Select
Tag Cloud

Anything in here will be replaced on browsers that support the canvas element

  • Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
By: On August 31, 2016
Vua Chế Bồng Nga tài ba của Champa đã bảy lần chiếm thành Thăng Long, bị chết như thế nào?----------------------------" VUA CHẾ BỒNG NGA TỬ TRẬN "(Nguồn: facebook Pham Vinh Loc) -Chúng giết con tôi, xin bệ hạ báo thù! -Được rồi, bà hãy yên tâm. Chế Bồng Nga ôn tồn phủ dụ người đàn bà đang vật vã gào khóc dưới ngai vàng. Vua Chăm cho gọi Mục Bà Ma vào nghe tâu trình. -Lúc trước ngươi đi đòi lại đất Hoá Châu thì nhà Trần thái độ ra sao? -Cương quyết không trả. -Đã bắt Huyền Trân công chúa đem về, lại không trả của hồi môn, ngang ngược! Chế Bồng Nga quát lớn. Nay nhân dịp mẹ của Dương Nhật Lễ sang méc việc Trần Nghệ Tông cướp ngôi con trai và báo cáo sự rệu rã của quân đội Đại Việt, Chế Bồng Nga quyết ý xuất quân bình định thiên hạ. Chăm Pa là một nước lớn và có nền văn hiến lâu đời. Họ là những kiến trúc sư xuất sắc và thuỷ thủ lành nghề với những chiến thuyền hải tặc hoành hành suốt biển Đông. Một giống dân quật cường, phản kháng mạnh mẽ ách đô hộ của Trung Quốc nhưng cuối cùng lại bị Đại Nam tiêu diệt, thật là đáng tiếc. Nhưng bài này đang nói đến thời kỳ hoàng kim của họ dưới sự thống lĩnh của đại vương Chế Bồng Nga. -Cướp hết, thẳng tay cướp, ta cho phép! Quân Chăm rẽ sóng vượt biển tiến vào địa phận nước Việt, cập bến cửa Đại An và binh lính đổ bộ, tràn về kinh thành. Chế Bồng Nga cười lớn khi bước vào Thăng Long, thì ra vua quan nhà Trần bỏ chạy sạch sẽ cả rồi. Lính Chăm toả ra khắp vương đô như đàn kiến, kẻ khuân vàng người vác bạc, phóng hoả đốt cung điện lẫn sách vở. Chán chê thì hốt đàn bà con nít đem về nước. Sau vụ đó Chế Bồng Nga thấy dễ ăn quá nên tiếp tục lặp lại và lần này cũng y như cũ, khoắng được một mẻ đem về. Nhà Trần sợ hãi gần như tê liệt. -Ngày nay người An Nam lại đem binh sang chiếm đất chúng tôi, cướp bóc nhân dân tôi. Vì thế thần xin bệ hạ giúp cho vũ khí, nhạc khí và nhạc sư để người An Nam thấy Chiêm Thành là phiên thuộc của bệ hạ mà không quấy nhiễu nữa. Chế Bồng Nga vu khống cho vua Minh nghe và tiếp tục chinh phạt lần thứ ba. Trần Duệ Tông nổi giận: -Lần này ta phải đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông! Khống chế Chiêm Thành mãi mãi. Ông vua mới này anh hùng nhưng nóng máu, muốn dẹp yên một lần này cho xong chuyện luôn. Quân Trần 12 vạn người hùng hậu vượt biển tới cửa Thị Nại ở Quy Nhơn, nơi 400 năm sau Nguyễn Phúc Ánh huỷ diệt đoàn thuyền lừng danh của Tây Sơn. Mục Bà Ma giả đầu hàng, đến cấp báo: -Thưa hoàng thượng, Chế Bồng Nga đã bỏ chạy khỏi Đồ Bàn! Nay thành trống rỗng, đánh gấp ắt lấy được. Duệ Tông cười: -Nó sợ ta đây mà, chuẩn bị chiếm thủ đô Đồ Bàn. Đại tướng Đỗ Lễ can: -Nó hàng là vì muốn bảo toàn đất nước. Quân ta đi vào sâu để đánh phá thành là việc bất đắc dĩ, vậy xin hãy sai một người mang thư đến hỏi tội để xem thật giả ra sao, cũng như kế của Hàn Tín phá nước Yên thuở xưa, không phải khó nhọc mà vẫn thành công. Cổ nhân nói lòng giặc khó lường, thần xin bệ hạ hãy xét kĩ lại. Duệ Tông gắt: -Ta mình mặc giáp, tay cầm gươm, dãi gió dầm mưa, lội sông trèo núi, vào sâu trong đất giặc, không một người nào dám chống lại thì đó là trời giúp. Huống chi nay vua giặc nghe tiếng bỏ trốn, không có lòng đánh lại. Cổ nhân nói "Dụng binh quý ở nhanh chóng". Nay lại dùng dằng không tiến nhanh, thế là trời cho mà không lấy, để nó lại có mưu khác thì hối không kịp! Đỗ Lễ cay đắng bỏ ra ngoài ngửa mặt lên trời than rằng: -Nhà Trần nguy mất. Duệ Tông bực mình liền phát áo đàn bà cho Đỗ Lễ mặc, rồi tiếp tục tiến binh. Vua mặc áo đen, cưỡi ngựa hắc bạch, tự mình xung phong dẫn tất cả vào Đồ Bàn. Kinh thành Chăm Pa yên ắng, tựa hồ một thành phố chết. Vua ngạc nhiên: -Chúng nó đâu cả rồi? Bỗng pháo lệnh nổ vang lên, từ bốn phương tám hướng phục binh đổ ra, cắt quân Trần thành từng đoạn như xâu cá. Máu phun đầy một bãi đất. Đội vệ vương đổ xô lại hộ giá, vua Duệ Tông hoảng hốt khi chiến sự đổi chiều. Chế Bồng Nga tay xách đại đao, mình mặc chiến phục sặc sỡ hăng hái xông lên. Duệ Tông rút gươm sẵn sàng nghênh chiến thì bỗng tuấn mã hí vang, lồng lên hất vua té lăn. Tướng Đỗ Lễ xoay tít cây thương rồi quát: -Bồng Nga dừng tay! Duệ Tông khóc to: -Thứ lỗi vì trẫm đã làm nhục ngươi trước ba quân. -Chuyện đó không quan trọng, hoàng thượng chạy khỏi thành Đồ Bàn đi, chạy mau, bên ngoài có quân của Quý Ly đấy! Đỗ Lễ gầm lớn rồi đâm mạnh cây thương, ác chiến cùng Chế Bồng Nga mười hiệp không phân thắng bại. Quân Trần bấy giờ hoàn toàn tan vỡ, không còn ra một đội hình nào cả. Bất ngờ hàng loạt mũi dao đâm xối xả vào lưng Lễ, quốc vương Chăm Pa chém mạnh thêm nhát nữa kết liễu người anh hùng. Duệ Tông được đội vệ vương mở đường máu cho chạy về cổng thành. Chế Bồng Nga nói lớn: -Chạy đâu cho thoát? Rồi ông rút cây cung quý trên vai ra, nheo mắt nhắm. Một, hai, ba, Bồng Nga lẩm nhẩm đếm rồi buông dây. Mũi tên vẽ thành một đường cầu vồng vọt lên không trung rồi xé gió lao vùn vụt xuống trong ánh nắng cuối ngày. -Hự! Ngạnh sắc đâm thẳng vào lưng vua Trần, xuyên từ trước ra sau xé toạc lá phổi. Duệ Tông gục xuống, mắt mở lớn, lệ chảy ướt má, phun ra một đấu máu, lát sau thì tắt thở. Kết cục bi thảm như Bàng Thống bị bắn chết ở đồi Lạc Phụng ngày xưa. Đội vệ vương cũng bị bao vây và không còn người nào sống sót. 12 vạn quân bị phục kích trong thành Đồ Bàn, chết hết 10 vạn người. Một bước ngoặt cực lớn cho nhà Trần và cả lịch sử Việt Nam. Hồ Quý Ly nghe tin dữ liền bỏ chạy, tuy nhiên được Trần Nghệ Tông xá tội cho. Lại nói Chu Nguyên Chương tuy đoạt được cả thiên hạ từ tay giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ nhưng vẫn muốn mở rộng thêm về phương nam nhân nước ta có đại tang. -Thấy em chết vì việc nước, anh lại lập con của em lên ngôi, xem nhân sự đối xử tốt với nhau như thế, thì đủ biết lòng trời hãy còn tựa nước người ta. Thái sư Lý Thiên Trường can ngăn nên Chu Nguyên Chương tạm gác việc đó lại. Chế Bồng Nga sau đại thắng Đồ Bàn thì không còn ngán Đại Việt một chút nào nữa. Lập tức bắc tiến lần thứ tư, Thăng Long thất thủ và mất sạch của cải. Tuy năm đó đi về gặp bão và đắm thuyền, nhưng ít ra họ Chế đã lấy lại toàn bộ đất cũ, thu thêm Nghệ An, và vàng ngọc đủ để tiến cống Minh triều năm đó. Lần thứ năm bắc tiến, tiếp tục Bồng Nga vào được Thăng Long, lần này ông ta muốn sỉ nhục Đại Việt: -Quỳ xuống lạy rồi ta tha cho! Quan kinh doãn Lê Giốc cương quyết không quỳ và bị chém chết ngay. Bồng Nga lại được dịp tham quan "Hà Nội ba sáu phố phường", đồng thời không quên xin đểu thêm tiền bạc. Bị cướp quá nhiều lần khiến Trần Nghệ Tông cực kỳ stress, ông buộc phải sai người đem tiền bạc của mình vào núi Thiên Kiến và động Khả Lăng để giấu bớt. Lần thứ sáu bắc tiến, Chế Bồng Nga bị Hồ Quý Ly đẩy lui, nhưng vẫn giữ được các phần đất đã chiếm của Đại Việt. Quan quân nhà Trần vội vàng đem cất giấu bài vị và tượng thờ các tiên đế để phòng người Chăm phá lăng mộ trong những lần tấn công sau. Chế Bồng Nga đi Đại Việt như đi chợ, ra vào như chỗ không người, không cần visa passport gì cả, nên chuyện này sớm muộn cũng có thể xảy đến. Lần thứ bảy bắc tiến, Hồ Quý Ly giằng co với Chế Bồng Nga được tầm 20 ngày thì Bồng Nga bỏ đi. Quý Ly phấn khởi truy kích thì bất ngờ gặp phục binh, bị đánh cho tan tác ôm đầu máu bỏ chạy. Trần Nguyên Diệu đem quân ra đầu hàng. Trần Nghệ Tông khóc vì khiếp hãi: -Nguy to rồi! Ông vội vàng bỏ Thăng Long lại như mọi lần và như một thói quen. Riêng Trần Khát Chân vẫn bình tĩnh ở lại cự địch. Nếu thua lần này nữa là mất trắng, nhà Trần sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Bồng Nga cùng 100 chiến thuyền hùng hậu tiến đến sông Luộc ở tỉnh Thái Bình bây giờ: -Nhà Trần tới đây là kết thúc. Bồng Nga cười và dùng bữa. Thế nhưng ông lập tức phun ra, quát: -Thằng nào nấu món này? Dở không chấp nhận được. Tên đầu bếp sợ hãi rúm người, Bồng Nga thét lôi ra đánh đòn. Toác da rách thịt, hắn khóc lóc đau đớn. Sau trận đòn thừa sống thiếu chết, tay đầu bếp bi phẫn. Đêm hôm đó hắn lẻn ra khỏi thuỷ trại Chăm Pa, rẽ thuyền nhỏ đến xin hàng quân Việt và yết kiến Trần Khát Chân. -Thuyền của Chế vương màu xanh lục, xin ông chớ nghi ngờ. -Nếu đúng là như thế thì ngươi phú quý vinh hoa cả đời hưởng không hết. Trần Khát Chân được chỉ điểm, sáng hôm sau khi Chế Bồng Nga kéo thuyền đến, lập tức ông tập trung toàn bộ hoả lực và bắn. Sau một loạt tiếng nổ long trời lở đất, con thuyền ngự nát bươm như tàu lá chuối. Chế Bồng Nga lảo đảo bước lên đầu thuyền, mình mẩy nhuộm máu, rồi ngã sấp xuống, chấm dứt cuộc đời bi tráng của vị vua giỏi nhất Chăm Pa từng có. Trần Nguyên Diệu cắt lấy đầu và trở về Đại Việt. Lại nói Nghệ Tông đang ngủ thì bị đánh thức, ông hét lên vì tưởng quân Chăm tới bắt. Trấn an mãi mới nguôi, thấy đầu Chế Bồng Nga thì cười toe toét: -Ta với Bồng Nga cầm cự đã lâu, ngày nay mới được gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ, thiên hạ yên rồi! Tổng kết lại quá trình tiêu diệt Chăm Pa: 1. Lê Đại Hành san phẳng kinh đô Indrapura. 2. Lý Thánh Tông hạ Chế Ma Na, sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị. Sau đó Chiêm Thành chịu thần phục nhưng vẫn nhiều lần khởi binh đòi lại đất. 3. Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và được tặng Huế. 4. Cha con Hồ Quý Ly chiếm lấy Đà Nẵng - Quảng Nam và Quảng Ngãi. 5. Lê Thánh Tông thân chinh hạ kinh đô Đồ Bàn, bắt vua Trà Toàn, lấy đất tới Phú Yên. 6. Nguyễn Phúc Tần tiến sâu vào Nam đến Nha Trang - Khánh Hoà. 7. Nguyễn Phúc Chu bắt vua Chiêm, chiếm đất Bình Thuận, lấy nốt Phan Rí, Phan Rang. Từ nay kể như nước Chiêm Thành bị xóa tên trên bản đồ. 8. Minh Mạng xoá sổ Thuận Thành Trấn, chấm dứt lịch sử Chăm Pa. "Ðây, những tháp gầy mòn vì mong đợiNhững đền xưa đổ nát dưới thời gianNhững sông vắng lê mình trong bóng tốiNhững tượng Chàm lở lói rỉ rên than Ðây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọnMuôn ma Hời sờ soạng dắt nhau điNhững rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độnLừng hương đưa, rộn rã tiếng từ qui."        
0 Rating 3.5k+ views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 9, 2012
NỘI QUY ĂN NHẬU Đã là đàn ông trong cuộc sống không ai không đã và sẽ tham gia vào bàn nhậu. Vì vậy muốn trở thành một người hay được nhậu cần thực hiện đầy đủ 10 điều sau: Điều 1: Để công bằng và hợp lý, tất cả các tay ăn nhậu bất kể là bạn bè, các chiến hữu tâm tình… đều phải thực hiện sòng phẳng “Kẻ rượu người Mồi” để bày ra buổi tiệc và phải bầu ra chủ xị để điều khiển cuộc nhậu. Điều 2: Khi nhận được tin báo hay tin nhấn điện thoại của chiến hữu thì phải lập tức đi ngay không được chậm trể, tránh tình trạng “Gà sống đá Gà chết”. Điều 3: Trong khi ăn nhậu phải tỏ ra văn minh, lịch sử, giữ gìn vệ sinh chung: Không khạc, nhổ, phun… xung quanh bàn nhậu. Tránh tình trạng cầm lâu, kê tán, rót lưng, bưng đổ, câu giờ… hoặc qua vòng khi chưa được phép của chủ xị. Điều 4: Khi nhậu trong bàn cần phải: “Ăn xem Nồi, ngồi xem Hướng” phải tỏ ra “Kính Lão đắc thọ” đối với những người lớn tuổi, tuyệt đối không được “Say mồi”. Điều 5: Trong bàn nhậu tuyệt đối không được cầm lộn, cầm nhầm nhất là bật lửa, giày, dép, mũ và điện thoại di động. Điều 6: Trong bàn nhậu tuyệt đối không được mang theo vợ, con hoặc cháu gây phiền hà cho bạn nhậu, ngược lại khuyến cáo được mang theo em vợ, em nuôi hoạc em gái (chưa chồng). Điều 7: Trong bàn nhậu tuyệt đối không được cải cọ, nói chuyện riêng hoặc những chuyện gây mất đoàn kết đối với những chiến hữu trong bàn nhậu, ngược lại phải kể chuyện có tính hài hước. Điều 8: Khi tan tiệc rượu về nhà không được lớn tiếng, chửi mắng, cải cọ vợ con hoặc làm mất trật tự ở địa phương… Gây ảnh hưởng đến uy tín bạn nhậu, ngược lại phải khuyến khích những chuyện làm hài lòng bà xã… để lần sau đi nhậu được bà xã khuyến khích. Điều 9: Phải thường xuyên vận động thể dục – thể thao để đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ để nhậu bền lâu. Điều 10: Đến lúc trả tiền không được mượn cớ đi vệ sinh, nghe điện thoại, làm bộ say xịn để ngủ hay sang bàn khác để lẩn tránh… * Lưu ý: Nếu vi phạm các điều trên, nhẹ thì khiển trách tại chổ từ 1 – 3 ly, nặng thì phạt tại chổ từ 50.000 ngàn đồng đến 100.000 ngàn đồng (số tiền này được sung vào công quỹ thanh toán cho cuộc nhậu). Trường hợp đặc biệt, buộc phải cắm tham gia từ 3 – 7 ngày kể từ hôm nhậu. Nơi nhận: - Các quý ông bợm nhậu. - Hội độc thân Việt Nam. - Lưu văn thư: http://www.nguoicham.com
0 Rating 3.4k+ views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On April 29, 2013
TÓM TẮT DỰ LUẬT DI TRÚ MỚI CỦA HOA KỲ 2013 LIÊN QUAN ĐẾN BẢO LÃNH THEO DIỆN GIA ĐÌNH  (Nếu dự luật có hiệu lực từ 1/10/2013) Visa F1: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2015: Số Visa hàng năm tăng lên từ 23,400 lên 45,200 (226,000 x 20%) - Từ 1/10/2015 trở đi: Số Visa hàng năm tăng lên từ 45,200 lên 56,350 (=161,000 x 35%) Visa F2A: Cấp Visa không hạn chế từ 1/10/2013 Visa F2B: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2015: Số Visa hàng năm tăng từ 26,266 (=114,200 x 23%) lên 45,200 (=226,000 x 20%) - Từ 1/10/2015 trở đi: Số Visa hàng năm tăng lên từ 45,200 lên 64,400 (=161,000 x 40%) Visa F3: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2014: Số Visa tăng lên từ 23,400 lên 45,200 (226,000 x 20%)  - Từ 1/10/2014 đến 30/09/2015: Số Visa = 45,200 + Số Visa được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  - Từ 1/10/2015 trở đi: . Visa hằng năm của (F3 dưới 31 tuổi) là 40,250 (=161,000 x 25%) . Hủy bỏ Family-based visa của (F3>=31 tuổi) .Từ 1/10/2015 đến 30/09/2023: Visa (F3>=31 tuổi) được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  Visa F4: - Từ 1/10/2013 đến 30/09/2014: Số Visa tăng lên từ 65,000 lên 90,400 (226,000 x 40%)  - Từ 1/10/2014 đến 30/09/2015: Số Visa = 90,400 + Số Visa được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  - Từ 1/10/2015 trở đi: . Hủy bỏ Family-based visa của F4 . Từ 1/10/2015 đến 30/09/2023:  Visa F4 được cấp từ Merit-based track two system (áp dụng đối với hồ sơ nộp trên 5 năm).  Sau đây là một số điểm chính trong chương trình cải tổ di trú do Thượng viện đề nghị:  DIỆN BẢO LÃNH THÂN NHÂN TRỰC HỆ:  - Không có sự thay đổi diện bảo lãnh người hôn phối và con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ, nhưng dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện sẽ cho phép một công dân Mỹ được quyền bảo lãnh con riêng của người hôn phối nếu hôn thú của họ được thành lập trước khi người con 21 tuổi. Hiện nay, giấy hôn thú phải thành lập trước khi người con 18 tuổi. Những anh chị em độc thân, dưới 21 tuổi, có thể được tính thêm vào đơn bảo lãnh cha  -mẹ và sẽ không cần thiết phải nộp riêng mẫu đơn bảo lãnh anh chị em nữa.  - Di chuyển diện bảo lãnh F2A (tức cha-mẹ Thường trú nhân bảo lãnh con độc thân, dưới 21 tuổi) sang diện bảo lãnh Thân Nhân Trực Hệ.  DIỆN BẢO LÃNH THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN: -Diện bảo lãnh F1 dành cho con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ sẽ không thay đổi. - Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân và trên 21 tuổi của Thường trú nhân sẽ được gọi là diện "F2". Ðối với những người con quá lớn tuổi để được áp dụng Chương trình Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức chương trình CSPA), và đã phải ở lại Việt Nam, sẽ tự động được sử dụng ngày ưu tiên của hồ sơ bảo lãnh cha-mẹ trước đây trong đơn bảo lãnh mới được cha-mẹ nộp ngay sau khi đến Hoa Kỳ.  - Diện bảo lãnh F3 dành cho con cái đã lập gia đình của công dân Mỹ sẽ được gọi là diện "F1B".  -Diện bảo lãnh này sẽ vẫn tiếp tục sau khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật chính thức nhưng đơn bảo lãnh phải được nộp trước người con đã lập gia đình lên 31 tuổi. Hiện nay, diện này không giới hạn tuổi, vì thế, những đơn bảo lãnh diện F3 được nộp cho Sở di trú trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện mới có hiệu lực sẽ vẫn được duyệt xét bình thường. - Diện bảo lãnh F4 dành cho anh chị em của công dân Mỹ sẽ chấm dứt nếu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện trở thành luật chính thức. Những đơn bảo lãnh được nộp trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật sẽ vẫn được duyệt xét, và thời gian chờ đợi sẽ ngắn hơn trong tương lai. Những người con độc thân và dưới 21 tuổi sẽ có thể cùng theo cha-mẹ đến Hoa Kỳ.  -Diện bảo lãnh F-4 dành cho anh-chị-em của công dân Mỹ sẽ chấm dứt, nhưng bất cứ ai đã nộp đơn bảo lãnh cho sở di trú sẽ được xét duyệt sớm. Hiện nay, chúng ta thấy sở di trú vẫn nhận đơn bảo lãnh diện F-4 cho đến khi chương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật. - Diện bảo lãnh F-3 dành cho con đã lập gia đình của công dân Mỹ sẽ vẫn tồn tại, nhưng các con của người bảo lãnh phải dưới 32 tuổi lúc sở di trú nhận được đơn.  - Diện bảo lãnh F2A dành cho người hôn phối và các con độc thân, dưới 21 tuổi của Thường trú nhân, sẽ được chuyển sang diện không bị giới hạn số lượng chiếu khán, sẽ giống như người hôn phối và các con dưới vị thành niên của công dân Mỹ. Ðiều này sẽ giúp cho đơn bảo lãnh được giải quyết rất nhanh chóng.  -Dự luật này sẽ thay đổi thời gian chờ đợi của người có Thẻ Xanh muốn nhập quốc tịch Hoa Kỳ, thay vì 5 năm sẽ chỉ còn 3 năm.  - Sẽ không có con đường "đặc biệt" xin nhập tịch Hoa Kỳ của khoảng 11 triệu 500 ngàn di dân bất hợp pháp. Họ sẽ phải đợi 10 năm trước khi nộp đơn xin Thẻ Xanh. Trong thời gian đó, họ sẽ được đi làm hợp pháp nhưng sẽ không được hưởng những lợi ích của liên bang, chẳng hạn như trợ cấp xã hội hoặc y tế. Sau khi nhận được Thẻ Xanh, họ có thể nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ trong 3 năm. Họ sẽ hợp lệ được nhận Thẻ Xanh nếu vẫn đủ tiêu chuẩn, học Anh ngữ, hoàn tất những đòi hỏi khác và vẫn làm việc trong 10 năm. - Ngày đáo hạn dành cho những di dân bất hợp pháp được hưởng từ chương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện của Thượng viện sẽ là việc nhập cảnh Hoa Kỳ kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.  -Những trẻ em được đưa đến Mỹ bất hợp pháp sẽ được giải quyết nhanh hơn: họ sẽ có Thẻ Xanh trong 5 năm và sẽ hợp lệ xin nhập tịch Hoa Kỳ ngay khi có Thẻ Xanh.  -Ðối với diện chiếu khán H-1B dành cho những công nhân có tài năng, sẽ có nhiều chiếu khán hơn.  -Một loại chiếu khán mới sẽ cấp cho những doanh nhân mong muốn đến Hoa Kỳ để khởi công xây dựng công ty của họ. -5 năm sau khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật, một loại "chiếu khán dựa trên giá trị" mới sẽ được thực hiện. Chiếu khán mới này sẽ khởi sự với 120.000 chiếu khán mỗi năm, và sẽ thêm điểm dựa trên tài năng, việc làm và mối liên hệ gia đình. Hàng tỷ mỹ kim sẽ được đổ vào an ninh biên giới, và hàng triệu người đang chờ đợi ở nước ngoài nhiều năm, có khi cả nhiều thập niên, vì sự chậm trễ giải quyết di trú hợp pháp sẽ thấy hồ sơ của mình được giải quyết nhanh chóng.  Các Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa trong "Nhóm Tám Người" đặt trọng tâm vào an ninh biên giới và thi hành luật pháp nghiêm minh; trong khi đảng Dân Chủ đặt ưu tiên vào việc quốc tịch hóa rộng rãi hơn. Dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện của Thượng viện là việc thương thảo giữa hai đảng này. Tin giờ chót cho biết vì biến cố nổ bom khủng bố ở thành phố Boston vừa qua, dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện được đề nghị hoãn việc thảo luận lại cho đến thời gian thuận tiện hơn.  -------------------------------------------------------  Hỏi: Liệu vẫn còn thời gian để các công dân Mỹ bắt đầu bảo lãnh anh chị em của họ và con có gia đình không?  - Ðáp: Ðơn F4 dành cho việc bảo lãnh anh chị em và đơn F3 dành cho việc bảo lãnh các con có gia đình nên được nộp cho sở di trú càng sớm cành tốt, trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật. Nếu diện bảo lãnh F4 bị ngưng lại, các anh chị em của công dân Mỹ sẽ được bảo lãnh bởi cha/mẹ công dân Mỹ với diện bảo lãnh khác, chẳng hạn như diện F1 hoặc F3 nếu họ không quá lớn tuổi theo đòi hỏi mới của diện F3. ------------------------------------------------------  HIỂU VỀ THẺ XANH ( THƯỜNG TRÚ NHÂN )  Đi diện định cư thẻ xanh được cấp 10 năm, trừ diện vợ chồng, hôn phu, hôn thê là 2 năm... Nếu đã có thẻ xanh 10 năm, không phải gia hạn thẻ xanh nếu Thường trú nhân có ý định đi ra ngoài nước Mỹ bằng thẻ xanh dưới một năm thì không cần xin Reentry Permit, nhưng nếu có ý định đi trên 1 năm dưới 2 năm thì bắt buộc phải xin Reentry permit ( giấy phép tái nhập cảnh).  Theo luật Di trú, thường trú nhân Hoa kỳ được phép tự do đi lại, sinh sống làm ăn, cư trú tại một quốc gia khác ngoài Hoa kỳ trong thời hạn liên tiếp tối đa không quá 1 năm liền mà không cần phải xin phép chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nếu những lần đi lại quá 6 tháng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố sống liên tục 5 năm trên đất Hoa kỳ khi nộp đơn xin thi vào QT Mỹ sau này (thời gian cư trú liên tục sẽ phải tính trở lại từ đầu).  Dù thẻ xanh có thời hạn 10 năm nhưng nếu ra khỏi nước Mỹ trên một năm mà không xin Reentry Permit thì coi như như thẻ xanh 10 năm không còn hiệu lực nữa. Nếu muốn quay lại Mỹ phải đến Lãnh Sự Quán Việt Nam tại TP HCM để xin làm hồ sơ và phỏng vấn lại, được hay không được tùy vào buổi phỏng vấn. Reentry Permit không thể xin ngoài nước Mỹ, bắt buộc phải xin tại Mỹ vì phải lăn tay và được xét trên 60 ngày bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ. Reentry Permit chỉ được cấp một lần duy nhất và có hiệu lực là 2 năm.
0 Rating 2.8k+ views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On July 21, 2012
Người Chăm, còn gọi là người Chàm, người Chiêm Thành, người Chiêm, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Dân số tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 132.873 người; theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lịch sử Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử; có nền văn hóa phát triển; có quan hệ đồng tộc, đồng tôn với các cộng đồng Chăm ở các nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaisya, Mỹ, Pháp, Australia, Canada,...Ở Việt Nam người Chăm có quan hệ gần gũi với nhóm dân tộc như Ê Đê, Gia Rai , Chu Ru , RaGlai.Trước thế kỷ thứ 7 có vương quốc Lâm Ấp từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà Hán (192) đến năm Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, tình hình nước Chăm Pa không rõ cho đến thế kỷ thứ 8. Các tên gọi khác nhau của vương quốc này theo văn bia tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ là Campanagara, Nagara Campa, Nagar Cam. Còn sử sách Trung Quốc gọi là Lâm Ấp quốc (phiên âm theo tiếng Bắc Kinh hiện nay là Lin-yi-guo), Chiêm Bà Quốc, Hoàn Vương Quốc và Chiêm Thành quốc. Vương quốc này bắt đầu suy tàn từ đầu thế kỷ 15 sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh dưới sự chỉ huy của vua Vĩnh Lạc Đế đối với ba triều đài: nhà Hậu Trần (Đại Việt), nhà Hồ (Đại Ngu) và triều đại Vijaya (Chăm Pa). Sau khi quân đội nhà Minh rút về, vương quốc Chăm Pa được phục hồi nhưng chia thành 2 tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 1428-1471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433- 1832). Tiểu vương quốc Vijaya bị quân đội Đại Việt tiêu diệt dưới sự chỉ huy của vua Lê Thánh Tông để thôn tính đất đai vào năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê tức năm 1471). Năm đó, tiểu vương quốc Panduranga cũng trở thành chư hầu của Đại Việt. Năm Hiển Tông thứ 2 chúa Nguyễn (năm Chính Hòa thứ 14 nhà Lê tức năm 1693), Nguyễn Hữu Cảnh đã một lần chinh phục Tiểu vương quốc Panduranga, đổi tên Chiêm Thành quốc thành Thuận Thành trấn, rồi đổi Thuận Thành trấn thành Bình Thuận phủ. Nhưng, năm 1694, trong khi Nguyễn Hữu Cảnh tây chinh đánh Campuchia, tướng người Chăm tên Ốc Nha Đạt và tướng người Thanh tên A Ban đã tập hợp được đông đảo lực lượng người Chăm Pa, nổi dậy và tiêu diệt toàn bộ lực lượng chúa Nguyễn tại đây. Chúa Nguyễn (vua Nguyễn Hiển Tông tức Nguyễn Phúc Chu) đã bất đắc dĩ cầu hòa với người Chăm Pa và cho phép người Chăm Pa phục hồi Thuận Thành trấn (Khu Tự trị Chăm Pa). Hòa ước giữa chúa Nguyễn và chúa Chăm Pa được ghi rõ trong Nghị Định Ngũ Điều vào năm Hiển Tông thứ 21 (năm Vĩnh Thạnh thứ 8 nhà Lê tức năm 1712) và được duy trì cho đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832). Sau cải thổ quy lưu (giải thể khu tự trị) vào năm 1832, một số người Chăm liên minh với Lê Văn Khôi, nổi dậy để phục hồi Thuận Thành trấn nhưng kết thúc thất bại. Hậu duệ của chúa Chăm Pa có ông Dụng Gạch, một vị hoàng tử anh hùng, phó chủ tịch ủy ban hành chính lâm thời huyện Hòa Đa (Bắc Bình ngày nay) phụ trách miền núi sau Cách mạng tháng Tám. Chăm Pa thừa kế Lâm Ấp được thành lập sau cuộc nổi dậy của một viên quan địa phương (quan Công Tao) tên là Khu Liên (Kiu-lien) chống lại chính quyền nhà Hán năm 192 tại huyện Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là Huế). Lãnh thổ của Chăm Pa ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số vùng Tây Nguyên. Lâm Ấp chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa và tôn giáo Trung Quốc nhưng sau các cuộc chiến với quốc gia láng giềng Phù Nam, cũng như sự thôn tính lãnh thổ của quốc gia này vào thế kỷ 4, đã hòa trộn văn hóa Ấn Độ. Theo văn bia tiếng Phạn tại Mỹ Sơn, vua Chăm Pa và vua Campuchia đều là hậu duệ của hoàng tử Asvattaman, một anh hùng lưu vong bạc mệnh trong sử thi Ấn Độ Mahabarata thuộc nhà Kuru. Riêng, các chúa Panduranga thì thuộc dõng Pandu nên Chăm Pa (Vijaya, thuộc nhà Kuru) và Panduranga (thuộc nhà Pandu) vốn là 2 quốc gia thù địch với nhau. Sử sách Trung Quốc luôn ghi rõ 2 nước Chiêm Thành (Chăm Pa) và Tân Đồng Long (Panduranga) là 2 quốc gia riêng.Lịch sử của vương quốc Chăm Pa là các cuộc xung đột với Trung Quốc, Đại Việt, Khmer và Mông Cổ, cũng như xung đột nội bộ. Chính là do các cuộc xung đột này mà Chăm Pa mất dần lãnh thổ vào tay Đại Việt, một quốc gia có tổ chức chính quyền và quân sự hoàn hảo hơn. Chăm Pa trong quá khứ là một nước chư hầu của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Đại Việt nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa và sự toàn vẹn lãnh thổ. Người Chăm Pa là những chiến binh giỏi đã sử dụng địa hình đồi núi để chiếm ưu thế. Năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê (1471), Tiểu vương quốc Vijaya chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với Đại Việt dưới triều đại vua Lê Thánh Tông. Khoảng 60.000 quân Chăm Pa bị giết và 30.000 bị bắt làm tù binh. Ngược lại, Tiểu vương quốc Panduranga tiếp tục phát triển dưới sự bảo trợ của chúa Nguyễn và vua Gia Long (Nguyễn Thế Tổ) trong các vùng thung lũng Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết. Tuy nhiên vua Minh Mạng đã không quan tâm Chăm Pa như vua cha nữa và thủ tiêu cơ chế tự trị của Thuận Thành trấn vào năm Minh Mạng thứ 13 nhà Nguyễn (1832). Ngôn ngữ Tiếng Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa đảo (Malayo-Polynesian) của hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Autronesian). Dân số và cư trú Người Chăm được xác định là cư dân bản địa ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam và đã có quá trình định cư lâu đời ở khu vực này. Trải qua hàng ngàn năm, dưới những biến cố lịch sử, xã hội mà chủ yếu là do chiến tranh và mẫu thuẫn nội bộ, người Chăm không còn cư trú tập trung ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ mà phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số các quốc gia khác.Hiện nay tổng số người Chăm trên thế giới khoảng 400.000 người, phân bố chủ yếu ở Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Cộng đồng Chăm lớn nhất thế giới là vào khoảng trên 270.000 người tại Campuchia, được gọi là Khmer Islam; kế đến là Việt Nam; Thái Lan trên 15.000 người; Malaysia trên 10.000 người và Hoa Kỳ khoảng trên 200 người.Một số người Chăm di cư sang các nước khác, như tộc Utsul ở đảo Hải Nam, đến bang Terengganu của Malaysia hay vùng Hạ Lào. Trong thế kỷ 20, nhiều người Chăm hoặc gốc Chăm di cư sang Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Phân bố dân cư ở Việt Nam Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 người Chăm sinh sống, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm Hroi; Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận và Chăm Nam Bộ. - Nhóm Chăm Hroi bao gồm những người Chăm hiện đang sống rải rác từ Nha Trang trở ra, chủ yếu là Phú Yên và Bình Định; tổng số khoảng 20.500 người. Người Chăm Hroi có nguồn gốc từ những người Chăm cổ là một bộ phận của cộng đồng Chăm Việt Nam và từ lâu được gọi là Chăm Hroi. - Nhóm Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Campaduraga; tổng số khoảng 98.000 người (Ninh Thuận: 66.000; Bình Thuận: 32.000), đây là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng 67,60% tổng số người Chăm ở Việt Nam. - Nhóm Chăm Nam Bộ bao gồm những người Chăm sinh sống chủ yếu ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam Bộ; tổng số khoảng 26.700 người, cư trú ở các tỉnh như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước,... trong đó tập trung chủ yếu ở An Giang và thành phố Hồ Chí Minh. Người Chăm ở đây có cùng nguồn gốc với người Chăm Hroi và người Chăm ở Ninh Thuận - Bình Thuận, nhưng do nguyên nhân lịch sử, nhiều người Chăm đã rời Việt Nam đến các nước như Campuchia, Thái Lan, Malaysia vào những thế kỷ trước. Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ thứ XX, một bộ phận người Chăm ở Campuchia mâu thuẫn với người Khmer bản địa và sự ngược đãi của chính quyền Campuchia nên đã tìm về cư trú ở An Giang và Tây Ninh tạo nên cộng đồng người Chăm ở hai tỉnh này. Những năm sau đó, một bộ phận nhỏ người Chăm này chuyển đến một số tỉnh khác ở Nam Bộ để sinh sống. Tín ngưỡng, Tôn giáo Người Chăm có tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú. Tín ngưỡng của người Chăm có từ xa xưa và mang dấu ấn của thời nguyên thủy - Đó là sự tin tưởng của người Chăm vào sự tồn tại của một thế giới siêu nhân, nơi các thần linh ngự trị và cũng chính là nơi tồn tại của ma quỷ và linh hồn của những vật thể ở thế giới trần tục sau khi chết. Người Chăm luôn tin rằng tất cả các vật thể cũng như mọi người đều có linh hồn và linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn dù con người có chết đi và các vật thể đã bị hư hại. Những linh hồn cùng với ma quỷ và thần linh luôn có những tác động, chi phối, ảnh hưởng đến thế giới hiện hữu, đến đời sống của cộng đồng cũng như đến từng thành viên trong cộng đồng người Chăm. Người Chăm thờ rất nhiều vị thần linh như Thần cây, Thần đá, Thần nước, thờ Linh hồn tổ tiên.Người Chăm là một cộng đồng đa tôn giáo, niềm tin tôn giáo luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý của họ, chi phối hoạt động nhận thức, tình cảm, ý chí của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Người Chăm có niềm tin tôn giáo rất sâu sắc, chịu sự chi phối ràng buộc chặt chẽ bởi tôn giáo truyền thống. Người Chăm theo Ấn Độ giáo, đạo Hồi, đạo Phật. Tôn giáo chính thời vương Chăm Pa cổ là Ấn Độ giáo và văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ. Tuy nhiên, cái gọi là đạo Bà La Môn (tức là tục Bachăm) ngày nay hoàn toàn không liên quan với Ấn Độ giáo này. Ngày nay, hầu hết người Chăm theo Hồi giáo. Hồi giáo của người Chăm có 2 loại: 1. là tục Bani và tục Bachăm, 2. là Hồi giáo Sunni (thuộc giáo phái Hanafi). Tục Bani và Bachăm là một tôn giáo chịu ảnh hưởng của Hồi giáo Shi'a (Ba Tư, Iran), họ rất tôn trọng Ali như Muhammad.Còn Hồi giáo Sunni thì không chấp nhận tôn trọng Ali như Muhammad. Theo Biên niên sử Mã Lai (1614), Hồi giáo đầu tiên ở thế giới Mã Lai cũng phát nguồn từ Iran, nhưng, sau này, người Ả Rập từ vùng Hadramaut (gọi là Hadrami) sang Mã Lai tuyên truyền, xuyên tạc Hồi giáo Shi'a là tà giáo, buộc người Mã Lai theo Hồi giáo Sunni cực đoan vào cuối thế kỷ thứ 18 - đầu thế kỷ thứ 19. Tục Bani là một hồi giáo bản địa hóa hiền lành, khoan dung, không cực đoan. Tục Bani giống giáo phái Alewi (một giáo phái Hồi giáo Shi'a ở Cộng hòa Suri ngày nay). Con đường tục Bani từ Iran chuyển bá chưa được làm rõ nhưng nhiều tài liệu Mã Lai, Java cho rằng chính Chăm Pa là trung tâm tuyên giáo Hồi giáo đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Người Chăm sống ở Myanma rất nhiều, là một trong bốn dân tộc lớn nhất Myanma. Hầu hết mang họ Aung cùng họ với họ Ung của người chăm ở Việt Nam (đã bị Việt hoá). Đặc điểm kinh tế Chăm là một dân tộc có nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời như thêu, dệt, làm đồ gốm, làm gạch, chế tạo công cụ sản xuất, buôn bán, đóng thuyền, đánh cá, điêu khắc... đặc biệt là nghề trồng lúa nước được người Chăm phát triển từ rất sớm và luôn có những cải tiến về giống và thủy lợi. Người Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông. Trướckia, người Chăm không trồng cây trong làng vì cho rằng cây sẽ là nơi cư trú của ma quỉ. Tổ chức cộng đồng Người Chăm thường sinh sống tập trung trong paley Chăm (làng Chăm). Mỗi paley có khoảng 300 đến 400 hộ gia đình, cùng theo một tôn giáo nhất định, gồm nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Mỗi paley đều có một đơn vị hành chính của làng là: Hội đồng phong tục và Po Paley (Trưởng làng), trong đó, Po Paley là người đóng vai trò rất quan trọng trong Paley. Luật tục Chăm ghi: “Ếch có nắp đậy hang;Làng có chủ cai quản”. Po Paley được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, luôn vì mọi người, có lòng vị tha. Đồng thời Po Paley cũng phải là người lao động giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình hạnh phúc, con cháu xum họp đoàn kết. Người Chăm ví Po Paley như là cây cao, bóng cả: “Cây to lan tỏa một lòng,Xòe ra che mát cho người dừng chân”. Hội đồng phong tục do dân làng bầu chọn và có nhiệm vụ trông coi về vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng. Thành viên của Hội đồng phong tục đều là những người có uy tín trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, có quyền phân xử những thành viên trong paley vi phạm Luật tục. Trong trường hợp người vi phạm ngoan cố thì khi cha, mẹ hoặc người thân chết, Hội đồng phong tục sẽ cấm các tu sỹ, chức sắc không được cúng lễ và xem như người vi phạm đã bị loại ra khỏi cộng đồng.Người Chăm có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người.Mỗi một dòng họ có một chiết Atâu, một Akauk Guăp và một vật tổ riêng. Luật tục Chăm quy định, Akauk Guăp phải là người cao tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có uy tín trong dòng họ, gia đình giàu có, không được có chồng chắp vợ nối. Hôn nhân gia đình Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở người Chăm. Đàn ông lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong gia đình và gia phả. Phong tục Chăm qui định con theo họ mẹ, họ bên mẹ được xem là gần (họ nội). Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già. Nhà cửa Nhà ở của người Chăm là một quần thể nhà trong một khuôn viên (bây giờ do việc quy họach phân lô đất theo kiểu nhà liên kế hẹp nên việc phát triển nhà theo quần thể trong một khuôn viên dần không còn nữa). Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình tan vỡ của hình thái gia đình lớnmẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ.+ Bộ khung nhà của người Chăm ở Bình Thuận khá đơn giản. Vì cột cơ bản là vì ba cột (kèo được liên kết với cột hoặc không có vì kèo thì dùng tường thay thế kèo). Nếu là vì năm cột thì có thêm xà ngang đầu gác lên cây đòn tay cái nơi hai đầu cột con. Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở thành vì kèo.+ Mặt trước nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Tây. Gian giữ là trung tâm (người Chăm gọi là sang-yơ), phía phải là phòng ngủ của bố mẹ, bên trái là kho, sau là phòng ngủ của con cái. Mặt trước có một hiên ở giữa nhà.+ Nhà bếp được xây dựng riêng biệt với nhà chính và ở phía Tây nhà chính, trong nhà bếp có khu bếp, khu chứa nước uống và kho chất đốt (củi, than, v.v.). Nhà người Chăm ở miền Nam lại rất khác.+ Nhà người Chăm ở An Giang: cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt còn phảng phất cái hình đồ sộ của nhà sang yơ ở Bình Thuận.+ Nhà người Chăm ở Châu Đốc: khuôn viên của nhà Chăm Châu Đốc không còn nhiều nhà mà chỉ có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Chuồng trâu bò và lợn được làm xa nhà ở.Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt hoàn toàn khác với nhà ở Bình Thuận cũng như ở An Giang. Trang phục Có những nhóm địa phương khác nhau với lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn lộn với các tộc người trong nhóm ngôn ngữ hoặc khu vực.- Trang phục nam Trang phục cổ truyền: Đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn màu nhạt (vàng hoặc bạc), ở hai đầu khăn có các tua vải. Khăn đội theo lối chữ nhân. Những vị có chức sắc (tôn giáo), hai đầu khăn có hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai mang tai. Nam mặc áo có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hông (thắt lưng), thường là áo màu trắng, trong là quần soọc, ngoài quấn váy xếp. - Trang phục nữVề cơ bản, phụ nữ các nhóm Chăm thường đội khăn. Cách hoặc là phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to), nhóm Chăm Hroi thì đội khăn màu chàm. Lễ phục thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo dài màu trắng. Đó là chiếc khăn dài tới 23 m vắt qua vai chéo xuống hông, được dệt thêu hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các mô tip trong bố cục của dải băng.Nữ mặc áo cổ tròn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng, quấn váy xếp (khi àm lễ) hoặc mặc váy ống (thông thường), đầu quấn khăn không ràng buộc về màu sắc. Nhóm Khánh Hòa và một số nơi, phụ nữ mặc quần bên trong áo dài. Nhóm Chăm Hroi mặc váy quấn (hở) có miếng đáp sau váy. Nhóm Quảng Ngãi mặc áo cánh xẻ ngực, cổ đeo vòng và các chuỗi hạt cườm. Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng.
0 Rating 2.5k+ views 2 likes 0 Comments
Read more
By: On July 29, 2015
ĐÁM TANG CỦA NGƯỜI CHĂM (AHIER) NHÌN TỪ THUYẾT “TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA”             Cách đây hai năm (28/12/2013), một bài viết mang tựa đề “Tục đẽo xương sọ thành đồng xu ở Ninh Thuận” của một tác giả mang tên Nguyễn Khiêm Tốn, được đăng trên trang điện tử 24h.com.vn, bài viết này ghi nhận đám tang và nghi lễ nhập Kut của người Chăm Ahier (Chăm Bàlamôn) ở Ninh Thuận như một hủ tục lạc hậu và ghê rợ, cùng ngày báo Dân Việt cũng chép lại bài viết này. Bài viết nhanh chóng hướng phải sự phản ứng của dư luận đặc biệt là của cộng đồng người Chăm, Sohaniim đã viết một bài phê bình bài báo này và được đăng tải trên webite Gulpatoan.com. Một năm sau bài viết này được đăng tải lại trên trang vtc.vn với nhan đề “Kỳ bí tục đẽo sọ người chết thành hình xu để thờ ở Ninh Thuận” (10/1/2014). Gần đây nhất, một bài báo ký tên Xuân Hướng đăng trên trang baodansinh.vn với nhan đề:  “Hủ tục “đẽo sọ người chết” ở làng Chăm” (24/6/2015), bài viết này sau đó bị sự phản biện trên trang Inrasara.com. Nhân những bài viết có hướng nhìn nhận, đánh giá, đưa thông tin phiến diện và sai lệch về đám tang của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận nói riêng và nền văn hóa Chăm nói chung, chúng tôi thực hiện bài viết này với hy vọng đóng góp những ý kiến phản biện, nhằm đánh giá lại di sản văn hóa Chăm đang cố tình bị bóp méo. Trọng tâm của bài viết là muốn hướng đến sự đánh giá những nền văn háo khác biệt trong cái nhìn của thuyết “tương đối văn hóa”, một học thuyết tích cực vẫn chưa được phổ biến nhiều trong giới nghiên cứu, đánh giá và bình luận văn hóa ở Việt Nam. Từ thuyết “tương đối văn hóa”… Thuyết “tương đối văn hóa” là một học thuyết bắt nguồn từ phương Tây nhằm phản biện và phê phán lại các lý thuyết “vị chủng văn hóa” hay “tiến hóa văn hóa”, mà nội dung là việc lấy tư duy, trình độ phát triển văn hóa, văn minh phương Tây để so sánh với các nền văn hóa khác, rồi xem các nền văn hóa ấy là khác biệt và lạc hậu… Trong khi đó thuyết “tương đối văn hóa” cho rằng, các đặc trưng của một nền văn hóa phải được nhìn nhận trong tổng thể văn hóa mà chúng hợp thành. Theo đó, để nhìn nhận, đánh giá một nền văn hóa chúng ta cần phải có sự am tường, phải là một bộ phận, phải tôn trọng và học cách tôn trọng nền văn hóa đó, đánh giá nền văn hóa đó theo cách mà chính các chủ thể của nền văn hóa nhìn nhận chứ không phải từ các “cặp mắt” của người ngoài cuộc hay lấy tiêu chuẩn của một nền văn hóa khác để xét đoàn và đánh giá nền văn hóa này. Cũng theo quan điểm này, các nền văn hóa (bao gồm tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, lễ nghi, đạo đức, chuẩn mực xã hội…) khi được so sánh, tham chiếu với nhau thì không có cao – thấp, dã man – văn minh, lạc hậu – phát triển… Tất cả mọi so sánh giữa các nền văn hóa đều là khập khiển và thiển cận. Cũng như vậy, các giá trị truyền thống, đạo đức và tinh thần của mỗi cá nhân, mỗi nền văn hóa mà họ thuộc về cũng chỉ là tương đối và phải được nhìn nhận trong gốc độ của chính chủ thể của nền văn hóa đó. Như vậy, sự “đúng” hay “sai”, “đạo đức” hay “vô đạo đức”, “văn hóa” hay “phi văn hóa” cũng chỉ là tương đối, một giá trị có thể là “đúng” với nền văn hóa này, nhưng có thể là “sai” với nền văn hóa khác, có thể là “đạo đức” với nền văn hóa kia, nhưng lại là “phi đạo đức” với nền văn hóa khác, tùy theo quan niện về chân lý, thẩm mỹ và đạo đức của từng cá nhân, từng nền văn hóa.   Theo Herscovits (nhà nhiên cứu người Mỹ), “cha đẻ” của thuyết “tương đối văn hóa”, học thuyết này được ra làm ba phương diện: 1. Phương diện phương pháp luận: được thể hiện: khi miêu tả các giá trị của các nền văn hóa khác nhau thì cần phải miêu tả bằng chính các thuật ngữ của các nền văn hóa ấy. Mục đích của phương pháp này là cố gắng tìm hiểu nền văn hóa từ trong lòng nó bằng ánh sáng của chính xã hội đó. Đây là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu nhân học theo cách nghĩ cách nhìn của người bản địa. Đó là một quá trình tìm hiểu lâu dài vì nhà nghiên cứu phải thâm nhập, hiểu rõ họ, sống cùng với họ ngay cả phải thực hành những nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng. 2. Phương diện triết học: Đó là sự thừa nhận có nhiều con đường phát triển văn hóa khác nhau. Đây là chủ nghĩa đa nguyên. Với quan điểm triết học này, các nhà tương đối luận văn hóa phủ nhận các nền văn hóa phát triển theo một con đường mà phải phát triển theo nhiều con đường khác nhau. Đây cũng là cách để chống lại chủ nghĩa đế quốc phương Tây (trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện tượng hòa nhập). Đây chính là chủ thuyết không tuyệt đối hóa một kiểu phát triển văn hóa nào. 3. Phương diện thực tiễn đánh giá: Điều này được nói lên rằng, trong thực tế rất phức tạp, bao hàm cả việc tiến bộ lẫn lạc hậu. Nên khi xem xét một nền văn hóa nào cũng phải thực tiễn đánh giá. Điều này có nghĩa là, nhà nghiên cứu phải thực tiễn vào nền văn hóa, sống trong nó, làm việc trong nó, khi ấy mới có một cái nhìn trung thực được. Thí dụ, để hiểu văn hóa phương Đông, một người phương Tây không sinh sống,  không tham gia sinh hoạt, lao động, giao tiếp, tham gia hoạt động tôn giáo – tín ngưỡng văn hóa của người phương Đông thì không thể hiểu và nghiên cứu văn hóa phương Đông trọn vẹn được, và chắn hẳn sẽ có nhiều ngộ nhận trong cách đánh giá nền văn hóa phương Đông.  Tương tự một người Việt, muốn hiểu các văn hóa, phong tục, lễ hội trong văn hóa Chăm, ngoài quá trình điền dã thực tế, họ phải thật sự thâm nhập vào nền văn hóa ấy, hoặc ít nhất phải tôn trọng, học cách tôn trong nền văn hóa ấy, nhìn nhận và đánh giá các giá trị văn hóa theo cách mà bản thân dân tộc ấy đánh giá. Trong thực tế lịch sử, khi Thiên chúa giáo được truyền sang phương Đông, từ buổi ban đầu những người lãnh đạo giáo hội và người phương Tây cho rằng tập tục thờ cúng tổ tiên của người phương Đông là một hủ tục, một hình thức thờ cúng ma quỷ, vi phạm những giá trị chuẩn mực của phương Tây về sự tôn thờ Thiên chúa, rõ ràng là trái với đức tin. Khi nhìn nhận các nền văn hóa của người thổ dân ở Châu Mỹ và Châu Phi các nhà thực dân phương Tây cũng xem họ như là những dân tộc man rợ và tự ban cho mình nhiệm vụ khai hóa những dân tộc ấy theo tiêu chuẩn văn minh của người phương Tây… Ở Việt Nam, cũng do cách nhìn nhận văn hóa không theo tính tương đối mà chúng ta vấp phải một số ngộ nhận văn hóa và ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững ở vùng các dân tộc ít người. Cụ thể các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, vốn có hình thức sinh hoạt “nương rẫy”, trước đây người đồng bằng cho rằng hoạt động kinh tế gắn với “nương rẫy” là du canh, du cư, là nguồn gốc của đói nghèo và lạc hậu ở các tộc người này. Nhưng thật ra, sinh hoạt kinh tế “nương rẫy” bắt nguồn từ vị trị địa lý mà họ sinh sống, hoạt động kinh tế này góp phần rất lớn cho việc bảo vệ môi trường, mọi sự xâm nhập và quy hoạch lại hoạt động kinh tế truyền thống của người bản địa đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống, môi trường, thảm sinh vật ở khu vực này nhanh chóng bị suy thoái… Thuyết “tương đối văn hóa” xuất hiện ở Mỹ và đang phát triển mạnh mẽ ở phương Tây thay cho thuyết “vị chủng văn hóa” đã lỗi thời, mang nhiều tính bảo thủ, cực đoan. Thuyết “tương đối văn hóa” cũng đang du nhập và dần dần trở nên phổ biến trong giới nghiên cứu văn hóa ở các nước Châu Á, đặc biệt trong lúc nhân loại đang bước vào thời kỳ hậu hiện đại. Ở Việt Nam ngành văn hóa học, nhân học đang phát triển, thuyết “tương đối văn hóa” là một lý thuyết thực tiễn, phù hợp với nghiên cứu, nhìn nhận các nền văn hóa ở Việt Nam hiên đại, nhất là trong bối cảnh một quốc gia đa dân tộc thì lý thuyết này lại càng cần thiết. … Đến phong tục mai táng người chết của người Chăm Ahier Những bài viết liên quan đến phong tục đám tang của người Chăm gần đây của Xuân Hướng và trước đó là của Nguyễn Khiêm Tốn với những cách nhìn nhận tiêu cực và phiến diện về lễ tục này của người Chăm đã thể hiện một sự “vị chủng” trong nghiên cứu, nhận định về văn hóa của dân tộc Chăm. Các tác giả, không đứng trên quan niệm của chủ thể văn hóa, mà lấy những chuẩn mực, giá trị của người Việt để đánh giá các giá trị của văn hóa Chăm. Đối với người Chăm việc lấy 9 mảnh xương trán (nam lẫn nữ, chứ không phải nữ 9, năm 7 như các tác giả ghi nhận) của người đã khuất, đẽo thành hình tròn nhỏ (các tác giả gọi là các đồng xu) rồi bỏ vào các hộp bằng kim loại gọi là Kloang (chứ không phải sành như tác giả ghi nhận) có ý nghĩa thiêng liêng của nó, mà bằng cảm quan của một người khác dân tộc thì đấy là hiện tượng lạ lùng và tiêu cực. Người Chăm Ahier cho rằng, khi một người chết đi thì phải hỏa táng, lấy tro cốt bỏ xuống biển, sông, hồ.. để tiêu hủy, trong quá trình ấy thi hài bốc cháy và tiêu tan, nhưng lại đại diện cho đứa trẻ sẽ được tái sinh ở kiếp sau (theo các văn bản Chăm), đấy cũng là một biểu hiện cho sự hủy diệt để tái tạo của thần Shiva (vị thần quan trọng trong Hindu giáo). Nhưng, trong quá trình này, người ta không hỏa thiêu toàn bộ, mà giữ lại 9 mảnh xương trán, khắc thành hình tròn nhỏ và bỏ vào Kloang để lưu giữ với ý nghĩa giữ lại một phần ký ức với người thân, để con cháu tưởng nhớ, thờ phượng. Đồng thời việc giữ lại 9 mảnh xương trán (đại diện cho trí tuệ của người đã mất) lúc nào cũng hướng về với con cháu, sau đó được đưa vào nhập kut của dòng họ (mẹ), để cho người đã mất luôn hướng về tổ tiên, ông bà thể hiện truyền thống đạo lý, mối liên hệ với tổ tiên, gắn liền với truyền thống tộc họ, tập tục thờ cúng ông bà không chỉ của người Chăm, mà còn có trong văn hóa Việt. Nó thể hiện sự thành kính của người đang sống giành cho người đã khuất, của con cháu giành cho tổ tiên. Là sự duy trì, nối tiếp giữa quá khứ và hiện tại, truyền thống và đương thời, hầu giáo dục con cháu thành kính đến tổ tiên, luôn hướng về tổ tiên để mà sinh sống, ứng xử cho phù hợp với truyền thống, đạo đức xã hội, làng xóm. Sự kính nể, sợ hãi tổ tiên và những người đã khuất luôn khiến cho người đang sống hướng thiện để được tổ tiên phù hộ, không bị trừng phạt, về mặt đạo đức và luân lý xã hội đây là một điểm tích cực. Vậy thì, khi đánh giá tục lễ lấy xương trán trong tang lễ của người Chăm (Ahier) như một hủ tục, các tác giả đã cố tình làm “méo mó” văn hóa của dân tộc Chăm. Hủ tục là những tục lệ lạc hậu, lỗi thời, vi phạm thân thể, quyền con người…Nhưng tiếc thay, tục lệ lấy 9 mảnh xương trán của người Chăm không hề có những hiên tượng như trên, nó không làm tốn thời gian, tiền bạc, không gây độc hại, ô nhiễm môi trường, không vi phạm thân thể con người (người đang sống),…, mà hoàn toàn thể hiện giá trị nhân văn cao cả, mà như tôi đã đề cập ở trên. Khi nhận định lễ tục này là một hủ tục, rõ ràng các tác giả đã không đứng trên lập trường, quan điểm của chủ thể văn hóa, mà lại lấy lái chuẩn mực văn hóa của mình để đánh giá dân tộc khác, rồi tùy tiện kết luận “đúng”, “sai”, “văn hóa” và “phi văn hóa”, “đạo đức” và “vô đạo đức”. Khi viết về văn hóa của dân tộc khác, dù không phải là những nhà nghiên cứu văn hóa, nhưng với tư cách là người ghi nhận, đánh giá về văn hóa các tác giả cần phải đứng trên bình diện của chủ thể văn hóa để nhìn nhận về giá trị văn hóa của dân tộc đó. Chính vì không nắm vững được được lý thuyết “tương đối văn hóa”, mang tính cảm quan và “vị chủng” văn hóa, mà các tác giả đã có những nhìn nhận sai lệch, phiến diện đối với văn hóa dân tộc Chăm, các tác giả đứng trên góc độ văn hóa Việt để nhìn nhận, đánh giá và xét đoán một cách ngờ nghệch, ngu xuẩn về các giá trị đạo đức, chân lý, thẩm mỹ trong lễ tục của người Chăm. Khi đọc những bài viết này, chúng tôi có cảm tưởng, các tác giả chưa bao giờ chứng kiến đám tang của người Chăm một cách tường tận, hoặc chỉ điễn dã một cách qua loa, tường thuật sai lệch lời nói, phát biểu của các nhân chứng, rồi thêm thắt, thậm chí bịa đặt chúng cho phù hợp với ý hướng bóp méo, xuyên tạc thực tế của người viết báo. Những sai lầm, cẩu thả về kiến thức, chi tiết các nhân vật, sự kiện, các ngộ nhận, định kiến về quan điểm của các tác giả đã được nhà văn Inrasara và trước đó là anh Sohaniim, những người Chăm am tường về văn hóa mình, phê bình và phản bác, nên ở đây tôi không nói nữa. Cái mà tôi muốn hướng đến trong bài viết này là việc cảnh tỉnh về thực trạng của những người viết lách về văn hóa, nhưng lại không có đạo đức văn hóa, thiếu những hiểu biết tối thiểu về lý thuyết nghiên cứu và tiếp cận văn hóa tộc người, đặc biệt là thuyết “tương đối văn hóa. Đây là một thực trạng đáng buồn và ngày càng trở nên phổ biến không chỉ trong giới báo chí, phóng viên về văn hóa, mà còn trong giới các nhà nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam, vì sự thiếu vắng việc nghiên cứu, tim hiểu và phổ cập thuyết “tương đối văn hóa” vốn đã thịnh hành ở phương Tây từ rất lâu. Chính hiện tượng này đã tạo nên tình trạng ngày càng xuất hiện nhiều bài viết, bài báo đề cập đến các tập tục truyền thống của các dân tộc thiểu số nhưng nhìn nhận nó như những hiện tượng tiêu cực, như các hủ tục, man rợ…   Thí dụ, trong văn hóa của người H’mông có phong tục kéo, bắt vợ, nhưng sự kéo, bắt vợ chỉ là hình thức, chứ không phải là hủ tục như một số nhà báo (không chịu khó thâm nhập thức tế), tục lệ này cho phép nam nữ có quyền tự do lựa chọn bạn tình, và họ đến chợ tình để thực hiện nghi thức, kéo, bắt vợ, cô gái giả vờ chống trả, sau đó thì có thể kết hôn với nhau và thủ tục cưới xin không có thách cưới như một số người hiểu nhầm… đây là một tục lễ rất nhân bản, mà một người không am hiểu văn hóa H’mông có thể dễ dàng đánh giá nó như một hủ tục lạc hậu. Gần đầy nhất, một số bài báo lại viết về cái gọi là tục “ngủ mái” của người Thổ ở Như Xuân, Thanh Hóa, đăng trên báo người lao động của T.Minh-T.Hóa. Nhưng sau đó đã bị sự phản ứng dữ dội vì cộng đồng người Thổ vốn không có tập tục “ngủ mái” này, đây là một cách làm việc tùy tiện của một số nhà báo khi viết về văn hóa tộc người, xúc phạm nghiêm trọng đến bản sắc văn hóa, danh dự của người dân tộc Thổ, làm ảnh hưởng đến giá trị thuần phong mỹ tục không những của cộng đồng dân tộc Thổ tại huyện Như Xuân nói riêng mà còn ảnh hưởng đến giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung. Kết luận Văn hóa là một giá trị tự thân, mỗi dân tộc có một cách nhìn nhận, ứng xử văn hóa riêng, việc áp đặt sự nhìn nhận và ứng xử của nền văn hóa này với nền văn hóa kia là một hình thái của chủ nghĩa “thực dân” văn hóa, nó sẽ dẫn đến những tiêu cực của cộng đồng, xã hội khi nhìn về một nền văn hóa khác biệt. Lỗi của hiện tượng này, bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu và viết lách về văn hóa, chính những cảm nhận chủ quan của họ sẽ tác động và ảnh hưởng đến đông đảo đại chúng và tạo nên những ngộ nhận, hiểu nhầm về văn hóa. Một nhà nghiên cứu hay viết lách nghiêm túc và có trách nhiệm, không bao giờ đưa ra quan điểm về một nền văn hóa, khi họ không từng là một phần của nền văn hóa ấy, để viết về người Mnông Gar, nhà dân tộc học G. Condominas phải là từng là “người con” của làng Sar Luk (làng của người Mnông Gar); để viết về người Tây Nguyên, J. Dournes, phải từ bỏ Paris “hoa lệ”, dấn thân vào tộc người, đi chân trần, đóng khố, ở nhà sàn và nói một thứ tiếng “bản địa”, sống chung và như một người Tây Nguyên suốt nhiều năm… Trong bối cảnh của một đất nước Việt Nam đa dân tộc, đa văn hóa, việc các nhà nghiên cứu, bình luận văn hóa cần đánh giá nền văn hóa của dân tộc theo tính “tương đối văn hóa” là một đòi hỏi, nhu cầu hết sức chính đáng và hợp thời. Trong mỗi nền văn hóa, mỗi dân tộc có những giá trị, những biểu cảm, những hình thức thể hiện và thực hành tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, tùy theo niềm tin, nhân sinh quan, giá trị đạo đức và thẩm mỹ của mỗi dân tộc. Thế cho nên những nhận định mang tính phê phán như “lạc hậu”, “mê tín” hay “hủ tục” đối với một nền văn hóa hay một các thức thực hành văn hóa luôn cần được nghi vấn, bởi lẽ nó đang được so sánh với một nền văn hóa khác, trong cảm quan của một người ngoại tộc, luôn đề cao tinh thần “vị chủng văn hóa”, hay được nhìn nhận từ một hệ giá trị khác một cách khiên cưỡng.     Cuối cùng, trở lại các bài viết ấy, tôi thấy rằng các tác giả đã cố tách mình ra khỏi quan điểm của tộc người. Ngay trong bài viết của mình, tác giả Xuân Hướng, khi phỏng vấn TS. Phan Quốc Anh, một nhà quản lý văn hóa đồng thời là người nghiên cứu về phong tục tang ma của người Chăm Ahier, đã viết: “Người Chăm cho rằng những mảnh xương sọ theo thời gian đã bị mục nát, nên việc nhập Kut là tạo ra sự bền vững, niềm tìn về sự vĩnh hằng và bất tử của con người. Con người dù chết đi nhưng vẫn luôn luôn tồn tại bên cạnh người thân và gia đình”. Những động thái văn hóa bắt nguồn từ những nhận thức, quan niệm nhân văn như thế này, lại bị tác giả xem như “Tập tục lạ, dị biệt này cần phải sớm được chất dứt, để phong tục về thờ cúng ma chay ngày càng văn minh hơn. Đây cũng là câu hỏi đặt ra cho các ngành chức năng”. Thế thì tôi cũng tự đặt câu hỏi, đâu là tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm và “tương đối văn hóa” của một người viết bài về một nền văn hóa?               JASHAKLIKEI Panduranga, 7/2015   Độc giả gởi bài qua info@nguoicham.com  
0 Rating 2.1k+ views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 23, 2013
Tc giả: Đạo Văn Chi ( Palei Chang ) * Nghĩa trang Ghur của người Chăm Bᠠni – Photo Inrasara.Người Chăm B ni l một bộ phận đa số trong cộng đồng người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận, Bnh thuận. Đଢy l một bộ phận người Chăm theo Hồi gio Bࡠni (cn gọi l Chăm Awal). Nhưng t⠴n gio ny đᠣ trải qua qu trnh bản địa hᬳa, biến đổi thnh một kiểu tn giഡo ring c của người Chăm. Tuy kh곴ng cn hội đủ cc yếu tố của một trong những t⡴n gio cổ xưa nhất của loi người, nhưng quan niệm về tᠢm linh, về ci sống v c堵i chết của người Chăm Bni vẫn chịu sự chi phối của Hồi gio bản địa.ࡠNgười Chăm Hồi gio Bni từ xa xưa đᠣ coi cuộc đời con người đến ci trần như “một chuyến đi bun”, cuộc sống tr崪n trần gian l một nơi cư ngụ tạm bợ. Họ quan niệm mọi người từ thế giới bn kia đến cવi trần như “một chuyến đi bun” rồi lại về thế giới bn kia, thế giới vĩnh hằng. Trong văn học d䪢n gian Chăm, c một Ariya nổi tiếng l Ariya Nau Ikak (cuộc đời như một chuyến đi bu㠴n). Nghi lễ tang ma l nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống nghi lễ vng đời của người Chăm Bಠni. Với quan niệm lun hồi giải that, c⳵i trần chỉ l ci tạm, c൵i chết mới l ci thi൪n đường vĩnh hằng, l ci mࡠ mọi con người hướng tới. Nhưng khng phải khi chết, ai cũng được giải that l䳪n thin đng. Để được l꠪n thin đng, con ng ười phải hội đủ cꠡc tiu chuẩn khi cn sống v겠 đến khi nhắm mắt xui tay, phải được lm lễ tang đầy đủ, trọn vẹn. Đ䠳 l những tiu chuẩn về nguồn gốc đẳng cấp, kh઴ng tật nguyền, cuộc sống phải đầy đủ gia đnh, c vợ c쳳 chồng, c con ci v㡠 đặc biệt phải qua nghi lễ nhập mn theo qui định của gio l䡭 của tn gio B䡠ni v đặc biệt hơn nữa l khi chết phải lࠠnh lặn, chết trn giường ở nh, c꠳ người nh đỡ lưng đặt xuống đất khi chết v phải được cࠡc chức sắc Bni thực hiện đầy đủ cc nghi thức tࡴn gio.Khᠡc với người Chăm B-la-mn theo tục hỏa tഡng, người Hồi gio Bni chᠴn người chết.Ở người Chăm Hồi gi!o Bni cũng quan niệm về người chết giống người Chăm B-la-m࠴n. Khi c người chết phải lm lễ tang ma để linh hồn của người đ㠳 được siu that. Ngược lại nếu người qu곡 cố khng được lm lễ tang ma, linh hồn sẽ kh䠴ng được siu that, sẽ bắt tất cả những người th곢n trong dng tộc của họ. Cho nn người Chăm Hồi gi⪡o Bni rất coi trọng tang ma.Trong lễ tang ma c࠳ rất nhiều nghi lễ phức tạp, c sự khc nhau giữa đ㡡m tang người giu, người ngho. Tục lệ cਲn qui định những đứa trẻ dưới mười lăm tuổi khng được lm đ䠡m tang m chỉ chn bബnh thường. Đối với người chết cũng chia ra lm hai trường hợp: Chết bnh thường vଠ chết khng bnh thường.䬠+ Chết bnh thường: Chết v bệnh, được quyền l쬠m tang ngay.+ Chết kh4ng bnh thường: Như chết trận, chết v tại nạn giao th쬴ng khng cn nguy䲪n vẹn hoặc chết trong thng chay niệm Ramưwan phải chn một thời gian từ một đến ba năm, sau đᴳ mới cải tng đem chn ở nghĩa địa vᴠ lm đm tang. Tục lệ cũng qui định, khi người bệnh hấp hối tất cả những trong gia đ࡬nh v dng họ phải đến thăm vಠ canh chừng ngy đm. Họ quan niệm rằng, khi người bệnh tắt thở phải cળ người thn bn cạnh chứng kiến mới được coi l⪠ “chết tốt”, nếu người chết khng c sự chứng kiến của người th䳢n l điều khng lഠnh, “chết xấu” “mưtai bhaw”. Cũng chnh v vậy họ c� điều kiện để chuẩn bị rất cẩn thận tất cả những nghi lễ lin quan đến đm tang từ ꡡo quần, trầu cau, gạo…Thường người Chăm Hồi gi!o Bni chn người chết ngay vഠo buổi chiều nếu thn nhn tắt thở l⢺c sng, hoặc chn ngay sᴡng hm sau nếu chết vo buổi chiều. Mọi người trong d䠲ng họ v kể cả bn con x࠳m lng đến thăm viếng cng nhau dựng l๪n một ci nh bằng tranh rất đơn sơ gọi lᠠ “chhn” dng để cho thi h๠i người chết v l nơi cࠡc vị tăng lữ, cc bậc Imưm, Ppo Gru đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Người chết được người thn trong gia đ᢬nh khing vo một cꠡi ln lợp tranh rất đơn sơ để tắm rửa thật sạch sẽ, v họ quan niệm rằng người chết phải tắm rửa thật sạch sẽ, kỹ lưỡng trước khi đem vᬠo “chhn” nơi cc tăng lữ sẽ đọc kinh cầu nguyện cho người quࡡ cố. Nếu khng tắm rửa sạch sẽ th người chết được coi l䬠 xấu, khng tốt. Sau khi thi hi được tắm rửa dưới sự chỉ đạo của 䠴ng thầy Imưm th được đưa vo “pajang” đầu quay về hướng Bắc. Người ta phủ l젪n thi hi vi bộ quần ࠡo của người qu cố, mặt được phủ một chiếc khăn. Suốt đm đ᪳, cc tăng lữ được mời đến đọc kinh.Tᠹy theo tuổi tc người chết như: Gi, trung niᠪn, trẻ m Ppo Gru phn cࢴng cc tăng lữ đến đọc kinh v đưa thi hᠠi đến ho huyệt nghĩa trang gọi l Ghur. Người giࠠ chết do mười hai ng tăng lữ đưa, trung nin s䪡u ng v nhỏ do hai 䠴ng đưa. Qui tắc của Hồi gio Bni khᠴng để người chết qu hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Suốt đm đ᪳ cc tăng lữ đọc kinh ba đợt, cầu nguyện cho người qu cố được an nghỉ tốt lᡠnh.S!ng sớm hm sau vo l䠺c su giờ sng, thᡢn nhn đưa thi hi đi tắm một lần nữa. Trong l⠺c ny cc cụ giࡠ, thanh nin chẻ tre để lm quan tꠠi. Quan ti thường lm bằng tre, chia lࠠm ba ngăn, ngăn giữa dng để đặt thi hi, hai ngăn hai b頪n để cho tăng lữ đọc kinh cầu nguyện. Sau khi tắm rửa xong, tăng lữ được phn cng đọc kinh dẫn đường vⴠ l người điều khiển đưa quan ti đến huyệt, vẩy nước thࠡnh vo thi hi, vừa đọc kinh. Sau đ࠳ lau kh rồi bắt đầu liệm thi hi gồm c䠳 một quần lt trắng, vy trắng, 㡡o trắng. Đối với đn ng mặc ba lớp, đഠn b mặc năm lớp. Xong, đưa thi hi vࠠo Kajang. Cc con chu, anh em đến gần coi mặt người chết lần cuối, sau đᡳ cc thn nhᢢn đều lạy ba lạy.Cuối c9ng người ta khing thi hi bỏ vꠠo quan ti, phủ khăn lại, quan ti mười hai người khiࠪng đi đến huyệt, đi đầu l một tăng lữ được thầy Cả Ppo Gru chỉ định dẫn đường, tiếp sau l cࠡc tăng lữ như Imưm, Ppo Gru v cc tăng lữ khࡡc cng với người thn, tất cả b颠 con xm lng đi theo sau quan t㠠i tiễn đưa người qu cố. Thn nhᢢn vừa đi, vừa khc. Tục lệ người Hồi gio B㡠ni cho thn nhn kh⢳c v kể lể khng như luật Hồi giഡo Islam khng cho thn nh䢢n khc v cho rằng nước mắt sẽ trở th㬠nh ci ao nước lm ngăn bước đường của người quᠡ cố đến với thượng đế. Khi quan ti được khing gần đến nghĩa trang, tăng lữ dẫn đường ra lệnh đổi đầu thi hઠi, bằng cch xoay quan ti đưa chᠢn ra pha trước. V họ cho rằng l�m như thế sẽ lm lạc hướng lối đi, linh hồn người chết sẽ khng trở về quậy phഡ người thn. Cch nghĩa trang mười đến hai mươi mắt, quan t⡠i được hạ xuống (nếu người gi chết), người ta phải khing lu઴n bốn tăng lữ ngồi hai bn quan ti để đọc kinh, đến nghĩa trang của d꠲ng họ, chủ nh (ppo sang) chỉ định nơi chn, tăng lữ lഠm php, con ci v顠 người thn cầu nguyện đồng thời khấn, lạy nơi huyệt, cầu Allah cho người thn m⢬nh nằm xuống tốt lnh, cầu hồn người qu cố được lࡪn Thin đng tốt đẹp. Huyệt thường được đꠠo su một mt rưỡi đến hai m⩩t. Sau khi huyệt đo xong tất cả người thn lạy quan tࢠi lần cuối cng. Sau đ tăng lữ xuống huyệt l鳠m lễ, ở trn huyệt được che một tấm khăn lớn, thi hi được đưa xuống huyệt từ từ, đầu hướng về ph꠭a Bắc, chn hướng về pha Nam, tăng lữ đặt nghi⭪ng thi hi, đầu hướng về mặt trời lặn.Ở trࠪn mộ, cc tăng lữ đọc kinh cầu nguyện dng cho Allah. Tiếp đến người thᢢn của người qu cố đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người chết sớm trở về ci thiᵪn đường, trong lc ny ba ꠴ng tăng lữ dưới huyệt tiếp tục đọc kinh v lm nghi thức đọc kinh nhắn nhủ với người quࠡ cố. Xong phần nghi thức, cc thn nhᢢn người chết lấy mỗi người một nấm đất bỏ xuống huyệt, tiếp đến vi người thn xuống huyệt dࢹng cuốc co đất xuống phụ gip với tăng lữ. Nếu đất được lấp đầy huyệt họ cho lຠ chết tốt, ngược lại khng lấp đầy huyệt cho l chết xấu. Đặc biệt, h䠠o huyệt được san bằng giống như cch chn của người theo đạo Hồi giᴡo Islam chứ khng lm nấm mồ như c䠡ch chn của người Việt hoặc người Hoa. Thi hi được ch䠴n xong họ lấy một nhnh cy gai cắm lᢪn tượng trưng cho người chết. Mọi người về nh. Khi ra về khng quay lại nhബn mồ, v họ tin rằng lm như vậy linh hồn người chết sẽ theo họ về quậy ph젡. Họ hng, gia đnh tiếp tục lଠm đm tuần ở nh trong ba ngᠠy. Ngy đầu gọi l Rơp War, ngࠠy thứ hai Tak Kubaw Yuw (Lễ Giết tru), ngy thứ ba Pok Naung (Lễ Tiễn đưa). Nếu nh⠠ giu, họ lm bảy đࠡm tuần vo cc ngࡠy sau: lần thứ nhất l vo ngࠠy thứ bảy tnh từ khi người chết, tiếp đến l ng�y thứ mười, ngy thứ ba mươi, ngy thứ bốn mươi, ngࠠy thứ một trăm v cuối cng l๠ đầy năm, khi trn một năm người ta quan niệm linh hồn người chết sẽ về thăm nh.⠠Trước khi lm đm tuần, họ chuẩn bị nhiều thứ rất tốn kࡩm, c khi tốn hng chục triệu đồng gồm một cặp tr㠢u, một tấn gạo, c, trầu cau, đường… Tất cả dn lᢠng trong xm lng đến chia buồn, sau đ㠳 được thết đi rất linh đnh l㬠m ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đnh c người qu쳡 cố. Đm Tuần (Padhi) được tiến hnh cᠡc nghi lễ sau đy:Lễ Rơp War:⠠Sau khi chn người chết vo buổi s䠡ng xong, buổi chiều gia đnh tiến hnh l젠m lễ Rơp War. Lễ ny rất đơn sơ lễ vật gồm g, cơm. Đầu tiࠪn gia đnh mời su존ng tăng lữ trong đ c 㳴ng Ppo Gru, Imưm. Lễ bắt đầu vo khoảng bốn đến năm giờ chiều. Tất cả tăng lữ vo Kajang lࠠm lễ. Họ ngồi đối diện nhau ở giữa l khoảng trống dng để lễ vật. Lễ do Thầy Cả điều khiển c๹ng với tăng lữ đọc kinh. Kinh vừa dứt cho mang đến cho mỗi thầy một mm cơm, ăn xong, Thầy Cả lm lễ đọc kinh lần cuối rồi kết th⠺c. Gia đnh thết đi b죠 con đến dự.Lễ Tak Kubaw Yuw (Lễ Giết tr"u):Lễ nghi n y tiến hnh ngay ngy h࠴m sau ngy lễ Rơp War. Lễ ny lࠠ lễ giết tru, tuy nhin nếu c⪳ người ngho khng đủ điều kiện kinh tế, người ta l贠m c.Lễ được bắt đầu vᠠo khoảng một giờ chiều. Đầu tin thn chủ mời hai ꢴng tăng lữ lm lễ giết tru. Lễ được tiến hࢠnh ngay trước cổng nh gia chủ. Họ đo hai cࠡi hố su bốn tấc đến nửa mt, tr⩢u được quật ng, dng gậy cột bốn ch㹢n lại ko đến hố đ được đ飠o, mỗi hố một con, một ng tăng lữ đứng trước hai mm lễ vật d䢹ng để giết tru gồm gươm, một b nhⳡnh cy, một hũ nước. Sau khi lm lễ đọc kinh xong, c⠡c ng tăng lữ tiến đến hố đ được đặt hai con tr䣢u, mỗi ng cầm gươm v một nh䠡nh cy, đọc vi c⠢u kinh rồi bắt đầu cắt cổ tru, xong phần lễ.Đến bốn giờ chiều họ mời s⠡u tăng lữ, gồm Ppo Gru, hai ng Imưm v ba 䠴ng thầy Acar. Họ vo Kajang ngồi đối diện nhau, Ppo Gru đọc kinh trước rồi sau đ cೡc tăng lữ đọc theo, kinh vừa dứt, họ mang vo cho mỗi ng tăng lữ một mഢm ch, sau đ kế tiếp l賠 mm thịt luộc rồi một mm cơm gồm thịt, canh l⢡, nước mắm… Họ ăn từng đợt kế tiếp nhau. Cuối cng tăng lữ đọc kinh một lần nữa, thn nh颢n khấn vi xong rồi chấm dứt buổi lễ. Gia đnh thết đᬣi b con xm lೠng. Lần ny số lượng b con rất đ࠴ng.Tối đến, người th"n v một số v con x࠳m lng lm gi࠺p một số cng việc như xếp đặt đồ đạc, quần o, b䡡nh tri được ngăn nắp để chuẩn bị cho ngy hᠴm sau lm lễ Pok Naung (lễ tiễn đưa).Lễ Pok Naung (Lễ Tiễn đưa linh hồn người quࠡ cố):Lễ được tiến h nh vo buổi sng. Khoảng từ năm giờ sࡡng tất cả tăng lữ được mời đến đọc kinh, Trước mặt tăng lữ (bốn Acar) l khoảng trống dng để đặt m๢m lễ vật. Trong khi tăng lữ đọc kinh dưới sự điểu khiển của Thầy Cả, tất cả những người thn đều v nhⴠ lễ Kajang để lạy v cầu nguyện cho người qu cố được an nghỉ tốt đẹp. Trước mặt nhࡠ lễ l o quần, vải vࡳc của người thn xếp cao một mt, v⩠ một hng hoặc hai hng “ciet” (giỏ đựng trࠡi cy, bnh kẹo…) của tất cả những lễ vật tr⡪n gửi về cho những người ở bn kia thế giới. Sau khi vừa đọc dứt, thn chủ dꢢng mm cơm, mm ch⢨ cho cc vị tăng lữ, ăn xong tăng lữ đọc kinh lần cuối. Trong lễ Pok Naung ny, người thᠢn của người qu cố như con hay người anh, hoặc cậu, đ qua lễ “akrắk” (người được chứng nhận thuộc kinh Coran), đọc vᣠi đoạn kinh dng thnh Allah, cầu xin linh hồn người qu⡡ cố được siu that. Sau khi kinh cầu nguyện được đọc xong, người th곢n mang “ciet” ra đứng hai hng dọc. Đi đầu l cࠡc vị tăng lữ, vừa đi vừa đọc kinh, tiếp đến l thn nhࢢn, họ hng. Đon mang lễ vật đưa tiễn đến ngࠣ tư đường, tăng lữ cho đon ngừng lm lễ đọc kinh để chấm dứt lễ.ࠠLễ Tuần (Padhi) được chấm dứt cch hai ngy, thᠢn nhn của người qu cố đi đến một con s⡴ng tm hai hn đ첡 trn nặng khoảng hai mươi đến năm mươi k l⭴ gam. Ty theo người chết l gi頠 hoặc trẻ m c hೲn đ khc nhau, người chết cᡠng gi th đଡ cng lớn. Họ mời một tăng lữ, mang hai hn đಡ đến đặt ở hai đầu mộ, xong tăng lữ lm php. Mộ của người Chăm B੠ni khng đắp cao v cũng kh䠴ng xy cất, chỉ để hai đầu mộ hai hn đⲡ.Ngo i ra người Chăm Hồi gio Bni cᠳ tục chn tạm (Ba nau paywa) v sẽ l䠠m lễ cải tng sau một đến hai năm. Những người chết phải chn tạm lᴠ những người chết bất đắc kỳ tử hoặc đn b chết l࠺c mang thai, chết lc sinh đẻ. Những người chết trong trường hợp trn khꪴng được chn ngay trong nghĩa trang m họ phải nằm lẻ loi một thời gian, chờ cho l䠺c xc tan hết thịt th mới đᬠo ln để lm lễ đꠡm tuần chn vo khu nghĩa trang của d䠲ng họ.Nghĩa trang của người Chăm Hồi gi!o Bni phần lớn nằm ở cch dࡢn cư t nhất năm cy số trở l�n, nghĩa trang được phn l theo dⴲng tộc v chn theo thứ tự theo cấp bậc chức sắc tഴn gio, gi trẻ vᠠ sau đ đến người tn tật. H㠠ng năm vo dịp lễ Hội Ramưwan cc con chࡡu trong dng tộc c trⳡch nhiệm đi tảo mộ đọc kinh Coran mời ng b tổ ti䠪n về cng sinh hoạt gia đnh trong ng鬠y diễn ra lễ hội.
0 Rating 2k+ views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On January 19, 2012
HOÀNG H?U PARAMECVARI C?A CHAMPASimhavarman XXITrong ti?n trình l?ch s? d?ng n??c và gi? n??c t? h?n c? ngàn n?m tr??c cho ??n nh?ng th? k? g?n ?ây 15, 16; qua nh?ng s? ki?n l?ch s? ? Trung Hoa và Vi?t Nam ?ã có nh?ng b?c quân s? ??y m?u l??c, trí d?ng song toàn trong v?n ?? ?i?u binh khi?n t??ng ; v?i bi?t bao quân hùng t??ng m?nh hàng hàng l?p l?p. V?i g??m ?ao s?t thép, v?i hàng v?n m?i tên vô tình thâm ??c, v?i hàng v?n chi?n mã, vó ng?a m?t mù cát b?i ph? ??u quân gi?c, v?i nh?ng ?oàn chi?n t??ng hung hãn v??t núi b?ng sông ?iên cu?ng d?m nát thây gi?c, phá tan thành quách, nh?ng không d? dàng khu?t ph?c ???c các b?c quân v??ng Vua chúa trên ngôi cao tr? vì bá tánh thiên h?. C?ng không kh?ng ch? ???c nh?ng anh hùng n?m trong tay hàng v?n binh mã, tr?n th? tung hoành m?t góc tr?i ngang d?c nh? anh hùng T? H?i vai n?m t?c r?ng thân m??i th??c cao ?ã làm cho tri?u ?ình H? Tôn Hi?n bó tay ?iên ??u:Anh hùng riêng m?t góc tr?iG?m hai v?n võ xé ?ôi s?n hà.Duy ch? có lo?i v? khí b?ng x??ng b?ng th?t, d?u dàng m?nh mai, ?ài trang khuê các ??y s?c quy?n r? ?ó là loài hoa bi?t nói, nh?ng bông hoa ?ã làm nghiêng thành ?? n??c, s?p ?? c? m?t tri?u ??i huy hoàng, hay ?ã ch? ng? ???c nh?ng anh hùng ??u ??i tr?i, chân ??p ??t, d?c ngang v?y vùng nh? anh hùng T? H?i ?ã ch?t ??ng gi?a tr?i c?ng vì h??ng s?c khuynh thành c?a bông hoa bi?t nói Thúy Ki?u.?ó là trong thi ca, còn trong th?c t? qua s? ki?n l?ch s?, nh?ng Vua chúa nhà H?u Lý ?ã t?ng s? d?ng “M? nhân k?” lôi kéo nh?ng viên Châu M?c t?i các vùng Cao B?c L?ng phía b?c Vi?t Nam, nh?ng l?c l??ng quân binh thi?u s? này s?n sàng theo Tàu ?? làm nh?ng ng?n l?a có th? b?c phát ??t cháy thiêu r?i c? khu núi r?ng Vi?t B?c lúc nào không hay: nh? Vua Lý Thái Tông g? Công Chúa Kim Thành cho ??u m?c Châu Phong là Lê Tông Thu?n, Vua Lý Thánh Tông g? Công Chúa Khâm Thánh cho Hà Di Khách – châu m?c Tuyên Quang và Tuyên Hóa v.v. ??i v?i Trung Hoa: Chiêu Quân ?ã c?m chân ???c gi?c Hung Nô. Công Chúa Lý V?n Thành con c?a Vua Lý Th? Dân ?ã làm cho Can B?, m?t th? lãnh mà dân Tây T?ng cho là “Thiên Th?n xu?t th?” tr? nên ngoan ngoãn khi k?t hôn v?i nàng Công Chúa h? Lý này ..v.vCác Vua chúa ngày x?a ?ã hi?u ???c v? khí s?c bén c?a ph? n? tài s?c ?oan trang thùy m?, có s?c thu hút mãnh li?t các b?c quân v??ng, anh hùng trong ch?n mê cung, nên ?ã dùng m? nhân ?? th?c hi?n sách l??c chính tr?: dùng hôn nhân ?? k?t tình h?u ngh? hoà bình gi?a các qu?c gia láng gi?ng; ho?c ?? ch? ng? các lãnh chúa làm Vua m?t cõi quanh vùng ?? lôi kéo h? h?u mang l?i an bình cho dân t?c; ho?c dùng hôn nhân ?? ?oàn k?t t?o m?t s?c m?nh ch?ng l?i n??c th? ba, ho?c dùng m? nhân k? ?? th?c hi?n m?u ?? thôn tính ??t n??c khác ..v.v… Sách l??c dùng công chúa m? nhân này ???c th? hi?n bàng b?c ?i?n hình qua các tri?u ??i Trung Hoa và Vi?t Nam nh? sau:? Trung Hoa: Hán V? ?? g? Chiêu Quân cho H? Hàn Da, Tây Thi c?a Vi?t V??ng Câu Ti?n g?i ?i cho Ngô Phù Sai có m?c ?ích làm cho nhà Ngô suy s?p và di?t vong; Ngô Phu Nhân g? cho L?u B?, Gi?i ?u Công Chúa ???c Hán V? ?? g? cho Vua S?m Tâu n??c Ô Tôn, Lý V?n Thành Công Chúa ???c Vua Lý Th? Dân g? cho Vua Tây T?ng là Can B? ..v..v…- ? Vi?t Nam: Lý Thái Tông g? Công Chúa Bình D??ng cho Thân Thi?u Thái là ??u M?c Châu Phong. Lý Thánh Tông g? Công Chúa Khâm Thánh cho Hà Di Khách là Châu M?c Tuyên Quang Tuyên Hoá . Lê Hi?n Tông g? Ng?c Hân Công Chúa cho Nguy?n Hu? . Chúa Nguy?n Phúc Nguyên g? Công Chúa Ng?c V?n cho Vua Chey-Chetta II c?a Cao Miên và Vua Tr?n Nhân Tông g? Huy?n Trân Công Chúa cho Vua Ch? Mân c?a Chiêm Thành.Trong ph?m vi bài vi?t này, tác gi? ch? nêu lên cu?c hôn nhân gi?a Công Chúa Huy?n Trân c?a ??i Vi?t và Vua Ch? Mân c?a Chiêm Thành. Công Chúa Huy?n Trân ???c Vua Ch? Mân phong t??c Hoàng H?u v?i danh t??c là Paramecvari Hoàng H?u .Trong vài tr?m n?m tr? l?i ?ây ng??i ta ch? hi?u câu chuy?n tình s? Vua Ch? Mân và Công Chúa Huy?n Trân qua thi ca còn truy?n t?ng ??n ngày nay c?a m?t vài tác gi? ngày x?a vi?t theo c?m tính t? tôn và phi?n di?n . C?ng theo l?i mòn ?ó, ngày nay nh?ng t?p san v?n ngh?, báo chí c?ng th??ng hay d?a vào câu th? do bia mi?ng truy?n l?i ?? vi?t v? tình s? Ch? Mân và Huy?n Trân không ???c chính xác ??y ?? b?i vì thi?u s? ki?n b?i c?nh l?ch s? .Nh? s? gia Tr?n Tr?ng Kiâm ?ã nói: Vi?t Nam ??n th? k? th? 13 m?i có l?ch s?; mà các s? gia là nh?ng ng??i làm vi?c d??i quy?n ch? ??o c?a Vua chúa, cho nên s? ki?n l?ch s? ch?a h?n ?ã ???c ghi l?i trung th?c, mà th??ng hay b? chính tr? bóp méo ngòi bút c?a s? gia . Cho nên theo thi?n ki?n c?a tác gi? vi?t bài này, chúng ta c?n ph?i suy lu?n và dùng quan ?i?m cá nhân ?? soi sáng l?i ph?n s? ki?n l?ch s? nào ?ôi lúc xét th?y còn m?p m? . N?m 1479, s? th?n Ngô S? Liên là ng??i ??u tiên tuân l?nh Vua Lê Thánh Tông s? d?ng truy?n thuy?t dân gian ?? biên so?n l?ch s?: ??i Vi?t S? Ký Toàn Th?. Mà ?ã là truy?n thuy?t thì không th? hoàn toàn là s? th?t vì truy?n thuy?t ???c nhân gian t??ng t??ng thêu d?t b?ng nh?ng chi ti?t ly k? nên có ph?n mang tính h? c?u c?a nó . Do ?ó ?? tránh s? hi?u bi?t l?ch l?c v? cu?c hôn nhân gi?a Huy?n Trân Công Chúa và Vua Ch? Mân, ít ra c?ng nên hi?u bi?t s? qua v? b?i c?nh l?ch s? c?a th?i Vua Tr?n Nhân Tông ??i Vi?t và Vua Ch? Mân Chiêm Thành, vì t? b?i c?nh l?ch s? ?ó m?i ??a ??n cu?c tình l?ch s? ??y v??ng gi? nà?B?i c?nh l?ch s? th?i Vua Tr?n Nhân Tông và Vua Ch? MânN?m 1253, ?? qu?c Mông C? H?t T?t Li?t xua quân xâm l?ng Trung Hoa ??i nha` T?ng, d?ng nên nhà Nguyên g?i là th?i k? Nguyên Mông hay g?i t?t là nha` Nguyên bên Tàu . Theo Vi?t Nam S? L??c, sau khi tiêu di?t nhà T?ng Trung Hoa, nhà Nguyên b?t ??u xâm l?ng ?ông Nam Á . Trong ph?m vi bài này, ch? xin nói ??n giai ??an l?ch s? ??i Tr?n Nhân Tông và Ch? Mân ? ?ông D??ng theo ti?n trình l?ch s? nh? sau:1258-1288: Nhà Nguyên xâm l?ng ??i Vi?tTrong giai ??an 30 n?m l?ch s? này, nhà Nguyên 3 l?n ti?n quân sang xâm l?ng ??i Vi?t nh?ng ??u th?m b?i vì s? ch?ng tr? quy?t li?t c?a ??i Vi?t . Tuy ng?n ch?n ???c ý ?? xâm l?ng c?a quân Nguyên, nh?ng ??i Vi?t v?n th?n ph?c nhà Nguyên d??i hình th?c dâng c?ng ph?m hàng n?m ?? t?o s? hi?u hoà gi?a hai dân t?c và ?ây c?ng là sách l??c ngo?i giao c?a Vua Tr?n Nhân Tông có tánh cách nhún nh??ng c? n? m?t chút ?? b?o t?n s? ??c l?p c?a m?t n??c nh? bé bên c?nh n??c ph??ng b?c kh?ng l? luôn có ý ?? thôn tính các n??c liên bang. Do ?ó lúc nào ??i Vi?t c?ng lo âu ph?p ph?ng ??i v?i m?ng xâm l?ng bành tr??ng c?a ?? qu?c ph?ong b?c có th? x?y ra b?t c? lúc nào .N?m trong giai ?o?n 30 n?m l?ch s? này c?a ??i Vi?t, vào n?m 1284-1285 Vua Ch? Mân Champa ?ã ?em quân c?u vi?n cho Vua Tr?n Nhân Tông ?? ?ánh b?i cu?c xâm l?ng c?a quân Nguyên ? Ngh? An .1282-1284: D??i s? th?ng lãnh c?a Toa ?ô, nhà Nguyên ào ?t xâm l?ng Champa nh?ng b? Vua Ch? Mân giáng tr? oanh li?t ?ánh b?i quân Nguyên lui v? c? qu?c.1292:Trên ???ng rút quân kh?i ??o Sumatra c?a n??c Java (Nam D??ng), quân Nguyên ?? b? lên b?` bi?n Champa l?i b? Vua Ch? Mân ?ánh b?t ra bi?n Nam H?i ?? l?i c? tr?m chi?n thuy?n tan nát và hàng v?n xác ch?t n?m ng?n ngang bên b? cát tr?ng c?a mi?n bi?n Champa .K? t? 1253 khi H?t T?t Li?t tiêu di?t ???c nhà T?ng và l?p nên nhà Nguyên cho ??n khi H?t T?t Li?t qua ??i vào n?m 1294, ?ây là giai ?o?n l?ch s? làm cho ??i Vi?t th?i Tr?n Nhân Tông và Champa th?i Vua Ch? Mân vô cùng kh?n kh? v?i m?ng xâm l?ng c?a quân Nguyên, và hai nhà Vua c?a hai qu?c gia Vi?t – Chiêm d?a l?ng vào nhau ?? ch?ng quân Nguyên, ?ó c?ng là lý do Tr?n Nhân Tông và Ch? Mân r?t có h?o c?m v?i nhau . Vài ??c ?i?m c?a Vua Tr?n Nhân Tông và Vua Ch? MânVua Tr?n Nhân TôngM?t v? Vua anh hùng ái qu?c (?ánh ?u?i quân Nguyên) và nhân h?u (Toa ?ô nhà Nguyên t? tr?n lúc t?n công ??i Vi?t t?i m?t tr?n Tây K?t, Vua Tr?n Nhân Tông ?ã c?i áo long bào ??p cho Toa ?ô và cho mai táng theo ?úng nghi l? trang tr?ng).Là m?t v? Vua ??o ??c không tham quy?n c? v? (nh??ng ngôi cho con là Tr?n Anh Tông ?? làm Thái Th??ng Hoàng, khoác áo cà sa nghiên c?u kinh Ph?t, tu hành trên núi Yên T?).Tr?n Nhân Tông làm Vua 13 n?m, Thái Th??ng Hoàng 14 n?m, t?t c? là 27 n?m và b?ng hà lúc 51 tu?i . Vua Ch? MânM?t v? Vua anh hùng ái qu?c (?ánh ?u?i quân Nguyên) và ??o ngh?a (tha t?i ch?t cho m?t viên ch? huy quân binh Champa toan toa r?p v?i ??ch quân (quân Nguyên) nh?ng t??c h?t binh quy?n ?u?i v? quê làm ru?ng (1a); và còn là m?t v? Vua nhân h?u (xem xét gi?y t? tùy thân nh?ng binh s? quân Nguyên ?ã t? tr?n trên b? bi?n Champa r?i cho h?a táng riêng bi?t t?ng ng??i, b? tro c?t vào h? sành riêng m?i ng??i và dán tên h? lên, ??ng th?i c?p cho m?t chi?c thuy?n, tha t?i ch?t cho 10 tên gi?c Nguyên b? b?t s?ng mang theo tro c?t ?u?i v? Tàu (1b).Vua Ch? Mân làm Vua ???c 26 n?m và b?ng hà lúc 50 tu?i .??i Vi?t d??i th?i Tr?n Nhân TôngGu?ng máy chính tr? quân s? ???c ki?n toàn v?ng ch?c nh? Vua Tr?n Nhân Tông và các quan trong tri?u có nhi?u tài ??c. Tinh th?n dân t?c ?oàn k?t, kinh t? ph?n th?nh, dân sinh ?m no h?nh phúc, có m?t n?n v?n hóa dân t?c nhân b?n. Nh? s?c m?nh này Vua quan nhà Tr?n ?ã nhi?u l?n ??p tan ???c m?ng xâm l?ng c?a B?c ph??ng.Champa d??i th?i Ch? MânHùng c??ng v? quân s?, v?n hóa ngh? thu?t phát tri?n sáng ng?i. N?n hành chánh chánh tr? t? ch?c v?ng vàng, n?n kinh t? ph?n th?nh và có m?t n?n ngo?i th??ng ngành hàng h?i phát tri?n m?nh t? khi Vua Ch? Mân k?t hôn v?i Công Chúa Tapasi c?a Java (Nam D??ng ngày nay).o0o(1a)+(1b): Theo l?i k? c?a c? B? Thu?n, m?t h?c gi? Champa và là m?t chuyên viên nghiên c?u v? Champa c?a tr??ng Vi?n ?ông Bác C? Hà N?i trong th?i k? Pháp thu?cThái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông và cu?c vi?n du Chiêm Thành:Vua Ch? Mân là m?t anh hùng hào ki?t, quy?t li?t v?i ??ch quân xâm l??c nh?ng l?i là m?t v? Vua hi?u hòa . Tháng 3 n?m 1301, Vua Ch? Mân ?ã c? s? th?n h??ng d?n ngo?i giao ?oàn sang ??i Vi?t cùng v?i nhi?u t?ng ph?m quí giá: ng?c ngà châu báu, s?ng voi, tê giác, l?a là vàng b?c v?i ??c mu?n ??t n?n t?ng bang giao v?i ??i Vi?t trong tình h?u ngh? lâu dài ?? cùng t?n t?i tr??c móng vu?t xâm l??c c?a ?? qu?c Trung Hoa .Khi ?oàn s? th?n ngo?i giao c?a Champa ??n ??i Vi?t, lúc ?y Vua Tr?n Nhân Tông ?ã là Thái Th??ng Hoàng m?c áo cà sa tu hành t?i m?t ngôi chùa trên núi Yên T?, nh??ng ngôi l?i cho con là Tr?n Anh Tông. ?ây là giai ?o?n c?c th?nh c?a Ph?t giáo trên ??t Vi?t. Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông là ng??i nhân t? sùng kính ??o Ph?t, say s?a nghiên c?u kinh k? Ph?t pháp và yêu thích c?nh gió núi mây ngàn, thích ngao du s?n th?y ?ó ?ây và v?n c? v?n cho Vua Tr?n Anh Tông trong v?n ?? ?i?u hành vi?c dân vi?c n??c.Nhân phái ?oàn ngo?i giao Champa ???c Vua Ch? Mân c? ??n th?m vi?ng ngo?i giao v?i ??i Vi?t và mong mu?n k?t tình h?u ngh?; Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông nh? l?i ng??i x?a t?c Vua Ch? Mân c?a Chiêm Thành cách ?ây b?y n?m ?ã cùng d?a l?ng nhau ch?ng tr? quân Nguyên t?i Ngh? An; nên ?? ?áp l?i t?m th?nh tình c?a Vua Ch? Mân, Ngài quy?t ??nh theo chân ngo?i giao ?oàn Chiêm Thành v? th?m Chiêm qu?c và Vua Ch? Mân, cùng ngao du s?n th?y nghiên c?u Ph?t pháp bên Chiêm Thành.Trong b? áo cà sa, Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông và ?oàn tùy tùng cùng v?i s? ?oàn Champa sau th?i gian c? tháng tr??ng nay ?ã ??n kinh thành Champa . ???c tin quân báo, Vua Ch? Mân hân hoan ra ?ón t?n c?ng thành ?? Bàn ?? m?ng ?ón Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông ??i Vi?t. M?t cu?c ti?p ?ón vô cùng long tr?ng dành cho m?t v? qu?c khách. Hai nhà Vua Vi?t – Chiêm có nhi?u ?i?m t??ng ??ng h?p ý nh? ?ã nêu ? ph?n b?i c?nh l?ch s? : cùng có m?t quá kh? oai hùng ??y máu x??ng khi ch?ng phá quân Nguyên c?ng v?i m?t tâm nguy?n k?t tình h?u ngh? ?? cùng t?n t?i tr??c tham v?ng ?iên cu?ng tàn b?o c?a quân Nguyên; cùng ??o ??c nhân h?u, anh hùng và ái qu?c gi?ng nhau, tâm ??u ý h?p ?ã kéo dài cu?c th?m vi?ng c?a Thái Th??ng Hoàng ??n chín tháng tr?i, ???c Vua Ch? Mân h??ng d?n ?i th?m vi?ng nhi?u n?i danh lam th?ng c?nh c?ng nh? nh?ng ??a ?i?m ??c bi?t liên quan ??n v?n hóa, tôn giáo c?a n??c Chiêm Thành nh? Ng? Hành S?n, Thánh ??a M? S?n, trung tâm Ph?t giáo v? ??i ? ??ng D??ng ..v..v.. h?u h?t ??u n?m trong lãnh ??a Amaravati c? t?c t? Qu?ng Tr? Th?a Thiên ??n Qu?ng Nam ?à N?ng ngày nay . M?i n?i ?i qua Ngài ??u l?u l?i m?t th?i gian. L?n l??t, Thái Th??ng Hoàng ???c Vua Ch? Mân h??ng d?n ?i th?m vi?ng h?u h?t các ??n tháp thu?c lãnh ??a Vijaya, Kâuthara và Panduranga, t?i ?âu c?ng ???c các lãnh chúa m?i vùng ti?p ?ón long tr?ng .??c bi?t là Tu Vi?n ??ng D??ng là m?t kinh ?ô có m?t n?n ki?n trúc v? ??i, m?t thành ph? tráng l? b?c nh?t vào th?i ??i này t?i ?ông D??ng, th?i Vua Indravarman ?? nh? . Ngài là m?t v? Vua sùng bái ??o Ph?t; vào n?m 875 Công Nguyên ?ã xây m?t Ph?t Vi?n v? ??i l?y tên là Laksmindra-Lokesvara. ?ây là m?t trung tâm Ph?t giáo Champa l?n nh?t, có vô s? kinh ?i?n Ph?t h?c trong l?ch s? ??t n??c và có m?t nhà s? Aán ?? n?i ti?ng uyên thâm v? Ph?t h?c tr? trì t?i trung tâm Ph?t giáo này . Thái Th??ng Hoàng trong b? áo cà sa c?a ??i Vi?t ?ã dành hai ph?n ba th?i gian th?m vi?ng Chiêm Thành ?? nghiên c?u Ph?t Pháp t?i tu vi?n ??ng D??ng .Trong th?i gian l?u l?i 9 tháng ? Champa, Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông cùng Vua Ch? Mân tham d? nh?ng l? h?i l?n c?a dân t?c Champa . Ngài ?ã m?c kích t?n m?t và r?t thi?n c?m v?i dân t?c Champa trông có v? bình d? và hi?n l??ng này . Ngài c?ng ???c th??ng ngo?n nh?ng ?i?u múa hát theo ?i?u Tây Thiên Trúc (c?a Aán ??) qua ngh? thu?t trình di?n c?a các cô Chiêm n? trong xiêm y l?a là v?a nh? nhàng v?a thanh thoát và nh?ng ?i?u múa trong cung ?ình Champa ?nh h??ng v? ?i?u c?a n? th?n ngh? thu?t Sravastri và thiên th?n v? n? Apsara ..v..v.. Ngài c?ng tìm hi?u nh?ng phong t?c t?p quán c?a dân t?c Champa th?t thích thú .Bao nhiêu dáng v? thâm nghiêm k? v? c?a n?n ki?n trúc ??n tháp, tu vi?n, b?o tháp, Ph?t ???ng, v?i vô s? kinh ?i?n .v..v… v?i nh?ng ???ng nét ?iêu kh?c ch?m tr? th?t tinh vi s?c s?o ?ã nói lên m?t n?n hoa phong tuy?t m? c?a các ?iêu kh?c gia Champa. N?n ki?n trúc này ?ã tô ?i?m cho giang s?n g?m vóc Champa thêm ph?n xinh ??p và ?ã nói lên s? l?n m?nh và v?n minh c?a m?t dân t?c. M?t ??t n??c xinh ??p, m?a thu?n gió hòa, ??t ?ai phì nhiêu ???c xây d?ng và gìn gi? b?i m?t dân t?c l??ng thi?n an hoà, b?i m?t quân ??i g?m k? binh, t??ng binh, b? binh và h?i quân; n?n kinh t? nông nghi?p ph?n th?nh, m?t n?n v?n hóa nhân b?n ??y b?n s?c dân t?c Champa và ???c cai tr? b?i m?t v? Vua Ch? Mân anh hùng ái qu?c, nhân h?u l?ch duy?t …; ch?ng ?y d? ki?n ?ã mang ??n cho Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông m?t c?m xúc ??c bi?t, m?t tình c?m n?ng nàn mà Ngài t??ng ch?ng nh? b? cu?n hút b?i Vua quan, l??ng dân và ??t n??c Champa ?ã dành cho Ngài trong cu?c vi?n du k? thú này.o0oM?t sáng cu?i thu n?m 1301, t?i thành Vijaya (?? Bàn) mây gi?ng bàng b?c, không gian và th?i gian nh? chùng l?i, mu?n níu gót vi?n du c?a Thái Th??ng Hoàng trong b? áo cà sa chu?n b? quay v? ??i Vi?t sau 9 tháng vi?n du th?m vi?ng Champa.Tr??c m?t bá quan v?n võ trong tri?u ?ình Champa, Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông v?i khuôn m?t khôi ngô phúc h?u và c?ng ??y nét uy v?, Ngài ?ã long tr?ng tuyên b? ??c g? Huy?n Trân Công Chúa cho Vua Ch? Mân . ?ây là l?i minh th? c?a m?t Thái Th??ng Hoàng ??y quy?n uy v?i tri?u th?n Tr?n Anh Tông và là nhà s? uyên bác, ??c h?nh và trung tín c?a Trúc Lâm Thi?n S? Yên T? s?n.S? ??c g? này ?? th?c hi?n m?t sách l??c hoà thân c?a hai v? lãnh ??o qu?c gia hi?u hoà Vi?t – Chiêm ?? r?i Công Chúa Huy?n Trân s? là Hoàng H?u Champa, Vua Ch? Mân s? là Phò Mã ??i Vi?t. Hai n??c láng gi?ng s? có m?i liên h? tình thân gia ?ình (con c?a Huy?n Trân s? là cháu ngo?i c?a Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông) và còn ?oàn k?t liên minh v?i nhau cùng t?n t?i và cùng ??i phó v?i m?ng xâm l??c có th? x?y ra b?t c? lúc nào c?a ?? qu?c b?c ph??ng tràn xu?ng các n??c phía nam, ?ó là ý ngh?a c?a sách l??c hòa thân c?a Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông và Vua Ch? Mân.Sách l??c hòa thân (t? ng? Hòa Thân theo giáo s? Hu?nh V?n Lang) này ?ã b? tri?u th?n Tr?n Anh Tông bi?n thành m?t s? ??i chát ??a ??n tráo tr? và th?t tín s? ?? c?p chi ti?t ? ph?n sau .VUA CH? MÂN C?U HÔNTháng 02/1302 Vua Ch? Mân c? s? th?n Ch? B? ?ài h??ng d?n m?t phái ?oàn h?n m?t tr?m ng??i ?em vàng b?c châu báu, tr?m h??ng, ng?c ngà v.v… sang ??i Vi?t ?? xin c?u hôn v?i Công Chúa Huy?n Trân theo l?i ??c g? c?a Vua cha Tr?n Nhân Tông; nh?ng tri?u th?n Tr?n Anh Tông có ng??i thu?n có ng??i không. H? mu?n bi?n ??i cu?c hôn nhân nh? m?t sách l??c Hoà Thân c?a Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông thành m?t ch? tr??ng m?u d?ch, ngoài l? v?t nêu trên, tri?u th?n Tr?n Anh Tông còn bu?c Vua Ch? Mân ph?i n?p thêm ??t ?ai g?i là “l? N?p Tr?ng” theo phong t?c Vi?t Nam và Trung Hoa .Tr?n Nhân Tông v?i uy quy?n c?a m?t Thái Th??ng Hoàng, Ngài không bao gi? ??t ra v?n ?? ??i chát hay m?u d?ch, mà vai trò Huy?n Trân là m?t s? gi? hoà bình, dùng hôn nhân ?? th?c hi?n sách l??c Hoà Thân gi?a hai gia ?ình và hai n??c láng gi?ng v?n th??ng hay l?c ??c tr??c ?ây, ?? cùng nhau liên minh trong tình gia ?ình, trong tình thân gi?a hai n??c th?c s? ?oàn k?t v?i nhau ?? ch?ng l?i hi?m h?a xâm l?ng t? ?? qu?c b?c ph??ng tràn xu?ng lúc nào không hay; h?n n?a Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông, Ngài còn là m?t nhà s? Trúc Lâm c?a Yên T? S?n, ?nh h??ng sâu s?c tri?t lý nhà Ph?t, nên vi?c ?òi ??t ?ai c?a dân t?c khác là sai v?i tôn ch? t? bi vô l??ng vô biên, công b?ng bác ái, phóng khoáng c?a ??o Ph?t và s? có nhân qu? không t?t ??p v? sau . Tr??c s?c ép c?a tri?u th?n Tr?n Anh Tông, Vua Ch? Mân ?ành ph?i l?y hai châu ? biên thùy ?? làm “l? n?p tr?ng” tho? mãn m?t s? qu?n th?n Tr?n Anh Tông ?òi h?i h?u xúc ti?n cu?c hôn nhân th?c hi?n sách l??c Hoà Thân Vi?t – Chiêm.Vi?c hi?n c?ng hai châu Ô Lý ?? làm quà sánh l? c??i Công Chúa Huy?n Trân ?ã b? tri?u th?n Champa ph?n kháng d? d?i và th?n dân Champa ? hai châu Ô và Lý c?ng nh? c? n??c Champa ??u ph?n n? tr??c quy?t ??nh sai trái c?a Vua Ch? Mân; nh?ng th?i ?ó Vua là Thiên T? n?m h?t giang s?n và thiên h?, nên dân t?c Champa ?ành ch?u v?y trong ng?n l? xót xa . Ngày nay h?u du? c?a Champa cho r?ng vi?c dâng ??t ?? làm sính l? c??i Huy?n Trân là m?t s? sai l?m c?a Vua Ch? Mân vì ?ó là vùng chi?n l??c quân s? ??a ??u r?t quan tr?ng. T? châu Ô châu Lý nhìn xu?ng th?y c? ??ng b?ng h?p nh?ng phì nhiêu và c? chi?u dài c?a b? bi?n (mi?n Trung ngày nay) v?i bãi cát tr?ng phau trông gi?ng ng??i ph? n? n?m ?? l? c?p ?ùi nõn nà khi?n cho anh dâm ?ãng H?t T?t Li?t thèm thu?ng nh? n??c mi?ng mu?n chi?m ?o?t . Sau khi Vua Ch? Mân ??ng ý n?p hai châu Ô và Lý, Vua Tr?n Anh Tông và qu?n th?n xem nh? m?t món l?i to l?n nên ?ã hân hoan g? Huy?n Trân cho Vua Ch? Mân vào tháng 06/1306 n?m Bính Ng? .CÔNG CHÚA HUY?N TRÂN TRÊN ???NG V? CHIÊM QU?CTháng 06 n?m Bính Ng? (1306), Vua Tr?n Anh Tông c? Tr?ng Nguyên M?c ??nh Chi, Ng? S? ?oàn Nh? H?i và Th??ng T??ng Tr?n Kh?c Chung c?m ??u phái ?oàn ??i Vi?t g?m nhi?u quan quân h? t?ng ?? ??a ti?n cô dâu Huy?n Trân v? Chiêm Thành.T? th? ?ô Th?ng Long c?a ??i Vi?t ra ??n b?n sông H?ng Hà, qu?n chúng ??ng ??y d?c hai bên thành l? v?i c? xí và bi?u ng? chúc m?ng chúc t?ng lên ???ng bình an dành cho công chúa thân yêu c?a ??i Vi?t xuôi v? Nam ?? k?t duyên cùng Vua Chiêm Thành ?? th?c hi?n l?i giao ??c c?a Vua cha là Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông (quân vô hý ngôn).M?t công chúa tu?i v?a ?? ?ôi m??i xinh ??p, con nhà Vua chúa, h?c th?c và ??o h?nh l?i ph?i xa lìa t? ?m gia ?ình t?i cung ?ình, xa lìa quê h??ng yêu d?u, ngàn d?m ra ?i, lênh ?ênh nghìn trùng sóng v? ?? làm dâu x? l?, lòng d? nào l?i không b?n r?n lúc ra ?i .Ngày x?a bên Trung Hoa, th?i Hán Nguyên ?? có V??ng Chiêu Quân có v? ??p phi phàm tr?m ng? (chìm ?áy n??c cá l? ?? l?n) v??ng gi? sang tr?ng. Trong ngày t? bi?t Vua Hán Nguyên ?? ra ?i làm Hoàng H?u m?t x? xa l? ? n??c Hung Nô, có thi nhân th?i ?ó ? Trung Hoa làm th? c?m thán:Cô ?i cô ??p nh?t ??iMà sao m?nh b?c th? tr?i c?ng thuaM?t ?i t? bi?t cung VuaCó v? ?âu n?a ??t H? ngàn n?m!(Huy?n N? Nguy?n Thi?n K?)??i v?i Huy?n Trân c?ng v?y, tâm tr?ng nàng vô cùng ng?n ngang, v?a g?t l? giã t? Ph? Hoàng và M?u H?u, ng??i thân, giã t? quê h??ng m?u qu?c ??ng bào ru?t th?t, v?a nao nao b?n ch?n h??ng v? m?t khung tr?i h?nh phúc xa xôi m? m?t ch?a bi?t ra sao ? Nh?ng th? h? v? sau, có vài thi nhân ?ã c?m thông v?i n?i ni?m c?a ki?p hoa trôi d?t nên có nh?ng câu t? s? Nam Bình ???c dân Thu?n Hóa hát theo ?i?u Chiêm Thành:N??c non ngàn d?m ra ?iM?i tình chiM??n màu son ph?n??n n? Ô Ly??ng cay vì ???ng ?? xuân thì …(tác gi? vô danho0oSau h?i tr?ng gi?c, nàng ph?i b??c chân xu?ng thuy?n hoa v?i ?oàn tùy tùng h? t?ng c?a ??i Vi?t và s? h??ng d?n th?y l? c?a ?oàn S? B? Chiêm Thành; trong c? xí ph?t ph?i ti?n ??a c?ng có s? s?t sùi gi?a k? ?i ng??i ? … ?oàn thuy?n hoa r?i b?n sông H?ng ?? ra c?a bi?n xuôi v? Nam.Gió ?ông nam th?i nh? nh?ng hoa sóng ??i d??ng v?n n? rì rào nh? tâm s? ng??i ?i xa, m?t bi?n trong xanh d??i b?u tr?i sáng chói c?a muà xuân ban ngày, và khi hoàng hôn bao trùm, c? m?t bi?n tr? thành ?en ngh?t, ch? có hàng v?n vì sao trên b?u tr?i l?p lánh nh? nh?ng h?t kim c??ng tô lên m?t b?c h?a ánh sáng thâm tr?m. Lòng cô gái xuân thì trên ???ng vu qui r?n rã không bi?t bao nhiêu tâm s? …L?i Ph? Hoàng, ng??i cha già kính yêu ?ã c?n d?n tr??c khi v? Chiêm Qu?c: nh?ng tháng ngày tr??c ?ây Ph? Hoàng ?ã vi?n du x? Chiêm Thành, ??t n??c h? ??p ??, m?t dân t?c hi?n l??ng có n?n v?n hóa riêng bi?t r?c r? . Ch? Mân là m?t v? Vua bi?t yêu th??ng nòi gi?ng, m?t anh hùng hào ki?t, l?ch duy?t và nhân h?u, không ph?i là m?t hôn quân b?o chúa . Con hãy làm tròn b?n ph?n m?t s? gi? hoà bình, ?em l?i tình thân thi?n gi?a hai dân t?c Vi?t – Chiêm. ??i v?i Ch? Mân sau này s? là phu quân c?a con, con ph?i bi?t ??o tam tòng t? ??c, phu x??ng ph? tùy c?a ng??i ph? n? Á ?ông và ph?i x?ng ?áng là m?t “m?u nghi thiên h?” . Ngh? ??n l?i Ph? Hoàng còn v?ng v?ng bên tai, lòng nàng se l?i và ?m áp h?n r?i chìm d?n trong gi?c ng? m? hoa, b?ng b?nh trên sóng n??c ??i d??ng trôi d?n v? Chiêm Qu?c.Trong khi ?ó ? Chiêm Qu?c, Vua Ch? Mân c? quan Ng? S? Ch? B? ?ài c?m ??u m?t s? qu?n th?n, binh lính và toán Ng? Lâm Quân theo h? giá nhà Vua ?? ?ón r??c cô dâu Huy?n Trân cùng phái ?oàn ??i Vi?t t?i h?i c?ng Pat-Thin?ng (Th? N?i Bình ??nh ngày nay)Sau nh?ng ngày lênh ?ênh trên bi?n c? mênh mông, ?oàn thuy?n hoa ??a ti?n Công Chúa Huy?n Trân c?a ??i Vi?t ?ã vào ??n lãnh h?i Vijaya (Bình ??nh) và h??ng d?n vào c?p b?n c?ng Pat-Thin?ng do s? h??ng d?n c?a ?oàn S? B? Chiêm Thành.Công Chúa Huy?n Trân lòng d? b?n ch?n mu?n s?m trông th?y m?t Vua Ch? Mân, nh?ng h?i lo âu vì n?u phu quân Ch? Mân quá d? d?ng nh? anh chàng Tr??ng Chi thì làm sao ?ây h?i Ph? Hoàng c?a con! Li?u con có làm n?i nh?ng l?i khuyên c?a Ph? Hoàng kính yêu hay không ??oàn thuy?n hoa ??i Vi?t v?a c?p sát vào c?u b?n c?ng Pat-Thin?ng thì ?oàn quân binh, qu?n th?n, toán ng? lâm quân, các n? t? .v..v… cùng Vua Ch? Mân ?ã có m?t ? b?n c?ng tr??c r?i .Khi m?t Hòa Th??ng trong phái ?oàn ??i Vi?t cùng các v? qu?n th?n nh? Tr?ng Nguyên M?c ??nh Chi, Th??ng T??ng Tr?n Kh?c Chung, Ng? S? ?oàn Nh? H?i b??c lên b? c?ng thì qu?n th?n và Ng? S? Ch? B? ?ài Chiêm Thành ?ã ?ón chào thân m?t, trong khi ?ó Vua Ch? Mân t? trên ki?u vàng r?c r? b??c ra, con ng??i cao l?n, n??c da sáng, m?i cao, tóc h?i g?n sóng phía tr??c, ?ôi m?t sáng ng?i thoáng nét ?a tình và dáng v? hào hoa phong nhã nh?ng không kém ph?n uy d?ng c?a m?t quân v??ng, ngang hông mang m?t thanh ki?m báu v?i v? ki?m b?ng vàng, chuôi ki?m b?ng ngà voi kh?m ng?c . ??u ??i chi?c m? b?ng vàng cao hình tr?, trên ??nh nh?n c?a m? có g?n m?t viên ng?c t?a ra ánh sáng v?i nhi?u màu s?c khác nhau trông v?a ??p m?t v?a uy nghi. Mình m?c áo l?a th??ng h?ng màu tr?ng, ???ng vi?n c? áo, hai tay áo và song song v?i hai hàng nút ??u b?ng kim tuy?n b?ng vàng l?p lánh, và m?t ?ai vàng dát m?ng th?t ngang l?ng, khoác ngoài m?t chi?c áo lông bào . Chân mang hia màu ?en có thêu hình con chim Garuda màu ?? …Huy?n Trân Công Chúa t? trong ki?u hoa, sau khi cô t? n? nh? vén màng che tr??c ki?u hoa, nàng nhìn ra ngoài th?y Qu?c V??ng Ch? Mân, ?ôi má nàng ?ng h?ng lên, ý ngh? v? Chiêm Qu?c bây gi? không nh?ng ?? làm s? gi? hòa bình mà còn ??n Chiêm Thành v?i lòng d? b?ng trinh c?a m?t cô thanh n? xuân thì vu qui v? nhà ch?ng; nàng th?m c?m ?n Ph? Hoàng ?ã khéo ch?n cho nàng m?t ??ng phu quân x?ng ?áng ?? s?a túi nâng kh?n. Huy?n Trân nh? nhàng b??c ra kh?i ki?u hoa, e ?p th?n thùng, khép nép; nàng ch?p hai tay tr??c ng?c cu?i mình quì ph?c xu?ng chào, Vua Ch? Mân l?t ??t ??n sát bên nàng ??a hai tay nh? nhàng ?? nàng ??ng d?y. Nh? hai lu?ng ?i?n âm d??ng giao c?m; ?ôi bàn tay nh? bé thon th? xinh ??p c?a nàng nh? nhàng nh? cánh b??m ??u trên n? hoa th?t ?m áp trong ?ôi lòng bàn tay c?a Quân V??ng. B?ng m?t gi?ng êm ??m d?u v?i, Công Chúa Huy?n Trân tâu: Xin ?a t? Thánh Th??ng ?ã nh?c công ?ón ti?p b?ng ti?ng Champa (Tri?u ?ình Tr?n Anh Tông m?i m?t ng??i Ch?m s?ng ? ??i Vi?t d?y ti?ng Ch?m c?ng nh? phong t?c và v?n hóa Champa tr??c khi nàng lên ???ng v? Chiêm Qu?c). Vua Ch? Mân ??m ??m nhìn nàng trong s? ng?c nhiên, không ng? nàng ?n m?c y ph?c trang s?c theo m? thu?t Champa, l?i nói ???c c? ngôn ng? Champa. R?i nhà Vua n? n? c??i và ân c?n h?i nàng có kh?e không, ta r?t lo âu sóng n??c trùng d??ng làm nàng m?t m?i, ta xin l?i nàng. Công Chúa Huy?n Trân duyên dáng ch?p tay cu?i ??u kh? tâu: nh? h?ng ân c?a Thánh Th??ng, th?n thi?p và t?t c? m?i ng??i trong ?oàn thuy?n hoa ??u kh?e m?nh, ch? có chút say sóng.Vua Ch? Mân nh? nhàng dìu Huy?n Trân lên ki?u vàng r?c r?, nh?ng chi?c ki?u nh? h?n ?? d?c m?t hàng sau dành cho các ??i di?n tri?u th?n Tr?n Anh Tông và các qu?n th?n Champa; nh?ng thành ph?n nh? h?n ?i ng?a l?ng th?ng theo sau, cùng v?i toán ng? lâm quân, binh lính h??ng v? thành Vijaya (thành ?? Bàn). Con ???ng t? h?i c?ng Pat-Thin?ng ??n c?a thành ?? Bàn dài kho?ng 8 km. Hai bên ???ng là hai hàng d??ng li?u óng ? m??t mà xanh th?m nh? ?ón chào cô dâu t? ??i Vi?t ??n .?oàn r??c dâu r?i kh?i b?n c?ng Pat-Thin?ng ch?ng bao lâu, ch? còn m?t d?m n?a ??n thành ?? Bàn. Hai bên ???ng t?i ?ây không còn cây d??ng, ch? có tr?ng hoa Vong, hoa Ph??ng, hoa Qu? d?c hai bên ???ng trông r?t ???c m?t. Qu?n chúng Champa ??ng ?ón hai bên ???ng v?i áo qu?n ??p ??, c? xí ph?t ph?i, bi?u ng? gi?ng ??y, chiêng tr?ng hòa l?n v?i l?i hô chào vang d?y chào ?ón cô dâu ??i Vi?t.Thành ?? Bàn r?ng mênh mông, thành quách tráng l? vây quanh. Bên ngoài thành ?? Bàn, phía Tây c?a thành:- N?i ng?a hí chuông r?n vang trong gió(Ch? Lan Viên)Phía Nam thành:?ây chi?n thuy?n n?m m? trên sông l?ngB?y voi thiêng tr?m m?c d?o quanh thành(Ch? Lan Viên)Khi Qu?c V??ng Ch? Mân và hai phái ?oàn ??a r??c Công Chúa Huy?n Trân vào trong khuôn viên cung ?ình, tr??c m?t Huy?n Trân:?ây ?i?n các huy hoàng trong ánh n?ngNh?ng ??n ?ài tuy?t m? d??i tr?i xanh(Ch? Lan Viên)Huy?n Trân nh? l?c vào cõi m?ng, khi ??m chiêu suy ngh?, khi ng?n ng? nhìn nh?ng lâu ?ài ?i?n các, gác tía cung son, tháp n??c, mi?u ???ng, ??i s?nh nguy nga .v..v… không bi?t bao nhiêu khu ???c xây d?ng theo hàng l?i ngay th?ng n?p na, v?i nh?ng công trình ki?n trúc v? ??i tráng l?, thâm nghiêm hòa h?p b?i hai n?n v?n minh ki?n trúc c?a Chiêm Thành và Aán ??, t?t c? ??u xây d?ng b?ng g?ch, ???c s?n ph?t ??p m?t . C? khu tri?u ?ình r?ng l?n ?? s? ?y ??u ???c lát g?ch Bát Tràng, trông n?i b?t r?c r? . C?ng trong khuôn viên tri?u ?ình, ngoài l?u son gác tía, còn có nh?ng h??ng li?u k? nam, tr?m h??ng, nh?ng loài hoa quí nh? hoa lan, hoa Champa; chim ?ng, chim y?n, b?ch t??ng .v..v… cung t?n, m? n?, hoa g?m l?a là v.v.. ?ã nói lên m?t s?c s?ng ??y thi v? trong m?t th? gi?i cung ?ình riêng bi?t, th? thì t?i sao có ng??i d? ngh? cho Chiêm Thành là man di ? Th?t không trung th?c chút nào, ch? do ?? k? t? tôn mà ra . Th?o nào Ph? Hoàng không ng?t l?i khen ng?i ??t n??c Chiêm Thành. ?ang khi v?i ý ngh? miên man, Qu?c V??ng Ch? Mân kh? b?o v?i Huy?n Trân: nàng và các n? t? s? ???c các cung n? Chiêm Thành ??a vào h?u cung ngh? ng?i ch? ngày mai thi?t tri?u ?? chính th?c s?c phong Hoàng H?u cho Công Chúa theo l?i ta ?ã h?a v?i Thái Th??ng Hoàng c?a ??i Vi?t t?c thân ph? c?a nàng tr??c ?ây .L? PHONG T??C HUY?N TRÂN CÔNG CHÚA THÀNH HOÀNG H?U PARMECVARI C?A CHIÊM THÀNHL? phong t??c Hoàng H?u cho Công Chúa Huy?n Trân ???c t? ch?c tr?ng th? . T?t c? các v? lãnh chúa t? các lãnh ??a Amaravati, Vijaya, Kâuthara, và Panduranga ??u cóm?t t? hôm tr??c nh? ?ã d? ??nh. Các b?c t?ng l?, các qu?n th?n v?n võ ??u t? t?u ?ông ?? . Các quan Ph? quan Huy?n và các ?oàn th? qu?n chúng quanh vùng thành ?? Bàn ??u có m?t trong tri?u ?ình ?? làm cho l? phong t??c ???c long tr?ng .Công Chúa Huy?n Trân ???c các t? n? Chiêm Thành và viên quan ??c trách l? t?n phong h??ng d?n Công Chúa vào ??i s?nh sau khi phái ?oàn ??i Vi?t ?ã ??n tr??c và ng?i vào v? trí ?n ??nh s?n .Vua Ch? Mân t? trong n?i cung b??c ra v?i dáng v? uy nghi, ???ng b? pha l?n v?i phong cách hào hoa phong nhã c?a m?t Qu?c V??ng v?n võ song toàn. T?t c? m?i ng??i trong ??i s?nh thi?t tri?u ??u quì ph?c xu?ng nghênh chào b? h? . Vua Ch? Mân v?i vã b??c ??n hai tay nh? nhàng ?? l?y Công Chúa Huy?n Trân ??ng d?y và dìu nàng ng?i vào chi?c bành k? dát vàng b?c quanh vi?n bên c?nh chi?c ngai vàng kh?m ng?c dành cho Hoàng ?? . Ngài truy?n cho m?i ng??i bình thân. Sau ?ó Qu?c V??ng Ch? Mân long tr?ng tuyên b? : “Trong không gian ??i s?nh c?a cung ?ình Champa, hôm nay, t?i th?i kh?c vàng son c?a l?ch s? này, Công Chúa Huy?n Trân chính th?c là phu nhân c?a Tr?m, ta phong t??c Hoàng H?u cho nàng v?i t??c hi?u là Hoàng H?u Paramecvari c?a Champa . Hoàng H?u Paramecvari là m?u nghi thiên h? và c?ng là nàng dâu c?a dân t?c và ??t n??c Champa . Nh?ng tràng pháo tay tung hô vang d?i c? cung ?ình . Qu?c V??ng Ch? Mân ch? th? cho vi?n Hàn Lâm ph?ng ch? vi?t t? Chi?u ?? nhà Vua ban hành b? cáo cho th?n dân toàn qu?c Champa ?? tri t??ng .Sau ?ó ??i di?n tri?u ?ình ??i Vi?t lên chúc m?ng Hoàng ?? Ch? Mân và Hoàng H?u Paramecvari ???c an khang tr??ng th? ?? ch?n gi? muôn dân Champa và ?em l?i s? hòa thân ?oàn k?t gi?a hai dân t?c Vi?t – Chiêm, cùng ki?n t?o hòa bình, cùng t?n t?i tr??c m?i m?u ?? xâm l?ng t? n??c kh?ng l? ph??ng b?c .o0o??n khi hoàng hôn v?a bao ph? v?n v?t, không gian và v? tr? chìm trong ánh sáng c?a tr?ng sao huy?n ho?c; n?i cung ?ình Champa hoa ??ng n? r? sáng tr?ng kh?p n?i thành Vijaya . Vua Ch? Mân và Hoàng H?u Paramecvari ?ôi trai tài gái s?c hàng ??u c?a dân t?c Champa ?ã m? d? ti?c linh ?ình ?? m?ng Tân lang và Tân giai nhân và m?ng t??c v? Tân Hoàng H?u Paramecvari c?a Champa.V?i Công Chúa Huy?n Trân, tr??c khi t? giã quê h??ng ??i Vi?t lên ???ng v? Chiêm Qu?c ?ã ???c tri?u ?ình ??i Vi?t chu?n b? hành trang chu ?áo cho nàng v? vi?c h?i nh?p v?n hóa Champa; t? ngôn ng?, ?n m?c ph?c s?c, v?n hóa ngh? thu?t. Do ?ó nàng ph?c s?c theo cung cách Chiêm Thành, s? d?ng ngôn ng? Chiêm Thành và ?ã bi?t rành r? nh?ng v? khúc cung ?ình n?i ?i?n ng?c cung vàng c?a tri?u ?ình Champa .?? m? ??u d? ti?c, Vua Ch? Mân c?ng n?i ti?ng là hào hoa ?ã kh? nghiêng vai nh? nhàng ??a tay m?i Hoàng H?u Paramecvari, Tân lang và Tân giai nhân m? ??u d? ti?c qua v? khúc “Mia – Harung” (v? khúc này cách ?ây m?t ngàn n?m mà ngày nay nh?c s? Champa Qu?ng ??i T?u ng??i Ninh Thu?n ?ã sáng tác theo n?i dung và ?i?u m?i mà dân t?c Ch?m hi?n ?ang múa hát vào d?p có l? h?i c?a dân t?c Ch?m). V? khúc Mia-Harung c?ng là lo?i v? khúc cung ?ình hoan ca . Hoàng H?u Paramecvari trong b? nhung y r?c r?, v?i chi?c kh?n quàng b?ng kim tuy?n ?? v?i tua vàng l?p lánh, quàng t? trên vai trái xuyên hông ph?i . Chi?c th?t l?ng dát m?ng b?ng vàng kh?m ng?c l?p lánh ôm nh? t?m l?ng ong v?i dáng ng??i thon th? cao ráo, làn da tr?ng m?n màng làm n?i b?t Hoàng H?u Paramecvari nh? tiên n? giáng tr?n bên c?nh m?t Quân V??ng hào hoa ?a tình và phong ??, v?i n??c da sáng, mái tóc m?t chút g?n sóng phía tr??c, ?ôi m?t sáng ng?i trong m?t thân th? cao ráo cân ??i .Nh?c tr?ng, kèn n?i lên khi khoan khi nh?t, khi náo ??ng nh? tr?i ?? m?a, khi khoan nh? gió tho?ng ngoài .Jaya Simhavarman III (t?c Vua Ch? Mân) và Paramecvari (Huy?n Trân Công Chúa) tay trong tay, m?t trong m?t, chìm ??m trong nh?ng nh?p múa khi nhanh lúc ?u?i nhau, k? ti?n ng??i lui, khi n??ng t?a vào nhau, khi nàng m?m m?i nh? m?t cành hoa lan, lúc ?o l? nh? m?t ng?n trúc m?m tr??c gió, chàng ph?i nh?y b??c nhanh tay ?? l?y t?m thân ng?c ngà, h? ?ã th?c s? không ph?i say n?ng trong men r??u mà trong men n?ng h?nh phúc qua nh?ng ??ng tác múa mà l?ch s? hai qu?c gia c?ng nh? ??nh m?nh c?a Th??ng ?? ?ã an bài cho h? .Trong khung c?nh l?ng l?y n?i cung ?ình v?i hoa ??ng sáng r?c nh? trân châu, qua v? khúc Mia-Harung c?a cung ?ình mà Vua Jaya Simhavarman ?? Tam cùng Hoàng H?u Paramecvari ?ã m? ??u bu?i d? ti?c, ?oàn s? th?n ??i Vi?t ngh? r?ng th?o nào Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông ?ã không ch?n m?t m? nhân nào trong n??c ??i Vi?t ?? g? cho Vua Ch? Mân h?u th?c hi?n sách l??c hòa thân mà l?i ch?n ngay con gái ru?t xinh ??p c?a mình . Sau màn v? Quân V??ng và Hoàng H?u ch?m d?t, c? cung ?ình vang lên nhi?u tràng pháo tay khen ng?i . Nhà Vua dìu Hoàng H?u tr? v? v? trí c?, ?êm d? ti?c ???c ti?p t?c v?i nh?ng ?i?u múa Tây Thiên Trúc qua ngh? thu?t trình di?n c?a các cô Chiêm N? trong cung ?ình v?i xiêm y l?a là v?a nh? nhành v?a thanh thoát . Nh?ng ?i?u múa cung ?ình Champa ?nh h??ng v? ?i?u c?a n? th?n ngh? thu?t Sravastri và v? ?i?u Thiên Th?n V? N? Apsara c?ng ???c ?oàn v? n? cung ?ình bi?u di?n th?t tuy?t v?i cùng v?i dàn tr?ng ??m g?m ba m??i nh?c công, ngoài ra các nh?c c? dân t?c c? ?i?n dân gian Champa nh? kèn Saranai, tr?ng ?ôi Gin?ng, tr?ng chi?c m?t ng??i s? d?ng nh? Paran?ng .v..v… c?ng ???c dùng hòa âm khi trình bày nh?ng khúc nh?c dân ca .D? y?n ti?c có ?? s?n hào h?i v?, các lo?i r??u ??c bi?t c?a Champa và c?a nh?ng qu?c gia lân c?n. M?i ng??i v?a th??ng th?c ngh? thu?t ca v?, r??u ngon trà ?m, nh?ng th?c ?n tuy?t h?o sang tr?ng trong ??i s?ng cung ?ình:?ây ánh ng?c l?u ly m? ?o .Vua quan Chiêm say ??m th?t da ngà,Nh?ng Chiêm n? m? màng trong ti?ng sáo,Cùng nh?p nhàng uy?n chuy?n u?n mình hoa .(Ch? Lan Viên)Khi d? ti?c ch?m d?t, m?i ng??i nghiêm ch?nh ti?n ??a Qu?c V??ng và Hoàng H?u v? cung son gác tía, th? gi?i riêng t? c?a Quân V??ng và Hoàng H?u. Trong ch?n mê cung này, Tân lang và Tân giai nhân cùng c?n hai chung r??u n?ng ?m s?t son và trong Hoa Tiên có câu:B?y lâu chút m?nh riêng tâyAùi ân này ??n ?êm này là xong .Sau n?m n?m c?u hôn và ch? ??i, Quân V??ng Ch? Mân bây gi? m?i th?c s? trùng phùng v?i giai nhân ngày tháng ??i ch? . Hai ng??i nhoài ?i trong gi?c ?i?p … Nh?ng con Oanh vàng và m?y con chim Vành Khuyên phía sau v??n th??ng uy?n hót vang lên, Qu?c V??ng và Hoàng H?u v?a th?c gi?c thì v?ng thái d??ng ?ã chi?u r?i n?i khung c?a ng?c … và l?i b?t ??u m?t ngày m?i .o0oSau nh?ng tu?n tr?ng m?t, Vua Ch? Mân tr? l?i lo vi?c tri?u chính . Hoàng H?u Paramecvari, bà ta không nh?ng là m?t nh?p c?u n?i li?n tình ?oàn k?t thâm sâu c?a hai dân t?c Vi?t-Chiêm mà còn là m?t ng??i ?àn bà luôn bên c?nh Vua Ch? Mân (bên Tây Cung). Hoàng H?u Tapasi ? bên ?ông Cung, bà này ??i s?ng ?óng kín h?n. Hoàng H?u Paramecvari còn lo vi?c an nguy c?a dân t?c và ??t n??c Champa ?? x?ng ?áng là “M?u nghi thiên h?” . Qu?c V??ng và Hoàng H?u Paramecvari cùng ?i th?m vi?ng l??ng dân, quan sát ??i s?ng c?a dân ?? có k? ho?ch lo cho nh?n qu?n xã h?i Champa ???c ?m no h?nh phúc, ??ng th?i chiêm ng??ng c?nh trí thiên nhiên ??p ?? c?a giang s?n ch?ng. Qu?c V??ng và Hoàng H?u l?n l??t th?m vi?ng nh?ng ??a danh ??c bi?t n?i ti?ng trên ??t n??c Champa nh?:Ng? Hành S?n: ?? ra m?t Th?n Linh Champa, vì n?i ?ây có nh?ng khóm mây ng? quên trên l?ng ch?ng ??i; c?nh trí nh? s??ng khói mùa thu bao ph? c? r?ng cây, c? nh?ng hang ??ng thiên nhiên r?ng và sâu nh?ng ??y mùi h??ng tr?m và ?èn sáp sáng tr?ng, v?n là n?i th? ph??ng th?n linh hi?n linh c?a dân t?c Champa .Thánh ??a M? S?n do Vua Bhadravarman xây d?ng h?i cu?i th? k? th? IV công nguyên. Qu?c V??ng và Hoàng H?u c?u nguy?n tr??c Th?n Bhadresvara là ??ng toàn n?ng c?a ??t n??c và dân t?c Champa và quì l?y tr??c Th?n Shiva là ??ng toàn n?ng ch? ??o ??i s?ng v??ng quy?n Champa và còn là m?t bi?u t??ng tâm linh c?i ngu?n c?a dân t?c Champa . ?ây là m?t trung tâm hành h??ng l?n nh?t c?a Champa v?i n?n ki?n trúc r?c r? nguy nga .Tu Viên ??ng D??ng: ? Qu?ng Nam (Indrapuna) Qu?c V??ng và Hoàng H?u ??n l?y Ph?t. ?ây là m?t trung tâm Ph?t giáo ??i Th?a nguy nga ?? s? l?n nh?t ? ?ông Nam Á trong th?i ?i?m l?ch s? này, do Vua Indravarman ?? Nh? xây d?ng h?i th? k? th? 9 . N?i ?ây, Thái Th??ng Hoàng Tr?n Nhân Tông là ph? hoàng c?a Hoàng H?u Paramecvari ?ã tr?i qua nhi?u tháng ?? nghiên c?u Ph?t Pháp.D?o ch?i v??n Mai Uy?n t?i mi?n ??t thu?c châu Panduranga, gi?a Cà Ná và V?nh H?o t?c ranh gi?i gi?a t?nh Ninh Thu?n và Bình Thu?n ngày nay . V??n Mai Uy?n này g?m có B?ch mai, Hoàng mai, và H?ng mai t?a l?c t?i m?t ??a th? hùng v? c?a núi r?ng và s? mênh mông c?a bi?n c? (m?t bên là bi?n Thái Bình D??ng, m?t bên là chi nhánh c?a dãy Tr??ng S?n Vi?t Nam, v??n Mai Uy?n ? gi?a). Ngh?a là m?t bên là màu xanh c?a bi?n c?, m?t bên là màu xanh c?a núi r?ng, ? gi?a là v??n Mai Uy?n v?i hoa tr?ng hoa vàng hoa Mai h?ng hoà l?n v?i màu xanh c? cây và hoa r?ng ?? lo?i t?o thành m?t b?c tranh màu s?c tuy?t ??p . Ng??i ta ??n r?ng khi Thái Th??ng Ho&
0 Rating 1.8k+ views 0 likes 0 Comments
Read more
By: On November 17, 2013
  Đây là tiểu thuyết thám hiểm đầu tiên về kho báu bí ẩn của người Chămpa cổ. Mỗi một nền văn minh xuất hiện và biến mất đều để lại một dấu ấn mãnh liệt, cái chúng ta nhìn thấy của nền văn minh Chămpa còn lưu lại cho đời sau là kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc và nhiều tác phẩm nghệ thuật phi vật thể khác. Còn kho báu thì sao? Các bia kí tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ cùng với sử liệu Đại Việt và nhà Hán đều mô tả hàng tấn vàng bạc, đồ thờ cúng và hàng vạn cuốn kinh quý đã bị thất lạc và cướp bóc bởi các cuộc xâm lược. Rất nhiều báu vật khác mà triều đình còn giữ được và cất dấu là có cơ sở. Lần theo tư liệu của các nhà khảo cổ Pháp từ Viện Viễn Đông Bác Cổ và các bia kí, thư tịch cổ, chúng tôi đã hình dung được sự thật và điều huyền bí chưa lí giải qua một câu truyện tạm gọi là ‘’Mật mã Champa’’  Chương 1- Phần 1. Tuân thủ một cách tuyệt đối những di chỉ bằng tiếng Phạn lưu lại trên một tấm da dê cổ vẽ tay, viên kiến trúc sư người Pháp cùng với phu nhân đã bước qua cánh cổng đá cuối cùng của hành trình khám phá kho báu Champa cổ xưa. Trong hang đá tối đen như mực, người phụ nữ trẻ tỏ ra sợ sệt khi nhìn lại cánh cửa đã sập xuống sau lưng. Một dải sáng lân tinh bò ngoằn ngoèo trên vách đá hiện một dòng chữ Phạn lờ nhờ: ‘’Dâng máu cho Ngài! kẻ nào xúc phạm đến thần linh sẽ bị rút sạch máu ba đời dâng lên Ngài’’ -Anh nhìn kìa...- cô gái chỉ tay nói. Viên kiến trúc sư đến từ Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) rùng mình khi đọc xong dòng chữ khắc sâu trên mặt đá. Từng bỏ ra hàng chục năm để nghiên cứu bia mộ cổ, ông liên tưởng đến một lời nguyền được cho là thần bí nhất lịch sử, đó là câu khắc trên bia mộ các hoàng đế Ai Cập ‘’Bất cứ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaông, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó’’ Đó không phải là lời dọa suông. Hàng ngàn năm nay, lời nguyền bí ẩn kia vẫn là bản án tử hình siêu linh đã giáng phạt bao nỗi chết chóc kinh hoàng cho giới khảo cổ và cả những tên săn trộm dám phớt lờ nó. Viên kiến trúc sư chiếu ánh đèn pin rồi xích lại gần, ông nhìn thấy những vẩy máu khô loang lổ trên vách cửa đúng vị trí mà ông và vợ vừa nhảy qua. Ông biết rằng mình không phải là người đầu tiên bước qua đây và số phận những kẻ trước đó ra sao thì đã rõ. Ông trấn an người vợ đang run rẩy trong làn hơi ẩm lành lạnh dưới độ sâu gần chục mét trong lòng núi. -Đừng để tâm, anh đã có cách khắc chế cánh cửa đó. Người đàn bà đầu tiên đặt chân nơi cung cấm này vẫn chưa hết sợ hãi. Cô nói: - Cửa đá đã sập xuống, làm sao chúng ta mở được để về? - Anh đã nghiên cứu tấm bản đồ cổ rất kĩ rồi, phía sau bức tường trước mặt kia là cỗ máy chạy bằng sức nước dùng để điều khiên cánh cửa đá. Mặc dù chiếc đèn pin công suất sao, chùm sáng dường như tắt lụi trong khoảng không mịt mù. Họ mò mẫm theo hướng nam như trong trí nhớ, đi qua một không gian rộng không rõ hình thù, cuối cùng một bức tường đá xám xịt đã hiện ngay trước mắt họ. Men theo bức tường cho tới khi nhận ra một cánh cửa vòm, ông liền đẩy mạnh. Tiếng nước rào rào bất ngờ phả ra từ một đoạn suối ngầm chảy qua lòng núi. Trước mắt ông là một guồng nước khổng lồ đang chuyển động để đưa dòng chảy lên một hệ thống phức tạp nằm trên cao mà ông không thể nào nhìn rõ. Trục quay guồng nước được kê trên hai trụ đá lớn song song mọc lên từ lòng suối giúp cho chiếc bánh xe nặng hàng chục tấn vận hành suốt mấy trăm năm nay. Thấy một chiếc thang đá dựng đứng và chìm khuất trong bóng tối, ông lội xuống bám tay vào những thanh giằng để tìm cách trèo lên. Thận trọng leo đến bậc cuối cùng, từ độ cao của một ngôi nhà ba tầng nhìn xuống, những lá guồng gạt nước trắng xóa dưới ánh đèn bàng bạc làm ông cảm tưởng như đang lạc vào một gầm máy của một chiến hạm không lồ thời Trung cổ đang nhởn nhơ vô định giữa đêm đen trên đại dương. Nước từ hệ thống ống máng chằng chịt trên cao dội xuống ào ào xen lẫn với dòng suối réo von tạo thành một bản hòa tấu hoang sơ đến kì dị. Nhìn quanh, viên kiến trúc sư ngạc nhiên khi phát hiện trước mặt là một bế chứa nước bằng đá rất lớn mà trước đó ông ngỡ là một tầng lầu. Tuy nhiên bể nước này đã cạn khô và chỉ có mọt dòng nước đang nhỏ giọt vào bể. Chỉ mất vài phút, viên kiến trúc sư đã phát hiện ra quy luật vận hành của chiếc đồng hồ nước cổ xưa đã được phác họa chi tiết trong tấm thư tịch quý báu. Nắm được cấu tạo và nguyên lí hoạt động khắc sẽ điều khiển được nó. Trên chiếc bàn điều khiển, ông tìm cách cài chế độ mở cửa đá. Tháo chiếc ống nhỏ đang rỉ nước đặt sang bên cạnh rồi ông dùng hết sức xoay một ống đồng có đường kính rất lớn vào vị trí. Một thác nước mới từ chiếc ống tuôn ào ào vào bể chứa. Toàn bộ lan can và hành lang đá dưới chân ông bắt đầu rung lên nhè nhẹ. Chỉ vài chục phút nữa thôi, mực nước sẽ đạt ngưỡng cực điểm để đẩy bật một chiếc lẫy. Mấy trăm khối nước cùng hàng chục tấn đá sẽ trút xuống để khởi động một chiếc đòn bẩy có khả năng ném bay một tòa nhà với một sức mạnh khủng khiếp. Năng lượng đang tích tụ với một tốc độ rất nhanh tỉ lệ thuận với nhịp rung của chiếc sàn đá dưới chân ông. Mặc dù muốn nán thêm vài phút để đo lại thể tích và vận tốc nước nhưng một giọng rất thanh át tiếng thác vọng lên cùng ánh đèn pin loang loáng. -Xuống ngay, nó sẽ sập xuống mất! Nhìn qua luồng sáng yếu ớt chiếu qua đám bụi nước trắng xóa, ông phát hiện trước mặt có một máng nước dốc chéo xuống dưới. Không chần chừ, ông chạy dọc hành lang đang chao đảo rồi bò qua một dầm đá trơn nhẫy để nhảy vào lòng máng. Trong tích tắc, ông gần như rơi ùm xuống lòng suối làm nước bắn tung tóe lên mặt người vợ. -Xin lỗi!...- Ông vùng đứng lên đưa tay vuốt mặt. – Tốt rồi, cách cửa lát nữa sẽ tự mở ra. -Cửa tự động ư? Hệ thống gì mà lạ vậy? -Một cỗ máy bằng đá chạy bằng sức nước rất cổ xưa. Tổ tiên người Chăm đã chế tác ra nó đấy! -Nó đủ sức nhấc cánh cửa mấy chục tấn kia sao? Anh cam đoan là chúng ta không bị kẹt lại đây chứ? -Yên tâm, nếu cỗ máy kia chạy đúng, khoảng nửa tiếng nữa cửa sẽ mở ra. -Sao nhanh vậy? liệu chúng ta còn thời gian đi khắp cung điện này không? -Chỉ có hai ống đồng cho hai chế độ mở. Đây là chế độ mở nhanh nhất, hoặc sẽ phải đợi thêm nhiều năm nữa. Thôi đừng hỏi nữa, nhanh chân lên! Họ chui trở lại tiền sảnh, do thiếu oxy và vận động mạnh nên ông đã có dấu hiệu rối loạn phương hướng. Tránh mất thời gian, trong khi cúi mặt xuống ông tranh thủ mở tấm bản đồ cổ ra định vị lại lần nữa. -Đằng kia kìa – Người vợ trẻ chỉ tay phía sau lưng ông. Ông quay lại bắt gặp một khoảng tối đen đặc đang phả hơi lạnh vào mặt mình, ông xoay đèn về hướng đó và lờ mờ nhận ra một vòng tròn trũng xuống như miệng giếng. Biết rằng đây là lối đi duy nhất, ông nắm tay vợ đi nhanh về phía đó và thấy một một dải đi hẹp hình xoắn ốc dẫn xuống dưới. Không rời một bước theo chồng, mắt cô sợ sệt nhìn theo ánh đèn nhấp nhoáng trên các phiến đá ẩm ướt và cố không để trượt chân rơi xuống cái hố mà cô chưa nhìn thấy đáy. Để thêm an toàn, cô bám tay kia lên lan can nhưng vội rụt lại khi chạm vào đầu một con rắn. Chỉ trong tích tắc, cô kịp nhận ra và thở phào khi đó là tay vịn bằng đá. Con rắn bảy đầu bằng đá hoa cương ngoằn nghèo khắc khoải men theo mép thang xuống sâu hun hút như đang cố ngoi lên từ địa ngục từ suốt mấy trăm năm nay. Bất chấp lối đi hiểm trở, cô nhắm mắt đi theo chồng cho đến khi ông ghìm tay cô lại. -Kia mới là kẻ giữ đền đích thực, rắn thần Naga! – ông nói. Người phụ nữ nhìn theo tay chồng, dưới ánh đèn yếu ớt xuyên qua không khí đặc quánh, một dải trắng như lụa bềnh bệch hiện lên. -Trong truyền thuyết rắn Naga giữ đền có tới bảy đầu cơ mà. - Người phụ nữ sợ hãi hỏi.- Con này lớn nhưng chỉ một đầu. -Đúng thế, nhưng đây là con rắn thật đang sống! Cô gái thất kinh ôm chặt hông chồng mình. Người đàn ông từ tốn gỡ nhẹ tay cô: - Đừng sợ, đây chính là rắn khổng lồ sống trong hang động và rừng sâu hạ lưu sông Mê Kông. Trước đây xuất hiện thường xuyên tại rừng U minh Hạ nhưng nay gần như tuyệt chủng. Truyền thuyết rắn thần Naga lấy cảm hứng từ loài bò sát khổng lồ có thật này. Sách cổ của người khmer còn mô tả những con long xà to như cây Thốt nốt. Vẫn nhìn con vật qua vai chồng mình, giọng cô chưa hết run rẩy: -Nó đang ăn? -Chính con dê trắng mà ta vừa thả xuống khi qua cửa đấy thôi, đây là bữa điểm tâm đầu tiên của nó sau 12 năm đấy. Cô gái mắt mở to nhìn con rắn bất động, chỉ có mang tai đang phập phồng đẩy dần con vật bé bỏng ngày càng khuất sâu trong chiếc miệng đang há rộng kia. -Đây là giống rắn quen sống nơi không có ánh sáng nhưng mắt nó có thẻ nhìn xa hàng cây số trong bóng đêm. Cô gái nhè nhẹ lùi xa hơn, mắt vẫn không rời con vật, cô hỏi. -Nó nhịn đói tới 12 năm sao?... -Giữa chu kì mở cửa tháp, làm gì có ai cho nó ăn, nó rất đói. Nếu hôm nay chúng ta quên mang con dê cho nó, em có biết thức ăn của nó sẽ là gì không? Người phụ nữ định kéo chồng mình trở lên nhưng người đàn ông to cao vẫn không hề nhúc nhích. Viên kiến trúc sư biết rằng họ đã rơi vào phạm vi tấn công của con vật từ lâu, nhưng hôm nay nó sẽ tha mạng cho họ. Ông chỉ khe hở đủ một người đi phía sau con rắn và nói. -Muốn vào thánh địa phải đi qua mặt con rắn này. Người vợ định bỏ chạy, nhưng cô vội nhận ra phía sau là cánh cửa đã khép chặt. Đã vào đến đây dù chết cũng phải đi đến tận cùng. Chẳng phải mười mấy năm nay cô cũng chỉ mong điều đó đấy thôi. -Đi tiếp! – cô nói. Tuy lấy hết can đảm, không chỉ cô mà người đàn ông đầy chất thép kia cũng phải co mình nín thở để lách qua lưng con rắn đang phả hơi tanh nồng nặc cả góc hang. Họ nhanh nhẹn lách vào khe hở và bắt gặp một hành lang rộng dẫn sâu vào điện thờ. Ngay vừa đặt chân vào khu tiền điện, viên kiến trúc sư đã ngỡ ngàng sửng sốt với vô số pho tượng các vị thần Balamon giáo xếp trang trọng trong các khám thờ ăn sâu trong đá. Tượng Siva, bò Nadin, dấu triện cổ và các thanh kiếm ánh lên màu sắc đặc trưng của vàng thật. Do thời gian có hạn nên không thể xem kĩ từng chi tiết, ông muốn đi thật nhanh để bao quát quy mô thánh địa nhưng một pho tượng nữ thần vàng óng làm ông sững người lại. Đúng là pho tượng này được đúc bằng vàng khối, với kích cỡ lớn bằng người thật như vậy làm ông nghĩ đến tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng tại Po Nagar đã bị quân Khmer băng qua cao nguyên Langbian đến tấn công nam Champa năm 945. Sự tập trung của ông bị cắt ngang khi có tiếng động vang lên từ xa. Lúc này ông mới giật mình nhớ lại người vợ đã biến đi đâu mất. May thay, nỗi sợ của ông tan biến khi thấy nàng đang ôm một thứ gì đó nặng trĩu trước ngực. Ông lia đèn sang nhìn thứ trên tay vợ và không thể tin nổi vào mắt mình nữa. -Lạy chúa! Em bê cái này từ đâu ra?                                                                                                                                                                                               Mật mã Chămpa - Chương 1- p1  Mật mã Chămpa - Chương 1- p2  Mật mã Champa - Chương 2 - p1  Mật mã Champa - Chương 2 p-2  Mật mã Champa - Chương 3 -p1  Mật mã Champa - Chương 3 - p2 Mật mã Champa - Chương 4 - p1
0 Rating 1.7k+ views 5 likes 0 Comments
Read more
By: On March 15, 2012
Kh?o Luâ?n Vê? Kiê?n Trúc ?ê?n-Tháp Champa T?i Miê?n Trung Viê?t Nam 2 Tr?n K? Ph??ng       V? quá trình chuy?n hoá c?a ki?n trúc ??n-tháp Champa   Qúa trình chuy?n hoá c?a ki?n trúc ??n-tháp Champa, có th? ???c s?p x?p thành b?n giai ?o?n tiêu bi?u nh? sau.   Giai ?o?n th? nh?t, là giai ?o?n c?a nh?ng ki?n trúc ?n ?? giáo t? th? k? th? 7 ??n th? 8 ???c xây d?ng ch? y?u t?i mi?n B?c v??ng qu?c. Theo bi ký, nh?ng ki?n trúc b?ng g?ch ?ã ???c xây d?ng ? M? S?n vào kho?ng th? k? th? 7/8. Tuy nhiên, chúng ta ch? bi?t r?ng ngôi ??n M? S?n E1 ?ã ???c xây v?i t??ng g?ch r?t th?p, có b?n ?? c?t b?ng sa th?ch ?? ?? b?n c?t tr? b?ng g? ??t ? b?n góc trong lòng tháp; vì ngôi ??n này không có t??ng cao b?c kín chung quanh nên không có c?a gi?; ? c?a chính có hai tr? c?a tròn và m?t mi c?a (fronton) l?n b?ng sa th?ch, có l?, chúng ???c ch?ng ?? b?ng m?t khung c?a g? r?t dày; khung s??n mái tháp b?ng g? và  ngói b?ng ??t nung ho?c b?ng g?; k? thu?t xây mái b?ngvòm-gi?t-c?p/corbel có th? ch?a ???c x? lý trong giai ??an này. Ngôi ??n quan tr?ng M? S?n E1 ?ã b?o l?u ki?u th?c x?a nh?t c?a nh?ng công trình tôn giáo b?ng g? vào th?i k? ??u c?a các v??ng tri?u Champa nh? t?ng ???c nh?c ??n nhi?u l?n trong minh v?n Chàm. Ki?u th?c ngôi ??n g? này trong ti?ng Ch?m hi?n ??i g?i là ‘janùk’. Giai ?o?n ki?n trúc này còn ???c g?i là giai ?o?n ngôi-??n-có-không-gian-m? (Tr?n K? Ph??ng 2011: 283; 2008b: 61-7) [Minh h?a #3]     Minh h?a #3: C?u trúc khung g? (janùk) c?a ngôi ??n M? S?n E1, kho?ng ??u th? k? th? 8, tiêu bi?u cho ki?u th?c ngôi-??n-không-gian-m? trong giai ?o?n s?m c?a ki?n trúc Chàm. (Theo Tr?n K? Ph??ng, Oyama Akiko & Shine Toshihiko (eds.), 2005.  Nhà Tr?ng Bày M? S?n, Vi?t Nam.)   Giai ??an th? hai,  t? gi?a th? k? 8 ??n gi?a th? k? 9. Trong th?i k? này, nh?ng ki?n trúc ?n ?? giáo b?ng g?ch có kích th??c khiêm t?n v?i mái tháp ???c xây b?ng b?ng k? thu?t vòm-gi?t-c?p/corbel ???c d?ng r?i rác kh?p v??ng qu?c ? c? hai mi?n Nam và B?c cho ??n kho?ng cu?i th? k? th? 8; ch?ng h?n, ngôi ??n chính c?a nhóm tháp Phú Hài v?i nh?ng tr?-áp-t??ng hình tròn t??ng t? ki?u hai c?t c?a c?a tháp M? S?n E1 nh?ng l?i b?ng g?ch và ?ã xu?t hi?n c?a gi? trên tháp. ??c bi?t, nh?ng ki?n trúc ? M? S?n b?t ??u ???c t?o d?ng b? th? h?n ?? x?ng ?áng v?i t?m vóc c?a m?t thánh ?ô c?a v??ng quy?n ? mi?n B?c v??ng qu?c v?i nh?ng ngôi ??n nh? A’1, A’3, F1, F3, C7 cùng v?i ngôi ??n quan tr?ng C1 tr??c khi nó ???c trùng tu l?i vào nh?ng th? k? sau này. ? mi?n Nam v??ng qu?c ph?i k? ??n nh?ng ki?n trúc nh? Phú Hài, Pô ?am/Pô T?m, Hoà Lai; trong ?ó, nhóm ba tháp Hoà Lai là công trình g?ch có kích th??c l?n, ch?m tr? c?u k?, t?o nên ?n t??ng. ? giai ?o?n này, các ki?n trúc ch? y?u b?ng g?ch nh?ng ?ã b?t ??u x? d?ng sa th?ch m?t cách khiêm t?n trong m?t vài b? ph?n, th??ng là ?? trang trí. Nh?ng ?nh h??ng c?a ngh? thu?t Phù Nam và Chân L?p/th?i Ti?n Angkor ?ã xu?t hi?n trên các b? ph?n trang trí nh?t là ? các tháp g?ch t?i mi?n Nam. Giai ?o?n ki?n trúc này còn g?i là giai ?o?n ngôi- ??n-có-không-gian-kín (Tr?n K? Ph??ng 2011: 291-6; 2008b: 67-9). [Minh h?a #4]     Minh h?a #4: Kalan M? S?n A1, th? k? th? 10, tiêu bi?u cho ngôi-??n-không-gian-kín áp d?ng k? thu?t vòm-gi?t-c?p (corbelling) th? hi?n ki?u th?c ngôi ??n-núi shikhara c?a ki?n trúc Hindu. (Theo Tr?n K? Ph??ng, 2008. Vestiges of Champa Civilization.)   Giai ?o?n th? ba, kéo dài t? gi?a th? k? 9 ??n cu?i th? k? 10 thu?c v??ng trì?u Indrapura bao g?m c? ki?n trúc Ph?t giáo và ?n ?? giáo. Th?i k? này có nhi?u m?i quan h? gi?a v??ng qu?c Champa và Java, ???c ?ánh d?u b?ng nh?ng chuy?n hành h??ng t?i Java (Yavadvipapura) c?a các v? th??ng quan trong tri?u ?ình Indrapura ? mi?n B?c v??ng qu?c n?m 913 (Coedes 1968: 123). ??t bi?t, c?ng t?i mi?n B?c v??ng qu?c, nhi?u công trình ?? s? c?a Ph?t giáo và ?n ?? giáo ???c xây d?ng v?i nh?ng phong cách m?i; nh?ng ki?n trúc có t??ng bao b?c và m?t b?ng hình ch? nh?t ???c x? d?ng r?ng rãi. Sa th?ch ???c chú tr?ng trong vi?c x? d?ng nh?t là ? các b? ph?n ch?u l?c. ?ây là giai ?o?n t?ng h?p ???c nh?ng y?u t? ?nh h??ng r?ng t? nh?ng n?n ngh? thu?t bên ngoài nh? Khmer, Java, Hoa Nam/Vân Nam. Ngôi ??n M? S?n A1, ???c xây d?ng vào n?a ??u th? k? 10, là m?t ki?t tác c?a ki?n trúc Champa c? v? ngh? thu?t trang trí c?ng nh? k? thu?t c?u trúc, ?ánh ??u th?i k? phát tri?n c??ng th?nh nh?t c?a v??ng qu?c Champa (Tr?n et al. 2005a: 10-3).   Giai ?o?n th? t?, kho?ng t? th? k? 11 kéo dài ??n th? k? th? 16, ?ây là giai ?o?n b?o l?u và phát tri?n nh?ng ki?u th?c c?. Là giai ?o?n c?a nh?ng v??ng tri?u ?n ?? giáo và Ph?t giáo mu?n phô tr??ng quy?n l?c c?a mình qua nh?ng công trình ki?n trúc b? th?. Nhi?u ngôi ??n có xu h??ng d?ng trên nh?ng ng?n ??i cao gây ?n t??ng h?n. Phong cách ki?n trúc t?ng h?p ???c nhi?u y?u t? ngo?i lai trong trang trí c?ng nh? trong k? thu?t xây d?ng, ki?n t?o ???c nhi?u ??n-tháp cao r?ng h?n so v?i công trình c?a nh?ng giai ?o?n tr??c. Nhi?u ngôi tháp trang trí b?ng nh?ng tr?-áp-t??ng to l?n h?n nh?ng không ch?m tr? hoa v?n, b?ng nh?ng vòm cu?n có nhi?u l?p to n?ng h?n. Sa th?ch r?t ???c ?a chu?ng và x? d?ng phong phú, ph? bi?n ? các b? ph?n trang trí và ch?u l?c, cho th?y m?t k? thu?t c?u trúc ?ã ??t t?i trình ?? tinh x?o khi k?t h?p nhu?n nhuy?n ???c hai lo?i ch?t li?u- g?ch và ?á, có ?? ch?u l?c và ?? b?n hoàn tòan khác nhau trên cùng m?t công trình xây d?ng. Ph?n nhi?u ??n-tháp ???c t?p trung xây d?ng t?i nh?ng trung tâm c?ng-th? n?i có nhi?u giao ti?p có tính ch?t qu?c t?. Nh?ng ?nh h??ng c?a ngh? thu?t Khmer xu?t hi?n trên nh?ng công trình ???c xây d?ng vào cu?i th? k? 12-13. Vào kho?ng cu?i giai ?o?n này, ? nh?ng th? k? 15-16, ??n th? v?n ???c xây trên ??i nh?ng v?i kích th??c khiêm t?n, trang trí gi?n l??c h?n, b?c l? quá trình suy thoái c?a n?n ki?n trúc này.  [Minh h?a #6]     Minh h?a #6: Quá trình phát tri?n ph?c h?p ??n-tháp c?a nhóm M? S?n B-C-D qua ba th?i k? ki?n trúc: (1) kho?ng th? k? th? 7-8; (2) kho?ng th? k? th? 9-10; (3) kho?ng th? k? th? 11-13. (Theo Tr?n K? Ph??ng & Shige-eda Y. (eds.), 2005. Khu di tích M? S?n, Vi?t Nam.) Nhìn chung, ki?n trúc ??n-tháp Champa ngay t? thu? ban ??u ?ã có nh?ng b??c ?i riêng bi?t ??y cá tính ? c? hai mi?n c?a v??ng qu?c. Trong su?t quá trình chuy?n hoá c?a n?n ki?n trúc này, nó ?ã ti?p nh?n nh?ng ?nh h??ng, dù tr?c ti?p hay gián ti?p, t? nh?ng n?n ki?n trúc lân c?n trên bán ??o ?ông D??ng nh?: Campuchia, Lào, Java, ??i Vi?t, Sri Dvaravati/Thái Lan, Nam Trung Hoa; và xa h?n, có th? k? ??n Mi?n ?i?n hay Vân Nam (Shige-eda 2001: 100-7).   V? phân lo?i phong cách và niên ??i ki?n trúc ??n-tháp Champa   Ng??i tiên phong trong công cu?c nghiên c?u ki?n trúc c? Champa chính là ki?n trúc s? và nhà kh?o c? h?c ng??i Pháp, Henri Parmentier. Ông ?ã ?? l?i nh?ng công trình ?? s? và c? b?n v? n?n ki?n trúc này ???c công b? trong nh?ng th?p k? ??u c?a th? k? tr??c (Parmentier 1909, 1918).   K? th?a nh?ng thành qu? c?a Parmentier, t? n?m 1942, Philippe Stern, nhà l?ch s? ngh? thu?t, ?ã phân lo?i ki?n trúc ??n-tháp Champa theo t?ng phong cách d?a trên s? chuy?n hóa c?a ngh? thu?t trang trí trên nh?ng b? ph?n ki?n trúc nh?: vòm cu?n, tr? c?a, tr?-áp-t??ng, v?t-trang-trí-góc. D?a trên s? ti?n hoá c?a các ki?u th?c trang trí c?a t?ng di tích tiêu bi?u, Stern ?? xu?t m?t b?ng phân lo?i các ki?n trúc Chàm theo sáu phong cách sau: (1) Phong cách c? hay Phong cách M? S?n E1; (2) Phong cách Hoà Lai; (3) Phong cách ??ng D??ng; (4) Phong cách M? S?n A1; (5) Phong cách chuy?n ti?p gi?a Phong cách M? S?n A1 và Phong cách Bình ??nh; (6) Phong cách mu?n (Stern 1942). H?u h?t các nhà nghiên c?u ngh? thu?t Champa t?i Vi?t Nam ??u ?ã t?ng áp d?ng cách phân lo?i theo phong cách c?a Stern trong các công trình c?a h? (Tr?n K? Ph??ng 1988; Ngô V?n Doanh 1994; Nguy?n H?ng Kiên 2000).   G?n ?ây, t? n?m 1994, nhà l?ch s? ki?n trúc Nh?t B?n, Shige-eda Yutaka ?ã phân lo?i và trình bày s? chuy?n hoá c?a ki?n trúc Champa d?a trên b? c?c bình ??/m?t b?ng c?a ki?n trúc ??n-tháp; và ông ?ã phân nhóm ki?n trúc Champa d?a vào v? trí ??a lý và nh?ng bi?n c? l?ch s?. Shige-eda ?ã x?p nh?ng ki?n trúc ??n-tháp Champa còn ??ng v?ng thành sáu nhóm nh? sau: (1) Nhóm M? S?n; (2) Nhóm ki?n trúc Qu?ng Nam; (3) Nhóm ki?n trúc Bình ??nh; (4) Nhóm Pô Nagar Nha Trang; (5) Nhóm Phú Hài; (6) Nhóm ki?n trúc mu?n (Shige-eda et al. 1994: 99-100). [Minh h?a #8]     Minh h?a #8: B? c?c nhóm tháp Pô Nagar Nha Trang, th? k? th? 8-13; cùng v?i M? S?n là hai thánh ??a l?n nh?t c?a hoàng gia Champa, ???c xây d?ng qua nhi?u th?i k? ki?n trúc. (Theo Tr?n K? Ph??ng & Shige-eda Y., 1997. Champà Iseki [Di Tích Champà].) K?t qu? c?a hai cách phân lo?i theo Stern và Shige-eda ?ã có nh?ng y?u t? t??ng ??i b? sung cho nhau và nêu lên ???c m?t b?ng niên ??i chung nh?ng c?ng ch? mang tính t??ng ??i chính xác cho t?ng công trình ki?n trúc ??n-tháp Champa. Nh? ?ã trình bày ? trên, nh?ng ??n-tháp Champa hi?n còn ??ng v?ng ??u ?ã tr?i qua nhi?u l?n trùng tu trong su?t nhi?u th? k? b?i các v??ng tri?u c?; và, trong khi trùng tu ho?c xây d?ng m?i các n?i th? t?, ng??i Chàm x?a kia có truy?n th?ng x? d?ng l?i các v?t li?u c?a nh?ng công trình tr??c ?ó; th?m chí, còn tái x? d?ng nhi?u y?u t?, b? ph?n và hoa v?n trang trí t? các ki?n trúc c?; nhi?u ngôi ??n m?i ???c d?ng ngay trên n?n c?a các ngôi tháp c?[1]. Vì v?y, vi?c ?oán ??nh niên ??i cho t?ng di tích m?t là m?t công vi?c không d? dàng.             Tuy nhiên, b?ng vào k?t qu? các công trình nghiên c?u c?a Stern, d?a theo các ??c ?i?m c?a ki?u th?c hoa v?n trang trí; và c?a Shige-eda, d?a theo bình ?? ki?n trúc; cùng v?i s? phân tích k? thu?t xây d?ng và c?u trúc c?a t?ng giai ?o?n ki?n trúc t?i t?ng di tích m?t; ??ng th?i, d?a trên nh?ng minh v?n có liên quan ??n các di tích và so sánh v?i nh?ng bi?n c? l?ch s? có liên quan ??n s? h?ng vong c?a các v??ng tri?u Champa.  Chúng tôi ?ã có th? s?p x?p các ph? tích ??n-tháp Champa theo t?ng nhóm ki?n trúc, theo s? phát tri?n k? thu?t xây d?ng ??n-tháp t?i các di tích l?n và theo t?ng vùng ??a lý, nh? Shige-eda ?ã ?? xu?t, b? sung thêm nh?ng nhóm ki?n trúc c?a t?ng vùng, r?i nh?n ??nh niên ??i cho t?ng công trình m?t, nh? sau[2]:   B?ng s?p x?p nhóm ki?n trúc và niên ??i các di tích Champa:     Tên nhóm ki?n trúc Tên di tích Niên ??i ??a ?i?m Nhóm phía B?c/ Ti?u qu?c (?) Ulik (Ô-Lý) M? Khánh ??u t.k. 8 Phú Diên, Phú Vang, Th?a Thiên-Hu?   Hà Trung ??u t.k. 10 và tu b? v? sau   Gio An, Gio Linh, Qu?ng Tr?   Linh Thái T.k. 11-13 Vinh Hi?n, Phú L?c, Th?a Thiên-Hu?   Li?u C?c T.k. 11-12 H??ng Xuân, H??ng Trà, Th?a Thiên-Hu? Nhóm M? S?n/ Ti?u qu?c (?) Amaravati M? S?n A1 ??u t.k. 10 (tr??c 982/3) Duy Phú, Duy Xuyên, Qu?ng Nam   M? S?n A10 Gi?a t.k. 9 (kho?ng 875)     M? S?n A13 ??u t.k. 9 (tr??c 875)     M? S?n B1 Cu?i t.k. 11 (kho?ng 1074/81) và t.k. 13 (kho?ng 1234/5)     M? S?n B2 Cu?i t.k. 11-12     M? S?n B3 Gi?a t.k. 10 (tr??c 982/3)     M? S?n B4 Gi?a t.k. 9 (kho?ng 875)     M? S?n B5 ??u t.k. 10 (tr??c 982/3)     M? S?n B6 Cu?i t.k. 11-12     M? S?n B7 Gi?a t.k. 10     M? S?n B14 Gi?a t.k. 7 (?) (kho?ng 658?)     M? S?n C1 Cu?i t.k. 8 và cu?i t.k. 11     M? S?n C2 Cu?i t.k. 11-12     M? S?n C3 Cu?i t.k. 11-12     M? S?n C4 Cu?i t.k. 11-12     M? S?n C5 Gi?a t.k. 10     M? S?n C6 Gi?a t.k. 9     M? S?n C7 ??u t.k. 8 và tu b? v? sau     M? S?n D1 ??u t.k. 10 (tr??c 982/3)     M? S?n D2 Cu?i t.k. 11-12     M? S?n E1 ??u t.k. 8 và tu b? v? sau     M? S?n E7 Cu?i t.k. 11-12     M? S?n F1 Cu?i t.k. 8 và tu b? v? sau     M? S?n F2 Gi?a t.k. 10     M? S?n G Gi?a t.k. 12 (1157/8)     M? S?n H ??u t.k. 13 (kho?ng 1234/5)     M? S?n K Cu?i t.k. 11-12   Nhóm Qu?ng Nam/ Ti?u qu?c (?)  Amaravati ??ng D??ng Cu?i t.k. 9 (kho?ng 875) Bình ??nh, Th?ng Bình, Qu?ng Nam   Kh??ng M? ??u t.k. 10 và tu b? v? sau (kho?ng cu?i t.k. 11- gi?a t.k. 12) Tam Xuân, Núi Thành, Qu?ng Nam   Chiên ?àn Cu?i t.k. 11- gi?a t.k. 12 (kho?ng 1074/81 và kho?ng 1157/8) Tam An, Tam K?, Qu?ng Nam   B?ng An Kho?ng t.k. 12 ?i?n An, ?i?n Bàn, Qu?ng Nam Nhóm Bình ??nh/ Ti?u qu?c (?) Vijaya D??ng Long Cu?i t.k. 12- ??u t.k. 13 và tu b? v? sau vào t.k. 14-15 (tr??c 1471) Bình Hòa, Tây S?n, Bình ??nh   H?ng Th?nh/Tháp ?ôi Cu?i t.k. 12- ??u t.k. 13 ??ng ?a, qui Nh?n, Bình ??nh   Cánh Tiên Cu?i t.k. 13-t.k. 14/15 Nh?n H?u, An Nh?n, Bình ??nh   Th?c L?c/Phú L?c Cu?i t.k. 13-14 Bình Nghi, Tây S?n, Bình ??nh   Th? Thi?n Cu?i t.k. 13-14 Bình Nghi, Tây S?n, Bình ??nh   Bình Lâm ??u t. k. 11 (kho?ng 1000) Ph??c Hòa, Tuy Ph??c, Bình ??nh   Bánh Ít/ Tháp B?c ??u t.k. 11 (kho?ng 1000) và tu b? v? sau Ph??c Hi?p, Tuy Ph??c, Bình ??nh Nhóm Pô Nagar Nha Trang/Ti?u qu?c (?) Kauthara     Pô Nagar Nha Trang (Tháp Tây-B?c) Gi?a t.k. 10 Xóm Bóng, Nha Trang, Khánh Hòa   Pô Nagar Nha Trang (Tháp Chính/Kalan) Gi?a t.k. 11 (kho?ng 1050) và t.k. 12     Pô Nagar Nha Trang (Tháp Nam) T.k. 12-13       Tháp Nh?n Kho?ng t.k. 11-12 Tuy Hòa, Phú Yên Nhóm Hòa Lai/ Ti?u qu?c (?) Panduranga Hòa Lai Cu?i t.k. 8- ??u t.k. 9 Tân H?i, Ninh H?i, Ninh Thu?n   Phú Hài Gi?a t.k. 8- ??u t.k. 9 Phú Hài, Phan Thi?t, Bình Thu?n   Pô ?àm/Pô T?m T.k. 8 Phong Phú, Tuy Phong, Bình Thu?n Khu Pô Klaung Garai Pô Klaung Garai T.k. 13-14 L?u Vinh, Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thu?n Nhóm tháp mu?n Yang Prong T.k. 14-15 Ea R?c, Ea Súp, ??c L?c   Pô Ramê T.k. 15-16/17 và tu b? ??n t.k. 19 H?u ??c, Ninh Ph??c, Ninh Thu?n   T?m k?t   Di s?n phong phú c?a ki?n trúc tôn giáo Champa/Chiêm Thành ?óng góp nh?ng b?ng ch?ng c? th? vào nh?ng hi?u bi?t c?a chúng ta v? quá kh? c?a các v??ng qu?c c? ? ?ông Nam Á. Nh?ng di tích ki?n trúc ??n-tháp này ph?n ?nh sinh ??ng c?u trúc kinh t?-xã h?i c?ng nh? nh?ng xu h??ng v?n hóa c?a [các]v??ng qu?c Champa qua nhi?u giai ?o?n l?ch s?; chúng c?ng cung c?p nh?ng b?ng ch?ng sinh ??ng ?? nghiên c?u ??i sánh m?i quan h? ngh? thu?t, ki?n trúc và tôn giáo trong vùng.   Giá tr? t? thân c?a di tích ki?n trúc Champa ?ã ???c th?a nh?n b?i UNESCO khi t? ch?c này quy?t ??nh công nh?n Thánh ??a M? S?n (M? S?n Sanctuary) là Di s?n V?n hóa Th? gi?i vào tháng 12 n?m 1999. Nh?ng lý do chính ?? UNESCO công nh?n M? S?n là di s?n th? gi?i nh? sau:   Tiêu chu?n (ii): Thánh ??a M? S?n là m?t ví d? ngo?i l? c?a s? t??ng quan chuy?n ??i v?n hóa, v?i s? gi?i thi?u n?n ki?n trúc ?n ?? giáo c?a ??i l?c ?n ?? vào ?ông Nam Á;   Tiêu chu?n (iii): V??ng qu?c Champa ?ã là m?t hi?n t??ng quan tr?ng trong l?ch s? chính tr? và v?n hóa c?a ?ông Nam Á, ???c minh h?a sinh ??ng b?i ph? tích M? S?n (UNESCO 1999).   Nghiên c?u sâu v? n?n ki?n trúc Champa c?ng cho phép chúng ta hi?u bi?t rõ h?n v? vai trò n?i b?t c?a v??ng qu?c Champa ??t trong m?i quan h? c?a các v??ng qu?c c? ?ông Nam Á ??i v?i hai n?n v?n hóa l?n ?n ?? và Trung Hoa.       Th? m?c tham kh?o   Acharya, P. K. 1996. Hindu architecture in India and Abroad. New Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers. Binda L., Condoleo P., Tedeschi C. 2009. ‘Materials Characterisation’. InChampa and the Archaeology of My Son (Vietnam) (eds. Andrew Hardy, Mauro Cucarzi and Patrizia Zolese). Singapore: NUS Press, 2009, pp. 283-311. Baptiste, Pierre & Thierry Zephir (eds.) 2005. Trésors d’art du Vietnam: la sculpture du Champa, Ve - XVe siècles. Paris: Musée Guimet. Boisselier, Jean  1963.   La Statuaire du Champà: recherches sur les cultes et l’iconograpghie. Paris: EFEO [ Publications de l’Ecole fransaise d’Extreme- Orient 54]. Coedes, George 1968. The Indianized States of Southeast Asia. Honolulu: East-West Center [Translated from the French by Sue Brown Cowing, ed. by Walter F. Villa]. Dumarcay, Jacque 2003. Architecture and its models in South-East Asia.Bangkok: Orchid Press. ?ào Duy Anh 1957. ‘S? thành l?p n??c Lâm ?p’. In L?ch s? Vi?t Nam, t? ngu?n g?c ??n th? k? XIX, quy?n Th??ng.  Hà N?i: Nhà Xu?t B?n V?n Hóa, C?c Xu?t B?n–B? V?n Hóa, pp.122-34. Golzio, Karl-Heinz (ed.) 2004. Inscription of Campà. Aachen: Shaker Verlag. Guy, John 2005. ‘Échanges artistiques et relations interrégionales dans les territories cham’. In Trésors d’art du Vietnam: la sculpture du Champa, Ve - XVe siècles (eds. Pierre Baptiste and Thierry Zephir). Paris: Musée Guimet, pp. 141-53. Hardy, Andrew 2009. ‘Introduction’. In Champa and the Archaeology of My Son (Vietnam) (eds. Andrew Hardy, Mauro Cucarzi and Patrizia Zolese). Singapore: NUS Press, 2009, pp. 1-13. Higham, Charles 1989. The Archaeology of Mainland Southeast Asia.Cambridge University Press. H? Xuân T?nh 1998. ‘Découverte d’une tête en or au Quang Nam’.  Lettre de la Société de Amis du Champa Ancient, No. 4, p. 10. Paris: Societe des Amis du Champa Ancient/Sacha. Kramrisch, Stella 1976. The Hindu Temple (2 vols.). Dehli: Motilal Banarsidass Publisher. ________.1981. The Presence of  S’iva. New Jersey: Princeton University Press. Kreisel, Gerd 1987.  Linden-Museum Stuttgart, Sudasien-Abteilung(Katalog). Stuttgart: Linden-Museum Stuttgart. Lafont, P.-B. 1996. ‘Mythologie du Champa: les Dieux du Champa’. InL’Âme du Vi?t Nam. Paris: Editions Cercle d’Art, pp. 41-9. Lê Vân 2000. ‘?ã n?m th? k? b? lãng quên’. Báo Lao ??ng, 12-2-2000. Hà N?i: Báo Lao ??ng. Lobo, Wibke 1992.  Palast der Gotter (Katalog). Berlin: Staatliche Museen zu Berlin- Museum fur Indische Kunst. ________.2005.  ‘«Linga» et «Kosa» au Champa culte et iconographie’. InTrésors d’art du Vietnam: la sculpture du Champa, Ve - XVe siècles (eds. Pierre Baptiste and Thierry Zephir). Paris: Musée Guimet, pp. 88-95. Michell, George 1988. The Hindu Temple. Chicago & London: The Chicago University Press. Momoki, Shiro 2011.’”Mandala Champa” seen from Chinese sources’. InThe Cham in Vietnam: History, Society and Art (eds. Tran Ky Phuong and Bruce M. Lockhart). Singapore: NUS Press, pp.120-37. Nguy?n H?ng Kiên 2000.  ‘??n tháp Champà’.  Ki?n Trúc, s? 4 (84), pp. 49-52. Hà N?i: H?i Ki?n Trúc S? Vi?t Nam. Ngô V?n Doanh 1994.   Tháp c? Ch?mpa, s? th?t và huy?n tho?i. Hà N?i: Nhà xu?t b?n V?n Hóa- Thông Tin. Parmentier, Henri  1909.  Inventaire descriptif des monuments Cams de l’Annam: vol.I. Description des monuments. Paris: Leroux [Publications de l’Ecole Francaise d’Extrême- Orient 11]. _________.1918.  Inventaire descriptif des monuments Cams de l’Annam: vol. II. Étude de l’art Cam. Paris: Leroux [Publications de l’Ecole Francaise d’Extrême- Orient 11]. _________.1948.   L’Art architectural Hindou dans l’Inde et en Extrême-Orient. Paris: Van Oest. Nakamura, Rie 1999. Cham in Vietnam: Dynamics of Ethnicity (Ph.D. dissertation).  Department of Anthropology, University Washington.
0 Rating 1.6k+ views 0 likes 0 Comments
Read more