Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On June 9, 2014
  Bà Vân khẳng định, năm 1945, cha bà là ông Chế Quang Lạng (một quý tộc người Chàm) bị quân Nhật bắt làm tù binh. Quá trình bị giam cầm tại Sài Gòn, ông Lạng đã tận mắt chứng kiến toán lính Nhật đào hầm chôn một số vàng khổng lồ ở khu đồn bốt cũ do Pháp để lại. Ông Chế Quang Lạng một thời làm quan Theo ông Lạng mô tả, các thỏi vàng có hình chữ nhật, cao một gang, dài hai gang tay người lớn, bề mặt khắc chữ “Minh Trị Thiên Hoàng”. Ông Lạng ước đoán số vàng thỏi ấy khoảng 4,8 tấn… Sau này, ông Lạng qua đời. Gặp người nắm giữ bí mật kho báu Nói đến Vương quốc người Chàm xưa (thuộc vùng Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), người ta thường liên tưởng ngay đến dòng họ Chế quý tộc, dòng họ nắm giữ ngôi vị quan trọng trong cộng đồng người Chàm qua hàng thế kỷ. Tương truyền, họ Chế không những tài hoa mà còn rất giàu có, bởi họ đều làm quan lớn. Khi vương quốc Chăm-pa suy vong do nhà Nguyễn mở rộng bờ cõi về phương Nam, dòng họ này cũng tản mác khắp nơi. Những câu chuyện về kho báu người Chàm thất lạc, đến nay vẫn được truyền tụng như hoài niệm về một thời hoàng kim của vương quốc này. Tuy nhiên, câu chuyện chúng tôi sắp kể dưới đây, dù liên quan mật thiết đến số phận một đại phú người Chàm, lại không liên quan gì đến những huyền tích kho báu của vương quốc Chăm-pa cổ. Đó là kho vàng ước chừng 4,8 tấn được phát xít Nhật chôn giữa Sài thành. Đến nay, chỉ còn lại một nhân chứng sống duy nhất biết tường tận câu chuyện về kho vàng khổng lồ này. Cuộc gặp nhân chứng sống này cũng đến với chúng tôi hết sức tình cờ. Qua dịp trò chuyện với một nhân vật (xin giấu tên), PV được người này tiết lộ về kho vàng 4,8 tấn. Đồng thời, người này còn cung cấp địa chỉ hậu duệ vị đại phú người Chàm năm xưa bị Nhật bắt. Lần theo chỉ dẫn, chúng tôi đã lần tìm ra được địa chỉ người hậu duệ này. Đó là một bà lão tuổi 80, ngụ trong một con hẻm nhỏ ở quận 3, TP. HCM (thuận theo yêu cầu, chúng tôi xin không nêu địa chỉ cụ thể bà sinh sống). Theo đó, bà tên khai sinh là Chế Thanh Vân, con ruột của ông Chế Quang Lạng, người bị Nhật bắt nhốt cùng số vàng khổng lồ ở Sài Gòn năm 1945. Bà Vân kể, theo gia phả của dòng họ truyền lại, sau khi vương triều Chăm-pa lụi tàn, dòng dõi quý tộc họ Chế ở Ninh Thuận dời ra kinh đô Phú Xuân (Huế) sinh sống. Tại đây, họ Chế có rất nhiều người tài đóng góp công sức cho nước Đại Việt. Năm 1890, ông nội bà là Chế Quang Ân được triều đình nhà Nguyễn phong cho một chức quan nhỏ. Đến năm 1917 (đời vua Khải Định), ông được thăng chức Đốc phủ thành Phú Xuân. Thời gian này, ông bén duyên với Công nữ Hy Tô, tiểu thư của một vị quan trong triều và sinh người con trai, đặt tên là Chế Quang Lạng. Tiếp bước cha, Chế Quang Lạng lớn lên cũng được học hành và nhậm chức Tuần phủ. Tuy nhiên ra Bắc nhậm chức, ông Lạng được biết đến nhiều hơn với tư cách một đại điền chủ giàu có bậc nhất vùng đồng bằng sông Hồng lúc bấy giờ. Với hàng ngàn mẫu ruộng ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Đông, Thanh Hóa…, cơ ngơi của Chế Quang Lạng khiến ai nấy đều thèm muốn. Nhắc đến thời kỳ huy hoàng của gia tộc, bà Vân nói: “Hồi ấy, trong dinh thự cha tôi luôn tấp nập người hầu, kẻ hạ. Thế rồi, chiến tranh đã làm tan biến cơ đồ ông cha tôi đã tạo dựng”. Vào những năm 1940, khi quân Nhật tràn vào lãnh thổ Việt Nam thay chân Pháp, chúng thực hiện chính sách đàn áp tàn khốc. Để nuôi bộ máy chiến tranh, Nhật chủ trương trưng thu thóc gạo vận chuyển sang chính quốc, trực tiếp gây nên nạn đói lịch sử năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam. Chứng kiến cảnh tượng đó, ông Chế Quang Lạng đã mở kho thóc để cứu tế dân chúng. Hành động này đã bị bọn phát xít phát hiện. Nghĩ ông chống đối, quân Nhật đã ra lệnh vơ vét hết kho của cải nhà họ Chế. Những địa chủ khác trong vùng cũng đều chịu chung số phận. Cướp thôi chưa đủ, phát xít Nhật còn bắt giữ ông Lạng. Trong hành trình bị giặc giam cầm, ông đã may mắn khám phá bí mật về số vàng khổng lồ. Hé lộ kho báu 4,8 tấn vàng Sau khi vơ vét hết tài sản của những địa chủ giàu có ở Bắc kỳ, phát xít Nhật đã nắm trong tay số vàng bạc khổng lồ. Trong bối cảnh tình hình chiến sự Đông Dương căng thẳng, Phát xít Nhật toan tính thực hiện một kế hoạch vận chuyển kho tài sản khổng lồ trên về chính quốc. Bước đầu, phát xít Nhật điều những thợ đúc vàng giỏi vào Việt Nam nhằm tiến hành quy đổi kho tài sản thành vàng khối cất giấu. Theo tiết lộ của bà Vân, trên mặt mỗi cục vàng, phát xít Nhật cho khắc chữ Minh Trị Thiên Hoàng với ý định chứng minh số vàng trên có xuất phát từ Nhật. Sau thời gian dày công đúc số vàng trên thành thỏi, chúng đã lệnh cho ông Lạng cùng áp giải số vàng trên vào Sài Gòn, dự định sẽ vận chuyển về Nhật Bản bằng đường biển. Bà Chế Thanh Vân kể lại bí mật về kho báu Theo lời cha bà Vân, sau khi đến Sài Gòn, một mặt quân Nhật cho giam những tù binh vào một khu riêng biệt, mặt khác âm thầm thực hiện việc cất giấu vàng vào địa điểm bí mật. Về phần ông Lạng, sau khi bị tống giam trong ngục tối nhiều tháng trời, ông đã đào một đường hầm bí mật trốn thoát ra ngoài. Biết quân Nhật đang âm thầm chôn số vàng cướp bóc, ông bí mật ngày đêm theo dõi từng động thái. Một thời gian sau, ông Lạng phát hiện địa điểm luôn có đám quân Nhật canh giữ nghiêm ngặt bất kể ngày đêm. Một ngày nọ, lợi dụng lúc đám lính uống rượu no say, ông Lạng bí mật lẻn vào phía trong và phát hiện có một khu đất phía sau bị xới tung. Tại đây, ông Lạng đã tận mắt chứng kiến những thỏi vàng ròng lớn đã được vận chuyển xuống hầm một cách cẩn trọng. Không nghi ngờ gì được nữa, đó đích thực là địa điểm chúng đang chôn giấu số vàng khổng lồ cướp từ điền chủ, người giàu có và chính gia đình ông. Bí mật tra xét thông tin, ông Lạng nắm được số vàng phát xít Nhật chôn giấu lên đến 4,8 tấn. Tuy nhiên, khi Nhật chưa kịp vận chuyển số vàng phi nghĩa về nước thì Cách mạng tháng 8 nổ ra. Cách mạng thắng lợi, quân Nhật bị đuổi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam mà không được mang theo một tấc sắt. Vậy là, toàn bộ vàng chôn giấu đã nằm lại Sài Gòn. Địa điểm phát xít Nhật cất giữ số vàng bi mật, chỉ một mình ông Chế Quang Lạng nắm được. Năm 1952, ông Lạng ra Bắc đưa gia đình quay lại Sài Gòn và sống gần khu vực Nhật chôn số vàng khổng lồ năm xưa. Bà Vân còn nhớ như in, lúc cha đưa gia đình vào Sài Gòn thì bà mới 17 tuổi. Ngày ngày, cha vẫn dẫn bà đi ngang qua địa điểm Nhật chôn vàng. Ông Lạng đã kể hết bí mật về kho báu và dặn con gái đợi thời cơ thích hợp sẽ giúp đất nước lấy lại những gì đã mất. Những năm sau giải phóng, ông Lạng chưa kịp đào kho báu thì qua đời vì tuổi cao sức yếu. Thời gian trôi qua, câu chuyện về kho báu, được thừa truyền lại cho cô con gái duy nhất. Thời thế thay đổi, gia đình bà nghèo dần nên không có điều kiện tiến hành đào bới và bà chôn giấu bí mật trong lòng cho đến nay. Bà Vân quả quyết, câu chuyện kho báu là có thật. Hiện tại, bà đã làm đơn tường trình gửi cơ quan chức năng chờ ngày khảo nghiệm. Nếu điều này được chứng thực thì câu chuyện ly kỳ này sẽ góp thêm sự phong phú cho những giai thoại kho báu trên đất Phương Nam. Mong được hiến kho vàng cho Nhà nước Bà Vân cho biết, đầu năm 2013, bà đã gửi bản tường trình hiến kho báu lên Sở Công an TP. HCM. Trong đó, bà miêu tả rõ những gì người cha quá cố đã tận mắt nhìn thấy: “Một cục vàng chiều dài 2 gang tay, ngang 1 gang, cao 1 gang tay. Trên bề mặt cục vàng có in chữ Minh Trị Thiên Hoàng, tất cả số lượng vào khoảng 4,8 tấn”. Bà Vân mong muốn được hiến số vàng trên cho Nhà nước và bù đắp phần nào những tổn thất năm xưa quân Nhật đã gây ra cho dòng họ Chế. Vậy nhưng, khi chính quyền chưa giải quyết thì đã có những kẻ hám lợi “ngửi được mùi”. Một số kẻ xưng là “nhà ngoại cảm” cứ rần rần đến tận nhà bà để phán đoán, mong được “xin lộc”. “Nay tôi đã tuổi già sức yếu, trước khi nhắm mắt, tôi chỉ muốn để lại chút gì đó cho hậu thế”, bà Vân tâm nguyện.
0 Rating 509 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On June 1, 2014
  Tắc đường. Mới bảnh mắt đã ùn đống tại các ngã ba mà trước đây chưa bao giờ tắc. Lê Đại Hắc đi ngược chiều giữa một đám đông ngơ ngác. Từ Mỹ Sơn tỏa sang vùng lân cận có tới bảy chốt đã được cấp tốc lập ra để chặn bắt thủ phạm. Chẳng mấy ai tin vào cách này nhưng Lê Đại Hắc thừa nhân lực để không bỏ sót phương án nào dù là thô sơ nhất. Tuy chưa biết hung thủ thuộc thành phần nào nhưng ông ta chắc chắn đó là một kẻ tà đạo khát máu có bộ mặt gớm giếc. Sáng nay ông đã thẩm vấn ngót chục đối tượng khả nghi có tiền án tiền sự nhưng không hé ra được manh mối gì. Kẻ sát nhân chọn hiện trường là khu di tích tôn giáo, cách giết người lạ lùng với những nghi lễ chưa từng có đã buộc ông chú ý đến các đối tượng khác người. Cuộc trao đổi với viên kiến trúc sư trên hiện trường đã trang bị cho ông một cặp kính mà ông tin có thể nhìn sâu hơn vào các tổ chức ma giáo. Các thầy lang, thầy cúng, thầy phù thủy và các gia đình có thân nhân bị bệnh được cho là ‘’ma ám’’ được ông cho người theo dõi. Tuy nhiên ông để mắt nhiều hơn đến các các đạo sĩ, trí thức, những người mà ông tin rất thông tường pháp thuật và nghi lễ của phái Balamon. Họ có thể là các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu hoặc đơn giản những kẻ cuồng tín hay mang bệnh hoang tưởng. Trong khi ông đang cho lính ráo riết săn lùng khắp hang cùng ngõ hẻm thì hung thủ có lẽ đang giảng đạo trên thánh đường, trên bục giảng, hoặc ngồi trong công sở hay đang vùi đầu trong thư viện với các cuốn sách cổ kinh dị. Lê Đại Hắc nảy ra ý định gặp ngay hội đồng khảo cổ, nơi tập trung rất nhiều đoàn chuyên gia đang thất sủng sau khi buổi khai quật bị hủy đột ngột. Tên hung thủ biết đâu là một trong số họ, hoặc nếu không thì nhóm trí thức kia sẽ giúp ông gỡ rối phần nào mối tơ vò này. Máy cầm tay reo vang, ông nghe xong rồi nói. - Đoàn nào đến?... Khẩn trương lắm hả?... Bảo họ đợi chốc lát, tôi sẽ về ngay. Hóa ra không chỉ ông muốn gặp các nhà khảo cổ, mà chính họ cũng đang cần chất vấn ông. Lê Đại Hắc dập máy rồi lên xe trở lại đại bản doanh của mình. Về đến nơi, ông đã thấy một nhóm người ăn mặc lịch sự, kẻ đứng người ngồi đầy vẻ nôn nóng trong phòng khách và nổi bật nhất là giáo sư Huỳnh Lẫm. - Xin chào các vị, các vị đợi tôi đã lâu? - Chào ông cảnh sát, tìm ra hung thủ chưa? – Giáo sư Huỳnh Lẫm hỏi. - Tôi đang muốn tìm các vị giúp sức đây. - Lê Đại Hắc lắc đầu đáp. Giáo sư Huỳnh Lẫm nói: - Lẽ ra không đến phiền ông nhưng chúng tôi vừa nhận được một công văn khẩn từ Bộ ngoại giao giới thiệu một chuyên viên người Campuchia sang làm việc. Lê Đại Hắc nhìn thấy một người đàn ông da ngăm đen ngồi bên cạnh vị giáo sư. - Xin tự giới thiệu, tôi là Sray Ka Mou, phó chánh văn phòng Bộ Du lịch campuchia. Paul Morierre đang mang một số tài liệu tối mật liên quan đến Campuchia. – Người khách nói. - Nếu tài liệu này lọt ra ngoài thì hậu quả khó lường nổi. Chính vì lẽ đó mà tôi được cấp tốc phái sang đây gặp các ông. - Tìm tài liệu nào? tôi chưa hiểu? - Tôi sẽ giải thích. – Giáo sư Huỳnh Lẫm rút ra một cuộn hồ sơ rồi nói. - Thưa ngài cảnh sát, Paul đang nắm tài liệu về một kho báu bí mật trong lòng đất thuộc lãnh thổ Campuchia. Nếu kẻ xấu lấy được tài liệu này thì chúng sẽ tìm thấy kho báu đó. Vì vậy người ta cần ông tìm kiếm và thu lại ngay các giấy tờ này. - Gay thế cơ hả, chúng tôi đang vã mồ hôi hột tìm hung thủ đây. Mà có gì thì cũng chờ chúng tôi bắt được chúng đã chứ. Tuy nói vậy nhưng Lê Đại Hắc vẫn đón lấy tập hồ sơ ra xem. Ông biết đây là một công trình cổ kính chứa nhiều hiện vật quý. Kẻ ngoại đạo như ông không đánh giá hết ý nghĩa. Giáo sư Huỳnh Lẫm nói tiếp: - Phần lớn tài liệu này đang trong tay Paul. Hay nói đúng hơn là số tài liệu về kho báu này Paul đã chuyển cho chính phủ Campuchia một phần rồi. Ông ta chỉ giữ trong người phần cốt yếu nhất để đích thân đi khai quật kho báu này nhưng chưa thành thì đã gặp nạn như ông biết. Lê Đại Hắc nghe qua đã thấy độ khẩn cấp và sức nóng của công việc. Hóa ra đây là một chuỗi hậu quả dây chuyền sau cái chết của Paul, vụ việc đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới. Điều này gợi ra một hướng điều tra mới mà ông chưa bao giờ nghĩ tới, đó là: động cơ giết người là vì tài liệu. Do đó thủ phạm có thể sẽ chạy sang Campuchia – hướng về kho báu. Lê Đại Hắc nói. - Chúng tôi đã khám hiện trường nhưng không thấy gì. Nạn nhân đã bị lột trần truồng không còn thứ gì trên người. Nếu ông ta mang gì đó theo người thì chắc chắn đã bị hung thủ mang đi rồi. Chúng tôi đang căng ra tìm hung thủ và có gắng thu về mọi tang vật. - Có lẽ tài liệu này chưa hẳn đã nằm trong tay hung thủ. - Giáo sư Huỳnh Lẫm nói. – Paul thừa khôn ngoan để cất giấu nó hoặc gửi cho một người thân cận nào đócủa ông ta. - Theo giáo sư thì ai là người thân cận? Tất cả nhìn nhau nhưng không cất tiếng. Lê Đại Hắc nói. - Các ông cứ suy nghĩ cho kĩ những ai đang nhòm ngó kho báu này. Chỉ có những kẻ có học mới đủ tầm làm những việc như vậy. Các ông là người trong nghề nên dễ nhận dạng bọn họ. Các vị ngại nói ra ở đây thì có thể nhắn tin vào máy cho tôi. Còn bây giờ tôi có việc rất gấp phải đi ngay. Lê Đại Hắc đứng dậy đi ra cửa. Từ khi xảy ra án mạng ông tập trung chỉ đạo truy tìm hung thủ nên ông đã coi nhẹ căn phòng của nạn nhân ở Rex. Tuy đã báo cho cảnh sát khu vực đến niêm phong nhưng ông không mấy tin vào sự khẩn trương của họ. Lê Đại Hắc bỗng dưng thấy nôn nóng khác lạ, nếu Paul có một tài liệu tuyệt mật tầm cỡ như vậy thì chắc chắn đang nằm trong két sắt ở khách sạn. Ông lao ra ngoài gara, một phút sau chiếc Land Cruiserchở nhóm cảnh sát lao hết tốc lực về phía Đà Nẵng.                            ***   Kì Phương mở ba-lô lấy tờ giấy anh chép dòng chữ sáng nay ra so với dòng chữ trong bức ảnh.Thật kinh ngạc. Hai chữ này là một. Vậy làchữ đó đã từng xuất hiện tại một thánh địa khác ở một thời điểm khác. Kì Phương gợn lên một nỗi hoang mang rằng liệu những gì xảy ra với Paul sáng nay có giống như vợ ông ta ở Naga 12 năm về trước không? Nếu đúng thì cái chết của Paul đã được lập trình từ trước và hôm nay, tên sát thủ đã trở lại. - Ai giết mẹ cô? – Kì Phương đột nhiên hỏi. - Tôi không biết. - Ba cô phải biết chứ? - Tiếc rằng ba tôi cũng không nhìn thấy kẻ giết người. Đó là cái chết khủng khiếp đã ám ảnh ba suốt bao năm nay. Đã có lần trên giường bệnh ba tôi đã mê sảng và hét lên rằng ‘’Đừng giết ta, đừng giết con ta’’. Rõ ràng có ai đó muốn giết ba con tôi. Kì Phương suy ra một điều rằng Paul đã bị một lực lượng nào đó đeo bám để trả thù từ khi rời kho báu Naga. Sáng nay giáo sư Huỳnh Lẫm đã vô tình gieo một câu mà anh cứ nhớ mãi ‘’chưa có kẻ nào đụng vào thần hộ mệnh Chăm mà toàn mạng trở về’’. Kì Phương cố gạt nỗi ám ảnh trong đầu rồi lật các trang sách hòng tìm chứng tích nào đó về hung thủ nhưng các bức ảnh còn lại chỉ là hang động âm u không có sự sống. - Ba cô có bao giờ tiết lộ thánh địa này ở nơi nào không? - Không, không bao giờ. - Thi Nga lắc đầu dứt khoát. – Ba nói vị trí này phải được giữ tuyệt mật vì tính mạng của tôi. Ba sợ tôi sẽ tìm cách vào đó và sẽ lại mất mạng... Ba nói nó là thánh địa có chủ hàng mấy thế kỉ nay. Những chủ nhân bí ẩn này sẵn sàng có mặt bất cứ đâu để ban cái chết cho bất cứ ai nhăm nhe xâm phạmnó. Ba mẹ tôi may mắn đã đặt chân đến đó nhưng mẹ tôi đã không thể trở về. Ba tôi căm thù chúng đến tận xương tủy và thề rằng ngày lôi chúng ra ánh sáng không còn lâu nữa! - Nhưng ba cô đã...- Kì Phương định nói chết rồi nhưng may kìm được. Tuy rất dằn vặt nhưng anh vẫn trấn an lòng mình rằng tìm xong Naga anh vẫn kịp đưa cô về viếng ba mình. Hơn nữa, linh hồn và thể xác mẹ cô thảm thương hơn vì đã mười hai năm không người nhang khói. Nhìn Kì Phương đứng ngây người, Thi Nga giằng lấy cuốn sách trong tay anh rồi nói: - Nếu anh sợ, tôi sẽ đi tìm Naga một mình. - Ơ kìa. - Kì Phương giằng lại cuốn sách. – Ai bảo tôi sợ? mà cô biết Naga đâu mà đi một mình? - Tôi sẽ tự đi tìm. Kì Phương không hiểu cô gái này sẽ tìm cách nào giữa núi rừng bao la xứ người. Mà tình cảnh cô lúc này cũng rất éo le, ở lại cũng không ổn, đi cũng không xong và anh không nỡ bỏ cô lúc này. - Tôi sẽ đi cùng cô.Chúng ta sẽ cùng đi Naga. - Anh không sợ tai vạ à? Nếu có mệnh hệ gì thì sao? Thật tình Kì Phương cũng rất ớn khi nghe cô kể và nhất là tận mắt thấy xác Paul nhưng đến nước này mà rút lui thì ê mặt nam nhi. Anh cất cuốn tài liệu vào balô rồi nói. - Tôi chỉ lo cho thân gái của cô thôi. Nhìn thấy sự quyết tâm của Kì Phương, mặt cô rạng rỡ trở lại. - Chúng ta phải tìm ra Naga trước chiều mai. - Cô nói. – Nếu muộn hơn e phải đợi thêm... mười hai năm nữa đấy. Kì Phương gật đầu rồi nói nửa thật nửa đùa. - Không bản đồ, không manh mối, không người dẫn đường, hi vọng mười hai năm sau tìm thấy là vừa. - Tại sao lại không có manh mối chứ? Kì Phương chợt nhớ ra mẩu giấy của Paul và cả dòng chữ trên yoni. Rất có thể con đường đến Naga đang ẩn trong đó. - Chắc cô biết tiếng Chăm chứ? - Tôi chỉ học một ít qua ba thôi. – Cô đáp thoáng chút ngượng ngùng. - Thế là tốt, hơn một trăm ba mươi ngàn người Chăm trong nước cũng chỉ vài chục người đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ là cùng. Còn để đọc được tiếng Chăm cổ thì chỉ đếm đầu ngón tay. - Mà anh hỏi để làm gì? Kì Phương đưa cho cô tờ giấy có dòng chữ Chăm lạ. - Anh lấy đâu ra? - Sáng nay tôi thấy trên yoni nên đã chép lại đấy. - Yoni nào? tại sao tôi không thấy gì nhỉ? - Yoni có máu đấy. Sáng nay nó mới hiện rõ hơn, mà quan trọng là cô có hiểu chữ này là gì không? Thi Nga ngơ ngác nhìn dòng chữ hồi lâu rồi hỏi. - Đây đâu phải tiếng Chăm? - Đây không phải là chữ thảo Akhar Thrah, nhưng có thể là một chữ Chăm cổ. Cô nên nhớ là từ thời lập Quốc đã có đến hàng trăm phiên bản đấy. Thú thực Kì Phương cũng không thể biết hết người Chăm đã sáng tạo ra bao nhiêu và khai tử bao nhiêu loại chữ. Là một người Kinh, anh không khỏi mến mộ và khâm phục tổ tiên người Chăm đã tô những nét son đặc sắc có một không hai cho nền văn hóa lâu đời trên dải đất chữ S này. Anh đã dành trọn ba năm để học chữ Chăm cổ nhưng giờ cũng chỉ đạt đến mức trên đánh vần mà thôi. Ngoài chữ thảo Akhar Thrah có từ thời vua Pô Rôme đã tròm trèm năm thế kỉ thì còn vô số phiên bản cổ xưa hơn nhiều. Chữ Chăm cổ đó lại được phân ra nhiều loại khác nhau như chữ thánh Akhar Rik, chữ con nhện Garlimang, chữ bí ẩn Akhar Yok và nhiều chư lai Arập và Mã Lai nữa... Sự phân loại còn dựa trên vật liệu để viết: chữ Hayep viết trên bia kí, kim loại, chữ Baar viết trên giấy, chữ Agal viết trên lá buông, chữ Tapuk viết trên giấy gió... Chính vì quá nhiều và phức tạp nên hầu như không ai có thể liệt kê hết bao nhiêu chữ Chăm cổ. Nhìn tờ giấy xong Thi Nga lắc đầu. - Tôi chịu, có vẻ như là chữ trên bùa chú? - Không phải, chữ trên bùa chú của người Chăm thường là hình vẽ hoặcviết phăng trên nền chữ Akhar Thrah nên xem qua là dễ đoán được ngay. Vả lại ai đó vẽ bùa lên đây để làm gì chứ? - Hay đây là một loại bùa chú của dân tộc khác muốn trấn yểm người Chăm? - Ý cô muốn nói tộc Kinh của tôi chắc? - Tôi thấy hao hao giống bùa chú của phái... Mật tông Tây tạng! Kì Phương nhìn cô đầy tâm đắc nhưng không ngại lắc đầu phủ nhận. Quả thật, cô ta có trí nhớ hình ảnh khá tốt. Lúc sáng, khi thấ
0 Rating 638 views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On February 7, 2014
           CHẾ BỒNG NGA, LÊ THÁNH TÔNG VÀ HOÀNG ĐẾ NHÀ MINH CỦA TRUNG HOA Andrew Hardy   Tại kinh đô ở Nam Kinh, ngày 25 tháng 7 năm Hồng Vũ thứ tư (1371), hoàng đế nhà Minh của Trung Hoa tiếp nhận một tấu văn cỡ lớn làm bằng vàng lá, trên khắc chữ ngoại quốc. Sau khi dịch, hoàng đế biết rằng những hàng đầu tiên của tấu văn này được đọc như sau: “Hoàng đế Đại Minh đã lên ngôi vỗ yên bốn bể. Bệ hạ như bầu trời và mặt đất bao phủ và chứa đựng muôn loài, như mặt trời và mặt trăng chiếu sáng vạn vật. Sánh với bệ hạ, A-da-a-zhe chỉ như một cọng cỏ. Bệ hạ thương kẻ hạ thần đã sai sứ ban cho thần ấn vàng và sắc phong cho thần làm vua xứ này. Thần rất biết ơn và tự hào, và sẽ như vậy mãi mãi”(1). Tác giả của tấu văn này, A-da-a-zhe, được biết đến trong lịch sử là vua Chămpa Chế Bồng Nga. Trong sắc phong 1 năm trước đó, hoàng đế đã giải thích những nguyên tắc trong mối quan hệ của họ ở tương lai: “Rõ ràng là đứng giữa thiên hạ, vỗ về bên ngoài, ta coi tất cả là như nhau. Ngươi phải chú tâm vào nhiệm vụ bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng một cách cẩn trọng và nhất quán, mãi duy trì là một chư hầu”. Với tấu văn trên, Chế Bồng Nga bắt đầu việc trao đổi thư từ với hoàng đế, kéo dài trên một phần tư thế kỷ. Đọc chúng trong biên niên sử nhà Minh, chúng ta có thể thấy Chế Bồng Nga ngày càng tăng cường thử độ nhẫn nại của hoàng đế như thế nào qua việc phá vỡ luật lệ đã được giải thích từ những năm đầu của triều đại. Một thế kỷ sau, cũng biên niên sử đó mô tả việc trao đổi thư từ khác thử độ nhẫn nại của hoàng đế, thậm chí còn căng thẳng hơn. Trong trường hợp này, không phải vua Chămpa đã phá vỡ luật lệ mà là hàng xóm của ông ở phía bắc, vua Việt Nam Lê Thánh Tông. Nguyên nhân khiến cho cả hai vị hoàng đế bực tức là những câu chuyện lịch sử nổi tiếng và có một điểm chung: cả hai đều có kết quả là quân đội của nước kia phá hủy kinh đô của một nước. Chế Bồng Nga chiếm Thăng Long trong những năm 1370; Lê Thánh Tông chiếm Vijaya (nay là Đồ Bàn, tỉnh Bình Định) năm 1471. Từ nhãn quan của triều đình Trung Hoa, bài viết này xem xét sâu hơn bối cảnh lịch sử của hai câu chuyện với mục đích đề ra một cuộc tranh luận về sự trường tồn khác thường của Thăng Long trong vai trò là thủ đô chính trị của Việt Nam, điều mà tôi coi là vấn đề quan trọng nhất đối với các nhà sử học nghiên cứu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Chế Bồng Nga Trong tấu văn năm 1371, sau phần thăm hỏi được trích dẫn ở trên, Chế Bồng Nga đi thẳng vào vấn đề. Ông kêu rằng Việt Nam “đang sử dụng quân đội tấn công biên cương” và đề nghị giúp đỡ dưới dạng “vũ khí, nhạc cụ và nhạc công”. Hoàng đế đã từ chối can thiệp; với đề nghị về âm nhạc, ông khuyên Chế Bồng Nga chọn người của mình “và gửi họ tới kinh đô để học hỏi”(2). Hai năm sau, hoàng đế thiết triều cùng các quan cận thần quyết định cách xử lý liên quan đến chiến tranh giữa Việt Nam và Chămpa: “Năm trước, An Nam dâng biểu tâu rằng Chămpa đã xâm phạm biên cương. Năm nay, Chămpa hiện quả quyết rằng An Nam đã quấy rối cương vực của mình. Cả hai nước này đều phụng sự triều đình, nhưng ta chưa xác minh được bên nào đúng và bên nào sai. Hãy cử sứ thần tới hai nước này lệnh cho họ chấm dứt chiến tranh và để cho dân chúng nghỉ ngơi”(3). Năm 1377, biên niên sử ghi lại thất bại và cái chết của vua Việt Nam trong cuộc tấn công vào kinh đô Chămpa(4). Hai năm sau đó, hoàng đế vẫn tiếp tục duy trì cách tiếp cận không thiên vị đối với chiến tranh, răn đe Chế Bồng Nga bằng những lời lẽ sau: “Các ngươi phải bảo vệ biên cương và chăm sóc dân chúng. Không được đề cập đến chuyện tranh cãi. Ngươi phải được răn rằng Hoàng thiên có thể hài lòng lẫn không hài lòng”(5). Năm 1380, thái độ căng thẳng của hoàng đế bộc lộ trong chiếu chỉ gửi vua Việt Nam: “Ai đúng ai sai ta không biết. Nếu oán giận không được xoa dịu và thù địch không được hóa giải, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Nếu ngươi nghe theo lệnh ta, chấm dứt chiến tranh và nuôi dưỡng dân chúng, điều đó sẽ được phản ảnh lên Thiên kính và ngươi rõ ràng sẽ chứng kiến sự thịnh vượng lâu dài. Nếu ngươi không theo lệnh ta và khăng khăng tiếp tục theo cách của mình, ta e rằng nó sẽ giống như đã xảy ra trong thời Xuân Thu và ngươi sẽ mang tai họa đến cho mình”(6). Vài tháng sau, chiếu chỉ của hoàng đế gửi cho Chế Bồng Nga cũng chứa đựng sự răn dạy: “Một số nước rõ ràng có khả năng hành động một cách nhân đức và do đó họ phù hợp với Thiên đạo. Những nước này sao mà không tồn tại lâu dài, con cháu kẻ cai trị sao mà không thịnh vượng? […] Nếu ngươi không làm như vậy và vẫn muốn tiến hành tấn công, năm này qua năm khác sẽ trở thành cuộc chiến tranh cay đắng. Không có cách nào để xác định ai thắng ai bại. Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”(7). Khoảng năm 1388, sự nhẫn nại của hoàng đế bị cạn kiệt. Chế Bồng Nga phái con trai của mình tới Nam Kinh với một thái độ kính trọng, đồng thời ra lệnh cho người đóng giả cướp biển để trộm đồ cống nạp cho thiên triều trên đường đến từ Campuchia. Hoàng đế hỏi: “Sao ngươi đứng đầu một nước vẫn có thể xúc phạm tàn bạo đối với Thiên tử?”(8). Sứ thần Chămpa sau đó “đã dâng cống sản phẩm địa phương để thú tội”(9). Tiếp theo, chúng ta thấy Chămpa trong biên niên sử ở mục ngày 2 tháng 12 năm 1391: Quốc sư Tao-bao Jia-zhi được phái đến từ nước Chămpa đã trình biểu chương bằng vàng và dâng cống sừng tê, nô lệ và vải vóc. Hoàng đế nói với Thượng thư Bộ Lễ rằng: “Tất cả những vật này là đồ cướp bóc. Chúng sẽ không được thu nhận!”. Trước đó, Thái sư Chămpa là Ge-sheng đã giết vua và tự lập mình làm vua. Vì vậy mà hoàng đế ra lệnh từ chối đồ cống nạp(10). Đó là quan điểm về triều đại Chế Bồng Nga từ hoàng cung đế chế Trung Hoa ở Nam Kinh. Lê Quý Đôn đưa ra một nhãn quan thẳng thắn và Việt Nam hơn về những sự kiện trong chiến dịch quân sự đầu tiên của Chế Bồng Nga: Năm Thiệu Khánh thứ 10, vua Trần Nghệ Tông (năm Tân Hợi) [tức 1371 sau CN.], tháng 3 nhuận, người nước Chiêm Thành vào cướp phá nước ta. Thuyền họ vào cửa biển Đại An [thuộc địa phận tỉnh Nam Định], rồi thẳng đến xâm phạm Kinh kỳ, đốt phá, cướp bóc rồi trở về(11). Các sự kiện vào cuối những năm 1370 và đầu những năm 1380 được tóm tắt lại như sau: Trần Phế Đế (1377 – 1388) lên ngôi thay Duệ Tông. Chỉ 6 tháng sau khi Duệ Tông tử trận, quân Chiêm “vào cửa Thần Phù (Yên Mô, Ninh Bình) rồi lên cướp phá kinh thành Thăng Long”. Không ai chống giữ được. Năm 1378, quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An rồi ngược sông Hồng lên đánh phá Thăng Long. Từ năm ấy đến 1383, nhiều trận giằng co Chiêm – Việt trên đất Nghệ An – Hà Tĩnh. Giữa năm 1383, Chế Bồng Nga lại đem quân đánh phá Thăng Long, vua ra vào Việt Nam như đi vào chỗ không người, chỉ trong mấy năm đến phá kinh đô 3 lần, làm cho vua tôi phải kinh hoàng”(12). Lê Quý Đôn cung cấp một phiên bản súc tích về kết thúc ngoạn mục của triều đại Chế Bồng Nga. Năm 1390, khi cua Chămpa bị giết trên chiến trường trong lần cuối của hàng loạt các cuộc tấn công vào kinh đô Việt Nam: “Chế Bồng Nga bị tướng Trần Khắc Chân đánh phá và bị đại bại, chết ở sông Hải Triều. Còn bao nhiêu quân lính đều trở về nước họ”(13). Đọc điều này, chúng ta không ngạc nhiên về lời lẽ bực dọc của hoàng đế Trung Hoa trong những chiếu thư khác nhau gửi Chế Bồng Nga và các vua nhà Trần của Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh chiếm phần lớn thời gian của hai thập kỷ, kinh đô Việt Nam đã bị phá hủy nhiều lần, một vua Việt Nam bị giết tại cổng kinh đô Chămpa, và cuối cùng là vua Chămpa bị giết tại cổng của kinh đô Việt Nam. Vài năm sau đó, từ hậu quả không trực tiếp của những sự kiện này, Việt Nam học được sự thật cay đắng trong thành ngữ của hoàng đế về “trai và cò”. Nhà Trần nhanh chóng kết thúc và ít lâu sau, “ngư ông” triều Minh thiết lập sự cai trị trên toàn cõi Việt Nam. Lê Thánh Tông Biên niên sử ghi lại rằng ngày 15 tháng 6 năm 1471 – đúng một trăm năm sau khi việc trao đổi thư từ với Chế Bồng Nga bắt đầu – hoàng đế Trung Hoa tiếp nhận sứ thần từ vua Việt Nam là Lê Thánh Tông, được biết dưới cái tên Lê Hạo. Thông điệp của vua rất thẳng thắn: “Nước của thần rất gần với Chămpa và trong một thời gian dài, chúng thần bị nước này tấn công và hăm dọa. (…) Thần muốn tập hợp binh lính để chiến đấu, nhưng sợ rằng điều này sẽ vi phạm chỉ dụ của Thiên triều. Thần cũng muốn nhẫn nại chịu đựng sự đau khổ (…). Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thần quyết định nhẫn nại và gửi sứ kèm theo tới triều đình để kiến nghị điều này”. Tại kinh đô Trung Hoa, Thượng thư Bộ Binh không tin một câu nào trong thông điệp đó, tâu với hoàng đế rằng Lê Hạo “tham lam vô độ và trong khi ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ, hắn công khai kiến nghị yêu cầu này”. Hoàng đế viết răn đe vua Việt Nam: “Sao ngươi có thể kích động sự thù hằn, tăng cường quân đội và tham gia tấn công chống lại nhau và dành toàn bộ thời gian để khiển trách người đáng kính. […] Người phải rất, rất cẩn trọng”(14). Một năm sau, biên niên sử ghi lại thông điệp được sứ thần chămpa mang tới triều đình Trung Hoa: “Trong tháng hai năm Thành Hóa thứ bảy (tháng 2-3 năm 1471), quân đội An Nam đã tới và tấn công kinh đô của chúng thần, bắt nhà vua Bàn La Trà Toàn và gia quyến đem đi, tổng cộng hơn 50 người. Họ còn thu giữ ấn, đốt nhà cửa, giết hoặc đem đi vô số binh lính và dân thường, cả đàn ông lẫn đàn bà. Hiện nay, em trai của nhà vua Bàn La Trà Toại tạm thời nắm giữ việc quản lý các công việc của đất nước và khiêm nhường đón đợi sắc phong”. Biểu chương này được gửi tới Bộ Binh. Thượng thư Bộ Binh Bai Gui và những người khác tâu rằng: “Vào năm Thành Hóa thứ bảy (1471-72), An Nam tâu rằng Chămpa đã vượt biên giới tấn công họ, và yêu cầu triều đình rủ lòng thương bằng cách kiểm soát sự áp bức. Khi đó chúng thần cảm thấy rằng Lê Hạo đã ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ nhưng lại công khai tâu rằng hắn bị tấn công. Nay hắn đã tàn phá đất nước đó và đem vua của họ đi. Nếu hắn không bị trừng phạt, không chỉ Chămpa sẽ đánh mất lòng trung thành với Trung Hoa mà nó còn có thể khiến An Nam trở thành ngoan cố. Chúng ta cần phái người mang lệnh dụ của triều đình đến cho Hạo, đòi hắn trả vua, gia quyến và ấn tín mà họ đã cướp cho Chămpa, để hành động của hắn không gây nên thảm họa quân sự”. Lệnh của triều đình ban rằng: “Không cần phải phái người tới An Nam. Hãy đợi khi sứ thần từ An Nam đến và ban lệnh của triều đình cho hắn”(15). Vài tháng sau đó, khi sứ thần của Lê Thánh Tông đến, hoàng đế khẳng định mô tả của Việt Nam và Chămpa về các sự kiện là rất “mâu thuẫn”, dụ rằng nhà vua phải ứng xử một cách chính trực và “ngày càng tôn trọng các chuẩn mực đạo đức”(16). Tuy nhiên vào năm 1475, sứ thần Trung Hoa tới triều đình Chămpa, khi đến cảng đã bị từ chối không cho vào và phát hiện ra rằng “toàn bộ gia đình cua Chămpa đã bị An Nam đem đi và lãnh thổ Chămpa đã được đổi tên là thừa tuyên Quảng Nam”(17). Trường nhiều năm, Lê Thánh Tông tiếp tục gửi các tấu biểu không chính xác tới hoàng đế; hoàng đế tiếp tục khuyên ông “tự sửa mình” (18), cho tới ngày hoàng đế nhận được văn bản sau đây trong năm 1478. “Thủ lĩnh Chămpa Bo-long-a-ma trước đây giao hảo với đất nước của chúng thần. Vào năm thứ 11 thời Thành Hóa (1475-1476), hắn thu nhận lực lượng hải thuyền của nước Lưu Cầu bị gió đánh dạt tới đó, sai họ xâm chiếm và cướp bóc. Họ đã bị lính sơn phòng của chúng thần đánh bại. Sứ thần họ Lý nay vừa từ Thiên triều trở về và thần kính cẩn nhận chỉ dụ của triều đình, trách mắng thần đã chiếm đất Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Thần phải trình bày nghiêm túc thực tế một cách chi tiết để chứng tỏ rằng tại sao chúng thần rõ ràng không thể đã làm điều đó. Vùng đất mà Chămpa được phong không có đất đai màu mỡ. Nhà cửa ở đó có vài gia súc và ít lương thực dự trữ, làng quê thiếu dâu và đay, núi non không có vàng và đá quý, trong khi biển thiếu cá và muối. Họ chỉ có ngà voi, sừng tê, gỗ mun. Tuy nhiên, đất nước của chúng thần sản xuất ra những thứ đó nhiều hơn nhiều so với nhu cầu. Làm sao mà chúng thần có thể coi đó là những vật có giá trị? Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn. Cũng sẽ rất khó khăn cho chúng thần để canh giữ vùng đất này và chúng thần sẽ nhận được rất ít ích lợi từ đó. Sự mất mát sẽ rất lớn và lợi lộc thì ít, tai họa là rõ ràng và danh tiếng giành được là không có. Đó là những lý do khiến chúng thần không chiếm Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Nay triều đình lại dụ thần trả đất cho họ, để dòng dõi cai trị không bị tuyệt diệt. Thần kính cẩn cho rằng sứ thần của triều đình do vội vàng khó có thể tiến hành những yêu cầu chi tiết, và người Chămpa, trốn tránh loạn lạc và căm ghét đất nước của chúng thần, đã nói với sứ thần tin tức này. Lời của họ không thể tin được. Thần khiêm nhường mong rằng sứ thần của triều đình sẽ được đặc biệt gửi tới để sắp đặt lãnh thổ và phục hồi dòng họ bị đứt đoạn, để Chămpa được yên bình cả trên lẫn dưới, biên cương đất nước thần được hưởng sự nghỉ ngơi. Chămpa từ đó sẽ là bình phong của Trung Hoa và sự sắp đặt sẽ ích lợi cho các dân tộc xa xôi. Đó là mong ước lớn của thần và thần kính cẩn gửi sứ thần Nguyễn Đức Trinh tới tâu lên điều này”(19). Tiếp theo vài tháng sau là tin tức từ Zhai-ya-ma-wa-an đề nghị sắc phong là vua của Chămpa. Sứ thần của ông tâu lên hoàng đế rằng “Người An Nam đã trả cho thần vùng đất ở biên giới phía nam của nước họ để thần cai quản. Thần đã tái lập đất nước, nhưng e sợ quyền lực của Hoàng thiên, không muốn nhận vương hiệu cho chính mình, đặc biệt phái sứ thần dâng biểu xin sắc phong”. Hoàng đế nhà Minh đồng ý với đề nghị này, chấp nhận thực tế tình trạng mới của Chămpa. Tuy nhiên vào năm 1481, một lần nữa, chúng ta lại thấy ông phản đối Lê Thánh Tông về sự chiếm đoạt của Việt Nam: “Việc này như thể ngươi không biết hay không thấy điều gì đã xảy ra sau khi cha ông ngươi tham gia vào các cuộc tấn công trả thù chống Chămpa” (20). Quan thanh tra của các tỉnh miền Nam Trung Hoa gợi ý phái quân đội triều đình đến chống Lê Thánh Tông để “trừng phạt tội lỗi”: tuy nhiên, quan thanh tra này bị nghi là hành động vì tham vọng cá nhân và sau đó đã bị trừng phạt (21). Vào năm 1481, sự quở trách nặng hơn từ kinh đô Trung Hoa đến Thăng Long: “Trong những năm trước, ngươi kiến nghị rằng tất cả đất đai của Chămpa bị các thủ lĩnh địa phương của nước này tranh giành chia ra và chiếm cứ. Nay xem xét cáo buộc của Gu-lai, rõ ràng là nước của ngươi đã chiếm đất và đẩy họ đi chỗ khác. [...] Sao ngươi có thể muốn che đậy sự xấu xa và tỏ vẻ có đạo đức, che giấu tội lỗi của chính mình, ở trên thất bại trong việc duy trì lòng trung thành của một người phụng sự bề trên, ở dưới thất bại trong việc duy trì mối quan hệ tốt với các nước láng giềng. [...] Nếu ngươi tiếp tục giả dối và bất lương, răn rằng Thiên đạo mang lại thịnh vượng cho người tốt và tai họa cho kẻ xấu” (22). Răn đe cuối cùng được ban bằng miệng cho sứ thần năm 1490: nếu cương giới không được tôn trọng, “Triều đình sẽ lập tức nổi giận và binh lính Thiên triều sẽ phá hủy lãnh thổ của người giống như những sự kiện trong thời Vĩnh Lạc (1403 – 1424). Liệu ngươi có thể không hối lỗi” (23). Trong khi biên niên sử ghi lại khởi hành của một sứ thần “vô cùng sợ hãi”, không chắc rằng cảm xúc như vậy đã được cảm thấy tại hoàng thành ở Thăng Long khi sứ thần trở về. Hai thập kỷ đã trôi qua kể từ khi kinh đô Chămpa sụp đổ và gần 3 thập kỷ sẽ qua trước khi cái chết của lê Thánh Tông được ghi trong biên niên sử Trung Hoa năm 1498” (24). Tại một thời điểm trong giai đoạn này, biên niên sử ghi lại tuyên bố quan trọng sau đây của hoàng đế: Xem xét An Nam, ta coi nó cũng giống như ngoại quốc. Mỗi khi nó phạm luật hay kháng lệnh, ta khoan dung tha thứ nó. Công khai, chứng tỏ vẻ trung thành và kính trọng, nhưng ngấm ngầm chúng xảo quyệt và khôn lỏi. Tuy nhiên, hành động của chúng không thể che giấu được. Binh pháp có nói: “Không được giả định rằng kẻ địch sẽ không tới. Dựa vào phòng thủ của mình để bảo vệ chống lại chúng” (25). Sự phòng thủ của Trung Hoa được tăng cường thích đáng dọc biên giới phía nam. Nhưng không có đội quân Trung Hoa nào từng có ý định vượt biên giới vào Việt Nam. Thảo luận Vào cuối thế kỷ XIII, kinh đô Việt Nam bị quân đội từ phía nam cướp phá. Cuối thế kỷ XIV, kinh đô này không bị quân đội từ phía bắc cướp phá. Từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV, kinh đô Việt Nam đã nhiều lần rơi vào tay quân xâm lược nước ngoài. Mặc dù vậy, nó vẫn là kinh đô của đất nước trong nhiều thế kỷ sau. Trái lại, vào cuối thế kỷ XIV, sự sụp đổ của kinh đô Chămpa đã dẫn đến sự chấm dứt của vương quốc Chămpa. Có thể thấy khá rõ về những sự kiện lịch sử khá nổi tiếng. Nhưng chúng ta học được điều gì của Chế Bồng Nga và Lê Thánh Tông, về lịch sử của Thăng Long? Theo quan điểm của tôi, chúng ta có thể vạch hai đường tìm hiểu từ các câu chuyện trên để định hướng suy nghĩ của chúng ta về Thăng Long. Cả hai đều được dẫn dắt bởi một câu hỏi lịch sử quan trọng nêu ra từ di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Câu hỏi này có thể được nêu ra theo hai cách. Thứ nhất, tại sao kinh đô của Việt Nam lại duy trì ở đúng một chỗ trong một giai đoạn dài như vậy? Thứ hai, tại sao kinh đô của Việt Nam lại chuyển vào miền Trung ở cuối giai đoạn này (đến Huế vào đầu thế kỷ XIX)? Giúp chúng ta nghĩ về câu hỏi này, các nhân tố tổ chức hành chính, bối cảnh khu vực và sự phát triển kinh tế – xã hội là rất quan trọng. Thăng Long không thể được hiểu chỉ đơn giản bằng việc nghiên cứu riêng Thăng Long. Bối cảnh mà tôi muốn nêu ra để chúng ta xem xét ở đâu là bối cảnh nổi lên từ mối quan hệ lâu dài giữa Chămpa và Việt Nam. Khác biệt chủ yếu giữa Chế Bồng Nga và Lê Thánh Tông là mục đích tấn công của người này vào kinh đô của người kia. Một mặt, chúng ta không có cứ liệu cho thấy rằng Chế Bồng Nga có ý định chiếm cứ Thăng Long: mục tiêu của ông trước tiên là quân sự, thứ đến là cướp bóc, là giả thuyết có khả năng nhất. Nếu ông thực sự có tham vọng chiếm cứ, ông thiếu mô hình chính trị và cấu trúc hành chính cần thiết để đảm bảo sự lâu bền của lãnh thổ chiếm được. Mặt khác, mục tiêu của Lê Thánh Tông là rõ ràng trong thư từ của ông với hoàng đế Trung Hoa. Chúng ta hãy xem xét đoạn văn sau trong biểu chương của ông năm 1475, nhớ đọc nó với nhận thức về phong cách hoàn toàn không trung thực trong trao đổi thư từ của ông với Thiên triều trên danh nghĩa: “Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn”. Những tuyên bố này không chính xác – lịch sử đã chứng minh điều đó – vừa dường như vua Việt Nam biết rằng chúng không trung thực. Văn bản này quả thật ẩn chứa giải thích rằng vua Việt Nam bị thúc đẩy bởi ham muốn chiếm đoạt những thứ đắt giá mà ông tỏ ra coi thường: ngà voi, sừng tê, gỗ mun trong hệ thống buôn bán mà nền kinh tế liên quốc thời đó dựa vào. Và ông biết rõ răng trong tay nông dân Việt Nam, ngay cả đất đai bạc màu của Chămpa cũng có thể sản xuất ra lúa gạo. Xét như vậy, ta không thể bỏ qua cấu trúc kinh tế – xã hội tương ứng của Chămpa vận hành một hệ thống kinh tế – xã hội theo hướng đông – tây mang tính dịch chuyển cao qua các địa hình khác nhau, dựa rên buôn bán được thực hiện trên một phạm vi trải dài: điều này cũng cung cấp nền tảng kinh tế cho hệ thống chính trị mang tính liên kết của nó. Hệ thống kinh tế – xã hội Việt Nam kém dịch chuyển hơn, dựa trên nông nghiệp trồng lúa, ủng hộ hệ thống chính trị có cấu trúc trung tâm và phân cấp: định hướng địa lý bắc – nam là một chức năng của khả năng tái tạo mô hình kinh tế và hành chính, thực hiện bởi những cuộc di dân vừa là binh lính vừa là nông dân trên một địa hình duy nhất: vùng đất thấp phù hợp với canh tác ruộng nước. Những cấu trúc đối lập này có các hệ quả sau: sự dịch chuyển và đa dạng của mô hình Chămpa đã tạo nên sự giàu có, được đầu tư vào việc phát triển một loạt các trung tâm cố định mang tính biểu tượng về chính trị (các đô thị lớn, tất nhiên và cả Mỹ Sơn, khu thánh địa của triều đình). Tuy nhiên, mô hình này không đòi hỏi sự mở rộng lãnh thổ thống nhất. Sự không dịch chuyển và thống nhất của mô hình Việt Nam tạo ra ít của cải hơn: không có các đô thị mà là xã hội của các làng được nối với nhau bằng hệ thống hành chính lỏng lẻo nhưng mang tính trung tâm và đẳng cấp. Quan trọng nhất là những làng này có khả năng tự tái tạo, vừa theo mạng lưới di dân tự phát, vừa đáp ứng yêu cầu chủ động của chính quyền. Chămpa là một nền văn minh dựa trên mô hình đa cực trong phát triển đô thị và chính trị. Trái lại, trong mô hình đơn cực của Việt Nam, nếu Thăng Long coi nó là trung tâm của đế chế, đế chế mà nó cai quản là một đế chế của các làng. Tuy nhiên chính mối quan hệ giữa các làng với kinh đô đơn cực – dàn xếp thông qua các cấp hành chính trung gian – duy trì sự ổn định của kinh đô và tính năng động bảo thủ của xã hội làng. Thuật ngữ “năng động bảo thủ” là rất quan trọng, bởi sự năng động của sự tái tạo làng một quá trình trên hết là tái tạo: tại những nơi khác, làng tìm cách tái tạo chính nó, các cấu trúc cơ bản của làng, mô hình quan hệ với chính quyền trung ương, trong phản ứng với thách thức từ việc thích nghi với địa kinh tế của một môi trường mới. Tôi không phải là người xem xét các khía cạnh chính trị và văn hóa của cái có thể được gọi là “chủ nghĩa bảo thủ triệt để”: khuynh hướng tái tạo cấu trúc của quyền lực trung ương tại cùng một chỗ. Trong khi cấu trúc kinh tế – xã hội và văn hóa chính trị đóng một vai trò quan trọng trong cách các sự kiện diễn ra, chúng ta cũng cần tìm những cách giải thích lịch sử đối với các sự kiện của lịch sử. Tôi muốn nêu rằng một trong những cách giải trí lịch sử đối với sự lâu bền của đời sống Thăng Long như là một kinh đô có thể được tóm tắt lại trong câu hỏi sau đây: tại sao sau đóng góp ngoạn mục mở rộng biên cương đất nước, Lê Thánh Tông cai trị toàn bộ lãnh thổ quốc gia? Chỉ vài năm sau cái chết của ông, và trong khoảng hai thế ỷ, Việt Nam bị chia ra thành hai triều Nam – Bắc: đất nước được sự cai quản từ hai kinh đô. Sau khi thống nhất, Thăng Long đã mất vị trí kinh đô của nó cho Huế. Câu trả lời của tôi là ở giai đoạn Đàng Trong – Đàng Ngoài, vị trí kinh đô của Thăng Long phụ thuộc vào sự thành công của cấu trúc phòng thủ được các chúa Nguyễn xây dựng trong thế kỷ XVII tại tỉnh Quảng Bình. Thêm vào đó, sự thành công của Lũy Thầy và thành tũy liên quan tạo nên một trong những điều kiện cần thiết cho quá trình Nam tiến của Việt Nam. Hai quá trình này liên quan đến nhau: vấn đề kinh đô và vấn đề mở rộng biên cương. Với sự chiếm đóng lãnh thổ Chămpa, liệu một triều đình đóng tại Hà Nội xa xôi có khả năng tạo ra những điều kiện cần thiết cho quá trình mở rộng biên cương về phía nam? Có thể có. Liệu quá trình này có khuyến khích kinh đô chuyển vào phía nam? Có thể không. Cả hai câu hỏi chỉ là giả thuyết và phi lịch sử. Nhưng chúng đáng được hỏi, bởi câu trả lời lịch sử có thể được đưa ra. Thứ nhất, do Việt Nam bị chia ra trong giai đoạn quan trọng của quá trình nam tiến, sự mở rộng này được tạo thuận lợi bởi những cách tân của triều đình các chúa Nguyễn đóng tại kinh đô ở Phú Xuân. Thứ hai, do Việt Nam bị chia ra trong giai đoạn mở rộng, kinh đô triều Lê không thể di chuyển vào Nam. Hai chứng cứ mà tôi dùng để kết thúc thảo luận này ủng hộ cách giải thích trên về các sự kiện. Chứng cứ thứ nhất là việc chuyển kinh đô vào Huế do ông vua sáng lập triều Nguyễn: đây gần như là phản ứng không tránh khỏi với chiến thắng tối hậu trong cuộc chiến với Tây Sơn, dựa trên sức mạnh của họ Nguyễn ở phía nam của đất nước. Chứng cứ thứ hai đưa ta lại xem xét về lịch sử của hai kinh đô trong thế kỷ XIII và XIV liên quan ở trên. Trong những năm 1370, chúng ta thấy kinh đô Việt Nam bị quân Chămpa tàn phá. Trong những năm 1470, chúng ta thấy quân Việt Nam tàn phá kinh đô Chămpa. Như biên niên sử triều Minh thuật lại, tất cả những sự kiện này đều được triều đình phương Bắc giám sát chặt chẽ. Nhưng hoàng đế nhà Minh quan sát từ đâu? Khi chúng ta xem xét số phận hai kinh đô của Chămpa và Việt Nam, chúng ta cũng phải nắm trong đầu lịch sử của kinh đô Trung Hoa trong giai đoạn này. Vào năm 1421, kinh đô Trung Hoa chuyển từ Nam Kinh lên Bắc Kinh. Nguyên bản: The History của Thăng Long in Regional Context: Chế Bồng Nga, Lê Thánh Tông and Chinas Ming Dynasty Emperor, 2008. Nguyễn Thị Hồng Hạnh dịch   CHÚ THÍCH: (1) Geoff Wade, dịch, Southeast Asia in the Minh shi-lu: an open access resource (Đông Nam Á trong Minh Thực lục: một nguồn tư liệu mở), Singapore, Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, xem http://www.epress.nus.edu.sg/msl, mục 5 tháng 9 năm 1371, xem ngày 10 – 10 – 2008. (2) Sđd. (3) Mục 26 tháng 11 năm 1373. (4) Đó là Trần Duệ Tông. (5) Mục 10 tháng 11 năm 1379. (6) Mục tháng 1-2 năm 1380. (7) Mục tháng 9-10 năm 1380. (8) Mục 14 tháng 5 năm 1388. (9) Mục 5 tháng 2 năm 1389. (10) Mục 2 tháng 12 năm 1391. (11) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, (Lê Xuân Giáo dịch), Sài Gòn: Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1972, Tập 1, Quyển 1, tr.33. (12) Nguyễn Đình Đầu, The Vietnamese Southward Expansion as Viewed through the Histories (Nam tiến của Việt Nam xem xét qua lịch sử) trong Andrew Hardy, Mauro Cucarzi và Patrizia Zolese (chủ biên), Champa and the Archaeology of Mỹ Sơn (Chămpa và khảo cổ học Mỹ Sơn), Singapore: NUS Press, 2008, tr.67, trích dẫn Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Sài Gòn, Tân Việt, 1958, tr.173. (13) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Tập 1, Q.1, tr.4. (14) Geoff Wade, dịch, Southeast Asia in the Minh shi-lu: an open access resource, Singapore, Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, xem http://www.epress.nus.edu.sg/msl,mục 15 tháng 6 năm 1471, xem ngày 10 – 10 – 2008. (15) Mục 27 tháng 6 năm 1472. (16) Mục 14 tháng 10 năm 1472. (17) Mục 21 tháng 1 năm 1475. (18) Mục 24 tháng 9 năm 1475. (19) Mục 24 tháng 9 năm 1475. (20) Mục 18 tháng 10 năm 1481. (21) Mục 10 tháng 5 năm 1482. (22) Mục 29 tháng 10 năm 1487. (23) Mục 12 tháng 6 năm 1490. (24) Mục 29 tháng 11 năm 1498. (25) Mục 14 tháng 10 năm 1481. Nguon:  Gulpataom
0 Rating 407 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On December 25, 2013
(lược trích)   Mọi người giải tán sau một buổi sáng tồi tệ. Riêng đối với tiến sĩ Tài, đây là một thất bại của ngành khảo cổ, nhưng đối với cá nhân anh ta thì có nhiều thứ phải cảm ơn cái chết của paul. Một ý tưởng mới đã ngoi từ huyệt mộ của nhà khảo cổ Pháp. Khi mọi người đã khuất bóng, giáo sư Huỳnh Lẫm hỏi Kì Phương. - Đêm qua, paulcó liên lạc với anh không? - Có ạ, em đang ở công trường thì nhận được điện của ông ấy ra Đà Nẵng. - Để làm gì? - Lên sân bay đón con gái ông ta! - Chạy 70 km để làm một việc mà bất cứ chiếu taxi nào cũng có thể làm? - Ông ta không biết em ở xa vậy, khi em nói đang ở Mỹ Sơn ông ấy vội thoái lui nhưng em nói cũng đang định về Đà Nẵng nên tiện thể đón luôn. - Nếu ông ta nhờ anh đi đón một mẹ xề nào đó, chắc anh đã không có ý định ‘’tiện thể’’ đúng không? Kì Phương cười gượng, mà đúng thế thật. Lúc ấy anh không cảm thấy bị sai vặt mà rất hãnh diện như được trao một món quà đắt giá. Do mải nghĩ đến món quà ‘’bằng xương bằng thịt’’ này nên khi phóng xe qua ngã ba Nam Phước anh suýt lao chiếc xe cà tàng của mình vào chiếc contairner chạy ngược chiều. Thật hú vía. - Thế rồi sau đó thì sao? - Sau đó em đưa cô ta về khách sạn chỗ cha cô ta, chờ mãi không thấy nên đoán ông ta đi Mỹ Sơn, vậy là chúng em vào đây luôn. Vị giáo sư thở dài, không giấu vẻ buồn bã. - Còn bây giờ, chắc cô ta đã khóc hết nước mắt rồi chứ? Kì Phương biết mình sắp phải giải thích một việc khó tin hệt như sáng nay với viên cảnh sát. - Em nhìn thấy xác paul trước và không muốn cái chết thảm thương đó đập vào mắt cô ta, vì lí do ấy mà em đã che thi thể cha cô ta lại. Cho đến giây phút này, cô ta cũng chưa biết ba mình đã chết. - Chưa biết? – ông ngạc nhiên - Nhưng thầy thấy có dấu chân giày nữ bên xác chết! Kì Phương không ngờ thầy mình có năng khiếu làm thám tử đến vậy nhưng vội nhớ ra các nhà khảo cổ có thoi quen luôn nhìn xuống đất, nghe đồn rằng họ có biệt tài nhìn các nếp nhăn trên cơ thể phụ nữ mà đoán trúng ‘’niên đại’’ nữa. -Vâng, đúng là cô ta đứng bên xác chết mà không thấy. - Anh đè lên xác chết để ...che mắt cô ta? -Vâng! giáo sư Huỳnh Lẫm nhìn anh như một sinh vật mọi rợ. - Bây giờ thì cô ta đi đâu rồi?  - Bởi chưa biết cha mình chết, nên cô ta đã đi tìm. - Nếu cô ta không thấy xác, thì số máu lênh láng kia không làm cô ta thắc mắc hay sao? -Vâng, con gái hay tin một cách ẫu trí mà. Cô ta kiên quyết đi tìm. Gshl biết kẻ ấu trí ở đây là ai, còn cô gái quái đản kia đi đâu và làm gì sau khi bỏ chạy khỏi hiện trường mới làm ông quan tâm. - Sao không ngăn cô ta lại, anh thật tàn nhẫn! nếu anh không dám nói thì tôi sẽ nói. Số máy cô ta bao nhiêu? Kì Phương không ngờ ông lại phản ứng gay gắt đến vậy. - Thưa thầy, cô ta từ nước ngoài về nên chưa có số. Em sẽ đi tìm cô ấy ngay bây giờ! - Anh biết gì về cô ta? Hai người thân nhau đến mức nào? Kì Phương nhận ra sự quan tâm của ông đã đi hơi xa, nhưng trước một người thầy luôn tận tụy với học trò, anh coi đây là điều đáng trân trọng. - Thưa thầy, con biết cô ta hồi bé, hơn 12 năm nay chưa hề gặp lại... - Một con người mà đứng bên xác cha mình mà không biết chỉ có mất hết giác quan hoặc là giả vờ. Anh tin cô ta là người tốt sao! Lúc nằm trên xác chết và dưới cái nhìn da diết đến tội nghiệp của cô ta đã làm anh không thể nghĩ được gì nữa. Sau lời nói khó nghe của thầy anh mới bắt đầu hoài nghi về cô. Dù sao, trước cái nhìn đầy soi mói của thầy, anh bắt đầu tự ái. - vâng, em tin cô ấy, cha cô ấy là người tốt. -À, cha tốt thì con tốt! Kì Phương định đáp lại nhưng nhận ra ông ta đã tự trả lời, một sự khẳng định đầy mỉa mai. - Ta hiểu con, bây giờ anh mau mau đi tìm cô ta đi, tìm thấy hãy gọi ngay cho tôi. Kì Phương định quay mặt đi thì ông bất ngờ kéo tay lại hỏi. - Anh có biết vì sao Paul chết không? Kì Phương sầm mặt, giờ là lúc còn quá sớm và quá khó để nói về nguyên nhân hay hung thủ. Giao sư lại hỏi. - Anh có thấy điều gì đó bất ổn ở cô gái vừa bỏ trốn kia không? - Thầy nói sao? Con gái ông ta không thể liên quan đến cái chết...của ba cô. - Tôi không biết cô ta là loại người gì, nhưng chưa chắc Paul là người duy nhất sẽ phải chết. - Thầy nói gì? - Kì Phương giật mình. - Hãy nói cho cô ta biết sự thật và điều quan trọng nhất là đưa cô ta trốn đi đâu đó thật nhanh. Kì Phương chột dạ, giáo sư Huỳnh Lẫm đã cảnh báo một điều mà lẽ ra anh phải biết trước. Trong khi nguyên nhân cái chết của Paul đang trong bí ẩn thì giáo sư Huỳnh Lẫm có lí do để lo lắng cho đứa con nạn nhân. Thi Nga là người ruột thịt duy nhất nên ba cô chắc chắn đã chia sẻ nhiều thông tin bí mật. Nếu chúng giết Paul vì những bí mật đó thì không lí do gì chúng không làm điều tương tự với con gái ông ta. Kì Phương vội vã đi nhanh ra xe. Hình như vừa sực nghĩ ra điều gì, giáo sư Huỳnh Lẫm đuổi theo rồi chặn ngang trước mặt anh: - Tôi sẽ đi cùng anh! - Việc này một mình em là đủ - Nhìn khuôn mặt khốn khổ của thầy, Kì Phương không nghĩ ông lại đánh giá sự việc trầm trọng đến vậy. Anh nói vội.– Thầy cứ yên tâm, cảnh sát đang giăng lưới khắp nơi, nếu có kẻ nào đó muốn hại cô ta cũng không dại gì manh động lúc này.- Kì Phương né sang đi tiếp nhưng giáo sư Huỳnh Lẫm không để anh vượt lên. - Anh định tìm cô ta ở đâu? Kì Phương biết rằng ông muốn đi tìm Thi Nga, nghĩ đến viễn cảnh ông ta gặp Thi Nga để nói cái chết của Paul sẽ làm anh khó xử, việc này để anh chủ động nói lại với cô thì hơn. Hơn nữa, có thêm một ông lão già nua bên cạnh cũng không làm cô an toàn hơn. Anh đành nói qua quýt. - Em cũng không dám chắc cô ta ở đâu, có lẽ ở chỗ người quen thôi. - Nghe tôi nói đây, - ông đẩy anh lùi nửa bước rồi nói.- nếu tìm thấy cô ta, hai người nên tạm náu mình đâu đó một hai hôm cho tình hình lắng xuống cái đã. - Thấy nghĩ có kẻ sẽ giết cô ta sao? – Kì Phương phát hoảng. - Qua những gì ta đã chứng kiến sáng nay, chúng ta chưa rõ kẻ giết paul vì động cơ gì, hung thủ là ai và có bao nhiêu tên nhưng chắc chắn đây không phải là hành vi đơn lẻ bột phát. Từ sáng qua tới nay anh với paul như hình với bóng, sự gần gũi và ân cần thái quá của anh và con gái ông ta đang vô tình phát một thông điệp cho kẻ xấu rằng: anh với họ cùng bè cùng đảng. Họ phải chết thfi anh cũng khó sống sót. Kì Phương nghe xong suýt bật cười, anh cho rằng tên sát thủ đã cao chạy xa bay cùng với cổ vật. Khả năng chúng sẽ hãm hại nốt Thi Nga và anh gần như không có. Tuy nhiên chuyến thám hiểm thánh địa naga nào đó có khi lại là nguyên chúng săn lùng cha con cô. ‘’Cẩn tắc bất áy náy’’ rõ ràng giáo sư Huỳnh Lẫm tĩnh tâm hơn anh tưởng và ông có cái nhìn sâu sắc hơn. - Nếu trốn đi lúc này – anh đắn đo - có làm cho cảnh sát nghĩ sai về mình không. - Đó là những con người không làm việc theo cảm tính, nếu anh và cô ta không phạm pháp thì không ai bắt được tội được cả. - Thầy nói đúng, con sẽ đưa cô ta vào náu ngay tại đồn cảnh sát luôn. giáo sư Huỳnh Lẫm vội vã xua tay. - Tìm đến họ lúc này không phải là cách làm thông minh nhất. - Tại sao thưa thầy? - Đương nhiên hai người không có tội, nhưng những gì anh và cô ta làm ở hiện trường đã lọt vào tầm ngăm,s của cảnh sát. Lẽ ra cô ta nên ở lại trình báo và hợp tác với cảnh sát để tìm hung thủ thì lại trốn biệt tăm biệt tích. Ai dám chắc cô ta không móc nối với với hung thủ hay đang tẩu tán cổ vật thì sao? Họ thừa lí do để tạm giam hai người để điều tra, anh hiểu chứ? Điều này thì không cần giáo sư Huỳnh Lẫm răn dạy anh cũng hiểu, sáng nay chính viên chỉ huy cảnh sát đã nói thẳng với anh rằng lẽ ra anh phải bị giữ lại như một nhân chứn gddawcj biệt nhưng ông ta đã linh động bỏ qua nhưng hieue ý là sẽ bị triệu tập bất cứ lúc nào. Kp nhìn rõ một nỗi ác cảm về Thi Nga đang gợn lên trong đôi mắt tinh tường của ông. - Vậy theo ý thầy, ta vẫn phải tìm một nơi nào đó...để tránh nạn? - Tôi nghĩ ra rồi, anh hãy đưa cô ta về Hội An ở tạm ngôi nhà bỏ không của nhóm chuyên gia khảo cổ Nhật. Chìa khóa tôi đang giữ đây. Dù sao thì bảo vệ và chăm sóc con gái paul là trách nhiệm của tôi và anh lúc này. Ai dám chắc kẻ giết pie sẽ không thanh toán nốt cô ta. Không được rời cô ta nửa bước. Phải bí mật và tạm thời cắt hết mọi liên lạc với bên ngoài. Tôi sẽ cử người đến bảo vệ hai người. Kì Phương biết ngôi biệt thự hai tầng đầy đủ tiện nghi trong một con hẻm vắng bên sông Thu Bồn đó, đúng là một nơi lí tưởng để ẩn nấp. Kì Phương nhận chùm chìa khóa rồi lên xe lao đi. Kì Phương lo lắng đêm hôm lạ nước lạ cái thế này không biết Thi Nga có về đến Đà Nẵng an toàn hay không. Nếu không bị sát hại dọc đường thì giờ này cô nàng đang thu xếp hành lí để rời Việt Nam theo dấu chân mịt mù vô vọng của cha cô sang Pnompenh. Thật điên rồ. Lúc này Kì Phương bỗng rùng mình về sự dại dột và vô trách nhiệm đến khó tha thứ của mình. Đã thế, mặc dù biết rõ hành tung của cô nhưng anh vẫn giấu tịt điều này với viên thiếu tá lẫn thầy mình chỉ vì anh không muốn họ tìm thấy cô để ném một cái tin đau xé lòng vào mặt cô ấy. Trong chuyện này anh phải đích thân gặp lại Thi Nga để nói hết sự thật kèm theo xin lỗi. Đêm qua anh đã chạy xe với một tốc độ kinh hoàng lên tận sân bay để mong nhận một nụ cười của cô, giờ đây anh cũng phi như điên dại tìm nàng mặc dù biết trước một cái tát nảy lửa đang chờ anh. Đúng như anh hi vọng, chiếc Ford sét rỉ mà Thi Nga đang đùng đang đỗ xệch xẹo ngoài cổng khách sạn. Chàng nhân viên đeo nơ thấy anh đi vào nên tỏ ra là người tinh tế. - Cô ta đang chờ anh ở trên phòng 302 đấy!  - Cảm ơn!- Kì Phương thấy rõ ánh mắt ganh tị của gã. Đến trước cửa phòng 302 anh nén lặng mình một lúc rồi ấn chuông. Cánh cửa vội mở ra.  
0 Rating 445 views 8 likes 0 Comments
Read more
By: On December 16, 2013
Trên quốc lộ 1, chiếc Audi A6 màu đen lao với tốc độ chóng mặt tiến vào thành phố Đà Nẵng từ cửa ngõ phía nam. Trời đã mờ sáng nhưng các con phố và giao lộ hầu như vắng ngắt trong ánh đèn đường vàng vọt. Đến một ngã ba, chiếc xe rẽ vào phố Lê Đại Hành rồi lại tăng tốc nhằm hướng sân bay. Trên hàng ghế sau có hai người đàn ông, một to cao, một gầy nhỏ. Mặc dầu không nói gì suốt quãng đường dài nhưng có vẻ họ khá lưu luyến trước khi chia tay. Ngồi cạnh nhau, người thấp bé chốc chốc ngước lên nhìn trộm người kiađang ngả mình lim dim trên nệm ghế. Dung mạo người to cao mới trông đã biết ngày là ngoại quốc: mùi hắc, mũi cao, mắt sâu, tóc xoăn, nước da đen sạm chắc bền như được xông khói từ suốt mấy kiếp trước. Chỉ vài phút nữa là tiễn khách, không để không khí tẻ nhạt kéo dãi mãi, người thấp bé với tư cách là chủ nhà bèn lên tiếng trước. - Tôi hỏi khí không phải, ông anh là người ...Ấn Độ? Người to cao cựa mình cười mỉm, mắt phóng về phía trước rồi đáp lại bằng một giọng tiếng Việt lơ lớ. - Ông nói chỉ đúng một nửa. - Sao cơ? - Người nhỏ bé giương to mắt.- Đúng là đúng mà sai là sai chứ? - Xác mọc đất Miên, hồn ngự Mêru. – Anh ta đáp. Người thấp bé vẫn láng máng cho đến khi nhìn thấy hình ảnh siva bằng kim cương lủng lẳng trên sợi dây chuyền trước ngực. Người Miên theo theo đạo Bà la môn. Thú vị với phát hiện của mình, người nhỏ thó càng tò mò. Mới chỉ vài phút quen nhau nhưng đã để cho anh ta không ít ấn tượng về thanh niên ngoại quốc này. Người to cao vẫn nhìn phía trước, chỉ có cặp mắt đen là động đậy. Ánh đèn pha của những ô tô ngược chiều phả những luồng sáng thoắt đỏ thoắt vàng trên nước da đen cháy tựa như thân xác y được đúc tạc bằng đồng thau vậy. - Tiếng Việt của anh không tồi, chắc anh thường sang Việt Nam làm ăn? - Tôi vẫn thường đón bình minh trên các resort bãi biển Đà Nẵng, tiếc rằng lần này về cứ như chạy trốn. - Vâng... - người thấp bé cúi xuống tỏ chút ngượng ngập. – Chúng ta đều thừa lệnh Cả sư thôi mà. Nghe đến ‘’Cả sư’’ người to cao ngoái lại nhìn chiếc vali đang an toàn trong cốp sắt mới an tâm quay lên nhưng không giấu nổi nét căng thẳng bất chợt. Xe lao nhanh hơn. Anh ta ngước cặp mắt đầy chất latin đượm buồn ngoái ra ngoài cửa sổ nhìn xa xa về phái đằng đông đầy vẻ tiếc nuối. Thấy vẻ mặt đầy tâm trạng của một kẻ sắp rời xa chốn mình yêu thích, người nhỏ bé chẳng nỡ gây xáo trộn khoảng khắc yên lặng ngắn ngủi này của y. Hai người im lặng cho đến khi chiếc Audi dừng hẳn. Người nhỏ bé xuống chạy vòng ra sau mở cốp xách vali cho y vào sâu trong sảnh đón rồi chủ động đưa tay ra bắt. - Chúc đạo sĩ lộ bình an! Gã to cao suýt bật cười khi lần đầu tiên có người gọi mình là ‘’đạo sĩ’’. Thấy người bỏ bé lưỡng lự chưa muốn dứt ra, y hỏi. - Hình như ông có điều gì muốn dạy tôi? - Ấy, không dám...tôi thấy đạo sĩ có nét gì đó hơi...quen quen, có phải tên ngài là ...Shi... -Xuỵt!- Người cao lớn trỏ vội ngón tay lên môi. - Thốt tên người khác nơi công cộng là không nên. Y lần tay sau quần móc một tấm card rồi đưa cho người nhỏ bé. Người này đón lấy đọc ngấu nghiến, một thoáng sau ngửng lên vẻ mặt muôn phần kinh ngạc. Vua đồ cổ. Lúc này anh ta mới nhận ra trước mặt là một con người mà không phải ai cũng có cơ may được gặp một lần trong đời. Thảo nào từ đầu đã toát lên vẻ uy nghiêm khó gần, một chút lịch lãm và thừa...ngạo mạn. Miệng lưỡi người nhỏ bé vốn đã sượng cứng nay lại càng xơ cứng không thốt nên lời. Người to cao vỗ nhẹ vai anh ta. – Nếu có cơ hội, đừng ngại gọi cho tôi. Nhiều người đã đổi đời sau khi họ gọi cú đầu tiên cho tôi đấy! Người nhỏ thó xúc động đến nỗi mặt co lại, từng nhúm da bên khóe mắt giật lên từng hồi. Với công việc và chức năng của mình, anh ta hiểu từ ‘’cơ hội’’ ở đây là gì. Đó là đồ cổ. - Đứng lâu nơi công cộng cũng không tốt đâu. Tạm biệt! - Người cao lớn vỗ vai cho anh ta tỉnh lại rồi ném một nụ cười bí hiểm trước khi bỏ đi. Luôn luôn ‘’gieo hạt’’ là phương châm làm việc của y. Một thói quen tốt và rất đơn giản, với xấp card dày cộp đầy hai túi sau chiếc quần bò Levi’s, y không ngừng gieo xuống các mảnh đất tiềm năng. Với con mắt nhà nghề, y biết đâu là những đối tượng cần thiết lập quan hệ, đâu là đối tượng không nên la cà và tránh xa. Không hề vung vãi danh hão như một số doanh nhân học đòi, những tấm danh thiếp của y luôn đặt đúng nơi đúng chỗ. Đó là những nhà khảo cổ có tâm địa, những tên bảo vệ bảo tàng tham lam, và tất nhiên không thể thiếu những tên trộm đồ cổ người bản địa- kẻ mà hắn cho rằng sẽ mang niềm vui bất ngờ nhất. Trong quá khứ đã có không ít những nhà sư biến chất trước khi từ giã cõi tu hành đã không quên ẵm về cho hắn bức tượng phật vô giá. Bây giờ điểm lại, tài sản nhiều trăm triệu đô la của y đang ngày một phình to mà một phần không nhỏ đã đến từ những mảnh giấy nhỏ xíu đó. Thật khó tin. Sân bay khang trang và hiện đại này đã mở chuyến bay thẳng Đà Nẵng – Pnompenh càng làm cho ‘’con đường đồ cổ’’ của y ngày một hanh thông nhưng hôm nay còn sớm nên chỉ lác đác vài người. Bước về phía quầy check in, y cúi gầm mặt nhìn những áng đèn phản chiếu rực rỡ trước mỗi bước chân. Mọi giấy tờ và thủ tục suôn sẻ như bao phi vụ trước đây. Khi chiếc đồng hồ Hubost nạm kim cương trên tay y chỉ đúng 7 giờ 45 phút, chiếc Boing737 cất cánh khỏi đường băng rồi vếch chiếc chiếc đầu da cam như một mãnh thú hướng về phía tây nam. Trót lọt. Y ngả người trên hàng ghế VIP tận hưởng cảm giác khó tả đang dâng trào. Nhưng một sự thật phũ phàng mà y không thể ngờ tới đó là: cổ vật trong chiếc vali này là một dấu chấm hết sắp giáng xuống cuộc đời đầy dông bão của một vua đồ cổ tầm cỡ thế giới.    Mắt Kì Phương hoa lên khi dòng chữ kì lạ đang nhảy múa trước mặt. Anh cúi người xuống cho máu thông suốt lên não rồi thở sâu cho dưỡng khí tràn ngập buồng phổi. Khi đã đạt độ tỉnh táo cao nhất, anh lại tập trung vào yoni với hi vọng điều mình vừa thấy chỉ là ảo giác. Nhưng không, dòng chữ nổi rõ trên lớp máu đen sánh hiện rõ hơn bao giờ hết. Điều kì lạ là trước đó anh và viên cảnh sát đã nhìn hàng chục lần mà không ai phát hiện ra điều này. Ai đã viết ra nó? Khi anh và Lê Đại Hắc đàm đạo bên ngoài không hề có ai bước vào. Mấy viên cảnh sát giám định người Kinh không thể viết được chữ này mà giả sử viết được thì có cho vàng họ cũng không dám đụng tay. Một kẻ lạ khác thừa cơ lẻn vào đây là lại càng không thể. Quá trình ngưng kết của chất lỏng diễn ra rất chậm và tĩnh. Vả lại chất lỏng màu đen trên mặt đá sần sùi nằm trong màn đêm rất khó nhìn kĩ. Mặt chất lỏng có tính phản chiếu nên khi anh chiếu đèn lên thì hình ảnh nhìn thấy là của bứctường gồ ghề xung quanh. Giờ đây, dưới ánh sáng tự nhiên, nóhiện rõ hơn bao giờ hết. Kì Phương khẳng định luôn đây không phải là chữ Lào hay chữ Thái. Nó cũng không hề giống nhóm chữ Môn - Kh’mer mà người Campuchia và nhiều dân tộc Đông Nam Á đang dùng. Mới nhìn thì rất giống chữ Chăm truyền thống, nhưng nhìn kĩ thì hoàn toàn không phải. Nócó vẻ cũng có nguyên âm, phụ âm, dấu âm trên, dấu âm dưới và cả móc câuy như Chữ Chăm nhưng tuyệt không phải chữ Chăm mà hệt như một người em sinh đôi trên trời rơi xuống mà ta chưa thể biết tên.    Mà nếu không phải chữu Chăm truyền thống thì có thể là Chăm cổ hoặc một ngôn ngữ nào đó trong số hơn 150 ngôn ngữ thuộc hệ Mãlai - Đa Đảo chăng? Người viết chữ lên đây với kẻ giết Paul có phải là một? Nhìn dòng chữ còn tanh máu người đầy câu ngoắc tủa tủa như một bó giun lạ vừa đội đất ngoi lên đang ngoe nguẩy trước mặt làm Kì Phương cuộn từng cơn tởm lợm. Như sợ dòng chữ lại biến mất đột ngột như lúc xuất hiện, anh lấy giấy bút nắn nót sao chép y nguyên rồi cất kĩ vào ba lô như sưu tầm đuwocj một ngôn ngữ lạ. Kì Phương khóa chặt balo rồi lại ngắm nghía. Mỗi loại chữ cổ có một quy luật viết khác nhau, khi đọc không đúng chiều hoặc hướng sẽ không nhận ra mặt chữ. Đã đi ba vòng và thử các góc độ nhưng các kí tự đó vẫn là một câu đố hiểm hóc. Mà có thể đây không phải là chữ mà là bút tích có ý đồ của hung thủ. Trong thế giới của những hội kín, sau vụ án thủ phạm thường để lại thông điệp nào đó trên hiện trường. Đó là một thông tin, sự thách thức, hoặc một đe dọa. Một số hung thủ còn để lại những biểu tượng hay mật mã mà có khi nhân loại mất nhiều thế kỉ cũng không giả mã nổi. Vụ án Tamam Shud là một trong những bí ẩn lớn nhất của Australia khi cảnh sát tìm thấy một dòng chữ bí ẩn trên mẩu giấy giấu trong túi quần nạn nhân mà hơn nửa nay vẫn trong bóng tối bí ẩn. Hội Tam điểm, hội Illuminati, hội Tam Hoàng hay tổ chức khủng bố hồi giáo Al-Qaeda cũng có những mật mã để đời như vậy. Kì Phương nhận ra đã đến lúc phải chuồn khỏi đây để nhường lại cho Lê Đại Hắc cùng chuyên gia mật mã và cổ ngữ vào cuộc ngay lập tức. Ngay lúc anh định bỏ đi thì có tiếng xe đỗ nhẹ ngoài bờ suối cùng lúc có bốn người đang đi rất nhanh về phía anh. Kì Phương mừng rỡ khi nhìn thấy tốp sư phụ của mình và một cô phóng viên quen mặt. Anh vẫy tay kêu to. - Mời mọi người vào đây! Giáo sư Huỳnh Lẫm đáp lại từ xa với khuôn mặt nghiêm trọng, ông dẫn đầu đoàn tiến thẳng vào tháp như chính ông mới một chủ nhân đích thực ở đây. Kì Phương và Mộc Trân đứng ngoài để dành không gian cho ba người đàn ông đi vào. Tiến sát đài thờ, giáo sư Huỳnh Lẫm nghiêng mình đứng lại, hai người khác dàn ra hai bên và cúi xuống như đang làm một nghi thức nào đó. Thấy khuôn mặt giáo sư Huỳnh Lẫm đột nhiên căng thẳng và giữ nguyên tư thế cúi đọc rất lâu mà không ngửng lên. Nghĩ rằng thầy cũng đang bí, Kì Phương ném một câu vào trong. - Thưa các thầy, em đã cố tìm hiểu... nhưng chịu. Giáo sư Huỳnh Lẫm vẫn giữ nét mặt kính cẩn lẫn kinh ngạc, có lẽ trong cuộc đời khảo cổ và dịch cổ ngữ của mình chưa bao giờ ông nhìn thấy một chữ viết quái lạ đến vậy. Hơn nữa nó lại viết bằng máu tại trên một biểu tượng thiêng liêng tột bậc như vậy. Tiến sĩ Phú Thành Tài lùi lại một bước lấy tay che miệng nói khẽ. - Chữ của quỷ dữ! Tiếng thì thào của ông ta như làn gió buốt len vào tai mọi người. Giáo sư Huỳnh Lẫm quay mặt lại nhìn xiết vào mắt ông ta áp chế. Kì Phương cũng nghĩ như thế, nhưng anh rút kinh nghiệm để hỏi sang hướng khác. - Thưa thầy, có phải đây là hệ thống chữ Phạn hay Chăm cổ? - Hỏi thế sai bét! - Giáo sư Huỳnh Lẫm đáp khô khốc. - Vậy thì theo thầy là chữ gì ạ? - Chữ gì thì ta không biết nhưng nhìn kĩ tôi dám chắc chắn nó nằm trong hệ chữ Bhahmi. Tôi đã nhắc anh bao nhiêu lần rồi, chữ Phạn hay chữ Chăm trên các bia kí và các văn bản cổ của Champa chỉ dùng một hệ thống chữ viết duy nhất để biểu đạt, đó là hệ thống chữ Bhahmi vay mượn từ Ấn Độ. Mà có tới hàng trăm hàng ngàn ngôn ngữ sử dụng hệ thống chữ viết Bhahmi tôi làm sao biết hết. Giống như tiếng Anh, tiếng Pháp, Ý và cả tiếng Việt ... mượn hệ thống chữ Latin để viết và phiên âm cho ngôn ngữ của mình! - Vậy chữ Phạn và Chăm cổ khác nhau như thế nào? – Mộc Trân đánh bạo hỏi. Giáo sư Huỳnh Lẫm chậm rãi giải thích:  - Tiếng Sanskit hay còn gọi tiếng Phạn là ngôn ngữ cổ của người Ấn Độ có từ trước công nguyên. Nó bắt đầu du nhập theo các nhà truyền đạo và thương gia vào Champa từ thế kỉ thứ 2 và 3. Bia Võ Cạnh là văn bia tiếng Phạn đầu tiên của Đông Nam Á là minh chứng. Sau khi du nhập vào Champa người Chăm đã tiếp thu và không ngừng cải tiến để tạo ra một loại chữ riêng gọi là chữ Chăm cổ tương tự như chúng ta nội địa hóa chữ Hán thành chữ Nôm ở Đại Việt. Hiện nay ta tìm đỏ mắt may ra chỉ còn một vài nhà Nho thập cổ lai hi còn nhớ được vài chữ nôm. Còn người đọc được chữ Chăm cổ còn hiếm hơn vạn lần. - Giáo sư vừa nói, - Kì Phương hỏi - đây không phải chữ Phạn hay chữ Chăm, vậy có hay không một cộng đồng người bí ẩn nào đó đang sử dụng chữ này ngay trên nước ta? Giáo sư Huỳnh Lẫm chau mày lại: - Cái đó thì phải hỏi các nhà nhân chủng học, tôi đã thuộc làu nhiều bộ từ điển kim cổ kể cả của Aymonier và Moussay, nhưng thú thật dòng chữ này là lần đầu tiên tôi nhìn thấy. - Hay đây là chữ của... thánh thần? – Mộc Trân buột miệng. Cô muốn rút lại câu hỏi của mình khi nhận ra vị giáo sư già rất đang rất nghiêm túc khi đối diện với trường hợp hóc búa nhất trong suốt cuộc đời đánh vật với chữ nghĩa của mình. - Hết quỷ dữ rồi lại thánh thần – ông thở daif-  các người khéo nghĩ nhữn gthuws đâu đâu nhưng một điều gần gũi và khoa học hơn nhiều thì không ai nghĩ ra. - Đó là gì ạ? – Tất cả cùng hỏi.   - Đây đích xác là chữ của tiền nhân! Cả đoàn nghe xong đều vô cùng ngạc nhiên. Vốn rất ưa những gì gây sốc và li kì, cô phóng viên vội vã chộp lấy hỏi dồn. - Chữ tiền nhân. Chẳng lẽ tiền nhân vừa hiện về để viết lên đây sao? - Cô nói đúng! Người vừa viết chữ này sống cách đây hơn... một ngàn năm!
0 Rating 670 views 5 likes 0 Comments
Read more
By: On November 27, 2013
Chương 3 - p1   Không hiểu vô tình hay hữu ý mà cổ nhân đã đặt ba trung tâm Tôn giáo- Chính trị - Kinh tế của vương quốc Chămpa cổ nằm trên một đường thẳng tắp có tâm điểm là kinh đô Sư Tử (Simhapura). Hơn một thiên niên kỉ trôi qua, ngoại trừ biểu tượng chính trị đã lụi tàn nhưng kì lạ thay, trung tâm Tôn giáo Mỹ Sơn và thành phố cảng Hội An vẫn trường tồn đầy sức sống mãnh liệt như thủa xưa. Đón những tia nắng đầu tiên của ngày hôm nay là một nhóm người trong căn nhà cổ kính ven sông Thu Bồn. Đó là ba người đàn ông lớn tuổi và một nữ phóng viên trẻ Mộc Trân. Trước mặt cô là chiếc máy ghi âm đang ở chế độ tắt, một cây viết và một quyển sổ đang mở rộng chưa có dòng chữ nào. Nét mặt của họ đăm chiêu ngó ra mặt sông phẳng phiu như lụa trải ngoài khung cửa mờ sương. Người lớn tuổi nhất là giáo sư Huỳnh Lẫm- một nhà khảo cổ và nghiên cứu văn hóa Chăm có tên tuổi nhất nước hiện nay. Ông bấm máy di động rồi áp lên tai lần này là lần thứ năm. Rỗi cũng như mấy lần trước, ông thả xuống bàn với cái lắc đầu nặng trĩu: - Đến giờ này vẫn chưa liên lạc được, tôi e rằng lão đã xảy ra trục trặc gì đó. - Xin thầy đừng sốt ruột ạ - Một người tóc xoăn lên tiếng - Người Pháp có thói quen dậy muộn, ta đợi lát nữa xem. Người đàn ông khác đeo cravat đỏ có phần sốt sắng hơn: - Có lẽ chúng ta nên bắt taxi lên khách sạn xem sao, ông ta phải biết rằng khán giả cả nước và nhất là người Chăm trên toàn thế giới đang nằm phục bên tivi từ đêm qua. Mộc Trâm với đôi mắt thâm quầng do mất ngủ bỗng ánh lên, cô đặt li cà phê xuống bàn, cô phụ họa theo: - Cánh phóng viên chúng em có người cả tuần này ăn chực nằm chờ ở Mỹ Sơn, lề mề nhất như em thì tối qua đã hạ trại rồi. Người đeo cravat đỏ lộ dần là một quan chức nặng kí, ông vung tay: - Không gì tệ bằngđể mất lòng tin trong nhân dân, ông ta mà bỏ trốn như hồi trước, tôi sẽ lôi cổ ông ta ra tòa. Nghe đến từ ‘’bỏ trốn’’, người tóc xoăn không thể không xen vào: - Chú Dũng cứ bình tĩnh, dù bê tha đến mấy thì người Pháp cũng không thất hứa đâu. Giáo sư Huỳnh lẫm không hé môi, ông đưa cặp mắt sâu hoắm nhìn ra mặt sông như tìm kiếm một câu trả lời về buổi lỡ hẹn không đáng có này. Tuy không bổ nhát cuốc lịch sử xuống Mỹ Sơn sáng nay, nhưng là trưởng đoàn nên ông như đang ngồi trên đống lửa. Ông tin tưởng vào vị đồng nghiệp đến từ viện Viễn đông bác cổ như tin chính bản thân mình, nhưng để xảy ra sự cố ngay từ phút đầu trong sự kiện trọng đại này lại là một điềm không lành. Dù gì đi chăng nữa, Paul vẫn được nhìn nhận như một người đầu tiên hồi sinh cho Mỹ Sơn sau hai cuộc chiến tranh tàn phá. Hơn một thế kỉ nay các nhà khảo cổ Pháp luôn phô cái bóng to kềnh của họ che lấp những nhà khoa học da vàng mũi tẹt như ông. Từ khi nhà thám hiểm L. Paris tìm ra Mỹ Sơn đến nay đã có không ít nhà khoa học Tây phương để lại dấu ấn trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Và ngày mai, lại một người Pháp nữa. - Không biết linh vật Champa là thứ gì mà ông Paul kín như bưng vậy, chẳng lẽ các bác không ai biết gì hay sao? – Cô phóng viên ngước nhìn lần lượt ba tinh hoa nước nhà như như thể đang khiêu khích. Người tóc xoăn lập tức quay sang trừng mắt nhìn cô ta qua cặp kính dày cộp, giọng đục ngầu. - Cô muốn chúng tôi ngồi tù chắc! Đã nói là tuyệt mật, cô nên tìm Paul mà hỏi. Chúng tôi không có quyền tiết lộ bí mật quốc gia. Giáo sư Huỳnh lẫm nhấp một li cà phê cố che một cái nhếch mép. Bởi, ông biết rằng sau cái cặp kính trí thức kia cũng chả biết gì. Ngay cả ông đây, từng là viện trưởng Viện khảo cổ, nhà nghiên cứu Chămpa có số có hạng mà cũng chẳng rõ Paul sẽ diễn trò gì trên khoảnh đất đã nén chặt dấu chân ông. Nhìn những khuôn mặt khó đăm đăm, cô phóng viên biết mình đã hỏi không đúng lúc, không đúng người và không đúng chỗ. Gấp cuốn sổ trống trơn trên bàn, cô đưa ánh đầy cam chịu nhìn chan chứa ra phía con sông. Ngay lúc đó, chất giọng trầm trầm nghe còn u ất hơn lên tiếng. - Chị Mộc Trân cứ bình tĩnh.- Gs Huỳnh Lẫm nói. - Cô mới đợi có một đêm, còn tôi, nói cô đừng cười, tôi đợi ngót một đời người rồi. Người đeo kính cười khổ rồi phụ hoa theo. - Cô Trân chắc không lạ gì với thầy Lẫm đây, nếu nói về thâm niên nghề nghiệp còn hơn cả tuổi đời của tôi, vậy mà tôi năm nay đã ngót 50. Cái tuổi săp về vườn nhưng nhìn lại mình vẫn chưa làm nên trò trống gì so với ông Paul. Thực lòng mà nói, chúng tôi rất ghen tị với ông ta - Người đeo kính lén nhìn thầy của mình rồi lại tiếp. – Nhưng nghĩ lại phải công nhận ông ta là người dám xả thân. Xứ này có ai dám sống chung với rừng hoang và rắn rết để làm khoa học như ông ta đâu. Giáo sư Phương đồng tình, ông nói thêm. - Đợt này ông ta thề sẽ mang cho chúng ta một báu vật quý báu hơn tất cả các báu vật trong viện bảo tàng Chăm cộng lại. - Ông ta điên chắc!- Người thắt cravat vốn kiệm lời nhất, nãy giờ ông chỉ nghe và ngẫm, nhưng lần này ông cũng không kìm nổi - Có cái gì đó rất kì quặc, tôi cảm thấy chúng ta hình như đang... bị lừa. Giáo sư Huỳnh Lẫm vung tay như chặn những chiếc lưỡi quá khích đang nhằm vào người bạn của mình. - Nói bậy, các vị suy xét cho thật kĩ, trước khi sang đây ông ta lập hồ sơ chứng cứ rất cặn kẽ cho cơ quan chủ thể của mình và cả Ủy ban di sản Unesco. Với uy tín của cá nhân và cả viện Viễn đông bắc cổ, mọi khâu thủ tục đã khơi thông với tốc độ ngoài mong đợi. Đây là sự kiện lớn do một nhân vật uy tín khởi xướng. Cả nhóm không nói thêm, lúc đó chếc di động lại reo vang. Không phải là Paul gọi đến xin lỗi như ông tưởng, đó là một học trò của ông. - Ai đấy, .... Paul bị giết sao?.. nói to lên....Trời, không thể! Chiếc điện thoại nhỏ bé ruốt cuộc đã đánh khụy vị giáo sư. Sau tiếng gào khô khốc, ông lẩy bẩy ôm lấy đầu. Mộc Trân nhổm người dậy, mắt dáo lên hỏi dồn: - Có giết người hả bác, ở đâu? Sau cơn choáng nhẹ, Giáo sư thở sâu rồi ngả lên thành nghế, mắt mở to lơ lác nhìn lên trần nhà. - Thầy... thầy có làm sao không thầy... - ba người đồng thanh hỏi. - Paul..đã bị giết rồi! - Vị giáo sư già nói hắt ra đầy khó nhọc. -Ở đâu bác? chúng ta sẽ đến đó ngay bây giờ. – Mộc Trân nhanh tay lùa mớ đồ nghề vào bao. -Thánh địa Mỹ Sơn! - ông chỉ tay ra chiếc xe ngoài phố - Bấm máy cho cảnh sát đến đó luôn một thể. Mấy phút sau, hai chiếc xe con nhằm hướng tây lao đi. * Mặc dù Kì Phương đã lường trước một kết cục tồi tệ từ khi nhìn thấy máu, nhưng anh không ngờ cái chết của Paul lại thê thảm đến như vậy. Anh vội vã rút máy ra gọi điện báo cho trưởng doàn khảo cổ Gs Huỳnh Lẫm. Phía đằng xa, Thi Nga vẫn miệt mài tìm kiếm mà quên mất bạn đồng hành phía sau. Không có anh bên cạnh, sự can đảm của cô đã rơi mất một nửa. Sự sợ hãi bất giác lan tỏa trên những bước chân run rẩy của cô. Ánh đèn trong tay cô chiếu loang loáng tứ phía và tim cô giật thót mỗi khi thấy những pho tượng không đầu của thần sinva và những đứa con mình người đầu thú của ngài ẩn hiện trong bóng tối. -Kì Phương, anh ở đâu?- Cô khẽ gọi. Phủi mặt mũi rồi ngồi dậy, Kì Phương định leo lên miệng hố thì bỗng nghe thấy tiếng cô văng nẳng phía xa. Anh hét với lên. - Cẩn thận kẻo ngã đấy. Nhận ra giọng anh, cô òa lên vui sướng: - Đừng đùa tôi nữa, Anh trốn ở đâu? - Đừng chạy, đứng tại chỗ, tôi sẽ đến. - Anh làm sao thế?- Nhận ra âm thanh khản đặc của anh thoát lên từ lòng đất, cô ta cuống cuồng chạy về phía anh. Trong lòng hố sâu và hẹp, Kì Phương nghe rõ tiếng bước chân rung chuyển mặt đất. Ánh đèn loang loáng ngày một sáng hơn. Cô ta sẽ nhìn thất tất cả. Kì Phương bỗng dưng thấy hoang mang như chính mình vừa gây một tội ác ghê gớm, và không hiểu sao anh thấy sợ hãi, không phải sợ xác chết sau lưng mà sợ con người sống trước mặt. Trong tích tắc anh chưa giải nghĩa chính xác mình sợ cái gì nhưng anh ước cô ta biến mất khỏi đây. Cô ấy không đủ can đảm để nhìn cha mình lúc này. Kì Phương đã nhận ra mình sợ cái gì. Phải rồi, lòng trắc ẩn! Anh sợ sẽ phải chứng kiến trái tim non nớt kia tan nát. Cô đang chạy thình thịch trước khi quỵ ngã. Mỗi bước chân cô là một nắm đấm dội thẳng vào lồng ngực anh. Rồi bằng một động tác bản năng, anh ngã ngửa như một khúc cây bị đốn. - Dừng lại ngay! – Kì Phương hét lên khi nhìn thấy một mũi giày thòi trên mép hố, một tràng đất đá dội xuống mù mịt kèm một chùm sáng chiếu vào mắt. - Trời ơi, – cô thét lên - anh có làm sao không? Rõ ràng là cô chưa thấy cái mà anh đang che lấp. Vừa nói, cô vừa khom người túm chặt lấy miệng váy, một tay bám vào cỏ dại rồi duỗi đôi chân dọc theo mép hố. Bàn tay còn lại thõng sâu xuống nhưng vẫn thiếu vài tấc nữa để chạm vào điểm cao nhất của người anh. Kì Phương lập tức co rúm người lại một cách vụng về vô tình để cái xác to tướng dưới vai anh lộ ra. - Đưa tay đây tôi sẽ kéo anh lên! - Tôi đang choáng - Kì Phương luống cuống chỉnh lại thế nằm - Hãy để tôi nằm đây chốc lát. Thấy anh lúng ta lúng túng và có ý không muốn lên. Cô cau mày khó hiểu. - Tại sao anh kì quặc thế, đưa tay đây tôi kéo lên! - Không!- Kì Phương dứt khoát.- Cô ra khỏi đây ngay đi. Kì Phương thể hiện một thái độ mà cô vừa tức cười vừa nổi cáu, chẳng khác một đứa trẻ đang ăn vạ. Rồi như chợt nhớ ra điều gì, cô kiểm tra lại tư thế của mình rồi ngượng nghịu thu hai cặp đùi lên trước khi chuyển sang thế khác mà cô cho là kín đáo hơn. Đặt chiếc đèn bên mép hố, cô nằm sấp trên mặt đất rồi thõng toàn bộ thân trên và đôi tay xuống hố. Với thế mới này Kì Phương chỉ còn nước nhắp tịt mắt. Đôi bàn tay vớt liên hồi trong không khí và cô suýt nữa tóm trúng cái thắt lưng đang phập phồng của anh. - Đồ hâm, - cô quát - Chìa cái tay anh ra đây mau! Bất chấp vòng tay nhiệt huyết đang dang ra, Kì Phương vẫn nhất quyết cự tuyệt. Anh biết rằng chỉ cần cựa quậy, cái vật dưới lưng anh sẽ làm cô ta ngã lộn cổ xuống đây. Anh không thể tàn nhẫn như vậy được. Cách hành xử kì quặc của Kì Phương lại càng làm cô ta sinh nghi. Cô không vồ vập như trước mà tập trung soi đèn từ mặt đến bàn chân anh hòng tìm ra lí do. Thấy tình hình đã đến lúc nguy ngập, Kì Phương buộc phải tìm cách tống cổ cô ta. - Tắt đèn đi. – anh quát. Ánh đèn vụt tắt nhưng khối thịt lù lù vẫn y nguyên có thể nhào xuống bất cứ lúc nào. Anh dằn từng chữ: - Để tôi nằm nghỉ giây lát, cô hãy ra khỏi đây ngay. - Không được, đưa tay đây! – Cô ta bất thần phóng tay xuống cố vồ một cú quyết định để kết thúc cái trò đùa quái gở này. Đất đá được dịp tuôn mù mịt lấp đầy mặt anh nhưng Kì Phương vẫn lấy làm mừng vì nó lấp luôn cả khuôn mặt lạnh ngắt sau gáy anh. - Cô hãy quay lại khách sạn đi, - Anh gào lên - biết đâu ba cô đã quay lại tìm cô. Kì Phương không hiểu sao lại vuột một câu như vậy, nhưng câu này liền tỏ ra hiệu quả tức thì. Thi Nga thu bàn tay chưng hửng trở về rồi ngồi thượt trên mép hố, nhưng vẫn bướng bỉnh không chịu bỏ đi. - Cô lái được xe chứ? - Để làm gì? - Cô hãy nhanh nhanh quay lại khách sạn ngay, nếu không tìm thấy cô, ba cô sẽ rất lo lắng có thể lên sân bay tìm cô đấy. - Nếu ông ấy đã rời khỏi đây, tôi nghĩ sẽ phải sang Pnompenh tìm ba tôi mất? Anh đi với tôi chứ? - Pnompenh? – Kì Phương tưởng cô nói nhầm - Cô nói nghiêm túc đấy chứ? - Tôi không đùa vào lúc này! Kì Phương cho rằng cô nàng láu lỉnh đang bịa chuyện để dụ anh đứng lên nhưng anh không dễ dãi mắc mưu đến vậy. - Vậy ông hẹn cô sang pnompenh để làm gì nào? - Thám hiểm một kho báu bí ẩn chưa ai biết tới. Anh chưa nghe ba em nói bao giờ sao? Nghe đến đây Kì Phương chỉ muốn ngồi bật dậy để hỏi cho ra nhẽ, nhưng vừa dựng gáy lên anh đã phải giả vờ mệt mỏi hạ xuống. Không biết từ phía sau Paul có xác nhận điều con mình vừa nói hay nhưng quả thật mấy hôm nay anh đã nghe phong phanh về chuyện đó. Kì Phương đã định hỏi trực tiếp Paul nhưng ông vẫn chưa dành cho anh một chút thời gian nhưng dù bất luận đúng hay sai thì giờ đã đến lúc đẩy cô ra khỏi đây. - Vậy cô nên nhanh nhanh quay về Rex đi, nếu không ba cô sẽ đi Pnompenh mất. - Anh hứa là không làm sao cả chứ? - Khổ quá, đừng lo cho tôi, - Anh van nài - tôi sẽ tự lên và quay về khách sạn tìm cô! - Tốt lắm, tôi sẽ đi ngay. Kì Phương rút chùm chài khóa rồi ném lên miệng hố. Chỉ trong vài giây tiếng sột soạt của đôi giày 9 li đã mất hút. Áp lực tưởng như đã vơi đi nhưng một nỗi ân hận lập tức ập đến giày xéo lấy anh. Mình quá ác với cô ta. Nhưng ngược lại, nếu để cô chứng kiến cảnh này còn tàn nhẫn hơn nhiều. Anh thầm nghĩ sẽ gặp lại cô tại Rex rồi nói hết sự thật này, lúc đó dù có ngất xỉu cũng đã có giường ấm nệm êm. Anh cũng có thể ở đó an ủi vỗ về hàng giờ dù sao cũng dễ chịu hơn là để cô chuầy chòa nơi bùn lầy bẩn thỉu này. Kì Phương nặng nề ngồi dậy dũ bớt bùn đất rồi tìm cách leo lên miệng hố cao lút đầu người. Xung quanh chìm đắm vào bóng đêm mịt mùng.                                   Mật mã Chămpa - Chương 1- p1  Mật mã Chămpa - Chương 1- p2  Mật mã Champa - Chương 2 - p1  Mật mã Champa - Chương 2 p-2  Mật mã Champa - Chương 3 -p1  Mật mã Champa - Chương 3 - p2 Mật mã Champa - Chương 4 - p1  
0 Rating 655 views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On November 25, 2013
Thực ra chỉ liếc dòng kí tự trên Kì Phương đã biết ngay Paul muốn nói gì, và nó cũng chẳng có gì là bí mật cả. Các kí hiệu A1, A2,... B1, B2... do nhà nhà khảo cổ kiêm kiến trúc sư người Pháp Henri Parmentier phân loại và đặt tên cho các đền tháp khi ông nghiên cứu thánh địa Mỹ Sơn từ những năm đầu thế kỉ XX. Vì tính khoa học và đảm bảo sự nhất quán trong nghiên cứu nên các kí hiệu đó vẫn được tiếp tục sử dụng đến nay. Nó cũng phổ biến trong các bản đồ và tập san du lịch đến nỗi nhiều du khách cũng thuộc vanh vách. Kì Phương hiểu được ý Paul rằng ông ta đang có mặt tại một trong bốn ngôi tháp đó. Paul là người rất ưa dùng các kí hiệu khoa học vào đời thường. Có giai thoại kể rằng, khi công tác ở Mỹ sơn, ông không có nhà cửa, không phương tiện đi lại nên Paul đã căng lều ngay bên cạnh tháp cho tiện làm việc. Lúc in card để liên lạc, trên phần ‘’địa chỉ cơ quan’’ ông chỉ ghi độc một chữ ‘’A2’’ Đường sá về khuya vắng tanh vắng ngắt, sau một tiếng lao nhanh trên những con đường rừng quanh co họ đã đến gần khu di tích. Chiếc Ford tiếp tục phá tan giấc ngủ của rừng núi để tiến về thung lũng thiêng. -Tôi thật lấy làm lạ, - Kì Phươngcất giọng trách móc – đêm hôm thế này cha cô đến Mỹ Sơn mà không nói cho tôi một câu, dù sao đây cũng là thổ địa của tôi. Thi Nganãy giờ chết lặng vì lo lắng cho ba cô vừa sợ làm anh phân tán nên không dám hé môi. Khi anh nói, cô mới chịu lên tiếng. - Từ lúc thấy anh một mình ở sân bay tôi đã ...hơi ớn. - Bỗng cô bật ra một ý nghĩ làm Kì Phương lạnh người – Hay là ba tôi bị ai bắt cóc vào đây? Hôm nay Kì Phương đã chứng kiến tận mắt Paul được nhiều người săn đón không khác gì minh tinh màn bạc. Nhưng kẻ hâm mộ ông đến đến mức bắt cóc thần tượng lôi vào rừng đêm hôm thế này thi anh không dám tin. - Chắc không ai bắt cóc ông cả. Ba em còn viết thư, mà gã đeo nơ nói ông đi một mình mà – Kì Phương trấn an.- Mà biết đâu ông vào đây ngồi thiền thì sao. Sau bao nhiêu năm sống chốn đô thành, giờ đây nếu được lựa chọn giữa khách sạn năm sao và thảm cỏ trong rừng, tôi tin ông sẽ chọn thiên nhiên. Tuy lí do này không thực tế nhưng Thi Nga vin vào đây để tự trấn an mình. Từ thủa tấm bé, cô biết ba mình đã coi đây là quê hương thứ hai. Mỹ Sơn còn là nơi bắt nguồn tình yêu và hồi sinh cuộc đời của ba lẫn mẹ của cô. Nhưng đời cho ông cái gì thì cũng lấy đi cái đó, Mỹ Sơn lại là nơi chứng kiến cuộc chia lìa đầy tang thương và nước mắt của họ. Thi Nga hỏi: - Hình như ba em sáng nay đã thăm Mỹ Sơn rồi cơ mà? - Đúng, nhưng chắc là ba cô bỏ quên cái gì đó nên quay lại, chẳng phải tính ba cô dạo này lãng trí mà. Chiếc xe giảm tốc khi đường hẹp lại. Khi không thể chạy tiếp qua một con dốc cao, Kì Phương bảo cô xuống. - Cô leo núi được chứ? – Anh chỉ đôi giày cao gót. - Được, anh đi trước đi! Đáp xong cô chợt rùng mình khi nghĩ phải đi vào một khu rừng vắng với một người đàn ông mà cô chưa hiểu biết. Cô đã quên mất rằng thủa tấm bé trên chính con đường mòn này anh đã dẫn cô đi hái trái me dại mỗi khi chiều về. Cô dũng cảm tiến bước với ý nghĩ rằng cha cô đã chọn mặt gửi vàng, nên chắc anh ta không dám đi quá giới hạn tại một nơi linh thiên như thế này. - Tuy khó đi nhưng đường rất ngắn, - Anh nói- qua con dốc nhỏ này nữa là tới. Sau một hồi lâu luồn trong rặng cây chằng chịt tối om, một quang cảnh thần tiên bừng sáng dưới ánh trằng rằm hiện ra. - Nhìn kìa! – Kì Phương thốt lên. Hàng hà sa số những giọt sương li ti đang phủ trắng trên những ngọn tháp nâu mờ ảo. Khu đền run rẩy hiện lên đầy huyền diệu. Mặc dù đã ngắm khu tháp tới ngàn lần nhưng Kì Phương không khỏi thẫn thờ trước cảnh trăng đêm nay. - Tuyệt...! Thi Nga cũng thốt lên - không lẽ ba tôi một mình đến đây ngắm tháp sao? Kì Phương tỏ ra am hiểu Paul như hiểu về ba ruột của mình: - Ba em vẫn lãng mạn như hồi nào, dân kiến trúc mà. Sống lâu năm ở đây, ông ấy biết lúc nào là đẹp nhất. Có điều là cảnh đẹp thế này mà cha em ngắm một mình thì...hơi phí. Kì Phương cầm nhẹ tay cô rồi bước lên những bậc thềm rêu phong tiến về chân tháp gần nhất nhưng cô không sao nhấc chân nổi. Cô nao lòng ngước nhìn những ngọn tháp tuyệt mỹ của tổ tiên để lại nay chỉ còn là những hình hài cụt đầu đổ nát nằm giữa rừng hoang rồi một cảm giác nhói lên trong tim làm cô muốn khụy xuống. Nhũng thây ma tróc lở. Cô xót xa nhìn quanh những gì mà không hề giống như người ta bấy lâu nay ca tụng mà thay vào đó là quang cảnh quạnh hiu hoang tàn. Đúng như một nhà thơ Chăm đã viết mà ba cô thường ngâm nga mỗi khi chiều về: ‘’...Tháp hoang, như thình lình mọc lên từ đất... Lông lá... âm u... dọa nạt ... tháp hoang Nổi cộm giữa chiều trời ma quái Ung nhọt trên làn da mềm mại Thảm rừng già xanh...’’ Cô gắng kìm khỏi òa khóc. Mỹ Sơn đây ư. Thánh địa đây ư. Ai đã tàn phá Mỹ Sơn? Ai đã đánh cắp linh hồn của tôi? Vậy là sau hơn mươi năm chờ đợi dài đằng đẵng, cuối cùng cô đã được đặt chân trở lại xứ sở linh thiêng, nơi cốt nhục ngàn đời không thể nào quên. Lúc này cô chỉ muốn ôm lấy ba mình mà cùng khóc thương về người phụ nữ thiêng liêng nhất của đời họ. Mẹ ơi. Trong thoáng chốc, một linh cảm lạ lùng làm cô sực tỉnh. - Hãy tìm ba em ngay! Kì Phương soi đèn lên bảng sơ đồ bằng tôn mặc dù anh đã thuộc như lòng bàn tay. - Cô thấy các khu A, D, F chưa? - Anh lại chỉ về phía ngọn tháp gần nhất bên phải - trước mặt ta là khu B, C và D, nếu không tìm thấy ta qua suối để đến khu F và A. Ba cô chắc đang ở một trong bốn khu tháp kia. Tuy trong tờ giấy không có tháp C1 nhưng anh vẫn chắc ăn chui vào lia đèn một vòng rồi quay trở ra lắc đầu. - Không có, sang khu B ngay. Anh đảo một vòng cũng không phát hiện điều gì bèn chỉ tay về phía khu D nằm rải rác ngay phía sau. Khu này gồm nhiều phế tích rời rạc nên anh chỉ đứng ngoài chiếu đèn là có thể quan sát được cả cụm đó. Vẫn không thấy có người, anh định qua cầu nhưng khi soi đèn xuống dưới đất, anh nhận ra những dấu chân nhàu trên vạt cỏ đẫm sương. - Xem này.- anh khẽ gọi. Hai người lần theo dấu vết cho đến khi nó mất hẳn trên mấy bậc tam cấp cũ nát. Trước mặt họ là một ngôi tháp hiếm hoi trong khu B còn khá nguyên vẹn. Kì Phương nhìn lên ngôi tháp lù lù trước mắt như một quái thú khổng lồ đáng ngoác miệng trong bóng tối. Anh vỗ nhẹ vai Thi Nga nói khẽ: - Cô đứng đây, một mình tôi vào là đủ. – nói xong anh bước qua khe cửa hẹp sâu hun hút, mùi ẩm mốc trộn lẫn mùi tanh lợm xộc vào mũi. Trong lòng tháp lạnh đến rợn người, choán gần hết không gian chật hẹp là một bệ thờ chỉ còn mỗi yoni cao ngang thắt lưng. Nhưng cái thứ đang nằm trên đó mới làm anh giật mình lùi lại.Tay run run soi đèn lên bệ thờ và anh không tin nổi thứ chất lỏng đang đọng lại trên đó. Máu? Kì Phương lạnh buốt xương sống khi nghĩ một chuyện khủng khiếp vừa diễn ra nơi đây. Tiếng giày lộc cộc ập đến phía sau. - Gì thế anh? - Có lẽ do ...nước mưa! – anh lúng túng đáp. - Tháp này có nóc mà! – Cô sấn sát bệ đá rồi thốt lên. - không lẽ đây là ...máu? Thi Nga rút trong túi ra một mẩu giấy rồi chấm vào thứ chất lỏng đó lên xem. Nó có màu đỏ tươi. – Máu thật sao?... – Cô uôm người về phái trước và chỉ cách bệ đá vài centimets. - Máu thật, không lẽ...? – Giọng cô òa lên đầy sợ hãi. - Đứng lùi ra. – Kì Phương chộp lấy vai cô ghìm lại, tưởng chừng như nếu anh nắm hụt, cô nàng sẽ đổ nhào lên linh vật. - Máu? ba tôi bị làm sao rồi...ba ơi, ba ở đâu? – Không hẳn là khóc, cô òa lên. Kì Phương biết không sớm thì muộn cô cũng thốt ra điều hãi hùng đó. Điều mà anh đã nghĩ tới nhưng không dám nói trước. Có một mạng sống tươi rói nào đó vừa được hiến dâng cho thần linh. Một bữa tiệc sặc mùi tà giáo ghê tởm nào đó vừa diễn ra ngay trước mắt và ngay trên chiếc mâm đá có tên yoni kia. Mùi tanh nồng đang xông tỏa ngập ngụa gan ruột làm cô chạy vội ra ngoài tránh nôn tháo ra một cách bất nhã không thể tha thứ chốn linh nghiêm. Lau miệng xong, cô lấm lét bước vào. Không xông xáo như lúc nãy, trông mặt cô tái mét và bơ phờ như vừa trút hết sinh lực ra khỏi cơ thể. Kì Phương biết mọi thứ vẫn chưa bắt đầu. Điều khủng khiếp nhất vẫn đang chờ cô phía trước. Kì Phương tuy bình tĩnh hơn nhưng cũng không thể giấu sự bối rối. Anh không muốn tin đó là máu, nhưng mùi tanh, và màu đỏ tươi đã là câu trả lời. Vết máu trên các dụng cụ thờ cúng không phải là hiếm. Từ thời cổ đại, máu đã chảy thành suối trên các đài thờ Thần Mặt trời của người Maya, người Da đỏ và nhiều bộ tộc Châu phi gần đây vẫn còn giết gái trinh và trẻ em để lấy máu tưới lên các biểu tượng tôn giáo. Mà chẳng cần viện dẫn đâu xa, ngay trên thánh địa Mỹ Sơn này có nhiều tài liệu chép lại những nghi lễ hiến sinh cho thần Siva. Trên các bia kí có nói đến lễ hiến tế bằng máu ngựa trắng, dê trắng, trâu trắng bị cắt cổ để cúng thần trên các chùa tháp. Trên nhiều tấm bia kí còn kể công triều đình đã hiến đàn ông, đàn bà và cả tù binh và cho các vị thần. Kì Phương cố xua đuổi những ý nghĩ rợn người vừa ùa đến, và vẫn để trấn an Thi Nga là chính, anh nói: - Chắc không phải máu, mà nếu máu thì... chưa hẳn là ... máu người. Kì Phương đứng lên và thấy nhột lạnh ngón chân, anh nhìn xuống mũi giày vải và nhận ra vài giọt máu rỉ từ yoni đã thấm đẫm một vệt lớn. Rút bàn chân lại, máu đã đọng thành vũng dưới nền gạch cũ. Kì Phương thầm nghĩ, một người già yếu như Paul có sống nổi sau khi mất nhiều máu thế này không. Bỗng nhiên Thi Nga lảo đảo đổ rồi sụp xuống trước bệ đá như thể đó chính là ba cô đang trong cơn hấp hối. - Ba ơi!... Khoa học chưa thể chứng minh được hiện tượng thần giao cách cảm, nhưng họ không thể phủ nhận có một sợi dây thông tin sinh học kì diệu giữa con người cùng huyết thống. Kì Phươngloay hoay cố gắng tìm mọi cách để Thi Ngakhông suy sụp lúc này nhưng vô ích. Anh dìu cô ra ngoài rồi nói. - Cô đừng hoảng, chưa có cơ sở nào chỉ ra ba cô đã chết đâu. Kì Phương lại rút bút tích của Paul ra như một bảo bối, mặc dù anh biết nó đã hết thiêng. - Chúng ta phải sang bên khu A, biết đâu ông đang ở bên đó thì sao? – Kì Phương không tin lắm điều mình vừa nói, vấn đề là anh muốn kéo Thi Nga ra khỏi đây và nuôi dưỡng thêm niềm hi vọng đang thoi thóp của cô. Sự gợi mở làm cô gái kịp trấn tĩnh giây lát, niềm lạc quan như được đánh thức. Cô giằng lấy đèn pin trong tay Kì Phương và gạt nước mắt. - Cha tôi bỏ khách sạn rất đột ngột, nhất định ông không thể một mình đến đây đâu. - Cứ bình tĩnh! mội việc sẽ tốt đẹp thôi. Kì Phương không nghĩ là cô ta đã thay đổi suy nghĩ nhanh như vậy. Trong vài giây từ chỗ tin cha mình đã chết bỗng quay ngoắt tin cha cô đang sống. Bây giờ anh mới nhận ra niềm tin tích cực có sức mạnh như thế nào. Kì Phương thở phào vì đã thắp lên chút niềm tin nhỏ nhoi trong cô, tuy anh biết rằng nó có thể vụt tắt ngay bất cứ lúc nào. Kì Phương biết đang có nguy hiểm rình rập họ nhưng anh không muốn chạy khỏi sự thật là một ai đó có thể đang hấp hối quanh đây. Anh chỉ tay về phái bên kia con suối nói: - Chạy nhanh xem. Lần này không để anh dẫn lối, cô băng qua cây cầu nhỏ bắc qua con suối đang chảy ào ào. Mặt đất trơn và đôi giày cao gót đã buộc cô đôi ba lần phải vồ ếch, nhưng điều đó chỉ làm bước chân cô ngày một vững hơn. Qua suối có một ngã ba nhỏ trên triền dốc, cô dừng lại chờ anh. Kì Phương nói: - Bây giờ chia ra để tìm cho nhanh, cô đi về bên phải bên có khu F đang bảo tồn, - anh quay đầu chỉ ngược lại  còn tôi sẽ chạy phía bên A phải xem sao. Cô dám đi một mình không? - Tôi dám! Kì Phương đi về phái phải được chục mét thì đứng lại nghe ngóng. Hình như có tiếng động di chuyển về phía chân núi. Mắt anh không rời mục tiêu, chân rảo nhanh đuổi theo. Phía trước mặt anh lồ lộ dưới ánh trăng những hố đào và những đống gạch đá lởm chởm mà các chuyên gia Ý vừa quy tập chiều nay. Mặc dầu tối trời nhưng do quen thuộc địa hình nên anh đã chạy một quãng khá xa. Đang căng mắt nhìn lên, bỗng nhiên đất dưới bàn chân trơn nhẫy như được dội mỡ. Như một cái bẫy đặt trên đường, Kì Phương chỉ kịp kêu ‘’ối’’ lên một tiếng rồi té nhào xuống một hố sâu. Toàn thân đập mạnh xuống đáy hố. Chưa kịp định thần thì anh đã sởn da gà khi sờ trúng một dị vật cộm lên dưới mặt. Anh trương mắt ra nhìn. Dưới ánh trăng yếu ớt chiếu qua vòm lá, anh nhận ra dưới mặt mình là tột đỉnh của một bi kịch. Điều kiêng kị nhất cuối cùng vẫn đến. Khuôn mặt trắng bệch của Paul lộ ra dưới lớp đất.  Mật mã Chămpa - Chương 1- p1  Mật mã Chămpa - Chương 1- p2  Mật mã Champa - Chương 2 - p1  Mật mã Champa - Chương 2 p-2  Mật mã Champa - Chương 3 -p1  Mật mã Champa - Chương 3 - p2 Mật mã Champa - Chương 4 - p1
0 Rating 579 views 7 likes 0 Comments
Read more
By: On November 22, 2013
Ch??ng 2 – p1 12 n?m sau. ?à N?ng, 22 gi? 17 phút ngày 19 tháng 8. Ng??i ?àn ông Pháp g?y gò ?ang s?a so?n ??ng tài li?u trong c?n phòng c?a m?t khách s?n bên b? bi?n ?à n?ng. Su?t m??i hai n?m s?ng ?n gi?t sau bi?n c? kinh hoàng, n?i ân h?n và s? hãi ?ã v?t ki?t m?t nhà kh?o c? tài ba ?ang ?à sung mãn tr? nên ti?u t?y h?n so v?i cái t?i 67 c?a mình. Ni?m an ?i l?n nh?t gi? ông l?i trên cõi tr?n là l?n ??a con gái ??c nh?t v?i ng??i v? b?t h?nh mà ông ?ã vô tình ??y vào ch? ch?t. V?t th??ng nào r?i c?ng ph?i lành da. Ngày ông ph?c h?n và làm theo ??c nguy?n c?a v? lúc lâm chung ?ã ??n. M?i khâu chu?n b? cho ngày tr?ng ??i s? di?n ra vào hôm sau ?ã hoàn t?t, ông lôi cu?n nh?t kí ??t lên bàn ??nh chép n?t vài dòng. D? cu?n s? dày c?p luôn bên c?nh ông su?t m?y m??i n?m nay, trên khuôn m?t phong s??ng h?c hác c?a nhà kh?o c? Vi?n Vi?n ?ông B?c C? l?ng danh thoáng hi?n m?t n?i bu?n. Cu?n s? ch? còn ?úng m?t trang. B?t giác ông linh c?m có chuy?n gì ?ó khác l?, nh?ng trang gi?y nâu chi chít nh?ng phát hi?n, nh?ng s? ki?n ?áng nh? và c? nh?ng ngày ?au ??n cùng c?c trong ??i. Nó là ng??i b?n duy nh?t luôn ? bên ông. Càng ngh? ông l?i phát hi?n nó gi?ng mình ??n kì l?. C?ng thô m?c, nhàu nh? và cô ??c nh?ng ??y ?p tri th?c và ??y r?y kh?ng ho?ng còn nóng r?c ??n t?n hôm nay. Ông ch?t nh?n ra nó chính là b?n sao chu?n xác nh?t v? ??i mình nh?ng ông không mong gi?ng nó n?a. B?i, nó ch? còn ?úng m?t trang. M?t n?i ám ?nh ch?t chóc b?ng d?ng s?ng l?i. L?i nguy?n ??c ??a ?ã c??p ?i ng??i v? h?t lòng yêu th??ng. Hôm nay nó nh? ?ang hi?n v? ?? mang ?i n?t b? con ông sao? C? xua ?u?i cái c?m giác b?t an c?a m?t k? có tu?i ??c thân, Paul Morier b?t ??u c?m bút r?i ch?t chiu trang gi?y còn l?i. Ông có thói quen ghi l?i nh?ng di?n bi?n chính trong ngày, sau ?ó g?ch ??u dòng các vi?c quan tr?ng cho ngày mai. Hôm nay là m?t ngày b?n r?n nên nh?ng dòng ch? c?ng dài h?n. Nh?ng ngày mai m?i th?c s? quan tr?ng nh?t. Theo l?ch ?ã s?p x?p, ?úng 7 gi? sáng mai ông s? ??n ??u phái ?oàn kh?o c? vào thánh ??a M? S?n ?? khai qu?t m?t th?n b?o h? c?a V??ng qu?c Champa c? x?a. Tr? ông ra, không m?t ai bi?t báu v?t này là gì và chôn v? trí nào cho ??n phút chót. B?t ch?p s? háo h?c và nôn nóng dâng cao trong gi?i kh?o c? nh? m?t n?i súpde ?ang ?un sôi, ông v?n gi? phong thái l?nh lùng th??ng th?y. Ông bi?t ch? vài gi? n?a thôi h? s? v? òa. Giây phút l?ch s? c?a ngành kh?o c? Vi?t Nam nói chung và Ch?mpa h?c nói riêng s? b??c qua m?t trang m?i. Paul ??ng d?y r?i t? t? m? toang c?a s?. M?t làn gió bi?n ?ông mát r??i lùa vào tràn ng?p c?n phòng nh?. Hít th? m?t h?i tràn ??y l?ng ng?c, ông ??ng l?ng h?i lâu. H??ng ?ông, theo quan ni?m c?a ng??i Ch?m là h??ng c?a th?n linh và c?i ngu?n c?a s? s?ng. Là m?t k? ?ã dành h?t tâm l?c cho ??t thánh M? S?n, cùng v?i trái tim thành tâm c?a mình ông có quy?n tin r?ng ? ch?n linh thiêng các ??ng siêu nhiên ?ang nhìn th?u và s? phù h? cho ông trong s? m?nh cu?i ??i này. Ta ch? c?n s?ng thêm hai ngày n?a. ?úng v?y, ch? c?n 48 ti?ng n?a, món n? l?ch s? dài ??ng ??ng h?n m?t ngàn n?m mà nhân lo?i ?ang vay c?a ng??i Ch?m s? ???c ông thanh toán r?t ráo. Sòng ph?ng tr??c khi ch?t. Ti?ng chuông ?i?n tho?i bàn reo vang, Paul nh?c máy, gi?ng nói quen thu?c ?p ??n vào cái gi? c?m làm ông kinh ng?c. - Anh nói gì? ... Sao h?? – Paul th?t lên l?c c? gi?ng - Ch?c ch?n không?... ???c r?i, tôi s? m? máy ra ngay bây gi?. ??t tai nghe xu?ng r?i kh?i ??ng nhanh chi?c Ipad, Paul m? h?p th? ?i?n t? c?a mình. T?m ?nh trong b?c th? hi?n lên ??y s? kinh s? c?a ông lên ??n ??nh ?i?m. Chính nó ?ây r?i. Không th? nh?m l?n ???c. S? bí m?t tuy?t ??i mà ông ?ã gi? m??i hai n?m nay ?ã h?t. Linh v?t v?a b? ai ?ó ?ào lên. Ai ?ã c??p c?a ông? Tr?i ??t nh? quanh cu?ng tr??c m?t. Nh?ng m?t b?o v?t ch?a ph?i là t?t c?, v?n ?? là nó gi?ng nh? cái ch?t an toàn c?a m?t trái phá ?ã b? rút. Paul rùng mình ngh? ??n m?t ??i h?a kh?ng khi?p s? giáng xu?ng t?c thì. M? hôi l?nh t? nhiên túa ra ??y trán. Trong giây phút hoang mang t?t ??, ông không còn nhi?u s? l?a ch?n. Ông c?m th?y mình ph?i làm m?t vi?c gì ?ó ngay t?c thì, ph?i g?i ngay cho ai ?ó tr? giúp. ?i?n báo cho ban di tích M? S?n hay cho c?nh sát? Báo cho ??ng nghi?p tr??c hay t? mình ??n ?ó tr??c? Paul cu?ng cu?ng l?c tìm các s? ?i?n tho?i nh?ng tai quái là ông không có di ??ng còn cu?n danh b? thì ?ã quên ? nhà. Mà dù có g?i cho ai thì ông c?ng không th? không ??n ?ó. Trong lúc cu?n lo?n, nh?ng linh c?m quái g? c?ng thi nhau ?p ??n. Ph?i trao bí m?t cho ai ?ó phòng khi m?t ?i không tr? l?i. Trao kho báu cho ai m?i là v?n ??. Paul b?ng nhiên nh? t?i m?t ng??i Pháp r?t n?i ti?ng th? k? 18 – tên h?i t?c khét ti?ng Labis. Tr??c khi b? treo c? y ?ã ném t?m da dê v? ??y hình thù kì d? xu?ng pháp tr??ng và nói l?n ‘’ Kho báu c?a ta s? thu?c v? ai có th? hi?u ???c nó’’. Khi ngh? ??n k? ??ng h??ng này, Paul b?ng th?y mình th? dãn khác l?. Ông m?m c??i. Cho dù linh v?t b? m?t th?t ?i ch?ng n?a nh?ng kho báu Champa kh?ng l? v?n ?ang tuy?t m?t trong tay ông. Th? nh?ng n?u ?êm nay ông b? gi?t? Làm sao ?? nó không b? th?t truy?n ?ây? Ph?i r?i, m?t mã! Rút t? gi?y và cây bút. Paul vi?t ?úng 8 kí t? r?i l?p t?c b? ?i.  *                        Chi?c Ford Ranger c? k? phanh két trong bãi gara v?ng v? v? khuya. M?t thanh niên tr? v?i vã b??c ra r?i r?o b??c v? s?nh chính. Kì Ph??ng có m?t t?i sân bay ?à N?ng trong m?t tâm tr?ng b?i h?i hi?m có ? m?t ki?n trúc s? quen s?ng tr?m l?ng. V?i anh, ch?a bao gi? th?i gian l?i t?n công d?n d?p nh? hôm nay. Anh ?ã lái xe xuyên r?ng trong ?êm ?? ?i ?ón m?t nhân v?t thú v? mà h?n ch?c n?m nay ch?a g?p l?i, ?ó là Thi Nga. Nàng là ti?u th? danh giá và xinh ??p c?a Paul- ng??i th?y c?a anh. ?n t??ng v? cô bé mang hai dòng máu ??c bi?t này trong anh không nhi?u ngoài thân hình nh?ng nhiu v?i s? thích b?i l?i trên con su?i quanh co ch?y qua vùng ??t thánh h?n m??i n?m tr??c.  M?t tháng th?c t?p nhoáng trôi ?i, gã sinh viên Kì Ph??ng tr? v? Hà N?i và sau ?ó không lâu anh bi?t tin c? gia ?ình ông không còn ? M? S?n n?a. H?n m??i n?m trôi qua không m?t tin t?c gì v? h? cho ??n hôm qua, ông b?t ng? xu?t hi?n tr? l?i trong m?t cu?c kh?o c? ??c bi?t s? di?n ra ngày mai. Quá xúc ??ng vì ông còn nh? c?u h?c trò v?n không có gì n?i b?t n?m x?a, Kì Ph??ng không bi?t nói gì h?n. Không ch? nh? ??n anh, ông còn ng? ý nh? anh qua sân bay ?ón con gái c?ng bay t? Pari tr? l?i. Th?t không có gì quý h?n ???c g?p l?i nh?ng ng??i ?ã t?ng coi anh nh? thành viên trong gia ?ình. B?ng ?i?n t? thông báo chuy?n bay t? Paris quá c?nh Sài Gòn và ?ã h? cánh xu?ng ?à N?ng an toàn. Kì Ph??ng ??a tay nhìn ??ng h?. 11’30 gi? t?i. Kì Ph??ng lách qua ?ám ?ông ngoi lên, m?t nhìn dòng ng??i ?ang ùn ùn ?? ra v?i tâm tr?ng không th? h?i h?p h?n. Ánh m?t anh không sót m?t ai, nh?ng cô tr? ??p ph?i nhìn k? h?n b?i anh tin ch?c ch?n r?ng nàng ph?i th?. M?t thi?u n? ?ôi m??i mang hai dòng máu Pháp - Ch?m ch?c ph?i có cái gì ?ó r?t l?. Nàng s? di?nváy ??mhay là khép mình trong b? áo dài Ch?m truyên th?ng ?ây? Dòng khách nhanh chóng trôi qua nh?ng không ai kh?p v?i trí t??ng t??ng c?a anh. C?ng ch?ng m?t ai g?i tên anh n?t. ?úng khi ?ó, có bàn tay v? nh? lên vai. - Anh là Kì Ph??ng? - Anh quay gi?t l?i, sát sau là m?t cô gái r?t tr? v?n váy ?en, ?i giày cao gót. - Vâng... cô ?ây là... - Tôi là Thi Nga! - Tôi là Kì Ph??ng, - anh ?áp l?i- Tôi lên ?? ?ón cô ?ây. Kì Ph??ng g?n nh? không th? r?i ánh m?t kh?i cô ta ???c n?a, nh?ng nét thân thu?c ?n sâu trong kí ?c c?a anh t?i t?p ùa v?. - Anh ?úng là ki?n trúc s? Kì Ph??ng không?- Khác h?n anh, ?ôi m?t ?en d?ng d?ng c?a cô ?ã nói lên r?ng, cô ta ?ã quên t?t c?. - ?úng r?i, n?u c?n cô có th? xem ch?ng minh th? tr??c khi ra xe cùng tôi. - Kh?i c?n, coi nh? ?i xe ôm! Kì Ph??ng không bi?t cô ta nói th?t hay ?ùa, anh ?oán cô vui quá mà l? l?i thôi. - Hình nh? cô ?ã quên tôi? – anh h?i và h?i h?p ??i câu tr? l?i. V?n n? n? c??i xã giao, cô ?áp: - Th?c ra h?i ?y tôi còn nh? quá. - Ch? trách tr? con hay quên,– Anh nhìn ngang vào má cô và c? g?ng ??a ra m?t nh?n xét tinh t?. – còn cô, trông khuôn m?t cô không khác tr??c là m?y ?âu. - V?y mà lúc nãy anh không nh?n ra tôi, - cô ?áp r?t nhanh - mà thôi, tôi bi?t ?àn ông các anh th??ng ng?m nhìn ph? n? nh?ng n?i ... không h?n là khuôn m?t. Kì Ph??ng h?i ng??ng, lí do anh b? sót cô chính là khuôn m?t không h? trang ?i?m và b? tóc ?en m?c m?c, ?ã th? cô ta l?i ch?n cách ?n m?c t?i màu tr? ?ôi giày ?? d??i chân. - Không nh? m?t tôi, sao cô l?i v? vai và g?i ?úng tên tôi? - Vì tôi bi?t tr??c anh ?i ?ón, khách ra h?t ch? còn anh ??ng ?ó nên tôi ?oán v?y. Kì Ph??ng g?t ??u m?m c??i. Hai ng??i không nói gì cho ??n khi chi?c xe ford c?a anh n?ng nh?c l?n bánh h??ng v? thành ph?. - Bây gi? chúng ta v? khách s?n ch?? – cô gái ??t nhiên h?i t? hàng gh? sau. - Sao cô bi?t? - Thì ba tôi ?ang ? ?ó mà, ?úng không? - ?, hôm nay ông ?y nh?c cô su?t ngày ??y. ?ã khuya nh?ng có l? ông ?y ?ang ch? cô v? ?n t?i ??y. Kì Ph??ng b?a nh? th? ch? th?c ra anh th?a hi?u tính lãng trí c?a ba cô ch?ng ai bì n?i. Cuôc ??i nhà kh?o c? này g?n li?n v?i sách v? và g?ch ?á. Ông có th? ??c vanh vách t?ng niên ??i c?a t?t c? hi?n v?t trong b?o tàng Ch?m nh?ng l?i quên t?t ngày sinh nh?t c?a v? con. Sáng nay ông ta b?n ?ánh v?t v?i kh?i bia kí t?i M? S?n r?i hàng tá chuyên gia quen l?n không quen ùa vào hóng chuy?n. Thú th?c, ng??i ch? ??i cô nh?t chính là anh. Chi?u nay, t? khi bi?t tin cô v?, anh luôn ngh? v? cô v?i b?o k? ni?m ng?t nào xa x?a, nh?ng cái anh tò mò nh?t là cô xinh ??n m?c nào. Anh ?ã quên ?n và b?t ch?p m? công vi?c bù ??u ?? ?i ?ón cô. Gi? nhìn th?y dung nhan này anh vui s??ng vì ?ã không bõ công t??ng t??ng.  Tuy nhiên khi ??i m?t v?i s? l?nh nh?t kia, anh không kh?i bu?n lòng. - Th?c ra anh ?? ba em ? l?i khách s?n m?t mình là h?i ?u. – cô l?i nói. Kì Ph??ng ch?ng h?ng. Anh ch?a ng??ng: - Ba cô b?o th?... Mà tôi không hi?u vì sao hai ng??i không ch? nhau ?? ?i cùng chuy?n bay? - Vâng, l? ra tôi ?ã bay cùng chuy?n ba tôi hôm qua, nh?ng do ph?i thi n?t m?t môn quan tr?ng nên ph?i ?i sau m?t ngày m?c dù bi?t r?ng ?? ông ta ?i m?t mình là không nên. - Trông ba cô qu?c th??c l?m, tôi ngh? không có v?n ?? gì v? s?c kh?e ?âu. - Anh ch?a hi?u h?t ?âu, ?êm nay r?t quan tr?ng v?i ông ?y, tôi r?t lo vì các r?i ro khác. ?úng là Kì Ph??ng không hi?u nhi?u v? Paul ngoài nh?ng giai tho?i ch?ng t? ?ây là m?t ng??i Pháp có nhi?u duyên n? nh?t v?i x? s? này. Nh?ng ?i?u mà b?t c? ai c?ng bi?t là ngày mai ?ích thân Paul s? khai qu?t m?t báu v?t c?a v??ng tri?u Champa. Tin này l?p t?c thu hút các nhà kh?o c? kh?p th? gi?i, ??i v?i các nhà nghiên c?u v?n hóa Ch?m thì ?ây là m?t ti?ng sét vang d?i báo hi?u c?n dông hi?m hoi sau nhi?u n?m khô c?n h?n hán. Không gi?ng nh? các cu?c khai qu?t thông th??ng v?n th?m l?ng di?n ra ? ?âu ?ó hàng ngày, ?i?u b?t th??ng là Paul d??ng nh? bi?t tr??c c? v?t là cái gì và ?ang n?m ? ?âu d??i lòng ??t. H?t nh? hàng ngàn n?m tr??c t? tiên c?a ông ta chôn xu?ng và truy?n l?i b?n ?? cho chính ông ta v?y. S? kì bí c?a báu v?t và thói úp m? c?a Paul v?a gây thêm tò mò v?a sinh l?m k? hi?m ghét. Ông ??c quy?n báu v?t l?n thông tin. Nói d?i, ng? nh? ?êm nay ông có m?nh h? gì thì t?t c? c?ng ?i theo ông n?t. - Cô yên tâm, - Anh c?t cao gi?ng. - không ??y n?m phút n?a tôi s? bàn giao cô cho ông ta, hai cha con tha h? mà hàn huyên nhá! Rex Hotel tráng l? t?a l?c trên bãi bi?n l? d?n tr??c ánh ?èn pha. Kì Ph??ng cua xe vào trong sân r?i b??c xu?ng d?n cô vào trong s?nh. Gã nhân viên có chi?c n? trên c? áo mau mi?ng chào anh nh?ng c?p m?t c?a h?n ta l?i h??ng v? cô gái ??ng phía sau. - Anh ch? c?n thuê phòng? - Phi?n anh g?i lên phòng 307, báo cho ông Paul Morier có ng??i ??n g?p. – Kì Ph??ng nói. Gã nh??ng mày ra chi?u suy ngh?. - Vâng, anh ch? lát. – y c?m máy ?n s? r?i áp lên tai khá lâu, m?t li?c thêm cô gái m?y ch?p mà h?n cho là ?n d?t m?y ? ng??i m?u quen m?t th??ng lui t?i ?ây cùng các ??i gia. - Ch?ng ai nghe máy c?. – y l?c l?c cái ??u húi cua r?i nói. - có l? ông ta ?ang t?m? - Ông ta có ra ngoài không? – Kì Ph??ng h?i. - C?ng có th?. - Gã ??o ánh m?t l? ?ãng m?t cung tròn r?i nhìn Thi Nga g?i ý.- Cô là ng??i nhà c?a ông Paul à? Khách kh?a ra vào quá ?ông, tôi không ?? ý l?m. N?u c?n ngh? ng?i, hai ng??i c? ??t thêm phòng? - Chúng tôi không có nhu c?u lên phòng. – Thi Nga c?t ngang l?i anh ta. - Không thuê phòng?- Anh chàng l? tân ch? tay v? phía gh? sôfa - v?y thì xin m?i anh ch?! - Vâng, chúng tôi s? ??i! – cô ?áp.  Thi Nga bi?t nh??c ?i?m c?a ba cô là hay quên. N?u ông ta ra ngoài ?i d?o m?t mình, cô ch? hi v?ng r?ng ?êm nay ông nh? ???ng v?. Cô không th? liên l?c cho ông vì ông không dùng ?i?n tho?i di ??ng nh?ng cô cho r?ng nh? v?y t?t h?n, b?i h? c? mua t?ng ông hôm nay thì l?i m?t vào hôm sau. Ng?i trong s?nh có t??ng kính nhìn ra bãi bi?n, Thi Nga xua tan s? lo âu c?a mình b?ng cách th? h?n theo nh?ng ?ám mây l?n v?i ngoài bi?n xa. Trong khi cô ng?m bi?n thì Kì Ph??ng ng?m cô. Da tr?ng, tóc dài, m?i thanh, môi h?ng... không trang ?i?m. Không gi?ng ánh m?t xanh l?o c?a cha, cô gi? s?c m?t ?en th?m th?m c?a m? cô trên g??ng m?t ??y quý phái. T?o hóa ?ã mang cho cô s? tuy?t m? gi?a s? thanh tao c?a ng??i ph??ng tây và s? ??m th?m dung d? c?a ph? n? An nam. Ánh tr?ng vàng chi?u chênh ch?ch làm khuôn m?t cô sáng lên ??y huy?n ?o. Cô cách anh m?t t?m tay mà ng? nh? m?t thiên th?n ?ang bay xa v?n d?m. Máu ngh? s? b?t ch?t n?i lên, anh kh? g?i tên cô. - Tuy?t quá...Thi Nga cói th? cho tôi...kí h?a ???c không? Cô gái quay l?i v?i n? c??i hi?m hoi. Tuy nhiên dù cô có ??ng ý hay không thì cu?n s? và chi?c bút ?ã n?m g?n trên tay anh. T?ng v? hàng tr?m khuôn m?t danh ti?ng và nhi?u ng??i m?u kho? thân nh?ng ch?a bao gi? anh l?i run tay nh? v?y. V? kí h?a ch? c?n ch?p l?y th?n s?c c?a nhân v?t và ghi l?i b?ng vài nét bút. Tuy thô s? nh?ng ng??i h?a s? ph?i tài hoa m?i mong th?i ???c vào b?c tranh c? tâm h?n l?n tính cách. V?a ???c vài nét thì gi?ng the thé c?a gã nhân viên làm anh c?t h?ng. - Cô Thi Nga có ?ây không? - Tôi ?ây- Thi Nga quyên m?t ?ang làm m?u v?t, cô ??ng v?t lên r?i ?i v? phía qu?y.- Gì v?y anh? Chàng l? tân ?ã s?n n? c??i duyên t? ??ng xa kèm v?i m?t lá th? trên tay. ?i?u b? h?t nh? s?p ban cho cô m?t ni?m vui l?n. - Có m?t lá th? c?a ông Paul g?i l?i ?ây ??y. - Th? ba tôi? sao lúc nãy anh không nói ngay. - Xin l?i, tôi... quên! Thi Nga tin r?ng gã này có v?n ??. Không ??i anh ta nói h?t câu, cô ??a tay ?ón l?y nh?ng b? anh chàng ‘’có v?n ??’’ này v?i r?t tay l?i. L?n này y m?nh d?n nhìn th?ng. - Khoan ?ã, l?y gì ch?ng minh cô là... ng??i nhà c?a Paul? Cô ?ành l?y t?m h? chi?u màu h?t d? ??a cho anh ta. Chàng nhân viên nhìn xu?ng r?i l?i nhìn lên m?t cô ??i chi?u. Không th? tìm ra lí do níu gi? cô ta lâu h?n, anh ta trao tr? h? chi?u l?n b?c th?. Nói là b?c th? ch? th?c ra là t? gi?y tr?ng kh? A4 g?p l?i làm t?. Hi v?ng ba cô nh?n l?i ?i?u gì tr??c khi ?i ?âu ?ó, cô v?i vã m? ra. Khi trang gi?y dang r?ng tr??c m?t, cô không th? ng?c nhiên h?n khi th?y m?y kí t? l? ho?c:                   A5D3                   C1D7 Cô quay l?i h?i ngay ng??i thanh niên. - Li?u anh có ?ùa tôi không? ?úng là ông Paul Morier ? phòng 307 vi?t và b?c th? này? - ? hay, cô ngh? tôi v? ra ?? trêu cô ch?c. - Xin l?i, ?úng là ông tây cao cao g?y g?y, râu tóc b?c ph? bi?t ti?ng Vi?t ?úng không. - S?ng m?i cao và ?ôi môi màu d?a h?u nh? cô n?a ??y! – anh ta b? sung. - Phi?n anh cho tôi h?i thêm, ông ??a cho anh lúc nào, ông ?y ?i cùng ai, và có d?n gì thêm n?a không? Chàng l? tân c?m th?y vinh h?nh ng?n nào khi ?ôi m?t ??p nh? m?ng kia ?ang nhìn xo?n l?y mình, cho dù ?ó là cái nhìn ri?t ráo ??n ?iên d?i. Anh ??c gì ???c chia ra n?m câu h?i và m?i câu tr? l?i t??ng ?ng anh s? thêm th?t cho thêm ph?n lì kì h?i h?p ?? ??ng ng?m ng??i ??p ??n h?t cái bu?i tr?c ?êm bu?n t? này. Nh?ng nhìn khuôn m?t có ph?n tím tái và m?t anh chàng m?t h?m h?m ?i theo bu?c anh ph?i rút ng?n s? bông ?ùa c?a mình. - Ông ta vi?t lúc ra khách s?n cách ?ây ch?ng hai ti?ng. Vi?t xong ông ??a cho tôi và v?i vã b? ?i, hình nh? ?i m?t mình... - Anh có nh? ông ?i ???ng nào không?   Anh chàng l?i t? ra ?ang ??ng não nh?ng Kì Ph??ng kéo nh? tay cô. M?t anh nãy gi? không r?i t? gi?y trên tay cô. - Tôi bi?t ?ây là ?âu - Kì Ph??ng nói - Ta ?i thôi! Thoáng chút ng?c nhiên nh?ng không h?i thêm, cô b??c theo anh. Chi?c Ford Ranger nh? m?t m?i tên vùn v?t lao trong ?êm tr?c ch? M? S?n.                                  M?t mã Ch?mpa - Ch??ng 1- p1  M?t mã Ch?mpa - Ch??ng 1- p2  M?t mã Champa - Ch??ng 2 - p1  M?t mã Champa - Ch??ng 2 p-2  M?t mã Champa - Ch??ng 3 -p1  M?t mã Champa - Ch??ng 3 - p2 M?t mã Champa - Ch??ng 4 - p1
0 Rating 761 views 9 likes 0 Comments
Read more
By: On November 19, 2013
- L?y chúa! Em bê cái này t? ?âu ra?  - Trên ?ài th?. Ng??i ?àn ông nhìn theo ch? tay c?a v? v? cu?i ???ng h?m hun hút và nh?n ra r?ng mình ?ang ? ?o?n ??u c?a m?t cung ?i?n. Còn vô s? ?i?u h?p d?n và l? m?t v?n ?ang ch? ông ? phía tr??c. ??nh ?i ti?p nh?ng môt s?c m?nh vô hình ?ã ghìm ch?t ông l?i. Gi?n d? và kinh ng?c, ông ch? tay lên linh v?t. - Em...em ??nh mang nó ?i ?âu?  - Mang v? M? S?n. Viên ki?n trúc s? th?t lên kinh ng?c:  - V? M? S?n? M?c dù hi?u ???c n?i lòng khao khát cháy b?ng tìm l?i báu v?t thiêu ??t trong trái tim v? ông b?y lâu nay, nh?ng ông không ng? cô ta l?i x?c n?i nh? v?y. Ch? m?y phút tr??c ?ây, nàng còn là ph? n? non gan e th?n, v?y mà ch? trong phút ch?c, ch? hi?u phép thu?t nào ?ó ?ã bi?n cô tr? nên ngang nhiên ??n ng? ng??c nh? th?. - Không ???c, - Ông d?t khoát xua tay, - Nh?ng th? n?m trên ?ài th? là b?t kh? xâm ph?m! - ?ây là báu v?t c?a ng??i Ch?m. - Cô nói ??y thách th?c - Nó ph?i tr? v? v?i ng??i Ch?m. - Nh?ng không ph?i lúc này, hãy tr? l?i ?ài th? ngay! - Không ???c, - Cô b??ng b?nh ?áp – ?ây là Qu?c b?o c?a Champa, là linh h?n c?a ng??i Ch?m, chúng ta ph?i có trách nhi?m tr? v? ?úng ch?n c?a nó. - Hãy nghe anh nói ?ã - ông xòe hai tay phân bua.- Chúng ta s? h?i h??ng nh?ng gì ?ã b? l?y c?p nh?ng ch?a ph?i lúc này. Chúng ta ch?a hi?u gì v? thánh ??a này và s? ph?i tr? giá ??t cho s? x?c n?i và ngu d?t. - Không bây gi? thì bao gi?? Ngoài tôi và anh ra còn ai n?a? – Cô l?i lùi xa t?m tay c?a ng??i ch?ng nh? tránh m?t k? ph?n tr?c - T? tiên em ?ã m?t bao nhiêu công s?c và c? máu ?? ?i tìm nh?ng ??u th?t b?i. ?ây là c? h?i duy nh?t và tôi không th? ch? thêm ???c n?a. Anh không thuy?t ph?c n?i tôi ?âu! Không ch?n ch?, ng??i v? ôm ch?t báu v?t n?ng hàng ch?c cân lao ra c?a v?i m?t s?c m?nh kinh ng?c. Nàng b?t ch?p bóng ?êm và s? hãi khi b?ng ngang tr??c m?i th?n r?n. Ng??i ?àn ông Pháp ch? bi?t ch?y theo soi ?èn cho cô kh?i ngã mà không dám ch?p vào ng??i v? ?ang n?i c?n lôi ?ình. Khi ch?m vách ?á, ng??i ph? n? quay ph?t l?i nhìn ông th? th?. Nhìn c?p m?t hoang d?i mà ông ch?a bao gi? nhìn th?y ? ng??i ph? n?a ??u g?i tay ?p m?y n?m nay, b?n n?ng sinh t?n mách ông không nên d?n ai ?ó vào ???ng cùng. Ông lùi l?i và t? ra l?ch lãm nh? m?t ?àn ông Paris th? thi?t.  - Anh hi?u và trân tr?ng suy ngh? c?a em. Nh?ng chúng ta không th? ?ón r??c th?n linh m?t cách thô b?o nh? v?y. ?ây là di s?n c?a Champa nh?ng ?ã n?m trong lãnh th? Camboge m?y tr?m n?m nay. ?? mang ???c nó v? chúng ta ph?i gi?i quy?t nhi?u v?n ?? l?ch s? ?? l?i. Dù sao chúng ta c?ng s? hành x? ?àng hoàng trong lu?t pháp ch? không ph?i hành ??ng nh? nh?ng tên ?n c?p! - Không, s? không còn ngày nào n?a, em linh c?m r?ng chúng ta không th? quay tr? l?i ?ây ???c n?a. Chúng ta s? v?nh vi?n m?t linh v?t này! Ng??i ?àn ông Paris len lén s?n t?i, ch? ??i m?t cái ch?p m?t c?a cô, ông s? v? c??p.  - ??ng ??ng vào tôi - cô d? cao pho t??ng - n?u ông c??p, tôi s? ??p ??u ch?t ngay tr??c m?t ông... L?i nói này ?ã ?ánh g?c ý ?? c?a ông. ??ng ch?t l?ng gi?a phòng, m?t ông trân tr?i nhìn ng??i ph? n? xinh ??p và t? h?i r?ng nàng có còn là v? mình n?a hay không. Sai l?m! Không ph?i sai l?m khi c??i nàng mà sai l?m khi ??a nàng vào ?ây. Ngàn l?n sai l?m. - Cô có bi?t là cô ?ang xúc ph?m th?n linh không h?? Ông ch? còn bi?t trút h?t t?c gi?n vào l?i nói nh?ng ti?ng gào c?a ông d?i vào vách ?á r?i h?t th?ng vào chính m?t ông. Nàng v?n im lìm d?a l?ng vào cánh c?a và không th? nào nhìn th?y dòng ch? ?ang t?a ám khí ngay trên ??u cô ta. Ông rùng mình nh?n ra dòng ch? Ph?n kia là dành cho ông, nó ?ang chi?u th?ng vào s? m?nh ông. H? nhìn th?ng m?t nhau trong bóng t?i, yên l?ng ??n r?n ng??i. Ti?ng tích tích trên chi?c ??ng h? ?eo tay ?ang nh?c nh? ông th?i kh?c s?p ??n. C?a s? m?. Ông ??a tay nhìn ??ng h? và h?t ho?ng khi nh?n ra th?i kh?c ch? tính b?ng giây và cô ta s? d? dàng thoát ra ngoài. Th?i gian c?u vãn th?n linh c?a ông s?p h?t. Ng??i ph? n? v?n nén l?ng ch? ??i vì cô bi?t th?i gian ?ang ?ng h? mình. Trong tích t?c ông bi?t mình v?n hoàn toàn làm ch? tình hu?ng. Cánh c?a s? không kh?i ??ng n?u ông k?p ng?t máng n??c. Nhanh nh? c?t, ông quay ??u lao v?t vào bóng t?i, ch?a ??y m??i giây sau ông ?ã ??ng gi?a thác n??c. - Khoan, anh làm gì th?? - ti?ng v? ông hét lên ngay sau l?ng - không ???c tháo n??c. Ông ??ng kh? l?i gi?a dòng ch?y không ph?i vì ti?ng thét sau l?ng mà là âm thanh trên tr?i. Ông chi?u ?èn lên và kinh hãi khi th?y tr?n nhà nh? ?ang h? xu?ng. Ti?ng rít c?a nh?ng phi?n ?á xanh mi?t vào nhau nghe l?ng óc. Ông bi?t ?ã quá mu?n, lúc này không có s?c m?nh nào có th? ng?n c?n c? máy kh?ng khi?p kia khi nó ?ã kh?i ??ng. - Ch?y ?i! – Ông thét to v? phía v? r?i lao v?t lên b? tr??c khi tr?n nhà s?p xu?ng. M?c dù bóng t?i bao trùm, ông v?n lao ?úng h??ng cánh c?a ?á ?ang rung chuy?n. Tr??c ông không xa ti?ng b??c chân d?n d?p c?a ng??i v?.  - D?ng l?i! Không k?p ?âu...- ông hét lên. Nhà kh?o c? ng? tu?n r??n h?t s?c lao theo, b?n b? rung chuy?n t??ng nh? m?t c?n ??a ch?n ?ang ?p ??n. M?t ti?ng rít nghê tai vang lên cùng v?i lu?ng ánh sáng tràn vào. Hình ?nh mong manh bé nh? c?a v? ông nh? ?ang bay kh?i m?t ??t h??ng v? ánh sáng. Và ?ó c?ng là hình ?nh nguyên v?n cu?i cùng mà ông còn th?y v? ng??i v? ?áng th??ng c?a mình. Ti?ng ??ng kinh hoàng vang lên. T?t c? chìm vào bóng t?i. Ông tin r?ng v? mình ?ã may m?n thoát qua cánh c?a. ??nh quay l?i con su?i thì ti?ng ??ng l? tr??c m?t làm ông chú ý. Nh? nhàng ng?i xu?ng trong bóng ?êm, ông linh c?m m?t s? th?t kinh ng??i ?ã bày ra tr??c m?t. Ông nh?t v?i cây ?èn trên sàn r?i chi?u vào n?i phát ra ti?ng ??ng. L?y chúa tôi! Thân th? nàng b? ??t lìa. Ông kh?y xu?ng ?? hai c?p m?t kinh h?n c?a h? g?p nhau l?n cu?i. M?t làn h?i th?u thào h??ng v? phía ông.  - ...Hãy mang nó... v? M? S?n... Làn h?i y?t ?t tan bi?n vào h? vô. Ng??i ?àn ông Pháp m?t nhòa ?i và không còn dám nhìn máu c?a nàng ?ang trào ra tr??c ng?c và t??i ??m lên c? linh v?t ?ang n?m trên tay nàng. M?t câu h?i xo?t ngang óc ông. Ph?n thân còn l?i c?a nàng ?ang ? ngoài hay r?i xu?ng h?m t?i. Rõ ràng ông ?ã th?y nàng b?ng qua c?a nh?ng không hi?u sao l?i b? b?t ng??c vào trong. Ông soi ?èn lên v?t th??ng c?a nàng và rùng mình kinh hãi khi th?y m?t bàn tay gân g?c b? ch?t ngang c? tay ?ang b?u l?y ng?c áo v? mình. Ai? Bên ngoài cánh c?a ?á kia là ai? Là ng??i hay qu? d?. Ông l?nh gáy khi ngh? r?ng, mình c?ng không th? toàn m?ng khi ra kh?i ?ây. Làn máu nóng h?i ?ã lan ??t d??i chân ông. ??ng ch?t l?ng trên sàn, ông hãi hùng nhìn cách c?a táp ??y máu ?ang r? ròng ròng xu?ng ??t nh? m?t máy chém v?a xong ca hành quy?t ?? b?o v? m?t chân lí hùng h?n kh?c sâu trên ?á. ‘’Dâng máu cho Ngài! k? nào xúc ph?m ??n th?n linh s? b? rút s?ch máu ba ??i dâng lên Ngài’’  M?t mã Ch?mpa - Ch??ng 1- p1  M?t mã Ch?mpa - Ch??ng 1- p2  M?t mã Champa - Ch??ng 2 - p1  M?t mã Champa - Ch??ng 2 p-2  M?t mã Champa - Ch??ng 3 -p1  M?t mã Champa - Ch??ng 3 - p2 M?t mã Champa - Ch??ng 4 - p1
0 Rating 1k+ views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On November 19, 2013
- Lạy cha! Em b cꪡi ny từ đu ra? - Trࢪn đi thờ. Người đn ࠴ng nhn theo chỉ tay của vợ về cuối đường hầm hun ht v캠 nhận ra rằng mnh đang ở đoạn đầu của một cung điện. Cn v체 số điều hấp dẫn v lạ mắt vẫn đang chờ ng ở phഭa trước. Định đi tiếp nhưng mt sức mạnh v h䴬nh đ ghm chặt 㬴ng lại. Giận dữ v kinh ngạ, ng chỉ tay lപn linh vật. - Em...em định mang n đi đu? - Mang về Mỹ Sơn. Vi㢪n kiến trc sư thốt ln kinh ngạc: - Về Mỹ Sơn? Mặc dꪹ hiểu được nỗi lng khao kht ch⡡y bỏng tm lại bu vật thi졪u đốt trong tri tim vợ ng bấy lᴢu nay, nhưng ng khng ngờ c䴴 ta lại xốc nổi như vậy. Chỉ mấy pht trước đy, nꢠng cn l phụ nữ non gan e thẹn, vậy m⠠ chỉ trong pht chốc, php thuật nꩠo đ đ biến c㣴 trở nn ngang nhin đến điꪪn loạn như thế. - Khng được, - ng dứt kho䔡t xua tay, - Những thứ nằm trn đi thờ lꠠ bất khả xm phạm! - Đy l⢠ bu vật của người Chăm. - C nᴳi đầy thch thức - N phải trở về với người Chăm. - Nhưng kh᳴ng phải lc ny, hꠣy trả lại đi thờ ngay! - Khng được, - Cഴ bướng bỉnh đp – Đy lᢠ Quốc bảo của Champa, l linh hồn của người Chăm, chng ta phải cຳ trch nhiệm trả về đng chốn của nẳ. - Hy nghe anh ni đ㳣 - ng xe hai tay ph䲢n bua.- Chng ta sẽ hồi hương những g đꬣ bị lấy cắp nhưng chưa phải lc ny. Ch꠺ng ta chưa hiểu g về thnh địa n졠y v sẽ phải trả gi đắt cho sự xốc nổi vࡠ ngu dốt. - Khng by giờ th䢬 bao giờ? Ngoi ti vഠ anh ra cn ai nữa? – C lại lⴹi xa tầm tay của người chồng như trnh một kẻ phản trắc - Tổ tin em đ᪣ mất bao nhiu cng sức v괠 cả mu để đi tm nhưng đều thất bại. Đᬢy l cơ hội duy nhất v t࠴i khng thể chờ thm được nữa. Anh kh䪴ng thuyết phục nổi ti đu! Kh䢴ng chần chừ, người vợ m chặt bu vật nặng h䡠ng chục cn lao ra cửa với một sức mạnh kinh ngạc. Nng bất chấp b⠳ng đm v sợ hꠣi khi băng ngang trước mũi thần rắn. Người đn ng Phഡp chỉ biết chạy theo soi đn cho c khỏi ng责 m khng dഡm chộp vo người vợ đang nổi cơn li đബnh. Khi chạm vch đ, người phụ nữ quay phắt lại nhᡬn ng thế thủ. Nhn cặp mắt hoang dại m䬠 ng chưa bao giờ nhn thấy ở người phụ nữa đầu gối tay ấp mấy năm nay, bản năng sinh tồn m䬡ch ng khng n䴪n dồn ai đ vo đường c㠹ng. ng lԹi lại v tỏ ra lịch lm như một đ࣠n ng Paris thứ thiệt. - Anh hiểu v tr䠢n trọng suy nghĩ của em. Nhưng chng ta khng thể đ괳n rước thần linh một cch th bạo như vậy. Đᴢy l di sản của Champa nhưng đ nằm trong lࣣnh thổ Camboge mấy trăm năm nay. Để mang được n về chng ta phải giải quyết nhiều vấn đề lịch sử để lại. D㺹 sao chng ta cũng sẽ hnh xử đꠠng hong trong luật php chứ khࡴng phải hnh động như những tn ăn cắp! - Kh઴ng, sẽ khng cn ng䲠y no nữa, em linh cảm rằng chng ta khິng thể quay trở lại đy được nữa. Ch⠺ng ta sẽ vĩnh viễn mất linh vật ny! Người đn ࠴ng Paris len ln sấn tới, chỉ đợi một ci chớp mắt của c顴, ng sẽ vồ cướp. - Đừng động vo t䠴i - c dơ cao pho tượng - nếu ng cướp, t䴴i sẽ đập đầu chết ngay trước mặt ng... Lời ni n䳠y đ đnh gục 㡽 đồ của ng. Đứng chết lặng giữa phng, mắt 䲴ng trn trối nhn người phụ nữ xinh đẹp v⬠ tự hỏi rằng nng c cೲn l vợ mnh nữa hay kh଴ng. Sai lầm! Khng phải sai lầm khi cưới nng m䠠 sai lầm khi đưa nng vo đࠢy. Ngn lần sai lầm. - C cള biết l c đang xഺc phạm thần linh khng hả? ng chỉ c䔲n biết trt hết tức giận vo lời n꠳i nhưng tiếng go của ng dội vഠo vch đ rồi hắt thẳng vᡠo chnh mặt ng. N�ng vẫn im lm dựa lưng vo c젡nh cửa v khng thể nഠo nhn thấy dng chữ đang tỏa 첡m kh ngay trn đầu c� ta. ng rԹng mnh nhận ra dng chữ Phạn kia l철 dnh cho ng, nള đang chiếu thẳng vo số mệnh ng. Họ nhബn thẳng mặt nhau trong bng tối, yn lặng đến rợn người. Tiếng t㪭ch tch trn chiếc đồng hồ đeo tay đang nhắc nhở �ng thời khắc sắp đến. Cửa sẽ mở. ng đưa tay nhԬn đồng hồ v hốt hoảng khi nhận ra thời khắc chỉ tnh bằng giୢy v c ta sẽ dễ dഠng thot ra ngoi. Thời gian cứu vᠣn thần linh của ng sắp hết. Người phụ nữ vẫn nn lặng chờ đợi v䩬 c biết thời gian đang ủng hộ mnh. Trong t䬭ch tắc ng biết mnh vẫn ho䬠n ton lm chủ tࠬnh huống. Cnh cửa sẽ khng khởi động nếu ᴴng kịp ngắt mng nước. Nhanh như cắt, ng quay đầu lao vụt vᴠo bng tối, chưa đầy mười giy sau 㢴ng đ đứng giữa thc nước. - Khoan, anh l㡠m g thế? - tiếng vợ ng h촩t ln ngay sau lưng - khng được th괡o nước. ng đứng khự lại giữa dԲng chảy khng phải v tiếng th䬩t sau lưng m l ࠢm thanh khc. ng chiếu đᔨn ln v kinh hꠣi khi thấy trần nh như đang hạ xuống. Tiếng rt của những phiến đୡ xanh miết vo nhau nghe lộng c. ೔ng biết đ qu muộn, l㡺c ny khng cള sức mạnh no c thể ngăn cản cỗ mೡy khủng khiếp kia khi n đ khởi động. - Chạy đi! – 㣔ng tht to về pha vợ rồi lao vọt l魪n bờ trước khi trần nh sập xuống. Mặc d b๳ng tối bao trm, ng vẫn lao đ鴺ng hướng cnh cửa đ đang rung chuyện. Trước ᡴng khng xa tiếng bước chn dồn dập của người vợ. - Dừng lại! Kh䢴ng kịp đu...- ng h⴩t ln. Nh khảo cổ ngũ tuần rướn hết sức lao theo, bốn bề rung chuyển tưởng như một cơn địa chấn đang ập đến. Một tiếng r꠭t ngh tai vang ln cꪹng với luồng nh sng trᡠn vo. Hnh ảnh mong manh b଩ nhỏ của vợ ng như đang bay khỏi mặt đất hướng về nh s䡡ng. V đ cũng lೠ hnh ảnh nguyn vẹn cuối c쪹ng m ng cലn thấy về người vợ đng thương của mnh. Tiếng động kinh hoᬠng vang ln. Tất cả chm vꬠo bng tối. ng tin rằng vợ m㔬nh đ may mắn thot qua c㡡nh cửa. Định quay lại con suối th tiếng động lạ trước mặt lm 젴ng ch . Nhẹ nh꽠ng ngồi xuống trong bng đm, 㪴ng linh cảm một sự thật kinh người đ by ra trước mắt. 㠔ng nhặt vội cy đn tr⨪n sn rồi chiếu vo nơi phࠡt ra tiếng động. Lạy cha ti! Th괢n thể nng bị đứt la. ଔng khụy xuống để hai cặp mắt kinh hồncủa họ gặp nhau lần cuối. Một ln hơi thều tho hướng về ph࠭a ng. - ...Hy mang n䣳... về Mỹ Sơn... Ln hơi yết ớt tan biến vo hư v࠴. Người đn ng Phഡp mắt nha đi v kh⠴ng cn dm nh⡬n mu của nng đang trᠠo ra trước ngực v tưới đẫm ln cả linh vật đang nằm trપn tay nng. Một cu hỏi xoẹt ngang ࢳc ng. Phần thn c䢲n lại của nng đang ở ngoi hay rơi xuống hầm tối. R࠵ rng ng đണ thấy nng băng qua cửa nhưng khng hiểu sao lại bị bật ngược vഠo trong. ng soi đԨn ln vết thương của nng vꠠ rng mnh kinh h鬣i khi thấy một bn tay gn gốc bị chặt ngang cổ tay đang bấu lấy ngực ࢡo vợ mnh. Ai? Bn ngo쪠i cnh cửa đ kia lᡠ ai? L người hay quỷ dữ. ng lạnh gԡy khi nghĩ rằng, mnh cũng khng thể to촠n mạng khi ra khỏi đy. Ln m⠡u nng hổi đ lan ướt dưới ch㣢n ng. Đứng chết lặng trn s䪠n, ng hi h䣹ng nhn cch cửa t졡p đầy mu đang rỏ rng rᲲng xuống đất như một my chm vừa xong ca h᩠nh quyết để bảo vệ một chn l h⭹ng hồn khắc su trn đ⪡. ‘’D"ng mu cho Ngi! kẻ nᠠo xc phạm đến thần linh sẽ bị rt sạch m꺡u ba đời dng ln Ng⪠i’’
0 Rating 331 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On November 17, 2013
  Đây là tiểu thuyết thám hiểm đầu tiên về kho báu bí ẩn của người Chămpa cổ. Mỗi một nền văn minh xuất hiện và biến mất đều để lại một dấu ấn mãnh liệt, cái chúng ta nhìn thấy của nền văn minh Chămpa còn lưu lại cho đời sau là kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc và nhiều tác phẩm nghệ thuật phi vật thể khác. Còn kho báu thì sao? Các bia kí tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ cùng với sử liệu Đại Việt và nhà Hán đều mô tả hàng tấn vàng bạc, đồ thờ cúng và hàng vạn cuốn kinh quý đã bị thất lạc và cướp bóc bởi các cuộc xâm lược. Rất nhiều báu vật khác mà triều đình còn giữ được và cất dấu là có cơ sở. Lần theo tư liệu của các nhà khảo cổ Pháp từ Viện Viễn Đông Bác Cổ và các bia kí, thư tịch cổ, chúng tôi đã hình dung được sự thật và điều huyền bí chưa lí giải qua một câu truyện tạm gọi là ‘’Mật mã Champa’’  Chương 1- Phần 1. Tuân thủ một cách tuyệt đối những di chỉ bằng tiếng Phạn lưu lại trên một tấm da dê cổ vẽ tay, viên kiến trúc sư người Pháp cùng với phu nhân đã bước qua cánh cổng đá cuối cùng của hành trình khám phá kho báu Champa cổ xưa. Trong hang đá tối đen như mực, người phụ nữ trẻ tỏ ra sợ sệt khi nhìn lại cánh cửa đã sập xuống sau lưng. Một dải sáng lân tinh bò ngoằn ngoèo trên vách đá hiện một dòng chữ Phạn lờ nhờ: ‘’Dâng máu cho Ngài! kẻ nào xúc phạm đến thần linh sẽ bị rút sạch máu ba đời dâng lên Ngài’’ -Anh nhìn kìa...- cô gái chỉ tay nói. Viên kiến trúc sư đến từ Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) rùng mình khi đọc xong dòng chữ khắc sâu trên mặt đá. Từng bỏ ra hàng chục năm để nghiên cứu bia mộ cổ, ông liên tưởng đến một lời nguyền được cho là thần bí nhất lịch sử, đó là câu khắc trên bia mộ các hoàng đế Ai Cập ‘’Bất cứ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaông, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó’’ Đó không phải là lời dọa suông. Hàng ngàn năm nay, lời nguyền bí ẩn kia vẫn là bản án tử hình siêu linh đã giáng phạt bao nỗi chết chóc kinh hoàng cho giới khảo cổ và cả những tên săn trộm dám phớt lờ nó. Viên kiến trúc sư chiếu ánh đèn pin rồi xích lại gần, ông nhìn thấy những vẩy máu khô loang lổ trên vách cửa đúng vị trí mà ông và vợ vừa nhảy qua. Ông biết rằng mình không phải là người đầu tiên bước qua đây và số phận những kẻ trước đó ra sao thì đã rõ. Ông trấn an người vợ đang run rẩy trong làn hơi ẩm lành lạnh dưới độ sâu gần chục mét trong lòng núi. -Đừng để tâm, anh đã có cách khắc chế cánh cửa đó. Người đàn bà đầu tiên đặt chân nơi cung cấm này vẫn chưa hết sợ hãi. Cô nói: - Cửa đá đã sập xuống, làm sao chúng ta mở được để về? - Anh đã nghiên cứu tấm bản đồ cổ rất kĩ rồi, phía sau bức tường trước mặt kia là cỗ máy chạy bằng sức nước dùng để điều khiên cánh cửa đá. Mặc dù chiếc đèn pin công suất sao, chùm sáng dường như tắt lụi trong khoảng không mịt mù. Họ mò mẫm theo hướng nam như trong trí nhớ, đi qua một không gian rộng không rõ hình thù, cuối cùng một bức tường đá xám xịt đã hiện ngay trước mắt họ. Men theo bức tường cho tới khi nhận ra một cánh cửa vòm, ông liền đẩy mạnh. Tiếng nước rào rào bất ngờ phả ra từ một đoạn suối ngầm chảy qua lòng núi. Trước mắt ông là một guồng nước khổng lồ đang chuyển động để đưa dòng chảy lên một hệ thống phức tạp nằm trên cao mà ông không thể nào nhìn rõ. Trục quay guồng nước được kê trên hai trụ đá lớn song song mọc lên từ lòng suối giúp cho chiếc bánh xe nặng hàng chục tấn vận hành suốt mấy trăm năm nay. Thấy một chiếc thang đá dựng đứng và chìm khuất trong bóng tối, ông lội xuống bám tay vào những thanh giằng để tìm cách trèo lên. Thận trọng leo đến bậc cuối cùng, từ độ cao của một ngôi nhà ba tầng nhìn xuống, những lá guồng gạt nước trắng xóa dưới ánh đèn bàng bạc làm ông cảm tưởng như đang lạc vào một gầm máy của một chiến hạm không lồ thời Trung cổ đang nhởn nhơ vô định giữa đêm đen trên đại dương. Nước từ hệ thống ống máng chằng chịt trên cao dội xuống ào ào xen lẫn với dòng suối réo von tạo thành một bản hòa tấu hoang sơ đến kì dị. Nhìn quanh, viên kiến trúc sư ngạc nhiên khi phát hiện trước mặt là một bế chứa nước bằng đá rất lớn mà trước đó ông ngỡ là một tầng lầu. Tuy nhiên bể nước này đã cạn khô và chỉ có mọt dòng nước đang nhỏ giọt vào bể. Chỉ mất vài phút, viên kiến trúc sư đã phát hiện ra quy luật vận hành của chiếc đồng hồ nước cổ xưa đã được phác họa chi tiết trong tấm thư tịch quý báu. Nắm được cấu tạo và nguyên lí hoạt động khắc sẽ điều khiển được nó. Trên chiếc bàn điều khiển, ông tìm cách cài chế độ mở cửa đá. Tháo chiếc ống nhỏ đang rỉ nước đặt sang bên cạnh rồi ông dùng hết sức xoay một ống đồng có đường kính rất lớn vào vị trí. Một thác nước mới từ chiếc ống tuôn ào ào vào bể chứa. Toàn bộ lan can và hành lang đá dưới chân ông bắt đầu rung lên nhè nhẹ. Chỉ vài chục phút nữa thôi, mực nước sẽ đạt ngưỡng cực điểm để đẩy bật một chiếc lẫy. Mấy trăm khối nước cùng hàng chục tấn đá sẽ trút xuống để khởi động một chiếc đòn bẩy có khả năng ném bay một tòa nhà với một sức mạnh khủng khiếp. Năng lượng đang tích tụ với một tốc độ rất nhanh tỉ lệ thuận với nhịp rung của chiếc sàn đá dưới chân ông. Mặc dù muốn nán thêm vài phút để đo lại thể tích và vận tốc nước nhưng một giọng rất thanh át tiếng thác vọng lên cùng ánh đèn pin loang loáng. -Xuống ngay, nó sẽ sập xuống mất! Nhìn qua luồng sáng yếu ớt chiếu qua đám bụi nước trắng xóa, ông phát hiện trước mặt có một máng nước dốc chéo xuống dưới. Không chần chừ, ông chạy dọc hành lang đang chao đảo rồi bò qua một dầm đá trơn nhẫy để nhảy vào lòng máng. Trong tích tắc, ông gần như rơi ùm xuống lòng suối làm nước bắn tung tóe lên mặt người vợ. -Xin lỗi!...- Ông vùng đứng lên đưa tay vuốt mặt. – Tốt rồi, cách cửa lát nữa sẽ tự mở ra. -Cửa tự động ư? Hệ thống gì mà lạ vậy? -Một cỗ máy bằng đá chạy bằng sức nước rất cổ xưa. Tổ tiên người Chăm đã chế tác ra nó đấy! -Nó đủ sức nhấc cánh cửa mấy chục tấn kia sao? Anh cam đoan là chúng ta không bị kẹt lại đây chứ? -Yên tâm, nếu cỗ máy kia chạy đúng, khoảng nửa tiếng nữa cửa sẽ mở ra. -Sao nhanh vậy? liệu chúng ta còn thời gian đi khắp cung điện này không? -Chỉ có hai ống đồng cho hai chế độ mở. Đây là chế độ mở nhanh nhất, hoặc sẽ phải đợi thêm nhiều năm nữa. Thôi đừng hỏi nữa, nhanh chân lên! Họ chui trở lại tiền sảnh, do thiếu oxy và vận động mạnh nên ông đã có dấu hiệu rối loạn phương hướng. Tránh mất thời gian, trong khi cúi mặt xuống ông tranh thủ mở tấm bản đồ cổ ra định vị lại lần nữa. -Đằng kia kìa – Người vợ trẻ chỉ tay phía sau lưng ông. Ông quay lại bắt gặp một khoảng tối đen đặc đang phả hơi lạnh vào mặt mình, ông xoay đèn về hướng đó và lờ mờ nhận ra một vòng tròn trũng xuống như miệng giếng. Biết rằng đây là lối đi duy nhất, ông nắm tay vợ đi nhanh về phía đó và thấy một một dải đi hẹp hình xoắn ốc dẫn xuống dưới. Không rời một bước theo chồng, mắt cô sợ sệt nhìn theo ánh đèn nhấp nhoáng trên các phiến đá ẩm ướt và cố không để trượt chân rơi xuống cái hố mà cô chưa nhìn thấy đáy. Để thêm an toàn, cô bám tay kia lên lan can nhưng vội rụt lại khi chạm vào đầu một con rắn. Chỉ trong tích tắc, cô kịp nhận ra và thở phào khi đó là tay vịn bằng đá. Con rắn bảy đầu bằng đá hoa cương ngoằn nghèo khắc khoải men theo mép thang xuống sâu hun hút như đang cố ngoi lên từ địa ngục từ suốt mấy trăm năm nay. Bất chấp lối đi hiểm trở, cô nhắm mắt đi theo chồng cho đến khi ông ghìm tay cô lại. -Kia mới là kẻ giữ đền đích thực, rắn thần Naga! – ông nói. Người phụ nữ nhìn theo tay chồng, dưới ánh đèn yếu ớt xuyên qua không khí đặc quánh, một dải trắng như lụa bềnh bệch hiện lên. -Trong truyền thuyết rắn Naga giữ đền có tới bảy đầu cơ mà. - Người phụ nữ sợ hãi hỏi.- Con này lớn nhưng chỉ một đầu. -Đúng thế, nhưng đây là con rắn thật đang sống! Cô gái thất kinh ôm chặt hông chồng mình. Người đàn ông từ tốn gỡ nhẹ tay cô: - Đừng sợ, đây chính là rắn khổng lồ sống trong hang động và rừng sâu hạ lưu sông Mê Kông. Trước đây xuất hiện thường xuyên tại rừng U minh Hạ nhưng nay gần như tuyệt chủng. Truyền thuyết rắn thần Naga lấy cảm hứng từ loài bò sát khổng lồ có thật này. Sách cổ của người khmer còn mô tả những con long xà to như cây Thốt nốt. Vẫn nhìn con vật qua vai chồng mình, giọng cô chưa hết run rẩy: -Nó đang ăn? -Chính con dê trắng mà ta vừa thả xuống khi qua cửa đấy thôi, đây là bữa điểm tâm đầu tiên của nó sau 12 năm đấy. Cô gái mắt mở to nhìn con rắn bất động, chỉ có mang tai đang phập phồng đẩy dần con vật bé bỏng ngày càng khuất sâu trong chiếc miệng đang há rộng kia. -Đây là giống rắn quen sống nơi không có ánh sáng nhưng mắt nó có thẻ nhìn xa hàng cây số trong bóng đêm. Cô gái nhè nhẹ lùi xa hơn, mắt vẫn không rời con vật, cô hỏi. -Nó nhịn đói tới 12 năm sao?... -Giữa chu kì mở cửa tháp, làm gì có ai cho nó ăn, nó rất đói. Nếu hôm nay chúng ta quên mang con dê cho nó, em có biết thức ăn của nó sẽ là gì không? Người phụ nữ định kéo chồng mình trở lên nhưng người đàn ông to cao vẫn không hề nhúc nhích. Viên kiến trúc sư biết rằng họ đã rơi vào phạm vi tấn công của con vật từ lâu, nhưng hôm nay nó sẽ tha mạng cho họ. Ông chỉ khe hở đủ một người đi phía sau con rắn và nói. -Muốn vào thánh địa phải đi qua mặt con rắn này. Người vợ định bỏ chạy, nhưng cô vội nhận ra phía sau là cánh cửa đã khép chặt. Đã vào đến đây dù chết cũng phải đi đến tận cùng. Chẳng phải mười mấy năm nay cô cũng chỉ mong điều đó đấy thôi. -Đi tiếp! – cô nói. Tuy lấy hết can đảm, không chỉ cô mà người đàn ông đầy chất thép kia cũng phải co mình nín thở để lách qua lưng con rắn đang phả hơi tanh nồng nặc cả góc hang. Họ nhanh nhẹn lách vào khe hở và bắt gặp một hành lang rộng dẫn sâu vào điện thờ. Ngay vừa đặt chân vào khu tiền điện, viên kiến trúc sư đã ngỡ ngàng sửng sốt với vô số pho tượng các vị thần Balamon giáo xếp trang trọng trong các khám thờ ăn sâu trong đá. Tượng Siva, bò Nadin, dấu triện cổ và các thanh kiếm ánh lên màu sắc đặc trưng của vàng thật. Do thời gian có hạn nên không thể xem kĩ từng chi tiết, ông muốn đi thật nhanh để bao quát quy mô thánh địa nhưng một pho tượng nữ thần vàng óng làm ông sững người lại. Đúng là pho tượng này được đúc bằng vàng khối, với kích cỡ lớn bằng người thật như vậy làm ông nghĩ đến tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng tại Po Nagar đã bị quân Khmer băng qua cao nguyên Langbian đến tấn công nam Champa năm 945. Sự tập trung của ông bị cắt ngang khi có tiếng động vang lên từ xa. Lúc này ông mới giật mình nhớ lại người vợ đã biến đi đâu mất. May thay, nỗi sợ của ông tan biến khi thấy nàng đang ôm một thứ gì đó nặng trĩu trước ngực. Ông lia đèn sang nhìn thứ trên tay vợ và không thể tin nổi vào mắt mình nữa. -Lạy chúa! Em bê cái này từ đâu ra?                                                                                                                                                                                               Mật mã Chămpa - Chương 1- p1  Mật mã Chămpa - Chương 1- p2  Mật mã Champa - Chương 2 - p1  Mật mã Champa - Chương 2 p-2  Mật mã Champa - Chương 3 -p1  Mật mã Champa - Chương 3 - p2 Mật mã Champa - Chương 4 - p1
0 Rating 1.7k+ views 5 likes 0 Comments
Read more
By: On October 20, 2013
NGY THNG GIỜ KHẮC CHĂM Sưu tầm : Irơss Chahya D"n tộc Chăm, cũng như dn tộc khc ở Phương Đ⡴ng đều tnh thời gian theo vng Mặt Trăng, tức l� theo m lịch. Trong c¡c vấn đề: quan, h4n, tang, tế, người Chăm chọn lựa giờ khắc v ngy thࠡng rất chu đo, gần như cố định, nhất l thời gian dᡠnh cho cuộc hn lễ. Trn căn bản thuyết 䪢m dương người Chăm v tn thờ LINGA (Dương tഭnh) v YONI (m t­nh) một cch trn trọng.ᢠ Họ quan niệm hai biểu tượng ny rất thing liપng. Trong sự t-n ngưỡng của họ. Dương t-nh v m t­nh l hai thi cực khࡡc nhau trong vũ trụ nhưng khi hai thi cực khc biệt nᡠy kết hợp lại th sẽ tạo ra vạn vật. Đối với vấn đề t젭n ngưỡng ny, họ đưa vo một số biểu tượng cho thuyết ࠂm Dương như sau: Thuộc về Dương Thuộc về m Akal: Trời, bầu trời Tanưh riya: Đất, qủa địa cầu Aditiak: Mặt trời Channưk: Mặt trăng Bangun: từ ngy trăng non ࠠ Kanơm: từ ng y trăng khuyết sau cho đến ngy trăng trn ಠ rằm, cho đến ngy trăng hết Haray: Ban ngyࠠ Mưlam: Ban đ*m Pag: Buổi sang ꠠ Bi*n hary: Buổi chiềiu Pur: hướng Đng䠠 Pai: hướng T"y Hanuk: bn hữuꠠ iw: b*n tả Yơw: số chẵn Chauh: số lẻ.v.v.v GIỜ KHẮC: Một ng y từ 6 giờ sng, lc Mặt trời mọc cho đến khi Mặt trời lặn, cẳ 8 TUK, buổi sang 4 TUK, buổi chiều 4 TUK. Mỗi TUK t-nh ra c một tiếng rưỡi đồng hồ (90 pht).㺠 Ban đm đng lẽ ra cũng cꡳ 8 TUK, nhưng chỉ được tnh từ 6 giờ chiều cho đến 12 giờ khuya gồm 4 TUK m th�i, cn từ 0 giờ đến 6 giờ sang l thời gian ⠂m Dương phối hợp v tất cả sinh vt cy cỏ sinh nở.⢠ Mỗi TUK người Chăm c biểu tượng: 㠠 TUK Tha, P4 ulwah (Olloh) TUK Dw , Mohammad Tuk Klơw, Jibaraellak TUK Pak, Ali TUK Limư, Phatimưh TUK Nơm, Hothan TUK Tajuh, Hothai TUK Dalipan, P ulwah (Olloh) 䂠 NGY Một tuần lẽ (Kauk karaf) Chăm c3 7 ngy, bắt đầu từ ngy Chủ nhật , vࠠ mỗi ngy c biểu tượng ri೪ng: Adit, tơk mưh Ch:a nhật, tiếp nhận Vng ࠠ Thơm, tơk pariak Thứ Hai, tiếp nhận Bạc Angar, tơk Bathay Thứ Ba, tiếp nhận Sắt But, tơk tanưh pachah Thứ Tư, tiếp nhận đất nẻ Jip, tơk drơp mưtakai Thứ Năm, tiếp nhận Sc vật ꠠ Suk, tơk Pacha Thứ Su, tiếp nhận Y phục ᠠ Thanưchar, tơk padai Thứ Bảy, tiến nhận La thc TH곁NG Mỗi năm cũng c 12 thng, được gọi bằng số, ri㡪ng thng 11 người Chăm gọi l bilan Pwiss, thᠡng 12 c tn l㪠 bilan Mak. Từ ng y đầu thng đến trước ngy Rằm người Chăm gọi lᠠ bingun. Qua Rằm đến trước cuối th!ng gọi l Klơm. Rằm lࠠ Prami. Ng䠠y cuối thng người Chăm gọi l harei ia bilan abih (ngᠠy hết trăng). Trong 12 thng c 6 th᳡ng thiếu bilan u l thng 2, 4, 6, 8, 10, 12 chỉ cࡳ 29 ngy v thường “gối” vࠠo thượng tuần trăng (gwơr harei di bingun). Ngy 6 chuyển thnh ngࠠy 7 (Nơm jiơng tajuh). Thi*n Sanh Cảnh, cho rằng Sở dĩ chuyển ngy 6 thnh ngࠠy 7 bởi v nt chữ số 6 với n쩩t chữ số 7 Chăm gần giống nhau. Người ta chỉ cần th*m đứng dưới m (takai đak) dưới chữ số 6 sẽ thnh n⠩t chữ số 7, cn cc số c⡲n lại nt đều khc nhau. S顡u thng cn lại (thᲡng lẻ) l thng đủ (bilan tapak ) cࡳ 30 ngy. Cứ 8 năm c࠳ 3 năm nhuần, gọi l thun kran, thun kran c 13 thೡng, thng 13 gọi l bilan Bhang hoặc bilan Birơw luᠴn lun c 29 ng䳠y. Trong sinh hoạt, việc t-nh ngy chọn thng đối với người Chăm rất hệ trọng.ࡠ Một số lễ hội được quy định kh chặt chẽ. Vᠭ dụ: KAT di bingun, Chabbur di klơm. Hoặc cứ vʠo thng Ging Chăm, c᪡c xm lng người Chăm đều tổ chức lễ Rija Nưgar (lễ c㠺ng đầu năm) bao giờ cũng nhập lễ vo ngy thứ Năm vࠠ kết lễ vo ngy thứ Sࠡu ở thượng tuần trăng (Tamư di jip tabiak di Suk). Ring đm cưới người Chăm, lễ chꡭnh thức lun được tổ chức vo buổi chiều ng䠠y thứ Tư, hạ tuần trăng, sau rằm vo cc ngࡠy Chẵn (2, 4, 6, 8 … Klơm) v cc thࡡng cố định 3, 6, 10, 11, v kể cả thng 8 dࡹ n khng được coi l㴠 ngy tốt. Tại sao người Chăm lại chọn thời gian để tổ chức lễ cưới cố định như vậy? Vࠬ theo bảng lập thnh m lịch Chăm đ£ quy định. Buổi chiều thuộc về m, tượng trưng cho tuổi về gi, sống với nhau lu dࢠi. Thứ Tư: Thuận về đất nẻ, một thứ mu mỡ, dng để trồng tỉa hoa m๠u dễ pht sinh, cầu chc cho hai người sống với nhau sinh con đẻ chạu đầy đn. Thứ 4 c࠲n l m Dương gặp nhau, v¬ người Chăm quan niệm rằng ngy thứ Tư c thể v೭ như lỗ rốn của con người; từ đầu đến cổ c 3 phần; Đầu, Cổ v Ngực tượng trưng cho ng㠠y Chủ Nhật, thứ Hai v thứ Ba; từ rốn đến bn chࠢn c bụng, hng v㡠 bắp chn tượng trưng cho ngy thứ Năm, thứ S⠡u v thứ Bảy. Người Chăm c࠲n quan niệm rằng; từ lỗ rốn ln đầu đối với Chồng c thi곪n chức như người Cha, đối với người vợ c thin chức như người Mẹ.㪠 Cn từ lỗ rốn trở xuống đến bn ch⠢n người đn ng mới hẵn lഠ người Chồng v người đn bࠠ mới hẵn l người Vợ. Ngoࠠi ra giữa hai Vợ Chồng thường xưng h với nhau bằng “My Tao” d䠹 Chồng lớn tuổi hơn Vợ, hay ngược lại cũng chỉ xưng h với nhau như vậy. So s䠡nh ngy thứ Tư giữa tuần, ci rốn nằm ở trung tࡢm điểm của thn thể cng lối xưng h⹴ giữa hai vợ chồng, ta thấy người Chăm c tnh b㭬nh đẳng r rệt giữa hai giới. C堲n việc chọn thng 3 thuận về la, thạng bắt đầu cng việc cy, bừa gieo cấy; th䠡ng 6 thuận về ti sản được tập trung, c nghĩa lೠ ma gặt la th麡ng 3 v bắt đầu cy gieo m࠹a gặt hi ma lṺa chnh; v th�ng 11 thuận về hưng thịnh, ma gặt hi ho顠n ton v mọi c࠴ng tc khc đều đᡣ thu hoạch xong xui. Mỗi th䠡ng của người Chăm cũng c biểu tượng Bilan tha,binhưk than 㠴n Thng Ging, thuận về tương tư Bilan dwa, binhưk danuh khak᪠ Thng Hai , thuận về tội lỗi Bilan klơw, binhưk Padaiᠠ Th!ng Ba, thuận về la thc Bilan Pak, binhưk mưtai고 Thng Tư, thuận về chết choc Bilan limư, binhưk mưthauᠠ Th!ng Năm, thuận về gy hấn Bilan nơm, binhưk pagurdrơp⠠ Th!ng Su, thuận về ti sản tập trung Bilan tajuh, binhưk than kikᠠ Thng Bảy, thuận về đau ốm Bilan dalipan, binhưk ganuh khakᠠ Thng Tm, thuận về tội lỗi Bilan thalipan, binhưk mưthauᡠ Thng Chn, thuận về g᭢y hấn Bilan tha pluh, binhưk than drơp Thng Mười, thuận về pht tᡠi to lớn Bilan Pwiss, binhưk rat dabrat dhik Thng Mười Một, thuận về hưng thịnh Bilan Mak, binhưk apwei bbơngᠠ Thng Chạp, thuận về lửa pht chᡡy Tm lại Chăm chọn thời gian lm lễ cưới, một phần lệ thuộc v㠠o kinh tế nng nghiệp, lấy ma gieo hạt giống l习m tiu biểu cho sự kết hợp v lấy m꠹a gặt hi lm tiᠪu biểu cho thnh tựu. Một phần lệ thuộc vࠠo cc biểu tượng thin nhi᪪n theo thuyết m dương Đối với người Chăm cũng như một số dn tộc khc tr⡪n thế giới, vấn đề tnh chọn “ngy l�nh thng tốt” trong sinh hoạt của mnh đến nay vẫn cᬲn chi phối kh nặng nề. Cᠳ khi chỉ v phải đợi “năm tốt tuổi hạp” m một số việc lớn đ젣 phải dang dở. Những hiểu biết cơ bản về lịch ph!p của dn tộc l điều cần thiết nhưng việc vận dụng những yếu tố t⠭ch cực của n vo cuộc sống l㠠 vấn đề cần c một cch nh㡬n mới tiến bộ hơn. -Tham khảo bi viết của Lưu Viết Tn, ở Nội San Ước Vọng 1 ࢠAn Phước 1968. -Tham khảo b i viết Kay Amưk, Tagalau 5 (Nắng Panduranga 2005). ----------- ƠMPƠM P NAI Ԡ (Panưh twei panwơch yaw Chăm) Chahya Mưlơng Phần chuyển tự latinh “Sự Tch P Nai” dựa tr�n hệ thống được dung trong Từ Điển CHĂM - VIỆT của Trung tm nghin cứu ViệtNamĐ⪴ng Nam , xuất bản 1995 tại S`i Gn. Hu tha Mưgawom Chăm ginup mưd tơl kaya, hu klơw adei sa ai kamei:⠠ Nai Mưh Ghang, Nai Hali Halơng Ta Bơng Mưh, Nai Tang Ya nan P Nai. Dalam klơw adei sa ai P䠴 Naisiambinai harơh bbaik kataik hamit bak nưgar. Kei KaMaw kikei dơm urang raglai siam likei ganuh ganat irơss bijak chaung khing P Nai, bafanoj (tha nai) mai pwơch, dawn laik dom panwơch pagwơn, mưyah amaik amư P䠴 Nai halar patơk Nai Ka Chei. Pakei kwơch tha bauh ribaung tơk mưtha lơw Kraung La Ng (ukaabăng) piơh ba ia chrai tanran hamu bhum gah amaik amư P Nai. Amaik amư dadwơl panwơch pwơch nan thaung pagwơn Pakei Chang ngaf blauh blai ribaung kraung ka mưng radak ngaf likhah hadei. Kei KaMaw ba abih prưn yava ngak gơm harei gơm mưlam 䠴 hu hadom, tamat tha bau kraung hu ia chrai grơp nưgar. Bwơl bhap 4t tanot n tabwơn Đam likhah yat trak, batha P Nai mưtưh 䴴h bak yaum, kaywa tian nit Kei KaMaw, min twei amaik amư aip tatơk mưduh mưng P Nai chip ngaf dam likhah duh hatai nan.䴠 Dalam mưlơm angal P Nai klaik mưnưt klak thang dơp nau tapah angauk chơk Chabbang, dih mưraung, Palei Rơm atah hađauh klơw bbaik ang Ka. Mưng rat di tian mưthrơm rabah rabưp laik thaung agama daung paklah umat.䠠 Tuk ligaih laik thaung agam P paya angar Kanai “NAI TANGYA BIA ATAPAH”.ഠ Tuk P Nai klak thang nau tapah, Kei Ka Maw Sanưng mưlơw di palei nưgar urang thơu lach kanai auh di drei. Hajiơng Pakei yah pabrai padơr kraung nan vơk, Chrơng patơw praung bla pagơn pabah kraung 䠴 brei ka ia đwơch trun. Pakei mưk Thruk pađik bbrơm panưh yah pabrai patơw krung libik P4 Nai dauk tapah. Patơw talah jiơng dw ha tha galaung gơp tha rup urang nau mai (trun tagơk), libik dom ng achar du panwơch han䠬m (Qur’an) ngak adapt chabbat libik P Nai dauk tapah mưkal. Kaywa apakal nan libik chơk Chabbang urang Raglai thei khing nau mai, mưnwiss urang dauk di bhum nan jang 䴴 khinh đơm Chakơh. P Nai biak thu nit ganrơh, kan thei gauk janưh kanư padaung paklah jang P Nai daung pa klah min, mưyah gauk glach dom kabb䴠 nan P Nai tamar ka Jalikauw dwich, ka ula Chauh, ka rimaung pah thaung blơk mưta vơr glai sung jalan nau mai, yơw nan yơ bwơl bhar Chăm pơk j P䠴 Nai, tagơk Chơk glaih jang khing lach glaih, mưyah lipa jang lach trei. Bwơl bhap Chăm nưh rabh䴠 Chăm Ahir Cham Aval jang halak halar ka nư mưling Pꪴ Nai. Hajiờng padơng mưdhir mưli*ng ka nư Yang. Bha krưh hu tha bauh linga akauk vil, kabha di krưh thaik dalipan King, chanar Vơr pak kieng hayaf thaik Yoni chaik di angauk paban Xi măng di angauk chơk Chabbang di krưh tanưh bblang lanưng lanwai ralo phun kayơw chak throh ha mach hangơw thaung bauh parauh cha bbri cha bbrơw lia phun lia dhan. ꠠYapthun di klơm bilan tha ngan klơm bilan dw Xakavi Cham bwơl bhap radak ngap adapt cha bbat biyar karun ka P Nai.ഠ Dalam kadha dauh pamrơ ng Mưdwơn hu pơt akhan biak jalang ja lwa kabha ơm pơm P Nai nau tapah. 䴠 Nai nau tapah dirơm riya. Dw drei ula kaung nai nau tapah Nai nau tapah Chơk glaung Dwa drei rimaung kaung nai tapah Nai nau tapah thei thơw Bbơng bblang mưchơwdauk halơw glai Tạm dịch: Ng i đi tu ở rừng su C⠳ hai con Rắn nằm hầu hai bn Ngꠠi đi tu ở ni cao C꠳ hai con Hổ ra vo thăm nom Ngࠠi đi tu ai biết no Đࠠnh cam chịu khổ dựa vo rừng cy ࢠng Mưdwơn pah baranưng dauh, ganơng taung, Saranai yuk paragơm laik tharagơm.Ԡ ng Ka ing tamia pơk limah grơf Ԡyang labang, thaur thaung ta thwich chơk glai. P4 Nai vơr abih libik dunya, Piơh ling tha nuk tuk vak thu nit ganrơh dalam ray nau tapah. Bwơl bhap langkar likơu di nai jang yơw bi grơp yang labang payak hanniim ka dunya ngak bbơng, binhưk haliim hajan, binhưk bơl mưnik, ngah phiak dalam mưngawom thiam mưkrưdalam thun barơw.ꠠ Alang yah: -Ơmfơm: Sự t-ch -Janưh:Hoạn nạn -Irơss bijak :T i ba -Tamat :Ho n thnh -Harơh : Đẹp, v ngầnഠ -Pơt : Đoạn -Panoj: Lễ vật ࠠ -Akhan : Kể -Chrai : Tưới -Tathwich :Cảnh -Yat trak :Tiến hnhࠠ -Li*ng tha nuk : Thụ hưởng -Batha : Ringꠠ -Binhưk ha jn :Thuận mưa -Duh hatai : Bất đắc dĩࠠ -Binhưk bơl mưnik : Được m9a mng -Umat :Chng sinhຠ -Ngah phiak :Thu thập -Auh :Chꠠ -Limah :D"ng, hiến -Đơm chakơh : Ni tục㠠 -Paragơm : H2a nhạc -Kan: Lcꠠ -Payak haniim : Ban phước -Ragơm : Điệu -Nau tafah : Đi tu -Mưngawom : Gia đ,nh -Tamar : Phạt -Radak : Tổ chức -Thu nit ganrơh : Linh nghiệm -Chanar vơr : Kệ, đế, nền -Hayap : Tượng Nguon: Trich tu Dac San Vijaya so 7
0 Rating 380 views 1 like 0 Comments
Read more
By: On July 23, 2013
Written byBBT Champaka.info Pgs. Ts. Po Dharma Ng y 14-9-2013, Hội Đồng Pht Triển Văn Ha-X᳣ Hội Champa (Hoa Kỳ) sẽ tổ chức buổi lễ ra mắt tc phẩm mang tựa đề ᠫVương Quốc Champa : Lịch Sử 33 Năm Cuối C9ng, 1802-1835; do Pgs. Ts. Po Dharma thực hiện v Hội Luận Champa qua đề tiࠠ ˠCc Vấn Đề Lin Quan Đến D᪢n Tộc Bản Địa Việt Nam;. Nhn dịp ny, BBT Champaka xin tr⠬nh by thế no lࠠ nội dung của tc phẩm ny. ᠠ Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cng (1802-1835)l頠 cng trnh nghi䬪n cứu của Pgs. Ts. Po Dharma được xuất bản tại Paris vo năm 1987 bởi Viện Viễn Đng Phഡp, với nhan đề: Le Panduranga (Campa). Ses rapports avec le Vietnam (1802-1835). Đy l t⠡c phẩm lịch sử Champa cận đại đầu tin viết về tnh hꬬnh chnh trị, qun sự v� mối quan hệ với triều đnh Huế kể từ ngy vua Gia Long l젪n ngi vo năm 1802 cho đến khi vua Minh Mệnh x䠳a bỏ Champa trn bản đồ vo năm 1832, k꠩o theo sự ra đời phong tro khng chiến của Katip Sumat (1833-1834) vࡠ sự vng dậy vũ trang của Katip Ja Thak Wa (1834-1835) nhằm chống lại cuộc xm lăng của triều đ颬nh Huế v phục hưng lại vương quốc Champa độc lập c chủ quyền. ೠ Lịch sử 33 năm cuối c9ng của Champa l tổng thể của những biến cố
0 Rating 713 views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On June 2, 2013
Chó hú bu?i tr?a Tác gi?: qu?ng ??i gi?i Lúc nh? tôi thích ?i câu cá l?m ch? nh?t nào c?ng ?i .hôm ???c ngh? tôi xin ba ?i câu cá, ba tôi h?i :”mày ?i câu ? ?âu ?“ d? g?n nhà ông t? lát ák ba. “?! G?n ?ó thôi ??ng qua g?n cây mít” ,sao v?y ba? ”ng??i ta nói ?n c?p mít thì mày tính làm sao nh? ?ó c?m” con bi?t r?i! Lulu ?i thôi .su?t m?t bu?i sáng lèo phèo tr? ???c con cá nào.?ang b?c mình tr?t nh? ra m?y ??a b?n nói qua ch? cây mít có nhi?u con cá to l?m? , Th? là l?i c?i ??n ch? ?ó . cây mít kà lulu ch? ?ó câu mát ?ó ?i thui! ,tôi t? ngh? ...tr?i cây mít to th? này mà tr? có trái nào ,ch?c không có ai nói mình ?n c?p ?au nh? !,ng?i xu?ng câu,câu su?t c? bu?i tr?a mà tr? ???c con nào b?c,v?a câu v?a ch?i m?y th?ng b?n,” m?y th?ng này ch?i mình ?ây mà” ,m?t lát sau ??t nhiên lulu hú lên nó c? hú và nhìn lên cây mít ,?ang lúc b?c tôi héc lên mày im ?i lulu” nh? ai ?ó ?ang ti?n l?i g?n” ,nó lùi l?i g?n tôi và c? hú nh? v?y ,tôi c? nhìn v? phía tr??c tr? th?y gì c?,b?t ch?t có cái gì ?ó thoáng qua m?t l?n...l?n n?a, hình nh? là bóng c?a m?t ng??i ?àn bà ?ang bé ??a con thì ph?i? Bi?n m?t trong choát lát , tôi t? an ?i mình ch?c là ?o giác thui! ,lát sau nghe vân v?n ?âu ?ây ti?ng m?t ??a tr? khóc....?m ?m...! ,tôi ngh?:tr?i !tr?a n?ng th? này mà ai b?m con ?i bi?t n?a? bà m? c?t ti?ng ru con “con ?i ! m? không s? gì h?t m? ch? s? c?c chì ,v?i roi mây” . nghe xong tim tôi nh? mu?n r?t ra , b?ng d?ng gió th?i ngày càng m?nh ,làm cho tôi xù lông gà tôi b?t ??u th?y s? ,tôi l?y c?n câu ??nh v? nhà ,tr?i ?! c?n câu ?ang run ..run.. tôi nghi! là con cá nào ?ó dính zùi,tôi c? gi?t th?t m?nh nh?ng không ???c,càng gi?t m?nh thì nó c? kéo vào.....anh...h?..!,cái con nh? này ,mày làm gi?t mình tao mày...!,qua ?ây làm chi? ba kêu anh ?i ?n c?m kà...tao bi?t zùi! . nh? em h?i:” su?t bu?i tr?a ,mà không có con cá nào h?! i tr?i anh nhìn kìa móc câu dính vào cành cây kìa! N?y gi? ?ang kéo cái này ák h?n? v? thui anh ba ?ang ch? ?ó”,? thì v?, tr?i ngh? quê ghê .v? nhà không dám k? v?i ba , th? là ?n c?m xong tôi ch?y sang nhà ông ngo?i ch?i ,tôi ngh?: s?n ti?n k? luôn chuy?n bu?i tr?a nay, vì ông ngo?i là th?y cúng nên bi?t nhi?u chuy?n trong làng l?m ,nh?t là ba cái chuy?n l? h?i tr?a nay ,tôi k? cho ông nghe ,ông nói :”cháu g?p ma zùi ?ó” tr?i thi?t không ngo?i?” ?? ông k? cháu nghe cách ?ây m?y n?m thì nhà ông t? lát có ??a con gái, c? mà không m?t thì gi? g?n 33 tu?i r?i,tu?i tr? l? d?i mang b?u, b? ng??i yêu b? ,c? ngh? qu?n ,cây mít là n?i c? t? t? n?m n?m ?y ,t?t c? nh?ng gì cháu nghe và th?y là c? ??y.” nghe xong x?ng tóc gá ,ngh? ??n là rùn ...mình,à! Ngo?i ?i! cháu không hi?u sao lulu nó hú v?y? nó c?ng th?y h? ngo?i? ,lulu không nh?ng th?y mà còn th?y rõ h?n cháu n?a .cháu bi?t không loài chó là c?n v? trung thành nh?t c?a loài ng??i ,nó xua ?i nh?ng r?i ro,không may c?a loài ng??i, ??c bi?t loài chó th?y ng??i th? gi?i c?i âm thì nó báo cho loài ng??i ??ng th?i còn b?o v? ?? tránh ?i ?i?u không may ?ó .cháu bi?t không khi l?y máu con chó bôi lên m?t , t?i bu?i ?ám tan ng??i ch?m thì s? nhìn th?y m?i ho?t ??ng c?a th? gi?i c?i âm và truy?n này ngo?i ch? k? cháu nghe thôi ??ng b?t tr??c gì c?, vì ngo?i ?ã th?y nhi?u tr??ng h?p nh?ng ng??i mà làm nh? th? này không có k?t qu? t?t ??p gì c?:”không ch?t thì c?ng b? ?iên n?ng” v?y h? ngo?i? “?”. Thôi mây cho cháu ?êu s?i dây bùa không thì b? ‘c? b?t ?i bé con cho c? luôn r?i...haha...”ngo?i này z?n hoài ! Ch?ng ngày hôm sau ông ngo?i ?i cúng t?i cây mít ?? siu h?n ng??i ?àn bà ?ó . The end
0 Rating 871 views 6 likes 0 Comments
Read more
By: On April 6, 2013
Hội Bảo Tồn Văn Ha Champa @ U.S.A P.O Box 62061, Sunnyvale, CA 94088 Email: ccpaoffice@ilimochampa.org Web: www.ilimochampa.org *** Ngy 16 th㠡ng 03 năm 2013 THƯ MỜIVIẾT BI CHO ĐẶC SAN VIJAYA SỐ 9 Knhgởi: - Cc Bậc Thức Giả Champa - C�c Văn Nhn Thi Sĩ Champa - Cc Nh⡠ Hoạt Động Văn Ha-X Hội Champa K㣭nh thưa qu vị: Thấm thot Đặc san Vijaya đ� ra mắt qu độc giả được 8 số với chặng đường di khi�m tốn mười bốn năm, kể từ ngy ra mắt Vijaya số 1 đầu tin vઠo năm 1999. Một lần nữa chng ti xin ch괢n thnh cảm ơn qu vị đୣ v đang đng gೳp bi viết gi trị cho Đặc San Vijaya đến ngࡠy hm nay. Để kịp ra mắt Đặc san Vijaya số 9 vo dịp lễ KATE năm 2013, k䠭nh mong qu vị cng tiếp tay, đ�ng gp bi viết gồm c㠡c chủ đề lin quan đến Văn ha, X곣 hội, Lịch sử v sinh hoạt cộng đồng Champa khắp nơi, truyện cười dn gian Chăm, truyện cổ tࢭch, ca dao tục ngữ, truyện viết bằng tiếng Chăm, tiếng Việt v tiếng Anh. Mọi bi viết vࠠ kiến xy dựng xin gửi về email: BBTVijaya@gmail.com. bằng những bản văn đ�nh my sẵn hoặc c thể gởi qua email hay diskette cᳳ bi viết chứa đựng bn trong để anh em Ban Biપn Tập tiện dụng trong việc sắp xếp ấn bản cho đến cc bi khảo cứu, BBT đều nồng nhiệt đᠳn nhận. Những bi viết đ đăng tr࣪n sch bo khᡡc xin qi vị miễn gởi cho Đặc san Vijaya hay ngược lại. Tất cả những bi đăng tr꠪n Vijaya bản quyền thuộc Hội Bảo Tồn Văn Ho Champa v tᠡc giả. Thời hạn nhận bi viết kết thc vຠo ngy 31 thng 7 năm 2013 Một lần nữa Ban Biࡪn Tập rất mong được sự cộng tc v giᠺp sức của quvị. K�nh cho thn ࢡi v trn trọng, T.M Ban Biࢪn Tập Đặc San Vijaya Trưởng Ban, ( đ k ) L㽢m Gia Tn
0 Rating 443 views 3 likes 0 Comments
Read more
By: On February 5, 2013
Như một cuốn sch hay về du lịch, lại như một tư liệu qu dὠnh cho cc nh khoa học nghiᠪn cứu về Chăm, sch "Di sản văn ha Chăm" như dẫn ta v᳠o một thế giới mnh mng của đền th괡p, của tượng đi. Đẹp lạ lng m๠ cũng b ẩn lạ lng. Kh�ng phải ngẫu nhin m gần đꠢy c một số pht hiện mới về di sản Chăm. Suốt hai năm 2011-2012, c㡡c nh khảo cổ Nhật Bản, Việt Nam cng k๩o về nghin cứu mảnh đất Phong Lệ, huyện Cẩm Lệ, thnh phố Đꠠ Nẵng. Từ pht hiện ngẫu nhin của người d᪢n, một nền thp thuộc loại lớn nhất đ tᣬm thấy nơi đy. Cng với dấu t⹭ch chn thp l⡠ cc hố đất thing, hiện vẫn c᪲n l điều b ẩn. Người Chăm đୠo hố rồi đặt cc loại đ thạch anh, đᡡ cuội vo trong lng thಡp cổ với nghĩa g? C� thể l một cch yểm bࡹa ch g đꬳ. Cu hỏi vẫn cn chờ giải đⲡp. Chỉ biết rằng quy m thp kh䡡 lớn v được xy vࢠo thế kỷ 12. Mới đ"y nữa, khi khai quật khu đền thp Mỹ Sơn nổi tiếng, cc nhᡠ khảo cổ lại tm được một Mỹ Sơn cn cổ hơn những th첡p Mỹ Sơn hiện cn đang thấy. Mỹ Sơn trong lng đất nⲠy c thể l nguồn cội của những th㠡p Mỹ Sơn lộ thin. Nơi đy lại mới tꢬm được một tượng Linga, m trn đળ chạm nổi hnh tượng thần Siva. Đ kh쳴ng phải l Linga thng thường nữa mഠ đ thuộc dạng hiếm, tượng Mukhalinga. Lại một b ẩn nữa đ㭲i hỏi đnh gi thᡪm cc gi trị lịch sử đền đᡠi ở ngay khu di tch mang tầm di sản thế giới ny. Ng�y một nhiều pht hiện nền văn ha Chăm trong lᳲng đất, khiến số người quan tm đến di sản Chăm nhiều hơn, hiếu kỳ cũng c, cần nghi⳪n cứu bi bản hơn cũng c. Phần lớn những người muốn bước vೠo thế giới "Chăm" cần c một cuốn cẩm nang m kh㠴ng g đắc dụng hơn l cuốn "Di sản Văn h젳a Chăm" vừa mới được ti bản. Tm về thᬡp Phong Lệ, ti được biết ci quy m䡴 thp lớn như vậy hon toᠠn ph hợp với những ph đi鹪u Chăm cũng từng pht hiện ở đy vᢠ đang được trưng by tại Bảo tng điࠪu khắc Chăm Đ Nẵng. Đ lೠ tượng thần Siva đang ma cao 90cm. Tượng bằng sa thạch, thần c th곪m 7 đi tay nữa gắn vo th䠢n mnh. Tượng được chụp ảnh kh đẹp. Tượng cũng được giới thiệu trong s졡ch "Di sản văn ha Chăm". Để gi㠺p du khch v cᠡc nh nghin cứu cળ được ci nhn khᬡi qut hơn khi tm hiểu phᬡt hiện mới trong lng đất Mỹ Sơn, sch "Di sản văn h⡳a Chăm" cn c khⳡ nhiều bức ảnh v cc lời giới thiệu khࡡi qut về vị tr, ni᭪n đại hệ thống thp nơi đy, nơi mᢠ cc thp Chăm thuộc loại sớm nhất. Thᡡp cũng được nh khảo cổ nổi tiếng người Php H. Parmentier nghiࡪn cứu từ cch đy hơn một thế kỷ, để lại nhiều bản vẽ cᢳ gi trị v giờ được phong lᠠ di sản văn ha thế giới. Với hơn 130 bức ảnh được r㠺t ra từ kho tư liệu khổng lồ trn 7.000 tấm ảnh chắt chiu ba mươi năm từ cc chuyến hꡠnh hương vất vả đến cc vng cṳ thp Chăm, cổ vật Chăm v con người Chăm, tᠡc giả đ cho người đọc những nt đại cương nhất về "Chăm". Từ những n㩩t đẹp thp Chăm kỳ vĩ trn đồi cao v᪹ng ven biển đến tận rừng ni Ty Nguyꢪn, một cht hoang sơ như tạc dấu ấn bản sắc văn ha tr곪n nền trời xanh. T!c giả l người hoạt động lu năm trong ngࢠnh khảo cổ học, lại vừa l nhiếp ảnh gia, nn gળc nhn di sản Chăm c c쳡i nhn su lắng của qu좡 khứ lại c vẻ đẹp của gc độ 㳡nh sng. Nhiều bức ảnh chụp phim đen trắng mang tnh tư liệu cao lần đầu được c᭴ng bố từ lng gốm Bu Tr࠺c trước thời Đổi mới, cảnh cy ruộng bằng tru đࢴi đến nụ cười v nh mắt lung linh của bࡠ mẹ Chăm 88 tuổi ở một lng An Giang. Lướt nhanh 168 trang, người đọc như lng du v࣠o một thin nin kỷ thꪡp v tượng Chăm, được tc giả sắp xếp vࡠ bố cục chặt chẽ, lớp lang, cho thấy một nền văn minh nổi tiếng một thời, c sinh thnh v㠠 pht triển, gp phần l᳠m giu cho bản sắc văn ha Việt Nam. Khೡc với hai lần xuất bản đầu, lần ti bản thứ ba ny được tᠡc giả cho dịch 4 thứ tiếng, ngoi tiếng Việt l: Chăm cổ, Chăm Latinh, Anh vࠠ Php, sẽ gip cho cuốn sạch c sức vươn xa hơn tới những nh nghi㠪n cứu nước ngoi v nhất lࠠ trong cộng đồng người Chăm cn xa tổ quốc. Cũng l một sự hiếm hoi đ⠡ng trn trọng, trong khi văn ha đọc đang bị lấn ⳡt bởi cc phương tiện truyền thng, thᴬ một cuốn sch qu, đẹp lại được tὡi bản, sửa chữa, sẽ l mn quೠ đầy nghĩa cho những ai thực sự yu qu� di sản cha ng. Tc giả gởi b䡠i cho www.nguoicham.com
0 Rating 244 views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On February 5, 2013
Ban bin tập sch Di sản văn hꡳa Chăm Số 8A/17/378, L Duẩn, Hꠠ Nội. ĐT: 0903265331 – 04.38521820. Email: nguyenvanku@gmail.com GIỚI THIỆU SCH ` DI SẢN VĂN HA CHĂMӠ Với c!c ngữ: Việt, Chăm truyền thống, Chăm Latinh, Anh v Php.ࡠ Tc giảᠠ Nguyễn Văn Kự Bi*n tập: Nh sử học L Văn Lan ઠ Lời giới thiệu: PGS. Cao Xun Phổ Sch d⡠y 168 trang, khổ 21x26 in trn giấy Couche với 175 ảnh, bản vẽ, bản đồ.ꠠ Nh xuất bản Thế Giới, H Nội, 2012. Theo Tổng điều tra dࠢn số v nh ở năm 2009 người Chăm ở Việt Nam c࠳ 161.729 người với nhiều tn gọi khc: người Chꡠm, người Chim Thnh, người Hời, người Chămpa, ... Hiện nay người Chăm sống tập trung ởhai khu vực khꠡc biệt nhau: Những người Chăm B Ni, người Chăm B La M࠴n ở Nam Trung Bộ, chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận v Bnh Thuận, một sốở Bବnh Định, Ph Yn (người Chăm Hroi); Những người Chăm Islam sống ở lưu vực sꪴng Hậu thuộc tỉnh An Giang; Ngoi ra cn ở Tಢy Ninh, Đồng Nai, Bnh Phước, Thnh phố Hồ Ch젭 Minh. Tiếng ni của người Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Malayo– Polynesia). Hoạt động kinh tế của người Chăm chủ yếu lm n㠴ng nghiệp v lm một số nghề thủ c࠴ng truyền thống như dệt vải, lm gốm, đnh bắt cࡡ… Gi!o sư Viện sĩ Phạm Huy Thng trong lời giới thiệu cuốn Điu khắc Chăm đ䪣 viết: “Cng với tộc Việt v tộc Khmer, tộc Chăm từng đ頣 ở ngọn nguồn của lịch sử dn tộc Việt Nam ngy nay, đ⠣ xy dựng nn một nền văn ho⪡ ring rất cao, khng thua k괩m bất kỳ nền văn ho cao đẹp no thời cổ đại vᠠ trung cổở Đng Nam . Nền văn ho䁡 đ l một th㠠nh phần khăng kht của văn ho Việt Nam ng�y nay. Trong cuộc đấu tranh lu di m⠠ dn tộc Việt Nam tiến hnh trong thời đại ng⠠y nay mưu cầu một cuộc sống mới tươi đẹp, đồng bo Chăm đ cࣳ phần đng gp tạo n㳪n lịch sử hm qua v đang s䠡t cnh đồng bo cả nước xᠺc tiến lao động sng tạo hm nay. Lại một lᴽ do nữa để chng ta nn ra sức nꪢng cao v mở rộng hiểu biết về người Chăm, l người Chăm n࠳i một thứ tiếng Nam Đảo, như vậy cng một số t tộc người kh魡c nữa l một gạch nối liền nước ta v Đ࠴ng Nam hải đảo, m` quan hệ nhiều mặt giữa đi bn ng䪠y cng trở nn mật thiết”. (1) Đઢy l lần in thứ 3, cng với một số chỉnh l๽ bổ sung về nội dung v hnh thức, điểm nổi bật của lần xuất bản nଠy l thm bản dịch tiếng Chăm truyền thống, Chăm La tinh vઠ tiếng Php. Phần mở đầu sch lᡠ bi giới thiệu của PGS. Cao Xun Phổ, lời nࢳi đ
0 Rating 378 views 2 likes 0 Comments
Read more