Featured photos
  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
From Putra Podam @ facebook <br /> <br />SALAM hay XALAM? <br />Putra Podam <br />Để dùng từ SALAM, hiện nay cộng đồng Chăm hầu hết đều viết đúng là SALAM. Tuy nhiên vẫn còn một số ít người Chăm viết SALAM thành XALAM. Điển hình như anh Ja Quet (QDC) viết XALAM nhưng không cho biết nguồn gốc từ đâu? anh Ysa Cosiem vẫn đang dùng XALAM nhưng không cho biết lý do tại sao?...và còn hai người nữa vẫn đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” mà tôi không tiện đưa ra ở đây. <br />Để làm rõ điều này, chúng tôi trở lại lịch sử nguồn gốc chữ viết và mối liên quan đến vấn đề này. <br />1). PHẠN NGỮ: Là cổ ngữ của Ấn Độ, thường dùng trong tế lễ của các tôn giáo. Phạn ngữ có một vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ và các văn hóa vùng Đông Nam Á. <br />Xét bảng chữ cái Sanskrit với ba phụ âm “sa” dưới đây (phần chọn màu đỏ), ta thấy cả 3 phụ âm “sa” đều dùng chữ cái “s” là: śa, ṣa, sa. Không dùng chữ cái “x”. <br />Hình 1. Bảng chữ cái Sanskrit <br />2). CHỮ CHĂM CỔ: Thường viết trên bia ký là hệ thống ký hiệu từ chữ cái Phạn ngữ ở miền nam Ấn Độ, xuất hiện trên bia đá Võ Cạnh ở Champa vào thế kỷ thứ 2 (G.Coedes, 1940). <br />Xét đến phụ âm “sa”, chữ Chăm cổ có 3 phụ âm “sa” đều dùng chữ cái “s” là : śa, ṣa, sa (trong phần ô vuông màu đỏ Hình 2). Không dùng chữ cái “x”. <br />¬¬¬¬ <br />Hình 2. Bảng chữ cái phụ âm sa <br />3). AKHAR THRAH CAM (Chữ Chăm phổ thông hay chữ Chăm truyền thống): Xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký tháp Po Rome (1627-1651) thế kỷ thứ XVII (Dharma, 2006; Lafont, 2011). Sau hơn bốn thế kỷ tồn tại và phát triển, Akhar Thrah có một qui luật rất ổn định về ngữ pháp, chính tả và cấu trúc hành văn. Akhar Thrah được dùng phổ biến trong các văn bản hành chính của vương quốc Champa, trong các tác phẩm văn học, lịch sử, ngôn ngữ, các kinh sách tôn giáo Chăm Ahiér, Chăm Awal, và các tài liệu được lưu hành trong cộng đồng Chăm cho đến ngày hôm nay. <br />Chữ Chăm cổ có 3 phụ âm “sa”: śa, ṣa, sa. Trong khi đó akhar thrah chỉ có 2 phụ âm “sa”, tức là sa praong (s) và sa asit (s). (Hình 2. Phần tô màu xanh). <br />4). Bảng chữ Ả Rập (Arabic): <br />Bảng chữ cái Ả Rập có 29 chữ cái, trong đó 3 phụ âm “sa” được tô màu đỏ như Hình 3. <br />Hình 3. Bảng chữ cái Ả Rập <br /> <br />5). Bảng chữ cái Jawwi - Malay <br />Jawi Malay có (35 chữ cái) nguồn gốc từ chữ Ả Rập (29 chữ cái) cộng thêm 6 chữ cái màu vàng dưới đây. <br />Hình 4. Bảng chữ cái Jawi Malay <br />Từ chữ cái Jawi Malay, người Chăm bổ sung thêm một số chữ cái thuộc Chăm Thrah mà Jawi không có. <br />Quan sát trên bảng chữ Arabic cũng như Jawi Cham hay Jawi Malay, phụ âm “sa” đều ghi chữ cái “s” không có một chữ “x” nào. <br />Từ những dữ liệu trên ta thấy, chữ Chăm có nguồn gốc từ Sanskrit, tiếng Chăm và tôn giáo Chăm có vay mượn và có mối quan hệ mật thiết với những ngôn ngữ trên. <br />Trở lại vấn đề người Chăm nên dùng SALAM hay XALAM? <br />Salam hay Assalamualaikum có nguồn gốc từ Ả Rập. Do đó, người Chăm hay người Melayu nếu dùng từ này thì phải viết đúng từ SALAM (như thế giới Melayu đang dùng). Chứ không thể viết XALAM. <br />Đọc file .PDF dường dẫn sau: <br />http://www.mediafire.com/…/scah4…/Salam_hay_xalam%282%29.pdf <br />Image may contain: text

File Size

34.21 Kb

Dimension

643 x 372

Description

From Putra Podam @ facebook

SALAM hay XALAM?
Putra Podam
Để dùng từ SALAM, hiện nay cộng đồng Chăm hầu hết đều viết đúng là SALAM. Tuy nhiên vẫn còn một số ít người Chăm viết SALAM thành XALAM. Điển ... View More
Be the first person to like this.