• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
Jathraoh
by On March 26, 2012
557 views
Trên một mảnh đất cằn khô đầy nắng và gió khan cuốn bụi tung mù cánh đồng khát nước,có một ngôi làng được nhiều người biết đến, tràn đầy sức sống cho ta một nghịch cảnh khó tin so với tiết trời khổ hạnh và sự đày đọa của dòng chảy lịch sử mà người dân ở đây phải chịu đựng. Thiên nhiên héo tơi,uẩn khuất lịch sử chẳng đánh đổ nổi bàn tay gang thép vốn quen lao khổ của người dân. Điều này tạo nên một bản trường ca mà ta có thể đặt tay trước ngực mà nói lên niềm tự hào của mình. Đấy là Palei Ram.

Palei Ram là vùng đất sinh ra người thủ lĩnh Ja Thak Wa,lại là nơi xảy ra nhiều biến cố thời sự nhạy cảm gần đây,làm phân nhánh con mắt nhìn nhận của mọi người. Anh X, một người Kinh nói, làng đó thường xuyên đánh nhau,bạo lực lắm phải không? Còn cảnh sát 113 thì thú với nhau là có lần bị mấy thanh niên làng này nhào vô đánh. Anh V, một sinh viên người Chăm khảng khái nói rằng,vùng trời vùng đất của họ, họ muốn làm gì là quyền của họ! Làng này còn xảy ra nhiều vụ xô xát với làng người Kinh bên cạnh làm mất an ninh. Tại sao?

Năm 1834,Ja Thak Wa nổi dậy, lãnh đạo nhân dân chống Minh Mạng để bảo vệ quyền tự trị của dân tộc. Trong con mắt của Minh Mạng, Ja Thak Wa là kẻ phản động và dĩ nhiên là có suy nghĩ không tốt về người thủ lĩnh này bởi có ai nghĩ tốt về kẻ thù của mình đâu? Ta không nên dựa trên quan điểm đơn phương mà gán cho các nhân vật lịch sử một suy xét nhân phẩm. Đã đến lúc chúng ta cần cởi mở với nhau. Người Chăm bây giờ không đòi lại nước,họ chỉ mong được bình đẳng để cùng chung sống trên một quốc gia đa dân tộc. Điều này khiến ta cần phải có cách nhìn đúng đắn về người anh hùng này. Mã Viện,một vị tướng của Trung Quốc thời phong kiến là kẻ thù đã giết Hai Bà Trưng nhưng lại là vị anh hùng đối với người Trung Quốc,được dựng thờ một tượng đài,đây là một ví dụ cho quan điểm đơn phương của các phía đối cực. Vì vậy, người Chăm có quyền xem Ja Thak Wa là một vị anh hùng dân tộc, không phải là luận điểm cực đoan mà chỉ nhằm tưởng nhớ đến tổ tiên.

Những tàn vết trong quá khứ nhiều khi trỗi dậy chỉ bởi nguyên do đơn giản, lôi kéo đông đảo nhiều người hiện diện vào một đám đông xô bồ. Các thanh niên mỗi khi say xịn là thừa cơ xích mích từ một mâu thuẫn riêng tư đổ dồn đóng cục thành một động cơ xung đột, không giải quyết mềm dẻo dễ làm nứt rạn tình đoàn kết giữa hai dân tộc anh em. Quá khứ ta không thay đổi được nhưng có thể làm cho họ hiểu nhau, tôn trọng nhau trên các mặt của đời sống, có như vậy mới xoa dịu sự hụt hẫng của giới trẻ hai dân tộc. Nhà nước luôn nêu cao tư tưởng hòa hợp dân tộc thế nhưng vẫn chưa được thi dụng trên hiện thực trọn vẹn, vẫn còn nhiều người coi rẻ người Dân tộc. Từ "dân tộc" vốn mang nghĩa chỉ một tộc người, chẳng biết tự bao giờ được hiểu theo nghĩa là người miền núi, hàm ý một tộc người lạc hậu. Người Chăm là một dân tộc ít người sống ở đồng bằng chứ không phải là một tộc người được hiểu theo ngữ nghĩa của từ "Dân tộc".

Đời sống bấp bênh, lao động mệt mỏi cũng đúc cục tâm lí bất hòa. Người Chăm hiện nay,đa số vẫn làm ruộng làm rẫy, trong khi đó thời tiết vùng đất này lại ít mưa, nắng hạn. Nhà nước có kế hoạch thu hồi đất đai của người dân. Làm nông mà không có đất thì trồng trọt ở đâu đây? Họ đành đến nơi đất lạ làm công nhân tại Đồng Nai. Tại khu công nghiệp này, có nhiều người Palei Ram tạm cư làm công nhân. Làm công nhân cũng mang lại thu nhập nhưng đằng sau sự hiện hữu của đồng tiền là cả một vấn đề lớn phát sinh. Các thiếu nữ đi làm,thiếu kiến thức về tình yêu,hôn nhân bị vòng xoáy xã hội hút vào lỗ đen,bị lừa gạt về tình yêu. Bản sắc văn hóa dân tộc cũng không còn đất để cư ngụ. Nguyên nhân đời sống kinh tế làm người dân oi bức,làm lay lung niềm tin,tạo điều kiện cho các thế lực phản kháng xuyên tạc.

Muốn làm tan cục oi bức tâm lí này,phải giải quyết tận gốc. Hằng năm,Nhà nước tốn chi phí khổng lồ cho công tác quốc phòng nhưng lại không đặt trọng tâm cho việc đầu tư cải thiện đời sống xã hội trong khi đấy mới là rễ nguồn của tâm lí bất mãn,cơ sở cho thế lực chống đối lợi dụng. Giải quyết một việc phải đi từ gốc rễ, nhổ cỏ thì phải làm đứt rễ chứ sao lại chỉ cắt đứt thân?

Sự hòa hợp của hai dân tộc chỉ có thể đảm bảo khi vứt xóa tâm lí bất bình và dành đất cho sự thăng hoa của lòng quy thuận. Muốn quy thuận thì phải dọc theo nhu cầu,ý nguyện của người dân. Quan tâm cho dân là lí tưởng của Đảng. Sự đối lập của lòng quy thuận ở đây,chỉ nhằm cải thiện cho đời sống,họ không hề có một toan tính chính trị nào. Người dân có quyền bàn cãi khi có điều bất đồng,đó là tư tưởng cơ bản cho một nền dân chủ. Người dân bảo vệ quyền lợi chính đáng,không thể nói là trái pháp được.

Thu nhận một quan điểm đúng, phải hiểu được nguyên do xảy ra các vụ đụng độ,đó cũng chỉ là phản ứng theo tự nhiên,ta phải làm sao cho phản ứng này không cản trợ mà tiếp thụ đường lối của Nhà nước. Muốn như vậy, Nhà nước phải quan tâm nhiều hơn,xem đây như là một khía cạnh của quốc phòng bởi sự bất đồng là nguyên do tạo nên tâm lí bất hòa,tâm lí bất hòa sẽ dẫn họ vào con đường sai lệch.

Hiểu được ý nguyện của người dân,có tư tưởng đúng, ta thấy cái "dữ" của làng Palei Ram cũng chỉ là một điều thông thường,ta càng yêu mến Palei Ram hơn. Muốn Palei Ram không thể hiện bản tính này thì phải có chính sách ít nhất là không đi ngược với ý nguyện của họ. Nhà nước có đề ra chính sách quan tâm nhưng cần phải đưa chúng ra hiện thực để tư tưởng và hiện thức mất đi khoảng cách,thực hiện tốt đại đoàn kết dân tộc.
Posted in: Tin cộng đồng
Be the first person to like this.