• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
Kaka
by On February 12, 2012
0 Rating 64 views 0 Likes 0 Comments

NCBình Định là một trong những nơi còn lại khá nhiều dấu tích của nền văn hóa Chămpa. Với 8 cụm di tích tháp trên tổng số 14 tháp quả là một con số khá lý tưởng cho những nhà nghiên cứu khi tìm hiểu vùng Vijaya xưa và Bình Định ngày nay.

 

Tháp là một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng của dân tộc Champa. Ấn Độ giáo người ta gọi là Sikhara, một dạng kiến trúc tiêu biểu cho đạo Bà La Môn giáo.

Từ Sikhara có nghĩa là đỉnh nhọn, đỉnh núi nhọn, biểu thị cho núi Mê ru trong Bà La Môn giáo. Núi Mê Ru là núi thần thoại có nhiều đỉnh cao thấp khác nhau. Vị thần tối cao ngự trên đỉnh cao nhất. Các vị thần khác tùy theo bậc cao thấp khác nhau mà ngự trị ở những đỉnh núi thấp hơn trên cùng một dãy Mê ru. Núi Mê ru được biểu hiện thành kiến trúc Sikhara, người Chăm gọi là Kalan, có nghĩa là đền thờ. Đúng ra Kalan Chăm chứ không phải là tháp Chăm. Nhưng do người ta quen gọi tháp Chăm, đồng thời từ tháp đã trở thành một thuật ngữ kiến trúc chỉ loại hình cao tầng đế nhỏ, cho nên người ta vẫn dùng từ tháp để chỉ cho loại hình kiến trúc này.

Kiến trúc tháp thể hiện tính hoành tráng, nhưng trong trang trí lại khá đơn giản, không cầu kỳ. Tất cả thành phần kiến trúc đi vào mảng khối là chính, vòm cửa thu vào và vút cao thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng như cuộn lại thành khối đậm khỏe, trên mặt tường được tạo các trụ ốp với những đường gờ nổi chạy dọc thân tường tháp, các góc đều được tạo những phiến đá điểm góc cách điệu. Tất cả đều có tác dụng gây ấn tượng hoành tráng từ xa nhìn vào.

Khi định niên đại cho các tháp Chăm thuộc phong cách Bình Định, P. Stec đã đưa ra một giả định như sau: Phong cách bắt đầu từ tháp Bánh Ít hay còn gọi là tháp Bạc (nửa đầu thế kỷ 12), tháp Dương Long (đầu thế kỷ 13), tháp Hưng Thạnh (nửa đầu thế kỷ 12), nở rộ ở các tháp Thủ Thiện, Cánh Tiên (hay tháp Đồng), Phú Lốc (hay tháp Vàng) thuộc thế kỷ 13 và bắt đầu suy thoái ở tháp Po Klung Garai - Ninh Thuận (cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14). Sau này Boisselier, trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm điêu khắc, đã cho rằng phong cách Bình Định hay tháp Mẫm bắt đầu từ cuối thế kỷ 11 và kéo dài tới thế kỷ 13 với thứ tự sau: sau tháp Bánh Ít là tháp Thủ Thiện cùng Cánh Tiên, Phú Lốc, tiếp đó là Dương Long, Nhạn Tháp (Phú Yên) và kết thúc là Po Klung Garai. Gần đây sau những phát hiện mới về điêu khắc trang trí kiến trúc, giới nghiên cứu cho rằng tháp Bánh Ít có niên đại đầu thế kỷ 11, còn tháp Phú Lốc, Thủ Thiện và Dương Long có niên đại thế kỷ 12.

Thực tế cho thấy rằng các tháp Chăm đều được xây dựng theo một tín ngưỡng thống nhất thờ thần Siva, một trong tam vị nhất thể của đạo Bà La Môn. Siva tượng trưng cho sự hủy diệt, hai vị thần kia là Visnu tượng trưng cho sự bảo tồn và Brahma tượng trưng cho sự sinh thành, cả ba nằm trong vòng luân chuyển không ngừng. Người Chăm thờ thần Siva là chính, người Khmer thờ thần Visnu là chính. Tín ngưỡng này của người Chăm được kết hợp với tục thờ tổ tiên tạo thành bản sắc riêng trong đời sống tinh thần của họ.

Kỹ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn đối với nhà nghiên cứu. Tồn tại trong 5 thế kỷ, trên vùng đất Bình Định xưa người Chăm đã xây biết bao những kiến trúc tôn giáo hoành tráng. Những gì còn sót lại hôm nay chỉ là một phần nhỏ trong những di sản mà người Chăm làm ra.

Tháp Chăm, những viên ngọc quý lung linh tỏa sáng trên vùng đất Bình Định đang trở thành di sản trong kiến trúc cổ Việt Nam, văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á.

(Theo Báo Bình Định)

0
Total votes: 0
Kaka
Thích học hỏi, muốn làm một chút gì đó cho cộng đồng, văn hóa xh của mình...
Be the first person to like this.

It will be interesting: