Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On December 7, 2012
VĂN HÓA CHAMPA 1. Sơ lược lịch sử vương quốc Chămpa Trên dải đất Việt Nam ngày nay vào thời xưa đã từng tồn tại ba quốc gia. Về đại thể thì miền bắc là lãnh thổ Đại Việt, miền trung là địa bàn của vương quốc Chămpa và miền nam là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, dân tộc học, sử học… ngày càng chứng minh rõ ràng hơn về cội nguồn của ba quốc gia cổ đại ấy. Có thể nói một cách khái quát là văn minh Đại Việt bắt nguồn từ văn hóa Đông Sơn, văn minh Chămpa phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam mà một phần quan trọng là văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai. Vào thời ấy cương vực, bờ cõi, biên giới giữa các quốc gia cổ đại luôn là vấn đề không bao giờ rành mạch rõ ràng. Tuy vậy nếu theo phân bố hành chánh ngày nay thì có thể coi các tỉnh ven biển miền Trung – từ Quảng Bình đến Bình Thuận – và các tỉnh khu vực Tây Nguyên là thuộc địa bàn của vương quốc Chămpa cổ xưa.  Trong quá trình phát triển vương quốc Chămpa được ghi chép trong các biên niên sử với các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, từ thế kỷ IX là Chămpa (hay Chiêm Thành). Vương quốc Chămpa có nhiều thành phần tộc người, xuất hiện từ đầu công nguyên. Tại khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có một tấm bia của vua Paksadarma Vikrantavarma I (nửa đầu thế kỷ VII) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành vương quốc Chămpa. Theo đó thì đã có một người Ấn Độ tên là Kaudinay (có nghĩa là người Bàlamôn vĩ đại nhất) đến và lấy nữ chúa Soma, con gái vua rắn Naga và sáng lập ra một vương triều. Đây là một huyền thoại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á – như sự hình thành vương quốc Phù Nam cũng là một người Kaudinay lấy nữ chúa Liễu Diệp – huyền thoại thể hiện truyền thống văn hóa bản địa mang đậm tính chất Mẫu hệ có từ trước khi nền văn minh phụ hệ/ phụ quyền từ Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực này. Lịch sử vương quốc Chămpa qua sử liệu các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Đại Việt, Khmer, Java… phản ánh những nét khái quát như sau. Thư tịch cổ của Trung Quốc đã ghi chép những cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Tượng Lâm (huyện cực nam vùng đất mà nhà Hán chiếm đóng những năm đầu công nguyên). Đến năm 192 nhân lúc nhà Hậu Hán loạn, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giết huyện lệnh, giành tự chủ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa là Khu Liên (có thể tên này là ghi âm lại từ kurung của ngôn ngữ cổ Đông Nam Á, có nghĩa là tộc trưởng – vua). Theo sách Thủy kinh chú quốc gia mới thành lập này có tên Lâm Ấp, “phía nam giáp nước Phù Nam… lợi dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục Trung Quốc” như Tấn thư chép khoảng năm 280. Lương sử (khoảng đầu thế kỷ VII) còn ghi lại phổ hệ những ông vua Chămpa sau Khu Liên như Phạm Hùng, Phạm Dật, Phạm Văn, Phạm Tư Đạt… đều là những tên gọi phiên âm ra tiếng Hán từ chữ Ấn Độ cổ. Những kết quả nghiên cứu mới nhất của nhiều học giả trong và ngoài nước thì vương quốc Chămpa được hình thành bởi một hệ thống gọi là mandala hay là một vương quốc bao gồm một liên minh/ liên lập của nhiều tiểu quốc có địa bàn kề cận nhau và tương đồng về văn hóa tộc người. Thuật ngữ mandala được các nhà nghiên cứu dùng để diễn tả một hệ thống chính trị – kinh tế được phát hiện ở hầu hết các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Trong mỗi tiểu quốc của mandala có một vị tiểu vương thường được thần linh hóa và tự xưng là thủ lĩnh của các tiểu vương khác – mà trên lý thuyết là những chư hầu của họ. Như đã nói ở trên, địa bàn vương quốc Chămpa ở miền Trung, khu vực địa hình hẹp chiều ngang tây – đông mà kéo dài theo chiều bắc – nam, lại bị chia cắt bởi các đèo cắt ngang do núi ăn lan ra biển. Song song với những con đèo này là những dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuôi ra biển theo hướng tây – đông. Những dòng sông này và chi lưu của nó là những đường giao thông chủ yếu trong từng khu vực. Vùng hạ lưu hình thành dải đồng bằng tuy nhỏ hẹp nhưng là cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp, cửa sông rộng nối với biển Đông hình thành các bến cảng – đầu mối liên hệ với các tiểu vùng khác bằng đường biển. Địa hình này tạo thành những tiểu vùng – tiểu quốc tập hợp thành vương quốc Chămpa. Những chuyến điền dã của giáo sư Trần Quốc Vượng và cộng sự tại miền Trung trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã phát hiện mô hình một tiểu quốc Chămpa dựa trên trục quy chiếu là các dòng sông lớn ở mỗi tiểu vùng địa hình. Theo mô hình này thì mỗi tiểu quốc phải có ba thiết chế – ba trung tâm, tính theo dòng chảy của sông từ núi (tây) ra biển (đông) là: trung tâm tôn giáo, hay là thánh địa, thường ở phía thượng nguồn các dòng sông – trung tâm chính trị, hay là thành cổ, thường ở vùng đồng bằng hạ lưu và ở phía nam dòng sông – trung tâm kinh tế thương nghiệp, thường là các cảng nơi cửa sông, cửa biển. Điển hình như tiểu quốc Amavarati vùng Quảng Nam, với dòng sông Thu Bồn ta thấy có thánh địa Mỹ Sơn, thành cổ Trà Kiệu và cảng thị Đại Chiêm – Đại Chiêm hải khẩu (Hội An). Do địa hình chung của cả vương quốc như vậy nên mỗi tiểu vùng – tiểu quốc phát triển tương đối độc lập và luôn tranh giành ảnh hưởng và địa vị đứng đầu cả vương quốc. Tiểu quốc và vị Tiểu vương nào hùng mạnh hơn sẽ có ảnh hưởng bao trùm và trở thành trung tâm và Quốc vương đứng đầu cả vương quốc. Tiểu vùng Amavarati lớn mạnh hơn cả có lẽ nhờ thương cảng Đại Chiêm hải khẩu Chămpapura, đã tập hợp được các tiểu quốc thành vương quốc, đặt kinh đô đầu tiên ở thành phố Sư tử Trà Kiệu Simhapura và Mỹ Sơn Srisambhubhadresvara là thánh địa. Đây là một trong những trung tâm quy mô và quan trọng nhất của vương quốc Chămpa. Các trung tâm lớn – tiểu vùng quan trọng – khác là Bình Định (Vijaya), Phú Yên – Khánh Hòa (Kauthara) và Ninh Thuận - Bình Thuận (Panduranga). (1) Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là Brahma – Visnu – Siva. Tuy nhiên người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn đã tôn Siva là Chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chămpa. Thần Siva thường được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới. Ngoài ra người Chăm cổ còn theo cả Phật giáo với trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh hồi thế kỷ IX – X. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn Độ, người Chăm cổ đã tiếp thu cả mô hình tổ chức chính quyền nhà nước mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đặc trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền, các quốc vương Chămpa thường được đồng nhất với thần Siva. Người Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa, dâu tằm, bông, hoa màu… Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý… Ngư nghiệp: đánh bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ nghệ vàng bạc… Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển và đường sông. Để thích ứng với vùng đất gần như quanh năm khí hậu khô hạn, người Chăm cổ đã có những hệ thống thủy lợi từ việc lợi dụng những mạch nước chảy từ núi, đồi gò mà xây dựng giếng, hồ đập… Sự phong phú và đa dạng của những di tích di vật Chămpa còn lại đến nay cho thấy một xã hội rất phát triển trên cơ sở một nền kinh tế có cơ cấu thích hợp mà nổi bật là tính hướng biển. Vương quốc Chămpa nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại với hệ thống cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn bán, trao đổi giao lưu với những quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và Ấn Độ do nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn minh lớn của thế giới. Truyền thống văn hóa bản địa của cư dân cổ Đông Nam Á ngoài văn hóa nông nghiệp (lúa cạn và lúa nước) còn có văn hóa thương nghiệp đường biển của những tộc người cư trú ven biển và trong các quần đảo trong biển Đông, trong đó có người Chăm. theo http://diendankienthuc.net
0 Rating 970 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 7, 2012
VĂN HÓA CHAMPA 1. Sơ lược lịch sử vương quốc Chămpa Trên dải đất Việt Nam ngày nay vào thời xưa đã từng tồn tại ba quốc gia. Về đại thể thì miền bắc là lãnh thổ Đại Việt, miền trung là địa bàn của vương quốc Chămpa và miền nam là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, dân tộc học, sử học… ngày càng chứng minh rõ ràng hơn về cội nguồn của ba quốc gia cổ đại ấy. Có thể nói một cách khái quát là văn minh Đại Việt bắt nguồn từ văn hóa Đông Sơn, văn minh Chămpa phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam mà một phần quan trọng là văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai. Vào thời ấy cương vực, bờ cõi, biên giới giữa các quốc gia cổ đại luôn là vấn đề không bao giờ rành mạch rõ ràng. Tuy vậy nếu theo phân bố hành chánh ngày nay thì có thể coi các tỉnh ven biển miền Trung – từ Quảng Bình đến Bình Thuận – và các tỉnh khu vực Tây Nguyên là thuộc địa bàn của vương quốc Chămpa cổ xưa.  Trong quá trình phát triển vương quốc Chămpa được ghi chép trong các biên niên sử với các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, từ thế kỷ IX là Chămpa (hay Chiêm Thành). Vương quốc Chămpa có nhiều thành phần tộc người, xuất hiện từ đầu công nguyên. Tại khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có một tấm bia của vua Paksadarma Vikrantavarma I (nửa đầu thế kỷ VII) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành vương quốc Chămpa. Theo đó thì đã có một người Ấn Độ tên là Kaudinay (có nghĩa là người Bàlamôn vĩ đại nhất) đến và lấy nữ chúa Soma, con gái vua rắn Naga và sáng lập ra một vương triều. Đây là một huyền thoại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á – như sự hình thành vương quốc Phù Nam cũng là một người Kaudinay lấy nữ chúa Liễu Diệp – huyền thoại thể hiện truyền thống văn hóa bản địa mang đậm tính chất Mẫu hệ có từ trước khi nền văn minh phụ hệ/ phụ quyền từ Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực này. Lịch sử vương quốc Chămpa qua sử liệu các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Đại Việt, Khmer, Java… phản ánh những nét khái quát như sau. Thư tịch cổ của Trung Quốc đã ghi chép những cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Tượng Lâm (huyện cực nam vùng đất mà nhà Hán chiếm đóng những năm đầu công nguyên). Đến năm 192 nhân lúc nhà Hậu Hán loạn, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giết huyện lệnh, giành tự chủ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa là Khu Liên (có thể tên này là ghi âm lại từ kurung của ngôn ngữ cổ Đông Nam Á, có nghĩa là tộc trưởng – vua). Theo sách Thủy kinh chú quốc gia mới thành lập này có tên Lâm Ấp, “phía nam giáp nước Phù Nam… lợi dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục Trung Quốc” như Tấn thư chép khoảng năm 280. Lương sử (khoảng đầu thế kỷ VII) còn ghi lại phổ hệ những ông vua Chămpa sau Khu Liên như Phạm Hùng, Phạm Dật, Phạm Văn, Phạm Tư Đạt… đều là những tên gọi phiên âm ra tiếng Hán từ chữ Ấn Độ cổ. Những kết quả nghiên cứu mới nhất của nhiều học giả trong và ngoài nước thì vương quốc Chămpa được hình thành bởi một hệ thống gọi là mandala hay là một vương quốc bao gồm một liên minh/ liên lập của nhiều tiểu quốc có địa bàn kề cận nhau và tương đồng về văn hóa tộc người. Thuật ngữ mandala được các nhà nghiên cứu dùng để diễn tả một hệ thống chính trị – kinh tế được phát hiện ở hầu hết các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Trong mỗi tiểu quốc của mandala có một vị tiểu vương thường được thần linh hóa và tự xưng là thủ lĩnh của các tiểu vương khác – mà trên lý thuyết là những chư hầu của họ. Như đã nói ở trên, địa bàn vương quốc Chămpa ở miền Trung, khu vực địa hình hẹp chiều ngang tây – đông mà kéo dài theo chiều bắc – nam, lại bị chia cắt bởi các đèo cắt ngang do núi ăn lan ra biển. Song song với những con đèo này là những dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuôi ra biển theo hướng tây – đông. Những dòng sông này và chi lưu của nó là những đường giao thông chủ yếu trong từng khu vực. Vùng hạ lưu hình thành dải đồng bằng tuy nhỏ hẹp nhưng là cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp, cửa sông rộng nối với biển Đông hình thành các bến cảng – đầu mối liên hệ với các tiểu vùng khác bằng đường biển. Địa hình này tạo thành những tiểu vùng – tiểu quốc tập hợp thành vương quốc Chămpa. Những chuyến điền dã của giáo sư Trần Quốc Vượng và cộng sự tại miền Trung trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã phát hiện mô hình một tiểu quốc Chămpa dựa trên trục quy chiếu là các dòng sông lớn ở mỗi tiểu vùng địa hình. Theo mô hình này thì mỗi tiểu quốc phải có ba thiết chế – ba trung tâm, tính theo dòng chảy của sông từ núi (tây) ra biển (đông) là: trung tâm tôn giáo, hay là thánh địa, thường ở phía thượng nguồn các dòng sông – trung tâm chính trị, hay là thành cổ, thường ở vùng đồng bằng hạ lưu và ở phía nam dòng sông – trung tâm kinh tế thương nghiệp, thường là các cảng nơi cửa sông, cửa biển. Điển hình như tiểu quốc Amavarati vùng Quảng Nam, với dòng sông Thu Bồn ta thấy có thánh địa Mỹ Sơn, thành cổ Trà Kiệu và cảng thị Đại Chiêm – Đại Chiêm hải khẩu (Hội An). Do địa hình chung của cả vương quốc như vậy nên mỗi tiểu vùng – tiểu quốc phát triển tương đối độc lập và luôn tranh giành ảnh hưởng và địa vị đứng đầu cả vương quốc. Tiểu quốc và vị Tiểu vương nào hùng mạnh hơn sẽ có ảnh hưởng bao trùm và trở thành trung tâm và Quốc vương đứng đầu cả vương quốc. Tiểu vùng Amavarati lớn mạnh hơn cả có lẽ nhờ thương cảng Đại Chiêm hải khẩu Chămpapura, đã tập hợp được các tiểu quốc thành vương quốc, đặt kinh đô đầu tiên ở thành phố Sư tử Trà Kiệu Simhapura và Mỹ Sơn Srisambhubhadresvara là thánh địa. Đây là một trong những trung tâm quy mô và quan trọng nhất của vương quốc Chămpa. Các trung tâm lớn – tiểu vùng quan trọng – khác là Bình Định (Vijaya), Phú Yên – Khánh Hòa (Kauthara) và Ninh Thuận - Bình Thuận (Panduranga). (1) Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là Brahma – Visnu – Siva. Tuy nhiên người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn đã tôn Siva là Chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chămpa. Thần Siva thường được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới. Ngoài ra người Chăm cổ còn theo cả Phật giáo với trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh hồi thế kỷ IX – X. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn Độ, người Chăm cổ đã tiếp thu cả mô hình tổ chức chính quyền nhà nước mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đặc trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền, các quốc vương Chămpa thường được đồng nhất với thần Siva. Người Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa, dâu tằm, bông, hoa màu… Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý… Ngư nghiệp: đánh bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ nghệ vàng bạc… Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển và đường sông. Để thích ứng với vùng đất gần như quanh năm khí hậu khô hạn, người Chăm cổ đã có những hệ thống thủy lợi từ việc lợi dụng những mạch nước chảy từ núi, đồi gò mà xây dựng giếng, hồ đập… Sự phong phú và đa dạng của những di tích di vật Chămpa còn lại đến nay cho thấy một xã hội rất phát triển trên cơ sở một nền kinh tế có cơ cấu thích hợp mà nổi bật là tính hướng biển. Vương quốc Chămpa nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại với hệ thống cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn bán, trao đổi giao lưu với những quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và Ấn Độ do nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn minh lớn của thế giới. Truyền thống văn hóa bản địa của cư dân cổ Đông Nam Á ngoài văn hóa nông nghiệp (lúa cạn và lúa nước) còn có văn hóa thương nghiệp đường biển của những tộc người cư trú ven biển và trong các quần đảo trong biển Đông, trong đó có người Chăm. theo http://diendankienthuc.net
0 Rating 970 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 7, 2012
VĂN HÓA CHAMPA 1. Sơ lược lịch sử vương quốc Chămpa Trên dải đất Việt Nam ngày nay vào thời xưa đã từng tồn tại ba quốc gia. Về đại thể thì miền bắc là lãnh thổ Đại Việt, miền trung là địa bàn của vương quốc Chămpa và miền nam là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, dân tộc học, sử học… ngày càng chứng minh rõ ràng hơn về cội nguồn của ba quốc gia cổ đại ấy. Có thể nói một cách khái quát là văn minh Đại Việt bắt nguồn từ văn hóa Đông Sơn, văn minh Chămpa phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam mà một phần quan trọng là văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai. Vào thời ấy cương vực, bờ cõi, biên giới giữa các quốc gia cổ đại luôn là vấn đề không bao giờ rành mạch rõ ràng. Tuy vậy nếu theo phân bố hành chánh ngày nay thì có thể coi các tỉnh ven biển miền Trung – từ Quảng Bình đến Bình Thuận – và các tỉnh khu vực Tây Nguyên là thuộc địa bàn của vương quốc Chămpa cổ xưa.  Trong quá trình phát triển vương quốc Chămpa được ghi chép trong các biên niên sử với các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, từ thế kỷ IX là Chămpa (hay Chiêm Thành). Vương quốc Chămpa có nhiều thành phần tộc người, xuất hiện từ đầu công nguyên. Tại khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có một tấm bia của vua Paksadarma Vikrantavarma I (nửa đầu thế kỷ VII) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành vương quốc Chămpa. Theo đó thì đã có một người Ấn Độ tên là Kaudinay (có nghĩa là người Bàlamôn vĩ đại nhất) đến và lấy nữ chúa Soma, con gái vua rắn Naga và sáng lập ra một vương triều. Đây là một huyền thoại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á – như sự hình thành vương quốc Phù Nam cũng là một người Kaudinay lấy nữ chúa Liễu Diệp – huyền thoại thể hiện truyền thống văn hóa bản địa mang đậm tính chất Mẫu hệ có từ trước khi nền văn minh phụ hệ/ phụ quyền từ Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực này. Lịch sử vương quốc Chămpa qua sử liệu các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Đại Việt, Khmer, Java… phản ánh những nét khái quát như sau. Thư tịch cổ của Trung Quốc đã ghi chép những cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Tượng Lâm (huyện cực nam vùng đất mà nhà Hán chiếm đóng những năm đầu công nguyên). Đến năm 192 nhân lúc nhà Hậu Hán loạn, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giết huyện lệnh, giành tự chủ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa là Khu Liên (có thể tên này là ghi âm lại từ kurung của ngôn ngữ cổ Đông Nam Á, có nghĩa là tộc trưởng – vua). Theo sách Thủy kinh chú quốc gia mới thành lập này có tên Lâm Ấp, “phía nam giáp nước Phù Nam… lợi dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục Trung Quốc” như Tấn thư chép khoảng năm 280. Lương sử (khoảng đầu thế kỷ VII) còn ghi lại phổ hệ những ông vua Chămpa sau Khu Liên như Phạm Hùng, Phạm Dật, Phạm Văn, Phạm Tư Đạt… đều là những tên gọi phiên âm ra tiếng Hán từ chữ Ấn Độ cổ. Những kết quả nghiên cứu mới nhất của nhiều học giả trong và ngoài nước thì vương quốc Chămpa được hình thành bởi một hệ thống gọi là mandala hay là một vương quốc bao gồm một liên minh/ liên lập của nhiều tiểu quốc có địa bàn kề cận nhau và tương đồng về văn hóa tộc người. Thuật ngữ mandala được các nhà nghiên cứu dùng để diễn tả một hệ thống chính trị – kinh tế được phát hiện ở hầu hết các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Trong mỗi tiểu quốc của mandala có một vị tiểu vương thường được thần linh hóa và tự xưng là thủ lĩnh của các tiểu vương khác – mà trên lý thuyết là những chư hầu của họ. Như đã nói ở trên, địa bàn vương quốc Chămpa ở miền Trung, khu vực địa hình hẹp chiều ngang tây – đông mà kéo dài theo chiều bắc – nam, lại bị chia cắt bởi các đèo cắt ngang do núi ăn lan ra biển. Song song với những con đèo này là những dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuôi ra biển theo hướng tây – đông. Những dòng sông này và chi lưu của nó là những đường giao thông chủ yếu trong từng khu vực. Vùng hạ lưu hình thành dải đồng bằng tuy nhỏ hẹp nhưng là cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp, cửa sông rộng nối với biển Đông hình thành các bến cảng – đầu mối liên hệ với các tiểu vùng khác bằng đường biển. Địa hình này tạo thành những tiểu vùng – tiểu quốc tập hợp thành vương quốc Chămpa. Những chuyến điền dã của giáo sư Trần Quốc Vượng và cộng sự tại miền Trung trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã phát hiện mô hình một tiểu quốc Chămpa dựa trên trục quy chiếu là các dòng sông lớn ở mỗi tiểu vùng địa hình. Theo mô hình này thì mỗi tiểu quốc phải có ba thiết chế – ba trung tâm, tính theo dòng chảy của sông từ núi (tây) ra biển (đông) là: trung tâm tôn giáo, hay là thánh địa, thường ở phía thượng nguồn các dòng sông – trung tâm chính trị, hay là thành cổ, thường ở vùng đồng bằng hạ lưu và ở phía nam dòng sông – trung tâm kinh tế thương nghiệp, thường là các cảng nơi cửa sông, cửa biển. Điển hình như tiểu quốc Amavarati vùng Quảng Nam, với dòng sông Thu Bồn ta thấy có thánh địa Mỹ Sơn, thành cổ Trà Kiệu và cảng thị Đại Chiêm – Đại Chiêm hải khẩu (Hội An). Do địa hình chung của cả vương quốc như vậy nên mỗi tiểu vùng – tiểu quốc phát triển tương đối độc lập và luôn tranh giành ảnh hưởng và địa vị đứng đầu cả vương quốc. Tiểu quốc và vị Tiểu vương nào hùng mạnh hơn sẽ có ảnh hưởng bao trùm và trở thành trung tâm và Quốc vương đứng đầu cả vương quốc. Tiểu vùng Amavarati lớn mạnh hơn cả có lẽ nhờ thương cảng Đại Chiêm hải khẩu Chămpapura, đã tập hợp được các tiểu quốc thành vương quốc, đặt kinh đô đầu tiên ở thành phố Sư tử Trà Kiệu Simhapura và Mỹ Sơn Srisambhubhadresvara là thánh địa. Đây là một trong những trung tâm quy mô và quan trọng nhất của vương quốc Chămpa. Các trung tâm lớn – tiểu vùng quan trọng – khác là Bình Định (Vijaya), Phú Yên – Khánh Hòa (Kauthara) và Ninh Thuận - Bình Thuận (Panduranga). (1) Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là Brahma – Visnu – Siva. Tuy nhiên người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn đã tôn Siva là Chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chămpa. Thần Siva thường được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới. Ngoài ra người Chăm cổ còn theo cả Phật giáo với trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh hồi thế kỷ IX – X. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn Độ, người Chăm cổ đã tiếp thu cả mô hình tổ chức chính quyền nhà nước mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đặc trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền, các quốc vương Chămpa thường được đồng nhất với thần Siva. Người Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa, dâu tằm, bông, hoa màu… Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý… Ngư nghiệp: đánh bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ nghệ vàng bạc… Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển và đường sông. Để thích ứng với vùng đất gần như quanh năm khí hậu khô hạn, người Chăm cổ đã có những hệ thống thủy lợi từ việc lợi dụng những mạch nước chảy từ núi, đồi gò mà xây dựng giếng, hồ đập… Sự phong phú và đa dạng của những di tích di vật Chămpa còn lại đến nay cho thấy một xã hội rất phát triển trên cơ sở một nền kinh tế có cơ cấu thích hợp mà nổi bật là tính hướng biển. Vương quốc Chămpa nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại với hệ thống cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn bán, trao đổi giao lưu với những quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và Ấn Độ do nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn minh lớn của thế giới. Truyền thống văn hóa bản địa của cư dân cổ Đông Nam Á ngoài văn hóa nông nghiệp (lúa cạn và lúa nước) còn có văn hóa thương nghiệp đường biển của những tộc người cư trú ven biển và trong các quần đảo trong biển Đông, trong đó có người Chăm. theo http://diendankienthuc.net
0 Rating 970 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 7, 2012
VĂN HÓA CHAMPA 1. Sơ lược lịch sử vương quốc Chămpa Trên dải đất Việt Nam ngày nay vào thời xưa đã từng tồn tại ba quốc gia. Về đại thể thì miền bắc là lãnh thổ Đại Việt, miền trung là địa bàn của vương quốc Chămpa và miền nam là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, dân tộc học, sử học… ngày càng chứng minh rõ ràng hơn về cội nguồn của ba quốc gia cổ đại ấy. Có thể nói một cách khái quát là văn minh Đại Việt bắt nguồn từ văn hóa Đông Sơn, văn minh Chămpa phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam mà một phần quan trọng là văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai. Vào thời ấy cương vực, bờ cõi, biên giới giữa các quốc gia cổ đại luôn là vấn đề không bao giờ rành mạch rõ ràng. Tuy vậy nếu theo phân bố hành chánh ngày nay thì có thể coi các tỉnh ven biển miền Trung – từ Quảng Bình đến Bình Thuận – và các tỉnh khu vực Tây Nguyên là thuộc địa bàn của vương quốc Chămpa cổ xưa.  Trong quá trình phát triển vương quốc Chămpa được ghi chép trong các biên niên sử với các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, từ thế kỷ IX là Chămpa (hay Chiêm Thành). Vương quốc Chămpa có nhiều thành phần tộc người, xuất hiện từ đầu công nguyên. Tại khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có một tấm bia của vua Paksadarma Vikrantavarma I (nửa đầu thế kỷ VII) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành vương quốc Chămpa. Theo đó thì đã có một người Ấn Độ tên là Kaudinay (có nghĩa là người Bàlamôn vĩ đại nhất) đến và lấy nữ chúa Soma, con gái vua rắn Naga và sáng lập ra một vương triều. Đây là một huyền thoại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á – như sự hình thành vương quốc Phù Nam cũng là một người Kaudinay lấy nữ chúa Liễu Diệp – huyền thoại thể hiện truyền thống văn hóa bản địa mang đậm tính chất Mẫu hệ có từ trước khi nền văn minh phụ hệ/ phụ quyền từ Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực này. Lịch sử vương quốc Chămpa qua sử liệu các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Đại Việt, Khmer, Java… phản ánh những nét khái quát như sau. Thư tịch cổ của Trung Quốc đã ghi chép những cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Tượng Lâm (huyện cực nam vùng đất mà nhà Hán chiếm đóng những năm đầu công nguyên). Đến năm 192 nhân lúc nhà Hậu Hán loạn, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giết huyện lệnh, giành tự chủ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa là Khu Liên (có thể tên này là ghi âm lại từ kurung của ngôn ngữ cổ Đông Nam Á, có nghĩa là tộc trưởng – vua). Theo sách Thủy kinh chú quốc gia mới thành lập này có tên Lâm Ấp, “phía nam giáp nước Phù Nam… lợi dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục Trung Quốc” như Tấn thư chép khoảng năm 280. Lương sử (khoảng đầu thế kỷ VII) còn ghi lại phổ hệ những ông vua Chămpa sau Khu Liên như Phạm Hùng, Phạm Dật, Phạm Văn, Phạm Tư Đạt… đều là những tên gọi phiên âm ra tiếng Hán từ chữ Ấn Độ cổ. Những kết quả nghiên cứu mới nhất của nhiều học giả trong và ngoài nước thì vương quốc Chămpa được hình thành bởi một hệ thống gọi là mandala hay là một vương quốc bao gồm một liên minh/ liên lập của nhiều tiểu quốc có địa bàn kề cận nhau và tương đồng về văn hóa tộc người. Thuật ngữ mandala được các nhà nghiên cứu dùng để diễn tả một hệ thống chính trị – kinh tế được phát hiện ở hầu hết các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Trong mỗi tiểu quốc của mandala có một vị tiểu vương thường được thần linh hóa và tự xưng là thủ lĩnh của các tiểu vương khác – mà trên lý thuyết là những chư hầu của họ. Như đã nói ở trên, địa bàn vương quốc Chămpa ở miền Trung, khu vực địa hình hẹp chiều ngang tây – đông mà kéo dài theo chiều bắc – nam, lại bị chia cắt bởi các đèo cắt ngang do núi ăn lan ra biển. Song song với những con đèo này là những dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuôi ra biển theo hướng tây – đông. Những dòng sông này và chi lưu của nó là những đường giao thông chủ yếu trong từng khu vực. Vùng hạ lưu hình thành dải đồng bằng tuy nhỏ hẹp nhưng là cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp, cửa sông rộng nối với biển Đông hình thành các bến cảng – đầu mối liên hệ với các tiểu vùng khác bằng đường biển. Địa hình này tạo thành những tiểu vùng – tiểu quốc tập hợp thành vương quốc Chămpa. Những chuyến điền dã của giáo sư Trần Quốc Vượng và cộng sự tại miền Trung trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã phát hiện mô hình một tiểu quốc Chămpa dựa trên trục quy chiếu là các dòng sông lớn ở mỗi tiểu vùng địa hình. Theo mô hình này thì mỗi tiểu quốc phải có ba thiết chế – ba trung tâm, tính theo dòng chảy của sông từ núi (tây) ra biển (đông) là: trung tâm tôn giáo, hay là thánh địa, thường ở phía thượng nguồn các dòng sông – trung tâm chính trị, hay là thành cổ, thường ở vùng đồng bằng hạ lưu và ở phía nam dòng sông – trung tâm kinh tế thương nghiệp, thường là các cảng nơi cửa sông, cửa biển. Điển hình như tiểu quốc Amavarati vùng Quảng Nam, với dòng sông Thu Bồn ta thấy có thánh địa Mỹ Sơn, thành cổ Trà Kiệu và cảng thị Đại Chiêm – Đại Chiêm hải khẩu (Hội An). Do địa hình chung của cả vương quốc như vậy nên mỗi tiểu vùng – tiểu quốc phát triển tương đối độc lập và luôn tranh giành ảnh hưởng và địa vị đứng đầu cả vương quốc. Tiểu quốc và vị Tiểu vương nào hùng mạnh hơn sẽ có ảnh hưởng bao trùm và trở thành trung tâm và Quốc vương đứng đầu cả vương quốc. Tiểu vùng Amavarati lớn mạnh hơn cả có lẽ nhờ thương cảng Đại Chiêm hải khẩu Chămpapura, đã tập hợp được các tiểu quốc thành vương quốc, đặt kinh đô đầu tiên ở thành phố Sư tử Trà Kiệu Simhapura và Mỹ Sơn Srisambhubhadresvara là thánh địa. Đây là một trong những trung tâm quy mô và quan trọng nhất của vương quốc Chămpa. Các trung tâm lớn – tiểu vùng quan trọng – khác là Bình Định (Vijaya), Phú Yên – Khánh Hòa (Kauthara) và Ninh Thuận - Bình Thuận (Panduranga). (1) Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là Brahma – Visnu – Siva. Tuy nhiên người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn đã tôn Siva là Chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chămpa. Thần Siva thường được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới. Ngoài ra người Chăm cổ còn theo cả Phật giáo với trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh hồi thế kỷ IX – X. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn Độ, người Chăm cổ đã tiếp thu cả mô hình tổ chức chính quyền nhà nước mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đặc trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền, các quốc vương Chămpa thường được đồng nhất với thần Siva. Người Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa, dâu tằm, bông, hoa màu… Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý… Ngư nghiệp: đánh bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ nghệ vàng bạc… Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển và đường sông. Để thích ứng với vùng đất gần như quanh năm khí hậu khô hạn, người Chăm cổ đã có những hệ thống thủy lợi từ việc lợi dụng những mạch nước chảy từ núi, đồi gò mà xây dựng giếng, hồ đập… Sự phong phú và đa dạng của những di tích di vật Chămpa còn lại đến nay cho thấy một xã hội rất phát triển trên cơ sở một nền kinh tế có cơ cấu thích hợp mà nổi bật là tính hướng biển. Vương quốc Chămpa nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại với hệ thống cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn bán, trao đổi giao lưu với những quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và Ấn Độ do nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn minh lớn của thế giới. Truyền thống văn hóa bản địa của cư dân cổ Đông Nam Á ngoài văn hóa nông nghiệp (lúa cạn và lúa nước) còn có văn hóa thương nghiệp đường biển của những tộc người cư trú ven biển và trong các quần đảo trong biển Đông, trong đó có người Chăm. theo http://diendankienthuc.net
0 Rating 970 views 0 likes 0 Comments
Read more