• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
vinh hoa
by On November 16, 2012
0 Rating 199 views 11 Likes 5 Comments

Có lẽ không dám nói là người Chăm chúng ta, nhưng nếu nói về cá nhân tôi thì tôi có thể nói rằng "Tôi là một người Chăm đã mất gốc trên 70%" ! Tôi không còn có thể nói lưu loát trên 70% vốn từ Chăm trong một câu, mà hầu như là dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Chăm để nói thì đúng hơn. Điều đó dần dần sẽ làm cho câu nói của tôi không còn mang âm điệu của lời thoại của tiếng Chăm nữa. Thật đáng buồn thay cho chính tôi !

Tôi, là một người Chăm, có ít nhất là đến đời ông nội, bà nội đều là Chăm, vậy có thể nói "tôi là một người Chăm gốc" ! Nhưng những gì đã diễn ra trong khoảng thời gian từ khoảng 25 năm trở lại đây thôi, tôi thấy đã khác lắm rồi (tôi đã gần 40 tuổi rồi mà !).

Thuở còn bé, người Chăm quê tôi nói rất ít từ "độn" tiếng Việt, thậm chí chúng tôi đi học cấp tiểu học mà đôi khi vẫn còn chưa nói rành được tiếng Việt nữa là ! Rất tiếc vì xã hội hóa ngày ấy và bây giờ, giới trẻ chúng tôi lớn lên chỉ biết học tiếng Việt mà không bao giờ được biết đến chữ viết Chăm và lịch sử của dân tộc mình. Và vì tiếng Việt là thứ ngôn ngữ duy nhất để chúng ta có thể học lên cao (từ tiểu học lên đến trung học, sau đó là học nghề, trung cấp, đại học, v..v...), đó cũng là 01 phần lý do để chúng tôi phải "bám đuổi" để nuôi hy vọng khi lớn lên có công ăn việc làm, có thăng tiến và thậm chí còn mơ đến một "địa vị" nhất định trong xã hội.

Sau nhiều năm vật vả với khó khăn, rồi tôi cũng tốt nghiệp được đại học, thời ấy thật quý giá biết bao, cũng lúc ấy người quê tôi thường nêu những tấm gương hiếu học để con cháu họ phấn đấu học tập. ... Rồi thời gian trôi đi, quê tôi ngày càng nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học, và tất nhiên trong đa số, cuộc sống vật chất của họ cũng khá hơn trước.

Và từ đó, ngày ngày phải vất vả lo toan kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống, và thậm chí có cả tham vọng làm giàu, .....

Nhưng đến một ngày gần đây, tôi bất chợt hoảng hốt và nhận ra rằng tôi đã bị mất gốc Chăm từ lúc nào không biết ! Thật buồn biết bao khi ta là người Chăm mà không biết trước đây người Chăm đã từng là một vương quốc thịnh vượng về văn hóa, có những phát triển vượt trội so với dân tộc gần chúng ta nhất là dân tộc Kinh (nay là bản sắc chính của Việt Nam). Người Chăm đã xây dựng văn hóa chữ viết từ rất lâu đời (có thể xem là cổ ngữ !), nghệ thuật điêu khắc, kỹ thuật xây dựng đền tháp, kỹ thuật thiên văn, ... phát triển rất sớm. Và càng đáng buồn hơn nữa là tôi biết nói tiếng Chăm mà "mù" chữ Chăm (trong khi tôi đã tốt nghiệp đại học !!). Từ đó làm tôi tự hổ thẹn với lương tâm chính mình, và cũng từ đó tôi bắt đầu một cuộc hành trình cô độc đi tìm lại cội nguồn của dân tộc mình. Tôi bắt đầu đi tìm những tài liệu viết về Chăm, tài liệu về dạy học tiếng Chăm, đi tìm thầy dạy chữ Chăm. Tôi càng nghiên cứu tôi càng thấy hứng thú, bởi lẽ tôi sẽ rất tự hào về dân tộc Chăm trong quá khứ, và rồi tôi cũng biết ít nhiều về lịch sử dân tộc Chăm, về cộng đồng Chăm, về ngôn ngữ Chăm, ... Nhưng vẫn đáng tiếc là tôi vẫn không thể tìm được bản sắc gốc của chính Chăm của quê tôi 25 năm về trước.

Tôi vẫn còn nhớ như in khi tôi lên 5 lên 10 tuổi, mỗi khi đến mùa gặt lúa hay hội đám, tôi thường nghê các bà, các cô hát đối đáp rất hay. Rồi các chú, các ông "có tuổi" nói chuyện có những câu từ rất là lịch sự, hoa mỹ. Nhất là trong ngày lễ cưới, những lời phát biểu hai họ luôn được các bậc tiền bối "chao chuốt" nghe rất ngọt ngào và ý nghĩa.....

Bây giờ ngẫm lại và ước chi .... và ... ước chi, có rất nhiều cái ước nhưng tôi vẫn mong ước một ngày nào đó tôi sẽ tìm thấy bản sắc gốc của dân tộc mình, tôi sẽ nâng niu và trân trọng nét đẹp đó đến ngàn đời.

Vẫn chưa quá muộn, sống trong cộng đồng người Việt nói tiếng Kinh gần như là chủ yếu, tôi vẫn từng ngày bặp bẹ ôn lại từng câu nói, chữ viết để nuôi hy vọng, tôi sẽ không bị mất gốc ! Âu cũng là niềm vui, niềm an ủi cho chính bản thân mình, xa hơn là của dân tộc Chăm mình./.

 

0
Total votes: 0
vinh hoa
Yêu văn hóa và con người dân tộc Chăm
Like (11)
Loading...
11
<p>Anh còn nói được tiếng Chăm như vậy mà còn thấy hổ thẹn. Cách đây hơn 1 năm, em mới biết rằng mình mang dòng máu Chăm. em còn không biết cả 1 tiếng Chăm, em đang bắt đầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa Chăm. Cố gắng làm việc để thành công và giàu có rồi đóng góp cho dân tộc mình.</p>
3
3
November 17, 2012
vinh hoa
Cám ơn các bạn đã đồng cảm tâm trạng của những người cùng cảnh ngộ như mình!
1
1
November 18, 2012
nguyen thi phuong
<p>hay wa</p>
December 4, 2012
admin
<p>Thanks for sharing</p>
November 21, 2013

It will be interesting:

By: On July 23, 2015
0 Rating 332 views 0 likes 0 Comments
Read more