• Facebook
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Twitter
  • Live
admin
by On March 20, 2014
459 views

Trong suốt chặng đường của hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc Việt Nam đã phải bao nhiêu lần phải đối đầu với các quốc gia lân bang bên ngoài: một Trung Hoa lúc nào cũng mưu toan thôn tính Đại Việt, một Chăm Pa, Chân Lạp… lúc nào cũng đánh phá, gây khó khăn cho nước Việt. Đó cũng chính là bấy nhiêu lần các vương triều Đại Việt phải kháng chiến chống nước lớn, bịnh định yên nước nhỏ và thực hiện các chính sách cầu than và giao hảo với các dân tộc lân bang, để mang lại sự trường tồn và hưng thịnh cho quốc gia.

Nói đến mối bang giao của Đại Việt với các nước, chúng ta không thể không nói về mối bang giao với Trung Quốc, quốc gia mà không khi nào từ bỏ “mộng” xâm lược Đại Việt: năm 214 TCN nhà Tần xâm lược nước Văn Lang, An Dương Vương lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến thành công; năm 111 TCN nhà Hán lại xâm lược và thống trị nước ta và từ đó suốt một ngàn năm ta phải chịu sự đô hộ của các triều đại Hán, Tùy, Đường, Tống… và trong suốt những năm tháng đó dân tộc ta luôn nổi dậy chống lại ngoại xâm, giành độc lập, từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43). Đến cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn năm 541, nhưng mãi đến năm 938 khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên song Bạch Đằng thì nước Việt mới khội độc lập chính thức; cho dù vậy các triều đại phong kiến Trung Hoa không khi nào từ bỏ xâm lược Đại Việt đó cũng chính là bấy nhiêu lần dân tộc ta phải đứng lên kháng chiến bảo vệ độc lập: Nhà Tống hai lần sang xâm lược vào các năm 980, 1076 nhưng đều thất bại trước các cuộc kháng chiên do Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt lãnh đạo; trong các năm 1358, 1385, 1388 quân dân Nhà Trần ba lần đánh bại giặc Nguyên-Mông xâm lược; từ năm 1407-1427 nhà Minh lại xâm lược và đô hộ nước ta, Lê Lợi lãnh đạo nhân dân kháng chiến 10 năm mới giành lại độc lậọ, năm 1789 quân Thanh lại sang thôn tính nước Đại Việt, nhưng họ lại một lần nữa thất bại trước cuộc tiến công do Nguyễn Huệ lãnh đạo…

Đó là những trang sử oanh liệt nhất trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm và bang giao với lân bang, dân tộc Việt Nam cho dù bao nhiêu lần bị xâm lược trước đế quốc Trung Hoa lớn mạnh nhưng chưa một lần khuất phục ngoại xâm. Những chiến tháng lớn đó trong lịch sử đã được truyền tụng mãi đến ngày hôm nay và trở thành bản anh hùng ca bất diệt, niềm tự hào của nhân dân ta Việt Nam tự bao đời.

Thế nhưng lịch sử chống ngoại xâm và bang giao của nước Việt không chỉ có thế, lịch sử Đại Việt còn cho thấy những nước lân bang liên tục giao tranh, hay hòa hiếu, kết thân với nước ta tùy theo các thời kì lịch sử khác nhau: quan hệ với Chân Lạp, Ai Lao, Xiêm, Chăm Pa… Những mối bang giao này ghi vào lịch sử có thể là qua chiến tranh hay các lần sứ giả sang cầu phong trao đổi, hôn nhân (chúa Sãi gả công chúa cho Chân Lap, Chăm Pa hay trước đó nhà Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua Chăm Pa Chế Mân…)

Trong số các mối quan hệ lân bang này, thì mối quan hệ với Chăm Pa là nổi bật hơn cả, tầm quan trọng của mối quan hệ này trong sử Việt Nam là không kém gì quan hệ với Trung Hoa ở phía bắc. Sở dĩ tôi mạo muội nhận định như vậy là vì:

+ Chăm Pa là quốc gia nằm ở phía nam Việt Nam, chính là thế lực nhiều lần cường phá và tấn công Đại Việt, Trong lịch sử phong kiến của nước ta, thì Trung Hoa và Chăm Pa là hai nước duy nhất gây chiến với Đại Việt mà tiến sâu vào kinh thành Thăng Long, chút nữa là lật đổ nhà Trần vào thế kỉ 14, đó là sự thật lịch sử không thể chối cải được.

+ Mặt khác Có thể thấy mối bang giao này còn có phần rất quan trong vì trong quá trình sinh tồn và phát triển của nềm văn minh Đại Việt đòi hỏi dân tộc này phải mở rộng cương vực và khai phá các vùng đất màu mỡ ở miền nam. Trước sức ép ngày càng lớn từ phương bắc, không còn cách nào khác để trường tồn và phát triển, thì chúng ta cần phải nam tiến mở rộng cương thổ trên phần lãnh thổ của Chăm Pa ở miền trung, tiền đề để tiến xa hơn xuống tận Nam Bộ ngày nay. Trước sức ép của dân số ngày càng đông, tài nguyên ngày càng eo hẹp.

+ Mở rộng lãnh thổ đến ba lần lúc xưa, và khai phá được các vùng đất vô cùng trù phú. Chính việc mở cõi về Nam đó, của các bậc tiền nhân, đã làm cho sức mạnh và địa thế của Đại Việt với các nước lân bang trước thế kỉ 18  rất lớn. Nó làm cho  vương quốc Đàng Trong của Chúa Nguyễn đã hùng cường và uy danh khấp khu vực khiến các nước lân bang phải triều cống…

+  Cho dù ngày hôm nay nước Chăm Pa đã mất, nhưng vẫn còn đó những tộc thiểu số ở miền trung như Chăm, Raglai, ChuRu… là hậu duệ của vương quốc này đang tồn tại ngày ngày sống và lao động trong dòng chảy chung của dân tộc Việt. Họ đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

+ Trong quá trình đó xu thế giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa hai dân tộc là tất yếu, mà sự ảnh hưởng của nó mãi ngày hôm nay vẫn còn tồn tại trong mọi đời sống, lao động và lễ hội của người Việt. Góp phần làm phong phú thêm văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.

Đó chính là những nguyên nhân khiến cho lịch sử mối quan hệ bang giao Việt-Chăm trở nên rất là quan trọng. Nhưng xét thấy lịch sử Việt Nam vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của mối quan hệ này. Cụ thể khi nghiên cứu về vấn đề này, giới khoa học hay các chuyên gia vẫn thường xếp mối quan hệ này chỉ ngang hàng với mối quan hệ với các nước lân bang chư hầu như Chân Lạp, Ai Lao…thậm chí là như mối quan hệ với các tiểu quốc và các bộ lạc dân tộc Tày, Mường, Mán.

Bằng chứng là hiện nay trong sử phổ thông chỉ có vài dòng ngắn ngủi để nói về lịch sử các cuộc chiến tranh, hay hòa hiếu giữa hai nước và nhất là quá trình mở cõi của cha ông, trong khi đó các cuộc kháng chiến chống bắc phương thì lại được thuật rất chi tiết và dạy rất bài bản. Bên cạnh đó có rất  nhiều tác phẩm nghiên cứu lớn thường chỉ nghiên cứu về mối quan hệ trong lịch sử với Trung Hoa, cũng như các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương bắc.

Điều này làm cho những người học và đọc sử nắm rất cơ bản và kĩ càng về các sự kiên lịch sử với Trung Hoa từ các chiến thắng đến các nhân vật liên quan đến các sự kiện của cả hai bên, từng diễn biến khái quát (ở đây chỉ là khái quát tức là không chi tiết vì họ không phải nhà nghiên cứu chuyên ngành), mốc thời gian như: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 giết chết Hoàng Thao, hay Quang Trung đánh bại quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm binh với chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa năm 1789…

Nhưng họ lại ít biết về các cuộc giao tranh với Chăm Pa những năm 982, 1069, 1471,1692… về tên tuổi những nhân vật như Chế Củ, vương phi Mỵ Ê, hay Chế Năng, Chế Chí, Chế Bồng Nga, Bà Tấm, Bà Trang… thì họ lại ít biết đến và sự giao lưu, hôn nhân hai nước giữa vua Chế Mân và công chúa nhà Trần Huyền Trân, hôn nhân giữa công chúa Ngọc Khoa và vua Po rome (1631)…

Những sự kiện như vua Chế Bồng Nga mấy lần tiến công tàn phá kinh đô Thăng Long, thậm chí giết chết vua Trần Duệ Tông hay những sự kiện vua Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông mấy lần đích thân xuất binh chinh phạt kinh đô của Chăm Pa…nhiều người Việt Nam cũng ít biết đến như các cuộc chiên chông Tống, Nguyên, Minh…ngoài những người quan tâm nghiên cứu.

Mặc khác khi nói đến chủ đề này nhiều người trong chúng ta chưa dám nhìn thẳng vào lịch sử, đánh giá đúng lịch sử, mang tư tưởng đề cao vai trò “thượng quốc” của Đại Việt đối với đối phương (thật sự trong những sách sử viết vào thời phong kiến các sử gia Việt thường sử dụng những từ ngữ khinh miệt với người Chăm Pa như khi nói các lần sứ Chăm Pa sang chầu thì dung từ “ sang dâng cống”, hay thường ghi chép rằng nguyên nhân của mọi cuộc chiến tranh hai nước đều xuất phát từ phía Chăm Pa, trong khi đó cũng có khi nguyên nhân chiến sự từ phía Đại Việt, thậm chí ta còn thấy có lúc Đại Việt làm tổn hại đến mối quan hệ hai nước như sự kiện nhà Trần cướp công chúa Huyền Trân về nước năm 1307…).

Bên cạnh đó nói đến chủ đề này chúng ta vẫn còn chưa biết nhiều đến những giao lưu giữa hai nước trên các lĩnh vực văn hóa, đời sống cho dù trên thực tế người Việt khi vào cư ngụ tại miền Trung đã tiếp thu và học hỏi rất nhiều kinh nghiệm lao động, phong tục, tín ngưỡng của người Chăm. Thậm chí dấu ấn những ảnh hường mà ta vây mượn của Chăm Pa còn hiện diện ở Miền Bắc, ngay tại inh thành Thăng và góp phần quan trọng tạo nên bản sắc Việt Nam

Đây thực sự là tổn thất rất lớn của lịch sử đề về mối quan hệ ngoại giao Đại Việt – Chăm Pa thật sự là một vấn đề hay, chứa đựng nhiều kiến thức thú vị những còn nhiều bí ẩn cần nghiên cứu. Sự nghiên cứu nó cũng cần phải có những cái nhìn khách quan và tôn trọng sự thật, chỉ có những nỗ lực, của những “bàn tay” thiện chí, mới có thể trả lại được vai trò, tầm vóc, ý nghĩa quan trọng, mang tính lịch sử của vấn đề này. Nhận thấy tầm quan trọng đó của mối quan hệ này, mà vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu trực tiếp và tổng hợp nhiều khía cạnh, bình diện về chủ đề này. Đó chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài này.

Nghiên cứu “Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa” hy vọng cùng góp phần làm sống lại những trang “khuất”, bị nhìn nhận sai lệch của tiến trình lịch sử của cả hai dân tộc, nỗ lực đánh giá lại những vấn đề, sự kiện một cách chính xác và khách quan.

Nghiên cứu “Mối Quan Hệ Đại Việt – Chăm Pa” sẽ giúp chúng ta biết được nhiều chi tiết quan trọng trong nhiều khía cạnh khác nhau ngoại giao, chiến tranh và giao lưu, hội nhập của hai bên từ đó đánh giá đúng vai trò của Chăm Pa trong việc hình thành nền Văn Hóa Việt phong phú và đa dạng.

JASHAKLIKEI

Be the first person to like this.