• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
Lựu Hoàng Điệp
by On November 9, 2014
302 views

1
CÂU CHUYỆN CỦA KHATHAY
Tác giả: Lựu Hoàng Điệp (Người dân tộc Chăm).
Email: luuhoangdiep92@gmail.com
2
Chămpa hay Chiêm Thành là một vương quốc cổ ở miền trung Việt Nam. Chămpa
gồm 4 tiểu vương quốc, theo thứ tự từ bắc xuống nam là: Amaravati, Vijaya, Kauthara
và Panduranga. Indrapura (đô thị sấm sét) là một đô thị thuộc xứ Amaravati, đây cũng
là kinh đô Chămpa từ năm 875 đến năm 982. Ở nơi đây từng tồn tại phật viện Đồng
Dương lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Năm 982, Indrapura bị tàn phá, người Chăm phải dời đô về phía nam. Kinh đô mới có
tên là Vijaya, thuộc địa khu cùng tên Vijaya. Khathay là nhân vật sống trong thời kỳ
loạn lạc này.
Về cuộc chiến tranh giữa Chămpa và Đại Cồ Việt năm 982. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
có chép lại như sau:
“Vua thân đi đánh Chiêm Thành, thắng được. Trước đó vua sai Từ Mục, Ngô Tử
Canh sang sứ Chiêm Thành, bị người Chiêm bắt giữ. Vua giận, sai đóng chiến thuyền
sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to.
Bắt sống được quân sĩ của chúng nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và
một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể
hàng vạn, san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”.
3
CÂU CHUYỆN CỦA KHATHAY (P1)
Xưa kia, ở kinh đô Indrapura của vương quốc Chămpa cổ, có một đôi vợ chồng sinh
sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Cuộc sống của họ không thể nói là khá giả nhưng cũng
không thiếu thốn. Hai vợ chồng chỉ sinh được một đứa con trai duy nhất, họ đặt tên
đứa con ấy là Khathay, theo tiếng Chăm cổ lúc đó có nghĩa là "ánh sáng".
18 năm sau, năm 979 sau công nguyên.
Khathay bây giờ đã 18 tuổi. Cậu cùng với cha mẹ sống trong một gia đình yên ấm.
Khathay nổi tiếng là người rất thông minh, cậu học rất nhanh và rất ham tìm hiểu
những thứ mới lạ. Cuộc sống yên ấm kéo dài không lâu thì biến cố xảy đến.
Năm đó, vua Chămpa là Parameshvaravarman cử binh sang đánh nước Đại Cồ Việt.
Khathay đã trưởng thành nên được triều đình huy động làm binh sĩ. Cậu phải vào
doanh trại để rèn luyện. Không lâu sau, Khathay giả từ cha mẹ, họ hàng, quê hương,
cậu ra đi cùng với hơn 8 vạn chiến binh khác. Cậu vẫn luôn nhớ tới lời cha dặn trước
khi đi: "hãy trở về với cha mẹ".
Năm 979, hạm đội Chămpa hơn tám vạn quân và 1200 chiến thuyền đã theo đường
biển sang tấn công kinh đô Hoa Lư của Đại Cồ Việt.
Ba ngày trôi qua trên biển. Hàng vạn thủy binh Chămpa vẫn tiếp tục khẩn trương tiến
lên trên những chiến thuyền. Tiếng hò vang như sấm của hàng vạn binh sĩ. Trời ngày
càng nhiều mây, gió ngày càng mạnh, sóng ngày càng lớn, những đàn chim khổng lồ
che kín cả bầu trời, chúng gào thét bay qua trên đầu đoàn quân viễn chinh báo hiểu
điềm chẳng lành.
Một cơn bão mạnh đang tràn tới. Tiếng những binh sĩ la hét trong vô vọng. Những
chiến thuyền sừng sửng giờ như những khúc gỗ nhỏ bé trên dòng lũ dữ. Những chiến
thuyền lần lược bị cơn bão đánh chìm tan tác. Khathay và đồng đội vẫn còn bám trụ
trên những chiếc thuyền, họ đang dùng tất cả những khả năng mình có để chống lại tử
thần. Khathay phải bám thật chặt vào một cái cột và phải chứng kiến cảnh những
người lính khác bị sóng cao, gió bão và mưa nặng hạt quật ngã xuống biển mà không
thể làm gì cho họ. Khathay la lên “Pô Yang lơi, tại sao người lại trừng phạt chúng
con?”. Tiếng cha già vẫn văng vẳng bên tai cậu "hãy trở về với cha mẹ".
Sau cơn bão, toàn bộ quân viễn chinh đã bị tan rã.
Gần một ngày sau, những chiến thuyền sống sót cũng trôi dạt vào bờ. Cảnh tượng trên
bờ thật khủng khiếp, hàng vạn binh sĩ bị chết đuối, bụng sình lên, bị những con kênh
kênh bới móc. Bên cạnh những xác chết là hàng ngàn chiến thuyền đã bị tan nát, hư
hỏng trôi dạt vào bờ. Cảnh tưởng hôi thối, chết chóc và hoang tàn ấy trãi dài trên một
vùng bờ biển.
Vừa lên bờ, kiệt sức vì mệt, Khathay cùng hàng vạn đồng đội sống sót khác bị những
binh lính người Việt đón bắt và giải về trại tù binh. Trại có hơn hai vạn tù binh Chăm
còn sống sót sau cơn bão, hầu hết họ đều mệt mỏi, đói và khát. Số phận của họ sẽ
được định đoạt bởi vua nước Việt. Trong trại tù binh, ngồi nhìn hàng ngàn binh sĩ mệt
mỏi, đói khát như những phế nhân. Khathay đang nghĩ ngợi, cậu không ngờ mình vẫn
còn sống trên trần thế này.
"LƯƠNG THỰC", "LƯƠNG THỰC", "LƯƠNG THỰC".
Tiếng hô vang của hàng ngàn binh sĩ Chăm. Đã hai ngày trôi qua, trại tù binh hơn 2
4
vạn người được cung cấp lương thực một cách vô cùng thiếu thốn. Đã có gần trăm tù
binh chết đói. Cứ tình hình này thì tất cả các tù binh sẽ bị chết đói hết.
Ngày thứ ba trong trại tù binh, thêm nhiều người chết đói, xô xác đã xảy ra giữa tù
binh và binh sĩ Việt.
Ngày thứ tư, trại tù đã sắp hỗn loạn, lại xảy ra xung đột giữa binh lính và tù binh. Máu
đã đổ, hàng chục binh lính và tù binh đã bị giết chết.
Ngày thứ năm, lính Việt bắt hàng trăm tù binh chém đầu. Nhưng tình hình vẫn không
được cải thiện. Trại tù đã quá hỗn loạn, sắp xảy ra cuộc huyết chiến. Thấy sắp không
thể kiểm soát được tình hình, viên quan canh giữ trại tù đã cử người lên Hoa Lư thông
báo tình hình cho triều đình định đoạt.
[Hoa Lư-kinh đô Đại Cồ Việt-cuối năm 979].
Vua của nước Việt bấy giờ là Đinh Toàn mới 6 tuổi, quyền lực thực tế nằm trong tay
thập đạo tướng quân Lê Hoàn là nhiếp chính. Nước Việt mới trải qua cơn bão, lương
thực đang thiếu thốn. Lê Hoàn nổi tiếng là một người máu lạnh và dứt khoát. Sau khi
nhận được tin báo từ trại tù binh, ông ra lệnh:
-chúng ta không có đủ lương thực cho bọn xâm lược, nhưng nếu thả chúng về nước sẽ
là một mối hoạ cho nước ta sau này, hãy giết sạch bọn chúng, thực hiện việc này trước
sáng ngày mai.
Triều đình Hoa Lư điều quân đến trại tù để thực hiện cuộc tắm máu. Nhưng ngay đêm
hôm đó, tù binh đã nổi loạn. Gần 2 vạn tù binh liều chết phá trại, họ chiến đấu liều
lĩnh, máu đã đổ rất nhiều. Cuối cùng, do vượt trội về số lượng, họ đã làm chủ được
trại, cướp được nhiều vũ khí và lương thực. Nhận được tin quân Việt sắp tới, họ
nhanh chóng chạy xuống phía nam, họ chạy không ngoảnh mặt lại, sau được gần một
ngày đêm thì quân Việt đuổi kịp.
Khathay cùng khoảng 3000 binh sĩ Chăm còn khoẻ mạnh đã tình nguyện cầm vũ khí
cướp được, họ đi sau cùng đoàn người, và sẽ quyết tử chiến nếu quân Việt đuổi tới.
Đoàn người đang chạy qua một cây cầu bắt qua một con sông lớn nước chạy siết, đã
rất gần biên giới Chămpa. Đoàn người qua được sắp hết thì hình như mặt đất đang hơi
rung rung nhè nhẹ. Khathay áp tai xuống sát đất nge. Đó là tiếng vó ngựa, tiếng bước
chân của hàng vạn binh sĩ. Khathay hô lên "QUÂN VIỆT ĐẾN RỒI". Cũng vừa kịp
đoàn người đã qua cầu hết.
Từ xa xa đã nghe thấy tiếng ngựa hí, đã thấy cờ hiệu màu vàng, là cờ hiệu quân Việt.
Mọi người dùng hết sức, mọi cách để có thể phá sập cầu, nhưng cầu quá vững chắc,
không thể phá sập ngay được. Khathay cùng khoảng 3000 quân Chăm quyết định ở lại
bên này cầu chiến đấu nhằm ngăn chặn bước tiến của quân Việt và tạo thời gian cho
những người bên kia phá cầu.
Quân Việt tiến đến cách quân Chăm một đoạn thì dừng lại, chuẩn bị cho cuộc giáp lá
cà. Hai vạn quân Việt binh phục đỏ-vàng, cờ hiệu vàng; và 3000 quân Chăm binh
phục trắng-đen, cờ hiệu trắng. Trên một cây cầu hẹp thì số lượng trở nên vô nghĩa. Đó
là một buổi chiều năm 979, mây đen phủ bầu trời như sắp mưa, tiếng những con kênh
kênh đang bay lượn qua lại chuẩn bị cho bửa tiệc sắp sửa. Gió thổi ớn lạnh như có
mùi tanh trong đó, Mây đen kéo đến nhiều hơn, và mưa đã bắt đầu trút.
5
Những hạt mưa đầu tiên vừa chạm đất. Tướng quân Việt hạ lệnh tấn công. Quân
Chăm quyết tử chiến, mũi giáo 2 bên đã bắt đầu chạm nhau, sắc đỏ đã chạm sắc trắng.
Tiếng chém xoàn xoạt, tiếng đao kiếm chạm nhau ben ben, tiếng những con ngựa
chiến bị chém ngã quị xuống, tiếng la hét từ giả cõi đời của những binh sĩ, những
dòng máu bay tung toé hoà với những giọt mưa đang rơi, những cái đầu lăn lóc,
những thân xác bị chém đứt không được vẹn toàn. Khathay cùng các binh sĩ Chăm
chiến đấu liều mình, do cây cầu hẹp nên quân Việt dù đông hơn vẫn không thể vượt
qua. Sau một hồi giao chiến, tướng Việt bèn hạ lệnh lui quân.
Một lúc sau, cung thủ Đại Cồ Việt tới, hàng ngàn cung thủ bắn những đợt cung tên
hướng vào quân Chămpa. Hàng vạn mũi tên bay như những đàn châu chấu khổng lồ
găm vào binh sĩ Chăm, quân Chăm bị trúng tên, chết gối lên nhau. Khathay bị trúng
tên ở cánh tay, trong lúc hoang mang cậu bị đẩy rớt xuống cầu.
Khathay đang rơi, chàng vẫn kịp nhìn thấy các đồng đội còn lại bị mũi tên xuyên thân,
đâu đó vẫn văng vẳng tiếng la ó, nhìn những hạt mưa rơi theo như xen lẫn những giọt
máu đỏ.
6
CÂU CHUYỆN CỦA KHATHAY (P2)
Ngay sau khi đã tiêu diệt quân Chăm, quân Việt liền tràn qua cầu. Qua được một nữa
thì cầu bị sập, người ngựa đều rơi xuống sông. Không thể qua sông nên quân Việt
phải lui về. Mười mấy ngàn người Chăm nhờ thế mà có thể bình an trở về quê hương.
Lại nói đến Khathay, sau khi rơi xuống nước thì bị cuốn theo dòng nước. Nhìn thấy
cầu bị sập, có nhiều khúc gỗ lớn nổi trên mặt nước. Chàng dùng tất cả sức lực còn lại
của mình bơi ngược dòng bám chặt lấy một khúc gỗ lớn. Nhờ vậy mà chàng sống sót.
Một lát sau, khúc gỗ trôi qua bên kia sông. Khathay lên bờ sông, người mệt lã lại bị
thương, chàng ngủ thiếp luôn trên bãi cát trắng. Màng đêm buông xuống, có một ông
lão tốt bụng đi ngang qua, thấy có người bị thương đang nằm trên bãi cát thì tiến đến
gần kêu dậy:
-Cậu ơi! Dậy đi, cậu ơi!
Khathay vì mất nhiều máu nên đã bất tỉnh, thấy vậy ông lão bèn cõng chàng về căn
nhà của ông lão gần đó để chữa trị.
Chàng tỉnh dậy, thấy vết thương trên cánh tay đã được băng bó cận thận. Đang đói,
thấy bát cháo trước mặt nên chàng liền húp sạch cháo. Ăn xong bát cháo, chàng cảm
thấy mình đã khỏe lại nhiều. Một lát sau thì một bà lão bước vô nhà. Bà nhìn chàng
một lúc rồi hỏi:
-Cậu tỉnh rồi à, cậu thấy trong người khỏe hơn chưa?
Không hiểu tiếng Việt nên Khathay không biết phải nói gì. Bà lão nói tiếp bằng tiếng
Chăm.
Bà lão: Cậu làm sao mà bị thương vậy?
Khathay: Tôi, tôi bị tên bắn. Sao bà lại nói được tiếng Chăm?
Bà lão: Tôi vốn là người Chăm, qua đây sinh sống đã lâu.
Gặp được đồng hương thì Khathay vô cùng mừng rỡ. Chàng quì xuống nắm lấy tay bà
lão:
-Cảm ơn lão nhiều lắm! không có lão thì chắc tôi chết nơi đây rồi!
Hai ông bà lão ấy sống với nhau trong một căn nhà tranh ven sông. Lúc trước vì bà
lão bị vu oan là phù thủy nên phải lánh nạn qua đây sống, tuy sống ở đất người, nhưng
hai lão vẫn ngày đêm nhớ về quê hương, nhớ về đứa cháu gái vẫn còn đang ở cố
hương. Gặp được người đồng hương bị nạn, hai ông bà ra sức giúp đỡ.
Khathay ở căn nhà đó dưỡng thương được ba ngày thì đã khỏe hẵn lại. Hai ông bà lão
cung cấp cho chàng lương khô và ngân lượng để chàng có thể trở về quê hương.
Khathay: Nay con phải trở về, ân tình này của hai lão, con nguyện ghi nhớ suốt đời!
Ông lão: Ừ, thì đã đến lúc con phải về. Khi đã qua nơi ấy, ta có một việc muốn con
giúp đỡ.
Khathay: Hai lão cứ nói, bằng bất cứ giá nào con cũng sẽ giúp.
Bà lão lấy ra một cái khăn trắng, hoa văn màu đỏ đưa cho Khathay rồi nói:
-Con hãy tìm đến Plây Căm (Làng Căm), xứ Amaravati. Ở nơi đó có cháu gái ta tên là
Sasa. Hãy đưa cái khăn này cho nó, nói rằng ông bà ở quê người vẫn bình yên!
Khathay: Vâng, con nhất định sẽ trao chiếc khăn này cho Sasa. Nhất định!
Nói rồi, Khathay vĩnh biệt hai ông bà lão rồi ra đi.
7
Ba ngày sau, Khathay đã qua địa phận Chămpa, khi đang đi ngang qua một khúc sông
thì thấy có một cô gái nhảy xuống sông tự vẫn. Không kịp nghĩ nhiều, Khathay liền
nhảy xuống sông vớt cô ấy lên. Cô ta vẫn còn sống. Được vớt lên, cô gái trừng trừng
nhìn Khathay. Tưởng cô gái giận mình, Khathay phân minh:
-Tôi, tôi biết là cô muốn chết, nhưng tôi không thể thấy chết mà không cứu.
Cô gái ấy lại trừng trừng nhìn Khathay hơn nữa nhưng lại không nói gì.
Khathay nói tiếp: Cô tên gì? Cô còn trẻ, sao lại muốn chết chứ?
Cô gái: Tôi tên Garê. Hồi nãy tôi còn muốn chết, nhưng giờ thì tôi lại rất muốn sống.
Cũng nhờ anh, nếu không thì tôi chết vì quyết định dại dột của mình rồi, cảm ơn anh!
Khathay cười rồi nói: Không có gì, thấy sự như vậy, giúp được thì giúp thôi.
Garê: Nay, anh theo tôi về làng tôi nhé, nhờ anh mà tôi vẫn còn sống. Tôi phải báo
đáp anh.
Khathay: Ôi không, tôi còn phải về, nhà tôi xa lắm. Ơn này, cô không cần phải báo
đáp đâu.
Garê: Không! Anh nhất định phải về với tôi, nếu anh không về với tôi, tôi sẽ lại nhảy
xuống con sông này. Coi như anh tốn công cứu người vô ích.
Thế là Khathay phải cùng Garê về làng của cô ấy. Làng của Garê tên là Plây Cang,
một ngôi làng ven biển chuyên đánh bắt cá và buôn bán. Ngôi làng ấy ở phía bắc xứ
Amaravati, nơi giáp ranh giữa Đại Cồ Việc và Chămpa . Garê năm nay 16 tuổi, Garê
có một người cha giàu có. Ông ấy tên là Khang, vợ ông Khang mất sớm chỉ để lại một
đứa con gái nên ông rất quí đứa con gái ấy. Garê vốn bướng bỉnh, cô ta đi chơi thâu
đêm mới về nhà, bị cha đánh rất đau. Nhất thời nóng giận nên muốn tự vẫn. Ở Plây
Cang, Khathay được cha của Garê đối xử rất hậu. Chàng thật thà, lại khôi ngô, khỏe
mạnh nên rất được Garê yêu quí. Tối hôm đó, trời trăng thanh gió mát, chỉ hai người ở
bên ngọn lửa dưới gốc cây. Garê tựa đầu vào vai Khathay.
Garê: Ai nhu lơi! (Chàng ơi!)
Khathay: Chàng đây!
Garê: Em yêu chàng nhiều lắm!
Khathay: Chàng cũng yêu em nhiều lắm!
Garê: Trời hôm nay mát lắm, trăng đêm nay đẹp lắm. Dưới gốc cây này, bên ngọn lửa
này. Ta nguyện sẽ yêu nhau mãi nhé chàng!
Khathay: Ừm, Ta sẽ mãi mãi yêu nhau, bên nhau suốt đời!

Lúc đó, ở Plây Cang có một con hổ thường đi quanh làng bắt người ăn thịt. Ngày thì
con hổ ở yên trong rừng gần đó để tránh thanh niên làng đi lùng bắt. Đêm về thì hổ đi
quanh làng, thấy ai thì hổ vồ ăn thịt. Dân làng rất khiếp sợ, dân làng quen đi biển,
không biết đi rừng nên khó mà bắt được hổ. Nhiều người trong làng bị ăn thịt,
Khathay thấy vậy thương lắm, cảnh tượng đau xót lắm. Chàng quyết định vào rừng
một mình trong đêm tối để giết cho được hổ, mặc cho ông Khang và Garê ngăn cản.
8
CÂU CHUYỆN CỦA KHATHAY (P3)
Khathay tạm biệt ông Khang, Garê và dân làng Plây Cang. Chàng mang theo gươm,
cung tên rồi vào rừng một mình. Nhiều trai làng khác muốn cùng đi với chàng, nhưng
Khathay từ chối, sợ đi nhiều người sẽ làm kinh động hổ, khó mà giết được nó.
Khathay bước đi, chàng bước từng bước nhẹ nhàng nhưng vững chắc, phong thái của
một binh sĩ già dặn. Chàng băng qua đồng cỏ tiến tới khu rừng. Vầng trăng sáng chiếu
lối chàng đi. Tới gần khu rừng, Khathay trèo lên một cái cây cao cho dễ quan sát. Đợi
con hổ đi ra khỏi khu rừng sẽ dùng cung tên mà bắn nó. Gần nữa đêm thì hổ xuất
hiện. Trái với tưởng tượng của Khathay, đây không phải là một con hổ to lớn đầy sức
mạnh mà chỉ là một con hổ gầy gò, đói khát và còn bị thương tật ở sau chân trái. Con
hổ đang bước đi những bước mệt mỏi. Không còn nhiều thời gian để suy nghĩ,
Khathay dùng cung tên bắn liền liên tiếp ba mũi tên. Một mũi tên trúng ngay mông
phải con vật. Con vật gầm lên đau đớn rồi quay đầu chạy vào rừng. Khathay nhanh
chóng lao xuống cây đuổi theo con vật. Tuy con vật đã chạy mất hút vào sâu trong
rừng nhưng vẫn còn vết máu nó để lại trên đường chạy. Ánh trăng rất sáng giúp
Khathay có thể lần theo vết máu mà tìm ra nơi ẩn náo của hổ. Chàng cứ theo vết máu,
băng qua cánh rừng đầy thú dữ và trùng độc. Một hồi sau, chàng cũng tìm được nơi ấn
náo của nó. Đó là một cái hang đá nhỏ. Ánh trăng rọi vào trong hang giúp chàng có
thể quan sát bên trong. Ẩn nấp bên ngoài hang, chàng thấy trong đó không chỉ có một
con hổ mà còn có 5 con hổ con. Mỗi con hổ con chỉ nhỏ bằng con mèo. Con hổ mẹ bị
thương nằm đó, nhìn kỹ vết thương ở chân trái, Khathay nhận ra đó là vết thương do
tên bắn. Chàng ngẫm nghĩ rồi hiểu ra sự tình. Thì ra, con hổ đang nuôi con của nó,
chân nó bị con người bắn bị thương nên nó không thể săn được các con thú trong rừng
để nuôi con. Nó đã phải đi xa tới tận biển để săn người. Vì người yếu ớt, dễ săn hơn.
Thì ra, chính con người đã ám hại nó trước. Có thể nó muốn trả thù con người, hoặc
có lẽ nó không còn con đường nào khác là phải săn người.
Khathay từ từ bước vào trong hang, con vật gầm gừ cố mọi sức đứng dậy. Khathay
cầm thanh gươm lên chuẩn bị kết liễu con vật. Nhưng nhìn năm con hổ bé nhỏ kia
chàng lại động lòng, nếu mẹ nó chết thì ai sẽ nuôi chúng? Chưa kịp nghĩ nhiều thì hổ
mẹ đã dùng tất cả sức lực còn lại của nó bay lên định vồ lấy Khathay. Nhanh như cắt,
Khathay dùng thanh gươm đâm xuyên ngay cổ của hổ mẹ. Sau khi giết được hổ.
Khathay mang đầu hổ về Plây Cang. Người chàng đầy máu. Dân làng thấy đầu hổ thì
vô cùng mừng rỡ. Ai ai cũng kính phục Khathay, chàng được dân làng tặng nhiều
vàng bạc châu báu.
Sau khi ở Plây Cang được một thời gian, Khathay xin phép ông Khang trở về
Indrapura để thăm Cha mẹ mình. Chàng hứa sẽ quay về kết hôn với Garê. Đêm trước
ngày ra đi, Khathay và Garê đã gặp nhau để tâm sự lần cuối.
Garê: Chàng sẽ quay về sớm chứ?
Khathay: Vâng, anh hứa anh sẽ quay về thật sớm với em!
Garê: Em lo lắm. Em lo chàng sẽ gặp ai đó xinh đẹp hơn em, hiền dịu hơn em, rồi
chàng sẽ quên mất em.
Khathay: Em yêu ơi!
Garê: Ơi!
Khathay: Ai ních thầy lô lô! (Anh yêu em nhiều lắm!). Anh đã yêu thì anh sẽ chỉ yêu
mình em thôi, dù được nàng tiên yêu thì anh cũng sẽ từ chối. Anh yêu mình em thôi,
em hiểu không?!
Garê: Hihi! Em không hiểu! Chàng mà không giữ lời, thì coi chừng em. Em sẽ lùng
sục mọi nơi để tìm cho được chàng. Chàng nhớ lấy!
9
Sáng hôm sau, Khathay rời khỏi Plây Cang. Lần này, chàng đi với một con ngựa. Gần
tới phía bắc Indrapura, chàng ghé qua Plây Căm để thực hiện lời hứa với hai ông bà
lão đã cứu mình ở nước Việt. Đi tới gần đầu làng thì chàng thấy một bà lão đang gánh
một bó củi, chàng bèn hỏi:
Khathay: Bác ơi! Ở đây có ai tên Sasa không?
Bà lão suy nghĩ một hồi rồi nói: Có, ở đây chỉ có một người tên là Sasa.
Khathay: Vậy bác có biết nhà của Sasa ở đâu không? Bác chỉ cháu với.
Bà lão: Ừ. Cháu cứ theo bác.
Khathay: Bó củi này để cháu gánh dùm bà!
Bà lão: Cảm ơn cháu!
Khathay đi theo bà lão vào trong làng. Đi được một đoạn thì đến nhà của Sasa. Đó là
một căn nhà làm bằng bùn đất, tre và rơm. Trước nhà có hai cây dừa tỏa bóng rất mát.
Xung quanh nhà là hàng rào chỉ cao ngang ngực người. Bà lão gọi to: Sasa ơi, có
người tìm con kìa. Sasa bước ra, đó là một thiếu nữ tuổi 17, 18. Sasa mặt bộ áo dài
màu trắng hồng. Trông nàng thật xinh đẹp. Sasa nhìn bà lão rồi nói: Con không quen
người này. Bà lão nghe vậy thì nhìn vào Khathay, chờ lời giải thích.
Khathay: Ừ đúng rồi, cô không biết tôi. Chúng ta chưa bao giờ gặp nhau cả.
Sasa: Vậy anh tìm tôi làm gì?
Khathay: Tôi là binh sĩ, hồi đánh nước Việt vừa rồi, tôi được Ông Bà cô ở bên nước
Việt cứu sống.
Sasa: Vậy à, tôi nhớ ông bà lắm! Anh mau mau vào nhà, chúng ta sẽ còn nhiều
chuyện để nói!
Tối hôm đó, Khathay, Sasa và bà lão đã nói chuyện với nhau rất nhiều. Khathay được
cho ăn ngon, được cho uống rượu no say. Chàng chìm sâu vào giấc ngủ lúc nào cũng
không hay, chàng vẫn chưa kịp trao chiếc Khăn cho Sasa. Nửa đêm hôm đó, bỗng có
nhiều người cầm đuốc, cầm vũ khí xông vào nhà. Lấy bao bịt đầu chàng lại, lấy dây
trói tay chân chàng lại rồi đưa chàng đi. Sasa và bà lão không hề ngăn cản mà còn
giúp cho đám người đó. Thì ra, cô gái mặt áo dài trắng hồng không phải là Sasa.
Mười năm trước, ở Plây Căm xảy ra một đại dịch. Rất nhiều dân làng chết thảm.
Người ta cho rằng thần linh trừng phạt họ. Họ tế gà, tế dê, tế trâu nhưng bệnh dịch
vẫn không dứt. Gia đình của Sasa mới chuyển đến sống ở Plây Căm chưa lâu, gia đình
chỉ gồm hai ông bà và cháu gái, trước đó họ ở xứ Panduranga. Có người vì mâu thuẫn
với ông bà của Sasa nên đã gài bẫy họ, tố cáo họ là phù thủy, là nguồn bệnh. Đang lúc
lý trí lu mờ, dân làng kéo nhau đến vây bắt hai ông bà, nhưng vì đã biết trước sự tình
nên hai ông bà đã trốn sang nước Việt. Lúc đó, Sasa không có ở nhà, vậy là ba ông bà
Posted in: Lịch sử Champa, Bút ký - Truyện, Văn Học

Like (4)
Loading...
4
Linh Dang
Rất hay! Champa-Tiểu Thuyết Lịch Sử-" Câu Chuyện Của Katha…: http://youtu.be/ZKHxnwyWECg
November 11, 2014
bonghong
Anh viet cot truyen hay qua
August 16, 2017
bonghong
Hinh nhu anh Linh Dang co doc bai nay trong Media video roi phai ko?
1
1
August 16, 2017