• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
Kaka
by On January 19, 2012
153 views



Trong đặc san VIJAYA số 1: Lịch Sử Dân Tộc Champa, và tập san VIJAYA số 2: Lịch Sử Chiêm Thành (Champa) suy thoái và mất hẳn trên bản đồ thế giới năm 1832. Cả hai bài viết đã trích dẫn, hầu hết các nhà nghiên cứu quốc tế: Pháp, Mỹ, Nhật, Đức ... Các sử liệu Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt Nam viết về Champa đều xác nhận: Lâm Ấp Champa, Chiêm Thành có vùng đất bao quát từ Hà Nội đến Cà Mâu bao gồm cả vùng Cao Nguyên giáp Lào, Cao Miên... là một khối đa chủng gồm nhiều sắc tộc thuộc hệ ngôn ngữ Malayo-Polynésien như Jarai, Radé, Raglai, Churu, Hroi hay thuộc thuộc nhóm Austro-Asiatique như Bana, Sédang, Stieng, Maa ... sinh sống tại Cao Nguyên Trung Phần, nay chế độ hiện thời gọi là dân tộc Tây Nguyên.
Bằng chiến tranh và áp dụng tùy trường hợp chính sách bảo hộ, các vua chúa Việt Nam đã Việt Nam hóa Chiêm Thành cùng việc cho kết hôn với người Chăm. Chẳng hạn việc vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để nhận Châu Ô và Châu Rí. Các triều đại quân chủ Việt lần hồi tiêu hóa Chiêm Thành theo phương cách Tầm ăn dâu. Quốc gia này tồn tại đến năm 1832 là năm Minh Mạng sáp nhập phần đất chót Panduranga của Chăm vào phủ Bình Thuận. (Trích bài viết: Nhu cầu sinh tử đối với Việt Nam: Một sách lược mới về dân tộc thiểu số của Lâm Lễ Trinh).
Nền kinh tế Champa thời lập quốc và hưng thịnh
Các quặng mỏ quý:

Vàng:
Trong thư tịch Champa ghi Tathik praung bhum mưda ralo kaya mưnưk thei Jang mưrai (tạm dịch tiếng Việt: Giang sơn gấm vóc nhiều tài nguyên giàu có, biển cả mênh mong, nhiều quốc gia bên ngoài đều muốn du nhập vào. Đúng vậy, đất nước Champa là cả một rừng vàng bể bạc tài nguyên trên mặt đất, trong lòng đất, lòng đại dương v.v... Biên giới cực Bắc của Lạc lồi (Chiêm Thành) là Sông Mã, là sông có nhiều vàng (trích trang 861 Nguồn Gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam của Bình Nguyên Lộc).

Sách sử xưa còn nói đến sự giàu có của Champa, Nước đó có núi vàng, đá đều màu đỏ, trong đó sinh ra vàng. Vàng ban đêm bay ra giống đom đóm (trích Lương thư q54, 2a) hoặc nói tới của cải vương quốc này cống nạp hay bị cướp mất. Năm 446, tướng Trung Quốc là Đàn Hoa Chi đánh Lâm Ấp: thu được các vật quý lạ, đều là của báu chưa biết tên; lại nấu chảy người vàng được mấy chục vạn cân vàng. (Lương thư q54, 6a); hoặc năm 605 tướng nhà Tùy là Lưu Phương đánh Lâm Ấp: đoạt được 18 tượng thần chủ đều đúc bằng vàng (Tùy thư q82, 2b). Việc vua và quý tộc Champa sử dụng vàng bạc là có thật. Văn bia thường kể, những đồ thờ bằng vàng bạc hay đồng với khối lượng đáng kể mà Vua hoặc quý tộc cao cấp Chăm đem cung ứng cho đền miếu. Người ta còn tìm được một số kho báu gồm nhiều đồ thờ, đồ đồng và trang sức bằng vàng bạc từ xưa để lại. Văn bia cũng xác nhận, việc các đền chính có tượng thần bằng vàng (thường thì mũ, Soka, chụp lên linga bằng vàng), còn chính ngẫu tượng Linga thì bằng đá và những tượng bằng đá bị cướp mất nhiều lần.
Vàng trên vùng đất Champa có trữ lượng khá lớn ở vùng Sông Mã, núi Bạch Mã, Bồng Miêu (Quảng Nam), Kim Sơn (Nghĩa Bình), và các vùng núi từ Nha Trang đến Bình Thuận có khá nhiều vàng. Vàng, bạc, đồng có nhiều ở đất nước Champa.
Kỹ thuật đãi vàng, nấu vàng, khai thác vàng, khảm vàng rất tinh vi và tiến bộ, xuất hiện nhiều thợ kim hoàn, thợ đúc đồng. Nhiều nhà khai thác vàng và dân chúng đãi vàng khá đông đảo ... (Muốn biết rõ kỹ thuật tinh vi trong việc đúc vàng thành các đồ dùng, đồ thờ, quan sát các vật quý còn lại nơi dòng tộc Bà Thềm, hoặc các lăng thờ vua chúa Chăm).

Đơn Sa:
Mỏ đơn sa nằm ở cù lao Chàm, ngoài khơi tỉnh Quảng Nam. Đơn sa là loại cát đỏ, dùng luyện ra thủy ngân (thủy ngân là một chất loại lỏng) y giới Tàu gọi là Châu Sa, Thần Sa dùng để trị bịnh, trừ tà ma. Chất đơn sa được khai thác bán cho người Tàu. Mỏ đơn sa ở Cù Lao Chàm đã được Cát Hồng và Thích Đại Sản xác nhận (Trang 875-880 Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam của Bình Nguyên Lộc).
Ngoài ra trong thập niên 1990, người ta đã phát hiện vàng đen (cát đen) ở vùng cao nguyên Bình Thuận (Vùng Cà Lon, Bắc Bình). Không biết bao người từ các tỉnh Quảng Nam đến Nha Trang vào khai thác. Chất cát đen này rất có giá trị, nên giới trung gian và nhà nước mua với giá rất cao.

Các sản vật:
Đất nước Champa Bốn mùa ấm áp, không có sương tuyết, cây cỏ mùa đông tươi tốt. Bốn mùa đến ăn rau sống (Cựu Đường Thư q 197, 1b), lại có đồi mồi, vỏ bối, ngà voi, cỏ bối, gỗ trầm (Nam sử q 78, 1b)

Gỗ trầm: 
Là loại nổi tiếng nhất, gỗ trầm, thổ dân đẳn ra để cất hàng năm, mục nát nhưng ruột vẫn còn, bỏ vào nước thì chìm nên gọi là trầm hương. Thứ nữa là loại không chìm không nổi là sanh hương (Lương thư). Gỗ trầm dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột, ổn định tiêu hóa và làm hương đốt lấy mùi thơm rất được ưa thích trong dân gian và là một thứ nhu cầu thường xuyên của quan lại và triều đình. Gỗ trầm trở thành một thứ sản vật quý ở trong cũng như ngoài nước. Người ta phải mua gỗ trầm bằng lượng vàng nặng tương đương.

Kỳ nam hay là kỳ nam hương:
Xuất xứ từ núi Phú Yên và Khánh Hòa. Kỳ hương ở Khánh Hòa (Bình Khương và Diên Khánh) tốt hơn kỳ hương ở Phú Yên. Muốn phân biệt kỳ nam với trầm hương thì dựa theo hình chất, khí vị. Trầm hương thì cứng, nặng, ít thơm, sắc vàng vị đắng; kỳ nam thì mềm, nhẹ, có hôi dầu, thơm mát, vị gồm đủ cay, chua, ngọt, đắng; kỳ nam có thể chữa bệnh trúng phong, đàm xuyển, cấm khẩu mài vào nước mà nhỏ, đốt khói cho hơi hương vài mùi thì tỉnh lại ngay, đau bụng đầy ức ngậm kỳ nam là tỉnh táo. (Việt sử xứ Đàng Trong trang 601 của Phan Khoang)
Cùng với trầm hương, kỳ nam còn có thủ quế thơm (loại ngọt và đắng) cây mộc thành rừng, khí trong khói lặng ... uống quế đắc đạo (Thủy kinh chú). Vùng quế nổi tiếng là các tỉnh Quảng nam, Quảng Ngãi.

Cau và Dừa:
Cau và Dừa không phải lưu truyền trong dân gian về bộ tộc Cau và Dừa mà còn trồng rất nhiều ở khắp mọi miền đất nước Champa. Cau và Dừa là nhu cầu cần thiết trong đời sống dân Chăm từ xưa tới nay, không những là vật cúng kiến trong gia tộc mà còn là lễ vật giao tế thường ngày không thể thiếu được. Từ xưa Cau là một sản vật có tiếng vang ra ngoài biên giới: Trong khi du lịch phương Nam, duy chỉ có Cau là đáng xem hơn cả (Thủy Kinh Chú). Tục nhuộm răng đen phổ biến của người Chăm trước đây cũng gắn liền với việc ăn trầu.
Việc dâng trầu cau trở thành một nghi thức tôn kính đối với nhà vua, cho nên mỗi lần vua ngự triều thường có thị nữ dâng trầu. Bia Lai Trung, ở Bình Trị Thiên, khoảng năm 920 đã nói về quan Danaypinan: hầu trầu cau cho một quan chức lớn (Prithujana).
Dừa là thức ăn phổ thông, thân dừa, quả dừa, lá dừa, vỏ trái dừa dùng làm giấy. Lá dừa làm chiếu, nước dừa làm rượu (Tân Đường Thư q 222 hạ, 1a).

Nghề dệt:
Thủy Kinh Chú nói: Người Chăm xưa có nghề chăn tằm dệt lụa. Việc tơ tằm thì một năm tám lứa kén, nhưng nổi bậc nhất là nghề dệt vải. Người ta đã biết trồng đay, trồng bông để cung cấp nguyên liệu, dệt vải trắng rất đẹp mà các tài liệu xưa gọi là Cát bối. Cát bối là tên cây, hoa nó giống như lông ngỗng, rút lấy sợi dệt thành vải trắng mướt chẳng khác gì vải đay còn nhuộm được năm sắc, dệt thành vải lụa (Lương thư, q 54, 1b). Vải trắng Chăm là một đặc sản đẹp và quý, nên Đỗ Tuệ đánh Lâm Ấp nói: Cướp được vàng và cỏ bối.
Việc se tơ dệt vải trắng, nhuộm và dệt thành nhiều màu đã phổ biến và có kỹ thuật tinh xảo, làm thành một bước tiến đáng kể của nghề thủ công cổ truyền này. Sự tiến bộ từ các dọi se sợi bằng đất nung tìm thấy nhiều trong các di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh đến nghề dệt vải trắng đẹp trong vương quốc cổ Champa, đã nói lên nghề dệt đạt đến một trình độ phát triển khá cao với một truyền thống lâu đời.

Nghề làm gốm:
Nghề làm đồ gốm của người Chàm, có lẽ không có kỹ thuật cao như chế tạo về các loại hình, màu sắc độc đáo, hoa văn như cư dân Sa Huỳnh. Càng lui về sau, nghề này không có mấy phát triển, nếu có chỉ là nhu cầu thiết yếu đơn giản như nồi, bát dĩa, vò đựng nước không mấy bảo đảm về sức bền dẻo.

Nghề đóng gạch và xây gạch:
Người Chăm thời xưa đã biết đóng gạch, nung gạch khá tốt. Kỹ thuật xây cất bằng gạch khá cao, bằng chứng các đền tháp ít phủ vữa, trải qua mưa nắng vẫn đứng vững, phơi màu gạch đỏ tươi qua nhiều thế kỷ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Người Chàm thời xưa đã biết lấy chất thảo mộc nào đó trộn với bột gạch để làm chất vữa có khả năng kết dính rất khỏe, vì thế mà giữa các khe hòn gạch không thấy màu trắng, mà chỉ thấy một màu hồng.

Nghề chạm và khắc trên gạch và đá:
Bên cạnh nghề xây gạch phải nói tới nghề chạm và khắc trên gạch và đá. Những đền tháp nói trên không phải chỉ có công xây mà còn chạm khắc tỉ mỉ, đường nét từng phiến đá, từng viên gạch hoàn toàn ăn ý với nhau, đến nổi có nhà nghiên cứu nghĩ tới một giả thuyết là người ta đã xây bằng gạch móc, chạm khắc hình lúc đất còn mềm, rồi mới chất rơm củi để nung. Sự thật là người ta đã phải đục trước viên gạch theo bản thiết kế đem nung rồi mới xây. Điều giả thuyết này đúng, vì người Chăm có câu patơw pauh với ý nghĩa là đá đã nhồi thành bột (như bột nếp, bột gạo hoặc như ciment bây giờ) rồi từ bột nắn ra các hình tượng vua, tượng kuk, tượng các con vật hiện còn lưu trữ trong các viện bảo tàng. Nhưng có điều khó hiểu là làm thế nào để biến đá thành bột như ngày nay máy móc xây đá thành cimăng (ciment).

Để làm những công việc trên, có lẽ phải huy động những nông dân khéo tay ở rải rác khắp thôn quê và điều chắc chắn cần có một đội ngũ những thợ xây và những nghệ nhân chuyên nghiệp có tài năng. Không thể không đánh giá cao tài nghệ của những thợ thủ công Chăm, những người thợ dệt, thợ xây cất, thợ kim hoàn, thợ đóng thuyền. Một số tượng phù điêu có thể so sánh với công trình nghệ thuật nổi tiếng đương thời trên thế giới.

NÔNG NGHIỆP: CHĂN NUÔI VÀ TRỒNG TRỌT

Trồng lúa: thư tịch cổ cũng nói tới tầm quan trọng của việc trồng lúa: Người Tượng Lâm biết cày đến nay hơn 600 năm, tức là khoảng đầu công nguyên. Phép đốt rẫy để trồng giống như người Hoa. Có nơi gọi là bạch điền trồng lúa trắng. Tháng 7 làm thì tháng 10 lúc chín. Như thế gọi là lúa chín 2 mùa (Thủy kinh chú). Làm ruộng cần đất, mà cần đất tốt. Kỹ thuật cày bừa bằng trâu đã lâu đời, dụng cụ thiết kế cày bừa bằng gỗ, chế tạo ra chiếc xe 2 bánh, dùng trâu kéo để di chuyển mọi thứ (ngũ cốc, gỗ mộc ...) rất là tiện lợi. Xe dùng trâu kéo tồn tại mãi đến thập niên 1960.
Việc vua cấp lương bỗng cho binh lính bằng thóc gạo và việc dựng đền bao giờ cũng đi liền với yêu cầu ban tặng ruộng đất, nói lên địa vị đặc biệt của nông nghiệp trong đời sống kinh tế. Nghề sản xuất lúa gạo không những đủ cung cấp cho nhu cầu dân chúng mà có lẽ còn bán ra ngoài nữa. Những điều kiện kinh tế trên, cư dân là những nhà sản xuất nông nghiệp, có quan hệ ruộng đất, chế độ sở hữu và các hình thức sử dụng đất rất lâu đời.
Ruộng đất đôi khi là những tặng vật do nhà vua, giới quý tộc hoặc những người giàu có hiến tặng, không những ruộng đất mà còn cả cư dân quanh vùng để phục vụ đền miếu.

Người Chăm thời xưa đã biết ngăn sông, đắp đập dẫn nước vào ruộng để canh tác cho các loại cây trồng: lúa, khoai, bắp cải. Công việc canh tác rất nổi tiếng. Vào thời Pô Klong Girai tức là Hariwarman I (Thế kỷ thứ 9) đã cho ngăn sông đắp 3 đập lớn:
• Đập Đồng Cam Phú Yên, mang nước tưới tiêu cho cánh dồng Phú yên
• Đập Nha Trinh tưới tiêu cho cánh đồng Phan Rang.
• Đập Sông Lòng Sông tưới tiêu cho cánh đồng Tuy Phong Bình Thuận.

Pô Klong Girai, ngài là một kỹ sư nông nghiệp nổi tiếng vùng Đông Nam Á vào thế kỷ thứ 9. Ngoài ra, còn có 1 hệ thống tưới tiêu ở Gio Linh (Quảng Trị) rất công phu, nước được hứng chứa 2 tầng bể rồi xuống đầm nước có mương đưa vào ruộng (Trang 34, Người Chăm Thuận Hải).
Nghề chăm nuôi và săn bắn:
Vào thời quốc gia Champa hưng thịnh, nghề chăn nuôi cũng phát triển mạnh.

Nuôi voi: Voi là loài thú có công dụng rất lớn, có giá trị về vật chất như ngà dùng để bán, làm đồ trang sức, dùng kéo súc (gỗ lớn). Trong các trận chiến voi xung kích địch quân rất hữu hiệu. Ngành nuôi voi phát triển mạnh ở các vùng núi, vùng Nam Ngãi Bình Phú. Hiện nay người Chăm Tây Nguyên vẫn còn nuôi voi, sử dụng voi để vận chuyển. 

Ngựa: Được chăn nuôi rộng rãi từ gia đình, cá nhân, vua quan. Ngựa được huấn luyện thuần thục để chuyển vận, giao lưu khắp mọi miền đất nước Champa. Ngựa còn là những lính trận trong nhiều cuộc chiến với địch quân. Phương tiện di chuyển thời xưa có lẽ ngựa là con vật di chuyển nhanh nhất, nên nghành chăn nuôi này phát triển mạnh.

Trâu: được nuôi hàng đàn để cày kéo, sử dụng trong nông nghiệp. Trâu còn dùng để hiến tế thần linh. Vào đầu thập niên 1950, có những gia đình Chăm Ninh Bình Thuận có hàng trăm trâu xuất chuồng ra cánh đồng cỏ.

Dê: được chăn nuôi hàng đàn để hiến tế, bán cho lái buôn người Ấn Độ. Gia cầm, gia súc: gà, vịt, heo ... mỗi nhà đều nuôi để ăn thịt và cúng kiến.
Ngoài ngành nghề chăn nuôi, người thợ săn Chăm, còn săn bắn các loài thú rừng như cọp, beo, nai, thỏ ... và các loại thú hoang dã khác ở các vùng rừng núi rộng bao la dọc theo phía tây dẫy Trường Sơn. Vào thời hưng thịnh, đất nước Champa rộng bao, cư dân không có bao nhiêu, nên ngành chăn nuôi phát triển mạnh.

Trồng trọt:
Dọc theo các tỉnh miền Trung và Nam trung phần, người Chăm đã trồng nhiều loại cây có giá trị về công nghiệp như dừa, mía, tiêu, quế, thuốc lá, cây ăn trái như xoài, ổi, mận, chuối...
Người Chăm đã trồng mía ở các tỉnh Thừa Thiên (Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Nha Trang để làm đường phổi, đường phèn, mạch nha, không những tiêu thụ trong nước mà còn xuất cảng nữa.

Nghề làm muối:
Dọc miền biển đất nước Champa, người Chăm khai thác nhiều ruộng muối như Diêm Trường (Huế), Sa Huỳnh Dề gi (Quảng Nam, Quảng Ngãi); Ruộng muối phía bắc Sông Cầu (Phú Yên), ruộng muối Hòn Khôi Cam Ranh (Nha Trang), Cà Ná, Hồ Diêm (Phan Rang), Duồng (Phan Rí Cửa), Phan Thiết, Bình Tuy. Người Chăm sản xuất nhiều muối dùng để muối cá, làm mắm, làm nước mắm và cung cấp muối cho toàn vùng Chăm kể cả Cao Nguyên.

Người Chăm cũng sống nghề chài lưới, đánh cá trên biển cả, sông rạch với các chiếc thuyền nhẹ lướt nhanh.
Giao thông vận tải và thương nghiệp:
Trong việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, việc buôn bán với nước ngoài là một điều cần thiết. Mạng lưới giao thông thủy lộ dựa vào phương tiện sẵn có của người dân, quý tộc và vua chúa: voi ngựa, xe kéo bằng trâu là sự di chuyển trên bộ, ghe thuyền là phương tiện di chuyển trên đường biển và sông rạch.

Biển là nguồn tài nguyên vô tận và là gạch nối giữa nước Champa và các nước phương Nam: Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Campuchia ... Trung Quốc và cả Iran nữa. Thư tịch Trung Quốc nói rằng: Các nước phương Nam muốn giao tiếp với Trung Quốc đều phải ghé qua đất nước Champa. Thuyền buôn của các nước Diệp Điều (Gia-va); Thiện (Miến Điện), Thiên Trúc (Ấn Độ), An Tức (Iran), Đại Tần (Đông La Mã) đều qua Champa. Champa là trạm dừng chân khá quan trọng để đi đến Trung Quốc.

Thư tịch của Việt Nam, từ thiên niên kỷ trước công nguyên Huế và Quảng Nam Đà Nẳng là trục giao thông trên chặng đường hàng hải quốc tế dừng chân (Huế, di tích văn hóa nghệ thuật của Kiêm Thêm; Quảng Nam trong lịch sử của Trần Gia Phụng).

Kỹ thuật hàng hải của Champa nổi tiếng một thời, không những ở vào thời kỳ độc lập (Vua Harivarman I thế kỷ 9 đã dùng thuyền 2 lần đánh vào Bắc Kinh, Trung Quốc, nhiều lần đánh vào Tống Bình (Hà Nội) mà còn cả thời kỳ quốc gia Champa bị Đại Việt xâm chiếm (Vào thế kỷ 14 Vua Chế Bồng Nga đã dùng thuyền đánh chiếm Thăng Long). Việc giao thương giữa Champa và Ấn Độ quan trọng hơn cả. Sách Nam Chân Dị Vật Chí của Vạn Chấn chép như sau: Người ngoại vực gọi thuyền; thuyền lớn dài hơn 20 trượng, cao hơn mặt nước 2-3 trượng, trông như nhà gác, chở được 600-700 người, hàng vạn hộc sản vật. Người ở cõi ngoài tùy theo thuyền to nhỏ mà làm buồm, căng phía trước, phía sau. Có thứ cây lộ dầu to như cửa sổ dài hơn 1 trượng, đem dệt làm buồm. Bốn buồm không phải căng thẳng hàng về phía trước cả mà đặt xiên nghiêng tụ họp với nhau để gió thổi vào; Khi gió thổi vào phía sau hất mạnh vào buồm thì các buồm đều được sức gió. Nếu thuyền cần chạy gấp thì tiện mà tăng giảm số buồm, kéo lệch đi để lấy sức gió, không sợ nguy hiểm. Kỹ thuâït đóng ghe thuyền của người Chăm đạt đến kỹ thuật cao, nên họ đã có những cuộc hành trình đến các nước biển Đông Indonesia, Mã Lai, Ấn Độ, Ả Rập (Mecca) ...

Hậu Hán thư chép Nước Đại Tần (Đông La Mã) trao đổi buôn bán với An Tức (Ba Tư); Thiên Trúc (Ấn Độ) ở miền bể, lời lãi gấp chục lần. Vua nước ấy thường muốn thông sứ với nhà Hán, nhưng nước An Tức, muốn đem tơ lụa của Hán bán cho Đại tần lấy lời, nên ngăn trở không cho Đại tần thông được với Hán. Đến năm Diên Hưng thứ 9 đời Hoàn Đế, Vua nước Đại Tần là Anton (Marc Aurelle Antonin), sai sứ từ ngoài cõi Nhật Nam (Champa Lâm Ấp) đến dâng ngà voi, sừng tê, đồi mồi; đấy là năm đầu tiên Đại Tần thông với Trung Quốc. (Hậu Hán Thư q 118). Như vậy từ đầu Công Nguyên, các nước đã vượt biển buôn bán giao thiệp bằng đường biển với Cửu Chân Nhật Nam (Lâm Ấp, Champa). Từ cuối thế kỷ thứ IV đến đầu thế kỷ VI, các sản phẩm của miền Đông Dương đều qua đất nước Champa để sang Trung Quốc. Lái buôn ngoại quốc ghé thuyền vào miền đất Champa để mua ngà voi sừng tê, đồi mồi, ngọc trai, san hô, trầm hương vải cát bối, và là trạm dừng chân trên đường biển,. tránh bão tố hoặc lấy nước ngọt ... cho cuộc hành trình kế tiếp.

Kinh thành Huế và những vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên từ thời xa xưa đã là một vùng có nhiều tiềm năng kinh tế phong phú được nhiều sách vở nhắc nhở đến thổ sản: trà thiệt, hồ tiêu, vải bông. Lâm sản: ngà voi, nhựa thông, trầm hương, mây ... Hải sản: có cá lục sản, cá mòi, cá chay, cá diêu, muối, có nhiều đồi mồi, cá sấu, cua biển, hào, nghêu sò. Các sản vật quý: lông công, trầm hương, ngà voi, nhung hưu, nhung nai .... (Nguồn tài nguyên Huế, trang 42 Kiêm Thêm).

Khi kiêm nhiệm trấn nhậm đạo Quảng Nam năm 1569, Nguyễn Hoàng thi hành chính sách ngoại thương mềm mỏng để cho người nước ngoài vào, từ dó, có sự buôn bán lớn ở Hội An (Quảng Nam). Các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Bồ Đào Nha và cả Anh, Pháp ... đến buôn bán tấp nập. Sản phẩm họ mua để xuất khẩu lúc đó là những sản phẩm địa phương như tôm khô, vay cá, cau khô, đường cát, yến sào (cù lao Chàm), sừng tê, gân hưu, tơ sống, mật ong, sáp ong, trầm hương, quế, hồ tiêu, trà, vàng ... Lúc đó người Việt mới đến định cư, khó lòng có thể cung cấp đầy đủ sản phẩm trên để thu hút người nước ngoài đến mua hàng. Vậy chắc chắn trong việc cung ứng nguồn hàng phải có bàn tay của người Chăm nhất là những mặt hàng hương liệu, gia vị ... Người Chăm lúc đó sinh sống ở vùng Trung Du và miền núi cao. Họ biết cách khai thác và buôn bán các sản phẩm này. Chúng ta đừng quên rằng, người Chăm đã từng có kinh nghiệm lâu đời về việc khai thác và buôn bán các sản phẩm này trong thời gian trước qua các đường dây giao thương Đông Tây của Đế quốc Ấn Giáo majapahit (thủ đô Trung Tây Java) trước thế kỷ 15, đế quốc Hồi Giáo Malacca trên bán đảo Mã Lai trước thế kỷ 16, rồi sau đó với người Bồ Đào Nha và Hòa Lan. 

Một điểm nữa cần lưu ý là kinh đô Simhapura cũng như thánh địa Mỹ Sơn nằm ở Duy Xuyên, nằm ngay trên đường chuyển vận hàng hóa từ thượng nguồn sông Thu Bồn đổ xuống Hội An và ra cửa Đại Chiêm (tức cửa Đại). Người Việt lúc đó chưa đông, trong khi người Chăm còn nhiều. Người Chăm lại có kinh nghiệm ngoại thương bằng đường sông đường biển. Do đó, trong công việc trao đổi buôn bán ở hải cảng Hội An với thương nhân nước ngoài thế nào cũng có sự đóng góp của những người Việt gốc Chàm. (Trích đoạn Quảng Nam trong lịch sử củ

Be the first person to like this.