• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
Mat ma Champa
by On December 16, 2013
674 views

Trên quốc lộ 1, chiếc Audi A6 màu đen lao với tốc độ chóng mặt tiến vào thành phố Đà Nẵng từ cửa ngõ phía nam. Trời đã mờ sáng nhưng các con phố và giao lộ hầu như vắng ngắt trong ánh đèn đường vàng vọt. Đến một ngã ba, chiếc xe rẽ vào phố Lê Đại Hành rồi lại tăng tốc nhằm hướng sân bay.

Trên hàng ghế sau có hai người đàn ông, một to cao, một gầy nhỏ. Mặc dầu không nói gì suốt quãng đường dài nhưng có vẻ h khá lưu luyến trước khi chia tay. Ngồi cạnh nhau, người thấp bé chc chốc ngước lên nhìn trộm người kiađang ngả mình lim dim trên nệm ghế. Dung mạo người to cao mới trông đã biết ngày là ngoại quốc: mùi hắc, mũi cao, mắt sâu, tóc xoăn, nước da đen sạm chắc bền như được xông khói từ suốt mấy kiếp trước. Chỉ vài phút nữa là tiễn khách, không để không khí tẻ nhạt kéo dãi mãi, người thấp bé với tư cách là chủ nhà bèn lên tiếng trước.

- Tôi hỏi khí không phải, ông anh là người ...Ấn Độ?

Người to cao cựa mình cười mỉm, mắt phóng về phía trước rồi đáp lại bằng một giọng tiếng Việt lơ lớ.

- Ông nói chỉ đúng một nửa.

- Sao cơ? - Người nhỏ bé giương to mắt.- Đúng là đúng mà sai là sai chứ?

- Xác mọc đất Miên, hồn ngự Mêru. – Anh ta đáp.

Người thấp bé vẫn láng máng cho đến khi nhìn thấy hình ảnh siva bằng kim cương lủng lẳng trên sợi dây chuyền trước ngực. Người Miên theo theo đạo Bà la môn. Thú vị với phát hiện của mình, người nhỏ thó càng tò mò. Mới chỉ vài phút quen nhau nhưng đã để cho anh ta không ít ấn tượng về thanh niên ngoại quốc này. Người to cao vẫn nhìn phía trước, chỉ có cặp mắt đen là động đậy. Ánh đèn pha của những ô tô ngược chiều phả những luồng sáng thoắt đỏ thoắt vàng trên nước da đen cháy tựa như thân xác y được đúc tạc bằng đồng thau vậy.

- Tiếng Việt của anh không tồi, chắc anh thường sang Việt Nam làm ăn?

- Tôi vẫn thường đón bình minh trên các resort bãi biển Đà Nẵng, tiếc rằng lần này về cứ như chạy trốn.

- Vâng... - người thấp bé cúi xuống tỏ chút ngượng ngập. – Chúng ta đều thừa lệnh Cả sư thôi mà.

Nghe đến ‘’Cả sư’’ người to cao ngoái lại nhìn chiếc vali đang an toàn trong cốp sắt mới an tâm quay lên nhưng không giấu nổi nét căng thẳng bất chợt. Xe lao nhanh hơn. Anh ta ngước cặp mắt đầy chất latin đượm buồn ngoái ra ngoài cửa sổ nhìn xa xa về phái đằng đông đầy vẻ tiếc nuối. Thấy vẻ mặt đầy tâm trạng của một kẻ sắp rời xa chốn mình yêu thích, người nhỏ bé chẳng nỡ gây xáo trộn khoảng khắc yên lặng ngắn ngủi này của y.

Hai người im lặng cho đến khi chiếc Audi dừng hẳn. Người nhỏ bé xuống chạy vòng ra sau mở cốp xách vali cho y vào sâu trong sảnh đón rồi chủ động đưa tay ra bắt.

- Chúc đạo sĩ lộ bình an!

Gã to cao suýt bật cười khi lần đầu tiên có người gọi mình là ‘’đạo sĩ’’. Thấy người bỏ bé lưỡng lự chưa muốn dứt ra, y hỏi.

- Hình như ông có điều gì muốn dạy tôi?

- Ấy, không dám...tôi thấy đạo sĩ có nét gì đó hơi...quen quen, có phải tên ngài là ...Shi...

-Xuỵt!- Người cao lớn trỏ vội ngón tay lên môi. - Thốt tên người khác nơi công cộng là không nên.

Y lần tay sau quần móc một tấm card rồi đưa cho người nhỏ bé. Người này đón lấy đọc ngấu nghiến, một thoáng sau ngửng lên vẻ mặt muôn phần kinh ngạc. Vua đồ cổ. Lúc này anh ta mới nhận ra trước mặt là một con người mà không phải ai cũng có cơ may được gặp một lần trong đời. Thảo nào từ đầu đã toát lên vẻ uy nghiêm khó gần, một chút lịch lãm và thừa...ngạo mạn.

Miệng lưỡi người nhỏ bé vốn đã sượng cứng nay lại càng xơ cứng không thốt nên lời. Người to cao vỗ nhẹ vai anh ta.

– Nếu có cơ hội, đừng ngại gọi cho tôi. Nhiều người đã đổi đời sau khi họ gọi cú đầu tiên cho tôi đấy!

Người nhỏ thó xúc động đến nỗi mặt co lại, từng nhúm da bên khóe mắt giật lên từng hồi. Với công việc và chức năng của mình, anh ta hiểu từ ‘’cơ hội’’ ở đây là gì. Đó là đồ cổ.

- Đứng lâu nơi công cộng cũng không tốt đâu. Tạm biệt! - Người cao lớn vỗ vai cho anh ta tỉnh lại rồi ném một nụ cười bí hiểm trước khi bỏ đi.

Luôn luôn ‘’gieo hạt’’ là phương châm làm việc của y. Một thói quen tốt và rất đơn giản, với xấp card dày cộp đầy hai túi sau chiếc quần bò Levi’s, y không ngừng gieo xuống các mảnh đất tiềm năng. Với con mắt nhà nghề, y biết đâu là những đối tượng cần thiết lập quan hệ, đâu là đối tượng không nên la cà và tránh xa. Không hề vung vãi danh hão như một số doanh nhân học đòi, những tấm danh thiếp của y luôn đặt đúng nơi đúng chỗ. Đó là những nhà khảo cổ có tâm địa, những tên bảo vệ bảo tàng tham lam, và tất nhiên không thể thiếu những tên trộm đồ cổ người bản địa- kẻ mà hắn cho rằng sẽ mang niềm vui bất ngờ nhất. Trong quá khứ đã có không ít những nhà sư biến chất trước khi từ giã cõi tu hành đã không quên ẵm về cho hắn bức tượng phật vô giá. Bây giờ điểm lại, tài sản nhiều trăm triệu đô la của y đang ngày một phình to mà một phần không nhỏ đã đến từ những mảnh giấy nhỏ xíu đó. Thật khó tin.

Sân bay khang trang và hiện đại này đã mở chuyến bay thẳng Đà Nẵng – Pnompenh càng làm cho ‘’con đường đồ cổ’’ của y ngày một hanh thông nhưng hôm nay còn sớm nên chỉ lác đác vài người. Bước về phía quầy check in, y cúi gầm mặt nhìn những áng đèn phản chiếu rực rỡ trước mỗi bước chân.

Mọi giấy tờ và thủ tục suôn sẻ như bao phi vụ trước đây. Khi chiếc đồng hồ Hubost nạm kim cương trên tay y chỉ đúng 7 giờ 45 phút, chiếc Boing737 cất cánh khỏi đường băng rồi vếch chiếc chiếc đầu da cam như một mãnh thú hướng về phía tây nam. Trót lọt. Y ngả người trên hàng ghế VIP tận hưởng cảm giác khó tả đang dâng trào. Nhưng một sự thật phũ phàng mà y không thể ngờ tới đó là: cổ vật trong chiếc vali này là một dấu chấm hết sắp giáng xuống cuộc đời đầy dông bão của một vua đồ cổ tầm cỡ thế giới.

 

 Mắt Kì Phương hoa lên khi dòng chữ kì lạ đang nhảy múa trước mặt. Anh cúi người xuống cho máu thông suốt lên não rồi thở sâu cho dưỡng khí tràn ngập buồng phổi. Khi đã đạt độ tỉnh táo cao nhất, anh lại tập trung vào yoni với hi vọng điều mình vừa thấy chỉ là ảo giác. Nhưng không, dòng chữ nổi rõ trên lớp máu đen sánh hiện rõ hơn bao giờ hết. Điều kì lạ là trước đó anh và viên cảnh sát đã nhìn hàng chục lần mà không ai phát hiện ra điều này.

Ai đã viết ra nó? Khi anh và Lê Đại Hắc đàm đạo bên ngoài không hề có ai bước vào. Mấy viên cảnh sát giám định người Kinh không thể viết được chữ này mà giả sử viết được thì có cho vàng họ cũng không dám đụng tay. Một kẻ lạ khác thừa cơ lẻn vào đây là lại càng không thể. Quá trình ngưng kết của chất lỏng diễn ra rất chậm và tĩnh. Vả lại chất lỏng màu đen trên mặt đá sần sùi nằm trong màn đêm rất khó nhìn kĩ. Mặt chất lỏng có tính phản chiếu nên khi anh chiếu đèn lên thì hình ảnh nhìn thấy là của bứctường gồ ghề xung quanh. Giờ đây, dưới ánh sáng tự nhiên, nóhiện rõ hơn bao giờ hết.

Kì Phương khẳng định luôn đây không phải là chữ Lào hay chữ Thái. Nó cũng không hề giống nhóm chữ Môn - Kh’mer mà người Campuchia và nhiều dân tộc Đông Nam Á đang dùng.

Mới nhìn thì rất giống chữ Chăm truyền thống, nhưng nhìn kĩ thì hoàn toàn không phải.có vẻ cũng nguyên âm, phụ âm, dấu âm trên, dấu âm dưới và cả móc câuy như Chữ Chăm nhưng tuyệt không phải chữ Chăm mà hệt như một người em sinh đôi trên trời rơi xuống mà ta chưa thể biết tên. 

 

Mà nếu không phải chữu Chăm truyền thống thì có thể là Chăm cổ hoặc một ngôn ngữ nào đó trong số hơn 150 ngôn ngữ thuộc hệ Mãlai - Đa Đảo chăng? Người viết chữ lên đây với kẻ giết Paul có phải là một? Nhìn dòng chữ còn tanh máu người đầy câu ngoắc tủa tủa như một bó giun lạ vừa đội đất ngoi lên đang ngoe nguẩy trước mặt làm Kì Phương cuộn từng cơn tởm lợm. Như sợ dòng chữ lại biến mất đột ngột như lúc xuất hiện, anh lấy giấy bút nắn nót sao chép y nguyên rồi cất kĩ vào ba lô như sưu tầm đuwocj một ngôn ngữ lạ.

Kì Phương khóa chặt balo rồi lại ngắm nghía. Mỗi loại chữ cổ có một quy luật viết khác nhau, khi đọc không đúng chiều hoặc hướng sẽ không nhận ra mặt chữ. Đã đi ba vòng và thử các góc độ nhưng các kí tự đó vẫn là một câu đố hiểm hóc. Mà có thể đây không phải là chữ mà là bút tích có ý đồ của hung thủ. Trong thế giới của những hội kín, sau vụ án thủ phạm thường để lại thông điệp nào đó trên hiện trường. Đó là một thông tin, sự thách thức, hoặc một đe dọa. Một số hung thủ còn để lại những biểu tượng hay mật mã mà có khi nhân loại mất nhiều thế kỉ cũng không giả mã nổi. Vụ án Tamam Shud là một trong những bí ẩn lớn nhất của Australia khi cảnh sát tìm thấy một dòng chữ bí ẩn trên mẩu giấy giấu trong túi quần nạn nhân mà hơn nửa nay vẫn trong bóng tối bí ẩn.

Hội Tam điểm, hội Illuminati, hội Tam Hoàng hay tổ chức khủng bố hồi giáo Al-Qaeda cũng có những mật mã để đời như vậy.

Kì Phương nhận ra đã đến lúc phải chuồn khỏi đây để nhường lại cho Lê Đại Hắc cùng chuyên gia mật mã và cổ ngữ vào cuộc ngay lập tức. Ngay lúc anh định bỏ đi thì có tiếng xe đỗ nhẹ ngoài bờ suối cùng lúc có bốn người đang đi rất nhanh về phía anh. Kì Phương mừng rỡ khi nhìn thấy tốp sư phụ của mình và một cô phóng viên quen mặt. Anh vẫy tay kêu to.

- Mời mọi người vào đây!

Giáo sư Huỳnh Lẫm đáp lại từ xa với khuôn mặt nghiêm trọng, ông dẫn đầu đoàn tiến thẳng vào tháp như chính ông mới một chủ nhân đích thực ở đây. Kì Phương và Mộc Trân đứng ngoài để dành không gian cho ba người đàn ông đi vào. Tiến sát đài thờ, giáo sư Huỳnh Lẫm nghiêng mình đứng lại, hai người khác dàn ra hai bên và cúi xuống như đang làm một nghi thức nào đó. Thấy khuôn mặt giáo sư Huỳnh Lẫm đột nhiên căng thẳng và giữ nguyên tư thế cúi đọc rất lâu mà không ngửng lên. Nghĩ rằng thầy cũng đang bí, Kì Phương ném một câu vào trong.

- Thưa các thầy, em đã cố tìm hiểu... nhưng chịu.

Giáo sư Huỳnh Lẫm vẫn giữ nét mặt kính cẩn lẫn kinh ngạc, có lẽ trong cuộc đời khảo cổ và dịch cổ ngữ của mình chưa bao giờ ông nhìn thấy một chữ viết quái lạ đến vậy. Hơn nữa nó lại viết bằng máu tại trên một biểu tượng thiêng liêng tột bậc như vậy. Tiến sĩ Phú Thành Tài lùi lại một bước lấy tay che miệng nói khẽ.

- Chữ của quỷ dữ!

Tiếng thì thào của ông ta như làn gió buốt len vào tai mọi người. Giáo sư Huỳnh Lẫm quay mặt lại nhìn xiết vào mắt ông ta áp chế. Kì Phương cũng nghĩ như thế, nhưng anh rút kinh nghiệm để hỏi sang hướng khác.

- Thưa thầy, có phải đây là hệ thống chữ Phạn hay Chăm cổ?

- Hỏi thế sai bét! - Giáo sư Huỳnh Lẫm đáp khô khốc.

- Vậy thì theo thầy là chữ gì ạ?

- Chữ gì thì ta không biết nhưng nhìn kĩ tôi dám chắc chắn nó nằm trong hệ chữ Bhahmi. Tôi đã nhắc anh bao nhiêu lần rồi, chữ Phạn hay chữ Chăm trên các bia kí và các văn bản cổ của Champa chỉ dùng một hệ thống chữ viết duy nhất để biểu đạt, đó là hệ thống chữ Bhahmi vay mượn từ Ấn Độ. Mà có tới hàng trăm hàng ngàn ngôn ngữ sử dụng hệ thống chữ viết Bhahmi tôi làm sao biết hết. Giống như tiếng Anh, tiếng Pháp, Ý và cả tiếng Việt ... mượn hệ thống chữ Latin để viết và phiên âm cho ngôn ngữ của mình!

- Vậy chữ Phạn và Chăm cổ khác nhau như thế nào? – Mộc Trân đánh bạo hỏi.

Giáo sư Huỳnh Lẫm chậm rãi giải thích:

 - Tiếng Sanskit hay còn gọi tiếng Phạn là ngôn ngữ cổ của người Ấn Độ có từ trước công nguyên. Nó bắt đầu du nhập theo các nhà truyền đạo và thương gia vào Champa từ thế kỉ thứ 2 và 3. Bia Võ Cạnh là văn bia tiếng Phạn đầu tiên của Đông Nam Á là minh chứng. Sau khi du nhập vào Champa người Chăm đã tiếp thu và không ngừng cải tiến để tạo ra một loại chữ riêng gọi là chữ Chăm cổ tương tự như chúng ta nội địa hóa chữ Hán thành chữ Nôm ở Đại Việt. Hiện nay ta tìm đỏ mắt may ra chỉ còn một vài nhà Nho thập cổ lai hi còn nhớ được vài chữ nôm. Còn người đọc được chữ Chăm cổ còn hiếm hơn vạn lần.

- Giáo sư vừa nói, - Kì Phương hỏi - đây không phải chữ Phạn hay chữ Chăm, vậy có hay không một cộng đồng người bí ẩn nào đó đang sử dụng chữ này ngay trên nước ta?

Giáo sư Huỳnh Lẫm chau mày lại:

- Cái đó thì phải hỏi các nhà nhân chủng học, tôi đã thuộc làu nhiều bộ từ điển kim cổ kể cả của Aymonier và Moussay, nhưng thú thật dòng chữ này là lần đầu tiên tôi nhìn thấy.

Like (5)
Loading...
5
prancham
<p>cho cai Like manh ve MMC, qua la tuyet voi qua!</p>
1
1
December 17, 2013
kevin cham
Tien nhan Chama viet dong Chu bi an de canh cao nhung ai co tinh pha hoai di san champa chang? Cho Giao Su giai thich...cot truyen buoc vao giai doan linh thien roi day! Thanks tg MMC nhieu.
December 18, 2013