• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
by On March 26, 2012
733 views
Hội thảo Xây dựng phần mềm chữ Nôm, chữ Thái, chữ Chăm do Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên-Huế tổ chức vừa qua tại thành phố Huế, lần đầu tiên, đã công bố hệ thống phần mềm và website hỗ trợ chữ Thái và chữ Chăm tại Việt Nam khá hoàn chỉnh.

Mô tả ảnh.
Nhóm chuyên viên tham dự hội thảo (Phan Anh Dũng, người thứ 4 từ trái sang).
 
Riêng chữ Chăm, phiên bản mới của phần mềm và website chữ Chăm đã hoàn thành với đầy đủ các chức năng, gồm: bộ phông chữ Chăm Unicode, bộ gõ chữ Chăm trên Windows và trên Linux và website về chữ Chăm. Sắp tới bộ Từ điển trực tuyến chữ Chăm cũng sẽ được triển khai. Tại hội thảo, Phan Anh Dũng và cộng sự hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm và website chữ Chăm nhằm phục vụ công tác giảng dạy, học tập chữ Chăm ở các địa phương.

Dân tộc Chăm có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á, vào khoảng thế kỷ thứ IV sau Công nguyên; sau nhiều biến đổi và chỉnh sửa, đến thế kỷ thứ XX, chữ Chăm đã tương đối ổn định. Đó là thứ chữ truyền thống người Chăm dùng để chép các trường ca, sử thi, gia huấn ca, cách tính lịch, kinh đạo Bà-la-môn, các bài hát trong những dịp lễ hội... trên lá buông, giấy bản Tàu hay các loại giấy sau này. 

Chữ Chăm truyền thống (tiếng Chăm gọi là Akhar thrah) được đưa vào giảng dạy ở cấp Tiểu học tại tất cả trường có con em Chăm theo học tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận từ năm 1978, cùng với sự ra đời của Ban Biên soạn sách chữ Chăm thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận (Thuận Hải cũ). Ban này vừa có trách nhiệm nghiên cứu biên soạn sách giáo khoa, vừa mở lớp bồi dưỡng giáo viên, đồng thời theo dõi việc dạy và học tại các trường.

Sau bốn lần chỉnh lý, đến nay (niên khóa 2011-2012), trên 40.000 bản sách được in phục vụ cho các trường ở địa phương. Hơn hai vạn học sinh ở 22 trường tiểu học được cấp miễn phí tài liệu. Sau bậc Tiểu học, con em Chăm đều có thể đọc thông viết thạo chữ mẹ đẻ. Ngoài ra, từ lớp bốn trở lên, học sinh người Chăm còn nắm bắt thêm tri thức cơ bản của nền văn học dân tộc bằng vài trích đoạn thơ-văn, thông qua chữ viết.

Đó là thành tựu không thể chối cãi của chính sách Nhà nước ta về việc bảo tồn và phát triển tiếng và chữ dân tộc, đã tác động tích cực trong duy trì và phát triển tiếng và chữ của dân tộc Chăm thời gian qua. Nhưng, sau cấp Tiểu học, các em không được học tiếp, sách đọc thêm cho các em cũng không. Từ đó, chữ thầy trả lại cho thầy là điều khó tránh. Rồi, khi văn hóa Internet phát triển, nhu cầu sáng tác, nghiên cứu, đọc và trao đổi bằng chữ Chăm được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Bà con Chăm trao đổi thư từ với nhau qua mạng Internet đều phải sử dụng chữ Chăm La tinh hóa, là điều chưa bao giờ làm cho họ thỏa mãn.

Công trình của Phan Anh Dũng ra đời là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho công cuộc giảng dạy và học tập tiếng và chữ dân tộc. Từ khi đất nước thống nhất, tiếng và chữ Chăm đã được thể hiện qua bộ ba Từ điển Chăm - Việt, Từ điển Việt - Chăm và Từ điển Việt - Chăm dùng trong nhà trường; hàng trăm văn bản văn chương Chăm cũng đã được sưu tầm, dịch và in thành sách; thế nhưng để tiếp cận chúng qua mạng Internet là điều gần như bất khả.

Với sự xuất hiện của công trình phần mềm chữ Chăm, hy vọng trong một tương lai không xa, độc giả yêu tiếng Chăm và văn học Chăm cũng như các nhà nghiên cứu có thể nhận hay trao đổi thông tin hoặc đọc văn bản văn chương Chăm qua Akhar thrah trên máy vi tính mà không chút trở ngại nào.

Ngay sau khi hội thảo kết thúc, Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (nomfoundation.org) đã trao giải thưởng Balaban 2011 cho Phan Anh Dũng, chuyên viên Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế, một người đã rất dài lâu giấu mình trong bóng tối vô danh để tạo nên cho đời trái ngọt!

Inrasara
Posted in: Tin cộng đồng
Like (5)
Loading...
5
Bích Hiên
hay wa'!...đc thế này thì tuyệt!...
March 27, 2012
samkei95
co phan mem nao nhan tin bang tieng Cham ko za cac pan???
March 31, 2012
Kaka
Nếu có phần mềm thì NC có thể cài vào và đánh chữ chăm khi trao đổi với nhau tren web NC thì hay lắm đấy hihih...Hy vọng trong tương lai gần....
March 31, 2012
Bích Hiên
oh! tốt bjt mấy!
March 31, 2012