• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
prancham
by On December 20, 2016
417 views

 

[Phản biện sách] Văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á (phần 1)

Isvan

wp_000701

 

PHẢN BIỆN VỀ SÁCH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HOÁ SA HUỲNH

Khảo cổ học Sa Huỳnh là một mảng nghiên cứu thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Sau hơn 100 năm nghiên cứu với 3 giai đoạn chính: giai đoạn 1909 – 1960, giai đoạn 1975 đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, những năm 90 của thế kỷ 20 đến thập niên đầu thế kỷ 21.Cho đến nay nghiên cứu về Sa Huỳnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Bên cạnh đó nhiều nhà khảo cổ học cũng đã có nhiều nhà khoa học tên tuổi tham gia vào nghiên cứu này nhưM.Vinet, Madeleine Colani, H. Parmentier, Cabarre, nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse, Wilhelm G. Solheim, Saurin, H. Fontaine,Cố GS Trần Quốc Vượng, GS Hà Văn Tấn, PGS. TS Po Dharma, PGS. TS Lâm Thị Mỹ Dung, GS Trần Kì Phương, Cao Xuân Phổ, Ngô Văn Doanh, Lê Đình Phụng, Lương Ninh…v.v…

Trong các chương trình đào tạo Khảo cổ học ở Mỹ về Đông Nam Á, khảo cổ học Sa Huỳnh cùng với nhiều nền văn hoá khảo cổ ở Việt Nam được đưa vào nội dung giảng dạy. Tôi cũng may mắn được học môn học này và được tiếp xúc với nhiều nghiên cứu về khảo cổ học ở Đông Nam Á.Chính vì vậy, khi được biết có một nghiên cứu về Sa Huỳnh vớitiêu đề “Văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Chừng, Dương Minh Chính, Lê Văn Công, Lê Sơn, Nguyễn Văn Thanh, Lê Quốc Ân, và Nguyễn Quốc Chiến xuất bản tại nhà xuất bản Hồng Đức năm 2015thì tôi rất kỳ vọng sẽ được cập nhật và học hỏi thêm những phát hiện mới về nghiên cứu Sa Huỳnh.

Nội dung của quyển sách “giới thiệu” về 100 năm nghiên cứu Sa Huỳnh, các đặc điểm của văn hoá Sa Huỳnh, mối liên hệ với văn hoá Đông Sơn, và bàn về nước Việt Thường Thị và Champa trong lịch sử. Theo quan điểm của các tác giả này, dải đất của vương quốc Champa chỉ tồn tại trong khu vực Khauthara và Panduranga (Khánh Hoà – Ninh Thuận – Bình Thuận). Các phần đất từ núi Thạch Bi (Phú Yên) cho đến Nghệ An thuộc lãnh thổ của vương quốc Đại Việt vốn bị Champa chiếm đóng và phải đến thời Lê Thánh Tông mới thu hồi lại được. Bên cạnh đó, các tác giả khẳng định lãnh thổ của “nước ta” từ thời Hai Bà Trưng kéo dài từ Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân đến Nhật Nam. Cụ thể là từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cho đến ranh giới Phú Yên – Khánh Hoà. Tuy nhiên, các nội dung tranh luận của các tác giả có rất nhiều vấn đề sai lầm và cần được đính chính. Xin trao đổi một số vấn đề trong nghiên cứu này:

Vấn đề 1: Nhầm lẫn cơ bản giữa các thuật ngữ – giai đoạn

– Hai Bà Trưng – Lâm Ấp: tác giả đang chứng minh là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có tầm ảnh hưởng trong 4 vùng Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân đến Nhật Nam nhưng sau đó người Tượng Lâm nổi dậy chiếm vùng đất này.

– Sa Huỳnh và Champa là hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn của Sa Huỳnh và Champa là hai đoạn khác nhau rõ rệt. Văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 3500 TCN và kéo dài dài tới những thế kỉ 1, 2 SCN.[1] Riêng vương quốc Champa, dựa vào những thư tịch cổ Trung Hoa đã khẳng định mốc thời gian thành lập là từ thế kỷ 2 SCN đến 1832[2]. Ấy vậy mà tiêu đề có vẻ là hướng đến tìm hiểu Sa Huỳnh, các tác giả lại chỉ xoay quanh về lịch sử vương quốc Champa. Các nội dung về Sa Huỳnh dường như mất hút trong nội dung sách này.

– Nhầm lẫn giữa nước Đại Việt trong lịch sử và Việt Nam ngày nay. Việt Nam là quốc gia hiện đại với 54 dân tộc và có lịch sử của nhiều quốc gia cổ đại như Champa và Funan chứ không riêng lịch sử của Đại Việt.

Vấn đề 2: Lạc đề – bố cục lộn xộn

Ngay từ tiêu đề bài viết “Văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á”, người đọc sẽ hình dung rằng tác giả sẽ trao đổi về vị trí của văn hoá Sa Huỳnh trong không gian văn hoá ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, dựa vào mục lục và nội dung trong sách không thể hiện được bức tranh Sa Huỳnh trong mối quan hệ trong văn hoá Đông Nam Á. Sự lạc đề này có thể chứng minh rõ qua bố cục của quyển sách. Quyển sách gồm bốn chương:

Chương 1: Những vương quốc hùng mạnh đã từng tồn tại trên dải đất Việt Nam trong quá khứ. Tác giả nói về ba vương quốc Phù Nam/Chân Lạp, Champa và Đại Việt.

Chương 2: Tác giả giới thiệu về ba trung tâm văn hoá thời cổ bao gồm : Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo.

Chỉ duy nhất chương 3 là tập trung giới thiệu về văn hoá Sa Huỳnh: địa điểm khảo cổ, đặc trưng… tuy nhiên dường như các tác giả chưa thể hiện được bức tranh tổng quan của văn hoá Sa Huỳnh trong bản đồ khảo cổ học Việt Nam và Đông Nam Á. Tác giả cũng không đi sâu phân tích đặc trưng,chiều kích, con người và văn hoá Sa Huỳnh trong mối tương quan với các nền văn hoá khác ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các thông tin mà tác giả cung cấp không có gì mới kể từ hội thảo hơn 100 năm nghiên cứu Sa Huỳnh diễn ra từ 22/7 đến 24/7/2009. Trong hội thảo này, các nhà khoa học đã phân tích, đánh giá và so sánh giữa Văn hoá Sa Huỳnh với các khu vực văn hoá khác trong vùng lãnh thổ Việt Nam như Văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc, Văn hoá Óc Eo ở phía Nam; xem xét văn hoá Sa Huỳnh trong mối tương quan với các văn hoá khác ở Đông Nam Á như sự tương quan giữa gốm Sa Huỳnh và loại hình gốm Kanalay (Philippines). Rộng hơn nữa, các chuyên gia đã dựa trên các hiện vật để tìm hiểu những mối giao lưu văn hoá, thương mại với các văn hoá khác trong vùng Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào… Các nhà khoa học cũng hướng sự chú ý đến những hiện vật thu được từ các mộ táng (mộ đất, mộ nồi, mộ vò và đồ tuỳ táng) một minh chứng quan trọng để tìm hiểu sự phân hoá giàu nghèo, tiền đề của sự phân hoá xã hội dẫn đến sự ra đời của một nhà nước sơ khai.

wp_000703

wp_000704

Một công trình nghiên cứu chỉ hơn 200 trang mà tài liệu phụ lục lên đến 100 trang bao gồm bài dịch và bản gốc. Điều này chưa bao giờ thấy trong nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài. Những phụ lục đó theo đúng khoa học thì chỉ là tài liệu tham khảo để các tác giả phục vụ cho việc tham khảo – chứng minh cho luận điểm của mình.

 

Vấn đề 3: Sử dụng nguồn tư liệu chính phục vụ cho bài viết quá lỗi thời và không cập nhật những nghiên cứu mới

Thứ nhất: Về nghiên cứu lịch sử Champa, từ sau công trình của Maspero, nhiều công trình khác đã ra đời cũng giành sự quan tâm đến chủ đề này với nhiều nội dung và quan điểm mới, như các công trình của R. Stein, G. Coedes. Po Dharma, Lafont[3], chưa kể đến hàng trăm công trình, bài viết nghiên cứu về Champa khác… với số lượng các nghiên cứu như vậy, nhưng xuyên suốt tác phẩm các tác giả chỉ dựa chủ yếu vào công trình nghiên cứu lịch sử của tác giả Maspero đã lỗi thời và chứa nhiều thiếu sót.

Thứ 2: về nghiên cứu Sa Huỳnh: có ba giai đoạn nghiên cứu về văn hoá Sa Huỳnh… hiện nay nhiều nghiên cứu về Sa Huỳnh vẫn đang tiếp diễn và có nhiều công bố trước tác phẩm của nhóm tác giả này xuất bản. Cụ thể như Văn hóa Sa Huỳnh của Vũ Công Quý (1991), Những phát hiện mới về văn hoá Sa Huỳnh của nhóm tác giả Andreas Reinecke, Nguyễn Chiều, Lâm Thị Mỹ Dung (2002), Người Sa Huỳnh của Nguyễn Lân Cường (2007), đề tài Nghiên cứu cấp DHQG của Lâm Thị Mỹ Dung, mang tựaMột số vấn đề khảo cổ học ven biển miền trung Việt Nam giai đoạn chuyển tiếp từ văn hóa Sa Huỳnh sang văn hóa Champa (2005),… Tại sao các tác giả không cập nhật?

Vấn đề 4: Nội dung mang tính chủ quan, cảm tính, và không có chứng cứ rõ ràng

Dẫu biết các tác giả đã đi lạc đề trong nghiên cứu của mình nhưng luận điểm chính mà tác giả đang cố chứng minh là lãnh thổ Đại Việt kéo dài từ ngoài bắc cho đến Phú Yên (núi Thạch Bi). Tác giả đã phủ nhận toàn bộ công trình nghiên cứu dày đặc về Champa trên thế giới với những chứng cứ và lập luận rõ ràng. Có lẽ các tác giả không có cơ hội tiếp cận hoặc không đủ khả năng để tiếp cận những dữ liệu dày đặc về Champa thông qua các công trình nghiên cứu về sử học, khảo cổ, nghệ thuật, ngôn ngữ…

Điều rất nguy hiểm trong luận điểm của các tác giả này đã “kích động sự thù hằn” và “gây tổn thương thêm cho người Champa”. Champa là một quốc gia đã từng tồn tại trong lịch sử từ thế kỷ 2 TCN cho đến năm 1834 là điều không thể phủ nhận. Lãnh thổ của Champa cũng đã vẽ rõ ràng từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị cho đến tận giáp ranh Biên Hoà.Ấy vậy mà, từ một chủ nhân của vùng đất này, người Chăm lại trở thành kẻ cướp đất. Champa đã mất, người Cham giờ cùng tạm gác những quá khứ đau buồn và cùng 53 dân tộc anh em xây dựng một đất nước Việt Nam đa dạng và tôn trọng nhau kể cả quá khứ. Thế mà nhóm tác giả này lại phát ngôn ra được những từ khó coi của kẻ bề trên và tư tưởng ĐẠI KINH như vậy.

Với nghiên cứu này, những nghiên cứu về khảo cổ học và lịch sử bấy lâu nay của giới khoa học trong nước và quốc tế coi như là không có giá trị. Bởi những “phát hiện LẠ” vô lý và vô căn cứ dựa trên sự võ đoán xằng bậy.

Xin dẫn chứng cụ thể từng nhận định sai của nhóm nghiên cứu này:

Trang 9: Lời nói đầu

Đoạn 5: tư liệu nào để tác giả chứng mình?

Sa Huỳnh nằm trong địa phận nước ta trước khi bị quân Chàm xâm chiếm. Miền Trung Bộ (từ đèo Hải Vân đến đèo Cả) chỉ thuộc vào chính quyền Champa từ tiền bán thế kỷ III CN đến cuối thế kỷ XV CN. Đó là thời cực thịnh của vương quốc Champa. Trước khi vua Lê Thánh Tông phục hồi được miền đất này thì suốt gần mười ba thế kỷ, miền Trung Trung bộ là thuộc địa của chính quyền Champa. Miền Trung Trung Bộ, từ đèo Cả đến đèo Hải Vân không hề là bản địa của dân tộc Cham như nhiều người lầm tưởng.

Đoạn 15: Minh chứng cụ thể là gì? Từ “nước ta” là nước nào trong giai đoạn lịch sử này?

« Sa Huỳnh không phải là đất bản địa của dân tộc Chàm mà là thuộc địa của chính quyền Chàm trong một thời kỳ lâu dài gần mười ba thế kỷ dễ khiến cho nhiều nhà nghiên cứu có cái nhìn hạn chế.

Xác định núi Thạch Bi là ranh giới phía nam ta thời Hai Bà Trưng là một đóng góp mới. Khảo cổ học củng cố cho phát hiện ấy ».

Lê Thánh Tông phục hồi lại mảnh đất Việt? Quan điểm của tác giả: đang cố gạt bỏ vai trò của Champa trong lịch sử.

Nhầm lẫn giữa Sa Huỳnh và Champa

Một số nhà khảo cổ học cho rằng Văn hóa Sa Huỳnh thuộc ven biển miền trung Việt Nam chính là bằng chứng vật chất đầu tiên của người Chăm, mặc dù những nghiên cứu tới sẽ thay đổi quan điểm này, và có thể không phải chỉ có một cuộc đổ bộ duy nhất của những người Chăm có nguồn gốc biển đầu tiên 26. Tuy nhiên không nghi ngờ gì rằng tiếng Chăm là một ngôn ngữ Nam Đảo, có mối quan hệ gần gũi với ngôn ngữ Ache, Malay và xa hơn với các ngôn ngữ của người Indonesia, Philippines, Polynesia và Madagascar.

 

Trang 23:

Giai đoạn Sa Huỳnh: có người Champa, người Việt và Thượng…???

“ Văn hoá Sa Huỳnh Sắt, bản thân nó còn có một đặc trưng quan trọng rất cơ bản, khác với văn hoá Tiền Sa Huỳnh. Đó là sự xuất hiện phổ biến các loại công cụ và vũ khí bằng sắt. ……. Những đồ dùng công cụ độc đáo nhất là dao quắm, thuổng, xà beng đều có hình dáng và kích cỡ thích hợp để khai phá đất rừng, đất đồi gò khô rắn của người Việt, người Champa ở đồng bằng, kể cả người Thượng ở miền núi”.

Nhóm tác giả này lại nhầm lẫn giữa niên đại và tên gọi

Trang 24-26: Trích dẫn không có phân tích luận cứ. Các tác giả muốn nói điều gì khi sử dụng các trích dẫn này? Những nghiên cứu đã lỗi thời được sử dụng để chứng mình cho luận điểm sai của mình có đúng là một nghiên cứu?

Trang 30: “ Campâ theo nghĩa chữ Phạn là tên một loại cây cho hoa màu trắng rất thơm. Trong nước Ấn Độ cổ đại, Campâ là tên một nước nhỏ nay thuộc quận Bhagalpur, không phải nước Champa mà chúng ta đang nghiên cứu”. Thuật ngữ Champa  hay Campâ? Điều tối thiểu nhất với nhà nghiên cứu về Champa là phân biệt được rõ ràng giữa thuật ngữ Chăm – Champa. Tên gọi Campâ không biết xuất phát từ đâu mà những tác giả này lại dùng? Sai lầm tối thiểu nhất như vậy cũng đủ để đánh giá sự thiếu hiểu biết của nhóm tác giả này khi đưa ra những nhận định của mình.

P31: Dựa vào nghiên cứu của Codes để khẳng định mảnh đất của vương quốc Champa vốn thuộc Đại Việt.

“Ở phía Nam, vào 192 CN, nhà nước Champa được hình thành trong vùng các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay, lệ thuộc vương quốc Phù Nam… Theo Coedes, thì người Chàm tiến hành cuộc tấn công này (miền Trung trung bộ) vào 193, có thể là người Chàm Hidou hoá. Vào năm 248, họ chiếm miền đất thuộc xứ Huế ngày nay” (Bourotte).

Trang 31:

Qua bia ký đã khai quật được có thể xác định kinh đô thời lập quốc của nhà nước Champa, vào thế kỷ 2 là vùng Kauthara (Khánh Hoà ngày nay), cho thấy nơi hình thành vương quốc Chàm là Nam Trung bộ.

Đoạn 4: Nơi hình hành Champa chỉ gói gọn trong vùng Nam Trung Bộ. Champa là quốc gia tập quyền?

Phán đoán cảm tính

Trang 32: Nhóm tác giả tự hư cấu những dữ kiện lịch sử mà không dựa trên bất cứ một tài liệu nghiên cứu nào trước đó.

Đoạn 1: Từ địa bàn ban đầu là nam trung bộ, quân Champa đã từng bành trướng về phía nam và phía tây, nhưng ở nam bộ và tây nguyên, họ đụng phải vương quốc Phù Nam rồi vương quốc Khmer hùng mạnh nên không lâu sau là quân Champa bị đẩy lùi. Thế là họ dồn sức mở rộng về phía Bắc, nơi người Việt đang bị đế quốc Hán thống trị. Người Việt bấy giờ bị tước hết quyền tự vệ, còn quân đội thống trị trú đóng nơi vùng sâu xa thì rất yếu kém.

Trang 32:

Funan – Champa – Đại Việt -> thế kỷ nào?

Thời đại giữa các quốc gia này là thời đại nào?

Đang tự mâu thuẫn với luận điểm của mình các tác giả có nắm được niên đại của mỗi quốc gia giai đoạn này không?

Lâu nay, công luận chỉ nói nhiều về việc quân Việt đánh đuổi, chiếm đất của người Chàm mà không biết rằng trước đó quân Chàm thừa thế người Việt tay không vũ khí đã cướp phá, chiếm đất của người Việt suốt gần một nghìn năm [chứng cứ lịch sử nào để chứng minh sự kiện này và ở giai đoạn nào trong lịch sử?]. Đến đầu thế kỷ thứ III CN thì quân Chàm đã chiếm hết miền Trung Trung bộ. Quân Chàm tiếp tục đánh lên phía Bắc, đã lấn chiếm nước ta từ núi Thạch Bi đến Nghệ An [Giai đoạn này người Việt đã có quốc gia hay chưa? Quốc gia này có ranh giới lãnh thổ như thế nào? Những bằng chứng nào để chứng minh cho luận điểm này của các  tác giả?]. Quân Hán chỉ đẩy lùi quân Chàm về phía Hoành Sơn mà thôi, cho đến khi bị vua ngôi Quyền đánh đuổi về Tàu. Vua Ngô Quyền chưa giải phóng được phần đất phía Nam bị quân Chàm xâm chiếm [Giai đoạn lịch sử này có sự hiện diện của quốc gia nào với ranh giới lãnh thổ ra sao? Có sự kiện lịch sử nào đề cập vấn đề này không hay các tác giả tự bịa ra? ]. Các vua Lê Hoàn, các vua Triều Lý, các vua triều Trần đều tìm cách lấy lại phần đất phía Nam [Các vị vua Lê Hoàn là các vị vua nào?. Rõ ràng ngay cả lịch sử Đại Việt, nhóm tác giả cũng không nắm vững. Trong giới khoa học, người ta gọi là nhà Tiền Lê còn trong tác phẩm của nhóm tác giả lại sử d

Be the first person to like this.