• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
Linh Dang
On October 23, 2014 432 views
Champa Media kính chúc tất cả bà con Champa trên toàn thế giới một mùa Katê 2014 dồi dào sức khỏe và làm ăn phát tài!
Kính tặng mọi người một video clip mới hoàn thành:
" Champa - Ý Nghĩa Của Lễ Hội Katê "
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo tiến sỹ: Quãng Đại Cẩn (10-2014)
Nói đến Katê, tôi nghĩ có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Ngày xưa, trong tài liệu của Việt Nam có nói về Katê. Trong “ Đại Nam Nhất Chí, ” có ghi: Nước Champa rất giàu, đền đài rất nhiều có khắp mọi nơi. Vàng bạc rất nhiều, quanh năm ca hát và nhảy múa. Thường thì khoảng tháng Mười, tháng giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa. Mùa đó thì đi làm ăn khó khan, đi buôn bán trên biển cũng khó khăn, người Chăm mua sắm để làm Lễ lớn. Nếu so sánh giữa lễ lớn lúc đó và lễ lớn hôm nay, Katê hôm nay, nhiều nhà khoa học hàng đầu trong nước cũng như ngoài nước đã khẳng định: Katê là một lễ hội bản địa, lễ hội tín ngưỡng dân gian, lễ hội truyền thống lớn nhất của dân tộc Chăm. Lễ hội Katê tôn thờ ai? Tôn thờ và cầu an. Tôn thờ Thần linh, Vua chúa, Tổ tiên, Ông bà, và cầu an cho con cháu Champa an lành, mạnh khoẻ, và làm ăn phát đạt. Do đó, chúng ta thấy rằng ngày xưa và ngày nay, có giống nhau về tính cách của lễ hội. Ngày xưa, nước Champa còn, thì Vua tổ chức lễ hội, mỗi vùng mỗi xóm đều lo cho lễ hội của mình. Lễ hội chung cho vùng, rồi đến làng, rồi đến gia đình. Bây giờ chúng ta thấy, làm lễ tại Tháp Pô Klongrai, Tháp Pô Rome, Pô Nargar, Pô Klongmunai, Pô Tầm, Pô Nit, Pô Sah Inư. Vậy thì, chúng ta thấy mỗi vùng hành lễ có khác nhau. Nhưng thật sự không khác nhau. Khi làm lễ Katê tại Tháp Pô Klongrai, các sư mời tất cả thần linh và tất cả vua chúa đến dự tại Tháp Pô Klongrai. Khi làm lễ Katê tại Miếu Pô Nit, các sư mời tất cả thần linh và tất cả vua chúa đến dự tại Miếu Pô Nit. Katê ở mỗi làng thì mỗi làng tự tổ chức. Katê ở gia đình thì không phải gia đình nào cũng tổ chức. Mỗi năm, trong họ tộc đề cử một gia đình tổ chức Katê. Bàlamôn vào Champa, bản địa hóa. Phật giáo vào Champa, bản địa hóa. Hồi giáo Muslim vào Champa, bản địa hóa. Toàn thể thần thánh vào Champa, người dân Champa đều xem như thần của Champa cả. Bây giờ, dân tộc Champa mình đã mất nước, ai đứng ra để tổ chức Katê. Chỉ còn các lảnh đạo tôn giáo đứng ra tổ chức. Vậy thì ở Bình Thuận tổ chức Katê từ năm 2005 đến năm 2014 rất đúng. Trước một ngày tổ chức Katê, thì có làm lễ cầu an. Pô Chang và Pô Sà làm chung với nhau. Ở Tháp thì có Ông Thành, Ông Pụ, bà Chầu, Ôn Chanay đảm nhiệm hành lễ. Ôn Thành hát cầu an, bà con rước áo vua từ dân tộc anh em Raglai đến Tháp….
Categories: Lễ hội Katé