• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
prancham
by On August 6, 2014
126 views

Tình cờ đọc bài viết này trên fb, mình muốn chia sẽ vói các bạn hiểu rõ hơn về việc Người Cham tham viến thăm Tháp mà phải bỏ tiền mua vé vào cổng.

Inra Jaya: - "Chăm, Tàu, Ta gì cũng phải mua vé!"

Lâu lắm mới có dịp ghé Phan Thiết chơi, tôi quyết định đi viếng tháp Chăm Po Sah Inư vì cũng gần 5 năm rồi chưa đến thăm tháp. Chạy xe đến cổng, tôi bước xuống xe, cười chào cô soát vé: 

- Chào chị, chị mở cổng cho em vào thăm tháp một tí nhé, em người Chăm quê ở Phan Rang lâu lâu mới có dịp ghé thăm. 
- Giá vé 15000đ một người - cô đó nói mắt liếc nhìn tôi không thân thiện lắm và đưa tay xé một tấm vé. 
- À, chị à, em là người Chăm - cứ ngỡ như cô ấy không nghe thấy. 
- Chăm Tàu Ta gì cũng phải mua vé cả. 
- Chị nói gì mà lạ đời vậy, có bao giờ đi khắp nước này người Chăm phải mua vé lên viếng tháp của người Chăm đâu? 
- Tôi không biết, quy định là quy định, mua vé mới cho vào, không thì thôi. 

---
Một mẩu chuyện khác: ở
Angkor, người nước ngoài phải trả 20usd cho một lần vào thăm quan. Nhưng người dân Campuchia Khmer thì được vào miễn phí, thậm chí cắm trại tại đó, trong khi họ không phải là dân tộc thiểu số, không bị mất nước.
----
Quay lại mẩu chuyện của tôi, 15k không đáng là bao, việc thương mại và du lich hóa các di tích văn hóa Chăm là điều không ai còn bất ngờ hay thắc mắc gì. Nhưng cái điều đáng quý nhất của Tháp là Tháp vẫn còn đó những người con Chăm đến viếng thăm, hành lễ qua biết bao đời, hồn người còn là hồn tháp còn. Thiết nghĩ phải có chính sách khuyến khích/ưu tiên cho người bản địa Chăm được vào thăm Tháp của dân tộc mình mới phải chứ?

Đứng đó cãi nhau với họ chăng? Trước cổng ngọn tháp thiêng? => KHÔNG 

Đưa máy dt lên tôi chụp tấm hình chân dung cô gái đấy, sau đó đưa tiền và lên thăm tháp, định sau này sẽ viết một bài. Nhưng hỡi ôi! 

Cửa tháp: Nơi thờ cúng thiêng liêng lại bị mở toang, mọi người chân mang giầy mang dép lê vào ngó nghiêng ngó dọc rồi bước ra.
Thân tháp: thì bị đóng biết bao nhiêu là cây đinh sắt vào từng phiến gạch cả ngàn năm tuổi chỉ để treo đèn cho sáng. 
Nền tháp: thì bị lấn sát vách bởi một ngôi chùa đồ sộ đang xây dở dang. 

Tôi, một người dân tộc thiểu số người Chăm, bị bắt buộc phải đóng tiền để viếng Tháp Chăm sao mà máu như chờ chực trào ra từ khóe mắt vậy? 

Xin nhường lời lại cho các bạn!

----
p/s: rất tiếc, mọi hình ảnh đau buồn hôm đó đều đã mất theo máy.

 

Source: facebook.com

 

Posted in: Tin cộng đồng
Be the first person to like this.