Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On December 13, 2012
TTCT – Một tin vui cho những người yêu văn hóa nghệ thuật sắp được tận mắt chứng kiến những hiện vật mà lâu nay chỉ “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”: sưu tập điêu khắc Champa sắp được trưng bày lộ thiên tại sân vườn trong giai đoạn 2013-2015. Tượng chim thần Garuda (khoảng thế kỷ 12-13) sưu tập từ tháp Mẫm, Bình Định – Ảnh do Bảo tàng Cổ vật cug đình Huế cung cấp Chúng tôi là những người hiếm hoi được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cấp phép vào tìm hiểu những tác phẩm điêu khắc Champa thuộc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế được lưu kho từ hơn 60 năm nay. Kho báu Champa bắc Hải Vân   “Tượng Champa bằng đá sa thạch (đá cát) hút nước nhiều, nếu trưng bày lộ thiên trong điều kiện độ ẩm cao như ở Huế sẽ dễ bị bám rêu, dễ bị hư, nhanh mòn. Cũng có một số bảo tàng như ở Đà Nẵng, Hà Nội đưa tượng Champa trưng bày lộ thiên nhưng bị lên meo. Từ kinh nghiệm này, chỉ nên trưng bày trong phòng có mái che, nhiệt độ ổn định là tốt nhất”.   Nhà nghiên cứuTRẦN KỲ PHƯƠNG  Đập vào mắt là tượng nam thần đứng do cố linh mục Léopold Cadière đưa về từ làng Nham Biều khoảng năm 1917, tỉ lệ như người thật nhưng mất đầu, cao gần 1,3m, đặt trên một bệ ximăng. Thân hình vị thần rất lạ: ngực nở, có núm vú và bụng phệ khác thường, mông nở nang; chiếc thắt lưng vòng quanh bụng “cố định” chiếc “sampốt” (một hình thức y phục) hai lớp chồng lên nhau thõng xuống chân… Bức tượng được nhà nghiên cứu Champa Trần Kỳ Phương đánh giá là một kiệt tác khi nó “bộc lộ một vẻ đẹp thật độc đáo với thủ pháp tạc tượng khá đặc biệt chưa từng xuất hiện trong nghệ thuật Champa…”.Nằm trong dãy tượng linh thú có bức tượng thủy quái Makara và tượng voi – sư tử (Gajashimha) với vẻ đẹp rất sinh động, tự nhiên. Trong tổng số 88 hiện vật, có đến hơn 15 tượng sư tử với nhiều tư thế như đứng, ngồi, đi… Những tượng chim thần Garuda chạm trổ tỉ mỉ, sinh động; có tượng voi được đeo miễn rất khác lạ; tượng khỉ thì vui nhộn, tinh nghịch… Ngoài các tượng sinh thực khí, bệ thờ, chóp tháp và các vật trang trí với nét chạm khắc “rất Champa” đặt trên nền, bệ hoặc kệ gỗ, cuốn hút hơn cả là hệ thống tượng và phù điêu hình người, nhân thần lẫn thiên thần, như: phù điêu đạo sư Bà La Môn, tượng và phù điêu Apsara, tượng nam và nữ thần, Bồ tát Quan Thế Âm, Agni, Kinnara… Tất cả đều bằng đá sa thạch, chất liệu điêu khắc chủ yếu của người Champa xưa. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (nguyên giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật cung đình, nay là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế) chủ trì thực hiện trong thập niên 2000 cho biết sưu tập điêu khắc này có 14 vật thờ tự trong các đền tháp, 62 vật trang trí trong kiến trúc Champa, số còn lại là chi tiết kiến trúc. Niên đại các hiện vật kéo dài trong hơn 700 năm, từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, và địa bàn sưu tập trải dài từ Quảng Bình vào tận Bình Định. Hơn 70% số hiện vật cũng bước đầu xác định có xuất xứ từ bắc Hải Vân thuộc các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. Có 13 hiện vật ghi rõ gốc gác địa danh ở Thừa Thiên – Huế, chín hiện vật từ Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) và bốn hiện vật từ tháp Mẫm (An Nhơn, Bình Định)… Tiến sĩ Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho rằng sưu tập này rất quý ở chỗ sẽ bổ khuyết thêm nhiều kiến thức đối với những ai từng xem sưu tập ở Bảo tàng Điêu khắc Champa Đà Nẵng. “Nó mang dấu ấn vùng miền trong văn hóa Champa rất rõ, bởi địa bàn phân bố chủ yếu ở khu vực bắc Hải Vân nguyên xưa thuộc tiểu quốc Indrapura. Do đó, các hiện vật không chỉ góp phần hình dung nghệ thuật – văn hóa Champa nói chung, mà còn giúp hiểu thêm dấu ấn của một vùng cụ thể trong cơ cấu tổ chức của vương quốc Champa xưa” – ông Hải nói. Theo tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, các hiện vật có niên đại sớm, mang tính chất nền tảng, định hình rất lớn cho phong cách Champa giai đoạn sau. Mặt khác, sau sưu tập lớn nhất tại Bảo tàng Champa Đà Nẵng thì ở miền Trung đây là sưu tập lớn thứ hai và gồm đủ tất cả các kiểu, các phong cách. “Có những hiện vật sớm mà Bảo tàng Champa ở Đà Nẵng không có. Chỉ tiếc một điều phần lớn là dạng tượng tròn, không có tượng vàng và bạc như giai đoạn sau này” – tiến sĩ Sơn nói. Tượng Kinnara (khoảng thế kỷ 12-13) xuất xứ từ tháp Mẫm, Bình Định Hơn 60 năm im ỉm trong kho Nhắc đến sưu tập nói trên không thể không nhắc đến những người tạo dựng nên nó – những sáng lập viên Hội Đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Hué – AAVH) thành lập ở kinh đô Huế năm 1913. Những cuộc du khảo tại Huế, vùng phụ cận và mở rộng ra khu vực Quảng Trị, Quảng Bình của Edmund Gras, Léopold Cadière và nhiều sáng lập viên AAVH… đã đưa về trụ sở hội (Bảo tàng Cổ vật cung đình ngày nay) rất nhiều hiện vật điêu khắc Champa quý giá. Trước sự vận động của các hội viên và sự hỗ trợ, tác động của Tòa khâm sứ Trung kỳ, năm 1923 Bảo tàng Khải Định được thành lập theo chỉ dụ của nhà vua, “có nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam”. Bảo tàng tiếp tục được bổ sung tác phẩm Champa từ nguồn sưu tập tại các phế tích đền tháp hoặc được hiến tặng, chuyển nhượng. Đặc biệt là cuộc khai quật do nhà khảo cổ Jean-Yves Claeys tiến hành từ năm 1927 tại di chỉ Trà Kiệu đưa về Huế rất nhiều bức tượng đặc biệt quý giá, nâng sưu tập ở đây lên 88 hiện vật. Năm 1928, một khu cổ vật Champa (còn gọi Phòng Chàm) được xây dựng ngay sau điện Long An, các hiện vật đã được sắp xếp và trưng bày đúng theo nguyên tắc bảo tàng học đương thời: đặt trên bệ gỗ, một số tượng được gia cố, ghi rõ tên và xuất xứ… phục vụ khách tham quan. Phù điêu người múa (khoảng thế kỷ 10) đưa về từ Trà Kiệu, Quảng Nam Kể từ khi AAVH chấm dứt hoạt động vào năm 1945, Bảo tàng Khải Định nhiều lần đổi chủ qua nhiều giai đoạn lịch sử, cũng là lúc Phòng Chàm đóng cửa im ỉm cho đến tận bây giờ. Sau năm 1975, khá nhiều lần đơn vị chủ quản bảo tàng có kế hoạch trưng bày và thực hiện một số công việc liên quan đến xuất bản, in ấn hình ảnh thuộc sưu tập này. Song như gặp một rào cản vô hình nên mấy mươi năm chúng vẫn lưu kho bất động, hình thành một “cảm giác thân phận” trong lòng nhiều người. Về điều này, ông Phan Thanh Hải cho biết có nhiều lý do: “Một thời gian mình quan niệm hiện vật Champa là vấn đề tương đối nhạy cảm về chính trị. Trước đây, một số lãnh đạo của trung tâm và bảo tàng cũng e ngại nhóm hiện vật này không phải chính danh thuộc về nhóm hiện vật cung đình, do đó nếu đem ra trưng bày thì không chính danh mà còn dễ bị nơi khác đòi, không tiện. Mặt khác, người ta cũng chưa biết cách khai thác không gian tối đa của bảo tàng khi đưa ra trưng bày”. Tuy nhiên ông Hải vẫn khẳng định những hiện vật Champa gắn liền với lịch sử ra đời của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đồng thời gắn liền với hoạt động của các thành viên chủ chốt của nhóm sáng lập bảo tàng cũng như AAVH. “Sự hình thành Phòng Chàm tại bảo tàng hoàn toàn phù hợp chứ không có vấn đề gì cả!” – ông Hải nói. Tượng chim thần Garuda đang chiến đấu với rắn thần Naga có xuất xứ từ tháp Mẫm, Bình Định Có nên trưng bày ngoài trời? Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung – giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đơn vị này sẽ quy hoạch lại hệ thống trưng bày ngoài trời và đưa những hiện vật Champa tiêu biểu ra trưng bày, nhằm có thể khái quát bức tranh đa dạng về lịch sử văn hóa Huế, đồng thời có thể phát huy tốt những hiện vật mà bảo tàng thủ đắc. Ông Phan Thanh Hải cho biết trong năm 2013 sẽ phá dãy nhà làm việc xuống cấp của bảo tàng hiện nay để biến thành nơi trưng bày hiện vật Champa lộ thiên, trở thành không gian chuyển tiếp giữa điện Long An – kiến trúc điện đẹp nhất và ngôi nhà rường phía bên trái – được xem là nhà quan lại điển hình của triều Nguyễn. Ông nói: “Thế mạnh của hiện vật Champa chính là trưng bày lộ thiên mới đẹp. Chất liệu đá sa thạch rất bền vững, cho phép (chịu được điều kiện) trưng bày lộ thiên”. Trái với quan điểm này, tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho rằng đưa hiện vật Champa trưng bày lộ thiên là quá liều lĩnh vì dễ mất và rất dễ hư hỏng. “Hiện vật Champa làm bằng đá sa thạch vốn dễ bị tổn thương, rêu mốc, độ phong hóa cao hơn các loại đá khác nên không thể đưa ra trưng bày lộ thiên được. Đặc biệt với mức độ bảo vệ lỏng lẻo như ở Huế hiện nay sẽ rất dễ mất!” – ông Sơn giải thích. Mặt khác, theo ông Sơn, sưu tập Champa nói trên chỉ có thể trưng bày dựa trên hai yếu tố là phong cách (đầy đủ) và niên đại (biên độ lớn từ rất sớm đến muộn), chứ không thể trưng bày sưu tập theo chủ đề. Do đó muốn hấp dẫn và an toàn nên chọn giải pháp “kho mở”, chọn lựa một phần trưng bày một gian riêng rồi bán vé phụ thu cùng với vé chính tham quan bảo tàng. Tượng sư tử đứng (khoảng thế kỷ 10) sưu tập tại khu vực tỉnh Thừa Thiên – Huế hoặc Quảng Trị Tượng voi đeo miễn trên đầu (khoảng thế kỷ 8-9) đưa về từ Trà Kiệu, Quảng Nam THÁI LỘC Nguồn: www.tuoitre.vn  
0 Rating 95 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 13, 2012
TTCT – Một tin vui cho những người yêu văn hóa nghệ thuật sắp được tận mắt chứng kiến những hiện vật mà lâu nay chỉ “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”: sưu tập điêu khắc Champa sắp được trưng bày lộ thiên tại sân vườn trong giai đoạn 2013-2015. Tượng chim thần Garuda (khoảng thế kỷ 12-13) sưu tập từ tháp Mẫm, Bình Định – Ảnh do Bảo tàng Cổ vật cug đình Huế cung cấp Chúng tôi là những người hiếm hoi được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cấp phép vào tìm hiểu những tác phẩm điêu khắc Champa thuộc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế được lưu kho từ hơn 60 năm nay. Kho báu Champa bắc Hải Vân   “Tượng Champa bằng đá sa thạch (đá cát) hút nước nhiều, nếu trưng bày lộ thiên trong điều kiện độ ẩm cao như ở Huế sẽ dễ bị bám rêu, dễ bị hư, nhanh mòn. Cũng có một số bảo tàng như ở Đà Nẵng, Hà Nội đưa tượng Champa trưng bày lộ thiên nhưng bị lên meo. Từ kinh nghiệm này, chỉ nên trưng bày trong phòng có mái che, nhiệt độ ổn định là tốt nhất”.   Nhà nghiên cứuTRẦN KỲ PHƯƠNG  Đập vào mắt là tượng nam thần đứng do cố linh mục Léopold Cadière đưa về từ làng Nham Biều khoảng năm 1917, tỉ lệ như người thật nhưng mất đầu, cao gần 1,3m, đặt trên một bệ ximăng. Thân hình vị thần rất lạ: ngực nở, có núm vú và bụng phệ khác thường, mông nở nang; chiếc thắt lưng vòng quanh bụng “cố định” chiếc “sampốt” (một hình thức y phục) hai lớp chồng lên nhau thõng xuống chân… Bức tượng được nhà nghiên cứu Champa Trần Kỳ Phương đánh giá là một kiệt tác khi nó “bộc lộ một vẻ đẹp thật độc đáo với thủ pháp tạc tượng khá đặc biệt chưa từng xuất hiện trong nghệ thuật Champa…”.Nằm trong dãy tượng linh thú có bức tượng thủy quái Makara và tượng voi – sư tử (Gajashimha) với vẻ đẹp rất sinh động, tự nhiên. Trong tổng số 88 hiện vật, có đến hơn 15 tượng sư tử với nhiều tư thế như đứng, ngồi, đi… Những tượng chim thần Garuda chạm trổ tỉ mỉ, sinh động; có tượng voi được đeo miễn rất khác lạ; tượng khỉ thì vui nhộn, tinh nghịch… Ngoài các tượng sinh thực khí, bệ thờ, chóp tháp và các vật trang trí với nét chạm khắc “rất Champa” đặt trên nền, bệ hoặc kệ gỗ, cuốn hút hơn cả là hệ thống tượng và phù điêu hình người, nhân thần lẫn thiên thần, như: phù điêu đạo sư Bà La Môn, tượng và phù điêu Apsara, tượng nam và nữ thần, Bồ tát Quan Thế Âm, Agni, Kinnara… Tất cả đều bằng đá sa thạch, chất liệu điêu khắc chủ yếu của người Champa xưa. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (nguyên giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật cung đình, nay là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế) chủ trì thực hiện trong thập niên 2000 cho biết sưu tập điêu khắc này có 14 vật thờ tự trong các đền tháp, 62 vật trang trí trong kiến trúc Champa, số còn lại là chi tiết kiến trúc. Niên đại các hiện vật kéo dài trong hơn 700 năm, từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, và địa bàn sưu tập trải dài từ Quảng Bình vào tận Bình Định. Hơn 70% số hiện vật cũng bước đầu xác định có xuất xứ từ bắc Hải Vân thuộc các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. Có 13 hiện vật ghi rõ gốc gác địa danh ở Thừa Thiên – Huế, chín hiện vật từ Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) và bốn hiện vật từ tháp Mẫm (An Nhơn, Bình Định)… Tiến sĩ Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho rằng sưu tập này rất quý ở chỗ sẽ bổ khuyết thêm nhiều kiến thức đối với những ai từng xem sưu tập ở Bảo tàng Điêu khắc Champa Đà Nẵng. “Nó mang dấu ấn vùng miền trong văn hóa Champa rất rõ, bởi địa bàn phân bố chủ yếu ở khu vực bắc Hải Vân nguyên xưa thuộc tiểu quốc Indrapura. Do đó, các hiện vật không chỉ góp phần hình dung nghệ thuật – văn hóa Champa nói chung, mà còn giúp hiểu thêm dấu ấn của một vùng cụ thể trong cơ cấu tổ chức của vương quốc Champa xưa” – ông Hải nói. Theo tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, các hiện vật có niên đại sớm, mang tính chất nền tảng, định hình rất lớn cho phong cách Champa giai đoạn sau. Mặt khác, sau sưu tập lớn nhất tại Bảo tàng Champa Đà Nẵng thì ở miền Trung đây là sưu tập lớn thứ hai và gồm đủ tất cả các kiểu, các phong cách. “Có những hiện vật sớm mà Bảo tàng Champa ở Đà Nẵng không có. Chỉ tiếc một điều phần lớn là dạng tượng tròn, không có tượng vàng và bạc như giai đoạn sau này” – tiến sĩ Sơn nói. Tượng Kinnara (khoảng thế kỷ 12-13) xuất xứ từ tháp Mẫm, Bình Định Hơn 60 năm im ỉm trong kho Nhắc đến sưu tập nói trên không thể không nhắc đến những người tạo dựng nên nó – những sáng lập viên Hội Đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Hué – AAVH) thành lập ở kinh đô Huế năm 1913. Những cuộc du khảo tại Huế, vùng phụ cận và mở rộng ra khu vực Quảng Trị, Quảng Bình của Edmund Gras, Léopold Cadière và nhiều sáng lập viên AAVH… đã đưa về trụ sở hội (Bảo tàng Cổ vật cung đình ngày nay) rất nhiều hiện vật điêu khắc Champa quý giá. Trước sự vận động của các hội viên và sự hỗ trợ, tác động của Tòa khâm sứ Trung kỳ, năm 1923 Bảo tàng Khải Định được thành lập theo chỉ dụ của nhà vua, “có nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam”. Bảo tàng tiếp tục được bổ sung tác phẩm Champa từ nguồn sưu tập tại các phế tích đền tháp hoặc được hiến tặng, chuyển nhượng. Đặc biệt là cuộc khai quật do nhà khảo cổ Jean-Yves Claeys tiến hành từ năm 1927 tại di chỉ Trà Kiệu đưa về Huế rất nhiều bức tượng đặc biệt quý giá, nâng sưu tập ở đây lên 88 hiện vật. Năm 1928, một khu cổ vật Champa (còn gọi Phòng Chàm) được xây dựng ngay sau điện Long An, các hiện vật đã được sắp xếp và trưng bày đúng theo nguyên tắc bảo tàng học đương thời: đặt trên bệ gỗ, một số tượng được gia cố, ghi rõ tên và xuất xứ… phục vụ khách tham quan. Phù điêu người múa (khoảng thế kỷ 10) đưa về từ Trà Kiệu, Quảng Nam Kể từ khi AAVH chấm dứt hoạt động vào năm 1945, Bảo tàng Khải Định nhiều lần đổi chủ qua nhiều giai đoạn lịch sử, cũng là lúc Phòng Chàm đóng cửa im ỉm cho đến tận bây giờ. Sau năm 1975, khá nhiều lần đơn vị chủ quản bảo tàng có kế hoạch trưng bày và thực hiện một số công việc liên quan đến xuất bản, in ấn hình ảnh thuộc sưu tập này. Song như gặp một rào cản vô hình nên mấy mươi năm chúng vẫn lưu kho bất động, hình thành một “cảm giác thân phận” trong lòng nhiều người. Về điều này, ông Phan Thanh Hải cho biết có nhiều lý do: “Một thời gian mình quan niệm hiện vật Champa là vấn đề tương đối nhạy cảm về chính trị. Trước đây, một số lãnh đạo của trung tâm và bảo tàng cũng e ngại nhóm hiện vật này không phải chính danh thuộc về nhóm hiện vật cung đình, do đó nếu đem ra trưng bày thì không chính danh mà còn dễ bị nơi khác đòi, không tiện. Mặt khác, người ta cũng chưa biết cách khai thác không gian tối đa của bảo tàng khi đưa ra trưng bày”. Tuy nhiên ông Hải vẫn khẳng định những hiện vật Champa gắn liền với lịch sử ra đời của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đồng thời gắn liền với hoạt động của các thành viên chủ chốt của nhóm sáng lập bảo tàng cũng như AAVH. “Sự hình thành Phòng Chàm tại bảo tàng hoàn toàn phù hợp chứ không có vấn đề gì cả!” – ông Hải nói. Tượng chim thần Garuda đang chiến đấu với rắn thần Naga có xuất xứ từ tháp Mẫm, Bình Định Có nên trưng bày ngoài trời? Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung – giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đơn vị này sẽ quy hoạch lại hệ thống trưng bày ngoài trời và đưa những hiện vật Champa tiêu biểu ra trưng bày, nhằm có thể khái quát bức tranh đa dạng về lịch sử văn hóa Huế, đồng thời có thể phát huy tốt những hiện vật mà bảo tàng thủ đắc. Ông Phan Thanh Hải cho biết trong năm 2013 sẽ phá dãy nhà làm việc xuống cấp của bảo tàng hiện nay để biến thành nơi trưng bày hiện vật Champa lộ thiên, trở thành không gian chuyển tiếp giữa điện Long An – kiến trúc điện đẹp nhất và ngôi nhà rường phía bên trái – được xem là nhà quan lại điển hình của triều Nguyễn. Ông nói: “Thế mạnh của hiện vật Champa chính là trưng bày lộ thiên mới đẹp. Chất liệu đá sa thạch rất bền vững, cho phép (chịu được điều kiện) trưng bày lộ thiên”. Trái với quan điểm này, tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho rằng đưa hiện vật Champa trưng bày lộ thiên là quá liều lĩnh vì dễ mất và rất dễ hư hỏng. “Hiện vật Champa làm bằng đá sa thạch vốn dễ bị tổn thương, rêu mốc, độ phong hóa cao hơn các loại đá khác nên không thể đưa ra trưng bày lộ thiên được. Đặc biệt với mức độ bảo vệ lỏng lẻo như ở Huế hiện nay sẽ rất dễ mất!” – ông Sơn giải thích. Mặt khác, theo ông Sơn, sưu tập Champa nói trên chỉ có thể trưng bày dựa trên hai yếu tố là phong cách (đầy đủ) và niên đại (biên độ lớn từ rất sớm đến muộn), chứ không thể trưng bày sưu tập theo chủ đề. Do đó muốn hấp dẫn và an toàn nên chọn giải pháp “kho mở”, chọn lựa một phần trưng bày một gian riêng rồi bán vé phụ thu cùng với vé chính tham quan bảo tàng. Tượng sư tử đứng (khoảng thế kỷ 10) sưu tập tại khu vực tỉnh Thừa Thiên – Huế hoặc Quảng Trị Tượng voi đeo miễn trên đầu (khoảng thế kỷ 8-9) đưa về từ Trà Kiệu, Quảng Nam THÁI LỘC Nguồn: www.tuoitre.vn  
0 Rating 95 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 13, 2012
TTCT – Một tin vui cho những người yêu văn hóa nghệ thuật sắp được tận mắt chứng kiến những hiện vật mà lâu nay chỉ “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”: sưu tập điêu khắc Champa sắp được trưng bày lộ thiên tại sân vườn trong giai đoạn 2013-2015. Tượng chim thần Garuda (khoảng thế kỷ 12-13) sưu tập từ tháp Mẫm, Bình Định – Ảnh do Bảo tàng Cổ vật cug đình Huế cung cấp Chúng tôi là những người hiếm hoi được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cấp phép vào tìm hiểu những tác phẩm điêu khắc Champa thuộc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế được lưu kho từ hơn 60 năm nay. Kho báu Champa bắc Hải Vân   “Tượng Champa bằng đá sa thạch (đá cát) hút nước nhiều, nếu trưng bày lộ thiên trong điều kiện độ ẩm cao như ở Huế sẽ dễ bị bám rêu, dễ bị hư, nhanh mòn. Cũng có một số bảo tàng như ở Đà Nẵng, Hà Nội đưa tượng Champa trưng bày lộ thiên nhưng bị lên meo. Từ kinh nghiệm này, chỉ nên trưng bày trong phòng có mái che, nhiệt độ ổn định là tốt nhất”.   Nhà nghiên cứuTRẦN KỲ PHƯƠNG  Đập vào mắt là tượng nam thần đứng do cố linh mục Léopold Cadière đưa về từ làng Nham Biều khoảng năm 1917, tỉ lệ như người thật nhưng mất đầu, cao gần 1,3m, đặt trên một bệ ximăng. Thân hình vị thần rất lạ: ngực nở, có núm vú và bụng phệ khác thường, mông nở nang; chiếc thắt lưng vòng quanh bụng “cố định” chiếc “sampốt” (một hình thức y phục) hai lớp chồng lên nhau thõng xuống chân… Bức tượng được nhà nghiên cứu Champa Trần Kỳ Phương đánh giá là một kiệt tác khi nó “bộc lộ một vẻ đẹp thật độc đáo với thủ pháp tạc tượng khá đặc biệt chưa từng xuất hiện trong nghệ thuật Champa…”.Nằm trong dãy tượng linh thú có bức tượng thủy quái Makara và tượng voi – sư tử (Gajashimha) với vẻ đẹp rất sinh động, tự nhiên. Trong tổng số 88 hiện vật, có đến hơn 15 tượng sư tử với nhiều tư thế như đứng, ngồi, đi… Những tượng chim thần Garuda chạm trổ tỉ mỉ, sinh động; có tượng voi được đeo miễn rất khác lạ; tượng khỉ thì vui nhộn, tinh nghịch… Ngoài các tượng sinh thực khí, bệ thờ, chóp tháp và các vật trang trí với nét chạm khắc “rất Champa” đặt trên nền, bệ hoặc kệ gỗ, cuốn hút hơn cả là hệ thống tượng và phù điêu hình người, nhân thần lẫn thiên thần, như: phù điêu đạo sư Bà La Môn, tượng và phù điêu Apsara, tượng nam và nữ thần, Bồ tát Quan Thế Âm, Agni, Kinnara… Tất cả đều bằng đá sa thạch, chất liệu điêu khắc chủ yếu của người Champa xưa. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (nguyên giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật cung đình, nay là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế) chủ trì thực hiện trong thập niên 2000 cho biết sưu tập điêu khắc này có 14 vật thờ tự trong các đền tháp, 62 vật trang trí trong kiến trúc Champa, số còn lại là chi tiết kiến trúc. Niên đại các hiện vật kéo dài trong hơn 700 năm, từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, và địa bàn sưu tập trải dài từ Quảng Bình vào tận Bình Định. Hơn 70% số hiện vật cũng bước đầu xác định có xuất xứ từ bắc Hải Vân thuộc các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. Có 13 hiện vật ghi rõ gốc gác địa danh ở Thừa Thiên – Huế, chín hiện vật từ Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) và bốn hiện vật từ tháp Mẫm (An Nhơn, Bình Định)… Tiến sĩ Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho rằng sưu tập này rất quý ở chỗ sẽ bổ khuyết thêm nhiều kiến thức đối với những ai từng xem sưu tập ở Bảo tàng Điêu khắc Champa Đà Nẵng. “Nó mang dấu ấn vùng miền trong văn hóa Champa rất rõ, bởi địa bàn phân bố chủ yếu ở khu vực bắc Hải Vân nguyên xưa thuộc tiểu quốc Indrapura. Do đó, các hiện vật không chỉ góp phần hình dung nghệ thuật – văn hóa Champa nói chung, mà còn giúp hiểu thêm dấu ấn của một vùng cụ thể trong cơ cấu tổ chức của vương quốc Champa xưa” – ông Hải nói. Theo tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, các hiện vật có niên đại sớm, mang tính chất nền tảng, định hình rất lớn cho phong cách Champa giai đoạn sau. Mặt khác, sau sưu tập lớn nhất tại Bảo tàng Champa Đà Nẵng thì ở miền Trung đây là sưu tập lớn thứ hai và gồm đủ tất cả các kiểu, các phong cách. “Có những hiện vật sớm mà Bảo tàng Champa ở Đà Nẵng không có. Chỉ tiếc một điều phần lớn là dạng tượng tròn, không có tượng vàng và bạc như giai đoạn sau này” – tiến sĩ Sơn nói. Tượng Kinnara (khoảng thế kỷ 12-13) xuất xứ từ tháp Mẫm, Bình Định Hơn 60 năm im ỉm trong kho Nhắc đến sưu tập nói trên không thể không nhắc đến những người tạo dựng nên nó – những sáng lập viên Hội Đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Hué – AAVH) thành lập ở kinh đô Huế năm 1913. Những cuộc du khảo tại Huế, vùng phụ cận và mở rộng ra khu vực Quảng Trị, Quảng Bình của Edmund Gras, Léopold Cadière và nhiều sáng lập viên AAVH… đã đưa về trụ sở hội (Bảo tàng Cổ vật cung đình ngày nay) rất nhiều hiện vật điêu khắc Champa quý giá. Trước sự vận động của các hội viên và sự hỗ trợ, tác động của Tòa khâm sứ Trung kỳ, năm 1923 Bảo tàng Khải Định được thành lập theo chỉ dụ của nhà vua, “có nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam”. Bảo tàng tiếp tục được bổ sung tác phẩm Champa từ nguồn sưu tập tại các phế tích đền tháp hoặc được hiến tặng, chuyển nhượng. Đặc biệt là cuộc khai quật do nhà khảo cổ Jean-Yves Claeys tiến hành từ năm 1927 tại di chỉ Trà Kiệu đưa về Huế rất nhiều bức tượng đặc biệt quý giá, nâng sưu tập ở đây lên 88 hiện vật. Năm 1928, một khu cổ vật Champa (còn gọi Phòng Chàm) được xây dựng ngay sau điện Long An, các hiện vật đã được sắp xếp và trưng bày đúng theo nguyên tắc bảo tàng học đương thời: đặt trên bệ gỗ, một số tượng được gia cố, ghi rõ tên và xuất xứ… phục vụ khách tham quan. Phù điêu người múa (khoảng thế kỷ 10) đưa về từ Trà Kiệu, Quảng Nam Kể từ khi AAVH chấm dứt hoạt động vào năm 1945, Bảo tàng Khải Định nhiều lần đổi chủ qua nhiều giai đoạn lịch sử, cũng là lúc Phòng Chàm đóng cửa im ỉm cho đến tận bây giờ. Sau năm 1975, khá nhiều lần đơn vị chủ quản bảo tàng có kế hoạch trưng bày và thực hiện một số công việc liên quan đến xuất bản, in ấn hình ảnh thuộc sưu tập này. Song như gặp một rào cản vô hình nên mấy mươi năm chúng vẫn lưu kho bất động, hình thành một “cảm giác thân phận” trong lòng nhiều người. Về điều này, ông Phan Thanh Hải cho biết có nhiều lý do: “Một thời gian mình quan niệm hiện vật Champa là vấn đề tương đối nhạy cảm về chính trị. Trước đây, một số lãnh đạo của trung tâm và bảo tàng cũng e ngại nhóm hiện vật này không phải chính danh thuộc về nhóm hiện vật cung đình, do đó nếu đem ra trưng bày thì không chính danh mà còn dễ bị nơi khác đòi, không tiện. Mặt khác, người ta cũng chưa biết cách khai thác không gian tối đa của bảo tàng khi đưa ra trưng bày”. Tuy nhiên ông Hải vẫn khẳng định những hiện vật Champa gắn liền với lịch sử ra đời của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đồng thời gắn liền với hoạt động của các thành viên chủ chốt của nhóm sáng lập bảo tàng cũng như AAVH. “Sự hình thành Phòng Chàm tại bảo tàng hoàn toàn phù hợp chứ không có vấn đề gì cả!” – ông Hải nói. Tượng chim thần Garuda đang chiến đấu với rắn thần Naga có xuất xứ từ tháp Mẫm, Bình Định Có nên trưng bày ngoài trời? Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung – giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đơn vị này sẽ quy hoạch lại hệ thống trưng bày ngoài trời và đưa những hiện vật Champa tiêu biểu ra trưng bày, nhằm có thể khái quát bức tranh đa dạng về lịch sử văn hóa Huế, đồng thời có thể phát huy tốt những hiện vật mà bảo tàng thủ đắc. Ông Phan Thanh Hải cho biết trong năm 2013 sẽ phá dãy nhà làm việc xuống cấp của bảo tàng hiện nay để biến thành nơi trưng bày hiện vật Champa lộ thiên, trở thành không gian chuyển tiếp giữa điện Long An – kiến trúc điện đẹp nhất và ngôi nhà rường phía bên trái – được xem là nhà quan lại điển hình của triều Nguyễn. Ông nói: “Thế mạnh của hiện vật Champa chính là trưng bày lộ thiên mới đẹp. Chất liệu đá sa thạch rất bền vững, cho phép (chịu được điều kiện) trưng bày lộ thiên”. Trái với quan điểm này, tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho rằng đưa hiện vật Champa trưng bày lộ thiên là quá liều lĩnh vì dễ mất và rất dễ hư hỏng. “Hiện vật Champa làm bằng đá sa thạch vốn dễ bị tổn thương, rêu mốc, độ phong hóa cao hơn các loại đá khác nên không thể đưa ra trưng bày lộ thiên được. Đặc biệt với mức độ bảo vệ lỏng lẻo như ở Huế hiện nay sẽ rất dễ mất!” – ông Sơn giải thích. Mặt khác, theo ông Sơn, sưu tập Champa nói trên chỉ có thể trưng bày dựa trên hai yếu tố là phong cách (đầy đủ) và niên đại (biên độ lớn từ rất sớm đến muộn), chứ không thể trưng bày sưu tập theo chủ đề. Do đó muốn hấp dẫn và an toàn nên chọn giải pháp “kho mở”, chọn lựa một phần trưng bày một gian riêng rồi bán vé phụ thu cùng với vé chính tham quan bảo tàng. Tượng sư tử đứng (khoảng thế kỷ 10) sưu tập tại khu vực tỉnh Thừa Thiên – Huế hoặc Quảng Trị Tượng voi đeo miễn trên đầu (khoảng thế kỷ 8-9) đưa về từ Trà Kiệu, Quảng Nam THÁI LỘC Nguồn: www.tuoitre.vn  
0 Rating 95 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 13, 2012
TTCT – Một tin vui cho những người yêu văn hóa nghệ thuật sắp được tận mắt chứng kiến những hiện vật mà lâu nay chỉ “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”: sưu tập điêu khắc Champa sắp được trưng bày lộ thiên tại sân vườn trong giai đoạn 2013-2015. Tượng chim thần Garuda (khoảng thế kỷ 12-13) sưu tập từ tháp Mẫm, Bình Định – Ảnh do Bảo tàng Cổ vật cug đình Huế cung cấp Chúng tôi là những người hiếm hoi được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cấp phép vào tìm hiểu những tác phẩm điêu khắc Champa thuộc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế được lưu kho từ hơn 60 năm nay. Kho báu Champa bắc Hải Vân   “Tượng Champa bằng đá sa thạch (đá cát) hút nước nhiều, nếu trưng bày lộ thiên trong điều kiện độ ẩm cao như ở Huế sẽ dễ bị bám rêu, dễ bị hư, nhanh mòn. Cũng có một số bảo tàng như ở Đà Nẵng, Hà Nội đưa tượng Champa trưng bày lộ thiên nhưng bị lên meo. Từ kinh nghiệm này, chỉ nên trưng bày trong phòng có mái che, nhiệt độ ổn định là tốt nhất”.   Nhà nghiên cứuTRẦN KỲ PHƯƠNG  Đập vào mắt là tượng nam thần đứng do cố linh mục Léopold Cadière đưa về từ làng Nham Biều khoảng năm 1917, tỉ lệ như người thật nhưng mất đầu, cao gần 1,3m, đặt trên một bệ ximăng. Thân hình vị thần rất lạ: ngực nở, có núm vú và bụng phệ khác thường, mông nở nang; chiếc thắt lưng vòng quanh bụng “cố định” chiếc “sampốt” (một hình thức y phục) hai lớp chồng lên nhau thõng xuống chân… Bức tượng được nhà nghiên cứu Champa Trần Kỳ Phương đánh giá là một kiệt tác khi nó “bộc lộ một vẻ đẹp thật độc đáo với thủ pháp tạc tượng khá đặc biệt chưa từng xuất hiện trong nghệ thuật Champa…”.Nằm trong dãy tượng linh thú có bức tượng thủy quái Makara và tượng voi – sư tử (Gajashimha) với vẻ đẹp rất sinh động, tự nhiên. Trong tổng số 88 hiện vật, có đến hơn 15 tượng sư tử với nhiều tư thế như đứng, ngồi, đi… Những tượng chim thần Garuda chạm trổ tỉ mỉ, sinh động; có tượng voi được đeo miễn rất khác lạ; tượng khỉ thì vui nhộn, tinh nghịch… Ngoài các tượng sinh thực khí, bệ thờ, chóp tháp và các vật trang trí với nét chạm khắc “rất Champa” đặt trên nền, bệ hoặc kệ gỗ, cuốn hút hơn cả là hệ thống tượng và phù điêu hình người, nhân thần lẫn thiên thần, như: phù điêu đạo sư Bà La Môn, tượng và phù điêu Apsara, tượng nam và nữ thần, Bồ tát Quan Thế Âm, Agni, Kinnara… Tất cả đều bằng đá sa thạch, chất liệu điêu khắc chủ yếu của người Champa xưa. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (nguyên giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật cung đình, nay là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế) chủ trì thực hiện trong thập niên 2000 cho biết sưu tập điêu khắc này có 14 vật thờ tự trong các đền tháp, 62 vật trang trí trong kiến trúc Champa, số còn lại là chi tiết kiến trúc. Niên đại các hiện vật kéo dài trong hơn 700 năm, từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, và địa bàn sưu tập trải dài từ Quảng Bình vào tận Bình Định. Hơn 70% số hiện vật cũng bước đầu xác định có xuất xứ từ bắc Hải Vân thuộc các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. Có 13 hiện vật ghi rõ gốc gác địa danh ở Thừa Thiên – Huế, chín hiện vật từ Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) và bốn hiện vật từ tháp Mẫm (An Nhơn, Bình Định)… Tiến sĩ Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho rằng sưu tập này rất quý ở chỗ sẽ bổ khuyết thêm nhiều kiến thức đối với những ai từng xem sưu tập ở Bảo tàng Điêu khắc Champa Đà Nẵng. “Nó mang dấu ấn vùng miền trong văn hóa Champa rất rõ, bởi địa bàn phân bố chủ yếu ở khu vực bắc Hải Vân nguyên xưa thuộc tiểu quốc Indrapura. Do đó, các hiện vật không chỉ góp phần hình dung nghệ thuật – văn hóa Champa nói chung, mà còn giúp hiểu thêm dấu ấn của một vùng cụ thể trong cơ cấu tổ chức của vương quốc Champa xưa” – ông Hải nói. Theo tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, các hiện vật có niên đại sớm, mang tính chất nền tảng, định hình rất lớn cho phong cách Champa giai đoạn sau. Mặt khác, sau sưu tập lớn nhất tại Bảo tàng Champa Đà Nẵng thì ở miền Trung đây là sưu tập lớn thứ hai và gồm đủ tất cả các kiểu, các phong cách. “Có những hiện vật sớm mà Bảo tàng Champa ở Đà Nẵng không có. Chỉ tiếc một điều phần lớn là dạng tượng tròn, không có tượng vàng và bạc như giai đoạn sau này” – tiến sĩ Sơn nói. Tượng Kinnara (khoảng thế kỷ 12-13) xuất xứ từ tháp Mẫm, Bình Định Hơn 60 năm im ỉm trong kho Nhắc đến sưu tập nói trên không thể không nhắc đến những người tạo dựng nên nó – những sáng lập viên Hội Đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Hué – AAVH) thành lập ở kinh đô Huế năm 1913. Những cuộc du khảo tại Huế, vùng phụ cận và mở rộng ra khu vực Quảng Trị, Quảng Bình của Edmund Gras, Léopold Cadière và nhiều sáng lập viên AAVH… đã đưa về trụ sở hội (Bảo tàng Cổ vật cung đình ngày nay) rất nhiều hiện vật điêu khắc Champa quý giá. Trước sự vận động của các hội viên và sự hỗ trợ, tác động của Tòa khâm sứ Trung kỳ, năm 1923 Bảo tàng Khải Định được thành lập theo chỉ dụ của nhà vua, “có nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam”. Bảo tàng tiếp tục được bổ sung tác phẩm Champa từ nguồn sưu tập tại các phế tích đền tháp hoặc được hiến tặng, chuyển nhượng. Đặc biệt là cuộc khai quật do nhà khảo cổ Jean-Yves Claeys tiến hành từ năm 1927 tại di chỉ Trà Kiệu đưa về Huế rất nhiều bức tượng đặc biệt quý giá, nâng sưu tập ở đây lên 88 hiện vật. Năm 1928, một khu cổ vật Champa (còn gọi Phòng Chàm) được xây dựng ngay sau điện Long An, các hiện vật đã được sắp xếp và trưng bày đúng theo nguyên tắc bảo tàng học đương thời: đặt trên bệ gỗ, một số tượng được gia cố, ghi rõ tên và xuất xứ… phục vụ khách tham quan. Phù điêu người múa (khoảng thế kỷ 10) đưa về từ Trà Kiệu, Quảng Nam Kể từ khi AAVH chấm dứt hoạt động vào năm 1945, Bảo tàng Khải Định nhiều lần đổi chủ qua nhiều giai đoạn lịch sử, cũng là lúc Phòng Chàm đóng cửa im ỉm cho đến tận bây giờ. Sau năm 1975, khá nhiều lần đơn vị chủ quản bảo tàng có kế hoạch trưng bày và thực hiện một số công việc liên quan đến xuất bản, in ấn hình ảnh thuộc sưu tập này. Song như gặp một rào cản vô hình nên mấy mươi năm chúng vẫn lưu kho bất động, hình thành một “cảm giác thân phận” trong lòng nhiều người. Về điều này, ông Phan Thanh Hải cho biết có nhiều lý do: “Một thời gian mình quan niệm hiện vật Champa là vấn đề tương đối nhạy cảm về chính trị. Trước đây, một số lãnh đạo của trung tâm và bảo tàng cũng e ngại nhóm hiện vật này không phải chính danh thuộc về nhóm hiện vật cung đình, do đó nếu đem ra trưng bày thì không chính danh mà còn dễ bị nơi khác đòi, không tiện. Mặt khác, người ta cũng chưa biết cách khai thác không gian tối đa của bảo tàng khi đưa ra trưng bày”. Tuy nhiên ông Hải vẫn khẳng định những hiện vật Champa gắn liền với lịch sử ra đời của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đồng thời gắn liền với hoạt động của các thành viên chủ chốt của nhóm sáng lập bảo tàng cũng như AAVH. “Sự hình thành Phòng Chàm tại bảo tàng hoàn toàn phù hợp chứ không có vấn đề gì cả!” – ông Hải nói. Tượng chim thần Garuda đang chiến đấu với rắn thần Naga có xuất xứ từ tháp Mẫm, Bình Định Có nên trưng bày ngoài trời? Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung – giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đơn vị này sẽ quy hoạch lại hệ thống trưng bày ngoài trời và đưa những hiện vật Champa tiêu biểu ra trưng bày, nhằm có thể khái quát bức tranh đa dạng về lịch sử văn hóa Huế, đồng thời có thể phát huy tốt những hiện vật mà bảo tàng thủ đắc. Ông Phan Thanh Hải cho biết trong năm 2013 sẽ phá dãy nhà làm việc xuống cấp của bảo tàng hiện nay để biến thành nơi trưng bày hiện vật Champa lộ thiên, trở thành không gian chuyển tiếp giữa điện Long An – kiến trúc điện đẹp nhất và ngôi nhà rường phía bên trái – được xem là nhà quan lại điển hình của triều Nguyễn. Ông nói: “Thế mạnh của hiện vật Champa chính là trưng bày lộ thiên mới đẹp. Chất liệu đá sa thạch rất bền vững, cho phép (chịu được điều kiện) trưng bày lộ thiên”. Trái với quan điểm này, tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho rằng đưa hiện vật Champa trưng bày lộ thiên là quá liều lĩnh vì dễ mất và rất dễ hư hỏng. “Hiện vật Champa làm bằng đá sa thạch vốn dễ bị tổn thương, rêu mốc, độ phong hóa cao hơn các loại đá khác nên không thể đưa ra trưng bày lộ thiên được. Đặc biệt với mức độ bảo vệ lỏng lẻo như ở Huế hiện nay sẽ rất dễ mất!” – ông Sơn giải thích. Mặt khác, theo ông Sơn, sưu tập Champa nói trên chỉ có thể trưng bày dựa trên hai yếu tố là phong cách (đầy đủ) và niên đại (biên độ lớn từ rất sớm đến muộn), chứ không thể trưng bày sưu tập theo chủ đề. Do đó muốn hấp dẫn và an toàn nên chọn giải pháp “kho mở”, chọn lựa một phần trưng bày một gian riêng rồi bán vé phụ thu cùng với vé chính tham quan bảo tàng. Tượng sư tử đứng (khoảng thế kỷ 10) sưu tập tại khu vực tỉnh Thừa Thiên – Huế hoặc Quảng Trị Tượng voi đeo miễn trên đầu (khoảng thế kỷ 8-9) đưa về từ Trà Kiệu, Quảng Nam THÁI LỘC Nguồn: www.tuoitre.vn  
0 Rating 95 views 0 likes 0 Comments
Read more