• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
admin
by On January 31, 2012
132 views

Năm hết Tết đến, người Việt khắp nơi đón Tết. Cả khi ra nước ngoài, họ vẫn không chối bỏ Tết cổ truyền dân tộc. Riêng những đứa con dân Champa lưu lạc, vừa ít ỏi vừa chịu cảnh đời tha hương, thì không có “Tết” của mình. Để  được quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe thiên lịch sử oai hùng của dân tộc, hát khúc dân ca trầm buồn của quê hương, và nhảy những điệu múa truyền thống của tổ tiên cho vơi đi nỗi buồn mong nhớ. 

 

  

             Video clip Kỷ Niệm 10 Năm Ngày Thành Lập Hội BTVH Champa

 

 May thay mong ước giản dị chân chất ấy được giải tỏa phần nào từ khi có Hội I.O.C ra đời năm 1986 tại U.S.A, sau đó là Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa. Hội đã qui tụ người Champa từ Âu Châu đến Mỹ Châu để tổ chức lễ hội Katê. Dù còn nhiều trở ngại, còn vài khía cạnh chưa đồng thuận, nhưng với bao nhiêu thành tích đạt được, thì đó là công lao to lớn của cả một tập thể. Vậy mà mới đây, một tác giả trên Harak Champaka đã cố tình xuyên tạc thành tích đó, hòng chối bỏ nó. Để biết tác giả đó đã xuyên tạc thế nào, trước hết tôi thử điểm qua thành tựu của Hội.

 

1.     Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa U.S.A.

 

Ngay buổi đầu thành lập, và sau mấy mấy năm hoạt động, Hội I.O.C. đã tổ chức thành công vượt bậc lễ hội Katê vào tháng 11.1994, tại giảng đường của Trường San Jose State University với khoảng 500 quan khách Champa - Việt - Mỹ tham dự. Qua những trang phục truyền thống của đồng hương trong lễ hội, các tiết mục văn nghệ thật đặc sắc giúp quan khách Việt - Mỹ hiểu thêm về mục đích và ý nghĩa của đại lễ Katê, về văn hóa cổ truyền dân tộc. Sau lễ hội Katê lịch sử này, các đồng hương Champa cảm thấy sung sướng tự hào được nối gót tiền nhân thực hiện một lễ hội truyền thống đã gắn liền với lịch sử dân tộc từ khi dựng nước năm 192 đến khi mất nước năm 1832 (theo sử gia Tiến sĩ Po Dharma).  Mặc dù đã mất nước gần 180 năm, nhưng lễ hội Katê vẫn còn đó và ngày càng phát triển. Mọi người dân Champa hải ngoại hy vọng rằng truyền thống quý báu đó được phát huy mạnh mẽ trong những năm kế tiếp. 

  

Rồi những năm kế tiếp con dân Champa lưu lạc im lặng.  Suốt ba năm liền (1995-1997), bà con Champa nơi hải ngoại không hề có được cuộc gặp mặt, cho dù là cuộc họp đơn sơ để kỷ niệm Katê truyền thống.  Quần chúng Chăm trong những năm tháng này rất lo lắng không hiểu vì sao Hội I.O.C ngưng hoạt động.  Và phải đến bao giờ thì Hội mới tái xuất hiện?  Đó là nguyên nhân khiến ra đời nhiều tổ chức bảo tồn văn hóa Champa tại Hoa kỳ. Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa đã khai sinh trong hoàn cảnh trống vắng của lịch sử trên. 

 

Mục đích của Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa

 

Mục đích của Hội là nối gót các bậc tiền nhân giữ gìn và phát huy văn hóa bản sắc dân tộc, tiêu biểu là tiếng nói và chữ viết Champa, các phong tục tập quán, lễ nghi truyền thống, cụ thể là lễ hội Ilimô đầu năm và Katê truyền thống, phổ biến lịch sử Champa cho thế hệ con cháu ở hải ngoại.  Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa được hình thành là nhờ công lao vận động đóng góp của một số các bậc nhân sĩ, trí thức Champa tại Hoa Kỳ, Canada và Pháp, cùng với sự hậu thuẫn đông đảo của các tầng lớp thanh niên sinh viên học sinh Champa tại Hoa Kỳ.  Bước đầu thành lập, Hội đã gặp nhiều khó khăn về tài chánh lẫn cơ sở để sinh hoạt. Nhờ sự giúp đỡ của gia đình ông Yassin Bá, một nhân sĩ trong các thành viên của Ban sáng lập Hội, đã cho mượn tư gia làm trụ sở sinh hoạt của Hội; ông Đắc William Kiết, một nhân sĩ trí thức Chăm, thành viên Ban sáng lập Hội, đã có công vận động các nhân sĩ, trí thức Champa hậu thuẫn cho sự khai sinh Hội, và ông ta cũng là người đã đem hết tâm huyết của mình cùng với ông Yasin Bá đã sang bằng mọi trỡ lực từ nhiều phía trong vấn đề thành lập Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa tại USA.

 

Hội BTVH Champa tại U.S.A; ông Đắc Jimmy Thiên một trí thức Chăm, thành viên Ban sáng lập, đã có công trong việc lo thủ tục pháp lý để Hội hoạt động hợp pháp theo luật pháp của Hoa Kỳ.  Ngoài ra Hội BTVH Champa thành thật ghi nhận công lao của các vị nhân sĩ, trí thức sau: Ông Y Klong Adrong, một nhân sĩ Champa vùng Cao Nguyên, cố vấn cho Hội tìm nguồn tài chánh cũng như giúp hội trường để sinh hoạt; ông Tiến Sĩ Po Dharma, giáo sư trường đại học Sorbonne Paris, nhà viết sử Champa, đã gửi bài thuyết trình về "Vấn đề nguồn gốc lịch sử, văn hóa Champa và cộng đồng Champa hôm nay" trong ngày ra mắt Hội; ông Dương Tấn Sở, ông Hoa Đình Sổi, Ông Lư Thái Nhàn, ông Đặng Chánh Anh, ông Bích Văn Thiên, ông Huỳnh Thái Sơn, các bậc thân hào nhân sĩ Chăm, đã có công vận động trong giới cao niên Champa ủng hộ việc thành lập Hội. Ông Hakem Masales Moly, một nhà lãnh đạo tinh thần của bà con Chăm vùng Sacramento và phụ cận, đã tích cực đóng góp ý kiến xậy dựng trong việc bảo tồn tiếng nói Chăm trong ngày ra mắt Hội. Ông Hoàng Kim Gia, chủ tịch Liên Minh Những Người Tị Nạn Chăm tại Hoa Kỳ, đã ủng hộ về tinh thần lẫn tài chánh để Hội có thêm phương tiện hoạt động. Hội BTVH Champa cũng không quên công lao của ông Bích Văn Mười, một trí thức Chăm hiện định cư tại Canada, đã nhiệt tình giúp đỡ ý kiến cho việc xây dựng Hội. Ông Mai Tường, một nhà nghiên cứu về lịch sử Champa, đã đóng góp bài vở, tiền bạc, công sức thuyết trình cho ngày ra mắt Hội. Ông Bá Đại Long, một chuyên viên nồng cốt về Chiêm ngữ và lịch pháp Chăm.  Ngoài ra Hội cũng không quên chân thành cảm ơn tất cả quí vị đã có mặt trong Hội nghị thành lập và ngày ra mắt Hội.

 

Sau hội nghị thành lập, Hội quyết định tổ chức đón mừng lễ hội Illimô đầu năm Mậu Dần (theo lịch Champa), kết hợp với việc làm lễ ra mắt Hội cùng toàn thể bà con Champa nơi hải ngoại vào 4.7.1998 tại hội trường Trung Học Overfelt, thuộc thành phố San Jose. Trong bầu không khí nắng ấm của ngày xuân, con dân Champa từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ tề tựu về đây để làm lễ đón những năm mới và chúc mừng cho sự ra mắt của Hội BTVH Champa được tiến triển tốt đẹp. Khoảng 300 đồng hương Champa tham dự. Buổi lễ bao gồm trình diễn văn nghệ truyền thống do các em thanh niên Champa biểu diễn, đá bóng giao hữu giữa hai đội thanh niên Chanmpa San Jose và thanh niên Champa Seattle.  Lễ hội đã kết thúc trong tiếng hoan hô cổ vũ cho các cầu thủ đá bóng của hai đội thật là sôi nổi, và hào hứng, đánh dấu một ngày mới của lịch sử Champa nơi hải ngoại. 

 

   

                           Ông Hakem Masales Moly phát biểu trong ngày Lễ Hội Katê -2005

 

Để thực hiện theo đúng điều lệ và tôn chỉ của Hội đề ra, Hội BTVH Champa đã tiến hành tổ chức lễ hội Katê năm Mậu Dần, 25.10.1998 Dương lịch (vào khoảng đầu tháng Bảy Chăm lịch) tại hội trường do ông Y Klong Adrong bảo trợ, trên đường 2400 Moorpark Avenue, thuộc thành phố San Jose. Gần 100 đồng hương tham dự lễ hội. Mở đầu là lễ đặt vòng hoa lên đài tưởng niệm những vị có công với dân tộc là một điển hình, thứ đến là những bài đọc tiểu sử để vinh danh các vị anh hùng của dân tộc. Công lao và sự nghiệp của các vị vua như Po Klong Girai, bà Chúa Po Sah Inư, vua Po Bir Thor (tức Chế Bồng Nga). Những giây phút tưởng niệm trang nghiêm kính cẩn, bài hát Khik Bhum Pasai vang lên như một sự nhắc nhở nhau cho bangsa Champa vẫn là một nỗi đau của mỗi người, những bài diển văn nhắc lại thân phận mất nước và những bài phát biểu kêu gọi về nguồn trong nước mắt của những bật trưởng lão. Kêu gọi tình đoàn kết dân tộc và kêu gọi những con cháu hãy biết ơn công lao của các thế hệ cha ông chúng ta. Nhắc nhở con cháu đừng quên mình là con dân Champa và hãy hãnh diện và tự hào về điều đó. Nhắc nhở con cháu dẫu đang ở phương trời nào vẫn nối gót truyền thống di sản của tổ tiên. Đây là di sản quý giá trong cuộc sống của một nền văn hóa cao đẹp. Bởi thế chúng ta cần gìn giữ phát huy và trân trọng nó. Những thứ nếu mất đi rồi thì không bao giờ trở lại. 

 

Xen kẽ với các tiết mục đọc tiểu sử có phần phụ diễn văn nghệ do thanh thiếu niên đảm trách. Chương trình lễ hội diển ra thật nghiêm trang và hấp dẫn, lôi kéo sự chú ý của đồng hương ngay từ đầu đến cuối. Sau cùng là phần ăn trưa và văn nghệ cây nhà lá vườn do các em thanh niên biểu diễn. Chương trình lễ hội kết thúc trong niềm hân hoan vô bờ bến của mọi người. Tất cả cùng nắm tay nhau múa khúc nhạc dân tộc trong tiếng cười chan hòa cùng những dòng nước mắt hạnh phúc. 

 

Bước đầu vào năm Kỷ Mão, Hội BTVH Champa đã tham gia hội chợ Tết cùng với cộng đồng Việt Nam Bắc California, 20.2.1999, tại Fairground thuộc thành phố San Jose. Hội đã thuê một gian phòng để triển lãm hàng công nghệ phẩm, các hình ảnh sinh hoạt của đồng bào Champa ở quốc nội cũng như hải ngoại. Ban thanh niên của Hội đã tham gia biểu diễn ba tiết mục văn nghệ truyền thống Champa cùng với đội văn nghệ của nhiều hội đoàn Việt Nam khác tại khán đài chính của Hội Chợ Tết để truyền bá văn hóa chăm cho các cộng đồng bạn nói chung và bà con Champa nói riêng. Sau Tết Nguyên Đán Việt Nam, Hội BTVH Champa tổ chức ngày lễ hội Ilimô đầu năm Kỷ Mão theo lịch Champa vào 18.4.1999 tại Cunningham Park thuộc thành phố San Jose với sự tham gia của hơn 100 đồng hương Champa. Trong buổi lễ, Hội đã trao tặng những tấm lịch Champa đến các gia đình đồng hương có mặt trong buổi lễ và sau đó gửi tặng một số lịch Champa cho các thân hào nhân sĩ Chăm ở xa. Ngoài ra Hội còn gởi tặng những tầm lịch cho một số vị nghiên cứu về lịch sử Champa ở quê nhà để cùng tham khảo.

  

                           Hình ảnh Triển Lãm Văn Hóa Champa trong ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam

 

Ngoài việc chú trọng đến công tác tổ chức lễ hội truyền thống cho đồng hương, Hội BTVH Champa còn mở những lớp xóa mù chữ Chăm cho thanh thiếu niên sinh viên học sinh Chăm có nhu cầu biết đọc biết viết chữ Chăm. Lớp học đầu tiên đã chính thức khai giảng vào 2.6.1999 tại tư gia ông Kiều Ngọc Quyên, mỗi tuấn học vào tối thứ Bảy từ 7 giờ tới 9 giờ.  Có khoảng 10 học sinh theo học và giáo viên đứng lớp là Ông Bá Đại Long. Lớp học đã kết thúc vào 30.8.1999 khi mùa tựu trường của học sinh đến. Chương trình hoạt động của Hội từ đầu tháng 9.1999 đến cuối năm 1999 là tổ chức những buổi tập dượt văn nghệ cho các em, các cháu thanh thiếu niên trong Hội vào các ngày cuối tuần, chuẩn bị trình diễn trong dịp lễ Katê sắp tới, 10.10.1999 (tức vào khoảng mùng 2 tháng 7 Chăm). Vào dịp lễ Katê năm nay, Hội phát hành Đặc san Vijaya đầu tiên đến cùng quý độc giả trong và ngoài cộng đồng Champa.  Đây là phần sơ kết các hoạt động của Hội BTVH Champa từ khi thành lập cho đến cuối năm 1999.

 

Trong những năm kế tiếp, hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa cứ theo truyền thống ấy.  Mỗi năm với nỗi mong nhớ quê hương da diết, những đứa con Champa lạc loài lại tìm đến với nhau để cùng hướng về cội nguồn tổ tiên.  Dù cuộc sống ngổn ngang công việc mưu tìm kế sinh nhai trên đất khách quê người họ vẫn dành trọn thời gian, vượt qua muôn vạn khó khăn để tìm đến với nhau cùng tổ chức Katê hằng năm rất long trọng. Có cả những báo chí Việtnam cũng có mặt.  Jalan Riya viết, trong Katê: Lễ hội Champa truyền thống và triễn vọng “lần đầu tiên xem cuốn băng DVD nhiều người Chăm ở quê nhà đã xúc động đến rơi nước mắt. Họ không tin vào mắt mình với những hình ảnh Katê quê hương trên đất Mỹ, vừa mừng vừa hãnh diện rằng những điệu múa quạt truyền thống, những điệu dân ca mộc mạc di sản của tổ tiên vẫn được người Chăm xã hội sinh ra và lớn lên trên mãnh đất mới đầy thử thách đối với truyền thống này nâng niu trân trọng.”  Hãy nghe cảm xúc của tác giả sau khi đã tham dự những Katê khắp mọi nơi trong và ngoài nước: “Tôi đã từng tham dự nhiều hội Katê, nhất là tại quê nhà, từ làng này qua làng khác, từ Phan Rang đến Phan Rí, từ Sông Lòng Sông đến Malâm, hay tại Sàigòn.  Tôi thấy Katê được tổ chức mỗi nơi mỗi vẻ, ngay cả tại Mỹ, qua những tài liệu sinh hoạt và hình ảnh video của Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa, U.S.A.  Katê ở đây có một nét riêng của nó.  Dù hình thức có khác, mới lạ, nhưng nội dung vẫn là sự nhớ ơn và vinh danh các bật tiền nhân Champa , những vị có công với đất nước, xậy dựng hay gìn giữ hay tạo sự an cư lập nghiệp, phồn vinh cho con dân Champa trước đây”

 

Đạt được các thành quả nêu trên, một phần là nhờ tinh thần dám hy sinh cao cả cho sự nghiệp bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc của các anh em Hội viên, không nề hà gian khổ khó khăn, vượt qua biết bao nhiêu trở lực, cùng nhau đoàn kết góp công sức tiền bạc, một phần là nhờ sự hậu thuẫn của quý đồng hương mặc dù không trực tiếp tham gia các sinh hoạt của Hội, nhưng luôn hiện diện trong các ngày lễ hội trọng đại của dân tộc.  Hội Bảo Tồn Văn Hóa Champa xin chân thành cảm ơn sự có mặt của quý vị trong các ngày lễ truyền thống cộng đồng và xem đó như những đóng góp thiết thực cho sự tồn vong của dân tộc Champa.

 

                                                  Hình ảnh trong ngày Lễ Hội Ilimo Kauk Thun - 2005

 

Đấy là bài viết Yaya Palei tường trình mục đích thành lập hội BTVH Champa và những hoạt động của Hội để độc giả cùng tham khảo và nhận định.  Vậy mà có tác tác giả đã viết bài xuyên tạc mục đích và việc làm tốt đẹp ấy, nhằm phủ nhận và chối bỏ bao nhiêu công sức vun vén cao cả ấy bấy lâu nay.

 

2.     Sự sai lầm của tác giả bài viết “Katê: một lễ tục hai lễ hội và hai ý nghĩa khác nhau”

 

Về bài viết “Katê: một lễ tục, hai lễ hội và hai ý nghĩa khác nhau” trong tập san Harak Champaka 40 trang 7”. Ngay tựa đề thôi cũng đã hiện ra cái suy nghĩ sai lầm, lệch lạc của tác giả với tất cả con dân Champa ở hải ngoại đã và đang nỗ lực để bảo tồn văn hóa Champa. Đoạn thứ hai trong bài tác giả viết: “Katê là một lễ tục của cộng đồng Chăm Ahier đã trở thành những lễ hội linh đình nhất như lễ Ramawan của người Chăm Awal (Chăm Bani)”.Đây là một quan điểm sai lệch và vô cùng tai hại. Là luận điệu, tư tưởng gây chia rẽ trong cộng đồng, chẳng có chút nào tính cách xây dựng. Xin nêu ra hai điểm căn bản nhé!

 

Điểm thứ nhất, Katê không phải là một lễ tục của cộng động Chăm AHIER. Khi đọc câu này độc giả đã đánh giá tác giả chẳng có chút căn bản nào về khái niệm của ý nghĩa Katê. Giai đoạn qua, Katê được nghiên cứu và trình bày từ nhiều cách nhìn và diễn đạt khác nhau, qua lăng kính nhân sinh quan và cảm xúc của từng nhà nghiên cứu về Champa.  Dù có khác nhau đến đâu đi nữa nhưng họ vẫn quy theo mẫu số chung:  Đó là lễ hội lớn và quan trọng nhất mang tính truyền thống của dân tộc, có nguồn gốc lịch sử độc đáo, tiêu biểu cho một cộng đồng Champa, không phân biệt tôn giá

Like (1)
Loading...
2
admin
comment rất ấn tượng.
February 3, 2012
Bích Hiên
hay đó!...
February 8, 2012
Bích Hiên
thật sai lầm khi fũ nhận kate, là con cháu của ng chăm thì fai~ lấy đây là niềm tự hào, mang đậm bản sắc dân tộc Chăm, và cũng từ lễ hội này sau 1 năm học mọi ng, bn bè lại cùng nhau sum họp, rất vuj vẻ và ấm cúng, chẳng có j là linh đình cả...và hi vọnglà mọi ng sẽ cùng nhau fat' huy và bảo tồ... View More
1
1
February 8, 2012
Nghê Sï and N.danhChämpa
ui dai' we' doc~ xong thanh 4 mat luon..thiet kho~ we' i
February 8, 2012