Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On January 4, 2014
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/BinguChampaInternationalArtsAndCulture_Truc-20070322.html?searchterm:utf8:ustring=champa  Ngược giòng lịch sử, từ lúc bị người Đại Việt lấn đất giành dân khi tiến về Nam tìm lãnh địa mới, đến giờ Vương Quốc Champa của người Chàm ở Việt Nam chỉ còn lại vài ngôi tháp cổ điêu tàn ở miền Trung nắng cháy. Sau tháng Tư 1975, theo làn sóng người miền xuôi , nhiều người Chăm cũng rời khỏi nước và tha phương khắp thế giới. Cộng đồng người Chăm Việt Nam ở hải ngoại là tiêu đề của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay. Lần dở chuyện xưa tích cũ trong lịch sử nước Nam, đến giai đoạn của Vương Quốc Champa, tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Huy, đang dạy tại đại học Diderot VII bên Pháp, dẫn giải: “Champa là tên một cựu vương quốc của người Chăm tại Việt Nam. Vương quốc này xuất hiện tại vùng bán đảo Đông Dương từ thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ XIX. Trong suốt thời gian xuất hiện, thành lập và tồn tại đó, họ phải đương đầu với nhiều thử thách mà nặng nhất là với người Việt từ phương Bắc.” Thành ra chính trong những cuộc xung đột với người dân Đại Việt họ dần dần bị yếu thế, rút lui dần xuống phía Nam. Trận đánh đầu tiên quan trọng nhất mà đã đặt vương quốc Chiêm Thành dưới sự bảo hộ của Đại Việt là năm 1471 do vua Lê Thánh Tôn dẫn quân xuống đánh thành Đồ Bàn. Từ đó một số dân Chăm không chấp nhận sự đô hộ của người Việt nên đã chạy qua bên Cambodia tị nạn. Một số khác rút xuống phía Nam, các tỉnh Bình Định, Nha Trang, Phan Rang và Phan Thiết ngày nay. Số còn lại ở chung với người Việt và với thời gian họ đã thành người Việt. Thành ra miền Trung ngày nay từ Bình Định trở xuống đến Phan Rang Phan Thiết, một số vẫn còn giòng máu Chăm trong người dầu bề ngoài là người Việt chính thức. Như vậy đợt di dân quan trọng nhất của người Chăm sang Cambodia là năm 1471, sau đó là những đợt khác dưới thời các Chúa Nguyễn như Nguyễn Phúc Chu năm 1692, và cuối cùng là năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng. Champa là tên một cựu vương quốc của người Chăm tại Việt Nam. Vương quốc này xuất hiện tại vùng bán đảo Đông Dương từ thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ XIX. Trong suốt thời gian xuất hiện, thành lập và tồn tại đó, họ phải đương đầu với nhiều thử thách mà nặng nhất là với người Việt từ phương Bắc.   Số người Chăm tị nạn qua Cambodia càng ngày càng đông , thành một công đồng ngày nay khoảng hơn 270,000 người Cambodia gốc Chăm. Người Chăm tại Việt Nam hiện giờ khoảng 120.000, trong đó hai phần ba sống ở miền Trung, một phần ba sống ở vùng Châu Đốc Tây Ninh và Saigon. Người Chăm sống dọc duyên hải miền Trung theo đạo Hồi Bani tức đạo Hồi biến cải, thích ứng với văn hoá địa phương nghĩa là có thể ăn thịt heo và không còn đọc chữ Á Rập. Họ đọc chữ Phạn và theo những giờ giấc tụng kinh do các thầy đề nghị. Riêng người Chăm tại vùng Châu Đốc Tây Ninh họ vẫn giữ tôn giáo Hồi giáo theo kiểu người Á Rập tức là vẫn đọc kinh K’ran một ngày năm lần hướng về thành phố La Mecque. Thanh Trúc: Sau năm 1975 thì cũng có nhiều người Chàm bỏ nước sang Cambodia, Thái Lan và những nước khác? Dr. Nguyễn Văn Huy: Đúng vậy, tại vì trong cuộc tấn công của quân Khmer Đỏ vào thành phố Phnom Penh giữa tháng Tư năm 1975 thì có khoảng 15.000 người Chăm tị nạn hẳn qua bên Thái Lan rồi ở lại đó luôn tới nay. Trong lúc đó tại Việt Nam cũng có một số người Chăm dùng đường biển chạy ra nước ngoài.” Hiện tổng số người Chăm tị nạn trên thế giới khoảng 22.000, có thể tăng do con cháu được sinh ra. Trong đó bốn phần năm ở tại Cambodia, tức hơn 15 ngàn, hội nhấp luôn với người Chăm đạo Hồi ở Cambodia. Bảy ngàn người còn lại được các nước Tây Âu chấp nhận như Pháp hơn một ngàn người, Đan Mạch 250 người, Canada khoảng 400 người, Úc 400 người, Hoa Kỳ đông nhất là khoảng 2000 người. Có một điều đặc biệt về khoảng 10,000 người Chăm chạy sang Cambodia, sau đó được Uỷ Hội Quốc Tế xin cho qua Mã Lai tị nạn. Nói theo lời tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Huy thì mười ngàn người Chăm được đưa sang Malaysia đã tạo thành một cộng đồng Chăm gốc Việt quanh thủ đô Kuala Lumpur. Đúng vậy, tại vì trong cuộc tấn công của quân Khmer Đỏ vào thành phố Phnom Penh giữa tháng Tư năm 1975 thì có khoảng 15.000 người Chăm tị nạn hẳn qua bên Thái Lan rồi ở lại đó luôn tới nay. Trong lúc đó tại Việt Nam cũng có một số người Chăm dùng đường biển chạy ra nước ngoài.   Quí vị vừa nghe tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Huy với đôi nét sơ lược về Vương Quốc Champa hay còn gọi là Vương Quốc Chiêm Thành. Về di tích lịch sử, nếu Xứ Chùa Tháp có đền đài Angkor biểu tượng của thời đại Angkor huy hoàng tráng lệ, thì những ngôi đền xưa của người Chăm, gọi là Tháp Chàm, trông lẻ loi đơn độc làm sao trên con đường xuyên tỉnh giữa Phan Rang Nha Trang. Có phải hình ảnh cô đơn lẻ loi và xa xưa ấy có một linh hồn và một sức thu hút quyến rũ gợi trí tò mò của bao khách phương xa. Thế còn tâm tư của những người con người cháu từng nhận biết tổ tiên ông bà mình là dân tộc Chàm thì sao? Đến với chương trình hôm nay là ba người Việt gốc Chăm, một ở Canada, một ở San Jose miền Tây và một ở Pensylvania miền Đông Hoa Kỳ: “Tôi là Lưu Quang sang, người Chăm tỉnh Ninh Thuận, trước 75 là dân biểu quốc hội và hiệu trưởng trường trung học Pô Klon ở Ninh Thuận. Tôi là Nguỵ Văn Nhuận, trước kia tôi làm cho những công ty buôn bán của người Pháp. Sau đó tôi qua Pháp học ở Sorbonne. Tôi có bằng cao học ở Sorbonne về văn chương Chàm. Tôi là Chế Linh, định cư tại Canada, hoạt động trong lãnh vực văn nghệ ở các nơi, đồng thời đang nổ lực thức hiện chương trình văn hoá nghệ thuật Chăm tại nước ngoài. Không phải riêng ba người chúng tôi mà có rất nhiều anh em khác nữa trong mọi giới của Chăm cũng đang nổ lực phổ biến văn hoá Chàm. Đồng thời chúng tôi cũng biết rằng chúng tôi là một bộ phận của Việt Nam ngày hôm nay vì chúng tôi không phải riêng phổ biến văn hoá Chàm không mà phổ biến cả văn hoá Việt nữa.” Lưu Quang Sang: Ngắn gọn là chúng tôi sinh ra tại Việt Nam thì đương nhiên chúng tôi là công dân Việt Nam. Chúng tôi được sinh ra từ cha mẹ người Chăm thì chúng tôi là gốc Chăm. Song song với trách nhiệm của một người Việt Nam thì chúng tôi cũng nghĩ tới trách nhiệm thiêng liêng của một người dân tộc Chăm. Chúng tôi đã từng và sẽ đóng góp vào công việc bảo tồn phát huy văn hoá của dân tộc Chăm ở trong nên văn hoá của dân tộc Việt Nam nói chung. Bingu Champa này là một trong những biểu tượng thì chúng tôi hết lòng mong mỏi quan tâm cho các con em được học tiếng Chăm nói tiếng Chăm một cách rành rẽ. Hiện chúng tôi đang vận động nhưng cũng chưa tới đâu cả. Chắc chị cũng biết người Chàm chúng tôi thật ít ỏi ở đây.   Nguỵ Văn Nhuận: Cho tôi nói như thế này, chúng tôi không những nói được tiếng Chàm mà chúng tôi còn đọc và viết được tiếng Chàm. Thứ hai nữa như ông Sang vừa nói, chúng tôi sinh ra ở Việt Nam chúng tôi đương nhiên là công dân Việt Nam thuốc thiểu số người Chàm. Thanh Trúc: Thưa ông Lưu Quang Sang, ông Nguỵ Văn Nhuận và ông Chế Linh. Thanh Trúc còn nhớ thành phố cao nguyên Dalat, không xa vùng Phan Rang Phan Rí và vùng Nại bao nhiêu. Hàng năm Thanh Trúc thường thấy những người dân tộc Chàm đội những cái thúng, họ lên Dalat, ngồi dọc theo chợ Dalat gần khu Hoà Bình. Thấy ai đi qua họ ngoắc lại để coi chỉ tay và bán thuốc. Cái hình ảnh đó đậm nét trong trí nhớ của Thanh Trúc. Ông Lưu Quang Sang: Cái hình ảnh chị vừa gợi lên là một nét sinh hoạt ngày thường của một số người Chăm, đặc biệt là người Chăm ở vùng Phước Nhơn An Nhơn đó. Đó là một nghề mà họ học, một khoa chữa bệnh dân tộc truyền từ đời xưa tới giờ và những nơi đó họ còn thủ đắc được kiến thức y học dân tộc đó. Ví dụ họ lên Dalat hay những thành phố khác cũng là do nhu cầu mưu sinh. Thanh Trúc: Tổ chức Bingu Champa là để bảo tồn văn hoá nghệ thuật của người Chăm. Điều các ông muốn giữ nhất là tiếng nói, phong tục hay còn cái gì khác? Chế Linh: Bingu Champa này là một trong những biểu tượng thì chúng tôi hết lòng mong mỏi quan tâm cho các con em được học tiếng Chăm nói tiếng Chăm một cách rành rẽ. Hiện chúng tôi đang vận động nhưng cũng chưa tới đâu cả. Chắc chị cũng biết người Chàm chúng tôi thật ít ỏi ở đây. Ông Lưu Quang Sang: Tôi bổ túc ý kiến của anh Chế Linh. Bảo tồn văn hoá cụ thể như thế này: trước tiên chúng tôi phải thực hiện những lễ hội của người Chăm. Lễ hội hàng năm ở Việt Nam họ thường tiến hành thì ở đây chúng tôi cũng cố gắng chẳng hạn như lễ hội Ka Tê, lễ hội đầu năm. Mỗi năm như vậy chúng tôi đều cố gắng tổ chức cho cộng đồng ở nước ngoài sinh hoạt. Hồi xưa thì tổ chức ở Paris, bây giờ chúng tôi tập trung về Mỹ nhiều hơn. Ngoài ra thì chúng tôi cũng phải làm thế nào để dạy dỗ con cháu biết nguồn gốc, biết văn hoá tiếng nói của người Chăm. Người Chàm định cư bên Mỹ , bên Canada hay là bên Pháp thì sau một thời gian gọi là khó khăn ban đầu thì khi mà ổn định rồi thì chúng tôi thường xuyên về thăm quê hương. Bởi vì gia đình bạn bè bà con vẫn còn ở đó.   Chúng tôi cũng cố gắng nghiên cứu về lịch sử, viết thành sách hoặc phổ biến qua nhiều hình thức để người nước ngoài hiểu phong tục tập quán của người Chăm. Đó là những cách cụ thể. Thanh Trúc: Được biết bây giờ một trong những địa điểm du lịch bên Việt Nam là Tháp Chàm ở Phan Rang và hình như cũng có một Tháp Chàm ở Ninh Thuận hay Bình Thuận. Mới đây Thanh Trúc biết được cổ Tháp Chàm bên Thái Lan có kiến trúc giống Tháp Chàm bên Việt Nam. Tất cả đều có phần phôi pha theo thời gian rồi. Nói về những kiến trúc đó quí ông giải thích như thế nào? Ông Nguỵ Văn Nhuận: Văn hoá Chàm chẳng hạn như tháp cổ Chàm đó là từ Ấn Độ. Tuy nhiên cái đặc thù chẳng hạn như hoàn cảnh địa dư lịch sử, người Chàm không có làm lớn được. Nhưng người Chàm có kiến trúc đặc biệt của người Chàm, tuy ảnh hưởng Ấn Độ nhưng lại đặc thù cho người Chàm. Ông Lưu Quang Sang: Cái nét đặc thù của văn hoá và văn minh Chàm đó là ở điểm cụ thể như thế này: tất cả những gì người Chàm vay mượn từ nước ngoài khi du nhập vào Vương Quốc Champa rồi thì sẽ biến thể và mang màu sắc bản địa của nó. Tháp Chàm du nhập từ nơi khác, nhưng từ sự vay mượn người Chàm có sự chế biến mới trong đó để có những nét đặc biệt không nhìn thấy ở nơi nào khác. Tôn giáo cũng vậy, lấy ví dụ Hồi giáo là một đạo rất lớn trên thế giới, nhưng khi du nhập vào Vương Quốc Champa hồi thế kỹ thứ XVI thì đạo Hồi đó lại mang sắc thái đặc biệt, vẫn duy trì được phong tục tập quán gốc và trở thánh đạo Hồi bản địa gọi là Bà Ni chứ không giống như Islam chính thống nữa. Đặc thù của văn minh văn hoá Chàm là vậy, vay mượn nhưng biến trở thành của mình. Thanh Trúc: Thưa bên Việt Nam bây giờ người Chăm đang chuẩn bị cho lễ đầu năm. Quí ông có thể nói sơ qua về lễ đầu năm của người Chăm? Ông Lưu Quang Sang: Lễ đầu năm của người Chăm, ngày mùng Một tháng Giêng của Chàm Lịch , cũ thể năm nay là ngày 19 tháng Tư Dương Lịch , thay đổi tuỳ theo năm nhưng theo lịch Chàm thì nhất định. Lễ hội đầu năm gọi là Ro Kó Thun.. Ông Chế Linh: Ró có nghĩa là đón, Ró Kó Thun là đón năm mới. Thanh Trúc: Cái sự gắn bó của người Chàm hải ngoại và người Chàm ở quê nhà như thế nào? Chúng tôi mong mỏi những ngày tháng tới có một lễ hội nào đó mà chúng tôi có thể tạm gọi là một đại hội của người Chăm, cho tất cả bà con các nơi tụ về để cùng sinh hoạt để cùng san sẻ. Chúng tôi mong mõi rất nhiều.   Ông Lưu Quang Sang: Người Chàm định cư bên Mỹ , bên Canada hay là bên Pháp thì sau một thời gian gọi là khó khăn ban đầu thì khi mà ổn định rồi thì chúng tôi thường xuyên về thăm quê hương. Bởi vì gia đình bạn bè bà con vẫn còn ở đó. Chúng tôi rất gắn bó với cộng đồng người Chăm ở quê hương, thường trở về để sinh hoạt chung vào dịp Ka Tê hay năm mới. Chúng tôi cũng mong sinh hoạt chung của cộngt đồng Chăm bên hải ngoại giống như là sinh hoạt của cộng đồng Chăm ở bên nhà. Đó là cái cách để nối kết và gắn bó với nhau về lâu về dài. Ông Chế Linh: Tôi xin nhắc thêm là sinh hoạt của chúng tôi ở hải ngoại cũng rất bình thường, giống như sinh hoạt ở bên nhà vậy thôi. Người Chăm thường liên lạc với nhau và đón đầu năm hay là Ka Tê hoặc những lễ hội khác thì cũng tương tự, không khác nhau gì mấy. Thanh Trúc: Nỗi băn khoăn của những người con Champa xa xứ mà mà các ông muốn chia sẻ? Ông Chế Linh: Tôi đi cũng rất nhiều nơi, gặp bà con Chăm ở rải rác trên thế giới, tôi cũng thấy được sự khắc khoải suy tư của anh em của bà con hướng về quê hương đất nước, làm như thế nào để giữ được truyền thống tập quán của người Chăm. Chúng tôi thấy khó khăn cho những anh em ở xa cộng đồng Chăm quá. Bên Mỹ coi như là quá dễ dàng để sinh hoạt vì đa số sống tại Mỹ. Còn ở Canada thì cũng ít người, Úc cũng ít người , các nơi khác trên thế giới cũng vậy. Chúng tôi mong mỏi những ngày tháng tới có một lễ hội nào đó mà chúng tôi có thể tạm gọi là một đại hội của người Chăm, cho tất cả bà con các nơi tụ về để cùng sinh hoạt để cùng san sẻ. Chúng tôi mong mõi rất nhiều. Vừa rồi là cuộc đối thoại giữa ba người Việt gốc Chăm từ ba nơi khác nhau, cùng lên tiếng trong chương trình Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, đó là ông Lưu Quang Sang, ông Ngụy Văn Nhuận và ca sĩ Chế Linh. Thưa quí thính giả, như mọi người đã chia sẻ, chừng như khi đã kinh qua những nỗi khó khăn trong đời sống tị nạn, khi đã ổn định trong nếp sống thường nhất nơi xứ lạ, thì người con xa xứ nào cũng nghĩ ngay đến chuyện bảo tồn văn hoá và truyền thống đất mẹ trên quê người. Người Việt gốc Chăm ở Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Đan Mạch, Thuỵ Điển , Canada cũng không đi ra ngoài qui luật ấy. Nếu quí vị biết được ít nhiều về cộng đồng người Việt gốc Chăm đang định cư ở Malaysia, quí vị có vui lòng kể lại cho Thanh Trúc nghe không? Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
0 Rating 274 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
http://www.rfa.org/vietnamese/international/ChamNationalFederationCambodia_Truc-20060721.html?searchterm:utf8:ustring=champa Con số người Việt sắc tộc Chàm, còn gọi là người Chăm, sang Campuchia từ năm 1975 tính đến giờ khoảng 50.000. Họ sống lẫn lộn trong cộng đồng Chăm bản xứ, nói tiếng Campuchia thành thạo hơn ngôn ngữ Việt hoặc ngôn ngữ Chăm của tổ tiên họ bên Việt Nam. Trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện từ Phnom Penh, tiến sĩ Thành Thanh Dải, người Việt gốc Chàm ở Phan Rang từng qua Ukraina du học, hiện là chủ tịch Liên Đòan Dân Tộc Chăm Campuchia, nói về nổ lực của ông trong việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa cũng như ngôn ngữ Champa trong cộng đồng thiểu số Việt gốc Chàm ở Xứ Chùa Tháp. Trước hết, tiến sĩ Thành Thanh Dải trình bày nguồn gốc và lịch sử di dân của người Chăm từ Việt Nam sang Campuchia. “Người Chăm tại Campuchia là một cộng đồng dân tộc thiểu số. Quá trình lịch sử di cư từ Việt Nam sang Campuchia đã trải qua một thời gian rất dài và rất lâu theo từng nhóm người, từng giai đoạn. Nhưng mà cộng đồng người Chăm, theo tôi được biết và nghiên cứu, thì ho xuất thân từ Việt Nam sang chứ không phải nguồn gốc là Campuchia. Còn họ sang Campuchia thế nào thì nó rất nhiều yếu tố. Giai đoạn đầu tiên thì vào thế kỷ 16, 17 lận. Quá trình di cư lập nghiệp. Với lại người Chăm ở Việt Nam, có một số người theo đạo Hồi, họ sang Campuchia để có điều kiện tiếp tục đến Malaysia để tiếp xúc với đạo Hồi. Cho nên quá trình di cư của người Chăm nói chung là do yếu tố lịch sử, xã hội và chính trị nữa. Trước năm 1975, họ được chính sách rất ưu đãi trong kinh tế, xã hội, và giáo dục v.v.. Sau năm 75, chính sách dân tộc thiểu số của đảng CSVN cũng như chính phủ Việt Nam nói chung không quan tâm đến dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Chăm. Chính sách về tôn giáo chưa được quan tâm lắm. Vấn đề xã hội của họ cũng gặp khó khăn nữa, cho nên họ chạy sang Campuchia.” (Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên) © 2006 Radio Free Asia
0 Rating 865 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/Vietnamese-Champa-Lady-Becomes-First-Canadian-House-Delegate--09162010181021.html?searchterm:utf8:ustring=champa Lớn lên từ vùng quê có nhiều nông trại, cô thiếu nữ Ève-Mary Thái Thị Lạc nói tiếng Pháp giọng Québec như cha mẹ nuôi của mình. Cô học giỏi, thạo công việc đồng áng, chăn nuôi, lại thích tham gia  sinh hoạt với những người đồng trang lứa bản xứ, thích dấn thân vào những công tác xã hội. Tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân về ngành tội phạm học, rồi với kiến thức chuyên môn về Luật Di Trú và quan hệ giữa các sắc tộc thiểu số, Ève-Mary Thái Thị Lạc bắt đầu dấn thân vào các hoạt động chính trị. Năm 2007, lần đầu tiên một phụ nữ Canada có nguồn gốc Việt Nam với giòng máu Chàm trong huyết quản, đắc cử dân biểu của Bloc Quebecois, một đảng đối lập trong hạ viện Canada. Nhưng có lẽ người Việt khắp nơi biết đến nữ dân biểu Thái Thị Lạc, thành viên Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Và Phát Triển Quốc Tế trong quốc hội Canada, khi bà cùng đi Việt Nam với dân biểu Claude Guimond và hai phụ tá của ông hồi tháng Bảy vừa qua, nhằm tìm hiểu về thực trạng nhân quyền ở trong nước. Không may phái đoàn đã bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn trở không cho gặp một số người bất đồng chính kiến trong khối 8406 mà họ nghe nói đến. Mang giòng máu Việt  Trước khi đi Việt Nam, nữ dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc đã có cuộc gặp với cộng đồng người Canada gốc Việt tại Montréal để nghe ý kiến của mọi người.    Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay giới  thiệu cùng quí vị bà  Eve Mary Thái Thị Lạc, nữ dân biểu Canada người Việt gốc Chàm, từng khẳng định với mình và với mọi người rằng dù có thế nào dù ở phương trời nào thì giòng máu Việt vẫn tuôn chảy trong tâm hồn của một người lớn lên và trưởng thành ở miền quê Canada: "Kể từ lúc về Saint Hyacynthe, Québec, tôi lớn lên trong vùng nông nghiệp đó, tôi biết làm công việc đồng áng trong nông trại của cha mẹ, vậy tôi là một cô gái quê chứ còn gì nữa, đó là bản chất của tôi mà." Năm mười bảy tuổi, Thái Thị Lạc là thành viên hội đồng quản trị và thiện nguyện ở vùng Acton, Quebec. Năm 22 tuổi, cô bắt đầu làm quen với môi trường chính trị, đến với đảng Bloc Quebecois để rồi một năm sau trở thành vận động viên tài chính cho đảng này ngay khu vực Saint Hyacinthe-Bagot mà Bloc Quebecois có nhiều ảnh hưởng. Năm 2007 Ève-Mary Thái Thị Lạc trở thành dân biểu hạ viện. Điều gì khiến người phụ nữ Canada mang giòng máu Việt gốc Chàm thành công trên chính trường Québec vốn  chưa có phụ nữ sắc tộc Á Châu nào được bầu vào hạ viện trước nay? "Niềm đam mê. Tôi nghĩ quan trọng nhất để một đại diện dân cử có thể thành công là niềm đam mê, rồi thì cái ý muốn phục vụ cử tri mà mình đại diện chứ không phải phục vụ cho cá nhân mình, cộng thêm chút hy sinh và niềm hy vọng vào kết quả sau cùng mình sẽ đạt được. Hình như lúc nào cũng cần sự hăng say và niềm đam mê trong lúc cố đồng hành cùng với đồng bào của mình. Chắc cái trở ngại lớn nhất của tôi là rất dở tiếng Anh, dù như tôi có thể nghe và hiểu nhưng nói thì hơi khó cho tôi đấy. Thành ra tôi cứ mặc cảm về khả năng tiếng Anh kém cỏi của mình. Bất kể những khó khăn lúc ban đầu, những người Việt Nam được Canada đón nhận là những con người chăm chỉ, ham làm việc. Tôi muốn nói rằng người Việt Nam đi tới đâu thì không chỉ làm giàu cho xứ sở đó về mặt vật chất mà còn mang cái văn hóa và cuộc sống của mình để đóng góp vào cuộc sống nơi xứ người. Nói một cách khác, người Việt Nam của chúng tôi làm giàu thêm nền văn hóa của những dân tộc mà họ được định cư ở đó." Được hỏi sống tại Saint Hyacinthe-Bagot từ lúc hai tuổi, nói tiếng Pháp giọng Québec, học trường bản xứ từ nhỏ đến lớn, vậy bà nghĩ mình là Canadienne hay người Việt Nam. Dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc khẳng định: "Tôi là dân Quebec gốc Việt Nam, nhưng tôi hãnh diện mà nói rằng tôi là người gốc Việt từ trong máu. Tôi không bao giờ dám quên nguồn cội của mình. Với tôi tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp, chỉ tiếc là tôi cũng dở tiếng Việt lắm nhưng không hề gì, tôi hứa là tôi sẽ học.    Tôi là dân Quebec gốc Việt Nam, nhưng tôi hãnh diện mà nói rằng tôi là người gốc Việt từ trong máu. Tôi không bao giờ dám quên nguồn cội của mình. Với tôi tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp. Dân biểu Thái Thị Lạc     Nhiều người khi gặp tôi đã nhận xét rằng tánh tình của tôi có vẻ thiên nhiều về người Việt Nam lắm. Tôi là người sống có trước có sau, tôi chăm chỉ làm việc, tôi biết tôn trọng những giá trị và qui luật đã làm nên cuộc sống tôi hiện tại. Hơn thế nữa, phải nói làm sao nhỉ, tôi lại hơi tin dị đoan nữa đấy. Người dân Quebec không có tin dị đoan như vậy đâu. Còn tôi ấy à, hình như tôi vẫn còn rất là Việt Nam khi chú tâm chọn lựa ngày lành tháng tốt cho những việc quan trọng. Tôi tôn kính tổ tiên, thích ăn chuối, thích ăn cơm, tôi chọn lựa ngày lành tháng tốt để làm đám cưới. Có kiêng có giữ có cữ có lành, đúng không? Dù ảnh hưởng bởi nền văn hóa của Québec, tôi vẫn là người Việt Nam với tất cả những đặc tính và phẩm giá của nó. Trong sâu thẳm của tâm hồn tôi là người Việt Nam."  Tự đánh giá mình là một phụ nữ hoạt động, yêu chuộng sự công bằng, không ngại đương đầu với thử thách, nữ dân biểu Ève-Mary Thái Thị Lạc từng hiện diện trong những buổi điều trần về Việt Nam tại quốc hội Canada, đòi hỏi chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản của người dân, yêu cầu trả tự do cho những tù nhân chính trị còn bị giam giữ trong nước.  Bà cũng từng lên tiếng ủng hộ Ngày Việt Nam , do Liên Hội Người Việt Canada tổ chức tại quốc hội tháng Tư năm nay. Trong chuyến đi Việt Nam hôm tháng Bảy, phái đoàn dân biểu Canada trong đó có bà Thái Thị Lạc, đã gặp hai linh mục Nguyễn Văn Lý và  Phan Văn Lợi tại Huế. Nhưng rồi phái đoàn bị ngăn cản không cho gặp hòa thượng Thích Quảng Độ, các linh mục giòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, luật sư Lê Thị Công Nhân, và  thân nhân của những nhà đối kháng đang bị giam giữ như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Hoàng Hải tức blogger Điều Cày, nhà giáo Vũ Hùng, cô Phạm Thanh Nghiên ... Từ chuyến đi này, dân biểu Thái Thị Lạc sẽ cùng đồng viên Claude Guimond tường trình những điều mắt thấy tai nghe về hiện tình nhân quyền Việt Nam trước Ủy Ban Đối Ngoại Và Phát Triển Quốc Tế Canada. Đây không phải lần thứ nhất bà Thái  Thị Lạc đi Việt Nam. Năm 2008, lần đầu tiên người phụ nữ gốc Chàm này trở lại Qui Nhơn, Bình Định, nơi bà mở mắt chào đời: "Tôi muốn nói rằng người Việt Nam là một dân tộc thân thiện mà tôi hãnh diện được là một thành viên của dân tộc đó. Thế nhưng tôi lấy làm tiếc mà nói rằng người dân Việt Nam thiếu nhiều quyền lắm. Không như ở Canada này, người ta có thể làm bất cứ điều gì người ta muốn miễn là không phạm pháp, còn ở Việt Nam thì hoàn toàn khác. Đó là cái không may của người Việt ở trong nước, vào khi người Việt ở hải ngoại với đời sống tự do và dân chủ thì đã tiến rất xa và đã ý thức rõ ràng thế nào là tự do cũng như nhân quyền cho mình và cho người khác." Tranh đấu cho dân tộc Việt    Nữ dân biểu Thái Thị Lạc. Photo courtesy of parl.gc.ca Rồi từ chuyến đi Việt Nam lần thứ nhì, cùng với phái đoàn dân biểu hồi tháng Bảy, nữ dân biểu Eve Mary Thái Thị Lạc nhận xét:    "Là một thành  viên của Bloc Québecois ở Canada, được ăn được nói được tự do tranh đấu tại xứ này, tôi hiểu được rằng người dân Việt Nam không có được cái quyền đối lập, một quyền lợi chính đáng muôn thưở trong một đất nước có dân chủ. Tôi thật sự thất vọng, mặc dù tôi không muốn dùng chữ thất vọng này một chút nào, rằng quyền tự do tư tưởng và đối kháng hay đối lập với chính phủ hòan tòan bị cấm đoán ở Việt Nam.  Tại Việt Nam, chính phủ gần như thâu tóm hết quyền hành trong tay, người dân không được quyền đi bầu chọn cho mình một người đại diện xứng đáng, vậy lấy ai binh vực lấy ai tranh đấu cho họ một khi họ muốn yêu sách điều gì đối với cái chính phủ đang nắm quyền đó? Không như ở Canada này nói chung và đảng Bloc Quebecois nói riêng luôn đề cao chân lý và giá trị của dân chủ và sự tự quyết, những giá trị này không hiện hữu ở Việt Nam. Nếu có lời nào bày tỏ cùng những người trẻ Việt Nam ở ngoài này và ở trong nước, tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng tôi, một phụ nữ thôn quê mang giòng máu Việt lai Chàm, mà còn được bầu vào quốc hội của một đất nước giàu có và văn minh, vậy thì bổn phận của các bạn trong một đất nước đã phải từng chiến đấu gian khổ cho đất nước của mình, khi có dịp các bạn phải thể hiện cái quyền tự do chính đáng của mình, nếu không có thì phải tranh đấu cho có cái quyền thiêng liêng ấy vì đó không chỉ lợi ích cho các bạn mà cho tất cả những người cùng thế hệ với các bạn và cho cả con cái của các bạn sau này."    ... tôi hiểu được rằng người dân Việt Nam không có được cái quyền đối lập, một quyền lợi chính đáng muôn thưở trong một đất nước có dân chủ. Tôi thật sự thất vọng rằng quyền tự do tư tưởng và đối kháng hay đối lập với chính phủ hoàn toàn bị cấm đoán ở Việt Nam.  Dân biểu Thái Thị Lạc     Đó là những lời bày tỏ của nữ dân biểu Việt gốc Chàm Ève-Mary Thái Thị Lạc, đại diện dân cử khu vực Saint Hyacinthe-Bagot thuộc tỉnh bang Québec, Canada. Quan điểm của cộng đồng người Việt ở Québec đối với bà Thái Thị Lạc ra sao? Ông Trương Sĩ Thực, cư ngụ tại Montréal, phát biểu: "Đây là một biểu tượng cho thấy người Việt Nam chúng ta ở bất cứ nơi nào cũng có khả năng tham gia vào chính trường với điều kiện là người có tài. Đây là niềm hân hạnh cho những người dân khác tới định cư ở Canada, nhất là đối với người Việt Nam chúng ta, giúp đỡ được cho cái nguyện vọng của người Việt Nam chúng ta tại Canada. Người ta cũng kỳ vọng là người dân biểu này có thể cách này cách khác can thiệp với chính quyền Việt Nam, làm sao để người trong nước có thể sống thoải mái và dân chủ hơn.   Cái biểu tượng thứ hai, Canada là một nước dân chủ, họ chấp nhận mọi sắc dân, không kỳ thị, không kèn cựa với một ai. Ngay như bà toàn quyền của Canada, tức vị đại diện cho nữ hoàng Anh ở Canada, cũng là một người Haiti tức một người gốc da đen." Người thứ hai, nhà văn Tiểu Thu, cũng ở Québec, nêu lên một điểm mà bà nói là có sự lấn cấn khi nữ dân biểu Thái Thị Lạc đứng trong Bloc Quebecois, trong khi một số nhiều người Việt lại nghiêng về đảng Tự Do là một đảng chính trị lớn của Canada:  "Phải nói một phụ nữ năng động tài giỏi mới có thể vào được cái địa vị cao như vậy. Chỉ có cái bà đứng trong Bloc Quebeccois, nhưng mà chúng tôi, những người di dân, lại đứng về phía đảng Tự Do, thành ra cũng có hơi lấn cấn. Bloc Quebecois chủ trương tách xứ Québec ra khỏi Canada, và cái Parti Liberal là một đảng chung của Canada này. Bình thường những người di dân như chúng tôi lúc nào cũng muốn mình là một công dân của Canada hơn là một công dân Québec, bởi Québec chỉ là một tỉnh bang của xứ Canada." Trong đôi ba lần trả lời báo chí tại Montréal, nữ dân biểu Thái Thị Lạc có nói bà không chủ trương chia rẽ hay quyết liệt tách rời Québec khỏi Canada, chỉ mong mỏi những giá trị và những sự khác biệt của Québec được công khai nhìn nhận trong Liên Bang Canada.   
0 Rating 293 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 4, 2014
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inter-office-champ-forum-minority-ha-11262012123600.html?searchterm:utf8:ustring=champa Văn phòng Quốc Tế Champa, International Office of Champa (gọi tắt là IOC), sẽ tham dự Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 5 về Dân tộc Thiểu số ở Geneva, Thụy Sĩ trong 2 ngày 27 và 28/11.uộc phỏng vấn này. Văn phòng Quốc tế Champa được xem là một tổ chức tiếng nói của cộng đồng người Chăm. Đây là lần thứ 3, tổ chức IOC được Liên Hiệp Quốc mời tham dự Diễn đàn về Dân tộc Thiểu số. Thông điệp của IOC Trả lời phỏng vấn từ Paris, Tiến sĩ Po Dharma, Đại diện tổ chức IOC, cho biết nhận xét của tổ chức IOC về chính sách của Nhà nước Việt Nam dành cho cộng đồng dân tộc Chăm ở trong nước hiện nay: Theo chúng tôi nghĩ là nhà nước Việt Nam lúc nào cũng tuyên bố, phát biểu trước diễn đàn LHQ, cũng viết trên báo chí là Nhà nước Việt Nam luôn luôn trung thành với những gì mà nhất là “Quyền của Dân tộc Thiểu số” do LHQ đưa ra. Tiếc rằng trong chính sách đó khi thực hiện lại không hoàn hảo, không phù hợp với yêu cầu của dân tộc thiểu số, với những điều lệ do hiến chương của LHQ liên quan đến vấn đề dân tộc thiểu số. Đó là vấn đề rắc rối nhất và khó khăn nhất. Hòa Ái: Trong lần tham dự này thì thông điệp mà tổ chức IOC muốn mang đến LHQ là gì, thưa Tiến sĩ? Tiến sĩ Po Dharma: Trong diễn đàn lần này, chúng tôi muốn điểm lại những gì Nhà nước Việt Nam đã giúp cho dân tộc thiểu số tại Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số người Chăm nói riêng. Trong những phần chính phủ Việt Nam đang giúp đỡ thì chúng tôi rất cảm ơn. Chúng tôi không dám nói là nhà nước Việt Nam không chăm lo cho dân tộc thiểu số nhưng tiếc rằng trong các dự án lo cho dân tộc thiểu số, nhất là dân tộc thiểu số người Chăm là chính sách đó chưa phát triển nhiều và không đem lại kết quả mỹ mãn. Như vậy, chúng tôi sẽ đề nghị lại với Diễn đàn LHQ 6 vấn đề đối với nhà nước Việt Nam. Hòa Ái:Theo như Tiến sĩ chia sẻ, lần này tổ chức IOC sẽ trình bày 6 điểm. Vậy 6 điểm cụ thể là gì? Tiến sĩ Po Dharma: Cụ thể thứ nhất là dân tộc người Chăm là một thành phần dân tộc thiểu số ở Việt Nam lâu đời, có chiều dài lịch sử là thần dân của Vương quốc Champa thời trước, ở miền Trung Việt Nam. Đó là điều chúng ta cần phải biết. Trong diễn đàn lần này, chúng tôi muốn điểm lại những gì Nhà nước Việt Nam đã giúp cho dân tộc thiểu số tại Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số người Chăm nói riêng.Tiến sĩ Po Dharma Điểm thứ hai, sau ngày Vương quốc Champa bị mất nước-1832, Vua Thiệu Trị  đã lập lại quy ước mới là cho lại quy chế đặc biệt cho dân tộc Chăm ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận. Và quy chế đặc biệt này trong suốt thời kỳ Thiệu Trị, Từ Đức, Khải Định, Bảo Đại và cho đến thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn áp dụng. Sau 1975, quy ước đó không còn nữa. Dân tộc Chăm hôm nay chỉ yêu cầu Nhà nước Việt Nam nghiên cứu thế nào đó là tái lập lại quy ước-chính sách đặc biệt do Vua Thiệu Trị ban hành để cho họ có một cuộc sống thoải mái hơn, có kinh tế phát triển hơn và nhất là đất đai của họ, riêng trong vùng Bình Thuận, Ninh Thuận mà thôi. Vấn đề thứ ba, Nhà nước Việt Nam với danh nghĩa là một quốc gia có chính quyền, Nhà nước Việt Nam có quyền quốc hữu hóa hay thu phục lại tất cả đất đai người Chăm, đó quyền của Nhà nước Việt Nam. Nhưng rất tiếc rằng, đất đai của người Chăm, ruộng nương của họ, chính họ là người tự tạo ra, do mồ hôi nước mắt họ tạo ra, Nhà nước lấy hết đất đai của họ mà không bồi thường gì hết. Họ sống nhờ ruộng nương, họ không biết làm nghề gì hết ngoài vấn đề cày ruộng. Đó là điểm thứ ba chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam cứu xét lại. Thứ tư, một cộng đồng thôn quê không có đất đai, không có tiền bạc, không có gì để sống, làm sao họ thoát khỏi ra được vấn đề nghèo đói? Từ chỗ đó, chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam nếu không giúp về đất đai được thì ít ra Nhà nước Việt Nam phải tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm để có kinh tế ưu đãi hơn. Riêng về thứ năm, chúng tôi yêu cầu muốn cho dân tộc Chăm được sống lại thì dân tộc Chăm phải có lực lượng dân sự mạnh, phải có những người trí thức, phải có những người nghiên cứu, phải có những sinh viên tại đại học. Có như thế, những trí thức đó trở lại để giúp làng xã của họ được. Về yêu cầu cuối cùng của chúng tôi, nhất là trong lực lượng dân sự của hệ thống Nhà nước Việt Nam hôm nay, từ cấp xã, cấp quận, cấp tỉnh, cho tới cấp trung ương không có người Chăm trong đó. Tất cả những vấn đề liên quan đến vấn đề người Chăm thì hoàn toàn người Chăm không biết gì hết. Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam làm thế nào để cho người Chăm có một tiếng nói cho biết quan điểm của họ như thế nào về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị. Phù hợp luật pháp   Một lễ hội của người Chăm tại Việt Nam. Photo courtesy of cinet.gov.vn Hòa Ái: Có thể nói 6 yêu cầu mà tổ chức IOC đệ trình lần này không mang tính chất yêu sách quá mức, trọng điểm là cộng đồng người Chăm mong muốn Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho cuộc sống dân sinh của  họ được ổn định và phát triển. Tuy nhiên, có những thông tin chống phá tổ chức IOC vì cho rằng tổ chức hoạt động với mục đích chống đối lại chính phủ Việt Nam. Ý kiến của Tiến sĩ như thế nào trước sự việc này?   Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi chỉ góp phần với tư cách là nhà khoa học, vì tôi là nhà khoa học. Quan điểm của chúng tôi về vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế mà chúng tôi thấy Nhà nước Việt Nam chưa thực hiện đúng mức, chứ không phải là tôi chỉ trích nhà nước Việt Nam. Nhưng rất tiếc rằng khi chúng tôi đề nghị ra vấn đề gì đó thì người ta lại cho là phản động. Nhà nước Việt Nam không chấp nhận điều đó, cho tôi là người không có đồng tình với chính phủ Việt Nam. IOC không bao giờ làm bất cứ điều gì mà đi ngược lại với quy chế hiệp ước, ngược lại với chính sách nhà nước, hoàn toàn phù hợp với luật lệ Nhà nước Việt Nam và luôn luôn phù hợp với luật lệ LHQ. IOC không bao giờ làm bất cứ điều gì mà đi ngược lại với quy chế hiệp ước, ngược lại với chính sách nhà nước, hoàn toàn phù hợp với luật lệ Nhà nước Việt Nam và luôn luôn phù hợp với luật lệ LHQ. Tiến sĩ Po Dharma Hòa Ái: Với tư cách là một người đã tham dự Diễn đàn nhiều lần, Tiến sĩ thấy rằng sẽ có hy vọng nào cho cộng đồng người Chăm với 6 yêu cầu của tổ chức IOC đệ trình lần này không, thưa Tiến sĩ? Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi rất hy vọng. Chúng tôi hy vọng rằng lần này, Nhà nước Việt Nam phải công nhận rằng dù sao đi nữa trên dải đất Việt Nam hôm nay có đến 45 Dân tộc Thiểu số. Mỗi Dân tộc Thiểu số có lịch sử riêng của họ. Và Dân tộc Thiểu số là thành phần dân tộc đã từng góp phần đấu tranh, bảo vệ, nhất là bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam. Tất cả những người Dân tộc Thiểu số hôm nay đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành cơ sở Việt Nam. Khi chúng tôi đã tham gia vào công trình xây dựng lịch sử Việt Nam thì Nhà nước Việt Nam phải suy xét lại điều này. Hòa Ái: Cảm ơn Tiến sĩ Po Dharma đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
0 Rating 258 views 0 likes 0 Comments
Read more