• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
bbt@nguoicham
by On September 11, 2015  in Văn hóa Champa / Tin cộng đồng /
0 Rating 262 views 0 Likes 1 Comments

HÃY LÀM VẺ VANG DÂN TỘC

 

Nếu ai có dịp đi qua mỗi vùng miền từ Bắc tới Nam thì sẽ thấy, là dù ở trên cùng một dải đất Việt Nam nhưng lối sống, tập tục và văn hoá ở mỗi nơi có phần khác. Đặc biệt là tại miền Trung nếu để ý sẽ thấy rõ nét hơn, là ngoài những ngọn tháp dù rêu phong nhưng không thiếu phần trang nghiêm cổ kính ra, người ta còn tìm thấy bao di tích lịch sử ghi dấu ấn một thời thuộc vương quốc Champa xưa, tiếc rằng trong sách sử ít đề cập đến nên nay vẫn còn là một bí ẩn cho nhiều người.

 

Không chỉ những kiến trúc thôi, người miền Trung nhiều nơi giọng nói khác biệt hơn cả hai miền Nam Bắc và trong những điệu múa câu ca tiếng hò cũng vậy. Có người còn cho rằng chính làn da ngăm đen của những nam thanh nữ tú người Việt ở miền Trung, nói lên phần nào sự pha trộn chẳng những giữa hai nền văn hoá mà còn cả hai dòng máu Chiêm-Việt khi xưa, giữa đoàn quân Nam tiến với người dân bị trị lúc bấy giờ. Dẫu trải qua nhiều đời, vẫn còn lưu truyền đến hôm nay.

 

Đọc lại sử xưa cho thấy là mặc dầu mãi đến thế kỷ thứ 7 tên gọi Champa mới xuất hiện trong các văn bản, để nói về một vương quốc trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Nhưng theo sử liệu Trung Quốc thì Champa đã được biết đến đầu tiên với tên là vương quốc Lâm Ấp, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay. Một vương quốc có chiều dài lịch sử của 1640 năm, đến 1832 mới bị xoá bỏ khỏi bản đồ thế giới và toàn bộ lãnh thổ Champa bị sáp nhập vào nước Việt Nam.

 

Kể từ ngày định mệnh khắc nghiệt phủ chụp xuống số phận dân tộc Champa, đến nay đã 183 năm. Vương quốc xa xưa không còn, nhưng những di tích lịch sử vẫn còn nhan nhản đó đây nhiều nơi ở miền Trung nước Việt. Chứng minh một cách hùng hồn cho thấy sự hùng mạnh một thời của Champa, mà không ai có thể phủ nhận được. Nên đã là người Chăm, thì xin chớ bao giờ quên ghi nhớ công ơn tiền nhân đã hy sinh xương máu, để xây dựng một Champa mà nay hậu thế còn nhắc đến.

 

Vương quốc Champa không còn, do đó mà theo vận nước dân tộc Chăm đã bị tản lạc. Trên thế giới hiện nay dân số người Chăm còn lại không tới 500,000 người sống ở nhiều nơi trong nhiều nước, mà đông nhất là tại Cam Bốt với khoảng 270,000 người. Kế đến là Việt Nam mà theo tổng điều tra dân số vào năm 2009 cho biết người Chăm có dân số 161,729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh thành trong cả nước. Nhưng tập trung đông nhất là ở tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

 

Phụ nữ Chăm (Photo: Chân Thành)

 

Dĩ nhiên vương quốc Champa không còn nữa, nhưng người Chăm là thần dân của vương quốc Champa vẫn còn đó trên địa bàn lịch sử khi xưa. Do đó mà chúng ta dù đang sống ở nơi nào trên thế giới, cũng hãy luôn hướng về cố hương, nơi thân thương với tên gọi gần gũi với mọi lòng, để cùng nhau cố gìn giữ và phát huy những di sản quí báu của cha ông để lại. Có thế chúng ta mới làm vẻ vang dân tộc, để luôn tự hào với thế giới về nét đẹp của Champa, xưa đã có nay vẫn còn trong chúng ta.

 

Chân Thành (độc giả gởi bài qua info@nguoicham.com)

 

0
Total votes: 0
bbt@nguoicham
User not write anything about he.
Be the first person to like this.
Champa Ab Bul
Thật ra dân số cham Binh Thuận gần tương đương dân số Chăm Ninh Thuận. Tỉnh Bình Thuận có le họ chỉ đưa dân số huyện Bắc Bình mà. riêng 8 thôn người Hàm Thuận Nam thì ích nhất là 12 ngàn người. riêng 4 xã phía nam của Tỉnh Bình Thuận. gồm Tân Thuận của HTN. Tân Thắng của Hàm Tân. Lạc Tánh của Tánh L... View More
October 4, 2015

It will be interesting:

By: On January 19, 2012
0 Rating 13.2k+ views 1 like 0 Comments
Read more
By: On November 30, 2020
0 Rating 306 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On July 28, 2017
0 Rating 438 views 1 like 0 Comments
Read more