Thành di?n ra vào n?m 982. Lê Hoàn thân ?ánh Chiêm thành c??p s?ch vàng b?c, m? n?, tàn phá thành trì, h?y b? ??n th?, m? m?. Sau Ti?n Lê ??n Lý c?ng ???c th? hà hi?p, c??p ??t, gi?t vua Chiêm thành, c??p c?a gi?t ng??i không t? m?t th? gì. Lý Thái Tông gi?t vua Chiêm S? ??u, l?i toan hi?p v? c?a ông ?y là nàng M? Ê, gi?t c? v?n dân Chiêm, b?t 5000 ng??i ?em v?. Lý Thánh Tông nam chinh c?ng c??p bóc, ?ánh gi?t kh?c li?t không kém. Ông b?t ng??i Chiêm 5 v?n ?em v? làm nô l?. ??n th?i Lý, coi nh? Chiêm Thành ?ã m?t g?n h?t ti?u bang Indrapura bao g?m toàn b? lãnh th? t? nam C?a Sót ??n ??t Qu?ng Tr?, ??n th?i Tr?n, h? m?t toàn b? ph?n b?c ?èo H?i Vân. M?t tháp Ch?m t?i Phú Yên - photo by Sông Hàn Cái ??m sáng duy nh?t trong cu?c tr??ng chinh kháng Vi?t c?a Chiêm thành ?y là s? xu?t hi?n c?a v? vua l?y l?ng Ch? B?ng Nga. Trong h?n 20 n?m, v? quân v??ng này ?ánh cho quan binh nhà Tr?n th?t ?iên bát ??o, gi?t ch?t Tr?n Du? Tông trong ??i chi?n ?? Bàn (1377), 12 l?n b?c ti?n l?y l?i h?t ??t c? Chiêm Thành khi?n Th??ng hoàng Tr?n Ngh? Tông ph?i b? c? kinh thành ch?y tr?n. Không may cho Chiêm Thành, n?m 1389, Ch? B?ng Nga b? súng th?n công c?a ??i Vi?t – do Tr?n Khát Chân ch? huy – b?n ch?t. Sau cái ch?t c?a ông Chiêm suy vi không gì c?u vãn. ??n khi Lê Thánh Tông h? ?? Bàn (1471), chi?m ??t l?p làm Th?a tuyên Qu?ng Nam thì coi nh? Chiêm Thành ch? còn ch? ngày m?t n??c. Các ti?u qu?c Chiêm m?i l?n ??ng lên ch?ng Vi?t t?c xâm l?ng l?i ch? nh?n ???c k?t c?c là thành b? phá, vua b? gi?t, dân b? b?t làm nô l?. Ng??i Vi?t c??p gi?t ng??i Chiêm ch?a ?? l?i c??p luôn c? n?i th? t? c?a h?. ??n Minh M?ng Nguy?n tri?u, ti?u qu?c cùng còn gi? n?n t? tr? c?a ng??i Chiêm là Thu?n Thành b? ??i thành ph? Ninh Thu?n, Minh M?ng ban l?nh cho quân lính sáng ph?i c?t ba ??u Chiêm m?i ???c nh?n l??ng. Chiêm Thành r?c r? vàng son ?ã l?i tàn ?? l?i n?i th?ng h?n ?? Bàn. Tháp Chàm rêu phong, r? máu, m? H?i ?êm nghe ti?ng vong khóc h? th?ng thi?t. Nh?ng vì sao ng??i Vi?t ch?m ch? th?o ph?t Chiêm thành nh? v?y? M?i l?n th?o ph?t ??u tuân theo cách tam quang (??t s?ch, gi?t s?ch, phá s?ch). ?ó ch?ng ph?i vì sinh t?n mà vì l?i. Chiêm Thành gi?u có, là m?t qu?c gia qu?t c??ng, ??i th? s? 1 c?a ng??i Vi?t trong hành trình tranh bá ph??ng Nam, ??p b? uy th? Chiêm Thành, lân bang không ai là không khi?p s? ??i Vi?t. Vàng b?c châu báu, m? n?, nô l? ???c c??p t? Chiêm v? càng làm t?ng uy th? và s? gi?u có cho các quân v??ng ??i Vi?t. Quan tr?ng h?n tiêu h?y m?t c??ng qu?c th??ng m?i bi?n ng??i Vi?t m?i có th? soán ngôi Chiêm Thành tr? thành m?t tr?m chung chuy?n trên con ???ng t? l?a bi?n ?ông. Theo hantimesblog.blogspot.com
0 Rating 670 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 19, 2012
CHẾ BỒNG NGA, LÊ THÁNH TÔNGVÀ HOÀNG ĐẾ NHÀ MINH CỦA TRUNG HOA Andrew Hardy   Tại kinh đô ở Nam Kinh, ngày 25 tháng 7 năm Hồng Vũ thứ tư (1371), hoàng đế nhà Minh của Trung Hoa tiếp nhận một tấu văn cỡ lớn làm bằng vàng lá, trên khắc chữ ngoại quốc. Sau khi dịch, hoàng đế biết rằng những hàng đầu tiên của tấu văn này được đọc như sau: “Hoàng đế Đại Minh đã lên ngôi vỗ yên bốn bể. Bệ hạ như bầu trời và mặt đất bao phủ và chứa đựng muôn loài, như mặt trời và mặt trăng chiếu sáng vạn vật. Sánh với bệ hạ, A-da-a-zhe chỉ như một cọng cỏ. Bệ hạ thương kẻ hạ thần đã sai sứ ban cho thần ấn vàng và sắc phong cho thần làm vua xứ này. Thần rất biết ơn và tự hào, và sẽ như vậy mãi mãi”(1). Tác giả của tấu văn này, A-da-a-zhe, được biết đến trong lịch sử là vua Chămpa Chế Bồng Nga. Trong sắc phong 1 năm trước đó, hoàng đế đã giải thích những nguyên tắc trong mối quan hệ của họ ở tương lai: “Rõ ràng là đứng giữa thiên hạ, vỗ về bên ngoài, ta coi tất cả là như nhau. Ngươi phải chú tâm vào nhiệm vụ bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng một cách cẩn trọng và nhất quán, mãi duy trì là một chư hầu”. Với tấu văn trên, Chế Bồng Nga bắt đầu việc trao đổi thư từ với hoàng đế, kéo dài trên một phần tư thế kỷ. Đọc chúng trong biên niên sử nhà Minh, chúng ta có thể thấy Chế Bồng Nga ngày càng tăng cường thử độ nhẫn nại của hoàng đế như thế nào qua việc phá vỡ luật lệ đã được giải thích từ những năm đầu của triều đại. Một thế kỷ sau, cũng biên niên sử đó mô tả việc trao đổi thư từ khác thử độ nhẫn nại của hoàng đế, thậm chí còn căng thẳng hơn. Trong trường hợp này, không phải vua Chămpa đã phá vỡ luật lệ mà là hàng xóm của ông ở phía bắc, vua Việt Nam Lê Thánh Tông. Nguyên nhân khiến cho cả hai vị hoàng đế bực tức là những câu chuyện lịch sử nổi tiếng và có một điểm chung: cả hai đều có kết quả là quân đội của nước kia phá hủy kinh đô của một nước. Chế Bồng Nga chiếm Thăng Long trong những năm 1370; Lê Thánh Tông chiếm Vijaya (nay là Đồ Bàn, tỉnh Bình Định) năm 1471. Từ nhãn quan của triều đình Trung Hoa, bài viết này xem xét sâu hơn bối cảnh lịch sử của hai câu chuyện với mục đích đề ra một cuộc tranh luận về sự trường tồn khác thường của Thăng Long trong vai trò là thủ đô chính trị của Việt Nam, điều mà tôi coi là vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà sử học nghiên cứu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Chế Bồng Nga Trong tấu văn năm 1371, sau phần thăm hỏi được trích dẫn ở trên, Chế Bồng Nga đi thẳng vào vấn đề. Ông kêu rằng Việt Nam “đang sử dụng quân đội tấn công biên cương” và đề nghị giúp đỡ dưới dạng “vũ khí, nhạc cụ và nhạc công”. Hoàng đế đã từ chối can thiệp; với đề nghị về âm nhạc, ông khuyên Chế Bồng Nga chọn người của mình “và gửi họ tới kinh đô để học hỏi”(2). Hai năm sau, hoàng đế thiết triều cùng các quan cận thần quyết định cách xử lý liên quan đến chiến tranh giữa Việt Nam và Chămpa: “Năm trước, An Nam dâng biểu tâu rằng Chămpa đã xâm phạm biên cương. Năm nay, Chămpa hiện quả quyết rằng An Nam đã quấy rối cương vực của mình. Cả hai nước này đều phụng sự triều đình, nhưng ta chưa xác minh được bên nào đúng và bên nào sai. Hãy cử sứ thần tới hai nước này lệnh cho họ chấm dứt chiến tranh và để cho dân chúng nghỉ ngơi”(3). Năm 1377, biên niên sử ghi lại thất bại và cái chết của vua Việt Nam trong cuộc tấn công vào kinh đô Chămpa(4). Hai năm sau đó, hoàng đế vẫn tiếp tục duy trì cách tiếp cận không thiên vị đối với chiến tranh, răn đe Chế Bồng Nga bằng những lời lẽ sau: “Các ngươi phải bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng. Không được đề cập đến chuyện tranh cãi. Ngươi phải được răn rằng Hoàng thiên có thể hài lòng lẫn không hài lòng”(5). Năm 1380, thái độ căng thẳng của hoàng đế bộc lộ trong chiếu chỉ gửi vua Việt Nam: “Ai đúng ai sai ta không biết. Nếu oán giận không được xoa dịu và thù địch không được hóa giải, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Nếu ngươi nghe theo lệnh ta, chấm dứt chiến tranh và nuôi dưỡng dân chúng, điều đó sẽ được phản ảnh lên Thiên kính và ngươi rõ ràng sẽ chứng kiến sự thịnh vượng lâu dài. Nếu ngươi không theo lệnh ta và khăng khăng tiếp tục theo cách của mình, ta e rằng nó sẽ giống như đã xảy ra trong thời Xuân Thu và ngươi sẽ mang tai họa đến cho mình”(6). Vài tháng sau, chiếu chỉ của hoàng đế gửi cho Chế Bồng Nga cũng chứa đựng sự răn dạy: “Một số nước rõ ràng có khả năng hành động một cách nhân đức và do đó họ phù hợp với Thiên đạo. Những nước này sao mà không tồn tại lâu dài, con cháu kẻ cai trị sao mà không thịnh vượng? […] Nếu ngươi không làm như vậy và vẫn muốn tiến hành tấn công, năm này qua năm khác sẽ trở thành cuộc chiến tranh cay đắng. Không có cách nào để xác định ai thắng ai bại. Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”(7). Khoảng năm 1388, sự nhẫn nại của hoàng đế bị cạn kiệt. Chế Bồng Nga phái con trai của mình tới Nam Kinh với một thái độ kính trọng, đồng thời ra lệnh cho người đóng giả cướp biển để trộm đồ cống nạp cho thiên triều trên đường đến từ Campuchia. Hoàng đế hỏi: “Sao ngươi đứng đầu một nước vẫn có thể xúc phạm tàn bạo đối với Thiên tử?”(8). Sứ thần Chămpa sau đó “đã dâng cống sản phẩm địa phương để thú tội”(9). Tiếp theo, chúng ta thấy Chămpa trong biên niên sử ở mục ngày 2 tháng 12 năm 1391: Quốc sư Tao-bao Jia-zhi được phái đến từ nước Chămpa đã trình biểu chương bằng vàng và dâng cống sừng tê, nô lệ và vải vóc. Hoàng đế nói với Thượng thư Bộ Lễ rằng: “Tất cả những vật này là đồ cướp bóc. Chúng sẽ không được thu nhận!”. Trước đó, Thái sư Chămpa là Ge-sheng đã giết vua và tự lập mình làm vua. Vì vậy mà hoàng đế ra lệnh từ chối đồ cống nạp(10). Đó là quan điểm về triều đại Chế Bồng Nga từ hoàng cung đế chế Trung Hoa ở Nam Kinh. Lê Quý Đôn đưa ra một nhãn quan thẳng thắn và Việt Nam hơn về những sự kiện trong chiến dịch quân sự đầu tiên của Chế Bồng Nga: Năm Thiệu Khánh thứ 10, vua Trần Nghệ Tông (năm Tân Hợi) [tức 1371 sau CN.], tháng 3 nhuận, người nước Chiêm Thành vào cướp phá nước ta. Thuyền họ vào cửa biển Đại An [thuộc địa phận tỉnh Nam Định], rồi thẳng đến xâm phạm Kinh kỳ, đốt phá, cướp bóc rồi trở về(11). Các sự kiện vào cuối những năm 1370 và đầu những năm 1380 được tóm tắt lại như sau: Trần Phế Đế (1377 – 1388) lên ngôi thay Duệ Tông. Chỉ 6 tháng sau khi Duệ Tông tử trận, quân Chiêm “vào cửa Thần Phù (Yên Mô, Ninh Bình) rồi lên cướp phá kinh thành Thăng Long”. Không ai chống giữ được. Năm 1378, quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An rồi ngược sông Hồng lên đánh phá Thăng Long. Từ năm ấy đến 1383, nhiều trận giằng co Chiêm – Việt trên đất Nghệ An – Hà Tĩnh. Giữa năm 1383, Chế Bồng Nga lại đem quân đánh phá Thăng Long, vua ra vào Việt Nam như đi vào chỗ không người, chỉ trong mấy năm đến phá kinh đô 3 lần, làm cho vua tôi phải kinh hoàng”(12). Lê Quý Đôn cung cấp một phiên bản súc tích về kết thúc ngoạn mục của triều đại Chế Bồng Nga. Năm 1390, khi cua Chămpa bị giết trên chiến trường trong lần cuối của hàng loạt các cuộc tấn công vào kinh đô Việt Nam: “Chế Bồng Nga bị tướng Trần Khắc Chân đánh phá và bị đại bại, chết ở sông Hải Triều. Còn bao nhiêu quân lính đều trở về nước họ”(13). Đọc điều này, chúng ta không ngạc nhiên về lời lẽ bực dọc của hoàng đế Trung Hoa trong những chiếu thư khác nhau gửi Chế Bồng Nga và các vua nhà Trần của Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh chiếm phần lớn thời gian của hai thập kỷ, kinh đô Việt Nam đã bị phá hủy nhiều lần, một vua Việt Nam bị giết tại cổng kinh đô Chămpa, và cuối cùng là vua Chămpa bị giết tại cổng của kinh đô Việt Nam. Vài năm sau đó, từ hậu quả không trực tiếp của những sự kiện này, Việt Nam học được sự thật cay đắng trong thành ngữ của hoàng đế về “trai và cò”. Nhà Trần nhanh chóng kết thúc và ít lâu sau, “ngư ông” triều Minh thiết lập sự cai trị trên toàn cõi Việt Nam. Lê Thánh Tông Biên niên sử ghi lại rằng ngày 15 tháng 6 năm 1471 – đúng một trăm năm sau khi việc trao đổi thư từ với Chế Bồng Nga bắt đầu – hoàng đế Trung Hoa tiếp nhận sứ thần từ vua Việt Nam là Lê Thánh Tông, được biết dưới cái tên Lê Hạo. Thông điệp của vua rất thẳng thắn: “Nước của thần rất gần với Chămpa và trong một thời gian dài, chúng thần bị nước này tấn công và hăm dọa. (…) Thần muốn tập hợp binh lính để chiến đấu, nhưng sợ rằng điều này sẽ vi phạm chỉ dụ của Thiên triều. Thần cũng muốn nhẫn nại chịu đựng sự đau khổ (…). Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thần quyết định nhẫn nại và gửi sứ kèm theo tới triều đình để kiến nghị điều này”. Tại kinh đô Trung Hoa, Thượng thư Bộ Binh không tin một câu nào trong thông điệp đó, tâu với hoàng đế rằng Lê Hạo “tham lam vô độ và trong khi ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ, hắn công khai kiến nghị yêu cầu này”. Hoàng đế viết răn đe vua Việt Nam: “Sao ngươi có thể kích động sự thù hằn, tăng cường quân đội và tham gia tấn công chống lại nhau và dành toàn bộ thời gian để khiển trách người đáng kính. […] Người phải rất, rất cẩn trọng”(14). Một năm sau, biên niên sử ghi lại thông điệp được sứ thần chămpa mang tới triều đình Trung Hoa: “Trong tháng hai năm Thành Hóa thứ bảy (tháng 2-3 năm 1471), quân đội An Nam đã tới và tấn công kinh đô của chúng thần, bắt nhà vua Bàn La Trà Toàn và gia quyến đem đi, tổng cộng hơn 50 người. Họ còn thu giữ ấn, đốt nhà cửa, giết hoặc đem đi vô số binh lính và dân thường, cả đàn ông lẫn đàn bà. Hiện nay, em trai của nhà vua Bàn La Trà Toại tạm thời nắm giữ việc quản lý các công việc của đất nước và khiêm nhường đón đợi sắc phong”. Biểu chương này được gửi tới Bộ Binh. Thượng thư Bộ Binh Bai Gui và những người khác tâu rằng: “Vào năm Thành Hóa thứ bảy (1471-72), An Nam tâu rằng Chămpa đã vượt biên giới tấn công họ, và yêu cầu triều đình rủ lòng thương bằng cách kiểm soát sự áp bức. Khi đó chúng thần cảm thấy rằng Lê Hạo đã ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ nhưng lại công khai tâu rằng hắn bị tấn công. Nay hắn đã tàn phá đất nước đó và đem vua của họ đi. Nếu hắn không bị trừng phạt, không chỉ Chămpa sẽ đánh mất lòng trung thành với Trung Hoa mà nó còn có thể khiến An Nam trở thành ngoan cố. Chúng ta cần phái người mang lệnh dụ của triều đình đến cho Hạo, đòi hắn trả vua, gia quyến và ấn tín mà họ đã cướp cho Chămpa, để hành động của hắn không gây nên thảm họa quân sự”. Lệnh của triều đình ban rằng: “Không cần phải phái người tới An Nam. Hãy đợi khi sứ thần từ An Nam đến và ban lệnh của triều đình cho hắn”(15). Vài tháng sau đó, khi sứ thần của Lê Thánh Tông đến, hoàng đế khẳng định mô tả của Việt Nam và Chămpa về các sự kiện là rất “mâu thuẫn”, dụ rằng nhà vua phải ứng xử một cách chính trực và “ngày càng tôn trọng các chuẩn mực đạo đức”(16). Tuy nhiên vào năm 1475, sứ thần Trung Hoa tới triều đình Chămpa, khi đến cảng đã bị từ chối không cho vào và phát hiện ra rằng “toàn bộ gia đình cua Chămpa đã bị An Nam đem đi và lãnh thổ Chămpa đã được đổi tên là thừa tuyên Quảng Nam”(17). Trường nhiều năm, Lê Thánh Tông tiếp tục gửi các tấu biểu không chính xác tới hoàng đế; hoàng đế tiếp tục khuyên ông “tự sửa mình” (18), cho tới ngày hoàng đế nhận được văn bản sau đây trong năm 1478. “Thủ lĩnh Chămpa Bo-long-a-ma trước đây giao hảo với đất nước của chúng thần. Vào năm thứ 11 thời Thành Hóa (1475-1476), hắn thu nhận lực lượng hải thuyền của nước Lưu Cầu bị gió đánh dạt tới đó, sai họ xâm chiếm và cướp bóc. Họ đã bị lính sơn phòng của chúng thần đánh bại. Sứ thần họ Lý nay vừa từ Thiên triều trở về và thần kính cẩn nhận chỉ dụ của triều đình, trách mắng thần đã chiếm đất Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Thần phải trình bày nghiêm túc thực tế một cách chi tiết để chứng tỏ rằng tại sao chúng thần rõ ràng không thể đã làm điều đó. Vùng đất mà Chămpa được phong không có đất đai màu mỡ. Nhà cửa ở đó có vài gia súc và ít lương thực dự trữ, làng quê thiếu dâu và đay, núi non không có vàng và đá quý, trong khi biển thiếu cá và muối. Họ chỉ có ngà voi, sừng tê, gỗ mun. Tuy nhiên, đất nước của chúng thần sản xuất ra những thứ đó nhiều hơn nhiều so với nhu cầu. Làm sao mà chúng thần có thể coi đó là những vật có giá trị? Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn. Cũng sẽ rất khó khăn cho chúng thần để canh giữ vùng đất này và chúng thần sẽ nhận được rất ít ích lợi từ đó. Sự mất mát sẽ rất lớn và lợi lộc thì ít, tai họa là rõ ràng và danh tiếng giành được là không có. Đó là những lý do khiến chúng thần không chiếm Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Nay triều đình lại dụ thần trả đất cho họ, để dòng dõi cai trị không bị tuyệt diệt. Thần kính cẩn cho rằng sứ thần của triều đình do vội vàng khó có thể tiến hành những yêu cầu chi tiết, và người Chămpa, trốn tránh loạn lạc và căm ghét đất nước của chúng thần, đã nói với sứ thần tin tức này. Lời của họ không thể tin được. Thần khiêm nhường mong rằng sứ thần của triều đình sẽ được đặc biệt gửi tới để sắp đặt lãnh thổ và phục hồi dòng họ bị đứt đoạn, để Chămpa được yên bình cả trên lẫn dưới, biên cương đất nước thần được hưởng sự nghỉ ngơi. Chămpa từ đó sẽ là bình phong của Trung Hoa và sự sắp đặt sẽ ích lợi cho các dân tộc xa xôi. Đó là mong ước lớn của thần và thần kính cẩn gửi sứ thần Nguyễn Đức Trinh tới tâu lên điều này”(19). Tiếp theo vài tháng sau là tin tức từ Zhai-ya-ma-wa-an đề nghị sắc phong là vua của Chămpa. Sứ thần của ông tâu lên hoàng đế rằng “Người An Nam đã trả cho thần vùng đất ở biên giới phía nam của nước họ để thần cai quản. Thần đã tái lập đất nước, nhưng e sợ quyền lực của Hoàng thiên, không muốn nhận vương hiệu cho chính mình, đặc biệt phái sứ thần dâng biểu xin sắc phong”. Hoàng đế nhà Minh đồng ý với đề nghị này, chấp nhận thực tế tình trạng mới của Chămpa. Tuy nhiên vào năm 1481, một lần nữa, chúng ta lại thấy ông phản đối Lê Thánh Tông về sự chiếm đoạt của Việt Nam: “Việc này như thể ngươi không biết hay không thấy điều gì đã xảy ra sau khi cha ông ngươi tham gia vào các cuộc tấn công trả thù chống Chămpa” (20). Quan thanh tra của các tỉnh miền Nam Trung Hoa gợi ý phái quân đội triều đình đến chống Lê Thánh Tông để “trừng phạt tội lỗi”: tuy nhiên, quan thanh tra này bị nghi là hành động vì tham vọng cá nhân và sau đó đã bị trừng phạt (21). Vào năm 1481, sự quở trách nặng hơn từ kinh đô Trung Hoa đến Thăng Long: “Trong những năm trước, ngươi kiến nghị rằng tất cả đất đai của Chămpa bị các thủ lĩnh địa phương của nước này tranh giành chia ra và chiếm cứ. Nay xem xét cáo buộc của Gu-lai, rõ ràng là nước của ngươi đã chiếm đất và đẩy họ đi chỗ khác. [...] Sao ngươi có thể muốn che đậy sự xấu xa và tỏ vẻ có đạo đức, che giấu tội lỗi của chính mình, ở trên thất bại trong việc duy trì lòng trung thành của một người phụng sự bề trên, ở dưới thất bại trong việc duy trì mối quan hệ tốt với các nước láng giềng. [...] Nếu ngươi tiếp tục giả dối và bất lương, răn rằng Thiên đạo mang lại thịnh vượng cho người tốt và tai họa cho kẻ xấu” (22). Răn đe cuối cùng được ban bằng miệng cho sứ thần năm 1490: nếu cương giới không được tôn trọng, “Triều đình sẽ lập tức nổi giận và binh lính Thiên triều sẽ phá hủy lãnh thổ của người giống như những sự kiện trong thời Vĩnh Lạc (1403 – 1424). Liệu ngươi có thể không hối lỗi” (23). Trong khi biên niên sử ghi lại khởi hành của một sứ thần “vô cùng sợ hãi”, không chắc rằng cảm xúc như vậy đã được cảm thấy tại hoàng thành ở Thăng Long khi sứ thần trở về. Hai thập kỷ đã trôi qua kể từ khi kinh đô Chămpa sụp đổ và gần 3 thập kỷ sẽ qua trước khi cái chết của lê Thánh Tông được ghi trong biên niên sử Trung Hoa năm 1498” (24). Tại một thời điểm trong giai đoạn này, biên niên sử ghi lại tuyên bố quan trọng sau đây của hoàng đế: Xem xét An Nam, ta coi nó cũng giống như ngoại quốc. Mỗi khi nó phạm luật hay kháng lệnh, ta khoan dung tha thứ nó. Công khai, chứng tỏ vẻ trung thành và kính trọng, nhưng ngấm ngầm chúng xảo quyệt và khôn lỏi. Tuy nhiên, hành động của chúng không thể che giấu được. Binh pháp có nói: “Không được giả định rằng kẻ địch sẽ không tới. Dựa vào phòng thủ của mình để bảo vệ chống lại chúng” (25). Sự phòng thủ của Trung Hoa được tăng cường thích đáng dọc biên giới phía nam. Nhưng không có đội quân Trung Hoa nào từng có ý định vượt biên giới vào Việt Nam. Thảo luận Vào cuối thế kỷ XIII, kinh đô Việt Nam bị quân đội từ phía nam cướp phá. Cuối thế kỷ XIV, kinh đô này không bị quân đội từ phía bắc cướp phá. Từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV, kinh đô Việt Nam đã nhiều lần rơi vào tay quân xâm lược nước ngoài. Mặc dù vậy, nó vẫn là kinh đô của đất nước trong nhiều thế kỷ sau. Trái lại, vào cuối thế kỷ XIV, sự sụp đổ của kinh đô Chămpa đã dẫn đến sự chấm dứt của vương quốc Chămpa. Có thể thấy khá rõ về những sự kiện lịch sử khá nổi tiếng. Nhưng chúng ta học được điều gì của Chế Bồng Nga và Lê Thánh Tông, về lịch sử của Thăng Long? Theo quan điểm của tôi, chúng ta có thể vạch hai đường tìm hiểu từ các câu chuyện trên để định hướng suy nghĩ của chúng ta về Thăng Long. Cả hai đều được dẫn dắt bởi một câu hỏi lịch sử quan trọng nêu ra từ di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Câu hỏi này có thể được nêu ra theo hai cách. Thứ nhất, tại sao kinh đô của Việt Nam lại duy trì ở đúng một chỗ trong một giai đoạn dài như vậy? Thứ hai, tại sao kinh đô của Việt Nam lại chuyển vào miền Trung ở cuối giai đoạn này (đến Huế vào đầu thế kỷ XIX)? Giúp chúng ta nghĩ về câu hỏi này, các nhân tố tổ chức hành chính, bối cảnh khu vực và sự phát triển kinh tế – xã hội là rất quan trọng. Thăng Long không thể được hiểu chỉ đơn giản bằng việc nghiên cứu riêng Thăng Long. Bối cảnh mà tôi muốn nêu ra để chúng ta xem xét ở đâu là bối cảnh nổi lên từ mối quan hệ lâu dài giữa Chămpa và Việt Nam. Khác biệt chủ yếu giữa Chế Bồng Nga và Lê Thánh Tông là mục đích tấn công của người này vào kinh đô của người kia. Một mặt, chúng ta không có cứ liệu cho thấy rằng Chế Bồng Nga có ý định chiếm cứ Thăng Long: mục tiêu của ông trước tiên là quân sự, thứ đến là cướp bóc, là giả thuyết có khả năng nhất. Nếu ông thực sự có tham vọng chiếm cứ, ông thiếu mô hình chính trị và cấu trúc hành chính cần thiết để đảm bảo sự lâu bền của lãnh thổ chiếm được. Mặt khác, mục tiêu của Lê Thánh Tông là rõ ràng trong thư từ của ông với hoàng đế Trung Hoa. Chúng ta hãy xem xét đoạn văn sau trong biểu chương của ông năm 1475, nhớ đọc nó với nhận thức về phong cách hoàn toàn không trung thực trong trao đổi thư từ của ông với Thiên triều trên danh nghĩa: “Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn”. Những tuyên bố này không chính xác – lịch sử đã chứng minh điều đó – vừa dường như vua Việt Nam biết rằng chúng không trung thực. Văn bản này quả thật ẩn chứa giải thích rằng vua Việt Nam bị thúc đẩy bởi ham muốn chiếm đoạt những thứ đắt giá mà ông tỏ ra coi thường: ngà voi, sừng tê, gỗ mun trong hệ thống buôn bán mà nền kinh tế liên quốc thời đó dựa vào. Và ông biết rõ răng trong tay nông dân Việt Nam, ngay cả đất đai bạc màu của Chămpa cũng có thể sản xuất ra lúa gạo. Xét như vậy, ta không thể bỏ qua cấu trúc kinh tế – xã hội tương ứng của Chămpa vận hành một hệ thống kinh tế – xã hội theo hướng đông – tây mang tính dịch chuyển cao qua các địa hình khác nhau, dựa rên buôn bán được thực hiện trên một phạm vi trải dài: điều này cũng cung cấp nền tảng kinh tế cho hệ thống chính trị mang tính liên kết của nó. Hệ thống kinh tế – xã hội Việt Nam kém dịch chuyển hơn, dựa trên nông nghiệp trồng lúa, ủng hộ hệ thống chính trị có cấu trúc trung tâm và phân cấp: định hướng địa lý bắc – nam là một chức năng của khả năng tái tạo mô hình kinh tế và hành chính, thực hiện bởi những cuộc di dân vừa là binh lính vừa là nông dân trên một địa hình duy nhất: vùng đất thấp phù hợp với canh tác ruộng nước. Những cấu trúc đối lập này có các hệ quả sau: sự dịch chuyển và đa dạng của mô hình Chămpa đã tạo nên sự giàu có, được đầu tư vào việc phát triển một loạt các trung tâm cố định mang tính biểu tượng về chính trị (các đô thị lớn, tất nhiên và cả Mỹ Sơn, khu thánh địa của triều đình). Tuy nhiên, mô hình này không đòi hỏi sự mở rộng lãnh thổ thống nhất. Sự không dịch chuyển và thống nhất của mô hình Việt Nam tạo ra ít của cải hơn: không có các đô thị mà là xã hội của các làng được nối với nhau bằng hệ thống hành chính lỏng lẻo nhưng mang tính trung tâm và đẳng cấp. Quan trọng nhất là những làng này có khả năng tự tái tạo, vừa theo mạng lưới di dân tự phát, vừa đáp ứng yêu cầu chủ động của chính quyền. Chămpa là một nền văn minh dựa trên mô hình đa cực trong phát triển đô thị và chính trị. Trái lại, trong mô hình đơn cực của Việt Nam, nếu Thăng Long coi nó là trung tâm của đế chế, đế chế mà nó cai quản là một đế chế của các làng. Tuy nhiên chính mối quan hệ giữa các làng với kinh đô đơn cực – dàn xếp thông qua các cấp hành chính trung gian – duy trì sự ổn định của kinh đô và tính năng động bảo thủ của xã hội làng. Thuật ngữ “năng động bảo thủ” là rất quan trọng, bởi sự năng động của sự tái tạo làng một quá trình trên hết là tái tạo: tại những nơi khác, làng tìm cách tái tạo chính nó, các cấu trúc cơ bản của làng, mô hình quan hệ với chính quyền trung ương, trong phản ứng với thách thức từ việc thích nghi với địa kinh tế của một môi trường mới. Tôi không phải là người xem xét các khía cạnh chính trị và văn hóa của cái có thể được gọi là “chủ nghĩa bảo thủ triệt để”: khuynh hướng tái tạo cấu trúc của quyền lực trung ương tại cùng một chỗ. Trong khi cấu trúc kinh tế – xã hội và văn hóa chính trị đóng một vai trò quan trọng trong cách các sự kiện diễn ra, chúng ta cũng cần tìm những cách giải thích lịch sử đối với các sự kiện của lịch sử. Tôi muốn nêu rằng một trong những cách giải trí lịch sử đối với sự lâu bền của đời sống Thăng Long như là một kinh đô có thể được tóm tắt lại trong câu hỏi sau đây: tại sao sau đóng góp ngoạn mục mở rộng biên cương đất nước, Lê Thánh Tông cai trị toàn bộ lãnh thổ quốc gia? Chỉ vài năm sau cái chết của ông, và trong khoảng hai thế ỷ, Việt Nam bị chia ra thành hai triều Nam – Bắc: đất nước được sự cai quản từ hai kinh đô. Sau khi thống nhất, Thăng Long đã mất vị trí kinh đô của nó cho Huế. Câu trả lời của tôi là ở giai đoạn Đàng Trong – Đàng Ngoài, vị trí kinh đô của Thăng Long phụ thuộc vào sự thành công của cấu trúc phòng thủ được các chúa Nguyễn xây dựng trong thế kỷ XVII tại tỉnh Quảng Bình. Thêm vào đó, sự thành công của Lũy Thầy và thành tũy liên quan tạo nên một trong những điều kiện cần thiết cho quá trình Nam tiến của Việt Nam. Hai quá trình này liên quan đến nhau: vấn đề kinh đô và vấn đề mở rộng biên cương. Với sự chiếm đóng lãnh thổ Chămpa, liệu một triều đình đóng tại Hà Nội xa xôi có khả năng tạo ra những điều kiện cần thiết cho quá trình mở rộng biên cương về phía nam? Có thể có. Liệu quá trình này có khuyến khích kinh đô chuyển vào phía nam? Có thể không. Cả hai câu hỏi chỉ là giả thuyết và phi lịch sử. Nhưng chúng đáng được hỏi, bởi câu trả lời lịch sử có thể được đưa ra. Thứ nhất, do Việt Nam bị chia ra trong giai đoạn quan trọng của quá trình nam tiến, sự mở rộng này được tạo thuận lợi bởi những cách tân của triều đình các chúa Nguyễn đóng tại kinh đô ở Phú Xuân. Thứ hai, do Việt Nam bị chia ra trong giai đoạn mở rộng, kinh đô triều Lê không thể di chuyển vào Nam. Hai chứng cứ mà tôi dùng để kết thúc thảo luận này ủng hộ cách giải thích trên về các sự kiện. Chứng cứ thứ nhất là việc chuyển kinh đô vào Huế do ông vua sáng lập triều Nguyễn: đây gần như là phản ứng không tránh khỏi với chiến thắng tối hậu trong cuộc chiến với Tây Sơn, dựa trên sức mạnh của họ Nguyễn ở phía nam của đất nước. Chứng cứ thứ hai đưa ta lại xem xét về lịch sử của hai kinh đô trong thế kỷ XIII và XIV liên quan ở trên. Trong những năm 1370, chúng ta thấy kinh đô Việt Nam bị quân Chămpa tàn phá. Trong những năm 1470, chúng ta thấy quân Việt Nam tàn phá kinh đô Chămpa. Như biên niên sử triều Minh thuật lại, tất cả những sự kiện này đều được triều đình phương Bắc giám sát chặt chẽ. Nhưng hoàng đế nhà Minh quan sát từ đâu? Khi chúng ta xem xét số phận hai kinh đô của Chămpa và Việt Nam, chúng ta cũng phải nắm trong đầu lịch sử của kinh đô Trung Hoa trong giai đoạn này. Vào năm 1421, kinh đô Trung Hoa chuyển từ Nam Kinh lên Bắc Kinh. Nguyên bản: The History của Thăng Long in Regional Context: Chế Bồng Nga, Lê Thánh Tông and Chinas Ming Dynasty Emperor, 2008. Nguyễn Thị Hồng Hạnh dịch   CHÚ THÍCH: (1) Geoff Wade, dịch, Southeast Asia in the Minh shi-lu: an ope
0 Rating 647 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 16, 2017
By Sakaya Tr??ng V?n Món   (Ngu?n: Facebook)     Katé Ch?m n?m 2011 ch?m d?t ?ã ?? l?i nhi?u ?n t??ng trong lòng khán gi? c?ng nh? nh?ng ng??i d? h?i. Th?i gian và không gian Katé ngày càng lan r?ng t?a ngát h??ng, tung bay kh?p m?i mi?n. Katé Ch?m không còn gi?i h?n m?t ngày, hai ngày ? palei Phan Rang, Phan Rí, Pajai n?ng gió mà ?ã v??n ??n ch?n th? thành Sài Gòn – C?n Gi? và c? n??c M?, Pháp. “Katé – Palei Ch?m” ?ã tr? thành kh?u hi?u m?i g?i, cu?n hút du khách th?p ph??ng.   D?u bi?t r?ng Katé nào c?ng m?a! Katé nào c?ng ca hát nh?y múa, ?á bóng! Katé nào c?ng ?n th?t v?t, cari bún và u?ng bia nh? nhau. Tuy nhiên n?u n?m nào không ???c tham d? Katé thì c?m th?y thi?u và tr?ng v?ng. Linh h?n Katé - Ramawan ?ã tr? thành b?t di?t trong tâm h?n m?i ng??i Ch?m.   Tôi ?ã t?ng làm vi?c 16 n?m ? Ninh Thu?n, nh?ng không n?m nào ?n ???c m?t mùa Katé tr?n v?n nh? n?m nay. Th??ng m?i n?m làm l? h?i Katé, tôi ? c? quan ph?i t?t b?t lo t? ch?c Katé cho bà con. ??c bi?t, ??n ngày Katé tôi ph?i ti?p và h??ng d?n nhi?u ?oàn nghiên c?u, khách tham quan. ??a h? tham d?, gi?i thi?u ?? h? hi?u v? Katé Ch?m. Khi ch??ng trình kh?o sát l? h?i c?a các ?oàn k?t thúc, thì l? Katé ?ã ch?m d?t. Tôi ?n Katé khá mu?n màng? V? làng không khí Katé ?ã chìm l?ng. H?t Katé ??ng sau tôi là nh?ng kho?ng tr?ng.   N?m 2004 tôi b?t ??u ?i h?c n??c ngoài và sau ?ó n?m 2009 v? công tác ? Sài Gòn. Th?i gian ? n??c ngoài h?n 4 n?m, tôi v?ng Katé 4 l?n. Mãi ??n n?m 2011, tôi m?i ???c t? do, tho?i mái d? m?t mùa Katé tr?n v?n ? c? 4 vùng: Katé Phan Rang, Katé B?c Bình, Katé &Ramawan Tp HCM; Katé c?a Công ty c? ph?n Khánh S?n ? C?n Gi?.     Katé Phan Rang     Katé Phan Rang lúc nào c?ng m? ??u.Vào ngày 26/9/2011, tôi t? Sài Gòn cùng ?oàn ngo?i giao Vi?t Nam và Campuchia ??n th?m Katé làng Ch?m. Chi?u ngày 26/9/2011 chúng tôi ??n th?m l? ?ón r??c y trang c?a Po Ina Nagar ? H?u ??c. Không khí Katé ? ?ây v?n không thay ??i, v?n r?o r?c, háo h?c nh? x?a. C?ng là màng múa t?p th? truy?n th?ng hàng tr?m ng??i ?? chào ?ón quan khách, r?i ??n ?á bóng, t?ng nhà t? ch?c ti?p ?ãi khách linh ?ình. K?t thúc màng múa, chúng tôi ??n th?m ??n Danaok Po Ina Nagar. ? ?ó có m?t nh?ng tu s?- ban t? l? Katé.Tr??c c?a và trong ??n có ki?u khiêng. Trong ??n có Po Adhia, Kadhar, Pajau m?c áo tr?ng, kh?n ?? và vài ng??i Raglai ng?i ch?m nhau ? góc ??n r?t matuei madhar, ch?ng ai quan tâm m?c dù h? là t?ng l?p hoàng gia. Tôi th?y m?i th? không thay ??i, ch? có vài ch?c s?c thay ??i. Po Adhia và Kadhar- nh?ng ng??i tr? trì t? l? ? ?ây mà tôi ?ã t?ng g?p h? 6 n?m v? tr??c bây gi? ?ã m?t. S? còn l?i, m?c dù tu?i già s?c y?u, qua nhi?u n?m xa cách h? v?n nh?n ra tôi nh? ngày nào.Th?t c?m ??ng,tay b?t m?t m?ng h? h?i. Trong ch?n linh thiêng này không cho phép nói chuy?n nhi?u v?i nhau. Vài l?i th?m h?i, ch?p vài ki?u ?nh l?u ni?m v?i nh?ng tu s?, chúng tôi t?m bi?t các c? và r?i làng H?u ??c.   ?oàn chúng tôi v? Phan Rang, ghé th?m Trung tâm Nghiên c?u V?n hoá Ch?m Ninh Thu?n. Trung tâm này ???c nhà n??c xây d?ng l?i khan trang b? th? v?i ki?n trúc r?t l?, không x?p ???c vào lo?i ki?n trúc nào. Chúng tôi ???c m?i vào xem nhà tr?ng bày, nhân viên thuy?t minh b?ng ti?ng Vi?t nên khách Campuchia không hi?u. ?oàn yêu c?u thuy?t minh b?ng ti?ng Ch?m nh?ng nhân viên ? ?ây không ai ?áp ?ng ???c. Th?y v?y ông giám ??c Trung tâm ti?p l?i và thuy?t minh m?t tràn b?ng ti?ng Ch?m pha l?n ph?n l?n ti?ng Vi?t nên ng??i Ch?m Campuchia c?ng không hi?u ông ?y nói gì. Cu?i cùng tôi ??ng ra thuy?t minh thay.Vào Trung tâm này tôi th?y ch? có ngôi nhà m?i, còn hi?n v?t tr?ng bày ? ?ây v?n không thay ??i so v?i nh?ng n?m tr??c ?ó. Cách tr?ng bày hi?n v?t ? ?ây gi?ng nh? cách tri?n lãm m?t phòng tranh t??ng c?a m?t ho? s? h?n là cách tr?ng bày hi?n v?t c?a b?o tàng hay nhà tr?ng bày di s?n v?n hoá.   Sáng ngày 27/10/2011, ?oàn chúng tôi lên th?m Katé tháp Po Klaong Garai. C?nh ??u tiên nh?n th?y là, ngày h?i l?n c?a dân t?c Ch?m nh?ng nh?c tr? Vi?t phát lên loa inh ?i. C? ??, vàng, xanh bay ph?t ph?i, ch?c ch?n ?ó c?ng không ph?i nh?ng lá c? Ch?m. Ng??i Kinh bán hàng rong, vé s?, trò ch?i ?? ?en r?t nhi?u. Khi ?oàn xe chúng tôi ghé vào ???ng lên tháp, ngay c?ng chào g?p bãi rác to. Nhân viên ch?n xe l?i, không cho lên tháp ti?p m?c dù xe chúng tôi có bi?n s? ngo?i giao và g?n còi hú trên mui. Lúc ?ó chúng tôi không mu?n s? d?ng uy quy?n c?a mình mà âm th?m t?p xe ??u ngay bên c?nh bãi rác.   R?i kh?i xe, chúng tôi chen chút m?t h?i lâu c?ng ???c lên tháp. Kho?ng 8.30h l? Katé khai m?c. Ông bí th?, ch? t?ch t?nh gì ?ó ??c di?n v?n khai m?c và t?ng quà cho ch?c s?c. Sau ?ó ti?t m?c trình di?n v?n ngh? l? h?i Katé Ch?m. C?nh ? ?ây m?t tr?t t? ?ã di?n ra m?y n?m nay nh?ng chính quy?n, ban t? ch?c l? h?i Katé ch?a có gi?i pháp. Nh?ng nhà nhi?p ?nh, camera ?ông ?úc, chen l?ng ch?p ch?p quay quay, b??c ngang qua c? ?? chu?n b? cúng c?a các ông tu s?. Tôi t??ng nh? m?i n?m ? t?nh, Katé phong phú l?m nh?ng không ng? n?m nay ch? có hai ti?t m?c. M?t múa qu?t truy?n th?ng Ch?m và múa Mã La c?a ng??i Raglai. Sau ch??ng trình v?n ngh?, BTC Katé tuyên b? k?t thúc. T? ?ó làm cho m?i ng??i h?t h?n. Có m?t nam di?n viên ?i?n ?nh r?t n?i ti?ng ??ng c?nh tôi, ông h?i ch??ng trình Katé k?t thúc h?. Tôi tr? l?i, ?úng v?y. Ông nói sao b?n tôi k? l? h?i Katé phong phú l?m mà, ch? v?y thôi ?! Tôi h?i l?i, ngh? s? tham gia Katé l?n ??u tiên h?. Ông tr? l?i vâng! Tôi c?ng c?m nh?n nh? v?y, không th?y Katé n?m nào mà t? nh?t nh? n?m nay ? ??n tháp. T? ngày ??n tháp Po Klaong Gariai b? nhà n??c qu?n lí Katé ngày càng xu?ng c?p tr?m tr?ng. Vì nhà n??c luôn ph? thu?c vào ti?n. N?m nào nhà n??c có kinh phí thì Katé ???c t? ch?c hoành tráng, sôi ??ng. N?m nào không có kinh phí thì Katé t? nh?t. N?u c? ?à nh? th?, Katé Ch?m s? r?t b?p bênh và cu?i cùng s? phai nh?t.   Ng??c l?i tr??c n?m 1990, tháp Ch?m ch?a b? nhà n??c qu?n lí, làng Ch?m t? ??ng t? ch?c Katé r?t hay.Tr??c ngày Katé m?t ngày, Ban t? ch?c huy ??ng dân làng h?c sinh, sinh viên làm v? sinh tháp, phát cây d?n c?, làm gì có c?nh t??ng b?i rác h?i hùng kia tr??c c?ng tháp. Ch??ng trình Katé do chính ng??i Ch?m t? ch?c. M?i làng Ch?m ??u có ??i v?n ngh?. ??n ngày Katé h? lên tháp ??ng kí v?i BTC l? h?i ?? bi?u di?n. Khi l? khai m?c Katé xong, ??i v?n ngh? t?ng thôn làng, ch?n m?t góc ??t tr?ng nào ?ó ? khuôn viên tháp sinh ho?t. C? th? b?ng ?ôi chân tr?n, h? ca hát nh?y múa cho nhau nghe. ??c bi?t ai lên tháp ??u m?c áo qu?n truy?n th?ng Ch?m, làm gì có ai m?c qu?n hai ?ng lên tháp. T? ?ó t?o nên c?nh s?c l? h?i Katé r?t ??c ?áo. Nay không khí Katé truy?n th?ng ?ã d?n phai màu, xu h??ng Katé không là c?a dân mà b? nhà n??c chi?m l?nh, b?ng m?t l? h?i Katé c?a nhà n??c, do nhà n??c giàn d?ng và ph? thu?c vào nhà n??c. Dân làng luôn b? ??ng. H?n Katé truy?n th?ng ?ang y?u d?n. Trong t??ng lai Katé ch? còn là nh?ng ??a con lai y?u ?t ?ang ngày ?êm thoi thóp ch? ngu?n s?a m? già ?ã hoá th?ch t? m?y tr?m n?m qua.   Th?t v?ng ch??ng trình Katé ? tháp Ch?m, tôi quy?t ??nh ??a ?oàn rút lui ra kh?i khu v?c tháp.Tình c? lúc này tôi g?p ???c ông M? Tray, m?i ng??i gi?i thi?u v?i ông, tôi là nhà nghiên c?u V?n Món Sakaya. Tôi chào h?i ông m?y câu r?i t?m bi?t theo ?oàn ?i. Không ng? M? Tray l?i ch?y theo, g?i tôi l?i xin phép nói chuy?n thêm vài phút. Ông h?i tôi và xác ??nh l?i r?t nhi?u l?n, có ph?i tôi là V?n Món Sakaya, ?úng chính xác là ng??i ?ã h?c ? Mã Lai và M? v? không? Có ph?i tôi là ng??i ?ã vi?t cu?n l? h?i Ch?m không? Ông ta k? ?ã ??c r?t k? cu?n sách này. Tr??c khi ?i l? h?i này, ông c?ng ??c l?i bài Katé c?a tôi. Ông nghi ng? tôi không ph?i là V?n Món Sakaya nên ông h?i r?t nhi?u l?n chuy?n này. E r?ng nói ti?ng Vi?t ông không hi?u, tôi chuy?n qua nói ti?ng Anh, tôi chính là V?n Món Sakaya thì ông ta yên tâm. Ch?c trong trí t??ng t??ng c?a ông , V?n Món Sakaya là ng??i tr?nh tr?ng, ph?i m?c áo Veston, ?eo kính tr?ng, túi d?t d?m 3 cây vi?t xanh, ??, tay xách c?p da, chân mang giày láng cóng. Không ng? V?n Món Sakaya t??ng l?i b?i b? nh? th? kia? Ông ta còn h?i tôi có h?c ? tr??ng Po Klong không? Tôi nói, không. Tôi là th? h? tr? Ch?m sau n?m 1975, do c?ng s?n ?ào t?o (xin l?i vì tôi nói t? “cách m?ng” (revolution) ông ta không hi?u nên tôi m?i s? d?ng t? “c?ng s?n” (communist). Ông ng? l?i m?i tôi... Tôi cám ?n và h?n d?p khác.Tôi ??a cho ông name card và kèm theo l?i xã giao, có gì chúng ta liên h? sau. Trong lúc nói chuy?n, tôi ch?ng ?? ý, th?nh tho?ng có nh?ng ánh ?èn máy ?nh nh?p nháy v? phía chúng tôi.   Tôi t?m bi?t M? Tray, len lõi gi?a dòng ng??i ra kh?i tháp. Ti?p t?c ??a ?oàn tham quan ??n hai làng ngh? sau ?ó tôi ti?n h? vào Sài Gòn. Tôi quy?t ??nh ? l?i làng Ch?m ?n Katé. Ngày hôm sau tôi ?i vòng m?t làng Ch?m ?? xem không khí l? h?i Katé. Tr??c khi vào làng Ch?m tôi c?ng âm th?m l?ng l? ?i vào các ch? ng??i Kinh ? vùng Ch?m nh? ch? Phan Rang, ch? Tháp Chàm, ch? Phú Quý v?a ?? kh?o sát v?a ?? mua quà t?ng nh?ng trí th?c, tu s? Ch?m. Tôi c? ngh? Katé Ch?m ch? di?n ra ? làng nh?ng trong ch? không khí Katé c?ng r?n ràng, h? xã, sôi n?i nh?ng l?i chào h?i, chúc t?ng Katé gi?a ng??i Kinh (ng??i bán hàng) và ng??i Ch?m (ng??i mua hàng). Ng??i Ch?m tiêu th? hàng hoá nhi?u, ch? y?u h? mua ?? ?? ?ãi khách, ?? mua ?? cúng ch?ng bao nhiêu. Ng??i Kinh bán ?? không k?p ch?y, không k?p l?y ti?n. Th?nh tho?ng tôi c?ng th?y ng??i Ch?m mua hàng ch?u (mua hàng nh?ng không tr? ti?n m?t ngay, ch? khi nào có ti?n ng??i mua hàng m?i tr? cho ng??i bán sau). ?i vào làng Ch?m, nhà nào c?ng ?ãi khách t?ng ?oàn, nh?t là nh?ng nhà cán b?, h?c sinh, sinh viên Ch?m. Nhà nông dân ch? y?u là cúng qu?y ông bà (ew muk kei), sau ?ó là bà con trong n?i t?c ?n u?ng v?i nhau là chính. Nhà nào c?ng có vài thùng 333, th?c ?n gi?ng nhau, ch? y?u là v?t xào, th?t gà lu?c, th?t heo n??ng, cari bún ho?c bánh mì. Th?y khách m?i ng??i Kinh ?i hàng ?àn, ?n nói vui v?, khí th? .Vì ???c m?i ?n Katé th?t s??ng, ?n ki?u t?p th?, ?? ?n nóng, bia u?ng không gi?i h?n, ?n u?ng ??u mi?n phí, không có quà bi?u, không có ti?n lì xì…Ki?u ?n này ?i ??n t?n n??c M? giàu nh?t th? gi?i và c? lên thiên ???ng c?ng không có. ?n t??ng ??u tiên, tôi vào làng H?u ??c, th?y ?oàn xe (3 chi?c xe t?i) ?ang ch? nh?ng két bia ?ã u?ng xong ra kh?i làng. Không bi?t Katé làng Ch?m tiêu th? bao nhiêu két bia, xe t?i kia ch? bao nhiêu chuy?n r?i?. Nh?ng ch?c r?ng mùa Katé và Ramanan ? Ninh Thu?n ?ã góp ph?n không nh? ?? nâng k? lu?t u?ng bia c?a Vi?t Nam lên ??ng hàng th? hai th? gi?i sau n??c ??c.   Mùa Katé, làng Ch?m không bao gi? thi?u hai môn s? tr??ng n?a ?ó là bóng ?á và v?n ngh?. Bóng ?á ??i làng này làng kia ?á giao h?u v?i nhau. Vào bu?i t?i, làng nào c?ng có t? ch?c ?êm v?n ngh?, múa hát. Có làng sân kh?u ch? là m?t mô ??t nhô lên và m?t cái bóng ?i?n tròn, hai loa thùng nh?ng h? c?ng làm nên ch??ng trình v?n ngh? ??c s?c. Tôi âm th?m ?i kh?o sát v?n ngh? hai làng MN và BT. Tôi c? ng? v?n ngh? c?a làng v?ng teo, ch?ng ai coi, nh?ng quá ?ông không th? nào chen chân. Ch??ng trình ch? y?u nh?ng bài hát múa truy?n th?ng và nh?ng bài mà nh?ng nh?c s? Ch?m, Kinh m?i sáng tác trong nh?ng n?m g?n ?ây nh? nh?ng bài c?a c? nh?c s? ?àng N?ng Qu?, Tan Tu, Am?nhân, nh?ng bài múa Ápsara, múa tr?ng Baranâng. Di?n viên ch? y?u là h?c sinh, sinh viên và nh?ng ca s?, ngh? nhân chân ??t …T?t c? h? ?ã hoà quy?n v?i nhau góp ph?n làm nên linh h?n v?n ngh? trong m?i d?p Katé & Ramawan ? làng Ch?m     Katé B?c Bình   T?m bi?t Katé Phan Rang, tôi v? ?n Katé B?c Bình hai ngày c?ng là hai ngày chìm ??m trong ti?c tùng và bia. ?i nhà nào c?ng v?y, c?ng cúng kính ?ãi khách. C?ng y h?t nh? Phan Rang nhà nào c?ng u?ng bia lon 333. Hình nh? bia chai ?ã tuy?t ch?ng ? làng Ch?m. Khách vi?ng th?m t?ng ?oàn, ?n u?ng hoàn toàn mi?n phí. M?y ngày ? B?c Bình tôi ? Nhà Tr? c?a m?t ng??i Ch?m. Ch? nhà cao to, hi?n t?, ít nói. Không khí Katé mãnh li?t nh? th? nh?ng không len lõi n?i vào nhà ông. Trong không gian t?nh m?ch, nhà tr? im v?ng. Ông ng?i m?t mình nh? ?ang ngh? gì quá kh? xa x?m, m?t th?i vàng son mà ông t?ng tr?i.     Katé C?n gi?     Tôi t?m bi?t B?c Bình.V?n chi?c xe Honda Air Blade rong r?i kh?p n?o ???ng mùa Katé. Tôi tr? v? Sài Gòn, r?i qua r?ng sát C?n Gi? vào ngày 22/10. Gi?a r?ng mênh mông, Katé Ch?m ??t nhiên xu?t hi?n. M?t bu?i sáng ??p tr?i, t?ng ?oàn xe ch? ng??i Ch?m n?i ?uôi nhau hành h??ng v? Katé ? C?n Gi?. Công ty c? ph?n Khánh S?n C?n Gi? chào ?ón l? h?i b?ng kh?u hi?u Ch?m – Vi?t th?t hoành tráng, nh?t là hàng ch? Ch?m truy?n th?ng to (Raok uen harei Katé Cam thun 2011) bay b?ng, hiên ngang gi?a cánh r?ng. Thành ph?n tham gia ??y ??, c? Ch?m Ahier, Ch?m Awal và Ch?m Islam. Nh? ?ó mà t?o nên m?t s?c màu Katé m?i l? ? C?n Gi?. T?ng s? ng??i d? l? ??c tính g?n 1.500 ng??i, nhi?u nh?t là ng??i Ch?m Palei Pajai. Katé m? ??u b?ng trò ch?i ??p n?i và b?t v?t có th??ng. Bu?i tr?a ?n c?m dân dã gi?a r?ng. ? ?ây tôi c?ng g?p ??y ?? ch?c s?c Ch?m nh? Po Basaih, Po Acar, Imam…Bu?i t?i hôm ?ó chúng tôi t? g?i nhau nhóm l?i bao g?m Gru Thành Ph?n, Lâm T?n Bình, Qu?ng ??i H?i, Ch? Viên, Sam?c Linh … ?? ch?y ch??ng trình v?n ngh? giúp vui cho bà con. ??u tiên kêu g?i các ?oàn, các palei Ch?m tham gia ??ng kí ch??ng trình v?n ngh?. T?t c? h?n 10 ?oàn ??i di?n g?n 10 palei ??ng kí, t?ng c?ng là 24 ti?t m?c. Chúng tôi s?p x?p l?i ch??ng trình và b?t ??u bi?u di?n t? lúc 9h t?i ??n 11h30 k?t thúc. Lúc này ai c?ng b?n r?n, m?i ng??i m?i vi?c. Không tìm ai ???c ?? làm MC (master of ceremony), m?i ng??i th?y tôi có khoát áo cánh d?i c?a nhà báo nên c? tôi làm MC. Tôi tr? thành MC b?t ??c d?. Áo qu?n th?m ??m m? hôi t? sáng ??n t?i, không có áo m?i ?? thay, ??u tóc qu?n, r?i b?i, không tìm th?y l??c ?âu mà ch?i tóc cho ??p ?? b??c lên sân kh?u. Trong tôi, t?i hôm ?ó không còn gì, ch? có “tinh th?n Katé b?t di?t” v?i nét m?t r?ng r?, ánh m?t sáng ng?i, gi?ng nói vang vang c?t lên ??u ??u m?c dù không truy?n c?m, d?u dàng l?m. Ch??ng trình ti?p t?c ch?y, nh?ng di?n viên vai tr?n chân ??t v?n h?ng say, cu?ng nhi?t ca hát nh?y múa trên sân kh?u. Ch? ?? hát múa v?n là nh?ng bài hát c? nh?c s? ?àng N?ng Qu?, nh?c s? Am?nhân nh? Bhum adei, H?i Katé, g?p em ?êm h?i Ramawan, múa qu?t...Ch??ng trình k?t thúc b?ng ti?ng hát c?a ca s? Y Sa v?i bài hát Bar batéh tal paje và màn múa m?ng h?i Katé c?a palei Pajai di?n ra sôi ??ng ??y ?n t??ng. M?i ng??i ch?y ào lên sân kh?u cùng múa nh?y và giao l?u. ?èn sân kh?u quay nhanh ?? màu, pháo hoa, ?èn sáng r?c t?o thành âm vang sôi ??ng lay chuy?n r?ng sác C?n Gi?. Không ng? ch??ng trình dân giã mà t?o ???c ?n t??ng nh? th?, ?? l?i nhi?u ?n t??ng trong lòng khán gi?. Vì ??n ?ây h? múa hát b?ng chính nh?ng trái tim và nh?p ??p chân tình, ch? không ph?i múa hát vì ti?n, vì huy ch??ng và gi?i th??ng. H? ??n tham d? Katé m?t cách t? giác cho công ??ng và cho chính h?, ch? không ph? Katé do nhà n??c t? ch?c. Do v?y h?n Katé C?n gi? khác h?n h?n Katé ? nh?ng n?i khác do nhà n??c t? ch?c. Có m?t khán gi? có chuyên môn ?ã nh?n xét, Katé C?n Gi? hoành tráng và có h?n h?n ch??ng trình Ngày h?i V?n hoá Dân t?c Ch?m m?y n?m tr??c ? Hà N?i.     S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7     12h ?êm ch??ng trình Katé C?n Gi? k?t thúc, nhóm chúng tôi ph?i quay v? l?i Sài Gòn ngay ?êm ?ó ?? k?p sáng mai ch?y ch??ng trình S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7 t?i Sài Gòn. Tôi v?n trung thành v?i con ng?a s?t Honda Air Blade ch? theo m?t ng??i r?i kh?i C?n Gi?. Còn l?i gru Ph?n, anh Bình, Qu?ng ??i H?i, Thành Ch? Ph??ng … ?i xe ô tô gru Ph?n, không may xe b? l?y, vì ???ng ??t, n??c thu? tri?u lên, ???ng C?n Gi? lún. M?i ng??i xúm vào ??y xe gru Ph?n g?n m?t ti?ng ??ng h? và cu?i cùng c?ng ch?y ???c v? Sài Gòn g?n 4 gi? sáng. Chúng tôi ch? ???c ch?p m?t vài ti?ng l?i th?c d?y ??n ??i h?c V?n hoá ?? làm ch??ng trình Katé. Cu?i cùng ng?a s?t Honda Air Blade c?a tôi v?n th??ng h?ng, ?i ??n n?i v? ??n ch?n r?t ti?n l?i. Ch?c nh? Po Yang phù h?, ?? trì thôi.   L? h?i Katé & Ramawan m?t b? ph?n ng??i Ch?m và các em sinh viên sinh s?ng h?c t?p và làm vi?c t?i Sài Gòn t? ch?c hàng n?m ?ã tr? thành thông l?. Làm ???c ch??ng trình nh? th? gi?a lòng Sài Gòn là n? l?c r?t l?n ??i v?i các em sinh viên và nh?ng anh em Ch?m tâm huy?t. S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7 -20011 c? b?n thành công r?c r?. Tuy nhiên n?u chúng ta c? b?ng lòng và t? hào nh? th? thì ch??ng trình s? tr? thành nhàm chán, c? l?p ?i l?p l?i nh? th? t? n?m nay qua n?m khác, không có gì m?i h?n. N?m nào c?ng bài hát Bhum Adei, g?p em ?êm h?i Ramâwan, c?ng tình ca gi?ng n??c cây bàng, c?ng múa Siva, múa tr?ng Baranang … ? ?ây không ai ph? nh?n nh?ng sáng tác m?i mà còn khuy?n khích n?a là khác. S? ?òi h?i ??i m?i ? ?ây không ph?i là ?òi h?i ph?i ??i m?i bài hát, ph?i c?i biên, nâng cao t? bài c? nhi?u lên. ?ó là ??i m?i sai l?m và s? d?n ??n s? m?t g?c v? v?n hoá. ??i m?i có nhi?u cách, c?ng bài ?ó nh?ng n?m này bi?u di?n ? không gian, môi tr??ng khác, v?i ??o c?, múa ph? h?a khác thì nó s? m?i h?n. Ch? không nh?t thi?t n?m nào c?ng ??ng hát trên sân kh?u, di?n viên m?c áo dài Ch?m ?eo dây ?ai và phong sân kh?u là tháp Ch?m, ?èn chi?u vàng. Ví d?, ca s? Thu Hi?n luôn hát bài dân ca Hu? bao n?m nay nh?ng m?i khi ca s? hát ??u th?y m?i là do cách làm nh? trên. Chúng ta ph?i quy?t t?m h??ng ??n chuyên nghi?p h?n. Hi?n nay ?ã là S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 7, ch? còn 3 n?m n?a (r?t nhanh) s? ??n S?c màu l? h?i Katé & Ramwan l?n 10. K? ni?m 10 n?m chúng ta c?n ph?i làm gì, ch??ng trình ra sao ph?i tính ngay bây gi?. ??n lúc k? ni?m 10 n?m mà S?c màu l? h?i Katé & Ramwan v?n nh? l?n 5,6,7 thì không còn gì ?? bàn ? ?ây. Mu?n làm m?i ?i?u này ph?i có ??o di?n, nh?c s?, biên ??o múa. Ng??i Ch?m ta có ??y ?? l?c l??ng này. D? nhhiên làm vi?c này là khó không ??n gi?n, ?òi h?i m?i ng??i ph?i có nhi?t tâm và tính hi sinh. Vì khó nh? v?y, nên có m?t s? ng??i tham gia r?i d?n b? cu?c. Hi?n nay ch? mình gru Ph?n là có tinh th?n theo ?u?i cu?c ch?i này su?t t? sau gi?i phóng ??n nay.   ? Sài Gòn m?i l?n t?p trung anh em r?t khó, vì nhi?u lí do khác nhau m?i ng??i không ??n tham gia ???c. Ví d? hôm s? kh?o ch??ng trình S?c màu l? h?i Katé Ramwan l?n 7, ngoài gru Ph?n b?n vi?c ? Phan Rang không ??n ???c, còn l?i anh em l?n tu?i không ai ??n ch? có tôi , ?àng N?ng Hoà và Hán D??ng Phú. Hôm ?y có anh Phú V?n H?n ??n nh?ng do b?n vi?c nên m?t lúc ph?i ?i. Hôm t?ng duy?t ch??ng trình có thêm Biên ??o múa Quang D?ng, n?m tr??c có thêm nh?c s? Am?nhân. C?ng nên bi?u d??ng m?t s? ng??i kiên trì ch?u ??ng có tinh th?n hi sinh, ?óng góp vô biên nh? gru Ph?n, V?n Quang V? …??c bi?t ph?i k? ??n anh Hán D??ng Phú m?c dù ? Phan Rang nh?ng khi có ch??ng trình Katé anh ??u b?t xe vào Sài Gòn tham gia v?i anh em. Ng??c l?i, có m?t s? anh em m?c dù ? t?i Sài Gòn nh?ng không có m?t và ?óng góp gì cho phong trào. Nói chung t?t c? anh em ??u có tinh th?n, vì th? ?ã t?o nên s?c màu Katé m?y n?m nay th?t hoành tráng. T?t c? khán gi? ngoài Ch?m khi xem ch??ng trình qua nh?ng c?nh tái hi?n l? h?i Katé & Ramawan, nh?ng l?i ca ti?ng hát sinh viên h? ??u công nh?n ng??i Ch?m có n?n v?n hoá r?t cao. H? c?ng ?ánh giá Ban t? ch?c t? ch?c ch??ng trình r?t chuyên nghi?p.     ??ng sau l? h?i Katé: Nh?n di?n con ng??i Ch?m và v?n hoá Ch?m   Tôi vào Sài Gòn và tr?c ti?p tham gia ch??ng trình này 3 n?m nay. Ngoài vi?c ?ó tôi c?ng ?ã xin ???c m?t d? án cho sinh viên h?c nh?c c? và ch? Ch?m. Tôi vào cu?c không ch? v?i t? cách cá nhân, trách nhi?m công dân c?a m?t c?ng ??ng (ng??i trong cu?c) mà còn là t? cách c?a m?t nhà nghiên c?u (ngoài cu?c). Do v?y, tôi ph?i ghi chép, xem xét, theo gi?i và l?ng nghe m?i ho?t ??ng c?a c?ng ??ng này. T? ?ó tôi rút ra nhi?u v?n ??, trong ?ó có v?n ?? hay, có v?n ?? d?. Nh?ng cái hay tôi l?y làm t? hào và gi?i thi?u v?i b?n bè g?n xa và nh?ng cái d? bu?c tôi ph?i tr?n tr?, suy t? ?? tìm h??ng kh?c ph?c. M?i ng??i nh?t trí r?ng, ng??i Ch?m làm v?n ngh? r?t hay, v?n hoá Ch?m r?t cao, nh?ng con ng??i Ch?m là ph?i xem l?i. V?n ?? c? th? ? ?ây, chúng ta ph?i xác ??nh t? ch?c ch??ng trình Katé ?? làm gì? Không ch? ?? múa hát mua vui r? ti?n mà thông qua ch??ng trình này nh?m giáo d?c cho th? h? tr? có tính k? lu?t, t? ch?c cao, tinh th?n giao l?u h?c h?i ?? nâng cao ki?n th?c, hoàn ch?nh nhân cách mình ?? ?óng góp cho xã h?i cho dân t?c. ??c bi?t qua ch??ng này giáo d?c th? h? tr? có lòng yêu v?n hoá, t? hào v? dân t?c Ch?m. T? ?ó h? m?i g?n bó v?i quê h??ng v?i dân t?c mình. N?u múa hát Katé ?? mua vui, n?i g?p g? nhau trong kho?ng kh?c ? Sài Gòn thì ch??ng trình nh? th? là vô ngh?a. Và nh? th? c?ng ?i sai m?c tiêu c?a l? h?i Katé truy?n th?ng. Vì Katé truy?n th?ng nói riêng và l? h?i khác nói chung, luôn l?y múa hát ?? lôi cu?n ng??i xem v? v?i tín ng??ng, v? v?i t? tiên, v? v?i v?n hoá và l?ch s? dân t?c. C? th? là múa hát l? h?i Katé nh?m lôi cu?n ng??i Ch?m v? v?i ??n tháp, dâng l? v?t lên thánh th?n, l?ng nghe nh?ng l?i ca, t?c cúng ?? hi?u v? v?n hoá, v? l?ch s? dân t?c, hi?u v? Po Bin Thuer, Po Klaong Garai, Po Romé, Po Rayak là ai?. Ngu?n g?c và ý ngh?a sâu xa c?a l? h?i Katé truy?n th?ng là nh? v?y. Ch? Katé không ph?i ??n múa hát, ?á bóng là chính.   Do v?y, m?i ng??i Ch?m, nh?t là th? h? tr? ??n Katé ph?i có ý th?c. ??n Katé không ph?i ?? múa hát mà qua ?ó là n?i g?p g? giao l?u, h??ng v? c?i ngu?n, n?i ?? th? hi?n v?n hoá cá nhân ?? góp ph?n làm t?t lên v?n hoá c?a c?ng ??ng. M?t n?n v?n hoá cao ch?c ch?n s? s?n sinh ra nh?ng con ng??i t?t. Nh?ng ng??i Ch?m hi?n nay ph?i xem l?i chúng ta.Th? h? tr? có x?ng ?áng th?a h??ng m?t di s?n v?n hoá Ch?m cao ??p nh? th? kia không? Hay là mu?n tr? thành nh?ng ??a con l?c loài, m?t g?c, b? ??ng hoá? Mu?n x?ng ?áng ?? th?a h??ng, t? hào v? nó thì chúng ta c?n ph?i làm gì? Qua t? ch?c 3 mùa Katé ? Sài Gòn tôi ít nhi?u hi?u th? th? tr? có h?c th?c (sinh viên) ng??i Ch?m ? Sài Gòn. D? nhiên ?a s? các em là ng??i t?t, n?ng n? nhi?t tình, ai c?ng có n?ng khi?u múa hát, ?á banh và s? em có tinh th?n dân t?c cao ??. Tuy nhiên m?t s? em (k? c? m?t s? b?c ?àn anh) ph?i xem l?i. ??n tham gia v?i c?ng ??ng, h? luôn ?òi h?i, ra nhi?u ?i?u ki?n. H? ??n thì h? ph?i tham gia ch??ng trình, ??n là ph?i có ch? ng?i, v? trí x?ng ?áng, còn không thì không ??n. ?i h?p không ?úng gi?, vào t? ch?c không tuân th? n?i quy, tinh th?n tùy ti?n. M?t s? l?p tr? còn nhát gan, không l?p tr??ng, lên m?ng, th?o lu?n, phát bi?u không dám nêu tên th?t, luôn m?o danh. Trong m?i bu?i h?p t? ch?c v? Katé và bi?u di?n ch??ng trình ? Sài Gòn, tôi ch?a th?y bao gi? ng??i Ch?m mình ?i h?p ?úng gi?. Chúng ta nên ch?m d?t tình tr?ng này, th??ng BTC thông báo 8h h?p, có khi ??n 9-10h ch? có m?t lèo tèo, vài ng??i. Ch??ng trình s? kh?o v?n ngh? thông báo cách hai tu?n là 8h s? b?t ??u nh?ng ??n 10.30h v?n ch?a ch?y ???c ch??ng trình, m?c dù BTC c?m loa thông báo nhi?u l?n t?t c? các ?oàn t?p trung v? h?i tr??ng chu?n b? bi?u di?n. M?c cho thông báo các em c? ??ng tr? tr?, tho?i mái nói chuy?n c??i ?ùa mà không ch?u vào h?i tr??ng. Khi góp ý h? ??a ra muôn vàn lí do nh?ng n?u nh?ng lí do kia ??u chính ?áng thì khônggì ph?i bàn và lâu ??i nó s? tr? thành m?t t?p quán c? h? cho Ch?m là luôn ?i tr?, vô k? lu?t. Vì v?y v?n ?? này t? BTC ??n các em sinh viên nên xem xét l?i chính mình. B?i vì ?a s? chúng ta là th? h? m?i, th? h? c?a th?i ??i v?n minh, c?a tính k? lu?t, th?i ??i c?a công vi?c, ch? không ph?i th?i ??i buông th?. Có t? ch?c, có k? lu?t m?i t?o ra cho con ng??i có hành ??ng chu?n m?c, nhanh nh?n, chính xác. T? ?ó mà g?t hái thành công trong h?c t?p, c?ng nh? trong công vi?c c?a c? quan trong n??c và ngoài n??c.   Khi bi?u di?n ch??ng trình Ban giáo kh?o góp ý không nghe. Ti?t m?c nào ???c duy?t vui m?ng h?n h?, không ???c duy?t thì ?òi b? v?, rút lui luôn không tham gia, r?i ra bè phái, ch?ng phá. Ch??ng trình BTC ?ã duy?t nh?ng tùy ti?n, ng?u h?ng thay ??i liên t?c. C? ch? này mu?n gi?i và ?iêu luy?n ph?i ch?p nh?n c?nh tranh, ph?i thi ??. Vì c?nh tranh m?i t?o ra ???c ch?t l??ng s?n ph?m t?t. ?i thi có ng??i r?t, ng??i ??u thì m?i tìm ra ???c ng??i gi?i. Ch??ng trình có ki?m duy?t, s? kh?o, lo?i b? cái d? thì m?i tìm ra ch??ng trình hay, ch?t l??ng lôi cu?n ng??i xem. M?t ch??ng trình ??ng kí t?t c? 40 ti?t m?c, không c?n duy?t, ??a lên sân kh?u di?n h?t là có v?n ??. Khán gi? s? b? tra t?n, m?t m?i và b?i th?c trong âm thanh vang d?i su?t g?n 5 ti?ng ??ng h? trong h?i tr??ng. Ch??ng trình Katé Sài Gòn n?m nào c?ng r?i vào trình tr?ng này. Vì tinh th?n sinh viên không mu?n c?nh tr?nh, nâng cao ch?t l??ng, cái gì h? tham gia ph?i ???c trình di?n. Ban t? ch?c ?ã h?p bàn nhi?u l?n v? s? lo?i nh?ng do ch?a kiên quy?t làm vi?c này. M?t khi sinh viên ch?a t? giác, BTC, ng??i d?n ??u ch?a quy?t tâm thì không bi?t t? ch?c này s? ??a ?âu?   Xung quanh chuy?n Katé, nhi?u khuy?t t?t c?a Ch?m ?ã ???c l? ra t? gi?i tr? chúng ta (trong ?ó có tôi). M?t GS là Vi?t ki?u Pháp xem ch??ng trình Katé ? C?n Gi? hai ngày xong nh?n xét v?i tôi. Ông r?t khâm ph?c dân t?c Ch?m có n?n v?n hoá cao nh?ng nhìn c? th? con ng??i Ch?m, cách sinh ho?t, ?n ?, ?i ??ng thì có v?n ??. Ví d?, nhi?u ng??i m?t mình chi?m hai ba cái gh?, m?t gh? ng?i, m?t gh? gác trong khi ?ó m?t s? ng??i khác loang xoay tìm gh? ng?i mà không có. T?t c? thanh niên nam n? ?n u?ng ??u t? do xã rác b?a bãi ?? r?i sáng s?m m?y c? bà Ch?m t? giác c?m ch?i quét rác, còn thanh nhiên nam n? v?n vô t? t? l?. T? hình ?nh m?y c? già Ch?m c?m ch?i quét rác, ông suy ng?m ch?c truy?n th?ng v?n hoá c?a ng??i Ch?m ngày x?a là t?t, ch?c m?i suy thoái ? th? h? tr? này thôi. Ông tin r?ng m?t dân t?c s?n sinh ra m?t n?n v?n hoá cao nh? v?y nên ch?c r?ng s? s?n sinh nh?ng con ng??i t?t. Nh?ng t?i sao th? h? tr? Ch?m bây gi? l?i nh? th? kia. Tôi cho r?ng ông nh?n xét r?t tinh vi. Tôi l?y Ariya Pataow Adat Kamei, Ariya Pataow Adat Lakei ?? gi?i thích và ch?ng minh v?i ông ngày x?a con ng??i Ch?m r?t hay và chu?n m?c, ch?c m?i suy thoái m?y n?m g?n ?ây nh? ông nói thôi (có ng??i ?? l?i do ?nh h??ng ng??i Kinh, tôi không tin ?i?u này). Ông ??ng viên tôi nên làm gì ?? giáo d?c gi?i tr? Ch?m ngày nay, h??ng h? ??n tinh th?n Ch?m cách ?ây 300 n?m ?? ti?p t?c ?óng vai trò là ch? nhân c?a n?n v?n hoá cao ??p này. N?u không s? b? v?t m?t trong t?m tay.   Cu?i cùng chúng ta th?y, t? nh?ng chuy?n v?n ngh?, ca hát nh?y múa (th? hi?n v?n hoá cao ??p); ??n vi?c t? ch?c ?n u?ng linh ?ình, ?ãi khách xa hoa, lãng phí ? làng; không có tính t? ch?c k? lu?t cao, tinh th?n tu? ti?n, không ý th?c v? m?i ng??i xung quanh, “mình vì m?i ng??i” ?ã t?o ra cho con ng??i Ch?m m?t hình d?ng quái d?, ?i ??ng m?t th?ng b?ng v?i ?ôi chân kh?p kh?nh. Chúng ta có th? hình dung con ng??i Ch?m hi?n nay (trong ?ó có tôi) nh? sau: M?t ng??i có ??y ?? ??u, mình, tay nh?ng có ?ôi chân kh?p kh?nh, m?t chân r?t to dài (ch?a ??ng m?t n?n v?n hoá Ch?m r?t cao ??p) còn m?t chân kia th?p, ?m o (ch?a ??ng nh?ng khuy?t t?t mà tôi v?a m?i k?).   Chúng ta không con còn ???ng nào khác, nh?t là gi?i tr?, không c?n hô hào ?? th? trí thông minh hay h??ng v? tinh th?n Nh?t B?n, tinh th?n hi?p s? Ph??ng Tây mà nên c? g?ng s?ng vì m?i ng??i,ý th?c v? v?n hoá dân t?c, ?oàn k?t v?i nhau, ti?p nh?n tinh hoa c?a Ariya Pataow Adat Kamei và Ariya Pataow Adat Lakei ?? th?c s? h?i nh?p vào n?p s?ng v?n minh, hi?n ??i. T? ?ó m?i có th? kh?c ph?c nh?ng khuy?t t?t, t?o thành m?t hình ?nh Ch?m ??p, cân ??i, hài hoà gi?a con ng??i Ch?m và v?n hoá Ch?m trong th? k? t?i.     Bai Gaor harei 27/10/2011  
0 Rating 632 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On August 30, 2016
  ĐỔNG THÀNH DANH Tóm tắt: Bài viết này sẽ điểm lại các quan điểm chủ yếu liên quan đến vấn đề thời điểm và nguồn gốc du nhập của Hồi giáo ở Champa trước đây và của người Chăm ở Việt Nam ngày nay. Trong đó, chúng tôi sẽ xem xét và đánh giá về cơ sở khoa học và tính xác đáng của các quan điểm trên, hầu từ đó đưa ra quan điểm nhìn nhận của tác giả và đóng góp thêm các thông tin nhằm làm rõ vấn đề sự du nhập của đạo Hồi ở Champa.  Từ khóa: Hồi giáo, du nhập, Đông Nam Á, Champa, người Chăm.  Đặt vấn đề Do một số các yếu tố lịch sử, ngày nay cộng động Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Chăm ở miền Trung và Nam bộ, tương ứng với hai vùng định cư này, người Chăm theo Hồi giáo cũng được phân chia ra làm hai nhóm rõ rệt dựa vào: Chăm Awal (hay thường gọi là Chăm Bàni) tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận; Chăm Islam ở vùng Nam bộ (tập trung chủ yếu ở An Giang và một bộ phận nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh... Sự phân loại hai nhóm Hồi giáo này không đơn thuần chỉ dựa trên yếu tố địa lý mà còn dựa trên bối cảnh hình thành, mức độ tiếp thu, ảnh hưởng và cách thức thực hành tín ngưỡng – tôn giáo ở hai cộng đồng.  Trong khi, cộng đồng người Chăm Islam ở Nam Bộ là cộng đồng theo Hồi giáo chính thống dòng Suni, tuân thủ theo các quy định, giáo luật của Hồi giáo như các cộng đồng Hồi giáo toàn thế giới. Thì cộng đồng Chăm Awal lại có một cách thực hành tín ngưỡng theo một cách riêng, mất đi tính chính thống và chứa đựng nhiều dấu ấn tâm linh bản địa như không tôn sùng Allah như là một Thượng đế duy nhất, duy trì phong tục thờ cúng thần linh, thờ cúng tổ tiên, trong đời sống họ không phải cầu nguyện 5 lần, không nhịn ăn vào tháng chay niệm Ramadan, mà phó thác nhiệm vụ đó cho giới tu sĩ... Do đó giới nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng đây là cộng đồng ảnh hưởng Hồi giáo chứ không phải Hồi giáo hay là một dạng thức Hồi giáo bản địa.  Hồi giáo được du nhập vào cộng đồng người Chăm ở Việt Nam từ thời người Chăm còn là thần dân của vương quốc Champa, cộng đồng Hồi giáo ấy còn để lại những hậu duệ của mình là người Chăm Awal ngày nay. Theo những biến cố lịch sử, một bộ phận người Chăm di cư đến Campuchia và Nam bộ (lúc ấy thuộc Chân Lạp) và bắt đầu tiếp thu và chuyển hóa theo Hồi giáo chính thống mà ngày nay chính là cộng đồng Chăm Islam. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu về cộng đồng Chăm Awal chứ không phải là Chăm Islam (Nam Bộ). Cho đến nay, vẫn có hai nhóm xu hướng khác nhau nhận định về thời điểm du nhập của Hồi giáo vào cộng đồng Chăm thời kỳ Champa cổ: một nhóm cho rằng Hồi giáo hình thành ở Champa từ khoảng giai đoạn thế kỷ X – XIII, thông qua các hoạt động giao thương và buôn bán với các thương nhân Hồi giáo Trung Đông đến từ Arap hay Ba Tư... Một nhóm khác khẳng định Hồi giáo có mặt muộn hơn (khoảng thế kỷ XV – XVII) và thiên về xu hướng cho rằng Hồi giáo hình thành thông qua hoạt động buôn bán với các tiểu quốc hải đảo trong khu vực như Mã Lai, Java... Ngoài ra cũng có những xu hướng nghiên về cả hai giả thuyết này.    Những xu hướng trái chiều này đã tạo nên những bất đồng, mà hệ lụy là những mù mờ hoặc thậm chí ngộ nhận về nguồn gốc, thời điểm du nhập của Hồi giáo. Trong bài viết này chúng tôi sẽ điểm qua và đánh giá lại tính khoa học của hai xu hướng về sự du nhập của Hồi giáo, đồng thời cung cấp thêm những nguồn tư liệu mới, nhất là tư liệu dân tộc học, để cũng cố cho quan điểm của chúng tôi về nguồn gốc và thời điểm du nhập của Hồi giáo ở Champa.   Hai hướng nhận định về sự du nhập Hồi giáo vào Champa. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, nhóm các nhà nghiên cứu ủng hộ ước thuyết thứ nhất gồm Ed. Huber, P. Ravaisse, G. Maspero… Trước hết, theo Aymonier, từ khoảng thế kỷ IX – X, đã có một bộ phận đông đảo người Hồi giáo xuất hiện ở Champa, sau này do các biến cố lịch sử người Chăm Hồi giáo lần lượt di cư sang Campuchia, Xiêm (Thái Lan)... Có thể những nhận định này bắt nguồn từ sự xuất hiện của một nhân vật trong Biên niên sử Chăm mà Aymonier đã giành nhiều sự nghiên cứu, đó là Po Awloah (tức Allah – Thượng đế của Hồi giáo), vị vua mở đầu danh sách các vị vủa của người Chăm, trị vì Champa trong thế kỷ XI.  Tiếp đến E. Huber khẳng định về đời Tống (Trung Hoa), khoảng thế kỷ X – XII, ở Champa đã có những người Chàm theo đạo Hồi. Bằng chứng mà ông viện dẫn là ra là một chi tiết trong Tống sử có đề cập đến một tục lệ tế trâu của người Chăm, mà trong đó có một đoạn khấn lễ nhắc đến từ: “Allah akhar”, mà ông tin chắc rằng đó là một nghi lễ liên quan đến Hồi giáo. Khoảng năm 1922, P. Ravaisse lại cho công bố hai bia ký chữ Arab, được một sĩ quan Pháp khai quật được ở miền Trung. Bản thứ nhất là một ngôi mộ của một người tên Abu Kamil có niên đại 1039. Tấm bia thứ hai, có niên đại khoảng 1025 – 1035, đó là một thông báo cho cộng đồng Hồi giáo ở đây phải đối xử như thế nào với dân bản xứ khi tiếp xúc với họ. Từ kết quả này tác giả cũng nhận định, khoảng thế kỷ XI, đã có một cộng đồng Hồi giáo ở Champa.  Cho đến nay, hai nguồn tư liệu của Huber và Ravaisse được các nhà nghiên cứu thuộc nhóm thứ nhất xem như là chi tiết quan trọng, thường được dẫn ra để chứng minh Hồi giáo đã có mặt ở Champa từ thế kỷ X – XIII. Trước hết, hai nguồn tư liệu này được dẫn lại trong tác phẩm Le Royaume de Champa (Vương quốc Champa) của G. Maspero, để rồi ông cho rằng Hồi giáo đã du nhập vào Champa từ khoảng thế kỷ X. Giáo sư Lương Ninh cũng cho rằng, trong giai đoạn này có một số tài liệu cho thấy Hồi giáo đã phổ biến trong một số người ở hoàng tộc rồi mới truyền lại sang Java, nhưng ông không nêu hay trích dẫn các nguồn gốc của các tài liệu ấy (?). Gần đây, Ts. Bá Trung Phụ cũng dẫn lại hai nguồn tư liệu này để đưa ra nhận định rằng Hồi giáo đã có mặt ở Champa từ thế kỷ IX?.    Nhưng sau đó, lại xuất hiện một nhóm ý kiến khác cho rằng, chỉ từ thế kỷ XV – XVII, Hồi giáo mới du nhập mạnh mẽ vào Champa, và nó là kết quả của sự giao lưu tiếp xúc của người Champa với Thế giới Mã Lai, chứ không phải từ Trung Đông như trước đây.  Đầu tiên năm 1979, P.Y.Manguin đã giành riêng một bài viết để đánh giá lại các thông tin của Ravaisse, theo đó ông chứng mình hai bia ký liên quan đến Hồi giáo xuất hiện ở Champa, thế kỷ XI, có nguồn gốc ngoại lai do một cộng đồng Hồi giáo ngoại quốc hoặc một đoàn sứ giả Trung Đông đến và để lại ở Champa. Nhưng cũng trong bài viết này, Manguin cũng lập luận rằng sự có mặt của cộng đồng Hồi giáo ngoại quốc ở Champa không có nghĩa là Hồi giáo đã ảnh hưởng đến Champa, để có thể hình thành một cộng đồng tín đồ Hồi giáo gốc Chăm. Ngược lại ông đưa ra nhiều tư liệu khác hầu chứng mình rằng một cộng đồng gồm các tín đồ Hồi giáo bản xứ chỉ được hình thành từ thế kỷ XV - XVII, và đó là hệ quả của sự giao lưu với các quốc gia Hồi giáo trong khu vực.  Sau đó, trong luận án Tiến sĩ của mình năm 1987, được dịch sang tiếng Việt năm 2012, Po Dharma cho rằng Hồi giáo chỉ chính thức du nhập vào Champa ở thế kỷ thứ XVI. Lafont cũng đưa ra quan điểm tương tự về thời gian du nhập của Hồi giáo ở Champa, ông cũng cho rằng Hồi giáo Champa là hệ quả của mối gia thương với Mã Lai và kết quả là sự hình thành cộng đồng Chăm Awal (Bàni). Trong một hội thảo về bia ký Đông Nam Á do Viện Viễn Đông Pháp và Hội Khảo cổ học Malaysia tổ chức tại Kuala Lumpur (11/2011), Gs. Ludvik Kalus lại góp thêm những tư liệu và lập luận mới phát triển, làm rõ thêm ý tưởng nghiên cứu của P.Y. Manguin trước đó về hai tấm bia ký Hồi giáo ở Champa, từ đó các nhà khoa học thống nhất rằng Hồi giáo chỉ được du nhập vào Champa và Đông Nam Á từ thế kỷ XVI. Nhìn nhận và đánh giá về hướng nhận định thứ nhất  Về phía chúng tôi, trong quá trình nghiên cứu, nhận thấy một số điểm sau: theo nhóm nhận định thứ nhất thì từ thế kỷ X –XIII, Hồi giáo đã bắt đầu du nhập vào Champa, và đó là kết quả của cuộc tiếp xúc với các thương thuyền buôn bán của người Ảrập từ Trung Đông. Nhưng những cứ liệu đó rất tản mạn, không có nhiều căn cứ và chưa cho thấy rằng trong thời kỳ này đã hình thành một cộng đồng Hồi giáo bản địa ở Champa, chưa đủ để tạo nên một cộng đồng người Chăm Awal/ Bani như ngày nay. Trước hết, sự xuất hiện Po Awloah trong biên niên sử hoàng gia Champa là một yếu tố quan trọng cho thấy sự liện hệ với Hồi giáo. Vì ai cũng biết rằng Po Awloah cũng là tên một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Chăm, nhất là Chăm Awal, bên cạnh đó Po Awloah chính là các gọi Allah của người Chăm, mà Allah lại là Thượng đế của Hồi giáo. Rất có thể từ chi tiết này mà E. Aymonier cho rằng Hồi giáo xuất hiện ở Champa vào khoảng thể kỷ thứ IX - X, nhưng việc dẫn chứng này có lẽ không thuyết phục cho lắm! Vì rằng biên niên sử Chăm chỉ ra đời vào thời cận đại (tức là khoảng thế kỷ XV – XVII), bởi nó được viết bằng chữ Chăm hiện đại, một văn tự chỉ xuất hiện ở Champa từ sau thế kỷ XV, do đó rất có thể sự xuất hiện của Po Awloah trong biên niên sử chỉ là một yếu tố được thêm vào sau này, khi mà Champa đã tiếp nhận Hồi giáo.  Tiếp đến, hai văn bia được tìm thấy vào năm 1922, có niên đại khoảng thế kỷ XI, chỉ cho thấy sự tồn tại rải rác của một cộng đồng Hồi giáo ngoại lai đến từ Trung Đông và tạm dừng ở Champa, mà Manguin chỉ rõ đây là những phái đoàn ngoại giao trên đường đến Trung Quốc ghé lại ở Champa. Mặt khác, gần đây, dựa vào nội dung và văn phong, Ludvik Kalus đã chứng minh hai tấm bia này không xuất phát từ Champa mà từ thị trấn Kairouan thuộc Tunisia, một quốc gia nằm ở Trung Đông. Sự hiện diện của những người Hồi giáo gốc Trung Đông ở Champa thế kỷ XI là một chỉ dấu cho thấy mối quan hệ giao thương với các nước Trung Đông của Champa, nhưng không phải là một bằng chứng để lập luận rằng người Champa đã theo Hồi giáo từ thế kỷ XI.  Giả thuyết của Huber về một nghi lễ tế trâu kèm với lời khấn “Allah akhar”, mà ông tin rằng nó có liên quan đến Hồi giáo cũng chưa đủ là bằng chứng để ta kết luận có Hồi giáo ở Champa thời Tống. Trước hết, Huber chỉ dẫn lại chi tiết này từ Tống sử, bản thân tài liệu này chỉ viết rất sơ lược về Champa, người viết văn bản sử này là người Trung Hoa không am hiểu nhiều về phong tục và rất có thể họ chỉ được nghe kể về nghi lễ tế, mà không trực tiếp chứng kiến và nghe lời khấn. Mặt khác, ngày nay các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và người Chăm ảnh hưởng Bàlamôn cũng tổ chức các nghi lễ tế trâu kèm với các lời khấn vái mang ý nghĩa tương tự nhưng hoàn toàn không liên quan đến nghi lễ tế trâu của Hồi giáo. Do đó, việc sử dụng chi tiết này hầu chứng minh đạo Hồi đã xuất hiện vào thời Tống là chưa đầy đủ và thuyết phục.   Trong thực tế, những chi tiết trên vẫn còn gây nhiều tranh cải và hàm chứa nhiều mâu thuẫn, một số nhà nghiên cứu như Maspero, Nguyễn Văn Luận dù trích dẫn các chi tiết này nhưng luôn đặt nghi vấn với nó. G. Maspero viết rằng: “...dù sao mặc lòng..., cũng khó tin rằng đạo của Mohamet đã được người Chàm theo trước năm 1470...”. Trong khi Nguyễn Văn Luận, cũng dẫn ra 3 chi tiết trên nhưng lại đặt câu hỏi: “...việc tìm được dấu tích Hồi giáo và vấn đề người Chàm cải đạo theo tôn giáo mới là hai sự việc khác hẳn nhau...”. Sau này, khi đánh giá về những cứ liệu này, các tác giả của cuốn Văn hóa Chăm cũng có cùng quan điểm như vậy, theo họ “...thoạt đầu Hồi giáo đến với người Chăm bằng sự hiện diện của một cộng đồng Hồi giáo gốc Trung Đông ngay trên đất Champa... Nhưng bởi vì cộng đồng Hồi giáo ấy do những điều kiện không thuận lợi ở Champa lúc bấy giờ... mà họ không truyền bá đức tin Hồi giáo một cách tích cực được...”.   Tóm lại, bản thân tính thuyết phục của các bằng chứng trên vẫn còn để ngỏ, nhưng chi tiết này chưa đủ để cấu thành các yếu tố hầu khẳng định Hồi giáo đã du nhập vào Champa trong khoảng giai đoạn thế kỷ X - XIII. Bởi vì, chỉ khi nào ở Champa xuất hiện bản xứ theo đức tin Hồi giáo hay ít ra ảnh hưởng Hồi giáo, thì khi ấy chúng ta mới có thể kết luận Hồi giáo đã chính thức du nhập vào Champa.  Đánh giá và góp thêm tư liệu cho hướng nhận định thứ hai  Ngược lại, những quan điểm nhận định của P.Y.Manguin, Po Dharma và Lafont lại có nhiều cơ sở thuyết phục hơn, nhất là khi đa số các nhà khoa học tán đồng rằng Hồi giáo chỉ du nhập chính thức từ thế kỷ XVI. Trong thực tế, cho đến tận thế kỷ XIII, các vua, chúa, quý tộc Champa vẫn tôn sùng Hindu giáo và thực hiện thờ cúng thần Shiva mà hầu hết các bia ký Champa còn ghi nhận, cho dù từ sau thế kỷ XIII, tín ngưỡng này đang trên đà suy thoái. Nhưng sự suy thoái của Champa Ấn giáo không đồng nghĩa là Hồi giáo đã du nhập vào Champa, cho đến tận thế kỷ thứ XV, người ta không tìm được thêm một bằng chứng nào cho thấy ở Champa đã có người theo Hồi giáo, ngoài chi tiết về một cuộc hôn nhân giữa vua Champa Sinhavarman III (Chế Mân) với một công chúa đến từ Mã Lai là Bia Tapasi và thế kỷ XIII. Tuy nhiên chi tiết này không chứng minh người Champa (nhất là hoàng tộc) theo Hồi giáo, mà chỉ cho thấy lúc này Champa đã bắt đầu thiết lập mối bang giao thân thiện với các tiểu quốc Mã Lai.   Người ta cũng không có một bằng chứng nào cho thấy hoàng tộc Champa đã có người theo Hồi giáo trước đó, vua Sinhavarman III dù lấy vợ gốc Jawa, nhưng vẫn xây tháp thờ Shiva và khi mất vẫn làm lễ hỏa thiêu như một tín đồ Ấn giáo thuận thành. Sau ngày sụp đổ của Vijaya, một số quý tộc Champa đến lánh nạn ở vùng Melaka và Pasai Hồi giáo vẫn là những người theo Ấn Độ Giáo. Cuối thế kỷ XV, vua Champa là Po Kabrah, dù đã kết hôn với một phụ nữ Hồi Giáo tên là Po Batlija, nhưng sau đó cả ông và vợ đều thiêu khi chết cho thấy vua vẫn theo Ấn giáo và vợ ông bỏ Hồi giáo theo đạo chồng. Cho đến tận năm 1607, một đô đốc người Hòa Lan vẫn xác nhận rằng vua Champa lúc ấy vẫn theo Hồi giáo, trong khi đó, các văn bản Chăm cho thấy Po Soat (1660-1692) là quốc vương Champa đầu tiên chấp nhận Hồi Giáo là một đức tin, mặc dù ngài vẫn tiếp tục thực thi những nghi lễ truyền thống của Bà La Môn Giáo.  Các quan điểm này cũng trùng với quan điểm của các nhà khoa học về sự du nhập của Hồi giáo ở Đông Nam Á nói chung. Theo J-P. Roux, Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ từ thế kỷ VIII, nhưng mãi đến thế kỷ XII mới giữ vai trò quan trọng, từ đây, đạo Hồi mới được truyền vào Mã Lai và Jawa, nhưng sự du nhập này cũng rất hạn chế, mãi đến thế kỷ XIV mới xuất hiện một vương triều Hồi giáo đầu tiên trong khu vực rồi từ đó mới truyền đi các nơi khác. Các tư liệu khác cho biết Hồi giáo chỉ du nhập mạnh mẽ ở Mã Lai từ thế kỷ XIII, sau đó mới truyền sang Brunei, Inđônisia, và đến Philippin vào cuốn thế kỷ XV. Chính vì vậy, Hồi giáo không thể du nhập vào Champa sớm hơn ở các quốc gia này.  Thật vậy, sự tồn tại của Hồi giáo, như là một đức tin của người bản xứ là kết quả của sự giao thương giữa Champa với các đế chế Hồi giáo trong khu vực chứ không phải là nguyên nhân. Từ thế kỷ XIII, Champa đã xúc tiến các mối quan hệ đầu tiên với các nước ở hải đảo, như cuộc hôn nhân giữa vua Sihavarman III với công chúa Tapasi của Jawa và sau đó là sự kiện vua Chế Năng đã chọn Java làm chỗ nương náu của ông ta khỏi áp lực của Việt Nam vào năm 1318. Nhưng phải từ sau thế kỷ XV, tức là sau sự sụp đổ của Vijaya, mối quan hệ này mới phát triển mạnh mẽ, mà một loạt các nguồn tư liệu đáng tin cậy đã mô tả.  Theo các nhà nghiên cứu, trong thời điểm này, các tài liệu thường đề cập đến cuộc viếng thăm của vua Po Kabrah (cuối thế kỷ XV) đến viếng thăm Malayu, và cuộc hôn nhân của với một phụ nữ Hồi Giáo tên là Po Batlija. Hay sự kiện năm 1594 vua Champa còn giúp đỡ một tiểu quốc là Sultan chống quân Bồ Đầu Nha. Cũng vào thế kỷ XVII, đặc biệt vào thời Po Rome (1627 – 1651), các văn bản Chăm như Damnay Po Rome, Damnay Po Tang Ahaok, Damnay Po Rayak (tiểu sử vua Po Rome, Po Tang Ahaok, Po Rayak)…ghi nhận các sự kiện quan trọng như việc vua Po Rome sang viếng thăm Kelantan, kết hôn với công chúa Malai và học đạo Islam, ngoài ra Po Tang Ahaok, Po Rayak cũng được cử sang Mã Lai để học về tôn giáo, bùa phép, quân sự….  Bên cạnh đó, người ta cũng tìm thấy trong các câu truyện của các nước đa đảo, những chi tiết về những vị công chúa Champa kết hôn với các quý tộc hay kể cả vua của một tiểu quốc Hồi giáo là Majahapit. Cũng trong thời điểm này, thông qua các biên niên sử hoàng gia, các gia phả hoàng tộc của Mã Lai như Hikayat Seri Kelentan (gia phả dòng họ tiểu vương Kelentan), Riwayat Kelentan Sejarah Melayu (lịch sử Malayu)… người ta biết rằng nhiều vị tướng Mã Lai cũng đến Champa như Ungku Omar, Abdul Hmid, tại đây, họ đã dạy giáo lý Hồi giáo cho dân chúng địa phương…. Từ đây Hồi giáo được du nhập mạnh mẽ vào Champa hơn bao giờ hết, mà các nhà khoa học đã không ngừng tìm ra các dữ kiện để minh chứng điều đó. Manguin dẫn tư liệu của người Bồ Đầu Nha rằng, từ năm 1595, người Chăm rất ngưỡng mộ Hồi giáo, các nhà truyền giáo rất được ưu đãi và nhiều thánh đường Hồi giáo đã được dụng nên trong nước. Còn theo Po Dharma, vua Champa Po Saot (1660-1692) là quốc vương Champa đầu tiên chấp nhận Hồi Giáo, ông đã xin các nhà truyền đạo một cuốn kinh Hồi giáo để nghiên cứu. Trong bức thư của vua Po Saot gửi cho thống đốc Hòa Lan ở Batavia (Indonesia) vào nằm 1680, ngài mang chức phong “Paducca Siry Sulthan” tức là Paduka Seri Sultan mà dân tộc Mã vẩn còn sử dụng hôm nay.  Chính vì thế, người Chăm thường cho rằng mình tiếp nhận đạo Hồi từ Mã Lai và các nước Hồi giáo khác trong khu vực, mà họ gọi chung là người Jawa, chứ không hề được tiếp nhận Hồi giáo từ Trung Đông. Trong thực tế người Chăm không hề sử dụng các thuật ngữ như tamư Asulam (vào đạo) để chỉ cho sự theo đạo Islam mà là tamư Jawa (vào đạo của người Jawa), lịch hỗn hợp của người Chăm là lịch Sakawi (Saka của Ấn Độ kết hợp Jawi của Mã Lai) thay vì là lịch Hồi giáo, họ cũng không sử dụng các văn bản Hồi giáo của Ả Rập như Coran, hadith, mà sử dụng các văn bản chép lại từ Mã Lai mà họ cho là akhar Jawa, ngoài ra người Chăm Awal vẫn thường gọi mình là Chăm amal adat Jawa hay amal ilmu Jawa (tức là người Chăm theo phong tục, văn hóa Mã Lai). Cũng đối với người Chăm, thuật ngữ Makah, thường xuất hiện trong văn chương, tức là nơi mà người Chăm cho rằng là thánh địa linh thiêng của Hồi giáo (nơi mà nhiều nhà truyền giáo đã đến Champa và người Chăm đến đấy để học đạo) là ở Kelantan (Mã Lai) chứ không phải là Mecca (Ả Rập) như người Hồi giáo chính thống quan niệm.  Giai đoạn thế kỷ XV – XVII, cũng là một giai đoạn xuất hiện biết bao nhiêu sự xung đột, mâu thuẫn tôn giáo trong xã hội, mà các tác phẩm văn học sử Champa không ngừng nhắc đến. Hai tác phẩm Um Marup (sử thi) và Nai Mai Mang Makah (thơ ca), mà chắc rằng chỉ có niên đại từ sau thế kỷ XVI, phản ánh cuộc xung đột giữa tôn giáo cũ và mới, ngay trong chính tầng lớp tinh hoa (hoàng gia, quý tộc) đang lãnh đạo đất nước lúc bấy giờ. Bản thân văn chương không hoàn toàn biểu đạt lịch sử, nhưng nó chứa đựng giá trị lịch sử, nó phản ánh cách nhìn của người viết với bối cảnh mà họ đang sống hay chứng kiến. Nội dung của các tác phẩm này, nhất là bài thơ Nai Mai Mang Makah, càng làm cho tôi tin rằng chúng diễn tả lại bối cảnh Champa trong thời kỳ mà người Mã Lai truyền, và người Chăm đang tiếp nhận Hồi giáo trong khoảng thế kỷ XV – XVII.   Điều đó cũng giải thích tại sao Hồi giáo ở Champa với Mã Lai có nhiều nét tương đồng trong thực hành tín ngưỡng – tôn giáo. Ngày nay, các nghi lễ như Rija Proang, Palao Sah (lễ cúng ở cúng ở cửa biển) của người Chăm là những nghi lễ mang ít nhiều dấu ấn Hồi giáo có nhiều tương đồng với lễ Mak Yong và puji pantai của người Mã. Mặt khác, trong các Rija, thầy chủ lễ (Maduen) thường đọc kinh hành lễ bằng tiếng Mã Lai, mà họ gọi là Jawa hoak. Ngoài ra, người Chăm Awal và người Mã Lai vẫn cùng chia sẽ một Hồi giáo thần bí (Sufi), theo đó hai dân tộc cùng lưu giữ niềm tin với linh hồn và ma quĩ, cho nên vẫn lưu trữ các văn chương, bùa chú cúng thần linh và đuổi tà ma, trong khi ở các xứ Hồi giáo Trung Đông ngoài Thượng đế thì họ không tôn thờ ai hết, việc thờ cúng thần linh hay người chết là tối kỵ.    Tất cả những dữ kiện lịch sử, văn chương và dân tộc học đó cho thấy đạo Hồi chỉ bắt đầu xuất hiện sớm nhất ở Champa từ sau thế kỷ thứ XV, chính thức du nhập khoảng thế kỷ XVI và phát triển mạnh mẽ nhất từ sau thế kỷ XVII. Như vậy, Hồi giáo được du nhập vào Champa, có nguốn gốc từ Mã Lai và các đế chế Hồi giáo từ trong khu vực Đông Nam Á, chứ không phải từ Trung Đông, như một số nhà nghiên cứu thường hiểu lầm. Tuy nhiên, Hồi giáo không được tiếp nhận một cách máy móc mà đã được tiếp biến, bản địa hóa đi rất nhiều, người Chăm Awal ở miền Trung ngày nay chính là hậu duệ của cộng đồng Chăm bản địa ấy! Kết luận Cho đến tận gần đây, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm và nguồn gốc du nhập của Hồi giáo vào Champa. Tuy nhiên theo thời gian việc sử dụng các nguồn tư liệu ít ỏi và tản mạn để cho rằng Hồi giáo du nhập ở Champa từ khoảng thế kỷ X – XIII từ Trung Đông ngày càng tỏ ra yếu thế và bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Thay vào đó, hướng quan điểm cho rằng Hồi giáo du nhập vào Champa từ khoảng thế kỷ XV – XVII, từ Mã Lai, ngày càng được nhiều nguồn tư liệu kiểm chứng, nhiều nhà khoa học tán đồng và tỏ ra là một giả thuyết đáng tin cậy, được ủng hộ rộng rãi.  Tuy nhiên, những nguồn tư liệu và thông tin này vẫn ít được thừa nhận và tiếp cận, nhất là ở nước ta. Bởi vì hầu hết chúng được viết bằng tiếng Chăm, tiếng Mã, nhưng ngôn ngữ xa lạ với hầu hết người nghiên cứu. Chính vì thế, trong bài viết này, đồng thời với việc đánh giá lại hướng nhận định thứ nhất, chúng tôi cũng góp thêm một số chi tiết hầu chứng minh Champa chỉ xuất hiện một cộng đồng Hồi giáo bản xứ từ sau thế kỷ XV, và có nguồn gốc từ Mã Lai, nơi mà người Chăm vẫn xem là thánh địa của Hồi giáo. Bài viết này, hy vọng đóng góp thêm những ý kiến phê bình, phản biện và bổ sung thêm các thông tin về chủ đề lịch sử Hồi giáo ở Champa trước đây và Việt Nam ngày nay.  Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3 (53) 2016, tr. 80 – 93.  TÀI LIỆU THAM KHẢO   Abdullah Zakaria bin Ghazali (2003), “Historical And Cultural relations between The Malay World And Indochina In Malay”, trong Pinisule Indochioise Et Monde Malais, EFEO, Kuala Lumpur, pp. 167 - 188. Aymonier. E (1890), “Légendes historiques des Chams”, in Excursions et Reconnais­sances XIV32, pp. 145206.  Aymonier. E (1891), Les Tchampa et leurs religions, Ernest Leroux, Paris.  Anthoni Reid (2000), “Champa in the Southeast Asian Maritime System”, trong Charting the shape of early modern Southeast Asian, O.S. Printing House, Bangkok, pp. 39 - 45.  Phan Xuân Biên – Phan An – Phan Văn Dốp (1992), Văn hóa Chăm, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.  Durand. R-P (1903), “Les Cham Bani”, BEFEO III, pp. 54 - 62.  Inrasara (2006), Ariya Chăm, Nxb. Văn nghệ, TP. HCM.  Inrasara (2011), Văn học Chăm khái luận, Nxb. Tri thức, Hà Nội.  Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam Phần, Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, Saigon.   Lombard, Denys (1981), “Campa Dipandang dari Selatan”, trong Kerajaan Campa, EFEO, Jakarta, pp. 286 – 297. Lafont. P-B (1988), “On relations between Champa and Southeast Asia”, trong Proceedings of the Seminar On Champa, Paris, pp. 65 – 75. Lafont. P-B (2011), Vương quốc Champa: địa dư - dân cư - lịch sử, IOC Champa ấn hành, San Jose.  Maspero. G (1928), Le Royaume de Champa, Van Oest, Paris.  Manguin. P-Y (1979), “L’Introduction de l’Islam au Campa”, BEFEO LXVI, pp. 255 – 287.  Mak Phoeun (1988), “La communaté Cam au Cambodge du Xve au XIXe siècle”, trong Actes du séminaire sur le Campa organisé à l’Université de Copenhague, CHCPI (Trung tâm Lịch sử và nền Văn minh Bán đảo Đông Dương), Pa
0 Rating 629 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 23, 2016
Ngô Viết Trọng Bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng được hình thành với một quá trình gần giống nhau. Bắt đầu là những bộ lạc nhỏ ở kề cận nhau, vì nhu cầu nào đó mà hợp lại với nhau hoặc thôn tính lẫn nhau. Dần dần các bộ lạc nhỏ yếu biến mất và các bộ lạc mạnh trở thành những tập thể xã hội lớn hơn gọi là “nước”. Các xã hội ngày xưa cứ thế mà diễn tiến như là một việc tất nhiên. Điển hình như nước Trung Hoa ngày nay là một tập hợp của hàng vạn nước nhỏ tạo nên! Xã hội Việt Nam cũng là một quần thể gồm nhiều dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán khác nhau hợp lại. Trong đó Việt tộc (người Kinh) chiếm đa số. Về lãnh thổ, Việt Nam là một dải đất hình chữ S nằm ven Biển Đông, chạy dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu. Để tạo dựng được một giang sơn như thế, Việt Nam không thể tránh khỏi việc phải thôn tính hoặc xâm lấn đất cát của một số nước láng giềng! Đó là công việc của người xưa đã phải làm để tồn tại.Trên dải đất hình chữ S Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều chùa miếu, lăng mộ, đền tháp lâu đời của các dân tộc thiểu số nằm rải rác khắp nơi. Nổi bật là những dấu tích thành trì, những ngôi tháp cổ biểu tượng cho nền văn minh cổ của dân tộc Chiêm Thành ở miền Trung. Đặc biệt là khu Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam đã được tổ chức quốc tế UNESCO chọn là một trong các di sản văn hóa thế giới.Khu Thánh địa Mỹ Sơn đã ghi lại dấu tích một thời vàng son của dân tộc Chiêm Thành. Thời Việt Nam còn nằm dưới ách Bắc thuộc, Chiêm Thành – tên cũ là Lâm Ấp rồi Hoàn Vương – đã nhiều phen gây bối rối cho Trung Hoa qua những vụ tranh chấp lãnh thổ, ngăn cản bước bành trướng của đế quốc to lớn này. Rất nhiều viên thứ sử, thái thú, huyện lệnh tàn ác của Trung Hoa đã mất đầu dưới tay người Chiêm. Người Chiêm cũng từng đánh vào các nước Mã Lai, Java, Chân Lạp, có lần còn đột kích luôn vào cả đảo Hải Nam để cướp ngựa nữa. Nói chung dân tộc Chiêm Thành đã có một quá khứ oanh liệt chẳng kém ai!Ngày nay thì người Chiêm đã trở thành thiểu số trong cộng đồng Việt Nam. Trong bài “Tìm Hiểu Cộng Đồng Người Chăm Tại Việt Nam”, Tiến sĩ Dân tộc học Nguyễn Văn Huy có đoạn viết:“Nhiều người sẽ hỏi dân số vương quốc Chiêm Thành xưa bây giờ ở đâu? Không lẽ họ đã bị tiêu diệt hết sao? Con số 100.000 người Chăm tại Bình Thuận và Châu Đốc có phản ánh đúng sự thật không?Câu trả lời là dân chúng gốc Chăm vẫn còn nguyên vẹn. Người Chăm đồng bằng không đi đâu cả, họ đã ở lại trên lãnh thổ cũ tại miền Trung và với thời gian đã trở thành công dân Việt Nam một cách trọn vẹn. Có thể nói không một người Việt Nam nào sống lâu đời tại miền Trung mà không mang ít nhiều dòng máu Champa trong người. Điều này cũng rất dễ khám phá, ít nhất là về hình dáng: da ngăm đen, vai ngang, mặt vuông, tóc dợn sóng, vòm mắt sâu, mắt bầu dục hai mí, mũi cao, môi dầy, miệng kín. Cũng không phải vô tình mà cách phát âm của người miền Trung khác hẳn phần còn lại của đất nước, với nhiều âm sắc thấp của người Champa. Đó là chưa kể những danh từ có nguồn gốc Champa. Cũng không phải tình cờ mà các điệu múa hát của người Chăm trở thành những điệu múa hát trong cung đình và ngoài dân gian thời Nguyễn. Nêu ra một vài trường hợp cụ thể trên để chứng minh một điều: dân cư vương quốc Champa cũ đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội Việt Nam. Nhắc lại quá khứ của người Chăm cũng là nhắc lại quá khứ của cộng đồng người Việt tại miền Trung nói chung.”Lời nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy chắc không xa thực tế mấy. Những cuốn Việt sử xưa nhất đều có chép vụ tháng giêng năm Ất Tị (1365) quân Chiêm đã bắt hàng trăm thanh thiếu niên nam nữ của Đại Việt đang vui chơi Hội Xuân ở đất Bà Dương (Hóa Châu) đem về nước! Bắt về để làm gì? Nếu muốn giết đám trẻ đó, người Chiêm đủ khả năng để giết tại chỗ mà! Tiếp theo, mỗi lần Chế Bồng Nga sang đánh Đại Việt thắng trận lại bắt về không biết bao nhiêu thiếu nữ và đàn bà trẻ để làm gì nếu không phải là làm quà ban thưởng cho các quan quyền làm thê thiếp hay nô lệ? Tới năm Nhâm Ngọ (1402), nhà Hồ chiếm được xứ Động Chiêm và Cổ Lũy của Chiêm Thành, đưa lính tráng vào trước để khai khẩn đất đai tính chuyện ăn ở lâu dài. Thế nhưng năm sau, khi đưa vợ con những người này vào để đoàn tụ gia đình bằng thủy lộ, không may lại gặp bão đánh chìm thuyền bè, hầu hết số người này đều bị chết đuối. Vậy, những người lính làm di dân không may ấy sẽ tìm vợ ở đâu nếu không phải là những đàn bà Chiêm Thành? Tới thời Trịnh Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn còn đưa bao nhiêu đợt tù binh bắt được của họ Trịnh vào khai khẩn đất Chiêm Thành nữa, họ cũng phải lập gia đình chứ? Nhưng họ dễ gì kiếm được đàn bà Đại Việt khi đang ở trên đất Chiêm!Thực tế như ở Thừa Thiên – Huế, chỉ điểm sơ ở các làng Vân Thê (xã Thủy Thanh), La Vân (La Chữ), An Mỹ (Thế Lại Thượng) đã có nhiều cư dân mang họ Chế. Hỏi dân địa phương họ ước tính người họ Chế trong ba làng đó đã lên tới vài ngàn người. Đó là chưa nói đến các họ khác mà vua Minh Mạng đã ban cho những người Chiêm trên toàn quốc: Bá, Đàng, Hứa, Lưu, Hán, Lộ, Mã, Châu, Ngụy, Từ, Tạ, Thiên, Ức v.v…Đến đây thiết tưởng cũng nên nói sơ về vấn đề “Họ” của người Chiêm một chút:Ngày xưa người Chiêm chưa có họ. Những người đã đạt được một địa vị quan trọng trong xã hội thường tự chọn tên một vị thần, một vị thánh, một vị vua danh tiếng, một đấng anh hùng mình tôn sùng ghép vào tên mình để tăng thêm vẻ tôn quí. Như chữ “Chế”, chữ “Trà” đứng trước tên người mang ý nghĩa như một biểu tượng về một tước vị, một giai cấp cao sang hoặc để “thiên mệnh hóa” cái địa vị đương thời của người ấy. Sau này một số người Chiêm đầu hàng các vua Việt mới được các vị vua ấy ban “họ chính thức” theo ý nghĩa Việt Nam.Đến đời vua Minh Mạng thì nước Chiêm bị sát nhập hẳn vào Việt Nam. Vua Minh Mạng đã bắt buộc những người Chiêm chưa có họ đều phải nhận cho mình một họ trong danh sách các họ do vua chỉ định để triều đình tiện việc thống kê hộ tịch.Ngày nay dân tộc Chiêm đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng Việt Nam, lãnh thổ cũ của Chiêm Thành cũng đã trở thành một phần lãnh thổ Việt Nam. Vậy ta có thể coi lịch sử Chiêm Thành như một phần của lịch sử Việt Nam không? Sao lại không được nhỉ? Làm sao phủ nhận được sự liên can lịch sử của triều đại Chế Bồng Nga nước Chiêm Thành với lịch sử thời Trần mạt của Đại Việt? Người viết nghĩ cộng đồng Việt Nam cũng có thể hãnh diện với lòng chung thủy, dám hi sinh mạng sống của mình để giữ tròn trinh tiết với chồng của một vương phi Mỵ Ê, hãnh diện với những công trình văn hóa mà dân tộc Chiêm đã để lại cho đất nước Việt Nam lắm chứ!Còn nữa, nói tới dân tộc Chiêm mà quên nói tới vị vua anh hùng Chế Bồng Nga là một điều thiếu sót! Đó là một vị anh hùng đúng nghĩa, anh hùng chính hiệu!Sở dĩ người viết phải nhấn mạnh điểm anh hùng đúng nghĩa, anh hùng chính hiệu vì ngày nay người ta hay lạm dụng danh hiệu anh hùng quá đáng như anh hùng diệt tăng, anh hùng sản xuất phân xanh, anh hùng lao động v.v…! Danh hiệu này được dùng như một phần thưởng để ban phát một cách vô tội vạ! Điều mỉa mai là vẫn có lắm kẻ mê say nó đến quên mạng! Người viết còn nhớ hồi ở tù cải tạo, có một số bạn tù đói thắt ruột nhưng khi ra lao động vẫn cố gắng cuốc đất tối đa để cuối tuần được bầu làm “anh hùng lao động”! Lạm dụng đến nỗi có người phải than ngày nay là thời đại “ra ngõ gặp anh hùng”!Vậy, phải như thế nào mới xứng đáng là anh hùng chính hiệu?Theo nghĩa nguyên gốc thì anh là vua loài hoa, hùng là vua loài thú. Ngay chữ “anh” đã tự nó xác định cái ý nghĩa đẹp đẽ, thơm tho, tinh khiết của chính nó! Chữ “hùng” thì mang ý nghĩa sức mạnh, khả năng, lòng quả cảm, sự khôn khéo, sự chiến thắng…Hai chữ này đi chung với nhau nó trở thành tiếng kép để chỉ hạng người vượt trội những người khác về mặt tài năng hay đức độ, tạo nên được những thành tích phi thường có lợi cho nhân quần xã hội, ít nhất họ cũng để lại được một tấm gương sáng đẹp cho người đời soi chung.Từ ngữ anh hùng thường chỉ dùng giới hạn trong phạm vi một dân tộc, một đất nước, một liên bang thôi. Không nghe ai nói tới anh hùng quốc tế bao giờ! Để được gọi là anh hùng chính hiệu, nhân vật đó phải được dư luận quốc dân gạn lọc qua một thời gian dài mới định được!Trong bộ sách “Tam Quốc Chí” của văn hào La Quán Trung, ở hồi thứ 21, có đoạn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng với Lưu Bị nghe rất lý thú, xin lược lại như sau:Trong khi uống rượu, Tào Tháo hỏi Lưu Bị có biết anh hùng trong thiên hạ đời nay là ai không? Lưu Bị đã nêu lên một số người đang có danh vọng, đang cát cứ một phần lãnh thổ của nước Trung Hoa đương thời, nhưng tất cả đều bị Tào Tháo bác đi. Tào Tháo cho Viên Thuật là nắm xương khô trong mả, Viên Thiệu thì mặt bạo mà gan non, thấy của thì quên mệnh, Lưu Biểu chỉ có hư danh mà không có thực tài, Tôn Sách thì dựa vào uy danh của cha, Lưu Chương là chó giữ nhà, Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại… là đám tiểu nhân lúc nhúc không đáng đếm xỉa. Tiếp đó Tào Tháo dõng dạc nói: “Người anh hùng ấy à? Anh hùng phải là người nuôi chí lớn trong tim óc, lại phải có mưu cao kế giỏi, có tài bao tàng cả máy Vũ Trụ trong lòng, có chí nuốt Trời mửa Đất, ấy mới đáng mặt anh hùng chứ!”. Lưu Bị hỏi lại: “Ai là người đáng mặt như thế?”. Tào Tháo không còn úp mở nữa, chỉ thẳng vào Lưu Bị rồi lại chỉ vào mình mà nói: “Anh hùng trong thiên hạ đời nay chỉ có sứ quân và Tháo!”. Lưu Bị nghe rụng rời cả chân tay, đôi đũa ông đang cầm cũng rơi xuống đất…Theo cách luận này thì muốn làm anh hùng quả thật là khó!Mạc Đăng Dung là một tướng có tài, khi triều Lê suy yếu, loạn lạc khắp nơi, ông ra công đánh Nam dẹp Bắc rồi cướp ngôi nhà Lê dựng nên triều nhà Mạc. Công nghiệp như thế nhưng chưa thấy sử sách nào khen ông ta là anh hùng cả! Vì sao? Vì Mạc Đăng Dung chỉ có “hùng” mà không có “anh”! Vì ông đã cam tâm dâng hiến một phần lãnh thổ của Đại Việt cho Trung Hoa để cầu chước bảo vệ ngai vàng, phản lại quyền lợi của dân tộc!Nguyễn Thân, một đại thần triều Nguyễn thời Pháp thuộc là người nhiều mưu lắm kế, giúp Pháp dẹp được rất nhiều cuộc khởi nghĩa, nhất là diệt được phong trào Văn Thân của Phan Đình Phùng. Ông là một vị tướng bách chiến bách thắng, đã được chính phủ Pháp tặng Bắc Đẩu bội tinh đệ ngũ hạng rồi Bắc Đẩu bội tinh đệ tứ hạng. Với triều Nguyễn, ông được phong Cần chính điện Đại học sĩ, Túc liệt tướng Diên Lộc quận công. Bước đường công danh như vậy là đã tột đỉnh. Thế nhưng cuối cùng ông chỉ để lại trong lòng người dân Việt vỏn vẹn cái danh hiệu “Việt gian”! Vì ông cũng chỉ có “hùng” mà không hề có “anh”, cam tâm làm tay sai cho ngoại bang, giết hại những người dân tranh đấu cho quyền lợi dân tộc!Ngược lại, các nhân vật như Triệu Thị Trinh, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Đề Thám, Trương Định, Nguyễn Thái Học v.v… là những người không chịu khuất phục trước bọn giặc cướp nước, quyết kháng chiến tới cùng, dù thất bại họ vẫn được quốc dân nhớ ơn thờ kính, xưng tụng là những bậc anh hùng. Tên tuổi họ ngàn năm vẫn sáng ngời trong sử sách!Trở lại chuyện vua Chế Bồng Nga: Khi ông lên ngôi vua thì nước Chiêm vừa trải qua một trận dịch hạch khủng khiếp. Ông vừa lo việc hàn gắn vết thương cũ vừa lo việc phát triển quân đội để tái chiếm những vùng đất cũ của Chiêm Thành đã bị Đại Việt xâm chiếm. Trong bước đầu ông đã thành công rất vẻ vang. Nhờ mưu trí tuyệt vời, quân đội hùng mạnh, ông đã chiến thắng Đại Việt nhiều trận oanh liệt. Nhưng ông không hề nuôi ý định thôn tính Đại Việt. Ông đã sáng suốt nhận ra được những mối nguy sẽ xảy đến nếu Chiêm Thành thôn tính Đại Việt: Thứ nhất, dân Đại Việt sẽ quật cường vùng dậy như nhiều lần trước họ đã làm với người Trung Hoa. Thứ hai, nếu Đại Việt không vùng dậy nổi thì Chiêm Thành sẽ thành ở sát cạnh Trung Hoa, chẳng khác chi con dê phải ở sát cạnh một con báo! Ông đã cố thực hiện một giải pháp khác giữ được an toàn cho nước Chiêm hơn. Ông chủ trương duy trì sự tồn tại của một nước Đại Việt để làm bình phong che chắn thế lực Trung Hoa! Dùng Trần Húc con vua Nghệ Tôn không thành, ông lại định dùng Trần Nguyên Diệu, con thứ vua Duệ Tôn làm con bài chủ cho giải pháp này! Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên! Không ngờ cuộc đời của một vị vua anh hùng ngang dọc một thời lại bị kết thúc đau đớn chỉ vì một sơ suất nhỏ! Ông đã không thực hiện được ước nguyện. Nếu Chế Bồng Nga cẩn thận hơn một chút, không biết cục diện khu vực Đông Nam Á ngày nay sẽ ra thế nào! Phải chăng đó là sự dàn xếp của định mệnh?Người viết vốn thích đọc lịch sử nước nhà, đã từng gặp nhiều đoạn sử oái oăm. Đôi khi chỉ cần một sự rủi may nhỏ nhoi cũng đủ làm thay đổi cả một cục diện lớn. Khi đọc qua đoạn sử này người viết không thể không suy nghĩ băn khoăn. Rõ ràng nhân vật Chế Bồng Nga, về nhiều mặt không thể tách rời dòng sử Việt được. Vì thế nên người viết mạo muội gom góp một ít tài liệu viết nên thiên tiểu thuyết lịch sử Chế Bồng Nga: Anh hùng Chiêm quốc.Có một điều người viết xin thưa trước với quí độc giả: Tuy viết tiểu thuyết lịch sử chứ không phải khảo cứu lịch sử, nhưng người viết luôn chủ trương xây dựng tác phẩm của mình không đi quá xa nguồn chính sử! Tiếc rằng tài liệu về nhân vật Chế Bồng Nga trong chính sử quá hiếm và quá ngắn gọn. Về dã sử tuy có nhiều hơn nhưng thường rất mơ hồ, hoang đường nên sự gạn lọc khá khó khăn. Vì vậy, thiên tiểu thuyết lịch sử này có thể vấp nhiều lầm lỗi dễ gây sự hiểu biết sai lạc cho độc giả như nhà văn tiền bối Lan Khai từng vấp phải. Theo chính sử, nhân vật Đỗ Tử Bình là một viên quan tham lam, gian dối, sự gian dối của y đã tạo thành ngòi nổ cho trận chiến Việt – Chiêm năm 1377 mà kết quả là quân Việt đại bại, vua Trần Duệ Tôn bị giết. Thế mà trong tập tiểu thuyết lịch sử Chế Bồng Nga của nhà văn Lan Khai, nhân vật Đỗ Tử Bình lại được biến thành người giết được Chế Bồng Nga, là vị cứu tinh của nhà Trần! Thật sự người bắn hạ được Chế Bồng Nga chính là Đô tướng Trần Khát Chân, lúc đó Đỗ Tử Bình qua đời đã lâu.Hi vọng với sự tiến triển của ngành nghiên cứu sử học, trong tương lai người ta sẽ tìm thêm được những tài liệu lịch sử về nước Chiêm chính xác hơn. Mong quí độc giả ai thấy những thiếu sót trong tập sách này xin chỉ giáo cho. Người viết lúc nào cũng sẵn sàng lắng nghe và xét lại để bổ chính khi sách được tái bản.Sacramento, tháng 3 năm 2011Trân trọng kính chào quí độc giả! Sau khi quân Mông Cổ bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược hai nước Đại Việt và Chiêm Thành, hai dân tộc này đã trải qua một thời gian sống hòa bình, thân thiện bên nhau ngót hai mươi năm. Vua Đại Việt Trần Nhân Tôn cũng như vua Chiêm Chế Mân đều rất cảm kích lòng dũng cảm, ý chí bất khuất của nhau trước lũ giặc lớn Mông Cổ. Khi vua Nhân Tôn đã xuất gia, trong một lần vân du sang Chiêm Thành, ngài đã hứa gả người con gái út của ngài là Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân. Thế nhưng khi vua Chế Mân xin thực hiện lời hứa đó, triều đình Đại Việt lúc bấy giờ đã do vua Anh Tôn lãnh đạo lại dùng dằng không muốn chịu. Bất đắc dĩ vua Chế Mân phải dâng hai châu Ô và Rí cho Đại Việt để làm sính lễ. Việc này đã làm cả triều đình lẫn dân chúng nước Chiêm bất mãn.Năm Bính Ngọ*, Huyền Trân công chúa được vua Chế Mân phong làm hoàng hậu. Nhưng cuộc tình duyên này không được lâu dài. Vua Chế Mân sống với Huyền Trân công chúa chưa được một năm thì mất. Hoàng tộc Chiêm Thành tôn hoàng tử trưởng Chế Chí lên kế vị vua cha.Vua Anh Tôn thương em, sợ Huyền Trân sẽ bị hỏa thiêu với chồng theo tục lệ Chiêm Thành – vua mất thì các hậu, phi của vua cũng phải hỏa thiêu theo vua(?) nên sai Đại hành khiển Trần Khắc Chung lập mưu cướp bà đem về Đại Việt.Vụ cướp lại công chúa đã làm người Chiêm càng thêm bất bình. Vua Chế Chí quá tức giận, đã tìm cách chiếm lại hai châu đất cũ. Thế là tình hình giao thiệp giữa hai nước bấy giờ càng ngày càng trở nên căng thẳng. Năm Nhâm Tý*, vua Anh Tôn thân hành đem quân đánh Chiêm Thành. Vua Chế Chí thấy quân Trần quá mạnh, có ý muốn đầu hàng. Ngặt nỗi quân dân Chiêm vì quá phẫn uất, thúc ép ông phải kháng cự. Kết quả vua Chế Chí đã bị bắt sống. Vua Anh Tôn bèn hội các quan ở Đồ Bàn để bàn định việc cai trị nước Chiêm. Vua hỏi:-Nay vua Chiêm đã bị bắt, quân Chiêm đã tan rã, ta có nên nhân dịp này đặt quan lại để cai trị nước Chiêm không?Thiên tử chiêu dụ sứ Đoàn Nhữ Hài thưa:-Đánh bại quân đội một nước có thể dễ nhưng cai trị một nước thì rất khó! Muốn cai trị nước Chiêm không phải bệ hạ chỉ để lại một số quan lại là đủ! Tuy rằng có thể tuyển mộ những binh lính tại địa phương nhưng làm sao tin tưởng chúng được? Còn nếu để lại nhiều binh lính của ta thì rất bất tiện: nào giải quyết vấn đề lương thực, vấn đề tình cảm gia đình, làm sao cho lớp binh lính xa nhà ấy được yên tâm để phục vụ? Chưa hết, nếu lỡ quân Bắc lại sang xâm lấn, lực lượng ta đã bị xé mỏng, bấy giờ tính sao? Theo thiển ý của thần, bệ hạ nên lựa chọn một người nào đó trong hoàng tộc nước Chiêm, phong cho y làm chúa rồi bắt y triều cống hàng năm thì vẫn lợi hơn là cai trị nước Chiêm để rồi gánh thêm bao nhiêu mối lo âu, xin bệ hạ xét định!Các quan đều tán thành ý kiến ấy. Vua Anh Tôn nghe lời, phong cho người em Chế Chí là Chế Đà A Bà Niêm làm Á hầu để cai quản nước Chiêm, lấy hiệu là Chế Năng. Ổn định tình hình nước Chiêm xong, vua Anh Tôn cho rút quân về nước.Nhưng Chiêm Thành thần phục Đại Việt chưa bao lâu lại trở chứng. Do tinh thần phẫn nộ của dân Chiêm về mối hận Ô Rí thúc đẩy, Chế Năng lại bước theo con đường Chế Chí đã đi. Năm Mậu Ngọ* Chế Năng kéo quân xâm phạm hai châu Ô và Rí. Lúc bấy giờ ở Đại Việt vua Trần Minh Tôn đã lên thay vua Anh Tôn, ông cử Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn đem quân chinh phạt Chiêm Thành. Trước khi xuất quân, vua Minh Tôn nói với Huệ Vũ:-Với uy vũ của thúc phụ, chuyến đi này nhất định phải thành công. Tuy thế, trẫm chưa biết phải xử trí thế nào khi đã chiến thắng. Thúc phụ có cao kiến gì không?Huệ Vũ đáp:-Trước đây Thượng hoàng đã chinh phạt Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm. Thượng hoàng có hỏi ý các quan có nên chiếm đất Chiêm không, các quan đều bàn chưa nên. Lý do là sợ phải xé mỏng lực lượng của ta trong khi mối đe dọa của phương Bắc vẫn còn đó. Thượng hoàng bèn lựa một người trong hoàng tộc Chiêm phong làm chúa để y cai quản lấy nước Chiêm, buộc hàng năm triều cống Đại Việt. Lần phạt Chiêm này cũng chẳng xa cách lần trước mấy, tình hình cũng chẳng khác nhau, tôi nghĩ ta cũng nên bắt chước kế hoạch của Thượng hoàng là hơn!Vua Minh Tôn nói:-Nếu thúc phụ cũng có ý ấy, xin thúc phụ cứ tùy tiện!Huệ Vũ bèn cử Hiếu Túc hầu Lý Tất Kiến đi tiên phong. Trong trận đụng độ đầu tiên, quân Chiêm đã kháng cự rất mãnh liệt. Quân Đại Việt thua lớn, Hiếu Túc hầu Lý Tất Kiến bị tử trận. May có Điện súy Phạm Ngũ Lão tiếp ứng kịp thời quân Đại Việt mới chuyển bại thành thắng. Quân Chiêm lại tan tác chạy. Huệ Vũ thừa thế tiến thẳng vào tới Đồ Bàn. Chế Năng hoảng sợ phải dẫn cả hoàng gia chạy sang nương náu ở Java là quê mẹ của ông ta. Triều đình Chiêm Thành như rắn mất đầu, các quan lại, các lãnh chúa người đầu hàng, kẻ chạy trốn hết.Chiếm xong Đồ Bàn, Huệ Vũ bèn cho yết bảng phủ dụ chiêu an dân Chiêm. Ông kêu gọi ai làm công việc gì nay trở về với công việc nấy. Ông cũng ra lệnh cấm tuyệt quan quân Đại Việt quấy nhiễu dân Chiêm. Ai phạm tội nặng như giết người, hiếp dâm đều bị xử chém. Tội vừa như cướp bóc, trộm cắp thì phải chịu đánh đòn, trường hợp nghiêm trọng có thể bị tước quân tịch và bắt làm nô lệ. Nhờ lệnh đó, dân Chiêm có phần yên lòng, dần trở lại làm ăn như cũ.Một hôm Huệ Vũ cho đòi tất cả các quan chức lớn nhỏ cũ của nước Chiêm đã đầu hàng tập trung tại nhà hội Vĩnh Xương trong thành Đồ Bàn rồi tuyên bố:-Trước đây Trần đế đã đánh bại Chế Chí, đáng lẽ ngài đã sát nhập nước Chiêm vào lãnh thổ Đại Việt! Thế nhưng vì lòng nhân ái, ngài đã phong Chế Năng làm Á hầu để cùng các ngươi cai quản nước Chiêm! Không hiểu sao Chế Năng và các ngươi lại ôm lòng phản trắc, gây hấn tạo tình trạng bất an cho dân cả hai nước. Trần triều bất đắc dĩ lại phải ra tay trừng phạt. Nay nước Chiêm thêm một lần nữa coi như đã mất! Với quyền lực trong tay, ta sẽ đặt các quan Đại Việt cai trị dân Chiêm! Còn các ngươi, ta có thể giam vào ngục thất hoặc đày ải làm nô lệ suốt đời cho biết thân, các ngươi nghĩ thế nào?Nghe Huệ Vũ hỏi thế, các quan chức Chiêm Thành đều lộ rõ nét mặt buồn bã lo âu nhưng chẳng ai dám hé môi. Huệ Vũ nhìn khắp bọn họ một lượt rồi nói tiếp:-Ta nói như thế có phải không? Tại sao triều đình Đại Việt đã dung dưỡng các ngươi, trả quyền chức cho các ngươi, cho các ngươi tự cai trị lấy nhau, thế mà các ngươi lại a tòng với kẻ phản bội chống lại Trần triều như các ngươi đã hành động vừa rồi? Tại sao các ngươi không biết khuyên Chế Năng bỏ cái thói ăn cháo đá bát ấy? Một người khuyên y có thể không nghe nhưng nhiều người khuyên lẽ nào y lại chẳng nghe? Cũng bởi các ngươi không tốt nên y mới dễ dàng thuyết phục cùng nhau làm cái việc vong ân bội nghĩa ấy! Kinh nghiệm xương máu đã rành rành trước mắt, Đại Việt ta đâu còn dám để các ngươi tự trị? Chính các ngươi đã tự đưa dân tộc các ngươi đến chỗ diệt vong! Các ngươi còn có lời gì để nói nữa không?Không khí im lặng ngột ngạt bao trùm cả sân hội. Đám cựu quan chức Chiêm Thành hầu hết gục mặt âu sầu tuyệt vọng. Bỗng một cụ già khoảng ngoài bảy mươi lấy can đảm đứng dậy tiến lên quì lạy Huệ Vũ rồi nói với giọng tha thiết:-Bẩm Đại vương, chúng tôi đã lỡ dại phạm tội với thiên triều! Cúi xin thượng quốc mở lượng hải hà bỏ qua lỗi lầm cho lũ mán mọi lạc hậu này! Nếu Đại vương cho nước Chiêm chúng tôi được tự trị một lần nữa, dân Chiêm chúng tôi xin thề chẳng bao giờ còn dám phản bội! Nếu chúng tôi còn phạm lời thề xin trời tru đất diệt!Nghe vị cựu quan già làm thế, nhiều người khác cũng bắt chước nhau cúi lạy Huệ Vũ:-Cúi xin Đại vương mở lượng hải hà tha thứ cho dân Chiêm chúng tôi một lần nữa! Chúng tôi sẽ tuân phục thờ kính thiên triều như thờ cha mẹ, chẳng bao giờ còn dám ăn ở hai lòng!Huệ Vũ đợi đám cựu quan chức Chiêm Thành van lạy một hồi rồi mới hỏi:-Có chắc các ngươi thề không bao giờ còn phản bội thiên triều nữa không?Một thoáng hi vọng lóe lên, đám cựu quan chức Chiêm Thành đồng loạt hô lớn:-Chúng tôi xin thề! Chúng tôi xin thề! Kẻ nào sai lời xin trời tru đất diệt!Huệ Vũ lại nhìn khắp đám người Chiêm sa cơ thất thế một lượt rồi tiếp:-Thề với trời đất không phải là chuyện chơi đâu! Khi được phong tước Á hầu để cai quản dân Chiêm, Chế Năng đã long trọng thề sẽ tuyệt đối trung thành với thiên triều, thế nhưng rồi y lại phản bội lời thề! Kết quả y đã làm được cái gì? Chỉ thấy cảnh xương tan máu đổ giáng lên đầu dân Chiêm! Chính bản thân Chế Năng đã trở thành kẻ vong gia thất thổ khốn đốn ở quê người! Các ngươi phải nhớ bài học đó! May là thiên tử lòng nhân bao la nên cử ta đánh dẹp! Nếu việc này giao cho một tướng khác, chưa chắc các ngươi còn được yên lành như hôm nay! Thấy các nguơi đã biết hối hận về sự phản bội của mình ta cũng động lòng. Ta biết các ngươi chỉ vì ngây ngô dại dột nên bị Chế Năng dụ dỗ hoặc ép buộc phải làm việc quấy thôi! Vốn tình thiên tử thương dân Chiêm chẳng khác gì dân Đại Việt! Ngài đâu muốn để dân Chiêm phải buồn khổ, đau lòng! Khi ta xuất chinh, ngài đã cho phép ta được quyền tùy tình hình mà giải quyết. Để thể hiện lượng khoan hồng của thiên tử, ta sẽ cho nước Chiêm được tự trị một lần nữa, các ngươi nghĩ thế nào?Đám dân Chiêm đang âu sầu ủ rũ như vừa chợt tỉnh ngủ, họ ngơ ngác nhìn nhau như dò hỏi. Nhưng cũng chẳng có một ai lên tiếng. Huệ Vũ lại tiếp:-Quân bất hí ngôn, ta thay mặt thiên tử cho dựng lại nước Chiêm thật đấy! Triều đình Đại Việt muốn có một nước Chiêm mới mẻ biết sống thuận hòa với Đại Việt để dân chúng hai nước cùng được yên ổn làm ăn. Một nước Chiêm mới cần phải có một triều đình mới để cai trị muôn dân. Nhưng muốn có một triều đình vững mạnh phải kết hợp được thật nhiều nhân tài. Các ngươi tất biết rõ những ai hiện ở trong nước đáng mặt nhân tài. Các ngươi hãy thăm dò, vận động, tiến cử những người có tài có đức ấy đứng ra giúp nước. Nước Chiêm có lập lại được hay không là do chính các ngươi! Ta hứa khi nước Chiêm đã được tái lập quân Đại Việt sẽ rút về nước!Nghe đến đây quan dân Chiêm đồng loạt reo vui:-Đội ơn Thánh hoàng! Đội ơn Đại vương! Thánh hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế!Huệ Vũ nở một nụ cười tươi tắn:-Đã đồng lòng như vậy, các ngươi phải gắng làm tròn bổn phận của mình! Ta sẽ tiếp tay cho các ngươi!Lúc bấy giờ có viên tù trưởng tên Hiệu cai quản vùng Nghĩa Sơn nổi tiếng là một tay anh kiệt ít người sánh kịp. Trước đây Hiệu đã cùng con là Thủ (Patalsor) từng làm tướng chỉ huy quân Chiêm đánh nhau với quân Đại Việt nhiều trận. Khi Chế Năng chạy trốn sang Java thì cha con Hiệu dẫn một số thuộc hạ ẩn thân vào chốn rừng núi để mưu đồ việc phục quốc. Nay nghe tin vua Trần cho tái lập nước Chiêm, Thủ bàn với cha:-Thưa cha, nay có tin Đại Việt cho gây dựng lại nước Chiêm, không biết có đúng không? Nghe nói họ đang kêu gọi nhân tài nước Chiêm ra lập triều đình mới, cha nghĩ mình có nên tham gia không?Tù trưởng Hiệu nói:-Tin ấy đã được thông báo nhiều nơi, tức là có thật. Chắc là họ sợ người Trung Hoa đánh vào phía Bắc nên muốn r&ua
0 Rating 627 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 2, 2012
Người Việt trong quá trình mở rộng lãnh thổ và tiến về phương Nam, đã từng bước thay thế người Chăm trở thành chủ nhân của dải đất duyên hải miền Trung ngày nay.   Trong quá trình đó, người Việt đã tiếp nhận và nối tiếp các mối quan hệ thương mại, duy trì các thương cảng và phát triển nên hải thương vốn có từ thời Vương quốc Champa. Từ đó dẫn đến sự chuyển hóa từ thương cảng Chăm sang thương cảng Việt mà điển hình là thương cảng Thi Nại – Nước Mặn (Bình Định). Vijaya từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV, với vị thế là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của vương quốc Champa đã phát triển rất thịnh đạt. Những tòa thành kiên cố, những đền tháp tôn giáo, những thương cảng ven biển… đã được xây dựng. Trong một tổng thể Vijaya tương đối hoàn chỉnh ấy, thương cảng Thi Nại đã trở thành quốc cảng và là cửa ngõ quan trọng nhất hướng ra thế giới bên ngoài của Vương quốc Champa. Thương cảng Thi Nại Với vị trí nằm trên con đường hàng hải quốc tế, Thi Nại đã có mối quan hệ với nhiều khu vực trong nước và các quốc gia láng giềng. Thương cảng Thi Nại của Vương quốc Champa đã trở thành một điểm đến quen thuộc của các thương thuyền trên tuyến hải thương khu vực, đặc biệt, Thi Nại đã trở thành điểm kết nối mang tính chiến lược giữa Trung Quốc với thế giới Đông Nam và Tây Nam Á.   Đầm Thi Nại Sau hơn hai thế kỷ, Thi Nại gần như bị bỏ hoang phế, đến thời chúa Nguyễn, với chính sách cởi mở trọng thị với các thương nhân ngoại quốc đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản trong việc trao đổi hàng hóa, thương cảng Thi Nại xưa đã mau chóng phục hưng trở lại, thành một thương cảng sầm uất của vùng Đàng Trong thời bấy giờ với cái tên mới “Nước Mặn”. Thương cảng Nước Mặn hình thành đầu thế kỷ XVI, phát triển đỉnh cao trong thế kỷ XVII, nằm trên đồng bằng cuối hạ lưu sông Côn, thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nước Mặn nằm tại phủ Quy Nhơn – một phủ giàu có của Đàng Trong. Sản vật có nhiều loại như: trầm hương, tốc hương, sừng tê, vàng bạc, đồi mồi, châu báu, sáp ông, đường, mật, dầu, sơn, cau tươi, hồ tiêu, gỗ, thóc lúa… Không những thế, Phủ Quy Nhơn lại nằm gần các phủ Phú Yên, Bình Khang, Dinh Nha Trang. Sự phong phú của các sản vật tự nhiên đã mang lại nguồn hàng dồi dào, có giá trị, thu hút sự có mặt của các thương nhân, tàu buôn tại khu vực này. Nơi đây đã trở thành một cửa khẩu thương mại quan trọng trong vùng Đông Nam Á và là một thương trạm quan trọng trên “Con đường gốm sứ” ở vùng biển Tây Nam Thái Bình Dương trong thời đại Đại thương mại. Phố cảng Nước Mặn Thương cảng Nước Mặn, từ vị thế là một quốc cảng của Vương quốc Champa xưa, đã thành một thương cảng trung tâm vùng dưới thời các chúa Nguyễn Đàng Trong. Nước Mặn có vai trò quan trọng trên con đường tiến về phương Nam của các chúa Nguyễn, nắm vị thế là trung tâm kết nối với biển lục địa, giữa vùng cao nguyên trù phú với đồng bằng và vùng biển phía đông. Cũng giống như các thương cảng khác ở miền Trung, sự phát triển của thương cảng Nước Mặn gắn liền với vai trò của các thương nhân Hoa kiều. Bên cạnh đó còn có các thương nhân Nhật Bản, phương Tây. Sự hiện diện và tham gia của các thương nhân ngoại quốc đã mang lại sức sống cho không chỉ thương cảng Nước Mặn mà còn cho cả các thương cảng Đàng Trong khác như Hội An, Thanh Hà. Họ đã trở thành cầu nối hiệu quả giữa thị trường trong nước với thế giới bên ngoài.   Cảng Quy Nhơn Người Chăm và Vương quốc Champa trong lịch sử đã có sự phát triển hải thương lâu dài, được ghi nhận là một “vương quốc biển” hay “thể chế biển” điển hình trong lịch sử Đông Nam Á cổ trung đại. Từ thế kỷ XVI -XVIII đã diễn ra sự chuyển hóa từ thương cảng Chăm sang Việt với trường hợp Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn… Thương cảng Nước Mặn đã nối tiếp lợi thế vốn có từ thời Thi Nại để trở thành một thương cảng trọng yếu của xứ Đàng Trong với những sứ mệnh và vai trò lịch sử đặc biệt của mình trong việc phát triển ngoại thương và mở mang lãnh thổ người Việt về phương Nam. Lê Khiêm tổng hợp Nguồn: Đỗ Trường Giang, Sự chuyển hóa từ thương cảng Chăm sang Việt (trường hợp Thi Nại – Nước Mặn). NCĐNÁ 2008, số 8, tr. 71 – 76. Nguồn:Gulpataom.com (theo http://www.baotanglichsu.vn)
0 Rating 626 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On November 30, 2012
    Nằm ở vị trí trung độ trên con đường giao lưu quốc tế đông-tây, Trung Quốc với Ấn Độ và xa hơn, tới Địa Trung Hải, Đông Nam Á sớm trở thành một đầu mối mậu dịch hàng hải quốc tế. Từ đầu công nguyên, những con thuyền của cư dân trong vùng, thuyền của người Ấn, người Hoa cùng với nền văn hóa của họ đã thường xuyên qua lại vùng Đông Nam Á. Trên con đường giao lưu đó, Champa chiếm lĩnh một trong những vị trí quan trọng và thuận lợi nhất. Các cảng của Champa đóng vai trò như những cảng cuối cùng trước khi những con thuyền vượt qua vịnh Bắc Bộ vào vùng biển Trung Hoa và là nơi dừng chân đầu tiên khi từ Trung Quốc đến Malacca, Vịnh Thái Lan hay gần hơn là tới vùng hạ lưu châu thổ sông Mê Kông mà 7 thế kỷ đầu công nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Có thể thấy hầu hết các tuyến đường biển đến Trung Hoa hay từ Trung Hoa đi qua Ấn Độ đều rẽ qua các cảng biển Champa. Từ một đầu mối giao thông quan trọng, bờ biển Champa đã sớm trở thành một đầu mối giao thương, nơi trao đổi sản vật và sản phẩm với những thuyền bạn bè qua lại. Champa hùng mạnh nhất vào khoàng năm 800 đến năm 1400. Trong khoảng thời điểm đó, Người Champa rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị và tơ lụa với các nước như Trung Quốc, Nusantara ( Indonesia, Malaysia, brunei…ngày nay) và nước Abbasiah ở Baghdad (Bát Đa- xứ 1001 đêm).Vào khoảng năm 800, người Champa được biết đến với tài đi biển rất gỏi và những thương nhân tài ba. Theo ông Tan Sri Prof. Emeritus Dr. Ismail Hussein,chủ tịch hội nhà văn Malaysia gọi tắt là (GAPENA) có nói. Vùng biển mà ngày nay được gọi là Biển Nam Trung Quốc thật sự trước kia được gọi là Biển Champa, nó từng là một vùng thương mại và vận chuyển quan trọng của người Champa. Sự hùng cường về thương mại và vận chuyển của đế chế Champa nhanh chóng được nổi tiếng và rất nhiều người biết đến không chỉ ở Nusantara mà là toàn thể thế giới lúc bấy giờ, dẫn đến vùng biển này được gọi với tên Biển Champa. Người Champa “có cái nhìn về biển đúng đắn, biết tham dự và dấn thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế “, tận dụng những lợi thế đó để phát triển vương quốc của mình thành một cường quốc trong khu vực. Hoạt động thương mại biển đã góp phần quan trọng vào quá trình tồn tại và phát triển của vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ XV.Quan hệ thương mại của vương quốc Champa từ nửa cuối thế kỷ X đến thế kỷ XV Trong suốt quá trình phát triển của mình, vương triều Vijaya đã dày công xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia vùng hải đảo. Vương quốc Champa ngày càng dự nhập mạnh mẽ vào sự phát triển chung của lịch sử khu vực. Những mối quan hệ được dày công xây dựng, một mặt nhằm củng cố vị thế của Champa đối với lịch sử khu vực, mặt khác tạo ra những tiền đề thuận lợi để Champa mở rộng thương mại và dự nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào nền hải thương khu vực, nhằm bù lấp cho những thiếu hụt của nền kinh tế trong nước.Các vua Chăm rất có ý thức trong việc buôn bán với người nước ngoài, tạo điều kiện lợi dụng và trọng dụng họ. Sau khi Quảng Đông bị phá hủy (758), việc làm ăn với thương nhân người Hoa gặp khó khăn. Trên thực tế, từ 877 đến 951, Champa không có quan hệ bang giao gì với Trung Quốc vì sự hỗn loạn cuối thời Đường. Trong thời gian đó, họ kịp thời mở của làm ăn với thương nhân Hồi giáo Arập đang ngang dọc khắp thế giới Đông-Tây. Khi Quảng Đông được mở cửa lại dưới triều Hậu Chu (951-959) và sau đó là triều Tống (960 –1279), vua Đồng Đường liền xúc tiến lại mối quan hệ giữa hai nước thông qua những nhà buôn Hồi giáo ở Panduranga. Người Hồi giáo là những người quản lý của khu buôn bán ở Panduranga. Những thương nhân Hồi giáo này đã có những liên hệ mật thiết với Vương triều Champa, được tiếp xúc thường xuyên với các vua Champa và được vua Champa trọng dụng. Những bằng chứng mà P.Y.Manguin (1979) đã đưa ra cho thấy, trong những người thuộc đoàn sứ giả Champa sang Trung Quốc vào năm 951 và những năm sau đó, có người mang tên bắt đầu bằng chữ Pu hay Bu biến âm từ chữ Arập Abu. Năm 958, người đại diện chính thức của vua Champa là người Hồi giáo có tên là Abu Hasan (P’s Ho San ). Ông đã thay mặt vua Chăm là Indravarman III (917-960) tặng hoàng đế Trung Hoa nước hoa hồng, cây đèn “ngọn lửa Hy Lạp “ và những viên đá quý. Năm 961, Abu Hasan trở lại Trung Hoa mang theo thư của vị vua mới là Java Indravarman I, kèm theo những tặng phẩm được liệt kê ra như gỗ trầm, ngà voi, vải lụa... và đặc biệt có 20 hũ Arập. Tất cả những tặng phẩm trên có những thứ là của Champa, nhưng nhiều tặng phẩm như “nước hoa hồng“, ”đèn Hy Lạp “ là hàng của Arập thì chắc chắn là sản phẩm thương mại được các thương nhân Hồi giáo Arập đem đến trao đổi ở các cảng Chăm. Đó đều là những sản phẩm thương mại có được từ các thương cảng của Champa .Về những mặt hàng buôn bán xuất khẩu của Champa trong thời kỳ này, chúng ta có thể tham khảo các loại hàng hóa đã được trao đổi và mua bán tại cảng thị Hội An và các cảng–thị khác ở miền Trung như Thanh Hà (Thừa Thiên Huế ), Nước Mặn, Thị Nại (Bình Định )... trong các thế kỷ XVII-XVIII; vì sự phồn vinh của các cảng–thị này đương thời có thể được xem như sự tái sinh của các cảng - thị Champa vào những thế kỷ trước đó. Về các loại sản vật ở miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XVI có thể tham khảo trong Ô Châu Cận Lục : “... ngà voi, sừng tê, trầm hương, bạch ngọc hương, tô nhủ hương, biện hương, thổ cẩm trắng, thổ cẩm xanh, da trâu, nhựa thông, sừng trâu, da hươu, nhung nai, da hươu cái, lông đuôi chim công. Lông đuôi chim trĩ, hồ tiêu, mật ong, sáp vàng, dây mây ...” .Những loại sản vật này, mà phần lớn đều là lâm sản nên có thể được xem là những đặc sản của Champa vào những thế kỷ trước đó, được thu nhập bởi cư dân miền ngược rồi đem trao đổi với cư dân miền xuôi. Điều đó cho thấy mối liên hệ khá chặt chẽ giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi mà sợi dây liên kết có lẽ là những dòng sông chảy từ thượng nguồn ra biển rất phổ biến ở miền Trung Việt Nam. Việc giữ mối liên hệ bền chặt và lâu dài giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi đảm bảo cho vương quốc Champa có thể duy trì được một sự cân bằng tương đối trong việc phát triển kinh tế, giữa kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp và kinh tế lâm nghiệp. Điều này còn có ý nghĩa hơn nữa khi chúng có thể đảm bảo những sản phẩm thương mại cho vương quốc Champa, để Champa có thể duy trì những mối quan hệ thương mại, buôn bán với các quốc gia trong khu vực.Các nhà nghiên cứu đã giải thích hệ thống chính trị - kinh tế của vương quốc Champa theo một mô hình được gọi “hệ thống trao đổi ven sông“. Theo mô hình này, ”hệ thống trao đổi ven sông“, có một vùng duyên hải để làm cơ sở cho một trung tâm thương mại, thường tọa lạc ở một cửa sông. Đây cũng là trung tâm giao dịch hải thương quốc tế và là điểm kết nối giữa các của sông khác của các vùng lân cận. Cũng có những trung tâm thượng nguồn, đó là những điểm tập trung ban đầu của các nguồn hàng có nguồn gốc từ những nơi ở xa sông nước. Những nguồn hàng này được sản xuất ở các vùng mà các dân cư sống trong các bản làng ở miền thượng du hoặc thượng nguồn không họp chợ. Sau đó nguồn hàng này được tập kết về các trung tâm ở ven biển.Mỗi Mandala có riêng một hệ thống trao đổi ven sông như vậy.Biên niên sử Trung Quốc từ thời kỳ Bắc Tống (960-1127) đã chỉ ra rằng vào cuối thế kỷ X đã hình thành những tuyến đường biển nối liền những địa điểm cư trú vùng biển ở quần đảo Phi-lip-pin, bờ biển Bắc của Đảo Borneo và Champa. Tống sử cho biết rằng vào năm 977, nhà cầm quyền Brunei đã gửi quà biếu đến đế chế Trung Hoa và sứ giả của phái đoàn thông báo với triều đình của đế chế rằng May-i (đảo Midoro) cách Borneo một khoảng 30 ngày đi thuyền. Năm 1003, phái đoàn được ghi lại sớm nhất mang quà biếu của Phi-lip-pin đi đến Trung Quốc từ Butuan. Tống sử mô tả chính thể này ở đông bắc Mindanao như là “một đất nước nhỏ trong biển ở phía Đông của Champa, xa hơn May-i, có quan hệ thường xuyên với Champa nhưng rất hiếm khi với Trung Quốc. Nhiều thế kỷ sau, hàng hóa thương mại được chuyên chở từ miền Trung Việt Nam dọc theo tuyến phía Bắc của Borneo, như được chứng minh bởi lô hàng trên con tàu Pandanan, ở phía Tây Nam Phi-lip-pin.Chúng ta không tìm ra được những bằng chứng về mối quan hệ trực tiếp giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc, ít ra cho đến đầu nhà Minh. Nhưng với Champa thì thường xuyên và khá độc đáo. Dường như Champa đã đóng vai trò độc quyền trong quan hệ với Phi-lip-pin một thời gian dài (từ trước thế kỷ X đến XIII ). Do đó, thương mại và cống nạp của Phi-lip-pin đến được Trung Quốc là thông qua Champa. ”Con đường của đồ gốm thương mại Quảng Đông có lẽ từ Trung Quốc tới Champa và rồi tới Butuan”. Champa đóng vai trò trung gian là trạm trung chuyển đồ gốm giữa Trung Quốc với những miền định cư ở rìa phía Đông của biển Nam Trung Quốc như Ma-i, đảo Borneo và BuTuan. William Scott cũng đã đưa ra những cứ liệu lịch sử để minh chứng cho nhận xét của Peter Burns và Roxanna Brown, trên cơ sở những ghi chép của Tống Sử: “Đoàn triều cống đầu tiên đến Trung Quốc dường như đi từ Buutan ngày 17-3-1001”. Năm 1007, Butuan thỉnh cầu với Hoàng đế Trung Hoa để được nhận một vị trí tương tự như Champa, nhưng lời thỉnh cầu bị từ chối với lý do là Butuan ở dưới trướng Champa. Chỉ vào khoảng thế kỷ XIII thì con đường liên hệ trực tiếp LuZon và Fujian mới trở nên phổ biến, trước đó tất cả các việc buôn bán với Trung Quốc đều đi bằng con đường của Champa. Nhiều khả năng, những con thuyền chạy trên vùng biển Butuan-Champa là thuyền của Champa, bởi trong thời kỳ này nghề đóng thuyền và đi biển của Champa đã rất phát triển và thủy thủ Champa là những người dày dạn kinh nghiệm. Chămpa đã lợi dụng vị trí trung gian của mình giữa Phi-lip-pin và Trung Hoa để xúc tiến những hoạt động thương mại.Biển Champa có thể được xem là “sân chơi” của các tộc người Malayo Polynésien. Dấu vết của sự kiện này vẫn được tìm thấy ở những vùng đất đai mà ngay nay người Mã Lai vẫn đang nấm quyền sở hữu, cụ thể là tiểu bang Kelantan của Malaysia. Sự nổi tiếng về thông thương qua lại giữa Champa và Malaysia lúc bấy giờ mạnh đến nổi khiến vùng đất này (bang Kelantan) được gọi là “ nơi dừng chân của Chepa”. “ Chepa” ở đây là Champa phát âm theo giọng địa phương của người Kelantan-Pattani. Vua Trà Hoa Bồ Đê (1342-1360) Ông thuộc vương triều thứ 12,Triều đại thứ 9,đóng đô ở thành Vijaya(Đồ bàn,bình định).Ông chủ trương xây dựng kinh tế, hòa hoãn với đại việt và khmer.Vương quốc ông trị vì trải dài từ dãy hoàng liên sơn phía bắc ,nam giáp đến Đồng nai ngày nay.Đông giáp biển cham pa(biển đông), tây giáp tây lào.Kinh tế phát triển dựa vào nguồn đánh bắt thủy sản,nền nông nghiệp trồng lúa nước( giống lúa chiêm:ngắn ngày, chịu hạn,trồng 2 vụ/1 năm nổi tiếng đông nam á,)sản suất gốm sứ sa huỳnh,điêu khắc,công nghiệp sx đồng, đồng thau phát triển rực rỡ,đội tàu thuyền hùng mạnh,quản lí một vùng biển chăm pa(biển đông)rộng lớn 3.500.000km2, cung cấp hàng hóa cho một vùng rông lớn Đông á,ấn độ dương và ba tư,nổi tiếng với trầm hương, ngà voi,hồ tiêu, thổ cẫm, yến sào, đồ mồi và ngọc trai Xuất khẩu.Đội tượng binh hằng ngàn voi trận thiện chiến đánh lui các cuộc xâm lược của khmer và đại việt xâm lấn bờ cõi(Majumdar 1985: III, 4-8; 21-26).Cũng như phần lớn các quốc gia Đông Nam Á khác trong lịch sử, Champa đã chủ động dự nhập mạnh mẽ vào hệ thống thương mại khu vực để bù lấp những thiếu hụt của nền kinh tế nước mình, biến tiềm năng kinh tế bên ngoài thành bộ phận kinh tế quan trọng của mình. Có thể thấy rằng Champa có những mặt hàng có giá trị, đáp ứng được nhu cầu của các thị trường Trung Quốc và Tây Á. Champa với các thế mạnh của mình về vị trí địa lý,đội tàu thuyền hùng hậu, cũng như những mặt hàng thương mại có giá trị, không những đã trở thành một trạm trung chuyển hàng hóa (Entrepôt)cho các thị trường lớn trên thế giới, mà còn là nguồn cung cấp hàng hóa quan trọng cho nền thương mại khu vực và thế giới.Hoạt động thương mại thực sự trở thành một thế mạnh và là nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế Champa. Một nguồn hàng bí mật mà người Champa khai thác và thu mua từ Butuan (Phi-lip-pin) suốt nhiều thế kỷ mà các thương nhân Trung Hoa không hề hay biết. Vương quốc Champa đã có thể giấu Trung Quốc vị trí chính xác của Butuan. Champa muốn giữ bí mật vì đây là nơi sản xuất vàng có quy mô lớn và rất quan trọng. Những cuộc khai quật ở Butuan đưa ra được những bằng chứng về việc sản xuất vàng trên quy mô lớn, cả vàng thường và vàng thau, đã cho phép chúng ta thấy Champa là một nguồn vàng bí mật mà Trung Quốc không biết. Những mối liên hệ và quan hệ thương mại giữa Champa và Butuan chắc chắn đã có trước ít nhất là từ thế kỷ X.Với việc khai thác tối đa những nguồn lợi vốn là thế mạnh của mình, cùng với việc dự nhập mạnh mẽ vào luồng thương mại khu vực và quốc tế, Champa trong một thời gian dài trở thành một cường quốc thương mại trong khu vực, đóng vai trò là một trung tâm liên vùng – trung tâm thu gom và phân phối hàng hóa với chức năng trung chuyển giữa trung tâm liên thế giới với các vùng nam Á, Tây á, trung đông một thời huy hoàng. Có lẽ chúng ta hãy nên trả lịch sử về cho lịch sử “ Biển champa”. Và những đứa con Melayo-polynesian(cụ thể là sắc dân Champa)luôn tự hào về tên gọi này .                                                                                         QUI NHƠN CITY 08/08/2008                                                                                                               Thanh Trà
0 Rating 622 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
TỪ VỰNG LỊCH SỬ VĂN HOÁ CHAMPA - TRẦN KỲ PHƯƠNG   A Agni: Thần Lửa/Hỏa Thiên, vị thần hộ trì phương Đông - Nam của thiên giới. Amaravati: Địa danh của một vùng ở miền Nam Ấn Độ, nơi có trường phái nghệ thuật Phật giáo phát triển từ sau thế kỷ thứ 2 CN. Danh hiệu này cũng để gọi một tiểu quốc của Champa ở vùng Quảng Nam ngày nay. Amitabha: Đức Phật A Di Đà, vị Phật của ‘ánh sáng vĩnh cửu’ trong Phật giáo Đại thừa; thế giới của ngài ở Tây Phương Tịnh Độ. Đức Bồ tát Quán Thế Âm là một hóa thân của ngài. Angkor: Di tích kiến trúc kỳ vĩ của Campuchia gồm nhiều đền - tháp đồ sộ bằng đá, đạt đến tuyệt đỉnh của nghệ thuật Khmer vào thế kỷ khoảng 12-14 CN Avalokitesvara: Đức Bồ tát Quán Thế Âm, vị Bồ tát tượng trưng cho đức từ bi và trí tuệ. Hình tượng của ngài rất phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừa ở vùng Đông Nam Á. Apsara: Thiên nữ, múa hát trên các cõi trời; thường được điêu khắc trên các đài thờ và đền - tháp Champa   B Bodhisattva: Bồ tát; tự tánh/sattva của bậc giác ngộ/bodhi ; sự hạnh nguyện tái sanh của các bậc giác ngộ vào cõi luân hồi để cứu độ chúng sinh. Một tín ngưỡng đặc trưng của Phật giáo Đại thừa. Brahma: Thần Sáng tạo; một trong ba vị thượng đẳng thần (Trimurti) của Ấn Độ giáo.   C Cakra: Bánh xe hoặc cái đĩa, vật tùy thuộc của thần Visnu. Trong nghệ thuật Phật giáo là vật tượng trưng cho Pháp luân.   D Devi: Nữ thần giết quỷ đầu trâu còn gọi là Mahisasuramardini hay Durga. Dharmapala: Thần Hộ Pháp, hộ trì đền - tháp trong di tích Phật giáo Đại thừa  tại Phật viện Đồng Dương, Quảng Nam. Dvarapala: Thần Hộ trì ngôi đền Ấn Độ giáo. Hình tượng các vị hộ pháp thường được thể hiện có thân thể cường tráng và khuôn mặt hung dữ, đe doạ để che chở cho ngôi đền khỏi sự quấy phá của các thế lực đen tối. Dhoti: Y phục của đàn ông, choàng từ bụng đến chân. Dikpalaka: Chư thần hộ trì tám phương thiên giới, thường được thờ trong những miếu nhỏ chung quanh đền thờ chính hoặc trên thượng tầng kiến trúc của ngôi đền kalan trong nghệ thuật Champa.   G Gandhava: Ca công trên cõi trời, thường ca hát nhảy múa với các thiên nữ Apsaras. Ganesa: Thần Hạnh phúc và May mắn, đầu voi mình người; con trai của thần Siva và nữ thần Parvati. Gajasimha: Voi - Sư tử, con vật biểu trưng của thần Siva, thường được tôn thờ để hộ trì cho ngôi đền. Garuda: Chim thần, con vật biểu trưng của thần Visnu, tượng trưng cho sự bình an.   H   Hamsa: Thiên nga, con vật biểu trưng của thần Brahma và nữ thần Sarasvati, tượng trưng cho trí thức. Hanuman: Tướng khỉ giúp hoàng tử Rama đánh thắng quỷ vương Ravana, cứu thoát được công chúa Sita khỏi chốn giam cầm tại đảo Sri Lanca trong anh hùng ca Ramayana. Hinayana: Nghĩa là ‘cỗ xe nhỏ’ hay Tiểu thừa, một tông phái Phật giáo thịnh hành ở các nước Nam và Đông Nam Á như Sri Lanka/Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào. Kinh tạng hành trì bằng tiếng Palì. Tông phái này còn được gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Nam tông. Phật giáo Nguyên thủy/Nam tông chủ trương sự tu hành xa lánh thế tục, tự lực hành trì để đạt đến giải thoát bằng chứng quả A La Hán, một thánh quả chứng được trạng thái Niết Bàn, đoạn diệt sinh tử.   I Indra: Thần Sấm sét/Lôi Thiên, cai quản ba mươi ba cõi trời; vị thần hộ trì phương Đông của thiên giới. Isvara: Thượng đế, đấng Toàn năng, thần Siva, vị thần hộ trì phương Đông - Bắc của thiên giới.   J Jata - Mukuta: Một kiểu tóc kết thành hình chóp với một cái miện thường xuất hiện trên các hình tượng thuộc phái Saivite/hệ phái Siva. Jakata: Bổn Sinh Kinh, bộ kinh giảng về các tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca / Sakyamuni.   K Kailasa: Ngọn núi thiêng trong dãy Himalaya; theo thần thoại là chỗ an ngụ của gia đình thần Siva. Kala: Thần Thời gian, tượng trưng cho sự hủy diệt, vô thường của vạn vật; được biểu hiện bằng những mặt quái vật hung dữ trên các đài thờ và đền - tháp Champa. Kalan: Tên gọi ngôi đền Ấn Độ giáo trong tiếng Chăm. Kirita - Mukuta: Một kiểu mũ bằng kim loại quý, thường dành cho phái Vaisnavite/hệ phái Visnu. Kubera: Thần Tài lộc và Sức khỏe; vị thần hộ trì phương Bắc của thiên giới.   L Laksmi: Nữ thần Phú quý, Sắc đẹp và Hạnh phúc; vợ thần Visnu. Linga: Bộ sinh thực khí, tượng trưng cho thần Siva, biểu tượng dương tính (kết hợp với yoni, biểu tượng âm tính) tượng trưng cho năng lực sáng tạo. Linga trong điêu khắc Champa thường có ba phần: Phần dưới hình vuông, tượng trưng cho thần Brahma; phần giữa hình bát giác, tượng trưng cho thần Visnu; phần trên hình tròn, tượng trưng cho thần Siva. Lokapala: Chư Bồ tát hộ trì thế gian trong Phật giáo Kim Cương thừa; hình tượng các ngài được thờ trong những ngôi đền nhỏ xung quanh Phật đường chính của di tích Phật giáo Đồng Dương, Quảng Nam.   M Mahayana: Nghĩa là ‘cỗ xe lớn’ hay Đại thừa, là  một trong hai tông phái chính của Phật giáo, phái kia là Hinayana/Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa xuất hiện trong thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên, được chia ra thành nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ rồi truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Phật giáo Đại thừa chú trọng đến đức từ bi, trí huệ và đề cao lý tưởng Bồ-tát Makara: Con thú thần thoại, một loài thủy quái có nanh nhọn và vòi dài. Con vật biểu trưng của nữ thần Ganga, vợ thần Siva và thần Varuna, thường được trang trí trên các đài thờ và đền - tháp Champa, giữ chức năng hộ trì cho ngôi đền. Mukhalinga: Linga có điêu khắc mặt thần Siva.   N Naga: Vua của loài rắn sống ở thủy cung. Nandin: Bò thần, con vật biểu trưng của thần Siva.   P Prajaparamita: Bồ tát Đại Trí Tuệ Bát Nhã/Đại Trí Độ, mẹ của chư Phật; được tôn thờ phổ biến trong Phật giáo Đại thừa ở  Đông Nam Á.   R Rahu: Ác quỷ nuốt mặt trời và mặt trăng, tạo nên nhật thực và nguyệt thực; được biểu hiện bằng những mặt nạ hung dữ trong điêu khắc Champa. Rsi: Đạo sư thấu thị tiên tri trên thiên giới. Rudra: Thần Bão tố và Hủy diệt.   S Sarasvati: Nữ thần Thi ca và Nghệ thuật, vợ thần Brahma. Sera: Rắn thần bảy đầu, tượng trưng cho sự bất diệt. Siva: Một trong ba vị thượng đẳng thần của Ấn Độ giáo (Trimurti); thần Huỷ diệt và Tái tạo, vị thần chính của phái Saivaite.   T Tandava: Điệu múa của thần Siva biểu thị sự vận hành của vũ trụ. Hình tượng thần Siva múa điệu Tandava rất phổ biến trong nghệ thuật Champa.   U Uma: Nữ thần, vợ của thần Siva, cũng được biết dưới tên gọi khác là Parvati. Uroja: Vú phụ nữ trong tiếng Chăm. Bà là nữ thần dựng nước, gốc rễ của vương quốc Champa. Hình tượng của Bà thường được biểu hiện trên các đài thờ và trên đền - tháp bằng những bộ vú phụ nữ, tượng trưng cho sự trù phú của vương quốc.   V Vajrayana: Kim Cương thừa, một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 5 - 6 tại Bắc Ấn Độ, sau đó được truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản. Giáo pháp của Kim Cương thừa mang nặng tính chất Mật giáo bao gồm các yếu tố của phép Du-già/Yoga và các giáo phái thiên nhiên của Ấn Độ phối hợp với tư tưởng Tính Không của Phật giáo Đại thừa. Varuna: Thần Nước/Thủy Thiên, vị thần hộ trì phương Tây của thiên giới. Vayu: Thần Gió/Phong Thiên, vị thần hộ trì phương Tây - Bắc của thiên giới. Visnu: Một trong ba vị thượng đẳng của Ấn Độ giáo, thần Bảo tồn Vũ trụ, vị thần chính của phái Vaisnavite.   Y Yaksa: Một vị Á thần. Yama: Thần Chết/Diêm-ma; vị thần hộ trì phương Nam của thiên giới. Yoni: Bộ sinh thực khí, biểu tượng âm tính, kết hợp với linga thành một bàn thờ đặt trong ngôi đền.Yoni trong điêu khắc Champa thường được biểu hiện bằng hình tròn hoặc hình vuông; cái vòi của yonigọi là snanadroni/dục tào, luôn luôn được đặt quay về phương Bắc, là phương tượng trưng cho nguyên tố Nước/Thủy, một trong năm nguyên tố cấu thành vũ trụ là Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không.   TRẦN KỲ PHƯƠNG biên soạn   theo facebook.com
0 Rating 616 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 24, 2015
Mang ??c tr?ng c?a ngh? thu?t xây d?ng và ch?m kh?c c?a ng??i Ch?m Pa c?, các tháp Chàm t?i thánh ??a M? S?n, tháp Bà Ponagar… ??u là nh?ng ?i?m tham quan h?p d?n du khách.
0 Rating 598 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 20, 2014
Từ thế kỷ XI nước Đại Việt đã là một quốc gia độc lập tự chủ, có nền kinh tế phát triển, nền quốc phòng hùng mạnh, đất nước vừa gần 100 năm thoát ra khỏi ách Bắc Thuộc này đã vươn lên mạnh mẽ, sức mạnh của các vương triều Đại Việt đang độ “xuân thì”, nở rộ. Đại Việt lúc nào cũng khát khao tăng cường thế lực, củng cố quốc gia, giữ vững sơn hà. Để thực hiện điều này họ phải ra sức “Bắc hòa, Nam tiến”: trong khi với Trung Hoa thì họ phải luôn tỏ ra thần phục cho dù phải liên tục đối phó với các cuộc xâm lăng của Trung Hoa, với các quốc gia ở lân bang khác thì ra sức tăng cường vị thế và mở rộng cương thổ. Trong khi đó cùng thời điểm này về phía Nam, Chăm Pa đã bước vào một thời kì suy thoái: hết chiến tranh với Đại Việt trong thế kỷ XI, lại chiến tranh với Chân Lạp suốt 100 năm (thế kỷ XII – XIII) vừa tạm ổn với lân bang (Đại Việt – Chăn Lạp) lại phải đối phó với đế quốc Mông Cổ hùng mạnh để mưu cầu độc lập, chiến tranh vừa hết, quan hệ với Đại Việt trở nên tốt đẹp chưa được bao lâu. Nước Chăm Pa lại bước vào một giai đoạn chiến sự liên tục với Đại Việt trong suốt từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII (thời điểm mà vương quốc này bị tiêu diệt). Mối Quan hệ giữa Đại Việt với Chăm Pa đã được hình thành trong hoàn cảnh đó, nó trở thành một xu thế tất yếu của dòng chảy lịch sử. Trong mối quan hệ này Chăm Pa chắc hẳn mất nhiều hơn là được (thậm chí mất nước) và ngược lại Đại Việt được nhiều hơn là mất. Nếu như chỉ nhìn bề ngoài người ta sẽ thấy mối quan hệ này là của hai quốc gia khác nhau, như nhiều mối quan hệ khác, nhưng chính từ mối quan hệ này, người ta sẽ thấy được cả một trang sử mở nước của dân tộc Việt Nam và cả một trang sử về sự suy vi của vương quốc cổ Chăm Pa, cho tới ngày nó trở thành một “cố quốc” – trở thành một phần của đất nước Việt Nam. Như vậy nhìn ở một góc độ nào đó Lịch sử mối quan hệ Đại Việt – Chăm Pa cũng chính là một phần của lịch sử dân tộc. Quá trình đó là một chuỗi dài của những biến hóa, thay đổi không ngừng, mà chúng ta không thể biết trước. Vận mệnh của hai quốc gia Đại Việt, Chăm Pa cũng nằm trong quy luật chung đó: Một quốc gia Đại Việt vừa thoát khỏi Bắc Thuộc đã vươn lên, đánh bại các nước bên cạnh mở mang lãnh thổ, khẳng định sức mạnh; Một dân tộc Chăm Pa đang trên đà suy thoái, nhưng ai ngờ được nó có thể nhanh chóng suy sụp, rồi không lâu sau cũng diệt vong. Thật sự như vậy, trên con đường mở mang và phát triển của một dân tộc, chính là sự suy thoái, sụp đổ của một dân tộc khác. Đại Việt, phía bắc lúc nào cũng lo bị Trung Quốc xâm lăng, trong khi họ còn phải giải quyết nhu cầu kinh tế, xã hội khi mà sức ép dân số, tài nguyên ngày càng đè nặng lên khu vực Bắc Bộ thì Nam Tiến chính là một giải pháp để duy trì sự sống còn và phát triển của dân tộc. Như một định mệnh , vương quốc Chăm Pa đang trong giai đoạn đang tàn lụi (chiến tranh liên tục, đất nước phân hóa, mâu thuẫn nội bộ…), đã đụng phải một dân tộc đang mạnh lên và lúc nào cũng khát khao tăng cường quốc lực đất nước. Trong bối cảnh đó với quy luật “cá lớn nuốt cá bé”, vương quốc Chăm Pa không thể thoát được định mệnh, nếu có trách thì chỉ trách quốc lực Chăm Pa quá yếu, nếu có tiếc thì chỉ tiếc số phận Chăm Pa đã tận. Việc mở mang lãnh thổ vì nhu cầu sinh tồn là chuyện xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc, gần như là hiện tượng tự nhiên, cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam đã xóa nhòa và hòa tan các dân tộc khác. Quốc gia Chăm Pa từng phát triển và phồn thịnh, nền văn hóa rực rỡ, có một nền văn minh cao độ,  từng hùng mạnh khắp khu vực; một nước “trước kia như thế, mà nay như thế này” tránh sao cho khỏi sót xa và tiếc rẻ. Trước đây chúng ta khi nói đến “Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa”, thì người ta thường biết đến các cuộc chiến tranh, các lần sứ giả hai nước qua lại, thương mại hai nước… nhưng một phần quan trọng không kém liên quan đến mối quan hệ này chính là những giao lưu và hội nhập văn hóa, văn minh giữa hai nước, hai dân tộc, thì chúng ta ít quan tâm và nói đến, dù nói đến cũng chỉ khái lược và sơ xài. Trong đó người Việt đã vây mượn văn hóa, kỹ thuật, phong tục của người Chăm rất nhiều trong đời sống của mình. Từ sự tiếp thu của người, cộng với cái của mình vốn có, họ đã làm nên một văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng, như vậy dấu ấn Chăm tồn tại đầy rẫy trong văn hóa Việt, không chỉ ở miền Trung nước ta mà cả khu vực Nam Bộ và ngay trong lòng Bắc Bộ (mà cụ thể là trong kinh thành Thăng Long). Như vậy có thể thấy không phải kẻ chiến thắng nào cũng văn minh hơn kẻ chiến bại. Thậm chí ngược lại quy luật thường thấy là kẻ chiến thắng thường tiếp thu tinh hoa văn hóa của kẻ chiến bại, tạo nên bản sắc riêng của mình. Và nó đã đúng trong mối quan hệ Việt – Chăm. Trong Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa, Đại Việt lúc nào cũng có ly do biện minh cho các cuộc chinh phạt Chăm Pa trong những năm 1044, 1402,1471… như : “ nước Chăm Pa sang cướp phá”, “ Nước Chăm Pa không sang dâng cống”… Và cứ thế cứ mỗi lần đó Đại Việt thường mượn cớ  để mà sang chinh phạt, giết dân, bắt người và chiếm đất Chăm Pa. Những gì mà Nguyễn Bỉnh Quân đã ghi (ở trên), thật sự là một thực tế đáng buồn: các tác giả, sử gia, các sách báo, bài viết…cũng như trong ý thức của nhiều người trong Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa, thì các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ Chăm Pa, Đại Việt chỉ đi chinh phạt Chăm Pa, ổn định chư hầu, “chiếm vài ba Châu”, “giết, bắt mấy ngàn người ”…mà thôi. Trong lĩnh vực lịch sử cũng như trong những trao đổi và giao lưu văn hóa vai trò của Chăm Pa vẫn chưa được đánh giá cao chẳng hạn vai trò của họ trong kháng chiến chống  Mông – Nguyên, hay ảnh hưởng của dân tộc Chăm với người Việt. Dẫu biết rằng những điều trên là một sự thật, nhưng xuất phát tư tưởng “lấy bản triều làm trung tâm” (bản triều là Đại Việt) của khổng giáo, đối với các sử gia và nhiều người khác để nói ra sự thật của vấn đề trên là “nhạy cảm – mặt cảm”, “không tiện nói ra”. Hay dựa vào các tài liệu của các sử gia người Việt từ xưa (là tài liệu đầy đủ và chi tiết nhất còn lại), nhiều  người trong chúng ta vẫn nghỉ, ngay cả các sử gia vẫn lấy đó làm khuôn mẫu cho những vấn đề, sự kiện liên quan Thiết nghĩ đã đến lúc ta cần phải nhìn lại toàn diện về mối quan hệ này, đánh giá đúng tầm quan trọng của mối quan hệ này và vai trò của Chăm Pa trong lịch sử, văn hóa, văn minh Đại Việt. Cụ thể những vấn đề mà theo ý kiến thô thiển của tôi cần phái đánh giá, xem xét lại một cách khách quan những vấn đề liên quan đến chủ đề Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa là: Nguyên nhân từ cuộc chinh phạt của Lý Thái Tông năm 1044, hay cuộc chinh phạt của Lê Thánh Tông năm 1471(chủ yếu là vì vua Lê yêu cầu Chăm Pa phải dâng cống và coi mình như thiên triều – tức là muốn coi Chăm Pa chỉ là chư hầu;  sự thật sự kiện Công Chúa Huyền Trân lên giàn thiêu và bị cướp về nước; tại sao lúc nào Chăm Pa cũng muốn phá hoại Đại Việt vì họ hiếu chiến hay vì muốn giành lại những vùng đất đã bị Đại Việt lấy bằng chiến tranh và âm mưu (Châu Ô, Châu Lý là được tặng cho Đại Việt, để đổi lấu Công Chúa Huyền Trân, nhưng sau khi vua Chăm mất Đại Việt lại mượn cớ cướp công chúa về mà không trả lại đất)… Đánh giá lại cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, chiến thắng của Đại Việt không thể  có nếu như không có chiến thắng của nhân dân Chăm Pa, và ngược lại không có chiến thắng của Đại Việt thì không có chiến thắng Chăm Pa. Thay vào đó các sử gia thường đề cao vai trò của mình trong cuộc kháng chiến này. Cuối cùng nên đánh giá đúng ảnh hưởng, tác động, những biểu hiện của dấu ấn Chăm Pa với văn hóa và văn minh Đại Việt, góp phần làm nên nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Hy vọng trong một tương lai không xa chúng ta sẽ có những “cái nhìn mới” về các vấn đề nêu trên. Và nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu mang những “cái nhìn mới “ này của các chuyên gia, nhà nghiên cứu sẽ ra đời. Để tất cả chúng ta có thể tiếp cận những vấn đề liên quan đến chủ đề này theo một chiều hướng mới khách quan quan hơn, tiến bộ hơn… JASHAKLIKEI
0 Rating 589 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On January 8, 2014
Từ đỉnh núi MAHA giáp ranh giữa xã nhơn thành và phù cát( bình định), nhìn xuống về hướng tây, ta như thấy ẩn hiện đâu đó thành cổ đồ bàn trong nắng hoàng hôn.Dòng sông kôn lưỡng lề uống quanh những cánh đồng lúa xanh rờn.Phía bắc thành đồ bàn là tháp Phú lốc, phía tây thành là tháp cánh tiên và phía nam xa xa là tháp bánh ít.(Phía tây thành có lăng Võ Tánh và Ngô Tùng châu.) Gần chân thành này có 2 con voi đá và 2 con sư tử đá đang trầm mặc với thời gian.Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắngNhững đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành Gốm Champa,mà đỉnh cao là gốm Bình Định thế kỷ X- XV, ngay từ dáng vẻ độc đáo, sắc men thâm trầm của nó đã chứa đựng ẩn ngữ của tâm hồn, là một lời mời gọi, hướng vọng đến những kẻ tha nhân cất bước, sống trọn một hành trình,hướng vọng của những linh hồn đồng điệu.Vậy mà phần hồn rất đỗi thân thương ấy, từ lâu nay, đã chẳng được các bậc thức giả chú ý. Cứ nghĩ đến nền nghệ thuật Champa, người ta nghĩ ngay đến những đền tháp (kalan) nguy nga, huyền diệu còn sót lại đó đây hay chỉ là phế tích chìm sâu trong lòng đất từ Ngũ Quảng đến Bình Thuận, đến những đường nét chạm khắc “ thần thái nguyên sơ lung linh từng khuôn mặt, lửa bật ra từ những khối săn dòn” (Trần Kỳ Phương). Gốm Champa, mộc mạc mà thô phác, suốt mấy thế kỷ, lặng lẽ và im lìm trong lòng đất hay lưu lạc đến những xứ miền xa xôi nào đó, trong tấm lòng trân trọng mà vẫn còn là bí mật, kể từ nguồn gốc, đối với các sưu tập gia thế giới. Có một phần linh hồn Chàm ẩn khuất trong từng dáng gốm, màu men, nét vẽ, có một phần của đất và nước “ xứ trầm hương” hóa thân thành những tác phẩm nghệ thuật, mang tải linh hồn của một dân tộc.Nếu có nhắc đến gốm Champa, người ta lại chỉ nghĩ đến truyền thống nung ngoài trời với lò di động hay kiểu nung chấy củi ở ngoài trời, những sản phẩm thô không men thời tiền Vijaya hay tận bây giờ còn thấy ở Bàu Trúc (Bình Thuận), để rồi từ đó, có người đâm ra nghi ngờ chủ nhân Champa của những lò gốm ở Bình Định thế kỷ X- XV.Gốm Champa giai đoạn Bình Định thế kỷ X- XV, sẽ còn là bí mật nếu không có những hoạt động tích cực, những ghi nhận đầu tiên của các nhà khảo cổ học miền Nam lúc đó (nhóm Nguyễn Bá Lăng, Nghiêm Thẩm... thuộc Viện Khảo cổ học Sài Gòn) vào đầu thập kỷ 70 và tiếng nói khẳng định nguồn gốc Chăm của nó trong luận văn “ Giám định niên đại gốm Đông Nam Á (The ceramics of South- East Asia- their dating and indentification) mười năm sau đó của Roxana Brown. Nhưng những phát hiện đó cũng nhanh chóng đi vào quên lãng. Phải đến thập kỷ 90, với những cuộc khai quật khảo cổ học tiến hành ở Bình Định các nhà khảo cổ học trong nước và sau đó, với sự hợp tác của các đồng nghiệp Nhật Bản, đã tiến hành đào thám sát rồi khai quật khu Gò Sành, phát hiện thấy lò gốm ở đây thì vấn đề nguồn gốc và chủ nhân Chăm của chúng mới được khẳng định chắc chắn. Từ đây, những ẩn ngữ của gốm - một trạng thái của linh hồn Chàm mới cất tiếng:Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi Những đền xưa đổ nát dưới thời gianNhững sông vắng lê mình trong bóng tốiNhững tượng Chàm lở lói rỉ rên thanĐây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau điNhững rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độnLừng lửng đưa nơi rộn rã tiếng từ quy Đây chiến địa đôi bên giao trận Muôn cộ hồn tử sĩ thét gầm vangMáu Chàm cuộn tháng ngày niềm uất hậnXương Chàm tuôn rào rạo nỗi căm hờn Gốm Champa giai đoạn này phát triển cực thịnh, song trùng với bước thiên di lớn của dân tộc Champa, cất bước từ đô thành Trà Kiệu, theo tiếng gọi “ hướng vào Nam”, đóng đô mới trên mảnh đất Bình Định “ không đồng khô cỏ cháy, năm dòng sông chảy, sáu dãy non cao, biển Đông sóng vỗ rạt rào” (ca dao), mở ra một giai đoạn cực thịnh, thấm đẫm vinh quang và nước mắt của cả một dân tộc. Một trăm năm chinh chiến với Khmer để giành độc lập dân tộc, cuộc kháng chiến hợp lực với Đại Việt để chống quân xâm lược Nguyên Mông, và sự bành trướng của đại việt... Từ những thế kỷ đau thương, từ cuộc sống thấm đẫm vinh quang và tủi nhục, thăng hoa lên thành nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phong cách Bình Định (tháp Mẫm). Để rồi đến cuối thời kỳ Vijaya, khi đã giành được độc lập dân tộc, khi vương quốc Champa đã dần dần thịnh trị và phát triển toàn diện về mọi mặt, các mối quan hệ bang giao trong và ngoài khu vực đã mở ra, trên cơ sở sự cần cù và khéo léo của bàn tay người thợ Chăm, gốm Champa đột biến, đạt được thành tựu quan trọng, từ ứng dụng vươn lên thành nghệ thuật.Một giai đoạn cực thịnh của gốm Champa, vào nửa sau thời kỳ Vijaya, mới được khám phá. Dẫu cho đến nay, đã và đang có những ý kiến nghi ngờ về chủ nhân Champa của những lò gốm này, sự nghi ngờ chỉ căn cứ đơn thuần vào một số nét khác biệt có tính tìm tòi so với bản sắc văn hóa gốm sứ của người Champa. Những sản phẩm có xương gốm đục xám với màu men đơn sắc hay đa săc ấy, một mặt cho ta thấy, đã kế thừa truyền thống gốm Sa Huỳnh vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên, đã được phủ một lớp men chì nhẹ lửa tuy chưa bóng, cũng như gốm Champa giai đoạn trước mà các cuộc khai quật, chẳng hạn ở Trà Kiệu, đã tìm ra đặc trưng của nó... Sự kế thừa đó, thể hiện qua một số điểm về kỷ thuật, tạo dáng và trang trí cũng như loại hình đặc trưng Champa. Mặt khác có sự phát triển vượt bậc về kỹ thuật là kết quả của những ảnh hưởng từ các trung tâm gốm khác (mà các sản phẩm của chúng đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm khảo cổ trên đất Chăm xưa) cũng như sự sáng tạo về nghệ thuật của chính các thế hệ nghệ nhân Champa xưa.Con sông Kôn uốn quanh đồng bằng Bình Định như chiếc cầu nối liền các trung tâm sản xuất gốm: Trường Cửu (Nhân Hòa- An Nhơn), Lệ Nghi (Nhân Mỹ- An Nhơn), Gò Sành (Nhân Hòa- An Nhơn), Cây Ké và Gò Hời (Tây Vinh- Tây Sơn) với vùng nguyên liệu và tiêu thụ thông qua thương cảng Thị Nại, vươn dài trong và ngoài phạm vi “ xứ Trầm Hương”. Một trong những nét độc đáo của gốm Chăm là dù đã dùng đất sét trắng (kaolin) có sẵn trong khu vực làm nguyên liệu, nhưng dường như quá e ngại với sắc trắng không màu vô bản sắc và vô tình ấy, người thợ Chăm đã pha thêm đất sét đỏ, bã thực vật và cát với tỉ lệ thích hợp vừa tạo độ sâu cho sắc gốm, vừa tăng độ bền cho sản phẩm. Những sản phẩm gốm ấy, được nghệ nhân Chăm tạo tác qua bàn tay sử dụng thành thạo bàn xoay, làm cho gốm có độ mịn cao, độ dày của xương gốm đều, dáng rất cân xứng, sự hòa điệu của sắc men thâm trầm, dáng gốm thô mộc mà thanh nhã đã tạo dáng vẻ kỳ diệu. Cộng thêm vào đó là men, những sắc men đa dạng với nhiều sắc độ: men xanh nhạt, xanh xám, xanh xám đậm, xanh phớt xám, vàng nhạt, vàng nâu, vàng chanh, nâu sẫm, nâu nhạt, đen xám, đen sẫm, đen nhạt, trắng ngà, trắng đục, trắng sữa. Men được phủ lên, đơn sắc hay đa sắc, đâu chỉ ở các sản phẩm gốm dân dụng mà cả ở một số vật liêu kiến trúc bằng gốm sứ. Trên cơ sở sự đa dạng về loại hình và kích cỡ, bàn tay tài hoa của người thợ Chăm thao tác với bình, lọ, chậu, ấm, nồi, chén, bát, đĩa, cốc... những tác phẩm mỹ thuật như tượng, phù điêu trang trí và cả ở vật liệu xây dựng. Họ vẽ chìm lên xương gốm rồi phủ men lên đó. Những nét vẽ mảnh mai, phóng khoáng, dù là vạch vào thân gốm hay múa bút trên men, một lớp men dày, đều và màu không ổn định đã tạo ra một dáng vẻ độc đáo riêng. Các dạng đề tài trang trí khá đơn giản gồm hoa văn sóng nước, hoa lá, cánh sen, hoa cúc, hoa dây, một số hình ảnh rồng, chim, thú, mặt kala, maraka, tạo cho gốm một phong cách Chăm đậm đà. Riêng tai Gò Sành, kiểu hoa văn in khuôn, trên nền men đơn sắc với hai màu chủ đạo là xanh ngọc ngả xám và vàng cháy phổ biến hơn, không có gì độc đáo hơn sự pha màu tự nhiên của sắc men và xương gốm, của tạo dáng và trang trí. Tất cả, tạo thành dáng vẻ, vừa lạ lẫm, vừa gần gũi,thô mộc mà ấm áp, chứa đầy bí ẩn tự một cõi linhchỉ có thể cảm nhận và khám phá.Gốm, đó là nghệ thuật chơi với lửa. Lửa thăng hoa đất thành linh hồn. Những lò nung gốm Champa độc đáo đã được khám phá, cho thấy có khác biệt với lò rồng (phía Bắc). Điều dễ thấy là lò hình ống được xây dựng rất lớn cho phép nung được nhiều sản phẩm. Tường lò dày, có tác dụng giữ nhiệt cao, làm bằng nguyên liệu tại chỗ. Các hệ thống cửa đốt, cửa tiếp lửa, hệ thống thóa khí và thông gió đã được hoàn chỉnh. Những yếu tố có tính kỹ thuật này cho phép tạo ra những sản phẩm gốm đạt chất lượng cao, độ cứng tốt. Tại lò Cây Mận đã phát hiện một kiểu đốt lửa độc đáo: lửa đốt từ bầu lò, dẫn qua ống, phả lên trần lò, có khả năng giữ nhiệt đều, ít gây bụi bám cho sản phẩm. Kĩ thuật vốn vô hồn, nhưng ở đây, kĩ thuật đã thăng hoa cho nghệ thuật. Qua lửa ẩn hiện cả một thế giới hồn của đất và nước champa.Đặt gốm Chăm-pa ở Bình Định thế kỷ XIV- XV vào lịch sử chung của truyền thống gốm Chăm-pa cho thấy đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất và được công nhận về giá trị không thua kém các trung tâm khác đương thời. Dấu tích gốm Bình Định tìm thấy ở malaysia ,philippin ,indosia Trung Cận Đông... đã chứng minh cho sự công nhận ấy. Việc khẳng định chủ nhân Chăm cho các trung tâm sản xuất gốm này là có cơ sở, căn cứ vào sự khu biệt giữa lò ở đây và lò phía Bắc, kiểu dáng, men và kĩ thuật trang trí mang rõ đặc trưng Chăm, trong đó có một số sản phẩm thuần Chăm. Tuy nhiên, khi mà vào thế kỷ X- XV, với sự giao lưu mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa trong và ngoài khu vực, chắc chắn gốm Champa có chịu ảnh hưởng của các trung tâm khác như gốm Sungkalok (Sukhothai- Thái Lan), đặc biệt là ảnh hưởng của kĩ thuật gốm men nâu phía Bắc Việt Nam. Sự hỗ tương văn hóa bao giờ cũng tạo ra những điều kỳ diệu.Nhìn những sản phẩm gốm thô phác, giản dị như chính hơi thở của trời và biển, ta chìm đi trong vẻ đẹp nguyên sơ của đất và lửa, của sự kết hợp tính vật chất và trừu tượng, của những nét chạm khắc ẩn chứa sức sống di truyền của cả một dân tộc. Đó là vẻ đẹp độc đáo, khác với cái cầu kỳ, sang trọng của gốm sứ Tàu, khu biệt với vẻ giản dị, chắc khoẻ, phóng khoáng, đầy chất dân dã của gốm Việt. Những sản phẩm có xương gốm nặng đục, dày ẩn qua một màu men tiến dần đến đơn sắc, u trầm như một điệu Nam ai hơi oán, mang trong nó màu của cỏ cây, của đất và nước, của những con người Chăm-pa trầm nhã mà cuồng say ẩn chứa. Cái đẹp khỏe khoắn, cuồng say ấy, họ đã phổ vào trong điêu khắc, trong những vũ điệu Chàm mang “ tiết tấu biển cả” (chữ của GS Cao Xuân Phổ), một trong ba yếu tố chính hợp thành truyền thống Đông Sơn. Đặc biệt đến thời kỳ Vijaya, những ngọn tháp Chăm ngự trên đỉnh đồi, thu mình trong ngôn ngữ của hình khối, vươn mình lên thành những mũi giáo, những nét vươn cao của các tầng diềm mái, như chính là sự khẳng định bản lĩnh của dân tộc mình. Còn nét trầm nhã- u buồn của linh hồn Chàm, họ đã biểu hiện qua gốm mà mỗi sản phẩm là một thế giới bí mật của những giấc mơ về cái đẹp mà chỉ những ai biết lắng lòng mình lại trước thường tại của cuộc đời, để cả đời mình hòa điệu mới có căn duyên để lắng nghe ẩn ngữ của gốm, tiếng nói của một mảnh linh hồn Chàm. Không chỉ là tiếng vọng của quá khứ mà chính là hiện tồn trong thực tại, bởi gốm Champa đã đi trọn một hành trình từ đất qua lửa, được thổi tâm hồn bằng bàn tay của người nghệ nhân Chàm vô danh. Gốm cất bước vào đời như một tiếng nói vượt thắng qua không gian và thời gian, qua những biên giới hữu hạn của cuộc đời. Gốm Champa đẹp, cái đẹp nguyên sơ và giản dị như đất, như chính những linh hồn Chàm thâm trầm mà dâng trào một sức sống mãnh liệt qua nắng và gió để dựng xây một trong những nền văn minh rực rỡ nhất Đông Nam Á.Từ gốm và qua gốm cho thấy ở giai đoạn Vijaya, người Chăm đã tiếp cận đến đỉnh cao trong sáng tạo nghệ thuật, trình độ thưởng thức và sáng tạo những giá trị văn hóa. Bởi vậy, bên cạnh vẻ đẹp rực rỡ của phong cách Tháp Mẫm với ngôn ngữ hình khối chắc khỏe trong kiến trúc, vẻ chững chạc, gân guốc trong điêu khắc đạt đến đỉnh cao vào nửa đầu giai đoạn Vijaya, thì gốm và những trung tâm sản xuất gốm ở Bình Định thế kỷ X- XV, đỉnh cao của nghệ thuật gốm Champa cũng phải được xem như một thành tựu của nghệ thuật Chăm, hợp thành phong cách Bình Định độc đáo của thời kỳ nghệ thuật đẳng trung (art secondaire) trong nền nghệ thuật Chàm, đáng lưu tâm, sưu tập, bảo tồn và nghiên cứu. Giá trị của chúng cùng với những đền tháp “ lở lói với thời gian” sừng sững trong ánh chiều tà Bình Định, là một phần cuộc sống của dân tộc Chăm còn hiển hiện và nó “ sẽ mãi mãi là một trong những cái cao quí nhất mà nhân loại đã tưởng tượng ra để được tha thứ cho cái tội đã lỡ sinh trên kiếp trần này”.Hiện có 14 công trình kiến trúc tập trung tại 8 địa danh như: Bánh Ít; Dương Long; Hưng Thạnh; Cánh Tiên; Phú Lốc; Phú Thiện; Bình Lâm và Hòn Chuông. Ngoài ra còn có 4 tòa thành cổ gồm Thị Nại, Đồ Bàn, Nhơn Thành, Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, những phế tích của tháp Champa như giếng cổ hình vuông; rắn Naga; trụ văn bia; tượng thần điểu Garuda; phù điêu Lăng Ông; tượng tu sĩ; khu mộ cổ,đều được phát hiện tại Bình Định. Trong tất cả các cổ vật phát hiện được, đáng chú ý là di vật tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn, thuộc thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, Tp. Quy Nhơn. Những cư dân ở đây trong lúc đang canh tác đã phát hiện bức tượng chôn sâu dưới lòng đất và đã đào lên đem hiến cho chùa. Dân địa phương gọi là chùa “Phật lồi”. Ở Quy Nhơn hiện vẫn còn dấu vết các lăng mộ cổ của người Champa tại xã đảo Nhơn Châu. Lịch sử Champa từ thời hoàng kim đến lúc suy vong đã trải dài trên 2000 năm đã lưu lại cho hậu thế hàng chục ngôi cổ tháp với những kiểu kiến trúc, chạm trỗ độc đáo, bí hiểm.Ở khu vực duyên hải miền Trg hiện có trên 19 khu tháp với hơn 40 ngôi thấp cổ lớn nhỏ.Huyền thoại về con tàu chở kho báu Champa??? Ch. Lemire đã mô tả các tháp cổ Champa được phân bố ở tỉnh Bình Định trong tác phẩm “Les Tours Kiames de la Province de Binh Dinh” (Sài Gòn 1980) như sau: “Trong các tháp có các tượng, rất có thể chúng bằng vàng hoặc bằng bạc, có mắt bằng ngọc và răng bằng kim cương. Chúng đã bị lấy mất ngay từ đầu. Những tượng bằng đá có thể bị lấy đi ngay sau đó. Người ta đã đào các bức tượng để bóc gỡ các tranh thánh đã được gắn vào đó. Các tháp Bạc (người Việt Nam quen gọi là tháp Bánh Ít) phô bày hàng loạt công trình đáng lưu ý, phần lớn các tượng đều bằng vàng hoặc bằng đá thếp vàng. Tượng cuối cùng che vòm đã được mang sang Pháp năm 1886. Gần 80 tấn đá chạm được dành cho Bảo tàng Lyon đã được tàu Mêkông chuyển về Pháp dưới sự coi sóc của Tiến sĩ Maurice. Tàu Mêkông bị đắm ở Hồng Hải và những người Somalis tưởng rằng đã tìm thấy kho báu nên đã đem vào bờ một số lớn những hòm nặng này, nhưng họ chỉ tìm thấy đá và đá…”Bức màn bí mật bao quanh số phận của con tàu Mêkông đã thách đố các nhà khoa học, giới săn lùng cổ vật và cả những kẻ hiếu kỳ hơn 100 năm. Trong số những người tìm cách sở hữu kho báu trên tàu Mêkông có giáo sư Robert Stenout (Pháp) và sau hơn 30 năm mày mò nghiên cứu ở hàng trăm thư viện, sở lưu trữ văn khố, các hải cảng, nhiều hãng tàu biển… Đến tháng 10.1995, R.Stenout đã khoanh vùng một cách chính xác vị trí mà tàu Mêkông bị đắm tại mũi Guadaqui ở biển Hồng Hải. Theo R.Stenout, Mêkông là một con tàu lớn được thiết kế với hai chức năng chở khách và chở hàng nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến sự thanh nhã của nó. Những năm đầu thế kỷ, do còn hạn chế về kỹ thuật, hành trình Đông Dương-Pháp là một hành trình dài, mất nhiều ngày, nên Mêkông được xây dựng, bài trí hoàn hảo, sang trọng và nguy nga như một cung điện di động trên mặt biển. Chuyến tàu viễn dương định mệnh của tàu Mêkông vào năm 1906 chở theo 180 sĩ quan thủy thủ, 66 hành khách cùng với rất nhiều tấn cổ vật bằng và và một khoang bí mật chứa đầy hàng mà theo khảo sát ban đầu của đội thợ lặn thuộc tàu Scorpio do thuyền trưởng Campell chỉ huy (tàu Scorpio là con tàu mà Stenout sử dụng trong cuộc khai quật của mình) thì hàng trăm nghìn thoi vàng có trong khoang hàng bí mật này như huyền thoại về Mêkông đã lan truyền là có thật.Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi định vị được tàu Mêkông và kho báu bí mật thì nước có chủ quyền trên vùng lãnh hải mà tàu Mêkông bị đắm đã xảy ra một cuộc nội chiến khốc liệt, việc thu hồi kho báu trên tàu Mêkông đành dừng lại…kho báu mà tàu Mêkông có n/vđưa về Pháp chủ yếu được thu gom trên khu vực Vijaya từ Q.Nam đến B.Thuận và chắc chắn đây chưa phải là kho báu duy nhất của Champa.Theo một truyền thuyết thì trên chóp đỉnh của Tháp Đôi, cụm tháp gồm hai chiếc nằm ở TP. Quy nhơn có 2 quả cầu lớn làm bằng vàng ròng. Cả hai khối vàng này đã bị các thủy thủ người da trắng của một chiếc tàu châu Âu đến cướp đoạt và mang xuống tàu sau một cuộc tấn công chớp nhoáng. Người Champa cổ không quá đề cao giá trị của vàng và sử dụng chúng với khối lượng lớn một cách khá phổ biến trong các công trình kiến trúc đền tháp của mình. Có thể lý giải rằng đó là do dân tộc này được tạo hóa ưu đãi quyền sở hữu nhiều mỏ vàng có trữ lượng phong phú. Vàng được đem đi đúc tượng thần để thờ, đúc phù điêu và dát lên các tượng thờ để trang trí… Truyền thuyết cũng cho biết rằng người Champa sau khi dựng tượng vàng ở các đền tháp thường quét lên thân tượng một lớp sơn đặc chế. Kho báu Champa được nhắc đến từ khá lâu bởi các nhà khoa học Pháp. Kho báu cuối cùng, nơi lưu giữ những gì còn lại của Vương triều Champa đã được đề cập trong tác phẩm Un Royaume Disparu – Les Chams et Leur Art-1923 (Pháp). Sự giàu có đầy bí ẩn của Vương quốc Champa có thể đúng như các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. Nhưng ngay cả khi sự thật không phải là như thế thì với việc thừa hưởng 14 quần thể tháp Champa cổ còn lại đến nay, có thể khẳng định rằng – Bình Định đang sở hữu một phần kho báu của nhân loại. Ngàn năm còn một chút này…Ở Tp. Quy Nhơn có 2 ngọn tháp đứng kề nhau, dân gian gọi là Tháp Đôi. Các tư liệu xưa còn ghi chép Tháp Đôi là tháp Hưng Thạnh. Vào ngày 10.7.1980, Tháp Đôi được nhà nước xếp hạng vào danh mục những di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. Tháp Đôi được tiến hành trùng tu đầu tiên ở Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào loại di sản độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Champa. So với các ngọn tháp khác trong tỉnh, trong vùng Tháp Đôi không hề giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện có. Thế nhưng các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường nầy. Tháp Đôi xây dựng vào khoảng cuối thế XII.Cùng với di tích Tháp Đôi, chúng ta ngược lên vùng “Tây Sơn hạ đạo”, để chiêm ngưỡng cụm tháp Dương Long.Ngày xưa người Pháp gọi đây là “Tháp Ngà”, dân địa phương thì gọi là tháp An Chánh. Tháp Dương Long có 3 tòa tháp cổ với chiều cao từ 29 đến 36 mét. Các hệ thống cửa giả phần lớn đã bị sụp đổ, hư hỏng. Tuy vậy nhìn vào các tác phẩm điêu khắc còn sót lại giúp ta liên tưởng đến những nghệ nhân Champa đã từng dày công sáng tạo một nền văn hóa độc đáo. Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đã xác định niên đại của tháp vào khoảng nửa sau thế kỷ 12. Đây là cụm di tích thứ 2 được Bộ văn hóa xếp hạng cùng lúc với Tháp Đôi Quy Nhơn. Sau hai cụm Tháp Đôi và tháp Dương Long, là tháp “Cánh Tiên” và tháp “Bánh Ít”. Tháp Cánh Tiên được người Champa xây dựng ngay ở trung tâm thành Đồ Bàn, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, h.An Nhơn, tỉnh Bình Định.Được biết vào tháng 11.2004 vừa qua, tháp Cánh Tiên đang được Chính phủ CHLB Đức tài trợ 100.000 Euro để trùng tu, khôi phục. Theo tài liệu của người Pháp thì tháp Cánh Tiên còn được gọi là “Tháp Đồng”, nhưng vì sao có tên gọi nầy thì vẫn chưa xác định được nguồn gốc. Tháp cao khoảng 20 mét, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên trong chuyện cổ tích đang bay lên trời xanh. Khác với các tháp Champa khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng chất liệu đá sa thạch, xung quanh có nhiều phù điêu chạm khắc tạo cho ngôi cổ tháp một dáng vẻ độc đáo.Khác với “Cánh Tiên”, cụm tháp“Bánh Ít” có đến 4 tòa tháp lớn nhỏ khác nhau. Gọi là tháp Bánh Ít bởi vì khi đứng xa trông cụm tháp giống như những chiếc bánh ít lá gai-một sản vật thường thấy trong các dịp cúng lễ, giỗ chạp ở miền Trung. Người Pháp gọi đây là “Tháp Bạc”. Tất cả đều nằm trên một đỉnh đồi thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách TP. Quy Nhơn khoảng 20 km. Bốn ngôi cổ tháp đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa, hình voi, hình các vị thần linh. Kiểu trang trí làm cho ta có cảm giác như đang lạc vào thế giới thần bí của người Champa cổ xưa. Cũng tại Bình Định còn có tháp Bình Lâm nằm ở xã Phước Hòa (Tuy Phước) Người dân ở đây kể lại rằng: thôn Bình Lâm là nơi có những cư dân người Việt lần đầu tiên đến đây khai phá mở mang vùng đất phì nhiêu này. Trong hệ thống tháp Champa Bình Định, thì tháp Bình Lâm là nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất.Một cụm di tích khác có tên là tháp Thủ Thiện, còn gọi là “Tháp Đồng” hiện đang tồn tại ở xã Bình Nghi (Tây Sơn) nằm bên Quốc lộ 19. Năm 1995 ngọn tháp nói trên được xếp hạng di tích Nhà nước. Tuy vậy, cũng giống như các cụm di tích tháp Champa khác ở Bình Định, ngọn tháp Thủ Thiện hiện đang bị đổ nát nghiêm trọng. Nhiều di tích, cấu trúc của ngọn tháp đã bị thời gian và con người phá hủy. Di tích cuối cùng được xếp hạng cùng lúc với tháp Thủ Thiện là tháp Phú Lốc .Người Pháp đặt tên là “Tháp Vàng”. “Phú Lốc” nằm giáp giới giữa 2 huyện An Nhơn và Tuy Phước. Tháp nằm trên đỉnh một quả đồi cao 76 mét so với mực nước biển. Ngọn tháp đã bị đổ nát khá nhiều, tuy vậy nhìn một cách tổng quát vẫn thấy được dáng vẻ bề thế, uy nghi của một công trình kiến trúc cổ. Ngoài 7 cụm tháp ở Bình Định đã được Nhà nước xếp hạng, hiện nay vẫn còn một số di tích tháp cổ khác chỉ còn chân đế, hoặc đã bị sụp đổ do người dân đào bới tìm vàng, trong đó có tháp “Hòn Chuông” ở huyện Phù Cát. Ngôi tháp này cùng nhiều tháp Champa khác đang chờ Nhà nước trùng tu.Có thể nói rằng, 8 cụm tháp với tổng số 14 tòa tháp cổ còn lại trên đất Bình Định được xem như một loại tài sản vô giá mà lịch sử đã ban tặng cho miền Trung nước ta. Những bí ẩn về tháp Champa mặc dù đã được tìm hiểu nghiên cứu từ cả chục năm nay, tuy vậy cũng chỉ là những nghiên cứu bên ngoài. Chúng ta tin rằng còn khá nhiều điều kỳ lạ, nhiều huyền thoại lý thú cần làm sáng tỏ.Thanh Trà
0 Rating 587 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On January 24, 2012
inrasaraNguyên tác Akhar thrah – Chuy?n t? La tinh B?n d?ch Vi?t ng? - Index- T?ng lu?n- 3 Akayet Ch?m+ Akayet Dewa M?no+ Akayet  Inra Patra+ Akayet  Um M?rup T?NG QUAN AKAYET – S? THI CH?M   1. Khái quátNgay t? th?i ti?n s?, ?n ?? ?ã có nh?ng giao l?u quan tr?ng v?i ?ông Nam Á. T? nhu c?u phát tri?n kinh t? ??n nh?ng b?t an, xáo ??ng c?a th?i cu?c, t? cu?c thiên di kh?ng l? vào th? k? th? III, nhân cu?c chinh ph?c ?? máu ??t Kalinga th?i Açoka Nhà Maurya ??n các th?i kì chuy?n di c?a các giáo phái Ph?t giáo sau khi b? ?ánh b?t kh?i ??t ?n, ph?i tìm ???ng bành tr??ng ra ph??ng ?ông… T?t c? nh?ng s? ki?n trên ?an b?n v?i nhau, kéo theo sau chúng dòng v?n hóa ?n và v?n ch??ng Ph?n ng? nh?p ??a ?ông Nam Á.Tuy nhiên, s? giao l?u không h?n ch? x?y ra m?t chi?u t? Tây sang ?ông. Dân Indonesia, thông th?o ngh? bi?n, có th? ?ã ??n ?n ?? khá ?ông nh? ng??i ?n ?? ??n ?ông Nam Á. Và sau m?t th?i gian dài trao ??i qua l?i, ?ông Nam Á tr?i qua m?t bi?n ??ng l?n lao ?? r?i ??u th? k? th? II sau Công nguyên, ?nh h??ng c?a ?n ?? b?t ??u tràn lan ? ?ông Nam Á.Nh? th?, V??ng qu?c Champa, c? ng? d?c mi?n duyên h?i Bi?n ?ông c?a Vi?t Nam ngày nay, c?ng ?ã nh?n ???c nh?ng ?nh h??ng quan tr?ng t? phía ?n ??. Nhà s? h?c Henri Maspéro xác ??nh r?ng, kho?ng n?m 380, Bhadravarman, v? vua Champa có tên kh?c trên bia ?á ? Qu?ng Nam, ?ã d?ng ??n th? th?n Shiva Bhadresvara ? M? S?n. S? ki?n ch?ng t? là Bà-la-môn giáo tr??c ?ó ?ã ?âm r? sâu vào m?nh ??t này. Ph?t giáo Nguyên th?y ch? ??n vài th? k? sau nh?ng r?i l?i m?t ?nh h??ng ít lâu sau ?ó tr??c s?c ép quá l?n c?a giáo phái Brahma.Dù là Ph?t giáo hay Bà-la-môn giáo, trong su?t quá trình sinh thành và phát tri?n c?a chúng, th? ngôn ng? chuyên ch? giáo lí này – Sanskrit và Pâli – v?n ?ã ?? l?i m?t d?u ?n r?t ??m nét trong ngôn ng? c?a ng??i b?n ??a.Nh?n xét sau ?ây c?a s? gia G.D.Hall cho chúng ta m?t am hi?u khái quát:“?n giáo là tôn giáo c?a giai c?p quý t?c, nên không thu ???c l?p bình dân ??i chúng. T?p quán b?n x? v?n ti?p t?c phát tri?n song song v?i t?p quán ?n. Mãi ??n m?y th? k? sau, khi Ph?t giáo Nguyên th?y Theravada và H?i giáo nh?p ??a và ???c truy?n bá nh? m?t tôn giáo bình dân, nh?ng ?nh h??ng ngo?i lai này m?i th?t s? va ch?m v?i n?p s?ng ng??i dân quê. ??n khi ?y, c? hai tôn giáo m?i hòa mình vào n?n v?n hóa b?n x? r?i bi?n th? sâu ??m (…). Và khi mà th? ng? không ?? hi?u l?c ?? di?n t? nh?ng í t??ng m?i này, thu?t ng? ?n có ???ng ti?n th?” [1].   Tr??c tiên, ngôn ng? và v?n minh ?n ch? ?nh h??ng ??n ??i s?ng sinh ho?t ? th??ng t?ng c? c?u c?a t? ch?c xã h?i mà Bà-la-môn giáo là ??i di?n ??c quy?n. Gi?i th??ng l?u Ch?m suy t? và vi?t b?ng ti?ng Ph?n. Nên có th? nói bên c?nh các bi kí b?ng ch? b?n ??a ít ???c l?u ý, g?n nh? toàn b? v?n bia kí Ch?m t? th? k? XVI tr? v? tr??c ???c vi?t b?ng ch? Ph?n, và ?nh h??ng b?i Ph?n ng?.Nh?ng sau khi ?? qu?c ?n ?? (t? th? k? XI, và nh?t là vào th? k? XV) ki?t qu? b?i s? ?ánh phá và chi?m ?óng c?a quân ??i H?i giáo thì ?nh h??ng c?a v?n hóa ?n c?ng suy d?n ? kh?p vùng ?ông Nam Á. V??ng qu?c Champa, trong quãng th?i gian ?ó, ch? quan h? giao l?u v?i các n??c trong khu v?c ? phía Nam mà các s? ki?n l?n ???c ghi nh?n là vào cu?i th? k? XIII và ??u th? k? XIV, Jaya Simhavarman III (t?c Ch? Mân) c??i công chúa Nhà Tr?n là Huy?n Trân và công chúa Java là Tapasi. Vào th?i ?i?m này, v??ng qu?c Champa c?ng ?ã k?t h?p v?i ??i Vi?t và Java t?o thành m?t liên minh quân s? ch?ng ?? qu?c Mông – Nguyên. Vi?c Ppo Kabrah (1460-1494) c??i m?t công chúa Mã Lai, s? m?ng quân s? và tôn giáo c?a hai hoàng t? Mã Lai ? ??t Champa vào cu?i th? k? XVI, hay s? ki?n Ppo Rome (1627-1651) sang Kelantan tìm hi?u giáo lí H?i giáo Mã Lai và công d?ng c?a nó… [2] nói lên m?i quan h? m?t thi?t c?a v??ng qu?c Champa v?i các n??c trong khu v?c.??y là nh?ng ?i?u ki?n thu?n l?i cho h?t gi?ng v?n hóa t? t??ng H?i giáo n?y m?m và phát tri?n trong m?t ??t n??c ?ang suy y?u này. ?? không lâu sau ?ó, kho?ng cu?i th? k? XVI ??u th? k? XVII [3], v?n hóa H?i giáo ?ã gi? vai trò quan tr?ng trong V??ng qu?c Champa. Và vì H?i giáo là tôn giáo mang tính ??i chúng nên t? t??ng c?a nó ?ã có nh?ng ?nh h??ng sâu ??m ??n nhi?u t?ng l?p c?a xã h?i.Có th? nói v?n h?c Ch?m, sau th?i kì suy tàn c?a v?n bia kí, ít nhi?u c?ng mang d?u ?n c?a tôn giáo Islam. Nguy?n T?n ??c nh?n ??nh ??i ý là, c? vùng ?ông Nam Á, b? ph?n v?n h?c b?ng ti?ng vay m??n chi?m ?u th? nh?ng sau ?ó nh??ng l?i cho v?n h?c b?ng ti?ng dân t?c [4]. V?n h?c Ch?m c?ng không ?i ra ngoài thông l? ?y. Cho nên, ch? ??n th? k? XVII, v?i s? xu?t hi?n c?a S? thi Dewa M?no và các thi ph?m ti?p theo sau ?ó, v?n h?c dân t?c m?i th?t s? có c? h?i ?? nói lên ti?ng nói c?a mình.M?c dù hai trong ba akayet n?i ti?ng ???c vay m??n t? ngoài, vay m??n t? c?t truy?n ??n tên nhân v?t, ??a danh… nh?ng v?i ch? vi?t (akhar thrah) và ngôn ng? c?a mình, các thi s? Ch?m ?ã k?p th?i hoán c?i chúng cho phù h?p v?i ??c tr?ng v?n hóa dân t?c.Do ?ó, xét v? m?t hình th?c, dù các akayet Ch?m không có ???c cái t?m vóc ?? s? c?a s? thi ?n ?? hay các tác ph?m cùng th? lo?i c?a các n??c trong khu v?c, nh?ng chúng luôn ??t t?i m?t b? c?c g?y g?n và cô ?úc. ?i?u c?t y?u là chúng ?ã nêu b?t ???c hành ??ng và tính cách anh hùng c?a nhân v?t b?ng các tr?n giao chi?n v?i k? thù, các chi?n công l?y l?ng, í chí v??t tr? ng?i ?? ?i ??n tiêu ?ích m?t cách anh d?ng. C? ba s? thi ??u l??c b? m?i sinh ho?t ??i th??ng, các l? nghi phong t?c t?p quán r??m rà và c? quang c?nh hùng v? c?ng ???c ti?t ch? m?t cách ?áng k?. T?t chi ti?t ??u n?m trong màn k?ch và ch? ph?c v? cho t?n k?ch.M?t khía c?nh khá ??c ?áo n?i b?t lên ? các akayet này là, bên c?nh hai khuôn m?t ??i di?n cho s?c m?nh c?a th? l?c c? là Dewa M?no và Inra Patra, xu?t hi?n m?t khuôn m?t hoàn toàn m?i: Um M?rup. Có l? chính vì th? mà trong khi Dewa M?no và Inra Patra, sau khi v??t qua m?i hi?m nguy, tr? v? quê h??ng trong khúc ca kh?i hoàn thì, Um M?rup l?i kiêu d?ng g?c ch?t n?i chi?n tr??ng. Nh?ng cái ch?t c?a tráng s? này báo hi?u m?t l?c l??ng m?i ?ang ?i t?i, r?m r? và không gì c?n n?i, h??ng v? v??ng qu?c Champa. ?? r?i sau ?ó, Champa, tr??c nguy c? tan rã, ?ã ph?i m? vòng tay ?ón nh?n m?t lu?ng ?nh h??ng m?i khác t? bên ngoài: v?n hóa H?i giáo. 2. S? thi Ch?m2.a. Dân t?c Ch?m ? Vi?t Nam Hi?n nay, ng??i Ch?m g?m h?n m?t tri?u ng??i s?ng r?i rác trên kh?p th? gi?i. Riêng ? Vi?t Nam, có s? m?i nh?t ???c ghi nh?n là: 130.000 ng??i [5]. H? s?ng thành c?ng ??ng phân b? không ??u ? m??i t?nh thành khác nhau. Trên bình di?n v?n hóa - ??a lí, có th? phân chia làm ba nhóm nh? sau:? hai t?nh Bình ??nh và Phú Yên, ng??i Ch?m Hroi có kho?ng 21.000 ng??i. Ng??i Ch?m khu v?c này v?n còn l?u truy?n phong t?c t?p quán b?n ??a có ph?n pha tr?n v?i t?p t?c dân t?c Bana, c? ngôn ng? hàng ngày h? c?ng dùng pha l?n ti?ng Bana. Không còn l?u gi? ch? Ch?m truy?n th?ng akhar thrah nh? ng??i Ch?m ? hai t?nh Ninh Thu?n và Bình Thu?n, các tr??ng ca và s? thi ch? ???c k? truy?n mi?ng nh? m?t th? lo?i v?n h?c dân gian [6].? khu v?c phía Nam bao g?m các t?nh An Giang, Tây Ninh, Thành ph? H? Chí Minh, ??ng Nai, Bình Ph??c,… dân s? Ch?m có kho?ng 24.000 ng??i. T?i khu v?c này, ??i b? ph?n ng??i Ch?m theo tôn giáo Islam (quen g?i là H?i giáo m?i), sinh ho?t phong t?c t?p quán hoàn toàn theo H?i giáo. Bà con c?ng bi?t ??n ch? Ch?m truy?n th?ng và v?n b?n c? c?a t? tiên, nh?ng các tác ph?m n?i ti?ng nh? Kabbon Muk Thruh Palei ch? còn ???c k? nh? là truy?n c?; ch? có r?t ít ng??i thu?c th? h? c? còn thu?c và ??c cho con cháu nghe. Khu v?c t?p trung ng??i Ch?m ?ông h?n c? là ? hai t?nh Ninh Thu?n và Bình Thu?n, g?m kho?ng 87.000 ng??i. ??i ?a s? ng??i Ch?m c? trú t?i khu v?c này theo ??o Bà-la-môn (g?i là Cam Ahier) và H?i giáo c? (H?i giáo b?n ??a hóa g?i là Cam Awal), m?t s? ít còn l?i theo ??o Islam. Có th? nói, ?ây là khu v?c v?n hóa - ??a lí c?ng ??ng Ch?m còn l?u gi? ???c nhi?u nét phong t?c t?p quán và v?n hóa c? x?a h?n c?. Trong ?ó n?i b?t là ch? Ch?m truy?n th?ng akhar thrah và akayet (s? thi). Ba m??i n?m qua, ch? truy?n th?ng v?n còn ???c d?y trong các tr??ng Ti?u h?c (song ng?) có con em dân t?c Ch?m h?c. S? thi ???c l?u truy?n qua akhar thrah ???c các gia ?ình Ch?m c?t gi? trong ciet sách r?t trang tr?ng. Và ???c h? xem nh? nh?ng báu v?t linh thiêng. Chính t? các ciet sách này, các v?n b?n s? thi Ch?m ???c s?u t?m, và ?n hành trong giai ?o?n qua [7].2. b. Quá trình s?u t?m, nghiên c?u s? thi Ch?m:S?u t?m, biên d?ch và xu?t b?n:4 s? thi Akayet Deva M?no, Akayet Inra Patra, Akayet Um M?rup và Akayet Pram Dit Pram Lak dù r?t n?i ti?ng trong c?ng ??ng Ch?m, nh?ng chúng ch? t?n t?i d??i d?ng v?n b?n chép tay ho?c truy?n kh?u b?ng k? (akhan), ngâm (hari) hay ??c (pw?c). Tên s? thi Akayet Deva M?no và Akayet Inra Patra l?n ??u tiên ???c nh?c ??n vào n?m 1931 b?i nhà nghiên c?u ng??i Pháp: Paul Mus [8].   N?m 1970, b?ng tên g?i Rw?h Dwah (s?u t?m) - Kh?o l?c nguyên c?o Chàm, b?n in s? thi Akayet Inra Patra m?i xu?t hi?n l?n ??u do Trung tâm v?n hóa Chàm - Phan Rang ?n hành, v?i s? ch? trì c?a G. Moussay cùng nhóm trí th?c Ch?m c?ng tác g?m N?i Thành Bô, ?àng N?ng Ph??ng, L?u Ng?c Hi?n, Thiên Sanh C?nh, Lâm Gia T?nh và Tr??ng T?n. N?m 1971, s? thi Akayet Deva M?no c?ng ???c in và phát hành d??i d?ng này, ?? 3 n?m sau ?ó, 1974, tác ph?m ???c “tái b?n” v?i ch? vi?t chân ph??ng và ít sai sót h?n [9]. Giai ?o?n này, song hành v?i ho?t ??ng s?u t?m c?a Trung tâm v?n hóa Chàm, Thiên Sanh C?nh qua vai trò ch? bút t?p san Panrang – Ti?ng nói c?a c?ng ??ng s?c t?c Ninh Thu?n, ?ã cho ra m?t các v?n b?n c? Ch?m, trong ?ó có  Akayet Deva M?no. Nh?ng ngoài vi?c ??a ra v?n b?n Ch?m nh? ch? tr??ng c?a G. Moussay, Thiên Sanh C?nh còn chuy?n d?ch s? thi ra ti?ng Vi?t, bên c?nh chú thích t? v?ng, t?o ti?n ?? quan tr?ng cho các nhà nghiên c?u sau này [10].  ? t?t c? các ?n ph?m trên, v?n b?n ch? Ch?m akhar thrah ch? có m?t d??i d?ng vi?t tay. N?m sau, 1976, Nara Vija có m?t lu?n v?n v? Akayet Inra Patra v?i v?n b?n s? thi ???c chuy?n d?ch ra ti?ng Pháp [11].N?m 1982, Tùng Lâm và Qu?ng ??i C??ng ??a ra hai b?n ti?ng Vi?t c?a s? thi Ch?m Akayet Deva M?no và Akayet Um M?rup v?i tên g?i Hòa Nô và Hoàng T? Um M?rup và cô gái ch?n dê trong cu?n Truy?n th? Chàm [12]. ?áng ti?c là b?n d?ch không có ph?n ??i chi?u v?i nguyên tác, và ng??i d?ch không cho bi?t ?ã d?a vào b?n chép tay nào. Có l? nh? th? ch?ng mà b?n d?ch có s? sai l?ch quá l?n so v?i các b?n v?n c?a thi ph?m Ch?m ???c tìm th?y. M??i n?m sau, “b?n d?ch” trên ???c ??ng Nghiêm V?n cho in l?i trong m?t tuy?n t?p v? v?n h?c dân t?c thi?u s? [13]. N?m 1989, m?t công trình nghiên c?u v? akayet vi?t b?ng hai th? ti?ng Pháp và Mã Lai ???c in ? Kuala Lumpur [14]. Tác ph?m g?m n?m ph?n chính. Riêng ph?n chuy?n t? Latinh v?n b?n Ch?m, có l? vì ??c không k? tác ph?m Ch?m b?ng akhar thrah, nên ng??i làm công tác sao chép ?ã ph?m nhi?u l?i v? t? v?ng - ng? ngh?a.V? hai “s? thi” b?ng ti?ng Vi?t c?a Tùng Lâm - Qu?ng ??i C??ng và P. Dharma, G. Moussay và Inrasara ??u có bài vi?t trao ??i nghiêm xác [15]. Ti?p nh?n s? phê bình c?a Inrasara, P. Dharma ?ã s?a ch?a và in l?i Akayet Dewa M?no do C? quan s?u t?p th? b?n Champa Koleksi Manuscrip Melayu Campa th?c hi?n, r?t ?áng tin c?y. M?t ?n ph?m khác v? Akayet Inra Patra c?ng ???c xu?t b?n b?i C? quan trên vào n?m 1997. T? ?ây các v?n b?n akhar thrah ??u tiên xu?t hi?n d??i d?ng ch? Ch?m trên vi tính [16]. Tr??c ?ó hai n?m, Inrasara c?ng ?ã cho in hai s? thi Akayet Dewa M?no và Akayet Um M?rup trong b? ba V?n h?c Ch?m, Khái lu?n - v?n tuy?n, g?m v?n b?n ti?ng Ch?m, b?n Vi?t ng?, thích ngh?a t? c? và b??c ??u ??i chi?u d? b?n [17]. Nh? v?y sau “truy?n th?” Hoàng T? Um M?rup và cô gái ch?n dê ???c cho ra m?t vào n?m 1982, ?ây là l?n ??u tiên Akayet Um M?rup ???c trình bày m?t cách nguyên v?n.Nghiên c?uVi?c nghiên c?u s? thi Ch?m ???c ti?n hành v?i nhi?u khó kh?n, b?t tr?c và không liên t?c. Ban ??u, s? sai l?m v? vi?c trình bày v?n b?n ?ã d?n ??n sai l?c trong c?ng vi?c nghiên c?u. ?ình Hy và Tr??ng S? Hùng ?ã ph?m ph?i l?i này khi vi?t bài nghiên c?u v? s? thi Ch?m mà ch? d?a trên v?n b?n ch?a ???c ki?m ch?ng [18]. Trong khi tr??c ?ó, ?ã có nhi?u công trình giá tr? ra ??i.Công trình nghiên c?u ??u tiên v? s? thi Ch?m - Akayet Dewa M?no - thu?c v? G. Moussay qua lu?n án EPHE c?a ông ???c b?o v? vào n?m 1975 [19]; m?t n?m sau ?ó ông có bài nghiên c?u v? Pram Dit Pram Lak [20]. ?? mãi 15 n?m sau ông m?i có bài vi?t chuyên sâu khác v? Akayet Inra Patra [21]. ? trong n??c, n?m 1994, Inrasara trong t?p th? nh?t c?a b? ba V?n h?c Ch?m, Khái lu?n - v?n tuy?n ?ã dành nguyên m?t ch??ng bàn v? s? thi Ch?m [22]. Sau ?ó r?i rác có các bài vi?t c?a Inrasara, Phan ??ng Nh?t, Nguy?n Ph?m Hùng v? th? lo?i v?n h?c này c?a Ch?m, v?a chuyên sâu th? lo?i v?a ??t akayet trong t?ng th? v?n h?c Ch?m và có khi c? n?n v?n h?c c? Vi?t Nam [23]. S? thi Ch?m v?i 4 tác ph?m Akayet Deva M?no, Akayet Inra Patra, Akayet Um M?rup và Akayet Pram Dit Pram Lak c?ng ???c ?? c?p nhi?u l?n v?i nhi?u d?ng th?c và m?c ?? khác nhau qua tác ph?m ti?u lu?n - nghiên c?u - phê bình dày d?n c?a Inrasara: V?n hóa - xã h?i Ch?m, nghiên c?u & ??i tho?i [24].2. c. AKAYET CH?M2. c.1. AKAYET DEWA M?NOTrong các s? thi Ch?m (Akayet Dewa M?no, Akayet Inra Patra, Akayet Um M?rup), Akayet Dewa M?no (S? thi Dewa M?no) chi?m v? trí quan tr?ng nh?t. Quan tr?ng không nh?ng ? quy mô và ?? dài c?a nó mà còn ? ch? nó là m?t tác ph?m b?ng th? có l? c? nh?t, có giá tr? v?n ch??ng cao, ??ng th?i có tính nhân b?n sâu s?c.Akayet Dewa M?no ???c truy?n bá r?ng rãi trong qu?n chúng. Ng??i Ch?m hãnh di?n vì nó, xem nó nh? là Truy?n Ki?u c?a dân t?c Ch?m. Và c?ng nh? ng??i KInh v?i Truy?n Ki?u, ng??i Ch?m say Dewa M?no, nói Dewa M?no, ??c Dewa M?no, phân tích Dewa M?no và ngâm Dewa M?no v?i m?t gi?ng ngâm ??c ch?t Dewa M?no. ?ây không ph?i là sáng tác c?a ng??i tr?n m?t th?t mà là m?t t?ng ph?m c?a th?n thánh ban cho, ông bà Ch?m ngh? th?.Akayet Dewa M?no [25] g?m 471 câu l?c bát [c?p 6/ 8] c? ?i?n Ch?m. C?ng nh? các tác ph?m khác trong n?n v?n h?c c? ?i?n Ch?m, Dewa M?no không có tác gi?. Ng??i ta c?ng không xác ??nh ???c n?m sáng tác và ngay c? th? k? ra ??i c?a nó. C?n c? vào tính ch?t c? c?a ?a s? ngôn t? ???c s? d?ng trong tác ph?m (xem b?ng kê):B?ng kê m?t s? t? c? ???c dùng trong Dewa M?no:take: kh?i hành, ?i              P?p: g?pbinix: ch?t, hi sinh       praittarabi: m?t ??tbican: nói, nh?n ??nh   sunit ginr?h: th?n thôngn?m?x sukal: l?y t?   ditbiya: v??ng qu?c, hoàng t?ckuram?: cây chà là   ?wan laik: cam ?oannorapat: vua                bharriya: v?, ch?ngrabiy?ng: n? tì                kapaklima: t? t??ngm?ligai: ngai                kupiah: m? (c?a ng??i H?i giáo)nix pabha: ch?t                kathieng: thiên th?ch; tuy?t.tathik kuradong: bi?n kh?i   jallidi: ??i d??ng…Bên c?nh s? có m?t c?a m?t s? y?u t? Mã Lai trong akayet, chúng ta có th? nói r?ng Akayet Dewa M?no ?ã du nh?p vào Champa qua con ???ng Islam vào kho?ng cu?i th? k? XVI ??u th? k? XVII [26].Trong bài kh?o lu?n c?a mình, G. Moussay xác nh?n r?ng Akayet Dewa M?no c?a Ch?m ???c vay m??n t? Hikayat Dewa Mandu c?a Mã lai. Ông c?ng s? b? ??i chi?u tên ??a danh và tên nhân v?t gi?a hai tác ph?m này:Mã Lai                        Ch?mDewa Mandu           Deva ManoAnggeran Dewa           Akar DewaDewa Arkas Peri             Arakas KaphwariLangka dura           Birung LangdaraBerhamana           Brah mannaCendera                 CandraDewa Raksa Malik           Deva SamalaikGangsa Indera           Gan Sri InraNaga Samandam           Ina MadongKarama Raja           Kurama RajaLang Kawi Rama           Langgiri CahyaPalinggem Cahya           Palingan CahyaLila Ratna Cahya           Ratna Cahya Sri BiyangZenggi                        SanggiDuri Patem Dewi           Sapatan DiviSaribu Cahya           Sri Ramut Cahya [27]Nh?ng khi vay m??n tác ph?m Mã Lai, Akayet Dewa M?no ?ã có nhi?u thay ??i quan tr?ng v? nh?ng tình ti?t c?a c?t truy?n l?n tâm lí nhân v?t. Chúng ta hãy theo dõi câu chuy?n:Vua Kurama Raja x? Gan Xrik Inra v? ??i ???c vua các n??c ch? h?u xung quanh th?n ph?c, h?ng n?m mang l? v?t ??n tri?u c?ng. V??ng qu?c hùng m?nh, nhân dân yên ?n làm ?n. B?ng d?ng, m?t ngày kia, con voi quý trong v??n nhà vua khóc r?ng th?m thi?t. M?t ?i?m g? ???c báo tr??c. Vua cho v?i ngay quan ??i th?n và nhà chiêm tinh Lakxamana ??n h?i s? tình. Nguyên nhân ???c t? bày: nhà vua không có con trai n?i ngôi cha tr? vì ??t n??c. Nhà chiêm tinh nói thêm: vua cha có th? c?i m?nh b?ng cách t? hi sinh thân mình. Y l?i v? chiêm tinh, nhà vua ban ân ph??c cho th?n dân, r?i sau khi tr?ng tr?i v?i hoàng h?u Runna Runga Cahya, vua hóa thân v? tr?i ?? tròn m?t n?m sau hoàng h?u h? sinh m?t ??a con trai kháu kh?nh: hoàng t? Dewa M?no. Dewa M?no k?t ngh?a anh em v?i ?ngkar Dewa là con trai c?a quan ??i th?n Binara. Khi hai anh em tr??ng thành, h? ??u không th?y cha ?âu, h?i ra m?i bi?t c? s?. Và h? quy?t ?i tìm cha, b?t k? bao l?i can ng?n, mong ???c nhìn th?y m?t cha m?t l?n thôi ?? th?a lòng khao khát.Cùng th?i, bên x? Birung L?ngdara có m?t nàng công chúa n?t na thùy m? v?i s?c ??p chim sa cá l?n tên là Ratna Xribiy?ng ???c Rija Dewa Xam?laik – m?t hoàng t? tài ba có ?? phép th?n thông m?i n?i ngôi vua cha v?a b?ng hà ? x? bên c?nh – ?? ý và xin ??n làm r?, nh?ng công chúa Ratna không thu?n. Cùng lúc, vua Intan ? x? Sumut Didin Didan v??t ??i d??ng mang vàng b?c châu báu ??n h?i c??i công chúa. Hai bên ?ng thu?n trao ??i l? v?t. Dewa Xam?laik c?m th?y b? s? nh?c, ngay t?c kh?c hóa phép bi?n công chúa Ratna thành con voi tr?ng, g?m lên m?t ti?ng th?t thanh r?i ch?y bi?n vào r?ng. Vua Intan, t?n m?t nhìn th?y phép th?n thông c?a Dewa Xam?laik, s? nguy ??n tính m?ng, t?p h?p ?oàn tùy tùng, v?i vã lên tàu v? n??c.Trong khi ?ó, trên cu?c hành trình ?i tìm cha, tình c? hai anh em Dewa M?no g?p con voi tr?ng ?ang ??ng r? bu?n d??i g?c cây l?n. Chàng ??n bên h?i và nàng k? l? s? tình. ??ng lòng tr??c c?nh trái ngang, Dewa M?no hóa phép bi?n con voi tr?ng thành nàng công chúa, xinh ??p l?i càng xinh ??p h?n x?a. Nh?ng ?ây là V??ng qu?c c?a Dewa Xam?laik. Rak ?ang bay ??n hái trái kuram? cho chúa mình. Nhìn th?y M?no, Rak lên ti?ng khiêu khích. Nh? ??n tâm ??a nh? nhen c?a Xam?laik ??i v?i công chúa Ratna khi x?a, và khi nghe m?y l?i khiêu khích c?a Rak, Dewa M?no n?i gi?n chém Rak tr?ng th??ng r?i dùng m?i tên th?n b?n Rak bay ?i v?i l?i nh?n g?i ??n Xam?laik: công chúa Ratna ?ã là v? c?a Dewa M?no.Rak bay ?i r?t ngay tr??c m?t Xam?laik, tr?ng tr?i r?i ch?t. Xam?laik ?ùng ?ùng n?i gi?n. Th? là các cu?c chi?n b?t ??u n?i ?uôi nhau ti?p di?n. Ngay trong cu?c giao chi?n ??u tiên, Dewa M?no gi?t ch?t vua Rak r?i ???ng hoàng ??a công chúa Ratna tr? v? quê h??ng nàng. ? ?ây, hôn nhân gi?a Dewa M?no và công chúa Ratna ???c chính th?c công nh?n. Bên c?nh ?ó, ?? th??ng công chàng, vua Lang Dara còn g? cháu gái c?a mình là Cahya cho Dewa M?no.V? ph?n Xam?laik, u?t ?c vì b? m?t m?t tr??c Dewa M?no, chàng cùng chú là Arakix Kaphwari b? x? s? lên núi tu luy?n trong b?y n?m. Hai chú cháu cùng ??n g?p các tù tr??ng th? dân yêu c?u giúp s?c. Nh?ng c? các tù tr??ng này c?ng b? ?ngkar Dewa ?ánh b?i trong m?t cu?c giao tranh. Trên ???ng kéo quân tr? v?, anh em Dewa M?no b? Xam?laik b?n lén. M?i tên vàng c?a Xam?laik mang hai anh em bay r?t vào gi?a lòng ??i d??ng, l?u l?c b?y ngày ?êm m?i g?p l?i m?t nhau trong m?t dòng n??c xoáy. Nh? l?i bùa thiêng c?a X?nggi khi x?a, ?ngkar Dewa nh?c tên và Jin X?nggi –  ng??i x?a kia ???c ?ngkar Dewa c?u s?ng – xu?t hi?n v?t hai anh em Dewa M?no ch? v? x? s? c?a m?t v? vua. ? x? này, ?ngkar Dewa l?y công chúa Tw?n Ramai và Dewa M?no l?y công chúa Lima Girakxa.Sau m?t n?m chung s?ng v?i công chúa Lima và có ???c m?t c?u con trai, Dewa M?no ???c tin báo Xam?laik ?ang bao vây x? L?ngdara và ?òi l?y cho b?ng ???c công chúa Ratna m?c dù nàng c??ng quy?t t? ch?i. Chàng cùng em t?c t?c lên ???ng. T??ng r?ng cu?c chi?n m?i s? x?y ra ác li?t h?n. Nh?ng không, m?t c?m b?y khác ?ã ???c gi?ng ra, và hai anh em Dewa M?no th?t thà ?ã b? trúng thu?c ??c. Xam?laik sai các binh lính h?u c?n mang g??m t?i, quy?t b?m nát xác hai anh em Dewa M?no. Th? nh?ng nh?ng nhát g??m b? xu?ng ?ã không làm h? h?n gì hai thi th? ?ã b?t ??ng này. Tin xác hai anh em Dewa M?no ?ang ???c quân Rak canh gi? c?n m?t ??n lan sang x? s? bên c?nh, công chúa Jotna x? Hàm R?ng cho ng??i tìm cách mang xác h? v?, làm phép gi?i ??c cho Dewa M?no ??ng th?i y?m bùa cho chàng quên quê h??ng cùng v? con ?? chung s?ng v?i mình. May m?n cho Dewa M?no, ?ngkar Dewa khi t?nh ng? ?ã g?i Jin X?nggi t?i c?u c? ba ng??i thoát kh?i x? Hàm R?ng bí hi?m kia.Trong khi ?ó, ? v??ng qu?c Il?ng X?ngkata, Xam?laik sau m?t tháng ròng ch? ??i (th?i gian mà Xapatan – em gái út chàng, lúc này c?ng là v? c?a Dewa M?no – ?? ngh? v?i anh cho các công chúa ???c ?? tang ch?ng), ?ã v?i vã lên ???ng mong ???c h?i ng? v?i công chúa Ratna. Không ng?, khi t?i n?i, nhìn th?y Dewa M?no ???ng hoàng ng? trên ngai vàng, chàng vô cùng gi?n d?. Cu?c chi?n tái di?n, kh?c li?t h?n bao gi?, vì hai bên ??a ra toàn b? l?c l??ng quy?t m?t tr?n s?ng mái. Quân Rak và Jio Wanna b? Jin X?nggi ?ánh b?i và Arakix c?ng b? ?ngkar Dewa h? m?t cách nhanh chóng. Xam?laik dàn quân và Dewa M?no ?i ?ng chi?n, bay ?i cùng v?i sáu nàng công chúa m?t lòng cùng s?ng ch?t v?i ch?ng, quy?t không ?? b? Xam?laik b?t n?a. Hai bên chi?n ??u liên t?c trong nhi?u ngày ?êm, ?i qua nhi?u hành tinh xa l?, ?ánh nhau gi?a không trung, trong bi?n c?, trên ??t li?n không ng?ng ngh?. ??n th?i ?i?m quy?t ??nh, Xam?laik b?n m?i tên vàng c?a chàng. M?i tên b? Dewa M?no b? g?y. Ngay l?p t?c Dewa M?no ph?n công, s? d?ng ??n ngón tuy?t chiêu: g??m kuraba k?t li?u m?ng s?ng c?a Xam?laik.Cu?c chi?n d??i tr?n gian vang ??ng ??n Nhà Tr?i. Th??ng tình cho anh chàng Xam?laik si tình t?i nghi?p, ??ng th?i ?? c?u vãn danh d? cho chàng, ??ng Th??ng ?? chí tôn phái thiên s? xu?ng m? n?m m? và ban h?n cho chàng s?ng d?y. Hai bên l?i ti?p t?c chi?n ??u. Khi cu?c chi?n kéo dài quá lâu v?n b?t phân th?ng b?i, lúc ?ó, Ngài m?i giáng th? gi?i hòa cho hai ng??i kh?ng l? ngang s?c ngang tài, chính th?c tuyên b? công chúa Ratna là v? c?a Dewa M?no và cho Xam?laik c??i bóng c?a nàng (ôi! Cái khôn khéo c?a ??ng Chí tôn Chí ??i) Dewa M?no, ?ngkar Dewa, Jin X?nggi và sáu công chúa kh?i hoàn, tr? v? quê h??ng trong s? ?ón ti?p t?ng b?ng c?a th?n dân cùng vua các n??c ch? h?u. Dewa M?no ???c tôn ngôi v??ng, ?ngkar Dewa làm quan ??i th?n. X?nggi t? giã m?i ng??i tr? v? c? quân.B? c?c ch?t ch?, c?t truy?n ??y k?ch tính c?ng v?i l?i k? truy?n lôi cu?n ?ã t?o cho Akayet Dewa M?no m?t s?c h?p d?n ??c bi?t. M?c dù thi ph?m ?ã ph?i khoác lên mình chi?c áo huy?n tho?i, nh? các lo?i v? khí ???c s? d?ng trong cu?c chi?n (tr?mpaik: m?t lo?i d?a bay, ir?x kuraxi: m?t th? gh? bay th?n kì, padak lakkuraba: m?t lo?i g??m th?n) hay tên trái cây, tên x? s?, tên nhân v?t ??u là nh?ng tên xa l? v?i ngôn ng? dân gian, nh?ng chính là bi?u hi?n tâm lí ng??i, r?t ng??i c?a nhân v?t ?ã ?? l?i d?u ?n ??m nét trong lòng ng??i ??c. S? c?m gi?n c?a Jin X?nggi, cái hèn nhát c?a vua Intan, tính th?p hèn c?a Xam?laik, lòng ghen tuông, nh?ng ni?m vui, n?i bu?n, nh?ng n? c??i và nh?ng gi?t n??c m?t… ??u n?m trong s? ?? chung c?a tâm lí con ng??i phàm tr?n.??c gi? không th? nào quên ???c c?n gi?n d? c?a Jin X?nggi khi nhìn th?y n??c m?t l?n dài trên má Dewa M?no lúc chàng tr? v? sau c?n ho?n n?n, ch?t b?t g?p công chúa Cahya tay ?ang n?m ch?t con dao toan t? v?n vì ngh? ?ây là Xam?laik ??n hãm h?i nàng. C?n gi?n d? c?a Jin r?t ? con ng??i: h?n nhìn th?y t?n m?t th?n t??ng h?n v?a s?p ?? v?i nh?ng gi?t n??c m?t y?u ?u?i! Và càng con ng??i h?n n?a: nh?ng gi?t l? này c?a Dewa M?no th?n thánh. Chi?u sâu tâm lí c?a con ng??i ???c khai phá m?t cách kì tuy?t!Dòng th? c?a b?n s? thi nh? mu?n bay cao bay xa nh?ng bao gi? c?ng r?i tr? l?i m?t ??t. M?t ??t luôn là tâm ?i?m cho các nhân v?t x? s? và tung hoành.Th?t th?, Dewa M?no là m?t thi ph?m mang ??m tình ng??i. ?ó là tình ph? t? c?a vua Karama Raja ?ã ch?u ch?t ?i cho con ???c có m?t trên tr?n gian; là lòng chí hi?u c?a Dewa M?no ?ã không qu?n hi?m nguy gian kh?, lên ???ng ?i tìm cha, b? l?i sau l?ng ngai vàng cùng s? giàu sang phú quý; ?ó là lòng trung thành c?a Jin X?nggi, ?ã bao l?n ra tay c?u anh em Dewa M?no thoát kh?i c?nh nguy kh?n; là ??c chung th?y c?a công chúa Xapatan m?t m?c yêu th??ng ch?ng dù b? ch?ng hi?u l?m và ru?ng b?, c?a công chúa Ratna ?ã ?ánh l?a Xam?laik ?? ???c th? ti?t v?i ch?ng khi ch?ng b? n?n, và trong tr?n quy?t ??u ?ã sát cánh bên ch?ng ?? ???c cùng s?ng ch?t. Và nh?t là tình máu m? c?a công chúa Xapatan ??i v?i ng??i anh là Xam?laik. Khi ng??i anh ru?t b? sát h?i b?i chính bàn tay ch?ng mình trong tr?n chi?n cu?i cùng, nàng ?ã khóc. Nhà th? vi?t nên m?t ?o?n th? r?t ??p:Dom nan Xapatan DiwiCauk x?p nhu hari gr?p n?gar jang pax?ngIa di kraung ?w?c m?ng ngauk mai t?lCamauh patri cauk nan ia dawing ?w?c o truhTh? r?i công chúa Xapatan khócTi?ng khóc th?m thi?t, c? x? s? ??ng lòngVà dòng sôngT? trên cao ch?y l?iN??c cu?n xoáy mãi không n? trôi ?iAkayet Dewa M?no còn là bài th? ng?i ca lòng cao th??ng hào hi?p c?a con ng??i. Dewa M?no r?t cao th??ng, cao th??ng khi chàng t? ch?i ?ánh Xam?laik ?? r?i ph?i m?c n?n b? k? thù b?n lén sau l?ng, cao th??ng khi chàng cho phép v? khóc cho ng??i anh ru?t c?a nàng v?a là k? t? thù c?a mình, khi chàng không cho ng??i em k?t ngh?a ?ngkar Dewa gi?t quân lính k? ??ch trong khi chi?n ??u ch?ng Xam?laik. Và ngay c? Xam?laik, m?t nhân v?t ph?n di?n, c?ng ?ã làm ???c m?t c? ch? cao th??ng: chàng ?ã không ??ng ch?m ??n công chúa Ratna khi ???c nàng yêu c?u ?? tang cho ch?ng (vì t??ng ch?ng ?ã ch?t). C? ??n ??ng Th??ng ?? Chí Tôn c?ng ?ã th? hi?n ???c m?t c? ch? nhân t? cao c?: không ?? cho Xam?laik, m?t con ng??i có tài n?ng l?n ph?i ch?u m?t m?t tr??c ng??i yêu, khu?t nh?c tr??c k? thù; vì khi b? ??y ??n b??c ???ng cùng, con ng??i d? ?i ??n nh?ng hành ??ng thi?u chín ch?n, m?i thù kéo dài dây d?a, và con dân Ngài d??i tr?n mãi ch?u c?c kh?; nên Ngài ?ã ngh? ra h??ng ?? g? danh d? cho Xam?laik b?ng cách cho chàng m?t l?n n?a ???c chi?n ??u v?i Dewa M?no, và cu?i cùng ???c c??i bóng công chúa Ratna. Th?t không th? tìm ???c gi?i pháp nào tài tình h?n!Và cu?i cùng, Akayet Dewa M?no v? ??i ? n?i nó ?ã th?a mãn ???c nh?ng khát khao muôn thu? c?a con ng??i. Con ng??i bao gi? v?n th?, dù h? c? ng? trong b?t kì không gian th?i gian nào, nhu c?u ???c truy?n gi?ng (Vua Kurama Raja ph?i t? hi sinh ?? có ???c ??a con n?i dõi), nhu c?u ???c yêu th??ng ?ùm b?c (Xapatan c?n ???c bàn tay Dewa M?no ôm ?p), ???c s?ng ?m no trong m?t ??t n??c an lành (t?t c? qu?n chúng nhân dân trong m?i x? s?) v?n là nh?ng nhu c?u b?c thi?t nh?t.? Akayet Dewa M?no, con ng??i ?ã bi?t quên ?i b?n thân mình và bi?t hi sinh cho ng??i khác, cha hi sinh cho con, em bi?t quên mình vì anh, b?n bè dám l?n x? vào khói l?a ?? c?u nhau, ch?ng bi?t tha th? cho v?… nh?ng ??c tính này c?a con ng??i khi k?t h?p l?i, có th? t?o nên nh?ng kì tích mà n?u thi?u nh?ng kì tích này thì cu?c s?ng s? tr? nên vô v? và con ng??i muôn ??i mãi không th? ??t t?i nhân b?n tính ?ích th?c.Th? nh?ng, các ??c tính cao c? này c?a nhân v?t s? nh?t nh?o bi?t bao n?u nó không ??t trong c?nh ng?, tình hu?ng t??ng ?ng, và n?u nó không ???c k? l?i b?ng m?t ngh? thu?t th? chín ch?n nh? ? Akayet Dewa M?no. Qu? th?t, l?i k? chuy?n c?a Akayet Dewa M?no ?ã ??t ??n m?c tinh x?o.Không gi?ng nh? các tác ph?m khác thu?c dòng v?n h?c c? ?i?n Ch?m, r?t ít chi ti?t ???c l?p l?i trong Akayet Dewa M?no. T?t c? ??u ???c phóng ??i, và phóng ??i ??n m?c d? th??ng, cái d? th??ng này l?i luôn luôn có th? ch?p nh?n ???c. Có th? nói, chính cái d? th??ng này ?ã góp ph?n t?o nên s?c h?p d?n riêng c?a tác ph?m. Chúng ta c?ng c?n l??t qua m?t s? ?o?n:– Dewa M?no ?ang chu?n b? xu?t quân:Tanrak ginuh glaung m?t?h ad?rhaApan padak lakkuraba ?ik asaih kauk p?rHào quang r?c sáng l?ng ch?ng tr?iTay c?m g??m th?n, c??i ng?a tr?ng bay   – C?n gi?n d? c?a Xam?laik:Nhu ginaung tatr?m takai d?ng m?kaikDom kathieng jruh laik, c?k car jang jal?hN?i c?n th?nh n?, h?n gi?m chânThiên th?ch r?ng r?i, núi non nghiêng ??– Di?n t? c?nh cung ?i?n c?a công chúa Ratna thì: "?? xây cung ?i?n cho công chúa Ratna, nhà vua cho v?i nh?ng th? luy?n kim b?c th?y. Ba l?p hàng rào bao b?c l?y cung ?i?n bao la: vòng ngoài c?ng ???c rào b?ng s?t, vòng gi?a b?ng ??ng và vòng trong ???c s?n son th?p b?c. C?ng thành ???c ng?n b?ng ba l?p c?a có kh?c hình các con r?ng bay l??n. B?n góc khuôn viên cung ?i?n ??u có b?n cái gi?ng xây kh?ng l? mà m?t sân toàn cát vàng. Hai bên ???ng t? c?ng d?n vào cung ?i?n chính tr?ng ?? lo?i hoa quý ???c mang v? t? kh?p n?i trên th? gi?i mà h??ng th?m t?a bay kh?p m?i mi?n ??t n??c. D??i m?i cây hoa ??u có m?t lo?i chim quý hi?m su?t ngày ?êm múa hát. Trong thành, m?t ng?n núi cao ng?t ???c d?ng nên. Ng?n núi này ch? ???c tr?ng ??c nh?t cây chà là th?n tr?u n?ng trái chà là vàng, và trong thân cây luôn âm vang ngàn ?i?u nh?c mê li. Xung quanh ng?n núi là m?t vùng bi?n c? v? sóng êm ngân hòa cùng ?i?u nh?c trong thân cây chà là. M?t chi?c c?u b?ng vàng ròng ???c l?c t? ??i d??ng b?c qua bi?n n?i li?n ng?n núi v?i bi?t th?. Bi?t th? v? ??i cao l?ng ch?ng tr?i ???c l?p b?ng nh?ng t?m kim c??ng, trên cùng là mái làm toàn b?ng vàng ròng. ? b?n góc c?a bi?t th?, b?n con r?ng th?n nâng b?n bóng ?èn kh?ng l? ngày ?êm soi sáng toàn v??ng qu?c".??y là m?t c?nh t??ng siêu nhiên ch? ???c th?y trong óc t??ng t??ng hay trong nh?ng tr? x? c?a các v? b? tát trong kinh Hoa nghiêm c?a ??o Ph?t. Và ?ây là bãi chi?n tr??ng trong tr?n giao tranh cu?i cùng gi?a Dewa M?no và Dewa Xam?laik:"Trên m?t ??t, nh?ng ng?n lao c?a h? ch?m nhau n? bùng nh?ng ?ám l?a thiêng cháy tr?i núi non. H? l?i kéo nhau ra ??i d??ng, hóa thân thành loài r?ng bi?n, ti?p t?c chi?n ??u trong b?y ngày ?êm làm ??i d??ng n?i sóng, bão t? mù tr?i ??t. Th?y ch?ng ?n thua gì, h? l?i l?n sâu vào lòng ??t (lúc này h? ?ã hóa thân thành r?ng ??t) ti?p t?c thí võ. Cu?c chi?n l?i di?n ra trên không trung làm s?m sét n? tung, ch?n ??ng m?t n?a v? tr?".C? th? ti?p t?c. C? th?, Dewa M?no và Xam?laik tung hoành, tung hoành cùng v?i óc t??ng t??ng bay b?ng c?a thi s?, cùng v?i v?n th? hoa m? và ngôn t? bay b??m kì tuy?t.Th? nh?ng, tài n?ng c?a thi s? không ch? ng?ng l?i ? t??ng t??ng và phóng ??i. Ng??i ta ngh? r?ng có gì khó ?âu! C? t??ng t??ng nh?ng ?i?u kì qu?c nh?t r?i th?i ph?ng nó lên. Làm nh? ai c?ng có th? làm ???c chuy?n ?y! Picasso, khi ?? cây c? c?a mình tung hoành v?i nh?ng tác ph?m hi?n ??i, tr??c ?ó ông ?ã có các h?a ph?m c? ?i?n giá tr?. Và thi s? Tô Thùy Yên có nói ??i í r?ng không th? ?em Tháp Chàm v?i Angkor c?a Campuchia ra mà so sánh. B?i vì n?u c?n, nhà th? chúng ta c?ng có th? di?n t? tài tình nh?ng khía c?nh vi t? nh?t c?a tâm lí con ng??i.Chúng ta hãy th? phân tích m?t tình ti?t trong akayet: Dewa M?no v?i vã v? quê h??ng sau khi ???c công chúa Jotna gi?i ??c và ???c Jin X?nggi c?u thoát. Lúc ?y, Ratna và Cahya b? giam l?ng, ?ang th? s?n con dao ?? k?p t? v?n khi qua th?i h?n ???c Xam?laik cho phép ?? tang ch?ng. Lòng th?p th?m, chàng nh? nhàng ??y c?a b??c vào.Patri tangi thei jwak dr?h takaiPathang kuw bhian nau mai, Dewa M?no nan nhu hiaNàng h?i ai ?i t?a ti?ng b??c chânCh?ng ta ?i l?i nh?ng ngày th??ngVà Dewa M?no b?t khóc.Dewa M?no, ng??i anh hùng cái th? này ?ã b?t khóc. Chàng khóc vì chàng hi?u r?ng ch? có nh?ng ng??i th?t s? yêu nhau, th?c lòng nh? mong nhau m?i có ???c cái tinh t? ?y c?a thính giác. Các chi ti?t v?t vãnh nh?t và t??ng nh? d? b? khu?t l?p b?i bao lo âu th??ng nh?t, nh?ng v?i n?i nh? mong, b?ng s? ch? ??i trong câm l?ng và qua m?t th?i gian dài h?i t??ng, chúng t? t? l?n d?y và l?n mãi trong kí ?c sâu th?m mà ta h?u nh? không hay bi?t cho ??n khi, b?i m?t c? duyên nào ?ó, nó v? ra và l? nguyên hình. Các nhà tâm lí h?c ??t cho nó cái tên: vô th?c. Nh? ti?ng gi? áo sau khi có ti?ng m? t?, thói quen chà hai chân vào nhau khi lên gi??ng, hay nh? ? ?ây – ti?ng b??c chân ?i l?i.Tr? l?i v?i câu chuy?n. Lúc ?y, Dewa M?no nhanh tay gi?t l?y con dao n?i tay công chúa, b?ng b? nàng kháng c? l?i. Vô th?c nàng tin r?ng ?ó là ti?ng b??c chân c?a chàng - là chàng, ng??i ch?ng yêu d?u c?a mình nh?ng í th?c nàng li?n ph?n bác: chàng ?ã ch?t.Trong m?t c?nh ng? r?t th?c, v?i m?t ngh? thu?t phân tích tâm lí sâu s?c, thi s? ?ã th?i ???c vào ?o?n th? s?c s?ng kì l?. ??y là ?i?m son khác c?a Akayet Dewa M?no.Và m?t ?i?u n?a c?n nói ? ?ây là k?t thúc có h?u c?a tác ph?m (chính ngh?a th?ng hung tàn, Dewa M?no ca khúc kh?i hoàn, tr? v? quê h??ng ?oàn t? v?i gia ?ình) ?ã làm cho ??c gi? hoàn toàn mãn nguy?n khi ??t cu?n sách xu?ng.Ít ra, trong “m?t vài tr?ng canh”, Akayet Dewa M?no c?ng ?ã m?t l?n ??a bao th? h? con ng??i ch?t phác, thoát ???c nh?ng c? c?c c?a ??i th??ng, nh?ng b?t công c?a ch? ?? phong ki?n, ???c th? h?n bay theo v?n th? ?? cùng v?i Dewa M?no ?i qua m?y t?ng tr?i bao la, vi?ng th?m các cung ?i?n nguy nga tráng l?, chiêm ng??ng dung nhan các nàng công chúa xinh ??p tuy?t tr?n; cùng bay theo Dewa M?no trong cu?c tr??ng chinh ch?ng l?i cái x?u ác, chi?n th?ng cái x?u ác ?? an toàn cùng hoàng t? tr? v? quê h??ng - n?i mà ng?n lúa t? do tr? bông, cây r?ng t? do l?n d?y, dân làng an tâm làm ?n sinh s?ng (gr?p baul thuk hatai).(gr?p baul thuk hatai).______________________________(5) Chi ti?t này d? khi?n chúng ta liên t??ng ??n ti?ng b??c chân trong m?t ?o?n th? c?a Paul Valéry c?ng vang lên cùng âm h??ng:      Tes pas, enfants de mon silence      Saintement, lentement placés      Vers le lit de ma vigilance      Procedent muets et glacés  
0 Rating 576 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On October 27, 2016
Andrew Hardy Nguyễn Thị Hồng Hạnh dịch Tại kinh đô ở Nam Kinh, ngày 25 tháng 7 năm Hồng Vũ thứ tư (1371), hoàng đế nhà Minh của Trung Hoa tiếp nhận một tấu văn cỡ lớn làm bằng vàng lá, trên khắc chữ ngoại quốc. Sau khi dịch, hoàng đế biết rằng những hàng đầu tiên của tấu văn này được đọc như sau: “Hoàng đế Đại Minh đã lên ngôi vỗ yên bốn bể. Bệ hạ như bầu trời và mặt đất bao phủ và chứa đựng muôn loài, như mặt trời và mặt trăng chiếu sáng vạn vật. Sánh với bệ hạ, A-da-a-zhe chỉ như một cọng cỏ. Bệ hạ thương kẻ hạ thần đã sai sứ ban cho thần ấn vàng và sắc phong cho thần làm vua xứ này. Thần rất biết ơn và tự hào, và sẽ như vậy mãi mãi”(1). Tác giả của tấu văn này, A-da-a-zhe, được biết đến trong lịch sử là vua Chămpa Chế Bồng Nga. Trong sắc phong 1 năm trước đó, hoàng đế đã giải thích những nguyên tắc trong mối quan hệ của họ ở tương lai: “Rõ ràng là đứng giữa thiên hạ, vỗ về bên ngoài, ta coi tất cả là như nhau. Ngươi phải chú tâm vào nhiệm vụ bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng một cách cẩn trọng và nhất quán, mãi duy trì là một chư hầu”. Với tấu văn trên, Chế Bồng Nga bắt đầu việc trao đổi thư từ với hoàng đế, kéo dài trên một phần tư thế kỷ. Đọc chúng trong biên niên sử nhà Minh, chúng ta có thể thấy Chế Bồng Nga ngày càng tăng cường thử độ nhẫn nại của hoàng đế như thế nào qua việc phá vỡ luật lệ đã được giải thích từ những năm đầu của triều đại. Một thế kỷ sau, cũng biên niên sử đó mô tả việc trao đổi thư từ khác thử độ nhẫn nại của hoàng đế, thậm chí còn căng thẳng hơn. Trong trường hợp này, không phải vua Chămpa đã phá vỡ luật lệ mà là hàng xóm của ông ở phía bắc, vua Việt Nam Lê Thánh Tông. Nguyên nhân khiến cho cả hai vị hoàng đế bực tức là những câu chuyện lịch sử nổi tiếng và có một điểm chung: cả hai đều có kết quả là quân đội của nước kia phá hủy kinh đô của một nước. Chế Bồng Nga chiếm Thăng Long trong những năm 1370; Lê Thánh Tông chiếm Vijaya (nay là Đồ Bàn, tỉnh Bình Định) năm 1471. Từ nhãn quan của triều đình Trung Hoa, bài viết này xem xét sâu hơn bối cảnh lịch sử của hai câu chuyện với mục đích đề ra một cuộc tranh luận về sự trường tồn khác thường của Thăng Long trong vai trò là thủ đô chính trị của Việt Nam, điều mà tôi coi là vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà sử học nghiên cứu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Chế Bồng Nga Trong tấu văn năm 1371, sau phần thăm hỏi được trích dẫn ở trên, Chế Bồng Nga đi thẳng vào vấn đề. Ông kêu rằng Việt Nam “đang sử dụng quân đội tấn công biên cương” và đề nghị giúp đỡ dưới dạng “vũ khí, nhạc cụ và nhạc công”. Hoàng đế đã từ chối can thiệp; với đề nghị về âm nhạc, ông khuyên Chế Bồng Nga chọn người của mình “và gửi họ tới kinh đô để học hỏi”(2). Hai năm sau, hoàng đế thiết triều cùng các quan cận thần quyết định cách xử lý liên quan đến chiến tranh giữa Việt Nam và Chămpa: “Năm trước, An Nam dâng biểu tâu rằng Chămpa đã xâm phạm biên cương. Năm nay, Chămpa hiện quả quyết rằng An Nam đã quấy rối cương vực của mình. Cả hai nước này đều phụng sự triều đình, nhưng ta chưa xác minh được bên nào đúng và bên nào sai. Hãy cử sứ thần tới hai nước này lệnh cho họ chấm dứt chiến tranh và để cho dân chúng nghỉ ngơi”(3). Năm 1377, biên niên sử ghi lại thất bại và cái chết của vua Việt Nam trong cuộc tấn công vào kinh đô Chămpa(4). Hai năm sau đó, hoàng đế vẫn tiếp tục duy trì cách tiếp cận không thiên vị đối với chiến tranh, răn đe Chế Bồng Nga bằng những lời lẽ sau: “Các ngươi phải bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng. Không được đề cập đến chuyện tranh cãi. Ngươi phải được răn rằng Hoàng thiên có thể hài lòng lẫn không hài lòng”(5). Năm 1380, thái độ căng thẳng của hoàng đế bộc lộ trong chiếu chỉ gửi vua Việt Nam: “Ai đúng ai sai ta không biết. Nếu oán giận không được xoa dịu và thù địch không được hóa giải, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Nếu ngươi nghe theo lệnh ta, chấm dứt chiến tranh và nuôi dưỡng dân chúng, điều đó sẽ được phản ảnh lên Thiên kính và ngươi rõ ràng sẽ chứng kiến sự thịnh vượng lâu dài. Nếu ngươi không theo lệnh ta và khăng khăng tiếp tục theo cách của mình, ta e rằng nó sẽ giống như đã xảy ra trong thời Xuân Thu và ngươi sẽ mang tai họa đến cho mình”(6). Vài tháng sau, chiếu chỉ của hoàng đế gửi cho Chế Bồng Nga cũng chứa đựng sự răn dạy: “Một số nước rõ ràng có khả năng hành động một cách nhân đức và do đó họ phù hợp với Thiên đạo. Những nước này sao mà không tồn tại lâu dài, con cháu kẻ cai trị sao mà không thịnh vượng? […] Nếu ngươi không làm như vậy và vẫn muốn tiến hành tấn công, năm này qua năm khác sẽ trở thành cuộc chiến tranh cay đắng. Không có cách nào để xác định ai thắng ai bại. Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”(7). Khoảng năm 1388, sự nhẫn nại của hoàng đế bị cạn kiệt. Chế Bồng Nga phái con trai của mình tới Nam Kinh với một thái độ kính trọng, đồng thời ra lệnh cho người đóng giả cướp biển để trộm đồ cống nạp cho thiên triều trên đường đến từ Campuchia. Hoàng đế hỏi: “Sao ngươi đứng đầu một nước vẫn có thể xúc phạm tàn bạo đối với Thiên tử?”(8). Sứ thần Chămpa sau đó “đã dâng cống sản phẩm địa phương để thú tội”(9). Tiếp theo, chúng ta thấy Chămpa trong biên niên sử ở mục ngày 2 tháng 12 năm 1391: Quốc sư Tao-bao Jia-zhi được phái đến từ nước Chămpa đã trình biểu chương bằng vàng và dâng cống sừng tê, nô lệ và vải vóc. Hoàng đế nói với Thượng thư Bộ Lễ rằng: “Tất cả những vật này là đồ cướp bóc. Chúng sẽ không được thu nhận!”. Trước đó, Thái sư Chămpa là Ge-sheng đã giết vua và tự lập mình làm vua. Vì vậy mà hoàng đế ra lệnh từ chối đồ cống nạp(10). Đó là quan điểm về triều đại Chế Bồng Nga từ hoàng cung đế chế Trung Hoa ở Nam Kinh. Lê Quý Đôn đưa ra một nhãn quan thẳng thắn và Việt Nam hơn về những sự kiện trong chiến dịch quân sự đầu tiên của Chế Bồng Nga: Năm Thiệu Khánh thứ 10, vua Trần Nghệ Tông (năm Tân Hợi) [tức 1371 sau CN.], tháng 3 nhuận, người nước Chiêm Thành vào cướp phá nước ta. Thuyền họ vào cửa biển Đại An [thuộc địa phận tỉnh Nam Định], rồi thẳng đến xâm phạm Kinh kỳ, đốt phá, cướp bóc rồi trở về(11). Các sự kiện vào cuối những năm 1370 và đầu những năm 1380 được tóm tắt lại như sau: Trần Phế Đế (1377 – 1388) lên ngôi thay Duệ Tông. Chỉ 6 tháng sau khi Duệ Tông tử trận, quân Chiêm “vào cửa Thần Phù (Yên Mô, Ninh Bình) rồi lên cướp phá kinh thành Thăng Long”. Không ai chống giữ được. Năm 1378, quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An rồi ngược sông Hồng lên đánh phá Thăng Long. Từ năm ấy đến 1383, nhiều trận giằng co Chiêm – Việt trên đất Nghệ An – Hà Tĩnh. Giữa năm 1383, Chế Bồng Nga lại đem quân đánh phá Thăng Long, vua ra vào Việt Nam như đi vào chỗ không người, chỉ trong mấy năm đến phá kinh đô 3 lần, làm cho vua tôi phải kinh hoàng”(12). Lê Quý Đôn cung cấp một phiên bản súc tích về kết thúc ngoạn mục của triều đại Chế Bồng Nga. Năm 1390, khi cua Chămpa bị giết trên chiến trường trong lần cuối của hàng loạt các cuộc tấn công vào kinh đô Việt Nam: “Chế Bồng Nga bị tướng Trần Khắc Chân đánh phá và bị đại bại, chết ở sông Hải Triều. Còn bao nhiêu quân lính đều trở về nước họ”(13). Đọc điều này, chúng ta không ngạc nhiên về lời lẽ bực dọc của hoàng đế Trung Hoa trong những chiếu thư khác nhau gửi Chế Bồng Nga và các vua nhà Trần của Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh chiếm phần lớn thời gian của hai thập kỷ, kinh đô Việt Nam đã bị phá hủy nhiều lần, một vua Việt Nam bị giết tại cổng kinh đô Chămpa, và cuối cùng là vua Chămpa bị giết tại cổng của kinh đô Việt Nam. Vài năm sau đó, từ hậu quả không trực tiếp của những sự kiện này, Việt Nam học được sự thật cay đắng trong thành ngữ của hoàng đế về “trai và cò”. Nhà Trần nhanh chóng kết thúc và ít lâu sau, “ngư ông” triều Minh thiết lập sự cai trị trên toàn cõi Việt Nam. Lê Thánh Tông Biên niên sử ghi lại rằng ngày 15 tháng 6 năm 1471 – đúng một trăm năm sau khi việc trao đổi thư từ với Chế Bồng Nga bắt đầu – hoàng đế Trung Hoa tiếp nhận sứ thần từ vua Việt Nam là Lê Thánh Tông, được biết dưới cái tên Lê Hạo. Thông điệp của vua rất thẳng thắn: “Nước của thần rất gần với Chămpa và trong một thời gian dài, chúng thần bị nước này tấn công và hăm dọa. (…) Thần muốn tập hợp binh lính để chiến đấu, nhưng sợ rằng điều này sẽ vi phạm chỉ dụ của Thiên triều. Thần cũng muốn nhẫn nại chịu đựng sự đau khổ (…). Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thần quyết định nhẫn nại và gửi sứ kèm theo tới triều đình để kiến nghị điều này”. Tại kinh đô Trung Hoa, Thượng thư Bộ Binh không tin một câu nào trong thông điệp đó, tâu với hoàng đế rằng Lê Hạo “tham lam vô độ và trong khi ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ, hắn công khai kiến nghị yêu cầu này”. Hoàng đế viết răn đe vua Việt Nam: “Sao ngươi có thể kích động sự thù hằn, tăng cường quân đội và tham gia tấn công chống lại nhau và dành toàn bộ thời gian để khiển trách người đáng kính. […] Người phải rất, rất cẩn trọng”(14). Một năm sau, biên niên sử ghi lại thông điệp được sứ thần chămpa mang tới triều đình Trung Hoa: “Trong tháng hai năm Thành Hóa thứ bảy (tháng 2-3 năm 1471), quân đội An Nam đã tới và tấn công kinh đô của chúng thần, bắt nhà vua Bàn La Trà Toàn và gia quyến đem đi, tổng cộng hơn 50 người. Họ còn thu giữ ấn, đốt nhà cửa, giết hoặc đem đi vô số binh lính và dân thường, cả đàn ông lẫn đàn bà. Hiện nay, em trai của nhà vua Bàn La Trà Toại tạm thời nắm giữ việc quản lý các công việc của đất nước và khiêm nhường đón đợi sắc phong”. Biểu chương này được gửi tới Bộ Binh. Thượng thư Bộ Binh Bai Gui và những người khác tâu rằng: “Vào năm Thành Hóa thứ bảy (1471-72), An Nam tâu rằng Chămpa đã vượt biên giới tấn công họ, và yêu cầu triều đình rủ lòng thương bằng cách kiểm soát sự áp bức. Khi đó chúng thần cảm thấy rằng Lê Hạo đã ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ nhưng lại công khai tâu rằng hắn bị tấn công. Nay hắn đã tàn phá đất nước đó và đem vua của họ đi. Nếu hắn không bị trừng phạt, không chỉ Chămpa sẽ đánh mất lòng trung thành với Trung Hoa mà nó còn có thể khiến An Nam trở thành ngoan cố. Chúng ta cần phái người mang lệnh dụ của triều đình đến cho Hạo, đòi hắn trả vua, gia quyến và ấn tín mà họ đã cướp cho Chămpa, để hành động của hắn không gây nên thảm họa quân sự”. Lệnh của triều đình ban rằng: “Không cần phải phái người tới An Nam. Hãy đợi khi sứ thần từ An Nam đến và ban lệnh của triều đình cho hắn”(15). Vài tháng sau đó, khi sứ thần của Lê Thánh Tông đến, hoàng đế khẳng định mô tả của Việt Nam và Chămpa về các sự kiện là rất “mâu thuẫn”, dụ rằng nhà vua phải ứng xử một cách chính trực và “ngày càng tôn trọng các chuẩn mực đạo đức”(16). Tuy nhiên vào năm 1475, sứ thần Trung Hoa tới triều đình Chămpa, khi đến cảng đã bị từ chối không cho vào và phát hiện ra rằng “toàn bộ gia đình cua Chămpa đã bị An Nam đem đi và lãnh thổ Chămpa đã được đổi tên là thừa tuyên Quảng Nam”(17). Trường nhiều năm, Lê Thánh Tông tiếp tục gửi các tấu biểu không chính xác tới hoàng đế; hoàng đế tiếp tục khuyên ông “tự sửa mình” (18), cho tới ngày hoàng đế nhận được văn bản sau đây trong năm 1478. “Thủ lĩnh Chămpa Bo-long-a-ma trước đây giao hảo với đất nước của chúng thần. Vào năm thứ 11 thời Thành Hóa (1475-1476), hắn thu nhận lực lượng hải thuyền của nước Lưu Cầu bị gió đánh dạt tới đó, sai họ xâm chiếm và cướp bóc. Họ đã bị lính sơn phòng của chúng thần đánh bại. Sứ thần họ Lý nay vừa từ Thiên triều trở về và thần kính cẩn nhận chỉ dụ của triều đình, trách mắng thần đã chiếm đất Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Thần phải trình bày nghiêm túc thực tế một cách chi tiết để chứng tỏ rằng tại sao chúng thần rõ ràng không thể đã làm điều đó. Vùng đất mà Chămpa được phong không có đất đai màu mỡ. Nhà cửa ở đó có vài gia súc và ít lương thực dự trữ, làng quê thiếu dâu và đay, núi non không có vàng và đá quý, trong khi biển thiếu cá và muối. Họ chỉ có ngà voi, sừng tê, gỗ mun. Tuy nhiên, đất nước của chúng thần sản xuất ra những thứ đó nhiều hơn nhiều so với nhu cầu. Làm sao mà chúng thần có thể coi đó là những vật có giá trị? Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn. Cũng sẽ rất khó khăn cho chúng thần để canh giữ vùng đất này và chúng thần sẽ nhận được rất ít ích lợi từ đó. Sự mất mát sẽ rất lớn và lợi lộc thì ít, tai họa là rõ ràng và danh tiếng giành được là không có. Đó là những lý do khiến chúng thần không chiếm Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Nay triều đình lại dụ thần trả đất cho họ, để dòng dõi cai trị không bị tuyệt diệt. Thần kính cẩn cho rằng sứ thần của triều đình do vội vàng khó có thể tiến hành những yêu cầu chi tiết, và người Chămpa, trốn tránh loạn lạc và căm ghét đất nước của chúng thần, đã nói với sứ thần tin tức này. Lời của họ không thể tin được. Thần khiêm nhường mong rằng sứ thần của triều đình sẽ được đặc biệt gửi tới để sắp đặt lãnh thổ và phục hồi dòng họ bị đứt đoạn, để Chămpa được yên bình cả trên lẫn dưới, biên cương đất nước thần được hưởng sự nghỉ ngơi. Chămpa từ đó sẽ là bình phong của Trung Hoa và sự sắp đặt sẽ ích lợi cho các dân tộc xa xôi. Đó là mong ước lớn của thần và thần kính cẩn gửi sứ thần Nguyễn Đức Trinh tới tâu lên điều này”(19). Tiếp theo vài tháng sau là tin tức từ Zhai-ya-ma-wa-an đề nghị sắc phong là vua của Chămpa. Sứ thần của ông tâu lên hoàng đế rằng “Người An Nam đã trả cho thần vùng đất ở biên giới phía nam của nước họ để thần cai quản. Thần đã tái lập đất nước, nhưng e sợ quyền lực của Hoàng thiên, không muốn nhận vương hiệu cho chính mình, đặc biệt phái sứ thần dâng biểu xin sắc phong”. Hoàng đế nhà Minh đồng ý với đề nghị này, chấp nhận thực tế tình trạng mới của Chămpa. Tuy nhiên vào năm 1481, một lần nữa, chúng ta lại thấy ông phản đối Lê Thánh Tông về sự chiếm đoạt của Việt Nam: “Việc này như thể ngươi không biết hay không thấy điều gì đã xảy ra sau khi cha ông ngươi tham gia vào các cuộc tấn công trả thù chống Chămpa” (20). Quan thanh tra của các tỉnh miền Nam Trung Hoa gợi ý phái quân đội triều đình đến chống Lê Thánh Tông để “trừng phạt tội lỗi”: tuy nhiên, quan thanh tra này bị nghi là hành động vì tham vọng cá nhân và sau đó đã bị trừng phạt (21). Vào năm 1481, sự quở trách nặng hơn từ kinh đô Trung Hoa đến Thăng Long: “Trong những năm trước, ngươi kiến nghị rằng tất cả đất đai của Chămpa bị các thủ lĩnh địa phương của nước này tranh giành chia ra và chiếm cứ. Nay xem xét cáo buộc của Gu-lai, rõ ràng là nước của ngươi đã chiếm đất và đẩy họ đi chỗ khác. […] Sao ngươi có thể muốn che đậy sự xấu xa và tỏ vẻ có đạo đức, che giấu tội lỗi của chính mình, ở trên thất bại trong việc duy trì lòng trung thành của một người phụng sự bề trên, ở dưới thất bại trong việc duy trì mối quan hệ tốt với các nước láng giềng. […] Nếu ngươi tiếp tục giả dối và bất lương, răn rằng Thiên đạo mang lại thịnh vượng cho người tốt và tai họa cho kẻ xấu” (22). Răn đe cuối cùng được ban bằng miệng cho sứ thần năm 1490: nếu cương giới không được tôn trọng, “Triều đình sẽ lập tức nổi giận và binh lính Thiên triều sẽ phá hủy lãnh thổ của người giống như những sự kiện trong thời Vĩnh Lạc (1403 – 1424). Liệu ngươi có thể không hối lỗi” (23). Trong khi biên niên sử ghi lại khởi hành của một sứ thần “vô cùng sợ hãi”, không chắc rằng cảm xúc như vậy đã được cảm thấy tại hoàng thành ở Thăng Long khi sứ thần trở về. Hai thập kỷ đã trôi qua kể từ khi kinh đô Chămpa sụp đổ và gần 3 thập kỷ sẽ qua trước khi cái chết của lê Thánh Tông được ghi trong biên niên sử Trung Hoa năm 1498” (24). Tại một thời điểm trong giai đoạn này, biên niên sử ghi lại tuyên bố quan trọng sau đây của hoàng đế: Xem xét An Nam, ta coi nó cũng giống như ngoại quốc. Mỗi khi nó phạm luật hay kháng lệnh, ta khoan dung tha thứ nó. Công khai, chứng tỏ vẻ trung thành và kính trọng, nhưng ngấm ngầm chúng xảo quyệt và khôn lỏi. Tuy nhiên, hành động của chúng không thể che giấu được. Binh pháp có nói: “Không được giả định rằng kẻ địch sẽ không tới. Dựa vào phòng thủ của mình để bảo vệ chống lại chúng” (25). Sự phòng thủ của Trung Hoa được tăng cường thích đáng dọc biên giới phía nam. Nhưng không có đội quân Trung Hoa nào từng có ý định vượt biên giới vào Việt Nam. Thảo luận Vào cuối thế kỷ XIII, kinh đô Việt Nam bị quân đội từ phía nam cướp phá. Cuối thế kỷ XIV, kinh đô này không bị quân đội từ phía bắc cướp phá. Từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV, kinh đô Việt Nam đã nhiều lần rơi vào tay quân xâm lược nước ngoài. Mặc dù vậy, nó vẫn là kinh đô của đất nước trong nhiều thế kỷ sau. Trái lại, vào cuối thế kỷ XIV, sự sụp đổ của kinh đô Chămpa đã dẫn đến sự chấm dứt của vương quốc Chămpa. Có thể thấy khá rõ về những sự kiện lịch sử khá nổi tiếng. Nhưng chúng ta học được điều gì của Chế Bồng Nga và Lê Thánh Tông, về lịch sử của Thăng Long? Theo quan điểm của tôi, chúng ta có thể vạch hai đường tìm hiểu từ các câu chuyện trên để định hướng suy nghĩ của chúng ta về Thăng Long. Cả hai đều được dẫn dắt bởi một câu hỏi lịch sử quan trọng nêu ra từ di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Câu hỏi này có thể được nêu ra theo hai cách. Thứ nhất, tại sao kinh đô của Việt Nam lại duy trì ở đúng một chỗ trong một giai đoạn dài như vậy? Thứ hai, tại sao kinh đô của Việt Nam lại chuyển vào miền Trung ở cuối giai đoạn này (đến Huế vào đầu thế kỷ XIX)? Giúp chúng ta nghĩ về câu hỏi này, các nhân tố tổ chức hành chính, bối cảnh khu vực và sự phát triển kinh tế – xã hội là rất quan trọng. Thăng Long không thể được hiểu chỉ đơn giản bằng việc nghiên cứu riêng Thăng Long. Bối cảnh mà tôi muốn nêu ra để chúng ta xem xét ở đâu là bối cảnh nổi lên từ mối quan hệ lâu dài giữa Chămpa và Việt Nam. Khác biệt chủ yếu giữa Chế Bồng Nga và Lê Thánh Tông là mục đích tấn công của người này vào kinh đô của người kia. Một mặt, chúng ta không có cứ liệu cho thấy rằng Chế Bồng Nga có ý định chiếm cứ Thăng Long: mục tiêu của ông trước tiên là quân sự, thứ đến là cướp bóc, là giả thuyết có khả năng nhất. Nếu ông thực sự có tham vọng chiếm cứ, ông thiếu mô hình chính trị và cấu trúc hành chính cần thiết để đảm bảo sự lâu bền của lãnh thổ chiếm được. Mặt khác, mục tiêu của Lê Thánh Tông là rõ ràng trong thư từ của ông với hoàng đế Trung Hoa. Chúng ta hãy xem xét đoạn văn sau trong biểu chương của ông năm 1475, nhớ đọc nó với nhận thức về phong cách hoàn toàn không trung thực trong trao đổi thư từ của ông với Thiên triều trên danh nghĩa: “Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn”. Những tuyên bố này không chính xác – lịch sử đã chứng minh điều đó – vừa dường như vua Việt Nam biết rằng chúng không trung thực. Văn bản này quả thật ẩn chứa giải thích rằng vua Việt Nam bị thúc đẩy bởi ham muốn chiếm đoạt những thứ đắt giá mà ông tỏ ra coi thường: ngà voi, sừng tê, gỗ mun trong hệ thống buôn bán mà nền kinh tế liên quốc thời đó dựa vào. Và ông biết rõ răng trong tay nông dân Việt Nam, ngay cả đất đai bạc màu của Chămpa cũng có thể sản xuất ra lúa gạo. Xét như vậy, ta không thể bỏ qua cấu trúc kinh tế – xã hội tương ứng của Chămpa vận hành một hệ thống kinh tế – xã hội theo hướng đông – tây mang tính dịch chuyển cao qua các địa hình khác nhau, dựa rên buôn bán được thực hiện trên một phạm vi trải dài: điều này cũng cung cấp nền tảng kinh tế cho hệ thống chính trị mang tính liên kết của nó. Hệ thống kinh tế – xã hội Việt Nam kém dịch chuyển hơn, dựa trên nông nghiệp trồng lúa, ủng hộ hệ thống chính trị có cấu trúc trung tâm và phân cấp: định hướng địa lý bắc – nam là một chức năng của khả năng tái tạo mô hình kinh tế và hành chính, thực hiện bởi những cuộc di dân vừa là binh lính vừa là nông dân trên một địa hình duy nhất: vùng đất thấp phù hợp với canh tác ruộng nước. Những cấu trúc đối lập này có các hệ quả sau: sự dịch chuyển và đa dạng của mô hình Chămpa đã tạo nên sự giàu có, được đầu tư vào việc phát triển một loạt các trung tâm cố định mang tính biểu tượng về chính trị (các đô thị lớn, tất nhiên và cả Mỹ Sơn, khu thánh địa của triều đình). Tuy nhiên, mô hình này không đòi hỏi sự mở rộng lãnh thổ thống nhất. Sự không dịch chuyển và thống nhất của mô hình Việt Nam tạo ra ít của cải hơn: không có các đô thị mà là xã hội của các l&a
0 Rating 565 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 24, 2016
  Lịch sử nền văn minh Champa theo khoa khảo cổ học   Nhà nghiên cứu khoa học người Pháp Étienne François Aymonier vào năm 1885 đã khai quật dưới lòng đất tại làng Võ cạnh Nha Trang khám phá ra một văn bia (khắc chữ trên phiến đá granit [hoa cương]) bằng Phạm ngữ (Sanskrit) có niên đại vào cuối thế kỷ thứ II sau công nguyên  Những nhà nghiên cứu/khảo cổ Pháp tại Đông Dương: Henri Parmentier, Charles Carpeaux à Đồng Dương en 1902 và Étienne Aymonier. Nguồn: http://www.champapura.fr/ Trên văn bia ấy có ghi rõ công trạng của một vị vua Sri-Mara, người đã khai sáng ra một triều đại Vương Quốc Champa đầu tiên. Ðối chiếu với sách Thủy Kinh chú(1)Trung Hoa đã nói ở đoạn trên, ta thấy sử liệu của Trung Hoa và bia ký đã khai quật được hoàn toàn giống nhau về không gian và thời gian lập quốc.Nhân vật Sri-Mara chính là Khu Liên. Trên văn bia Phạm ngữ của SambhuVarman (Phạm Phàn Chí) vào thế kỷ thứ XI có khắc tên một quốc gia cổ mà trong sách Tân đường Thư(2) có đề cập đến. Âu Dương Tu, Tổng kỳ đã phiên âm ra Hán ngữ là Chiêm Bà tức Champa ngày xưa. Người Champa xuất thân từ người tiền thân nam đảo cổ Malayo Polynesian, tiền thân của tộc người Nam Đảo ngày nay, sống trên dãi bờ biển trải dài từ đảo Hải Nam Trung quốc đến Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay. Đông giáp biển Champa ( biển đông), tây giáp Tây Lào. Người Champa định cư trên dãi đất này từ đầu những năm 2000 trước công nguyên. Tài liệu chính xác nhất là những gì còn lại của nền văn hóa sa huỳnh. Từ thông tin đầu tiên trong Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đông bác cổ về việc phát hiện “một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven vùng biển Sa Huỳnh” (huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi), đến nay hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được tìm thấy khắp các tỉnh ven biển miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận. Diện mạo của văn hóa Sa Huỳnh, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa… ngày càng rõ nét. Suốt 100 năm qua là một cuộc tìm kiếm không mệt mỏi của các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu về một nền văn minh cách chúng ta hàng nghìn năm. M.Vinet – một nhà khảo cổ người Pháp – phát hiện những mộ chum đầu tiên vào năm 1909 và cũng là nơi xuất hiện những hiện vật có niên đại sớm nhất của văn hóa Sa Huỳnh. Thật ra thuật ngữ “văn hóa Sa Huỳnh” không phải có ngay sau khi ông M.Vinet phát hiện khu mộ chum này mà phải đợi một thời gian dài sau đó, khi bà La Barre – vợ một viên chức quan thuế Pháp ở Sa Huỳnh – vốn ham thích trang sức đá quý và thủy tinh trong chum nên đã huy động dân đào khu mộ chum ở Phú Khương và Thạnh Đức, mỗi nơi thu được 120 chiếc. Đến năm 1934, một nhà khảo cổ học khác tên M. Colani tiếp tục mở rộng không gian ra các vùng lân cận như Phú Lu, Đồng Phú (Quảng Ngãi), Tăng Long, Phú Nhuận (Bình Định). Hàng trăm mộ chum tương tự cũng được phát hiện qua đợt khai quật này. Năm 1935, bà M.Colani đã công bố những phát hiện của mình cùng các đồng nghiệp trước đó tại một cuộc hội nghị tiền sử Viễn Đông ở Manila (Philippines). Bản đồ Champa cổ. Nguồn: nguoicham.com cáo của M. Colani lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ. Cái tên Sa Huỳnh cùng thuật ngữ “văn hóa Sa Huỳnh” bắt đầu hình thành và liên tục mời gọi tất cả giới khảo cổ. Tuy nhiên, hai cuộc chiến tranh suốt 30 năm sau đó đã không cho phép họ thực hiện ý định của mình mà phải đợi đến sau ngày 30 tháng 4, 1975, các nhà khảo cổ Việt Nam mới làm tiếp những dang dở trước đó. Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn nhiều năm trước. Mười nhà khoa học Đức-Việt tiến hành khai quật di chỉ Lai Nghi ở Điện Bàn, Quảng Nam. Kết quả lần này cùng với hai đợt tiến hành năm trước đã cho ra bức tranh văn hóa Sa Huỳnh chi tiết hơn. Từ trước năm 1975, các nhà khoa học đã phát hiện ở vùng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) một di chỉ chứng minh tại đây đã từng tồn tại một nền văn hóa phát triển đồng thời với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc và văn hóa Óc Eo ở miền Nam, có niên đại cách đây ít nhất từ 2.400 đến 3.000 năm. Di vật tìm thấy là đồ tùy táng chôn theo người chết được hỏa táng, đặt trong các mộ chum bằng đất nung và chưa xác định được chủ nhân, vì vậy giới khảo cổ tạm gọi đó là nền văn hóa Sa Huỳnh. Do hầu hết các di chỉ đều là mộ táng, lại tập trung ở vùng duyên hải nên giới nghiên cứu đoán định rằng chủ nhân của chúng cư trú tại các hòn đảo trên Thái Bình Dương, có tục hỏa táng và chôn ở đất liền. Do hoàn cảnh chiến tranh, những phát hiện về văn hóa Sa Huỳnh cũng chỉ dừng lại đó. Riêng tại Quảng Nam, từ những năm sau 1985, Viện Khảo cổ học Việt Nam kết hợp với bảo tàng tỉnh đã đưa lên từ trong lòng đất những kho tàng khảo cổ có liên quan đến nền văn hóa này. Các di vật xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt dày đặc ở Hội An, Điện Bàn.Năm 1993-1995 với sự tài trợ của Tổ chức Toyota Foundation (Nhật Bản), Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ lớn tại Hội An. Phạm vi khảo cổ trên bình diện 70 km2, kéo dài dọc theo sông Thu Bồn. Kết quả có ý nghĩa từ cuộc khai quật này là ở đâu có dấu vết văn hóa Sa Huỳnh thì nơi đó có vết tích của văn hóa Champa. Có thể nhận định đã có sự kế thừa nào đó về mặt địa lý giữa cư dân hai nền văn hóa… Ngoài ra, sự kiện tìm thấy 2 đồng tiền Ngũ Thù, Vương Mãng niên đại thế kỷ 1, 2 trước công nguyên, cùng các loại gốm văn in hình học kiểu Hán Hoa Nam tại Hậu Xá, đã xác định một quan hệ giao lưu giữa chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh với bên ngoài. Đồng thời, nhiều hiện vật cũng cho thấy thấp thoáng những di chỉ cư trú nằm cùng tầng văn hóa với văn hóa Sa Huỳnh… Tuy vậy với chừng đó chưa thể xác nhận được chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh từ đâu đến; có quan hệ kế thừa với vương quốc Champa cổ đại sau này hay không? Đợt khảo sát lần này của Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tại di chỉ Lai Nghi (giáp ranh với Hội An) là để làm sáng tỏ những nghi vấn đó. Gian trưng bày gốm Sa Huỳnh tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Nguồn: gpquinhon.org Có một “trung tâm thương mại” Hội An cổ đại. Tiến sĩ Andreas Reinecke, Trưởng đoàn khai quật Viện Khảo cổ chung và so sánh thuộc Viện Khảo cổ học quốc gia Đức, cho biết, kết quả thu được từ khai quật tại Lai Nghi rất lớn và có ý nghĩa rất quan trọng. Trong ba đợt đào, nhóm đã phát hiện khoảng 40 địa điểm có văn hóa Sa Huỳnh, với 62 mẫu mộ chum và mộ đất cùng hơn 10.000 di vật có giá trị. Trong đó số hạt cườm trang sức nhiều chưa từng có từ trước đến nay với 200 loại hạt chuỗi, chế tác bằng 5 loại đá khác nhau; giá trị là hai mề đay (medal) bằng đá đỏ hình chim nước và hổ chế tác rất tinh xảo, lần đầu tiên được tìm thấy tại các di chỉ ở Đông Nam Á. Giá trị nữa là 5 bộ đồ đồng (2 gương soi thời Hán), khuyên tai vàng chưa bao giờ tìm được ở Việt Nam (di chỉ giồng Cá Vồ có, nhưng loại nhỏ, có hình dáng khác). Nhiều loại trong đó chứng tỏ rằng nghề tiểu thủ công của cư dân vùng này rất phát triển. Ví dụ hai chiếc lọ gốm gần như nguyên vẹn được trang trí hoa văn tia mặt trời (thường thấy trên mặt trống đồng Đông Sơn) lạ mắt, rất đẹp bằng ba màu đỏ đen và trắng, gần như chưa từng phát hiện từ trước đến nay tại các hố khai quật văn hóa Sa Huỳnh… Những gì tìm được tại đây, có thể khẳng định rằng Lai Nghi sẽ là một trung tâm khảo cổ lớn nhất về văn hóa Sa Huỳnh của Việt Nam. A. Reinecke nhận định “Chưa có gì xác nhận có một mối liên hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh muộn với văn hóa Champa sớm, nhưng khả năng đã có một bộ phận cư dân văn hóa Sa Huỳnh tiếp tục sống và phát triển trong văn hóa Champa. Bây giờ chúng tôi chưa có điều kiện so sánh giữa hai nền văn hóa này. Song có một điều chắn chắn là, qua sự tương đồng của một số hiện vật tìm thấy tại đây với di chỉ tại một số hòn đảo trên vùng biển Đông Nam Á (ví dụ khuyên tai ba mấu và hai đầu thú). 2.500 năm trước đã có cư dân từ đó đến miền Trung Việt Nam. Tuy vậy phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ này hầu hết là di chỉ mộ táng có niên đại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên đến 300 năm sau Công nguyên. Có 3 di chỉ cư trú, nhưng chưa có niên đại chắc chắn, do vậy chưa thể coi đó là của văn hóa Sa Huỳnh. Có thể thời kỳ này người ta làm nhà bằng tranh tre, gỗ nên không để lại vết tích. Quan trọng hơn cả là qua những hiện vật tìm được có thể nói rằng trong thời kỳ này, Hội An đã là một trung tâm kinh tế lớn thu hút từ vùng núi dọc sông Thu Bồn, xuống duyên hải, từ văn hóa Đông Sơn và từ Trung Hoa đến Ấn Độ.” Văn hóa Sa Huỳnh phát triển từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, từ khoảng 2.000 năm đến những thế kỷ trước Công nguyên. Quá trình hội tụ những nguồn gốc khác nhau đã tiến tới giai đoạn phát triển cực thịnh của văn hóa này vào khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay. Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ cội nguồn với các văn hóa hậu kỳ đá mới – sơ kỳ đồng thau ven biển, được coi là những người Tiền Mã Lai – Đa đảo (Proto Malayo Polynesian). Trong quá trình hình thành văn hóa Sa Huỳnh có những liên hệ với những nhóm cư dân cùng thời là những người “Tiền Môn – Khmer” hay Tiền Nam Á. Ngoài ra suốt quá trình phát triển văn hóa này còn có nhiều mối quan hệ giao lưu rộng rãi với những văn hóa thời kim khí ở Đông Nam Á. Qua đó có thể thấy chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo hay Malayo Polynesian nhiều hơn yếu tố Nam Á. Đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh là táng thức mộ chum, vò suốt từ giai đoạn sớm đến muộn, tuy ở một vài địa điểm vẫn có sự hiện diện của mộ huyệt đất. Các khu mộ phân bố tập trung ở những cồn cát ven biển, lan dần ra các đảo ven bờ, ngoài ra còn phân bố ở vùng đồng bằng và miền núi phía tây. Di tích là những khu mộ táng rộng lớn gồm hàng chục, hàng trăm chum, vò gốm chôn đứng trong địa tầng. Loại hình chum, vò chủ yếu hình trụ, hình trứng, hình cầu đáy bằng có nắp đậy hình nón cụt hay hình lồng bàn. Đặc biệt trong các mộ táng chum, vò thuộc văn hóa Sa Huỳnh ít tìm thấy di cốt hay than tro hỏa táng, vì vậy theo các nhà nghiên cứu táng tục của cư dân Sa Huỳnh có thể là “chôn tượng trưng”. Trong chum/vò chứa nhiều đồ tùy táng gồm các chất liệu đá, gốm, sắt, đá quý, thủy tinh rất đa dạng về loại hình: dụng cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, trang sức. Đặc trưng về di vật là sự phổ biến của dụng cụ lao động bằng sắt, đồ gốm tô màu trang trí nhiều đồ án hoa văn khắc vạch, đồ trang sức bằng đá ngọc, mã não, thủy tinh vòng, hạt chuỗi, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hai đầu thú… Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh có nền kinh tế đa thành phần, gồm trồng trọt trên nương rẫy và khai thác sản phẩm rừng núi, trồng lúa ở đồng bằng, phát triển các nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển và trao đổi buôn bán với những tộc người trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn, với Trung Quốc và Ấn Độ. Những di tích văn hóa Sa Huỳnh ven biển đã có thể từng là những “tiền cảng thị” (như khu vực Hội An với di tích Hậu Xá chẳng hạn). Dù rằng việc sản xuất gốm để xuất khẩu ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Đại Việt và Xiêm, phát triển khá mạnh mẽ vào thế kỷ XIV – XV, thường là với sự khởi đầu bất ngờ của kỹ thuật Trung Quốc và kết thúc với kỹ thuật bản địa. Tuy nhiên, lịch sử hải thương của khu vực Đông Nam Á, kết hợp với những kết quả trong nghiên cứu khảo cổ học ở các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian gần đây, đã phần nào bổ sung cho chúng ta những tư liệu quan trọng về sự xuất hiện của những sản phẩm gốm thương mại có nguồn gốc Đông Nam Á . Về đồ gốm thì hầu như tất cả các ghi chép về Champa trong Chufanchi (1225), Dauyi Zhilue (giữa thế kỷ XIV) và Yingua Shenglan (1416) đều chỉ nói đến việc nhập các đồ sứ Trung Quốc. Những tài liệu trên hầu như không nhắc đến những sản phẩm gốm ở Đông Nam Á. Lệnh cấm hoàn toàn các chuyến đi và buôn bán vải hải ngoại được ban hành năm 1371 (năm thứ 3 niên hiệu Hồng Vũ) trong thời kỳ đầu thời nhà Minh. Sau đó, nó lại được tái ban hành vài lần và cuối cùng bị bãi bỏ năm 1471 (năm thứ 6 niên hiệu Long Khánh). Nó ngăn cấm nghiêm ngặt những chuyến đi và buôn bán hải ngoại của người Trung Quốc. Kết quả là, buôn bán gốm từ Trung Quốc bị hạn chế lớn trong thời kỳ này. Gốm Thái Lan, Việt Nam và Champa xuất hiện ở các vùng bờ biển xung quanh biển phía nam Trung Quốc như để thay thế đồ gốm Trung Quốc. Di chỉ tiêu biểu của thời kỳ này là tàu đắm ngoài khơi đảo Palawan, được khai quật năm 1995. Đồ gốm Champa bao gồm đĩa celadon, bát men nâu với thân chiết yêu và các vò men nâu của lò Gò Sành.Trong những năm gần đây, tại các lò gốm Gò Sành và một vài lò gốm khác, tất cả đều ở quanh thủ đô Vijaya thuộc tỉnh Bình Định ngày nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những đồ gốm xuất khẩu như đĩa men và bát men celadon và các hũ sành được sản xuất trong những thế kỷ XIV-XVII mà không hề có sự phát triển trước đó của kỹ thuật bản địa. Những mảnh vỡ của đồ gốm Gò Sành đã được khai quật thấy ở Ai Cập, đảo Tioman ở Ma-lai-xia; Santa Ana và Calatagan ở Philippines… và thường được tìm thấy cùng với những đồ sứ Trung Quốc. Có tiếng vang nhất là việc tìm thấy hàng trăm đồ gốm tráng men celadon của Gò Sành trong con tàu đắm gần hòn đảo Pandaran ở Philippines. Bát gốm Gò Sành, thế kỷ 14th-15th, thời đại Vijaya. Origin: Go Sanh kilns, Binh Dinh province, Central Vietnam Không nghi ngờ gì nữa, những sản phẩm này bắt đầu có trước khi Đại Việt đánh chiếm Vijaya, thế nhưng những người thợ thủ công thuộc tộc người nào thì còn chưa rõ. Chắc hẳn Champa cũng đã bị cuốn vào trào lưu sản xuất đồ gốm thương mại chung ở Đông Nam Á lục địa vào thời kỳ cuối Nguyên (1260-1368) và đầu Minh (1368-1644), khi mà việc xuất khẩu đồ sứ Trung Quốc bị giảm mạnh vì khủng hoảng kinh tế và do lệnh cấm buôn bán với nước ngoài.Với việc phân phối rộng khắp bằng đường biển qua Ấn Độ Dương, đồ gốm Champa được khai quật từ địa điểm A1-Từ trên bán đảo Sinai ở Hy Lạp, từ thành phố cảng thời trung cổ của Julfar trong phạm vi của Ras al-Khaimab ở tiểu vương quốc Ả Rập, từ di chỉ Juara trên đảo Tioman ở đảo Malaysia và từ di chỉ mộ táng ở bán đảo Calatagan và tàu đắm ở ngoài biển khơi của đảo Pandanan, Philipines. Đồ gốm Champa được xuất khẩu ra nước ngoài vào khoảng thế kỷ XV và việc sản xuất đồ gốm ở Gò Sành phát triển rất rực rỡ vào thời gian ấy. Trong bất kỳ trường hợp nào, thì rõ ràng là kinh đô Champa đã có một mạng lưới buôn bán vào thế kỷ XV, gồm cả Hy Lạp, các Tiểu vương quốc Ả Rập, Malaysia, quần đảo Philippines. Thực tế này đã xác nhận sự rộng lớn của mạng lưới buôn bán của vương quốc Champa trên biển. Đồ gốm không giống với vải lụa, vẫn tồn tại trong các di chỉ mà không bị phân hủy và biến mất, thậm chí ngay cả khi chúng bị vỡ thành từng mảnh nhỏ. Khi các khu vực (lò) và niên đại sản xuất của một số đồ gốm khai quật đã được xác định, chúng sẽ là tư liệu quý giá để làm rõ niên đại và đặc trưng của chính các di chỉNằm ở vị trí trung độ trên con đường giao lưu quốc tế đông-tây, Trung Quốc với Ấn Độ và xa hơn, tới Địa Trung Hải, Đông Nam Á sớm trở thành một đầu mối mậu dịch hàng hải quốc tế. Từ đầu công nguyên, những con thuyền của cư dân trong vùng, thuyền của người Ấn, người Hoa cùng với nền văn hóa của họ đã thường xuyên qua lại vùng Đông Nam Á. Trên con đường giao lưu đó, Champa chiếm lĩnh một trong những vị trí quan trọng và thuận lợi nhất. Các cảng của Champa đóng vai trò như những cảng cuối cùng trước khi những con thuyền vượt qua vịnh Bắc Bộ vào vùng biển Trung Hoa và là nơi dừng chân đầu tiên khi từ Trung Quốc đến Malacca, Vịnh Thái Lan hay gần hơn là tới vùng hạ lưu châu thổ sông Mê Kông mà 7 thế kỷ đầu công nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Có thể thấy hầu hết các tuyến đường biển đến Trung Hoa hay từ Trung Hoa đi qua Ấn Độ đều rẽ qua các cảng biển Champa. Từ một đầu mối giao thông quan trọng, bờ biển Champa đã sớm trở thành một đầu mối giao thương, nơi trao đổi sản vật và sản phẩm với những thuyền bạn bè qua lại. Champa hùng mạnh nhất vào khoàng năm 800 đến năm 1000. Trong khoảng thời điểm đó, Người Chăm rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị và tơ lụa với các nước như Trung Quốc, Nusantara (Indonesia, Malaysia, Brunei ngày nay) và nước Abbasiah ở Baghdad (Bá Đa – xứ 1001 đêm).Vào khoảng năm 800, người Chăm được biết đến với tài đi biển rất gỏi và những thương nhân tài ba. Theo ông Tan Sri, Prof. Emeritus Dr. Ismail Hussein, chủ tịch hội nhà văn Malaysia gọi tắt là (GAPENA) có nói. Vùng biển mà ngày nay được gọi là Biển Nam Trung Quốc thật sự trước kia được gọi là Biển Champa, nó từng là một vùng thương mại và vận chuyển quan trọng của người Chăm. Sự hùng cường về thương mại và vận chuyển của đế chế Champa nhanh chóng được nổi tiếng và rất nhiều người biết đến không chỉ ở Nusantara mà là toàn thể thế giới lúc bấy giờ, dẫn đến vùng biển này được gọi với tên Biển Champa. Người Champa “có cái nhìn về biển đúng đắn, biết tham dự và dấn thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế”, tận dụng những lợi thế đó để phát triển vương quốc của mình thành một cường quốc trong khu vực. Hoạt động thương mại biển đã góp phần quan trọng vào quá trình tồn tại và phát triển của vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ XV. Quan hệ thương mại của vương quốc Champa từ nửa cuối thế kỉ X đến thế kỉ XV Trong suốt quá trình phát triển của mình, vương triều Vijaya đã dày công xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia vùng hải đảo. Vương quốc Champa ngày càng dự nhập mạnh mẽ vào sự phát triển chung của lịch sử khu vực. Những mối quan hệ được dày công xây dựng, một mặt nhằm củng cố vị thế của Champa đối với lịch sử khu vực,mặt khác tạo ra những tiền đề thuận lợi để Champa mở rộng thương mại và dự nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào nền hải thương khu vực, nhằm bù lấp cho những thiếu hụt của nền kinh tế trong nước. Các vua Champa rất có ý thức trong việc buôn bán với người nước ngoài, tạo điều kiện lợi dụng và trọng dụng họ. Sau khi Quảng Đông bị phá hủy (758), việc làm ăn với thương nhân người Hoa gặp khó khăn. Trên thực tế, từ 877 đến 951, Champa không có quan hệ bang giao gì với Trung Quốc vì sự hỗn loạn cuối thời Đường. Trong thời gian đó, họ kịp thời mở của làm ăn với thương nhân Hồi giáo Ả Rập đang ngang dọc khắp thế giới Đông-Tây. Khi Quảng Đông được mở cửa lại dưới triều Hậu Chu (951-959) và sau đó là triều Tống (960 –1279), vua Đồng Đường liền xúc tiến lại mối quan hệ giữa hai nước thông qua những nhà buôn Hồi giáo ở Panduranga. Người Hồi giáo là những người quản lý của khu buôn bán ở Panduranga. Những thương nhân Hồi giáo này đã có những liên hệ mật thiết với Vương triều Champa, được tiếp xúc thường xuyên với vua Chăm và được vua Chăm trọng dụng. Những bằng chứng mà P. Y. Manguin (1979) đã đưa ra cho thấy, trong những người thuộc đoàn sứ giả Champa sang Trung Quốc vào năm 951 và những năm sau đó, có người mang tên bắt đầu bằng chữ Pu hay Bu biến âm từ chữ Ả Rập Abu. Năm 958, người đại diện chính thức của vua Champa là người Hồi giáo có tên là Abu Hasan (P’s Ho San ). Ông đã thay mặt vua Champa là Indravarman III (917-960) tặng hoàng đế Trung Hoa nước hoa hồng, cây đèn “ngọn lửa Hy Lạp” và những viên đá quý. Năm 961, Abu Hasan trở lại Trung Hoa mang theo thư của vị vua mới là Java Indravarman I, kèm theo những tặng phẩm được liệt kê ra như gỗ trầm, ngà voi, vải lụa… và đặc biệt có 20 hũ Ả Rập. Tất cả những tặng phẩm trên có những thứ là của Champa, nhưng nhiều tặng phẩm như “nước hoa hồng”, “đèn Hy Lạp” là hàng của Ả Rập thì chắc chắn là sản phẩm thương mại được các thương nhân Hồi giáo Ả Rập đem đến trao đổi ở các cảng Chăm. Đó đều là những sản phẩm thương mại có được từ các thương cảng của Champa .Về những mặt hàng buôn bán xuất khẩu của Champa trong thời kỳ này, chúng ta có thể tham khảo các loại hàng hóa đã được trao đổi và mua bán tại cảng -thị Hội An và các cảng–thị khác ở miền Trung như Thanh Hà (Thừa Thiên- Huế ), Nước Mặn, Thị Nại (Bình Định )… trong các thế kỷ XVII-XVIII; vì sự phồn vinh của các cảng–thị này đương thời có thể được xem như sự tái sinh của các cảng – thị Champa vào những thế kỷ trước đó. Về các loại sản vật ở miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XVI có thể tham khảo trong Ô Châu Cận Lục: “… ngà voi, sừng tê, trầm hương, bạch ngọc hương, tô nhủ hương, biện hương, thổ cẩm trắng, thổ cẩm xanh, da trâu, nhựa thông, sừng trâu, da hươu, nhung nai, da hươu cái, lông đuôi chim công. Lông đuôi chim trĩ, hồ tiêu, mật ong, sáp vàng, dây mây …” Những loại sản vật này, mà phần lớn đều là lâm sản nên có thể được xem là những đặc sản của Champa vào những thế kỷ trước đó, được thu nhập bởi cư dân miền ngược rồi đem trao đổi với cư dân miền xuôi. Điều đó cho thấy mối liên hệ khá chặt chẽ giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi mà sợi dây liên kết có lẽ là những dòng sông chảy từ thượng nguồn ra biển rất phổ biến ở miền Trung Việt Nam. Việc giữ mối liên hệ bền chặt và lâu dài giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi đảm bảo cho vương quốc Champa có thể duy trì được một sự cân bằng tương đối trong việc phát triển kinh tế, giữa kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp và kinh tế lâm nghiệp. Điều này còn có ý nghĩa hơn nữa khi chúng có thể đảm bảo những sản phẩm thương mại cho vương quốc Champa, để Champa có thể duy trì những mối quan hệ thương mại, buôn bán với các quốc gia trong khu vực. Các nhà nghiên cứu đã giải thích hệ thống chính trị – kinh tế của vương quốc Champa theo một mô hình được gọi “hệ thống trao đổi ven sông”. Theo mô hình này, “hệ thống trao đổi ven sông”, có một vùng duyên hải để làm cơ sở cho một trung tâm thương mại, thường tọa lạc ở một cửa sông. Đây cũng là trung tâm giao dịch hải thương quốc tế và là điểm kết nối giữa các của sông khác của các vùng lân cận. Cũng có những trung tâm thượng nguồn, đó là những điểm tập trung ban đầu của các nguồn hàng có nguồn gốc từ những nơi ở xa sông nước. Những nguồn hàng này được sản xuất ở các vùng mà các dân cư sống trong các bản làng ở miền thượng du hoặc thượng nguồn không họp chợ. Sau đó nguồn hàng này được tập kết về các trung tâm ở ven biển.Mỗi Mandala có riêng một hệ thống trao đổi ven sông như vậy.Biên niên sử Trung Quốc từ thời kỳ Bắc Tống (960-1127) đã chỉ ra rằng vào cuối thế kỷ X đã hình thành những tuyến đường biển nối liền những địa điểm cư trú vùng biển ở quần đảo Philippines, bờ biển Bắc của Đảo Borneo và Champa. Tống sử cho biết rằng vào năm 977, nhà cầm quyền Brunei đã gửi quà biếu đến đế chế Trung Hoa và sứ giả của phái đoàn thông báo với triều đình của đế chế rằng May-i (đảo Midoro) cách Borneo một khoảng 30 ngày đi thuyền. Năm 1003, phái đoàn được ghi lại sớm nhất mang quà biếu của Philippines đi đến Trung Quốc từ Butuan. Tống sử mô tả chính thể này ở đông bắc Mindanao như là “một đất nước nhỏ trong biển ở phía Đông của Champa, xa hơn May-i, có quan hệ thường xuyên với Champa nhưng rất hiếm khi với Trung Quốc. Nhiều thế kỷ sau, hàng hóa thương mại được chuyên chở từ miền Trung Việt Nam dọc theo tuyến phía Bắc của Borneo, như được
0 Rating 544 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On April 18, 2018
Minh gi?i ng?n: HI?U ?ÚNG V? RIJA N?GAR   [??t N?n Tri?t H?c ??o AHIÊR-AWAL]     Có vài ý ki?n [r?t ít thôi] cho r?ng Rija N?gar là l? cúng th?n yang mang tính mê tín. Là ý ki?n l? c?n ???c gi?i tán. Xin có ?ôi l?i minh gi?i ng?n và d? hi?u nh? sau:     1. Rija N?gar tên g?i là “l? x? s?”, có m?t t? th?i ti?n tôn giáo Cham, ???c t? ch?c vào ??u n?m l?ch Cham.   ?ó là l? ?ÓN N?M M?I, l? này dành cho t?t c? sinh linh Cham không phân bi?t tôn giáo tín ng??ng.     2. Trong l? Rija N?gar, các bài t?ng ca ???c hát là Damn?i CA NG?I CÔNG ??C vua chúa, anh hùng li?t n? có công v?i non sông ??t n??c, v?i c?ng ??ng.     3. Sau cùng, Rija N?gar tr? v? cúng Th?n Làng là v? có công l?n v?i ??a ph??ng (ví d? Chakleng là Pô Riy?k, Pabbl?p Birau là Pô Kl?ng Kasat...) và NH? ?N ÔNG BÀ T? TIÊN.     C? 3 ?i?u trên: ?ón n?m m?i – Ca ng?i công ??c ng??i có công – Nh? ?n ông bà t? tiên, là cái TH?C c?a l?, và là NHU C?U c?a ??i ?a s? dân t?c trên th? gi?i.   Ta bi?t, không tôn giáo nào “h? vô” nh? Nhà Ph?t: Th? gi?i vô th??ng, hi?n th?c quanh ta là “không”, c? t?m thân t? ??i ta mà m?i ngày ta ch?m bón v? v?i c?ng ch? do ng? u?n h?p thành – là KHÔNG to t??ng. V?y mà khi vào Vi?t Nam, ??o Ph?t c?ng ch?p nh?n t?c th? cúng ông bà t? tiên.   Tín ?? Bà-la-môn bên ?n ?? m?t, thiêu xác, mang h?t xu?ng Sông H?ng là xong n?; nh?ng r?i khi nó qua Cham, Cham d?ng Kut, m?i sinh linh ???c cho ch?a 9 m?nh x??ng trán ??a vào làm d?u v?t ?? con cháu bi?t mà th? cúng, nh? ?n b?c sinh thành, d??ng d?c mình.   Islam vào ??t Cham c?ng h?t. Minh ch?ng rõ nh?t, Ramadan bi?n thành Ram?wan ?? ng??i Cham Bà-ni ???c T?o m?, r?i v? nhà Bbang M?k Kei – cúng ông bà t? tiên; sau ?ó là ti?c tùng [dù là chuy?n ph?] ch? không ch?y t?nh nh? Islam thu?n thành.   Nh?p gia tùy t?c, là v?y.     [1. Không "h? vô" nh? Bà-la-môn ?n, Cham có Kut. 2. Cham Bà-ni Bbang M?k Kei - cúng Ông bà t? tiên trong tháng ??i l? Ram?wan     Inra Sara       Ngu?n: facebook
0 Rating 528 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On February 18, 2019
L?U D?U CHAMPA T?I C?M L? ?inh Bá Truy?n (ThS., C?u sinh viên ??i h?c Sorbonne (Pháp))và Bùi Ng?c Minh (Phó Giám ??c Trung tâm V?n hóa - Th? thao qu?n C?m L?) Qu?n C?m L?[1], mi?n ??t c? x?a, n?i l?u d?u trong lòng bao ?i?u huy?n bí c?a m?t n?n v?n minh r?c r? ngót 2000 n?m tu?i. N?i ?ây, t? r?t lâu ??i, nh?ng c? dân c?a v??ng qu?c Champa trù phú ?ã bi?t d?n th?y nh?p ?i?n, canh tác lúa chiêm, tr?ng dâu, nuôi t?m, ??m t?, d?t l?a và ?ã ki?n t?o lên nh?ng ??n ?ài, m? tháp nguy nga.[2] Nh?ng th? k? XV trôi qua nh? m?t c?n h?ng th?y, c? h? mu?n nh?n chìm t?t c? m?nh ??t này, ?? r?i ch? còn các ph? tích Chàm r?i rác kh?p n?i. ??n ??u th? k? XX, nh?ng ph? tích Chàm trên ??a bàn qu?n C?m L? ngày nay m?i ???c các nhà Champa h?c l?ng danh nh? Albert Sallet, Henri Parmentier, Edouard Huber… ?? tâm nghiên c?u và chính h? là l?p ng??i ??u tiên vén lên b?c màn bí m?t v? m?t n?n v?n minh c? kính ?ã b? tàn phá, lãng quên. Trong vòng b?n n?m l?n l?i s?u t?m các c? v?t cho B?o tàng Ch?m, t? n?m 1919 ??n 1923, bác s? Sallet ?ã nhi?u l?n ??n C?m L?. T?i thôn C?m B?c (nay thu?c ph??ng Hòa Th? ?ông), ông ?ã phát hi?n ra m?t di ch? Champa khá quan tr?ng. ?ó là Linh S?n, m?t vùng ??i th?p có r?t nhi?u m?nh v?n c? v?t t? m?t ph? tích tháp Ch?m, ??a ?i?m này t?a l?c g?n b?n ?ò ngang C?m L? và kéo dài khá xa.[3] Ngày nay, có th? xác ??nh di ch? Linh S?n n?m trên d?i ??t kéo dài t? Gò Th? lên phía b?c mà ?i?m cu?i c?a nó là Gò Theo. ??a danh Gò Theo là do ??c tr?i t? Gò Thiên, m?t cách g?i v?n t?t c?a Thiên Y A Na, v? Thánh M?u Ponagar c?a ng??i Ch?m.[4] T?i C?m B?c và Hóa Quê[5], Sallet ?ã kh?o sát nh?ng gi?ng c? Ch?m khá b? th?, sâu th?m, thành lát g?ch ?á kiên c?. Các gi?ng n??c này t?n t?i nh? có phép màu, và dùng ?? c?t d?u nh?ng bia ký, nh?ng tác ph?m ?iêu kh?c và c? ?? v?t b?ng vàng.[6] Không may m?n nh? g?ch ?á c?a các gi?ng H?i (H?i là m?t trong nh?ng tên g?i ng??i Ch?m c?a ng??i Vi?t tr??c ?ây, nhi?u phi?n ?á sa th?ch n?n nguyên là b? th? c?a tháp Ch?m C?m B?c b? dân làng xoi th?ng, làm thành lò ?? rang ?? cúng, nhi?u b? Linga mà dân làng cho là “c?i xay m?i” b? ??p ra ?? l?y ?á xây d?ng, g?ch Ch?m t? ph? tích c?ng ???c t?n d?ng làm ???ng.[7] Tuy th?, có m?t s? phi?n ?á H?i t? ph? tích mà dân làng tin là linh thiêng ?ã bi?n thành Th?n Th?ch. Tín ng??ng dân gian th? ?á ph?n ánh quá trình giao l?u, ti?p bi?n v?n hóa Ch?m - Vi?t, nó không ch? ???c b?o l?u t?i C?m L? mà còn hi?u h?u trên nhi?u vùng ??t khác ? Trung k?.[8] Mi?u th? Th?n Th?ch ???c A. Sallet tìm th?y t?i di ch? Linh S?n, trên b? th? có m?t phi?n ?á H?i, hai m?t kh?c ??y ch? Nho, r?t dài, chép rõ danh sách nh?ng ng??i cúng d??ng, ?? niên hi?u D??ng Hòa n?m th? 6 (1648) và niên hi?u Khánh ??c n?m th? 9 (1657), ??u thu?c tri?u vua Lê Th?n Tông.[9] Sallet còn tìm th?y m?t tr? bi?u b?ng ?á c?a tháp Ch?m C?m B?c ?ã tr? thành c?t m?c phân ??nh ranh gi?i gi?a hai làng C?m L? và Hóa Quê, tr? ???c d?ng vào n?m Gia Long th? 12 (1813), ?ang b? vùi ? d??i m??ng. Ông ?? ngh? tr?c nó lên. Tr? ?á này ??t nhiên tr? nên linh thiêng b?i s? ng? nh?n c?a dân làng và nghi?m nhiên tr? thành Ông M?c, ???c dân ??a ph??ng và nh?ng khách qua ???ng dâng h??ng, sùng bái.[10] Ngày nay, tuy ph? tích tháp C?m B?c, Th?n Th?ch t?i mi?u Linh S?n[11] và b? th? Ông M?c ?ã không còn n?a nh?ng tín ng??ng th? ?á v?n còn l?u truy?n t?i C?m L?, b?ng ch?ng là m?m ?á Ông có ??t t??ng Ph?t Bà t?i b? b?c sông C?m L?. ?úng ?êm r?m hay ?êm ba m??i âm l?ch hàng tháng, ??ng trên c?u C?m L? nhìn v? h??ng ??o N?i, ta d? dàng nh?n ra t? h?p m?m ?á Ông - t??ng Ph?t Bà ???c nhi?u tín h?u dùng thuy?n ??n vi?ng, dâng h??ng hoa chiêm bái và th? ?èn hoa ??ng sáng c? m?t sông. ??u nh?ng n?m 80 c?a th? k? XX, do tác ??ng c?a dòng ch?y và s? s?t l? mà m?t m?m ?á ?en tr?i lên t?i v? trí hi?n th?y. Tr?i qua vài mùa l? l?t n?a, m?m ?á v?n ??ng nguyên ch? c?, quá trình “thiêng hóa” di?n ra và th? là dân ??a ph??ng b?t ??u sùng kính m?m ?á. Ban ??u h? ch? ??t m?t l? h??ng lên trên, d?n dà d?ng thêm t??ng Ph?t Bà. Chính quy?n s? t?i th?i ?ó, v?i lý do bài tr? mê tín d? ?oan, ?ã cho di d?i t??ng Ph?t Bà t? m?m ?á v? chùa C?m Nam. Vài n?m sau, th?y không ai ?? ??ng ??n, dân ??a ph??ng th?nh t??ng Ph?t Bà ra l?i m?m ?á, ti?ng lành ??n xa, t? h?p m?m ?á - t??ng Ph?t Bà ngày càng ?ông khách hành h??ng. T?t nhiên, ?? góp ph?n t?ng ?? linh thiêng cho t? h?p này, nh?ng câu chuy?n truy?n mi?ng trong dân chúng, có khi ? ch? hay lúc trà d? t?u h?u, k? v? nh?ng s? không may mà các v? quan ch?c có liên quan ??n v? di d?i g?p ph?i, nh?ng s? th?t ?úng ??n ?âu, ch?ng ai có th? xác minh ???c. Th?t ra mô th?c k?t h?p th? m?m ?á và t??ng Ph?t Bà ? ?ây có ngu?n g?c t? mô th?c th? ?á - th? M?u c?a ng??i Vi?t ? x? ?àng Trong t? th? k? XVI, mà mô th?c th? ?á - th? M?u l?i có ngu?n g?c t? vi?c th? Linga - Yoni.[12] Tóm l?i, hi?n t??ng th? m?m ?á - t??ng Ph?t Bà t?i b? sông C?m L? ngày nay ch?ng qua ch? là s? ph?n ánh m?t cách chính xác quá trình ti?p bi?n v?n hóa tín ng??ng ph?n th?c t? ng??i Ch?m x?a. Nh?ng c?ng qua hi?n t??ng này, m?i th?y tín ng??ng dân gian Ch?m - Vi?t nó có s?c s?ng m?nh m? và b?n lâu ??n nh??ng nào (trong khi ?ó ??n ?ài, m? tháp ??u ?ã bi?n m?t!). Nh?ng di ch? Champa th??ng g?n li?n v?i nh?ng l?i ??n th?i v? các kho vàng ???c ng??i Ch?m ?em táng theo. ?ã có nhi?u tr??ng h?p ghi nh?n tìm ???c vàng H?i. Ch?ng h?n: n?m 1903, t?i M? S?n, Parmentier ?ào ???c m?t cái chum ??ng m?t b? s?u t?p toàn ?? trang s?c b?ng vàng; t?i La Th?, ng??i ta c?ng thu nh?t t? m?t cu?c khai qu?t nhi?u ??a b?c và các món trang s?c b?ng vàng.[13] T?i làng Hóa Quê, ??u th? k? XX, nhà bi ký h?c tr? danh Edouard Huber, giáo s? c?a tr??ng Vi?n ?ông Bác C? (E.F.E.O.), ?i kh?o sát m?t t?m bia Ch?m, ông ta ??nh phát quang xung quanh m?t ngôi mi?u t?a l?c trên “c?n Dàng”[14] ?? tìm c? v?t, t?c thì ti?ng ??n lan tràn, ??n t?n ?à N?ng r?ng ? ?ó có ?? lo?i thú v?t khác nhau ???c làm t? vàng kh?i, nào bò, rùa, nai ???c chôn kh?p d??i ??t, và ng??i ta còn có th? nh?t ???c các qu? th?o m?c làm b?ng kim lo?i quý nh? vàng, b?c.[15 ] Trong kho?ng 25 n?m tr? l?i ?ây, t?i khu v?c Gò Theo thu?c di ch? ph? tích tháp C?m B?c mà Sallet ?ã t?ng kh?o sát, ?ã có b?n tr??ng h?p ghi nh?n là ?ã ?ào ???c vàng Ch?m. Kho?ng n?m 1989, ba anh em H., L., N. r? nhau ?ào nh?ng ngôi m? Chàm có hình mu rùa ?? ki?m ?? tùy táng, bán l?y ti?n. H? ?ào ???c m?t t?m bia m?, bèn thuê ng??i d?ch, ai ng? ?ó là b?n ?? ch? ??n kho báu ???c chôn trong m?t ngôi m? khác n?m cách ??y kho?ng 300 m v? h??ng ?ông b?c. Nh? th?, ba ng??i ?ã tìm ???c r?t nhi?u vàng b?c trong m?. Bi?t tin, nhi?u ng??i n?a c?ng tìm vào bên trong, h? nh?t ???c r?t nhi?u ??ng ti?n th?i x?a còn r?i vãi và 3 chi?c ?èn d?u ph?ng Ch?m. Trúng ???c kho báu, ba anh em H., L., N. tr? nên sung túc. Nh?ng “?n vàng H?i ?t r?i n??c m?t”, ch? ?? vài n?m sau, n?i b? anh em b?t hòa, con cái tr? nên h? h?ng, gia c?nh sa sút và h? ?ã ph?i bán nhà ?i n?i khác. G?n ?ó, anh P. c?ng ?ào ???c h? ??ng vàng chôn ngay d??i kim t?nh kho?ng 20 cm. T? ngày có vàng, cu?c s?ng gia ?ình anh P. có khá lên, nh?ng ch?ng ???c bao lâu anh ta qua ??i trong m?t v? tai n?n. Tr??ng h?p t??ng t?, cách ?ây kho?ng 10 n?m, ông N. trong m?t l?n x?i ??t tr?ng rau, vô tình ?ào trúng m?t bu?ng chu?i b?ng vàng, tuy ông N. ?ã ?em s? vàng ?i làm t? thi?n, nh?ng ít n?m sau ?ó ông ta v?n b? ??ng xe và n?m li?t gi??ng cho ??n nay.[16 ] Nh?ng tr??ng h?p ? Gò Theo làm chúng tôi nh? ??n hoàn c?nh c?a ông Trà V?n X, nhà ông ? ngay trên n?n ph? tích Ph?t vi?n ??ng D??ng (nay thu?c huy?n Th?ng Bình, Qu?ng Nam). N?m 1978, trong lúc ?ang ?ào ??t ?? làm chu?ng heo thì ông Trà phát hi?n ra b?c t??ng B? tát Laks?m?ndra-Loke?vara b?ng ??ng thau.[17] Hai m??i n?m sau, ch?ng nh?ng hai ??a con c?a ông ??u l?n l??t qua ??i vì tai n?n giao thông mà b?n thân ông c?ng b? ??ng xe ch?n th??ng s? não, hi?n nay gia ?ình ch? còn hai v? ch?ng thui th?i s?ng qua ngày trong c?nh cô hàn.[18] Ng?m l?i câu “?n vàng H?i ?t r?i n??c m?t” qu? ch?ng sai. G?n ?ây nh?t, t?i Gò Theo, vào ngày 10.4.2012, ?ã có m?t ng??i ?i rà ph? li?u ?ào ???c vàng H?i. ??a ?i?m phát hi?n h? vàng là lô ??t ?ang xây nhà c?a ch? Nguy?n Th? Thùy T. thu?c t? 34, ph??ng Hòa Th? ?ông. Ng??i rà ph? li?u dùng cu?c ?ào lên m?t n?p ??ng có 5 l?p (m?i l?p dày kho?ng 4 mm) ?ã b? ôxy hóa và m?t h? g?m Ch?m bên d??i ?ã b? v?, bên trong có ch?a 6 kg kim lo?i màu vàng. Ng??i rà ph? li?u thu gom t?t c? và ch? ?i m?t d?ng, ??n nay v?n ch?a rõ tung tích. Khi ng??i này v?a r?i hi?n tr??ng, ng??i dân ?em m?t s? m?nh kim lo?i r?i vãi ?i th? ? ti?m kim hoàn g?n ?ó và b?t ng? nh?n ra ?ó là vàng, nh?ng tu?i vàng còn non. Ngay sau ?ó, ng??i dân xung quanh kéo ??n c? tìm nh?ng m?nh v?n còn l?i và mang ?i bán ???c t?ng c?ng g?n 10 tri?u ??ng.S? vi?c qua ?i, ch? nhà cho làm móng ti?p và ??n nay nhà ?ã xây xong. N?m trên ??a bàn ph??ng Hòa Th? ?ông còn có m?t di tích Champa n?a, ?ó là n?n móng tháp Phong L?. Vào ??u th? k? XX, ph? tích tháp Phong L? l?t th?m trong khu v?c ??n ?i?n chè, cà phê c?a ông ch? Camille Paris.[19] T?i ?ây, n?m 1900, ông ta ?ã s?u t?m ???c khá nhi?u c? v?t Ch?m và ?em bán cho m?t ng??i Pháp, ng??i này bán ti?p cho m?t ng??i Hoa. Tr??c l?i ?? ngh? mua l?i t? ki?n trúc s? Parmentier, ng??i ch? m?i c?a b? s?u t?p ?ã vui lòng hi?n t?ng toàn b? s? c? v?t do Paris thu th?p cho tr??ng Vi?n ?ông Bác C?. Theo Parmentier thì ?a ph?n các c? v?t có ngu?n g?c t? m?t tháp Ch?m b? s?p thành gò nh? trong khu v?c ??n ?i?n và ch? ??n ?i?n ?ã l?y g?ch t? ?ó ?? xây nhà.[20] N?m 1909, Parmentier ?ã th?ng kê ???c h?n 20 món c? v?t mang v? t? Phong L?, trong ?ó có nh?ng tác ph?m ?iêu kh?c tuy?t ??p nh? b? Linga bi?u t??ng d??ng v?t c?a th?n Siva, t??ng bò th?n Nandin, phù ?iêu th?n Siva múa gi?a ?àn r?n th?n Naga theo âm ?i?u thoát ra t? b?n nh?c công, phù ?iêu th?n Vishnu có ?ôi môi dày d??i cánh m?i n? to, phù ?iêu ?oàn tiên n? Apsara thanh tao siêu thoát… C?ng trong n?m ?ó, Parmentier ?ã ??n kh?o sát ph? tích tháp Phong L? và nh?n ??nh t?i ?ây có th? ?ã có m?t qu?n th? g?m nhi?u công trình ki?n trúc khác nhau. Ngoài ra ông còn th?y có r?t nhi?u g?ch Ch?m ?ã ???c dùng ?? xây nhà và lát c? m?t con ???ng d?n ??n b? sông.[21] Hi?n nay, trong s? h?n 20 món c? v?t tìm th?y t?i Phong L? có 9 tác ph?m ?iêu kh?c ???c tr?ng bày t?i B?o tàng ?iêu kh?c Ch?m ?à N?ng. Trong khi b? s?u t?p c? v?t Phong L? ???c nhi?u ng??i bi?t ??n thì n?n móng c?a ph? tích tháp Phong L? b? vùi sâu vào lòng ??t. Nh?ng t??ng nó ?ã m?t tích thì tháng 4.2011, gia ?ình ông Ông V?n T?n và bà Lê Th? Út, trú t?i xóm C?m (t? 3, ph??ng Hòa Th? ?ông) khi ?ào móng làm nhà t?i lô ??t s? 173 và 101 ?ã phát hi?n ra m?t pho t??ng c? ??u ng??i mình chim (t??ng th?n ?i?u Kinnari trong th?n tho?i ?n giáo) và nhi?u g?ch Ch?m. Ngay sau ?ó, B?o tàng ?iêu kh?c Ch?m ?ã th?c hi?n khai qu?t kh?n c?p ??t 1. K?t qu? s? b? xác ??nh ?ây là n?n móng tháp Phong L? trong qu?n th? tháp Ch?m Hóa Quê. ?oàn ?ã khai qu?t 5 h? v?i di?n tích kho?ng 206 m2, phát hi?n ???c tháp c?ng và b?t ??u l? m?t ph?n c?a tháp chính. ??n tháng 8.2012, B?o tàng ?iêu kh?c Ch?m ?à N?ng ph?i h?p v?i các nhà kh?o c? c?a Tr??ng ??i h?c Khoa h?c Xã h?i và Nhân v?n (??i h?c Qu?c gia Hà N?i) ti?n hành khai qu?t ??t 2. Quá trình khai qu?t ?ã làm l? rõ quy mô, c?u trúc chân móng c?a m?t tòa tháp Ch?m r?t l?n, chân móng có hình ch? Th?p, t? c?a ?ông ??n c?a Tây có chi?u dài 23,15 m, và t? c?a B?c ??n c?a Nam có chi?u dài 19,3 m. T? móng t??ng ?ông ??n móng t??ng Tây dài 15,85 m và t? móng t??ng B?c ??n móng t??ng Nam dài 16,15 m. ??c bi?t ?oàn ?ã phát hi?n ra h? thiêng n?i ??t b? th? b? Linga-Yoni bi?u t??ng c?a th?n Siva, ?ây là h? thiêng có kích th??c l?n nh?t trong các h? thiêng c?a ??n tháp Ch?m ???c phát hi?n ??n th?i ?i?m này. Ngoài ra, d??i ph?n tháp chính còn có 8 ô khám, m?i ô ??u có ch?a cát, m?t viên g?ch hình vuông ??t trên m?t hòn ?á cu?i và d??i cùng là hai viên ?á th?ch anh có nhi?u ??u nh?n. Hi?n nay công tác khai qu?t t?i di tích Ch?m Phong L? ?ã t?m d?ng, ch?c s? có m?t d? án khai qu?t, kh?o c? h?c quy mô l?n trên di?n r?ng ?? ti?p t?c gi?i mã nh?ng bí ?n d??i n?n tháp. N?m k? phía ?ông c?a ph??ng Hòa Th? ?ông là ph??ng Khuê Trung, n?i ?ây có m?t di ch? Champa khá n?i ti?ng là ph? tích tháp Hóa Quê (nay thu?c t? 20, Bình Hòa). ??u th? k? XX, ông Rougier, tham tá h?ng 2 tòa Công s? H?i An, ?ã tìm ra di ch? này t?i “c?n Dàng”, ??ng th?i phát hi?n m?t t?m bia Ch?m b?n m?t.[22] Ngay sau ?ó, giáo s? Huber ?ã ??n nghiên c?u, phiên âm Latinh và d?ch v?n bia Hóa Quê ra Pháp ng?, toàn b? công trình này sau ?ó ???c ??ng trên t?p san c?a tr??ng Vi?n ?ông Bác C?, s? XI, n?m 1911. Bia Hóa Quê làm b?ng ?á sa th?ch, cao 120 cm, r?ng 63 cm và dày 30 cm, b?n m?t bia ??u có v?n kh?c: M?t A (?ông) có 17 dòng ch? b?ng Ph?n ng?, hành v?n theo th? thi k?.- M?t B (Tây) có 19 dòng ch? b?ng Ph?n ng?, theo th? thi k? và v?n xuôi.- M?t C (B?c) có 17 dòng ch? b?ng Ph?n ng?, theo th? v?n xuôi.- M?t D (Nam) có 19 dòng ch? b?ng Ch?m ng? c? ??i theo th? v?n v?n. Theo nh? v?n bia, vào cu?i th? k? th? IX, ??u th? k? th? X, m?t gia ?ình Ch?m quy?n quý ?ã d?ng lên ba ngôi tháp, m?t t?i ??a ?i?m d?ng bia và hai cái còn l?i t?i vùng ??t lân c?n xung quanh ?ó. Trên bia có kh?c b?n m?c th?i gian, ?ó là n?m 820, 829, 830 và 831 niên l?ch Saka. Ng??i Ch?m dùng l?ch Saka, m?t lo?i l?ch c? ?n ??. K? nguyên Saka so v?i Công l?ch b?t ??u tính sau Thiên Chúa giáng sinh 78 n?m, v?y b?n m?c th?i gian t??ng ?ng là n?m 898, 907, 908 và 909 Công nguyên. M?c th?i gian ??u tiên là d??i tri?u vua Jaya Sim?havarman I, và ba m?c còn l?i thu?c tri?u vua Bhadravarman II. M?t ??u tiên v?n bia kh?c ??y m?t l?i c?u kh?n dài ??n th?n Siva, r?i ??n b?n kh? th? ca ng?i công ??c v? vua ?ang tr? vì Bhadravarman, ng??i ???c sánh ngang v?i v? vua Yudhis?t?hira trong thiên anh hùng ca Mahbh?rata c?a ng??i Hindu. Nh?ng m?t ti?p theo là nh?ng l?i tán t?ng ??n m?t gia ?ình hoàng thân có quan h? r?t g?n v?i hoàng gia và có quê quán ? khu v?c xung quanh n?i ??t bia (C?m L? ngày nay), ?ây là môn phi?t ?ã d?ng lên c?m tháp Hóa Quê. Ng??i ch?ng có t??c hi?u ?jñ? (Hoàng thân), tên là S?rthav?ha, ?ã k?t hôn v?i bà Pu Po Ku Rudrapura. Hoàng thân S?rthav?ha là em v? vua Indravarman II c?a v??ng tri?u ??ng D??ng hùng m?nh, và c?ng là cháu ru?t c?a vua Rudravarman (ông n?i c?a vua Indravarman II). V? hoàng thân S?rthav?ha có m?t cô con gái, v??ng h?u Ugradev?, ng??i ?ã k?t hôn v?i v? vua ?ang tr? vì Bhadravarman II, và có ba công t?: Mah?s?manta, Narendranr?pavitra, Jayendrapati (xem Ph? h? v??ng tri?u ??ng D??ng - Indrapura ? d??i ?ây). T?t c? ba v? công t? này ??u ?ang gi? nh?ng ch?c v? cao c?p bên c?nh vua Bhadravarman II. V? tam công t?, quan Th??ng th? Jayendrapati, là m?t h?c gi? uyên bác. Chính ông là ng??i ?ã so?n ra nh?ng bài thi k? và v?n xuôi cho chín t?m bia ???c d?ng tr??c các tháp Ch?m: hai t?m ???c d?ng b?i vua Jaya Sim?havarman I và b?y t?m t? vua Bhadravarman II.[23] V?n bia còn cho chúng ta bi?t ?? th??ng công so?n chín bài ký, vua Bhadravarman II ?ã ban cho Th??ng th? Jayendrapati m?t c? ki?u, m?t cái l?ng b?ng lông công, m?t bao ki?m b?ng vàng, nhi?u bình s? có quai và bình g?m l?n, m?t cái ??a b?ng b?c, m?t ?ai th?t l?ng, nhi?u khuyên tai và vòng tay b?ng vàng, m?t c?p váy b?ng l?a ....[24] Theo nh? v?n bia, v? c?a Hoàng thân S?rthav?ha có t??c hi?u là Pu Po Ku (N? Thánh ch?) và mang tên Rudrapura (thành ph? th?n Bão t?), Pu Po Ku Rudrapura có ngh?a là N? Thánh ch? thành ph? th?n Bão t?, mà b?n quán c?a gia ?ình S?rthav?ha và Pu Po Ku Rudrapura là khu v?c lân c?n xung quanh ??a ?i?m d?ng bia Hóa Quê, t? ?ó th? bi?t r?ng vào cu?i th? k? th? IX, ??u th? k? th? X vùng ??t C?m L? có danh x?ng là Rudrapura - thành ph? Th?n Bão t?.[25] Tr?i qua h?n ngàn n?m, khu ??t n?i tháp Hóa Quê t?a l?c nay tr? thành Khu di tích l?ch s? v?n hóa Khuê Trung bao g?m ph? tích tháp Hóa Quê, mi?u Bà, gi?ng Ch?m, nhà th? Ti?n Hi?n và ngh?a tr?ng Hòa Vang. G?n ?ây, khi phát quang khu v?c này ng??i ta l?i tìm th?y m?t b? Yoni kích th??c 1 m x 0,8 m và m?t t??ng th?n Gane?a ?ã m?t m?t tay cao 55 cm, hi?n nay b? và t??ng ???c tr?ng bày t?i B?o tàng L?ch s? ?à N?ng. Sau mi?u Bà 100 m, có m?t ph?n b? th? Linga ch?m kh?c nh?ng d?i xo?n theo phong cách ??ng D??ng. Ch?c ch?n là dân làng ?ã t?n d?ng g?ch ?á t? ph? tích ?? xây mi?u, r?t có kh? n?ng móng tháp n?m ngay d??i mi?u. Trong mi?u Bà, th?y th? b?n pho t??ng Ch?m có ngu?n g?c ?n giáo ?ã ???c Vi?t hóa b?ng cách ??p th?ch cao, tô màu, ??i mão, choàng y ?? tr? thành Th?n M?u. May còn m?t pho t??ng bên trái ngoài cùng mà ??u ch?a b? tô màu, chúng tôi nh?n ra ngay là ??u th?n Kum?ra (con trai th?n Siva), m?t v? nam th?n Ch?m ?ã ???c s?c phong thành Bà Th? (!). ?i?u k? l? là trong mi?u ch? có b?n pho t??ng mà l?i có bài v? kèm s?c phong ??n n?m Bà t??ng ?ng v?i Ng? Hành. T?i sao m?t nam th?n Ch?m l?i bi?n thành m?t n? th?n Vi?t? ?ó là do tín ng??ng th? M?u c?a ng??i Vi?t. Vào th? k? XV, XVI, trên ???ng nam ti?n, h? th?y m?t pho t??ng Ch?m nào có khuôn m?t gi?ng ph? n? thì ng??i Vi?t s? ??t ngay lên bàn th? và nó tr? thành nh?ng Bà Vú, Bà H?i, Bà M?, Bà Ph?t, Bà ?á, Bà L?i, Bà Vàng, Bà Ng?c, Bà Thiên, Bà Thai D??ng…[26] và tr??ng h?p ? làng Hóa Quê là Bà Ng? Hành. Tr??c mi?u, ngay phía bên trái, có m?t gi?ng Ch?m vuông v?c tuy?t ??p, tr? gi?ng và thành gi?ng ???c ghép t? các phi?n ?á sa th?ch m?t cách tinh x?o. Vì ng??i Ch?m c?n dùng n??c ?? làm nghi l? th? t?y Linga nên niên ??i c?a gi?ng ?t ph?i trùng v?i tháp Hóa Quê, h?n ngàn n?m. Nh? nh?ng dòng Ph?n ng? trên v?n bia Hóa Quê do quan Th??ng th? tri?u ??ng D??ng Jayendrapati so?n, và nh? b?n d?ch sang Pháp ng? c?a giáo s? Huber nên chúng ta có th? bi?t vào cu?i th? k? th? IX, ??u th? k? th? X, gia ?ình Hoàng thân S?rthav?ha và N? Thánh ch? Rudrapura, ch? nhân c?a m?nh ??t trù phú Rudrapura - thành ph? th?n Bão t? [27] - mà ngày nay mang tên C?m L?, ?ã d?ng lên c?m tháp Hóa Quê. C?m g?m ba tháp g?n nhau, ?ó là tháp ?r?-Mah?rudra (C?m B?c) th? Hoàng thân S?rthav?ha vào n?m 898, tháp ?r?-Mah??ivalin?ge?vara (Phong L?) th? Parame?vara vào n?m 907 và tháp Bhagavat? (Hóa Quê) th? N? Thánh ch? Rudrapura vào n?m 908.[28] Nh?ng ti?c thay, t?t c? ??u ?ã s?p ?? hoàn toàn. C?n c? m?c th?i gian kh?c trên bia và trên c? s? nghiên c?u các di tích, có th? kh?ng ??nh c?m tháp Hóa Quê ???c xây d?ng theo phong cách ??ng D??ng. ??n nay, chúng ta ?ã xác ??nh chính xác v? trí n?n tháp Hóa Quê là mi?u Bà, t? 20 Bình Hòa, ph??ng Khuê Trung và n?n tháp Phong L? là lô ??t s? 173, 101, xóm C?m, t? 3, ph??ng Hòa Th? ?ông, nh?ng v?n ch?a bi?t ?ích xác v? trí n?n móng tháp C?m B?c, nó v?n n?m ?âu ?ó trong lòng ??t Linh S?n. Ngoài di tích c?m tháp Hóa Quê, ??u th? k? XX, t?i làng Hòa An (nay thu?c ph??ng Hòa An, qu?n C?m L?), Parmentier còn tìm th?y m?t t??ng ?á có t? th? ng?i x?m và nh?ng ??ng ?? nát t? g?ch ?á xây vòm c?a m?t tháp Ch?m.[29] Ngày nay, m?t s? ph? tích c?a tháp Hòa An v?n còn ???c l?u gi? t?i chùa An S?n (t? 15, ph??ng Hòa An, qu?n C?m L?). V? trí c?a chùa n?m ngay d??i chân núi Ph??c T??ng[30] và chùa ???c d?ng trên n?n m?t tháp Ch?m vào kho?ng gi?a th? k? XIX. B?ng qua tam quan, ??n gi?a sân chùa còn th?y hai tr? c?a b?ng ?á sa th?ch có ch?m kh?c nh?ng d?i xo?n theo phong cách ??ng D??ng ?ang ???c t?n d?ng làm hai tr? t?a cho m?t c?t c? (!). Bên trái chùa, th?y có m?t b? th? Linga hình vuông, trên m?t có xu?t hi?n v?t n?t, c?nh ?ó có hai tr? bi?u b?ng ?á và nh?ng phi?n ?á dày dùng làm ?? cho các tr? bi?u. B? th? và nh?ng phi?n ?á này ???c nhà chùa b? trí thành m?t b? bàn gh? ?á dùng ?? ti?p khách th?p ph??ng (!). Cách ?ó không xa v? h??ng tây b?c là m?t gi?ng Ch?m hình tròn, thành gi?ng ???c ghép t? nh?ng viên ?á sa th?ch hình ch? nh?t. Trong s? các ph? tích còn l?i, ??c bi?t còn có m?t t??ng nam th?n, ???c th? trong m?t ngôi mi?u nh?, nh?ng t??ng ?ã m?t ??u và b? ??p xi m?ng t?o thành ??u c?a m?t v? hòa th??ng nào ?ó (!). T? th? ng?i c?a pho t??ng này làm ta liên t??ng ??n t??ng nam th?n ?ang tr?ng bày trên ?ài th? thu?c Ph?t vi?n ??ng D??ng (Vih?ra Loke?vara) t?i B?o tàng ?iêu kh?c Ch?m ?à N?ng. Nh?ng gì còn sót l?i ? chùa An S?n cho th?y tháp Hòa An có cùng niên ??i v?i c?m tháp Hóa Quê, cu?i th? k? th? IX, ??u th? k? th? X. Qua vi?c kh?o sát nh?ng ph? tích tháp Ch?m t?i qu?n C?m L? ngày nay, chúng ta có th? hình dung ra di?n m?o và quy mô c?a thành Rudrapura. “Sông Thiêng” c?a thành là sông C?m L?, “núi Thiêng” c?a thành là núi Ph??c T??ng. Trung tâm tôn giáo c?a thành ??t t?i Hòa An và trung tâm chính tr? t?i khu v?c C?m B?c, Phong L?, Hóa Quê (ph??ng Hòa Th? ?ông và ph??ng Khuê Trung ngày nay). Theo motif c?a nh?ng thành ph? (pura) ???c hình thành trên các l?u v?c sông nh?, ch?y trên tri?n d?c ??ng, ng?n cách b?i núi non t?i vùng ?ông Nam Á th?i ti?n s? do Bennet Bronson ?úc k?t[31], thì thành Rudrapura ?t có m?t c?ng th? ?óng vai trò trung tâm kinh t? - th??ng m?i. Ch?c ch?n c?ng th? này ph?i n?m g?n ??a ?i?m h?p l?u c?a ba con sông C?m L?, V?nh ?i?n và C? Cò. R?t có kh? n?ng ?ó là Hiên c?ng[32], m?t c?ng c? n?m t?i làng N?i Hiên Tây (nay thu?c ph??ng Bình Hiên, qu?n H?i Châu) và có th? có thêm m?t ti?n c?ng ?óng t?i làng N?i Hiên ?ông (nay thu?c ph??ng N?i Hiên ?ông, qu?n S?n Trà). Nh? v?y thành Rudrapura vào cu?i th? k? th? IX, ??u th? k? th? X có ??a gi?i khá r?ng, nó b?t ??u t? làng Hòa An d??i chân núi Ph??c T??ng tr?i xu?ng C?m L?, r?i kéo dài ??n t?n N?i Hiên.[33] ?ã có m?t tòa thành Ch?m t?n t?i cách ?ây h?n 1000 n?m mà nh?ng ph? tích c?a nó ?ang n?m r?i rác kh?p n?i trên ??a bàn qu?n C?m L?. Hy v?ng vào m?t ngày nào ?ó, t?t c? các chân móng tháp s? ???c phát l?, ??n lúc ?ó chúng ta l?i có d?p khám phá thêm nhi?u ?i?u k? di?u v? m?t n?n v?n minh huy?n bí này. Nh?ng l?u d?u Champa t?i C?m L? ngày nay ?âu ch? có nh?ng phi?n ?á, t??ng ?á hay móng g?ch H?i ?? chói mà còn là ni?m tin dai d?ng trong dân gian v? th?n linh, ma qu? và n?i ám ?nh tri?n miên v? nh?ng l?i nguy?n ??n t? cõi h? vô. Cái tín ng??ng thu?n c?m tính v? m?t quá kh? H?i ??y bí nhi?m d??ng nh? v?n t?n t?i mãi trong tâm th?c c?a m?i m?t con ng??i vùng “C?m giang L? th?y” này… Chú thích 1 C?m L? nay là danh x?ng c?a m?t qu?n thu?c thành ph? ?à N?ng. C?m L? (? ?) theo Hán Vi?t t? ?i?n trích d?n (www.hanviet.org) thì ch? C?m (?) trong t? c?m tú (? ?: t??i ??p) và ch? L? (?) trong t? l? chi (? ?: cây v?i), C?m L? ngh?a là “Cây v?i t??i ??p”. T??ng truy?n, danh x?ng C?m L? b?t ngu?n t? “C?m giang L? th?y” (? ? ? ?). N??c sông C?m ng?t nh? trái cây v?i hay là hai bên b? sông C?m có nhi?u cây v?i mà có tích này ch?ng? Theo Ô châu c?n l?c c?a D??ng V?n An (Hu?: Thu?n Hóa, 1992), vào ??i vua Lê Anh Tông, n?m Tân d?u, niên hi?u Chính Tr? th? 4 (1561), C?m L? là m?t trong 66 xã c?a huy?n ?i?n Bàn. Tr??c n?m 1796, làng C?m L? hoàn toàn n?m phía nam sông C?m L?. Sau tr?n l?t n?m Bính Thìn (1796), lý tr??ng làng C?m L? th?y vùng ??t nam sông C?m L? ?m th?p bèn ?i xin lý tr??ng làng Bình Kh??ng (Bình Thái ngày nay) ? phía b?c sông, cho dân làng C?m L? ??n ?ó c? trú. ???c s? ??ng ý c?a làng Bình Kh??ng, dân làng C?m L? t? phía nam v??t sông sang phía b?c, khai phá 3 gò ??t hoang là Gò Th?, Gò Tràm và Gò Theo ?? “tái ??nh c?”. T? ?ó làng C?m L? chia thành C?m L? Nam thôn và C?m L? B?c thôn. 2 Maspéro, Le Royaume de Champa, (Paris et Bruxelles: Les Éditions G. Van Oest, 1928), 35-41.3 Nguyên v?n: “Linh-S?n ? ?, de C?m-L? B?c-Thôn ? ? ? ?, canton de Bình-Thái ? ? ?, huy?n de Hòa-Vang ? ? ?. Cette colline qui s’arrête auprès du bac de C?m-L?, s’étend fort loin: les débris qu’elle montre témoignent d’un important emplacement”. D?n theo: Sallet, “Les Souvernirs Chams dans le Folk-lore et les Croyances Annamites du Quang-Nam”, Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H.), No. 2/1923, 204. ??a danh này ngày nay có tên Trung S?n x?, chúng tôi nghi ng? Sallet chép Linh S?n là ch?a ?úng, b?i t? th? k? XVIII, vùng ??t này ?ã có tên Trung S?n. D?n theo: Phan Khoang, Vi?t S? x? ?àng trong, (Hà N?i: V?n h?c, 2000), 209.4 ?ào Thái Hanh, “La déesse Thiên-Y-A-Na”, B.A.V.H., No. 2/1914, 163. Gò Theo, ?i?m cu?i c?a di ch? Linh S?n, là vùng ??t có t? c?n: phía ?ông giáp x? ??t B?c Thu?n, phía b?c giáp ?ông Ph??c, phía tây giáp qu?c l? 1A, phía nam giáp thôn Phong B?c (nay là các t? t? 34 ??n 37, ph??ng Hòa Th? ?ông).5 Hóa Quê (? ?), ??i thành Hóa Khuê (? ?, theo Ô châu c?n l?c c?a D??ng V?n An, vào ??i vua Lê Anh Tông, n?m Tân d?u, niên hi?u Chính Tr? th? 4 (1561), Hóa Khuê là m?t trong 66 xã c?a huy?n ?i?n Bàn, v? sau chia thành ba làng Hóa Khuê ?ông, Hóa Khuê Tây và Hóa Khuê Trung (Khuê Trung).6, 7, 9, 13, 15, 26 Sallet, “Les Souvernirs Chams dans le Folk-lore et les Croyances Annamites du Quang-Nam”, B.A.V.H., No. 2/1923, 207, 209, 209, 220, 220, 213.8 Cadière, “Croyances et Practiques religieuses des Annamites dans les environs de Hué. Le Culte des Pierres”, Bulletin de l'École Française d'Extrême-Orient (B.E.F.E.O.), Vol. XIX, No. 2/1919, 30.10 V?i gi?ng v?n khá m?a mai, Sallet thu?t l?i s? tích b? th? Ông M?c ? C?m L?: “J’apporte ici une petite contribution à l’étude du culte des pierres en Annam. La pierre de C?m-L? était couchée dans un fossé, et comme son examen pouvait présenter quelque intérêt, je demandai aux autorités provinciales de vouloir bien la faire relever (au surplus cette pierre ne portait-elle pas les caractères “l?p th?ch” ???). Le village crut devoir faire mieux, et, quelques semaines après, je retrouvai la pierre dressée sur son socle maçonné. Un mois plus tard, sur ce socle étaient disposés des chapelets de fleurs, des papiers votifs et le vase habituel garni de sable où, piqués, achevaient de se consumer des bâtonnets d’encens : le vieux piédroit cham, la pierre-limite des Annamites, etait devenu “Ông-M?c” ? ?, “Monsieur le Terme”, et était honoré par les gens du village et plus encore par les voyageurs. Peut-être doit-on penser que les habitants de C?m-L? à cause de cet ordre venu de hauts fonctionnaires, avaient pu croire que puisque de grands mandarins lettrés et sérieux s'intéressaient au sort de cette pierre et réclamaient pour elle une attitude plus noble, il fallait bien qu’elle possédât une vertu et un pouvoir particulier”. D?n theo: Sallet, “Les Souvernirs Chams dans le Folk-lore et les Croyances Annamites du Quang-Nam”, B.A.V.H. No. 2/1923, 210.T?m d?ch: “? ?ây, tôi xin ?óng góp ph?n nh? cho vi?c nghiên c?u phong t?c th? ?á ? Trung k?. Phi?n ?á t?i C?m L? b? vùi d??i m?t cái m??ng, và th?y có th? dùng ?á vào vi?c gì ?ó h?u ích, tôi yêu c?u chính quy?n t?nh nên tr?c nó lên (v? l?i phi?n ?á này ?âu có mang ch? “l?p th?ch” ???). Làng s? t?i tin r?ng c?n ph?i dùng nó vào vi?c t?t h?n, và vài tu?n sau ?ó, tôi th?y tr? ?á ???c d?ng trên b? có tô vôi h?n hoi. M?t tháng sau ?ó, trên b? th?y bày nh?ng bó hoa, gi?y vàng mã và m?t cái l? ??ng cát quen thu?c mà h??ng c?m ?ã cháy h?t ch? còn tr? c?ng: tr? bi?u c? c?a Ch?m, c?t ?á làm ranh gi?i c?a ng??i An Nam, ?ã tr? thành “Ông-M?c” ? ?, ???c dân làng và c? khách qua ???ng sùng bái. Ph?i ch?ng dân làng C?m L? vì t? m?nh l?nh c?a các quan trên, yên trí các quan trên v?n l?m ch?, nghiêm túc ?ã xem tr?ng phi?n ?á và ?ã ?? c?p v? nó v?i m?t thái ?? r?t l?ch lãm, nên ch?c m?m r?ng nó ph?i ?n ch?c m?t t? ??c và m?t quy?n n?ng ??c bi?t”. Tr??c n?m 1980, tr? Ông M?c v?n còn, n?m g?n b?n ?ò Nga, ranh gi?i gi?a Khuê Trung và C?m L?, trên tr? có dòng ch?” ??????????? (Gia Long th?p nh? niên, th?t nguy?t, nh? th?p ng? nh?t: ngày 25 tháng 7 n?m Gia Long th? 12).11 Mi?u Linh S?n ngày nay ???c g?i là mi?u Bà, thu?c t? 33 ph??ng Hòa Th? ?ông. Sau n?m 1975, Th?n Th?ch không còn n?a.12 Cadière, Bài ?ã d?n, 4 - 5. Quá trình “thiêng hóa” m?m ?á Ông bên b? sông C?m L? ngày nay di?n ra y chang nh? nh?ng gì mà linh m?c L. Cadière miêu t? v? m?m “?á n?i” bên b? sông Th?ch Hãn ?o?n ch?y qua làng Trinh Th?nh h?n 90 n?m v? tr??c. Hi?n nay, t?i C?m L? và m?t s? n?i khác n?a, ng??i ta tin r?ng linh h?n c?a n?n nhân ch?t n??c s? trú l?i m?m “?á ?en” và do ?ó m?m ?á s? r?t linh thiêng. Thân nhân c?a n?n nhân ch?t n??c th??ng ??n ?ây th?p h??ng kh?n vái. ??t trên m?m ?á m?t t??ng Ph?t Bà, ng??i ta tin r?ng Ph?t Bà s? phù h? ?? trì cho linh h?n c?a n?n nhân ch?t n??c s?m ???c siêu thoát. Tóm l?i, các linh h?n c?a nh?ng n?n nhân ch?t n??c xem m?m ?á là nhà và Ph?t Bà là ng??i ?? trì (!). V? ph?n pho t??ng Ph?t Bà ???c ??t trên m?m ?á, chúng tôi ?ã nghe vô s? tin ??n th?i v? s? linh thiêng c?a pho t??ng này. Ch? bi?t nó thiêng c? nào? Nh?ng ?i?u ?ó không thu?c ph?m vi c?a bài vi?t, chúng tôi không ti?n nêu ra. ??n tháng 12.2012, t??ng Ph?t Bà ?ã ???c di d?i v? chùa C?m Nam.14 “C?n Dàng” là tên th??ng g?i nh?ng vùng ??t cao có ph? tích Chàm. Ngày nay, v? trí “c?n Dàng” là Khu di tích l?ch s? v?n hóa Khuê Trung bao g?m ph? tích tháp Hóa Quê, gi?ng Ch?m, mi?u Bà, nhà th? Ti?n Hi?n và ngh?a tr?ng Hòa Vang t?i t? 20 Bình Hòa, ph??ng Khuê Trung.16 Ph?ng v?n ông Hu?nh Bá Hoàng, t? tr??ng t? 34, ph??ng Hòa Th? ?ông. Tr??ng h?p th? t? m?i x?y ra g?n ?ây, nên chúng tôi ch?a có ghi nh?n gì v? s? “báo ?ng” c?a vàng H?i.17 B?c t??ng B? tát Laks?m?ndra-Loke?vara hi?n ?ang ???c tr?ng bày t?i B?o tàng Ch?m ?à N?ng và ?ã ???c công nh?n là B?o v?t qu?c gia.18 Tr??ng h?p c?a ông Trà V?n X., chúng tôi tr?c ti?p ch?ng ki?n, n?u có quý v? ??c gi? nào mu?n xác minh thì có th? theo chúng tôi ??n g?p ông Trà, nhà ông ch? cách v? trí Tháp Sáng c?a Ph?t vi?n ??ng D??ng 2 km.19 ??u th? k? XX, khu v?c lân c?n Tourane (?à N?ng) có m?t s? ??n ?i?n c?a các ông ch?: Tây Kho b?c anh (Camille Paris) ? Phong L?, Tây béo ? Hóa Quê, Tây Kho b?c em (Gravelle Paris) ? Nghi An, Tây Bertrand, Tây Hãng ? Ph??c T??ng ….20 Nguyên v?n: “Peu de temps après, l'ancienne propriété de C. Paris à Phong-l?, vendue d'abord à un Français, passait a un Chinois. Sur notre demande d'achat il fit aimablement don à l'Ecole des sculptures que C. Paris y avait rassemblées; elles provenaient pour la plupart des décombres d'un monument ?am qui formait une butte dans les limites de sa concession et qui lui fournit les briques de l'habitation”. D?n theo: Parmentier, “Catalogue du Musée ?am de Tourane”, B.E.F.E.O., Vol. XIX, 1919, 5.21 Parmentier, “Inventaire Descriptif des Monuments ?ams de l’Annam”, Vol.1, (Paris: Presses de l'École Française d'Extrême-Orient (P.E.F.E.O..), Ernest Leroux, 1909), 319-324.22, 23, 24, 28 Huber, “Études Indochinoises”, B.E.F.E.O, Vol. XI, 1911, 285, 286, 296, 297.25 Theo kinh V? ?à, th?n Bão t? Rudra là ti?n thân c?a th?n Siva, v? th?n t?i cao trong ?n giáo.27 Vào ??u th? k? th? X, trên m?nh ??t Amar?vat? (Qu?ng Nam, ?à N?ng ngày nay) có các thành ph?: Indrapura - kinh thành Th?n S?m sét (??ng D??ng); Simhapura - thành ph? S? t? (Trà Ki?u); ?amp?pura - thành ph? Chiêm Bà (Thanh Chiêm, ?i?n Bàn); Và nh?ng tác gi? bài vi?t này phát hi?n ra thêm m?t thành ph? n?a, ?ó là Rudrapura - thành ph? Th?n Bão t? (C?m L?).29 Parmentier, “Notes d'Archéologie Indochinoise I-VI”, B.E.F.E.O, Vol. XXIII, 1923, 274.30 ??i Nam nh?t th?ng chí (quy?n XIII) do Qu?c s? quán tri?u Nguy?n biên so?n, chép núi Ph??c T??ng ? ?là C?m L? S?n? ? ?.31 Bronson, “Exchange at the Upstream and Downstream Ends: Notes Toward a Functional Model of the Coastal State in Southeast Asia”, Economic Exchange and Social Interaction in Southeast Asia: Perpectives from Prehistory, History, and Ethnography (Ann Arbor, 1977), 39-52.32 T??ng truy?n, n?m 1471, vua Lê Thánh Tông trên ???ng nam chinh ?ã cho ??u thuy?n t?i b?n N?i Hiên ?? l?y n??c ng?t t? gi?ng B?ng (gi?ng có niên ??i th? k? X) [Theo gia ph? t?c Nguy?n Thanh - N?i Hiên Tây do anh Nguy?n Thanh ??nh cung c?p]. Mu?n nh?t là t? cu?i th? k? XV, ng??i Trung Hoa ?ã g?i b?n N?i Hiên (và c? khu v?c ?à N?ng) là Hiên c?ng.33 Làng N?i Hiên x?a bao g?m ba làng N?i Hiên ?ông, N?i Hiên Tây và N?i Hiên Nam (N?i Nam). Ngu?n: Facebook
0 Rating 510 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
Tại sao gọi là biển Nam Trung Quốc mà không gọi là biển Champa? Biên dịch từ bài báo tiếng Malaysia : Putra Champa Lưu ý: Khu vực Biển Đông (Tức vùng biển nằm trang khu vực Việt Nam, Philppin, Malaysia, Indonesia…) được thế giới gọi là “South China Sea” tức "Biển Nam  Trung Quốc”. Nếu ta gọi là “biển Nam Trung Quốc” thì tất cả mọi người trên thế giới sẽ hiểu đó là phần biển ở vùng Đông Nam của Châu Á, được bao bọc bởi các quốc gia như Malaysia và đảo Borneo. Phía bắc của nó được tính từ đảo Đài loan và kết thúc cực nam ở Singapore, diện tích của nó vào khoảng 3,500,000 km². Bản đồ chung của Khu vực Đông Nam Á Hiện nay vùng biển này được gọi là “ biển Nam Trung Quốc”. Nhưng ít có ai biết rằng vùng biển rộng lớn này đã có thời được biết đến với tên “Biển Champa”. Đều này nói lên sẽ khiến không ít những người nghe được phải giật mình, nhưng đó là sự thật. Tại sao người ta lại gọi nó là biển Champa? Biển Champa ( trong tiếng Mã Lai, Laut(la-ut) có nghĩa là biển) Trước tiên ta hãy giải thích danh từ “Champa”. Champa thật ra là tên của một vương quốc vốn được xây dựng  bởi sắc dân Malayo-poynesian ( Mã Lai- Đa Đảo) hay chúng ta có thể gọi tắt là tộc người Mã Lai. Đế chế Mã Lai này được biết đến với tên gọi Campa nagara ( vương quốc Champa), họ đã từng kiểm soát một vùng đất đai rộng lớn ở phía nam Đông Nam á ngày nay. Đế chế này được hình thành vào thế kỉ thứ 2 và kết thúc vào năm 1832. Trong quá trình tồn tại vương quốc này đã bao phen giãn, co phần đất đai của mình . Điều này đã dẫn đến kinh đô của vương quốc được di dời rất nhiều lần, cụ thể là Indrapura (875-978M), Vijaya (978-1485M) và cuối cùng là Pandurangga (1485-1832M) cho đến khi bị xóa sổ hẳn bởi tộc người phương bắc ( nam Trung Hoa). Đế chế Champa hùng mạnh nhất vào khoàng năm 800 đến năm 1000. Trong khoảng thời điểm đó, Người Chăm rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị và tơ lụa với các nước như Trung Quốc, Nusantara ( Indonesia, Malaysia, brunei…ngày nay) và nước Abbasiah ở Baghdad (Bát Đa- xứ 1001 đêm). Vào khoảng năm 800, người Chăm được biết đến với tài đi biển rất gỏi và những thương nhân tài ba. Theo ông  Tan Sri Prof. Emeritus Dr. Ismail Hussein,chủ tịch hội nhà văn Malaysia gọi tắt là (GAPENA) có nói. Vùng biển mà ngày nay được gọi là Biển Nam Trung Quốc thật sự trước kia được gọi là Biển Champa, nó từng là một vùng thương mại và vận chuyển quan trọng của người Chăm. Sự hùng cường về thương mại và vận chuyển của đế chế Champa nhanh chóng được nổi tiếng và rất nhiều người biết đến không chỉ ở Nusantara mà là toàn thể thế giới lúc bấy giờ, dẫn đến vùng biển này được gọi với tên Biển Champa. Biển Champa có thể được xem là “sân chơi” của các tộc người Mã Lai. Dấu vết của sự kiện này vẫn được tìm thấy ở những vùng đất đai mà ngay nay người Mã Lai vẫn đang nấm quyền sở hữu, cụ thể là tiểu bang Kelantan của Malaysia. Sự nổi tiếng về thông thương qua lại giữa Champa và Malaysia lúc bấy giờ mạnh đến nổi khiến vùng đất này (bang Kelantan)được gọi là “ nơi dừng chân của Chepa”. “ Chepa” ở đây là Champa phát âm theo giọng địa phương của người Kelantan-Pattani. Có lẽ chúng ta hãy nên trả lịch sử về cho lịch sử. Và những đứa con Melayo-polynesian(cụ thể là sắc dân Chăm) chúng ta nên tự hào và trách nhiệm với tên gọi này. *Theo nguồn nguyên bản tiếng Malaysia : http://putrachampa.blogspot.com/2011/02/kenapa-laut-china-selatan-kenapa-tidak.html
0 Rating 499 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 2, 2012
LICH SỬ CHAMPA QUA CC TRIỀU VƯƠNG 1. Triều vương thứ nhất (192-366) `:Sau hng thập nin bị nhઠ hn đ hộ, với chᴭnh sch h hiếp, tᠠn bạo.Sri-mara đ lnh đạo c㣡c bộ tộc champa vng ln,lật đổ 骡ch cai trị nh hn, thࡠnh lập quốc gia champa thống nhất.ng lԪn ngi năm 192,Đng đ䳴 tr kiệu,ng lണnh đạo vương quốc champa gồm một lnh thổ rộng lớn từ honh sơn cho đến đồng nai ng㠠y nay.Danh xưng vương quốc Champa l quốc hồn, quốc ty của nhຢn dn Champa ( Champa l t⠪n hoa đại hay hoa sứ ngy nay người việt nam thường trồng ở những nơi tn nghiപm, c mi thơm nhẹ nh㹠n, thanh thot).Ngn ngữ dᴢn tộc Champa thuộc nhm gia đnh ngữ học M㬣 Lai đa đảo (Malayo Polynesian) hay một danh xưng khc gọi l nhᠳm gia đnh ngn ngữ Nam đảo (Austronesian). Văn tự champa sử dụng chữ:Phạn(Sanskrit ).Văn tự Ấn Độ đi theo c촡c nh truyền gio đࡣ được phổ biến rộng ri tại Champa v trở th㠠nh chữ quốc ngữ của Champa.Tn gio lấy B䡠 la mn (Brahmanism): lm quốc gi䠡o, giữ vai tr quan trọng trong đời sống x hội, tinh thần tộc người Champa.B⣠ la mn hnh th䬠nh v pht triển cࡳ bề dy trn 3000 năm lịch sử Ấn Độ. Giડo l B-la-m�n được thiết lập trn nguyn lꪽ của kinh Veda.Vua sri-mara lấy gio điều b la mᠴn để xy dựng đất nước champa. Sri-mara(Khu Lin) l⪪n ngi năm 192, trị v trong nhiều năm, Sử cổ Trung Hoa (Lương thư) cho biết trong khoảng thập ni䬪n 220-230, con chu Khu Lin c᪳ gơi phi bộ đến thống đốc Quang Đng vᴠ cc thi th᡺ Giao Chu (L Đại v⣠ Lục Dận) triều cống v duy tr quan hệ ngoại giao. Sự kiện nổi bật sau thời Khu Liପn l cuộc dấy binh của b Triệu năm 248 tại quận Cửu Chࠢn chống lại qun Đng Ngⴴ (Trung Hoa). B Triệu, cn gọi lಠ Triệu Trinh Nương, l một thiếu nữ Mường cưỡi voi ra trận lm khiếp đam quࠢn địch. B Triệu cũng l mẫu người l࠽ tương cua chế độ mẫu hệ : thn hnh nẩy nơ (v⬺ di ba thước !?) v can đࠣm (dm đứng ra gnh vᡡc việc nước). C lẽ trong giai đoạn ny con c㠡i của Khu Lin gia nhập vo đội quꠢn của b Triệu rất đng vബ cuộc khởi nghĩa được sử Trung Hoa ghi nhận l cuộc nổi dậy của người dn Champa.ࢠNh Đng Ngഴ phong danh tướng Lục Dận tước An Nam hiệu y, tức thứ sư, sang Giao Chu dẹp lọan. Lục Dận vừa dꢹng mưu vừa lm p lực chiࡪu dụ cc bộ lạc nổi loạn ; sau hơn 6 thng cầm cự quᡢn của B Triệu bị c lập vഠ bị đnh bại phai chạy về miền Nam lnh nạn. Lục Dận xua quᡢn xuống chiếm Khu Lật (Huế), bắt theo hng ngn thợ khࠩo tay mang về Giao Chu rồi dng cho nh⢠ Đng Ng năm 260. Những v䴹ng đất bị nghĩa qun Lm Ấp chiếm đ⢳ng đều bị lấy lại. Lnh thổ Lm Ấp trở về vị tr㢭 cũ, tức huyện Tượng Lm, qun Đ⢴ng Ng khng d䴡m tiến xuống xa hơn. C lẽ truyền nhn đ㢭ch tn cua Khu Lin đ䪣 chết trong cuộc khởi nghĩa ny v kh଴ng cn được nhắc tới nữa. Sch Lương thư cho biết năm 270, ch⡡u ngoại của Khu Lin l Phạm H꠹ng (Fan Hiong) ln lm vua.ꠠCũng nn biết "Phạm" ở đy lꢠ cch phin ᪢m Hn ha từ chữ "Po" (hay P᳴, Ph, Pha) của người Champa tức l người đứng đầu, l⠣nh tụ hoặc l ngi, chứ kh࠴ng phải l cch phiࡪn m từ chữ "varman" của người Ấn, cũng c nghĩa lⳠ vua, vương, ngi, hay "họ Phạm" của người Việt Nam m ra. Cũng nࠪn biết người Champa theo chế độ mẫu hệ, chỉ c tn chứ kh㪴ng c họ.Dưới thời Phạm H㠹ng, lnh thổ champa được nới rộng tới thnh Khu T㠺c, cạnh sng Gianh, pha bắc v䭠 tới Khnh Ha (Kauthara) phᲭa nam. Phạm Hng cũng đ chinh phục v飠 thống nhất cc tiểu vương quốc khc nằm trong cᡡc lm đất dọc duyn hai miền Trung : Amavarati (Quang Nam), Vijaya (Quang Ng媣i, Bnh Định) v một phần l젣nh thổ Aryaru (Ph Yn). Nhưng sau hơn 10 năm chinh chiến (271-282), Phạm Hꪹng bị qun Ty Tấn (do Đ⢠o Hong chỉ huy) đnh bại, năm 283 con lࡠ Phạm Dật (Fan Yi) ln ngi thay. Năm 284, Phạm Dật gởi một sứ bộ sang Trung Hoa cầu h괲a, champa được thi ha vᲠ Phạm Dật trị v 52 năm th qua đời.2. Triều vương thứ hai (337-420) :Phạm Dật qua đời năm 336, một tể tướng cướp ng쬴i vua tự xưng Phạm Văn (Fan Wen)Văn trở thnh người thn tࢭn của Phạm Dật v được giao trọng trch xࡢy thnh, đắp lũy, dựng cung đi theo kiểu Trung Hoa, chế tạo chiến xa vࠠ vũ kh, chế biến dụng cụ m nhạc v.v... v� được thăng chức tể tướng.Dưới thời Phạm Văn, kỹ thuật luyện sắt (r(n kiếm, đc lao) đạt đến tột đỉnh. Nh vua ꠡp dụng văn minh Ấn Độ thẳng vo đời sống : cai tổ lại hệ thống quan lại theo khun mẫu Ấn Dộ, nhờ đള guồng my tổ chức chnh quyền chạy đều v᭠ mang lại hiệu qua tốt ; xy dựng thu phu chnh trị tại Khu Lật (K’iu-sou, hay Th⭠nh Lồi, Huế), hnh chữ nhật, chu vi 2100 mt, tường cao 8 m쩩t, c 16 cưa, dn ch㢺ng sống chung quanh chn thnh, mỗi khi c⠳ loạn, cc cưa thnh đều đᠳng lại. Với thế mạnh ny, Phạm Văn đnh thắng hai nước Đại Kỳ Giới vࡠ Tiểu Kỳ Giới (c thể đy l㢠 hai vương quốc trn đất Lo ngꠠy nay), chinh phục nhiều bộ lạc khc như Che Phou, Siu Lang, Khiu Tou, Kan Lou v Fou Tan (cᠳ thể l những bộ lạc thiểu số gốc Thi trࡪn dy Trường Sơn), tăng cường số phụ nữ mang về từ cc l㡣nh thổ đnh chiếm được v tăng nhᠢn số trong qun đội (khoang từ 40.000 đến 50.000 người).Năm 340, Phạm Văn xin nh⠠ Đng Tấn cho st nhập quận Nhật Nam, gồm c䡡c huyện Ty Quyển, Ty Canh, Chu Ng, Lⴴ Dung v một phần đất pha nam quận Cưu Chୢn huyện Hm Hoan (Thanh Ha) vೠo lnh thổ Lm Ấp nhưng kh㢴ng được toại nguyện. Phạm Văn liền xua qun tiến cng vⴠo nội địa Nhật Nam, chiếm huyện Ty Quyển, giết thứ sư Hạ Hầu Lm, lấy mũi Ho⢠nh Sơn (nam Thanh Ha) lm bi㠪n giới pha bắc, cho xy lại th�nh Khu Tc (cạnh sng Gianh) ph괲ng giữ. Từ đ phần lnh thổ từ đ㣨o Ngang trơ xuống thuộc về Lm Ấp v cũng kể từ đ⠳ pha bắc đo Ngang l� nơi xay ra những trận thư hng giữa Lm Ấp v颠 Giao Chu trong suốt hai thế ky 4 v 5. Năm 349 nh⠠ Đng Tấn phản cng, qu䴢n Lm Ấp bị đnh bại, Phạm Văn bị trọng thương v⡠ qua đời, con l Phạm Phật (Fan Fo) ln thay.ઠPhạm Phật l một vị tướng ti ba, được nhiều sử gia cho lࠠ người mở đầu vương triều Gangaraja (Bắc Champa). Vừa ln ngi, Phạm Phật tấn c괴ng qun Đng Tấn tại Nhật Nam vⴠ vy thnh Cửu Ch⠢n. Năm 351, qun Lm Ấp bị đ⢡nh bại phải bỏ chạy về pha ty tại L�ng Hồ, huyện Thọ Lnh (Thanh Ha), th㳠nh Khu Tc bị chiếm, ranh giới được thiết lập lại tại huyện Ty Canh gần sng Nhật Lệ (Quang B괬nh). Năm 359, qun Đng Tấn chiếm huyện Thọ Lⴣnh v đnh bại quࡢn Lm Ấp tại vịnh n Cấn, chiếm th┠nh Khu Tc ; Phạm Phật xin ha v겠 gơi sứ bộ sang Trung Hoa triều cống (372 v 377). Phạm Phật mất năm 380 nhường ngi cho con lഠ Phạm Hồ Đạt.Phạm Hồ Đạt (Fan Houta) nhiều học gia cho l vua Dharmamaharaja, hiệu Bhadravarman I, người sng lập vương triều Gangaraja. Dưới thời Phạm Hồ Đạt, Phật gio tiểu thừa (Thevada) phᡡt triển mạnh, nhiều nh sư đến trực tiếp từ Ấn Độ sang truyền đạo. Thnh Khu Lật (Huế) vẫn lࠠ trung tm chnh trị nhưng đổi t⭪n thnh Kandapurpura, nghĩa l Phật Bao Thࠠnh (v l nơi c젳 nhiều đền đi v hࠬnh tượng Phật v Siva). Bn cạnh đળ nh vua cn cho xಢy dựng thm một trung tm tꢴn gio mới tại Amavarati, tức thnh địa Hᡠo Quang (nay l Mỹ Sơn, một thung lũng cch Đࡠ Nẵng 70km về pha ty). Nhiều đền thờ B� La Mn được xy dựng tại Mỹ Sơn để thờ thần Siva v䢠 tượng Linga, tượng trưng sức mạnh phi nam. Ngi đền đầu tiᴪn được xy bằng gỗ vo cuối thế ky 4 mang t⠪n Bradresvara, kết hợp giữa tn vua Bradravarman I v thần Isvara (hay Siva). Kể từ thế ky thứ 4 trở đi lꠣnh tụ chnh trị v t�n gio tại Lm Ấp lᢠ một : thờ thần tức thờ vua, vua thay mặt thần Siva cai quan mun dn. Siva vừa l䢠 thần bảo hộ xứ sở vừa l vị thần giữ đền (Dvarapala) để dn chࢺng đến thờ phượng v dng lễ vật.ࢠNăm 399, Phạm Hồ Đạt mang qun chiếm quận Nhật Nam, giết thi th⡺ Khổng Nguyn, tiến cng quận Cửu Đức, bắt sống th괡i th To B꠭nh nhưng bị qun cua thống chế Đỗ Viện đnh bại phải r⡺t về dưới đo Ngang. Năm 413,Phạm Hồ Đạt mang bộ binh chiếm đng Nhật Nam, ra lệnh cho thủy binh đổ bộ v賠o Cưu Chn đốt ph c⡡c lng x ven duy࣪n. Thứ sư Đỗ Tuệ Độ mang qun ra nghinh chiến, chm được con của Phạm Hồ Đạt l⩠ Phạm Trn Trn (tiểu vương đất Giao Long) v⢠ tướng Phạm Kiện, bắt lm t binh hơn 100 người, trong c๳ một hong tư tn Na Neng, tất ca đều bị ch઩m đầu. Phạm Hồ Đạt trốn vo rừng su rồi mất tࢭch. Trong khi chưa tm được một vị vua mới, triều đnh champa tiếp tục triều cống Trung Hoa để được y쬪n về chnh trị.Trong thời gian từ 413 đến 420, con ch�u Phạm Hồ Đạt tranh ginh ngi vua, nội chiến xảy ra khắp nơi. Năm 413, một người con cua Phạm Hồ Đạt lഠ Địch Chớn (Ti Chen), đạo sĩ B La Mn, được triều thần đưa lപn ngi vua, hiệu Gangaraja (sng Gange b䴪n Ấn Độ). Địch Chớn l người đam m văn hળa Ấn Độ muốn nhường ngi cho em l Địch Khai (Ti Kai) để sang Ấn Độ sống những ng䠠y cuối đời, nhưng Địch Khai sợ bị triều thần m hại, dẫn mẹ chạy trốn vo rừng. Ngᠴi bu đnh nhường cho Manorathavarman, chᠡu Địch Chớn nhưng tể tướng Thiếu Lm (Tsang Lin) chống lại v người n⬠y khng được sinh ra từ một người mẹ c d䳲ng mu tinh khiết (tức đẳng cấp Brahman), nn bị Manorathavarman giết chết.᪠3. Triều vương thứ ba (420-530):Năm 420,con chu của Thiếu Lm ᢡm st vua Manorathavarman v đưa người em cᠹng mẹ khc cha của Địch Chớn l Văn Địch (Wen Ti) lᠪn thay. Văn Địch xưng hiệu l Phạm Dương Mại I (Yan Mah hay Fan Yang Mai), c nghĩa lೠ Hong tư Vng, nhưng kh࠴ng trị vị lu v bị chết trong một cuộc tấn c⬴ng của qun Đng Tấn. Con lⴠ thi tư Đốt, 19 tuổi, được nh Đᠴng Tấn phong vương năm 421, hiệu Dương Mại II.Nh"n tnh thế loạn lạc bn Trung Hoa (nh쪠 Tống dẹp nh Đng Tấn), năm 431, Dương Mại II dẫn hơn 100 chiến thuyền tấn cഴng cc lng ven biển tại cưa Thọ Lᠣnh, Tứ Hội v Chu Ngࢴ (quận Nhật Nam v Cưu Chn) nhưng bị đࢡnh bại, qun Tống chiếm thnh Khu Lật, Dương Mại II chạy trốn ra C⠹ Lao Chm (Quang Nam). Năm 433, Dương Mại II xin "lnh" đất Giao Ch࣢u về cai trị nhưng vua Tống khng chịu, chiến tranh lại xảy ra. Năm 443 vua Tống Du Long phong thống chế Đn H䠲a Chi lm thứ sư Giao Chu, cࢹng hai ph tướng l Tống X㠡c v Tc Canh Hiến, mang đại quຢn đnh Lm Ấp, Phạm Dương Mại II chạy thoᢡt được ra cưa Tượng Phổ, vịnh Bnh Long (Bnh Định), tổ chức lại lực lượng, tăng cường thପm nhiều đội tượng binh rồi ra lệnh tổng phan cng nhưng khng địch nổi qu䴢n Nam Tống. Những người sống st chạy sang Lng Ch㡡ng (Luang Prabang tại Bắc Lo) tị nạn, một số chạy đến Champassak (Nam Lo) ẩn nࠡu. Đn Ha Chi thu rất nhiều vಠng bạc, chu bu, tượng đồng v⡠đập ph rất nhiều đền đi. Sư Trung Hoa (Tống Thư) chᠩp rằng Đn Ha Chi lấy được nhiều tượng vಠng (mười người mới m xuể), đem nấu chay thu được hơn 10 vạn c䢢n (50.000 k-l v�ng y?). Từ đ Trung Hoa biết Lm Ấp c㢳 nhiều vng nn mỗi khi cળ dịp l tiến qun xuống đࢡnh cướp. Trong thời ny, nhiều nh sư Phật giࠡo Trung Hoa i mộ nt kiến tr᩺c v tượng đi trong cࠡc đền thờ tại Mỹ Sơn sang Lm Ấp tm hiểu v⬠ học hoi rất đng, nhiều tượng Bồ Tt cua Phật gi䡡o Đại Thừa Trung Hoa được tm thấy trong cc ch졹a (cha Quang Kh) trong v骹ng.Trong l:c chạy trốn về pha nam, Dương Mại II chinh phục lun c�c tiểu vương tại Vijaya (Bnh Định), Aryaru (Ph Y캪n), thống nhất lnh thổ pha Bắc. Năm 443, Dương Mại II về lại Khu Lật, thấy canh hoang t㭠n, buồn rầu rồi mất năm 446. Lnh thổ pha Bắc cua L㭢m Ấp bị đẩy li về huyện L Dung (Thừa Thi鴪n), con chu Dương Mại II lại tranh chấp quyền hnh.ᠠNăm 455 con Dương Mại II l Phạm Cht (Fan Tou) lສn ngi, hiệu Trần Thnh (Devanika). Trung t䠢m chnh trị vẫn tại Khu Lật, nhưng Trần Thnh cho x�y dựng thm một trung tm văn hꢳa v tn giഡo mới tại Amaravati, gọi l thnh địa Hࡠo Quang (Mỹ Sơn, Quang Nam). Vương quốc Lm Ấp tiếp tục được nới rộng xuống pha nam đến tận s⭴ng Ba (Tuy Ha), thuộc lnh thổ Aryaru (Ph⣺ Yn) v v꠹ng ni non pha tꭢy ln cận (cao nguyn Kontum, Darlac), v⪠ pha ty tới Champassak (Nam L�o), nhiều bộ lạc Thượng sống trn dy Trường Sơn cũng theo về triều cống. Phạm Trần Th꣠nh mất năm 472, Lm Ấp khng cⴳ vua, nội bộ triều đnh c biến động. Năm 484, một người Khmer t쳪n Phạm Đăng Căn Thăng (Kieou Tcheou Lo), con vua Ph Nam Jayavarman tị nạn tại Lm Ấp, cướp ng颴i v cầm quyền trong gần 20 năm. Năm 492, con Phạm Trần Thnh lࠠ Phạm Chư Nng giết Căn Thăng ginh lại ng䠴i bu. Phạm Chư Nng bị chết đuối năm 498, con chᴡu tiếp tục trị v đến năm 527 : Phạm Văn Tổn (Fan Wen Kuoan) trị v từ 498 đến 502, Phạm Thi쬪n Khơi hiệu Devavarman (510-514) v Cao Thức Thắng Khơi hiệu Vijayavarman hay Bật Ti Bật Ma (526-527).ഠ4. Triều vương thứ tư (529-757) :Năm 529, Vijayavarman mất khng người kế tự. Triều đnh champa phong Luật Đa La Bật Ma l䬪n lm vua, hiệu Rudravarman I. Năm 577 Luật Đa La Bật Ma mất, con l Prasastadharma lࠪn kế nghiệp, hiệu Phạm Phạn Chi (Sambhuvarman). Dưới thời Phạm Phạn Chi, văn ha champa tỏa rộng khắp Đng Nam 㴁. Năm 598, nh Ty chiếm d๳ng Lm Ấp v ph⠢n chia thnh ba chu : chࢢu Hoan (Ty Canh), chu i (Hai ⁂m) v chu Trong (Khương). Năm 605, Phạm Phạn Chi dời kinh đࢴ về Sinhapura, thnh phố Sư Tư (nay l Trࠠ Kiệu, cạnh sng Thu Bồn, huyện Duy Xuyn, tỉnh Quang Nam). Danh xưng Champa ch䪭nh thức xuất hiện trong thời ny.Năm 629 Phạm Phạn Chi mất, con lࠠ Phạm Đầu L (Kandharpardharma) kế nghiệp. Năm 645 Phạm Đầu L qua đời, vương triều champa loạn lạc. Phạm Trấn Long (Prabhasadharma), con Đầu Lꪪ, vừa ginh được ngi vua liền bị giết chết, dഢn chng đưa con trai cua một cng ch괺a, em gi cua Trấn Long, tn Chư C᪡t Địa ln lm vua, hiệu Bhadresvaravarman (sự gh꠩p tn giữa thần Bradresvara v vị tổ Bradravarman). Chư Cꠡt Địa lm vua được một năm (646) th bị triều thần lật đổ, c଴ng cha Tchou Koti, con gi cua chꡡnh phi của Phạm Đầu L, được tn l괪n lm nữ vương, hiệu Jagaddharma. Đức độ cua b Jagaddharma rất được dࠢn chng knh trọng. Sau khi qua đời, nữ vương Jagaddharma được dꭢn chng lập đền thờ tại thp Po Nagar (Xꡳm Bng, Nha Trang). Năm 653 Tchou Koti nhường ngi cho chồng (người Khmer) t㴪n Prakasadharma (Po Kiachopamo), hiệu Vikrantavarman I. Năm 685, Vikrantavarman I qua đời, nhường ngi cho con l Vikrantavarman II (Kientotamo).䠠Dưới thời Vikrantavarman II, văn ha champa toa khắp Đng Nam 㴁, cc quốc gia ln bang đều muốn kết thᢢn. Năm 731, Vikrantavarman II qua đời, con l Rudravarman II (Lutolo) trị v đến năm 757 thବ mất. Con l Bhadravarman II ln thay nhưng bị cડc vương tn miền Nam hạ bệ, chấm dứt vai tr l䲣nh đạo của vương triều miền Bắc.5-Triều vương thứ năm (758-854) :Năm 757, mt tiểu vương pha Nam nổi l䭪n hạ bệ Bhadravarman II -nh vua trẻ vừa ln ng઴i - rồi tự xưng vương, hiệu Prithi Indravarman, chấm dứt dng Gangaraja pha Bắc.⭠Theo bia k đọc được, Prithi Indravarman l người đ� thống nhất lnh thổ Champa một cch ch㡭nh danh nhất, v được triều thần cng nhận l촠 "người thống lnh ton bộ đất nước như Indra, thần của c㠡c vị thần". Tuy đất nước đ được thống nhất, lnh thổ n㣠y vẫn chưa c tn. Khi sang Trung Hoa triều cống, kh㪴ng biết sứ thần của Prithi Indravarman đ giải thch như thế n㭠o m sử liệu cổ Trung Hoa đặt tn lણnh thổ mới của người Champa trong thời kỳ ny l Hoࠠn Vương Quốc, "vương quyền trở về qu cũ". Để xc minh điều nꡠy, việc lm đầu tin của Prithi Indravarman lઠ dời kinh đ Sinhapura (thnh phố sư tử hay Tr䠠 Kiệu, Quảng Nam) về Virapura (thnh phố Hng Tr๡ng, nay l thn Palai Bachong, xണ Ha Trinh, huyện An Phước - cch S⡠i Gn 310 cy số về ph⢭a Bắc trn quốc lộ 1, tỉnh Ninh Thuận).Dưới thời Prithi Indravarman, văn minh vꠠ văn ha Ấn Độ từ pha Nam đưa l㭪n lấn t ton bộ sinh hoạt của người Chăm phᠭa Bắc ; chữ Phạn được phổ biến rộng ri trong giới vương quyền v c㠡c nơi thờ phượng ; đạo B La Mn được đഴng đảo người theo ; đạo Phật Tiểu Thừa (Thevada) pht triển mạnh trong chốn dn gian ; đền đᢠi, dinh thự v cha th๡p được xy dựng ln khắp nơi, nhiều nhất l⪠ tại Khu Lật (Huế), Amavarati (Mỹ Sơn), Sinhapura (Tr Kiệu)… để tạ ơn thần linh. Tuy vậy nguyn tắc tự trị của cડc tiểu vương quốc pha Bắc vẫn được tn trọng, v� khng thấy di ảnh hay hnh tượng nữ thần Bhagavati - vị thần bảo hộ Panduranga được Prithi Indravarman chọn l䬠m "B Mẹ xứ sở" để dn chࢺng thờ phượng,cc di tch khảo cổ l᭣nh thổ Chim Thnh ph꠭a Bắc.Về "B Mẹ xứ sở", ngi thp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (646-653) được Prithi Indravarman cho x䡢y dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trn một ngọn đồi cao cạnh cửa sng C괡i (Xm Bng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng v㳠ng). Thp ny về sau được biết dưới tᠪn Po Nagar, hay Thp B.ᠠTruyền thuyết Champa cho rằng Hon Vương Quốc trước kia do nữ vương Po Nagar cai trị trong suốt 200 năm, từ 758 đến 958. Thời gian trị v lଢu di ny lࠠ thời gian m vương triều Panduranga thịnh hnh. Nữ vương Po Nagar - c࠲n gọi l Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay B Đen (nguời Việt Nam gọi lࠠ Thnh Mẫu Thin Y Ana) - l᪠ vị nữ thần được tạo nn bởi ng mꡢy trời v bọt biển, người tạo dựng ra quả đất, sản sinh gỗ qu, cୢy cối v la gạo. Bຠ c 97 phu qun, trong đ㢳 chỉ một mnh Po Yan Amo l người c젳 uy quyền v được tn trọng hơn cả. Bഠ c 38 người con gi, tất cả đều h㡳a thn thnh nữ thần, trong đ⠳ c ba người được người Champa chọn lm thần bảo vệ đất đai v㠠 cn thờ phượng cho tới ngy nay : Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara (Kh⠡nh Ha) ; Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) v Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit (Phan Thiết).⠠Prithi Indravarman l một qun vương tࢠi giỏi, đất nước thi bnh vᬠ rất phồn vinh. Sự giu c của Hoೠn Vương Quốc hấp dẫn cc vương quốc ln bang, đặc biệt lᢠ Srivijaya (Palembang),Malayu (Malaysia),Javadvipa (Java), Nagara Phatom (Thi Lan), Sriksetra (Miến Điện) v Angkor (Chᠢn Lạp) ; họ đến để trao đổi hoặc chờ dịp cướp ph.Năm 774, quᠢn Nam Đảo từ ngoi khơi đổ bộ vo Kauthara vࠠ Panduranga, chiếm Virapura. Vua Prithi Indravarman đ chống trả lại mnh liệt nhưng bị chết trong đ㣡m loạn qun (sau ny được d⠢n chng tn thờ dưới ph괡p danh Rudraloka). Một bia k đọc được ở thp Po Nagar ghi "những người đen đủi v� gầy yếu từ miền xa đến, ăn những thức ăn khủng khiếp hơn xc chết, lại c t᳭nh hung c. Bọn người ny đi mᠠnh đến lấy cắp tượng linga của thần Sri Sambhu, đốt ph đền thờ [Po Nagar]". Sau cuộc tấn cng nᴠy qun Nam Đảo cướp đi rất nhiều bu vật,c⡳ tượng nữ thần Bhagavati bằng vng.Ngay khi Prithi Indravarman vừa tử trận, một người chࠡu gọi ng bằng cậu tn Satyavarman được ho䪠ng tộc tn ln thay thế. Nhưng vừa l䪪n ngi, Satyavarman đ c䣹ng hong tộc chạy ln miền Bắc (Bબnh Định) lnh nạn. Tại đy, nhᢠ vua được cộng đồng người Chăm v người Thượng địa phương (Bahnar, Hr) gi੺p thnh lập một đạo qun hࢹng mạnh tiến xuống Kauthara tấn cng qun Nam Đảo. Trước uy lực của Satyavarman, qu䢢n Nam Đảo ln thuyền bỏ chạy ra khơi, tn vương dẫn hoꢠng gia về lại Virapura. Tại đy, nh vua x⠢y thm một cung điện mới trong thnh Krong Laa vꠠ khng ngờ đ s䣡ng chế ra một phong tục mới m cc đời vua sau bắt chước theo, đࡳ l tục trồng cy Kraik, biểu tượng của hoࢠng gia, trước cung điện. Đền Po Nagar, bị qun Nam Đảo ph hủy, được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, 10 năm sau (774-784) th⡬ hon thnh vࠠ tồn tại cho tới ngy nay. Năm 786, Satyavarman mất (được dn chࢺng thờ phượng dưới php danh Isvaraloka), em trai t của Ẵng được hong tộc đưa ln ng઴i, hiệu Indravarman I (786-801).Hay tin Satyavarman từ trần, năm 787, qu"n Java từ ngoi khơi lại trn vࠠo Virapura cướp ph, st hại rất nhiều binh sĩ vᡠ dn chng, ph⺡ thp Ha Lai thờ thần Bhadradhipatisvara tại Virapura. QuᲢn Nam Đảo chia ra lm hai nhm, một nhೳm bắt theo nhiều phụ nữ cng bu vật chở về nước, một nh顳m khc chiếm giữ Panduranga. Phải hơn mười năm vất vả Indravarman I mới đuổi được qun Nam Đảo ra khơi để khiến thiết lại xứ ở (năm 799). Tại Virapura, nhᢠ vua xy lại thp H⡲a Lai bằng ba thp mới, gọi l Kalan Ba Thᠡp, thờ cc thần Indrabhadresvara, Sankara v Narayana. Cũng vất vả lắm Indravarman I mới dẹp yᠪn được một số giặc gi nổi ln từ khắp nơi, như tại Candra (ph㪭a bắc), Indra (đng-bắc), Agni (pha đ䭴ng), Yama (đng-nam), quan trọng nhất l loạn Yakshas (ph䠭a nam). Yakshas l những bộ lạc Thượng cư ngụ trn lણnh thổ đế quốc Angkor chứ khng phải l qu䠢n Khmer.Đầu thế kỷ thứ 9, Indravarman I mất, em rể l hong thn Deva Rajadhiraja lࢪn thay, hiệu Harivarman I, mở đầu một trang sử mới.Trong hai năm đầu t"n vương dồn mọi nổ lực xy dựng lại đất nước v phục hồi thế lực qu⠢n sự. Để nhận thm sự ủng hộ của quần chng, nh꺠 vua sai tể tướng Senapati Pangro trng tu lại thp Po Nagar v顠 xy thm hai th⪡p mới cạnh thp chnh, một ở hướng nam v᭠ một ở hướng ty-bắc để dn ch⢺ng đến chim bi tượng nữ thần Bhagavati, được tạc lại bằng đꡡ hoa cương.Sau những cố gắng vượt bực, Ho n Vương Quốc hưng thịnh trở lại, Harivarman I quyết định trả th những quốc gia đ tấn c飴ng v cướp bc đất nước của ೴ng trước đ. Thng 1-803, qu㡢n Chăm tấn cng chu Hoan (Tỷ Cảnh, nay l䢠 Thanh Ha) v ch㠢u i (Hải Bm, nay l Nghệ Tĩnh), mang về rất nhiều phẩm vật. Với lượng la gạo mang về miền Bắc, thủy quຢn Hon Vương Quốc xuất dương trừng phạt vương quốc Kelantan ở Java v Patani ở Malaysia. Khi trở về, nhࠠ vua cho người ln Ty Nguyꢪn mộ thm binh sĩ v được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người thiểu số. Với đạo quꠢn ny, hai lần (nam 803 v 817), Harivarman I tiến vࠠo cao nguyn Đồng Nai thượng, đnh bại quꡢn Khmer v kiểm sot một vࡹng đất rộng lớn.Để c3 thm nguồn lương thực, năm 808, Harivarman I xua qun đꢡnh chiếm chu Hoan v ch⠢u i lần nữa, nhưng bị thai th Trương Chu đꢡnh bại : 59 người trong hong tộc bị bắt sống, nhiều thớt voi, tu chiến vࠠ qun trang qun dụng bị tịch thu, hơn 30.000 người bỏ x⢡c tại trận. Về con số ba vạn người bị chết ny, tưởng cũng nn tương đối hળa n v thời đ㬳 người Hoa chưa pht minh ra số "khng" (zᴩro) do đ ci g㡬 nhiều qu, đếm khng xuể đều được ghi lᴠ "vạn" ; con số ba vạn ở đy c thể do nhiều đơn vị khⳡc nhau cng bo c顡o v cũng c thể được thổi phồng để được triều đ೬nh trung ương khen thưởng, v qua năm sau, năm 809, Harivarman I ti chiếm ch졢u Hoan v chu ࢁi một cch dễ dng vᠠ mang về rất nhiều phẩm vật.Kh4ng r Harivarman I mất năm no nhưng con trai l堠 tiểu vương (pulyan) đất Panduranga ln kế vị năm 817, hiệu Vikrantavarman III. V tꬢn vương cn nhỏ tuổi, triều thần phong tể tướng Senapati Par, tiểu vương đất Manidhi (?), lm phụ ch⠭nh. Vin tể tướng ny đꠣ tổ chức nhiều cuộc tấn cng vo l䠣nh thổ Kambujas (Kampuchea ngy nay), do vua Jayavarman II cai trị, ph nhiều thࡠnh tr khmer trn cao nguy쪪n Đồng Nai thượng. Để tạ ơn B Mẹ Xứ Sở, trong khun viപn Po Nagar, Senapati Par cho xy thm hai th⪡p mới về pha ty v� ty-nam, thời gian sau xy th⢪m ba thp khc : một tại khu trung tᡢm thờ Sri Shambu, một pha ty-bắc thờ Shandhaka v� một pha nam thờ Ganesha. Mặc d vậy, trung t�m chnh trị v t�n gio vẫn được duy tr tại Virapura, thủ phủ Panduranga.ᬠDưới thời Vikrantavarman III, Hon Vương Quốc rất l giࠠu c, qun lực rất l㢠 hng mạnh. Một bia k, t齬m được tại thp Po Nagar, m tả Vikrantavarman III như sau : "[Người] đeo những dᴢy vng c đ೭nh ngọc trai v ngọc bch, giống như mặt trăng tr୲n đầy đặn, che một chiếc lọng trắng bao phủ cả bốn phương trời bởi v lọng cn s첢u hơn cả đại dương, thn thể [Người] trang sức phủ kn bởi vương miện, đai, v⭲ng, hoa tai, những trng hồng ngọc... bằng vng, từ đ࠳ pht ra nh sᡡng giống như những cy leo [sng lấp l⡡nh]". Thư tịch cổ Trung Hoa (Cựu Đường thư) m tả thm : "[Vua] mặc 䪡o cổ bối bạch diệp... trn đeo thm trꪢn chu, dy chuyền v⢠ng lm thnh chuỗi...". Đẳng cấp qu࠭ tộc v phụ nữ cung đnh cũng đeo trang sức quଭ : "Phu nhn mặc vải cổ bối triệu h... m⠬nh trang sức dy chuyền vng, chuỗi ngọc trai"Qu⠢n đội trang bị nhiều loại vũ kh khc nhau...".�Với thời gian, Hon Vương Quốc trở thnh nạn nhࠢn của sự giu c của m೬nh, cc thế lực ln bang liᢪn tục trn vo cướp phࡡ. Trong suốt hơn 20 năm, từ 854 đến 875, qun của đế quốc Angkor đ nhiều lần tiến đ⣡nh Hon Vương Quốc, chiếm nhiều vng đất rộng lớn dọc tả ngạn s๴ng Đồng Nai, đi khi cn băng cao nguy䲪n Langbian đột nhập vo lnh thổ Panduranga cướp ph࣡.Vikrantavarman III mất năm 854 (được thờ dưới ph!p danh Vikrantasvara), khng người kế tự, nội bộ triều đnh xảy ra tranh chấp.䬠6-Triều vương thứ su (859-991) : Sau hơn 20 năm chinh chiến với Angkor quyền hnh trong nước lọt dần vᠠo tay cc dng vương tᲴn miền Bắc, chnh họ đ chống trả lại c�c đợt xm lăng của đế quốc Angkor.Năm 859, một vương t⠴n mang nhiều chiến cng, tn Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa l䪪n ngi, hiệu Indravarman II.Mặc d䠹 l truyền nhn đࢭch tn của cc đời vua trước (䡴ng nội l Rudravarman II, cha l Bhadravarman II), Indravarman II lࠪn ngi do "dy c䠴ng tu luyện, do sức mạnh của tr tuệ trong sng", v� Indra l thần trn cડc vị thần. Sau khi qua đời ng được dn ch䢺ng thờ dưới tn Paramabuddhaloka.Dưới thời Indravarman II, trung tꠢm quyền lực chnh trị v t�n gio được dời ln ph᪭a Bắc tại Indrapura - thnh phố Sấm St (nay l੠ Đồng Dương, cch Đ Nẵng hơn 50km về phᠭa nam) trn bờ sng Ly Ly (một nh괡nh sng Thu Bồn, cch th䡡nh địa Tr Kiệu 15 cy số). Vị trࢭ của Indrapura rất thuận lợi trong việc phng thủ chống lại những cuộc tiến cng của quⴢn Khmer v qun Nam Đảo.ࢠPhật gio Đại Thừa cũng pht triển mạnh trong giai đoạn nᡠy, nhiều nh sư Trung Hoa được php đến Indrapura truyền đạo, x੢y cha chiền v thu nạp gi頡o đồ, nhưng khng mấy thịnh hnh. Indravarman II l䠠 người đ dung ha được hai t㲴n gio lớn nhất thời đ (B᳠ La Mn v Phật gi䠡o) trong dn gian v x⠣ hội : nhiều Phật viện (Vihara), Phật đường, tu viện, đền thờ được xy dựng khắp nơi lnh thổ, một bảo th⣡p di 1.330m tn Laksmindra Lokesvara được xઢy dựng cạnh đền thờ B La Mn (một tượng Buddha thời nഠy, cao 1,14m, được tm thấy tại Đồng Dương năm 1978). Đẳng cấp tu sĩ (Brahman) rất được trọng vọng, đạo B La M젴n rất thịnh hnh. Indravarman II rất tự ho vࠬ cc đại thần dưới quyền đều l những người Brahman vᠠ Ksatriya, v chnh nhୠ vua cũng l một Brahman.Quốc hiệu Champapura (đất nước của người Chăm, theo tiếng Phạn cổ) được Indravarman II ch࠭nh thức sử dụng khi tn vinh đất nước mnh. Sử s䬡ch Trung Hoa phin m lꢠ Chang Cheng (từ chữ Campapura hay Campa m ra), tiếng Việt l Chiࠪm Thnh hay Chim Bઠ, tiếng Ty phương l Champa. Trong thực tế, Champa l⠠ tn của một cy cꢳ hoa mu trắng, nhụy vng, hương rất thơm. Tiếng Việt gọi lࠠ hoa đại hay bng sứ. Loi hoa n䠠y được trồng quanh cung điện của cc vua v đền thờ của người Champa ; sau nᠠy được trồng tại nhiều nơi thờ tự của cc tn giᴡo khc ở miền Trung v cᠡc gia trang c sn vườn rộng. Mỗi dịp lễ lạc người Champa thường h㢡i bng sứ dng l䢪n bn thờ, mi hương tỏa ng๡t khng gian của đền thờ. Champa cũng l t䠪n một địa danh miền bắc Ấn Độ, trn con sng Hasdo, tỉnh Madhya Pradesh, gần th괠nh phố Bhagalpur (Bilaspur).cc vị lnh đạo Champa thường đặt tᣪn triều vương, lnh thổ v th㠠nh phố của mnh theo tn c쪡c địa danh đ c tại Ấn Độ. Champa dưới thời Indravarman II rất l㳠 hng mạnh, hai miền Nam-Bắc được thống nhất trong ha b鲬nh.Trong những năm 861, 862 v 865, qun Chiࢪm Thnh tổ chức nhiều cuộc tấn cng vഠo phủ An Nam, mang về rất nhiều lương thực v của cải.Năm 889 vua Angkor Yasovarman hai lần tiến qun vࢠo Champa nhưng đều bị đnh bại v chết trong rừng sᠢu (năm 890), một phần đất trn Đồng Nai thượng v lꠣnh thổ đng-bắc Angkor (cao nguyn Rattanakiri v䪠 Mondolkiri) đặt dưới quyền kiểm sot của ChampaNăm 890 Indravarman II mất, chᠡu l hong thࠢn Jaya Sinhavarmadeva Campapura Paramesvara kế vị, hiệu Jaya Sinhavarman I. Tn vương được nhiều danh tướng Ajna Jayendrapati, Ajna Narendranpavitra, Sivacarya, Po Klun Pilih Rajadvara… tận tnh gi⬺p đỡ. Nh vua tiếp tục cho xy thࢪm nhiều đền đi trng lệ, tu viện Phật giࡡo quanh thnh địa Đồng Dương. Tượng nữ thần Bhagavati được cho đc lại bằng vẠng thờ trong chnh điện thp Yan Po Nagara.�Uy quyền của vương triều Indrapura nới rộng ln đến Ty Nguyꢪn. Cao nguyn Darlac-Kontum do một tiểu vương người Thượng, tn Mahindravarman, cai trị. Nhiều đền đꪠi Chăm được xy cất trong thung lũng sng Bla gần Kontum (đền Kon Kor được xⴢy cất năm 914 thờ thần Mahindra Lokesvara).Jaya Sinhavarman I mất năm 898, con l Jaya Saktivarman ln thay (899-901). Những vị vua tiếp theo - Bhadravarman II (901-918) v con lꠠ Indravarman III (918-959) - tiếp tục sự nghiệp của cha ng trong lnh vực t䣴n gio:đạo B La Mᠴn trở thnh quốc gio.ࡠQua trung gian những gia đnh hong tộc gốc Nam Đảo - Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqid Amr Ali - trốn chạy ch젭nh sch cai trị khắc nghiệt của những tiểu vương Java, được tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara nhận vo tị nạn, đạo Hồi chᠭnh thức được phổ biến trong chốn hong gia. Với thời gian, đạo Hồi được đng đảo quần chഺng bnh dn tin theo. Nh좢n cơ hội, những gia đnh qu tộc tị nạn n쭠y truyền b lun văn minh vᴠ văn ha Nam Đảo, đặc biệt l lối kiến tr㠺c v cch điࡪu khắc, cho nghệ nhn Chăm. Vo thời n⠠y, người Chăm đ nắm vững kỹ thuật đi biển, biết bun b㴡n ,giao hảo tốt với cc quốc gia ln bang:Trung Hoa vᢠ Java.Vừa lo ngại vừa ganh tị sức mạnh v sự giu c của Champa, năm 945 vua Khmer lೠ Rajendravarman II cng binh sĩ băng rừng từ Angkor vo Kauthara, cướp tượng nữ thần Bhagavati bằng v頠ng - vị thần bảo vệ xứ sở v l biểu tượng uy quyền của Champa - trong thࠡp Yan Po Nagara mang về nước ; từ sau ngy đ, vương triều Indravarman III suy yếu hẳn.ೠDưới thời Indravarman III, biến cố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của vương quốc Champa l sự hnh thଠnh một vương quốc độc lập pha Bắc nước Đại Cồ Việt, nhưng chỉ thực sự để lại hậu quả cc triều vua sau.Năm 959,IndravarmanIII từ trần,con l� Jaya IndravarmanI ln thay năm 960. Việc lm đầu ti꠪n của tn vương l cho tạc lại tượng nữ thần Bhagavati bằng đ⠡ hoa cương để dn chng đến thờ, năm 965 mới xong. Năm 972, Jaya Indravarman Iraq từ trần, con l⺠ Ph Mi Thuế, Paramesvaravarman I (972-982), ln thay. Sinh hoạt chꪭnh trị của Champa trong giai đoạn ny rất l hỗn độn, năm 978, một người tࠪn Kinan Tache mang phẩm vật sang Trung Hoa triều cống để được phong lm vua Champa nhưng khng được nhഠ Tống nhn nhận. Trong lc đ캳, lợi dụng tnh trạng loạn lạc tại Đại Cồ Việt (loạn thập nhị sứ qun, từ 944 đến 972), qu좢n Champa nhiều lần tiến ln đnh phꡡ những quận huyện ở pha nam, gy nhiều thiệt hại nh�n mạng v ti sản.ࠠNăm 979, hay tin Đinh Tin Hong bị ꠡm st, Ng Nhật Khᴡnh, một sứ qun Đại Cồ Việt, thuyết phục vua Paramesvaravarman I, dẫn hơn một ngn chiến thuyền từ Chi⠪m Thnh vo chiếm Hoa Lư, nhưng kh࠴ng thnh. Ng Nhật Khഡnh bị giết, qun Champa phải rt về.⺠Tnh hnh ch쬭nh trị của Đại Cồ Việt trong giai đoạn ny cũng khng lấy gബ lm sng sủa : triều đ࡬nh khng c vua, Hạng Lang tức Đinh Vệ Vương c䳲n qu nhỏ (6 tuổi), mẹ l thᠡi hậu Dương Vn Nga khng thể một m⴬nh đảm đương việc nước v pha Bắc qu쭢n Tống lăm le tiến xuống, pha Nam qun Champa sẵn s�ng tiến ln. Năm 980, Dương Vn Nga nhường cho Lꢪ Hon lm vua Đại Cồ Việt, hiệu Lࠪ Đại Hnh hong đế. Tࠢn vương sai sứ sang Trung Hoa bo tin, dng vᢠi t binh Champa vừa bắt được lm qu頠 biếu. Vua Tống nhận tặng phẩm nhưng lại muốn duy tr ảnh hưởng tốt với Chim Th쪠nh, sai thống đốc Quảng Chu cho những t binh Chi⹪m ăn uống rồi thả về nước.Bực mnh trước tin ny, L젪 Đại Hnh sai Từ Mục v Ng࠴ Tử Canh sang Chim Thnh y꠪u cầu vua Champa sang bi kiến. Paramesvaravarman I, sau khi nhận lại t binh từ nhṠ Tống v tin chắc sẽ được Bắc triều bnh vực nếu bị Lપ Đại Hnh tấn cng, đണ khng những khng sang b䴡i kiến m cn bắt giam sứ giả. Lಪ Đại Hnh rất giận nhưng chưa c phản ứng.ೠSau khi đnh đuổi qun Tống ra khỏi lᢣnh thổ pha Bắc cuối năm 980, L Đại H�nh củng cố lại lực lượng chuẩn bị tấn cng Chim Th䪠nh. Đầu năm 982, nh vua dẫn đại qun tiến vࢠo Indrapura. Đy l cuộc Nam chinh đầu ti⠪n của người Việt vo đất Chim Thઠnh. Paramesvaravarman I tử trận ngay tại cửa thnh, chấm dứt triều đại Indrapura. L Đại Hઠnh tiến vo kinh đ Indrapura (Đồng Dương), giết tướng giữ thഠnh Tỳ My Thuế, bắt sống hng trăm vũ nữ trong hậu cung, tịch thu rất nhiều bu vật mang về nước. Bࡪn ngoi binh lnh Việt đốt phୡ thnh tr, san phẳng lăng tẩm cଡc vị vua Champa, bắt theo hng ngn t࠹ binh, trong đ một nh sư Ấn Độ t㠪n Thiền Trước Tăng (bhiksu). Lnh thổ Bắc Champa bị chiếm đng từ 982 đến 983.㳠Sau chiến thắng ny, văn ha vೠ nghệ thuật (nhất l m nhạc) Champa chࢭnh thức được du nhập vo đời sống cung đnh vଠ dn gian Việt. Đền đi, dinh thự tại Hoa Lư được trang tr⠭ bằng những chiến lợi phẩm do thợ Champa chạm trổ v sản xuất ra.Indravarman IV (Xࠡ Lợi Đ Ng Nhựt Hoഠn) – được hong triều tn lപn lm vua khi Paramesvaravarman I vừa tử trận - chạy vo Panduranga lࠡnh nạn v chịu triều cống nh Lࠪ mới được yn. Năm 985 Nhựt Hon sai phꠡp sư Kinkoma sang Trung Hoa xin nh Tống cứu viện nhưng được khuyn lઠ nn duy tr quan hệ tốt với Đại Cồ Việt.ꬠNội bộ nh L cũng xảy ra tranh chấp về quyền lણnh đạo trn lnh thổ Bắc Champa, người th꣬ đề nghị cai trị trực tiếp, người th khuyn tản quyền. Cuối c쪹ng một giải php trung gian được p dụng : nơi nᡠo cn đng đảo người Champa cư ngụ th⴬ giao cho người địa phương quản l, nơi no đ�ng dn cư gốc Kinh sinh sống th triều đ⬬nh Đại Cồ Việt đặt quan cai trị trực tiếp. Sự kiện ny chứng tỏ sự cộng cư giữa cc nhࡳm cư dn địa phương sau khi Lm Ấp gi⢠nh được độc lập vẫn cn khắng kht, nhưng từ khi người Kinh bắt đầu cai trị trực tiếp l⭣nh thổ Bắc Champa chống đối bắt đầu xảy ra.Năm 983, một quản gi!p (trưởng lng) người Kinh sinh sống trn lણnh thổ Bắc Champa tn Lưu Kỳ Tng nổi l괪n chm đầu một người con nui của L鴪 Đại Hnh, lc đຳ l một quan cai trị trực tiếp, xy thࢪm thnh lũy quanh Phật Thnh (Fo Che) ph࠲ng thủ lnh thổ Bắc Champa, rồi mộ hơn 10.000 người v nhiều voi ngựa đ㠡nh Đại Cồ Việt. L Đại Hnh tiến quꠢn xuống đnh nhưng cuộc chiến đ khᣴng xảy ra, v sau khi vượt ni Đ캴ng Cổ v sng Bഠ Ha (Thanh Ha), đại quⳢn của nh Tiền L chịu kh઴ng nổi sương lam chướng kh phải rt về. Năm 986, hay tin vua Indravartman IV (Ng� Nhựt Hon) của người Champa từ trần, Lưu Kỳ Tng liền tự xưng vương vഠ xin nh Tống thừa nhận. Sự tiếm quyền ny x࠺c phạm đến tn ngưỡng của người Chăm v Lưu Kỳ T�ng khng xuất thn từ vương tộc hay đẳng cấp t䢴n gio no, vᠠ l một đe dọa cho cộng đồng người Hoa địa phương. Một người Champa gốc Hoa tn Poulo Ngo dẫn theo khoảng 150 người đổ bộ lપn đảo Hải Nm v v࠹ng duyn hải nam Quảng Chu tị nạn. Năm 988, thꢪm 300 người khc do Ho Siuan dẫn đầu đổ bộ ln bờ biển Quảng Ch᪢u. Người Chăm gốc Nam Đảo cn lại theo Bằng Vương La (Cu-th-lợi H⬠-thanh-bi Ma-la),một người Cham sinh sống tại Bn.Thࠠnh, khng chiến chống Lưu Kỳ Tng Triều vương thứ bảy (991-1044) : vương triều VijayaᴠNăm 989 Lưu Kỳ Tng, một người Kinh tự nhận l vua l䠣nh thổ Champa pha Bắc từ năm 983, bị Bằng Vương La (Cu-th-lợi H�-thanh-bi Ma-la), một vương tn Champa phഭa Nam, nổi ln lật đổ v được dꠢn chng tn l괪n lm vua, hiệu Harivarman II (Dương-to-pai hay Dương Đ Bࠠi). Harivarman II xưng vương tại Phật Thnh (Vijaya), nhưng tổ chức vương quyền vẫn đặt tại Indrapura (Đồng Dương), muốn đề cao nguồn gốc thần quyền của ུng từ bộ tộc Dừa. Harivarman II được nhiều sử gia xc nhận l người sᠡng lập vương triều thứ bảy của ChampaNăm 990, một người Việt t*n Dương Tiến Lộc - lm quan quản gip đi thu thuế tại chࡢu i v` chu Hoan (Thanh Ha, Nghệ An) - h⳴ ho người Kinh v Chăm nổi lࠪn chống lại nh L. Dương Tiến Lộc cળ yu cN
0 Rating 496 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On November 21, 2012
Xưa nay người ta thường ni đến phận hồng nhan bạc phận để chỉ người con gi đẹp. M㡠 phận hồng nhan th lại nhiều trun chuy좪n. Trong văn chương cũng như trong lịch sử đều c nhiều những thn phận m㢡 hồng đầy thương xt. ối chiếu qua t㐠i liệu lịch sử, Vương Phi Mỵ cʳ lẽ sinh ra trong khoản tiền bn thế kỷ XI. Qua sự truyền khẩu của cc bậc thức giả tiền bối người Champa, nᡠng Mỵ lʠ con một học giả lừng danh Champa rất tinh thng Phạn ngữ (Sanskrit),ngn ngữ 䴁-u từ tk VII trước c´ng nguyn.Ha c곴ng đ ban cho nng một n㠩t đẹp diễm kiều, một ti thi, họa, một tư chất hiền thục nhu m. Nଠng như vin ngọc qu sống trong cảnh khu꭪ cc đi trang của tuổi thanh xuᠢn. Ngy: Thi, hoạ, ngắm hoa, tối thưởng nguyệt bn mઠnh. Cuộc đời phẳng lặng như mặt nước hồ thu, trinh nguyn như hoa tuyết trong một gia đnh lễ giꬡo cương thường. Rồi phải chăng sẽ l "m hồng truࡢn chuyn"?.Tao ngộ giữa vua Jaya - Paramesvaravarman I v nꠠng Mỵ- (Bia - Mih Ai):Mỹ Sơn lʠ một khu Thnh địa v lᠠ trung tm văn ha của Champa trong thời kỳ vⳠng son của lịch sử; nằm ẩn mnh trong một thung lũng hẹp, c những d쳣y ni thấp vy quanh. Phꢭa đng l n䠺i Sulaha, pha ty l� ni Kusala, pha nam lꭠ ni Mahaparvata. Khi vo Trung Tꠢm Văn Ha ny phải qua một con suối lớn. Khung cảnh thi㠪n nhin xanh biếc xinh đẹp v c꠳ vẻ yn tịnh. Nơi đy cꢡc bậc vua cha ngy xưa, cꠡc bậc tu sĩ lnh đạo tinh thần, cc bậc hiền sĩ, những tao nh㡢n mặc khch thường đến thăm viếng, nhất l hằng năm vᠠo những ngy lễ hội lớn của dn tộc Champa. Phong cảnh hữu tࢬnh của khu vực ny cung lൠ nơi tao ngộ hẹn h của những cặp tnh nh⬢n c thứ bậc trong x hội, kh㣴ng những trong Vương Quốc Champa m cn ngay cả cಡc nước ln bang viễn du thăm viếng v.v... Ma xu⹢n ở đy c hoa rừng nở đẹp, cⳳ giNam㠠mang hơi ấm thổi về lm quang cảnh ngy xuࠢn thm phần huyn nꪡo hơn những ngy thường. ến mйa thu c my giăng b㢠ng bạc, gi thu nh nhẹ, khung cảnh trở n㨪n tiu sơ. Ma đ깴ng c vẻ mơ hồ sương khi v㳠 lạnh; nhưng ma h rực ch騳i với mun tiếng chim ca.Mỵ trong tuổi xu䊢n th, thơ hay họa đẹp, theo gt nghi쳪m đường viếng thăm khu vực nổi tiếng ny. Nơi đy cũng lࢠ khởi điểm tao ngộ của Quốc Vương Jaya - Paramesvaravarman I (văn v song ton, phong độ v堠 lịch duyệt), với bậc anh thư Mỵ , đʴi trai ti gi sắc của Vương Quốc Champa trong giai đoạn lịch sử. Nࡠng đ đi vo mắt xanh của Quốc Vương. Tuy nh㠠 vua đầy quyền uy nhưng lịch sự v tao nh đối với giai nh࣢n; ngi thư thi rảo bước trong thࡡnh địa v đi mắt đണ trở thnh hai v sao dଵi bước anh thư Mỵ trong suốt thời gian đầu gặp gỡ. Gʳt hồng Mỵ cũng ʪm i đếm nhịp m lᠲng tựa hồ như những m ba th thầm ⬪m dịu đi vo tim ai. Lịch sử tnh yପu của hai tri tim đồng điệu đ khơi nguồn dệt mộng. Nᣠng Mỵ đ trở th꣠nh Vương Phi của nh vua. Rồi gt hồng mềm mại bước nhẹ nhೠng trn thảm hoa trong cung vng điện ngọc. Một phụ nữ nhan sắc y꠪u kiều mảnh mai trong lớp xim y mu t꠭m, với đi bn tay ng䠠 sữa ti nng khăn, phu xướng phụ tꢹy khiến cho vua Jaya rất mực yu qu, đến với nꭠng trong tnh yu tha thiết mặn nồng của đời sống Phu Th쪪, hơn l cung cch của một Quốc Vương.Những thࡡng năm m đềm sống trong sự sủng i của Phu quꡢn (nh vua) nơi cung đnh; khi cହng nhau du sơn ngoạn thủy, khi thăm viếng chăm sc dn l㢠nh khắp nơi trn đất nước Champa, khi viễn du đến cc lꡢn bang v.v... Cng nhau chia xẻ tnh nh鬠, trang trải nghĩa vụ nước non. Nhưng rồi đất nước lại rơi vo hon cảnh chiến tranh vࠬ triều đnh Champa khng tiếp tục triều cống hằng năm cho Trung Hoa v촠 ại Việt do đất nước khг khăn, dn tnh đ⬳i km.Năm Gip Th顢n:1044, sau khi chuẩn bị chiến tranh kỹ lưỡng, vua L Thi T�ng lấy cớ Champa khng triều cống, đ th䣢n chinh đem binh đnh Champa.Quốc Vương Jaya - Paramesvaravarman I , d binh lực yếu kṩm hơn nhưng để bảo vệ tổ quốc v cương triều nn đણ dng chiến thuật Tượng binh để chặn qun 颐ại Việt ở pha nam sng Ngũ Bồ. Tuy nhi�n kh thế qun �ại Việt đng v mạnh n䠪n qun Chim Th⪠nh khng cầm cự nổi; trong khi đ nơi triều ch䳭nh Champa c sự bội phản, tướng Quch Gia Dĩ đ㡣 giết vua rồi đầu hng. Vua Champa chết, Vua L Thཡi Tng tiến qun v䢠o thnh Đồ bn, bࠢy giờ l Quốc д của Champa bắt Vương Phi Mỵ vʠ cc cung phi, nhạc nữ đưa xuống thuyền về nước ại Việt.Ngỗng ngang tᐢm sự của Vương phi MỴ trʪn chiến thuyền đại việt:i quốc pha gia vong, thnh tr sụp đổ, quଢn binh tử vong tan tc, dn t᢬nh hỗn loạn. iện ngọc cung vРng nay cn đu?! ⢁i sinh ly tử biệt! Phu qun, thiếp nguyện giữ tấm thn ngọc ng⢠ tinh khiết. Chng đ trở th࣠nh bất tử của lng ta cho d c⹡ch trở ci trần v Ti堪n giới. Tnh nghĩa phu th: phu xướng phụ t쪹y đẹp như hoa xun nở, trong vắt như thủy tinh nay chỉ l trống vắng đơn c⠴i, hi hng, một th㹢n m lấy cnh hoa xu䡢n tn vo l࠲ng nguyện ước ba sinh. Sng nước Chu Giang c㢠ng lc thm rạt rꪠo, mang m hưởng những lời th thầm y⬪u đương từ những khng gian xưa ci vọng về, l䵠m đi mắt Vương Phi thm đẫm lệ, soi s䪡ng thin đng dưới đꠡy ging Chu Giang s⢢u thẩm v hnh ảnh Phu quଢn đang dang tay đn tiếp trng ph㹹ng. Thiếp sẽ giăng đi cnh tay mềm bơi dưới đ䡡y dng Chu Giang l⢪n Thượng giới gặp Phu qun cng nhau tiếp nối t⹬nh yu vĩnh cửu, trong cảnh đời "v-vi thanh tỉnh", đầy trăng sao, hoa tr괡i đo tin quanh năm vઠ tắm sng Ngn H䢠 cng Ngưu Lang Chức Nữ. Sau lưng ta dn t颬nh lầm than, bầy ti m thầm nhỏ lệ trước cảnh th䢠nh quch điu t᪠n, vua quan tử biệt; nhưng phận liễu mai khng biến đổi được cảnh ngộ đau thương của giống ni, th䲢n phận đang bị quản thc bởi qun Nam, đꢠnh nhắm mắt xui tay tm gặp lại Phu qu䬢n bn kia ci trần tục n굠y. Hong hn đണ tắt dần, nhưng điệu nhạc hong hn lại tăng lപn, bởi ging Chu Giang vẫn v⢴ tnh tri chảy, tạo những 촢m thanh lch tch vᡠo mạn thuyền xui buồm mt m䡡i, nỗi lo u rn than của những cung tần nhạc nữ, h⪲a lẫn tiếng h reo chiến thắng qun Nam, tạo th⢠nh một mi trường m thanh nhiễu loạn, c䢠ng lm tan nt cࡵi lng thiếu phụ Vương Phi đang trầm mặc trong đớn đau da diết. Thượng đế hỡi, cho con bnh rượu Thi⬪ng để uống cạn đm nay trước khi trầm mnh xuống đꬡy Chu Giang, tm đến Phu qu⬢n con, v trn c쪵i đời Tin giới tiếng Phu qun của con đang vọng lại, nặng trĩu giai điệu yꢪu thương nhớ nhung xa vắng. Thi nhn hỡi, người hy đến b⣪n cạnh ta để nghe r tim ta thổn thức v mang cung điệu y堪u thương ngt ngn của ta dệt thꠠnh những vần thơ trc tuyệt để gởi đến Phu qun ta, trước khi lệnh ban hồi từ cᢵi lng ta thc giục từ biệt c⺵i trần. i! giang sơn cẩm tԺ!i! điện ngọc cung vng!ࠔi! lương dn b t⡡nh của Vương Quốc Champa! Ta xin cho vĩnh biệt.i! Thượng giới vԴ bin hư ảo, sắc sắc, khng kh괴ng. Jaya Phu qun, hy đợi ta c⣹ng phiu du cuộc đời nơi qu hương ngꪠn thu vĩnh cửu đ.Những chiến thuyền qun Nam vẫn tiếp tục lướt d㢲ng Chu Giang, khi đến địa phận Phủ L, Vua Th⽡i Tng thấy Vương Phi Mỵ c䊳 nhan sắc nn sai quan Trung Sứ mời nng sang chầu Ngự Thuyền của vua.Vương Phi Mỵ ꠊ khng giấu nỗi phẫn uất v quốc ph䬡 gia vong, nguyện tuẫn tiết theo đấng Phu qun để khỏi uế tấm thⴢn ng ngọc. Trong lc mọi người trong thuyền sơ ຽ, nng lấy chăn quấn chặt vo người rồi ph࠳ thc tấm thn ngọc ngᢠ xuống ging nước su cuốn tr⢴i đi mất trong sự kinh hong của mọi người v sự kh࠳c than thương tiếc của những cung tần nhạc nữ cn lại. ược sự bẩm t␢u của quan Trung Sứ, Vua Thi Tng kinh dị vᴠ đầy n hận hối tiếc, lập tức ra lệnh qun sĩ t⢬m cứu nng Mỵ nhưng khʴng kịp nữa! Nơi ấy về sau ny trong những đm thanh પm vắng, thường c nghe tiếng khc than của một phụ nữ. C㳡c cư dn trong lng b⠨n lập miếu thờ tự v từ đ những đ೪m về vắng lặng khng cn nghe tiếng ai o䲡n th lương đ nữa. Một thời gian kh곡 lu khi tuổi đời ngy c⠠ng chồng chất, vua Thi Tng lại cᴳ dịp ngự thuyền trn sng Ch괢u Giang, khi đến địa phận Phủ L nh vua thấy tr�n bờ sng c một c䳡i miếu thờ xinh đẹp, ngi bn hỏi thਬ qun binh tả hữu tu lại sự t⢬nh đ l miếu do d㠢n cư quanh vng lập nn để thờ tự Vương Phi Mỵ 骊 Chanpa đ tự vẫn dưới ging s㲴ng trước đy, khi ngi mời n⠠ng sang chầu Ngự thuyền v miếu ny rất linh hiển. Vua Thࠡi Tng ngồi lặng thinh tư lự v cảm k䠭ch, rồi ngi thốt ln rằng: Vương Phi Mỵ ઊ quả l một giai nhn trung trinh tiết liệt. Vua truyền đem lễ vật cࢺng tạ linh thing v phong cho nꠠng Vương Phi Mỵ lʠ Hiệp-Chnh Nương. ến ng퐠y nay miếu ấy vẫn cn được dn l⢠ng thờ phượng. ến niЪn hiệu Trng Hưng năm đầu, sắc phong cho Vương Phi Mỵ l銠: Hiệp-Chnh Hựu-Thin Phu nh�n. ến năm thứ tư thЪm hai chữ "Trinh-Liệt, tức l Hiệp-Chnh Hựu-Thiࡪn Trinh-Liệt Phu Nhn. Thương cảm ci chết bi thảm nhưng đầy trung trinh tiết liệt của một bậc Vương Phi giai nh⡢n, giữa cảnh quốc ph gia vong, nh tan cửa nᠡt, phu th cch biệt ngꡠn trng, Thi sĩ Tản 鐠 Nguyễn Khắc Hiếu đ viết bi Từ Kh㠺c sau đy để ni l⳪n tm sự của nng Mỵ ⠊:Chu Giang một dải sng dⴠi,Thuyền ai than thở một người cung phi!ồ BРn thnh ph hủy,Ngọa Phật Thࡡp thin di,Thnh tan Thꠡp đổChng tử biệtThiếp sinh lySinh k đau lིng kẻ tử qui!Sng bạc ngn trung,㠂m dương cch trở,Chin hồng một tấmPhu th᪪ xướng ty.i m锢y! i nước ! Ԕi trời!ũa ngọc, mТm vng, giọt lệ rơi.Nước sng trong đục,Lệ thiếp đầy vơi.Bể bể dഢu du khc nỗi đời!Trời ơi! nước hỡi! mⳢy hời!Nước chảy my bay, trời ở lại,ể thiếp theo ch␠ng mấy dặm khơi!Thi Sĩ Tản Р tin sinh, ng đ괣 đưa hồn người trong khoảnh khắc đi vo ci mộng; tr൪n đường my trắng xa điệp tr⳹ng,chng ta đ tho꣡ng thấy trong mơ hồ Vương Phi Mỵ vʠ Phu qun đang sống với nhau trong tnh nghĩa Phu Th⬪ mặn nồng nơi cung vng điện ngọc bn kia bờ vĩnh cữu. Trong văn chương Việt Nam ઐặng Trần Cn đ thương cảm:Thi䣪n địa phong trầnHồng nhan đa trun.B ⠐on Thị iểm đУ dịch:"Thuở trời đất nổi cơn gi bụiKhch m㡡 hồng nhiều nổi trun chuyn".Nguyễn Du lại c⪠ng xt xa hơn:Lạ g bỉ sắc tư phongTrời xanh quen th㬳i m hồng đnh ghen.ᡠ saigon city 06/06/2006 Thanh Tr st
0 Rating 484 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On January 10, 2018
T? tiên c?a nh?ng ng??i Cham ? Vi?t Nam ?ã xây d?ng m?t trong nh?ng ?? ch? l?n ? ?ông Nam Á.  Theo National Geographic b?i Adam Bray, 18-6/2014 Tình tr?ng c?ng th?ng ? Bi?n Nam H?i h?i tháng tr??c, khi Trung Qu?c tri?n khai giàn khoan d?u do chính ph? s? h?u trong m?t khu v?c mà Vi?t Nam ?ã tuyên b? ch? quy?n ? phía nam qu?n ??o Hoàng Sa. Nh?ng ng??i bi?u tình ch?ng Trung Qu?c xông vào và ??t cháy các nhà máy Trung Qu?c, ?ài Loan và Hàn Qu?c ? mi?n nam Vi?t Nam. Theo báo cáo c?a các ph??ng ti?n truy?n thông, có ??n 21 ng??i ch?t trong v? h?n lo?n, và h?n m?t tr?m ng??i ?ã b? th??ng. Hàng ngàn công nhân Trung Qu?c ?ã tr?n kh?i Vi?t Nam. Các tranh ch?p di?n ra ? qu?n ??o Tr??ng Sa và Hoàng Sa, h?u nh? là n?i không có ng??i ?, và ? khu v?c trung tâm c?a Bi?n ?ông, n?i n?y sinh các yêu sách ch?ng chéo gi?a Trung Qu?c, Vi?t Nam, ?ài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines. Nh?ng, tranh ch?p gi?a Vi?t Nam và Trung Qu?c thu hút s? chú ý nhi?u nh?t. C? hai ??u liên quan ??n các m?i quan h? l?ch s? v?i các hòn ??o, ??i v?i Trung Qu?c thì có t? tri?u ??i Hán (206 tr??c CN ??n n?m 220 sau Công nguyên) , ?? ch?ng minh cho yêu sách c?a mình trong khu v?c. Trong khi ?ó, t?i Vi?t Nam kho?ng 160.000 ng??i dân t?c Cham, t?c ng??i ?ã t?ng th?ng tr? Bi?n ?ông trong h?n m?t thiên niên k?, l?ng l? ??ng bên l? cu?c xung ??t leo thang. Hai th? k? sau khi quy?n l?c b? gi?m-sút-sau-?ó ?ã ch?m d?t do s? ?àn áp tàn b?o c?a Hoàng ?? Minh M?ng, v?i ng??i Cham h? v?n còn c?nh giác v?i nh?ng tranh ch?p nh? v?y, tình c?nh hi?n t?i là m?t s? nh?c nh? v? t?m quan tr?ng mang tính bi?u t??ng và kinh t? c?a Bi?n ?ông và v? v?n hoá Cham, m?t n?n v?n hóa t?ng giàu có b?ng th??ng m?i trên bi?n ?ông. V??ng Qu?c Champa Trong nhi?u th? k?, bi?n ?ông ???c các nhà hàng h?i trên kh?p châu Á bi?t ??n nh? là Bi?n Champa, ???c ??t tên theo tên ?? ch? v? ??i ki?m soát toàn b? mi?n trung Vi?t Nam, t? biên gi?i phía b?c c?a t?nh Qu?ng Bình ngày nay cho ??n g?n biên gi?i phía Nam c?a t?nh Bình Thu?n. Vào th?i kì ??nh cao c?a ?? ch? Champa, t? kho?ng th? k? th? 6 ??n th? k? 15, các v??ng qu?c khác nhau c?a Champa, ?ã ???c tr? b?i các hoàng gia theo vùng, bao g?m c? ph?n l?n phía ?ông c?a Campuchia và Lào. Các ?? t?o tác lâu ??i nh?t c?a n?n v?n minh Cham – g?ch, ?á sa th?ch, và ?? g?m ???c tìm th?y ? Trà Ki?u ? t?nh Qu?ng Nam – có t? th? k? th? hai. M?t di s?n Champa ?áng chú ý là các tháp Cham ???c làm b?ng g?ch ??, tháp lâu ??i nh?t ???c tìm th?y vào th? k? th? 7 và th? 8. Thánh ??a M? S?n, g?n H?i An, ???c b?o t?n nh? m?t di s?n th? gi?i c?a UNESCO, có ??n g?n 70 công trình riêng bi?t. Các nhà kh?o c? ?ã xác ??nh ???c m?t s? thành l?y Cham và kho?ng 25 ngôi ??n (m?i ?i?m có s? l??ng tháp khác nhau) v?n còn n?m d?c theo b? bi?n c?a Vi?t Nam. Các cu?c th?m dò g?n ?ây cho th?y hàng tr?m ?i?m ?? nát có th? d?n các con sông vào Tây Nguyên và xa h?n n?a ??n phía ?ông c?a Campuchia và Lào. Nh?ng b?ng ch?ng sâu r?ng Các v? t? tiên nói ti?ng Malayo-Polynesian c?a ng??i Cham ???c cho là ?ã ??n Vi?t Nam b?ng ???ng bi?n t? Borneo. H?u h?t các h?c gi? ??u tin r?ng ng??i Cham là h?u du? c?a Sa Hu?nh, ng??i ?ã chi?m cùng m?t khu v?c t? kho?ng 1000 TC. ??n th? k? th? hai sau CN, khi v?n hoá Cham b?t ??u phát tri?n. Nh?ng di tích c?a Sa Hu?nh ???c tìm th?y các n?i xa nh? ?ài Loan, Philippines, và Malaysia, ?ã ch? ra r?ng ng??i dân ?i thuy?n, buôn bán và ??nh c? xung quanh Bi?n Champapa. Sa Hu?nh trang ?i?m cho ng??i ch?t b?ng ?á mã não, ?á carnelian và h?t th?y tinh t? ?n ?? và Iran, c?ng nh? b?ng nh?ng h?t vàng và th?y tinh quý hi?m t? ??a Trung H?i - có th? t?t c? ??u ???c giao d?ch b?ng ???ng bi?n - và chôn vùi nh?ng thân xác trong nh?ng chi?c bình b?ng ??t sét l?n. Nh?ng hoa tai l?ng l?y ???c chôn c?t mang phong cách g?m m?t thanh treo ??u ??ng v?t có s?ng ? c? hai ??u. Hoa tai th??ng ???c làm b?ng th?y tinh, ?á quý ho?c ng?c bích t? ?ài Loan. Các cu?c khai qu?t g?n ?ây ?ã khám phá ra r?ng nh?ng b?ng ch?ng v? các di tích ???c chôn c?t Sa Hu?nh (và di tích Cham) không ch? có ? các ??o chính c?a Vi?t Nam và các hòn ??o ngoài kh?i nh? Phú Quý mà còn n?m trên các ??o Hoàng Sa và Tr??ng Sa – vùng bình ??a trong khu v?c tranh ch?p ngày nay. T?m ?nh H??ng C?a Champa  Ng??i Cham t?ng có m?t m?ng l??i th??ng m?i kh?ng l? v?i các tuy?n ???ng m? r?ng ??n ?ông b?c Trung Qu?c, ?ài Loan, Nh?t B?n và v? phía nam ??n Malaysia và Indonesia. S? giàu có c?a h? - vàng b?c, ?á quý, gia v?, tr?m h??ng, ??ng v?t quý hi?m và nô l? - ?ã n?i ti?ng kh?p vùng ?n ??, Trung ?ông, và th?m chí là vùng xa nh?t c?a B?c Phi. Trong th?i kì vàng son c?a Champa, m?t nhà ??a lí H?i giáo ?ã vi?t r?ng các hòn ??o này ?ã s?n xu?t ngà voi, long não, h?t nh?c ??u kh?u, cây ?inh h??ng, tr?m h??ng, b?ch qu?, và các th? khác. Các v? ??m tàu là b?ng ch?ng v? th??ng m?i gi?a Champa và Philippines thông qua qu?n ??o Tr??ng Sa. M?t chi?c tàu - xác tàu Pandanan, ?ã ???c tìm th?y trên ??o Palawan c?a Philippines - ???c cho là ?ã r?i b? Bi?n Champa vào kho?ng n?m 1450 và 1470, mang nh?ng ?? g?m màu xanh l?c ???c làm t? v??ng qu?c Vijaya c?a Cham. N?m 1997, chính quy?n Philippines ?ã c?u m?t con tàu hàng tr?m n?m tu?i trên ??o Thitu thu?c Tr??ng Sa ch?a kho?ng m?t nghìn ?? ch?m kh?c b?ng ?á granit d??ng nh? là có t? các ??a ?i?m không rõ c?a Champa. Nhi?u hòn ??o sinh s?ng ? phía tây c?a Bi?n Champa c? ?ã t?o các c?ng ??ng Cham. Các tàn tích tháp Cham, ?? g?m, ?? trang s?c, g?ch ?ã ???c tìm th?y ? Phú Quý. Ng??i dân trong vùng ngày nay, m?c dù ???c coi là ng??i dân t?c thi?u s? Vi?t Nam, nói m?t ph??ng ng? khác v?i ng??i mi?n Nam, và ngh? th? công và v?n hoá c?a h? l?i gi?ng ng??i Cham h?n ng??i Vi?t Nam. Xa h?n v? phía b?c, các hòn ??o Lý S?n và Cham c?ng là nh?ng v? tinh l?n c?a Cham. S? Pha Tr?n Ni?m Tin Ng??i Cham b?t ??u ti?p thu ?n ?? giáo t? s?m, có kh? n?ng ?ã ???c chuy?n ??i b?i các th??ng gia ?n ??, và pha tr?n nó v?i ni?m tin truy?n th?ng c?a h?. Hindu Cham ???c g?i là Balamôn. Tr??c khi k?t thúc thiên niên k? ??u tiên, các th??ng gia H?i giáo ?ã gi?i thi?u H?i giáo, và gi? ng??i H?i giáo Cham ???c bi?t ??n v?i tên g?i ng??i Bani (ch? ng??i Cham theo ??o H?i). Ngay t? n?m 986, các tài li?u c?a Trung Qu?c ?ã ?? c?p ??n các c?ng ??ng trên ??o H?i Nam g?m nh?ng ng??i H?i giáo Cham, h?u du? c?a h? ngày nay là ng??i Utsul. Ngoài các ho?t ??ng H?i giáo và Hindu riêng bi?t, ng??i Balamon và Bani ??u th? cúng t? tiên, các v? vua và các v? th?n Cham. Ng??i Bani, và m?t s? ng??i Balamôn, ti?n hành l?, m?t bi?n th? c?a l? Ramadan, g?i là Ramawan. Nh?ng Tàn Phá C?a Chi?n Tranh ?? ch? Champa là ??i th? chính c?a ?? qu?c Khmer, ? Cam-pu-chia, và ??i Vi?t, m?t v??ng qu?c Vi?t Nam ? phía b?c. Cu?c xung ??t c?a Champa v?i ??i Vi?t d??ng nh? ?ã b?t ??u vào cu?i th? k? th? m??i, khi ng??i Vi?t Nam nam ti?n vào V??ng qu?c Cham Vijaya (ngày nay là Quy Nh?n). Nh?ng b?c t??ng ch?m n?i ? m?t ngôi ??n ? Angkor miêu t? m?t tr?n ?ánh h?i quân s? thi gi?a Khmer và Champa vào th? k? 12. H?i quân Cham không có ??i th?, nh?ng trên m?t ??t ng??i Cham l?i ph?i ch?u ??ng nhi?u th?t b?i t?n kém. Cu?c xung ??t v? lãnh th? ti?p t?c cho ??n n?m 1471, khi Vijaya cu?i cùng b? thu gi?, và vào gi?a nh?ng n?m 1600, ?? ch? Champa b? gi?m sút thành v??ng qu?c Panduranga (nay là Ninh Thu?n và Bình Thu?n), n?i mà h?u h?t con cháu Cham c?a Vi?t Nam s?ng ngày nay. Do ?ó, có m?t c?ng ??ng Cham ?ã di c? sang Campuchia, H?i Nam, Philippines và Malaysia. N?m 1832, Hoàng ?? Minh M?ng b?t ??u ?è b?p các d?u tích cu?i cùng c?a n?n t? tr? Cham và ?óng d?u v?n hóa, ??t làng Cham và ??t nông nghi?p và phá h?y các ??n th? c?. Nhi?u ng??i Cham ?ã tr?n sang Cam-pu-chia, ngày nay n?i con cháu h? ?ã ? v?i s? l??ng hàng tr?m ngàn. M?t N?n V?n Hoá ?? S? Nh?ng B? ?e Do? B?ng ch?ng v?t lí v? v?n hoá Cham ? Vi?t Nam ?ang bi?n m?t. T?i t?nh Bình Thu?n và các n?i khác, các ngôi ??n Cham và ngôi m? c? b? xâm chi?m b?i các cánh ??ng lúa, r?ng r?m và các trang tr?i nuôi tôm. T?i t?nh Qu?ng Ngãi, các ngôi ??n ?ã b? h? h?ng ho?c b? phá h?y do khai thác s?i. Ng??i Vi?t Nam ti?p t?c xây d?ng các ??n th? Ph?t giáo trên nh?ng tàn tích c?a các di tích tôn giáo Cham và s? d?ng g?ch t? các thành Cham ?? xây nhà c?a h?. Các t?c ng??i mi?n núi di chuy?n t? xa phía B?c c?a Vi?t Nam hi?n ?ang s?ng ? th? ?ô cu?i cùng c?a Champa, Sông L?y, b? ??a xu?ng trong quá trình thanh tr?ng c?a vua Minh Mang. Không có ?? c?p nào ??n Sông L?y trong sách l?ch s? Vi?t Nam, và nó b? b? qua trong các tài li?u du l?ch chính th?c, m?c dù g?n v?i khu ngh? mát l?n nh?t c?a n??c này, ? M?i Né. H?i An là thành ph? c?ng n?i ti?ng nh?t c?a Vi?t Nam. Tuy nhiên, l?ch s? ph? bi?n và nh?ng t? thông tin v? du l?ch ngày nay l?i b? bê t?i g?c r? Cham c?a nó. Ng??i Cham n?i ti?ng v?i hàng d?t may, d?t b?ng tay trên khung d?t. V?i c?a h? ???c xu?t kh?u (và th??ng ???c b?t ch??c), sau ?ó ???c chuy?n thành hàng hoá ??a ph??ng và bán t?i các th? tr??ng du l?ch c?a các b? l?c ??a ph??ng ? các thành ph? nh? Louangphabang (Lào), Siem Reap (Campuchia), Chiang Mai (Thái Lan) và, g?n h?n ? Vi?t Nam, Sa Pa. Sau khi Vi?t Nam chinh ph?c các v??ng qu?c Champa, h? th??ng ch?n nh?c s? c?a Cham, phong cách c?a h? ?ã có ?nh h??ng ?áng k? ??n nhã nh?c Vi?t Nam. Ngày nay, h?u h?t các khu ngh? d??ng và nhà hàng l?n ??u có các ngh? s? Cham làm vi?c (m?c dù ch? có hai gia ?ình còn l?i, nh?ng ng??i t?o ra các nh?c c? Cham truy?n th?ng - tr?ng b?ng g? và nh?c c? b?ng g? nh? kèn Clarinet). Ng??i Cham là m?t trong s? ít ng??i dân t?c thi?u s? ? ?ông D??ng ?ã phát tri?n h? th?ng ch? vi?t riêng d?a trên ti?ng Ph?n. R?t ít ng??i Cham v?n có th? ??c và vi?t ???c ti?ng m? ?? c?a mình, và ngôn ng? nói c?ng có nguy c? b? khai t?, b?i vì chính sách c?a chính ph? yêu c?u s? d?ng ti?ng Vi?t trong tr??ng h?c, th??ng m?i và các ho?t ??ng công c?ng. ?i?u ki?n s?ng c?a ng??i Cham th??ng th?p h?n nh?ng ng??i ? các làng dân t?c thi?u s? ? Vi?t Nam. Nh?ng ngôi nhà ???c làm b?ng bùn v?i nh?ng vách ?á s?p ?? là ph? bi?n, và h?u h?t ng??i Cham không có n??c máy, hu?ng h? gì là nói ??n ?i?n l?nh. ?i?n thì không liên t?c. Chính ph? Vi?t Nam không còn cho phép ng??i Cham ch?t mà ?? n?m trong nhà vài tu?n tr??c khi chôn c?t. M?t s? ng??i Cham ti?n hành"chôn c?t l?n th? hai", bao g?m vi?c khai qu?t x??ng c?t vào d?p t??ng ni?m ngày ch?t c?a ai ?ó và làm m?t b?a ti?c cho b?n bè, gia ?ình và hàng xóm b?ng nh?ng l?i c?u nguy?n, nh?c l?n và l? nghi tôn giáo. Nh?ng S? Nh?y C?m Chính Tr? B?ng ch?ng rõ ràng và lâu dài v? ?nh h??ng c?a Cham ??i v?i Bi?n ?ông là t?i sao bây gi? Vi?t Nam l?i không s? d?ng c?n c? v? l?ch s? Champa ?? c?ng c? cho các yêu sách lãnh th? c?a mình trong khu v?c? M?i quan h? gi?a chính quy?n Hà N?i và các dân t?c thi?u s? r?t nh?y c?m. Trong n?m 2001 và 2004, các cu?c bi?u tình nhân quy?n c?a t?c ng??i mi?n núi d?n ??n t? hình và án tù chung thân. M?t th?i gian sau ?ó, Tây Nguyên c?m nh?ng ng??i n??c ngoài. Các cu?c bi?u tình l? t? và b?o lo?n ? quy mô nh? h?n v?n x?y ra, và các cáo bu?c v? vi ph?m nhân quy?n c?a chính ph? v?n ph? bi?n ? các khu v?c thi?u s?. M?c dù là công dân Vi?t Nam ??y ??, ng??i Cham v?n là nh?ng ng??i b? chinh ph?c. N?u h? t? ??t ra v?n ?? ch? quy?n l?ch s? c?a Champa ??i v?i Bi?n ?ông, t? ?ó s? ??t câu h?i v? quy?n t? tr? b? m?t c?a h? trong m?nh ??t c?a mình, ?i?u này có th? s? gây phi?n hà cho chính ph? Vi?t Nam. Ng??i Cham và c? chính ph? Vi?t Nam ??u không mu?n làm ??o l?n s? cân b?ng hi?n t?i. ?ôi nét v? tác gi?: Adam Bray ?ã ?óng góp g?n 40 cu?n sách v? du l?ch ? ?ông Nam Á. Ông là c?u c? dân Phan Thi?t, Vi?t Nam, n?i ông h?c v?n hoá và l?ch s? Cham,, h?c ??c và vi?t ch? Cham hi?n ??i. Anh ?ã tìm và khám phá nhi?u di tích c?a ng??i Cham. Link bài vi?t: https://news.nationalgeographic.com/news/2014/06/1...          
0 Rating 478 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On May 4, 2016
Quân Champa xâm lược Angkor (ảnh mô phỏng phù điêu) Trà Thanh Toàn A-VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI CHAMPA TRONG QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ Trong bất cứ lịch sử của một quốc gia nào, vấn đề xã hội luôn luôn là một đề tài quan trọng trong cơ cấu tổ chức của một cộng đồng. Mọi yếu tố, dù vô tình hay cố ý, nhằm đưa đẩy dân tộc đến sự xung đột và hiềm thù lẫn nhau, sẽ có một tác dụng vô cùng tai hại trong cơ cấu tổ chức xã hội đó. Và mọi xung đột xã hội là động cơ thúc đẩy một tập thể dân tộc đi vào con đường diệt vong. Trong quá trình lịch sử Champa, vấn đề xung đột xã hội đã trở thành một đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu thường nêu ra. Ða số đã nhận định rằng, sự xung đột liên tục trong nội bộ Champa mà lịch sử đã từng đề cập là nguyên nhân chính đã đưa vương quốc này đến chỗ diệt vong. Có 5 nguyên nhân mà lịch sử champa để lại: -: Tranh giành quyền lực giữa hai hòang tộc cau và dừa ngày càng lớn -: Các tôn giáo lớn trong khu vực du nhập ngày càng mạnh, làm đảo lộn trật tự xã hội champa có từ lâu đời. Xung đột giữa ấn giáo, đạo hồi và nho giáo lên đến đỉnh điểm. Phân biệt tôn giáo đã làm mất đi tính tự hào dân tộc, mất đi sự đoàn kết thiết yếu để bảo vệ dân tộc champa. -: Chênh lệch giàu nghèo giữa hoàng tộc và các tiểu vương -: Sai lầm quân sự khi đẩy mạnh tàu thuyền giao thương xa bờ nhưng không cũng cố phòng thủ quân sự, khi dân số ít và thưa thớt. -: Nội bộ trong cộng đồng nhân dân không đoàn kết. các tiểu vương chưa thống nhất, nhất quán trong chính tri, kinh tế và cả quân sự B-XÃ HỘI CHAMPA TRƯỚC THẾ KỶ 15 Từ ngày lập quốc đến 1471, năm đánh dấu sự thất thủ thành Vijaya, vấn đề chiến tranh nội bộ vẫn là một yếu tố quan trọng trong tiến trình lịch sử của vương quốc Champa. Trải qua hằng thế kỷ, tư liệu lịch sử cũng đã ghi nhận biết bao biến cố xã hội trong vương quốc này. Tuy nhiên, những tư liệu đó, nhất là các bản văn viết trên bia đá đã được tìm thấy ở Champa, chỉ cho phép chúng ta kết luận rằng mọi xung đột xã hội trước thế kỷ thứ 15 chỉ do một nguyên nhân chính yếu, đó là việc tranh chấp chính trị nhằm độc quyền cai trị trên vương quốc Champa giữa hai dòng tộc của các vua Champa thời trước: dòng tộc cây Cau nắm quyền cai trị tiểu vương quốc Panduranga (Phanrang-Phanri) và Kauthara (Khánh Hòa- Phú Yên) ở miền nam; dòng tộc cây Dừa, nắm quyền cai trị ở phía bắc Champa, đó là Vijaya (Bình Ðịnh) Amaravati (Quảng Nam và Quảng Ngải) và Indrapura (Huế). Chính vì sự khác biệt nguồn gốc giữa hai dòng tộc cây Cau và cây Dưà này mà các nhà lãnh đạo thường dùng chiến tranh hay vũ lực để tìm lối thoát cho những vấn đề liên quan đến sự sống còn của liên bang Champa (một thể chế chính trị rất gần với thể chế liên bang Mã Lai hôm nay). Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, chiến tranh này chỉ là một phương thức nhằm giải quyết sự xung đột chính trị giữa hai tiểu vương quốc ở miền nam và ba tiểu vương quốc ở miền bắc, chứ không phải là vấn đề nội chiến phát xuất từ mối hiềm thù giữa dân tộc Champa. Chính vì thế, một khi chiến tranh đã chấm dứt, lãnh tụ dòng tộc nào may mắn được làm chủ tình hình quân sự sẽ trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Champa, gọi là vị vua của các vua Champa (Raja diraja Campa) nắm quyền cai tri trên toàn lãnh thổ của vương quốc này mà bia đá đã ghi là Po Tanah Raya “Quyền làm chủ trên toàn diện lãnh thổ›. Ngược lại, dòng tộc nào kém may mắn, thì phải chấp nhận sự yếu thế với tất cả lòng hãnh diện: không hiềm khích với dòng tộc khác và cũng không tìm cách trả thù vì sự thất bại của mình. Ðiều đáng nêu ra, là hai dòng tộc Champa này có một ý thức hệ rất đặc biệt về tư tưởng đấu tranh chính trị của họ. Một khi đã thành công, chính quyền trung ương Champa thường khắc lên bia đá điều giải thích nguyên nhân chính yếu của biến cố đã xảy ra và tuyên bố rõ rệt kết quả của phía thất trận và phía thắng trận. Mặt dù bị thất trận, dòng tộc thua kém này, nhất là dòng tộc ở miền nam, không bao giờ tìm cách để xóa bỏ những dòng chữ trên bia đá. Ngược lại, họ coi đó là những kỷ niệm cao cả và thiêng liêng trong quy luật đấu tranh chính trị: ăn làm vua nhưng không vì thua mà làm giặc. Trong quá trình lịch sử Ðông Nam Á, quy luật đấu tranh chính trị này chỉ xuất hiện ở vương quốc Champa mà thôi. C-KHỞI ĐẦU CỦA SỰ CÁCH BIỆT NAM BẮC CHAMPA Sự xung đột xã hội đầu tiên trong lịch sử Champa đã xảy ra vào những năm cuối cùng của thế kỷ 11.Sau ngày từ trần của vua Champa Jaya Simhavarman đệ nhị vào năm 1044, một tướng tài xuất thân từ gia đình quan chức trong triều đình Champa, nổi lọan chiếm ngôi ở thủ đô Vijaya, và tự tôn mình lên làm vua Champa lấy tên là: Jaya Paramesvara varman đệ nhất (1044-1060). Vì không đồng ý với chính sách dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt ngôi vua Champa, tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam vùng dậy tuyên chiến chống lại chính quyền của Jaya Paramesvaravarman đệ nhất vào năm 1050, nhưng không thành công. Trong một bản văn viết trên bia đá hiện còn ở trên tháp Po Klaong Garai (Phan Rang), vua Jaya Paramesvaravarman đệ nhất chỉ trích kịch liệt nhân dân Panduranga là những “kẻ ngu muội, những người vô tôn chỉ luôn luôn có thái độ hiềm thù… chống lại vua Campa”. Bản văn kết tội nhân dân Panduranga trên bia đá này cũng có nghĩa là kết tội dòng cây Cau ở miền nam chỉ tìm cách xen lấn vào nội bộ Champa ở miền bắc thuộc dòng cây Dừa. hiến tranh nội bộ này, mặc dù xuất phát từ sự tranh chấp quyền hành cai trị vương quốc Champa giữa hai dòng tộc, đã gây rạng nứt xã hội rất nghiêm trọng giữa dân tộc Champa ở miền nam vốn tôn thờ giai cấp lãnh đạo dòng cây Cau và dân tộc Champa ở miền bắc, trung thành với cấp lãnh đạo quốc gia thuộc dòng cây Dừa. May thay, cuộc xung đột này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn ngủi, bởi vì các giới lãnh đạo quốc gia giữa hai miền, cũng vì ý thức đến tầm quan trọng của sự xung đột này, đã tìm cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Ðể chấm dứt biến cố này, vua Panduranga chấp nhận sự thất bại của chiến tranh do mình tạo ra và sẳn sàng ra lệnh, thể theo lời yêu cầu của vua Jaya Paramesvaravarman đệ nhất, để bắt mỗi người dân Panduranga phải mang vài cục đá đem nộp cho đền tháp mỗi khi có cơ hội đi ngang qua khu vực này. Truyền thống này vẫn còn lưu truyền cho đến hôm nay, nhất là cho những ai thường đi ngang đèo Cậu, trên đường đi từ Phanrang lên Dalat. D-NGUYÊN NHÂN SỰ XUNG ĐỘT GIỮA NAM VÀ BẮC CHAMPA Sự thành công của cuộc hòa giải dân tộc vào năm 1050 vẫn là điều đáng chú ý, nhưng vấn đề xung đột xã hội vẫn là một hiện tượng lịch sử có một tác động tâm lý sâu đậm trong quần chúng. Và chỉ cần có một yếu tố nhỏ nhoi, biến cố này cũng có thể trở lại trên bàn cờ chính trị. 1-Tình hình 1145-1160 Năm 1145, vua Kampuchea là Suryavarman gởi một đoàn quân hùng mạnh sang thủ đô Vijaya và giết được vua Champa là Jaya Indravarman đệ tam (1139-1145) trên chiến trường. Ðể thay thế vua này, một hoàng tử xuất thân từ một gia đình hoàng gia khác, tự tôn mình là vua Champa, lên ngôi ở Vijaya lấy tên là Rudravarman đệ tứ Vì thủ đô Vijaya bị quân campuchia chiếm đóng hay là vì sự vùng dậy của nhân dân Champa ở miền Vijaya chống lại chính quyền cướp ngôi này, vua Rudravarman đệ tứ phải chạy sang ẩn náu ở tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam vào năm 1147, cùng với đứa con trai của mình, tức là hoàng tử Sivanandana. Trước tình thế này, tiểu vương quốc Panduranga rất ân cần với gia đình hoàng gia từ miền bắc đến xin tị nạn trong lãnh thổ của mình. Một vài tháng sau, Rudravarman thoái vị và xin hậu thuẫn của tiểu vương quốc Panduranga để tôn hoàng tử trẻ tuổi Sivanandana hiện có mặt tạm thời trên lãnh thổ của mình lên làm vua Champa vào năm 1147, lấy tên là Jaya Harivarman đệ nhất. Khi đã lên ngôi, mặc dù còn ở trong lãnh thổ miền nam, Jaya Harivarman đệ nhất đã có danh chánh ngôn thuận để đòi hỏi quân xâm lược Kampuchea phải rời khỏi thủ đô Vijaya của Champa. Khi nghe tin này, vua Kampuchea Suryavarman vô cùng phẫn nộ và quyết định gởi một đoàn quân sang tàn phá vùng Phan Rang vào năm 1148. Sẳn dịp thắng trận, vua campuchia đưa em rể của mình là Harideva lên làm vua Champa ở Vijaya, bất chấp phản ứng của người dân Champa.Năm 1148 đánh dấu sự chia đôi đầu tiên của vương quốc này: Miền bắc Champa đặt dưới quyền cai trị của một ông hoàng tử gốc campuchia. Miền nam, đó là chính quyền của vua Champa Jaya Harivarman đệ nhất, gốc người Vijaya. Một năm sau, tức là 1149, vua Jaya Harivarman đệ nhất, với sự hổ trợ của đoàn quân hùng mạnh Panduranga, sang đánh Vijaya, giết được hoàng tử Harideva của campuchia. Sau khi thắng trận, ông tự tôn mình là vua của vua Champa (Raja diraja Campa) trên toàn lãnh thổ của vương quốc này. Tiếc rằng, đối với nhân dân miền bắc Champa, Jaya Harivarman đệ nhất chỉ là một công cụ của tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam. Vì không chấp nhận chính sách của vua Jaya Harivarman đệ nhất nhằm dùng vũ lực để chiếm đoạt ngôi báu Champa, nhân dân Champa ở miền bắc và dân tộc Tây nguyên là Radê và Mada (Bahnar?) vùng dậy kêu gọi một hoàng tử khác, gốc hoàng gia Champa ở Vijaya, đó là Vangsaraja, em vợ của vua Harivarman đệ tứ (1114-1129) đứng ra làm lãnh tụ của phong trào kháng chiến này. Năm 1150, Jaya Harivarman đệ nhất cho lệnh tấn công hàng ngũ cách mạng của hoàng tử Vangsaraja, nhất là nhóm Radê và Mada ở Tây nguyên. Bị thất bại, hoàng tử Vangsaraja chạy sang Ðại Việt để xin viện trợ quân sự nhằm chiếm ngôi lại, nhưng không thành.Năm 1151, nhân dân vùng Amaravati cũng vùng dậy đứng sau lưng hoàng tử Vangsaraja để phản đối lại sự chiếm ngôi của vua Jaya Harivarman đệ nhất. Bốn năm sau, tức là vào năm 1155, tiểu vương quốc Panduranga, không biết vì lý do gì, cũng đứng ra để truất phế vua này. Thế là chiến tranh giữa nam và bắc bùng nổ trong suốt năm năm trường. Phải chờ cho đến năm 1160, vua Jaya Harivarman đệ nhất mới có thời cơ để dẹp tan sự xung đột quân sự với Panduranga.Chiến tranh vào năm 1150 giữa vua Champa Jaya Harivarman đệ nhất và nhóm Tây Nguyên trung thành với Vangsaraja, một hoàng tử mà người Radê và Mada coi như là dòng chính thống có quyền lên ngôi Champa của họ, đã bị thêu dệt một cách phi khoa học bởi một số nhà sử học nước ngoài và Việt Nam như một chiến tranh của người Chăm nhằm đô hộ cao nguyên. Nếu Champa không dính dáng gì với họ, tại sao dân tộc Radê và Mada lại tình nguyện đem quân giúp hoàng tử Vangsaraja để chống lại vua Jaya Harivarman đệ nhất từ Panduranga đến cai trị miền bắc. Sự thành công trong việc chiếm ngôi ở Vijaya của vua Jaya Harivarman đệ nhất đã từng tị nạn ở Panduranga không phải là sự thành công của cá nhân ngài, nhưng là sự thành công của toàn dân tộc cây Cau Champa ở miền nam trong công cuộc chiếm đoạt quyền cai trị ở miền bắc. Ngược lại, dòng cây Dừa cũng có lý do riêng để phản đối sự hiện diện ở Vijaya của vua Jaya Harivarman đệ nhất. Nguyên nhân chính đó là Jaya Harivarman đệ nhất, con của vua Rudravarman đệ tứ, không phải là dòng hoàng gia Champa, chạy sang Panduranga ở miền nam nhằm cầu cứu sự hỗ trợ chính trị và quân sự để chinh phục ngôi vua. 2-Tình hình 1190-1220 Sau cuộc nội chiến 1145-1160, tình hình nội bộ Champa trở lại bình thường, nhưng vấn đề cách biệt giữa dân tộc ở phía nam và bắc Champa vẫn còn là một hiện tượng đáng lo ngại. Bằng chứng rằng, sau 30 năm kể từ ngày cướp ngôi của vua Jaya Harivarman đệ nhất (1147-1160), vương quốc Champa đã lâm vào cuộc xung đột xã hội vô cùng bi đát chưa bao giờ có trong lịch sử Champa. Biến cố này phát xuất từ sự tranh chấp quyền lực giữa những hoàng tử ở miền bắc Champa, nhằm tạo cho mình một tư thế với bất cứ giá nào để được toàn quyền làm vua trên đất nước này. Nếu một số hoàng tử Champa ở miền bắc dùng chính sách kêu gọi nhân dân miền bắc vùng dậy để yểm trợ cho phe phái mình, cũng có một số hoàng tử không ngần ngại mời gọi quân ngoại lai nhằm giải quyết việc nội bộ trong vương quốc này. Vào năm 1182, tức là bốn mươi năm sau ngày dẹp tan quân Khmer ở Vijaya, một hoàng tử Champa khác tên là Sri Vidyanandana, gốc người Vijaya, chạy sang campuchia để tìm hậu thuẫn của vua Jayavarman đệ thất. Trong những năm lưu vong ở đây, ông ta xin vua Khmer phong tước cho mình là hoàng tử nối ngôi (Yuvaraja) của vương quốc Champa, bất chấp cả qui luật tổ chức chính trị trong vương quốc này. Vì rằng, chỉ có hội đồng hoàng gia có quyền phong chức hoàng tử nối ngôi của Champa. Với hậu thuẫn của một đoàn quân Khmer hùng mạnh, hoàng tử Vidyanandana sang tấn công thủ đô Vijaya vào năm 1190, bắt được vua Jaya Indravarman đệ tứ (1167-1190) để đem giao nạp cho vương quốc campuchia. Cũng nhờ hậu thuẫn chính trị và quân sự của vua Khmer là Jayavarman đệ thất mà hoàng tử Champa Sri Vidyanandana đã làm chủ tình hình chiến tranh ở miền bắc. Ðể tạ ơn vua campuchia hay là không đủ quyền lực chống lại sự thống trị của vương quốc láng giềng này, hoàng tử Champa Sri Vidyanandana , một khi đã thắng trận, xin đề nghị (hay là bị buộc phải đề nghị) em rể của vua Khmer Jayavarman đệ thất lên làm vua Champa ở Viajaya lấy tên là Suryajayavarman. Sau đó, ông ta tự xưng vua của tiểu vương quốc Panduranga, lấy tên là Suryavarman. Sự cầu cứu quân sự ngoại lai để giải quyết nội bộ Champa đã phân chia vương quốc này thành hai khu vực rõ rệt: Miền bắc đặt dưới sự cai trị của một ông vua ngoại lai từ Khmer sang. Miền nam lại lọt vào trong tay của một ông hoàng tử Champa không phải gốc Panduranga, nhưng là gốc người miền bắc. Vấn đề tự xưng vương ở Panduranga của vua Suryavarman, gốc Vijaya đã biến tình hình xã hội miền nam thành một ung nhọt không chữa trị được. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Champa miền nam cảm thấy mình không còn làm chủ trên lãnh thổ của mình nữa. Trước biến cố chính trị này, nhân dân Panduranga tìm cách vùng dậy, vào năm 1190 không phải để chống xâm lược ngoại lai, nhưng chống lại hoàng tử Champa gốc miền bắc, mặc dù không thành công. Trong khi đó, dân tộc Champa miền bắc cũng vùng dậy vào năm 1191 dưới quyền chỉ đạo của hoàng tử Rasupati để đánh đuổi ông vua ngoại lai ở thủ đô Vijaya. Khi đã thắng trận, hoàng tử Rasupati lên ngôi lấy tên là Jaya Indravarman đệ ngũ.Trước tình thế này, vua Khmer không ngần ngại vuốt ve Jaya Indravarman đệ tứ, một ông vua Champa bị bắt giam ở Khmer vào năm 1190. Ðó cũng là một chiến thuật mới: dùng người Champa để chống lại với vương quốc Champa. Nhưng đối với vua Champa là Jaya Indravarman đệ tứ đang tù đày ở Khmer, đây cũng là một dịp may mắn để chiếm lại ngôi vàng của mình.Cũng vào năm 1191, vua Jaya Indravarman đệ tứ, đem quân từ Khemer sang hợp tác với vua Panduranga là Suryavarman để tiến đánh Vijaya. Mặc dù mang danh là người đứng ra để giúp đỡ Jaya Indravarman đệ tứ để chống lại chính quyền Vijaya, vua Suryavarman của tiểu vương quốc Panduranga, khi đã thắng trận, tự xưng mình là vua trên toàn vẹn lãnh thổ Champa. Cảm thấy mình bị lừa bịp trong chiến tranh này, Jaya Indravarman đệ tứ quyết định tập trung lực lượng của mình từ Khmer sang để tấn công vua Suryavarman, một nhân vật cướp ngôi, nhưng không thành.Nghe tin này, vua campuchia Jayavarman đệ thất tức tốc gởi quân sang để trừng trị Suryavarman ở Vijaya vào văm 1193. Thế là chiến tranh giữa Campuchia và Champa bắt đầu bùng nổ, một chiến tranh vô cùng khủng khiếp làm đảo lộn hoàn toàn bao công trình kinh tế và cơ cấu xã hội. Quân Champa cướp phá Angkor Trong suốt 10 năm chiến tranh, vua Khmer, vì không thể nào chống lại vua Champa, chỉ còn cách là nhờ ông Dhanapati Grama, là cậu ruột của vua Suryavarman, tìm cách cô lập vua Champa này. Thế là vào năm 1203 chính quyền vua Suryavarma bị lật đổ bởi cậu ruột của mình là ông Dhanapati Grama, dưới sự yểm trợ của đoàn quân campuchia. Sau trận chiến này, Champa đã trở thành một thuộc địa của Campuchia trong suốt 17 năm, tức là từ năm 1203-1220. Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, vào những năm 1190-1220, xã hội Champa đã trở thành hai bãi chiến trường mà dân tộc Champa là nạn nhân chính của chiến cuộc này. Một bên là chiến trường tranh chấp quyền hành giữa các hoàng tử Champa ở miền bắc để làm bá chủ vương quốc Champa, còn chiến trường thứ hai dành cho sự tranh chấp uy quyền giữa hai nước láng giềng Champa và campuchia. Từ năm 1182 đến năm 1220, nhân dân Champa đang chứng kiến một vở bi kịch lịch sử với bao nhiêu nhân vật chính trị tranh giành quyền làm Po Tanah Raya: – Hoàng tử Sri Vidyananda chạy sang lánh nạn ở Khmer vào năm 1182, rồi sau trở thành vua tiểu vương quốc Panduranga, lấy tên là Suryavarman. – Vua Indavarman ở Vijaya bị quân campuchia bắt đày sang campuchia vào năm 1190.- Em rể của vua Khmer Jayavarman đệ thất tự xưng vương ở Vijaya Champa lấy tên là Suryajayavarman. 3-Chiến tranh với Mông cổ 1283-1285 Sáu mươi ba năm về sau, tức là năm 1283, tiểu vương quốc Champa Vijaya lại bị quân Mông Cổ chiếm cứ liên tục trong hai năm liền. Vua Champa Indravarman đệ ngũ, vì không thể đứng ra để đối chọi với đoàn quân hùng mạnh Mông Cổ trong khu vực đồng bằng, dùng chiến thuật nhà không đồng trống để kháng chiến, quyết định rút toàn bộ quân sự của mình về phòng thủ ở Tây Nguyên.
0 Rating 476 views 1 like 0 Comments
Read more
Nếu G. Coedes trước đây (1944) đã thành công tổng hợp các thành quả nghiên cứu khảo cổ, sử học của các học giả về các vương quốc Ấn Độ hóa ở Đông Nam Á để cho ta một công trình có tầm vóc với cái nhìn toàn cảnh về lịch sử và sự liên hệ của các nước trong vùng, trở thành một cuốn sách (16) tham khảo gối đầu giường cho tất cả những nhà nghiên cứu thì những công trình của Inrasara về văn học Chăm cũng đã thành công tương tự trong lãnh vực văn học. Nguyễn Đức Hiệp(Sydney, Australia) Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, ngoài những khám phá các di chỉ khảo cổ mới quan trọng ở Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam, đã có những công trình nghiên cứu đáng kể về nền văn minh Chăm được xuất bản, nối tiếp truyền thống nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc của các nhà sử học và khảo cổ người Pháp thuộc trường Viễn đông Bác cổ vào những năm đầu đến giữa thế kỷ 20. Các công trình này cho ta hiểu rõ thêm về lịch sử và văn hóa của dân tộc Chăm ở Việt Nam. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển tìm hiểu một nền văn minh cổ bản sứ, rực rỡ và rất đặc thù ở Đông Nam Á. Có thể liệt kê một vài kết quả gần đây trong nhiều công trình nghiên cứu mà tôi cho là đáng ghi nhận. Ở ngoài nước hiện nay có các học giả  như A. Hardy, I. Glover, M. Yamagata, P.  Zolese, Po Dharma, E. Guillon, G. Wade, A. Schweyer, W. Southworth, M. Vickery (6)(7)(8)(9)(20)(21).  Guillon (10) đặc biệt cho ta thấy ảnh hưởng và sự liên hệ của nghệ thuật ở bắc Champa (Thừa thiên, Quảng Trị) qua các tượng bồ tát Avalokitesvara Phật giáo Đại thừa trải rộng đến nghệ thuật ở thung lũng Chin và Mun (bắc Thái), nghệ thuật Môn Dvaravati (Miến Điện và trung Thái Lan) và nghệ thuật ở Vân Nam. Levin (18) cho thấy qua sự khám phá năm 2001 ở Khương Mỹ (Quảng Nam) các nền của ba đền và điêu khăc ở chân nền tả các cảnh từ câu truyên thần thoại Ramayana Ấn độ mà trong đó có cảnh về sự đối chọi giữa Ravana và Sila ở vườn Asoka. Cảnh này chưa bao giờ được thể hiện trong nghệ thuật điêu khắc đền ở Đông Nam Á và Nam Ấn. Vì thế Levin cho là sự sắp loại nghệ thuật đền Khương Mỹ là giai đoạn chuyển tiếp của phong cách Đồng Dương đến phong cách Mỹ Sơn mà các nhà nghiên cứu ở thế kỷ trước như Parmentier cho là do ảnh hưởng của nghệ thuật từ Java bắt đầu từ thế kỷ 9 có thể phải xét lại và thật sự là có chiều hướng đi ngược lại: Champa ảnh hưởng lên nghệ thuật Java. Nhưng điều chắc chắn là Champa và Java đã có những tiếp xúc trao đổi sâu đậm về văn hóa và cả chiến tranh giữa hai bên qua đường hàng hải. G. Wade cho rằng nguồn gốc của chữ viết Tagalog Phi Luật Tân trước khi chuyển ra chữ Latin vào thế kỷ 17 là từ chữ viết Chăm (20). W. Southworth và M. Vickery phân tách lại các nguồn dữ kiện và cho rằng Maspero có những sai lầm: có nhiều tiểu quốc Chăm chứ không phải một vương quốc Champa và Lâm Ấp không phải là thực thể Chăm trong giai đoạn đầu (21). Và sau cùng Po Dharma đã lấp lổ hổng lớn về lịch sử cận đại của dân tộc Chăm vùng Panduranga trong giai đoạn các thập niên đầu thế kỷ 19 đánh dấu sự hiện diện cuối cùng của vương quốc Champa (19). Ở Việt Nam, chú trọng về lịch sử, khảo cổ, nghệ thuật là những nhà nghiên cứu như Ngô Văn Doanh (1),(2), Trần Kỳ Phương (3)(4)(5). Đặc biệt về văn học Chăm là những công trình của Inrasara, một người Việt gốc Chăm (11)(12)(13)(14)(15). Ngô Văn Doanh phổ thông các kiến thức hiểu biết về văn minh văn hóa Chăm trong độc giả Việt nam trong nhiều năm qua các sách về lịch sử Champa và di chỉ văn hóa Champa như Mỹ Sơn, mà năm 1999 được liệt kê là Di sản văn hóa thế giới bởi tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc. Dựa vào những kết quả của các cuộc khai quật ở các di chỉ khảo cổ gần đây bắt đầu từ năm 1993 ở Trà Kiệu và những kết quả trước kia của Claeys do trường Viễn đông Bác cổ thực hiện ở Trà Kiệu vào năm 1927-1928, Trần Kỳ Phương đã chỉ ra sự liên hệ mật thiết giữa kiến trúc đền tháp Chăm và các điêu khắc chung quanh bệ thờ ở trung tâm đền, chia ra thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu bệ thờ trung tâm nằm “lộ thiên” ở giữa đền không có tường đá và đền được xây bằng khung gỗ với mái ngói dựa trên các cột đá (như đền B14 Mỹ Sơn), giai đoạn hai tất cả đền đựợc xây bằng gạch đá với các cửa giả (3). Từ đó Trần Kỳ Phương cho rằng bệ thờ Trà Kiệu với điêu khắc tinh xảo tuyệt mỹ (mà ông cho là từ huyền thoại Ramayana) xuất phát từ điểm B nơi chỉ còn lưu lại nền kế cạnh bên điểm A nơi là vị trí chính của tháp trong họa đồ khảo cổ của Claeys. Tuy vậy P. Baptist (16) thì lại cho rằng bệ thờ Trà Kiệu thật ra là xuất phát từ chân của tháp chính của đền. Khác với các nhà nghiên cứu chuyên về khảo cổ, lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật Chăm, Inrasara tập trung vào văn học Chăm. Đây là lãnh vực mà chúng ta còn thiếu hiểu biết và là mảng trống to lớn mà ít nhà nghiên cứu quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân tộc Chăm. Có thể các nhà nghiên cứu đã quá ấn tượng với một nền văn minh cổ để lại những dấu vết vừa hùng vĩ vừa kỳ bí qua những tháp Chàm, bia ký... để nhìn về quá khứ cố gắng soi sáng mong sao hiểu được đôi chút về điều gì, động cơ nào của một dân tộc trong quá khứ đã tạo thành những di sản trên mà quên đi rằng hậu duệ của dân tộc này hiện nay mặc dầu trong một không gian hạn hẹp vẫn còn và đang cố gắng giữ gìn, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, văn hóa, lịch sử mà tổ tiên họ đã truyền lại trong một thế giới mới nhiều đổi thay, đầy bất trắc của thời đại toàn cầu hóa mà ngay cả nền văn hóa chính của xã hội mà họ đang sinh sống cũng phải đối chọi để giữ lại được sắc thái riêng.  Chính vì thế mà vai trò của Inrasara rất là quan trọng. Inrasara có một vị trí đặc biệt và thuận lợi vì anh vừa là người Việt và người Chăm thấm nhuần cả hai nền văn hóa. Chúng ta thật may mắn là nhờ anh, chúng ta đã có thể được hé nhìn và thưởng thức những thành quả của một nền văn hóa bản địa, một nền văn minh đã có lâu đời ở miền Trung Việt Nam, tiếp nối của một nền văn hóa tiền sử không kém rực rỡ ở Đông Nam Á: văn hóa Sa Huỳnh. Ít có ai trong chúng ta biết là chỉ cách đây khoảng 200 năm, vẫn còn một tiểu quốc Chăm ở Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) thần phục và triều cống vua Gia Long và sau này tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt khi vua Gia Long mất. Tiểu quốc Panduranga đã hiện diện cho đến năm 1833 khi vua Minh Mạng dẹp tan liên minh Lê Văn Khôi (Gia Định thành) – Katip Sumat (Panduranga), phá bỏ Gia Định thành và xác nhập Panduranga vào tỉnh Bình Thuận (19).   Inrasara đã trải qua nhiều năm khổ cực, lắm lúc gian nan thu thập tư liệu từ nhiều nguồn trong dân gian, từ sách, tư liệu viết tay để lại... để cuối cùng anh viết lại và cho ra đời các công trình nghiên cứu về văn học Chăm một cách có hệ thống. Các tư liệu viết tay là đều bằng chữ Chăm akhar thrah. Inrasara dự định xuất bản toàn bộ gồm 10 quyển, 3 quyển đã được công bố:  Văn học dân gian, sử thi Chăm và trường ca Chăm. Cho đến nay văn tự cổ nhất chữ Phạn tìm thấy ở Đông Nam Á là trên bia Võ Cạnh, gần Nha Trang thuộc thế kỷ 3, và tiếng Chăm vào khoảng thế kỷ 6  trên bia tìm được vào năm 1936 ở Đông Yên Châu gần Trà Kiệu. Chữ Phạn được giới cầm quyền, giới thượng lưu như giáo sĩ Brahma dùng lúc đầu nhưng sau này vào khoảng thế kỷ 8 CE thì tiếng Chăm qua chữ viết akhar thrath (bắt nguồn từ mẫu tự Brahmi ở Nam Ấn) mới được dùng nhiều và sau thế kỷ 16 thì phổ biến rộng rãi hơn trên các bia ký. Còn tồn tại nhiều nhất là các tư liệu viết tay trên giấy, trên lá buông mà cổ nhất là cách đây khoảng 200 năm. Đây là những tư liệu mà Inrasara tập trung, với nội dung vừa truyền thống và vừa cận đại Trong tác phẩm Văn học Chăm – khái luận (11), Inrasara đã đề cập hầu như toàn bộ văn học Chăm bắt đầu từ văn học dân gian như Damnưy (thần thoại, truyền thuyết), Dalikal (chuyện cổ tích), Panwơc yaw (tục ngữ), Panwơc pađau (câu đố), Panwơc pađit (ca dao), Kadha rinaih dauh (đồng dao), các loại hát dân gian, akayet (sử thi), ariya (thơ ca trữ tình), thơ thế sự, gia huấn ca, thơ triết lý cho đến văn học Chăm hiện đại ngày nay. Chi tiết hơn là các tác phẩm cho từng lãnh vực trên gồm các trích tuyển bằng chữ akhar thrath (*), chuyển âm qua chữ Latin và dịch ra tiếng Việt: Văn học dân gian, ca dao - tục ngữ - thành ngữ - câu đố Chăm (12), Akayet - Sử thi Chăm (13), Ariya Cam - Trường ca Chăm (14). Sơ qua về sự phong phú và chi tiết của các công trình nghiên cứu trên, tôi xin trích lược một vài đoạn tư liệu trong toàn bộ công trình đầy lý thú và đáng để ý này. Về thần thoại Chăm, điểm đặc biệt như ta biết là yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng của thần thoại Ấn độ thường rất ít hoặc đa số đã bị bản địa hóa. Thí dụ thần thoại Pram Dit-Pram Lak dựa vào thần thoại Ramayana Ấn độ nhưng đã được bản địa hóa với yếu tố Chăm là nổi trội. Trong thần thoại Chăm, Ppo Inư Nưgar (Mẹ của xứ sở hay Bà Chúa Xứ) đóng một vai trò chủ đạo. Thần thoại Damnưy Ppadauk Tanưh Riya kể rằng, thuở sơ khai, lúc vũ trụ còn chìm trong tối tăm, Ppo Inư Nưgar là một sinh thể tự sinh đầu tiên và duy nhất. Từ ngài phát sinh ra Ppo Yang Amư (thần cha) tạo ra muông thú và viết sử, Ppo Alwah dùng chính phần châu thân mình  hóa Thánh đường truyền dạy giáo lý cùng phong tục tập quán cho người Chăm Bàni (Awal) và Ppo Debita Swơr hóa mâm thờ và lo cho bên Chăm Bà-la-môn (Ahier). Ppo Alwah được tôn vương trị vì đất nước. Sau đó mỗi cử động của Ppo Inư Nưgar, xuất hiện tinh tú, trời, đất, sấm, sét… Ở đây ta thấy thần mẹ Ppo Inư Nưgar quan trọng hơn thần cha Ppo Yang Amư, một nét đặc biệt có nguồn từ xã hội mẫu hệ Chăm truyền thống xa xưa. Tuy nhiên sự hiện diện của Ppo Alwah cho người Chăm Bani (Hồi giáo bản xứ) và được tôn vương trị nước cho thấy Damnưy Ppadauk Tanưh Riya có lẽ đã được sửa đổi hay thêm vào sau này trong thần thoại cổ Chăm sau khi Hồi giáo du nhập và chiếm vị trí trội hơn Bà Là Môn truyền thống bắt đầu từ thế kỷ 12. Ngoài thần thoại về Ppo Inư Nưgar về sự thành lập trời, đất, con người và muông thú, đất nước, tập quán, xã hội...  còn có câu truyện Atmuhekat (hay Sự tích con gà gáy sáng) về sự hình thành vũ trụ. “Chuyện kể rằng, Thánh Ppo Kuk Parahimuk là Đấng sáng tạo ra vũ trụ và mọi vật trong trời đất. Một ngày kia, Ppo Kuk phái Thánh Iparahamuk cùng các vị thánh khác xuống trần gian để cai quản thế giới. Không ngờ, các vị thánh này bê tha rượu chè, ngủ say sưa để chỉ trong một đêm, quỷ Mưnưmax Xibac Kayong đến lén lấy cây cung và mũi tên vàng của Ppo Kuk, bắn tan nát hết mặt trời, mặt trăng và muôn tinh tú. Trời đất trở nên tối tăm, mù mịt. Muôn loài lại chìm trong hỗn loạn. Vùng thức giấc, Ppo Kuk biết nỏ thần bị đánh cắp, Ngài cũng chẳng thấy cột thánh đường đâu cả. Ngay tức thì, Ppo Kuk triệu tập những đại biểu ưu tú nhất của muôn loài để cùng Ngài đi tìm mặt trời, mặt trăng để thắp sáng vũ trụ trở lại. Ppo Kuk vượt đại dương cùng với đôi bạn gà vịt tự nguyện (gà gáy báo sáng và vịt chở họ đi) và tìm được mặt trời, mặt trăng đang lẩn trốn trong con ngươi của thần Inưrathwơl Akmư Lia-el. Vũ trụ được thắp sáng trở lại, trật tự được tái tạo, và xã hội loài người ổn định từ đó.” (11) Tại sao lại có hai thần thoại khác nhau về sự thành lập vũ trụ, vạn vật? Theo tôi thì thần thoạiDamnưy Ppadauk Tanưh Riya về Ppo Inư Nưgar với tính cách nghiêm trang xuất khởi từ giai cấp giáo sĩ thượng lưu trong vương triều. Ngược lại Atmuhekat với sự nhân cách hóa các vị thánh thần (cũng bê tha rượu chè) bắt nguồn từ quần chúng Chăm. Ta cũng không loại trừ sự khác biệt do thời gian trong lịch sử và nguồn gốc khác nhau từ các vương quốc Chăm trong khắp vùng từ Indrapura đến Panduranga. Trong các truyền thuyết, tôi để ý đến nhất là truyền thuyết về Ppo Rome (Damnưy Ppo Rome) và truyền thuyết Ppo Bin Swơr (Chế Bồng Nga) với lý do chính là chúng có liên quan đến những sự kiện trong lịch sử Việt
0 Rating 473 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On May 31, 2015
Ngày 13 tháng 5/2015 tại Đại sứ quán Thụy sĩ ở Hà nội có diễn ra một cuộc hội thảo về văn hóa và lịch sử Champa do nhà thơ Inrasara trình bày. Kết thúc buổi hội thảo nhà thơ dành cho Kính Hòa buổi phỏng vấn sau đây. Đầu tiên ông nói về buổi hội thảo. Nhà thơ Inrasara: Có thể nói là buổi nói chuyện thành công. Thứ nhất là lượng người tham dự, phòng họp nhỏ chỉ khoảng 60 người hết chổ, có người phải đứng bên ngoài. Thứ hai là đề tài hấp dẫn đối với các nhà văn, nhà báo, những vị đại sứ, những nhà trí thức ở Hà nội, về những điều mới, những điều chưa biết. Thứ ba nữa là những câu hỏi người ta đặt ra rất trí tuệ. Kính Hòa: Những điều mà nhà thơ nói là chưa được biết là những điều gì ạ? Nhà thơ Inrasara: Tôi đặt tên cho buổi nói chuyện là: “Người Chăm đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt nam?” Đó là đề tài mà ít được sách báo nhắc đến, nhất là sách báo chính thống. Ví dụ như nền hải sử của Champa đã đóng góp, bổ khuyết vào lịch sử Việt nam. Hoặc là văn hóa biển của Champa nó làm cho văn hóa Việt nam đầy tràn. Hoặc là văn học của Chăm cũng vậy, nó có nhiều điều mà văn học Việt nam không có. Ngoài ra còn các đặc trưng văn hóa khác như giếng Chăm hình vuông, gốm Chăm, ngôn ngữ, thổ cẩm, đương nhiên không thể không nhắc tới các đền tháp, các lễ hội và điệu múa, đóng góp vào nền văn hóa đa dân tộc Việt nam. Kính Hòa: Theo chiều hướng đó thì nhà thơ có thấy rằng việc học lịch sử Chăm, đặc biệt là lịch sử biển của dân tộc Chăm ở Việt nam hiện nay là chưa đầy đủ không ạ? Nhà thơ Inrasara: Đúng rồi, lịch sử chính thống ở Việt nam chưa nhắc nhiều về người Chăm. Chưa in sách nhiều về lịch sử Chăm, nhất là nền hải sử của Champa xưa cũ. Người Chăm đi biển sớm và đi xa, trong khi người Việt chưa có truyền thống viễn dương. Cho nên điều đó rất là cần thiết đối với lịch sử Việt nam. Nhưng mà theo tôi biết thì những trí thức lớn, những chuyên gia cũng chưa nhận diện được hết sự đóng góp của nền hải sử Champa đóng góp vào sự toàn vẹn của lịch sử Việt nam. Đó là một điều đáng tiếc. Kính Hòa: Cũng có ý kiến cho rằng là thế hệ trẻ Việt nam hiện nay nên học ngoài các triều đại ở Thăng Long cũng nên học về các triều đại ở Đồng Dương, Bình định… Nhà thơ Inrasara: Cái đó là hoàn toàn đúng vì nước Việt nam ngày nay được hình thành từ hai Vương quốc cổ là Đại Việt và Champa, và một phần Thủy Chân lạp. Và mỗi Vương quốc có một nền văn minh riêng, chính điều đó làm cho nền văn minh của Việt nam nó giàu sang hơn. Cho nên nếu học lịch sử Việt nam mà chỉ học các triều đại ở đồng bằng Bắc bộ, của Đại Việt, thì nó không đầy đủ và nó thiếu sót rất lớn. Bởi vậy, sinh viên Việt nam sẽ hỏi là nước Việt nam hiện hình chữ S đầy như vậy, từ đâu ra? Thì giáo sư sẽ trả lời như thế nào? Nếu mà trong sách giáo khoa, trong giáo trình không có những triều đại ở miền Trung như Đồng Dương, Vijaya, hoặc các triều đại ở miền Nam, thì nền sử học đó thiếu sót rất là lớn. Và nó tạo một lỗ hổng về sự nhận diện của thực tại Việt nam hôm nay. Kính Hòa: Thế thì cái gì trở ngại làm cho chương trình sử Việt nam chưa bao gồm các triều đại Champa hay Chân Lạp? Nhà thơ Inrasara: Thứ nhất, quan trọng nhất là người ta sợ sự thật. Đó là một điều rất quan trọng. Tại sao lại sợ sự thật lịch sử? Lịch sử đã qua rồi, và khi Việt nam bây giờ tạo thành một đất nước thống nhất như thế này, thì chúng ta học quá khứ để có thể nhận diện được thực tại hôm nay nó chính xác hơn và nó toàn vẹn hơn. Đó là tâm lý sợ hãi, một sự sợ hãi hoàn toàn không cần thiết. Nếu chúng ta giấu đi sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà là sự thật hôm qua, mà chúng ta giấu đi, thì chỉ thiệt hại cho chúng ta. Chẳng những chúng ta không nhận diện được sự thật toàn vẹn mà chúng ta còn lừa dối thế hệ trẻ, theo tôi đó là điều đáng tiếc. Kính Hòa: Vài ngày tới đây tại California sẽ diễn ra một cuộc hội thảo về cộng đồng Champa trên toàn thế giới, trong đó có rất nhiều bạn trẻ. Với tư cách một thành viên của cộng đồng Champa trong nước, nhà thơ nhận xét như thế nào về sự phát triển và sức sống của cộng đồng Cham trên toàn thế giới? Nhà thơ Inrasara: Cộng đồng người Chăm lưu vong là có suốt trong quá trình lịch sử, đi rất xa. Người Chăm có sống ở Hải nam bên Trung quốc, ở Thái Lan, Campuchia, Mã Lai, và sau 75 thì còn sống ở Mỹ và các quốc gia Tây phương, Người Chăm vẫn nhớ về cội nguồn, vẫn tổ chức được đại hội toàn thế giới thì đó là một điều đáng mừng. Tôi có theo dõi nhiều đại hội khác nhau, mặc dầu ở những đại hội trước có nhiều trục trặc không nên, nhưng điều mà người Chăm vẫn nhớ về nhau, để đoàn kết, để tạo thành một đại hội, hướng về nơi mà họ từng ra đi thì đó là điều rất vui sướng đối với tôi. Kính Hòa: cám ơn nhà thơ đã giành cho chúng tôi thời gian tực hiện cuộc phỏng vấn này. "Nước Việt nam ngày nay được hình thành từ hai Vương quốc cổ là Đại Việt và Champa, và một phần Thủy Chân lạp. Và mỗi Vương quốc có một nền văn minh riêng, chính điều đó làm cho nền văn minh của Việt nam nó giàu sang hơn Nếu chúng ta giấu đi sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà là sự thật hôm qua, mà chúng ta giấu đi, thì chỉ thiệt hại cho chúng ta. Chẳng những chúng ta không nhận diện được sự thật toàn vẹn mà chúng ta còn lừa dối thế hệ trẻ, theo tôi đó là điều đáng tiếc" Nhà thơ Inrasara theo rfa.org
0 Rating 467 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On April 12, 2017
  Hoa Kỳ là một nước lớn nhưng có những giai đoạn trong lịch sử vì hai chính đảng, Dân Chủ và Cộng Hoà, không chịu nhượng bộ nhau nên đã xảy ra những cuộc khủng hoảng chính trị gây tổn hại không ít cho quốc gia. Do đó vào thập niên cuối của thế kỷ 20 họ muốn đi tìm một nền tảng chính trị ổn định hơn, bằng cách theo thể chế trung dung. Nghĩa là tìm kiếm một chính trị gia ôn hoà không quá thiên về phía cực nào, bên tả cũng như hữu. Nên trong một bài xã luận trên tuần báo Business Week, khi nói về cuộc bầu cử tổng thống, một tác giả đã nhấn mạnh là trong năm 1996 cử tri muốn lãnh đạo của họ phải theo hướng ôn hoà. Năm 1992, Bill Clinton đã đánh bại George Herbert Walker Bush chỉ sau một nhiệm kỳ làm tổng thống, bằng cách mô tả mình là một chính trị gia mới của đảng Dân Chủ, một người ôn hoà, một ứng cử viên đến từ ngoài Washington không bị những phê phái chính trị ở thủ đô ảnh hưởng. Lúc ấy ông đang là thống đốc của tiểu bang Arkansas và hứa là sẽ làm giảm nhẹ đi những chính sách cồng kềnh quá tốn kém của quốc gia. Nhưng khi nắm được chính quyền trong tay, thì ông lại rơi vào thế chẳng khác gì các chính trị gia tiền nhiệm của mình gặp, ấy là bị các nhóm lợi ích ảnh hưởng lôi kéo đi theo chủ nghĩa tự do quá trớn của bên tả. Kết quả là đã đem đến sự thảm hoạ lớn lao cho đảng Dân Chủ. Do đó mà chỉ hai năm sau nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống Bill Clinton, đảng Cộng Hoà đã thắng lớn trong kỳ bầu cử vào năm 1994. Đây là lần đầu tiên trong bốn mươi năm đảng Cộng Hoà nắm quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc Hội. Chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich thuộc đảng Cộng Hoà, một người trực tính đòi xoá bỏ chính sách welfare của nhà nước, nghĩa là xoá bỏ chương trình phúc lợi xã hội quá lớn lao của đảng Dân Chủ. Tuy nhiên, không bao lâu sau đảng Cộng Hoà cũng sớm nhận thức về sự ngạo mạn quá cực đoan của mình, nó cũng là mồ chôn của chính họ. Sự bất đồng của hai chính đảng đã dẫn đến việc đóng cửa các cơ quan nhà nước liên bang hai lần, từ ngày 14 đến 19 tháng 11 năm 1995 và từ 16 tháng 12 năm 1995 đến ngày 6 tháng 1 năm 1996. Trong 26 ngày ấy đã làm tốn mất ngân sách quốc gia hết 1 tỉ 4 đô-la Mỹ, chưa kể đến những mất mát khác. Trong cơn khủng hoảng, Tổng thống Bill Clinton đã làm một việc ngay cả đảng Cộng Hoà phải ngạc nhiên, ấy là ông chuyển hướng từ phía cực tả về thế trung dung. Ngay trong bài diễn văn “State of the Union” của năm ấy, ông đã kết nạp chương trình cải cách phúc lợi xã hội và cân bằng ngân sách quốc gia của Cộng Hoà vào trong chính sách. Cuộc đấu đá giữa hai đảng Dân Chủ nắm quyền kiểm soát Cơ Quan Hành Pháp và Cộng Hoà nắm quyền kiểm soát Cơ Quan Lập Pháp vào những năm từ 1994 đến đầu năm 1996 là cao điểm. Cuộc khủng hoảng trên một phần do chính sách của hai chính đảng khác xa nhau và một phần là do hai vị lãnh đạo của hai đảng thời ấy quá cực đoan. Sau cuộc khủng hoảng lịch sử này, Tổng thống Bill Clinton của Dân Chủ và Chủ tịch Quốc Hội Newt Gingrich của Cộng Hoà đã chịu nhân nhượng nhau, làm việc hướng về quyền lợi đích thực của quốc gia. Nhờ vậy họ đã cùng tìm ra những giải pháp tốt đẹp, để đem lại những phúc lợi lớn lao cho toàn dân. Đây là bài học mà chúng ta nên học, bài học này có thể áp dụng cho tất cả mọi tầng lớp từ chính quyền lớn như Mỹ đến cộng đồng nhỏ như người Chăm chúng ta. Ấy là hợp tác với nhau để cùng đem lại quyền lợi thiết thực chung cho cộng đồng và dân tộc chúng ta. Dĩ nhiên là khi làm việc chúng ta không tránh khỏi những bất đồng, nhưng mỗi khi sự bất đồng đến chúng ta hãy ngồi lại để tìm ra phương cách tốt đẹp. Hầu tránh bớt đi những căng thẳng, giảm thiểu đi những bất đồng. Những dị biệt về chính kiến, quan điểm và ngay cả phương pháp làm việc có thể san bằng được nếu chúng ta chịu ngồi lại bàn bạc và làm việc chung với nhau. Ao ước lớn lao của hầu hết người Chăm là làm sao người mình có thể làm việc chung với nhau, hầu giải toả những bất hoà. Sau cuộc khủng hoảng đó Tổng thống Bill Clinton và Chủ tịch Quốc Hội Newt Gingrich đã cùng làm việc chung với nhau, nhờ đó họ đã cùng nhau với bao thế hệ kế tiếp thừa hưởng cái phương pháp làm việc tốt đẹp, giúp đưa đất nước Hoa Kỳ đến vị thế siêu cường quốc như bây giờ. Cuộc khủng hoảng sau kỳ hội thảo về “Lịch Sử Ngôn Ngữ và Chữ Viết Chăm” diễn ra trong hai ngày là 21 và 22 tháng 9 năm 2006 tại Kuala Lumpur Malaysia đến nay đã hơn 10 năm mà những nhà trí thức Chăm chưa tìm ra giải pháp. Hơn 10 năm nay với biết bao bài viết bình luận và tranh luận với nhau trên nhiều diễn đàn, nhất là trên mạng xã hội. Nhưng kết cuộc thì cũng chỉ là những cuộc tranh luận kéo dài, dường như không có hồi kết. Làm cho nhiều người cứ mãi băn khoăn, là với ngần ấy thời giờ, công sức và trí tuệ thì tại sao mình không nghĩ đến cách ít tốn kém hơn, bớt ồn ào hơn. Ấy là đến gặp nhau để tay bắt mặt mừng, bốn mắt nhìn nhau nói lên cái trăn trở, cái ưu tư và ngay cả cái bất đồng của mình cho nhau nghe một cách trực tiếp và rõ ràng. Để từ đó mà mình với nhau cùng tìm ra giải pháp, nếu như một lần không xong thì cứ tiếp tục thêm lần khác nữa. Tại Hoa Kỳ, trong toà nhà Quốc Hội, nơi mà tôi đã có những lần đặt chân đến, người Mỹ họ vì đại cuộc mà những chính trị gia có khi tranh luận với nhau một cách hăng say. Nhưng dù sao đi nữa, những ngôn từ mà họ dùng để tranh luận với nhau có chừng mực và đầy sự thuyết phục. Nếu chúng ta học được nơi người để áp dụng cho chính mình, thì những trao đổi giữa mình với nhau dù là thuộc đề tài nóng hổi chăng nữa cũng ít gay gắt hơn. Vì cuối cùng chúng ta cũng phải làm việc với nhau, nếu như ai đó thực sự có còn quan tâm đến số phận chung của người Chăm, để có thể cùng giải quyết những vấn đề còn nổi cổm khác trong xã hội chúng ta. Đồng bào Chăm của chúng ta trải dài qua bao thế kỷ, đã sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh thật là đau thương và thiếu thốn mọi bề. Chúng ta thật không có gì nhiều để ban cho hoặc giúp đỡ, nhưng điều chúng ta có thể làm được là hãy yêu thương nhau hòng hàn gắn lại những thương đau. Nếu như vấn đề Ngôn Ngữ và Chữ Viết Chăm đã được giải quyết ổn thoả, thì hãy gát qua một bên để làm công việc khác. Còn không, thì hãy cứ tiếp tục trao đổi với nhau, nhưng theo phương cách ít ồn ào và ôn hoà nhất. Hầu đem lại phần nào sự đoàn kết và yên vui cho mọi người Chăm. Dù sống ở đâu, trên chính quê hương xưa cũ hay nơi xứ lạ quê người.   CHÂN THÀNH     tác giả gởi bài qua info@nguoicham.com    
0 Rating 464 views 0 likes 0 Comments
Read more
LM ẤP, CHAMPA V€ DI SẢN TS. Nguyễn Đức Hiệp(Australia) Trong chuyến về lại Việt Nam vo đầu năm 2004, ti cള dịp viếng thăm miền Trung Việt Nam chủ yếu l ở ba thnh phố ch࠭nh: Huế, Đ Nẵng v Hội An. Huế thơ mộng đượm nࠩt Việt Nam, Hội An cổ knh với nhiều ảnh hưởng của văn ho Hoa kiều (Minh Hương), v� Đ Nẵng th lại mới mẻ vଠ năng động. C lẽ đa số khch du lịch sẽ chọn Huế hay Hội An l㡠 địa điểm đng thăm nhất qua bề dầy lịch sử v nᠩt cổ knh của hai thnh phố n�y. Nhưng chnh Đ Nẵng l� nơi ti ch 亽 hơn v ở đấy c Viện bảo t쳠ng văn ho Chăm chứa đựng nhiều bảo vật qu giὡ của nền văn minh cổ Champa Trong lứa tuổi tuổi học tr ở trung học, ti rất thⴭch mn học lịch sử v t䠲 m về vương quốc Chăm. Sự t mⲲ pha lẫn lng mạn v nuối tiếc một nền văn minh đ㠣 tn lụi, c lẽ một phần bị ảnh hưởng từ tập thơ “Đi೪u tn” của Chế Lan Vin. Gần đઢy, ti c dịp đọc tập thơ “Th䳡p Nắng” v cc bࡠi nghin cứu c gi곡 trị về văn ho Chăm của Inrasara (Ph Trạm), một người Việt gốc Chăm. Cuộc hẠnh trnh trở về nguồn gốc Chăm của Inrasara được kể lại rất chn t좬nh v cảm động, lm t࠴i ray rứt v cng muốn học hỏi thࠪm về một bộ phận dn tộc v văn ho⠡ t được quan tm đến ở Việt Nam. T�i đến thăm Viện bảo tng Đ Nẵng với mục đ࠭ch tm hiểu về qu tr졬nh pht triển mỹ thuật Chăm qua cc phong cᡡch khc nhau của cc thᡡp Chăm. Champa đ biến mất cch đ㡢y gần 2 thế kỷ, nay chỉ cn để lại cc di t⡭ch Chăm, rải rc ở cc tỉnh Trung phần Việt Nam, như Trᡠ Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Khương Mỹ, Thp Mẫm.. Viện bảo tng Chăm, do nhᠠ nghin cứu Php Parmentier thꡠnh lập năm 1919, đ thu thập cc bảo vật, như tượng, bệ, c㡴ng trnh kiến trc, đi캪u khắc của cc đền, cung điện.. từ nhiều nơi để tồn giữ. Nhưng ngay tại đy, trải qua nhiều biến cố lịch sử, cᢡc di sản đặc sắc của văn minh Chăm cũng khng thot qua nhiều sự mất m䡡t, lưu lạc. Ngy 9 thng 12 năm 1946, trong những ngࡠy đầu của chiến tranh Việt-Php, giữa sự hỗn loạn v thiếu an ninh ở Đᠠ Nẵng, viện bảo tng đ bị x࣢m nhập. Rất nhiều bảo vật cũng như tư liệu trong thư viện đ bị đnh cắp (1). Hơn một năm sau, v㡠o năm 1948, Trường Viễn Đng bc cổ đ䡣 gởi ng Manukus đến để hồi phục lại viện bảo tng. Hơn 150 bảo vật n䠠y đ được tm lại từ nh㬠 dn, trại lnh, phi trường v⭠ tận ở Lo (Savanakhet). Năm 1954, Viện bảo tng lࠠ nơi tr ngụ của khoảng 300 người dn di tản chiến tranh. Năm Mậu Thꢢn 1968, trong trận đnh chiếm lại Huế, Viện bảo tng nᠠy đ trở thnh trại tập trung v㠠 l nơi ăn ở của qun đội Nam Việt Nam. Giữa những sự xࢴ bồ, hỗn độn, va chạm v khng cള sự bảo vệ v bảo tr như vậy, thବ sự hư hại, hay mất mt cc tượng đᡡ, cc cng trᴬnh điu khắc tất nhin đꪣ xảy ra. Gần đy trong năm 1996, cc nh⡢n vin viện bảo tng đꠣ tnh cờ tm ra được 157 mảnh cổ vật đ쬣 được chn dưới lng đất trong khu䲴n vin của viện bảo tng. Champa đꠣ biến mất qua những cơn bo lịch sử, nhưng di sản của nền văn minh ny cũng đ㠣 chịu đựng nhiều sự cố khng may mắn. Một số phận hẩm hiu của nền văn minh Chăm? Trải qua nhiều thế kỷ, cc ng䡴i thp Chăm ở nhiều nơi bị hư hại v đổ nᠡt bởi thời gian v do thin nhiપn tc động. Theo L Qu᪭ Đn th Ng䬴 Thế Ln, vo thế kỷ 18, đ⠣ để lại bi thơ, Ch bࠠn cố thnh hoi cổ, cho thấy tࠬnh trạng xơ xc, bỏ hoang của cc thᡡp, điện đi của vương quốc Champa cch đࡢy hơn 200 năm (8). Bng t dừng ngựa đứng Man m㠡c nỗi hư vong Lăng uyển lm cha Phật; Cung đ๬nh thnh ruộng cy N࠺i tn trơ thp cổ; Nước cũ hiện thࡠnh hoang Thần đạo nguyn v cứ; Cửa t괢y trn khắc bia (bản dịch) Khng khഡc chi tnh trạng hiện nay của nhiều thp cổ khắp miền trung Việt Nam.Trong cuộc chiến vừa qua, di t졭ch Đồng Dương hầu như bị huỷ hoại hon ton do bom đạn. Một mất mࠡt to lớn đối với những thế hệ về sau. Hầu như tất cả những g ta biết về văn minh Chăm l đứng từ g젳c độ của người khng phải Chăm. Ngy nay, trong s䠡ch gio khoa Đại học của gio sư D. Hall về lịch sử Đᡴng Nam (2), ta cs thể biết tổng qut về lịch sử đất nước Champa. Tuy vậy phần lớn dữ kiện từ sch của Hall lᡠ dựa vo những cng trബnh nghin cứu tin phong của cꪡc học giả Php như G. Coedes, H. Parmentier v H. Maspero ở đầu thế kỷ 20. Nᠳi chung về khảo cổ v sử của cc nước Champa, Cam Bốt vࡠ một số nước khc ở Đng Nam ᴁ th chỉ vo đầu thế kỷ 20 người ta mới biết được nhiều m젠 thi. Trước đ kh䳴ng mấy ai biết nhiều về Cambodia c một nền văn minh Angkor rực rỡ, cả sử của Nam Dương cũng m tịt cho đến khi Coedes kh㹡m ph ra vương quốc SriVijaya ở Sumatra, cn sử của Champa thᲬ m mờ, chỉ biết qua tư liệu của cc nước l顡ng giềng như Việt Nam (Đại Việt sử k ton thư) hay của Trung Quốc (Tống sử, Minh sử..) đến khi Finot, Parmentier, Majumdar v� Maspero khm ph ra bằng phương phᡡp c hệ thống. Ngay cả trong sử của Ấn Độ, trước đy ho㢠ng đế Ashoka chả ai biết nhiều, chỉ nghe tn trong vi kinh điển Phật giꠡo, đến khi Princep khm ph ra qua bia k᡽ l c thật, một nhೠ vua hiền triết chuộng đạo Phật với một vương quốc rộng lớn. Hầu như tất cả khm ph về vương quốc Champa lᡠ từ những k tự trn đ� v những g biết qua từ sử kଽ của Trung Quốc ni về cc d㡢n tộc trn. Từ đ lịch sử c곡c nước đ được viết v ghi lại. Giải những k㠽 tự trn đ để biết đến văn minh cổ ở Đ꡴ng Nam cũng khtng km kh khăn v鳠 mang tnh cch đột ph� như giải ra được chữ viết cổ Ai Cập qua tảng đ Rosetta của nền văn minh Ai Cập. Phải ni l᳠ văn minh Trung Hoa đ đng g㳳p khng lớn vo văn minh nh䠢n loại qua sự pht minh ra giấy v dᠹng n trong quan triều để ghi v truyền lại cho hậu thế những tham khảo rất gi㠡 trị về cc nước chung quanh. Việt Nam cũng như Trung Quốc c những tư liệu lịch sử qu᳭ gi (như Đại Việt sử k toὠn thư), cn cc nước kh⡡c ở Đng Nam , kh䁴ng c truyền thống viết sử đnh dấu giai đoạn của c㡡c triều vua, m dng l๡ v đ để viết nay th࡬ tất cả chữ viết c gi trị tr㡪n l đều đ ra tro bụi hoặc cᣲn rất t rải rc ở c�c thn Chăm, chỉ để lại một vi chữ tr䠪n cc tảng đ mᡠ thi. Hiện nay nghin cứu về văn minh v䪠 văn ha Chăm đ được quan t㣢m v đ cࣳ một số cng trnh nghi䬪n cứu c gi trị được xuất bản gần đ㡢y ở Việt Nam. Đy l một dấu hiệu đ⠡ng mừng cho sự nghin cứu Chăm học ở Việt nam. Trước đy, trong cꢡc thập nin 1970 v sau giải ph꠳ng, c sự d dặt trong sự nghi㨪n cứu Chăm học, v ngnh n젠y đa số l do cc nhࡠ nghin cứu nước ngoi, chủ yếu lꠠ Php, khai ph vᡠ pht triển với sự cộng tc của một số cộng tᡡc vin Chăm v Việt. Sự d꠨ dặt nghi kỵ của người Việt về mục đch chnh trị đối với c�c cng trnh nghi䬪n cứu Chăm học khng phải l kh䠴ng c l do. V㽬 đ c nhiều thế lực ch㳭nh trị lợi dụng để chia rẽ, hay muốn tch rời địa phận để độc lập lm khᠳ khăn cho Việt Nam trong những năm chiến tranh chống thực dn, giảm đi tiềm năng v bước tiến của lịch sử. Nhưng sự d⠨ dặt v nghi ngờ ny nếu đi quࠡ cũng c hệ quả l trong l㠣nh vực Chăm học, “sn chơi” chỉ dnh cho lực lượng người nước ngo⠠i nghin cứu m Việt Nam th꠬ chỉ c lưa thưa vi người.㠠 Năm 1984, ti c dịp về thăm Việt Nam v䳠 nhn dịp ny c⠳ tiếp xc với nhm nghi곪n cứu ở viện Khoa học X hội ở Thnh phố Hồ Ch㠭 Minh. Khi ti đề cấp đến sở thch về nghi䭪n cứu văn minh Chăm th mọi người đổi thi độ v졠 hơi d dặt lo u, anh trưởng ban chuyển qua đề t袠i về cc lực lượng chống chnh quyền ở T᭢y Nguyn v sau đ꠳ khng cn b䲠n về đề ti Chăm học nữa. Chỉ c bೡc quản gia gi ở thư viện sau đ nೳi chuyện với ti vui vẻ về cc s䡡ch về Chăm học m bc biết rất nhiều từ khi bࡡc lm việc ở đy từ trước năm 1945. Khoảng cuối thập niࢪn 1990, tổ chức Toyota Foundation đ ti trợ cho Gs Trần Kỳ Phương xuất bản bộ s㠡ch tổng hợp về sự hiểu biết hiện nay về văn minh Champa ở Việt Nam như trước đy họ đ t⣠i trợ cho bộ sch về văn minh Đng Sơn do Gs Hᴠ Văn Tấn xuất bản. Khng may l sự việc đ䠣 khng thnh. Ng䠠y nay Việt Nam đ khc nhiều v㡠 tự tin hơn về đất nước mnh qua sự chuyển mnh về kinh tế v쬠 tiềm năng trong tương lai. Tư duy cũng đ thay đổi từ thời chiến qua thời bnh mặc dầu c㬳 những kh khăn trong những năm chuyển tiếp. Sự vững tin ny cũng thể hiện trong l㠣nh vực văn ha, văn học v nghi㠪n cứu trong những năm gần đy. Viện Nghin cứu Đ⪴ng Nam đc thnh lập. Việt Nam ngy nay lࠠ thnh vin của tổ chức ASEAN. Cộng đồng Chăm ở Việt Nam lઠ gạch nối với cc thnh viᠪn Indonesia, M Lai cng t㹴n gio v liᠪn hệ ngn ngữ. Cc nước n䡠y đ c những chương tr㳬nh hoạt động văn ha, nghin cứu chung với cộng đồng Chăm. Sợi d㪢y lin hệ giữa Việt Nam v Đ꠴ng Nam sẽ c`ng đan kết v thắt chặt. Bi nࠠy c mục đch giới thiệu v㭠 tm tắt lịch sử, văn ha Chăm v㳠 một số thnh quả nghin cứu gần đઢy ở Việt Nam v nước ngoi. Hy vọng sẽ gi࠺p cht t cho độc giả thấy một h꭬nh ảnh ton cảnh về sự hiểu biết về văn minh Chăm trong lnh vực Chăm học hiện nay.࣠ Lần đầu tin sau nhiều năm qua đ cꣳ một hội nghị Chăm học vo thng 8/2004 ở Singapore qui tụ một số học giả từ nhiều nước như Việt Nam, Singapore, Nhật, Anh, Mỹ, Phࡡp. Nhiều bo co, khᡡm ph mới c gi᳡ trị đ được thng b㴡o: những hiểu biết về văn minh Sa Huỳnh v Chăm qua địa điểm khảo cổ Tr Kiệu, liࠪn hệ giữa ngn ngữ Chăm v c䠡c ngn ngữ dn tộc ở T䢢y Nguyn. Một điểm đng ch꡺ trong cc bản b�o co l cᠡc ti liệu Trung Quốc trước kia chưa được quan tm đến nay đࢣ được một số học giả nghin cứu: Minh sử, Tống hội yếu tập cao v Cửu Phi꠪n Ch. “Tổng hội yếu tập cao” c nhiều th�ng tin về Champa từ 960-1180 như sự lin hệ của Champa với triều đnh Tống, Chꬢn Lạp, Srivijaya, Đại Việt (thuộc Giao Chu thời bị Trung Quốc đ hộ vⴠ sau khi độc lập năm 960), phong tục Chăm, nng nghiệp, thương mại hng hải... Tiếp nối c䠴ng trnh bỏ dở của Boisselier khi ng n촠y mất, Emmanuel Guillon năm 2002 đ xuất bản tc phẩm về nghệ thuật Chăm qua những bảo vật ở viện bảo t㡠ng Đ Nẵng. Sch cࡳ gi trị tham khảo, tổng hợp sự hiểu biết từ trước đến nay kể cả những khm phᡡ cc di vật khảo cổ mới thu thập được. Ở Việt Nam, cc sᡡch về văn ha, văn học, nghệ thuật Champa của Ng Văn Doanh, Insara, Trần Kỳ Phương... với những hiểu biết mới cũng đ㴣 được xuất bản. Lnh vực Chăm học như c luồng sinh kh㳭 mới mở đầu cho thời kỳ Phục hưng trong nghin cứu m trước đꠢy đ bị bỏ qun, 㪭t được quan tm trong một thời gian di, sau những c⠴ng trnh khm ph졡 tin phong của cc học giả Phꡡp trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20. Địa thế lịch sử Champa Indrapura N3i về vng đất từ Đo Ngang, Ho騠nh Sơn đến đo Hải Vn (Quảng B袬nh, Quảng Trị v Thừa Thin) lઠ vng giao điểm của hai văn minh từ hướng Bắc v hướng Nam hải đảo. Đ頢y l vng đất "đệm" của hai nền văn minh Ấn-Hoa. Di t๭ch Chăm trong vng ny c頲n ở Mỹ Đức, Quảng Bnh, H Trung, Thạch An, B젭ch La (5) cũng như ở dải cồn ở Cửa Tng, Cửa Việt. Di tch Th魡p Chăm được tm thấy ở An X (Do Linh), Cam Giang, Cam Lộ, Cổ Th졠nh i Tử v` Tr Lin (6). Tại vહng ny, người ta cũng tm được nhiều đồ gốm xưa của văn hoଡ Chăm v Trung Quốc từ thời Đường, Tống, Minh.. chứng tỏ xưa kia ở đy cũng cࢳ thể l nơi c cೡc hải cảng thương mại sầm uất khng km cảng Hội An về sau n䩠y. Xa hơn nữa vo thời tiền sử, vng n๠y l nơi chuyển tiếp của giao lưu văn ha Sa Huỳnh vೠ văn minh Đng Sơn qua Đo Ngang. Nơi đ䨢y cn c cⳡc di tch văn ha Sa Huỳnh ở Cồn B�u, đảo Cồn Cỏ, Cổ Trai ở Cửa Tng. Đồ đồng Đng Sơn đ鴣 được tm thấy ở Tam Mỹ, Ph H캲a v mới đy tận mࢣi Bnh Định, cn những khuy첪n tai hai đầu th v cꠡc hạt chuỗi thuỷ tinh thuộc văn ho Sa Huỳnh, th tᬬm thấy được ở Xun An, Lng Vạc (Nghệ An, H⠠ Tĩnh). Văn ho Sa Huỳnh được cc nhᡠ khảo cổ Việt Nam v nước ngoi cho lࠠ c khng gian ch㴭nh từ Quảng Nam đến Đồng Nai. Thng 8-2001 ở Thừa Thin-Huế, t᪬nh cờ tm được một ngi th촡p Chăm nhỏ, đỉnh thp đ mất, thᣢn thp cao khoảng gần 2m. Theo Ng Văn Doanh, ngᴴi thp ny (gọi lᠠ thp Mỹ Khnh) cᡳ nin đại ở thế kỷ 8. Như vậy l ng꠴i thp Chăm cổ nhất hiện cn thuộc phong cᲡch Mỹ Sơn E1. Trong chiến tranh chống Mng Cổ dưới đời vua Trần Nhn T䢴ng, lin minh Chăm-Việt đ th꣠nh cng đẩy lui hiểm họa xm lăng từ phương Bắc qua đường bộ v䢠 thủy. Từ sự lin kết ny qua ch꠭nh sch chiến lược sng suốt của vua Trần Nhᡢn Tng, m Jaya Simhavarman III (Chế M䠢n) cũng đ đồng theo lời đề nghị của thượng ho㽠ng Nhn Tng, trong dịp ⴴng rời nơi tu dưỡng ở ni Yn Tử đi viếng Champa, để lấy cꪴng cha Trần Huyền Trn, em gꢡi của vua Trần Anh Tng. Trong hn nh䴢n Chăm-Việt ny, lnh thổ Chăm l࣠ chu v┠ chu R (Quảng Trị v⭠ Thừa Thin) đ được nhượng tặng cho Đại Việt. Trong thời trị v꣬ của vua Chế Mn, quyền lực Chăm rất mạnh trải rộng đến tận Ty Nguy⢪n nam phần. Thp Yang Prong ở Ty Nguyᢪn v thp Jaya Simhalingesvara (thࡡp P Klaung Garai) nổi tiếng ở Phan Rang l do ch䠭nh Chế Mn xy dựng. Tuy nhi⢪n sau khi Nhn Tng vⴠ Jaya Simhavarman mất, vua Anh Tng hon to䠠n thay đổi chnh sch. Chiến tranh Chăm-Việt trở lại khốc liệt hơn khi Champa đᡲi lại vng đất đ nhượng. Theo Minh sử, một trong những l飽 do nh Minh đ gởi tướng Trương Phụ x࣢m lăng Đại Việt l Đại Việt đ nhiều lần x࣢m phạm lnh thổ Champa. Sứ giả Chăm lc n㺠y đ dng chiến thuật ngoại giao rất c㹳 tc dụng. Họ đ bᣡo co thường xuyn rất nhiều lần v᪠ nhờ nh Minh trợ gip quຢn sự hay mua vũkh để đnh trả Đại Việt. Nhưng cũng ch�nh sự chiếm đng v đ㠴 hộ Đại Việt của nh Minh trong một thời gian đ đưa đến c࣡c nguyn nhn dẫn đến sự suy tꢠn của vương quốc Chăm sau khi Đại Việt ginh lại được độc lập. Theo Wade (14) th cଳ 2 nguyn nhn chꢭnh: (a) Sự chiếm đng v quản l㠽 của nh Minh ở Đại Việt v cࠡc quận ở Indrapura đ mở rộng phạm vi Đại Việt khi qun Minh r㢺t đi (b) Sự chuyển giao kỹ thuật qun sự (sng ống) của nh⺠ Minh vo Đại Việt. ến thời LЪ Thnh Tng, vương quốc Chăm hoᴠn ton bị mất thế trong tương quan lực lượng qun sự. Champa bắt đầu tࢠn lụi sau khi thủ phủ Vijaya bị tn ph với dࡢn số một phần bị tiu diệt v phần khꠡc bị bắt lm t binh mang về Đại Việt. Theo Shiro Momoki, qua c๡c tư liệu như “Tống hội yếu tập cao”, “Chư Phin Ch” th꭬ Champa vo thế kỷ 10 đến 11 vẫn cn cಡc cơ cấu x hội, chnh quyền ở ph㭭a bắc đo Hải Vn. Như vậy quan điểm cho rằng người Việt li袪n tục mở rộng xuống pha Nam từ thế kỷ 10 l kh�ng đng. Ngay cả ở thế kỷ 14, Champa khng suy t괠n như ta nghĩ, m vẫn pht triển hoạt động thương mại với Trung Quốc vࡠ cc nước trong vng. Vải bṴng, đồ gốm Chăm xuất khẩu đến cc nước Đng Nam ᴁ hải đảo. Cửa Thị Nại l cảng quan trọng ở biển Nam m Kublai Khan coi lࠠ cảng tiếp nối từ cảng Quảng Chu đến cảng Quilam ở nam Ấn Độ. Như vậy sự nam tiến của Đại Việt sau 1390 chỉ c thể được coi như lⳠ một chiến thắng len lỏi từ sau lưng. Amaravati Từ đ(o Hải Vn (Quảng Nam) xuống pha nam đến gi⭡p Bnh Định l v젹ng trọng điểm của văn minh Chăm với cc di tch lớn như Mỹ Sơn, Tr᭠ Kiệu, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chin Đn. Nơi đꠢy ở Đồng Dương đ tm thấy tượng phật đồng rất đẹp đầy mỹ thuật (hiện c㬲n tng trữ ở viện bảo tng Thࠠnh phố Hồ Ch Minh). Đặc biệt cc tượng đi�u khắc, kiến trc ở đền Đồng Dương chịu ảnh hưởng của Phật gio đại thừa. Trong tất cả cꡡc di tch Chăm, nghệ thuật Chăm Đồng Dương l độc đ�o sng tạo v lᠠ nơi duy nhất c chịu ảnh hưởng tư tưởng từ Trung Quốc phương bắc. Di tch Đồng Dương hầu như đ㭣 bị huỷ diệt hon ton trong cuộc chiến tranh vừa qua. Trࠠ Kiệu hay Simhapura (Thnh phố sư tử, từ chữ Simha, Singha nghĩa l sư tử vࠠ pura l thnh phố) lࠠ kinh đ xưa nhất của Champa ở Amaravati. Trước cả 2 thnh phố "sư tử" kh䠡c ở Đng Nam l䁠 Singapore (Lion City, từ Singha v pura) v Singburi (Singha vࠠ buri (thnh phố)), gần Ayuthaya, Thi Lan. Xưa kia sư tử cࡲn hiện diện ở Cận Đng v Bắc Ấn (c䠡c vua người Assyria thường đi săn bắn sư tử như trn cc bia khắc đền đꡣ m tả), sau ny sư tử 䠁 chu tuyệt chủng chỉ cn lại sư tử ở Phi ChⲢu. Theo Ng Văn Doanh (16) th từ Tr䬠 Kiệu hiện nay l biến m từ chữ Chăm cổ ya – sࢴng, nước v chữ Phạn: keo - ngọc, m người Việt gọi lࠠ thnh Sng Ngọc để chỉ thഠnh phố Simhapura. Mariko Yamagata, Ian Glover, Nguyễn Kim Dung của nhm nghin cứu Việt-Anh-Nhật khai quật ở Tr㪠 Kiệu (1997-2000) v ở G Cam (2000) gần s಴ng Thu Bồn, cch thnh cổ Trᠠ Kiệu 3.5km về pha Đng. Tại đ�y đ tm thấy c㬡c hũ đất giống cc hiện vật ở Tr Kiệu, cᠡc đồ gốm, đồng, dấu ấn thời Hn, di tch nh᭠ gổ cổ nhất (được xc định khoảng ). Dưới tầng khai quật trn l᪠ cc di vật thuộc văn ha Sa Huỳnh, cho thấy cᳳ sự lin tục v người Chăm lꠠ hậu duệ của người Sa Huỳnh. Địa điểm G Cam gần ba di tch mộ ch⭴n Sa Huỳnh: G Miếu ng, G┲ M Voi, G V㲠ng. ng Yamagata cho rằng TrԠ Kiệu v G Cam xuất hiện ngay sau sự suy tಠn của văn ha Sa Huỳnh. Tầng cuối nhất của địa điểm khảo cổ Hon Ch㠢u (Tr Kiệu) v G࠲ Cam được thẩm định ở nửa đầu thế kỷ 2. Mỹ Sơn l di tch Chăm lớn nhất, nằm trong thung lũng, dọc theo một con suối. Nơi đୢy c nhiều đền, thp, bia k㡽 được nhiều triều đại trong lịch sử Chăm xy dựng. Nhờ bia k t⽬m được m người ta biết được l người sࠡng lập ra Mỹ Sơn vo thế kỷ thứ 4 l vua Bhadravarman I . D࠹ thủ đ c dời hay ở nơi n䳠o khc do thời cuộc, cc vua ch᡺a Chăm vẫn hướng về Mỹ Sơn để tưởng nhớ v xy đền thờ. Thࢡnh địa Mỹ Sơn v thế c nhiều kiến tr쳺c khc nhau theo cc phong thᡡi ring của mỗi thời.. Phần lớn những cng tr괬nh kiến trc hiện cn ở Mỹ Sơn được x겢y dựng vo thế kỷ thứ 10 c chung một phong cೡch kiến trc được cc nhꡠ nghin cứu gọi chung l phong cꠡch Mỹ Sơn A1. Trước phong cch Mỹ Sơn A1 l cᠡc nhm thp thuộc thế kỷ 8 đến 9. Qua lịch tr㡬nh pht triển kiến trc Chăm thẬ trong 2 thế kỷ 8 v 9, c ba phong cೡch khc nhau được nhận ra l phong cᠡch Mỹ Sơn E1, phong cch Ho Lai vᠠ phong cch Đồng Dương. Trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ vừa qua, đền Mỹ Sơn A1 vᠠ vi di tch lୢn cận đ bị ph huỷ khi tr㡺ng bom my bay Mỹ trong một phi vụ oanh kch. V᭠o năm 1988, trong một cng trnh thủy lợi, người ta t䬬nh cờ khm ph ra di tᡭch thp An Mỹ, Tam Kỳ với nhiều điu khắc đ᪡ như bộ linga-yoni, trang tr kiến trc (đỉnh, cột th�p), mảnh vỡ của tấm bia… Nin đại được thẩm định vo đầu thế kỷ 10, thuộc phong cꠡch chuyển tiếp từ Đồng Dương đến Mỹ Sơn A1. Vo năm 1997, tỉnh Quảng Nam v ch࠭nh phủ Việt Nam đ đề nghị v xin Li㠪n Hiệp Quốc đưa Tr Kiệu, Mỹ Sơn v Đồng Dương lࠪn danh sch những di sản của thế giới (World Heritage list) để bảo tồn. Đy lᢠ những di tch văn ha xưa nhất ở Trung Việt Nam, l�u hơn Huế hơn 12 thế kỷ. Hiện nay quần thể Mỹ Sơn được cng nhận l một di sản văn ho䠡 thế giới. Đồng Dương (Indrapura) một thời l kinh đ của Champa dưới triều đại Indrapura. Triều đại Indrapura, do vua Indravarman II sഡng lập, bắt đầu từ năm 875. C!c đền thp của phong cch Mỹᡠ Sơn A1 đều được xy dựng dưới triều đại Indrapura. Sau hơn một thế kỷ pht triển, kinh th⡠nh Indrapura bị tiu hủy trong trận chiến với vua L Đại Hꪠnh vo năm 982. Năm 1000, vua Chăm Harivarman II rời hẳn thủ đ về Vijaya ở phഭa Nam. Một số người Chăm cũng đ di cư qua đảo Hải Nam (v hiện nay họ vẫn c㠲n) sau cuộc chinh phạt của L Hon vꠠo Amaravati. Một tướng của L Hon lꠠ Lưu Kỳ Tng, phản lại nh L䠪, tự xưng vương ở Amaravati (986-988) đ cai trị h khắc v㠠 huỷ diệt đền đi v nhiều bia k࠽ ở Mỹ Sơn nn một số người Champa đ chạy đến đảo Hải Nam (Trung Quốc). Theo sử gia Maspero th꣬, v bị mất nhiều bia k (thế kỷ 8 – 10), n콪n trong giai đoạn ny lịch sử Champa khng được biết nhiều (9). ഠ Vijaya Mặc dầu Indrapura v Amaravati vẫn l lࠣnh thổ Chăm khi dời đ về Vijaya vo năm 1000, Indrapura v䠠 Amaravati đ trở thnh c㠡c tỉnh ngoại vi, khng cn chiếm vị tr䲭 quan trọng về kinh tế, chnh trị của Champa. Năm 1286, đất Indrapura pha bắc đ�o Hải Vn nhượng cho Đại Việt khi vua Chăm cưới cng chⴺa Huyền Trn. Vua Champa Chế Bồng Nga lấy lại được trong chiến tranh với Đại Việt. năm 1390, khi Chế Bồng Nga mất, Indrapura mất hẳn, v sau đ⠳ khng lu Amaravati cũng rơi v䢠o tay Đại Việt. Sau khi bị mất Indrapura v Amaravati vo tay Đại Việt thࠬ vng đất từ Bnh Định đến Ph鬺 Yn l nơi dꠢn tộc Chăm rt về tập trung ra sức chống chọi lại cuộc nam tiến của Đại Việt. Khi dn Việt đi vꢠo định cư, th người Chăm c đặc t쳭nh v khuynh hướng l kh࠴ng bm trụ ở lại. Đa số họ dời đi ở chỗ khc xuống phᡭa Nam, chứ khng ở lại với người Việt. C thể đ䳢y l v hai văn hଳa c sự khc biệt nhiều. Tập trung quanh khu vực kinh đ㡴 mới Tr bn (Vijaya), họ cũng cố gắng lấy lại một cࠡch v vọng những vng đất ph乭a bắc đ bị mất. Nhưng đến năm 1471, kinh đ Tr㴠 bn cũng đ bị thất thủ v࣠ tn ph khi vua Lࡪ Thnh Tng đem quᴢn chinh phạt Chim Thnh. L꠪ Thnh Tng đᴣ dng chnh s魡ch ph hủy văn ha để tiᳪu diệt dn tộc v năng lực tinh thần nước Chăm: đền đ⠠i, cung điện, thp, bia k, tư liệu phản ảnh đặc trưng của văn hoὡ Chăm đều bị ph hủy, qun dᢢn v nghệ nhn bị tࢠn st hay bị bắt đi. Mất Vijaya coi như vận mệnh của Champa đ tᣠn. Đối với Đại Việt th L Th쪡nh Tng l vị vua th䠠nh cng nhất dưới triều L trong l䪣nh vực văn ha, kỷ cương x hội dựa v㣠o nho học. L Thnh T꡴ng l đại diện tiu biểu cho văn minh Trung Quốc phương bắc đối chọi với văn minh Đ઴ng Nam . Cốt lui văn minh bản địa Đng Nam của Đại Việt đ䁣 bị đ nn v詠 dần dần bị tan long dưới lớp văn ha H㳡n nho. Trong cuộc “xung đột văn minh” sống cn ny, văn minh Champa Đ⠴ng Nam đc phải li một bước di quyết định trước bước tiến của văn minh nho học Trung Quốc. Kh頴ng những bị p lực từ Đại Việt ở phương Bắc, m Champa cᠲn đối diện với vương quốc Khmer ở pha Nam. Vo thế kỷ 12, quyền lực Khmer ở Angkor lan rộng v� ảnh hưởng đến Champa gy ra cc cuộc xung đột giữa Angkor v⡠ Vijaya. Từ thế kỷ 12 đến 15, Champa đ chịu hai sức p từ Đại Việt v㩠 Angkor. Đ cũng l nguy㠪n nhn dẫn tới sự suy vong của Champa. Sau khi Champa đnh chiếm v⡠ tn ph Angkor năm 1177, vua Khmer Jayavarman VII đࡣ giải phng thủ đ Angkor năm 1181, tiến đ㴡nh chiếm Vijaya v Champa. Từ năm 1203, Champa trở thnh một tỉnh của Khmer cho đến năm 1220 thࠬ Champa ginh được lại độc lập, sau cuộc thảm bại của lin quઢn Khmer, Xim, Pagan đnh vꡠo Đại Việt, dưới triều vua Sri Jaya Paramesvaravarman II m bia k đཡ ở Chợ Dinh (Phan Rang) cho thấy. Cũng khng lạ g m䬠 rất nhiều kiến trc, điu khắc đền thꪡp ở Vijaya chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer. Hiện nay thnh Vijaya (Tr Bࠠn) khng cn, chỉ c䲲n cht vết tch tường thꭠnh để lại. Chnh giữa thnh, tr�n một g nhỏ cn trơ lại duy nhất thⲡp Cnh Tin (th᪡p Đồng). Ngoi ra c hai con voi đೡ v hai con sư tử đ rất lớn gần lăng Vࡵ Tnh. Điu khắc v᪠ m tp của tượng voi v䭠 sư tử đ cho thấy chng thuộc giống cạc tượng điu khắc ở thp Dương Long. Cꡡc cng trnh kiến tr䬺c khc cn lại hiện nay ở vᲹng Vijaya l cc thࡡp Bnh t, B፬nh Lm, Thủ Thiện, Ph Lộc, th⺡p Nhạn. Phong cch kiến trc nẠy được gọi l phong cch B࡬nh Định hay phong cch Chnh Lộ. Phong cᡡch Bnh Định c ni쳪n đại vo khoảng cuối thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 11. Thp B࡬nh Lm l th⠡p duy nhất ở đồng bằng thay v như cc th졡p khc ở trn đồi. Th᪡p Bnh Lm gần một th좠nh cổ. Thnh ny đࠣ bị đổ nt, khng cᴲn dấu tch nữa. Nơi đy ch�nh l vị tr cảng Thị Nại, mୠ qun Đại Việt v qu⠢n Nguyn Mng Cổ l괺c đi đnh Champa đ đổ bộ trước khi tiến về Vijaya theo đường bộ từ cảng. ᣠ Kauthura Vng đất ny hiện nay thuộc địa phận tỉnh Kh頡nh Ha. Kauthura nổi bật vo thời kỳ sau L⠢m Ấp m sử Trung Quốc gọi l nước Hoࠠn Vương. Sử Trung Quốc khng cn đề cập đến L䲢m Ấp sau đ nữa. Quyền lực của Champa chuyển từ pha bắc xuống Kauthara ở ph㭭a nam. V thế thời Hon Vương, Champa c젳 nhiều lin hệ v ảnh hưởng với Chꠢn Lạp v Java. Tnh chất thờ thần Visnu vୠ theo Phật gio trội hơn theo đạo thần Siva. Thời Hon Vương, Champa chịu nhiều đợt tấn cᠴng từ Java như bia k ở đền Po Nagar cho thấy giặc Java đến cướp tượng thần v ph� đền. Vua Satyavarman đ cho dựng lại vo năm 784 tượng Yan Pu Nagara (nữ thần mẹ đất nước). Đ㠢y l bằng chứng đầu tin vઠ cổ nhất về tục thờ nữ thần mẹ xứ sở Po Nagar của Champa. Theo bia k th thủ đ� của Champa thời Hon Vương l Virapura. Vị tr࠭ của Virapura chưa được xc định, nhưng chắc l ở vᠹng Kauthura hay Panduranga. Vo thời Hon Vương (758-859), cࠡc kiến trc Chăm được xy dựng theo phong cꢡch Ha Lai (từ tn th⪡p Ha Lai ở đng bắc Phan Rang). Phong cⴡch kiến trc rất gần với phong cch Chꡢn lạp v Indonesia. Ở Po Nagar, gần Nha Trang c nhiều bia k೽, kể cả hai bia của vị vua cuối cng thời Hon Vương, Vikrantavarman III. 頠 Panduranga Đy l v⠹ng cứ địa cuối cng cn s鲳t lại của vương quốc Chăm. Năm 1692, khi vua Po Saut định chiếm lại lnh thổ Chăm Kauthura bị mất trước đy, ch㢺a Nguyễn đ gởi qun đ㢡nh chặn v bắt được Po Saut. Chiếm được Panduranga, cha Nguyễn đổi tສn Champa Panduranga thnh trấn Bnh Thuận vଠ sp nhập vo lᠣnh thổ Đng Trong. Lnh thổ cuối cࣹng của một nước Champa độc lập coi như bị mất v chnh thức kh୴ng cn hiện diện nữa. Tuy vậy vo năm 1693, d⠢n Panduranga đ nổi dậy. Thấy kh l㳲ng dẹp được cuộc nổi loạn ny, cha Nguyễn buộc phải bຣi bỏ Bnh Thuận v trả lại Panduranga cho vua Po Saktiraydaputih (em của vua Po Saut) với điều kiện l젠 mỗi năm Champa Pandugara phải triều cống. Trong gần suốt thế kỷ 18, Panduranga nằm giữa vng tranh chấp của Ty Sơn v颠 cha Nguyễn. Năm 1802, khi Nguyễn nh Gia Long thắng được Tꁢy Sơn, vng Panduranga được Gia Long cho thiết lập l v頹ng tự trị, cai quản bởi Po Sau Nun Can, một bạn đồng hnh thn thiết của Gia Long trong thời kỳ chinh chiến với Tࢢy Sơn. Suốt dưới triều Gia Long, Panduranga được tự trị như một tiểu quốc dưới sự bảo hộ của vua Gia Long v tổng trấn Gia Định thnh L Văn Duyệt. Khi Gia Long mất năm 1820, Minh Mạng lપn ngi với chnh s䭡ch trung ương tập quyền v tư tưởng dựa theo m hബnh Thanh triều ở Trung quốc. Panduranga trở thnh con chốt trong sự tranh chấp quyền lực giữa Minh Mạng v Lࠪ Văn Duyệt. Năm 1828 khi vua Panduranga mất, Minh Mạng tấn phong một vin chức Chăm thn với Minh Mạng lꢪn thay thế, nhưng L Văn Duyệt đ thay vi꣪n chức ny với người con của Po Sau Nun Can. Vị ny thࠢn với L Văn Duyệt chịu qui thuận, trả thuế v triều cống Gia Định thꠠnh. Kể từ năm 1828, số phận Panduranga v thế gắn liền với L Văn Duyệt. Khi L쪪 Văn Duyệt mất (1832), Minh Mạng đ ra tay trừng phạt khng những c㴡c lnh đạo, chức sắc ở Gia Định thnh v㠠 vị vua Champa đ cả gan triều cống tổng trấn Gia Định thnh m㠠 tất cả dn ở Gia Định thnh v⠠ Panduranga cũng bị vạ ly qua sự trả th của Minh Mạng: ruộng bị tịch thu v⹠ dn bị bắt sung vo lao c⠴ng. Sự h khắc đối xử tn nhẫn của Minh Mạng với dࠢn ở Gia Định thnh v Panduranga mࠠ trước đy đ trung th⣠nh v gip đỡ Gia Long trong cuộc chiến với Tຢy Sơn, đ gy ra l㢠n sng bất bnh, phẫn nộ nổi dậy khắp miền Nam. L㬪 Văn Khi đ tập trung nhiều th䣠nh phần trong x hội, nhiều sắc tộc (Hoa kiều ở Gia Định, Chăm ở Panduranga) nổi ln chống lại Minh Mạng. Ở Panduranga, cuộc nổi dậy được l㪣nh đạo bởi Katip Sumat, một người Chăm theo đạo Hồi. Cuối năm 1833, cuộc nổi dậy của L Văn Khi v괠 Sumat khng thnh c䠴ng. Minh Mạng đ xử tội dn Gia Định v㢠 Panduranga tn khốc hơn. Sau khi cuộc khởi nghĩa của L Văn Kh઴i bị dập tắt, vua Minh Mạng đ bi bỏ tiểu quốc Panduranga, s㣡p nhập vo tỉnh Bnh Thuận. Đầu năm 1834, Thak Va lଣnh đạo dn Panduranga nổi ln lần cuối cố lập lại vương quốc Champa nhưng chỉ trong v⪲ng một năm, giấc mộng cuối cng của Champa đ bị dập tắt. L飪 Thnh Tng ở thế kỷ 15 khởi đầu cho sự suy vong của Champa. Đến đời Minh Mạng ở thế kỷ 19, vị vua nho học theo mᴴ hnh văn minh Hn - Trung Quốc n졠y đ khai tử vương quốc Champa của văn minh Đng Nam 㴁. Khc với những vng khṡc, Panduranga hiện vẫn cn cộng đồng người Chăm sinh sống, đa số tập trung ở Ninh Thuận v B⠬nh Thuận. V thế nhiều thp trong v졹ng (như Po Rome, Po Klaung Garai) vẫn c2n được dng để thờ cng v麠 trong cc dịp lễ hội, chứ khng bị bỏ hoang như ở cᴡc đền thp ở Amaravati, Vijaya v Kauthura. Thᠡp P Klaung Garai nổi tiếng ở Phan Rang l do Chế M䠢n (Jaya Simhavarman III) xy ln để thờ c⪡ nhn mnh v⬠o thế kỷ 14. Đền ny trước đy cࢲn c tn l㪠 Jaya Simhalingesvara. Th!p vẫn cn được người Việt v Chăm d⠹ng để thờ cng. Trn cꪡc trụ cửa của thp chnh, c᭳ cc k tự kể lại việc vua Jaya Simhavarman III dὢng đất v n lệ cho thần Jaya Simhalingesvara. ഠ
0 Rating 462 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 24, 2014
Nhà nghiên cứu khoa học người Pháp Etienne Aymorier vào năm 1885 đã khai quật dưới lòng đất tại làng Võ cạnh Nha Trang khám phá ra một văn bia (khắc chữ trên phiến đá Granit) bằng Phạm ngữ (Snskrit) có niên đại vào cuối thế kỷ thứ II sau công nguyên. Trên văn bia ấy có ghi rõ công trạng của một vị vua Sri-Mara, người đã khai sáng ra một triều đại Vương Quốc Champa đầu tiên. Ðối chiếu với sách Thủy Kinh chú Trung Hoa đã nói ở đoạn trên, ta thấy sử liệu của Trung Hoa và bia ký đã khai quật được hoàn toàn giống nhau về không gian và thời gian lập quốc.Nhân vật Sri-Mara chính là Khu Liên.   Trên văn bia Phạm ngữ của SambhuVarman (Phạm Phàn Chí) vào thế kỷ thứ XI có khắc tên một quốc gia cổ mà trong sách Tân đường Thư có đề cập đến Âu Dương Tu,Tổng kỳ đã phiên âm ra Hán ngữ là Chiêm Bà tức Champa ngày xưa.Người champa xuất thân từ người tiền thân nam đảo cổ Malayo Polynésien ,tiền thân của tộc người nam đảo ngày nay,sống trên dãi bờ biển trải dài bắc: từ đảo hải nam trung quốc, nam:bà rịa-vũng tàu ngày nay.Đông giáp biển champa( biển đông), tây giáp tây lào. Người champa định cư trên dãi đất này từ đầu những năm 2000 trước công nguyên.Tài liệu chính xác nhất là những gì còn lại của nền văn hóa sa huỳnh. Từ thông tin đầu tiên trong Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đông bác cổ về việc phát hiện “một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven vùng biển Sa Huỳnh” (huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi), đến nay hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được tìm thấy khắp các tỉnh ven biển miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận. Diện mạo của văn hóa Sa Huỳnh, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa… ngày càng rõ nét .Suốt 100 năm qua là một cuộc tìm kiếm không mệt mỏi của các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu về một nền văn minh cách chúng ta hàng nghìn năm. M.Vinet - một nhà khảo cổ người Pháp - phát hiện những mộ chum đầu tiên vào năm 1909 và cũng là nơi xuất hiện những hiện vật có niên đại sớm nhất của văn hóa Sa Huỳnh. Thật ra thuật ngữ “văn hóa Sa Huỳnh” không phải có ngay sau khi ông M.Vinet phát hiện khu mộ chum này mà phải đợi một thời gian dài sau đó, khi bà La Barre - vợ một viên thuế quan Pháp ở Sa Huỳnh - vốn ham thích trang sức đá quý và thủy tinh trong chum nên đã huy động dân đào khu mộ chum ở Phú Khương và Thạnh Đức, mỗi nơi thu được 120 chiếc.Đến năm 1934, một nhà khảo cổ học khác tên M.Colani tiếp tục mở rộng không gian ra các vùng lân cận như Phú Lu, Đồng Phú (Quảng Ngãi), Tăng Long, Phú Nhuận (Bình Định). Hàng trăm mộ chum tương tự cũng được phát hiện qua đợt khai quật này. Năm 1935, bà M.Colani đã công bố những phát hiện của mình cùng các đồng nghiệp trước đó tại một cuộc hội nghị tiền sử Viễn Đông ở Manila (Philippines). Báo cáo của M.Colani lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ. Cái tên Sa Huỳnh cùng thuật ngữ “văn hóa Sa Huỳnh” bắt đầu hình thành và liên tục mời gọi tất cả giới khảo cổ. Tuy nhiên, hai cuộc chiến tranh suốt 30 năm sau đó đã không cho phép họ thực hiện ý định của mình mà phải đợi đến sau ngày giải phóng miền Nam, các nhà khảo cổ VN mới làm tiếp những dang dở trước đó .Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn nhiều năm trước.10 nhà khoa học Đức - Việt tiến hành khai quật di chỉ Lai Nghi ở Điện Bàn, Quảng Nam. Kết quả lần này cùng với hai đợt tiến hành năm trước đã cho ra bức tranh văn hóa Sa Huỳnh chi tiết hơn.Từ trước năm 1975, các nhà khoa học đã phát hiện ở vùng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) một di chỉ chứng minh tại đây đã từng tồn tại một nền văn hóa phát triển đồng thời với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc và văn hóa Óc Eo ở miền Nam, có niên đại cách đây ít nhất 2.400-3.000 năm. Di vật tìm thấy là đồ tùy táng chôn theo người chết được hỏa táng, đặt trong các mộ chum bằng đất nung và chưa xác định được chủ nhân, vì vậy giới khảo cổ tạm gọi đó là nền văn hóa Sa Huỳnh. Do hầu hết các di chỉ đều là mộ táng, lại tập trung ở vùng duyên hải nên giới nghiên cứu đoán định rằng chủ nhân của chúng cư trú tại các hòn đảo trên Thái Bình Dương, có tục hỏa táng và chôn ở đất liền. Do hoàn cảnh chiến tranh, những phát hiện về văn hóa Sa Huỳnh cũng chỉ dừng lại đó. Riêng tại Quảng Nam, từ những năm sau 1985, Viện Khảo cổ học Việt Nam kết hợp với bảo tàng tỉnh đã đưa lên từ trong lòng đất những kho tàng khảo cổ có liên quan đến nền văn hóa này. Các di vật xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt dày đặc ở Hội An, Điện Bàn.Năm 1993-1995 với sự tài trợ của Tổ chức Toyota Foundation (Nhật Bản), Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ lớn tại Hội An. Phạm vi khảo cổ trên bình diện 70 km2, kéo dài dọc theo sông Thu Bồn. Kết quả có ý nghĩa từ cuộc khai quật này là ở đâu có dấu vết văn hóa Sa Huỳnh thì nơi đó có vết tích của văn hóa Chăm Pa. Có thể nhận định đã có sự kế thừa nào đó về mặt địa lý giữa cư dân hai nền văn hóa...Ngoài ra, sự kiện tìm thấy 2 đồng tiền Ngũ Thù, Vương Mãng niên đại thế kỷ 1, 2 trước công nguyên, cùng các loại gốm văn in hình học kiểu Hán Hoa Nam tại Hậu Xá, đã xác định một quan hệ giao lưu giữa chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh với bên ngoài. Đồng thời, nhiều hiện vật cũng cho thấy thấp thoáng những di chỉ cư trú nằm cùng tầng văn hóa với văn hóa Sa Huỳnh... Tuy vậy với chừng đó chưa thể xác nhận được chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh từ đâu đến; có quan hệ kế thừa với vương quốc Chăm Pa cổ đại sau này hay không? Đợt khảo sát lần này của Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tại di chỉ Lai Nghi (giáp ranh với Hội An) là để làm sáng tỏ những nghi vấn đó.Có một "trung tâm thương mại" Hội An cổ đại.Tiến sĩ Andreas Reinecke, Trưởng đoàn khai quật Viện Khảo cổ chung và so sánh thuộc Viện Khảo cổ học quốc gia Đức, cho biết, kết quả thu được từ khai quật tại Lai Nghi rất lớn và có ý nghĩa rất quan trọng. Trong ba đợt đào, nhóm đã phát hiện khoảng 40 địa điểm có văn hóa Sa Huỳnh, với 62 mẫu mộ chum và mộ đất cùng hơn 10.000 di vật có giá trị. Trong đó số hạt cườm trang sức nhiều chưa từng có từ trước đến nay với 200 loại hạt chuỗi, chế tác bằng 5 loại đá khác nhau; giá trị là hai mề đay (medal) bằng đá đỏ hình chim nước và hổ chế tác rất tinh xảo, lần đầu tiên được tìm thấy tại các di chỉ ở Đông Nam Á.Giá trị nữa là 5 bộ đồ đồng (2 gương soi thời Hán), khuyên tai vàng chưa bao giờ tìm được ở Việt Nam (di chỉ giồng Cá Vồ có, nhưng loại nhỏ, có hình dáng khác) Nhiều loại trong đó chứng tỏ rằng nghề tiểu thủ công của cư dân vùng này rất phát triển. Ví dụ hai chiếc lọ gốm gần như nguyên vẹn được trang trí hoa văn tia mặt trời (thường thấy trên mặt trống đồng Đông Sơn) lạ mắt, rất đẹp bằng ba màu đỏ đen và trắng, gần như chưa từng phát hiện từ trước đến nay tại các hố khai quật văn hóa Sa Huỳnh... Những gì tìm được tại đây, có thể khẳng định rằng Lai Nghi sẽ là một trung tâm khảo cổ lớn nhất về văn hóa Sa Huỳnh của Việt Nam. A. Reinecke nhận định "chưa có gì xác nhận có một mối liên hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh muộn với văn hóa Champa sớm, nhưng khả năng đã có một bộ phận cư dân văn hóa Sa Huỳnh tiếp tục sống và phát triển trong văn hóa Champa. Bây giờ chúng tôi chưa có điều kiện so sánh giữa hai nền văn hóa này. Song có một điều chắn chắn là, qua sự tương đồng của một số hiện vật tìm thấy tại đây với di chỉ tại một số hòn đảo trên vùng biển Đông Nam Á (ví dụ khuyên tai ba mấu và hai đầu thú).2.500 năm trước đã có cư dân từ đó đến miền Trung Việt Nam. Tuy vậy phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ này hầu hết là di chỉ mộ táng có niên đại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên đến 300 năm sau Công nguyên. Có 3 di chỉ cư trú, nhưng chưa có niên đại chắc chắn, do vậy chưa thể coi đó là của văn hóa Sa Huỳnh. Có thể thời kỳ này người ta làm nhà bằng tranh tre, gỗ nên không để lại vết tích. Quan trọng hơn cả là qua những hiện vật tìm được có thể nói rằng trong thời kỳ này, Hội An đã là một trung tâm kinh tế lớn thu hút từ vùng núi dọc sông Thu Bồn, xuống duyên hải, từ văn hóa Đông Sơn và từ Trung Hoa đến Ấn Độ".Văn hóa Sa Huỳnh phát triển từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, từ khoảng 2000 năm đến những thế kỷ trước Công nguyên. Quá trình hội tụ những nguồn gốc khác nhau đã tiến tới giai đoạn phát triển cực thịnh của văn hóa này vào khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay. Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ cội nguồn với các văn hóa hậu kỳ đá mới – sơ kỳ đồng thau ven biển, được coi là những người Tiền Mã Lai - Đa đảo (Proto Malayo Polynesien). Trong quá trình hình thành văn hóa Sa Huỳnh có những liên hệ với những nhóm cư dân cùng thời là những người “Tiền Môn – Khmer” hay Tiền Nam Á. Ngoài ra suốt quá trình phát triển văn hóa này còn có nhiều mối quan hệ giao lưu rộng rãi với những văn hóa thời kim khí ở Đông Nam Á. Qua đó có thể thấy chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo hay Malayo Polynesien nhiều hơn yếu tố Nam Á.Đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh là táng thức mộ chum, vò suốt từ giai đoạn sớm đến muộn, tuy ở một vài địa điểm vẫn có sự hiện diện của mộ huyệt đất. Các khu mộ phân bố tập trung ở những cồn cát ven biển, lan dần ra các đảo ven bờ, ngoài ra còn phân bố ở vùng đồng bằng và miền núi phía tây. Di tích là những khu mộ táng rộng lớn gồm hàng chục, hàng trăm chum, vò gốm chôn đứng trong địa tầng. Loại hình chum, vò chủ yếu hình trụ, hình trứng, hình cầu đáy bằng có nắp đậy hình nón cụt hay hình lồng bàn. Đặc biệt trong các mộ táng chum, vò thuộc văn hóa Sa Huỳnh ít tìm thấy di cốt hay than tro hỏa táng, vì vậy theo các nhà nghiên cứu táng tục của cư dân Sa Huỳnh có thể là “chôn tượng trưng”.Trong chum/vò chứa nhiều đồ tùy táng gồm các chất liệu đá,gốm,sắt,đá quý,thủy tinh rất đa dạng về loại hình:công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, trang sức.Đặc trưng về di vật là sự phổ biến của công cụ lao động bằng sắt,đồ gốm tô màu trang trí nhiều đồ án hoa văn khắc vạch,đồ trang sức bằng đá ngọc,mã não,thủy tinh vòng,hạt chuỗi,khuyên tai ba mấu,khuyên tai hai đầu thú… Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh có nền kinh tế đa thành phần, gồm trồng trọt trên nương rẫy và khai thác sản phẩm rừng núi, trồng lúa ở đồng bằng, phát triển các nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển và trao đổi buôn bán với những tộc người trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn, với Trung Quốc và Ấn Độ. Những di tích văn hóa Sa Huỳnh ven biển đã có thể từng là những “tiền cảng thị” (như khu vực Hội An với di tích Hậu Xá chẳng hạn). Dù rằng việc sản xuất gốm để xuất khẩu ở Đông Nam Á ,đặc biệt là ở Đại Việt và Xiêm, phát triển khá mạnh mẽ vào thế kỷ XIV – XV, thường là với sự khởi đầu bất ngờ của kỹ thuật Trung Quốc và kết thúc với kỹ thuật bản địa. Tuy nhiên, lịch sử hải thương của khu vực Đông Nam Á, kết hợp với những kết quả trong nghiên cứu khảo cổ học ở các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian gần đây, đã phần nào bổ sung cho chúng ta những tư liệu quan trọng về sự xuất hiện của những sản phẩm gốm thương mại có nguồn gốc Đông Nam Á . Về đồ gốm thì hầu như tất cả các ghi chép về Champa trong Chufanchi (1225), Dauyi Zhilue (giữa thế kỷ XIV) và Yingua Shenglan (1416) đều chỉ nói đến việc nhập các đồ sứ Trung Quốc. Những tài liệu trên hầu như không nhắc đến những sản phẩm gốm ở Đông Nam Á.Lệnh cấm hoàn toàn các chuyến đi và buôn bán vải hải ngoại được ban hành năm 1371 (năm thứ 3 niên hiệu Hồng Vũ) trong thời kỳ đầu thời nhà Minh. Sau đó, nó lại được tái ban hành vài lần và cuối cùng bị bãi bỏ năm 1471 (năm thứ 6 niên hiệu Long Khánh).   Nó ngăn cấm nghiêm ngặt những chuyến đi và buôn bán hải ngoại của người Trung Quốc. Kết quả là,buôn bán gốm từ Trung Quốc bị hạn chế lớn trong thời kỳ này. Gốm Thái Lan, Việt Nam và Champa xuất hiện ở các vùng bờ biển xung quanh biển nam Trung Quốc như để thay thế đồ gốm Trung Quốc. Di chỉ tiêu biểu của thời kỳ này là tàu đắm ngoài khơi đảo Palawan, được khai quật năm 1995. Đồ gốm Champa bao gồm đĩa celadon, bát men nâu với thân chiết yêu và các vò men nâu của lò Gò Sành.Trong những năm gần đây, tại các lò gốm Gò Sành và một vài lò gốm khác, tất cả đều ở quanh thủ đô Vijaya thuộc tỉnh Bình Định ngày nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những đồ gốm xuất khẩu như đĩa men và bát men celadon và các hũ sành được sản xuất trong những thế kỷ XIV-XVII mà không hề có sự phát triển trước đó của kỹ thuật bản địa. Những mảnh vỡ của đồ gốm Gò Sành đã được khai quật thấy ở Ai Cập, đảo Tioman ở Ma-lai-xia; Santa Ana và Calatagan ở Phi-lip-pin… và thường được tìm thấy cùng với những đồ sứ Trung Quốc. Có tiếng vang nhất là việc tìm thấy hàng trăm đồ gốm tráng men celadon của Gò Sành trong con tàu đắm gần hòn đảo Pandaran ở Phi-lip-pin.  Không nghi ngờ gì nữa, những sản phẩm này bắt đầu có trước khi Đại Việt đánh chiếm Vijaya, thế nhưng những người thợ thủ công thuộc tộc người nào thì còn chưa rõ. Chắc hẳn Champa cũng đã bị cuốn vào trào lưu sản xuất đồ gốm thương mại chung ở Đông Nam Á lục địa vào thời kỳ cuối Nguyên (1260-1368) và đầu Minh (1368-1644), khi mà việc xuất khẩu đồ sứ Trung Quốc bị giảm mạnh vì khủng hoảng kinh tế và do lệnh cấm buôn bán với nước ngoài.Với việc phân phối rộng khắp bằng đường biển qua Ấn Độ Dương, đồ gốm Champa được khai quật từ địa điểm A1-Từ trên bán đảo Sinai ở Hy Lạp, từ thành phố cảng thời trung cổ của Julfar trong phạm vi của Ras al -Khaimab ở tiểu vương quốc Arập, từ di chỉ Juara trên đảo Tioman ở đảo Ma-lai-xia và từ di chỉ mộ táng ở bán đảo Calatagan và tàu đắm ở ngoài biển khơi của đảo Pandanan, Phi-lip-pin. Đồ gốm Champa được xuất khẩu ra nước ngoài vào khoảng thế kỷ XV và việc sản xuất đồ gốm ở Gò Sành phát triển rất rực rỡ vào thời gian ấy. Trong bất kỳ trường hợp nào, thì rõ ràng là kinh đô Champa đã có một mạng lưới buôn bán vào thế kỷ XV, bao gồm cả Hy Lạp, Các Tiểu vương quốc Arập, Ma-lai-xia, quần đảo Phi-lip-pin.Thực tế này đã xác nhận sự rộng lớn của mạng lưới buôn bán của VQ Champa trên biển.Đồ gốm không giống với vải lụa, vẫn tồn tại trong các di chỉ mà không bị phân hủy và biến mất, thậm chí ngay cả khi chúng bị vỡ thành từng mảnh nhỏ. Khi các khu vực (lò) và niên đại sản xuất của một số đồ gốm khai quật đã được xác định, chúng sẽ là tư liệu quý giá để làm rõ niên đại và đặc trưng của chính các di chỉNằm ở vị trí trung độ trên con đường giao lưu quốc tế đông-tây, Trung Quốc với Ấn Độ và xa hơn, tới Địa Trung Hải, Đông Nam Á sớm trở thành một đầu mối mậu dịch hàng hải quốc tế. Từ đầu công nguyên, những con thuyền của cư dân trong vùng, thuyền của người Ấn, người Hoa cùng với nền văn hóa của họ đã thường xuyên qua lại vùng Đông Nam Á. Trên con đường giao lưu đó, Champa chiếm lĩnh một trong những vị trí quan trọng và thuận lợi nhất. Các cảng của Champa đóng vai trò như những cảng cuối cùng trước khi những con thuyền vượt qua vịnh Bắc Bộ vào vùng biển Trung Hoa và là nơi dừng chân đầu tiên khi từ Trung Quốc đến Malacca, Vịnh Thái Lan hay gần hơn là tới vùng hạ lưu châu thổ sông Mê Kông mà 7 thế kỷ đầu công nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Có thể thấy hầu hết các tuyến đường biển đến Trung Hoa hay từ Trung Hoa đi qua Ấn Độ đều rẽ qua các cảng biển Champa. Từ một đầu mối giao thông quan trọng, bờ biển Champa đã sớm trở thành một đầu mối giao thương, nơi trao đổi sản vật và sản phẩm với những thuyền bạn bè qua lại. Champa hùng mạnh nhất vào khoàng năm 800 đến năm 1000. Trong khoảng thời điểm đó, Người Chăm rất nổi tiếng trong việc buôn bán các loại gia vị và tơ lụa với các nước như Trung Quốc, Nusantara ( Indonesia, Malaysia, brunei…ngày nay) và nước Abbasiah ở Baghdad (Bát Đa- xứ 1001 đêm).Vào khoảng năm 800, người Chăm được biết đến với tài đi biển rất gỏi và những thương nhân tài ba. Theo ông Tan Sri Prof. Emeritus Dr. Ismail Hussein,chủ tịch hội nhà văn Malaysia gọi tắt là (GAPENA) có nói. Vùng biển mà ngày nay được gọi là Biển Nam Trung Quốc thật sự trước kia được gọi là Biển Champa, nó từng là một vùng thương mại và vận chuyển quan trọng của người Chăm. Sự hùng cường về thương mại và vận chuyển của đế chế Champa nhanh chóng được nổi tiếng và rất nhiều người biết đến không chỉ ở Nusantara mà là toàn thể thế giới lúc bấy giờ, dẫn đến vùng biển này được gọi với tên Biển Champa. Người Champa “có cái nhìn về biển đúng đắn, biết tham dự và dấn thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế “,tận dụng những lợi thế đó để phát triển vương quốc của mình thành một cường quốc trong khu vực. Hoạt động thương mại biển đã góp phần quan trọng vào quá trình tồn tại và phát triển của vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ XV.Quan hệ thương mại của vương quốc Champa từ nửa cuối thế kỉ X đến thế kỉ XV Trong suốt quá trình phát triển của mình, vương triều Vijaya đã dày công xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia vùng hải đảo. Vương quốc Champa ngày càng dự nhập mạnh mẽ vào sự phát triển chung của lịch sử khu vực. Những mối quan hệ được dày công xây dựng, một mặt nhằm củng cố vị thế của Champa đối với lịch sử khu vực,mặt khác tạo ra những tiền đề thuận lợi để Champa mở rộng thương mại và dự nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào nền hải thương khu vực, nhằm bù lấp cho những thiếu hụt của nền kinh tế trong nước.Các vua Champa rất có ý thức trong việc buôn bán với người nước ngoài, tạo điều kiện lợi dụng và trọng dụng họ. Sau khi Quảng Đông bị phá hủy (758), việc làm ăn với thương nhân người Hoa gặp khó khăn. Trên thực tế, từ 877 đến 951, Champa không có quan hệ bang giao gì với Trung Quốc vì sự hỗn loạn cuối thời Đường. Trong thời gian đó, họ kịp thời mở của làm ăn với thương nhân Hồi giáo Arập đang ngang dọc khắp thế giới Đông-Tây. Khi Quảng Đông được mở cửa lại dưới triều Hậu Chu (951-959) và sau đó là triều Tống (960 –1279), vua Đồng Đường liền xúc tiến lại mối quan hệ giữa hai nước thông qua những nhà buôn Hồi giáo ở Panduranga. Người Hồi giáo là những người quản lý của khu buôn bán ở Panduranga. Những thương nhân Hồi giáo này đã có những liên hệ mật thiết với Vương triều Champa, được tiếp xúc thường xuyên với vua Chăm và được vua Chăm trọng dụng. Những bằng chứng mà P.Y.Manguin (1979) đã đưa ra cho thấy, trong những người thuộc đoàn sứ giả Champa sang Trung Quốc vào năm 951 và những năm sau đó, có người mang tên bắt đầu bằng chữ Pu hay Bu biến âm từ chữ Arập Abu. Năm 958, người đại diện chính thức của vua Champa là người Hồi giáo có tên là Abu Hasan (P’s Ho San ). Ông đã thay mặt vua Champa là Indravarman III (917-960) tặng hoàng đế Trung Hoa nước hoa hồng, cây đèn “ngọn lửa Hy Lạp “ và những viên đá quý. Năm 961, Abu Hasan trở lại Trung Hoa mang theo thư của vị vua mới là Java Indravarman I, kèm theo những tặng phẩm được liệt kê ra như gỗ trầm, ngà voi, vải lụa... và đặc biệt có 20 hũ Arập. Tất cả những tặng phẩm trên có những thứ là của Champa, nhưng nhiều tặng phẩm như “nước hoa hồng“, ”đèn Hy Lạp “ là hàng của Arập thì chắc chắn là sản phẩm thương mại được các thương nhân Hồi giáo Arập đem đến trao đổi ở các cảng Chăm. Đó đều là những sản phẩm thương mại có được từ các thương cảng của Champa .Về những mặt hàng buôn bán xuất khẩu của Champa trong thời kỳ này, chúng ta có thể tham khảo các loại hàng hóa đã được trao đổi và mua bán tại cảng -thị Hội An và các cảng–thị khác ở miền Trung như Thanh Hà (Thừa Thiên- Huế ), Nước Mặn, Thị Nại (Bình Định )... trong các thế kỷ XVII-XVIII; vì sự phồn vinh của các cảng–thị này đương thời có thể được xem như sự tái sinh của các cảng - thị Champa vào những thế kỷ trước đó. Về các loại sản vật ở miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XVI có thể tham khảo trong Ô Châu Cận Lục : “... ngà voi, sừng tê, trầm hương, bạch ngọc hương, tô nhủ hương, biện hương, thổ cẩm trắng, thổ cẩm xanh, da trâu, nhựa thông, sừng trâu, da hươu, nhung nai, da hươu cái, lông đuôi chim công. Lông đuôi chim trĩ, hồ tiêu, mật ong, sáp vàng, dây mây ...” .Những loại sản vật này, mà phần lớn đều là lâm sản nên có thể được xem là những đặc sản của Champa vào những thế kỷ trước đó, được thu nhập bởi cư dân miền ngược rồi đem trao đổi với cư dân miền xuôi. Điều đó cho thấy mối liên hệ khá chặt chẽ giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi mà sợi dây liên kết có lẽ là những dòng sông chảy từ thượng nguồn ra biển rất phổ biến ở miền Trung Việt Nam. Việc giữ mối liên hệ bền chặt và lâu dài giữa các vương triều Champa với các tộc người miền núi đảm bảo cho vương quốc Champa có thể duy trì được một sự cân bằng tương đối trong việc phát triển kinh tế, giữa kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp và kinh tế lâm nghiệp. Điều này còn có ý nghĩa hơn nữa khi chúng có thể đảm bảo những sản phẩm thương mại cho vương quốc Champa, để Champa có thể duy trì những mối quan hệ thương mại, buôn bán với các quốc gia trong khu vực.Các nhà nghiên cứu đã giải thích hệ thống chính trị - kinh tế của vương quốc Champa theo một mô hình được gọi “hệ thống trao đổi ven sông“. Theo mô hình này, ”hệ thống trao đổi ven sông“, có một vùng duyên hải để làm cơ sở cho một trung tâm thương mại, thường tọa lạc ở một cửa sông. Đây cũng là trung tâm giao dịch hải thương quốc tế và là điểm kết nối giữa các của sông khác của các vùng lân cận. Cũng có những trung tâm thượng nguồn, đó là những điểm tập trung ban đầu của các nguồn hàng có nguồn gốc từ những nơi ở xa sông nước. Những nguồn hàng này được sản xuất ở các vùng mà các dân cư sống trong các bản làng ở miền thượng du hoặc thượng nguồn không họp chợ. Sau đó nguồn hàng này được tập kết về các trung tâm ở ven biển.Mỗi Mandala có riêng một hệ thống trao đổi ven sông như vậy.Biên niên sử Trung Quốc từ thời kỳ Bắc Tống (960-1127) đã chỉ ra rằng vào cuối thế kỷ X đã hình thành những tuyến đường biển nối liền những địa điểm cư trú vùng biển ở quần đảo Phi-lip-pin, bờ biển Bắc của Đảo Borneo và Champa. Tống sử cho biết rằng vào năm 977, nhà cầm quyền Brunei đã gửi quà biếu đến đế chế Trung Hoa và sứ giả của phái đoàn thông báo với triều đình của đế chế rằng May-i (đảo Midoro) cách Borneo một khoảng 30 ngày đi thuyền. Năm 1003, phái đoàn được ghi lại sớm nhất mang quà biếu của Phi-lip-pin đi đến Trung Quốc từ Butuan. Tống sử mô tả chính thể này ở đông bắc Mindanao như là “một đất nước nhỏ trong biển ở phía Đông của Champa, xa hơn May-i, có quan hệ thường xuyên với Champa nhưng rất hiếm khi với Trung Quốc. Nhiều thế kỷ sau, hàng hóa thương mại được chuyên chở từ miền Trung Việt Nam dọc theo tuyến phía Bắc của Borneo, như được chứng minh bởi lô hàng trên con tàu Pandanan, ở phía Tây Nam Phi-lip-pin.Chúng ta không tìm ra được những bằng chứng về mối quan hệ trực tiếp giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc, ít ra cho đến đầu nhà Minh. Nhưng với Champa thì thường xuyên và khá độc đáo. Dường như Champa đã đóng vai trò độc quyền trong quan hệ với Phi-lip-pin một thời gian dài (từ trước thế kỷ X đến XIII ). Do đó, thương mại và cống nạp của Phi-lip-pin đến được Trung Quốc là thông qua Champa. ”Con đường của đồ gốm thương mại Quảng Đông có lẽ từ Trung Quốc tới Champa và rồi tới Butuan”. Champa đóng vai trò trung gian là trạm trung chuyển đồ gốm giữa Trung Quốc với những miền định cư ở rìa phía Đông của biển Nam Trung Quốc như Ma-i, đảo Borneo và BuTuan. William Scott cũng đã đưa ra những cứ liệu lịch sử để minh chứng cho nhận xét của Peter Burns và Roxanna Brown, trên cơ sở những ghi chép của Tống Sử: “Đoàn triều cống đầu tiên đến Trung Quốc dường như đi từ Buutan ngày 17-3-1001”. Năm 1007, Butuan thỉnh cầu với Hoàng đế Trung Hoa để được nhận một vị trí tương tự như Champa, nhưng lời thỉnh cầu bị từ chối với lý do là Butuan ở dưới trướng Champa. Chỉ vào khoảng thế kỷ XIII thì con đường liên hệ trực tiếp LuZon và Fujian mới trở nên phổ biến, trước đó tất cả các việc buôn bán với Trung Quốc đều đi bằng con đường của Champa. Nhiều khả năng, những con thuyền chạy trên vùng biển Butuan-Champa là thuyền của Champa, bởi trong thời kỳ này nghề đóng thuyền và đi biển của Champa đã rất phát triển và thủy thủ Champa là những người dày dạn kinh nghiệm. Chămpa đã lợi dụng vị trí trung gian của mình giữa Phi-lip-pin và Trung Hoa để xúc tiến những hoạt động thương mại.Biển Champa có thể được xem là“sân chơi” ủa các tộc người Malayo Polynésien. Dấu vết của sự kiện này vẫn được tìm thấy ở những vùng đất đai mà ngay nay người Mã Lai vẫn đang nấm quyền sở hữu,cụ thể là tiểu bang Kelantan của Malaysia.    Sự nổi tiếng về thông thương qua lại giữa Champa và Malaysia lúc bấy giờ mạnh đến nổi khiến vùng đất này (bang Kelantan) được gọi là “ nơi dừng chân của Chepa”. “ Chepa” ở đây là Champa phát âm theo giọng địa phương của người Kelantan-Pattani. Có lẽ chúng ta hãy nên trả lịch sử về cho lịch sử. Và những đứa con Melayo-polynesian(cụ thể là sắc dân Chăm.Cũng như phần lớn các quốc gia Đông Nam Á khác trong lịch sử, Champa đã chủ động dự nhập mạnh mẽ vào hệ thống thương mại khu vực để bù lấp những thiếu hụt của nền kinh tế nước mình, biến tiềm năng kinh tế bên ngoài thành bộ phận kinh tế quan trọng của mình. Có thể thấy rằng Champa có những mặt hàng có giá trị, đáp ứng được nhu cầu của các thị trường Trung Quốc và Tây Á. Champa với các thế mạnh của mình về vị trí địa lý,đội tàu thuyền hùng hậu, cũng như những mặt hàng thương mại có giá trị, không những đã trở thành một trạm trung chuyển hàng hóa (Entrepôt)cho các thị trường lớn trên thế giới, mà còn là nguồn cung cấp hàng hóa quan trọng cho nền thương mại khu vực và thế giới.Hoạt động thương mại thực sự trở thành một thế mạnh và là nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế Champa. Một nguồn hàng bí mật mà người Champa thu mua từ Butuan (Phi-lip-pin) suốt nhiều thế kỷ mà các thương nhân Trung Hoa không hề hay biết. Vương quốc Champa đã có thể giấu Trung Quốc vị trí chính xác của Butuan. Champa muốn giữ bí mật vì đây là nơi sản xuất vàng có quy mô lớn và rất quan trọng. Những cuộc khai quật ở Butuan đưa ra được những bằng chứng về việc sản xuất vàng trên quy mô lớn, cả vàng thường và vàng thau, đã cho phép chúng ta thấy Champa là một nguồn vàng bí mật mà Trung Quốc không biết. Những mối liên hệ và quan hệ thương mại giữa Champa và Butuan chắc chắn đã có trước ít nhất là từ thế kỷ X.Với việc khai thác tối đa những nguồn lợi vốn là thế mạnh của mình, cùng với việc dự nhập mạnh mẽ vào luồng thương mại khu vực và quốc tế, Champa trong một thời gian dài trở thành một cường quốc thương mại trong khu vực, đóng vai trò là một trung tâm liên vùng – trung tâm thu gom và phân phối hàng hóa với chức năng trung chuyển giữa trung tâm liên thế giới với các vùng. Từ đây, chúng ta thấy một phần nào câu hỏi trong lịch sử champa: vì sao champa lại có vàng nhiều, trong khi đất nước họ không có mỏ khai thác vàng.Mật độ phân bố và quy mô các di tích tháp champa cho biết đó là những khu vực tụ cư đông đúc và lâu đời, một xã hội sức có nền sản xuất khá phát triển và do đó, vào giai đoạn cuối của nền văn hóa này có thể đã hình thành một hình thái “nhà nước sơ khai” kiểu liên minh bộ lạc. Cùng trên địa bàn mà sau này hình thành nhà nước Lâm Ấp – vương quốc Champa, mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.Những năm gần đây,nhiều cuộc khai quật khảo cổ học đã được tiến hành nhằm tìm hiểu mối quan hệ này.Địa bàn quan trọng là tỉnh Quảng Nam vì đây được xem là trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa. Trong nhiều di tích các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh gốm vừa mang đặc điểm của gốm Sa Huỳnh và cả đặ
0 Rating 462 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On March 20, 2014
Trong suốt chặng đường của hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc Việt Nam đã phải bao nhiêu lần phải đối đầu với các quốc gia lân bang bên ngoài: một Trung Hoa lúc nào cũng mưu toan thôn tính Đại Việt, một Chăm Pa, Chân Lạp… lúc nào cũng đánh phá, gây khó khăn cho nước Việt. Đó cũng chính là bấy nhiêu lần các vương triều Đại Việt phải kháng chiến chống nước lớn, bịnh định yên nước nhỏ và thực hiện các chính sách cầu than và giao hảo với các dân tộc lân bang, để mang lại sự trường tồn và hưng thịnh cho quốc gia. Nói đến mối bang giao của Đại Việt với các nước, chúng ta không thể không nói về mối bang giao với Trung Quốc, quốc gia mà không khi nào từ bỏ “mộng” xâm lược Đại Việt: năm 214 TCN nhà Tần xâm lược nước Văn Lang, An Dương Vương lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến thành công; năm 111 TCN nhà Hán lại xâm lược và thống trị nước ta và từ đó suốt một ngàn năm ta phải chịu sự đô hộ của các triều đại Hán, Tùy, Đường, Tống… và trong suốt những năm tháng đó dân tộc ta luôn nổi dậy chống lại ngoại xâm, giành độc lập, từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43). Đến cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn năm 541, nhưng mãi đến năm 938 khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên song Bạch Đằng thì nước Việt mới khội độc lập chính thức; cho dù vậy các triều đại phong kiến Trung Hoa không khi nào từ bỏ xâm lược Đại Việt đó cũng chính là bấy nhiêu lần dân tộc ta phải đứng lên kháng chiến bảo vệ độc lập: Nhà Tống hai lần sang xâm lược vào các năm 980, 1076 nhưng đều thất bại trước các cuộc kháng chiên do Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt lãnh đạo; trong các năm 1358, 1385, 1388 quân dân Nhà Trần ba lần đánh bại giặc Nguyên-Mông xâm lược; từ năm 1407-1427 nhà Minh lại xâm lược và đô hộ nước ta, Lê Lợi lãnh đạo nhân dân kháng chiến 10 năm mới giành lại độc lậọ, năm 1789 quân Thanh lại sang thôn tính nước Đại Việt, nhưng họ lại một lần nữa thất bại trước cuộc tiến công do Nguyễn Huệ lãnh đạo… Đó là những trang sử oanh liệt nhất trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm và bang giao với lân bang, dân tộc Việt Nam cho dù bao nhiêu lần bị xâm lược trước đế quốc Trung Hoa lớn mạnh nhưng chưa một lần khuất phục ngoại xâm. Những chiến tháng lớn đó trong lịch sử đã được truyền tụng mãi đến ngày hôm nay và trở thành bản anh hùng ca bất diệt, niềm tự hào của nhân dân ta Việt Nam tự bao đời. Thế nhưng lịch sử chống ngoại xâm và bang giao của nước Việt không chỉ có thế, lịch sử Đại Việt còn cho thấy những nước lân bang liên tục giao tranh, hay hòa hiếu, kết thân với nước ta tùy theo các thời kì lịch sử khác nhau: quan hệ với Chân Lạp, Ai Lao, Xiêm, Chăm Pa… Những mối bang giao này ghi vào lịch sử có thể là qua chiến tranh hay các lần sứ giả sang cầu phong trao đổi, hôn nhân (chúa Sãi gả công chúa cho Chân Lap, Chăm Pa hay trước đó nhà Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua Chăm Pa Chế Mân…) Trong số các mối quan hệ lân bang này, thì mối quan hệ với Chăm Pa là nổi bật hơn cả, tầm quan trọng của mối quan hệ này trong sử Việt Nam là không kém gì quan hệ với Trung Hoa ở phía bắc. Sở dĩ tôi mạo muội nhận định như vậy là vì: + Chăm Pa là quốc gia nằm ở phía nam Việt Nam, chính là thế lực nhiều lần cường phá và tấn công Đại Việt, Trong lịch sử phong kiến của nước ta, thì Trung Hoa và Chăm Pa là hai nước duy nhất gây chiến với Đại Việt mà tiến sâu vào kinh thành Thăng Long, chút nữa là lật đổ nhà Trần vào thế kỉ 14, đó là sự thật lịch sử không thể chối cải được. + Mặt khác Có thể thấy mối bang giao này còn có phần rất quan trong vì trong quá trình sinh tồn và phát triển của nềm văn minh Đại Việt đòi hỏi dân tộc này phải mở rộng cương vực và khai phá các vùng đất màu mỡ ở miền nam. Trước sức ép ngày càng lớn từ phương bắc, không còn cách nào khác để trường tồn và phát triển, thì chúng ta cần phải nam tiến mở rộng cương thổ trên phần lãnh thổ của Chăm Pa ở miền trung, tiền đề để tiến xa hơn xuống tận Nam Bộ ngày nay. Trước sức ép của dân số ngày càng đông, tài nguyên ngày càng eo hẹp. + Mở rộng lãnh thổ đến ba lần lúc xưa, và khai phá được các vùng đất vô cùng trù phú. Chính việc mở cõi về Nam đó, của các bậc tiền nhân, đã làm cho sức mạnh và địa thế của Đại Việt với các nước lân bang trước thế kỉ 18  rất lớn. Nó làm cho  vương quốc Đàng Trong của Chúa Nguyễn đã hùng cường và uy danh khấp khu vực khiến các nước lân bang phải triều cống… +  Cho dù ngày hôm nay nước Chăm Pa đã mất, nhưng vẫn còn đó những tộc thiểu số ở miền trung như Chăm, Raglai, ChuRu… là hậu duệ của vương quốc này đang tồn tại ngày ngày sống và lao động trong dòng chảy chung của dân tộc Việt. Họ đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. + Trong quá trình đó xu thế giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa hai dân tộc là tất yếu, mà sự ảnh hưởng của nó mãi ngày hôm nay vẫn còn tồn tại trong mọi đời sống, lao động và lễ hội của người Việt. Góp phần làm phong phú thêm văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Đó chính là những nguyên nhân khiến cho lịch sử mối quan hệ bang giao Việt-Chăm trở nên rất là quan trọng. Nhưng xét thấy lịch sử Việt Nam vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của mối quan hệ này. Cụ thể khi nghiên cứu về vấn đề này, giới khoa học hay các chuyên gia vẫn thường xếp mối quan hệ này chỉ ngang hàng với mối quan hệ với các nước lân bang chư hầu như Chân Lạp, Ai Lao…thậm chí là như mối quan hệ với các tiểu quốc và các bộ lạc dân tộc Tày, Mường, Mán. Bằng chứng là hiện nay trong sử phổ thông chỉ có vài dòng ngắn ngủi để nói về lịch sử các cuộc chiến tranh, hay hòa hiếu giữa hai nước và nhất là quá trình mở cõi của cha ông, trong khi đó các cuộc kháng chiến chống bắc phương thì lại được thuật rất chi tiết và dạy rất bài bản. Bên cạnh đó có rất  nhiều tác phẩm nghiên cứu lớn thường chỉ nghiên cứu về mối quan hệ trong lịch sử với Trung Hoa, cũng như các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương bắc. Điều này làm cho những người học và đọc sử nắm rất cơ bản và kĩ càng về các sự kiên lịch sử với Trung Hoa từ các chiến thắng đến các nhân vật liên quan đến các sự kiện của cả hai bên, từng diễn biến khái quát (ở đây chỉ là khái quát tức là không chi tiết vì họ không phải nhà nghiên cứu chuyên ngành), mốc thời gian như: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 giết chết Hoàng Thao, hay Quang Trung đánh bại quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm binh với chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa năm 1789… Nhưng họ lại ít biết về các cuộc giao tranh với Chăm Pa những năm 982, 1069, 1471,1692… về tên tuổi những nhân vật như Chế Củ, vương phi Mỵ Ê, hay Chế Năng, Chế Chí, Chế Bồng Nga, Bà Tấm, Bà Trang… thì họ lại ít biết đến và sự giao lưu, hôn nhân hai nước giữa vua Chế Mân và công chúa nhà Trần Huyền Trân, hôn nhân giữa công chúa Ngọc Khoa và vua Po rome (1631)… Những sự kiện như vua Chế Bồng Nga mấy lần tiến công tàn phá kinh đô Thăng Long, thậm chí giết chết vua Trần Duệ Tông hay những sự kiện vua Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông mấy lần đích thân xuất binh chinh phạt kinh đô của Chăm Pa…nhiều người Việt Nam cũng ít biết đến như các cuộc chiên chông Tống, Nguyên, Minh…ngoài những người quan tâm nghiên cứu. Mặc khác khi nói đến chủ đề này nhiều người trong chúng ta chưa dám nhìn thẳng vào lịch sử, đánh giá đúng lịch sử, mang tư tưởng đề cao vai trò “thượng quốc” của Đại Việt đối với đối phương (thật sự trong những sách sử viết vào thời phong kiến các sử gia Việt thường sử dụng những từ ngữ khinh miệt với người Chăm Pa như khi nói các lần sứ Chăm Pa sang chầu thì dung từ “ sang dâng cống”, hay thường ghi chép rằng nguyên nhân của mọi cuộc chiến tranh hai nước đều xuất phát từ phía Chăm Pa, trong khi đó cũng có khi nguyên nhân chiến sự từ phía Đại Việt, thậm chí ta còn thấy có lúc Đại Việt làm tổn hại đến mối quan hệ hai nước như sự kiện nhà Trần cướp công chúa Huyền Trân về nước năm 1307…). Bên cạnh đó nói đến chủ đề này chúng ta vẫn còn chưa biết nhiều đến những giao lưu giữa hai nước trên các lĩnh vực văn hóa, đời sống cho dù trên thực tế người Việt khi vào cư ngụ tại miền Trung đã tiếp thu và học hỏi rất nhiều kinh nghiệm lao động, phong tục, tín ngưỡng của người Chăm. Thậm chí dấu ấn những ảnh hường mà ta vây mượn của Chăm Pa còn hiện diện ở Miền Bắc, ngay tại inh thành Thăng và góp phần quan trọng tạo nên bản sắc Việt Nam Đây thực sự là tổn thất rất lớn của lịch sử đề về mối quan hệ ngoại giao Đại Việt – Chăm Pa thật sự là một vấn đề hay, chứa đựng nhiều kiến thức thú vị những còn nhiều bí ẩn cần nghiên cứu. Sự nghiên cứu nó cũng cần phải có những cái nhìn khách quan và tôn trọng sự thật, chỉ có những nỗ lực, của những “bàn tay” thiện chí, mới có thể trả lại được vai trò, tầm vóc, ý nghĩa quan trọng, mang tính lịch sử của vấn đề này. Nhận thấy tầm quan trọng đó của mối quan hệ này, mà vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu trực tiếp và tổng hợp nhiều khía cạnh, bình diện về chủ đề này. Đó chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài này. Nghiên cứu “Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa” hy vọng cùng góp phần làm sống lại những trang “khuất”, bị nhìn nhận sai lệch của tiến trình lịch sử của cả hai dân tộc, nỗ lực đánh giá lại những vấn đề, sự kiện một cách chính xác và khách quan. Nghiên cứu “Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa” sẽ giúp chúng ta biết được nhiều chi tiết quan trọng trong nhiều khía cạnh khác nhau ngoại giao, chiến tranh và giao lưu, hội nhập của hai bên từ đó đánh giá đúng vai trò của Chăm Pa trong việc hình thành nền Văn Hóa Việt phong phú và đa dạng. JASHAKLIKEI
0 Rating 461 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On May 31, 2015
  Tại cuộc hội thảo về Champa tại UC Davis ngày 24/5/2015 có một diễn giả chính đến từ Pháp là Tiến sĩ Po Dharma, một chuyên gia về lịch sử Champa. Ông dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn liên quan đến các vấn đề của dân tộc Chăm hiện nay. Trước tiên ông cho biết Tiến sĩ PoDharma: Dân tộc Chăm hôm nay có hai vấn đề quan tâm nhất. Thứ nhất là người thanh niên Chăm sống tại hải ngọai này làm thế nào để họ có một vai trò trong di sản của họ, trong tiếng nói của họ. Hầu hết họ sang bên Mỹ hay bên Pháp đều không biết tiếng Việt, không biết tiếng Chăm, cho nên chúng tôi muốn làm cách nào đưa đến cho họ di sản văn hóa Champa, những tác phẩm về Champa bằng tiếng Anh. Người Chăm hôm nay có khỏang 100 ngàn người ở Việt nam, 400 ngàn người ở Cam Pu Chia, 5 hay 6 chục ngàn ở Mã Lai, vấn đề của họ là thế kỷ 21 này họ có còn sống được hay không. Kế đến là dân tộc Chăm hiện nay ở Việt nam với vấn đề dân tộc bản địa, có thể duy trì văn hóa của họ trong một chế độ mà chúng tôi gọi là độc tài đảng trị hay không. Không phải họ muốn đòi lại độc lập quê hương, đó không phải là vấn đề của họ. Vấn đề duy nhất của họ là đòi hỏi chính phủ Việt nam công nhận họ là một phần của dân tộc Việt nam, lịch sử của họ là lịch sử Việt nam chứ không nằm bên lề lịch sử Việt nam. Kính Hòa: Về mặt chính thức chính phủ Việt nam lúc nào cũng nói rằng Việt nam gồm 54 dân tộc trong đó có dân tộc Chăm. Ở đây có thể nói gì về điều đó? Tiến sĩ Po Dharma: Chính phủ Việt nam cứ cho chúng tôi là một dân tộc phản động, đòi hỏi quá đáng, rồi tay sai bên ngòai. Không chúng tôi không đòi hỏi quá đáng. Dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định, Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, rồi Đệ nhất, Đệ nhị cộng hòa, nhà nước Việt nam công nhận dân tộc Chăm là dân tộc bản địa, hay là thổ dân, có đất đai riêng, phong tục tập quán riêng, có lãnh tụ riêng, do nhà nước Việt nam chỉ định nhưng phải đuợc sự đồng ý của nhân dân Chăm. Sau năm 1975 chế độ chính trị của Hà nội hòan tòan phủ nhận mọi qui chế đặc biệt đó. Vậy nên chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt nam hôm nay công nhận chủ quyền của người Chăm trên đất đai của họ, trên đền tháp của họ, trên di sản văn hóa của họ do người Chăm quản lý. Dân tộc Chăm có quyền mở cửa hành lễ trên đền tháp của họ, vậy mà mỗi lần hành lễ cũng phải xin phép. Đây là đền tháp của chúng tôi.   Tiến sĩ Po Dharma đến từ Pháp . Photo RFA   Kính Hòa: Về phía nhà nước Việt nam thì người ta cũng nói là có đại biểu quốc hội là đại diện cho người Chăm. Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi cám ơn nhà nước Việt nam đã cho chúng tôi một cái ghế gọi là dân biểu Chăm. Chúng tôi không phủ nhận cái đó. Vấn đề là họ đại diện cho chúng tôi để làm cái gì trong Quốc hội? Dân biểu của chúng tôi do nhà nước chỉ định làm theo nhà nước, chứ không có giai trò gì hết. Kính Hòa: Thưa những suy nghĩ, kiến nghị, hay là những mong muốn đó từ những tổ chức người Chăm độc lập ở trong nước cũng như hải ngọai đã được đưa đến nhà nước Việt nam chưa? Tiến sĩ Po Dharma: Nói thật ra cho đến hôm nay chúng tôi có tiếp xúc với dân biểu từ Hà nội xuống tiếp xúc cử tri, nhưng họ chỉ nói nhũng gì đảng và nhà nước muốn. Trước khi nói thì chế độ bảo không được nói cái này, không được nói cái kia. Mặc dù cùng sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam nhưng chúng tôi như ở ngòai lề, không có tiếng nói gì hết. Đó là những vấn đề chúng tôi muốn người Việt ở hải ngọai, người Việt trên tòan thế giới giúp đỡ chúng tôi, một dân tộc đang bị khó khăn trở ngại. Một mình chúng tôi không làm được, chúng tôi muốn người Việt ở cộng đồng hải ngọai lên tiếng giúp đỡ chúng tôi, một trong những dân tộc anh em.   Cụm tháp Po Klong Garai của người chăm xây dựng vào thế kỷ thứ 13   Kính Hòa: Xin Tiến sĩ câu hỏi cuối là trở lại với lịch sử Champa thì có ý kiến cho rằng học sinh Việt nam ngày nay từ miền Bắc cho đến miền Nam, ngòai những triều đại ở Thăng Long cũng nên học các triều đại Simhapura, Indrapura (Quảng Nam.) Ý kiến đó cũng được nhiều trí thức Chăm trong nước ủng hộ, Tiến sĩ đánh giá thế nào về việc đó? Tiến sĩ Po Dharma: Vấn đề hôm nay tôi thấy đối với người trí thức trẻ, không chỉ người Chăm mà còn cả người Việt, ai cũng thấy là có một dân tộc Chăm. Chính phủ Việt nam cũng cho xây một cái đền Chăm y hệt ngay tại Hà nội, một hành động công nhận dân tộc Chăm. Tiếc rằng nhà nước Việt nam không đề cập đến lịch sử Champa, hoặc chỉ có hai hàng thôi trong sách giáo khoa, trong khi đó nhà nước lại chuẩn bị đưa tiếng Tàu vào trường học. Cái điều đó người ta không hiểu. Mà khi nói đến lịch sử Việt nam thì phải có lịch sử Champa trong đó, từ Quảng bình, quãng Ngãi, Bình định,… Lịch sử Việt nam không thể tách rời khỏi lịch sử Champa. Kế đến là hôm nay nhà nước Việt nam luôn chủ trương dâ tộc đòan kết, Việt Chăm đòan kết. Vậy mà đòan kết thì đòan kết, nhà nước Việt nam quên mất lịch sử Champa trong sách Việt nam. Cái đó chúng tôi không hiểu là tại sao bỏ lịch sử Champa ra ngòai? Dân tộc Việt nam cần biết lịch sử Champa, người Chăm cần biết lịch sử Việt nam rõ rang. Như vậy cả hai mới sống với nhau được, không nghi ngờ, chia rẽ nhau. Lịch sử là một yếu tố quan trọng đối với con gười như một yếu tố tâm linh vậy, cần biết lịch sử để mà hiểu nhau. Đó là một vấn đề mà chúng tôi mong muốn các trí thức người Việt lên tiếng để lịch sử Champa được giảng dạy trong trường học, đó là một vấn đề mà chúng tôi sẽ luôn luôn tranh đấu để đạt được. "Tiếc rằng nhà nước Việt nam không đề cập đến lịch sử Champa, hoặc chỉ có hai hàng thôi trong sách giáo khoa, trong khi đó nhà nước lại chuẩn bị đưa tiếng Tàu vào trường học. Cái điều đó người ta không hiểu" Tiến sĩ Po Dharma Kính Hòa: Xin cảm ơn Tiến sĩ đã giành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Theo rfa.org
0 Rating 459 views 0 likes 0 Comments
Read more