• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
prancham
by On January 16, 2013  in Tin cộng đồng /
0 Rating 300 views 0 Likes 1 Comments

Năm 2012 là năm được đánh dấu có nhiều sự kiện diễn ra trên cả toàn thế giới,với một góc cộng đồng bé nhỏ như dân tộc Chăm các sự kiện văn hóa cũng diên ra liên tục không ngừng nghỉ, từ vùng quê đến thị thành, lan sang cả TP.HCM và đến cả Đồng Mô – Hà Nội.

Các sự kiện văn hóa diễn ra một phần nào đó cũng có sự quan tâm đúng mức của Đảng và chính quyền địa phương, đã tạo điều kiện thuận lợi để các sự kiện văn hóa dân tộc Chăm được diễn ra thường xuyên hơn.

Cùng điểm lại một số sự kiện văn hóa nổi bật của dân tộc Chăm trong năm 2012.

1.Mở lớp học nhạc cụ truyền thống Chăm lần đầu tiên tại TP.HCM

Cùng với sự phát triển và du nhập giao lưu văn hóa, một bộ phận giới trẻ chạy theo xu hướng văn hóa hiện đại đã quên đi truyền thống văn hóa dân tộc đầy bản sắc. đứng trước tình hình đó Chi hội dân tộc Chăm TP.HCM với sự giúp đỡ của quỹ  CEEVN-Hà Nội đã mở lớp dạy nhạc cụ dân tộc Chăm, khai giảng vào ngày 31.03.2012 dưới sự chỉ dạy của nghệ nhân Thiên Sanh Thềm.

Khóa học đã diễn ra thành công tốt đẹp và góp phần bảo lưu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay.

nhac-cu-Cham-15

Ảnh : Chamranam.com

nhac-cu-Cham-31

Ảnh : Chamranam.com

2.     Sinh viên Chăm mừng năm mới Rija Nugar tại Cần Giờ 2012

Rija Nugar được xem là năm mới của dân tộc Chăm tính theo lịch Chăm, lễ hội Rija Nugar diễn ra trong 2 ngày(đầu tháng 1 lịch Chăm),1 ngày vào và 1 ngày ra, tất cả các làng Chăm đều tổ chức lễ hội Rija Nugar không phân biệt Awal và Ahier. Mục đích của lễ hội Rija Nugar là cầu cho mưa thuận  gió hòa, tránh khỏi tai ương bệnh tật, cầu được mùa màng và bình an cho dân làng.

Được sự cho phép của chính quyền địa phương Chi hội dân tộc Chăm TP.HCM đã tổ chức chương trình mừng hội Rija Nugar cho sinh viên Chăm  tại Khu du lịch Khánh Sơn – Xã An Thới Đông – Huyện Cần Giờ – TP. Hồ Chí Minh vào ngày 12 – 13/5/2012.

Chương trình đã thu hút hơn 200 sinh viên Chăm đang theo học tại các trường ĐH trong khu vực TP.HCM, chương trình đã góp phần tạo nên không gian văn hóa Chăm sinh động, giúp giới trẻ có cái nhìn bao quát hơn về lễ hội, lễ tục, tránh nhầm lẫn về sử dụng lễ tết trong dịp lễ hội Kate như một số bạn trẻ vẫn hay mắc phải là Kate là tết của người Chăm.

Rija Nugar

 3.     Lễ hội Ramawan 2012

 Lễ hội Ramawan của người Chăm Awal diễn ra trong thời gian một tháng, trước khi vào lễ họ thường tổ chức lễ hội trong 3 ngày đầu. Lễ hội diễn ra làm 3 phần: lễ tảo mộ (nao ghur) – lễ cúng gia tiên (ew  muk kei – kèm theo hội) và lễ chay niệm tại thánh đường (mbang aek).

Lễ hội diễn ra từ ngày 18-20/7/2012.

DSCN1335 (Medium)

4.     Lễ hội Kate 2012

Lễ hội Katé được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm.Ðây là lễ hội của người Chăm nhằm tưởng nhớ cá vị Nam thần như Po Klaong Garai, Po Romé… Và tưởng nhớ ông bà tổ tiên , trời đất đã phù hộ độ trì cho con cháu.

Lễ hội Kate 2012 bắt đầu từ trưa 14.10 bằng lễ rước y trang Po Yang và vào sáng ngày 15.10 (đầu tháng 7 Chăm lịch), lễ được tiến hành trên các Tháp Chăm, đến lễ ở làng và sau cùng là lễ ở các gia đình. Kate kéo dài trong 1 tháng và phát sinh thêm các hội hò khác.

091021045815_tetcham1593752593747

 5.     Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm – Ninh Thuận năm 2012 

Với chủ đề “Văn hóa Chăm-bảo tồn, phát huy và hội nhập”, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm-Ninh Thuận năm 2012 diễn ra từ ngày 12-16/10/2012 tại Khu du lịch Tháp Pô Klongirai, Sân vận động thôn Hữu Đức, Trung tâm Văn hóa-Thể thao, Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm; làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc. Ngày hội là một chuỗi các sự kiện văn hóa – thể thao có ý nghĩa chính trị đặc biệt đối với đời sống tinh thần đồng bào dân tộc Chăm và đông đảo quần chúng quan tâm.

cham

Tham dự ngày hội có các đồng chí: Mã Điền Cư, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội; Huỳnh Minh Đoàn, Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ; Hồ Anh Tuấn, Thứ Trưởng Bộ VH-TT&DL. Và các đồng chí lãnh đạo các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên,…

Ngày hội có sự tham gia của 800 nghệ nhân, diễn viên, tuyên truyền viên, huấn luyện viên và vận động viên là người dân tộc Chăm của 6 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, An Giang, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có đại diện của các tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi tham gia hội thảo, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa Chăm.

rez_592_anh-bai-km-1

 “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm – Ninh Thuận năm 2012”  là dịp khẳng định, tôn vinh những giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm, là cơ hội để đồng bào Chăm ở các tỉnh, thành phố có cơ hội giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức đời sống văn hóa cơ sở trong vùng có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống, góp phần quan trọng xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, thúc đẩy sản xuất và ổn định an ninh chính trị khu vực; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Chăm; quảng bá đời sống văn hóa-kinh tế-xã hội và thu hút khách du lịch đến với tỉnh Ninh Thuận.

le-hoi-Cham-d

6.     “Sắc màu Lễ hội Katé – Ramâwan” tại thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 4/11/2012 tại Nhà hát Bến Thành, Số 6 -  Mạc Đĩnh Chi, Q1, Tp Hồ Chí Minh, Chi Hội Dân Tộc Chăm đã tổ chức thành công lễ hội truyền thống Katé – Ramawan 2012 với chủ đề “Sắc màu lễ hội lần VIII và 5 năm thành lập Chi Hội Dân Tộc Chăm”.

557671_509888109028908_1897654192_n

 

Ảnh : Inra Jaya

 

katethanhp

 

Ảnh : Inra Jaya

Chương trình “Sắc màu Lễ hội Katé – Ramâwan” là  một chương trình văn nghệ được Chi hội Dân tộc Chăm tại TPHCM tổ chức thường niên nhằm chúc mừng mùa Katé và Ramawan của bà con Chăm đã diễn ra tại các làng Chăm ở Ninh – Bình Thuận đồng thời giúp nâng cao nhận thức về truyền thống đại đoàn kết dân tộc, giúp thế hệ trẻ giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, và đồng thời gây quỹ học bổng nhằm giúp đỡ các em sinh viên dân tộc Chăm vượt khó, học tốt đang gặp khó khăn trong đời sống sinh hoạt và học tập tại TP.HCM.

523617_509887612362291_1918807916_n

Sân khấu hóa lễ hội Kate. Ảnh : Inra Jaya

 

7.     Lễ hội Katé Chăm Cần Giờ 2012 – Tái hiện sinh động không gian văn hóa Chăm

Ngày 10 và 11 tháng 11 năm 2012, tại khu dịch sinh thái Cần Giờ, huyện Cần Giờ, Tp Hồ Chí Minh, Lễ hội Katé Chăm Cần Giờ 2012 do  Trung Tâm Unessco Ngiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm phối kết hợp với Cty Cổ Phần Khánh Sơn và Trung tâm trưng bày Văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp với các đoàn bà con Chăm gồm Đoàn Chăm Panrang, Chăm Kraong, Chăm Parik, Chăm Pajai, Chăm Muslim, Chi Hội Dân Tộc Chăm,… và các  quí đại biểu quan khách đến từ địa phương và Trung Ương.

kate cangio

Lễ hội Katé Cần Giờ được tổ chức nhằm chúc mừng mùa Katé của bà con Chăm đã diễn ra vào tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 10 DL) cũng như tôn vinh quảng bá hoạt động văn hóa – du lịch của cộng đồng Chăm với cả nước và du khách gần xa. Bắt đầu từ năm 2009, Lễ hội Kate Cần Giờ được tổ chức thường niên và cứ mỗi năm Lễ hội ngày càng thu hút nhiều quan khách tham gia và tăng thêm phần sinh động như buổi văn nghệ do các đoàn Chăm trình diễn. Trước đó, Lễ hội do Công ty CP Khánh Sơn – một công ty qui tụ các thành viên đều là người Chăm đứng ra tổ chức. Đến năm nay, để tăng thêm sự thu hút đối với du khách và các nhà đầu tư, Cty CP Khánh Sơn ủy thác cho Trung tâm Unessco Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Chăm chịu công tác tổ chức còn phần chi phí tổ chức do Cty Khánh Sơn tài trợ.

katecangio

Tại đây, Chương trình đã tái hiện lại một cách sinh động không gian văn hóa tín ngưỡng của người Chăm mà thường ngày chúng ta chỉ thấy ở các làng có người Chăm sinh sống lâu đời, và đến với Lễ hội lần này mọi người có dịp được chiêm ngưỡng hai lễ tục được xem là quan trọng của người Chăm là Katé và Rija Harei.

Lễ hội đã diễn ra thành công tốt đẹp và góp phần lớn vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng Chăm.

katecangio1

Các chức sắc Chăm đến tham dự lễ hội Kate Cần Giờ .

8.     Khánh thành quần thể Tháp Chăm tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Sáng 23/11/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Ban Quản lý Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành quần thể Tháp Chăm tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội).

Tháp Chăm là biểu tượng, là không gian đặc biệt linh thiêng của dân tộc Chăm, là biểu tượng văn hóa, tôn giáo của dân tộc Chăm, là nơi trú ngụ của thần thánh, của các bậc thánh nhân hiền triết chân tu đắc đạo, và cũng là nơi hàng năm tổ chức lễ hội quan trọng, lớn nhất của người Chăm – lễ hội Katê. Sự hiện diện của Tháp Chăm ở Hà Nội nói lên phần nào sự quan tâm của Nhà nước trong công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm.

rez_486_thap-cham-HN

Ba tòa Tháp xây dựng được mô phỏng theo kiến trúc quần thể của Tháp Po Klong Garai (Ninh Thuận) đã tạo điểm nhấn trong tổng thể các quần thể khu di tích các làng dân tộc thuộc vùng Nam Trung Bộ. Việc xây dựng và hoàn thành quần thể Tháp Chăm sẽ trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến tìm hiểu về văn hóa các dân tộc nói chung và văn hóa đồng bào Chăm nói riêng.

rez_369_anh-1

9.     Dân tộc Chăm đón chào 2 tiến sĩ mới là Trương Văn Món và Quảng Đại Cẩn.

Năm 2012 người Chăm đón nhận 2 vị tiến sĩ mới của dân tộc là TS. Trương Văn Món và TS. Quảng Đại Cẩn.

Dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận có khoảng 102.500 người. Chiếm 50% dân tộc Chăm của cả nước, nhưng số lượng trí thức có học vị của dân tộc Chăm chiếm một phần nhỏ, do đó sự thành công của 2 vị TS mới là niềm khích lệ tinh thần lớn cho việc học tập và nâng cao trình độ cho thế hệ trẻ của dân tộc Chăm trong tương lai.

Ngày  29/06/2012 Ths.Trương Văn Món đã bảo vệ thành công luận án TS tại Trường ĐH Khoa học Xã hội-Nhân văn TP.HCM chuyên nghành dân tộc học.

IMGP0037

TS.Trương Văn Món sau. Ảnh : Chamranam.com

Ngày 15.12.2012 lễ tốt nghiệp của TS.Quảng Đại Cẩn đã diễn ra tại University of Hawaii at Manoa, tiễu bang Ha oai, Hoa Kỳ thuộc chuyên nghành ngôn ngữ học.

547384_124024171095174_1275862955_n

TS.Quang Can. Ảnh: Facebook Can Quang

0
Total votes: 0
prancham
User not write anything about he.
Be the first person to like this.
prancham
<p><span style="color: #000000;">sao không thấy  Kevin Champa trong  10 sự kiện này như CHAMPAKA.INFO </span>đưa tin <span style="line-height: 1.5em;"> "</span><em style="line-height: 1.5em;"><span style="font-family: Helvetica, Arial, sans-serif; line-height: 15.59375px;">nhân vật nổi bật nhất tron... View More
January 16, 2013

It will be interesting:

By: On November 13, 2017
0 Rating 668 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 21, 2018
0 Rating 405 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 17, 2019
0 Rating 123 views 1 like 0 Comments
Read more