Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On May 3, 2012
  Abd. Karim Trong kho tàng văn học dân gian Chăm, Cei Balaok La-u (Hoàng Tử Sọ Dừa) là truyện cổ mang nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội Champa. Nhìn dưới gốc độ của văn chương lịch sử, truyện Cei Balaok La-u có nội dung liên quan đến hai dòng tộc lớn của vương quốc Champa dưới thời cổ đại, đó là thị tộc Cau (Kramuka) và thị tộc Dừa (Narikela). Theo tài liệu bia đá Champa cho biết, hoàng tử Thang, còn gọi là Yang Visnumurti tự cho mình là người xuất thân từ hai thị tộc. Thân phụ của ngài là thị tộc Dừa (Narikela) nắm quyền ở miền bắc và thân mẫu của ngài là thị tộc Cau ((Kramuka) cai trị tiểu vương quốc ở phía nam. Dựa vào nguồn xuất sứ của hai gia đình hoàng gia này, hoàng tử Thang đã thành công thống nhất hai miền nam bắc của Champa đã từng xảy ra các cuộc xung đột nội bộ trong vương quốc Champa thời bấy giờ, và lên ngôi vào năm 1074 với danh hiệu là Vijaya Çri Harivarmadeva, Yang Devatamurti. Mặc dù dân tộc Chăm chưa bao giờ nghe đến cốt truyện thị tộc Cau, nhưng truyện này lại rất được phổ biến trong biên niên sử của Mã Lai là Sejarah Melayu. Theo biên niên sử này, vị vua trị vì vương quốc Champa ở phương nam thấy có một cây cau kỳ lạ mọc bên cạnh hoàng cung của ngài. Cây cau trổ buồng rất to và đẹp, nhưng buồng cau không chịu nở hoa. Thấy kỳ lạ, nhà vua cho người trèo lên chặt buồng cau ấy đem xuống cho ngài xem. Ông dùng cây kiếm thần của mình chẻ mo cau ra, thấy trong đó có một đứa trẻ hồng hào đẹp đẽ. Ông rất vui mừng, nhận làm con nuôi, rồi đặt tên là Raja Po Klaong (Hoàng tử Po Klaong). Mo cau bọc hoàng tử biến thành tấm mộc đỡ của hoàng gia. Đầu nhọn của mo cau biến thành bảo kiếm keris (một loại kiếm ngắn) của nhà vua. Về sau, hai thứ khí giới này trở thành biểu tượng cho uy quyền nhà nước Champa ở phía Nam. Ngược lại, Cei Balaok La-u là cốt truyện nằm trong văn học dân gian của người Chăm. Đây chỉ là truyện cổ tích, nhưng nội dung của nó có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với yếu tố lịch sử Champa vào đầu thế kỷ thứ XI. Đó, chính là nguyên nhân giải thích cho mục tiêu bài viết của chúng tôi.   Yếu tố văn hóa – xã hội Nhìn dưới gốc độ văn hóa, truyện Cei Balaok La-u mang một số yếu tố truyền thống Chăm, như chế độ mẫu hệ; tục đeo karah mata (chiếc nhẫn hạt cườm); tục dùng trầu cau trong cưới hỏi, giao tế; gói trầu cau bằng khăn màu đỏ, và v.v…   Chế độ mẫu hệ Người Chăm là dân tộc theo chế độ mẫu hệ và mẫu cư. Theo truyền thống Chăm, phụ nữ là người đứng ra lựa chọn phái nam trong việc cưới hỏi. Sau ngày đám cưới, người chồng sống bên nhà vợ. Của cải, con cái trong gia đình là thuộc về người vợ hay dòng tộc bên vợ. Balaok La-u (Sọ Dừa) dù là một hoàng tử hay nhân vật siêu phàm cũng không thoát ra khỏi truyền thống này. Do vậy, anh ta không đi cưới công chúa Út, mà chỉ để cho công chúa Út cưới mình. Sau khi lấy công chúa Út, Balaok La-u không về sống bên nhà mình, mà sống bên nhà vợ, rồi trở thành phò mã sau đó lên ngôi bên xứ sở của vợ mình.   Chiếc nhẫn hạt cườm Karah mata hay “chiếc nhẫn hạt cườm” là bản sắc văn hóa riêng biệt của tôc người Chăm. Đối với dân tộc Chăm, “chiếc nhẫn hạt cườm” không phải là đồ trang sức trong nghĩa rộng của nó mà là biểu tượng cho nguồn gốc của một chủng tộc. Bởi vậy, khi ai đeo karah mata là tự xác định bản thân mình là người Chăm. Qua karah mata, người Chăm tự nhận diện nhau, biết nhau là người đồng tộc. Cei Balaok La-u, khi vừa bước ra khỏi cái lốt sọ dừa, đã thấy trên ngón tay chàng có đeo “chiếc nhẫn hạt cườm”. Như vậy, chẳng cần qua một lời giới thiệu nào, mọi người đều biết bản thân Balaok La-u là người Chăm. Karah mata còn biểu tượng cho lòng trung thành và sự thủy chung. Trao tặng karah mata cho một người tức là ghi một dấu ấn minh chứng cho sự trung thành của mình đối với người ấy. Cei Balaok La-u trao karah mata cho vợ trước khi nàng xuống thuyền, là dâng cho người vợ trái tim thủy chung của mình, đồng thời, cũng là cái nhắc nhở để nàng không đánh mất bản thân hay bản thể của chính mình. Nhờ vậy, mà dù có trải qua bao gian nan khốn khó, cuối cùng hai người sẽ tìm được lại nhau.   Tục dùng trầu cau Tục dùng trầu cau trong giao tế, cưới hỏi, thừa tự, cúng tế, v.v… là một sự việc quan trọng và cần thiết trong cộng đồng người Chăm cả bên Ahier cũng như bên Awal. Sự việc sẽ không thành hay không hội đủ nếu như thiếu trầu cau. Cô công chúa Út muốn kết thân với Cei Balaok La-u, cô đã khôn ngoan sử dụng “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nó vừa hợp với lẽ đạo, vừa hợp với truyền thống, vừa kín đáo cho Cei Balaok La-u biết rằng: Việc cô làm là hoàn toàn có ý thức. Lời cô nói với chàng là những lời lẽ chân tình, chứ chẳng phải là lời lẽ hời hợt của kẻ hồ đồ hay nông nỗi. Cho nên, Cei Balaok La-u khó có thể phủ nhận. Nhờ vậy, mà chuyện tình của hai người được kết thành.   Gói trầu bằng khăn đỏ Gói trầu cau bằng khăn đỏ, là thói quen riêng của người Chăm mà không thấy ở dân tộc nào khác. Công chúa Út khi mang trầu cho Cei Balaok La-u cũng theo kiểu cách của người Chăm. Điều này, chứng tỏ cô là một người hiểu biết và thấm nhuần Văn hóa Chăm.   Harei But Theo quan niệm của người Chăm, ngày thứ Tư (harei But) trong tuần được xem là ngày tốt lành và vẹn toàn nhất. Cho nên họ thường chọn ngày này để tiến hành hôn lễ, dựng nhà cửa, mua sắm và, v.v… Trong truyện Cei Balaok La-u, nhà vua cũng chọn ngày thứ Tư (harei But) để cử hành hôn lễ cho cô công chúa Út của mình.   Xã hội hòa đồng và không giai cấp Trong truyện Cei Balaok La-u, người Chăm được sống trong môt xã hội an bình không giai cấp: Mẹ Balaok La-u một thường dân, Balaok La-u một anh chăn dê tật nguyền, bà lão nhà nghèo bán “chăn dằn” v.v.. đều có thể xin gặp nhà vua bất kỳ lúc nào mà họ thấy cần thiết. Balaok La-u một anh chăn dê tật nguyền, cũng có thể thực hiện giấc mơ ngàn đời, là lấy cô công chúa đẹp như tiên nữ làm vợ, trở thành nhà vua và truyền lại ngôi báo cho con cháu của mình muôn đời sau, mà không chút trở ngại. Một đám cưới to lớn được tiến hành trong suốt một trăm ngày đêm. Khách được mời là toàn thể nhân dân, không phân biệt vua chúa, giàu sang hay nghèo hèn đã cho thấy một sự hòa đồng cao độ. Sự kiện trên đây còn cho thấy, vị trí của ông vua chỉ là người anh cả trong gia đình, để điều phối và gìn giữ sự an bình và sự công bằng cho xã hội hơn là để thống trị. Trong truyện Cei Balaok La-u, chưa thấy mức độ xử lý người có tội, nhưng người có công thì khen thưởng rất trọng hậu, như trường hợp hai cụ nhà nghèo, người đã tìm được cô công chúa Út.   Xã hội nông nghiệp phát triển Trong thời Cei Balaok La-u xã hội Chăm còn mang nặng yếu tố nông nghiệp, nhưng đã phát triển khá cao. Mức sống của người dân tương đối ổn định: Chỉ riêng trâu của nhà vua cũng đã nhiều đến mức ba mươi gia đinh chăn giữ mà vẫn bị thất lạc hay mất mát. Nghèo như mẹ Balaok La-u nhà cũng có xe trâu, dê cừu… Lúa gạo không thiếu nên nhà vua mới có thể một lần thưởng đến một trăm xe lúa cho một người, cùng với vàng bạc và đất đai. Vào thời điểm này, người Chăm cũng đã biết đóng thuyền tàu. Chuyên chở trên bộ chủ yếu bằng xe trâu. Có những giao thương rộng rãi (ra cả ngoài nước). Và làm được những sản phẩm như tơ lụa v.v…   Tóm lược truyện Cei Balaok La-u Khi xưa, có một gia đình nghèo khó sống ở ven rừng. Hằng ngày, người ông và người cháu gái phải đi vô rừng đốn củi để đem về bán, đổi lấy lúa gạo. Có một hôm, trời nắng gắt, nước hai người mang theo không bao lâu đã hết cạn. Người ông bảo: – “Cháu đi tìm quanh đây coi có nơi nào có nước không?” Người cháu đi tìm và thấy trên một tảng đá lớn có một cái trũng nước rất trong. Cô vốc lên uống. Làn nước ngọt ngào mát rượi. Cô vốc nước lên tắm. Làn nước mát làm cô thấy sảng khoái vô cùng. Xong, cô về báo lại cho ông cô biết, rồi đưa ông cô đến đó. Nhưng lạ thay, khi nãy là một trũng nước đầy, bây giờ, bỗng dưng khô cạn, chỉ còn dấu ươn ướt trên đá, mà thôi. Họ về nhà chưa được bao lâu, cô gái cảm thấy trong người có biến đổi khác lạ, cô có mang thai. Sau đủ chín tháng mười ngày, cô sinh ra một bé trai. Bé trai này không có chân và tay, mà tròn trịa như một cái gáo dừa. Thấy vậy, mọi người đặt tên cho cậu ta là Balaok La-u (Sọ Dừa). Sọ Dừa lớn lên nhanh chóng. Bảy tháng tuổi biết nói, biết lăn đi chơi một mình. Ba năm tuổi biết đi chăn dê giúp mẹ. Sọ Dừa là cậu bé vừa thông minh, vừa khôn ngoan, có nhiều tài, lại khéo ứng xử. Do vậy, thay vì ghê tởm hay ghét bỏ cái cục thịt xấu xí chỉ biết lăn long lóc, mọi người dần dần trở nên thân thiện và yêu thích Sọ Dừa. Một hôm, Sọ Dừa đề nghị với mẹ cho mình đi ở chăn trâu cho nhà vua. Mẹ bảo: – “Con không có chân, có tay. Chăn mấy con dê, mẹ còn lo cho dê bị mất. Nay con đòi chăn trâu cho nhà vua, trâu vua nhiều, làm sao con giữ được.” Nhưng Sọ Dừa vẫn quyết tâm đòi mẹ đi tâu với vua. Nghe tin Sọ Dừa muốn giữ trâu cho mình, nhà vua hơi ngỡ ngàng, nhưng vì muốn thử tài Sọ Dừa, nên ông đồng ý, bảo: – “Mẹ Sọ Dừa, cứ mang Sọ Dừa lại đây”. Trâu của nhà vua rất nhiều, hơn ba mươi gia đinh chăn giữ mà cứ bị thất lạc hay mất mát. Nay giao cho một mình Sọ Dừa, nhưng chưa hề bị thất lạc một con nào. Vua rất lấy làm mãn nguyện. Một hôm, nhà vua sai công chúa Út mang cơm cho Sọ Dừa. Công chúa mang cơm đến nơi Sọ Dừa đang chăn trâu. Cô nhìn quanh quẩn chẳng thấy Sọ Dừa đâu cả. Chỉ thấy một đoàn gia nhân của một quốc vương nào đó, đang làm việc: người chặt cây, kẻ bức dây rừng, người chăn trâu, kẻ xếp cây rào … Công chúa muốn gọi Sọ Dừa ra lấy cơm ăn, chợt nghe tiếng nhạc và tiếng sáo du dương nổi lên, cô vội nép mình sau cành lá, lén nhìn về nơi vừa phát ra thanh nhạc. Cô thấy có một đám người đang ca múa phục vụ cho một vị hoàng tử. Vị hoàng tử trẻ tuổi này có khuôn mặt đẹp rạng rỡ như ánh trăng rằm. Cô nhìn vị hoàng tử một cách đam mê, lòng xốn xang, bỗng cảm thấy trái tim mình như thầm yêu, trộm nhớ đến chàng. Rồi thời gian trôi qua. Đã nhiều lần công chúa Út mang cơm đến cho Sọ Dừa. Cũng đã nhiều lần cô trộm nhìn vị hoàng tử Sọ Dừa. Nhiều lần trong thâm tâm cô khẳng định: – “Hoàng tử Sọ Dừa chẳng phải là người phàm tục, mà là người của xứ sở thần tiên, hoặc giả, một nhân vật siêu phàm hiếm thấy”, nhưng cô chẳng bao giờ tiếc lộ điều này với ai. Có một lần, nhà vua bảo: – “Hôm nay, công chúa Cả và công chúa Hai, hai ngươi mang cơm cho Sọ Dừa, công chúa Út đã mang đi nhiều lần rồi.” Nghe tin này, tim công chúa Út như se thắt lại. Nàng lo ngại mất đi cơ hội để gặp hoàng tử Sọ Dừa. Bỗng nghe hai cô chị nói: – “Hai con không muốn mang cơm cho Sọ Dừa. Sọ Dừa chỉ là một cục thịt, chỉ biết lăn long lóc. Mang cơm cho Sọ Dừa là một điều sỉ nhục.” Thấy vậy, nhà vua mới nói: – “Thôi, tụi bây không ai muốn đi thì để cho cô Út nó đi”. Nghe vậy, công chúa Út mới mừng thầm. Cô vội têm trầu cau, gói trong chiếc khăn đỏ mang theo. Cô đến nơi Sọ Dừa làm việc sớm hơn thường khi, rồi giấu mình kín trong một lùm cây. Khi thấy hoàng tử Sọ Dừa vừa bước ra khỏi “lốt sọ dừa”, cô cũng bất ngờ xuất hiện trước mặt chàng, làm cho hoàng tử Sọ Dừa không kịp biến mình vào cái “lốt sọ dừa” như các lần trước. Cô mời Sọ Dừa miếng trầu, và nói: – “Em đã quen chàng từ lâu. Nhớ nhung, sướng khổ đã từng. Chàng đừng phụ em miếng trầu này. Dẫu mai sau chúng ta có nên duyên nợ hay không, thì qua miếng trầu, chàng còn có giây phút nhớ đến em”. Trước mối tình thâm sâu, chân thành của công chúa Út, hoàng tử Sọ Dừa không thể phủ nhận. Rồi hai người trở thành đôi bạn tình yêu nhau. Sọ Dừa về nhà thưa với mẹ, là chàng muốn lấy công chúa con vua làm vợ. Mẹ chàng vừa nghe đến thì đã giãy nảy và run cầm cập, cho là chàng không bình thường, gia đình bà có thể bị kết tội chết. Nhưng trước cái thúc ép của Sọ Dừa, bà đành chịu thua, liều chết đến thưa chuyện với nhà vua. Về phần nhà vua, ông không những không bắt tội hay trách cứ mẹ Sọ Dừa, mà còn có phần hoan hĩ. Vua bảo: – “Chuyện ấy, không có gì trở ngại. Ngặt ta, có ba người con. Không biết, đứa nào chịu lấy Sọ Dừa làm chồng!” Rồi ông cho gọi ba cô công chúa lại, hỏi: – “Trong các con, ai chịu lấy Sọ Dừa làm chồng?” Nghe đến đây, hai cô công chúa chị đều giãy nảy, bảo, Sọ Dừa không xứng đáng với mình. Trước thái độ của hai cô chị, ông quay sang hỏi cô công chúa Út: – “Còn con như thế nào?” Cô công chúa Út trả lời: – “Phận làm con, cha đặt đâu thì con ngồi đấy”. Nhà vua quay sang mẹ Sọ Dừa, và bảo: – “Ngày lành thứ Tư này, trẫm sẽ tổ chức hôn lễ cho chúng”. Nhà vua cho tổ chức một tiệc cưới thật linh đình, kéo dài trong suốt một trăm ngày đêm. Tất cả mọi người, không kể bậc vua chúa, người sang hay kẻ hèn đều được mời đến. Đúng là một tiệc cưới to lớn và vui nhộn, hiếm thấy. Sau ngày tân hôn, hoàng hậu cho gọi công chúa Út đến để hỏi thăm về cuộc sống chung của hai vợ chồng trẻ. Công chúa Út bảo: – “Vợ chồng con sống hạnh phúc như các cặp vợ chồng bình thường khác.” Cô còn thêm: – “Sọ Dừa là một hoàng tử quí phái gấp hơn cả mấy lần con, không dễ gì tìm được”. Cuộc trò chuyện giữa công chúa Út và hoàng hậu, không thoát khỏi tai mắt của hai người chị. Họ rất lấy làm ngạc nhiên. Bởi vậy, khi đêm tối vừa buông xuống, hai người đã đến rình xem, coi vợ chồng công chúa Út sống với nhau như thế nào. Họ thấy, từ phòng của công chúa Út, ánh hào quang sáng lên, rồi từ trong cái sọ dừa một thanh niên phương phi tuấn tú bước ra. Vẻ đẹp, sự ngời sáng của chàng ta là không thể nào mô tả hết được. Vẻ đẹp này, đã làm mê mệt trái tim của hai người chị. Làm cho hai người tự trách mình sao quá ngu dại. Sao trước đây họ không chịu lấy Sọ Dừa làm chồng. Rồi than tiếc: – “Uổng thay! Công chúa Út, thật là may mắn! “. Do không cưỡng được mối tình si đối với Sọ Dừa, hai cô công chúa chị nảy ra cái ý định cướp chồng của em. Ít lâu sau, Sọ Dừa muốn cùng vợ làm một chuyến giao thương ra nước ngoài. Hai người chị cũng đòi đi theo. Trước khi xuống thuyền, Sọ Dừa đưa cho vợ chiếc nhẫn hạt cườm “thần kỳ” của mình, và bảo nàng nên đeo vào ngón tay. Thuyền đã ra khơi xa, không ai còn có thể nhìn thấy bến bờ. Ba cô công chúa cùng bước dạo chơi trên khoang thuyền. Hai cô chị ngỏ ý muốn xem chiếc nhẫn “thần kỳ” trên ngón tay của cô em út. Không hiểu được dã tâm của hai người chị, Công chúa Út tháo nhẫn trao cho họ. Hai người chị giả vờ ngắm nghía, rồi bất chợt ném nó xuống biển.Thấy ánh sáng từ chiếc nhẫn lóe lên trước khi rơi xuống nước. Không chút ngần ngại, công chúa Út cũng vụt người lao theo. Hai người chị đứng nhìn, họ chờ đến khi thuyền đã đi xa nơi xảy ra sự cố, mới giả bộ than khóc đến báo cùng Sọ Dừa. Sọ Dừa cho thuyền quay trở lại tìm vợ, nhưng chẳng thấy, chỉ thấy chiếc khăn quàng của nàng đang lênh đênh trên mặt nước. Lòng buồn bã, Sọ Dừa cho hủy chuyến ra đi nước ngoài. Chàng cho thuyền quay trở về để báo cho nhà vua biết. Công chúa Út lao xuống biển, kịp thời nắm bắt chiếc nhẫn “thần kỳ”, nên cô không hề hấn gì. Cô hóa thân thành một hài nhi, vào tá túc trong một vỏ sò lớn. Vỏ sò ấy tự trôi lênh đênh trên biển cho đến hơn một năm sau mới giạt vào bờ, nơi hai vợ chồng cụ già nhà nghèo thường hay đến để nhặt sò, hến. Hai cụ thấy có cái vỏ “sa cừ” rất lớn, mà bên trong dường như có tiếng trẻ thơ. Hai cụ lấy làm lạ, rồi cùng nhau khiêng về để phía sau nhà. Bẵng đi một hôm, hai cụ đi làm về, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cơm nước dọn sẵn. Hai vợ chồng nghĩ chắc có người tốt bụng nào đó sang giúp. Song việc ấy cứ liên tục xảy ra, nên hai người cũng sinh nghi. Một ngày kia, hai người giả vờ ra đi như thường lệ, khi đi được nửa đường thì quay về ẩn mình vào một góc kín để theo dõi. Họ thấy, một cô gái có vóc dáng đẹp như tiên nữ từ trong vỏ sò bước ra. Cô nhanh nhẹn thu dọn nhà cửa, đun nước pha trà, rồi nấu nướng để sẵn cho hai người. Không chậm trễ, hai cụ bất ngờ đi ra cầm tay cô gái, rồi hỏi: – “Có phải cháu là người mà bấy lâu nay đã âm thầm giúp cho hai già này không?” Nàng gật đầu, rươm rướm nước mắt và khe khẻ nói: – “Hai cụ nhặt con về. Con không có gì đền đáp công lao. Con giúp làm việc nhà để trả ơn hai cụ.” Tuy đã về được đất liền, nhưng công chúa Út không vơi được nỗi buồn. Cô nhớ vua cha cùng mẫu hậu. Cô nhớ nhất là Sọ Dừa, người chồng thương yêu của cô. Cô dệt một tấm “chăn dằn”, rồi nhờ bà cụ mang vào cung vua để bán. Trước khi bà cụ ra đi, cô căn dặn: – “Cụ đừng bán “chăn” này cho ai, ngoại tr&
0 Rating 425 views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On May 3, 2012
  Abd. Karim Trong kho tàng văn học dân gian Chăm, Cei Balaok La-u (Hoàng Tử Sọ Dừa) là truyện cổ mang nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội Champa. Nhìn dưới gốc độ của văn chương lịch sử, truyện Cei Balaok La-u có nội dung liên quan đến hai dòng tộc lớn của vương quốc Champa dưới thời cổ đại, đó là thị tộc Cau (Kramuka) và thị tộc Dừa (Narikela). Theo tài liệu bia đá Champa cho biết, hoàng tử Thang, còn gọi là Yang Visnumurti tự cho mình là người xuất thân từ hai thị tộc. Thân phụ của ngài là thị tộc Dừa (Narikela) nắm quyền ở miền bắc và thân mẫu của ngài là thị tộc Cau ((Kramuka) cai trị tiểu vương quốc ở phía nam. Dựa vào nguồn xuất sứ của hai gia đình hoàng gia này, hoàng tử Thang đã thành công thống nhất hai miền nam bắc của Champa đã từng xảy ra các cuộc xung đột nội bộ trong vương quốc Champa thời bấy giờ, và lên ngôi vào năm 1074 với danh hiệu là Vijaya Çri Harivarmadeva, Yang Devatamurti. Mặc dù dân tộc Chăm chưa bao giờ nghe đến cốt truyện thị tộc Cau, nhưng truyện này lại rất được phổ biến trong biên niên sử của Mã Lai là Sejarah Melayu. Theo biên niên sử này, vị vua trị vì vương quốc Champa ở phương nam thấy có một cây cau kỳ lạ mọc bên cạnh hoàng cung của ngài. Cây cau trổ buồng rất to và đẹp, nhưng buồng cau không chịu nở hoa. Thấy kỳ lạ, nhà vua cho người trèo lên chặt buồng cau ấy đem xuống cho ngài xem. Ông dùng cây kiếm thần của mình chẻ mo cau ra, thấy trong đó có một đứa trẻ hồng hào đẹp đẽ. Ông rất vui mừng, nhận làm con nuôi, rồi đặt tên là Raja Po Klaong (Hoàng tử Po Klaong). Mo cau bọc hoàng tử biến thành tấm mộc đỡ của hoàng gia. Đầu nhọn của mo cau biến thành bảo kiếm keris (một loại kiếm ngắn) của nhà vua. Về sau, hai thứ khí giới này trở thành biểu tượng cho uy quyền nhà nước Champa ở phía Nam. Ngược lại, Cei Balaok La-u là cốt truyện nằm trong văn học dân gian của người Chăm. Đây chỉ là truyện cổ tích, nhưng nội dung của nó có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với yếu tố lịch sử Champa vào đầu thế kỷ thứ XI. Đó, chính là nguyên nhân giải thích cho mục tiêu bài viết của chúng tôi.   Yếu tố văn hóa – xã hội Nhìn dưới gốc độ văn hóa, truyện Cei Balaok La-u mang một số yếu tố truyền thống Chăm, như chế độ mẫu hệ; tục đeo karah mata (chiếc nhẫn hạt cườm); tục dùng trầu cau trong cưới hỏi, giao tế; gói trầu cau bằng khăn màu đỏ, và v.v…   Chế độ mẫu hệ Người Chăm là dân tộc theo chế độ mẫu hệ và mẫu cư. Theo truyền thống Chăm, phụ nữ là người đứng ra lựa chọn phái nam trong việc cưới hỏi. Sau ngày đám cưới, người chồng sống bên nhà vợ. Của cải, con cái trong gia đình là thuộc về người vợ hay dòng tộc bên vợ. Balaok La-u (Sọ Dừa) dù là một hoàng tử hay nhân vật siêu phàm cũng không thoát ra khỏi truyền thống này. Do vậy, anh ta không đi cưới công chúa Út, mà chỉ để cho công chúa Út cưới mình. Sau khi lấy công chúa Út, Balaok La-u không về sống bên nhà mình, mà sống bên nhà vợ, rồi trở thành phò mã sau đó lên ngôi bên xứ sở của vợ mình.   Chiếc nhẫn hạt cườm Karah mata hay “chiếc nhẫn hạt cườm” là bản sắc văn hóa riêng biệt của tôc người Chăm. Đối với dân tộc Chăm, “chiếc nhẫn hạt cườm” không phải là đồ trang sức trong nghĩa rộng của nó mà là biểu tượng cho nguồn gốc của một chủng tộc. Bởi vậy, khi ai đeo karah mata là tự xác định bản thân mình là người Chăm. Qua karah mata, người Chăm tự nhận diện nhau, biết nhau là người đồng tộc. Cei Balaok La-u, khi vừa bước ra khỏi cái lốt sọ dừa, đã thấy trên ngón tay chàng có đeo “chiếc nhẫn hạt cườm”. Như vậy, chẳng cần qua một lời giới thiệu nào, mọi người đều biết bản thân Balaok La-u là người Chăm. Karah mata còn biểu tượng cho lòng trung thành và sự thủy chung. Trao tặng karah mata cho một người tức là ghi một dấu ấn minh chứng cho sự trung thành của mình đối với người ấy. Cei Balaok La-u trao karah mata cho vợ trước khi nàng xuống thuyền, là dâng cho người vợ trái tim thủy chung của mình, đồng thời, cũng là cái nhắc nhở để nàng không đánh mất bản thân hay bản thể của chính mình. Nhờ vậy, mà dù có trải qua bao gian nan khốn khó, cuối cùng hai người sẽ tìm được lại nhau.   Tục dùng trầu cau Tục dùng trầu cau trong giao tế, cưới hỏi, thừa tự, cúng tế, v.v… là một sự việc quan trọng và cần thiết trong cộng đồng người Chăm cả bên Ahier cũng như bên Awal. Sự việc sẽ không thành hay không hội đủ nếu như thiếu trầu cau. Cô công chúa Út muốn kết thân với Cei Balaok La-u, cô đã khôn ngoan sử dụng “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nó vừa hợp với lẽ đạo, vừa hợp với truyền thống, vừa kín đáo cho Cei Balaok La-u biết rằng: Việc cô làm là hoàn toàn có ý thức. Lời cô nói với chàng là những lời lẽ chân tình, chứ chẳng phải là lời lẽ hời hợt của kẻ hồ đồ hay nông nỗi. Cho nên, Cei Balaok La-u khó có thể phủ nhận. Nhờ vậy, mà chuyện tình của hai người được kết thành.   Gói trầu bằng khăn đỏ Gói trầu cau bằng khăn đỏ, là thói quen riêng của người Chăm mà không thấy ở dân tộc nào khác. Công chúa Út khi mang trầu cho Cei Balaok La-u cũng theo kiểu cách của người Chăm. Điều này, chứng tỏ cô là một người hiểu biết và thấm nhuần Văn hóa Chăm.   Harei But Theo quan niệm của người Chăm, ngày thứ Tư (harei But) trong tuần được xem là ngày tốt lành và vẹn toàn nhất. Cho nên họ thường chọn ngày này để tiến hành hôn lễ, dựng nhà cửa, mua sắm và, v.v… Trong truyện Cei Balaok La-u, nhà vua cũng chọn ngày thứ Tư (harei But) để cử hành hôn lễ cho cô công chúa Út của mình.   Xã hội hòa đồng và không giai cấp Trong truyện Cei Balaok La-u, người Chăm được sống trong môt xã hội an bình không giai cấp: Mẹ Balaok La-u một thường dân, Balaok La-u một anh chăn dê tật nguyền, bà lão nhà nghèo bán “chăn dằn” v.v.. đều có thể xin gặp nhà vua bất kỳ lúc nào mà họ thấy cần thiết. Balaok La-u một anh chăn dê tật nguyền, cũng có thể thực hiện giấc mơ ngàn đời, là lấy cô công chúa đẹp như tiên nữ làm vợ, trở thành nhà vua và truyền lại ngôi báo cho con cháu của mình muôn đời sau, mà không chút trở ngại. Một đám cưới to lớn được tiến hành trong suốt một trăm ngày đêm. Khách được mời là toàn thể nhân dân, không phân biệt vua chúa, giàu sang hay nghèo hèn đã cho thấy một sự hòa đồng cao độ. Sự kiện trên đây còn cho thấy, vị trí của ông vua chỉ là người anh cả trong gia đình, để điều phối và gìn giữ sự an bình và sự công bằng cho xã hội hơn là để thống trị. Trong truyện Cei Balaok La-u, chưa thấy mức độ xử lý người có tội, nhưng người có công thì khen thưởng rất trọng hậu, như trường hợp hai cụ nhà nghèo, người đã tìm được cô công chúa Út.   Xã hội nông nghiệp phát triển Trong thời Cei Balaok La-u xã hội Chăm còn mang nặng yếu tố nông nghiệp, nhưng đã phát triển khá cao. Mức sống của người dân tương đối ổn định: Chỉ riêng trâu của nhà vua cũng đã nhiều đến mức ba mươi gia đinh chăn giữ mà vẫn bị thất lạc hay mất mát. Nghèo như mẹ Balaok La-u nhà cũng có xe trâu, dê cừu… Lúa gạo không thiếu nên nhà vua mới có thể một lần thưởng đến một trăm xe lúa cho một người, cùng với vàng bạc và đất đai. Vào thời điểm này, người Chăm cũng đã biết đóng thuyền tàu. Chuyên chở trên bộ chủ yếu bằng xe trâu. Có những giao thương rộng rãi (ra cả ngoài nước). Và làm được những sản phẩm như tơ lụa v.v…   Tóm lược truyện Cei Balaok La-u Khi xưa, có một gia đình nghèo khó sống ở ven rừng. Hằng ngày, người ông và người cháu gái phải đi vô rừng đốn củi để đem về bán, đổi lấy lúa gạo. Có một hôm, trời nắng gắt, nước hai người mang theo không bao lâu đã hết cạn. Người ông bảo: – “Cháu đi tìm quanh đây coi có nơi nào có nước không?” Người cháu đi tìm và thấy trên một tảng đá lớn có một cái trũng nước rất trong. Cô vốc lên uống. Làn nước ngọt ngào mát rượi. Cô vốc nước lên tắm. Làn nước mát làm cô thấy sảng khoái vô cùng. Xong, cô về báo lại cho ông cô biết, rồi đưa ông cô đến đó. Nhưng lạ thay, khi nãy là một trũng nước đầy, bây giờ, bỗng dưng khô cạn, chỉ còn dấu ươn ướt trên đá, mà thôi. Họ về nhà chưa được bao lâu, cô gái cảm thấy trong người có biến đổi khác lạ, cô có mang thai. Sau đủ chín tháng mười ngày, cô sinh ra một bé trai. Bé trai này không có chân và tay, mà tròn trịa như một cái gáo dừa. Thấy vậy, mọi người đặt tên cho cậu ta là Balaok La-u (Sọ Dừa). Sọ Dừa lớn lên nhanh chóng. Bảy tháng tuổi biết nói, biết lăn đi chơi một mình. Ba năm tuổi biết đi chăn dê giúp mẹ. Sọ Dừa là cậu bé vừa thông minh, vừa khôn ngoan, có nhiều tài, lại khéo ứng xử. Do vậy, thay vì ghê tởm hay ghét bỏ cái cục thịt xấu xí chỉ biết lăn long lóc, mọi người dần dần trở nên thân thiện và yêu thích Sọ Dừa. Một hôm, Sọ Dừa đề nghị với mẹ cho mình đi ở chăn trâu cho nhà vua. Mẹ bảo: – “Con không có chân, có tay. Chăn mấy con dê, mẹ còn lo cho dê bị mất. Nay con đòi chăn trâu cho nhà vua, trâu vua nhiều, làm sao con giữ được.” Nhưng Sọ Dừa vẫn quyết tâm đòi mẹ đi tâu với vua. Nghe tin Sọ Dừa muốn giữ trâu cho mình, nhà vua hơi ngỡ ngàng, nhưng vì muốn thử tài Sọ Dừa, nên ông đồng ý, bảo: – “Mẹ Sọ Dừa, cứ mang Sọ Dừa lại đây”. Trâu của nhà vua rất nhiều, hơn ba mươi gia đinh chăn giữ mà cứ bị thất lạc hay mất mát. Nay giao cho một mình Sọ Dừa, nhưng chưa hề bị thất lạc một con nào. Vua rất lấy làm mãn nguyện. Một hôm, nhà vua sai công chúa Út mang cơm cho Sọ Dừa. Công chúa mang cơm đến nơi Sọ Dừa đang chăn trâu. Cô nhìn quanh quẩn chẳng thấy Sọ Dừa đâu cả. Chỉ thấy một đoàn gia nhân của một quốc vương nào đó, đang làm việc: người chặt cây, kẻ bức dây rừng, người chăn trâu, kẻ xếp cây rào … Công chúa muốn gọi Sọ Dừa ra lấy cơm ăn, chợt nghe tiếng nhạc và tiếng sáo du dương nổi lên, cô vội nép mình sau cành lá, lén nhìn về nơi vừa phát ra thanh nhạc. Cô thấy có một đám người đang ca múa phục vụ cho một vị hoàng tử. Vị hoàng tử trẻ tuổi này có khuôn mặt đẹp rạng rỡ như ánh trăng rằm. Cô nhìn vị hoàng tử một cách đam mê, lòng xốn xang, bỗng cảm thấy trái tim mình như thầm yêu, trộm nhớ đến chàng. Rồi thời gian trôi qua. Đã nhiều lần công chúa Út mang cơm đến cho Sọ Dừa. Cũng đã nhiều lần cô trộm nhìn vị hoàng tử Sọ Dừa. Nhiều lần trong thâm tâm cô khẳng định: – “Hoàng tử Sọ Dừa chẳng phải là người phàm tục, mà là người của xứ sở thần tiên, hoặc giả, một nhân vật siêu phàm hiếm thấy”, nhưng cô chẳng bao giờ tiếc lộ điều này với ai. Có một lần, nhà vua bảo: – “Hôm nay, công chúa Cả và công chúa Hai, hai ngươi mang cơm cho Sọ Dừa, công chúa Út đã mang đi nhiều lần rồi.” Nghe tin này, tim công chúa Út như se thắt lại. Nàng lo ngại mất đi cơ hội để gặp hoàng tử Sọ Dừa. Bỗng nghe hai cô chị nói: – “Hai con không muốn mang cơm cho Sọ Dừa. Sọ Dừa chỉ là một cục thịt, chỉ biết lăn long lóc. Mang cơm cho Sọ Dừa là một điều sỉ nhục.” Thấy vậy, nhà vua mới nói: – “Thôi, tụi bây không ai muốn đi thì để cho cô Út nó đi”. Nghe vậy, công chúa Út mới mừng thầm. Cô vội têm trầu cau, gói trong chiếc khăn đỏ mang theo. Cô đến nơi Sọ Dừa làm việc sớm hơn thường khi, rồi giấu mình kín trong một lùm cây. Khi thấy hoàng tử Sọ Dừa vừa bước ra khỏi “lốt sọ dừa”, cô cũng bất ngờ xuất hiện trước mặt chàng, làm cho hoàng tử Sọ Dừa không kịp biến mình vào cái “lốt sọ dừa” như các lần trước. Cô mời Sọ Dừa miếng trầu, và nói: – “Em đã quen chàng từ lâu. Nhớ nhung, sướng khổ đã từng. Chàng đừng phụ em miếng trầu này. Dẫu mai sau chúng ta có nên duyên nợ hay không, thì qua miếng trầu, chàng còn có giây phút nhớ đến em”. Trước mối tình thâm sâu, chân thành của công chúa Út, hoàng tử Sọ Dừa không thể phủ nhận. Rồi hai người trở thành đôi bạn tình yêu nhau. Sọ Dừa về nhà thưa với mẹ, là chàng muốn lấy công chúa con vua làm vợ. Mẹ chàng vừa nghe đến thì đã giãy nảy và run cầm cập, cho là chàng không bình thường, gia đình bà có thể bị kết tội chết. Nhưng trước cái thúc ép của Sọ Dừa, bà đành chịu thua, liều chết đến thưa chuyện với nhà vua. Về phần nhà vua, ông không những không bắt tội hay trách cứ mẹ Sọ Dừa, mà còn có phần hoan hĩ. Vua bảo: – “Chuyện ấy, không có gì trở ngại. Ngặt ta, có ba người con. Không biết, đứa nào chịu lấy Sọ Dừa làm chồng!” Rồi ông cho gọi ba cô công chúa lại, hỏi: – “Trong các con, ai chịu lấy Sọ Dừa làm chồng?” Nghe đến đây, hai cô công chúa chị đều giãy nảy, bảo, Sọ Dừa không xứng đáng với mình. Trước thái độ của hai cô chị, ông quay sang hỏi cô công chúa Út: – “Còn con như thế nào?” Cô công chúa Út trả lời: – “Phận làm con, cha đặt đâu thì con ngồi đấy”. Nhà vua quay sang mẹ Sọ Dừa, và bảo: – “Ngày lành thứ Tư này, trẫm sẽ tổ chức hôn lễ cho chúng”. Nhà vua cho tổ chức một tiệc cưới thật linh đình, kéo dài trong suốt một trăm ngày đêm. Tất cả mọi người, không kể bậc vua chúa, người sang hay kẻ hèn đều được mời đến. Đúng là một tiệc cưới to lớn và vui nhộn, hiếm thấy. Sau ngày tân hôn, hoàng hậu cho gọi công chúa Út đến để hỏi thăm về cuộc sống chung của hai vợ chồng trẻ. Công chúa Út bảo: – “Vợ chồng con sống hạnh phúc như các cặp vợ chồng bình thường khác.” Cô còn thêm: – “Sọ Dừa là một hoàng tử quí phái gấp hơn cả mấy lần con, không dễ gì tìm được”. Cuộc trò chuyện giữa công chúa Út và hoàng hậu, không thoát khỏi tai mắt của hai người chị. Họ rất lấy làm ngạc nhiên. Bởi vậy, khi đêm tối vừa buông xuống, hai người đã đến rình xem, coi vợ chồng công chúa Út sống với nhau như thế nào. Họ thấy, từ phòng của công chúa Út, ánh hào quang sáng lên, rồi từ trong cái sọ dừa một thanh niên phương phi tuấn tú bước ra. Vẻ đẹp, sự ngời sáng của chàng ta là không thể nào mô tả hết được. Vẻ đẹp này, đã làm mê mệt trái tim của hai người chị. Làm cho hai người tự trách mình sao quá ngu dại. Sao trước đây họ không chịu lấy Sọ Dừa làm chồng. Rồi than tiếc: – “Uổng thay! Công chúa Út, thật là may mắn! “. Do không cưỡng được mối tình si đối với Sọ Dừa, hai cô công chúa chị nảy ra cái ý định cướp chồng của em. Ít lâu sau, Sọ Dừa muốn cùng vợ làm một chuyến giao thương ra nước ngoài. Hai người chị cũng đòi đi theo. Trước khi xuống thuyền, Sọ Dừa đưa cho vợ chiếc nhẫn hạt cườm “thần kỳ” của mình, và bảo nàng nên đeo vào ngón tay. Thuyền đã ra khơi xa, không ai còn có thể nhìn thấy bến bờ. Ba cô công chúa cùng bước dạo chơi trên khoang thuyền. Hai cô chị ngỏ ý muốn xem chiếc nhẫn “thần kỳ” trên ngón tay của cô em út. Không hiểu được dã tâm của hai người chị, Công chúa Út tháo nhẫn trao cho họ. Hai người chị giả vờ ngắm nghía, rồi bất chợt ném nó xuống biển.Thấy ánh sáng từ chiếc nhẫn lóe lên trước khi rơi xuống nước. Không chút ngần ngại, công chúa Út cũng vụt người lao theo. Hai người chị đứng nhìn, họ chờ đến khi thuyền đã đi xa nơi xảy ra sự cố, mới giả bộ than khóc đến báo cùng Sọ Dừa. Sọ Dừa cho thuyền quay trở lại tìm vợ, nhưng chẳng thấy, chỉ thấy chiếc khăn quàng của nàng đang lênh đênh trên mặt nước. Lòng buồn bã, Sọ Dừa cho hủy chuyến ra đi nước ngoài. Chàng cho thuyền quay trở về để báo cho nhà vua biết. Công chúa Út lao xuống biển, kịp thời nắm bắt chiếc nhẫn “thần kỳ”, nên cô không hề hấn gì. Cô hóa thân thành một hài nhi, vào tá túc trong một vỏ sò lớn. Vỏ sò ấy tự trôi lênh đênh trên biển cho đến hơn một năm sau mới giạt vào bờ, nơi hai vợ chồng cụ già nhà nghèo thường hay đến để nhặt sò, hến. Hai cụ thấy có cái vỏ “sa cừ” rất lớn, mà bên trong dường như có tiếng trẻ thơ. Hai cụ lấy làm lạ, rồi cùng nhau khiêng về để phía sau nhà. Bẵng đi một hôm, hai cụ đi làm về, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cơm nước dọn sẵn. Hai vợ chồng nghĩ chắc có người tốt bụng nào đó sang giúp. Song việc ấy cứ liên tục xảy ra, nên hai người cũng sinh nghi. Một ngày kia, hai người giả vờ ra đi như thường lệ, khi đi được nửa đường thì quay về ẩn mình vào một góc kín để theo dõi. Họ thấy, một cô gái có vóc dáng đẹp như tiên nữ từ trong vỏ sò bước ra. Cô nhanh nhẹn thu dọn nhà cửa, đun nước pha trà, rồi nấu nướng để sẵn cho hai người. Không chậm trễ, hai cụ bất ngờ đi ra cầm tay cô gái, rồi hỏi: – “Có phải cháu là người mà bấy lâu nay đã âm thầm giúp cho hai già này không?” Nàng gật đầu, rươm rướm nước mắt và khe khẻ nói: – “Hai cụ nhặt con về. Con không có gì đền đáp công lao. Con giúp làm việc nhà để trả ơn hai cụ.” Tuy đã về được đất liền, nhưng công chúa Út không vơi được nỗi buồn. Cô nhớ vua cha cùng mẫu hậu. Cô nhớ nhất là Sọ Dừa, người chồng thương yêu của cô. Cô dệt một tấm “chăn dằn”, rồi nhờ bà cụ mang vào cung vua để bán. Trước khi bà cụ ra đi, cô căn dặn: – “Cụ đừng bán “chăn” này cho ai, ngoại tr&
0 Rating 425 views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On May 3, 2012
  Abd. Karim Trong kho tàng văn học dân gian Chăm, Cei Balaok La-u (Hoàng Tử Sọ Dừa) là truyện cổ mang nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội Champa. Nhìn dưới gốc độ của văn chương lịch sử, truyện Cei Balaok La-u có nội dung liên quan đến hai dòng tộc lớn của vương quốc Champa dưới thời cổ đại, đó là thị tộc Cau (Kramuka) và thị tộc Dừa (Narikela). Theo tài liệu bia đá Champa cho biết, hoàng tử Thang, còn gọi là Yang Visnumurti tự cho mình là người xuất thân từ hai thị tộc. Thân phụ của ngài là thị tộc Dừa (Narikela) nắm quyền ở miền bắc và thân mẫu của ngài là thị tộc Cau ((Kramuka) cai trị tiểu vương quốc ở phía nam. Dựa vào nguồn xuất sứ của hai gia đình hoàng gia này, hoàng tử Thang đã thành công thống nhất hai miền nam bắc của Champa đã từng xảy ra các cuộc xung đột nội bộ trong vương quốc Champa thời bấy giờ, và lên ngôi vào năm 1074 với danh hiệu là Vijaya Çri Harivarmadeva, Yang Devatamurti. Mặc dù dân tộc Chăm chưa bao giờ nghe đến cốt truyện thị tộc Cau, nhưng truyện này lại rất được phổ biến trong biên niên sử của Mã Lai là Sejarah Melayu. Theo biên niên sử này, vị vua trị vì vương quốc Champa ở phương nam thấy có một cây cau kỳ lạ mọc bên cạnh hoàng cung của ngài. Cây cau trổ buồng rất to và đẹp, nhưng buồng cau không chịu nở hoa. Thấy kỳ lạ, nhà vua cho người trèo lên chặt buồng cau ấy đem xuống cho ngài xem. Ông dùng cây kiếm thần của mình chẻ mo cau ra, thấy trong đó có một đứa trẻ hồng hào đẹp đẽ. Ông rất vui mừng, nhận làm con nuôi, rồi đặt tên là Raja Po Klaong (Hoàng tử Po Klaong). Mo cau bọc hoàng tử biến thành tấm mộc đỡ của hoàng gia. Đầu nhọn của mo cau biến thành bảo kiếm keris (một loại kiếm ngắn) của nhà vua. Về sau, hai thứ khí giới này trở thành biểu tượng cho uy quyền nhà nước Champa ở phía Nam. Ngược lại, Cei Balaok La-u là cốt truyện nằm trong văn học dân gian của người Chăm. Đây chỉ là truyện cổ tích, nhưng nội dung của nó có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với yếu tố lịch sử Champa vào đầu thế kỷ thứ XI. Đó, chính là nguyên nhân giải thích cho mục tiêu bài viết của chúng tôi.   Yếu tố văn hóa – xã hội Nhìn dưới gốc độ văn hóa, truyện Cei Balaok La-u mang một số yếu tố truyền thống Chăm, như chế độ mẫu hệ; tục đeo karah mata (chiếc nhẫn hạt cườm); tục dùng trầu cau trong cưới hỏi, giao tế; gói trầu cau bằng khăn màu đỏ, và v.v…   Chế độ mẫu hệ Người Chăm là dân tộc theo chế độ mẫu hệ và mẫu cư. Theo truyền thống Chăm, phụ nữ là người đứng ra lựa chọn phái nam trong việc cưới hỏi. Sau ngày đám cưới, người chồng sống bên nhà vợ. Của cải, con cái trong gia đình là thuộc về người vợ hay dòng tộc bên vợ. Balaok La-u (Sọ Dừa) dù là một hoàng tử hay nhân vật siêu phàm cũng không thoát ra khỏi truyền thống này. Do vậy, anh ta không đi cưới công chúa Út, mà chỉ để cho công chúa Út cưới mình. Sau khi lấy công chúa Út, Balaok La-u không về sống bên nhà mình, mà sống bên nhà vợ, rồi trở thành phò mã sau đó lên ngôi bên xứ sở của vợ mình.   Chiếc nhẫn hạt cườm Karah mata hay “chiếc nhẫn hạt cườm” là bản sắc văn hóa riêng biệt của tôc người Chăm. Đối với dân tộc Chăm, “chiếc nhẫn hạt cườm” không phải là đồ trang sức trong nghĩa rộng của nó mà là biểu tượng cho nguồn gốc của một chủng tộc. Bởi vậy, khi ai đeo karah mata là tự xác định bản thân mình là người Chăm. Qua karah mata, người Chăm tự nhận diện nhau, biết nhau là người đồng tộc. Cei Balaok La-u, khi vừa bước ra khỏi cái lốt sọ dừa, đã thấy trên ngón tay chàng có đeo “chiếc nhẫn hạt cườm”. Như vậy, chẳng cần qua một lời giới thiệu nào, mọi người đều biết bản thân Balaok La-u là người Chăm. Karah mata còn biểu tượng cho lòng trung thành và sự thủy chung. Trao tặng karah mata cho một người tức là ghi một dấu ấn minh chứng cho sự trung thành của mình đối với người ấy. Cei Balaok La-u trao karah mata cho vợ trước khi nàng xuống thuyền, là dâng cho người vợ trái tim thủy chung của mình, đồng thời, cũng là cái nhắc nhở để nàng không đánh mất bản thân hay bản thể của chính mình. Nhờ vậy, mà dù có trải qua bao gian nan khốn khó, cuối cùng hai người sẽ tìm được lại nhau.   Tục dùng trầu cau Tục dùng trầu cau trong giao tế, cưới hỏi, thừa tự, cúng tế, v.v… là một sự việc quan trọng và cần thiết trong cộng đồng người Chăm cả bên Ahier cũng như bên Awal. Sự việc sẽ không thành hay không hội đủ nếu như thiếu trầu cau. Cô công chúa Út muốn kết thân với Cei Balaok La-u, cô đã khôn ngoan sử dụng “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nó vừa hợp với lẽ đạo, vừa hợp với truyền thống, vừa kín đáo cho Cei Balaok La-u biết rằng: Việc cô làm là hoàn toàn có ý thức. Lời cô nói với chàng là những lời lẽ chân tình, chứ chẳng phải là lời lẽ hời hợt của kẻ hồ đồ hay nông nỗi. Cho nên, Cei Balaok La-u khó có thể phủ nhận. Nhờ vậy, mà chuyện tình của hai người được kết thành.   Gói trầu bằng khăn đỏ Gói trầu cau bằng khăn đỏ, là thói quen riêng của người Chăm mà không thấy ở dân tộc nào khác. Công chúa Út khi mang trầu cho Cei Balaok La-u cũng theo kiểu cách của người Chăm. Điều này, chứng tỏ cô là một người hiểu biết và thấm nhuần Văn hóa Chăm.   Harei But Theo quan niệm của người Chăm, ngày thứ Tư (harei But) trong tuần được xem là ngày tốt lành và vẹn toàn nhất. Cho nên họ thường chọn ngày này để tiến hành hôn lễ, dựng nhà cửa, mua sắm và, v.v… Trong truyện Cei Balaok La-u, nhà vua cũng chọn ngày thứ Tư (harei But) để cử hành hôn lễ cho cô công chúa Út của mình.   Xã hội hòa đồng và không giai cấp Trong truyện Cei Balaok La-u, người Chăm được sống trong môt xã hội an bình không giai cấp: Mẹ Balaok La-u một thường dân, Balaok La-u một anh chăn dê tật nguyền, bà lão nhà nghèo bán “chăn dằn” v.v.. đều có thể xin gặp nhà vua bất kỳ lúc nào mà họ thấy cần thiết. Balaok La-u một anh chăn dê tật nguyền, cũng có thể thực hiện giấc mơ ngàn đời, là lấy cô công chúa đẹp như tiên nữ làm vợ, trở thành nhà vua và truyền lại ngôi báo cho con cháu của mình muôn đời sau, mà không chút trở ngại. Một đám cưới to lớn được tiến hành trong suốt một trăm ngày đêm. Khách được mời là toàn thể nhân dân, không phân biệt vua chúa, giàu sang hay nghèo hèn đã cho thấy một sự hòa đồng cao độ. Sự kiện trên đây còn cho thấy, vị trí của ông vua chỉ là người anh cả trong gia đình, để điều phối và gìn giữ sự an bình và sự công bằng cho xã hội hơn là để thống trị. Trong truyện Cei Balaok La-u, chưa thấy mức độ xử lý người có tội, nhưng người có công thì khen thưởng rất trọng hậu, như trường hợp hai cụ nhà nghèo, người đã tìm được cô công chúa Út.   Xã hội nông nghiệp phát triển Trong thời Cei Balaok La-u xã hội Chăm còn mang nặng yếu tố nông nghiệp, nhưng đã phát triển khá cao. Mức sống của người dân tương đối ổn định: Chỉ riêng trâu của nhà vua cũng đã nhiều đến mức ba mươi gia đinh chăn giữ mà vẫn bị thất lạc hay mất mát. Nghèo như mẹ Balaok La-u nhà cũng có xe trâu, dê cừu… Lúa gạo không thiếu nên nhà vua mới có thể một lần thưởng đến một trăm xe lúa cho một người, cùng với vàng bạc và đất đai. Vào thời điểm này, người Chăm cũng đã biết đóng thuyền tàu. Chuyên chở trên bộ chủ yếu bằng xe trâu. Có những giao thương rộng rãi (ra cả ngoài nước). Và làm được những sản phẩm như tơ lụa v.v…   Tóm lược truyện Cei Balaok La-u Khi xưa, có một gia đình nghèo khó sống ở ven rừng. Hằng ngày, người ông và người cháu gái phải đi vô rừng đốn củi để đem về bán, đổi lấy lúa gạo. Có một hôm, trời nắng gắt, nước hai người mang theo không bao lâu đã hết cạn. Người ông bảo: – “Cháu đi tìm quanh đây coi có nơi nào có nước không?” Người cháu đi tìm và thấy trên một tảng đá lớn có một cái trũng nước rất trong. Cô vốc lên uống. Làn nước ngọt ngào mát rượi. Cô vốc nước lên tắm. Làn nước mát làm cô thấy sảng khoái vô cùng. Xong, cô về báo lại cho ông cô biết, rồi đưa ông cô đến đó. Nhưng lạ thay, khi nãy là một trũng nước đầy, bây giờ, bỗng dưng khô cạn, chỉ còn dấu ươn ướt trên đá, mà thôi. Họ về nhà chưa được bao lâu, cô gái cảm thấy trong người có biến đổi khác lạ, cô có mang thai. Sau đủ chín tháng mười ngày, cô sinh ra một bé trai. Bé trai này không có chân và tay, mà tròn trịa như một cái gáo dừa. Thấy vậy, mọi người đặt tên cho cậu ta là Balaok La-u (Sọ Dừa). Sọ Dừa lớn lên nhanh chóng. Bảy tháng tuổi biết nói, biết lăn đi chơi một mình. Ba năm tuổi biết đi chăn dê giúp mẹ. Sọ Dừa là cậu bé vừa thông minh, vừa khôn ngoan, có nhiều tài, lại khéo ứng xử. Do vậy, thay vì ghê tởm hay ghét bỏ cái cục thịt xấu xí chỉ biết lăn long lóc, mọi người dần dần trở nên thân thiện và yêu thích Sọ Dừa. Một hôm, Sọ Dừa đề nghị với mẹ cho mình đi ở chăn trâu cho nhà vua. Mẹ bảo: – “Con không có chân, có tay. Chăn mấy con dê, mẹ còn lo cho dê bị mất. Nay con đòi chăn trâu cho nhà vua, trâu vua nhiều, làm sao con giữ được.” Nhưng Sọ Dừa vẫn quyết tâm đòi mẹ đi tâu với vua. Nghe tin Sọ Dừa muốn giữ trâu cho mình, nhà vua hơi ngỡ ngàng, nhưng vì muốn thử tài Sọ Dừa, nên ông đồng ý, bảo: – “Mẹ Sọ Dừa, cứ mang Sọ Dừa lại đây”. Trâu của nhà vua rất nhiều, hơn ba mươi gia đinh chăn giữ mà cứ bị thất lạc hay mất mát. Nay giao cho một mình Sọ Dừa, nhưng chưa hề bị thất lạc một con nào. Vua rất lấy làm mãn nguyện. Một hôm, nhà vua sai công chúa Út mang cơm cho Sọ Dừa. Công chúa mang cơm đến nơi Sọ Dừa đang chăn trâu. Cô nhìn quanh quẩn chẳng thấy Sọ Dừa đâu cả. Chỉ thấy một đoàn gia nhân của một quốc vương nào đó, đang làm việc: người chặt cây, kẻ bức dây rừng, người chăn trâu, kẻ xếp cây rào … Công chúa muốn gọi Sọ Dừa ra lấy cơm ăn, chợt nghe tiếng nhạc và tiếng sáo du dương nổi lên, cô vội nép mình sau cành lá, lén nhìn về nơi vừa phát ra thanh nhạc. Cô thấy có một đám người đang ca múa phục vụ cho một vị hoàng tử. Vị hoàng tử trẻ tuổi này có khuôn mặt đẹp rạng rỡ như ánh trăng rằm. Cô nhìn vị hoàng tử một cách đam mê, lòng xốn xang, bỗng cảm thấy trái tim mình như thầm yêu, trộm nhớ đến chàng. Rồi thời gian trôi qua. Đã nhiều lần công chúa Út mang cơm đến cho Sọ Dừa. Cũng đã nhiều lần cô trộm nhìn vị hoàng tử Sọ Dừa. Nhiều lần trong thâm tâm cô khẳng định: – “Hoàng tử Sọ Dừa chẳng phải là người phàm tục, mà là người của xứ sở thần tiên, hoặc giả, một nhân vật siêu phàm hiếm thấy”, nhưng cô chẳng bao giờ tiếc lộ điều này với ai. Có một lần, nhà vua bảo: – “Hôm nay, công chúa Cả và công chúa Hai, hai ngươi mang cơm cho Sọ Dừa, công chúa Út đã mang đi nhiều lần rồi.” Nghe tin này, tim công chúa Út như se thắt lại. Nàng lo ngại mất đi cơ hội để gặp hoàng tử Sọ Dừa. Bỗng nghe hai cô chị nói: – “Hai con không muốn mang cơm cho Sọ Dừa. Sọ Dừa chỉ là một cục thịt, chỉ biết lăn long lóc. Mang cơm cho Sọ Dừa là một điều sỉ nhục.” Thấy vậy, nhà vua mới nói: – “Thôi, tụi bây không ai muốn đi thì để cho cô Út nó đi”. Nghe vậy, công chúa Út mới mừng thầm. Cô vội têm trầu cau, gói trong chiếc khăn đỏ mang theo. Cô đến nơi Sọ Dừa làm việc sớm hơn thường khi, rồi giấu mình kín trong một lùm cây. Khi thấy hoàng tử Sọ Dừa vừa bước ra khỏi “lốt sọ dừa”, cô cũng bất ngờ xuất hiện trước mặt chàng, làm cho hoàng tử Sọ Dừa không kịp biến mình vào cái “lốt sọ dừa” như các lần trước. Cô mời Sọ Dừa miếng trầu, và nói: – “Em đã quen chàng từ lâu. Nhớ nhung, sướng khổ đã từng. Chàng đừng phụ em miếng trầu này. Dẫu mai sau chúng ta có nên duyên nợ hay không, thì qua miếng trầu, chàng còn có giây phút nhớ đến em”. Trước mối tình thâm sâu, chân thành của công chúa Út, hoàng tử Sọ Dừa không thể phủ nhận. Rồi hai người trở thành đôi bạn tình yêu nhau. Sọ Dừa về nhà thưa với mẹ, là chàng muốn lấy công chúa con vua làm vợ. Mẹ chàng vừa nghe đến thì đã giãy nảy và run cầm cập, cho là chàng không bình thường, gia đình bà có thể bị kết tội chết. Nhưng trước cái thúc ép của Sọ Dừa, bà đành chịu thua, liều chết đến thưa chuyện với nhà vua. Về phần nhà vua, ông không những không bắt tội hay trách cứ mẹ Sọ Dừa, mà còn có phần hoan hĩ. Vua bảo: – “Chuyện ấy, không có gì trở ngại. Ngặt ta, có ba người con. Không biết, đứa nào chịu lấy Sọ Dừa làm chồng!” Rồi ông cho gọi ba cô công chúa lại, hỏi: – “Trong các con, ai chịu lấy Sọ Dừa làm chồng?” Nghe đến đây, hai cô công chúa chị đều giãy nảy, bảo, Sọ Dừa không xứng đáng với mình. Trước thái độ của hai cô chị, ông quay sang hỏi cô công chúa Út: – “Còn con như thế nào?” Cô công chúa Út trả lời: – “Phận làm con, cha đặt đâu thì con ngồi đấy”. Nhà vua quay sang mẹ Sọ Dừa, và bảo: – “Ngày lành thứ Tư này, trẫm sẽ tổ chức hôn lễ cho chúng”. Nhà vua cho tổ chức một tiệc cưới thật linh đình, kéo dài trong suốt một trăm ngày đêm. Tất cả mọi người, không kể bậc vua chúa, người sang hay kẻ hèn đều được mời đến. Đúng là một tiệc cưới to lớn và vui nhộn, hiếm thấy. Sau ngày tân hôn, hoàng hậu cho gọi công chúa Út đến để hỏi thăm về cuộc sống chung của hai vợ chồng trẻ. Công chúa Út bảo: – “Vợ chồng con sống hạnh phúc như các cặp vợ chồng bình thường khác.” Cô còn thêm: – “Sọ Dừa là một hoàng tử quí phái gấp hơn cả mấy lần con, không dễ gì tìm được”. Cuộc trò chuyện giữa công chúa Út và hoàng hậu, không thoát khỏi tai mắt của hai người chị. Họ rất lấy làm ngạc nhiên. Bởi vậy, khi đêm tối vừa buông xuống, hai người đã đến rình xem, coi vợ chồng công chúa Út sống với nhau như thế nào. Họ thấy, từ phòng của công chúa Út, ánh hào quang sáng lên, rồi từ trong cái sọ dừa một thanh niên phương phi tuấn tú bước ra. Vẻ đẹp, sự ngời sáng của chàng ta là không thể nào mô tả hết được. Vẻ đẹp này, đã làm mê mệt trái tim của hai người chị. Làm cho hai người tự trách mình sao quá ngu dại. Sao trước đây họ không chịu lấy Sọ Dừa làm chồng. Rồi than tiếc: – “Uổng thay! Công chúa Út, thật là may mắn! “. Do không cưỡng được mối tình si đối với Sọ Dừa, hai cô công chúa chị nảy ra cái ý định cướp chồng của em. Ít lâu sau, Sọ Dừa muốn cùng vợ làm một chuyến giao thương ra nước ngoài. Hai người chị cũng đòi đi theo. Trước khi xuống thuyền, Sọ Dừa đưa cho vợ chiếc nhẫn hạt cườm “thần kỳ” của mình, và bảo nàng nên đeo vào ngón tay. Thuyền đã ra khơi xa, không ai còn có thể nhìn thấy bến bờ. Ba cô công chúa cùng bước dạo chơi trên khoang thuyền. Hai cô chị ngỏ ý muốn xem chiếc nhẫn “thần kỳ” trên ngón tay của cô em út. Không hiểu được dã tâm của hai người chị, Công chúa Út tháo nhẫn trao cho họ. Hai người chị giả vờ ngắm nghía, rồi bất chợt ném nó xuống biển.Thấy ánh sáng từ chiếc nhẫn lóe lên trước khi rơi xuống nước. Không chút ngần ngại, công chúa Út cũng vụt người lao theo. Hai người chị đứng nhìn, họ chờ đến khi thuyền đã đi xa nơi xảy ra sự cố, mới giả bộ than khóc đến báo cùng Sọ Dừa. Sọ Dừa cho thuyền quay trở lại tìm vợ, nhưng chẳng thấy, chỉ thấy chiếc khăn quàng của nàng đang lênh đênh trên mặt nước. Lòng buồn bã, Sọ Dừa cho hủy chuyến ra đi nước ngoài. Chàng cho thuyền quay trở về để báo cho nhà vua biết. Công chúa Út lao xuống biển, kịp thời nắm bắt chiếc nhẫn “thần kỳ”, nên cô không hề hấn gì. Cô hóa thân thành một hài nhi, vào tá túc trong một vỏ sò lớn. Vỏ sò ấy tự trôi lênh đênh trên biển cho đến hơn một năm sau mới giạt vào bờ, nơi hai vợ chồng cụ già nhà nghèo thường hay đến để nhặt sò, hến. Hai cụ thấy có cái vỏ “sa cừ” rất lớn, mà bên trong dường như có tiếng trẻ thơ. Hai cụ lấy làm lạ, rồi cùng nhau khiêng về để phía sau nhà. Bẵng đi một hôm, hai cụ đi làm về, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cơm nước dọn sẵn. Hai vợ chồng nghĩ chắc có người tốt bụng nào đó sang giúp. Song việc ấy cứ liên tục xảy ra, nên hai người cũng sinh nghi. Một ngày kia, hai người giả vờ ra đi như thường lệ, khi đi được nửa đường thì quay về ẩn mình vào một góc kín để theo dõi. Họ thấy, một cô gái có vóc dáng đẹp như tiên nữ từ trong vỏ sò bước ra. Cô nhanh nhẹn thu dọn nhà cửa, đun nước pha trà, rồi nấu nướng để sẵn cho hai người. Không chậm trễ, hai cụ bất ngờ đi ra cầm tay cô gái, rồi hỏi: – “Có phải cháu là người mà bấy lâu nay đã âm thầm giúp cho hai già này không?” Nàng gật đầu, rươm rướm nước mắt và khe khẻ nói: – “Hai cụ nhặt con về. Con không có gì đền đáp công lao. Con giúp làm việc nhà để trả ơn hai cụ.” Tuy đã về được đất liền, nhưng công chúa Út không vơi được nỗi buồn. Cô nhớ vua cha cùng mẫu hậu. Cô nhớ nhất là Sọ Dừa, người chồng thương yêu của cô. Cô dệt một tấm “chăn dằn”, rồi nhờ bà cụ mang vào cung vua để bán. Trước khi bà cụ ra đi, cô căn dặn: – “Cụ đừng bán “chăn” này cho ai, ngoại tr&
0 Rating 425 views 4 likes 0 Comments
Read more
By: On May 3, 2012
  Abd. Karim Trong kho tàng văn học dân gian Chăm, Cei Balaok La-u (Hoàng Tử Sọ Dừa) là truyện cổ mang nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội Champa. Nhìn dưới gốc độ của văn chương lịch sử, truyện Cei Balaok La-u có nội dung liên quan đến hai dòng tộc lớn của vương quốc Champa dưới thời cổ đại, đó là thị tộc Cau (Kramuka) và thị tộc Dừa (Narikela). Theo tài liệu bia đá Champa cho biết, hoàng tử Thang, còn gọi là Yang Visnumurti tự cho mình là người xuất thân từ hai thị tộc. Thân phụ của ngài là thị tộc Dừa (Narikela) nắm quyền ở miền bắc và thân mẫu của ngài là thị tộc Cau ((Kramuka) cai trị tiểu vương quốc ở phía nam. Dựa vào nguồn xuất sứ của hai gia đình hoàng gia này, hoàng tử Thang đã thành công thống nhất hai miền nam bắc của Champa đã từng xảy ra các cuộc xung đột nội bộ trong vương quốc Champa thời bấy giờ, và lên ngôi vào năm 1074 với danh hiệu là Vijaya Çri Harivarmadeva, Yang Devatamurti. Mặc dù dân tộc Chăm chưa bao giờ nghe đến cốt truyện thị tộc Cau, nhưng truyện này lại rất được phổ biến trong biên niên sử của Mã Lai là Sejarah Melayu. Theo biên niên sử này, vị vua trị vì vương quốc Champa ở phương nam thấy có một cây cau kỳ lạ mọc bên cạnh hoàng cung của ngài. Cây cau trổ buồng rất to và đẹp, nhưng buồng cau không chịu nở hoa. Thấy kỳ lạ, nhà vua cho người trèo lên chặt buồng cau ấy đem xuống cho ngài xem. Ông dùng cây kiếm thần của mình chẻ mo cau ra, thấy trong đó có một đứa trẻ hồng hào đẹp đẽ. Ông rất vui mừng, nhận làm con nuôi, rồi đặt tên là Raja Po Klaong (Hoàng tử Po Klaong). Mo cau bọc hoàng tử biến thành tấm mộc đỡ của hoàng gia. Đầu nhọn của mo cau biến thành bảo kiếm keris (một loại kiếm ngắn) của nhà vua. Về sau, hai thứ khí giới này trở thành biểu tượng cho uy quyền nhà nước Champa ở phía Nam. Ngược lại, Cei Balaok La-u là cốt truyện nằm trong văn học dân gian của người Chăm. Đây chỉ là truyện cổ tích, nhưng nội dung của nó có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với yếu tố lịch sử Champa vào đầu thế kỷ thứ XI. Đó, chính là nguyên nhân giải thích cho mục tiêu bài viết của chúng tôi.   Yếu tố văn hóa – xã hội Nhìn dưới gốc độ văn hóa, truyện Cei Balaok La-u mang một số yếu tố truyền thống Chăm, như chế độ mẫu hệ; tục đeo karah mata (chiếc nhẫn hạt cườm); tục dùng trầu cau trong cưới hỏi, giao tế; gói trầu cau bằng khăn màu đỏ, và v.v…   Chế độ mẫu hệ Người Chăm là dân tộc theo chế độ mẫu hệ và mẫu cư. Theo truyền thống Chăm, phụ nữ là người đứng ra lựa chọn phái nam trong việc cưới hỏi. Sau ngày đám cưới, người chồng sống bên nhà vợ. Của cải, con cái trong gia đình là thuộc về người vợ hay dòng tộc bên vợ. Balaok La-u (Sọ Dừa) dù là một hoàng tử hay nhân vật siêu phàm cũng không thoát ra khỏi truyền thống này. Do vậy, anh ta không đi cưới công chúa Út, mà chỉ để cho công chúa Út cưới mình. Sau khi lấy công chúa Út, Balaok La-u không về sống bên nhà mình, mà sống bên nhà vợ, rồi trở thành phò mã sau đó lên ngôi bên xứ sở của vợ mình.   Chiếc nhẫn hạt cườm Karah mata hay “chiếc nhẫn hạt cườm” là bản sắc văn hóa riêng biệt của tôc người Chăm. Đối với dân tộc Chăm, “chiếc nhẫn hạt cườm” không phải là đồ trang sức trong nghĩa rộng của nó mà là biểu tượng cho nguồn gốc của một chủng tộc. Bởi vậy, khi ai đeo karah mata là tự xác định bản thân mình là người Chăm. Qua karah mata, người Chăm tự nhận diện nhau, biết nhau là người đồng tộc. Cei Balaok La-u, khi vừa bước ra khỏi cái lốt sọ dừa, đã thấy trên ngón tay chàng có đeo “chiếc nhẫn hạt cườm”. Như vậy, chẳng cần qua một lời giới thiệu nào, mọi người đều biết bản thân Balaok La-u là người Chăm. Karah mata còn biểu tượng cho lòng trung thành và sự thủy chung. Trao tặng karah mata cho một người tức là ghi một dấu ấn minh chứng cho sự trung thành của mình đối với người ấy. Cei Balaok La-u trao karah mata cho vợ trước khi nàng xuống thuyền, là dâng cho người vợ trái tim thủy chung của mình, đồng thời, cũng là cái nhắc nhở để nàng không đánh mất bản thân hay bản thể của chính mình. Nhờ vậy, mà dù có trải qua bao gian nan khốn khó, cuối cùng hai người sẽ tìm được lại nhau.   Tục dùng trầu cau Tục dùng trầu cau trong giao tế, cưới hỏi, thừa tự, cúng tế, v.v… là một sự việc quan trọng và cần thiết trong cộng đồng người Chăm cả bên Ahier cũng như bên Awal. Sự việc sẽ không thành hay không hội đủ nếu như thiếu trầu cau. Cô công chúa Út muốn kết thân với Cei Balaok La-u, cô đã khôn ngoan sử dụng “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nó vừa hợp với lẽ đạo, vừa hợp với truyền thống, vừa kín đáo cho Cei Balaok La-u biết rằng: Việc cô làm là hoàn toàn có ý thức. Lời cô nói với chàng là những lời lẽ chân tình, chứ chẳng phải là lời lẽ hời hợt của kẻ hồ đồ hay nông nỗi. Cho nên, Cei Balaok La-u khó có thể phủ nhận. Nhờ vậy, mà chuyện tình của hai người được kết thành.   Gói trầu bằng khăn đỏ Gói trầu cau bằng khăn đỏ, là thói quen riêng của người Chăm mà không thấy ở dân tộc nào khác. Công chúa Út khi mang trầu cho Cei Balaok La-u cũng theo kiểu cách của người Chăm. Điều này, chứng tỏ cô là một người hiểu biết và thấm nhuần Văn hóa Chăm.   Harei But Theo quan niệm của người Chăm, ngày thứ Tư (harei But) trong tuần được xem là ngày tốt lành và vẹn toàn nhất. Cho nên họ thường chọn ngày này để tiến hành hôn lễ, dựng nhà cửa, mua sắm và, v.v… Trong truyện Cei Balaok La-u, nhà vua cũng chọn ngày thứ Tư (harei But) để cử hành hôn lễ cho cô công chúa Út của mình.   Xã hội hòa đồng và không giai cấp Trong truyện Cei Balaok La-u, người Chăm được sống trong môt xã hội an bình không giai cấp: Mẹ Balaok La-u một thường dân, Balaok La-u một anh chăn dê tật nguyền, bà lão nhà nghèo bán “chăn dằn” v.v.. đều có thể xin gặp nhà vua bất kỳ lúc nào mà họ thấy cần thiết. Balaok La-u một anh chăn dê tật nguyền, cũng có thể thực hiện giấc mơ ngàn đời, là lấy cô công chúa đẹp như tiên nữ làm vợ, trở thành nhà vua và truyền lại ngôi báo cho con cháu của mình muôn đời sau, mà không chút trở ngại. Một đám cưới to lớn được tiến hành trong suốt một trăm ngày đêm. Khách được mời là toàn thể nhân dân, không phân biệt vua chúa, giàu sang hay nghèo hèn đã cho thấy một sự hòa đồng cao độ. Sự kiện trên đây còn cho thấy, vị trí của ông vua chỉ là người anh cả trong gia đình, để điều phối và gìn giữ sự an bình và sự công bằng cho xã hội hơn là để thống trị. Trong truyện Cei Balaok La-u, chưa thấy mức độ xử lý người có tội, nhưng người có công thì khen thưởng rất trọng hậu, như trường hợp hai cụ nhà nghèo, người đã tìm được cô công chúa Út.   Xã hội nông nghiệp phát triển Trong thời Cei Balaok La-u xã hội Chăm còn mang nặng yếu tố nông nghiệp, nhưng đã phát triển khá cao. Mức sống của người dân tương đối ổn định: Chỉ riêng trâu của nhà vua cũng đã nhiều đến mức ba mươi gia đinh chăn giữ mà vẫn bị thất lạc hay mất mát. Nghèo như mẹ Balaok La-u nhà cũng có xe trâu, dê cừu… Lúa gạo không thiếu nên nhà vua mới có thể một lần thưởng đến một trăm xe lúa cho một người, cùng với vàng bạc và đất đai. Vào thời điểm này, người Chăm cũng đã biết đóng thuyền tàu. Chuyên chở trên bộ chủ yếu bằng xe trâu. Có những giao thương rộng rãi (ra cả ngoài nước). Và làm được những sản phẩm như tơ lụa v.v…   Tóm lược truyện Cei Balaok La-u Khi xưa, có một gia đình nghèo khó sống ở ven rừng. Hằng ngày, người ông và người cháu gái phải đi vô rừng đốn củi để đem về bán, đổi lấy lúa gạo. Có một hôm, trời nắng gắt, nước hai người mang theo không bao lâu đã hết cạn. Người ông bảo: – “Cháu đi tìm quanh đây coi có nơi nào có nước không?” Người cháu đi tìm và thấy trên một tảng đá lớn có một cái trũng nước rất trong. Cô vốc lên uống. Làn nước ngọt ngào mát rượi. Cô vốc nước lên tắm. Làn nước mát làm cô thấy sảng khoái vô cùng. Xong, cô về báo lại cho ông cô biết, rồi đưa ông cô đến đó. Nhưng lạ thay, khi nãy là một trũng nước đầy, bây giờ, bỗng dưng khô cạn, chỉ còn dấu ươn ướt trên đá, mà thôi. Họ về nhà chưa được bao lâu, cô gái cảm thấy trong người có biến đổi khác lạ, cô có mang thai. Sau đủ chín tháng mười ngày, cô sinh ra một bé trai. Bé trai này không có chân và tay, mà tròn trịa như một cái gáo dừa. Thấy vậy, mọi người đặt tên cho cậu ta là Balaok La-u (Sọ Dừa). Sọ Dừa lớn lên nhanh chóng. Bảy tháng tuổi biết nói, biết lăn đi chơi một mình. Ba năm tuổi biết đi chăn dê giúp mẹ. Sọ Dừa là cậu bé vừa thông minh, vừa khôn ngoan, có nhiều tài, lại khéo ứng xử. Do vậy, thay vì ghê tởm hay ghét bỏ cái cục thịt xấu xí chỉ biết lăn long lóc, mọi người dần dần trở nên thân thiện và yêu thích Sọ Dừa. Một hôm, Sọ Dừa đề nghị với mẹ cho mình đi ở chăn trâu cho nhà vua. Mẹ bảo: – “Con không có chân, có tay. Chăn mấy con dê, mẹ còn lo cho dê bị mất. Nay con đòi chăn trâu cho nhà vua, trâu vua nhiều, làm sao con giữ được.” Nhưng Sọ Dừa vẫn quyết tâm đòi mẹ đi tâu với vua. Nghe tin Sọ Dừa muốn giữ trâu cho mình, nhà vua hơi ngỡ ngàng, nhưng vì muốn thử tài Sọ Dừa, nên ông đồng ý, bảo: – “Mẹ Sọ Dừa, cứ mang Sọ Dừa lại đây”. Trâu của nhà vua rất nhiều, hơn ba mươi gia đinh chăn giữ mà cứ bị thất lạc hay mất mát. Nay giao cho một mình Sọ Dừa, nhưng chưa hề bị thất lạc một con nào. Vua rất lấy làm mãn nguyện. Một hôm, nhà vua sai công chúa Út mang cơm cho Sọ Dừa. Công chúa mang cơm đến nơi Sọ Dừa đang chăn trâu. Cô nhìn quanh quẩn chẳng thấy Sọ Dừa đâu cả. Chỉ thấy một đoàn gia nhân của một quốc vương nào đó, đang làm việc: người chặt cây, kẻ bức dây rừng, người chăn trâu, kẻ xếp cây rào … Công chúa muốn gọi Sọ Dừa ra lấy cơm ăn, chợt nghe tiếng nhạc và tiếng sáo du dương nổi lên, cô vội nép mình sau cành lá, lén nhìn về nơi vừa phát ra thanh nhạc. Cô thấy có một đám người đang ca múa phục vụ cho một vị hoàng tử. Vị hoàng tử trẻ tuổi này có khuôn mặt đẹp rạng rỡ như ánh trăng rằm. Cô nhìn vị hoàng tử một cách đam mê, lòng xốn xang, bỗng cảm thấy trái tim mình như thầm yêu, trộm nhớ đến chàng. Rồi thời gian trôi qua. Đã nhiều lần công chúa Út mang cơm đến cho Sọ Dừa. Cũng đã nhiều lần cô trộm nhìn vị hoàng tử Sọ Dừa. Nhiều lần trong thâm tâm cô khẳng định: – “Hoàng tử Sọ Dừa chẳng phải là người phàm tục, mà là người của xứ sở thần tiên, hoặc giả, một nhân vật siêu phàm hiếm thấy”, nhưng cô chẳng bao giờ tiếc lộ điều này với ai. Có một lần, nhà vua bảo: – “Hôm nay, công chúa Cả và công chúa Hai, hai ngươi mang cơm cho Sọ Dừa, công chúa Út đã mang đi nhiều lần rồi.” Nghe tin này, tim công chúa Út như se thắt lại. Nàng lo ngại mất đi cơ hội để gặp hoàng tử Sọ Dừa. Bỗng nghe hai cô chị nói: – “Hai con không muốn mang cơm cho Sọ Dừa. Sọ Dừa chỉ là một cục thịt, chỉ biết lăn long lóc. Mang cơm cho Sọ Dừa là một điều sỉ nhục.” Thấy vậy, nhà vua mới nói: – “Thôi, tụi bây không ai muốn đi thì để cho cô Út nó đi”. Nghe vậy, công chúa Út mới mừng thầm. Cô vội têm trầu cau, gói trong chiếc khăn đỏ mang theo. Cô đến nơi Sọ Dừa làm việc sớm hơn thường khi, rồi giấu mình kín trong một lùm cây. Khi thấy hoàng tử Sọ Dừa vừa bước ra khỏi “lốt sọ dừa”, cô cũng bất ngờ xuất hiện trước mặt chàng, làm cho hoàng tử Sọ Dừa không kịp biến mình vào cái “lốt sọ dừa” như các lần trước. Cô mời Sọ Dừa miếng trầu, và nói: – “Em đã quen chàng từ lâu. Nhớ nhung, sướng khổ đã từng. Chàng đừng phụ em miếng trầu này. Dẫu mai sau chúng ta có nên duyên nợ hay không, thì qua miếng trầu, chàng còn có giây phút nhớ đến em”. Trước mối tình thâm sâu, chân thành của công chúa Út, hoàng tử Sọ Dừa không thể phủ nhận. Rồi hai người trở thành đôi bạn tình yêu nhau. Sọ Dừa về nhà thưa với mẹ, là chàng muốn lấy công chúa con vua làm vợ. Mẹ chàng vừa nghe đến thì đã giãy nảy và run cầm cập, cho là chàng không bình thường, gia đình bà có thể bị kết tội chết. Nhưng trước cái thúc ép của Sọ Dừa, bà đành chịu thua, liều chết đến thưa chuyện với nhà vua. Về phần nhà vua, ông không những không bắt tội hay trách cứ mẹ Sọ Dừa, mà còn có phần hoan hĩ. Vua bảo: – “Chuyện ấy, không có gì trở ngại. Ngặt ta, có ba người con. Không biết, đứa nào chịu lấy Sọ Dừa làm chồng!” Rồi ông cho gọi ba cô công chúa lại, hỏi: – “Trong các con, ai chịu lấy Sọ Dừa làm chồng?” Nghe đến đây, hai cô công chúa chị đều giãy nảy, bảo, Sọ Dừa không xứng đáng với mình. Trước thái độ của hai cô chị, ông quay sang hỏi cô công chúa Út: – “Còn con như thế nào?” Cô công chúa Út trả lời: – “Phận làm con, cha đặt đâu thì con ngồi đấy”. Nhà vua quay sang mẹ Sọ Dừa, và bảo: – “Ngày lành thứ Tư này, trẫm sẽ tổ chức hôn lễ cho chúng”. Nhà vua cho tổ chức một tiệc cưới thật linh đình, kéo dài trong suốt một trăm ngày đêm. Tất cả mọi người, không kể bậc vua chúa, người sang hay kẻ hèn đều được mời đến. Đúng là một tiệc cưới to lớn và vui nhộn, hiếm thấy. Sau ngày tân hôn, hoàng hậu cho gọi công chúa Út đến để hỏi thăm về cuộc sống chung của hai vợ chồng trẻ. Công chúa Út bảo: – “Vợ chồng con sống hạnh phúc như các cặp vợ chồng bình thường khác.” Cô còn thêm: – “Sọ Dừa là một hoàng tử quí phái gấp hơn cả mấy lần con, không dễ gì tìm được”. Cuộc trò chuyện giữa công chúa Út và hoàng hậu, không thoát khỏi tai mắt của hai người chị. Họ rất lấy làm ngạc nhiên. Bởi vậy, khi đêm tối vừa buông xuống, hai người đã đến rình xem, coi vợ chồng công chúa Út sống với nhau như thế nào. Họ thấy, từ phòng của công chúa Út, ánh hào quang sáng lên, rồi từ trong cái sọ dừa một thanh niên phương phi tuấn tú bước ra. Vẻ đẹp, sự ngời sáng của chàng ta là không thể nào mô tả hết được. Vẻ đẹp này, đã làm mê mệt trái tim của hai người chị. Làm cho hai người tự trách mình sao quá ngu dại. Sao trước đây họ không chịu lấy Sọ Dừa làm chồng. Rồi than tiếc: – “Uổng thay! Công chúa Út, thật là may mắn! “. Do không cưỡng được mối tình si đối với Sọ Dừa, hai cô công chúa chị nảy ra cái ý định cướp chồng của em. Ít lâu sau, Sọ Dừa muốn cùng vợ làm một chuyến giao thương ra nước ngoài. Hai người chị cũng đòi đi theo. Trước khi xuống thuyền, Sọ Dừa đưa cho vợ chiếc nhẫn hạt cườm “thần kỳ” của mình, và bảo nàng nên đeo vào ngón tay. Thuyền đã ra khơi xa, không ai còn có thể nhìn thấy bến bờ. Ba cô công chúa cùng bước dạo chơi trên khoang thuyền. Hai cô chị ngỏ ý muốn xem chiếc nhẫn “thần kỳ” trên ngón tay của cô em út. Không hiểu được dã tâm của hai người chị, Công chúa Út tháo nhẫn trao cho họ. Hai người chị giả vờ ngắm nghía, rồi bất chợt ném nó xuống biển.Thấy ánh sáng từ chiếc nhẫn lóe lên trước khi rơi xuống nước. Không chút ngần ngại, công chúa Út cũng vụt người lao theo. Hai người chị đứng nhìn, họ chờ đến khi thuyền đã đi xa nơi xảy ra sự cố, mới giả bộ than khóc đến báo cùng Sọ Dừa. Sọ Dừa cho thuyền quay trở lại tìm vợ, nhưng chẳng thấy, chỉ thấy chiếc khăn quàng của nàng đang lênh đênh trên mặt nước. Lòng buồn bã, Sọ Dừa cho hủy chuyến ra đi nước ngoài. Chàng cho thuyền quay trở về để báo cho nhà vua biết. Công chúa Út lao xuống biển, kịp thời nắm bắt chiếc nhẫn “thần kỳ”, nên cô không hề hấn gì. Cô hóa thân thành một hài nhi, vào tá túc trong một vỏ sò lớn. Vỏ sò ấy tự trôi lênh đênh trên biển cho đến hơn một năm sau mới giạt vào bờ, nơi hai vợ chồng cụ già nhà nghèo thường hay đến để nhặt sò, hến. Hai cụ thấy có cái vỏ “sa cừ” rất lớn, mà bên trong dường như có tiếng trẻ thơ. Hai cụ lấy làm lạ, rồi cùng nhau khiêng về để phía sau nhà. Bẵng đi một hôm, hai cụ đi làm về, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cơm nước dọn sẵn. Hai vợ chồng nghĩ chắc có người tốt bụng nào đó sang giúp. Song việc ấy cứ liên tục xảy ra, nên hai người cũng sinh nghi. Một ngày kia, hai người giả vờ ra đi như thường lệ, khi đi được nửa đường thì quay về ẩn mình vào một góc kín để theo dõi. Họ thấy, một cô gái có vóc dáng đẹp như tiên nữ từ trong vỏ sò bước ra. Cô nhanh nhẹn thu dọn nhà cửa, đun nước pha trà, rồi nấu nướng để sẵn cho hai người. Không chậm trễ, hai cụ bất ngờ đi ra cầm tay cô gái, rồi hỏi: – “Có phải cháu là người mà bấy lâu nay đã âm thầm giúp cho hai già này không?” Nàng gật đầu, rươm rướm nước mắt và khe khẻ nói: – “Hai cụ nhặt con về. Con không có gì đền đáp công lao. Con giúp làm việc nhà để trả ơn hai cụ.” Tuy đã về được đất liền, nhưng công chúa Út không vơi được nỗi buồn. Cô nhớ vua cha cùng mẫu hậu. Cô nhớ nhất là Sọ Dừa, người chồng thương yêu của cô. Cô dệt một tấm “chăn dằn”, rồi nhờ bà cụ mang vào cung vua để bán. Trước khi bà cụ ra đi, cô căn dặn: – “Cụ đừng bán “chăn” này cho ai, ngoại tr&
0 Rating 425 views 4 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On April 25, 2012
Lễ Rija Nưgar (Lễ hội múa tống ôn đầu năm): Ông già Chăm cầm ba cây “dương vật” múa phồn thực trong lễ Rija Nưgar Ha Mukut 1. Thời gian mở lễ Rija Nưgar: Đầu năm khi nghe tiếng sấm rền vang ở phía đông, phía tây là báo hiệu một năm mới người Chăm sắp đến. Người Chăm bắt đầu tổ chức lễ hội đầu năm Rija Nưgar để tống khứ những điều xấu xa, xui xẻo, để năm mới đón nhận những điều tốt lành cho dân làng và đón nước, cầu mưa, chuẩn bị mở đầu cho việc khai trương, cầy cấy. Người Chăm có thành ngữ:   Khi nghe tiếng sấm hướng đông – tây Nhân dân hớn hở mới hòng yên tâm (Bilan than úk thanh ôn Hamik grum mưnhi gah pur, pai) Từ tiếng sấm đầu năm đó, người Chăm bắt đầu cắm mốc thời gian cho năm mới, cho lịch pháp. Đó cũng là ngày hội mở đầu năm – mồng một tháng giêng lịch Chăm. Kể từ mồng một cho đến hết thượng tuần trăng tháng giêng là thời gian mở hội lễ Rija Nưgar. Khắp nơi làng Chăm đều tổ chức lễ hội Rija Nưgar. Đối với làng Chăm Ahiêr thường tổ chức lễ hội Rija Nưgar vào ngày thứ tư, thứ năm và Chăm Awal thì ngày thứ năm, thứ sáu trong tuần và bắt đầu bằng các ngày lẻ (1, 3, 5, 7) trong tháng giêng.   2. Diễn biến lễ hội Rija Nưgar:   Lễ hội Rija Nưgar được diễn trong một nhà lễ (kajang) ở một bãi đất trống đầu thôn. Nhà lễ (kajang) có 2 mái, được kết cấu bằng 2 vì kèo, mái lợp bằng tấm nhựa (ngày xưa lợp bằng tranh), diện tích khoảng (8m x 5m). Xung quanh được che chắn bằng những tấm liếp tre và chỉ mở một hướng ra vào về hướng đông – hướng thần linh. Ở trần nhà lễ Rija Nưgar, trong ngày cúng thứ nhất treo một tấm vải trắng hình chữ nhật (1,5m x 1m) gọi là “Lâm tinh” – tượng trưng cho vũ trụ. Bên dưới đối diện với tấm vải là vật lễ “Mưron” – cũng là một tấm vải trắng được cột hai cây gỗ. Và ba cây cột ở đầu nhà lễ đều bao vải trắng. Cách trang trí nhà tương tự như trong không gian thánh đường Hồi giáo – Bàni. Do vậy, ngày đầu cúng lễ Rija Nưgar là cúng cho “thần mới” (yang brou) như các vị thần Alla, mohamach…; đến ngày hôm sau cúng “thần cũ” (yang bimon – yang aklak) như thần Po Inư Nưgar, Po klaung… Tục này còn lưu giữ một cách rõ nét trong tục cúng lễ hội Rija Nưgar ở thôn Bĩnh Nghĩa (Ninh Hải – Ninh Thuận). Lễ Rija Nưgar được tổ chức trong hai ngày “một ngày vào và một ngày ra” (vào ngày thứ năm ra ngày thứ sáu – tamư di jip tabiak di suk). Hoặc họ gọi theo cách gọi cúng lễ vật “Ngày vào cúng Gà và ngày ra cúng Dê” (tamư mưnuk tabiak pape). Họ còn gọi theo cách cúng lễ vị thần “tamư Po birâu tabiak Po aklak” (Ngày vào cúng thần mới – thần Hồi giáo và ngày ra cúng thần cũ – thần Bàlamôn). Lễ vật dâng cúng, ngoài gà, dê còn có 5 mâm cơm, canh, bánh trái (chuối, bánh ngọt), trầu cau, rượu trứng… Ngoài ra trên bàn lễ còn có vật lễ quan trọng là lửa – nước. Lễ vật cũng được người Chăm chia làm hai phần âm và dương mà họ thường gọi nôm na theo tên lễ vật chính là “ngày vào buổi chiều – cúng con gà (thuộc âm) và ngày ra buổi sáng – kết thúc lễ là cúng con dê (thuộc dương)”.   3. Thầy cúng lễ Rija Nưgar gồm có: - Thầy Ka in (thầy bóng) mặc áo đỏ múa lễ, đạp lửa, lên đồng phản ánh nguyện vọng của cộng đồng lên thần linh và ngược lại. - 03 thầy Mưduôn mặc áo trắng vỗ trống Basanưng hát thánh ca của các vị thần (01 thầy hát chính 02 thầy phụ lễ). - 02 nghệ nhân đánh trống Basanưng. - 01 nghệ nhân thổi kèn Saranai. Và cùng nhiều thầy cúng lễ và dân làng phụ lễ. Nhạc cụ bao gồm: 01 cặp trống Ginăng, 01 trống Basanưng và 01 kèn Saranai. Đạo cụ múa bao gồm: 01 cây chèo, 01 cây mía đỏ (tượng trưng cho mái chèo thuyền); 01 cây quạt, khăn, và 01 cây roi ngựa. Tất cả đạo cụ, ngoài khăn và quạt được thầy Ka in (thầy bóng) cầm tay còn lại là để tại bàn tổ (danok). Tại bàn tổ nơi để vật lễ và đạo cụ múa còn có một cán rìu (công cụ lao động).   4. Hệ thống thần linh trong lễ Rija Nưgar: Người Chăm có tục thờ đa thần. Tất cả làng Chăm đều có hệ thống thần linh chung. Nhưng quan trọng là làng nào cúng lễ thì thần làng của làng đó được mời cúng lễ đầu tiên trong hệ thống thần linh chung ấy. Hệ thống thần linh trong lễ Rija Nưgar Chăm bao gồm các vị thần như sau Po Tang, Po Tang Ahok (thần chèo thuyền), Po Gialau (thần rừng trầm, rừng quế), Cey thun, Cey Dalim (Chàng Lựu), Cey Hanim Par, Cey Sit, Cey Pruang (hai hoàng tử), Po Garai phauk, Po Dam (Chàng trai trẻ), Po Riya (thần sóng biển), Nữ thần Po Nưgar (thần mẹ xứ sở), Po Klaung Garai (vua Chăm), Po Rame (vua Chăm), Po patau Bin Thôr, Po Sah Inư, Po Nai, Nai Bia Sôi, Bia Kôn, Bia Nưn, Bia Than Can, Bia Than Cih (Hoàng Hậu)… Ngoài các vị thần trên là các vị thần anh hùng văn hoá, anh hùng dân tộc trong lễ Rija Nưgar còn cúng các vị thần đất (Po bhùm), thần sông, thần nước (Patau ia), thần mặt trời (Aditiak), thần núi (Po cơk), thần biển (Yang tasik), thần lúa (Po yang sri)…   5.Hành lễ lễ Rija Nưgar: Lễ Rija Nưgar do thầy Mưduôn (thầy vỗ) làm chủ lễ, vỗ trống Basanưng rót rượu lần lượt mời các vị thần và hát bài thánh ca. Thầy Ka in (thầy bóng) dâng lễ vật và múa phụ hoạ theo nhịp trống Basanưng, trống Ginăng, kèn Saranai. Mỗi vị thần được mời về dự thì thầy Ka in (thầy bóng) có một điệu múa riêng, có một sắc phục và đạo cụ riêng. Hầu hết những bài thánh ca của các vị thần đều được rút ra từ những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết, tiểu sử (Damnưi) của các vị vua (Po), hoàng hậu (Bia), tướng lĩnh (Cey)… Nhưng trong lúc hành lễ tùy theo thời gian, tâm trạng, tính cách, công lao của các vị thần mà Mưduôn (thầy vỗ trống), hoặc Kadhar (thầy kéo đàn Rabap) xướng lên nhiều hay ít. Theo nguyên bản, mỗi ca khúc rất dài, có từ 60-100 câu thơ. Tất cả những lời ca này được các nghệ nhân thuộc lòng và được ghi lại thành văn bản chữ Chăm còn lưu truyền trong dân gian hiện nay. Chẳng hạn, khi hát mở đầu lễ Rija Nưgar thì thầy Mưduôn vỗ trống Basanưng hát mời vị thần Po Tang về dự lễ theo đoạn thơ như sau:   - Hát mời thần Po Tang: Chúng con xông lửa đốt trầm hương Kính cẩn, quỳ lạy mời thần Po Tang Nghe chúng con cất tiếng mời Ngài đến nước rửa chân, ngồi tại bàn tổ Xin ngài hưởng lễ vật, Phù hộ độ trì chúng con … (Galau cuh pahuơl yak ia, Klaung khôi da a yang Po Tang Pok sap da a Po mai, Ia rau takay dơh dang di danok Kanư Po Palieng suk siam kajap, Likau kanư kajap bih drey yang Po Tang…)   - Hát về Po Riyak (thần sóng biển): Ngài Po Rijak quê ở Tánh Linh, Người mẹ vĩ đại đã sinh ra ngài. Ngài thông minh từ thuở bé, Đạo dức tuyệt vời toả sáng khắp nơi. Lớn lên quên cả việc nhà, Đi khắp dân gian tìm học bùa phép   (Po Rijak bhum Bicam ia radak, Mưda Inư sơh tabiak hu Po Jak rak mưtuon lo, Tal pruang oh jương thau ka kruk sang Nau duah mưkru tanau rim harey, Pieh daung palei Nưgar) … - Hát về thần Po Tang ahuak (thần chèo thuyền): Thầy Mưduôn vỗ trống hát về sự tích thần chèo thuyền, bài hát có đoạn:   Đứng giữa biển khơi là Po Tang ahuak Bọt sóng tuôn trắng ngần Như đoàn quân Po Tang ahuak Bọt sóng lên trứng phau Như đoàn quân Po tang Ahauk (Di dalam tasik Po Tang ahauk Riyak pauh athak patih bhong Bwơl Po Tang ahauk Riyak puah patih chai lauw) … - Hát về thần Cey Sít: Đi La Mecque về làng, Đất Ma Lâm ngồi chưa nóng chỗ Đất Phan Rí chê tệ, Sít qua Cà Ná chẳng ghé qua. … Người làm thuyền qua biển. Bè gỗ Sít vị theo thần sóng. (Sit nau Mưkah wơk mưng rai, bhum di pajai ôh dauk liwik Palei bhum Rarik lac jak, Bhum di Chanak ôh wek tamư Urang ngak gilai urang dik, Gilai bhak di rakituan Po Riyak.) … - Hát về thần Cey Tathun: thì Mưduôn vỗ trống hát cuồng nhiệt, ca ngợi tính oai phong lẫm liệt của thần. Bài hát về Cey Tathun có đoạn:   Thần tự hoá thân đến, Lòng mong muốn đi dạo chơi Thầy Cey thun chạy ngựa vang dậy non sông, tướng mạo đẹp trai, khôi ngô tuấn tú Mũ đội đầu, tay cầm roi, Ống điếu bằng ngà thần mang theo cùng (Cey thrơh di trey cey mai…, cuang di hatai nau duah mư in Urang nau mưin gay ba, Cey kau mưng rai sa bek havey Duon tuak havey cey ba, Gai đin bila cey ba thu bik…)     - Hát về Cey Dalim: Ta trồi lên mặt nước, Miệng ngậm cây mác đạp cá sâu dưới chân Êđê thấy linh gọi ông, Xây tháp thần cho dân cúng thờ Êđê dựng rạp rải cát, Dâng trâu đực làm lễ Rija Harei. … (Nan mưng kau blang di ia Yak di paya bat di pabah Rađaiy boh ginrơh ieu on, Ngak jương Bimôn pok khwoi limah Rađaiy ngak kajang tuh cwah, Kabaw tanauw limah ngak Rija Harei).   - Hát về thần Po Hanim Par: Khen Po Hanim Par thật tài, chọn đất đai Patau kumey Khéo thay Alla ban cho ngài, rời bỏ Palei Po đi chiến đấu (Mưyom Po hanim par biak girơh, Po crauk di po siam đay, Po klak palei nau ngak nưgar…) Lúc thầy Mưduôn hát thì thầy Ka in cầm roi ngựa múa nhảy theo nhịp trống và tiếng reo hò của người dự lễ. Thầy Ka in (thầy bóng) ngây ngất trong điệu múa và nhập đồng. Đến lúc thăng hoa thầy Kain (thầy bóng) cầm roi ngựa múa, nhảy phi vào đạp tắt đống lửa đang rực cháy trước rạp lễ trong tiếng hò reo của mọi người. Năm nào thầy bóng lên đồng dập tắt đống lửa thì năm đó dân tin rằng mưa thuận gió hoà. Vì lửa tượng trưng cho nắng nóng, khô hạn. Dập tắt đống lửa trong lễ hội Rija Nưgar là tiễn đưa được cái khô hạn, nắng nóng ra đi và đem lại khí trời mát mẻ, mưa thuận gió hoà cho dân làng cày cấy. - Hát về Po Klaung Giarai, Po Rame, thầy Mưduôn vỗ trống Basanưng hát bài thánh ca kể về các vị vua đã có công dạy dân làm thủy lợi, đắp đập, ngăn sông, xây dựng đền tháp như sau:   Chúng con là thường dân bé nhỏ, Xin quì lạy mời vị thần Po Rame Cất tiếng mời ngài đến, nước rửa chân ngồi tại bàn tổ Ngài lên trời thủ phép màu, Ngài Po Rame thật tài Ngài đắp đập ngăn sông, chất đá lên núi làm đền … (Akok klaung anưk dun ya, klaung khôi da a yang Po Rame Po sap da a Po mai, Ia rao takay dơh tal danok Po nau hôr lon ar, Ginơk Po par yang Po Rame Po ngak kanon ragar kraung, Po kăn kanon cơk dak kalan…)  
0 Rating 176 views 0 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On April 25, 2012
Lễ Rija Nưgar (Lễ hội múa tống ôn đầu năm): Ông già Chăm cầm ba cây “dương vật” múa phồn thực trong lễ Rija Nưgar Ha Mukut 1. Thời gian mở lễ Rija Nưgar: Đầu năm khi nghe tiếng sấm rền vang ở phía đông, phía tây là báo hiệu một năm mới người Chăm sắp đến. Người Chăm bắt đầu tổ chức lễ hội đầu năm Rija Nưgar để tống khứ những điều xấu xa, xui xẻo, để năm mới đón nhận những điều tốt lành cho dân làng và đón nước, cầu mưa, chuẩn bị mở đầu cho việc khai trương, cầy cấy. Người Chăm có thành ngữ:   Khi nghe tiếng sấm hướng đông – tây Nhân dân hớn hở mới hòng yên tâm (Bilan than úk thanh ôn Hamik grum mưnhi gah pur, pai) Từ tiếng sấm đầu năm đó, người Chăm bắt đầu cắm mốc thời gian cho năm mới, cho lịch pháp. Đó cũng là ngày hội mở đầu năm – mồng một tháng giêng lịch Chăm. Kể từ mồng một cho đến hết thượng tuần trăng tháng giêng là thời gian mở hội lễ Rija Nưgar. Khắp nơi làng Chăm đều tổ chức lễ hội Rija Nưgar. Đối với làng Chăm Ahiêr thường tổ chức lễ hội Rija Nưgar vào ngày thứ tư, thứ năm và Chăm Awal thì ngày thứ năm, thứ sáu trong tuần và bắt đầu bằng các ngày lẻ (1, 3, 5, 7) trong tháng giêng.   2. Diễn biến lễ hội Rija Nưgar:   Lễ hội Rija Nưgar được diễn trong một nhà lễ (kajang) ở một bãi đất trống đầu thôn. Nhà lễ (kajang) có 2 mái, được kết cấu bằng 2 vì kèo, mái lợp bằng tấm nhựa (ngày xưa lợp bằng tranh), diện tích khoảng (8m x 5m). Xung quanh được che chắn bằng những tấm liếp tre và chỉ mở một hướng ra vào về hướng đông – hướng thần linh. Ở trần nhà lễ Rija Nưgar, trong ngày cúng thứ nhất treo một tấm vải trắng hình chữ nhật (1,5m x 1m) gọi là “Lâm tinh” – tượng trưng cho vũ trụ. Bên dưới đối diện với tấm vải là vật lễ “Mưron” – cũng là một tấm vải trắng được cột hai cây gỗ. Và ba cây cột ở đầu nhà lễ đều bao vải trắng. Cách trang trí nhà tương tự như trong không gian thánh đường Hồi giáo – Bàni. Do vậy, ngày đầu cúng lễ Rija Nưgar là cúng cho “thần mới” (yang brou) như các vị thần Alla, mohamach…; đến ngày hôm sau cúng “thần cũ” (yang bimon – yang aklak) như thần Po Inư Nưgar, Po klaung… Tục này còn lưu giữ một cách rõ nét trong tục cúng lễ hội Rija Nưgar ở thôn Bĩnh Nghĩa (Ninh Hải – Ninh Thuận). Lễ Rija Nưgar được tổ chức trong hai ngày “một ngày vào và một ngày ra” (vào ngày thứ năm ra ngày thứ sáu – tamư di jip tabiak di suk). Hoặc họ gọi theo cách gọi cúng lễ vật “Ngày vào cúng Gà và ngày ra cúng Dê” (tamư mưnuk tabiak pape). Họ còn gọi theo cách cúng lễ vị thần “tamư Po birâu tabiak Po aklak” (Ngày vào cúng thần mới – thần Hồi giáo và ngày ra cúng thần cũ – thần Bàlamôn). Lễ vật dâng cúng, ngoài gà, dê còn có 5 mâm cơm, canh, bánh trái (chuối, bánh ngọt), trầu cau, rượu trứng… Ngoài ra trên bàn lễ còn có vật lễ quan trọng là lửa – nước. Lễ vật cũng được người Chăm chia làm hai phần âm và dương mà họ thường gọi nôm na theo tên lễ vật chính là “ngày vào buổi chiều – cúng con gà (thuộc âm) và ngày ra buổi sáng – kết thúc lễ là cúng con dê (thuộc dương)”.   3. Thầy cúng lễ Rija Nưgar gồm có: - Thầy Ka in (thầy bóng) mặc áo đỏ múa lễ, đạp lửa, lên đồng phản ánh nguyện vọng của cộng đồng lên thần linh và ngược lại. - 03 thầy Mưduôn mặc áo trắng vỗ trống Basanưng hát thánh ca của các vị thần (01 thầy hát chính 02 thầy phụ lễ). - 02 nghệ nhân đánh trống Basanưng. - 01 nghệ nhân thổi kèn Saranai. Và cùng nhiều thầy cúng lễ và dân làng phụ lễ. Nhạc cụ bao gồm: 01 cặp trống Ginăng, 01 trống Basanưng và 01 kèn Saranai. Đạo cụ múa bao gồm: 01 cây chèo, 01 cây mía đỏ (tượng trưng cho mái chèo thuyền); 01 cây quạt, khăn, và 01 cây roi ngựa. Tất cả đạo cụ, ngoài khăn và quạt được thầy Ka in (thầy bóng) cầm tay còn lại là để tại bàn tổ (danok). Tại bàn tổ nơi để vật lễ và đạo cụ múa còn có một cán rìu (công cụ lao động).   4. Hệ thống thần linh trong lễ Rija Nưgar: Người Chăm có tục thờ đa thần. Tất cả làng Chăm đều có hệ thống thần linh chung. Nhưng quan trọng là làng nào cúng lễ thì thần làng của làng đó được mời cúng lễ đầu tiên trong hệ thống thần linh chung ấy. Hệ thống thần linh trong lễ Rija Nưgar Chăm bao gồm các vị thần như sau Po Tang, Po Tang Ahok (thần chèo thuyền), Po Gialau (thần rừng trầm, rừng quế), Cey thun, Cey Dalim (Chàng Lựu), Cey Hanim Par, Cey Sit, Cey Pruang (hai hoàng tử), Po Garai phauk, Po Dam (Chàng trai trẻ), Po Riya (thần sóng biển), Nữ thần Po Nưgar (thần mẹ xứ sở), Po Klaung Garai (vua Chăm), Po Rame (vua Chăm), Po patau Bin Thôr, Po Sah Inư, Po Nai, Nai Bia Sôi, Bia Kôn, Bia Nưn, Bia Than Can, Bia Than Cih (Hoàng Hậu)… Ngoài các vị thần trên là các vị thần anh hùng văn hoá, anh hùng dân tộc trong lễ Rija Nưgar còn cúng các vị thần đất (Po bhùm), thần sông, thần nước (Patau ia), thần mặt trời (Aditiak), thần núi (Po cơk), thần biển (Yang tasik), thần lúa (Po yang sri)…   5.Hành lễ lễ Rija Nưgar: Lễ Rija Nưgar do thầy Mưduôn (thầy vỗ) làm chủ lễ, vỗ trống Basanưng rót rượu lần lượt mời các vị thần và hát bài thánh ca. Thầy Ka in (thầy bóng) dâng lễ vật và múa phụ hoạ theo nhịp trống Basanưng, trống Ginăng, kèn Saranai. Mỗi vị thần được mời về dự thì thầy Ka in (thầy bóng) có một điệu múa riêng, có một sắc phục và đạo cụ riêng. Hầu hết những bài thánh ca của các vị thần đều được rút ra từ những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết, tiểu sử (Damnưi) của các vị vua (Po), hoàng hậu (Bia), tướng lĩnh (Cey)… Nhưng trong lúc hành lễ tùy theo thời gian, tâm trạng, tính cách, công lao của các vị thần mà Mưduôn (thầy vỗ trống), hoặc Kadhar (thầy kéo đàn Rabap) xướng lên nhiều hay ít. Theo nguyên bản, mỗi ca khúc rất dài, có từ 60-100 câu thơ. Tất cả những lời ca này được các nghệ nhân thuộc lòng và được ghi lại thành văn bản chữ Chăm còn lưu truyền trong dân gian hiện nay. Chẳng hạn, khi hát mở đầu lễ Rija Nưgar thì thầy Mưduôn vỗ trống Basanưng hát mời vị thần Po Tang về dự lễ theo đoạn thơ như sau:   - Hát mời thần Po Tang: Chúng con xông lửa đốt trầm hương Kính cẩn, quỳ lạy mời thần Po Tang Nghe chúng con cất tiếng mời Ngài đến nước rửa chân, ngồi tại bàn tổ Xin ngài hưởng lễ vật, Phù hộ độ trì chúng con … (Galau cuh pahuơl yak ia, Klaung khôi da a yang Po Tang Pok sap da a Po mai, Ia rau takay dơh dang di danok Kanư Po Palieng suk siam kajap, Likau kanư kajap bih drey yang Po Tang…)   - Hát về Po Riyak (thần sóng biển): Ngài Po Rijak quê ở Tánh Linh, Người mẹ vĩ đại đã sinh ra ngài. Ngài thông minh từ thuở bé, Đạo dức tuyệt vời toả sáng khắp nơi. Lớn lên quên cả việc nhà, Đi khắp dân gian tìm học bùa phép   (Po Rijak bhum Bicam ia radak, Mưda Inư sơh tabiak hu Po Jak rak mưtuon lo, Tal pruang oh jương thau ka kruk sang Nau duah mưkru tanau rim harey, Pieh daung palei Nưgar) … - Hát về thần Po Tang ahuak (thần chèo thuyền): Thầy Mưduôn vỗ trống hát về sự tích thần chèo thuyền, bài hát có đoạn:   Đứng giữa biển khơi là Po Tang ahuak Bọt sóng tuôn trắng ngần Như đoàn quân Po Tang ahuak Bọt sóng lên trứng phau Như đoàn quân Po tang Ahauk (Di dalam tasik Po Tang ahauk Riyak pauh athak patih bhong Bwơl Po Tang ahauk Riyak puah patih chai lauw) … - Hát về thần Cey Sít: Đi La Mecque về làng, Đất Ma Lâm ngồi chưa nóng chỗ Đất Phan Rí chê tệ, Sít qua Cà Ná chẳng ghé qua. … Người làm thuyền qua biển. Bè gỗ Sít vị theo thần sóng. (Sit nau Mưkah wơk mưng rai, bhum di pajai ôh dauk liwik Palei bhum Rarik lac jak, Bhum di Chanak ôh wek tamư Urang ngak gilai urang dik, Gilai bhak di rakituan Po Riyak.) … - Hát về thần Cey Tathun: thì Mưduôn vỗ trống hát cuồng nhiệt, ca ngợi tính oai phong lẫm liệt của thần. Bài hát về Cey Tathun có đoạn:   Thần tự hoá thân đến, Lòng mong muốn đi dạo chơi Thầy Cey thun chạy ngựa vang dậy non sông, tướng mạo đẹp trai, khôi ngô tuấn tú Mũ đội đầu, tay cầm roi, Ống điếu bằng ngà thần mang theo cùng (Cey thrơh di trey cey mai…, cuang di hatai nau duah mư in Urang nau mưin gay ba, Cey kau mưng rai sa bek havey Duon tuak havey cey ba, Gai đin bila cey ba thu bik…)     - Hát về Cey Dalim: Ta trồi lên mặt nước, Miệng ngậm cây mác đạp cá sâu dưới chân Êđê thấy linh gọi ông, Xây tháp thần cho dân cúng thờ Êđê dựng rạp rải cát, Dâng trâu đực làm lễ Rija Harei. … (Nan mưng kau blang di ia Yak di paya bat di pabah Rađaiy boh ginrơh ieu on, Ngak jương Bimôn pok khwoi limah Rađaiy ngak kajang tuh cwah, Kabaw tanauw limah ngak Rija Harei).   - Hát về thần Po Hanim Par: Khen Po Hanim Par thật tài, chọn đất đai Patau kumey Khéo thay Alla ban cho ngài, rời bỏ Palei Po đi chiến đấu (Mưyom Po hanim par biak girơh, Po crauk di po siam đay, Po klak palei nau ngak nưgar…) Lúc thầy Mưduôn hát thì thầy Ka in cầm roi ngựa múa nhảy theo nhịp trống và tiếng reo hò của người dự lễ. Thầy Ka in (thầy bóng) ngây ngất trong điệu múa và nhập đồng. Đến lúc thăng hoa thầy Kain (thầy bóng) cầm roi ngựa múa, nhảy phi vào đạp tắt đống lửa đang rực cháy trước rạp lễ trong tiếng hò reo của mọi người. Năm nào thầy bóng lên đồng dập tắt đống lửa thì năm đó dân tin rằng mưa thuận gió hoà. Vì lửa tượng trưng cho nắng nóng, khô hạn. Dập tắt đống lửa trong lễ hội Rija Nưgar là tiễn đưa được cái khô hạn, nắng nóng ra đi và đem lại khí trời mát mẻ, mưa thuận gió hoà cho dân làng cày cấy. - Hát về Po Klaung Giarai, Po Rame, thầy Mưduôn vỗ trống Basanưng hát bài thánh ca kể về các vị vua đã có công dạy dân làm thủy lợi, đắp đập, ngăn sông, xây dựng đền tháp như sau:   Chúng con là thường dân bé nhỏ, Xin quì lạy mời vị thần Po Rame Cất tiếng mời ngài đến, nước rửa chân ngồi tại bàn tổ Ngài lên trời thủ phép màu, Ngài Po Rame thật tài Ngài đắp đập ngăn sông, chất đá lên núi làm đền … (Akok klaung anưk dun ya, klaung khôi da a yang Po Rame Po sap da a Po mai, Ia rao takay dơh tal danok Po nau hôr lon ar, Ginơk Po par yang Po Rame Po ngak kanon ragar kraung, Po kăn kanon cơk dak kalan…)  
0 Rating 176 views 0 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On April 25, 2012
Lễ Rija Nưgar (Lễ hội múa tống ôn đầu năm): Ông già Chăm cầm ba cây “dương vật” múa phồn thực trong lễ Rija Nưgar Ha Mukut 1. Thời gian mở lễ Rija Nưgar: Đầu năm khi nghe tiếng sấm rền vang ở phía đông, phía tây là báo hiệu một năm mới người Chăm sắp đến. Người Chăm bắt đầu tổ chức lễ hội đầu năm Rija Nưgar để tống khứ những điều xấu xa, xui xẻo, để năm mới đón nhận những điều tốt lành cho dân làng và đón nước, cầu mưa, chuẩn bị mở đầu cho việc khai trương, cầy cấy. Người Chăm có thành ngữ:   Khi nghe tiếng sấm hướng đông – tây Nhân dân hớn hở mới hòng yên tâm (Bilan than úk thanh ôn Hamik grum mưnhi gah pur, pai) Từ tiếng sấm đầu năm đó, người Chăm bắt đầu cắm mốc thời gian cho năm mới, cho lịch pháp. Đó cũng là ngày hội mở đầu năm – mồng một tháng giêng lịch Chăm. Kể từ mồng một cho đến hết thượng tuần trăng tháng giêng là thời gian mở hội lễ Rija Nưgar. Khắp nơi làng Chăm đều tổ chức lễ hội Rija Nưgar. Đối với làng Chăm Ahiêr thường tổ chức lễ hội Rija Nưgar vào ngày thứ tư, thứ năm và Chăm Awal thì ngày thứ năm, thứ sáu trong tuần và bắt đầu bằng các ngày lẻ (1, 3, 5, 7) trong tháng giêng.   2. Diễn biến lễ hội Rija Nưgar:   Lễ hội Rija Nưgar được diễn trong một nhà lễ (kajang) ở một bãi đất trống đầu thôn. Nhà lễ (kajang) có 2 mái, được kết cấu bằng 2 vì kèo, mái lợp bằng tấm nhựa (ngày xưa lợp bằng tranh), diện tích khoảng (8m x 5m). Xung quanh được che chắn bằng những tấm liếp tre và chỉ mở một hướng ra vào về hướng đông – hướng thần linh. Ở trần nhà lễ Rija Nưgar, trong ngày cúng thứ nhất treo một tấm vải trắng hình chữ nhật (1,5m x 1m) gọi là “Lâm tinh” – tượng trưng cho vũ trụ. Bên dưới đối diện với tấm vải là vật lễ “Mưron” – cũng là một tấm vải trắng được cột hai cây gỗ. Và ba cây cột ở đầu nhà lễ đều bao vải trắng. Cách trang trí nhà tương tự như trong không gian thánh đường Hồi giáo – Bàni. Do vậy, ngày đầu cúng lễ Rija Nưgar là cúng cho “thần mới” (yang brou) như các vị thần Alla, mohamach…; đến ngày hôm sau cúng “thần cũ” (yang bimon – yang aklak) như thần Po Inư Nưgar, Po klaung… Tục này còn lưu giữ một cách rõ nét trong tục cúng lễ hội Rija Nưgar ở thôn Bĩnh Nghĩa (Ninh Hải – Ninh Thuận). Lễ Rija Nưgar được tổ chức trong hai ngày “một ngày vào và một ngày ra” (vào ngày thứ năm ra ngày thứ sáu – tamư di jip tabiak di suk). Hoặc họ gọi theo cách gọi cúng lễ vật “Ngày vào cúng Gà và ngày ra cúng Dê” (tamư mưnuk tabiak pape). Họ còn gọi theo cách cúng lễ vị thần “tamư Po birâu tabiak Po aklak” (Ngày vào cúng thần mới – thần Hồi giáo và ngày ra cúng thần cũ – thần Bàlamôn). Lễ vật dâng cúng, ngoài gà, dê còn có 5 mâm cơm, canh, bánh trái (chuối, bánh ngọt), trầu cau, rượu trứng… Ngoài ra trên bàn lễ còn có vật lễ quan trọng là lửa – nước. Lễ vật cũng được người Chăm chia làm hai phần âm và dương mà họ thường gọi nôm na theo tên lễ vật chính là “ngày vào buổi chiều – cúng con gà (thuộc âm) và ngày ra buổi sáng – kết thúc lễ là cúng con dê (thuộc dương)”.   3. Thầy cúng lễ Rija Nưgar gồm có: - Thầy Ka in (thầy bóng) mặc áo đỏ múa lễ, đạp lửa, lên đồng phản ánh nguyện vọng của cộng đồng lên thần linh và ngược lại. - 03 thầy Mưduôn mặc áo trắng vỗ trống Basanưng hát thánh ca của các vị thần (01 thầy hát chính 02 thầy phụ lễ). - 02 nghệ nhân đánh trống Basanưng. - 01 nghệ nhân thổi kèn Saranai. Và cùng nhiều thầy cúng lễ và dân làng phụ lễ. Nhạc cụ bao gồm: 01 cặp trống Ginăng, 01 trống Basanưng và 01 kèn Saranai. Đạo cụ múa bao gồm: 01 cây chèo, 01 cây mía đỏ (tượng trưng cho mái chèo thuyền); 01 cây quạt, khăn, và 01 cây roi ngựa. Tất cả đạo cụ, ngoài khăn và quạt được thầy Ka in (thầy bóng) cầm tay còn lại là để tại bàn tổ (danok). Tại bàn tổ nơi để vật lễ và đạo cụ múa còn có một cán rìu (công cụ lao động).   4. Hệ thống thần linh trong lễ Rija Nưgar: Người Chăm có tục thờ đa thần. Tất cả làng Chăm đều có hệ thống thần linh chung. Nhưng quan trọng là làng nào cúng lễ thì thần làng của làng đó được mời cúng lễ đầu tiên trong hệ thống thần linh chung ấy. Hệ thống thần linh trong lễ Rija Nưgar Chăm bao gồm các vị thần như sau Po Tang, Po Tang Ahok (thần chèo thuyền), Po Gialau (thần rừng trầm, rừng quế), Cey thun, Cey Dalim (Chàng Lựu), Cey Hanim Par, Cey Sit, Cey Pruang (hai hoàng tử), Po Garai phauk, Po Dam (Chàng trai trẻ), Po Riya (thần sóng biển), Nữ thần Po Nưgar (thần mẹ xứ sở), Po Klaung Garai (vua Chăm), Po Rame (vua Chăm), Po patau Bin Thôr, Po Sah Inư, Po Nai, Nai Bia Sôi, Bia Kôn, Bia Nưn, Bia Than Can, Bia Than Cih (Hoàng Hậu)… Ngoài các vị thần trên là các vị thần anh hùng văn hoá, anh hùng dân tộc trong lễ Rija Nưgar còn cúng các vị thần đất (Po bhùm), thần sông, thần nước (Patau ia), thần mặt trời (Aditiak), thần núi (Po cơk), thần biển (Yang tasik), thần lúa (Po yang sri)…   5.Hành lễ lễ Rija Nưgar: Lễ Rija Nưgar do thầy Mưduôn (thầy vỗ) làm chủ lễ, vỗ trống Basanưng rót rượu lần lượt mời các vị thần và hát bài thánh ca. Thầy Ka in (thầy bóng) dâng lễ vật và múa phụ hoạ theo nhịp trống Basanưng, trống Ginăng, kèn Saranai. Mỗi vị thần được mời về dự thì thầy Ka in (thầy bóng) có một điệu múa riêng, có một sắc phục và đạo cụ riêng. Hầu hết những bài thánh ca của các vị thần đều được rút ra từ những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết, tiểu sử (Damnưi) của các vị vua (Po), hoàng hậu (Bia), tướng lĩnh (Cey)… Nhưng trong lúc hành lễ tùy theo thời gian, tâm trạng, tính cách, công lao của các vị thần mà Mưduôn (thầy vỗ trống), hoặc Kadhar (thầy kéo đàn Rabap) xướng lên nhiều hay ít. Theo nguyên bản, mỗi ca khúc rất dài, có từ 60-100 câu thơ. Tất cả những lời ca này được các nghệ nhân thuộc lòng và được ghi lại thành văn bản chữ Chăm còn lưu truyền trong dân gian hiện nay. Chẳng hạn, khi hát mở đầu lễ Rija Nưgar thì thầy Mưduôn vỗ trống Basanưng hát mời vị thần Po Tang về dự lễ theo đoạn thơ như sau:   - Hát mời thần Po Tang: Chúng con xông lửa đốt trầm hương Kính cẩn, quỳ lạy mời thần Po Tang Nghe chúng con cất tiếng mời Ngài đến nước rửa chân, ngồi tại bàn tổ Xin ngài hưởng lễ vật, Phù hộ độ trì chúng con … (Galau cuh pahuơl yak ia, Klaung khôi da a yang Po Tang Pok sap da a Po mai, Ia rau takay dơh dang di danok Kanư Po Palieng suk siam kajap, Likau kanư kajap bih drey yang Po Tang…)   - Hát về Po Riyak (thần sóng biển): Ngài Po Rijak quê ở Tánh Linh, Người mẹ vĩ đại đã sinh ra ngài. Ngài thông minh từ thuở bé, Đạo dức tuyệt vời toả sáng khắp nơi. Lớn lên quên cả việc nhà, Đi khắp dân gian tìm học bùa phép   (Po Rijak bhum Bicam ia radak, Mưda Inư sơh tabiak hu Po Jak rak mưtuon lo, Tal pruang oh jương thau ka kruk sang Nau duah mưkru tanau rim harey, Pieh daung palei Nưgar) … - Hát về thần Po Tang ahuak (thần chèo thuyền): Thầy Mưduôn vỗ trống hát về sự tích thần chèo thuyền, bài hát có đoạn:   Đứng giữa biển khơi là Po Tang ahuak Bọt sóng tuôn trắng ngần Như đoàn quân Po Tang ahuak Bọt sóng lên trứng phau Như đoàn quân Po tang Ahauk (Di dalam tasik Po Tang ahauk Riyak pauh athak patih bhong Bwơl Po Tang ahauk Riyak puah patih chai lauw) … - Hát về thần Cey Sít: Đi La Mecque về làng, Đất Ma Lâm ngồi chưa nóng chỗ Đất Phan Rí chê tệ, Sít qua Cà Ná chẳng ghé qua. … Người làm thuyền qua biển. Bè gỗ Sít vị theo thần sóng. (Sit nau Mưkah wơk mưng rai, bhum di pajai ôh dauk liwik Palei bhum Rarik lac jak, Bhum di Chanak ôh wek tamư Urang ngak gilai urang dik, Gilai bhak di rakituan Po Riyak.) … - Hát về thần Cey Tathun: thì Mưduôn vỗ trống hát cuồng nhiệt, ca ngợi tính oai phong lẫm liệt của thần. Bài hát về Cey Tathun có đoạn:   Thần tự hoá thân đến, Lòng mong muốn đi dạo chơi Thầy Cey thun chạy ngựa vang dậy non sông, tướng mạo đẹp trai, khôi ngô tuấn tú Mũ đội đầu, tay cầm roi, Ống điếu bằng ngà thần mang theo cùng (Cey thrơh di trey cey mai…, cuang di hatai nau duah mư in Urang nau mưin gay ba, Cey kau mưng rai sa bek havey Duon tuak havey cey ba, Gai đin bila cey ba thu bik…)     - Hát về Cey Dalim: Ta trồi lên mặt nước, Miệng ngậm cây mác đạp cá sâu dưới chân Êđê thấy linh gọi ông, Xây tháp thần cho dân cúng thờ Êđê dựng rạp rải cát, Dâng trâu đực làm lễ Rija Harei. … (Nan mưng kau blang di ia Yak di paya bat di pabah Rađaiy boh ginrơh ieu on, Ngak jương Bimôn pok khwoi limah Rađaiy ngak kajang tuh cwah, Kabaw tanauw limah ngak Rija Harei).   - Hát về thần Po Hanim Par: Khen Po Hanim Par thật tài, chọn đất đai Patau kumey Khéo thay Alla ban cho ngài, rời bỏ Palei Po đi chiến đấu (Mưyom Po hanim par biak girơh, Po crauk di po siam đay, Po klak palei nau ngak nưgar…) Lúc thầy Mưduôn hát thì thầy Ka in cầm roi ngựa múa nhảy theo nhịp trống và tiếng reo hò của người dự lễ. Thầy Ka in (thầy bóng) ngây ngất trong điệu múa và nhập đồng. Đến lúc thăng hoa thầy Kain (thầy bóng) cầm roi ngựa múa, nhảy phi vào đạp tắt đống lửa đang rực cháy trước rạp lễ trong tiếng hò reo của mọi người. Năm nào thầy bóng lên đồng dập tắt đống lửa thì năm đó dân tin rằng mưa thuận gió hoà. Vì lửa tượng trưng cho nắng nóng, khô hạn. Dập tắt đống lửa trong lễ hội Rija Nưgar là tiễn đưa được cái khô hạn, nắng nóng ra đi và đem lại khí trời mát mẻ, mưa thuận gió hoà cho dân làng cày cấy. - Hát về Po Klaung Giarai, Po Rame, thầy Mưduôn vỗ trống Basanưng hát bài thánh ca kể về các vị vua đã có công dạy dân làm thủy lợi, đắp đập, ngăn sông, xây dựng đền tháp như sau:   Chúng con là thường dân bé nhỏ, Xin quì lạy mời vị thần Po Rame Cất tiếng mời ngài đến, nước rửa chân ngồi tại bàn tổ Ngài lên trời thủ phép màu, Ngài Po Rame thật tài Ngài đắp đập ngăn sông, chất đá lên núi làm đền … (Akok klaung anưk dun ya, klaung khôi da a yang Po Rame Po sap da a Po mai, Ia rao takay dơh tal danok Po nau hôr lon ar, Ginơk Po par yang Po Rame Po ngak kanon ragar kraung, Po kăn kanon cơk dak kalan…)  
0 Rating 176 views 0 likes 0 Comments
Read more
Uncategorized
By: On April 25, 2012
Lễ Rija Nưgar (Lễ hội múa tống ôn đầu năm): Ông già Chăm cầm ba cây “dương vật” múa phồn thực trong lễ Rija Nưgar Ha Mukut 1. Thời gian mở lễ Rija Nưgar: Đầu năm khi nghe tiếng sấm rền vang ở phía đông, phía tây là báo hiệu một năm mới người Chăm sắp đến. Người Chăm bắt đầu tổ chức lễ hội đầu năm Rija Nưgar để tống khứ những điều xấu xa, xui xẻo, để năm mới đón nhận những điều tốt lành cho dân làng và đón nước, cầu mưa, chuẩn bị mở đầu cho việc khai trương, cầy cấy. Người Chăm có thành ngữ:   Khi nghe tiếng sấm hướng đông – tây Nhân dân hớn hở mới hòng yên tâm (Bilan than úk thanh ôn Hamik grum mưnhi gah pur, pai) Từ tiếng sấm đầu năm đó, người Chăm bắt đầu cắm mốc thời gian cho năm mới, cho lịch pháp. Đó cũng là ngày hội mở đầu năm – mồng một tháng giêng lịch Chăm. Kể từ mồng một cho đến hết thượng tuần trăng tháng giêng là thời gian mở hội lễ Rija Nưgar. Khắp nơi làng Chăm đều tổ chức lễ hội Rija Nưgar. Đối với làng Chăm Ahiêr thường tổ chức lễ hội Rija Nưgar vào ngày thứ tư, thứ năm và Chăm Awal thì ngày thứ năm, thứ sáu trong tuần và bắt đầu bằng các ngày lẻ (1, 3, 5, 7) trong tháng giêng.   2. Diễn biến lễ hội Rija Nưgar:   Lễ hội Rija Nưgar được diễn trong một nhà lễ (kajang) ở một bãi đất trống đầu thôn. Nhà lễ (kajang) có 2 mái, được kết cấu bằng 2 vì kèo, mái lợp bằng tấm nhựa (ngày xưa lợp bằng tranh), diện tích khoảng (8m x 5m). Xung quanh được che chắn bằng những tấm liếp tre và chỉ mở một hướng ra vào về hướng đông – hướng thần linh. Ở trần nhà lễ Rija Nưgar, trong ngày cúng thứ nhất treo một tấm vải trắng hình chữ nhật (1,5m x 1m) gọi là “Lâm tinh” – tượng trưng cho vũ trụ. Bên dưới đối diện với tấm vải là vật lễ “Mưron” – cũng là một tấm vải trắng được cột hai cây gỗ. Và ba cây cột ở đầu nhà lễ đều bao vải trắng. Cách trang trí nhà tương tự như trong không gian thánh đường Hồi giáo – Bàni. Do vậy, ngày đầu cúng lễ Rija Nưgar là cúng cho “thần mới” (yang brou) như các vị thần Alla, mohamach…; đến ngày hôm sau cúng “thần cũ” (yang bimon – yang aklak) như thần Po Inư Nưgar, Po klaung… Tục này còn lưu giữ một cách rõ nét trong tục cúng lễ hội Rija Nưgar ở thôn Bĩnh Nghĩa (Ninh Hải – Ninh Thuận). Lễ Rija Nưgar được tổ chức trong hai ngày “một ngày vào và một ngày ra” (vào ngày thứ năm ra ngày thứ sáu – tamư di jip tabiak di suk). Hoặc họ gọi theo cách gọi cúng lễ vật “Ngày vào cúng Gà và ngày ra cúng Dê” (tamư mưnuk tabiak pape). Họ còn gọi theo cách cúng lễ vị thần “tamư Po birâu tabiak Po aklak” (Ngày vào cúng thần mới – thần Hồi giáo và ngày ra cúng thần cũ – thần Bàlamôn). Lễ vật dâng cúng, ngoài gà, dê còn có 5 mâm cơm, canh, bánh trái (chuối, bánh ngọt), trầu cau, rượu trứng… Ngoài ra trên bàn lễ còn có vật lễ quan trọng là lửa – nước. Lễ vật cũng được người Chăm chia làm hai phần âm và dương mà họ thường gọi nôm na theo tên lễ vật chính là “ngày vào buổi chiều – cúng con gà (thuộc âm) và ngày ra buổi sáng – kết thúc lễ là cúng con dê (thuộc dương)”.   3. Thầy cúng lễ Rija Nưgar gồm có: - Thầy Ka in (thầy bóng) mặc áo đỏ múa lễ, đạp lửa, lên đồng phản ánh nguyện vọng của cộng đồng lên thần linh và ngược lại. - 03 thầy Mưduôn mặc áo trắng vỗ trống Basanưng hát thánh ca của các vị thần (01 thầy hát chính 02 thầy phụ lễ). - 02 nghệ nhân đánh trống Basanưng. - 01 nghệ nhân thổi kèn Saranai. Và cùng nhiều thầy cúng lễ và dân làng phụ lễ. Nhạc cụ bao gồm: 01 cặp trống Ginăng, 01 trống Basanưng và 01 kèn Saranai. Đạo cụ múa bao gồm: 01 cây chèo, 01 cây mía đỏ (tượng trưng cho mái chèo thuyền); 01 cây quạt, khăn, và 01 cây roi ngựa. Tất cả đạo cụ, ngoài khăn và quạt được thầy Ka in (thầy bóng) cầm tay còn lại là để tại bàn tổ (danok). Tại bàn tổ nơi để vật lễ và đạo cụ múa còn có một cán rìu (công cụ lao động).   4. Hệ thống thần linh trong lễ Rija Nưgar: Người Chăm có tục thờ đa thần. Tất cả làng Chăm đều có hệ thống thần linh chung. Nhưng quan trọng là làng nào cúng lễ thì thần làng của làng đó được mời cúng lễ đầu tiên trong hệ thống thần linh chung ấy. Hệ thống thần linh trong lễ Rija Nưgar Chăm bao gồm các vị thần như sau Po Tang, Po Tang Ahok (thần chèo thuyền), Po Gialau (thần rừng trầm, rừng quế), Cey thun, Cey Dalim (Chàng Lựu), Cey Hanim Par, Cey Sit, Cey Pruang (hai hoàng tử), Po Garai phauk, Po Dam (Chàng trai trẻ), Po Riya (thần sóng biển), Nữ thần Po Nưgar (thần mẹ xứ sở), Po Klaung Garai (vua Chăm), Po Rame (vua Chăm), Po patau Bin Thôr, Po Sah Inư, Po Nai, Nai Bia Sôi, Bia Kôn, Bia Nưn, Bia Than Can, Bia Than Cih (Hoàng Hậu)… Ngoài các vị thần trên là các vị thần anh hùng văn hoá, anh hùng dân tộc trong lễ Rija Nưgar còn cúng các vị thần đất (Po bhùm), thần sông, thần nước (Patau ia), thần mặt trời (Aditiak), thần núi (Po cơk), thần biển (Yang tasik), thần lúa (Po yang sri)…   5.Hành lễ lễ Rija Nưgar: Lễ Rija Nưgar do thầy Mưduôn (thầy vỗ) làm chủ lễ, vỗ trống Basanưng rót rượu lần lượt mời các vị thần và hát bài thánh ca. Thầy Ka in (thầy bóng) dâng lễ vật và múa phụ hoạ theo nhịp trống Basanưng, trống Ginăng, kèn Saranai. Mỗi vị thần được mời về dự thì thầy Ka in (thầy bóng) có một điệu múa riêng, có một sắc phục và đạo cụ riêng. Hầu hết những bài thánh ca của các vị thần đều được rút ra từ những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết, tiểu sử (Damnưi) của các vị vua (Po), hoàng hậu (Bia), tướng lĩnh (Cey)… Nhưng trong lúc hành lễ tùy theo thời gian, tâm trạng, tính cách, công lao của các vị thần mà Mưduôn (thầy vỗ trống), hoặc Kadhar (thầy kéo đàn Rabap) xướng lên nhiều hay ít. Theo nguyên bản, mỗi ca khúc rất dài, có từ 60-100 câu thơ. Tất cả những lời ca này được các nghệ nhân thuộc lòng và được ghi lại thành văn bản chữ Chăm còn lưu truyền trong dân gian hiện nay. Chẳng hạn, khi hát mở đầu lễ Rija Nưgar thì thầy Mưduôn vỗ trống Basanưng hát mời vị thần Po Tang về dự lễ theo đoạn thơ như sau:   - Hát mời thần Po Tang: Chúng con xông lửa đốt trầm hương Kính cẩn, quỳ lạy mời thần Po Tang Nghe chúng con cất tiếng mời Ngài đến nước rửa chân, ngồi tại bàn tổ Xin ngài hưởng lễ vật, Phù hộ độ trì chúng con … (Galau cuh pahuơl yak ia, Klaung khôi da a yang Po Tang Pok sap da a Po mai, Ia rau takay dơh dang di danok Kanư Po Palieng suk siam kajap, Likau kanư kajap bih drey yang Po Tang…)   - Hát về Po Riyak (thần sóng biển): Ngài Po Rijak quê ở Tánh Linh, Người mẹ vĩ đại đã sinh ra ngài. Ngài thông minh từ thuở bé, Đạo dức tuyệt vời toả sáng khắp nơi. Lớn lên quên cả việc nhà, Đi khắp dân gian tìm học bùa phép   (Po Rijak bhum Bicam ia radak, Mưda Inư sơh tabiak hu Po Jak rak mưtuon lo, Tal pruang oh jương thau ka kruk sang Nau duah mưkru tanau rim harey, Pieh daung palei Nưgar) … - Hát về thần Po Tang ahuak (thần chèo thuyền): Thầy Mưduôn vỗ trống hát về sự tích thần chèo thuyền, bài hát có đoạn:   Đứng giữa biển khơi là Po Tang ahuak Bọt sóng tuôn trắng ngần Như đoàn quân Po Tang ahuak Bọt sóng lên trứng phau Như đoàn quân Po tang Ahauk (Di dalam tasik Po Tang ahauk Riyak pauh athak patih bhong Bwơl Po Tang ahauk Riyak puah patih chai lauw) … - Hát về thần Cey Sít: Đi La Mecque về làng, Đất Ma Lâm ngồi chưa nóng chỗ Đất Phan Rí chê tệ, Sít qua Cà Ná chẳng ghé qua. … Người làm thuyền qua biển. Bè gỗ Sít vị theo thần sóng. (Sit nau Mưkah wơk mưng rai, bhum di pajai ôh dauk liwik Palei bhum Rarik lac jak, Bhum di Chanak ôh wek tamư Urang ngak gilai urang dik, Gilai bhak di rakituan Po Riyak.) … - Hát về thần Cey Tathun: thì Mưduôn vỗ trống hát cuồng nhiệt, ca ngợi tính oai phong lẫm liệt của thần. Bài hát về Cey Tathun có đoạn:   Thần tự hoá thân đến, Lòng mong muốn đi dạo chơi Thầy Cey thun chạy ngựa vang dậy non sông, tướng mạo đẹp trai, khôi ngô tuấn tú Mũ đội đầu, tay cầm roi, Ống điếu bằng ngà thần mang theo cùng (Cey thrơh di trey cey mai…, cuang di hatai nau duah mư in Urang nau mưin gay ba, Cey kau mưng rai sa bek havey Duon tuak havey cey ba, Gai đin bila cey ba thu bik…)     - Hát về Cey Dalim: Ta trồi lên mặt nước, Miệng ngậm cây mác đạp cá sâu dưới chân Êđê thấy linh gọi ông, Xây tháp thần cho dân cúng thờ Êđê dựng rạp rải cát, Dâng trâu đực làm lễ Rija Harei. … (Nan mưng kau blang di ia Yak di paya bat di pabah Rađaiy boh ginrơh ieu on, Ngak jương Bimôn pok khwoi limah Rađaiy ngak kajang tuh cwah, Kabaw tanauw limah ngak Rija Harei).   - Hát về thần Po Hanim Par: Khen Po Hanim Par thật tài, chọn đất đai Patau kumey Khéo thay Alla ban cho ngài, rời bỏ Palei Po đi chiến đấu (Mưyom Po hanim par biak girơh, Po crauk di po siam đay, Po klak palei nau ngak nưgar…) Lúc thầy Mưduôn hát thì thầy Ka in cầm roi ngựa múa nhảy theo nhịp trống và tiếng reo hò của người dự lễ. Thầy Ka in (thầy bóng) ngây ngất trong điệu múa và nhập đồng. Đến lúc thăng hoa thầy Kain (thầy bóng) cầm roi ngựa múa, nhảy phi vào đạp tắt đống lửa đang rực cháy trước rạp lễ trong tiếng hò reo của mọi người. Năm nào thầy bóng lên đồng dập tắt đống lửa thì năm đó dân tin rằng mưa thuận gió hoà. Vì lửa tượng trưng cho nắng nóng, khô hạn. Dập tắt đống lửa trong lễ hội Rija Nưgar là tiễn đưa được cái khô hạn, nắng nóng ra đi và đem lại khí trời mát mẻ, mưa thuận gió hoà cho dân làng cày cấy. - Hát về Po Klaung Giarai, Po Rame, thầy Mưduôn vỗ trống Basanưng hát bài thánh ca kể về các vị vua đã có công dạy dân làm thủy lợi, đắp đập, ngăn sông, xây dựng đền tháp như sau:   Chúng con là thường dân bé nhỏ, Xin quì lạy mời vị thần Po Rame Cất tiếng mời ngài đến, nước rửa chân ngồi tại bàn tổ Ngài lên trời thủ phép màu, Ngài Po Rame thật tài Ngài đắp đập ngăn sông, chất đá lên núi làm đền … (Akok klaung anưk dun ya, klaung khôi da a yang Po Rame Po sap da a Po mai, Ia rao takay dơh tal danok Po nau hôr lon ar, Ginơk Po par yang Po Rame Po ngak kanon ragar kraung, Po kăn kanon cơk dak kalan…)  
0 Rating 176 views 0 likes 0 Comments
Read more